You are on page 1of 16

NHỰA VÀ CUỘC SỐNG

Phần 1: Nhựa PET (Polyethylene Terephthalate)


1. Nguồn gốc hạt nhựa PET và ký hiệu
Polyethylene Terephthalate hay còn được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc PET-
P).PET thuộc loại nhựa Polyester. Là loại nhựa có tính bền cơ học, chịu đựng lực
xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn, có độ cứng vững cao.PET trong suốt,
khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC, cấu trúc hóa học của mạch
PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt
độ khoảng 100oC.
Trên sản phẩm nhựa PET được ký hiệt số 1 trong tam giác cân
2. Ứng dụng của hạt nhựa PET
PET trên thế giới hầu hết là tổng hợp sợi (chiếm 60%) cung cấp cho khoảng 30%
nhu cầu của thế giới. Trong lĩnh vực vải sợi, PET được ứng dụng làm Polyester kết
hợp với Cotton. 
Do nhiệt độ hóa dẻo thấp nên hầu hết sản phẩm nhựa PET được chế tạo bằng
phương pháp hút chân không (sản xuất tray để linh kiện điện tử) hoặc phương pháp
thổi nóng (sản xuất vỏ chai nhựa).
3. Lưu ý
Do bề mặt có nhiều lỗ nhỏ li ti nên sau một thời gian sử dụng vật dụng bằng nhựa
PET dễ bị ám mùi và khó vệ sinh. Ngoài ra do mật độ phân tử thấp nên dễ bám vi
khuẩn. Vì vậy chai lọ, hộp thức ăn bằng nhựa PET chỉ nên sử dụng 1 lần, khi tái
chế không nên để thực phẩm.
Ngoài ra do khả năng chịu nhiệt kém không nên để sản phẩm nhựa PET gần nơi có
nhiệt độ >60oC.

Phần 2: Nhựa HDP hay HDPE (High Density Polyethylene)


1. Nguồn gốc hạt nhựa HDPE và ký hiệu
HDPE là một họ của nhựa Polyetylen (tiếng Anh: polyethylene hay polyethene;
viết tắt: PE), là một nhựa nhiệt dẻo (Thermoplastic) được sử dụng rất phổ biến trên
thế giới (hàng năm tiêu thụ trên 60 triệu tấn).
Polyetylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen CH2-CH2 liên
kết với nhau bằng các liên kết hydro no
Polyetylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4).
HDPE màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước
và khí thấm qua. Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈
-100 °C và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C.
Ở nhiệt độ cao hơn 70oC HDPE hòa tan kém trong các dung môi như Toluen,
Xilen, Amilacetat, Tricloetylen, dầu thông. dầu khoáng... Dù ở nhiệt độ cao, HDPE
cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, Aceton, Ête Etylic,
Glicerin và các loại dầu thảo mộc.
Nhựa HDPE được ký hiệu bằng số 2 trên sản phẩm.
2. Ứng dụng của hạt nhựa HDPE
HDPE là loại nhựa dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình
đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.
Khả năng chịu nhiệt tốt, chịu áp lực tốt nên được sản xuất ống dẫn nước nóng
trong gia đình.

Phần 3: Nhựa PVC (Poly Vinyl Clorua)


1. Nguồn gốc hạt nhựa PVC và ký hiệu
PVC là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp Vinyl
Clorua và là một trong những vật liệu được tổng hợp nhân tạo sớm nhất, có lịch sử
dài nhất trong sản xuất công nghiệp.
PVC có dạng bột màu trắng hoặc màu vàng nhạt. PVC tồn tại ở hai dạng là huyền
phù (PVC.S - PVC Suspension) và nhũ tương (PVC.E - PVC Emulsion). PVC.S có
kích thước hạt lớn từ 20 - 150 micron. PVC.E nhũ tương có độ mịn cao.
PVC không độc, nó chỉ độc bởi phụ gia, monome VC còn dư, và khi gia công chế
tạo sản phẩm do sự tách thoát HCl... PVC chịu va đập kém. Để tăng cường tính va
đập cho PVC thường dùng chủ yếu các chất sau: MBS, ABS, CPE, EVA với tỉ lệ
từ 5 - 15%. PVC là loại vật liệu cách điện tốt, các vật liệu cách điện từ PVC
thường sử dụng thêm các chất hóa dẻo tạo cho PVC này có tính mềm dẻo cao hơn,
dai và dễ gia công hơn, chất lượng khi gia công tốt hơn, dễ sử dụng hơn.
Tỉ trọng của PVC vào khoảng từ 1,25 đến 1,46 g/cm3 (nhựa chìm trong nước), cao
hơn so với một số loại nhựa khác như PE, PP, EVA (nhựa nổi trong nước)...
Trong đời sống sản phẩm nhựa PVC được ký hiệu bằng số 3.
2. Ứng dụng của hạt nhựa PVC
Loại PVC cứng là PVC có thành phần chủ yếu là bột PVC, chất ổn định nhiệt, chất
bôi trơn, chất phụ gia...(không có chất hóa dẻo). Hỗn hợp của chúng được trộn
trong máy trộn, sau đó được làm nhuyễn trong máy đùn, máy cán, ở nhiệt độ 160 -
180oC.
PVC cứng được dùng làm ống dẫn nước, xăng dầu và khí ở nhiệt độ không quá
60oC, các thiết bị thông gió, dùng bọc các kim loại làm việc trong môi trường ăn
mòn.
Màng PVC được tạo ra nhờ quá trình cán trên máy cán hoặc thổi trên máy thổi
màng. Màng nhựa PVC gồm màng cứng, bán cứng và mềm. Tùy theo hàm lượng
chất hóa dẻo thêm vào thì sẽ cho ra màng PVC cứng, bán cứng và mềm.
Hàm lượng hóa dẻo thêm vào dưới 5 phr sẽ cho ra màng PVC cứng, hàm lượng
hóa dẻo thêm vào từ 5 phr đến dưới 15 phr sẽ cho ra màng PVC bán cứng, hàm
lượng hóa dẻo thêm vào cao hơn 15 phr sẽ cho ra màng PVC mềm.
Chất hóa dẻo thêm vào nhựa PVC sẽ làm giảm liên kết liên phân tử do phân cực sẽ
làm cho nhựa PVC trở nên mềm hơn. Độ mềm dẻo của màng PVC phụ thuộc vào
hàm lượng chất hóa dẻo.Chất hóa dẻo thường dùng là DOP, DINP, TXIB,
Hexamoll DINCH v.v...
Màng PVC được dùng sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm mà tiêu biểu như áo
mưa, mái hiên, màng phủ ruộng muối, nhãn chai nước khoáng, đóng gói sản phẩm,
album v.v...
Ống nhựa PVC gồm hai loại. Ống nhựa PVC cứng hay còn gọi là ống uPVC và
ống nhựa PVC mềm. Ống nhựa PVC cứng không dùng chất hóa dẻo trong công
thức phối trộn. Ngược lại ống PVC mềm phải sử dụng chất hóa dẻo trong công
thức phối trộn, chất hóa dẻo thường dùng là dầu hóa dẻo DOP.
Ống nhựa PVC được sản xuất trên máy đùn. Máy đùn có thể là máy đùn hai trục
hoặc máy đùn một trục. Thông thường ống nhựa PVC được sản xuất trên máy đùn
hai trục sẽ cho sản phẩm chất lượng tốt hơn hẳn so với máy đùn một trục. Do máy
đùn hai trục có khả năng làm cho hỗn hợp nhựa PVC nóng chảy tốt hơn nên có thể
sử dụng trực tiếp hỗn hợp sau khi trộn trên máy trộn. Ngược lại máy đùn một trục
phải sử dụng hạt nhựa PVC tạo sẵn hoặc phải sử dụng phụ gia trong công thức
phối trộn cho độ nóng chảy tốt.
Thành phần phối trộn của ống uPVC bao gồm bột nhựa PVC với chỉ số K là 65 -
66, chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn nội, chất bôi trơn ngoại, chất trợ gia công, chất
độn, bột màu v.v...
Thành phần phối trộn của ống PVC mềm bao gồm bột nhựa PVC (K65 - K66),
chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, bột màu, chất hóa dẻo v.v...
Ống PVC được sử dụng rất đa dạng trong cuộc sống từ ống dẫn nước từ nhà máy
nước đến các trạm phân phối nước, ống cấp từ nhà máy cấp nước đến hộ gia đình,
ống nước thải trong các tòa nhà cao tầng, ống dẫn nước tưới ở các trang trại trồng
cao su, ca phê, tiêu, điều, ống dẫn nước cấp ở các nhà máy thủy điện v.v...
Dù vậy với đặc tính hóa chất độc hại nên ống PVC dần được thay thế bằng ống
nhựa HDPE ít độc hại với độ bền lớn hơn.
Dây và cáp điện
Nhựa PVC được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất dây và cáp điện. Tùy theo loại
phụ gia sử dụng mà dây cáp điện được phân loại ra dây cáp sử dụng ở 70 độ C, 90
độ C và 105 độ C.
Dây điện dân dụng thuộc loại 70 độ C dùng dẫn điện trong hộ gia đình, dây 90 độ
C và 105 độ C dùng cho trạm biến thế, trong xe hơi, tàu biển v.v...
Thành phần phối trộn cho dây cáp điện bao gồm nhựa PVC, chất hóa dẻo, chất ổn
định nhiệt, chất bôi trơn, chất chống cháy, chất độn. Hỗn hợp sau khi trộn trên máy
trộn cao tốc được đưa qua máy đùn tạo. Hạt sau khi tạo ra được cho vào máy bọc
để bọc lên dây đồng, dây nhôm v.v... và cho ra dây cáp điện.
uPVC profile
uPVC profile là thanh nhựa cứng được sản xuất trên máy đùn hai trục. Thành phần
phối trộn bao gồm nhựa PVC (K65 - K66), chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn, chất
trợ gia công, chất tăng độ bền va đập, chất độn, bột màu, chất chống tia UV.
a. Chất ổn định nhiệt làm cho nhựa PVC không bị cháy trong quá trình gia công.
b. Chất bôi trơn làm giảm ma sát giữa bền mặt trục với nhựa (chất bôi trơn ngoại),
giữa bề mặt xi-lanh với nhựa (chất bôi trơn ngoại) và giữa các phân tử nhựa với
nhau (chất bôi trơn nội). Nhờ quá trình bôi trơn của chất bôi trơn làm cho năng
máy cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên quá trình sử dụng chất bôi
trơn phải thận trọng, phải chọn chất bôi trơn phù hợp, hàm lượng đủ dùng mới cho
sản phẩm đạt chất lượng cao.
c. Chất trợ gia công làm cho quá trình chảy nhiệt của nhựa PVC trong máy xảy ra
nhanh hơn, hỗn hợp nhựa chảy tốt hơn nên chất lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt.
d. Khác với các loại nhựa thông thường, uPVC là một Polyvinyl Chlorua chưa
được nhựa hoá gồm các thành phần:
+ Polymers Arylic -> tạo sự bền chắc, chiu va đập mạnh.
+ Nhóm chất ổn định -> giúp nhựa chịu được tác động của nhiệt và tia cực tím.
+ Chất sáp -> dùng trong quá trình tạo hình, cho thanh Profile có bề mặt nhẵn
bóng.
Thanh Profile gồm bột nhựa PVC cùng các chất phụ gia được đưa vào máy trộn để
tạo hỗn hợp PVC. Sau đó, hỗn hợp được đưa vào hệ thống máy đùn. Tại đây máy
sẽ gia nhiệt và định hình tạo khuôn dạng các thanh Profile. Trước đó, theo các
thông số của thanh Profile được nhập vào hệ thống máy tính. Hệ thống sẽ tự động
tính toán khối lượng nguyên liệu cùng lượng bột màu cần thiết trong nguyên liệu
để tạo thanh profile theo yêu cầu chuẩn.
Thanh Profile có cấu trúc dạng hộp, được chia thành nhiều khoang trống có chức
năng cách âm, cách nhiệt, được lắp lõi thép gia cường để tăng khả năng chiu lực
cho kết cấu cửa. Khoan trống đáp ứng tính kinh tế, giảm thiểu trọng lượng đến
mức đa và đảm bảo sự bền vững trên mức an toàn.
Nhựa uPVC (Unplasticized PVC) là loại nhựa chịu nhiệt cao, có khả năng chống
cháy tới 1000 độ C. Thời gian chịu đựng được nhiệt nóng chảy chỉ trong vòng 30
phút. Thanh nhựa uPVC chỉ nóng chảy ra chứ không bắt cháy. Ngoài ra, uPVC là
loại thanh nhựa có các tính năng khác như: Không bị ôxy hóa, không bị co ngót,
không bị biến dạng theo thời gian. Loại thanh nhựa uPVC cao cấp sẽ được phủ 1
lớp hóa chất chống trầy xước và tạo ra độ bóng trên bề mặt thanh nhựa uPVC này.
Các ứng dụng của thanh nhựa chịu nhiệt uPVC là dùng làm ra các dòng sản phẩm
cửa nhựa lõi thép cao cấp. Dòng sản phẩm uPVC gồm có cửa sổ, cửa đi, vách ngăn
PVC, hàng rào nhựa bao quanh biệt thự hoặc nhà phố.
3. Lưu ý
Do khả năng tồn dư phụ gia khi chế tạo hạt nhựa (chủ yếu là thành phần Vilyn
Clorua) nếu sản xuất không đạt tiêu chuẩn, vì vậy nên mua sản phẩm của nhà sản
xuất uy tín.
Ở nhiệt độ cao PVC sản sinh hơi Clorua gây ngộ độc.
Thành phần Clorua kết hợp với Hidro và hơi nước tạo thành Axit Clohydric gây ăn
mòn.
Khả năng chịu tác động môi trường kém (nếu không đủ thành phần phụ gia) sản
phẩm nhựa PVC dễ biến tính (giòn) và mất màu

Phần 4: Nhựa LDPE (Low Density Poly Ethylene)


1. Nguồn gốc hạt nhựa LDPE và ký hiệu
LDPE là loại nhựa thuộc họ Poly Ethylene nên mang đầy đủ tính chất của nhựa
Poly Ethylene, tương tự với nhựa số 2 (HDPE- High Density Poly Ethylene): màu
trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm
qua.
Ở nhiệt độ cao hơn 70oC PE (bao gồm cả LDPE) hòa tan kém trong các dung môi
như Toluen, Xilen, Amilacetat, Tricloetylen, dầu thông. dầu khoáng... Dù ở nhiệt
độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, Aceton,
Ête Etylic, Glicerin và các loại dầu thảo mộc
Tuy nhiên do tỷ trọng nhẹ hơn so với HDPE được sử dụng ở 1 số lĩnh vực mà
HDPE không đáp ứng được.
Tỷ trọng LDPE: 0,910 - 0,925 g/cm³ (Nhựa nổi trong nước)
Nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -110 °C
Trên sản phẩm nhựa LDPE được ký hiệu là số 4
2. Ứng dụng của hạt nhựa LDPE
LDPE thường được sử dụng để làm các loại bao bì, túi nhựa đựng hàng tạp hóa,
giấy gói thực phẩm… Loại nhựa này được xem là khá an toàn và dễ tái chế.
Đây cũng là loại nhựa hầu như trơ về mặt hóa học, nhưng kém bền vật lý hơn
HDPE một chút, có thể chịu được 95 độ C trong thời gian ngắn, hoặc 80 độ C
trong thời gian dài.
Do tính bền vật lý và hóa học, LDPE thường được dùng để chế tạo các chai lọ
đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon...
3. Lưu ý
Để sử dụng cho các mục đích hằng ngày, nếu không gặp nhiệt độ cao thì LDPE
cũng là một lựa chọn tốt. 
Vì khả năng chịu lực vật lý kém, nó dễ bị trầy xước, gãy vỡ hơn HDPE, nên được
khuyến cáo là chỉ nên dùng trong thời gian rồi thay thế nếu thấy có dấu hiệu biến
dạng vật lý.

-----------------------------------
Phần 5: Nhựa PP (Poly Propylen)
1. Nguồn gốc hạt nhựa PP và ký hiệu
Poly Propylen là một loại Polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp
Propylen.
Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo
như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả
năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
PP không màu không mùi,không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn lửa
màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.
Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao
bì PP (140oC), cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc
bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Trên sản phẩm nhựa PP được ký hiệu bằng số 5
2. Ứng dụng của hạt nhựa PP
a. Homo Polymer Propylen ( PPH)
PPH có độ cứng và dễ định hướng nên chúng thích hợp cho các sản phẩm
dạng sợi, băng.
Tính bền nhiệt cao, các sản phẩm ép phun PP dạng hộp dùng trong nồi hơi tự
động.
PP cứng hơn PE do chứa nhiều hơn 1 nhóm (- CH3), nhưng PP dễ bị oxy hóa
bởi nhiệt và ánh sáng hơn PE. PP bền tương đương PA, có thể dùng pha vào
len, bông, nilon
PP có thể gia công bằng nhiều phương pháp đùn đi từ PP có chỉ số chảy thấp (
băng, sợi, màng…)
Sản xuât bao bì, đồ gia dụng như oto, quần áo, hàng điện tử, phim, các sản
phẩm ép phun ( mũ, cửa, pin, thùng, các loại bàn ghế ngoài trời…), các sản
phẩm chịu được tác động ngay cả khi ở nhiệt độ thấp và các sản phẩm có độ
thẩm mỹ.
b. Copolymer Propylen
Copolymer điều hòa tiếp cách là một chuỗi hai loại monomer được xếp xen kẽ
nối tiếp nhau. Tính chất của Copolymer thường khác hơn nhiều so với
Homopolymer. Polymer loại này được tạo ra theo phương pháp ion.
Copolymer linh hoạt hơn nhưng ít cứng hơn Homo. Trọng lượng phân tử sẽ
ảnh hưởng đến độ cứng của Copolymer ít hơn Homopolymer.
Copolymer Propylen sản xuất nhựa composite, keo dán gỗ…
c. Polypropylen Random ( PPR)
PPR có cấu trúc phân tử được sắp xếp theo trình tự ngẫu nhiên, có liên kết
phân tử dài bền chặt nên có tính năng cơ lý cao rất khó đứt liên kết do các tác
động từ bên ngoài như nhiệt, quá trình tản nhiệt thấp và giữ nhiệt tốt trong
đường ống. PPR được đánh giá cao về khả năng chịu sự tác động từ các yếu tố
bên ngoài như axit, kiềm và rượu, ít sôi trong dung môi hydrocacbon, các hóa
chất vô cơ…khả năng chống thấm tốt nên thường được sử dụng cho các bao
bì chứa thực phẩm, bánh kẹo…
PPR sử dụng trong sản xuất phim, thổi khuôn, ép phun để sản xuất bao bì
thực phẩm, y tế cũng như các sản phẩm gia dụng như ống nước…
PP Random là mắt xích được biến tính bằng cách gắn các phân tử monomer
khác với nhau ( thường dùng PE). Điều này làm thay đổi tính chất vật lý của
Polymer như tăng tính chất quang học ( độ trong và cả độ sáng), tăng độ bền
va đập, độ uốn dẻo và giảm nhiệt độ chảy tuy nhiên tính chất kháng khí, mùi,
hóa chất giống như Homopolymer.
Etylen/ Propylen Random Copolymer được đồng trùng hợp, PP Random
Copolymer thường chứa 1- 7% khối lượng là Etylen, 93- 99% là Propylen.
Phân tử Etylen chen vào giữa 2 phân tử Propylen 75% còn 25% là hai phân
tử Etylen chen vào giữa hai phân tử Propylen. 
PP Random Copolymer do có nhóm Etylen chen vào giữa mạch polymer cản
trở sắp xếp kết tinh nên giảm độ kết tinh so với PP Homopolymer tương ứng
tính chất vật lý: giảm độ cứng, tăng độ kháng va đập, tăng độ trong, giảm
nhiệt nóng chảy thuận lợi cho một số ứng dụng.
PPR thường sử dụng sản xuất bao bì, phim…
d. Copolymer Propylen sắp xếp ngẫu nhiên ( Impact Copolymer)
Copolymer sắp xếp ngẫu nhiên là chuỗi hai Monomer không sắp xếp theo bất
kì trật tự nào, thường tạo thành theo cơ chế thế gốc tự do và tính chất củ nó
cũng khác hơn nhiều so với Homopolymer.
Copolymer sắp xếp ngẫu nhiên co nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhưng trong
hơn và khả năng giữ nhiệt cũng tốt hơn homopolymer.
PP Impact Copolymer có độ bền va đập tăng nhưng độ cứng, nhiệt độ giảm so
với Hommopolymer.
PP Impact chủ yếu dùng cho công nghệ ép phun với các sản phẩm chính trong
ngành tự động, nội thất, thiết bị. ngoài ra chúng co chỉ số chảy thấp đùn
màng, tấm đùn thồi làm bao bì trong thực phẩm, dược phẩm…
e. OPP film
OPP định hướng Polypropylen là một loại vật liệu linh hoạt xuất phát từ sự
tan chảy. Loại này trơ với môi trường và không bị ảnh hưởng bởi các tác
nhân hóa học. OPP chứa chủ yếu là Carbon và Hydro không chứa các kim
loại nặng và các hóa chất độc hại với môi trường. Ta có thể cải thiện tính chất
của OPP như khả năng chống thấm, độ cứng, quang học…
OPP không độc nên được sử dụng rất nhiều trong thực phẩm , có thể điều
chỉnh cho nhiều ứng dụng đa dạng và thích hợp cho nhiều loại máy đóng gói
làm bao bì cho các sản phẩm bánh kẹo, OPP là loại nhựa dùng làm màng co.
OPP có ưu điểm là rất nhẹ ngoài sử dụng làm bao bì thường được sử dụng để
ép các vật liệu khác như giấy, nhôm, PE…
Ngoài ra còn co một số loại nhựa nữa như Crystal PP (PP tinh thể), PP Alloy (
PP hợp kim)…
Nhìn chung nhựa PP được sử dụng làm 1 số loại sản phẩm sau:
- Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu
chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.
- Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
- PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng
tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở
bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
- Dùng làm chai đựng nước, bình sữa cho bé, hộp bảo quản thực phẩm
Một số sản phẩm làm từ nhựa PP có khả năng chịu nhiệt tốt dùng được trong
lò vi sóng
- Đặc biệt do độ kín khít bề mặt tốt hơn nhựa PET và 1 số loại nhựa khác nên
nhựa PP rất an toàn khi đựng thực phẩm và dễ dàng vệ sinh dầu mỡ dính
trên bề mặt.

Nên sử dụng loại nhựa nào để thực phẩm và đồ uống?


----------
Về cơ bản các loại nhựa được đánh số từ 1 đến 6 và một số loai nhựa số 7 đều
có thể đựng thực phẩm. Tuy nhiên phụ thuộc vào thời gian sử dụng và nhiệt
độ sử dụng mà ta nên sử dụng loại nhựa cho phù hợp.
1.

Nhựa số 1 - Nhựa PET


- Có thể tái chế nhưng loại tái chế không được để thực phẩm và đồ uống.
- Chỉ nên để đồ uống tinh khiết.
- Loại đồ uông, thức ăn có màu và có mùi đều không phù hợp để trong chai, lọ làm
từ nhựa PET. Nguyên nhân mùi từ đồ uống và thức ăn sẽ ám lên bề mặt nhựa và
khó làm sạch.
- Chỉ nên để nước uống để nguội.
- Khá an toàn với sức khỏe người sử dụng.
2. Nhựa số 2 - Nhựa HDPE
- Có thể tái chế.
- Không lo ngại vấn đề ám mùi đồ uống, thức ăn lên bề mặt nhựa.
- Rất thích hợp trong việc truyền dẫn nước nóng sinh hoạt (do khả năng chịu nhiệt
độ cao, không độc hại).
- Có thể làm đồ để thực phẩm nhưng không thông dụng.
3. Nhựa số 3 - Nhựa PVC (hoặc V)
- Có thể tái chế nhưng loại tái chế không được để thực phẩm và đồ uống.
- Độc hại với con nhười nếu quy trình sản xuất không tuân thủ nghiêm chất lượng (
do tồn dư thành phần VC trong nhựa)
- Chỉ thích hợp trong việc truyền dẫn nước máy sinh hoạt, không phù hợp làm đồ
để thực phẩm.
4. Nhựa số 4 - Nhựa LDPE
Phạm vi sử dụng tương tự loại HDPE
5. Nhựa số 5 - Nhựa PP
- Có thể tái chế
- An toàn với người sử dụng
- Rất thích hợp để đồ ăn, thức uống. Dễ dàng rửa sạch bề mặt trong trường hợp
dính dầu mỡ.
- Là loại nhựa thông dụng nhất trong sản xuất đồ hộp đựng thực phẩm.
- Có thể để nước uống nóng <80oC.
6. Nhựa số 6 - Nhựa PS
- Ít được tái chế.
- Độc hại với sức khỏe nếu để đồ uống, thức ăn nóng vào bên trong hộp làm từ
nhựa PS.
- Là loại nhựa không được sử dụng làm đồ hộp để thức ăn lâu dài.
7. Nhựa số 7 - Nhựa đặc biệt
- Không được sử dụng làm để đồ uống, thức ăn. Trong phạm vi nhỏ chỉ có nhựa
PC nguyên chất (trong suốt) làm bình, ấm đựng nước.
- Chỉ có nhựa ABS được coi là an toàn khi làm đồ chơi cho trẻ, không được sử
dụng làm hộp để đồ uống, thức ăn.
Vì vậy về cơ bản trong cuộc sống chỉ nên sử dụng:
- Đựng đồ ăn: Nhựa PP.
- Đựng đồ uống lạnh: Nhựa PP, PET
- Dẫn nước nóng sinh hoạt: Nhựa HDPE
- Không sử dụng để thực phẩm: LDPE, PVC, PS và các loại nhựa số 7.

NHỰA VÀ CUỘC SỐNG


-----------------------------------
Phần 6: Nhựa PS ( Poly Styren )
1. Nguồn gốc hạt nhựa PS và ký hiệu
Poly Styren (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa nhiệt dẻo, được tạo
thành từ phản ứng trùng hợp stiren. Công thức cấu tạo của Polystiren là:
(CH[C6H5]-CH2)n
PS là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn
định. PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp
ép và ép phun (nhiệt độ gia công vào khoảng 180 - 200oC).
PS hòa tan trong Cacbua Hydro thơm, Cacbua Hydro Clo hóa, Aceton. PS không
hòa tan trong Cacbua Hydro mạch thẳng, rượu thấp (rượu có độ rượu thấp), Ête,
Phenol, Axit Acetic và nước. PS bền vững trong các dung dịch kiềm, Axit Sulfuric,
Photphoric và Boric với bất kỳ nồng độ nào. Bền với Axit Clohydric 10 - 36%,
Axit Acetic 1- 29%, Axit Formic 1-90% và các Axit hữu cơ khác. Ngoài ra PS còn
bền với xăng, dầu thảo mộc và các dung dịch muối. Axit Nitric đậm đặc và các
chất Oxy hóa khác sẽ phá hủy PS.
Tính chất cơ học của PS phụ thuộc vào mức độ trùng hợp. PS có trọng lượng phân
tử thấp rất dòn và co độ bền kéo thấp. Trọng lượng phân tử tăng lên thì độ bền cơ
và nhiệt tăng, độ dòn giảm đi. Nếu vượt quá mức độ trùng hợp nhất định thì tính
chất cơ học lại giảm. Giới hạn bền kéo sẽ giảm nếu nhiệt độ tăng lên. Độ giãn dài
tương đối sẽ bắt đầu tăng khi đạt tới nhiệt độ 80oC. Vượt quá nhiệt độ đó PS sẽ trở
lên mềm và dính như cao su. Do đó PS chỉ được dùng ở nhiệt độ thấp hơn 80oC.
Trên sản phẩm nhựa PS được ký hiệu bằng số 6
2. Ứng dụng của hạt nhựa PS
Nhựa PS được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống như: sản xuất khay đựng thức ăn,
hộp dựng bánh kẹo, khay trong các túi bánh quy, làm văn phòng phẩm, đồ chơi,
làm chi tiết trong các ngành công nghiệp… vv… Nhựa PS được chia thành 2 loại
khác nhau GPPS và HIPS:
Nhựa HIPS (High Impact Poly Styrene) có khả năng chịu lực tốt, dùng làm vỏ xe
máy, vỏ tivi, hộp, khay đựng bánh kẹo, hũ sữa chua, làm chén, đĩa loại dùng một
lần…
Nhựa GPPS (General Purpose Poly Styrene) có màu trong suốt thường dùng hạt
nhựa GPPS làm mặt đồng hồ treo tường, vỏ công tơ điện… Hạt nhựa GPPS có ứng
dụng rất rộng khác như làm vỏ hộp đựng mứt, bánh kẹo, lọ mỹ phẩm, cánh quạt…
tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và giá thành sản phẩm, nhựa GPPS được sử dụng
kết hợp các phụ gia, bột độn nhằm tăng cường tính chất sản phẩm hoặc giảm giá
thành.
3. Lưu ý
Sản phẩm nhựa PS thường được sử dụng dưới 80oC. Ở nhiệt độ trên 80oC nhựa PS
dễ nóng chảy và bám dính. Nếu là hộp thức ăn nhựa dễ bám vào đồ ăn và đi vào cơ
thể.
Ở nhiệt độ cao PS còn dễ phát sinh chất độc, do vậy nhựa này không được tái chế
làm đồ đựng thực phẩm.

Phần 7: Các loại nhựa đặc biệt


Ngoài các loại nhựa có ký hiệu từ số 1 đến số 6 còn lại tất cả các loại nhựa khác
đều được ký hiệu bằng số 7 (Other)
Tùy vào tính chất mà các loai nhựa được sử dụng trong dân dụng, công nghiệp
hoặc môi trường nguy hại.
Cơ bản các loại nhựa này đều không thể tái chế, hoặc nếu có phải được xử lý trong
điều kiện đặc biệt.
Trong dân dụng các loại nhựa số 7 ít được sử dụng là đồ đựng thực phẩm, chủ yếu
làm thết bị phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
Một số loại nhựa số 7 thường gặp:
1. ABS - Acrylonitrin Butadien Styren
Là một loại nhựa nhiệt dẻo thông dụng dùng để làm các sản phẩm nhẹ, cứng, dễ
uốn, các bộ phận tự động, đồ chơi,... 
Nhựa ABS rất cứng, rắn nhưng không giòn, cân bằng tốt giữa độ bền kéo, va đập,
độ cứng bề mặt, độ rắn, độ chịu nhiệt các tính chất ở nhiệt độ thấp và các đặc tính
về điện trong khi giá cả tương đối rẻ.
Tính chất đặc trưng của ABS là độ chịu va đập và độ dai. Có rất nhiều ABS biến
tính khác nhau nhằm cải thiện độ chịu va đập, độ dai và khả năng chịu nhiệt. Khả
năng chịu va đập không giảm nhanh ở nhiệt độ thấp. Độ ổn định dưới tải trọng rất
tốt, ABS chịu nhiệt tương đương hoặc tốt hơn Acetal, PC,... khi ở nhiệt độ phòng.
Khi không chịu va đập, sự hư hỏng xảy ra do uốn nhiều hơn giòn. Tính chất vật lý
ít ảnh hưởng đến độ ẩm mà chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định kích thước của ABS.
So với nhựa PC, nhựa ABS có khả năng chống Oxy hóa và khả năng nhuộm màu
tốt hơn, đồng thời khả năng chịu lực va đập tốt nên ABS được làm các sản phẩm
ngoài trời, các bộ phận chịu lực (oto, xe máy, muc bảo hiểm,...)
Hạt nhựa ABS có đường kính nhỏ hơn 1 micromét được dùng làm thuốc nhuộm
màu trong một số loại mực xăm. Mực xăm có ABS rất sáng và sắc nét. Sự rõ nét là
đặc tính nổi bật nhất của mực chứa ABS nhưng các loại mực xăm hiếm khi liệt kê
các thành phần chứa trong đó.
Đồ chơi làm bằng nhựa ABS nguyên sinh rất an toàn với trẻ nhỏ.
2. PC - Poly Cacbonat
Polycacbonat là một loại nhựa tổng hợp trong đó các đơn vị polymer được liên kết
thông qua các nhóm Cacbonat, chất liệu này có thể được phủ lên một số bởi một số
chất liệu khác.
Polycacbonat dễ dàng chế tác, đúc, và uốn nóng. Vì những tính chất này, Poly
Carbonate được sử dụng trong nhiều thiết bị. 
Poly Cacbonate rất bền và chịu lực cao, tuy nhiên khả năng chống trầy xước lại
kém. Các tính chất khác của Poly Cacbonat gần giống với Poly Methyl Methy
Acrylate (PMMA), nhưng Poly Cacbonate cứng hơn và chịu được lâu trong điều
kiện nhiệt độ cực cao.
Để tăng khả năng cơ tính và giảm giá thành, nhựa PC thường được pha trộn cùng
nhựa ABS tạo thành hỗn hợp PC/ABS. Lúc này nhựa sẽ có cơ tính tổng hợp của cả
PC và ABS.
Để tăng độ cứng nhựa PC có thể pha trộn thêm cùng sợi thủy tinh (Glass Fiber) tạo
thành nhựa PC-GF.
Một số loại vật dụng bằng nhựa PC như vỏ điện thoại, máy tính và thiết bị máy
tính,...
3. PMMA - Poly Methyl Methy Acrylate
Tên thường gọi là thủy tinh hữu cơ, cũng được biết đến như Acrylic hoặc thủy tinh
Acrylic hoặc Mica.
Do đặc tính trong suốt, nhẹ và khó vỡ hơn thủy tinh thông thường nên Mica dần
thay thế thủy tinh ở một số lĩnh vực như quảng cáo, kính chịu lực.
Một số tính chất của PMMA cơ bản:
- Độ bền cơ học và độ cứng rất cao
- Dễ dàng đánh bóng
- Ổn định nhiệt tốt
- Tính cách âm tốt
- Hấp thụ nước thấp
- Kháng hóa thấp
- Chống chịu thời tiết tuyệt vời
4. POM - Poly Oxy Methylene
Tên thường gọi là Acetal, Poly Acetal và Poly Formaldehyde
Nhựa POM có độ cứng bề mặt cao, độ ăn mòn thấp, độ mỏi khi va chạm và sức
chịu va đập tốt, hệ số ma sát thấp và có khả năng tự bôi trơn. Do đó POM được coi
là lựa chọn hàng 
đầu cho sản xuất bánh răng bằng nhựa.
Nhựa POM có độ bền cơ học và độ cứng cao, kích thước ổn định (kém hơn so với
PC và ABS), có tính chất điện môi tốt, chống dung môi, không nứt do ứng suất.
Nhựa POM có độ bền xoắn, có thể được giữ ở hình dạng ban đầu khi bỏ ngoại lực. 
Một số ứng dụng cơ bản của POM như trong ngành công nghiệp máy móc sản xuất
bánh răng, lò xo, trụ, thanh truyền, bánh xe vận động, ngành công nghiệp ô tô, ứng
dụng trong sản xuất thiết bị điện, điện tử .
5. PU - Poly Urethane
Nhựa PU là hợp chất được làm từ nhựa tổng hợp PU có độ bền cao và có tính năng
giống như cao su nên còn được gọi một cái tên khác là cao su nhân tạo
Poly Urethane là vật liệu có tính đàn hồi, có độ bền cao hơn so với cao su, dẻo dai
và bền bỉ, độ cứng khá rộng. Ngoài ra, nhựa PU còn có tính kháng dầu, chống xé
rách, chống trầy xước và khả năng chịu mài mòn cao hơn cao su rất nhiều lần. Còn
đối với nhựa thông thường, nhựa PU có khả năng chịu chống co giãn và chống va
đập rất tốt. Đó cũng là lý do tại sao nhựa PU đã và đang dần thay thế các vật liệu
nhựa khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong công nghiệp nhựa PU được sử dụng làm các loại gioăng đàn hồi, ống giảm
chấn,bánh xe,...
6. Teflon
Tên thường gọi là nhựa chống dính, nhựa chịu nhiệt.
Nhựa Teflon không bị giòn đi trong không khí lỏng, không mềm đi trong nước đun
sôi, không biến đổi trạng thái trong khoảng từ -190 °C đến 300 °C
Rất bền với các tác nhân hoá học (không tác dụng với dung dịch Axit, Kiềm đậm
đặc, với các tác nhân Oxy hoá mạnh như nước cường thuỷ
Có hệ số ma sát rất nhỏ (0,04), độ bền nhiệt cao (tới 400 °C mới bắt đầu thăng
hoa), không nóng chảy, phân huỷ chậm
Cách điện tốt, không chịu ảnh hưởng của điện từ trường.
Teflon được sử dụng rộng rãi vào nhiều ngành công nghiệp: công nghiệp đông
lạnh, công nghiệp hoá học, công nghiệp điện, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp
y dược,... Cụ thể, teflon được dùng để:
Một số ứng dụng của nhựa Teflon trong đời sống:
- Chế tạo thiết bị nhiệt độ thấp để chứa đựng không khí lỏng
- Chế tạo các bình phản ứng chịu ăn mòn, vỏ bình acquy, làm tấm lọc
- Chế tạo các lớp vỏ cách điện rất mỏng, chỉ cần 15 micromet là đã có một màng
cách điện hoàn hảo
- Chế tạo xương nhân tạo, làm vật liệu tạo sụn cho ngoại khoa
- Chế tạo rađa, vật liệu thông tin cao tần, thiết bị sóng ngắn
- Tráng phủ lên chảo, nồi để chống dính.
Tuy nhiên ở nhiệt độ cao nhựa Teflon phân tách ra CF2 có hại cho sức khỏa và
tầng Ozon.
7. PBT - Poly Butylene Terephalate
Tên thường gọi là sứ công nghiệp.
PBT cháy chậm, sau khi rời lửa sẽ tiếp tục cháy, trên lửa có màu vàng kim, dưới có
màu xanh, khi đốt cháy nóng chảy thành giọt, có khói và bụi bay; và có mùi hăng
mạnh của thuốc trừ sâu
Ưu điểm lớn nhất của PBT là khi ở nhiệt độ khá cao hoặc khá thấp, đều có tính
năng va đập tốt, PBT ít hao mòn, hao mòn của nó thấp hơn POM. PBT có tính
cứng tốt, dù tỉ lệ co rút lớn nhưng kích thước ổn định. PBT có tính chất điện môi
tốt, không rạn nứt do ứng suất. PBT gần như không tác dụng với các dung môi nào
khác ngoại trừ Axit vô cơ và kiềm vô cơ;
Khả năng bám dính tốt lên bề mặt kim loại nên PBT rất thích hợp để sản xuất vỏ
chip điện tử.
Độ cứng cao và chịu nhiệt độ nên thường được sử dụng làm vỏ MCB, MCCB,...
8. PA - Poly Amid
Tên thường gọi là Nylon.
Là loại nhựa nhiệt dẻo, có sự hấp thu nước thấp nhất, do cơ chế tự cân bằng nước
nội tại, làm cho vật liệu có độ cứng cao, độ ma sát thấp, dễ trượt, khả năng chịu
được nhiều loại dầu, mỡ bôi trơn, nhiên liệu diesel và xăng, cách điện và nhiệt tốt,
dễ dàng gia công, dễ dàng hàn và kết dính. 
Lĩnh vực ứng dụng: Cơ khí, kỹ sư ô tô, vận tải và công nghệ băng tải, máy móc dệt
may bao bì và máy móc chế biến giấy, máy móc in ấn, công nghệ thực phẩm, đồ
uống pha chế, máy móc, thiết bị, kỹ thuật điện, máy móc thiết bị xây dựng, máy
móc nông nghiệp. 
Ứng dụng: Bánh răng, vòng bi ma sát, dải ma sát, hệ thống băng tải, trục các loại,
các loại hạt, đệm giảm chấn, đĩa giảm xóc, túi nylon…
Melt Flow Index (MFI) là gì?
------------
MFI là đại lượng đặc trưng cho tính chảy loãng (hoặc độ nhớt trong một số trường
hợp) của vật liệu.
MFI càng cao nghĩa là vật liệu đó càng dễ chảy loãng.
Riêng đối vật liệu nhựa, MFI còn đặc trưng cho tính điền đầy lòng khuôn của
nhựa. MFI cao thì dễ điền đầy lòng khuôn và áp lực phun thường nhỏ hơn so với
loại nhựa MFI thấp. Mặt khác MFI cao thì nhiệt độ chảy loãng (Tm) thường nhỏ.
Để kiểm tra chỉ số MFI của vật liệu thường tiến hành bằng máy test chuyên dụng,
theo tiêu chuẩn ASTM D1238 hoặc ISO tương đương. Các bước thực hiện như
sau:
1. Đổ vật liệu vào khoang Cylinder. Gia nhiệt Cylinder đến nhiệt độ nhất định
(thường là 250oC)
2. Nén vật liệu với áp lực không đổi (thường là bằng quả nặng 10kg).
3. Vật liệu trong Cylinder dưới tác dụng của nhiệt độ và áp lực bị chảy loãng và
phun qua lỗ của Cylinder ( thông thường lỗ phi 2.095mm). Sau 10 phút tiến hành
đo khối lượng vật liệu lọt qua lỗ phun của máy test.
4. Kết quả trả về của MFI là g/10min ( điều kiện 10kg, 250oC).
Trong Injection, nếu MFI của nhựa thấp dẫn đến nhựa khó điền đầy khuôn. Bắt
buộc phải tăng nhiệt độ Cylinder hoặc Hot runner để tăng tính chảy loãng.
ASTM là gì?
----------
Với những ai làm về vật liệu chắc hẳn không xa lạ gì với file ASTM. Nhưng không
phải ai cũng hiểu sâu về nó.
Biết được ASTM là giúp bạn biết được vật liệu đó có đáp ứng đúng và đủ nhu cầu
của bạn hay không.
Vậy ASTM là gì? Tôi sẽ giải thích ngắn gọn tên gọi và chức năng của ASTM, đặc
biệt là với vật liệu nhựa.
ASTM = American Standard Test Material, hay còn gọi là các tiêu chuẩn test vật
liệu theo tiêu chuẩn Mỹ.
Trong file ASTM các bạn sẽ biết đến các tiêu chuẩn test của vật liệu như sau:
- D792: tiêu chuẩn test về tỷ trọng, khối lượng riêng.
- D955: tiêu chuẩn test và phương pháp test co ngót.
- D1238: tiêu chuẩn test và phương pháp test dòng chảy.
- D638: tiêu chuẩn test và phương pháp test bền kéo.
- ...
Với mỗi loại tiêu chuẩn cho bạn biết cơ tính vật liệu đó như nào.
Ví dụ 1: nhựa A có Melt flow là 100g/min, nhựa B là 120g/min. Như vậy nhựa B
có tính chảy loãng tốt hơn nhựa A. Nghĩa là nhựa B dễ điền vào khuôn hơn.
Ví dụ 2: nhựa A có Izod impact là 1700N, nhựa B là 2000N. Như vậy nhựa B cứng
hơn so với nhựa A. Nghĩa là nhựa B chịu va đập tốt hơn nhựa A.
Để hiểu rõ hơn từng loại tiêu chuẩn test, bạn chỉ cần vào Google và gõ "ASTM
D955" hay "ASTM D638"...

You might also like