You are on page 1of 55

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
--------  --------

BÁO CÁO
ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU MARKETING

KHẢO SÁT VỀ TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
RÈN LUYỆN THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HOA SEN

Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Thu Hiền


Giảng viên điều phối: Thầy Trương Quang Cẩm
Lớp:
Nhóm thực hiện:
Thành viên nhóm:

Họ và tên MSSV

Huỳnh Dương Quang Trung

Linh

Ngọc

Uyên

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
--------  --------

BÁO CÁO
ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU MARKETING

KHẢO SÁT VỀ TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
RÈN LUYỆN THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HOA SEN

Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Thu Hiền


Giảng viên điều phối: Thầy Trương Quang Cẩm
Lớp:
Nhóm thực hiện:
Thành viên nhóm:

Họ và tên MSSV

Trung

Linh

Ngọc

Uyên

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN..............................................................................................5
1. Tổng quan về rèn luyện thể chất.................................................................................5
1.1 Thực trạng về rèn luyện thể chất tại việt nam....................................................5
2. Tổng quan về Đại học Hoa Sen và thực trạng hoạt động rèn luyện thể chất tại
trường............................................................................................................................. 6
2.1 Tổng quan về Đại học Hoa Sen.........................................................................6
2.2 Thực trạng rèn luyện thể chất tại Đại học Hoa Sen...........................................7
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................8
1. Cơ sở hình thành đề tài...............................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................8
3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................8
4. Giả thiết nghiên cứu...................................................................................................9
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...............................................................................9
6. Kết cấu bài báo cáo....................................................................................................9
7. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu.......................................................................10
CHƯƠNG III CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................11
1. Cơ sở lý thuyết.........................................................................................................11
1.1 Thuyết Hành Vi Dự Định (Theory of Planned Behavior)................................11
1.2 Thang Đo của Nỗ Lực Nhận Thức (The Borg Scale of Perceived Exertion)
12
1.3 Những yếu tố tác động đến hành vi rèn luyện thể chất của sinh viên..............13
2. Mô hình nghiên cứu đề nghị.....................................................................................14
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................15
1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................15
2. Quy trình nghiên cứu................................................................................................15
3. Thiết kế bảng khảo sát..............................................................................................17
3.1 Nghiên cứu sơ bộ.............................................................................................17
3.2 Bảng câu hỏi - Diễn đạt và mã hóa thang đo...................................................19
1
4. Thiết kế mẫu.............................................................................................................21
4.1 Tổng thể nghiên cứu........................................................................................21
4.2 Phương pháp chọn mẫu...................................................................................21
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................23
1. Thống kê mô tả.........................................................................................................23
1.1 Thống kê nhân khẩu học..................................................................................23
1.2 Số lượng sinh viên tham gia hoạt động thể chất..............................................26
1.3 Tần suất rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen..........................................27
1.4 Thời gian sinh viên rèn luyện trong 1 buổi tập................................................28
1.5 Cường độ tập luyện của các sinh viên.............................................................29
2. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha....................................................................30
2.1 Đối với biến độc lập........................................................................................30
2.2 Đối với biến phụ thuộc....................................................................................36
3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................................37
4. Phân tích tương quan................................................................................................41
5. Phân tích hồi quy tuyến tính.....................................................................................42
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN.............................................................................................43
1. Mục tiêu 1: Khám phá tần suất rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen................43
2. Mục tiêu 2: Khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định rèn luyện thể chất của
sinh viên Hoa Sen.........................................................................................................43
3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu...........................................44
CHƯƠNG VII: ĐỀ XUẤT..............................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................47
PHỤ LỤC........................................................................................................................48

DANH MỤC HÌNH ẢN

2
HÌNH 1.Số liệu so sánh bước đi bộ hàng ngày của người Việt so với các nước khu
vực, do Trung tâm dinh dưỡng Hồ Chí Minh cung cấp......................................................5
HÌNH 2.Logo Trường Đại học Hoa Sen............................................................................6
HÌNH 3.Mô hình Thuyết dự định hành vi sau khi đã phiên dịch......................................10
HÌNH 4 Thang đo Nỗ Lực Nhận Thức của Gunnar Borg (Nguồn: Research Gate).........11
HÌNH 5. Báo cáo về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi rèn luyện thể chất của sinh
viên (Deliens, 2015).........................................................................................................12

3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.Tổng quan về rèn luyện thể chất

1.1 Thực trạng về rèn luyện thể chất tại việt nam
Sức khoẻ là vấn đề tất yếu mà tất cả mọi người cần phải quan tâm đến dù họ
là ai và ở bất kì độ tuổi nào. Đặc biệt đối với nhóm đối tượng sinh viên từ 18-
22 tuổi. Ở độ tuổi này sức khoẻ cực kì quan trọng bởi nó không những ảnh
hưởng tới việc sinh hoạt hằng ngày trong đời sống mà còn ảnh hưởng tới hiệu
suất học tập.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh cho biết Việt
Nam rơi vào nhóm lười vận động đứng đầu thế giới, chỉ có 15% người tập
luyện thể dục 30 phút trên một ngày, chủ yếu rơi vào nhóm người đi làm và
thanh niên[ CITATION Thù19 \l 1033 ]. Với rất nhiều bạn trẻ, việc tập luyện
thể chất không phải là điều bắt buộc nhưng đối với đối tượng là học sinh, sinh
viên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong học tập như: bài tập, thời hạn nộp
bài, áp lực điểm số, tài chính, mối quan hệ bạn bè, …Điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới cảm xúc và kéo theo sức khoẻ của sinh viên bị giảm sút. Các
bạn cần rèn luyện thể chất để có được năng lượng trong học tập và làm việc,
tập luyện sẽ giúp các bạn cân bằng được cảm xúc, có thể tập trung để hoàn
thành công việc trong một ngày. Đặc biệt có thể cải thiện sức khoẻ tim mạch,
cơ bắp, giảm nguy cơ trầm cảm, và nhiều căn bệnh khác.

Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng cho thấy, người Việt Nam đi bộ trung
bình chỉ 3600 bước trong một ngày, theo biểu đồ dưới có thể thấy sự quan tâm
về việc luyện tập của người dân Việt Nam là cực kì thấp. Điều này khiến
người dân Việt Nam nói chung thiếu sức bền, thiếu thể lực và thanh niên có
sức mạnh kém hơn so với những quốc gia khác.

4
HÌNH 1.Số liệu so sánh bước đi bộ hàng ngày của người Việt so với các nước khu
vực, do Trung tâm dinh dưỡng Hồ Chí Minh cung cấp.

Theo một bài báo của World Health Organization - WHO cho biết, người trưởng
thành từ 18 đến 64 tuổi nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất với cường độ
vừa phải trong suốt cả tuần hoặc kết hợp với những hoạt động khác có cường độ mạnh
hơn[ CITATION WHO19 \l 1033 ]. Để có thể tăng thêm lợi ích và cải thiện sức khoẻ
nhanh chóng, thì khi làm quen với việc tập luyện như trên, cần tăng cường khả năng
rèn luyện như, thay đổi bài tập, tăng lên 300 phút mỗi tuần. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có
thể tự điều chỉnh tuỳ theo khả năng và thời gian biểu trong ngày.

2.Tổng quan về Đại học Hoa Sen và thực trạng hoạt động rèn luyện thể
chất tại trường

2.1 Tổng quan về Đại học Hoa Sen


Với 28 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Đại học Hoa Sen luôn tự hào khẳng
định về chất lượng giảng dạy cũng như không ngừng nâng cao cải tiến cơ sở vật chất
dành cho giảng viên và sinh viên. Lấy sinh viên làm trọng tâm, Hoa Sen ấp ủ mong

5
muốn đào tạo công dân toàn cầu, tạo ra những nhà quản lý doanh nghiệp, những con
người làm chủ xã hội cũng như thúc đẩy các nhân tố nghệ thuật trong bản thân sinh
viên. Cơ sở vật chất cũng như trình độ đào tạo của giảng viên cùng với chương trình
học thực tế hấp dẫn chính là lợi thế thu hút được rất nhiều những bạn sinh viên năng
động theo học tập tại trường.

HÌNH 2.Logo Trường Đại học Hoa Sen

(Nguồn: hoasen.edu.vn)

2.2 Thực trạng rèn luyện thể chất tại Đại học Hoa Sen
Trường đại học Hoa Sen của chúng tôi cũng có những câu lạc bộ thể dục thể
thao như: Câu lạc bộ cầu lông Hoa Sen, Câu lạc bộ bóng chuyền,…nhưng
chưa được phổ biến và thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên so
với những câu lạc bộ khác với lượt theo dõi chỉ dừng ở 1.200.000 lượt ở trang
facebook câu lạc bộ Cầu lông Hoa Sen. Ngoài ra trường cũng tổ chức những
chương trình như hội sinh viên khoẻ - tổ chức chạy đường ngắn để khuyến
khích sinh viên vận động và lấy chứng chỉ cho sinh viên 5 tốt,…nhưng nhìn
chung những hoạt động còn thưa thớt và sinh viên vẫn chưa thật sự quan tâm
đến những hoạt động đó. Họ dành thời gian chủ yếu để học tập và làm điều
mình yêu thích.

6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở hình thành đề tài


Trên thực tế, việc tập luyện thể dục thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi
người. Đối với con trai, họ tập luyện vì sở thích và cải thiện sức khoẻ là chủ
yếu. Còn con gái họ tập luyện vì muốn có thân hình đẹp và cũng chăm sóc sức
khoẻ của mình. Đã có rất nhiều trung tâm tập gym, yoga, các phòng tập nhảy,
…được mở ra để phục vụ cho sức khoẻ của mọi người. Bên cạnh đó, các bài
tập online trên youtube hay trên mạng xã hội do các chuyên gia hướng dẫn
cũng xuất hiện rất nhiều. Điều này cho thấy, việc tập luyện thể dục, rèn luyện
thể chất rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, vì tính
chất cuộc sống và công việc của mỗi người là khác nhau cho nên họ có những
thói quen riêng, sắp xếp hoạt động trong ngày cũng khác nhau dẫn tới sức khoẻ
và thể chất không giống nhau. Bởi nhiều yếu tố chủ động hay bị động mà tình
hình cách bạn sinh viên chăm sóc sức khoẻ là không đều. Nhận ra vấn đề này,
nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu về tần suất ảnh hưởng đến ý định rèn
luyện thể chất sinh viên trường Đại Học Hoa Sen để giúp cải thiện sức khoẻ
bản thân từ đó cải thiện được hiệu suất học tập và giúp ích cho cuộc sống của
các bạn.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Mục tiêu 1: Khám phá tần suất rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen.
- Mục tiêu 2: Khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định rèn luyện thể chất
của sinh viên Hoa Sen.

3. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi 1: Bạn có tham gia bất kì hoạt động rèn luyện thể chất nào trong vòng
tháng trở lại không?
Câu hỏi 2: Số lần bạn dành ra rèn luyện thể chất trong vòng 1 tuần
Câu hỏi 3: Thời gian trung bình bạn dành để rèn luyện thể chất
7
Câu hỏi 4: Cường độ luyện tập trong một lần luyện tập của bạn là

4. Giả thiết nghiên cứu


Mục tiêu 1: Tại mục tiêu 1 không có giả thuyết nghiên cứu, chỉ dừng lại tại
mức thống kê kết quả thu được.
Mục tiêu 2: Khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định rèn luyện thể chất
của sinh viên Hoa Sen.
Giả thuyết 1: Yếu tố thái độ ảnh hưởng tới ý định rèn luyện thể chất của sinh
viên Hoa Sen
Giả thuyết 2: Yếu tố chuẩn chủ quan ảnh hưởng tới ý định rèn luyện thể chất
của sinh vien Hoa Sen
Giả thuyết 3: Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tới ý định rèn
luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen

5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: sinh viên trường đại học Hoa Sen
Phạm vi: Sinh viên Hoa Sen ở các khoa, ngành đang học tập tại trường đại học
Hoa Sen.
Lý do: Đại học Hoa Sen là trường mà nhóm chúng tôi đang học, chúng tôi hiểu
được quá trình học tập của các bạn sinh viên đang diễn ra như thế nào và nó có
ảnh hưởng đến ý định rèn luyện thể chất, cải thiện sức khoẻ của các bạn, chúng
tôi quan tâm đến vấn đề này và chọn phạm vi, đối tượng là sinh viên Hoa Sen
sẽ dễ dàng cho nhóm thu thập được những nhận xét, đánh giá về yếu tố ảnh
hưởng đến ý định rèn luyện thể chất của các bạn.

6. Kết cấu bài báo cáo


Bài nghiên cứu gồm 6 phần chính:
Phần I: Tổng quan

8
Những thông tin sơ bộ, tổng quát về tình hình sức khoẻ của mọi người và mức
độ quan tâm của sinh viên Hoa Sen đối với việc rèn luyện thể chấ
Phần II: Khái quát về đề tài nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở hình thành đề tài, chọn mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, đối
tượng, kết cấu mà bài nghiên cứu hướng tới và đưa ra ý nghĩa thực tiễn của đề
tài.
Phần III: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Tìm hiểu và nêu rõ cơ sở lý thuyết hình thành được mô hình nghiên cứu đề tài
của nhóm.
Phần IV: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày ra các bước thực hiện bài nghiên cứu hoàn chình gồm: thiết kế
nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi và thiết kế mẫu
Phần V: Kết quả nghiên cứu
Sử dụng thống kê mô tả
Phần VI: Kết luận và đề xuất
Thể hiện kết quả đã thu thập và nghiên cứu được về thang đo, mô hình và kết
quả. Nêu ra những hạn chế từ đó đề xuất được hướng nghiên cứu tiếp theo

7. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu


Chúng ta đều hiểu rõ việc vận động, luyện tập thể dục sẽ mang lại rất nhiều lợi
ích tích cực cho sức khoẻ, không những giúp chúng ta được khoẻ mạnh, dẻo
dai, có vóc dáng đẹp mà còn giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ, hứng khởi trong
học tập, làm việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vì nhiều lý do tác động mà mỗi
người không thể sắp xếp để tập luyện một cách khoa học và bản thân cũng
chưa hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống, sinh hoạt và sự tiêu cực mà
chúng mang đến. Từ kết quả nghiên cứu, dữ liệu mà nhóm chúng to thu thập
được sẽ đánh giá được mức độ quan tâm và những yếu tố ảnh hưởng đến ý định
rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen. Dựa trên kết quả đó để để đề xuất và
tìm ra những giải pháp phù hợp để cải thiện sức khoẻ của các bạn và giúp điều
chỉnh được hiệu suất học tập.

9
CHƯƠNG III CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý thuyết

1.1 Thuyết Hành Vi Dự Định (Theory of Planned Behavior)


Lý thuyết này được phát triển bởi Icek Ajen vào năm 1985 dựa trên lý thuyết
hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein và Ajen
bằng cách bổ sung thêm nhân tố “kiểm soát hành vi cảm nhận” vào TRA. Theo
nguyên tắc chung, thái độ và chuẩn mực chủ quan càng thuận lợi và sự kiểm
soát nhận thức càng lớn, thì người đó càng có ý định thực hiện hành vi. “Kiểm
soát hành vi nhận thức” miêu tả việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành
vi, điều này phụ thuộc vào sự có sẵn của các thông tin để thực hiện hành vi.
Theo thuyết này, một “ý định” của một người bị tác động bởi 3 nguyên tố:
“thái độ”, “chuẩn chủ quan” và “kiểm soát hành vi cảm nhận”. [ CITATION
Ice06 \l 1033 ]

HÌNH 3.Mô hình Thuyết dự định hành vi sau khi đã phiên dịch

Thái độ: Điều này đề cập đến mức độ mà một người có đánh giá thuận lợi
hoặc không thuận lợi đối với hành vi quan tâm. Nó đòi hỏi phải xem xét kết
quả của việc thực hiện hành vi. [ CITATION Ice06 \l 1033 ]
Chuẩn chủ quan: Điều này đề cập đến niềm tin về việc hầu hết mọi người tán
thành hay không tán thành hành vi đó. Nó liên quan đến niềm tin của một

10
người về việc liệu đồng nghiệp và những người có tầm quan trọng đối với
người đó nghĩ rằng họ nên tham gia vào hành vi [ CITATION Ice06 \l 1033 ]
Kiểm soát hành vi cảm nhận: Điều này đề cập đến nhận thức của một người
về sự dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi quan tâm. Kiểm soát hành
vi cảm nhận khác nhau giữa các tình huống và hành động, dẫn đến một người
có nhận thức khác nhau về kiểm soát hành vi tùy thuộc vào tình huống.
[ CITATION Ice06 \l 1033 ]

1.2 Thang Đo của Nỗ Lực Nhận Thức (The Borg Scale of Perceived
Exertion)
Thang đo này được phát triển bởi tiến sĩ Gunnar Borg và thang đo này đánh giá
nhận thức của người khi họ thực hiện các hoạt động rèn luyện thể chất. Thang
đo được đánh số từ 6 đến 20, theo tiến sĩ Borg, ông đánh số như vậy với mục
đích là ước chừng nhịp tim của người thực hiện thang đo. Thang đo bắt đầu với
việc không có cảm giác gắng sức, mà tỷ lệ 6 và kết thúc với việc rất, rất khó
khăn, đó là tỷ lệ 20. Hoạt động vừa phải sẽ đánh dấu từ 11 đến 14 trên thang
điểm của Borg, trong khi các hoạt động mạnh mẽ thường xếp hạng 15 hoặc cao
hơn. [ CITATION Gun82 \l 1033 ]

11
HÌNH 4 Thang đo Nỗ Lực Nhận Thức của Gunnar Borg
(Nguồn: Research Gate1)

Nhóm chúng tôi sẽ thiết kế bảng hỏi dựa trên mức thang đo này để có thể xác
định được cường độ rèn luyện thể chất của sinh viên trong 1 buổi tập của họ.
Đây là một thang đó có thể đo đạc ước chừng với nhịp tim của một con người
nên ngoài khả năng xác định cường độ, nhóm chúng tôi có thể xác định được
nhịp tim của sinh viên khi họ rèn luyện thể chất, từ đó sẽ tăng độ tin cậy cho
báo cáo nghiên cứu của chúng tôi.

1.3 Những yếu tố tác động đến hành vi rèn luyện thể chất của sinh
viên
Trong quá trình tìm hiểu về các nghiên cứu trước đây, nhóm chúng tôi đã tìm
ra được một báo cáo về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi rèn luyện thể chất
của sinh viên. Bài nghiên cứu này được báo cáo vào năm 2015 bởi các sinh
viên Tom Deliens, Benedicte Deforche, Ilse De Bourdeaudhuij và Peter Clarys

1
Professionals From the American Heart Association Exercise Standards for Testing
and Training: A Statement for Healthcare - Scientific Figure on ResearchGate.
Available from: https://www.researchgate.net/figure/Borg-Scale-for-Rating-
Perceived-Exertion_tbl2_237115763 [accessed 7 Nov, 2019]
12
từ Đại Học Brussel [ CITATION Tom15 \l 1033 ]. Trong báo cáo, họ đã tìm ra
được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi rèn luyện thể chất của các sinh viên
như sau

HÌNH 5. Báo cáo về các yếu tố ảnh hưởng đến


hành vi rèn luyện thể chất của sinh viên [ CITATION Tom15 \l 1033 ]

Theo báo cáo của Deliens, có 5 yếu tố chính tác động đến hành vi rèn luyện
thể chất của sinh viên: Yếu tố cá nhân, Yếu tố về xã hội, Yếu tố về môi
trường, Yếu tố vi mô và Yếu tố về các đặc điểm của nhà trường mà sinh viên
đang học.

2. Mô hình nghiên cứu đề nghị


Sau khi đã nghiên cứu những báo cáo trước đây, nhóm chúng tôi đã quyết định
sẽ ứng dụng thuyết Hành Vi Dự Định của Ajzen. Ngoài ra, nhóm chúng tôi sẽ
áp dụng các kết quả từ báo cáo của Deliens, thang đo Borg vào bài nghiên cứu
của chúng tôi để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

13
THÁI ĐỘ

CHUẨN CHỦ
QUAN
Ý ĐỊNH

KIỂM SOÁT
HÀNH VI
CẢM NHẬN

14
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu


Dựa vào sự cố vấn và hoàn thiện các chỉnh sửa từ giảng viên hướng dẫn, nhóm tiến
hành đề ra các mục tiêu về việc rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen cũng như
đưa ra những câu hỏi tương ứng phục vụ cho đề tài nghiên cứu sau quá trình tổng
kết các vấn đề xung quanh liên quan về việc rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa
Sen chẳng hạn như thực trạng, nhu cầu, mục tiêu, nhận thức của sinh viên Hoa Sen.
Sau khi đề tài nghiên cứu được chấp thuận từ giảng viên hướng dẫn, nhóm bắt đầu
quá trình tìm hiểu và sàng lọc các nội dung và thông tin liên quan đến đề tài nghiên
cứu, bên cạnh đó, sử dụng các nguồn website chính thống về khảo sát để chọn lọc
cũng như thống kê những bài nghiên cứu hoặc cơ sở lý thuyết có liên quan, từ đó
phát triển ra mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu của nhóm. Bước kế
tiếp, nhóm hình thành phương pháp nghiên cứu, đề xuất cho mô hình nghiên cứu và
các yếu tố cần thiết khác.
Trong đề tài nghiên cứu “tìm hiểu các tác động ảnh hưởng đến dự định rèn luyện
thể chất của sinh viên Hoa Sen” này, nhóm quyết định sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng, thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng khảo sát gồm các câu hỏi
nghiên cứu đã được biên soạn trên hai nền tảng trực tuyến (google form) và ngoại
tuyến (giấy). Dữ liệu khảo sát trả về được nhóm thu thập trên phần mềm excel và
được mã hoá theo thang đo Likert-5, xử lý và trả kết quả thông qua phần mềm
SPSS. Mục tiêu của bài nghiên cứu sẽ được dựa vào độ tin cậy và độ giá trị của các
chỉ số (hệ số Cronbach’s Alpha, ANOVA, phân tích nhân tố khám phá,...). Kết quả
mà nhóm kì vọng đạt được chính là

2.Quy trình nghiên cứu


Với đề tài nghiên cứu “tìm hiểu các tác động ảnh hưởng đến dự định rèn luyện thể
chất của sinh viên Hoa Sen” mà chúng tôi đã lựa chọn trong kì thực hành đề án một
lần này, nhóm dựa trên mô hình quy trình nghiên cứu của Joseph F. Hair trong sách
Essential of Marketing Research về quy trình nghiên cứu Marketing như sau:

15
Tuy nhiên, do sự hạn chế về mặt nhân lực, thời gian thực hiện đề tài và tài chính,
nhóm đã quyết định cắt giảm một số bước và tạo quy trình nghiên cứu mới nhưng
vẫn đảm bảo đủ các bước cần thiết phục vụ đề tài nghiên cứu bao gồm các bước
như sau:

16
3. Thiết kế bảng khảo sát

3.1 Nghiên cứu sơ bộ


Việc tiến hành khảo sát sơ bộ nhằm để xem xét tính khả thi của bảng câu hỏi do
nhóm đề ra và từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi hơn để bước vào quá trình tổng hợp và
chạy dữ liệu đã mã hoá

THÁI ĐỘ (TD)
STT Câu hỏi Ký hiệu
1 Rèn luyện thể chất sẽ giúp tôi có một cơ thể khỏe TD1
mạnh
2 Rèn luyện thể chất sẽ giúp tôi có một vóc dáng lý TD2
tưởng
3 Việc rèn luyện thể chất giúp tôi gặp gỡ bạn bè, mở TD3
rộng mối quan hệ
4 Rèn luyện thể chất giúp tôi cải thiện sức khỏe tinh TD4
thần
5 Rèn luyện thể chất giúp tôi tránh xa bệnh tật TD5
CHUẨN CHỦ QUAN (CQ)
STT Câu hỏi Ký hiệu
17
1 Tôi sẽ tham gia rèn luyện thể chất nếu bạn bè cùng CQ1
tham gia
2 Hình ảnh về vóc dáng lý tưởng của người khác thôi CQ2
thúc tôi rèn luyện thể chất
3 Thành viên trong gia đình rèn luyện thể chất nên tôi CQ3
cũng rèn luyện thể chất
4 Những khóa học rèn luyện thể chất thu hút tôi tham CQ4
gia
5 Tôi đã được thấy những lợi ích của rèn luyện thể CQ5
chất mang lại cho gia đình và bạn bè nên tôi cũng
cảm thấy hứng thú muốn tham gia
NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI (KS)
STT Câu hỏi Ký hiệu
1 Tôi có đủ thời gian để tham gia/ thực hiện rèn luyện KS1
thể chất
2 Tôi nhận thấy cơ thể tôi đủ điều kiện để tham gia KS2
rèn luyện thể chất
3 Tôi nhận thấy bản thân có thể duy trì việc rèn luyện KS3
thể chất trong thời gian dài
4 Tôi có thể cân bằng thời gian giữa việc học và việc KS4
rèn luyện thể chất
5 Tôi có đủ điều kiện kinh tế để tham gia rèn luyện KS5
thể chất

A. YẾU TỐ THÁI ĐỘ
B. YẾU TỐ CHUẨN CHỦ QUAN
C. YẾU TỐ NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI

3.2 Bảng câu hỏi - Diễn đạt và mã hóa thang đo


Mục tiêu 1: Tìm hiểu tần suất rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen
Bạn có tham gia bất kì hoạt động rèn luyện thể chất nào trong vòng 6 tháng trở lại
không?
• Có
• Không

18
Số lần bạn dành ra rèn luyện thể chất trong vòng 1 tuần:
• 1-3 lần
• 3-5 lần
• Trên 5 lần

Thời gian trung bình bạn dành để rèn luyện thể chất:
• Dưới 15 phút
• 15-30 phút
• 30-60 phút
• Trên 60 phút

Cường độ luyện tập trong một lần luyện tập của bạn là
(Các con số sẽ biểu trưng cho nhịp tim ước chừng của bạn khi thực hiện hoạt động
rèn luyện thể chất)
• Nhẹ (6-12) (Cơ thể không đổ mồ hôi trừ khi thời tiết nóng ẩm. Không có sự
thay đổi trong nhịp thở. Ví dụ: đọc sách, xem phim, buộc dây giày, việc nhà nhẹ
nhàng, v v)
• Vừa (11-14) (Đổ mồ hôi sau khi vận động khoảng 10 phút. Thở nhanh và sâu
hơn. Cơ thể có thể nói chuyện bình thương nhưng không thể nói hơi dài. Ví dụ: đi
bộ nhanh, đi cầu thang, v..v)
• Cao (15-20) (Đổ mồ hôi sau 3-5 phút vận động. Thở dốc. Cơ thể chỉ có thể nói
chuyện đứt quãng) (Ví dụ: Bơi lội, đá bóng và những hoạt động mà đòi hỏi vận
động mạnh như nâng cử tạ)

Mục tiêu 2: Tìm hiểu về những tác động ảnh hưởng đến dự định rèn luyện thể
chất của sinh viên Hoa Sen

19
THÁI ĐỘ (TD)
STT Câu hỏi Ký hiệu
1 Rèn luyện thể chất sẽ giúp tôi có một cơ thể khỏe mạnh TD1
2 Rèn luyện thể chất sẽ giúp tôi có một vóc dáng lý tưởng TD2
3 Việc rèn luyện thể chất giúp tôi gặp gỡ bạn bè, mở rộng TD3
mối quan hệ
4 Rèn luyện thể chất giúp tôi cải thiện sức khỏe tinh thần TD4
5 Rèn luyện thể chất giúp tôi tránh xa bệnh tật TD5
CHUẨN CHỦ QUAN (CQ)
STT Câu hỏi Ký hiệu
1 Tôi sẽ tham gia rèn luyện thể chất nếu bạn bè cùng tham CQ1
gia
2 Hình ảnh về vóc dáng lý tưởng của người khác thôi thúc CQ2
tôi rèn luyện thể chất
3 Thành viên trong gia đình rèn luyện thể chất nên tôi cũng CQ3
rèn luyện thể chất
4 Những khóa học rèn luyện thể chất thu hút tôi tham gia CQ4
5 Tôi đã được thấy những lợi ích của rèn luyện thể chất CQ5
mang lại cho gia đình và bạn bè nên tôi cũng cảm thấy
hứng thú muốn tham gia
NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI (KS)
STT Câu hỏi Ký hiệu
1 Tôi có đủ thời gian để tham gia/ thực hiện rèn luyện thể KS1
chất
2 Tôi nhận thấy cơ thể tôi đủ điều kiện để tham gia rèn KS2
luyện thể chất
3 Tôi nhận thấy bản thân có thể duy trì việc rèn luyện thể KS3
chất trong thời gian dài
4 Tôi có thể cân bằng thời gian giữa việc học và việc rèn KS4
luyện thể chất
5 Tôi có đủ điều kiện kinh tế để tham gia rèn luyện thể chất KS5

Ý ĐỊNH (YD)
1 Tôi dự định thực hiện rèn luyện thể chất vào thời gian tới. YD1
2 Tôi sẽ tiếp tục duy trì việc rèn luyện thể chất. YD2

3 Tôi sẽ giới thiệu/ khích lệ bạn bè người thân cùng tham YD3

20
gia rèn luyện thể chất

4.Thiết kế mẫu

4.1 Tổng thể nghiên cứu


Bảng khảo sát trả về được thu thập bằng hai hình thức ngoại tuyến và trực
tuyến. Đối với hình thức trực tuyến, bảng câu hỏi khảo sát nghiên cứu được
thiết kế trên google form và chia sẻ trên các trang facebook và nhóm học tập
của Trường Đại học Hoa Sen. Đối với hình thức ngoại tuyến, khảo sát nghiên
cứu được thực hiện trực tiếp trong phạm vi trường Đại học Hoa Sen, các cơ sở
trực thuộc như cơ sở Nguyễn Văn Tráng, Quang Trung 1 và Quang Trung 2.
Tổng thể nghiên cứu là những bạn sinh viên đang theo học tại trường, nhóm sẽ
thu thập câu trả lời từ các bạn sinh viên để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến dự
định rèn luyện thể chất và giải quyết đề tài nghiên cứu.

4.2 Phương pháp chọn mẫu


“Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà người khảo
sát dựa trên phán đoán, ý kiến chủ quan cũng như kinh nghiệm cá nhân của họ
để chọn ra phần tử phù hợp đưa vào mẫu. Do vậy, các kết quả nghiên cứu trong
phương pháp này không thể ước lượng, thống kê và kiểm định tính thống kê,
thông số của thị trường nghiên cứu. Đồng thời, áp dụng phương pháp này cũng
đồng nghĩa việc không thể tính được sai số của mẫu do tính chất chủ quan khi
chọn mẫu.
Đối với phương pháp này, có thể được chia ra làm 4 loại: phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (Convenience sampling), chọn mẫu theo phán đoán
(Judgmental sampling), chọn mẫu theo lớp (Quota sampling) và chọn mẫu theo
mầm (Snowball sampling). Trong đó, khi lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên
thuận tiện, nhà nghiên cứu sẽ chọn phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận,
dễ lấy thông tin. Thứ hai là phương pháp chọn mẫu theo phán đoán. Đối với
phương pháp này, nhà nghiên cứu đưa ra phán đoán chủ quan để đưa các phần
tử thích hợp tham gian vào cuộc nghiên cứu. Thứ ba, phương pháp chọn mẫu

21
theo lớp. Theo đó, dựa vào một số thuộc tính xác định, nhà nghiên cứu sẽ lựa
chọn ra phần tử nào đảm bảo tỷ lệ tổng thể và các đặc trưng kiểm soát. Ví dụ
như tuổi, giới tính, thu nhập, loại hình doanh nghiệp. Cuối cùng là phương
pháp chọn mẫu theo mầm, tức nhà nghiên cứu chọn những người phỏng vấn
ban đầu một cách chủ quan, từ đó có được những người tham gia tiếp theo nhờ
vào mối quan hệ giới thiệu từ người trước đó.”

Tuy nhiên, nhận thấy sự hạn chế về mặt nhân lực, thời gian thực hiện đề tài và
tài chính, nhóm đã quyết định thực hiện khảo sát dựa trên phương pháp ngẫu
nhiên thuận tiện, đơn giản cũng như dễ thực hiện hơn tất cả các phương pháp
còn lại. Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát trên kích thước mẫu là 300 người
với tất cả phần tử của bảng khảo sát là sinh viên theo học tại trường, tại các cơ
sở trực thuộc trường Đại học Hoa Sen, bao gồm cả hai loại giới tính nữ và nam,
độ tuổi thuộc khoảng từ 18 đến 25.

Sau khi trải qua khoảng thời gian 2 tuần (20.11.2019 – 05.12.2019) số mẫu thu
thập được là 300 mẫu hợp lệ bao gồm bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến (google
form) và ngoại tuyến (giấy)

22
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.Thống kê mô tả

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập đủ 300 mẫu đủ điều kiện để tiến
hành nghiên cứu kết quả đạt được. Sau đây là những thông số chúng tôi đã có
được khi thực hiện trên SPSS.

1.1 Thống kê nhân khẩu học

1.1.1 Giới tính


GT
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent

Nu 189 63.0 63.0 63.0


Valid Nam 111 37.0 37.0 100.0
Total 300 100.0 100.0

Dựa vào kết quả trên thấy rằng, trong cuộc nghiên cứu này có đến 300 đối
tượng sinh viên được khảo sát với 189 là giới tính nam chiếm 63% cùng 111
đối tượng là nữ chiếm 37%. Sự khác biệt giữa các số liệu được thể hiện rõ ở
biểu đồ tròn bên dưới.

23
1.1.2 Khoa mà sinh viên đang học
Khoa
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Kinh te va Quan tri 198 66.0 66.0 66.0
Thiet ke va Nghe thuat 29 9.7 9.7 75.7
Khoa hoc va Xa hoi 13 4.3 4.3 80.0
Valid
Khoa hoc va Ky thuat 13 4.3 4.3 84.3
Du lich 26 8.7 8.7 93.0
Ngon ngu 21 7.0 7.0 100.0
Total 300 100.0 100.0

Dựa vào kết quả trên cho thấy rằng trong 300 sinh viên trường Đại học Hoa Sen

được khảo sát phân bố ở các khoa của trường, trong đó khoa Kinh tế và Quản trị

chiếm số lượng sinh viên được khảo sát nhiều nhất với 198 tương ứng với 66%,

các khoa Thiết kế và Nghệ thuật, Du lịch và Ngôn ngữ có số đối tượng khảo sát

lần lượt là 29, 26, 21 tương ứng với 9.7%, 8.7%, 7%, các khoa Khoa học và Xã

hội cùng Khoa học và Kỹ thuật có cùng số sinh viên được khảo sát là 13 người

tương ứng với 4.3%. Sự phân bố ở các khoa được thể hiện rõ thông qua biểu đồ

dưới.

24
1.1.3 Năm học mà sinh viên đang học
Year
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Nam 1 44 14.7 14.7 14.7
Nam 2 58 19.3 19.3 34.0
Nam 3 68 22.7 22.7 56.7
Valid Nam 4 125 41.7 41.7 98.3

Da ra truong 5 1.7 1.7 100.0

Total 300 100.0 100.0

Dựa vào kết quả trên thấy rằng, phần lớn đối tượng khảo sát hiện tại đang học tại

trường đại học Hoa Sen ở năm thứ 4 là 125 sinh viên, chiếm 41.7% và các sinh

viên năm 1, năm 2, năm 3 chiếm lần lượt là 44, 58, 68 sinh viên tương ứng với

14.7%, 19.3%, 68%. Ngoài ra, có 5 đối tượng thực hiện khảo sát đã hoàn thành

lộ trình học tại ghế nhà trường chiếm 1.7%. Sự phân bổ này sẽ được thể hiện rõ ở

biểu đồ phía dưới.

25
1.2 Số lượng sinh viên tham gia hoạt động thể chất

Tham Gia
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent

Khong 54 18.0 18.0 18.0


Valid Co 246 82.0 82.0 100.0
Total 300 100.0 100.0

Từ kết quả thống kê trên thấy rằng trong 300 đối tượng được khảo sát thì có đến

246 sinh viên tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất trong vòng 6 tháng gần

đây chiếm 82%, mặt khác có 54 sinh viên trả lời là không chiếm 18%. Kết quả này

được thể hiện rõ tại biểu đồ dưới đây.

26
1.3 Tần suất rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen

Tan Suat
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
< 1 lan 9 3.0 3.0 3.0
1 - 3 lan 163 54.3 54.3 57.3
Valid 3 - 5 lan 84 28.0 28.0 85.3
> 5 lan 44 14.7 14.7 100.0
Total 300 100.0 100.0

Dựa vào kết quả thống kê trên thấy rằng, các đối tượng thực hiện khảo sát có tần

suất hoạt động rèn luyện thể chất ở nhiều mức độ khác nhau trong đó hầu hết sinh

viên thực hiện chỉ thực hiện từ 1 đến 3 lần trong tuần (163 sinh viên với 54.3%)

và từ 3 đến 5 lần trong tuần (84 sinh viên với 28%) cùng với một nhóm nhỏ sinh

viên tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện với tần suất lớn hơn 5 lần trong

tuần với 44 sinh viên chiếm 14.7%, mặt khác có một nhóm nhỏ sinh viên hầu như

không tham gia bất kì hoạt động nào liên quan đến rèn luyện thể chất trong

khoảng 6 tháng gần đây với 9 sinh viên tương ứng với 3%. Điều này được thể

hiện rõ thông qua biểu đồ sau đây.

27
28
1.4 Thời gian sinh viên rèn luyện trong 1 buổi tập

Time
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent

< 15' 56 18.7 18.7 18.7


15 - 30' 92 30.7 30.7 49.3
Valid 30 - 60' 79 26.3 26.3 75.7
> 60' 73 24.3 24.3 100.0
Total 300 100.0 100.0

Từ kết quả trên thấy rằng trong 300 đối tượng được khảo sát thì họ dành thời gian tập

luyện khác nhau, cụ thể 56 sinh viên (chiếm 18.7%) chỉ dành nhiều nhất 14’ để rèn

luyện và từ 15 đến 30’ có đến 92 sinh viên với 30.7% cùng với 79 sinh viên (chiếm

26.3%) dành từ 30 đến 60 phút để tập luyện và có một nhóm nhỏ sinh viên có niềm

đam mê, kiên trì dành hơn 60 phút để rèn luyện chiếm 24.3%. Những số liệu này sẽ

được thể hiện khác biệt rõ thông qua biểu đồ sau.

29
1.5 Cường độ tập luyện của các sinh viên

Cuong Do
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
Nhe 56 18.7 18.7 18.7
Vua 168 56.0 56.0 74.7
Valid
Cao 76 25.3 25.3 100.0
Total 300 100.0 100.0

Dựa vào bảng thống kê trên thấy rằng quá trình tập luyện của các đối tượng được khảo

sát khác nhau về cường độ tập luyện, cụ thể có 56 sinh viên tập với cường độ nhẹ

chiếm 18.7% cùng với 168 sinh viên tập luyện với cường độ cao hơn tí (vừa) chiếm

56% và cuối cùng có một nhóm đối tượng sinh viên tập luyện với cường độ cao với 76

đối tượng chiếm 25.3%. Điều này được thể hiện rõ thông qua biểu đồ sau.

30
2.Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Để đảm bảo các các câu hỏi của các biến phụ thuộc đã được xác định có mức độ
tương quan thấp với nhau cũng như kiểm tra độ chính xác của dữ liệu thu thập được
từ đối tượng khảo sát khi họ có thật sự dành thời gian và nghiêm túc cung cấp thông
tin khảo sát hay không, do đó chúng tôi thực hiện kiểm định Cronbach’s alpha để
kiểm tra điều đó.

2.1 Đối với biến độc lập

2.1.1 Kiểm định cronbach's alpha lần 1 với biến độc lập “Thái độ -
TD"

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.870 5

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Correlation Deleted

TD1 16.02 9.705 .788 .715 .820


TD2 16.11 9.699 .745 .646 .830
TD3 16.85 11.089 .460 .231 .901
TD4 16.22 9.853 .785 .657 .822
TD5 16.24 9.944 .731 .564 .834

Bảng 1: Kết quả cronbach’s alpha của biến TD. (Nguồn: sinh viên tự chụp)

31
Dựa vào kết quả bảng trên thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha là 0.87 lớn hơn 0.6 và
các hệ số quan sát từ biến “Thái độ” ở cột Corrected Item-Total Correlation đều lớn
hơn 0.3, do đó các các hệ số quan sát này đảm bảo và có thể sử dụng để nhận được
kết quả có độ tin cậy.

2.1.2 Kiểm định Cronbach's Alpha lần 2 với biến độc lập “Thái độ -
N.TD"

Reliability Statistics

Cronbach's Cronbach's Alpha N of Items


Alpha Based on
Standardized Items

.901 .901 4

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Deleted Item Correlation Correlation Deleted
Deleted

TD1 12.51 6.298 .825 .715 .855


TD2 12.60 6.307 .774 .645 .874
TD4 12.71 6.580 .778 .639 .872
TD5 12.73 6.591 .737 .559 .886

Dựa vào kết quả bảng trên thấy rằng, sau khi phân tích lần thứ hai thì hệ số

Cronbach’s Alpha là 0.901 (đạt chuẩn) lớn hơn 0.6 và các hệ số quan sát từ biến

“N.TD” ở cột Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3, do đó các các hệ số

quan sát này đảm bảo và có thể sử dụng để nhận được kết quả có độ tin cậy.

32
2.1.3 Kiểm định Cronbach's Alpha lần 1 đối với biến độc lập “Chủ

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items


Based on
Standardized Items

.691 .692 5

quan - CQ"

Item-Total Statistics

Scale Scale Corrected Squared Cronbach's


Mean if Variance if Item-Total Multiple Alpha if
Item Item Correlation Correlation Item
Deleted Deleted Deleted

CQ1 13.28 8.435 .363 .143 .678


CQ2 12.91 8.310 .466 .234 .633
CQ3 13.61 7.704 .506 .295 .614
CQ4 13.71 7.946 .486 .285 .624
CQ5 12.94 8.641 .414 .205 .654

Bảng 2: Kết quả Cronbach’s alpha của biến CQ. (Nguồn: sinh viên tự chụp)

Dựa vào kết quả bảng trên thấy rằng chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.691 lớn hơn
0.6 và các hệ số quan sát từ biến “Chủ quan” ở cột Corrected Item-Total
Correlation đều lớn hơn 0.3, do đó các các hệ số quan sát này đảm bảo và có thể
sử dụng để nhận được kết quả có độ tin cậy.

2.1.4 Kiểm định Cronbach's Alpha lần 2 đối với biến độc lập “Chủ
quan - N.CQ"

Reliability Statistics

33
Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based N of Items
on Standardized Items

.654 .655 4

Item-Total Statistics

Scale Scale Corrected Squared Cronbach's


Mean if Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Item Correlation Correlation Deleted
Deleted Deleted

CQ1 9.60 5.591 .364 .140 .636


CQ2 9.24 5.746 .412 .172 .602
CQ3 9.93 4.965 .521 .295 .523
CQ4 10.04 5.380 .447 .245 .578

Dựa vào kết quả bảng trên thấy rằng, kết quả chỉ số Cronbach’s Alpha sau khi

phân tích lần hai là 0.654 lớn hơn 0.6 và các hệ số quan sát từ biến “N.CQ” ở cột

Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3, do đó các các hệ số quan sát

này đảm bảo và có thể sử dụng để nhận được kết quả có độ tin cậy.

2.1.5 Kiểm định cronbach's alpha đối với với biến độc lập “Nhận
thức kiểm soát hành vi - HV"

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based N of Items


on Standardized Items

.857 .857 5

34
Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Deleted Item Correlation Correlation Deleted
Deleted

HV1 14.63 10.220 .635 .415 .837


HV2 14.29 10.668 .621 .410 .840
HV3 14.57 9.697 .750 .576 .806
HV4 14.54 10.008 .719 .547 .815
HV5 14.46 10.383 .637 .419 .836
Bảng 3: Kết quả Cronbach’s Alpha của biến HV. (Nguồn: sinh vien thu thập)

Dựa vào kết quả bảng trên thấy rằng chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.857 lớn hơn
0.6 và các hệ số quan sát từ biến “Chủ quan” ở cột Corrected Item-Total
Correlation đều lớn hơn 0.3, do đó các các hệ số quan sát này đảm bảo và có thể
sử dụng để nhận được kết quả có độ tin cậy.

2.1.6 Kiểm định Cronbach's Alpha lần 2 đối với biến độc lập “Nhận
thức kiểm soát hành vi - N.HV"

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on N of Items


Standardized Items

.857 .857 5

Item-Total Statistics

Scale Scale Corrected Squared Cronbach's

35
Mean if Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Item Correlation Correlation Deleted
Deleted Deleted

HV1 14.63 10.220 .635 .415 .837


HV2 14.29 10.668 .621 .410 .840
HV3 14.57 9.697 .750 .576 .806
HV4 14.54 10.008 .719 .547 .815
HV5 14.46 10.383 .637 .419 .836

Dựa vào kết quả bảng trên thấy rằng chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.857 lớn hơn
0.6 và các hệ số quan sát từ biến “Chủ quan” ở cột Corrected Item-Total
Correlation đều lớn hơn 0.3, do đó các các hệ số quan sát này đảm bảo và có thể
sử dụng để nhận được kết quả có độ tin cậy.

2.2 Đối với biến phụ thuộc

2.2.1 Đối với biến phụ thuộc “Ý định - YD"

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on N of Items


Standardized Items

.620 .615 3

Item-Total Statistics

Scale Scale Corrected Squared Cronbach's

36
Mean if Variance Item-Total Multiple Alpha if Item
Item if Item Correlation Correlation Deleted
Deleted Deleted

YD1 8.01 2.405 .487 .255 .431


YD2 8.06 2.465 .485 .254 .435
YD3 7.74 3.342 .327 .107 .649
Bảng 4: Kết quả Cronbach's Alpha của biến YD (Nguồn: sinh viên tự thu thập)

Từ kết quả bảng trên thấy rằng chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.62 lớn hơn 0.6 và các hệ
số quan sát từ biến “Ý định” ở cột Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3,
do đó các các hệ số quan sát này đảm bảo và có thể sử dụng để nhận được kết quả có
độ tin cậy.

3.Phân tích nhân tố khám phá EFA


Để biết được có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ý định rèn luyện
của sinh viên đại học Hoa Sen, chúng tôi tiến hành thực hiện kiểm định phân tích
nhân tố khám phá EFA.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .871

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2030.748

df 105

Sig. .000

Bảng dữ liệu cho thấy nhân tố khám phá EFA này đủ điều kiện và có độ tin cậy để

thực hiện phân tích dữ liệu của đề tài nghiên cứu, vì 0.5 ≤ hệ số KMO bằng 0.871 ≤

1.

37
Ngoài ra, chúng tôi thực hiện kiểm định các giả thuyết sau để kiểm tra sự tương

quan của các biến quan sát tương ứng với các biến độc lập:

H0: Các biến quan sát không có sự tương quan với nhau trong mỗi nhóm yếu tố.

H1: Các biến quan sát có sự tương quan với nhau trong mỗi nhóm yếu tố.

Dựa vào dữ liệu bảng trên thấy rằng Sig = 0.000 < 0.05 (kiểm định Bartlett)

Do đó bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, như vậy việc sử dụng dữ

liệu để phân tích nhân tố khám phá là hoàn toàn phù hợp.

Từ bảng dữ liệu trên, có ba biến quan sát ảnh hưởng đến biến phụ thuộc khi có tỷ lệ

phần trăm phương sai trích lên đến 60,47%, lớn hơn 50% nên đảm bảo điều kiện.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3

TD1 .859

TD2 .838

TD4 .821

TD5 .798

TD3 .452

HV4 .861

HV3 .813

HV1 .724

HV5 .710

HV2 .641

CQ3 .783

CQ4 .747

CQ2 .599

CQ1 .577

38
CQ5 .467

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 4 iterations.

Từ đó ta có bảng dữ liệu phân tích nhân tố khám phá EFA hay ma trận xoay các

biến quan sát như sau:

Dựa vào kết quả bảng dữ liệu trên thấy rằng hầu hết các hệ số tải của các biến quan

sát đều lớn hơn 0.5, tuy nhiên biến TD3 và CQ5 có hệ số tải bé hơn 0.5. Do đó

chúng tôi loại bỏ biến này và thực hiện lại kiểm định phân tích nhân tố khám phá

lần 2.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .855

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1794.944

df 78

Sig. .000

Ở lần 2 này dữ liệu từ bảng phân tích nhân tố khám phá EFA đủ điều kiện và có độ

tin cậy để thực hiện phân tích dữ liệu của đề tài nghiên cứu vì 0.5 ≤ hệ số KMO

bằng 0.855 ≤ 1.

Mặt khác, để kiểm tra có sự xuất hiện của sự tương quan của các biến quan sát

tương ứng với các biến độc lập lần hai, chúng tôi thực hiện kiểm định với các giả

thuyết sau:

H0: Các biến quan sát không có sự tương quan với nhau trong mỗi nhóm yếu tố.

H1: Các biến quan sát có sự tương quan với nhau trong mỗi nhóm yếu tố.

Dựa vào dữ liệu bảng trên thấy rằng Sig = 0.000 < 0.05 (kiểm định Bartlett)

39
Do đó bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, như vậy việc sử dụng dữ

liệu để phân tích nhân tố khám phá là hoàn toàn phù hợp.

Từ kết quả chạy nhân tố khám phá lần hai này, có ba biến quan sát ảnh hưởng đến

biến phụ thuộc khi có tỷ lệ phần trăm phương sai trích lên đến, 64,59% lớn hơn

50% đảm bảo điều kiện.

Từ đó ta có bảng dữ liệu phân tích nhân tố khám phá EFA hay ma trận xoay các

biến quan sát lần hai như sau:

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3

TD1 .863

TD2 .845

TD4 .815

TD5 .800

HV4 .863

HV3 .820

HV1 .728

HV5 .712

HV2 .645

CQ3 .806

CQ4 .731

CQ1 .608

CQ2 .597

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

40
Hệ số tải của các biến quan sát trên bảng dữ liệu đều có chỉ số lớn hơn 0.5 và không

có sự xáo trộn giữa các biến quan sát của biến độc lập, mặt khác có sự thay đổi về

số biến quan sát. Vì thế chúng tôi thực hiện thay đổi tên biến để phân biệt so với

ban đầu. Cụ thể biến N.TD (TD1, TD2, TD4, TD5); N.HV (HV1, HV2, HV3, HV4,

HV5) và N.CQ (CQ1, CQ2, CQ3, CQ4).

4.Phân tích tương quan


Để đảm bảo và chắc chắn rằng các biến phụ thuộc được đề xuất ảnh hưởng và có sự

tương quan với biến phụ thuộc nhằm tìm kiếm, đưa ra được kết quả có dộ tin cậy

tối ưu, do đó chúng tôi thực hiện phân tích tương quan giữa các biến để kiểm tra

điều đó.

Correlations
N.TD N.CQ N.HV N.YD
Pearson Correlation 1 .256** .546** .837
N.TD Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 300 300 300 300
Pearson Correlation .256** 1 .267** .657
N.CQ Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 300 300 300 300
Pearson Correlation .546** .267** 1 .401
N.HV Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 300 300 300 300
Pearson Correlation .837 .657 .401 1
N.YD Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 300 300 300 300
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

41
Dựa vào bảng dữ liệu trên thấy rằng các biến phụ thuộc có mối quan hệ tương quan

cũng như có ý nghĩa thống kê với biến độc lập bởi vì sig của các biến này nhỏ hơn

10%. Cụ thể, các biến N.TD, N.CQ, N.HV tương quan cùng chiều với biến phụ

thuộc N.YD cùng mức độ tương quan lần lượt là 0.837, 0.657 và 0.401.

5.Phân tích hồi quy tuyến tính


Để đo lường được mức độ ảnh hướng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc chúng

tôi thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát có dạng như sau:

Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + ... βnXn + µi

Với Y là biến phụ thuộc; β là các hằng số của biến độc lập X và µ là sai số.

Từ dữ liệu trên chúng tôi thiết lập được mô hình hồi quy tuyến tính mẫu có dạng như

sau: N.YD = β0 + β1*N.TD + β2*N.CQ + β3*N.HV + µi (1)

Correlations
N.TD N.CQ N.HV N.YD
Pearson Correlation 1 .256** .546** .837
N.TD Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 300 300 300 300
Pearson Correlation .256** 1 .267** .657
N.CQ Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 300 300 300 300
Pearson Correlation .546** .267** 1 .401
N.HV Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 300 300 300 300
Pearson Correlation .837 .657 .401 1
N.YD Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 300 300 300 300
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

42
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN

1.Mục tiêu 1: Khám phá tần suất rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa
Sen.

Dựa vào kết quả mà nhóm chúng tôi đã thu thập được, chúng tôi nhận thấy rằng các
đối tượng thực hiện khảo sát có tần suất hoạt động rèn luyện thể chất ở nhiều mức độ
khác nhau trong đó hầu hết sinh viên thực hiện chỉ thực hiện từ 1 đến 3 lần trong tuần
(163 sinh viên với 54.3%) và từ 3 đến 5 lần trong tuần (84 sinh viên với 28%) cùng
với một nhóm nhỏ sinh viên tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện với tần suất lớn
hơn 5 lần trong tuần với 44 sinh viên chiếm 14.7%, mặt khác có một nhóm nhỏ sinh
viên hầu như không tham gia bất kì hoạt động nào liên quan đến rèn luyện thể chất
trong khoảng 6 tháng gần đây với 9 sinh viên tương ứng với 3%.

Những số liệu này thể hiện rằng tần suất rèn luyện thể chất của sinh viên Hoa Sen rất
đa dạng. Các bạn sinh viên Hoa Sen có quan tâm đến sức khỏe thể chất của mình và
có thực hiện hành vi luyện tập, tuy nhiên theo kết quả của thời gian trong 1 buổi luyện
tập, phần lớn các bạn đều chỉ dành từ 15-30 phút cho 1 buổi tập. Nếu theo tính toán, 3
buổi tập kéo dài 30 phút sẽ có được tổng cộng 90 phút luyện tập trong vòng 1 tuần.
Như vậy vẫn chưa đủ tiêu chuẩn của WHO là 150 phút một tuần. Tuy nhiên, có những
bạn rất năng động và thường xuyên rèn luyện thể chất 3-5 lần trong tuần và ở cường
độ vừa và cao. Điều này cho thấy các bạn rất chú trọng về sức khỏe bản thân mình và
có những hành động cụ thể để thay đổi bản thân và rèn luyện.

2.Mục tiêu 2: Khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định rèn luyện
thể chất của sinh viên Hoa Sen.

Với mục tiêu 2, chúng tôi tiến hành phân tích độ tin cậy, nhân tố khám phá EFA, tính
tương quan của tất cả 300 mẫu trả lời và đạt được những kết quả sau:

Ở giai đoạn phân tích độ tin cậy, các biến của các nhân tố Thái độ, Chuẩn chủ quan và
Kiểm soát hành vi đã thể hiện độ tin cậy tốt khi các chỉ số đều đạt mức tiêu chuẩn và
không bị loại bỏ.

43
Nhóm chúng tôi đã thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính và đã nhận được kết quả
rằng biến Chuẩn chủ quan là biến ảnh hưởng đến ý định nhất, sau đó là biến Hành vi
và sau cùng là biến Thái độ.

Tóm lại, chúng tôi nhận thấy rằng yếu tố tác động đến hành vi rèn luyện thể chất của
sinh viên Hoa Sen là yếu tố về gia đình, về bạn bè, về những tiêu chuẩn về vóc dáng
lý tưởng và những lợi ích của việc rèn luyện thể chất. Đây là những yếu tố về mặt môi
trường xung quanh sẽ tác động nhiều nhất đến ý định của các bạn. Các bạn sẽ thay đổi
khi môi trường xung quanh hoặc yếu tố gia đình tác động lên.

3.Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu

 Thuận lợi

Đầu tiên, nhóm chúng tôi may mắn khi được nhận giảng viên hướng dẫn trực tiếp Đề
án 1 là cô Trần Thị Thu Hiền. Trong quá trình chọn đề tài cũng như là xác định được
mục tiêu, hướng đi của đề tài, chúng tôi được thảo luận và nhận được sự chỉ dẫn rõ
ràng từ phía cô để có thể tiếp tục bài báo cáo. Trong quá trình trao đổi, cô Hiền luôn
chủ động gửi lịch để nhóm chúng tôi có thể sắp xếp thời gian hợp lý nhất và thuận tiện
trao đổi về cả thời gian và nội dung khi gặp mặt. Điều này giúp chúng tôi thực hiện
bài báo cáo đúng thời gian hơn và kiểm soát được tiến trình thực hiện.
Với phạm vi đối tượng khảo sát là sinh viên đại học Hoa Sen, chúng tôi dễ dàng tiếp
cận cũng như thu nhặt được khảo sát từ các bạn cùng trường một cách nhanh chóng.
Chúng tôi đã phân phát bảng hỏi ở phạm vi là toàn trường, do đó chúng tôi có được đa
dạng ý kiến và khám phá được những ý định của họ, liên quan đến đề tài nghiên cứu
của nhóm chúng tôi.
Bên cạnh đó, với sự bổ trợ của kiến thức đã được học trong môn “Nghiên cứu
Marketing" đã hướng dẫn quy trình nghiên cứu và cách sử dụng SPSS, chúng tôi được
áp dụng kiến thức đã học và có thể phân tích được dự liệu.
Nhóm chúng tôi cảm thấy may mắn vì được làm việc với nhau trong một tinh thần
đoàn kết và phát triển, cả nhóm luôn đồng hành trong suốt quá trình làm việc, cùng
thảo luận và giải quyết những khó khăn trong bài nghiên cứu.
 Khó khăn
44
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã gặp khó khăn trong việc tìm ra những biến
liên quan đến đề tài, chúng tôi chưa thật sự tìm ra được nhiều biến dưới nhiều góc độ
khác nhau.
Với số lượng mẫu là 300 mẫu, mặc dù dễ dàng tiếp cận được đối tượng nghiên cứu
nhưng để thu thập được đủ 300 mẫu, chúng tôi cũng mất khoảng thời gian để kêu gọi
và hoàn thành khảo sát.
Để hoàn thành bảng hỏi, chúng tôi mất một khoảng thời gian bàn luận, tìm kiếm
nguồn tài liệu và thời gian đầu chưa thống nhất được với nhau. Chúng tôi mất 3 tuần
để thống nhất và hoàn thành bảng hỏi, điều này trễ hơn so với dự kiến ban đầu của
chúng tôi.

45
CHƯƠNG VII: ĐỀ XUẤT

Phần này chúng tôi đưa ra những kiến nghị cho các sinh viên Hoa Sen dựa trên kết
quả nghiên cứu và đây cũng là một trong những mục tiêu của chúng tôi khi thực hiện
khảo sát. 

1. Gia đình hiện đại ngày nay nên quan tâm về vấn đề rèn luyện thể chất hơn vì theo
kết quả nghiên cứu: gia đình là một trong những yếu tố tác động đến ý định rèn luyện
thể chất của sinh viên Hoa Sen. Chính mỗi gia đình cần chú trọng hơn trong việc nâng
cao rèn luyện thể chất, giáo dục và trở nên tấm gương người đi trước trong vấn đề rèn
luyện sức khoẻ để thế hệ trẻ có thể theo lối sống lành mạnh đó để phát huy. Bên cạnh
đó, gia đình cũng có thể tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được rèn luyện thể chất, khích lệ
con em trong vấn đề tự tìm hiểu những điểm tích cực về rèn luyện thể chất và thực
hiện ý định rèn luyện thể chất.

2. Trong kết quả nghiên cứu, biến Thái độ ít ảnh hưởng nhất đến ý định rèn luyện thể
chất của các bạn sinh viên Hoa Sen, điều này cho thấy được vấn đề rèn luyện thể chất
đem lại những lợi ích bề nổi về đảm bảo sức khoẻ, vóc dáng và các mối quan hệ xã
hội cho sinh viên nhưng chưa thật sự thấu hiểu rõ ràng ý nghĩa và tầm quan trọng của
rèn luyện thể chất, vì vậy dẫn đến vấn đề không ra ý định hành động. Chính điều này,
các bạn sinh viên Hoa Sen cần tự trang bị cho mình kĩ lưỡng hơn các kiến thức tích
cực về thể chất và rèn luyện thể chất, có thể từ các trang báo tin tức, nhà trường, gia
đình và các mối quan hệ xã hội khác … 

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ajzen, I. (2006). Research Gate. Retrieved from www.researchgate.net:


https://www.researchgate.net/publication/235913732_Constructing_a_Theory_
of_Planned_Behavior_Questionnaire
An, T. (2019, March 4). VNExpress. Retrieved from www.vnexpress.net:
https://vnexpress.net/suc-khoe/nguoi-viet-luoi-tap-the-duc-nhat-the-gioi-
3887015.html?
fbclid=IwAR0h1weAt8UNHFkwvheoFK1L5WsNmfwwyOUPYRcVug_orhw
cM7sJzJZsORE
Borg, G. (1982). PubMed.gov. Retrieved from www.ncbi.nlm.nih.gov:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7154893
Deliens, T. (2015, December). Research Gate. Retrieved from www.researchgate.net:
https://www.researchgate.net/publication/273702204_Determinants_of_physic
al_activity_and_sedentary_behaviour_in_university_students_A_qualitative_st
udy_using_focus_group_discussions
WHO. (2019, September). World Health Organization. Retrieved from www.who.int:
https://www.who.int/dietphysicalactivity/factsheet_adults/en/

47
PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT VỀ TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH RÈN LUYỆN THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Xin chào các bạn sinh viên Hoa Sen!


Nhóm chúng tôi đang thu thập dữ liệu để nghiên cứu về tần suất và các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định rèn luyện thể chất của sinh viên Đại Học Hoa Sen.
Như các bạn đã biết, rèn luyện thể chất là một phần không thê thiếu trong đời sống
của chúng ta. Không chỉ có những lợi ích về mặt thể chất mà còn cải thiện về mặt tinh
thần của một các nhân. Trường Đại Học Hoa Sen chúng ta chưa bao giờ có một bài
nghiên cứu nào về tần suất cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen rèn luyện thể
chất của các bạn sinh viên. Vì lí do đó, nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu về vấn đề này.
Câu trả lời của các bạn sẽ góp phần giúp chúng tôi hoàn thiện nghiên cứu này. Tất cả
thông tin và câu trả lời của bạn sẽ được hoàn toàn bảo mật và chỉ phục vụ mục đích
nghiên cứu.
Chúng tôi mong bạn sẽ hoàn thành hết bảng khảo sát. Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN
Giới tính của bạn:
 Nam
 Nữ
Bạn là sinh viên của khoa:
 Kinh Tế Quản Trị
 Du Lịch
 Khoa Học và Kĩ Thuật
 Thiết Kế và Nghệ Thuật
 Khoa Học và Xã Hội
Bạn là sinh viên năm:
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4

48
PHẦN 2: KHẢO SÁT TẦN SUẤT RÈN LUYỆN THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN
HOA SEN
Bạn có tham gia bất kì hoạt động rèn luyện thể chất nào trong vòng 6 tháng trở lại
không?
 Có
 Không
Số lần bạn dành ra rèn luyện thể chất trong vòng 1 tuần:
 1-3 lần
 3-5 lần
 Trên 5 lần
Thời gian trung bình bạn dành để rèn luyện thể chất:
 Dưới 15 phút
 15-30 phút
 30-60 phút
 Trên 60 phút
Cường độ luyện tập trong một lần luyện tập của bạn là
(Các con số sẽ biểu trưng cho nhịp tim ước chừng của bạn khi thực hiện hoạt động
rèn luyện thể chất)
 Nhẹ (6-12) (Cơ thể không đổ mồ hôi trừ khi thời tiết nóng ẩm. Không có sự
thay đổi trong nhịp thở. Ví dụ: đọc sách, xem phim, buộc dây giày, việc nhà
nhẹ nhàng, v v)
 Vừa (11-14) (Đổ mồ hôi sau khi vận động khoảng 10 phút. Thở nhanh và sâu
hơn. Cơ thể có thể nói chuyện bình thương nhưng không thể nói hơi dài. Ví dụ:
đi bộ nhanh, đi cầu thang, v..v)
 Cao (15-20) (Đổ mồ hôi sau 3-5 phút vận động. Thở dốc. Cơ thể chỉ có thể nói
chuyện đứt quãng) (Ví dụ: Bơi lội, đá bóng và những hoạt động mà đòi hỏi vận
động mạnh như nâng cử tạ)

49
PHẦN 3: KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH RÈN
LUYỆN THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN HOA SEN
A. Liên quan tới yếu tố thái độ
Hoàn toàn Không Bình Đồng ý Hoàn toàn
không đồng đồng ý thường đồng ý
ý
Rèn luyện
thể chất sẽ
giúp tôi có
một cơ thể
khỏe mạnh
Rèn luyện
thể chất sẽ
giúp tôi có
một vóc
dáng lý
tưởng
Việc rèn
luyện thể
chất giúp
tôi gặp gỡ
bạn bè, mở
rộng mối
quan hệ
RLTC giúp
tôi cải thiện
sức khỏe
tinh thần
RLTC giúp
tôi tránh xa
bệnh tật

50
B. Liên quan tới yếu tố chuẩn chủ quan
Hoàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn
toàn ý đồng ý
không
đồng ý
Tôi sẽ tham gia
rèn luyện thể
chất nếu bạn bè
cùng tham gia
Hình ảnh về vóc
dáng lý tưởng
của người khác
thôi thúc tôi
RLTC
Thành viên trong
gia đình RLTC
nên tôi cũng
RLTC
Những khóa học
RLTC thu hút tôi
tham gia
Tôi đã được thấy
những lợi ích của
RLTC mang lại
cho gia đình và
bạn bè nên tôi
cũng cảm thấy
hứng thú muốn
tham gia

51
C. Liên quan tới yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi
Hoàn toàn Không đồng Bình thường Đồng ý Hoàn toàn
không ý đồng ý
đồng ý
Tôi có đủ thời
gian để tham
gia/ thực hiện
RLTC
Tôi nhận thấy
cơ thể tôi đủ
điều kiện để
tham gia
RLTC
Tôi nhận thấy
bản thân có
thể duy trì việc
RLTC trong
thời gian dài
Tôi có thể cân
bằng thời gian
giữa việc học
và việc RLTC
Tôi có đủ điều
kiện kinh tế để
tham gia
RLTC

52
D. Liên quan tới yếu tố Ý Định
Hoàn toàn Không Bình Đồng ý Hoàn toàn
không đồng đồng ý thường đồng ý
ý
Tôi dự định
thực hiện
rèn luyện
thể chất vào
thời gian
tới.
Tôi sẽ tiếp
tục duy trì
việc rèn
luyện thể
chất.
Tôi sẽ giới
thiệu/ khích
lệ bạn bè
người thân
cùng tham
gia rèn
luyện thể
chất

Xin chân thành cám ơn các bạn đã dành thời gian thực hiện bảng khảo sát này!

53

You might also like