You are on page 1of 4

Câu hỏi chuẩn bị trước cho bài giảng Chương 3-sáng thứ sáu 6/3/2020.

Tiền tệ và giá cả.

1. Khái niệm tiền tệ và các chức năng của nó


- Giải thích chức năng phương tiện trao đổi của tiền
Phương tiện trung gian trao đổi một mặt hàng mà người mua đưa cho người bán khi họ
muốn mua hàng hóa và dịch vụ.
- Giải thích chức năng đơn vị kế toán của tiền
Thước đo dùng để đo lường giá trị kinh tế, niêm yết giá cả và ghi nợ cho các hàng hóa vật
chất và phi vật chất.
- Giải thích chức năng lưu trữ giá trị của tiền
Là một vật trung gian để chuyển đổi sức mua của hiện tại sang sức mua ở tương lai. Tiền
không phải là kho lưu trữ giá trị duy nhất trong nền kinh tế: Một người cũng có thể
chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai bằng cách nắm giữ các tài sản phi tiền tệ như
cổ phiếu và trái phiếu. Thuật ngữ giàu có được sử dụng để chỉ tổng số tất cả các cửa hàng
giá trị, bao gồm cả tiền và tài sản phi tiền tệ.
- Tính thanh khoản của tiền là gì?
Sự (mức độ ) dễ dàng mà một tài sản có thể chuyển đổi thành sự trao đổi trung gian của
nền kinh tế.

2. Các loại tiền


- Tiền hàng hóa trong lịch sử là gì?
Tiền có hình thức của một hàng hóa có giá trị nội tại.( Vật hay hàng hóa có giá trị ngay
cả khi nó không được sử dùng như tiền ). Vàng có giá trị nội tại vì nó được sử dụng trong
công nghiệp và sản xuất đồ trang sức. Mặc dù ngày nay chúng ta không còn sử dụng vàng
làm tiền, nhưng trong lịch sử, vàng là một dạng tiền phổ biến vì nó tương đối dễ mang,
đo lường và xác minh các tạp chất. Khi một nền kinh tế sử dụng vàng làm tiền (hoặc sử
dụng tiền giấy có thể chuyển đổi thành vàng theo yêu cầu), nó được cho là hoạt động dựa
trên tiêu chuẩn vàng.
- “Tiền là vàng. Vàng là tiền” ; hai câu này đúng, sai như thế nào?
Về bản chất vàng không phải là tiền mà chỉ được biểu hiện ra bằng tiền. Tiền là thước đo
giá trị, chuyển đổi giá trị trong vai trò trung gian trao đổi hàng hóa, thay thế cho vàng
trong lưu thông để thực hiện những quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền không có
giá trị nội tại như vàng mà nó chỉ là trên danh nghĩa, được hợp pháp hóa bởi các cơ quan
nhà nước nên nó không thể tương đương như giá trị bản chất của hàng hóa.
- Các khối tiền trong cung tiền như M0; M1; M2 khác nhau như thế nào?

1
Tiền NH thương Chuẩn tệ (tiền gửi
Tổng lượng tiền mại gửi tại NH tiết kiệm, tiền gửi Khoản tiền gửi
mặt trung ương có kỳ hạn… tại tiết kiệm khác
các tổ chức tín
dụng )
M0 X
M1 X X
M2 X X X

3. Ngân hàng thương mại và các chức năng của nó


- Thế nào gọi là hệ thống ngân hàng hai cấp?
Hệ thống ngân hàng trong đó các ngân hàng chỉ nắm giữ một phần tiền gửi làm dự trữ
- Các chức năng của ngân hàng thương mại là gì?
1) Trung gian tín dụng
2) Trung gian thanh toán
3) “Tạo tiền”
- Bảng cân đối của một ngân hàng thương mại là gi?
Bảng cân đối kế toán liệt kê các tài sản, các khoản nợ và vốn chủ sở hữu của ngân hàng
tại một thời điểm nhất định. Bảng CĐKT là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ
giá trị tài sản hiện có được sử dụng như thế nào và nguồn gốc hình thành tài sản đó của
TCTD tại 1 thời điểm nhất định
- Mô tả một tài khoản chữ T của ngân hàng thương mại.
Tài khoản T là một báo cáo kế toán đơn giản cho thấy những thay đổi trong tài sản và nợ
phải trả của ngân hàng.

Tài sản Tổng số nợ


Dự trữ: 1,000,000 Tiền gửi vào: 1,000,000

- Tại sao ngân hàng thương mại (với tư cách một hệ thống) không in ra tiền nhưng lại có
thể tạo tiền thông qua các hoạt động của mình?
+) Ngân hàng thương mại tạo tiền thông qua các hoạt động cho vay
+) Khi một ngân hàng cho vay, khoản tiền đó có thể được gửi vào ngân hàng khác. Điều
này sẽ làm tăng tiền gửi và dự trữ của ngân hàng khác để học thực hiện hoạt động cho vay
khác.
+) Khi ngân hàng tạo ra các khoản cho vay thì cung tiền tăng lên.

- Số nhân tiền tệ phụ thuộc những nhân tố nào?

Số nhân tiền tệ, còn gọi là số nhân tín dụng, đo lường mức độ mà ngân hàng thương mại
làm tăng cung tiền. Số nhân này bằng tỷ số giữa tổng lượng cung tiền và lượng
cung tiền cơ sở.
- Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng có thể bị giảm do hai nguyên nhân nào?

2
4. Ngân hàng trung ương
- Năm chức năng của ngân hàng trung ương là gì?
1) Công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các văn bản hướng dẫn hoạt động cho vay của các ngân hàng và
định chế tài chính khác.
2) Hoạt động với tư cách người cho vay cuối cùng đối với hệ thống ngân hàng thương
mại.
3) Đặt ra và duy trì các tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất, sức mạnh tài chính, quản
lý hoạt động cho vay lành mạnh của các ngân hàng và định chế tài chính khác.
4) Quản lý dự trữ hối đoái và chính sách hối đoái.
5) Quản lý nợ của chính phủ.

(Mặc dù phát hành tiền là chức năng dễ nhận thấy nhất, nhưng đây không phải chức
năng quan trọng nhất của ngân hàng trung ương)

- Các công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương như nghiệp vụ thị trường mở,
đòi hỏi dự trữ bắt buộc, định tỉ lệ chiết khấu là gì?
- Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương có hai hướng chính là gì để thực hiện điều
chỉnh kinh tế vĩ mô? Theo mỗi hướng này sự phối hợp các công cụ chính sách là như thế
nào?
5. Lạm phát
- Bạn hiểu lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời
gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị
tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh
sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
- Giải thích lạm phát theo cách tiếp cận cung cầu tiền tệ như thế nào?
Khi lượng cung tiền ( money supply ) nhiều hơn lượng cầu tiền ( money demand ) hay tạo
ra thặng dư
- Lý thuyết số lượng tiền tệ có thể nêu vắn tắt như thế nào?
Thuyết số lượng tiền tệ là lý luận cho rằng trong dài hạn số lượng tiền tệ không phụ thuộc
vào quy mô của GDP mà vào thay đổi của giá cả hoặc thay đổi của mức giá chung của
nền kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng số lượng tiền.
- Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế thể hiện như thế nào?
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến.
- Các chi phí của lạm phát là gì?
- Thuế lạm phát
- Gây ra chi phí thực đơn
- Tạo ra những thay đổi không mong muốn trong giá tương đối
- Làm thay đổi nghĩa vụ phải nộp thuế của các cá nhân thường trái với mong muốn của
người làm luật

3
- Gây ra sự nhầm lẫn và bất tiện

You might also like