You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Bài 1: Một mẫu bê tông nhẹ để trong không khí có khối lượng thể tích là 1,4 g/cm3 với
độ ẩm 3%. Sau khi cho mẫu hút nước đến trạng thái bão hòa thì khối lượng thể tích
của nó là 1,7 g/cm3. Hãy xác định độ rỗng và khối lượng riêng của mẫu bê tông này,
biết hệ số bão hòa bằng 0,71.

Bài 2: Một mẫu đá granite có khối lượng thể tích là 2,6 g/cm 3. Khi cho mẫu hút nước
dưới áp lực thì mẫu có độ hút nước theo khối lượng là 0,7%. Biết hệ số bão hòa là 0,5.
Tính khối lượng riêng và khối lượng thể tích ở trạng thái bão hòa của mẫu đá.

Bài 3: Một mẫu vữa hình trụ tròn có đường kính 10cm, chiều cao h = 20cm. Ở độ ẩm
4% cân được 2,45 kg. Thể tích đặc là 1,4 dm 3. Hệ số bão hòa là 0,7. Tính độ bão hòa
nước theo thể tích và theo khối lượng.

Bài 4: Một viên gạch ống 4 lỗ có kích thước 190x90x90mm. Khi đem cân ở trạng thái
khô có khối lượng là 1,50 kg. Ngâm viên gạch trong nước đến bão hòa thì khối lượng
cân được là 1,61 kg. Biết hệ số bão hòa là 0,113. Khi dùng gạch này để xây tường,
người thợ đã trát các mạch vữa ngang và đứng với chiều dày trung bình là 10mm. Hãy
xác định: khối lượng thể tích, khối lượng riêng của viên gạch và dự trù số lượng viên
gạch cần sử dụng để xây 1m2 tường.

Bài 5: Một mẫu đá ẩm có hình dạng không rõ ràng, ở độ ẩm 8% có khối lượng 108g.
Bọc kín bề mặt mẫu đá ẩm đó bằng 1,2g paraffin, cân trong nước có khối lượng là
57,87g. Xác định khối lượng thể tích ở trạng thái khô và ở trạng thái bão hòa của mẫu
đá?

Biết khối lượng riêng của mẫu là 2,9 g/cm3; của paraffin là 0,9 g/cm3; hệ số bão hòa
bằng 0,65. Sau khi hút nước thể tích đá không đổi.

Bài 6: Một mẫu vật liệu có khối lượng riêng là 2,6 g/cm 3; độ rỗng là 25%. Khi độ ẩm
vật liệu tăng 1% thì độ tăng trung bình về thể tích của vật liệu là 0,2%. Hãy tính khối
lượng thể tích của vật liệu ở độ ẩm 30%.
Bài 7: Một loại gạch khô ở 00C có hệ số truyền nhiệt là 0,36 kCal/m.0C.h. Khối lượng
riêng của gạch là 2.650 kg/m3. Hãy xác định độ rỗng của loại gạch này.

Bài 8: Một tấm tường bê tông nhẹ có chiều dày 250mm và diện tích bề mặt chịu nhiệt
là 3m×3,5m. Tấm tường chịu tác dụng của nhiệt độ mặt ngoài là 90 0C và mặt trong là
300C. Nhiệt lượng đã truyền qua tấm tường là 350 kCal. Hệ số truyền nhiệt của nó ở
00C là 0,124 kCal/m.0C.h. Tính thời gian truyền nhiệt qua tấm tường trên.

Bài 9: Một phòng làm việc có kích thước: dài×rộng×cao = 5×4,2×3,6m. Tường dày
22cm, tổng diện tích cửa đi và cửa sổ là 3,7 m 2; được xây bằng một loại gạch có độ
rỗng 30% và khối lượng riêng là 2,65 g/cm3. Cửa, trần và nền đều cách nhiệt tốt. Nhiệt
độ trung bình ngoài trời là 80C và dùng lò sưởi để duy trì nhiệt độ trong phòng ở 24 0C.
Lò sưởi được đốt bằng than đá có năng suất tỏa nhiệt 5600 kCal/kg. Hỏi mỗi ngày
đêm cần phải đốt bao nhiêu than đá?

Bài 10: Một hỗn hợp bê tông có lượng vật liệu chế tạo cho 1m 3 là 300 kg xi măng,
538 kg cát, 1260 kg đá và 180 lít nước. Nhiệt dung riêng của cát, đá và xi măng bằng
nhau và bằng 0,2 kCal/kg.0C. Tính lượng nhiệt cần thiết để nâng 1m 3 hỗn hợp bê tông
trên từ 250C lên 800C.

Bài 11: Lựa chọn công suất của máy thí nghiệm đủ để uốn một dầm bê tông với một
lực tập trung đặt ở giữa nhịp. Dầm có tiết diện 150×150mm, khoảng cách giữa 2 gối
tựa là 60cm. Biết cường độ chịu uốn giới hạn của bê tông là 80 kG/cm2.

Bài 12: Một cái cột làm bằng đá tiết diện 20cm×30cm, chịu tải trọng nén đúng tâm là
500T. Cường độ chịu nén của loại đá này là 1200 kG/cm 2 và hệ số mềm của nó là 0,7.
Hãy kiểm tra mức độ an toàn của cái cột này khi nó bị ngập nước do bị lụt lâu ngày.

Bài 13: Một cột nhà có tiết diện vuông chịu tải trọng nén đúng tâm là 85T. Vật liệu
xây cột có Mac theo cường độ chịu nén là M150. Khi tính chọn hệ số an toàn bằng
1,5. Xác định kích thước của cột.

You might also like