You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN 7

Câu 1: Biết ion X2- và ion M+ có cấu hình electron lần lượt là: ls22s22p63s23p6, [Ar]3d104s24p6. Viết
cấu hình electron của nguyên tử X, M.
Câu 2: Viết cấu hình electron nguyên tử dựới dạng ô lượng tử các nguyên tố mà nguyên tử ở trạng
thái cơ bản có 2 electron độc thân thỏa mãn 15 < Z < 30.
Câu 3: Hợp chất MX2 chứa 46,67% M về khối lượng. Trong nguyên tử nguyên tố M, số nơtron
nhiều hơn so proton là 4 hạt. Trong nguyên tử nguyên tố X, số nơtron bằng số proton. Tổng số
proton trong phân tử MX2 là 58. Xác định số khối của M, X.
Câu 4:
a. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: BF3, C2H6.
b. Nguyên tử B và C trong các phân tử trên ở trạng thái lai hóa nào? (Biết ZB = 5; ZC= 6).
Câu 5: Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Tỉ lệ khối lượng mol giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao
nhất của R là 17 : 71. Xác định nguyên tử khối của R.
Câu 6: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử theo các sơ đồ dưới đây và cho biết
chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử của mỗi phản ứng:
a. Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
b. Na2SO3+ KMnO4+ NaHSO4  Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 7: Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị 63
29 Cu và 65
29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là

63,54.

a. Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của đồng trong tự nhiên.
b. Tính phần trăm khối lượng của 63
29 Cu , trong phân tử CuCl2.

Câu 8: Cho 15 gam hỗn hợp gồm Mg và muối cacbonat của nó tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1
14,6%. Sau khi phản ứng kêt thúc thu được dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí Y,(đktc).
a. Tính khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính nồng độ C% của chất tan trong dung dịch X.
Câu 9: Sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố sau:

X (Z = 7), Y (Z = 9), R (Z =14), T (Z = 19). Giải thích sự sắp xếp đó.


ĐỀ ÔN 7

Câu 1: Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: (ghi rõ điều kiện nếu có, một mũi
tên là một phản ứng) CuCl2  HCl  Cl2  HClO

FeCl3

Câu 2: a. Giải thích sự hình thành liên kết ion đối với hợp chất K2S.

b. Viết công thức cấu tạo đối với các hợp chất: CO2, CH2Cl2.

Câu 3: Lập phương trình hóa học củâ các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron (cho
biét chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa).

a. Cl2 + NaCrO2 + NaOH  NaCl + Na2CrO4 + H2O

b. Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (biết tỉ lệ số mol của NO : N2O = 3:1)

Câu 4: Ion X2+ có tổng số electron bằng tổng số electron của ion tạo thành từ nguyên tử clo (Z=17).
Cho biết:

a. Ion X2+ có số electron bằng bao nhiêu?

b. Nguyên tử X có số proton bằng bao nhiêu?

Câu 5: Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi
tùy trường hợp. Ứng với mỗi trường hợp, hãy cho một ví dụ minh họa.

Câu 6: Mô tả các hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra khi
thực hiện thí nghiệm sau: Cho vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm có chứa sẵn dung dịch
NaOH. Sau đó, cho tiếp vào từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư.

Câu 7: Từ KMnO4, dung dịch HCl đặc và Fe, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế khí Cl2,
FeCl3.

Câu 8: Hòa tan hết 14,7 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm Na và K trong 440 gam dung dịch
HCl 1,75 M (D = 1,1 g/ml). Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí (đktc).

a. Tính nồng độ mol/1 của các chất trong dung dịch Y (xem thể tích dung dịch không thay đổi).

b. Cho cùng lượng hỗn hợp X tác dụng với một phần hai lượng dung dịch HCl ở trên, rồi cô cạn
dung dịch sau phản ứng, tính khối lượng chất rắn thu được.

You might also like