You are on page 1of 10

BẢN GHI CHÉP PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA CÁC NHÓM BUỔI 12 CỦA

NHÓM STORM
******
Nhóm Special
Chủ đề: So sánh UPAS L/C và L/C trả chậm
Phần thuyết trình của nhóm Special
1. Giống nhau
- Đều là thư tín dụng được NNK yêu cầu NH phát hành mở cho mình.
- NNK được phép thanh toán trả chận trong một khoảng thời gian nhất định.
- Ngân hàng phát hành L/C phải thanh toán cho nhà XK hoặc ngân hàng của nhà XK
hoặc ngân hàng hoàn trả.
2. Khác nhau
- Khái niệm
+ UPAS L/C: Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì Ngân hàng phát hành L/C
phải trả tiền ngay cho người thụ hưởng. Nhưng sau X ngày theo quy định của L/C, người
NK mới trả tiền cho ngân hàng theo thoả thuận tài trợ lúc mở L/C.
+ L/C trả chậm: Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì sau X ngày theo quy
định trong L/C Ngân hàng phát hành L/C sẽ trả tiền cho người thụ hưởng.
- Thanh toán tiền cho NXK
+ UPAS L/C: Ngân hàng hoàn trả do ngân hàng phát hành L/C ủy quyền sẽ phải chiết
khấu bộ chứng từ và trả tiền ngay cho nhà XK.
+ L/C trả chậm: Ngân hàng phát hành L/C sẽ phát hành cam kết trả tiền và trả tiền cho
nhà XK vào ngày đáo hạn như trong quy định của L/C.
- NH trả tiền (trường 42A)
+ UPAS L/C: Là Ngân hàng hoàn trả do ngân hàng phát hành chỉ định thực hiện trả tiền
cho nhà XK và chỉ được thanh toán lại số tiền khi đến ngày đáo hạn của L/C.
+ L/C trả chậm: Là Ngân hàng phát hành L/C hoặc Ngân hàng do ngân hàng mở L/C chỉ
định nhưng sẽ được ngân hàng phát hành L/C thanh toán ngay.
- Cách thức thanh toán
+ UPAS L/C: Thanh toán một lần.
+ L/C trả chậm: Thanh toán một lần hoặc nhiều lần tùy theo thoả thuận.
- Chi phí
+ UPAS L/C: cao hơn.
+ L/C trả chậm: thấp hơn.
- Lợi ích của NXK:
+ UPAS L/C: Có lợi hơn vì nhận được tiền ngay.
+ L/C trả chậm: Không có lợi trong việc thanh toán.
- Cách thực hiện L/C (trường 41D)
+ UPAS L/C: “Available with …. by …… Any bank by negotiation”.
+ L/C trả chậm: “Available with [tên ngân hàng phát hành/trả tiền/xác nhận] by a
payment commitment”.
- Chỉ dẫn với các NH (trường 78)
+ UPAS L/C: Beneficiary time draft shall be negotiated on at sight basis and should be
forwarded to the drawee bank [tên ngân hàng hoàn trả]; All documents must be
forwarded directly to us (issuing bank) in one lot by courier services.
+ L/C trả chậm: Whether all terms and conditions are complied with please came
reimbursement at the murturity date.
- Mục đích sử dụng:
+ L/C trả chậm:
Gây dựng niềm tin giữa bên mua và bên bán.
Giúp người mua có lợi thế về tài chính khi không phải thanh toán ngay khi nhận hàng.
+ UPAS L/C:
Cân bằng lợi ích giữa người NK và người XK xét trên khía cạnh thời hạn thanh toán.
Đảm bảo an toàn cho cả bên XK và NK khi sử dụng phương thức UPAS L/C.
Giải pháp tài chính tối ưu cho doanh nghiệp trong bối cảnh bị hạn chế tiếp cận vốn vay
bằng ngoại tệ.
Khi sử dụng UPAS LC, các bên đều được hưởng lợi: Doanh nghiệp NK có thể thương
lượng được giá tốt trong hợp đồng mua bán với nhà XK; Nhà XK sẽ nhận được tiền
thanh toán ngay của L/C từ ngân hàng chiết khấu; Ngân hàng sẽ nhận được phí từ dịch vụ
này.
Câu hỏi của cô và phần trả lời của nhóm
Câu 1: Thực chất việc NXK nhận được tiền ngay thì đấy là tiền của ai (trong UPAS L/C)?
- Thực chất đó là tiền của NH hoàn trả.
=> Mối quan hệ của NHHT và NHPH: NHHT là do NHPH chỉ định. Khi một NH nhận
làm NHHT và được nhận phí từ NHPH.
Câu hỏi: NH hoàn trả là NH nào? Giả sử BIDV quyết định bán UPAS cho NNK. Lí do gì
BIDV chọn Wells Fargo mà không chọn các NH khác?
- Khi chọn NH phụ thuộc vào mối quan hệ của các bên, khi có mối quan hệ tốt, Wells
Fargo có thể đưa ra lãi suất ưu đãi cho BIDV.
Câu 2: Trong UPAS L/C,người NK trả những khoản nào cho NHPH vào ngày đáo hạn?
NH phát hành trả cho NH hoàn trả những khoản nào, có đúng bằng số tiền NNK trả cho
NHPH không?
 NHPH là BIDV, NHHT là Wells Fargo
BIDV trả cho Wells Fargo =gốc + lãi (Libor + x%)
NNK trả cho BIDV = gốc + lãi (Libor + x% + y%)
 NHPH là VCB, NHHT là Wells Fargo
VCB trả cho Wells Fargo =gốc + lãi(Libor + x% - 0.25%)
NNK trả cho VCB =gốc + lãi(Libor + x%)
Câu hỏi: Cơ hội để VCB và BIDV bán UPAS L/C thì NH nào dễ hơn? Nếu là NNK thì sẽ
chọn ai?
- Cơ hội của VCB để bán sản phẩm là cao hơn. Do số tiền NNK trả cho VCB ít hơn. Có
thể do mối quan hện của Wells Fargo với VCB tốt hơn với BIDV => mức lãi suất Wells
Fargo đưa ra cho VCB thấp hơn.
- Nếu là NNK thì sẽ chọn VCB do chi phí phải trả cho VCB thấp hơn.
=> Vậy để phát triển các sản phẩm UPAS L/C, các NH cần chọn đối tác trước rồi mới
tìm khách hàng.
Câu 3: Trường 41D quy định: UPAS L/C: “Available with …. by …… Any bank by
negotiation”. Thay any bank ở đây là Wells Fargo hặc mọt NH cụ thể thì có được không?
- Được phép.
Câu 4: Tại sao ở trường 78 thường có câu: All documents must be forwarded directly to
us (issuing bank) in one lot by courier services.
Trả lời: Quy định tất cả chứng từ phải chuyển trực tiếp bằng chuyển phát nhanh có lợi
cho cả người XK và NHPH. Vì NHPH vẫn kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy nó phù hợp thì
gửi thông báo đến cho NHHT thì NHHT miws thanh toán cho người XK.
- Bản chất của UPAS L/C vẫn là một L/C thương mại thông thương nên các chứng từ
được chuyển cho NH hoàn trả không cần tất cả là chứng từ gốc mà là các chứng từ theo
trong quy định L/C.
Câu hỏi: Trong quy trình thanh toán bằng UPAS L/C: NH hoàn trả gửi điện + bộ chứng từ
gốc cho NHPH. NHPH chấp nhận theo điện hay theo chứng từ giấy?
NHPH nhận chứng từ giấy, trực tiếp kiểm tra, khi kết luận là phù hợp thì gửi điện cho NH
hoàn trả đồng ý trả tiền. Khi đó NH hoàn trả mới gửi chấp nhận thanh toán cho NXK.
Vì vậy, chuyển bằng chuyển phát nhanh sẽ có lợi cho NXK.
Trong L/C thông thường, khi người XK xuất trình bộ chứng từ cho NHCK, NHCK sẽ
xem xuất trình có phù hợp hay không rồi quyết định chiết khấu cho người XK. Sau đó
NHCK sẽ xuất trình bộ chứng từ cho NHPH để đòi tiền. Việc NHPH không chấp nhận
thanh toán thì NHCK phải chịu hoàn toàn rủi ro. Như vậy chiết khấu chứng từ trong L/C
thông thường khác với trình tự thanh toán trong UPAS L/C.
- Quy trình đòi tiền trong UPAS L/C:
Bước 1: Nhà XK và nhà NK ký hợp đồng trả chậm
Bước 2: Nhà NK gửi yêu cầu mở UPAS L/C đến NHPH
Bước 3: NHPH liên hệ với NHCK để kiểm tra phí, hạn mức áp dụng với giao dịch này
Bước 4: NHPH gửi điện MT700 cho NHCK
Bước 5: NHCK thông báo L/C cho nhà XK
Bước 6: Sau khi nhận được thông báo người XK giao hàng cho nhà NK
Bước 7: Người XK xuất trình bộ chứng từ đến NHCK
Bước 8: NHCK kiểm tra chứng từ và gửi điện yêu cầu chấp nhận thanh toán đến NHPH
Bước 9: NHPH gửi lại điện MT799 cho NHCK và thông báo bộ chứng từ đã được chấp
nhận thanh toán
Bước 10: NHCK thanh toán cho người XK
Trong L/C mà NHPH gửi cho NHCK theo trường 42c thì B/E được sử dụng cũng là B/E
kỳ hạn vì đây là hợp đồng kỳ hạn.
Câu 5: Tại sao mục đích sử dụng UPAS L/C là để hạn chế cho vay ngoại tệ? Đối với
khách hàng nằm trong diện bị hạn chế cho vay ngoại tệ của ngân hàng thì ngoài sử dụng
sản phẩm UPAS thì có thể sử dụng sản phẩm nào khác?
The quy định của NHNN: NHTM hạn chế cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp không
có nguồn thu ngoại tệ. Quy định này đánh vào các doanh nghiệp chỉ nhập mà không xuất.
Đối tượng này có nhu cầu về ngoại tệ. Vậy họ lấy ngoại tệ ở đâu khi họ nằm trong diện bị
hạn chế cho vay ngoại tệ của ngân hàng.
 Cách 1: NNK vay NH VND để mua ngoại tệ thanh toán cho hợp đồng trả ngay.
Tuy nhiên vay VND thì có lãi suất cao hơn ngoại tệ => bất lợi cho NNK.
Vì vậy UPAS vẫn có lợi hơn.
 Cách 2: Sử dụng UPAS
 Cách 3: Sử dụng L/C trả chậm cùng thời hạn, nếu sau này nhà nước đưa ra chính
sách cho các doanh nghiệp đó vay. Nhưng không chắc chắn, nếu khi đó không
được vay => lại vay VND mua ngoại tệ => ngoài lãi suất cao hơn, NXK còn
không biết được khi đó tỉ giá là bao nhiêu. Ngoài ra các NHPH không muốn mở
L/C trả chậm trong mấy tháng vì nó ràng buộc nghĩa vụ của ngân hàng trong thời
gian dài.
=> UPAS L/C vẫn có lợi hơn.
Bởi vậy, UPAS L/C là giải pháp tối ưu trong trường hợp hạn chế cho vay ngoại tệ.
Câu hỏi của nhóm Storm dành cho nhóm Special
Câu hỏi: Đối với người XK, L/C trả chậm hay UPAS L/C có lợi hơn? Rủi ro của NHPH
đối với hai loại L/C này có thay đổi không?
Trả lời của nhóm tự chuẩn bị:
Đối với người XK, UPAS L/C có lợi hơn vì người XK được thanh toán ngay trong khi
L/C trả chậm thì người XK không được trả tiền ngay. Ngoài ra, người NK không phải trả
tiền ngay nên không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của người XK khi sử dụng
phương thức thanh toán là UPAS L/C thay vì L/C trả chậm.
Rủi ro của NHPH trong cả hai loại L/C vẫn giống nhau là người NK không thanh toán
cho NHPH.

Nhóm Black Pink


Đề tài: So sánh LC điều khoản đỏ (Red Clause LC) và ứng trước hóa đơn
Nội dung thuyết trình của nhóm
1. LC điều khoản đỏ (Red Clause LC).
1.1. - Là LC mà ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng được chỉ định ứng trước cho
người thụ hưởng để mua nguyên vật liệu sản xuất hàng theo LC đã mở.
- Là tín dụng thương mại.
1.2. Quy trình Red Clause LC.
- NHPH phát hành L/C điều khoản đỏ ủy quyền cho NHTB ứng trước tiền hàng cho
người hưởng lợi khi nhận được biên nhận và cam kết của người hưởng lợi sẽ xuất trình
chứng từ giao hàng theo quy định trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- NHTB thông báo L/C, lưu ý cho người hưởng lợi về điều khoản đỏ.
- Người hưởng lợi đề nghị NHTB ứng trước tiền hàng bằng xuất trình cam kết sẽ xuất
trình chứng từ giao hàng theo quy định trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- NHTB nhận cam kết và thực hiện ứng trước một phần tiền hàng theo quy định của L/C
cho người hưởng lợi.
- Sau khi giao hàng người hưởng lợi xuất trình chứng từ giao hàng cho NHTB.
- NHTB gửi chứng từ giao hàng đến NHPH và đề nghị hoàn trả đầy đủ giá trị bộ chứng
từ xuất trình.
- NHPH giao chứng từ cho người mở L/C.
- NHPH hoàn trả đầy đủ cho NHTB.
- NHTB thanh toán tiền hàng cho người hưởng lợi sau khi khấu trừ tiền lãi phát sinh và
các chi phí khác.
1.3. Các loại Red Clause LC:
NHPH ủy quyền ứng trước cho ngân hàng được chỉ định khi nhận được:
- Điều khoản đỏ trơn – không có bảo đảm: Cam kết số tiền ứng trước sẽ được sử dụng để
trả tiền mua hàng từ phía người hưởng lợi.
- Điều khoản đỏ kèm chứng từ - có bảo đảm: Biên lai gửi kho (warehouse receipt) hoặc
chứng từ tương tự cùng với cam kết sẽ xuất trình chứng từ giao hàng theo yêu cầu của
L/C.
- Điều khoản đỏ biên nhận và cam kết: Biên nhận và hóa đơn của người thụ hưởng cùng
với cam kết sẽ hoàn trả số tiền ứng trước trong trường hợp không xuất trình chứng từ phù
hợp theo L/C.
2. Ứng trước hóa đơn.
2.1. - Là sản phẩm tài trợ thương mại, ngân hàng sẽ thanh toán trước cho người bán
những hóa đơn bán hàng theo phương thức chuyển tiền (T/T).
- Người bán có nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi phát sinh cho NH.
2.2. Quy trình.
- Phòng khách hàng tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đề nghị và các điều kiện.
- Phê duyệt đề xuất cung cấp sản phẩm và ký kết HĐ.
- Phòng khách hàng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút vốn.
- Giải ngân và gửi chứng từ.
- Thu hồi khoản ứng trước.
3. So sánh.
- Giống: đều là sản phẩm tài trợ mà người bán sẽ nhận được một khoản ứng trước.
- Khác:

Red Clause LC Ứng trước hóa đơn


- Bản chất là tín dụng thương mại - Là khoản tín dụng NH cấp cho nhà xk
- Sản phẩm tài trợ trước giao hàng - Sản phẩm tài trợ sau giao hàng
- Sử dụng trong phương thức tín dụng - Sử dụng trong phương thức chuyển tiền
chứng từ (LC)
- Số tiền ứng trước có thể bằng 10%, 20%, - Được thanh toán ứng trước số tiền lớn
25%... hơn
- Hối phiếu số tiền ứng trước, giấy nhận - Hóa đơn, chứng từ liên quan, HĐ sử
nợ, cam kết giao hàng dụng dịch vụ ứng trước hóa đơn
- Khi NHĐCĐ ứng trước sẽ được cam kết - Nhà xk có nghĩa vụ hoàn trả gốc lãi cho
hoàn trả từ phía NHPH ngân hàng đã ứng trước

Câu hỏi của cô và phần trả lời của nhóm


Câu 1: Người khởi xướng Red Clause là người mua, nhưng thật ra lại là ngân hàng phát
hành cam kết với ngân hàng được chỉ định. Vậy mối quan hệ giữa NHPH với người mua
trong LC đỏ có khác LC thường không?
Do bản chất Red Clause vẫn là LC nên mối quan hệ giữa NHPH và người mua vẫn như
những LC thông thường.
Câu hỏi phụ: Trong LC đỏ, khi nào NHPH trả tiền ngân hàng chỉ định?
Trong L/C thương mại thông thường sau khi người XK xuất trình chứng từ đến NHPH,
nếu chứng từ phù hợp thì NHPH thanh toán. Tức là khi đó người bán đã thực hiện hợp
đồng rồi.Trong Red Clause, NHPH trả tiền cho NHĐCĐ khi người bán không thực hiện
hợp đồng cho nên khác biệt với L/C thông thường.
Có 2 trường hợp:
 Nếu người bán vẫn giao hàng thì sẽ thực hiện như LC thông thường, tức là khi
nhận được bộ chứng từ phù hợp sẽ thanh toán. Trong Red Clause nếu người XK đã
được ứng trước 10% và khi người XK sẽ lập chứng từ đòi tiền với giá trị 100% giá
trị hợp đồng đến NHPH thì NHPH sẽ trả 100% cho NHĐCĐ. Khi đó, NHĐCĐ sẽ
trừ 10% trong số tiền đó và ghi có 90% cho người XK.
 Nếu người bán không giao hàng, NHPH sẽ thanh toán cho NHĐCĐ số tiền mà
NHĐCĐ đã ứng trước cho người thu hưởng để mua nguyên vật liệu.

Câu 2: Đối với ứng trước hóa đơn, cơ sở nào để NH đồng ý ứng trước hóa đơn, trường
hợp nào không đồng ý?
Ngân hàng gặp rủi ro trong ứng trước hóa đơn khi:
Người XK không thể hoàn trả lại số tiền đó do người NK không thanh toán cho người
XK. Nên khi ứng trước hóa đơn ngân hàng XK phải quan tâm người mua là ai và không
cần quan tâm ngân hàng NK là ngân hàng nào vì sản phẩm này áp dụng với phương thức
chuyển tiền. Do đó việc thanh toán chỉ phụ thuộc vào người chuyển tiền chứ không phụ
thuộc và ngân hàng của người mua là ngân hàng nào. Nên trong ứng trước hóa đơn,
người mua là một yếu tố quyết định ngân hàng có thức hiện ứng trước hay không.
Trong ứng trước hóa đơn thì người mua có thể là người mua trong nước (với hợp đồng
mua bán nội địa) hoặc người NK nước ngoài( với hợp đồng XK).
Cơ sở để NH đồng ý ứng trước hóa đơn:
- Đối với người mua: ngân hàng chỉ đồng ý ứng trước đối với những hóa đơn đòi tiền
người mua nằm trong danh sách được ngân hàng chấp nhận.
- Đối với hóa đơn: Hóa đơn được phát hành hợp lệ, phù hợp với các điều khoản trong hợp
đồng thương mại giữa người mua và người bán với điều kiện Hóa đơn đó chưa được
người mua thanh toán và chưa được ứng trước hoặc tài trợ bởi bất kì bên thứ ba nào.
Câu 3: Ứng trước hóa đơn và Red Clause là sản phẩm trước hay sau giao hàng?
Ứng trước hóa đơn là sản phẩm tài trợ sau giao hàng.
Red Clause là sản phẩm tài trợ trước giao hàng.
Câu 4: Tại sao cả 2 sản phẩm này hiện nay đều áp dụng ở VN với tỉ lệ thấp?
Cả 2 sản phẩm này được áp dụng tại VN với tỉ lệ thấp do:
- NH thực hiện 2 sản phẩm tài trợ này cho những doanh nghiệp có mức độ uy tín và tình
hình tài trợ tốt.
Ví dụ như đối với LC đỏ, muốn mở được LC đỏ thì phải có người mua tình nguyện tài trợ
cho người bán, mà hiện nay ở VN đa số các doanh nghiệp là SME, chỉ mua bán những
sản phẩm nhỏ lẻ => khó thực hiện.
Đối với ứng trước hóa đơn, ngân hàng cũng chỉ ứng trước cho những hóa đơn đòi tiền
người mua nằm trong danh sách được ngân hàng chấp nhận.
- Lí do thứ 2 là việc cung cấp 2 sản phẩm này đều liên quan đến yếu tố người mua và
người bán nước ngoài.Việc đánh giá mức độ uy tín và thu thập thông tin của người nhập
khẩu nước ngoài đối với ngân hàng Việt Nam thì không dễ dàng nên hai sản phẩm này ít
được sử dụng ở Việt Nam.
- Ngoài ra do kinh nghiệm của các cán bộ NH còn chưa cao, không giới thiệu đươc
những sản phẩm mới cho khách hàng.
Câu 5: Nhóm có nói mục đích của cả 2 sản phẩm này đều là quay vòng vốn? Đúng hay
sai?
Sai vì:
LC đỏ là ứng trước cho người xuất khẩu mua nguyên vật liệu.
Ứng trước vốn là tài trợ dựa trên khoản phải thu.
Câu hỏi của nhóm Storm dành cho nhóm BlackPink
Câu hỏi: L/C điều khoản đỏ có thể khắc phục được nhược điểm nào của ứng trước hóa
đơn?
Trả lời của nhóm tự chuẩn bị:
L/C điều khoản đỏ có thể khắc phục nhược điểm của ứng trước tiền hàng là với giao dịch
L/C diều khoản đỏ, nhà NK không trực tiếp cho nhà NK mà chính ngân hàng của nhà XK
được chỉ định thực hiện ứng trước tiền hàng cho nhà XK do đó nhà nhập khẩu không phải
chịu chi phí lãi vay trong khi nhà XK lại được tài trợ trước giao hàng một khoản tiền mà
không ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng mà ngân hàng XK đã cấp cho nhà XK.

You might also like