You are on page 1of 3

Câu 1:

Cô ơi cho em hỏi "vay ngắn hạn" là mã số chung với " phải trả người bán ngắn hạn"
hay là khác vậy cô.

Với cho em hỏi quỹ khen thưởng phúc lợi là nợ phải không cô.

Gửi em,
Vay ngắn hạn được theo dõi khác mã với nợ phải trả người bán e nhé (nhưng
cả 2 khoản đều là nợ phải trả trong nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán e
nhé!)
Quỹ khen thưởng phúc lợi là nợ phai trả em nhé!
Chúc em học tốt!
Câu 2:
Cô cho em hỏi là đề yêu cầu cho biết kết quả hoạt động kinh doanh từ ngày 1/6 đến
30/9. Vậy thì mình lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay sao ạ. Nếu lập báo
cáo kinh doanh thì đề bài lại không có những tiêu chí như doanh thu, các khoản giảm
trừ doanh thu, chi phí quản lý,...Em không biết phải làm như thế nào. Mong cô có thể
hướng dẫn ạ.
Gửi em,
Bài 1: Yêu cầu xác định kết quả kinh doanh thì em xem 1/6 và 30/9 bảng cân
đối kế toán của mình thay đổi thế nào nhé!
Bài 2: Dựa vào các thông tin đang có em xem kết quả kinh doanh của công ty
như thế nào và mối liên hệ giữa HTK và GVHB của mình (GVHB trong kỳ = Giá
trị hàng xuất ra bán trong kỳ + Các khỏan được đưa vào GVHB trong kỳ (phần
này trong bài không đề cập); HXBTK = Tồn đầu kỳ + Nhập kho trong kỳ - Tồn
cuối kỳ)...
nên với 2 năm khác nhau mình tính khác nhau em nhé! 
(Nhập kho trong kỳ theo nguyên tắc giá gốc mình tính = Trị giá hàng mua
vào + Chi phí vận chuyển phát sinh (nếu có) - các khoản giảm giá được hưởng
(nếu có)
Cảm ơn em!
Chúc em làm bài thật tốt nhé!
Câu 3
Dạ thưa cô em có thắc mắc một tí ở chỗ chi mua sản phẩm 330 triệu để mua sản phẩm
tiếp tục kinh doanh trong tháng 2 là mình đưa nó vào nguồn lực kinh tế ngày 31/1 phải
không ạ. Với lại em muốn hỏi lợi nhuận kinh doanh cộng vào cả hai phía nguồn lực và
nguồn hình thành luôn hay sao ạ?. Mong cô giải đáp thắc mắc giúp em, thật sự bài
giảng và slide cô gửi em cũng có đọc mà em không biết hỏi đáp thắc mắc qua MEET là
như thế nào.
Về câu hỏi của em cô trả lời như sau:
Việc mua thực phẩm (mặc dù để cùng trong tháng 2 như đề bài nói) nhưng
nghiệp vụ mua hàng này phát sinh trong tháng 1 nên nó ảnh hưởng đến tình
hình TC của tháng 1 nên trên bảng CDKT cuối tháng 1 (31.01) mình phải thể
hiện được sự ảnh hưởng này em nhé!
Em xem thêm trong file excel kết quả nhé!
C:\Users\Nguyen Thi Chau Long\Documents\HUONG DAN BAI TAP THAO LUAN SLIDE
20 CHƯƠNG 2.xlsx
Câu 4
Chào cô,

Em đã đọc định nghĩa về nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng có một số điểm vẫn chưa rõ
ạ. Trong định nghĩa có ý :" những sự kiện đã diễn ra và gây biến động về tài sản và
nguồn vốn của doanh nghiệp". Nhưng giả sử các trường hợp như: đặt hàng, kí hợp
đồng...như các ví dụ sau thì có được tính là nghiệp vụ kinh tế phát sinh không cô?

1/ "Ký hợp đồng mua 1tấn hàng A trị giá 5triệu"


2/ "Đặt hàng mua 10 bộ bàn ghế, trị giá 2triệu"
( vì những trường hợp này em không biết là có sự chuyển giao về tiền và hàng hóa hay
chưa ạ) 

Còn những trường hợp chỉ mới "nhận thông báo", các trường hợp chỉ mới "dự tính" thì
không được xem là nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng không ạ?!
Với lại, trong quá trình làm em làm bài í ạ. Cụ thể, là 2 khoản tiền tiền mặt tồn quỹ và
tiền gửi ngân hàng trong bài tập số 1 của chương 2, hai khoản này có mã số khác nhau.
Nhưng khi đưa vào trong bản cân đối kế toán thì 2 khoản này gộp lại chung thành một
khoản là "tiền" nên em không biết ghi mã số như thế nào ạ. 

Mong cô dành thời gian xem xét và giải đáp những thắc mắc giúp em ạ. Chúc cô sức
khỏe và công tác hiệu quả ạ!

Trân trọng, 

Chào em,

Hic, sao mà toàn câu hỏi về bài tập của cô cho về nhà nhỉ!!?
Ký hợp đồng, đặt hàng thì không phải là nghiệp vụ kinh tế phát sinh em nhé vì
những sự kiện này chưa  gây biến động về tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp.
Còn các trường hợp chỉ mới "dự tính" thì không được xem là nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vì các sự kiện này chưa diễn ra em nhé!
Còn với bài tập 1 tụi em có thể đưa vào bảng cân đối kế toán theo mẫu các
khoản TMTQ và TGNH =>Tiền.
Tuy nhiên, góc độ môn NLKT các em có thể viết tên các khoản mục đưa lên
Bảng CĐKT như trong bài giảng hoặc slide bài giảng em nhé!! (Phần này trong
buổi Meet cô có giải đáp thắc mắc cho các bạn).
VD:
Tài sản
1. Tiền mặt 
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Nợ phải thu
...
Bài 2 cũng như vậy các bạn có thể trình bày tóm lược bào cáo KQKD nhé!
Cảm ơn em nhé!
Chúc em học tốt!

You might also like