You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

HỌC PHẦN: ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH


ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG – NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG
TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên: Ts. Lê Văn Tám


Thực hiện: Nhóm 1

TP.HCM ngày 12/7/2019

THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và Tên MSSV


1 HỒ VĂN LỘC 42.01.605.049
2 TRẦN PHƯƠNG UYÊN 44.01.701.160
3
4

1. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đạo đức cách mạng
Đạo đức cách mạng: Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng là đạo đức mới, đạo đức vĩ
đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc,
của loài người. Hết lòng vì Đảng vì Tổ Quốc vì đồng bào gồm có năm đức tính: nhân,
nghĩa, trí, dũng, liêm. Biểu hiện qua những điều hết sức bình thường, hiện thực “quyết
tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng cho cách mạng”. Đó là điều chủ chốt nhất. Được biểu
hiện qua những việc làm cụ thể:
+ Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỉ luật cho Đảng, thực hiện tốt đường lối chính
sách của Đảng.
+ Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá
nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình
gương mẫu trong mọi việc.
+Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lenin tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn dùng tự phê
bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí
mình tiến bộ.

a. Vị trí, vai trò


- Từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đạo đức là nền tảng và khẳng định đạo
đức là cái gốc của người cách mạng.
- Đạo đức cách mạng là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng;
đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là công
việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, xấu xa thì còn làm
nổi việc gì?”Mọi việc thành hay bại chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo
đức cách mạng hay không. Bởi vì có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm
được những việc cao cả, vẻ vang; đạo đức là vũ khí sắc bén trong cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới.
- Đạo đức là sức mạnh của con người. Làm cách mạng là một việc lớn nên càng
phải có sức mạnh.  Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã
hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề,
một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được
nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
- Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại,
cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của
mình cũng không tiếc. Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công
vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ;
không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Hồ Chí Minh
chỉ rõ "tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to,
người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng".
b. Tầm quan trọng
- Đạo đức cách mạng có tầm quan trọng đặc biệt trong nhân cách của người cán
bộ, Đảng viên. Cách đây 60 năm, vào tháng 12-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” nhằm giáo dục, uốn nắn, nhắc nhở cán bộ,
đảng viên phải thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, để hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng giao, để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững
mạnh, là đạo đức, là văn minh.
- Vấn đề đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm rất sớm, nhất
quán và xuyên suốt. Người khẳng định, đạo đức như gốc của cây, nguồn của
sông, “người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Từ năm 1927, Bác đã viết tác phẩm
“Đường cách mệnh”. Năm 1947, Bác viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Năm
1958, Bác viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”. Năm 1965 đến 1969, Bác viết Di
chúc. Trong Di chúc, Bác cũng nói nhiều về “đạo đức cách mạng”. Vào ngày
thành lập Đảng 3-2-1969, Bác viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đó là những tác phẩm tiêu biểu thể hiện tư tưởng của
Bác về đạo đức cách mạng. Trong hàng trăm bài nói chuyện, bài viết khác, Bác
đều đã đề cập đến việc bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
2. Nhận thức và vận dụng đạo đức cách mạng trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
a. Nhận thức
- Hiện nay nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.Nó đã và đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, làm chao đảo
nhiều giá trị tinh thần nói chung và giá trị đạo đức nói riêng, vốn được xem là
truyền thống đạo đức của các dân tộc và của toàn thể nhân loại. Thông qua tác
phẩm “Đạo đức cách mạng “(1958), Đường Kách Mệnh, Sửa Đổi Lề Lối Làm
Việc của Hồ chủ tịch chúng ta cần nhận thức trên hai phương diện lý luận và
thực tiễn.
* Lý luận
- Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người
cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết:
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [2,252].
Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của
mọi công việc.
- Đạo đức cách mạng là phải “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường
lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên,
lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì
Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập
chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư
tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”. Chủ nghĩa
cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, Người chỉ rõ có ba kẻ địch luôn
chống lại chúng ta, đó là: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc; thói quen và truyền
thống lạc hậu; kẻ thù thứ ba chính là chủ nghĩa cá nhân, nó ẩn nấp trong mỗi
chúng ta, nó chờ mỗi khi ta thất bại hoặc thắng lợi là ngóc đầu lên. Nó là bạn
đồng minh của hai kẻ thù kia.
- Thông qua việc đánh giá những thành tựu và hạn chế của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, Hồ Chí Minh đã nêu những giải pháp để xây dựng và nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch những căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, lợi dụng to quyền,
mạnh thế, cái gì cũng muốn vơ lợi về cho cá nhân, gia đình, vợ con dòng tộc của
mình. Bác căn dặn, muốn chữa bệnh này, trước hết mỗi cán bộ, mỗi đảng viên
phải hoàn toàn phục tùng lợi ích của Đảng, mà ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng
không có lợi ích nào hết. Không nên vì cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích của
dân. Đồng thời, Người cũng đề cập đến phương pháp xây dựng Đảng là phải quan
tâm đến nội dung xây dựng Đảng về đạo đức cách mạng. Trước đây, chúng ta chỉ
tập trung xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức; chưa thật
sự quan tâm nhiều, đề cập nhiều đến mặt đạo đức cách mạng. Tuy nhiên, trong
quá trình lãnh đạo Hồ Chí Minh thường dạy: Đảng ta là đạo đức, là văn minh.
* Về thực tiễn
- Thông qua tác phẩm Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đánh giá, trong thực tế
sản xuất và chiến đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống Mỹ cứu nước, rất nhiều
cán bộ, đảng viên ta tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi
sau.
- Tuy nhiên, bước vào thời kỳ xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh những cơ hội, thuận lợi để
phát triển, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn đặt ra như:
tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên đã trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện trong tất cả
các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, trên tất cả các lĩnh vực, từ Trung
ương đến địa phương và cơ sở. Từ thực trạng trên, học tập và làm theo lời dạy
của Hồ Chí Minh trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, giúp chúng ta nhận thức
đúng đắn những vấn đề dưới đây:
+ Để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Ðảng, chống chủ nghĩa cá nhân nhằm xây
dựng Ðảng ta trong sạch, vững mạnh, một chính quyền hướng về dân, một đội
ngũ đảng viên, cán bộ là công bộc của dân thì phải thường xuyên thực hành đạo
đức cách mạng. Nghĩa là, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Ðảng, cho cách mạng.
+ Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống chính trị, trước hết là trong
cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, công chức
Nhà nước phải bắt đầu từ phòng chống chủ nghĩa cá nhân.
+ Từng tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải thật thà soi rọi lại chính mình trong
việc thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân đã có chuyển biến
tốt hay chưa. Đồng thời, xác định thời gian tới chúng ta cần phải làm gì để thực
hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân cho tốt hơn.
b. Vận dụng
- Vận dụng những luận điểm có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn của tác
phẩm “Đạo đức cách mạng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để giáo dục, rèn luyện đạo đức
cách mạng cho đội ngũ, cán bộ, đảng viên và trong điều kiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay là điều vô cùng quan trọng.
Thứ nhất: Đạo đức cách mạng góp phần nâng cao nhận thức cán bộ đảng viên
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, các cán bộ, đảng viên trong việc quán triệt sâu
sắc những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức cách mạng. Đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Thứ hai: Thực hiện đạo đức cách mạng bằng cách phê bình và tự phê bình
thực hiện tự phê bình và phê bình trong mỗi tổ chức Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn
sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình.
Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu
và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân”.
Người yêu cầu: “Các đồng chí ấy hiểu rằng: đảng viên phạm sai lầm thì sẽ đưa quần
chúng đến sai lầm, cho nên khi có sai lầm thì các đồng chí ấy sẵn sàng và kịp thời sửa
chữa, không để nhiều sai lầm nhỏ cộng thành sai lầm to. Do đó, các đồng chí ấy biết
thật thà tự phê bình và thành khẩn
Thứ ba: Đạo đức cách mạng thể hiện qua việc làm gương và nêu gương
Đề cao trách nhiệm làm gương, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo các cấp. Đó là minh chứng sinh động, chứng minh chỉ có sự tự giác rèn luyện của
từng cán bộ, đảng viên thì mới tạo được chuyển biến căn bản trong phòng chống suy
thoái về đạo đức, lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, “Lời nói và việc làm của
đảng viên rất quan hệ đến sự nghiệp cách mạng, vì nó ảnh hưởng lớn đến quần chúng”.
Những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Đạo đức cách
mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khǎn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng
chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên
phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngǎn ngừa và
kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân.
Một số hoạt động chống chủ nghĩa cá nhân mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo thực hiện
như: Nghị quyết 04( khóa XII) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với chỉ thị 05 CT/TW Bộ Chính trị về đẩy
mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thứ tư: Vận dụng đạo đức cách mạng góp phần định hướng, xây dựng mục tiêu
chủ nghĩa xã hội vững vàng
Hiện nay nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu của sự định hướng, là những chồi non đang
trưởng thành và phát triển hoàn thiện đạt đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Những
nhân tố đó là “nhà nước của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng”, “nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế
hợp tác trở thành nền tảng”, “tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội”. Đạo đức cách mạng giúp bồi bổ nhân cách đạo đức cho mỗi cán bộ Đảng viên.
Giúp họ nâng cao tính Đảng nhận thức được vai trò của mình, đóng góp toàn bộ sức lực
cho công cuộc xây dựng XHCN ở Việt Nam.
Đạo đức cách mạng giúp những người cách mạng nâng cao vai trò, năng lực, vị trí, và
lòng tin đối với nhân dân. Làm cho mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được
học hành. Đó đồng thời là mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội hướng đến.
Thứ năm: Đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng nói riêng trở thành động lực
để xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
Thực tiễn cho thấy, động lực của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, ngoài những nhân tố kinh tế, còn có cả nhân tố phi kinh tế, kể cả nhân tố tinh
thần đạo đức: như tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức độc lập tự chủ, tự
cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đó chính là những tình cảm và giá trị đạo
đức cao đẹp của người Việt Nam và đồng thời là đạo đức cách mạng mà mỗi người cán
bộ đảng viên cần có. Dựa trên những giá trị đó, mọi tài năng sáng tạo, mọi nguồn lực to
lớn của đất nước, của nhân dân ta sẽ được tập hợp và phát huy để hướng vào mục tiêu
đưa nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, sánh vai cùng các nước
phát triển trên thế giới.
Thứ sáu: Đạo đức cách mạng góp phần điều hòa các mối quan hệ xã hội
Người cán bộ, đảng viên nếu xây dựng được nền móng đạo đức cách mạng tốt sẽ dành
được cảm tình, niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với chế độ, với cán bộ đảng viên từ
đó điều hòa được mối quan hệ lợi ích giữa người với người. Bên cạnh đó đạo đức cách
mạng tốt giúp cán bộ đảng viên có thể góp phần điều hòa các mối quan hệ trong xã hội
quan hệ chủ-thợ, người chủ doanh nghiệp - người lao động. Điều hành bộ máy nhà nước
hoạt động linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Xây dựng
nền kinh tế nhiều thành phần tuy nhiên kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo để điều
tiết các quan hệ kinh tế đảm bảo cân bằng xã hội.

You might also like