You are on page 1of 3

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Độc lập –Tự do – Hạnh phúc


Số: 116 /TTr-SNN Đồng Tháp, ngày 26 tháng 10 năm 2018

TỜ TRÌNH
Về việc xin chủ trương lập Đề án thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Đồng Tháp

Kính gửi: Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;


Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của
Chính phủ về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Bộ
Tài chính về hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công
trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;
1. Hiện trạng tình hình quản lý, khai thác thủy lợi tỉnh Đồng tháp.
- Khái quát hiện trạng công trình thủy lợi: Đồng Tháp có 02 sông cấp nước
chính là sông Tiền và sông Hậu, địa hình được chia làm 02 vùng chính là vùng
Đồng Tháp Mười Gồm 6 huyện 1 thị xã và 1 Thành phố và vùng kẹp giữa sông
Tiền và sông Hậu có 3 huyện 1 thành phố (Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, TP
Sa Đéc).
Hiện trạng hệ thống thủy lợi được khái quát như sau: Gồm hệ thống kênh
trục ngang và trục dọc là 22 kênh với tổng chiều dài là 593 km; mạng lưới kênh
dẫn cấp I, II có 799 kênh với tổng chiều dài trên 3.444 km và mạng lưới kênh
tưới tiêu nội đồng với tổng chiều dài trên 7.500 km; Hệ thống điều tiết có 1.093
ô bao với tổng chiều dài bờ bao 7.171 km, 3.183 cống qua thân đê cùng hàng
trăm công trình phụ trợ khác và 1.078 trạm bơm điện ngoài ra còn có hàng ngàn
bơm dầu hộ gia đình.

1
- Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi: Tỉnh đã có Quyết định
04/2010/QĐ-UBND về việc phân cấp đầu tư, quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi, theo đó Tỉnh quản lý 84 kênh trục tạo nguồn, kênh cấp I và cấp II;
cấp huyện quản lý các kênh dẫn, cống, bờ bao, trạm bơm điện.
Về quản lý nhà nước kênh Tỉnh quản lý giao cho Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, công trình thủy lợi cấp huyện quản lý giao cho phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế). Về quản lý khai thác công trình
thủy lợi trên địa bàn chưa có Công ty quản lý khai thác để đảm nhận, các đơn vị
làm dịch vụ thủy lợi hiện nay chỉ quản lý khai thác kênh nội đồng trong ô bao.
- Các hoạt động dịch vụ thủy lợi trên địa bàn: Hiện nay trong tỉnh chưa có
một đơn vị chuyên quản lý khai thác công trình thủy lợi do Tỉnh quản lý và công
trình đầu mối. Các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện
tại chỉ khai thác dịch vụ tưới tiêu trong các ô bao, mang tính nhỏ lẻ hiệu quả
chưa cao (như Hợp tác xã nông nghiệp; Tổ hợp tác; doanh nghiệp tư nhân ), do
phân tán địa bàn gây mất tính hệ thống của công trình, năng lực của các tổ chức
cá nhân khai thác công trình thủy lợi chưa đáp ứng theo quy định.
2. Sự cần thiết thành lập Công ty.
Những tồn tại, bất cập trong quản lý khai thác khi chưa có Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi Đồng Tháp:
- Chưa tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan quản lý
nhà nước với hoạt động khai thác, kinh doanh của đơn vị khai thác tài sản kết
cấu hạ tầng thủy lợi (theo khoản 2 Điều 4 của NĐ số 129/2017/NĐ-CP ngày
16/11/2017 của Chính phủ về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản
kết cấu hạ tầng thủy lợi).
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi lớn chưa có doanh nghiệp nhà
nước để giao quản lý, khai thác và thực hiện theo các phương thức đặt hàng
hoặc giao nhiệm vụ (theo điểm a khoản 3 Điều 23 Luật thủy lợi và điểm a khoản
1 Điều 6 của NĐ số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017).
- Sử dụng nguồn tài chính (nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí) trong quản lý,
khai thác các công trình thủy lợi hiện nay tại tỉnh Đồng Tháp chưa phù hợp với
quy định hiện hành (theo Điều 38 Luật Thủy lợi và Điều 14 của NĐ số
129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017).
- Các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh điều có quy
mô nhỏ, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng, điều kiện liên doanh, liên kết, huy
động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế chưa đủ tầm để thực hiện (theo
Điều 6, Điều 7, Điều 9 của NĐ số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính
phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi).
- Hiện nay việc lấn chiếm, xây dựng công trình kiến trúc, nuôi trồng thủy
sản, khai thác dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trong phạm vị bảo vệ công trình
thủy lợi gây cản trở dòng chảy, xâm hại kết cấu hạ tầng thủy lợi gây mất ổn định

2
công trình diễn ra ngày càng nhiều ở các công trình thủy lợi nhưng việc xử lý
hầu như không thực hiện được (theo NĐ 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của
Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống
thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lơi; đê điều).
- Hiệu quả khai thác công trình sau đầu tư chưa cao, hiện nay chỉ đạt
khoản 70% công suất thiết kế; tuổi thọ công trình giảm; tính đa năng phục vụ
sản xuất, nuôi trồng thủy sản, đời sống dân sinh, giảm nhẹ thiên tai của công
trình chưa thực hiện được, còn xung đột giữa các lĩnh vực. Với thực trạng hệ
thống thủy lợi và phương thức quản lý khai thác hiện nay chỉ đáp ứng được nhu
cầu sản xuất trước mắt.
- Phương thức khai thác còn lạc hậu, chưa ứng dụng khoa học công nghệ
vào khai thác vận hành.
Vì vây để giải quyết các vấn đề bất cập trong việc quản lý, khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay, cần thành lập
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý, khai thác công trình thuỷ
lợi Đồng Tháp.
3. Nguồn kinh phí hoạt động Công ty:
- Nguồn cấp bù do miễn thu thủy lợi phí và các nguồn khác theo Thông tư
số 73/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn
nhà nước.
- Nguồn vốn cấp cho đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, khôi
phục công trình thủy lợi do thiên tai, dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ các cơ sở pháp lý và để giải quyết các bất cập nêu trên Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xin Uỷ ban nhân dân Tỉnh thống nhất cho chủ
trương lập Đề án thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi Đồng Tháp./.

Nơi nhận: KT.GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC
- Như trên;
- GĐ và PGĐ Sở (Đ/c Ngoan);
- Chánh VP Sở (Eoffice);
- Phòng KHTC (Eoffice);
- CCTL(Eoffice);
- Lưu: VT, N/C (Tân, Khương, eOffice).

Võ Thành Ngoan

You might also like