You are on page 1of 4

SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CÓ CẦN THIẾT HAY KHÔNG?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung* là gì? Những điều cần biết
*Cổ tử cung là cửa ngõ vào tử cung của thông qua âm đạo âm đạo của bạn. Ung
thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc
biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong
các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong.

Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung (bằng xét nghiệm phết tế bào) giúp kiểm tra tình
trạng sức khỏe của cơ quan này. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán ung thư,
đây chỉ là xét nghiệm giúp phòng ngừa ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rằng việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thực sự có tác dụng làm giảm số ca mắc mới
ung thư cổ tử cung và số ca tử vong do ung thư cổ tử cung một cách đáng kể.

Mọi phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi đều nên thực hiện khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Để sàng lọc ung thư cổ tử cung, người ta sẽ lấy một lượng nhỏ tế bào cổ tử cung
của bạn. Bệnh phẩm được soi dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm xem liệu cổ tử
cung của bạn có bất kì biến đổi bất thường nào không (Pap smear) hoặc tìm kiếm
sự có mặt của HPV (HPV test).
Khi những biến đổi bất thường được phát hiện sớm thì chúng ta sẽ có kế hoạch
theo dõi hoặc điều trị để chúng không có cơ hội tiến triển thành ung thư cổ tử
cung.

Thường thì kết quả sàng lọc sẽ có sau 2 tuần.

Tại sao lại cần phải sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Sàng lọc cổ tử cung là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi ung
thư cổ tử cung.

Sàng lọc cổ tử cung kiểm tra tình trạng sức khỏe của cổ tử cung của bạn. Đó không
phải là xét nghiệm chẩn đoán ung thư, mà chỉ là xét nghiệm giúp ngăn ngừa ung
thư.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phòng ngừa ung thư như thế nào?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể kiểm tra:

- Sự biến đổi bất thường những tế bào trong cổ tử cung của bạn, nếu không
được điều trị, những bất thường này có thể diễn tiến thành ung thư
- Sự có mặt của papillomavirus ở người (HPV), vì một số type HPV có thể
gây ra những thay đổi bất thường tế bào cổ tử cung của bạn hoặc thậm chí
dẫn đến ung thư.
HPV là gì?

- HPV là tên của một nhóm virus rất phổ biến.


- Bạn có thể nhiễm virus này thông qua bất kỳ loại tiếp xúc da kề da nào tại
khu vực bộ phận sinh dục, chứ không chỉ từ quan hệ tình dục thâm nhập.
- Hầu hết mọi người sẽ nhiễm một số type HPV nhất định trong suốt cuộc đời
họ.
- Gần như 100% ung thư cổ tử cung đều có nguyên nhân là do nhiễm HPV.

LƯU Ý

Việc phát hiện sớm những thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung đồng nghĩa
với việc bạn sẽ có một kế hoạch theo dõi hoặc điều trị cụ thể cho tình trạng của
mình, hay chính là ngăn không cho những tế bào bất thường này có cơ hội tiến
triển thành ung thư.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung?

Chỉ cần bạn có cổ tử cung và có bất kỳ loại tiếp xúc qua đường sinh dục nào,
không kể với nam hay nữ, bạn đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Tiếp xúc qua đường sinh dục bao gồm:

- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn
- Bất kỳ tiếp xúc da với da tại khu vực bộ phận sinh dục
- Dùng chung sex toys

Lưu ý rằng bạn vẫn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung kể cả trong những trường
hợp sau:

- Bạn đã tiêm vắc-xin HPV: vắc-xin HPV chỉ có tác dụng phòng ngừa một số
typ HPV nhất định, đó là những typ virus có tỷ lệ mắc nhiều nhất. Nói cách
khác, vắc-xin không có khả năng bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng virus, vì
vậy bạn vẫn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung kể cả khi đã tiêm phòng HPV.
- Bạn chỉ có duy nhất 1 bạn tình: bạn có thể bị nhiễm HPV ngay lần đầu tiên
quan hệ tình dục, vì thế việc quan hệ với ít bạn tình chỉ có giá trị làm giảm
chứ không loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Bạn đã không quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian dài: Có thể bạn
đã bị nhiễm HPV từ rất lâu trước đó mà không hề biết.
- Bạn là người đồng tính nữ hoặc lưỡng tính: bạn vẫn có nguy cơ nếu bạn có
quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào
- Bạn là nữ chuyển giới thành nam nhưng vẫn giữ cổ tử cung.
- Bạn đã thực hiện phẫu thuật cắt tử cung bán phần (chỉ phẫu thuật cắt bỏ tử
cung mà vẫn giữ lại cổ tử cung).

Nếu bạn chưa bao giờ có bất kỳ loại tiếp xúc qua đường sinh dục nào với cả đàn
ông hay phụ nữ, việc thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể chưa cần thiết
ngay lúc này, tuy nhiên bạn vẫn có thể làm nếu như bạn muốn.

Nếu bạn không chắc chắn có nên sàng lọc ung thư cổ tử cung hay không, hãy nói
chuyện với bác sĩ của bạn.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là một lựa chọn


Việc thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung hoàn toàn là một lựa chọn của bạn.
Nhưng hãy nhớ rằng sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những cách tốt nhất
để bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này.

Những rủi ro có thể gặp trong sàng lọc cổ tử cung

Bạn có thể thấy vài điểm tổn thương hay chảy máu nhẹ sau khi lấy bệnh phẩm làm
xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, đừng lo lắng vì nó sẽ tự hết sau một vài
giờ.

Nếu kết quả cho thấy sự có mặt của các tế bào bất thường và bạn cần phải điều trị,
một số trường hợp có thể xảy ra, chẳng hạn như:

- Các tế bào có thể trở lại bình thường


- Chảy máu hoặc nhiễm trùng
- Bạn có nguy cơ sinh non nếu bạn có thai sau điều trị tuy nhiên điều này rất
hiếm gặp.
- Kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả có thể xảy ra.

Tóm lại, sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những cách tốt nhất phát hiện
sớm và theo dõi điều trị ung thư cổ tử cung. Tất cả mọi đối tượng có nguy cơ mắc
ung thư cổ tử cung đều nên thực hiện xét nghiệm này.

You might also like