You are on page 1of 43

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

I.1. THỊ TRƯỜNG NƯỚC RỬA TAY DIỆT KHUẨN


I.1.1. MỘT SỐ SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC.
Thị hiếu chung của người tiêu dùng cho dòng sản phẩm nước rửa tay không chỉ
dừng lại ở khả năng làm sạch. Hầu hết các dung dịch rửa tay đều có tính năng diệt
khuẩn lên đến 99%. Trên thị trường hiện nay có hai dòng nước rửa tay. Thứ nhất là
loại nước rửa khi sử dụng thoa đều trên tay khoảng 15-30 giây. Sau đó rửa lại bằng
nước cho thật sạch. Thành phần chính của nước rửa tay gồm: sodium laureth
sulfate, sorbitol, triclosan... có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn, tạo hương thơm
và mềm mại cho da tay.

Thành phần: Sodium Laureth sulfate, triclosan,


sorbitol, hương, màu, mùi ....

Công dụng : Có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn.


Hình 1.1: Lifebouy

Thành phần: SLES, Glycerin, triclosan, CMC,


EDTA, Cocamide, nước, màu, mùi ...
Công dụng: Làm sạch, diệt khuẩn.
Hình 1.2: Hand Wash

I.1.2. MỘT SỐ SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.


 Pevovia Botanica
Thành phần: Salicylic Acid, Glycolic, Shea
Butter, Tea Tree Oil và menthol.
Công dụng: Khử mùi, làm mát da, kháng khuẩn.
Hình 1.3: Kem Pevonia Botanica

 Thursday Plantation Tea Tree Roll on Anti – Perpirant Floral


(Aluminium Free) 60ml

Thành phần: TTO, Zinc phenolsulphonate, nước


cất, glyceryl monostearate, decyl oleate,
cetostearyl alcohol, ceteareth 20, cetearyl
alcohol, PEG 20 stearate, hương.
Chỉ định: Giảm mồi hôi, sát khuẩn, khử mùi.

Hình 1.4: Sản phẩm Anti – Perspirant Floral

I.1.3. MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỨA TINH DẦU TRÀ TRÊN THỊ TRƯỜNG
 NEW – Hand & Body Wash – 500ml

Thành phần: 2% tinh dầu tràm trà


Công dụng: Làm dịu da, sạch da, tránh khô da; kháng
khuẩn, kháng nấm
Hình 1.5: Nước rửa tay và toàn thân
 Thursday Plantation Tea Tree Herbal Skin Wash 250 ml

Thành phần: TTO, extracts of chamomile, nettle,


birch leaves, coltsfoot, horsetail, yarrow, rosemary &
trefoil, aqua, ammonium lauryl sulphate, cocamine
DEA, glycol stearate, hydroxyethyl cellulose,
chlorophyllin, perfume.
Công dụng: chống vi trùng, làm sạch da, loại pụi pẩn,
giảm mùi hôi,…

Hình 1.6: Sản phẩm làm sạch da chiết xuất từ thảo mộc
I.2. TINH DẦU TRÀM TRÀ (MELALEUCA ALTERNAFOLIA)
I.2.1. GIỚI THIỆU TINH DẦU TRÀM TRÀ (TTO)
I.2.1.1. Giới thiệu sơ lược về cây tràm trà
Tên gọi: Tràm trà thuộc họ Sim Myrtaceae, chi Melalecuca.
Tên khoa học: Melalecuca alternifolia Cheel.
Tên gọi khác: Narrow – leaved Paperbark, Narrow – leaved Tea- tree, Narrow –
leaved TI – tree, Snow – in – summer.
Xuất xứ: có nguồn gốc từ châu Úc, được nhập trồng và nhân giống ở các tỉnh phía
Bắc năm 1986 và phía Nam 1995.

Hình 1.7: Cây tràm trà


Đây là loại cây tinh dầu làm dược liệu, là một dược thảo khử trùng tự nhiên
rất quan trọng. Tràm trà rất hữu ích trong việc chữa lành các vết thương, vết côn
trùng cắn, vết bỏng và các vết nhiễm trùng.
I.2.1.2. Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà là một chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, trong
suốt, linh động, có mùi thơm terpenic myristic đặc biệt, dễ chịu, vị đắng chát,
không kích ứng da, là chất khử trùng không độc hại, không gây hại sức khỏe, an
toàn với môi trường và đã được sử dụng rất lâu.
 Xác định các hằng số vật lý:
Tỷ trọng ở 200C: 0,9074
Khối lượng riêng ở 200C: 0,9059 g/ml
Chỉ số khúc xạ ở 200C: 1,4810
Góc quay cực riêng ở 250C: 8,93
 Các chỉ số đặc trưng:
Chỉ số acid: 2,35
Chỉ số xà phòng: 24,27
Chỉ số ester: 21,92
Chỉ số acetyl: 24,06
Các kết quả nghiên cứu về các hằng số vật lý, các chỉ số đặc trưng và thành
phần hóa học của tinh dầu đã góp phần tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm phân biệt
tinh dầu M. alterniflolia với các tinh dầu khác.
Hiện nay, việc chưng cất tinh dầu tràm trà được phổ biến rất rộng rãi trên
thế giới bởi tính năng quý giá của nó. Theo những cuộc nghiên cứu, thử nghiệm ở
những thập niên trước đã chứng minh được khả năng trị liệu tuyệt vời của tinh dầu
tràm trà trong việc chữa trị các bệnh nhiễm trùng, kháng nấm và kháng khuẩn, trị
mụn trứng cá. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất kem đánh
răng, nước súc miệng, dùng để chữa các vết thương bỏng, rắn cắn, để cầm máu, trị
các chứng ngoài da như ngứa ngáy, mề đay, gàu, lở loét, mụn trứng cá, rận rệp, đau
nhức, nức nẻ, viêm lợi …
I.2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Trong số hơn 40 loài Tràm thuộc chi Melaleuca thì tràm trà được các nhà
khoa học chú ý nghiên cứu nhiều nhất. Lá tràm chứa từ 1 – 1,8% tinh dầu.
Tinh dầu tràm trà chứa khoảng trên 100 hợp chất hữu cơ bao gồm: Hỗn hợp
của monoterpences, sesquiterpenes và terpene alcohols (1 – terpinen - 4 –ol, 1,8-
cineole, gama-terpinen, para-cymen và các terpen khác…). Nhưng thành phần chủ
yếu của nó là terpine-4-ol, γ-terpinene, α-terpinene, cineole. Trong đó, terpinene-4-
ol là một trong những thành phần hoạt tính, có đặc tính khử trùng rõ rệt không gây
tổn thương cho da. Với nồng độ terpinen-4-ol từ 35-40% thì khả năng chống vi
trùng gia tăng. Còn cineole tùy theo điều kiện trồng mà hàm lượng biến thiên từ
5% đến 65%, đây là hoạt chất gây kích ứng da. Nhưng theo những cuộc nghiên cứu
gần đây thì cineole không gây kích ứng da và hàm lượng cho phép sử dụng nhỏ
hơn 15% theo tiêu chuẩn Úc (ISO/DIS 4730 Tinh dầu Tràm Trà Terpinen-4-ol năm
1994), tinh dầu tràm trà phải chứa tối thiểu 30% terpinen-4-ol và tối đa 15% 1,8-
cineole.
Nhờ kết quả khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu mà có thể phân biệt
được tinh dầu tràm trà (Melaleuca alternifolia Cheel) với tinh dầu tràm
(M.cajuputi) chứa khoảng 45-60% cineole, nhưng chỉ chứa rất ít terpinen-4-ol
(11,5%).
Tinh dầu tràm trà sử dụng có hiệu quả khi tinh khiết hay kết hợp với chất
làm mềm, chất làm ẩm, chất hoạt động bề mặt, và những chất khác tạo thành sản
phẩm.
I.2.3. HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN TRONG THÍ NGHIỆM IN VITRO
Tác dụng kháng khuẩn dựa vào thành phần hóa học của tinh dầu.
Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn trên tất cả các chủng vi khuẩn gram
(-) và gram (+) như: Escherichia coli, Staphylloccocus aureus (Tu cầu trùng vàng),
Pseudomonas… nhưng tác dụng tốt hơn các chủng gram (+), đặc biệt là S.aureus
trong khi đó terpinen-4-ol lại có tác dụng chống lại vi khuẩn gram (-) là
Pseudomonas aeruginosa. Ngoài ra, nhiều thí nghiệm đã chứng minh nó còn ức chế
nhiều vi khuẩn và nấm mốc như: Propionibacterium acnes (vi khuẩn chuyên gây
mụn mủ), ký sinh trùng Pseudomonas aeruginosa, Trichomonas vaginalis ( khí hư
), Streptococus pyrogenes, nấm tóc Trichophyton mentagrophytes, nấm Candida
albicans…
I.2.3.1. Kháng vi khuẩn và cơ chế kháng khuẩn của TTO
Tràm trà là một trong những thuốc sát trùng thiên nhiên tốt nhất với nồng độ
kìm hãm vi khuẩn ở nồng độ thấp nhất.
Sau đây là bảng thống kê khả năng kháng khuẩn của tràm trà đối với một số vi
khuẩn:
Bảng 3.1: Khả năng kháng khuẩn của TTO
Loại vi khuẩn % thể tích
MIC* MBC**
Acinetobacter baumanni 1 1
Actinomyces viscosus 0.6 >0.6
Actinomyces spp 1 1
Bacillus cereus 0.3
Bacteroides spp 0.06-0.5 0.06-0.12
Corynebacerium sp 0.2-2 2
Entercoccus faecalis 0.5->8 >8
E.faecium (vancomycin 0.5-1 0.5-1
resistant)
Escherichia coli 0.08-2 0.25-4
Fusobacterium nucleatum 0.6->0.6 0.25
Klebsiella pneumonia 0.25-0.3 0.25
Lactobacillus spp 1-2 2
Micrococcus luteus 0.06-0.5 0.25-6
Peptostreptococcus 0.2-0.25 0.03->0.6
anaerobius
Porphyromonas endodentalis 0.025-0.1 0.025-0.1
P.gingivalis 0.11-0.25 0.13->0.6
Prevotella spp 0.03-0.25 0.03
Prevotella intermedia 0.003-0.1 0.003-0.1
Propionibacterium 0.05-0.63 0.5
Proteus vulgaris 0.08-2 4
Pseudomonas aeruginosa 1-8 2->8
Staphylocuccus 0.5-1.25 1-2
S.aureus (methicillin 0.04-0.35 0.5
resistant)
S.epidermidis 0.45-1.25 4
S.hominis 0.5 4
Streptococcus pyogenes 0.12-2 0.25-4

“*”: minimum inhibitory concentration: nồng độ tinh dầu nhỏ nhất ức chế
“**”: minimum bacterial concentration: nồng độ vi khuẩn nhỏ nhất bị ức chế.
 Cơ chế kháng khuẩn của TTO:
Tính kháng khuẩn dựa trên cấu trúc của hydrocacbon và tính kị nước của
các cấu tử có trong tinh dầu. Các phân tử hydrocacbon có xu hướng tích tụ trên lớp
màng sinh học của tế bào và phá vở các hoạt động sống của chúng.
Cụ thể đối với vi khuẩn S.aureus, khi xử lý bằng tinh dầu tràm trà sẽ gây sự
thất thoát ion K+, cản trở hô hấp ngoài ra còn có sự biến đổi về hình thái nhưng
không phải tất cả các tế bào chất đều bị phân giải. Khi khảo sát các thành phân
terpinen-4-ol, α-terpineol và 1,8-cineole trên S.aureus không tìm thấy sự tự phân
giải nhưng hầu hết đều làm biến mất một lượng vật chất hấp thụ ánh sáng ở bước
sóng λ=260nm và làm cho tế bào cảm điện với NaCl. Đối với 1,8-cineole, dù rằng
thành phầnnày chiếm tỷ lệ thấp trong tinh dầu tràm trà nhưng nó lại đạt hiệu quả
cao nhất. Thực ra, chính 1,8-cineole là chất dễ thấm vào màng tế bào chất, tạo điều
kiện thuận lợi cho sự khuếch tán tiếp theo của các hợp chất còn lại.
Hình 1.8: Tế bào vi khuẩn S. aureus làm biến màu uranyl với 0.3% terpinen-4-ol
A: Chưa xử lý.
B, C: Sau khi xử lý với 0.3% terpinen-4-ol trong 10
Đối với E.coli, xảy ra sự phân giải toàn bộ tế bào và được tăng cường nếu
dùng kèm EDTA. Tất cả các kết quả trên đều chứng minh rằng tinh dầu tràm trà
gây tổn thương cấu trúc và chức năng của màng tế bào.

Hình 3.3: Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa được xử lí với 2% terpinene-4-ol


trong 60 phút (a), 4% tinh dầu tràm trà trong 10 phút (c) và không được xử lí (b)
Cơ chế kháng khuẩn của tinh dầu tràm với vi khuẩn P.aeruginosa không giống
các cơ chế trên. Vì vậy, có nhiều nghiên cứu về tinh kháng khuẩn ở những nồng độ
tinh dầu cao hơn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự chịu đựng được kết hợp với
màng ngoài và được chỉ ra rằng khi tế bào P.aeruginosa tái trị lại với polymyxin B
nonapeptide hay EDTA và những tế bào này dễ bị tổn thương với những tác động
của tinh dầu tràm trà, terpinen-4-ol, γ-terpinene.
Tóm lại, sau khi trị liệu với tinh dầu tràm trà sẽ làm cho vi khuẩn mất đi vật chất
nội bào, không có khả năng giữ được homeostasis, ức chế sự hô hấp. Tuy nhiên,
hiệu quả của tinh dầu tràm trà phụ thuộc vào từng giai đọan phát triển của vi
khuẩn.
I.2.3.2. Kháng vi nấm và cơ chế kháng vi nấm
Kết quả nghiên cứu về mức độ nhạy cảm của vi nấm đối với tinh dầu tràm
trà mới vừa được hoàn thành gần đây và chứng tỏ tinh dầu tràm trà hạn chế sự phát
triển và ảnh hưởng đến sự hình thành vi nấm.
 Cơ chế kháng nấm:
Tương tự cơ chế kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà cũng có khả năng thấm qua
màng tế bào, ức chế sự hô hấp của nấm.
Quá trình nghiên cứu tính kháng nấm chủ yếu đối với nấm Candida
albicans. Tinh dầu tràm trà ức chế hô hấp của C.albicans tùy theo lìêu lượng sử
dụng ( hàm lượng 1% ức chế 95% khả năng hô hấp, hàm lượng 25% ức chế 40%
khản năng hô hấp). C.albicans xử lý bằng tinh dầu tràm trà 0.25% cho kết quả:
C.albicans hấp thụ propidium iodide sau 30 phút, sau 6 giờ thì nhuộm màu với
xanh methylene, đồng thời làm biến mất một sự hấp thụ ánh sáng ở bước sóng λ=
260 nm. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà còn thay đổi tính
lưu động của tế bào nấm Candida albicans.
Tinh dầu tràm trà gây ức chế sự acid hóa môi trường có glucose gây ra bởi
C.albicans, C.glarata, S.cerevisiae. Sự acid môi trường sinh ra do sự tốn các proton
vào môi trường nhờ các ATPase, vốn được nhân năng lượng từ ATP sinh ra ở ty
thể.
Ngoài ra, tinh dầu tràm trà cũng gây ra ức chế sự hình thành các sợi bào tử
hoặc sự biến đổi khuẩn ty ở C.albicans. Bào tử dạng sợi hoàn toàn bị ức chế khi thử
với tinh dầu tràm trà ở nồng độ 0.25% và 0.125%. Tuy nhiên sự ức chế này có tinh
thuận nghịch. Nếu loại bỏ tinh dầu tràm trà khỏi môi trường sẽ có sự hình thành sợi
bào tử trở lại. Vì vậy, thực chất tác dụng của tinh dầu tràm trà trong trường hợp này
là trì hoãn chứ không hẳn là sự ức chế sự hình thành sợi bào tử.
 Sau đây là bảng thống kê khả năng kháng nấm của tinh dầu tràm trà:
Bảng 3.2: khả năng kháng nấm của tinh dầu tràm trà
Loại nấm % thể tích
MIC* MFC**
Alternaria spp 0.016-0.12 0.06-2
Aspergillus flavus 0.31-0.7 2-4
A.fumigatus 0.06->0.2 1-2
A.niger 0.016-0.4 2-8
Blastoschizomyces 0.25
capitatus
Candida albicans 0.06-8 0.12-1
C.glabrata 0.03-8 0.12-1
C.parapsilosis 0.03-0.5 0.12-0.5
C.tropicalis 0.12-2 0.25-0.5
Cladosporium spp 0.008-0.12 0.12-4
Crytococcus neoformans 0.015-0.06
Epidermophyton 0.008-0.7 0.12-0.25
flocossum
Fusarium spp 0.008-0.25 0.25-2
Malassezia furfur 0.03-0.12 0.5-1
M.sympodialis 0.016-0.12 0.06-0.12
Microsporum canis 0.03-0.5 0.25-0.5
M.gypseum 0.016-0.25 0.25-0.5
Pencillium spp 0.03-0.069 0.5-2
Rhodotorula rubra 0.06 0.5
Saccharomyces cerevisiae 0.25 0.5
Trichophyton 0.11-0.44 0.25-0.5
mentagrophytes
T.rubrum 0.03-0.6 0.25-1
T.tonsurans 0.004-0.016 0.12-0.5
Trichosporon spp 0.12-0.22 0.12

“*”: minimum inhibitory concentration: nồng độ tinh dầu nhỏ nhất ức chế.
“*”: minimum fungal concentration: nồng độ nấm nhỏ nhất bị ức chế.
I.2.4. Hoạt tính khác
I.2.4.1. Hoạt tính kháng virus
Tinh dầu tràm trà đãã được nghiên cứu có khả năng chống lạii virus Nicotiniana
glutinosa gây bệnh
nh trên cây thu
thuốc lá với liều lượng tinh dầu
u tràm trà (TTO): 100,
250, 500 ppm. Theo nghiên cứu,
c Schnitzler et al. giải thích hoạtt tính của
c TTO trong
việc chống lạii herpes simplex virus (HSV) gây các b
bệnh quai bị, thủ
ủy đậu và viêm
não ở người. TTO ứcc ch
chế khả năng sinh sản của virus ở những nồng
ng độ
đ khác nhau
và điều trị sự nhiễm
m khuẩn
khu ở lớp màng tế bào.
I.2.4.2. Hoạtt tính kháng động
đ vật đơn bào
Tinh dầu
u tràm trà giảm
gi 50% sự phát triển củaa Leishmania major và
Trypanosama brucei ở nồng
n độ lần lượtt là 403 mg/ml và 0,5 mg/ml. Tinh dầu
d nồng
s9ộ 300 mg/ml sẽ tiêu diệt
di Trichomonas vaginalis.
I.2.4.3. Hoạtt tính kháng viêm
Có nhiều cuộcc nghiên ccứu gần đây cho rằng TTO cũng
ũng có hoạt
ho tính kháng
viêm. Thí nghiệm
m invitro và invivo trong những
nh thập niên qua đãã chứng
ch minh rằng
TTO tác động đến
n vùng ph
phản ứng lại miễn dịch. Theo nghiên cứu
u thì TTO có khả
kh
năng trong việc chữa bệnh
nh phù và ban đỏ.
đ Tinh dầu
u tràm trà có chức
ch năng làm
suy yếu các vi khuẩn tấấn công vào bạch cầu và bảo vễ tế bào khỏii các gốc
g tự do,
tăng cường
ng tính kháng oxi hóa.
Tinh dầu
u tràm trà không những
nh có vai trò là chất chống
ng viêm thông qua hoạt
ho
tính kháng oxi hóa mà còn rrất hiệu quả trong việc bảo vệ các tế bào bằng cách
giảm sự gia tăng củaa các ttế bào viêm nhiễm bằng cách ức chế sự phân bào của
c các
tế bào này.
Ngoài ra tinh dầu
u tràm trà có kh
khả năng gây ức chế các vi khuẩn
khu gây ra bệnh
viêm tai. Tinh dầu
u tràm trà và terpinen
terpinen-4-ol làm suy yếu sự phát triển
tri của tế bào
M14 melanoma, đây là tế
t bào gây ra các khối u và bệnh
nh ung thư da. Tinh dầu
d tràm
trà tác động lên các khốii u bằng
b cách thông qua tác động vào lớp
p plasma của
c da và
sắp xếp lại cấu trúc củaa lớp
l lipid.
Hình 1.9: Tế bào ung thư melanoma M14 WT
(a) tế bào ban đầu
(b) xử lí với 0,005% tinh dầu tràm trà
(c) 0,01% tinh dầu tràm trà
(d) 0,02 % tinh dầu tràm trà

I.2.5. Độ độc và tính an toàn


Tinh dầu tràm trà gây ngộ độc nếu nuốt phài vào bụng và được nghiên cứu ở
động vật. 50% liều lượng gây chết của tinh dầu tràm trà là khoảng 1.9 – 2.6 ml/kg,
liều lượng gây hôn mê và mất điều hòa là 1.5 ml/kg.
Tinh dầu tràm trà có thể gây dị ứng, kích thích và tổn thương ở da. Tóm lại tinh
dầu tràm trà sử dụng ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương và dị ứng da. Tránh sử dụng
những sản phẩm chứa tràm trà mà thành phần của nó bị oxi hóa.
I.2.6. Tác dụng trị liệu
Tinh dầu tràm trà là chất khử trùng thiên nhiên có tác dụng chữa một số
bệnh về da như blemishes, spots, côn trùng đốt, bị trầy xước, đau nhước do thời tiết
lạnh, chảy máu răng và những bệnh về nấm.
Tinh dầu tràm trà có khả năng trị mụn với hàm lượng 5%. Ngoài ra tinh dầu
tràm trà còn chữa những căn bệnh vể da như: vẩy nến, khô da, vết bỏng, vết
thương, vết côn trùng đốt và một số bệnh ngoài da khác.
Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn có khả năng chống lại các loại nấm như:
Tinea (ringworm), tinea pedis (athele’s foot), candida albicans; chữa các bệnh
nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng cấp tính, đặc biệt là viêm bàng quang, sốt và
chứng mệt mỏi kính niên; chữa viêm miệng, trị mụn cóc...
I.3. TỔNG QUAN VỀ DA BÀN TAY
I.3.1. SINH LÝ DA
I.3.1.1. Cấu tạo da
Da là cơ quan lớn nhất của cơ
thể, có trọng lượng 4 kg chiếm khoảng 6% trọng lượng cơ thể và có diện tích
bao phủ khoảng 2 m2. Là một ranh giới đơn giản giữa cơ thể với môi truờng bên
ngoài. Nó chỉ là một hàng rào ngăn cản lớp chất nhầy bên trong chảy ra ngoài, giúp
cho cơ thể được nguyên vẹn và bảo vệ cơ thể trước những tác động của môi trường
bên ngoài.

Hình 1.10: Cấu tạo da


(1) Cuống lông: hair shaft
(2) Lỗ mồ hôi: sweet pore
(3) Nhú da: dermal papilla
(4) Điểm kết thúc của dây thần kinh cảm giác: sensory nerve ending for touch
(5) Tĩnh mạch: vein
(6) Động mạch: artery
(7) Thứ thể pacini: pacinian corpuscle
(8) Tuyến mồ hôi: sweet gland
(9) Mạch máu: blood and lymph vessels
(10) Sợi thần kinh: nerve fiber
(11) Nhú lông: papilla of hair
(12) Nang lông: hair follicle
(13) Tuyến bã nhờn: sebaceous gland
(14) Cơ arrector pili: arrector poli muscle
(15) Lớp sắc tố: pigment layer
Da là cơ quan rất nhạy cảm, dưới kính hiển vi da gồm nhiều lớp nhưng có
thể chia làm 3 lớp chính: epidermis, dermis và hypodermis
I.3.1.2. Chức năng của da

Hình 1.11 : Chức năng của da


Da là hàng rào đầu tiên để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân của môi trường
như : Ánh sáng mặt trời, tia cực tím, độ ẩm, sức nóng, nhiệt độ và sự ô nhiễm môi
trường. Da giúp chúng ta tránh được những tổn thương, nhiễm trùng và các chất
độc hại. Ngoài ra, da còn giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt và trao đổi chất với môi
trường (dự trữ lipid và tổng hợp vitamin D)
I.3.1.3. Da lòng bàn tay
Khác với những vùng da khác trên cơ thể. Lòng bàn tay có mô mỡ rất to, chính
nó làm giàu lipid và kết nối các mô lại với nhau. Trong khi đó giữa ngón tay và các
nến gấp thì da khá mỏng bởi vì chỉ có một ít mô mỡ. Ở vùng này, da dễ bị tổn
thương bởi những ảnh hưởng của ngoại sinh và xảy ra quá trình loại mỡ. Vì vậy, da
tay trở nên khô và mất đi những rào cản vốn có của nó, dễ mắc các căn bệnh về da.
Mô hình mô tả cấu trúc lớp stratum corneum được gọi là mô hình gạch vữa.
Gạch tượng trưng cho tế bào giống như sừng gồm keratin hydrat hóa và khoảng
trống giữa những tế bào chết được lắp đầy những lớp lipid biểu bì giống như vữa.
mô hình gạch vữa sẽ được trình bày kỹ ở phần sau. Ngoài ra do thường xuyên phải
vận động cầm nắm vật dụng da sản sinh ra nhiều tế bào hơn dẩn đến hình thành các
vùng chai cứng
Hình 1.12 : Mô hình gach vững của da tay
Ở hình trên cấu trúc của lớp da này sẽ không thay đổi (hình trái) trong khi đó ở
hình phải trong điều kiện tự nhiên khi day bị suy yếu sẽ phá vỡ thế cân bằng. Rửa
tay đều đặn với xà phòng, dung môi, những chất mang tinh acid và kiềm, nhiệt độ
và những tác nhân kích thích đều là những nhân tố gây bất lợi cho da. Những nhân
tố ngoại sinh này cũng có thể không ảnh hưởng đến cấu trúc da.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
II.1. Thành phần nước rửa tay diệt khuẩn
II.1.1. Nền tẩy rửa
Trong các dòng sản phẩm loại nước rửa( rửa lại bằng nước ). Thường sử dụng các
chất hoạt động bề mặt mang tính tẩy và tách bẩn vừa phải hay dùng sodium lauryl
sunfat ( SLS) hoặc sodiumlauryl ether sunfat (SLES) và các chất trợ hoạt động bề mặt,
hay các loại hoạt động bề mặt dạng lưỡng tính để điều hoà hoạt tính.
Với nhu cầu làm sạch da, nước rửa tay là một sản phẩm tẩy rửa rất phù hợp. Sản
phẩm này đòi hỏi khả năng tẩy rửa tốt với da tay và êm dịu, ít rát da và tạo bọt tốt, tốc
độ tạo bọt nhanh, kích thước bọt vừa (vì theo thói quen, người tiêu dùng thường đòi
hỏi bọt nhiều dù nó không có chức năng gì). Vì thế ta dùng SLES kết hợp với SLS là
chất hoạt động bề mặt chính trong sản phẩm sữa rửa tay này. Trong đó, SLES là chất
hoạt động bề mặt anionic, không độc, tẩy rửa nhẹ nhưng rất tốt (thích hợp cho da tay),
tạo bọt tốt, ít rát da, không gây ô nhiễm môi trường, dễ phân hủy sinh học. Còn SLS (
sodium lauryl sunfat) có hoạt tính tẩy rửa mạnh hơn so với SLES và giá thành lại thấp
hơn. Tuy nhiên ta phải điều chỉnh hoạt tính tẩy bằng các chất đồng hoạt động bề mặt
khác như các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, hoặc các chất có nguồn gốc dầu béo.
Các chất đồng hoạt động bề mặt:
Cocoamidopropyl betain (CAB): Là chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, có tác
dụng hỗ trợ cho chất hoạt động bề mặt chính, giúp gia tăng bọt, gia tăng độ nhờn, cải
thiện độ dịu, giảm hiện tượng khô da, rất phù hợp khi kết hợp với chất hoạt động bề
mặt anionic. CAB cũng có tính chất diệt khuẩn nhẹ, có đặc tính bền trong môi trường
acid với khoảng pH rộng.
Coco diethanolamide (CDE): là sản phẩm ngưng tụ giữa diethanolamide và dầu
dừa, giúp tăng độ nhớt, tạo bọt và tạo sự ổn định khi kết hợp với chất hoạt động bề mặt
anionic như SLES,SLS
Ở đây chúng ta không khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng chất hoạt động bề
mặt đến sản phẩm vì trong những sản phẩm tẩy rửa thì hàm lượng chất hoạt động bề
mặt sử dụng đã được qui định. Điển hình trong sản phẩm rửa tay diệt khuẩn thì hàm
lượng chất hoạt động bề mặt được qui định là 4 – 7%.
Hình 2.1: Nền
N tẩy rửa trước khi phối trộn

II.1.1.1. Chất hoạt động bềề mặt chính


 SLES
Tên KH: Sodium Lauryl ether sulphate
Tên thông dụng: SLES
Công thức: R-(CH2-CH2-O
O-)n-O-SO3Na
Với n = 1 – 3
Ngoại quan: dạng paste sệtt màu vàng Hình 2.2 : Chất hoạtt động
đ bề mặt
SLES
 SLS

Tên KH: Sodium Lauryl sulphate


sulpha
Tên thông dụng: SLS
Công thức:CH3(CH2)11OSO3Na
c:CH3(CH2)11OSO3Na
Ngoại quan: dạng paste sệtt màu vàng

Hình 2.3 : Chất hoạt động


ng bề
b mặt SLS
II.1.2. Chất đồng hoạt động
ng bề
b mặt:
 CAB:
Tên thương mại:
i: Dehyton PK
Tên hóa học:
c: Cocoamido propyl betain
Ngoại quan: dung dịch trong suốt,
su độ nhớt thấp
pH: 4,5 - 5,5.
 CDE:
Tên hóa học: Coconut oil diethanol amide
Tên thương mại: Chemnocol CDE
Ngoại quan (250C): dung dịch màu vàng, độ nhớt cao
Hàm lượng amide: 90%min
Diethanolamide tự do: 5%max
pH = 10 ± 1
II.1.2. Nền tạo gel
Nước rửa tay diệt khuẩn là sản phẩm tẩy rửa giúp diệt những loại vi khuẩn có
thể bám và sống trên tay người dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh; đồng thời cũng giúp
người tiêu dùng tẩy đi những vết bẩn bám trên tay, tạo cảm giác sạch sẽ, không để lại
cảm giác nhờn da lâu ( tay phải nhanh chóng được rửa sạch để tránh việc tiếp xúc quá
lâu với nuớc ), về mặt cảm quan thì sữa rửa tay cần có một độ nhớt vừa phải. Với
những yêu cầu trên nên chất dùng để làm sệt trong sản phẩm này ( hay chất dùng để
tạo nền gel ) cho sản phẩm này là chất điện ly vô cơ NaCl.
NaCl vừa mang tính năng làm sệt sản phẩm vừa có tính năng diệt khuẩn ( NaCl
có khả năng diệt khuẩn là do tạo áp suất thẩm thấu và làm biến tính protein vi sinh vật,
với nồng độ 3g/l diệt được khoảng 72% vi sinh vật hiếu khí ), đồng thời cũng đáp ứng
được yêu cầu của sản phẩm là không tạo cảm giác nhờn quá lâu khi sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu sử dụng chỉ NaCl làm nền tạo gel thì trong quá trình phối trộn muốn
tạo được độ đặc của sản phẩm đạt yêu cầu như mong muốn thì phải sử dụng lượng
muối tương đối lớn, điều này sẽ làm mất đi tính năng của sản phẩm, ảnh hưởng đến da
tay sau khi sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm khi để ổn định thì sản phẩm dễ bị
tách lớp, để khắc phục thì thêm vào một lượng nhỏ polymer acrylate, ở đây chúng tôi
dùng cacpome 940.
 Carbomer 940
CTCT:
Tính chất vật lý và hóa lý: dạng bột mịn màu trắng, trương trong nước cho dung
dịch có tính acid. Trung hòa dung dịch trên với dung dịch kiềm thích hợp như NaOH
hay tri-ethanolamine thì dạng gel trung tính sẽ được hình thành, gel sẽ mất tính trung
tính, chuyển sang pH acid nếu bị chiếu sáng mạnh. Điều này làm giảm tính bền của gel
được thể hiện qua sự làm giảm độ nhớt và bản chất bazơ đem trung hòa:
Bản chất của bazơ % giảm độ nhớt
NH4OH 51
NaOH 41
KOH 34
Triethanolamin 32
Để bảo vệ gel tránh khỏi tác động của ánh sáng bằng cách thêm vào nó EDTA.
Mức độ EDTA cho vào khoảng 0,05%, hoặc thêm vào tác nhân chống oxi hóa như
BHA (butylated hydroxy anisol) vào khoảng 0,05%.
Ứng dụng: carbomer là tác nhân tạo đặc cho các sản phẩm như gel cạo râu, gel
vuốt tóc, gel chống nắng, trong các sản phẩm dạng lỏng (lotion). Carbomer có tác
dụng tránh sự sa lắng, tách pha, giữa được các hạt huyền phù ở trạng thái lơ lửng.
Ưu điểm của Carbomer
 Là tác nhân làm đặc hiệu quả với lượng sử dụng ít.
 Độ nhớt thay đổi ít trong khoảng nhiệt độ 100C-700C
 Chống lại sự tấn công của vi khuẩn và sự ăn mòn dạng nấm.
 Gel bền trong phạm vi pH rộng nếu sử dụng đúng kiềm để trung hòa.
 Tương thích tốt với các nguyên liệu khác dùng trong mỹ phẩm và thực phẩm.
 Phản ứng trên da: không gây khó chịu và không quá nhạy cảm.

II.1.3. Nền diệt khuẩn


Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà đặc biệt ưu việt. Tuy nhiên là sản
phẩm nước rửa tay diệt khuẩn thì yêu cầu là phải thể hiện mạnh mẽ đặc tính kháng
khuẩn, không chỉ diệt được những loại vi khuẩn thông thuờng như ecoli hay các loại
cầu khuẩn mà còn diệt được cả những loại virut đáng sợ ngày nay như các loại cúm
H1N1, cúm lợn, HIV… trong khoảng thời gian ngắn tiếp xúc( khoảng 10 giây rửa tay).
Với những loại virut trên thì chỉ có sự có mặt của tinh dầu tràm trà là không đủ. Chính
vì vậy xu hướng của các dòng nước rửa tay diệt khuẩn, hay của một số xà phòng diệt
khuẩn ngày nay thường có thêm một số hoạt chất sát khuẩn cao mang tính chủ đạo
trong sản phẩm. Trong số những hoạt chất đó không khỏi kể đến Triclosan hay còn gọi
triclocarban.
Tên theo IUPAC: 2,4,4-tricloro-2-hydroxydiphenyleter.
Tên thông dụng: Triclosan
Trọng lượng phân tử: 289,5g/mol

Cl OH
O

Cl Cl
Hình 2.4 : Công thức cấu tạo triclosan

Lý tính
Triclosan là chất bột, dạng tinh thể trắng hay trắng ngà, có mùi nhẹ của hợp
chất vòng thơm. Nhiệt độ nóng chảy 54 - 57oC, pKa=7,9. Triclosan không tan trong
các dung dịch kiềm.
Hoạt tính
Khoảng hoạt tính rộng, tiêu diệt được vi khuẩn gram- và gram+, đặc biệt là các
vi khuẩn gây mùi hôi cho cơ thể, giữ được tác dụng trong nhiều giờ ngay cả khi ở
nồng độ thấp, tương hợp với nhiều hợp chất nên rất dễ phối vào nhiều loại sản phẩm.
An toàn
Tăng cường tác dụng diệt khuẩn khi thêm sodium cumen sulphonat, acid citric
monohydrat, monoethanolamin.
Đặc tính sử dụng
Ở nồng độ < 1% không gây dị ứng da
Ở nồng độ > 1% dễ gây dị ứng da
Trong kem đánh răng không vượt quá 0,3%
Trong nước súc miệng không vượt quá 0,1%
Trong sản phẩm khử mùi: 0,15 – 0,3%
Trong nước rửa tay tiệt trùng: 0,2 – 0,45%
Trong các sản phẩm rượu dùng cho phẫu thuật: 0,2 – 0,5%
Ứng dụng: làm chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm và tẩy rửa, sản phẩm tiệt
trùng và khử mùi hôi. Một trong những hãng sản xuất triclosan là irgasan DP300.
Trong bài này chúng tôi sử dụng nền diệt khuẩn với hoạt chất chính là tinh
dầu trà là hoạt chất chính kết hợp với một hàm lượng nhỏ triclosan.
II.1.4. Nền bảo quản
 Chất bảo quản được thêm vào sản phẩm với 2 lý do:
- Ngăn ngừa sản phẩm hư hỏng
- Bảo vệ người tiêu dùng
 Các yêu cầu của chất bảo quản:
- Không độc, gây kích ứng hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da.
- Bền với nhiệt và chứa được lâu.
- Có khả năng tương hợp với các cấu tử khác trong công thức và với vật liệu bao gói.
- Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp.
- Giữ được hiệu quả trong phạm vi pH rộng.
- Có hiệu quả đối với nhiều loại vi sinh vật.
- Dễ tan ở nồng độ hiệu quả.
- Không mùi, không màu.
- Không bay hơi, giữ được hoạt tính.
 Nồng độ của chất bảo quản: đối với chất diệt khuẩn thay đổi trong khoảng
0,001 – 1.5% tùy thuộc vào pH của sản phẩm.
 Thực tế người ta hay dùng metyl paraben kết hợp với propyl paraben để bảo quản.
 Một số thông số vật lý của methyl parapen:
 Tên khác: Methyl p-hydroxybenzoate
 KLPT: 152,14
 Phương pháp tổng hợp:
Methylparaben được điều chế từ phản ứng ester hóa của methyl alcol với
acid p-hydroxybezoic.
 Tính chất:
- Dạng tinh thể hình kim hay bột trắng.
- Điểm sôi: 270 - 280oC (với sự phân hủy), tan trong nước sôi (1:20), trong
Acetone (1:3), Glyceryl (1:60) và dầu thực vật (1:40).
- pH: 4-7
- Hóa tính chủ yếu do nhóm– OH.
 Ứng dụng:
Dùng làm chất bảo quản. Trong khi dạng ester của Acid Benzoic và Acid
Salicylic có tính bảo quản kém hơn dạng acid, thì các ester của acid p-hydroxybenzoic
lại có tính bảo quản tốt hơn dạng acid. Đặc biệt, methyl paraben có độc tính thấp nên
được sử dụng rộng rãi. Nó thường được sử dụng trong các dạng mỹ phẩm chăm sóc da,
kem tắm và lotion dưỡng da với liều dùng khoảng 0.1-0.2%.
II.1.5. Chất giữ ẩm
Chất giữ ẩm thường dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm với mục đích làm mềm
và bảo vệ bề mặt da. Chất làm mềm thường được sử dụng là dầu. Hỗn hợp chất làm
mềm với tướng nước tạo thành nhữ khi đó dầu sẽ được truyền dẫn vào và bao phủ lên bề
mặt da hiệu quả nhất. Chất làm mềm và giữ ẩm được dung trong sản phẩm này là
glycerin.
Glycerin :CTPT: C3H5(OH)3
KLPT: 93.09382 đvC
CTCT:

Điểm nóng chảy: 17,80C


Nhiệt độ sôi: 2900C
Glycerine là một hợp chất hữu cơ, còn gọi là glycerol. Đó là một chất lỏng có độ
nhớt thấp, không màu, không mùi , được sử dụng rộng rãi trong công thức dược phẩm.
Glycerine có chứa ba nhóm hydroxyl do đó nó có khả năng hòa tan trong nước và hút
ẩm tốt. Glycerine được sản xuất từ dầu mỏ, hoặc từ glycerides trong chất béo, thường
là một sản phẩm phụ trong sản xuất xà phòng.ycerine có vị ngọt và ít độc .
II.1.7. Nước cất, màu, mùi, phụ gia khác
Nước cất hai lần (Aquafina)
Màu: xanh lục
Mùi: Tinh dầu tràm trà đóng vai trò vừa là hoạt chất diệt khuẩn, đồng thời tạo mùi cho
sản phẩm. Theo một số tài liệu, và các đơn công nghệ đã được công bố, thì hàm lượng
tinh dầu tràm trà được sử dụng trong các sản phẩm xà phòng/nước rửa tay là 1-3%.
Phụ gia: Vitamin E, sorbitol, EDTA,…
II.2. Cơ chế tẩy rửa
Sự tẩy rửa được định nghĩa là “làm sạch mặt của một vật thể rắn, với một tác
nhân riêng biệt, chất tẩy rửa, theo một tiến trình lý hóa khác hẳn với việc hòa tan thông
thường.
Quá trình tẩy rửa xảy ra theo các bước như sau:
Dung dịch tẩy rửa trong nước làm giảm sức căng của nước, nước thấm sâu vào xơ sợi.
Quá trình lấy bẩn ra.
Quá trình chống tái bám chất bẩn.
Chất hoạt động bề mặt tạo bọt, chất bẩn không tan tập trung lên bề mặt bọt và bị đẩy ra
ngoài hay phân tán vào trong dung dịch ở dạng huyền phù, treo lơ lửng.
 Chất tẩy rửa là chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt của nước làm
cho vải được thấm ướt hoàn toàn.Mỗi phân tử của chất hoạt động bề mặt có 1 đầu
ưa nước, đầu này bị các phân tử nước hút và 1 đầu không ưa nước (kị nước) – đầu
này đồng thời vừa đẩy nước vừa hút vào các chất dầu mỡ bẩn. Các lực ngược nhau
này đã kéo các chất bẩn ra và làm chúng treo lơ lửng trong nước ở dạng hòa tan,
nhũ hoặc huyền phù. Khuấy đảo của tay hay máy giặt đã giúp kéo hẳn các chất bẩn
ra khỏi bề mặt cần làm sạch.
Các vết bẩn phân cực thì dùng chất hoạt động bề mặt anion, các vết bẩn không
phân cực thì dùng chất hoạt động bền mặt không ion.
 Chất tẩy rửa có tác dụng chống bám bẩn trở lại. Các vết bẩn trong dung
dịch tẩy có thể ưa hoặc kỵ nước. Các hạt ưa nước sẽ phân tán vào trong nước và
không bị tái bám. Ngược lại các hạt kỵ nước lại có khuynh hướng bám trơ lại
vải. Trong dung dịch tẩy rửa, phần lớn bề mặt vải và hạt bẩn tích điện âm.
 Các chất hoạt động bề mặt anion bị hút vào hạt bẩn và sợi làm tăng hàng rào tĩnh
điện giữa chúng và các hạt giúp sự phân tán các hạt bẩn ổn định, ngăn sự tái bám.
Nhưng đến một nồng độ nào đó của vết bẩn và chất hoạt động bề mặt nhất định,
khi nồng độ anion càng cao thì sự tái bám càng tăng do sự nén ép lớp điện tích kép
bao bọc bề mặt sợi và hạt.
 Các chất hoạt động bề mặt nonion có dây kỵ nước của phân tử càng dài thì tính
chống tái bám càng lớn. Các chất nonion hấp phụ vào bề mặt sợi và các hạt bẩn
hướng phần ưa nước ra ngoài. Hàng rào lập thể được tạo ra và cả lớp nước hydrat
hóa sẽ ngăn chặn các hạt tiến lại gần sợi, chống lại sự tái bám. Nhưng thực tế chất
hoạt động bền mặt nonion có khả năng chống tái bám thấp hơn các anion.
 Chất hoạt động bề mặt cation không có tác dụng chống tái bám, nó không thích
hợp cho việc giặt tẩy. Chất hoạt động bề mặt cation tích điện dương, bề mặt vải
tích điện âm vì vậy chúng bám vào vải nên không có tác dụng chống tái bám.
 Chất hoạt động bề mặt tạo bọt làm cho chất bẩn không tan tập trung lên bề
mặt bọt và bị đẩy ra ngoài. Một chất hoạt động bề mặt hay hỗn hợp chất hoạt
động bề mặt có khả năng tạo bọt tối đa quanh cmc. Với một loại chất hoạt động
bề mặt , cmc càng nhỏ thì khả năng tạo bọt càng lớn. Đối với alky sulfat, chiều
dài dây Cacbon tăng thì độ hòa tan cmc giảm, khả năng tạo bọt tăng; khi di
chuyển nhóm ưa nước vào trong dây hay dùng dây Cacbon mạch nhánh thì làm
tăng cmc từ đó làm giảm khả năng tạo bọt. Chất chất hoạt động bề mặt không
ion tạo bọt ít hơn ion trong nước. Để tăng khả năng tạo bọt người ta thêm vào
các thành phần phụ gia, đó là các chất hữu cơ có cực có thể làm giảm cmc của
chất hoạt động bề mặt. Các chất tăng cường bọt trong bột giặt, nước rửa chén,
các dầu gội đầu là mono hay dietanol amid tạo bọt bền, mịn và đều.
Ảnh hưởng của môi trường nước đến sự tẩy rửa
 Môi trường nước cứng có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ làm kết tủa xà bông,
giảm bọt. Do đó trong bột giặt có chứa các thành phần có tác dụng làm mềm nước.
Ta có thể sử dụng các chất tạo phức như ortho phosphat, pyro phosphat, di
phosphat, tri phosphat (tên gọi không chính xác là tripolyphosphat TPP), EDTA
(etylen Diamin Tetra-acetat), NTA (Nitrilo Tri-acetic) … Nhưng do các chất tạo
phức có chứa phospho sẽ cung cấp dinh dưỡng cho các thực vật sống trong nước
nhất là tảo, làm cho chúng phát triển nhanh nên tiêu thụ nhiều O2 hòa tan trong
nước vào ban đêm làm cá chết hàng loạt nên hạn chế dùng.
 Sử dụng chất tạo môi trường kiềm và có tác dụng đệm để duy trì môi trường này.
Các chất thường sử dụng như TPP, Na2CO3,NaHCO3, các silicat. Trước đây,
người ta sử dụng TPP khá phổ biến nhưng hiện nay Zeolit (các silicat) đang từ từ
thay thế các carboxylat cùng các loại polymer phân giải sinh học tăng tốc và các
silicat mới đang đi vào thị trường.

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM


III.1.Hóa chất, thiết bị, dụng cụ
III.1.1. Hóa chất
Sử dụng các loại hóa chất: SLES, SLS, CDE, CAB, glycerin, TTO, cacbome 940,
NaCl, triclosan, sorbitol, vitamin E, nước cất 2 lần, màu, mùi,...
III.1.2 .Thiết bị
 Máy khuấy cơ
 Cân phân tích
 Cân kỹ thuật
 Nhiệt kế
 Bếp điện
III.1.3.Dụng cụ
Ống đong, pipet, becher, erlen, phễu chiết, bình định mức, đũa thủy tinh, ống nhỏ
giọt,…
III.2.Xây dựng đơn công nghệ
III.2.1. Các đơn công nghệ tham khảo
Dưới đây là một số đơn công nghệ tham khảo
Bảng 3.1:đơn công nghệ với hoạt chất tẩy rửa chính Sodiumlaurylsunfat chất diệt
khuẩn là CMIT/MIT.

Công thức
Pha Thành phần Chức năng Phụ lục
cơ bản
Hoạt chất tẩy rửa chính
SLS * Khảo sát
Anionic
Etylen glycol Làm sạch, đồng họat
1.5
monostearate động bề mặt
Acid citric 0.8 Điều hoà PH
Khảo sát
Pha A Tạo độ bóng mướt cho có thể
Sorbitol 0,5
sản phẩm, giữ ẩm cho da không
cho
Hexylen glycol 1
NaCl * Chất làm đặc Khảo sát
EDTA 0.10 Giữ ion kim loại
H2O qs to 100 Pha nước
TTO 3.00 Hoạt chất
Pha B
CMIT/MIT 0.4 Hoạt chất ***
Vitamin E 0.10 Hoạt chất
Methyl paraben 0.15 Chất bảo quản
Pha C
Propyl paraben 0.15 Chất bảo quản
Tiến hành phối liệu:
- Khuấy trộn nền tẩy rửa, tiến hành điều chỉnh độ cứng, độ pH, cho thêm chất
bảo quản, khuấy đồng nhất.
- Thêm vài hoạt chất, khuấy nhẹ, điều chỉnh, độ nhớt, thêm mùi, màu.
Bảng 3.2 đơn công nghệ nước rửa tay với hoạt chất tẩy rửa chính là Sodium lauryl
ether sunfat(SLES), Chất diệt khuẩn là Triclosan.

Công thức
Pha Thành phần Chức năng Phụ lục
cơ bản
Hoạt chất tẩy rửa chính
SLES 10 Khảo sát
Anionic
CAB 3 Chẩt đồng HĐBM
CDE 2 Chất điều chỉnh
ổn định PH, nhủ hoá bề
Acid Citric *
mặt
Pha A Hexylen glycol 1
NaCl * Chất làm đặc Khảo sát
Glycerin * Chất làm ẩm Khảo sát
Tạo vẻ óng ánh cho sản
TiO2 0.2
phẩm
EDTA 0.10 Giữ ion kim loại
H2O qs to 100 Pha nước
TTO 3.00 Hoạt chất
Pha B Triclosan 0.3 Hoạt chất ***
Vitamin E 0.10 Hoạt chất
Pha C Methyl paraben 0.15 Chất bảo quản
Propyl paraben 0.15 Chất bảo quản

Tiến hành phối liệu:


- Khuấy trộn nền tẩy rửa, tiến hành điều chỉnh độ cứng, độ pH, đồng thời thêm
vào chất tạo óng ánh, chất làm mềm, chất bảo quản, khuấy đồng nhất.
- Thêm vào hoạt chất, khuấy nhẹ, điều chỉnh độ nhớt, thêm mùi, màu.
Bảng 3.3 Đơn công nghệ nước rửa tay không dùng nước, Chất diệt khuẩn là
Triclosan.

Công thức Phụ


Pha Thành phần Chức năng
cơ bản lục
Vệ sinh da,bốc hơi nhanh Khảo
Ancohol *
sản phẩm sát
Điều hoà nền ancol Khảo
Butyleneglycol *
sát
ổn định PH, trung hoà
Pha A TEA 0.08
cacbome
Vaseline 0.5 Làm mềm
Tạo nhủ, tạo đặc Khảo
Cacpopol 940 *
sát
Manitol 0.2
TTO 3.00 Hoạt chất
Tocophenyl
Pha B 0.1
Acetate(vita E) Hoạt chất
Triclosan 0.3 Hoạt chất
Chất bảo quản
Methyl paraben 0.15
Pha C
Propyl paraben 0.15 Chất bảo quản

Tiến hành phối trộn


- Phối trộn pha A: Nền ancol phối hợp với chất làm mềm, thêm vào hoạt chất diệt
khuẩn, vitamin E
- Phối trộn pha B: Khuấy nền gel và điều chỉnh độ pH.
- Phối trộn pha C: Phối trộn nền bảo quản
- Phối trộn pha A và pha B đến khi đồng nhất, sau đó đem phối trộn với pha C,
thêm mùi.
III.2.2 Khảo sát các nền cơ bản.
Để đi sâu và hiểu thêm về quy trình phối chế sản phẩm, nhóm chúng em sẽ
trình bày nội dung khảo sát cụ thể từng nền: Nền tẩy rửa, nền tạo gel, nền diệt khuẩn,
và nền chất bảo quản, màu, mùi...
Điều kiện khảo sát:
Người thử mẫu: da thường, không dị ứng với các hóa chất trong các nền khảo
sát.
Các hóa chất: đảm bảo tính an toàn, đã được sử dụng nhiều trong các sản phẩm
trên thị trường và các đơn công nghệ đã được công bố.
III.2.2.1 Khảo sát nền tẩy rửa.
Theo nhóm làm đồ án tốt nghiệp, nền tẩy rửa là sự kết hợp giữa CHHDBM SLS và
CHHĐBM SLES, hai chất này kết hợp với nhau sẽ làm cho khả năng tẩy rửa, độ tạo
bọt được tốt hơn cũng như giá thành sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng.
Dựa vào những kiến thức cơ bản đã học và sự giúp đỡ của GVHD ĐATN nhóm
chúng em sẽ tiến hành khảo sát 4 nền tẩy rửa với hàm lượng 4-7%, để tạo ra một nền
tẩy rửa có tính năng tẩy rửa tốt nhất.

Bảng 3.4.Bảng khảo sát hàm lượng chất hoạt động bề mặt

Thành phần 4% 5% 6% 7%

SLS 1.34 1.67 2 2.34

SLES 1.34 1.67 2 2.34


CDE 0.67 0.84 1 1.167

CAB 0.67 0.84 1 1.167

Nước 96 95 94 93

Hình 3.1.Nền tẩy rửa ở dạng


ng dung dịch
d
 Khảo sát thể tích cộ
ột bọt
Bảng 3.5 : Bảng
B khảo sát thể tích cột bọt

Nhận xét : Qua kếtt quả


qu khảo sát cột bọt của 4 mẫu dung dịch
ch nền
n tẩy rửa thì
mẫu số 1 (4%) độ tan củaa cột
c bọt thay đổi rất ít, điều này chứng tỏ bọtt khó hòa tan, độ
bền của bọt cao. Ở mẫu
u 2 (5%) cột
c bọt cũng thay đổii nhưng không nhiều.
nhi Tiếp tục
khảo sát ở mẫu 3 (6%) chúng tôi thấy
th được thể tích của cột bọt giảm
m nhiều,
nhi chứng tỏ
bọt có khả năng phân hủy
y ttốt khi sử dụng và thải ra môi trường. Ở mẫu
u 4 (7%) cột
c bọt
thay đổi nhiều,
u, nhưng ít hơn so v
với mẫu số 3.
Qua nhận
n xét trên, nhóm chúng tôi chọn
ch mẫu nền tẩy rưả là mẫu 3 (6%) về
mức độ bền của bọt cho sản
n phẩm.
ph
 Khảo sát về các chỉ tiêu ngoại quan : độ sạch, mức độ khô tay, bọt
b nhiều hay
ít,... Nhóm chúng tôi ti
tiến hành khảo sát các chỉ tiêu về ngoạii quan trên một
m
nhóm 24 người, kếtt quả
qu thu được được thể hiện trong bảng 3.6 :
Bảng 3.6 : Bảng khảo
o sát các chỉ
ch tiêu ngoại quan

Nhận xét : Từ kếtt qu


quả khảo sát ở bảng
ng trên, nhóm chúng tôi rút ra được:
đư Ở mẫu
1 (4%) chỉ đạt về độ sạch,
ch, đ
độ khô và mức độ tạo bọt đượcc đánh giá thấp.
th Tương tự ở
mẫu 2 (5%) đượcc đánh giá cao v
về độ khô và độ bọt, còn độ sạch thấp.
p. Ở mẫu 3 (6%)
qua khảo sát, đa số mọii người
ngư đều đánh giá cao về các chỉ tiêu của mẫẫu này. Với mẫu
4 (7%) các chỉ tiêu này cũng
ũng đ
được đánh giá tương đối ổn định,
nh, nhưng so với
v mẫu số 3
thì ít hơn.
Qua nhận
n xét trên, nhóm ch
chúng tôi chọn mẫu nền tẩy rửa là mẫu
u 3 (6%) làm mẫu
m
chuẩn cho sản phẩm về các chỉ
ch tiêu ngoại quan.
 Khảo sát độ pH cho ssản phẩm : do điều kiện phòng thí nghiệm
m nên không thể
th
đánh giá chi tiết độ pH của sản phẩm, nên chúng tôi chỉ xác định pH của sản
phẩm ở mức độ tương đ
đối thông qua giấy kiểm tra độ pH. Qua khảo
kh sát thì ở cả
4 mẫu pH đều đạt từ 6,5-7,5.
Do quy mô thực hiện chỉ ở phòng thí nghiệm nên không thể khảo
o sát mức
m độ ảnh
hưởng của chất hoạt động
ng b
bề mặt mà chỉ đánh giá và lựa chọn ở mức độ cảm
quan như : độ sạch, độ bền
nbbọt, pH,... Qua quá trình thực nghiệm
m và kết
k quả khảo sát
nhóm chúng tôi quyết định
nh ch
chọn mẫu nền tẩy rưả là mẫu 3 (6%) là mẫu
u chuẩn
chu làm nền
tẩy rửa chính cho sản phẩm.
m.
III.2.2.2. Khảo sát nền gel
 Yêu cầu của nền gel cơ bản:

Trên da
- Có pH phù hợp với pH của da mà không gây dị ứng cho da.
- Không độc hại với da.
- Có độ nhớt vừa phải
- Dễ sử dụng, dễ rửa sạch mà không làm đau da.

Trên sản phẩm


- Gel bền, không phân pha.
- Gel trong và không bị vỡ hạt khi lưu trữ.
- Không gây mùi lạ.
Theo nhóm làm đồ án tốt nghiệp, nền gel là sự kết hợp giữa NaCl và Carbomer 940,
hai chất này kết hợp với nhau tạo cho sản phẩm có độ đặc nhất định, không bị thay đổi
khi có tác động của môi trường.
a. NaCl
 Cách phối chế NaCl theo các bước :
Bước1 : Cân định lượng
Bước 2 : Pha thành dung dịch muối 20%
Bước 3 : Để ổn định và tiến hành lọc.
 Nhận xét và đánh giá khả năng tạo gel của dung dịch NaCl:
Từ quá trình làm thực nghiệm, ta thấy khi tăng hàm lượng muối lên từ 0 – 1,5%
thì độ nhớt của sản phẩm tăng nhanh, còn khoảng từ 1,5 – 1,8% thì độ nhớt tăng vừa,
đồng thời sản phẩm cũng bắt đầu bi đục, từ đó ta kết luận hàm lượng muối có ảnh
hưởng đến độ nhớt của sản phẩm. Tuy nhiên, khi đạt tới độ nhớt cao nhất (hàm lượng
muối 1,8%) mà ta tiếp tục tăng hàm lượng NaCl (1,8 – 2%) thì độ nhớt bắt đầu giảm
mạnh, từ đây ta có thể kết luận hàm lượng muối không thể sử dụng tùy ý mà chỉ nằm
trong giới hạn cho phép.
Khi cho thêm chất điện ly vào dung dịch chất hoạt động bề mặt thì chất điện ly sẽ tác
động đến lớp màng solvat hóa xung quanh các phân tử này (phá vỡ lớp màng này), dẫn
đến sự tăng số phân tử chất hoạt động bề mặt trong các micelle, giữ các micelle ở
trạng thái bền vững và khó di chuyển hơn trong dung dịch. Kết quả làm tăng độ nhớt
của sản phẩm.
Tuy nhiên độ nhớt chỉ tăng đến giá trị tối đa rồi giảm nhanh. Lúc này trong hệ xảy ra
hiện tượng muối kết làm phá vỡ các hạt micelle. Sự muối kết là do chất hoạt động bề
mặt không ion không còn tan trong nước nữa khi giảm số liên kết hydro giữa nước và
phân tử chất hoạt động bề mặt. Ion của chất điện ly đã liên kết hydro với các phân tử
nước và liên kết hydro giữa nước và ion luôn mạnh hơn giữa nước và phân tử phân
cực. Chính sự không tan của chất hoạt động bề mặt đã làm sản phẩm bị đục.
Mục đích chính của NaCl cho vào sản phẩm là chỉnh độ nhớt thích hợp. Do đó tùy
theo yêu cầu sản phẩm mà chọn hàm lượng muối sử dụng thích hợp. Vậy độ nhớt thích
hợp (so với sản phẩm trên thị trường_Lifebuoy) để phối liệu cho sản phẩm rửa tay diệt
khuẩn là 1,5%.
b. Carbomer 940
Nhóm chúng em sẽ tiến hành khảo sát 3 nền gel có tỉ lệ Carbomer 940: 0.5÷2%, nhưng
đều có chung một quy trình làm.
 Cách phối chế Carbomer 940 theo các bước :
Bước 1: Cân định lượng
Bước 2: Tiến hành đun cách thủy ở nhiệt độ 700C khoảng 30 phút
Bước 3: Khuấy với tốc độ ổn định trong 3 giờ, tiếp tục để ổn định Carbomer 940 trong
vài giờ. Cuối cùng sẽ lọc sản phẩm.

Hình3.2: Mẫu khảo sát nền gel


 Kết quả khảo sát

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát carbome 940


Mẫu
Chỉ tiêu Mẫu 1 (0.05%) Mẫu2 (0.075%) Mẫu 3 ( 0.1%) Mẫu 4 (
0.15%)
Độ đặc 19 23 50 45
Độ trong 47 46 45 37
Độ nhớt 21 28 55 43
Tổng điểm 87 101 150 125
Nhận xét: Qua bảng kết quả khảo sát nhóm nhận thấy rằng độ trong của cả 4
mẫu tương đương nhau và được đánh giá cao. Điều đó cho thấy, carbome 940 không
chỉ có tác dụng làm đặc,tạo độ nhớt mà còn làm cho sản phẩm có một độ trong nhất
định. Độ đặc và độ nhớt có sự chênh lệch đáng kể. Mẫu 1(0.05%) và mẫu 2(0.075%)
được đánh giá thấp do hàm lượng của carbome 940 trong mẫu nhỏ, gel tạo thành
loãng, độ nhớt ít. Chứng tỏ, hàm lượng carbome 940 cũng ảnh hưởng đến độ đặc và độ
nhớt của sản phẩm. Mẫu 3 (0.1%) và mẫu 4 (0.15%) được đánh giá cao hơn. Tuy
nhiên, gel tạo thành ở mẫu 4 quá đặc và quá nhớt nên nhóm thử nghiệm cho rằng mẫu
này không phù hợp khi đưa vào sản phẩm.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn mẫu 3 (0.1%) làm
mẫu chính để phối trộn thành nền gel trong sản phẩm.
III.2.2.3 Khảo sát nền diệt khuẩn.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, dựa trên các đơn công nghệ và tài liệu đã
công bố thì nền diệt khuẩn với hàm lượng 0,1 - 0,3%.
Do điều kiện phòng thí nghiệm trường không có đủ các trang thiết bị cần thiết để thực
hiện thực nghiệm, nên chúng tôi đã gửi mẫu tới phòng thí nghiệm sinh học ứng dụng –
Trung tâm thí nghiệm thực hành trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm Thành phố
Hồ Chí Minh, một trung tâm có bề dày kinh nghiệm và đáp ứng đầy đủ các điều kiện
về trang thiết bị để khảo sát sơ bộ khả năng diệt khuẩn của các mẫu “ Mẫu 1, Mẫu 2,
Mẫu 3” trên các chủng vi khuẩn “ E.coli, Salmonela, Shigella ” để tìm ra khả năng
diệt khuẩn cao nhất của 3 mẫu trên.

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát khả năng diệt khuẩn

Mẫu Vi khuẩn thử nghiệm Kết quả sau khi tiếp xúc 1 phút
thử Vi khuẩn còn sống Tỷ lệ diệt
(cfu/ml) khuẩn
Dung dịch Salmonella typhi (1,0 x <1 99.9999%
0.1% 106cfu/ml)
Escherichia coli 0157H7 <1 99.9999%
(1,0 x 106cfu/ml)
Dung dịch Salmonella typhi (1,0 x <1 99.9999%
0.2% 106cfu/ml)
Escherichia coli 0157H7 <1 99.9999%
6
(1,0 x 10 cfu/ml)
Dung dịch Salmonella typhi (1,0 x <1 99.9999%
0.3% 106cfu/ml)
Escherichia coli 0157H7 <1 99.9999%
(1,0 x 106cfu/ml)

Qua kết quả khảo sát thì chúng tôi đã quyết định chọn tỉ lệ diệt khuẩn là 0,1%. Vì
nhằm tiết kiệm chi phí và tránh sự lãng phí hóa chất.
III.2.3. Thiết lập đơn công nghệ
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các đơn công nghệ tham khảo, cùng với quá trình nghiên
cứu tài liệu nhóm chúng em xin đưa ra đơn công nghệ để tiến hành thực nghiệm. Đó
là, sử dụng kết hợp cả 2 chấ hoạt động bề mặt sodium lauryl ether sunfate và sodium
laryl sunfate làm nền tẩy rửa chính, với nền gel là NaCl và Capomer 940, nền diệt
khuẩn là tinh dầu tràm trà kết hợp với một lượng nhỏ chất diệt khuẩn triclosan. Nhằm
tạo ra một sản phẩm mang tính tẩy rửa cao thân thiện với môi trường, không gây ảnh
hưởng đến người tiêu dùng, cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường.
Bảng 3.9: Đơn công nghệ nước rửa tay với hoạt chất tẩy rửa chính là Sodium lauryl
ether sunfat(SLES) kết hợp với Sodium lauryl sunfat, nền diệt khuẩn là tinh dầu tràm
trà(TTO) kết hợp với chất diệt khuẩn là Triclosan.

Công thức
Pha Thành phần Chức năng Phụ lục
cơ bản
Hoạt chất tẩy rửa chính
SLES 2
Anionic
Hoạt chất tẩy rửa chính
SLS 2
Anionic
CAB 1 Chẩt đồng HĐBM
CDE 1 Chất điều chỉnh
Pha A Chất ổn định PH, nhủ
Acid Citric *
hoá bề mặt
NaCl 1,5 Chất làm đặc
Cacpopol 940 0,1 Tạo nhủ, tạo đặc
EDTA 0.10 Giữ ion kim loại
Pha nước
H2O Vđ 100

TTO 3.00 Hoạt chất


Triclosan 0.1 Hoạt chất

Pha B Tạo độ bóng mướt cho


Sorbitol 0,5
sản phẩm, giữ ẩm cho da

Vitamin E 0.10 Hoạt chất


Methyl paraben 0.15 Chất bảo quản
Pha C
Propyl paraben 0.15 Chất bảo quản
III.3. Sơ đồ quy trình phối liệu
III.3.1. Sơ đồ phối liệu các nền cơ bản
III.3.1.1. Sơ đồ phối liệu nền tẩy rửa
Cho đồng thời cả 2 chất hoạt động bề mặt SLS và SLES ngâm với nước ở 60-700C,
khuấy tan hoàn toàn thu được hỗn hợp dung dịch. Sau đó hạ nhiệt độ xuống 400 C
thêm vào 2 chất đồng hoạt động bề mặt CAB và CDE vào khuấy đồng nhất thu được
nền tẩy rửa.

III.3.1.2. Sơ đồ phối liệu nền tạo gel kết hợp với nền diệt khuẩn
Do triclosan và TTO không tan trong nước, triclosan tan trong kiềm còn TTO tan
trong dầu hay là trong dung môi hữu cơ. Cho nên nền diệt khuẩn với nền tạo gel sẽ
được phối trộn chung với nhau, để cho 2 hoạt chất này hấp thụ vào trong cacpome 940
trong quá trình phối trộn, giúp cho nền diệt khuẩn và mùi của sản phẩm sẽ bền hơn.
Quy trình phối liệu:
Ngâm caporme 940 với nước cất 2 lần ở 70oC để cho capome trương nở một phần thu
được dung dịch capome , sau đó cho vào máy khuấy cơ, cho thêm Triclosan đã được
khuấy tan hoàn toàn với NaOH và TTO vào, điều chỉnh pH từ 7-8, khuấy đồng nhất
trong vòng 3h đồng hồ.
III.3.1.3. Sơ đồ phối liệu nền bảo quản
Cho đồng thời cả 2 chất bảo quản Metylparaben và Propylparapen hòa tan hoàn toàn
với nước, cho đến khi đồng nhất.
III.3.2. Sơ đồ phối trộn chi tiết

Thuyết minh sơ đồ:


Sau khi nghiên cứu, khảo sát, lựa chọ và phối trộn được các nền cơ bản cho sản phẩm,
thì quá trình phối trộn sản phẩm được tiến hành như sau:
Trước tiên, cân nền tẩy rửa cho vào becher, sau đó thêm vào nền tạo gel kết hợp với
nền diệt khuẩn đã được phối trộn, dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ, thu được hỗn hợp
dung dịch, thêm vào glycerin, sau đó cho vào máy khuấy cơ khuấy tan hoàn toàn,
khuấy nhẹ tránh tạo bọt thu được dung dịch bán sản phẩm A, cho thêm nền bảo quản
đã được phối trộn và sorbitol vào khuấy đồng nhất, thu được dung dịch bán sản phẩm
B, thêm vào hoạt chất Vitamin E khuấy nhẹ, trong vòng 50 phút thu được dung dịch
bán sản phẩm C, cho dung dịch NaCl 20% vào từ từ để điều chỉnh độ nhớt. Để ổn
định, đem lọc thu được sản phẩm.
III.4. Chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm
III.4.1. Độ bền sản phẩm cùng ảnh hưởng sinh lý của nó đối với da.
Để đảm bảo độ bền cho sản phẩm các nhà sản xuất thường cho vào các hoạt chất
họ paraben cụ thể là metylparaben và propylparaben để bảo quản sản phẩm chống nấm
mốc.
Để tránh ảnh hưởng sinh lý có hại cho da đặc biệt là gây kích ứng da việc điều
chỉnh pH là điều quan trọng nhất. Ứng với sản phẩm thì pH phải nằm ở mức trung tính
từ 5,5-7,5. Chỉ tiêu áp dụng cho các chất hoạt động bề mặt có trong chất tẩy rửa ở dạng
rắn hoặc dung dịch nước, dựa vào TCVN 5455-1998 (xác định chất hoạt động bề mặt
anion bằng phương pháp chuẩn độ 2 pha trực tiếp-chất tẩy rửa) và TCVN 5817-1994
(nước dầu gội)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho nước rửa tay diệt khuẩn sử dụng nguyên liệu là các
chất hoạt động bề mặt dễ bị phân huỷ sinh học và một số chất phụ gia khác.
Bảng 3.10: Những chỉ tiêu dành cho sản phẩm rửa tay diệt khuẩn

STT Tên chỉ tiêu Mức độ


Trạng thái: Lỏng, sánh, đồng nhất, không
tách lớp, phân tầng và kết tủa khi biến đổi
nhiệt 10 +2oC và ở 45+2oC
1 Ngoại quan
Màu sắc: Đồng nhất.
Hương thơm: Dễ chịu, đặc trưng cho sản
phẩm.
Hàm lượng chất HĐBM tan ≥ 10%
2
trong cồn.
3 Hàm lượng muối NaCl (%) ≤ 2%
Hàm lượng kim loại nặng Pb ≤ 2 (mg/kg)
4
(mg/kg).
5 Độ pH của dung dịch 5,5 – 7,5
6 Nồng độ chất diệt khuẩn < 0,45%
7 Thể tích cột bọt dung dịch ≥ 350ml
8 Hàm lượng glyxerin < 4%

III.4.2. Khả năng rửa sạch bẩn và êm dịu cho da tay.


Trong các dòng sản phẩm loại nước rửa( rửa lại bằng nước ). Thường sử dụng
các chất hoạt động bề mặt mang tính tẩy và tách bẩn vừa phải hay dùng sodium lauryl
sunfat ( SLS) hoặc sodiumlauryl ether sunfat (SLES) và các chất trợ hoạt động bề mặt,
hay các loại hoạt động bề mặt dạng lưởng tính để điều hoà hoạt tính. Ngày nay việc
rửa tay diệt khuẩn không còn đòi hỏi gắt gao về việc tách bẩn vì một khi muốn rửa tay
diệt khuẩn thì thông thường bàn tay phải sạch sẽ về mặt cảm quan. Còn đối với các
loại gel rửa tay thì đòi hỏi khả năng khô nhanh của nó mà không đòi hỏi khả năng tách
bẩn tẩy rửa. Thường dùng ancohol, butyl glycol,cồn...Ngoài ra còn dùng các chất giữ
ẩm, chất làm mềm da bổ sung vào sản phẩm.
Hơn nữa cần phải cho hoạt chất làm mềm nước, chất tạo độ phủ lên da để tạo độ
êm dịu sạch sẽ cho da khi sử dụng. Trong đó không khỏi kể đến EDTA. Ngoài ra
EDTA còn dùng để cô lập các ion canxi, magiê và một số ion kim loại khác trong
nước, làm mềm nước.
III.4.3. Khả năng diệt khuẩn
Sau khi đem sản phẩm đi khảo sát khả năng diệt khuẩn tại phòng thí nghiệm sinh học
ứng dụng – Trung tâm thí nghiệm thực hành trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh thì sản phẩm đạt khả năng diệt khuẩn ở hàm lượng 0.1%
(theo kết quả khảo sát).
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV.1. KẾT LUẬN
Nghiên cứu và phối chế nước rửa tay diệt khuẩn từ các hoạt chất thiên nhiên
đang là một hướng đi mới hiện nay, sản phẩm với hoạt chất thiên nhiên là tinh dầu
tràm trà là một sản phẩm mới, gần gũi, thân thiện với môi trường, mang đặc tính diệt
khuẩn cao.
Qua quá trình nghiên cứu và phối chế chúng tôi đã xây dựng được đơn công
nghệ và phối chế được sản phẩm với hoạt chất thiên nhiên là tinh dầu tràm trà.
Sản phẩm sau khi nghiên cứu và phối chế đạt mức độ diệt khuẩn cao. Do giới
hạn về thời gian của đề tài cũng như về điều kiện phòng thí nghiêm trường không có
đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hiện thực nghiệm, nên chúng tôi đã gửi mẫu tới
phòng thí nghiệm sinh học ứng dụng – Trung tâm thí nghiệm thực hành trường Đại
học Công Nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra khả năng diệt
khuẩn của sản phẩm, kết quả đạt được như sau:

Mẫu thử Vi khuẩn thử nghiệm Kết quả sau khi tiếp xúc 1 phút
Vi khuẩn còn sống Tỷ lệ diệt
(cfu/ml) khuẩn
Dung dịch Salmonella typhi (1,0 x <1 99.9999%
0.1% 106cfu/ml)
Escherichia coli 0157H7 <1 99.9999%
(1,0 x 106cfu/ml)

IV.2. KIẾN NGHỊ


Ngoài các sản phẩm trong nước,các sản phẩm ngoại nhập có giá thành khá cao, gấp
khoảng 2-2,5 lần các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Qua đó chúng tôi nhận thấy
sự phổ biến của việc rửa tay và dòng sản phẩm rửa tay trên thị trường Việt Nam hiện
còn thấp so với thế giới. Cũng như việc quảng bá rộng rải trên truyền thông so với các
sản phẩm mỹ phẩm khác như dầu gội hay sửa rửa mặt ... Đồng thời, đại đa số các dòng
sản phẩm rửa tay diệt khuẩn đều không chứa các hoạt chất thiên nhiên. Chính điều đó
thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu cho ra các sản phẩm mang hoạt chất thiên nhiên chiết
xuất từ tinh dầu tràm trà với giá thành rẻ nhằm tạo sự thân thiện cho môi trường và
người tiêu dùng. Hi vọng trong thời gian tới hóa chất tổng hợp trong các sản phẩm tẩy
rửa sẽ dần được thay thế bằng những hoạt chất thiên nhiên, tạo sự tin tưởng tuyệt đối
cho người tiêu dùng.
Tài liệu tham khảo
[1] Louis Hồ Tấn Tài (1990), Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân, NXB Dunod
[2] Vương Ngọc Chính (2005), Hương liệu mỹ phẩm, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh
[3] GS Vũ Ngọc Lộ và các tác giả, Những cây tinh dầu Việt Nam (Khai thác, chế biến,
ứng dụng), NXB Khoa học – Kỹ thuật, 1996
[4] Vương Ngọc Chính, Giáo trình hóa mỹ phẩm, Trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ
Chí Minh, Bộ môn Hóa Hữu cơ.
[5] Nguyễn Bé Quốc, Đồ án tốt nghiệp, chuyên ngành hóa hữu cơ, Trường Đại Học
Công Nghiệp Tp.HCM năm 2011
[6] Nguyễn Hữu Hậu, Đồ án tốt nghiệp, chuyên ngành hóa hữu cơ, Trường Cao đẳng
Công thương Tp.HCM, năm 2011
Tài liệu internet
[1] http://www.mediafire.com/file/o8gn07y66nqj5cb/BG_HuongLieuMyPham.rar
[2] http://thuvienluanvan.com
[3] http://ambn.vn/product/c-175/p-175/child.

You might also like