You are on page 1of 2

NHỮNG VẤN ĐỀ KHI THƯỜNG GẶP VỚI RĂNG KHÔN

RĂNG KHÔN LÀ GÌ?


Răng khôn là răng hàm lớn thứ 3 hay còn gọi là răng 8, là răng mọc muộn nhất trên
cung hàm. Chúng thường mọc và xuất hiện trên cung hàm trong độ tuổi 13-19. Mỗi
chúng ta có thể có đến 4 răng khôn, 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Số
lượng răng khôn ở mỗi người có thể khác nhau từ 0 đến 4, thậm chí có những người có
nhiều hơn 4 chiếc răng khôn.
VẬY TẠI SAO CẦN PHẢI NHỔ RĂNG KHÔN?

Hình ảnh: 4 chiếc răng khôn.


Hầu hết chúng ta, xương hàm thường nhỏ và không đủ chỗ cho răng khôn mọc, vì vậy
sẽ có những vấn đề xảy ra:
Thông thường, răng khôn hàm dưới sẽ không mọc đầy đủ thậm chí không thể mọc
được do bị chặn bởi răng số 7. Trong trường hợp này răng khôn sẽ trở thành răng khôn
lệch, ngầm. Thỉnh thoảng sẽ gây ra những cơn đau nhức do lực nén về phía sau của
xương hàm dưới.
Lợi xung quanh răng khôn lệch trở thành túi chứa mảnh vụn thức ăn là nguyên nhân
của viêm lợi, lợi nề đỏ, sưng đau, có thể dẫn đến ap- xe nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Khi răng khôn trên mọc, cắn vào lợi của hàm dưới khi không có răng đối, hoặc cắn
vào niêm mạc má gây sưng đau phần mềm, viêm nhiễm.
Sâu răng phát triển ở răng khôn và cả mặt xa răng số 7. Để lâu răng số 7 sẽ bị viêm
tủy. Và thông thường chúng ta chỉ phát hiện khi đã thấy đau. Rất nhiều trường hợp đã
phải nhổ cả răng số 7 và răng khôn. Điều này rất đáng tiếc.
Răng khôn mọc lệch có thể gây xô đẩy các răng khác, là nguyên nhân làm cho các
răng khác trên cung hàm bị xoay do thiếu chỗ.
Trong chỉnh nha, răng khôn mọc lệch cũng là răng có chỉ định nhổ theo yêu cầu chỉnh
nha để đạt được kết quả sau chỉnh nha ổn định
Vì những lí do trên, răng khôn mọc lệch nên cần được nhổ bỏ sớm. Hãy đến gặp nha
sĩ của bạn, để được khám, chụp x quang tư vấn.

RĂNG KHÔN ĐƯỢC LOẠI BỎ NHƯ THẾ NÀO?


Trong nhiều trường hợp, răng khôn có thể được tiểu phẫu bằng hình thức gây tê trên
ghế răng. Gây tê sẽ giúp cho bạn không đau trong quá trình can thiệp.
Trong quá trình tiểu phẫu, lợi xung quanh răng sẽ được mở, xương bao phủ răng khôn
sẽ được lấy đi, đôi khi sẽ phải chia nhỏ răng để lấy bỏ từng phần. Lợi sau đó sẽ được
khâu đóng lại như ban đầu.
Sau khi tiểu phẫu, bạn sẽ phải uống thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm theo chỉ
dẫn của bác sỹ. Có thể sưng đau sau nhổ răng. Bạn sẽ mất vài ngày để liền thương.
CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ???
Trước khi nhổ răng khôn:
Thông báo cho bác sỹ răng hàm mặt của bạn về vấn đề sức khỏe toàn thân của bạn: các
bệnh về tim mạch, huyết áp, dị ứng, tiểu đường…
Sắp xếp thời gian, ăn uống tốt, chải răng sạch
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn:
Cắn gạc chặt 30 phút sau đó bỏ gạc.
Không súc miệng, không chọc vật lạ, không đá lưỡi vào ổ nhổ, vì có thể gây chảy máu
và không cầm được máu. Việc súc miệng bằng nước súc miệng có thể thực hiện bắt
đầu từ ngày hôm sau.
Chải răng thật sạch.
Nếu thấy máu đỏ tươi đùn ra liên tục tại ổ nhổ thì liên hệ ngay với bác sỹ của bạn
Có thể chườm lạnh ở má để giảm đau và giảm sưng (tác dụng trong 24h sau nhổ)
Uống thuốc đầy đủ theo đơn.
Ăn mềm, không hút thuốc, uống rượu trong thời gian dùng thuốc
Không làm việc quá sức
Tập há miệng
CHÚC CÁC BẠN CÓ ĐƯỢC HÀM RĂNG CHẮC KHỎE!
Ảnh và bài được biên soạn bởi
ThS. BS. Phạm Thu Trang
Khoa Nắn chỉnh răng- Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội

You might also like