You are on page 1of 139

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quản nêu
trong luận văn, đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập –
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 – Bộ Quốc phòng.

Tác giả luận văn, đồ án tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Thiên Hương

----------------------------------------------------------------------------------

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 i


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

MỤC LỤC ............................................................................................................... ii

BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ vii

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. viii

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN


TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. ................................................................................ 5

1.1.Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất ........................................................................... 5

1.1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................................... 5
1.1.2.Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...................... 7
1.1.3.Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
................................................................................................................... 8
1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành .................................................... 9

1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất .................................................................... 9


1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm ............................................................ 12
1.3.Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất .......................... 15

1.3.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong DN sản xuất............ 15
1.3.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản
xuất ................................................................................................................. 16
1.3.3.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................. 18

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 ii


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3.4.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp ...................... 20
1.3.5.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung ............................. 22
1.3.6.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ......................... 25
1.4.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất ....... 28

1.5.Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất31

1.5.1.Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm ...................... 31
1.5.2.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.......................................... 32
1.6. .Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm ................................................................................................ 33

1.7. . Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều
kiện áp dụng phần mềm kế toán ........................................................................... 34

1.7.1.Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán: ................................... 34
1.7.2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều
kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy: ................................................................. 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17 – BQP. ......................................................................... 38

2.1.Đặc điểm chung của Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17. ............. 38

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí 17................... 38

2.1.2.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV Cơ khí17................ 49

2.1.3.Giới thiệu về phần mềm kế toán đang áp dụng .................................... 52

2.2.Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 – BQP. ............................................. 61

2.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ...................... 61

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 iii


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.2.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ...................................................... 61

2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuât tại Công ty TNHH một thành viên Cơ
khí 17- BQP. ............................................................................................................. 62

2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ................... 62

2.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ............................ 77

2.2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ................................... 88

2.2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 ................................................................... 97

2.2.4.1. Kế toán đánh giá sản phẩm dở ................................................. 97

2.2.4.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí 17 .......... 103

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN


TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17 - BQP ............................... 106

3.1. Nhận xét chung về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 ....................................... 106

3.1.1. Những thành tựu và ưu điểm cơ bản. ................................................ 106

3.1.2. Những hạn chế, tồn tại cần hoàn thiện. ............................................. 109

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ........................................................................................ 110

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 118

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................... 119

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC..................................... 120

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN .............................................................. 121

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 iv


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Diễn giải Ký hiệu viết tắt

Bảo hiểm xã hội BHXH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN

Bảo hiểm y tế BHYT

Bộ Quốc phòng BQP

Chi phí nguyên vật liệu CP NVL

Chi phí sản xuất CPSX

Công nhân trực tiếp sản xuất CNTTSX

Kinh phí công đoàn CPCĐ

Nguyên vật liệu NVL

Nhân công trực tiếp NCTT

Sản phẩm dở dang SPDD

Tài sản cố định TSCĐ

Tài khoản TK

Trách nhiệm hữu hạn TNHH

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 v


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CONG TY GIAI ĐOẠN 2011 -2013 ..... 48

BẢNG 2:BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO THÁNG 8/ 2013 ...................................... 71

BẢNG 3: BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU THÁNG 8/ 2013 ................................................ 73

BẢNG 4: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 THÁNG 8/ 2013 ...................................................... 74

BẢNG 5: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 THÁNG 8/ 2013 ...................................................... 75

BẢNG 6: BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ BHXH THÁNG 8/ 2013 .................................. 81

BẢNG 7: BẢNG PHÂN BỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NCTT ................................................... 84

BẢNG 8: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 THÁNG 8/2013 ...................................................... 87

BẢNG 9: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ ............................................ 93

BẢNG 10: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THÁNG 8/ 2013 ............................. 95

BẢNG 11: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 THÁNG 8 NĂM 2013 .......................................... 101

BẢNG 12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ – TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÁNG 8/
2013................................................................................................................................... 104

BẢNG 13: BẢNG KÊ SỐ 8 NHẬP – XUẤT – TỒN THÀNH PHẨM THÁNG 8/ 2013 ...105

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 vi


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ 1.1.TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP. ............. 20

SƠ ĐỒ 1.2: TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP ......................... 22

SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ...................... 24

SƠ ĐỒ 1.4: TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TÍNH GÍA THÀNH THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. ............................................................... 26

SƠ ĐỒ 1.5:KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KÌ 27

SƠ ĐỒ 1.6. TRÌNH TỰ XỬ LÝ THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN SỬ


DỤNG KẾ TOÁN MAÝ ..................................................................................................... 35

SƠ ĐỒ 2.1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ....................................................... 43

SƠ ĐỒ 2.2 :SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ............................. 44

SƠ ĐỒ 2.3 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN


CƠ KHÍ 17 .......................................................................................................................... 49

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 vii


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH

HÌNH 2.1 : MÀN HÌNH HỆ THỐNG PHẦN MỀM EFFECT ............................................ 54


HÌNH 2.2 : MÀN HÌNH KHAI BÁO DANH MỤC ............................................................ 55
HÌNH 2.3 : MÀN HÌNH DANH MỤC TÀI KHOẢN ......................................................... 56
HÌNH 2.4 : MÀN HÌNH DANH MỤC VẬT TƯ, CÔNG CỤ DỤNG CỤ .......................... 58
HÌNH 2.5 : MÀN HÌNH DANH MỤC KHO ...................................................................... 59
HÌNH 2.6 : MÀN HÌNH DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG CHI PHÍ .......................................... 60
HÌNH 2.7 : MÀN HÌNH NHẬP PHIẾU XUẤT KHO ........................................................ 67
HÌNH 2.8 : MÀN HÌNH XEM SỔ SÁCH........................................................................... 68
HÌNH 2.9 : MÀN HÌNH BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO .................................................. 69
HÌNH 2.10 : MÀN HÌNH BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU ................................................... 69
HÌNH 2.11 MÀN HÌNH SỔ CÁI TK621 ( ĐTCP/TP : KHUNG XƯƠNG MAY MAY) .... 70
HÌNH 2.12: MÀN HÌNH NHẬP PHÂN BỔ CHI PHÍ NCTT ............................................. 85

HÌNH 2.13 : MÀN HÌNH SỔ CÁI TK 622 ( ĐTCP/TP: KHUNG XƯƠNG MÁY MAY) .. 86
HÌNH 2.14: MÀN HÌNH DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ............................................. 91

HÌNH 2.15: MÀN HÌNH PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ THÁNG ................................... 92

HÌNH 2.16: MÀN HÌNH SỔ CÁI TK 154 ........................................................................ 100

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 viii


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:


Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản
lý và xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài người.
Trong đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai
trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Hiện nay, nền kinh
tế thị trường chịu sự điều tiết của quy luật cung – cầu, các doanh nghiệp cạnh
tranh quyết liệt. Do vậy, việc tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh nhằm
hạ giá thành sản phẩm là việc có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là
một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm.
Tổng hợp toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo nên chi phí sản xuất. Sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp chi
phí mình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi hay
không. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng,
nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặt khác, do các yếu tố sản xuất ở
nước ta còn rất hạn chế nên việc tiết kiệm chi phí sản xuất đang là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế.
Giá thành sản phẩm có vai trò to lớn trong quản lý và sản xuất. Nó là
nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá. Để thâm nhập thị trường thì
doanh nghiệp phải chú trọng đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí
sản xuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết
kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đồng thời

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 1


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của các
nhà quản lý. Để giải quyết được vấn đề đó, cần phải hoàn thiện công tác kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công việc này
không những mang ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to
lớn trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sản
xuất ở nước ta nói chung và mỗi công ty nói riêng. Thông qua các chỉ tiêu về
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ
tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giá thành
và từ đó tìm ra biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược
điểm còn tồn tại nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm
của toàn xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm, qua quá trình thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế ở
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 em đã đi sâu nghiên cứu và lựa
chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 - BQP”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất.
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán nói chung, trọng tâm là kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH một thành viên
Cơ khí 17 –BQP.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên Cơ khí
17 – BQP.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 2


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu:
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của
luận văn là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 –BQP.
Phạm vi nghiên cứu:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cũng như sự hạn chế về
mặt thời gian nên em đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu: “Kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Khung xương máy may ( Hàng
Jaguar ) tại Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17” trong tháng 08 năm
2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
 Phỏng vấn các nhân viên phòng kế toán để tìm hiểu cách thức tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 Thu thập số liệu thực tế tại phòng kế toán.
 Tham khảo sách, báo, tạp chí, internet cũng như các tài liệu khác
liên quan đến đề tại nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu: sử dung phương pháp so sánh, đối
chiếu, tổng hợp các chi phí liên quan đến việc tính giá thành sản phẩm.
5. Kết cấu luận văn:
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:

- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất
- Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành tại Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 3


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên
Cơ khí 17.
Do thời gian thực tập có hạn, khả năng lý luận cũng như thực tế của
bản thân còn hạn chế nên chuyên để thực tập này không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong có được sự nhận xét, góp ý của giáo viên hướng dẫn –
TS. Thái Bá Công và các cô, chú, anh chị phòng Tài chính kế toán của công
ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thiên Hương

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 4


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC


KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm


1.1.1.1. Chi phi sản xuất
CPSX trong doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá
trình hoạt động sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được
tính cho một thời kỳ nhất định.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải chuẩn bị
đầy đủ các yếu tố đầu vào, huy động, sử dụng các nguồn tài lực, vật lực....để
thực hiện việc sản xuất sản phẩm thực hiện các lao vụ dịch vụ, thu mua dự trữ
hàng hóa, luân chuyển, lưu thông, quản lý. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp
phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa. Các chi
phí này phát sinh thường xuyên và gắn với quá trình sản xuất trong từng thời
kỳ và biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
1.1.1.2. Giá thành sản phầm
Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao
phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết
quả sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa
mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các
chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 5


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp
đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận.
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Về bản chất CPSX và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt
của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu
hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà
doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí là
giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản
phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản xuất sản
phẩm là xác định một lượng CPSX nhất định, tính cho một đại lượng kết quả
hoàn thành nhất định.
Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất
là một quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giá thành thực hiện tại một
thời điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lương sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối
lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành , chứa đựng một lượng chi phí cho
nó – đó là CPSX dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số
lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục
sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó – đó là CPSX dở dang đầu kỳ.
Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm CPSX của kỳ
trước chuyển sang và một phần CPSX phát sinh trong kỳ.

Giá thành CPSX dở dang CPSX phát CPSX dở dang


= + -
sản xuất đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 6


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong nền kinh tế thị trường:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước đã có những biến
chuyển to lớn, cùng với nó là sự chi phối quy luật cạnh tranh. Do đó, muốn
tồn tại và phát triển được thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm
tối đa các khoản chi phí để hạ giá thành sản phẩm, từ đó hạ được giá bán sản
phẩm, tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Qua đó, tăng sức
cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài, góp
phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Ngoài ra nó
còn mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế. Do
vậy yêu cầu đặt ra là phải quản lý tốt CPSX và tính giá thành sản phẩm.
1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Nhóm nhân tố khách quan: thị trường lao động, thị trường nguyên vật
liệu, thị trường vốn, đầu ra của sản phẩm,…
Đối với thị trường đầu vào: ảnh hưởng tới CPSX và giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp xét trên khả năng cung cấp, phương thức thanh toán để các
chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Đối với thị trường đầu ra: doanh nghiệp cũng cần xem xét giá bán,
phương thức thanh toán… sao cho chi phí bỏ ra hợp lý và đem lại hiệu quả.
- Nhân tố chủ quan như:
+ Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng tận
dụng công suất máy móc thiết bị công nghiệp.
+ Trình độ sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng…
+ Trình độ sử dụng lao động
+ Trình độ tổ chức sản xuất
+ Trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 7


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Sự tác động của nhân tố khách quan cũng như chủ quan có thể làm tăng
hoặc giảm CPSX và giá thành sản phẩm, muốn hạ thấp được CPSX và giá
thành sản phẩm đòi hỏi phải nắm bắt được những nguyên nhân ảnh hưởng để
hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng làm tăng CPSX và phát huy những nhân
tố tích cực để hạ thấp CPSX và giá thành sản phẩm.
1.1.2.3. Biện pháp quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, vai trò của
kế toán:
Các doanh nghiệp nên sử dụng các biện pháp sau:
- Chú trọng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới vào sản xuất.
- Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả, có các biện pháp khuyến
khích người lao động.
- Tổ chức quản lý bố trí các khâu sản xuất hợp lý
- Quản lý việc sử dụng chi phí hợp lý.

1.1.3. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống
chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ
mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh. Do
vậy, kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình
trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau:
Cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ
với các bộ phận kế toán liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền
đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ
sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu
cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 8


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

tượng kế toán CPSX, lựa chọn phương pháp tập hợp CPSX theo các phương
án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm,
khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng
tính giá thành cho phù hợp.
Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân
công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên
quan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.
Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ
kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về chi phí và giá thành
của doanh nghiệp.
Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm,
cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp cho
các nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định một cách nhanh chóng, phù
hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành:
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất:
CPSX bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Vì vậy để thuận tiện
cho công tác quản lý, hạch toán và kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho
việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được
phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Chi phí sản xuất kinh doanh thường
được phân loại theo các tiêu thức sau:
1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có cùng công dụng kinh
tế, cùng mục đích sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt
tính chất kinh tế của nó như thế nào. Theo cách này chi phí sản xuất được chia
thành các khoản mục sau:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 9


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên
vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu,...sử
dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc,
lao vụ. Không tính vào khoản mục này những CP NVL dùng vào mục đích
phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản
xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp:Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp
phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương của
công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản
mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của
nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp
hay nhân viên khác.
Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ
sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại…) bao gồm các
khoản: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản
xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng
tiền.
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi
phí:
Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và tính
chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó
phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Toàn bộ CPSX trong kỳ được
chia thành các yếu tố như sau:
Chi phí nguyên vật liệu: yếu tố chi phí ngyên vật liệu bao gồm giá mua,
chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Bao gồm CP NVL chính, CP NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí
phụ tùng thay thế và CP NVL khác.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 10


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chi phí nhân công : bao gồm các khoản chi phí về tiền lương phải trả
cho người lao động và các khoản trích theo lương của người lao động.
Chi phí khấu hao máy móc thiết bị : bao gồm khấu hao của tất cả các
TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí bằng tiền khác: Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh
ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm sản xuất và yêu cầu về trình độ quản lý của
doanh nghiệp có thể phân chia CPSX thành các yếu tố chi tiết và cụ thể hơn.
Cách phân loại này chỉ tính chi phí phát sinh lần đầu, không tính chi phí luân
chuyển nội bộ. Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng
quan trọng đối với việc quản lý chi phí theo lĩnh vực sản xuất. Nó cho phép
hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá
tình hình thực hiện dự toán CPSX; làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế
hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động...
1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản
phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ:
Theo cách phân loại này, CPSX chia làm 3 loại:
Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng
tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất
trong kỳ bao gồm CP NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
Chi phí cố định ( định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số
dù có sự thay đổi trong mật độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản
phẩm sản xuất trong kỳ. Chi phí thuộc loại này gồm: chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố định
phí và biến phí.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 11


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản
xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
Theo cách phân loại này, CPSX được chia thành:
Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, từng công việc….
Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp
kế toán khác nhau .
Mỗi cách phân loại có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêu cầu quản lý
vàtừng đối tượng cung cấp các thông tin cụ thể trong từng thời kỳ nhất định.

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:


Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được
phân chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân
loại giá thành.
1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính
giá thành sản phẩm:
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại như sau:
Giá thành kế hoạch : là giá thành được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch
và sản lượng kế hoạch.
Giá thành định mức : Là loại giá thành được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
Giá thành thực tế : Là giá thành được tính toán và xác định trên cơ sở
số liệu CPSX thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản
lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ.
1.2.2.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành:
Theo cách phân loại này thì giá thành chia làm 5 loại:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 12


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.Giá thành sản xuất toàn bộ: Là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn
bộ biến phí và định phí thuộc CPNVL trực tiếp, CPNCtrực tiếp, CPSX
chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
Công thức:

Zsx toàn bộ = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC

Trong đó:
Zsx toàn bộ: Là giá thành sản xuất toàn bộ
Thông tin về Zsx toàn bộ thường đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định
mang tính chất chiến lược dài hạn như: Quyết định ngừng sản xuất hay tiếp
tục sản xuất một mặt hàng nào đó…Đây là chỉ tiêu giá thành có ý nghĩa quan
trọng trong quản trị doanh nghiệp.
2. Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành chỉ bao gồm biến
phí thuộc CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSX chung tính cho sản phẩm
hoàn thành.
Công thức:

Biến phí Biến phí Biến phí


Zsxbp = + +
CPNVLTT CPNCTT CPSXC

Trong đó:
Zsxbp: Giá thành sản xuất theo biến phí
Giá thành sản xuất theo biến phí có vai trò quan trọng trong việc đưa ra
các quyết định ngắn hạn như: Quyết định nhận hay từ chối đơn đặt hàng
đột xuất; quyết định thay đổi biến phí và doanh thu để tăng lợi nhuận…
3. Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí: Là loại giá thành
trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn
thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức độ hoạt

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 13


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

động thực tế so với mức hoạt động theo công suất theo công suất thiết kế. Chỉ
tiêu này được sử dụng trong kiểm soát quản lý.
Công thức:

Đ.phí CPSXC
Biến phí Biến phí Biến phí p.bổ theo mức
Zsxhl = + + +
CPNVLTT CPNCTT CPSXC độ hoạt
độngthực tế

Trong đó:
Zsxhl: Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí
4. Giá thành toàn bộ theo biến phí: Là loại giá thành sản phẩm trong đó
bao gồm toàn bộ biến phí tính cho sản phẩm tiêu thụ.
Công thức:

Biến phí Biến phí Biến phí quản lý


Zbp = + +
sản xuất bán hàng doanh nghiệp

Trong đó:
Zbp: Giá thành toàn bộ theo biến phí
5. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: là loại giá thành bao gồm giá
thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ.
Công thức:

CPNV CPNC Chi phí CPquản


Ztb = + + CPSXC + +
LTT TT bán hàng lý DN

Trong đó: Ztb: Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Ztb là căn cứ để xác định lợi nhuận trước thuế của hoạt
động sản xuất kinh doanh.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 14


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong DN sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp
chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra
giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.

Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc
tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế
toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản
xuất, giai đoạn công nghệ…) hoặc đối tượng chi phí (sản phẩm, đơn đặt
hàng…)

Khi xác định đối tượng kế toán CPSX trước hết các nhà quản trị phải
căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó căn cứ vào đặc điểm tổ chức
sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản
xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán CPSX
trong các doanh nghiệp có thể là:
- Nơi phát sinh chi phí : Phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận chức năng…
- Nơi gánh chịu chi phí : Sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do doanh
nghiệp đang sản xuất, công trình hoặc hạng mục công trình, đơn đặt
hàng…
Xác định đối tượng CPSX một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ
chức kế toán CPSX, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp
số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 15


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
sản xuất
Tùy thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập
hợp CPSX, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp CPSX một cách phù
hợp.
1.3.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng đối với các loại chi phí có liên quan trực tiếp
đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép
ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế
toán tập hợp chi phí có liên quan.
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một
cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ
thống sổ kế toán,...theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có
như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng
một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.
1.3.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có
liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không
thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế
toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng
theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng
đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các
chi phí đó cho từng đối tượng liên quan.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo
hai bước sau:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 16


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức:


Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
Hệ số phân bổ chi phí =
Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ
của các đối tượng cần phân bổ chi phí
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:

Phần chi phí phân Hệ số phân Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng
= x
bổ cho đối tượng i bổ chi phí để phân bổ chi phí của đối tượng i
Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ được lựa chọn tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể.Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ
thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn.

 Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xác định giá phí trên cơ sở hoạt
động ( Mô hình ABC) thì việc phân bổ chi phí phát sinh tại một bộ phận ( nơi
phát sinh chi phí) cho từng hoạt động và xác định chi phí hoạt động cho từng
đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm, loại sản phẩm) được thực hiện theo 4
trường hợp:
- Trường hợp 1: Bộ phận (trung tâm) chỉ có 1 loại hoạt động tạo ra 1 loại
sản phẩm thì toàn bộ chi phí của bộ phận đó được tập hợp trực tiếp cho giá
phí của loại sản phẩm đó.
- Trường hợp 2: Bộ phận có 1 loại hoạt động tạo ra nhiều loại sản phảm thì
chi phí của bộ phận đó được tập hợp theo bộ phận, sau đó phân bổ chi phí
cho từng loại sản phẩm liên quan. Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ gọi là “
Đơn vị công”
- Trường hợp 3: Bộ phận có nhiều hoạt động nhưng chỉ để tạo ra 1 loại sản
phẩm thì chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động nào thì tập hợp cho hoạt
động đó, còn những chi phí chung, sau đó phân bổ cho từng hoạt động theo
tiêu chuẩn phù hợp.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 17


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Trường hợp 4: Bộ phận có nhiều hoạt động và các hoạt động tạo ra nhiều
loại sản phẩm. Trong trường hợp này, cần phải tập hợp chi phí theo từng
loại hoạt động, sau đó tính toán phân bổ chi phí của mỗi hoạt động cho
từng loại sản phẩm liên quan,

1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.3.1. Định nghĩa:
CP NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa
thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ,... nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc
sản xuất chế tạo sản phẩm hay trực tiếp thực hiện lao vụ dịch vụ.
1.3.3.2. Phương pháp xác định:
CP NVL trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:
Trị giá Trị giá NVL Trị giá Trị giá
CP NVL
= NVL trực
trực tiếp NVL trực trực tiếp xuất phế liệu
+ dùng trong - tiếp còn lại -
thực tế tiếp còn thu hồi
trong kỳ lại đầu kỳ kỳ cuối kỳ (nếu có)

CP NVL trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chủ
yếu là chi phí trực tiếp, nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên
cơ sở các “ Sổ chi tiết CP NVL trực tiếp” được mở cho từng đối tượng căn cứ vào
các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận.
Trong trường hợp CP NVL trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập
hợp và phân bổ gián tiếp. Khi đó tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ CP NVL cho các
đối tượng có thể là:
- Đối với CP NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể lựa chọn tiêu
chuẩn phân bổ là: chi phi định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm
sản xuất…

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 18


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu… tiêu chuẩn phân bổ có thể lựa chọn
là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, CP NVL chính, khối lượng sản phẩm
sản xuất…
1.3.3.3. Các chứng từ kế toán chủ yếu:
Các chứng từ được sử dụng là:
- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02 - VT )
- Phiếu nhập kho( Mẫu 01 -VT )
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( Mẫu 05 - VT )
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu
1.3.3.4. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản CP NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 –
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí
nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực
hiện lao vụ, dịch vụ…và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
( sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng ).

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 19


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3.3.5. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

TK 152(611) TK 621 TK631

Cuối kỳ tính, phân bổ và kết


Vật liệu xuất kho dùng trực
chuyểnCP NVL trực tiếp
tiếp cho sản xuất sản phẩm,
dịch vụ TK152 (611)

Vật liệu không sử dụng hết


TK111,112,331 cho sản xuất sản phẩm cuối kỳ
nhập lại kho
Trị giá NVL mua dùng
TK 632
ngay cho sản xuất

TK 133
CP NVL trực tiếp vượt trên

Thuế mức bình thường.


được khấu trừ

SƠ ĐỒ 1.1.TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP.

1.3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
1.3.4.1. Định nghĩa:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho CNTTSX
sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm : tiền lương chính,
tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, và các khoản trích theo lương của công
nhân sản xuất (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHNT..).

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 20


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3.4.2. Phương pháp tập hợp, phân bổ:


Chi phí về tiền lương ( tiền công ) được xác định cụ thể tùy thuộc hình
thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số
tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động
khác được thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân
bổ cho các đối tượng kế toán CPSX trên bảng phân bổ tiền lương. Trên cơ sở
đó các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) tính vào chi
phí nhân công trực tiếp được tính toán căn cứ vào số lương công nhân sản
xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích quy định theo quy chế tài chính hiện
hành của từng thời kỳ.
Giống như CP NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thường là các
khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập
hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi
phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu
chuẩn hợp lý: chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, giờ công thực
tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra…
1.3.4.3. Các chứng từ kế toán chủ yếu:
Các chứng từ được sử dụng là:
- Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL)
- Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02-LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành (Mẫu số 05-
LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ( Mẫu số 06- LĐTL)
- Hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 08- LĐTL)
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu số 10-LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Mẫu số 11- LĐTL)

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 21


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3.4.4. Tài khoản sử dụng:


Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí
nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng được mở chi tiết theo đối
tượng tập hợp CPSX kinh doanh.

1.3.4.5. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:


TK 334 TK 622 TK154 (631)

Tiền lương và phụ cấp ăn ca Kết chuyển chi phí NCTT


phải trả CN trực tiếp sản xuất theo đối tượng tập hợp CP

TK 338
Trích BHXH, BHYT, TK632
KPCĐ…theo quy định
Kết chuyển chi phí NCTT
TK 335
vượt trên mức bình thường
Trích trước lương nghỉ
phép của công nhân

SƠ ĐỒ 1.2: TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

1.3.5. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
1.3.5.1. Định nghĩa:
CPSX chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau
CPNVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh
trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 22


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CPSX Chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi
phí dụng cụ sản xuất, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí
khác bằng tiền.
1.3.5.2. Phương pháp tập hợp, phân bổ:
CPSX chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi
tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác CPSX chung còn được tổng hợp theo chi phí
cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp CPSX chung theo từng
phân xưởng kế toán phân bổ CPSX chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo
từng tiêu chuẩn hợp lý.
CPSX chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp
mức sản phẩm thực tế cao hơn công suất bình thường thì CPSX chung cố định phân
bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn
công suất bình thường, thì chỉ được phân bổ theo mức công suất bình thường, phần
CPSX chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
CPSX chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế.
1.3.5.3. Các chứng từ kế toán chủ yếu:
CPSX chung được tập hợp căn cứ vào các chứng từ như : phiếu chi, phiếu
xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng chấm công và bảng thanh toán
lương....cùng một số chứng từ khác…
1.3.5.4. Tài khoản sử dụng:
TK 627 - Chi phí sản xuất chung . Tài khoản này được dùng để phản ánh chi phí
phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận.... phục vụ sản
xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ...
TK 627 không có số dư và được mở 06 TK cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí:
 TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.
 TK 6272 - Chi phí vật liệu.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 23


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

 TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.


 TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
 TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
 TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền.

1.3.5.5. Trình tự hạch toán:


TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152...

Các khoản thu hồi ghi giảm


Chi phí nhân viên
chi phí sản xuất chung
phân xưởng

TK 152, 153 (611)

Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 154

TK 242, 335 Phân bổ( hoặc kết chuyển )


chi phí sản xuất chung cho
Chi phí theo dự toán các đối tượng tính giá

TK 632
TK 214
Kết chuyển chi phí SXC
Chi phí khấu hao TSCĐ
không phân bổ vào giá thành

TK 331, 111, TK 133

Các khoản chi phí khác mua


ngoài phải trả hoặc đã trả

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 24


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

1.3.6.1. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí thực tế phát sinh
được tập hợp theo từng khoản mục chi phí, cuối kỳ kế toán phải tập hợp CPSX
phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Để tổng hợp CPSX kế toán sử dụng TK
154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 25


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trình tự kế toán như sau:


SƠ ĐỒ 1.4: TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TÍNH GÍA THÀNH THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN.

TK 152,153 TK 621 TK 154 TK 152, 138,811…

TK 111, 112, 331 Kết chuyển hoặc


phân bổ chi phí Kết chuyển các khoản
làm giảm giá thành
NVLTT cuối kỳ
Tập hợp chi TK632 TK 155
phí NVL TT
Kết chuyển giá thành
TK 133 sản xuất thực tế sản
TK 622
phẩm nhập kho
TK 157
Kết chuyển hoặc
Kết chuyển giá thành sản
phân bổ chi phí
TK 334, 338 NCTT cuối kỳ xuất thực tế sản phẩm gửi
bán không qua kho
Tập hợp chi
TK 632
phí NCTT
Giá thành thực tế sản
TK 152, 214,… phẩm bán ngay không
TK 627
qua kho

Tập chi hợp Kết chuyển chi phí


phí SXC SXC được phân bổ

TK 133
Kết chuyển chi phí SXC không được phân bổ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 26


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3.6.2. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ:

Theo phương pháp này, việc tổ chức các khoản mục chi phí vẫn giống
như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các TK 621, TK
622, TK 627. Còn tài khoản dùng để tập hợp CPSX là TK 631 “Giá thành sản
xuất”. Tài khoản 154 chỉ dùng để phản ánh sản phẩm dở đầu kỳ và cuối kỳ
căn cứ vào kết quả kiêm kê đánh giá sản phẩm làm dở.
Trình tự kế toán tập hợp chí phí sản xuất:

TK 154 TK 631
Kết chuyển chi phí
Kết chuyển chi phí dở dang sản xuất dở dang
đầu kỳ cuối kỳ
TK611 TK 621
Kết chuyển chi phí NVL TK 138, 811, 111

Chi phí NVL trực tiếp phát trực tiếp cuối kỳ Các khoản làm
sinh trong kỳ giảm giá thành
TK 632
TK 334, 338 TK 632

TK 622
Kết chuyển giá
Tập hợp chi phí NCTT thành thực tế sản
Kết chuyển chi phí phẩm sản xuất hoàn
NCTT cuối kỳ thành trong kỳ
TK 111, 214 152 TK 627
Kết chuyển chi phí sản xuất
Tập hợp chi phí sản chung được phân bổ
xuất chung
Kết chuyển chi phí sản xuất chung không
được phân bổ

SƠ ĐỒ 1.5: KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ


ĐỊNH KÌ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 27


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất

SPDD là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản
xuất gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã
hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến
tiếp mới trở thành sản phẩm.
Khi tiến hành đánh giá SPDD, kế toán phải dựa vào đặc điểm, tình hình cụ
thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của CPSX và
yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá SPDD
cuối kỳ cho thích hợp. Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở:

1.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyênvật liệu
chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Theo phương pháp này,giá trị SPDD chỉ tính phần CP NVL chính trực
tiếp hoặc CP NVL trực tiếp, còn chi phí khác( chi phí nhân công trực tiếp,
CPSX chung) tính cho cả sản phẩm hoàn thành. Chi ph sản xuất dở dang được
xác định theo công thức:
* Theo phương pháp bình quân:
Giá trị sản CP NVL phát Số lượng
Giá trị sản phẩm dở dang + sinh trong kỳ sản phẩm
phẩm dở = đầu kỳ x dở dang
dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm cuối kỳ
+ dở dang cuối kỳ
hoàn thành trong
kỳ

* Theo phương pháp nhập trước xuât trước ( FIFO)

Giá trị sản Chi phí NVL phát sinh trong kỳ SL sản phẩm
phẩm dở = x
SL hoàn thành trong kỳ + SL dở cuối kỳ dở cuối kỳ
cuối kỳ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 28


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, nhanh chóng, khối lượng tính toán ít.
Nhược điểm: Thông tin về CPSX dở dang có độ chính xác không cao vì
không tính đến các chi phí khác.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất
phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục,
CP NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX, khối lượng SPDD ít
và không có biến động lớn so với đầu kỳ.

1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương:

Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho
SPDD theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần cung cấp
khối lượng SPDD và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng
SPDD ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác
định từng khoản mục chi phí cho SPDD:

 Theo phương pháp bình quân gia quyền:


 Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình công
nghệ sản xuất (như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực
tiếp) thì tính theo công thức sau:
Giá trị sản phẩm Chi phí phát sinh Số lượng
Giá trị sản +
dở dang đầu kỳ trong kỳ sản phẩm
phẩm dở dang = x
Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ +
hoànthành trong kỳ dở dang cuối kỳ cuối kỳ
 Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất ( như
chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung) thì tính cho SPDD theo công
thức :
Giá trị sản phẩm Chi phí phát sinh Số lượng sản
Giá trị sản +
dở dang đầu kỳ trong kỳ phẩm hoàn
phẩm dở dang = x
Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành tương
cuối kỳ +
hoàn thành trong kỳ thành tương đương đương

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 29


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trong đó:

Số lượng sản phẩm hoàn Số lượng sản phẩm dở


= x Mức độ hoàn thành
thành tương đương dang cuối kỳ

 Theo phương pháp Nhập trước Xuất trước (FIFO), ta có công thức:

Chi phí sản Khối lượng


xuât dở Chi phí sản xuất trong kỳ tương đương
= x
dang cuối Khối lượng tương đương (KLTĐ) của sản phẩm
kỳ dở cuối kỳ

Trong đó:
KLTĐ = KLTĐ của SPD đầu kỳ + Khối lượng bắt đầu SX và hoàn thành
trong kỳ + KLTĐ của SPD cuối kỳ

Ưu điểm: Mức độ chính xác cao hơn.


Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, mang nặng tính chủ quan.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp mà CP NVL trực tiếp
chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng CPSX, khối lượng SPDD đầu kỳ và cuối
kỳ nhiều biến động.

1.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức:

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD, mức độ
hoàn thành của SPDD ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản
mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính giá trị SPDD theo chi phí định
mức. Công thức xác định như sau:

Giá trị SPDD cuối Số lượng sản phẩm làm


= x Chi phí đơn vị định mức
kỳ dở cuối kỳ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 30


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông tin ở mọi thời điểm.
Nhược điểm: Kết quả tính toán có độ chính xác không cao, khó áp dụng.
Điều kiện áp dụng: Phù hợp với doanh nghiệp đã xây dựng định mức
CPSX hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định
mức.

1.5. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản
xuất

1.5.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm

1.5.1.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do
doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn
vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải
căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,
tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ quản lý,…của
doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng loại sản phẩm cụ thể.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được
xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng
loạt thì từng loại sản phảm là đối tượng tính giá thành.

Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá
thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quá trình công nghệ, còn các
doanh nghiệp có quá trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối
tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm
hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc có thể là từng bộ phận, chi
tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 31


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.5.1.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm

Có thể theo tháng, quý hoặc năm tùy theo từng doanh nghiệp sản xuất
các loại hàng hóa khác nhau mà họ lựa chon kỳ tính giá cho phù hợp.

1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu
sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành
đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá
thành. Các phương pháp tính giá thành thường được sử dụng là:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
- Phương pháp tính giá thành có loại trừ CPSX sản phẩm phụ
- Phương pháp tính giá thành phân bước
 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành
phẩm
 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa
thành phẩm

- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Vì điều kiện có hạn nên ở đây em xin trình bày phương tính giá thành giản
đơn, là phương pháp đang được công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17
đang áp dụng:

Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công
nghệ sản xuất sản phẩm.Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn
thành của quy trình sản xuất đó.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 32


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp
vào CPSX đã tập hợp (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị
SPDD đầu kỳ và SPDD cuối kỳ để tính ra giá thành theo công thức:

Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Chi phí sản -
Giá trị sản phẩm
= +
sản phẩm làm dở đầu kỳ xuất trong kỳ làm dở cuối kỳ

Tổng giá thành sản phẩm


Giá thành đơn vị sản phẩm =
Khối lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình
công nghệ giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn.

1.6. Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm

Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán
CPSX và giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán thích hợp. Theo chế độ
kế toán hiện hành, có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán sau:

- Hình thức Sổ nhật ký chung : sử dụng sổ Nhật ký chung ( Mẫu số


S03a– DN), Sổ Cái ( Mẫu số S03b – DN).
- Hình thức Nhật ký – chứng từ : gồm có Nhật ký chứng từ được đánh
số từ 1 đến 10.
- Hình thức Chứng từ ghi sổ : gồm có Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ( Mẫu
số S02b- DN ), Sổ Cái( Mẫu số S02c1 – DN và S02c2 – DN).
- Hình thức Nhật ký – Sổ cái: sử dụng Sổ Nhật ký – Sổ cái ( Mẫu số S01
–DN ).

Trong kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm thường sử dụng
các sổ kế toán sau :

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 33

Tổng giá Giá tri Chi phí Giá trị


thành sản phẩm phát sinh sản phẩm
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Sổ chi tiết TK 621,TK 622,TK 627,TK 154(631).


- Sổ cái các tài khoản trên
- Các bảng phân bổ
- Bảng tính giá thành

1.7. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
điều kiện áp dụng phần mềm kế toán
1.7.1. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán:
Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ
phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng
khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với các đối
tượng chịu chi phí.
Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Bước chuẩn bị
- Thu thập xử lý các tài liệu cần thiết SPDD, số lượng...
- Phần mềm kế toán sử dụng

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 34


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Dữ liệu đầu vào


- CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết
chuyển chi phí
- Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hóa,phân tích tiêu thức
phân bổ chi phí, khấu hao.
- Các tài liệu khác

Máy tính xử lý
Thông tin và đưa ra sản phẩm

Thông tin đầu ra


Bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất, các báo cáo giá thành sản xuất sản
phẩm, sổ sách kế toán.

SƠ ĐỒ 1.6. TRÌNH TỰ XỬ LÝ THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐIỀÙ KIỆN SỬ


DỤNG KẾ TOÁN MAÝ

1.7.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy:

1.7.2.1. Kế toán chi phí sản xuất:

Xử lý nghiệp vụ:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 35


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Mỗi chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố
khác nhau theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản
lý.Muốn nhập dữ liệu 1 chứng từ nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu
vào các ô cần thiết ngầm định sẵn.
Kế toán CP NVL: sử dụng chứng từ xuất vật liệu và định khoản theo
mối liên hệ đối ứng tài khoản.
Kế toán chi phí nhân công : phần mềm thường cho phép người dùng tạo
ra bảng tính lương theo ý muốn và thực hiện tính lương, điều khiển bút toán
tự động.
Kế toán CPSX chung : tương tự như kế toán CP NVL, chi phí nhân
công

Nhập dữ liệu:

Kế toán CP NVL trực tiếp thì việc nhập dữ liệu cố định, khai báo các
thông số, nhập dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế
toán trước, trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thì thêm vào danh mục.
Kế toán chi phí nhân công, sau khi lập phương thức tính lương,chỉ cần
nhập một số mục như ngày, giờ công, lương cơ bản...sau đó máy sẽ tự động
tính.
Kế toán CPSX chung : nhập các dữ liệu cố định như khai báo các thông
số, nhập các dữ liệu vào các danh mục và nhập các dữ liệu phát sinh của kỳ
báo cáo.
Xử lý dữ liệu và xem, in sổ sách, báo cáo.

1.7.2.2. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ:

Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế
một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154,

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 36


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh
mục phân xưởng.

1.7.2.3. Kế toán giá thành sản phẩm:

Kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ
và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình.
Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt
ngầm định phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 37


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI


PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17 – BQP.

2.1. Đặc điểm chung của Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17.
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí 17.
2.1.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 – BQP.

Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17

Tên giao dịch quốc tế : 17 MECHANICAL ONE MEMBER LIMITED


LIABILITY COMPANY.

Tên viết tắt : CÔNG TY CƠ KHÍ 17

Vốn điều lệ : 73.065.000.000 đồng.

( Bằng chữ: Bảy mươi ba tỷ không trăm sáu mươi lăm triệu đồng)

Địa chỉ : Xã Đông Xuân - Huyện Sóc Sơn - Hà Nội.

Điện thoại : 04.38843323 / 35830538.

Fax : 04.38842222.

Email : Mechanical17@gmail.com.

Mã số thuế : 0100 634 056.

Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH một thành viên.

Ngành nghề SXKD : Sản xuất hàng Cơ khí.

Cơ sở pháp lý : Căn cứ quyết định số 1163/QĐ-BQP ngày 14/04/2010


của Bộ trưởng bộ quốc phòng về việc chuyển Công ty cơ khí 17 thành Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Cơ khí 17.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 38


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
 Công ty được thành lập ngày 19/05/1956 tại Hạ Lý – Hải Phòng. Bước
đầu gọi là xưởng công cụ X10, với số lượng nhân công ban đầu là 157
người cùng máy máy móc và thiết bị thô sơ bao gồm 07 máy tiện thô sơ,
máy phay, máy bào và máy sóc …. Nhiệm vụ chính là chế tạo các sản
phẩm như : Lưỡi lê, dụng cụ thông nòng súng, dao tông ống dầu, xe cút
kít,… chủ yếu để phục vụ quân đội.
 Ngày 07/01/1959 Thủ trưởng Tổng cục ký quyết định nâng cấp xưởng
X10 thành một xưởng Cơ khí tương đối hoàn chỉnh để sản xuất các máy
trung và đơn giản , các phụ tùng Cơ khí điện , quân cụ cho quân đội .
 Thời kỳ 1960-1965 : chủ yếu xí nghiệp sản xuất và sửa chữa các loại sản
phẩm phức tạp như pháo và máy chỉ huy .
 Quý III năm 1965 : Bộ Quốc phòng quyết định nâng cấp xưởng thành Nhà
máy lấy mật danh là MZ 253 . Nhà máy có 5 phân xưởng sản xuất là: phân
xưởng Cơ khí , phân xưởng chế tạo phụ tùng thay thế , phân xưởng sủa
chữa pháo , phân xưởng đúc , phân xưởng cơ điện với quân số 120 người .
Nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục sửa chữa pháo , sản xuất vũ khí và các mặt
hàng quân sự theo yêu cầu của Bộ Quốc Phòng .
 Năm 1965 : Do chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ , Tổng cục quyết quyết
định chuyển Nhà máy về Đông Xuân – Kim Anh – Vĩnh Phú ( nay là
huyện Sóc Sơn - Hà Nội ) để tiếp tục sản xuất phục vụ Quân đội .
 Thời kỳ sau năm 1975 : Đất nước hoàn toàn thống nhất ,Nhà máy bước
vào một giai đoạn mới : Xây dựng và Trưởng thành .

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 39


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

 Thời kỳ 1990 : Nền kinh tế đát nước có bước chuyển biến , Nhà nước xóa
bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường , các doanh nghiệp chuyển sang
hạch toán độc lập
 Năm 1993 : Nhà máy được thành lập lại theo quyết định QĐ/345/TTG với
tên giao dịch là Nhà máy Cơ khí 17 -BQP. Tài khoản giao dịch:
73010058G tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Anh – Hà Nội.
 Ngày 31/12/2003: Nhà máy Cơ khí 17 – BQP đổi tên thành Công ty Cơ
khí 17- BQP.
 Căn cứ quyết định số 1163/QĐ-BQP ngày 14/04/2010 của Bộ trưởng bộ
quốc phòng về việc chuyển Công ty cơ khí 17 thành Công ty Trách nhiệm
Hữu hạn một thành viên Cơ khí 17 .
2.1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành
viên Cơ khí 17 – BQP.
2.1.1.3.1. Khái quát
* Quy mô hiện tại của Công ty:

Công ty có 08 phòng ban và 04 phân xưởng, Xí nghiệp sản xuất, trong đó có


03 Xí nghiệp sản xuất chính và 01 phân xưởng sản xuất phụ trợ. Tổng số cán bộ
công nhân viên là 1020 người.
*Chức năng nhiệm vụ của Công ty:
- Là một doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu sản xuất cơ khí. Ngoài việc sản
xuất các sản phẩm Quốc phòng, Công ty còn phải thực hiện một chức năng khác
đó là sản xuất các mặt hàng kinh tế phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
các sản phẩm của Công ty sản xuất gồm có:
 Các sản phẩm quốc phòng:
+ Cụm cơ khí đạn PG-9
+ Cụm ngòi cơ khí LĐ-01

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 40


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Cụm cơ khí đạn M79


+Thân bộ lửa KB-2Y
+ Cụm lựu đạn tập...
 Các sản phẩm kinh tế
+ Các chi tiết cơ khí chính xác cho lắp ráp đồng hồ đo điện (Đúc áp lực).
+ Huân huy chương, huy hiệu các loại.
+ Khung huân chương, khung bằng khen, khung giấy khen.
+ Que hàn điện các loại.
+ Phụ tùng xe máy cho các hãng : Honda, Yamaha...
+ Các loại bếp dùng trong gia đình: Bếp nướng xuất khẩu ...

2.1.1.3.2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của
Công ty:
 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty:
Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 với phương châm đa dạng hóa sản
phẩm để đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng, số lượng,
thẩm mỹ và thời gian. Căn cứ vào năng lực sản xuất hiện có, trong những năm
qua Công ty không ngừng cải tiến lại tổ chức sản xuất để đảm bảo sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.

Hiện tại Công ty có các hình thức tổ chức sản xuất sau:
- Hình thức chuyên môn hóa sản phẩm:
+ Dây chuyền sản xuất que hàn điện: ở đây nguyên liệu được đưa vào từ
khâu đầu là rút que hàn cho đến bao gói đều được chuyên môn hóa về thiết bị và
con người.
+ Dây chuyền sản xuất cơ khí chính xác chi tiết khung công tơ điện 1 pha.
Chi tiết này cũng được chuyên môn hóa từ khâu đúc phôi đến gia công cơ khí, bao
gói.
- Hình thức chuyên môn hóa công nghệ:
Trong Công ty có các bộ phận sau:
+ Bộ phận đúc áp lực (Xí nghiệp1-17).

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 41


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Bộ phận mạ (Xí nghiệp3-17).


+ Bộ phận gia công cắt gọt (Xí nghiệp1-17).
+ Bộ phận gia công áp lực (Xí nghiệp2-17).
+ Bộ phận sơn tĩnh điện (Xí nghiệp2-17).
+ Bộ phận sản xuất dụng cụ (Xưởng dụng cụ cơ điện).

Công ty

Bộ phận Xí nghiệp sản xuất chính Xưởng


phục vụ XN1-17XN2-17XN3-17 DCCĐ

- Xí nghiệp sản xuất chính gồm:


+ Xí nghiệp 1-17: Gia công cơ khí chính xác, đúc áp lực.
+ Xí nghiệp 2-17: Chủ yếu gia công dập nguội, men, sơn tĩnh điện và lắp
ráp hoàn chỉnh, chuyên sản xuất que hàn điện, dập nguội, sơn tĩnh điện.
+ Xí nghiệp 3-17: Xử lý mặt ngoài, sơn, lắp ghép.
- Bộ phận phục vụ:
+ Xưởng dụng cụ cơ điện: Chuyên sản xuất dụng cụ cung cấp cho các
phân xưởng sản xuất chính.
+ Tổ lắp đặt và sửa chữa máy: Có nhiệm vụ đảm bảo thiết bị, năng lượng
cho các phân xưởng hoạt động.
+ Bộ phận vận tải, quân y, nhà trẻ, bếp ăn ca, bảo vệ.
 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
- Công nghệ gia công cơ khí: Tiện, phay, bào, nguội ...
- Công nghệ gia công áp lực: Đúc áp lực, ép, dập nguội ...

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 42


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Quy trình công nghệ sản xuất chung của Công ty:

Nguyên vật Gia công cơ Xử lý mặt


liệu khí ngoài Lắpghép

Khách hàng
Nhập kho Bao gói

SƠ ĐỒ 2.1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT


2.1.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban.
2.1.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Gồm 2 cấp quản lý:
- Cấp Công ty: Gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban; cấp này có
quyền gia lệnh cho cấp phân xưởng thực hiện và quyết định mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Cấp Xí nghiệp, Phân xưởng: Gồm Giám đốc Xí nghiệp, Quản đốc phân
xưởng, các nhân viên quản lý của XN, phân xưởng.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 43


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.1.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Giám đốc

P.Giám P.Giám P.Giám


đốc KT đốc TK đốc CT Phòng Phòng Phòng
KHKD TCKT TCLĐ

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


KT KCS Cơ điện Chính trị HCHC

XN1-17 XN2-17 XN3-17 Xưởng DCCĐ

SƠ ĐỒ2.2 :SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17
thuộc dạng trực tuyến - chức năng. Giám đốc là người cao nhất, điều hành toàn bộ
các bộ phận phòng ban, phân xưởng.

2.1.1.4.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Công ty TNHH
một thành viên cơ khí 17.

- Giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của
Công ty, là người xây dựng chiến lược phát triển, các phương án tổ chức quản lý
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phó Giám đốc sản xuất: Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành toàn
bộ các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 44


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Thực hiện các nhiệm vụ của người lãnh đạo trong việc điều hành hoạt động
của hệ thống quản lý chất lượng.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc công tác quản lý điều hành toàn
bộ công tác kỹ thuật của toàn Công ty. Bao gồm:
+ Công tác nghiên cứu, thiết kế, công nghệ phục vụ sản xuất, chỉ đạo công tác
tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm, công tác cơ điện và an toàn.
- Phó giám đốc chính trị: Giúp giám đốc chỉ đạo, quản lý hoạt động công
tác Đảng, công tác chính trị, công tác hành chính, đời sống, công tác bảo vệ,
doanh trại, nhà trẻ.
- Phòng KHKD (B1):
+ Là cơ quan chức năng tham mưu cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo toàn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch mua sắm
vật tư cho sản xuất.
+ Triển khai kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng cho Công ty. Điều hành trực
tiếp hàng ngày theo tiến độ sản xuất.
- Phòng tổ chức lao động (B2):
+ Là cơ quan chức năng tham mưu cho Giám đốc về hoạt động công tác lao
động tiền lương.
+ Thực hiện các hoạt động về kế hoạch nhân sự, chính sách, định mức lao
động, công tác huấn luyện, đào tạo, thi nâng bậc và kế hoạch bảo hộ lao động.
- Phòng Tài chính kế toán (B4):
+ Là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan quản lý
cấp trên về hoạt động công tác quản lý và sử dụng tài chính.
+ Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế
theo cơ chế quản lý Nhà nước.
+ Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực toàn bộ tài
sản của Công ty, lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán theo quy định.
- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ (B8):
+ Là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kỹ
thuật.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 45


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Xây dựng công tác kỹ thuật hàng năm. Chuẩn bị các yếu tố kỹ thuật về
quy trình công nghệ, bản vẽ, dụng cụ cho sản xuất.
+ Tổ chức chế thử và kết luận để đưa vào sản xuất. Nghiên cứu áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến.
- Phòng cơ điện (B11):
+ Là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động
công tác cơ điện.
+ Lập kế hoạch và thực hiện công tác lắp đặt máy móc thiết bị, sửa chữa
theo định kỳ và sửa chữa bất thường trong toàn Công ty.
+ Quản lý công tác điện nước trong toàn Công ty.
- Phòng KCS (B12):
+ Là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác chất
lượng sản phẩm trong toàn Công ty.
+ Lập quy trình công nghệ kiểm tra, kiểm định sản phẩm trong quá trình
sản xuất, phát hiện những sai phạm, bất hợp lý và có biện pháp khắc phục, phòng
ngừa tránh tình trạng sản phẩm hỏng hàng loạt.
- Phòng chính trị (B14):
+ Nghiên cứu đề xuất với Bí thư đảng uỷ và Giám đốc nội dung, biện pháp
tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị trong Công ty.
+ Xây dựng kế hoạch công tác Đảng, chính trị trong từng thời kỳ, phổ biến
hướng dẫn cho các bộ phận thực hiện.
- Phòng hành chính hậu cần (B16): Là cơ quan chức năng giúp Giám đốc
công tác hành chính đời sống, bao gồm:
+ Công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật, thông tin nội bộ.
+ Công tác bảo vệ, an ninh trong Công ty.
+ Tổ chức tiếp khách, đối ngoại, ăn ca, xây dựng cơ bản, doạnh trại.
+ Phụ trách công tác quân y, nhà trẻ, mẫu giáo.
- Xưởng Dụng cụ cơ điện: Là phân xưởng sản xuất dụng cụ, khuôn mẫu
phục vụ sản xuất trong toàn Công ty.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 46


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- XN1-17: Là Xí nghiệp sản xuất chính có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch


Công ty giao. Sản phẩm chủ yếu là các chi tiết cơ khí chính xác, sản xuất các sản
phẩm Quốc phòng.
- XN2-17: Là Xí nghiệp sản xuất chính có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch
Công ty giao và cung cấp bán thành phẩm cho các xí nghiệp khác. Sản phẩm chủ
yếu là các loại bếp dùng trong gia đình, que hàn điện....
- XN3-17: Là Xí nghiệp sản xuất chính có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch
Công ty giao. Sản phẩm chủ yếu là Khung bằng khen, giấy khen, Huân huy
chương các loại .

2.1.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây
Từ Báo cáo tài chính qua các năm giai đoạn 2011-2013, ta có thấy được sự
phát triển của công ty trong những năm qua :

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 47


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Bảng 1 :Kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2011 -2013

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu BH và cung cấp DV 346.336.411.644 397.973.612.639 444.798.915.854


2 Các khoản giảm trừ DT 268.800 2.489.198.782 7.301.427.050
3 Doanh thu thuần 346.336.142.844 395.484.413.857 437.497.488.804
4 Giá vốn hàng bán 301.858.770.394 341.781.450.883 396.782.444.542
5 Lợi nhuận gộp 44.477.372.450 53.702.962.974 40.715.044.262
6 DT hoạt động tài chính 2.69.493.234 1.075.463.368 1.768.287.974
7 Chi phí tài chính 3.246.154.033 4.451.943.497 3.259.346.770
8 Chi phí bán hàng 8.492.240.299 14.232.743.497 6.935.813.472
9 Chi phí QLDN 24.249.868.083 28.378.490.530 25.907.442.560
10 LN thuần từ hoạt động KD 11.058.603.269 7.715.218.818 6.380.729.434
11 Thu nhập khác 1.600.935.824 4.792.433.555 1.300.132.011
12 Chi phí khác 1.045.462.279 647.078.227 764.394.171
13 Lợi nhuận khác 555.473.545 4.145.355.328 537.737.840
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 11.614.076.814 11.860.604.146 6.916.467.274
15 Thuế TNDN phải nộp 2.653.221.738 2.931.134.311 1.705.664.761
16 Lợi nhuận sau thuế 8.960.855.076 9.131.100.105 5.210.802.513

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 48


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17
2.1.2.1. Bộ máy kế toán của Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17.

Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 có địa bàn sản xuất kinh doanh
tập trung tại một địa điểm. Mặt khác, xuất phát từ đặc điểm tổ chức và quả sản
xuất kinh doanh như trên Công ty đã tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập
trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng Kế toán của Công ty.
Ở các Xí nghiệp, phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ
bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ
sách phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất của Xí nghiệp, phân xưởng
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 9 người, đứng đầu là kế toán trưởng và
được tổ chức như sau:

Kế toán trưởng

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán


tổng hợp tiền mặt và TGNH NVL, TSCĐ tiền CFSX,
và kế toán kế toán và kế CCDC kiêm thủ lương giá thành
phải trả
XĐ toán thuế quỹ
người bán
KQKD

Thống kê PX, XN

SƠ ĐỒ 2.3 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN


CƠ KHÍ 17

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 49


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.2.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:

- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan
tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đế tài chính đồng thời hướng dẫn và
chỉ đạo các kế toán viên thực hiện các phần việc được giao.
- Kế toàn tổng hợp và kế toán XĐKĐKD: phụ trách tổng hợp các phần
hành, nhận kết quả từ các nhân viên kế toán khác. Kế toán tổng hợp chịu trách
nhiệm kiểm tra tập hợp các số liệu kế toán để vào sổ tổng hợp và lập báo cáo gửi
cấp trên. Ngoài ra còn phụ trách phần kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh
doanh.
- Kế toán tiền mặt và kế toán phải trả người bán: theo dõi các khoản
thanh toán bằng tiền mặt và phải trả cho người bán, phản ảnh các nghiệp vụ trên,
vào chứng từ, sổ có liên quan.
- Kế toán TGNH và kế toán thuế: chịu trách nhiệm theo dõi các khoản
thanh toán liên quan TGNH và thuế; hạch toán các nghiệp vụ đầy đủ, kịp thời,
theo đúng qui định.
- Kế toán nguyên vật liệu (02 người): có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tất
cả các nghiệp vụ liên quan đến tình hình nhập - xuất - tồn vật tư; thường xuyên
kiểm tra kế hoạch, tình hình thu mua, dự trữ, cấp phát vật tư, tránh tình trạng
thiếu hụt hay ứ đọng vật tư quá nhiều.
- Kế toán TSCĐ kiêm thủ quỹ: ghi chép, phản ảnh tình hình tăng, giảm
TSCĐ cả về giá trị hao mòn và giá trị còn lại, đồng thời tiến hành trích khấu hao
hàng tháng. Ngoài ra còn quản lí việc thu chi hàng tháng...
- Kế toán tiền lương: hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan đến
tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). Cuối tháng
lập bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 50


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm: xác định đúng đối
tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm, tính giá thành sản
phẩm kịp thời.
- Thống kê phân xưởng, XN: chịu trách nhiệm ghi chép, hạch toán ở PX,
XN.
2.1.2.3. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty :
2.1.2.3.1. Hình thức ghi sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ trong điều kiện có sử
dụng kế toán trên máy ở một số phần hành nhất định.

 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp
để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp
bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
 Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.Các loại sổ kế toán theo
hình thức Chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 51


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.2.3.2. Các chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại đơn vị

 Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 hiện áp dụng Chế độ kế toán ban
hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ
trưởng tài chính .
 Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàngnăm.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ : Việt Nam đồng ( VND)
 Công cụ sử dụng : Kế toán máy và Phần mềm Kế toán EFFECT .
 Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT : Nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ
 Phương pháp khấu hao TSCĐ : Theo phương pháp đường thẳng .
 Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ : Theo nguyên giá và giá trị còn lại .
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Theo phương pháp kê khai thường
xuyên .
 Phương pháp xác định giá trị vật tư ,hàng tồn kho:Bình quân gia quyền cuối
kỳ.
Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính ban hành.

2.1.3. Giới thiệu về phần mềm kế toán đang áp dụng


Hiện nay, công ty đang sử dụng công cụ kế toán máy – phần mềm
EFFECT ở một số phần hành : Kế toán tiền, Kế toán vật tư… Còn ở bộ
phận tập hợp chi phí tính giá thành công ty vẫn đang sử dụng công cụ kế
toán trên Excel để thực hiện công tác kế toán.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 52


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.3.1. Một số đặc điểm của phần mềm EFFECT

Phần mềm EFFECT là phần mềm kế toán được thiết kế phù hợp theo quy
định của Bộ Tài chính cùng với các chuẩn mực kế toán. Với phần mềm này thì
người sử dụng chỉ cần cập nhật số liệu đầu vào còn máy tính sẽ tự động tính toán
và lên các sổ sách, báo cáo theo yêu cầu.Chức năng của chương trình là theo dõi
các chứng từ đầu vào (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
phiếu thanh toán, hóa đơn bán hàng...) Chức năng từ tổng hợp đến chi tiết, phần
mềm cho phép xem báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết thường xuyên, liên tục.
Phần mềm kế toán EFFECT cho phép bảo mật bằng mật khẩu, phân
quyền truy cập cho người sử dụng và cập nhật chi tiết, công ty áp dụng phần
mềm thiết kế xử lý dữ liệu trực tiếp. Dữ liệu được cập nhật vào chương trình và
từ đó đưa ra các loại sổ tổng hợp, chi tiết và các báo cáo kế toán theo hình thức
kế toán công ty đã khai báo và cài đặt trong hệ thống. Chứng từ phát sinh hàng
ngày được mã hóa cập nhật chi tiết, hệ thống sổ chi tiết và tổng hợp được lưu giữ
trong máy. Việc hạch toán, luân chuyển chứng từ, xử lý và cung cấp thông tin
đều được thực hiện nhờ máy tính do đó giảm bớt khối lượng công việc, đảm bảo
cung cấp thông tin, số liệu phục vụ cho các nhà quản trị một cách nhanh chóng,
chính xác và kịp thời.
2.1.3.2. Màn hình hệ thống của phần mềm
Phần mềm EFFECT tại công ty phân quyền cho người sử dụng theo đơn vị
cơ sở. Gồm ĐVCS1 và ĐVCS2 (phân quyền theo tên kế toán viên)
- ĐVCS1 : Chỉ có kế toán trưởng và kế toán tổng hợp, kế toán thuế có
quyền sử dụng và thay đổi dữ liệu

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 53


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- ĐVCS2: Là hệ thống phân quyền cho từng phần hành kế toán. Mỗi kế
toán viên chỉ có thể sử dụng và thay đổi dữ liệu trong phạm vi phần hành kế toán
của mình.

HÌNH 2.1 : MÀN HÌNH HỆ THỐNG PHẦN MỀM EFFECT

Tổ chức mã hóa, khai báo ban đầu


Trên màn hình chức năng chọn ‘‘Danh mục’’ , rồi kích chọn vào danh mục
cần xem :

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 54


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

HÌNH 2.2 : MÀN HÌNH KHAI BÁO DANH MỤC

Sau đây là hệ thống danh mục tài khoản, danh mục vật tư – công cu dụng cụ,
danh mục kho của công ty liên quan đến phần hành tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại công ty :
 Khai báo danh mục tài khoản :
Màn hình danh mục tài khoản :

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 55


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

HÌNH 2.3 : MÀN HÌNH DANH MỤC TÀI KHOẢN

Hệ thống tài khoản :


Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.
Chi tiết :

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 56


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng.


- TK 6272 – Chi phí vật liệu.
- TK 6273 – Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất.
- TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK62741 – chi phí khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc.
TK62742 – Chi phí khấu hao máy móc thiết bị.
TK 62743 – Chi phí KH phương tiện vận tải,truyền dẫn
TK 62748 – Chi phí khấu hao quyền sử dụng đất.
- TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK6278 – Chi phí bằng tiền khác.

 Khai báo danh mục vật tư, công cụ dụng cụ.


Màn hình danh mục vật tư, công cụ dụng cụ :
Công ty khai báo vật tư theo kí hiệu AB. Trong đó :
- A là tên viết tắt của kho.
- B là số chi tiết của vật tư đó.
Ví dụ : Nhôm ADC12 kí hiệu là : KL017004
-KL là kho Kim loại.
-017004 là mã số chi tiết của vật tư.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 57


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

HÌNH2.4 : MÀN HÌNH DANH MỤC VẬT TƯ, CÔNG CỤ DỤNG CỤ

 Khai báo kho của công ty :


Màn hình danh mục :
- Kho Kim loại
- Kho Hóa chất
- Kho Dụng cụ, tạp phẩm
- Kho Bán thành phẩm
- Kho phế liệu thu hồi
- Kho Công nghệ
- Kho khách hàng giao thẳng…vv

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 58


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

HÌNH 2.5 : MÀN HÌNH DANH MỤC KHO

 Khai báo đối tượng chi phí của công ty :


Màn hình danh mục :

Công ty khai bao đối tượng chi phí theo nhóm sản phẩm (cấp 1)
Ví dụ : Hàng khung xương máy may : Mã TP020305
Sản phẩm IKEA : Mã TP0202

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 59


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

HÌNH 2.6 : MÀN HÌNH DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG CHI PHÍ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 60


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 – BQP.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí 17 là doanh nghiệp có
chức năng chính là sản xuất và kinh doanh hàng cơ khí. Sản phẩm của công ty
được sản xuất theo đơn đặt hàng bao gồm quân trang, các sản phẩm cơ khí dân
dụng… Do thời gian hạn hẹp cho nên trong đề tài này chỉ xin lấy mẫu sản phẩm
Khung xương máy may (hay còn gọi là hàng Jaguar) để làm rõ công tác kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.

Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Cty là quy trình chế biến kiểu
liên tục, gồm nhiều giai đoạn. Bán thành phẩm ở phân xưởng này được đưa
sang phân xưởng khác để tiếp tục chế biến. Nên chỉ có sản phẩm hoàn thành
ở phân xưởng cuối cùng mới được xác định là thành phẩm. Do đó, Công ty
xác định đối tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành ở công đoạn cuối cùng
(hàng nhập kho).
2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất : Từng nhóm sản phẩm: Khung xương máy
may, Que hàn HD các loại, Sản phẩm IKEA(Bát, Nắp lọc)….
- Đối tượng tính giá thành sản phẩm: :Từng nhóm sản phẩm tương ứng: Khung
xương máy may, Que hàn HD các loại, Sản phẩm IKEA(Bát, Nắp lọc)….

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 61


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuât tại Công ty TNHH một thành viên
Cơ khí 17- BQP.

2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.3.1.1.Quy trình xử lý chung của công ty.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí về các loại nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ... dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo
sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua bán thành phẩm để gia công, lắp ráp
thêm thì cũng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc tập hợp
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng có thể tiến hành theo phương
pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp.
Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng
đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (sản phẩm bếp xuất khẩu, khung máy
may…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải phân bổ gián tiếp để
phân bổ cho các đối tượng có liên quan.Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng
là định mức tiêu hao, hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm.
Công thức phân bổ :
Chi phí vật liệu phân bổ Tổng chi phí vật liệu Tỷ lệ (hay hệ số)
= x
cho từng đối tượng cần phân bổ phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng


Tỷ lệ ( hay hệ số )
= Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối
phân bổ
tượng

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 62


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được xác định theo công
thức sau :

Chi phí NVL Trị giá NVL còn Trị giá NVL Trị giá Trị giá
trực tiếp = lại đầu kỳ ở địa + xuất dùng - NVL còn - phế liệu
trong kỳ điểm SX trong kỳ lại cuối kỳ thu hồi

- Trị giá NVL xuất dùng trực tiếp trong kỳ: được xác định căn cứ vào các
chứng từ xuất kho sử dụng trực tiếp cho các đối tượng liên quan.
- Trị giá NVL còn lại ở địa điểm sản xuất: được xác định căn cứ biên bản
kiểm kê số lượng sản phẩm dở và vật tư tồn
- Trị giá phế liệu thu hồi: được xác định căn cứ vào chứng từ nhập kho phế
liệu và đơn giá phế liệu đơn vị sử dụng trong kỳ hạch toán.
Chi phí NVL trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí sản xuất của Công ty (khoảng 70%).
- Để sản xuất các loại sản phẩm trên Công ty phải sử dụng rất nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau.

 Thủ kho và kế toán vật tư chịu trách nhiệm quản lý tình hình nhập, xuất, tồn
kho vật tư. Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, bộ
phận sử dụng lập phiếu “ Đề nghị xuất vật tư” gửi lên phòng kinh doanh. Sau
khi đã được phê duyệt, phòng kế toán lập phiếu xuất kho, gồm 3 liên: bộ phận
kế toán giữ một liên, thủ kho giữ một liên và bộ phận có nhu cầu vật tư giữ
một liên. Thủ kho căn cứ vào tính hợp lệ của phiếu xuất kho, thực hiện xuất
kho đồng thời ghi số lượng nguyên vật liệu đã xuất vào thẻ kho. Thẻ kho
được sử dụng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn về số lượng của từng loại

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 63


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

vật tư. Định kỳ ( hàng tháng), kế toán vật tư đối chiếu số liệu trên thẻ kho và
các phiếu xuất kho. Kế toán chỉ cần nhập số lượng vật tư thực xuất, còn giá trị
vật tư xuất dùng được máy tự động tính và điền theo phương pháp bình quân
gia quyền liên hoàn theo từng lần xuất nhập.

2.2.3.1.2. Quy trình nhập liệu:


- Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất vật tư của bộ phận sản xuất đã được phê duyệt,
kế toán vật tư lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Sau đó chuyển cho
thủ kho xem xét, tiến hành xuất vật tư theo yêu cầu.

PHIẾU YÊU CẦU CUNG ỨNG VẬT TƯ


Ngày 7 tháng 08 năm 2013
Tên vật tư - quy cách Đơn vị Số Ghi
TT Mục đích sử dụng
tính lượng chú
Đúc khung xương máy
1 Nhôm đúc ADC12 kg 22 474
may

LẬP BIỂU ĐƠN VỊ YÊU CẦU GIÁM ĐỐC DUYỆT

Ta có phiếu xuất kho Nhôm đúc ADC12 để sản xuất khung xương máy may
ngày 7/8/2013 như sau:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 64


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNGMẫu số : 02-VT


Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 ( Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng
BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 7 tháng 8 năm 2013Nợ : 621
Số : 111Có : 1521

Họ tên người nhận hàng : XN1-17


Lý do xuất : Xuấtlàm khung xương máy may
Xuất tại kho : Kim loại
ĐVT :đồng
Số lượng
TT TT Tên hàng hóa Mã ĐVT Yêu Thực Đơn giá Thành tiền
cầu xuất
1 Nhôm đúc ADC12 KL017004 kg 22 474 22 474
Tổng cộng :

Bằng chữ :…………………………………………………………..


Số chứng từ gốc kèm theo : ………………………………………..
Ngày 7 tháng 08 năm 2013
Người nhận hàng Người lập phiếu Giám đốc Kế toán trưởng Thủ kho
( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 65


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho theo dõi, ghi vào thẻ kho, đồng thời
nhập dữ liệu vào phần mềm trên máy như sau :
Bước 1 :Từ màn hình hệ thống của phần mềm, chọn ‘‘Nhập dữ liệu’’, cửa sổ
màn hình nhập dữ liệu sẽ xuất hiện.
Bước 2 : Ở cửa sổ màn hình Nhập dữ liệu, chọn Loại chứng từ bằng cách, kích
chuột vào dấu ‘‘…’’ chọn ‘‘ Phiếu xuất vật tư, công cụ (Gv tđ)’’ (Gv tđ : giá vốn
tự động)
Bước 3 : Nhập liệu các thông tin trên Phiếu nhập kho liên quan đến nghiệp vụ
xuất kho vật tư :
- Ngày : 07/08/2013
- Diễn giải : Xuất Nhôm đúc ADC12 Đúc hàng khung xương máy may.
- Phân xưởng : XN1-17
- ĐTCP/TP ( Đối tượng chi phí/ thành phẩm) : Ấn F5 để xuất hiện màn hình
danh mục ĐTCP/TP, kích chọn ‘Khung xương máy may’
-Nghiệp vụ : Ấn F5 để xuất hiện màn hình danh mục nghiệp vụ, kích chọn
‘‘Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất’’ .
-Vậtliệu sản phẩm hàng hóa : Nhôm đúc ADC12 ( Có thể chọn theo phương
pháp gợi nhớ hoặc ấn F5 để xuât hiện màn hình danh mục và kích chọn.)
-SL : 22 474 kg
-Đơn giá: Không phải nhập mà chương trình tự động tính theo phương pháp bình
quân theo từng lần nhập và tự động nhập giá vốn vật tư cho mình.
- Ấn ‘‘ Lưu’’ để lưu dữ liệu và kết thúc.
Ta có màn hình nhập phiếu xuất kho :

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 66


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

HÌNH 2.7 : MÀN HÌNH NHẬP PHIẾU XUẤT KHO

Nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản phẩm khung xương máy may
được hạch toán trực tiếp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của khung xương
máy may theo đối tượng chi phí tập hợp. Từ các dữ liệu nhập trong tháng, phần
mềm sẽ tự động tập hợp chứng từ số liệu theo chi tiết từng đối tượng và tổng hợp
lên Bảng kê phiếu xuất kho, Bảng phân bổ vật liệu, Sổ cái 621.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 67


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Để xem bảng kê, sổ sách và in thực hiện như sau:


Bước 1: Trên màn hình hệ thống chọn ‘‘ Sổ sách, báo cáo’’, cửa sổ màn hình
chọn sổ sách, báo cáo hiện ra.
Bước 2: Nhập dữ liệu để xem:
- Tại dấu ‘…’ ấn F5 để hiện màn hình danh sách sổ sách, kích chọn loại sổ muốn
xem.
- Mục Tài khoản: đánh số hiệu tài khoản liên quan, hoặc ấn F5 để xuất hiện
danh mục Tài khoản và kích chọn. ( Với các loại Bảng kê không cần chọn mục
này)
- ĐTCP/TP : Khung xương máy may (Có thể chọn theo phương pháp gợi nhớ
hoặc ấn F5 để xuât hiện màn hình danh mục và kích chọn).
- Ấn ‘‘Xem’’ để Xem sổ.
-Ấn ‘F7’ để In.
Ta có màn hình chọn sổ sách để xem :
HÌNH 2.8 : MÀN HÌNH XEM SỔ SÁCH

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 68


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Ta có màn hình Bảng kê Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ vật liệu và Sổ cái
TK621 trên phần mềm :
HÌNH 2.9 : MÀN HÌNH BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO

HÌNH 2.10 : MÀN HÌNH BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 69


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

HÌNH 2.11 MÀN HÌNH SỔ CÁI TK621 ( ĐTCP/TP : KHUNG XƯƠNG MAY MAY)

Ấn F9 để kết xuất ra Excel hoặc F7 để In, ta có :

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 70


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

B¶NG 2
C«ng ty TNHH Mét thµnh viªn c¬ khÝ 17
§«ng xu©n - Sãc s¬n - Hµ néi

B¶NG K£ PHIÕU XUÊT KHO


Tõ ngµy 01/08/2013 §Õn ngµy 31/08/2013
§TCP/TP : Khung x­¬ng m¸y may

Chøng tõ Sè
Kho Sè chøng M· Vlsphh Tªn Vlsphh DiÔn gi¶i §¬n gi¸ TiÒn Tk®­
l­îng
Ngµy tõ

S¶n xuÊt hµng khung x­¬ng


Kho Dông cô, t¹p phÈm 31/08/2013 47.A4 CCTP045056 Dòa trßn phi 8-10 m¸y may 41 8,000 328,000 621
D©y ®ai r¸p 900x100 (§ai r¸p
Kho Dông cô, t¹p phÈm 31/08/2013 55.A4 CCTP001230 vßng) §¸nh bãng hµng Jagua 50 47,533 2,376,639 621
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 311 HCXD008003 DÇu §iªzen §óc hµng jagua 13,500 20,204 272,751,926 621
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 311 HCXD008009 Ga CN §óc hµng jagua 120 30,151 3,618,100 621
DÇu t¸ch khu«n 990V,2490-
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 311 HCXD009047 2590 §óc hµng jagua 225 62,200 13,995,000 621
ChÊt khö kÏm FLUX -06 Khö t¹p chÊt nh«m ®óc hµng
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 317 HCXD005144 (F06) Jaguar. 100 34,094 3,409,381 621
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 328.A4 HCXD008003 DÇu §iªzen §óc panel Jaguar 6,000 20,204 121,223,078 621
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 49 HCXD008003 DÇu §iªzen §óc hµng jaquar 10,000 20,204 202,038,464 621
ChÊt vÖ sinh khu«n ®óc
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 49 HCXD009043 RP7(nhËp) §óc hµng jaquar 5 80,000 400,000 621
DÇu t¸ch khu«n 990V,2490-
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 49 HCXD009047 2590 §óc hµng jaquar 250 62,200 15,550,000 621
Phôc vô ®óc hµng Jaguar,
Kho Ho¸ chÊt- x¨ng dÇu 31/08/2013 56 HCXD008009 Ga CN panel honda. 240 30,151 7,236,200 621
Lµm thao t¹o lç khu«n m¸y
Kho Kim lo¹i 31/08/2013 231.DCC§ KL004016 ThÐp SKD 61 phi 13 may 87760 1 136,095 81,657 621
Lµm ®å g¸ khung x­¬ng m¸y
Kho Kim lo¹i 31/08/2013 233.DCC§ KL008017 ThÐp C45 phi 10 - 13 may 1 27,558 35,826 621
Lµm miÕng t¸p khu«n BS, lµm
trô ph©n liÖu khu«n khung
Kho Kim lo¹i 31/08/2013 234.A2 KL006057 ThÐp 5XHM phi 150 m¸y may 47 45,000 2,115,000 621

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 71


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Kho Kim lo¹i 31/08/2013 51.A4 KL017004 Nh«m ®óc ADC 12 §óc hµng Jaguar 7,879 48,503 382,151,502 621
§óc hµng khung x¬ng m¸y
Kho Kim lo¹i 31/08/2013 54.A4 KL017004 Nh«m ®óc ADC 12 may 22,474 48,503 1,090,046,055 621
Kho Kim lo¹i 31/08/2013 57.A4 KL017004 Nh«m ®óc ADC 12 §óc hµng Jaguar 9,850 48,503 477,750,006 621
lµm xi lanh khu«n khung m¸y
Kho Kim lo¹i 31/08/2013 62.A4 KL004045 ThÐp SKD 61 phi 202 may 75 109,400 8,205,000 621
lµm xi lanh khu«n khung m¸y
Kho Kim lo¹i 31/08/2013 62.A4 KL008036 ThÐp C45 phi 180 may 39 19,760 770,621 621
Ty ®Èy m¸y ®óc EJECTOR Phôc vô ®óc hµng khung
Kho c¬ ®iÖn 31/08/2013 57 CCTP006078 PINS DIA 4x200 x­¬ng m¸y may. 15 137,044 2,055,655 621
Ty ®Èy m¸y ®óc EJECTOR Phôc vô ®óc hµng khung
Kho c¬ ®iÖn 31/08/2013 59 CCTP006078 PINS DIA 4x200 x­¬ng m¸y may. 20 137,044 2,740,874 621

Tæng céng 70,932 2,608,878,984

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 72


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

B¶NG 3
C«ng ty TNHH Mét thµnh viªn c¬ khÝ 17
§«ng xu©n - Sãc s¬n - Hµ néi

B¶NG PH¢N Bæ VËT LIÖU


Tõ ngµy 01/08/2013 §Õn ngµy 31/08/2013

Tªn TK152.1 TK152.2 TK152.3 TK152.4 TK152.5 TK152.7 Céng 152 Céng 153 Tæng céng
925946114 2865000 0 0 0 0 928811114 12539450 941350564
161. Côm m¸y l¸i dù ¸n I 0 0 0 0 0 0 0 205791588 205791588
161. Khoang l¸i dù ¸n I 735340 87657 0 505298 0 0 1328295 140000000 141328295
161. KhÈu hiÖu tuyªn truyÒn 0 4532466 0 0 0 0 4532466 0 4532466
627 TOTAL 155507909 344233696 120914251 109888976 0 0 730544832 215927489 946472321
152. ChuyÓn thÎ vËt t­ 1800656835 1157520 0 0 0 0 1801814355 22000 1801836355
138. Nhµ trÎ 0 3227394 108652 0 0 0 3336046 577470 3913516
353 0 0 0 0 0 0 0 896648 896648
641 TOTAL 1525340 3006722 2222423 0 0 0 6754485 0 6754485
642 TOTAL 6727486 6490824 24603078 0 1072701 0 38894089 2483411 41377500
Hµng IKEA(B¸t+N¾pläc) 9747072291 545180576 0 18618160 0 0 10310871027 3618735 10314489762
Khung x­¬ng m¸y may 1961155667 33354381 606867768 2376639 0 0 2603754455 5124529 2608878984
.............................. ……………. …………… …………. ……….. ……….. ……….. ……. ……….. ……………
Bé ru l« r¶i d©y th«ng tin 1778492 271579 0 508792 0 0 2558863 0 2558863
-Tæng céng 20916101571 11869597634 1199299523 135311372 1072701 0 34121382801 896827484 35018210285
- Tæng hîp 0 0
138 3336046 577470
152 2727760469 22000
161 5860761 345791588
353 0 896648
621 30605367119 318589428
627 730544832 215927489
632 2865000 12539450

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 73


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 4
C«ng ty TNHH Mét thµnh viªn c¬ khÝ 17
§«ng xu©n - Sãc s¬n - Hµ néi

sæ c¸i
Tõ ngµy 01/08/2013 §Õn ngµy 31/08/2013
§TCP/TP : Khung x­¬ng m¸y may
Tµi kho¶n : 152 - Nguyªn liÖu, vËt liÖu

Ngµy Chøng tõ ghi sæ Sè tiÒn


Sè DiÔn gi¶i TK§¦ Tªn
th¸ng\ghi sæ
CTGS C. tõ Ngµy th¸ng Nî Cã

31/07/2013 - - Sè d ®Çu kú : 123,975,979,118


31/07/2013 - - Sè ph¸t sinh:
31/08/2013 008/8 51.A4 31/08/2013 §óc hµng Jaguar 621 382,151,502 Nh«m ®óc ADC 12
ChÊt khö kÏm FLUX -06
31/08/2013 008/8 317 31/08/2013 Khö t¹p chÊt nh«m ®óc hµng Jaguar. 621 3,409,381 (F06)
…………… …… ……… ……… ……………………………. …. …. …………….. ……………………..

31/08/2013 008/8 49 31/08/2013 §óc hµng jaquar 621 202,038,464 DÇu §iªzen
31/08/2013 008/8 311 31/08/2013 §óc hµng jagua 621 272,751,926 DÇu §iªzen
31/08/2013 008/8 311 31/08/2013 §óc hµng jagua 621 3,618,100 Ga CN
31/08/2013 008/8 231.DCC§ 31/08/2013 Lµm thao t¹o lç khu«n m¸y may 87760 621 81,657 ThÐp SKD 61 phi 13
31/08/2013 008/8 54.A4 31/08/2013 §óc hµng khung x­¬ng m¸y may 621 1,090,046,055 Nh«m ®óc ADC 12
31/08/2013 008/8 62.A4 31/08/2013 lµm xi lanh khu«n khung m¸y may 621 770,621 ThÐp C45 phi 180
31/08/2013 008/8 62.A4 31/08/2013 lµm xi lanh khu«n khung m¸y may 621 8,205,000 ThÐp SKD 61 phi 202
31/08/2013 008/8 233.DCC§ 31/08/2013 Lµm ®å g¸ khung x­¬ng m¸y may 621 35,826 ThÐp C45 phi 10 - 13
D©y ®ai r¸p 900x100
31/08/2013 008/8 55.A4 31/08/2013 §¸nh bãng hµng Jagua 621 2,376,639 (§ai r¸p vßng)
01/09/2013 - - Ph¸t sinh trong th¸ng: 2,603,754,455
01/09/2013 - - Sè d­ cuèi kú : 126,579,733,573
01/09/2013 - - Ph¸t sinh lòy kÕ tõ ®Çu n¨m: 22,069,945,804

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 74


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

B¶NG 5:
C«ng ty TNHH Mét thµnh viªn c¬ khÝ 17
§«ng xu©n - Sãc s¬n - Hµ néi

sæ c¸i
Tõ ngµy 01/08/2013 §Õn ngµy 31/08/2013
§TCP/TP : Khung x­¬ng m¸y may
Tµi kho¶n : 621 - Chi phÝ nguyªn liÖu, vËt liÖu trùc tiÕp

Ngµy Chøng tõ ghi sæ Sè tiÒn


Sè DiÔn gi¶i TK§¦
th¸ng\ghi sæ
CTGS C. tõ Ngµy th¸ng Nî Cã

31/07/2013 - - Sè d­ ®Çu kú : 196,729,559


31/07/2013 - - Sè ph¸t sinh:
31/08/2013 008/8 49 31/08/2013 §óc hµng jaquar 1523 202,038,464
31/08/2013 008/8 49 31/08/2013 §óc hµng jaquar 1522 15,550,000
31/08/2013 008/8 49 31/08/2013 §óc hµng jaquar 1522 400,000
31/08/2013 008/8 51.A4 31/08/2013 §óc hµng Jaguar 1521 382,151,502
31/08/2013 008/8 56 31/08/2013 Phôc vô ®óc hµng Jaguar, panel honda. 1523 7,236,200
Lµm miÕng t¸p khu«n BS, lµm trô ph©n liÖu khu«n
31/08/2013 008/8 234.A2 31/08/2013 khung m¸y may 1521 2,115,000
31/08/2013 008/8 57.A4 31/08/2013 §óc hµng Jaguar 1521 477,750,006
31/08/2013 008/8 317 31/08/2013 Khö t¹p chÊt nh«m ®óc hµng Jaguar. 1522 3,409,381
31/08/2013 008/8 328.A4 31/08/2013 §óc panel Jaguar 1523 121,223,078
31/08/2013 008/8 311 31/08/2013 §óc hµng jagua 1523 272,751,926
31/08/2013 008/8 311 31/08/2013 §óc hµng jagua 1522 13,995,000
31/08/2013 008/8 311 31/08/2013 §óc hµng jagua 1523 3,618,100
31/08/2013 008/8 231.DCC§ 31/08/2013 Lµm thao t¹o lç khu«n m¸y may 87760 1521 81,657
31/08/2013 008/8 54.A4 31/08/2013 §óc hµng khung x¬ng m¸y may 1521 1,090,046,055
31/08/2013 008/8 62.A4 31/08/2013 lµm xi lanh khu«n khung m¸y may 1521 770,621
31/08/2013 008/8 62.A4 31/08/2013 lµm xi lanh khu«n khung m¸y may 1521 8,205,000
31/08/2013 008/8 233.DCC§ 31/08/2013 Lµm ®å g¸ khung x­¬ng m¸y may 1521 35,826
31/08/2013 008/8 55.A4 31/08/2013 §¸nh bãng hµng Jagua 1524 2,376,639
31/08/2013 009/8 57 31/08/2013 Phôc vô ®óc hµng khung x­¬ng m¸y may. 153 2,055,655

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 75


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

31/08/2013 009/8 59 31/08/2013 Phôc vô ®óc hµng khung x­¬ng m¸y may. 153 2,740,874
31/08/2013 009/8 47.A4 31/08/2013 s¶n xuÊt hµng khung x­¬ng m¸y may 153 328,000
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 154 1,961,155,667
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 154 33,354,381
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 154 606,867,768
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 154 2,376,639
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 154 5,124,529
01/09/2013 - - Ph¸t sinh trong th¸ng: 2,608,878,984 2,608,878,984
01/09/2013 - - Sè d­ cuèi kú : 196,729,559
01/09/2013 - - Ph¸t sinh lòy kÕ tõ ®Çu n¨m: 22,196,689,414 22,196,689,414

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 76


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
2.2.3.2.1. Nội dung

 Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, các khoản phụ cấp, thưởng và
các khoản trích theo lương của các công nhân trực tiếp tham gia vào sản
xuất nước sạch. Bao gồm các công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất tại
các xí nghiệp, phân xưởng. Bao gồm các công nhân đứng máy, các kỹ sư,
kỹ thuật viên và phụ trách quản lý, theo dõi và thực hiện vận hành, sửa
chữa máy móc.

 Tài khoản sử dụng:


- TK 334: “Phải trả người lao động”.
- TK 338: “Phải trả, phải nộp khác”
Trong đó chi tiết : TK 338(2): “Kinh phí công đoàn”
TK 338(3): “Bảo hiểm xã hội”
TK 338(4): “Bảo hiểm y tế”
TK 338(9): “Bảo hiểm thất nghiệp”
Các tài khoản đối ứng liên quan khác .
- TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
 Chứng từ sử dụng :

- Phiếu nhập kho


- Đơn giá định mức (căn cứ từ phòng tổ chức lập)
- Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành…

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.0677


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

 Sổ sách sử dụng :

- Bảng thanh toán lương


- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Bảng kê các khoản trích theo lương
- Sổ chi tiết :TK 334 ,TK 338….
- Bảng phân bổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp

 Các hình thức trả lương trong công ty :

*Thanh toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
 Tiền lương sản phẩm: Đây là hính thức trả lương cho người lao động trực
tiếp sản xuất sản phẩm. Tiền lương sản phẩm được tính trên cơ sở số lượng sản
phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá sản phẩm được phê duyệt. Cách trả
lương này không phụ thuộc vào thang lương của công nhân

Số lượng SP
Lương sản Đơn giá tiền lương
= hoàn thành nhập X
phẩm sản phẩm
kho
 Tiền lương phát sinh: Các vướng mắc kỹ thuật và công việc phát sinh giờ
công lao động ngoài giờ hệ thống định mức đã ban hành cho các sản phẩm,
các cơ quan chức năng hoặc phân xưởng có trách nhiệm thông báo với
phòng TCLĐ bằng phiếu báo việc, phiếu chế thử sản phẩm để phòng
TCLĐ kiểm tra, theo dõi định mức lao động làm cơ sở đề nghị Công ty
thanh toán.

 Tiền lương thời gian theo chế độ:


+ Ngoài các khoản tiền lương theo sản phẩm, phát sinh, công nhân trực

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.0678


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

tiếp sản xuất còn được hưởng các khoản lương thời gian theo chế độ nghỉ phép,
nghỉ lễ, học, họp… theo hệ số lương cấp bậc doanh nghiệp và tổng số ngày
nghỉ.
+ Cán bộ, CNV hàng năm được nghỉ phép theo chế độ. Cá nhân muốn
nghỉ phải đăng ký với phòng TCLĐ (kể cả nghỉ phép tại đơn vị) để làm giấy
theo quy định và theo dõi quản lý quân số.
+ Các trường hợp nghỉ ốm đều phải có giấy xác nhận của bệnh viện và và
bác sỹ điều trị. Giấy nghỉ ốm gửi về phòng TCLĐ trước ngày 28 hàng tháng để
tổng hợp theo dõi và thanh toán theo quy định của cơ quan BHXH.
* Thanh toán tiền lương cho khối gián tiếp – bổ trợ

Tổng tiền lương của Tổng quỹ lương của công


= x 38%
khối gián tiếp – bổ trợ nhân trực tiếp sản xuất

-Tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh


Tính hệ số FK chung:
Tổng tiền lương của khối gián tiếp – bổ trợ
1FK =
Tổng hệ số FK của khối gián tiếp – bổ trợ
Trên cơ sở 1 hệ số FK tính được ở trên, tiến hành tính lương cho từng cá nhân
trong khối gián tiếp – bổ trợ. Căn cứ vào: Tổng số ngày công làm việc thực tế, hệ
số chức danh (FK), hệ số bình xét A,B,C hàng tháng. (Loại xuất sắc: 110%; loại
A: 100%; loại B: 80%; loại C: 70%) .

Tiền lương 1 FK x Hệ số FK của Ngày


từng cá nhân Hệ số bình
theo KQ SXKD = x công làm x
xét A,B,C
của 1 LĐ Ngày công chế độ việc

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.0679


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Tiền lương theo thời gian theo công thức sau:


Hệ số lương doanh nghiệp x 1.150.000 x Ngày công thực tế
Lương thời gian =
Ngày công chế độ
Hàng năm, Công ty vẫn xét lên lương doanh nghiệp và lên lương quân nhân
chuyên nghiệp cho CBCNV theo quy định của Tổng cục.

2.2.3.2.2. Quy trình chung


Kế toán phần chi phí nhân công trực tiếp được làm trên Exel sau đó
mới nhập số liệu tổng hợp được vào phần mềm.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, đơn giá định mức do phòng tổ chức
lập, biên bản kiểm kê sản phẩm nhập kho để tiền hành tính toán và lập Bảng
phân bổ tiền lương và BHXH
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất được hạch toán vào bên Nợ của
TK622.
- Lương của khối gián tiếp bổ trợ được hạch toán vào bên Nợ của TK627.
* Tỉ lệ trích các khoản trích theo lương theo quy định của Luật Bảo hiểm xã
hội:
- Bảo hiểm xã hội (24%): Doanh nghiệp đóng(17%), Người lao động đóng(7%)
- Bảo hiểm y tế (4,5%): Doanh nghiệp đóng(3%), Người lao động đóng(1,5%)
- Bảo hiểm thất nghiệp (2%): Doanh nghiệp đóng(1%), Người lao động
đóng(1%)
- Kinh phí công đoàn (2%): Doanh nghiệp đóng (2%)

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.0680


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
B¶NG6 B¶NG PH¢N Bæ L¦¥NG Vµ B¶O HIÓM X· HéI
Th¸ng 08 n¨m 2013
§¬n vÞ
tÝnh:đồ
ng
Ghi cã
tµi Tµi kho¶n 334 - Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn Tµi kho¶n 338 - Ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c
kho¶n
§èi tùîng sö Céng Cã 338 Tæng céng
C¸c kho¶n BHXH BHYT BHTN
dông L­¬ng Céng cã 334 KPC§ 338.2 (3382, 3383,
kh¸c 338.3 338.4 338.9
(ghi nî tµi kho¶n) 3384, 3389)

B 1 2 3 4 5 6 7 8 9

TK 111 - TiÒn mÆt -


2,607,600 2,607,600 2,607,600
TK 112 - Tiền ng©n hµng -
230,000,000 230,000,000 230,000,000
TK 161 – L­¬ng hç trî nghØ
chê h­u 135,828,610 135,828,610 23,103,711 23,103,711 158,932,321
TK 161 – Lu¬ng nhµ trÎ
92,608,300 92,608,300 12,239,694 1,669,265 452,190 14,361,149 106,969,449
TK 161 – Dù ¸n
T-05 14,415,250 14,415,250 1,960,528 1,960,528 16,375,778
TK 138 - Ph¶i thu kh¸c
3,523,700 1,033,333 4,557,033 1,262,995 1,262,995 5,820,028
TK 334 - Ph¶i tr¶ c«ng nh©n
-
viªn 45,109,100 291,568,900 40,225,600 22,957,800 399,861,400 399,861,400
TK 338 - Ph¶i thu kh¸c
8,474,600 8,474,600 1,365,560 1,365,560 9,840,160
TK 161 - §Ò tµi khoang m¸y
-
l¸i 49,535,300 49,535,300 49,535,300
TK 622 - CPNCTT
3,456,861,450 3,456,861,450 48,028,266 393,012,062 60,405,330 19,669,600 521,115,258 3,977,976,708
TK 627 - CPSXC
894,556,400 566,265,400 1,460,821,800 16,565,900 136,114,790 10,884,938 2,809,940 166,375,568 1,627,197,368

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 81


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TK 641 - Chi phÝ b¸n hµng


27,343,400 27,343,400 611,697 5,199,358 173,185 - 5,984,240 33,327,640
TK 642 - Chi phÝ QLDN
686,124,200 162,633,900 848,758,100 18,391,379 134,625,638 7,463,195 1,661,170 162,141,382 1,010,899,482
Céng
5,371,878,810 729,932,633 6,101,811,443 128,706,342 1,230,453,236 120,821,513 47,550,700 1,527,531,791 7,629,343,234

Ngµy 31 th¸ng 08 n¨m 2013


LËp b¶ng KÕ to¸n tr­ëng
(Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn)

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 82


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Từ Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội trên, kết hợp bảng tổng hợp giờ
tay, giờ máy tại các phân xưởng, xí nghiệp gửi lên, kế toán tiền lương tiến hành
lập bảng phân bổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:
*Với TK334:
Số tiền phân bổ cho SP A = Số lượng thành phẩm nhập kho x Đơn giá tiền lương
* Với TK 3382, TK 3383, TK 3384, TK 3389:
Số tiền
Tổng số phát sinh của TK đó trong kì Số giờ tay giờ
phân bổ
= x máy của sản
cho sản Tổng số giờ tay, giờ máy phẩm A
phẩm A

Ví dụ:
Tổng SPS của TK 3382 là : 48 028 266
Tổng số giờ tay, máy tháng 8 là : 165 062
Số giờ tay giờ máy của sản phẩm khung xương máy may là : 7 549
=> Số tiền phân bổ cho sản phẩm khung xương máy may là:

48 028 266 : 165062 x 7 549 = 2 196 541

* Ta có bảng phân bổ chi tiết chi phí Nhân công trực tiếp:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 83


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

B¶NG 7:

Tæng côc c«ng nghiÖp quèc phßng


C«ng ty TNHH MTV C¬ khÝ 17

B¶ng ph©n bæ chi tiÕt chi phÝ NCTT


Th¸ng 8 n¨m 2013

Giê tay,
STT Tªn s¶n phÈm TK 334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 TK 3389 Tæng
m¸y

1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 S¶n phÈm IKEA (B¸t+n¾p näc) 35973.0 282,318,700 10,467,102 85,651,600 13,164,500 4,286,700 395,888,602
2 S¶n phÈm PG 9 5134.0 193,501,700 1,493,845 12,224,037 1,878,800 611,800 209,710,182
…. …………………………………… ………… …………………. ………….. …………. ………….. …………… ……………….
7 BÕp n­íng xuÊt khÈu vô 2013-2014 3027.0 135,912,600 880,800 7,207,300 1,107,700 360,700 145,469,100
8 Ngßi lùu ®¹n NLD-01 16281.0 496,744,100 4,737,300 38,765,006 5,958,100 1,940,100 548,144,606
9 Khung x­¬ng m¸y may 7549.0 205,471,800 2,196,541 17,974,100 2,762,600 899,600 229,304,641
10 Khung b»ng khen c¸c lo¹i 129.0 6,730,300 37,535 307,100 47,200 15,400 7,137,535
11 Khung hu©n ch­¬ng c¸c lo¹i 1557.0 74,719,800 453,042 3,707,200 569,800 185,540 79,635,382
…. ……………………………………….. …………. ……………. …………. ……………. ……………. ………….. ………………..
32 Muèi vµng 32,253,300 - - - - 32,253,300
Tæng céng 165062 3,456,861,450 48,028,266 393,012,062 60,405,330 19,669,600 3,977,976,708

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 84


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Tiến hành nhập liệu vào phần mềm để tổng hợp, tương tự như nhập Phiếu xuất kho:
- Loại chứng từ : chọn Bút toán khác
- Ngày : 31/08/2013
- Diễn giải: Phân bổ tiền lương tháng 8/2013
- ĐTCP/ TP : Khung xương máy may
- Nợ : TK334 ( hoặc TK 3383, TK 3383, TK3384, TK3389)
- Có: TK 622
-Số tiền: Nhập số tiền tương ứng
Ta có màn hình nhập liệu như sau:
HÌNH 2.12: MÀN HÌNH NHẬP PHÂN BỔ CHI PHÍ NCTT

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 85


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Tương tự để xem Sổ cái TK 622 ( chi tiết ĐTCP/ TP : Khung xương máy may) ta làm tương
tự như với TK621:

HÌNH 2.13 : MÀN HÌNH SỔ CÁI TK 622 ( DTCP/TP: KHUNG XƯƠNG MÁY MAY)

Ấn F9 để kết xuất ra Excel và ấn F7 để in sổ:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 86


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

B¶NG 8:

C«ng ty TNHH Mét thµnh viªn c¬ khÝ 17


§«ng xu©n - Sãc s¬n - Hµ néi

sæ c¸i
Tõ ngµy 01/08/2013 §Õn ngµy 31/08/2013
§TCP/TP : Khung x­¬ng m¸y may
Tµi kho¶n : 622 - Chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp

Ngµy Chøng tõ ghi sæ Sè tiÒn


th¸ng\ghi Sè Ngµy DiÔn gi¶i TK§¦
sæ CTGS C. tõ th¸ng Nî Cã

31/07/2013 - - Sè d­ ®Çu kú : 2,082,836,053


31/07/2013 - - Sè ph¸t sinh:
Ph©n bæ tiÒn l­¬ng th¸ng
31/08/2013 012/8 §K127 31/08/2013 08/2013 cho bé phËn NCTT. 334 205,471,800
Ph©n bæ KPC§ th¸ng 08/2013
31/08/2013 012/8 §K127 31/08/2013 cho bé phËn NCTT. 3382 2,196,541
Ph©n bæ BHXH th¸ng 08/2013
31/08/2013 012/8 §K127 31/08/2013 cho bé phËn NCTT. 3383 17,974,100
Ph©n bæ BHYT th¸ng 08/2013
31/08/2013 012/8 §K127 31/08/2013 cho bé phËn NCTT. 3384 2,762,600
Ph©n bæ BHTN th¸ng 08/2013
31/08/2013 012/8 §K127 31/08/2013 cho bé phËn NCTT. 3389 899,600
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 154 205,471,800
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 154 17,974,100
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 154 2,762,600
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 154 2,196,541
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 154 899,600
01/09/2013 - - Ph¸t sinh trong th¸ng: 229,304,641 229,304,641
01/09/2013 - - Sè d­ cuèi kú : 2,082,836,053
01/09/2013 - - Ph¸t sinh lòy kÕ tõ ®Çu n¨m: 1,418,037,391 1,418,037,391

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 87


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung


2.2.3.3.1. Nội dung:
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi
phân xưởng sản xuất, có tính chất phục vụ cho quá trình sản xuất bao gồm: Chi
phí về nhân viên phân xưởng, chi phí về khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất,
chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi bằng tiền khác.
Theo chuẩn mực kế toán ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ - BTC và
thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT - BTC về Hàng tồn kho, chi phí sản xuất
chung có hai loại:
- Chi phí sản xuất chung biến đổi: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường
thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như
chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Nó được phân bổ
hết cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Chi phí sản xuất chung cố định: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường
không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí
bảo dưỡng máy móc thiết bị,...Nó được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi
đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình
thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến
cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản
xuất chung không được phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình
thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 88


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Các chứng từ của chi phí sản xuất chung:


Chi phí nhân viên phân xưởng: Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và
BHXH, kế toán tiến hành ghi vào Sổ chi tiết TK627.
Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất sản phẩm: Trên cơ sở số
liệu từ Bảng kê chi tiết xuất công cụ, dụng cụ cho sản xuất sản phẩm tại phân
xưởng kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết TK627
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại....
Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm chi phí khấu hao của các thiết bị, TSCĐ
phục vụ cho sản xuất: Nhà xưởng, Kho chứa, phương tiện vận chuyển…
Chi phí bằng tiền khác: Như các chi phí thuê xe san lấp mặt bằng, chế
thử sản phẩm mới, sửa chữa nhà xưởng....

2.2.3.3.2. Quy trình kế toán:

Chi phí nhân viên phân xưởng

Chi phí nhân viên phân xưởng cũng được tập hợp tính toán tương tự như đối
vói chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào các chứng từ như Bảng chấm công,
Bảng thanh toán lương và Bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán cũng nhập
dữ liệu và định khoản cho các chứng từ trên máy theo mã riêng của từng bộ phận

Chi phí nguyên vật liệu, Chi phí công cụ dụng cụ:

Khoản mục chi phí này được tập hợp tính toán tương tự như đối với CP NVL
trực tiếp. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành nhập dữ liệu và định
khoản trên máy theo mã được cài đặt sẵn cho các bộ phận.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 89


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chi phí khấu hao TSCĐ:

Chi phí khấu hao TSCĐ là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CPSX
chung của công ty hiện nay. Hàng tháng, kế toán TSCĐ tiến hành tính giá trị
khấu hao TSCĐ trong tháng cho các bộ phận.

Khấu hao TSCĐ :


Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 hạch toán khấu hao theo phương pháp
đường thẳng theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC và thông tư số 45/2013/TT-
BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao tài sản cố định.

Giá trị phải tính khấu hao


Mức khấu hao bình quân năm =
Số năm sử dụng

Mức khấu hao bình quân năm


Mức khấu hao bình quân tháng =
12 tháng

+ Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ vào các đơn vị sản xuất.

+ Tài khoản sử dụng: TK 214 “Hao mòn TSCĐ” và các tài khoản khác có liên
quan

+ Phân bổ trên : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ(mẫu số 06-TSCĐ)

Kế toán Tài sản cố định theo dõi tình hình tăng, giảm và tính giá trị khấu hao phải
trích trong tháng để lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Trích bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 8 năm 2013

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 90


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Quy trình trên máy:


- Khai báo danh mục Tài sản cố định:
Màn hình danh mục TSCĐ của công ty:
HÌNH 2.14: MÀN HÌNH DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Khai bao danh mục gồm các chỉ tiêu: Mã, Tên, Nguyên giá, Ngày sử
dụng, Số năm sử dụng, Tiêu thức khấu hao, TK khấu hao Nợ, TK khấu hao Có…
- Tiêu thức khấu hao “1” là chỉ khấu hao theo tháng.
Hàng tháng tiến hành bút toán trích khấu hao TSCĐ
- Bước 1: Trên màn hình hệ thống chọn “Nhập dữ liệu”

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 91


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

-Bước 2: Trong cửa sổ nhập dữ liệu, chọn loại chứng từ “Khấu hao
TSCĐ tháng” và tiến hành nhập liệu:
- Ngày : 31/08/2013
- Ô nghiệp vụ: Ấn F5 để xuất hiện danh mục nghiệp vụ, chọn
“Phân bổ khấu hao TSCĐ”
- Ô “TSCĐ” ấn F5 để hiện danh mục TSCĐ
- Ấn tổ hợp “ Ctrl + A” đề chọn toàn bộ danh mục
- Ấn “Enter”
Máy sẽ lần lượt trích khấu hao của từng tài sản. Sau mỗi lần ấn Enter thì
phải ấn “Lưu” để lưu lại nghiệp vụ trích khấu hao cho tài sản.
HÌNH 2.15: MÀN HÌNH PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ THÁNG

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 92


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 9
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 Mẫu số 06- TSCĐ
Đông Xuân-Sóc Sơn-Hà Nội(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BT
ngày 20/3/2006 của BT BTC)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 8 năm 2013
Thời
gian
Stt Chỉ tiêu Nguyên giá Số khấu hao TK627 TK641 TK642 T811
sử
dụng
1 I- Số Khấu hao trích tháng trước 190332226214 1652562873 1533863908 23909521 93455552 1333892

2 II-Số khấu hao tăng trong tháng 23500000 391667 391667

2.1 Tăng TSCĐ trong tháng 23500000 391667 391667

Lò hơi đốt than đá VNB-1.5/8E 23500000 391667 391667

3 III- Số khấu hao giảm trong tháng 805407068 7992701 7992701

3.1 TSCĐ hết khấu hao 805407068 4619683 4619683

…………………….

3.2 TSCĐ khấu hao bằng giá trị còn lại - 3 373 018 3 373 018

…………………..

4 Số khấu hao trích tháng này 189 550 319 146 1 644 961 839 1 526 262 874 23 909 521 93 455 552 1 333 892

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 93


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác

Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ
cho sản xuất của phân xưởng, bộ phận chi phí sửa chữa TSCĐ, nước, điện thoại...

Chi phí bằng tiền khác là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi
phí hội nghị, tiếp khách... của phân xưởng sản xuất.

Chính vì đặc điểm của 2 loại chi phí này thường phát sinh nhiều và nhỏ lẻ, hàng
ngày kế toán sẽ tiến hành tập hợp chứng từ và các giấy đề nghị thanh toán, hoá đơn,
phiếu chi....và định khoản::

Nợ TK 6277

Nợ TK 6278

Nợ TK 133 (Nếu có)

Có TK 111, 112, 141, 331...

Tất cả các nghiệp vụ chi phí trên phát sinh sẽ đượckế toán dựa vào các chứng
từ gốc và đi đến các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ Cái TK 627 và các sổ sách có liên
quan.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 94


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 10

Sæ chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh


Tµi kho¶n : 627 - Chi phÝ chung

Th¸ng 08 n¨m 2013


Chøng tõ Ghi nî Tµi kho¶n 627
Tµi
Ngµy,
kho¶n
th¸ng DiÔn gi¶i Chia ra
Ngµy ®èi
ghi sæ Sè ctgs Sè hiÖu Tæng sè tiÒn
th¸ng øng CP thiÕt Chi phÝ gia
CP kh¸c
kÕ mÉu c«ng
A B C D E G 1 2 3 4

Sè d­ ®Çu kú

Sè ph¸t sinh trong kú

Thanh to¸n tiÒn lÖ phÝ kiÓm tra riÒm mò kª


31/8 002/8 PC1467 01/08 1111 1,061,905 1,061,905
pi, mÆt khãa th¾t l­ng.
Thanh to¸n tiÒn lµm viÖc ca ®ªm th¸ng
31/8 002/8 PC1477 06/08 1111 6,259,200 6,259,200
6/2013 (L§H§ thêi vô, lµm thªm giê).
Thanh to¸n tiÒn kho¸n v¨n phßng phÈm cho
31/8 002/8 PC1484 06/08 1111 2,700,000 2,700,000
c¸c xÝ nghiÖp, phßng ban th¸ng 8/2013.
Thanh to¸n tiÒn lµm viÖc ca ®ªm cho
31/8 002/8 PC1524 14/08 1111 19,321,600 19,321,600
CBCNV th¸ng 6/2013.
§K
31/8 011/8 31/8 TrÝch khÊu hao TSC§ th¸ng 8/2013 2141 1,517,537,323 1,517,537,323
122
….. ….. ….. …… …………… ……. ….. ……. ……….. ……………

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 95


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

§K
31/8 011/8 31/8 TrÝch khÊu hao TSC§ th¸ng 8/2013 2143 8,725,551 8,725,551
122
Céng sè ph¸t sinh trong kú - 4,864,975,250
4,864,975,250 -
Nép tiÒn ©m trªn b¶ng l­¬ng vµ BHXH,
BHYT, BHTN th¸ng 06, th¸ng 07/2013 cho
31/8 001/8 PT253 10/08 1111 1,251,911 1,251,911
§/c NguyÔn Long Khanh
XN2-17.
31/8 019/8 31/7 Ghi nî TK 154 ghi cã TK 627 154 - 4,863,723,339
4,863,723,339 -
Sè d­ cuèi kú - - -
-
Céng sè luü kÕ tõ ®Çu n¨m - 41,487,179,800
41,491,560,752 4,380,952

Người ghi sổ Kế toán trưởng

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 96


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo 2 phần:
- Phần 1: Phân bổ trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí.
- Phần 2: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng theo tỉ lệ lương

Chi phí sx
Tổng chi phí
chung Chi phí NCTT phân bổ cho sản phẩm A SXC cần
phân bổ = x
Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong kì phân bổ
cho sản
trong kì
phẩm A

2.2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17

2.2.4.1. Kế toán đánh giá sản phẩm dở

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến,
đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm cần phải
tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản
xuất, quy trình công nghệ và tổ chức của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp
dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và
được xuất dùng phần lớn ngay từ công đoạn sản xuất đầu tiên nên Công ty
TNHH một thành viên cơ khí 17 áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở
dang theo chi phí nguyên vật liệu trựctiếp. Theo phương pháp này, chi phí sản

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 97


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

xuất sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi
phí khác tính cả vào giá thành sản phẩm. Công thức xác định:

Chi phí sx Sản lượng SP


dở dang = Chi phí sx dở dang Đ kỳ+Chi phí NVL trực tiếp x dở dang cuối
cuối kỳ kỳ
Sản lượng T.phẩm+Sản lượng SP dở dang cuối kỳ

Để xác định số lượng sản phẩm dở dang cuối kì, kế toán căn cứ vào Biến
bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở của doanh nghiệp. Trích biên bản kiểm kê
đánh giá sản phẩm dở đối với sản phẩm khung xương máy may tháng 8 năm
2013:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 98


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, BÁN THÀNH PHẨM DỞ TẠI XN1-17
Hôm nay 8h ngày 31 tháng 8 năm 2013
Trong ban Hội đồng kiểm kê gồm có :
1.Đ/c: Nguyễn Xuân Lý Kế toán trưởng – Trưởng ban kiểm kê
2.Đ/c: Mẫn Văn Quý Trưởng phòng KSC- Ủy viên
3. Đ/c Vũ Thanh Vân Phòng TCKT
4. Đ/c Nguyễn Thanh Trà Thống kê xí nghiệp
Tiến hành kiểm kê vật tư, bán thành phẩm dơ dang tại XN1-17, trên dây chuyền:
Số Số lượng Đơn
Trọng
Tên vật tư - Chặng công Đơn lượng quy ra giá Số tiền tồn
STT lượng
SP nghệ vị kg bình cuối kì
riêng
quân

… ……. …. …. …. …. ….. ….. ………

Khung xương
28 Khai triển kg 1030 99,75 102744,9 40.000 4 109 795 980
máy may

… ………… ….. … ….. …… ….. ….. ………

 Dưới đây là màn hình sổ cái TK 154 (DTCP/TP: Khung xương máy
may) và trích Sổ cái TK 154 ( DTCC/TP : Khung xương máy may)
tháng 8/2013:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 99


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

HÌNH 2.16 : MÀN HÌNH SỔ CÁI TK 154

-Ấn F9 để kết xuất ra Excel, ta có trích Sổ cái TK154 (DTCP/TP: khung xương
máy may) tháng 8/2013:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 100


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 11
C«ng ty TNHH Mét thµnh viªn c¬ khÝ 17
§«ng xu©n - Sãc s¬n - Hµ néi

sæ c¸i
Tõ ngµy 01/08/2013 §Õn ngµy 31/08/2013
§TCP/TP : Khung x­¬ng m¸y may
Tµi kho¶n : 154 - Chi phÝ SXKD phÈm dë dang

Chøng tõ ghi sæ Sè tiÒn


Ngµy th¸ng\ghi sæ Sè DiÔn gi¶i TK§¦ Tªn
CTGS C. tõ Ngµy th¸ng Nî Cã

31/07/2013 - - Sè d ®Çu kú : 4,587,220,385


31/07/2013 - - Sè ph¸t sinh:
§k kÕt chuyÓn Tk 627 sang Tk 154 ®Ó tÝnh gi¸ thµnh ( Khung x­¬ng
30/08/2013 020/8 134B 30/08/2013 Khung x­¬ng m¸y m¸y 62742 15,450,970 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 015/8 31/08/2013 [..KC NVLC 154-->155 ®Ých danh] 155 3,331,059,000 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 621 1,961,155,667 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 621 33,354,381 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 621 606,867,768 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 621 2,376,639 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNVL 621--> 154] 621 5,124,529 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 622 205,471,800 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 622 17,974,100 m¸y may

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 101


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 622 2,762,600 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 622 2,196,541 m¸y may
Khung x­¬ng
31/08/2013 020/8 31/08/2013 [..KC CPNC 622-->154] 622 899,600 m¸y may
01/09/2013 - - Ph¸t sinh trong th¸ng: 2,853,634,595 3,331,059,000
01/09/2013 - - Sè d­ cuèi kú : 4,109,795,980

01/09/2013 - - Ph¸t sinh lòy kÕ tõ ®Çu n¨m: 24,423,108,760 22,830,205,585

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 102


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.2.4.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí 17
Kế toán phần hành tính giá thành được kế toán thực hiện trên Excel

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá
thànhgiản đơn. Do vậy, hàng tháng để tính giá thành kế toán phải xác định được
giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, tập hợp được các chi phí sản xuất
phát sinh đưa vào sản xuất trong kỳ tạo ra sản phẩm, không tính chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm:

Công thức:

Tổng giá thành


CPSX dở CPSX phát sinh CPSX dở
sản xuất sản = + -
dang ĐKỳ trong kỳ dang Ckỳ
phẩm

Ví dụ: Đối với sản phẩm khung xương máy may tháng 8/2013:
- CPSX dở dang đầu kì: 4 587 220 385
- CPSX phát sinh trong kì bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2 608 878 984
Chi phí nhân công trực tiếp : 229 304 641
Chi phí sản xuất chung : 15 450 970
=> Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì : 7 440 854 980
- CPSX dở cuối kì: 4 109 795 980
=> Tổng giá thành sản phẩm khung xương máy may là:
4 587 220 385 + 7440 854 980 – 4 109 795 980 = 3 331 059 000

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 103


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 12
B¶ng tæng hîp chi phÝ - tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm
Th¸ng 8 N¨m 2013

TT Tªn s¶n phÈm Dë ®Çu kú TK 621 TK 622 TK 627 Céng PS Tæng céng NhËp kho Dë cuèi kú
S¶n phÈm 548 (M79 ) ®¹n lùu phãng
1 6,129,594 6,129,594 6,129,594
40mm
Côm gi¸ ®ì vµ mang h¹t löa ngßi LD-
2 251,908,085 180,229,123 548,144,606 1,791,969,865 2,520,343,594 2,772,251,679 2,031,699,344 740,552,335
01
3 S¶n phÈm IGLA (Tªn löa ) dù ¸n I 805,468,156 895,379 895,379 806,363,535 806,363,535
…………………………………….
…………………………………………

Khung x­¬ng m¸y may 4,587,220,385 2,608,878,984 229,304,641 15,450,970 2,853,634,595 7,440,854,980 3,331,059,000 4,109,795,980
28

128 KNC, l« g« chÊt ®éc mµu da cam 1614291 1614291 1614291 1614291
Céng 56,456,264,078 30,923,956,547 3,977,976,708 4,863,723,339 39,765,656,594 96,221,920,672 31,659,743,283 64,562,177,389

Người ghi sổ Kế toán trưởng

Từ các lần nhập dữ liệu phiếu nhập kho thành phẩm, ta có Bảng kê Nhập xuất tồn thành phẩm tháng 8/2013:

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 104


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 13

C«ng ty TNHH Mét thµnh viªn c¬ khÝ 17


§«ng xu©n - Sãc s¬n - Hµ néi

B¶ng kª sè 8 NhËp xuÊt tån thµnh phÈm(X.Lý)


Tõ ngµy 01/08/2013 §Õn ngµy 31/08/2013
Tµi kho¶n : 155 - Thµnh phÈm

Tån ®Çu kú NhËp trong kú Luü kÕ nhËp xuÊt trong kú Luü kÕ xuÊt Tån cuèi kú
§v Sè Sè
Tªn TP
Vlsphh SL Tån l­îng SL lòy kÕ GÝa trÞ lòy kÕ l­îng SL lòy kÕ Gi¸ trÞ lòy kÕ SL tån
§K Thµnh tiÒn nhËp Thµnh tiÒn nhËp nhËp XuÊt Thµnh tiÒn xuÊt xuÊt cuèi k× Thµnh tiÒn

Hµng qu©n trang C¸i 490,980 7,524,214,222 204,418 10,387,488,879 2,241,945 38,348,228,140 263,027 10,409,097,975 2,038,268 34,857,073,828 432,371 7,502,605,126
Khung hu©n ch­¬ng
c¸c lo¹i C¸i 24,965 1,489,518,117 31,616 3,737,546,183 129,985 10,069,334,321 130,200 7,590,860,804 56,581 5,227,064,300
BiÓn tªn qu©n nh©n C¸i 91,126 4,502,511,291 139 632,585,225 120,256 6,694,874,069 161 9,058,791 34,142 1,661,026,347 91,104 5,126,037,725
………………….. …… ……. …………… …….. ……………… ………… ……………… …….. ………………. …………. …………….. ……… …………….
Khung x­¬ng m¸y
may C¸i 28,923 3,165,971,377 28,171 3,331,059,000 230,826 22,830,205,585 27,722 3,154,634,044 257,565 26,752,519,541 29,372 3,342,396,333
BÕp n­íng xuÊt khÈu
vô 2012-2013 C¸i 63,893 31,500,008,127 390 8,120,000 74,460 27,114,720,075 5,581 302,670,763 72,088 30,957,166,532 58,702 31,205,457,364
Chi tiÕt xe m¸y c¸c
lo¹i C¸i 546,715 4,153,266,273 530,885 3,047,062,344 5,081,310 26,565,918,863 617,406 4,125,231,687 5,059,005 27,974,393,117 460,194 3,075,096,930
Que hµn HD c¸c lo¹i Kg 125,913 2,923,843,907 10,890 307,700,163 191,690 5,147,062,640 18,560 438,422,096 167,295 3,419,233,677 118,243 2,793,121,974
S¶n phÈm 548 (
M79) c¸i 52,028 2,706,126,793 800 24,532,562 52,028 2,706,126,793

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 105


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ


TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17 - BQP

3.1. Nhận xét chung về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17

3.1.1. Những thành tựu và ưu điểm cơ bản.

- Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 là một Công ty trong quân đội
với quy mô tương đối lớn và có một bề dày lịch sử. Trong suốt quá trình hình
thành và phát triển Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn là nhờ vào sự
đồng tâm hợp lực của lãnh đạo chỉ huy đơn vị và toàn thể cán bộ công nhân viên
trong toàn Công ty.

Với bộ máy quản lý hợp lý, các phòng ban phân xưởng được sắp xếp, bố
trí theo đúng chức năng nên đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình giúp Giám đốc
Công ty quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt. Bởi
vậy, hơn 50 năm qua Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất, sử dụng vật tư, tiền vốn một cách tiết kiệm.Điều đó đã tiết kiệm được chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

- Về công tác tổ chức bộ máy kế toán: Nhận thức được tầm quan trọng của
việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, nhất là trong cơ chế thị trường,
Công ty đã tăng cường quản lý chi phí. Do đó, kế toán được coi là một trong
những công cụ quan trọng của hệ thống hoá quản lý. Bộ máy kế toán được tổ
chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 106


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

vững vàng và được phân công nhiệm vụ cụ thể theo từng phần hành kế toán phù
hợp với năng lực.

Do mô hình sản xuất, Công ty đã áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình
thức này phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty,phù hợp với trình độ chuyên
môn của đội ngũ nhân viên kế toán. Điều này giúp cho đội ngũ kế toán thực hiện
tốt chức năng cung cấp thông tin phục vụ cho công việc kinh doanh của Công ty.

- Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện vào cuối tháng.
Do đó, công tác kế toán của Công ty được tiến hành thường xuyên và liên tục
hơn, góp phần đẩy mạnh sản xuất của Công ty. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
nhân viên kế toán với nhau giúp cho việc tính giá thành được tiến hành nhanh
chóng, kịp thời và chính xác hơn.

Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm gắn với việc nâng cao
chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là mục tiêu phấn
đấu của Công ty trong cơ chế thị trường.Để làm được điều đó, Công ty cần phải
tập trung và quản lý đầy đủ chi phí sản xuất phát sinh trong từng phân xưởng,
từng hợp đồng kinh tế.

- Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên là rất phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh
của Công ty. Với phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản
xuất, kế toán cũng có thể cung cấp các thông tin về nhập, xuất, tồn kho của từng
loại vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. Điều đó đã giúp cho Giám đốc Công ty có cơ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 107


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

sở để đưa ra những phương án kinh doanh tối ưu nhất, đem lại hiệu quả kinh
doanh cao nhất.

- Công ty đang đi vào sử dụng và ứng dụng phần mềm kế toán máy, nhờ
đó đã giảm thiểu một khối lượng lớn công việc và đơn giản hóa việc lập các báo
cáo tài chính mà trước đây gây tốn nhiều thời gian và công sức cho người làm kế
toán thủ công. Bên cạnh đó, việc ứng dụng kế toán máy cũng tạo thuận lợi cho
việc lập báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu.

-Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp, gọn nhẹ với quy mô
hoạt động, yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn của từng người, mỗi người
có thể kiêm nhiều hơn một phần hành kế toán. Đặc biệt, từ khi công việc kế toán
được vi tính hóa, cán bộ và nhân viên kế toán đã thành thạo trong công tác kế
toán trên máy vi tính. Từ đó, công việc kế toán được thực hiện nhanh nhất và có
hiệu quả nhất.

- Quy trình luân chuyển chứng từ chặt chẽ, đảm bảo theo dõi sát sao các
khoản chi phí phát sinh và tránh được những thất thoát không đáng có.

- Công ty thường xuyên có chế độ khen thưởng cho việc cải tiến kỹ thuật,
tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó tạo động lực cho người lao động tích cực phát
huy khả năng sáng tạo trong sản xuất. Biết tận dụng năng lực, trình độ của cán
bộ, công nhân viên để thêm thu nhập cho người lao động cũng như tiết kiệm chi
phí cho công ty.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 108


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

3.2.2. Những hạn chế, tồn tại cần hoàn thiện.

- Thứ nhất: Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 đang áp dụng
phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo giờ làm máy, giờ tay của
công nhân trực tiếp sản xuất, phương pháp này tuy đúng với chế độ kế toán hiện
hành như còn có một số hạn chế nhất định. Giờ công được tập hợp từ người công
nhân trực tiếp sản xuất do trình độ có hạn nên độ chính xác không cao. Hơn nữa,
phân bổ chi phí như trên đôi khi không phản ánh thực chất giá thành của mỗi sản
phẩm, do đó ảnh hưởng tới phương án kinh doanh của Công ty.

- Thứ hai: Trong sản xuất thì sản phẩm hỏng là điều tất yếu không thể
tránh khỏi, nhưng công ty lại không quy định rõ ràng số lượng sản phẩm hỏng
trong định mức và ngoài định mức. Ngoài ra, sản phẩm hỏng chưa được phân bổ
và hạch toán cho những đối tượng thích hợp, việc này sẽ làm kết quả kinh doanh
của Công ty bị ảnh hưởng.

- Thứ ba: Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
trực tiếp sản xuất nên khi số lượng công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép nhiều
sẽ gây ra những biến động lớn về chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến giá thành sản
phẩm.

- Thứ tư: Về hạch toán công cụ, dụng cụ, kế toán phân bổ một lần vào kỳ
tính giá thành. Điều này dẫn đến sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm.

- Thứ năm:Việc áp dụng kế toán máy trên phần mềm EFFECT còn mới
được áp dụng, chỉ được thực hiện trên một số phần hành nên gây khó khăn cho
kế toán trong việc nắm bắt, tiếp thu và xử lý công việc trong một số nghiệp
vụ.Hệ thống tài khoản còn nhiều hạn chế trong việc chi tiết đến từng đối tượng

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 109


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

tập hợp chi phí và tính giá thành. Việc tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm như
hiện này khiến cho việc tính giá thành còn mang tính chủ quan.

- Thứ sáu: Việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công
trực tiếp là còn thiếu tính chính xác và khoa học, mang tính chủ quan.

- Thứ bảy: Việc xác định đơn giá tiền lương sản phẩm là do phòng kinh
doanh và phòng tổ chức quyết định đôi khi còn chậm trễ, nhiều trường hợp cuối
tháng hang đã nhập kho rồi mà vẫn chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm để tính
lương cho người lao động.

Tuy còn gặp một số hạn chế kể trên, nhưng trong tình hình hiện nay cùng với
việc trang bị kỹ thuật hiện đại, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán đang dần
được nâng cao và đồng đều, công ty đã và đang nhanh chóng tìm ra những biện
pháp, phương hướng giải quyết đi đến hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiều công tác kế toán tập hợp CPSX và tính
GTSP tại công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17, em nhận thấy: Nhìn chung
công tác kế toán được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả, trình độ các cán
bộ kế toán tương đối đồng đều, tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành, phù hợp
với điều kiện thực tế của công ty, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo
điều kiện để ban lãnh đạo đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất
và hạ giá thành sản phẩm.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 110


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Là một sinh viên thực tập, em mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến chủ quan
của mình, mong muốn có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

- Ý kiến 1: Về việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện
áp dụng kế toán máy – phần mềm EFFECT.

Việc cần thiết hiện này là Công ty cần tổ chức nâng cao trình độ cũng như
có các khóa học cần thiết để đưa kế toán máy vào trong việc hạch toán vè theo
dõi ở mọi phần hành kế toán. Điều này nhằm làm cho việc theo dõi mang tính
khách quan, nhanh và chính xác hơn. Ngoài ra còn đảm bảo sự thống nhất giữa
các bộ phận, phần hành kế toán trong bộ máy.

Công ty nên xây dựng riêng một bộ phận kế toán quản trị để đáp ứng được
nhu cầu quản lý của ban lãnh đạo Công ty cũng như phù hợp với xu hướng cổ
phần hóa mang tính cạnh tranh cao trên thị trường hiện này . Đối với chức năng
lập kế hoạch, kế toán quản trị phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị
phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu này vừa có tính quá khứ, vừa có tính
dựbáo.Đối với chức năng kiểm tra, kế toán quản trị cung cấp các thông tin theo
mục tiêu quản lý đặt ra. Các thông tin này được hình thành trên cơ sở tổ chức
hạch toán chi tiết, bằng phương pháp kế toán và bằng phương pháp phân tích đồ
thị biểu diễn các thông tin do kế toán và các nghành khác cung cấp. Đối với chức
năng điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động chủ
yếu bằng chỉ tiêu phi tiền tệ, trên các báo cáo nhanh. Để có các thông tin này.
phần lớn các chứng từ phục vụ cho kế toán quản trị có cùng nguồn gốc với kế
toán tài chính, nhưng do mục đích cung cấp thông tin khác nhau, nên mức độ xử
lý chứng từ có khác nhau. Do vậy trên cùng một hệ thống chứng từ kế toán, chỉ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 111


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

cần thêm vào các nội dung chi tiết để phục vụ hạch toán chi tiết theo yêu cầu của
kế toán quản trị. Mặt khác cũng cần thiết số liệu từ nguồn khác. Ví dụ : Số liệu
về thống kê thị phần các mặt hàng trên thị trường, số liệu thống kê về lao
động,về thị trường lao động.v.v…

- Ý kiến 2: Về công tác quản lý nguyên vật liệu trong kho.

Do đặc điểm của sản xuất của công ty, nguyên vật liệucủa công ty rất đa
dạng, phong phú cả về chủng loại và giá cả. Bên cạnh đó công ty còn sản xuất cả
hang quốc phòng và hang cơ khí dân dụng theo đơn đặt hàng. Vì vậy, công tác
quản lý nguyên vật liệucó vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm.
Hiện nay, công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành
viên Cơ khí 17 còn tồn tại một vài thiếu sót. Công ty cần phải xây dựng kế hoạch
dữ trữ nguyên vật liệu phù hợp, tính toán chính xác số lượng vật liệu cần dự trữ
sao cho vừa đảm bảo cung cấp cho sản xuất, vừa sử dụng hiệu quả vốn lưu động,
tránh ứ đọng vốn, vật tư ở khâu dự trữ, đồng thời phải phù hợp với điều kiện của
công ty, giảm chi phí bảo quản. Bên cạnh đó cần phải nắm bắt nguồn hàng với
giá cả thu mua hợp lý đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào. Việc theo dõi
nhập, xuất, tồn một cách chi tiết cẩn thận nhằm tính giá một cách chính xác theo
phương pháp bình quân gia quyền theo từng lần nhập cũng vô cùng quan trọng.
- Ý kiến 3:Về việc trích trước tiền lương sản phẩm cho người lao
động.

- Khi tiến hành sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào Công ty cũng phải có sự
theo dõi, bấm giờ để làm cơ sở định mức, đơn giá tiền lương cho sản phẩm đó để
làm cơ sở thanh toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.Việc tổng hợp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 112


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

xác định đơn giá tiền lương cần thực hiện sát sao và có đơn giá ngay cho mỗi lần
nhập kho thành phẩm. Ngoài ra để khắc phục tình trạng chậm lương của người
lao động, công ty có thể nghiên cứu và hình thành khoản trích trước tiền lương
sản phẩm để tạm ứng cho người lao động vào cuối tháng khi chưa có đơn giá
tiền lương sản phẩm.

- Khi tính giá thành sản xuất Công ty tính theo nhóm mặt hàng nên giá
thành từng loại sản phẩm không sát với thực tế, nên khi tính giá thành nên tính
theo từngloại sản phẩm riêng biệt để biết được chính xác chi phí cấu thành sản
phẩm là bao nhiêu để phương án hạ giá thành sản phẩm.

- Ý kiến 4: Sản phẩm hỏng là nhưng sản phẩm không đạt yêu cầu về chất
lượng và đặc điểm kỹ thuật. Tùy theo mức độ hư hỏng, công ty nên chia sản
phẩm hỏng thành hai loại là sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức.
muốn xác định được sản phẩm trong và ngoài định mức, công ty phải xây dựng
định mức sản phẩm hỏng.

Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức được tính vào chi phí sản xuất sản
phẩm và được hạch toán như với chính phẩm.Còn sản phẩm hỏng ngoài định mức
không được hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm mà hạch toán vào chi phí
khác. Ở công ty, cần xây dựng định mức sản phẩm hỏng và với sản phẩm hỏng
ngoài định mức cần xác định nguyên nhân để xử lý, nếu hỏng là do người lao động
thì yêu cầu người lao động phải bồi thường để nâng cao ý thức trách nhiệm, còn nếu
hỏng do lỗi kỹ thuật thì xem xét để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Ý kiến 5: Về trích trước tiền lương nghỉ phép:

Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 không thực hiện trích
trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo nguyên tắc

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 113


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

phù hợp giữa chi phí sản xuất và kết quả sản xuất, cách làm này chỉ phù hợp với
những công ty có thể bố trí lao động nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán.
Vì vậy để đảm bảo sự ổn định của chi phí nhân công trực tiếp trong tổng giá
thành sản xuất, kế toán tiền lương nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công
nhân trực tiếp sản xuất. Cụ thể tiến hành tính toán quỹ lương nghỉ phép của công
nhân trực tiếp sản xuất trong một năm trên cơ sở:

+ Tổng quỹ lương cơ bản của CNSX trong năm

+ Số công nhân sản xuất của năm

+ Tổng số ngày nghỉ phép theo chế độ quy định hiện hành

Khi đó tính toán như sau:

Số CNSX Tổng số
Tiền lương nghỉ phép phải trả Lương CB
= x x ngày nghỉ
cho CNSX BQ 1 CNSX trong tháng
phép

Trên cơ sở số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX đã tính hàng tháng,
kế toán tiến hành trích một phần tổng số tiền đã trích trước này vào giá thành để
đảm bảo giá thành không bị biến động do ảnh hưởng của số lao động thực tế
phát sinh.

Số tiền trích trước hàng kỳ được tính theo công thức:

Mức trích trước tiền lương Số tiền lương cơ bản


Tỷ lệ trích
nghỉ phép của CNSX hàng = x phải trả cho số CNSX
trước
kỳ theo kế hoạch trong kỳ

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 114


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

Tổng tiền lương nghỉ phép của CNSX phải trả theo KH
Tỷ lệ trích trước =
Tổng tiền lương CB phải trả cho CNSX trong năm theo KH

Cuối cùng căn cứ vào kết quả tính toán số trích trước hàng kỳ tiền lương
nghỉ phép của CNSX kế toán ghi:

Nợ TK 622
Có TK 335
Tiền lương thực tế phải trả cho CNSX, kế toán ghi:

Nợ TK 335
Có TK 334
Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho CNSX, kế toán ghi:

Nợ TK 334

Có TK 111

Cuối năm kế toán tiến hành so sánh số chi lương nghỉ phép thực tế của
công nhân trực tiếp sản xuất với mức lương nghỉ phép trích trước.

* Nếu số thực chi < số trích trước, kế toán ghi giảm chi phí:
Nợ TK 335
Có TK 622
* Nếu số thực chi > số trích trước, kế toán tiến hành trích thêm:
Nợ TK 622
Có TK 335

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 115


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Ý kiến 6: Về hạch toán chi phí xuất dùng công cụ, dụng cụ với giá trị
lớn, kế toán tiến hành phân bổ dần trong các kỳ tiếp theo nhằm đảm bảo, ổn định
chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm.

Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ với giá trị lớn, kế toán ghi:

Nợ TK 142 (242)
Có TK 153
Hàng tháng, căn cứ vào thời gian sử dụng của loại công cụ, dụng cụ sau đó
tiến hành phân bổ dần giá trị trên vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Nợ TK 627

Có TK 142 (242)

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 116


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp doanh
nghiệp đưa ra các kế hoạch kinh doanh được chính xác và có hiệu quả. Điều này
lại một lần nữa chứng minh rằng công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm là rất quan trọng. Vấn đề hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm,
giữ vững và mở rộng tiêu thụ cần được quan tâm tại các doanh nghiệp sản xuất.
Điều đó cũng là vấn đề quan tâm của ban quản lý cũng như cán bộ công nhân
viên của Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17. Ban giám đốc, phong kinh
doanh đang nỗ lực đưa ra được các kế hoạch kinh doanh có tính thực tế, khả thi
và tối ưu nhất, các cán bộ phòng kế toán thì đang tìm cách để đưa ra các phương
án để giảm bớt những chi phí không cần thiết, tiết kiệm trong sản xuất. Cả công
ty đang nỗ lực để công ty ngày một phát triển đi lên, sản phẩm có chất lượng và
được người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng

Qua thời gian thực tập tại phòng Tài vụ của công ty em đã học hỏi và rút
ra được những kinh nghiệm thực tế về chuyên môn rất quan trọng và bổ ích.
Cùng với những kiến thức đã được học ở trường, những yếu tố đó đã giúp em có
thể hoàn thiện được chuyên đề thực tập của mình. Xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ chỉ bảo của các cô, chú, anh, chị phòng Tài vụ của công ty.

Và em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – T.S Thái Bá Côngđã hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình nghiên cứu chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014


Sinh viên
Phạm Thị Thiên Hương

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 117


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính năm 2010

Chủ biên : GS. TS. Ngô Thế Chi

TS . Trương Thị Thủy

2. Giáo trình Kế toán quản trị - Nhà xuất bản Tài chính năm 2009

Chủ biên : PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên

3. Chế độ kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê – năm 2012

4. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam - NXB Tài chính năm 2009

5. Kế toán tài chính -Trần Xuân Nam - Nhà xuất bản Thống kê năm 2010

6. Các tài liệu của Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17

7. Luận văn, chuyên đề của các khóa trước.

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 118


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


Họ và tên người nhận xét:…………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………………..
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Phạm Thị Thiên Hương.
Khoa: Kế toán doanh nghiệp – Học viện tài chính.
Khóa : 48 Lớp: CQ48/21.06.
Đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17-BQP”
Nội dung nhận xét:
1.Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

2.Về ý thức kỷ luật, tuân thủ quy định của đơn vị thực tập

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

3.Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

4. Về kiến thức chuyên môn

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014


Thủ trưởng đơn vị

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 119


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:………………………………………


Nhận xét quá trình thực tập của sinh viên: Phạm Thị Thiên Hương
Khóa:48 Lớp:CQ48/ 21.06
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 - BQP
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2014

Điểm: - Bằng số:………………………………


- Bằng chữ:………………………………………………………
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 120


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện:………………………………………………….


Nhận xét quá trình thực tập của sinh viên: Phạm Thị Thiên Hương
Khóa: 48 Lớp: CQ48/21.06
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 – BQP.
Nội dung nhận xét:

1. Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Nội dung khoa học
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Điểm: - Bằng số:…………………………………………


- Bằng chữ:………………………………………………………
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 121


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 122


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 123


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 124


Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06


125
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06


126
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06


127
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06


128
GV hướng dẫn: TS. Thái Bá Công Luận 2014
văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06 129


GV hướng dẫn: T.S Thái Bá CôngHọc viện Tài chính 2014
Luận văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương. CQ48/21.06 11


GV hướng dẫn: TS. Thái Bá Công Luận 201
văn tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thiên Hương .CQ48/21.06


131

You might also like