You are on page 1of 2

TỔNG HỢP CỦA ANH LONG

Phần 12
Phân tích, đánh giá xem những phần kiến thức nào có giá trị, phần nào không, sau đó tổng
hợp ra một công thức mới để áp dụng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Em tự trau dồi, update kiến thức bằng cách nào để cái kiến thức em tự trau dồi đó cũng có
chất lượng tốt như kiến thức em lấy được qua du học? Em nghĩ xem: học ở trường, có giáo
viên hướng dẫn bài bản, có bạn bè cùng giúp đỡ, thảo luận và phản biện, em mới có được
kiến thức như vậy. Em nghĩ lúc chỉ có một mình, tự học, em có thu được những kiến thức tốt
như vậy không? Làm sao em biết cái em thu được khi tự học là kiến thức thật sự chứ không
phải những thứ nhảm nhí, gắn mác khoa học mà thực ra không phải khoa học?

Đúng rồi đấy. Nói thật, rất nhiều bạn cũng nói chuyện với anh và ban đầu suy nghĩ như em.
Nhưng mọi người thường không có cái nhìn đa chiều và dài hạn về việc học. Họ chỉ nghĩ đến
những vấn đề trước mắt trong công việc thôi. Lời khuyên của anh cho mọi người là: luôn
nghĩ đến cả những thứ ngắn hạn lẫn dài hạn. Những thứ mà em cho là kiến thức áp dụng
được vào thực tế là những kiến thức và kĩ năng ngắn hạn. Anh không nói rằng em không cần
nó, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Em cần cả những kĩ năng dài hạn để em phát
triển BẢN THÂN EM một cách có bài bản.

 Vậy cái nỗ lực và tố chất đó là gì? Và nó từ đâu mà có? Em nghĩ xem. Cùng một trải
nghiệm, nhưng khả năng hiểu của mỗi người nông sâu khác nhau, nên kết quả học tập của họ
mới khác nhau, phải không? Vậy là nó lại quy về cái anh nói lúc nãy thôi: muốn thấu hiểu
thật sâu thì phải cố gắng đạt đến trình độ biết phân tích, tổng hợp, và tạo ra kiến thức mới
một cách bài bản, dựa trên những thứ mình trải nghiệm. Cái anh muốn nói đến ở đây là: các
bạn đi tìm kiếm cơ hội học tập với tâm thế quá tập trung vào cái môi trường học tập bên
ngoài, cái trải nghiệm bên ngoài, mà quên đi cái bên trong chính các bạn. Tức là sao? Tức là
các bạn luôn muốn tìm những cái điều kiện bên ngoài tốt nhất đồng thời phải phong phú nhất.
Ví dụ: được học ở London, học ở trường có rank cao, nhưng bài vở không được quá nặng để
còn có thời gian đi chơi, có cơ hội đi làm thêm thì càng tốt. Nhưng mọi người thường quên,
không để ý xem chính họ học theo cách nào, hiểu sâu đến mức nào.
Một vấn đề nữa: em có thấy là những cái mà em gọi là “tốt hơn” thực rất chung chung, đại
trà, không dựa trên một bộ tiêu chí hay thang đo nào không? Thực ra, cái thang đó ấy chính là
tất cả những thứ bên trong em đấy, như tính cách, kiểu tư duy, sở thích môn học chẳng hạn.
Đấy, vấn đề nằm ở đấy: mọi người thường hay nói rằng trường này trường kia tốt lắm, mà
không hề tư duy cụ thể xem trường này tốt như thế nào đối với RIÊNG HỌ. Muốn biết
trường học tốt như thế nào đối với từng cá nhân, thì phải biết sở thích, cá tính, và đặc biệt là
CÁCH HỌC của cá nhân đã. Trong việc học, đúng là môi trường học tập đóng vai trò quan
trọng, nhưng một cái còn quan trọng hơn là: EM TƯƠNG TÁC VỚI MÔI TRƯỜNG ĐÓ
NHƯ THẾ NÀO.

Chính xác. Rất nhiều người không hiểu được điều này. Anh thấy khi được hỏi “Tại sao lại
chọn trường này? Tại sao lại chọn nước này để du học?”, rất nhiều người đưa ra câu trả lời
bullshit, vớ vẩn. Nào là tại vì nước Anh là nước phát triển nhất về ngành tài chính, vì trường
này có thứ hạng cao, vì tôi sẽ được học nhiều qua các chương trình thực tập. BULLSHIT! Họ
trả lời như thế chứng tỏ không hiểu gì về học tập hết. Ranking của trường có khiến một người
học giỏi không? Nền tài chính phát triển ở Anh tự nhiên khiến người ta học giỏi được không?
Nếu thế thật thì người Anh ai cũng giỏi kĩ năng tài chính hết à? Đấy, các bạn vẫn mắc cái lỗi
là tập trung vào môi trường học tập quá mức mà không hề nhìn vào bên trong mình. Họ
không chỉ ra được môi trường học tập ở nước ngoài thực sự phù hợp với việc học của RIÊNG
HỌ như thế nào. Vậy thì làm sao mà biết được trường tốt hay không tốt, tốt như thế nào đối
với họ? Cứ thế mà đi học thì chắc chắn chỉ phí phạm thời gian và tiền của.

You might also like