You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ OXI

A. LÝ THUYẾT VÊ OXI
1. Vị trí
O (Z = 8): 1s22s22p4 ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA
CTPT: O2
CTCT: O = O
Để đạt cấu hình giống khí hiếm gần nó nhất thì nguyên tử Oxi có xu hướng nhận thêm 2e
O + 2e  O
2-

1s22s22p6 giống Ne
Trong hợp chất oxi thường có số oxi hóa là -2 (trừ OF2 là +2, peoxit H2O2, Na2O2 là -1)
2. Tính chất vật lý
- Chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, duy trì sự sống và sự cháy.
- Trong không khí Oxi chiếm 20% thể tích không khí.
3. Tính chất hóa học
Là chất oxi hóa mạnh  tác dụng được với chất khử:
+ tác dụng với phi kim: C, S, P, H2, N2. Không tác dụng được với halogen.
+ tác dụng với kim loại: trừ Au, Ag, Pt
+ tác dụng với hợp chất: CO, SO2, CH4, C2H5OH, H2S và nhiều hợp chất hữu cơ.
4. Ứng dụng

5. Điều chế
a. Trong Công nghiệp
- Cách 1: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
- Cách 2: Điện phân nước có hòa tan chất điện li
b. Trong PTN
- Nguyên tắc: Nhiệt phân hợp chất giàu oxi nhưng kém bền (KMnO4, KClO3, HgO, H2O2)
2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2
0
t

0
2KClO3 
t , xt MnO
 2KCl + 3 O2
2

Chuyên đề Oxi (1) Tuần 4.3 1 Trường THPT Hoài Đức A


B. Phương pháp giải bài tập
Dạng 1: Bài tập tính số mol khí dựa vào tỉ khối của hỗn hợp khí
1.1. Phương pháp
VD: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 khí A (a mol) và B (b mol) có tỉ khối so với H2 là d. Tính
a, b. Biết thể tích hỗn hợp là V lit ở đktc.
Cách 1: Áp dụng công thức M
- Lập hpt để tìm a, b
M hh  d .2
V
nhh  a  b 
22, 4
mhh  M hh .nhh  a.M A  b.M B
Cách 2: Áp dụng phương pháp đường chéo
1.2. Ví dụ minh họa
VD: Cho 5,6 lit hỗn hợp khí X gồm O3 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 18. Tính số mol của
mỗi khí?
Lời giải
Cách 1: Dùng M
M hh  18.2  36
Gọi O2 (a mol), O3 (b mol)
V 5, 6
nhh  a  b    0, 25
22, 4 22, 4
mhh  M hh .nhh  32a  48b  36.0, 25  9
 a  0,1875, b  0, 0625
Cách 2: Đường chéo
a mol O2 32 48 – 36 = 12
36

b mol O3 48 36 – 32 = 4
Ta có:
a  b  0, 25
a 12
 3
b 4
 a  0,1875, b  0, 0625
1.3. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho 8,96 lit hỗn hợp khí X gồm O3 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Tính khối
lượng của O2
A. 6,4g B. 3,2g C. 9,6g D. 8g
Bài 2: Cho 11,2 lit hỗn hợp khí X gồm A và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 19,9. Biết A chiếm
20% hỗn hợp. Xác định khi A?
A. O3 B. SO2 C. CO2 D. Cl2

Chuyên đề Oxi (1) Tuần 4.3 2 Trường THPT Hoài Đức A


Dạng 2: Điều chế O2 trong PTN
2.1. Phương pháp
- Nguyên tắc: Nhiệt phân hợp chất giàu oxi nhưng kém bền (KMnO4, KClO3, HgO, H2O2)
2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2
0
t

0
2KClO3  t , xt MnO
 2KCl + 3 O2
2

- BTKL: mchất rắn bđ = mchất rắn spu + mkhí oxi


- Nếu nhiệt phân KMnO4 sau 1 thời gian thu được chất rắn A và V lit O2. Cho A tác dụng với
dung dịch HCl đặc sinh khí Cl2:
+ A gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4 dư
+ A tác dụng với HCl đặc thì cả 3 chất đều phản ứng. Có 2 cách giải:
+ Cách 1: Viết lần lượt các phản ứng và đặt số mol vào phương trình
+ Cách 2: Phương pháp bảo toàn e. Trong đó:
Mn+7 giảm xuống Mn+2
O-2 tăng lên O0
Cl-1 tăng lên Cl0
2.2. Ví dụ minh họa
Ví dụ: Nhiệt phân 31,6g KMnO4 sau một thời gian thu được 29,68g chất rắn A và V lit O2
(đktc).
a) Tìm V.
b) Tính % KMnO4 bị nhiệt phân.
c) Cho toàn bộ A tác dụng với dung dịch HCl đặc dư. Tính thể tích khí Cl 2 sinh ra ở
đktc.
Lời giải:
1,92
a) BTKL: mO  31, 6  29, 68  1,92 g  nO   0, 06mol  VO2  0, 06.22, 4  1,344lit
2 2
32
b) 2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2 (1)
0
t

nKMnO4 pu  2.nO2  0,12mol


31, 6
nKMnO4bd   0, 2mol
158
0,12
 %KMnO4 bị nhiệt phân = .100%  60%
0, 2
c)
Cách 1: Viết phản ứng
Theo PT nhiệt phân (1) ta có A gồm:
K2MnO4 (0,06 mol), MnO2 (0,06 mol), KMnO4 dư: 0,2 – 0,12 = 0,08 mol
KMnO4 + 8HCl   KCl + MnCl2 + 2,5Cl2 + 4 H2O
0,08 0,2 mol
K2MnO4 + 8HCl   2KCl + MnCl2 + 2Cl2 + 4 H2O
0,06 0,12 mol
MnO2 + 4HCl   MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
0,06 0,06 mol
VCl2  (0, 2  0,12  0,06).22, 4  8,512lit
Chuyên đề Oxi (1) Tuần 4.3 3 Trường THPT Hoài Đức A
Cách 2: Bảo toàn e
Mn+7 + 5e   Mn
+2

0,2 1 mol
2O 
-2
 O2 + 4e
0,06 mol 0,24 mol
2Cl 
-
 Cl2 + 2e
V 2V
22, 4 22, 4
2V
Ta có: 1  0, 24   V  8,512lit
22, 4
2.3. Bài tập tự luyện
Đề: Nhiệt phân m gam KMnO4 sau một thời gian thu được 47,36 chất rắn A và 2,24 lit O2
(đktc).
Bài 3: Tìm m?
A. 50,65g B. 50,56g C. 44,24g D. 44,42g
Bài 4: Tính % KMnO4 bị nhiệt phân.
A. 62,5% B. 65% C. 78,125% D. 75%
Bài 5: Cho toàn bộ A tác dụng với dung dịch HCl đặc dư. Tính thể tích khí Cl2 sinh ra ở đktc.
A. 11,2 lit B. 12,32 lit C. 13,44 lit D. 15,68 lit
Đề: Nhiệt phân hoàn toàn 40,3g hỗn hợp KMnO4, KClO3 thu được m gam chất rắn A và 7,84
lit O2 (đktc).
Bài 6: Giá trị của m là:
A. 39,2g B. 34,7g C. 37,4g D. 29,1g
Bài 7: Phần trăm khối lượng KMnO4 trong hỗn hợp là
A. 47,05% B. 39,21% C. 78,125% D. 75%

Chuyên đề Oxi (1) Tuần 4.3 4 Trường THPT Hoài Đức A


Dạng 3: Kim loại tác dụng với O2
3.1. Phương pháp
- Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Ag)
- VD: 3Fe + 2O2   Fe3O4
0
t

- Trong thực tế Bài toán có thể tạo thành hỗn hợp nhiều oxit: FeO, Fe2O3, Fe3O4
3.2. Vi dụ minh họa
VD1: Cho 7,5g hỗn hợp Al, Mg tác dụng hết với V lit O2 (đktc) thu được 13,1g hỗn hợp oxit.
a) Tính V.
b) Để tạo ra lượng O2 cần dùng cho phản ứng trên thì phải nhiệt phân hoàn toàn bao
nhiêu gam KClO3?
c) Tính % khối lượng Al trong hỗn hợp trên.
Lời giải:
5,6
a) BTKL: mO  13,1  7,5  5,6 g  nO   0,175mol  VO2  0,175.22, 4  3,92lit
2 2
32
0
b) 2KClO3 
t , xt MnO
 2KCl + 3 O2
2

2 2 7 7
Theo PT ta có: nKClO  .nO  .0,175  mol  mKClO3  .122,5  14, 292 g
3
3 2
3 60 60
c) PTHH
4Al + 3O2   2Al2O3
0
t

x mol 0,75x
2Mg + O2   2MgO
0
t

y mol 0,5y
mhh  27 x  24 y  7,5
nO2  0, 75 x  0,5 y  0,175
 x  0,1; y  0, 2
0,1.27
 %mAl  .100%  36%
7,5
VD2: Oxi hóa hết 3,84g kim loại R có hóa trị không đổi bằng oxi thu được 4,8g oxit. Xác
định R.
Lời giải:
0,96
BTKL: mO  4,8  3,84  0,96 g  nO   0, 03mol
2 2
32
4 R  nO 2   2 R2On
0
t

3,84
nR 
R
4 0,12
nR  .nO2 
n n
3,84 0,12
   R  32n  n  2; R  64(Cu )
R n

Chuyên đề Oxi (1) Tuần 4.3 5 Trường THPT Hoài Đức A


3.3. Bài tập tự luyện
Bài 8: Cho 2,7g Al tác dụng với 1,12 lit khí O2 (đktc) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thấy tạo ra V lit H2 (đktc). Tìm V.
A. 0,896 lit B. 2,24 lit C. 1,68 lit D. 1,12 lit
Bài 9: Cho m gam kim loại R (có hóa trị không đổi) tác dụng vừa đủ 0,448 lit O 2 (đktc) thu
được 2,48g oxit. Kim loại R là
A. Na B. K C. Zn D. Mg
Bài 10: Nung 2,295g kim loại R có hóa trị không đổi trong V lit O 2 (đktc) đến khi phản ứng
hoàn toàn thu được 3,575g chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch HCl dư thấy sinh ra 1,064
lit khí không mầu không mùi ở đktc. Kim loại A là:
A. Al B. K C. Fe D. Mg
Phần câu hỏi lý thuyết

Câu 11: Các nguyên tố nhóm VIA có CH(e) lớp ngoài cùng giống nhau là:
A. ns2np6 B. ns2np4 C. ns2np5 D. ns2np2
Câu 12: Trong những ngày hè nóng lực, ở các ao hồ thường có hiện tượng cá ngoi lên mặt
nước. Hiện tượng đó giải thích tính chất vật lí gì của oxi:
A. oxi ít tan trong nước B. oxi tan nhiều trong nước
C. độ tan của oxi giảm khi nhiệt độ tăng D. nặng hơn không khí
Câu 13: Khí oxi có lẫn hơi H2O. Chất để làm khô khí O2:
A. Al2O3 B. Nước vôi trong C. Axit H2SO4 đặc D. Dung dịch NaOH
Câu 14: Trong tự nhiên, nguồn oxi được sinh ra chủ yếu do:
A. quá trình phân huỷ khí ozon B. quá trình phân huỷ xác động thực vật
C. quá trình hô hấp của cây xanh D. quá trình quang hợp của cây xanh
Câu 15: Khí nào sau đây không cháy trong oxi:
A. CO B. H2 C. CH4 D. CO2
Câu 16: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. Cl2 và O2. B. CO và O2. C. H2 và F2. D. Ag và O2.
Câu 17: Khuynh hướng chính của oxi là:
A. nhường 2e, có tính oxi hóa mạnh. B. nhường 2e, có tính khử mạnh.
C. nhận thêm 2e, có tính khử mạnh. D. nhận thêm 2e, có tính oxi hóa mạnh.
Câu 18: Mùa hè thời tiết nóng nực, người ta thường đi du lịch và đặc biệt là những nơi có
rừng thông, ở đây thường không khí sẽ trong lành và mát mẻ hơn. Chất nào sau đây làm ảnh
hưởng đến không khí trên:
A. O2. B. O3. C. H2S. D. SO2.
Câu 19: Cho PTHH: H 2O2  Ag2O  2 Ag  H 2O  O2 . Các chất tham gia phản ứng có vai trò gì:
A. H2O2 là chất OXH, Ag2O là chất khử B. H2O2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
C. Ag2O là chất oxh còn H2O2 là chất khử D. Ag2O vừa là chất oxh vừa là chất khử
Câu 20: Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây:
A. CaCO3 B. KClO3 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3
-------------HẾT-----------
DẠNG 4: PHI KIM TÁC DỤNG VỚI OXI SẼ HỌC Ở TIẾT SAU!!!
Chuyên đề Oxi (1) Tuần 4.3 6 Trường THPT Hoài Đức A

You might also like