You are on page 1of 64

BÁO CÁO NGÀNH

GẠCH ỐP LÁT
Tháng 12/2019

Lợi thế cạnh tranh từ sản phẩm


khác biệt và kích thước lớn

“…Thị trường gạch ốp lát Việt Nam chứng kiến


cạnh tranh gay gắt trong nhiều năm qua. Các
doanh nghiệp sản xuất gạch trong nước đang đối
mặt với hai thách thức lớn là gạch nhập lậu từ
Trung Quốc và chưa tạo ra khác biệt về sản
phẩm. Nhìn chung, trong năm 2020, các doanh
nghiệp gạch ốp lát sẽ đối mặt với nhiều khó khăn
do tình trạng tồn kho lớn trong khi nhu cầu từ xây
dựng kém khả quan…”

Bùi Đức Duy


Chuyên viên phân tích
Email: duybd@fpts.com.vn
P: (+84) – 24 3773 7070 - Ext: 4307
Báo cáo ngành gạch ốp lát

MỤC LỤC
A. NGÀNH GẠCH ỐP LÁT THẾ GIỚI .............................................................................................. - 3 -
I. Quá trình hình thành & phát triển ngành gạch ốp lát thế giới.............................................. - 3 -
II. Chuỗi giá trị ngành gạch ốp lát thế giới ................................................................................ - 6 -
III. Tình hình cung cầu ngành gạch ốp lát thế giới .................................................................. - 18 -
IV. Đánh giá triển vọng và xu hướng ngành gạch ốp lát thế giới ........................................... - 22 -
B. NGÀNH GẠCH ỐP LÁT VIỆT NAM ........................................................................................... - 23 -
I. Quá trình hình thành và phát triển ngành gạch ốp lát Việt Nam ........................................ - 23 -
II. Chuỗi giá trị ngành gạch ốp lát Việt Nam ............................................................................ - 27 -
III. Cung cầu ngành gạch ốp lát Việt Nam................................................................................. - 38 -
IV. Môi trường kinh doanh ngành gạch ốp lát Việt Nam .......................................................... - 39 -
V. Môi trường cạnh tranh ngành gạch ốp lát Việt Nam........................................................... - 41 -
C. TRIỂN VỌNG NGÀNH GẠCH ỐP LÁT VIỆT NAM .................................................................... - 44 -
I. Tiềm năng tăng trưởng ngành gạch ốp lát .......................................................................... - 44 -
II. Khuyến nghị đầu tư vào ngành ............................................................................................ - 46 -
D. CẬP NHẬT CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH ................................................................ - 47 -
I. Quy mô các doanh nghiệp ngành gạch ốp lát..................................................................... - 47 -
II. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu ngành ................... - 48 -
III. Hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính ...................................................................... - 50 -
IV. Cập nhật thông tin một số doanh nghiệp gạch ốp lát niêm yết ......................................... - 54 -
1. Công ty cổ phần CMC (HSX: CVT) ...................................................................................... - 54 -
2. Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn (HNX: VIT) ................................................................. - 55 -
3. Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long (HNX: VHL) ................................................................. - 57 -
4. Công ty cổ phần gạch men Thanh Thanh (HNX: TTC)......................................................... - 58 -
5. Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long (UpCOM: TLT) ....................................................... - 60 -
E. PHỤ LỤC .................................................................................................................................... - 61 -

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 1 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

TIÊU ĐIỂM
NGÀNH GẠCH ỐP LÁT THẾ GIỚI
Ngành gạch ốp lát thế giới hiện nay đang trong giai đoạn bão hòa với tốc độ tăng trưởng CAGR sản lượng
sản xuất và tiêu thụ giảm dần, chỉ đạt lần lượt 1,32% và 1,39% trong giai đoạn 2014 – 2018.
Sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát thế giới có mức độ tập trung cao. Tổng sản lượng năm 2018 của nhóm
10 quốc gia dẫn đầu chiếm 80,7% tỷ trọng sản xuất và 66,6% tỷ trọng tiêu thụ toàn thế giới.
Cơ cấu sản xuất gạch ốp lát thế giới đang trong xu hướng chuyển dịch sang châu Á, đặc biệt là Trung
Quốc và Ấn Độ. Nguyên nhân do ngành gạch ốp lát tại châu Âu và châu Mỹ đã bước vào giai đoạn bão hòa
cùng sản lượng gạch ốp lát tiêu thụ bình quân đầu người đã ở mức cao. Trong khi đó, tăng trưởng tích cực
của thị trường xây dựng châu Á đẩy mạnh sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát tại khu vực này.
Trong giai đoạn 2019 – 2023, Châu Á được kỳ vọng có mức tăng trưởng nhanh về nhu cầu gạch ốp lát.
Dư địa tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát tại châu Á tương đối lớn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của
các nước trong khu vực này đang ở mức cao. Đồng thời, tăng trưởng dân số cùng tốc độ đô thị hóa cao là
động lực gia tăng nhu cầu vật liệu xây dựng hoàn thiện.

NGÀNH GẠCH ỐP LÁT VIỆT NAM


Ngành gạch ốp lát trong nước đang trong giai đoạn tái cấu trúc. Tốc độ tăng trưởng sản lượng sản xuất
giai đoạn 2009 – 2019 chỉ đạt 5,8%, thấp hơn mức 20,5% trong giai đoạn 2000 – 2009. Tốc độ tăng trưởng
sản lượng tiêu thụ giai đoạn 2009 - 2019 đạt 6,1% thấp hơn mức 17,8% của giai đoạn trước đó.
Tăng trưởng sản lượng sản xuất & tiêu thụ kỳ vọng đạt lần lượt 6,0% & 6,1% trong giai đoạn 2019 –
2023. Tốc độ tăng trưởng từ thị trường xây dựng dân dụng nhà để ở tiếp tục là động lực tăng trưởng chính
của ngành.
Giá nhiên liệu than và khí thiên nhiên diễn biến ngược chiều trong trung và dài hạn. Chi phí nhiên liệu
chiếm khoảng 29,3% chi phí nguyên vật liệu đầu vào và trên 20% giá thành sản xuất gạch ốp lát. Theo dự báo
của Ngân hàng thế giới, giá than nhiệt Úc kỳ vọng giảm 4,4%/năm trong giai đoạn 2018 – 2030. Ngược lại, giá
khí thiên nhiên được dự báo tăng trong dài hạn.

KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH


 Trong ngắn hạn (dưới 12 tháng) – KÉM KHẢ QUAN
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị kém khả quan cho ngành gạch ốp lát Việt Nam trong ngắn hạn do: (1)
Tình hình tiêu thụ gạch ốp lát gặp nhiều khó khăn do tốc độ tăng trưởng thị trường xây dựng dân dụng
nhà để ở giảm, (2) Giá bán sản phẩm gạch ốp lát phổ thông trong xu hướng giảm, tác động tiêu cực
tới lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
 Trong trung và dài hạn (2 – 5 năm và trên 5 năm) – THEO DÕI
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với ngành gạch ốp lát Việt Nam giai đoạn này do diễn biến
giá nhiên liệu than và khí thiên nhiên (chiếm trên 20% giá thành sản xuất gạch ốp lát) biến động mạnh,
ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ hội sẽ thuộc về các doanh nghiệp sở
hữu công nghệ mới với các sản phẩm riêng có sự khác biệt và khả năng sản xuất các kích thước rất
lớn trên 1 mét vuông/viên khi thị trường xây dựng dân dụng Việt Nam phục hồi trở lại.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 2 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

A. NGÀNH GẠCH ỐP LÁT THẾ GIỚI


I. Quá trình hình thành & phát triển ngành gạch ốp lát thế giới
Gạch ốp lát thuộc nhóm vật liệu gốm xây dựng – loại vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét
bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao. Do quá trình thay đổi lí hóa trong khi nung, vật liệu gốm xây dựng
có tính chất khác hẳn so với nguyên liệu ban đầu; nổi bật với độ bền cao, chịu nhiệt tốt và chống thấm nước.

1. Giai đoạn sơ khai: Sản xuất thủ công với hiệu quả rất thấp
Ngành có lịch sử lâu đời với giai đoạn sơ khai từ những năm 4000 TCN tới đầu thế kỉ
19. Trong giai đoạn này, sản lượng sản xuất ngành gạch ốp lát tăng trưởng kém do
công nghệ lạc hậu. Xương gạch tạo thành từ đất sét đỏ với thời gian chuẩn bị nguyên
liệu từ 3 tới 4 tháng. Đất sét thô được xử lí bằng cách phơi qua mùa đông để phá vỡ
cấu trúc đất rồi sau đó dùng nước mưa rửa trôi tạp chất lẫn trong nguyên liệu. Đất sét
khi đã ướt được nhào để loại bỏ bớt khí, ép tạo hình bằng tay hoặc khuôn gỗ và phơi
khô tự nhiên trước khi đi vào công đoạn nung. Quá trình nung chỉ được thực hiện vào
mùa hè và kéo dài trong 1 tuần với nhiệt độ 950 độ C. Xương gạch được tráng men
và xếp thẳng đứng trong lò nung. Kết quả là gạch ốp lát sản xuất trong giai đoạn này
rất dễ vỡ và dễ thấm nước do xương gạch bị giòn và xốp. Kích thước và màu sắc
không đều do tạo hình bằng tay và nhiệt độ khác nhau giữa các vị trí trong lò. Đồng
Ảnh: Gạch ốp lát sơ khai ( kích cỡ thời, lớp men phủ bị đục và thường đọng ở giữa viên gạch gây cong vênh bề mặt và
và lớp men không đều trên bề mặt) mất thẩm mĩ.

2. Giai đoạn tăng trưởng: Ứng dụng máy móc làm gia tăng nhanh hiệu quả sản xuất
Ngành công nghiệp gạch ốp lát hiện đại được đặt nền móng khi Herbert Minton khôi
phục lại và phát triển kĩ thuật sản xuất gạch khảm hoa văn chìm với khuôn thạch cao
và thép tại Anh. Tuy nhiên, kĩ thuật sản xuất gạch vẫn còn thủ công và tốn nhiều thời
gian. Tất cả gạch ốp sản xuất được làm từ đất sét ướt và dày tới 3cm để tránh nứt vỡ.
Đồng thời, việc đổ men màu họa tiết phải làm bằng tay cùng thời gian xương gạch khô
dài tới 3 tuần trước khi được nung khiến cho sản xuất gạch hàng loạt là bất khả thi.
Vào năm 1840, việc ra đời máy ép phối liệu đất sét khô đã thay đổi hoàn toàn khâu ép
Ảnh: Viên gạch ép khô (phải) so
với ép ướt. tạo hình xương gạch trong sản xuất. Phối liệu được trộn khô bằng lò quay thủ công ở
dạng bột với độ ẩm khoảng 8% sau đó được ép bằng máy thành xương gạch. Ban
đầu, những chiếc máy được vận hành bằng tay, sau đó là hơi nước. Thời gian sản
xuất được rút ngắn nhiều lần cùng chất lượng viền đồng đều khiến sản xuất nhanh
chóng lan rộng khắp Tây Âu và Nam Âu. Nhiều nhà máy sản xuất gạch men từ đất
sét (ceramic) được xây dựng; đi đầu là Pháp, Bỉ, Ý và Tây Ban Nha.
Trong thế kỉ 19, gạch ceramic không chỉ được dùng cho ngoại thất mà dần trở nên phổ
biến trong xây dựng và trang trí nội thất thay cho sàn đá tự nhiên do có độ cứng tương
đương nhưng giá thành và chi phí lắp đặt thấp hơn.

Ảnh: Máy ép trong sản xuất đại trà Do việc lát sàn đòi hỏi khả năng chịu lực và chống thấm cao hơn so với ốp tường, cơ
tại Pháp 1910 cấu phối liệu xương gạch đã được thay đổi để phù hợp với nhu cầu xây dựng và thiết
kế. Đây là thời điểm gạch xương trắng sứ (porcelain - hay ở Việt Nam gọi là gạch
granite).

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 3 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Biểu đồ 1: Cơ cấu xương gạch nung truyền thống Biểu đồ 2: Cơ cấu xương gạch bán sứ trắng
tráng men

1% 1%

Đất sét đỏ
Đất sét đỏ 24%
38%
Cao lanh
Cao lanh
Tràng thạch
98% 9% 29%
Tràng Khoáng vật
thạch silicat

Nguồn: Đại học Cambridge1, FPTS Research.


Có thể thấy, từ nhu cầu đòi hỏi khả năng chịu lực và chống thấm cao, cơ cấu bài phối liệu xương đã được thay
đổi. Tỷ trọng đất sét đỏ giảm đi đáng kể trong khi tỷ trọng cao lanh, tràng thạch và khoáng vật silicat tăng lên.
Do đó, xương gạch sứ và bán sứ đặc hơn, chịu lực và chống thấm tốt hơn so với xương gạch truyền thống.

3. Giai đoạn bão hòa: Dư cung với thị trường phân mảnh
Từ thập niên 80 đến năm 2000: Công nghệ trộn phối liệu ướt và nung một lần ra đời đã thay đổi mạnh
mẽ ngành gạch ốp lát. Tại hai nước dẫn đầu ngành gạch ốp lát – Ý và Tây Ban Nha, dây chuyền gạch nung
hai lần nhanh chóng được thay thế bằng nung nhanh một lần giúp tăng kích cỡ và giảm độ dày của gạch ốp
lát, giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất do chu kì nung ngắn hơn. Đồng thời, cũng trong giai đoạn
này, công nghệ trộn phối liệu ướt (sử dụng bóng nhôm, nước và chất điện giải) được lựa chọn thay thế cho
trộn khô. Nguyên nhân thay đổi công nghệ trộn là phối liệu được trộn đều hơn. Sau khi sấy phun, bột phối liệu
trộn ướt cho khả năng nén tốt hơn, xương gạch không bị xốp, chống thấm tốt và chịu lực cao hơn.
Trước năm 1997, Ý cùng Tây Ban Nha là hai nước dẫn đầu về sản lượng sản xuất gạch ốp lát và cải tiến công
nghệ sản xuất. Tuy nhiên, chính sách mở cửa cải cách nền kinh tế đã giúp Trung Quốc phát triển mạnh mẽ,
vượt qua Ý để thành nước có sản lượng sản xuất gạch ốp lát lớn nhất thế giới.
Biểu đồ 3: Thay đổi trong cơ cấu sản xuất gạch ốp lát thế giới giai đoạn 1990 - 2001

100%

80%

60%

40%

20%

0%
1990 1997 2001

Trung Quốc Ý Tây Ban Nha Brazil Nhật Bản Đài Loan Đức Pháp Mỹ Khác

Nguồn: Infotile, Hiệp hội gốm sứ Trung Quốc, FPTS Research.

1
Lesley Durbin, Nineteenth-Century Tiles. Industrial mass production and construction methods of interior tile schemes in the nineteenth and
early twentieth century, Volume 1, p.989 – p.1006. https://www.arct.cam.ac.uk/Downloads/ichs/vol-1-989-1006-durbin.pdf

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 4 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Tốc độ tăng trưởng sản lượng sản xuất theo giai đoạn 5 năm có xu
hướng giảm dần. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1,32% trong giai đoạn 2014 – 2018, thấp hơn nhiều nếu
so sánh với các giai đoạn trước đó.
Biểu đồ 4: Sản lượng sản xuất gạch ốp lát thế giới Biểu đồ 5: Tốc độ tăng trưởng sản
giai đoạn 1990 - 2018 lượng sản xuất theo giai đoạn 5 năm

25%
16,000 25%
14,000
20% 20% 20% 20.38%
12,000
10,000 15%
8,000 15%
10%
6,000
4,000 5% 10%
6.38% 6.82%
2,000 8.00%
0%
0 5%
-4%
-2,000 -5% 4.52%
1990
1995
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018 1.32%
0%
Sản lượng gạch sản xuất (Tỷ m2)
Tăng trưởng so với năm trước

Nguồn: Infotile, Ceramic World Review, FPTS Research.

Mức độ tập trung sản xuất trong ngành cao với sản lượng của 10 quốc gia dẫn đầu chiếm tới 80,7% tổng sản
lượng trong năm 2018. Trong đó, Trung Quốc sản xuất tới một nửa sản lượng toàn cầu (43,4% năm 2018).
Tiếp tục xu hướng từ cuối thập niên 90, sự phát triển của ngành gạch ốp lát chuyển từ các nước phát triển
thuộc khu vực Châu Mỹ và Châu Âu sang các nước Châu Á. Tính đến cuối năm 2018, Châu Á đặc biệt là các
nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã chiếm tới 68,6% tổng sản lượng toàn cầu. Động lực chính
cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường châu Á đến từ sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc và Ấn Độ –
hai quốc gia dẫn đầu về sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát với 52,1% thị phần.
Bảng 1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu tỉ trọng sản lượng sản xuất gạch ốp lát thế giới theo châu lục

Nguồn: Ceramic World Review, FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 5 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

II. Chuỗi giá trị ngành gạch ốp lát thế giới

Biểu đồ 6: Chuỗi giá trị ngành gạch ốp lát

Nguồn: FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 6 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

1. Đầu vào
a. Nhóm nguyên liệu cấu thành xương gạch ốp lát
a.1. Đất sét – nguyên liệu có trữ lượng & nguồn cung dồi dào
Việc sử dụng loại đất sét và tỉ trọng của nguyên liệu này trong xương gạch phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) công
nghệ sản xuất (nung hai lần hay nung một lần); (2) gạch lát hay ốp; (3) gạch xương đỏ hay xương trắng. Cụ
thể, một loại đất sét với tỉ trọng lớn theo khối lượng sẽ kết hợp với một lượng nguyên liệu phi dẻo để tạo ra
xương trắng hoặc sét đỏ để tạo ra xương đỏ. Phối liệu sử dụng đất sét đỏ và kaolinit, đặc biệt là phối liệu dành
cho gạch ốp lát xương đỏ không thể dùng với công nghệ nung một lần do có nhiều nhược điểm: xương nứt vỡ
sau sấy phun, vết đen tụ trên bề mặt hay biến dạng trong quá trình nung.
Để khắc phục, một loạt các khoáng phi dẻo đã được thêm vào bài phối liệu như bazan, granit, aplit và tràng
thạch trong khi tỉ trọng đất sét giảm dần xuống. Hệ quả tính dẻo giảm của phối liệu được bù lại bằng cải tiến
công nghệ ép xương với lực cao hơn cũng như trộn ướt (wet grinding).
Bảng 2: Tỉ trọng xương gạch % theo khối lượng cho sản xuất gạch lát
Xương đỏ Xương trắng
% theo khối lượng Gạch tráng Gạch tráng Gạch không Gạch tráng Gạch đa
Gạch bông
men men tráng men men chức năng
Nung chậm Nung nhanh Nung nhanh Nung chậm
Nguyên liệu thô Nung nhanh một lần
hai lần hai lần một lần một lần
Đất phiến sét đỏ 20 – 30 20 – 30
Đất sét vôi 100 70 - 80 40 – 50
Khoáng sét kaolinit 45 – 50 20 – 40 20 – 30
Đất sét cầu 10 – 20 10 – 20
Tràng thạch 35 – 40
Granit & Aplit 10 – 30
Cát silic 30 - 40 30 – 40 10 – 30 10 – 15
Cacbonat 15 - 20 10 - 15 5 – 10

Bảng 3: Tỉ trọng xương gạch % theo khối lượng cho sản xuất gạch ốp
Xương đỏ Xương trắng
% theo khối lượng Gạch sành Gạch Gạch Gạch xương Gạch xương
Gạch cotto
đỏ monocottura monocottura bán sứ sứ cao cấp
Nung chậm Nung chậm Nung nhanh
Nguyên liệu thô Nung nhanh một lần
một lần hai lần một lần
Đất phiến sét đỏ 100 70 - 80
Đất sét vôi 100
Đất á sét (kaolin
loam)
Khoáng sét kaolinit 40 - 50 20 – 30 0 – 10
Đất sét cầu 15 – 20 20 – 30
Tràng thạch 0 – 10 40 – 45 45 – 50
Granit & Aplit 20 - 30 30 – 40
Cát silic 10 – 20 10 – 15 5 – 10
Phụ gia thiêu kết 0–5
Chất tạo màu 0–5 5 – 10
Nguồn: Istec, FPTS Research

Với nhu cầu từ sản xuất gạch ốp lát chiếm tới hơn 50% tiêu thụ toàn cầu, đất sét cầu là nguyên liệu thiết yếu
nhất đối với ngành. Nguyên liệu cung cấp tính dẻo phục vụ tạo hình xương và gắn kết các nguyên liệu khác.
Cao lanh và đất sét cầu hay cũng như các loại đất sét khác đều có đặc điểm trữ lượng lớn và sẵn có tại hầu

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 7 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

hết các khu vực trên thế giới. Vì vậy, đa số các quốc gia đều có sản lượng khai thác đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Biểu đồ 7: Nhóm 10 nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu cao lanh & đất sét cầu năm 2017
Cao lanh Đất sét cầu (Ball clay)
600 560 140 122
Triệu USD

Triệu USD
115
500 120
400 100
74
80
300 215 197
182 60
200 37
114 40 25 22
100 68 64 51 51 13 12 11
28 20 9
0 0

Nguồn: UN Comtrade, FPTS Research.


Nhóm các nước Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Trung Quốc là những quốc gia dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Trong đó,
Mỹ chiếm lần lượt 33% và 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu với cao lanh và đất sét cầu. Có thể thấy, với
việc chiếm tỉ trọng cao như vậy, hoạt động khai thác và xuất khẩu đất sét của Mỹ có ảnh hưởng lớn tới giá của
hai loại đất sét này.
Theo Cục khảo sát địa chất Mỹ, sản lượng khai thác cao lanh toàn cầu năm 2018 ước đạt 37 triệu tấn. Tại Mỹ,
sản lượng đạt 1 triệu tấn đất sét cầu (+10% yoy) và 7,3 triệu tấn cao lanh ngang bằng so với 2017. Tuy nhiên,
xuất khẩu hai mặt hàng này của Mỹ tăng mạnh so với 2017. Xuất khẩu đất sét cầu đạt 100 nghìn tấn (+20,5%
yoy) và cao lanh 2,7 triệu tấn (+17,4% yoy).
Biểu đồ 8: Giá xuất xưởng (Ex-works price) 6 loại đất sét tại Mỹ giai đoạn 2014 – 2018

151 157 160


160 144 140
Giá xuất xưởng USD/tấn

140
120
100
80
60 44 46 45 46 46
40
20
0
2014 2015 2016 2017 2018*
Ball clay Bentonite Common clay Fire clay Fuller's earth Kaolin

(*) Số liệu ước tính. Nguồn: Cục khảo sát địa chất Hoa Kì (USGS).

Chúng tôi nhận định triển vọng giá bán dựa trên diễn biến chỉ số giá sản xuất PPI của các doanh nghiệp khai
thác đất sét cầu và cao lanh tại Mỹ. Theo đó, trong tháng 2/2019 giá bán tăng 2,7% so với cùng kì, tương
đương mức tăng trưởng hàng năm 2,3% cho giai đoạn 2009 – 2019. Nhu cầu cao lanh và đất sét cầu cao
từ sản xuất proppant phục vụ khai thác dầu khí và vật liệu gốm sứ dự kiến sẽ khiến giá bán tiếp tục duy
trì đà tăng từ 2% - 3% trong các năm tới.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 8 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

a.2. Tràng thạch – nguyên liệu quan trọng trong sản xuất gạch xương sứ & men tráng
Công nghệ nung nhanh một lần - phát triển và sở hữu bởi công ty Sacmi Imola (Ý) cùng với máy ép lực lớn,
trộn ướt và sấy phun tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu gạch ốp lát sản xuất2. Theo đó, tỉ trọng dần nghiêng
về dòng sản phẩm gạch xương sứ thay cho các mẫu xương đỏ của công nghệ cũ. Xu hướng này đã khiến
tràng thạch trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất gạch xương trắng với ba vai trò:
(1) là thành phần chất cháy trong xương, tràng thạch nóng chảy tạo ra pha thủy tinh hòa tan một phần thạch
anh, bao bọc và gắn các tinh thể tạo nên độ bền, chảy tràn vào các lỗ xốp của xương sau nung giúp giảm đáng
kể độ hút nước,
(2) là phụ gia gầy: giảm độ co trước khi nung (do lượng đất sét nhiều) tránh gạch có độ co quá mức, gây nứt,
biến dạng của sản phẩm trước khi nung.
(3) là nguyên liệu trong sản xuất men tráng, chiếm tới 12,22% tỉ trọng khối lượng và là nguồn cung cấp chất
kiềm và nhôm.
Biểu đồ 9: Tỉ trọng tràng thạch theo khối lượng trong sản xuất gạch xương trắng và men tráng
Gạch xương trắng Men tráng
Tràng thạch 42 - 48% Tràng thạch 5.5%
12.2%
Đất sét cầu 27 - 32% Frit
Cao lanh 12 - 18% Cao lanh
Thạch anh 5 - 10% 81.9%
Zirconi
Bột talc 0 - 3%
Bóng nhôm
Nguyên liệu phụ (alumina ball)

Nguồn: Revista Materia3, J-stage4


Theo số liệu ước tính 2018 của Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ, sản lượng khai thác tràng thạch toàn cầu đạt 25
triệu tấn (+1,2% yoy).
Biểu đồ 10: Khai thác tràng thạch theo quốc gia 2018 & Giá bán tham khảo tại nhà máy tại Mỹ
73
74
Thổ Nhĩ Kì 72
Trung Quốc 70
68 66
Ý 24% 30%
66 64
Ấn Độ 64
Thái Lan 62
Tây Ban Nha 7% 60
16% 58
Hàn Quốc 7% 2014 2015 2016 2017 2018
12%
Các quốc gia khác
Giá tràng thạch Ex-work tại Mỹ (USD/tấn)

Nguồn: USGS.

2
Ewa Lewicka, Piotr Wysszomirski, Polish Feldspar Raw Materials for the Domestic Ceramic Tile Industry – Current State and Prospects (Poland,
Apr. 2010)
3
C. M. F. Vieira, S. N. Monteiro, Evaluation of a Plastic Clay from the State of Rio de Janeiro as a Component of Porcelain Tile Body (Brazil,
2007)
4
Nachawit TIKUL & Panya SRICHANDR, Assessing the environment impact of ceramic tile production in Thailand. (Journal of the ceramic society
of Japan, 2010).

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 9 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Xuất khẩu tràng thạch thế giới 2017 đạt 9,3 triệu tấn (6,3% yoy) về khối lượng và 355 triệu USD (+4% yoy) về
giá trị. Đây là mức tăng trưởng cao nếu so với tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2007 – 2017, chỉ 1,2%. Thổ
Nhĩ Kì tiếp tục là quốc gia dẫn đầu với tỉ trọng 69% tổng khối lượng và 50,5% tổng giá trị toàn cầu.
Biểu đồ 11: Nhóm 10 nước dẫn đầu thế giới về giá trị xuất khẩu & nhập khẩu tràng thạch năm 2017
Xuất khẩu Nhập khẩu
200 179 200
Triệu USD

Triệu USD
150 150
102
100 100 85
39 50 27 23
50 17 16 16 14 13 20 18 18 16 11 11
11 11 8
0 0

Nguồn: UN Comtrade.
Nhập khẩu tràng thạch toàn cầu trong năm 2017 đạt 9,7 triệu tấn (+20,8% yoy). Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt
456 triệu USD (+7% yoy). Ý và Tây Ban Nha là hai quốc gia dẫn đầu, đóng góp 41% tổng giá trị. Việt Nam nằm
trong top 10 với tổng giá trị đạt 18 triệu USD; chủ yếu đến từ nhu cầu sản xuất kính trong nước.
Tràng thạch là khoáng vật đá phổ biến nhất, cấu thành 58% vỏ Trái Đất (Kauffman và Van Dyk, 1994). Trữ
lượng tràng thạch tại các mỏ đã khai thác và chưa được phát hiện là rất lớn và dư thừa đối với nhu cầu
sử dụng hiện tại. Do vậy, rủi ro thiếu hụt nguồn cung cũng như biến động mạnh về giá là rất thấp.
a.3. Cát silic công nghiệp – quartzit thạch anh tinh thể
Silic là thành phần quan trọng trong men và xương của vật liệu gốm sứ và vật liệu chịu lửa. Silic điôxit giúp kết
dính các nguyên liệu xương, điều chỉnh sự giãn nở nhiệt, quá trình sấy và co; giúp cái thiện tính đồng nhất
cũng như bảo toàn hình dạng cho xương gạch ốp lát. Sản lượng khai thác thế giới 2018 đạt 300 triệu tấn (+10%
yoy). Mỹ dẫn đầu với 120 triệu tấn (+17,7% yoy), tương đương 40% thế giới. Khai thác nguyên liệu 2018 tăng
mạnh do nhu cầu lớn từ công nghệ cắt phá thủy lực dầu khí. Cụ thể, trong năm 2018, tại thị trường Mỹ, 73%
tiêu thụ đến từ nhu cầu cát nứt vỡ thủy lực và 7% từ sản xuất sản phẩm gốm sứ.
Biểu đồ 12: Tỉ trọng khai thác cát silic theo quốc gia 2018 & Giá cát silic công nghiệp tại Mỹ
74.8
Mỹ 80
70
Hà Lan 60 52.6 53.1
47.3
USD/tấn

50
Thổ Nhĩ Kì 26%
40% 35.4
40
Ý 30
5% 20
Malaysia 5%
18% 10
0
Pháp 2014 2015 2016 2017 2018
Các quốc gia Giá bán cát silic công nghiệp (USD/tấn)
khác
Nguồn: USGS.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 10 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Giá cát silic công nghiệp Mỹ trung bình ở mức 53,1 USD/tấn trong năm 2018, tương đương mức tăng 1% so
với 2017. Có thể thấy sau giai đoạn giảm mạnh bắt đầu từ cuối năm 2014, giá bán nguyên liệu này đang
trong đà phục hồi từ năm 2016 cùng với nhịp tăng trưởng mạnh của thị trường xây dựng và hoạt động
khai thác khí thiên nhiên từ đá phiến.
a.4. Phụ gia: Bột talc & khoáng chất phụ trợ
Bột talc là chất xúc tác trong sản xuất gạch ốp lát. Việc bổ sung bột talc cải thiện đáng kể các tính chất vật lí
cũng như thẩm mĩ của sản phẩm gạch ốp lát.
 Tăng khả năng chống sốc nhiệt và giảm nứt gãy trên xương gạch
 Cải thiện độ trắng và giảm khả năng bị ăn mòn
 Giảm khả năng biến dạng của gạch như giãn nở nhiệt và co lại khi nung
 Cải thiện mức độ đặc của xương
 Giảm bớt chu kì nung và nhiệt độ của lò nung
Bột talc chiếm khoảng 3% trong khối lượng gạch porcelain và là phụ gia có tỉ trọng khối lượng cao nhất trong
xương gạch so với các phụ gia khác. Trong năm 2018, sản lượng khai thác bột talc thế giới đạt 7,5 triệu tấn
(+3,2% yoy). Trung Quốc dẫn đầu với tỉ trọng 24%.
Biểu đồ 13: Tỉ trọng khai thác bột talc theo quốc gia 2018 & Giá bột talc tại thị trường Mỹ
Trung Quốc 250

Ấn Độ 200
24% 214 216
Brazil 20% 197
USD/tấn

150 186
171
Mỹ
5% 100
Hàn Quốc 5%
12% 50
Pháp 6%
Nhật Bản 0
8% 11% 2014 2015 2016 2017 2018
Phần Lan 8%
Khác Giá bán bột talc tại thị trường Mỹ

Nguồn: USGS.
Giá bán trung bình bột talc trong xu hướng tăng từ năm 2014. Nhu cầu chất độn lớn từ ngành nhựa đòi hỏi
chất lượng trung bình – cao của bột talc khiến cho giá bán nguyên liệu này liên tục tăng trong thời gian
gần đây và dự kiến tiếp tục duy trì trong những năm tới với mức tăng trung bình 6%/năm.
Ngoài bột talc, các khoáng chất phụ trợ khác có tỉ trọng rất nhỏ về khối lượng trong phối liệu xương cũng như
men. Thêm nữa, theo Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ, giá các nguyên liệu này không biến động mạnh trong 5
năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2018 giá wollastonit FOB xuất từ Trung Quốc với mức tinh chế tối thiểu ở mức 80
– 105 USD/tấn và giá mullite thô tại Mỹ là 270 USD/tấn (chỉ tăng nhẹ 3,9% so với giá năm 2014). Vì vậy, trong
khuôn khổ của báo cáo này, chúng tôi sẽ không phân tích sâu thêm vào các loại phụ gia này.
b. Men, mực in & chất màu gốm sứ
Engobe và men là lớp phủ tráng lên bề mặt xương gạch và trải qua quá trình nung, tạo thành bề mặt chống
thấm nước, có tính chất bảo vệ và mang lại thẩm mĩ cho viên gạch ốp lát.
Engobe là lớp phủ sít đặc nhưng không có tính thủy tinh hóa, đóng vai trò lớp lót gắn kết xương gạch với lớp
men ở trên. Men là lớp thủy tinh với frit là thành phần chính cấu thành có vai trò tăng độ sáng, bóng, chống
thấm và tạo màu cho sản phẩm. Tây Ban Nha dẫn đầu thế giới về phát triển công nghệ sản xuất frit, men, mực
gốm và chất màu với hơn 70% sản lượng sản xuất được xuất khẩu và tiêu thụ tại các thị trường nước ngoài.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 11 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Việt Nam nằm trong top 10 nước nhập khẩu men gốm với giá trị 99,7 triệu USD trong năm 2017. Trung
Quốc và Tây Ban Nha chiếm tỉ trọng cao nhất xuất khẩu sang Việt Nam, lần lượt 54,5% và 21,5%.
Biểu đồ 14: Nhóm 10 nước dẫn đầu thế giới về giá trị xuất khẩu & nhập khẩu các sản phẩm men năm 2017
1200
988 Xuất khẩu 300 Nhập khẩu
243 235
1000 250
Triệu USD

Triệu USD
800 676 200 174 172 169
155
600 416 383 150 114 104 100 100
333 315
400 261 223 100
200 126 99
50
0 0

Nguồn: UN Comtrade.
b.1. Frit & men tráng
Frit là một dạng thủy tinh không đồng nhất, được sản xuất bằng cách nấu nóng chảy hỗn hợp các oxit và hợp
chất dễ hòa tan trong nước hay chì ô-xit, sau đó làm nguội trong nước và nghiền vụn. Từ frit, men được tổng
hợp. Nguyên liệu làm men gồm cao lanh đã tinh lọc, đất sét, thạch anh, tràng thạch, đá vôi và các hợp chất
hóa học khác. Các oxit SnO2, ZrO2 dùng để làm đục men màu trắng.
Biểu đồ 15: Quy trình sản xuất frit tại Anffecc (một đơn vị chuyên sản xuất men gốm sứ tại Tây Ban Nha)

Hỗn hợp những vật liệu thủy tinh Hỗn hợp được đổ vào bể dung
nung chảy ở nhiệt độ cao (1350 dịch làm mát và chuyển thể rắn là Frit thành phẩm
– 1550 oC) mảnh thủy tinh trong suốt
Nguồn: Anffecc, FPTS Research.
b.2. Chất màu gốm sứ
Chất màu là thành phần quan trọng tạo tính thẩm mĩ cho sản phẩm gạch ốp lát. Chất màu gốm sứ được sản
xuẩt từ các oxit và muối kim loại tinh khiết. Phối liệu được nung và nghiền thật mịn để có khả năng che phủ tốt.
Phần lớn là silicat hay aluminat của các kim loại thích hợp. Để tạo màu cho mặt gạch, chất màu được trộn cùng
với một số chất hữu cơ dạng lỏng giúp chất màu tràn đều trên xương gạch. Sau quá trình nung, các chất hữu
cơ biến mất và phần màu gốm tan chảy, bám và phản ứng với bề mặt sản phẩm.
b.3. Mực in gốm sứ
Hiện nay khâu trang trí gạch ốp lát sử dụng phương pháp truyền thống in lưới hay in rotor ít còn được áp dụng
do hạn chế về mẫu mã cũng như tỉ lệ lỗi trên sản phẩm. Công nghệ in phun ra đời năm 2010 tại Tây Ban Nha
đã hoàn toàn thay thế phương pháp truyền thống. Xu hướng ưa chuộng mẫu mã đa dạng cùng mức độ cạnh
tranh về sản phẩm giữa các doanh nghiệp sản xuất khiến nhu cầu sử dụng máy in kĩ thuật số tăng mạnh, kéo
theo tăng trưởng tiêu thụ mực in cho hoàn thiện gạch ốp lát của ngành.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 12 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

c. Dây chuyền thiết bị sản xuất gạch ốp lát


Máy móc thiết bị đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất gạch ốp lát và quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu nhập máy móc thiết bị từ Ý và Trung Quốc.
Biểu đồ 16: Doanh thu bán máy móc sản xuất gốm sứ của Ý theo chức năng của thiết bị

11.7% 11.6%
10.8%
21.9%
9.2%

8.3%
6.4% 4.7%

4.8%

Xử lí nguyên liệu thô Định hình


Khuôn Sấy khô
Tráng men truyền thống In kĩ thuật số
Bốc dỡ & vận chuyển Nung
Hoàn thiện & đóng gói
Nguồn: Acimac, FPTS Research.
Ý và Trung Quốc là hai quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất máy móc sản xuất gạch ốp lát. Với tỉ
lệ xuất khẩu tới 80% sản lượng sản xuất, Ý dẫn đầu trong cải tiến công nghệ và ứng dụng trong sản
xuất máy móc thiết bị. Trong khi đó, máy móc của Trung Quốc thường mất 2 – 3 năm để bắt kịp chất
lượng công nghệ của Ý. Tổng doanh thu bán thiết bị sản xuất gốm sứ của Ý năm 2017 đạt 2,2 tỷ euro với tỉ
lệ xuất khẩu 74%. Doanh thu bán máy móc gạch ốp lát đạt 1,9 tỷ euro, chiếm tới 86,1% tổng doanh thu.

Biểu đồ 17: Nhóm 10 nước dẫn đầu thế giới năm 2017 về xuất khẩu thiết bị gia công đá, gốm, bê tông, xi
măng các loại & thị phần nhập khẩu vào Việt Nam theo quốc gia.
Giá trị xuất khẩu máy móc sản xuất gạch Giá trị nhập khẩu máy móc gia công đá,
ốp lát theo quốc gia gốm, bê tông & xi măng các loại vào Việt
1,000 941 Nam theo quốc gia
900
800
700 15%
Triệu USD

600 44%
500 444
400
300 208 174 166 34%
200 92 68 66 63
100 45
0

Trung Quốc Hàn Quốc


Ý Nhật Bản
Đức Khác
Nguồn: Acimac, FPTS Research.
Giá trị nhập khẩu năm 2017 các máy móc gia công vật liệu xây dựng (đá, gốm, bê tông và xi măng các loại)
vào Việt Nam đạt 94,5 triệu USD. Nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc chiếm tỉ trọng cao nhất lên tới 44%, đạt
41,4 triệu USD còn từ Ý là 15%. Mặc dù có chất lượng thấp hơn, máy móc Trung Quốc được lựa chọn
lắp đặt nhiều hơn so với máy móc nhập từ Ý do có giá bán thấp hơn cùng khoảng cách địa lí gần dẫn
đến việc bảo trì và sửa chữa thuận tiện hơn. Cụ thể, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập máy
ép và lò nung của Ý trong khi nhập các phần còn lại của dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 13 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

2. Hoạt động sản xuất


Hiện nay, công nghệ sản xuất gạch ốp lát được chia theo số lần nung sản phẩm, cụ thể là các công nghệ nung
một lần, hai lần và ba lần. Trong đó, dây chuyền gạch ốp lát nung một lần (kết hợp trộn nghiền ướt phối liệu)
là dây chuyền tiên tiến nhất với thời gian sản xuất nhanh đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất.
Biểu đồ 18: Chi tiết quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát nung nhanh một lần (quay lại)

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Phú Thọ, FPTS Research

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 14 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

a. So sánh các quy trình sản xuất gạch ốp lát đang được sử dụng
Bảng 4: So sánh các quy trình sản xuất đang được sử dụng phổ biến nhất trong ngành

Nung chậm hai lần Nung nhanh một lần Xương sứ đồng nhất Xương sứ tráng men

Nghiền khô với máy Nghiền quay ướt với Nghiền quay ướt với Nghiền quay ướt với
nghiền búa phụ gia sillic phụ gia nhôm ôxit phụ gia nhôm ôxit
Nén & đúc bột phối liệu
Sấy phun Sấy phun Sấy phun
thành những viên nhỏ
Ép cơ học Ép thủy lực Ép thủy lực Ép thủy lực (nạp liệu
(1.000 – 1.500 tấn/m2) (2.000 – 3.500 tấn/m2) (4.000 – 5.000 tấn/m2) nhiều lần), đúc
Sấy khô xương gạch
Sấy khô xương gạch Sấy khô xương gạch Sấy khô xương gạch
trong máy sấy vi sóng
(~24 tiếng) trong lò đứng (~1 tiếng) trong lò đứng (~1 tiếng)
hoặc hồng ngoại
Nung xương gạch lần 1 Nung một lần Trang trí (men muối
(~1.000oC, 30 - 36 Tráng men & trang trí (1.200 – 1.250oC, tan, bóng kính, vi tinh,
tiếng) 50 – 70 phút) …)
Nung một lần Nung một lần
Tráng men & trang trí (1.050 – 1.150oC, Mài bóng (1.200 – 1.250oC,
30 – 45 phút) 50 – 70 phút)
Nung sản phẩm lần 2
Mài bóng
(~950oC, 12 – 16 tiếng)
Nguồn: CNR-IRTEC5, FPTS Research.

b. Những quốc gia sản xuất gạch ốp lát lớn trên thế giới
Sản xuất gạch ốp lát thế giới có mức độ tập trung cao khi sản lượng nhóm 10 quốc gia dẫn đầu chiếm tỉ trọng
80,7% sản lượng toàn cầu. Trung Quốc đứng đầu với 43,4% thị phần và bỏ xa các nước còn lại trong top 5 là
Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Tây Ban Nha

Biểu đồ 19: Cơ cấu sản xuất sản phẩm theo quốc gia và châu lục giai đoạn 2014 - 2018

2018 43.4% 8.7% 2018 68.6% 15.1%

2017 47.1% 7.9% 2017 69.6% 14.6%

2016 48.9% 7.2% 2016 71.5% 14.4%

2015 47.9% 6.8% 2015 69.8% 14.4%

2014 48.3% 6.6% 2014 70.3% 14.2%

0% 20% 40% 60% 80% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Trung Quốc Ấn Độ Brazil
Châu Á Châu Âu
Việt Nam Tây Ban Nha Ý
Indonesia Iran Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Mỹ Nam Mỹ
Ai Cập Khác Châu Đại Dương Châu Phi
Nguồn: Acimac, FPTS Research.

5
M.Dondi, CNR-IRTEC, Istituto di Ricerche Technologiche per la Ceramica, Technological and compositional requirements of clay materials for
ceramic tiles (July 22nd – 28th, 2001).

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 15 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Trong giai đoạn 2014 – 2018, Trung Quốc vẫn duy trì thị phần lớn của mình trong khi nhóm các nước còn lại
thuộc châu Á như Ấn Độ, Việt Nam,… có thị phần tăng trưởng đều khoảng 0,5% mỗi năm. Sản lượng nhóm
các nước châu Âu tăng trưởng chậm với xu hướng tăng giá trị gia tăng trên từng sản phẩm thay vì số lượng.
Triển vọng tương lai dự kiến sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này, cụ thể các quốc gia châu Á sẽ tiếp tục
mở rộng thị phần trong khi của các nước châu Âu sẽ co hẹp dần lại.
Biểu đồ 20: Sản lượng sản xuất của nhóm 6 nước dẫn đầu ngành gạch ốp lát
7,000 CAGR = -1,3%
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000 CAGR = +8,5%
CAGR = -3,2% CAGR = +13,7%
CAGR = +5,7% CAGR = +2,2%
1,000
0
Trung Quốc Ấn Độ Brazil Việt Nam Tây Ban Nha Ý
2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn: Acimac, FPTS Research.
Trong năm 2018, sản lượng sản xuất thế giới đạt 13,1 tỷ m2, tương đương mức giảm 3,6% so với 2017. Đây
là lần đầu tiên sản lượng thế giới có sự sụt giảm kể từ năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Sản lượng của quốc gia này năm 2018 đạt 5,7 tỷ m2 (-11,2% yoy) với lí do chủ yếu tới từ tốc độ tăng trưởng
kinh tế chậm lại cùng chi phí sản xuất các doanh nghiệp nhóm vật liệu xây dựng tăng mạnh do các chính sách
môi trường mới của chính phủ.
c. Thống kê 25 doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát dẫn đầu theo sản lượng sản xuất năm 2018
Theo Acimac, sản lượng sản xuất năm 2018 của 25 doanh nghiệp đầu ngành đạt 1,80 tỷ m2 (13,7% tổng sản
lượng thế giới). Mohawk Industries (Mỹ) đứng đầu với sản lượng 223 triệu m2 và doanh thu mảng gạch ốp lát
2018 đạt 3,6 tỷ USD (36% tổng doanh thu tập đoàn). Đứng thứ hai là Siam (Thái Lan) với sản lượng 174 triệu
m2 (-7% yoy) và doanh thu 2018 đạt 768,9 triệu USD (-3,2% yoy). Công ty cổ phần Prime Group - doanh nghiệp
gạch ốp lát lớn nhất Việt Nam là công ty con của tập đoàn này. Grupo Lamosa thứ ba, với sản lượng 171 triệu
m2 và doanh thu 729,8 triệu USD.

Biểu đồ 21: Sản lượng sản xuất của nhóm 25 doanh nghiệp lớn nhất ngành gạch ốp lát thế giới
250 120%
200 100%
150 80%
60%
100 40%
50 20%
0 0%

Sản lượng sản xuất 2018 Tỉ lệ sản xuất/công suất thiết kế
Nguồn: Acimac, FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 16 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

3. Đầu ra
a. Chủng loại sản phẩm
Thị trường gạch ốp lát thế giới gồm có 2 loại sản phẩm chính là gạch ceramic và gạch porcelain. Từ đó, các
nhóm sản phẩm chia ra gồm có gạch ốp ceramic, gạch lát ceramic tráng men, gạch gốm (hay còn gọi là gạch
cotto), gạch lát porcelain sứ và gạch porcelain bán sứ. (Chi tiết)
b. Các thị trường xuất nhập khẩu lớn trên thế giới
Mặc dù sản lượng xuất khẩu tiếp tục suy giảm năm thứ 5 liên tiếp, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về sản
lượng xuất khẩu với 31,1% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Trong năm 2018, hơn 2,7 tỷ m2 gạch ốp lát được
mua đi bán lại giữa các quốc gia với nhau. Trung Quốc, Tây Ban Nha và Ý chiếm tới 58,1% thị phần xuất khẩu
trong khi con số này của tổng 10 nước đứng đầu lên tới 85,6%. Đối với nhập khẩu, các quốc gia nhập khẩu
được chia làm hai nhóm: (1) các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức,… với thu nhập đầu người cao, thị hiếu
sử dụng các sản phẩm gạch cao cấp từ Ý và Tây Ban Nha; (2) các nước đang phát triển như Philippines,
Indonesia, Thái Lan… với nhu cầu xây dựng cao, tốc độ đô thị hóa cùng thu nhập đầu người tăng nhanh; chủ
yếu nhập khẩu gạch ốp lát từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu gạch ốp lát trên thế giới năm 2018 (Đơn vị: Triệu m2)
Xuất khẩu Nhập khẩu
Sản +/- Sản +/-
Quốc giá Thị phần Quốc gia Thị phần
lượng 18/17 lượng 18/17
Trung Quốc 854 -5,9% 31,1% Mỹ 209 +3,5% 7,6%
Tây Ban Nha 414 +1,7% 15,1% Iraq 124 -3,9% 4,5%
Ý 328 -3,0% 11,9% UAE 113 -13,7% 4,1%
Ấn Độ 274 +20,2% 10,0% Pháp 108 -3,6% 3,9%
Iran 151 +2,0% 5,5% Đức 106 -2,8% 3,9%
Brazil 100 +11,2% 3,6% Philippines 91 +11,0% 3,3%
Thổ Nhĩ Kì 100 +7,8% 3,6% Indonesia 77 +20,3% 2,8%
Mexico 46 -13,2% 1,7% Hàn Quốc 77 -1,3% 2,8%
Ba Lan 43 -4,4% 1,6% Israel 61 +5,2% 2,2%
UAE 42 -8,7% 1,5% Thái Lan 57 +3,6% 2,1%
Thế giới 2.749 -0,1% 100,0% Thế giới 2.745 -0,3% 100,0%
Nguồn: Acimac, FPTS Research.
Với vị thế số 1 về công nghệ sản xuất, giá trị xuất khẩu €/m2 sản phẩm của Ý dẫn đầu ngành. Ý và Tây
Ban Nha đứng đầu về tỉ lệ xuất khẩu trên sản lượng sản xuất, lần lượt 78,8% và 78,1% trong năm 2018. Giá
trị xuất khẩu tính trên từng đơn vị cho thấy vị thế tiên phong của Ý trong nền công nghiệp sản xuất gạch ốp lát.
Trong năm 2018, gạch xuất từ Ý có mức giá bán trung bình đạt 13,9 €/m2, cao hơn 3,2 lần so với Trung Quốc
và 2,1 lần so với Tây Ban Nha.
Biểu đồ 22: Sản lượng và giá trị xuất khẩu gạch ốp lát của nhóm 10 nước xuất khẩu lớn nhất
1,000 15.0
Sản lượng xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu

800 Nguồn: Acimac, FPTS Research.


600 10.0
(€/m2)
(triệu m2)

400 5.0
200
0 0.0
Ý Tây Ban Trung Ấn Độ Iran Brazil Thổ Nhĩ Mexico Ba Lan UAE
Nha Quốc Kì

SLXK 2017 SLSX 2018 Giá trị xuất khẩu €/m2

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 17 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

III. Tình hình cung cầu ngành gạch ốp lát thế giới
1. Cung cầu ngành gạch ốp lát giai đoạn 2010 - 2018
a. Tình hình cung cầu toàn thế giới
Trong giai đoạn 2010 – 2018, ngành gạch ốp lát đối diện với vấn đề dư thừa nguồn cung. Trong năm 2018,
sản lượng sản xuất thế giới là 13,1 tỷ m2 trong khi nhu cầu khoảng 12,8 tỷ m2. Mức dư cung trong năm 2018
đạt 281 triệu m2. Mặc dù chưa có số liệu về tổng công suất thiết kế toàn ngành, tuy nhiên khi nhìn vào số liệu
về tỉ trọng sản xuất thực tế so với công suất thiết kế tại một số nước dẫn đầu, có thể thấy vấn đề dư cung khiến
tình hình chung của ngành gặp nhiều khó khăn. Tại Trung Quốc, với hơn 1.400 doanh nghiệp và 3.500 dây
chuyền sản xuất, công suất thiết kế ước tính trên 11 tỷ m2 trong khi sản lượng năm 2018 chỉ đạt 4,8 tỷ m2, tức
43,6% công suất. Tương tự tại Brazil và Việt Nam, con số này là 74,9% và 80,0% với công suất thiết kế là 1,1
tỷ và 0,7 tỷ m2. Nguyên nhân chính đến từ sự tăng trưởng trở lại của xây dựng toàn cầu, đặc biệt tại các
nước châu Á trong giai đoạn này kéo theo sự đầu tư ồ ạt nhằm mở rộng năng lực sản xuất.
Biểu đồ 23: Cung cầu gạch ốp lát toàn thế giới

16,000 400
Sản lượng gạch ốp lát (Triệu m 2)

13,255 13,552

Dư cung gạch ốp lát (Triệu m 2)


14,000 13,099 350

12,000 300
10,626
9,644
10,000 250

8,000 200
12,973 13,270 12,818
6,000 9,543 150
10,472
4,000 100

2,000 50

0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn cung Nhu cầu Dư cung

Nguồn: Acimac, FPTS Research.

Ngành gạch ốp lát thế giới giai đoạn 2010 – 2018 đạt tốc độ tăng trưởng kép về sản lượng lần lượt 3,9% đối
với sản xuất và 3,8% tiêu thụ. Trong năm 2018, sự suy giảm sản lượng của Trung Quốc đã khiến sản lượng
ngành gạch ốp lát thế giới sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2010. Cụ thể, sản xuất 2018 của Trung Quốc chỉ
đạt 5,7 tỷ m2 (-11,2% yoy). Xét về tiêu thụ, sản lượng của Trung Quốc là 4,8 tỷ m2 (-12,0% yoy) trong khi hầu
hết các nước trong top 10 có sự sụt giảm như Ấn Độ (-1,3% yoy), Brazil (-0,8% yoy), Việt Nam (-6,6% yoy),
Thổ Nhĩ Kì (-5,9% yoy) và Mexico (-2,5% yoy).
Với việc chiếm tới 43,4% về sản xuất và 37,8% về tiêu thụ toàn cầu năm 2018, những thay đổi trong tăng
trưởng của ngành gạch ốp lát Trung Quốc cũng như chính sách kinh tế đặc biệt về môi trường và sử dụng tài
nguyên sẽ có ảnh hưởng lớn tới tình hình chung của ngành gạch ốp lát thế giới.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 18 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Biểu đồ 24: Sản lượng tiêu thụ (đơn vị: triệu m2) nhóm 5 nước dẫn đầu các năm 2016, 2017 & 2018

6,000 5,475 5,498 140%


4,840 120%
5,000
100%
4,000
80%
3,000
60%
2,000
40%
785 760 750 706 708 702
1,000 412 580 542 369 336 450 20%
0 0%
2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018
Trung Quốc Ấn Độ Brazil Việt Nam Indonesia
Sản lượng tiêu thụ Tỉ lệ tiêu thụ/sản xuất

Nguồn: Acimac, Ceramic World Web.


b. Cung cầu gạch ốp lát theo khu vực
Trong giai đoạn 2010 – 2018, các nước tại khu vực châu Âu tiếp tục chú trọng vào cải tiến sản xuất theo chiều
sâu và hạn chế đầu tư gia tăng công suất . Ngược lại, các quốc gia đang phát triển ở châu Á liên tục đầu tư
nhà máy và nâng công suất thiết kế với công nghệ theo sau nhóm Ý và Tây Ban Nha từ 2 – 3 năm. Vì vậy, gần
như toàn bộ tăng trưởng sản lượng của ngành đến từ các quốc gia tại khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia và Việt Nam.
Biểu đồ 25: Cơ cấu cung cầu ngành gạch ốp lát theo khu vực
100%
90%
80% Châu Đại Dương
11% 10% 10%
70% 9% 8% 8% Châu Mỹ khác
60% 22% Châu Phi
24% 25% 26%
50% 27% 29%
Châu Âu khác
40%
Trung & Nam Mỹ
30%
46% 47% 43% 41% EU (28)
20% 39% 38%
10% Châu Á khác
0% Trung Quốc
2011 2017 2018 2011 2017 2018
Sản xuất Tiêu thụ
Nguồn: D. Stock (2012), Acimac, FPTS Research.

Về sản xuất, châu Á chiếm tỉ trọng 68,6% toàn cầu, tương đương 8.980 triệu m2 trong năm 2018 (-5,2% yoy).
Mức tăng trưởng âm đến từ sự sụt giảm mạnh của ngành gạch ốp lát Trung Quốc, chỉ phần nào bù đắp lại bởi
tăng trưởng của Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Iran. Châu Âu sản xuất 1.984 triệu m2 (+0,4% yoy) trong khi
đó sản lượng châu Mỹ giảm nhẹ từ 1.436 lên 1.412 triệu m2. Cụ thể, khu vực Trung và Nam Mỹ đạt 1.064 triệu
m2 (-0,9% yoy) và Bắc Mỹ là 348 triệu m2 (-3,9% yoy). Châu Phi chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 4
– 5 năm gần đây, đạt 718 triệu m2 (+3,2% yoy) chủ yếu tới từ nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc tại các quốc
gia Sudan, Uganda, Etiopia và Kenya.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 19 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Về tiêu thụ 2018, nhu cầu châu Á sụt giảm còn 12.818 triệu m2 (-3,6% yoy). Đối với châu Âu, khu vực liên minh
châu Âu tăng trưởng 2,5%, đạt 1.034 triệu m2 trong khi các quốc gia ngoài liên minh chứng kiến sự sụt giảm
1,6% nhu cầu gạch ốp lát, 556 triệu m2 trong năm 2018. Sản lượng tiêu thụ tại châu Mỹ ổn định, đạt 1.733 triệu
m2 trong khi con số này của châu Phi là 930 triệu m2 (+1,1% yoy), bỏ xa sản lượng sản xuất của châu lục này
(718 triệu m2 năm 2018).

2. Dự báo nhu cầu gạch ốp lát thế giới


Nhu cầu xây dựng được dự báo sẽ có chuyển dịch lệch về phía Đông bán cầu, khi nhu cầu phát triển của châu
Á và các nước khu vực Đông Âu sẽ là động lực chính cho ngành xây dựng toàn cầu; từ đó tạo động lực cho
nhu cầu tiêu thụ nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện trong đó có gạch ốp lát. Đối với thị trường chính châu Á,
Trung Quốc cùng với Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất thế giới với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cũng
như quá trình đô thị hóa cao, vẫn sẽ tiếp tục là đầu tàu thúc đẩy hoạt động xây dựng tại châu lục này.
Biểu đồ 26: Cơ cấu giá trị xây dựng toàn cầu

2005 2020
Tây Âu 2% 1%
4% 3% 4% 2% 2%
5%
Châu Á
35% 24%
Bắc Mỹ 25% 17%
Đông Âu
Mỹ Latin 31% 46%
Trung Đông
Châu Phi
Nguồn: HIS Global insight.
Theo dự báo của Prometeia, tăng trưởng xây dựng dân dụng toàn cầu sẽ chậm lại trong giai đoạn 2017 – 2019
ở mức trung bình khoảng 3%/năm so với con số 4% ghi nhận trong năm 2016.
Biểu đồ 27: Dự báo tăng trưởng đầu tư hoạt động xây dựng dân dụng thế giới theo khu vực

Nguồn: Prometeia, FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 20 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Đối với các thị trường truyền thống (NAFTA và Tây Âu, chiếm khoảng một nửa tổng mức đầu tư dân dụng),
năm 2017 ghi nhận mức tăng trưởng bùng nổ tại Tây Âu với 5,3% và đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ 1990.
Động lực chính đến từ sự đóng góp của Pháp, Đức và Tây Ban Nha đã bù đắp lại sự chậm lại đột ngột của tại
thị trường Mỹ do mảng dân dụng suy thoái nhẹ trong 3 quý cuối năm. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Tây Âu và
Mỹ sẽ đảo ngược trong năm 2019 - 2020 dưới áp lực kết hợp của sự chậm lại đã được dự báo trước tại thị
trường châu Âu (đình trệ ở Anh và phục hồi chậm tại Ý) và sự tăng tốc trở lại của thị trường Mỹ.
Đối với thị trường mới, năm 2017 ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn dự kiến đối với cả Trung & Đông Âu và
vùng viễn Đông. Sự chậm lại trong đầu tư tại khu vực châu Á diễn ra không quá tiêu cực như kì vọng, mặc dù
các can thiệp chính sách của chính phủ như cải cách thuế tại Ấn Độ và tăng trưởng tín dụng chậm lại tại Trung
Quốc đã khiến tốc độ tăng trưởng đầu tư dân dụng suy giảm so với con số 4,8% của năm 2016.
Biểu đồ 28: Dự báo tăng trưởng tiêu thụ gạch ốp lát theo khu vực

2017 2019e
Bắc Phi và Trung Đông 4.5 Tây Á 4.8
Tây Âu 4.4 Bắc Phi và Trung Đông 4.3
Đông Á 4.4 Trung & Đông Âu 3.6
Tây Á 3.8 Trung bình thế giới 3.2
Trung bình thế giới 3.8 Đông Á 3.2
Đông Âu 3.5 Tây Âu 3.1
Bắc Mỹ 2.4 Bắc Mỹ 2.4
Khác 1.7 Khác 2.2
Nam Mỹ 0.2 Nam Mỹ 2.2
0 2 4 6 0 2 4 6
Nguồn: Prometeia, FPTS Research.
Mức tăng trưởng đầu tư xây dựng dân dụng thế giới dự báo trung bình ở mức 3% cho năm 2019 được kì vọng
sẽ thúc đẩy tăng nhu cầu sử dụng gạch ốp lát thêm 3,2% mỗi năm. Điều này tương đương với mức tăng sản
lượng tiêu thụ khoảng 412 triệu m2, dự kiến ở mức 13,2 triệu m2 trong năm 2019.
Biểu đồ 29: Dự báo đóng góp tăng trưởng sản lượng tiêu thụ (triệu m2) 2019 theo khu vực

13.957
13.230
13.101
12.818

Nguồn: FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 21 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

IV. Đánh giá triển vọng và xu hướng ngành gạch ốp lát thế giới
Chúng tôi đánh giá triển vọng ngành gạch ốp lát trong vòng 3 – 5 năm tới vẫn sẽ tiếp tục trong xu hướng hiện
tại với sự phân hóa rõ ràng giữa các khu vực và quốc gia theo mức độ phát triển. Cụ thể:
 Nhóm các nước đã phát triển (châu Âu, Brazil,…) Nhu cầu gạch ốp lát đã bước vào giai đoạn bão hòa
với dư địa tăng trưởng ít và chủ yếu đến từ đầu tư thay thế và nâng cấp nhà dân dụng. Các quốc gia ở
châu Âu với ưu thế về công nghệ tập trung gia tăng giá trị trên từng sản phẩm phục vụ xuất khẩu với
chất lượng đồng đều trong khi sản lượng sản xuất chỉ duy trì tăng nhẹ qua các năm.

 Trung Quốc và nhóm các nước đang phát triển (Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia,…) Nhu cầu gạch ốp lát
vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Nhu cầu xây dựng lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với thu
nhập bình quân đầu người đang tăng dần là những nguyên nhân gia tăng nhu cầu tiêu thụ gạch ốp lát.
Có thể nói, trong giai đoạn 2019 – 2025, sản xuất và tiêu thụ tại khu vực châu Á vẫn sẽ tiếp tục là động
lực chính thúc đẩy tăng trưởng ngành gạch ốp lát toàn cầu.

Biểu đồ 30: Tỉ trọng sản xuất gạch ốp lát theo khu vực địa lí giai đoạn 2008 – 2018 (nguồn: Acimac)
100%

90%

80%

70%
60.4%
64.9% 66.4% 68.0% 68.7% 69.5% 70.1% 69.4%
60% 70.6% 69.6% 68.6%

50%

40%

30%

20%

10% 16.7% 12.6% 11.8% 11.2% 10.5% 9.9% 9.6% 9.8% 9.8% 10.1% 10.4%
0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

EU Châu Âu khác NAFTA Nam Mỹ Châu Á Châu Phi Châu Đại Dương

Theo dự báo của tổ chức Grand View Research (một công ty nghiên cứu và dự báo thị trường của Mỹ), thị
trường gạch ốp lát toàn cầu dự kiến sẽ đạt 95,65 tỷ USD trong năm 2025, tương đương mức tăng trưởng kép
7,7% cho giai đoạn 2019 – 2025. Trong đó, khu vực châu Á được dự báo có mức tăng trưởng kép ở mức 8,5%
cho cùng giai đoạn với nguyên nhân chính từ phát triển đô thị khiến nhu cầu xây dựng dân dụng và thương
mại tăng cao.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 22 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

B. NGÀNH GẠCH ỐP LÁT VIỆT NAM


I. Quá trình hình thành và phát triển ngành gạch ốp lát Việt Nam
1. Quá trình phát triển ngành gạch ốp lát
Giai đoạn sơ khai từ năm 1970 đến trước năm 2000:
Theo Hiệp hội vật liệu xây dựng6, lịch sử ngành gạch ốp lát Việt Nam bắt đầu từ khoảng những năm 1970. Tuy
nhiên, sản lượng sản xuất rất thấp do gặp rất nhiều khó khăn về phụ tùng thay thế buộc phải nhập khẩu cũng
như thiếu hụt nguồn nguyên liệu men sau thời kỳ giải phóng năm 1975. Trước năm 1993, cả nước không có
cơ sở sản xuất gạch lát nền mà chỉ có vỏn vẹn 3 cơ sở sản xuất gạch ốp tường kích thước nhỏ 10x10 cm,
chất lượng thấp với công suất là 200 nghìn m2/năm là Thanh Trì (Hà Nội), Thanh Thanh (Đồng Nai) và Long
Hầu (Thái Bình). Năm 1994, dây chuyền sản xuất gạch ốp lát đầu tiên nhập thiết bị và công nghệ của hãng
Welko Ý với công suất 1 triệu m2/năm bởi công ty gốm xây dựng Hữu Hưng Viglacera tại Hà Nội.
Trong giai đoạn này, gạch ốp ceramic là sản phẩm chủ yếu với các kích thước nhỏ hơn 40x40 cm. Gạch được
trang trí bằng công nghệ in lưới, dẫn tới chất lượng và số lượng mẫu mã bị hạn chế.
Biểu đồ 31: Quy mô công suất thiết kế (CSTK) ngành gạch ốp lát Việt Nam

800 45%

700 40%
35%
CSTK Triệu m2/năm

600
30%
500
25%
400
20%
300
15%
200 10%
100 5%
0 0%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Ceramic Porcelain Cotto Tăng trưởng tổng CSTK (%)

Giai đoạn tăng trưởng từ năm 2000 đến năm 2009:
Từ 67,2 triệu m2 năm 2000, công suất thiết kế toàn ngành gia tăng nhanh chóng, đạt 328,2 triệu m2 trong năm
2009. Tốc độ tăng trưởng kép công suất thiết kế trong giai đoạn 2000 - 2009 đạt 19,3%/năm. Công suất sản
xuất gạch porcelain năm 2009 khiêm tốn, đạt 47,5 triệu m2 tương đương tỉ trọng 14,5% tổng công suất thiết kế
ngành. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2009 lần lượt là 295 và 240 triệu m2, tương đương tốc độ tăng
trưởng kép 20,5% về sản xuất và 17,8% về tiêu thụ trong giai đoạn 2000 – 2009.
Quy mô đầu tư tăng lên, các nhà máy có công suất dao động từ 2 – 3 triệu m2/năm và chủ yếu nhập dây chuyền
đồng bộ từ hai quốc gia Ý và Tây Ban Nha. Tồn tại một số ít doanh nghiệp lựa chọn máy móc nhập từ Trung
Quốc. Đầu những năm 2000, một số dây chuyền miền Bắc sử dụng than hóa khí để giảm chi phí sản xuất. Ưu
điểm của than hóa khí là giảm chi phí nhiên liệu nhưng lại có nhược điểm cơ bản là độ ổn định chất lượng

6
Ông Đinh Quang Huy, Hiệp hội vật liệu xây dựng Việt Nam, “Gốm sứ xây dựng Việt Nam – 60 năm một chặng đường phát triển (P2)”. Ngày truy
cập: 19/07/2019

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 23 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

gạch sản xuất thấp hơn khí thiên nhiên. Ngoài ra, sử dụng khí hóa than giảm tuổi thọ thiết bị và nhà xưởng.
Dù vậy, tại khu vực phía Bắc, khí hóa than là lựa chọn hàng đầu do chi phí sản xuất thấp hơn khí thiên nhiên.
Giai đoạn tái cấu trúc từ năm 2010 đến 2019:
Tốc độ tăng trưởng kép năng lực sản xuất ngành trong giai đoạn này chậm lại, đạt 9,6%/năm (thấp hơn nhiều
so với tốc độ tăng trưởng 19,3% của giai đoạn 2000 – 2009).
Về tình hình sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát, tốc độ tăng trưởng kép trong giai đoạn 2010 – 2019E đều thấp
hơn giai đoạn trước, cụ thể chỉ đạt 5,8% về sản xuất và 6,1% về tiêu thụ.
Trong giai đoạn này, quy mô từng nhà máy được nâng cao với trung bình từ 2 – 3 dây chuyền 3 triệu m2/năm
so với chỉ 1 dây chuyền của giai đoạn trước. Khu vực phía Bắc chứng kiến sự hình thành của các trung tâm
sản xuất lớn như Viglacera (30,5 triệu m2); tập đoàn Mikado đầu tư hàng chục triệu m2 ở tỉnh Thái Bình; tập
đoàn Vitto (30 triệu m2 ở Vĩnh Phúc); Catalan (trên 20 triệu m2 ở Bắc Ninh); tập đoàn Prime (90 triệu m2 chủ
yếu ở Vĩnh Phúc); CMC (18 triệu m2) cùng Tasa (50 triệu m2) tại Phú Thọ; Nice Ceramic (50 triệu m2 tại Hải
Dương và trên 20 triệu m2 ở Hưng Yên). Ngoài ra, còn có tập đoàn Hoàng Hà ở khu vực Quảng Ninh, Vicenza
ở Thanh Hóa… với hàng chục triệu m2.
Ở khu vực miền Trung và phía Nam, số lượng doanh nghiệp ít hơn so với miền Bắc, chủ yếu nguyên nhân đến
từ nguồn nguyên liệu chính sản xuất là đất sét, cao lanh và tràng thạch. Ở miền Nam, ngành gạch ốp lát có sự
xuất hiện của các doanh nghiệp như Taicera, Pancera, VTC, Bạch Mã, Hoàng Gia,… tập trung ở vùng Đồng
Nai, Vũng Tàu với sự phát triển ổn định và đều đang duy trì tốt thương hiệu của mình.
Về dây chuyền công nghệ sản xuất, để giảm chi phí đầu tư, đa số doanh nghiệp sử dụng kết hợp thiết bị từ Ý,
Tây Ban Nha với máy móc Trung Quốc. Máy ép và lò nung từ Ý và Tây Ban Nha được các doanh nghiệp lựa
chọn trong khi các phần còn lại của dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc sử dụng máy móc
của Trung Quốc phải chấp nhận tuổi thọ và chất lượng sản phẩm ở mức độ thấp hơn. Vì vậy, đa phần chất
lượng sản phẩm gạch ốp lát trong nước mới chỉ dừng lại ở mức trung bình, đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ nội
địa nhưng để xuất khẩu thì còn tồn tại nhiều hạn chế.
Trong giai đoạn 2010 - 2019, ngành gạch ốp lát có ba xu hướng chính. Đó là (1) xu hướng tiêu dùng sản phẩm
kích thước lớn, (2) xu hướng sử dụng porcelain và (3) xu hướng ưa chuộng mẫu mã trang trí đa dạng thay vì
chỉ một vài kiểu trang trí truyền thống như trước. Hiện nay, sản phẩm sản xuất bởi các doanh nghiệp trong
nước có dải kích thước tương đối rộng, từ 20x20 cm cho đến 80x120 cm. Đối với khâu trang trí, từ công nghệ
in lưới trước đây, các doanh nghiệp đã chuyển sang in rotor và tiếp nữa là in bằng máy in kĩ thuật số.

2. Vị thế hiện nay của ngành gạch ốp lát trong nền kinh tế
Theo Acimac, sản lượng sản xuất gạch ốp lát năm 2018 của Việt Nam lớn thứ 4 trên thế giới, đạt 602 triệu m2
– tương đương 4,6% sản lượng toàn cầu. Xét về tỉ trọng sản lượng xuất nhập khẩu so với quy mô sản xuất,
con số này của ngành còn rất khiêm tốn. Trong năm 2017, theo số liệu của UN Comtrade; giá trị xuất khẩu của
Việt Nam đạt 154,9 triệu USD, tương đương 35,4 triệu m2 (6,32% sản lượng sản xuất trong năm). Đối với nhập
khẩu, giá trị đạt 100 triệu USD với 13,3 triệu m2 (ở mức 2,38% sản xuất trong năm). Nếu xét về sản lượng theo
m2, Việt Nam đứng trong top 10 các nước nhập khẩu và top 20 đối với xuất khẩu gạch ốp lát.
Mặc dù chưa có số liệu cập nhật về tổng doanh thu của ngành nhưng theo Viện vật liệu xây dựng Việt
nam, giá trị doanh thu các sản phẩm gốm sứ trong năm 2017 ước đạt 4 tỷ USD. Trong đó, gốm thô đạt
khoảng 1 tỷ USD; gạch ốp lát và sứ vệ sinh 3 tỷ USD. Như vậy, theo ước tính, quy mô các doanh nghiệp
gạch ốp lát năm 2017 chỉ chiếm khoảng 0,67% GDP Việt Nam.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 24 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

3. Các yếu tố trọng yếu tác động tới ngành gạch ốp lát Việt Nam
a. Yếu tố kinh tế
Lãi suất
Ngành gạch ốp lát có đặc điểm thâm dụng vốn. Nhu cầu vay nợ bình quân ở mức cao với tỷ trọng 43,8% trong
cơ cấu tài sản. Do đó, yếu tố lãi suất có tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành gạch ốp lát.
b. Yếu tố xã hội
Yếu tố nhân khẩu học
Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số khá lớn. Năm 2018 đạt 95,5 triệu người (+1,01% yoy trong giai đoạn
2013 - 2018). Việt Nam có cấu trúc dân số trẻ so với mặt bằng chung thế giới và trong khu vực châu Á, trong
đó 59,6% dân số trong độ tuổi lao động. Tăng trưởng dân số cao sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở trong tương lai.
Từ đó, nhu cầu sử dụng vật liệu hoàn thiện sẽ tăng trưởng tương ứng.
Yếu tố đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa làm tăng nhu cầu xây dựng dân dụng. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố
đang phát triển khác của Việt Nam hiện đứng trước xu thế toàn cầu là đô thị hóa. Tăng trưởng đô thị hóa bình
quân của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 đạt khoảng 3,12% mỗi năm. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới,
đến năm 2050, 57,33% dân số Việt Nam sẽ sống ở đô thị so với mức hiện tại là 35,92%. Đây là tín hiệu phát
triển đường dài rất tích cực cho ngành vật liệu xây dựng hoàn thiện nói chung và cho gạch ốp lát nói riêng.
Biểu đồ 32: Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam theo Ngân hàng Thế giới

70% 700 38%


60% 600 36%
50% 500 34%
40% 400
32%
30% 300
20% 200 30%
10% 100 28%
0% 0 26%
2044F
1980A
1984A
1988A
1992A
1996A
2000A
2004A
2008A
2012A
2016A
2020F
2024F
2028F
2032F
2036F
2040F

2048F

Sản lượng tiêu thụ (Triệu m2)


Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam
Tỷ lệ đô thị hóa

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Acimac, FPTS Research.

c. Yếu tố công nghệ


Gạch ốp lát là vật liệu xây dựng hoàn thiện với tác dụng chính là bảo vệ và làm đẹp cho công trình. Mẫu mã
phải thay đổi liên tục theo xu hướng do mỗi kiểu trang trí thường chỉ thịnh hành từ 2 – 3 năm. Vì vậy, cùng với
nhu cầu sử dụng gạch cao cấp kích thước lớn, yếu tố công nghệ có tác động lớn tới ngành gạch ốp lát. Các
doanh nghiệp gạch ốp lát trong những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư và cập nhật công nghệ, sử dụng công
nghệ Ý, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị vẫn đang là một trở
ngại do phần lớn thiết bị phục vụ sản xuất phải nhập khẩu. Nếu ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam có
thể phát huy tốt vai trò hỗ trợ thì ngành gạch ốp lát sẽ có khả năng tiếp cận được công nghệ hiện đại với chi
phí hợp lí, qua đó tăng hiệu quả hoạt động và doanh thu của ngành.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 25 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

d. Yếu tố luật pháp – chính sách


Sự ổn định của hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách của một quốc gia có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn
định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung. Ngành gạch ốp lát nói cũng không nằm ngoài tác
động đó. Theo quyết định số 1469/QĐ-TTg và số 1586/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật
liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng dần năm 2030, ngành gạch ốp lát đặt mục tiêu xuất khẩu
từ 25 - 30% tổng công suất thiết kế và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm để đến năm 2020 đạt tỷ lệ gạch ceramic
khoảng 65%, porcelain 25% và cotto 10%. Đồng thời, định hướng ngành hình thành các cụm công nghiệp khai
thác, chế biến nguyên liệu tập trung và chuyên môn hóa có công nghệ tiên tiến, để đến năm 2020 các doanh
nghiệp sản xuất sử dụng 90 - 100% nguyên liệu, 85 - 90% men màu và 60 - 70% phụ kiện sản xuất trong nước.

4. Vòng đời ngành gạch ốp lát Việt Nam


Sau giai đoạn tăng tưởng 2000 – 2009, ngành gạch ốp lát bước vào giai đoạn tái cấu trúc với các đặc
điểm nhận thấy như sau:
(1) Quy mô ngành gạch ốp lát tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn trước. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng
sản lượng sản xuất kép CAGR 2010 – 2019E chỉ đạt 5,8% trong khi chỉ số này là 20,5% giai đoạn 2000 – 2009.
Tương tự, tăng trưởng CAGR sản lượng bán hàng giai đoạn 2010 – 2019E cũng đạt 6,1% thấp hơn mức
17,8% của giai đoạn trước đó.
(2) Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện ở mức cao do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi các sản
phẩm thay thế trong khi năng lực sản xuất tiếp tục được duy trì dẫn tới dư thừa nguồn cung.
(3) Mức tiêu thụ bình quân đầu người theo m2 của Việt Nam hiện đang ở mức cao, đạt 6,11 m2/người
trong năm 2018. Đây là mức tiêu thụ bình quân cao nhất trong nhóm 10 nước tiêu thụ gạch ốp lát lớn nhất thế
giới theo số liệu thống kê của Acimac và Ngân hàng Thế giới năm 2018.
Biểu đồ 33: Tiêu thụ gạch ốp lát bình quân đầu người tính theo m2 top 10 nước tiêu thụ lớn nhất thế giới

7.00 20%
Nguồn: Acimac, Ngân hàng Thế giới, FPTS Research.
6.00 15%
5.00
10%
4.00
05%
3.00
00%
2.00

1.00 -05%

0.00 -10%
UAE Việt Nam Trung Brazil Thổ Nhĩ Kì Ai Cập Mexico Indonesia Mỹ Ấn Độ
Quốc

Tiêu thụ bình quân m2/người 2018 CAGR tăng trưởng tiêu thụ bình quân m2/người 2013 - 2018

Với tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam luôn ở mức trên 6% từ năm 2015 đến nay cùng với các yếu tố cơ cấu
dân số trẻ và nhu cầu nhà ở từ đô thị hóa như đã phân tích ở trên; chúng tôi đánh giá động lực tăng trưởng
của ngành gạch ốp lát trong nước là khả quan trong thời gian tới.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 26 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

II. Chuỗi giá trị ngành gạch ốp lát Việt Nam


Đầu vào ngành gạch ốp lát bao gồm các nguyên liệu chính đất sét, cao lanh, tràng thạch, phụ gia và men màu.
Đối với nhiên liệu, than và khí tự nhiên là hai nguồn cung cấp nhiệt trong quá trình sản xuất. Sản phẩm gạch
ốp lát được chia theo 2 chỉ tiêu chính như sau:
 Theo kết cấu xương gạch chia thành 3 loại chính: gạch đất sét nung (Cotto), gạch tráng men (Ceramic)
và gạch xương sứ (Porcelain).
 Theo mục đích sử dụng với tính chất vật lí khác nhau chia thành 2 loại: gạch ốp tường và gạch lát nền.
Do gạch cotto cấu thành từ chủ yếu đất sét đỏ (trên 90%) và tỉ trọng chỉ 4,2% tổng năng lực sản xuất ngành;
trong phần phân tích đầu vào của báo cáo này, chúng tôi tập trung vào hai sản phẩm chính là ceramic
và porcelain với cấu trúc xương phức tạp hơn.

1. Đầu vào
Trong ngành gạch ốp lát, yếu tố nguyên nhiên liệu đóng vai trò thiết yếu, chiếm tỉ trọng cao ở mức 62,5% trong
chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gạch ốp lát Việt Nam.
Biểu đồ 34: Cơ cấu chi phí đầu vào trong sản xuất gạch ốp lát

Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo Chi phí nguyên nhiên vật liệu sản xuất gạch
yếu tố các doanh nghiệp niêm yết ceramic theo thành phần (ước tính) (*)

Men (nhập khẩu)


0.3%
7.4%
1.1% Than cám 4a
Nguyên nhiên vật liệu 11.4%
11.3% 3.0% Cao lanh
3.5%
Nhân công Khí CNG
4.9% 39.3%
10.0% Tràng thạch
Khấu hao
13.9% Đất sét đỏ
Dịch vụ mua ngoài 62.5% 11.4% Thạch anh tinh thể

Khác 19.3% Bột talc

Màu (nhập khẩu)

Nguyên liệu khác

Nguồn: BCTC 2018 các doanh nghiệp niêm yết (CVT, VIT, VHL, VIH. TCR, CYC, TTC, DCR, TLT), FPTS Research.

(*) Xét chi phí nguyên vật liệu theo thành phần, chúng tôi ước tính dựa trên số liệu sản xuất của công ty cổ
phần Viglacera Thăng Long (sản xuất 100% gạch ceramic). Do các doanh nghiệp sản xuất gạch ceramic có
sự đồng đều về công nghệ và chỉ khác biệt nhỏ trong cơ cấu bài phối liệu để tối ưu chất lượng, chênh lệch về
các thành phần trong cơ cấu chi phí nguyên nhiên liệu giữa các doanh nghiệp ở mức thấp chỉ từ 1% đến 2%.
a. Nguyên liệu thô tạo xương gạch ốp lát (tham khảo định mức nguyên liệu tại Phụ lục 1)
Theo số liệu điều tra và khảo sát của Bộ xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Việt Nam có tiềm
năng trữ lượng lớn và đáp ứng đủ nhu cầu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong
một thời gian dài. Cụ thể, với các nguyên liệu cho ngành gốm sứ (gạch ngói đất sét nung, gạch ốp lát và sứ vệ
sinh) như sau: đất sét sản xuất vật liệu nung khoảng 3,6 tỷ m3, cao lanh 850 triệu tấn, tràng thạch 84 triệu tấn,
cát trắng sillic 1,4 tỷ tấn và đôlômit 2,8 tỷ tấn.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 27 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

a.1. Đất sét đỏ


Nguồn đất sét với trữ lượng lớn gồm Trúc Thôn (Hải Dương), Tân Uyên – Tân Phong (Bình Dương), Tam Bố
(Đà Lạt), Quảng Ninh, Hà Bắc, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Tây, Thanh Hóa,.. Xét về chi phí, sau
khi đã tính thuế tài nguyên, đất sét sử dụng sản xuất gạch và ngói nung dao động từ 136.850 – 195.500
đồng/m3 (tương đương khoảng 3% tổng chi phí nguyên liệu sản xuất gạch ceramic).
Như vậy, đất sét chiếm tỉ trọng lớn về khối lượng cấu thành xương nhưng thấp về chi phí sản xuất gạch
ốp lát. Trữ lượng đất sét trong nước lớn nhưng việc khai thác còn thủ công, sơ sài và chưa có công
nghệ chế biến gia công đồng bộ; dẫn đến chất lượng đầu vào cho sản xuất gạch ốp lát chưa cao.
a.2. Cao lanh & Tràng thạch
Cao lanh và tràng thạch là hai nguyên liệu chính trong sản xuất gạch ốp lát ceramic và porcelain do tham gia
vào cả hai quy trình tạo xương gạch và men tráng, đặc biệt đối với gạch porcelain xương sứ. Trữ lượng cao
lanh và tràng thạch trong nước tương đối lớn, lần lượt đạt 850 và 84 triệu tấn. So với mức tiêu thụ ước tính
năm 2018 đạt 2,3 triệu tấn cao lanh và 3,2 triệu tấn tràng thạch, mức trữ lượng này (chưa tính thăm dò thêm)
đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất ngành gốm sứ trong một thời gian dài.
Biểu đồ 35: Trữ lượng cao lanh & tràng thạch phân bổ theo vùng miền trên cả nước

300
248.9 249.5
Trữ lượng (triệu tấn)

250
200 164.4
150
101.1
100 81.6
46.3
50 24.6
5.3 5.1 2.8 2.7
0
Trung du & miền Đồng bằng Sông Bắc Trung Bộ & Tây Nguyên Đồng bằng Sông Đông Nam Bộ
núi phía Bắc Hồng Duyên hải miền Cửu Long
Trung
Cao lanh Tràng thạch

Nguồn: Tổng cục địa chất & khoáng sản Việt Nam, FPTS Research.

Trữ lượng cao lanh phân bổ tăng dần từ Bắc trở vào Nam, trong đó 3 khu vực có tỉ trọng trữ lượng cao nhất là
Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung (19,4%), Tây Nguyên (29,3%) và Đông Nam Bộ (29,4%). Trong khi đó,
90,7% trữ lượng tràng thạch lại tập trung tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Có thể thấy, với trữ lượng thấp tại khu
vực phía Tây Nguyên và phía Nam, các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát tại đây có chi phí nguyên liệu tràng
thạch cao hơn do chi phí vận chuyển và nguồn cung tại chỗ hạn chế.
Xét chi phí sau khi đã tính thuế tài nguyên, giá cao lanh chưa rây dao động ở mức 237.300 – 339.000 đồng/tấn
và dưới rây 632.800 – 904.000 đồng/tấn. Đối với tràng thạch, mức giá là 289.100 – 413.000 đồng/tấn.
Mặc dù có trữ lượng tốt, cao lanh và tràng thạch khai thác trong nước có chất lượng chưa cao, lượng
thu hồi sau tuyển thấp và đa phần phải làm giàu mới sử dụng được. Để sử dụng được trong sản xuất
gạch ốp lát cần phải qua tuyển lọc nhiều lần, gia tăng chi phí nguyên liệu phục vụ sản xuất gạch.
Với nhu cầu đặt nhà máy gần nguồn nguyên liệu nhằm tiết giảm chi phí, vị trí phân bố trữ lượng cao lanh và
tràng thạch là nguyên nhân chính dẫn tới sự hình thành các trung tâm sản xuất gạch ốp lát lớn. Đồng bằng
sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai khu vực có năng lực sản xuất tập trung và lớn nhất cả nước với tỉ trọng lần
lượt 56,3% và 22,4% tổng công suất thiết kế cả nước năm 2019.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 28 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Biểu đồ 36: Phân bổ công suất thiết kế (CSTK) ngành gạch ốp lát năm 2019 theo vùng miền

350 307.5
300
CSTK Triệu m2/năm

250
200
150 114.5
89.5
100 54 63 54
50 17 26 11
5 10
0
Trung du & miền ĐB Sông Hồng BTB & Duyên hải Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu
núi phía Bắc NTB Long
Cotto Ceramic Porcelain

Nguồn: Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, FPTS Research.

a.3. Bột talc & các nguyên liệu phụ trợ khác (đá vôi, đô-lô-mit & quartzit)
Nhóm nguyên liệu phụ trợ cho sản xuất gạch ốp lát có nguồn trữ lượng trong nước dồi dào, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu nguyên liệu của ngành gạch ốp lát Việt Nam trong tương lai. Theo Tổng cục địa chất và khoáng sản
Việt Nam, cát sillic (cát trắng) có trữ lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn. Tổng tài nguyên dự báo khoảng
3 tỷ tấn và chủ yếu phân bổ trên 9 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ. Hiện nay, mức chi phí cát sillic chưa
gồm thuế giá trị gia tăng và phí vận chuyển là 281.750 – 402.500 đồng/m3. Ngoài ra, cát sillic có thể được thay
thế bằng quartzit với mức chi phí 241.500 – 345.000 đồng/tấn.
Đá vôi và đôlômit có thể thay thế cho nhau trong việc cung cấp MgO và CaO cho xương gạch. Các doanh
nghiệp sản xuất có thể dùng nguồn địa phương do trữ lượng dồi dào và phân bổ khắp cả nước với mức giá
dao động trung bình 161.000 – 230.000 đồng/m3.
Với bột talc, Bộ Công thương đã có quyết định số 41/2008/QĐ-BCT về quy hoạch phát triển khai thác khoáng
chất công nghiệp. Trong đó, sản lượng khai thác dự kiến trong năm 2020 và 2025 đạt 150 và 200 nghìn
tấn/năm. Mức khai thác đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất gạch ốp lát, dự kiến đảm bảo nguồn cung và duy trì
mức giá mua từ 1,12 triệu – 1,6 triệu đồng/tấn (chưa tính chi phí thuế tài nguyên, giá trị gia tăng và vận chuyển).
b. Men màu & men tráng (tham khảo định mức sản xuất men tại Phụ lục 2)
Hiện nay, nguồn men màu và men tráng cho sản xuất gạch ốp lát đến từ cả nhập khẩu và nội địa. Trong đó
nguồn men nhập khẩu tới từ các quốc gia Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Mặc dù có chất
lượng men không cao bằng của Tây Ban Nha, men Trung Quốc được nhiều doanh nghiệp sử dụng do chi
phí thấp cùng với thời gian vận chuyển ngắn.
Biểu đồ 37: Cơ cấu nhập khẩu men vào Việt Nam theo quốc gia giai đoạn 2013 – 2017 theo UN Comtrade
80
Giá trị nhập khẩu men

60 9.1
8.1
(Triệu USD)

5.2 4.7 9.7 10.4


6.1 8.9
40 6.9 7.5

20 37.3 37.3 41.5 42.3


34.8

0
2013 2014 2015 2016 2017
Trung Quốc Tây Ban Nha Thái Lan Đài Loan Ấn Độ Khác

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 29 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Theo số liệu mới nhất của UN Comtrade, men nhập khẩu từ Trung Quốc có tỉ trọng cao nhất, chiếm tới 42,3%
tổng giá trị nhập khẩu men vào nước ta. Tây Ban Nha đứng thứ hai với 10,4%. Năm 2017, Việt Nam nhập
khẩu 37.971 tấn men với mức giá trị trung bình khoảng 1.83 USD/kg.
c. Nhiên liệu
Than đá (than cục & than cám) hoặc nhiên liệu khí (CNG & LNG) là hai nguồn cung cấp nhiệt lượng
trong sản xuất gạch ốp lát. Đối với các doanh nghiệp có dây chuyền đã đầu tư cả hai hệ thống dẫn khí
than và khí CNG hoặc LNG, họ có thể linh động trong việc sử dụng một trong hai nhiên liệu này.
Trong báo cáo này, mức tiêu hao nhiên liệu trong sản xuất cũng như nhu cầu nhiên liệu được chúng tôi sử
dụng theo định mức tiêu hao năng lượng ghi trong quyết định số 1586/QĐ-BXD về phê duyệt quy hoạch phát
triển vật liệu gốm, sứ xây dựng và đá ốp lát ở Việt Nam đến năm 2020 (tham khảo cụ thể tại Phụ lục 3).
Bảng 6: Ước tính chi phí sử dụng các loại nhiên liệu đầu vào trong sản xuất gạch ốp lát
Đơn vị Than cám 4a (kg) CNG (mmBTU)
Kcal/Đv đo quy
Nhiệt lượng tỏa ra 6.500 10.080
chuẩn
Định mức tiêu hao trung bình Kcal/kg 1.800 1.800
Khối lượng TB Ceramic & Granite Kg/m2 21 21
Tổng nhiệt lượng cần để sản xuất 1,8
Kcal 68.040.000.000 68.040.000.000
triệu m2
Lượng cần đối với mỗi nhiên liệu Đv đo quy chuẩn 10.467.692 270.007
Giá bán nhiên liệu theo đồng/đv đo VNĐ/Đv đo quy
2.192 `142.955
lường (giá mua lẻ ước tính) chuẩn
Chi phí mua nhiên liệu để đảm bảo
22.944.742.464 38.598.850.690
sản xuất
Chi phí điện bộ phận khí hóa than
Tổng chi phí điện 1 năm
VNĐ 3.088.800.000
(giả định sx 330 ngày) Từ lúc nhà máy đi vào vận
Chi phí nước sản xuất 330 ngày 310.068.000 hành, chi phí bảo dưỡng
Chi phí lương công nhân vận hành hệ thống cấp CNG hàng
Tiền lương bình quân VNĐ/người/tháng 6.000.000 năm sẽ do đơn vị cung cấp
Tổng số lao động Người 15 khí đảm nhiệm. Nhà máy
chỉ phải kiếm tra và bảo
Chi phí tiền lương 1 năm VNĐ 1.080.000.000
dưỡng phần hệ thống
Chi phí bảo dưỡng 1 tháng VNĐ/tháng 36.000.000
đường ống cấp vào lò
Chi phí bảo dưỡng, vận hành 1 năm VNĐ 432.000.000 nung. Chi phí này rất thấp
Chi phí khấu hao tài sản nên chúng tôi không xem
Giá trị tài sản đầu tư VNĐ 4.123.000.000 xét ước tính.
Thời gian khấu hao dự kiến Năm 5
Giá trị khấu hao 1 năm VNĐ 824.600.000
Tổng chi phí nhiên liệu VNĐ 28.680.210.460 38.598.850.690

Kết quả trên dựa theo nghiên cứu tại Tạp chí khoa học & công nghệ 106(06): 9 – 14, chúng tôi ước tính chi phí
sử dụng 2 loại nhiên liệu: khí hóa than (đầu vào than cám 4a) và khí CNG. Trong đó, hệ số K cho tính giá khí
CNG là 0,8. Trên thực tế, chỉ số tính giá K có thể thấp hơn tùy theo hợp đồng mua nhiên liệu với nhà cung cấp.
Có thể thấy, chi phí sử dụng khí CNG cao hơn khoảng 34,6% so với sử dụng than cám 4a trong sản xuất gạch
ốp lát.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 30 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

c.1. Than đá (Than cục & Than cám loại 4a – 4b)


Để chuyển hóa than đá thể rắn sang dạng khí trước khi dẫn vào lò nung, doanh nghiệp gạch ốp lát trong nước
sử dụng 2 loại lò là lò hơi ghi xích và lò khí hóa than (tầng cố định, tầng sôi hoặc dạng dòng cuốn).
Bảng 7: Chủng loại và nhu cầu nhiên liệu than lò hơi ghi xích & lò khí hóa than
Loại lò Lò hơi ghi xích Lò khí hóa than
Loại than sử dụng Than cám 4a – 4b Than cục 4a – 4b
Cỡ hạt 0 – 15 (mm) 15 – 50 (mm)
Nhiệt trị 6.050 – 6.500 Kcal/Kg 7.450 – 8.000 Kcal/Kg
Độ tro 20% - 24% 5% - 9%
Nguồn: FPTS Research.

Với sản lượng sản xuất năm 2019 ước đạt 623 triệu m2 và cơ cấu sản xuất đối với cotto, ceramic và porcelain
lần lượt là 4,1%; 73,1% và 22,8% (căn cứ theo cơ cấu năng lực sản xuất toàn ngành); chúng tôi ước tính mỗi
năm ngành gạch ốp lát Việt Nam sẽ cần khoảng 3,1 – 3,3 triệu tấn than cám loại 4 hoặc 2,4 – 2,6 triệu tấn đối
với than cục nhóm 4.
Biểu đồ 38: Cung cầu than trong nước & giá bán than nhiệt 6.000 kcal/kg
60 2.0 140
Đv: Triệu tấn

1.9 120
50 1.8
Triệu VNĐ/tấn

1.7 100

USD/tấn
40 1.6 80
1.5
30 1.4 60
1.3 40
20 1.2
1.1 20
10 1.0 0
0

Giá bán than 4b cho sản xuất điện trong nước (triệu VNĐ/tấn)
Sản lượng khai thác Sản lượng tiêu thụ
Giá than nhiệt Úc FOB 6000 kcal/kg tại cảng Newcastle
Nhập khẩu Xuất khẩu (USD/tấn)
Nguồn: Bộ Công thương, Vinacomin, Bloomberg, FPTS Research.

Về trữ lượng than trong nước, tỉnh Quảng Ninh chiếm tới 67% trữ lượng than cả nước với khoảng 10,5 tỷ tấn
(Vinacomin, 2009) trong đó chủ yếu là than đá. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu ngày một
gia tăng. Với nhu cầu cao từ sản xuất, thiếu hụt nguồn cung ngày càng lớn dẫn đến nhập khẩu tăng mạnh trong
những năm gần đây. Theo Vinacomin, đến năm 2020, nhu cầu than trong nước dự kiến là 81,3 triệu tấn (sản
xuất điện đóng góp 73,2%) trong khi sản xuất ở mức 44,0 triệu tấn và phần thiếu hụt buộc phải nhập khẩu.
Trữ lượng than lộ thiên sắp cạn kiệt, điều kiện khai thác xuống sâu -300m, gánh nặng thuế phí lên tới 16% so
với trung bình 12% của thế giới trong khi thuế nhập khẩu than ở mức 0% đã khiến giá than trong nước cao
hơn so với giá than nhập khẩu. Tại đầu quý 2/2019, giá than 4b bán cho sản xuất điện (nhóm ngành được ưu
tiên trong đầu ra ngành than) ở mức 1.992.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, đối với nhóm hộ khác (bao gồm gạch ốp
lát), mức giá sẽ cao hơn từ 5% – 10% theo Tập đoàn than & khoáng sản (TKV).
Theo Ngân hàng Thế giới, giá than dự báo giảm trung bình 4,4%/năm trong giai đoạn 2019 – 2030. Trong
bối cảnh cạnh tranh về giá bán gạch ốp lát ngày càng gay gắt, dự báo giá than kỳ vọng là yếu tố tích
cực giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp trung bình ngành trong thời gian tới.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 31 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

c.2. Khí nén thiên nhiên (CNG) & Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
Với độ sạch khi đốt của khí đạt trên 98% trong khi sử dụng than đá tồn tại nhiều nhược điểm (hiệu quả cháy
thấp, khó kiểm soát nhiệt độ và rủi ro cháy nổ khi sử dụng lò hơi), khí thiên nhiên CNG ưu việt hơn than trong
sản xuất gạch ốp lát. Do vậy, việc sử dụng nhiên liệu khí là xu hướng. Tuy nhiên, chi phí lại cao hơn nhiều so
với sử dụng than.
Biểu đồ 39: Trữ lượng khí thiên nhiên & Diễn biến giá dầu FO 380cst Singapore

Trữ lượng khí thiên nhiên thăm dò 800


được 1996 - 2016 700
800 800
617.1 600
600 596.5 600 500

USD/tấn
Năm khai thác
Tỷ m3

400
400 400
220 300
171
200 200 200
34.2 57.6
100
0 0
1996 2006 2016 0

1/1/15
1/7/15
1/1/11
1/7/11
1/1/12
1/7/12
1/1/13
1/7/13
1/1/14
1/7/14

1/1/16
1/7/16
1/1/17
1/7/17
1/1/18
1/7/18
1/1/19
1/7/19
Trữ lượng (trái)
Thời gian khai thác còn lại (phải)
Nguồn: BP, VPI/EMC, Bloomberg, FPTS Research.
Trữ lượng khí thiên nhiên lớn đạt 617 tỷ vào năm 2016 với tổng số 55 mỏ khí đã, đang và chưa phát triển
m3
hoàn toàn đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ trong nước trong thời gian 57 năm tới. Khí thiên nhiên sản xuất chỉ
tiêu thụ trong nước do sản lượng không cao (64,8% khai thác từ mỏ khí và 35,2% từ khí đồng hành).
Khu vực phía Bắc với bể Sông Hồng có số lượng mỏ khiêm tốn, trữ lượng khí đồng hành thấp (1,12% tổng trữ
lượng cả nước) và sản lượng khí khai thác chỉ chiếm 1,36% cả nước năm 2016. Do vậy, có sự phân hóa về
sử dụng nhiên liệu giữa các doanh nghiệp phía Bắc và phía Nam. Cụ thể, do nguồn cung than antraxit dồi dào
và gần về vị trí địa lí, khí hóa than là lựa chọn của các doanh nghiệp gạch ốp lát phía Bắc. Ngược lại, các doanh
nghiệp tại khu vực phía Nam lựa chọn CNG với lợi thế đường ống dẫn khí, đặc biệt tại Vũng Tàu và Đồng Nai.
Theo PV Gas South, giá bán CNG được xác định bằng K% giá bán nhiên liệu FO được thông báo tại từng thời
điểm, đơn vị tính là Việt Nam đồng/mmBTU và được tính theo công thức như sau:
PCNG = K x (PFO/38.9) * K: Chỉ số giá CNG (theo tỉ lệ % so với giá FO)
Trong đó: 1mm BTU = 1,000,000 BTU 1 tấn FO = 38.9 mm BTU
PCNG: Giá bán CNG, đơn vị tính VNĐ/mmBTU.
PFO: Giá bán FO được thông báo tại từng thời điểm theo tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị
tính VNĐ/tấn (đã bao gồm VAT).
Khí CNG được vận chuyển dưới dạng đường ống dẫn khí hoặc thể lỏng LNG để vận chuyển bằng xe bồn. Tuy
nhiên, lựa chọn vận chuyển bằng xe bồn có chi phí lớn, cao hơn nhiều so với khí CNG bằng đường ống.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 32 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

2. Hoạt động sản xuất


a. Nung nhanh một lần là công nghệ ưu tiên lắp đặt từ cuối 2010 tới nay (Chi tiết quy trình)
Tương tự như đã phân tích trong phần hoạt động sản xuất ngành gạch ốp lát thế giới, các doanh nghiệp trong
nước sử dụng công nghệ sản xuất nung nhanh một lần, hai lần và ba lần. Nung hai lần là công nghệ phổ biến
nhất do đa số các doanh nghiệp có nhà máy xây dựng trong giai đoạn 2000 – 2010. Trong khi đó, nung nhanh
một lần được sử dụng với các dây chuyền lắp đặt từ 2010 đến nay nhờ tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất
trung bình trong khi chất lượng gạch vẫn được đảm bảo. Công nghệ nung ba lần cho chất lượng gạch cao với
độ bền vượt trội. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất kéo dài và chi phí sản xuất cao (quy trình gạch nung ba yêu
cầu gạch trải qua ba lần nung với đặc điểm nhiệt độ giai đoạn nung sau thấp hơn so với giai đoạn liền kề trước
đó), số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này còn rất hạn chế. Hiện nay mới chỉ có Prime – doanh
nghiệp đầu ngành với thị phần tiêu thụ 15% (2016) là có sử dụng công nghệ này.
b. Các doanh nghiệp có công suất lớn là các doanh nghiệp FDI và không niêm yết
Theo Hiệp hội gốm sứ Việt Nam, ngành gạch trong nước có sự tham gia của 82 doanh nghiệp quy mô vừa và
lớn cùng hàng loạt các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp FDI và tư nhân không niêm yết có năng lực
sản xuất trên 10 triệu m2/năm được đánh dấu màu xanh theo biểu đồ công suất dưới đây.
Biểu đồ 40: Thống kê năng lực sản xuất ceramic năm 2019 theo Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam

70
60
50
40
30
20
10
0
Viglacera Thăng…

Gạch men Thanh…

Men sứ Thừa…
CTCP Hoàng Gia
Mikado

Catalan

Gạch men Thái Bình

Long Tai
CMC

Nhà Ý
Đồng Tâm

Gốm sứ Thanh Hà

TNHH Việt Anh

Hacera

Vitaly

CTCP Trúc Thôn


Tasa
VTC

Toko

Kim Phong
Vicenza

Hoàn Mỹ

American Home Vn
Chang Yih

TNHH Ngọc Sơn


TTC

Hoàng Hà

TNHH Thắng Cường

Gạch men Anh Em

Thạch Bàn

Shijar

Gạch men An Giang


Vitto

Royal Ceramics

Kinh Minh

CTCP Cẩm Bình

Việt Ý
Cosevco
CTCP Vĩnh Thắng
Ý Mỹ

CTCP Thế giới

Bách Thành

Viglacera Hà Nội

Gạch men Hồng Hà


Prime

Biểu đồ 41: Thống kê năng lực sản xuất porcelain năm 2019 theo Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam
60
50
40
30
20
10
0

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 33 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

3. Hoạt động đầu ra


a. Các chủng loại gạch ốp lát trên thị trường (quay lại)
Sản phẩm đầu ra gồm có 3 loại sản phẩm chính là gạch cotto, gạch ceramic và gạch porcelain. Từ đó,
các nhóm sản phẩm chia ra gồm có gạch ốp ceramic, gạch lát ceramic tráng men, gạch gốm (hay còn gọi là
gạch cotto), gạch lát porcelain sứ và gạch porcelain bán sứ. Tại thị trường Việt Nam, để quảng cáo gạch
porcelain có chất lượng tốt, thẩm mĩ cùng tính chất vật lí gần bằng với đá tự nhiên; người bán thường tư vấn
bán hàng với khách là gạch granite. Do đó, gạch lát granite tại nước ngoài là bột đá ép nhân tạo còn tại Việt
Nam chỉ là tên gọi khác thay cho porcelain với nguyên liệu chính là tràng thạch.

Bảng 8: Bảng phân loại các loại gạch ốp lát trên thị trường
Gạch ốp
Gạch lát Ceramic Gạch lát Porcelain
Ceramic
Gạch gốm Gạch
Gạch tráng men Gạch bán sứ Gạch sứ
(Cotto) tráng men
Tràng thạch và bột đá thạch anh
Thành phần Trên 70% là khoáng vật sét đỏ, do đó sản phẩm có chiếm tỉ trọng hơn 70%; 25% là
xương gạch xương gạch màu đỏ đặc trưng cao lanh; do đó xương gạch có
màu sáng (xám trắng)
Nghiền khô, Nghiền ướt, ép bán khô với máy ép Nghiền ướt, ép bán khô với máy
Công nghệ
đùn dẻo & thủy lực từ 2.000 – 3.500 tấn/m2 & ép thủy lực trên 4.000 tấn/m2 &
sản xuất
nung nhanh nung nhanh nung nhanh
Nhiệt độ nung 1.050oC ~ 1.150oC 1.200 ~ 1.250oC
Độ hút nước 6% ≤ E ≤
3% ≤ E ≤ 6% E > 10% 0.5% < E ≤ 3% E ≤ 0.5%
(E) 10%
170 - 250 > 350
Độ cứng gạch > 220 Kg/cm2 > 220 Kg/cm2 > 280 kg/cm2
Kg/cm2 kg/cm2
Nặng, thân cứng, cắt bằng máy
Nhẹ, thân xốp, dễ cắt, giá rẻ hơn porcelain, chịu lực ở
cầm tay khó hay tạo vết răng cưa
Đặc điểm mức trung bình, dễ trầy bề mặt, dễ ố và nấm mốc do
tại mặt cắt), chịu lực lớn, chống
khả năng chống thấm chỉ ở mức trung bình
ố và mốc
Ốp khu vực tường, các khu vực ít độ ẩm và những nơi Lát sàn nội và ngoại thất.
Vị trí lắp đặt lưu thông ít chịu tác dụng của lực ma sát. Thích hợp với lắp đặt ngoài trời
Không thích hợp cho việc sử dụng ngoài trời. do khả năng chống thấm cao.
Nguồn: FPTS Research.
Biểu đồ 42: Ảnh các mẫu gạch ốp lát trên thị trường trong phối cảnh nội ngoại thất

Ảnh: Gạch gốm cotto Gạch ceramic lát tráng men Gạch ceramic ốp tráng men Gạch porcelain xương sứ lát sàn

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 34 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

b. Dự báo xu hướng tiêu dùng gạch ốp lát trong thời gian sắp tới của ngành
Thị trường gạch ốp lát Việt Nam có đặc điểm là phân khúc cao cấp chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu trong
khi sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước đa phần cạnh tranh mạnh ở các phân khúc trung và thấp. Do
vậy, xu hướng tiêu dùng của thị trường chủ yếu sẽ theo thị hiếu cũng như mẫu mã của gạch ốp lát nhập khẩu.
Các doanh nghiệp sản xuất trong nước từ đó mà lên kế hoạch sản xuất các sản phẩm có mẫu mã và kích
thước tương đồng nhưng có giá bán và chất lượng thấp hơn.

Xu hướng tiêu dùng gạch ốp lát thay đổi tương đối nhanh. Các mẫu mã thường được ưa chuộng từ 2 tới 3
năm. Trong giai đoạn 2019 - 2021, gạch cỡ nhỏ và gạch mosaic (kích thước 10x10cm, 15x15cm, 20x7cm và
20x20cm) và gạch kích thước lớn và siêu lớn (80x80cm, 60x120cm, 80x120cm, 120x240cm và 160x320cm)
được dự báo tiêu thụ phổ biến nhất. Gạch ốp lát tấm lớn với ưu điểm: giảm số lượng khe sàn, cho cảm giác
sàn nhà liền khối và rộng hơn. Đồng thời, bề mặt sàn và tường với ít khe sẽ dễ vệ sinh và phối nội thất, đặc
biệt khi xu hướng thiết kế tối giản đang ngày càng được ưa chuộng.

Bảng 9: Bảng tổng hợp xu hướng tiêu thụ gạch ốp lát 2020
Xu hướng Minh họa

Gạch ốp lát giả các


vật liệu tự nhiên như
gỗ, sàn xi măng, đá tự
nhiên và lụa

Màu sắc

Gạch lát dạng vuông


truyền thống cùng với
xu hướng ngày càng
phổ biến của gạch
ván (hình chữ nhật)
và dạng lục giác Gạch vuông Gạch thanh Lục giác
Cỡ nhỏ: 10x10cm - 15x15cm - 20x7cm - 20x20cm
Kích thước Cỡ lớn & siêu lớn: 80x80cm - 60x120cm - 80x120cm - 120x240cm -
160x320cm
Nguồn: FlooringInc, FPTS Research.

Do xu hướng tiêu dùng gạch ốp lát chỉ từ 2 tới 3 năm cho từng kiểu mẫu mã và kích thước, việc sở hữu
dây chuyền sản xuất kích thước lớn và trang trí in kĩ thuật số giúp các doanh nghiệp sản xuất có thể
đa dạng kích thước và kiểu hoa văn trang trí. Vì vậy, khả năng thích ứng với thị hiếu của thị trường sẽ
nhanh hơn so với các doanh nghiệp không sở hữu hai điều kiện này.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 35 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

c. Tình hình xuất nhập khẩu


Việt Nam nằm trong nhóm 25 quốc gia có giá trị xuất khẩu gạch ốp lát lớn nhất thế giới. Theo số liệu của
UNComtrade năm 2017, giá trị xuất khẩu đạt 155 triệu USD (+1,9% yoy) với sản lượng ước tính chỉ 32,3 triệu
m2. Con số tương đương 5,8% sản lượng sản xuất trong năm và thấp hơn rất nhiều nếu so với Ý (78,8%), Tây
Ban Nha (78,1%) hay Trung Quốc (15,0%). Thái Lan và Đài Loan là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước
ta. Điều này dễ hiểu khi Prime thuộc tập đoàn Siam (Thái Lan), Taicera và nhiều doanh nghiệp gạch ốp lát khác
có vốn đầu tư từ Đài Loan thực hiện các đơn hàng và xuất về công ty mẹ.
Về nhập khẩu, gạch ốp lát Trung Quốc và Tây Ban Nha chiếm tỉ trọng lớn với 73,9% giá trị nhập khẩu năm
2017 (99,9 triệu USD). Sản lượng gạch nhập khẩu chỉ đạt 13,3 triệu m2 do chất lượng cũng như giá bán cao
hơn hẳn so với gạch trong nước, chủ yếu tiêu thụ ở phân khúc cao cấp.
Biểu đồ 43: Giá trị xuất nhập khẩu gạch ốp lát theo quốc gia có tỉ trọng lớn nhất
Xuất khẩu 250 Nhập khẩu
250
200
200

Triệu USD
150
Triệu USD

150

100
100

50 50

0 0
2013 2014 2015 2016 2017 2013 2014 2015 2016 2017
Thái Lan Đài Loan Hàn Quốc Trung Quốc Tây Ban Nha Malaysia
Campuchia Malaysia Quốc gia khác Ấn Độ Ý Khác
Nguồn: UN Comtrade, FPTS Research.
d. Ngành gạch ốp lát phân mảnh với thị phần lớn nhất thuộc về Prime – doanh nghiệp FDI
Biểu đồ 44: Cơ cấu thị phần gạch ốp lát tính theo sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp năm 2018
Prime Vitto
V.T.C Hoàng Gia
13.5%
Tasa Hoàn Mỹ
CMC Catalan
Viglacera Tiên Sơn Viglacera Thăng Long
6.5% Vĩnh Thắng Pancera
37.2%
Taicera Ý Mỹ
3.8% Gạch men Thạch Anh Viglacera Hạ Long
3.6% Mikado Bạch Mã
Hoàng Hà Vitaly
3.2% Gạch men Thanh Thanh Anh em Dic
Gạch Đông Nam Á Toko
3.2% Thạch Bàn Trúc thôn
3.1% Gạch men Nhà Ý Đồng Tâm
2.4% CYC Bách Thành
Cosevco American Home
1.5% Các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác
Nguồn: Tổng cục thống kê, FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 36 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Ngành gạch ốp lát có mức độ phân mảnh cao với khoảng 82 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn cùng hàng loạt
các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Theo Tổng cục thống kê, năm 2018 có tới 5.521 doanh nghiệp hoạt động trong
mảng gạch ngói ốp lát. Năm 2018 cả nước tiêu thụ khoảng 542 triệu m2 và trong đó CTCP Prime Group thuộc
tập đoàn Siam (Thái Lan) chiếm thị phần lớn nhất với 13,5%. Tiếp đến là các doanh nghiệp không niêm yết
như Vitto, gạch men VTC, tập đoàn Hoàng Gia (Royal Group), gạch men Tasa, TNHH Hoàn Mỹ.
Đối với nhóm các doanh nghiệp niêm yết, công ty cổ phần CMC (HSX: CVT) có thị phần lớn nhất với 3,09%.
Tiếp đến là các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Viglacera gồm Viglacera Tiên Sơn (HNX: VIT),
Viglacera Thăng Long (UpCOM: TLT) và Viglacera Hạ Long (HNX: VHL) với thị phần 2018 lần lượt đạt 1,82%,
1,57% và 1,34%. Các doanh nghiệp còn lại gồm có Taicera (HSX: TCR) 1,48%; gạch men Thanh Thanh (HNX:
TTC) 0,91%; Trúc Thôn (UpCOM: TRT) 0,76% và gạch men Chang Yih (UpCOM: CYC) 0,51%.
e. Thị trường cạnh tranh gay gắt tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành lớn cùng sản phẩm gạch ốp lát không có khác biệt lớn giữa
các thương hiệu đã khiến thị trường đầu ra của ngành cạnh tranh rất gay gắt trong những năm gần đây. Tình
hình cạnh tranh khiến giá bán các sản phẩm gạch ốp lát có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Biểu đồ 45: Diễn biến giá bán trung bình các chủng loại gạch ốp lát giai đoạn 2011 – Quý 2/2019

300,000 80%
Nguồn: Báo giá VLXD theo quý tại các tỉnh Vĩnh
200,000 Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Quảng Nam & Đồng Nai; 60%
FPTS Research. 40%
100,000
20%
0
0%
-100,000 -20%
-200,000 -40%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Cotto Ceramic Porcelain


% thay đổi giá cotto % thay đổi giá ceramic % thay đổi giá porcelain

Biểu đồ 46: Tỉ suất lợi nhuận trung bình ngành gạch ốp lát giai đoạn 2009 - 2018

20% 18.90%
19%
18% 16.90%
17% 16.21% 15.82%
16% 15.18% 15.13%
15% 14.24% 13.91%
13.81%
14% 13.21%
13%
12%
11% Nguồn: Tổng cục thống kê, FPTS Research.
10%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Sức ép cạnh tranh khiến các doanh nghiệp trong ngành phải tiến hành giảm giá bán để có thể tiêu thụ sản
lượng gạch ốp lát sản xuất trong năm. Giá bán các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp giảm khiến biên lợi
nhuận gộp bị thu hẹp. Biên gộp trung bình 50 doanh nghiệp đầu ngành chỉ đạt 13,91% trong năm 2018, giảm
0,33% so với 2017 và 1,91% so với năm đỉnh gần nhất 2015.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 37 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

III. Cung cầu ngành gạch ốp lát Việt Nam


Ngành gạch ốp lát Việt Nam thặng dư cung trong giai đoạn 2010 – 2019 với tỉ trọng trung bình sản lượng tiêu
thụ trên sản xuất trong kì ở mức 90%. Giai đoạn 2010 – 2012, do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế và khủng
hoảng nhà đất tại Việt Nam, sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát giảm mạnh trong thời gian này. Mức
giảm lớn nhất lên tới lần lượt 24% & 29% vào năm 2012. Giai đoạn 2013 – 2017 chứng kiến sự phục hồi của
nền kinh tế và ngành gạch ốp lát. Ảnh hưởng tích cực từ thị trường xây dựng phục hồi kéo theo nhu cầu tiêu
thụ gạch tăng với mức tăng trưởng kép CAGR đạt 23,3%/năm. Đặc biệt trong năm 2017, tiêu thụ gạch đạt 580
triệu m2 (+41% yoy, 103,6% sản xuất cùng kì). Trong 2 năm 2018 - 2019, bức tranh ngành lại kém khả quan
khi sản lượng sản xuất 2019 ước đạt 623 triệu m2, tăng 3,5%% so với cùng kì (mức tăng trưởng thấp nhất kể
từ năm 2013). Sản lượng tiêu thụ ước tính chỉ tăng 3,7% yoy khi chỉ đạt 562 triệu m2 trong năm 2019.
Biểu đồ 47: Cung cầu ngành gạch ốp lát Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019

700 100%
600
80%
Sản lượng (Triệu m2)

500
400 60%
300 40%
200
100 20%
0 0%
-100
-20%
-200
-300 -40%
2000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019e

Sản xuất Tiêu thụ Tăng trưởng sản xuất Tăng trưởng tiêu thụ

Nguồn: Ceramic World Web, FPTS Research.

Biểu đồ 48: Sản xuất & tiêu thụ gạch ốp lát theo chủng loại giai đoạn 2010 – 2019

600
Sản lượng (Triệu m2)

500
400
300
200
100
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019e
Sản xuất gạch cotto & ceramic Tiêu thụ gạch cotto & ceramic
Sản xuất gạch porcelain Tiêu thụ gạch porcelain

Nguồn: Acimac, Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, FPTS Research.

Do là sản phẩm mới so với ceramic & cotto và đang trong xu hướng tiêu dùng, sản lượng tiêu thụ gạch porcelain
gần như duy trì ngang bằng với sản lượng sản xuất trong giai đoạn 2010 – 2019. Tỉ lệ tiêu thụ trên sản xuất
trung bình của porlain đạt 90,4% qua các năm, ước tính đạt 140 triệu m2 sản xuất và 126 triệu m2 tiêu thụ trong
năm 2019. Ngược lại, đối với gạch cotto & ceramic, mức chênh lệch cung cầu là lớn hơn. Trong năm 2019,
sản lượng sản xuất ước đạt 483 triệu m2 (+3,5% yoy) và tiêu thụ là 436 triệu m2 (+3,7% yoy).

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 38 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

IV. Môi trường kinh doanh ngành gạch ốp lát Việt Nam
1. Cơ quan & hiệp hội tham gia quản lí ngành gạch ốp lát trong nước
 Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn
 Bộ Tài nguyên và Môi trường: www.monre.gov.vn
 Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam: www.vnceramic.org.vn

2. Một số văn bản pháp lý & quy định ảnh hưởng lớn tới ngành gạch ốp lát
Quyết định 1469/QĐ – TTg & 1586/QĐ – BXD là các quyết định về quy hoạch phát triển tổng thể ngành Vật
liệu xây dựng được Thủ tướng chính phủ Bộ Xây dựng đề ra với ba mục tiêu chính:
 Tập trung nguồn lực để phát triển bền vững vật liệu gạch ốp lát đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
và tham gia xuất khẩu với mục tiêu 25% – 30% sản lượng sản xuất trong nước.
 Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm đến năm 2020 đạt tỉ lệ 65% ceramic, porcelain 25% và cotto 10%.
 Hình thành các khu công nghiệp khai thác, chế biến nguyên liệu tập trung và chuyên môn hóa có công
nghệ tiên tiến, để đến năm 2020 các doanh nghiệp sản xuất sử dụng 90% - 100% nguyên liệu, 85 – 90%
men màu và 65 – 70% phụ kiện sản xuất trong nước.
Bảng 10: Chi tiết quy hoạch theo quyết định 1469/QĐ - TTg
Chỉ tiêu quy hoạch
Các cơ sở sản xuất gạch ốp lát đầu tư mới có công suất không nhỏ
hơn 6 triệu m2/năm
Quy mô công suất
Không đầu tư mới và mở rộng các cơ sở sản xuất gạch ceramic. Ưu
tiên đầu tư phát triển sản xuất gạch porcelain và cotto
Ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu
Công nghệ sản xuất sản xuất, ứng dụng các công nghệ trang trí mới và sản xuất định
hướng các sản phẩm kích thước lớn.
Mức tiêu hao nhiên liệu
Gạch ceramic: 1.600 kcal/kg sản phẩm
- Nhiệt năng, không lớn hơn Gạch porcelain: 2.000 kcal/kg sản phẩm
Gạch cotto: 1.800 kcal/kg sản phẩm
Gạch ceramic: 0,12 kwh/kg sản phẩm
- Điện năng, không lớn hơn Gạch porcelain: 0,40 kwh/kg sản phẩm
Gạch cotto: 0,15 kwh/kg sản phẩm
Tổng cộng 570 triệu m2
Gạch ceramic: 350 triệu m2 (xuất khẩu 25,7%)
Dự báo nhu cầu đến năm 2020 Gạch porcelain: 140 triệu m2 (xuất khẩu 30,0%)
Gạch cotto: 50 triệu m2 (xuất khẩu 32,0%)
Đá ốp lát: 30 triệu m2 (xuất khẩu 23,3%)
Vùng cao lanh Phú Thọ 100.000 – 200.000 tấn/năm
Vùng cao lanh Quảng Ninh 300.000 – 500.000 tấn/năm
Hình thành 5 vùng chế biến nguyên
Vùng tràng thạch Quảng Nam 100.000 – 200.000 tấn/năm
liệu
Vùng cao lanh Lâm Đồng 200.000 – 300.000 tấn/năm
Vùng cao lanh Bình Dương 200.000 – 500.000 tấn/năm

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 39 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

3. Các hiệp định thương mại ảnh hưởng lớn tới ngành gạch ốp lát
Bảng 11: Biểu thuế nhập khẩu
Thuế suất
Loại thuế Ngày hiệu lực Căn cứ pháp lý
(%)
Thuế nhập khẩu ưu đãi 35% 01/01/2018 125/2017/NĐ-CP
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
ASEAN (ATIGA) 0% 01/01/2019 156/2017/NĐ-CP
ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) 50% 01/01/2019 153/2017/NĐ-CP
ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) 0% 01/01/2019 157/2017/NĐ-CP
Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) 16% 01/04/2019 155/2017/NĐ-CP
ASEAN – Úc – Niu-di-lân (AANZFTA) 0% 01/01/2019 158/2017/NĐ-CP
ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) 15% 31/12/2018 159/2017/NĐ-CP
Việt Nam – Chi Lê (VCFTA) 44% 01/01/2019 154/2017/NĐ-CP
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Ngành gạch ốp lát trong nước được bảo hộ với mức thuế nhập khẩu cao. Với các hiệp định thương mại tự do
được kí kết, lộ trình giảm thuế sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc – quốc gia
chiếm tới 72,1% (trung bình thị phần giai đoạn 2013 – 2017) tổng sản lượng nhập khẩu gạch ốp lát của nước
ta, mức thuế vẫn sẽ giữ nguyên ở mức 50%. Đây là động thái nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nội địa khỏi cuộc
đua cạnh tranh giá với doanh nghiệp Trung Quốc khi họ có lợi thế về quy mô sản xuất.
Biểu đồ 49: Mức thuế nhập khẩu đối với gạch ốp lát của Việt Nam trong các hiệp định FTA (Đơn vị: %)

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
2018 2019 2020 2021 2022 2023

Thuế nhập khẩu ưu đãi ACFTA VJEPA AIFTA VCFTA ATIGA

Nguồn: Tổng cục hải quan.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 40 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

V. Môi trường cạnh tranh ngành gạch ốp lát Việt Nam


Mức độ cạnh tranh của ngành gạch ốp lát được xem xét dựa trên mô hình Five-Forces của Michel Porter. Mức
độ cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào năm yếu tố cơ bản: (1) hàng rào gia nhập ngành, (2) mức độ
cạnh tranh giữa những đối thủ hiện tại, (3) áp lực từ sản phẩm thay thế, (4) sức mạnh mặc cả của khách hàng
và (5) sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp.

Các rào cản gia nhập


ngành

Áp lực từ sản phẩm thay Mức độ cạnh tranh trên thị


thế trường

Khả năng mặc cả của nhà Khả năng mặc cả của nhà
cung cấp khách hàng

Nhìn chung, cạnh tranh trong ngành gạch ốp lát Việt Nam ở mức cao. Thứ nhất, rào cản gia nhập ở mức
trung bình do ngành gạch ốp lát có yêu cầu vốn và yếu tố công nghệ không quá cao. Trong khi đó, số lượng
doanh nghiệp trong ngành lớn cùng sản phẩm gạch ốp lát giữa các doanh nghiệp không có sự khác biệt vượt
trội khiến mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ở mức cao. Thứ hai, nhóm vật liệu xây dựng
hoàn thiện có rất nhiều chủng loại có thể thay thế cho gạch ốp lát, gồm gỗ tự nhiên, gỗ ép nhân tạo, đá tự
nhiên, đá nhân tạo, nhựa tổng hợp, inox hay xi măng. Vì vậy, áp lực cạnh tranh tới từ sản phẩm thay thế là rất
lớn, đặc biệt trong bối cảnh giá các vật liệu khác cũng trong xu hướng giảm nhằm gia tăng tính cạnh tranh.

1. Các rào cản gia nhập ngành

Yếu tố Mức độ Nhận định

Ngành gạch ốp lát là ngành thâm dụng vốn và có yêu cầu đầu
tư công nghệ mới, đặc biệt trong công đoạn trang trí sản phẩm.
Với mức đầu tư bình quân 105,1 tỷ đồng cho 1 dây chuyền
Yêu cầu vốn Trung bình
porcelain công suất 1 triệu m2/năm cùng với chi phí đào tạo công
nhân ở mức trung bình, chúng tôi đánh giá mức yêu cầu vốn để
tham gia vào ngành ở mức trung bình.

Các doanh nghiệp trong ngành sử dụng dây chuyền công nghệ
tương đồng nhau và đều chạy theo các xu hướng mẫu mã thiết
Chi phí chuyển đổi nhà
Thấp kế chung của thị hiếu tiêu dùng. Do vậy, với việc sản phẩm
cung cấp
không có sự khác biệt vượt trội giữa các doanh nghiệp, chúng
tôi nhận định chi phí chuyển đổi nhà cung cấp ở mức thấp.

Sự tiếp cận đến các Gạch ốp lát trong nước phân phối chủ yếu qua hệ thống đại lí
Thấp cạnh tranh. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có hệ thống
kênh phân phối
showroom và cửa hàng phân phối độc quyền. Do vậy, rào cản

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 41 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

từ khả năng tiếp cận hệ thống phân phối ở mức thấp khi các
doanh nghiệp mới tham gia có thể chịu lỗ và đưa ra mức giá
bán thấp cùng tỉ lệ chiết khấu cao hơn nhằm giành thị phần với
các doanh nghiệp đã có trong ngành.

Theo quyết định số 1469/QĐ-TTg & 1586/QĐ-BXD, Nhà nước


chủ trương quy hoạch không đầu tư và cấp phép xây mới nhà
máy gạch ốp lát ceramic (chỉ ưu tiên xây mới cho porcelain và
Chính sách của Chính cotto). Đồng thời, các cơ sở sản xuất mới phải có công suất
Cao
phủ không nhỏ hơn 6 triệu m2/năm, tương đương mức đầu tư tối
thiểu khoảng 631 tỷ đồng. Với những lí do trên, chúng tôi nhận
định rào cản gia nhập theo chính sách của chính phủ ở mức
cao.

Nhìn chung, rào cản gia nhập ngành gạch ốp lát được đánh
giá ở mức trung bình. Yêu cầu vốn ở mức trung bình, khả
Đánh giá chung Trung bình năng tạo khác biệt về sản phẩm và tiếp cận kênh phân phối
thấp, lợi thế kinh tế từ quy mô ở mức trung bình. Rào cản
từ quy hoạch theo chính sách của Chính phủ ở mức cao.

2. Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại


Yếu tố Mức độ Nhận định
Theo số liệu Tổng cục thống kê năm 2017, số lượng doanh
nghiệp hoạt động trong mảng vật liệu ốp lát khoảng 5.521 doanh
Số lượng doanh nghiệp
Cao nghiệp và cơ sở sản xuất. Ngoại trừ Prime với thị phần 13,7%,
trong ngành
các doanh nghiệp có quy mô trung bình còn lại có thị phần gần
như tương đương nhau, mức độ phân mảnh cao
Trong giai đoạn 2014 – 2017, thị trường xây dựng tăng tốc trở
Công suất tăng nhanh lại cùng với sự xuất hiện của dòng sản phẩm mới porcelain.
Cao
thông qua đầu tư lớn Công suất toàn ngành trong cùng giai đoạn đạt tốc độ tăng
trưởng kép 17,2%/năm khiến sản lượng sản xuất tăng mạnh.
Ngành thâm dụng vốn với mức đầu tư ở mức trung bình, khoảng
105,1 tỷ đồng cho nhà máy năng lực 1 triệu m2/năm. Tài sản
Rào cản thoát khỏi ngành Trung bình
đầu tư cho sản xuất ở mức chuyên môn hóa không cao cùng
chi phí cố định khi rút khỏi ngành không lớn.
Cạnh tranh ngành gạch ốp lát ở mức cao, trong đó các
Đánh giá chung Cao
doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 42 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

3. Khả năng mặc cả của khách hàng


Yếu tố Mức độ Nhận định
Do số lượng các nhà đại lí là rất lớn, chỉ có những đại lí hợp tác
Số lượng khách
Thấp lâu năm với doanh nghiệp sản xuất hoặc đã khẳng định được
hàng
thương hiệu riêng mới có khả năng mặc cả.
Gạch ốp lát là sản phẩm chuẩn hóa, đồng thời mẫu mã họa tiết
Sự khác biệt hóa trang trí không có nhiều sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Do
Thấp
trong sản phẩm vậy, khách hàng chắc chắn có thể tìm kiếm những nhà cung cấp
khác thay thế.
Tóm lại, từ nhận định từng yếu tố trên, chúng tôi đánh giá
Đánh giá chung Thấp khả năng mặc cả của khách hàng đối với các doanh nghiệp
gạch ốp lát ở mức thấp.

4. Khả năng mặc cả của nhà cung cấp


Yếu tố Mức độ Nhận định
Nguồn nguyên liệu cho ngành gạch ốp lát đến từ cả nội địa (cao
lanh, tràng thạch, than, khí,…) và nhập khẩu (men màu, phụ
Số lượng nhà cung gia). Với số lượng nhà cung cấp trong và ngoài nước là rất lớn
Thấp
cấp cùng với không có sự khác biệt về chất lượng gạch ốp lát cung
cấp, khả năng mặc cả của doanh nghiệp sản xuất là tương đối
cao.
Chi phí chuyển đổi Số lượng và thông tin nhà cung cấp nhiều dẫn đến chi phí
Thấp
nhà cung cấp chuyển đổi nhà cung cấp thấp.
Sự khác biệt của Các nhà cung cấp gần như không có sự khác biệt về khả năng
Thấp
các nhà cung cấp cung cấp và chất lượng nguyên liệu (khác biệt chủ yếu là giá)
Chúng tôi nhận định với số lượng lớn và sự khác biệt giữa
các nhà cung cấp không cao cùng với chi phí chuyển đổi
Đánh giá chung Thấp
thấp thì vị thế thương lượng của nhà cung cấp đối với các
doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát ở mức thấp.

5. Áp lực từ sản phẩm thay thế


Yếu tố Mức độ Nhận định
Ngoài gạch ốp lát, nhóm vật liệu xây dựng còn bao gồm gỗ
ốp lát tự nhiên & nhân tạo, đá tự nhiên, đá nhan tạo, nhựa
Áp lực từ sản
Cao tổng hợp,… Các sản phẩm cạnh tranh mạnh với nhau trên
phẩm thay thế
cả 3 phương diện: chất lượng, mẫu mã trang trí và giá. Do
vậy, chúng tôi đánh giá áp lực từ sản phẩm thay thế là cao.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 43 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

C. TRIỂN VỌNG NGÀNH GẠCH ỐP LÁT VIỆT NAM


I. Tiềm năng tăng trưởng ngành gạch ốp lát
1. Sản lượng sản xuất & tiêu thụ gạch ốp lát dự kiến có tốc độ tăng trưởng kép lần lượt
6,0% & 6,1% giai đoạn 2019 – 2023
Bảng 12: BMI dự báo tăng trưởng xây dựng mảng nhà để ở và nhà không để ở 2019 – 2028
Chỉ số 2018e 2019e 2020f 2021f 2022f 2023f 2024f 2025f 2026f 2027f 2028f
Tăng trưởng thực giá trị
7,5% 7,8% 7,8% 7,8% 7,5% 7,2% 7,2% 7,1% 7,1% 7,0% 7,0%
xây dựng dân dụng
Tăng trưởng thực giá trị
7,5% 5,8% 6,3% 7,2% 7,7% 7,6% 7,5% 7,4% 7,5% 7,2% 7,3%
xây dựng nhà để ở
Tăng trưởng thực giá trị
7,6% 10,2% 9,5% 8,4% 7,1% 6,8% 6,9% 6,8% 6,6% 6,7% 6,6%
xây dựng nhà không để ở
Nguồn: BMI Q42019 Infrastructure Report, FPTS Research,

Với vai trò là vật liệu xây dựng hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng ngành gạch ốp lát gắn chặt với tốc độ tăng
trưởng ngành xây dựng dân dụng, đặc biệt là mảng xây dựng dân dụng nhà để ở. Theo BMI, trong ngắn hạn,
tốc độ tăng trưởng giá trị xây dựng nhà để ở (mảng tiêu thụ chính gạch ốp lát) sẽ giảm tốc so với 2018. Tốc
độ tăng trưởng chỉ đạt 5,8% trong năm 2019 so với 7,5% ước tính cho 2018 và dự kiến phục hồi trong các năm
tiếp theo. Đối với xây dựng nhà không để ở, tốc độ tăng trưởng đạt đỉnh trong năm 2019 với 10,2% và giảm
tốc mạnh mẽ giai đoạn 2020 – 2028.
Biểu đồ 50: Dự phóng sản lượng sản xuất & tiêu thụ ngành gạch ốp lát Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023

1,000 10%
Sản lượng (Triệu m2)

800 8%
623 650
562 588
600 6%

400 4%

200 2%

0 0%
2019E 2020F 2021F 2022F 2023F
Sản lượng sản xuất dự phóng
Sản lượng tiêu thụ dự phóng
Tăng trưởng sản xuất gạch ốp lát dự phóng
Tăng trưởng tiêu thụ gạch ốp lát dự phóng
Tăng trưởng giá trị thực xây dựng nhà để ở (BMI dự phóng)

Nguồn: FPTS Research.

Sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát năm 2019 ước tính đạt lần lượt 623 (+3,5% yoy) và 562 triệu m2
(+3,7% yoy). Tốc độ tăng trưởng kép sản lượng sản xuất và tiêu thụ ngành gạch ốp lát được kỳ vọng lần lượt
6,0% và 6,1% trong giai đoạn 2019 – 2023 do:
 Theo BMI, tốc độ tăng trưởng giá trị thực xây dựng nhà để ở (mảng tiêu thụ chính của gạch ốp lát) sau
khi giảm tốc trong năm 2019 (5,8%) sẽ bắt đầu phục hồi trở lại trong giai đoạn 2020 – 2023 với tốc độ
trung bình 6,9%/năm.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 44 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

 Tốc độ đô thị hóa nhanh (dự kiến tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt 39,5% trong năm 2023, tăng 3,6% so với 2018)
cùng tăng trưởng dân số trung bình 0,9% mỗi năm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng gạch ốp lát (sản
phẩm chiếm tỉ trọng lên tới 60% sản lượng tiêu thụ nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện bề mặt). Theo
ước tính từ số liệu của CIC và tổng điều tra dân số năm 2019, trong giai đoạn 2019 – 2023, tổng nhu
cầu nhà ở xây mới và thay thế sẽ ở mức 691,7 nghìn căn hộ, tương đương 2,5% số căn nhà cả nước
năm 2019.

2. Tạo khác biệt về sản phẩm là triển vọng cải thiện lợi nhuận trong bối cảnh giá bán
các sản phẩm gạch ốp lát phổ thông dự báo tiếp tục giảm
Tình hình dư cung cùng sản phẩm gạch ốp lát không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong ngành là
hai yếu tố sẽ tiếp tục khiến giá bán gạch giảm trong thời gian tới. Trong năm 2019, cạnh tranh gia tăng cùng
nhu cầu từ thị trường xây dựng nhà để ở tăng trưởng chậm lại sẽ khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong
ngành tiếp tục bị thu hẹp mặc dù có sự tăng trưởng về doanh thu.
Triển vọng cải thiện biên lợi nhuận sẽ tới từ khả năng tạo khác biệt về sản phẩm của doanh nghiệp. Với xu
hướng tiêu dùng sắp tới, các sản phẩm có sự khác biệt về chất lượng hay mẫu mã trang trí cùng khả năng sản
xuất các kích thước rất lớn như 80x80cm, 60x120cm, 80x120cm sẽ tăng tính cạnh tranh và cải thiện lợi nhuận
cho các doanh nghiệp trong ngành.

3. Giá nhiên liệu than và khí dự báo biến động ngược chiều trong dài hạn
Chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 29,3% chi phí nguyên vật liệu đầu vào và trên 20% giá thành sản xuất gạch
ốp lát. Giá than nhiệt và khí thiên nhiên có xu hướng biến động mạnh, tác động tới chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp trong ngành. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, giá than và giá khí thiên nhiên biến động
ngược chiều trong giai đoạn 2019 – 2030. Theo đó, giá than dự báo giảm mạnh từ 107 USD/tấn năm 2018
xuống 94 USD/tấn năm 2019 và tiếp tục giảm còn 60 USD/tấn năm 2030, tương ứng mức giảm 4,4%/năm.
Giá khí thiên nhiên tại Henry Hub, Mỹ trung bình năm 2019 được dự báo giảm so với 2018 ở mức 2,8
USD/mmbtu và tăng dần đến năm 2030 đạt 4 USD/mmbtu. Giá khí thiên nhiên châu Âu dự kiến theo cùng xu
hướng tăng từ 6 USD/mmbtu lên 7 USD/mmbtu vào năm 2030.
Biểu đồ 51: Dự phóng giá than nhiệt Úc và giá khí thiên nhiên thế giới giai đoạn 2020 – 2030

120 10
100 8
80
6
60
4
40
20 2
0 0
2016 2017 2018 2019E 2020F 2021F 2022F 2025F 2030F

Than - Úc (cột phải) $/mt Dầu thô (cột phải) $/bbl
Khí thiên nhiên - Châu Âu (cột trái) $/mmbtu Khí thiên nhiên - Mỹ (cột trái) $/mmbtu

Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Nhóm các doanh nghiệp gạch ốp lát khu vực phía Bắc kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi giá than tiếp tục trong xu
hướng giảm. Ngược lại, đối với khu vực trong Nam – nơi các doanh nghiệp tại đây chủ yếu sử dụng khí CNG,
chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào dự báo tăng sẽ khiến tình hình cạnh tranh ngày càng khó khăn; đặc biệt
trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm gạch từ phía Bắc với mức giá bán thấp hơn.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 45 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

II. Khuyến nghị đầu tư vào ngành


1. Khuyến nghị đầu tư vào ngành
 Trong ngắn hạn (dưới 12 tháng) – KÉM KHẢ QUAN
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị kém khả quan cho ngành gạch ốp lát Việt Nam trong ngắn hạn do: (1)
Tình hình tiêu thụ gạch ốp lát gặp nhiều khó khăn do thị trường xây dựng dân dụng giảm tốc, (2) Giá
bán sản phẩm gạch ốp lát phổ thông trong xu hướng giảm, tác động tiêu cực tới lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong ngành.

 Trung và dài hạn (2 – 5 năm và trên 5 năm) – THEO DÕI


Chúng tôi đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với ngành gạch ốp lát Việt Nam giai đoạn này do diễn biến
giá nhiên liệu than và khí thiên nhiên (chiếm trên 20% giá thành sản xuất gạch ốp lát) biến động mạnh,
ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ hội sẽ thuộc về các doanh nghiệp sở
hữu công nghệ mới với các sản phẩm riêng có sự khác biệt và khả năng sản xuất các kích thước rất
lớn trên 1 mét vuông/viên khi thị trường xây dựng dân dụng Việt Nam phục hồi trở lại.

2. Rủi ro đầu tư vào ngành


Rủi ro biến động giá nguyên nhiên liệu: Với tỉ trọng khoảng 62,5% trong cơ cấu chi phí sản xuất của
ngành nên biến động giá các nguyên nhiên liệu đầu vào sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong ngành.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 46 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

D. CẬP NHẬT CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH


I. Quy mô các doanh nghiệp ngành gạch ốp lát
Tổng
Sàn Vốn hóa Tổng tài sản
STT Doanh nghiệp doanh thu
Mã niêm yết (tỷ đồng) (Tỷ đồng)
(Tỷ đồng)
1 Không niêm yết CTCP Prime Group (chỉ tính gạch ốp lát) 6.524 3.485
2 Không niêm yết CTCP Gạch Men Tasa 2.259 2.010
3 Không niêm yết Tập đoàn Hoàng Gia (Royal Ceramics) 2.061 2.485
4 HNX – VHL CTCP Viglacera Hạ Long 685 2.011 1.245
5 Không niêm yết Công ty TNHH Hoàn Mỹ 1.704 1.406
6 HSX – CVT CTCP CMC 848 1.553 1.335
7 HSX – TCR CTCP Công nghiệp Gốm Sứ Taicera 84 1.553 1.303
8 Không niêm yết Công ty TNHH Vitto Vĩnh Phúc 1.429 1.556
9 Không niêm yết CTCP Catalan 1.254 503
10 HNX - VIT CTCP Viglacera Tiên Sơn 302 1.249 1.017
11 Không niêm yết CTCP Gạch Men V.t.c 1.164 905
12 Không niêm yết CTCP Quốc Tế Pancera 892 1.200
13 Không niêm yết CTCP TTC 765 907
14 UpCOM - TLT CTCP Viglacera Thăng Long 97 559 335
15 Không niêm yết CTCP Công nghiệp Ý Mỹ 557 474
16 Không niêm yết CTCP Vĩnh Thắng 555 367
CTCP Đầu Tư - Sản Xuất - Thương Mại Kim
17 Không niêm yết 554 766
Phong
18 Không niêm yết Công Ty TNHH Gạch Men Bách Thành 525 598
19 Không niêm yết CTCP Mikado Hưng Yên 502 417
CTCP Khai Thác Khoáng Sản Sản Xuất VLXD
20 Không niêm yết 495 323
Trung Nguyên
21 Không niêm yết Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Việt Anh 405 143
22 HNX - TTC CTCP Gạch Men Thanh Thanh 75 402 236
23 Không niêm yết CTCP Gạch ốp Lát Thái Bình 388 352
24 Không niêm yết CTCP Vitaly 373 187
25 UpCOM - TRT CTCP Trúc Thôn 47 364 271
26 Không niêm yết CTCP Thế Giới 344 440
27 Không niêm yết CTCP Gạch Men Phương Nam 305 367
28 Không niêm yết CTCP Đầu Tư Hùng Anh 294 113
29 Không niêm yết Công ty TNHH Toko Việt Nam 294 631
30 Không niêm yết CTCP Hacera 288 372
31 UpCOM - CYC CTCP Gạch Men Chang Yih 7 260 242
32 Không niêm yết CTCP Gốm Sứ C T H 249 263
33 Không niêm yết Công ty TNHH Gạch Men Nhà ý 233 156
34 Không niêm yết CTCP Đồng Tâm Dotalia 232 371
CTCP Đầu Tư Xây Dựng Và Sản Xuất Vật Liệu
35 Không niêm yết 189 285
Nam Thắng
Nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ, BCTC các doanh nghiệp niêm yết, FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 47 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

II. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu ngành
1. Tình hình sản xuất
Nhìn chung, đa phần các doanh nghiệp trong ngành đều có sự tăng trưởng về sản lượng sản xuất qua các
năm. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 – giai đoạn thị trường xây dựng cũng như bất động
sản phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kép của các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát đạt 8,31%.
Biểu đồ 52: Sản lượng sản xuẩt 20 doanh nghiệp trong nhóm top 30 dẫn đầu ngành về năng lực sản xuất

80 74.6

70
60
50
Triệu m2

40 35.2

30 21.6 20.0
17.4 17.1 16.8 14.9
20
10.3 10.0 8.7 8.2 7.2 6.9 6.6 5.2 5.1 5.0
10 2.7 1.8
0

2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thống kê, FPTS Research.

Biểu đồ 53: Tỉ lệ sản xuất/năng lực thiết kế của 20 doanh nghiệp trong nhóm top 30 dẫn đầu ngành

120%

100% Trung bình ngành = 85,9%

80%

60%

40%

20%

0%

2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thống kê, FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 48 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

2. Tình hình tiêu thụ


Trong giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng trưởng kép sản lượng tiêu thụ của nhóm 30 doanh nghiệp có quy
mô lớn nhất đạt 8,83%/năm. Đối với năm 2018, hầu hết các doanh nghiệp trong top 30 đều có tăng trưởng về
sản lượng tiêu thụ ngoại trừ một số doanh nghiệp như Taicera (-15,6% yoy), Bạch Mã (-5,6% yoy) và Chang
Yih (-13,6% yoy).
Biểu đồ 54: Sản lượng tiêu thụ 20 doanh nghiệp trong nhóm top 30 dẫn đầu về năng lực sản xuất

80 73.0
70
60
Triệu m2

50
40 35.1

30 20.8 19.6
17.2 17.1 16.7
20 13.2
9.9 8.5 8.0 8.0 7.4 7.3
10 6.3 5.7 5.1 4.9 2.8 1.7
0

2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thống kê, FPTS Research.

Biểu đồ 55: Sản lượng tiêu thụ/sản xuất 20 doanh nghiệp trong nhóm top 30 dẫn đầu về năng lực sản xuất

160%
140%
120% Trung bình ngành = 92,9%
100%
80%
60%
40%
20%
0%

2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thống kê, FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 49 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

III. Hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính


1. Cập nhật kết quả kinh doanh 9T/2019 của một số doanh nghiệp gạch ốp lát niêm yết
Doanh thu
Lợi nhuận LNST %yoy
Doanh nghiệp thuần %yoy %yoy
gộp 9T/2019 9T/2019
9T/2019
CVT 1.040 +5,4% 188 -5,1% 109 -4,4%
VHL 1.487 +0,5% 272 +20,9% 93 -5,1%
VIT 1.010 +20,8% 126 +46,5% 55 +267,7%
TTC 268 -7,6% 36 -10,0% 13 +8,3%
TCR 803 -15,7% 134 +16,5% -36
Nguồn: BCTC doanh nghiệp niêm yết.

2. Một số chỉ tiêu tài chính


Quy mô doanh thu & tổng tài sản
Biểu đồ 56: Quy mô tổng doanh thu một số doanh nghiệp đầu ngành

7,000
Doanh nghiệp không niêm yết Doanh nghiệp niêm yết
6,000
5,000
Tỷ đồng

4,000
3,000
2,000
1,000
0

2015 2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thống kê, BCTC, FPTS Research.


Chú thích: (*) Tổng doanh thu của VHL và TRT là báo gồm cả các sản phẩm khác ngoài gạch ốp lát. Đối với VHL là gạch và
ngói còn TRT là các sản phẩm đất sét khai thác tại mỏ Trúc Thôn (Hải Dương)

Trong giai đoạn 2015 – 2018, đa số doanh nghiệp ngành gạch ốp lát Việt Nam có sự tăng trưởng về quy mô
tổng doanh thu. Tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm doanh nghiệp được đề cập ở biểu đồ đạt 12,9%/năm.
Nếu tính riêng nhóm doanh nghiệp niêm yết, con số này chỉ đạt 6,4%/năm (thấp hơn nhiều so với 17,2%/năm
của nhóm doanh nghiệp không niêm yết được đề cập), chủ yếu do doanh thu của TCR và CYC suy giảm trong
giai đoạn này. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành nói chung đều chậm
lại từ sau 2016 do sự tăng trưởng chậm lại của thị trường xây dựng cùng với áp lực cạnh tranh tăng mạnh,
đặc biệt trong mảng sản phẩm mới porcelain.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 50 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Biểu đồ 57: Quy mô tổng tài sản một số doanh nghiệp đầu ngành

4,000 Doanh nghiệp không niêm yết Doanh nghiệp niêm yết
3,500
3,000
Tỷ đồng

2,500
2,000
1,500
1,000
500
0

2015 2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thống kê, BCTC, FPTS Research.

Quy mô tổng tài sản của nhóm các doanh nghiệp không niêm yết nhìn chung lớn hơn so với nhóm doanh
nghiệp niêm yết. Hai năm 2015 và 2016 là giai đoạn các doanh nghiệp trong ngành có sự tăng trưởng mạnh
về quy mô tài sản, trung bình 27,4%/năm; chủ yếu tới từ hoạt động xây dựng nhà máy và lắp đặt mở rộng dây
chuyền sản xuất đối với dòng sản phẩm porcelain. Từ sau năm 2016 tới nay, tốc độ tăng trưởng trung bình về
quy mô tài sản chậm lại, chỉ đạt 7,3%/năm. Việc chưa chạy tối đa công suất thiết kế cùng khó khăn trong hoạt
động tiêu thụ sản phẩm khiến các doanh nghiệp không có nhiều động lực để đầu tư mở rộng quy mô.
Chi phí bán hàng
Biểu đồ 58: Chi phí bán hàng/Doanh thu

12% Doanh nghiệp không niêm yết Doanh nghiệp niêm yết
10%
8%
6%
4%
2%
0%

2015 2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thống kê, BCTC, FPTS Research.

Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu trung bình của các doanh nghiệp gạch ốp lát niêm yết trong giai đoạn 2015 –
2018 ở mức 3,5%. Chi phí bán hàng trên doanh thu có xu hướng tăng chủ yếu đến từ nhu cầu mở rộng hệ
thống đại lý phân phối của doanh nghiệp để đảm bảo sản lượng tiêu thụ trong bối cảnh toàn ngành cạnh tranh
mạnh.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 51 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Tỷ suất lợi nhuận


Biểu đồ 59: Tỷ suất lợi nhuận gộp / doanh thu

35% Doanh nghiệp không niêm yết Doanh nghiệp niêm yết
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
-5%
-10%

2015 2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thống kê, BCTC, FPTS Research.

Nhìn chung, dưới tác động từ cạnh tranh về giá bán trên thị trường, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong
ngành đều trong xu hướng giảm từ cuối năm 2016 tới nay. Trong năm 2018, công ty cổ phần tập đoàn Prime
Group có mức tỉ suất lợi nhuận gộp cao nhất ngành với 24,0%; tuy nhiên cũng đã giảm so với mức tỉ suất các
năm trước là 25,4% (2017) và 27,6% (2016). Đối với nhóm các doanh nghiệp niêm yết, CVT và VHL là hai
doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất, đạt 19,7% và 16,8% trong năm 2018.
Biểu đồ 60: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu

20%
15%
10%
5%
0%
-5%
-10%
-15%
-20%
-25%
CVT VHL VIT TTC TCR CYC TLT TRT

2015 2016 2017 2018

Nguồn: BCTC, FPTS Research.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu của nhóm doanh nghiệp niêm yết tương đối thấp, chỉ đạt trung bình 3,0%
trong giai đoạn 2015 – 2018. Nhìn chung, từ sau năm 2016 tỉ suất lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp
giảm dần do 2 nguyên nhân: (1) tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại so với thời gian 2015 – 2016 và (2)
biên lợi nhuận gộp giảm do giá bán sản phẩm gạch ốp lát trong xu hướng giảm.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 52 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Cơ cấu nguồn vốn


Biểu đồ 61: Cơ cấu nguồn vốn các doanh nghiệp gạch ốp lát năm 2018

100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Tổng nợ Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Tổng cục thống kê, BCTC, FPTS Research.

Tỷ lệ đòn bẩy D/E của các doanh nghiệp gạch ốp lát tại thời điểm năm 2018 trung bình ở mức 1,9 lần. Các
thành viên sản xuất gạch ốp lát của Prime Group có mức tỉ lệ D/E thấp nhất, trung bình chỉ 0,1 lần. Xét các
doanh nghiệp niêm yết, VHL, CVT và TTC là 3 doanh nghiệp có tỉ lệ D/E thấp nhất, lần lượt là 0,9; 1,0 và 1,0
lần. VIT và TLT là hai doanh nghiệp có cơ cấu vốn rủi ro hơn, cụ thể 2,8 và 3,5 lần trong năm 2018.
Hiệu quả sử dụng vốn
Biểu đồ 62: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROA ROE
20% 150%
15%
10% 100%
5%
50%
0%
-5% 0%
-10%
-15% -50%
CVT VHL VIT TTC TCR TLT TRT CVT VHL VIT TTC TCR TLT TRT

2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018

Nguồn: Ezsearch.

Mức tỷ suất ROA và ROE của các doanh nghiệp gạch ốp lát niêm yết có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016
– 2018 do tác động tiêu cực từ giá bán các sản phẩm gạch ốp lát giảm khiến cho tỷ suất lợi nhuận toàn ngành
giảm. CVT là doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất với ROA và ROE năm 2018 đạt lần lượt 12,6%
và 27,6%. TLT có tỉ suất ROE tương đối cao, đạt 23,6% năm 2018 tuy nhiên nguyên nhân do doanh nghiệp
này sử dụng đòn bẩy tài chính cao với tỉ lệ D/E đạt 3,5 lần (2018).

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 53 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

IV. Cập nhật thông tin một số doanh nghiệp gạch ốp lát niêm yết
1. Công ty cổ phần CMC (HSX: CVT)

Thông tin giao dịch (08/11/2019) Cơ cấu cổ đông (08/11/2019)


Giá hiện tại (VNĐ/cp) 23.050 Chứng khoán công thương Việt Nam 10,9%
Giá cao nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 25.850 TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam 10,3%
Giá thấp nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 17.750 Ông Nguyễn Quang Huy 6,7%
KLGD b/quân 30 ngày (cp/phiên) 341.475 Ông Lê Quốc Hưng 4,3%
EPS trailing (VNĐ/cp) 4.699 TCT cổ phần Sông Hồng 4,2%
P/E trailing 4,91 Cổ đông khác 63,6%

Hoạt động kinh doanh


Hoạt động kinh doanh của CVT là sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ốp lát và ngói). Hiện tại, CVT có hai nhà
máy gồm: (1) CMC1 (3 dây chuyền với tổng công suất 5 triệu m2/năm sản xuất gạch ốp tường ceramic và
ngói), (2) CMC2 (3 dây chuyền với tổng công suất 12 triệu m2/năm sản xuất gạch ốp lát ceramic và porcelain).
Biểu đồ 63: Tình hình kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ của CVT

Doanh thu & lợi nhuận CVT Sản lượng sản xuất & tiêu thụ
1,600 30%
1,400 23.5% 23.9% 98%
25% 93%
20 100%
1,200 19.4% 19.7% 80%
18.1%
20% 80%
1,000
Tỷ đồng

15 60%
Triệu m2

800 15% 60%


1,451
600 10
1,118 1,181 10%
1,040 40%
400
680 5
05% 20%
200
0 00% 0 0%
2015 2016 2017 2018 9T/2019 2015 2016 2017 2018

Doanh thu thuần LNST Biên lợi nhuận gộp Sản lượng sản xuất Sản lượng tiêu thụ
% sản xuất/công suất

Nguồn: BCTC & BCTN CVT.

Doanh thu CVT đạt tốc độ tăng trưởng kép 28,7%/năm trong giai đoạn 2015 – 2018
Trong năm 2018, doanh thu thuần của CVT đạt 1.451 tỷ đồng (+22,9% yoy). Mức tăng trưởng cao về doanh
thu chủ yếu đến từ tình hình tiêu thụ tăng trưởng tốt khi sản lượng bán hàng đạt 17,3 triệu m2 (+20,13% yoy).
Trong đó, các mặt hàng tiêu thụ tốt của CVT trong năm là ngói tráng men, gạch ốp ceramic men đường, gạch
ốp lát ceramic và porcelain các kích cỡ 30x30, 50x50 và 60x60cm. Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh về doanh
thu, lợi nhuận sau thuế của CVT chỉ đạt 162 tỷ đồng (-6,9% yoy). Mức sụt giảm lợi nhuận sau thuế tới từ: (1)
giá nhiên liệu đầu vào than tăng mạnh trong năm 2018 và (2) giá bán một số chủng loại gạch ốp lát chính của
CVT giảm do cạnh tranh gay gắt.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 54 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Cập nhật tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 của CVT
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2019, CVT đạt mức doanh thu 1.040 tỷ đồng (+5,4% yoy & 64,7% KH2019) và mức
lợi nhuận sau thuế đạt 108,6 tỷ đồng (-4,3% yoy & 49,5% KH2019).
Sản lượng tiêu thụ 9T/2019 duy trì ngang so với cùng kì 2018, ước đạt 11, 7 triệu m2 (trong đó, gạch ốp lát các
loại 11 triệu m2 và ngói tráng men 0,7 triệu m2). Giá bán các dòng sản phẩm nhìn chung có xu hướng giảm từ
tác động của dư cung toàn ngành. Tuy nhiên, việc đưa các sản phẩm mới (porcelain vi tinh và thấm muối tan)
với giá bán cao đã giúp CVT duy trì đà tăng trưởng doanh thu. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm mới ước đạt
khoảng 200 nghìn m2 và CVT đã điều chỉnh giảm giá bán các sản phẩm này nhằm kích cầu thị trường (cụ thể,
giá porcelain vi tinh kim cương 80x80cm điều chỉnh từ 280.000 về 250.000 đồng/m2, gạch porcelain thấm muối
tan 80x80cm từ 450.000 về 350.000 đồng/m2).
Biên lợi nhuận gộp có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016 – 9T/2019 do giá bán giảm
Biên lợi nhuận gộp của CVT trong giai đoạn này liên tục suy giảm từ 23,5% năm 2016 xuống còn 19,7% năm
2018 và 18,1% kết thúc 9 tháng đầu năm 2019. Tác động chính đến từ việc giá bán các sản phẩm gạch ốp lát
giảm do dư cung. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, giá bán trung bình các sản phẩm phổ thông trong năm 2019
giảm khoảng 7%. Tuy nhiên, giá than đầu vào giảm trong năm 2019 cùng với việc đẩy mạnh bán các sản phẩm
mới và các sản phẩm gạch ốp tường men đường, gạch thanh & gạch thẻ giữ giá đã hạn chế mức suy giảm
biên lợi nhuận gộp. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp quý 3/2019 đạt 17,5% (+0,3% yoy).
Các yếu tố cần theo dõi:
 Rủi ro biến động giá nguyên nhiên liệu: Chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng 71,8% trong tổng chi phí
sản xuất kinh doanh của CVT năm 2018. Vì vậy, biến động giá các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là giá
than trên thị trường sẽ ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng nhà máy CMC1 và đầu tư dây chuyền mới tại CMC2:
CVT có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc bán chuyển nhượng đất tại nhà máy CMC1. Đồng
thời, CVT dự định đầu tư thêm 1 dây chuyền 3 - 5 triệu m2/năm tại CMC2 để bù đắp phần thiếu hụt
sản lượng khi CMC1 dừng hoạt động. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chúng tôi đánh giá khả năng thực
hiện kế hoạch của CVT là không cao và cần theo dõi trong thời gian tới.
 Tình hình tiêu thụ sản phẩm mới là porcelain vi tinh và thấm muối tan: với sự khác biệt về sản
phẩm trên thị trường cùng với kích cỡ lớn 80x80cm và 60x120cm, đây là hai sản phẩm nếu tăng trưởng
tốt về tiêu thụ sẽ mang lại triển vọng cải thiện doanh thu và lợi nhuận của CVT trong thời gian tới.

2. Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn (HNX: VIT)

Thông tin giao dịch (08/11/2019) Cơ cấu cổ đông (08/11/2019)


Giá hiện tại (VNĐ/cp) 15.500 Tổng công ty Viglacera - CTCP 39,2%
Giá cao nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 15.900 Ông Đinh Quang Huy 4,5%
Giá thấp nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 10.300 Ông Nguyễn Thị Minh 3,1%
KLGD b/quân 30 ngày (cp/phiên) 2.828 Ông Nguyễn Văn Sinh 2,1%
EPS trailing (VNĐ/cp) 2.656 Ông Nguyễn Thị Thu Trang 1,3%
P/E trailing 5,84 Cổ đông khác 58,8%

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 55 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Hoạt động kinh doanh


Hoạt động kinh doanh của VIT là sản xuất kinh doanh các loại gạch ốp lát porcelain. Hiện nay, VIT có 3 nhà
máy với tổng công suất dự kiến đạt 9,5 triệu m2/năm, trong đó nhà máy tại Bắc Ninh (3 triệu m2/năm), Thái
Bình (2 dây chuyền, 3,5 triệu m2/năm) và nhà máy Mỹ Đức (Vũng Tàu) (2,5 triệu m2/năm).
Biểu đồ 64: Tình hình kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ của VIT
Doanh thu & lợi nhuận VIT Sản lượng sản xuất & tiêu thụ
1,400 15.7% 18%

1,200 14.0% 16%


13.1% 111% 108%
12.5% 14% 12 120%
1,000 11.4%
12% 10 100%
77%
Tỷ đồng

72%
800 10% 8 80%

Triệu m2
600 1,245 08%
6 60%
965 971 1,010 06%
400 4 40%
682 04%
200 02% 2 20%
0 00% 0 0%
2015 2016 2017 2018 9T/2019 2015 2016 2017 2018

Doanh thu thuần LNST Biên lợi nhuận gộp Sản lượng sản xuất Sản lượng tiêu thụ
% sản xuất/công suất
Nguồn: BCTC & BCTN VIT.
Doanh thu VIT đạt tốc độ tăng trưởng kép 22,2% trong giai đoạn 2015 – 2018
Trong năm 2018, doanh thu thuần của VIT đạt 1.245 tỷ đồng (+28,2% yoy). Mức tăng trưởng cao về doanh thu
chủ yếu đến từ sản lượng bán hàng trong năm của VIT tăng mạnh, đạt 9,8 triệu m2 (+34,2% yoy). Mặc dù có
sự tăng trưởng mạnh về doanh thu, lợi nhuận sau thuế năm 2018 của VIT chỉ tăng 18,2% so với cùng kì, đạt
44 tỷ đồng. Mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế thấp hơn doanh thu tới từ: (1) giá nhiên liệu đầu vào than tăng
mạnh trong năm 2018 và (2) giá bán gạch porcelain giảm, trong đó có những sản phẩm giảm giá tới 15% theo
chia sẻ của doanh nghiệp.
Cập nhật tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 của VIT
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2019, VIT đạt mức doanh thu 1.010 tỷ đồng (+20,8% yoy & 68,0% KH2019) và mức
lợi nhuận trước thuế tăng mạnh, đạt 64,5 tỷ đồng (+73,3% yoy & 80,6% KH2019).
Sản lượng tiêu thụ 9T/2019 tăng so với cùng kì, ước đạt 8,0 triệu m2. Biên lợi nhuận gộp của VIT 9T/2018 đạt
12,5% (+2,2% yoy). Đây là dấu hiệu rất tích cực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh
thị trường xây dựng và bất động sản trầm lắng. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, mức tăng trưởng doanh thu và
lợi nhuận đến từ việc VIT tái cơ cấu sản phẩm từ năm 2018 cùng với việc sản phẩm mới Eurotile với giá bán
cao, biên lợi nhuận tốt được thị trường đón nhận tích cực, (2) giá khí đầu vào có xu hướng giảm trong năm
2019 so với cùng kì.
Các yếu tố cần theo dõi:
 Rủi ro biến động giá nguyên nhiên liệu: Chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng 52,1% trong tổng chi phí
sản xuất kinh doanh của VIT năm 2018. Vì vậy, biến động giá các nguyên liệu đầu vào trên thị trường
sẽ ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Rủi ro cơ cấu vốn: Theo BCTC quý 3/2019 của VIT, mức EBIT/lãi vay đạt 2,6 lần và tỉ lệ D/E của
doanh nghiệp vẫn ở mức cao 2,8 lần trong đó chi phí nợ vay chiếm tới 73,6% tổng nợ phải trả. Nợ vay

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 56 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

tăng mạnh tới từ việc đầu tư mua lại và chuyển đổi dây chuyền nhà máy Mỹ Đức từ sản xuất ceramic
sang porcelain trong năm 2017.

3. Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long (HNX: VHL)

Thông tin giao dịch (08/11/2019) Cơ cấu cổ đông (08/11/2019)


Giá hiện tại (VNĐ/cp) 27.400 Tổng công ty Viglacera - CTCP 50,5%
Andbanc Invesments Sif – Vietnam Value
Giá cao nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 36.000 15,4%
and Income Portfolio
Giá thấp nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 24.500 Ông Trần Hồng Quang 0,5%
KLGD b/quân 30 ngày (cp/phiên) 381 Ông Lưu Văn Lấu 0,1%
EPS trailing (VNĐ/cp) 5.616 Ông Trần Trung Kiên 0,1%
P/E trailing 4,88 Cổ đông khác 33,4%

Hoạt động kinh doanh


Hoạt động kinh doanh chính của VHL là khai thác, sản xuất và kinh doanh các chủng loại vật liệu xây dựng,
trong đó cụ thể có gạch xây, ngói và gạch ốp lát cotto. VHL hiện có 3 nhà máy: (1) nhà máy ngói Tiêu Giao
(gạch xây 2 lỗ, gạch không trát, ngói lợp 22 v/m2, ngói hài 150 và 270) với công suất 180 triệu viên QTC/năm;
(2) nhà máy gạch cotto Giếng Đáy (gạch ốp lát cotto đa kích thước) công suất 7,5 triệu m2; (3) nhà máy ngói
Hoành Bồ (gạch xây và ngói) công suất 90 triệu viên QTC/năm.
Biểu đồ 65: Tình hình kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ của VHL

Doanh thu & lợi nhuận VHL Năm Sản phẩm Sản xuất Tiêu thụ
2,500 25%
Gạch xây (Triệu viên) 176,8 184,5
20.2% 20.4%
18.1% 18.3% 2015 Ngói (Triệu viên) 110,4 110,6
2,000 20%
16.8%
Gạch cotto (Triệu m2) 7,5 6,6
1,500 15%
Tỷ đồng

Gạch xây (Triệu viên) 148,7 151,2


2016 Ngói (Triệu viên) 63,4 60,6
1,000 2,040 2,011 10%
1,803 Gạch cotto (Triệu m2) 7,2 7,7
1,562 1,487
500 05% Gạch xây (Triệu viên) 132,1 120,6
2017 Ngói (Triệu viên) 114,4 116,6
0 00% Gạch cotto (Triệu m2) 7,1 6,6
2015 2016 2017 2018 9T/2019
Gạch xây (Triệu viên) 102,1 92,9
Doanh thu thuần LNST Biên lợi nhuận gộp 2018 Ngói (Triệu viên) 106,3 100,8
Gạch cotto (Triệu m2) 6,9 7,3
Nguồn: BCTC & BCTN VHL.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 57 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Doanh thu VHL đạt tốc độ tăng trưởng kép 8,8%/năm trong giai đoạn 2015 – 2018
Doanh thu năm 2018 của VHL đạt 2.011 tỷ đồng (-1,4% yoy) và lợi nhuận sau thuế ở mức 145 tỷ đồng (-7,1%
yoy). Ngoại trừ gạch ốp lát cotto có sản lượng tiêu thụ đạt 7,3 triệu m2 (+10,6% yoy), gạch xây và ngói của VHL
đều sụt giảm về tình hình tiêu thụ, lần lượt -23,0% và -13,6% yoy. Tình trạng dư cung gạch nung rất lớn trong
khi nhu cầu tiêu thụ phải san sẻ với gạch xây không nung (xi măng cốt liệu và bê tông khí). Sản lượng gạch
xây và ngói cùng giá bán gạch xây giảm là nguyên nhân chính khiến doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VHL
sụt giảm so với cùng kì.
Cập nhật tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 của VHL
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2019, VHL đạt mức doanh thu 1.487 tỷ đồng (+0,5% yoy & 73,4% KH2019) và mức
lợi nhuận trước thuế, đạt 116,8 tỷ đồng (-4,5% yoy & 80,1% KH2019). Mặc dù biên lợi nhuận gộp được cải
thiện đáng kể, đạt 18,3% (+3,1% yoy); tuy nhiên chi phí bán hàng tăng 2,1 lần; lên tới 101,1 tỷ đồng đã khiến
VHL không duy trì được tăng trưởng so với 9 tháng 2018.
Theo chúng tôi nhận định, biên lợi nhuận gộp của VHL tăng chủ yếu tới từ giá than đầu vào giảm cùng với việc
gia tăng tỉ trọng ngói và gạch ốp lát cotto do đây là hai sản phẩm có giá ổn định trong năm 2019 trong khi giá
bán gạch xây các loại tiếp tục xu hướng giảm từ 2018.
Các yếu tố cần theo dõi:
 Rủi ro biến động giá than đầu vào: Với việc được cấp phép khai thác các mỏ đất sét gần khu vực
nhà máy, rủi ro về nguyên liệu chính đầu vào này của VHL là rất thấp khi doanh nghiệp có thể chủ động
về sản lượng đảm bảo nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, với việc sử dụng lò than và khí hóa than, giá bán
than biến động trên thị trường sẽ có tác động tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Rủi ro cạnh tranh với dòng sản phẩm không nung: Các sản phẩm nung của VHL không nằm trong
quy hoạch dài hạn của Bộ Xây dựng cũng như khả năng cạnh tranh với sản phẩm không nung ngày
càng giảm khi các sản phẩm này nhẹ hơn và mẫu mã đa dạng hơn.
 Rủi ro thanh khoản của cổ phiếu: VHL có khối lượng giao dịch bình quân 30 ngày rất thấp, chỉ 381
cổ phiếu / phiên.

4. Công ty cổ phần gạch men Thanh Thanh (HNX: TTC)

Thông tin giao dịch (08/11/2019) Cơ cấu cổ đông (08/11/2019)


Giá hiện tại (VNĐ/cp) 12.700 TCT Xây dựng vật liệu số 1 – CTCP 51,4%
Giá cao nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 19.400 CTCP Hóa An 5,0%
Giá thấp nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 12.100 Ông Trần Hưng Lương 0,2%
KLGD b/quân 30 ngày (cp/phiên) 125 Ông Võ Thị Thu Thủy 0,2%
EPS trailing (VNĐ/cp) 2.998 Ông Lê Xuân Thái 0,1%
P/E trailing 4,24 Cổ đông khác 43,1%

Hoạt động kinh doanh


Hoạt động kinh doanh chính của TTC là sản xuất và kinh doanh gạch ốp lát ceramic và porcelain. Hiện nay,
TTC sở hữu 5 dây chuyền sản xuất gạch ốp lát với tổng công suất 5,5 triệu m2/năm. Kể từ năm 2003 đến nay,
TTC không đầu tư gia tăng thêm năng lực sản xuất.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 58 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Biểu đồ 66: Tình hình kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ của TTC
Doanh thu & lợi nhuận TTC Sản lượng sản xuất & tiêu thụ
500 20%

400 6 98% 98% 120%


15% 93%
15.7% 15.7% 5 87% 100%
Tỷ đồng

300 14.4% 5
13.3% 13.4% 80%

Triệu m2
10%
5
200 388 398 60%
350 344 5
268 05% 5 40%
100
4 20%
0 00% 4 0%
2015 2016 2017 2018 9T/2019 2015 2016 2017 2018

Doanh thu thuần LNST Biên lợi nhuận gộp Sản lượng sản xuất Sản lượng tiêu thụ
% sản xuất/công suất
Nguồn: BCTC & BCTN TTC.
Doanh thu TTC đạt tốc độ tăng trưởng kép rất thấp, chỉ 0,9%/năm trong giai đoạn 2015 – 2018
Doanh thu năm 2018 của TTC đạt 398 tỷ đồng (+15,7% yoy) cùng mức lợi nhuận sau thuế 15 tỷ đồng (-25,0%
yoy). Mặc dù sản lượng tiêu thụ tăng trưởng tốt 12,8% yoy, đạt 5,3 triệu m2 (98,1% sản lượng sản xuất trong
năm), biến động tăng của giá khí CNG và một số nguyên liệu cùng tình hình cạnh tranh mạnh về giá đặc biệt
đối với gạch ốp lát từ khu vực phía Bắc đã khiến biên lợi nhuận gộp của TTC sụt giảm. Thêm vào đó, việc dây
chuyền công nghệ đã cũ, liên tục phải sửa chữa cũng như không sản xuất được gạch có kích cỡ lớn hơn
60x60cm khiến khả năng cạnh tranh ngày càng khó khăn. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận gộp của TTC trong năm
2018 chỉ đạt 13,3%, giảm mạnh 2,4% so với năm 2017. Đây là lí do khiến năm 2018 của doanh nghiệp không
có tăng trưởng về lợi nhuận so với cùng kì.
Cập nhật tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu TTC đạt 269 tỷ đồng (-7,6% yoy & 66,9% KH2019) và lợi nhuận
trước thuế 16 tỷ (+9,5% yoy & 94,7% KH2019). Tỷ suất lợi nhuận gộp 9T/2019 đạt 13,6%; giảm nhẹ 0,2% so
với 9T/2018. Mặc dù giá CNG có xu hướng giảm trong năm 2019, việc cạnh tranh giá tiếp tục ảnh hưởng tiêu
cực tới biên gộp của TTC. Thiết bị thường xuyên hư hỏng, chi phí sửa chữa và chi phí nhân công cao cùng
việc không có khả năng sản xuất sản phẩm cao cấp cỡ lớn trên 60x60cm khiến triển vọng hoàn thành kế hoạch
doanh thu 2019 của TTC kém khả quan. Tuy nhiên, TTC sẽ đạt kế hoạch lợi nhuận trong năm 2019, chủ yếu
tới từ các hoạt động tiết giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.
Các yếu tố cần theo dõi
 Rủi ro biến động giá nguyên liệu và khí CNG: Chi phí nguyên nhiên liệu chiếm tới 68,9% chi phí sản
xuất kinh doanh của TTC. Do vậy, biến động giá các nguyên nhiên liệu này trên thị trường sẽ có những
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Rủi ro cạnh tranh về sản phẩm: Công nghệ sản xuất của TTC hiện đã cũ, không có khả năng sản
xuất các sản phẩm kích thước lớn trong khi đây lại là các sản phẩm tạo ra khác biệt cho doanh nghiệp
và đang trong xu hướng tiêu dùng. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là
kém khả quan nếu TTC không tiến hành đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất.
 Rủi ro thanh khoản của cổ phiếu TTC: TTC có khối lượng giao dịch bình quân 30 ngày rất thấp, chỉ
125 cổ phiếu / phiên.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 59 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

5. Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long (UpCOM: TLT)

Thông tin giao dịch (11/11/2019) Cơ cấu cổ đông (11/11/2019)


Giá hiện tại (VNĐ/cp) 13.900 Tổng công ty Viglacera - CTCP 51,1%
Giá cao nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 15.500 Ông Nguyễn Minh Tuấn 13,1%
Giá thấp nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 8.550 Ông Tạ Hùng Minh 11,8%
KLGD b/quân 30 ngày (cp/phiên) 87 Ông Lê Thị Thảo 4,0%
EPS trailing (VNĐ/cp) 2.230 Ông Nguyễn Thị Yến 2,1%
P/E trailing 6,24 Cổ đông khác 17,9%

Hoạt động kinh doanh


Hoạt động kinh doanh chính của TLT là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng hoàn thiện (gạch ốp lát tráng
men (ceramic) và ngói). Hiện nay, TLT có 4 dây chuyền sản xuất gạch men với tổng công suất 8,5 triệu m2/năm.
Doanh nghiệp không có đầu tư mới hay nâng công suất nhà máy kể từ năm 2004.
Biểu đồ 67: Tình hình kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ của TLT
Doanh thu & lợi nhuận TLT Sản lượng sản xuất & tiêu thụ
600 20%

500 18.7% 9 120%


17.4% 12.3% 15%
8
400 10.9% 100%
7
Tỷ đồng

6 100% 80%
Triệu m2

300 10% 87%


559 5
470 478 75% 60%
200 443 4 68%
05% 3 40%
100 2
20%
1
0 00% 0 0%
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018

Doanh thu thuần LNST Biên lợi nhuận gộp Sản lượng sản xuất Sản lượng tiêu thụ
% sản xuất/công suất
Nguồn: BCTC & BCTN TLT.
Doanh thu TLT đạt tốc độ tăng trưởng kép 8,1%/năm trong giai đoạn 2015 – 2018
Doanh thu của TLT trong năm 2018 đạt 559 tỷ đồng (+16,9% yoy). Tuy nhiên, giống như các doanh nghiệp
khác cùng ngành, TLT có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận doanh nghiệp giảm, chỉ đạt 16 tỷ đồng (-
5,9% yoy). Nguyên nhân chủ yếu tới từ giá bán gạch men giảm. Cụ thể, giá bán bình quân của TLT năm 2018
là 67.293 đồng/m2, giảm 8.793 đồng/m2 bằng 85% kế hoạch năm và giảm 2.264 đồng/m2 so với năm 2017.

Các yếu tố cần theo dõi:


 Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu: Chi phí nguyên nhiên liệu chiếm tới 60,5% chi phí sản xuất
kinh doanh của TLT. Do vậy, biến động giá các nguyên nhiên liệu này trên thị trường sẽ có những ảnh
hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Rủi ro cạnh tranh về sản phẩm: Các sản phẩm của gạch ốp lát của TLT là gạch tráng men cỡ trung
bình và nhỏ. Vì vậy, tính cạnh tranh của TLT là không cao khi xu hướng tiêu dùng gạch cỡ lớn porcelain
ngày càng được ưa chuộng.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 60 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

E. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Định mức tham khảo nguyên liệu làm xương gạch ceramic và porcelain (quay lại)
Bảng 13: Tham khảo định mức sử dụng nguyên liệu làm xương gạch ceramic CSTK 4 triệu m2/năm
Số lượng sử dụng 1.8%
Tên nguyên liệu Tỷ lệ
kg/ngày kg/năm
10.8% 12.7%
Đất sét HQ 10 12,74% 41.451 13.678.830

Đất sét Hải Dương 11,76% 38.262 12.626.460 12.7% 11.8%

Đất sét Bắc Giang 4,90% 15.943 5.261.190 4.9%


17.6%
Đất sét Bắc Ninh 27,61% 89.820 29.640.600
Tràng thạch Vĩnh 27.6%
17,64% 57.394 18.940.020
Phúc
Phong hóa Natri 12,74% 41.451 13.678.830 Đất sét HQ
Đất sét Hải Dương
Canxit (Dolomit) 10,78% 35.075 11.574.750 Đất sét Bắc Giang
Đất sét Bắc Ninh
Thủy tinh lỏng Tràng thạch Vĩnh Phúc
1,81% 5.899 1.946.670
(Talc, Quartzit) Phong hóa Natri
Canxit (Dolomit)
Cộng 100,00% 325.295 107.347.350 Thủy tinh lỏng (Talc, Quartzit)
Nguồn: CTCP CMC, FPTS Research.

Bảng 14: Tham khảo định mức sử dụng nguyên liệu làm xương gạch porcelain CSTK 5 triệu m2/năm
Số lượng sử dụng 4.7% 1.3%
Tên nguyên liệu Tỷ lệ 1.2%
kg/ngày kg/năm
Đất sét Trúc Thôn 27,05% 89.607 29.570.310
27.1%
Đất sét Sóc Sơn 19,70% 65.244 21.530.520
32.2%
Đất sét Tam
13,89% 46.015 15.184.950
Dương
Tràng thạch Yên 19.7%
32,15% 106.512 35.148.960
Bái 13.9%
Tràng thạch Phú
1,24% 4.117 1.358.610
Thọ Đất sét Trúc Thôn
Đất sét Sóc Sơn
Canxit (Dolomit) 4,66% 15.451 5.098.830
Đất sét Tam Dương
Tràng thạch Yên Bái
Thủy tinh lỏng Tràng thạch Phú Thọ
1,30% 4.311 1.422.630
(Talc, Quartzit) Canxit (Dolomit)
Thủy tinh lỏng (Talc, Quartzit)
Cộng 100,00% 331.257 109.314.810
Nguồn: CTCP CMC, FPTS Research.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 61 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Phụ lục 2: Định mức tham khảo nguyên liệu làm men gạch ốp lát (quay lại)
Bảng 15: Tham khảo định mức sử dụng nguyên liệu làm men cho ceramic & porcelain với CSTK lần lượt 4
triệu & 5 triệu m2/năm
Ceramic Porcelain bán sứ Tổng
Tên nguyên liệu
kg/ngày kg/năm kg/ngày kg/năm kg/năm
Frit các loại 10.822 3.571.128 10.289 3.395.370 6.966.498
Ziscon 157 51.876 375 123.750 175.626
CMC 47 15.444 23 7.590 23.034
Al203 47 15.444 136 44.880 60.324
Màu các loại 144 47.520 643 212.190 259.710
Hóa chất các loại 402 132.660 589 194.370 327.030
Phụ gia các loại 47 15.444 171 56.430 71.874
Tổng 11.665 3.849.516 12.226 4.034.580 7.884.096
Nguồn: CMC, FPTS Research.

Phụ lục 3: Định mức tiêu hao nhiên liệu theo quy hoạch của Bộ Xây dựng (quay lại)
Bảng 16: Mức tiêu hao nhiên liệu trong sản xuất gạch ốp lát theo quy hoạch của Bộ Xây dựng
Gạch cotto Gạch ceramic Gạch porcelain
Tiêu hao nhiệt năng không lớn hơn 1.800 kcal/kg 1.600 kcal/kg 2.000 kcal/kg
Tiêu hao điện năng không lớn hơn 0,15 kwh/kg 0,12 kwh/kg 0,40 kwh/kg
Nguồn: Bộ xây dựng, FPTS Research.

Bảng 17: Khối lượng kg trung bình 1 m gạch ốp lát theo kích cỡ và chủng loại sản phẩm7
2

Gạch lát nền Gạch cotto Gạch ceramic Gạch porcelain


Kích thước 30 x 30 cm 15,0 kg 15,2 kg n/a
Kích thước 40 x 40 cm 17,7 kg 18,4 kg n/a
Kích thước 50 x 50 cm 20,0 kg n/a
Kích thước 60 x 60 cm 22,2 kg
Kích thước 80 x 80 cm 26,6 kg
Gạch ốp tường
Kích thước 30 x 45 cm 16,1 kg
Kích thước 30 x 60 cm 18,5 kg
Khối lượng trung bình 16,4 kg 17,6 kg 24,4 kg
Nguồn: Tổng công ty Viglacera, FPTS Tổng hợp.

7
Lấy thông số kĩ thuật gạch ốp lát Viglacera làm đại diện với số liệu công bố trên trang web Tổng công ty Viglacera.

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 62 -


Báo cáo ngành gạch ốp lát

Tuyên bố miễn trách nhiệm


Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi là đáng tin
cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này.
Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên phân
tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà không bị phụ
thuộc vào bất kỳ ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.
Tại thời điểm thực hiện báo cáo phân tích, FPTS nắm giữ 170 cổ phiếu CVT, 0 cổ phiếu VHL, 125 cổ phiếu VIT, 146 cổ phiếu
TTC, 56 cổ phiếu TCR, 12 cổ phiếu VGC, 0 cổ phiếu CYC, 0 cổ phiếu TRT, 25 cổ phiếu TLT và chuyên viên phân tích không
nắm giữ cổ phiếu nào của các doanh nghiệp trên.

Các thông tin có liên quan đến chứng khoán khác hoặc các thông tin chi tiết liên quan đến các cố phiếu này có thể được
xem tại https://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức.
Bản quyền © 2010 Công ty chứng khoán FPT

Công ty Cổ phần Chứng khoán Công ty Cổ phần Chứng khoán Công ty Cổ phần Chứng khoán
FPT FPT FPT
Trụ sở chính Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Chi nhánh Tp. Đà Nẵng
52 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Tầng 3, tòa nhà Bến Thành Times 100, Quang Trung, Phường Thạch
Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam. Square, 136-138 Lê Thị Hồng Gấm, Thang, Quận Hải Châu, TP. Đà
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nẵng, Việt Nam.
ĐT: (84.24) 3 773 7070 / 271 7171
ĐT: (84.28) 6 290 8686 ĐT: (84.236) 3553 666
Fax: (84.24) 3 773 9058
Fax: (84.28) 6 291 0607 Fax: (84.236) 3553 888

www.fpts.com.vn Bloomberg – FPTS <GO> | - 63 -

You might also like