You are on page 1of 1

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn…”
Cái “vân chữ không thể trộn lẫn” của nhà thơ hay của một nhà văn thứ thiệt mà Lê Đạt
nhắc đến ở đây chính là phong cách tác giả, là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ
qua tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Là lá cờ đầu của thơ ca
Cách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách thơ độc đáo, hấp dẫn,
đó chính là tính trữ tình-chính trị sâu sắc, cùng với tính dân tộc đậm đà. Vẻ đẹp độc
đáo ấy được kết tinh trong bài thơ Việt Bắc- bản anh hùng ca, cũng là bản tình ca về
cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến.
Nếu coi Việt Bắc là một bản đàn thì hai khổ đầu là một khúc dạo đầy ấn tượng gợi
cảm hứng chủ đạo cho cả bài thơ.Bài thơ mở ra trong một khung cảnh chia tay với tâm
trạng Bâng Khuâng, lưu luyến bịn rịn của những con người từng gắn bó sâu nặng giữa
người cán bộ cách mạng về xuôi với dân nhân dân Việt Bắc. Người Ở Lại lên tiếng
trước trong giờ khắc Chia Xa:
Ta về mình Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Giống như khúc Giã Bạn “ người ơi, Người Ở Đừng Về”, 4 câu thơ tái hiện trước mắt
người đọc một cuộc chia tay đầy lưu luyến. Nỗi nhớ thương và những tình cảm chất
chứa trong lòng không thể kìm giữ được nay bật thốt thành câu hỏi tha thiết. Câu thơ
mở đầu mang âm hưởng một câu ca dao tình yêu nhắc nhở kỷ niệm về 15 năm gắn bó
đã đánh thức trong ta những câu ca dao giao duyên tình từ xưa :
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhờ hàm răng mình cười
mình về ta soạn câu này
Dặn dăm câu nhớ dặn vài câu Thương

You might also like