You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN LIỀN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC,
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
2.1Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa

Trước hết phải khẳng định công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa bởi vì chỉ có
như vậy thì mới rút ngắn được quá trình CNH-HĐH đất nước.các nước trên thế giới đã tiến
hành công nghiệp hóa tứ cách đây 300 năm và đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật:
Cuộc cách mạng công nghiệp – hay cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn
ra tứ những năm 60 của thế kỉ XVIII. Tiêu chí quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuât lần này là máy móc thay thế công cụ thủ công. Máy hơi nước đã nhanh chóng được
ứng dụng trong các ngành kéo sợi, ngành dệt, giao thông vận tải rồi hang loạt các loại máy
móc khác được chế tạo trên nguyên lí của máy hơi nước. máy móc dần thay thế các công cụ
thủ công, năng suất lao động được tăng nhiều lần,công nghiệp lên ngôi. Cơ khí hóa bắt đầu
thay thế sức lao động thủ công.
Cuộc cách mạng cơ khí hóa,Điện khí hóa (hay cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần II)
nổ ra vào cuối thế kỉ XIX đến những thập niên đầu thế kỉ XX. Yếu tố quyết định của cuộc
cách mạng này là chuyển nền sản xuất trên cơ sở cơ khí sang nên sản xuất điện- cơ khí và
sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Thời đại Điện-cơ khí đã kế thừa được một
số đặc trưng về kĩ thuật của thời đại máy hơi nước và tiếp tục phát triển lên, như: hệ thống
máy móc là công cụ sản xuất chử yếu, hệ thống kĩ thuật dựa trên cơ sở khoa học; cơ cấu
ngành nghề phưc tạp do công nghiệp làm chủ đạo với nguồn năng lượng thích ứng. Nhưng
nhờ việc phát minh và sử dụng phổ biến điện lực- một dạng năng lượng mới. Cuộc cách
mạng lần này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: phát hiện và ứng dụng điện rộng rãi,
phát minh ra động cơ đốt trong và động cơ diesel, tạo ra các loại vật liệu mới: vật liệu hữu
cơ, vật liệu nhân tạo,… thông tin liên lạc, thông tin vô tuyến phát triển mạnh mẽ.
Cuộc cách mạng máy tính và vật liệu mới( hay cách mạng khoa học kĩ thuật lần III):
diễn ra vào những năm 60 của thế kỉ XX với việc phát triển các ngành công nghệ cao như
công nghệ máy tính, công nghệ sinh học và ngành tự động hóa .Những thành tựu đáng chú ý
là tìm ra nhưng nguốn năng lượng mới, chế tạo ra nhiều vật liệu mới, phát triển coonng nghệ
thông tin, đây chính là thời điểm mà vô vàn các ứng dụng công nghê cao nở rộ …
Trong thế kỷ XXI, với dự báo cách mạng khoa học công nghệ sẽ có những bước nhảy
vọt khó lường, yêu cầu mới và cũng là khả năng mới trong điều kiện nhân loại đang bước
vào nền kinh tế mới- kinh tế tri thức. Trong nững điều kiện đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước phải đước triển khai theo tư duy mới, phù hợp với giai đoạn mới khi nhân loại bước
vào thế kỉ XXI.
Tính tới thời điểm này Hoa Kỳ, các nước Tây Âu và khá nhiều nước trên thế giới đã
hoàn thành quá trình CNH-HĐH trên cơ sở của các cuộc cách mạng công nghiệp và đang
trong thời kì tiến tới quá trình phát triển hậu công nghiệp.
Nước ta là nước đi sau. Chúng ta tiến hành CNH-HĐH đất nước khi nhiều nước khác
đã hoàn thành công cuộc CNH. Chính vì lí do đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách
“đi tắt đón đầu” kết hợp CNH gắn liền với HĐH.
Trước đây nước ta không coi trọng quá trình CNH phải gắn liền với HĐH nên quá
trình CNH ở nước ta diễn ra rất chậm. Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ
được coi là hiện đại cách đây vài thập kỷ thì ngày nay nhiều công nghệ đã trở nên bình
thường thậm chí còn lạc hậu, cần được thay thế, nếu chúng ta không thay thế những công
nghệ này hoặc không đủ khả năng để đánh giá thì vô hình chung chúng ta sẽ trở thành bãi
thải cuẩ thế giới, chúng ta sẽ bị tụt hậu không chỉ về kinh tế mà còn cả về trình độ khoa học
kĩ thuật.
Phát triển rút ngắn , hay rut ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước đước hiểu là đẩy
nhanh tốc độ, .. đưa đất nước đạt tới trình độ phát triển đồng đều với các nên kinh tế trong
khu vực và trên thế giới với thời gian ít hơn ngắn hơn so với các nước đi trước có hoàn cảnh
thượng tự trong thời kì so sánh. Rút ngắn không chỉ là như cầu cuẩ mỗi quốc gia đi sau, nó
còn là 1 yêu cầu khách quan, 1 xu thế tất yếu cho các quốc gia đang và chậm phát triển trông
đó có Việt Nam.
Với Việt Nam rút ngắn vừa là mục tiêu vừa là phương thức quan trọng hang đầu
trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Việt Nam bắt tay vào công cuộc CNH-HĐH đật nước
chậm hơn so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới từ vài thập kỷ đến hang
thế kỷ do xuất phát điểm kinh tế rất thấp cả về lượng và chất, hơn nữa lại bị chiến tranh
kéodài tàn phá nặng nề và cơ chế bao cấp kìm hãm quá lâu.
Chính vì vậy, để ‘vượt vũ môn hóa rồng’ Việt Nam phải đồng thời vừa triển khai bề
rộng quá trình CNH, phát triển nền công nghiệp truyền thống, vừa phải nhanh chóng hiện
đại hóa, đi thẳng vào phát triển từng bộ phận cấu thành của kinh té tri thức, nhằm đưa nước
ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp…

2.2. hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức
2.2.1 Khái niệm kinh tế tri thức
Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những năm 1960 của thế kỷ
trước, tiên phong bởi Fritz Machlup và Peter Drucker. Trong hơn bốn thập kỷ qua, đã có
nhiều nghiên cứu nhằm xác định và giải thích cơ chế của nền kinh tế này. Trong những năm
qua kinh tế tri thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước
phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tri thức là khái niệm không dễ hiểu vì dựa
trên hai khái niệm trừu tượng là kinh tế và tri thức, và do vậy đã được hiểu nhiều ít khác
nhau.. Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge - BasedEconomy)
là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao.
"Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối
và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996).: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong
đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng
trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" (APEC 2000).
Ngân hàng Thế giới (WB,2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh
tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức.Tri
thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai,
hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về
công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức". Còn theo Bộ Thương mại và Công nghiệp
Anh: Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh ra và khai thác tri thức có vai trò nổi trội
trong quá trình tạo ra của cải. : Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập
và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.2.2 Nội dung và định hướng CNH-HĐH gắn với phất triển kinh tế
tri thức
2.2.2.1 Nội dung
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế
tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá tình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri
thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Nội dung cơ bản của quá trình này là:
-  Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức,
kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.
-  Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất
nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các
ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

2.2.2.2 Định hướng


Đẩy mạnh công nghiệp hỏa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
Một là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Chuyển dịch mạnh cơ cấu
nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường, đẩy nhanh tiến độ khoa học — kỹ thuật và công nghệ sinh học
vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa phù hợp
đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
Hai là, về quy hoạch phát triển nông thôn: Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông
thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc
sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.
Ba là, về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn: Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho
nông dân, trước hết ở các vùng có sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp,
dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng
giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch
vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi
lao động nước ngoài.
-Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:
Một là, đối với công nghiệp và xây dựng: Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo
hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.
Hai là, đối với dịch vụ: Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch
vụ công cộng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hành lang pháp lý, môi trường
thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng
trên thị trường dịch vụ.
-          Phát triển kinh tế vùng:
Một là, có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh
hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên
vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng
chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính.
Hai là, xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam
thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng
lớn cho sự phát triển chung của cả nước.
-Phát triển kinh tế biển: ây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn
diện, có trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong
khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

2.3Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với bảo vệ môi trường

Quá trình công nghiệp hóa hơn hai thế kỷ qua đã làm tăng của cải trên Trái đất gấp mấy trăm lần,
đưa lại sự giàu có, phồn vinh cho nhiều quốc gia, nhưng đó là cách sản xuất, khai thác ào ạt và
tiêu thụ ào ạt, do chạy theo lợi nhuận
Nước ta đã sớm có Chiến lược BVMT, Luật BVMT, hệ thống quản lý nhà nước về môi trường.
Trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và tiến bộ trong BVMT, bảo vệ thiên nhiên, nhất là khôi
phục và phát triển rừng, ngăn ngừa, hạn chế được một phần nạn ô nhiễm do các hoạt động sản
xuất gây ra, đã xử lý được một số trường hợp sự cố môi trường... 
Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Luật BVMT. Khắc phục tình trạng quyết định đình
chỉsản xuất các cơ sở gây ô nhiễm quá mức quy định nhưng không thi hành. Xử lý những người
có trách nhiệm trong việc không thực hiện các quy hoạch đã duyệt, trong đó có giải pháp BVMT,
cân bằng sinh thái.
 
Nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức, sử dụng công nghệ mới, tri thức mới trong tổ chức sản
xuất kinh doanh là những nhân tố cơ bản trong sự nghiệp BVMT và PTBV. Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đi đôi với BVMT là tiền đề quan trọng làm cho mùa xuân đất nước mãi mãi xanh
tươi, đời đời bền vững. 

You might also like