You are on page 1of 2

Bài 21: Phương pháp tả cảnh

I. Phương pháp viết văn tả cảnh.

* Xét ví dụ: (sgk/45)

a. Hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác

- Người vượt thác phải mang hết sức lực, tinh thần để chiến đấu.

+ Hai hàm răng cắn chặt.

+ Quai hàm bạnh ra.

+ Bắp thịt cuồn cuộn.

+ Cặp mắt nảy lửa

→ Nhờ miêu tả ngoại hình và động tác của nhân vật ta có thể hình dung được

những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ.

b. Trong đoạn văn của Đoàn Giỏi tả quang cảnh dòng sông Năm Căn.

Miêu tả theo trình tự từ dưới sông lên trên bờ, từ gần đến xa.

c. Văn bản “Lũy làng”.

- Phần một (“Lũy làng là một vành đai” đến “màu của lũy làng”): giới thiệu khái
quát về lũy tre làng (phẩm chất, hình dáng và màu sắc).

- Phần 2 (“Lũy ngoài cùng” đến “không rõ”): lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre
của lũy làng như thế nào.

- Phần 3(đoạn cuối): Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.

=> Trình tự miêu tả: Có thể thấy tác giả đã quan sát và miêu tả từ ngoài vào trong,
từ khái quát đến cụ thể.

* Ghi nhớ (sgk/47)

• Muốn tả cảnh cần:


- Xác định được đối tượng miêu tả.

- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.

Trình bày những điều quan sát theo một thứ tự.

• Bố cục bài văn tả cảnh:

- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.

- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.

- Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

II. Luyện tập

- Làm các bài tập trong sgk/47

- Viết bài văn tả cảnh sân trường giờ ra chơi.

You might also like