You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Khối 10

ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm)
a. Nhận thức là gì? Trình bày các giai đoạn của quá trình nhận thức? Muốn hiểu về bản chất
của sự vật hiện tượng em dựa vào quá trình nhận thức nào? Vì sao?
b. Em rút ra bài học gì trong cuộc sống sau khi học xong bài “Thực tiễn và vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức ”
Câu 2 (3 điểm)
Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Hiện nay, trên thế giới có những
vấn đề gì tác động tiêu cực đến sự phát triển của con người? Theo em, chúng ta cần làm gì để
khắc phục tình trạng đó?
Câu 3 (3 điểm)
Em hãy giải quyết tình huống sau:
Để củng cố bài học “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng” cô giáo yêu
cầu mỗi bạn lấy một ví dụ về phủ định biện chứng.
- Lan: Ví dụ khi em nói “Ngôi nhà này đẹp”, rồi em lại nói “Ngôi nhà này không đẹp”
để phủ định lại câu nói trước của em, đó là phủ định biện chứng.
- Nam: Gieo hạt thóc xuống đất, hạt thóc sẽ nảy mầm, mọc thành cây lúa và trổ bông, từ
hạt thóc ban đầu đã có nhiều hạt thóc mới nảy sinh, đó là phủ định biện chứng.
1. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
2. Em hãy lấy ví dụ về sự phủ định biện chứng ở cả 3 lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy?

ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm)
Nhận thức là gì? Em hãy chỉ ra những điểm khác nhau giữa 2 giai đoạn của quá trình nhận
thức? Muốn hiểu về bản chất của sự vật hiện tượng em dựa vào quá trình nhận thức nào? Vì
sao?
Em rút ra bài học gì trong cuộc sống sau khi học xong bài “Thực tiễn và vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức ”
Câu 2 (3 điểm)
Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử? Hãy lấy ví dụ để chứng minh con người là chủ
thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.
Câu 3 (3 điểm)
Em hãy giải quyết tình huống sau:
Để củng cố bài học “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng” cô giáo yêu
cầu mỗi bạn lấy một ví dụ về phủ định biện chứng.
- Lan: Ví dụ khi em nói “Ngôi nhà này đẹp”, rồi em lại nói “Ngôi nhà này không đẹp”
để phủ định lại câu nói trước của em, đó là phủ định biện chứng.
- Nam: Gieo hạt thóc xuống đất, hạt thóc sẽ nảy mầm, mọc thành cây lúa và trổ bông, từ
hạt thóc ban đầu đã có nhiều hạt thóc mới nảy sinh, đó là phủ định biện chứng.
a. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
b. Em hãy lấy ví dụ về sự phủ định biện chứng ở cả 3 lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy?

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM


ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm)
- Nêu được khái niệm Nhận thức: (0.5đ)
- Trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức: (2.0 đ)
+ Nhận thức cảm tính
1
+ Nhận thức lý tính
- Muốn hiểu được bản chất sự vật em dựa vào nhận thức lý tính. Vì đây là giai đoạn mà nhờ
quá trình phân tích tổng hợp sẽ đưa ra được bản chất của sự vật đầy đủ, chính xác (0.5đ)
- Rút ra bài học: (1.0đ)
+ Trong học tập, cuộc sống cần coi trọng thực tiễn.
+ Tránh lý luận suông học xa rời thực tiễn.
Câu 2 (3 điểm) - Nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội là vì (1.5đ)
+ Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải
được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
+ Con người là chủ thể của lịch sử nên sự phát triển xã hội phải vì con người, thỏa mãn
những nhu cầu vật chất của con người.
+ Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do,
hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của CNXH.
- Hiện nay, trên thế giới có nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến sự phát triển của con
người đó là chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh hiểm nghèo, tệ buôn người…(0.5đ)
- Hành động của mọi người nói chung và của học sinh nói riêng: (1.0đ)
Câu 3 (3 điểm)
Giải quyết tình huống dựa vào kiến thức đã được học ở bài 6: Khuynh hướng phát triển của
sự vật và hiện tượng:
- Đồng ý với ý kiến của Nam vì phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển
của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng
cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. Ở ví dụ của Nam, ta thấy được quá trình tự thân phủ
định, tự thân phát triển, là mắt khâu dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ
định (1.0đ)
- Không đồng ý với ý kiến của Lan vì ví dụ của Lan là phủ định theo nghĩa thông thường,
không phải phủ định biện chứng (0.5đ)
- Ví dụ về sự phủ định biện chứng ở 3 lĩnh vực:
+ Tự nhiên (0.5đ)
+ Xã hội (0.5đ)
+ Tư duy (0.5đ)

ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm)
- Nêu được khái niệm nhận thức: (0.5đ)
- Điểm khác nhau giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức: (2.0 đ)
+ Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức; Là giai đoạn nhận thức được
tiến hành dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp của cơ quan cảm giác với sự vật; Kết quả là cho ta biết
về đặc điểm bên ngoài của sự vật.
+ Nhận thức lý tính: Là giai đoạn sau, giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức; Không tiếp
xúc trực tiếp với sự vật, mà dựa vào các tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp để tiến hành
các thao tác tư duy; Kết quả là giúp ta nắm được bản chất, quy luật bên trong của sự vật.
- Muốn hiểu được bản chất sự vật em dựa vào nhận thức lý tính. Vì đây là giai đoạn mà nhờ
quá trình phân tích tổng hợp sẽ đưa ra được bản chất của sự vật đầy đủ, chính xác (0.5đ)
- Rút ra bài học: (1.0đ)
+ Trong học tập, cuộc sống cần coi trọng thực tiễn.
+ Tránh lý luận suông học xa rời thực tiễn.
Câu 2 (3 điểm)
- Nói con người là chủ thể của lịch sử là vì (1.5đ)
+ Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.
2
+ Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội
+ Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội
- Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã
hội (1.5đ)
Câu 3 (3 điểm)
Giải quyết tình huống dựa vào kiến thức đã được học ở bài 6: Khuynh hướng phát triển của
sự vật và hiện tượng:
- Đồng ý với ý kiến của Nam vì phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển
của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng
cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. Ở ví dụ của Nam, ta thấy được quá trình tự thân phủ
định, tự thân phát triển, là mắt khâu dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ
định (1.0đ)
- Không đồng ý với ý kiến của Lan vì ví dụ của Lan là phủ định theo nghĩa thông thường,
không phải phủ định biện chứng (0.5đ)
- Ví dụ về sự phủ định biện chứng ở 3 lĩnh vực:
+ Tự nhiên (0.5đ)
+ Xã hội (0.5đ)
+ Tư duy (0.5đ)

You might also like