You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.

HCM
PHÒNG ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


(Theo từng mục đã được đánh số ở mẫu đề cương)

(1) Tên học phần: Tên học phần phải trùng với tên học phần trong Chương trình
đào tạo theo hình thức tín chỉ đã ban hành. Ví dụ: “Tên học phần: Lí luận Quản
lí giáo dục”.
(2) Dịch chính xác tên học phần (mục 1) ra tiếng Anh (nên tìm đọc trong các
chương trình nước ngoài đã sử dụng, tránh dịch thuần túy theo nghĩa từ điển).
(3) Mã học phần: Mục này do phòng Đào tạo ghi.
(4) Học phần tiên quyết: Yêu cầu ghi rõ tên học phần tiên quyết đã quy định trong
Chương trình đào tạo. Phân biệt rõ 2 cấp độ tiên quyết: đã học qua hoặc đã tích
lũy.
(5) Chương trình đào tạo: ghi “Giáo dục đại học”.
(6) Ngành Đào tạo: Cần ghi rõ học phần dành cho ngành hoặc những ngành nào.
Ví dụ: “Sư phạm Toán học”, “Sư phạm Ngữ văn”,….
(7) Số tín chỉ và số tiết đã được quy định trong Chương trình giáo dục. Ví dụ: “Số
tín chỉ: 2; Số tiết: 42 (20/16/6/0)”. Ghi như vậy, có nghĩa là: học phần có khối
lượng: 2 tín chỉ; Số tiết thực hiện: 42. Trong đó 20 tiết lí thuyết, 16 tiết bài tập,
6 tiết thảo luận và không có thực hành.
Lưu ý: Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín
chỉ được qui định bằng 15 tiết học lí thuyết. Trường qui định 2 tiết bài tập hoặc
thực hành tương đương 1 tiết lí thuyết; 3 tiết thảo luận tương đương 1 tiết lí
thuyết.
(8) Yêu cầu phục vụ cho môn học: Cần ghi một số điều kiện cần thiết phục vụ cho
môn học. Ví dụ: “Projector, máy tính, phòng thí nghiệm – thực hành,….”
(9) Phần này ghi giống như phần mô tả vắn tắt nội dung học phần đã ghi trong
chương trình đào tạo.
(10) Cần nêu rõ mục tiêu kiến thức và kỹ năng của học phần. Các mục tiêu cần phải
viết dưới góc độ người học và bắt đầu bằng một động từ hành động tương ứng
với các cấp độ chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng và có bổ ngữ làm rõ
nghĩa cho động từ đó. Khuyến khích sử dụng bảng phân loại mức độ nhận thức
của B. S. Bloom làm cơ sở cho việc phân loại các mục tiêu.
(11) Phần này các giảng viên nêu cụ thể từng đề mục chi tiết của học phần. Lưu ý là
chỉ nêu chi tiết tối đa đến mục con thứ ba (Chương 1, Mục 1.1, Mục 1.1.1).
1
(12) Kế hoạch giảng dạy. Cần xác định rõ các nội dung cụ thể và các mục đánh giá
được thực hiện trong từng tuần trong học kì. Tổng cộng có 15 tuần.
(13) Học liệu: Cần ghi rõ tên giáo trình và danh mục các tài liệu tham khảo (ghi tên
danh mục tài liệu tham khảo theo đúng quy tắc: Tên tác giả (năm phát hành),
Tên sách/bài viết, nhà xuất bản/tạp chí. Ví dụ: “Phạm Văn A (2001), Cải cách
giáo dục, Nhà xuất bản Hà Nội” và website có thể sử dụng cho học phần;
(14) Phần thi kết thúc học phần là bắt buộc với trọng số từ 50% đến 80%. Các mục
đánh giá quá trình do hai giảng viên xây dựng đề cương chủ động thiết kế,
không hạn chế số cột điểm. Với mỗi mục đánh giá quá trình, cần mô tả rõ hình
thức đánh giá, điểm đánh giá và tỷ trọng (%).
Các mục đánh giá phải phù hợp với quy chế tổ chức đào tạo theo hình thức tín
chỉ do Trường ban hành. Cụ thể, các mục đánh giá có thể là: kiểm tra thường
xuyên trong quá trình học tập (bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thuyết trình, kiểm
tra định kỳ…), đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, đánh giá phần
thực hành, đánh giá chuyên cần, thi giữa học phần, tiểu luận, thi kết thúc học
phần.
(15) Cần ghi rõ thông tin của các giảng viên xây dựng chương trình:
 Họ và tên: Cần ghi rõ đầy đủ họ và tên của từng giảng viên. Ví dụ:
“Nguyễn Văn A”, “Nguyễn Thị Y”,….
 Học hàm, Học vị: Cần ghi đầy đủ thông tin từng giảng viên. Ví dụ:
“PGS, TS.”;
 Đơn vị: Cần ghi rõ cụ thể Khoa hoặc Bộ môn hoặc Phòng ban, Trung
tâm,… nơi giảng viên đang công tác;
 Email: Cần ghi rõ địa chỉ hộp thư điện tử của từng giảng viên. Ví dụ:
thunt@hcmup.edu.vn;
 Các hướng nghiên cứu chính: Cần ghi rõ hướng nghiên cứu chính của
từng giảng viên, theo chuyên ngành hẹp. Ví dụ: cùng là giảng viên
chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Toán nhưng hướng
nghiên cứu chính có thể khác nhau. Có giảng viên đi sâu nghiên cứu
PPDH Giải tích, giảng viên khác đi sâu nghiên cứu PPDH Đại số hoặc
PPDH Hình học, thậm chí cụ thể hơn nữa là đi sâu nghiên cứu PPDH
một số quan hệ (song song hoặc trực giao) trong giảng dạy hình học
không gian ở trường phổ thông. Nội dung này sẽ cho phép sinh viên có
thể lựa chọn và định hướng nghiên cứu khoa học hoặc thực hiện các luận
văn tốt nghiệp trong quá trình học tập.

Tp.HCM ngày 07 tháng 7 năm 2010


KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Nguyễn Ngọc Trung

You might also like