You are on page 1of 69

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN XUÂN TÙNG

BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG


KHÁNG KHUẨN CỦA THUỐC MỠ
THÂN NƯỚC NANO BẠC CLORID

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN XUÂN TÙNG

BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG


KHÁNG KHUẨN CỦA THUỐC MỠ
THÂN NƯỚC NANO BẠC CLORID

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa: QH.2012.Y
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Thị Thanh
Bình - Chủ nhiệm Bộ môn Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc, khoa Y Dược –
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời
gian vừa qua.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS.Nguyễn Thanh Hải –
Phó chủ nhiệm phụ trách khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã định
hướng cho nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy trong bộ môn Hóa dược và Kiểm
nghiệm thuốc và các anh chị trong bộ môn Bào chế và Công nghiệp Dược,
khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi
nhất để em hoàn thành thí nghiệm.

Hà Nội, ngày 30/5/2017


Tác giả
Nguyễn Xuân Tùng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AAS Atomic Absorption Spectrometric
(Quang phổ hấp thụ nguyên tử)
AgNO3 Bạc nitrat
ATCC American type culture collection
(Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật Mỹ)
DĐVN Dược điển Việt Nam
MRSA Methicillin-resistant Staphylococcus aureus
(Tụ cầu kháng Methicillin)
NaCl Natri clorid
PDI Poly Dispersity Index
(Chỉ số đa phân tán)
PEG Polyethylen glycol
SEM Scanning Electron Microscope
(Kính hiển vi điện tử quét)
USP Dược điển Mỹ
UV Ultra violet (Tia tử ngoại)
VK Vi khuẩn
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Cơ chế kháng khuẩn của các thuốc kháng khuẩn 3
Bảng 1.2 Kích thước của một số vật liệu micro và nano 7
Bảng 1.3 Số nguyên tử có trong hạt nano bạc 12
Bảng 2.1 Nguyên liệu bào chế thuốc mỡ bạc clorid 24
Bảng 3.1 Độ hấp thụ nguyên tử của các dung dịch bạc chuẩn 35
Bảng 3.2 Kết quả định lượng mẫu thuốc mỡ AgCl 0,13% 36
Bảng 3.3 Lượng ion bạc giải phóng từ thuốc mỡ bạc clorid 0,13% 37
so với Silvasorb® gel theo thời gian
Bảng 3.4 Vòng vô khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM), kem bạc 40
sulfadiazin 1% (SS) và mẫu trắng trên 1 số vi khuẩn
Gram dương
Bảng 3.5 Vòng vô khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM), kem bạc 41
sulfadiazin 1% (SS) và mẫu trắng trên 1 số vi khuẩn
Gram âm
Bảng 3.6 Đường kính vòng vô khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid 42
0,13% trên S. aureus và E. coli so với dạng gel bạc clorid
0,13% và Silvasorb® Gel
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 1.1 Tác động của ion bạc lên vi khuẩn 9

Hình 1.2 Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn 10

Hình 1.3 Ion bạc liên kết với các base của DNA 10

Hình 1.4 Ứng dụng của bạc và nano bạc trong y học 14

Hình 1.5 Ưu điểm của bạc clorid so với các dạng khác của bạc 16

Hình 2.1 Quy trình bào chế thuốc mỡ bạc clorid 0,13% 26
Hình 3.1 Kích thước tiểu phân dược chất của thuốc mỡ AgCl 34
0,13% và Silvasorb® Gel
Hình 3.2 Hình dạng tiểu phân bạc clorid quan sát bằng kính hiển 35
vi điện tử quét
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa cường độ hấp thụ và 36
nồng độ của bạc
Hình 3.4 Lượng ion bạc giải phóng từ thuốc mỡ bạc clorid 0,13% 37
so với Silvasorb® Gel theo thời gian
Hình 3.5 Kích thước tiểu phân của sản phẩm trước và sau khi
chiếu UV
Hình 3.6 Kích thước tiểu phân của sản phẩm sau khi bào chế và 38
sau 6 tháng
Hình 3.7 Hoạt tính kháng khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM) so 39
với kem bạc sulfadiazin 1% (SS) và mẫu trắng (MT) trên
1 số vi khuẩn Gram dương
Hình 3.8 Hoạt tính kháng khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM) so 40
với kem bạc sulfadiazin 1% (SS) và mẫu trắng (MT) trên
1 số vi khuẩn Gram âm
Hình 3.9 Tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ 41
bạc clorid 0,13% trên S. aureus và E. coli so với gel bạc
clorid 0,13% và Silvasorb® Gel
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN.......................................................................... 3
1.1. Thuốc kháng khuẩn vết thương do bỏng ................................................ 3
1.1.1. Giới thiệu chung về các thuốc kháng khuẩn ..................................... 3
1.1.2. Các thuốc kháng khuẩn được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng vết
thương do bỏng ........................................................................................... 5
1.2. Công nghệ nano và công nghệ nano sinh y dược ................................... 6
1.2.1. Công nghệ nano ................................................................................ 6
1.2.2. Công nghệ nano sinh y dược ............................................................ 8
1.3. Bạc và các thuốc kháng khuẩn từ bạc ..................................................... 9
1.3.1. Cơ chế kháng khuẩn của các thuốc từ bạc ........................................ 9
1.3.2. Các dạng bạc được sử dụng làm thuốc kháng khuẩn ..................... 10
1.3.3. Hệ giải phóng ion bạc kéo dài – tiểu phân nano bạc clorid ............ 15
1.4. Đại cương về thuốc mỡ ......................................................................... 16
1.4.1. Khái niệm thuốc mỡ........................................................................ 16
1.4.2. Phân loại thuốc mỡ ......................................................................... 16
1.4.3. Các đặc tính của thuốc mỡ .............................................................. 18
1.4.4. Các phương pháp bào chế thuốc mỡ............................................... 20
CHƯƠNG 2 - NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 24
2.1. Nguyên vật liệu, trang thiết bị............................................................... 24
2.1.1. Nguyên vật liệu ............................................................................... 24
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu ......................................................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 26
2.2.1. Bào chế thuốc mỡ bạc clorid 0,13% ............................................... 26
2.2.2. Xác định một số đặc tính của thuốc mỡ bạc clorid......................... 27
2.2.3. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ bạc clorid . 31
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................. 34
3.1. Xác định một số đặc tính của thuốc mỡ bạc clorid 0,13% ................... 34
3.1.1. Kích thước và thế Zeta của tiểu phân dược chất ............................ 34
3.1.2. Hình dạng tiểu phân ........................................................................ 34
3.1.3. Độ nhớt ........................................................................................... 35
3.1.4. Hàm lượng hoạt chất ....................................................................... 35
3.1.5. Khả năng giải phóng hoạt chất ....................................................... 36
3.1.6. Độ bền với ánh sáng ....................................................................... 37
3.1.7. Độ ổn định theo thời gian ............................................................... 38
3.2. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ bạc clorid ....... 39
3.2.1. So với kem bạc sulfadiazin 1%....................................................... 39
3.4.2. So với Silvasorb® Gel và gel bạc clorid 0,13% .............................. 41
3.3. Bàn luận ................................................................................................ 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa, con người đã sử dụng bạc làm các dụng cụ chứa đồ ăn, nước
uống để trị bệnh. Bạc được biết đến như một nguyên tố có khả năng khử trùng
mạnh nhất tồn tại trong tự nhiên. Đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ
tính chất hóa học của các ion Ag+ [14]. Ion này có khả năng tiêu diệt vi sinh
vật theo nhiều cơ chế [29], nên rất ít khi bị đề kháng [15]. Trong lịch sử, bạc
được sử dụng làm thuốc dưới nhiều dạng khác nhau [13], mỗi loại đều có ưu
nhược điểm riêng. Điển hình là dung dịch sát khuẩn bạc nitrat 0,5%, kem
chữa bỏng bạc sulfadiazin 1%.
Về mặt bệnh lý, bỏng là những tổn thương da có nguồn gốc từ các tác
nhân không phải cơ học như hóa chất, điện, nhiệt, ánh sáng mặt trời hoặc bức
xạ hạt nhân. Không giống như những loại chấn thương khác, vết thương do
bỏng gây ra những biến đổi về mặt chuyển hóa cũng như các phản ứng viêm,
và do đó, đặt bệnh nhân trước nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong điều trị
bỏng, nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh tật và tử vong,
biến chứng này gây ra 61% tổng số các trường hợp tử vong do bỏng. Nhiễm
trùng vết thương do bỏng đòi hỏi phải được chăm sóc y tế ngay bởi vì nó làm
chậm quá trình lành vết thương, gia tăng để lại sẹo, có thể dẫn đến nhiễm
trùng máu và hội chứng bất hoạt đa cơ quan. [1]
Ở bệnh nhân bỏng, tổn thương da trên diện rộng và thời gian nhập viện
dài là nguyên nhân chính làm cho vết bỏng trở thành môi trường thích hợp
cho sự phân chia nhanh chóng của vi sinh vật gây bệnh. Nhiễm trùng vết
thương do bỏng thường kéo dài hơn và có nguồn gốc từ nhiều loại vi sinh vật
hơn so với các vết thương do phẫu thuật. Tác nhân đầu tiên gây nhiễm trùng
vết bỏng là các vi khuẩn Gram dương như tụ cầu vàng Staphylococcus aureus
kháng methicillin (MRSA), các vi khuẩn Gram âm như Acinetobacter
baumannii-calcoaceticus complex, Pseudomonas aeruginosa và các loài
Klebsiella. Đáng chú ý là Klebsiella bởi sự gia tăng đề kháng với nhiều loại
kháng sinh. Nhiễm trùng vi khuẩn đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân bỏng gắn
liền với thời gian nhập viện kéo dài. Điều trị nhiễm trùng đa đề kháng (MDR)
bằng các liệu pháp kháng sinh ban đầu không đầy đủ làm gia tăng tỷ lệ tử
vong. Vết thương do bỏng cũng có thể bị nhiễm nấm, trong đó, phổ biến nhất
1
là Candida albicans. Sử dụng các thuốc kháng khuẩn tại chỗ thích hợp có thể
mang lại hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng và kiểm soát vết thương. [1]
Sự ra đời của thuốc kháng khuẩn thế hệ mới từ muối ít tan của bạc với
những ưu điểm như kiểm soát tốc độ giải phóng ion bạc ở mức tối ưu, trong
thời gian dài có thể góp phần giải quyết các vấn đề kể trên. Theo định hướng
nghiên cứu đó, khoa Y Dược – ĐHQGHN đã tổng hợp thành công và xác
định các đặc tính của tiểu phân nano bạc clorid. Các thử nghiệm sinh học in
vitro đã chứng tỏ các tiểu phân này có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm và
Gram dương. [1,7,8,32]
Hướng đến việc bào chế các thuốc kháng khuẩn từ bạc clorid có hiệu
lực cao, phổ rộng nhằm điều trị nhanh và hiệu quả nhiễm trùng, đặc biệt là ở
các vết thương do bỏng, chúng tôi tiến hành đề tài:“Bào chế và đánh giá tác
dụng kháng khuẩn của thuốc mỡ thân nước bạc clorid” với các mục tiêu cụ
thể như sau:
1. Bào chế được thuốc mỡ bạc clorid nồng độ 0,13% và xác định một số
đặc tính của thuốc.
2. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ bào chế được
trên một số chủng vi sinh vật.

2
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Thuốc kháng khuẩn vết thương do bỏng
1.1.1. Giới thiệu chung về các thuốc kháng khuẩn
- Khái niệm: Các thuốc kháng khuẩn là các thuốc diệt vi khuẩn khi
tiếp xúc, chỉ dùng ngoài. Cơ chế tác dụng tùy theo từng nhóm chất, điểm
chung là phổ tác dụng rộng và liên tục.
- Phân loại: Theo cấu trúc hóa học, cũng phù hợp với tính chất tác
dụng, các thuốc kháng khuẩn có thể phân thành 6 nhóm:
+ Các chất oxy hóa (như các chất giải phóng ra O₂; I₂; Cl₂ …).
+ Các alcol, phenol, aldehyd và các dẫn chất của chúng.
+ Hợp chất kim loại nặng.
+ Các phẩm màu.
+ Nitrofurazon và dẫn chất.
+ Các chất hoạt diện catonic. [5]
- Cơ chế hoạt động của thuốc kháng khuẩn:

Hiện nay, đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ
chế diệt khuẩn của các thuốc kháng khuẩn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cơ
chế hoạt động của các thuốc kháng khuẩn đối với nấm, virus và động vật
nguyên sinh lại khá thưa thớt.
Cơ chế tác dụng của các tác nhân hóa học được sử dụng như các thuốc
kháng khuẩn được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Cơ chế kháng khuẩn của các thuốc kháng khuẩn [20]
Đích tác dụng Thuốc kháng khuẩn Cơ chế hoạt động
Phá hủy liên kết ngang của
Vỏ tế bào (vách Glutaraldehyde
proteins
tế bào, màng
EDTA, các Vi khuẩn Gram âm: loại bỏ Mg²⁺,
ngoài)
permeabilizer khác giải phóng một số LPS
Màng tế bào QACs Tổn thương màng liên quan đến

3
chất lớp phospholipid kép
Ở nồng độ thấp ảnh hưởng đến
Chlorhexidine tính toàn vẹn của màng. Ở nồng độ
cao gây đông tụ các tế bào chất
Gây cảm ứng làm rò rỉ các amino
Diamines
acid
Tách pha và hình thành các miền
PHMB, alexidine
của lớp màng lipid
Làm rò rỉ, một số gây ra sự tách
Phenols
cặp
Phá hủy liên kết ngang của
Formaldehyde
Liên kết ngang proteins, RNA và DNA
của các đại phân Phá hủy liên kết ngang của
tử Glutaraldehyde proteins ở vỏ tế bào và một số ở
trong tế bào
Xen vào giữa Một phân tử Acridine xen giữa hai
Acridines
DNA lớp của cặp base trong DNA
Tương tác với Enzymes liên kết màng (tương tác
Các hợp chất của bạc
nhóm thiol với nhóm thiol)
Halogens Ức chế tổng hợp DNA
Ảnh hưởng tới
Hydrogen peroxide,
DNA Phá vỡ sợi DNA
silver ions
Oxy hóa các nhóm thiol thành
Halogens disulfides, sulfoxides hoặc
disulfoxides
Hydrogen peroxide: hoạt động do
Các tác nhân
sự hình thành các gốc tự do
oxy hóa
hydroxyl, làm oxy hóa nhóm thiol
Peroxygens
ở trong enzymes và proteins; PAA:
sự gián đoạn của các nhóm thiol
trong enzymes và proteins

4
1.1.2. Các thuốc kháng khuẩn được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng
vết thương do bỏng
Tổn thương tổ chức mô là nguồn gốc gây ra mọi rối loạn bệnh lý trong
bỏng. Tại các tổn thương, vi sinh vật có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng, hoại
tử, thậm chí dẫn đến tử vong cho bệnh nhân. Sử dụng các thuốc kháng khuẩn
tại chỗ nhằm hạn chế hoặc loại bỏ yếu tố bệnh lý này, tạo điều kiện cho sự
sửa chữa và hồi phục của các mô. Sau hơn 80 năm kể từ khi khoa học phát
hiện ra penicillin, hàng trăm loại thuốc kháng sinh và các thuốc tương tự đã
được phát minh và đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu kỷ
nguyên phát triển mới của y học trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng kháng sinh đã
tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật trở nên kháng thuốc. Đây không chỉ là
mối lo ngại chung của ngành y tế mà còn là thảm họa đối với sức khỏe cộng
đồng. Các yêu cầu của một thuốc kháng khuẩn vết bỏng tốt bao gồm: Có tác
dụng với các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết bỏng với tỷ lệ kháng thuốc thấp
nhất, không hoặc ít gây hại cho mô lành và tế bào lành, không hoặc ít có tác
dụng phụ, thấm sâu vào các mô. Dưới đây là một số thuốc kháng khuẩn vết
thương bỏng được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Bạc sulfadiazin 1%
Bạc sulfadiazin là sự kết hợp của bạc với một sulfamid. Nhiều phối hợp
của bạc với các sulfamid khác nhau đã được nghiên cứu thử nghiệm in vitro,
kết quả cho thấy bạc sulfadiazin cho tác dụng tốt nhất. Điều này có thể được
giải thích là do sự liên kết mạnh của bạc sulfadiazin với DNA của vi sinh vật.
Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt được nhiều loại vi sinh vật như
S. aureus, E. coli, Klebsiella, P. aeruginosa, Proteus, Enterobacteraceae và
cả C. albicans. Bạc sulfadiazin có thể gây giảm bạch cầu. Tác dụng phụ này
gặp ở 5-15% bệnh nhân, thường xảy ra khi sử dụng trên diện tích rộng, 2-3
ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Bạc sulfadiazin được sản xuất từ năm 1960
dưới dạng kem nồng độ 1% màu trắng, không tan trong nước, ít thấm sâu vào
hoại tử, khó vệ sinh vết thương, thời gian tác dụng ngắn. Sản phẩm có thể làm
giảm khả năng tái tạo biểu mô còn độc tính đối với tủy xương chủ yếu là do
propylen glycol có trong dạng thuốc gây nên. Sự đề kháng của vi khuẩn trên
dòng sản phẩm này cũng đã được ghi nhận. [1]

5
- Bạc nitrat (AgNO3)
Dung dịch AgNO3 thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao, có thể tiêu diệt
cả P. aeruginosa, ít bị đề kháng, ngoài ra còn có tác dụng giảm viêm ở bề mặt
vết thương. Dung dịch bạc nitrat 0,5% đã từng là một thuốc điển hình và phổ
biến nhất để điều trị các bết bỏng ngoài da. Ở nồng độ lớn hơn 1% dung dịch
bạc nitrat có khả năng gây độc với tế bào và các mô; nitrat làm giảm khả năng
liền vết thương, khi bị khử thành nitrit sẽ tạo ra các chất oxi hóa gây độc cho
tế bào, giảm khả năng tái tạo tế bào biểu mô. Thuốc có thể gây hạ natri và clo
máu, gây kiềm chuyển hoá và methemoglobin. Dung dịch bạc nitrat cho nồng
độ ion Ag+ cao nhưng không ổn định. Dung dịch dễ chuyển sang màu xám
khi tiếp xúc với ánh sáng. Đắp tốn gạc, gây đen đồ vải. [1]
- Axit Boric
Axit Boric là một axit yếu, thuốc được sử dụng dưới dạng dung dịch
3% hoặc dạng bột tinh thể màu trắng. Axit boric có tác dụng ức chế sự phát
triển của trực khuẩn mủ xanh. Chỉ định để điều trị vết thương nhiễm trực
khuẩn mủ xanh, trung hoà vết bỏng do vôi tôi nóng. Thuốc có nguy cơ gây
nhiễm toan chuyển hoá, không được dùng trên diện tích quá rộng. [1]
- Mỡ Maduxin (Madhuxin)
Đây là dạng thuốc mỡ màu nâu đen được bào chế từ lá của cây sến
(Madhuca pasquieri Dubard H. Sapotaceae). Maduxin có thành phần là cao
của lá sến, dầu hạt sến và vaselin. Maduxin được nghiên cứu bào chế từ 1990-
1995. Đây là thuốc chữa nhiễm khuẩn vết bỏng có hiệu quả. Thuốc có tác
dụng với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, Proteus,... Gạc tẩm thuốc
đắp vào vết thương làm giảm tiết dịch, giảm mùi hôi. Thuốc kích thích biểu
mô hóa ở bỏng nông và tạo mô hạt ở bỏng sâu. Thuốc có tác dụng tốt với
bỏng vôi. Tuy nhiên, thuốc thường gây đau cho bệnh nhân và làm đen vải
trải.[1]
1.2. Công nghệ nano và công nghệ nano sinh y dược
1.2.1. Công nghệ nano
Nano theo tiếng Latin có nghĩa là nhỏ, bé. Công nghệ nano
(nanotechnology) là công nghệ nghiên cứu phát triển và sử dụng các vật liệu
siêu nhỏ ở kích cỡ nanomet (bảng 1.2) để phục vụ cho lợi ích của cuộc sống
con người.

6
Bảng 1.2. Kích thước của một số vật liệu micro và nano
Vật liệu Kích thước (nm)
Sợi tóc 50.000-80.000
Vi khuẩn 500-10.000
Hồng cầu 7.000-8.000
Virus 100-400
Ribosome ~ 10
AND ~3
Nguyên tử carbon ~ 0,1

Thông thường, mắt thường chỉ có thể nhìn thấy được vật thể khoảng
50 µm (tương đương với sợi tóc). Như vậy, vật thể nano là những vật thể
không thể nhìn thấy được bằng mắt thường (chỉ có thể quan sát được bằng
kính hiển vi điện tử). Do kích thước siêu nhỏ nên tiểu phân nano
(nanoparticles) đã tạo ra những tính chất đặc trưng mới khác hẳn so với tiểu
phân micro (như siêu dẫn, siêu bền, siêu thuận từ, siêu thấm, v.v.). Chính vì
vậy, ngay sau khi ra đời, thế giới nano đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của
giới khoa học và nhà sản xuất dẫn đến nhanh chóng hình thành lĩnh vực công
nghệ nano. Ngành công nghệ mới mẻ này đã tạo ra một cuộc cách mạng rộng
lớn làm đảo lộn nhiều ngành khoa học, liên quan đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội như vật lý, lý-sinh, sinh học phân tử, công nghệ sinh học, y-dược
học, v.v.
Công nghệ nano là khoa học liên ngành, ngay sau khi ra đời, đã phát
triển nhanh chóng, tạo ra nhiều sản phẩm trên thị trường nhằm phục vụ đời
sống con người. Từ năm 2001-2005, ở Mỹ đã có trên 100 bằng phát minh
được cấp cho công nghệ nano dược. Năm 2006 doanh số về công nghệ nano
toàn cầu đã đạt 50 tỉ USD. Hiện nay, các nước phát triển như Mỹ, Nhật bản,
Công đồng châu Âu ... đều đang đầu tư những dự án lớn cho công nghệ nano
với tầm nhìn lâu dài. [28]

7
Sự khác biệt về tính chất của vật liệu nano so với vật liệu khối bắt
nguồn từ hai hiện tượng sau đây:
- Hiệu ứng bề mặt: Khi vật liệu có kích thước nm, các số nguyên tử
nằm trên bề mặt sẽ chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng số nguyên tử. Chính vì vậy
các hiệu ứng có liên quan đến bề mặt, gọi tắt là hiệu ứng bề mặt, sẽ trở nên
quan trọng làm cho tính chất của vật liệu có kích thước nanomet khác biệt so
với vật liệu ở dạng khối. Nhờ hiệu ứng này mà các dược chất ít tan, khi được
điều chế dưới dạng tiểu phân nano thì tốc độ hòa tan và tác dụng sinh học tăng
lên rất nhiều.
- Hiệu ứng kích thước: Các tính chất vật lý, hóa học của các vật liệu
đều có một giới hạn về kích thước. Nếu vật liệu mà nhỏ hơn kích thước này
thì tính chất của nó hoàn toàn bị thay đổi. Người ta gọi đó là kích thước tới
hạn. Vật liệu nano có tính chất đặc biệt là do kích thước của nó có thể so sánh
được với kích thước tới hạn của các tính chất. [9]
1.2.2. Công nghệ nano sinh y dược
Công nghệ nano dược (Pharmaceutical Nanotechnology) hình thành
trên cơ sở áp dụng thành tựu của công nghệ nano nói chung vào lĩnh vực
nghiên cứu chế tạo các tiểu phân nano dược phẩm, các hệ mang thuốc nano
hoặc các thiết bị nano dùng chẩn đoán và điều trị bệnh. Y học nano
(nanomedicine) là y học dùng dược chất và dạng thuốc nano hoặc thiết bị
nano để chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh. [2,22,25,27]
Do có nhiều tính năng độc đáo và kích thước tương đương với các phân
tử sinh học nên hiện nay, công nghệ nano đang được đầu tư nghiên cứu, đặc
biệt là trong lĩnh vực y sinh. Các ứng dụng tiêu biểu của công nghệ nano
trong lĩnh vực này là:
- Chẩn đoán: Sử dụng các hạt nano (hạt nano vàng, nano từ, chấm
lượng tử…) để đánh dấu các phân tử sinh học, vi sinh vật, phát hiện các chuỗi
gen nhờ vào cơ chế bắt cặp bổ sung của DNA hoặc cơ chế bắt cặp kháng
nguyên – kháng thể.
- Vận chuyển thuốc: Cung cấp thuốc cho từng tế bào cụ thể bằng cách
sử dụng các hạt nano nhằm tiết kiệm thuốc và tránh các tác dụng phụ.
8
-Mô kỹ thuật: Công nghệ nano có thể giúp cơ thể tái sản xuất hoặc sửa
chữa các mô bị hư hỏng bằng cách sử dụng “giàn” dựa trên vật liệu nano và
các yếu tố tăng trưởng. [10,12]
1.3. Bạc và các thuốc kháng khuẩn từ bạc
1.3.1. Cơ chế kháng khuẩn của các thuốc từ bạc
Các thuốc từ bạc đều có chung một nguyên tắc là thuốc cần phải giải
phóng bạc dưới dạng ion để cho tác dụng kháng khuẩn. Bản thân bạc kim loại
dạng khối không kháng khuẩn, nhưng khi chịu một tác động hóa học như sự
oxy hóa nó sẽ tạo ra ion bạc có hoạt tính kháng khuẩn. [13]

Hình 1.1. Tác động của ion bạc lên vi khuẩn


Các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của
các ion Ag+. Ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần
cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào
bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Nếu các ion bạc được lấy ra
khỏi tế bào ngay sau đó, khả năng hoặt động của vi khuẩn lại có thể được
phục hồi, vì vậy chúng ta không bị tổn thương khi tiếp xúc với các ion này.
Có một cơ chế tác động của các ion bạc lên vi khuẩn đáng chú ý được
mô tả như sau: Sau khi Ag+ tác động lên lớp màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn
gây bệnh nó sẽ đi vào bên trong tế bào và phản ứng với nhóm mercapto – SH
của phân tử enzym chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa men này dẫn đến ức chế
quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn. [30]

9
Hình 1.2. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn
Ngoài ra các ion bạc còn có khả năng liên kết với các base của DNA và
trung hòa điện tích của gốc phosphat do đó ngăn chặn quá trình sao chép
DNA. [31]

Hình 1.3. Ion bạc liên kết với các base của DNA
Collins và cộng sự (2013) đã phát hiện ra rằng các ion bạc hòa tan tác
động lên các tế bào vi khuẩn theo hai cách chính: làm tăng tính thẩm thấu của
màng tế bào và cản trở quá trình trao đổi chất của tế bào dẫn đến phá hủy các
tế bào. Khi sử dụng phối hợp bạc với các thuốc kháng sinh, cả hai cơ chế này
của ion bạc có thể giúp các thuốc kháng sinh hiện nay có hiệu quả hơn đối với
các vi khuẩn kháng thuốc. [26]
1.3.2. Các dạng bạc được sử dụng làm thuốc kháng khuẩn
Nhiều dạng bạc được sử dụng để làm thuốc, điển hình là:

10
Dung dịch keo bạc
Đây là dạng được sử dụng phổ biến nhất trước năm 1960, các tiểu phân
ion bạc tinh khiết, tích điện, được phân tán trong môi trường lỏng. Các ion
tích điện đẩy nhau, vì thế chúng được phân tán đồng nhất trong môi trường
ngay cả khi đã bôi thuốc lên vết thương. [8]
Phức hợp bạc protein
Phức hợp bạc với các protein phân tử nhỏ làm tăng tính ổn định của ion
bạc trong dung dịch. Tuy nhiên khả năng kháng khuẩn kém ion bạc và do có
một số nhược điểm nhất định nên vào những năm 1960 chúng nhanh chóng
được thay thế bởi các muối bạc. [11]
Muối bạc
Bạc nitrat 0,5% đã từng là một dung dịch điển hình và phổ biến nhất để
trị các bết bỏng ngoài da. Dung dịch muối bạc thể hiện tính kháng khuẩn cao,
ít bị vi sinh vật kháng lại và nó còn có khả năng giảm viêm bề mặt vết
thương. Tuy nhiên, dung dịch muối bạc không ổn định, dễ chuyển sang màu
xám khi tiếp xúc với ánh sáng. Ở nồng độ lớn hơn 1% dung dịch bạc nitrat có
khả năng gây độc với tế bào và các mô; nitrat làm giảm khả năng liền vết
thương và khi bị khử thành nitrit sẽ tạo ra các chất oxi hóa gây độc tế bào,
giảm khả năng tái tạo tế bào biểu mô. [11]
Bạc sulfadiazin
Bạc sulfadiazin (tên thương mại: Flammazine, Silvadene) được sử dụng
nhiều trong những năm 1970. Bạc nitrat và natri sulfadiazin được phối hợp để
tạo thành bạc sulfadiazin sử dụng làm thuốc. Phức hợp này tác dụng lên thành
tế bào vi khuẩn. Tác dụng kháng khuẩn là tác dụng hiệp đồng của cả ion bạc
và sulfadiazin. Các dạng thuốc phối hợp các sulfamid khác nhau với bạc đã
được nghiên cứu thử nhiệm in vitro, kết quả cho thấy bạc sulfadiazin cho tác
dụng tốt nhất. Điều này có thể được giải thích là do sự liên kết mạnh của bạc
sulfadiazin với DNA của vi sinh vật. Sự đề kháng của vi khuẩn trên dòng sản
phẩm này cũng đã được ghi nhận. Sản phẩm có thể làm giảm khả năng tái tạo
biểu mô. Độc tính đối với tủy xương của thuốc bạc sulfadiazin chủ yếu là do
propylen glycol có trong dạng thuốc gây nên. [11]
11
Tiểu phân nano bạc nguyên tố
Hạt nano bạc là các hạt bạc có kích thước từ 1 nm đến 100 nm. Do có
diện tích bề mặt lớn nên hạt nano bạc có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với
các vật liệu khối do khả năng giải phóng nhiều ion Ag+ hơn.
Các hạt nano bạc có hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề mặt. Hiện
tượng này tạo nên màu sắc từ vàng nhạt đến đen cho các dung dịch có chứa
hạt nano bạc với các màu sắc phụ thuộc vào nồng độ và kích thước hạt
nano. [11]
Bảng 1.3. Số nguyên tử có trong hạt nano bạc

Kích thước hạt nano Ag (nm) Số nguyên tử

1 31

5 3900

20 250000

Tiểu phân nano bạc có nhiều đặc tính sinh học đáng lưu ý như:
- Tác dụng diệt khuẩn: Ion bạc có hoạt tính mạnh, dễ dàng liên kết với
các protein tích điện âm, RNA, DNA, ion clorid. Đặc tính này đóng vai trò
chính trong cơ chế kháng khuẩn của bạc nhưng cũng gây phức tạp khi chúng
có thể liên kết với protein trong vết thương. Cơ chế đề kháng là làm giảm tính
thấm với bạc và/hoặc tăng cường hoạt động của hệ thống bơm đẩy bạc ra khỏi
tế bào. Vì vậy, việc sử dụng bạc thiếu kiểm soát có thể dẫn tới gia tăng khả
năng đề kháng của vi khuẩn. Bạc nitrat giải phóng ion bạc ở nồng độ cao
nhưng nhanh, nên phải thay miếng băng dán thường xuyên (lên đến
12 lần/ngày). Bạc sulfadiazin cung cấp đủ lượng bạc cần thiết nhưng tác dụng
duy trì yếu. Tuy nhiên, so với bạc nitrat, bạc sulfadiazin đã có sự cải thiện
đáng kể (chỉ phải thay miếng băng dán 2 lần/ngày). Bạc calci phosphat và bạc
clorid giải phóng ion bạc kéo dài nhưng khó đủ nồng độ. Dạng tiểu phân nano
bạc có thể coi là dạng lý tưởng nhất để chế tạo băng dán vết thương, vết bỏng
nhờ khắc phục được các hạn chế của các dạng bạc nói trên. Tiểu phân nano
bạc giải phóng Ag0, dạng này khó bị bất hoạt bởi ion clorid hay chất hữu cơ
12
so với dạng ion. Khi bạc bị tiêu hao do phản ứng với các tế bào đích hoặc bị
bất hoạt bởi các protein hay anion trong dịch vết thương, bạc lại được bổ
sung liên tục giúp duy trì ổn định hàm lượng bạc có hoạt tính. [11,13]
Tiểu phân nano bạc thể hiện tác dụng diệt khuẩn trên một lượng lớn các
loài vi khuẩn, những loài được nghiên cứu nhiều nhất là tụ cầu vàng
Staphyllococcus aureus, Escherichia coli, [16,21,23] liên cầu tan máu
Streptococcus mutans, [21] và phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae. [6]
- Tác dụng chống nấm: Tiểu phân nano bạc có tác dụng chống nấm
nhanh và hiệu quả trên nhiều loài phổ biến như: Aspergillus, Candida và
Saccharomyces [18]. Nano tiểu phân bạc kích thước 13,5±2,6 nm còn hiệu quả
trong diệt nấm men phân lập từ vú bò bị viêm. [33]
- Tác dụng chống virut: Humberto H Lara và cộng sự (2010) cho rằng
tiểu phân nano bạc phát huy tác dụng kháng virut HIV ở giai đoạn đầu của
quá trình nhân bản và giai đoạn sau xâm nhập của virut [24]. Mặt khác,
Elechiguerra và cộng sự (2005) cũng chỉ ra rằng tác dụng diệt virut của tiểu
phân nano bạc phụ thuộc vào kích thước tiểu phân, khoảng có tác dụng là
1-10 nm. [17]
- Tác dụng chống viêm: Nhiều nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ cơ
chế chống viêm của tiểu phân nano bạc. Trong 1 nghiên cứu lâm sàng trên 15
bệnh nhân, miếng dán tiểu phân nano bạc đẩy mạnh sự lành của các vết loét ở
chân. Điều này cho thấy tiểu phân nano bạc không chỉ giảm số lượng tế bào
viêm ở vết thương mà còn có đáp ứng chống viêm do làm giảm sự thâm nhập
của bạch cầu trung tính. [14]
- Tác dụng chữa bỏng và làm lành vết thương: Những thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên đã đánh giá khả năng làm lành vết bỏng nhanh của
miếng băng dán chứa tiểu phân nano bạc so với miếng dán chứa bạc
sulfadiazin. Tiểu phân nano bạc giúp giảm đáng kể thời gian làm lành vết
thương (trung bình còn 3,35 ngày), đẩy lùi nhiễm khuẩn ở các vết bỏng bị
nhiễm trùng và không quan sát thấy tác dụng không mong muốn nào. [14]
Ngoài ra, nano bạc là vật liệu có diện tích bề mặt riêng rất lớn, có
những đặc tính độc đáo sau:
13
- Tính khử khuẩn, chống nấm, khử mùi, có khả năng phát xạ tia hồng
ngoại đi xa, chống tĩnh.
- Không có hại cho sức khỏe con người với liều lượng tương đối cao,
không có phụ gia hóa chất.
- Có khả năng phân tán ổn định trong các loại dung môi khác nhau
(trong các dung môi phân cực như nước và trong các dung môi không phân
cực như benzen, toluen).
- Độ ổn định học cao, không bị biến đổi dưới tác dụng của ánh sáng và
các tác nhân oxy hóa khử thông thường.
- Ổn định ở nhiệt độ cao.
- Chi phí cho quá trình sản xuất thấp.
Mặc dù tiểu phân nano bạc nguyên tố đã được nghiên cứu nhiều, nhưng
chưa phát triển được một thuốc kháng khuẩn thực sự nào, do khả năng giải
phóng ion bạc từ hệ thấp. [14]

Hình 1.4. Ứng dụng của bạc (bên phải) và nano bạc (bên trái) trong y học
14
Các dạng bạc trên đây, khi sử dụng làm thuốc đều có những nhược
điểm nhất định. Chính vì thế trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phát triển
theo hướng bào chế thuốc từ các tiểu phân nano bạc clorid trên tinh thần kiểm
soát được sự giải phóng ion bạc từ hệ một cách tối ưu nhằm cho tác dụng
kháng khuẩn an toàn và kéo dài.
1.3.3. Hệ giải phóng ion bạc kéo dài – tiểu phân nano bạc clorid
Các hệ kiểm soát giải phóng ion bạc kéo dài được phát triển trong
những năm gần đây và được coi là một cuộc cách mạng trong việc phát triển
các sản phẩm chống nhiễm khuẩn vết thương. Nhiều dạng của bạc được sử
dụng để nghiên cứu phát triển các thuốc dạng này: tiểu phân nano bạc; tiểu
phân nano các muối bạc; hệ các ion bạc và tiểu phân nano bạc phối hợp với
các polyme khác nhau…
Như đã biết, hiện nay, dưới quan điểm của khoa học và công nghệ
nano, việc tạo ra các vật thể với kích thước nano (10-9 m) đã trở nên phổ biến.
Ở kích thước này, các hạt vật chất thể hiện nhiều tính chất lý hóa khác thường
so với khi vật chất đó ở kích thước thô. Tuy nhiên các sản phẩm từ bạc trên
thị trường hiện nay đa số đi từ nguyên liệu là các tiểu phân nano bạc dưới
dạng bạc nguyên tử, do đó hạn chế việc giải phóng ra các ion bạc để tạo tác
dụng kháng khuẩn, nếu sử dụng các dạng muối dễ tan của bạc thì sẽ khó kiểm
soát việc giải phóng ra ion bạc, dẫn đến khó kiểm soát được độc tính gây ra.
Các hạt tiểu phân nano các muối ít tan của bạc, nhờ năng lượng bề mặt
lớn, có khả năng giải phóng các ion bạc vào trong dung dịch cao, và như vậy
cho hiệu lực khử khuẩn đáng kể, đồng thời có thể kiểm soát được việc giải
phóng ion bạc thông qua việc lựa chọn muối bạc có độ tan thích hợp. Thời
gian giải phóng ion bạc từ các tiểu phân nano bạc còn kéo dài hơn nhiều so
với dạng keo bạc. [7] Các hệ tiểu phân nano của các muối ít tan của bạc được
chú ý nhiều và đã được phát triển thành công thành thuốc có nhiều giá trị
(Silvasorb – Thuốc điều trị nhiễm khuẩn từ tiểu phân nano bạc clorid dạng vi
mạng kim loại). [14]

15
Hình 1.5. Ưu điểm của bạc clorid so với các dạng khác của bạc [1]
1.4. Đại cương về thuốc mỡ
1.4.1. Khái niệm thuốc mỡ
Thuốc mỡ là dạng chất có thể chất mềm, dùng để bôi da hay niêm mạc,
nhằm bảo vệ da hoặc đưa thuốc thấm qua da gây tác dụng tại chỗ. [3]
1.4.2. Phân loại thuốc mỡ
Thuốc mỡ có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Theo thể chất và thành phần cấu tạo
- Thuốc mỡ mềm (Unguentum, Pomata): là dạng chủ yếu trước đây, có
thể chất mềm. Tá dược thường dùng thuộc nhóm thân dầu hoặc nhóm tá dược
khan.
- Thuốc mỡ đặc hay bột nhão bôi da (Pasta dermica): là dạng thuốc mỡ
có chứa một lượng lớn dược chất rắn ở dạng bột không tan trong tá dược (trên
40%). Tá dược có thể là thân dầu như bột nhão Lassar, có thể là tá dược thân
nước, chẳng hạn bột nhão Darier.
- Sáp (Cera, Unguentum cereum): là dạng thuốc mỡ có thể chất dẻo do
chứa một tỷ lệ lớn các sáp, các alcol béo cao, parafin hoặc các hỗn hợp dầu

16
thực vật và sáp. Ngày nay, chế phẩm loại này ít dùng, nhưng lại phổ biến
trong công nghiệp mỹ phẩm – chế tạo son môi.
- Kem bôi da (Creama dermica): là dạng thuốc mỡ có thể chất mềm và
rất mịn màng do có chứa một lượng lớn tá dược lỏng như nước, glycerin,
propylen glycol, các dầu thực vật, dầu khoáng, thường có cấu trúc nhũ tương
kiểu nước/dầu hoặc dầu/nước. Trong thực tế hiện nay, loại này được dùng
nhiều hơn cả. Các loại kem thuốc có thể chất lỏng sánh được gọi là sữa bôi
da. [3]
Theo quan điểm lý hóa
Có thể coi thuốc mỡ là những hệ phân tán đồng thể hoặc dị thể, trong
đó chất phân tán là một hoặc hỗn hợp dược chất, còn môi trường phân tán là
một hoặc hỗn hợp tá dược. Như vậy có thể phân chia ra:
- Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán đồng thể (còn gọi là thuốc mỡ một pha
hoặc dung dịch: Dung dịch thật hay dung dịch keo). Dược chất được hòa tan
trong tá dược thân dầu hoặc thân nước. Ví dụ: thuốc mỡ long não 10%, cao
xoa Sao vàng, gel lindocain 3%,…
- Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán dị thể (còn gọi là thuốc mỡ hai pha), bao
gồm các thuốc mỡ có thành phần gồm dược chất và tá dược không hòa tan
vào nhau. Có thể chia thành 3 nhóm:
+ Thuốc mỡ kiểu hỗn dịch: dược chất rắn đã nghiền, xay mịn được
phân tán đều trong tá dược, chẳng hạn: các bột nhão, thuốc mỡ mềm (mỡ kẽm
oxyd 10%, mỡ acid crizpphanic 5%, mỡ tetracyclin 1%,…).
+ Thuốc mỡ kiểu nhũ tương: dược chất thể lỏng hoặc hòa tan trong một
tá dược hoặc một dung môi trung gian được nhũ hóa vào một tá dược không
đồng tan. Loại này chiếm tỷ lệ lớn hiện nay, cả lĩnh vực y học và mỹ phẩm.
Ví dụ: thuốc mỡ thủy ngân với tá dược khan (lanolin + mỡ lợn hoặc hỗn hợp
khác), thuốc mỡ Dalibour, nhiều kem thuốc: Sicorten, Flucinar, Dermoval,….
+ Thuốc mỡ thuộc nhiều hệ phân tán, còn gọi là thuốc mỡ nhiều pha.
Trong các thuốc mỡ này, bản thân tá dược có thể là một nhũ tương và dược
chất ở dạng tiểu phân rắn, mịn được phân tán trong tá dược hoặc cũng có thể

17
dược chất gồm nhiều loại với độ tan trong tá dược, dung môi khác nhau hoặc
do có thể xảy ra tương kỵ nếu cùng hòa tan trong dung môi. Lúc đó sẽ hình
thành dạng thuốc mỡ có cấu trúc phức tạp hơn, chẳng hạn: hỗn dịch – nhũ
tương, dung dịch – hỗn dịch, hoặc dung dịch – hỗn dịch – nhũ tương. Ví dụ:
Voltaren Emugel. [3]
Theo mục đích sử dụng, điều trị
- Thuốc mỡ dùng bảo vệ da và niêm mạc.
- Thuốc mỡ gây tác dụng điều trị tại chỗ: sát khuẩn, giảm đau,…
- Thuốc mỡ hấp thu hoặc gây tác dụng điều trị toàn thân: thuốc có tác
dụng phòng bệnh, thuốc mỡ chứa dược chất là các nội tiết tố, dược chất chống
sốt rét, chống phân bào, hạ huyết áp,…. [3]
1.4.3. Các đặc tính của thuốc mỡ
Nói chung thuốc mỡ cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải là những hỗn hợp hoàn toàn đồng nhất giữa dược chất và tá
dược; dược chất phải đạt độ phân tán cao.
- Phải có thể chất mềm, mịn màng, không chảy ở nhiệt độ thường và dễ
bám thành lớp mỏng khi bôi lên da hoặc niêm mạc.
- Không gây kích ứng, dị ứng với da và niêm mạc.
- Bền vững (lý, hóa và vi sinh) trong quá trình bảo quản.
- Có hiệu quả điều trị cao, đúng với yêu cầu, mục tiêu khi thiết kế.
Ngoài ra, tùy theo mục đích và nơi sử dụng, còn có một số yêu cầu đặc
biệt riêng. Chẳng hạn như:
- Đối với thuốc mỡ chỉ dùng với mục đích bảo vệ da (chống nóng,
chống tia tử ngoại, chống acid, kiềm, hóa chất…) thì chỉ yêu cầu tạo ra một
lớp bao bọc, che chở da hoặc niêm mạc, vì vậy không dùng tá dược và chất
phụ có khả năng thấm sâu dược chất, hay dùng nhất là tá dược silicon.
- Đối với thuốc mỡ hấp thu, gây tác dụng điều trị toàn thân, đòi hỏi
thiết kế công thức sao cho cả dược chất, tá dược, chất phụ, dạng thuốc có khả
năng thấm sâu dược chất.
18
- Đối với thuốc mỡ dùng với mong muốn tác dụng tại chỗ như giảm
đau, chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống viêm… đòi hỏi thiết kế công
thức sao cho dược chất giải phóng nhanh và có tính thấm tùy theo các yêu cầu
riêng.
- Đối với các hệ trị liệu, yêu cầu quan trọng nhất là thiết kế, sử dụng tá
dược, chất phụ như thế nào để có thể kiểm soát chặt chẽ được mức độ và tốc
độ giải phóng thuốc cũng như mức độ và tốc độ hấp thu dược chất.
- Đối với thuốc mỡ dùng bôi vết thương, vết bỏng hay dùng tra mắt, đòi
hỏi phải vô khuẩn và những yêu cầu riêng về hàm lượng nước, kích thước tiểu
phân phân tán … [3]
1.4.4. Các phương pháp bào chế thuốc mỡ
Điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp hòa tan
Điều kiện áp dụng
- Dược chất: Hòa tan trong tá dược hoặc một dung môi trung gian, có
thể trộn đều hoặc hòa tan với tá dược.
- Tá dược: Thân dầu, thân nước và tá dược khan.
Cấu trúc của chế phẩm tạo thành thường là kiểu dung dịch (đa phần ở
dạng dụng dịch keo) và hệ phân tán thuộc loại hệ đồng thể.
Các giai đoạn chính
- Chuẩn bị dược chất: Trong một số trường hợp, dược chất rắn có tốc
độ hòa tan chậm, có thể làm tăng tốc độ hòa tan bằng cách xay, nghiền.
- Chuẩn bị tá dược:
+ Nếu là hỗn hợp tá dược, cần phải phối hợp và lọc, tiệt khuẩn nếu cần.
Chẳng hạn: Tá dược có thể là hỗn hợp tá dược thân dầu nhóm hydrocarbon:
vaselin, dầu parafin và parafin rắn … lúc đó cần đun chảy, lọc.
+ Nếu là tá dược thân nước như PEG cũng cần phối hợp, đun chảy
trước.
+ Nếu là tá dược gel, cần có thời gian ngâm nguyên liệu tạo gel trong
môi trường phân tán để gel đồng nhất.
19
- Phối hợp dược chất với tá dược: Nói chung có thể hòa tan ở nhiệt độ
thường hoặc đun nóng cho giảm thời gian thao tác. Cần chú ý rằng có một số
dược chất dễ bị bay hơi, thăng hoa ở nhiệt độ cao, vì vậy, dụng cụ, thiết bị
hòa tan cần phải có nắp đậy kín. Điển hình nhất là khi sản xuất cao xoa. [3]
Điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp trộn đều đơn giản
Điều kiện áp dụng
- Dược chất:
+ Dược chất rắn, không tan hoặc ít tan trong tá dược.
+ Có thể xảy ra tương kỵ giữa các dược chất nếu trong công thức có
nhiều dược chất.
- Tá dược: Có thể cả 4 nhóm (thân dầu, thân nước, tá dược khan và tá
dược nhũ tương).
Các giai đoạn chính
- Làm bột đơn hoặc bột kép dược chất rắn có trong công thức:
+ Để đảm bảo thuốc mỡ đồng nhất, dược chất dễ phân tán đều trong tá
dược, nhất là khi nồng độ dược chất nhỏ, cần nghiền mịn dược chất.
+ Trong thực tế, nhiều dược chất được làm dưới dạng bột siêu mịn hoặc
siêu siêu mịn. Nếu trong công thức có nhiều dược chất rắn, cần phải trộn bột
kép các dược chất trước khi phối hợp với tá dược.
- Chuẩn bị tá dược:
+ Nếu là hỗn hợp tá dược, cần phải phối hợp và lọc, tiệt khuẩn nếu cần.
Chẳng hạn: Tá dược có thể là hỗn hợp tá dược thân dầu nhóm hydrocarbon:
vaselin, dầu parafin và parafin rắn … lúc đó cần đun chảy, lọc.
+ Nếu là tá dược thân nước như PEG cũng cần phối hợp, đun chảy
trước.
+ Nếu là tá dược gel, cần có thời gian ngâm nguyên liệu tạo gel trong
môi trường phân tán để gel đồng nhất.
- Làm mỡ đặc: Mục đích của giai đoạn này là:

20
+ Làm mịn thêm dược chất.
+ Để phối hợp và trộn đều với lượng tá dược còn lại.
Tiến hành: Cho dược chất đã mịn vào dụng cụ thích hợp (cối hoặc sứ
máy) và đồng lượng tá dược đã xử lý, trộn kỹ thành mỡ đặc.
- Phối hợp mỡ đặc với tá dược còn lại: Theo nguyên tắc đồng lượng,
nếu điều chế với lượng nhỏ, cho vào cối, dùng chày đánh cho tới khi đồng
nhất. Nếu sản xuất lớn, dùng các máy làm thuốc mỡ chuyên dụng, khuấy
trong thời gian xác định.
- Cán hoặc làm đồng nhất: Mục đích của giai đoạn này là làm cho chế
phẩm đồng nhất hơn và mịn màng. Phương tiện sử dụng là máy cán 3 trục
hoặc máy làm đồng nhất.
- Đóng gói: Hiện nay, thuốc mỡ chủ yếu được đóng trong các tuýp kim
loại hoặc các tuýp chất dẻo với các máy đóng riêng hoặc liên hoàn. [3]
Điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp nhũ hóa
Với tá dược nhũ tương có sẵn
Điều kiện áp dụng
- Dược chất:
+ Lỏng phân cực hoặc bán phân cực, không đồng tan, khó trộn đều với
tá dược, chẳng hạn: Thủy ngân kim loại, ichtiol, hắc ín thảo mộc, bôm Pêru,
dầu cade, dung dịch acetat kiềm …
+ Dược chất mềm hoặc rắn dễ hòa tan trong các dung môi trơ phân cực
(nước, alcol, glycerin, propylen glycol …) chẳng hạn như các cao thuốc,
kháng sinh dạng muối, muối alkaloid …
+ Dược chất rắn chỉ phát huy tác dụng dược lý tốt nhất khi được dùng
dưới dạng dung dịch nước như iod, bạc keo (arigon, protacgon, colacgon).
- Tá dược: Thuốc nhóm tá dược khan.
- Thuốc mỡ điều chế theo phương pháp này có cấu trúc kiểu nhũ tương
N/D, thuộc hệ phân tán dị thể.

21
Các giai đoạn
- Với các dược chất lỏng: Thêm dần từng lượng nhỏ tá dược khan, vừa
thêm vừa khuấy nhẹ nhàng trong dụng cụ thích hợp. Sau khi đã cho hết dược
chất, tiếp tục khuấy trộn mạnh cho tới khi thu được thuốc mỡ đồng nhất.
- Với các cao thuốc chế từ dược liệu thể chất mềm hoặc khô: Cần hòa
tan nóng trước với glycerin hoặc hòa tan trong hỗn hợp dung môi gồm: 1
phần alcol ethylic, 3 phần glycerin và 6 phần nước tinh khiết rồi phối hợp vào
tá dược khan.
- Với các chất lỏng bán phân cực, khó trộn đều: Như bôm Pêru, dầu
Cade, cần cho từ từ, khuấy trộn nhẹ nhàng với tá dược hút, sau đó phối hợp
với tá dược còn lại.
- Với các dược chất rắn chỉ phát huy tác dụng dưới dạng dung dịch:
Cần hòa tan trước trong một dung môi phân cực tối thiểu, sau đó phối hợp với
tá dược khan giống như với trường hợp dược chất lỏng.
- Trường hợp dược chất vừa là dược chất lỏng bán phân cực, vừa là
dược chất rắn: Tùy theo tính chất của dược chất, lựa chọn tá dược và phương
pháp tiến hành cho phù hợp. [3]
Với tá dược nhũ tương chưa có sẵn
Điều kiện áp dụng
- Dược chất: Có thể ở trạng thái lỏng hoặc rắn nhưng hòa tan được
trong tướng nước hoặc tướng dầu trong thành phần của nhũ tương.
- Tá dược: Các nhũ tương hoàn chỉnh.
- Thuốc mỡ tạo thành được gọi là kem, có cấu trúc kiểu nhũ tương D/N
hoặc N/D.
Các giai đoạn
- Hòa tan các dược chất, chất nhũ hóa, chất phụ trong pha dầu hoặc pha
nước, tùy theo tính chất của các chất.
- Sau đó, đun tướng dầu khoảng 65 – 70°C, tướng nước cao hơn vài độ,
cho tướng nước vào tướng dầu hoặc ngược lại tùy thuộc vào loại nhũ tương
22
tạo thành là N/D hay D/N. Khuấy trộn trong thiết bị thích hợp cho tới khi
nguội và thu được nhũ tương đồng nhất, đóng hộp hoặc tuýp. [3]

23
CHƯƠNG 2 - NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên vật liệu, trang thiết bị


2.1.1. Nguyên vật liệu

Bào chế thuốc mỡ bạc clorid:


Thuốc mỡ bạc clorid được bao chế từ những nguyên liệu sau:
Bảng 2.1. Nguyên liệu bào chế thuốc mỡ bạc clorid

STT Nguyên liệu Xuất xứ Tiêu chuẩn


1 Bạc nitrat Trung Quốc DĐVN IV
2 Natri clorid Đức DĐVN IV
3 Polyethylen glycol 600 Đức USP 24
4 Polyethylen glycol 4000 Đức USP 24
5 Natri nitrat Đức DĐVN IV
6 Nước cất Việt Nam DĐVN IV
Đánh giá tác dụng kháng khuẩn:
Đánh giá tác dụng kháng khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid sử dụng:
- Giống VSV kiểm định: Do bộ môn Vi sinh – Sinh học, trường Đại
học Dược Hà Nội cung cấp.
+ Vi khuẩn Gram (+):
Bacillus cereus ATCC 9946 (B. cereus)
Bacillus pumilus ATCC 6633 (B. pumillus)
Bacillus subtilis ATCC 10241 (B. subtilis)
Sarcina lutea ATCC 9341 (S. lutea)
Staphyllococcus aureus ATCC 6538 và ATCC 1128 (S. aureus)
+ Vi khuẩn Gram (-):
Escherichia coli ATCC 8739 và ATCC 25922 (E. coli)

24
Salmonella typhimurium ATCC 13311 (S. typ)
Shigella flexneri DT 112 (S. flexneri)
Proteus mirabilis BV 108 (P. mirabilis)
- Môi trường thử nghiệm :
+ Môi trường canh thanh nuôi cấy VK kiểm định:
NaCl 0,5% ; Pepton 0,5% ; cao thịt 0,3% ; nước vừa đủ 100 ml.
+ Môi trường thạch thường:
NaCl 0,5% ; Pepton 0,5% ; cao thịt 0,3% ; thạch 1,6% ; nước vừa
đủ 100 ml.
- Mẫu kháng sinh chứng:
+ Benzathin penicillin: 20 IU/ml đối với vi khuẩn Gr(+) (KSC-P).
+ Streptomycin : 20 IU/ml đối với vi khuẩn Gr(-) (KSC-S).
- Chế phẩm so sánh:
+ Kem bạc sulfadiazin 1% (Satyam Pharmaceutical & Chemical
PVT.LTD - Ấn Độ, số lô: T14066).
+ Silvasorb® Gel (thuốc điều trị nhiễm trùng ngoài da chứa 0,13% bạc
clorid, AcryMed, số lô: 16024102).
+ Gel bạc clorid 0,13% (do một học viên cao học tại Đại học Dược Hà
Nội bào chế với sự hướng dẫn của PGS.TS.Phạm Thị Minh Huệ - Đại học
Dược Hà Nội và TS.Nguyễn Thị Thanh Bình - Khoa Y Dược, ĐHQGHN).
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
- Máy khuấy từ IKA-WERKE
- Máy ly tâm lạnh Biocen 22R
- Máy đo kích thước tiểu phân HORIBA Nano Partica SZ-100
- Máy đo độ nhớt MRC VIS-8
- Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS Thermo iCE™ 3300
- Kính hiển vi điện tử quét phân giải cao HITACHI S-4800
25
- Đèn soi sắc kí bản mỏng WFH – 203B
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bào chế thuốc mỡ bạc clorid 0,13%
Thuốc mỡ thân nước bạc clorid 0,13% được bào chế theo quy trình sau:
Hòa tan hoàn toàn dung dịch chứa 30 mmol natri clorid vào 100g PEG 600.
Nhỏ từ từ dung dịch chứa 1,47 mmol bạc nitrat vào dung dịch trên, tốc độ nhỏ
0,5 ml/phút, vừa nhỏ vừa khuấy trộn ở tốc độ 500 vòng/phút. Sau đó, thêm
40g PEG 4000 vào rồi đun nóng hỗn hợp đến 60±5oC, khuấy trộn nhẹ ở tốc
độ 360 vòng/phút cho đến khi PEG 4000 tan chảy hoàn toàn, thu được dung
dịch trong suốt, đồng nhất. Cách ly hỗn hợp khỏi nguồn nhiệt, tiếp tục khuấy
trộn đến khi hỗn hợp nguội về nhiệt độ phòng thu được thuốc mỡ bạc clorid
0,13% màu trắng đục, thể chất mềm, mịn. Đóng gói sản phẩm trong lọ nhựa
kín. Dán nhãn, bảo quản ở điều kiện thường, tránh ánh sáng trực tiếp.
100g PEG 600
dd natri clorid (30mmol) Khuấy đều (500 vòng/phút)
dd NaCl/PEG 600
dd bạc nitrat (1,47 mmol) Nhỏ từ từ từng giọt
Khuấy đều (500 vòng/phút)
dd AgCl/PEG 600
Trộn đều
40g PEG 4000 Đun nóng (60±5oC)
Khuấy đều (360 vòng/phút)
dd AgCl/PEG 600 + PEG 4000
Để nguội về nhiệt độ phòng
Khuấy đều (360 vòng/phút)
Thuốc mỡ AgCl 0,13%
Hình 2.1: Quy trình bào chế thuốc mỡ bạc clorid 0,13%

26
2.2.2. Xác định một số đặc tính của thuốc mỡ bạc clorid
2.2.2.1. Kích thước tiểu phân
Hòa loãng thuốc mỡ bạc clorid trong một lượng nước cất thích hợp.
Tiểu phân AgCl kết tủa được đo kích thước bằng phương pháp tán xạ laser.
Khi chiếu chùm tia laser vào các tiểu phân có kích thước khác nhau sẽ thu
được mức tán xạ khác nhau. Dựa vào mức độ tán xạ của chùm tia sau khi va
chạm vào tiểu phân, ta có thể tính được kích thước tiểu phân theo thuyết Mie.
Sử dụng máy đo kích thước tiểu phân và thế Zeta HORIBA Nano Partica SZ-
100 với các thông số sau:
- Nhiệt độ mẫu đo: 25oC
- Chỉ số khúc xạ môi trường phân tán: 1,330
- Độ nhớt môi trường phân tán: 0,8872
- Chỉ số khúc xạ của tiểu phân: 0,14
2.2.2.2. Thế Zeta
Thế Zeta của sản phẩm được xác định gián tiếp thông qua linh độ điện
di khi đặt trong điện trường. Tốc độ tiểu phân được xác định thông qua việc
so sánh sự sai khác về pha giữa ánh sáng tán xạ (tia thử) và ánh sáng từ nguồn
laze (tia chuẩn) nhờ ứng dụng Doppler. Sử dụng máy đo kích thước tiểu phân
và thế Zeta HORIBA Nano Partica SZ-100 với các thông số tương tự như ở
mục 2.2.2.1.
2.2.2.3. Hình dạng tiểu phân
- Nguyên tắc: Chùm điện tử quét trên toàn bộ bề mặt của mẫu được thu
lại bởi các đầu dò để biến đổi thành những tín hiệu phản ảnh bề mặt, thành
phần của mẫu đưa ra màn hình quan sát. Do cách tạo ảnh, các ảnh SEM có
đặc điểm của ảnh 3 chiều.
- Tiến hành: Lấy khoảng 0,1 g mẫu thuốc mỡ bạc clorid cho vào ống
Eppendorf dung tích 1,5 ml và thêm 1 ml nước cất rồi hòa tan. Lấy tổng cộng
12 ống. Ly tâm 12 ống này bằng máy ly tâm lạnh Biocen 22R với tốc độ
16000 vòng/phút, ở nhiệt độ 5°C trong vòng 10 phút để loại bỏ hết tá dược.
Sau đó, hút hết phần nước trong mỗi ống, phối hợp phần tủa trong các ống lại

27
với nhau. Phân tích hình ảnh tiểu phân bạc clorid bằng kính hiển vi điện tử
quét phân giải cao HITACHI S-4800.
2.2.2.4. Độ nhớt
Độ nhớt của thuốc mỡ được xác định bằng máy đo độ nhớt MRC
VIS-8, sử dụng kim số 4, tốc độ 0,3 vòng/phút, nhiệt độ 25oC.

2.2.2.5. Hàm lượng hoạt chất


Hàm lượng bạc toàn phần trong sản phẩm được định lượng bằng phương
pháp hấp thụ nguyên tử, kĩ thuật ngọn lửa. Sử dụng máy đo độ hấp thụ
nguyên tử AAS Thermo iCE™ 3500 với các điều kiện:
- Dung dịch pha mẫu acid nitric 1%
- Đèn cathod rỗng Ag
- Cường độ đèn: 9 mA
- Bước sóng: 328,1
- Loại ngọn lửa: Acetylen – không khí nén
- Tốc độ khí acetylen: 2,2 l/phút
- Áp suất khí nén: 160 Kpa
- Độ cao Burner: 7,5 mm
Tiến hành:
- Trước khi tiến hành pha dung dịch chuẩn và các dung dịch thử, cho
dung dịch acid nitric 10% tinh khiết AAS vào các bình sẽ pha mẫu chuẩn và
mẫu thử, lắc sau đó ngâm 30 phút, sau đó tráng lại bằng nước trao đổi ion 3
lần (phải sấy khô bình trước khi cân).
- Mẫu chuẩn: Hút chính xác 1,0 ml dung dịch bạc chuẩn 1000 ppm
(HC 095311, Merck) vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất vừa đủ
100 ml, lắc đều, thu được dung dịch có nồng độ bạc là 10 ppm. Lần lượt hút
chính xác 2; 3; 5; 6; 10 ml dung dịch này cho vào các bình định mức 100 ml
khác nhau. Cho 10 ml dung dịch acid nitric 10% tinh khiết AAS vào mỗi
bình, thêm nước cất vừa đủ 100 ml, lắc đều, thu được dãy dung dịch chuẩn có
nồng độ bạc là 0,2 ppm; 0,3 ppm; 0,5ppm; 0,6 ppm; 1,0 ppm.
- Mẫu thử: Cân chính xác khoảng 0,5000 g mẫu thuốc mỡ bạc clorid
cho vào bình định mức 50 ml. Thêm vào mỗi bình 5 ml HNO3 10% và 5 ml
28
dung dịch NH3. Đun cách thủy cho tan hoàn toàn, để nguội, thêm nước cất
vừa đủ 50 ml. Lọc, thu được dung dịch A. Hút 5,0 ml dung dịch A cho vào
bình định mức 50 ml, thêm 5 ml dung dịch HNO3 10%, thêm nước cất vừa đủ
50 ml.
- Mẫu trắng: Cho 10 ml dung dịch HNO3 10% vào bình định mức 100
ml, thêm nước cất vừa đủ 100 ml.
Đánh giá kết quả:
- Hàm lượng phần trăm (kl/kl) bạc toàn phần trong chế phẩm (HLAg)
được tính theo công thức:

Trong đó: CAg: nồng độ bạc trong dung dịch đo


mt: khối lượng chế phẩm cân thực tế
- Hàm lượng phần trăm (kl/kl) bạc clorid trong chế phẩm (HLAgCl):

143,32
HL  HL 
AgCl Ag 107,87

2.2.2.6. Khả năng giải phóng hoạt chất


Khả năng giải phóng hoạt chất từ thuốc mỡ bạc clorid được đánh giá
bằng phương pháp khuếch tán qua màng thẩm tích. Sử dụng màng thẩm tích
dạng ống Spectral/Por® 4 MWCO 12000-14000 daltons. Tiến hành như sau:
- Chuẩn bị 1 cốc có mỏ đựng 500 ml nước cất. Cân 0,5g thuốc mỡ cho
vào màng thẩm tích. Kẹp hai đầu túi. Treo túi trên miệng cốc có mỏ sao cho 2
đầu túi cao hơn mực nước trong cốc; phần thân túi chứa sản phẩm ngập hoàn
toàn trong nước. Khuấy 500 vòng/phút bằng thanh khuấy từ.
- Sau 6 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 168 giờ hút 10 ml dịch trong cốc ra
đem đi định lượng Ag toàn phần bằng phương pháp AAS như mô tả trong
mục 2.3.3.5. Bổ sung lại 10 ml nước cất vào cốc sau mỗi lần lấy mẫu.
Lượng ion bạc Qn (mg) được giải phóng tại thời điểm tn được tính bằng
công thức:
29
Trong đó: V (l): thể tích dung dịch nhận
v (l): thể tích lấy mẫu
Cn (mg/l): nồng độ dung dịch nhận tại thời điểm tn
Ci (mg/l): nồng độ dung dịch nhận tại thời điểm lấy mẫu ti.
Từ kết quả thu được vẽ biểu đồ lượng ion Ag+ (mg) được giải phóng
theo thời gian (giờ).
Tỷ lệ % AgCl đã giải phóng từ màng thẩm tích tại thời gian t được xác
định theo công thức:
Qn
Xt  100
mn
Trong đó:
Xt: Tỷ lệ AgCl giải phóng theo thời gian t (%)
Qn: Tổng lượng AgCl giải phóng tại thời gian lấy mẫu thử (mg)
mn: Khối lượng AgCl có trong màng đem thử

2.2.2.7. Độ bền với ánh sáng


Cân khoảng 0,5 g thuốc mỡ bạc clorid rồi trải đều trên đĩa Petri theo
hình vuông, cạnh 2 cm. Sử dụng đèn soi sắc kí bản mỏng WFH – 203B để
chiếu tia UV 254 nm vuông góc với mặt đĩa trong vòng 6 giờ. Quan sát bằng
mắt thường để so sánh sự thay đổi về màu sắc, thể chất và so sánh kích thước
tiểu phân dược chất của sản phẩm trước và sau khi chiếu UV bằng phương
pháp tương tự như ở mục 2.2.2.1.
2.2.2.8. Độ ổn định theo thời gian
Thuốc mỡ bạc clorid được bảo quản ở điều kiện thường, tránh ánh sáng
mặt trời chiếu trực tiếp. Theo dõi sự thay đổi của kích thước tiểu phân của sản
phẩm sau những khoảng thời gian nhất định. Kích thước tiểu phân được đo
bằng phương pháp tương tự như ở mục 2.2.2.1.

30
2.2.3. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ bạc clorid
2.2.3.1. So với kem bạc sulfadiazin 1%
Nguyên tắc: Tác dụng kháng khuẩn in vitro của sản phẩm bào chế
được so sánh với kem bạc sulfadiazin 1% bằng phương pháp khuếch tán từ
giấy lọc, đo vòng vô khuẩn trên đĩa thạch.
Tiến hành:
- Các mẫu thử: dùng panh và patuyn vô trùng tẩm hai mặt các khoanh
giấy lọc vô trùng với mẫu thử (mẫu thử dạng thuốc mỡ) một lần sao cho hai
mặt khoanh giấy dính đều thuốc như nhau.
- Kháng sinh chuẩn: các khoanh giấy lọc vô trùng và đã được sấy khô
được tẩm 3 lần với dung dịch kháng sinh chuẩn; sau mỗi lần tẩm, các khoanh
giấy lọc có chứa chuẩn đều được sấy trên nhiệt độ < 60oC đến khô hết dung
môi.
- Chuẩn bị môi trường và cấy VSV kiểm định:
VSV kiểm định được cấy vào môi trường canh thang, rồi nuôi cấy cho
phát triển trong tủ ấm 37oC trong thời gian 18-24 giờ đến nồng độ 107 tế
bào/ml (kiểm tra bằng pha loãng và dãy dịch chuẩn). Môi trường thạch
thường vô trùng (tiệt trùng 118oC/30 phút) được làm lạnh về 45-50oC và được
cấy giống VSV kiểm định vào với tỷ lệ 2,5 ml/100 ml. Lắc tròn để VSV kiểm
định phân tán đều trong môi trường thạch, rồi đổ vào đĩa Petri vô trùng với
thể tích 20 ml/đĩa và để cho thạch đông lại.
- Đặt mẫu thử và chứng: khoanh giấy lọc đã được tẩm chất thử (hoặc
kháng sinh chứng chuẩn) và xử lý như trên được đặt lên bề mặt môi trường
thạch chứa VSV kiểm định theo sơ đồ định sẵn, số thí nghiệm song song là 3.
- Ủ các đĩa Petri có mẫu thử và chứng được đặt như trên trong tủ ấm ở
toC = 37oC trong 18-24h, rồi sau đó lấy ra đọc kết quả, đo đường kính vòng
vô khuẩn nếu có bằng thước kẹp Panmer với độ chính xác 0,02 mm.

31
2.2.3.2. So với Silvasorb® Gel và gel bạc clorid 0,13%
Nguyên tắc: Tác dụng kháng khuẩn in vitro của sản phẩm bào chế
được so sánh với Silvasorb® Gel và gel bạc clorid 0,13% bằng phương pháp
khuếch tán từ giếng, đo vòng vô khuẩn trên đĩa thạch. Thử nghiệm với chủng
vi sinh vật Gram âm E. coli ATCC 25922 và chủng vi sinh vật Gram dương
S. aureus ATCC 1128.
Tiến hành:
- Vi khuẩn kiểm định được cấy vào môi trường canh thang (NaCl 0,5%,
pepton 0,5%, cao thịt 0,3%, nước cất vừa đủ 100 ml), rồi ủ cho phát triển trong
tủ ấm 37oC trong thời gian 18 giờ đến nồng độ 108 tế bào/ml (kiểm tra bằng
pha loãng và dẫy dịch chuẩn). Môi trường thạch thường vô trùng (NaCl 0,5%,
pepton 0,5%, cao thịt 0,3%, thạch 1,6%, nước cất vừa đủ 100 ml) được tiệt
trùng ở 120oC trong 20 phút rồi để nguội kết hợp với làm lạnh về 45-500C và
được cấy giống vi khuẩn kiểm định vào với tỷ lệ 2,5 ml/100 ml. Lắc tròn để vi
khuẩn kiểm định phân tán đều trong MT thạch, rồi đổ vào đĩa Petri vô trùng với
thể tích 20 ml/đĩa và để cho thạch đông lại.
- Trên bề mặt mỗi đĩa thạch đục 5 giếng thạch cách đều nhau, mỗi giếng
có đường kính 6,5 mm, sâu 4 mm.
- Bơm mẫu vào giếng thạch tương ứng, thể tích mẫu 0,09 - 0,11 ml.
- Các đĩa thạch có mẫu được đặt trong tủ ấm ở toC = 37oC trong 18-24h
rồi lấy ra đọc kết quả. Đo đường kính vòng vô khuẩn nếu có bằng thước kẹp
Panmer độ chính xác 0,02 mm.
2.2.3.3. Đánh giá kết quả
Dựa trên đường kính vòng vô khuẩn và được đánh giá theo công thức:
n n 

 D
i 1
i  ( D  D)
i 1
i
2

D= n
, s=
n 1

D : Đường kính trung bình vòng vô khuẩn.


32
Di: Đường kính vòng vô khuẩn.
s: Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh.
n: Số thí nghiệm làm song song (3)

33
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định một số đặc tính của thuốc mỡ bạc clorid 0,13%
3.1.1. Kích thước và thế Zeta của tiểu phân dược chất
Trong sản phẩm, AgCl tồn tại ở dạng dung dịch. Khi hòa loãng với
nước, các tiểu phân AgCl được tạo thành. Các tiểu phân dược chất có đường
kính trung bình khoảng 180 nm, phân bố kích thước tương đối đều với giá trị
PDI khoảng 0.2. Trong khi đó, các tiểu phân hoạt chất trong Silvasorb® gel có
kích thước lớn hơn gần 5 lần với đường kính trung bình khoảng 870 nm, giá
trị PDI khoảng 0.37.

Hình 3.1. Kích thước tiểu phân dược chất của thuốc mỡ AgCl 0,13% (a) và
Silvasorb® gel (b)
Các tiểu phân nano AgCl trong thuốc mỡ bạc clorid 0,13% có thế Zeta
khoảng -41 mV. Giá trị tuyệt đối của thế Zeta tương đối lớn, kết hợp với chỉ
số PDI nhỏ dự báo độ ổn định cao của sản phẩm.
3.1.2. Hình dạng tiểu phân
Ảnh chụp SEM của hỗn dịch cho thấy các tiểu phân dược chất có hình
dạng chủ yếu là hình lập phương, kích thước cạnh khoảng 200 nm. Các tiểu
phân không được sắc cạnh có thể là do chúng được bao bọc bởi PEG.

34
Hình 3.2. Hình dạng tiểu phân bạc clorid quan sát bằng kính hiển vi
điện tử quét
3.1.3. Độ nhớt
Kết quả đo độ nhớt của sản phẩm thuốc mỡ bào chế được có giá trị
trung bình là 7820 cP.
3.1.4. Hàm lượng hoạt chất
- Xây dựng đường chuẩn định lượng bạc toàn phần
Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn bạc trong dung dịch acid nitric 1%
tinh khiết AAS có nồng độ biến thiên trong khoảng 0,1 - 4,0 ppm. Tiến hành
đo độ hấp thụ theo điều kiện đã lựa chọn mục 2.2.3.4. Kết quả thử nghiệm
được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.3.
Bảng 3.1. Độ hấp thụ nguyên tử của các dung dịch bạc chuẩn

STT Nồng độ C (ppm) Độ hấp thụ A (x10-4)


1 0,1 37
2 1 375
3 2 745
4 3 1107
5 4 1460

35
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa cường độ hấp thụ và nồng độ
của bạc
Với điều kiện đã lựa chọn, trong khoảng nồng độ 0,1 - 4,0 ppm có mối
tương quan tuyến tính tốt giữa độ hấp thụ với nồng độ bạc có trong mẫu với
hệ số tương quan R2 = 0,9998. Phương trình đường chuẩn được xác định là:
A.10-4 = 365,49.C + 7,76
- Xác định hàm lượng dược chất trong thuốc mỡ
Kết quả thử nghiệm được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả định lượng mẫu thuốc mỡ AgCl 0,13%
Khối lượng Nồng độ C Hàm lượng Hàm lượng
Mẫu
thử (g) (µg/ml) Ag+ (µg/g) AgCl (%)
Thử 1 0,5330 1,0680 1001,8760 102,3945
Thử 2 0,5469 1,0782 985,7378 100,7452
Trung bình 101,5699
Từ bảng 3.2, tính được hàm lượng AgCl trong mẫu thuốc mỡ là
0,1320%; bằng 101,57% so với hàm lượng lý thuyết.
3.1.5. Khả năng giải phóng hoạt chất
Khả năng giải phóng ion Ag+ từ thuốc mỡ bạc clorid 0,13% so với
Silvasorb® gel được trình bày ở hình 3.4 và bảng 3.3.

36
Hình 3.4. Lượng ion bạc giải phóng từ thuốc mỡ bạc clorid 0,13% so với
Silvasorb® gel theo thời gian (giờ)
Bảng 3.3. Lượng ion bạc giải phóng từ thuốc mỡ bạc clorid 0,13% so với
Silvasorb® gel theo thời gian
Thời gian AgCl Silvasorb
t (giờ) Q (mg) Xt (%) Q (mg) Xt (%)
0 0,000 0,00 0,000 0,00
6 0,060 14,93 0,079 19,66
24 0,097 24,14 0,152 37,83
48 0,156 38,83 0,210 52,28
72 0,198 49,30 0,254 63,23
168 0,221 55,02 0,287 71,44

Như vậy thuốc mỡ chứa tiểu phân nano bạc clorid bào chế được có khả
năng giải phóng ion Ag+ trong 3 ngày, có thể lên đến 7 ngày. Tổng lượng ion
Ag+ giải phóng là 0,221 mg (55.02%). So với Silvasorb® Gel, khả năng giải
phóng hoạt chất của sản phẩm bào chế được thấp hơn. Tuy nhiên, sự khác
nhau này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.6. Độ bền với ánh sáng
Kết quả theo dõi cho thấy thuốc mỡ bạc clorid 0,13% không đổi màu
khi tiếp xúc với tia UV, bước sóng 254 nm. Kích thước tiểu phân của sản

37
phẩm trước và sau khi chiếu tia UV (hình 3.5) gần như không thay đổi, đường
kính trung bình khoảng 176 nm, chỉ số PDI khoảng 0,26.

Hình 3.5. Kích thước tiểu phân của sản phẩm trước khi chiếu UV (trái) và sau
khi chiếu UV (phải)
3.1.7. Độ ổn định theo thời gian
- Thể chất: sản phẩm thuốc mỡ bào chế được có thể chất ổn định,
không thay đổi sau 6 tháng.
- Kích thước tiểu phân và phân bố kích thước tiểu phân của sản phẩm
ngay sau bào chế và sau 6 tháng được thể hiện ở hình 3.6.

Hình 3.6. Kích thước tiểu phân của sản phẩm sau khi bào chế (a) và sau 6
tháng (b)
Như vậy, sau 6 tháng, kích thước tiểu phân dược chất gần như không
thay đổi, đường kính trung bình của các mẫu khoảng 171 nm, chỉ số PDI
khoảng 0,2.

38
3.2. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ bạc clorid
3.2.1. So với kem bạc sulfadiazin 1%
Tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ bạc clorid so với kem bạc
sulfadiazin 1% trên 5 chủng vi sinh vật Gram (+) được thể hiện trong hình 3.7
và bảng 3.4.

Hình 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM) so với kem
bạc sulfadiazin 1% (SS) và mẫu trắng (MT) trên 1 số vi khuẩn Gram dương:
(a) S. aureus, (b) B. subtilis, (c) B. cereus, (d) B. pumilus, (e) S. lutea.

39
Bảng 3.4: Vòng vô khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM), kem bạc sulfadiazin
1% (SS) và mẫu trắng (MT) trên 1 số vi khuẩn Gram dương

S. aureus B. subtilis B. cereus B. pumilus S. lutea

STT Ký hiệu     

D (mm) S
D (mm) S
D (mm) S
D (mm) S
D (mm) S

1 TM 0,07% 10,13 0,15 12,30 0,87 10,67 1,00 10,03 1,00 11,65 1,01

2 TM 0,1% 10,44 0,10 10,89 0,35 10,37 0,50 10,20 0,60 12,00 0,62

3 TM 0,13% 10, 80 0,35 10,81 0,60 10,96 0,44 10,11 0,89 12,47 0,40

4 MT 0 0 8,33 0,12 0 0 0 0 0

5 SS 9,48 0,38 9,25 0,06 8,87 0,42 9,51 0,94 10,31 0,10

6 KSC-P 25,64 0,92 15,91 0,71 17,50 0,98 0 0 0 0

Tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ bạc clorid so với kem bạc
sulfadiazin 1% trên 4 chủng vi sinh vật Gram (-) được thể hiện trong hình 3.8
và bảng 3.5.

Hình 3.8. Hoạt tính kháng khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM) so với kem
bạc sulfadiazin 1% (SS) và mẫu trắng (MT) trên 1 số vi khuẩn Gram âm:
(f) E. coli, (g)P. mirabilis, (h) S. flexneri, (i) S. typhimurium.
40
Bảng 3.5. Vòng vô khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM), kem bạc sulfadiazin
1% (SS) và mẫu trắng (MT) trên 1 số vi khuẩn Gram âm

E. coli P. mirabilis S. flexneri S. typhimurium

STT Ký hiệu    
S S S S
D (mm) D (mm) D (mm) D (mm)
1 TM 0,07% 10,17 0,15 11,19 0,34 10,58 0,33 10,13 0,55

2 TM 0,1% 9,76 0,36 11,57 0,95 10,79 0,53 9,00 0,95

3 TM 0,13% 9,70 0,36 11,08 0,39 10,52 0,34 9,11 0,55

4 MT 0 0 0 0 0 0 0 0

5 SS 8,01 0,01 9,05 0,20 8,91 0,25 8,07 0,63

6 KSC-S 9,03 0,39 16,01 0,67 14,58 0,62 13,87 1,00

Từ các kết quả thu được, có thể thấy thuốc mỡ bạc clorid có tác dụng
tốt hơn hẳn kem bạc sulfadiazin 1% ở tất cả các nồng độ khảo sát (0,07%;
0,1% và 0,13%) trên tất cả 9 chủng vi sinh vật thử nghiệm. Các mẫu trắng gần
như không có hoạt tính.

3.4.2. So với Silvasorb® Gel và gel bạc clorid 0,13%


Tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ AgCl 0,13% so với gel
AgCl 0,13% và Silvasorb® gel trên vi khuẩn Gram âm E. coli và vi khuẩn
Gram dương S. aureus được trình bày trong hình 3.9 và bảng 3.6.

Hình 3.9. Tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ


bạc clorid 0,13% trên S. aureus (trái) và E. coli (phải) so với gel
bạc clorid 0,13% và Silvasorb® Gel
41
Bảng 3.6. Đường kính vòng vô khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid 0,13%
trên S. aureus và E. coli so với dạng gel bạc clorid 0,13% và Silvasorb® Gel

S. aureus E. coli
STT Mẫu
(mm) S (mm) S
1 Gel AgCl 10,69 0,24 11,15 0,27
2 Mẫu trắng gel 0,00 0,00 0,00 0,00
3 TM AgCl 10,37 0,14 11,41 0,16
4 Mẫu trắng TM 0,00 0,00 0,00 0,00
5 Silvasorb® Gel 33,50 0,53 10,52 0,11
Từ bảng 3.6, có thể thấy thuốc mỡ bạc clorid 0,13% có tác dụng kháng
khuẩn trên cả vi khuẩn S. aureus và E. coli. Sản phẩm thuốc mỡ bào chế được
có tác dụng trên S. aureus yếu hơn so với Silvasorb® Gel nhưng tác dụng trên
E. coli lại mạnh hơn đáng kể. Tác dụng kháng khuẩn của thuốc mỡ và gel
nano bạc clorid gần như tương đương trên hai chủng vi sinh vật khảo sát. Các
mẫu trắng không có hoạt tính.

3.3. Bàn luận


- Công thức của thuốc mỡ bạc clorid: Khác với một số tá dược thân
nước khác, các tá dược PEG bền vững, có thể bảo quản lâu, không bị thủy
phân, oxy hóa, ôi khét. Bản thân các PEG cũng có tác dụng sát khuẩn vì vậy ít
bị vi khuẩn và nấm mốc làm hỏng. Hơn nữa, hoạt chất bạc clorid có tác dụng
sát khuẩn nên không cần bổ sung thêm chất bảo quản trong công thức. Ngoài
ra, tá dược PEG có tính háo ẩm mạnh, để tránh kích ứng vết thương hở nên
trong quá trình bào chế thuốc mỡ bạc clorid đã phối hợp thêm nước cất. Sau 6
tháng, thể chất của sản phẩm không đổi nên có thê không cần thêm các tá
dược giữ ẩm. Tuy nhiên, một số tạp chất có trong PEG, nhất là các ion kim
loại đa hóa trị có thể làm tăng quá trình oxy hóa khử AgCl thành Ag0, có thể
ảnh hưởng tới tác dụng của dược chất. Do đó, cần sử dụng các PEG có chất
lượng tốt, độ tinh khiết cao.

42
- Công nghệ, kỹ thuật bào chế: nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề về
độ bền với ánh sáng của bạc clorid bằng công nghệ nano in situ.Các hoạt chất
trong sản phẩm tồn tại ở dạng dung dịch. Quá trình tạo phức được đề nghị
như sau :
AgCl(s) ⇌ Ag+(aq) + Cl−(aq) Ksp = 77×10−10
Ag+(aq) + 2Cl− ⇌ [AgCl2]− Kf = 1.1×105
→ AgCl(s) + Cl− ⇌ [AgCl2]− K = Ksp × Kf = 1.9×10−5
Chỉ khi hòa loãng với nước hoặc tiếp xúc với vết thương, các tiểu phân
nano bạc clorid mới được tạo thành. Điều này giúp cho sản phẩm bền với ánh
sáng.

43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như vậy, thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13% đã được bào chế thành công
nhờ công nghệ nano in situ. Các tiểu phân nano AgCl chủ yếu có dạng lập
phương, đường kính trung bình khoảng 180 nm, phân bố kích thước tương đối
đồng đều. Các đặc tính khác của tiểu phân như thế Zeta, hàm lượng dược
chất, độ bền với ánh sáng, độ ổn định theo thời gian cũng được xác định. Sản
phẩm bào chế được có khả năng giải phóng ion Ag+ trong vòng 3 ngày, có thể
lên đến 7 ngày.
Thuốc mỡ thân nước AgCl 0,13% cho tác dụng tốt hơn hẳn kem bạc
sulfadiazin 1% trên tất cả các chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) thử
nghiệm. So với Silvasorb® Gel, thuốc mỡ bạc clorid 0,13% tuy có tác dụng
trên S. aureus yếu hơn nhưng tác dụng trên E. coli lại mạnh hơn đáng kể.
Thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13% là thuốc kháng khuẩn đầu tiên trong
nước được phát triển từ muối ít tan của bạc. Phát triển nghiên cứu góp phần
nâng cao năng lực sản xuất thuốc công nghệ mới trong nước, nhờ đó làm hạ
giá thành sản phẩm, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. Nhờ thời gian tác
dụng kéo dài, sản phẩm bào chế được cũng hứa hẹn khả năng giảm số lần
dùng thuốc, thay băng cho bệnh nhân, giúp giảm công việc cho cán bộ y tế.
Về lâu dài, độc tính của sản phẩm trên tế bào lành, tác dụng in vivo trên
vết thương, vết bỏng cần được khảo sát, đánh giá. Bên cạnh đó, độ ổn định
của sản phẩm trong thời gian dài hơn cũng cần được theo dõi.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Đức Lợi, Bùi Thanh Tùng, Nguyễn Thanh
Hải (2016), “Nghiên cứu điều chế tiểu phân nano chứa bạc để ứng dụng
trong dược phẩm”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội –
Chuyên san Khoa học Y Dược, 2.
2. Bộ môn bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2013), Kỹ thuật nano
và liposome ứng dụng trong Dược phẩm – Mỹ phẩm, 9-52.
3. Bộ môn bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Kỹ thuật bào
chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 2, NXB Y học, 43-101.
4. Bộ Y tế (1994 & 2002), Dược điển Việt Nam I, II, III, NXB Y học,
1971.
5. Bộ Y tế (2014), Hóa dược tập 2, NXB Y học, 80.
6. Trần Thị Ngọc Dung, Nguyễn Hoài Châu, Đào Trọng Hiền, Nguyễn
Thuý Phượng, Ngô Quốc Bưu, Nguyễn Gia Tiến (2011), “Nghiên cứu
tác dụng của băng nano bạc lên quá trình điều trị vết thương bỏng”, Hội
Nghị Khoa Học Kỷ Niệm 35 Năm Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt
Nam 1975-2010 Tiểu Ban Môi Trường Và Năng Lượng, 49(3).
7. Trịnh Ngọc Dương, Nguyễn Thị Thanh Bình, Chengsavang Siatoutho,
Nguyễn Thanh Hải (2015), “Điều chế, theo dõi độ ổn định và đánh giá
khả năng giải phóng ion bạc in vitro của bột đông khô nano bạc clorid”,
Tạp chí Dược học, 475, 14-18.
8. Trịnh Ngọc Dương, Chử Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thanh Bình,
Phạm Thanh Phúc, Vũ Đức Lợi, Nguyễn Thanh Hải (2015), “Nghiên
cứu tổng hợp tiểu phân nano bạc clorid”, Tạp chí Dược học, 472,
60-64.
9. Nguyễn Hoàng Hải (2007), “Các hạt nano kim loại (Metallic
nanoparticles)”, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, 1(1),
7-10.
10. Nguyễn Ngọc Hùng (2011), “ Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc và khả
năng kháng khuẩn của nó”, Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy,
Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Chử Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trịnh Ngọc Dương,
Nguyễn Thanh Hải (2014), “Nano tiểu phân bạc và triển vọng ứng
dụng trong Dược học”, Tạp chí Khoa Học ĐHQGHN: Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ, 30(2), 23-32.
Tiếng Anh
12. Ahamed M, AlSalhi M.S, Siddiqui M.K.J (2010), “Silver nanoparticle
applications and human health”, Clinica Chimica Acta, 411,
1841-1848.
13. Atiyeh B.S, Costagliola M, Hayek S.N, Dibo S.A (2007), “Effect of
silver on burn wound infection control and healing: review of the
literature”, Burns J Int Soc Burn Inj. Mar, 33(2), 139–148.
14. Chaloupka K, Malam Y, Seifalian A.M (2010), “Nanosilver as a new
generation of nanoproduct in biomedical applications”, Trends
Biotechnol, 28(11), 580–588.
15. Choi O, Deng K K, Kim N J, Ross L, Surampalli R Y, Hu Z. (2008),
“The inhibitory effects of silver nanoparticles, silver ions, and silver
chloride colloids on microbial growth”, Water Res, 42(12), 3066–3074.
16. Dong Y.Y, Deng F, Zhao J.J, He J, et al (2014), “Environmentally
friendly ultrosound synthesis and antibacterial activity of
cellulose/Ag/AgCl hybrids”, Carbohydrate Polymers , 99, 166–172.
17. Elechiguerra J.L, Burt J.L, Morones J.R, et al (2005), “ Interaction of
silver nanoparticles with HIV-1”, J Nanobiotechnology, 3(1), 6.
18. Espinosa-Cristóbal L.F, Martínez-Castañón G.A, Martínez-Martínez
R.E, et al (2009), “Antibacterial effect of silver nanoparticles against
Streptococcus mutans”, Materials Letters, 63, 2603–2606.
19. Feng Q.L, Wu J, Chen G.Q, et al (2000), “ A mechanistic stydy of the
antibacterial effect of silver ions on Escherichia coli and
Staphylococcus aureus”, J Biomed Mater Res, 52, 662-668.
20. Gerald McDonnell, A. Denver Russel (1999), “Antiseptics and
disinfectants: activity, action, and resistance”, Clin Microbiol Rev.1999
Jan, 12(1), 147-179.
21. Hwang C.Y, Kim J.S, Kuk E et al (2007), “Antimicrobial effects of
silver nanoparticles”, Nanomedicine: Nanotechnology, Biology, and
Medicine, 3, 95–101.
22. Jain N.K (2007), Pharmaceutical technology, Hari Singh Gour
University, 1-19.
23. Kim JS, Kuk E, Yu KN, Kim J-H, Park SJ, Lee HJ, et al (2007),
“Antimicrobial effects of silver nanoparticles”, Nanomedicine
Nanotechnol Biol Med. 2007 Mar, 95-101.
24. Lara HH, Ayala-Nuñez NV, Ixtepan-Turrent L, Rodriguez-Padilla C
(2010), “Mode of antiviral action of silver nanoparticles against HIV-
1”, J Nanobiotechnology, 8(1).
25. Mejeti N.V. Ravi Kumar (2000), “Nano and microparticles as
controlled drug delivery devices”, J.Pharm. Sci, 3(2), 234-258.
26. Morones-Ramirez, J. Winkler, C. S. Spina & James J. Collins (2013),
“Silver enhances antibiotic activity against Gram-negative bacteria”,
Science Translational Medicine, 5(190), 190.
27. Ram B. Gupta, Uday B. Kompella (2006), “Nanoparticles Technology
for Drug Delivery”, Taylor & Francis Group, London.
28. Rathod K.B. et al (2011), “Glimpses of current advances of
nanotechnology in therapeutics”, Int. Pharm. Pharm.Sci, 3(1), 8-12.
29. Ratte H T (1999), “Bioaccumulation and toxicity of silver
compounds”, A review. Environ. Toxicol. Chem,18 (1), 89–108.
30. Sun Q, Cai X, Li J, Zheng M, Chen Z, Yu C-P (2014), “Green
synthesis of silver nanoparticles using tea leaf extract and evaluation of
their stability and antibacterial activity”, Colloids Surf Physicochem
Eng Asp, 444, 226–231.
31. Sun RW-Y, Chen R, Chung NP-Y, Ho C-M, Lin C-LS, Che C-M
(2005), “Silver nanoparticles fabricated in Hepes buffer exhibit
cytoprotective activities toward HIV-1 infected cells”, Chem Commun
Camb Engl, 40, 5059-5061.
32. Trinh N. D., Nguyen T. T. B., Nguyen T. H. (2015), “Preparation and
characterization of silver chloride nanoparticles as an antibacterial
agent”, Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol, 6, 45011-45016.
33. Wright JB, Lam K, Hansen D, Burrell RE (1999), “Efficacy of topical
silver against fungal burn wound pathogens”, Am J Infect
Control,27(4),344-350.
PHỤ LỤC
GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài Khóa luận tốt nghiệp đã đạt Giải Nhất tiểu ban Dược học, Giải Nhất
chung khảo, Giải Ba Poster tại Hội nghị Khoa học Sinh viên năm 2017 của
Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài báo khoa học đã được đăng trên
Kỷ yếu của Hội nghị.
Phụ lục 1. Báo cáo: “Bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn của thuốc
mỡ thân nước bạc clorid”
P08

BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA


THUỐC MỠ THÂN NƯỚC BẠC CLORID
Nguyễn Xuân Tùng
Khoa Y-Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Tóm tắt: Thuốc kháng khuẩn bạc clorid 0,13% trên nền tá dược thuốc mỡ thân nước được
bào chế bằng công nghệ nano in situ. Hoạt chất trong sản phẩm tồn tại ở dạng dung dịch,
bền với ánh sáng. Khi tiếp xúc với vết thương, các tiểu phân nano bạc clorid dạng lập
phương, có kích thước trung bình 180 nm, thế Zeta -41 mV được hình thành. Sản phẩm có
khả năng giải phóng ion bạc trong vòng 3 ngày, hứa hẹn làm giảm số lần dùng thuốc và
thay băng cho bệnh nhân. Các thử nghiệm sinh học cho thấy thuốc mỡ bạc clorid 0,13% có
hoạt phổ rộng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm; tác dụng kháng khuẩn tốt hơn
hẳn kem bạc sulfadiazin 1% trên tất cả 9 chủng vi sinh vật thử nghiệm.

Từ khóa: Bạc clorid, PEG 600, PEG 4000, kháng khuẩn, thuốc mỡ thân nước, nano in
situ.

Summary

Preparation and evaluation of antibacteria activities of hydrophilic silver


chloride ointment
Abstract: 0.13% silver chloride antimicrobial drug on hydrophilic ointment excipients was
prepared by in situ nanotechnology. Active ingredients in the product existed in solution,
stable to the light. When exposed to the wounds, the cubic silver nanoparticles which had
average size of 180 nm and Zeta potential of -41 mV were formed. The product was
capable of releasing silver ions within 3 days, promising to reduce the number of
medications and dressing changes for patients. Biological tests have shown that 0.13%
silver chloride ointment had a broad spectrum on both Gram-positive and Gram-negative
bacteria; the antibacterial activities of product were better than those of 1% sulfadiazine
cream on all nine tested microorganisms.
Keywords: Silver chloride, PEG 600, PEG 4000, antibacterial, hydrophilic ointment, in
situ nanotechnology.
1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã sử dụng bạc làm các dụng cụ chứa đồ ăn, nước uống để trị bệnh.
Bạc được biết đến như một nguyên tố có khả năng khử trùng mạnh nhất tồn tại trong tự
nhiên. Đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+ [1].
Ion này có khả năng tiêu diệt vi sinh vật theo nhiều cơ chế [2], nên rất ít khi bị đề kháng
[3]. Trong lịch sử, bạc được sử dụng làm thuốc dưới nhiều dạng khác nhau [4], mỗi loại
đều có ưu nhược điểm riêng. Điển hình là dung dịch sát khuẩn bạc nitrat 0,5%, kem chữa
bỏng bạc sulfadiazin 1%.
Về mặt bệnh lý, bỏng là những tổn thương da có nguồn gốc từ các tác nhân không phải cơ
học như hóa chất, điện, nhiệt, ánh sáng mặt trời hoặc bức xạ hạt nhân. Trong điều trị bỏng,
nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh tật và tử vong, biến chứng này gây
ra 61% tổng số các trường hợp tử vong do bỏng. Nhiễm trùng vết thương do bỏng đòi hỏi
phải được chăm sóc y tế ngay bởi vì nó làm chậm quá trình lành vết thương, gia tăng để lại
sẹo, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và hội chứng bất hoạt đa cơ quan. Các thuốc kháng
khuẩn thông dụng trong điều trị bỏng hiện nay nhìn chung đều có nhược điểm là thời gian
tác dụng ngắn, phải thay băng nhiều lần, việc thay băng khó khăn và gây đau đớn cho bệnh
nhân.

Sự ra đời của thuốc kháng khuẩn thế hệ mới từ muối ít tan của bạc với những ưu điểm như
kiểm soát tốc độ giải phóng ion bạc ở mức tối ưu, trong thời gian dài có thể góp phần giải
quyết các vấn đề kể trên. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới mới chỉ có Mỹ thành công trong
việc bào chế thuốc dạng này, sản phẩm thương mại tiêu biểu là Silvasorb® gel do AcryMed
sản xuất, Medline Industries phân phối. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào giai
đoạn phát triển các phương pháp tổng hợp tiểu phân nano muối bạc, rất ít công trình
nghiên cứu về mặt bào chế.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặt mục tiêu bào chế thuốc mỡ thân nước bạc clorid
0,13% sử dụng trong điều trị nhiễm trùng vết thương, đặc biệt là các vết thương do bỏng.
Một số đặc tính của sản phẩm như hình dạng, kích thước tiểu phân, thế Zeta, hàm lượng
bạc toàn phần, khả năng giải phóng ion Ag+, độ ổn định và tác dụng kháng khuẩn của sản
phẩm cũng được đánh giá.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Thuốc mỡ thân nước bạc clorid 0,13% được bào chế từ các nguyên liệu là bạc nitrat và
natri clorid đạt tiêu chuẩn DĐVN IV; PEG 600 và PEG 4000 đạt tiêu chuẩn USP 24; nước
cất 2 lần được tinh chế bằng máy GenPure UV-TOC, điện trở suất 18,2 MΩ.cm.

Các giống vi sinh vật kiểm định, môi trường thử nghiệm, mẫu kháng sinh chứng để đánh
giá tác dụng kháng khuẩn của thuốc mỡ nano bạc clorid do bộ môn Vi sinh – Sinh học,
trường Đại học Dược Hà Nội cung cấp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bào chế thuốc mỡ thân nước bạc clorid 0,13%

Thuốc mỡ thân nước bạc clorid 0,13% được bào chế theo quy trình sau: hòa tan hoàn toàn
dung dịch chứa 30 mmol natri clorid vào 100g PEG 600. Nhỏ từ từ dung dịch chứa 1,47
mmol bạc nitrat vào dung dịch trên, tốc độ nhỏ 0,5 ml/phút, vừa nhỏ vừa khuấy trộn ở tốc
độ 500 vòng/phút. Sau đó, thêm 40g PEG 4000 vào rồi đun nóng hỗn hợp đến 60±5oC,
khuấy trộn nhẹ cho đến khi PEG 4000 tan chảy hoàn toàn, thu được dung dịch trong suốt,
đồng nhất. Cách ly hỗn hợp khỏi nguồn nhiệt, tiếp tục khuấy trộn đến khi hỗn hợp nguội về
nhiệt độ phòng thu được thuốc mỡ bạc clorid 0,13% màu trắng đục, thể chất mềm, mịn.
2.2.2. Xác định một số đặc tính của thuốc mỡ chứa tiểu phân nano bạc clorid

2.2.2.1. Kích thước và thế Zeta của tiểu phân dược chất
Kích thước và thế Zeta của tiểu phân dược chất được xác định bằng cách pha loãng chế
phẩm trong một lượng nước cất thích hợp rồi tiến hành đo bằng máy HORIBA Nano
Partica SZ-100, chỉ số khúc xạ môi trường phân tán 1,330, độ nhớt môi trường phân tán
0,8872, chỉ số khúc xạ của tiểu phân 0,14.
2.2.2.2. Hình dạng tiểu phân dược chất

Cân chế phẩm rồi pha loãng mẫu trong 10 thể tích nước cất. Sau đó ly tâm bằng máy
Biocen 22R, tốc độ 16000 vòng/phút, ở 5°C trong 10 phút. Rửa tủa 2 lần bằng nước cất.
Quan sát tủa thu được dưới kính hiển vi điện tử quét phân giải cao HITACHI S4800-
NIHE, điện thế gia tốc 10,0 kV.

2.2.2.3. Hàm lượng dược chất


Hàm lượng bạc toàn phần trong mẫu được xác định bằng cách đo phổ hấp thụ nguyên tử
với máy Thermo iCE™ 3500, đèn cathod rỗng Ag, bước sóng 328,10 nm, cường độ đèn
9,0 mA, ngọn lửa không khí nén - acetylen, tốc độ dòng acetylen 2,2 l/phút, áp suất khí nén
160 Kpa.

Hàm lượng bạc clorid trong chế phẩm được tính từ hàm lượng bạc toàn phần theo công
thức:

143,32
HL  HL 
AgCl Ag 107,87

2.2.2.4. Độ ổn định
Độ ổn định của sản phẩm bào chế được đánh giá bằng cách theo dõi sự thay đổi của kích thước tiểu
phân dược chất theo thời gian.
2.2.3. Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất
Khả năng giải phóng ion Ag+ từ thuốc mỡ bạc clorid 0,13% được đánh giá bằng phương
pháp khuếch tán qua màng thẩm tích. Sử dụng màng thẩm tích dạng ống Spectral/Por® 4
MWCO 12000-14000 daltons, tiến hành như sau: chuẩn bị 1 cốc có mỏ đựng 500 ml nước
cất (dung dịch nhận). Cân 0,5g thuốc mỡ cho vào màng thẩm tích. Kẹp hai đầu túi. Treo túi
trên miệng cốc có mỏ sao cho 2 đầu túi cao hơn mực nước trong cốc; phần thân túi chứa
thuốc mỡ ngập hoàn toàn trong nước. Khuấy trộn ở tốc độ 500 vòng/phút, tránh ánh sáng
trong suốt thời gian khảo sát. Tại các thời điểm xác định, lấy mẫu để định lượng bạc toàn
phần đồng thời bổ sung vào dung dịch nhận một lượng nước cất tương đương. Lượng ion
bạc Qn (mg) được giải phóng tại thời điểm tn được tính bằng công thức:

Trong đó: V (l): thể tích dung dịch nhận


v (l): thể tích lấy mẫu

Cn (mg/l): nồng độ dung dịch nhận tại thời điểm tn


Ci (mg/l): nồng độ dung dịch nhận tại thời điểm lấy mẫu ti.

2.2.4. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13%
2.2.4.1. So với kem bạc sulfadiazin 1%

Tác dụng kháng khuẩn in vitro của sản phẩm bào chế được so sánh với kem bạc
sulfadiazin 1% (Satyam Pharmaceuticals & Chemicals PVT.LTD – Ấn Độ, số lô: T14066)
bằng phương pháp khuếch tán từ giấy lọc trên thạch trên 5 chủng vi khuẩn Gram dương
Bacillus cereus ATCC 9946 (B. cereus), Bacillus pumilus ATCC 6633 (B. pumillus),
Bacillus subtilis ATCC 10241 (B. subtilis), Sarcina lutea ATCC 9341 (S. lutea),
Staphylococcus aureus ATCC 6538 (S. aureus) và 4 chủng vi khuẩn Gram âm là
Escherichia coli ATCC 8739 (E. coli), Salmonella typhimurium ATCC 13311 (S. typ),
Shigella flexneri DT 112 (S. flexneri), Proteus mirabilis BV 108 (P. mirabilis). Mẫu trắng
(MT) là thuốc mỡ không chứa hoạt chất với thành phần tương tự như trong mẫu thử.
Kháng sinh chứng chuẩn được sử dụng là benzathin penicillin (BZP, 20 IU/ml) đối với vi
khuẩn Gram dương và streptomycin (STM, 20 IU/ml) đối với vi khuẩn Gram âm. Các
khoanh giấy lọc được tẩm hai mặt với chế phẩm sao cho 2 mặt khoanh giấy dính đều thuốc
như nhau.
VSV kiểm định được cấy vào môi trường canh thang, rồi nuôi cấy cho phát triển trong tủ
ấm 37oC trong thời gian 18-24 giờ đến nồng độ 107 tế bào/ml. Môi trường thạch thường vô
trùng được cấy giống VSV kiểm định với tỷ lệ 2,5 ml/100 ml, rồi đổ vào đĩa Petri vô trùng
với thể tích 20ml/đĩa và để cho thạch đông lại. Các khoanh giấy lọc (6,0-6,5 mm) vô trùng
đã sấy khô được tẩm 3 lần với mẫu, sau mỗi lần tẩm sấy ở < 60oC đến khô hết dung môi,
đặt lên bề mặt môi trường thạch chứa vi khuẩn kiểm định theo sơ đồ định sẵn, số thí
nghiệm song song là 3. Ủ các đĩa Petri có mẫu trong tủ ấm ở 37oC trong 18-24 giờ rồi lấy
ra đọc kết quả. Đo đường kính vòng vô khuẩn, nếu có, bằng thước kẹp Panmer độ chính
xác 0,02 mm. Kết quả được đánh giá dựa trên đường kính vòng vô khuẩn và độ lệch thực
nghiệm.
2.2.4.2. So với Silvasorb® gel và gel bạc clorid 0,13%

Tác dụng kháng khuẩn in vitro của sản phẩm bào chế được so sánh với Silvasorb® Gel
(thuốc điều trị nhiễm trùng ngoài da chứa 0,13% bạc clorid, AcryMed, số lô: 16024102) và
gel nano bạc clorid 0,13% (do một học viên cao học tại Đại học Dược Hà Nội bào chế)
bằng phương pháp khuếch tán từ giếng, đo vòng vô khuẩn trên đĩa thạch. Thử nghiệm với
chủng vi sinh vật Gram âm E. coli ATCC 25922 và chủng vi sinh vật Gram dương S.
aureus ATCC 1128. Giếng có đường kính 6,5 mm, sâu 4 mm, thể tích mẫu 0,09 – 0,11 ml.
Cách tiến hành, đọc và đánh giá kết quả tương tự như mô tả ở mục 2.2.4.1.
3. Kết quả

3.1. Một số đặc tính của thuốc mỡ chứa tiểu phân nano bạc clorid 0,13%
3.1.1. Kích thước tiểu phân và thế Zeta của tiểu phân dược chất

Các tiểu phân dược chất trong thuốc mỡ AgCl 0,13% có đường kính trung bình khoảng
180 nm, phân bố kích thước tương đối đều với giá trị PDI khoảng 0.2. Các tiểu phân nano
AgCl trong sản phẩm có thế Zeta khoảng -41 mV. Giá trị tuyệt đối của thế Zeta tương đối
lớn, kết hợp với chỉ số PDI nhỏ dự báo độ ổn định cao của sản phẩm. Trong khi đó, các
tiểu phân hoạt chất trong Silvasorb® gel có kích thước lớn hơn với đường kính trung bình
khoảng 870 nm, giá trị PDI khoảng 0.37.
Hình 1: Kích thước tiểu phân dược chất của thuốc mỡ AgCl 0,13% (a) và Silvasorb® gel
(b)
3.1.2. Hình dạng tiểu phân

Ảnh chụp SEM của hỗn dịch cho thấy các tiểu phân có hình dạng chủ yếu là hình lập
phương. Các tiểu phân không được sắc cạnh có thể là do chúng được bao bọc bởi PEG.

Hình 2: Hình dạng tiểu phân bạc clorid quan sát bằng kính hiển vi điện tử quét
3.1.3. Hàm lượng dược chất
Hàm lượng dược chất trong thuốc mỡ xác định bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên
tử là 1320,4 ppm; bằng 101,57% hàm lượng lý thuyết. Kết quả thu được chứng tỏ sự chính
xác của quy trình bào chế.
3.1.4. Độ ổn định
Kết quả theo dõi độ ổn định của thuốc mỡ bạc clorid 0,13% cho thấy sau 6 tháng, kích
thước tiểu phân dược chất gần như không thay đổi, đường kính trung bình của các mẫu duy
trì trong khoảng 162-180 nm, chỉ số PDI khoảng 0,2.

3.2. Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất


Khả năng giải phóng ion Ag+ từ thuốc mỡ chứa tiểu phân nano bạc clorid 0,13% so với
Silvasorb® gel được trình bày ở hình 3 và bảng 1.

Hình 3: Lượng ion bạc giải phóng từ thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13% so với
Silvasorb® gel theo thời gian (giờ)
Bảng 1: Lượng ion bạc giải phóng từ thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13% so với
Silvasorb® gel theo thời gian

Thời gian Thuốc mỡ AgCl 0,13% Silvasorb® gel

t (giờ) Q (mg) Q (mg)

0 0,000 0,00

6 0,060 0,079

24 0,097 0,152

48 0,156 0,210

72 0,198 0,254

168 0,221 0,287


Như vậy thuốc mỡ chứa tiểu phân nano bạc clorid bào chế được có khả năng giải phóng
ion Ag+ trong 3 ngày, có thể lên đến 7 ngày. Tổng lượng ion Ag+ giải phóng là 0,221 mg.
So với Silvasorb® Gel, khả năng giải phóng hoạt chất của sản phẩm bào chế được thấp
hơn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.3. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13%
3.3.1. So với kem bạc sulfadiazin 1%

Tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13% so với kem bạc
sulfadiazin 1% trên 5 chủng vi sinh vật Gram (+) và 4 chủng vi sinh vật Gram (-) được thể
hiện trong hình 4 và bảng 2, 3.
Kết quả thu được cho thấy thuốc mỡ bạc clorid có tác dụng tốt hơn hẳn kem bạc
sulfadiazin 1% ở tất cả các nồng độ khảo sát (0,07%; 0,1% và 0,13%) trên tất cả 9 chủng vi
sinh vật thử nghiệm.

Hình 4: Hoạt tính kháng khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid (TM) so với kem bạc sulfadiazin
1% (SS) trên một số chủng vi khuẩn. Gram (+): (a) S. aureus, (b) B. subtilis, (c) B. cereus,
(d) B. pumilus, (e) S. lutea. Gram (-): (f) E. coli, (g) P. mirabilis, (h) S. flexneri, (i) S.
typhimurium
Bảng 2: Vòng vô khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid, bạc sulfadiazin và mẫu trắng trên 1 số vi
khuẩn Gram dương

S. aureus B. subtilis B. cereus B. pumilus S. lutea

STT Ký hiệu
S S S S S
(mm) (mm) (mm) (mm) (mm)

1 TM 0,07% 10,13 0,15 12,30 0,87 10,67 1,00 10,03 1,00 11,65 1,01
2 TM 0,1% 10,44 0,10 10,89 0,35 10,37 0,50 10,20 0,60 12,00 0,62

3 TM 0,13% 10, 80 0,35 10,81 0,60 10,96 0,44 10,11 0,89 12,47 0,40

4 MT 0 0 8,33 0,12 0 0 0 0 0

5 SS 9,48 0,38 9,25 0,06 8,87 0,42 9,51 0,94 10,31 0,10

6 KSC-P 25,64 0,92 15,91 0,71 17,50 0,98 0 0 0 0

Bảng 3: Vòng vô khuẩn của thuốc mỡ bạc clorid, bạc sulfadiazin và mẫu trắng trên 1 số vi
khuẩn Gram âm

E. coli P. mirabilis S. flexneri S. typhimurium


STT Ký hiệu
(mm) S (mm) s (mm) S (mm) S

1 TM 0,07% 10,17 0,15 11,19 0,34 10,58 0,33 10,13 0,55

2 TM 0,1% 9,76 0,36 11,57 0,95 10,79 0,53 9,00 0,95

3 TM 0,13% 9,70 0,36 11,08 0,39 10,52 0,34 9,11 0,55

4 MT 0 0 0 0 0 0 0 0

5 SS 8,01 0,01 9,05 0,20 8,91 0,25 8,07 0,63

6 KSC-S 9,03 0,39 16,01 0,67 14,58 0,62 13,87 1,00

3.3.2. So với Silvasorb® gel và gel nano bạc clorid 0,13%


Tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ AgCl 0,13% so với gel AgCl 0,13% và
Silvasorb® gel trên vi khuẩn Gram âm E. coli và vi khuẩn Gram dương S. aureus được
trình bày trong hình 5 và bảng 4.
Hình 5: Tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc mỡ (TM) AgCl 0,13% trên S. aureus
(bên trái) và E. coli (bên phải) so với Silvasorb® Gel và gel AgCl 0,13%

Bảng 4: Đường kính vòng vô khuẩn của thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13% trên S.
aureus và E. coli so với Silvasorb® Gel và gel nano bạc clorid 0,13%

S. aureus E. coli
STT Mẫu
(mm) S (mm) S

1 Gel AgCl 10,69 0,24 11,15 0,27


2 Mẫu trắng gel 0,00 0,00 0,00 0,00
3 TM AgCl 10,37 0,14 11,41 0,16
4 Mẫu trắng TM 0,00 0,00 0,00 0,00
5 Silvasorb® Gel 33,50 0,53 10,52 0,11

Từ kết quả thu được, có thể thấy thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13% bào chế được có phổ
kháng khuẩn rộng, trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Sản phẩm có tác dụng trên S.
aureus yếu hơn so với Silvasorb® Gel nhưng tác dụng trên E. coli lại mạnh hơn đáng kể.
Tác dụng kháng khuẩn của bạc clorid trong 2 dạng thuốc mỡ và gel gần như tương đương
trên hai chủng vi sinh vật khảo sát. Các mẫu trắng không có hoạt tính.

4. Bàn luận
Từ nghiên cứu, thuốc mỡ thân nước nano bạc clorid 0,13% với phổ kháng khuẩn rộng,
hiệu lực cao, tác dụng kéo dài đã được bào chế bằng công nghệ nano in situ. Đây là sản
phẩm đầu tiên trong nước được phát triển từ muối ít tan của bạc. Nghiên cứu góp phần
nâng cao năng lực sản xuất thuốc công nghệ mới trong nước, nhờ đó làm hạ giá thành sản
phẩm, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. Sản phẩm bào chế được cũng hứa hẹn khả năng
giảm số lần dùng thuốc, thay băng cho bệnh nhân, giúp giảm công việc cho cán bộ y tế.
Về lâu dài, độc tính của sản phẩm trên lâm sàng, tác dụng in vivo trên vết thương, vết bỏng
cần được khảo sát, đánh giá. Bên cạnh đó, độ ổn định của sản phẩm trong thời gian dài hơn
cũng cần được theo dõi.
5. Kết luận
Như vậy, thuốc mỡ nano bạc clorid 0,13% đã được bào chế thành công nhờ công nghệ
nano in situ. Các tiểu phân nano AgCl trong thuốc mỡ chủ yếu có dạng lập phương, đường
kính trung bình khoảng 180 nm, phân bố kích thước tương đối đồng đều. Các đặc tính khác
của tiểu phân như thế Zeta, hàm lượng dược chất, độ ổn định cũng được xác định. Sản
phẩm bào chế được có khả năng giải phóng ion Ag+ trong vòng 3 ngày. Thuốc mỡ thân
nước AgCl cho tác dụng tốt hơn hẳn kem bạc sulfadiazin 1% trên tất cả các chủng vi khuẩn
Gram (+) và Gram (-) thử nghiệm. So với Silvasorb® Gel, thuốc mỡ bạc clorid 0,13% tuy
có tác dụng trên S. aureus yếu hơn nhưng tác dụng trên E. coli lại mạnh hơn đáng kể.
6. Lời cảm ơn

Em xin gửi lời cảm ơn tới TS.Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó chủ nhiệm Bộ môn Hóa
dược và Kiểm nghiệm thuốc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa
qua.
Tài liệu tham khảo
[1] Chaloupka K, Malam Y, Seifalian AM. Nanosilver as a new generation of nanoproduct in
biomedical applications. Trends Biotechnol. 2010; 28 (11): 580–8

[2] Ratte H T. Bioaccumulation and toxicity of silver compounds: A review. Environ. Toxicol.
Chem. 1999; 18 (1): 89–108

[3] Choi O, Deng K K, Kim N J, Ross L, Surampalli R Y, Hu Z. The inhibitory effects of silver
nanoparticles, silver ions, and silver chloride colloids on microbial growth. Water Res. 2008; 42
(12): 3066–3074

[4] Atiyeh B S, Costagliola M, Hayek S N, Dibo S A. Effect of silver on burn wound infection
control and healing: review of the literature. Burns J. Int. Soc. Burn. Inj. 2007; 33 (2): 139–148
Phụ lục 2. Poster: “Bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn của thuốc mỡ
thân nước bạc clorid”

You might also like