You are on page 1of 229

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ GẤM

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP


TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Mã số: 62340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


1. TS. PHẠM HOÀI BẮC
2. TS. PHAN HỮU NGHỊ

HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018


Tác giả luận án

Nguyễn Thị Gấm


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 3
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu .... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................. 8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án ...................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ..................................................................... 13
1.1.3. Nhận xét chung ......................................................................................... 18
1.2. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng
thương mại ............................................................................................................ 18
1.2.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại ....... 18
1.2.2. Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại ............. 23
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng
thương mại .......................................................................................................... 35
1.2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại .................................. 38
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại .... 43
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
trong hoạt động của Ngân hàng thương mại ........................................................ 43
1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động
Ngân hàng thương mại ........................................................................................ 45
1.3.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt
động Ngân hàng thương mại ............................................................................... 47
1.3.4. Chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel................................ 48
1.3.5. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động
Ngân hàng thương mại ........................................................................................ 50
1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại ........................................................................................ 55
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ở một số nước trên
Thế giới và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại Việt Nam ............... 58
1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thái Lan ...................................................... 58
1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hàn Quốc..................................................... 60
1.4.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Mỹ ............................................................... 63
1.4.4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng khác trên Thế giới ............................. 65
1.4.5. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp cho Ngân
hàng thương mại Việt Nam ................................................................................. 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 70
CHƯƠNG 2: 72THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ..... 72
DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ......... 72
2.1. Khái quát về các Ngân hàng thương mại Việt Nam..................................... 72
2.2. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam 78
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ...................................................................... 78
2.2.2. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh ....................... 80
2.2.3. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp ........................... 81
2.2.4. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực doanh nghiệp .......................... 82
2.2.5. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
Việt Nam ............................................................................................................ 84
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam ........................................................................................... 90
2.3.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................... 90
2.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng
thương mại Việt Nam.......................................................................................... 91
2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân
hàng thương mại ................................................................................................ 110
2.4.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 110
2.4.2. Hạn chế ................................................................................................... 114
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 119
CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 120TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................ 120
3.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 120
3.2. Nguồn số liệu ................................................................................................ 122
3.3. Mô tả số liệu ................................................................................................. 123
3.4. Kết quả nghiên cứu...................................................................................... 125
3.4.1. Chạy mô hình Pooled OLS ...................................................................... 125
3.4.2. Lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình FEM .................................. 126
3.4.3. Lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình REM .................................. 127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 132
CHƯƠNG 4: 133GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM ....................................................................................................................... 133
4.1. Định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
tại Ngân hàng thương mại ................................................................................. 133
4.1.1. Định hướng chung ................................................................................... 133
4.1.2. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các
Ngân hàng thương mại ...................................................................................... 134
4.2. Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................................... 139
4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ............................................................................. 139
4.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể............................................................................. 155
4.2.3. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu .................................................................. 175
4.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ............................................................................. 183
4.3. Một số kiến nghị .......................................................................................... 190
4.3.1. Đối với Chính phủ ................................................................................... 190
4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước ................................................................... 191
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 195
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 196
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................... 199
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 200
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Diễn giải


ABBank Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình
ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
BĐTV Bảo đảm tiền vay
BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CIC Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
Eximbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
HDBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Lienvietpostbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
Maritime Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
MBB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
OCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông
SGB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương
SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội
STB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín
TCTD Tổ chức tín dụng
Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
TPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
TSBĐ Tài sản bảo đảm
VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
VIB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
VietA Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á
Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Bảng biểu:
Bảng 1.1. Chiều ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng đốivới doanh nghiệp
theo các nghiên cứu trước đây ................................................................................... 43
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản về tổng tài sản, vốn tự có và vốn lưu động (Thời
điểm 31/12/2016)....................................................................................................... 74
Bảng 2.2. Tổng phương tiện thanh toán năm 2017 ..................................................... 76
Bảng 2.3. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động ........................................... 77
Bảng 2.4. Tỷ suất ROA, ROE của các NHTM Việt Nam ........................................... 77
Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017) ..... 78
Bảng 2.6. Dư nợ đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
(2012-2017) ............................................................................................................... 78
Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại ............ 79
Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại .. 79
Bảng 2.9. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh (2012-2017) ... 80
Bảng 2.10. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp (2012-2017) ..... 81
Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh
nghiệp (2012-2017) ................................................................................................... 81
Bảng 2.12. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp (2012-2017). 81
Bảng 2.13. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực kinh tế (2012-2017) .............. 82
Bảng 2.14. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực kinh tế
(2012-2017) ............................................................................................................... 83
Bảng 2.15. Tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017) ....... 85
Bảng 2.16. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam (2012-2017) ...................................................................................................... 85
Bảng 2.17. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam theo lĩnh vực rủi ro (2012-2017)........................................................................ 86
Bảng 2.18. Trích lập dự phòng rủi ro (Dự phòng phải trích) của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam (2013-2017) ........................................................................................ 87
Bảng 2.19. Trích lập dự phòng rủi ro (Dự phòng đã trích) của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam (2013-2017) ........................................................................................ 87
Bảng 2.20. Tỷ lệ dự phòng đã trích/Dự phòng phải trích của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam (2013-2016) ........................................................................................ 88
Bảng 2.21. Nợ xấu có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017).... 88
Bảng 2.22. Nợ xấu không có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam (2012-2017) ...................................................................................................... 89
Bảng 2.23. Nợ xấu đối với doanh nghiệp có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam (2012-2017) ............................................................................ 89
Bảng 2.24. Nợ xấu đối với doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam (2012-2017) ............................................................................ 89
Bảng 2.25. Nguy cơ rủi ro các doanh nghiệp có thể gặp phải .................................... 94
Bảng 2.26. Hệ thống phân loại nợ tại Agribank ......................................................... 98
Bảng 2.27. Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại Agribank ................................... 99
Bảng 2.28. Phân loại nợ của MB đối với khách hàng doanh nghiệp ......................... 100
Bảng 3.1. Đề xuất giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 120
Bảng 3.2. Các biến và các giả thuyết cần kiểm định cho hệ thống NHTM ............... 124
Bảng 3.3. Kết quả hồi quy Pooled OLS mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và các yếu tố
tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng (chưa có yếu tố vĩ mô) .......................... 125
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình FEM ...... 126
Bảng 3.5. Kết quả ước lượng mô hình dữ liệu bảng (Panel Analysis)....................... 127
Bảng 3.6. Kết quả hồi quy Pooled OLS mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và các yếu tố
tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng (có yếu tố vĩ mô) .................................. 128
Bảng 2.29. Phân loại nợ theo Văn bản Hợp nhất số 22/VBHN-NHNN .................... 102
Bảng 2.30. Một số định hướng cấp tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM (giai đoạn
2016-2018) .............................................................................................................. 106
Bảng 2.31. Một số điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng ......................................... 107
Bảng 4.1 Bảng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh............................................................ 137

Hình:
Hình 1.1. Khung quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng Singapore (DBS).............. 66
Hình 2.1. Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam (2012-2017) .................................. 75
Hình 2.2. Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam (đến cuối năm 2016) ................. 75

Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh ................................ 26
Sơ đồ 1.2. Phân loại rủi ro tín dụng theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh............. 27
Sơ đồ 1.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ............................. 51
Sơ đồ 1.4. Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vay của Ngân hàng Thái Lan ..... 59
Sơ đồ 2.1. Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp ..... 101
Sơ đồ 2.2. Mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II...................................................... 104
DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1a: DANH SÁCH 35 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
PHỤ LỤC 01b: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THUỘC MẪU
NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 02: THỐNG KÊ CÁC BIẾN SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRONG MẪU
PHỤ LỤC 03: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA 20 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
GIAI ĐOẠN 2012-2017
PHỤ LỤC 04: KẾT QUẢ HỒI QUY POOLED OLS VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HANG (CHƯA CÓ YẾU TỐ VĨ MÔ)
PHỤ LỤC 05: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH POOLED OLS
HAY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH FEM
PHỤ LỤC 06: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH POOLED OLS
HAY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN REM
PHỤ LỤC 07: KẾT QUẢ HỒI QUY POOLED OLS VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI
RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HANG (CÓ YẾU TỐ VĨ MÔ)
1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Sau khoảng thời gian 30 năm đổi mới hoạt động các ngân hàng ở Việt Nam bắt
đầu bằng Nghị định 53-HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Có thể chia hoạt động và sự phát triển của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam (NHTM) làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: 1988-(1996-1997): Khoảng 10 năm các NHTM lần đầu tiên
xuất hiện mò mẫm và phát triển, cùng với việc mở rộng các thành phần kinh tế là việc
các NHTM mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh dẫn đến đổ vỡnhững vụ án
kính tế lớn như EPCO Minh Phụng, kéo theo các NHTM khó khăn trên bờ vực thẳm.
Giai đoạn thứ hai: 1997- (2007-2008): Là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của các định chế
tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khai đao xuất phát từ trong lòng bất động
sản, cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho bong bóng bất động sản tăng,
trong khi đó tín dụng tăng lãi suất từ 1%-5,25% và các NHTM cũng tăng mạnh ở Việt
Nam gần 20%/tháng. Cuộc khủng hoảng lan từ thị trường bất động sản sang thị trường
tín dụng và dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ - Châu Âu - toàn cầu. Và Việt Nam
cũng không ngoài cuộc khủng hoảng đó.
Giai đoạn thứ ba: 2008- (2016-2017): Đây là giai đoạn kinh tế thế giới chịu áp
lực của vụ Fed tăng lãi suất liên tục từ 2009-2015: 0% đến năm 2017: 2-3% và lên đến
5% vào ngày 10/5/2006 và từ 20/9/2006 Fed giữ phân mức lãi suất: 5,25% cho đến
nay. Và đây cũng là giai đoạn tái cơ cấu giai đoạn 2 đối với các NHTM theo hướng
thắt chặt tín dụng, kiểm soát tỷ giá ổn định tiền tệ.
Qua các giai đoạn trên các NHTM ngày càng đúc rút kinh nghiệm, tăng cường
đổi mới và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhất
là quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp bởi dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm
67% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng, trong đó tập trung vào doanh nghiệp nhà
nước 16,9%, 12 tập đoàn kinh tế lớn 8,76%. Đây chính là “chiếc túi” chứa đựng rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp của hệ thống NHTM.
Theo đánh giá của các tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) và ngân hàng thế giới
(WB) cũng như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM về việc
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam: (1) chưa thực sự được quan
tâm, coi trọng đúng mức; (2) chưa tiếp cận với thông lệ quốc tế; (3) hệ thống văn bản
2

và hành lang pháp lý về tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam đối với NHTM tuy không ngừng chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện, song
chưa thực sự bền vững và lâu dài, chưa có nền tảng vững chắc và chưa thực sự có tác
dụng hiệu quả trong hoạt động các NHTM; (4) hoạt động quản trị rủi ro các NHTM
chưa bài bản, chưa có chiến lược cụ thể, nhất là quản trị rủi ro tín dụng đối với các đối
tượng cho vay khác nhau như doanh nghiệp, cá nhân, tiêu dùng, bất động sản... đều
chưa được hình thành và vận hành trong NHTM: vừa có hiệu quả, vừa có tính đặc thù
cho từng NHTM vừa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; (5) hệ thống công
nghệ thông tin chưa bắt kịp xu thế, nhiều NHTM còn hoạt động trên nền tảng Core
banking lạc hậu, phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp; (6) trình độ chuyên môn và
đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu; (7) Mặt
khác do xuất phát điểm của các NHTM thấp so với trung bình khu vực nên việc các
NHTM tập trung đến mở rộng tín dụng và tăng cường lợi nhuận được xem là ưu tiên
hàng đầu. Điểm này dẫn đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp hầu như bỏ
ngỏ, thậm chí còn mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp dưới chuẩn, lệch chuẩn... Đã
đến lúc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM không chỉ là
quyền lời nghĩa vụ mà là việc hoán đổi các NHTM.
Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động NHTM đã tác động và
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh, đến lợi nhuận cũng như đến tồn vong của
một NHTM và từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế.
Đã đến lúc các nhà CEO ngân hàng không chỉ biết cho vay, biết huy động vốn
mà còn phải biết quản trị rủi ro tín dụng và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng theo
danh mục vay, cụ thể ở đây là quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Nếu rủi ro
tín dụng chiếm 90% tổng rủi ro của NHTM thì rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
chiếm gần 70% trong tổng rủi ro tín dụng. Tức là quản trị tốt rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệpgóp phần quan trọng trong quản trị rủi ro của cả NHTM.
Muốn đạt được mục tiêu này, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp và khắc phục những hạn chế, bất cập trên, ngoài việc thống nhất tư duy, coi
quản trị rủi ro là một nghiệp vụ, văn hóa của NHTM; coi quản trị danh mục vay vốn
mà trước hết cho vay doanh nghiệp là “đột phá khâu”, điểm mấu chốt trong hệ
thống quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, thì cần thiết phải xây dựng và thống nhất
về nguyên tắc, nội dung, phân tích thực trạng của quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp trong thời gian qua để tìm ra những giải pháp có hiệu quả vừa có tính
trước mắt (tương lai gần), vừa có tính lâu dài (tương lai xa) đảm bảo sự tồn tại phát
triển của NHTM Việt Nam theo kịp các NHTM khác trong khu vực và thế giới. Đồng
3

thời để NHTM Việt Nam vừa mang tính hiện đại theo chuẩn mực quốc tế Basel I,
Basel II, Basel III, vừa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, với đặc
thù của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, tăng GDP đến hai con số, tạo ra nhiều việc làm góp phần ổn định và phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam.
Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính
sách quản lý và kinh doanh tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm đạt được mục
tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc
nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm
tăng cường hoàn thiện nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và phù hợp với thông lệ
quốc tế trong hoạt động kinh doanh của cá NHTM. Do vậy, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu là: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam”

2. Mục tiêu nghiên cứu


Luận án hướng tới các việc sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt
Nam;Phân tích đánh giá thực tiễn thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tại NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017, từ đó đánh giá những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó;
Thứ hai, đề xuất, định hướng và giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp tại các NHTM và các biện pháp kiểm tra giám sát danh mục cho
vay của các NHTM Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro có thể chấp
nhận được.

3. Câu hỏi nghiên cứu


3.1. Câu hỏi quản lý
Đặt vấn đề: Nếu nói quản trị rủi ro tỏng hoạt động NHTM là một “thị
trường” quản trị rủi ro trong hoạt động NHTM thì quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp là một “thị trường ngách” nhưng là một thị trường ngách lớn bởi
chiếm 67% trong tổng rủi ro tín dụng của các NHTM. Vậy câu hỏi đặt ra là: Những
giải pháp nào nhằm tăng cường hoàn thiện và hiệu quả cho quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam?
4

3.2. Câu hỏi nghiên cứu


Luận án tập trung vào việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Bức tranh thực trạng của quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của
NHTM Việt Nam là gì? Hạn chế cơ bản và nguyên nhân của những hạn chế đó?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tạo thành các nhân
tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam?
- Các NHTM Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để tăng cường quản
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp? Hiệu quả của việc thành lập VAMC và Nghị
quyết 42/2017/QH14?
- Chính phủ và NHNN Việt Nam cần điều chỉnh, thay đổi, bổ sung những điều
kiện, chính sách gì cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại
Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Đây là giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu và sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, nợ xấu cao kỷ lục nó ảnh hưởng sâu
sắc đến hoạt động và phát triển của nền kinh tế.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Chủ thể nghiên cứu được thực hiện trên danh mục các NHTM
Việt Nam theo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, bao gồm: (i) 7 NHTM
nhà nước (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, CB, GP Bank, Oceanbank) và
28 NHTM Cổ phần.
Khách thể nghiên cứu tập trung vào đặc thù thực trạng tín dụng đối với doanh
nghiệp tại các NHTM Việt Nam và phân theo ngành nghề, địa lý, ngành nhiều rủi ro…
trong môi trường pháp lý hiện hành của thời điểm nghiên cứu để từ đó đưa vào mô
hình nhằm phân tích và đưa ra kết luận, đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
trên cơ sở 4 bước: nhận diện, đo lường, phân tích, xử lý của nội dung quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017.
Góc độ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kiến nghị là Luận án của cá nhân
nghiên cứu sinh.
5

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng trong
nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Trực diện, trực tiếp đi vào khái niệm, nội dung và “mổ xẻ” khái
niệm - nội dung để đặt vấn đề, luận giải vấn đề và có hướng đi cho từng vấn đề là đối
tượng nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án có các
phương pháp nghiên cứu thích hợp. Ngoài phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử thường kinh tế học, lý thuyết tài chính tiền tệ được sử dụng trong nghiên cứu
khoa học nói chung, Luận án đặc biệt chú ý sử dụng một số phương pháp như thống
kê, tổng hợp, diễn giải, quy nạp,…để xử lý các số liệu nhằm lượng hóa các kết quả
nghiên cứu. Ngoài ra Luận án còn sử dụng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để làm tăng thêm
tính trực quan và sức thuyết phục của Luận án. Đặc biệt, phương pháp kỹ thuật Luận
án sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng là mô hình Pooled OLS; kiểm định lựa chọn
giữa mô hình Pooled OLS và mô hìnhtác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu
nhiên REM nhằm xác định yếu tố và mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến rủi ro tín dụng
trong quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.

6. Đóng góp mới của đề tài


Đề tài thực hiện mang tính thời sự, có giá trị về mặt lý luận, thực tiễn và được
sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu, dự kiến Luận
án sẽ đạt được kết quả sau:
Về lý luận: Thông qua hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi
ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM, từ đó Luận
án đã đưa ra một khái niệm như sau: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
các NHTM là việc xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình cho vay đối với doanh
nghiệp và tổ chức điều hành triển khai thực hiện chiến lược, chính sách và quy trình
tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu
mà ngân hàng có thể chấp nhận được”.
Vì mục đích cuối cùng cao nhất của quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo phát triển bền vững NHTM và cân đối được
giữa rủi ro có thể chấp nhận và lợi nhuận mang về.
Về thực tiễn:
- Thông qua bức tranh thực trạng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-
2017 gồm 7 NHTM nhà nước và 28 NHTM Cổ phần, Luận án cho rằng thời gian qua,
6

Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của các NHTM Việt Nam đã gia tăng mức độ
quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, không ngừng hoàn thiện
các quy định nội bộ, thường xuyên chỉ đạo quyết liệt theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà
nước và triển khai cụ thể của từng NHTM.
- Luận án đã chỉ ra đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, yếu tố vĩ mô
của nền kinh tế và yếu tố vi mô từ nội tại ngân hàng: (1) tốc độ tăng trưởng (GDP); (2)
quy mô ngân hàng; (3) tốc độ tăng trưởng tín dụng; (4) tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu;
(5) tỷ lệ dư nợ ngắn hạn; (6) tỷlệ dư nợ/vốn huy động; (7) tỷ lệ vốn chủ sở hữu là các
yếu tố có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Thứ tự ảnh hưởng của các
nhân tố được nghiên cứu và kiểm nghiệm trên cơ sở các dữ liệu thực tế để hiểu rõ vai trò
quan trọng của từng yếu tố trong quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.Trong đó,
tốc độ tăng trưởng (GDP), tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ/vốn huy động tác
động tích cực tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; quy mô ngân hàng, tốc độ tăng
trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động tiêu cực tới rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Cuối cùng là từ những lập luận và phân tích thực trạng, trên cơ sở định hướng
tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị với Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Các nhóm giải pháp và kiến nghị có tính khả thi cao, sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù
của Ngân hàng thương mại tăng cường hơn nữa hướng tới nâng cao quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp nhằm hạn chế nợ xấu, kiểm soát được nợ xấu. Đáng chú ý
là các giải pháp, kiến nghị sau:
- Phân tán rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp bằng cách đa dạng hóa danh
mục đầu tư, tránh những ngành nghề có tỷ suất đầu tư thấp, rủi ro lớn;
- Việc xử lý nợ xấu và nợ xấu đã bán cho VAMC cần phải được tháo gỡ theo
nội dung của Nghị quyết 42/2017/QH14 của Chình phủ nhằm một mặt thu hồi nợ, bán
thanh lý tài sản để thu nợ, một mặt bán nợ xấu với mục tiêu của các Ngân hàng thương
mại là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển ngân hàng bền vững và
hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Các Ngân hàng thương mại cần tư duy và đối xử bình đẳng trong mối quan hệ
tín dụng đối với các loại hình doanh nghiệp, nhất là về lãi suất, tài sản thế chấp và báo
cáo tài chính.
7

7. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, phụ lục, Luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại
Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 4. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay trên Thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết các mô hình
thực nghiệm liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro tín dụng. Có rất nhiều quan điểm khác
nhau về rủi ro tín dụng. Quan điểm rủi ro tín dụng ở các quốc gia và trong nền kinh tế
dưới góc nhìn của các chủ thể khác nhau cũng có sự khác biệt. Từ năm 1988 đến nay,
Hiệp ước Basel I, II, III lần lượt được thiết lập nhằm định hướng quản trị rủi ro tín
dụng và thanh khoản cho các NHTM trên Thế giới. Thực tế chưa có chuẩn toàn cầu để
định nghĩa về rủi ro tín dụng. Nhiều quan điểm đa dạng cùng song song tồn tại. Rủi ro
tín dụng là khả năng người vay không thể đáp ứng đầy đủ và đúng hạn các yêu cầu
thanh toán (credit risk (2014), “Credit risk management workbook of Citibank”).
Những nghiên cứu ở nước ngoài có thể được phân nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất các nghiên cứu tập trung về quan niệm, quan điểm và phương
pháp nghiên cứu rủi ro tín dụng. Nổi bật là những nghiên cứu sau: Theo Thomas
P.Fitch (2001), thì “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán
được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Rủi ro tín dụng
là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng”. Còn theo
A.Saunders và H.Lange (2005) định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi
ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ
khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn”
Về khái niệm hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, Ủy ban Basel về Giám sát ngân
hàng (2005) cho rằng: “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các
chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an
toàn, hiệu quả và phát triển bền vững”.
Những năm gần đây, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng ngày càng thu hút được
nhiều sự quan tâm. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng hậu quả trực tiếp của rủi ro
tín dụng tăng cao trong hệ thống ngân hàng là phá sản. Nhiều nghiên cứu về nguyên
nhân phá sản của ngân hàng chỉ ra rằng chất lượng tài sản là một yếu tố dự đoán vỡ nợ
rất quan trọng về mặt thống kê và các tổ chức ngân hàng trước khi phá sản luôn có mức
9

độ rủi ro tín dụng rất cao. Nhiều lập luận cho rằng mỗi khoản do rủi ro tín dụng mang lại
tại một khu vực tài chính được xem là hình ảnh phản chiếu của một doanh nghiệp yếu
kém và không lợi nhuận, trì trệ kinh tế là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín
dụng. Như vậy, quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để NHTM hoạt động ổn
định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế.
Nhóm thứ hai tập trung vào các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng: Trong các
nghiên cứu trước có khá nhiều biến phụ thuộc thể hiện rủi ro tín dụng ngân hàng như:
tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng (Nabila Zribi & Younes
Boujelbene (2011) Luc Laeven & Giovani Majnoni (2002) rủi ro tín dụng ngân hàng
thể hiện tập trung nhất thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (Fadzlan Sufian
& Royfaizal R.Chong, (2008); Rasidah M.Said & Mohd H.Tumi, (2011); Somanadevi
Thiagarajan & ctg, (2011); Tobias Olweny & Themba M.Shipho, (2011).
Vấn đề xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng là một trong những nội
dung quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trên Thế giới có
nhiều giả thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đề cập đến mối quan hệ giữa
các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc thù (vi mô) tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM.
Các yếu tố vĩ mô: thể hiện ảnh hưởng của môi trường và biến động kinh tế vĩ
mô tới rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm kiểm định ảnh hưởng của môi trường kinh
tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng. Các tác giả đã đưa ra giả thuyết sự tăng trưởng mạnh
trong một giai đoạn của nền kinh tế có mối tương quan với rủi ro tín dụng tương đối
thấp và ngược lại. Trong lý thuyết về mô hình chu kỳ kinh tế và tiêu dùng phát triển bởi
Modigliani và Miller (1967), “trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp và
cá nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay từ các NHTM do các cơ hội đầu tư và
triển vọng kinh doanh thuận lợi hơn”. Ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái,
các chủ thể kinh tế sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn vay, từ
đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả NHTM. Carey (1998), lập luận tăng trưởng của nền
kinh tế là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
Nghiên cứu thực nghiệm khác cũng có xu hướng khẳng định mối liên hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và rủi ro tín dụng như nghiên cứu của Salas và Saurina
(2002) ước tính tác động tiêu cực đáng kể của tăng trưởng GDP đối với rủi ro tín
dụng và kết luận việc truyền tải nhanh chóng của phát triển kinh tế vĩ mô đến khả
năng trả các khoản vay của các đối tượng trong nền kinh tế; nghiên cứu của Fisher
và cộng sự (2002) với hệ thống NHTM Mỹ và Canada; Jimenez và Saurian (2006)
10

với hệ thống NHTM Tây Ban Nha cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP thực và rủi ro
tín dụng có quan hệ ngược chiều và khi nền kinh tế phát triển tốt thì các doanh
nghiệp sẽ kinh doanh tốt hơn, nhờ đó giúp họ cải thiện được khả năng trả nợ hay
Quagliarello (2007), cho rằng chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với
một dữ liệu bảng gồm các Ngân hàng Ý trong giai đoạn 1985-2002. Hơn nữa,
Cifter và cộng sự (2009) cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho sự tụt hậu trong
sản xuất công nghiệp và rủi ro tín dụng trong hệ thống tài chính Thổ Nhĩ Kỳ giai
đoạn 2001-2007.
Bên cạnh đó tác giả Fofack (2005) “cho thấy áp lực về lạm phát góp phần làm
tăng rủi ro tín dụng của một số nước ở Châu Phi. Tỷ lệ lạm phát cao dẫn tới sự suy
giảm nhanh chóng vốn chủ sở hữu của các NHTM và mức độ rủi ro tín dụng lớn hơn
(Klein, 2013): Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế và dẫn đến lãi suất cao làm ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ khi các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ
để giảm phát nền kinh tế (Polodoo & cộng sự, 2015, “An econometric analysis
regarding the path of non performing loans a panel data anlysis from Mauritian
banks and implications for the banking industry”).
Các yếu tố đặc thù (vi mô): thể hiện ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động, đặc
điểm và hiệu quả quản trị của các NHTM tới việc kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng
trong hoạt động kinh doanh
- Giả thuyết “Rủi ro đạo đức” của Keeton và Morris (1987) cho rằng “mức vốn
hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ rủi ro tín dụng”. Về bản chất,
mức vốn hóa thấp của ngân hàng khuyến khích rủi ro đạo đức khi tăng mức độ rủi ro
của danh mục cho vay và do đó làm tăng rủi ro tín dụng. Như vậy, theo giả thuyết rủi ro
đạo đức, vốn ngân hàng có quan hệ ngược chiều với rủi ro.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã thực hiện nghiên cứu trên các NHTM bị
thua lỗ tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1979-1985 đồng thời sử dụng tỷ lệ nợ xấu làm
thước đo chính cho việc đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng này. Thông qua
việc chọn các biến nghiên cứu là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng,
mức độ chịu rủi ro của ngân hàng thể hiện qua các biến là vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản, dư nợ cho vay trên tổng tài sản để kiểm tra giả thuyết này. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rủi ro tín dụng gia tăng đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài
sản tương đối thấp. Sau đó là nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991), cũng lý giải
tương tự về các yếu tố gây ra rủi ro tín dụng tại Mỹ. Họ thực hiện trên các NHTM lớn
ở Mỹ và cho rằng cả 2 yếu tố bên trong và bên ngoài của các ngân hàng đều là tác
nhân gây ra rủi ro tín dụng. Mối liên hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và các chỉ số
11

vốn cũng đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Berger và DeYong (1997) “, Salas và
Saurina (2002);
- Giả thuyết “Quản lý kém” của Berger và DeYoung (1997) lập luận hiệu quả
thấp quan hệ cùng chiều với sự gia tăng rủi ro tín dụng trong tương lai. Nghiên cứu
cho rằng quản lý kém liên quan đến các kỹ năng kém trong chấm điểm tín dụng, thẩm
định tài sản bảo đảm và cam kết giám sát khách hàng vay nợ. Nghiên cứu tìm thấy các
bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết “Quản lý kém”, ngụ ý nguyên nhân từ hiệu quả
thấp dẫn đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu kiểm tra giả thuyết trên gồm các NHTM của
Mỹ trong giai đoạn 1985-1994 và kết luận hiệu quả giảm dẫn đến gia tăng các khoản
vay có vấn đề trong tương lai. Podpiera và Weill (2008) tiếp tục kiểm dịnh mối quan
hệ giữa hiệu quả và rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng tại Séc giai đoạn 1994-
2005. Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ ngược
chiều giữa hiệu quả giảm và rủi ro tín dụng trong tương lai. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu
trong quá khứ cũng được Salas và Saurina (2002), Klein (2013) sử dụng để kiểm tra
mối quan hệ với nợ xấu hiện tại. Các nghiên cứu cho thấy nợ xấu trong quá khứ cao
thể hiện khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng kém và tác động cùng
chiều với nợ xấu hiện tại.
- Giả thuyết “Đa dạng hóa danh mục cho vay”: Cơ hội đa dạng hóa danh mục
cho vay của các ngân hàng có mối liên hệ với chất lượng tín dụng. Đa dạng hóa danh
mục cho vay làm giảm rủi ro tín dụng nên được kỳ vọng có quan hệ ngược chiều với
tỷ lệ nợ xấu. Một số tác giả sử dụng quy mô ngân hàng làm đại diện cho các cơ hội đa
dạng hóa. Salas và Saurina (2002) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô với
rủi ro tín dụng ngân hàng và cho rằng quy mô lớn cho phép cơ hội đa dạng hóa nhiều
hơn. Rajan và Dhal (2003) đưa ra bằng chứng thực nghiệm tương tự khi sử dụng dư nợ
cho vay ngắn hạn, quy mô ngân hàng làm các biến kiểm định giả thuyết này.
Bên cạnh đó, Jin-Li Hu và cộng sự (2004) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Lập luận của các tác giả cho rằng
các ngân hàng lớn có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn và đương nhiên những ngân hàng
này có nhiều cơ hội để nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro nhất nên có thể hạn chế
được rủi ro tín dụng hơn những ngân hàng có quy mô nhỏ. Ngoải ra Somanadevi
Thiagarajan và cộng sự (2011) “khi nghiên cứu tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng ở Ấn Độ trong giai đoạn từ 2001-2010 hoặc nghiên cứu của Hess & cộng sự (2008)
(trích bởi Daniel Foos và cộng sự, 2010) “Credit Losses in Australasian Banking”khi
phân tích dữ liệu của 32 ngân hàng Australia trong giai đoạn 1980-2005 cũng tìm được
kết quả tương tự.
12

- Giả thuyết “Quá lớn nên không thể bị phá sản”: Ngược lại với “Đa dạng
hóa danh mục cho vay”, giả thuyết “Quá lớn nên không thể bị phá sản” cho rằng
các ngân hàng lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay
của mình nên có rủi ro tín dụng nhiều hơn. Bởi vì kỷ luật thị trường không áp đặt
cho các ngân hàng lớn, vì họ mong đợi Chính phủ bảo vệ trong trường hợp ngân
hàng bị phá sản (Stern & Feldman, 2004), “Too Big To Fail: The Hazards of Bank
Bailouts, Brookings Institution Pre”. Qua đó, các ngân hàng lớn tăng đòn bẩy của
họ quá nhiều và cho vay với chất lượng khách hàng thấp hơn. Theo Boyd và Gertler
(1994), trong những năm 1980, xu hướng các ngân hàng lớn của Mỹ có danh mục
đầu tư rủi ro cao hơn bởi sự khuyến khích của chính sách “Too big to fail” (Quá lớn
nên không thể bị phá sản) của Chính phủ Mỹ. Mặt khác, Ennis và Malek (2005)
kiểm tra hiệu quả của các ngân hàng Mỹ bằng cách phân loại quy mô giai đoạn
1983-2003 và kết luận những bằng chứng về quy mô của các ngân hàng “Quá lớn
nên không thể bị phá sản” không rõ ràng.
- Giả thuyết “Chính sách tín dụng có tính chu kỳ”: Mô hình của Rajan (1994)
“Why Bank Credit Policies Fluctuate: A Theory and Some Evidence” giải thích mối
tương quan giữa những thay đổi trong chính sách tín dụng và điều kiện từ phía nhu
cầu. Trong mô hình này, chính sách tín dụng được xác định không chỉ bởi tối đa hóa
thu nhập của các ngân hàng mà còn vấn đề uy tín trong ngắn hạn của việc quản lý
ngân hàng hợp lý. Do đó, Ban quản lý cố gắng nâng cao thu nhập hiện tại bằng cách
lợi dụng chính sách tín dụng tự do và giấu các khoản nợ xấu ở tương lai. Salas và
Saurina (2002) “Credit Risk in Two Institutional Regimes: Spanish Commercial and
Savings Banks” đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ tác động cùng chiều với rủi ro
tín dụng, tuy vậy mối quan hệ này có một độ trễ nhất định. Keeton (1999) phân tích
ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng của các NHTM Mỹ
năm1982-1996 và kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng..
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu được công bố trên một số công trình như:
Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2002, NXB Tài chính, Hà Nội; Eddua
W. Read, Ph.D và Eddua K.Gill, Ph.D, Ngân hàng thương mại, 2004, NXB Thống kê,
TP Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu này thường thiên về khía cạnh nhận dạng rủi ro, các
kỹ thuật định lượng rủi ro và các giải pháp phòng ngừa rủi ro...
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã đưa được quan điểm về rủi ro tín dụng và nhân
tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt đã đưa ra một số phương pháp về
kiểm định đánh giá tác động của các nhân tố lên rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng. Đây là nền tảng quản trị giúp cho nghiên cứu tiếp theo.
13

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tập trung khá nhiều về quản trị rủi ro
ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng cho một số ngân hàng tại một số quốc gia, quản
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) mà chưa có đề tài nào đề
cập và nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước


Có thể nói ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách hệ
thống và toàn diện về khái niệm cũng như các nhân tố tác động đến tăng cường quản
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Cũng như chưa có giải pháp động bộ khả thi
cho việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt
Nam. Tại Việt Nam, theo quy định của NHNN, rủi ro tín dụng (làm căn cứ phân loại
nợ và trích lập dự phòng) được xác định bằng kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc thời
gian quá hạn của khoản vay. Bên cạnh đó, cần giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy ước
Basel để tránh tình trạng chỉ số an toàn vốn tốt lại là tín hiệu mất an toàn như nhận
định của chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, Nguyễn Xuân Thành (2013), “Chỉ tiêu kinh tế
có mối quan hệ mật thiết với lãi suất”, Đầu tư chứng khoán). Hầu hết các nghiên cứu
trong nước đều tập trung vào nghiên cứu đối tượng của rủi ro tín dụng và nhân tố hoặc
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoặc đo lường rủi ro tín dụng với phạm vi
nghiên cứu cho từng NHTM riêng lẻ là chính và thời gian nghiên cứu thường trước
năm 2010. Cụ thể có thể chia thành 2 nhóm nghiên cứu: một nhóm thiên về nghiên
cứu đối tượng của rủi ro tín dụng và một nhóm nghiên cứu về yếu tố tác động đến rủi
ro tín dụng.
Nhóm thứ nhất: nghiên cứu về đối tượng rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đo lường
rủi ro tín dụng bằng tỷ lệ nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng được xác định bao gồm: Chu
kỳ kinh tế, lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng tín dụng, khả năng quản trị, quy
mô hoạt động, cấu trúc vốn,... (Nguyễn Thị Thùy Dương (2014), “Phân tích định
lượng đối với nợ xấu tại các NHTM”); tăng trưởng tín dụng quá mức, cơ cấu không
hợp lý, thông tin tín dụng không chính xác, công nghệ ngân hàng bất cập, hành lang
pháp lý không đầy đủ (Lê Thị Hồng Hạnh, (2013) “Giải quyết nợ xấu - vấn đề mấu
chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”;...cùng hàng loạt nguyên nhân khác được
chuyên gia, phóng viên đề cập trên các phương tiện truyền thông.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản trị danh mục cho vay
của một số NHTM Cổ phần trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh”, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp ngành năm 2012 do TS. Bùi Diệu Anh làm chủ nhiệm. Thành công của công trình
nghiên cứu và làm rõ những cơ sở lý luận, phân tích đánh giá rõ thực trạng giai đoạn
14

2000-2012 và đề xuất 5 nhóm giải pháp, một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quả
trị danh mục cho vay tại một số NHTM Cổ phần trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh giai
đoạn tiếp theo. Đề tài đã xây dựng mô hình đo lường rủi ro tín dụng nội bộ của NHTM
Cổ phần trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn
hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống NHTM
tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” do TS. Hoàng Huy Hà làm chủ nhiệm, bảo vệ
tại NHNN Việt Nam, tháng 10/2012. Thành công của công trình nghiên cứu đó là làm
rõ cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam theo thông lệ quốc
tế, làm rõ thực trạng và tiến hành khảo sát, đưa ra kết luận và khuyến nghị theo mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
Gần đây, có một công trình được bảo vệ khá thành công với những đóng góp
thực sự có giá trị cho hoạt động quản trị NHTM, Luận án Tiến sĩ “Quản lý rủi ro tín
dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, của tác giả Nguyễn
Đức Tú (2012), Đại học Kinh tế Quốc dân đề cập tới việc hạn chế và quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Tiếp theo, Luận án
Tiến sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2013), Đại học Kinh tế Quốc dân đã chỉ ra
những giải pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
của Agribank. Luận án Tiến sĩ “Quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt
Nam” của Nguyễn Thị Hoài Phương (2013), Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả lựa
chọn cách tiếp cận nợ xấu Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, hiệp ước Basel II được
lựa chọn như một chuẩn mực trong cách tiếp cận, so sánh và đánh giá.
Như vậy, các nghiên cứu này đặt ra đối tượng nghiên cứu là vấn đề rủi ro tín
dụng của ngân hàng, từ đó phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt
Nam và đưa ra các giải pháp hạn chế và phòng ngừa. Luận án nghiên cứu trong giai
đoạn các ngân hàng Việt Nam chưa thực hiện tái cơ cấu toàn diện ngân hàng theo yêu
cầu của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Nhóm thứ hai: nghiên cứu về mô hình quản trị rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng.
Đối với Luận án Tiến sĩ trong nước, các đề tài chủ yếu nghiên cứu về quản
quản lý rủi ro tín dụng nói chung. Luận án của Lê Tấn Phước (2007) “Đảm bảo an
toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM Cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh”, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Luận án “Nâng cao chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội
15

nhập” của tác giả Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong đề
tài của mình, các tác giả làm rõ thêm các khái niệm và lý luận trong việc đảm bảo an
toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các ngân hàng, chất lượng tín dụng
ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Luận án đã chỉ rất rõ những hậu quả của rủi ro tín
dụng, phân tích khá rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn tín dụng ở các
NHTM, đó là môi trường kinh tế, chính sách tín dụng, vấn đề lãi suất, quản lý rủi ro lãi
suất, năng lực kinh doanh của khách hàng...Ngoài ra tác giả Lê Tấn Phước còn đưa ra
những dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới từ
đó đề ra những giải pháp khả thi góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng
của các NHTM Cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Thị
Thu Đông rất thành công trong việc áp dụng mô hình hồi quy logistic để kiểm định mô
hình và giả thiết nghiên cứu trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng
tín dụng của khách hàng pháp nhân tại VCB - Chi nhánh Đà Nẵng.
Luận án của tác giả Trần Thị Kỷ (2008) “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín
nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại NHTM Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân đã
tập trung làm rõ sự cần thiết khách quan của việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
vay vốn tại các NHTM, xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại NHTM là
gì? Những đặc trưng cơ bản của nó. Cơ sở xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn,
cũng như cách thức tổ chức và quy trình xếp hạng tín nhiệm. Đồng thời, tác giả chỉ ra
việc phân tích tín dụng định hướng theo rủi ro là cơ sở để xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp vay vốn và kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn đã giúp NHTM
lựa chọn được khách hàng tốt để cho vay góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín
dụng, giảm dư nợ quá hạn.
Luận án được bảo vệ khá thành công với những đóng góp thực sự có giá trị cho
hoạt động quản trị NHTM, đó là “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro
tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”, của tác giả Lê Thị Huyền Diệu (2010), Học viện
ngân hàng, tác giả đã luận giải một cách có hệ thống các vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro
tín dụng và xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng từ đó phân tích các điều kiện thực
tiễn áp dụng tại Vệt nam. Rủi ro tín dụng được đánh giá như là một mắt xích quan trọng
trong quản trị ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng chỉ mang lại hiệu quả nếu cơ chế quản
trị rủi ro tín dụng được xây dựng trên nền tảng khoa học được kiểm chứng bằng thực tiễn.
Đề tài nghiên cứu cấp Viện của Lê Thị Kim Nga (2001) về “Những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam” đã giải thích
những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng và đề xuất khung quản lý rủi ro tín
dụng cho các NHTM Việt Nam.
16

Vấn đề rủi ro tín dụng cũng được đề cập tới một số tạp chí chuyên ngành như :
“Cơ sở lý luận, thách thức và giải pháp cho hệ thống NHTM Việt Nam” của Tiến sĩ
Phí Trọng Hiển; “Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụngtrong kinh
doanh ngân hàng” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh; “Mô hình quản lý rủi ro nội
bộ trong hoạt động ngân hàng” của tác giả Bùi Thị Thu Thủy... Bài viết của Nguyễn
Đức Cường (2006) “Nguyễn tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” trên tạp chí Thị trường Tài chính tiền
tệ; Lê Thị Hạn (2016) “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam” đã đề cập tới việc ứng dụng những nguyên tắc của Basel
trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Ngoài ra vấn đề rủi ro tín dụng còn được đề cập ở một số công trình nghiên cứu
khoa học khác. Bài viết của Nguyễn Đào Tố (2008) trên tạp chí ngân hàng, số 5 nhấn
mạnh tới sự cần thiết phải ứng dụng những nguyên tắc Basel về quản lý rủi ro tín
dụng, từ đó xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam...
Những bài báo trên, các tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra sự lựa chọn khái
niệm về quản lý rủi ro tíndụng trong NHTM; làm rõ vai trò và sự cần thiết của nó
trong hoạt động kinh doanh; định hướng cho các NHTM. So với các nghiên cứu ở trên,
thì các bài viết này có ưu điểm là đã tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn
quốc tế, ứng dụng các nguyên tắc của Ủy ban Basel, chưa xây dựng mô hình kiểm
định các nhân tố.
Trong khoảng thời gian gần đây có khá nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến đề
tài đăng trên tạp chí chuyên ngành tiêu biểu đề cập dưới đây:
Bài viết “Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập quốc tế” của hai tác giả: Đinh Thu
Hương và Phan Đăng Lưu, đăng trên tạp chí ngân hàng số 5/2014. Thành công cơ bản
của bài viết đó là nghiên cứu sau khi mô hình quản trị rủi ro tín dụng của NHTM theo
thông lệ quốc tế, đã nêu bật mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Agribank theo 3 tầng
và chỉ rõ những hạn chế của mô hình này và đề xuất 4 nhóm giải pháp có liên quan
theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết. Hạn chế cơ bản là chưa nghiên cứu quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết “Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại NHTM
Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Trang đăng trên tạp chí ngân hàng số 5/2014.
Thành công cơ bản trong bài viết là lượng hóa rủi ro hoạt động của NHTM theo cách
tiếp cận của Basel II, thiết kế mô hình quản trị rủi ro hoạt động, làm rõ thực trạng quản
trị rủi ro hoạt động của các NHTM Việt Nam và khả năng cũng như kiến nghị áp dụng.
17

Bài viết “Hạn chế rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng
Basel II nhìn từ kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (trang 36-38)
đăng trên tạp chí thị trường tiền tệ số 20 (413) tháng 10/2014. Thành công của bài viết
cho thấy rõ tại Singapore đặt ra tỷ lệ vốn của quốc đảo này cao so với mức tối thiểu
quốc tế để củng cố uy tín cho vị trí trung tâm tài chính. Hạn chế của bài viết là tập
trung nghiên cứu áp dụng Basel II tại Singapore và hầu như không có nghiên cứu về
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM giai đoạn hiện nay.
Bài viết “Quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam và những vấn đề đặt ra” của
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng - Đại học Kinh tế quốc dân đăng trên tạp chí Tài chính
23/9/2017. Nội dung bài viết khái quát thực tế quản trị rủi ro hiện nay và nhận diện những
vấn đề cụ thể đặt ra trong thời gian tới đối với NHTM Việt Nam. Hạn chế cơ bản của bài vết
là không đi sâu vào quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng” của tác giả Đức Nghiêm, Thời
báo ngân hàng tổng hợp kết quả Hội thảo “Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua
cải cách quản trị rủi ro tín dụng trong thương mại và đầu tư” ngày 18/01/2018, một
trong những nội dung quan trọng của Hội thảo là: chất lượng thông tin tài chính doanh
nghiệp có vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng và việc xếp hạng tín dụng
của CIC theo chuẩn quốc tế có thể sử sụng làm chuẩn tham chiếu với kết quả xếp hạng
tín dụng của các tổ chức tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro trong quản trị cấp tín dụng.
Hạn chế cơ bản của Hội thảo và bài viết là chưa nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam”
của TS. Nguyễn Thị Loan đăng trên tạp chí ngân hàng số tháng 01/2018. Thành công
cơ bản của bài viết là thông qua số liệu về thực trạng tăng tỷ trọng tín dụng, lợi nhuận,
tỷ lệ nợ xấu, hệ số CAR của cả hệ thống NHTM và một số NHTM được lựa chọn đã
phân tích một số ưu, khuyết điểm, hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro nói chung và
quản trị rủi ro tín dụng của NHTM nói riêng, đề xuất 3 nhóm giải pháp theo mục tiêu
nghiên cứu của bài viết.
Hầu hết các nghiên cứu trên nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng chung, chưa đưa
ra khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
tại NHTM Việt Nam; chưa nghiên cứu cụ thể đối với đối tượng là khách hàng doanh
nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp ở nước ta thuộc các lĩnh vực khác nhau đã và
đang phát triển một cách nhanh chóng. Sự phát triển của các doanh nghiệp đóng góp
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho rất nhiều lao động của cả nước,
tăng thu nhập cá nhân, giảm tỷ lệ đói nghèo, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.
18

1.1.3. Nhận xét chung


Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như các bài viết đăng trên
tạp chí, những đề tài khoa học cấp ngành... hầu như tập trung vào nghiên cứu về rủi ro
tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại một hoặc một số NHTM hoặc về quản lý rủi ro
tín dụng nói chung, ít có nghiên cứu riêng về đối tượng khách hàng là doanh nghiệp....
Tuy nhiên nhìn chung cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể
và hệ thống có tính toàn diện về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
NHTM, có tính cập nhật đến thời điểm thực hiện tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng
theo phê duyệt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Các công trình cũng chủ yếu
sử dụng phương pháp định tính, hoặc có số liệu khảo sát điều tra nhưng chưa chạy mô
hình kinh tế lượng để nghiên cứu khảo sát khoa học khách quan với các biến độc lập
giả định. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu của Luận án của tác giả với tên đề tài:
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam.

1.2. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân
hàng thương mại
1.2.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
Quan hệ tín dụng đã có từ rất lâu trong quá trình phát triển của lịch sử. “Nó ra đời,
tồn tại do đòi hỏi khách quan của quá trình luân chuyển vốn nhằm giải quyết hiện tượng
thừa và thiếu vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế” (57,2001) [8].
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, hình thức biểu hiện của tín dụng ngày
càng trở nên “đa dạng và phức tạp”, do vậy trên thực tế các nhà kinh tế cũng có nhiều
quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về tín dụng. Tuy nhiên dưới hình thức nào
thì quan hệ này cũng bộc lộ chung một bản chất và có thể hiểu tín dụng một cách khái
quát như sau:
“Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế liên quan đến các giao dịch về tài sản
giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (doanh nghiệp), trong đó bên cho vay
chuyển giao tài sản cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa
thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay
khi đến hạn thanh toán” (Nguyễn Duệ, 2002. Giáo trình Ngân hàng trung ương. Hà
Nội: Nhà xuất bản thống kê).
Có nhiều loại tín dụng, như tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng
cá nhân và tín dụng ngân hàng. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010) “Quản trị rủi ro
19

trong kinh doanh ngân hàng” đã đưa ra: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa
thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với
nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho
thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Tín dụng ngân hàng là “quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng (bên cho vay) với
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân (bên đi vay), dưới hình thức
ngân hàng (bên cho vay) đứng ra huy động vốn bằng tiền và cấp tín dụng cho bên
đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay
có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện số vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến
hạn thanh toán”.
Xét về bản chất, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả với các
đặc trưng sau:
Thứ nhất, tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm hai hình thức là tiền
hay hiện vật.
Thứ hai, tín dụng phải tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay
khi chuyển giao tài sản cho người đi vay (khách hàng doanh nghiệp) sử dụng phải có
cơ sở để tin rằng doanh nghiệp sẽ trả đúng hạn. Các Mác viết “Tiền chẳng qua chỉ rời
khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay
người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải đã được bỏ ra để
thanh toán, cũng không phải bị đem bán đi, mà chỉ đem cho vay, tiền chỉ được đem
nhượng lại với điều kiện một là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất
định” (26,2007) [16].
Thứ ba, giá trị được hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay hay
nói cách khác là doanh nghiệp phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Về vấn đề này,
Các Mác viết: “Đem tiền cho vay với tư cách là một vật có đặc tính là sẽ quay trở về
điểm xuất phát của nó mà vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn
thêm lên trong quá trình vận động” (26,2007) [28].
Thứ tư, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện, có nghĩa là
doanh nghiệp cam kết hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
Đối với doanh nghiệp, điều kiện để được cấp tín dụng ngân hàng là:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật;
- Có mục đích vay vốn hợp pháp;
20

- Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết;
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và NHNN.
Xét về mối quan hệ dân sự thì tín dụng NHTM đối với doanh nghiệp là mối quan
hệ dân sự giữa hai chủ thể là NHTM và một bên là doanh nghiệp, và khách thể là đồng
tiền giao dịch (thông thường là VNĐ). Hai chủ thể đó là: Chủ thể thứ nhất là NHTM là
một định chế tài chính - tín dụng hoạt động trên cơ sở Luật các Tổ chức tín dụng và Luật
doanh nghiệp; chủ thể thứ hai là các doanh nghiệp được hiểu là đơn vị sản xuất kinh
doanh cung ứng dịch vụ nhằm thực hiện một hoặc nhiều hoặc tất cả công đoạn của quá
trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm kiếm lời.
Xét trên phương diện doanh nghiệp thì cả hai chủ thể đều là tổ chức có tên riêng,
có tài sản giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
kinh doanh. Vì thế cả hai chủ thể đều bình đẳng trên mọi phương diện và cùng phân chia
lợi nhuận và cùng chịu rủi ro khi kinh doanh bị rủi ro.

1.2.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện ở một số mặt sau:
Thứ nhất, tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội: Vai trò quan
trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng của doanh nghiệp trong xã hội. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể đẩy
nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất
của xã hội.
Một hệ thống các hình thức tín đụng đa dạng không những thỏa mãn nhu cầu đa
dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở
nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ
thể kinh doanh.
Các nguồn tín dụng được cung ứng luôn đi kèm với các điều kiện tín dụng để
hạn chế rủi ro và với áp lực phải trả cả gốc và lãi vay buộc người đi vay phải quan tâm
thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn, đến khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong
hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, tín dụng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ
mô: Các mục tiêu vĩ vô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và
tạo công ăn việc làm. Tín dụng trở thành một công cụ quan trọng để Nhà nước thực
hiện các mục tiêu vĩ mô này. Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín
21

dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của
nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế
cả về quy mô và kết cấu, đồng thời cũng ảnh hưởng tới các điều kiện sản xuất khác.
Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách tín
dụng sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết.
Thứ ba, tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội: Thông qua các
hình thức tín dụng ưu đãi,...cho một số loại đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ở những địa điểm cụ thể sẽ góp phần nâng cao điều kiện sống và tạo thuận lợi
cho phát triển kinh tế của các doanh nghiệp này. Khi sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, các
đối tượng chính sách này buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo
hoàn trả đúng thời hạn, kết hợp với các ưu đãi có được, điều kiện tài chính của họ sẽ
được cải thiện, từng bước dần có thể độc lập với nguồn vốn tài trợ”. Đó chính là mục
đích chính của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bằng con
đường tín dụng.

1.2.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng


Thông thường tín dụng được phân loại theo một số tiêu chí sau:
Một là: Căn cứ vào thời gian tín dụng được chia làm 3 loại
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được dùng để:
bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp như: bổ sung ngân quỹ,
ứng trước tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duy trì hàng tồn kho... . Đây
là loại tín dụng có mức độ rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi
ro về lãi suất, lạm phát cũng như sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường,
vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác (Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản
trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng).
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 đến 5 năm và sử
dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở
rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
(Nguyễn Văn Tiến, 2010).
- Tín dụng dài hạn: Là các khoản tín dụng có thời gian cho vay từ 5 năm trở lên.
Đây là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án mua sắm dây truyền thiết bị
đồng bộ, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.... Tài sản thế chấp chủ yếu là tài sản hình
thành từ vốn vay. (Nguyễn Văn Tiến, 2010).
Tín dụng trung hạn, dài hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lưu động
thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập.
22

Hai là: Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
- Tín dụng bằng tiền: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. Tín
dụng bằng tiền gọi là vay.
- Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản.
Hình thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính.
- Tín dụng bằng uy tín: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín.
Hình thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng.
Ba là: Căn cứ vào xuất xứ tín dụng
- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp
cho doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, đồng thời doanh nghiệp hoàn trả nợ vay trực tiếp
cho ngân hàng.
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như: tín
dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể.
Bốn là: Tín dụng khác: Bao gồm các khoản tín dụng khác chưa được phân loại
ở trên (Ví dụ tín dụng kinh doanh chứng khoán...).

1.2.1.4. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
- Là mối quan hệ tín dụng ngân hàng giữa hai chủ thể tham gia một bên là
NHTM và một bên là các doanh nghiệp. Khách thể là tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ) do
ngân hàng huy động vốn tức là NHTM đóng vai trò trung gian vừa huy động vốn vừa
cho vay.
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù
hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp, mặc dù
vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tín dụng thực chất là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc
hoàn trả gốc và lãi. Vì vậy, sự tin tưởng đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát
triển của mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp.
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp thường là những khoản vốn lớn
được sử dụng cả nội tệ và ngoại tệ, cả ngắn hạn và trong dài hạn.
Đây là những đặc điểm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp vì nó tác động lên quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong suốt quá
trình cho vay, thu nợ của NHTM.
Hoạt động tín dụng mà ngân hàng thực hiện có ý nghĩa quan trọng đối với cả
ngân hàng và nền kinh tế, nhưng hoạt động này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là
23

những yếu tố phát sinh từ nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhu cầu nhận tài trợ và
năng lực của bản thân mỗi ngân hàng.

1.2.2. Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
“Rủi ro” đã được nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách thức khác
nhau. Frank Knight (1962), một học giả người Mỹ, đầu thế kỷ XX định nghĩa “Rủi ro
là sự bất trắc có thể đo lường được”. Allan Willett (1963) cho rằng: “rủi ro là sự bất
trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”, Inrving Perfer (1964) thì “rủi
ro là tổng hợp của những ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất”. Một học giả
người Anh là Marillic Hurt Mr Carty (1964) quan niệm “rủi ro là một tình trạng trong
đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được”. Theo ông kinh nghiệm
hoạt động của một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ của tần số các biến cố riêng
biệt trong quá khứ và do đó cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được
phân bố xác suất xuất hiện các biến cố trong tương lai.
Theo từ điển tài chính của P.H Collin (1964), rủi ro có thể được định nghĩa là
khả năng gánh chịu một thiệt hại của chủ thể. Theo Bernard Manso, “rủi ro là tác động
của những biến cố xảy ra trong tương lai lên giá trị ròng của một chủ thể kinh tế hay
một danh mục tài sản mà khả năng xảy ra biến cố đó có thể dự đoán trước nhưng
không thể dự đoán chính xác biến cố xảy ra như thế nào. Theo quan điểm của các học
giả Mỹ Frank Knight (1962), “rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo
lường bằng xác suất”. Rủi ro được đo lường bằng độ lệch chuẩn giữa lợi nhuận thực tế
của chủ thể và mức lợi nhuận dự kiến. Mức biến động lợi nhuận càng lớn nghĩa là sự
không chắc chắn càng nhiều thì nguy cơ rủi ro cao.
Theo Ủy ban Basel (2005) thì “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay
(doanh nghiệp) hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo
những điều khoản đã thỏa thuận”. Cũng theo Ủy ban này, một định nghĩa khác được
nêu ra là “Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước
trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng
nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả gốc và/hoặc lãi”.
Còn theo tài liệu “Financial Institutions Management - A modern perspective”,
A.Sauders và H.Lange (2005) định nghĩa “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi
ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng (doanh nghiệp), nghĩa là luồng thu nhập
dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng
và thời hạn”.
24

Theo Timothy W.Koch (2005), “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu
nhập thuần và thị giá do khách hàng không thanh toán hoặc trễ hạn”.
Ở Việt Nam, căn cứ Khoản 1, Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín
dụng ban hành kèm theo Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2016 của Thống đốc
NHNN thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Theo quy định của NHNN, căn cứ phân loại và trích lập dự phòng là rủi ro tín
dụng, xác định bằng kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc thời gian quá hạn của khoản vay.
Trên thực tế, cách thứ hai được lựa chọn phổ biến hơn.
Một trong các đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là chứa đựng
nhiều loại rủi ro. Xét về quan hệ của rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác thì bản
thân nó không hoàn toàn độc lập mà luôn tác động qua lại với các loại rủi ro khác như
rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động... có thể rủi ro này là
tiền đề, là nguyên nhân của rủi ro kia. Ở đây, một lần nữa định luật Murphy lại đúng,
nội dung của định luật này là: “Nếu một việc có thể diễn tiến xấu, nó sẽ diễn tiến đúng
như thế” (Anything that can go wrong, will go wrong).
Trên thực tế, các loại rủi ro có mối quan hệ qua lại với nhau rất phức tạp. Ví dụ,
khi rủi ro tín dụng xảy ra, khách hàng doanh nghiệp không trả được nợ rất có thể kéo
theo rủi ro thanh khoản do ngân hàng thiếu hụt nguồn cung thanh khoản, sự chênh lệch
quá lớn giữa kỳ hạn của tài sản có nhạy cảm với lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm với
lãi suất có thể làm ngân hàng lại chịu rủi ro lãi suất lớn; hoặc các rủi ro tín dụng xảy ra
với các khoản vay bằng ngoại tệ có thể liên quan tới rủi ro tỷ giá; với các NHTM Cổ
phần có cổ phiếu được phát hành ra công chúng thì rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng đến
thị giá cổ phiếu và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Các loại rủi ro trong hoạt động
ngân hàng vừa có tính độc lập vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, thậm chí có những
nội dung bao trùm lên nhau. Điều này có nghĩa, khi một loại rủi ro xảy ra sẽ kéo theo
các rủi ro khác xảy ra. Chính vì vậy, khi nghiên cứu rủi ro tín dụng phải đặt nó trong
mối tương quan với các loại rủi ro khác của hoạt động ngân hàng, từ đó mới có được
cái nhìn tổng thể, nâng cao được hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói
riêng và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.
Từ những cơ sở lý luận nền tảng trên, có thể thấy tổng quát rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp là: Khả năng có thể xảy ra tổn thất trong hoạt động mà NHTM cho
25

vay khách hàng là doanh nghiệp. Khả năng và đo lường rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp là cao hơn nhiều so với các đối tượng cho vay khác như: cho vay tiêu
dùng, cho vay chứng minh khả năng tài chính du học,... Trong đó, doanh nghiệp
trong các ngành nghề có lợi nhuận cao thường rủi ro cao và đặc biết có những
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lợi nhuận thấp như trồng trọt, chăn nuôi
chế biến nông sản do ảnh hưởng và tác động của khí hậu, thời tiết và thị trường tiêu
thụ cũng như dịch bệnh...
Như vậy, các định nghĩa về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tuy có khác
nhưng đều thống nhất ở một nội dung coi rủi ro tín dụng là sự bất trắc không mong đợi,
gây ra thiệt hại và có thể đo lường được, là loại rủi ro dẫn đến tổn thất cho ngân hàng
trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp được cấp tín dụng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.

1.2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là loại rủi ro gắn với đối tượng khách
hàng là doanh nghiệp. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà sự ảnh
hưởng của rủi ro các khoản cho vay đối tượng này ở mức cao hay thấp. Có nhiều cách
phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo
tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thành các loại
khác nhau. “Đối với hệ thống NHTM, việc phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan
trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản trị
điều hành, nhằm bảo đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách
nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ quá trình thẩm định, cấp
tín dụng, giám sát thu hồi và xử lý nợ nếu có dấu hiệu bất thường. Có nhiều cách phân
loại rủi ro tín dụng và thực tế cho thấy sự phân chia rõ ràng, cụ thể sẽ giúp cho quá
trình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả tốt” (59,2010)[38].
a) Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân
tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay.
Mặt khác cũng có thể do doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng
ngân hàng không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Căn cứ vào những nguyên nhân đó
rủi ro tín dụng có thể được phân thành 2 loại chính: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
(Sơ đồ 2.1.)
(1) “Rủi ro giao dịch (transaction risk): Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà
nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng
26

và xét duyệt khi ngân hàng lựa chọn những phương án cho vay” (Peter S.Rose (2001),
“Quản trị ngân hàng thương mại”)
Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận:
- Rủi ro lựa chọn: Rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay
- Rủi ro bảo đảm: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức
bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo;
- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản cho vay có vấn đề.
(2) Rủi ro danh mục: Là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành:
- Rủi ro nội tại: Là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong mỗi doanh nghiệp vay hoặc ngành hoặc lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của doanh nghiệp;
- Rủi ro tập trung: Rủi ro do ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối
với một số doanh nghiệp, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một
loại hình cho vay có rủi ro cao.

Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục

Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro


lựa chọn bảo đảm nghiệp vụ nội tại tập trung

Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh
27

b) Phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo ngành nghề và lĩnh vực
kinh doanh
Các doanh nghiệp thường kinh doanh theo các lĩnh vực công nghiệp - sản xuất -
dịch vụ - du lịch - vận tải thương nghiệp (phân phối, bán buôn, bán lẻ, đại lý) hay nông
nghiệp: sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt chế biến, tiêu thụ.
Mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng và theo đó lợi
nhuận cũng không giống nhau dẫn đến khả năng rủi ro cũng khác nhau. Do đó, việc
phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo ngành nghề là một công việc mới,
chưa (hoặc ít) NHTM Việt Nam thực hiện. Nhưng đó là một thực tế cho nên việc phân
loại theo lĩnh vực, ngành nghề như trên sẽ có tác dụng ngăn chặn phòng ngừa rủi ro tín
dụng trong cơ cấu cho vay các ngành nghề.

Rủi ro tín dụng

Công nghiệp và sản xuất Thương nghiệp và phân Nông nghiệp


phối du lịch
Bất động sản

Chăn nuôi
Trồng trọt

Chế biến
Bán buôn
Sắt thép

Cao su

Du lịch

Khác
Bán lẻ
Khác

Khác

Sơ đồ 1.2. Phân loại rủi ro tín dụng theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
c) Các cách phân loại khác
(1) Theo giai đoạn phát sinh
- Rủi ro trong thẩm định (Rủi ro trước khi cho vay): Là rủi ro mà TCTD đánh
giá sai khách hàng dẫn đến cho vay các khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả
năng trả nợ trong tương lai;
- Rủi ro khi cho vay: Là rủi ro xảy ra trong quy trình cấp tín dụng. Các nguyên
nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm: việc giải ngân không đúng mục đích, không cập nhật
thông tin khách hàng thường xuyên và không dự báo được rủi ro tiềm năng;
28

- Rủi ro trong quản trị, thu hồi nợ (Rủi ro sau khi cho vay): Là rủi ro phát sinh
do quá trình giám sát thu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để
khách hàng sử dụng vốn quay vòng vào việc không thu hồi được nợ đúng kỳ hạn, hoặc
không thu hồi được nợ.
(2) Theo sản phẩm tín dụng
- Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng: Là rủi ro phát sinh từ những khoản cho
vay, chiết khấu, thấu chi được hạch toán trong nội bảng;
- Rủi ro sản phẩm tín dụng ngoại bảng: Là rủi ro phát sinh từ những sản phẩm
ngoại bảng trong tài trợ thương mại, như mở L/C, bảo lãnh...
(3) Theo phạm vi ảnh hưởng
- Rủi ro giao dịch đơn lẻ: Là rủi ro gắn với một giao dịch đơn lẻ nào đó, cụ thể
như rủi ro của một khoản vay đối với một doanh nghiệp. Loại rủi ro này gắn liền và
xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của khoản vay hoặc doanh nghiệp vay vốn;
- Rủi ro hệ thống: Là rủi ro gắn liền với một nhóm doanh nghiệp vay, một
ngành hàng, thậm chí cả một nền kinh tế. Rủi ro hệ thống mang tính chất vĩ mô và liên
quan nhiều đến việc quản trị danh mục cho vay.
Do các doanh nghiệp đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực nên việc phân loại rủi ro
tín dụng là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong tăng cường quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp. Một mặt, nó hạn chế rủi ro đối với NHTM, vừa để phân
tán rủi ro tín dụng và định hướng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, mặt khác
để NHTM tập trung và cung ứng vốn cho những doanh nghiệp ở những ngành nghề
lĩnh vực nào có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và cho xã hội.

1.2.2.3. Nguyên nhân, hậu quả rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng
nhưng đây cũng là nghiệp vụ phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó việc nghiên cứu
các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là việc làm cần thiết để từ đó có các biện pháp
hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM (36).
a) Nguyên nhân rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
(1) Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài
Môi trường khách quan bên ngoài thường xuyên thay đổi, tác động liên tục tạo
ra những thuận lợi và khó khăn cho ngân hàng, cũng như cho doanh nghiệp vay vốn.
Doanh nghiệp chịu tác động xấu từ môi trường khách quan bên ngoài đều làm khả
năng trả nợ bị suy giảm, thậm chí mất khả năng trả nợ.
29

- Môi trường kinh tế không ổn định: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp (người đi vay) và thiệt hại hay thành công của người cho
vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của
doanh nghiệp và do vậy tạo niềm tin hay gây nên nỗi lo lắng cho doanh nghiệp. Khi nền
kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn, các nhân tố
tài chính là an toàn hơn, do đó rủi ro tín dụng giảm. Trong giai đoạn khủng hoảng, tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm suát do chậm thu hồi các khoản phải thu, do
sức mua giảm, hàng tồn kho tăng lên... như vậy kéo theo đó là sự suy giảm của các chỉ
tiêu tài chính - các nhân tố đảm bảo cho sự an toàn của khoản tín dụng ngân hàng, khả
năng thanh toán các khoản nợ bị yếu đi, doanh nghiệp tăng lên với NHTM.
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia
tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp,
những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và
quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Cùng với, sự cạnh tranh của các NHTM
trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ
thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các doanh
nghiệp có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
Cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay, kết quả
là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong
nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó phải kể tới sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị
trường thế giới, sự thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách bất hợp lý vào một số
ngành kinh tế khiến cho các ngành này có sự phát triển quá nóng. Bong bóng kinh tế
hay sự tăng trưởng giả tạo, tăng trưởng không bền vững trong các ngành này do đó sẽ
tăng lên, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên đối với ngân hàng nào có tỷ trọng tín dụng cao ở
ngành đó và thiếu cơ chế quản lý đúng đắn.
- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh
doanh tiền tệ đặc biệt, có tác động to lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy nó đòi hỏi
phải được điều chỉnh bởi pháp luật và chịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản
lý nhà nước. Sự bất lợi của môi trường pháp lý, sự kém hiệu quả của cơ quan quản lý
các cấp trong việc triển khai các quy định của pháp luật sẽ đẩy NHTM vào điều kiện
kinh doanh tín dụng với nhiều rủi ro.
- Môi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến thói quen và xu hướng tiêu
dùng, tiết kiệm của người dân nói riêng, doanh nghiệp nói chung. Điều này ảnh
30

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh
doanh nói chung của NHTM.
- Môi trường thông tin: Ngày nay, yếu tố công nghệ là yếu tố quan trọng quyết
định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sức cạnh tranh trên thị trường của các
NHTM. Công nghệ góp phần làm hạn chế rủi ro, nhưng đồng thời nó cũng chính là
nhân tố mang đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Sẽ là rất an toàn khi trong các giao dịch tín dụng, ác bên tham gia đều có thông
tin và hiểu biết đầy đủ về nhau. Song một thực tế tồn tại là một bên thường không biết
tất cả những gì cần biết về bên kia, hoặc những thông tin có được lại không liên tục và
có độ tin cậy không cao. Sự không cân xứng về thông tin như vậy trong nhiều trường
hợp đã đặt các ngân hàng vào tình trạng đưa ra phán quyết tín dụng trong nhiều điều
kiện thông tin không hoàn hảo, gây rủi ro cho ngân hàng”.
(2) Nguyên nhân từ phía khách hàng doanh nghiệp vay vốn
Doanh nghiệp vay vốn nhằm hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Nguyên nhân gây ra rủi ro gồm:
- Doanh nghiệp gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đây là nguyên
nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro tín dụng cho các NHTM. Cụ thể: các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp bị hạn chế hoặc giá các nguyên vật liệu tăng cao làm tăng chi phí sản
xuất, tăng giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, suy giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp; công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động giảm sút,
trình độ quản trị yếu kém dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả; Tình
hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn như hệ số nợ cao, hiệu quả sinh lời
giảm...; Thị trường đầu ra gặp khó khăn như có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên
thị trường, xuất hiện sản phẩm thay thế, thị hiếu khách hàng thay đổi...; Các nguyên
nhân khác như chính doanh nghiệp bị lừa đảo, chiếm đoạt vốn hoặc bị các tác động trực
tiếp từ môi trường khách quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”.
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay, không
đúng đối tượng kinh doanh, hiệu quả kinh doanh không được phát huy triệt để nên khi
đến hạn không trả được nợ cho ngân hàng.
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh
doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, có ý lừa
đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh
lại hết sức nặng nề, thường mang lại rủi ro lớn cho ngân hàng, có chủ đích, làm ảnh
hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
31

- Khả năng quản lý kinh doanh kém, tính toán các phương án kinh doanh, hoạch
định ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết các khoản chi tiêu dẫn đến xác định
sai thu nhập trả nợ ngân hàng.
Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa
phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi
mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo
đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh mở rộng quá to so với tư duy quản lý là nguyên
nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải
thành công trên thực tế.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Năng lực tài chính,
kinh doanh, uy tín của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín
dụng ngân hàng bởi nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh ổn
định, có uy tín thì khi có biến cố xảy ra, khách hàng có khả năng chống đỡ rủi ro bằng vốn
chủ sở hữu và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng.
- Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa
được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán
mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức
hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh
nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác
thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế
chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
Hiện nay, còn một nguyên nhân nữa là nạn nhóm lợi ích, tham nhũng thường ở
những doanh nghiệp, tập đoàn cổ phần nhà nước chi phối hoặc Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên nhà nước là chủ sở hữu như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
(Vinaline), Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tơ sợi Đình Vũ... thậm chí
doanh nghiệp còn câu kết, nhóm lợi ích với các NHTM để vay vốn.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân bất khả kháng khác như thiên tai, dịch bệnh,
chiến tranh, hay điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền... tất cả đều ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể trở thành nguyên nhân gây ra rủi ro tín
dụng cho ngân hàng.
(3) Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
Ngoài những nguyên nhân đến từ môi trường khách quan hay từ phía khách
hàng có thể gây ra tình trạng rủi ro tín dụng, còn có những nguyên nhân chủ quan đến
từ phía ngân hàng. Cụ thể:
32

- Chính sách tín dụng thiếu nhất quán. Chính sách tín dụng gồm định hướng
chung trong việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn, trung và dài hạn, các quy định về
BĐTV, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn...Hầu hết ngân hàng xây
dựng chính sách tín dụng không phù hợp quá theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà không
quan tâm đến việc đảm bảo an toàn, hoặc do cạnh tranh với các ngân hàng khác dẫn đến
việc cấp tín dụng với các điều kiện lỏng lẻo, bỏ qua các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro.
Quy trình tín dụng không phù hợp với nền kinh tế, chính sách của Nhà nước, quy định của
pháp luật khiến khách hàng có thể lợi dụng, chiếm đoạt vốn. Khâu thẩm định tín dụng
chưa tốt, chưa phản ánh đúng thông tin về doanh nghiệp, doanh nghiệp không đáp ứng
đầy đủ các điều kiện vay vốn mà ngân hàng vẫn cho vay. Ngân hàng cung ứng sản phẩm
tín dụng chưa phù hợp với nhu cầu vay vốn của từng đối tượng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng với chính sách tín dụng không minh bạch
làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối
tượng, tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng
và pháp luật của nhà nước.
- Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ tại các NHTM: Kiểm tra nội bộ có
điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi
vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên
cùng với công việc kinh doanh”. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra
nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức.
- Năng lực phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ
tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ tín dụng chưa thỏa đáng.
Rủi ro do cán bộ tín dụng tính toán không chính xác hiệu quả đầu tư dự án xin
vay. Cán bộ tín dụng không nắm rõ đặc điểm của ngành mà mình đang cho vay, hoặc
do chính cán bộ tín dụng cố ý cho vay, dù đã tính toán được dự án xin vay không hiệu
quả, tính khả thi thấp, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.
Rủi ro do ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về doanh nghiệp,
chủ quan tin tưởng vào khách hàng thân thiết, coi nhẹ khâu kiểm tra tình hình tài
chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ.
Rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số
vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự
tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng
giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức
cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng.
33

- Rủi ro do tổ chức quản lý của ngân hàng. Thiếu một cơ chế theo dõi quản lý,
thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, chưa đủ tiêu
thức để đo lường rủi ro, không thống nhất độ rủi ro tối đa cho phép đối với từng doanh
nghiệp, nhóm doanh nghiệp.
Cho vay tập trung vào một nhóm ngành, lĩnh vực kinh tế, một khách hàng, đối
tác, một nhóm các khách hàng có liên quan, một khu vực địa lý... Sự tập trung rủi ro
không chỉ áp dụng đối với việc cho vay mà toàn bộ các hoạt động ngân hàng có liên
quan đến rủi ro khách hàng. Mức độ tập trung cao đặt rủi ro cho ngân hàng đối với
những thay đổi bất lợi trong ngành và lĩnh vực mà các khoản tín dụng có tập trung.
Ngoài ra, việc cho vay tập trung vốn quá lớn cho một số doanh nghiệp, một
nhóm doanh nghiệp, khi những doanh nghiệp này thua lỗ thì ngân hàng chịu rủi ro lớn.
Như vậy, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan. Rủi ro tín dụng phụ thuộc phần lớn vào năng lực của cán bộ tín dụng,
chức năng quản lý của ngân hàng, khách hàng, các cơ chế chính sách của ngân hàng và
Nhà nước. Các biện pháp phòng chống, hạn chế rủi ro đều nằm trong tay của các
NHTM, nhưng cũng có những biện pháp thuộc về bí quyết riêng của từng ngân hàng
và các nhà quản lý. Trong phạm vi của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào
năng lực của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ
lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay.
b) Hậu quả rủi ro tín dụng
Hậu quả của rủi ro tín dụng tác động đến cả 2 đối tượng gồm: nền kinh tế - xã
hội và ngân hàng
(1) Đối với nền kinh tế
Với chức năng là một tổ chức trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó,
thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay vẫn là quyền sở hữu của những người
gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng
chịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, các ngành và
cá nhân, vì vậy một khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì sẽ có
những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và nền kinh tế. Khi đó,
người gửi tiền ở các ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các
ngân hàng, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. NHTM gặp phải rủi ro
34

hay phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không
có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự khủng hoảng
của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế bởi nó làm cho nền kinh
tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.
Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay
nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh
nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng
hoảng tài chính ở Mỹ đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ,
đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng
trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.
(2) Đối với ngân hàng
- Giảm lợi nhuận: Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu hồi được vốn
tín dụng đã cấp và lãi cho vay sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu
nợ... Các chi phí này cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn, vì đây
chỉ là những khoản thu nhập ảo, một trong những biện pháp xử lý của ngân hàng, thực
tế ngân hàng rất khó có thể thu hồi đầy đủ chúng. Trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả
vốn và lãi cho nguồn vốn huy động, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong
việc thu chi, lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút, kế hoạch sử dụng vốn của ngân
hàng cũng bị ảnh hưởng. Khi không thu được các khoản nợ khó đòi thì vòng quay vốn
tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả.
- Giảm uy tín, sức cạnh tranh của ngân hàng, đánh mất thương hiệu và tệ hại
hơn ngân hàng có thể bị phá sản nếu kinh doanh thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh
khoản một thời gian dài...
Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng
các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một lúc nào đó, ngân hàng
không có đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tính trạng mất khả
năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản làm thu hẹp quy mô
kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút. Tình trạng mất khả năng chi trả nhiều lần, hay
những thông tin rủi ro tín dụng của ngân hàng bị lộ ra ngoài, uy tín của ngân hàng trên
thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành
giật lấy thị trường và khách hàng.
Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khó khăn trong việc hoàn trả thì có thể
dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính ngân hàng. Khi ngân hàng không
chuẩn bị trước các phương án dự phòng, không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu rút
35

vốn quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán”, dẫn đến sự sụp đổ của ngân
hàng nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Như vậy, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau, nhẹ thì
ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng thì ngân hàng bị
lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá
sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và cho chính hệ thống ngân hàng.
Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những
biện pháp thích hợp tăng cường nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, giảm thiểu
rủi ro tín dụng” (21,2014) [28].

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân
hàng thương mại
Đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là cơ sở để ngân hàng đưa ra các
hoạch định chính sách lãi suất, chính sách tín dụng,... nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
hợp lý cho từng thời kỳ, từng loại hình cho vay,...
Thông thường, các chỉ tiêu được dùng để đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp gồm:

1.2.3.1. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng là doanh nghiệp


ợ ấ
 ệ
ỷ ệ ợ ấ
 ệ (%) =  %
ổ ư ợ
- Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam
ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng
rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đây là một chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ
rủi ro tín dụng càng cao vì đây là những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính,
khó trả nợ cho Ngân hàng.
Một TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho phép,
khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, ra soát lại danh
mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn.

1.2.3.2. Hệ số thu nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp


ệ ố 
ợ á! à  ệ (%)
#  ố 
ợ á! à  ệ
=  %
#  ố ! $ % á! à à  ệ
36

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của NHTM, hệ số này phản
ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định, NHTM thu về bao
nhiêu đồng vốn.

1.2.3.3. Vòng quay vốn tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp
&ò (
% $ố í ụ đố $ớ á! à  ệ (%)
#  ố 
ợ á! à  ệ
=  %
#ư ợ -ì (
â á! à à  ệ

Trong đó dư nợ bình quân có 2 cách tính:


Cách 1:
#  ố -ì (
â á! à à  ệ
#ư ợ !ầ
ỳ + #ư ợ !
ố ỳ
=
3

Cách 2: Tình bình quân gia quyền các ngày trong kỳ


Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng
đối với khách hàng là doanh nghiệp là nhanh hay chậm, vòng quay càng nhanh càng
phản ánh kết quả tín dụng tốt.

1.2.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp

4ệ 5ố 6ủ8 69 :í; <ụ;= đố8 >ớ8 ?ℎáAℎ ℎà;= Bà <9C;ℎ ;=ℎ8ệD


Eổ;= <ư ;ợ ?ℎáAℎ ℎà;= Bà <9C;ℎ ;=ℎ8ệD
=
Eổ;= :à8 5ả; Aó
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động
của NHTM, hệ số này tỷ lệ thuận với lợi nhuận và cũng tiềm ẩn rủi ro rất cao.

1.2.3.5. Hệ số sử dụng vốn đối với khách hàng là doanh nghiệp


ổ ư ợ
ệ ố ử ụ $ố 
% độ =
ổ 
ồ $ố 
% độ
Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng vốn để đầu tư của NHTM. Nếu hệ số sử
dụng vốn huy động gần bằng 1 (một) thì ngân hàng cần chú ý tăng trưởng nguồn vốn
để đề phòng mất khả năng thanh toán. Nếu hệ số này thấp cần tăng trưởng dư nợ hoặc
giảm nguồn vốn huy động để hạn chế rủi ro thừa nguồn vốn gây ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng.
37

1.2.3.6. Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp
a) Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế
Là tổ hợp dư nợ ngân hàng cho vay các ngành trong nền kinh tế hợp thành các
tương quan tỷ lệ. Nó cho biết mức độ cho vay của ngân hàng vào một ngành nào đó tại
một thời điểm cụ thể. Điều này, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị
và phương hướng kinh doanh, đặc thù của từng ngân hàng (21, 2014). [28].
b) Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo thời hạn dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn chiếm bao nhiêu %
trong tổng dư nợ. Ngân hàng cần duy trì một sự cân bằng tương đối giữa tỷ trọng cho vay
ngắn hạn và cho vay trung dài hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
c) Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm tiền vay
BĐTV là một công cụ quan trọng trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro
tín dụng của ngân hàng. BĐTV nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ;
phòng ngừa gian lận và phòng ngừa rủi ro; ngoài ra nó còn có vai trò quan trọng giúp
ngân hàng đánh giá, sàng lọc ra những khách hàng tốt - Chính là việc dựa vào thiện
chí của khách hàng về việc có muốn tự nguyện đưa ra tài sản bảo đảm cho khoản vay
hay không?

ỷ ệ ! $ %  ệ !ó KLĐ
#ư ợ ! $ %  ệ !ó KLĐ
=  %
ổ ư ợ

Chỉ tiêu này cho ta biết rõ đặc thù rủi ro, phương hướng kinh doanh của ngân
hàng. Khi ngân hàng có những linh hoạt, yêu cầu không quá cao về TSBĐ thì khả
năng cho vay vốn của Ngân hàng sẽ tăng lên, đồng thời nâng cao được hiệu quả cho
vay, chấp nhận rủi ro cao hơn.

1.2.3.7. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng


Theo Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt
Nam, “dự phòng rủi ro tín dụnggồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng
chung được tính bằng 0,75% giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng cụ
thể tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro: Nhóm 1: 0%,
nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%. Mức dự phòng cũng phụ
thuộc vào loại và giá trị TSBĐ, giá trị TSBĐ càng lớn thì mức dự phòng phải trích
càng nhỏ” (Ngân hàng Nhà nước, 2013).
38

ỷ ệ Ní! ậ ự ò Nủ N í ụ


#ự ò Nủ N í ụ Ní! ậ
= %
#ư ợ -ì (
â

Như vậy, nếu một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro tín dụng
càng cao vì dự phòng trích lập nhiều. Điều này làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến
làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí còn gây thua lỗ.

1.2.3.8. Nợ xử lý ngoại bảng


Những khoản nợ quá hạn của khách hàng do nhiều nguyên nhân khác được
ngân hàng sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp đồng thời đưa các khoản nợ xấu
này ra ngoại bảng nhằm làm sạch bảng cân đối của ngân hàng.
#ư ợ ử ý  ạ -ả
ỷ ệ ử ý  ạ -ả =  %
ổ ư ợ
Vì vậy, tỷ lệ nợ xử lý ngoại bảng so với tổng dư nợ thấp cho thấy công tác thu
hồi nợ của ngân hàng tốt, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao uy tín của hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá rủi ro tín dụng kể trên, tùy theo tình hình
hoạt động của mỗi ngân hàng mà rủi ro tín dụng có thể được đánh giá qua nhiều chỉ
tiêu tài chính khác nhau. Hoặc rủi ro tín dụng có thể nằm tiềm ẩn, đan xen trong các
loại rủi ro khác mà Hội đồng quản trị, Ban điều hành của ngân hàng cũng như các cơ
quan giám sát phải có được cái nhìn tổng quan toàn bộ hoạt động của ngân hàng, có sự
kết nối các chỉ tiêu tài chính, các dấu hiệu rủi ro để từ đó mới có được những đánh giá
chuẩn xác nhất.

1.2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
Không có rủi ro tín dụng thì chắc chắn không có quản trị rủi ro tín dụng hay nói
cách khác rủi ro tín dụng quyết định đến nội dung, phương pháp, cách thức quản trị rủi
ro tín dụng. Vì vậy, để tìm ra các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín
dụng thì chúng ta gián tiếp tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.
Các yếu tố vĩ mô và vi mô cùng với mối quan hệ giữa chúng tạo thành những
nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Ở đây, 2 yếu tố
vĩ mô là tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát và mối quan hệ tác động giữa chúng
là nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
39

1.2.4.1. Các nhân tố vĩ mô


Yếu tố kinh tế vĩ mô được khá nhiều các tác giả đưa vào nghiên cứu mức độ tác
động đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp: Tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát

a) Yếu tố về tỷ lệ tăng trưởng GDP


Tín dụng ngân hàng và chu kỳ kinh tế luôn có sự gắn kết chặt chẽ. Các tác giả
đã đưa ra giả thuyết sự tăng trưởng mạnh trong một giai đoạn của nền kinh tế có mối
tương quan với rủi ro tín dụng tương đối thấp và ngược lại. Trong lý thuyết về mô hình
chu kỳ kinh tế và tiêu dùng phát triển bởi Modigliani và Miller (1967), trong giai đoạn
kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay từ các
NHTM do các cơ hội đầu tư và triển vọng kinh doanh thuận lợi hơn. Ngược lại, trong
giai đoạn nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong hoạt động
kinh doanh và sử dụng vốn vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả NHTM. Carey
(1998) lập luận tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng.
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh điều này tại rất nhiều quốc gia trên
thế giới như nghiên cứu của Salas và Saurina (2002); Fisher và cộng sự (2002) với hệ
thống NHTM Mỹ và Canada; Jimenez và Saurian (2006) với hệ thống NHTM Tây
Ban Nha; Quagliarello (2007) với một dữ liệu bảng gồm các Ngân hàng Ý trong giai
đoạn 1985-2002. Cifter và cộng sự (2009) cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho sự
tụt hậu trong sản xuất công nghiệp và rủi ro tín dụngtrong hệ thống tài chính Thổ Nhĩ
Kỳ giai đoạn 2001-2007.

b) Yếu tố về tỷ lệ lạm phát


Trong nghiên cứu của mình, Fofack (2005) cho thấy áp lực về lạm phát góp
phần làm tăng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của một số nước ở Châu Phi. Tỷ lệ
lạm phát cao dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng vốn chủ sở hữu của các NHTM và mức
độ rủi ro tín dụng lớn hơn (Klein, 2013). Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế mà các
doanh nghiệp phải gánh chịu và dẫn đến lãi suất cao làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
khi các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để giảm phát nền kinh tế
(Polodoo & cộng sự, 2015).

1.2.4.2. Các nhân tố vi mô


a) Yếu tố về quy mô ngân hàng
Các ngân hàng quy mô lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng
vốn cho vay của mình nên có rủi ro tín dụng nhiều hơn. Bởi vì kỷ luật thị trường
40

không áp đặt cho các ngân hàng lớn, vì họ mong đợi Chính phủ bảo vệ trong trường
hợp ngân hàng bị phá sản (Stern & Feldman, 2004). Qua đó, các ngân hàng lớn tăng
đòn bẩy của họ quá nhiều và cho vay với chất lượng khách hàng thấp hơn. Theo Boyd
và Gertler (1994), trong những năm 1980, xu hướng các ngân hàng lớn của Mỹ có
danh mục đầu tư rủi ro cao hơn bởi sự khuyến khích của chính sách “Too big to fail”
(Quá lớn nên không thể bị phá sản) của Chính phủ Mỹ. Mặt khác, Ennis và Malek
(2005) kiểm tra hiệu quả của các ngân hàng Mỹ bằng cách phân loại quy mô giai đoạn
1983-2003 và kết luận những bằng chứng về quy mô của các ngân hàng “Quá lớn nên
không thể bị phá sản” không rõ ràng.
Jin-Li Hu và cộng sự (2004) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô
ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Lập luận của các tác giả cho rằng các ngân
hàng lớn có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn và đương nhiên những ngân hàng này có
nhiều cơ hội để nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro nhất nên có thể hạn chế được rủi
ro tín dụnghơn những ngân hàng có quy mô nhỏ. Ngoải ra Somanadevi Thiagarajan và
cộng sự (2011) khi nghiên cứu tác động đến rủi ro tín dụngtại các ngân hàng ở Ấn Độ
trong giai đoạn từ 2001-2010 hoặc nghiên cứu của Hess & cộng sự (2008) (trích bởi
Daniel Foos và cộng sự, 2010) khi phân tích dữ liệu của 32 ngân hàng Australia trong
giai đoạn 1980-2005 cũng tìm được kết quả tương tự.
Đối với Việt Nam, các NHTM có quy mô lớn thường tập trung cho các doanh
nghiệp nhà nước và các tập đoàn lớn vay vốn, mà các doanh nghiệp này luôn có ưu thế
trong quan hệ vay mượn, nên các NHTM thường đơn giản hóa thủ tục xét duyệt cho vay.
Điều này có nguy cơ ẩn chứa rủi ro tín dụng đối với các khoản vay này.

b) Yếu tố về tốc độ tăng trưởng tín dụng


Tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem như một trong những yếu tố ảnh hưởng
và cảnh báo sớm tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong cơ
chế gia tốc tài chính Fisher (1933) và Keynes (1934) đã cho rằng trong giai đoạn tăng
trưởng tín dụng nhanh, các dòng vốn được bơm vào nền kinh tế liên tục khiến cho giá
trị của tài sản liên tục tăng, các chỉ tiêu và lợi nhuận của các chủ thể kinh tế trở nên
“đẹp” hơn so với thực tế. Điều này khiến cho các khoản tín dụng được cấp dễ dàng với
mức độ rủi ro tín dụng cao hơn. Đồng thời tăng trưởng tín dụng nhanh thường xảy ra
trong giai đoạn các NHTM cạnh tranh với nhau gay gắt, khiến cho các tiêu chuẩn tín
dụng bị suy giảm và rủi ro tín dụng trong tương lai sẽ tăng lên (Dell Arccia và cộng sự,
2009; Salas và Saurina, 2002 tuy vậy mối quan hệ này có một độ trễ nhất định; Jimenz
và Saurina, 2007). Đồng thời Berger và cộng sự (2004) cũng cho rằng tăng trưởng tín
41

dụng nhanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng quản trị rủi ro tín dụng và quản lý thông tin khách
hàng của các NHTM, từ đó khiến cho rủi ro tín dụngcó thể gia tăng. Keeton (1999) phân
tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng của các NHTM Mỹ
năm 1982-1996 và kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng.
Daniel Foos & ctg (2010) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
tại 16.000 ngân hàng trong khoảng thời gian 1997-2007, thuộc 16 quốc gia có ngành
tài chính phát triển (Mỹ, Canada, Nhật và 13 nước Châu Âu). Các tác giả đã sử dụng
phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng biến nội sinh và phương sai thay đổi
trong mô hình hội quy OLS ban đầu. Với phương pháp này, các tác giả cho rằng tăng
trưởng tín dụng có tác động cùng chiều và tác động rất mạnh đến rủi ro tín dụng đối
với khách hàng vay tại NHTM sau hai và ba năm.
Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: Khi nền kinh tế tăng trưởng,
trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có thể thực hiện hai cách: (1) giảm
lãi suất trên mỗi khoản vay mới hoặc (2) nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng. (1) Giảm
lãi suất là điều không thể vì hành động này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
và sẽ gặp sự ngăn cản mạnh mẽ từ cổ đông. (2) nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng.
Chẳng hạn như: giảm thiểu tiêu chuẩn TSBĐ, chấp nhận những khách hàng có lịch sử
tín dụng không tốt hoặc yêu cầu ít chứng cứ về dòng thu nhập bảm đảm cho khoản vay.
Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc phát vào giai đoạn kinh tế suy thoái. Các khoản vay có
chất lượng thấp sẽ có nguy cơ thất thoát trong điều kiện kinh tế khó khăn, tác động này
có thể với độ trễ một vài năm. Tăng trưởng tín dụng theo cách này sẽ làm tăng rủi ro tín
dụngdẫn đến việc trích lập dự phòng nhiều hơn trong tương lai cho những khoản vay.
Somanadevi Thiagarajan và cộng sự (2011) khi nghiên cứu các yếu tố tác động
đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Ấn Độ giai đoạn 2001-2010 cũng cho rằng tăng
trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng với độ trễ sau hai năm.

c) Yếu tố về tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản)


Theo Hiệp ước Basel II thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản được mở rộng
thành tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có trọng số rủi ro. Khi nợ xấu gia tăng, các nhà
quản trị phải gia tăng các chi phí liên quan đến quản lý nợ xấu cũng như hạch toán tài
sản có trọng số rủi ro cao. Điều này dẫn đến hệ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản giảm và
tỷ lệ dự phòng so với tổng dư nợ phải tăng khi nợ xấu gia tăng.
Kết quả tương quan âm giữa hệ số vốn chủ sở hữu / tổng tài sản và rủi ro tín
dụng được tìm thấy phần lớn ở hệ thống ngân hàng Nga (Pestova A., Manovov M.,
2011), hệ thống ngân hàng Mỹ (Park, J.H & Zhang, L., 2012). Trong khi kết quả
42

không có sự tương quan giữa hệ số vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản với rủi ro tín dụng
được tìm thấy ở các quốc gia như Hy Lạp (Louzis D., 2010), Ấn Độ (Das A., Ghos, S.,
2007), Romania (Vogiazas, S.; Nikolaidou E., 2011).

d) Yếu tố về tỷ lệ dư nợ/vốn huy động


Kết quả tương quan dương giữa dư nợ cho vay/vốn huy động và rủi ro tín dụng
được tìm thấy phần lớn ở hệ thống ngân hàng Nga (Pestova A., Manovov M., 2011),
các ngân hàng thuộc khu vực GCC (Espinoza R., Prasad A., 2010), hệ thống ngân
hàng Mỹ (Park, J.H & Zhang, L., 2012), hệ thống ngân hàng Mepalese (Poudel R.,
2013). Trong khi kết quả không có sự tương quan giữa hệ số dư nợ cho vay/vốn huy
động với rủi ro tín dụngđược tìm thấy ở các quốc gia như Romania (Vogiazas, S;
Nikolaidou E., 2011), Ấn Độ (Das A., Ghos, S., 2007).

đ) Yếu tố về tỷ lệ lợi nhuận /vốn chủ sở hữu (ROE)


Mối liên hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụngvà khả năng sinh lời được tìm thấy
trong nghiên cứu của Berger và DeYong (1997), Salas và Saurina (2002). Giả thuyết
“Quản lý kém” của Berger và DeYoung (1997) lập luận hiệu quả thấp (khả năng sinh
lời thấp) quan hệ cùng chiều với sự gia tăng rủi ro tín dụngtrong tương lai. Nghiên cứu
cho rằng quản lý kém liên quan đến các kỹ năng kém trong chấm điểm tín dụng, thẩm
định tài sản bảo đảm và cam kết giám sát khách hàng vay nợ. Nghiên cứu tìm thấy
các bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết “Quản lý kém”, ngụ ý nguyên nhân từ khả
năng sinh lời thấp dẫn đến rủi ro tín dụng. Nghiên cứu kiểm tra giả thuyết trên gồm
các NHTM của Mỹ trong giai đoạn 1985-1994 và kết luận khả năng sinh lời thấp dẫn
đến gia tăng các khoản vay có vấn đề trong tương lai. Podpiera và Weill (2008) tiếp
tục kiểm dịnh mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro tín dụngtrong ngành ngân
hàng tại Séc giai đoạn 1994-2005. Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời thấp và rủi ro tín dụng
trong tương lai.

e) Yếu tố về Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (trung, dài hạn) (Dư nợ ngắn hạn/trung,


dài hạn/tổng dư nợ)
Cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay của các ngân hàng có mối liên hệ với
chất lượng tín dụng. Đa dạng hóa danh mục cho vay làm giảm rủi ro tín dụng. Salas
và Saurina (2002), Rajan và Dhal (2003) đưa ra bằng chứng thực nghiệm tìm thấy
mối quan hệ ngược chiều giữa dư nợ cho vay ngắn hạn với rủi ro tín dụng làm biến
kiểm định giả thuyết đa dạng hóa danh mục cho vay.
43

Bảng 1.1. Chiều ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp theo các nghiên cứu trước đây

Chiều tác động kỳ


TT Tên biến
vọng

1. Quy mô ngân hàng +/-

2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng +

3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) -

4. Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động +

5. Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) -

6. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (trung, dài hạn) -

7. Tỷ lệ tăng trưởng GDP -

8. Tỷ lệ lạm phát +

Nguồn:Tổng hợp của tác giả

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
1.3.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Đối với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, khi rủi ro xảy ra đều kéo theo
những ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phục
(45). Chính vì vậy, quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọng tâm trong các NHTM,
bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách hiệu
quả nguồn vốn huy động. Đây là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗi
NHTM. Theo Ủy ban Basel: “Quản trị trủi ro là một quá trình liên tục cần được thực
hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài
chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch
về tài chính”.
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là một trong những hoạt động chủ
đạo của NHTM hiện nay bởi vì các NHTM có được thu nhập từ 70-80% từ hoạt động
tín dụng trong đó, tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp chiếm gần 70% (67%)
tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
44

đối với doanh nghiệp phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng và
không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay cả trong những điều kiện
thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Đây là một khái niệm với nội hàm rộng. Theo IMF’s Compilation Guide on Financial
Soundoanh nghiệpess Indicators 2004 (Guide) thì: “Quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết
lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản trị và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro
tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ toàn diện nhằm tối đa hóa lợi nhuận
được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong một
phạm vi chấp nhận được”.
Theo quan điểm hiện đại, “Quản trị rủi ro tín dụng đối với rủi ro tín dụng là quá
trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý, biện pháp kinh doanh tín
dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận được.
Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện
pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu đối với khách hàng doanh
nghiệp trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng cả trong ngắn hạn và
dài hạn”.
“Quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro
tổng thể và được coi là đóng vai trò sống còn cho sự thành công của Ngân hàng trong
dài hạn” (Basel Commitee on Banking Supervision, 2005).
Qua những quan điểm trên, tác giả thấy: Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tại các NHTM là việc xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình cho vay đối
với doanh nghiệp và tổ chức điều hành triển khai thực hiện chiến lược, chính sách và
quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro ở mức
tối thiểu mà ngân hàng có thể chấp nhận được.
Khái niệm này sẽ được xây dựng trong nghiên cứu phân tích và là nội hàm cho
cả quá trình nghiên cứu của Luận án.

1.3.1.2. Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt
động Ngân hàng thương mại Viêt Nam
(1) Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là căn nguyên chủ yếu tạo ra các vấn
đề của ngân hàng
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn từ Đông Nam Á đã làm cho
nhiều ngân hàng ở Châu Á bị mất hàng tỷ đô la Mỹ, bị phá sản, hoặc buộc phải sáp
45

nhập, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng
tăng cao. Thời điểm trước cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng Thái
Lan là 13%, Indonesia 13%, Philippines 14%, Malaysia 10%. Tiếp đến là cuộc khủng
hoảng tài chính kinh tế Mỹ bắt nguồn từ làn sóng cho vay thế chấp nhà đất rủi ro cao
đã minh chứng rất rõ căn nguyên cơ bản tạo ra ở vấn đề của ngân hàng là rủi ro tín
dụng. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp luôn là vấn đề sống
còn của NHTM.
(2) Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng
Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp không chỉ xuất phát từ
tính chất phức tạp và nguy cơ lớn của rủi ro tín dụng mà còn do xu hướng kinh doanh
của ngân hàng ngày càng trở lên rủi ro hơn. Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho mức
độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng:
- Quá trình tự do hóa, nới lỏng quy định trong hoạt động ngân hàng trên phạm
vi toàn thế giới. Trong hoạt động ngân hàng cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất
biên ngày càng giảm xuống. Tác động này làm cho các ngân hàng ngày càng có xu
hướng mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng
quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng có nguy cơ gia tăng.
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa năng phức
tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnh tranh gay gắt
vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới. Trong lĩnh vực tín dụng các sản
phẩm tín dụng có bước phát triển mạnh mẽ, vượt xa so với sản phẩm tín dụng truyền
thống. Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triển công nghệ như thẻ tín
dụng, cho vay cá thể... luôn chứa đựng rủi ro mới. Nhưng dưới áp lực của cạnh tranh thì
việc mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm cũng như phạm vi của hoạt động tín dụng trở
nên cấp thiết hơn. Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như rủi ro tín
dụng càng đòi hỏi quản trị rủi ro tín dụng phải được chú trọng nâng cấp tương xứng.
- Đối với những nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi thì môi
trường kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của
thông tin thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở lên rủi ro hơn, vì vậy việc thực hiện
tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là một việc quan trọng.

1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt
động Ngân hàng thương mại
(1) Quản trị rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp tốt góp phần giảm thiểu chi phí
46

hoạt động, giảm tổn thất cho chính bản thân ngân hàng.
Do phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, trong khi đó rủi
ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng
phải đối mặt (Bhattacharya & Roy, 2008, trích trong Ravi P.S.Poudel, 2013) và cũng
là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính ở Mỹ tháng 10/2007, sau đó là
khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụngtốt, có hiệu quả
là mục tiêu cho sự sống còn của các ngân hàng.
Chi phí cho việc trích lập, dự phòng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng là rất
lớn. Theo quy định của Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN
Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD,
“chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu các ngân hàng phải trích lập đủ dự phòng
cho các khoản rủi ro, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng”
(Ngân hàng Nhà nước, 2013).
(2) Quản trị rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp tốt góp phần tạo điều kiện làm
lạnh mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như
gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình gia nhập thế giới trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của đề án tái cơ cấu
các NHTM đã được NHNN đề ra, cũng như đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các
NHTM Nhà nước.
(3) Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tốt góp phần ổn định tình hình
kinh tế xã hội của đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và
bền vững, tạo lòng tin vững chắc từ công chúng và khách hàng của các ngân hàng cũng
như tạo niềm tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng, các tổ chức Quốc tế.
(4) Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tốt là một lợi thế cạnh tranh, là
công cụ tạo ra giá trị của NHTM
Tiến sĩ S.L.Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESEDEE Inc- nơi cung cấp các giải
pháp đào tạo Elearning về tài chính có trụ sở tại Hoa Kỳ đã nói “Hãy nói cho tôi biết
bạn quản trị rủi ro ra sao, tôi sẽ nói Ngân hàng bạn thế nào” để mở đầu câu chuyện về
quản trị rủi ro trong ngân hàng. Từ lâu công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp được xem như là một chức năng nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và
kiểm soát nội bộ. Dưới góc nhìn này, rủi ro được xem như là “điều không mong muốn
nhưng phải chấp nhận” trong kinh doanh. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị, góp phần
47

tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

1.3.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt
động Ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro tín dụngdựa trên hàng loạt các nguyên tắc. Theo Basel II có 17
nguyên tắc. Tuy nhiên, tại đây trình bày một số nguyên tắc cơ bản như sau:
- Chấp nhận rủi ro: Bản thân hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì
vậy một trong những nguyên tắc của ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Rủi ro là sự hiện
hữu khách quan trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngân hàng phải biết chấp nhận
rủi ro cho phép nếu như mong muốn một mức thu nhập phù hợp. Bởi muốn loại bỏ
hoàn toàn rủi ro tín dụngtrong hoạt động ngân hàng là điều không thể. Đây là một xu
thế tất yếu của nền kinh tế thị trường.Việc chấp nhận mức độ, loại bỏ rủi ro tín dụng
nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cựu của chúng trong
quá trình quản trị rủi ro tín dụng.
- Điều hành rủi ro cho phép: Ngân hàng phải tính toán khả năng gánh chịu rủi
ro của mình để thực hiện việc cấp tín dụng cho phù hợp. Không cấp tín dụng cho
những món vay không có khă năng khống chế và kiểm soát.
- Quản lý độc lập các rủi ro tín dụngriêng biệt: Các rủi ro trong ngân hàng là
độc lập nhau chính vì vậy phải có biện pháp quản lý riêng rẽ, không được gộp các rủi
ro để đưa ra cùng một phương pháp điều hành. Cùng một loại rủi ro nhưng phải được
sắp xếp, phân loại và quản lý theo từng nhóm nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và
tuân theo quy định của pháp luật.
- Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập: Nguồn thu chủ yếu
của ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng, chính vì vậy không ít ngân hàng đã chạy
theo mục tiêu lợi nhuận mà mắc sai sót trong việc quản trị rủi ro. Nguyên tắc này là
nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng. Các ngân hàng trong quá trình hoạt
động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro tín dụngmà thiệt hại
khi chúng xẩy ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các
loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ.
- Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: Giá trị thiệt hại
mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro tín dụngphải phù hợp với phần vốn
mà ngân hàng có thể trích lập dự phòng cho những thiệt hại do chúng gây ra. Đây là
nguyên tắc hết sức quan trọng vì khi rủi ro tín dụngxảy ra nó kéo theo sự thiệt hại thu
nhập, giảm tiềm năng lợi nhuận và nhịp độ phát triển ngân hàng trong tương lai.
- Hiệu quả kinh tế: Mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro tín dụnglà điều tiết
48

những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụngkhi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của
ngân hàng bỏ ra điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro tín dụngngân
hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.
- Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: Hệ thống quản trị rủi ro tín
dụngcần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũng
như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng. Điều này sẽ tạo sự
phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng.

1.3.4. Chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel
Theo Hiệp ước vốn Basel I và II, 27/9/2010, Ủy ban Basel về giám sát ngân
hàng (Basel Commitee on Banking Supervision - BCBS) được thành lập vào năm
1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát
triển (G10) tại thành phố Basel (Thụy Sỹ) nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng
loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại
diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước:
Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha,
Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý.
Cũng theo Hiệp ước vốn Basel I và II, 27/9/2010, Ủy ban Basel không có bất kỳ
một cơ quan giám sát nào, những kết luận của Ủy ban không có tính pháp lý và yêu
cầu tuân thủ đối với việc giám sát ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây
dựng và công bố những tiêu chuẩn, hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu
các báo cáo thực tiễn tốt nhất với kỳ vọng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi
phù hợp với quốc gia của họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách
tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của
các thành viên.
Tại Hiệp ước vốn Basel I và II, 27/9/2010, Năm 1998, Ủy ban đã phê duyệt một
văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), các ngân hàng cần xác
định tỷ lệ vốn tối thiểu cần có để bù đắp cho rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu
phải đạt 8% số tài sản được tính theo trọng số rủi ro, các trọng số rủi ro khác nhau với
các loại tài sản khác nhau sẽ có những yêu cầu về vốn khác nhau. Tuy nhiên, Basel I
chỉ mới nhìn nhận các nguy cơ từ rủi ro tín dụng.
Hiệp ước vốn Basel I và II , 27/9/2010, Năm 1999, Hiệp ước Basel I được sửa đổi
có tính đến rủi ro thị trường, theo đó rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung
và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường đề cập đến những thay đổi về giá trị thị
trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi
49

về giá trị của một loại tài sản nhất định.


Mặc dù có nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi vẫn còn
nhiều điểm hạn chế, đó là chưa đề cập đến một loại rủi ro ngày càng trở nên phức tạp
và ngày càng tăng, đó là rủi ro hoạt động.
Tháng 6/2004, một Hiệp ước mới về vốn được chính thức ban hành, gọi là
Basel II. Basel II đặt ra những quy tắc mới để chi phí vốn rủi ro tín dụng nhạy cảm với
rủi ro hơn, cải tiến các phép đo rủi ro tín dụng trong Hiệp ước Basel I, bổ sung những
yêu cầu về vốn đối với rủi ro hoạt động và trình bày chi tiết những “trụ” về giám sát và
kỷ luật thị trường.

1.3.4.1. Trụ cột 1 yêu cầu vốn tối thiểu (Minimum Capital Requirements)
Trụ cột 1 là luật lệ, theo đó gắn với yêu cầu vốn tối thiểu. Vốn yêu cầu được
tính toán theo ba loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị
trường và rủi ro hoạt động.
Basel II đưa ra các phương pháp tiếp cận để đo lường các loại rủi ro:
- Rủi ro tín dụng, gồm có hai cách tiếp cận:
+ Cách tiếp cận chuẩn hóa (SA): Phương pháp tiếp cận này đo lường ủi ro tín
dụng tương tự như Basel I, nhưng mức độ nhạy cảm rủi ro cao hơn vì phương pháp
này sử dụng các xếp hạng do các tổ chức xếp hạng tài chính độc lập cung cấp làm hệ
số khi tính toán tài sản điều chỉnh theo rủi ro.
+ Cách tiếp cận “cơ sở” và “cao cấp” dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB):
Phương pháp này chủ yếu dựa vào xếp hạng nội bộ do ngân hàng chỉ định cho những
đối tác. Chi phí vốn được tính từ những hàm số trọng số rủi ro ứng với mỗi danh mục
đầu tư hay danh mục tài sản. Mỗi danh mục tài sản có ba nhân tố chính:
(1) Các thành phần rủi ro bao gồm:” xác suất vỡ nợ (PD), nguy cơ vỡ nợ
(EAD), thua lỗ khi vỡ nợ (LGD), kỳ hạn (M) và các tham số khác ẩn trong hàm trọng
số rủi ro”.
(2) Các hàm trọng số rủi ro: “đây là công cụ để biến đổi các thành tố rủi ro
thành những tài sản có trọng số rủi ro và yêu cầu vốn. Có nhiều hàm tùy thuộc vào
hạng mục tài sản”.
(3) Yêu cầu tối thiểu: “những yêu cầu tối thiểu một ngân hàng phải đáp ứng để
có thể sử dụng cách tiếp cận IRB cho một hạng mục tài sản nhất định”.
- Rủi ro thị trường: “Đo lường bằng cách tiếp cận chuẩn hóa và cách tiếp cận
50

mô hình nội bộ (Value - at - risk VAR)”


- Rủi ro hoạt động: “Đo lường bằng phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản, phương
pháp dùng chuẩn hóa và phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA)”

1.3.4.2. Trụ cột 2 rà soát giám sát (Supervisory Review Process)


Trụ cột 2 liên quan đến việc đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình rà
soát giám sát các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro hệ thống, rủi ro
chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, gọi chung là rủi ro
còn lại (residual risk). Ủy ban Basel đưa ra bốn quy tắc cơ bản giám sát và quản trị
ngân hàng gồm:
- Các ngân hàng phải có một quy trình xác định mức vốn an toàn tương ứng với
cơ cấu rủi ro của ngân hàng và chiến lược duy trì mức vốn của mình.
- Các cơ quan quản lý phải xem xét và đánh giá việc xác định mức vốn an toàn
của nội bộ ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với quy định
về vốn tối thiểu, đồng thời các cơ quan quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời
nếu không hài lòng về kết quả đánh giá.
- Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với mức vốn cao
hơn mức vốn tối thiểu theo quy định.
- Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của ngân hàng
xuống thấp hơn mức tối thiểu và yêu cầu ngân hàng có biện pháp kịp thời nếu mức
vốn an toàn không được khôi phục và duy trì.

1.3.4.3. Trụ cột 3 nguyên tắc thị trường (Market Discipline)


Trụ cột này liên quan đến kỷ luật thị trường. Basel II nhấn mạnh vai trò của
kỷ luật thị trường trong việc củng cố những quy định về vốn và nỗ lực giám sát để
đảm bảo sự an toàn của ngân hàng và hệ thống tài chính. Khi đã xác định được
ảnh hưởng của phương pháp nội bộ với các yêu cầu vốn, Basel II cho rằng sự
công khai hóa sẽ giúp những người tham gia thị trường hiểu mối quan hệ giữa rủi
ro và vốn của một tổ chức. Vì những lý do đó, Basel II yêu cầu các ngân hàng
công khai hóa các thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến
khích các kỷ luật thị trường.

1.3.5. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động
Ngân hàng thương mại
Hoạt động rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, có thể được mô tả là một chu
51

trình gồm 04 bước như sau:

Nhận biếtrủi ro
Đo lường và
tín dụng phân tích rủi
Kiểmtích
Phân soátrủi
RỦI ro tín dụng
ro tín
RO TÍNdụng
DỤNG Quản lýrủi ro
tín dụng

Sơ đồ 1.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
1.3.5.1. Nhận biết rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Đây là quá trình xác định và phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn tồn tại trong
hoạt động tín dụng, bao gồm: rủi ro đang có, rủi ro chưa được phát hiện và rủi ro mới.
Ngân hàng bằng cách sử dụng nghiệp vụ và các công cụ để phân tích và nhận biết các
dấu hiệu rủi ro hiện hữu trong hoạt động cho vay của mình. Ngân hàng có thể căn cứ
trên các nhân tố dẫn đến rủi ro để xem xét. Xác định rủi ro phải là quá trình liên tục và
được hiểu ở cả cấp giao dịch và cấp danh mục.
Nhận diện rủi ro bao gồm các bước: Theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt
động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳ
và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng (12, 2006). [11].
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng kê tất cả các dạng rủi ro
đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: Lập bảng nghiên cứu, tiến hành
điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn
đề (18, tr.83). Kết quả phân tích sẽ cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân gây
ra rủi ro tín dụng, từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro hiệu quả.

1.3.5.2. Đo lường và phân tích rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp
Sau khi đã xác định được rủi ro, ngân hàng phải đánh giá được mức độ thua lỗ
và xác suất nảy sinh, đây chính là quá trình đo lường rủi ro. Việc đo lường rủi ro chính
xác và kịp thời là rất cần thiết giúp hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao.
Nếu không có một hệ thống đo lường rủi ro tốt, ngân hàng sẽ bị giới hạn về khả năng
giám sát và kiểm soát mức độ rủi ro của mình.
Để đo lường rủi ro một cách cụ thể nhất, có thể sử dụng rất nhiều các công cụ
và mô hình cả định lượng và định tính đã được các nhà phân tích đề cập đến. Một
52

trong các công thức được chấp nhận rộng rãi nhất để đo lường rủi ro là:

Sủ N = ầ 
ấ 
ấ ệ  á! độ !ủ ự ệ Nủ N
Ngoài ra, có thể sử dụng một số các công cụ để đo lường rủi ro đối với doanh
nghiệp như:
- Mô hình chất lượng 6C:
(1) Tư cách doanh nghiệp vay (Character): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng
doanh nghiệp vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ”.
(2) Năng lực của doanh nghiệp vay (Capacity): Doanh nghiệp vay phải có năng
lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự , và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của
pháp luật để ký kết hợp đồng tín dụng.
(3) Thu nhập của doanh nghiệp vay (Cashflow): Xác định nguồn trả nợ của
doanh nghiệp vay, dòng tiền vốn luân chuyển, doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ
hay không.
(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả
nợ vay cho ngân hàng.
(5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo
chính sách tín dụng từng thời kỳ.
(6) Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật
pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của nó là phụ
thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như
trình độ phân tích, đánh giá của cản bộ tín dụng.
- Mô hình điểm số Z:
Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh
nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp, phụ thuộc vào chỉ số tài chính của doanh nghiệp, tầm quan trọng
của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

T = , 3 V + , W V3 + X, X VX + , Y VW + ,  VZ
Trong đó:
X1: Tỷ số Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản
X2: Tỷ số Lợi nhuận tích lũy/Tổng tài sản
53

X3: Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản


X4: Tỷ số Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn
X5: Tỷ số Doanh thu/Tổng tài sản
Điểm số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Nếu Z thấp
hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao
Z < 1,8: Doanh nghiệp có khả năng rủi ro cao
1,8 < Z < 3: Không xác định được.
Z > 3: Doanh nghiệp không có khả năng vỡ nợ
Bất kỳ doanh nghiệp nào có điểm số Z < 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ
rủi ro tín dụng cao.
Phương pháp này đơn giản song mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm
doanh nghiệp có rủi ro và không có rủi ro. Trên thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm
năng của mỗi doanh nghiệp khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi đến mức không
trả được cả gốc và lãi vay. Ngoài ra, không tính các nhận tố khó định lượng như điều
kiện kinh doanh, thị trường thay đổi, uy tín của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với ngân hàng và các đối tác, cơ quan chính trị hay các yếu tố vĩ mô như sự
biến đổi của chu kỳ kinh tế,...
- Đánh giá rủi ro danh mục: Phương pháp xác định rủi ro tới hạn - Value at risk (VAR).
VAR của danh mục được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất
định sau khi loại trừ đi những trường hợp xấu nhất hiếm khi xảy ra. Đây là phương
pháp đánh giá rủi ro dựa trên hai tiêu chuẩn: Giá trị danh mục cho vay và khả năng
chịu đựng rủi ro tín dụng của ngân hàng.
VAR có thể hiểu là: Nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt thì tổn thất tối đa trong
X% các trường hợp sẽ không vượt quá V đồng trong vòng N ngày. V: là giá trị rủi ro
phụ thuộc vào độ tin cậy, thời gian đo lường VAR, và sự phân bổ lãi/lỗ trong khoảng
thời gian này (độ lệch chuẩn)
Giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất. Một số nhà
nghiên cứu đã tranh luận rằng VAR có thể giúp nhà quản trị lựa chọn được một danh
mục các khoản cho vay có phân phối thu nhập như nhau nhưng tiềm năng rủi ro thấp
cao hơn
- Đánh giá rủi ro khoản vay
54

Theo Basel II (2006), có thể tính toán xác suất rủi ro dự kiến hay tổn thất dự
kiến EL (Expected loss) theo khả năng vợ nợ PD (Probability of default) với mức độ
tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss given default) và tổng dư nợ của khách hàng tại thời
điểm khách hàng không trả được nợ EAD (Expsure at default) theo công thức sau:

[\ = []#  ^#  \_#
Nếu mỗi món vay được xem như một phép thử, nếu có số liệu thống kê rủi ro
đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất bị rủi ro của
từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh
vực đầu tư.

1.3.5.3. Quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp


Ngân hàng cần có hệ thống thông tin quản lý hiệu quả để giám sát các mức độ
rủi ro đồng thời có thể xem xét lại kịp thời trạng thái rủi ro và các trường hợp ngoại lệ.
Báo cáo quản trị cần phải thường xuyên, kịp thời, chính xác, nhiều thông tin và cần
cung cấp tới các cá nhân thích hợp để đảm bảo hành động kịp thời khi cần thiết.
Việc quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng cùng cần chú ý:
- Cần có hệ thống theo dõi và đánh giá mức độ tín nhiệm đối với doanh nghiệp vay;
- Tất cả các trạng thái giao dịch liên quan đến lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa,
TSBĐ,... đều cần phải được đánh giá lại theo giá thị trường nhằm mục đích giám sát
tốt nhất các rủi ro liên quan;
- Lập giới hạn rủi ro đối với mỗi loại khoản vay theo danh mục đầu tư, theo
ngành hàng kèm theo đó là các định mức về trạng thái và giới hạn tổn thất liên quan;
- Xử lý rủi ro tiềm ẩn: sau khi đã xác định và đánh giá rủi ro liên quan, ngân hàng
có thể lựa chọn sử dụng một trong bốn nhóm kỹ thuật quản trị rủi ro như: Tránh - hạn chế
rủi ro, giảm thiếu - phòng ngừa rủi ro, chuyển đi - mua bảo hiểm, và chấp nhận rủi ro.

1.3.5.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Hoạt động kiểm soát, xử lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phải được thực
hiện ở nhiều cấp với nhiều mức độ khác nhau. Ở cấp Hội đồng Quản trị (Hội đồng thành
viên) và Ban điều hành được thực hiện thông qua việc nhận được các bản trình bày và
báo cáo định kỳ về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, sự tuân thủ và các ngoại lệ về
rủi ro tín dụng, báo cáo thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Ở cấp độ phòng
ban gồm: Việc kiểm tra các hoạt động rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, thực trạng
rủi ro tín dụng, các báo cáo tình trạng và ngoại lệ rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
55

Các báo cáo về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phải cung cấp thông tin thích hợp,
chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá tính hiệu quả trong công tác quản trị
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp để phát hiện sai sót nhằm sửa chữa và hoàn thiện
hơn. Ngân hàng cần giám sát hàng ngày đối với lĩnh vực có rủi ro tín dụng cao và dự
báo các rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tiềm ẩn, lập dự phòng ngay từ giai đoạn
đầu. Định kỳ xem lại chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Để hoạt động kiểm soát rủi ro được hiệu quả, ngân hàng cần thiết lập và truyền
đạt các hạn mức rủi ro thông qua các chính sách hạn chế rủi ro, các tiêu chuẩn và các
thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ, các cấp lãnh đạo. Các giới hạn
rủi ro sẽ được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát các rủi ro khác nhau liên
quan đến hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Ngân hàng
cũng cần thẩm tra và đối chiếu trực tiếp để phát hiện các sai sót hoặc các vấn đề tiềm
ẩn trong hoạt động cho vay, báo cáo lên lãnh đạo cấp cao phù hợp. Ngân hàng cần
phải có các quy trình, trình tự phê duyệt,... được ghi chép đầy đủ bằng các văn bản và
được ban hành thống nhất trên toàn hệ thống.

1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại
1.3.6.1. Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan bao gồm: (1) môi trường pháp lý, đó là sự đồng
bộ, rõ ràng, đầy đủ và tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật và văn
bản dưới luật liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng và hoạt động của doanh
nghiệp vay vốn. (2) Môi trường kinh tế vĩ mô, như tăng trưởng kinh tế, lạm phát,
việc làm, thu nhập, thâm hụt ngân sách, nợ công,…Điều hành chính sách kinh tế
vĩ mô, trực tiếp là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư,…(3)
Quản lý của NHNN hay quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Mức độ hội
nhập của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống tài chính, tình trạng buôn lậu và
cải cách thủ tục hành chính,….(4) Trình độ quản trị điều hành và năng lưc tài
chính của doanh nghiệp vay vốn.

1.3.6.2. Nhóm nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng thương mại
(1) Nhân tố cơ chế, chính sách của NHTM: Thiếu chính sách tín dụng, thiếu các
tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp quá tập trung, thiếu sự kiểm
soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
NHTM sẽ không được thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi.
56

Ngân hàng cần thiết phải đưa ra chính sách kiểm tra chặt chẽ trong, trước và sau
khi cho vay đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng quy trình tín dụng đối với
doanh nghiệp dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định
được đưa ra một cách thận trọng, hiệu quả. Ngân hàng cũng cần xây dựng một quy
trình thu nợ gốc, lãi, và các khoản phí khác phù hợp với điều khoản trả nợ. Cần thiết
phải có các quy định giải quyết các vấn đề của các khoản vay không được thực hiện và
cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong trường hợp việc cho vay bị tổn thất. Hệ thống
báo cáo của ngân hàng phải thông báo kịp thời, chính xác trạng thái tín dụng của
doanh nghiệp, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết kịp thời về doanh
nghiệp vay để bảo đảm liên tục đánh giá được trạng thái rủi ro.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú, đa dạng nhưng đồng thời
cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và
hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được các thế mạnh
của mỗi ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro
tín dụng ngân hàng.
Các quy chế, chính sách tín dụng hiện đại thường quy định tổng dư nợ một
ngân hàng được phép đầu tư, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối với một doanh
nghiệp, một nhóm pháp nhân có liên quan nào vượt hơn một tỷ lệ nhất định tính trên
tổng số vốn và dự phòng của ngân hàng đó. Trong phạm vi này, các nhà quản lý ngân
hàng có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của cả ngành ngân
hàng và từng ngân hàng để bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền và ngăn chặn các
tình huống có thể gây ra rủi ro cho cả hệ thống NHTM.
Hầu hết các quốc gia đều hạn chế mức tín dụng đối với một doanh nghiệp trong
khoảng từ 20-25% tổng vốn, dù một số nơi, tỷ lệ này thể lên tới 30-40%. Ủy ban Basel
về giám sát ngân hàng khuyến nghị nên áp dụng tỷ lệ tối đa là 25%, có thể giảm xuống
10% khi thực tế cho phép. Mức ngưỡng phải báo cáo cho cơ quan quản lý chức năng
thường dược đặt thấp hơn mức tỷ lệ tối đa. Khi đó, các nhà quản lý có thể quan tâm
đặc biệt đến những khoản vay vượt trên tỷ lệ ngưỡng và yêu cầu các ngân hàng có biện
pháp phòng ngừa trước khi việc tập trung phòng ngừa rủi ro trở thành nguy cơ. Trong
bất kỳ trường hợp nào, các ngân hàng do đặc trưng hoạt động, luôn phải chịu rủi ro
ngành nghề. Do vậy, mỗi NHTM cần có chính sách giới hạn mức dư nợ cho vay cao
nhất đối với ngành nghề kinh tế hoặc cho một khu vực đại lý hẹp. Ngoài ra, mỗi
NHTM cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát các rủi ro này một cách tốt nhất và đánh
giá tác động do sự thay đổi theo chiều hướng xấu của chất lượng các khoản vay và cân
đối lỗ lãi. Các ngân hàng cũng cần phải có một cơ chế tổ chức để giải quyết các rủi ro
57

tăng lên. Ngoài ra, ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với tình hình dư
nợ tại ngân hàng mình. Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro thường được quy định ở
mỗi nước khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưa ra trên cơ sở con số thống kế hiện tại
về mức độ rủi ro của các ngân hàng. Ở những nước có hệ thống luật pháp cho việc
quản lý các khoản nợ phát triển thì áp dụng tỷ lệ trích lập thấp hơn. Điển hình như ở
Mỹ thì quy định mức trích lập khoảng 10% đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu
chuẩn, 50% đối với các khoản nợ khó đòi và 100% đối với những khoản tín dụng thua
lỗ. Còn ở những nước đang phát triển như Thái Lan thì mức độ trích vào khoảng 20-
25% đối với khoản nợ không đủ tiêu chuẩn, 50-75% đối với khoản nợ khó đòi và
100% đối với khoản nợ mất mát. Tại Việt Nam, trích lập dự phòng cụ thể đối với 5
nhóm nợ (Nhóm 1- nhóm 5).
Việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng là một
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp bởi nếu một mô hình quản trị rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ dẫn tới những rủi
ro tiềm ẩn lớn nhất là trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của các NHTM.
(2) Nhân tố cán bộ NHTM: Trong mọi vấn đề, nhân tố con người bao giờ cũng
là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. Do vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp tại NHTM rất cần thiết phải đặt nhân tố con người bao gồm: cán
bộ ngân hàng và doanh nghiệp vay lên hàng đầu. Muốn vậy, việc tuyển dụng cán bộ
vào làm việc tại ngân hàng phải đòi hỏi công khai và minh bạch. Cán bộ được tuyển
dụng phải bảo đảm có trình độ và đạo đức.
Việc đánh giá doanh nghiệp vay vốn cũng hết sức quan trọng. NHTM có thể sử
dụng biện pháp chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng. Đó là quá trình trong đó
xác định cấp độ rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, một món vay hoặc một loại tài
sản dược doanh nghiệp dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nói chung, mọi doanh
nghiệp vay, mọi khoản vay đều phải được đánh giá phân loại kỹ càng.
(3) Chấm điểm doanh nghiệp và phân loại tín dụng đối với doanh nghiệp là một
công cụ quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng. Chấm điểm doanh nghiệp là quá trình
xếp doanh nghiệp theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định
lượng. Việc chấm điểm doanh nghiệp sẽ giúp NHTM sàng lọc được những khách hàng
không tốt, từ đó có những chính sách cụ thể đối với mỗi loại doanh nghiệp (chính sách
cấp tín dụng, chính sách lãi suất…)
Doanh nghiệp vay hoặc các khoản vay được chấm điểm, phân loại tại thời điểm
gốc và cần được đánh giá, phân loại lại (theo mức độ rủi ro) sau một thời gian. Việc
58

đánh giá lại này dựa vào thực tế hoạt động và sử dụng vốn tín dụng của người được
cấp tín dụng.
(4) Nhân tố công nghệ: Hiện nay, các ngân hàng đều đã trang bị hệ thống
thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp, online trực
tuyến với các giao dịch. Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công nghệ
đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Công
nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản
phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ
thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn,
từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn.
Các nhân tố trên vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi
phối lẫn nhau, có thể làm cho hoạt động của NHTM giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất
lượng tín dụng…

1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ở một số nước
trên Thế giới và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thái Lan
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998, hệ thống
ngân hàng Thái Lan bị chao đảo, nhiều NHTM bị phá sản hoặc phải sát nhập. Tình
hình đó, buộc các NHTM phải xem lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình
trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro. Vì
vậy, một loạt các thay đổi cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để. Một số nét đặc
trưng phải kể đến đó là:
Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu
trong quy trình giải quyết các khoản vay đối với doanh nghiệp. Cụ thể các khâu của
quy trình tín dụng đối với khách hàng vay là doanh nghiệp: tiếp xúc khách hàng; Phân
tích tín dụng; Thẩm định tín dụng; Phân tích đánh giá rủi ro tín dụng; Quyết định cho
vay; Thủ tục, giấy tờ hợp đồng giải ngân; Đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay. Từ
đó xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp theo
nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm thành 2 bộ phận: tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ
phận thẩm định (áp dụng tại Bangkok Bank) hoặc thành 3 bộ phận: Marketing khách
hàng, thẩm định và bộ phận quyết định cho vay (áp dụng tại Siam Commericial Bank).
59

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng: Hầu hết
các ngân hàng Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến
dòng tiền của khách hàng vay, không tuân thủ nguyên tắc trong tín dụng nên giai đoạn
1997-1999 nợ xấu lên tới 40%. Hiện nay, các ngân hàng đã thực hiện nghiêm ngặt nguyên
tắc tín dụng, đặc biệt thông tin tín dụng. Trên cơ sở báo cáo tài chính và các nguồn thông
tin, ngân hàng xác định vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư, tiến hành dự
báo rủi ro trong tương lai, các phương án và khả năng khắc phục của doanh nghiệp..
Khi doanh nghiệp đến vay vốn cán bộ ngân hàng phải giải quyết được các vấn
đề sau mới quyết định cho vay: Tư cách, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, có
tin tưởng được không? Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động nào thành
công, hoạt động nào không thành công? Mục đích của khoản vay là gì? Nguồn trả nợ
là gì? (dòng tiền tệ và khả năng trả nợ); ngân hàng có kiểm soát được doanh nghiệp sử
dụng tiền vay không? Doanh nghiệp có năng lực, kiến thức quản trị, điều hành doanh
nghiệp không? Thực trạng tài chính của doanh nghiệp...
.Quy trình trên có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

Tiếp xúc doanh Phân tích Thẩm định Phân tích, đánh
giá rủi ro tín dụng
nghiệp vay tín dụng tín dụng
doanh nghiệp

Quyết định Thủ tục, giấy tờ hợp Đánh giá chất lượng xem lại
cho vay đồng giải ngân khoản vay.

Sơ đồ 1.4. Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vay của Ngân hàng Thái Lan
Thứ ba, thực hiện nguyên tắc cho điểm doanh nghiệp vay: Hầu hết các ngân
hàng Thái Lan áp dụng cho điểm doanh nghiệp để quyết định cho vay. Thường áp
dụng việc chấm điểm doanh nghiệp theo các mô hình điểm số Z và mô hình điểm số
tín dụng tiêu dùng. Áp dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ quyết định tự động
đối với khoản vay thế chấp, cho vay doanh nghiệp theo các hình thức phổ biến...
Thứ tư, giám sát khoản vay của doanh nghiệp: Công tác kiểm tra, giám sát
trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường, trên cơ sở thông tin thu thập được để
đánh giá xếp loại doanh nghiệp và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Thứ năm, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: Hầu hết các Ngân hàng Thái Lan
quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần từ mức phán quyết cho Giám đốc
Chi nhánh cho đến hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị...
60

Ngoài những nội dung trên, hầu hết các Ngân hàng Thái Lan đều coi trọng việc
đào tạo theo từng vị trí công việc để nâng cao trình độ, kỹ năng, tạo khả năng thực thi
độc lập nhiệm vụ được phân công cho cán bộ, nhân viên ngân hàng. Các ngân hàng
đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với doanh nghiệp trong
lĩnh vực bất động sản bởi đây là lĩnh vực có rủi ro cao.

1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hàn Quốc


Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Phát triển
Hàn Quốc (KDB) thể hiện qua 5 nội dung cơ bản: (1) Chiến lược, hạ tầng quản trị rủi ro;
(2) Mô hình quản trị rủi ro; (3) Hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (4) Hệ thống phê duyệt
tín dụng; (5) Hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng” (48, 2012). [53].

1.4.2.1. Chiến lược quản trị rủi ro


KDB xác định chiến lược rủi ro hướng tới tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi
ro chấp nhận được là tối ưu hóa phân bổ vốn rủi ro. Rủi ro nên được xem xét trên cả hai
mặt là cơ hội và thách thức, và không chỉ trên tác động của nó tới các khía cạnh định
lượng như vốn kinh tế, mức độ biến động của lợi nhuận... mà còn trên cả những ảnh
hưởng tiềm tàng tới cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động và danh tiếng của ngân hàng.

1.4.2.2. Mô hình quản trị rủi ro


Phù hợp với mục tiêu hoạt động, KDB xây dựng lộ trình hướng tới mô hình
quản trị rủi ro hiện đại với từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 của quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là tuân thủ các
nguyên tắc quản lý theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
nhằm tính toán ba cấu phần PD- xác suất doanh nghiệp không trả được nợ, LGD- tỷ lệ
tổn thất dự kiến (%) trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ và EAD- số dư
nợ rủi ro. Dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽ phát triển
các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu
tiên là tính toán, đo lường rủi ro tín dụng qua EL - tổn thất dự kiến và UL - tổn thất
ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng, cụ thể:

ELi = PD x LGD x EAD

UL = độ lệch tiêu chuẩn của EL = LGD x EAD x rPD(1 − PD)

Tuy nhiên, việc đo lường, tính toán vốn tối thiểu cần duy trì để bù đắp rủi ro
cho các khoản vay không chỉ dừng lại ở những khoản vay đơn lẻ mà còn tính toán đến
rủi ro của cả danh mục tín dụng.
61

Giai đoạn 2: là quản lý rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn
thất dự kiến (Elp) và ngoài dự kiến (Ulp) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác
định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức
rủi ro tập trung của cả danh mục.

Elp = ∑ Eli

Ulp = r∑∑Uli Ulj Pij

Giai đoạn 3: Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo
mức rủi ro tương ứng. Khi các thước đo rủi ro tín dụng là EL và UL đã được lượng
hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro
cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro.
Giai đoạn 4: Cao hơn việc quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo rủi
ro, ngân hàng hướng tới việc quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM -
Active credit portfolio mangement) thay vì quản lý rủi ro danh mục một cách thụ động
bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng
ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).
Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất mà ngân hàng đạt được là quản trị rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp trên cơ sở giá trị (Value - based management - VBM).
Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến
danh mục đầu tư đều được xác định, giúp cho công tác quản trị rủi ro được hiệu quả,
chính xác.

1.4.2.3. Hệ thống quản lý hạn mức rủi ro


Quản lý hạn mức rủi ro bao gồm hai cấp độ là giới hạn tín dụng theo ngành và
theo doanh nghiệp vay. Đối với ngành hàng, hạn mức được xác định trên cơ sở kết hợp
việc đánh giá giữa dấu hiệu (tầm nhìn dài hạn) và xếp hạng (tầm nhìn ngắn hạn) để
đưa ra định hướng tăng trưởng, duy trì hay rút lui. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức
theo từng ngành nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành hàng cụ thể, đồng
thời tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản lý rủi ro từng ngành. Với danh mục đầu
tư tín dụng của mình, KDB phân loại thành 25 ngành nhỏ để quản lý. Rủi ro của mỗi
ngành được lượng hóa dựa trên các tiêu chí và tỷ trọng của từng tiêu chí, chẳng hạn:
Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro (Risk adjusted profit), tỷ lệ rủi ro tập trung, rủi ro thị
trường, xếp hạng ngành và các yếu tố đánh giá định tính.
Hàng năm, KDB tiến hành phân tích đánh giá các ngành hàng cần chú ý dựa
trên danh sách sơ bộ các ngành hàng bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận đánh giá
62

kỹ thuật và bộ phận phê duyệt tín dụng sẽ thẩm tra một cách kỹ lưỡng và gửi báo cáo
phân tích cho Hội đồng quản lý ngành để xem xét, lựa chọn cuối cùng các ngành cần
chú ý và tiến hành các chương trình quản lý đặc biệt đối với ngành này.
Căn cứ trên hạn mức rủi ro ngành và kết quả xếp hạng tín dụng ngành, hạn mức
rủi ro của doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp lớn) được xác định như sau:
Hạn mức rủi ro = Giá trị nhỏ nhất giữa khả năng trả nợ doanh nghiệp và khả
năng chấp nhận rủi ro của KDB. Trong đó:
- Khả năng trả nợ của doanh nghiệp = Giá trị doanh nghiệp - Các khoản nợ vay
từ các TCTD khác;
- Khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng = Vốn yêu cầu x Hạn mức được cấp
cho hạng tín dụng.
Ngoài hạn mức rủi ro cho từng doanh nghiệp, KDB cũng thiết lập hạn mức rủi
ro cho nhóm doanh nghiệp có liên quan.
Trường hợp hạn mức rủi ro của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh
nghiệp có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các quyết định cấp tín dụng phải
được phê duyệt bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên). Đối với các
giao dịch có mức độ rủi ro cao, hệ thống đưa ra các tiêu thức nhận dạng và quản lý
hạn mức rủi ro chặt chẽ.

1.4.2.4. Hệ thống phê duyệt tín dụng


Hệ thống phê duyệt tín dụng của ngân hàng thể hiện ở vai trò, chức năng và
thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình phê duyệt tín dụng. Hệ thống
được thiết lập theo từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp: Doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp nhỏ và vừa, định chế tài chính. Mô hình phê duyệt tín dụng KDB gồm: bộ phận
lập kế hoạch, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận tín dụng, trung tâm nghiên cứu ngành,
vai trò của bộ phận xét duyệt tín dụng, bộ phận đánh giá kỹ thuật / hỗ trợ công nghệ,
bộ phận tư vấn và bộ phận quan hệ khách hàng.

1.4.2.5. Hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng


Hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng của KDB được thiết lập một cách độc lập, áp
dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng
và toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản lý hàng ngày và đưa
ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro. Hệ thống cũng cho phép ngân
hàng kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách
hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ pháp
63

luật. Hệ thống cũng là công cụ giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng như
các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ
được báo cáo trực tiếp lên Ủy ban quản lý rủi ro.
Hệ thống cảnh báo sớm của KDB được xây dựng từ năm 2000, với mục
tiêu tối thiểu hóa tổn thất và tăng cường tính an toàn cho các khoản tín dụng bằng
cách nhận biết sớm các dấu hiệu không trả được nợ của doanh nghiệp để đưa ra
các giải pháp xử lý thích hợp.
Hệ thống này được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn với
tổng mức vốn vay trên 1 tỷ KRW. Hệ thống gồm (i) đánh giá định kỳ, được thực hiện
hàng quý vào các tháng 2, 5, 8, 11; (ii) đánh giá tức thì được thực hiện để nhận biết các
sự kiện như doanh nghiệp bị xảy ra nợ quá hạn hay bán nợ ở bất kỳ TCTD nào; (iii)
đánh giá khi cần thiết được thực hiện khi ngân hàng nhận thấy có một sự kiện kinh tế
quan trọng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Với sự hỗ trợ của hệ thống cảnh báo sớm, chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của
ngân hàng được nâng lên nhờ việc giảm thiểu và ngăn chặn sớm những nguy cơ xảy ra
tổn thất.

1.4.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Mỹ


Thứ nhất, hầu hết các Ngân hàng ở Mỹ có sự phân định rõ chức năng các Ban
trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:

- Ban lãnh đạo: Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất. Ban lãnh đạo phân bổ
nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban
lãnh đạo đề ra mức rủi ro của ngân hàng; đề ra mục tiêu chiến lược và các quy định
chung áp dụng trong toàn ngành ngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của
các cán bộ tín dụng nếu thấy nghi ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất, hoặc
ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Bao gồm các cán bộ cao cấp, đứng đầu là
trưởng ban. Ban này phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì một hình thức quản trị rủi
ro tín dụng hoàn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp,
dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù
hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín
dụng nếu xét thấy chúng có thể gây ra rủi ro bất thường; xem xét trao quyền cấp tín
dụng cho những cán bộ có đủ năng lực; lập báo cáo về đầu tư gián tiếp, tập trung đánh
64

giá chất lượng các thông tin rủi ro, tiến trình xử lý rủi ro đối với tất cả các trường hợp
quá hạn mức tín dụng cho phép.

- Ban quản trị hạn ngạch tín dụng: Những người quản trị hạn ngạch tín dụng có
nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông qua các
khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó. Những người
quản trị hạn ngạch tín dụng còn có trách nhiệm phát triển chiến lược kinh doanh, xét
và duyệt cho vay các chương trình tín dụng, quản trị đầu tư gián tiếp và kiểm tra chất
lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.
- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm
làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát
triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị
và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đưa ra sự đánh giá độc lập về các
hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản trị tín
dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.
Thứ hai, các Ngân hàng của Mỹ thực hiện đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp
vay: việc đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp vay tập trung vào những điểm chủ yếu
theo truyền thống “Tín dụng 5 C” như sau:
- Năng lực quản trị của doanh nghiệp vay (Character of management);
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp vay (Fianancial capacity of the venture);
- Thế chấp đảm bảo khoản vay (Collateral security);
- Lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động (Condition of the industry)
- Các điều khoản và điều kiện tín dụng.(Condition of terms).
Để đưa ra một quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay thì
phải đánh giá thận trọng dựa vào các chỉ tiêu đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao
gồm quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản
vay trước đó, kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi ro của
khoản vay.
Thứ ba, các ngân hàng có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt
- Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và
tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân
viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.
65

- Quyền phê duyệt: Việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được
quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách nhiệm về cho vay và phải
thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.

1.4.4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng khác trên Thế giới
Rất nhiều NHTM trên Thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín
dụng ngay sau khi Basel II có hiệu lực. Nhiều NHTM ở Châu Âu, Nhật Bản, Australia
đã áp dụng cách tiếp cận đo lường hiện đại AMA (Advanced Measurement Approach).
Kết quả nghiên cứu do Ủy ban Basel thực hiện với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho
đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn rủi ro hoạt động của các NHTM sử dụng AMA
thấp hơn các NHTM không sử dụng AMA. Hơn 50% NHTM Tây Ban Nha đã thực
hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị rủi ro hoạt động như: thành
lập một bộ phận riêng biệt chuyên về rủi ro hoạt động, đổi mới hệ thống báo cáo và áp
dụng công nghệ hiện đại.
Khung quản trị rủi ro hoạt động cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho
phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng nhằm nâng cao năng lực
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Một số NHTM sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp, như ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro hoạt động. Các chỉ
số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể - và đấy là điều kiện để
ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Citibank sử dụng
phần mềm CLS (continuous linked settlement). Citibank thực hiện quản trị rủi ro tín
dụng theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi
ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường
xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp được đưa ra. Các hoạt động này được tài liệu hóa và công
bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng chính được xác định kỹ lưỡng
và cụ thể - và đấy là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp.
Khung quản trị rủi hoạt động cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù
hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng. Ngân hàng Singapore (DBS) đã
cụ thể hóa khung quản trị trên như sau:
66

Hình 1.1. Khung quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng Singapore (DBS)
Nguồn: www.dbs.com.sg
Các rủi ro hoạt động được phân tích trên hai giác độ: tần suất xuất hiện và mức
độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình
giảm thiểu các mức rủi ro hoạt động như: kiểm soát nội bộ, bảo hiểm quốc tế. Tại
DBS, các công cụ và kĩ thuật quản trị rủi ro hoạt động được sử dụng như kiểm soát tự
đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo

1.4.5. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp cho
Ngân hàng thương mại Việt Nam
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp không chỉ là vấn đề xử lý nợ xấu
mà nó còn bao hàm nhiều vấn đề như việc phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng... Từ
kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của một số ngân hàng tại
các nước phát triển, đang phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM ở Việt
Nam, có thể kể đến là:
Một là: Áp dụng triệt để các nguyên tắc vàng về quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy
ban Basel. Để thực hiện nguyên tắc này, cả NHTM và NHNN đều phải vào cuộc.
NHNN cần đảm bảo các nguyên tắc của Basel bằng cách ban hành các văn bản, thông
tư, chỉ thị, hướng dẫn... tuân thủ đúng với nguyên tắc Basel II.
Về vấn đề cấu trúc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, NHTM cần
thành lập/hoàn thiện Ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó rủi ro tín dụng là một
67

bộ phận. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia
vào quá trình tạo rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro.
Đối với NHTM, tất cả các cấp từ Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Ban
Tổng Giám đốc và tất cả các cán bộ, nhân viên đều phải nhận thức được tầm quan
trọng của rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành
viên) nên thuê tư vấn xây dựng khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp phù hợp cho ngân hàng của mình và môi trường kinh
doanh”. Trong đó hai vấn đề chủ chốt là: (i) Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, (ii) hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp - đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Chiến lược quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp thường bao gồm các vấn đề sau đây:
- Xác định rủi ro hoạt động và nhận biết các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp;
- Mô tả hồ sơ tín dụng (Ví dụ như các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ
thuộc vào quy mô, sự phức tạp của hoạt động kinh doanh...);
- Mô tả về các trách nhiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vào
tổng thể quản trị rủi ro nói chung của ngân hàng;
Hai là: Xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
theo hướng tiếp cận những phương pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
hiện đại, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả. Bởi
nếu chính sách được ban hành chuẩn mực thì sẽ giúp nhà quản trị và cán bộ tín dụng
trực tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục
đầu tư tín dụng phù hợp (71).
Ba là: Nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hóa rủi ro tín dụng.
Thông qua đó giúp những nhà quản trị phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các
nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục.
Để hoàn thành hệ thống đo lường, lượng hóa rủi ro theo thông lệ tốt nhất, ngân
hàng nên xây dựng các thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn đến ra quyết
định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng. Ngân hàng
cũng xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí tương lai thay vì
dựa quá nhiều vào kết quả hoạt động trong quá khứ như trước đây, và đưa vào triển
khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.
NHTM cần chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng nhằm thiết
kiệm thời gian cũng như tăng tính trách nhiệm đối với các cán bộ tín dụng về quyết
68

định của mình, phát huy sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ.
Bốn là: Xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp và
sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích xử lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Các NHTM nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập
thêm các thông tin tổn thất. Nếu có điều kiện, tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân
tích, đánh giá và xử lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Các NHTM nên tham gia
các tổ chức bên ngoài, tăng cường đối thoại với ngân hàng bạn, NHNN để chia sẻ
thông tin tổn thất.
NHNN, Hiệp hội ngân hàng và các NHTM cần tránh tình trạng giấu thông tin
về rủi ro tín dụng. Những thông tin cần cung cấp ngân hàng dữ liệu tổn thất gồm: Tổng
số tiền thiệt hại (trước khi được khôi phục); Trợ cấp bảo hiểm và những khôi phục
khác; Loại rủi ro tương ứng; Lĩnh vực kinh doanh, nơi xảy ra tổn thất; Ngày, tháng
xuất hiện biến cố và khám phá sự kiện; Nguyên nhân của sự kiện.
Năm là, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ các yếu tố bên
trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần
hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp
tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá
cứng nhắc và có lỗ hổng. Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo
dưỡng và cập nhật thườn xuyên. Những chức năng cơ bản của những phần mềm ứng
dụng cho rủi ro tín dụng ít nhất cần bao gồm: (i) nhập dữ liệu được phân cấp (dữ liệu
tổn thất, các chỉ số rủi ro, các phản hồi để đánh giá rủi ro; (ii) tập trung đánh giá trên
mọi phạm vi kinh doanh (xác định của quy định điều chỉnh và vốn đầu tư, sự tập hợp
và sự so sánh các kết quả mọi thành phần rủi ro tín dụng báo cáo cho Hội đồng quản
trị; (iii) Tập trung và/hoặc phân cấp quản lý.
Sáu là, ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần
quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt
động kinh doanh bằng cách rà soát thường xuyên các rủi ro chính như tín dụng, lãi
suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các rủi ro ngày không vượt quá mức chấp
nhận được. Các phương pháp đo lường rủi ro được củng cố thông qua phân tích hậu tố
về tỷ lệ chính xác của các mô hình đo lường. Để đảm bảo quản lý rủi ro được áp dụng
nhất quán trong toàn bộ hệ thống, ngân hàng cần phát triển các hệ thống quản lý rủi ro
tương tự cho các Chi nhánh và Công ty trực thuộc tại nước ngoài. Riêng rủi ro tín
dụng, ngân hàng hoàn thiện Hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các
biến động về khối lượng rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo
69

không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất quán mức khẩu vị rủi ro
của ngân hàng.
Bảy là, tuân thủ quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
đúng với quy định của Thống đốc NHNN từng bước đưa hoạt động tín dụng theo
hướng chuẩn hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cuối cùng là hạn chế tối đa các nguyên nhân rủi ro tín dụng từ bên ngoài, xây
dựng các phương án, đưa ra tình huống sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời
hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hỏa hoạn gây ra rủi ro tín dụng. Giải pháp
cho việc đưa ra quyết định lựa chọn thay thế là: công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi
rủi ro cho bên thứ ba (ví dụ thông qua bảo hiểm); tránh rủi ro bằng cách ngừng hoạt
động kinh doanh; giảm thiểu rủi ro hoạt động bằng đo lường các rủi ro khác (chẳng
hạn như mở rộng của hệ thống kiểm soát, giới thiệu về công nghệ thông tin cho hệ
thống tự động nhận dạng sai sót). Những biện pháp này được bổ sung liên tục nhằm
hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp tục kinh doanh trong trường hợp
không ngăn chặn được rủi ro.
70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu tổng quan và phân nhóm về các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước về vấn đề rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Trên Thế giới
có rất nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro tín dụng. Quan điểm rủi ro tín dụng ở các
quốc gia và trong nền kinh tế dưới góc nhìn của các chủ thể khác nhau cũng có sự
khác biệt. Rủi ro tín dụng ngân hàng là yếu tố khó xác định. Đến nay, chưa có sự
thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về cách xác định rủi ro tín dụng. Nhưng rủi ro tín
dụng ngân hàng thể hiện tập trung nhất thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay.
Có một số công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng, các tác giả thực hiện nghiên
cứu trên các NHTM bị thua lỗ và chỉ ra rằng điều kiện kinh tế riêng biệt của địa
phương cùng sự yếu kém trong hoạt động quản lý ngân hàng là nguyên nhân chính dẫn
đến rủi ro tín dụng. Hay thực hiện trên các NHTM lớn chỉ ra điều kiện kinh tế vĩ mô
thuận lợi, yếu tố tài chính, điều kiện tín dụng, quy mô ngân hàng, chiến lược tín dụng
tác động đến khoản nợ xấu tại NHTM. Trên Thế giới cũng như Việt Nam có nhiều giả
thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố
vĩ mô và yếu tố vi mô tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM.
Bên cạnh đó có một số bài báo, Luận án Tiến sĩ tại Việt Nam nghiên cứu về vấn
đề rủi ro tín dụng, chủ yếu tập trung nghiên cứu các khía cạnh rủi ro, thực trạng rủi ro
tín dụng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và quản trị rủi ro tín dụng tại các
NHTM. Nhiều Luận án đã chỉ rõ hậu quả rủi ro tín dụng, phân tích nhân tố ảnh hưởng
đến việc đảm bảo an toàn tín dụng của NHTM.
Bên cạnh đó, Chương 1 cũng nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM. Quản trị rủi ro nói chung
và rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng đang trở thành một nội dung quan
trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng
một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp hiệu quả thì việc tăng
cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và phù hợp
với năng lực thực tế của ngân hàng là đặc biệt quan trọng. Chương 1 đã đi đến khẳng
định rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong đó,
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng rủi ro tín dụng
của NHTM. Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan khác nhau dẫn đến nhiều hậu quả làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như
uy tín của ngân hàng. Bởi vậy việc không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp là tất yếu khách quan đảm bảo sự phát triển ổn định, bền
71

vững của bất kỳ NHTM nào. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là trọng
tâm trong quản trị điều hành của các NHTM Việt Nam, bao gồm hệ thống chiến lược,
chính sách và biện pháp trong hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi
ro tín dụng.
Từ những lý luận cơ sở và kinh nghiệm cũng như bài học rút ra cho các NHTM
Việt Nam, trong chương này Luận án đã hệ thống đầy đủ phần lý luận cho tăng cường
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên
tắc, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp. Cuối chương 1 tổng kết kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp của một số Ngân hàng trên Thế giới, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
72

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Khái quát về các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Hiện nay, theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN, Tổng Cục thống
kê phân loại các ngân hàng thành các nhóm:
- Ngân hàng thương mại Nhà nước: Gồm (Vietinbank, BIDV, Agribank,
Vietcombank, CB, GPBank, Ocean Bank)
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Gồm 28 ngân hàng
- Các ngân hàng khác
Trong chương này Luận án nghiên cứu 35 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam,
gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại Cổ phần. Cụ thể danh
sách tại Phụ lục 1a.
Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, trong đó có sự đóng góp tích cực, thiết thực của ngành ngân hàng. Mức tăng
trưởng tín dụng trung bình 10 năm vừa qua là 29,4%/năm. Thanh khoản VNĐ toàn hệ
thống cơ bản được đảm bảo, các mức lãi suất trên thị trường tiền tệ đã hợp lý hơn.
Ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát,
từng bước duy trì và ổn định giá trị đồng tiền, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Dịch vụ
ngân hàng phát triển cả về chất lượng và loại hình qua đó góp phần thúc đẩy luân
chuyển vốn trong nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, đổi mới
chính sách cho vay dự án, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Đặc biệt, trong năm
2016 những tháng đầu năm 2017 toàn ngành ngân hàng triển khai đồng bộ nhiều giải
pháp nhằm kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tích
cực xử lý nợ xấu, hướng tới an toàn và lành mạnh hóa hệ thống TCTD theo chuẩn mực
và thông lệ quốc tế (tính đến cuối năm 2017 nợ xấu của ngành giảm còn 3,2%). Trình độ
công nghệ cũng có bước cải thiện giúp hiện đại hóa các phương tiện thanh toán.
Quá trình phát triển, hệ thống NHTM có sự tăng trưởng về loại hình, quy mô
hoạt động và hình thức sở hữu. Nếu như năm 1991 có 9 ngân hàng thì năm 2007 số
lượng này đã tăng lên 80 và đến nay sau khi sắp xếp lại, cải tổ toàn ngành thì số lượng
NHTM là 35 với 2 loại hình sở hữu chủ yếu là sở hữu nhà nước và NHTM Cổ phần.
73

Các NHTM đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế,
hoạt động của các NHTM có rất nhiều tiến bộ về chất lượng hoạt động đảm bảo chức
năng trung gian tài chính.
So với một số nước trên thế giới, có thể thấy số lượng NHTM và mức độ phục
vụ nền kinh tế Việt Nam của các NHTM có sự khác biệt. Về số lượng NHTM, có thể
so sánh Việt Nam với một số nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, Hàn
Quốc, một quốc gia phát triển và có quy mô nền kinh tế lớn hơn Việt Nam gấp nhiều
lần nhưng chỉ có khoảng 20 ngân hàng. Một quốc gia khác là Thái Lan, có dân số gần
tương đồng với Việt Nam cũng có không quá 20 ngân hàng. Đài Loan với 20 triệu dân
và số lượng ngân hàng là gần 100. Indonesia có khoảng trên 120 ngân hàng. Mỹ có tới
hơn 6.000 ngân hàng. Về mức độ phục vụ nền kinh tế, tỷ lệ tín dụng trên GDP ở Việt
Nam năm 2016 đạt mức 97%, thấp hơn so với mức trung bình của các nước đang phát
triển trong khu vực. Năm 2017 tỷ lệ này ở mức khoảng 135% (Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia). Theo Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, con
số này cao hơn các quốc gia có trình độ phát triển tương đương. Tỷ lệ này đang tiệm
cận với tỷ lệ của thời kỳ bất ổn trước đây, có thể dẫn đến rủi ro đối với cân đối tài
chính của hệ thống ngân hàng.Nếu sau tái cơ cấu, số lượng NHTM nội địa còn lại
khoảng 15 ngân hàng cùng với hơn 70 ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn
nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì với dân số khoảng 90 triệu người,
bình quân mỗi ngân hàng đang phục vụ khoảng 1,06 triệu người.
Cùng với nhiều tiện ích khác như giao dịch qua máy rút tiền tự động 24/24h
(ATM), các máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS), hay giao dịch qua Internet (internet
banking) đã góp phần đưa dịch vụ ngân hàng ngày càng đến gần người dân hơn. Tuy
nhiên, các Chi nhánh, phòng giao dịch và các dịch vụ ngân hàng hiện đại này chủ yếu
tập trung ở khu vực thành thị. Trong đó, 40% phòng giao dịch và chi nhánh tập trung
trên địa bàn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Điều này có nghĩa với việc người dân ở các
vùng nông thôn, miền núi rất hạn chế trong việc tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, chủ yếu
chỉ thông qua quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Ngân hàng chính sách xã hội, Agribank...
Các loại hình ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam là khá đa dạng và phong
phú. Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
NHTM thì NHTM Nhà nước là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều
lệ; NHTM CP là NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cồ phần. Tính đến cuối
năm 2017, hai loại hình ngân hàng này chiếm khoảng 80% thị phần tín dụng trên toàn
thị trường, với khoảng 8.163 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước.
74

2.1.1. Các chỉ tiêu về tổng tài sản, vốn tự có và vốn lưu động
Tổng tài sản của các NHTM và toàn hệ thống ngân hàng tăng dần qua các năm,
trong đó riêng hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm NHTM Nhà nước và NHTM Cổ
phần trong năm 2016 đạt 7.448.962 tỷ đồng, chiếm 85,36% trong tổng tài sản có toàn
hệ thống. Vì vậy, có thể nói các NHTM Việt Nam là chủ lực, chủ đạo trong hoạt động
của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nếu đem so với tổng tài sản Quốc gia Việt Nam
là 1,04 triệu tỷ đồng thì còn là một con số rất khiêm tốn. Theo đó, vốn tự có, vốn điều
lệ của các NHTM Việt Nam lần lượt là: 495.493 tỷ đồng và 351.028 tỷ đồng. Với tỷ lệ
vốn tự có bằng 6,66% tổng tài sản có và vốn điều lệ bằng 4,7% tổng tài sản có trong
đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM Việt Nam thấp hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những số liệu này chứng tỏ chất lượng hoạt động
của NHTM Việt Nam cao hơn chất lượng chung toàn hệ thống (xem Bảng 3.2)
Tuy nhiên, tỷ lệ vốn ngân hàng cho vay trung dài hạn cao hơn tỷ lệ chung của
cả hệ thống nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ khống chế tối đa của NHNN Việt Nam (60%).
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản về tổng tài sản, vốn tự có và vốn lưu động
(Thời điểm 31/12/2016)
Đơn vị: tỷ đồng, %
Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn lưu động Tỷ lệ
% an
vốn
toàn ngân
Nhóm ngân Tốc độ Tốc độ Tốc độ
STT Số tuyệt Số tuyệt Số tuyệt vốn hàng
hàng tăng tăng tăng
đối đối đối tối cho vay
trưởng trưởng trưởng trung
thiểu
dài hạn
NHTM Nhà
1 3.946.131 2.18 233.726 1,84 147.653 0,76 9,56 37,68
nước
NHTM Cổ
2 3.502.831 2.34 262.217 3,17 203.335 1,24 11,43 37,10
phần
Tổng cộng
3 7.448.962 2,26 495.943 2,51 351.028 1,00 10,50 37,39
(1+2)
Toàn hệ thống
4 8.726.877 2.63 667.624 4,38 499.074 2,18 12,59 33,32
ngân hàng
Nguồn: Báo cáo cân đối tài khoản kế toán , báo cáo thống kê tháng 12/2016
(Khối NHTM Nhà nước gồm: Agribank, VCB, BIDV, Vietinbank, CB, GP Bank, Oceanbank).
Đơn vị: nghìn tỷ VNĐ
75

9000
8096
8000 7449
7000
6232
6000 5657
4960
5000 4360
4000

3000

2000

1000

0
2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 2.1. Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam (2012-2017)
Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2012-2017
Đơn vị: tỷ VNĐ

Hình 2.2. Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam (đến cuối năm 2016)
Nguồn: Báo diễn đàn đầu tư
- Vốn tự có, tỷ lệ CAR đã loại bỏ các TCTD có vốn tự có âm.
- Chỉ tiêu tổng tài sản tính theo Thông tư 49/2014/TT-NHNN
Trong đó, một số NHTM có vốn điều lệ cao như Vietinbank: 40.234 tỷ đồng;
BIDV: 34.000 tỷ đồng. Agribank 29.605 tỷ đồng (xem hình 3.1). Hầu hết các NHTM
đều đạt mức vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày
76

22/11/2006 của Chính phủ. Đây cũng là một trong những điều kiện an toàn trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng.

2.1.2. Tổng phương tiện thanh toán


Đến thời điểm cuối năm 2017 tổng phương tiện thanh toán đạt 8.062.576 tỷ
đồng, với tốc độ tăng 13,15%, trong đó tiền gửi các tổ chức kinh tế là 2.837.354 tỷ
đồng, chiếm 35,2% tổng phương tiện thanh toán. Tiền gửi dân cư đạt 3.925.418 tỷ
đồng, chiếm 48,7% trong tổng phương tiện thanh toán. Đây là nguồn vốn ổn định để
đảm bảo thanh khoản và cho vay cung ứng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung, với tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán là
13.15% là thấp so với mục tiêu 16-18% là do tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm, trong
khi tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán (70-77%). Điều này
cũng cho thấy rằng chi cho đầu tư phát triển chậm và thấp làm cho tiền gửi ngân sách
tại các NHTM tăng mạnh. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ cần chỉ đạo, đẩy mạnh
giải ngân cho đầu tư phát triển.
Bảng 2.2. Tổng phương tiện thanh toán năm 2017
Đơn vị: tỷ đồng, %
Tốc độ tăng/giảm so với cuối
Chỉ tiêu Số dư
năm trước
Tổng phương tiện thanh toán,
8.062.576 13,15
trong đó:
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 2.837.354 13,09
- Tiền gửi dân cư 3.925.418 12,49
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Ghi chú: Số liệu này chưa loại các khoản phát sinh giấy tờ có giá do các TCTD
khác trong nước mua.

2.1.3. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động


Căn cứ Mục 1.1. Điều 18 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của
NHNN Việt Nam thì tỷ lệ này tối đa là 80%. Tại Bảng 3.4. Tỷ lệ cấp tín dụng so với
nguồn vốn huy động thì các NHTM Việt Nam cũng như toàn hệ thống ngân hàng đều
vượt trần 80% cho phép. Điều đó, bắt buộc các NHTM Việt Nam phải tăng cường huy
động vốn hoặc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng tương ứng sao cho tỷ lệ này về dưới
80% để đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM Việt Nam.
77

Bảng 2.3. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Đơn vị: %
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn
STT Loại hình TCTD
vốn huy động
1 NHTM Nhà nước 97,46
2 NHTM Cổ phần 81,55
3 Tổng cộng toàn hệ thống 89,72

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


(Khối NHTM Nhà nước gồm: Agribank, VCB, BIDV, Vietinbank, CB, GP Bank,
Oceanbank).

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh


Thông thường để đánh giá kết quả kinh doanh của các NHTM, tính hệ số ROA
và ROE của từng NHTM. Trong phạm vi của Luận án này, xem tỷ lệ đó như thế nào
trước hết phân tích tỷ suất sinh lời trên tổng tải sản ROA (Return on Total Asset) và tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE (Return on Equity).
Tại Bảng 2.4. tỷ suất ROA và ROE, cụ thể ROA của nhóm NHTM Nhà nước
(0,47%) cao hơn ROA toàn hệ thống (0,45%) và ROE của NHTM Nhà nước là 8,24%
cao hơn so với ROE toàn hệ thống là 5,66% so với giới hạn cận biên là khiêm tốn,
nhưng so với kỳ vọng của các NHTM hiện nay là rất đáng kể. Tuy nhiên, các NHTM
cần tiết kiệm chi phí để đưa tỷ lệ này gần với 1.
Bảng 2.4. Tỷ suất ROA, ROE của các NHTM Việt Nam
Đơn vị: %

STT Danh mục ROA ROE


1 NHTM Nhà nước 0,47 8,24

2 NHTM Cổ phần 0,26 3,49


3 Toàn hệ thống 0,45 5,66
Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước
(Khối NHTM Nhà nước gồm: Agribank, VCB, BIDV, Vietinbank, CB, GP Bank,
Oceanbank).
Ghi chú: Số liệu trên loại bỏ các TCTD có vốn chủ sở hữu âm khi tính ROA, ROE.
78

Tuy gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh mạnh mẽ nhưng các NHTM Việt Nam
vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Minh chứng cho điều này là lợi nhuận thu
được của các NHTM Việt Nam tăng đều qua các năm. Tính đến hết năm 2017, VCB đang
là ngân hàng có lãi ròng dẫn đầu trong hệ thống với 6,826 tỷ đồng, tăng trưởng 28%. Áp
sát ngay sau đó là Vietinbank (CTG) với 6,805 tỷ đồng, tăng 19%. BIDV đã lùi xuống so
với hai ngân hàng trên, với khoảng 6,159 tỷ đồng. Dưới đây là Lợi nhuận và tỷ lệ
tăng trưởng lợi nhuận năm 2017 tại một số ngân hàng tiêu biểu.
Con số lãi ngàn tỷ không chỉ dừng lại đối với các ngân hàng lớn, gần đây
Techcombank thu về trên 4,000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2017. Ở mức thấp
hơn,MBB dù chưa bứt phá nhưng tiếp tục đạt được sự tăng trưởng ổn định với lãi ròng
vượt 3,000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2016. Và ACB lãi thuần từ các hoạt động
đều tăng trưởng so với năm trước, nên dù chi phí dự phòng tăng mạnh nhưng lợi nhuận
trước thuế 2017 vẫn tăng 17% lên 1,950 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn
1,722 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 30%.

2.2. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
Việt Nam
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Dư nợ tín dụng
Nhóm
2012 2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước 1.465 1.615 1.836 2.215 2.624 3.070
NHTM Cổ phần 1.019 1.166 1.421 1.623 1.977 2.362
Tổng 2.484 2.781 3.257 3.838 4.601 5.432
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Bảng 2.6. Dư nợ đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
(2012-2017)
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Dư nợ tín dụng doanh nghiệp
Nhóm
2012 2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước 1.068 1.148 1.281 1.474 1.670 1.846
NHTM Cổ phần 623 729 849 940 1.131 1.359
Tổng 1.691 1.877 2.130 2.414 2.801 3.205
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
79

Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các Ngân hàng thương mại
Đơn vị: %

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng


Nhóm
2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016

NHTM Nhà nước 10,24 13,68 20,64 18,47 17,0

NHTM Cổ phần 14,41 21,87 14,21 21,81 19,47

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với doanh nghiệp


của các Ngân hàng thương mại
Đơn vị: %

Tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp


Nhóm
2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016

NHTM Nhà nước 7,49 11,59 15,07 13,3 10,54

NHTM Cổ phần 17,01 16,46 10,72 20,32 20,16

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


Dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng Việt Nam tăng trưởng mạnh trong
giai đoạn 2012-2017. NHTM nhà nước luôn có những ưu thế đặc biệt trong hoạt
động kinh doanh của mình với ưu thế về vốn và tổng tài sản lớn, nhóm khách hàng
thường xuyên là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các dự án đầu tư lớn. Tuy
nhiên, NHTM Cổ phần cũng có những lợi thế cạnh tranh nhất định với cơ cấu tổ
chức linh hoạt, sự đầu tư thích đáng vào công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất
lượng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung chủ yếu vào khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Nhóm này chiếm được thị phần tín dụng lớn thứ hai trong toàn
ngành ngân hàng.
80

2.2.2. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 2.9. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh (2012-2017)
Đơn vị: %

Ngành nghề 2012 2013 2014 2015 2016 2017


Công nghiệp 30,58 31,02 31,11 31,23 31,12 31,15

Nông, lâm, ngư nghiệp 4,75 4,81 4,85 4,91 5,36 5,40

Xây dựng 12,45 12,48 12,52 12,58 13,20 13,23


Thương mại và dịch vụ 33,64 33,68 33,7 33,73 28,54 27,84

Giao thông vận tải và viễn thông 6,38 6,45 6,47 6,51 5,36 5,43
Ngành khác 12,2 11,56 11,35 11,04 16,42 16,95

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100


Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh của các NHTM
Việt Nam không biến đổi nhiều trong năm năm vừa qua. Các NHTM Việt Nam vẫn
chủ yếu tập trung cho vay vào hai lĩnh vực công nghiệp; thương mại và dịch vụ. Cơ
cấu cho vay theo ngành nghề ổn định là ưu thế giúp các NHTM Việt Nam chủ động
trong việc phân bổ nguồn vốn tín dụng, phân tán rủi ro vào các lĩnh vực ngành nghề
khác nhau.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, các NHTM Việt Nam cần đẩy
mạnh cho vay vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ. Tập trung vốn vào các lĩnh vực này là theo đúng hướng phát triển của thị
trường, phù hợp với điều kiện đất nước hiện nay, kích thích sản xuất kinh doanh, tạo ra
hàng hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Mặt khác đối với các
NHTM Việt Nam, cho vay vào lĩnh vực sản xuất cũng tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với lĩnh
vực phi sản xuất, vì có đầu vào - đầu ra, có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và tạo
ra giá trị hàng hóa thực cho nền kinh tế. Các NHTM Việt Nam cần chú ý giảm tỷ trọng
cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất (đầu tư chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu
dùng...) đây là lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro.
81

2.2.3. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp


Bảng 2.10. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp (2012-2017)
Đơn vị:nghìn tỷ đồng
Quy mô doanh nghiệp 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô nhỏ 524 582 660 748 868 994
Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô trung bình 542 601 682 801 896 1.025
Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô lớn 625 694 788 865 1.037 1.186
Tổng cộng 1.691 1.877 2.130 2.414 2.801 3.205
Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô
doanh nghiệp (2012-2017)
Đơn vị: %
Năm
2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Chỉ tiêu
Dư nợ doanh nghiệp
11 13,4 13,3 16,0 14,5
theo quy mô nhỏ
Dư nợ doanh nghiệp
10,9 13,5 17,4 11,9 14,4
theo quy mô trung bình
Dư nợ doanh nghiệp
11,0 13,5 9,8 19,9 14,4
theo quy mô lớn

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia


Bảng 2.12. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp
(2012-2017)
Đơn vị: %
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Chỉ tiêu
Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô nhỏ 31,0 31,0 30,98 31,0 30,9 31,01
Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô trung bình 32,05 32,02 32,01 33,18 32,0 31,9
Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô lớn 36,95 36,98 37,01 35,82 37,01 37,09
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
82

Nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn luôn là nhóm có tỷ lệ dư nợ lớn
nhất. Tỷ trọng dư nợ của các nhóm khách hàng ổn định đều qua các năm.

2.2.4. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực doanh nghiệp
Bảng 2.13. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực kinh tế (2012-2017)
Đơn vị:nghìn tỷ đồng

Khu vực doanh nghiệp 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng


227 252 285 323 375 429
Đông Bắc

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng


225 249 284 321 371 425
Tây Bắc

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng


224 250 283 322 373 427
Đồng bằng sông Hồng

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng


209 231 263 297 345 395
Bắc Trung Bộ

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng


207 229 260 296 342 391
duyên hải miền trung

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng


204 227 257 291 338 387
Tây Nguyên

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng


203 226 256 290 336 385
Đông Nam Bộ

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng


192 213 242 274 316 366
Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng cộng 1.691 1.877 2.130 2.414 2.801 3.205

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia


83

Bảng 2.14. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực kinh tế
(2012-2017)
Đơn vị: %

Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Chỉ tiêu
Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Đông Bắc 11,01 13,1 13,3 16,1 14,4

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Tây Bắc 10,67 14,1 13,0 15,6 14,6
Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Đồng bằng sông Hồng 11,6 13,2 13,8 15,8 14,5

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Bắc Trung Bộ 10,5 13,9 12,9 16,2 14,5
Dư nợ doanh nghiệp theo vùng duyên hải miền trung 10,6 13,5 13,8 15,5 14,3

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Tây Nguyên 11,3 13,2 13,2 16,2 14,5
Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Đông Nam Bộ 11,3 13,3 13,3 15,9 14,6
Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Đồng bằng sông
10,9 13,6 13,2 15,3 15,8
Cửu Long
Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Dư nợ cho vay doanh nghiệp tập trung đều tại các vùng kinh tế. Tuy nhiên thường
vùng Đông Bắc có dư nợ nhiều nhất, ít nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dư nợ và phân bố dư nợ cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm tại các
khu vực kinh tế đối với các doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp một mặt phản ánh
bức tranh dư nợ của các NHTM Việt Nam cho các loại hình, khu vực doanh nghiệp tại
Việt Nam mà còn là những số liệu quản trị hữu ích cho việc nhận biết, phân tích và xử
lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp này.
Thực tế ở đây trong giai đoạn 2012-2017 dư nợ được phân bố khá đồng đều
trong cả các loại quy mô và phân bổ đều các khu vực kinh tế nói chung, thoạt nhìn như
thể phân phối vốn đều cho các quy mô, khu vực theo kiểu “kế hoạch hóa” hoặc theo
kiểu phân tán rủi ro tín dụng thời kỳ đầu NHTM quản trị rủi ro ở Việt Nam. Song thực
tế ở đây là các vùng kinh tế, các quy mô doanh nghiệp đã được hình thành theo nhu
cầu kinh tế - xã hội ở từng vùng, từng quy mô nó phản ánh sự phân loại quy mô và sự
phân vùng kinh tế của Chính phủ là chính xác, phù hợp. Điều đó vừa có tác động thúc
đẩy kinh tế phát triển toàn diện vững chắc vừa có ý nghĩa phân tán rủi ro tín dụng
NHTM đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này cũng không tạo ra “cú hích” mạnh
84

về kinh tế vùng hoặc phân khúc quy mô doanh nghiệp. Ví dụ vốn tập trung nhiều cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện thúc đẩy thành phần kinh tế này
phát triển. Hoặc vốn tín dụng tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm sẽ phát huy
tác động đòn bảy cú hích cho các vùng kinh tế khác.
Từ năm 2012-2017 với tốc độ tăng trưởng trên 10% năm là khiêm tốn so với
tốc độ tăng trưởng GDP ở các vùng kinh tế từ 6-12% và với các phân khúc quy mô
doanh nghiệp trên dưới 1 ngàn tỷ là quá thấp so với nhu cầu vốn của các phân khúc
này. Các doanh nghiệp muốn phát triển nhất thiết phải có các nguồn lực, trong đó vốn
là quan trọng bậc nhất để phát triển các doanh nghiệp “đói vốn” và còn kéo theo hệ lụy
các NHTM mất vốn do doanh nghiệp sản xuất không mang lại hiệu quả, không trả nợ
được ngân hàng.

2.2.5. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương
mại Việt Nam
2.2.5.1. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét
về chất lượng tín dụng của các NHTM, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của ngân
hàng. Tốc độ tăng giá trị nợ xấu có diễn biến trái chiều với tốc độ tăng trưởng tín
dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHTM nhà nước luôn ở mức cao so với NHTM Cổ phần.
Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhóm NHTM nhà nước là phải nâng cao chất lượng
tín dụng thông qua việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn hiện đang ở mức quá cao.
NHTM Nhà nước có tốc độ tăng tín dụng thấp hơn so với NHTM Cổ phần và
thấp hơn so với con số chung của ngành ngân hàng, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giữ vị trí
cao nhất. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng cũng như của mỗi ngân
hàng năm 2012 ở mức cao nhất trong 4 năm vừa qua. Cao nhất là nhóm NHTM Nhà
nước với tỷ lệ nợ xấu lên tới 5,1% (2012); 5,3% vào năm 2014. Vấn đề đặt ra là cần
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của nhóm
NHTM Nhà nước, nâng cao chất lượng tín dụng của nhóm ngân hàng có quy mô lớn
nhất thị trường này. Vì nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng đối với nhóm này là rất lớn, khi
đó không những ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn có thể kéo theo sự đổ vỡ của toàn hệ
thống ngân hàng, tạo áp lực và gánh nặng khổng lồ lên ngân sách nhà nước.
Chất lượng tín dụng của các NHTM được đánh giá ở chỉ tiêu cơ bản và quan
trọng nhất đã cho thấy sự suy giảm chất lượng các khoản cho vay đang ở mức báo
động nghiêm trọng. Nợ xấu của các NHTM tăng cả về giá trị nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu và
cơ cấu nợ xấu cũng có những biểu hiện không lành mạnh. Đây là những vấn đề đặt ra
85

cho hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM, làm thế nào để hệ thống này
hoạt động hiệu quả, thể hiện được vai trò, chức năng của mình trong công tác phòng
chống rủi ro cho hoạt động của các ngân hàng nói riêng, và cho cả hệ thống NHTM
nói chung.
Bảng 2.15. Tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)
Đơn vị: %
Tỷ lệ nợ xấu
Nhóm
2012 2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước 4,7 3,6 4,7 3,38 2,8 0,23
NHTM Cổ phần 2,5 3,1 2,4 1,8 2,1 0,19

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


Bảng 2.16. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam (2012-2017)
Đơn vị: %
Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp
Nhóm
2012 2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước 5,1 4,3 5,3 3,8 3,3 0,31
NHTM Cổ phần 4,2 3,3 2,4 1,9 2,0 0,18
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.5.2. Tình hình cho vay doanh nghiệp vào các lĩnh vực nhiều rủi ro
Lĩnh vực cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng là việc cho vay
doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản. Dư nợ cho vay doanh
nghiệp vào hai lĩnh vực này vẫn tăng trong các năm qua. Như vậy cho thấy việc các NHTM
đang tập trung khá nhiều nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro này.
Đặc biệt cần chú ý đến hoạt động cho vay vào lĩnh vực đầu tư, kinh doanh
bất động sản bởi (1) dư nợ vào lĩnh vực này chủ yếu là trung và dài hạn, trong khi
vốn huy động của các NHTM chủ yếu là vốn ngắn hạn, dễ dẫn đến rủi ro cho ngân
hàng (2) Bản chất hoạt động đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này đã ẩn chứa sẵn
nhiều rủi ro, giá cả thị trường bất động sản luôn có những diễn biến khó lường. Và
thực tế đã chứng minh đây là hoạt động cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro nhất, các cuộc
khủng hoảng tài chính, kinh tế trên thế giới như tại Mỹ, Ailen... những năm gần đây
đều liên quan hoặc bắt nguồn từ khu vực bất động sản. Bong bóng bất động sản
86

luôn là hiểm họa thường trực đe dọa sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng cũng
như sự an toàn của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, các cơ quan quản trị mà cụ thể là NHNN Việt Nam đã đưa các
quy định cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vào các lĩnh vực
rủi ro này. Cụ thể tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN về việc duy trì tỷ lệ đảm bào an
toàn vốn tối thiểu có hướng dẫn việc tính toán tổng tài sản có rủi ro, trong đó các
khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản phải chịu hệ số rủi ro
cao nhất là 250%. Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 đã yêu cầu các tổ chức tín
dụng giảm tỷ lệ cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất nhất là lĩnh vực chứng khoán, bất
động sản. Mặt khác, cũng cần cảnh báo rằng việc cho vay vào hai lĩnh vực này
thường được ẩn nấp trong nhiều hoạt động cho vay khác mà tiêu biểu là cho vay tiêu
dùng. Sự che đậy này có thể đến từ phía khách hàng, hoặc rủi ro đạo đức từ cán bộ
tín dụng, thậm chí là việc ngân hàng “bật đèn xanh” cho khách hàng và cán bộ tín
dụng làm sai lệch hồ sơ tín dụng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng, rủi ro tín dụng dễ dàng xay ra. Chưa kể đến việc hoạt động cho vay này có thể
được “ẩn lấp” dưới dạng các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hay thông qua
các khoản ủy thác của NHTM vào các công ty con, công ty liên kết. Điều này càng
khiến việc kiểm soát rủi ro trở lên khó khăn hơn.
Bảng 2.17. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam theo lĩnh vực rủi ro (2012-2017)
Đơn vị: %
Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp
Lĩnh vực rủi ro
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Công nghiệp 1,39 1,23 1,31 1,03 0,95 0,102
Nông, lâm, ngư nghiệp 1,21 1,01 1,01 0,88 0,88 0,059
Xây dựng 1,85 1,48 1,48 1,11 1,02 0,099
Thương mại và dịch vụ 1,91 1,46 1,48 1,04 0,97 0,101
Giao thông vận tải và viễn thông 1,31 1,27 1,27 0,9 0,75 0,102
Ngành khác 1,63 1,15 1,15 0,84 0,73 0,129
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.5.3. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng


Phân loại nợ căn cứ vào tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ
rủi ro các khoản vay trên cơ sở đó phân loại nợ vào các nhóm thích hợp.
87

Theo Khoản 2 Điều 2 Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của


NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, dự phòng rủi
ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể:
- Dự phòng chung: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích dự phòng cụ thể:
- Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể khoản nợ
quy định tại Điều 6 và Điều 7 quy định này để dự phòng cho các tổn thất có thể xảy ra.
Như vậy, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được hiểu là những biện
pháp mà các NHTM áp dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tuy nhiên,
việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng
NHTM. Vì vậy, tỷ lệ số dự phòng đã trích trên số dự phòng phải trích ≥ 100% là rất tốt
đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Bảng 2.18. Trích lập dự phòng rủi ro (Dự phòng phải trích) của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam (2013-2017)
Đơn vị: triệu đồng
DỰ PHÒNG PHẢI TRÍCH
DANH MỤC
2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước 45.365.286 17.899.416 32.982.633 18.029.123 15.735.527
NHTM Cổ phần 91.026.543 119.802.468 179.874.845 143.896.765 690.460.546
Tổng cộng 136.391.829 137.701.884 212.857.478 161.925.888 706.196.073
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Bảng 2.19. Trích lập dự phòng rủi ro (Dự phòng đã trích) của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam (2013-2017)
Đơn vị: triệu đồng
DỰ PHÒNG ĐÃ TRÍCH
DANH MỤC
2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước 43.400.229 5.233.140 96.016.840 15.801.728 13.546.660
NHTM Cổ phần 61.539.545 100.555.773 85.508.165 126.602.741 690.147.399
Tổng cộng 104.939.774 105.788.913 181.525.005 142.404.469 697.393.504
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Theo tổng hợp báo cáo của NHTM Việt Nam tại Bảng 3.18, 3.19. ta thấy:
- Dự phòng phải trích tăng dần qua các năm;
88

- Tỷ lệ dự phòng đã trích/số dự phòng phải trích gần với 100% và có xu hướng


tăng dần. Riêng khối NHTM Nhà nước có năm chỉ trích được 34,2% (2014) nhưng có
năm 292%(2015). Điều đó không chỉ phản ánh khả năng tài chính mà còn phản ánh hệ
số an toàn của các NHTM ngày càng cao.
Bảng 2.20. Tỷ lệ dự phòng đã trích/Dự phòng phải trích của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam (2013-2016)
Đơn vị tính: %
TỶ LỆ DỰ PHÒNG ĐÃ TRÍCH/DỰ PHÒNG PHẢI TRÍCH
DANH MỤC
2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước 96 34,2 292 88 86
NHTM Cổ phần 67 84 48 88 99,9
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.5.4. Nợ xấu và tài sản bảo đảm trong cho vay khách hàng nói chung và
khách hàng là doanh nghiệp
Việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản vừa bảo đảm nguyên tắc tín dụng vừa
bảo đảm hệ số an toàn trong tín dụng và có rủi ro tín dụng thì tài sản bảo đảm là
cứu cánh trong việc thu hồi nợ xấu. Mặc dù, việc thanh lý hoặc bán tài sản thế chấp
là việc khó khăn, mất nhiều thời gian và thông qua nhiều quy trình, nhất là bán tài
sản thế chấp phải qua bên thứ ba nhờ toà án, cơ quan thi hành án. Mới đây nhất
Quốc hội đã có Nghị quyết về việc cho phép NHTM được bán tài sản thế chấp để
thu hồi nợ xấu. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp thực tiễn mà nhiều Quốc
gia đã thực hiện.
Bảng 2.21. Nợ xấu có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam (2012-2017)
Đơn vị tính: triệu đồng
NỢ XẤU CÓ TSBĐ
DANH MỤC
2012 2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước - - 77.577.643 68.597.209 65.213.864 65.282.036
NHTM Cổ phần - - 216.027.235 220.831.027 237.483.160 49.068.005
Tổng cộng - - 293.604.878 289.428.236 302.697.024 114.350.041
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
89

Bảng 2.22. Nợ xấu không có tài sản bảo đảm của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)
Đơn vị tính: triệu đồng
NỢ XẤU KHÔNG CÓ TSBĐ
DANH MỤC
2012 2013 2014 2015 2016 2017

NHTM Nhà nước 69.715.228 59.257.109 10.083.941 5.923.426 8.555.324 5.175.453

NHTM Cổ phần 169.799.083 177.625.486 223.214.357 227.449.299 279.928.285 100.229.665

Tổng cộng 39,514,311 36.882.595 33.298.298 233.372.725 288.483.609 105.405.118

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


Bảng 2.23. Nợ xấu đối với doanh nghiệp có tài sản bảo đảm của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)
Đơn vị tính: triệu đồng
NỢ XẤU DN CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
DANH MỤC
2012 2013 2014 2015 2016 2017
NHTM Nhà nước - - 59.033.063 52.444.490 48.793.146 52.871.127
NHTM Cổ phần - - 149.068.502 152.037.901 166.842.011 28.495.348
Tổng cộng - - 208.101.565 204.482.391 215.635.157 81.366.475
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Bảng 2.24. Nợ xấu đối với doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)
Đơn vị tính: triệu đồng

DANH NỢ XẤU DN KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM


MỤC 2012 20 13 2014 2015 2016 2017
NHTM
55.491.202 48.904.849 8.785.187 5.047.978 7.819.426 4.348.531
Nhà nước
HTM
129.287.283 133.759.095 170.986.319 174.791.340 217.544.847 69.458.279
Cổ phần
Tổng
184.778.485 182.663.944 179.771.506 179.839.318 225.364.273 73.806.810
cộng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
90

Qua 2 Bảng nợ xấu có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm đối với
khách hàng và đối với khách hàng là doanh nghiệp của NHTM Việt Nam, có chung
nhận xét sau:
- Tốc độ tăng nợ xấu của cả có và không có tài sản bảo đảm ngày càng tăng
về số tuyệt đối qua các năm, giảm vào năm 2017.
- Tỷ trọng nợ xấu không có tài sản bảo đảm của doanh nghiệp chiếm cao
nhất, gần tới 100% tổng nợ xấu của hệ thống. Điều này cũng nói lên rằng: việc cho
vay không có tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp là rất lớn, rất nhiều, đó là nguy
cơ rủi ro tín dụng cao vì khó hoặc không thu hồi được vốn. Từ đó đặt ra cho các
NHTM Việt Nam là: Hạn chế cho vay không có tài sản bảo đảm, nhất là đối với
doanh nghiệp, hệ số rủi ro tín dụng sẽ cao hơn đáng kể khi NHTM cho vay doanh
nghiệp mà không có tài sản bảo đảm.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam
2.3.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Những năm vừa qua, các NHTM Việt Nam đã thực hiện việc quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp dựa vào các văn bản do NHNN và Chính phủ Việt Nam
ban hành. Tùy tình hình thực tế, các NHTM cũng đã bổ sung các cơ chế, quy chế theo
hướng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là cơ chế tín dụng. Bên cạnh đó, hệ
thống NHTM Việt Nam còn nâng cao khả năng quản lý rủi ro, quản trị điều hành tại
trụ sở chính, tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh
cho tất cả các Chi nhánh.
Cụ thể các văn bản được các NHTM Việt Nam sử dụng trong quá trình quản trị
rủi ro tín dụng là:
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN
ban hành quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi,
bổ sung có liên quan;
- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều trong Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo
Quyết định số 1627 của Thống đốc NHNN;
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN
về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế
91

cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sử đổi quy định về cơ cấu
lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính
của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
- Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN ban
hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;
- Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;
- Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty Cổ phần;
- Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 109/2007-NĐ-CP ngày 26/6/2007;
- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về việc ban hành các Quy
định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD;
- Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điểm
của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN;
- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,...
- Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD;
- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017;
Và các văn bản khác có liên quan tới hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị
rủi ro tín dụng...

2.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng
thương mại Việt Nam
2.3.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Để nhận biết rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, hầu hết các NHTM đã thiết
lập các Phòng/Ban, Trung tâm và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử
lý thông tin nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng đối với
92

doanh nghiệp. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chính ngân hàng và cũng có
thể phát sinh từ doanh nghiệp trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu
hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, bộ phận quản trị rủi ro có trách nhiệm thường
xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín
dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng...), năng lực cán bộ
tín dụng hay năng lực quả trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía doanh nghiệp,
ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cung cấp tín dụng
cho doanh nghiệp.
Quy trình nhận biết rủi ro đối với doanh nghiệp bao gồm các nội dung:
- Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: Phân tích chung toàn bộ danh
mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về
ngành, về loại tiền. Kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn
bộ danh mục tín dụng.
- Phân tích đánh giá doanh nghiệp vay: nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong
từng doanh nghiệp vay, từng khoản nợ cụ thể. Để có thể phân tích đánh giá doanh
nghiệp vay cần: Thu thập thông tin về doanh nghiệp vay; thu thập thông tin về doanh
nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông
tin về doanh nghiệp vay thường dựa vào báo cáo tài chính trong những năm gần nhất
của doanh nghiệp. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ doanh nghiệp, thu thập thông tin
về đối tác của doanh nghiệp từ những ngân hàng mà có quan hệ từ cơ quan quản lý
khách hàng, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro...
- Phân tích doanh nghiệp vay theo các chỉ tiêu định lượng và định tính để có
những kết luận chính xác về tình trạng của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu định tính: Tiêu chí định tính là tiêu chí không lượng hóa bằng con
số mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp vay. Các tiêu chí này thể
thiện qua phương pháp 6C:
+ Tư cách doanh nghiệp (Character): Cán bộ tín đụng đánh giá tính đúng đắn
và hợp lý của mục đích xin vay, xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng
hiện hành của ngân hàng hay không? Thậm chí, cho dù mục đích xin vay là tốt thì
cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem doanh nghiệp có tỏ thái độ trách nhiệm trong
việc sử dụng vốn vay, có thiện chí và nỗ lực hoàn trả nợ vay khi đáo hạn. Trong thực
tế, có nhiều doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhưng không thanh toán cho ngân
hàng, mà chiếm dụng vốn với mục đích cá nhân và các khoản đầu tư kiếm tìm lợi
nhuận khác.
93

+ Năng lực của doanh nghiệp (Capacity): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng
doanh nghiệp đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng,
người đại diện đặt bút ký phải là người được ủy quyền hợp pháp của doanh nghiệp, có
tư cách pháp nhân.
+ Dòng tiền mặt (Cash flow): Doanh nghiệp có 3 khả năng tạo ra tiền; tiền ừ
doanh thu bán hàng hay lợi nhuận thu nhập; tiền từ thanh lý tài sản; tiền từ chứng
khoán nợ hay chứng khoán vốn. Ngân hàng ưu tiên hơn về khả năng trả nợ của khách
hàng theo nguồn thu từ khoản vay đầu tiên, vì việc thanh lý tài sản sẽ làm cho năn glực
khách hàng trở lên yếu đi.
+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): Doanh nghiệp được cấp tín dụng dựa trên giá
trị TSBĐ: cầm cố, thế chấp, hay bảo lãnh từ bên thứ ba... Việc nhận bảo đảm tín dụng
để nếu doanh nghiệp không trả nợ theo đúng thỏa thuận thì ngân hàng sẽ thanh lý tài
sản đó để thu hồi nợ động; thứ 2 là để ràng buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều
hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi TSBĐ của mình, tạo uy tín và trở thành
doanh nghiệp thân thiết của ngân hàng.
+ Các điều kiện (Conditions): Cán bộ tín dụng và các chuyên gia phân tích tín
dụng phải nhận biết được những xu hướng tiến triển gần đây của doanh nghiệp cũng
như ngành mà doanh nghiệp hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi
trong nền kinh tế đối với khoản vay. Một khoản cho vay dường như rất tốt trên giấy tờ
nhưng có thể giá trị của nó bị sụt giảm do doanh thu hay thu nhập của doanh nghiệp
trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc do lãi suất tăng cao trước sức ép của lạm phát...
+ Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong luật
pháp có ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay không? Yêu cầu tín dụng của doanh nghiệp có
đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của quản lý về chất lượng tín dụng không?
Các chỉ tiêu định lượng: hầu hết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp đều có thể tính trực tiếp từ các báo cáo tài chính. Cán bộ tín dụng tiến hành:
+ Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp;
+ Nhóm chỉ tiêu về thu nhập: Doanh thu của doanh nghiệp: bao gồm các khoản
thu có thể thu được từ hoạt động của doanh nghiệp để trang trải các chi phí và tạo lợi
nhuận của doanh nghiệp. Để phản ánh sự tăng trưởng của doanh thu, sử dụng chỉ tiêu
thay đổi doanh thu.

Eỷ Bệ % :ℎCx đổ8 <9C;ℎ :ℎy


(zℎê;ℎ BệAℎ <9C;ℎ :ℎy ;ă| ;Cx >à ;ă| :6ướA)
= ~100%
}9C;ℎ :ℎy ;ă| :6ướA
94

Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp. Chi phí doanh nghiệp phản ánh cụ thể qua chỉ tiêu:
zℎ8 Dℎí Aℎ9 ℎ9ạ: độ;=
Eỷ Bệ % Aℎ8 Dℎí ℎ9ạ: độ;= :6ê; <9C;ℎ :ℎy = ~100%
}9C;ℎ :ℎy
Lợi nhuận của doanh nghiệp: là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá
hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá kết
quả hoạt động của doanh nghiệp, là căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính.
+ Xử lý thông tin: Sau khi thu thập thông tin, cán bộ tín dụng sàng lọc nguồn
thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá doanh nghiệp, khả năng tài chính của
doanh nghiệp trên cơ sở đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp để ra quyết
định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro.
+ Xác định các nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp: Có rất nhiều yếu tố có thể gây
ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường không phải
gặp tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Vấn đề quan trọng
là phải xác định được các nguy cơ rủi ro chính đó là gì.
Bảng dưới đây đưa ra tất cả các loại rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải và
các công cụ phân tích tương ứng để xác định nguy cơ nào là có thực đối với doanh nghiệp.
Bảng 2.25. Nguy cơ rủi ro các doanh nghiệp có thể gặp phải
Nguy cơ Công cụ phân tích
STT Các biểu hiện
rủi ro phát hiện rủi ro
1 Rủi ro hoạt - Bộ máy quản lý không kiểm Phân tích các thông tin định
động soát được kinh doanh gây thất tính:
thoát tài sản, lỗ - Trình độ, kinh nghiệm đội
- Tổ chức sản xuất kinh doanh ngũ quản lý;
không hợp lý làm tăng chi phí - Cơ cấu tổ chức sản xuất,
gây lỗ. kinh doanh;
- Sự gián đoạn trong sản xuất - Năng lực điều hành của
do hỏng hóc về công nghệ. doanh nghiệp;
- Hoạt động bán hàng không - Đạo đức của doanh nghiệp -
hiệu quả làm giảm doanh thu Các yếu tố về cơ sở hạ tầng,
gây lỗ. đầu vào
Rủi ro tài - Vốn vay lớn với lãi suất thay Phân tích định lượng các số
chính đổi làm chi phí lãi vay có thể liệu tài chính, trong đó đặc
95

Nguy cơ Công cụ phân tích


STT Các biểu hiện
rủi ro phát hiện rủi ro
biến động lớn; biệt chú ý đến mức độ và sự
- Nghĩa vụ trả nợ không hợp biến động theo thời gian của:
lý, lớn hơn nguồn trả nợ. - Hệ số đòn bẩy;
- Rủi ro tỷ giá - Các hệ số thanh khoản;
- Hệ số lợi nhuận;
- Cơ cấu nợ vay;
- Đặc thù kinh doanh (vay
ngoại tệ nhưng doanh thu là
tiền đồng)
Rủi ro quản - Dòng tiền không bảo đảm; Phân tích định lượng số liệu
lý - Chi phí tăng tài chính để đánh giá chất
lượng quản lý của doanh
nghiệp:
- Dòng tiền;
- Các khoản phải thu, phải trả;
- Hệ số lợi nhuận
Rủi ro thị - Mức độ cạnh tranh cao làm Phân tích định tính và định
trường cho doanh nghiệp có thể dễ lượng:
dàng mất khách hàng - Tình hình cạnh tranh trong
- Ngành mới phát triển chưa ngành;
có vị trí ổn định; - Phân tích bản chất của ngành;
- Đặc thù của ngành là mức - Tốc độ tăng trưởng của
độ biến động cao doanh nghiệp (so với doanh
nghiệp khác)
Rủi ro chính Sự thay đổi chính sách của Phân tích các thông tin:
sách doanh nghiệp - Môi trường chính sách tại địa
phương có ảnh hưởng đến
doanh nghiệp;
- Xu hướng chính sách có tác
động đến doanh nghiệp
Nguồn: Cosin D.H Pirotte, 2001, advanced credit risk analysis
96

2.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp


Đo lường rủi ro tín dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi:
- Loại bỏ những doanh nghiệp có mức độ rủi ro quá cao và nhận biết trước
những rủi ro có thể xảy ra;
- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của chính khách
hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng những biện pháp đảm bảo vay vốn phù hợp;
- Tiến hành phân tích một cách khách quan, theo quy định của ngân hàng, bảo
đảm doanh nghiệp có thể trả nợ, mong muốn trả nợ;
- Ngân hàng có thể đưa ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của
xã hội.
Kể từ tháng 02/2016, tại Việt Nam có 10 ngân hàng được NHNN chỉ định thực
hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, đó là các ngân hàng
BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank,
Sacombank và VIB. Áp dụng thành công Basel II đòi hỏi phải có số liệu chính xác,
đáng tin cậy và kịp thời. Nếu rủi ro không được tính toán, hay bị phóng đại hoặc tính
thấp có thể làm vô hiệu hóa tác dụng tích cực của Basel II. Ở Việt Nam xem ra vẫn
còn là một thách thức.
Theo tiêu chuẩn của Basel II, công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động được các rủi
ro có thể xảy ra. Nhiều NHTM đã thực hiện tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Đây là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị ngân hàng
tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
a) Đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo phương pháp cho điểm
tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là bước tiếp theo của nội dung quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp. Hiện nay các NHTM đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát,
thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả
năng không trả được nợ tiềm ẩn của một doanh nghiệp, rồi căn cứ vào số điểm đã chấm
để phân loại doanh nghiệp vào hạng rủi ro phù hợp. Quán triệt việc đổi mới nội dung và
phương pháp quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng, hầu hết các NHTM đã
nhìn nhận toàn diện rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong mối quan hệ với các rủi ro
khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro.
97

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm: (1) bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp (2) chương trình phần mềm chấm điểm và xếp hạng tín
dụng khách hàng trên hệ thống, (3) quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp (4) hệ thống thông tin báo cáo...
Trong Luận án, lấy cụ thể 2 NHTM là Agribank và MB để phân tích cách đo
lường này
* Tại Agribank: Từ năm 2007, theo Quyết định số 1406/2007/QĐ-NHNo ngày
23/5/2007 “tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank” Agribank đã thực
hiện đo lường rủi ro tín dụng theo mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp trong toàn hệ thống. Năm 2011, Agribank tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 ban
hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ của Agribank.
Hiện nay, Agribank chấm điểm xếp hạng tín dụng trên hệ thống RM (Risk
Management), hệ thống này được tích hợp với hệ thống giao dịch IPCAS (The
Modernization of Interbank payment and Customer Accounting System) dưới tên
Module RM. Hệ thống vận hành trên nguyên tắc:
- Hệ thống xếp hạng tự động hóa trên cơ sở tiếp nhận thông tin khách hàng
hàng ngày, hệ thống tự động tính điểm cho các tiêu chí theo quy định, xếp hạng khách
hàng và phân loại nợ.
- Các Chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý thông tin khách hàng, chấm điểm,
xếp hạng khách hàng của Chi nhánh. Kết quả xếp hạng sau khi được Giám đốc Chi
nhánh phê duyệt sẽ báo cáo về Trụ sở chính qua Trung tâm Phòng ngừa xử lý rủi ro.
Tại trụ sở chính, kết quả xếp hạng là cơ sở để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho
toàn hệ thống cũng như được báo cáo và lưu trữ phục vụ cho công tác quản trị rủi ro
tín dụng.
- Hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng: Hàng năm Chi nhánh tự tổ chức
kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống, đồng thời chịu sự giám sát
của Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro và Bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Quy định cơ bản về chấm điểm tín dụng nội bộ tại Agribank:
- Đối tượng xếp hạng: Khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng với
Agribank. Bao gồm: tổ chức kinh tế, định chế tài chính và cá nhân/hộ (không xếp hạng
với khách hàng là các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức không có báo cáo tài chính).
98

- Kỳ xếp hạng: Agribank thực hiện xếp hạng định kỳ hàng quý theo quy định
của NHNN. Tuy nhiên, hệ thống yêu cầu phải chấm điểm và xếp hạng ngay khi khách
hàng đặt quan hệ tín dụng hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có biến động thông tin.
- Hệ thống khách hàng: Hiện nay hệ thống khách hàng của Agribank bao gồm
10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Mỗi hạng được xác định căn cứ
vào điểm tổng hợp từ kết quả chấm điểm.
Điểm tổng hợp = ∑điểm từng nhóm chỉ tiêu x trọng số từng nhóm chỉ tiêu
- Quy trình và bộ chỉ tiêu chấm điểm, xếp hạng khách hàng
Tại Agribank hiện nay đã xây dựng quy trình chấm điểm và xếp hạng cho 3
nhóm khách hàng trong đó có doanh nghiệp (tổ chức kinh tế, định chế tài chính và cá
nhân/hộ, việc chấm điểm và xếp hạng được thực hiện theo từng bộ chỉ tiêu đã được
quy định đối với từng khách hàng.
* Hệ thống phân loại nợ tại Agribank
Trước năm 2012, Agribank phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Từ cuối
năm 2011, trên cơ sở hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ,
Agribank được NHNN chấp thuận cho phép phân loại nợ theo phương pháp định tính.
Để có quy định và hướng dẫn cụ thể về phân loại nợ trong toàn hệ thống, Agribank
ban hành Quyết định số 469/2012/QĐ-HĐTV-XLRR về quy định phân loại nợ và trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank. Theo quyết định này, Agribank
thực hiện kết hợp phân loại nợ theo định tính và định lượng. Trong đó phân loại theo
phương pháp định tính căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Từ khi NHNN
ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 12/4/2015, để thực hiện
Thông tư này Agribank đã ban hành Quyết định số 450/2015/QĐ-HĐTV-XLRR theo
đúng tinh thần của Thông tư. Theo Quyết định này, Agribank phân loại nợ kết hợp 2
phương pháp định tính và định lượng.
Bảng 2.26. Hệ thống phân loại nợ tại Agribank
Phương pháp định lượng Phương pháp định tính
- Căn cứ vào thời gian quá hạn khoản vay - Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng
- Căn cứ vào số lần gia hạn nợ/điều nội bộ của Agribank (Bảng 3.26)
chỉnh kỳ hạn nợ/miễn (giảm) lãi
Nguồn: Trung tâm phòng ngừa xử lý rủi ro Agribank
99

Bảng 2.27. Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại Agribank
Hạng khách hàng Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ
AAA, AA, A Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1
BBB, BB Nợ cần chú ý Nhóm 2
B, CCC, CC Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3
C Nợ nghi ngờ Nhóm 4
D Nợ có khả năng mât vốn Nhóm 5

Phân loại nợ theo Quyết định này là một bước quan trọng để công tác phân loại
nợ tại Agribank tiếp cận theo thông lệ quốc tế, từ đó công tác đo lường, đánh giá rủi ro
tín dụng, chất lượng tín dụng, trích lập và sử dụng dự phòng được hoàn thiện hơn
trong toàn hệ thống.

*Tại MB: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB bắt đầu được áp dụng
từ năm 2008 theo phương pháp chuyên gia. Đến năm 2012, hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ được xây dựng lại bằng phương pháp thống kê và triển khai áp dụng
trước với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ,
sau đó triển khai đến khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ theo phương pháp chuyên gia vẫn được áp dụng. Bản chất của hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập
dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng
không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để
phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ của MB bao gồm 3 nhóm đối tượng xếp hạng: doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
có quy mô nhỏ và cá nhân. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh
nghiệp, cụ thể như sau:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp của ngân hàng phân loại
nợ theo phương pháp định lượng và định tính trong 2 phần là tài chính và phi tài chính

Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương
pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu
tài chính được xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán);
nhóm chỉ tiêu hoạt động (vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho); nhóm chỉ
tiêu cân nợ (tổng nợ phải trả/tổng tài sản, nợ dài hạn/vón chủ sở hữu..);nhóm chỉ tiêu thu
nhập (lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân...)
100

Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp
định tính và định lượng, bao gồm các nhóm: khả năng trả nợ của doanh nghiệp; trình
độ quản lý và môi trường doanh nghiệp; quan hệ với ngân hàng; các nhân tố ảnh
hưởng đến ngành; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Số điểm
cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20-100 điểm và tỷ trộng cho từng tiêu chí thay đổi
tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp, điểm của phần tài chính chiếm
từ 25-30% tổng điểm xếp hạng và phần phi tài chính chiếm khoảng 70-75% tổng điểm
xếp hạng. Tổng điểm kết hợp 02 yếu tố phi tài chính và tài chính để xác định mức
phân loại của khoản cho vay theo bảng sau:

Bảng 2.28. Phân loại nợ của MB đối với khách hàng doanh nghiệp

Tổng số điểm Xếp hạng


Phân loại nợ
Từ Đến

91 100 AAA Đủ tiêu chuẩn

81 90 AA Đủ tiêu chuẩn

71 80 A Đủ tiêu chuẩn

66 70 BBB Cần chú ý

61 65 BB Cần chú ý

56 60 B Dưới tiêu chuẩn

51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn

46 50 CC Nghi ngờ

41 45 C Nghi ngờ

0 40 D Có khả năng mất vốn

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB


101

Bước 1. Xác định


ngành kinh tế

Bước 2. Xác định Bước 3. Xác định


quy mô loại hình sở hữu

Bước 4. Chấm điểm các Bước 5. Chấm điểm các


chỉ tiêu tài chính chỉ tiêu phi tài chính

Bước 6. Tổng hợp điểm và xếp hạng


doanh nghiệp

Sơ đồ 2.1. Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp
Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp của MB
Đ8ể| AủC ?ℎáAℎ ℎà;=
= Đ8ể| AáA Aℎỉ :8êy :à8 Aℎí;ℎ ∗ :6ọ;= 5ố Dℎầ; :à8 Aℎí;ℎ
+ Đ8ể| AáA Aℎỉ :8êy Dℎ8 :à8 Aℎí;ℎ ∗ :6ọ;= 5ố Dℎầ; Dℎ8 :à8 Aℎí;ℎ

Như vậy, hiện nay đánh giá rủi ro tín dụng của MB đang triển khai theo phương
pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phương pháp này đó là phương pháp
chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng. Phương
pháp này hầu như không sử dụng phương pháp định lượng cho nên không đảm bảo
tính khách quan và minh bạch. Theo xu hướng phát triển chung, phương pháp này
không thể được coi là phương pháp chính để đo lường rủi ro tín dụng để đưa ra các
quyết định phê duyệt.
b) Đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo phương pháp thống kê
Bên cạnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quan điểm chuyên gia đang
được các NHTM sử dụng và cải tiến, các NHTM còn phát triển các mô hình đo lường
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo phương pháp thống kê.
Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ và các Phương pháp xếp hạng khác sau
khi được kiểm tra và xác thực độ tin cậy và khả năng dự báo, sẽ được sử dụng để ước
102

tính xác suất doanh nghiệp không trả được nợ, tỷ lệ tổn thất khi doanh nghiệp không
trả được nợ và số dư rủi ro tín dụng. Đây là công cụ cơ bản hỗ trợ ngân hàng ước
lượng hiệu quả rủi ro tín dụng từ cấp độ giao dịch cụ thể đến cấp độ danh mục, tính
toán nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động tín dụng. Hầu hết các NHTM thực hiện quy
trình như trên trong đó có Vietinbank...
c) Đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo các chỉ tiêu phản ánh rủi
ro tín dụng
Thông qua thực tế tình trạng các khoản tín dụng, ngân hàng tính toán các chỉ
tiêu phản ánh rủi ro tín dụng như: tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp, tỷ lệ nợ quá hạn
có tài sản bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm, tình hình trích lập dự
phòng rủi ro... để đánh giá thực trạng và mức độ rủi ro tín dụng hiện tại cũng như tiềm
ẩn rủi ro để có điều chỉnh, ứng xử thích hợp trên quy mô toàn hệ thống.
Ngoài việc đo lường rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín
dụng, các ngân hàng hiện nay còn đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
định tính và định lượng theo Điều 6, Điều 7 Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN
ngày 04/6/2014 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hoạt động này được thể hiện
bằng năm chu trình nghiệp vụ nối tiếp nhau: Phân loại nợ - Trích lập dự phòng - Xử
lý rủi ro - Thu hồi nợ sau xử lý rủi ro - Xuất toán. Trong năm nghiệp vụ này,
nghiệp vụ phân loại nợ được quan tâm hàng đầu và được triển khai theo 2 góc độ
định lượng theo Điều 6. Cả hai loại phân loại này đều tuân thủ nguyên tắc tất cả dư
nợ của khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ. Sự khác nhau của cả hai cách
phân loại này ở chỗ: Phân loại theo định lượng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá
hạn và số lần cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định
tính được thực hiện theo hạng của khách hàng doanh nghiệp theo mô hình tính điểm
do ngân hàng xác lập.
Bảng 2.29. Phân loại nợ theo Văn bản Hợp nhất số 22/VBHN-NHNN
Số ngày quá hạn
Số lần điều chỉnh/cơ cấu thời hạn trả nợ
Tiêu chí định lượng
Nợ khoanh/chờ xử lý/giảm miễn lãi
Suy giảm khả năng trả nợ
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
103

2.3.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
a) Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng
Hầu hết các NHTM sử dụng mô hình tín dụng phân tán với việc các chi nhánh
có đầy đủ chức năng kiêm nhiệm giữa kinh doanh, quản trị rủi ro, kiểm tra giám sát.
Quyền phán quyết của các Chi nhánh rất lớn... Các bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng
độc lập đều thuộc chi nhánh và nhiều khi hoạt động theo chỉ đạo... Việc quản lý toàn
hệ thống chủ yếu dựa trên các báo cáo của chính chi nhánh nên thiếu chính xác, minh
bạch và chưa kịp thời.
Mô hình quản trị rủi ro phân tán là mô hình mà cách thức tổ chức hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro
khoản vay không tập trung ở Hội sở mà dàn đều ở các Chi nhánh. Mô hình quản trị rủi
ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của
ngân hàng được thực hiện tại các Chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ
là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho
phép của Chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: Chức
năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp.
Theo mô hình này, mỗi Chi nhánh đều thiết lập 03 bộ phận có thể tách biệt độc lập
hoặc nằm cùng một phòng khách hàng doanh nghiệp đó là các Bộ phận quan hệ khách
hàng, bộ phận thẩm định tín dụng và Bộ phận hỗ trợ quan hệ khách hàng. Mặc dù các
bộ phận này có thể bố trí tách biệt nhưng do có giới hạn về nhân sự và để bộ máy tổ
chức gọn nhẹ mà nhiều Chi nhánh bố trí các bộ phận này cùng một phòng quản lý theo
khách hàng doanh nghiệp dẫn đến việc khó tách biệt các công đoạn trong quản trị rủi
ro tín dụng từ khâu tiếp cận khách hàng đến thẩm định hồ sơ tín dụng và hoàn thiện hồ
sơ tín dụng. Việc này phần nào làm cho công tác quản trị rủi ro chưa bảo nguyên tắc
độc lập, khách quan. Tuy nhiên, đối với các khoản tín dụng vượt hạn mức phê duyệt
của Chi nhánh mà thuộc quyền phán quyết của Hội sở hoặc trung tâm phê duyệt tín
dụng khu vực thì công tác thẩm định đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.
Trong năm 2013, Vietinbank cũng như các NHTM khác tiếp tục chuyển đổi mô
hình tín dụng giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo quản trị rủi ro toàn diện dựa
trên ba vòng kiểm soát chặt chẽ. Vietinbank là một trong những ngân hàng Việt Nam
đầu tiên triển khai mô hình này. Đến tháng 02/2016, tại Việt Nam có 10 ngân hàng
được NHNN chỉ định thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn
Basel II, đó là các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB,
VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB
104

Vòng kiểm soát Vòng kiểm soát thứ hai Vòng kiểm
thứ nhất soát thứ ba

Các bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách


Các bộ phận trực
tiếp kinh doanh Kiểm tra
kiểm toán
Mảng Mảng Mảng Mảng
nội bộ
QLRR QLRR QLRR QLRR
Các bộ phận khác tín thị hoạt tổng
dụng trường động thể

Sơ đồ 2.2. Mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II


Mô hình này dựa trên nguyên tắc “Ba vòng kiểm soát” bao gồm:
- Vòng 1: Các đơn vị, cá nhân thuộc khối kinh doanh chịu trách nhiệm đề xuất
cấp tín dụng đáp ứng tiêu chí cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro tín
dụng tại đơn vị của mình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngân hàng,
cân bằng lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, các định hướng tín dụng và
các quy định, quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Vòng 2: Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát tuân thủ chịu trách nhiệm
giám sát độc lập vòng kiểm soát thứ nhất và quản rủi ro tín dụng. Chức năng cơ bản của
bộ phận quản lý rủi ro tín dụng bao gồm xây dựng chính sách tín dụng và quản lý rủi ro
danh mục tín dụng, tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ các đơn vị kinh doanh; xây dựng
các mô hình đo lường rủi ro tín dụng là công cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh đánh giá
và lựa chọn khách hàng.
- Vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ giám sát độc lập vòng kiểm soát thứ nhất
và thứ hai, giám sát sự tuân thủ trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng với các
quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý, các quy định nội bộ của ngân hàng. Bộ
phận kiểm toán nội bộ đảm bảo độc lập về tổ chức với Ban điều hành, báo cáo trực
tiếp lên Ban kiểm soát Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), đảm bảo việc đánh giá
khách quan và không bị hạn chế đối với các nhân sự và hoạt động của Ban điều hành,
đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.
Các bộ phận chuyên trách hoạt động theo các quy chế, quy định do Hội đồng
quản trị (Hội đồng thành viên) đề ra và tuân thủ các nguyên tác và quy trình nghiệp vụ
do Tổng Giám đốc ban hành, thực hiện quản lý rủi ro đối với mọi cấp và trên toàn diện
các hoạt động tác nghiệp.
105

Mô hình tín dụng mới có sự chuyển đổi căn bản theo hướng quản trị tập trung,
thể hiện ở các điểm sau:
- Một là: Thu hẹp quyền phán quyết của Chi nhánh. Giai đoạn trước các Chi
nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng có quyền phán quyết rất lớn, do đó dẫn đến tình
trạng thiếu sự quản lý rủi ro tập trung đối với các món vay có giá trị lớn. Quyền phán
quyết tín dụng hiện tại của Chi nhánh được trụ sở chính giao tùy vào chất lượng tín
dụng của Chi nhánh và tùy định hướng tín dụng từng giai đoạn. Tính đến cuối năm
2016 quyền phán quyết cấp tín dụng của các Chi nhánh dao động từ 10-30 tỷ đồng.
- Hai là: Tách biệt bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc Chi nhánh, chuyển tập trung
thành trung tâm thẩm định trực thuộc Trụ sở chính, kiểm soát các khâu thẩm định quyết
tín dụng và giải ngân với các món vay vượt thẩm quyền. Việc này sẽ tách biệt giữa bộ
phận kinh doanh tại Chi nhánh và bộ phận thẩm định quyết định cấp tín dụng để đảm
bảo minh bạch, khách quan trong cấp và quyết định tín dụng đồng thời kiểm soát được
rủi ro tổng thể, rủi ro ngành nghề.... Trong giai đoạn chuyển giao hiện tại, Chi nhánh vẫn
có quyền quyết định với các món vay trong thẩm quyền được trụ sở chính giao.
- Ba là: Tăng cường hiệu quả của vòng kiểm soát thứ hai - bộ phận quản lý rủi
ro chuyên trách bằng việc thành lập chốt chặn kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các Chi
nhánh, chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát quá trình cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ
quy trình quy chế của ngân hàng, đồng thời là cánh tay kéo dài vừa thông tin lên cấp
trên và truyền tải thông tin từ cấp kiểm soát trên xuống đảm bảo vận hành cả hệ thống
hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, một số ngân hàng sử dụng mô hình KMV (viết tắt tên của Stephen
Kealhofer, John McQuown và Oldrich Vasicek - những thành viên sáng lập ra Công ty
KMV vào năm 1989 về quản lý rủi ro và phát triển mô hình KMV) để đo lường rủi ro
tín dụng, chẳng hạn như Vietcombank áp dụng mô hình KMV trong tính toán, dự báo xác
suất phá sản của các khách hàng doanh nghiệp tại đây. Đây là mô hình khá phổ biến trên
Thế giới, trong đó vào năm 2004 có 40/50 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới có đăng ký
sử dụng. Sức mạnh của mô hình KMV nằm ở công cụ tính toán thực nghiệm và kiểm
nghiệm, dựa trên một cơ sở dữ liệu lớn của KMV. Đại lượng trọng điểm trong mô hình là
xác suất vỡ nợ. Xác suất vỡ nợ là xác suất (theo con số thực tế) mà một công ty sẽ vỡ nợ
trong vòng một năm theo phương pháp tính toán của KMV. Tuy nhiên ở Việt Nam sử
dụng mô hình này còn hiếm hoi bởi các giả định của mô hình KMV khi áp dụng tại Việt
Nam còn nhiều hạn chế, việc giải định phân phối chuẩn khi dữ liệu thực tế không chuẩn
sẽ khiến giá trị đo lường rủi ro tín dụng không chính xác. Từ đó các đánh giá để tối ưu
danh mục cho vay hoặc làm tiêu chuẩn đầu tư sẽ sai lệch đáng kể.
106

b) Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
- Cùng với việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng tiến
hành xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế quy trình nội bộ về quản trị
rủi ro; trong dó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn; sổ tay
tín dụng; quy định, quy trình về đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp vay, về cấp khoản tín
dụng, về tài sản bảo đảm; về đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu...
- Thông qua phân tích đánh giá thị trường mục tiêu và ngành hàng định kỳ;
ngân hàng sẽ sàng lọc và có định hướng trong việc cấp cũng như tập trung tín dụng
vào các khách hàng thuộc các thị trường mục tiêu.
Bảng 2.30. Một số định hướng cấp tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM
(giai đoạn 2016-2018)
STT Chỉ tiêu Nội dung định hướng
Khách hàng doanh nghiệp: Doanh nghiệp vệ tinh cung
Định hướng khách
1. cấp sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp lớn, cho doanh
hàng
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có thị trường ổn định...
- Ngành trọng điểm ưu tiên: điện (trừ thủy điện ở bậc
thanh dưới có công suất phát điện nhỏ dưới 30MW),
than, dầu khí, xăng dầu, lương thực thực phẩm.
- Ngành xuất khẩu thế mạnh: dệt may, thủ sản (tôm).
Định hướng - Ngành bán lẻ: siêu thị, trung tâm thương mại lớn, kinh
2 ngành/nhu cầu tín doanh mặt hàng thiết yếu
dụng - Nhu cầu tín dụng ngắn hạn
- Ngành hạn chế; thi công xây dựng (xây nhà ở các loại),
bất động sản, sắt thép, xi măng; trồng, thu mua, chế biến,
kinh doanh mía đường; kinh doanh giấy, chế biến kinh
doanh gỗ; vận tải biển, vận tải thủy....
- Xây dựng các tiêu chí cấp tín dụng: Các ngân hàng xác định loại hình và đặc
điểm doanh nghiệp mục tiêu; mức độ chấp nhận rủi ro tùy theo đặc điểm doanh
nghiệp. Tiêu chí cấp tín dụng sẽ hình thành nên đặc điểm rủi ro của danh mục tín dụng
của ngân hàng. Các tiêu chí cấp tín dụng được rà soát định kỳ để phù hợp với chiến
lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Các tiêu chí tối thiểu
bao gồm: triển vọng và rủi ro ngành hàng; hạng tín nhiệm của doanh nghiệp; các điều
khoản, điều kiện cấp tín dụng khác như mức cấp tín dụng so với vốn chủ sở hữ và
hạng tín nhiệm của doanh nghiệp, mức cấp tín dụng tối đa không có TSBĐ và loại
TSBĐ được chấp nhận.
107

Bảng 2.31. Một số điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng
Chi nhánh quyết định
(các trường hợp khác trình Hội sở xem xét quyết định)
Điều kiện
Cho vay
Cho vay có TSBĐ
không có TSBĐ
Xếp hạng tín dụng Từ A trở lên Từ BB trở lên
Kết quả kinh ROE>=5%, không có lỗ Có lãi, không có lỗ lũy kế (trừ trường hợp:
doanh 2 năm gần lũy kế có lỗ nhưng được cơ quan có thẩm quyền
nhất xác nhận/có quyết định cấp bù lỗ; có lỗ theo
kế hoạch do doanh nghiệp mới thành lập có
dự án mới triển khai và đi vào hoạt động
chưa quá 3 năm và có khả năng thực hiện
đúng kế hoạch lỗ)
Tình hình dư nợ Không còn nợ xấu tại bất cứ TCTD / Không còn nợ xử lý rủi ro bằng
nguồn dự phòng của ngân hàng
Địa bàn Cùng địa bàn / Thuộc địa bàn giáp ranh với Chi nhánh theo quy định
Tài khoản Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và cam kết chuyển nguồn thu từ
phương án dự án về tài khoản tối thiểu tương đương với tỷ lệ cấp tín
dụng tại ngân hàng
Vốn chủ sở hữu tham gia vào Phương án
Ngắn hạn Có hoặc không có vốn - Có hoặc không có vốn chủ sở hữu tham gia
chủ sở hữu tham gia - Đối với doanh nghiệp mới thành lập: tối
thiểu 20%; trường hợp sau đây tối thiểu 10%:
+ Cho vay vốn lưu động duy trì dự án mà
ngân hàng đã cho vay;
+ Cho vay Công ty con mới thành lập của
Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc
danh mục TGĐ quy định.
Trung, dài hạn Tối thiểu 30% - Thời hạn cho vay đến 3 năm: tối thiểu 40%
- Thời hạn cho vay từ trên 3-5 năm: tối
thiểu 45%
- Thời hạn cho vay trên 5 năm: tối thiểu 50%;
- DA/PA cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản
xuất: tối thiểu 5%.
108

c) Mức độ tuân thủ các nguyên tắc tín dụng thận trọng
Ngân hàng xây dựng và quản lý được một số giới hạn rủi ro, như: Tỷ lệ cho vay
không có TSBĐ; Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu so với
tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối; Tỷ lệ cho vay nhóm khách hàng là doanh
nghiệp Nhà nước được điều chỉnh giảm dần.
Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư như: Mức cấp tín dụng so với vốn
tự có, mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên
quan.... được ngân hàng kiểm soát để tránh rủi ro cho vay tập trung vào một khách
hàng và vào một số ngành nghề nhất định.
Mỗi khoản tín dụng tùy vào quy mô được phân quyền phán quyết cho các cấp
khác nhau. Mức phân quyền được Trụ sở chính giao tùy thuộc vào kết quả chấm điểm
xếp hạng và chất lượng tín dụng của từng chi nhánh.
d) Kiểm tra, giám sát khoản tín dụng
Kiểm tra, giám sát các khoản tín dụng được các ngân hàng chuẩn hóa thành quy
trình kiểm soát, được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho
vay, đánh giá tình hình tài chính và tình hình tài sản bảo đảm định kỳ 6 tháng / lần.
Ngân hàng thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là
khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

2.3.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng
Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp luôn gây tổn thất cho các NHTM. Ở mức
độ thấp, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có
của các ngân hàng. Còn nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các
khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá
sản. Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất gây nên cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là tỷ lệ nợ quá hạn tại các
NHTM tăng cao, gần đây là sự sụp đổ hệ thống tài chính Mỹ. Ngay trước khủng
hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM Thái Lan là 13%, Indonesia là 13%, Phillipines
là 14%, Malaysia là 10%.
Để kiểm soát đối với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thực
hiện hai phần việc chính: kiểm tra tuân thủ; xây dựng hệ thống và quy trình xử lý nợ
có vấn đề. Các phần công việc này tuy chưa hoàn toàn đáp ứng, song đã đi theo đúng
định hướng của các nguyên tắc về kiểm soát rủi ro tín dụng mà Ủy ban Basel về giám
sát ngân hàng đề xuất.
109

Các NHTM đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc
Tổng Giám đốc có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu
về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro phát sinh do vi
phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn.
Ngân hàng cũng đã chú trọng xây dựng hệ thống xử lý các khoản tín dụng xấu.
Khi các yếu tố có xu hướng thiên lệch như:; quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá
khả năng quản lý của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một
ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt
qua ngưỡng cho phép thì lập tức hội sở chính sẽ yêu cầu chi nhánh báo cáo, kiểm tra,
bộ phận kiểm tra kiểm soát trực thuộc hội sở chính nằm tại chi nhánh sẽ trực tiếp vào
cuộc rà soát phối hợp đưa ra giải pháp, chi nhánh sẽ không được phép hoặc hạn chế
cấp tín dụng mà phải điều chỉnh cơ cấu dư nợ một cách phù hợp giữa các ngành, các
khách hàng. Tập trung xử lý khi có dấu hiệu nợ nhóm 2, nợ xấu. Chính sách phát hiện,
khắc phục sớm hoặc xử lý dứt kiểm các khoản tin sụng có vấn đề đã phần nào góp
phần cải thiện chất lượng tín dụng của ngân hàng.
* Xử lý nợ xấu doanh nghiệp/ Quản lý các vấn đề tín dụng
Khi phát hiện ra nợ xấu, các cán bộ tín dụng của ngân hàng tiến hành theo dõi
chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp, đôn đốc
doanh nghiệp thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, căn cứ vào tình
trạng TSBĐ mà cán bộ quản trị rủi ro tín dụng phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn
biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quyết định số 780/QĐ-NHNN và Thông tư 02 về việc phân loại nợ đối với nợ
được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đã có tác động không nhỏ tới cơ cấu nợ của
ngân hàng. Nhiều khoản nợ lẽ ra là nợ xấu nhưng lại được giữ nguyên nhóm nợ nên nợ
xấu của ngân hàng trên danh nghĩa đã giảm đáng kể.
Các biện pháp xử lý nợ xấu mà ngân hàng đang áp dụng bao gồm: Tiếp tục cho
vay để duy trì hoạt động nhằm khôi phục khả năng tiếp tục thực hiện các cam kết trong
hợp đồng cho vay; Bổ sung tài sản bảo đảm cho khoản vay; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
Khoanh nợ; Phạt quá hạn; Giảm hoặc miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ gốc; Xử lý
TSBĐ hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ.
Việc ra quyết định lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu phải được sự xét duyệt của
cấp có thẩm quyền phù hợp, có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc
ngân hàng. Tất cả công việc đều phải được văn bản hóa và lưu giữ trong hồ sơ tín dụng
của từng khách hàng.
110

Về việc xử lý nợ xấu doanh nghiệp, các ngân hàng đang tiến tới thực hiện phân
loại, trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu theo Thông tư 09 mới, tuy tỷ lệ nợ xấu thực sự
của ngân hàng có tăng cao, nhưng hoàn toàn trong mức kiểm soát và duy trì dưới mức
3%. Ngoài ra, ngân hàng Vietinbank đã thực hiện hoán đổi 386 tỷ đồng trái phiếu
Vinashin sang trái phiếu của Công ty Quản lý và mua bán nợ (DATC). Đây là phương
án xử lý nợ phù hợp và số nợ cũng rất nhỏ.

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại
2.4.1. Kết quả đạt được
Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ nên phần lớn các
NHTM Việt Nam đã triển khai mô hình quản lý nợ xấu. Mô hình bao gồm các bộ phận
chuyên trách quản lý nợ có vấn đề từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh. Nợ nhóm 2, nợ
xấu được kiểm soát tốt, điều này cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của
các NHTM đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước khi thực hiện tái cơ cấu các
TCTD theo đề án phê duyệt của Chính phủ, NHNN;
- Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng mục tiêu của ngân hàng là giữ
vững tỷ trọng cho vay công nghiệp và thương mại từ 55% đến 60% theo định hướng
ngay từ khi mới thành lập; điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay vào nhóm rủi ro tín dụng
nhỏ và vừa; nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay một
số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán.
Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng khá đồng bộ
- Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng khung và kế
hoạch phát triển tín dụng đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng, chiến lược phát triển
của ngân hàng đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và các kế hoạch tín dụng hàng
năm; Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới
hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng,
quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các
quy định cho vay, quy định BĐTV, quy định miễn giảm lãi”.... “Các quy trình nghiệp
vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn
như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên
hệ thống INCAS, IPCAS... (hệ thống áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại), quy
trình xếp hạng tín dụng rủi ro tín dụng; Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến
111

động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng
trong từng thời kỳ.
- Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực
hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng
được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro
thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm
bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng được hưởng lợi
các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động
thực hiện thông qua việc phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị (Hội đồng thành
viên), Tổng Giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường,
chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh
nghiệm quản lý của người được ủy quyền.
Quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đã dần theo hướng áp dụng thông
lệ quốc tế
Theo chủ trương của Chính phủ về việc ứng dụng Hiệp ước quốc tế Basel trong
hệ thống NHTM Việt Nam (Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt đề án phát triển ngân hàng Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020), theo đó đến hết năm 2016, Việt Nam thực
hiện áp dụng hoàn chỉnh các chuẩn mực quốc tế Basel I và dần dần việc ứng dụng
Basel II, Basel III. Theo Ngân hàng Nhà nước, các chỉ tiêu này cụ thể như sau: (i)
Tăng trưởng bình quân tín dụng từ 18-20%; (ii) Tỷ lệ an toàn vốn đến hết năm 2016:
không dưới 9%; (iii) tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến hết năm 2016: dưới 5%; (iv) nợ xấu
được xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam và phù hợp với thông lệ
quốc tế; (v) Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2016 theo chuẩn mực quốc tế
Basel I, II, III ban hành Luật Giám sát an toàn hoạt động.
Về phía NHNN vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về việc ứng dụng Basel II trong
quản trị rủi ro ngân hàng. Cụ thể, gần đây nhất, tại Hà Nội, Hiệp hội ngân hàng Việt
Nam đã phối hợp với Công ty Grant Thornton Việt Nam tổ chức Hội thảo “Quản lý nợ
xấu tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và các chiến lược tối đa hóa lợi nhuận cho ngân
hàng”. Ngoài ra, NHNN Việt Nam cũng phối hợp với Citibank tổ chức tọa đàm giới
thiệu về Basel II, Basel III với hoạt động của các NHTM để các NHTM Việt Nam có
cơ hội hiểu biết sâu sắc hơn về Basel II, Basel III từ đó học tập kinh nghiệm triển khai
Basel II, Basel III của Citibank và rút ra những bài học bổ ích đối với hệ thống ngân
hàng Việt Nam.
112

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó, vừa qua nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng
tăng trưởng hiệu quả, an toàn và bền vững, đồng thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi
ro; hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã từng bước ứng dụng Hiệp ước Basel trong
công tác quản trị rủi ro ngân hàng đặc biệt là rủi ro tín dụng như: quy định tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu, quy định về trích lập dự phòng cho rủi ro tín dụng, quy định về an toàn
vốn đối với rủi ro phát sinh từ cho vay chứng khoán.
Các NHTM đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong
hoạt động đo lường rủi ro
Nếu thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-
NHNN ngày 04/6/2014 của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD sẽ trung thực và theo sát
thông lệ quốc tế hơn, khi đó tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng gần 2-3 lần, dẫn đến việc các NHTM
phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm. Trên thực tế, hiện nay mới
chỉ có một số NHTM lớn tại Việt Nam thực hiện theo Văn bản này về việc xây dựng
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ của khách hàng doanh nghiệp. Đó
là Vietinbank, BIDV, VCB, STB, Agribank, ...
Vào đầu năm 2006, BIDV đã ký hợp đồng thuê Tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Moody’s thực hiện đánh giá và xếp hạng, như vậy BIDV được coi là NHTM Nhà nước
đầu tiên tại Việt Nam được đánh giá và xếp hạng tín nhiệm bởi một tổ chức xếp hạng
tín nhiệm quốc tế và có uy tín toàn cầu như Moody’s. BIDV đã sử dụng phương pháp
chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng doanh nghiệp, kết hợp
với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng doanh nghiệp, đã
xây dựng ba hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính đó là: tổ
chức kinh tế (doanh nghiệp), TCTD (còn gọi là các định chế tài chính) và khách hàng
là cá nhân; lựa chọn 35 ngành kinh tế. Một khách hàng có 54 chỉ tiêu (14 chỉ tiêu tài
chính, 40 chỉ tiêu phi tài chính). Phần mềm được Trung tâm Công nghệ thông tin
BIDV xây dựng với hơn 28.000 dữ liệu. Khách hàng được xếp vào các mức: AAA,
AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D theo thang điểm 100, 80, 60, 40, 20; kèm theo đó
là chính sách khách hàng và ra đời Hội đồng tín dụng các cấp.
Ngày 25/9/2008, NHNN đã có văn bản số 8738/NHNN-CNH chấp thuận cho
NHTM Cổ phần Quân đội thực hiện chính sách trích lập dự phòng rủi ro trên kể từ
Quý IV/2008. Trước đó, NHTM Cổ phần Quân đội đã tiến hành xây dựng hệ thống
xếp hạng tín dụng và áp dụng thử nghiệm từ tháng 3/2008.
Ngoài BIDV các ngân hàng khác như Agribank, VCB, Vietinbank, STB,...cũng
đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong đó, phương pháp chấm
113

điểm trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, VCB, Vietinbank là phương
pháp rất phổ biến trên thế giới, được các tổ chức định hạng quốc tế như S&P,
Moody’s... đang sử dụng, theo đó việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua
việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng này
đã sử dụng chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, được phân tổ đến theo từng cấp.
Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hóa tối đa
nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá. Mặt khác, các thông tin
trong bảng xếp hạng tín dụng nội bộ cũng được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu bù trừ
lẫn nhau vì thế nó có khả năng tự bộc lộ những bất cập của kết quả đánh giá nếu như
cán bộ tín dụng đánh giá sai. Điều này sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các
sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế là tiền đề để các NHTM Việt
Nam hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín
dụng của toàn hệ thống, giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ
thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá
phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay, hoàn thiện quy
trình tín dụng và chính sách khách hàng, phục vụ quản lý tín dụng cấp chi nhánh và
toàn ngành, phân loại nợ và trích lập dự phòng tín dụng, là một căn cứ khoa học,
khách quan để các ngân hàng có cơ sở để gia tăng dư nợ tín dụng, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Hoạt động kiểm tra kiểm soát được tăng cường
Nếu trước đây, trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM Việt Nam
vẫn chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của chính ngân hàng
mình, còn các hoạt động giám sát từ các cơ quan bên ngoài chỉ dựa vào hoạt động
thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước thì hiện nay, các NHTM Việt Nam đang có
xu hướng thay đổi mô hình kiểm soát của mình, từ mô hình kiểm soát đơn sang mô
hình kiểm soát kép, có sự tham gia giám sát của các cổ đông, các nhà đầu tư và giám
sát của thị trường. Với mô hình kiểm soát kép này, các NHTM sẽ có cách đánh giá
khách quan hơn về những rủi ro có thể xảy đến, từ đó kịp thời đưa ra những hạn biện
pháp hạn chế sự phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, cơ chế kiểm soát kép cũng đòi hỏi bản
thân các NHTM phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm toán
nội bộ, đảm bảo các báo cáo tài chính được minh bạch rõ ràng, tăng cường hiệu quả
quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
114

2.4.2. Hạn chế


Thứ nhất, việc thực hiện theo các cơ chế chính sách do Nhà nước, NHNN và
bản thân các NHTM ban hành tại hầu hết các NHTM chưa nghiêm túc và chưa thực
sự linh hoạt, hiệu quả
Hầu hết các NHTM chưa có cơ chế áp dụng lãi suất tiền vay doanh nghiệp theo
nguyên tắc thương mại và thị trường, lãi suất áp dụng đối với những khoản vay rủi ro
cao hơn và những khoản vay ít rủi ro hơn là không khác nhau, tất cả đều theo một biểu
lãi suất quy định chung cho toàn hệ thống của bản thân NHTM.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hầu hết kiểm soát chứng từ có hợp lý và đầy
đủ chưa dựa trên hồ sơ khoản vay đã được giải ngân chứ ít khi kiểm tra giám sát ngày từ
khâu thẩm định của cán bộ tín dụng do đó hoạt động này chưa thực sự hiệu quả.
Thứ hai, Mô hình tổ chức, quy trình tín dụng, công tác phân tích tín dụng còn chồng
chéo, phân tán và cồng kềnh
Các phòng tín dụng của nhiều ngân hàng vẫn còn duy trì mô hình tín dụng khá đơn
giản. Cán bộ tín dụng tại phòng kế hoạch kinh doanh thẩm định cho vay cả doanh nghiệp
và khách hàng cá nhân, cho vay dự án đầu tư, cán bộ tín dụng tại các phòng giao dịch cho
vay khách hàng cá nhân theo địa bàn xã, do đó sự chuyên môn hóa trong thẩm định khách
hàng không cao. Trong khi ở các ngân hàng hiện đại, hoạt động tín dụng được phân theo
tiêu thức đối tượng khách hàng - sản phẩm sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách
hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, theo sát dòng tiền, nguồn vốn đầu tư,…
sẽ tư vấn, giám sát, đồng hành cùng khách hàng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Chưa có bộ phận phụ trách rủi ro chuyên biệt để phân tích tình hình môi trường
kinh doanh, đưa ra cảnh báo dấu hiệu rủi ro, tương lai ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều
rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành
kinh tế, khu vực và xử lý các khoản vay có vấn đề.
Nhu vậy, nếu tất cả các hoạt động trên thực hiện tại phòng kế hoạch kinh doanh
được trưởng phòng phân cho từng phó phòng, cán bộ tín dụng đảm trách thì rõ ràng
rằng có sự thiếu chuyên nghiệp trong mô hình. Tuy nhiên đây là vấn đề mang tính chất
do hệ thống NHTM quy định.
Chất lượng của công tác thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro chưa cao. Hệ
thống thông tin của chi nhánh còn chưa cập nhật, thiếu sự trao đổi thông tín với các
ngân hàng khác, với các chi nhánh trong cùng hệ thống.
Nguồn thông tin chính thống duy nhất hiện tại là dựa vào CIC - Trung tâm
thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam của NHNN. Tuy nhiên, thông tin còn rất hạn
115

chế chỉ có số liệu về tình hình vay vốn, tài sản bảo đảm của khách hàng và cập nhật
chưa nhanh, chưa chi tiết.
Thứ ba: Hệ thống phân loại và xếp hạng tín dụng chưa phản ánh đúng thực tế
Xếp loại khách hàng doanh nghiệp được chi nhánh triển khai theo đúng các văn
bản quy định. Cụ thể, từng quý cán bộ tín dụng nhập báo cáo tài chính, thông tin doanh
nghiệp vay, đánh giá các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
để nhập vào hệ thống. Tuy nhiên, do tất cả các bước đều được cán bộ tín dụng thực
hiện: từ thu thập thông tin đến nhập vào hệ thống cho nên nhiều thông tin còn mang
tính chủ quan, chưa được kiểm định. Sau khi cán bộ tín dụng chấm điểm xếp loại trên
hệ thống sẽ in kết quả cho phó phòng kế hoạch kinh doanh phụ trách phê duyệt kiểm
tra và phê duyệt trên máy. Từ đó ta đã thấy sự bất cập ở cách kiểm tra, kiểm soát này.
Do: một là, người kiểm soát không thể nắm rõ tình hình doanh nghiệp, biến động tất cả
các ngành để kiểm soát. Hai là, người kiểm soát đồng thời kiêm nhiệm nhiều công việc
khác không thể tập trung để tìm hiểu thông tin để kiểm tra. Ba là, người kiểm soát là
thành viên trong cùng một phòng với cán bộ tín dụng do đó không thể tránh được tình
trạng nể nang hoặc theo chỉ đạo chung của phòng.
Thứ tư: Công tác xử lý nợ xấu xét tổng thể vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Hầu hết các chi nhánh của các NHTM đã thành lập tổ xử lý nợ xấu. Xét theo
thực tế hoạt động của các tổ thu nợ này thì hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do các
thành viên trong tổ đều là những cán bộ tín dụng thẩm định cho vay và giải quyết
nhiều công việc liên quan đến hoạt động tín dụng hàng ngày nên thời gian dành cho
việc xử lý nợ xấu là rất ít, không thể chuyên tâm thực hiện công việc.
Hiện tại việc xử lý nợ xấu của chi nhánh chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng rủi ro,
việc thu hồi nợ xấu do các tổ xử lý nợ xấu đến nay chưa phát huy hiệu quả, chưa có
biện pháp quyết liệt, triệt để để thu hồi nợ. Các NHTM đã ban hành các văn bản hướng
dẫn quy trình xử lý tài sản BĐTV nhưng thực tế triển khai còn chậm, việc kết hợp với
các cơ quan chức năng để thu hồi nợ chưa thực sự tốt cho nên công việc chưa được
xúc tiến nhanh chóng.
Trong những năm gần đây, một số ngân hàng (chẳng hạn như Agribank) đã
quyết định khởi kiện ra tòa những khách hàng doanh nghiệp, công ty chây ỳ, không có
thiện chí trả nợ. Mọi công tác cho công việc này được ban Giám đốc chỉ đạo quyết liệt,
hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, tìm người mua tài sản thanh lý,…. Chắc chắn những tháng
cuối năm, chi nhánh sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Những món vay có dấu
hiệu nợ xấu, ban Giám đốc cũng yêu cầu phòng kế hoạch kinh doanh, giám đốc các
116

phòng giao dịch tập trung hoàn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ BĐTV chặt chẽ nhằm tránh
những rủi ro pháp lý sẽ xảy ra trong trường hợp khởi kiện ra tòa.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế


Nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng
chủ yếu là do điều kiện, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp găp nhiều khó
khăn, gặp nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho nên làm ăn thua lỗ, gặp bất trắc
trong kinh doanh dẫn đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp thấp và tất yếu ngân
hàng gặp rủi ro.
Nguyên nhân khách quan
- Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới hầu khắp các thành phần kinh
tế, trong đó có các doanh nghiệp đang vay vốn tại ngân hàng. Hàng hóa sản xuất tiêu
thụ giảm sút, nguồn vốn thu hồi chậm khiến việc quay vòng nguồn vốn bị ngưng trệ.
- Do chính sách cắt giảm chi tiêu công của Chính phủ nhằm kìm chế lạm phát
khiến các doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn lớn trong việc quay vòng nguồn vốn.
Những công trình xây dựng từ nguồn vốn của Chính phủ không thu hồi được vốn sớm
khiến các doanh nghiệp xây dựng không thể quay vòng tiếp tục cho quá trình sản xuất
kinh doanh.
- Trong hoạt động cho vay đầu tư bất động sản bị ảnh hưởng “bong bóng” của
tài sản thế chấp. Chiếm phần lớn trong danh mục tài sản thế chấp vay vốn của ngân
hàng là bất động sản, giá nhà đất tăng cao, vượt cả giá trị thực của nó và thị trường bất
động sản đóng băng, khả năng trả nợ của nhiều chủ đầu tư rơi vào khủng hoảng. Mặt
khác, khi giá nhà đất giảm sau đợt sốt giá đất thì ngân hàng gặp một rủi ro là giá trị tài
sản thế chấp lại cao hơn giá trị thực tế
- Tình trạng chạy đua lãi suất nóng sốt giữa các ngân hàng. Những doanh
nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất cao, họ có khả năng tìm kiếm những
nguồn vốn khác và ngân hàng gặp khó khăn không giải ngân được rủi ro đọng vốn
xuất hiện. Vấn đề đặt ra là những doanh nghiệp dám chấp nhận mức lãi suất cao, phần
lớn sự chấp thuận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế,
độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận với nguồn vốn khác và tất nhiên, nợ xấu ngân
hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này. Mặt khác, trong cuộc chạy đua lãi suất Ngân
hàng không thể tránh khỏi sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay.
Cái vòng luẩn quẩn, lãi suất tăng, nợ xấu tăng.
Những con số phản ánh nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng như vậy là một vấn
đề đáng quan tâm, măc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nợ
117

xấu nhưng chưa thực sự hiệu quả, nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn khá cao. Nguy cơ rủi ro lớn
chính thế đòi hỏi ngân hàng phải tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân chủ quan
- Thông tin, số liệu phục vụ công tác thẩm định, phê duyệt, cấp tín dụng chưa
đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm gia tăng nguy cơ đánh giá sai lệch
về doanh nghiệp vay và hiệu quả của phương án, dự án. Thông tin CIC thì vẫn còn sơ
lược, chưa được cập nhật nhanh chóng. Ngoài ra, việc thu thập những thông tin kinh tế
xã hội cần thiết cho quá trình thẩm định còn hạn chế.
Hầu hết các NHTM chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu, đạt được
những tiêu chuẩn quy định của Basel II là không dễ với các NHTM Việt Nam. “Theo
các điều khoản và điều kiện về việc ứng dụng phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá
nội bộ (IRB), Ủy ban Basel yêu cầu duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các
doanh nghiệp vay của mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản lý, hạn mức
tín nhiệm... Đặc biệt khi muốn sử dụng phương pháp IRB thì phải duy trì thông tin về
xếp hạng tín nhiệm trong lịch sử của doanh nghiệp bao gồm điểm số, ngày xếp hạng
phương pháp xếp hạng và các thông tin quan trọng được sử dụng cho việc xếp hạng,
người chịu trách nhiệm xếp hạng”.
- Theo quy định thì các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa
bắt buộc phải kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo tài chính không cao. Tóm
lại, vấn đề về thông tin tại Việt Nam luôn rất khó khăn và là một tồn tại chưa thể khắc
phục được trên thị trường tài chính Việt Nam.
- Việc định giá TSBĐ chưa chính xác so với giá trị thực của tài sản. Chưa kiểm tra
chặt chẽ tình trạng, tình hình hoạt động của TSBĐ được hình thành tư vốn vay như các dự
án đầu tư; việc cho vay bằng thế chấp hàng hóa vẫn chưa kiểm soát được số lượng hàng
xuất kho và số lượng tồn do chưa có những bộ phận hỗ trợ bộ phận tín dụng;...
- Việc kiểm tra tín dụng chủ yếu mới dùng lại ở phát hiện và nêu trường hợp
sai phạm. Chưa có cơ chế xử lý nghiệm cán bộ vi phạm nên các sai sót vẫn tái phạm,
tính kỷ luật trong chấp hành quy định tín dụng chưa cao. Ngoài ra, trình độ cán bộ
kiểm tra nhiều khi còn hạn chế dẫn đến tình trạng kiểm tra nhưng không phát hiện
được sai phạm.
- Nợ xấu thì có xu hướng gia tăng nhưng khó có thể phân biệt được nợ xấu do
cán bộ tín dụng đề nghị hay bị chỉ đạo phải cho vay theo chỉ thị của lãnh đạo. Đây là
vấn đề mang tính hệ thống, do hầu hết các NHTM không xây dựng được hạn mức tín
dụng với từng cán bộ lâu năm hay mới làm, cấp lãnh đạo phê duyệt, trách nhiệm với
từng cấp trong từng khoản vay.
118

- Tổ thu hồi nợ xấu hoạt động không hiệu quả do các thành viên vừa là cán bộ
tín dụng thực hiện các công việc hàng ngày, vừa là thành viên trong tổ thu hồi xử lý nợ
xấu. Hầu hết các thành viên trong tổ đều là những cán bộ tín dụng có nợ xấu khiến
công việc thu hồi nợ xấu hết sức khó khăn.
- Còn có những cán bộ tín dụng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và
điều kiện cho vay, thẩm định giá trị tài sản sản quá cao so với thực tế, đặt lợi ích cá
nhân lên trên hết, nhận hối lộ của doanh nghiệp vay, bất chấp cho vay. Bên cạnh đó
trình độ cán bộ tín dụng không đồng đều, một số cán bộ tín dụng không được đào tạo
bài bản, thiếu kiến thức về lĩnh vực tín dụng, chỉ học hỏi kinh nghiệm của cán bộ đi
trước với cách làm tín dụng truyền thống đã ăn sâu, không có sự sáng tạo đổi mới cho
phù hợp với ngành ngân hàng hiện đại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
119

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tại chương 2 Luận án khái quát về sự phát triển của các NHTM, hoạt động tín
dụng, rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam. Đặc biệt, Luận án
tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp của các NHTM Việt Nam. Trong đó, bằng các số liệu thông qua
hệ thống bảng, sơ đồ, hình đã phân tích được tình hình nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu có
tài sản bảo đảm, nợ xấu không có tài sản bảo đảm, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng,
phân tích nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp qua 4 bước từ nhận
biết rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; đo lường và phân tích rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp; quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp và kiểm soát rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân tồn tại hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tại các NHTM. Đây là cơ sở đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm
tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM tại
Chương 4 của Luận án.
120

CHƯƠNG 3
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trong hầu hết các nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM, tỷ
lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng dư nợ) thường được sử dụng nhiều nhất để phản ánh chất lượng tín
dụng của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu đại diện cho rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng có thể sử dụng như là một chỉ tiêu đáng tin cậy để cảnh báo sớm về khủng
hoảng ngân hàng, từ đó có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế (Nkusu (2011) và Louzis và
cộng sự (2012)). Trong phần này, sẽ nghiên cứu đo lường rủi ro tín dụng đối với doạnh
nghiệp theo chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp.
Tại đây sẽ đi nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp tại các NHTM để từ đó tìm ra cách thức quản trị hiệu quả nhất.
Qua tham khảo các bài nghiên cứu trước, có rất nhiều yếu tố tác động rủi ro tín
dụng ngân hàng. Một số yếu tố chỉ có ý nghĩa riêng đối với từng nền kinh tế, một số
yếu tố khác ảnh hưởng có ý nghĩa đến hầu hết các nền kinh tế. Trong phần này, tác giả
lựa chọn một số biến có ý nghĩa tại hầu hết các nền kinh tế và phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam để nghiên cứu, có thể phân loại chúng thành hai nhóm: nhóm các yếu tố
bên trong và nhóm các yếu tố bên ngoài.

3.1. Giả thuyết nghiên cứu


Trong những nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã đề xuất các yếu tố ảnh
hướng đến rủi ro tín dụng (nợ xấu) - trình bày tại Mục 1.2.4. Đối với Luận án này, mục
đích là xác định các yếu tố vĩ mô và vi mô tạo thành các nhân tố tác động đến quản trị
rủi ro tín dụng (nợ xấu) đối với doanh nghiệp tại các NHTM. Luận án dựa trên các
nghiên cứu trước đây và căn cứ tình hình thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam để đưa ra
các yếu tố đánh giá và kiểm tra sự tác động của nó đến rủi ro tín dụng (nợ xấu) đối với
doanh nghiệp. Nghiên cứu đề xuất một số giả thuyết trình bày trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Đề xuất giả thuyết nghiên cứu
Giả
STT Nội dung
thuyết
1 H1 Các ngân hàng lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng
vốn cho vay nên rủi ro tín dụng nhiều hơn. Vậy giả thuyết H1 quy mô
ngân hàng có quan hệ cùng chiều rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
121

Giả
STT Nội dung
thuyết
2 H2 Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các
ngân hàng có thể nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng, chẳng hạn giảm
thiểu tiêu chuẩn TSBĐ, chấp nhận những doanh nghiệp có lịch sử tín
dụng không tốt hoặc yêu cầu ít chứng cứ về dòng thu nhập bảo đảm cho
khoản vay. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộ phát vào giai đoạn kinh tế
suy thoái. Các khoản vay có chất lượng thấp sẽ có nguy cơ thất thoát
trong điều kiện kinh tế khó khăn. Tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng rủi
ro tín dụng. Giả thuyết H2 tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với doanh
nghiệp tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
3 H3 Theo Hiệp ước Basel II tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản được mở
rộng thành tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có trọng số rủi ro. Khi
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp gia tăng, các nhà quản trị gia
tăng các chi phí liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng cũng như hạch
toán tài sản có trọng số rủi ro cao. Điều này dẫn đến hệ số vốn chủ sở
hữu/tổng tài sản giảm và tỷ lệ dự phòng so với tổng dư nợ phải tăng
khi nợ xấu gia tăng. Giả thuyết H3 tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động
ngược chiều rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
4. H4 Khi dư nợ tăng, do trình độ quản lý rủi ro tín dụng của các nhà quản
trị tốt dẫn đến lợi nhuận tăng, ngân hàng tăng thu nhập sẽ đầu tư đào
tạo cán bộ, bổ sung chi phí giám sát khoản vay nên thu hồi nợ tốt,
dẫn đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp giảm. Giả thuyết H4 tỷ
lệ dư nợ /vốn huy động tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp.

5 H5 Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tăng thì khả năng sinh lời cao,
giảm rủi ro tín dụng. Giả thuyết H5 Tỷ lệ lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu
tác động ngược chiều rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
6 H6 Cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng có mối liên hệ
với chất lượng tín dụng. Đa dạng hóa danh mục cho vay làm giảm
RRTD. Khi dư nợ ngắn hạn cho vay doanh nghiệp tăng, các NHTM
đa dạng hóa danh mục cho vay làm giảm rủi ro tín dụng. Giả thuyết
H6 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn cho vay doanh nghiệp tác động ngược chiều
đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
122

Giả
STT Nội dung
thuyết
7 H7 Áp lực của lạm phát góp phần làm tăng rủi ro tín dụng. Tỷ lệ lạm
phát cao dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng vốn chủ sở hữu của các
NHTM và mức độ rủi ro tín dụng lớn hơn. Giả thuyết H7 tốc độ lạm
phát tác động cùng chiều RRTD đối với doanh nghiệp.
8 H8 Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn và
sẵn sàng đầu tư mở rộng sản xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng,
doanh số bán hàng và lợi tức của doanh nghiệp gia tăng góp phần làm
tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Khi điều kiện kinh tế xấu đi trong tình
trạng trì trệ và suy thoái làm cho sức mua của doanh nghiệp ngày càng
giảm. Tồn kho của doanh nghiệp gia tăng miễn cưỡng, điều đó làm
ảnh hưởng đến lợi tức của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự sẵn lòng
chi trả của người vay. Những bất lợi này làm gia tăng rủi ro của ngân
hàng. Giả thuyết H8 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tác động ngược
chiều rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.

3.2. Nguồn số liệu


Cơ sở để chọn mẫu quan sát trước hết về nội hàm ước lượng đảm bảo số quan
sát lớn hơn 10 lần so với số biến số. Thứ hai là đối tượng nghiên cứu của Luận án là
35 NHTM trong đó có 7 NHTM Nhà nước và 28 NHTM Cổ phần. Tuy nhiên, cách
chọn mẫu quan sát loại trừ các NHTM bán 0 đồng cho NHNN như Ngân hàng Xây
dựng, Ngân hàng Đại dương và Ngân hàng Dầu khí toàn cầu, loại các Ngân hàng đang
trong tình trạng kiểm soát đặc biệt và các ngân hàng có tài sản có quá nhỏ, nhỏ hơn cả
một Chi nhánh của các NHTM Nhà nước.
Dữ liệu được sử dụng trong mô hình định lượng là số liệu theo năm của 20
NHTM tại Việt Nam trong 06 năm (tổng 120 quan sát) là thỏa mãn các cơ sở và yêu
cầu trên, giai đoạn 2012-2017 được lấy từ NHNN, báo cáo thường niên, báo cáo tài
chính, đăng tải trên website của các NHTM...(Chi tiết Phụ lục 02) Các ngân hàng được
chọn vào mẫu nghiên cứu phải bảo đảm còn tồn tại và hoạt động cho tới hết năm 2017,
có số liệu thống kê liên tục trong tối thiểu 06 năm. Đồng thời các NHTM cần đảm bảo
tính đại diện cho hệ thống NHTM.

Phương pháp nghiên cứu


Trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng, ba phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất là: Mô hình ước lượng bình phương bé nhất (Pooled OLS); Mô hình hiệu ứng cố
123

định FEM và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM. Để lựa chọn giữa Pooled OLS và
REM, kiểm định LM (Breush - Pagan Lagrange Multiplier) được sử dụng, để lựa chọn
giữa Pooled OLS và FEM có công cụ Redundant Fixed Effects; và để lựa chọn giữa
REM và FEM, kiểm định Hausman được sử dụng.

3.3. Mô tả số liệu
Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu dựa vào các nghiên cứu trước
cùng với các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố và rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp của Ngân hàng thương mại. Có rất nhiều yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân
hàng. Một số yếu tố chỉ có ý nghĩa riêng đối với từng nền kinh tế, một số yếu tố khác
ảnh hưởng có ý nghĩa đến hầu hết các nền kinh tế. Tại đây, tác giả lựa chọn một số biến
có ý nghĩa tại hầu hết các nền kinh tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, có thể phân
loại thành hai nhóm là nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài.
Biến phụ thuộc: Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Đây được coi là rủi ro
lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện
tượng khủng hoảng của hệ thống ngân hàng (Bhattacharya&Roy, 2008, trích bởi Ravi
P.S.Poudel, 2013). Theo đó, các NHTM phải đo lường, quản trị và thậm chí là chấp
nhận những rủi ro ở một mức độ nhất định.
Trong hầu hết các nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM, tỷ
lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng) thường được sử dụng nhiều nhất để phản ánh
chất lượng tín dụng của các NHTM (Salas và Saurina, 2002; Jimenex và Saurina,
2007; Louzis và cộng sự, 2012; Nguyễn Thị Thái Hưng, 2012...). Đặc biệt theo Nkusu
(2011) và Louzis và cộng sự (2012), tỷ lệ nợ xấu đại diện cho rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể sử dụng như là một chỉ tiêu đáng tin cậy để
cảnh báo sớm về khủng hoảng ngân hàng, từ đó có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
Luận án lựa chọn tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp được tính toán từ báo cáo tài
chính của các NHTM. Trong đó việc phân loại nợ tại các NHTM được thực hiện theo Văn
bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của NHNN ban hành quy định về việc phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của TCTD và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng rủi ro tín dụng.
Biến số giải thích:
Dựa trên các nghiên cứu trước và thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, đề tài sử
dụng các yếu tố sau tác động đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM:
124

- Yếu tố vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát


- Yếu tố vi mô: (i) Quy mô ngân hàng (ii) Tốc độ tăng trưởng tín dụng
(Creditgr) (iii) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu; (iv) Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động; (v) Tỷ lệ lợi
nhuận/Vốn chủ sở hữu; (vi) Tỷ lệ lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu; (vii) Tỷ lệ dư nợ ngắn
hạn. Bảng 3.1. thể hiện các biến và các giả thuyết cần kiểm định cho hệ thống NHTM
Việt Nam. Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu, cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Các biến và các giả thuyết cần kiểm định cho hệ thống NHTM
Kỳ vọng
Tên biến Công thức
dấu
Rủi ro tín dụng doanh nghiệp Nợ xấu cho vay doanh nghiệp/Tổng
(CreditRisk) dư nợ cho vay doanh nghiệp
Quy mô ngân hàng (Banksize) Log(TS) (+)
(Dư nợ cho vay doanh nghiệp nămt -
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Dư nợ cho vay doanh nghiệp nămt-1 / (+)
(Creditgr)
Dư nợ cho vay doanh nghiệp năm t-1
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Equity) Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (-)
Tổng dư nợ cho vay doanh
Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động (LTD) (-)
nghiệp/Vốn huy động
Tỷ lệ lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (-)
Dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp/
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (STL) (-)
Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp
Tốc độ lạm phát (Inf) (+)
Tốc độ tăng trưởng GDP (GDPgr) (-)
Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ NHNN, báo cáo thường
niên, báo cáo tài chính của 20 NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Các dữ liệu vĩ
mô được lấy từ cơ sở dữ liệu của IFS.
Phụ lục 02 mô tả thống kê tóm tắt các biến được sử dụng trong nghiên cứu.
Trong Phụ lục 03. tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp trung bình của 20 ngân hàng giai đoạn 2012-
2017 là 2,63% so với tổng dư nợ doanh nghiệp, với nợ xấu cao nhất là 12,37% của
Agribank năm 2012 và thấp nhất là 0,38% của TPBank năm 2015. Bên cạnh đó, trong giai
đoạn nghiên cứu, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn cho vay doanh nghiệp, tỷ lệ dư nợ cho vay doanh
nghiệp so với tổng nguồn vốn huy động thường rất cao, trung bình trong giai đoạn này tỷ
trọng dư nợ ngắn hạn doanh nghiệp là 52,396%; tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp so
với tổng nguồn vốn huy động 45,658 %. Điều này cho thấy các NHTM vẫn còn lệ thuộc
125

nhiều vào hoạt động tín dụng. Ngoài ra, khả năng sinh lời phân bổ khá dài từ 0,304% đến
22,908% cho thấy sự khác biệt lớn trong hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.

3.4. Kết quả nghiên cứu


3.4.1. Chạy mô hình Pooled OLS
Bảng 3.3. trình bày kết quả ước lượng hồi quy mô hình với phương pháp hồi quy
Pooled OLS như là một phương pháp hồi quy căn bản đầu tiên để xem xét dấu của các
biến, trong đó Creditrisk là biến phụ thuộc. Từ bảng 3.3 tác giả xem xét mối quan hệ
tuyến tính giữa rủi ro tín dụng và các yếu tố nội tại
Bảng 3.3. Kết quả hồi quy Pooled OLS mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và các
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng (chưa có yếu tố vĩ mô)

Dependent Variable: CREDITRISK


Method: Pooled Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:16
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.140257 0.013388 -10.47618 0.0000


BANKSIZE 0.018711 0.001575 11.87656 0.0000
CREDITGR 0.009807 0.001965 4.991495 0.0000
ROE -0.206411 0.009836 -20.98601 0.0000
STL 0.035100 0.002928 11.98653 0.0000
LTD -0.005374 0.002340 -2.296189 0.0218
EQUITY 0.128152 0.017406 7.362743 0.0000

R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984

Hệ số R2= 0.219717 cho biết các biến độc lập trong mô hình giải thích được
21.97% biến phụ thuộc.
Với mức ý nghĩa 5%, tất cả các biến đều có tương quan với rủi ro tín dụng doanh
nghiệp. Cụ thể: (1) quy mô ngân hàng. Với hệ số β dương (0.018711) cho thấy tác động
126

của BANKSIZE tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là cùng chiều; (2) tốc độ tăng
trưởng tín dụng. Với hệ số β dương (0.009807) cho thấy CREDITGR có tác động cùng
chiều với rủi ro tín dụng doanh nghiệp; (3) tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. Với hệ số β âm
(-0.206411) thì ROE có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng doanh nghiệp; (4) tỷ lệ dư
nợ ngắn hạn. Với hệ số β dương (0.035100) cho thấy tác động của STL tới rủi ro tín dụng
và cùng chiều; (5) tỷ lệ dư nợ/vốn huy động. Với hệ số β âm (-0.005374) LTD có quan hệ
ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; (6) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Với hệ số
β dương (0.128152) EQUITY tác động cùng chiều tới rủi ro tín dụng doanh nghiệp.

3.4.2. Lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình FEM


Kết quả cho thấy mức ý nghĩa của hầu hết các giá trị thống kê F và χ2 đều nhỏ
hơn 0.0005. Do vậy, ước lượng Pooled OLS là phù hợp trong trường hợp này.
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình FEM
Redundant Fixed Effects Tests
Pool: Untitled
Test cross-section fixed effects

Effects Test Statistic d.f. Prob.

Cross-section F -0.000000 (18,2255) 1.0000


Cross-section Chi-square 0.000000 18 0.0000

Cross-section fixed effects test equation:


Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Panel Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:22
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.140257 0.013388 -10.47618 0.0000


BANKSIZE 0.018711 0.001575 11.87656 0.0000
CREDITGR 0.009807 0.001965 4.991495 0.0000
ROE -0.206411 0.009836 -20.98601 0.0000
STL 0.035100 0.002928 11.98653 0.0000
LTD -0.005374 0.002340 -2.296189 0.0218
EQUITY 0.128152 0.017406 7.362743 0.0000

R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984


127

3.4.3. Lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình REM


Giả thuyết Ho của BPtest là sai số không tồn tại tác động ngẫu nhiên. Như vậy,
nếu chấp nhận Ho của kiểm định, nghĩa là ước lượng Pooled OLS là phù hợp hơn so
với Random Effects, ngược lại bác bỏ Ho ở mức ý nghĩa 5% thì có thể xem Random
Effects là một ước lượng phù hợp.
Trước khi kiểm định BPtest chạy mô hình dữ liệu bảng (Panel Analysis)
Bảng 3.5. Kết quả ước lượng mô hình dữ liệu bảng (Panel Analysis)
Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Panel Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:33
Sample: 2012 2017
Periods included: 6
Cross-sections included: 20
Total panel (balanced) observations: 120

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.140257 0.060046 -2.335836 0.0213


BANKSIZE 0.018711 0.007066 2.648075 0.0093
CREDITGR 0.009807 0.008812 1.112936 0.2681
ROE -0.206411 0.044113 -4.679177 0.0000
STL 0.035100 0.013133 2.672593 0.0086
LTD -0.005374 0.010496 -0.511973 0.6097
EQUITY 0.128152 0.078063 1.641645 0.1034

R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984

Sau đó thực hiện kiểm định Breusch and Pragan (BP test) để lựa chọn Mô hình
Pooled hay mô hình tác động ngẫu nhiên REM

Lagrange multiplier (LM) test for panel data


Date: 02/27/18 Time: 18:02
Sample: 2012 2017
Total panel observations: 120
Probability in ()

Null (no rand. effect) Cross-section Period Both


128

Alternative One-sided One-sided

Breusch-Pagan 17.95305 6.564186 24.51724


(0.0000) (0.0104) (0.0000)
Honda 4.237104 2.562067 4.807740
(0.0000) (0.0052) (0.0000)

Kết quả cho thấy với Prob đều nhỏ hơn 5%, do đó chưa có cơ sở bác bỏ Ho, hay
nói cách khác, mô hình Pooled OLS là phù hợp.
Kết luận. Như vậy, mô hình Pool là phù hợp, do vậy không cần sử dụng mô
hình FEM hay REM.

3.4.5. Chạy mô hình Pooled OLS sau khi thêm biến lạm phát và tăng trưởng
kinh tế
Bảng 3.6. Kết quả hồi quy Pooled OLS mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và các
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng (có yếu tố vĩ mô)
Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Pooled Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:41
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.111306 0.013721 -8.111857 0.0000


BANKSIZE 0.025695 0.001499 17.14704 0.0000
CREDITGR 0.009309 0.001811 5.140030 0.0000
ROE -0.215176 0.009100 -23.64613 0.0000
STL 0.010853 0.002969 3.655360 0.0003
LTD -0.013460 0.002202 -6.112826 0.0000
EQUITY 0.147361 0.016090 9.158446 0.0000
GDPGR -1.195691 0.111908 -10.68454 0.0000
INF 0.029334 0.029890 0.981394 0.3265

R-squared 0.338089 Mean dependent var 0.024984


129

Hệ số R2= 0.338089 cho biết các biến độc lập trong mô hình giải thích được
33.8% các biến phụ thuộc.
Kết quả cho thấy chỉ duy nhất biến lạm phát là không có tương quan với rủi ro
tín dụng doanh nghiệp (Prob = 0.3265). Với mức ý nghĩa 5%, tất cả các biến (trừ lạm
phát) đều có tương quan với rủi ro tín dụng doanh nghiệp.
Cụ thể: (1) quy mô ngân hàng. Với hệ số β dương (0.025695) cho thấy tác động
của BANKSIZE tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là cùng chiều; (2) tốc độ tăng
trưởng tín dụng. Với hệ số β dương (0.009309) cho thấy CREDITGR có tác động cùng
chiều với rủi ro tín dụng doanh nghiệp; (3) tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. Với hệ số β
âm (-0.215176) thì ROE có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng doanh nghiệp; (4)
tỷ lệ dư nợ ngắn hạn. Với hệ số β dương (0.010853) cho thấy tác động của STL tới rủi
ro tín dụng là cùng chiều; (5) tỷ lệ dư nợ/vốn huy động. Với hệ số β âm (-0.013460)
LTD có quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; (6) Tỷ lệ vốn
chủ sở hữu. Với hệ số β dương (0.147361) EQUITY tác động cùng chiều tới rủi ro tín
dụng doanh nghiệp. (7) Tốc độ tăng trưởng. Với hệ số β âm (-1.195691) cho thấy tác
động mạnh và ngược chiều của GDP tới rủi ro tín dụng.
Kết quả tại Bảng 3.3 và Bảng 3.6. cho thấy tính bền vững của mô hình hồi quy
bởi khi thêm các biến vĩ mô vào vẫn đạt được sự nhất quán trong các giá trị ước lượng.
Theo đó, cả yếu tố đặc thù (vi mô) và yếu tố vĩ mô đều tác động đến chất lượng khoản
vay của các NHTM Việt Nam.
Thông qua các chỉ tiêu Pvalue (Prob) và hệ số chặn cho thấy: (1) quy mô ngân
hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động
cùng chiều tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; (2) tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu,
tỷ lệ dư nợ/vốn huy động, tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động mạnh và ngược chiều tới
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu,
kết quả nghiên cứu chấp nhận các giả thuyết đã nêu trong mô hình nghiên cứu.
Riêng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tác động cùng chiều tới rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Kết quả này ngược so với dấu kỳ vọng trong nghiên
cứu quá khứ và giả thuyết nghiên cứu, khi hầu hết các nghiên cứu tìm thấy mối tương
quan ngược chiều. Tuy nhiên, thực tế đối với giai đoạn 2012-2017 của Việt Nam lại
đúng là như vậy bởi đây là giai đoạn mà các NHTM Cồ phần được thành lập quá dễ,
NHNN chưa có đủ kinh nghiệm cũng như các văn bản quy định chặt chẽ về thành lập
ngân hàng như hiện nay và theo đó việc quản lý bằng các quy định về hệ số CAR,
ICOR, ROA, ROE,… chưa chặt chẽ, nhiều NHTM mới ra đời có vốn chủ sở hữu vừa
đủ mức tối thiểu nhưng huy động vốn và cho vay vượt ngưỡng trần nhiều lần. Mặt
130

khác trong giai đoạn này, các NHTM mở rộng tín dụng ngắn hạn, đặc biệt với lĩnh vực
rủi ro cao, tỷ lệ nợ xấu càng gia tăng, rủi ro tín dụng tăng. Chính vì thế mà trong giai
đoạn này kết quả nghiên cứu ngược với kỳ vọng và giả thuyết ban đầu: tỷ lệ vốn chủ
sở hữu, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tác động ngược chiều rủi ro tín dụng.
Yếu tố tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê đủ lớn để thừa nhận, do trong
giai đoạn nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố này với rủi ro tín dụng doanh nghiệp
chưa thể hiện rõ.
Như vậy, kết quả kiểm định theo mô hình cho thấy, quy mô ngân hàng theo kết
quả ước lượng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Điều
này trái với giả thuyết “đa dạng hóa danh mục cho vay” nhưng lại phù hợp với giả
thuyết “quá lớn nên không thể bị sản”, các ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức bằng
cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình, do đó rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
(nợ xấu) sẽ nhiều hơn. Tại Việt Nam, NHTM có quy mô lớn hơn thường có hệ thống
Chi nhánh, công ty con tăng lên nhưng trình độ quản lý yếu kém, khả năng kiểm soát
rủi ro tín dụng không theo kịp với quy mô nên nợ xấu chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra các
NHTM có quy mô lớn như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank cho các doanh
nghiệp vay với dư nợ lớn (chiếm trên 70% tổng dư nợ của hệ thống), trong khi các
doanh nghiệp này thường có hiệu quả kinh doanh thấp, thủ tục thẩm định cho vay các
doanh nghiệp không chặt chẽ, dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp phù hợp với nghiên cứu của Jimenz và Saurina (2006) và giả thuyết “Tín
dụng có tính chu kỳ”. Kết quả cũng phù hợp với thực tế tại Việt Nam trong giai đoạn
nghiên cứu, do áp lực cạnh tranh giữa các NHTM dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng
liên tục tăng cao qua các năm. Theo số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng trung
bình của cả hệ thống giai đoạn 2012-2017 là 18,25%. Do mục tiêu lợi nhuận và hạ
thấp các tiêu chuẩn cấp tín dụng để chú trọng tăng trưởng tín dụng, điều này làm gia
tăng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của các NHTM.
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp. Kết quả này ngược với hầu hết các nghiên cứu trong quá khứ. Tuy nhiên, đối
với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu thì khá phù hợp. Giai đoạn này là
giai đoạn khó khăn nền kinh tế, chứng khoán và bất động sản đi xuống, doanh nghiệp
kinh doanh khó, nên hoạt động tín dụng rủi ro, ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều sẽ bị
nợ xấu nhiều, rủi ro tín dụng tăng.
Tiếp theo, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp. Kết quả này ngược với hầu hết các nghiên cứu trong quá khứ. Tuy
131

nhiên, đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu thì khá phù hợp. Vốn
chủ sở hữu ngân hàng nhiều, ngân hàng huy động vốn để cho vay và làm dịch vụ ngân
hàng nhiều hơn. Trong giai đoạn 2012-2017 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng từ tình hình quốc tế phức tạp, kinh tế Việt Nam chịu tác động của suy giảm
kinh tế năm 2008, khủng hoảng tài chính từ Mỹ năm 2010, khủng hoảng nợ công tại
Châu Âu từ năm 2011, vì thế hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng
sẽ bị rủi ro nhiều.
NHTM nào có mức vốn hóa cao thì rủi ro danh mục cho vay cao, do đó rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp tăng. Mặt khác, khi các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu
cho mục đích đầu tư tăng năng lực hạ tầng (đầu tư xây dựng trụ sở, đầu tư cho công
nghệ…) và tăng vốn để tăng năng lực tài chính nhằm nâng cao cạnh tranh và đảm bảo
các hệ số an toàn vốn đáp ứng cho việc ngân hàng tăng trưởng nóng tín dụng và tài sản
có rủi ro khác trong tổng tài sản. Tuy nhiên, do yêu cầu quy định về vốn tối thiểu với
các ngân hàng và mong muốn tăng nâng lực cạnh tranh của mình, một số ngân hàng đã
tăng vốn bằng mọi giá và không bằng chính thực lực của mình, thực hiện luân chuyển
vốn lòng vòng để có thể tăng vốn và đó cũng là nguyên nhân khó khăn về tài chính của
các ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tăng.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) có tác
động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phù hợp với giả thuyết
“Quản lý kém” của Berger và DeYoung (1997). Nguyên nhân cũng là do quản trị ngân
hàng kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro và làm nợ xấu gia tăng. Ngược lại, ngân
hàng nào có suất sinh lời cao, kiểm soát tốt nợ xấu hay kiểm soát tốt chi phí kinh
doanh thì tỷ lệ nợ xấu giảm. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017, một
số NHTM có thể cung cấp số liệu thiếu chính xác theo hướng giảm nợ xấu, từ đó giảm
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để tăng cường lợi nhuận.
Biến yếu tố vĩ mô là tăng trưởng kinh tế GDP có tác động mạnh và ngược chiều
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đúng kỳ vọng của nghiên cứu. Tăng trưởng kinh
tế càng cao thì rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp càng giảm, điều này được giải
thích là do khi kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tăng khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.
Tuy nhiên, khác với kết quả nghiên cứu trước, biến không có ý nghĩa thống kê
là tỷ lệ lạm phát. Điều này có thể là do trong giai đoạn nghiên cứu mối quan hệ giữa
yếu tố này với tỷ lệ nợ xấu, rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của các NHTM Việt
Nam chưa thể hiện rõ.
132

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tại đây, Luận án nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đối
với nghiệp của hệ thống NHTM Việt Nam được thực hiện trên 20 NHTM trong giai đoạn
2012-2017. Thông qua các kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng như Pooled OLS, kiểm định
mô hình chọn Pooled OLS hay FEM, REM nghiên cứu phát hiện: quy mô ngân hàng; tốc
độ tăng trưởng tín dụng; tỷ lệ dư nợ ngắn hạn; tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Còn tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ/vốn
huy động và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP là những nhân tố chính có tác động ngược
chiều đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của hệ thống NHTM Việt Nam.
Đồng thời nghiên cứu cũng cung cấp tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê
do trong giai đoạn nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố này với rủi ro tín dụng doanh
nghiệp chưa thể hiện rõ.
Kết quả nghiên cứu cần được xem xét thận trọng vì nó mang tính cảnh báo sớm
cho hệ thống NHTM. Quản lý tốt được đo bằng suất sinh lời của giai đoạn trước dẫn
đến làm giảm rủi ro tín dụng, mức độ chịu đựng rủi ro quá mức (được đo bằng tốc độ
tăng trưởng tín dụng) góp phần vào rủi ro tín dụng cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp của hệ thống NHTM Việt Nam là phù hợp với lý luận đã được trình bày
ở Chương 2 và cơ bản phù hợp với thực trạng và đánh giá thực trạng ở Chương 3. Đó
là những công cụ khách quan để kiểm chứng lý thuyết lẫn thực tế.
133

CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1. Định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại
4.1.1. Định hướng chung
Thứ nhất, công tác quản trị rủi ro tín dụngphải được thực hiện một cách toàn
diện, nhất quán và đồng bộ

Toàn diện trong nhận dạng chính xác và đầy đủ các nguyên nhân gây ra rủi ro
tín dụng đặc biệt là các nguyên nhân gốc rễ để có giải pháp phòng ngừa và hạn chế có
hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Nhận diện một cách toàn diện các rủi ro tín
dụng là một yêu cầu không dễ dàng bởi tính đa dạng của các nguyên nhân gây ra rủi
ro, cũng như do bản chất của hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tồn tại thông tin
bất cân xứng. Quản trị rủi ro tín dụng cần được hiểu nhất quán là công cụ hữu hiệu để
đảm bảo mở rộng đầu tư tín dụng một cách có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng
chứ không phải nguyên nhân gây ra tình trạng thu hẹp đầu tư tín dụng, e ngại không căn
cứ dẫn đến tình trạng co cụm tín dụng, sợ trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.

Hai là, các NHTM chú trọng đến yếu tố con người trong xây dựng các giải
pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụngđối với nghiệp

Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn
chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là những nguyên nhân gây ra
tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. “khả
năng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro từ thiên tai, dịch họa, những rủi ro hệ thống
không thể đa dạng hóa được thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh
nhất định là rất hạn chế. Vì vậy, chỉ có thể “nâng cao hiệu quả trong việc quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận
hành cơ chế quản trị rủi ro tín dụng. Một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hoàn hảo,
một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận
hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức
thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề.
134

Ba là, các NHTM cần quan tâm đến yếu tố đặc thù của ngân hàng khi xây dựng
mô hình quản trị để hạn chế rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp
Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu cũng lưu ý đến tính đặc thù khi xây dựng
bộ máy tổ chức cũng như quy trình xét duyệt khoản vay để đảm bảo tính phù hợp với
điều kiện riêng có của mỗi ngân hàng. Một mô hình quản trị rủi ro tốt là mô hình có
khả năng vận hành tốt trong môi trường hoạt động của mình (Con người, văn hóa, các
đặc tính cá nhân trong tổ chức), có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng. Một sự
bất hợp lý trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng có nguy cơ phá hỏng mọi nỗ
lực đổi mới nhằm tiếp cận những tiến bộ để nâng cao chất lượng tín dụng.
Bốn là, việc quản trị rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng
thương mại phải hướng đến chuẩn mực quốc tế
Các NHTM cần nghiên cứu chọn lọc các nguyên tắc, kinh nghiệm, công nghệ
về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là một đòi hỏi khách quan trong quá
trình hội nhập kinh tế để đáp ứng các yêu cầu trong môi trường kinh doanh đa dạng và
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới
là con đường ngắn nhất để tiếp cận và hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Sự hội nhập
ngày càng sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra yêu cầu phải chuẩn hóa theo
thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nếu không các NHTM sẽ khó lòng cạnh tranh được,
có nguy cơ mất đi những thị phần tín dụng an toàn, buộc phải lao vào những phân
khúc thị trường đầy rủi ro. Với định hướng phát triển thành lập một tạp đoàn tài chính
đa năng, tầm hoạt động không chỉ bó gọn trong phạm vi quốc gia mà phát triển ra khu
vực và thế giới thì phát triển theo các chuẩn mực quốc tế là đòi hỏi cần thiết để hội
nhập và cạnh tranh trên thương trường của các ngân hàng.

4.1.2. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
các Ngân hàng thương mại
4.1.2.1. Yêu cầu đối với quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các
Ngân hàng thương mại
- Về quy trình quản trị rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp, bộ máy tổ chức
quản trị rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp
Việc xây dựng một quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp hiệu
quả và phù hợp với từng ngân hàng là điều không hề dễ dàng. Việc này phải được thực
135

hiện trong một quá trình lâu dài, đúc kết kinh nghiệm trong thực tế đã áp dụng thì mới
có một quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp hiệu quả nhất được. Các
NHTM cần rà soát, tổng kết kinh nghiệm định kỳ cho việc này.
Đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo tiêu
chuẩn quốc tế, học hỏi mô hình nước ngoài đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng đều có cơ chế, chuẩn mực điều hành, giám sát theo nguyên tắc
rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và có quyền hạn trách nhiệm rõ ràng đảm bảo sự
công bằng đối với tất cả cán bộ, nhân viên.
- Về công nghệ
Hoạt động của ngân hàng với đặc thù là hoạt động với số liệu rất lớn, vì thế một
trong những công cụ cực kỳ quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp là việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản trị. Công
nghệ là công cụ cho quá trình đánh giá tín dụng, thẩm định món vay, tính điểm khách
hàng chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên điều này cũng phải được cảnh báo
rằng, rủi ro về công nghệ sẽ xảy ra nếu công nghệ quá tồi không đáp ứng được yêu cầu
quản trị và chúng ta không xử lý theo đúng quy trình và kiểm soát lỏng lẻo.
- Về chiến lược
Triển khai hệ thống quản trị rủi ro để đảm bảo ngân hàng luôn được chuẩn bị
tốt và vững vàng để đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng trong hoạt động ngân
hàng thời kỳ hội nhập và cạnh tranh quốc tế, đồng thời giữ cho hoạt động tín dụng tăng
trưởng với tốc độ hợp lý so với nguồn huy động và tài sản thực có của ngân hàng. Tiếp
tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, đặc biệt là phù hợp với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn làng nghề, …đảm bảo phát
triển khách hàng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro hợp lý. Ngoài ra, hướng tới việc
mở rộng phát triển chi nhánh của ngân hàng, dịch vụ mạnh mẽ hơn nữa.

4.1.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp của các Ngân
hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020
Trên cơ sở phát huy những thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua cũng
như những điểm yếu cần phải nhanh chóng khắc phục, các NHTM xác định những
mục tiêu cần phải phấn đấu trong thời gian tới như sau:
- Phấn đấu xây dựng ngân hàng mình trở thành một tập đoàn tài chính ngân
hàng mạnh, hiện đại, có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính
khu vực và thế giới, đặc biệt đối với các NHTM lớn như: Agribank, Vietcombank,
Vietinbank và BIDV.
136

- Tăng trưởng và phát triển toàn diện các mặt hoạt động phù hợp với diễn biến
của thị trường nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Tất cả vì sự phát triển an toàn
và bền vững. Thực hiện mục tiêu phát triển an toàn - hiệu quả - bền vững thông qua việc
thiết lập hệ thống các công cụ quản lý, tuân thủ các giới hạn, các cơ cấu theo chuẩn mực
và thông lệ, cụ thể xây dựng và hoàn thiện sổ tay tín dụng, các quy chế quy trình, các
chính sách cho các lĩnh vực hoạt động. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo
hướng đổi mới công nghệ với cấu trúc phương thức quản lý của một ngân hàng hiện đại.
- Đối tượng khách hàng doanh nghiệp: Giữ vững thị phần hoạt động tín dụng và
nền tảng khách hàng doanh nghiệp truyền thống vững chắc theo hướng thu hút doanh
nghiệp nhỏ và vừa,... Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt
là khách hàng bán lẻ nhằm chuyển dịch cơ cấu nợ vay, tăng dư nợ bán lẻ. Chọn lọc
nhóm khách hàng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và tập trung cho vay doanh
nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Mở rộng thị trường hoạt động tín dụng
tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng doanh nghiệp mà luật pháp Việt Nam cho phép, phát
huy ngành nghề truyền thống trong đầu tư phát triển, điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng
hợp lý và phù hợp với thực tế. Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa
phương để tập trung đầu tư , mở rộng cho vay tiêu dùng, xây dựng cơ sở hạ tầng và
một số lĩnh vực khác.
- Chất lượng tín dụng: Hoàn thiện hệ thống tính điểm tín dụng, đảm bảo an toàn,
thống nhất tiêu chuẩn tín dụng tiêu dùng và tiết kiệm thời gian xử lý. Đo lường và quản
trị được rủi ro trong hoạt động đầu tư, tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả
hoạt động tín dụng, tăng chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trong hoạt động tín dụng.
- Chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo tiền đề
vững chắc cho việc khẳng định uy tín kinh doanh của ngân hàng; gia tăng năng lực
cạnh tranh, hướng đến việc trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của khách hàng trong
việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đảm bảo tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập chính đáng cho người lao động.
Với những mục tiêu chung như trên, các NHTM cần xác định những mục tiêu
cụ thể như sau:
- Tích cực tăng trưởng tín dụng đầu tư, phát triển dư nợ mới, khách hàng doanh
nghiệp mới, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và bền vững. Mở rộng và triển khai
hoạt động tín dụng nhằm vào khách hàng doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh
ổn định, phát triển, tài chính lành mạnh, xây dựng cơ cấu tín dụng có khả năng sinh lời
cao với mức an toàn lớn nhất. Phấn đấu đến cuối năm 2017 tỷ lệ nợ trung và dài hạn
137

chiếm 40% tổng dư nợ, duy trì tỷ lệ này cho những năm tiếp theo để ổn định cơ cấu dư
nợ. - Tiếp tục thực hiện định hướng “tăng trưởng tín dụng hợp lý, có chọn lọc an toàn và
hiệu quả”, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và các chỉ thị của NHNN đảm bảo
chất lượng toàn diện hoạt động kinh doanh. Công tác phát triển tín dụng phải đi đôi với
công tác huy động vốn; Phát triển tín dụng phải gắn với chất lượng tín dụng, trong đó chất
lượng tín dụng phải đi trước. Công tác phát triển tín dụng phải đảm bảo khai thác tối ưu
các dịch vụ của ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đạt hiệu quả thu nhập tốt nhất,
góp phần dịch chuyển tăng thêm doanh thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cho vay.
- Tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu đến từng cán
bộ tín dụng và xem đây là căn cứ để đánh giá chất lượng hoàn thành công tác của từng
cán bộ tín dụng. Về chất lượng tín dụng, ngân hàng phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ xuống còn dưới 2% giai đoạn gần đây; hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ nợ
xấu xuống còn dưới 1% những năm tiếp theo và duy trì đến năm 2020.
Trên cơ sở Báo cáo tình hình thực hện các chỉ tiêu kinh doanh; các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội vĩ mô và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN; các
NHTM hướng các chỉ tiêu cơ bản kế hoạch kinh doanh năm 2017 và những năm tiếp
theo như sau:
Bảng 4.1 Bảng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
STT Chỉ tiêu
1. Vốn huy động tăng từ 13%-18%
2. Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 18%-20%
3. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ tối đa 40%
4. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%
Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà
5.
nước Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp từ các Ngân hàng thương mại


Trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM, rủi ro
tín dụng có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ chính bản
thân ngân hàng, từ khách hàng doanh nghiệp và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài.
Nhận diện được những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn
chế rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn 2012-2017, các NHTM đã thực hiện khá nhiều
giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là một quá
trình liên tục của NHTM nên để hoạt động một cách bền vững thì phải không ngừng
138

đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp. Các NHTM muốn giảm thiểu rủi ro cho mình thì nhất thiết phải có một hệ
thống giải pháp chủ động ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan
nội bộ cũng như hạn chế sự ảnh hưởng từ phía khách hàng vay doanh nghiệp. Sự chủ
động này được thể hiện ngay từ khi xây dựng chính sách cho vay, quy trình cho vay,
thực hiện quy trình và kể cả các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn gian lận từ khách
hàng cũng như đảm bảo vốn cho ngân hàng khi khách hàng gặp rủi ro.
Hiện nay, sau kinh nghiệm xử lý sau khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực,
không chỉ ở Việt Nam mà trên bình diện toàn thế giới vấn đề mấu chốt trong quản trị rủi
ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp vay vốn các NHTM chính là giải quyết
và xử lý nợ xấu. Một khi xử lý và đảm bảo một tỷ lệ nợ xấu thấp, chấp nhận được trong
tùy nền kinh tế và cùng với các doanh nghiệp phát triển thì nền kinh tế mới phục hồi
phát triển bền vững ổn định. Tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016 ngày
08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 về vấn
đề nợ xấu, chương trình hành động của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu năm 2020 đưa
tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã
thực hiện biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%, trong đó không bao gồm nợ xấu của
các NHTM yếu kém được Chính phủ xử lý theo phương án riêng.
Mới đây, Nghị quyết số 42/2017/QH14 được Quốc hội thông qua là cơ sở pháp
lý rất quan trọng để Chính phủ có khuôn khổ tạo điều kiện cho các TCTD đẩy nhanh
tiến độ xử lý nợ xấu và TSBĐ của các khoản nợ xấu. Điểm mới trong Nghị quyết số
42 này là các TCTD Chi nhánh nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu được bán nợ xấu,
TSBĐ của khoản nợ xấu công khai minh bạch theo giá thị trường có thể cao hoặc thấp
hơn dư nợ gốc của khoản nợ đồng thời tổ chức mua bán xử lý nợ xấu được bán nợ xấu
cho pháp nhân, cá nhân bao gồm cả pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh mua
bán nợ cùng với việc Chính phủ nới room sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại
các TCTD trong nước có thể lên tới 40% là việc các nhà đầu tư nước ngoài không
muốn chỉ là nhà đầu tư thụ động, tức là chỉ nắm quyền sở hữu cổ phiếu tại NHTM. Họ
cũng muốn có chân trong Hội đồng quản trị và tham gia vào quá trình quản trị rủi ro ở
NHTM nơi họ đầu tư. Những chính sách của Nhà nước và Chính phủ trên sẽ nâng tầm
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của các NHTM, đồng thời đó cũng là định
hướng quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng đói với hoạt động ngân hàng nói chung
và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng tại các NHTM Việt Nam.
139

4.2. Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
thì việc mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao năng lực quản trị, phòng ngừa rủi ro tín
dụng phải đi liền với nhau. Nếu quá chú trọng đến mở rộng tín dụng mà coi nhẹ đến
khâu nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý và phòng ngừa rủi ro sẽ dẫn đến nợ quá
hạn cao, nợ xấu nhiều, ngân hàng ngày càng thua lỗ. Đến một thời điểm nào đó, nếu
không có biện pháp giải quyết hiệu quả thì Ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.
Ngược lại, nếu quá xiết chặt trong khâu quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng mà xem
nhẹ khâu mở rộng quy mô tín dụng, làm cho ngân hàng mất dần khách hàng, giảm thị
phần và cũng đến một lúc nào đó làm cho thu nhập của ngân hàng bị thu hẹp dần sẽ
đứng trước nguy cơ phá sản. Vì vậy, mục tiêu cao nhất của Ngân hàng là mở rộng tín
dụng nằm trong tầm kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đạt hiệu
quả cao nhất trong khả năng của bản thân. Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM qua phân tích trên có thể kể đến
một số giải pháp sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô


4.2.1.1. Tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm
phát và tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu nhằm phát huy mọi
nguồn lực nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2016-2020
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là chìa khóa cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội,
trong đó tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng tín dụng và từ đó tác động mạnh đến
rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của sản
phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả các
sản phẩm dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ, GDP bao
gồm: Tiêu dùng + đầu tư + Chi tiêu Chính phủ + xuất khẩu ròng.
Đối với Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 bình quân
6,5-7%, trong đó năm 2017 là 6,7%, lạm phát khoảng 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu
tăng 6-7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xẩu khẩu khoảng 3,5%; tỷ lệ bội chi
ngân sách nhà nước không quá 3,5% GDP, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
khoảng 31,5% GDP. Nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được
Quốc hội thông qua nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh, cùng với đó là quá trình tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược, tạo cơ sở phát
triển bền vững nền kinh tế.
140

Yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế rất cao với mục tiêu năng suất các nhân tố tổng
hợp đóng góp khoảng 30-35% vào tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu về môi trường kinh
doanh theo tiêu chuẩn Asean - 4 (Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan). Tách
thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt ở cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh
nghiệp và quốc gia. Theo đó, không gian chính sách mang tính hỗ trợ riêng cho từng
doanh nghiệp, ngành hàng cũng sẽ bị hạn chế. Điều đó có nghĩa là đổi mới, cải cách
thể chế, trong đó có chính sách tài chính sẽ tập trung và tạo thuận lợi cho môi trường
kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các hình thức sở hữu. Các yêu
cầu này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với chính sách tài khóa trong bối cảnh
không gian chính sách đang bị thu hẹp.
Trong năm 2016-2017, xu hướng kinh tế phục hồi rõ nét và tăng trưởng tích cực
qua các quý, quý sau cao hơn quý trước, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,21%. Một phần
là nhờ sự phát triển khá tốt của khu vực dịch vụ trong khi đó khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản chỉ tăng 1,36% thấp nhất trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, kết quả này vẫn
thấp hơn năm 2015 và chưa có nhiều cải thiện so với năm 2014. Trong đó, khu vực dịch
vụ tăng tốc và là đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế năm 2016, tăng 6,98% so với cùng kỳ
năm 2015, đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng; công nghiệp và xây dựng duy trì mức
tăng trưởng khá ở mức 7,57% nhưng vẫn thấp hơn năm 2015 (9,64%). Cơ cấu kinh tế có
xu hướng chuyển dịch tích cực khi tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 17% năm 2015
xuống 16,3% năm 2016, dịch vụ tăng từ 39,75% năm 2015 lên 40,9% năm 2016.
Ổn định kinh tế vĩ mô năm 2017 tiếp tục được củng cố, lạm phát ở mức 2,5%,
thị trường tiền tệ tích cực, tổng cầu và tổng cung cải thiện tốt hơn. Trong đó, về phía
tổng cầu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, vốn đầu tư toàn xã hội tăng, thị trường
bất động sản đang phục hồi, giải ngân FDI cao nhất từ trước đến nay, đạt 15,8 tỷ USD
và khu vực FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng nhất cho xuất khẩu của Việt Nam và
khu vực FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng nhất cho xuất khẩu của Việt Nam với
mức xuất siêu 23,7 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 179,2 tỷ USD và lần thứ 2
có xuất siêu trên 2 tỷ USD (năm 2014 là 2,37 tỷ USD, năm 2017 là 2,68 tỷ USD). Về
phía tổng cung, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khả quan, tồn kho diễn biến tích cực;
tăng trưởng tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp, giá cả các
nguyên liệu đầu vào giảm, nhất là giá các mặt hàng năng lượng góp phần hỗ trợ doanh
nghiệp tiết giảm chi phí nâng cao sức cạnh tranh. Tình hình hoạt động của khu vực
doanh nghiệp tư nhân có những chuyển biến tích cực khi số doanh nghiệp thành lập
mới tăng kỷ lục (110,1 ngàn doanh nghiệp) trong khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động là gần 27 ngàn doanh nghiệp, tăng 24,1% so với năm 2015.
141

Giai đoạn 2016-2017 tiếp tục đánh dấu cho những nỗ lực của Chính phủ trong
việc cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và nâng cao khả năng
cạnh tranh quốc gia. Các nhóm giải pháp cụ thể tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP
ngày 28/4/2016 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ đã nâng
cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho người
dân và doanh nghiệp, tăng cường tính công khai và minh bạch.
Báo cáo môi trường kinh doanh 2017 của Ngân hàng Thế giới cho thấy năm
2016 Việt Nam tiếp tục tăng 9 bậc so với năm 2015 và xếp hạng 82/190 nền kinh tế
nhờ sự cải thiện của 5 chỉ số: Tiếp cận điện năng (tăng 5 bậc), bảo vệ nhà đầu tư nhỏ
(tăng 31 bậc), nộp thuế (11 bậc), thương mại quốc tế (15 bậc).

Những kết quả này là nhờ nỗ lực cải cách trong việc nâng cao vai trò của các cổ
đông trong quản trị công ty, trách nhiệm của ban điều hành, đơn giản hóa thủ tục khai
thuế và nộp thuế, thực hiện thủ tục hải quan điện tử…
Để tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia, gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn từ năm 2016 - 2020, kế
hoạch tài chính - ngân sách giai đoạn từ năm 2016 - 2020, hoàn thành 3 đột phá chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính năm 2017 cần tập trung vào một
số giải pháp ưu tiên. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng thông qua việc tháo gỡ các rào
cản, vướng mắc về thuế, hải quan, chế độ kế toán, kiểm toán, thủ tục hành chính trong
lĩnh vực tài chính. Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, các
nghĩa vụ tài chính về đất đai, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương
mại của WTO theo Quyết định số 1969/QĐ-TTg ngày 13/10/2016 của Thủ tướng Chính
phủ. Tập trung nguồn lực để phát triển các tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính để khuyến khích sự
tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch
vụ công và trong đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn, nhất là các dự án áp dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến sau thu hoạch, dự án
đầu tư vào các vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng cơ chế tài chính đặc thù áp dụng cho
các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực để các vùng kinh tế trọng điểm thực sự là đầu
tàu tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại thu, chi ngân sách, bảo đảm an
toàn nợ công và tài chính quốc gia. Thực hiện đúng Luật NSNN, các luật về thuế, phí và
lệ phí. Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế. Tăng cường quản lý,
142

sử dụng hiệu quả vốn vay, chỉ vay trong khả năng trả nợ; kiểm soát chặt khoản vay của
chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước.

Khả năng huy động vốn từ thị trường tài chính trong nước cũng rất khó khăn.
Yêu cầu vay nợ năm 2017 là khá lớn với mức vay bù đắp bội chi và vay đảo nợ là
340.157 tỷ đồng (trong đó vay bù đắp bội chi là 172.300 tỷ đồng), cộng với 50.000 tỷ
đồng trái phiếu Chính phủ. Đây là áp lực khá lớn đối với thị trường tài chính Việt Nam
khi đang phải thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đảm
bảo vốn cho tăng trường kinh tế với mức tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 18 -
20%/năm, trong khi đó tỷ lệ tiết kiệm hằng năm chưa đến 30% GDP, trung bình giai
đoạn 2011 - 2015 là 27,6% GDP. Xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu ngân hàng. Quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế đòi hỏi một nguồn lực khá lớn để thực hiện, nhất là việc xử
lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thậm chí có thể phải phá sản, xử lý các dự án
đầu tư không hiệu quả, cần xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu ngân hàng thương mại để
đến năm 2020 không quá 3%.

Ngoài những vấn đề nội tệ cố hữu của nền kinh tế nội địa, tình hình kinh tế thế
giới đầy bất trắc cũng sẽ tác động không nhỏ tới Việt Nam, trước hết việc Cục dự trữ
liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản, đồng thời gợi mở có khả năng có 3 đợt tăng
lãi suất trong năm 2017. Động thái này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ mà còn
ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.

Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của đồng USD, trong khi đó
VNĐ hiện vẫn đang được neo giữ với USD và có xu hướng tăng giá so với các đồng
tiền còn lại. Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu và
làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt cán cân thương mại năm 2017 và những năm
tiếp theo. Việt Nam có thể phải tăng lãi suất tiền gửi để giữ giá trị tiêu dùng. Điều này
có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng, từ đó tác động lên thị trường bất động sản. Bên
cạnh đó, các nước xuất khẩu dầu đồng thuận cắt giảm sản lượng, điều đó có thể có lợi
cho xuất khẩu nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lạm phát.

Tất cả những phân tích như trên, cho thấy, Chính phủ Việt Nam hơn bao giờ hết
phải tập trung mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tạo đà cho mọi
lĩnh vực phát triển, nhất là hoạt động tài chính tín dụng từ đó ảnh hưởng chi phối đến
công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp nói riêng.
143

4.2.1.2. Thực hiện nghiêm túc đồng bộ việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế
(Basel II) vào giám sát các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Việc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các chuẩn mực
quốc tế vào giám sát các NHTM là việc làm cần thiết và càng sớm thì nền kinh tế sớm
phát triển ổn định. Theo đó, các NHTM Việt Nam như được liều thuốc kháng sinh,
mệt khi sử dụng nhưng hiệu quả tích cực sau khi sử dụng.
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên
tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về
vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ
mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới. Tuy
nhiên điều quan trọng hơn là hàng loạt các tác động kinh doanh và các thách thức về
quản lý rủi ro Basel II có thể mang đến cho các ngân hàng, đối thủ cạnh tranh phi ngân
hàng, khách hàng doanh nghiệp, cơ quan đánh giá và cuối cùng là các thị trường vốn
toàn cầu của họ. Sự phức tạp của Hiệp ước mới, cũng như phụ thuộc lẫn nhau của nó
với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế và các quy định của từng nơi trên toàn thế
giới, làm cho triển khai Basel II là một dự án có độ phức tạp cao.
Phát triển và triển khai Basel II
Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã giới thiệu một khung rủi ro
tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các
ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển
liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và vào tháng Sáu
năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành. Để có thể triển khai
Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác định lại chiến lược kinh doanh
của họ cũng như các rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế, việc tính toán nhu cầu vốn theo Hiệp
Ước Mới đã yêu cầu ngân hàng thực hiện khung rủi ro toàn diện trên toàn bộ tổ chức.
Basel II cũng khuyến khích trên những cải tiến đang diễn ra trong đánh giá và
giảm nhẹ rủi ro. Như vậy, qua thời gian, nó cung cấp cho các ngân hàng cơ hội để đạt
được lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ vốn cho các quy trình, phân đoạn và các thị
trường chứng minh một tỷ lệ rủi ro/hiệu quả mạnh mẽ. Phát triển một sự hiểu biết rõ
hơn về mối qua lại rủi ro/hiệu quả về vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp cụ thể, khách
hàng, sản phẩm và quy trình là một trong những lợi ích kinh doanh tiềm năng quan
trọng nhất ngân hàng có thể bắt nguồn từ việc tuân thủ, như hình dung của Ủy ban
Basel. Basel II được thiết kế như một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập
nhật sẽ được thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính.
144

Trước khi thực hiện các quy định mới, Basel II có thể trải qua một sự điều chỉnh định
lượng trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu tác động gần đây nhất.Các yêu cầu về
quản lý rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng kể trong kinh doanh
căn bản của một ngân hàng riêng lẻ cũng như trong cơ cấu tổ chức của nó. Với Basel
II, đầu ra của việc quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành sẽ là đầu vào của
mô hình vốn kinh tế mà sử dụng nó các ngân hàng có thể phân bổ vốn cho các chức
năng và giao dịch khác nhau và phụ thuộc vào rủi ro.
Nhìn chung về Basel II
Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận “một kích thước phù hợp
với tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán yêu cầu
vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” (three pillar concept) mà
tìm kiếm để liên minh các yêu cầu pháp định với các nguyên tắc kinh tế của quản lý
rủi ro. Basel II được thiết kế như một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập
nhật sẽ được thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính.
Trước khi thực hiện các quy định mới, Basel II có thể trải qua một sự điều chỉnh định
lượng trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu tác động gần đây nhất. Basel I giới hạn
bằng việc đo lường rủi ro thị trường và đo lường cơ bản cho rủi ro tín dụng. Basel II
giới thiệu một chuỗi các cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức tạp và tập trung mới vào rủi
ro vận hành. Basel II sử dụng khái niệm 3 trụ cột “three pillars”- (1) Yêu cầu vốn tối
thiểu, (2) rà soát giám sát, (3) nguyên tắc thị trường.
(1) Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu (Minimum Capital Requirements)
Trụ cột 1 (Pillar 1) nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được tính
toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng
và rủi ro vận hành. Với thành phần rủi ro tín dụng có thể được tính toán theo ba cách
khác nhau của thay đổi độ phức tạp, cụ thể là tiếp cận tiêu chuẩn hóa, IRB nền tảng và
IRB cao cấp. IRB là viết tắt của “Internal Rating - Based Approach” - “Phương pháp
tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ”.
Với rủi ro vận hành, có ba cách tiếp cận khác nhau - phương pháp tiếp cận chỉ
số cơ bản, phương pháp tiêu chuẩn hóa, và phương pháp đo lường nội bộ. Đối với rủi
ro thị trường phương pháp tiếp cận ưa thích là VaR.
Với trụ cột 1, tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi. Tỷ lệ này thể hiện
mối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sản được điều
chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro. Tài sản được
điều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với một tham số (trọng số rủi
ro) mà là đại diện cho cho rủi ro (tín dụng) liên quan tới các tài sản này. Với rủi ro vận
145

hành và rủi ro thị trường, hai loại rủi ro khác được tính toán trong khung Basel I, tài
sản được điều chỉnh theo trọng số (mà được dùng trong tính tỉ lệ vốn tối thiểu) có
nguồn gốc trực tiếp từ các yêu cầu về vốn được tính bằng cách nhân chúng với 12,5
(nghịch đảo của tỷ lệ tối thiểu 8%).
Trụ cột 1, cũng cung cấp một cập nhật cơ bản của phương pháp Basel I cho tính
toán tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro, mẫu số của tỷ lệ vốn. Đầu tiên, rủi ro vận
hành được giới thiệu như một loại rủi ro mới cho các ngân hàng phải giữ vốn quy
định. Rủi ro này bao gồm các thiệt hại do quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc bị thất
bại, do con người hay hệ thống, hoặc từ các sự kiện bên ngoài. Thêm vào đó, một loạt
các tùy chọn nhạy cảm với rủi ro và ngày càng tinh vi có thể dùng để quyết định yêu
cầu về vốn của ngân hàng, cả cho rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Theo cách này,
tùy chọn có thể được lựa chọn để phù hợp nhất với các đặc trưng riêng biệt của từng
ngân hàng. Hơn nữa, ưu đãi được áp dụng cho các ngân hàng áp dụng cách tiếp cận
phức tạp hơn và do đó cải thiện khả năng quản lý rủi ro của họ theo thời gian. Trong
lĩnh vực rủi ro tín dụng, có hai phương phương pháp được tiếp cận, đó là tiếp cận tiêu
chuẩn và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Cách tiếp cận trước ràng buộc trọng
số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng được công nhận. Cách tiếp
cận sau sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, dựa
trên các yếu tố rủi ro được phép tính toán, khoảng cách được tạo ra giữa cách tiếp cận
cơ bản và cách tiếp cận nâng cao. Các quy định mới về rủi ro tín dụng cũng bao gồm
cả đối phó chi tiết với chứng khoán và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cuối cùng, trong lĩnh
vực rủi ro vận hành, ngân hàng có thể tính toán yêu cầu vốn trên cơ sở tổng thu nhập
của mình (cách tiếp cận chỉ tiêu cơ bản và phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn). Với rủi
ro thị trường, khung Basel mới về cơ bản không thay đổi cách tiếp cận hiện tại.
(i) Cách tiếp cận được chuẩn hóa cho rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Trong cách tiếp cận đã chuẩn hóa, tài sản được phân loại thành một tập hợp các
lớp tài sản được chuẩn hóa và một trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi lớp, phản ánh mức
độ tương quan của rủi ro tín dụng. Sự thay đổi so với Basel I liên quan đến sử dụng
xếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro. So với Basel I, nơi
mà tất cả các tài sản đều được đánh trọng số 100%, thì giờ đây đã có sự cân nhắc khác
nhau cho các trọng số rủi ro. Trọng số cho các doanh nghiệp đầu tư đã giảm đáng kể
(ví dụ, tới 20% cho AAA), trong khi ở phân khúc doanh nghiệp không đầu tư, một
trọng số rủi ro là 50% áp dụng cho doanh nghiệp được xếp hạng dưới “BB”. Hơn nữa,
các doanh nghiệp không được xếp hạng giờ đây đã đạt được một trọng số rủi ro tương
tự như lúc trước thu được theo Basel I.
146

(ii) Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những
yếu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng
quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp
cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặc
định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh
giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức độ
99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các tổn thất thực tế dự kiến
sẽ vượt quá ước tính của mô hình.
(2) Trụ cột 2: Rà soát giám sát (Supervisory Review Process)
Trụ cột 2 (Pillar 2) định nghĩa quá trình rà soát giám sát của khung quản lý rủi
ro của tổ chức và cuối cùng là an toàn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể đối
với hội đồng quản trị và quản lý cấp cao, do đó tăng cường nguyên tắc của kiểm soát
nội bộ và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nước khác nhau trên
toàn thế giới thực hiện. Theo Ủy ban Basel, Hiệp ước mới nhấn mạnh tầm quan trọng
của quản lý ngân hàng là phát triển một quy trình đánh giá vốn nội bộ và thiết lập mục
tiêu cho vốn có tương xứng với hồ sơ rủi ro đặc biệt và môi trường kiểm soát của ngân
hàng. Giám sát viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng định giá nhu cầu
an toàn vốn của họ liên quan đến rủi ro của ngân hàng tốt đến mức nào. Sau đó các
quy trình nội bộ sẽ là đối tượng được rà soát giám sát và can thiệp khi thích hợp. Kết
quả là giám sát viên có thể yêu cầu, ví dụ, hạn chế về chi trả cổ tức hoặc nâng cao
ngay lập tức vốn bổ sung.
Với quy trình rà soát giám sát, các câu hỏi cũng sẽ được đề cập là liệu các ngân
hàng có nên giữ vốn bổ sung đối với những rủi ro mà không hoặc không hoàn toàn,
được nhắc đến trong trục cột 1, và điều này có thể liên quan đến hành động giám sát
khi điều này thực sự xảy ra. Vai trò tích cực cho cơ quan giám sát sẽ cung cấp cho các
ngân hàng ưu đãi để tiếp tục cải thiện mô hình và hệ thống quản lý rủi ro và của các
ngân hàng. Đối với tình hình hiện nay, Trụ cột 2 đòi hỏi giám sát viên áp dụng cẩn
thận hơn các quyết định trong việc đánh giá về an toàn vốn của các ngân hàng riêng lẻ.
(3) Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường (Market Discipline)
Trụ cột 3 (Pillar 3) nhằm mục đích tăng cường kỷ luật thị trường thông qua tăng
cường công khai thông tin của các ngân hàng. Nó đặt ra yêu cầu và khuyến nghị công
khai thông tin trong một số lĩnh vực, bao gồm cả cách ngân hàng tính toán an toàn vốn
và phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cường so sánh và minh bạch giữa
147

các ngân hàng là kết quả mong muốn của trụ cột 3. Đồng thời, Ủy ban Basel đã tìm
cách để đảm bảo rằng Basel II tương ứng với các chuẩn mực kế toán, và trên thực tế,
không xung đột với các tiêu chuẩn về công khai thông tin kế toán rộng hơn mà các
ngân hàng phải tuân thủ.
Với trụ cột 3, các ngân hàng sẽ được yêu cầu công khai thông tin tập trung vào
các thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro.
Những công khai như vậy được xem như là một điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả
hoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng. Cả hai thông tin định tính và định
lượng phải được công khai. Do đó cần thiết công khai về cơ cấu và an toàn vốn, và
thông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản. Về công khai rủi ro tín dụng,
thông tin về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng và tài khoản chứng khoán phải được
cung cấp. Các ngân hàng sẽ được yêu cầu phác thảo một số chi tiết về việc sử dụng
phương pháp tiếp cận IRB, mà đại diện cho một thành phần chính của Hiệp ước mới.
Yêu cầu công khai còn bao gồm thêm việc tuân thủ các yêu cầu về rủi ro vận hành.
Cuối cùng, Hiệp ước mới yêu cầu thông tin về cổ phần vốn chủ sở hữu và rủi ro lãi
suất trong cuốn sách ngân hàng được xuất bản.
Như vậy, 3 trụ cột của Basel II có thể tóm tắt như sau:
(i) Trụ cột 1 : Yêu cầu về vốn tối thiểu
(ii) Trụ cột 2: Rà soát giám sát
- Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá an toàn vốn tổng thể của họ
và chiến lược để duy trì mức vốn;
- Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại “quy trình đánh giá về mức vốn
nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng”;
- Các giám sát viên mong đợi ngân hàng hoạt động trên tỉ lệ vốn tối thiểu, và
nên khuyến nghị các ngân hàng duy trì vốn ở mức cao hơn mưc tối thiểu.
- Giám sát viên cần tìm cách can thiệp ở giai đoạn đầu để ngăn chặn vốn rơi
xuống dưới mức tối thiểu.
(iii) Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường
Nguyên tắc thị trường củng cố các nỗ lực để thúc đẩy an toàn và minh bạch
trong các ngân hàng. Công khai các thông tin cơ bản và các thông tin liên quan đã làm
cho nguyên tắc thị trường hiệu quả hơn.
148

So sánh giữa Basel I và Basel II


Với Basel I, mức độ phân biệt rủi ro rất đơn giản. Ngoại trừ Chính phủ, tổ chức
công cộng, ngân hàng, tài sản thế chấp nhà ở, các hệ số rủi ro là 100%. Cho vay
Samsung Electronics và SOHO nhận được trọng số số rủi ro như nhau. Điều này là
không hợp lývới lẽ thường. Các đặc điểm chính của BaselII đang củng cốs ự phân biệt
rủi ro và tăng lợi ích cho ngân hàng mà có thể quản lý rủi ro sử dụng dữ liệu nội bộ đạt
chất lượng. Đối với ngân hàng không có dữ liệu nội bộ đạt chất lượng, sẽ sử dụng giá
trị ước lượng tiêu chuẩn được đưa ra bởi cơ quan giám sát. Điều này có ý nghĩa là đưa
ngân hàng đến một sự biến đối sang một cấu trúc mà các hệ thống của ngân hàng như
dữ liệu nội bộ, quy trình, quản lý và chiến lược có khả năng chống lại rủi ro thực tế.
Môi trường pháp lý thay đổi ảnh hưởng đến kinh doanh và việc ra quyết định thông
qua nhiều loại tương tác.
Các yêu cầu về quản trị rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng
kể trong kinh doanh căn bản của một ngân hàng riêng lẻ cũng như trong cơ cấu tổ chức
của nó. Với Basel II, các kết quả quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành sẽ
là đầu vào của một mô hình vốn kinh tế mà dùng nó các ngân hàng có thể cấp vốn cho
các chức năng và giao dịch khác nhau tùy thuộc vào rủi ro.
Để tránh khả năng yêu cầu dự trữ vốn cao hơn có thể gây nguy hiểm cho vị thế
thị trường, các ngân hàng cần phải đảm bảo rằng họ có một cách tiếp cận triển khai
toàn diện tại chỗ. Họ cũng cần phải cân nhắc làm thế nào những thách thức và cơ hội
của Basel II có thể ảnh hưởng đến kinh doanh của họ và các mối quan hệ khách hàng
của họ theo thời gian.

4.2.1.3. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu (vòng 2) các Ngân hàng thương mại
Việt Nam
Để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và TCTD, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012, theo đó cơ quan
đầu mối thực hiện tái cơ cấu là NHNN sẽ tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt
động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; tiến hành đánh giá và phân loại
TCTD: xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém và các TCTD
khác; tập trung hỗ trợ thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả của các TCTD; hoàn
thành căn bản phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các NHTM Nhà nước;
triển khai sáp nhập, hợp nhất và mua lại TCTD; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của
các TCTD; cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.
Có thể nói, xử lý nợ xấu là trọng tâm giai đoạn 2 của tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các ngân hàng yếu kém đang gây ra nhiều rắc rối
149

cho thị trường tiền tệ, đặc biệt là cho việc ổn định lãi suất, ổn định thanh khoản phải
được xử lý triệt để. Cách tốt nhất mà các nước thường làm là nếu các ngân hàng yếu
kém quá mà tự họ không khắc phục được, các ngân hàng không sáp nhập được với
nhau thì Chính phủ phải gom lại thành một ngân hàng của Chính phủ, sau đó quốc hữu
hóa để thực thi các chính sách tiền tệ ổn định trong giai đoạn tái cơ cấu. Sau này, khi
ngân hàng đó ổn định, phát triển lên thì có thể lại tư nhân hóa, cổ phần hóa.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần cho phép và khuyến khích việc mua bán và sáp
nhật giữa các ngân hàng. Một số ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh
nghiệp tốt có thể được mua lại những ngân hàng yếu kém (kể cả các ngân hàng nước
ngoài, tuy nhiên với ngân hàng nước ngoài thì phải khống chế tỷ lệ vốn nhất định).
Việc sáp nhập cũng có thể theo định hướng sáp nhập các ngân hàng có lĩnh vực hoạt
động giống nhau để đảm bảo sự tương thích về mô hình kinh doanh và tổ chức. Điều
này vừa giúp giữ lại được các ngân hàng, đảm bảo lợi ích và lòng tin cho các dân
chúng, vừa cải thiện năng lực quản trị rủi ro cho các ngân hàng. Việc sáp nhập các
ngân hàng làm gia tăng sức mạnh tài chính cũng như tập hợp các thế mạnh giữa các
ngân hàng tham gia hợp nhất.
Cần phải có vòng cải cách các ngân hàng lần hai, bao gồm cả việc đóng cửa,
thanh lý một số NHTM yếu kém, không tồn tại được để nâng cao sức cạnh tranh của
thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong nền kinh tế thị
trường, tất cả đều chịu sự chi phối mãnh liệt của quy luật cạnh tranh, việc thành lập,
phá sản là một quy luật tự nhiên trong kinh doanh. Vì vậy, việc phá sản những ngân
hàng yếu kém là một quy luật tất yếu khách quan của xã hội, phù hợp với quy luật
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Sau hơn 30 năm đổi mới, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, thu được nhiều thành tựu. Thị trường tài chính Việt Nam ngày càng hội
nhập quốc tế hơn, sau khi Chính phủ Việt Nam đã thực thi nhiều cải cách khuyến
khích khu vực tư nhân và nước ngoài cùng với định chế tài chính của nhà nước tham
gia vào hệ thống tài chính, nhằm tạo lập sự đa dạng về mô hình kinh doanh, quy mô
kinh doanh, cấu trúc sở hữu của các định chế tham gia thị trường. Bên cạnh những
thành tựu, hiện thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Trước hết, đó là sự bất hợp lý, mất cân đối về cấu trúc thị trường với khu vực
ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và chịu nhiều áp lực lớn (tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP là
112%). Trong khi thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm chiếm tỷ lệ nhỏ, phát
triển chưa tương xứng với tỷ lệ giá trị trái phiếu/GDP là 22%, giá trị vốn hóa thị
trường chứng khoán/GDP là 27%, tổng doanh thu bảo hiểm/GDP đạt khoảng 2%.
150

Chính sự mất cân đối và hạn chế này tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn cho hệ thống
ngân hàng cũng như nền kinh tế.
Ngoài ra, thị trường tài chính Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế nữa như tính
ổn định và hiệu quả của thị trường chưa cao; tính minh bạch chưa đáp ứng được yêu
cầu; tính bền vững của thị trường chưa thực sự vững chắc; tính an toàn còn gặp thách
thức khi mạng lưới giám sát các khu vực của thị trường tài chính còn phân tán, giám
sát an toàn vĩ mô và an toàn vi mô đang còn khuyết thiếu chưa thể kết nối liên thông
nhằm giám sát ngăn ngừa có hiệu quả rủi ro hệ thống…
Thêm vào đó, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế
toàn cầu, áp lực lên thị trường tài chính sẽ ngày càng gia tăng trong thời gian tới. Theo
đó, thị trường tài chính Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những rủi ro trước
các nguy cơ như mất an toàn tài chính từ khủng hoảng mang tính dây truyền, rủi ro
giám sát tài chính… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các định chế tài chính và
thị trường tài chính trong nước. Ngoài ra, việc tăng cường hội nhập quốc tế cũng khiến
cho việc cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam trở nên gay gắt hơn, gây ra sức
ép không nhỏ cho các chủ thể nội địa vốn không có nhiều lợi thế cạnh tranh trong điều
kiện thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, cần đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu
mới. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
VAMC, bằng cách sửa khuôn khổ pháp lý, cho phép Công ty quản lý tài sản VAMC
thúc đẩy xử lý và bán nợ xấu…
Cần giảm sở hữu nhà nước tại các NHTM nhà nước (có lộ trình 65% và 51%);
phân tách vai trò chủ sở hữu và quản lý; nới room sở hữu cho các nhà đầu tư nước
ngoài (cho nước ngoài được sở hữu nhiều hơn về số lượng và chủng loại sở hữu, vượt
mức 49%). Đặc biệt, cần đẩy nhanh lộ trình thoái vốn tại các ngân hàng thương mại cổ
phần do nhà nước mua lại, chấp nhận phá sản ngân hàng thương mại yếu kém….

4.2.1.4. Thiết lập hạ tầng tài chính vững chắc


Hạ tầng tài chính báo hàm: các chuẩn mực, quy tắc, quy đinh về kế toán, kiểm
toán, về quản trị doanh nghiệp; các hệ thống thanh toán; khuôn khổ pháp lý điều tiết và
giám sát hoạt động thị trường tài chính nói riêng… nhằm tới mục tiêu hỗ trợ cho hệ
thống tài chính hoàn thành tốt vai trò trung gian tài chính của mình, bảo đảm về tốc độ
và chi phí chu chuyển vốn, về khả năng truyền tải và phân tán rủi ro tài chính.
Một hạ tầng tài chính vững mạnh rõ ràng là tiền đề quan trọng bảo đảm cho các
định chế tài chính (quan trọng nhất là các NHTM) hoạt động tốt và các thị trường tài
151

chính (bao gồm thị trường tiền tệ) vận hành trôi chảy. Nhờ đó, các cơ quan điều tiết và
giám sát tài chính - ngân hàng mới có môi trường hoạt động cần thiết để phát huy đủ
vai trò của mình. Ngược lại thiếu một hạ tầng tài chính vững chắc, các cơ quan điều
tiết và giám sát tài chính - ngân hàng dù có cố gắng, nhưng cũng có thể vẫn thất bại
khi thi hành sứ mệnh của mình. Không ai khác, Chính phủ và các cơ quan tham mưu
liên quan như DNNN, Bộ Tài chính… phải đảm đương vai trò thiết lập tài chính vững
mạnh cho hệ thống TCTD có thể hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là việc các
cơ quan nhà nước liên quan bao gồm NHNN và các đối tượng bị quản lý các TCTD,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức có hoạt động ngân hàng, mọi tổ chức kinh tế
và công dân đều phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động
ngânhàng.
Ghi nhận một thực tế là Việt Nam đã buông lỏng pháp chế một thời gian dài.
Chưa bao giờ hoạt động tiền tệ - ngân hàng lại hỗn loạn, vô tổ chức như những năm
vừa qua. Tình trạng “lách luật”, thao túng, lũng đoạn thị trường, hiện tượng gian dối
số liệu sổ sách và báo cáo,... diễn ra phổ biến. Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng
đã tỏ ra bất lực, buông xuôi hay bị vô hiệu hoá. Hệ quả là lòng tin của thị trường bị đổ
vỡ, đe doạ khủng hoảng ngânhàng.

4.2.1.5. Chính phủ và NHNN cần rà soát phân loại các khoản nợ để có những
biện pháp thích hợp
Theo đó, đối với những khoản nợ xấu có lỗi do nguyên nhân chủ quan của ngân
hàng như thẩm định dự án để cho vay sai, việc quản lý rủi ro cho vay yếu kém, sử
dụng tiền đối với các nghiệp vụ nhiều rủi ro như: ủy thác đầu tư chứng khoán, cho vay
kinh doanh chứng khoán, định giá cho vay bất động sản là quá cao… thì ngân hàng
phải tự xử lý, tức là sẽ dùng quỹ dự phòng để sạch bảng cân đối kế toán, bởi vì ngân
hàng cũng là một chủ thể, một pháp nhân trong nền kinh tế, khi họ đưa ra các quyết
định không thận trọng, sai sót trong kinh doanh thì đương nhiên họ phải trả giá cho
những việc làm của chính họ. Nhà nước bơm tiền để giải quyết các khoản nợ xấu do
lỗi của ngân hàng thì xét về bản chất sẽ lấy tiền đóng thuế của những doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả và của người dân để giải cứu cho những việc làm sai lầm của ngân
hàng. Hơn nữa nếu bơm tiền để cứu các ngân hàng thua lỗ do hoạt động yếu kém của
họ, sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu và sẽ càng khuyến khích các ngân hàng này kinh
doanh mạo hiểm hơn như thế sẽ gây hậu quả khó lường vềsau.
Trong trường hợp các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan, tức là các
ngân hàng thương mại đã quản trị rủi ro tốt, hồ sơ thẩm định cho vay đúng mục đích,
152

đánh giá giá trị tài sản thế chấp phù hợp theo giá thị trường và theo quy định pháp lý,
trong trường hợp này Nhà nước và ngân hàng đều phải cùng nhau chấp nhận thua thiệt
đối với các khoản nợ xấu, Nhà nước có thể gánh chịu cho các doanh nghiệp số tiền lãi
theo mức lãi suất hiện nay, Nhà nước sẽ trả thay một phần nợ gốc hoặc toàn bộ nợ gốc
đối với các doanh nghiệp đó, bù lại các doanh nghiệp phải chuyển một phần thậm chí
toàn bộ cổ phần sang cho Nhà nước sở hữu. Việc làm này nếu xét ngay ở thời điểm
hiệntạichothấyNhànướcbịthiệtthòi,tuynhiênxétvềlâudàiđểvấnđềổnđịnh,phát triển kinh
doanh cũng như về mặt xã hội thì nó lại có hiệu quả tốt hơn rất nhiều bởi lẽ sau vài
năm, kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng bền vững trở lại, Nhà nước sẽ bán số cổ
phần này cho các cổ đông khác trong nền kinh tế, thu hồi số tiền vốn mà mình đã bỏra.

4.2.1.6. Phát triển thị trường mua bán nợ


Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy mua bán nợ chính là một trong những
biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài
chính trong nước và nâng cao sức cạnh tranh cho các định chế tài chính. Nhiều nhà
quản lý cho rằng nếu không có thị trường mua bán nợ, thì Công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản quốc gia sẽ trở thành độc quyền. Mà độc quyền thì sẽ dẫn đến hàng loạt
vấn đề về tính minh bạch, vấn đề lợi ích nhóm, hiệu quả hoạt động, tiêucực,…
Việc phát triển hoạt động thị trường mua bán nợ là hướng đi tích cực bởi nợ xấu
cũng là một “hàng hóa”, đây là cách thức để tạo ra một hạ tầng trong xã hội để có điều
kiện ứng phó với khủng hoảng nợ xấu trong tương lai. Để phát triển thị trường mua
bán nợ, ở đây có 2 cấp độ thị trường, sơ cấp và thứ cấp: Sơ cấp là trực tiếp giao dịch
giữa một bên là TCTD và các tổ chức xử lý nợ; thứ cấp là mua bán giữa các nhà đầu
tư với nhau trên thị trường thứ cấp. 2 phạm trù khác hẳn nhau và cơ chế chính sách để
thúc đẩy thị trường đó cũng khácnhau.
Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam nên kết hợp mô hình xử lý nợ xấu tập trung và
phát triển thị trường mua bán nợ để làm sao xã hội hóa nguồn cầu trong đầu tư nợ xấu
của Việt Nam. Nhà nước cũng cần có cơ chế “cây gậy và củ cà rốt” để phát triển thị
trường mua bán nợ sơ cấp. Bởi nếu không có chế tài của NHNN để ép các TCTD phải
có trách nhiệm hơn trong xử lý nợ xấu, họ vẫn để nợ xấu từ từ xử lý, mất 7-10 năm
mới xong. Thí dụ, NHNN có thể đưa ra quy định trong vòng bao nhiêu năm đó,
NHTM không giảm được tỷ lệ nợ xấu thì không được mở rộng hoạt động, yêu cầu
trích lập dự phòng trên 100%. Thực tế có những quốc gia yêu cầu trích lập dự phòng
150-250%. Gần đây, NHNN cũng có động thái nhất định như không cho NHTM trả
cổ tức nếu không trích đủ dự phòng rủiro.
153

Tại Việt Nam, để thị trường mua bán nợ hình thành, trước hết cần phát triển các
công ty chuyên mua bán nợ và tài sản tồn động của các thành phần kinh tế. Thứ đến,
phải có hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách vĩ mô tạo hành lang cho thị trường vận
hành trôi chảy như những thị trường khác.

4.2.1.7. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng
để các TCTD tuân thủ đúng quy tắc về hoạt động ngân hàng và đặc biệt là quy
định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro và quy
định về an toàn tín dụng
Trên thực tế, các NHTM đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhưng mới ở
bước ban đầu. Để có hệ thống quản lý rủi ro bài bản và chắc chắn, cần có nhiều thời
gian vì để tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro của Basel 2 đòi hỏi chi phí khá cao
thì NHNN cần phải xây dựng các tiêu chí để đánh giá được các chính sách và quy trình
quản lý rủi ro do các NHTM xây dựng phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của
từng NHTM; từng bước chuẩn hóa các quy trình nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm
tra, kiểm soát các loại rủiro.

4.2.1.8. Tranh thủ sự ủng hộ của các định chế tài chính và tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu
Tham vấn kinh nghiệm của các định chế tài chính lớn (WB, IMF...) trong quá
trình cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của các tổ
chức để thực hiện việc xử lý nợ xấu.

4.2.1.9. Tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ cần ban hành quy chế giám sát với các mục tiêu đánh giá thực
trạng tài chính cũng như xem xét những rủi ro về mặt tài chính và đưa ra những cảnh
báo từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như những biện pháp mà bản thân doanh
nghiệp đó để ngăn ngừa rủi ro, đảm bảo tài chính được lành mạnh và kinh doanh có
hiệu quả.
Đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, khắc phục những yếu kém của hệ thống DNNN để
hạn chế những tổn thất mà hệ thống này có thể gây ra cho nền kinh tế; không tiếp tục
gia cố hay dồn thêm nguồn lực cho khu vực này, mà điều chỉnh để các nguồn lực
được phân bổ đến các khu vực có năng suất cao hơn, hướng đến tạo ra một thị trường
hiệuquảhơn,nhằmgiúpcáckhuvựckinhtếnăngđộngcóđiềukiệnpháttriểntốiưu.
Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, các
DNNN vươn sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực tài chính và bất động sản.
154

Việt Nam có thể áp dụng các giải pháp mà Hàn Quốc đã từng áp dụng thành công
trong những năm 1997 – 2000 đó là “quy định một tỷ lệ % nhất định số cổ phần mà
một công ty phi tài chính được phép nắm giữ trong một ngân hàng”. Ở Hàn Quốc hiện
nay con số này là 4%. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao hiệu quả đầu tư công và đầu tư
công cần phải có tác động lan tỏa để hỗ trợ đầu tư tưnhân.
4.2.1.10. Phục hồi thị trường bất động sản và chứng khoán
Đây là giải pháp rất quan trọng, nếu không phục hồi được 2 thị trường này thì
việc xử lý nợ xấu sẽ gặp khó khăn lớn và phải tốn kém nhiều chi phí. Ở các nước tư
bản, người ta không có những khó khăn về thủ tục hành chính, thuế khóa thì phục hồi
dựa chủ yếu vào chính sách tiền tệ, tức là kỳ hạn cho vay với những người mua nhà và
hạ lãi suất cho vay xuống. Cần phải có bộ giải pháp để cứu thị trường bất động sản (ở
phân khúc cao cấp cần phải giảm cung, không cấp phép mới, rút phép chủ đầu tư thiếu
tiềm lực, thực hiện nhiều biện pháp kích cầu ở phân khúc nhà ở xã hội hay dành cho
các đối tượng có thu nhập thấp, cải thiện mạnh mẽ thủ tục pháp lý; đặc biệt lưu ý
phần tài sản đảm bảo là bất động sản, khuyến khích M&A chuyển nhượng dựán.
Tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và
tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sáng chiều sâu nhằm tạo điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội bền vững.

4.2.1.11. Cuối cùng NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các
ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, hướng theo thông lệ
quốc tế, song song với việc xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần
có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham
chiếu chung
Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ
chức xếp hạng tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ
chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín
dụng ngânhàng.
Nhanh chóng xử lý những bất ổn trong nội tại của một số ngân hàng, giám sát
dòng tiền luân chuyển trong nội bộ ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân
cơ bản làm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn và và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám
sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bời một số ngân hàng, nợ xấu của các
NHTM có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếp cận
vốn của doanh nghiệp sẽ dễ dànghơn.
Phải có biện pháp quyết liệt để xác định số thực về quy mô và cơ cấu của nợ
xấu hiện nay, từ số liệu này mới có thể áp dụng các giải pháp cụ thể cho từng TCTD.
155

Xử lý nghiêm hành vi che dấu nợ xấu. Đồng thời sửa đổi, bổ sung về cách phân loại
nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng.
Đối với những TCTD có quy mô lớn, ảnh hưởng nhiều tới sự an toàn của cả hệ
thống cũng như nền kinh tế và an sinh xã hội, có khả năng phát triển tiếp, sau khi tự
giải quyết nợ xấu vẫn còn ở mức cao sẽ được NHNN bơm vốn để hỗ trợ, dưới hình
thức bỏ vốn nhưng lại được hưởng lãi suất cố định và ngân hàng sẽ rút vốn về khi
TCTD đã phụchồi.
4.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể
4.2.2.1. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp chính là hệ thống các mô
hình bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình
kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục
trong hoạt động quản trị tín dụng của ngân hàng.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phản ánh một cách hệ
thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới
hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện
nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ
và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ
động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
Hiện tại Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp phân tán.
(1)Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tập trung
Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro,
kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là
giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn
của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.
Điểm mạnh:
- Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp một cách hệ thống trên quy mô
toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài;
- Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh
nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro;
156

- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thống nhất
cho toàn hệ thống;
- Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.
Điểm yếu:
- Việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.
- Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
(2) Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phân tán
Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và
tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và
chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay đối với khách hàng
doanh nghiệp.
Điểm mạnh:
- Gọn nhẹ;
- Cơ cấu tổ chức đơn giản;
- Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ.
Điểm yếu:
- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu;
- Việc quản trị rủi ro hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp đều theo phương
thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua
chính sách tín dụng.
(3) Định hướng áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của Ủy
ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị
trường, công nghệ, con người, mô hình các NHTM Việt Nam khuyến nghị nên áp
dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tập trung. Cụ thể như sau:
- Tại Hội sở chính: Tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp với chức năng quản trị tín dụng đối với doanh nghiệp trên cơ sở
phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín
dụng, quản trị tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng.
- Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc
khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp (phân tích,
157

thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng doanh nghiệp …) và chức năng tác nghiệp (xử
lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).
Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm
tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ tìm hiểu
nhu cầu của doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ vay
vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng doanh
nghiệp cho bộ phận phân tích tín dụng. Bộ phận phân tích tín dụng doanh nghiệp kiểm
tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng,
hỏi tin qua Trung tâm thông tin rủi ro tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), tìm hiểu trên
các phương tiện thông tin đại chúng… Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín
dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách
hàng doanh nghiệp, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về
đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh
giá khách hàng doanh nghiệp lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng
đối với doanh nghiệp sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ
thông tin đồng thời được chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các
khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.

4.2.2.2. Củng cố và hoàn thiện tiến tới xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đáp
ứng yêu cầu của Ngân hàng thương mại hiện đại
Hệ thống kiểm soát nội bộ có một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại
của một doanh nghiệp nói chung và của một tổ chức tín dụng nói riêng. Cuối những
năm 80, khi một loạt các công ty của Hoa Kỳ bị đổ vỡ, người ta đã xác minh được
nguyên nhân chính của sự đổ vỡ là do hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty này
yếu kém. Kể từ đó, khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ra đời và tất cả các doanh
nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng hiện đại trên thế giới ngày càng quan tâm đến mức
độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống k3iểm soát nội bộ.
Vậy hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc
tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định
nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực
hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và
xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm các
mục tiêu:
- Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy
trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra;
158

- Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi
tài chính;
-Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và hiệu quả;
- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra.
Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần: (i) môi trường kiểm soát; (ii)
hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro; (iii) hoạt động kiểm soát; (iv) hệ thống thông tin
và cơ chế trao đổi thông tin; (v) cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát.
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm
soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách,
thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều
hành của các cấp lãnh đạo.
Hệ thống quản trị và đánh giá rủi ro là quy trình định dạng và phân tích mọi rủi
ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín dụng, cụ thể bao gồm (i)
việc xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) việc định dạng các
rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro, và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
Hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây dựng nhằm
đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý điều hành đặt ra và
các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan. Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông
tin là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua
việc đảm bảo các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng.
Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ
thống kiểm soát nội bộ do Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng tổ chức thực hiện và
do Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng và/hoặc tổ chức kiểm toán độc lập bên
ngoài thực hiện.
Hội đồng thành viên (Hội đồng quản trị) và Ban kiểm soát chịu trách nhiệm
cuối cùng về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
thông qua một Bộ phận chuyên trách độc lập. Bộ phận này chính là Bộ phận kiểm toán
nội bộ của ngân hàng. Chức năng cơ bản của Bộ phận kiểm toán nội bộ là thực hiện
đánh giá độc lập về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát
nội bộ của ngân hàng, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ.
Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ còn được thường xuyên tự đánh giá.
Công việc này do Tổng giám đốc của ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
159

Tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực
cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.
Tuy nhiên, tại các TCTD Việt Nam, khái niệm “hệ thống kiểm soát nội bộ”chưa
được hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội
bộ của các TCTD Việt Nam được xây dựng và vận hành trên cơ sở Luật các tổ chức
tín dụng ban hành năm 2010 và Quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức
tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của
Thống đốc NHNN; Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ
thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Theo đó, các TCTD Việt Nam thiết lập một bộ phận chuyên trách, với tên gọi
khác nhau (Ban kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra, kiểm soát),
chịu sự quản lý, điều hành của Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo hệ thống ngành dọc tại
trụ sở chính (Phòng, Ban) và tới các chi nhánh (tổ kiểm tra, kiểm soát hoặc bố trí một
cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ). Về thực chất,
bộ phận này làm chức năng kiểm toán và chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc (Giám
đốc), do vậy, các kết quả kiểm tra, kiểm toán khó có thể mang tính độc lập. Bên cạnh
đó, chức năng kiểm soát nội bộ bị đánh đồng với chức năng kiểm toán nội bộ và mới
chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra. Vì vậy,
những vấn đề phát hiện thường là những sai phạm đã phát sinh, do đó hạn chế tác dụng
trong việc phát hiện, ngăn ngừa và quản lý rủi ro.
Như vậy, mô hình hiện tại về kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các
TCTD Việt Nam không đảm bảo được chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ
thể, việc phân định trách nhiệm giữa các cấp lãnh đạo trong các TCTD đối với hệ
thống kiểm soát nội bộ chưa được rõ ràng, dẫn đến công tác tự đánh giá đối với hệ
thống kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện và bị xem nhẹ, đồng thời, công tác đánh
giá độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ không đảm bảo tính độc lập.
Luật các TCTD số 47/2010/QH12 đã tách bạch hai chức năng kiểm soát nội bộ
và kiểm toán nội bộ. Cụ thể, quy định nhiệm vụ kiểm toán nội bộ thuộc về Ban kiểm
soát và quy định “Tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc
bộ máy điều hành, giúp Tổng Giám đốc (Giám đốc) điều hành, thông suốt an toàn và
đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng”. Tuy nhiên, nếu hệ
thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng lại vẫn được hiểu và được thiết
lập dưới hình thức một bộ phận chuyên trách, chịu sự quản lý, điều hành của Tổng
Giám đốc (Giám đốc) như hiện nay lại là một sai lầm và lãng phí lớn.
160

Kể từ khi Luật các TCTD 2010 được ban hành, đến nay, chưa có một văn bản
nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của TCTD. Vì
vậy, NHNN cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn giải thích rõ khái niệm “Hệ thống
kiểm soát nội bộ” và quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong TCTD
đối với hệ thống kiểm soát nội bộ theo nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế, để các
TCTD có cơ sở xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả,
tiến tới xây dựng các mô hình quản trị ngân hàng hiện đại tại Việt Nam, chuẩn bị tốt
cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2.2.3. Phân tán rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh khỏi.
Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hóa những rủi ro đó đồng thời đạt được mục tiêu lợi
nhuận. Trong quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của các NHTM có những
biện pháp quản trị như: Phân tán rủi ro trong cho vay; thực hiện tốt việc thẩm định
khách hàng doanh nghiệp và khả năng trả nợ; bảo hiểm tiền vay; phải có một chính
sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro, chấp hành tốt
trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc
kinh điển trong kinh doanh “Không bỏ trứng vào một giỏ”.
Để phân tán rủi ro nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
đối với doanh nghiệp cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất: Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp
Quy mô của các NHTM phù hợp với giả thuyết “quá lớn nên không thể bị phá
sản”, các NHTM có quy mô lớn chấp nhận các khoản cho vay với rủi ro hơn do mong
đợi sự bảo vệ từ phía Chính phủ. Vì vậy, các NHTM có quy mô không nên tập trung
các khoản cho vay với một số đối tượng như doanh nghiệp nhỏ và vừa hay các lĩnh
vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán mà nên đa dạng hóa danh mục đầu tư tín
dụng. Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng có thể thực hiện thông qua việc tăng các
Chi nhánh ngân hàng, cho phép tăng liên kết ngân hàng. Đồng thời đề ra mức tăng
trưởng tín dụng hợp lý và cơ cấu lại các thời hạn tín dụng để giảm rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp. Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp. Các NHTM nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều
loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng
doanh nghiệp ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt
động tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng, khuyếch trương thanh thế, vừa đạt
được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra
được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:
161

- Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh
của các ngân hàng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số
ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà
nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch
cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.
- Đầu tư vào nhiều đối tượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhiều loại
hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay doanh nghiệp sản xuất một số loại sản
phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến
khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
- Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng doanh nghiệp, luôn đảm bảo
một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng doanh nghiệp
để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của doanh nghiệp đó. Hiện nay, các NHTM áp dụng
quy chế cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “Tổng
dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân
hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của
Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng
vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ
nhiều nguồn thì các ngân hàng cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN Việt Nam”.
Thời gian tới, kể từ ngày 15/3/2017, các NHTM sẽ áp dụng quy chế cho vay khách
hàng doanh nghiệp theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN
Việt Nam. Theo đó, Thông tư số 39 đã bỏ quy định về đảo nợ tại Quyết định số 1627 và
quy định cụ thể một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất
lượng tín dụng. Đó là không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính ngân hàng
cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi
công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công
trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Và không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay
tại ngân hàng khác để trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ
trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện là khoản vay phục vụ hoạt động kinh
doanh, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay cồn lại của khoản vay cũ…
- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn
cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro
tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
- Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ
đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tránh được rủi
ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
162

Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp
ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp một cách chủ động nhất, tuy
nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược
điểm như là: làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm
định, phân tích, đánh giá khách hàng doanh nghiệp, làm tăng chi phí kiểm tra, giám
sát…và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao.
Thứ hai: Cho vay đồng tài trợ
Trên thực tế, có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân
hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó
xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau
liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ
mỗi bên. Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Một phần do sự phưc tạp của hình thức này, một phần còn do
vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong
khi liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này.
Hiện nay, NHNN Việt Nam đã ra quy chế về vấn đề cho vay đồng tài trợ là tiền
đề cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiến hoạt động đó. Để thực hiện có hiệu quả hình
thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý thức hợp tác, đồng thời cần phải có một
ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp giữa họ, vai trò này có thể giao cho NHNN hoặc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố thực hiện.
Thứ ba: Bảo hiểm tín dụng
Trong đời sống xã hội, “bảo hiểm” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ
một trong những biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một
biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với tín dụng của
các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm
cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Tại Ngân hàng thương
mại Việt Nam, có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện
như sau:
- Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng.
Khi mà doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản… không có khả năng trả nợ vay ngân
hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt
Nam. Cho đến nay, chỉ có một số ít ngân hàng Việt Nam sử dụng bảo hiểm tín dụng để
quản lý phòng ngừa rủi ro cho mình.
163

- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và
sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
- Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay
Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp xảy ra thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó.
Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo hiểm
trước mắt trong khi đó nhiều khách hàng vay lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước
mắt hơn lợi ích lâu dài. Thêm vào đó, ngành bảo hiểm nước ta cũng chưa thực sự phát
triển đạt đến mức độ tạo dựng được niềm tin cho doanh nghiệp nên nhiều doanh
nghiệp cũng như ngân hàng không mấy hứng thú trong việc mua và sử sụng bảo hiểm
tín dụng.
Như vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn,
nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Hoạt
động kinh doanh của NHTM cũng như các hoạt động kinh doanh khác không tránh
khỏi những rủi ro. Do đó quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình
tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì thế để quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp có hiệu quả ngân hàng cần sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp quản trị
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, để đạt được những mục tiêu của ngân hàng cũng
như hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

4.2.2.4. Cập nhật và sử dụng thông tin tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Báo cáo thông tin tín dụng thiết thực, có chất lượng cao, Trung tâm thông tin
rủi ro tín dụng Quốc gia (CIC) ngày càng dành được sự tin tưởng của các TCTD, thực
hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý của NHNN đồng thời
hỗ trợ, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của các NHTM.
Có thể nói, hiện nay các báo cáo Thông tin tín dụng đối với doanh nghiệp như:
Báo cáo quan hệ tín dụng, Báo cáo thông tin tài sản đảm bảo, Báo cáo thông tin thẻ tín
dụng của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) - NHNN đã trở nên quá quen
thuộc và là một phần không thể thiếu trong việc xét duyệt hồ sơ, chọn lọc khách hàng
doanh nghiệp vay của các NHTM. Ngoài việc giúp NHTM nhận định được những
doanh nghiệp vay có độ rủi ro cao theo lịch sử dư nợ của doanh nghiệp, lịch sử chậm
thanh toán của doanh nghiệp, tránh việc trùng lặp 1 tài sản được đảm bảo cho nhiều hợp
đồng tín dụng tại nhiều ngân hàng, các báo cáo của CIC còn đang cung cấp và ngày
càng hoàn thiện hơn trong việc giúp cho NHTM nhận định những nguy cơ tiềm ẩn về
164

lĩnh vực kinh doanh sản xuất mà doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư, thông
qua việc so sánh các số liệu thống kê về lĩnh vực đầu tư, mức đầu tư theo hợp đồng tín
dụng đối với nhu cầu thực tế của các ngành kinh tế và lĩnh vực tương ứng trên phạm vi
cả nước. Báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một kênh tham khảo rất tốt trong
việc lựa chọn khách hàng doanh nghiệp vay với các phân tích chuyên sâu về các chỉ tiêu
tài chính, phi tài chính và phương pháp xếp hạng, đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế.
Việc Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về nhóm nợ cao nhất của cùng một
doanh nghiệp tại nhiều TCTD được áp dụng vào thực tiễn đã thể hiện sự thận trọng và
chặt chẽ hơn của NHNN trong việc phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
tương ứng đối với các NHTM. Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)
đã tổng hợp và cung cấp báo cáo về nhóm nợ này kể từ kỳ báo cáo quý I/2015.
Kể từ 06/7/2015, NHNN đã có công văn số 5057/NHNN-TTGSNH, yêu cầu
các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo thực hiện phân loại nợ
theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN, định kỳ hàng tháng (trước là định kỳ
hàng quý) cho đến khi có thông báo mới của NHNN. Như vậy, tình trạng nhóm nợ cao
nhất sẽ được cập nhật và tổng hợp thường xuyên hơn, giúp cho TCTD nắm bắt tình
hình của doanh nghiệp vay và có những giải pháp kịp thời hơn.
Hiện nay, hoạt động đăng ký tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc
gia Việt Nam (CIC) tập trung vào việc đăng ký nhu cầu vay vốn, cung cấp thông tin
tín dụng của khách hàng doanh nghiệp vay một cách tự nguyện, trên cơ sở đó CIC sẽ
tiến hành đối chiếu hồ sơ, lịch sử tín dụng và chấm điểm tín dụng cho khách hàng vay,
từ đó hỗ trợ các TCTD tìm kiếm doanh nghiệp vay tiềm năng. CIC triển khai Cổng kết
nối thông tin khách hàng vay tại http ://creditscore.cic.org.vn.
Ngoài ra, việc đăng ký tín dụng tự nguyện cũng giúp doanh nghiệp vay biết
được mức độ tín nhiệm và tình trạng tín dụng của bản thân để nâng cao khả năng tiếp
cận tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; góp phần thúc đẩy tăng trưởng
tín dụng; giảm thiểu thủ tục, hồ sơ, thời gian trong quá trình vay vốn; nâng cao tính công
khai, minh bạch của thông tin doanh nghiệp đối với các TCTD; kết nối cung - cầu tín
dụng; cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng quốc gia, chỉ số xếp hạng môi trường kinh
doanh; thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Như vậy, với việc nắm bắt nhu cầu và mang đến những sản phẩm, báo cáo
thông tin tín dụng thiết thực, có chất lượng cao, Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia
Việt Nam (CIC) ngày càng dành được sự tin tưởng của các TCTD, thực hiện tốt nhiệm
vụ cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý của NHNN đồng thời hỗ trợ, giảm
thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của các NHTM.
165

Tính đến cuối năm 2016, Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
(CIC) nắm giữ trên 500.000 hồ sơ công ty. Theo quy định, tất cả các tổ chức tài chính
chịu sự quản lý phải báo cáo cho CIC.Bên cạnh đó, một Trung tâm thông tin tín dụng
khác được 11 ngân hàng thành lập từ năm 2007 và mới chỉ được cấp phép hoạt động
từ tháng 3/2013. Tuy vậy, có một số bất cập cản trở tính hiệu quả của hoạt động báo
cáo tín dụng, biểu hiện của thể là:
Một là, các TCTD khi từ chối cho vay căn cứ vào thông tin từ CIC không được
thông báo lý do này cho người xin vay.
Hai là, không có cơ chế hiệu quả để buộc các tổ chức phải cập nhật thông tin
một cách kịp thời và chất lượng cho CIC.
Ba là, từ trước tới nay chỉ có các tổ chức tài chính mới được làm thành viên
trong hệ thống của CIC. Việc cho phép các đối tượng khác có thông tin số liệu phù
hợp tham gia hệ thống có thể giúp cải thiện cơ sở dữ liệu của CIC về cả diện rộng và
chiều sâu, từ đó giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay vốn với các điều kiện
tốt hơn từ các chủ nợ phi tài chính.
Cuối cùng, cần đảm bảo giám sát đầy đủ toàn bộ hệ thống báo cáo tín dụng vì
thế NHNN cần có vai trò là chủ thể giám sát báo cáo tín dụng nhằm hỗ trợ việc phát
triển các trung tâm thông tin tín dụng an toàn, hiệu quả và tin cậy trong khi vẫn đảm
bảo tính hiệu quả của CIC.
Do đó các cơ quan quản lý nên khuyến khích sự phát triển của trung tâm được
cấp phép mới này, coi đó là nguồn thông tin tín dụng bổ sung quan trọng.Trung tâm
Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc
NHNN Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin
tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN; thực hiện các dịch vụ
thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.
Bên cạnh đó, Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) còn có sứ
mệnh chia sẻ thông tin giữa các tổ chức cấp tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro
trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; Hỗ trợ tổ chức
cấp tín dụng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng; Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng của doanh nghiệp vay, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

4.2.2.5. Tư duy và đối xử bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp
Lực lượng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, trong đó doanh nghiệp tư
nhân là lực lượng rất quan trọng. Việt Nam cần phải có những thay đổi, cải cách để
giúp doanh nghiệp tư nhân thực sự tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.
166

Thực tế hiện nay, doanh nghiệp tư nhân trong nước đang chịu nhiều bó buộc.
Nhất là họ đang phải cạnh tranh trong môi trường kinh doanh mà có sự méo mó trong
phân bổ tín dụng, đất đai và những ưu đãi thường ưu ái nhiều hơn cho khối doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI. Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước nhận được nhiều
đầu tư từ ngân sách và một phần rất lớn tín dụng doanh nghiệp. Ước tính, khu vực
doanh nghiệp này còn sử dụng khoảng 70% diện tích đất kinh doanh. Nhưng đổi lại,
nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động với năng suất thấp, thua lỗ hoặc lãi không
đáng kể. Trong khi đó, sau hơn 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường, khu vực
doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn yếu và mong manh. 97% doanh nghiệp tư
nhân trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều đáng lo hơn là khi các doanh
nghiệp tư nhân gia tăng quy mô họ lại kém hiệu quả hơn. Nghiên cứu của WB cho
thấy, doanh thu trên tài sản và doanh thu trên lao động của các doanh nghiệp có trên
300 nhân công lại thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp có dưới 100 nhân công.
Dẫu vậy, riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ với khoảng trên 500.000
doanh nghiệp (chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động), hằng năm đóng
góp khoảng 40% GDP, thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước, tạo thêm 1 triệu
việc làm mới mỗi năm. Trong nền kinh tế, khu vực doanh nghiệp này hiện được đánh
giá đóng vai trò tích cực là một trong bốn động lực tăng trưởng, có tốc độ phát triển
nhanh chiếm tỷ trọng lớn; là nhân tố chủ đạo về tạo công ăn việc làm và thu nhập cho
người lao động; là trụ cột của kinh tế địa phương, đóng góp quan trọng vào việc cung
ứng hàng hóa, thu ngân sách; góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chính sách an
sinh xã hội của đất nước.
Những con số trên thể hiện sự mất cân đối trong phát triển của doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, sự lép vế của doanh nghiệp tư nhân hiện rõ. Một
trong những nguyên nhân chính của thực trạng trên, là do sự kiểm soát trực tiếp của
nhà nước đối với các yếu tố đầu vào chính và sự can thiệp vào nền kinh tế bằng sở hữu
và các biện pháp hành chính.
Khi hội nhập, nhất là hội nhập vào Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên
Thái Bình Dương (TPP), càng cần lưu ý vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Doanh
nghiệp nhà nước tiếp tục chiếm ưu thế hơn doanh nghiệp tư nhân trong nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, những công ty không có sức cạnh tranh trên một
sân chơi bình đẳng. Các công ty này với điều kiện và cơ hội cần thiết, sẽ đạt mức tăng
trưởng hiệu quả và bền vững hơn cho Việt Nam. Nếu thiếu đi các cơ hội và điều kiện
phát triển đó, Việt Nam sẽ gặp phải nguy cơ các lĩnh vực sản xuất do nước ngoài phát
triển sẽ trở thành lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
167

Hiện nay, tổng vốn nhà nước ở trong các doanh nghiệp nhà nước có giá trị
khoảng 55 tỷ USD và tổng giá trị tài sản các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ khoảng
130 tỷ USD. Ngoài hơn 800 DNNN chưa cổ phần hóa, Chính phủ đang giữ phần vốn
chi phối tại nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, những doanh nghiệp này
chưa có những thay đổi thực chất về quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, quản trị, giám sát
và cơ chế khuyến khích yếu đã để các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục có những quyết
định kinh doanh tồi khiến năng suất trung bình của nền kinh tế giảm đi. Nhà nước vẫn
nắm độc quyền và ấn định giá ở những yếu tố đầu vào như năng lượng và đất. Điều
này đang tạo ra các tín hiệu thị trường sai lệch về chi phí cơ hội của nguồn lực và do
đó nhiều quyết định đầu tư không hiệu quả vẫn được thực hiện, ảnh hưởng xấu đến
tổng thể của kết quả của nền kinh tế. Ở nhiều lĩnh vực khác, doanh nghiệp nhà nước
vẫn có vai trò thống lĩnh và có thể dễ dàng bóp nghẹt cạnh tranh, ví dụ như trường hợp
Vinafood I và Vinafood II ở thị trường xuất khẩu gạo.
Trong khi đó, đối với lực lượng doanh nghiệp tư nhân yếu kém của họ một
phần do tính không ổn định và không nhất quán của môi trường thể chế. Theo khảo sát
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam thực hiện cũng cho thấy, chỉ 11% doanh nghiệp đồng ý rằng, chính sách, pháp
luật của trung ương là có thể dự đoán được. Điều này gây ra chi phí lớn cho doanh
nghiệp khi tìm hiểu và tuân thủ pháp luật. Đã thế, những thay đổi nhanh chóng trong
chính sách thuế, ví dụ như thuế tài nguyên, làm cho nhiều doanh nghiệp phải chịu lỗ vì
họ không thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời.
Trước thực trạng này, khi hội nhập đang ngày càng gần, cạnh tranh ngày càng
tăng, vì thế Việt Nam cần cải thiện hơn nữa tự do hóa kinh doanh; coi tự do kinh
doanh là thiết yếu cho tăng trưởng và thịnh vượng. Phải ưu tiên chính sách cạnh tranh
như một trụ cột trung tâm của kinh tế thị trường. Chính phủ nên thu hẹp các lĩnh vực
Nhà nước cần đầu tư nhằm tạo ra không gian lớn hơn cho khu vực tư nhân phát triển,
đặc biệt trong cung cấp dịch vụ và hạ tầng. Ở đâu đầu tư nhà nước là không cần thiết,
Chính phủ nên rút lui hoàn toàn khỏi các hoạt động thương mại và đầu tư phần vốn thu
lại vào những lĩnh vực cần đầu tư hơn, như hạ tầng, giáo dục, y tế. Tách bạch các
doanh nghiệp nhà nước công ích ra khỏi các doanh nghiệp nhà nước thương mại. Buộc
các doanh nghiệp nhà nước thương mại phải tuân thủ kỷ luật thị trường để tạo ra một
sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân để họ hoạt động hiệu quả hơn. Suy
cho cùng, điều này sẽ là cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều
“khỏe”, mạnh lên và cạnh tranh hơn, đồng thời cũng tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho
người tiêu dùng Việt Nam.
168

Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác định là “nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đã là nền kinh tế thị trường thì các doanh
nghiệp phải được đối xử bình đẳng để cùng phát triển hướng tới một đất nước phát
triển. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần nói cần xóa bỏ tư duy ưu đãi ưu tiên
doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xử lý tồn tại yếu
kém ở các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước. Theo đó, các NHTM Việt Nam cũng
cần tư duy như vậy, tức là bình đẳng trong mối quan hệ tín dụng đối với các doanh
nghiệp nhất là về lãi suất, về tài sản thế chấp và về báo cáo tài chính kế toán. Có như
vậy, NHTM mới thông qua đòn bảy tín dụng bình đẳng đến với các loại hình doanh
nghiệp tạo động lực về nguồn vốn để doanh nghiệp đi lên và phát triển, một mặt góp
phần tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việc làm cho xã hội, một mặt hạn chế rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp trong môi trường tín dụng hiện nay.

4.2.2.6. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại
các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Khách hàng doanh nghiệp có báo cáo tài chính trong hai năm mới đủ điều kiện
xếp hạng tín dụng nội bộ, vì vậy ngân hàng cần sớm hoàn thiện các tiêu chí để tiến tới
xây dựng chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đối tượng là khách hàng
doanh nghiệp không có báo cáo tài chính trong 2 năm. Việc hoàn thiện hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
tốt hơn vì:
- Hệ thống này sẽ giúp ngân hàng xác định một cách hợp lý, chính xác ở mức
độ cao nhất lượng tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành
kinh tế; phân tích được lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng
để xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao.
- Căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách
hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng…) sẽ được xây dựng một cách đồng bộ, rõ
ràng, chi tiết và cụ thể. Ngoài ra, nhờ đó mà quan điểm về văn hoá quản lý sẽ được tạo
lập rõ nét. Các quy trình tín dụng được thiết lập thực sự hiệu quả trên cơ sở thực tiễn đi
đôi với yêu cầu của thông lệ quốc tế, do vậy chi phí quản lý cũng sẽ được tiết kiệm
nhiều hơn. Đặc biệt hệ thống này giúp cho công tác quản trị kinh doanh của Ngân
hàng đạt tới yêu cầu cao, vững vàng khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Các ngân hàng cần phải hoàn thiện mô hình tính điểm dựa trên sự kết hợp các
phương pháp thống kê, phân tích, định lượng, xây dựng các chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính cho từng ngành nghề cũng như tính trọng số mức độ ảnh hưởng đến từng chỉ
169

tiêu tính điểm. Các bảng kết quả chỉ tiêu cần được điều chỉnh hợp lý khi thị trường
biến động. Mặc khác, ngoài việc chấm điểm khách hàng theo quý hoặc khi có sự biến
động bất cứ thông tin về phía khách hàng, ngân hàng cần kết hợp và mở rộng các
nguồn thông tin khác như: thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt
Nam - CIC, từ cơ quan quản lý cấp trên, quản lý nhà nước, cơ quan thuế, các tổ chức
tín dụng khác…. để có sự đánh giá chính xác trong quá trình xếp hạng.
Xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp là một công cụ hiệu quả, mang
tính khoa học trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm
phân loại nợ và đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác.Do đó hệ thống xếp hạng
này cần được sửa đổi, hoàn thiện dần phù hợp với thực tế và hướng tới chuẩn mực
quốc tế của Basel II.

4.2.2.7. Xây dựng và hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngoài mục tiêu phát triển kinh doanh, các NHTM cần phải hoạch định chiến
lược quản trị rủi ro an toàn và hiệu quả. Lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên xem
xét, điều chỉnh chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh
tế địa phương của từng Chi nhánh trực thuộc trong điều kiện nền kinh tế cụ thể, chú
trọng đến ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô để hạn chế thấp nhất những rủi ro có
thể xảy ra cho ngân hàng.
Phải có sự tách biệt giữa hoạt động nghiệp vụ chấp nhận rủi ro và giám sát rủi
ro. Tại các Chi nhánh của ngân hàng, hầu hết đã có sự tách biệt bộ phận cho vay và bộ
phận thẩm định nhưng vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Công tác
quản trị rủi ro đang thực hiện phân tán giữa các phòng nghiệp vụ. Bộ phận này đóng
vai trò chủ động trong việc giám sát rủi ro, hoạt động độc lập chứ không phải là một
hoạt động hỗ trợ khâu thẩm định và xét duyệt cho vay.
Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phải được định lượng và định tính cụ thể
bằng các mô hình lượng hóa, kết hợp với mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ hiện hành.
Từ đó đánh giá, phân loại xếp hạng doanh nghiệp chuẩn xác hơn, hạn chế sai lệch
thông tin từ phía người chấm điểm, làm cơ sở tham chiếu cho việc cấp tín dụng. Để
thực hiện được điều này, đòi hỏi các NHTM phải nâng cấp, phát triển hệ thống, để có
thể thực hiện được yêu cầu về thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu đảm bảo chất lượng
thông tin đầu vào nhằm đạt được kết quả đo lường rủi ro chuẩn xác.
Hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy cần phải có sự phối
kết hợp giữa các bộ phận quản trị rủi ro về rủi ro tín dung, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt
động.... để có các quyết định quản trị, phòng ngừa rủi ro toàn diện, hiệu quả.
170

Tăng cường khả năng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phù hợp với
quy mô tổng tài sản không ngừng tăng lên theo thời gian
Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết “quản lý kém” có ý nghĩa đối với các
NHTM qua biến khả năng sinh lời của rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Do khả
năng sinh lời có tác động đến rủi ro tín dụng hiện tại nên ngân hàng cần chú trọng tăng
cường khả năng quản trị rủi ro phù hợp với quy mô tổng tài sản không ngừng tăng lên
theo thời gian. Nâng cấp cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro, lấy kinh nghiệm từ các
ngân hàng nước ngoài để tiến hành phân tích tín dụng và giảm sát khả năng trả nợ của
doanh nghiệp vay một cách hiệu quả.
Gia tăng trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro
Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản “có”, trích lập và dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động
xử lý rủi ro xảy ra, làm mạnh hóa tài chính của Ngân hàng.
Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt
động Ngân hàng của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng
nhà nước trong từng thời kỳ.
Hiện tại, Ngân hàng tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng theo Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của
NHNN ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
ngày 21/01/2013 của NHNN ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài..
Khi Ngân hàng có đủ khả năng về tài chính và đáp ứng đầy đủ các điều kiện
theo quy định của NHNN, đồng thời nhằm dần hướng tới thông lệ quốc tế và đáp ứng
các quy định của Ủy ban Basel II việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro
được tiến hành theo phương pháp định tính. Theo đó, các TCTD phải xây dựng và
được NHNN phê duyệt chính sách trích dự phòng rủi ro và hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng
như khả năng tài chính của bản thân TCTD. Quy định phân loại, trích lập và sử dụng
dự phòng rủi ro theo phương pháp này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng các
tổn thất, rủi ro của hoạt động Ngân hàng. Các tài sản có được dự phòng rủi ro theo
chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với
các tài sản có xu hướng rủi ro.
171

4.2.2.8. Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP)
Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, tăng trưởng tín dụng luôn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu, bởi tín dụng tăng trưởng một cách hợp lý và chất lượng sẽ tạo ra
nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Do vậy, đánh giá mức độ của các
yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng là việc làm cần thiết, giúp các ngân hàng
thương mại xây dựng một mức tăng trưởng hợp lý, có tác động hiệu quả đến nền kinh
tế cũng như lợi nhuận của bản thân các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng
trưởng tín dụng cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Do đó, các NHTM
cần tăng cường giám sát nội bộ để ngăn chặn sự tích tụ của rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp trong tương lai, bằng cách bảo đảm các ngân hàng tránh cho vay quá
mức, đồng thời duy trì tiêu chuẩn cấp tín dụng đúng mức để đảm bảo chất lượng khoản
vay. NHTM Việt Nam cần xây dựng chiến lược dài hạn từ những biện pháp phòng
ngừa rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp như hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp
với chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để đảm bảo áp dụng chính sách tín dụng
nhất quán và chặt chẽ trong ngân hàng.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tác động ngược chiều đến rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp nên cần có các biện pháp kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ
cho khu vực doanh nghiệp tư nhân trong sản xuất kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn.
Điều này sẽ giúp tăng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và làm cho rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp của NHTM giảm xuống. Bên cạnh đó, cần kiểm soát tăng trưởng
tín dụng, đồng thời đề xuất NHNN cần thực thiện chính sách tài khóa tiền tệ theo
hướng ổn định trung và dài hạn để tạo nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của hệ
thống NHTM Việt Nam, qua đó kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tương lai.
Từ một vài phân tích, nhận định trên và kinh nghiệm thực tiễn trong điều hành
tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2016, cũng như tham khảo bài học tăng trưởng tín
dụng của các nước đang phát triển có điều kiện giống nước ta: Việc tăng trưởng tín
dụng luôn luôn phải được duy trì phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Có
như vậy tránh tăng trưởng ròng tín dụng nhất là lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao như bất
động sản, xăng dầu… tạo ra bong bóng bất động sản hoặc tích trữ xăng dầu…đều làm
thiệt hại đến không chỉ nền kinh tế mà đến cả người tiêu dùng và cuối cùng là phương
hại tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam.
172

4.2.2.9. Xử lý nợ xấu của các TCTD và các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã
bán cho Công ty quản lý tài sản VAMC
Công ty quản lý tài sản VAMC (Vietnam Asset Management Company) được
thành lập và hoạt động theo Nghị định số 53/2013-NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định
số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của NHNN
Việt Nam. Công ty có một số hoạt động chính là: Mua nợ xấu của các TCTD, thu hồi nợ,
đòi nợ và xỷ lý bán nợ, tài sản bảo đảm, quản lý nợ xấu đã mua... Đây là Công ty TNHH
một thành viên Nhà nước là chủ sở hữu và cũng là nơi riêng có của Việt Nam nhằm làm
trong sạch nội bảng cho các TCTD, NHTM giúp các TCTD, NHTM hoạt động được bình
thường sau nhiều nhăm nợ xấu như một gánh nặng trong hoạt động nghiệp vụ của mình.
Sau hơn 3 năm hoạt động, Công ty quản lý tài sản VAMC đã mua tổng cộng
được 25.631 khoản nợ xấu tại 42 TCTD tại Việt Nam với tổng nợ gốc 282.124 tỷ
đồng, giá mua nợ là 245.672 tỷ đồng, thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt, các NHTM
Việt Nam chiếm 96% tổng số nợ trên. Tuy nhiên, Công ty quản lý tài sản VAMC chỉ
mới thu hồi được 50.165 tỷ bằng nhiều hình thức: bán nợ, bán tài sản bảo đảm đạt
17,6% so với tổng nợ gốc và dự kiến trong 4 năm tới tức là đến năm 2020 xử lý thêm
được 150.000 tỷ đồng nợ xấu.
Việc chậm thu hồi nợ xấu từ Công ty quản lý tài sản VAMC xuất phát từ các
nguyên nhân cơ bản như: việc bỏ quyền thu giữ tài sản trong bộ Luật dân sự 2015,
Công ty quản lý tài sản VAMC không được nhận thế chấp quyền sử dụng đất đai theo
Luật đất đai năm 2013, Công ty quản lý tài sản VAMC không có quyền xử lý tài sản
bảo đảm đang thế chấp, cầm cố tại ngân hàng đảm bảo cho khoản vay theo Luật thi
hành án dân sự năm 2008...
Cho nên, kết quả thu hồi nợ của Công ty quản lý tài sản VAMC là rất khiêm tốn
so với kỳ vọng của các NHTM khi bán nợ cho Công ty quản lý tài sản VAMC. Hơn
nữa, tuy đã bán nợ cho Công ty quản lý tài sản VAMC các NHTM vẫn phải tiếp tục
trích dự phòng ở mức 20% đối với mệnh giá trái phiếu trong vòng 5 năm. Do đó:
- Về phía các NHTM: Nên tăng cường việc tự xử lý nợ xấu thay vì bán nợ cho
Công ty quản lý tài sản VAMC
- Về phía Công ty quản lý tài sản VAMC: Tiếp tục trình Chính phủ Quốc hội để
tháo gỡ khó khăn từ các nguyên nhân trên để giải phóng tổng số nợ đã mua của các
NHTM Việt Nam.
Tại thời điểm tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu ước tính thận trọng là chiếm khoảng
17% dư nợ, thậm chí nếu đánh giá đầy đủ theo con số của thanh tra thì có thể cao hơn.
173

Đến hết năm 2017, nợ xấu nội bảng của các TCTD là chưa đến 3%, song nếu bao gồm
cả các khoản nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý và nợ có nguy cơ cao thì vào
khoảng 10,08% tổng dư nợ. Trong đó nợ của các DN ngoài quốc doanh chiếm khoảng
gần 64%, nợ của DNNN chiếm 6,3%, nợ hộ kinh doanh cá nhân chiếm 21%, nợ của
DN nước ngoài chiếm hơn 1% tổng dư nợ. Về nguyên nhân và trách nhiệm gây ra nợ
xấu, có thể kể đến:
- Nguyên nhân khách quan gây ra nợ xấu, theo tư lệnh ngành ngân hàng, là thời
gian qua sự bất ổn chính trị, kinh tế thế giới tác động rất mạnh và gây rủi ro rất lớn đến
sản xuất kinh doanh trong nước. Trong khi đó, kinh tế trong nước cũng còn khó khăn,
chất lượng kinh tế tăng trưởng chưa cao, nợ công tăng nhanh.
Một yếu tố quan trọng khác là thị trường bất động sản có thời gian dài trầm
lắng. Doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng, hiệu quả còn
thấp, nên khi có biến động từ bên trong và bên ngoài đều tác động đến hiệu quả của
doanh nghiệp vay vốn gây ra nợ xấu. Hơn nữa tình hình các doanh nghiệp cũng phụ
thuộc vào biến động kinh tế, nên nhiều khi doanh nghiệp không trả được nợ. Trong
giai đoạn 2012-2017 bình quân mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể và phá
sản, cũng là yếu tố làm gia tăng nợ xấu hệ thống ngân hàng.
VAMC do NHNN thành lập nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
hợp lý cho nền kinhtế. Chức năng, nhiệm vụ của VAMC là:
- Hoạt động của VAMC là mua - bán nợ xấu của các TCTD, thu hồi nợ, đòi nợ
và xử lý, bán nợ, bán tài sản bảođảm.
- VAMC có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, sẽ mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ
sách dưới dạng trái phiếu thời hạn 5 năm với lãi suất0%.
- VAMC có quyền yêu cầu TCTD bán nợ xấu. Nguyên tắc mua nợ xấu của
công ty là mua nợ xấu của các TCTD theo giá trị ghi sổ sau khi đã khấu trừ số tiền dự
phòng cụ thể mà TCTD đã trích lập cho khoản nợđó.
- VAMC sẽ mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng
vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho
khoản nợ xấu đó và trả cho TCTD bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt. Khi có nhu cầu về
vốn, TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của NHNN… Ngoài
ra, căn cứ năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, VAMC mua nợ
xấu của TCTD theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt
trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại…
Tuy nhiên, để VAMC hoạt động thực sự hiệu quả cần chú trọng vào một số giải
pháp sau:
174

(1) VAMC cần được giao quyền lực đủ mạnh. Quyền lực của VAMC cần được
giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định, gắn với một thời hạn cụ thể để giúp xử lý
các khoản nợ xấu đang ở mức cao. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng VAMC là các công ty
quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tàichính.
(2) Phát triển khung pháp lý cho thị trường mua - bán và xử lý tài sản xấu. Để
VAMC dễ dàng thu hồi các khoản nợ đã mua, cần xây dựng và phát triển khung pháp
lý sẵn sàng cho một thị trường mua - bán và xử lý các tài sản xấu. Điều này giúp tránh
trường hợp khi cần áp dụng một chính sách xử lý nợ nào đó thì lại gặp phải những cản
trở về pháp lý trong thựcthi.
(3) Xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Như
nguyên nhân đã nêu ở trên, nợ xấu của ngân hàng và nợ xấu của DNNN được xem là hai
mặt của một đồng tiền. Do vậy, VAMC ra đời để xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng,
thì đồng thời cũng có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu của các DNNN.
Cần phải xác định rằng VAMC không phải “đũa thần” để xử lý toàn bộ nợ xấu
của Việt Nam, mà VAMC phải gắn với xử lý các ngân hàng yếu kém, xử lý DNNN,
hỗ trợ thị trường bất động sản, quản lý cung tiền, đảm bảo ổn định vĩmô.
Bên cạnh đó, giai đoạn vừa qua các chính sách vĩ mô còn thiếu ổn định, làm gia
tăng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, tác động đến khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Về cơ chế xử lý tài sản còn bất cập, khiến cho nợ xấu không có biến chuyển
nhiều khi xử lý nợ. Đáng chú ý là như nhiều đại biểu đã nói, nhiều khách hàng vay
ngân hàng còn chây ì, trốn tránh trách nhiệm trả nợ… Thị trường vốn chưa phát triển
tương xứng, ngân hàng là kênh tài trợ tài chính chủ yếu, khiến cho nợ xấu của nền
kinh tế chủ yếu là nợ ngân hàng.
- Về nguyên nhân chủ quan: Quy trình tín dụng của một số TCTD còn chưa đầy
đủ và chặt chẽ, tạo kẽ hở để khách hàng và cán bộ ngân hàng lợi dụng. Năng lực quản
trị rủi ro của một số TCTD còn hạn chế, kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa tốt, tính tuân
thủ chưa cao… Chuẩn mực đạo đức cán bộ chưa được quan tâm dẫn đến rủi ro trong
việc cho vay.
Về rủi ro đạo đức của ngân hàng, một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hoá biến
chất, lợi dụng chức vụ quyền hạn để câu kết với khách hàng cố ý làm trái các quy định.
Các hành vi vi phạm này trong thời gian qua đã, đang và sẽ được xử lý nghiêm theo
quy định của pháp luật.
Trong đề án tái cơ cấu TCTD thời gian qua đã cơ bản giải quyết được các vấn
đề nhưng chưa giải quyết dứt điểm được vấn đề nợ xấu. Công tác thanh tra chưa hoàn
toàn đáp ứng được nhu cầu…
175

Từ những nhận định và phân tích trên, có thể coi đây là một giải pháp vĩ mô
quan trọng nhất để các NHTM Việt Nam thu hồi được khoản nợ xấu đã bán cho Công
ty quản lý tài sản VAMC, chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ mà muốn tháo gỡ nội dung
này, không có con đường nào khác là NHTM Việt Nam trình Chính phủ để trình Quốc
hội hướng giải quyết. Từ đó giúp các NHTM giảm hẳn nợ xấu thực sự và làm cho hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đối với
doanh nghiệp (chiếm khoảng 71,3% trong tổng nợ xấu) ngày một tốt hơn vừa sát thực
tiễn vừa gần với thông lệ quốc tế.

4.2.2.10. Giải pháp từ các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng thương mại
Khách hàng vay vốn phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực
tài chính, quản trị, tăng cường công nghệ và khả năng cạnh tranh, chủ động, tích cực
phối hợp với các TCTD xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ
khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường, tiêu thu hàng hóa, đẩy
mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp do Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương triển khai.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cơ
cấu vốn hợp lý, bố trí vốn đúng nguyên tắc, sử dụng vốn có hiệu quả, ổn định lượng
tiền mặt cần thiết cho cán cân thanh toán, cân đối hệ số vốn vay trên vốn chủ sở hữu
không vượt quá trung bình của ngành, thường xuyên đánh giá thực trạng tài chính
doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính đặc trưng để đưa ra kiến nghị cảnh báo về
tình hình tài chính là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài xử lý và ngăn ngừa nợ xấu.

4.2.3. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu


Nợ xấu là vấn đề không thể xử lý ngay được mà phải có lộ trình cụ thể, lâu dài.
Trước mắt các NHTM phải chủ động tự xử lý nợ xấu thông qua việc nâng cao chất
lượng quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ, phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các
chiến lược phát triển kinh doanh, thủ tục cấp tín dụng theo hướng lành mạnh, thận
trọng. Bên cạnh đó, các ngân hàng và NHTM cần chủ động phối hợp với khách hàng
vay vốn để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp
lý nhằm giúp các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm và giải quyết những khó khăn
nhất thời trong hoạt động kinh doanh. Việc này có thể khiến lợi nhuận của các doanh
nghiệp giảm trong ngắn hạn nhưng đổi lại khi doanh nghiệp phục hồi sẽ tác động tích
cực trở lại đối với các NHTM và bù đắp bằng lợi nhuận trong tương lai.
Để xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai, Đề án
Xử lý nợ xấu của hệ thống các NHTM đã nêu rõ các NHTM cần chủ động triển khai
176

10 giải pháp: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện
pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ
xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ; tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và
phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản
bảo đảm; hoán đổi nợ thành vốn; bán nợ xấu cho DATC thuộc Bộ Tài chính và
VAMC thuộc NHNN; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế nợ xấu
phát sinh trong tươnglai.
Trong quản trị rủi ro tín dụng thì chỉ tiêu nợ xấu là chỉ tiêu đo lường quan trọng
nhất trong rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng, nhất là đối với các doanh
nghiệp khi mà các chỉ tiêu khác đã được phân nhóm và ổn định tương đồng nhau thì
chỉ tiêu nợ xấu là thước đo trong hiệu quả tín dụng doanh nghiệp và là chỉ tiêu quan
trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để các biện pháp trên thực hiện có hiệu quả, các NHTM cần thực
hiện tốt các công việc sau đây:

4.2.3.1. Tiếp tục phân loại nợ xấu và tăng cường trích lập và sử dụng quỹ dự
phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
Nợ xấu ở các NHTM chính là nợ không có khả năng chi trả của khách hàng mà
phần lớn là doanh nghiệp, nợ xấu nằm trọng mạng lưới nợ của các doanh nghiệp, mỗi
doanh nghiệp dang nợ ngân hàng lại nằm trong mạng lưới nợ lẫn nhau. Do đó nếu xử
lý không khéo sẽ gây sự sụp đổ dây chuyền. Vì thế, cần phải có giải pháp cụ thể cho
từng loại nợ xấu, từng loại doanh nghiệp để đảm bảo xử lý tốt nợ xấu. Bên cạnh đó,
khách hàng vay vốn cũng phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực
tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh, cơ cấu lại
nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các DNNN, đẩy mạnh thoái vốn
đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp.
Việc bổ sung vốn dự phòng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh tay đòi
nợ, có thời gian thanh lý tài sản thế chấp ở mức giá hợp lý, tạo nên nguồn thu cho
những năm sau.
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Tiếp theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 02 năm 2005 về
quy chế cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng, NHNN đã ban hành
một loạt quyết định và chỉ thị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro,
trong đó có Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân
177

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của TCTD, nay là Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
của TCTD.
Phạm vi áp dụng
Theo Văn bản số 22/VBHN-NHNN, tất cả các TCTD hoạt động tại Việt Nam
(trừ Ngân hàng Chính sách xã hội) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, khác với các quy định trước đây,
Văn bản này cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng
chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài, nếu được NHNN chấp thuận
bằng văn bản.
Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ
của TCTD. Dự phòng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán
vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

4.2.3.2. Chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi


Việc chứng khoán hóa được thực hiện theo các phương pháp cụ thể: Với các
doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả
nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào
hoạt động,… thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ
trợ thanh khoản và giúp các doanh nghiệp tồn tại phát triển. Chuyển nợ quá hạn, nợ
xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn,
cổ đông nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khẳ năng
tồn tại và phát triển.
Đây là hình thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ quốc tế. Đối với Việt Nam, từ
trước tới nay đã có rất nhiều trường hợp thành công không những cứu được doanh nghiệp
khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các NHTM. Tuy
nhiên, để tiến trình chứng khoán hóa được thành công, các NHTM cần tích cực nâng cao
tính cộng đồng, phối hợp cùng nhau để xử lý nợ xấu. Các NHTM cần tích cực sử dụng
các công ty con của mình như công ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ tham gia chủ động tích cực và tiến trình chứng khoán hóa.

4.2.3.3. Minh bạch hóa hệ thống thông tin


Để thực hiện tốt việc minh bạch hóa thông tin, tránh tình trạng các ngân hàng vì
muốn “làm đẹp” con số công bố để thu hút khách hàng mà có thể dẫn đến tình trạng
178

gian lận, công bố thông tin không chính xác theo hướng có lợi cho mình, cần phải có
một tổ chức độc lập, có vai trò khai thác thông tin, kiểm định, kiểm soát thông tin từ
phía các NHTM. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài
chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ
luật thị trường, NHNN cũng triển khai và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ “Bộ chỉ số
lành mạnh tài chính” (Financial Soundness Indicators: FSIs) do Quỹ Tiền tệ Quốc tế
đã xây dựng và phổ biến.

4.2.3.4. Hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ


Các NHTM cần hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ đảm bảo chỉ có những người
có thẩm quyền và có trách nhiệm trong ngân hàng mới được ra các quyết định và có
sự giám sát chặt chẽ để đảo bảo không có xung đột lợi ích, thông đồng vì lợi ích nhóm.

4.2.3.5. Hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ
Một trong những mục tiêu quan trọng của cơ cấu lại ngân hàng tại Việt Nam
hiện nay là đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, an toàn và sử dụng các
nguồn lực có hiệu quả. Do đó, một trong số các vấn đề cần giải quyết tốt là tăng
cường, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, mà cụ thể là củng cố hệ thống
kiểm soát nội bộ đi đôi với tăng cường quản lý rủi ro trong các NHTM. Mặt khác,
trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng thì
nhiệm vụ kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro trong các NHTM càng phải được coi trọng
hơn bao giờ hết.
Theo Thông tư số 44/2/11/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc NHNN
quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của NHTM thì một trong
những nhiệm vụ rất quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ là bảo đảm cho việc
phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro qua đó đạt được yêu cầu đề ra về kinh
doanh của NHTM.

4.2.3.6. Tập trung xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14


Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu
của các NHTM. Nghị quyết này có hiệu lực trong 05 năm từ ngày 15/8/2017. Nghị
quyết 42/2017/QH14 cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện
hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp
lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu. Cụ thể như:
- Về phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết 42/2017/QH14 triển khai thí điểm một số
chính sách về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu NHTM, chi nhánh
179

ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ
thành lập để xử lý nợ xấu của NHTM (VAMC). Đồng thời, cho phép áp dụng các quy
định tại Nghị quyết để xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại ngân hàng
chính sách. Bên cạnh đó, để xác định rõ phạm vi điều chỉnh, Nghị quyết 42/2017/QH14
cũng quy định cụ thể về tiêu chí, phạm vi, cách thức xác định một khoản nợ là nợ xấu…
- Về nguyên tắc xử lý nợ xấu: Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định, phải bảo
đảm 04 nguyên tắc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu: (1) Bảo đảm công
khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NHTM, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan; (2) Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm
quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; (3) Không sử
dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật.
- Về bán nợ xấu, tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị khoản nợ: Để tháo gỡ vướng
mắc, e ngại bị xử lý về trách nhiệm khi bán nợ xấu, tài sản bảo đảm, Nghị quyết
42/2017/QH14 cho phép TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC được bán
nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của
pháp luật, giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc
của khoản nợ. Quy định này nhằm khẳng định rõ hơn về quyền của người bán, kể cả
việc bán thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ.

4.2.3.7. Tiếp tục bán nợ cho VAMC, đánh giá hiệu quả tác dụng và thời gian tồn
tại của VAMC
- Về mua, bán nợ xấu của VAMC: Nghị quyết 42/2017/QH14 đã cho phép
VAMC thực hiện các hoạt động mua bán nợ như sau:
+ Mở rộng các khoản nợ được mua bán của VAMC: Hiện nay, VAMC chỉ
được mua nợ xấu hạch toán trong bảng. Quy định này hạn chế đối tượng các khoản nợ
xấu được mua bán theo giá thị trường. Do vậy, Nghị quyết 42/2017/QH14 cho phép
VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài
bảng và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang
mua theo giá trị thị trường.
Đồng thời, việc cho phép chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt
sang mua bán theo giá trị thị trường, qua đó giúp tạo lập thị trường mua bán nợ theo
giá thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong xử lý nợ xấu.
180

+ Bổ sung đối tượng được bán nợ: Nghị quyết 42/2017/QH14 đã bổ sung quy
định cho phép VAMC được bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân bao gồm cả pháp
nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Quy định này của Nghị quyết
42/2017/QH14 khắc phục bất cập giới hạn chủ thể được mua nợ của VAMC tại Luật
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và
bảo đảm quyền bình đẳng trong hoạt động xử lý nợ của VAMC như các NHTM.
+ Bổ sung thêm phương thức mua bán nợ theo giá thị trường của VAMC. Cụ
thể, Nghị quyết 42/2017QH14 cho phép VAMC được thỏa thuận với TCTD Việt Nam:
(i) Mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập;
(ii) Xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại
của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.
- Về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản: Để khắc phục bất cập quy
định tại Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) về điều kiện chuyển nhượng dự
án BĐS không phù hợp với việc xử lý tài sản bảo đảm là dự án BĐS, tạo cơ sở pháp lý
cho bên nhận thế chấp xử lý được tài sản bảo đảm là các dự án BĐS, Nghị quyết
42/2017/QH14 cho phép NHTM, VAMC được chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự
án bất động sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Dự án đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; (ii) Có quyết định giao
đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (iii) Dự án không có tranh chấp
đã được thụ lý chưa giải quyết hoặc đang giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền về
quyền sử dụng đất; không đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành
quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (iv) Không có quyết định
thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đặc biệt, để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan, Nghị quyết 42/2017/QH14
quy định bên nhận chuyển nhượng dự án phải: (i) Đáp ứng điều kiện theo quy định của
pháp luật về kinh doanh BĐS; (ii) Kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án
và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu
tư, pháp luật về xây dựng.
- Về bán nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên: Nghị quyết 42/2017/QH14
cho phép NHTM được quyền bán nợ xấu mà khoản nợ xấu đó có tài sản bảo đảm đang
bị kê biên cho VAMC, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Tuy
nhiên, để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan, các NHTM có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tình trạng bị kê biên của tài sản bảo đảm trước khi
thực hiện mua, bán khoản nợ xấu…
181

Nhằm đảm bảo việc áp dụng các quy định trên phù hợp Nghị quyết số
42/2017/QH14 cũng đã quy định rõ về việc áp dụng pháp luật trong xử lý nợ xấu, tài
sản bảo đảm như sau:
- Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của NHTM, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC được áp dụng theo quy định của Nghị quyết
42/2017/QH14. Trường hợp Nghị quyết không có quy định thì áp dụng theo quy định
của pháp luật hiện hành.
- Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết 42/2017/QH14 và luật
khác về cùng một vấn đề trong xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ
xấu thì áp dụng quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14.
Đồng thời, Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng đảm bảo cơ chế xử lý chuyển tiếp
sau khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành, cụ thể gồm: (i) Thỏa thuận giữa VAMC
với NHTM quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Nghị quyết 42/2017/QH14 đã có hiệu lực
trong thời hạn Nghị quyết có hiệu lực được tiếp tục thực hiện cho đến khi hết thời hạn
của thỏa thuận đó; (ii) NHTM, VAMC được tiếp tục thực hiện quyền thu giữ tài sản
bảo đảm theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết 42/2017/QH14 trong trường hợp đã
thực hiện việc công khai thông tin theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 7
trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực; (iii) Tòa án tiếp tục áp dụng thủ tục rút gọn
theo quy định tại Điều 8 của Nghị quyết 42/2017/QH14 đối với vụ án đã được thụ lý
trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực..
Các ngân hàng cũng phải phối hợp với VAMC để thống nhất áp dụng các biện
pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản đảm
bảo của các khoản nợ đã bán cho VAMC.
Đồng thời tích cực tìm kiếm các đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán
cho VAMC và được VAMC ủy quyền bán nợ; tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ
trích lập dự phòng đối với nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu
đặc biệt nhằm thực hiện tất toán trái phiếu trước hạn hoặc đúng thời hạn theo quy định;
xem xét, đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Ngoài ra cần lưu ý truyền thông đến khách hàng đang có nợ xấu để khách hàng
hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng trong việc xử lý nợ cũng như trách nhiệm
trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ vay.
Song song đó, ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện các biện
pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh cũng như thực hiện nghiêm việc báo
cáo định kỳ về cho Ngân hàng Nhà nước.
182

Mới đây Ngân hàng Nhà nước cũng đã đặt chỉ tiêu cụ thể với Công ty quản lý
tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) trong năm 2018 phải xử lý tối thiểu 140.000 tỉ
đồng nợ xấu đã mua, đồng thời VAMC cũng phải hoàn thành mua nợ xấu theo giá trị
thị trường tổi thiểu 6.600 tỉ đồng trong năm nay.
Từ khi thành lập đến hết 31-12-2017, VAMC đã thực hiện mua được 26.221
khoản nợ của 16.269 khách hàng tại 42 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc nội bảng
là 307.932 tỉ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỉ đồng. VAMC cũng đã ký hợp đồng với 5
tổ chức tín dụng để mua nợ theo giá thị trường đối với 6 khách hàng với tổng giá mua
nợ là 3.142,07 tỉ đồng.
- Đánh giá hiệu quả tác dụng và thời gian tồn tại của VAMC:
+ Việc thành lập VAMC là sáng tạo mới, riêng có của Chính phủ, NHNN Việt
Nam vừa tháo gỡ khó khăn khơi thông dòng vốn của NHTM và các thành phần kinh
tế, trong đó có doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đây như một công cụ chủ chốt để xử
lý nợ xấu trong giai đoạn nợ xấu của Việt Nam là khá nghiêm trọng, các NHTM không
thể tự xử lý được mà cần phải có sự can thiệp của Chính phủ;
+ VAMC là mắt xích quan trọng giúp NHTM trong việc giải quyết vấn đề
thanh khoản, làm sạch bảng cân đối kế toán, giúp các NHTM tháo gỡ nợ xấu đủ chuẩn
để tiếp tục huy động vốn và cho vay nền kinh tế;
+ Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của VAMC tại Quyết định số 1590/QĐ-
NHNN ngày 22/7/2013, theo đó VAMC mua lại nợ xấu của các NHTM theo hai cách:
(1) mua theo giá thị trường bằng tiền mặt (mua đứt bán đoạn); (2) là mua theo giá sổ
sách (giá ghi sổ), không được trả bằng tiền mặt được trả bằng trái phiếu đặc biệt. Việc
xử lý nợ xấu này không dùng vốn ngân sách như Mỹ, Hàn Quốc… mà đưa dần vào chi
phí các NHTM bằng cách trích dự phòng rủi ro trong 5 năm.
VAMC không sử dụng vốn ngân sách để xử lý nợ xấu, nhưng VAMC được Nhà
nước cấp cho vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, VAMC có trách nhiệm phải bảo toàn vốn và
sinh lời, nếu không kinh doanh tốt sẽ mất vốn.
+ Theo Nghị quyết 42/2017/QH14, VAMC được bán nợ xấu, tài sản bảo đảm
của khoản nợ xấu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, giá bán phù hợp
với giá thị trường, có thể cao hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. Còn đối với
NHTM vẫn trích đủ dự phòng rủi ro chia cho 5 năm bởi nếu chưa trích lập dự phòng
rủi ro xong thì các NHTM chưa thể bán nợ xấu theo giá thị trường được. Khi các
NHTM trích lập dự phòng rủi ro tương đối, hành lang pháp lý đầy đủ thì thị trường
mua bán nợ sẽ phát triển tự nhiên. Đến năm 2018-2019, khi thị trường dần hình thành,
việc mua bán nợ triệt để hơn, hiệu quả hơn.
183

Mặt khác, VAMC được phép phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu từ các
NHTM. Đây là một loại trái phiếu chưa có tiền lệ ở Việt Nam cũng như không được
sự bảo lãnh từ Chính phủ và các NHTM bán nợ nhận trái phiếu đặc biệt có thời hạn
trên 5 năm không được chia cổ tức để tạo nguồn xử lý nợ xấu cho đến khi trái phiếu
đặc biệt có thời hạn trên 5 năm được thanh toán. Khi trái phiếu đưa vào lưu thông
nhưng thực chất là không có hàng hóa, chỉ tăng cung tiền lên. VAMC không có quyền
chủ động xử lý những khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt, không có nhiều vai
trò định đoạt tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu đã mua. Đó là một hạn chế lớn của
VAMC trong quá trình triển khai và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Ngoài ra VAMC là mô hình mới riêng có, đặc thù của ngân hàng Việt Nam
nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động bởi chưa có được bài học
kinh nghiệm từ các nước trên Thế giới
+ VAMC tồn tại cùng với việc xử lý nợ xấu, nợ xấu càng xử lý nhanh cũng như
Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì vai trò VAMC sẽ kết thúc hoặc chuyển hướng mục
tiêu khác.
Dù áp dụng bất cứ giải pháp nào trong số các giải pháp trên, thì cũng cần lưu ý
rằng việc giải quyết nợ xấu không phải là một việc riêng của NHNN và hệ thống
NHTM. Đây là việc liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi sự tham gia và trách
nhiệm của toàn bộ các cơ quan nhà nước khác, bao gồm cả Chính phủ và Quốc hội
cùng với hệ thống doanh nghiệp nói chung... Đồng thời, đây cũng là quá trình huy
động nguồn lực từ bên ngoài hệ thống ngân hàng để giúp hệ thống lấy lại cân bằng, xử
lý nợ xấu và phục hồi chức năng trung gian tài chính.

4.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ


4.2.4.1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Theo thống kê của NHNN, tổng số nhân lực ngành ngân hàng đến nay là
175.247 người (tăng gấp 2,59 lần so với năm 2000), trong đó số người làm việc trong
hệ thống NHNN là hơn 6.000 người, số còn lại được phân bổ cho các NHTM, quỹ tín
dụng nhân dân.
Nhìn chung cán bộ ngân hàng có trình độ cao hơn so với một số ngành khác. Trình
độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động, đặc biệt là khối
NHTM Cổ phần. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi tương đối trẻ: Lao động có độ tuổi dưới 30
chiếm 60,11%; từ 30-50 tuổi chiếm 35,05% và trên 50 tuổi trở lên chiếm 4,84%.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhân lực chất lượng cao cho ngành tài chính ngân
hàng luôn là bài toán khó. Trình độ và tính chuyên nghiệp của một số cán bộ nhân viên
184

chưa cao, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị ngân hàng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ
lãnh đạo, điều hành trong các ngân hàng còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản trị ngân
hàng hiện đại, đánh giá, phân tích tín dụng, quản trị rủi ro, marketing, tiếp cận dịch vụ
ngân hàng…và đặc biệt thiếu hụt đội ngũ chuyên gia với yêu cầu nghiên cứu dự báo
cũng như am hiểu sâu về kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại…Một số lĩnh vực
chuyên sâu thiếu nhiều nhân lực, các ngân hàng phải mất rất nhiều chi phí để thuê
chuyên gia tư vấn và thực hiện. Theo khảo sát tại các ngân hàng Việt Nam cho thấy,
có 3 vị trí rất khó tuyển dụng hiện nay là quản trị rủi ro, quản lý và đầu tư…
Hiện nay, đất nước đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh và mạnh quá trình phát
triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nhanh bền
vững. Với bối cảnh đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao trong ngành ngân hàng là vấn đề có ý nghĩa quyết định, góp
phần làm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Xuất phát từ thực trạng trên cùng với bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay,
vấn đề tái cơ cấu ngân hàng (vòng 2) đang là bức thiết. Hệ thống ngân hàng cần quan
tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới. Về vấn đề
này, có thể tiến hành một số giải pháp như sau:
Một là: Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực không những trong ngắn hạn mà
còn phải trong dài hạn. Việc đào tạo cần đi vào bề rộng và chuyên sâu từng lĩnh vực,
phải đào tạo được những chuyên gia giỏi ngang tầm khu vực và quốc tế. Muốn vậy
phải có chiến lược đào tạo và thu hút nhân tài với mục tiêu định lượng như nâng tỷ
trọng cán bộ ngân hàng có trình độ đại học và sau đại học từ 65% như hiện nay lên 70-
80% vào năm 2017 và đến năm 2020 đảm bảo cán bộ ngân hàng khi hội nhập có trình
độ trung bình so với khu vực. Đào tạo những sinh viên giỏi gắn với một ngân hàng tài
trợ điều kiện học tập bố trí công tác để phát huy khả năng của người học.
Hai là: Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao: Cần lập kế hoạch rõ ràng
với nguồn nhân lực chất lượng cao là các chuyên gia cao cấp và đội ngũ lãnh đạo. Các
NHTM rất coi trọng vấn đề nguồn nhân lực. Ngoài việc đánh giá, phân loại cán bộ từ
Trụ sở chính đến các chi nhánh, các NHTM tổ chức thi tuyển đầu vào công khai, minh
bạch để bổ sung thêm đội ngũ cán bộ chất lượng cao cho ngành.
Ba là: Cơ sở đào tạo và ngân hàng cần có sự bắt tay chặt chẽ ngay từ khâu đào
tạo nhân lực: học đến đâu thực hiện các bước thực hành đến đó. Khi đó, cơ sở đào tạo
185

sẽ có kế hoạch đào tạo đúng, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng thời ngân hàng
sẽ chủ động hơn về nguồn nhân lực, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và chúng ta sẽ
có một nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ trình độ và năng lực cạnh tranh trong điều
kiện hội nhập.
Để thực hiện hiệu quả việc tuyển chọn và lựa chọn nguồn nhân lực chất lượng
cao, các ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng phù hợp. Dựa trên kết quả phân tích
nhu cầu lao động hàng năm ngân hàng có thể xây dựng quy trình kết hợp giữa tuyển
dụng với quá trình đào tạo và sử dụng lao động.
Bốn là: Tiếp tục chú trọng và làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng,
bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực giỏi, phẩm chất đạo đức tốt.
Có thể nói đây là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có tầm
chiến lược nhằm tạo ra lực lượng có ý nghĩa đầu tàu quan trọng trong đội ngũ cán bộ,
góp phần tạo ra nguồn nhân lực cao cho ngân hàng nhất là trong quá trình hội nhập.
Năm là: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ. Mỗi chương trình
cho mỗi đối tượng đào tạo, bồi dưỡng nhất thiết phải có mục đích và yêu cầu cụ thể
đồng thời phải đáp ứng được những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức, tác phong.
Mặt khác, đa dạng hóa các hình thức đào tạo trong đó đào tạo Elearning là điều
cần thiết cho các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Sáu là: Xây dựng hệ thống bản mô tả công việc cụ thể cho từng loại hình cán
bộ một cách hợp lý.
Xây dựng các tiêu chuẩn chuyên nghiệp hóa, hoạt động nghiệp vụ đối với từng loại
cán bộ nghiệp vụ. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công việc theo từng chuẩn mực
quốc tế để đánh giá đúng khả năng đóng góp của cán bộ ở từng vị trí công việc.
Bảy là:Cần nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng
cao trong hoạt động ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ phát huy năng
lực của mình.
Để thu hút và giữ chân đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chống “chảy máu chất
xám”, các ngân hàng cần: Tin tưởng sử dụng và đánh giá đúng về sự cống hiến của họ;
tôn trọng đúng mức lợi ích của họ; đồng thời tạo điều kiện, môi trường để họ phát huy
tối đa năng lực. Đồng thời có chế độ đãi ngộ xứng đáng với công sức họ đóng góp; có
chế độ chi trả tiền công tiền lương theo cấp chuyên gia cao bằng hoặc thậm chí hơn
nhà quản lý.
Ngoài ra các ngân hàng phải khẳng định được uy tín của một doanh nghiệp hiện
đại, chuyên nghiệp trên thị trường trong nước cũng như khu vực và quốc tế.
186

Cuối cùng: Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực ngân hàng trên cơ sở những
kết quả đại hội Đảng đề ra: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao” là một trong 3 khâu đột phá chiến lược thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội 2016-2020”.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã nêu ra các mục tiêu cơ bản là: Nâng
cao chất lượng toàn diện con người về chính trị, đạo đức, ý chí, tri thức, tay nghề, sức
khỏe, thể lực… Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phải có chính sách và bước đi cụ thể
cho từng giai đoạn, chú trọng đội ngũ các tổ chức tín dụng. Trước mắt phải đào tạo đội
ngũ nhân lực cho hoạch định chính sách, đội ngũ tác nghiệp đặc biệt quan trọng là đội
ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho hội nhập và hợp tác quốc tế. Tăng cường đào tạo đội
ngũ cán bộ nghiệp vụ ngân hàng thường xuyên cập nhật kiến thức mới, chương trình
đào tạo cụ thể đúng đối tượng. Hoạch định chính sách chiến lược của Nhà nước cán bộ
tác nghiệp thẩm định dự án, cho vay, quản lý rủi ro tín dụng, kiểm tra kiểm soát tín
dụng, kiểm toán kế toán ngân hàng theo hệ thống và chuẩn mực, kiểm toán quốc tế…
Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng cơ cấu về độ tuổi, về
giới tính, về nguồn đào tạo để tránh hụt hẫng trong hành trình ổn định và phát triển.
Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong Đại hội XII là một
quan điểm đúng đắn, không chỉ kế thừa về mặt lý luận quan điểm của các nhà triết học
về con người, người lao động mà còn là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn kinh
nghiệm và nắm bắt xu hướng phát triển của thời đại.
NHTM là một trong những hệ thống tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh
tế. Sức khỏe của NHTM là cấu phần quan trọng tạo nên sức khỏe của nền kinh tế. Các
NHTM mạnh là nền tảng để phát triển kinh tế. Nếu các NHTM đổ vỡ nền kinh tế sẽ
lâm vào khủng hoảng, thậm chí là sụp đổ.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng yếu cho sự phát
triển bền vững của các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập. Việc phát triển
nguồn nhân lực không chỉ bao gồm quá trình đào tạo lại phù hợp mà còn cần có cơ chế
phù hợp liên quan đến thu hút những nhân lực có kinh nghiệm, kỹ năng tốt và cơ chế
khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, các ngân hàng có thể phát huy
được tối đa năng lực của mỗi cá nhân đảm bảo sự phát triển bền vững.

4.2.4.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa quản trị rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Văn hóa quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đề cập đến việc NHTM
có nắm bắt và sử dụng được quá trình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp như
187

là một phần của việc hình thành chiến lược và ra quyết định tại mọi cấp quản lý trong hệ
thống NHTM Việt Nam. Việc hình thành và phát triển nền văn hóa quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam cần hướng tới các mục tiêu sau:
- Các nhà quản trị rủi ro tín dụng phát huy được khả năng và tinh thần chịu
trách nhiệm khi xuất hiện những thông tin rủi ro tiêu cực.
- Sự hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp từ các cấp độ khác nhau đến Ban Giám đốc và Hội đồng thành viên (Hội đồng
quản trị) ngân hàng.
- Sự cân bằng của mục tiêu lợi nhuận và phần thưởng trong ngắn hạn đối với sự
cân nhắc rủi ro.
Yếu tố cấu thành văn hóa quán trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Các giá trị đạo đức: Các tiêu chuẩn về đạo đức nên được đề cao trong NHTM,
đặc biệt là các giá trị liên quan đến quá trình nhận biết, tiếp cận, đánh giá và xử lý rủi ro.
- Sự tương thích: Các yếu tố của nền văn hóa quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp cần phù hợp với tầm nhìn và mục tiêu sứ mệnh của các NHTM.
- Vai trò của người lãnh đạo tại các NHTM cần xác định rõ phạm vi rủi ro
mong muốn và có thể chấp nhận, đồng thời liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc xây dựng nền văn hóa quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
- Hệ thống quản trị: Hội đồng thành viên (Hội đồng quản trị), Ban Giám đốc
ngân hàng cần phải xem xét, giám sát, đánh giá văn hóa quản trị rủi ro của doanh
nghiệp trên góc độ của chức năng quản trị rủi ro trong một tổ chức.
- Sự đồng thuận: Các biện pháp khen thưởng cần phải được thực hiện nhằm
khuyến khích quá trình chấp nhận và quản trị rủi ro phù hợp với phạm vi rủi ro kỳ
vọng của NHTM.
- Sự nhận thức: Hiểu biết rõ ràng và cởi mở về vấn đề rủi ro được khuyến khích
trong NHTM.
-Xử lý kịp thời: Rủi ro và tổn thất cần phải được nhận dạng, đánh giá và quản lý
một cách nhanh chóng, kịp thời.
Một nền văn hóa quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vững mạnh minh
họa được những nhân tố quan trọng như sau:
- Cam kết của người lãnh đạo.
- Một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp được thông tin
một cách rõ ràng và hiệu quả.
188

- Các tiêu chuẩn cao về quá trình phân tích và chia sẻ thông tin trong NHTM.
- Sự tăng trưởng một cách đột ngột của các mối đe dọa và quan tâm.
- Sự phân chia vai trò rõ ràng và ổn định của các hành vi mong muốn và các
tiêu chuẩn được thiết lập bởi nhà quản trị.
- Các biện pháp khuyến khích nhân viên “hành động hợp lý” và quan tâm đến
sức khỏe chung của toàn ngân hàng.
- Những thách thức liên tục mang tính xây dựng đối với các chương trình hành
động và lập kế hoạch tại mọi cấp độ trong NHTM
- Một hệ thống quản trị hiệu quả bao gồm: Khả năng tiếp cận với người có thẩm
quyền, tầm ảnh hưởng của Giám đốc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp,
thông tin về các rủi ro được chấp nhận trong nội bộ và với các đối tác, Các bằng
chứng cho thấy mối liên hệ giữa mục tiêu quản lý nói chung và mục tiêu quản trị rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng.
Các hành vi của thành viên - lựa chọn và thái độ của họ về cách cư xử của
những người khác - trong phạm vi NHTM là một hệ thống phức tạp về hình thái, cấu
trúc và quá trình thực hiện. Tùy thuộc từng tình huống, NHTM đặt ra những ranh giới
cho các hành vi có thể chấp nhận. Theo đó, điểm yếu của một nền văn hóa quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp thường là hậu quả của sự yếu kém trong các hệ thống
và cấu trúc chính thức nói trên.
Do vậy, một nền văn hóa quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thành
công cần phải tính đến mọi tương tác có ý nghĩa xảy ra bên trong NHTM, bao gồm
tương tác giữa từng cá nhân nói riêng và các cá nhân trong một nhóm hay một khâu tổ
chức kinh doanh, cũng như sự tương tác giữa các cấp độ quản lý, liên quan tới nhà
quản trị cao cấp và quá trình ra quyết định chiến lược.

4.2.4.3. Luân chuyển đội ngũ cán bộ tại các Ngân hàng thương mại, trước hết là
cán bộ tín dụng
Việc ra đời Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy
định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác và
Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 158 nhằm thực hiện chủ trương về phòng chống tham nhũng. Nhiều vị trí
cán bộ nếu để công tác lâu do điều quen biết, có thể dựa vào môi trường, điều kiện làm
việc đó gây những khó khăn sách nhiễu người dân hoặc tham nhũng. Chính phủ đã
quyết định luật hóa việc luân chuyển định kỳ, nhằm chủ động không tạo điều kiện cho
cán bộ có điều kiện tham nhũng.
189

Trong văn bản có hướng dẫn tất cả đối tượng, danh mục ngành nghề phải thực
hiện việc luân chuyển định kỳ. Nếu làm tốt việc luân chuyển sẽ tạo cho cán bộ có thể
làm việc được ở nhiều vị trí, phát triển toàn diện. Trước khi ra đời Nghị định này, vấn
đề luân chuyển vị trí công tác đã từng được nhấn mạnh nhiều lần, việc triển khai còn
khá chậm. Chủ trương luân chuyển cán bộ đã có từ lâu, nhưng việc thực hiện phụ
thuộc vào nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo và tình hình nhân sự từng đơn vị. Có đơn vị
đủ cán bộ luân chuyển được ngay, nhưng có những nơi rất khó do thiếu nguồn cán bộ.
Nếu luân chuyển một cách máy móc, lấy thành tích thì nhiều khi đưa những người
không có chuyên môn nghiệp vụ ảnh hưởng đến công việc.
Bản thân văn bản đã quy định người làm bao lâu nên luân chuyển. Tùy các điều
kiện của các nơi mà vận dụng… Nếu luân chuyển phù hợp thì nhân viên đó vẫn có thể
làm được việc, có thể am hiểu nhiều việc hơn, phát triển toàn diện và thậm chí có thể
chuyển sang vị trí cao hơn. Không nên luân chuyển hình thức, luân chuyển nhiều cán
bộ làm thành tích. Người đứng đầu các đơn vị, cấp ủy, công đoàn ở các đơn vị phải
giám sát để việc luân chuyển khách quan, tránh việc lợi dụng để điều chuyển những
cán bộ có xích mích với mình sang mảng khác. Như thế sẽ gây tâm lý hoang mang cho
cán bộ. Theo Nghị định, người đứng đầu các đơn vị quyết định điều động, bố trí, phân
công lại vị trí công tác đối với cán bộ, công chức có thời hạn công tác đủ 36 tháng tại
các vị trí trong các lĩnh vực, ngành, nghề nhạy cảm.
Đối với hệ thống ngân hàng từ NHNN đến các NHTM trong gần 30 năm qua đã
làm và thực hiện công tác luân chuyển cán bộ tùy theo từng thời kỳ, từng yêu cầu
nhiệm vụ chính trí, nhiệm vụ kinh doanh mà có những văn bản và hình thức, nội dung
luân chuyển cán bộ khác nhau. Tuy nhiên, việc luân chuyển cán bộ trong hệ thống
NHTM Việt Nam gặp một số khó khăn thách thức sau:
- Tính chuyên sâu của cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ tín dụng phụ trách mảng
khách hàng doanh nghiệp.
- Cán bộ đã quen và nắm rõ tình hình của các doanh nghiệp trên địa bàn, nắm
chắc hoạt động tài chính, kế toán của các doanh nghiệp mình phụ trách, thậm chí cả
tính tình, gia cảnh từ Giám đốc, kế toán trưởng và những cán bộ chủ chốt của doanh
nghiệp đó.
Vì vậy việc luân chuyển cán bộ tín dụng đối với doanh nghiệp nên theo hướng,
cụ thể như sau:
- Thời gian luân chuyển: 5 năm là tối thiểu trừ khi cần phải trước hạn vì các lý
do khách quan.
190

- Đào tạo một đội ngũ cán bộ tín dụng đa năng các lĩnh vực ngành nghề kinh tế
để nắm được kinh tế ngành và tư duy chiến lược trong hoạt động NHTM.
- Việc luân chuyển phải minh bạch, rõ ràng và được xây dựng kế hoạch hàng năm
thông qua cấp ủy, công đoàn và phòng tín dụng nơi cán bộ đó đang công tác để tránh bị
lãnh đạo “đẩy” đi những cán bộ “không ưa mình”, làm xáo trộn hoạt động tín dụng, thậm
chí tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
- Việc luân chuyển cán bộ phải mang tính kế thừa và phát triển nhằm đào tạo
những cán bộ trẻ, giỏi, tâm huyết trở thành cán bộ lãnh đạo giỏi trong lĩnh vực tín dụng
và quản trị rủi ro tín dụng, nhất là lĩnh vực tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

4.3. Một số kiến nghị


4.3.1. Đối với Chính phủ
- Trước hết, Chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố
thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về
những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của
công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo
cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện này cho thấy chất lượng
của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo.
- Tiếp đó, Chính phủ cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến
quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận
lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây
dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng.
- Xây dựng và hoàn thiện các qui định pháp luật đảm bảo quyền chủ nợ của
ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan qui
định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả; Các qui định
pháp lý liên quan đến giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, qui định về cấp
giấy tờ sở hữu tài sản, qui định về các ngành kinh doanh…
- Cuối cùng, Chính phủ cần phải hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về
giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành
kinh doanh… vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh
hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với
các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng
ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề
vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
191

4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước


- Do tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp nên NHNN cần có các biện pháp kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ cho khu vực
doanh nghiệp tư nhân trong sản xuất kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn. Điều này sẽ giúp
tăng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và làm cho rủi ro tín dụng giảm xuống.
- NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các NHTM tuân thủ các quy định của pháp luật về an
toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo
chuẩn quy định. Các NHTM dựa vào đó để xây dựng một hệ thống phân loại nợ theo các
tiêu chí cụ thể. NHNN cũng cần nhanh chóng thông qua những bộ tiêu chí mà các ngân
hàng đã xây dựng đồng thời hỗ trợ các ngân hàng chưa thực hiện các chỉ tiêu này.
Bên cạnh đó, NHNN cần kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đồng thời thực hiện
các chính sách tài khóa - tiền tệ theo hướng ổn định trung và dài hạn để tạo nền tảng
cho sự phát triển lành mạnh của hệ thống NHTM, qua đó kiểm soát và giảm thiểu rủi
ro tín dụng trong tương lai.
- Tổ chức tốt hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
(CIC): Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông
tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn
khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh
là hết sức cần thiết”. Hiện nay, “hầu hết các NHTM đều lấy thông tin tín dụng của khách
hàng từ CIC”. Mặc dù trong những năm gần đây “CIC đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập
kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản
xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu
này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có
tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình
kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác
thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro.
Thêm vào đó, sự chính xác và đầy đủ của nguồn thông tin này chưa hoàn toàn làm
hài lòng các ngân hàng, sự phản hồi thông tin đôi khi quá chậm so với tiến độ cấp tín dụng
bình thường của ngân hàng. Cũng có trường hợp, ngân hàng đã biết khách hàng đang có
hợp đồng tín dụng với nhiều ngân hàng qua thông tin từ những đồng nghiệp thân thiết ở
những ngân hàng khác nhưng thông tin từ CIC lại không có, điều đó cho thấy CIC chậm
trong việc cập nhật thông tin hoặc nhận và xử lý thông tin không chính xác.
Về mặt lý thuyết thì thông tin tín dụng nhận được từ CIC có ý nghĩa quan trọng
đối với các quyết định cấp tín dụng của các NHTM, nó làm giảm đáng kể rủi ro tín
dụng cho ngân hàng, giúp cho hoạt động tín dụng hiệu quả hơn. Việc này chỉ thực sự
192

có ý nghĩa khi thông tin nhận được từ CIC là chính xác, kịp thời và đầy đủ. Do đó, để
hoạt động của CIC mang lại hiệu quả, cần thực hiện những việc sau:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn trong việc xử lý số liệu,
tích cực thực hiện việc cập nhật số liệu một cách liên tục và đảm bảo tính chính xác;
+ Yêu cầu các NHTM, các TCTD cung cấp theo định kỳ đầy đủ và kịp thời
thông tin các khách hàng của mình cho CIC. Đây là mối quan hệ hai chiều hai bên
cùng có lợi, các tổ chức tín dụng tham gia phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông
tin và ngược lại khi cần thì CIC cũng phải có nghĩa vụ phản hồi thông tin nhanh chóng
và chính xác khi các tổ chức tín dụng có yêu cầu;
+ Bổ sung thêm các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như nguyên
nhân để nợ xấu, nhóm nợ, các thông tin khác như nợ thuế, bảo hiểm xã hội….;
+ Phân chia và quản lý doanh nghiệp theo vùng, miền để dễ tra cứu và tránh sự
nhầm lẫn đáng tiếc do có nhiều tên doanh nghiệp trùng nhau và mã số thuế gần giống nhau.
+ Xây dựng một khuôn khổ pháp lý, thực hiện việc chế tài đối với các NHTM
trong việc cung cấp thông tin tín dụng, đảm bảo thông tin tín dụng được cung cấp một
cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác;
+ Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa
các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ
là các dữ liệu về doanh nghiệp mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng
trong phân tích và thẩm định tín dụng;
+ Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng,
các ngân hàng cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông
tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này
cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm
đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập;
+ Trên cơ sở mô hình tổ chức hướng đến doanh nghiệp đã được triển khai, hệ
thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong
thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất
và đặc thù khách hàng”. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công
cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm
đưa ra các quyết định đúng đắn;
+ Cập nhật và bổ sung thường xuyên cẩm nang tín dụng: Cẩm nang tín dụng
hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động
tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng,
do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời”. “Cần thực hiện việc rà
193

soát, tái bản có điều chỉnh cẩm nang tín dụng để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy
định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.
- NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM
thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận
định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín
dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách
tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.
Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho
hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về
trách nhiệm của các NHTM trong việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay,
hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM;
- NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu,
tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mại tài sản. Bên cạnh đó,
NHNN nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của
cơ quan Công an, của Chính quyền cơ sở, của Sở Tài nguyên Môi trường làm cơ sở pháp
lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công
tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.
- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng
trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh,
tranh dành doanh nghiệp vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản
vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ
rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những
hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- Tăng cường công tác quản trị rủi ro: NHNN hướng dẫn NHTM cách thức tính
toán, đo lường rủi ro, thiết lập chương trình quản trị rủi ro cho chính NHTM và gửi
bản đề xuất ấy về NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó
là một bản hợp đồng mà NHTM phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo,
kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy. Mặt khác, chính NHTM phải gia tăng
tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” rõ hơn về những rủi ro mà
mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro,
… Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng và gia tăng
tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Áp dụng theo Basel II, chỉ cần yêu cầu các ngân
hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản các ngân hàng (bao gồm các
khoản vay), cho phép các ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và quản trị
rủi ro phù hợp (mà Basel II đã đề xuất). Bên cạnh đó, NHNN trên cơ sở nghiên cứu
194

cập nhật số liệu báo cáo thống kê từ các ngành, để đưa ra dự báo về xu hướng phát
triển, rủi ro có thể gặp của các ngành kinh tế từ đó các NHTM có định hướng đầu tư
một cách hiệu quả hạn chế được rủi ro.
- Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm:Xếp hạng tín nhiệm
được thực hiện trên trọng số rủi ro quốc gia và trọng số rủi ro công ty. Tuy vậy, việc đánh
giá và xếp hạng rủi ro của nước ta vẫn còn những điểm chưa đồng nhất dựa trên những
tiêu chuẩn xếp hạng rủi ro khác nhau căn cứ vào các mô hình xếp hạng rủi ro như: mô
hình ICRG (International country risk guide, mô hình Beta quốc gia, …). Điều này có thể
xuất phát từ những quan điểm khác nhau trong đánh giá rủi ro nhưng nguyên nhân quan
trọng hơn hết là tính minh bạch và sự thống nhất trong các thông tin được công bố. Vấn
đề này cũng tồn tại trong các xếp hạng tín nhiệm đối với các công ty, vì vậy để đảm bảo
độ tin cậy của bảng xếp hạng này làm cơ sở cho quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp của
các NHTM, các doanh nghiệp cần gia tăng tính trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm
về các thông tin do mình công bố. Đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp chế tài
thích đáng trong những trường hợp vi phạm các quy định về công bố thông tin, tránh tình
trạng “nói nghiêm, làm không nghiêm”. Chúng ta cần tổ chức nghiên cứu nghiêm túc các
mô hình, quy định pháp lý, quy tắc hoạt động, các biện pháp chế tài để phát triển lĩnh vực
xếp hạng tín nhiệm làm cơ sở dữ liệu chung dựa trên những kinh nghiệm rút kết từ các
nước trên thế giới và đặc biệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên
tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan
quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm tra kiểm soát
nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám
sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài
chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh
nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các NHTM, đảm
bảo thị trường phát triển bền vững.
- Kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ
nới lỏng trong thời gian quá dài, dẫn tới hình thành bong bóng tài sản và thực hiện các
biện pháp mang tính thị trường định hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất.
- NHNN cần sớm dỡ bỏ trần lãi suất huy động hoặc chỉ áp dụng trần lãi suất
với các kỳ hạn huy động rất ngắn (dưới 1 tháng) để thị trường có thể linh hoạt tự điều
chỉnh, cân đối cung cầu về vốn.
- NHNN nên thận trọng trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt
chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa bởi tăng trưởng tín
dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới
nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau.
195

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4 Luận án đã nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh nói
chung và định hướng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng. Theo đó,
mở rộng tín dụng phải đi đối với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi
ro tín dụng. Để thực hiện định hướng kinh doanh và định hướng quản trị rủi ro tín
dụng, các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản nêu trong chương
2, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế, những nguyên nhân chủ quan nêu tại
chương 3.
Hệ thống giải pháp đề xuất có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra kiểm soát
đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp hiện đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ. Hệ thống giải
pháp được phân làm 4 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp vĩ mô, Nhóm giải pháp
cụ thể, nhóm giải pháp xử lý nợ xấu và nhóm giải pháp hỗ trợ.
Trong đó (i) nhóm giải pháp vĩ mô là những giải pháp vĩ mô có tác động và ảnh
hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, xu hướng nợ xấu
đã bán cho Công ty quản lý tài sản VAMC, áp dụng chuẩn mực quốc tế vào giám sát
hoạt động NHTM Việt Nam; (ii) nhóm giải pháp cụ thể là nhóm giải pháp thuộc về
các NHTM Việt Nam và Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thực hiện,
từ việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, mô hình
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, phân tán rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp đến bộ máy kiểm soát nội bộ, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là
doanh nghiệp. (iii) nhóm giải pháp xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tín dụng, đó là
tiếp tục phân loại nợ xấu và tăng cường trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử
lý nợ xấu; chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi; minh bạch hóa hệ thống thông tin;
hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ; hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hệ thống
kiểm soát nội bộ; tập trung xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Ngoài ra
Luận án còn đưa ra (iv) nhóm giải pháp hỗ trợ để làm cho các giải pháp cụ thể hiệu
quả và bền vững hơn.
Một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN tập trung vào hoàn thiện môi trường
pháp lý, chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ và giảm
các biện pháp hành chính trong quản lý của NHNN…
196

KẾT LUẬN

Các NHTM Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và là kênh cung cấp nguồn vốn
đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế, nó được ví như huyết mạch của cả nền kinh tế. Là
thước đo“sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế thông qua “sức khỏe” của ngành ngân
hàng. Bởi lẽ hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh là tiền đề các nguồn
lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích tăng
trưởng kinh tế một cách bền vững.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng vừa đem lại lợi nhuận lại vừa tiềm ẩn những
rủi ro. Tuy nhiên, việc loại trừ hoàn toàn các rủi ro trong đầu tư tín dụng là việc làm
phi thực tế. Trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức
độ nhất định để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, vì thế vấn đề phòng ngừa và hạn
chế rủi ro là hoàn toàn cần thiết.
Quản lý nợ xấu nhằm từng bước lành mạnh hóa tài chính của các NHTM là
hoạt động trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu NHTM hiện nay. Bởi nợ xấu cao làm
hạn chế khả năng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Nợ xấu tác động trực tiếp
đến khả năng tài chính của ngân hàng, làm suy giảm khả năng cạnh tranh và vị thế của
ngân hàng trong quá trình phát triển và hội nhập
Thời gian qua, tuy các ngân hàng đã coi vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong công tác quản trị của mình, đồng thời có
nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Song, kết quả đạt được vẫn chưa thực
sự như mong muốn. Do vậy, việc tìm các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa
quan trọng lâu dài. Vì vậy, không ngừng tăng cường và hoàn thiện quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp càng có tính cấp bách.

Thực hiện mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, Luận án đã hoàn thành
các vấn đề chính sau đây:

Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng, quản
trị rủi ro tín dụng;

Thứ hai:Nghiên cứu đã phát triển hệ thống lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam. Cụ thể: (i) Hệ thống
hóa, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro
tín dụng đối với doanh nghiệp; (ii) Nghiên cứu tìm hiểu thực nghiệm các yếu tố vĩ mô
197

và vi mô ảnh hưởng đếnrủi ro tín dụng tạo thành các nhân tố tác động đến quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM Việt Nam;

Thứ ba: Phân tích, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp tại một số ngân hàng trên Thế giới (Mỹ, Thái Lan và Hàn Quốc) từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Thứ tư: Kiểm định và kết luận các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu khẳng định các yếu tố vi mô và vĩ mô đề xuất
có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là: Quy mô ngân hàng; tốc độ
tăng trưởng tín dụng; tỷ lệ dư nợ ngắn hạn; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; tỷ lệ lợi nhuận/vốn
chủ sở hữu; tỷ lệ dư nợ/vốn huy động; tốc độ tăng trưởng GDP. Trong đó quy mô ngân
hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn và tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác
động cùng chiều rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; Còn tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở
hữu, tỷ lệ dư nợ/vốn huy động, tốc độ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Yếu tố tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê, do trong giai đoạn nghiên cứu
mối quan hệ giữa yếu tố này với rủi ro tín dụng chưa thể hiện rõ.
Thứ năm: Khái quát hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp của các NHTM
Thứ sáu: Tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng; quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệpcủa các NHTM qua 4 bước nội dung quản trị rủi ro tín dụng:
nhận biết rủi ro tín dụng, đo lường và phân tích rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng
và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Thứ bảy: Đánh giá những ưu điểm, Luận án cho rằng, quản trị rủi ro tín
dụng đã làm cho nợ xấu của các NHTM được kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm
cho lợi nhuận tăng bền vững, hoạt động kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó còn một
số hạn chế như chất lượng cán bộ còn hạn chế, công nghệ ngân hàng chưa đáp
ứng được yêu cầu… Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía ngân
hàng và các nguyên nhân khác từ môi trường của nền kinh tế cũng như các cơ
quan quản lý, điều hành có liên quan.
Thứ tám: Sau khi đưa ra định hướng hoạt động kinh doanh và định hướng quản
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp 04 nhóm giải pháp được đề xuất có tính logic,
sát thực tiễn và có tính khả thi bởi nó xuất phát từ việc phân tích định lượng các yếu tố
ảnh hưởng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp ở trên và khắc phục những hạn chế,
nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.
198

Thứ chín: Các kiến nghị được đề xuất chủ yếu dựa trên những nguyên nhân
khách quan và chủ quan, có thể kể đến: NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các NHTM tuân
thủ các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn quy định. Các NHTM dựa vào đó để xây dựng hệ
thống phân loại nợ theo các tiêu chí cụ thể. NHNN cũng cần nhanh chóng thông qua
những bộ chỉ tiêu mà các ngân hàng đã xây dựng đồng thời hỗ trợ các ngân hàng chưa
thực hiện các chỉ tiêu này…
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là một vấn đề rộng và phức tạp,
trong quá trình thực hiện, tác giả đã tham khảo nhiều đề tài và công trình nghiên cứu
có liên quan, bám sát thực tiễn và phân tích thực tiễn trên nhiều góc cạnh khác nhau,
với sự giúp đỡ của các Thầy hướng dẫn, các nhà khoa học. Tuy nhiên Luận án cũng
không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Một lần nữa, tác giả xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà khoa học, cơ sở đào tạo, gia đình, bạn bè, cơ quan…
cùng những ý kiến đóng góp chân thành để hoàn thiện Luận án này.
Luận án đã hoàn thành và đạt được kết quả theo phạm vi và bối cảnh nghiên
cứu. Hạn chế của nghiên cứu chỉ tiếp cận rủi ro tín dụng tổng thể đối với doanh
nghiệp của các NHTM … Các biến độc lập chưa phản ảnh toàn diện các nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Đây chính là những hạn chế tính đại diện và tính
tổng quát của kết quả nghiên cứu.
Để tăng giá trị khoa học của nghiên cứu trong tương lai, các công trình nghiên
cứu có thể thực hiện theo: (1) Bổ sung số lượng quan sát, kéo dài chuỗi thời gian để có
được bộ dữ liệu đầy đủ và tin cậy hơn; (2) phân tích các yếu tố dựa trên việc phân loại
các khoản vay khác nhau; (3) lựa chọn cách thức khác để đo lường rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp thay cho biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu; (4) thực hiện nghiên cứu
chuyên sâu hơn về các nhân tố đã đề xuất trong mô hình nghiên cứu được thiết lập; (5)
mở rộng thêm một số biến vĩ mô, vi mô khác vào mô hình để làm rõ thêm các nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.
199

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Gấm (2012), “Tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam -
Kinh nghiệm một số nước Chấu Á”, Tạp chí Ngân hàng, Số 5,3/2012
2. Nguyễn Thị Gấm (2012), “Phát triển sản phẩm cho vay trả góp đối với tiểu
thương tại các chợ truyền thống”, Tạp chí Ngân hàng, Số 6, 3/2012
3. Nguyễn Thị Gấm (2014), “Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn kinh
doanh tại Agribank”, Tạp chí Thông tin Agribank, Số 10/2014
4. Nguyễn Thị Gấm (2016), “Xử lý tài sản bảo đảm trong tranh chấp hợp đồng tín dụng
tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 13, 7/2016
5. Nguyễn Thị Gấm, Thiều Quang Hiệp (2016), “Xu hướng ngân hàng số - Những
vấn đề đặt ra đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân
hàng, Số 15, 8/2016
6. Nguyễn Thị Gấm (2012), “Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công
nghệ trong quá trình tái cơ cấu Agribank”, Hội thảo khoa học, Trường Đào tạo
cán bộ Agribank
7. Nguyễn Thị Gấm (2013), “Đào tạo Elearning - Phương pháp đào tạo cần thiết
ngành tài chính ngân hàng”, Hội thảo khoa học, Trường Bồi dưỡng cán bộ,
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
8. Nguyễn Thị Gấm (2015), “Xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng tại
các Ngân hàng thương mại”, Hội thảo khoa học, Agribank phối hợp Vụ Tín
dụng các ngành kinh tế NHNN
9. Nguyễn Thị Gấm (2016), “Bàn về mối quan hệ tam giác lợi ích tiết kiệm, tiêu
dùng và đầu tư”, Hội thảo khoa học, NHNN Việt Nam, Ủy ban trung ương mặt
trận tổ quốc Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp
10. Nguyễn Thị Gấm (2017), “Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt
Nam”, Hội thảo khoa học, NHNN trong khuôn khổ Vietnam Banking 2017
11. Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng (2017), “Quản trị rủi
ro tín dụng doanh nghiệp ở một số ngân hàng thương mại trên thế giới”, Kinh tế
và Dự báo, 7/2017
12. Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng (2017), “Quản trị rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp
chí Tài chính, Kỳ 2-7/2017 (661)
13. Nguyễn Thị Gấm (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 17, 9/2017
200

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agarwal, R.&Gort, M. (1996), “The evolution of market and entry, exit and
survial of firn’, “The Review of economics and statistics”
2. Ahmad, N.H vaf Ariff, M. (2007), Multi-country study of bank credit risk
determinants, “International Journal of Banking and Finance”, 1(5)
3. Ahmad, N.H. (2003), “Credit Risk Determinants: By Institutional Type”, Báo
cáo hội nghị Malaysian Finance Associtation
4. Akiko Terada-Hagiwara, Gloria Passadilla (2004), “Experience of Asian Asset
Management Companies (AMCs): Do they increase Moral Hazard? - Evidence
from Thailand”
5. Alicia Garcia Herrero and Diniel Santabarbara (2004), “Where is the Chinese
Banking System going with the ongoing Reform?”
6. Angbazo, lazarus (1997), “Commercial bank net interest margins, default risks,
interest rate risks and off-balance sheet banking”, Journal of Banking and
Finance, 2
7. Arellano, M.& Bover, O. (1995), “Another look at the instrucmental-variable
estimation of error-componment”, Journal of Econometrics, 68(1)
8. Arellano, M., Bond, S.(1991), “Some tests of specification for panel data: Monte
Carlo evidence and an application to employment equations. Review of
Economic Studies” 58(2)
9. Arrow, K.J (1962), The Economic implications of learning by doing, “The review
of Economic studies”
10. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principles for the Management
and Applications, “Principles for the Management of Credit Risk”
11. Basel Committee on Banking Supervision (2006) “Sound credit risk assenment
and valuation for loans”. BIS Press and Communication, Basel, Switzerland
12. BCBS Working Papers (May 2009): “Findings on the interaction of market and
credit risk”
13. Berger, N.&DeYong, R. (1997), Problem loans and cost efficiency in
commercial banks, “Journal of Banking and Finance”, 21(6)
14. Blundell, R.&Bond, S (1998) Initial conditions and moment restrictions in
dynamic panel data models, “Journal of Econometrics”, 87(1)
201

15. Boyd.J., &Genrtler, M.(1994) The role of large banks in the recent US banking
crisis. “Federal Reserve bank of Minneapolis Quarterly Review” 18(1)
16. Carey, M.(1998). Credit risk in private debt portfolios. Journal of Finance 53(4)
17. Castro V.(2012) “macroeconomic determinants of the credit risk in the banking
system: The case of the GIPSI”
18. Chang, R. (2001), “Understanding Recent Crises in Emerging Market”,
Economic Review, Federal Reserve Bank of Atlanta
19. Chrinko R.S Guill (2000), “Advanced credit risk analysis”
20. Cifter, A., Yilmazer, S., & Cifter, E.(2009). Analysis of sectoral credit default
cycle dependency with wavelet networks: Evidence from Turkey, “Economic
Modelling”
21. Credit risk, (2014) Wikipedia http://en.wikipedia.org
22. Đầu tư chứng khoán (2013), “Chỉ số an toàn vốn, tín hiệu… mất an toàn”
23. Đinh Thị Thanh Vân (2012), “Đánh giá nợ xấu theo quy định Việt Nam và tiêu
chuẩn Quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 186
24. Enniss, H.&Malek, H.(2005) “Bank risk of failure and the too big to fail policy”,
“Federal Reserve Bank of Richmond Enonomic Quarterly, 91(2)
25. Fofack, H.(2005) “Non-performing loans in sub-Saharan Africa: Causal analysis
and macroeconomic implications”. World Bank Policy Research Working Paper,
No.3769
26. Frederic S.Mishkin, (2007), “The Economics of Money, Banking and Financial
markets”, 8th Ed, Pearson Education, Inc
27. International Accouting Standard (IAS) (2011). IAS 39. “Financial Instruments:
Recognition and Measurement”
28. International Monetary Fund (IMF). (2004). “Financial soundness indiator
(FSls): Compilation Guide”
29. Jiménez, G., Saurina, J. (2004), “Collateral, type of lender and relationship
banking as determinants of credit risk. Journal of Banking and Finance” 2(2)
30. Keeton, R.&Morris, S (1987). Why do bank’s loan losses? “Fedral Reserve Bank
of Kansas City Econmic Review”, 72(5)
31. Klein, N.(2013). Non-performing loans in CESSEE: Determinants and impact on
macroeconmic performance, “IMF Country Report”, No.13/86
202

32. Lê Tấn Phước (2007), “Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các
NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ kinh tế
33. Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi
ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Hà Nội
34. Lê Thị Kim Nga (2001), “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi
ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu cấp viện
35. Linette Lopez (2011), “China’s non performing loan problem is getting bigger”
36. Louzis, D., Vouldis, A., Metaxas, V. (2012), “Macroeconomic and bank-specific
determinants of nonperforming loans in Greece: a comparative study of mortgage,
business and consumer loan portfolios. Journal of Banking and Finance”
37. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (2010)
38. Lucas, A.vaf Koopman, J.s (2005), Business and default cycles for credit risk,
“Journal of Applied Econometrics”, Jonh Wiley and sOns, Ltd, 2(20)
39. Michael Pettis (2011), “The real cost of Chinese NPLs”
40. Min Xu (2005), “Resolution of Non-Performing Loans in China”.
41. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), “Kỷ yếu Hội thảo khoa học về quản trị rủi ro
và kỷ yếu khoa học về các thành tựu công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại”
42. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), “Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN
quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”
43. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), “Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy
định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng”
44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), “Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy
định cho vay tín dụng của công ty tài chính”
45. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014
quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RỦI RO TÍN
DỤNG trong hoạt động ngân hàng của TCTD”
46. Nguyễn Đức Cường (2006), “Ứng dụng những nguyên tắc của Basel trong hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, Hà Nội
47. Nguyễn Đức Hiển, Mai Công Quyền, Đào Lê Trang Anh, Võ Thế Vinh (2014),
“Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý vốn tại
tổng công ty xây dựng nhà nước”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 204, 6/2014
203

48. Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
49. Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
50. Nguyễn Thị Hoài Phương (2013), “Quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
51. Nguyễn Thị Kim Thanh, (2005), “Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học tháng 5/2005
52. Nguyễn Thị Kim Thanh, (2005), “Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học tháng 5/2005
53. Nguyễn Thị Thu Đông (2012).“Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” , Luận án tiến sĩ kinh tế
54. Nguyễn Tuấn Anh (2013), “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
55. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB
Thống kê
56. Nguyễn Viết Tiến (2010), “Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng”, NXB Thống
kê, Hà Nội
57. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính, Hà Nội
58. Phạm Hoài Bắc (2014), “Nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số
9, 5/2014
59. Phan Thị Cúc (2010), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội
60. Phan Thị Thu Hà (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
61. Phan Thị Thu Hà (2010), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Giao thông
vận tải, Hà Nội
62. Polodoo, V., Seetanah, B., Sannassee, R., Seetah, K., & Padachi, K.(2015). An
enonometric anlysis regarding the path of non performing loans-a panel data
analysis from Mauritian banks and implications for the banking industry. “The
Journal of Developing Areas”, 49 (1)
63. Quagliarello, M.(2007), Banks’ riskiness over the business cycle “A panel anlysis
on Italian intermediaries”, 109(2)
204

64. Rajan, R.&Dahl, S.(2003). Non-performing loans and terms of credit of public
sector banks in India: An empirical assessment. “Occasional Papers”, Reserve
Bank of India
65. Roodman, D.(2009). How to do xtabond2: An Introduction to “Difference” and
“System” GMM in Stata. Stata Journal. 9(1)
66. Salas và Saurina (2002), “Credit risk in two institutional regimes: Spanish
Commerical and savings banks. Journal of Financial Services Research” 22(3)
67. Stern, G.&Feldman, R.(2004). Too big to fail: The hazards of bank bailouts.
“The Brookings Institution Press”
68. Tô Ngọc Hưng (2013), “Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc các NHTM
Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Học viện ngân hàng
69. Trần Thị Kỳ (2008), “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm các doanh
nghiệp vay vốn tại NHTM Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
70. Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR (2015) “Báo cáo thường
niên kinh tế Việt Nam năm 2015”
Các trang Web:
www.abbank.vn www.mbbank.com.vn http://tpb.vn
www.agribank.com.vn www.mof.gov.vn www.vneconomy.vn
www.bbc.co.uk www.msb.com.vn www.vntrades.com
www.bidv.com.vn www.ocb.com.vn www.vib.com.vn
www.bis.org www.sacombank.com.vn www.vietabank.com.vn
www.eximbank.com.vn www.saigonbank.com.vn www.vietcombank.com.vn
www.gso.gov.vn www.sbv.gov.vn www.vietnamnet.vn
www.lienvietpostbank.com.vn www.taichinh24h.com www.vietinbank.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1a
DANH SÁCH 35 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

STT Tên ngân hàng Tên Tiếng Anh Tên giao dịch Trang chủ
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
Vietnam Bank for
Ngân hàng Nông
Agriculture and
1 nghiệp và Phát triển Agribank agribank.com.vn
Rural
nông thôn Việt Nam
Development
JSC Bank for
Ngân hàng Ngoại Ngoại Thương
2 Foreign Trade of vietcombank.com.vn
thương Việt Nam Việt Nam,VCB
Vietnam
JSC Commercial
Ngân hàng Công Bank for Industry VietinBank,
3 vietinbank.vn
Thương Việt Nam and Trade of CTG
Vietnam
JSC Bank for
Ngân hàng Đầu tư và Investment and
4 BIDV, BID bidv.com.vn
Phát triển Việt Nam Development of
Vietnam
Ngân hàng Dầu khi Global Petro
5 GPBank gpbank.com.vn
toàn cầu Bank
6 Ngân hàng Đại dương Ocean Bank Oceanbank oceanbank.vn
Construction
7 Ngân hàng Xây dựng CB cbank.vn
Bank
II. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Asia Commercial
8 Ngân hàng Á Châu ACB acb.com.vn
Joint Stock Bank
Ngân hàng Tiên
9 Tien Phong Bank TPBank tpb.vn
Phong
10 Ngân hàng Đông Á DongA Bank DAF dongabank.com.vn
Ngân hàng Đông Nam South East Asia
11 SeABank seabank.com.vn
Á Bank
12 Ngân hàng An Bình An Binh Bank ABBANK abbank.vn
13 Ngân hàng Bắc Á Bac A Bank BacABank baca-bank.vn
STT Tên ngân hàng Tên Tiếng Anh Tên giao dịch Trang chủ
VietCapitalBan vietcapitalbank.com.
14 Ngân hàng Bản Việt Viet Capital Bank
k vn
Ngân hàng Hàng Hải Maritime Bank,
15 Maritime Bank msb.com.vn
Việt Nam MSB
VietNam
Ngân hàng Kỹ Technological and
16 Techcombank techcombank.com.vn
Thương Việt Nam Commercial Joint
Stock Bank
Kien Long Comm
17 Ngân hàng Kiên Long ercial Joint KienLongBank kienlongbank.com
Stock Bank
18 Ngân hàng Nam Á Nam A Bank Nam A Bank namabank.com.vn
National National Citizen
19 Ngân hàng Quốc Dân ncb-bank.vn
Citizen Bank Bank, NCB
Ngân hàng Việt Nam Vietnam
20 VPBank vpbank.com.vn
Thịnh Vượng Prosperity Bank
Ho Chi Minh
Ngân hàng Phát triển
Housing
21 Thành phố Hồ Chí HDBank hdbank.com.vn
Development
Minh
Bank
Orient Commerci Orient
Ngân hàng Phương
22 al Joint Stock Ban Commercial ocb.com.vn
Đông
k Bank, OCB
Military
Military Bank,
23 Ngân hàng Quân đội Commercial Joint mbbank.com.vn
MBB
Stock Bank
Vietnam Public
24 Ngân hàng Đại chúng Joint Stock PVcom Bank pvcombank.com.vn
Commercial Bank
Vietnam Internati
onal and
25 Ngân hàng Quốc tế VIBBank, VIB vib.com.vn
Commercial Joint
Stock Bank
Sai Gon
26 Ngân hàng Sài Gòn Sài Gòn, SCB scb.com.vn
Commercial Bank
STT Tên ngân hàng Tên Tiếng Anh Tên giao dịch Trang chủ
Ngân hàng Sài Gòn Sai Gon Thuong Saigonbank,
27 saigonbank.com.vn
Công Thương Tin Bank SGB
Saigon - Hanoi
Ngân hàng Sài Gòn-
28 Commercial Joint SHBank, SHB shb.com.vn
Hà Nội
Stock Bank
Sai Gon Thuong
Ngân hàng Sài Gòn Sacombank,
29 Tin Commercial sacombank.com.vn
Thương Tín STB
Joint Stock Bank
VietABank,
30 Ngân hàng Việt Á Viet A Bank vietabank.com.vn
VAB
BaoVietBank,
31 Ngân hàng Bảo Việt Bao Viet Bank baovietbank.vn
BVB
Vietnam Thuong
Ngân hàng Việt Nam
32 Tin Commercial VietBank vietbank.com.vn
Thương Tín
Joint Stock Bank
Joint Stock Petrolimex
Ngân hàng Xăng dầu
33 CommerciaPetroli Group Bank, pgbank.com.vn
Petrolimex
mex Bank PG Bank
Vietnam Joint
Ngân hàng Xuất Nhập Stock Commercia
34 Eximbank, EIB eximbank.com.vn
khẩu Việt Nam lVietnam Export
Import Bank
Joint stock
Ngân hàng Bưu điện LienVietPostBa lienvietpostbank.com
35 commercial Lien
Liên Việt nk, LPB .vn
Viet postal bank
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
PHỤ LỤC 01b
DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
THUỘC MẪU NGHIÊN CỨU

STT Tên ngân hàng Tên giao dịch


1 Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank, CTG
2 Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank

4 Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB
5 Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín STB

6 Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank
7 Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội MBB

8 Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong TPBank

9 Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB


10 Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Á VietA Bank

11 Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu ACB


12 Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam Maritime Bank
13 Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB

14 Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
15 Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank

16 Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương SGB

17 Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông OCB


18 Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM HDBank

19 NHTM Cổ phần An Bình ABBank


20 NHTM Cổ phần Bưu điện Liên Việt Lienvietpostbank
PHỤ LỤC 02
THỐNG KÊ CÁC BIẾN SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRONG MẪU
Đơn vị: %

Số
Trung Độ lệch Giá trị Giá trị
Biến quan
bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất
sát
RRTD (CreditRisk) (Nợ xấu 100 2,63 2,147 0,38 12,37
doanh nghiệp/Tổng dư nợ
doanh nghiệp)
Quy mô (Banksize) 100 8,14 0,461 7,167 9,003
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 100 18,957 25,052 -21,808 147,369
(Creditgr)
Vốn chủ sở hữu (EQUITY) 100 9,100 3,863 4,386 23,838
Tỷ lệ dư nợ cho vay doanh 100 45,658 19,191 16,477 136,740
nghiệp/vốn hoạt động (LTD)
Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở 100 7,868 4,831 0,304 22,908
hữu (ROE)
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (STL) 100 52,396 14,544 14,629 81,339
Tỷ lệ lạm phát (Inf) 100 3,952 2,378 0,6 6,81
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 100 5,864 0,581 5,03 6,68
GDP (GDP)
Thống kê các biến số của các NHTM trong mẫu giai đoạn 2012-2017
Nguồn: Dựa trên số liệu NHNN, báo cáo thường niên của các NHTM và IFS 2012-2017
PHỤ LỤC 03
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA 20 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2012-2017
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2012 Vietin 0.014268173 8.702025574 0.199032689 0.066777578 0.749281538 0.183487437 0.558848089 6.81% 5.03%
2013 Vietin 0.009516432 8.760700174 0.103551127 0.09381962 0.717153659 0.107406637 0.55131452 6.04% 5.42%
2014 Vietin 0.011588609 8.820360251 0.141584892 0.08322801 0.690000589 0.104079249 0.568507403 1.84% 5.98%
2015 Vietin 0.009020427 8.891806919 0.177515296 0.071672743 0.724424502 0.102328822 0.528721211 0.60% 6.68%
2016 Vietin 0.008731258 8.977128453 0.178099853 0.063602261 0.682709018 0.113654588 0.554248381 4.47% 6.21%
2017 Vietin 0.011831202 9.039422979 0.16139494 0.058429008 0.569077122 0.133982014 0.555248382 2.50% 6.81%
2012 Bidv 0.023760902 8.685548779 0.151635461 0.054652 0.846348298 0.097074798 0.534218897 6.81% 5.03%
2013 Bidv 0.020021035 8.739086425 0.103630804 0.058425959 0.827556505 0.126436022 0.549063882 6.04% 5.42%
2014 Bidv 0.018019077 8.813140716 0.197121754 0.051159775 0.727415277 0.149849027 0.519025227 1.84% 5.98%
2015 Bidv 0.014648638 8.929760938 0.240433134 0.049767216 0.737384965 0.150624465 0.516682156 0.60% 6.68%
2016 Bidv 0.014982871 9.002772419 0.146884718 0.043863342 0.665846741 0.141102321 0.499176833 4.47% 6.21%
2017 Bidv 0.01339067 9.079782199 0.088759393 0.043154981 0.516074233 0.156148752 0.499276902 2.50% 6.81%
2012 Vietcom 0.031632345 8.617498417 0.137591529 0.100254673 0.681909541 0.106543433 0.632219706 6.81% 5.03%
2013 Vietcom 0.029993356 8.671167316 0.116299074 0.090376555 0.623392697 0.103278802 0.652059873 6.04% 5.42%
2014 Vietcom 0.024942468 8.761167411 0.146901624 0.075132684 0.580012435 0.106376988 0.659284973 1.84% 5.98%
2015 Vietcom 0.01998729 8.82891411 0.150821762 0.066736951 0.542513977 0.118471838 0.618743782 0.60% 6.68%
2016 Vietcom 0.018200853 8.896474899 0.096263455 0.060867584 0.528364129 0.142854218 0.597591792 4.47% 6.21%
2017 Vietcom 0.015260603 9.015081056 0.071426225 0.052307717 0.371877428 0.158131075 0.601234999 2.50% 6.81%
2012 Agribank 0.123661644 8.790434755 0.022570359 0.058808667 0.484884726 0.026329537 0.578346545 6.81% 5.03%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2013 Agribank 0.107440979 8.843255699 -0.032615685 0.052927983 0.403925729 0.044754212 0.620052431 6.04% 5.42%
2014 Agribank 0.103194591 8.882860117 -0.062985733 0.053930997 0.328597717 0.043393509 0.641900838 1.84% 5.98%
2015 Agribank 0.053823575 8.941912412 0.023826519 0.048591348 0.295492635 0.05581884 0.674001197 0.60% 6.68%
2016 Agribank 0.049580891 9.000522903 0.104114717 0.049171462 0.286766357 0.068815473 0.694985044 4.47% 6.21%
2017 Agribank 0.044483659 9.076069864 0.090818593 0.047857468 0.260675061 0.089123822 0.695112346 2.50% 6.81%
2012 Maritime 0.020394848 8.041090058 -0.206720911 0.090144893 0.306546907 0.022849257 0.346799904 6.81% 5.03%
2013 Maritime 0.030540988 8.029849814 -0.20422239 0.087873373 0.243484548 0.035045991 0.27006024 6.04% 5.42%
2014 Maritime 0.048031845 8.018570445 0.031414417 0.090502989 0.254745395 0.015113359 0.146290568 1.84% 5.98%
2015 Maritime 0.029969825 8.018331258 -0.078871407 0.130534776 0.260166054 0.008539356 0.230826905 0.60% 6.68%
2016 Maritime 0.018472586 7.966638479 0.168034854 0.146858803 0.356930944 0.010294422 0.350738165 4.47% 6.21%
2017 Maritime 0.01810224 7.997176964 0.092875405 0.141805889 0.311663813 0.039820963 0.352346788 2.50% 6.81%
2012 STB 0.017932373 8.182182106 0.223106385 0.090053062 0.706813246 0.073172428 0.704353973 6.81% 5.03%
2013 STB 0.013646782 8.207843287 0.018965308 0.105737826 0.71967187 0.13063425 0.606507803 6.04% 5.42%
2014 STB 0.016736547 8.278302219 0.11221039 0.095168319 0.81102738 0.122150913 0.505274309 1.84% 5.98%
2015 STB 0.036153319 8.466188618 0.362299348 0.075477966 1.224988718 0.051912695 0.349228064 0.60% 6.68%
2016 STB 0.07010586 8.521168226 -0.049645932 0.066838536 1.367399121 0.003992847 0.380272854 4.47% 6.21%
2017 STB 0.070424808 8.566650049 -0.029708597 0.063002216 0.261639245 0.017286658 0.383456990 2.50% 6.81%
2012 Exim 0.012057709 8.230847293 -0.125345481 0.09292769 0.378393883 0.135253432 0.702588067 6.81% 5.03%
2013 Exim 0.016181234 8.230028372 0.115359304 0.086438468 0.373417691 0.044870012 0.691753924 6.04% 5.42%
2014 Exim 0.024890943 8.207078923 0.064615248 0.087329828 0.405428518 0.003986552 0.577476246 1.84% 5.98%
2015 Exim 0.018766697 8.096387416 -0.154461959 0.105284383 0.458996932 0.00304259 0.455961259 0.60% 6.68%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2016 Exim 0.017326852 8.109920948 -0.042283245 0.104411969 0.42960474 0.022971622 0.503756385 4.47% 6.21%
2017 Exim 0.012918239 8.173086713 0.112121941 0.095667438 0.377583638 0.03141908 0.538233444 2.50% 6.81%
2012 ACB 0.030759624 8.246271051 -0.0986451 0.071604693 0.433417297 0.062104874 0.574868204 6.81% 5.03%
2013 ACB 0.037261685 8.221672362 0.035266793 0.07505569 0.427414543 0.066097221 0.612953728 6.04% 5.42%
2014 ACB 0.021430602 8.254329959 0.046640062 0.069023544 0.406013845 0.076774924 0.591835838 1.84% 5.98%
2015 ACB 0.01003556 8.30418233 0.063081531 0.063475297 0.391241892 0.080408885 0.565736199 0.60% 6.68%
2016 ACB 0.007139691 8.368623174 0.110015801 0.060179148 0.368019159 0.094233148 0.572250655 4.47% 6.21%
2017 ACB 0.006490118 8.453801488 0.137671688 0.056383883 0.326611532 0.103330005 0.572252224 2.50% 6.81%
2012 SGB 0.030761906 7.171800087 -0.065588998 0.238307403 0.528913289 0.083980489 0.670569599 6.81% 5.03%
2013 SGB 0.05302934 7.166866232 0.001483855 0.238381424 0.534478996 0.049355405 0.631378138 6.04% 5.42%
2014 SGB 0.025319222 7.19929805 -0.072045404 0.220296782 0.427945554 0.051891515 0.679476272 1.84% 5.98%
2015 SGB 0.023383102 7.24916765 -0.080871248 0.191052607 0.350229032 0.012714454 0.674089385 0.60% 6.68%
2016 SGB 0.035214133 7.279846874 -0.047545716 0.184526738 0.309107733 0.039660355 0.676770134 4.47% 6.21%
2017 SGB 0.033078001 7.306820174 0.014019813 0.17498521 0.284967722 0.051843473 0.677333344 2.50% 6.81%
2012 VP 0.026420286 8.011046924 0.274523939 0.064703237 0.226076472 0.096940237 0.636412776 6.81% 5.03%
2013 VP 0.018267187 8.083733215 0.53509104 0.063717785 0.304791573 0.131701813 0.536567259 6.04% 5.42%
2014 VP 0.010724581 8.212830252 0.431888483 0.055012339 0.314483542 0.139593822 0.426109406 1.84% 5.98%
2015 VP 0.013732838 8.28752501 0.29084588 0.06905905 0.369057737 0.178944055 0.402235412 0.60% 6.68%
2016 VP 0.007647647 8.359400815 -0.01195188 0.075086152 0.353684306 0.229080983 0.367412592 4.47% 6.21%
2017 VP 0.016509597 8.443654211 0.210817953 0.106906445 0.2634904 0.152401571 0.375444566 2.50% 6.81%
2012 Techcom 0.02946956 8.255112264 0.00255477 0.073858224 0.294369062 0.057615533 0.610755938 6.81% 5.03%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2013 Techcom 0.059635287 8.201114777 0.218900111 0.08760454 0.36299324 0.04734682 0.623192964 6.04% 5.42%
2014 Techcom 0.008648116 8.245270269 0.123136971 0.08519555 0.364650555 0.072191004 0.504292065 1.84% 5.98%
2015 Techcom 0.004158371 8.283286757 0.145154221 0.085719346 0.387286336 0.092917021 0.399642337 0.60% 6.68%
2016 Techcom 0.00426566 8.371738442 0.288202695 0.083218113 0.409983107 0.160766337 0.309451647 4.47% 6.21%
2017 Techcom 0.00557202 8.430385307 0.187055377 0.099968473 0.398101114 0.146154794 0.312345555 2.50% 6.81%
2012 MB 0.037837214 8.244549154 0.306127509 0.073252711 0.455775991 0.180352375 0.781653332 6.81% 5.03%
2013 MB 0.024154628 8.256190944 0.097329869 0.083940374 0.470758435 0.150959491 0.797236818 6.04% 5.42%
2014 MB 0.026271028 8.302090924 0.055129375 0.082603388 0.454309514 0.151136716 0.716193474 1.84% 5.98%
2015 MB 0.013653062 8.344474788 0.109225969 0.102212927 0.458989949 0.111189094 0.655581348 0.60% 6.68%
2016 MB 0.013534142 8.40867828 0.161627805 0.103756348 0.459218379 0.10845128 0.633418952 4.47% 6.21%
2017 MB 0.008852726 8.496760639 0.167349327 0.098868427 0.413964997 0.120796048 0.633423456 2.50% 6.81%
2012 VIB 0.009115392 7.813069715 -0.218088402 0.128745378 0.412977332 0.062162253 0.667871886 6.81% 5.03%
2013 VIB 0.032586547 7.885783264 0.041681831 0.103839483 0.347505117 0.00629467 0.673189429 6.04% 5.42%
2014 VIB 0.022586427 7.906663381 0.010308977 0.105382618 0.31773393 0.061488686 0.593758337 1.84% 5.98%
2015 VIB 0.020054876 7.925873073 0.319677014 0.102134128 0.437153699 0.060513013 0.488398259 0.60% 6.68%
2016 VIB 0.026202346 8.019186757 0.167777262 0.083649335 0.408307977 0.064251003 0.480997044 4.47% 6.21%
2017 VIB 0.0261593 8.090895412 -0.033223919 0.071320681 0.284529109 0.071190576 0.481234444 2.50% 6.81%
2012 HD 0.039045998 7.722492672 0.110221277 0.102187511 0.20843265 0.060520091 0.813389162 6.81% 5.03%
2013 HD 0.030799912 7.935641468 0.381484621 0.099731903 0.164768461 0.025303193 0.655423976 6.04% 5.42%
2014 HD 0.018127582 7.99793045 0.815918045 0.089164356 0.259584617 0.05373839 0.477725931 1.84% 5.98%
2015 HD 0.010559943 8.027292249 0.325533899 0.088203339 0.360121103 0.067087219 0.414185893 0.60% 6.68%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2016 HD 0.004916066 8.176942432 0.515360114 0.061991803 0.360028345 0.098153561 0.409657912 4.47% 6.21%
2017 HD 0.008295754 8.277229204 0.267064146 0.081562841 0.32136826 0.074023774 0.414556666 2.50% 6.81%
2012 ABB 0.02486782 7.662887025 -0.090603235 0.106495381 0.377253004 0.081483681 0.685304339 6.81% 5.03%
2013 ABB 0.046351539 7.760631362 0.160266743 0.099682531 0.329153182 0.024469073 0.605927265 6.04% 5.42%
2014 ABB 0.028760065 7.829077559 0.126581332 0.084716352 0.289264832 0.02046637 0.538823122 1.84% 5.98%
2015 ABB 0.01705017 7.808715124 0.115469556 0.089946241 0.347084809 0.015764229 0.549022349 0.60% 6.68%
2016 ABB 0.022058847 7.871757145 0.277505111 0.077962623 0.386679236 0.042033266 0.522873941 4.47% 6.21%
2017 ABB 0.025866065 7.909045074 0.133030831 0.074645603 0.379056023 0.050361359 0.523222256 2.50% 6.81%
2012 OCB 0.018015294 7.438132986 0.457948507 0.139277924 0.519932467 0.060188602 0.631302398 6.81% 5.03%
2013 OCB 0.031571302 7.51581039 0.183372728 0.12089501 0.47949558 0.060889427 0.663425362 6.04% 5.42%
2014 OCB 0.022787254 7.592120229 0.087778235 0.102768337 0.426531241 0.054894083 0.537770516 1.84% 5.98%
2015 OCB 0.018459385 7.694141608 0.176584882 0.085451147 0.397926265 0.049575902 0.374482610 0.60% 6.68%
2016 OCB 0.014254178 7.804923366 0.378415126 0.073895958 0.429568888 0.082048664 0.373771236 4.47% 6.21%
2017 OCB 0.013027765 7.850063933 0.269611448 0.072561668 0.453516083 0.094135707 0.373771367 2.50% 6.81%
2012 SHB 0.08821669 8.066466122 0.995288234 0.081570659 0.404149539 0.177494227 0.443799506 6.81% 5.03%
2013 SHB 0.039308656 8.15723247 0.383766872 0.072101926 0.498677176 0.086403648 0.470799337 6.04% 5.42%
2014 SHB 0.014476946 8.227978041 0.514587624 0.061999173 0.556081769 0.075452497 0.373800052 1.84% 5.98%
2015 SHB 0.014210065 8.311126626 0.239491669 0.05498199 0.58953889 0.070648876 0.351558106 0.60% 6.68%
2016 SHB 0.014977814 8.369118854 0.22463172 0.056557815 0.6392157 0.069006232 0.414015171 4.47% 6.21%
2017 SHB 0.014779381 8.444035216 0.221600955 0.053482155 0.593190775 0.070624197 0.414123667 2.50% 6.81%
2012 Việt Á 0.039063591 7.391087772 -0.04600009 0.143569564 0.412290049 0.046441987 0.370519682 6.81% 5.03%
Year Name CreditRisk BankSize Creditgr Equity LTD ROE STL Inf GDPGr
2013 Việt Á 0.025187697 7.431888332 0.316201019 0.132745602 0.396656212 0.016752298 0.257326324 6.04% 5.42%
2014 Việt Á 0.01821448 7.551334236 0.284363682 0.102160851 0.374637429 0.013063136 0.306696975 1.84% 5.98%
2015 Việt Á 0.012025427 7.621987789 0.508615936 0.09359428 0.475965268 0.020912307 0.242337446 0.60% 6.68%
2016 Việt Á 0.018675602 7.788629243 0.546727972 0.065364654 0.490273371 0.024748292 0.153517305 4.47% 6.21%
2017 Việt Á 0.011413005 7.809307791 0.100960543 0.064211221 0.501238285 0.027624636 0.154222347 2.50% 6.81%
2012 LVPost 0.031198202 7.822251117 0.637923054 0.111288975 0.280373518 0.117461762 0.633657727 6.81% 5.03%
2013 LVPost 0.023130755 7.900881498 0.540465541 0.091354316 0.350049664 0.077878226 0.409851382 6.04% 5.42%
2014 LVPost 0.010568395 8.00346808 0.263569852 0.073323101 0.346803175 0.06311147 0.292879735 1.84% 5.98%
2015 LVPost 0.008183147 8.031761352 0.288545085 0.070645085 0.456139901 0.046029614 0.227225111 0.60% 6.68%
2016 LVPost 0.010011913 8.151876043 0.315510109 0.058730977 0.423431117 0.127556489 0.266387323 4.47% 6.21%
2017 LVPost 0.008248363 8.213341451 0.173972622 0.05741326 0.406200404 0.025813422 0.266387322 2.50% 6.81%
2012 TP 0.083330567 7.179562964 0.090141192 0.219505332 0.303535145 0.03505658 0.576511204 6.81% 5.03%
2013 TP 0.02655661 7.506343163 1.473692376 0.115328647 0.292535663 0.103058365 0.647620413 6.04% 5.42%
2014 TP 0.013831017 7.711617911 0.509472146 0.082298916 0.243120783 0.126489096 0.599497233 1.84% 5.98%
2015 TP 0.003821094 7.882073696 0.531182333 0.062957393 0.25244854 0.117149249 0.547536615 0.60% 6.68%
2016 TP 0.004357026 8.024411811 0.499512274 0.053709379 0.270769343 0.099482952 0.432716675 4.47% 6.21%
2017 TP 0.004929876 8.093562374 0.463447427 0.053827052 0.325231791 0.11428294 0.432716675 2.50% 6.81%
Nguồn: Dựa trên số liệu NHNN, báo cáo thường niên của các NHTM và IFS 2012-2017
PHỤ LỤC 04
KẾT QUẢ HỒI QUY POOLED OLS VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HANG (CHƯA CÓ YẾU TỐ VĨ MÔ)

Dependent Variable: CREDITRISK


Method: Pooled Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:16
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.140257 0.013388 -10.47618 0.0000


BANKSIZE 0.018711 0.001575 11.87656 0.0000
CREDITGR 0.009807 0.001965 4.991495 0.0000
ROE -0.206411 0.009836 -20.98601 0.0000
STL 0.035100 0.002928 11.98653 0.0000
LTD -0.005374 0.002340 -2.296189 0.0218
EQUITY 0.128152 0.017406 7.362743 0.0000

R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984


Adjusted R-squared 0.217658 S.D. dependent var 0.020782
S.E. of regression 0.018382 Akaike info criterion -5.151833
Sum squared resid 0.768035 Schwarz criterion -5.134235
Log likelihood 5880.090 Hannan-Quinn criter. -5.145414
F-statistic 106.6745 Durbin-Watson stat 1.128627
Prob(F-statistic) 0.000000
PHỤ LỤC 05
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH POOLED OLS HAY MÔ
HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH FEM

Redundant Fixed Effects Tests


Pool: Untitled
Test cross-section fixed effects

Effects Test Statistic d.f. Prob.

Cross-section F -0.000000 (18,2255) 1.0000


Cross-section Chi-square 0.000000 18 0.0000

Cross-section fixed effects test equation:


Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Panel Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:22
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.140257 0.013388 -10.47618 0.0000


BANKSIZE 0.018711 0.001575 11.87656 0.0000
CREDITGR 0.009807 0.001965 4.991495 0.0000
ROE -0.206411 0.009836 -20.98601 0.0000
STL 0.035100 0.002928 11.98653 0.0000
LTD -0.005374 0.002340 -2.296189 0.0218
EQUITY 0.128152 0.017406 7.362743 0.0000

R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984


Adjusted R-squared 0.217658 S.D. dependent var 0.020782
S.E. of regression 0.018382 Akaike info criterion -5.151833
Sum squared resid 0.768035 Schwarz criterion -5.134235
Log likelihood 5880.090 Hannan-Quinn criter. -5.145414
F-statistic 106.6745 Durbin-Watson stat 1.128627
Prob(F-statistic) 0.000000
PHỤ LỤC 06
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH POOLED OLS HAY MÔ
HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN REM
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH DỮ LIỆU BẢNG
Dependent Variable: CREDITRISK
Method: Panel Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:33
Sample: 2012 2017
Periods included: 6
Cross-sections included: 20
Total panel (balanced) observations: 120

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.140257 0.060046 -2.335836 0.0213


BANKSIZE 0.018711 0.007066 2.648075 0.0093
CREDITGR 0.009807 0.008812 1.112936 0.2681
ROE -0.206411 0.044113 -4.679177 0.0000
STL 0.035100 0.013133 2.672593 0.0086
LTD -0.005374 0.010496 -0.511973 0.6097
EQUITY 0.128152 0.078063 1.641645 0.1034

R-squared 0.219717 Mean dependent var 0.024984


Adjusted R-squared 0.178286 S.D. dependent var 0.020865
S.E. of regression 0.018914 Akaike info criterion -5.041307
Sum squared resid 0.040423 Schwarz criterion -4.878703
Log likelihood 309.4784 Hannan-Quinn criter. -4.975273
F-statistic 5.303221 Durbin-Watson stat 0.647292
Prob(F-statistic) 0.000075

KIỂM ĐỊNH Breusch Pragan (BP test) để LỰA CHỌN MÔ HÌNH POOLED HAY
MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN REM

Lagrange multiplier (LM) test for panel data


Date: 02/27/18 Time: 18:02
Sample: 2012 2017
Total panel observations: 120
Probability in ()

Null (no rand. effect) Cross-section Period Both


Alternative One-sided One-sided

Breusch-Pagan 17.95305 6.564186 24.51724


(0.0000) (0.0104) (0.0000)
Honda 4.237104 2.562067 4.807740
(0.0000) (0.0052) (0.0000)
PHỤ LỤC 07
KẾT QUẢ HỒI QUY POOLED OLS VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HANG (CÓ YẾU TỐ VĨ MÔ)

Dependent Variable: CREDITRISK


Method: Pooled Least Squares
Date: 02/27/18 Time: 18:41
Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.111306 0.013721 -8.111857 0.0000


BANKSIZE 0.025695 0.001499 17.14704 0.0000
CREDITGR 0.009309 0.001811 5.140030 0.0000
ROE -0.215176 0.009100 -23.64613 0.0000
STL 0.010853 0.002969 3.655360 0.0003
LTD -0.013460 0.002202 -6.112826 0.0000
EQUITY 0.147361 0.016090 9.158446 0.0000
GDPGR -1.195691 0.111908 -10.68454 0.0000
INF 0.029334 0.029890 0.981394 0.3265

R-squared 0.338089 Mean dependent var 0.024984


Adjusted R-squared 0.335757 S.D. dependent var 0.020782
S.E. of regression 0.016938 Akaike info criterion -5.314604
Sum squared resid 0.651521 Schwarz criterion -5.291978
Log likelihood 6067.648 Hannan-Quinn criter. -5.306351
F-statistic 144.9969 Durbin-Watson stat 1.081804
Prob(F-statistic) 0.000000

You might also like