You are on page 1of 227

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


--------------------

TRẦN THỊ VIỆT THẠCH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP


ƯỚC BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

TRẦN THỊ VIỆT THẠCH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP


ƯỚC BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng


Mã số : 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN THỊ MÙI


2. TS NGUYỄN ĐỨC THẮNG

HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Trần Thị Việt Thạch


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG


THEO HIỆP ƯỚC BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............. 15

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN


HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................. 15

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .................... 15
1.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ............................................... 16
1.1.3 Tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng ............................................ 19
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL 2 TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................... 22

1.2.1 Khái niệm quản trị RRTD theo quan điểm của Ủy ban Basel ........ 22
1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại NHTM ............. 23
1.2.2.1 Vài nét về Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel 2.......................... 23
1.2.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel .............. 25
1.2.2.3 Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng
theo Basel 2......................................................................................... 28
1.2.2.4 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong Basel 2 ............. 30
1.2.2.5 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 ...................... 32
1.2.2.6 Qui trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 ......... 34
1.2.3 Lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo
Hiệp ước Basel 2 .................................................................................... 51
1.2.4 Điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2.......... 52
1.3 KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO BASEL 2 TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG
NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI ...................................................................... 57

1.3.1 Kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại một
số NHTM nước ngoài............................................................................. 57
1.3.2 Kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại Ngân
hàng cổ phần Công Thương Việt nam (Vietinbank) ............................... 65
1.3.3 Bài học kinh nghiệm về triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel
2 cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam .......... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 69

Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỨC ĐỘ


ĐÁP ỨNG CÁC CHUẨN MỰC BASEL 2 VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ...................................................................................... 70

2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM ......................................................................................................... 70

2.1.1 Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt
nam ........................................................................................................ 70
2.1.2 Hoạt động tín dụng tại Agribank ................................................... 74
2.1.3 Rủi ro tín dụng tại Agribank .......................................................... 77
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ............. 82
2.2.1 Chiến lược và khẩu vị rủi ro tín dụng tại Agribank ........................ 83
2.2.2 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank .................... 83
2.2.3 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank ............................ 85
2.2.4 Qui trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank ........... 87
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC CHUẨN MỰC BASEL 2 VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM ..................................................................... 107

2.3.1 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam ............................................. 107
2.3.1.1 Kết quả đạt được ................................................................... 107
2.3.1.2 Hạn chế ................................................................................. 109
2.3.1.3 Nguyên nhân các hạn chế ...................................................... 111
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 118

Chương 3:GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO HIỆP ƯỚC BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM................................................. 119

3.1 ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ................................................................................. 119

3.1.1 Định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai áp dụng
Basel 2 tại các Ngân hàng Thương mại Việt nam đến năm 2020. ......... 119
3.1.2 Cơ hội và thách thức khi Agribank triển khai quản trị rủi ro tín dụng
theo Basel 2.......................................................................................... 121
3.1.2.1 Cơ hội.................................................................................... 121
3.1.2.2 Thách thức............................................................................. 122
3.1.3 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại
Agribank .............................................................................................. 125
3.2 ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG THEO BASEL 2 ......................................................................... 127

3.3 GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ................................................................................. 131

3.3.1 Giai đoạn 1: từ năm 2016 đến cuối năm 2018.............................. 131
3.3.1.1 Sắp xếp lại bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo sự độc lập
về chức năng giữa các bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản trị RRTD theo
Basel 2 .............................................................................................. 131
3.3.1.2 Sắp xếp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với mô
hình tổ chức bộ máy quản trị RRTD.................................................. 137
3.3.1.3 Hoàn thiện các văn bản nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng ...... 141
3.3.1.4 Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu ............................................ 142
3.3.1.5 Sắp xếp lại mạng lưới và tiết giảm chi phí hoạt động trong toàn
hệ thống ............................................................................................ 147
3.3.1.6 Duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý trên cơ sở kiểm soát chất
lượng các khoản cho vay mới ............................................................ 149
3.3.1.7 Nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro danh mục tín dụng......... 150
3.3.1.8 Hoàn thiện hạ tầng quản trị RRTD theo Basel 2 .................... 152
3.3.1.9 Tăng vốn tự có đảm bảo hệ số an toàn vốn theo qui định của
NHNN............................................................................................... 159
3.3.2 Giai đoạn 2: từ năm 2019 đến cuối năm 2020.............................. 161
3.3.2.1 Đầu tư công nghệ phân tích, đo lường rủi ro tín dụng ............ 161
3.3.2.2. Hoàn thiện kho dữ liệu đáp ứng yêu cầu đo lường RRTD theo
cách tiếp cận phương pháp IRB......................................................... 161
3.3.2.3 Xác định mô hình, phương pháp đo lường và thử nghiệm đo
lường PD. .......................................................................................... 163
3.3.2.4 Xây dựng qui trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn nội bộ (ICAAP)
đối với rủi ro tín dụng ....................................................................... 164
3.3.2.5 Thực hiện công khai thông tin đáp ứng yêu cầu Basel 2 ....... 166
3.3.2.6 Từng bước nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động và quản
trị rủi ro thị trường tại Agribank ........................................................ 167
3.4 KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 168

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan ....................... 168
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................ 171
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 176

KẾT LUẬN................................................................................................ 177

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 2

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT
GIẢI NGHĨA
TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn VN
Công ty quản lý tài sản của Agribank
BĐH Ban điều hành
Hệ số an toàn vốn
(The Capital Adequacy Ratio)
Cán bộ tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng
Công ty TNHH mua bán nợ Việt nam
EAD Dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
(Exposure At Default)
EL, UL Tổn thất dự kiến, tổn thất ngoài dự kiến
(Expected Loss/Unexpected Loss)
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐTV Hội đồng thành viên
ICAAP Qui trình đánh giá đủ vốn nội bộ
(The Internal Capital Adequacy Assessment Process)
IPCAS The Modernization of Interbank payment and
Customer Accounting System
IRB Tiếp cận phương pháp xếp hạng nội bộ
(The Internal Ratings-Based Approach)
KT-KSNB Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
KToNB Kiểm toán nội bộ
LGD Tỷ trọng tốn thất ước tính
(Loss Given Default)
NCS Nghiên cứu sinh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PD Xác suất khách hàng không trả được nợ
(Probability of Default)
SA Tiếp cận phương pháp chuẩn hóa
(The Standardized Approach)
Stress-tesing Kiểm tra sức chịu đựng
TSBĐ Tài sản bảo đảm
TSC Trụ sở chính
Công ty quản lý tài sản các TCTD việt nam
XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số
TÊN SƠ ĐỒ Trang
hiệu
1.1 Các trụ cột của Hiệp ước Basel 2 24
1.2 Mô hình “3 vòng kiểm soát” RRTD của NHTM 32
2.1 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại TSC của Agribank 85
2.2 Qui trình nhận diện RRTD giai đoạn cấp tín dụng 87
2.3 Nội dung kiểm soát RRTD tại Agribank 93
2.4 Qui trình kiểm soát RRTD giai đoạn giải ngân 95
3.1 Đề xuất tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại Agribank 133
3.2 Tổ chức quản lý RRTD tại TSC 134
3.3 Tổ chức quản lý RRTD tại Khu vực/ chi nhánh 135
3.4 Tiêu chuẩn nhân sự của các Khối chức năng quản trị RRTD 138
DANH MỤC BẢNG

Số
TÊN BẢNG Trang
hiệu
1.1 Lộ trình áp dụng Basel 2 tại một số NHTM 61
2.1 Kết quả hoạt động chủ yếu của Agribank 73
2.2 Thị phần tín dụng của Agribank 76
2.3 Tương quan nợ xấu và vốn điều lệ tại Agribank 81
2.4 Hệ thống phân loại nợ của Agribank 92
2.5 Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại Agribank 92
2.6 Tình hình trích và sử dụng dự phòng tại Agribank 101
2.7 Tương quan dự phòng RRTD và nợ nhóm 5 tại Agribank 102
2.8 Tình hình bán nợ xấu tại Agribank 103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số
TÊN BIỂU ĐỒ Trang
hiệu
2.1 Tình hình dư nợ toàn hệ thống Agribank 74
2.2 Tăng trưởng dư nợ của Agribank so với toàn hệ thống 75
2.3 Dư nợ theo lĩnh vực tại Agribank 76
2.4 Dư nợ xấu tại Agribank 78
2.5 Tốc độ tăng nợ xấu so với tăng trưởng tín dụng Agribank 78
2.6 Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank 79
2.7 Nợ xấu theo ngành tại Agribank thời điểm 31/12/2015 80
2.8 Nợ nhóm 5 Agribank 81
2.9 Tình hình bổ sung TSBĐ 96
2.10 Tình hình cho vay duy trì SXKD 98
2.11 Tình hình cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi tiền vay 99
2.12 Tình hình xử lý nợ xấu từ TSBĐ và dự phòng RRTD 101
2.13 Tổng hợp các biện pháp xử lý nợ xấu 106
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng (RRTD) được
coi là rủi ro thường trực nhất, khi xảy ra có thể để lại hậu quả nặng nề không
chỉ đối với một ngân hàng, mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống
ngân hàng và nền kinh tế. Mặc dù vậy, các Ngân hàng thương mại (NHTM)
không thể loại bỏ hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ nhất định.
Trong hoạt động tín dụng của NHTM, thay vì lựa chọn chiến lược loại bỏ rủi
ro, các NHTM chấp nhận rủi ro, đánh đổi rủi ro để có lợi nhuận. Hệ thống
quản trị RRTD của một ngân hàng thực hiện sứ mệnh đảm bảo cho ngân hàng
luôn kiểm soát rủi ro ở mức độ hợp lý (mức rủi ro ngân hàng có thể chấp
nhận) phù hợp với qui mô và bản chất kinh doanh tín dụng của ngân hàng và
đạt được lợi nhuận cao nhất.
Hiệp ước Basel 2 (còn gọi là Hiệp ước vốn mới) là thỏa thuận của các
Ngân hàng Trung Ương của các nước thành viên Ủy ban Basel về một cơ chế
quản lý, điều hành, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả
quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD. Năm 2006, Hiệp ước có hiệu lực với các
định chế tài chính tại các nước thành viên Ủy ban Basel. Đến nay, theo khảo
sát của Ủy ban Basel, Hiệp ước đã được áp dụng rộng rãi tại các NHTM ở
hơn 150 quốc gia [66] bao gồm cả các nước không phải là thành viên Ủy ban
Basel như một chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, thanh tra, giám sát hoạt
động của các NHTM.
Tại Việt nam, ngày 20/3/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có
chủ trương chính thức về triển khai Basel 2 bằng Công văn
1601/2014/NHNN-TTGSNH [24]. Theo công văn này, 10 NHTM Việt nam
được chọn triển khai thí điểm theo lộ trình, các NHTM khác triển khai sau
giai đoạn thí điểm.
2

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank), với trên 28 năm hoạt động đã đạt nhiều thành tựu được ghi nhận.
Tính đến thời điểm 31/12/2015, Agribank là ngân hàng Việt Nam có qui mô
hoạt động đứng thứ 2 trong toàn hệ thống. Tuy vậy, tỷ lệ nợ xấu những năm
gần đây luôn cao, nhiều năm vượt qua ngưỡng 3% và là một trong những
ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất toàn hệ thống. Gần đây, NHNN và cơ
quan có thẩm quyền đã phát hiện các sai phạm trong hoạt động kinh doanh
(đặc biệt là hoạt động tín dụng) tại Agribank trong đó chủ yếu do nguyên
nhân chủ quan trong việc quản lý, điều hành. Vì vậy, đi đôi với việc tái cơ
cấu, Agribank cần phải đổi mới toàn diện quản trị RRTD.
Theo Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH, Agribank không nằm
trong nhóm ngân hàng triển khai Basel 2 thí điểm, phần lớn nguyên nhân là
những năm gần đây chất lượng tín dụng tại Agribank giảm sút nghiêm trọng,
hạ tầng quản trị RRTD còn nhiều bất cập, đặc biệt là quản trị RRTD chậm đổi
mới, chưa đảm bảo tính độc lập và hiệu quả của các bộ phận trong khối quản
lý RRTD. Vì vậy, để Agribank phát triển an toàn và bền vững không còn con
đường nào khác là cùng với quá trình tái cơ cấu toàn diện, Agribank phải chủ
động triển khai quản trị RRTD theo Basel 2.
Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Quản trị RRTD theo Hiệp ước
Basel 2 tại Agribank” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa cả về phương diện lý
thuyết và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án bao gồm các
công trình đề cập đến các vấn đề: chất lượng tín dụng, RRTD, quản trị RRTD,
Agribank và Basel 2. Trong đó có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau:
3

Luận án tiến sĩ“Quản trị RRTD của Agribank”của tác giả Nguyễn Tuấn
Anh[4]. Với cách tiếp cận truyền thống nội dung luận án tập trung đánh giá
thực trạng quản trị RRTD tại Agribank trong giai đoạn 2005-2010 và đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại Agribank, các giải pháp của luận
án tập trung xử lý các vấn đề còn tồn tại trong quản trị RRTD song chưa đáp
ứng được việc tuân thủ Basel 2 về quản trị RRTD. Luận án tiến sĩ “Quản lý
RRTD tại Ngân hàng công thương Việt nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú[32].
Luận án đã làm rõ các nội dung của qui trình quản trị RRTD, đặc biệt luận án
đã tiếp cận các chuẩn mực của Basel 2 về đo lường RRTD. Để tăng cường
quản lý RRTD tại Vietinbank, luận án đã đề xuất các giải pháp theo lộ trình,
trong đó một số giải pháp (giải pháp đo lường RRTD, hoàn thiện cơ cấu bộ
máy quản lý RRTD) đã hướng tới việc quản trị RRTD theo chuẩn mực quốc
tế. Luận án tiến sĩ “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý RRTD tại
hệ thống NHTM Việt nam” của tác giả Lê Thị Huyền Diệu[7]. Luận án đã làm
rõ những vấn đề cốt lõi của việc xác định và xây dựng mô hình quản lý RRTD
của NHTM. Luận án đã đánh giá thực trạng mô hình quản lý RRTD của hệ
thống NHTM Việt nam và đề xuất các giải pháp theo lộ trình để hoàn thiện
mô hình quản lý RRTD của hệ thống NHTM Việt nam. Luận án tiến sĩ “Quản
lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt nam” của tác giả Nguyễn Thị Hoài
Phương[26]. Với cách tiếp cận hướng theo chuẩn mực Basel 2, Luận án đã
làm rõ các vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu. Với kết quả khảo sát dữ liệu về 5
ngân hàng có qui mô lớn nhất hệ thống NHTM Việt nam giai đoạn 2005-
2011, luận án đã đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý nợ xấu, đặc biệt
là xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt nam. Luận án tiến sĩ “Quản lý danh mục
cho vay tại Agribank” của tác giả Nguyễn Thùy Dương[8]. Nội dung luận án
tập trung làm rõ lý luận cơ bản về quản lý danh mục cho vay của NHTM. Với
việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý danh mục cho vay tại Agribank giai
4

đoạn 2005-2011, tác giả đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý danh
mục cho vay tại Agribank. Luận án tiến sĩ “Quản lý nợ xấu tại Agribank” của
tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc[6]. Luận án được nghiên cứu trong bối cảnh
NHNN Việt nam đang tích cực áp dụng các biện pháp để đưa tỷ lệ nợ xấu của
Agribank nói riêng và các NHTM Việt nam nói chung về mức dưới 3%. Trên
cơ sở làm rõ lý luận quản lý nợ xấu, thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank
giai đoạn 2010-2014, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đạt mục
tiêu cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của Agribank đạt dưới 3%. Luận án tiến sĩ
“Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt nam theo Hiệp ước Basel”
của tác giả Nguyễn Anh Tuấn[31]. Luận án đã hệ thống các vấn đề cơ bản về
quản trị rủi ro của NHTM và nội dung cơ bản các Hiệp ước Basel và đánh giá
mức độ tuân thủ các Hiệp ước Basel đến thời điểm cuối năm 2011. Trên cơ sở
đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản để tăng cường quản trị rủi
ro tại các NHTM Việt nam theo Hiệp ước Basel trong đó chủ yếu là hướng tới
tuân thủ Basel 2 và 3. Luận án tiến sĩ “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt
nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel” của tác giả
Nguyễn Đức Trung[29]. Luận án đã luận giải một cách có hệ thống các vấn
đề về đảm bảo an toàn ngân hàng trên góc độ vĩ mô và vi mô và các nội dung
cơ bản của các Hiệp ước Basel. Luận án đã khảo sát và đánh giá việc đảm bảo
an toàn hệ thống NHTM Việt nam giai đoạn 2005-2011 và đề xuất các giải
pháp theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho các NHTM việt nam theo Basel 2
giai đoạn 2012 - 2021.
Một số bài viết: ”Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng
trong quản trị RRTD theo Basel 2” của tác giả Lê Thanh Tùng (Tạp chí Thị
trường Tài chính Tiền tệ số 15- năm 2014, trang 18-21), trên cơ sở lý luận và
các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong Hiệp ước Basel 2 về hệ thống
XHTDNB, tác giả đã đề xuất các giải pháp để xây dựng và ứng dụng hệ thống
5

XHTDNB theo phương pháp IRB của Hiệp ước Basel 2. ”Hệ thống kiểm soát
nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện
nay” của TS Đào Minh Phúc và Ths. Lê Văn Hinh (Tạp chí Ngân hàng số 24
- tháng 12/2012, trang 20-26), nội dung bài viết đưa ra các nhận định về tính
chất mới của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng như những bất cập của
hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt nam. Trên cơ sở đó các tác giả
đã có một số đề xuất đối với công tác kiểm soát nội bộ tại các NHTM đáp ứng
yêu cầu ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro. “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển
vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần- đôi điều bàn luận và khuyến
nghị” của TS Trần Công Hòa và Ths. Đỗ Thị Trà Linh (Tạp chí Ngân hàng số
24- tháng 12/2012 trang 31-35). Bài viết đã phân tích, làm sáng tỏ những vấn
đề phát sinh khi thực hiện chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần trong xử lý
rủi ro tín dụng của các NHTM Việt nam và đề xuất với các NHTM khi thực
hiện chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần cần giải quyết 5 vấn đề cơ bản:
khả năng thu hồi vốn, bản chất và mức độ rủi ro, giá chuyển đổi, quyền lợi và
trách nhiệm khi trở thành cổ đông của DN và các khó khăn, thách thức phải
vượt qua để bảo toàn vốn góp của mình tại Doanh nghiệp. “Tính tài sản có
rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ và điều
kiện áp dụng đối với Ngân hàng Việt nam” của TS Trương Thị Hoài Linh
(Tạp chí Ngân hàng số 15- tháng 8/2014 trang 16-22), bài viết phân tích và
chỉ ra những lợi thế khi tính tài sản có rủi ro tín dụng dựa trên xếp hạng nội
bộ và chỉ ra 2 nhóm điều kiện cần thiết (điều kiện về hệ thống xếp hạng nội
bộ và điều kiện về mô hình công nghệ thông tin hỗ trợ) các NHTM phải đáp
ứng để có thể thực hiện tính tài sản có rủi ro tín dụng dựa trên xếp hạng nội
bộ. “Xây dựng mô hình 3 lớp phòng vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của các
NHTM Việt nam” của ThS Võ Thị Hoàng Nhi (Tạp chí Ngân hàng số 16-
tháng 8/2014 trang 21-27), bài viết đã làm sáng tỏ mô hình 3 lớp phòng vệ
6

trong cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM hiện đại và đề xuất 4 nhóm giải
pháp để hoàn thiện mô hình 3 lớp phòng vệ tại các NHTM Việt nam: đổi mới
tư duy quản trị rủi ro, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chuẩn hóa cán bộ ngân
hàng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro. “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân
hàng thông qua áp dụng Basel 2- Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế” của Nguyễn
Thị Vân Anh (Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014
trang 36-39), trên cơ sở khảo sát và rút bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng
Basel tại Singapore, Malayxia, Philipin. Bài viết đề xuất các giải pháp để áp
dụng Basel 2 tại các NHTM Việt nam.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác như: “Quản trị rủi ro
trong ngân hàng”[18], “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”[28],
“Quản trị ngân hàng thương mại “[14]; [20], “Quản trị NHTM hiện đại” [11],
“Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt nam tiếp cận và áp dụng chuẩn
mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo Hiệp ước Basel”[9]… đã đề cập đến
các khía cạnh khác nhau về RRTD, quản trị RRTD và Hiệp ước Basel 2.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến luận án của
các cá nhân và tổ chức khác nhau, trong đó có hai công trình nghiên cứu về
quản trị RRTD theo Basel 2 khá sâu sắc và toàn diện.
Thứ nhất: công trình nghiên cứu “Credit risk Measurement Under
Basel 2: An overview and Implementation Issues for Developing
Countries”[46] của 2 tác giả là nhà kinh tế học Châu Âu Constantinos
Stephanou và nhà kinh tế học người Châu Mỹ Latinh Juan Carlos Mendoza
được thực hiện năm 2005. Tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng thể những
thay đổi về cách tính yêu cầu vốn cho RRTD, chỉ ra những điểm mới của
Basel 2 so với Basel 1 liên quan đến tính vốn tối thiểu cho RRTD. Đặc biệt
tác giả cũng làm rõ những yêu cầu cần thiết để có thể đo lường RRTD theo
7

Basel 2. Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu vào phân tích, đánh giá những thách
thức, khó khăn trong việc triển khai đo lường RRTD theo Basel 2 của các
NHTM tại các quốc gia đang phát triển.
Thứ hai : Công trình nghiên cứu ”Managing Credit Risk: Beyond Basel
2”[51] của KPMG thực hiện năm 2008. Công trình tập trung làm sáng tỏ
những vấn đề cốt lõi trong quản trị RRTD hiện đại của NHTM: dữ liệu liên
quan đến hoạt động tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống
kiểm tra sức chịu đựng, quản lý danh mục tín dụng chủ động, quản lý nợ
xấu… Người đọc có thể hiểu sâu hơn về những nội dung quan trọng trong
quản trị RRTD hiện đại, các cơ hội, thách thức và lợi ích NHTM nhận được
khi thực hiện Basel 2 trong quản trị RRTD.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác có đề cập đến RRTD và
quản trị RRTD theo Basel 2: Analyzing Banking risk[49], The use of credit
scoring model and the importance of a credit Culture[34], ICAAP in
Europe[52], Credit risk under Basel 2[53], The survival analysis approach in
Basel II credit risk management: modeling danger rates in the loss given
default parameter[60], A framework for assessing credit risk in Depository
Institution[45], …Các công trình này đề cập đến một số khía cạnh của quản
trị RRTD theo quan niệm truyền thống hoặc quan niệm hiện đại như: đo
lường, phân tích, đánh giá RRTD, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, mô
hình lượng hóa xác suất vỡ nợ của khách hàng…
2.2 “Khoảng trống” trong các nghiên cứu liên quan đến luận án
Tính đến 31/12/2015, các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
kể trên đã giải quyết được một số nội dung liên quan đến luận án: các khía
cạnh khác nhau về nội dung lý luận về RRTD và quản trị RRTD, hệ thống
hóa và làm rõ các Hiệp ước Basel, đánh giá quản trị RRTD tại Agribank giai
8

đoạn trước năm 2012. Một số giải pháp của các công trình nghiên cứu đã
hướng tới việc tuân thủ một số nội dung của Hiệp ước Basel 2.
Bên cạnh các kết quả của các nghiên cứu trước đây đã đạt được, vẫn còn
một số khoảng trống chưa được nghiên cứu, chưa được làm rõ. Cụ thể:
- Một số công trình nghiên cứu liên quan, đặc biệt là các công trình về
Agribank đã có các giải pháp gắn với mục tiêu tiếp cận Basel 2 về quản trị
RRTD như: hoàn thiện đo lường RRTD, hoàn thiện qui trình tín dụng, xây
dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín
dụng…nhưng chưa có giải pháp nào gắn với việc tuân thủ các chuẩn mực của
Basel 2.
- Một số công trình đã đề xuất giải pháp quản trị RRTD tại Agribank theo
Basel 2, song chưa có công trình nào chỉ ra mức độ đáp ứng các chuẩn mực
Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank và đề xuất hệ thống các giải pháp và
các điều kiện thực hiện các giải pháp theo lộ trình để Agribank đạt chuẩn
Basel 2 về quản trị RRTD.
Một số “khoảng trống” được đề cập ở trên sẽ là hướng nghiên cứu của
luận án.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ “khoảng trống” của các công trình nghiên cứu liên quan, NCS xác
định các câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Tại sao các NHTM nên quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2? Để triển khai
quản trị RRTD theo Basel 2 các NHTM phải đáp ứng điều kiện gì?
- Thực trạng quản trị RRTD tại Agribank hiện nay như thế nào? Mức độ đáp
ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank?
- Tại sao NHNN Việt nam không chọn Agribank vào danh sách các NHTM
thí điểm triển khai Basel 2 ? Lộ trình triển khai Basel 2 tại Agribank như thế
nào? Để đảm bảo việc triển khai áp dụng thành công, mỗi giai đoạn Agribank
9

cần xử lý những vấn đề gì, chuẩn mực nào ưu tiên triển khai trước để có thể
tiết kiệm nguồn lực, tránh các “phản ứng phụ” tiêu cực đến hoạt động kinh
doanh và phù hợp khả năng thực hiện tại Agribank?
2.4 Hướng nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu liên
quan, xác định khoảng trống và câu hỏi cho nghiên cứu, luận án sẽ tập trung
vào giải quyết các vấn đề cơ bản:
Về lý luận: Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel
2 tại NHTM. Luận án của NCS không đi sâu vào các vấn đề lý luận kinh điển
mà tiếp cận quản trị RRTD theo quan điểm hiện đại, gắn các chuẩn mực của
Hiệp ước Basel 2 vào thực tiễn quản trị RRTD tại Agribank. Cụ thể: luận án
hệ thống các chuẩn mực và điều kiện thực hiện các chuẩn mực của Basel 2 về
chiến lược và khẩu vị RRTD (khả năng chấp nhận RRTD), tổ chức bộ máy
quản trị RRTD, chính sách quản trị RRTD, qui trình và thủ tục quản trị
RRTD tại NHTM.
- Làm rõ lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel
2 và các điều kiện để triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 tại NHTM
Về kinh nghiệm quốc tế: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn triển khai áp
dụng Basel 2 về quản trị RRTD tại một số NHTM trong và ngoài nước, luận
án đúc kết những bài học kinh nghiệm tốt nhất, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý
các khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai Basel 2 để vận dụng tại
Agribank trong thời gian tới.
Về thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện: đánh giá đúng thực trạng
quản trị RRTD và mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại
Agribank trên các nội dung cơ bản: chiến lược và khẩu vị RRTD, chính sách
quản trị RRTD, tổ chức bộ máy quản trị RRTD, qui trình và thủ tục quản trị
RRTD. Từ đó, NCS đề xuất các giải pháp để triển khai quản trị RRTD theo
10

Basel 2 theo lộ trình phù hợp với khả năng thực hiện tại Agribank và chủ
trương triển khai Basel 2 của NHNN, mục tiêu cuối năm 2020 Agribank đạt
chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD.
2.4 Đóng góp mới của luận án
- Luận án phân tích, làm rõ lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị
RRTD theo Basel 2 và các điều kiện cần thiết để NHTM triển khai quản trị
RRTD theo Basel 2.
- Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quản trị RRTD theo Basel 2 tại một số
NHTM trong nước và nước ngoài, luận án khẳng định: không có một “kịch
bản” chung cho lộ trình triển khai Basel 2, nhưng để triển khai thành công,
cần hoàn thiện văn bản pháp lý, thành lập Ủy ban chuyên biệt để triển khai, để
đo lường được RRTD theo phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB), giai đoạn
đầu có những phân đoạn vẫn phải tiếp cận theo phương pháp chuẩn hóa (SA).
Những nhận xét này thực sự có giá trị cho Agribank trong việc triển khai quản
trị RRTD theo Basel 2 .
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank, luận án đã chỉ
ra: tuy đã xây dựng chiến lược, khẩu vị rủi ro, chính sách và các chức năng
kiểm soát RRTD, nhưng so với yêu cầu của Basel 2, Agribank còn có khoảng
cách về trình độ quản trị RRTD, hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu, hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ, đo lường RRTD và vốn cho RRTD, năng lực đội
ngũ cán bộ và minh bạch thông tin.
- Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1:
tập trung sắp xếp bộ máy quản trị RRTD, rà soát nhân sự, hoàn thiện các văn
bản nội bộ và kiểm soát chất lượng tín dụng. Giai đoạn 2: tập trung hoàn thiện
kho dữ liệu và đầu tư công nghệ, đo lường RRTD theo cách tiếp cận xếp hạng
nội bộ cơ bản đối với một số phân đoạn khách hàng, xây dựng qui trình đánh
giá đủ vốn nội bộ và công khai thông tin theo trụ cột 3- Basel 2.
11

3. Mục đích nghiên cứu của luận án


Hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD tiếp cận theo chuẩn mực
của Hiệp ước Basel 2 tại NHTM, làm rõ các lợi ích khi NHTM thực hiện quản
trị RRTD theo Basel 2 và các điều kiện để các NHTM triển khai quản trị
RRTD theo Basel 2. Đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD để xác định
mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp và các điều kiện thực hiện giải pháp để triển khai
quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2, mục tiêu Agribank đạt chuẩn Basel 2
vào cuối năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại NHTM.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quản trị RRTD tiếp cận theo các
chuẩn mực của Basel 2 về quản trị RRTD: chiến lược và khẩu vị RRTD,
chính sách quản trị RRTD, tổ chức bộ máy quản trị RRTD, qui trình và thủ
tục quản trị RRTD tại Agribank, trong đó hoạt động tín dụng được tiếp cận
theo Luật số 47/2010/QH12 “Luật các Tổ chức tín dụng”, có hiệu lực từ ngày
01 tháng 01 năm 2011.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quản trị RRTD trong hoạt
động ngân hàng tại Agribank (không bao gồm các công ty con, công ty liên
doanh, liên kết).
- Về thời gian: Khảo sát, phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Agribank
giai đoạn 2010 - 2015. Giải pháp thực hiện theo lộ trình từ năm 2016 đến năm
2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
12

- Trên cơ sở hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel 2
tại NHTM, luận án chỉ ra các lợi ích của việc quản trị RRTD theo Basel 2 tại
NHTM và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2.
Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những người quan tâm có thể tham khảo
để hiểu sâu hơn nội dung Basel 2 về quản trị RRTD và việc triển khai áp dụng
Basel 2 về quản trị RRTD tại NHTM. Bên cạnh đó, luận án đã đúc kết các bài
học kinh nghiệm tốt nhất về triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 cho
Agribank trên cơ sở khảo sát thực tiễn triển khai tại một số NHTM trong và
ngoài nước.
Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank giai đoạn
2010-2015, luận án đã chỉ ra mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị
RRTD tại Agribank. Các nhận định, đánh giá của luận án sẽ giúp cho các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý đặc biệt là Agribank có cái nhìn tổng thể, đầy đủ
về thực trạng quản trị RRTD và mức độ đáp ứng Basel 2 về quản trị RRTD tại
Agribank.
Từ thực trạng quản trị RRTD tại Agribank và kinh nghiệm triển khai
quản trị RRTD theo Basel 2 tại một số NHTM, luận án đề xuất giải pháp và
kiến nghị theo lộ trình từ năm 2016 đến năm 2020 để Agribank đạt chuẩn
Basel 2 về quản trị RRTD vào cuối năm 2020. Các giải pháp được xây dựng
trên nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, thực tiễn tại Agribank và đảm
bảo sự phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để đảm bảo việc nhận thức về quản trị RRTD theo Basel 2 tại NHTM nói
chung và Agribank nói riêng luôn đảm bảo tính logic giữa nhận thức trực
quan đến tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận
13

trong cùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp
với các qui luật vận động vốn có của nó.
Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên
cứu, NCS sử dụng các phương pháp:
Các phương pháp tư duy khoa học: Qui nạp, diễn dịch, loại suy, phân tích,
tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các dữ liệu NCS đã
thu thập được để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị RRTD tại
NHTM và thực trạng quản trị RRTD tại Agribank.
Phương pháp thống kê: thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến quản
trị RRTD tại Agribank theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của
các cơ quan quản lý Nhà nước và xuống quan sát trực tiếp ở Sở giao dịch, một
số Chi nhánh để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận
án.
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia, các cán bộ
tín dụng (CBTD) và cán bộ quản lý tại một số chi nhánh của Agribank (trực
tiếp, qua thư điện tử) để có thêm các thông tin cần thiết, hữu ích phục vụ cho
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: phát phiếu khảo sát thực trạng kiểm
soát RRTD tại các chi nhánh: Sở giao dịch, chi nhánh Hà nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Hưng Yên, Hải dương, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Nghệ An để có thêm
thông tin cho việc đánh giá kiểm soát RRTD tại các Chi nhánh Agribank. Các
Chi nhánh được NCS chọn khảo sát đảm bảo tính đại diện: có chi nhánh loại
1, loại 2, loại 3; Chi nhánh thành phố lớn, chi nhánh khu vực nông thôn, Chi
nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao, chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thấp.
Do các mô hình lượng hóa, các công thức đo lường vốn, đo lường,
đánh giá RRTD đã được đề cập và thừa nhận tính chính xác và khoa học ở các
14

công trình nghiên cứu liên quan trước đó. Vì vậy, khi đề cập đến việc đo
lường, đánh giá, lượng hóa RRTD, NCS không đi sâu vào nghiên cứu các kỹ
thuật tính toán mà sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu các công trình liên quan.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu đã
công bố, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại
NHTM
Chương 2: Thực trạng quản trị RRTD và mức độ đáp ứng các chuẩn mực
Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank
Chương 3: Giải pháp triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại
Agribank
15

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
HIỆP ƯỚC BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN


HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai bên trong đó một bên (bên cấp tín
dụng) chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị cho bên còn lại (bên
được cấp tín dụng) trong một khoảng thời gian nhất định. Hết thời hạn theo
thỏa thuận, người được cấp tín dụng phải hoàn trả lại cho người cấp tín dụng
một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín
dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân
hàng đóng vai trò là người cấp tín dụng.
Khái niệm RRTD đã được nhiều nhà kinh doanh ngân hàng, nhà nghiên
cứu đề cập trên nhiều phương diện khác nhau. RRTD thường được hiểu là rủi
ro xuất hiện khi bên có nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ tín dụng không sẵn
sàng hoặc không có khả năng thanh toán đầy đủ cho bên còn lại theo thỏa
thuận. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành
ngày 21/01/2013: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có
khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Trong bộ “17 nguyên tắc
quản trị RRTD” của Ủy ban Basel (ban hành tháng 9/ 2000) có đề cập
“RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng
nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”.
16

Một cách tổng quát có thể hiểu RRTD trong hoạt động tín dụng của
NHTM là sự không chắc chắn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh
toán của người được cấp tín dụng cho ngân hàng theo các điều khoản đã thỏa
thuận.
RRTD là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ NHTM nào có hoạt động
tín dụng. Hoạt động của NHTM liên quan đến việc chấp nhận rủi ro để thu lợi
nhuận. Vì vậy, có thể nói hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động dựa
trên rủi ro. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng cần xác định mức độ rủi ro nhất định
mà ngân hàng có thể chịu đựng được trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch kinh
doanh đã được xác định cụ thể trong từng giai đoạn nhất định.
1.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Nguyên nhân gây ra RRTD tương đối đa dạng và phức tạp, bao gồm 3
nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài, nguyên nhân từ
khách hàng và nguyên nhân từ ngân hàng.
1.1.2.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn nằm trong một môi trường
nhất định. Khi những biến số trong môi trường thay đổi có thể là nguyên nhân
gây ra RRTD cho ngân hàng.
Môi trường bên ngoài bao gồm: Môi trường kinh tế, Môi trường chính
trị, xã hội, pháp luật, môi trường tự nhiên...Khi môi trường bên ngoài có sự
biến động, ví dụ; sự biến động của nền kinh tế vĩ mô (biến động tỷ giá, lạm
phát, lãi suất…), sự thay đổi môi trường pháp luật (thay đổi cơ chế, chính
sách, qui định pháp luật của nhà nước), sự thay đổi quan điểm của hệ thống
chính trị hoặc sự thay đổi của môi trường tự nhiên…đều có thể tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong
nền kinh tế, đến hoạt động tích lũy và tiêu dùng của dân cư. Trong điều kiện
môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội, tự nhiên ổn định sẽ tạo điều
17

kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp, cá nhân mở rộng và nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tích
lũy, đầu tư và khả năng thanh toán, các cá nhân có cơ hội tăng thu nhập và mở
rộng tiêu dùng. Ngược lại, môi trường bên ngoài có nhiều biến động, bất ổn
sẽ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân,
từ đó giảm khả năng tích lũy, gây khó khăn về tài chính cho các doanh
nghiệp, giảm thu nhập cá nhân. Trong trường hợp các doanh nghiệp, cá nhân
có quan hệ tín dụng với NHTM, khả năng trả nợ sẽ giảm sút, dễ phát sinh
RRTD.
Nguyên nhân gây RRTD từ môi trường bên ngoài mang tính chất bất
khả kháng, NHTM thường khó hoặc không thể kiểm soát được mà chỉ có thể
dự báo và thực hiện dự phòng sự biến động.
1.1.2.2 Nguyên nhân từ khách hàng
Khách hàng là đối tượng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ theo cam
kết. Trong trường hợp năng lực quản lý điều hành nói chung, khả năng quản
lý và sử dụng vốn nói riêng của khách hàng yếu kém sẽ dẫn đến hoạt động
kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, không tạo ra nguồn thu để trả nợ ngân
hàng, từ đó gây ra RRTD. Hoặc trong một số trường hợp khách hàng có ý
định lừa đảo: sử dụng các thông tin không trung thực khi lập hồ sơ vay vốn,
sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn ngân hàng, không có thiện
chí trả nợ. Trong những trường hợp này, nếu ngân hàng không thẩm định chặt
chẽ trước, trong và sau khi cho vay, không phát hiện kịp thời mà vẫn cấp tín
dụng cho khách hàng thì hậu quả tất yếu là phát sinh RRTD, không thể thu
hồi nợ gốc và lãi.
1.1.2.3 Nguyên nhân từ ngân hàng
RRTD còn có nguyên nhân từ phía ngân hàng. Bao gồm:
 Tập trung tín dụng
18

Trong hoạt động của ngân hàng do những lý do nhất định nào đó, có
thể ngân hàng quá tập trung tín dụng vào một khách hàng (hoặc một nhóm
khách hàng), tập trung vào một ngành nghề, một lĩnh vực hoặc một khu vực
địa lý…Khi các đối tượng, các lĩnh vực, ngành nghề có mức độ tập trung tín
dụng cao có biến động có thể là nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng.
 Qui trình cấp tín dụng chưa phù hợp hoặc hạ thấp điều kiện vay vốn
Qui trình cấp tín dụng chưa phù hợp, các bước trong qui trình chưa
thực sự chặt chẽ sẽ tạo ra các kẽ hở, lỗ hổng để khách hàng có thể lách luật,
thiếu trung thực là nguyên nhân gây ra RRTD. Bên cạnh đó, trong những
trường hợp nhất định ngân hàng hạ thấp các điều kiện vay vốn cũng có thể là
nguyên nhân phát sinh và làm trầm trọng thêm RRTD. Khi qui trình cấp tín
dụng chưa chặt chẽ, các điều kiện vay vốn bị hạ thấp sẽ dẫn đến việc thiếu
thận trọng trong quá trình xét duyệt và cấp tín dụng, thiếu chặt chẽ, thiếu thận
trọng, không tuân thủ qui trình kiểm soát hoặc kiểm soát mang tính hình thức,
từ đó gây ra RRTD.
 Trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng có thể
là nguyên nhân trực tiếp gây ra RRTD. Do tính phức tạp trong quá trình thẩm
định, đánh giá các dự án/ phương án vay vốn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có
trình độ chuyên môn, am hiểu về khách hàng, về các hoạt động liên quan đến
việc sử dụng vốn vay. Trong trường hợp cán bộ tín dụng không đủ trình độ
chuyên môn để đánh giá đúng khách hàng và tính khả thi của phương án vay
vốn, dẫn đến quyết định cấp tín dụng cho khách hàng không đủ tin cậy về
việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ hoặc khả năng tài chính của khách hàng
không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, RRTD tất yếu sẽ phát
sinh. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác tín dụng nếu không ý thức được trách
nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ qui trình, nghiệp vụ nhằm mục
19

đích gian lận, trục lợi sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc cấp tín dụng cho khách
hàng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, lơ là kiểm soát quá trình sử dụng vốn
của khách hàng, hậu quả tất yếu là ngân hàng không thu hồi đủ nợ gốc và lãi,
RRTD tăng cao.
 Rủi ro tín dụng nhạy cảm với thị trường và thanh khoản
Trong trường hợp RRTD nhạy cảm với thị trường và thanh khoản có
thể gây ra RRTD ở mức độ cao hơn.
Thị trường biến động làm giảm giá trị các tài sản của khách hàng vay,
ảnh hưởng đến uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng. Thị trường biến
động cũng gây nên sự giảm giá tài sản thế chấp, các hợp đồng phái sinh. Từ
đó RRTD có nguy cơ tăng cao.
Tương tự, yếu tố thanh khoản cũng tác động đến giá trị, khả năng
chuyển đối các tài sản được nắm giữ bởi ngân hàng cũng như khách hàng vay
vốn. Điều đó sẽ làm phát sinh và trầm trọng hơn RRTD cả từ phía ngân hàng
và khách hàng được cấp tín dụng.
RRTD cũng có thể có nguyên nhân từ các rủi ro khác trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Khi phát sinh rủi ro thị trường hoặc rủi ro hoạt
động cũng có thể là nguồn gốc gây ra RRTD.
1.1.3 Tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng
1.1.3.1 Ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng
- Tăng chi phí vốn, giảm lợi nhuận ngân hàng. RRTD xảy ra đồng nghĩa với
việc nguy cơ không thu hồi đủ vốn gốc và lãi. Điều này sẽ trực tiếp làm giảm
thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Trong trường hợp số tiền tổn thất quá
lớn, làm cho ngân hàng thua lỗ, thậm chí phá sản. Bên cạnh đó, khi phát sinh
RRTD sẽ làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí như: chi phí quản lý nợ, chi
phí dự phòng…các chi phí này một lần nữa sẽ ăn mòn vào lợi nhuận, là
nguyên nhân dẫn đến thua lỗ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
20

- Giảm năng lực thanh toán của ngân hàng. Với đặc thù là doanh nghiệp kinh
doanh tiền tệ, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn huy động. Các nguồn huy động
này đều có thời hạn và ngân hàng phải trả lãi cho người gửi tiền. Vì vậy, ngân
hàng phải tìm mọi cách để mở rộng cho vay, đầu tư tạo thu nhập bù đắp chi
phí lãi huy động và có lợi nhuận. Đồng thời các khoản cho vay, đầu tư phải
được thu hồi đúng hạn để có nguồn hoàn trả cho người gửi tiền. RRTD làm
cho ngân hàng không thu đủ gốc và lãi đúng hạn, tác động xấu đến kế hoạch
nguồn vốn. Trong trường hợp RRTD tăng nhanh, không có khả năng kiểm
soát ngân hàng sẽ thiếu nguồn chi trả cho người gửi tiền, giảm khả năng thanh
toán.
- Tăng vốn để đảm bảo đủ bù đắp cho tốn thất tín dụng. Theo khuyến nghị
của Ủy ban Basel, để hạn chế rủi ro và tổn thất tín dụng, ngân hàng phải luôn
đủ vốn cho RRTD. RRTD gia tăng sẽ gây áp lực ngân hàng phải tăng vốn. Vì
vốn tối thiểu được đo lường trên cơ sở tài sản có rủi ro, khi rủi ro tăng ngân
hàng phải tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn luôn đạt tỷ lệ qui định.
- Hạn chế tăng trưởng tín dụng: Về nguyên tắc, một khách hàng không hoàn
thành nghĩa vụ trả nợ cũ sẽ bị hạn chế các khoản vay mới. Trong nhiều trường
hợp, ngân hàng phải xử lý RRTD thông qua xử lý bằng việc phát mại tài sản
bảo đảm (TSBĐ), khởi kiện tòa án…những biện pháp xử lý này trong chừng
mực nhất định có thể làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng cũng như mối
quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Những lý do trên cho
thấy, RRTD còn là nguyên nhân làm giảm tăng trưởng tín dụng của ngân
hàng.
- Giảm uy tín của ngân hàng. RRTD tăng, chất lượng tín dụng của ngân hàng
giảm, giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ sẽ làm ngân hàng mất tín nhiệm trên thị
trường. Đặc thù là đơn vị kinh doanh dựa vào chữ tín, mất tín nhiệm sẽ là mối
đe dọa phá sản đối với bất kỳ một NHTM nào. Thực tế đã chứng minh rất
21

nhiều NHTM phải đóng cửa, phá sản mà nguyên nhân sâu xa từ việc không
kiểm soát được RRTD.
1.1.3.2 Tác động tiêu cực đến nền kinh tế
- Làm đình trệ hoạt động của nền kinh tế: RRTD là nguyên nhân làm nghẽn
dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế do vốn “bơm” vào nền kinh tế của hệ
thống ngân hàng bị giảm. Bên cạnh đó các Doanh nghiệp có nợ xấu rất khó
tiếp cận các khoản tín dụng mới. Kết quả là các Doanh nghiệp ngày càng
thiếu vốn, khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, thậm chí là phá sản.
Những tác động tiêu cực này một lần nữa lại tác động kép đến thu nhập, công
ăn việc làm của người lao động. Hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu
dùng cũng vì thế ngày càng đình trệ. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến suy
thoái, khủng hoảng kinh tế.
- Gây bất ổn cho thống tài chính- ngân hàng: Hệ thống NHTM có mối liên
kết chặt chẽ do các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng thường liên quan
đến nhau. Vì vậy, rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng thường có tính chất dây
chuyền: Một ngân hàng có khó khăn hoặc phá sản sẽ kéo theo hàng loạt các
ngân hàng khác trong hệ thống vào tình trạng tương tự. Khi RRTD tại một
hoặc một số NHTM tăng cao làm cho các ngân hàng đó kinh doanh thua lỗ,
phá sản sẽ là mối đe dọa đến bất ổn, mạnh hơn có thể là sự sụp đổ của cả hệ
thống tài chính- ngân hàng.
- Tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước: RRTD làm cho các Doanh
nghiệp (bao gồm NHTM) hoạt động đình trệ, thua lỗ, thu nhập người lao
động giảm sút. Khi các doanh nghiệp thua lỗ sẽ làm giảm nguồn thu ngân
sách từ thuế Thu nhập doanh nghiệp. Các NHTM có nợ xấu lớn sẽ tăng trích
dự phòng RRTD, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, từ đó cũng làm giảm thu
ngân sách từ thuế. Lợi nhuận ngân hàng giảm còn tác động giảm thu nhập
người lao động, kết quả cũng làm giảm nguồn thu thuế. Trong nhiều trường
22

hợp, các NHTM không tự thân xử lý được nợ xấu, phải dùng ngân sách Nhà
nước sẽ làm tăng chi ngân sách Nhà nước. Như vậy, nợ xấu vừa tác động
giảm thu, vừa tác động tăng chi Ngân sách Nhà nước.
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL 2 TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm quản trị RRTD theo quan điểm của Ủy ban Basel
Hiện nay, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học, các tổ
chức tài chính, ngân hàng đã đưa ra nhiều khái niệm quản trị RRTD. Có thể
thấy một số khái niệm điểm hình:
Theo tài liệu tập huấn quản trị RRTD của Trường Đào tạo Ngân hàng
Thụy Sĩ- Á Châu (năm 2012): “Quản trị RRTD là quá trình độc lập kiểm soát
và giám sát mức độ chấp nhận RRTD để đảm bảo rằng hoạt động đó nằm
trong giới hạn đã định và phù hợp với chính sách, qui trình. Qua đó có thể
kiểm soát được thất thoát trong mức độ chấp nhận được và tránh những tổn
thất không mong đợi”. Trong khi đó, tài liệu hướng dẫn quản trị RRTD của
MAS (Singapore) [57]: “Quản trị RRTD là quá trình nhận diện, đo lường, đánh
giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo RRTD trong một khoảng thời gian nhất
định, trên cơ sở đó đảm bảo vốn để chống đỡ RRTD đã xác định”. Trong
Khung quản trị RRTD của Ngân hàng Standard Charter (năm 2012); “Quản
trị RRTD là quá trình quản lý RRTD thông qua thiết lập Khung các chính
sách và thủ tục nhằm kiểm soát việc đo lường và quản lý RRTD”. Theo tổ
chức Moody’s Analylics (chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn quản trị RRTD toàn
cầu): “Quản trị RRTD là quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất
bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTD trong một khoảng
thời gian nhất định”, theo quan điểm này, quản trị RRTD thực chất là quản lý
vốn và dự phòng cho RRTD. Theo quan điểm của Ủy ban Basel [39], “ Quản trị
RRTD là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh
23

theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho
phép”
Như vậy có thể thấy, khái niệm quản trị RRTD có nhiều cách tiếp cận,
các ý kiến, các quan điểm không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu thiên về mô
tả quá trình thực hiện quản trị RRTD. Còn khái niệm quản trị RRTD của Ủy
ban Basel đã làm rõ được mục tiêu cuối cùng của quản trị RRTD là tối đa hóa
lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo RRTD luôn trong phạm vi ngân hàng có thể
chấp nhận.
Với các nội dung đã được đề cập trong các khái niệm quản trị RRTD,
để đạt mục tiêu quản trị theo cách tiếp cận của Ủy ban Basel, quản trị RRTD
tại NHTM phải tập trung vào các vấn đề cơ bản: (i) thiết lập được giới hạn
chấp nhận RRTD trên cơ sở mục tiêu chiến lược về RRTD trong từng giai
đoạn nhất định; (ii) thiết lập các chính sách, qui trình, thủ tục, trong đó xác
lập trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho các bộ phận liên quan để đảm bảo
RRTD luôn trong mức độ chấp nhận đã xác định của ngân hàng; (iii) đảm bảo
đủ vốn và dự phòng cho RRTD đã xác định nhằm giảm thiểu tổn thất tín
dụng.
1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại NHTM
1.2.2.1 Vài nét về Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel 2
Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 tại thành phố Basel- Thụy sĩ với
mục tiêu ban đầu là ngăn chặn sự sụp đổ các NHTM và thị trường tài chính
tại các nước thành viên (G10). Đến nay Ủy ban có 27 thành viên. Mục tiêu
hoạt động của Ủy ban Basel là nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân
hàng trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban thường xuyên trao đổi
thông tin về giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia. Từ đó xây dựng
các văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần
thiết.
24

Năm 1988, Ủy
y ban đã
đ giới thiệu hệ thống đo lường
ng vốn
v - Hiệp ước vốn
Basel (1988 Capital Accord), còn gọi
g là Basel I. Mặcc dù năm 1996, Basel 1
được sửa đổii và năm 1999 được
đư củng cố bằng bộ 25 nguyên ttắc cơ bản về
giám sát ngân hàng. Song khủng
kh hoảng tài chính toàn cầầu làm rủi ro trong
hoạt động củaa các NHTM trên thế
th giới bùng phát, các chuẩẩn mực đảm bảo an
toàn ngân hàng hiện
n hành không đủ
đ sức chống đỡ. Trướcc tình hình đó, sau khi
ban hành và lấy
y ý kiến
ki dự thảo, ngày 26/6/2004 bản Hiệp
pưước vốn mới (The
new Basel Capital Accord-
Accord International Convergence of Capital
Measurement and Capital Standard-
Standard A Revised Framework)
Framework)- còn gọi là Hiệp
ước Basel 2 chính thứ
ức được ban hành.
Hiệp ướcc Basel 2 được
đư trình bày theo 3 trụ cột:

TRỤ CỘT 1 TRỤ CỘT 2 TRỤ CỘT 3


• Yêu cầu vốn tối • Qui trình kiểm • Kỷ luật thị
thiểu tra, giám sát trường

Sơ đồ 1.1: Các trụ


tr cột của Basel 2
Trụ cột 1: Yêu cầu
u vốn
v tối thiểu
Basel 2 qui định
nh tỷ
t lệ an toàn vốn (CAR- Capital Aquadecy Ratio) ≥ 8%
(xác định bằng
ng cách lấy
l tổng vốn chia cho tài sản có rủii ro). Điểm
Đi khác biệt
với Basel 1 là các rủ
ủi ro được đề cập ở đây bao gồm: RRTD
RRTD, rủi ro vận hành
(hay rủi ro hoạt động)
ng) và rủi
r ro thị trường. Trọng số rủii ro ccủa Basel 2 chia 5
mức tương ứng vớii 5 nhóm nợ:
n : 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Việc
Vi xác
định trọng số tùy thuộc
thu vào xếp hạng tín nhiệm của chủ nợ
ợ đối với từng món
nợ. Basel 2 đề xuấtt các phương pháp tiếp
ti cậnn khác nhau đđể đo lường và xác
định trọng số rủii ro đđối với RRTD, rủi ro hoạt động và rủii ro thị
th trường.
25

Trụ cột 2: Qui trình kiểm tra, giám sát ngân hàng
Basel 2 đề xuất 4 nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát ngân hàng nhằm
đảm bảo: (i) NHTM phải luôn đảm bảo duy trì mức độ an toàn vốn; (ii) Thiết
lập và thực thi các chế tài cần thiết để đảm bảo các NHTM luôn duy trì mức
độ đủ vốn; (iii) Cơ quan giám sát ngân hàng phải thực hiện các chức năng
giám sát để quản lý mức độ đủ vốn của các NHTM và đảm bảo các NHTM
luôn duy trì mức vốn không dưới mức tối thiểu theo qui định.
Ngoài ra trụ cột 2 cũng đề cập đến các vấn đề cụ thể phải được quan tâm
trong quá trình kiểm tra, giám sát ngân hàng: xác định các rủi ro chưa được đề
cập trong trụ cột 1, tính minh bạch giám sát, thông tin liên lạc và sự hợp tác
tăng cường qua biên giới.
Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường
Trụ cột thứ ba nhấn mạnh các ngân hàng phải công khai thông tin theo
nguyên tắc thị trường. Basel 2 đề xuất một danh mục thông tin định tính và
định lượng cần công khai bao gồm: thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đủ vốn,
mức độ rủi ro, hệ thống nội bộ đo lường, đánh giá, xử lý rủi ro đối với từng
loại rủi ro của ngân hàng. Trụ cột 3 bổ sung và hoàn thiện các yêu cầu của trụ
cột 1 và 2. Trên cơ sở các yêu cầu của trụ cột 3, tính minh bạch theo nguyên
tắc thị trường được tuân thủ, cho phép các chủ thể tham gia thị trường có thể
giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Với những cải tiến cơ bản về nội dung, cách tính hệ số an toàn vốn
(hoàn thiện cách xác định trọng số rủi ro, bổ sung rủi ro hoạt động và làm rõ
hơn rủi ro thị trường, đề xuất nhiều phương pháp đo lường rủi ro), thừa nhận
các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro, đề xuất các yêu cầu và xác định rõ vai trò hoạt
động kiểm tra, giám sát ngân hàng cũng như kỷ luật thị trường, Basel 2 đã trở
thành một bộ chuẩn mực trong quản trị rủi ro của NHTM.
1.2.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel
26

Ủy ban Basel đã đề xuất 17 nguyên tắc cơ bản trong quản trị RRTD[39].
Các nguyên tắc này tập trung vào 5 nội dung cơ bản:
Thứ nhất: Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp (nguyên tắc 1, 2, 3)
Ngân hàng cần thiết lập môi trường RRTD phù hợp: xác định chiến
lược quản trị RRTD cho từng giai đoạn nhất định, chiến lược RRTD phải
phản ánh được khẩu vị RRTD và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Hội Đồng
Quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm phê duyệt, Ban điều hành chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện Chiến lược và khẩu vị RRTD. Môi trường tín dụng phù hợp
còn phải đảm bảo sự phân tách, độc lập về chức năng hoạt động giữa bộ phận
kinh doanh tín dụng và bộ phận quản trị RRTD.
Thứ hai: Đảm bảo qui trình cấp tín dụng lành mạnh (nguyên tắc 4,5,6,7)
Hoạt động cấp tín dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, giới hạn cấp tín
dụng lành mạnh đã được ngân hàng xác định. Trong đó các tiêu chuẩn cấp tín
dụng lành mạnh phải thể hiện được các nội dung cơ bản như: thị trường mục
tiêu, năng lực và sự tín nhiệm của bên được cấp tín dụng, mục đích, cấu trúc,
nguồn trả nợ của một khoản tín dụng. Giới hạn tín dụng phải được thiết lập
cho từng khách hàng, nhóm khách hàng liên quan cho từng loại hình tín dụng,
bao gồm các khoản mục trên sổ kinh doanh, các hoạt động trong và ngoại
bảng. Ngân hàng phải đảm bảo thiết lập đầy đủ các qui trình phê duyệt tín
dụng, bao gồm qui trình đối với các khoản tín dụng mới và qui trình sửa đổi,
điều chỉnh, tái tài trợ, tái cơ cấu cho các khoản tín dụng hiện tại. Đồng thời
việc phê duyệt tín dụng phải được thực hiện theo cấp thẩm quyền đã được qui
định. Phải đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình phê duyệt tín
dụng.
Thứ ba: Duy trì qui trình quản lý, đo lường và giám sát phù hợp (nguyên tắc
8,9,10,11,12,13)
27

Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống quản lý thường xuyên các danh
mục có nguy cơ phát sinh RRTD. Ủy ban Basel khuyến khích các NHTM
phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) để quản lý RRTD.
Hệ thống XHTDNB phải phù hợp với bản chất, qui mô và mức độ phức tạp
trong hoạt động tín dụng của từng ngân hàng. Ngân hàng phải có hệ thống
thông tin và các kỹ thuật phân tích để quản lý việc đo lường RRTD ở tất cả
các hoạt động trong và ngoại bảng. Hệ thống thông tin phải đảm bảo cung cấp
đầy đủ thông tin về cấu trúc của danh mục tín dụng và mức độ tập trung tín
dụng. Các NHTM phải có hệ thống để giám sát RRTD ở cấp độ từng khoản
tín dụng riêng lẻ và danh mục tín dụng. Bao gồm các điều kiện, mức trích lập
dự phòng đối với từng khoản tín dụng và trạng thái, chất lượng của danh mục
tín dụng. Khi đánh giá RRTD phải xem xét và đánh giá đúng mức sự tác động
của những biến động trong tương lai của nền kinh tế và nên đánh giá với các
kịch bản căng thẳng khác nhau của nền kinh tế.
Thứ tư: Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng (nguyên tắc
14,15,16)
Chức năng cấp tín dụng phải được quản lý để hoạt động cấp tín dụng
luôn tuân thủ các tiêu chuẩn và giới hạn nội bộ đã được xác định. Ngân hàng
cần thiết lập và tăng cường hiệu lực của kiểm tra, kiểm soát nội bộ (KT-
KSNB) và các thông lệ khác với mục tiêu đảm bảo RRTD không vượt quá
khả năng chấp nhận của ngân hàng.
Ngân hàng cần thiết lập chức năng đánh giá lại tín dụng độc lập với
chức năng kinh doanh để đánh giá chất lượng của từng khoản tín dụng và
danh mục tín dụng, nhận diện và phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, tín
dụng có vấn đề. Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về phương pháp và tổ
chức quản lý khoản nợ có vấn đề. Bộ phận đánh giá lại tín dụng phải báo cáo
trực tiếp đến HĐQT, Ban điều hành và Ủy ban Kiểm toán của Ngân hàng.
28

Chức năng kiểm toán nội bộ (KToNB) định kỳ đánh giá sự tuân thủ các
chính sách, qui trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động tín dụng đã được thiết
lập, hiệu quả của KT-KSNB, phát hiện những yếu kém trong các chính sách,
qui trình, thủ tục tín dụng và báo cáo lên lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng
(HĐQT).
Thứ 5: Đảm bảo vai trò của cơ quan giám sát (nguyên tắc 17)
Cơ quan giám sát yêu cầu các NHTM phải có hệ thống nhận diện, đo
lường, giám sát và kiểm soát hiệu quả. Cơ quan giám sát phải thực hiện đánh
giá độc lập sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản trị RRTD bao gồm chiến
lược, chính sách, qui trình và các vấn đề liên quan đến quá trình cấp tín dụng
và quản lý RRTD.
1.2.2.3 Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng
theo Basel 2
a. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược quản trị RRTD có thể hiểu là một chương trình, kế hoạch
mang tính chất dài hạn về quản trị RRTD với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
trên cơ sở rủi ro được kiểm soát ở mức độ ngân hàng có thể chấp nhận.
Chiến lược RRTD bao gồm các nội dung cơ bản: mục tiêu, nguyên tắc
quản trị RRTD và các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Chiến lược quản trị RRTD
phải đề xuất các mục tiêu tín dụng tổng quát mà ngân hàng hướng tới bao
gồm: loại hình cho vay, đối tượng khách hàng, ngành hàng, vùng địa lý, loại
tiền cấp tín dụng, kỳ hạn, tỷ suất sinh lời mong đợi, đặc điểm rủi ro của danh
mục tín dụng. Xây dựng chiến lược quản trị RRTD phải tính đến khả năng
vốn tự có, mục tiêu tăng trường tín dụng, chất lượng tín dụng, tỷ suất sinh lời
dự kiến, sự biến động của môi trường kinh doanh, chu kỳ kinh tế và sự tác
động của nó đến cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng.
b. Khẩu vị rủi ro tín dụng
29

Có thể hiểu khẩu vị RRTD là khả năng, cách thức, mức độ, phạm vi
chấp nhận rủi ro tín dụng của một ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu trong
hoạt động tín dụng. Nói cách khác, khẩu vị RRTD là khả năng sẵn sàng chấp
nhận RRTD của ngân hàng trên cơ sở có sự tính toán, cân đối giữa rủi ro, lợi
nhuận để đảm bảo ngân hàng có thể đạt lợi nhuận cao nhất.
Xác định khẩu vị rủi ro được coi là vấn đề có ý nghĩa quyết định cả quá
trình và kết quả quản trị RRTD của một ngân hàng. Khi xác định khẩu vị
RRTD, ngân hàng tính đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng, kỳ vọng
của cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước và các bên có lợi ích liên quan khác.
Trong đó, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: (1) đảm bảo tính toàn diện,
bao hàm mọi rủi ro ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng, (2)
Phải đo lường được sự tác động của RRTD: mô tả cụ thể hướng tác động và
mức độ ảnh hưởng của RRTD lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng, (3)
phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, (4) Phải thường
xuyên đánh giá lại, đảm bảo khẩu vị luôn phù hợp với sự biến động của các
yếu tố bên ngoài cũng như tình hình hiện tại của ngân hàng.
Khẩu vị RRTD phải được cụ thể hóa thông qua: (i)Tiêu chuẩn cấp tín
dụng cho từng phân đoạn khách hàng, sản phẩm tín dụng, khu vực địa lý, lĩnh
vực kinh tế, loại tiền tệ, thời gian đáo hạn, (ii) Thị trường mục tiêu trong mỗi
phân đoạn thị trường, mức độ tập trung/ đa dạng hóa danh mục tín dụng, (iii)
Chiến lược về giá (lãi suất tín dụng)
Hay nói cách khác, khẩu vị rủi ro của ngân hàng được thực hiện thông
qua việc thiết lập và thực hiện các giới hạn trong hoạt động tín dụng và mức
độ, khả năng kiểm soát rủi ro đối với từng phân đoạn thị trường. Khẩu vị
RRTD khi đã được xác định phải được triển khai trong hoạt động tín dụng
hàng ngày trên toàn hệ thống ngân hàng, các bộ phận trực tiếp kinh doanh tín
30

dụng phải chủ động xác định thị trường mục tiêu và tiêu chí cấp tín dụng phù
hợp với khẩu vị rủi ro đã được xác định.
Theo quan điểm Basel 2, Chiến lược RRTD phải phản ánh được khẩu
vị RRTD đã xác định trong từng giai đoạn, HĐQT phải là người chịu trách
nhiệm cuối cùng phê duyệt Chiến lược và khẩu vị RRTD. Đồng thời, chiến
lược và khẩu vị RRTD phải được đánh giá lại theo định kỳ hoặc khi có các
yếu tố tác động làm thay đổi chiến lược và khẩu vị RRTD. Ngoài ra chiến
lược và khẩu vị RRTD phải được truyền đạt trong toàn hệ thống ngân hàng và
am hiểu đến từng nhân viên.
1.2.2.4 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong Basel 2
Tổ chức Bộ máy quản trị RRTD là cách thức tổ chức, sắp xếp các bộ
phận chức năng của hệ thống quản trị RRTD của một NHTM theo những
nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống
nhằm đạt mục tiêu quản trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn.
Việc thiết lập bộ máy quản trị RRTD thực chất là gắn các cá nhân, các
bộ phận trong bộ máy quản trị RRTD với chức năng, quyền hạn và trách
nhiệm nhất định nhằm đạt mục tiêu quản trị đã xác định. Vì vậy tổ chức bộ
máy quản trị RRTD là cơ sở để thực thi quản trị RRTD.
Theo Ủy ban Basel, mỗi bộ phận chức năng trong bộ máy quản trị
RRTD đều đảm nhận vai trò kiểm soát RRTD ở những khía cạnh khác nhau.
Vì vậy, để kiểm soát RRTD khách quan và hiệu quả, việc tổ chức bộ máy
quản trị RRTD cần tránh sự trùng lặp về chức năng, xung đột lợi ích giữa các
bộ phận kiểm soát. Cùng với bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD”, Trụ cột 1 và
2 đã thêm 1 bước cụ thể hóa các chức năng kiểm soát RRTD. Theo đó, bộ
máy quản trị RRTD cần đảm bảo sự độc lập giữa chức năng điều hành và
chức năng giám sát, giữa chức năng kinh doanh và chức năng đánh giá lại tín
31

dụng, giữa chức năng kinh doanh, chức năng quản lý RRTD và chức năng
KToNB.
Thông lệ hiện nay, để đảm bảo các nguyên tắc của Basel, các NHTM
thực hiện tổ chức bộ máy quản trị RRTD “3 vòng kiểm soát” (three lines of
defence-sơ đồ 1.2)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU HÀNH


Vòng thứ ba

KIỂM TOÁN
Vòng thứ nhất Vòng thứ hai
NỘI BỘ
QUAN HỆ QUẢN LÝ

KHÁCH HÀNG RỦI RO

Sơ đồ 1.2: Mô hình “3 vòng kiểm soát” rủi ro tín dụng của NHTM
“Vòng” thứ nhất (quan hệ khách hàng): bao gồm các bộ phận trực tiếp
kinh doanh, bán hàng. Vòng này thực hiện chức năng xác định, đánh giá,
ngăn ngừa, theo dõi và báo cáo rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng.
Trên cơ sở tự đánh giá RRTD (nhận diện, xác định, đánh giá rủi ro đầy đủ
trước khi cấp tín dụng), bộ phận quan hệ khách hàng lựa chọn khách hàng và
chấp thuận cấp tín dụng trong giới hạn khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Đây là
vòng đầu tiên và là vòng trực tiếp tiếp nhận RRTD thông qua hoạt động cấp
tín dụng. Vòng này đảm bảo RRTD và môi trường kiểm soát rủi ro được thiết
lập ngay trong giao dịch tín dụng hàng ngày của ngân hàng. Theo số liệu
thống kê tại NHTM ở các quốc gia phát triển, Vòng quan hệ khách hàng có
thể kiểm soát và hạn chế đến 80% RRTD của một ngân hàng.
32

“Vòng” thứ hai (quản lý rủi ro): Vòng này thực hiện chức năng quản lý
rủi ro. Để thực hiện chức năng quản lý rủi ro, vòng thứ hai thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản: (1) thiết lập chiến lược quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro, chính
sách quản trị RRTD; (2) xây dựng, ban hành các qui trình, qui chế về hoạt
động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng; (3) xây dựng hệ thống thông tin, hệ
thống các công cụ, biện pháp để nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và
báo cáo RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng; (4) đánh
giá và kiểm soát hiệu quả hoạt động vòng thứ nhất. Theo yêu cầu của Ủy ban
Basel, hoạt động của vòng thứ hai phải độc lập với vòng thứ nhất. Theo thống
kê, vòng quản lý rủi ro có thể hạn chế khoảng 10% RRTD của một ngân hàng.
Tuy nhiên, Bộ phận quản lý RRTD có vai trò quyết định khả năng kiểm soát
RRTD của bộ phận quan hệ khách hàng. Bởi vì vòng thứ hai xác định đúng
chiến lược, khẩu vị RRTD, thiết lập hệ thống qui chế, qui trình phù hợp là cơ
sở vững chắc để vòng thứ nhất kiểm soát RRTD hiệu quả.
“Vòng” thứ ba (KToNB): KToNB thực hiện đánh giá độc lập hiệu quả
của vòng thứ nhất, vòng thứ hai và hệ thống KT-KSNB của ngân hàng. Như
vậy vòng kiểm soát thứ 3 sẽ là động lực để vòng thứ nhất và thứ hai hiệu quả
hơn, giảm thiểu các sai phạm, gian lận và nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi cá
nhân khi hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo Basel 2, KToNB cần độc
lập về chức năng với 2 vòng thứ nhất, thứ hai và KT-KSNB. Thông thường
vòng thứ 3 trực thuộc HĐQT để đảm bảo tính độc lập, đồng thời giúp cho
HĐQT, Ban Kiểm soát có thể nắm bắt thông tin xuyên suốt hoạt động của các
bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị RRTD trong toàn hệ thống ngân hàng.
Vòng kiểm soát này có thể hạn chế khoảng 10% RRTD của ngân hàng.
1.2.2.5 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2
Chính sách quản trị RRTD là hệ thống các qui định, hướng dẫn cụ thể
về quản trị RRTD được thiết lập một cách đầy đủ, rõ ràng dưới dạng văn bản.
33

Chính sách quản trị RRTD chính là cụ thể hóa chiến lược quản trị RRTD,
cũng có thể coi là công cụ để thực thi chiến lược quản trị RRTD. Các nội
dung chủ yếu của chính sách quản trị RRTD bao gồm:
- Tiêu chuẩn cấp tín dụng
Tiêu chuẩn tín dụng là tập hợp các điều kiện người vay phải đáp ứng để
được ngân hàng cấp tín dụng. Các tiêu chuẩn cấp tín dụng thường phải thể
hiện được các nội dung chính: Khả năng tài chính và thiện chí trả nợ của
người vay, mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay và đảm bảo tín dụng. Hệ
thống tiêu chuẩn phải cụ thể theo từng loại hình cho vay, từng đối tượng
khách hàng. Tiêu chuẩn tín dụng rõ ràng, cụ thể là cơ sở quan trọng để có thể
phê duyệt một khoản tín dụng an toàn và thận trọng. Bởi vì, tiêu chuẩn tín
dụng không những là cơ sở để xác định loại khách hàng và đặc điểm khách
hàng mà còn quyết định đến RRTD của khoản tín dụng được cấp và danh mục
tín dụng của ngân hàng.
- Giới hạn cấp tín dụng
Giới hạn cấp tín dụng là công cụ quan trọng để kiểm soát RRTD thông
qua việc khống chế phạm vi, qui mô và quyền hạn cấp tín dụng. Bao gồm:
Giới hạn tín dụng: là khối lượng tín dụng tối đa được cấp cho một
khách hàng. Giới hạn tín dụng phải thiết lập cụ thể cho từng khách hàng,
(nhóm khách hàng liên quan), từng sản phẩm tín dụng, từng kỳ hạn, từng lĩnh
vực hoạt động, từng ngành nghề, từng loại tiền và khu vực địa lý. Giới hạn tín
dụng phải căn cứ vào các yếu tố: Giới hạn tín dụng do cơ quan có thẩm quyền
qui định, khẩu vị, chiến lược rủi ro ngân hàng đã xác định, đặc điểm, khả
năng tài chính của khách hàng và điều kiện, môi trường bên ngoài (môi
trường kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên…). Giới hạn tín dụng được thiết lập
nhằm đảm bảo các hoạt động cấp tín dụng được đa dạng hóa, các giới hạn này
cần mang tính ràng buộc và không tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
34

Giới hạn quyền phán quyết tín dụng: là giới hạn phê duyệt mức cho
vay tối đa đối với một khách hàng. Giới hạn quyền phán quyết tín dụng phải
căn cứ vào các yếu tố cơ bản: Năng lực, kinh nghiệm cá nhân được giao thẩm
quyền phê duyệt tín dụng; vị trí, vai trò, công việc mà cá nhân đó đang đảm
nhiệm tại ngân hàng, cơ cấu bộ máy quản trị tín dụng của ngân hàng, qui mô
và mức độ phức tạp của khoản vay và giới hạn tín dụng của khách hàng
- Qui trình, thủ tục quản trị rủi ro tín dụng
Qui trình, thủ tục quản trị RRTD là trình tự và nội dung cụ thể các bước
phải trải qua khi thực hiện các hoạt động quản trị RRTD. Bao gồm: (1) qui
trình, thủ tục cấp và quản lý tín dụng; (2) Qui trình, thủ tục áp dụng các biện
pháp giảm RRTD; (3) Qui trình, thủ tục sử dụng các công cụ, các biện pháp
để nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát và kiểm soát RRTD. Việc ban
hành các hướng dẫn về qui trình, thủ tục quản trị RRTD là cơ sở quan trọng
để quản trị RRTD hiệu quả bởi mỗi khâu, mỗi giai đoạn của các hoạt động
quản trị RRTD đều tác động trực tiếp đến kết quả quản trị RRTD của ngân
hàng.
Theo quan điểm Basel 2, ngân hàng cần thiết lập đầy đủ, cụ thể, chi tiết
các tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng, các qui trình, thủ tục quản trị RRTD đối với
từng khách hàng, từng nhóm khách hàng liên quan, từng loại hình tín dụng,
bao gồm các khoản tín dụng mới và tín dụng tái cơ cấu, tái tài trợ căn cứ vào
đặc điểm, mục tiêu cần đạt được đối với từng hoạt động quản trị.
1.2.2.6 Qui trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2
a. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện RRTD là một quá trình được thực hiện liên tục, có hệ thống
nhằm xác định các rủi ro hiện có và có thể phát sinh trong hoạt động tín dụng
của NHTM.
35

Nhận diện RRTD thực chất là quá trình theo dõi, xem xét, nghiên cứu
một cách toàn diện từ các hoạt động nội bộ bên trong ngân hàng đến môi
trường kinh doanh bên ngoài nhằm thống kê và dự báo tất cả các RRTD có
thể phát sinh. Nhận diện RRTD tác động đến tất cả các hoạt động quản trị
RRTD. Nhận diện đúng, đầy đủ các RRTD thì ngân hàng mới có thể đo
lường, đánh giá chính xác mức độ rủi ro cũng như tác động của rủi ro đến
mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, có biện pháp để quản lý, kiểm
soát và tài trợ thích hợp, đảm bảo RRTD luôn nằm trong khả năng chấp nhận
của ngân hàng.
Nhận diện RRTD phải trên nguyên tắc: (i) RRTD phải được xác định
một cách đầy đủ, toàn diện và thường xuyên đánh giá lại; (ii) RRTD phải
được xác định trên tất cả các sản phẩm và tất cả các hoạt động tín dụng của
ngân hàng; (iii) Xác định RRTD đã xảy ra, đang xảy ra và dự báo những rủi
ro mới có khả năng phát sinh trong tương lai; (iiii) Nhận diện RRTD phải
thực hiện một cách liên tục cả ở cấp độ các khoản tín dụng riêng lẻ và cấp độ
danh mục tín dụng thông qua hệ thống các công cụ, phương tiện và kỹ thuật
tại mỗi ngân hàng.
Để thực hiện nguyên tắc trên, việc nhận diện RRTD phải được thực
hiện một cách thường xuyên thông qua thị trường mục tiêu, tiêu chuẩn cấp tín
dụng và đánh giá lại tín dụng.
Nhận diện RRTD thông qua thị trường mục tiêu: Mỗi ngân hàng ở từng
giai đoạn nhất định sẽ có các thị trường mục tiêu khác nhau trên cơ sở đặc
tính sản phẩm cũng như khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường. Ngân
hàng chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc thị trường mục tiêu đã được
xác định và phê duyệt. Bởi vậy thị trường mục tiêu chính là căn cứ để ngân
hàng nhận diện các RRTD hiện hữu cũng như RRTD có nguy cơ phát sinh
cho từng phân đoạn thị trường. Mỗi thị trường mục tiêu đều có những đặc
36

điểm riêng về sản phẩm, khách hàng và ngành nghề. Vì vậy, khi nhận diện
RRTD thông qua thị trường mục tiêu ngân hàng phải phân tích, đánh giá đầy
đủ các yếu tố có thể gây ra RRTD theo từng loại sản phẩm, từng khách hàng
(nhóm khách hàng) và ngành nghề để ở từng thị trường.
Nhận diện RRTD thông qua tiêu chuẩn cấp tín dụng: Tiêu chuẩn cấp
tín dụng sẽ hình thành nên đặc điểm RRTD đối với từng khoản tín dụng và
đối với danh mục tín dụng của mỗi ngân hàng. Vì vậy, tiêu chuẩn cấp tín
dụng là cơ sở để xác định RRTD hiện hữu và có khả năng phát sinh đối với
các khoản tín dụng được phê duyệt.
Nhận diện RRTD thông qua đánh giá lại tín dụng: Đối với các khoản
tín dụng khách hàng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết, ngân hàng
phải tổ chức đánh giá lại theo định kỳ. Việc đánh giá lại dựa trên hệ thống các
tiêu chí do ngân hàng qui định với mục đích đánh giá lại RRTD các khoản nợ.
Vì vậy, đánh giá lại tín dụng là cơ sở nhận diện sớm các RRTD có thể phát
sinh trong quá trình khách hàng sử dụng vốn.
Theo Trụ cột 2 của Basel 2, để nhận diện đầy đủ RRTD ngân hàng cần
chú ý các vấn đề cơ bản:
- Phải có các phương pháp, công cụ phù hợp để phân tích và nhận diện
đầy đủ RRTD hiện có và có thể phát sinh đối với từng khoản tín dụng và danh
mục tín dụng của ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống XHTDNB và sử dụng như một công cụ quan
trọng để cung cấp thông tin cho việc nhận diện RRTD đối với tất cả các
khoản vay.
- Sử dụng công cụ kiểm tra sức chịu đựng (Stress-Testing) nhằm thiết
kế các kịch bản căng thẳng về thị trường và yếu tố khác tác động đến RRTD
để nhận diện sớm RRTD.
37

- Xác định các rủi ro của ngân hàng chưa được đề cập trong trụ cột 1
như: rủi ro lãi suất trên sổ kinh doanh, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản…
để đảm bảo nhận diện đầy đủ, chính xác RRTD.
b. Đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng
Đo lường RRTD thực chất là quá trình sử dụng các công cụ, các kỹ
thuật và phương pháp để xác định mức độ RRTD (khả năng không trả được
nợ của khách hàng). Đánh giá rủi ro tín dụng là quá trình xác định mức độ,
khả năng tác động của RRTD lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Mục đích của việc đo lường, đánh giá RRTD là xác định mức độ
RRTD, từ đó ước lượng mức độ tổn thất do RRTD gây ra và có kế hoạch ứng
phó kịp thời để hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Kết quả đo lường, đánh giá
RRTD tác động trực tiếp đến khả năng kiểm soát RRTD của ngân hàng. Vì
vậy, việc đo lường, đánh giá RRTD phải được thực hiện một cách chính xác
và kịp thời ở cấp độ từng khoản tín dụng riêng lẻ và danh mục tín dụng.
Hiệp ước Basel 2 đề xuất 2 cách tiếp cận để đo lường, đánh giá
RRTD: phương pháp chuẩn hóa và phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ.
●. Phương pháp chuẩn hóa (The Standardized Approach- SA): là
phương pháp sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng tín
dụng độc lập. Theo Basel 2, NHTM chỉ được phép sử dụng kết quả xếp hạng
bên ngoài của các tổ chức độc lập được cơ quan giám sát ngân hàng thừa
nhận và NHTM phải công khai thông tin về tổ chức xếp hạng mà họ sử dụng
cũng như trọng số rủi ro gắn với từng hạng đánh giá của tổ chức xếp hạng đó.
Theo phương pháp này, các tài sản “có” được phân loại theo 2 chiều.
Chiều dọc- theo loại khách hàng bao gồm: Chính phủ, Cơ quan nhà nước,
Ngân hàng phát triển đa quốc gia, ngân hàng, công ty chứng khoán, Doanh
nghiệp, danh mục bán lẻ (cá nhân, doanh nghiệp nhỏ…) và các đối tượng
khác. Chiều ngang- theo hạng tín nhiệm được cung cấp bởi tổ chức xếp hạng
38

bên ngoài. Tính mức vốn cho rủi ro: Hệ số rủi ro mỗi khoản tín dụng được
xác định cụ thể căn cứ vào nhóm khách hàng và hạng của khách hàng. Giá trị
ròng các khoản tín dụng được điều chỉnh theo giá trị TSBĐ.
● Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ (The Internal Ratings - Based
Approach- IRB): Theo phương pháp này, NHTM sử dụng hệ thống xếp hạng
nội bộ để đo lường, đánh giá RRTD. Basel 2 cung cấp 2 phương pháp IRB để
ngân hàng lựa chọn phù hợp với qui mô, đặc điểm và nguồn lực của từng
ngân hàng là IRB cơ bản (Foundation) và IRB nâng cao (Advanced). Sự khác
biệt chính của 2 phương pháp này là mức độ sử dụng các ước lượng nội bộ để
đo lường rủi ro.
Theo phương pháp IRB, các yếu tố cấu thành rủi ro bao gồm: “xác suất
khách hàng không trả được nợ”- PD (Probability of Default), Tỷ trọng tốn
thất ước tính-LGD (Loss Given Default), tổng dư nợ của khách hàng tại thời
điểm khách hàng không trả được nợ- EAD (Exposure at Default) và Kỳ hạn
hiệu dụng – M (Effective Maturity)
Tiếp cận IRB cơ bản , ngân hàng sử dụng ước lượng nội bộ đối với PD
và sử dụng ước lượng EAD, LGD và M của cơ quan giám sát ngân hàng. Tiếp
cận IRB nâng cao, ngân hàng tự ước lượng PD, EAD, LGD và M trên cơ sở
được sự phê duyệt và chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng trước khi áp
dụng.
PD: là mức trung bình dài hạn của tỷ lệ không trả được nợ thực tế một
năm đối với mỗi người vay.
Theo Basel 2, khoản vay được coi là “không trả được nợ” khi có 1
trong 2 (hoặc cả hai) sự kiện:
- Ngân hàng cho rằng khách hàng không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ
đúng hạn cho ngân hàng khi chưa tính đến các biện pháp như xử lý TSBĐ.
39

- Khách hàng có nợ quá hạn trên 90 ngày. Trong đó khoản thấu chi được coi là
quá hạn khi khách hàng vi phạm hạn mức tín dụng hoặc hạn mức tín dụng
được thông báo sẽ thấp hơn hạn mức thấu chi hiện tại.
Ngân hàng có thể sử dụng kinh nghiệm nội bộ hoặc sử dụng các mô hình
chọn mẫu- thống kê để ước lượng với kỳ quan sát trong lịch sử tối thiểu là 5
năm.
EAD: dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
EAD = Dư nợ thời điểm hiện tại + số vốn dự kiến khách hàng rút thêm
trước khi không trả được nợ. Theo phương pháp IRB nâng cao EAD được
tính:
EAD = Dư nợ thời điểm hiện tại + LEFxhạn mức dư nợ chưa sử dụng [46]
LEF (Loan Equivalent Factor) là hệ số dư nợ tương đương: là tỷ trọng
phần hạn mức chưa sử dụng có nhiều khả năng khách hàng rút thêm tại thời
điểm không trả được nợ.
LGD: là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên dư nợ tại thời điểm khách hàng
không trả được nợ. Phần tổn thất được tính bao gồm tổn thất phần vốn, lãi do
khách hàng không trả và các chi phí phát sinh do khách hàng không trả nợ.
Đối với IRB nâng cao có thể tính LGD như sau:
EAD  PV (Thuhôi  Chiphí )
LGD = [46]
EAD
Trong đó: PV(thu hồi-chi phí): là giá trị hiện tại của chênh lệch giữa giá
trị thu hồi và giá trị chi phí của khoản vay tại thời điểm khách hàng không trả
được nợ (Số tiền thu hồi bao gồm số tiền gốc, lãi khách hàng trả và các khoản
thu từ xử lý TSBĐ. Chi phí bao gồm tổng các chi phí phát sinh khi khách
hàng không trả được nợ như chi phí xử lý TSBĐ, chi phí pháp lý…).
Giá trị thu hồi và chi phí phát sinh khi khách hàng không trả được nợ
được tính chiết khấu. Vì vậy tỷ lệ chiết khấu là một trong những yếu tố quan
40

trọng để ước lượng chính xác LGD. Tỷ lệ chiết khấu về cơ bản phải phản ánh
được chi phí của ngân hàng do nắm giữ khoản nợ không có khả năng hoàn trả
và phải có “phần thưởng” cho ngân hàng để có thể bù đắp rủi ro của khoản
nợ.
M: kỳ hạn hiệu dụng, bản chất là kỳ hạn bình quân của khoản nợ rủi ro.
Trường hợp áp dụng IRB nâng cao M thường được tính (nhưng phải thỏa mãn
1≤M≤5):
n

å txCFt
t 1
M= n

å CFt
t 1

Trong đó: CFt là dòng tiền người vay có thể trả cho ngân hàng ở kỳ thứ
t.
Xác định tổn thất dự kiến- EL (Expected Loss) và tổn thất ngoài dự
kiến – UL (Unexpected Loss) [46]
Trên cơ sở các ước lượng PD, LGD, EAD và M, NHTM tính EL và UL
cho từng khoản tín dụng.
EL: là mức tổn thất trung bình cho 1 khoản vay trên cơ sở số liệu thống
kê trong quá khứ - là tổn thất ngân hàng ước lượng cho 1 khoảng thời gian
trong tương lai.
EL = PD x LGD x EAD
UL: là độ lệch chuẩn của tổn thất thực tế so với tổn thất kỳ vọng (EL):
UL = σ (EL) = σ (PD x LGD x EAD)
Thông thường với giả định phương sai của EAD và LGD bằng không,
UL cho mỗi khoản vay xác định bằng cách đơn giản hơn:
UL = EL ( EADxLGD  EL )
EL là tổn thất dự tính về nguyên tắc sẽ đươc bù đắp bởi dự phòng, còn
tổn thất ngoài dự tính sẽ được bù đắp bằng vốn của ngân hàng.
41

Trên cơ cở EL và UL được xác định cho từng khoản tín dụng, Ngân
hàng tính EL và UL cho cả danh mục tín dụng.
Với EL, xác định tương đối đơn giản:
N
ELp= å
i1
ELi

Trong đó: ELp là tổn thất dự tính của danh mục p


ELi là tổn thất dự tính của khoản vay i
N là số khoản vay trong danh mục
Với UL xác định phức tạp hơn do UL của danh mục phải tính đến mối
quan hệ tương quan giữa UL của các khoản vay trong danh mục:
N N
ULp= å å ijULiULj
i 1 j 1

Trong đó ρij là hệ số tương quan của khoản vay i và khoản vay j


Basel 2 đề xuất các điều kiện tối thiểu để NHTM tiếp cận phương
pháp IRB
- Hệ thống phải đảm bảo hai chiều xếp hạng độc lập: rủi ro vỡ nợ của khách
hàng và các yếu tố liên quan đến giao dịch. Đối với rủi ro vỡ nợ của khách
hàng phải đảm bảo: (1) Các khoản vay của cùng 1 khách hàng phải xếp chung
1 hạng, không tính đến sự khác nhau về bản chất các giao dịch, (2) Ngân hàng
phải qui định cụ thể trong chính sách tín dụng mối quan hệ giữa hạng của
khách hàng và mức độ rủi ro cụ thể của mỗi hạng (thể hiện thông qua chỉ tiêu
PD và các chỉ tiêu khác được dùng để xác định mức rủi ro). Đối với các yếu
tố liên quan đến rủi ro, Basel 2 yêu cầu hạng của khách hàng phải phản ánh
được các rủi ro liên quan trực tiếp đến giao dịch như: loại sản phẩm, ưu tiên
nợ, TSBĐ, ngành, đặc điểm khách hàng…Ngân hàng có thể thay đổi các nhân
tố ảnh hưởng đến xếp hạng với điều kiện họ phải chứng minh được với cơ
quan có thẩm quyền sự thay đổi đó làm tăng tính chính xác của ước lượng.
42

- Phải có hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi đáng tin cậy và phải chứng minh
đã sử dụng hệ thống đánh giá phù hợp với yêu cầu tối thiểu của Basel ít nhất
3 năm trước đó. Trường hợp sử dụng IRB nâng cao ngân hàng phải chứng
minh đã ước tính và sử dụng LGD và EAD theo cách thức thống nhất với yêu
cầu tối thiểu để được sử dụng các ước lượng LGD và EAD nội bộ ít nhất 3
năm trước khi đủ tiêu chuẩn.
- Phải có hệ thống kiểm chứng các ước lượng nội bộ để kiểm chứng tính
chính xác và thống nhất của hệ thống xếp hạng, của quy trình thực hiện và các
ước lượng rủi ro. Ngân hàng phải chứng minh được với cơ quan có thẩm
quyền rằng qui trình kiểm chứng của họ có khả năng đánh giá được hoạt động
của hệ thống xếp hạng và hệ thống các ước lượng rủi ro một cách thống nhất
và có ý nghĩa. Phải đảm bảo độ lệch giữa số liệu thực tế và ước lượng nằm
trong phạm vi dự kiến. Ngân hàng phải có tiêu chuẩn nội bộ cho trường hợp
ước lượng sai lệch quá lớn so với thực tế đến mức cần phải kiểm định lại tính
chính xác của ước lượng.
Đo lường rủi ro danh mục tín dụng
Basel 2 khuyến khích các NHTM sử dụng khung VAR (Value at Risk)
để xác định vốn kinh tế và rủi ro của danh mục tín dụng. Sử dụng khung VAR
thực chất là các NHTM sử dụng các công cụ toán học, thống kê để xác định
mức tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định
với độ tin cậy định trước. Mục đích của sử dụng khung VAR là để ngân hàng
xác định UL của danh mục tín dụng cũng như UL tổng thể của ngân hàng.
Hiện nay hầu hết các NHTM tại các nước phát triển đều sử dụng các mô hình
lượng hóa VAR tín dụng như: CreditMetrics của JP Morgan,
PorfolioManager của KMV, CreditRisk+ của Credit Suise,
CreditPorfolioView của McKinsey…Việc lựa chọn mô hình nào tùy vào đặc
43

điểm danh mục tín dụng và hệ thống hạ tầng đo lường RRTD của từng ngân
hàng.
Xác định Vốn kinh tế và dự phòng RRTD
Theo Basel 2, EL sẽ được tính vào chi phí của ngân hàng (bù đắp bằng
dự phòng rủi ro), UL được bù đắp bằng vốn (vốn kinh tế) của ngân hàng.
Chính vì vậy, mục đích cuối cùng của việc xác định EL và UL là xác định vốn
kinh tế và dự phòng RRTD.
◦ Xác định vốn kinh tế
Vốn kinh tế được hiểu là phần vốn cần có để bù đắp cho những tổn thất
ngoài dự kiến (UL) do rủi ro gây ra trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Basel 2 khuyến nghị các ngân hàng cần tính phần vốn tối thiểu cho từng
loại rủi ro. Đối với RRTD, trên cơ sở xác định UL của danh mục tín dụng,
ngân hàng phải đảm bảo đủ vốn kinh tế để bù đắp cho UL đã được xác định.
Theo trụ cột 1 của Basel 2, vốn kinh tế tối thiểu cần thiết để bù đắp cho
rủi ro tín dụng = RWARủi ro tín dụngx 8%
Trong đó: RWARủi ro tín dụng: Tài sản có điều chỉnh theo RRTD (RWARủi ro tín
dụng = Tài sản có x Hệ số rủi ro)
Hệ số rủi ro trong cách tiếp cận chuẩn hóa được xác định căn cứ vào 2
yếu tố là nhóm khách hàng vay và hạng tín nhiệm của khách hàng (cung cấp
bởi tổ chức xếp hạng bên ngoài).
Nếu tiếp cận theo phương pháp IRB, RWARủi ro tín dụng được tính trên cơ sở
các yếu tố đầu vào là: PD, LGD, EAD, M, ρ- hệ số tương quan, b- kỳ hạn
điều chỉnh và CI- khoảng tin cậy sử dụng để tính vốn kinh tế (phụ lục 1.1).
Theo trụ cột 2 của Basel 2, cùng với việc đảm bảo vốn theo trụ cột 1,
NHTM cần xây dựng qui trình đánh giá mức vốn nội bộ (The Internal Capital
Adequacy Asessment Process-ICAAP) để đảm bảo vốn của ngân hàng được
đánh giá đầy đủ, chính xác. Trụ cột 2 khuyến khích ngân hàng nên duy trì vốn
44

trên mức tối thiểu và phải luôn có kế hoạch xác định mức “vốn đệm" cho
RRTD thông qua sử dụng công cụ Stress-testing và đánh giá đầy đủ các rủi
ro chưa được đề cập trong trụ cột 1 có thể làm tăng RRTD.
◦ Xác định Dự phòng RRTD
Theo Basel 2, NHTM cần trích dự phòng RRTD bao gồm dự phòng cụ thể
và dự phòng chung. Về nguyên tắc dự phòng RRTD dùng để bù đắp cho EL.
Vì vậy, mức trích dự phòng phải đảm bảo bù đắp cho EL cả trên phương diện
từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Basel 2 khuyến khích các NHTM
(cho dù sử dụng cách tiếp cận SA hay IRB) cũng nên xây dựng và thực hiện
phương pháp nội bộ để xác định dự phòng RRTD trên cơ sở được sự phê
duyệt, chấp thuận cơ quan giám sát ngân hàng. Basel 2 khuyến nghị cơ quan
giám sát ngân hàng phải ban hành các tiêu chuẩn cơ bản NHTM cần đáp ứng
khi xây dựng và thực hiện tính dự phòng theo phương pháp nội bộ.
c. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD là việc ngân hàng sử dụng các công cụ, các kỹ thuật,
các biện pháp cần thiết để đảm bảo RRTD luôn nằm trong phạm vi chấp nhận
đã xác định. Việc kiểm soát RRTD phải thực hiện ngay từ khi ra quyết định
cấp tín dụng và phải thực hiện thường xuyên đối với các khoản nợ chưa thu
hồi đủ gốc và lãi. Nội dung kiểm soát RRTD bao gồm:
Thứ nhất là sử dụng các tiêu chuẩn và giới hạn tín dụng để sàng lọc, lựa
chọn các khách hàng phù hợp với khẩu vị RRTD đã được xác định.
Thứ hai là áp dụng các kỹ thuật giảm RRTD: Tùy vào đặc điểm và bản
chất từng khoản vay, ngân hàng phải áp dụng các kỹ thuật để giảm rủi ro. Bao
gồm:
- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản của khách hàng (Thế chấp, cầm cố tài
sản)
45

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản là biện pháp giảm thiểu RRTD bằng
cách ngân hàng yêu cầu khách hàng phải bảo đảm cho khoản tín dụng được
cấp bằng tài sản có giá trị. Trong trường hợp khách hàng không hoàn thành
nghĩa vụ theo cam kết, ngân hàng xử lý TSBĐ để thu nợ. Tùy vào hình thái,
đặc điểm của TSBĐ mà khách hàng có thể bảo đảm cho khoản tín dụng bằng
cầm cố hoặc thế chấp. Thực chất, TSBĐ chính là nguồn thu nợ thứ 2 của ngân
hàng khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Áp dụng
biện pháp này một mặt giảm RRTD cho ngân hàng do có nguồn thu nợ thứ
hai, mặt khác tạo động lực cho khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán
mình.
- Bảo lãnh tín dụng
Bảo lãnh tín dụng là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với ngân
hàng (bên được bảo lãnh) sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên vay
(bên được bảo lãnh) trong trường hợp bên vay không có khả năng thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng.
Thông thường, để bảo đảm cho cam kết thực hiện thay nghĩa vụ tài
chính cho bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện bảo đảm bằng tài sản thế
chấp, cầm cố của mình hoặc bằng uy tín. Tùy vào năng lực tài chính, sự tín
nhiệm của ngân hàng đối với bên bảo lãnh mà ngân hàng sẽ quyết định hình
thức bảo đảm thích hợp. Sử dụng kỹ thuật này, ngân hàng có thêm nguồn thu
nợ từ bên bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh là khách hàng vay
vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết.
- Phái sinh tín dụng
Phái sinh tín dụng là việc NHTM sử dụng các hợp đồng phái sinh (hợp
đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn)
nhằm chuyển RRTD sang cho các bên tham gia hợp đồng phái sinh.
46

Đây là biện pháp được áp dụng khi ngân hàng muốn giảm RRTD bằng
cách chuyển giao RRTD sang cho bên thứ 3. Trường hợp này, đối với các
khoản tín dụng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, ngân hàng có thể chuyển
RRTD sang cho đối tác bằng cách thực hiện các hợp đồng phái sinh. Áp dụng
biện pháp này đòi hỏi phải có thị trường giao dịch các hợp đồng phái sinh tín
dụng.
- Chứng khoán hóa các khoản tín dụng
Chứng khoán hóa các khoản tín dụng là kỹ thuật giảm thiểu rủi ro bằng
cách biến các khoản tín dụng thành các chứng khoán có thể giao dịch, mua đi
bán lại trên thị trường tài chính.
Về mặt cơ chế, ngân hàng phải tập hợp các khoản tín dụng có những
đặc điểm tương đồng (về kỳ hạn, lãi suất…) và bán cho tổ chức chuyên trách
về chứng khoán hóa (Special Purpose Entity - SPE). Đến lượt các tổ chức
SPE sẽ phát hành các chứng khoán được bảo đảm bằng nguồn thu từ các
khoản tín dụng được chứng khoán hóa và bán ra thị trường. Người mua chứng
khoán sẽ nhận được thu nhập từ chính nguồn thu của các khoản tín dụng được
chứng khoán hóa. Thực hiện kỹ thuật này không những giảm RRTD cho ngân
hàng mà còn giúp ngân hàng tăng vốn khả dụng, giảm áp lực yêu cầu vốn cho
RRTD.
Thứ ba là áp dụng các biện pháp xử lý RRTD: Trong trường hợp
RRTD của khoản tín dụng (hoặc danh mục tín dụng) vượt quá phạm vi chấp
nhận. Ngân hàng phải áp dụng các biện pháp xử lý RRTD để đưa RRTD về
mức phù hợp với khẩu vị đã xác định.
Xử lý RRTD đối với từng khoản tín dụng riêng lẻ: tùy vào đặc điểm,
bản chất rủi ro của từng khoản nợ mà ngân hàng cần áp dụng các biện pháp
thích hợp để hạn chế tối đa tổn thất. Thông thường, đối với khách hàng được
đánh giá có khả năng khôi phục năng lực trả nợ, ngân hàng áp dụng các biện
47

pháp hỗ trợ, giúp khách hàng vượt qua khó khăn để hoàn thành nghĩa vụ trả
nợ như: tư vấn, cho vay thêm, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi…Đối với các
khoản nợ được đánh giá không thể khôi phục năng lực trả nợ ngân hàng cần
áp dụng các biện pháp thanh lý để thu hồi như: thu từ nguồn thu nợ thứ hai
(xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu bên bảo lãnh bồi thường..), chuyển giao
RRTD sang cho bên thứ ba (bán nợ, chứng khoán hóa hoặc phái sinh tín
dụng) hoặc xử lý bằng nguồn nội bộ ngân hàng ( dự phòng RRTD, vốn…)
Xử lý RRTD của danh mục tín dụng: Đối với danh mục tín dụng, việc
xử lý được thực hiện thông qua tái cơ cấu danh mục tín dụng nhằm điều chỉnh
thành phần, cấu trúc của danh mục, từ đó điều chỉnh mức độ tập trung tín
dụng.
Basel 2 thừa nhận tất cả các kỹ thuật, các công cụ và biện pháp kiểm
soát RRTD của NHTM.
 Đối với các công cụ kiểm soát RRTD:
Basel 2 yêu cầu các tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng phải được thể hiện rõ
ràng, cụ thể trong chính sách tín dụng, phản ánh đầy đủ khẩu vị RRTD và
phải được HĐQT phê duyệt. Qui trình cấp tín dụng phải đảm bảo sự độc lập
giữa bộ phận giao dịch, bộ phận thẩm định và bộ phận đánh giá lại tín dụng.
 Đối với các kỹ thuật giảm thiểu RRTD:
Basel 2 đề xuất các bộ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo đánh giá đúng tác
dụng giảm thiểu RRTD cũng như kiểm soát các rủi ro phát sinh từ việc sử
dụng các kỹ thuật giảm RRTD. Bao gồm:
- Sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu RRTD phải tuân thủ các nguyên tắc:
(1) Tác dụng giảm thiểu rủi ro chỉ được tính 1 lần (ví dụ đánh giá rủi ro khoản
vay đã phản ánh kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thì khi tính mức vốn tối thiểu
không được tính lại tác dụng giảm thiểu rủi ro); (2) Sử dụng các kỹ thuật giảm
thiểu rủi ro có thể hạn chế RRTD nhưng lại có nguy cơ phát sinh rủi ro khác
48

(rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường…) làm
giảm tính hiệu quả của kỹ thuật giảm thiểu rủi ro. Nếu các rủi ro mới phát
sinh không được quan tâm thích đáng, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu
vốn cao hơn hoặc tăng cường kiểm soát cho các rủi ro mới phát sinh; (3)
Trường hợp ngân hàng sử dụng nhiều kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng
sẽ phải phân chia khoản vay thành các phần nhỏ theo tỷ lệ bảo đảm bởi mỗi
kỹ thuật.
- Khi nhận thế chấp, cầm cố tài sản ngân hàng cần thiết lập các ràng
buộc pháp lý để đảm bảo quyền hợp pháp đối với các khoản phải thu từ tài
sản. Bao gồm việc xác lập cơ sở pháp lý về quyền ưu tiên truy đòi từ TSBĐ
và xác lập cơ chế rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo tính hợp pháp trong việc cưỡng
chế xử lý tài sản. Đồng thời ngân hàng phải xác định tương quan chính xác
của các khoản phải thu từ TSBĐ với người vay. Trường hợp tương quan cao,
ngân hàng phải xem xét kỹ khả năng phát sinh rủi ro. Trong đó, các khoản
phải thu từ các đơn vị trực thuộc của người vay không được ghi nhận là biện
pháp phòng ngừa RRTD.
- Bảo lãnh tín dụng chỉ được công nhận khi đáp ứng các điều kiện cơ
bản: (1) Bên bảo lãnh phải có trọng số rủi ro thấp hơn bên được bảo lãnh; (2)
Nghĩa vụ bảo lãnh phải được qui định rõ ràng bằng văn bản, đảm bảo quyền
đòi nợ trực tiếp, hợp pháp của ngân hàng với bên bảo lãnh; (3) Hợp đồng bảo
lãnh là vô điều kiện, không thể hủy ngang, không cho phép bên bảo lãnh đơn
phương hủy bỏ hoặc tăng phí bảo lãnh khi giá trị khoản nợ được bảo lãnh bị
giảm sút; (4) Không có điều khoản cho phép nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp
của ngân hàng, bên bảo lãnh không được phép thoát khỏi ràng buộc về nghĩa
vụ tài chính khi bên được bảo lãnh mất khả năng thanh toán.
- Phái sinh tín dụng được công nhận khi đáp ứng các điều kiện: (1) Phải
thể hiện quyền truy đòi trực tiếp từ người cung cấp sự bảo vệ (người bán hợp
49

đồng); (2) Sự cố tín dụng phải được nhận diện và xác định rõ ràng và được
ghi nhận trong hợp đồng tối thiểu phải bao gồm: (i) Không thanh toán được
phần dư nợ theo nghĩa vụ, (ii) phá sản, mất khả năng thanh toán hoặc các tình
huống tương tự, (iii) Tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ để miễn, giảm, gia hạn thanh
toán nợ gốc, lãi hoặc phí dẫn đến tốn thất tín dụng; (3) Phái sinh tín dụng
không được chấm dứt trước thời gian gia hạn khoản nợ được gia hạn do
không trả được nợ.
- Kỹ thuật chứng khoán hóa được thừa nhận để giảm thiểu rủi ro và
được loại trừ khi xác định giá trị tài sản điều chỉnh theo rủi ro khi thỏa mãn
các điều kiện: (1) Phần lớn RRTD đối với khoản tín dụng được chứng khoán
hóa đã chuyển sang cho bên thứ ba, (2) Bên chuyển nhượng (ngân hàng)
không còn ảnh hưởng hoặc chỉ kiểm soát gián tiếp đối với tài sản được
chuyển nhượng (tài sản rủi ro có sự tách biệt hợp pháp, ngoài tầm kiểm soát
của người chuyển nhượng), (3) chứng khoán được phát hành không phải là
khoản nợ của người chuyển nhượng, (4) người nhận chuyển nhượng có toàn
quyền đối với các khoản phải thu từ tài sản chuyển nhượng (nhận các khoản
phải thu, trao đổi, cầm cố… không hạn chế).
 Đối với xử lý RRTD
Theo Ủy ban Basel, để kiểm soát RRTD hiệu quả đòi hỏi ngân hàng
phải thiết lập các qui trình đầy đủ, rõ ràng cho việc sửa đổi, điều chỉnh, tái tài
trợ, tái cơ cấu các khoản tín dụng hiện tại. Chính sách tín dụng phải qui định
cụ thể quyền phán quyết đối với các khoản nợ được sửa đổi, điều chỉnh, tái tài
trợ hoặc tái cơ cấu. Đồng thời trên cơ sở kết quả đo lường và đánh giá RRTD,
ngân hàng cần có đủ vốn kinh tế và dự phòng RRTD để đảm bảo nguồn tài trợ
RRTD và an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
50

d. Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng


Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống giám sát và báo cáo RRTD để
giám sát các mức độ RRTD. Việc giám sát phải thực hiện thường xuyên trên
cơ sở nguồn thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Mục đích của giám sát
RRTD là xác định các mức độ rủi ro, phát hiện các yếu tố, các vấn đề làm
phát sinh rủi ro. Vì vậy, giám sát RRTD còn hỗ trợ đắc lực cho việc nhận diện
và đánh giá RRTD. Kết quả giám sát phải báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm
quyền theo qui định để các cấp quản lý nắm bắt đầy đủ, chính xác mức độ
RRTD và có biện pháp để kiểm soát RRTD thích hợp.
Theo Trụ cột 2 của Hiệp ước Basel 2,NHTM phải thiết lập một hệ
thống giám sát và báo cáo RRTD hiệu quả. Hoạt động giám sát phải được
thực hiện ở tất cả các hoạt động liên quan nhằm nhận diện sớm những thay
đổi về RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Báo cáo
giám sát phải đệ trình lên các nhà quản lý cấp cao và HĐQT của ngân hàng để
các nhà quản lý cấp cao và HĐQT có thể hiểu rõ và đánh giá được các vấn đề
cơ bản: (i) mức độ, xu hướng RRTD và tác động của RRTD lên mức vốn; (ii)
sự nhạy cảm và hợp lý của các giả định được đưa vào sử dụng để đánh giá
RRTD và vốn; (iii) có thể đánh giá được yêu cầu vốn trong tương lai trên cơ
sở báo cáo RRTD và những thay đổi cần thiết về chiến lược RRTD tương
ứng; (iiii) xác định được mức vốn cần thiết để bù đắp cho RRTD và phù hợp
với mục tiêu vốn đã xác định.
Cũng theo Trụ cột 2, cùng với việc đánh giá lại tín dụng một cách độc
lập, ngân hàng cần thiết lập cấu trúc KT-KSNB lành mạnh và hiệu quả để
giám sát các mức độ rủi ro. HĐQT phải chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống
KT-KSNB, các phương pháp và chính sách giám sát phải phù hợp với bản
chất, phạm vi và độ phức tạp các hoạt động liên quan để đảm bảo KT-KSNB
51

phải được diễn ra hàng ngày trong từng hoạt động của ngân hàng, đảm bảo
các hoạt động liên quan được thực hiện một cách thận trọng và đúng qui định.
Hiệp ước Basel 2 bổ sung các chuẩn mực để tăng cường hiệu quả giám
sát và báo cáo rủi ro bằng Trụ cột 3- kỷ luật thị trường. Theo trụ cột này, cùng
với việc thiết lập qui trình kiểm tra, giám sát nội bộ, NHTM phải thực hiện
công khai, minh bạch thông tin liên quan đến quản trị RRTD. Basel 2 đề xuất
một danh mục thông tin định tính và định lượng cần công khai ra thị trường.
NHTM tuân thủ trụ cột 3 thực chất là thiết lập thêm một kênh giám sát RRTD
từ các chủ thể tham gia thị trường.
Basel 2 đề cao vai trò của cơ quan giám sát ngân hàng trong việc giám
sát, đánh giá tính hiệu quả của hệ thống giám sát nội bộ ngân hàng cũng như
thực thi các chế tài cần thiết để đảm bảo các NHTM luôn đủ vốn theo qui
định.
Như vậy, theo Basel 2 việc giám sát và báo cáo RRTD tại các NHTM
phải thực hiện đồng bộ trên 3 phương diện: giám sát và báo cáo nội bộ (đánh
giá lại tín dụng, KT-KSNB), giám sát của thị trường và giám sát của cơ quan
giám sát ngân hàng.
1.2.3 Lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo
Hiệp ước Basel 2
Có thể thấy với nội dung được trình bày theo 3 trụ cột, Basel 2 đã thiết
lập một bộ tiêu chuẩn tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về quản trị rủi ro nói
chung và quản trị RRTD nói riêng. Với quản trị RRTD, áp dụng theo Basel 2
NHTM có những lợi ích cơ bản:
Thứ nhất: HĐQT là người chịu trách nhiệm quyết định Chiến lược và khẩu vị
RRTD, là cơ sở quan trọng để thiết lập chính sách quản trị RRTD phù hợp với
năng lực quản trị RRTD, từ đó ngân hàng có thể đạt mục tiêu quản trị trong
từng giai đoạn.
52

Thứ hai: Các bộ phận trong Bộ máy quản trị RRTD được phân định chức
năng rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính độc lập là cơ sở để thực thi kiểm soát
RRTD chặt chẽ, tránh được sự xung đột lợi ích hoặc lợi ích nhóm chi phối
đến hiệu quả kiểm soát RRTD. Việc tổ chức bộ máy quản trị RRTD theo
Basel 2 còn tăng cường tính chuyên môn hóa cho Khối quan hệ khách hàng,
Khối quản lý RRTD, Khối KT-KSNB và Khối KToNB. Khối quan hệ khách
hàng tập trung hơn cho công tác giao dịch, đánh giá khách hàng, từ đó có thể
hiểu rõ khách hàng và sàng lọc, lựa chọn khách phù hợp với khẩu vị RRTD
đã được xác định.
Thứ ba: Qui trình tiếp xúc, theo dõi, quản lý khách hàng sẽ được hỗ trợ bởi
các công cụ đo lường, giám sát rủi ro chính xác và hiệu quả. Trên cơ sở đó,
giúp cho ngân hàng có thể nhận diện, đánh giá, phân biệt từng đối tượng
khách hàng, đánh giá chính xác rủi ro đối với từng khoản tín dụng và danh
mục tín dụng, kiểm soát rủi ro trong khả năng chấp nhận mà ngân hàng đã xác
định.
Thứ tư: Trên cơ sở kiểm soát tốt RRTD, NHTM sẽ thiết lập và duy trì được
danh mục tín dụng tốt hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, giảm
áp lực về vốn và tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh, từ đó kinh doanh có
lãi, củng cố và nâng cao sức mạnh tài chính để phát triển bền vững.
Thứ sáu: Tiếp cận và thực hiện quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế. Trong
điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, các
NHTM không thể đứng ngoài xu thể đó. Vì vậy, việc thực hiện quản trị
RRTD theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để các
NHTM đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản trị RRTD. Từ đó tạo
tiền đề để có thể “chơi chung sân” với các NHTM trên thế giới.
1.2.4 Điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2
53

Từ thực tiễn áp dụng quản trị RRTD theo Basel 2 tại các NHTM và kết
quả khảo sát việc thực hiện Basel 2 của Ủy ban Basel [66], các điều kiện cơ
bản để NHTM áp dụng Basel 2 về quản trị RRTD bao gồm:
Thứ nhất: Hệ thống tài chính quốc gia lành mạnh
Hệ thống tài chính của một quốc gia bao gồm các bộ phận cấu thành
chủ yếu: thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và
cơ sở hạ tầng tài chính. Hiện nay, sự lành mạnh của hệ thống tài chính quốc
gia được đánh giá thông qua “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” (Financial
Soundness Indicators: FSIs) do IMF xây dựng và hướng dẫn năm 2006. Bộ
chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó hệ thống tài chính lành mạnh
được thể hiện bằng các chỉ tiêu cơ bản: (i) hệ thống các tổ chức tài chính hoạt
động lành mạnh: duy trì cơ cấu tài sản, nguồn vốn an toàn để đảm bảo khả
năng sinh lời, thanh khoản, đảm bảo các tổ chức này có thể hoạt động hiệu
quả và phát triển bền vững; (ii) Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, thể
hiện là sự hiệu quả về thông tin, giá cả, tính thanh khoản; (iii) các công cụ tài
chính đa dạng và được sử dụng linh hoạt, hiệu quả; (iiii) hạ tầng tài chính đảm
bảo cho sự vận hành hiệu quả của hệ thống tài chính, bao gồm: hệ thống
khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận hành của hệ thống
tài chính; hệ thống giám sát tài chính đầy đủ, có khả năng phát hiện và xử lý
các vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát một cách hiệu quả; hạ tầng công
nghệ phù hợp để đảm bảo cho việc vận hành của hệ thống tài chính thông suốt
và hiệu quả.
Sự lành mạnh của hệ thống tài chính là cơ sở quan trọng để các NHTM
hoạt động một cách ổn định, hiệu quả. Đặc biệt với hệ thống pháp lý và giám
sát tài chính tốt, thị trường tài chính hoạt động hiệu quả sẽ là động lực để các
NHTM minh bạch hóa hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị RRTD nói
riêng, từ đó có thể tiếp cận với Basel 2 một cách hiệu quả.
54

Tại các quốc gia đang phát triển, do sự hạn chế nhất định của hệ thống
tài chính quốc gia nên quá trình thực hiện Basel 2 gặp nhiều trở ngại hơn các
nước phát triển. Thực tiễn áp dụng Basel 2 tại các nước này cho thấy, tùy vào
thực trạng vận hành của hệ thống tài chính mỗi quốc gia, để triển khai Basel 2
thành công, việc đổi mới, cải cách toàn diện hệ thống tài chính phải đi trước
một bước hoặc tiến hành song song với quá trình triển khai Basel 2.
Thứ hai: Hệ thống giám sát của Nhà nước đối với RRTD đầy đủ và hiệu quả.
Hiệp ước Basel 2 đề cao vai trò giám sát của cơ quan Nhà nước đối với
RRTD của NHTM. Quá trình giám sát phải được tăng cường trong giai đoạn
triển khai Basel 2, một mặt để phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh kịp
thời, tránh các “phản ứng phụ” của quá trình thực hiện, mặt khác khi thực
hiện Basel 2 với các chuẩn mực cao hơn, hệ thống giám sát phải đảm bảo
giám sát hiệu quả theo chuẩn mực mới. Để đáp ứng yêu cầu Basel 2, Nhà
nước phải xây dựng một hệ thống giám sát ngân hàng đầy đủ và hiệu quả,
đảm bảo vừa giám sát tuân thủ (hạn chế sai phạm, vi phạm pháp luật Nhà
nước) vừa giám sát trên cơ sở rủi ro (thường xuyên kiểm tra, giám sát các
hoạt động có nguy cơ phát sinh rủi ro nhằm phát hiện, cảnh báo kịp thời và có
phương án xử lý để tránh hạn chế tổn thất). Cơ quan giám sát phải được Nhà
nước đầu tư, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu
và thông tin quốc gia. Bên cạnh đó, đội ngũ giám sát viên phải đủ về qui mô
và năng lực chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực giám sát.
Thứ ba: Hệ thống qui định và hướng dẫn thực hiện Basel 2 về quản trị RRTD
đầy đủ
Thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 về bản chất là các NHTM phải
tuân thủ các chuẩn mực của Basel 2 về quản trị RRTD. Các chuẩn mực Basel
2 đề xuất thường chưa được điều chỉnh trong văn bản Luật và các hướng dẫn
trước đó. Bên cạnh đó Basel 2 đưa ra nhiều cách tiếp cận, nhiều sự lựa chọn
55

cho các NHTM khi triển khai để đảm bảo sự lựa chọn đó phù hợp với đặc thù
về qui mô, bản chất, độ phức tạp và khả năng thực hiện của từng ngân hàng.
Vì vậy, để các NHTM hiểu và vận dụng được các chuẩn mực cũng như đưa ra
các quyết định quan trọng: lựa chọn cách tiếp cận nào? tiếp cận chuẩn mực
đến đâu? lộ trình như thế nào? để đảm bảo sự thành công khi triển khai đòi
hỏi hệ thống qui định pháp lý và hướng dẫn liên quan đến triển khai quản trị
RRTD theo Basel 2 phải đầy đủ.
Thứ tư: NHTM phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đủ
độ dài lịch sử
Theo Hiệp ước Basel 2, dữ liệu đóng vai trò nền tảng vững chắc, là cơ
sở quan trọng quyết định đến hiệu quả quản trị RRTD: dữ liệu là nguồn thông
tin đầu vào cho việc xếp hạng tín dụng khách hàng, là cơ sở để đưa ra các
nhận định về nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát RRTD. Đặc biệt, để
tiến hành đo lường RRTD theo cách tiếp cận IRB ngân hàng phải có hệ thống
cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đảm bảo tính liên tục, toàn
diện và độ dài lịch sử. Bên cạnh đó, giai đoạn giám sát RRTD, Hiệp ước đề
cao vai trò giám sát từ xa một cách thường xuyên và hệ thống cảnh báo sớm
RRTD. Để thực hiện yêu cầu này hệ thống giám sát thực hiện thu nhận thông
tin thường xuyên, chất lượng thông tin tốt để kết quả giám sát chính xác và
kịp thời. Có thể nói, cơ sở dữ liệu là một trong những điều kiện then chốt khi
thực hiện Basel 2 về quản trị RRTD.
Thứ năm: Có hạ tầng công nghệ quản trị RRTD hiện đại
Để đủ điều kiện về cơ sở dữ liệu cho hoạt động quản trị RRTD theo
Basel 2, NHTM phải thiết lập hạ tầng công nghệ đảm bảo cho việc thu nhận,
phân tích, xử lý, báo cáo thông tin trong toàn hệ thống thông suốt, kịp thời,
chính xác. Bên cạnh đó để đo lường RRTD, đo lường vốn (đặc biệt tiếp cận
phương pháp IRB), ngân hàng phải có công nghệ phân tích, đo lường RRTD
56

và đo lường vốn hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu tính vốn theo trụ cột 1 và
xác định đầu đủ, chính xác RRTD. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận Basel 2
mà yêu cầu của công nghệ tương đối khác nhau. Mỗi ngân hàng căn cứ vào
khả năng đáp ứng của mình để lựa chọn cách tiếp cận hiệu quả nhất.
Thứ sáu: Đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực của ngân hàng
Tổ chức bộ máy quản trị RRTD theo Basel 2 đòi hỏi ngân hàng phải có
đội ngũ nhân sự có chất lượng tốt ở mọi vị trí của bộ máy. Theo Basel 2, kiểm
soát rủi ro phải thực hiện ở tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng trong đó
phải đảm bảo Ban lãnh đạo ngân hàng kiểm soát RRTD ở tầm chiến lược và
tầm vĩ mô. Để thực hiện điều này đòi hỏi lãnh đạo ngân hàng phải có tầm bao
quát hoạt động tín dụng. Cán bộ tại mỗi vị trí trong bộ máy tín dụng phải am
hiểu sâu sắc và thành thạo qui trình nghiệp vụ. Đặc biệt với yêu cầu về số
lượng và chất lượng thông tin đầu vào, ngoài hạ tầng công nghệ, con người là
yếu tố quyết định đến khả năng thu nhận, phân tích, xử lý thông tin để từ đó
ra quyết định quản trị phù hợp. Thực hiện Basel 2 đòi hỏi đội ngũ nhân sự
ngoài năng lực chuyên môn tốt họ phải có khả năng vận hành các mô hình
giám sát nội bộ, mô hình nhận diện, đo lường RRTD hiện đại, có kỹ năng xử
lý số liệu phục vụ cho hoạt động quản trị RRTD và sử dụng công nghệ quản
lý RRTD hiện đại thành thạo. Vì vậy, triển khai Basel 2 các NHTM phải
chuẩn bị đội ngũ nhân có chất lượng cao.
Thứ bảy: Có đủ vốn đầu tư cho việc triển khai Basel 2
Triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 NHTM phải đầu tư một lượng
vốn không nhỏ, bao gồm: đầu tư cho việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đầu tư
mua sắm công nghệ quản trị RRTD theo Basel 2, đầu tư cho hoạt động đào
tạo, tuyển dụng nhân sự cao cấp theo yêu cầu Basel 2…Nếu ngân hàng không
bỏ vốn đầu tư thích đáng cho các hoạt động trên thì không thể triển khai Basel
2. Vì vậy cũng với việc hoàn thiện các điều kiện trên, các NHTM phải chuẩn
57

bị một lượng vốn thích hợp để đầu tư cho quá trình triển khai áp dụng Basel
2. Thực tiễn tại các NHTM đi trước cho thấy, để vượt qua trở ngại về vốn
cũng như tiết kiệm tối đa nguồn vốn, ngân hàng cần thận trọng lựa chọn cách
tiếp cận đối với từng trụ cột của Basel 2.
1.3 KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO BASEL 2 TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG
NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI
1.3.1 Kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại
một số NHTM nước ngoài
Tại các NHTM trên thế giới, đặc biệt khối các nước thành viên Basel,
Basel 2 chính thức triển khai từ năm 2007. Hiện nay phần lớn các NHTM tại
các nước phát triển đã tuân thủ Basel 2 và đang từng bước tiếp cận Basel 3.
Để có những bài học tốt nhất về triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 cho
các NHTM Việt nam nói chung và Agribank nói riêng, NCS đã thực hiện
khảo sát tại 3 ngân hàng. Các NHTM được NCS chọn khảo sát dựa vào 3 tiêu
thức: (i) có đại diện NHTM ở các nước thành viên Ủy ban Basel và NHTM ở
các nước không phải thành viên Ủy ban Basel, (ii) có đại diện NHTM ở nước
phát triển và NHTM ở nước đang phát triển, (iii) có đại diện NHTM có hệ
thống quản lý RRTD tương đối hiện đại và NHTM có hệ thống quản lý
RRTD còn kém hiện đại trước thời điểm triển khai Basel 2.
Sau đây là một vài nét khái quát về 3 ngân hàng:
Ngân hàng ANZ (Australia and New Zealand Banking Group Limited)
ANZ có trên 180 năm hoạt động, hiện nay là ngân hàng có mức vốn
hóa thị trường lớn thứ 3 tại Australia (sau ngân hàng Commonwealth và ngân
hàng Westpac), là tập đoàn ngân hàng lớn nhất tại New Zealand và nằm trong
nhóm 50 ngân hàng lớn nhất thế giới.
58

Ngân hàng Krungthai (Krung Thai Bank Public Company Limited –


KTB)
KTB được thành lập từ năm 1966, hoạt động theo mô hình NHTMNN,
trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối với đại diện sở hữu là Quỹ phát
triển các tổ chức tài chính (Financial Institutions Development Fund-FIDF).
Tính đến 31/12/2014, KTB là ngân hàng dẫn đầu về qui mô tài sản, thị phần
trong hệ thống NHTM Thái lan. KTB cũng là một trong những ngân hàng
hoạt động quốc tế tại Thái lan với mạng lưới hoạt động rộng khắp: trên 1200
chi nhánh trên khắp Thái lan, 9 chi nhánh nước ngoài, 23 văn phòng đại diện
ở nước ngoài và góp vốn cổ phần vào nhiều công ty tại Thái Lan (trong đó
KTB có vốn cổ phần chiếm trên 10% ở 23 công ty thuộc các lĩnh vực bảo
hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản …)
Ngân hàng DBS (The Development Bank of Singarore Limited)
DBS là NHTM được Chính phủ Singapore thành lập từ tháng 6/1968.
Đến nay, DBS có khoảng hơn 280 chi nhánh ở 17 thị trường trên thế giới, là
ngân hàng có qui mô tài sản lớn nhất Đông nám Á và là một trong những tập
đoàn tài chính hàng đầu Châu Á.
1.3.1.1 Giai đoạn trước khi triển khai Basel 2
Trước khi chính thức triển khai Basel 2, mỗi NHTM đều trải qua giai
đoạn thực hiện công tác lên kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho
việc tuân thủ Basel 2. Tùy đặc điểm từng NHTM và chủ trương của cơ quan
giám sát ngân hàng mà giai đoạn này được xác định cho phù hợp. Cơ quan
giám sát ngân hàng tại các nước NCS khảo sát (Australia, Thái lan và
Singapore) chuẩn bị cho việc triển khai Basel 2 khá thận trọng: Ban hành các
dự thảo hướng dẫn thực hiện Basel 2 và lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành
hướng dẫn chính thức; Xác định lộ trình, mục tiêu triển khai Basel 2; tư vấn
59

và hỗ trợ các NHTM trong quá trình chuẩn bị triển khai và quá trình thực
hiện.
Tại ANZ: Theo yêu cầu của Cơ quan giám sát ngân hàng Australia
(Australia Prudential Regulation Authority-APRA), năm 2005 ANZ đã tổ
chức tự đánh giá lại toàn diện hệ thống quản trị rủi ro. Kết quả đánh giá cho
thấy, hệ thống quản trị RRTD tại ANZ tương đối hoàn thiện và phù hợp với
chuẩn mực Basel 2 như: Hệ thống XHTDNB theo phương pháp thống kê; đã
có thời gian dài sử dụng mô hình đo lường vốn kinh tế (từ năm 1995); Đã tiến
hành đo lường LGD phù hợp với yêu cầu Basel; tổ chức bộ máy quản trị
RRTD theo mô hình “3 vòng kiểm soát” (phụ lục 1.2). Để tuân thủ Basel 2 về
quản trị RRTD, ANZ tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản: (i) Nâng cấp
và hoàn thiện kho dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu về tình trạng không trả được nợ
của khách hàng, dữ liệu về tổn thất trên cơ sở có tính yếu tố chu kỳ kinh
doanh theo yêu cầu của Basel 2; (ii) Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quản trị
RRTD; (iii) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng, kiểm tra, đánh giá RRTD theo
chuẩn Basel 2. Với những thuận lợi cơ bản trên, ANZ được APRA cấp phép
để thực hiện Basel 2 từ ngày 1/1/2008.
Tại KTB: Theo chủ trương của Ngân hàng Trung Ương Thái lan (Bank
of Thailand- BOT) từ 2005, KTB thực hiện đánh giá lại hệ thống quản trị
RRTD của ngân hàng để xác định khoảng cách so với chuẩn Basel 2. Kết quả
đánh giá cho thấy, việc triển khai Basel 2 còn gặp nhiều trở ngại do các
nguyên nhân: Tổ chức bộ máy chưa đảm bảo hiệu quả kiểm soát RRTD, tỷ lệ
nợ xấu còn cao, các công cụ, kỹ thuật quản trị RRTD, hỗ trợ phân tích RRTD
chưa hoàn thiện theo yêu cầu Basel 2. Trên cơ sở kết quá đánh giá, KTB tập
trung cải thiện năng lực quản trị RRTD bằng các biện pháp cơ bản: tái cơ cấu
bộ máy quản trị; tái cấu trúc vốn chủ sở hữu; xử lý nợ xấu; điều chỉnh mức độ
tập trung tín dụng và cấu trúc thẩm quyền phê duyệt tín dụng; hoàn thiện các
60

bộ tiêu chí và hạng khách hàng của hệ thống XHTDNB, hoàn thiện các công
cụ quản lý RRTD.
Trên cơ sở kết quả thu được từ cải thiện quản trị RRTD: giảm nợ xấu,
nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng, tổ chức bộ máy quản trị
RRTD “3 vòng kiểm soát” (phụ lục 1.2), từng bước hoàn thiện các công cụ
quản trị RRTD. Tháng 6/2006, KTB triển khai xây dựng lộ trình thực hiện
Basel 2, ký hợp đồng với nhà cung cấp SAS Software, dưới sự tư vấn của
Công ty Deloitte để triển khai dự án thực hiện Basel 2 theo 3 giai đoạn: giai
đoạn 1: từ tháng 6/2007 đến cuối năm 2008 thực hiện phân tích, đánh giá
khoảng cách dữ liệu; Giai đoạn 2: từ cuối 2008, KTB sử dụng cách tiếp cận
SA cho RRTD và Giai đoạn 3: trên cơ sở hoàn thiện các điều kiện theo yêu
cầu của BOT, KTB thực hiện cách tiếp cận IRB cho RRTD. Quí 4/2007 KTB
đệ trình BOT kế hoạch đề nghị triển khai Basel 2 và được BOT chấp thuận
vào tháng 12/2007.
Tại DBS: Khi Basel 2 được ban hành, DBS đặt mục tiêu thực hiện
Basel 2 như một trong những chương trình quan trọng để tăng cường và nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro. Đầu năm 2005, DBS đã thành lập Ủy ban hướng
dẫn Basel 2 (A Group Basel 2 Steering Committee), để điều hành toàn bộ dự
án Basel tại ngân hàng. Ủy ban này thành lập các nhóm chuyên môn trực tiếp
thực hiện các phần việc liên quan đến Basel 2 và phải báo cáo với Ủy ban về
tiến độ và kết quả thực hiện. Đối với RRTD, Giai đoạn 2005-2007 Ủy ban
hướng dẫn Basel 2 của DBS đã thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho thực
hiện Basel 2 bao gồm:
- Sắp xếp lại bộ máy quản trị RRTD: nâng cao hiệu quả của 3 vòng kiểm soát
RRTD (phụ lục 1.2), đặc biệt tăng cường chức năng kiểm soát tín dụng, chức
năng đánh giá lại RRTD độc lập, sử dụng công cụ kiểm tra sức chịu đựng đối
với RRTD để đánh giá và đảm bảo vốn kinh tế cho RRTD.
61

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hệ thống XHTDNB theo khung Basel 2.


Cuối năm 2007, DBS đệ trình kế hoạch thực hiện Basel 2 với cơ quan
giám sát ngân hàng Singapore ( Monetary Authority of Singapore-MAS) và
đã được cơ quan này chấp nhận cho phép triển khai áp dụng Basel 2 từ
1/1/2008.
1.3.1.2 Giai đoạn triển khai Basel 2
a. Lộ trình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2
Bảng 1.1: Lộ trình áp dụng Basel 2 tại một số NHTM
Chỉ Trụ cột 1 Trụ cột 2 Trụ cột 3
tiêu
ANZ Thực hiện từ 1/1/2008: Thực hiện đầy đủ từ Thực hiện
IRB nâng cao 1/1/2008 đầy đủ từ
30/9/2008
KTB Thực hiện từ 1/1/2008 Thực hiện từ đầu năm Thực hiện
đến 30/11/2008: đo lường 2009, hoàn thiện ICAAP đầy đủ từ
vốn song song Basel 1 vào cuối 2010, BOT giám 30/9/2009
Basel 2 sát theo Basel 2 từ năm
Từ tháng 12/2008 đến 2011
nay: SA
DBS Thực hiện từ 1/1/2008: Thực hiện đầy đủ từ Thực hiện
Danh mục bán buôn: IRB 1/1/2008 đầy đủ từ
cơ bản; danh mục bán lẻ; 1/1/2008
IRB nâng cao; các khoản
vay chưa hoàn thiện cơ sở
dữ liệu: SA
Nguồn: [63], [68], [69]
b. Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2
62

● Đối với trụ cột 1: Việc triển khai trụ cột 1 phụ thuộc lớn vào cơ sở dữ
liệu và hạ tầng công nghệ tại mỗi ngân hàng. Vì vậy, 3 ngân hàng được khảo
sát có cách tiếp cận và lộ trình thực hiện rất khác nhau:
Tại ANZ: mặc dù được chấp thuận đo lường vốn theo IRB nâng cao (sử
dụng ước lượng nội bộ cả 3 yếu tố: PD, LGD và EAD). Tuy nhiên, do một số
phân đoạn khách hàng chưa hoàn thiện cơ sở dữ liệu, ANZ được APRA cho
phép đo lường theo cách tiếp cận SA (khoản cho vay bán lẻ và cho vay các
doanh nghiệp địa phương khu vực Châu á- Thái Bình Dương). Tuy nhiên
khác với đề xuất của Basel 2, các phân đoạn tiếp cận theo phương pháp SA,
ANZ không sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng bên ngoài mà
sử dụng chính hạng trên hệ thống xếp hạng nội bộ của ANZ. Đối với các phân
đoạn này ANZ có kế hoạch nâng cấp, hoàn thiện dần cơ sở dữ liệu, khi đủ
điều kiện sẽ chuyển sang đo lường theo cách tiếp cận IRB nâng cao. Một
điểm đặc biệt là tại ANZ không áp dụng cách tiếp cận IRB cơ bản đối với tất
cả các phân đoạn thị trường.
Tại KTB: KTB được BOT chấp thuận đo lường vốn theo cách tiếp cận
SA. Theo đó các khoản tín dụng của Chính phủ, Chính quyền địa phương
ngân hàng sử dụng kết quả xếp hạng rủi ro quốc gia của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD), các khoản tín dụng của các đối tượng khách hàng
khác ngân hàng sử dụng kết quả xếp hạng bên ngoài trên cơ sở có tham chiếu,
so sánh với hạng theo xếp hạng nội bộ của ngân hàng. Hiện nay KTB sử dụng
kết quả xếp hạng của 5 tổ chức xếp hạng tín dụng: Standard and Poor’s,
Moody’s, Fitch Ratings,TRIS Ratings và Fitch Rating Thái lan. Ngày
1/1/2013, KTB đã được BOT chấp thuận thực hiện Basel 3. Mặc dù vậy, do
các điều kiện tối thiểu để áp dụng IRB của KTB chưa đạt nên cho đến hiện
nay, tất cả các phân đoạn khách hàng của KTB vẫn đang áp dụng cách tiếp
cận SA.
63

Tại DBS: Danh mục tín dụng bán buôn tiếp cận IRB cơ bản (sử dụng
ước lượng nội bộ PD, sử dụng LGD, EAD theo hướng dẫn số 367 năm 2007
của MAS), danh mục bán lẻ tiếp cận IRB nâng cao (ước lượng PD, EAD và
LGD theo hệ thống XHTDNB). Trong đó một số khoản mục thuộc 2 nhóm
trên chưa đủ điều kiện áp dụng IRB sẽ sử dụng cách tiếp cận SA. Trường hợp
sử dụng cách tiếp cận SA, DBS sử dụng hệ thống xếp hạng bên ngoài của 3
công ty xếp hạng: Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch. Các hạng được sử
dụng để tính vốn theo hướng dẫn của MAS trong Thông báo số 637. Các
khoản mục sử dụng cách tiếp cận SA được DBS tiếp tục hoàn thiện các điều
kiện để hướng tới sử dụng cách tiếp cận IRB.
● Đối với Trụ cột 2
Tại ANZ: ANZ thực hiện quản lý vốn theo phương pháp chủ động.
Hằng năm, trên cơ sở chiến lược rủi ro cho kỳ 3 năm được phê duyệt, ANZ
xác định khẩu vị RRTD, yêu cầu vốn cho RRTD kỳ kế hoạch. ANZ thực hiện
ICAAP trong kỳ trung hạn để thực hiện đánh giá lại tỷ lệ an toàn vốn, mục
tiêu và các mức vốn cho từng danh mục tài sản rủi ro. Để xác định mức vốn
phù hợp và đảm bảo đủ vốn cho RRTD, ANZ thực hiện kiểm tra sức chịu
đựng rủi ro trên cơ sở đưa ra các kịch bản khác nhau về điều kiện của nền
kinh tế, trước và sau khi sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro. Từ đó xác
định mức vốn tăng thêm để bù đắp cho các tổn thất có thể xảy ra trong các kỳ
suy thoái kinh tế. Việc đánh giá và xác định kế hoạch vốn cần thiết cho rủi ro
được ANZ thực hiện hàng tháng và báo cáo HĐQT, Ban điều hành trên cơ sở
đánh giá rủi ro hiện tại, dự báo về sự thay đổi của môi trường kinh doanh và
khả năng thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Tại KTB: KTB thực hiện trụ cột 2 từ năm 2009. Nhưng do hạn chế về
hạ tầng đo lường vốn, ban đầu KTB thực hiện đánh giá vốn theo cách tiếp cận
giản đơn, đồng thời xây dựng và hoàn thiện dần ICAAP. Cuối năm 2010 KTB
64

áp dụng ICAAP để đánh giá vốn cho RRTD. Từ năm 2011, KTB tuân thủ đầy
đủ trụ cột 2, theo đó Ngân hàng Trung ương Thái lan thực hiện đánh giá, giám
sát vốn của ngân hàng theo Khung Basel 2.
Tại DBS: DBS tuân thủ trụ cột 2 đầy đủ từ 1/1/2008, công cụ để quản
lý vốn là ICAAP. Thông qua ICAAP, DBS đo lường, dự báo nhu cầu vốn và
mục tiêu về vốn cho rủi ro nói chung và RRTD nói riêng. Để đảm bảo đủ vốn
cho RRTD, hàng năm DBS sử dụng công cụ Stress- Testing với các kịch bản
căng thẳng có thể xảy ra trong vòng 3 năm liên tiếp để đo lường yêu cầu vốn
cần thiết. Trên cơ sở đó, DBS có kế hoạch tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn
vốn luôn trên mức tối thiểu.
● Đối với trụ cột 3
Basel 2 qui định hệ thống thông tin cần công khai, minh bạch khá chi
tiết. Trên thực tế cơ quan giám sát ngân hàng tại mỗi quốc gia trên cơ sở qui
định về chế độ báo cáo, thống kê đối với NHTM đều có qui định riêng về
mức độ chi tiết trong báo cáo thông tin theo trụ cột 3. Thực tế khảo sát các
báo cáo thông tin từ 3 ngân hàng trên cho thấy, chỉ có ANZ thực hiện công
khai chi tiết thông tin theo trụ cột 3. Tại 2 ngân hàng KTB và DBS, thời gian
đầu việc công khai thông tin chỉ thực hiện đối với các thông tin định lượng cơ
bản như: cấu trúc, thành phần vốn, tỷ lệ an toàn vốn, cấu trúc danh mục tín
dụng, trong số RRTD của từng khoản mục trong danh mục tín dụng, kỹ thuật
giảm RRTD đối với từng khoản mục tín dụng… Các thông tin định tính phản
ánh hiệu quả quản trị RRTD chỉ được thực hiện sau khi hoàn thiện chế độ báo
cáo nội bộ của ngân hàng.
Các cơ quan giám sát ngân hàng đều yêu cầu công khai trên Website
của ngân hàng, trên báo cáo thường niên hoặc trên Sở giao dịch chứng khoán
(đối với các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán). Cơ quan giám sát
không yêu cầu thông tin được công khai phải kiểm toán, song đều có các chế
65

tài để đảm bảo tính chân thực của thông tin như: thông tin công khai nhất
quán với thông tin trên các báo cáo khác đã được kiểm toán hoặc xác thực bởi
cơ quan có thẩm quyền (tại ANZ, Australia), thông tin công khai phải được sự
kiểm soát của hệ thống KT-KSNB (tại DBS, Singapore).
1.3.2 Kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 tại
Ngân hàng cổ phần Công Thương Việt nam (Vietinbank)
Trong số 10 NHTM được NHNN Việt nam chọn thí điểm thực hiện
Basel 2, Vietinbank là một trong những ngân hàng được đánh giá có chủ
trương triển khai Basel 2 sớm và chủ động. Hiện nay Vietinbank cũng là ngân
hàng đạt những kết quả đáng ghi nhận về việc triển khai Basel 2.
Sau khi cổ phần hóa (năm 2008), hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần, Vietinbank đã có chủ trương đổi mới toàn diện hệ thống quản trị rủi ro,
đặc biệt là RRTD theo hướng phù hợp với chuẩn mực Basel 2. Để hiện thực
hóa chủ trương này, năm 2009 Ban lãnh đạo Vietinbank đã giao cho 1 nhóm
cán bộ được đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài tập trung nghiên cứu phương
pháp luận quản trị RRTD theo Basel 2. Đồng thời xây dựng và triển khai dự
án tổng thể hiện đại hóa công nghệ thông tin giai đoạn 2010-2015 với 15 dự
án về công nghệ. Trong đó có thể kể đến các dự án gắn liền với việc hoàn
thiện quản trị RRTD theo Basel 2: dự án thay thế core- banking, dự án kho dữ
liệu doanh nghiệp, dự án quản trị rủi ro theo chuẩn Basel 2…
Năm 2012 Vietinbank thực hiện hàng loạt các biện pháp, trong đó có
việc tái cấu trúc các Khối kinh doanh, chuẩn bị cho việc đổi mới toàn diện
quản trị RRTD theo Basel 2. Bao gồm:
- Thành lập Khối quản lý rủi ro, tách bạch KT-KSNB, KToNB, Khối quan hệ
khách hàng nhằm thiết lập “3 vòng kiểm soát” theo yêu cầu của Basel 2 (phụ
lục 1.2). Đổi mới cơ chế quản lý RRTD song song với việc thực hiện mô hình
quản lý rủi ro tập trung.
66

- Đổi mới mô hình cấp tín dụng: tập trung hóa công tác thẩm định tín dụng và
đánh giá, quản lý TSBĐ, chuyên môn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cường
kiểm soát RRTD.
- Ký hợp đồng với công ty CMCSoft để mua phần mềm thống kê hỗ trợ việc
xây dựng và phát triển mô hình đo lường RRTD theo Basel 2.
- Ký hợp đồng với công ty Ernst & Young Singapore tư vấn xây dựng hệ
thống quản lý RRTD của Vietinbank để xây dựng mô hình đo lường các chỉ
tiêu PD, EAD, LGD cho khách hàng cá nhân, hỗ trợ mua sắm công nghệ cũng
như hệ thống giải pháp quản trị RRTD toàn diện.
Năm 2013, 2014 với sự hỗ trợ đắc lực của hai đối tác chiến lược là
Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) của Nhật Bản và Công ty Tài
chính quốc tế (IFC), Vietinbank tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD:
- Thành lập Khối kinh doanh vốn và Thị trường, Khối bán lẻ và Khối Khách
hàng Doanh nghiệp, quản lý hoạt động tín dụng theo chiều dọc từ Hội sở
Chính đến từng Chi nhánh.
- Xây dựng thành công Khung quản lý rủi ro theo hướng tuân thủ Basel 2
- Triển khai dự án thay thế core-banking, hoàn tất vào tháng 3/2016 và triển
khai dự án Kho dữ liệu doanh nghiệp.
Năm 2014, Vietinbank tiến hành xây dựng lộ trình triển khai Basel 2
đến năm 2018: Tháng 6/2014 hoàn thành dự án phân tích thực trạng và lập kế
hoạch Basel 2; Tháng 9/2014 ký hợp đồng với Ernst & Young để xây dựng lộ
trình triển khai Basel 2 và chính thức triển khai Basel 2.
Hiện nay Vietinbank đang tích cực hoàn thiện cơ sở dữ liệu, nâng cấp
và hoàn thiện hệ thống XHTDNB, tổ chức các đợt khảo sát, chia sẻ kinh
nghiệm Basel 2 với các NHTM lớn tại Đức và Mỹ, nội dung cơ bản bao gồm:
đo lường vốn, hoàn thiện dữ liệu và công nghệ, mô hình quản trị RRTD.
67

1.3.3 Bài học kinh nghiệm về triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel 2 cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam
Trên cơ sở khảo sát quá trình triển khai và áp dụng quản trị RRTD theo
Basel 2 của 4 NHTM. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho
Agribank:
Thứ nhất: Không có một “kịch bản” chung cho lộ trình triển khai Basel 2 của
các NHTM. Basel 2 bao gồm 3 trụ cột và đưa ra nhiều cách tiếp cận để đo
lường vốn cho RRTD. Mỗi ngân hàng căn cứ vào đặc điểm về RRTD và năng
lực quản lý RRTD để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho cách tiếp cận của mình
cũng như thời điểm tuân thủ từng trụ cột của Basel 2: có thể áp dụng một
hoặc nhiều cách tiếp tiếp cận cho RRTD, có thể tuân thủ dần từng trụ cột hoặc
đồng thời cả 3 trụ cột. Các NHTM có năng lực quản trị RRTD còn hạn chế
(như trường hợp ngân hàng KrungThai), quá trình triển khai Basel 2 phải gắn
liền với quá trình đổi mới, năng cao năng lực quản trị RRTD.
Thứ hai: Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện Basel 2, hệ thống
các văn bản qui định và hướng dẫn thực hiện Basel 2 phải được hoàn thiện
trước thời điểm triển khai. Thực tế tại các nước đã thực hiện Basel 2, Cơ quan
giám sát Ngân hàng của các nước đều có sự chuẩn bị và hoàn thiện về hành
lang pháp lý về Basel 2: ban hành các dự thảo, lấy ý kiến rộng rãi từ các
NHTM và các bên liên quan để hoàn thiện. Các văn bản này được ban hành
trước thời điểm áp dụng Basel 2.
Thứ ba: Để có sự thành công khi triển khai, đòi hỏi các NHTM phải chủ động
trong công tác chuẩn bị. Các NHTM đi trước đều thành lập 1 Ủy ban triển
khai Basel 2 chuyên biệt để thực hiện công tác chuẩn bị cũng như điều hành
toàn bộ quá trình triển khai Basel 2. Ủy ban này sẽ thành lập các nhóm để
triển khai các dự án Basel 2. Trước khi tuân thủ, các NHTM phải có một thời
gian để chuẩn bị các điều kiện tối thiểu như vốn, công nghệ, nhân sự, cơ sở
68

dữ liệu. Tùy vào nguồn lực sẵn có và mục tiêu tuân thủ Basel 2 mà mỗi ngân
hàng phải xác định thời gian chuẩn bị phù hợp.
Thứ tư: Đối với các NHTM có hệ thống quản trị RRTD chưa thực sự hiệu
quả, quá trình tuân thủ Basel 2 phải là một quá trình hoàn thiện và tuân thủ
dần từng bước trên cơ sở tận dụng năng lực sẵn có để giảm thiểu chi phí trong
quá trình triến khai thực hiện. Theo kinh nghiệm các NHTM được NCS khảo
sát, việc tuân thủ Basel 2 không nhất thiết phải tuân thủ phương pháp tiếp cận
phức tạp nhất, các ngân hàng cần lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp với
thực trạng hoạt động tín dụng và khả năng hiện có của từng ngân hàng.
Thứ năm: Mặc dù Ủy ban Basel khuyến nghị các NHTM nên hướng tới việc
tiếp cận IRB cho RRTD, đặc biệt là IRB nâng cao. Song trên thực tế việc đáp
ứng các yêu cầu tối thiểu để tiếp cận IRB khá ngặt ngèo. Vì vậy kể cả các
NHTM lớn, có hệ thống quản trị RRTD hiện đại vẫn phải tiếp cận IRB theo
từng phân đoạn thị trường (có những phân đoạn thị trường vẫn tiếp cận theo
phương pháp SA) theo nguyên tắc phân đoạn thị trường nào có lợi thế tuân
thủ trước, các phân đoạn chưa đáp ứng được sẽ hoàn thiện dần cho đến khi đủ
điều kiện tối thiểu mới tuân thủ.
Thứ sáu: Đối với phương pháp IRB, Basel đề cao vấn đề kiểm định tính hiệu
quả, chính xác các ước lượng nội bộ. Vì vậy, các NHTM được khảo sát đều
được Cơ quan giám sát Ngân hàng yêu cầu trước khi áp dụng phải có giai
đoạn quá độ - tiếp cận song song phương pháp truyền thống (hoặc SA) và
IRB- giai đoạn này có thể coi là giai đoạn vận hành thử. Tại các NHTM đã
khảo sát đều có qui định thời gian tối thiểu vận hành song song và thời gian
này sẽ kết thúc khi các kiểm định cho thấy kết quả ước lượng đáp ứng yêu cầu
chuẩn Basel 2.
Thứ bảy: Trong các trở ngại khi thực hiện Basel 2, trở ngại lớn nhất là cơ sở
dữ liệu. Kể cả các NHTM lớn như ANZ, DBS…khi bắt đầu tuân thủ cơ sở dữ
69

liệu vẫn chưa đạt chuẩn Basel 2. Với Agribank, khoảng cách cơ sở dữ liệu so
với chuẩn Basel 2 còn khá lớn. Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị về vốn, nhân
sự, công nghệ, Agribank cần xây dựng một lộ trình thích hợp để hoàn thiện cơ
sở dữ liệu trên nguyên tắc phải xây dựng kho dữ liệu quản lý tập trung và hợp
nhất.
Thứ tám: Triển khai Basel 2 là một quá trình với nhiều thách thức không phải
NHTM nào cũng sẵn sàng vào cuộc. Vì vậy, cùng với chủ trương, Cơ quan
quản lý các NHTM cần có các cuộc tiếp xúc với các NHTM nói chung và
Agribank nói riêng để khai thông tư tưởng, đánh giá sát thực tế khả năng thực
hiện và kịp thời hỗ trợ giải quyết các vướng mắc cho các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Tuân thủ Basel 2 về quản trị RRTD đã được các NHTM trên thế giới
thực hiện từ những năm 2008-2009. Những lợi ích từ việc tuân thủ Basel 2 đã
được thừa nhận rộng rãi. Việc hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị
RRTD theo Basel 2 là vô cùng cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện
Basel 2 tại các NHTM. Trong chương 1, luận án đã phân tích và làm rõ những
vấn đề cơ bản về RRTD, quản trị RRTD theo Basel 2. Luận án cũng đã phân
tích, làm rõ các lợi ích khi NHTM thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 và
các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2. Bên cạnh đó,
luận án đã nghiên cứu, khảo sát việc quản trị RRTD theo Basel 2 tại 4 NHTM
trong và ngoài nước, trên cơ sở đó rút ra 7 bài học kinh nghiệm cho Agribank.
Các vấn đề được đề cập trong chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng quản
trị RRTD tại Agribank và xác định mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về
quản trị RRTD tại Agribank ở chương sau.
70

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP
ỨNG CÁC CHUẨN MỰC BASEL 2 VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM

2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
2.1.1 Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt
nam
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam tiền thân là
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam được thành lập theo Nghị định
số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với
sứ mệnh là ngân hàng chuyên doanh- hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Cùng với chủ trương cải cách về cơ chế và mô hình hoạt động Agribank
của Chính Phủ và những nỗ lực của Ban lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành
hoạt động kinh doanh, Agribank đã đạt được nhiều thành tựu trong thời kỳ
đổi mới. Năm 2003 Agribank được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới. Năm 2011, Agribank thực hiện tái cơ cấu toàn diện với các
nội dung cơ bản: cơ cấu lại nợ, xử lý nợ tồn đọng, tăng vốn điều lệ, hoàn thiện
mô hình tổ chức hoạt động và chính thức hoạt động theo mô hình Công ty
Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn
điều lệ. Giai đoạn 2010-2015, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu,
71

bổ sung, hoàn thiện cơ chế, qui trình nghiệp vụ, sắp xếp lại mô hình tổ chức,
mạng lưới hoạt động.
Với trên 28 năm hoạt động, Agribank trở thành NHTM hoạt động kinh
doanh đa năng trên phạm vi cả nước. Agribank đứng thứ hai trong toàn hệ
thống NHTM Việt nam về qui mô tài sản, dư nợ, đứng đầu hệ thống về đội
ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng với gần 2.300
Chi nhánh và Phòng giao dịch, quan hệ đại lý với 1065 Ngân hàng tại 97 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã được trao tặng các danh hiệu: Anh hùng
lao động thời kỳ đổi mới (năm 2003); Huân chương Độc lập hạng nhì (năm
2008), Top 10 “Giải Sao Vàng đất Việt” (năm 2009), Top 10 “Thương hiệu
Việt nam uy tín nhất” (năm 2009) và Top 10 trong 500 Doanh nghiệp lớn nhất
Việt nam (từ năm 2010 đến 2014)
2.1.1.2 Đặc điểm của Agribank
- Agribank là ngân hàng có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước. Hiện nay
Agribank là ngân hàng duy nhất có mô hình tổ chức hoạt động theo 4 cấp:
Trụ sở Chính (Cấp Trung ương), Chi nhánh cấp Tỉnh (Thành phố), Chi nhánh
cấp Quận (Huyện) và Chi nhánh cấp Xã (phường). Theo mô hình này, hiện
nay Agribank có hơn 2.300 chi nhánh phủ rộng khắp từ thành phố đến các xã
phường trên cả nước. So với các NHTM khác, bộ máy hoạt động của
Agribank khá đặc thù, viêc quản lý đặc biệt là quản lý RRTD rất phức tạp,
khó kiểm soát.
- Hiện tại Agribank là NHTM 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động
theo loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là Nhà nước. Đối
với ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% vốn, tính năng động, sáng tạo cũng
như động lực thúc đẩy ngân hàng phát triển bị hạn chế. Tư duy theo kiểu
Doanh nghiệp Nhà nước làm cho những bứt phá thường có tại các NHTM cổ
phần sẽ không xuất hiện tại Agribank. Vì vậy tính minh bạch trong quản trị
72

nội bộ, các thông tin công bố bị hạn chế. Đây được coi là một trong những
hạn chế cơ bản khi triển khai quản trị RRTD tại Agribank theo Basel 2.
- Agribank là ngân hàng phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn và nông dân. Mặc dù hiện nay Agribank đã chuyển sang mô hình kinh
doanh đa năng, song nông nghiệp, nông thôn vẫn là thị trường chủ chốt, với
khoảng trên 70% dư nợ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó
khoảng 50% là tín dụng đối với hộ sản xuất. Đây là thị trường tiềm năng song
ẩn chứa rất nhiều rủi ro bất khả kháng.
- Đối tượng khách hàng vay vốn của Agribank phần lớn là các hộ sản xuất, cá
nhân/hộ gia đình. Đối tượng khách hàng này có khả năng quản lý vốn hạn
chế, năng lực tài chính thấp, nguồn thu nhập không ổn định, trong khi đầu ra
của các nông sản phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Nhiều trường hợp nông
dân được mùa nhưng vẫn không có tiền trả nợ ngân hàng do rớt giá. Vì vậy
cho vay đối tượng khách hàng này luôn luôn chịu rủi ro cao.
- Agribank là ngân hàng có đội ngũ nhân sự lớn song trình độ không đồng
đều. Tính đến 31/12/2015, Agribank có trên 40.000 cán bộ, nhân viên. Phần
lớn nhân sự được đào tạo trước năm 1990 nên kỹ năng bán hàng, trình độ tin
học, ngoại ngữ và khả năng tiếp thu các sản phẩm, dịch vụ mới hạn chế, đặc
biệt nhân sự tại các chi nhánh, phòng giao dịch loại 3, các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa...Điều này dẫn đến văn hóa quản trị RRTD còn nhiều bất
cập, ý thức tuân thủ qui trình, qui chế khi xử lý các nghiệp vụ hạn chế, đặc
điểm này tác động lớn đến chất lượng tín dụng tại các Chi nhánh.
2.1.1.3 Một số kết quả hoạt động cơ bản của Agribank
Bảng 2.1 cho thấy: Qui mô tài sản, qui mô nguồn vốn của Agribank giai
đoạn 2010-2015 tăng trưởng ổn định. Về tài sản: tổng tài sản có tăng trưởng
qua các năm, trong đó năm 2011 đạt mức thấp nhất là 6,8%, năm 2013 đạt
tốc độ tăng trưởng cao nhất là 13%, các năm còn lại đạt tốc độ tăng trưởng ≈
73

10%. Về nguồn vốn năm 2011 tổng nguồn vốn tăng 6,5% so với năm 2010,
các năm còn lại tốc độ tăng đều đạt trên dưới 10% so với năm trước. Vốn điều
lệ của Agribank cũng được tăng trưởng qua các năm. Để đảm bảo đạt hệ số an
toàn vốn là 9% theo qui định của NHNN, Agribank đã thực hiện tăng vốn từ
nguồn Ngân sách nhà nước (cấp vốn từ Chính phủ), từ các quỹ và lợi nhuận
để lại hằng năm (trong đó, chủ yếu tăng từ nguồn bổ sung của Chính phủ, giai
đoạn 2010-2014 Chính phủ đã cấp tổng 26.204 tỷ đồng). Với qui mô vốn điều
lệ tăng nhanh, hệ số an toàn vốn của Agribank đã được cải thiện đáng kể. Từ
2012 đến nay, Agribank đã đạt hệ số CAR trên 9% theo yêu cầu của NHNN.
Tuy nhiên nếu so với hệ số CAR bình quân toàn hệ thống, cũng như bình
quân khối NHTMNN, hệ số an toàn vốn của Agribank còn thấp (theo báo cáo
của NHNN, đến thời điểm 31/12/2015 hệ số CAR bình quân khối NHTMNN
là 9,42%, toàn hệ thống là: 13,00%).
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động chủ yếu của Agribank giai đoạn 2010-2015
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng tài sản 524.000 560.000 617.212 697.037 762.896 833.000
Tổng nguồn vốn 474.941 505.792 557.028 634.505 690.191 804.000
Vốn điều lệ 21.512 21.629 26.079 26.204 29.605 29.605
ROA (%) 0,51 0,68 0,52 0,35 0,36 0,38
ROE (%) 8,52 11,81 8,4 5,78 6,15 6,35
Hệ số CAR (%) 6,09 8,02 9,49 9,11 9,01 9,13
Nguồn: [2], [62], tổng hợp của tác giả
Xét ở khía cạnh sinh lời, các chỉ số sinh lời của Agribank giai đoạn 2010-
2015 có sự giảm sút đáng kể (đặc biệt là năm 2013 và 2014). Nếu so tỷ suất
sinh lời/tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE) của Agribank
và mức bình quân của khối NHTMNN, ROA và ROE của Agribank còn thấp
74

(năm 2015,, ROA và ROE bình quân khối NHTMNN lần


n lư
lượt là 0,48% và
7,29%).
2.1.2 Hoạt động
ng tín d
dụng tại Agribank
Giai đoạn 2010-2015
2015, hoạt động tín dụng tạii Agribank tương đđối ổn định,
Cụ thể:
Biểu đồ 2.1: Tình hình dư
d nợ, tổng tài sản và vốn điềều lệ tại Agribank
(đơn vị: tỷ đồ
ồng)

900000 833000
762896
800000 697037
700000 617212 605324 614561
524000 560000 534500
600000 486139
421331 451760
500000
400000
300000
200000
100000 21512 21629 26079 26204 29605 29605
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015

Vốn điều lệ Tổng Tài sản Tổng dư nợ

Nguồn:[2], [62]
Giai đoạn 2010-2015
2015 dư nợ tín dụng của Agribank luôn tăng trưởng với
tốc độ tăng khá tốt,, trong đó 2 năm cao nhấtt là 2013 và 2014 có mức tăng
trưởng lần lượtt 10% và 13,2% so với năm trước đó. Năm 2015 tăng trưởng
trư tín
dụng thấp nhấtt giai đoạn
đo 2010-2015, đạt 1,53% so vớii năm trước.
trư Trong điều
kiện nền kinh tế còn nhi
nhiều khó khăn thì những con số trên cho thấy
th hoạt động
tín dụng củaa Agribank vẫn
v luôn ổn định. So sánh tổng
ng dư nnợ và Tổng tài sản
tại Agribank giai đoạạn 2010-2015 cho thấy, phần lớn tài sản của Agribank là
tín dụng (chiếm
m khoảng
kho ≈80%).
80%). Hay nói cách khác, thu nhập
nh của Agribank
phụ thuộc lớn
n vào hoạt
ho động tín dụng. Nếu so sánh giữaa tổng
t dư nợ và vốn
điều lệ cho thấy mứcc tăng vốn
v điều lệ chưa thực sự tương xứng
x với mức tăng
75

trưởng tín dụng qua các năm. Điều này dẫn đến tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn tài
chính của Agribank nếu không bổ sung vốn kịp thời.
Nếu so với tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống NHTM Việt nam,
Biểu đồ 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng Agribank luôn thấp hơn. Cụ
thể:
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ của Agribank so với toàn hệ thống
(đơn vị: %)
0.35 32.40%
0.3
0.25
0.2 17.29%
14.40% 14.16%
0.15 12.51%
9.10%
0.1 13.20%
11.40%
0.05 10.00%
7.61% 1.53%
7.22%
0
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Toàn hệ thống NHTM Agribank

Nguồn: [2], [71]


Năm 2010, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 32,4%, Agribank đạt
11.4%% - chênh lệch 21%, khoảng cách chênh lệch thu hẹp dần trong 4 năm
liên tiếp, đến năm 2013 khoảng cách chỉ còn 2,51% và 2014 là 0,96%. Năm
2015, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng cao nhất trong giai
đoạn 2011-2015, đạt 17,29%, Agribank chỉ đạt con số khá khiêm tốn là
1,53%. Điều đó cho thấy mặc dù tín dụng tại Agribank tăng trưởng qua các
năm, song so với toàn hệ thống (đặc biệt năm 2015), mức tăng tại Agribank
còn khá thấp.
Xét về thị phần tín dụng, với đặc trưng về qui mô, phạm vi hoạt động và
tín nhiệm trên thị trường, các NHTM Nhà nước (NHTM Nhà nước sở hữu
trên 50% vốn) luôn chiếm thị phần tín dụng chi phối. Thị phần Khối NHTM
76

Nhà nước chiếm


m 43,2% năm 2010, năm 2014 con số
s này là 55%, năm 2015
giảm xuống
ng còn 49,4%.
Bảng 2.2: Thị phần
ph tín dụng của Agribank (đơn vị:: %)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Agribank 14,4 15,9 15,6 15,4 18,0 13,20
BIDV 11,0 11,4 11,8 11,2 14,0 13,3
Vietcombank 7,7 7,3 7,7 7,9 9,8 8,4
Vietinbank 10,1 10,3 10,6 10,8 13,3 14,5
Thị phầnn NHTMNN 43,2 46,0 45,7 45,3 55 49,4
Thị phần NHTM khác 56,8 54,0 54,3 54,7 45 50,6
Nguồn: [62], [65], [71], [72], [73] và tổng hợp của tác giả..
Giai đoạn
n 2010-2013
2010 thị phần của 4 NHTM Nhà nư
nước không thay đổi
nhiều, năm 2014 thị phần
ph của cả 4 ngân hàng đều
u tăng, trong đó Agribank dẫn
d
đầu với thị phầnn chi
chiếm 18% trong toàn hệ thống. Năm
ăm 20
2015, thị phần
Vietinbank tăng 1,2% (đạt
( 14, 5%) và trở thành NHTM có th
thị phần dẫn đầu
toàn hệ thống,
ng, 3 “ông lớn”còn
l lại thị phần đều giảm,
m, trong đó gi
giảm mạnh nhất
là Agribank, giảm 4,8%
4,8 (đạt 13,2%), là ngân hàng có thị phần
ph tín dụng đứng
thứ 3 toàn hệ thống.
Biểu đồ 2.3: Dư n
nợ theo lĩnh vực của Agribank (đơn vị:
v %)

100%
36.00% 32.00% 34.00% 29.00% 26.00% 27.00%
80%
60%
40% 64.00% 68.00% 66.00% 71.00% 74.00% 73.00%
20%
0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015

Dư nợ lĩnh vực khác của Agribank Dư nợ lĩnh vực NN-NT


NT của Agribank

Nguồn:
n: [2]
77

Hoạt động tín dụng của Agribank là công cụ đắc lực để cải thiện bộ mặt
nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng dư nợ
nông nghiệp, nông thôn chiếm dưới 70% tổng dư nợ toàn hệ thống, giai đoạn
2013-2015 đã vượt trên 70%. Trong đó, dư nợ hộ sản xuất của Agribank luôn
chiếm khoảng 50% tổng dư nợ - Đây là đối tượng khách hàng rất đông đảo
nhưng qui mô từng khoản vay thường nhỏ (chủ yếu dưới 1 tỷ VND). Lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn chịu tác động của điều kiện tự nhiên và thị trường
tiêu thụ nông sản. Thực tế, tình trạng được mùa nhưng mất giá nông sản xảy
ra nhiều năm nay mà chưa có biện pháp xử lý.
Đánh giá chung về hoạt động tín dụng của Agribank: Với mạng lưới
hoạt động rộng khắp cả nước, Agribank là một trong những ngân hàng dẫn
đầu về qui mô và thị phần tín dụng. Trong đó khoảng 70% dư nợ tín dụng
phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn- là lĩnh vực cấp tín dụng tiềm ẩn
nhiều rủi ro khách quan, khó kiểm soát. Trong giai đoạn 2010-2015 cơ bản
Agribank luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý so với toàn ngành.
2.1.3 Rủi ro tín dụng tại Agribank
Rủi ro tín dụng tại Agribank giai đoạn 2010-2015 diễn biến khá phức
tạp. Biểu hiện rõ nhất là dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu còn cao, tỷ trọng các nhóm
nợ có rủi ro cao có xu hướng tăng, khó kiểm soát. Cụ thể:
Giai đoạn 2010-2012, nợ xấu tại Agribank liên tục tăng, đặc biệt từ
2011 nợ xấu tăng nhanh một cách bất thường. Dư nợ xấu cuối năm 2011 là
30.108 triệu VND, tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2010. Năm 2012 dư nợ
xấu của Agribank cao nhất là 33.855 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là từ năm
2012, NHNN đã đưa ra hàng loạt các biện pháp mạnh tay để xử lý nợ xấu của
hệ thống NHTM nhưng nợ xấu của Agribank giảm không đáng kể: năm 2013
giảm 2.347 triệu VND, tương đương giảm 6,9% so với cuối năm 2012. Năm
2014 nợ xấu tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 29.580 tỷ đồng (giảm 1.928 tỷ
78

đồng,
ng, tương đương 6,11% so với
v cùng kỳ năm 2013). Vớ
ới những biện pháp
mạnh tay từ phía NHNN để
đ xử lý nợ xấu toàn hệ thống
ng trong năm 2015, nnợ
xấu Agribank đã giảảm một cách ngoạn mục xuống
ng còn 16.580 tỷ
t đồng vào
thời điểm
m 31/12/2015 (giảm 43,9% so với cùng thời điểm
m năm 2014).
Biểu đồ 2.4: Dư nợ
n xấu của Agribank (đơn vị: tỷ đồng)
đ
35000 33855
31508
30108 29580
30000
25000
20000 16580
15576
15000
10000
5000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Dư nợ xấu

Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả


So sánh tốcc đ
độ tăng nợ xấu và tốc độ tăng trư
trưởng tín dụng của
Agribank cho thấy
y giai đoạn
đo 2010-2012 tốc độ tăng nợ xấấu luôn cao hơn và
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng
trư tín dụng.
Biểu đồ 2.5: Tốc
T độ tăng nợ xấu so với tốc độ tăng trư
trưởng tín dụng
1.2
1
93.30%
0.8
68.10%
0.6
0.4
11.40% 7.61% 10.00% 13.20%
0.2 7.22% 1.53%
0 12.40% -6.90% -6.11%
-0.2 2010 2011 2012 2013 2014 2015
-0.4 -43.90%
-0.6
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tỷ lệ tăng nợ xấu

Nguồn: [3] và tổng


t hợp của tác giả.
79

Đặc biệt năm 2011, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 7,22%
thì tốc độ tăng nợ xấu lên đến 93,3%. Điều này sẽ dẫn đến sự cộng hưởng làm
tăng nhanh tỷ lệ nợ xấu của Agribank. Giai đoạn 2013-2015, Agribank tập
trung xử lý nợ xấu theo Đề án của Chính phủ: cơ cấu lại nợ, xử lý bằng dự
phòng rủi ro, bán nợ cho công ty VAMC…nợ xấu đã giảm đáng kể trong khi
vẫn duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý,điều này góp phần đáng kể vào việc
cải thiện tỷ lệ nợ xấu tại Agribank.
Rủi ro tín dụng được phản ánh rõ nét qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. Giai
đoạn 2010- 2014, tỷ lệ nợ xấu của Agribank luôn vượt ngưỡng 3%. Trong đó
năm 2012 lên đến đỉnh điểm là 6,96%. Từ năm 2013, với những nỗ lực trong
thực hiện Đề án xử lý nợ xấu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của Agribank đã giảm
từ mức 6,96% xuống còn 2,69%, đạt mục tiêu dưới 3% của NHNN.
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank (đơn vị: %)
0.08
6.96%
6.66%
0.07
5.89%
0.06
4.89%
0.05
3.70%
0.04
4.08% 2.69%
0.03 3.79%
3.40% 3.25%
0.02 2.60% 2.52%
0.01
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ nợ xấu Agribank Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống NHTM Việt Nam

Nguồn: [3], [71] và tổng hợp của tác giả


So sánh với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt nam, giai đoạn
2010-2015 tỷ lệ nợ xấu của Agribank luôn cao hơn đáng kể (Biểu đồ 2.6).
Điều đáng nói hơn là trong khi tăng trưởng tín dụng của Agribank luôn thấp
80

hơn mức tăng trưởng


ng tín dụng
d của toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ
n xấu lại cao hơn,
thậm chí có những
ng năm tỷ
t lệ này của Agribank cao gần gấp
p đôi so với
v toàn hệ
thống
ng (năm 2011). Năm 2015, mặc
m dù tỷ lệ nợ xấu tạii Agribank đđã về mức
dưới 3% song so vớ
ới toàn hệ thống vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống
0,17%.
Xem xét cơ cấấu nợ xấu theo ngành tại Agribank thờ
ời điểm 31/12/2015,
từ biểu đồ 2.7 cho thấy,
th nợ xấu tại Agribank chủ yếu tập
p trung ở các ngành
bán buôn- bán lẻ, bấtt động
đ sản, xây dựng, công nghiệp chếế biến-chế tạo. Thời
điểm 31/12/2015, nợ
ợ xấu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng
ng cao nhất
nh là 20,59%/
tổng nợ xấu toàn hệ thống. Tiếp theo là ngành công nghiệệp chế biến, chế tạo
chiếm 13,90%.
%. Các ngành bán buôn-bán
buôn lẻ, bất động sản,
n, Nông nghi
nghiệp so với
các ngành còn lại tỷ trọng
tr nợ xấu còn cao.
Biểu đồ 2.7: Nợ xấu
u theo ngành tại
t Agribank thời điểm
m 31/12/2015
(đơn vị %)

Xây dựng
20.59%
36.61% Công nghiệp chế biến, chế tạo
13.90% Bán buôn, bán lẻ

9.80% 8.60% Bất động sản


10.50%
Nông nghiệp
Ngành khác

Nguồn: [3] và tổng


t hợp của tác giả
Mặc dù dư nợ
ợ nông nghiệp, nông thôn tạii Agribank trên 70%, song nnợ
xấu lĩnh vực này lạii thấp
th hơn nhiều so vớii các ngành khác như xây ddựng,
công nghiệp, bất động
ng sản,
s bán buôn- bán lẻ. Điều
u này cho thấy
th RRTD tại
Agribank không tập
p trung ở lĩnh vực nông nghiệp,
p, nông thôn
thôn.
Phân tích nợ nhóm 5 tại Agribank cho thấy, Nợ nhóm 55- nợ có khả
năng mất vốn tạii Agribank có diễn
di biến
n tăng nhanh và liên ttục từ năm 2010
81

đến
n năm 2014. Năm 2010 nợ
n nhóm 5 chiếm tỷ trọng
ng 38,3% tổng
t nợ xấu. Năm
2011 tăng lên 58,7%, năm 2012 tiếp tục tăng lên đến
n 69,5%, năm 2013, và
2014 con số này tiếp
p tục
t tăng lên đến con số 74,1% và 76,65% ttổng nợ xấu.
Tính đếnn 31/12/201
31/12/2015, nợ nhóm 5 tạii Agribank còn 12.343 tỷ
t đồng, giảm
45,56% so vớii cùng thời
th điểm năm 2014.
Biểu đồ 2.8: Nợ
N nhóm 5 của Agribank (đơn vị: tỷ đồng)

33855
35000 31508
30108 29580
30000
23546 23354 22674
25000

20000 17678 16580


15570
15000 12343

10000 5968
5000

0
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nợ xấu Nợ nhóm 5

Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả


So sánh nợ nhóm 5 với
v tổng nợ xấu tạii Agribank cho thấy,
th giai đoạn
2011-2015, phần lớ
ớn nợ xấu tại Agribank là nợ nhóm 5, thời
th điểm
31/12/2015, nợ nhóm 5 chi
chiếm 74,45% tổng nợ xấu tạii ngân hàng.
Bảng
ng 2.3: Tương quan n
nợ xấu và vốn điều lệ của
a Agribank
(đơn vị tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Nợ xấu 9.266 15.576 30.108 33.855 31.508 29.580 16.580
Vốn điều lệ 11.283 21.042 21.160 26.079 26.204
6.204 29.605 29.605
Nợ xấu/VĐL 0,82 0,74 1,42 1,29 1,20 1,00 0,56
Nguồn: [2], [3]
82

Xem xét tương quan dư nợ xấu và vốn điều lệ tại Agribank cho thấy từ
năm 2011 đến 2013 tỷ lệ nợ xấu/vốn điều lệ luôn >1, trong đó năm 2011 tỷ lệ
này cao nhất là 1,42- nợ xấu cao gần gấp rưỡi vốn điều lệ. Như vậy, nếu xét
trên khía cạnh Agribank không xử lý được nợ mà phải dùng đến vốn điều lệ
thì giai đoạn 2011- 2013, Vốn điều lệ của Agribank luôn âm. Năm 2014, nợ
xấu xấp xỉ bằng vốn điều lệ. Năm 2015, mặc dù vốn điều lệ không được bổ
sung nhưng do nợ xấu giảm nhanh nên tỷ lệ nợ xấu/vốn điều lệ giảm xuống
còn 0,56. Đây là một thực tế cho thấy, nếu nợ xấu tăng nhanh, vốn không
được bổ sung kịp thời để chống đỡ, nợ xấu sẽ ăn mòn vào vốn của ngân hàng,
đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra nguy cơ suy giảm năng
lực tài chính, thậm chí ngân hàng có thể đổ vỡ, phá sản.
Đánh giá chung: Giai đoạn 2010-2015 RRTD tại Agribank có biến động
phức tạp. Trong 5 năm đầu (từ năm 2010 đến năm 2014) RRTD tăng
mạnh,thể hiện là sự tăng nhanh nợ xấu, đặc biệt sự gia tăng không thể kiểm
soát của nợ nhóm 5- nợ không còn khả năng thu hồi làm cho tỷ trọng nợ
nhóm 5 chiếm phần lớn nợ xấu tại Agribank. Năm 2015, mặc dù nợ xấu đã
giảm đáng kể, đưa tỷ lệ nợ xấu tại Agribank về mức dưới 3% theo qui định
của NHNN, song nợ nhóm 5 tại Agribank vẫn còn khá lớn, chiếm trên 3/4 nợ
xấu của ngân hàng.
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Do đặc thù Agribank không nằm trong nhóm ngân hàng triển khai thí
điểm Basel 2 tại Việt nam, để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, NCS
thực hiện nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD tại Agribank với 2 mục đích:
Thứ nhất: đánh giá mức độ đáp ứng Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank;
Thứ hai: xác định những yếu kém trong quản trị RRTD tại Agribank, từ đó có
cơ sở thực tiễn để chuẩn bị các điều kiện cho triển khai Basel 2 đồng thời
83

khắc phục các yếu kém về quản trị RRTD tại Agribank, một trong những cơ
sở quan trọng để đảm bảo triển khai Basel 2 thành công.
2.2.1 Chiến lược và khẩu vị rủi ro tín dụng tại Agribank
Xác định chiến lược và khẩu vị RRTD được coi là vấn đề cốt lõi trong
quản trị RRTD. Với chiến lược kinh doanh đã được xây dựng và ban hành
trong từng giai đoạn, Agribank hoạch định chiến lược tín dụng và quản trị
RRTD. Trên cơ sở đó xác định mức chấp nhận RRTD phù hợp cho từng thời
kỳ. Chiến lược quản trị RRTD và khẩu vị RRTD được cụ thể hóa trong mục
tiêu quản trị RRTD hằng năm: mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mục tiêu mức
độ tập trung tín dụng, mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, các tiêu chuẩn, điều
kiện và giới hạn cấp tín dụng.
Các Ban tín dụng tại Trụ Sở Chính (TSC) chịu trách nhiệm tham mưu
cho Tổng Giám Đốc trong việc hoạch định chiến lược tín dụng, chiến lược
quản trị RRTD và mức chấp nhận RRTD. Hội Đồng Thành viên (HĐTV) là
người cuối cùng chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược tín dụng, chiến lược
quản trị RRTD và mức chấp nhận RRTD.
Hiện nay, trên cơ sở chiến lược kinh doanh với tầm nhìn đến năm 2020,
Agribank hoạch định chiến lược quản trị RRTD, xác định khẩu vị RRTD phù
hợp với chiến lược kinh doanh và cụ thể hóa bằng chính sách quản trị RRTD.
Chiến lược quản trị RRTD và khẩu vị RRTD được đánh giá lại và điều chỉnh
hằng năm hoặc khi có sự thay đổi quan trọng, bất thường về môi trường kinh
doanh và khuôn khổ thể chế.
2.2.2 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank
Với chặng đường hơn 28 năm hoạt động, cơ cấu tổ chức hoạt động của
toàn hệ thống nói chung và cơ cấu bộ máy quản trị RRTD đã có nhiều đổi
mới để phù hợp với yêu cầu về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh
trong từng thời kỳ.
84

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

ỦY BAN QLRR TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

KIỂM TOÁN NB

CÁC PHÓ TGĐ


KT-- KS NỘI BỘ

CÁC BAN TÍN BAN THẨM TRUNG TÂM


DỤNG ĐỊNH PN&XLRR

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản


qu trị RRTD tại Trụ sở chính của
c Agribank
Tại Trụ Sở Chính (TSC) bộ máy quản trị RRTD đãã hình thành các bộ
b
phận chức năng: chứ
ức năng KToNB, chức năng quảnn lý rủi
r ro (Trung tâm
phòng ngừa và xử lý rủi
r ro), chức năng điều hành hoạt động
ng tín dụng
d (các Ban
tín dụng), chứcc năng thẩm
th định tín dụng (Ban thẩm định)
nh) và ch
chức năng KT-
KSNB (hệ thống
ng KT-KSNB).
KT Trong đó, KToNB trựcc thuộc
thu sự chỉ đạo điều
hành của Ban kiểm
m soát (trực
(tr thuộc HĐTV), Trung tâm phòng ngừa
ng và xử lý
rủi ro, KT-KSNB,
KSNB, Ban thẩm
th định và các Ban tín dụng
ng trực
tr thuộc Ban điều
hành. Đặc biệtt trong cơ cấu
c tổ chức, Agribank đãã thành lập
l Ủy ban quản lý
rủi ro trực thuộcc HĐTV với
v chức năng cơ bảnn là tham mưu cho HĐTV về
v
chiến lược,
c, chính sách quản
qu lý rủi ro và cơ chế giám sát BĐH trong việc
vi thực
hiện chiến lược,
c, chính sách quản
qu trị RRTD. Trực thuộc Ban điều
đi hành gồm:
(i)Các Ban tín dụng
ng chịu
ch trách nhiệm nghiên cứu
u và ban hành các qui đđịnh về
hoạt động tín dụng,
ng, nghiên cứu
c và đề xuất kế hoạch
ch phát tri
triển thị trường tín
dụng trong toàn hệ thống;
th (ii) Ban Thẩm định chịuu trách nhi
nhiệm xây dựng cơ
85

chế, chính sách thẩm định tín dụng trong toàn hệ thống, thực hiện thẩm định
tín dụng thuộc phạm vi thẩm định tại TSC; (iii) Trung tâm phòng ngừa và xử
lý rủi ro chiu trách nhiệm tham mưu cho HĐTV về chiến lược phòng ngừa và
xử lý RRTD; khai thác, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin phòng ngừa rủi
ro, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro; (iiii) Riêng hệ
thống KT-KSNB trực thuộc Tổng giám đốc, thực hiện kiểm tra, kiểm soát độc
lập tại TSC và chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát các chi
nhánh.
Tại các Chi Nhánh loại 1, loại 2: bộ máy quản trị RRTD chỉ bao gồm 2
bộ phận: Phòng tín dụng và phòng KT-KSNB, trong đó Phòng tín dụng chịu
trách nhiệm tất cả các khâu liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và quản lý
RRTD. Phòng KT-KSNB thực hiện chức năng KT-KSNB theo sự chỉ đạo của
KT-KSNB tại TSC. Tại các Chi Nhánh loại 3 chỉ tổ chức một Phòng tín dụng
(hoặc Tổ tín dụng) trực thuộc BĐH chi nhánh thực hiện kiêm nhiệm tất cả các
khâu liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và quản lý RRTD.
2.2.3 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank
Để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc quản trị RRTD tại các NHTM,
NHNN đã ban hành các văn bản liên quan đến qui chế cho vay, đảm bảo tín
dụng, đảm bảo an toàn và quản lý nợ. Giai đoạn 2010-2015 có thể coi là giai
đoạn suy giảm chất lượng tín dụng đáng báo động của hệ thống NHTM Việt
nam (trong đó có Agribank). Trước tình hình đó, để chấn chỉnh hoạt động tín
dụng và quản trị RRTD tại các NHTM, NHNN đã ban hành hàng loạt các văn
bản liên quan, bao gồm: Thông tư 02/2013/TT-NHNN “qui định về phân loại
tài sản có, mức trích và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”; Thông tư 19/2013/TT-NHNN “qui
định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các
TCTD Việt nam”; Thông tư 09/2014/TT-NHNN “sửa đổi, bổ sung một số
86

điều của Thông tư 02/2013/NHNN; Thông tư 36/2014/TT-NHNN “giới hạn,


tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân
hàng nước ngoài”.
Trên cơ sở các qui định pháp lý của NHNN, chiến lược và khẩu vị RRTD
đã được xác định, Agribank đã chủ động xây dựng chính sách quản trị RRTD
nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng và quản trị RRTD phù hợp với pháp luật
Nhà nước và kiểm soát RRTD hiệu quả. Năm 2014, có thể coi là một năm có
sự đổi mới toàn diện về cơ chế, chính sách tín dụng và quản trị RRTD của
Agribank khi phần lớn các văn bản qui định nội bộ liên quan đến hoạt động
tín dụng đã được thay thế để phù hợp với điều kiện kinh doanh và chính sách
quản lý của Nhà nước. Bao gồm: Quyết định số 66/2014/QĐ-HĐTV-KHDN
“qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank ngày
22/1/2014 (thay thế Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 và
Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010); Quyết định 35/2014/QĐ-
HĐTV-HSX “Về giao dịch đảm bảo cấp tín dụng trong hệ thống Agribank”,
thay thế Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 3/12/2007; Quyết định
376/2013/QĐ- HĐTV-KHDN “ Qui định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống
Agribank” ban hành ngày 7/5/2013(thay thế Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD
ngày 2/5/2007); Quyết định 31/2014/QĐ-HĐTV-KHDN “Qui định phân cấp
quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Agribank” ngày 15/1/2014 (thay thế
Quyết định 1805/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 14/9/2012 và các quyết định sửa
đổi, bổ sung Quyết định 1805); Quyết định 450/2014/QĐ-HĐTV-XLRR “Qui
định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank” ngày
30/5/2014 (thay thế Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012). Trên
nền tảng chính sách quản trị RRTD được điều chỉnh trong năm 2014, năm
87

2015 Agribank tiếp


ếp tục xây dựng, ban hành và tổ
ổ chức thực hiện hàng
h loạt các
Đề cương để tăng cường
cư và nâng cao hiệu quả xử lý nợ
ợ xấu.
xấu
Các qui định nộii bộ
b về hoạt động tín dụng và quản trị
tr RRTD được ban
hành và thay thế trong năm 2014 đã
đ thực sự thay đổii cơ ch
chế, chính sách quản
trị RRTD trong toàn hệ
h thống Agribank. Qui chế cho vay đđã được cụ thể hóa
và tạo cơ sở để quản
n lý hoạt
ho động cấp tín dụng chặt chẽ hơn. Các qui định
đ về
phân cấp thẩm quyền
n phê duyệt
duy tín dụng, đảm bảo tín dụng,
ng, đđặc biệt là Quyết
định 450/QĐ-HĐTV
HĐTV-XLRR về phân loại tài sản
n có, trích và ssử dụng dự
phòng rủii ro là cơ sở
s quan trọng để Agribank củng cố,, nâng cao hiệu
hi quả
quản trị RRTD, tiếp
p ccận dần với chuẩn Basel 2.
2.2.4 Qui trình và thủ
th tục quản trị rủi ro tín dụng tạii Agribank
2.2.4.1 Nhận diệện rủi ro tín dụng
Agribank tiếnn hành nh
nhận diện RRTD đối với từng khoảản tín dụng và danh
mục tín dụng.
a. Đối với từng khoả
ản tín dụng riêng lẻ, RRTD được nhận
n diện
di trong 2 giai
đoạn.
Giai đoạn cấp
p tín ddụng
Đây là giai đoạn
đo Agribank nhận diện RRTD, từ đó đánh giá và quyết
quy
định cấp tín dụng.
ng. Theo qui định
đ nội bộ, Argibank chỉ chấp
ch thuận cấp tín
dụng khi RRTD đượcc xác đđịnh nằm trong khả năng chấpp nhận
nh của ngân hàng.

CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO


TIẾP NHẬN THẨM ĐỊNH
XẾP HẠNG KH THẨM ĐỊNH
HSTD

Sơ đồ 2.2: Qui trình nhận


nh diện RRTD ở giai đoạn
n ccấp tín dụng
Theo hướng
ng dẫn
d qui trình cho vay và quản
n lý tín dụng
d tại Agribank,
việc nhận diện
n RRTD giai đoạn
đo này được thực hiệnn như sau: CBTD
CB sau khi
88

tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thu thập thêm thông tin và trực tiếp thẩm định tín
dụng. CBTD sẽ thẩm định 4 nội dung cơ bản: tư cách pháp lý của khách hàng,
TSBĐ, khả năng trả nợ của khách hàng và mục đích và hiệu quả của phương
án vay vốn trên cơ sở các điều kiện, tiêu chuẩn, các định mức kinh tế, kỹ thuật
Agribank đã qui định. Kết quả thẩm định được nhập vào hệ thống chấm điểm
và xếp hạng tín dụng khách hàng để xác định hạng của khách hàng. Báo cáo
thẩm định phải bao gồm kết qủa chẩm điểm và xếp hạng của khách hàng, từ
đó làm căn cứ xác định rủi ro và lợi ích nếu Agribank thực hiện phê duyệt
khoản vay. Đối với những khoản vay bắt buộc tái thẩm định (theo qui định
hoặc khi giám đốc chi nhánh cho vay yêu cầu) bộ phận tái thẩm định sẽ có
báo cáo tái thẩm định hoàn toàn độc lập với báo cáo thẩm định. Kết quả thẩm
định và tái thẩm định có sự khác biệt phải báo lên Giám đốc Chi nhánh trực
tiếp cho vay quyết định. Báo cáo thẩm định (tái thẩm định) là căn cứ để
Agribank xác định RRTD đối với khoản vay.
Giai đoạn đánh giá lại tín dụng
Để nhận diện và hiểu rõ RRTD đối với những khoản vay đã được giải
ngân, Agribank qui định tất cả các khoản vay còn dư nợ tại ngân hàng phải
được đánh giá lại theo định kỳ và đột xuất khi phát sinh các vấn đề cần đánh
giá lại, tần suất đánh giá lại tùy thuộc vào chất lượng khoản vay được xác
định kỳ trước đó. Để nhận diện RRTD giai đoạn này, Agribank tiến hành
đánh giá lại các nội dung cơ bản: hiệu quả sử dụng vốn vay, tình hình thực
hiện kế hoạch, tình hình tài chính, tình hình TSBĐ. Để có cơ sở đánh giá,
CBTD phối hợp với các bộ phận khác trong ngân hàng và tiếp cận với nhiều
nguồn thông tin về khách hàng và khoản vay (thông tin từ báo cáo định kỳ
của khách hàng, thông tin điều tra trực tiếp và các nguồn khác). Ngoài ra
CBTD đột xuất đánh giá lại khoản vay trong trường hợp có phát sinh các yếu
tố có thể tác động làm phát sinh RRTD: biến động của môi trường kinh
89

doanh, suy thoái của ngành, thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp vay
vốn…Hiện nay, việc nhận diện RRTD đối với các khoản vay đang còn dư nợ
được hỗ trợ bởi hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng tự động của
Agribank. Khi các thông tin liên quan được nhập vào hệ thống, hệ thống tự
tính điểm, xác định hạng khách hàng, trường hợp xác định có phát sinh
RRTD, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo để tăng cường kiểm tra, giám sát. Ngoài
ra, hệ thống này cho phép người truy cập có thể xác định được hạng khách
hàng mọi thời điểm trong lịch sử để làm căn cứ đánh giá, xem xét RRTD của
khách hàng đó. Theo qui định, việc đánh giá lại tín dụng được giao cho
CBTD trực tiếp quản lý khoản vay thực hiện.
b. Đối với danh mục tín dụng
Việc nhận diện RRTD của danh mục tín dụng được Agribank thực hiện
trên cơ sở đánh giá mức độ tập trung tín dụng. Agribank tiến hành phân tích,
đánh giá cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, loại hình khách hàng vay vốn, vị
trí địa lý, sản phẩm (phương thức vay), hạng tín dụng, qui mô tín dụng và thời
hạn tín dụng hàng tháng, quí và năm. Trên cơ sở đó, xác định mức độ tập
trung tín dụng theo từng tiêu chí và xác định các RRTD tiềm ẩn trong danh
mục tín dụng.
2.2.4.2 Đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng
Hiện nay, tại Agribank việc đo lường, đánh giá RRTD đôí với từng khoản
tín dụng được thực hiện thông qua hệ thống XHTDNB và phân loại nợ.
a. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Từ 2007 với Quyết định 1406/2007/QĐ- NHNo ngày 23/5/2007 “tiêu
chí phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank Việt nam” Agribank đã
thực hiện đo lường RRTD theo mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng
khách hàng trong toàn hệ thống. Năm 2011, Agribank tiếp tục hoàn thiện hệ
thống XHTDNB bằng Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày
90

18/10/2011”Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng
khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank”.
Hiện nay, Agribank chấm điểm và xếp hạng tín dụng trên hệ thống RM
(Risk Management), hệ thống này được tích hợp với hệ thống giao dịch
IPCAS (The Modernization of Interbank payment and Customer Accounting
System) dưới tên Module RM. Hệ thống vận hành trên nguyên tắc:
- Hệ thống xếp hạng được tự động hóa trên cơ sở tiếp nhận thông tin khách
hàng hàng ngày, hệ thống tự động tính điểm cho các tiêu chí theo qui định,
xếp hạng khách hàng và phân loại nợ.
- Các Chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý thông tin khách hàng, chấm điểm,
xếp hạng khách hàng của chi nhánh. Kết quả xếp hạng sau khi được Giám đốc
chi nhánh phê duyệt sẽ báo cáo về TSC thông qua Trung tâm phòng ngừa và
xử lý rủi ro. Tại TSC, kết quả xếp hạng là cơ sở để trích lập dự phòng RRTD
cho toàn hệ thống cũng như được báo cáo và lưu trữ phục vụ cho công tác
quản trị RRTD (phụ lục 2.3)
- Hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng: hàng năm Chi nhánh tự tổ chức
kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống, đồng thời chịu sự
giám sát của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro và Bộ phận KT-KSNB.
Qui định cơ bản về chấm điểm và XHTDNB tại Agribank
Đối tượng xếp hạng: khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng với
Agribank. Bao gồm:Tổ chức kinh tế, định chế tài chính và nhân/hộ (không
xếp hạng với khách hàng là các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức không có
báo cáo tài chính)
Kỳ xếp hạng: Agribank thực hiện xếp hạng định kỳ hàng quí theo qui
định của NHNN. Tuy nhiên, hệ thống yêu cầu phải chấm điểm và xếp hạng
ngay khi Khách hàng đặt quan hệ tín dụng hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có
biến động thông tin.
91

Hệ thống hạng khách hàng


Hiện nay hệ thống hạng khách hàng của Agribank bao gồm 10 hạng:
AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Mỗi hạng được xác định căn cứ
vào điểm tổng hợp từ kết quả chấm điểm (phụ lục 2.4)
Điểm tổng hợp = å(điểm từng nhóm chỉ tiêu x trọng số từng nhóm chỉ tiêu)
Qui trình và bộ chỉ tiêu chấm điểm, xếp hạng khách hàng
Tại Agribank hiện nay đã xây dựng qui trình chấm điểm và xếp hạng
cho 3 nhóm khách hàng: tổ chức kinh tế, định chế tài chính và khách hàng cá
nhân/hộ, việc chấm điểm và xếp hạng được thực hiện theo từng bộ chỉ tiêu đã
được qui định đối với từng loại khách hàng (phụ lục 2.5).
b. Hệ thống phân loại nợ tại Agribank
Trước năm 2012, Agribank phân loại nợ theo phương pháp định lượng
(theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN
của NHNN). Ngày 27/7/2011, trên cơ sở hoàn thiện hệ thống chấm điểm và
xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank được NHNN chấp thuận cho phép phân
loại nợ theo phương pháp định tính. Để có qui định và hướng dẫn cụ thể về
phân loại nợ trong toàn hệ thống, ngày 30/3/2012 Agribank ban hành quyết
định 469/2012/QĐ-HĐTV-XLRR về “qui định phân loại nợ và trích dự phòng
RRTD trong hệ thống Agribank” trên nền tảng là Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN do NHNN ban hành. Theo quyết
định này, Agribank thực hiện kết hợp phân loại nợ theo định tính và định
lượng. Trong đó phân loại theo phương pháp định tính căn cứ vào kết quả xếp
hạng tín dụng nội bộ với lộ trình áp dụng:
Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính áp dụng từ quí 1/2012
Khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng áp dụng từ quí 3/2012
Khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ dưới 500 triệu đồng áp dụng từ quí
3/2013
92

Ngày 21/01/2013 NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN [21],


có hiệu lực từ 12/4/2015. Để thực hiện Thông tư 02, trước đó ngày 30/5/2014
Agribank đã ban hành Quyết định 450/2014/QĐ-HĐTV-XLRR theo đúng
tinh thần Thông tư 02. Theo quyết định 450, Agribank phân loại nợ kết hợp 2
phương pháp định tính và định lượng.
Bảng 2.4: Hệ thống phân loại nợ tại Agribank

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH

- Căn cứ vào thời gian quá hạn - Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín
khoản vay dụng nội bộ của Agribank (Bảng

- Căn cứ vào số lần gia hạn nợ/điều 2.5)


chỉnh kỳ hạn nợ/miễn (giảm) lãi

Bảng 2.5: Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại Agribank
Hạng KH Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ

AAA, AA, A Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1


BBB, BB Nợ cần chú ý Nhóm 2

B, CCC, CC Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5


Nguồn: [62]
Phân loại nợ định tính theo Quyết định 450 là một bước quan trọng để
công tác phân loại nợ tại Agribank tiếp cận theo thông lệ quốc tế, từ đó công
tác đo lường, đánh giá RRTD, chất lượng tín dụng, trích lập và sử dụng dự
phòng được hoàn thiện hơn trong toàn hệ thống.
c. Đo lường rủi ro danh mục tín dụng
93

Đối với danh mục tín dụng, hiện nay Agribank đo lường và đánh giá
RRTD trên cơ sở đánh giá mức độ tập trung tín dụng. Agribank quản lý mức
độ tập trung tín dụng trên cơ sở xem xét, đánh giá cơ cấu tín dụng theo ngành
kinh tế, loại hình khách hàng vay vốn, vị trí địa lý, sản phẩm (phương thức
vay), hạng tín dụng, qui mô tín dụng và thời hạn tín dụng hàng tháng, quí và
năm. Khi có kết quả XHTDNB và phân loại nợ, Agribank tiến hành đánh giá
lại mức độ tập trung tín dụng và RRTD của danh mục. Trong trường hợp rủi
ro vượt quá khả năng chấp nhận, Agribank tiến hành điều chỉnh cơ cấu danh
mục nhằm phân tán và giảm RRTD.
2.2.4.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng
Việc kiểm soát RRTD tại Agribank được thực hiện ngay khi ra quyết
định cấp tín dụng và thực hiện thường xuyên đối với các khoản vay vẫn còn
dư nợ trong toàn hệ thống.

Kiểm soát giai đoạn Kiểm soát giai đoạn Kiểm soát giai đoạn Kiểm soát giai đoạn
thẩm định tín dụng phê duyệt tín dụng giải ngân giám sát nợ và thu nợ

Sàng lọc, lựa Xử lý RRTD phát


chọn KH theo Giới hạn quyền Đảm bảo tuân thủ sinh trong quá
điều kiện, tiêu phê duyệt tín qui trình, thủ tục trình giám sát và
chuẩn, giới hạn dụng giải ngân thu nợ
đã xác định

Sơ đồ 2.3: Nội dung kiểm soát RRTD tại Agribank


a. Giai đoạn thẩm định tín dụng: Hoạt động cấp tín dụng trong toàn hệ
thống Agribank được thực hiện theo Quyết định 66/2014/QĐ-HĐTV-KHDN
và Quyết định 376/2013/ QĐ-HĐTV-KHDN (qui định cho vay và bảo lãnh
đối với khách hàng trong hệ thống Agribank). Theo các văn bản này, các Chi
nhánh trên cơ sở khả năng chấp nhận rủi ro đã có qui định cụ thể về điều kiện
tín dụng, thời hạn, lãi suất, các giới hạn tín dụng và đảm bảo tín dụng đối với
94

từng sản phẩm tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể. CBTD tiếp nhận hồ sơ tín
dụng của Khách hàng có trách nhiệm thẩm định để sàng lọc, lựa chọn các
khách hàng phù hợp với khả năng chấp nhận RRTD mà Agribank đã xác
định.Kết quả thẩm định được báo cáo lên Trưởng phòng tín dụng tại chi
nhánh. Báo cáo thẩm định CBTD phải trình bày rõ kết quả thẩm định và đề
xuất cho vay/không cho vay. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra báo cáo, cho ý
kiến về việc cho vay/ không cho vay và trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Trong những trường hợp nhất định, để kiểm soát RRTD, Giám đốc Chi nhánh
có thể yêu cầu khoản vay được tái thẩm định trước khi phê duyệt. Trường hợp
này, việc tái thẩm định sẽ thực hiện độc lập bởi nhóm thẩm định do Giám đốc
chi nhánh chỉ định. Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết sẽ
được tái thẩm định độc lập ở cấp được quyền phán quyết trước khi trình phê
duyệt. Theo kết quả khảo sát của NCS (phụ lục 2.2) việc thẩm định tín dụng
tại Agribank còn nhiều bất cập, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng
trong nhiều trường hợp sử dụng các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán
song CBTD không đối chiếu với các báo cáo khác có độ tin cậy hơn như báo
cáo của cơ quan thuế, cơ quan thanh tra…Trong khi đó việc khách hàng cung
cấp thông tin thiếu trung thực còn nhiều, nhận thức về quản trị RRTD của
Cán bộ thẩm định còn nhiều bất cập, chưa tách bạch bộ phận quan hệ khách
hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quản lý nợ. Có thể thấy, thất thoát vốn,
nợ xấu đặc biệt là nợ xấu không thể thu hồi phát sinh và gia tăng có nguyên
nhân từ khâu này.
b. Giai đoạn phê duyệt tín dụng: để có thể kiểm soát RRTD, đặc biệt là
những khoản vay có qui mô lớn, thời hạn dài, nguy cơ RRTD cao, Agribank
đã có qui định cụ thể về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng (hiện nay
thực hiện theo Quyết định 31/2014/QĐ-HĐTV-KHDN). Theo đó thẩm quyền
phê duyệt tín dụng trong hệ thống Agribank bao gồm: Giám đốc phòng giao
95

dịch, Giám đốcc Chi nhánh loại


lo 1, 2 và 3 Tổng giám đốcc và HĐTV. Đối
Đ với
Giám đốcc phòng giao d
dịch, Giám đốc Chi nhánh loạii 1, 2 và 3 quy
quyền phán
quyết căn cứ vào hạạng của khách hàng vay, quii mô dư nợ
n của Chi nhánh
(phòng giao dịch)
ch) năm li
liền kề trước đó, chất lượng tín dụ
ụng của Chi nhánh
(phòng giao dịch)
ch) năm liền
li kề trước đó và qui mô khoản
n vay. Trong đó quy
quyền
phán quyết cao nhấtt của
c Giám đốc phòng giao dịch
ch không vư
vượt quá là 2 tỷ/
khách hàng. Giám đố
ốc chi nhánh loại 1, 2 là 150 tỷ// khách hàng, 100 tỷ/
t dự án
đầu tư, Giám đốcc chi nhánh loại
lo 3 là 30 tỷ// khách hàng, 20 tỷ/
t dự án đầu tư,
Tổng giám đốcc là 1000 tỷ/
t khách hàng, 500 tỷ/dự án đầuu tư. Các khoản
kho vay
vượt thẩm quyền
n phán quyết
quy do HĐTV phán quyết.
t. Các khoản
kho vay với 1
khách hàng vượtt quá 15% vốn
v tự có của Agribank phảải được Thống đốc
NHNN cho phép.
c. Giai đoạn
n giải
gi ngân:: Agribank ban hành qui trình, th
thủ tục giải ngân
nhằm đảm bảo việcc gi
giải ngân thực hiện đúng theo thuận hợ
ợp đồng tín dụng đã
ký kết, nhằm hạn chếế rủi ro phát sinh trong quá trình giảii ngân.
LÃNH ĐẠO CHI NHÁNH

- Yêu cầu KH xuất - Kiểm tra điều kiện


TRƯỞNG PHÒNG TD
CÁN BỘ TÍN DỤNG

trình chứng từ giải giải ngân và nội dung - Ký duyệt giải ngân/
ngân trình của CBTD yêu cầu bổ sung, chỉnh
- Hoàn thiện chứng từ - Đưa ra ý kiến đồng ý/ sửa bộ chứng từ/không
giải ngân và trình lên yêu cầu CBTD bố đồng ý
Trưởng phòng tín dụng sung, chỉnh sửa bộ
chứng từ/ không đồng
ý/

Sơ đồ 2.4: Qui trình kiểm


ki soát RRTD giai đoạn
n giải
gi ngân
Mỗi lần giảii ngân khách hàng phải
ph xuất trình chứng
ng ttừ giải ngân là các
chứng từ về mụcc đích sử
s dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng
ng hoàn thiện bộ chứng
từ giảii ngân theo yêu cầu
c của Agribank và trình lên Trưởng
ng phòng tín dụng.
d
96

Trưởng phòng tín dụng kiểm tra các điều kiện và các chứng từ giải ngân sau
đó cho ý kiến của mình: đồng ý, yêu cầu bổ sung chứng từ hoặc từ chối (nếu
từ chối phải nêu lý do từ chối). Sau đó trình lên Lãnh đạo ngân hàng ký duyệt.
Như vậy với yêu cầu tuân thủ qui trình, thủ tục giải ngân, tại các Chi nhánh
của Agribank có thể kiểm soát được việc giải ngân của khách hàng, đảm bảo
tuân thủ hợp đồng tín dụng đã ký kết.
d. Giai đoạn giám sát và thu nợ: giai đoạn này trên cơ sở kiểm tra,
giám sát việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, tình hình
TSBĐ, trong trường hợp phát hiện rủi ro, CBTD phải báo cáo lãnh đạo chi
nhánh để có phương án xử lý, nhằm kiểm soát RRTD trong giới hạn cho
phép.
● Đối với TSBĐ: trong trường hợp TSBĐ không còn đáp ứng các điều
kiện theo qui định tại ngân hàng, Agribank sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết
để ngăn chặn rủi ro phát sinh như: yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, giấy tờ
cần thiết theo qui định (kiểm tra phát hiện hồ sơ TSBĐ còn chưa đầy đủ), bổ
sung TSBĐ (giá trị TSBĐ không đủ để bảo đảm cho khoản vay) hoặc thay
thế TSBĐ (TSBĐ mất giá trị, hư hỏng).
Biểu đồ 2.9: Tình hình bổ sung TSBĐ (đơn vị: tỷ đồng)

40000 34200
32300
35000
30000
25000
20000
12100
15000 9200
5600 7200
10000
5000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị TSBĐ bổ sung

Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả


97

Giai đoạn 2010-2015 việc bổ sung TSBĐ cho các khoản vay tại
Agribank tăng hằng năm. Đặc biệt năm 2014, Agribank yêu cầu bổ sung
TSBĐ với giá trị lên đến 34.200 tỷ đồng (tăng 22.100 tỷ đồng so với năm
2013). Con số này một mặt cho thấy những năm gần đây Agribank đã chú
trọng nhiều hơn đến công tác quản lý TSBĐ. Mặt khác lại cho thấy công tác
thẩm định, đánh giá giá trị TSBĐ khi cho vay còn nhiều bất cập, tiềm ẩn
nhiều rủi ro trong việc xử lý TSBĐ để thu nợ.
● Đối với khoản vay: Trường hợp phát hiện khoản vay có nguy cơ
RRTD: sử dụng vốn sai mục đích, việc thực hiện kế hoạch sử dụng vốn không
đúng kế hoạch, khả năng trả nợ của khách hàng giảm…Agribank sử dụng các
công cụ, các kỹ thuật cần thiết nhằm ngăn chặn, hạn chế RRTD và tổn thất.
Có thể nói giai đoạn 2010-2015 đặc biệt từ năm 2012 đến 2014 là giai đoạn
bùng phát RRTD tại Agribank. Trước tình hình đó, lãnh đạo Agribank đã
quyết tâm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu: Thành lập Ban xử lý nợ từng chi
nhánh bao gồm các CBTD có năng lực và kinh nghiệm; Rà soát lại tất cả các
khoản nợ, đánh giá nguyên nhân rủi ro, khả năng thu hồi và lập kế hoạch chi
tiết xử lý đối với từng khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro. Các biện pháp xử lý
RRTD bao gồm:
Các biện pháp khai thác nợ: Đây là nhóm các biện pháp được Agribank
áp dụng trong trường hợp CBTD đánh giá khách hàng có thiện chí trả nợ,
đang tạm thời gặp khó khăn về tài chính. Các biện pháp này thường bao gồm:
cho vay bổ sung để duy trì hoạt động kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ,
miễn giảm lãi tiền vay.
Biện pháp cho vay bổ sung để duy trì hoạt động kinh doanh: Doanh số
cho vay để khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh của Agribank tăng hàng
năm, đặc biệt năm 2014 tăng 3.900 tỷ, cao gấp 3,26 lần con số này năm 2013,
đạt 5620 tỷ. Việc Agribank tăng cường cho vay bổ sung duy trì hoạt động
98

kinh doanh củaa khách hàng có thể coi là một biện pháp mạạnh tay, cần thiết để
hỗ trợ khách hàng phục
ph hồi SXKD trong điều kiện nền
n kinh tế
t còn nhiều bất
ổn, hoạt động
ng kinh doanh còn nhiều
nhi khó khăn. Biệnn pháp này có ý ngh
nghĩa cả
trên giác độ quản
n trị
tr RRTD của ngân hàng và phát triển
n nnền kinh tế. Tuy
nhiên, trong điều kiệện chất lượng tín dụng tạii Agribank còn thấp,
th việc cho vay
bổ sung nếu
u không đánh giá đúng khả
kh năng khôi phụcc năng llực kinh doanh
của khách hàng sẽ làm cho nguy cơ tăng RRTD trong tương lai.
lai
Biểu đồ 2.10: Tình hình cho vay b
bổ sung duy trì SXKD (đơn
( vị: tỷ đồng)

Doanh số cho vay bổ sung

10000 8370
8000
5620
6000
4000
1450 1430 1720
1000
2000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: [3] và tổng


t hợp của tác giả
Biện
n pháp cơ cấu
c lại thời hạn trả nợ: Giai đoạn
n 2010-2015,
2010 Agribank
đã cơ cấu lại một lượ
ợng vốn vay khá lớn. Từ năm 2010 đếnn 2014, nợ
n được cơ
cấu lạii tăng nhanh qua các năm, năm 2015 có giảm
gi nhẹẹ so với năm 2014.
Điều đáng lưu ý là sau khi NHNN ban hành Quyết
Quy định
nh 780/2012/QĐ-NHNN
780/2012/QĐ
(hiệu lực từ 23/4/2012), với
v sự nới lỏng về cơ chế cơ cấu
u llại nợ và cho phép
giữ nguyên nhóm nợ,
n Agribank đã cơ cấu lại thời hạnn tr
trả nợ, giữ nguyên
nhóm nợ và hợp thứ
ức hóa việc đưa một lượng lớn
n các khoản
kho nợ cơ cấu lại ra
khỏi danh sách nợ xấấu.
So sánh nợ được
đư cơ cấu lại và nợ xấu từng năm cho th
thấy, mỗi năm nợ
được cơ cấu lại đều
u cao hơn nhiều
nhi so với nợ xấu.
u. Có nh
những Chi nhánh nợ
được cơ cấu lạii và giữ
gi nguyên nhóm nợ cao gấp nhiều lầnn nợ
n xấu, điển hình:
99

năm 2012 tại Sở giao d


dịch (cơ cấu lại 1.440 tỷ, dư nợ xấu
u 255 tỷ);
t chi nhánh
Vĩnh Phúc (cơ cấu
u lại
l 356 tỷ, nợ xấu 52,17 tỷ);
); năm 2013 tại
t Sở giao dịch
(cơ cấu lại 845 tỷ, nợ
ợ xấu 217 tỷ), chi nhánh Cầnn thơ (cơ ccấu lại 1.182 tỷ, nợ
xấu 102 tỷ),
), chi nhánh Vĩnh
V Phúc (cơ cấu lại 685 tỷ, nợ xấu
x 92,92 tỷ); năm
2014 tạii Chi nhánh Cần
C thơ (cơ cấu lại 594,68 tỷ, nợ xxấu 283,94 tỷ), chi
nhánh Vĩnh Phúc (cơ
ơ cấu
c lại 597 tỷ, nợ xấu 172,26 tỷ);; năm 2015 có 11 chi
nhánh có nợ cơ cấu
u lại
l trên 1000 tỷ đồng, điểm
m hình như:
nh Chi nhánh Sóc
Trăng 1900 tỷ đồng,
ng, Chi nhánh trung tâm Sài Gòn 1300 ttỷ đồng, Chi nhánh
Điện Biên 1300 tỷ đồng…Điều
đ đó cũng cho thấy nếu
u không được
đư cơ cấu lại
nợ và giữ nguyên nhóm nợ,
n số nợ xấu thực tế tạii Agribank có th
thể cao hơn rất
nhiều so với nợ xấu
u được
đư công bố.. Sau khi Thông tư 09/2014/TT
09/2014/TT-NHNN
được ban hành, sửaa đổi,
đ bổ sung một số điều củaa Thông tư 02/2013/TT-
02/2013/TT
NHNN nhằm thắtt chặt
ch việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ tạii các NHTM Việt
Vi nam,
đặc biệtt sau khi NHNN yêu cầu
c phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-
02/2013/TT
NHNN (hiệu lực từ tháng 4/2015), nợ
n xấu thực tế tạii Agribank sẽ có nguy cơ
tăng cao.
Biểu đồ 2.11: Tình hình cơ
c cấu lại thời hạn trả nợ
ợ và miễn giảm lãi
(đơn vị: tỷ đồ
ồng)

60000 55000
48500 49000 49570
46900
50000
40320
40000 32800 33855
30108 31508
29580
30000 25300
18300 16580
20000 15576
10600 11500
6500
10000

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ Nợ miễn/ giảm lãi tiền vay Nợ xấu

Nguồn: [3] và tổng


t hợp của tác giả
100

Biện pháp miễễn/giảm lãi tiền vay: Việc miễn/giảm


m lãi mục
m đích tạo
điều kiện
n cho khách hàng có thể
th hoàn trả số nợ còn lạii cho ngân hàng sau khi
được miền/giảm
m lãi. Quan sát diễn
di biến số nợ được miễn/gi
n/giảm lãi giai đoạn
2010-2015 cho thấy
y năm 2014 nợ được miễn/giảm
m lãi ttăng đột biến: tăng
28.600 tỷ,, tương đương 156% so với
v năm 2013. Năm 2015, con số
s này có xu
hướng giảm nhẹ. Việệc miễn/ giảm lãi tiền vay có thể tạm
m thời
th làm giảm thu
nhập củaa Agribank. Song trong điều
đi kiện nền kinh tế suy thoái, môi trường
trư
kinh doanh khắcc nghiệt,
nghi thiên tai, lũ lụt…một bộ phận khách hàng (đặc biệt là
nông dân) củaa Agribank gặp
g khó khăn về tài chính thì biệện pháp này sẽ góp
phần hỗ trợ khách hàng để
đ vượt qua khó khăn, từ đó hoàn thành ngh
nghĩa vụ trả
nợ.
Các biện
n pháp thanh lý nợ:
n Đối với các khoản nợ được
đư đánh giá không
thể khôi phục khả năng trả
tr nợ, Agribank thực hiện các biệện pháp thanh lý để
tận thu, hạn chế tốii đa tổn
t thất tín dụng. Các biệnn pháp này bao gồm:
g
Biện pháp xử lý TSBĐ và thu trực tiếp từ khách hàng:
hàng Khi xử lý nợ
xấu, biện
n pháp đôn đốc
đ khách hàng để thu trực tiếp và xử
ử lý TSBĐ (đối với
nợ có TSBĐ) đượcc ưu tiên hàng đầu-đây
đ là các biện
n pháp xử
x lý tận gốc
RRTD.
Biểu đồ 2.12: Tình hình xử
x lý nợ xấu từ TSBĐ và Dự phòng RRTD
(đơn vị: tỷ đồng)
16000
14107
14000 Xử lý TSBD và
12000 thu trực tiếp từ
9300 8662 khách hàng
10000
7822
8000
6000 Xử lý bằng
4000 2876 2842 DPRRTD
2050 2295 20662559 2229 2515
2000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: [3] và tổng


t hợp của tác giả
101

Bảng 2.12 cho thấy, nợ thu trực tiếp từ khách hàng và xử lý TSBĐ còn
thấp: năm cao nhất cũng chỉ đạt 2.876 tỷ (năm 2013), con số này khá khiêm
tốn so với tổng nợ xấu tại ngân hàng. Thực trạng này một mặt do thẩm định
TSBĐ chưa xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan, dẫn đến định giá tài sản tại
thời điểm phát mại chênh lệch quá lớn so với thời điểm cho vay, vì vậy khách
hàng vay không hợp tác để xử lý. Mặt khác do thủ tục pháp lý còn phức tạp,
quá trình xử lý còn tốn kém thời gian và chi phí.
Biện pháp xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD: Đây là biện pháp xử lý
RRTD từ nguồn dự phòng được trích lập tại ngân hàng. Từ năm 2012 đến
2015, xử lý nợ bằng dự phòng tăng cao hơn so với 2 năm trước đó, đặc biệt
năm 2012 đã xử lý được 14.107 tỷ đồng nợ xấu bằng dự phòng RRTD. Có
được kết quả này một phần là do sự nỗ lực của Agribank trong việc rà soát,
đánh giá lại nợ và tăng cường trích lập dự phòng. Mặt khác, NHNN cũng siết
chặt quản lý việc phân loại nợ và trích dự phòng RRTD để các NHTM có
điều kiện tăng cường nguồn xử lý rủi ro của các NHTM. Tuy nhiên, nếu so
với số nợ xấu còn dư tại Agribank thì số nợ được xử lý bằng dự phòng còn
rất khiêm tốn. Để đánh giá sát hơn khả năng xử lý bằng dự phòng, có thể xem
xét việc trích dự phòng tại Agribank giai đoạn 2010-2015.
Bảng 2.6: Tình hình trích dự phòng RRTD (Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Dư nợ xấu 15.576 30.108 33.855 31.508 29.580 16.580
Trích DPRRTD 6.500 10.471 9.580 9.096 13.820 10.196
DPRR/nợ xấu 41,73% 34,77% 28,86% 28,87% 46,72% 61,5%
Nguồn: [3] và tổng hợp của tác giả
Bảng 2.6 cho thấy, nếu so sánh mức trích dự phòng với dư nợ xấu hằng
năm của Agribank thì mức trích dự phòng còn quá thấp so với số dư nợ xấu.
Năm cao nhất (năm 2015) tỷ lệ trích dự phòng RRTD/nợ xấu cũng chỉ đạt
102

61,5%. Như vậy nếu dùng dự phòng RRTD để xử lý thì năm cao nhất
Agribank cũng chỉ xử lý chưa được 61,5% nợ xấu còn tồn đọng tại ngân
hàng.
So sánh giữa dư nợ xử lý bằng dự phòng và dư nợ nhóm 5 (là nhóm nợ
được phép xử lý bằng dự phòng) cho thấy công tác xử lý nợ bằng dự phòng
còn kém hiệu quả, Tỷ lệ nợ được xử lý bằng dự phòng so với nợ nhóm 5 còn
thấp. Giai đoạn 2012-2015 tỷ lệ xử lý rủi ro/nợ nhóm 5 có tăng so với 2 năm
trước nhưng năm cao nhất cũng chỉ đạt 70% (năm 2015).
Bảng 2.7: Tương quan xử lý rủi ro và nợ nhóm 5
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015
(1) Xử lý rủi ro 2.295 2.559 14.107 7.822 9.300 8.662
(2) Nợ nhóm 5 5.968 17.678 23.546 23.354 22.674 12.343
(1)/(2) (%) 38,45 14,47 59,91 33,49 41,02 70,17
Thu hồi sau XLRR 2.835 2.066 2.229 2.876 2.512 3.927
Nguồn: [3], tổng hợp của tác giả
Đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng, theo qui định của
Agribank, ngân hàng tiếp tục tận thu nợ (sau 5 năm kể từ ngày xử lý DPRR
không thu được mới xóa nợ). Mặc dù số nợ thu hồi sau xử lý dự phòng rủi ro
không lớn: năm thu cao nhất đạt 3.927 tỷ (năm 2015) nhưng con số này cũng
góp phần giảm bớt tổn thất cho Agribank.
Biện pháp bán nợ: Agribank thực hiện bán nợ theo 3 phương án: bán
cho công ty quản lý tài sản của Agribank (AMC), bán cho Công ty TNHH
mua bán nợ Việt nam (DATC) hoặc bán cho Công ty quản lý tài sản các
TCTD Việt nam (VAMC). Trong đó bán cho VAMC được thực hiện từ tháng
10 năm 2013 theo Thông tư 19/2013/TT-NHNN.
Bảng 2.8: Tình hình bán nợ xấu (đơn vị: tỷ đồng)
103

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015


Nợ bán DATC&AMC 1.500 2.300 2.100 2.600 2.500 2.400
Nợ bán cho VAMC 9.200 13.211 24.080
Tổng nợ bán 1.500 2.300 2.100 11.800 15.711 26.480
Nguồn: [3], tổng hợp của tác giả
Giai đoạn 2010-2012, Agribank chỉ bán nợ cho DATC với tổng nợ
được bán năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 1.500 tỷ, 2.300 tỷ và 2.100 tỷ.
Tháng 6/2013 Agribank thành lập AMC, bên cạnh đó NHNN thành lập
VAMC và cho phép các NHTM bán nợ xấu qua VAMC. Vì vậy, từ năm 2013
ngoài số nợ bán cho DATC, Agribank thực hiện bán nợ cho AMC và VAMC.
Tổng nợ bán cho DATC và AMC năm 2013 là 2.600 tỷ, tháng 10/2013
Agribank đã bán cho VAMC tổng nợ xấp xỉ 9.200 tỷ theo nguyên giá, tổng nợ
bán năm 2013 đạt 11.800 tỷ đồng. Năm 2014, Agribank tiếp tục bán cho
VAMC 13.211 tỷ và bán cho 2 đơn vị còn lại 2.500 tỷ, tổng nợ được bán đạt
15.711 tỷ, tăng 3.900 tỷ, tương đương tăng 33,05% so với năm 2013. Năm
2015,với “đích” tháng 9/2015 phải đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, Agribank đã
rà soát nợ toàn hệ thống và mạnh dạn bán cho VAMC 24.080 tỷ đồng, đưa
tổng số nợ bán cho VAMC lên đến 46.491 tỷ đồng, đồng thời bán cho DATC
và AMC 2.400 tỷ, đưa tổng số nợ bán năm 2015 đạt 26.480 tỷ đồng.
Có thể thấy sau Thông tư 19/2013/TT-NHNN được ban hành, việc bán
nợ của Agribank được khai thông hơn thông qua kênh bán nợ cho VAMC.
Tuy nhiên, việc bán nợ tại Agribank hiện nay còn nhiều điểm bất cập. Cụ thể:
(i) Trường hợp bán cho AMC: đây là công ty do Agribank là chủ sở hữu với
hoạt động chủ yếu là quản lý, xử lý TSBĐ nợ để hỗ trợ việc quản lý và thu
hồi nợ cho Agribank. Do vậy về nguyên tắc, đây là đơn vị hỗ trợ đắc lực cho
Agribank xử lý nợ xấu. Song trên thực tế AMC hỗ trợ Agribank xử lý nợ xấu
chủ yếu thông qua xử lý TSBĐ. Những năm gần đây, do nhiều vướng mắc về
104

thủ tục pháp lý và sự đóng băng thị trường bất động sản nên khả năng xử lý
TSBĐ còn rất hạn chế; (ii) Trường hợp bán cho DATC: DATC chỉ mua nợ
của các DNNN với mục tiêu hỗ trợ tái cơ cấu DNNN. Mặt khác với vốn điều
lệ hơn 2000 tỷ đồng, DATC khó có khả năng gánh được những khoản nợ lớn
nên việc bán nợ cho DATC cũng không phải là kênh có thể giải quyết những
món nợ lớn; (iii) Trường hợp bán cho VAMC: theo qui định về bán nợ của
TCTD cho VAMC đã được Chính phủ và NHNN ban hành, khoản nợ bán cho
VAMC phải thỏa mãn các điều kiện: nợ phải có TSBĐ, dư nợ không thấp hơn
3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1 tỷ đồng đối với cá nhân, ngân hàng vẫn phải
liên đới trách nhiệm với nợ đã bán và nếu trong 5 năm VAMC không thu hồi
được ngân hàng sẽ phải nhận lại nợ. Trong khi đó khoản nợ đã bán Agribank
vẫn phải trích dự phòng RRTD trong 5 năm sau khi bán. Theo kết quả đánh
giá xử lý nợ xấu năm 2015 tại Agribank (tính lũy kế đến 31/12/2015), tổng số
thu nợ từ nợ bán cho VAMC là 2.650 tỷ đồng, chiếm 5,7% số nợ đã bán. Như
vậy 94,3% số nợ đã bán cho VAMC (tương đương 43.841 tỷ đồng) Agribank
vẫn liên đới trách nhiệm, chưa xử lý dứt điểm rủi ro. Vì vậy, về cơ bản kênh
bán nợ cho VAMC không thực sự hiệu quả trong việc xử lý RRTD.
Các biện pháp khác: Ngoài các biện pháp trên, Agribank còn thực hiện
xử lý thông qua các hình thức: Khởi kiện tòa án, khoanh nợ, xóa nợ theo chỉ
đạo của Chính phủ...Biện pháp khởi kiện Agribank thường chỉ áp dụng đối
với các khoản nợ mà khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chiếm dụng vốn, không
hợp tác với Agribank trong xử lý nợ. Trên thực tế, số nợ thu từ hình thức này
không đáng kể vì hiện nay thủ tục pháp lý liên quan đến khởi kiện còn phức
tạp, thời gian xử lý vụ án kéo dài, tốn kém. Nhiều trường hợp khi có quyết
định của tòa án thì không còn nguồn để thu nợ. Hàng năm theo chỉ đạo của
Chính phủ, Agribank thực hiện khoanh nợ, xóa nợ đối với các đối tượng được
ưu tiên xử lý theo hình thức này.
105

Biểu đồ 2.13 : Tổng hợp các biện pháp xử lý nợ xấu (tỷ đồng)
60000
Cho vay bổ sung
50000
Cơ cấu lại nợ
40000
30000 Miễn/ giảm lãi tiền
vay
20000 Xử lý TSBD và thu từ
10000 KH
Xử lý bằng DPRRTD
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bán nợ

Nguồn: [3], tổng hợp cuả NCS


Như vậy có thể thấy, biện pháp xử lý được số nợ xấu lớn nhất là cơ cấu
lại thời hạn trả nợ. Các biện pháp xử lý bằng nội lực như xử lý TSBĐ, thu
trực tiếp khách hàng, xử lý bằng Dự phòng còn chiếm tỷ trọng thấp. Các biện
pháp khác như bán nợ, miễn giảm lãi tiền vay, cho vay bổ sung…còn nhiều
bất cập, chưa xử lý tận gốc RRTD và vì vậy nguy cơ tái phát sinh rủi ro hoặc
tổn thất vẫn có thể xảy ra trong trường hợp quản lý, giám sát kém hiệu quả.
Việc kiểm soát RRTD của danh mục tín dụng hiện nay tại Agribank
được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất khi nhận định thấy danh mục quá tập
trung vào một tiêu chí nhất định. Việc kiểm soát, giảm thiểu RRTD thực hiện
thông qua cơ cấu lại thành phần của danh mục tín dụng.
2.2.4.4 Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng
a. Giám sát và báo cáo RRTD của bộ phận quản lý nợ: Theo khảo sát
của NCS, tại Agribank CBTD trực tiếp quản lý khoản vay có trách nhiệm
kiểm tra, giám sát khoản vay để phát hiện sớm RRTD. Theo qui định hiện
nay, lần kiểm tra đầu tiên CBTD phải thực hiện ngay trong vòng 30 ngày
(khách hàng ở các Khu đô thị) hoặc 60 ngày (khách hàng ở khu vực nông
thôn), riêng các hộ vay không có TSBĐ theo nghị định 41/2010/NĐ-CP Tổng
Giám đốc qui định cụ thể theo từng chi nhánh. Việc kiểm tra, giám sát tập
106

trung vào các nội dung: tiến độ thực hiện phương án/dự án vay vốn, mục đích
sử dụng vốn vay, hiện trạng TSBĐ, nguồn thu nhập và khả năng tài chính của
khách hàng vay, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho chấm điểm, xếp
hạng khách hàng. Sau lần kiểm tra đầu tiên, theo định kỳ hoặc khi có các sự
kiện tác động đến chất lượng khoản vay CBTD phải kiểm tra, giám sát để
đánh giá chính xác và kịp thời khả năng phát sinh RRTD. Hằng năm, CBTD
phải lập báo cáo chính thức gửi lên Giám đốc Chi nhánh về kết quả kiểm tra,
giám sát trong năm. Trong đó phải đánh giá những thay đổi về khả năng trả
nợ của khách hàng, xem xét mức độ phù hợp giữa RRTD với chiến lược quản
lý RRTD của Agribank. Ngoài ra, theo qui định, trong quá trình kiểm tra,
giám sát CBTD thấy có dấu hiệu phát sinh hoặc tăng rủi ro, phải báo cáo trực
tiếp lên Giám đốc Chi nhánh.
Đối với danh mục tín dụng, hàng tháng Phòng tín dụng tại Chi nhánh
trực tiếp đánh giá tình hình danh mục tín dụng của chi nhánh và báo cáo lên
Giám đốc Chi nhánh, Ban tín dụng báo cáo tình hình danh mục tín dụng toàn
hệ thống với Tổng giám đốc. Trong báo cáo phải đánh giá cụ thể: tổng thu, lợi
nhuận từ danh mục, dư nợ quá hạn, kết quả thu hồi nợ và các thông tin liên
quan.
b. Giám sát và báo cáo RRTD của KT-KSNB: tại Agribank, KT-KSNB
được tổ chức từ TSC đến các chi nhánh loại 1 và 2. Tại TSC (Trung tâm điều
hành) KT-KSNB kiểm tra, giám sát RRTD tại TSC và các Chi nhánh trong
toàn hệ thống. Tại các Chi nhánh, KT-KSNB thực hiện kiểm tra, giám sát
RRTD trong phạm vi chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Theo qui
định, KT-KSNB tại các chi nhánh được thực hiện thường xuyên, KT-KSNB
cấp trên thực hiện kiểm tra, đánh giá KT-KSNB cấp dưới định kỳ hàng năm.
Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua các hình thức: (1) yêu cầu
CBTD cung cấp các báo cáo về khoản vay; (2) kiểm tra hồ sơ tín dụng và các
107

tài liệu liên quan; (3) phỏng vấn CBTD; (4) kiểm tra, giám sát thông qua hệ
thống IPCAS; (5) thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin. Kết quả giám
sát định kỳ phải báo cáo lên bộ phận KT-KSNB cấp trên. Tại TSC, KT-KSNB
báo cáo với Tổng giám đốc. Trong báo cáo KT-KSNB phải làm rõ các nội
dung: đánh giá về công tác tín dụng và quản lý RRTD, đánh giá cụ thể các sai
phạm, gian lận sau khi kiểm tra, giám sát và các kiến nghị. Theo kết quả khảo
sát của NCS (phụ lục 2.2), có 59,14% ý kiến cho rằng KT-KSNB tại
Agribank không hiệu quả, 77,96% ý kiến cho rằng KT-KSNB chỉ thực hiện
giám sát việc tuân thủ qui chế nội bộ và hạn mức tín dụng, giám sát trên cơ sở
rủic ro chưa được chú trọng.
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC CHUẨN MỰC BASEL 2 VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.3.1 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam
2.3.1.1 Kết quả đạt được
Giai đoạn 2010-2014, với những đổi mới về cơ chế quản trị, điều hành,
tại Agribank đã có những kết quả nhất định, tạo điều kiện cho công tác quản
trị RRTD ngày càng hiệu quả hơn và tiếp cận dần với quản trị RRTD theo
chuẩn quốc tế. Các kết quả đạt được chủ yếu bao gồm:
Thứ nhất: Agribank đã hoạch định chiến lược quản trị RRTD bám sát chiến
lược kinh doanh chung của ngân hàng. Từ đó, xác định mức độ chấp nhận
RRTD của ngân hàng trên góc độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng.
Chiến lược và khẩu vị RRTD được Agribank tổ chức đánh giá lại hằng năm
(hoặc khi có sự biến động của môi trường kinh doanh) và điều chỉnh thông
qua chính sách tín dụng trong toàn hệ thống.
108

Thứ hai: Cơ chế, chính sách tín dụng tại Agribank được ban hành mới, sửa
đổi, bổ sung kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị RRTD
trong toàn hệ thống. Đặc biệt các chính sách liên quan đến phân loại nợ, xử lý
RRTD đã kịp thời ban hành trên cơ sở qui định của NHNN, đảm bảo việc tiến
hành phân loại nợ, trích dự phòng RRTD và xử lý RRTD được thực hiện theo
đúng qui định của NHNN và tiếp cận dần với chuẩn mực quốc tế về phân loại
nợ (phân loại nợ theo phương pháp định tính, căn cứ vào kết quả xếp hạng tín
dụng nội bộ).
Thứ ba: Bộ máy quản trị RRTD tại Agribank đã thiết lập được các chức năng
quản trị RRTD: tại TSC đã thiết lập được chức năng kinh doanh, chức năng
quản lý RRTD, chức năng KT-KSNB và chức năng KToNB. Trong đó mạng
lưới KT-KSNB từ TSC đến Chi nhánh loại 1, loại 2 hoạt động độc lập theo sự
điều hành từ TSC. Hệ thống cũng đã phân định được bộ phận chuyên nghiên
cứu và ứng phó với RRTD. Vì vậy công tác nghiên cứu ban hành cơ chế
chính sách phòng ngừa và xử lý rủi ro đã được chuyên biệt hóa, hoạt động
hiệu quả hơn.
Thứ tư: Việc nhận diện, đo lường, kiểm soát và giám sát RRTD tại Agribank
đã được thực hiện đối với từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Mỗi
giai đoạn của quá trình quản trị RRTD được chuẩn hóa thông qua hệ thống
các điều kiện, giới hạn, qui trình và thủ tục quản trị RRTD thống nhất trong
toàn hệ thống. Nhận diện RRTD tại Agribank được thực hiện thường xuyên
trên cơ sở tiến hành ngay khi tiếp nhận nhu cầu tín dụng và thực hiện thường
xuyên đối với các khoản nợ chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đã giúp
Agribank nhận diện và hiểu rõ hơn RRTD.
Thứ năm: Agribank đã xây dựng được hệ thống XHTDNB với các bộ chỉ tiêu
chấm điểm riêng cho 3 nhóm khách hàng: các nhân/hộ, Doanh nghiệp và định
chế tài chính. Về nội dung và phương pháp, hệ thống đã tiếp cận được với
109

thông lệ quốc tế: bộ tiêu chí chấm điểm đã chi tiết hóa theo ngành nghề, lĩnh
vực kinh doanh, qui mô vốn và loại hình sở hữu doanh nghiệp; Bộ chỉ tiêu đã
tính đến các yếu tố tài chính và phi tài chính, trong đó tầm ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ được phân biệt theo trọng số khi tính điểm; Số lượng hạng khách
hàng và sự phận biệt giữa các hạng về cơ bản phù hợp với các phân hạng của
các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế có uy tín như: Moody’s, S&P’s,
Fitch’s…. Trước mắt hệ thống chấm điểm và xếp hạng đã hỗ trợ kịp thời cho
toàn hệ thống Agribank xác định và đánh giá RRTD, áp dụng phân loại nợ
theo phương pháp định tính, khắc phục những hạn chế của việc đánh giá
RRTD dựa vào chỉ tiêu định lượng.
Thứ sáu: Đối với danh mục tín dụng, việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát
tại Agribank được thực hiện thông qua đánh giá mức độ tập trung tín dụng
theo nhiều tiêu thức đã phần nào giúp Agribank hạn chế mức độ tập trung tín
dụng, từ đó giảm bớt rủi ro toàn danh mục.
2.3.1.2 Hạn chế
Công tác quản trị RRTD đã đã được cải thiện đáng kể qua từng năm.
Tuy nhiên xét một cách tổng thể, hệ thống quản trị RRTD tại Agribank còn
nhiều hạn chế. Cụ thể:
Thứ nhất: Tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại Agribank chưa đảm bảo sự
phân tách các chức năng quản trị RRTD: Tại TSC, các Ban tín dụng vừa thực
hiện chức năng kinh doanh (nghiên cứu phát triển thị trường tín dụng), vừa
thực hiện chức năng quản lý RRTD (thiết lập chiến lược, khẩu vị và chính
sách RRTD). Tại các Chi nhánh loại 1, loại 2 CBTD vừa ra quyết định cấp tín
dụng vừa quản lý rủi ro và chưa thiết lập chức năng KToNB. Tại các Chi
nhánh loại 3, CBTD kiêm nhiệm kinh doanh và quản lý RRTD, chưa thiết lập
chức năng KT-KSNB và KtoNB. Xét trên toàn hệ thống, chức năng bán hàng,
quản lý RRTD và KToNB chưa đảm bảo tính độc lập (kiểm toán nội bộ chỉ có
110

ở TSC, không thiết lập tại các Chi nhánh), KT-KSNB chưa được đặt đúng vai
trò trong hệ thống quản trị RRTD. Mô hình này dẫn đến việc quản trị RRTD
thiếu sự đồng bộ, thiếu tính hệ thống. Sự phân tách trách nhiệm chưa rõ ràng
dẫn đến xung đột lợi ích giữa các bộ phận. Bên cạnh đó kỹ năng quản lý
RRTD còn hạn chế, các chức năng hỗ trợ tín dụng chưa được chú trọng nên
việc nhận diện, đánh giá, xử lý RRTD còn nhiều bất cập, dễ xảy ra các hiện
tượng sai phạm, gian lận trong hoạt động tín dụng và quản lý RRTD từ đó
làm phát sinh và nguy cơ gia tăng RRTD.
Thứ hai: Việc nhận diện RRTD của từng khoản tín dụng và danh mục tín
dụng tại Agribank còn nặng tính chủ quan của CBTD, thiếu thông tin và các
công cụ hỗ trợ để đảm bảo việc nhận diện RRTD chính xác.
Thứ ba: Tại Agribank, đo lường rủi ro từng khoản tín dụng riêng lẻ chưa
lượng hóa được khả năng không trả nợ của khách hàng và tổn thất. Vì vậy
việc xác định vốn bù đắp cho RRTD, dự phòng RRTD còn thiếu cơ sở khoa
học và độ tin cậy. Điều này dẫn tới hậu quả là Agribank không đủ nguồn bù
đắp cho tổn thất tín dụng khi có phát sinh RRTD. Việc đo lường rủi ro danh
mục tín dụng chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá mức độ tập trung tín dụng nên
nặng tính chủ quan, thiếu chính xác.
Thứ tư: Kiểm soát RRTD tại Agribank còn kém hiệu quả: đặc biệt tại các Chi
nhánh vẫn còn tình trạng phê duyệt cho những khoản vay có RRTD vượt quá
mức cho phép của ngân hàng, hậu quả là phát sinh rủi ro và tổn thất tín dụng.
Các kỹ thuật giảm rủi ro còn nghèo nàn, sử dụng kém hiệu quả, chưa đánh giá
đúng tác dụng giảm rủi ro. Việc xử lý RRTD còn chậm, thụ động, các quyết
định xử lý RRTD chưa quan tâm một cách thích đáng đến đặc thù của khoản
vay và rủi ro của khoản vay. Vì vậy, vẫn còn tình trạng không xử lý triệt để
RRTD đối với từng khoản nợ có vấn đề, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề phải
xử lý gây mất thời gian, chi phí, thậm chí còn để lại nguy cơ RRTD và tổn
111

thất cho ngân hàng: các khoản nợ được cơ cấu lại chưa phải là những khoản
nợ có khả năng phục hồi khả năng trả nợ cao, nợ xử lý bằng dự phòng còn
hạn chế, các biện pháp bán nợ chưa chuyển giao hoàn toàn RRTD cho bên
mua…
Thứ năm: Giám sát RRTD tại Agribank kém hiệu quả do chưa có phân tách
chức năng giữa bộ phận giao dịch, bộ phận thẩm định và đánh giá lại tín dụng
trong khi hiệu quả giám sát của bộ phận KT-KSNB còn hạn chế. Theo kết quả
khảo sát của NCS tại một số Chi nhánh của Agribank, đánh giá lại tín dụng tại
các Chi nhánh được giao cho CBTD phụ trách khoản vay từ khi tiếp nhận nhu
cầu tín dụng (phụ lục 2.2). KT-KSNB chỉ tập trung vào giám sát tuân thủ qui
chế nội bộ và Hạn mức tín dụng, khả năng phát hiện và cảnh báo rủi ro gần
như chưa được thực hiện.
Thứ sáu: Hệ thống thông tin quản lý của Agribank còn bất cập: Agribank
chưa tận dụng được hết lợi thế về ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý, giám sát khách hàng. Trong một số trường hợp đã ảnh hưởng xấu
đến quản trị RRTD khi chưa khai thác hết lợi ích của hệ thống IPCAS trong
việc chiết xuất các dữ liệu hàng ngày để phân tích, đánh giá RRTD thường
xuyên, liên tục mà thường đánh giá theo định kỳ hàng tháng/quí.
Thứ bảy: Năng lực tài chính của Agribank còn hạn chế: Hiện tại hệ số CAR
của Agribank đã đạt 9% theo qui định hiện hành của NHNN. Tuy nhiên, so
với mức bình quân toàn ngành và Khối NHTMNN hệ số CAR của Agribank
còn thấp. Bên cạnh đó do tập trung nguồn lực cho xử lý nợ xấu nên tỷ suất
sinh lời của Agribank những năm gần đây suy giảm, còn thấp so với khối
NHTMNN.
2.3.1.3 Nguyên nhân các hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
112

Thứ nhất: Khung pháp lý qui định về quản trị RRTD cho NHTM tại Việt
nam còn nhiều bất cập, gây trở ngại cho công tác quản trị RRTD tại các
NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng. Một số văn bản gần đây
đã được sửa đổi, bổ sung song để thực hiện cần có các hướng dẫn cụ thể hơn
(qui định bán nợ cho VAMC, qui định đảm bảo an toàn…). Hiện nay còn
thiếu các văn bản hướng dẫn liên quan đến xây dựng và vận hành hệ thống
XHTDNB, cảnh báo RRTD, vẫn còn hiện tượng cùng một khách hàng nhưng
xếp hạng rất khác nhau, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong
hệ thống NHTM.
Thứ hai: Hệ thống giám sát rủi ro bên ngoài ngân hàng bao gồm cơ quan
thanh tra giám sát ngân hàng, ủy ban giám sát tài chính quốc gia, các tổ chức
kiểm toán… hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được các yêu cầu về giám
sát và kiểm soát RRTD tại NHTM. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
trực thuộc NHNN chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu để giám sát từ
xa và thanh tra trên cơ sở rủi ro hiệu quả, việc giám sát chủ yếu dừng lại ở
giám sát tuân thủ. Trong khi đó, việc thu thập thông tin trong quá trình thanh
tra, giám sát các NHTM chưa được quản lý bằng một hệ thống thông tin
xuyên suốt, do đó việc tổng hợp dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi
không kịp thời. Công tác kiểm soát rủi ro của Ủy ban giám sát Tài chính Quốc
gia chỉ mới dừng lại ở một số nghiên cứu và dự báo chung đối với thị trường
tài chính. Các đơn vị kiểm toán hiện nay chủ yếu thực hiện theo chỉ định hoặc
lựa chọn của Agribank với mục đích chủ yếu là kiểm toán tuân thủ các báo
cáo tài chính của Agribank, khả năng đánh giá, kiểm soát, dự báo rủi ro còn
thấp.
Thứ ba: Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Thực tế cho thấy, hoạt
động của các tổ chức xếp hạng độc lập sẽ tác động tích cực đến chất lượng
XHTDNB của các NHTM. Với kinh nghiệm và chất lượng xếp hạng của các
113

tổ chức độc lập đã được thừa nhận, hệ thống chỉ tiêu và kết quả xếp hạng độc
lập là cơ sở quan trọng để các NHTM thực hiện XHTDNB cũng như có các
điều chỉnh cách thức, nội dung, phương pháp xếp hạng đảm bảo tính chính
xác. Do đó, việc thiếu vắng các tổ chức xếp hạng độc lập sẽ tác động tiêu cực
đến chất lượng XHTDNB của các NHTM.
Thứ tư: NHNN chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm RRTD cho các
NHTM để hỗ trợ việc nhận diện, xác định sớm RRTD.
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Hệ thống thông tin tín dụng hỗ trợ cho việc nhận diện, đo lường,
kiểm soát và giám sát RRTD tại Agribank còn yếu cả về chất và lượng. Hiện
nay Agribank thiết lập hệ thống thông tin tín dụng theo mô hình vừa tập
trung, vừa phân tán. Theo đó tại các Chi nhánh có trung tâm thông tin thực
hiện chức năng thu thập, quản lý và sử dụng trong phạm vi chi nhánh. Tại
Trung tâm điều hành đặt tại TSC thực hiện quản lý thông tin khách hàng tập
trung trong toàn hệ thống. Tại Chi nhánh: CBTD có trách nhiệm thu thập, lưu
trữ các thông tin liên quan theo qui định (bao gồm thông tin ban đầu khi thiết
lập quan hệ tín dụng và cập nhật định kỳ 3 tháng/lần) gửi về trung tâm thông
tin tại Chi nhánh. Trung tâm thông tin tại các chi nhánh có trách nhiệm tập
hợp, lưu trữ thông tin khách hàng trong phạm vi chi nhánh và gửi về trung
tâm điều hành. Tại Trung tâm điều hành: Thu nhận thông tin từ các trung tâm
cơ sở gửi về. Các trung tâm cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của
thông tin tại chi nhánh mình khi chuyển về trung tâm điều hành. Tại trung tâm
điều hành quản lý, lưu trữ thông tin của toàn bộ khách hàng trong hệ thống
Agribank. Việc sử dụng thông tin thực hiện thông qua việc cấp mã truy cập
cho người có thẩm quyền. Theo đó, các bộ phận liên quan tại các chi nhánh
có thể khai thác thông tin từ chính trung tâm thông tin của chi nhánh, thông
tin tại trung tâm điều hành hoặc có thể trực tiếp trao đổi thông tin với các
114

trung tâm của các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Như vậy có thể thấy,
việc quản lý và sử dụng thông tin được trao quyền cho từng chi nhánh mà
không tập trung tại TSC. Do đó, chất lượng thông tin được sử dụng cho quá
trình quản trị RRTD phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng quản lý của từng chi
nhánh, khả năng kiểm soát chất lượng thông tin từ TSC thấp. Chính đặc điểm
này dẫn đến tình trạng việc đánh giá chất lượng thông tin cũng như sử dụng
thông tin cho quá trình quản trị RRTD trong toàn hệ thống thiếu sự đồng bộ,
thống nhất, tác động không nhỏ đến hiệu quả nhận diện, đo lường, kiểm soát
và giám sát RRTD.
Thứ hai: XHTDNB tại Agribank thực hiện phương pháp chuyên gia, kết quả
xếp hạng còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các chuyên gia. Bên cạnh đó
công tác xếp hạng hiện nay tại Agribank được thực hiện trực tiếp tại các Chi
nhánh nên việc quản lý, kiểm soát kết quả xếp hạng còn thiếu chặt chẽ. Vì vậy
việc đo lường, đánh giá RRTD, phân loại nợ còn nhiều bất cập.
Thứ ba: Qui định quyền phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank được
trao cho các Chi nhánh quá lớn trong khi hoạt động KT-KSNB còn kém hiệu
quả: Hiện nay quyền phán quyết tín dụng cao nhất cho Phòng giao dịch là 2
tỷ, chi nhánh loại 3 là 30 tỷ, chi nhánh loại 1,2 lên đến hàng trăm tỷ. Trong
khi đó, KT-KSNB tính độc lập trong xử lý nghiệp vụ chưa cao, trình độ đội
ngũ KSNB còn nhiều bất cập, các khâu kiểm soát còn nặng về hình thức, chưa
thiết lập KT-KSNB tại Chi nhánh loại 3 nên RRTD phát sinh do sai phạm,
gian lận, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của CBTD, cán bộ quản lý ngân hàng
còn xảy ra khá phổ biến.
Thứ tư: Công nghệ hỗ trợ quản trị RRTD tại Agribank còn hạn chế. Hiện nay,
tại Agribank chưa áp dụng các công nghệ hiện đại hỗ trợ cho việc quản trị
RRTD. Đặc biệt là công nghệ hỗ trợ phân tích, lượng hóa RRTD và đo lường
115

vốn. Vì vậy việc nhận diện, đo lường, kiểm soát và giám sát RRTD còn thiếu
chính xác, kém hiệu quả.
Thứ năm: Trình độ và nhận thức về quản trị RRTD của CBTD tại Agribank
còn nhiều bất cập. So với các NHTM khác trong hệ thống NHTM Việt nam,
đội ngũ CBTD khá lớn. Song do mạng lưới hoạt động rộng, các chi nhánh bao
phủ đến tận các huyện, xã, vùng sâu, vùng xa…CBTD tại các địa bàn xã,
vùng sâu, vùng xa có trình độ chuyên môn thấp, nhận thức về tuân thủ qui chế
nội bộ và quản trị RRTD còn nhiều bất cập. Trong khi đó công tác đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho CBTD chưa được
chú trọng đúng mức. Theo kết quả khảo sát của NCS, phần lớn việc đào tạo
chỉ thực hiện theo hình thức tập trung khi có các qui định mới liên quan đến
qui trình nghiệp vụ. Các hình thức đào tạo online, tự đào tạo, kèm cặp chưa
trở thành chủ trương trong toàn hệ thống, nếu có chỉ là nhu cầu tự phát của
một số cá nhân. Giác ngộ ý thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho
CBTD chưa thực sự được chú trọng.
Thứ sáu: Việc minh bạch trong quản trị RRTD tại Agribank còn thấp. Nhận
diện, đo lường, kiểm soát và giám sát RRTD tại Agribank trong chừng mực
nhất định chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng RRTD trong toàn hệ thống
Agribank. Đặc biệt việc xử lý RRTD còn bị chi phối bởi tư tưởng muốn che
dấu nợ xấu, giảm nợ xấu bằng mọi cách. Kết quả là việc xử lý RRTD chưa có
cái nhìn dài hạn, chưa phân tích, đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro, tác
động tiêu cực từ mỗi biện pháp xử lý. Việc xử lý RRTD chưa triệt để, còn để
lại nhiều tác động tiêu cực, nguy cơ tái phát sinh RRTD còn cao.
2.3.2 Đánh giá mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
nam
116

Từ đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank giai đoạn 2010-
2015, đối chiếu với nội dung quản trị RRTD của Basel 2, có thể thấy mức độ
đáp ứng Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank như sau:
Về chiến lược, khẩu vị RRTD và chính sách quản trị RRTD: tại
Agribank đã quan tâm đến việc xác định, đánh giá lại hàng năm chiến lược và
khẩu vị RRTD, trên cơ sở đó ban hành chính sách quản trị RRTD, trong đó
HĐTV chịu trách nhiệm phê duyệt cuối cùng. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến
lược, xác định khẩu vị RRTD và thiết lập chính sách quản trị RRTD do Tổng
Giám đốc phối hợp với các Ban tín dụng thực hiện là chưa đảm bảo sự phân
tách giữa chức năng kinh doanh và chức năng quản lý RRTD theo khuyến
nghị của Basel 2, điều này dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Về tổ chức bộ máy quản trị RRTD: tại Agribank đã thiết lập được các
chức năng cơ bản của hệ thống quản trị RRTD theo Basel 2: chức năng bán
hàng, chức năng quản lý RRTD, chức năng KT-KSNB, chức năng KToNB.
Qui trình cấp tín dụng đã thực hiện đầy đủ các chức năng: chức năng giao
dịch, chức năng thẩm định, chức năng phê duyệt và chức năng đánh giá lại
tín dụng. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại Agribank chưa
tuân thủ các nguyên tắc quản trị RRTD của Ủy ban Basel và các yêu cầu của
Basel 2, cụ thể: Tại các chi nhánh, CBTD vừa thực hiện chức năng kinh
doanh (giao dịch, thẩm định) và chức năng quản lý RRTD (đo lường, đánh
giá, giám sát và xử lý RRTD). Tại TSC, các Ban tín dụng vừa thực hiện chức
năng của Khối kinh doanh (nghiên cứu thị trường, sản phẩm…) vừa thực hiện
chức năng quản lý RRTD (xây dựng và xác định chiến lược, khẩu vị RRTD,
ban hành qui trình, thủ tục quản trị RRTD), KT-KSNB chưa thực hiện giám
sát hàng ngày mọi hoạt động liên quan (chưa thực hiện kiểm tra, giám sát tại
chi nhánh cấp 3), KToNB chưa thiết lập mạng lưới tại các Chi nhánh.
117

Về qui trình và thủ tục quản trị RRTD: (i) Nhận diện RRTD: thiếu các
công cụ hỗ trợ như hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống Stress-Testing RRTD
trong khi XHTDNB còn kém hiệu quả, chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho việc
nhận diện RRTD nên việc nhận diện RRTD còn thiếu chính xác, chủ yếu mới
dừng lại ở nhận diện RRTD hiện hữu, khả năng nhận diện các RRTD có khả
năng phát sinh còn yếu. (ii) Đo lường, đánh giá RRTD: chưa định lượng
được các yếu tố cấu thành rủi ro theo đề xuất của Basel 2 (bao gồm PD, LGD,
EAD, M, EL và UL), mỗi hạng của khách hàng chưa được mô tả cụ thể về
khả năng không trả được nợ và các thông tin liên quan. Đặc biệt đối với danh
mục tín dụng, Agribank chưa tiếp cận với các mô hình định lượng RRTD theo
thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel 2 như mô hình RAROC, mô hình VAR.
Vì vậy, về cơ bản mức trích dự phòng RRTD và đảm bảo vốn cho RRTD
chưa được tuân thủ theo Basel 2. (iii) Kiểm soát RRTD: thiếu các công cụ, các
kỹ thuật hỗ trợ kiểm soát RRTD (tại Agribank chưa sử dụng kỹ thuật chứng
khoán hóa các khoản nợ, phái sinh tín dụng…), trong khi đó các công cụ, kỹ
thuật được sử dụng (công cụ tiêu chuẩn, giới hạn cấp tín dụng, kỹ thuật: thế
chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh tín dụng..) được sử dụng nhưng chưa tuân thủ
các nguyên tắc của Basel 2 nên hiệu quả kiểm soát thấp. (iiii) Giám sát và báo
cáo RRTD: chưa thực hiện công khai thông tin theo trụ cột 3 nên chưa thực
hiện giám sát RRTD qua các chủ thể tham gia thị trường, giám sát của bộ
phận quản lý nợ chưa có sự độc lập với bộ phận kinh doanh nên dễ xảy ra
xung đột lợi ích, KT-KSNB kém hiệu quả. Giám sát RRTD vì vậy cơ bản
chưa đáp ứng yêu cầu Basel 2.
Như vậy có thể thấy, quản trị RRTD tại Agribank về cơ bản chưa đáp
ứng được yêu cầu của Basel 2. Thực trạng này một phần do hệ thống văn bản
pháp lý, chủ trương của Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện cho Agribank
tuân thủ Basel 2. Bên cạnh đó, hệ thống quản trị RRTD tại Agribank còn
118

nhiều bất cập, gây cản trở cho việc áp dụng Basel 2 như: thiếu hạ tầng công
nghệ quản trị RRTD, cơ sở dữ liệu thiếu cả về chất và lượng, hệ thống
XHTDNB kém hiệu quả, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu theo yêu cầu của
Basel 2. Một thực tế là những năm gần đây, chất lượng tài sản có suy giảm
mạnh tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh, cản trở việc Agribank tích
lũy nguồn lực cho việc đầu tư hạn tầng quản trị RRTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trên cơ sở những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel 2 đã đề
cập ở chương 1, NCS đã đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank giai
đoạn 2010-2015. Để đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD tại Agribank,
NCS đã kết hợp kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia và thu
thập dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2010-2015 tại Agribank về các vấn đề: chiến
lược và khẩu vị RRTD, tổ chức bộ máy quản trị RRTD, chính sách quản trị
RRTD, qui trình và thủ tục quản trị RRTD. Từ đó đánh giá các kết quả đạt
được, các hạn chế và nguyên nhân các hạn chế, chỉ ra mức độ đáp ứng các
chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank. Kết quả đánh giá chương
2 là cơ sở để NCS đề xuất các giải pháp trong chương 3 với mục tiêu cuối
năm 2020, Agribank đạt chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD.
119

Chương 3
GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
HIỆP ƯỚC BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1.1 Định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai áp
dụng Basel 2 tại các Ngân hàng Thương mại Việt nam đến năm 2020.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng đòi hỏi các
NHTM phải hoạt động an toàn, phát triển bền vững để có thể cạnh tranh bình
đẳng với các NHTM trong khu vực và trên thế giới. Nhận định được vấn đề
này, NHNN đã xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng với mục tiêu
cơ bản đến 2020 hệ thống các Tổ chức tín dụng Việt nam nói chung, NHTM
Việt nam nói riêng có cấu trúc hợp lý, hoạt động đa năng, an toàn, lành mạnh,
vững chắc, khả năng cạnh tranh cao, có thể đứng vững trong quá trình hội
nhập quốc tế.
Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 được hiện thực
hóa bằng Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-
2015” (theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ Tướng
Chính Phủ) và Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ chức tín dụng” (theo
Quyết định số 834/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ).
Tính đến 31/12/ 2015, việc thực hiện 2 Đề án đã mang lại những kết quả khả
quan: tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã giảm xuống còn 2,52%, tỷ lệ an toàn vốn
toàn hệ thống đạt 13,0%, tăng trưởng tín dụng 17,29%, chất lượng hoạt động,
khả năng thanh khoản của các NHTM Việt nam từng bước được cải thiện, xử
120

lý được một số NHTM yếu kém, không để xảy ra đổ vỡ, từng bước giảm bớt
số lượng các NHTM thông qua việc mua bán, sáp nhập[71].
Cùng với 2 Đề án trên, để tăng cường năng lực quản trị rủi ro tại các
NHTM Việt nam, NHNN đã xác định lộ trình triển khai Basel 2: 10 ngân
hàng được chọn thí điểm triển khai Basel 2 trong năm 2014 phải thành lập
nhóm chuyên trách triển khai Basel 2, triển khai phân tích, đánh giá mức độ
chênh lệch và xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Basel 2. Giai đoạn 2014-
2015 nhóm ngân hàng thí điểm phát triển hệ thống quản lý rủi ro bao gồm: hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các mô hình đo lường rủi ro, các chính sách
và qui trình quản trị rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông
tin theo qui định của NHNN và các yêu cầu của Basel 2 cũng như kế hoạch
triển khai tổng thể của ngân hàng. Các NHTM khác không nằm trong nhóm
thí điểm phải xây dựng kế hoạch triển khai Basel 2, đảm bảo cuối 2018 thực
hiện phương pháp cơ bản.
Tính đến 31/12/2015, 10 NHTM được lựa chọn đã hoàn thành việc
đánh giá khoảng cách theo Basel 2 và đang tích cực triển khai thực hiện Basel
2 theo lộ trình. Về phía NHNN, “Thông tư hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn
đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” theo Basel 2 đã
được xây dựng và hoàn thành việc lấy ý kiến cho dự thảo, dự kiến ban hành
và có hiệu lực vào giữa năm 2016.
Để đạt mục tiêu của NHNN về triển khai Basel 2 đòi hỏi không chỉ sự
nỗ lực của mỗi NHTM mà cần sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của NHNN để
kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình các NHTM thực hiện.
121

3.1.2 Cơ hội và thách thức khi Agribank triển khai quản trị rủi ro tín
dụng theo Basel 2
3.1.2.1 Cơ hội
- Hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và thế giới là cơ hội
để Agribank cải thiện năng lực quản trị RRTD, từ đó có thể triển khai Basel 2
thành công
Nền kinh tế Việt nam hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế các
nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, sau khi Hiệp định Đối tác kinh
tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết (ngày 5/10/2015)
và chính thức thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC- (ngày 31/12/2015),
tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên TPP, thành viên AEC sẽ được
thực hiện theo lộ trình. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia Ngân hàng đầu
tư cơ sở hạ tầng Châu Á với tư cách là thành viên sáng lập. Đây sẽ là cơ hội
để Agribank tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài, khai thác cơ hội đầu tư, tiếp
thu công nghệ hiện đại, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, đặc biệt là
quản lý rủi ro từ các định chế tài chính lớn. Vì vậy, hội nhập sẽ tạo cơ hội cho
Agribank có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cải thiện năng lực
tài chính, tăng cường và đổi mới toàn diện quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD.
Sự cải thiện về hiệu quả kinh doanh và năng lực quản trị RRTD sẽ giúp
Agribank vừa có cơ hội tích lũy nguồn lực cho đầu tư vốn, công nghệ, nhân
sự để triển khai Basel 2, đồng thời năng lực quản trị RRTD được cải thiện,
tiến dần tới các thông lệ quốc tế là cơ sở quan trọng để Agribank triển khai áp
dụng Basel 2 thành công.
- Nền kinh tế tăng trưởng ổn định là cơ hội để Agribank triển khai
Basel 2
Những năm gần đây, kinh tế thế giới suy thoái trên diện rộng, trong khi
đó, kinh tế Việt nam vẫn được đánh giá là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
122

tương đối cao và ổn định. Vì vậy, nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế vẫn khá
lớn, tiềm năng phát triển hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và
Agribank nói riêng khá tốt. Đây cũng là cơ hội quan trọng Agribank cần nắm
bắt để tiếp cận khách hàng, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, tạo nền
tảng vững chắc cho việc triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 hiệu quả.
- Vai trò không thể thay thế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và
nông dân là cơ hội để Agribank nâng cao thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Việt nam là một nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số là nông dân với
mức đóng góp khoảng 18%/ năm vào GDP (theo công bố của tổng cục thống
kê năm 2014). Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực luôn được Nhà nước coi
trọng, quan tâm và đầu tư phát triển. Vì vậy, là ngân hàng thực hiện sứ mệnh
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn mà không thể NHTM nào thay thế,
Agribank có một thị trường rộng lớn, tiềm năng để phát triển, đặc biệt là thị
trường tín dụng. Đây có thể nói là cơ hội riêng có của Agribank để phát triển
hoạt động tín dụng, từ đó có cơ hội nâng cao thu nhập từ hoạt động tín dụng,
tăng khả năng tích lũy vốn cho đầu tư triển khai Basel 2.
- Có quan hệ chặt chẽ với Chính quyền địa phương, các Tổ chức chính
trị-xã hội là cơ hội để Agribank nâng cao hiệu quả kiểm soát RRTD, đặc biệt
là xử lý nợ xấu.
Thông qua các hoạt động phục vụ lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn,
trong đó một phần là tín dụng chính sách, Agribank có mối quan hệ khá chặt
chẽ với Chính quyền và các Tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương. Vì vậy,
Agribank có thể tận dụng sự hậu thuẫn đáng kể từ chính quyền, Tổ chức
chính trị xã hội tại địa phương trong việc quản lý khoản vay nói chung và xử
lý nợ xấu nói riêng của ngân hàng, kiểm soát tốt RRTD.
3.1.2.2 Thách thức
- Hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới
123

Hội nhập vừa mang lại cơ hội, vừa đặt ra những thách thức cho
Agribank trong hoạt động kinh doanh nói chung và triển khai Basel 2 nói
riêng. Khi tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên TPP, thành viên
AEC có hiệu lực, Ngành nông nghiệp Việt nam vốn là ngành dễ bị tổn thương
trong hội nhập sẽ gặp nhiều thách thức khi phải cạnh tranh với nông sản của
các nước thuộc TPP và AEC. Với những hạn chế về trình độ canh tác, chế
biến, bảo quản sau thu hoạch và bảo đảm an toàn các sản phẩm từ nông
nghiệp so với các nước tham gia Khối, khi hàng rào thuế quan giữa các nước
thành viên được dỡ bỏ, nông sản Việt nam nếu chưa là nông sản sạch sẽ
không còn chỗ đứng ngay cả thị trường trong nước, trong khi phân khúc
khách hàng của Agribank đa phần ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, sau các khủng hoảng kinh tế, tài chính những năm gần đây,
vấn đề quản trị rủi ro được các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài
chính quốc tế (IMF, World Bank…) tập trung chú ý nhiều hơn theo hướng
xây dựng các qui định nghiêm ngặt và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn nhằm
tăng cường an ninh hệ thống. Trong bối cảnh này, nếu Agribank không có
những đột phá về mô hình tổ chức quản trị nội bộ, về kiểm tra, giám sát, minh
bạch hóa hoạt động trong một sân chơi bình đẳng giữa các ngân hàng thì
Agribank khó có thể phát triển ổn định và bền vững.
- Năng suất và trình độ lao động tại Agribank còn thấp là thách thức
không nhỏ khi triển khai Basel 2
Do đặc thù về nguồn nhân lực tại Agribank nên so với các NHTM
trong hệ thống, đặc biệt là khối NHTMNN, năng suất lao động và trình độ
lao động tại Agribank còn thấp. Thực trạng này vừa tác động tiêu cực đến khả
năng nâng cao năng lực quản trị RRTD và chuẩn bị nguồn nhân lực chất
lượng cao cho việc triển khai Basel 2 tại Agribank. Vấn đề này nếu không
được xử lý sẽ là rào cản khi triển khai quản trị RRTD theo Basel 2. Để vượt
124

qua thách thức này khi triển khai Basel 2, Agribank cần giải quyết nhiều vấn
đề liên quan như: rà soát, đánh giá lại năng lực cán bộ, tăng cường đào tạo,
kèm cặp, giác ngộ nhận thức để nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ.
- Chi phí hoạt động cao, tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng thấp, nợ
xấu lớn và năng lực tài chính còn hạn chế
Với bộ máy hoạt động cồng kềnh, chí phí hoạt động của Agribank còn
cao. Chất lượng tín dụng và năng lực tài chính của Agribank những năm gần
đây có sự giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó nguồn thu chủ yếu của
Agribank là từ hoạt động tín dụng, tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng thấp
sẽ là rào cản khi triển khai Basel 2. Các ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt,
năng lực tài chính mạnh sẽ có thế mạnh về vốn để đẩy nhanh việc triển khai
áp dụng Basel 2. Đối với Agribank, để triển khai thành công Basel 2 đòi hỏi
ngân hàng phải lựa chọn lộ trình thích hợp, cải thiện chất lượng tín dụng, tạo
hạ tầng cơ bản cho việc triển khai Basel 2. Đồng thời khi triển khai phải tận
dụng triệt để nguồn lực sẵn có để tiết kiệm chi phí.
- Công nghệ hỗ trợ quản trị RRTD và cơ sở dữ liệu khách hàng còn bất cập
Theo yêu cầu của Basel 2, ngân hàng phải có hệ thống công nghệ hỗ
trợ và cơ sở dữ liệu đảm bảo cả về chất và lượng. So với yêu cầu Basel 2,
công nghệ (đặc biệt các Modul phân tích, ước lượng RRTD) của Agribank
còn bất cập, cơ sở dữ liệu còn thiếu cả về chất và lượng là thách thức lớn khi
Agribank triển khai Basel 2 về quản trị RRTD. Trong điều kiện không thuộc
nhóm NHTM thí điểm triển khai Basel 2, Agribank cần theo sát tiến trình
thực hiện Basel 2 của các ngân hàng thực hiện thí điểm, tận dụng những thành
quả các ngân hàng đi trước để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, xử lý hiệu
quả các khó khăn, rào cản và giảm thiểu chi phí khi thực hiện.
- Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
125

Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có rủi ro khá cao, đặc biệt là rủi ro
bất khả kháng như thiên tai, mất mùa…bên cạnh đó các món vay thường nhỏ,
lẻ, số lượng khách hàng đông, nhận thức không đồng đều. Những đặc điểm
này của thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn sẽ làm cho các khoản tín
dụng lĩnh vực này có RRTD, chi phí quản lý tín dụng và RRTD cao hơn các
tín dụng các lĩnh vực khác. Agribank với trên 70% dư nợ thuộc lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn phải đối mặt với thách thức khi muốn nâng cao chất lượng
tín dụng, kiểm soát RRTD, giảm thiểu chi phí-nền tảng quan trọng cho việc
triển khai Basel 2 thành công.
Ngoài ra, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 Thành viên, Nhà
nước sở hữu 100% vốn của Agribank trong chừng mực nhất định cũng là
thách thức lớn khi Agribank cần đổi mới cơ chế quản lý, điều hành các hoạt
động quản trị RRTD, bổ sung vốn để triển khai Basel 2 và đặc biệt là minh
bạch thông tin khi triển khai trụ cột 3 của Hiệp ước Basel 2. Để đảm bảo tính
chủ động, linh hoạt trong quản trị điều hành (đặc biệt là chủ động trong việc
tăng vốn theo yêu cầu Basel 2) và thực hiện công khai, minh bạch thông tin
theo trụ cột 3, về trung hạn Agribank cần phải cổ phần hóa, giảm dần tỷ trọng
vốn nhà nước theo lộ trình thích hợp.
Với những thách thức Agribank phải đối mặt đòi hỏi việc triển khai
Basel 2 tại Agribank phải thận trọng, theo lộ trình thích hợp trên cơ sở phù
hợp với năng lực và đặc điểm trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tại
Agribank.
3.1.3 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại
Agribank
Theo Quyết định 53/QĐ-NHNN ngày 15/11/2013 của Thống đốc
NHNN, giai đoạn 2011-2015 Agribank quyết liệt tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Tính đến 31/12/2015 Agribank đã đưa nợ xấu về mức 2,69%, từng bước tái
126

cơ cấu bộ máy và mạng lưới hoạt động. Đặc biệt, Agribank tập trung cải thiện
chất lượng tín dụng thông qua đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, duy trì
tăng trưởng tín dụng hợp lý kết hợp với việc tăng cường các biện pháp kiểm
soát RRTD.
Để tạo tiền đề cho việc triển khai Basel 2 theo chủ trương của NHNN,
Agribank đang tích cực triển khai các dự án quản trị rủi ro toàn diện, xây
dựng và cải tiến hệ thống quản trị rủi ro trong khuôn khổ dự án Tài chính
nông thôn III được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới với các nội dung cơ bản:
hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro toàn diện, sử dụng các công cụ tự động hóa
trên hệ thống giao dịch, phân loại nợ tự động trên hệ thống IPCAS, cập nhật
thông tin phòng ngừa rủi ro và xếp hạng khách hàng tự động, đầu tư nâng cấp
hệ thống công nghệ thông tin, kho dữ liệu đảm bảo thích ứng với các công cụ
quản lý rủi ro hiện đại.
Là NHTM được NHNN chỉ định triển khai Basel 2 vào giai đoạn sau
thí điểm, với những thách thức khi triển khai Basel 2 đã được đề cập trong
mục 3.1.2.2, giai đoạn 2016-2018 Agribank tiếp tục cơ cấu lại bộ máy quản
trị RRTD, cơ cấu lại mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng và
hoàn thiện hạ tầng quản trị RRTD để áp dụng phương pháp tiếp cận SA vào
cuối năm 2018. Sau năm 2018, Agribank tiếp tục hoàn thiện quản trị RRTD
theo Basel 2 để có thể áp dụng IRB cơ bản trên một số phân đoạn khách hàng
vào cuối năm 2020.
Kế hoạch kinh doanh của Agribank năm 2016 và định hướng đến năm
2020: tăng trưởng huy động vốn 11%-12%/năm, tăng trưởng tín dụng 10%-
12%/năm, tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 75% năm
2015 và 80% năm 2020, cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo tiêu chuẩn
quốc tế và hệ số CAR đạt chuẩn quốc tế.
127

3.2 ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN


NÔNG THÔN VIỆT NAM TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG THEO BASEL 2
Với những thách thức đã được làm rõ trong mục 3.1.2.2 và thực trạng
năng lực tài chính, năng lực quản trị RRTD tại Agribank, để triển khai Basel
2 về quản trị RRTD, Agribank cần các điều kiện cơ bản:
Thứ nhất: Agribank cần có qui định, hướng dẫn nội bộ về triển khai
Basel 2
Theo kinh nghiệm tại các NHTM được NCS khảo sát, văn bản pháp lý
có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn các NHTM
thực hiện Basel 2. Vì vậy, việc ban hành qui định, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể
và kịp thời về triển khai Basel 2 là một trong những điều kiện cần, có ý nghĩa
quyết định đến toàn bộ quá trình triển khai Basel 2. Hiện nay, NHNN đã hoàn
thành việc lấy ý kiến cho dự thảo “Thông tư hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn
đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” và dự kiến ban hành
chình thức vào khoảng giữa năm 2016. Các qui định, hướng dẫn khác liên
quan đến quản trị RRTD theo Basel 2 tại NHTM như: hướng dẫn xây dựng và
vận hành hệ thống XHTDNB, hướng dẫn xây dựng và vận hành ICAAP, cách
thức và lộ trình công khai thông tin… NHNN sẽ tiến hành trong thời gian tới.
Như vậy, về nguyên tắc thời điểm Agribank triển khai, cơ sở pháp lý về đo
lường vốn theo Basel 2 đã được ban hành. Tuy nhiên, Agribank cần chủ động
xây dựng và ban hành các qui định nội bộ cụ thể để đảm bảo việc triển khai
quản trị RRTD theo Basel 2 đáp ứng yêu cầu của NHNN và phù hợp với đặc
thù tại Agribank.
Thứ hai: Kiểm soát RRTD hiệu quả
Triển khai Basel 2 về quản trị RRTD đòi hỏi Agribank phải có nguồn
vốn nhất định để đầu tư hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân sự, thuê chuyên
128

gia…Với đặc thù khoảng 80% tài sản có tại Agribank là tín dụng, chất lượng
tín dụng có ý nghĩa quyết định đến năng lực tài chính của Agribank. Vì vậy
việc kiểm soát hiệu quả RRTD là cơ sở để Agribank cải thiện chất lượng tín
dụng, từ đó kinh doanh có lãi, củng cố năng lực tài chính, tích lũy vốn để triển
khai Basel 2. Mặt khác khi áp dụng Basel 2 sẽ đòi hỏi yêu cầu về tiêu chuẩn
an toàn vốn cao hơn mức hiện tại, việc nâng cao chất lượng tín dụng là cơ sở
quan trọng để cải thiện hệ số an toàn vốn một cách bền vững vì tăng chất
lượng tín dụng là cơ sở để giảm mẫu số (tài sản có điều chỉnh theo rủi ro) và
tăng tử số (tăng vốn tự có từ tích lũy nội bộ) của hệ số an toàn vốn.
Thứ ba: Đổi mới căn bản công tác thống kê và quản lý thông tin tín
dụng trong toàn hệ thống.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến yếu kém trong quản trị
RRTD tại Agribank là hệ thống thông tin tín dụng chất lượng thấp. Qui trình
thống kê, thu thập, quản lý thông tin tín dụng theo mô hình phân tán tại
Agribank làm cho nguồn thông tin manh mún, thiếu tính hệ thống, đánh giá
chất lượng thông tin không thống nhất. Để củng cố hiệu quả quá trình quản trị
RRTD từ nhận diện đến ra quyết định quản trị và hoàn thiện dữ liệu theo
hướng tiếp cận chuẩn mực Basel 2, Agribank cần có đổi mới căn bản về công
tác thống kê nội bộ, quản lý thông tin tín dụng, đảm bảo qui trình tiếp nhận,
thống kê, báo cáo và quản lý thông tin thống nhất trong toàn hệ thống.
Thứ tư: tiếp tục tái cơ cấu mạng lưới và nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh trong toàn hệ thống Agribank
So với các NHTM khác trong cùng hệ thống, Agribank có mạng lưới
hoạt động rộng, trong đó nhiều chi nhánh, phòng giao dịch có tổ chức khá
cồng kềnh, hiệu quả hoạt động thấp. Thực tế này làm cản trở việc tiết giảm
chi phí hoạt động, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý điều hành trong toàn
hệ thống và trở thành rào cản khi triển khai Basel 2. Vì vậy, để tiết giảm chi
129

phí, đặc biệt là đổi mới toàn diện quản trị RRTD, tạo nền tảng vững chắc cho
sự thành công khi triển khai Basel 2, Agribank phải tiếp tục tái cơ cấu mạng
lưới và nâng cao hiệu quả hoạt động các chi nhánh, phòng giao dịch, đẩy
nhanh việc xử lý các cơ sở kinh doanh kém hiệu quả và giảm thiểu các bộ
phận trung gian.
Thứ năm: Chuẩn hóa nhân sự quản trị RRTD, hình thành văn hóa
rủi ro trong toàn hệ thống
Năng lực nhân sự quản trị RRTD là một trong những yêu cầu cơ bản
khi triển khai Basel 2. Bên cạnh đó để củng cố việc kiểm soát RRTD - một
trong những yếu kém cơ bản hiện nay tại Agribank- yếu tố con người có ý
nghĩa quyết định. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy quá trình triển khai quản trị
RRTD theo Basel 2 không thể tách rời với việc cải thiện năng lực quản trị
RRTD. Với thực trạng năng lực cán bộ tại Agribank, việc chuẩn hóa nhân sự
quản trị RRTD vừa là yêu cầu cấp bách vừa là điều kiện để triển khai Basel 2.
Đi đôi với việc chuẩn hóa năng lực cán bộ là hình thành văn hóa rủi ro trong
toàn hệ thống, giác ngộ nhận thức về RRTD và quản trị RRTD cho cán bộ,
đặc biệt là cán bộ các chi nhánh cấp huyện, xã, chi nhánh vùng sâu, vùng xa.
Thứ sáu: Hợp tác chặt chẽ, mạnh dạn chia sẻ thông tin với các
NHTM Việt Nam thí điểm triển khai Basel 2 và các NHTM nước ngoài
đang hoạt động tại Việt nam
Việc triển khai Basel 2 tại Agribank còn nhiều thách thức, nếu triển
khai tự thân sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Việc hợp tác với các NHTM thí
điểm và các NHTM nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam là cách tốt nhất
để rút ngắn lộ trình thực hiện tại Agribank. Với khoảng cách khá lớn về trình
độ nhân sự, công nghệ và cơ sở dữ liệu tại Agribank so với yêu cầu của Basel
2, việc hợp tác các NHTM nước ngoài là cách tốt nhất để đào tạo thực tiễn về
nhân sự, đồng thời hợp tác với các NHTM Việt nam đang thực hiện Basel 2
130

thí điểm là cơ hội để Agribank được các NHTM đi trước chia sẻ kinh nghiệm,
chia sẻ nguồn dữ liệu để rút ngắn thời gian hoàn thiện kho dữ liệu khách hàng
và hạ tầng quản trị RRTD.
Thứ bảy: Lựa chọn lộ trình triển khai Basel 2 phù hợp với đặc thù
của Agribank
Đặc thù của Hiệp ước Basel 2 là đề xuất nhiều cách tiếp cận để các
NHTM lựa chọn, từ cách tiếp cận giản đơn nhất đến phức tạp nhất, vì vậy có
thể phù hợp với từng ngân hàng có đặc điểm khác nhau. Với những thách
thức, trở ngại cũng như thực trạng hoạt động tại Agribank, để triển khai Basel
2 đòi hỏi Agribank phải thận trọng trong lựa chọn lộ trình, đảm bảo Agribank
có cách tiếp cận hiệu quả nhất theo từng trụ cột của Basel 2 trên nguyên tắc
tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có, tranh thủ sự hỗ trợ, hậu thuẫn từ bên ngoài
để tiết kiệm chi phí và phù hợp với đặc thù về mô hình tổ chức và hoạt động
hiện tại của Agribank.
Thứ tám: NHNN cần tăng cường giám sát hoạt động tại Agribank
trước và trong giai đoạn triển khai Basel 2
Thời gian gần đây, tại Agribank đã xảy ra rất nhiều sai phạm, gian lận
trong hoạt động tín dụng và quản lý RRTD dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng
chất lượng tín dụng, khả năng kiểm soát RRTD thấp, năng lực tài chính suy
giảm. Để triển khai Basel 2, việc nâng cao hiệu qủa kiểm soát RRTD nói
riêng, năng lực quản trị RRTD nói chung là rất cần thiết. Vì vậy, để khắc
phục những tồn tại này, NHNN cần có biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu
quả giám sát đối với Agribank, tạo động lực để củng cố tính tuân thủ pháp
luật trong hoạt động tín dụng và quản trị RRTD, giảm thiểu sai phạm, gian
lận,từ đó góp phần cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực tài chính
tại Agribank. Bên cạnh đó trong giai đoạn triển khai Basel 2, NHNN cần tăng
131

cường giám sát để kịp thời hỗ trợ, xử lý các vướng mắc, tạo điều kiện cho
Agribank triển khai một cách thuận lợi nhất.
3.3 GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
BASEL 2 TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM
Quản trị RRTD theo Basel 2 tại Agribank không chỉ là việc thực hiện
chủ trương của NHNN mà là một nhu cầu tự thân, là mục tiêu quan trọng cần
thực hiện để phát triển bền vững trong hội nhập. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng quản trị RRTD theo Basel 2 tại Agribank, đánh giá các khó khăn, thách
thức khi Agribank áp dụng Basel 2 và chủ trương áp dụng Basel 2 của
NHNN. Theo NCS, giải pháp quản trị RRTD theo Basel 2 tại Agribank cần
thực hiện theo 2 giai đoạn. Cụ thể:
3.3.1 Giai đoạn 1: từ năm 2016 đến cuối năm 2018
Mục tiêu giai đoạn này là cuối năm 2018, Agribank đo lường vốn theo
cách tiếp cận SA. Để đạt mục tiêu, giai đoạn này Agribank phải kết hợp đồng
bộ các giải pháp để vừa kiểm soát hiệu quả RRTD và chuẩn bị các điều kiện
về vốn, công nghệ, nhân sự…đáp ứng yêu cầu đo lường vốn.
3.3.1.1 Sắp xếp lại bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo sự độc lập
về chức năng giữa các bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản trị RRTD theo
Basel 2
Theo kết quả khảo sát của NCS, 50,54% ý kiến cho rằng tổ chức bộ
máy quản trị RRTD tại các chi nhánh là chưa hợp lý. Kết quả đánh giá ở
chương 2 cũng cho thấy rằng, tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại Agribank
chưa đảm bảo tính độc lập giữa các bộ phận chức năng, dễ xảy ra xung đột lợi
ích, rủi ro đạo đức, rủi ro tác nghiệp. Vì vậy, việc sắp xếp lại bộ máy quản trị
RRTD là vô cùng cần thiết. Theo NCS, để đạt mục tiêu tuân thủ Basel 2 vào
132

cuối năm 2020, Agribank phải sắp xếp lại bộ máy quản trị RRTD với mục
tiêu đến cuối năm 2018 phải đạt:
- Tại các chi nhánh thiết lập chức năng kinh doanh tín dụng cho Khối
quan hệ khách hàng. Trong đó việc cấp tín dụng được thực hiện qua 3 khâu
độc lập: giao dịch với khách hàng, thẩm định tín dụng và ra quyết định cấp tín
dụng.
- Khối quản lý RRTD thiết lập theo chiều dọc từ TSC đến từng Chi
nhánh, hoàn toàn độc lập với Khối quan hệ khách hàng, chịu sự chỉ đạo, điều
hành từ quản lý RRTD cấp trên.
- Thiết lập mạng lưới KT-KSNB ở tất cả các hoạt động liên quan đến
tín dụng, đảm bảo hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện hằng ngày.
- Thiết lập bộ phận KToNB từ TSC đến từng đơn vị kinh doanh, đảm
bảo việc đánh giá đầy đủ theo định kỳ hoạt động của hệ thống KT-KSNB.
Theo thông lệ, sắp xếp lại mô hình cần thiết lập được 3 vòng kiểm soát
RRTD độc lập. Với đặc điểm mô hình tổ chức 4 cấp, công nghệ hỗ trợ quản
trị RRTD còn hạn chế, Agribank cần tổ chức bộ máy quản trị RRTD tập trung
theo vùng (sơ đồ 3.1). Theo mô hình này, TSC thực hiện chức năng quản trị
RRTD tập trung trong toàn hệ thống, thiết lập 3 trung tâm điều hành và quản
trị rủi ro tại 3 khu vực: trung tâm điều hành khu vực Miền Bắc-Trụ sở đặt tại
Hà Nội, Trung tâm điều hành Miền Trung-Trụ sở đặt tại Đà nẵng) và Trung
tâm điều hành Miền Nam-Trụ sở đặt tại Thành phố Hồ chí Minh.
Để tránh xung đột lợi ích, chức năng các bộ phận trong bộ máy quản trị
RRTD cần phải đảm bảo tính độc lập. Cụ thể:
Hội Đồng Thành viên: Chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng về
hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị RRTD. Chức năng chính bao gồm:
Phê duyệt chiến lược, khẩu vị, chính sách quản trị RRTD và cơ cấu tổ chức
bộ máy quản trị RRTD. Tiếp nhận các báo cáo, đề xuất của BĐH, của bộ
133

phận KT-KSNB, KtoNB, quản lý RRTD và ra quyết định cuối cùng về những
đề xuất của các bộ phận trên.

TRỤ SỞ CHÍNH
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

ỦY BAN BAN KIẾM SOÁT


TỔNG GIÁM ĐỐC

KIẾM TOÁN NB

CÁC PGĐ
GIÁM ĐỐC KIỂM TRA,
KHỐI QL RR PHỤ TRÁCH
KIỂM SOÁT

CÁC PHÒNG/BAN CÁC BAN


CHUYÊN TRÁCH CHUYÊN MÔN

KHU VỰC
TRUNG TRUNG
TÂM TÂM TRUNG
QUẢN KT-KS TÂM
NỘI BỘ
LÝ KT NỘI
KV
BỘ KV

CHI NHÁNH
BAN GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH

QUẢN LÝ PHÒNG TÍN PHÒNG KT-KS KIỂM TOÁT


DỤNG THẨM ĐỊNH NỘI BỘ
RỦI RO NỘI BỘ

Sơ đồ 3.1: Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại Agribank
Tổng giám đốc: Chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp từ HĐTV trong
việc tổ chức thực hiện chiến lược, khẩu vị, chính sách quản trị RRTD đã được
134

phê duyệt. Phối hợp


p với
v các bộ phận chức năng phụ trách đi
điều hành hoạt động
tín dụng tạii TSC và tại
t các Chi nhánh để tổ chức thực hiện
n chi
chiến lược, chính
sách, khẩu vị RRTD đã
đ được phê duyệt.
Chứcc năng các Kh
Khối kiểm soát RRTD (phụ lụcc 3.1
3.1) bao gồm:
(i) Khối quan hệ khách hàng
hàng: Bao gồm các Ban tín dụng,
ng, Ban thẩm
th định tại
TSC và toàn bộ Khố
ối kinh doanh tín dụng tại các tất cả các Chi nhánh trong
toàn hệ thống thựcc hiện
hi tiếp nhận RRTD trong phạm
m vi giới
gi hạn đã được
HĐTV phê duyệtt trong từng
t thời kỳ thông qua việcc giao dịch,
d lựa chọn và
chấp thuận cấp tín dụ
ụng cho khách hàng.
(ii) Khối quản lý rủii ro:
ro Bao gồm Ủy ban quản lý rủii ro, Giám đđốc khối quản
lý rủii ro, các phòng/ban chuyên môn thuộc
thu khối quảnn lý rrủi ro tại TSC, bộ
phận quản lý rủii ro tại
t 3 khu vực và tạii các Chi nhánh, th
thực hiện thiết lập
chiến lược, khẩu vị,, chính sách quản
qu trị RRTD và quảnn lý
lý, điều hành hoạt
động quản
n lý RRTD trong toàn hệ
h thống.

HỘI ĐỒNG THÀNH


VIÊN

ỦY BAN QLRR

GIÁM ĐỐC KHỐI


QLRR

BAN HÀNH CƠ
QUẢN LÝ NỢ CÓ QUẢN LÝ CÁC
CHẾ, CHÍNH QUẢN LÝ RRTD
VẤN ĐỀ RỦI RO KHÁC
SÁCH

Sơ đồ 3.2 : Tổ
ổ chức QLRR tại Trụ sở chính
Tại TSC, Khố
ối quản lý rủi ro nên thiết lậpp các phòng ban chuyên môn
để chuyên môn hóa các chức
ch năng: Phòng/Ban xây dựng
ng ban hành cơ chế,
ch
135

chính sách, Phòng/Ban


/Ban quản
qu lý RRTD, Phòng/Ban quảnn lý nnợ có vấn đề, các
Phòng/Ban quảnn lý các rrủi ro khác (sơ đồ 3.2). Tạii Khu vvực/ chi nhánh, bộ
phận quản lý rủii ro bao ggồm đứng đầu là Giám đốcc QLRR khu vực/chi
v nhánh
và các phòng chuyên môn: Phòng quản
qu n lý RRTD, Phòng quản
qu lý nợ có vấn đề
n lý các rrủi ro khác (sơ đồ 3.3)
và các Phòng quản

GIÁM ĐỐC QLRR


KHU VỰC/ CHI
NHÁNH

QUẢN LÝ NỢ CÓ QUẢN LÝ CÁC RỦI


QUẢN LÝ RRTD
VẤN ĐỀ RO KHÁC

Sơ đồ 3.3: Tổ chức quản lý rủi ro cấp khu vực/chi


c/chi nhánh
(iii) Khối KT-KSNB
Thực hiện quảản lý theo chiều dọc từ TSC đếnn Chi nhánh. T
Tại TSC, KT-
KSNB chịu
u trách nhi
nhiệm báo cáo trước Tổng Giám đốc,
c, th
thực hiện KT-KSNB
các hoạt động tạii TSC và quản
qu lý, điều hành hoạt động
ng KT
KT-KSNB trong toàn
hệ thống. KT-KSNB
KSNB khu vực/chi
v nhánh chịu sự quản
n lý, đi
điều hành trực tiếp
từ KT-KSNB cấp
p trên.
(iiii) Khối KToNB
KToNB cũng
ũng phải
ph được thiết lập theo chiều dọc từ
ừ TSC đến từng chi
nhánh. Nhiệm vụ chính của
c KToNB là giám sát tính hiệuu qu
quả Khối quan hệ
khách hàng, Khốii quản
qu lý rủi ro và KT-KSNB. Tại TSC, KToNB trực thuộc
và chịu trách nhiệm
m báo cáo v
với Ban kiểm soát, thực hiệnn giám sát tính hi
hiệu
quả Khối quan hệ khách hàng, Khối
Kh quản lý rủii ro và KT
KT-KSNB tại TSC và
quản lý điều
u hành KToNB trong toàn hệ
h thống. KToNB tạii khu vực/chi
v nhánh
thực hiện chức năng
g của
c mình theo sự chỉ đạo, điều hành củủa KToNB cấp trên
136

và báo cáo với KToNB cấp trên. Khác với KT-KSNB thực hiện giám sát hằng
ngày hoạt động các của Khối quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro, KToNB
thực hiện giám sát và đảm bảo tính hiệu quả của KT-KSNB khi KT-KSNB
thực hiện chức năng của mình.
Tùy vào qui mô và đặc thù hoạt động tại từng bộ phận để bố trí số
lượng nhân sự phù hợp. Tại các Chi nhánh loại 3/ phòng giao dịch qui mô nhỏ
có thể bố trí 1 đến 2 nhân sự cho Khối Quản lý RRTD, KT-KSNB và
KToNB. Để đảm bảo sự độc lập giữa các bộ phận, nhân sự của Khối quản lý
RRTD, KT-KSNB, KToNB phải quản lý theo chiều dọc (tuyển dụng, quản lý,
trả lương do TSC quyết định). Cần hạn chế sự kiêm nhiệm giữa HĐTV, BĐH
và Ban kiểm soát/KToNB, đặc biệt sự độc lập của Ban kiểm soát/KToNB để
đảm bảo tính khách quan khi thực hiện chức năng kiểm soát BĐH, HĐTV. Về
lâu dài khi điều kiện nhân sự cho phép, Agribank có thể thành lập Ủy ban
Kiểm toán, trực thuộc Ban kiểm soát thực hiện chức năng KToNB. Tại các
trung tâm điều hành khu vực/Chi nhánh cần chú ý sự độc lập giữa KToNB và
KT-KSNB khi thực hiện chức năng kiểm soát RRTD.
Dự kiến lợi ích mạng lại của mô hình đề xuất:
- Đảm bảo sự độc lập 3 khâu: giao dịch, thẩm định và phê duyệt tín
dụng, là cơ sở để giảm phát sinh RRTD và nợ xấu.
- Tại các chi nhánh: Chuyên môn hóa chức năng bán hàng, tăng thời
gian dành cho bán hàng, giảm thời gian tác nghiệp, từ đó có điều kiện để tiếp
xúc và hiểu rõ khách hàng-là cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng một cách
lành mạnh.
- Xử lý hồ sơ tín dụng không phải qua quá nhiều khâu, giúp cho việc
quản lý RRTD nói riêng và kinh doanh tín dụng nói chung hiệu quả hơn.
- Tăng khả năng kiểm soát RRTD, đảm bảo các chức năng kiểm soát
RRTD độc lập theo Basel 2.
137

- Các bộ phận chức năng có thể giám sát lẫn nhau, kiểm tra chéo, tăng
sự minh bạch ở từng khâu trong hoạt động tín dụng và quản trị RRTD. Từ đó
góp phần hạn chế rủi ro tác nghiệp và rủi ro đạo đức của cán bộ trong toàn hệ
thống Agribank.
3.3.1.2 Sắp xếp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với
mô hình tổ chức bộ máy quản trị RRTD
Thứ nhất: Sắp xếp lại đội ngũ nhân sự
Bộ máy quản trị RRTD hoạt động hiệu quả đòi hỏi việc bố trí nhân sự
phải phù hợp với mô hình tổ chức cả về mặt chất và mặt lượng. Để vận hành
mô hình đã đề xuất, Agribank phải tăng cường nhân sự tại các bộ phận: quản
lý rủi ro, KT-KSNB, KToNB và củng cố chất lượng nhân sự tại từng bộ phận
trong cơ cấu bộ máy quản trị RRTD. Thực hiện giải pháp này cần xử lý các
vấn đề cơ bản:
- Xây dựng các bộ tiêu chuẩn nhân sự cho từng chức năng trong bộ
máy quản trị RRTD. Trong đó các bộ tiêu chuẩn phải có sự phân biệt theo yêu
cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, các tiêu
chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phải cụ thể theo từng vị trí công
việc (sơ đồ 3.4)
- Rà soát lại năng lực và trình độ toàn bộ đội ngũ nhân sự hiện có của
Agribank, đặc biệt cần đánh giá chính xác khả năng sử dụng công nghệ hiện
đại, mức độ thành thạo và hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở đó
sàng lọc, phân loại cán bộ theo năng lực và thế mạnh chuyên môn để bố trí
vào vị trí công việc phù hợp:
Khối quan hệ khách hàng: ưu tiên các nhân viên trẻ, nhanh nhẹn, có
ngoại hình và khả năng giao tiếp tốt. Đội ngũ này cần phải được đào tạo
chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp, bán hàng và thông hiểu qui trình, thủ tục
nghiệp vụ tín dụng. Các chính sách, qui trình tín dụng phải được cập nhật,
138

đảm bảo bộ phận


n kinh doanh luôn n
nắm bắt và hiểu
u rõ các giới
gi hạn, các tiêu
chuẩn tín dụng
ng mà ngân hàng đã
đ xác định, đảm bảo việcc ccấp tín dụng luôn
nằm trong giới hạn
n và khả
kh năng của ngân hàng.
• CBTD:: có kỹ năng giao tiếp, am hiểu qui trình thủ tục tín dụng, nhanh nhẹn nắm bắt thông

Khối quan tin thị trường,

hệ khách • CBTĐTD:: có kiến thức về kinh tế-


tế tài chính, có kỹ năng nắm bắt, phân tích, đánh giá thông
hàng tin, am hiểu pháp luật và cơ chế, chính sách tín dụng của ngân hàng,

• Cán bộ QLRR:
QLRR: Có trình độ, am hiểu về quanrlys rủi ro, có kỹ năng nắm bắt, phân tích, đánh
giá thông tin, am hiểu về pháp luật, cơ chế, chinh sách tín dụng, có khả năng sử dụng công
Khối QLRR nghệ hiện đại, đặc biệt công nghệ quản lý rủi ro.

• Cán bộ KT-KSNB:
KT- Có kinh nghiệm làm kiểm tra- kiểm soát, am hiểu sâu sắc các qui trình
nghiệp vụ về tín dụng và quản lý RRTD, có kỹ năng đọc, phân tích, đánh giá các báo cáo tài
Khối KT- chính, có khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại, có thế làm việc độc lập với cường độ
KSNB cao

• Cán bộ KToNB:
KToNB Có kỹ năng, kinh nghiệm công tác kiểm tra- kiểm soát, am hiểu về pháp
luật, cơ chế, chinh sách tín dụng, kế toán, kiểm toán, có khả năng sử dụng công nghệ hiện
Khối
đại.
KToNB

Sơ đồ 3.4: Tiêu chu


chuẩn nhân sự các Khối chứcc năng
Khối quản
n lý rủi
r ro: nhân sự phảii có chuyên môn sâu về
v lĩnh vực quản
lý rủi ro. Các vị trí chủ
ch chốt trong khối quản lý rủi ro phảii ưu tiên cho những
nh
ngườii có thâm niên làm việc
vi lĩnh vực tín dụng và quản
n lý rrủi ro. Đồng thời
khối này phảii có các nhân sự
s được đào tạo chuyên sâu vềề quản lý rủi ro đặc
biệt là quản
n lý RRTD hiện
hi đại, có khả năng vận hành, sử dụng
d thành thạo các
công nghệ phân tích, lượng
lư hóa, đánh giá rủi ro.
Khối KT-KSNB
KSNB và KToNB:
KToNB Theo khảo sát củaa NCS, 91,3% ý ki
kiến cho
rằng nhân sự KT-KSNB
KSNB cần
c những người có kinh nghiệm
m công tác, am hi
hiểu
sâu sắc về qui trình nghi
nghiệp vụ, có khả năng chịu áp lựcc cao trong công vi
việc và
139

có tâm với nghề. Bởi vậy, Theo NCS nhân sự bộ phận này phải có tối thiểu 5
năm kinh nghiệm làm việc lĩnh vực tín dụng, ưu tiên cho những cán bộ đã có
thành tích tốt cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình công
tác.
Việc sắp xếp nhân lực phải trên cơ sở đánh giá về khối lượng công việc
từng khối, từng bộ phận và yêu cầu về năng suất lao động. Ngân hàng cần
mạnh dạn chuyển các cán bộ có năng suất lao động quá thấp, năng lực chuyên
môn không đảm bảo yêu cầu vào các vị trí lao động giản đơn phù hợp với
năng lực.
Thứ hai: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Basel 2
Theo yêu cầu của NHNN, Agribank phải thành lập nhóm chuyên trách có
đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để triển khai Basel 2. Nhóm này phải bao
gồm những người có chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ và có khả năng sử
dụng công nghệ tốt để làm đầu mối giao dịch với bên ngoài cũng như các hoạt
động nội bộ Agribank trong quá trình triển khai Basel 2. Ngoài ra, thực hiện
Basel 2 đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng
sử dụng công nghệ và am hiểu về Hiệp ước Basel 2. Vì vậy việc đào tạo,
trang bị kiến thức về sử dụng công nghệ và qui trình nghiệp vụ theo yêu cầu
của Basel 2 là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo có đội ngũ nhân lực đáp ứng đủ
yêu cầu về chất và lượng, Agribank cần phối hợp các biện pháp:
Đào tạo lại: Ngân hàng cần có chương trình đào tạo chuyên sâu và nâng
cao cho cán bộ theo yêu cầu từng nghiệp vụ. Việc đào tạo có thể thực hiện
thông qua mời chuyên gia trực tiếp đào tạo, tham gia các lớp đào tạo do các tổ
chức quốc tế và tận dụng cơ hội hỗ trợ đào tạo để triển khai Basel 2 của
NHNN hoặc các tổ chức trong và ngoài nước. Các cá nhân được lựa chọn đào
tạo lại phải ưu tiên những người có khả năng và trình độ về ngoại ngữ, tin
140

học, công nghệ, am hiểu về quản trị rủi ro để có thể tiếp thu kiến thức và vận
dụng tốt trong quá trình triển khai Basel 2.
Tuyển dụng nhân sự mới: Đối với một số vị trí chủ chốt cần trình độ
chuyên môn cao hoặc để thành lập ngay nhóm chuyên trách, ngân hàng có thể
tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu công việc để lựa chọn nhân sự có trình độ,
đặc biệt có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về thực hiện Basel 2.
Kèm cặp nhân sự: Theo khảo sát của NCS, hình thức kèm cặp chưa
được chú trọng tại Agribank (chỉ có 8,07% ý kiến cho rằng cán bộ được nâng
cao trình độ bằng hình thức kèm cặp). Trong khi biện pháp này có những ưu
điểm như: giúp cho người được kèm cặp tiếp cận công việc trực tiếp, dễ dàng
và giảm chi phí đào tạo…Việc kèm cặp phải được thực hiện thông qua hướng
dẫn nghiệp vụ tại từng chi nhánh giữa người đi trước, có chuyên môn sâu với
người mới được tuyển dụng, giữa người am hiểu sâu nghiệp vụ với những
người còn hạn chế về nghiệp vụ. Đối với các nhân viên mới tuyển dụng hoặc
đã có thời gian công tác song kỹ năng còn hạn chế nhưng rất có ý thức cầu thị
trong công việc Agribank cần bố trí, sắp xếp để họ được những người thành
thạo kỹ năng, có kinh nghiệm kèm cặp trực tiếp. Để thực hiện điều này, tại
mỗi vị trí công việc, Agribank cần phải có những người giỏi kỹ năng nghiệp
vụ, có khả năng về diễn giải, hướng dẫn qui trình nghiệp vụ và nhiệt huyết với
công việc để việc kèm cặp không chỉ đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ mà
người kèm cặp phải truyền được sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc
của mình với người được kèm cặp.
Cùng với việc sắp xếp, đào tạo nhân sự, ngân hàng cần tạo môi trường
làm việc lành mạnh, nhân viên yên tâm làm việc thông qua việc tăng cường
kỷ luật lao động, áp dụng chế độ thưởng phạt công minh, kịp thời, lương
thưởng căn cứ vào năng suất và chất lượng công việc, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm.
141

3.3.1.3 Hoàn thiện các văn bản nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng
Agribank cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản nội bộ về quản
trị RRTD để kịp thời qui định, hướng dẫn cụ thể việc vận hành mô hình đã đề
xuất. Trong đó cần tập trung vào các nội dung chính:
- Hoàn thiện các qui trình, thủ tục về cấp tín dụng, kiểm tra- giám sát
tín dụng, KT-KSNB, KToNB, nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và
báo cáo RRTD, đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng: giao dịch, thẩm định,
phê duyệt và đánh giá lại tín dụng, giữa chức năng bán hàng, quản lý RRTD,
KT-KSNB, KToNB theo mô hình đề xuất. Trong đó qui trình, thủ tục cấp tín
dụng, kiểm tra-giám sát tín dụng, nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và
báo cáo RRTD giao cho bộ phận Ban hành cơ chế chính sách thuộc Khối
quản lý rủi ro tại TSC phối hợp với các bộ phận liên quan nghiên cứu và đề
xuất, HĐTV là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc phê duyệt. Qui
trình thủ tục KT-KSNB giao cho bộ phận KToNB nghiên cứu và đề xuất,
HĐTV chịu trách nhiệm phê duyệt.
- Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa bộ phận quan hệ khách
hàng, quản lý RRTD và KT-KSNB. Đảm bảo tại từng đơn vị kinh doanh cũng
như tại TSC, các bộ phận có thể phối hợp, hỗ trợ, trao đổi thông tin trong quá
trình thực hiện chức năng nhiệm vụ song vẫn đảm bảo sự độc lập, không xảy
ra xung đột lợi ích.
- Nghiên cứu và ban hành Khung quản trị RRTD. Khung quản trị
RRTD được coi là văn bản chính thức qui định những vấn đề cơ bản về chức
năng, nhiệm vụ và cơ chế thực hiện quản trị RRTD của một ngân hàng. Vì
vậy, Agribank cần triển khai xây dựng và ban hành Khung quản trị RRTD, là
cơ sở để việc quản trị RRTD trong toàn hệ thống được qui định cụ thể, rõ
ràng và thống nhất. Khung quản trị RRTD phải làm rõ các vấn đề cơ bản: mục
tiêu, nguyên tắc quản trị RRTD, tổ chức bộ máy quản trị RRTD, chiến lược
142

và khẩu vị RRTD, cơ chế nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo
cáo RRTD của Agribank để đảm bảo có tính ổn định, phù hợp với cơ cấu,
chức năng và cơ chế vận hành các Khối chức năng đã được thiết lập.
3.3.1.4 Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
Một là: Minh bạch các khoản nợ nói chung, nợ xấu nói riêng
- Rà soát, đánh giá lại từng khoản tín dụng
Việc đánh giá lại phải trên cơ sở cập nhật thông tin có tác động đến năng
lực trả nợ của khách hàng. Đặc biệt, ngân hàng cần quan tâm thích đáng đến
việc cập nhật, phân tích, đánh giá các thông tin về triển vọng phát triển của
ngành nghề, sự biến động của môi trường kinh doanh (môi trường kinh tế,
chính trị, pháp lý, xã hội…). Việc đánh giá lại cần làm rõ các vấn đề: khả
năng khôi phục sản xuất kinh doanh, năng lực trả nợ của khách hàng, tình
trạng TSBĐ, nguyên nhân phát sinh rủi ro. Đối với các khoản nợ đã được cơ
cấu lại (bao gồm nợ cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN) phải theo dõi
chặt chẽ và có phương án xử lý thích hợp. Các khoản nợ đã được cơ cấu lại
nhưng kết quả kinh doanh hạn chế, khả năng trả nợ không được cải thiện,
ngân hàng cần mạnh dạn chuyển vào nhóm nợ phản ánh đầy đủ rủi ro để quản
lý và có phương án xử lý hiệu quả.
- Tuân thủ phân loại nợ, trích đúng và đủ dự phòng theo qui định hiện
hành
Trên cơ sở rà soát, đánh giá lại rủi ro từng khoản nợ, ngân hàng cần minh
bạch và tuân thủ việc phân loại nợ theo qui định của NHNN. Đảm bảo việc
phân loại nợ phản ánh đầy đủ RRTD từ khách hàng. Cùng với kết quả phân
loại nợ, ngân hàng cần tuân thủ qui định về trích dự phòng cho từng nhóm nợ.
Việc trích đúng và đủ dự phòng là cơ sở quan trọng để ngân hàng xử lý các
khoản nợ có khả năng mất vốn. Thực hiện điều này đòi hỏi phải có quan điểm
và tư tưởng thống nhất từ Ban lãnh đạo đến từng nhân viên của Agribank.
143

Ban lãnh đạo phải nhận thức được và quán triệt quan điểm: coi minh bạch
thông tin là nghĩa vụ của ngân hàng và dự phòng là nguồn quan trọng để xử lý
rủi ro. Tránh tâm lý sợ tăng chi phí, giảm lợi nhuận kinh doanh cũng như
muốn che dấu số liệu nợ xấu thực như thời gian qua. Đối với các khoản nợ
xấu cần thường xuyên đánh giá lại, nắm bắt kịp thời mức độ rủi ro để trích đủ
dự phòng.
Hai là: Xử lý nợ xấu phù hợp với đặc thù từng khoản nợ xấu
- Áp dụng các biện pháp khai thác nợ: đối với những khách hàng có triển
vọng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu để trả nợ ngân hàng cần
mạnh dạn cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ), miễn-giảm lãi tiền
vay hoặc cho vay thêm duy trì sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên giải pháp này
cần thực hiện một cách thận trọng trên cơ sở các đánh giá toàn diện năng lực
sản xuất kinh doanh, khả năng phục hồi sản xuất cũng như năng lực tài chính.
Việc đánh giá khả năng phục hồi năng lực trả nợ phải trên cơ sở các số liệu,
phân tích, lập luận có cơ sở khoa học và tin cậy. Đặc biệt là việc cơ cấu lại nợ
phải tránh tư tưởng coi đó là một biện pháp để che dấu nợ xấu và vì vậy
không quan tâm một cách thích đáng về triển vọng phục hồi năng lực trả nợ
khi quyết định cơ cấu lại. Các khoản nợ đã được cơ cấu lại, miễn giảm lãi,
cho vay thêm cũng phải được kiểm soát chặt chẽ. Trong trường hợp cần thiết,
ngân hàng có thể yêu cần khách hàng bổ sung TSĐB (TSĐB bị giảm giá trị,
không đủ giá trị do khách hàng vay thêm). Trong trường hợp khách hàng
không có dấu hiệu phục hồi năng lực sản xuất, rủi ro có nguy cơ gia tăng phải
báo cáo lên cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp.
- Xử lý tài sản đảm bảo
Agribank cần rà soát, đánh giá lại TSĐB đối với các khoản nợ xấu có
TSBĐ và không thuộc diện được xử lý bằng biện pháp khai thác nợ. Trong
trường hợp TSBĐ có thể xử lý để thu nợ, ngân hàng cần chủ động phối hợp
144

với khách hàng để hoàn thiện hồ sơ, đồng thời phối hợp với Cơ quan chức
năng, Chính quyền địa phương (nếu cần thiết) để hoàn thành các thủ tục pháp
lý và phát mại. Tùy đặc điểm từng loại TSBĐ, ngân hàng cần chủ động phối
hợp với các bên liên quan để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng và khách hàng.
- Xử lý bằng dự phòng rủi ro
Đối với nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) và nợ của khách hàng là
doanh nghiệp giải thể, phá sản, cá nhân chết, mất tích- là những khoản nợ
không còn khả năng thu hồi, Ngân hàng cần tập trung xử lý bằng dự phòng rủi
ro nhằm giảm thiểu tổn thất tín dụng. Trên cơ sở nguồn dự phòng được trích
lập đầy đủ, Agribank cần đẩy nhanh việc xử lý bằng dự phòng. Các khoản nợ
đã sử dụng dự phòng, Agribank cần giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ kiểm
tra, theo dõi chặt chẽ khách hàng vay để cố gắng tận thu nợ sau khi đã xử lý
rủi ro.
- Bán nợ xấu.
Trong trường hợp các khoản nợ xấu có TSBĐ, TSBĐ có khả năng phát mại
để thu nợ, ngân hàng nên chủ động chào bán cho các đơn vị chuyên mua nợ
như Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp (DATC),
VAMC, hoặc các đơn vị mua bán nợ khác. Do đặc điểm các khoản nợ xấu là
khả năng thu hồi rất thấp. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro phát sinh trong việc
bán nợ xấu, khi bán nợ Agribank cần cân nhắc kỹ các vấn đề phát sinh:
Đối tác mua nợ: Theo qui định hiện nay, nợ xấu của Agribank có thể bán cho
các đối tác: VAMC, DAT và Công ty mua bán nợ của Agribank. Tuy nhiên
mỗi đối tác do đặc điểm và mục tiêu hoạt động khác nhau nên khả năng và
đặc điểm mua nợ cũng rất khác nhau. Vì vậy khi quyết định bán nợ tùy từng
khoản nợ xấu mà Agribank cần lựa chọn đối tác phù hợp.
145

Giá bán nợ xấu: Thông thường bán các khoản nợ xấu bên bán sẽ phải chấp
nhận giá thấp. Tuy nhiên ngân hàng cần cân nhắc, xem xét về cơ chế xác định
giá bán và các điều kiện liên quan đi kèm. Vì các điều kiện đi kèm có thể làm
phát sinh các rủi ro trong việc bán nợ.
Phương thức bán: bán theo phương thức “bán đứt”- bên bán chuyển hoàn
toàn RRTD cho bên mua hay bán bảo lưu quyền truy đòi. Trong trường hợp
bán có bảo lưu quyền truy đòi, ngân hàng cần xem xét đến khả năng bị truy
đòi lại khoản nợ từ bên mua và phương án xử lý.
Việc bán nợ phải theo nguyên tắc thị trường để đảm bảo quyền lợi cho cả
bên mua và bên bán. Về lâu dài khi đủ cơ sở pháp lý và các điều kiện cần
thiết, Agribank có thể nghiên cứu và tiến hành xử lý thông qua chứng khoán
hóa các khoản nợ hoặc phái sinh tín dụng.
- Chuyển nợ thành vốn góp: Biện pháp này tuy không mới nhưng hiện
nay Agribank cũng như các NHTM khác không thật sự mặn mà do còn nhiều
vướng mắc về cơ chế chính sách, quyền lợi các bên liên quan đặc biệt là
quyền lợi của ngân hàng chưa được đảm bảo. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp
này nếu khôi phục được năng lực sản xuất kinh doanh của con nợ thì có thể
coi là một trong những biện pháp xử lý nợ xấu triệt để, mang lại lợi ích thiết
thực cho ngân hàng, Doanh nghiệp và nền kinh tế.
Trong thời gian tới, Agribank cần mạnh dạn hơn trong việc xử lý nợ
xấu thông qua chuyển nợ thành vốn góp. Để biện pháp này thực sự hiệu quả,
Agribank cần xử lý các vấn đề cơ bản:
Đối tượng xử lý: chỉ áp dụng đối với các khoản nợ xấu mà con nợ được
đánh giá có thể khôi phục năng lực sản xuất kinh doanh sau khi xử lý. Quá
trình chuyển nợ thành vốn góp gắn liền với quá trình tái cơ cấu Doanh nghiệp
do có sự thay đổi về cơ cấu, thành phần chủ sở hữu Doanh nghiệp. Vì vậy, khi
áp dụng biện pháp này cần đánh giá khách quan, đầy đủ về khả năng, hiệu quả
146

tái cơ cấu doanh nghiệp và tác động của nó đến việc khôi phục năng lực sản
xuất kinh doanh sau khi xử lý nợ xấu.
Agribank phải xác định việc chuyển nợ thành vốn góp không đơn
thuần là việc xử lý một khoản nợ xấu mà Agribank cần chủ động tham gia vào
quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp sau khi xử lý nợ xấu. Vì vậy, sau khi
chuyển nợ thành vốn góp, Agribank cần đồng hành với Doanh nghiệp, có các
biện pháp hỗ trợ cần thiết để Doanh nghiệp khôi phục hoạt động kinh doanh
như: cho vay thêm vốn, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình tái cơ cấu
doanh nghiệp…
Khi xem xét để xử lý, trước mắt Agribank cần mời chuyên gia trong
lĩnh vực quản trị doanh nghiệp để cùng với Agribank thẩm định doanh nghiệp
trước khi quyết định xử lý và đồng hành cùng Agribank tham gia vào quá
trình tái cơ cấu Doanh nghiệp. Về lâu dài, Agribank cần xây dựng cho mình
một đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản trị doanh nghiệp và tái cơ cấu
doanh nghiệp để đảm bảo tính chủ động và hiệu quả khi áp dụng biện pháp
này.
- Phối hợp với VAMC xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC: Các khoản
nợ đã bán cho VAMC thực chất Agribank vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ rủi ro.
Vì vậy, Agribank cần chủ động phối hợp với VAMC trong việc thu hồi nợ.
Trong trường hợp các khoản nợ này chưa xử lý, Agribank cần thường xuyên
nắm bắt thông tin về khách hàng vay và chủ động trao đổi thông tin với
VAMC nhằm bổ sung thông tin khách hàng để VAMC theo dõi và xử lý.
Trong quá trình VAMC xử lý nợ, Agribank cần chủ động phối hợp, hỗ trợ để
việc xử lý đạt hiệu quả.
- Khởi kiện tòa án để thu nợ
Đối với các khoản nợ không thể thu hồi do sự bất hợp tác của khách hàng
vay. Ngân hàng cần đề nghị cơ quan nhà nước can thiệp để thu nợ. Trường
147

hợp này, Agribank nên tham khảo ý kiến chuyên gia pháp luật để quá trình
chuẩn bị các thủ tục khởi kiện được nhanh chóng và đảm bảo quyền đòi nợ
hợp pháp của mình.
3.3.1.5 Sắp xếp lại mạng lưới và tiết giảm chi phí hoạt động trong toàn
hệ thống
a, Sắp xếp lại mạng lưới Chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank
Sắp xếp lại mạng lưới hoạt động vừa để đảm bảo mạng lưới đáp ứng
nhu cầu thị trường đồng thời giảm thiểu chi phí hoạt động, tập trung nguồn
lực cho xử lý nợ xấu và triển khai Basel 2.
Agribank cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ hiệu quả hoạt động của từng
chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống. Trên cơ sở đó cơ cấu lại
mạng lưới hoạt động theo hướng phù hợp với cầu thị trường, tránh dàn trải
theo khu vực địa lý như hiện nay. Hiện nay NHNN đã ban hành văn bản hợp
nhất số 16/VBHN-NHNN ngày 13/01/2013 “qui định về mạng lưới hoạt động
của NHTM”. Như vậy, Agribank có đầy đủ cơ sở pháp lý để cơ cấu lại mạng
lưới. Theo đó các chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động kém hiệu quả, đặt tại
các khu vực cầu dịch vụ quá thấp cần cơ cấu lại theo hướng sáp nhập với các
Chi nhánh, phòng giao dịch khác hoạt động hiệu quả, cầu dịch vụ lớn hoặc
loại bỏ.
b, Thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết, TCTD khác hoạt
động kém hiệu quả.
Việc đầu tư dàn trải vào các công ty con, công ty liên kết vừa làm phân
tán nguồn lực, tăng nguy cơ sở hữu chéo, đặc biệt việc đầu tư vốn vào các
đơn vị làm ăn kém hiệu quả sẽ làm tăng chi phí, giảm tỷ suất sinh lời của vốn.
Về mặt quản lý nhà nước, hiện nay Thông tư 36/2014/TT-NHNN [22] đã có
hiệu lực. Theo thông tư này, NHNN thực hiện thắt chặt việc đầu tư vốn vào
các công ty con, công ty liên kết, các TCTD khác. Trên cơ sở qui định pháp
148

lý của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Agribank cần tiếp tục rà soát, đánh giá
lại hiệu quả cũng như triển vọng hoạt động kinh doanh tại các công ty con,
công ty liên kết, các TCTD khác Agribank đang góp vốn. Những địa chỉ đầu
tư kém hiệu quả, triển vọng kinh doanh thấp Agribank cần thực hiện thoái
vốn.
c, Tăng cường tiết giảm chi phí một cách bền vững
Cùng với việc sắp xếp lại mạng lưới hoạt động và nhân sự trong toàn
hệ thống, Agribank cần tăng cường các biện pháp tiết giảm chi phí hoạt động
một cách bền vững để một mặt tập trung nguồn lực cho xử lý nợ xấu, mặt
khác tiết kiệm chi phí phục vụ cho việc thực hiện Basel 2. Bao gồm:
- Rà soát, đánh giá lại chi phí hoạt động kinh doanh ở từng chi nhánh,
phòng giao dịch trong toàn hệ thống để xác định các khoản mục có thể tiết
giảm trên nguyên tắc không tác động quá lớn đến hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Theo NCS Agribank cần đánh giá lại và cố gắng tiết giảm chi phí ở các
khoản mục sau: (1) Tiết giảm nhân sự của các bộ phận dư thừa, đặc biệt là bộ
phận hành chính; (2) Trả lương, thu nhập theo năng suất lao động, khuyến
khích cán bộ, nhân viên tăng năng suất, hiệu quả lao động; (3) Tiết giảm chi
phí cơ sở vật chất: bao gồm chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, chi phí cơ sở
vật chất tại các địa chỉ kinh doanh thông qua việc điều chỉnh chi phí thuê mặt
bằng kinh doanh, điều chuyển máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh từ nơi sử
dụng không hiệu quả, dư thừa sang địa chỉ cần đầu tư, giảm thiểu đầu tư mới;
(4) Tiết giảm các hình thức khuyến mãi vật chất (dự thưởng, tặng quà, cộng
thêm lãi suất…) bằng các hình thức thu hút khách hàng có tính bền vững hơn:
tăng tiện ích giao dịch, cải thiện phong cách phục vụ…(5) Hạn chế chi phí
cho các hoạt động như hội nghị, vui chơi, khuyến mãi, quảng cáo….(6) Xây
dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo có chế thị trường, đảm bảo tính cạnh
tranh, chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra hợp lý, hạn chế cạnh tranh bằng
149

việc “chạy đua” lãi suất; (7) Xây dựng chiến lược đầu tư, đổi mới, nâng cấp
cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng. Đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ đắc lực
cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là quản lý rủi ro và có thể tận dụng, khai
thác tối đa công nghệ sẵn có. Tránh đầu tư dàn trải hoặc đầu tư không tương
thích với khả năng sử dụng của ngân hàng.
Trong ngắn hạn việc áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí có thể tác
động đến tâm lý, kỳ vọng của người lao động. Agribank cần truyền đạt mục
tiêu, phương pháp, cách thức thực hiện giải pháp, đảm bảo sự ủng hộ, quyết
tâm của mọi cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống khi thực hiện. Đồng thời
khi triển khai phải trên nguyên tắc công khai, minh bạch và khách quan.
3.3.1.6 Duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý trên cơ sở kiểm soát chất
lượng các khoản cho vay mới
Cùng với việc xử lý nợ xấu, để nhanh chóng cải thiện tỷ lệ nợ xấu,
Agribank cần duy trì mức độ tăng trưởng tín dụng hợp lý trên cơ sở kiểm soát
rủi ro, chất lượng các khoản cho vay mới:
(i) Hoàn thiện chính sách tín dụng: đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, qui
trình, thủ tục cấp tín dụng được cụ thể hóa căn cứ vào đặc điểm và mức độ
phức tạp của khoản vay. Trong đó mỗi hình thức vay cần làm rõ các vấn đề có
tác động đến RRTD của khoản vay: đối tượng khách hàng, lĩnh vực (ngành
nghề), giới hạn tín dụng, điều kiện tín dụng, qui trình thẩm định, qui trình cấp
tín dụng.
(ii) Thay đổi nhận thức về quản trị RRTD của CBTD tại Chi nhánh: CBTD
phải được đào tạo, giác ngộ để đảm bảo am hiểu, thành thạo qui trình nghiệp
vụ, có ý thức tuân thủ qui trình nghiệp vụ và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Đặc biệt cán bộ giao dịch, cán bộ thẩm định phải được giác ngộ về chức năng
kiểm soát RRTD của mình trong quá trình tác nghiệp.
150

(iii) Tăng cường vai trò bộ phận quản lý RRTD tại các Chi nhánh bằng các
biện pháp:
- Kết quả thẩm định tín dụng phải có ý kiến của bộ phận quản lý RRTD với
chức năng tái thẩm định trước khi phê duyệt.
- Trao quyền đánh giá lại tín dụng và quyết định xử lý nợ có vấn đề tại các chi
nhánh cho bộ phận quản lý RRTD trên cơ sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của
quản lý RRTD cấp trên: thẩm định, phê duyệt các khoản tái cơ cấu, cho vay
bổ sung, xử lý nợ có vấn đề.
- Quản lý, điều hành công tác XHTDNB và thông tin tín dụng tại Chi nhánh.
(iiii) Nâng cao hiệu quả KT-KSNB trong toàn hệ thống
- Tạo môi trường kiểm soát lành mạnh: Chức năng vai trò của KT-KSNB phải
được đặt đúng chỗ và phải coi KT- KSNB là bộ phận không thể tách rời trong
hệ thống quản trị RRTD của Agribank.
- Thiết lập chức năng KT-KSNB đủ để duy trì KT-KSNB hằng ngày tại mọi
hoạt động của ngân hàng ở mọi vị trí kinh doanh tín dụng. Tăng cường cán bộ
KT-KSNB có chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp tại các
“chốt” kiểm soát có nguy cơ phát sinh rủi ro: bộ phận thẩm định, phê duyệt,
giải ngân, thu nợ, đánh giá lại tín dụng, xử lý RRTD.
- Hoàn thiện qui trình KT-KSNB trong từng thời kỳ, đảm bảo tính logic, chặt
chẽ trong các bước kiểm soát và phù hợp với qui trình nghiệp vụ của từng bộ
phận trong cơ cấu bộ máy hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trực tuyến thông qua hệ thống IPCAS của
Agribank. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo hình thức này vừa đảm bảo tính
cập nhật, toàn diện và khách quan. Tuy nhiên để thực hiện điều này, cán bộ
KT-KSNB phải được tập huấn thành thạo về qui trình nghiệp vụ trên IPCAS
để họ có thể hiểu và vận hành thành thạo trên hệ thống.
3.3.1.7 Nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro danh mục tín dụng
151

Hiện nay tại Agribank chưa sử dụng các mô hình để lượng hóa rủi ro
danh mục tín dụng vì vậy khả năng kiểm soát RRTD của danh mục còn thấp,
việc phát hiện mức độ tập trung tín dụng còn chậm. Để tăng cường kiểm soát
RRTD trong điều kiện kỹ thuật, công nghệ hỗ trợ còn hạn chế, Agribank cần
tập trung vào các vấn đề cơ bản:
- Rà soát, xem xét lại và chi tiết hóa việc phân loại tín dụng theo từng tiêu
thức: theo ngành, loại hình doanh nghiệp, theo vùng địa lý, theo phương thức
cấp tín dụng, theo qui mô vốn, thời hạn tín dụng và hạng khách hàng. Đảm
bảo việc phân loại phản ánh sự khác biệt rủi ro giữa các loại theo từng tiêu
thức. Đặc biệt là tiêu thức phân loại theo ngành nghề và theo loại hình doanh
nghiệp vì mỗi ngành nghề, mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc thù
riêng dẫn đến đặc điểm rủi ro cũng có sự khác biệt đáng kể.
- Hoàn thiện danh mục thông tin đầu vào để đánh giá danh mục tín dụng.
Trong đó cần chú trọng đến các thông tin mới về môi trường kinh doanh có
tác động đến RRTD của danh mục: thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước
đối với việc phát triển các ngành nghề, các vùng địa lý, biến động của các chỉ
tiêu kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tỷ giá…) đến hoạt động và phát triển của
từng nhóm đối tượng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình doanh
nghiệp, sự biến động của nền kinh tế… Các thông tin trọng yếu phải được
thiết lập trong danh mục thông tin đầu vào để làm cơ sở đánh giá RRTD của
danh mục tín dụng.
- Tăng cường việc đánh giá rủi ro theo ngành. Tại các cơ sở kinh doanh,
CBTD có trách nhiệm cập nhật thông tin ngành nghề khách hàng và chuyển
về TSC. Đảm bảo tất cả các ngành nghề của khách hàng vay trong toàn hệ
thống Agribank phải được quản lý tập trung tại TSC. Bộ phận quản lý rủi ro
tại TSC có nghĩa vụ đánh giá lại thực trạng và triển vọng của các ngành nghề
hàng tháng hoặc khi có bất kỳ thông tin mới nào (đã được xác lập trong danh
152

mục thông tin) có tác động đáng kể đến ngành nghề. Kết quả đánh giá là cơ sở
để chiều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng.
- Thiết lập sổ kinh doanh để kiểm soát mức độ tập trung của danh mục tín
dụng. Agribank cần thiết lập qui trình quản lý RRTD trên số kinh doanh đồng
thời thiết lập các giới hạn giao dịch, giới hạn tập trung tín dụng phù hợp với
khả năng chấp nhận rủi ro của Agribank trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó
thiết lập sổ kinh doanh và đánh giá lại trạng thái sổ kinh doanh hằng ngày
theo giá thị trường. Trường hợp trạng thái sổ kinh doanh có nguy cơ vượt qua
hoặc vượt qua các giới hạn đã được thiết lập cần có biện pháp kiểm soát kịp
thời.
3.3.1.8 Hoàn thiện hạ tầng quản trị RRTD theo Basel 2
a. Hoàn thiện quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng
Thông tin là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả quản trị RRTD, đặc biệt
theo Basel 2, ngân hàng thực hiện đo lường RRTD theo phương pháp IRB cần
phải có cơ sở dữ liệu đủ độ lớn về qui mô và độ dài về thời gian. Vì vậy, hoàn
thiện quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng là một trong những yêu cầu khách
quan. Để có cơ sở dữ liệu tốt, đáp ứng yêu cầu quản trị RRTD theo Basel 2,
Agribank cần thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu tập trung tại TSC, Khối quản lý
rủi ro phải là bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý tập trung thông tin
khách hàng đồng thời là đầu mối cung cấp và phân phối thông tin cho toàn hệ
thống.
- Xây dựng danh mục thông tin tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống
Hiện nay cơ sở dữ liệu của Agribank chủ yếu các chi nhánh tự tập hợp
và quản lý. Do đó, hệ thống dữ liệu thiếu tính thống nhất trong toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, các thông tin được cập nhật, lưu trữ chủ yếu là thông tin khách
hàng. Các thông tin bên ngoài như sự thay đổi cơ chế, chính sách, điều kiện,
môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế chưa được quan tâm. Trong khi
153

đó các thông tin này có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tài chính và khả
năng trả nợ của khách hàng. Vì vậy, việc rà soát lại, xây dựng danh mục
thông tin thống nhất trong toàn hệ thống trong đó phải bao gồm các thông tin
trọng yếu về khách hàng, về môi trường kinh doanh bên ngoài là hết sức cần
thiết.
- Hoàn thiện công tác thu nhận, quản lý và khai thác thông tin: Cùng với việc
xây dựng danh mục thông tin, Agribank cần có các qui định nội bộ hướng dẫn
cụ thể về cách thức, qui trình thu thập, khai thác, kiểm duyệt, quản lý và báo
cáo thông tin trong toàn hệ thống, đảm bảo thông tin phải được quản lý tập
trung tại TSC. Việc thu thập thông tin phải đảm bảo các thông tin trọng yếu,
cần thiết theo qui định phải được cập nhật thường xuyên. Tại các đầu mối tiếp
nhận thông tin phải đảm bảo thông tin trước khi nhập vào hệ thống phải được
sàng lọc và kiểm duyệt của Giám đốc quản lý rủi ro tại cơ sở. Nguồn thông tin
nhập vào hệ thống sẽ được các “trạm” điều hành tại các khu vực kiểm soát
trước khi chuyển về kho dữ liệu tại TSC. Bên cạnh đó Agribank cần qui định
cụ thể cơ chế khai thác thông tin tự động trong toàn hệ thống. Trong đó phải
làm rõ đối tượng được khai thác, nội dung thông tin và qui trình khai thác tự
động trên hệ thống nhằm đảm bảo thông tin phục vụ đắc lực cho việc nhận
diện, đánh giá rủi ro, đồng thời đảm bảo tính bảo mật đối với các thông tin nội
bộ.
- Tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống IPCAS: Việc nâng cấp hệ thống
IPCAS phải đảm bảo thiết lập mạng truyền dữ liệu nội bộ cho phép kết nối
giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với trung tâm điều hành Khu vực và TSC
để các thông tin mới được cập nhật tại từng đơn vị kinh doanh được truyền tải
về các trung tâm điều hành để khai thác, lưu trữ và quản lý. Để thực hiện điều
này đòi hỏi Agribank phải nâng cấp hệ thống IPCAS đồng bộ trong toàn hệ
thống bao gồm tất cả các địa điểm kinh doanh để khi có thông tin mới tại nơi
154

phát sinh sẽ cập nhật thông tin vào hệ thống và truyền về TSC. Hệ thống cũng
phải đảm bảo chế độ mở cho phép từng đơn vị kinh doanh của Agribank có
thể truy cập và khai thác các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nhận diện,
đánh giá và kiểm soát rủi ro tại đơn vị.
- Làm giàu thông tin thông qua việc thường xuyên cập nhật, thu thập thông tin
từ các nguồn bên ngoài có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy như nguồn thông
tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ Tổng cục thống kê,
từ các cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng của Nhà nước. Đặc biệt hiện nay
theo Thông tư 02/2013/NHNN, vai trò vị trí của CIC trong quản lý dữ liệu tín
dụng được mở rộng. Theo đó các thông tin khách hàng được cập nhật thường
xuyên về CIC. Do đó, việc thường xuyên kết nối với CIC để trao đổi, cập nhật
thông tin khách hàng cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng
là hết sức cần thiết.
- Hoàn thiện chế độ thống kê, báo cáo trong nội bộ Agribank, bảo đảm các
thông tin trọng yếu phải được truyền đạt kịp thời đến các bộ phận có thẩm
quyền. Đặc biệt các thông tin có tác động đến RRTD của từng khoản vay
hoặc danh mục tín dụng phải truyền đạt kịp thời cho bộ phận quản lý rủi ro để
có phương án ứng phó kịp thời.
b. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Hệ thống XHTDNB là cốt lõi của quản lý RRTD. Mức độ chuẩn xác
của hệ thống xếp hạng tỷ lệ thuận với hiệu quả quản lý RRTD. Theo Basel 2,
hệ thống XHTDNB là cơ sở để đo lường vốn theo cách tiếp cận IRB. Vì vậy,
hoàn thiện hệ thống XHTDNB là cơ sở quan trọng để hoàn thiện việc quản lý
RRTD và hướng đến việc đo lường, đánh giá RRTD theo Basel 2. Để hệ
thống xếp hạng có thể sử dụng để đo lường vốn theo cách tiếp cận IRB vào
giai đoạn 2, hệ thống cần được hoàn thiện dần theo hướng tuân thủ Basel 2.
Cụ thể:
155

- Thực hiện quản lý XHTDNB tập trung tại TSC: Tại chi nhánh thực hiện
chức năng cập nhật thông tin, chuyển về TSC. Tại TSC sẽ thực hiện chấm
điểm, xếp hạng khách hàng một cách tự động khi có các thông tin mới cập
nhật. Các chi nhánh có thể sử dụng kết quả xếp hạng phục vụ cho việc thẩm
định, quyết định cho vay, quản lý RRTD thông qua việc cấp quyền truy cập
hệ thống.
- Hoàn thiện bộ tiêu chí chấm điểm khách hàng (bao gồm tiêu chí định tính và
tiêu chí định lượng).
Bộ tiêu chí chấm điểm với các chỉ tiêu và trọng số tính điểm từng chỉ
tiêu không phải là bất biến. Khi các yếu tố của môi trường kinh doanh, ngành
nghề kinh doanh, cơ chế chính sách nhà nước thay đổi có thể tác động đến
hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng. Vì vậy để kết quả
chấm điểm, xếp hạng phản ánh sát hơn khả năng trả nợ của khách hàng,
Agribank cần tổ chức đánh gía lại bộ chỉ tiêu chấm điểm theo định kỳ. Đặc
biệt đối với trọng số RRTD, Agribank cần xem xét trên cơ sở các nhân tố rủi
ro và phải phản ánh được khẩu vị RRTD của ngân hàng. Trong trường hợp
cho phép, nên kiểm định số liệu ước lượng của hệ thống và kết quả thực tế.
Nếu sai lệch quá mức cho phép phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh các thông
số đầu vào thích hợp. Việc đánh giá lại, điều chỉnh (nếu cần thiết) có thể thực
hiện thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thống kê và
quản lý rủi ro. Trong điều kiện hiện nay, Agribank nên đánh giá lại 6
tháng/lần. Khi hệ thống XHTDNB hoàn thiện có thể đánh giá lại hằng năm.
- Tăng cường giám sát hoạt động hệ thống XHTDNB để đảm bảo tính tuân
thủ qui trình nghiệp vụ khi thực hiện XHTDNB. Tăng cường KT-KSNB đối
với hệ thống thu nhận và xử lý thông tin nhằm ngăn chặn tình trạng thông tin
đầu vào không chính xác hoặc đánh giá thiếu toàn diện do thông tin 1 chiều
hoặc thiếu thông tin.
156

- Hoàn thiện phương pháp xếp hạng: trước mắt Agribank cần nâng cao
hiệu quả xếp hạng của phương pháp chuyên gia thông qua khâu lựa chọn
chuyên gia. Chuyên gia được lựa chọn phải là người am hiểu lĩnh vực rủi ro
của ngân hàng, đặc biệt những người này phải chuyên sâu về lĩnh vực thống
kê, đảm bảo các nhận định, phán đoán có độ tin cậy cao trên cơ sở phân tích
dữ liệu lịch sử. Giai đoạn 2, khi Agribank đã xây dựng được cơ sở dữ liệu
khách hàng đầy đủ cả về chất và lượng, cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín
dụng theo phương pháp thống kê. Trong đó cần ước lượng được các thông số
cơ bản theo yêu cầu của Hiệp ước Basel 2. Phân loại nợ và trích dự phòng
phải trên cơ sở các ước lượng này.
c. Xây dựng lộ trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu để đo lường RRTD theo
cách tiếp cận IRB
Theo NCS, cuối năm 2020 Agribank có thể đo lường RRTD theo cách
tiếp cận IRB cơ bản. Cách tiếp cận này đòi hỏi cơ sở dữ liệu phải đủ số
trường dữ liệu cũng như độ dài lịch sử. Vì vậy, Agribank phải xây dựng một
lộ trình thích hợp để hoàn thiện dữ liệu cả về độ lớn và độ dài về thời gian.
Theo kinh nghiệm hoàn thiện dữ liệu để áp dụng IRB tại ngân hàng ANZ và
DBS, Agribank nên thực hiện theo hướng:
- Rà soát lại hệ thống mẫu biểu, các trường số liệu sẵn có trong hệ thống,
đánh giá khoảng trống dữ liệu của Agribank so với yêu cầu của Basel 2.
- Xác định lộ trình hoàn thiện dữ liệu theo yêu cầu của Basel 2. Việc hoàn
thiện cơ sở dữ liệu phải trên nguyên tắc tận dụng triệt để nguồn dữ liệu và cơ
sở hạ tầng sẵn có. Theo kết quả khảo sát kinh nghiệm triển khai Basel 2 của
NCS, có thể hoàn thiện dữ liệu và áp dụng IRB theo từng phân đoạn khách
hàng, phân đoạn nào ngân hàng có thế mạnh sẽ hoàn thiện trước và tuân thủ,
các phân đoạn chưa hoàn thiện tiếp tục sử dụng hệ thống xếp hạng bên ngoài
của các tổ chức xếp hạng độc lập.
157

- Đối với các trường số liệu còn thiếu, ngân hàng cần chủ động phối hợp với
các chuyên gia thiết kế phần mềm nhằm đảm bảo các trường số liệu mới có
thể phản ánh, lưu trữ thông tin đầy đủ và có thể tận dụng tối đa năng lực công
nghệ sẵn có tại ngân hàng.
d. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro
Để đảm bảo việc nhận diện sớm RRTD, Agribank xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm RRTD với các nội dung cơ bản:
Mục đích: nhận diện và cảnh báo sớm RRTD đối với những khoản vay
chưa phát sinh rủi ro.
Phương pháp: Xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm bao gồm các chỉ tiêu và
trọng số từng chỉ tiêu (nhóm chỉ tiêu) để chấm điểm. Bộ chỉ tiêu phải ghi
nhận các thông tin trọng yếu có tác động đến rủi ro (khả năng không trả được
nợ) của khách hàng bao gồm 3 nhóm: nhóm chỉ tiêu tài chính (thu nhập của
khách hàng, lịch sử vay mượn của khách hàng, nghĩa vụ tài chính của khách
hàng), chỉ tiêu phi tài chính (sự tín nhiệm trong vay mượn trong quá khứ, độ
tuổi, ngành nghề, tư cách của khách hàng), chỉ tiêu thuộc môi trường kinh
doanh (các yếu tố kinh tế vĩ mô, pháp lý, chính trị, xã hội…) có tác động đến
thu nhập, khả năng và sự sẵn sàng trả nợ của khách hàng.
Nội dung: Kết quả chấm điểm là cơ sở để đưa ra cảnh báo. Thông
thường hệ thống cảnh báo phải đưa ra ít nhất 3 mức cảnh báo: Rủi ro thấp
(chưa cần các biện pháp can thiệp), có nguy cơ rủi ro cao (cần tăng cường
quản lý để kiểm soát rủi ro) và rủi ro cao (cần áp dụng các biện pháp xử lý
thích hợp). Việc cảnh báo sớm có thể thực hiện theo định kỳ (hàng tháng)
hoặc khi có thông tin mới bất lợi, có nguy cơ phát sinh rủi ro.
Để vận hành hệ thống cảnh báo sớm đòi hỏi Agribank phải xử lý các
vấn đề:
158

Thứ nhất: xây dựng các kênh thu nhận thông tin phục vụ cho việc chấm
điểm. Ngoài thông tin từ kho dữ liệu tại TSC, Agribank xây dựng khung câu
hỏi điều tra để làm cơ sở cho việc thu thập thêm thông tin điều tra sát với yêu
cầu chấm điểm. Trên cơ sở đó, cán bộ trực tiếp điều tra tùy từng đối tượng
khách hàng, loại hình cho vay sẽ lựa chọn các câu hỏi phù hợp để có thông tin
cần thiết theo yêu cầu.
Thứ hai: Đầu tư phần mềm cảnh báo rủi ro nhằm thu nhận, phân tích,
xử lý thông tin, tính điểm các chỉ tiêu và đưa ra thông tin cảnh báo một cách
tự động khi hệ thống tiếp nhận thông tin mới.
Thứ ba: xây dựng qui trình cảnh báo sớm. Theo NCS Khối quản lý rủi
ro tại TSC chịu trách nhiệm quản lý việc chấm điểm và xác định mức độ cảnh
báo. Theo đó, qui trình bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tại TSC, xác định đối tượng cần cảnh báo sớm (nợ chưa phát
sinh RRTD). Bước 2: Tại chi nhánh, tiếp nhận đối tượng cần cảnh báo sớm
từ TSC và tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho việc chấm điểm. Thông
tin sau khi được kiểm duyệt sẽ chuyển về TSC. Bước 3: Tại TSC, hệ thống tự
động chấm điểm và đưa ra thông tin cảnh báo sớm. Nội dung và mức độ cảnh
báo được chuyển về Chi nhánh phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng,
quản lý và xử lý RRTD.
Trước khi vận hành chính thức, Agribank nên có một thời gian thử
nghiệm hợp lý để kiểm định tính chính xác của thông tin cảnh báo. Việc kiểm
định phải thực hiện trên cả 3 nội dung: hệ thống dữ liệu, các chỉ tiêu cảnh báo
và hệ thống phần mềm phân tích, đánh giá dữ liệu. Hệ thống vận hành chính
thức khi kiểm định cho thấy thông tin cảnh báo có độ tin cậy cho phép.
Cùng với việc hoàn thiện hạ tầng quản trị RRTD, Agribank phải có kế
hoạch mua sắm công nghệ đo lường vốn theo cách tiếp cận SA. Việc mua sắm
công nghệ phải tính đến thời gian huấn luyện nhân viên kỹ thuật, vận hành
159

thử để đảm bảo cuối năm 2018 chính thức đo lường vốn theo cách tiếp cận
SA.
3.3.1.9 Tăng vốn tự có đảm bảo hệ số an toàn vốn theo qui định của
NHNN
Hiện nay, theo qui định của NHNN Việt nam, Agribank đã đạt hệ số an
toàn vốn trên 9%. Tuy nhiên hệ số an toàn vốn của Việt nam hiện nay chưa
phù hợp với cách xác định của Basel 2 (chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi
ro tác nghiệp, đánh giá chưa chính xác trọng số của RRTD). Nếu theo chuẩn
Basel 2 Agribank vẫn chưa thể đạt mức vốn tối thiểu. Vì vậy, để tuân thủ
Basel 2, Agribank cần tính toán và có kế hoạch tăng vốn tự có. Theo NCS,
Agribank cần chủ động thực hiện các biện pháp:
- Xử lý nợ xấu: một mặt cải thiện chất lượng tài sản có để giảm mẫu số của
hệ số an toàn vốn (giảm giá trị tài sản có điều chỉnh theo RRTD), mặt khác
tăng nguồn thu, cải thiện kết quả kinh doanh, tạo nguồn để tăng vốn tự có từ
lợi nhuận và các quỹ. Agribank nên ưu tiên các biện pháp có thể xử lý triệt để
RRTD, tạo nguồn trực tiếp cho tăng vốn như chuyển nợ thành vốn góp, bán
nợ (giải pháp 3.2.1.4)
- Phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2: Theo Basel 2, trái phiếu đủ các điều
kiện nhất định được tính vào vốn tự có cấp 2. Hiện nay, Thông tư
36/2014/TT-NHNN đã có qui định cụ thể về điều kiện để trái phiếu được tính
vào vốn tự có. Vì vậy, Agribank cần xem xét, lập kế hoạch phát hành trái
phiếu đủ điều kiện tính vào vốn tự có. Theo NCS trái phiếu phát hành cần có
các đặc điểm cơ bản: (i) Thời hạn của trái phiếu từ 7-10 năm; (ii) Không được
bảo đảm bằng tài sản của Agribank; (iii) được thanh toán sau tất cả các khoản
nợ khác khi thanh lý Agribank. Để đảm bảo việc phát hành trái phiếu thành
công, Agribank cần xác định mức lãi suất phù hợp để bảo đảm quyền lợi nhà
đầu tư, đồng thời đề nghị NHNN bảo lãnh cho số trái phiếu được phát hành.
160

- Cắt giảm các chi phí không cần thiết để giảm chi phí đầu vào, thực hiện
cấp tín dụng thận trọng để hạn chế tổn thất, từ đó tăng khả năng tạo ra lợi
nhuận, tạo nguồn tăng vốn tự có từ bên trong.
- Lập kế hoạch vốn tự có cho giai đoạn 2 (giai đoạn 2019-2020).
Agribank cần xác định nhu cầu vốn tự có cho giai đoạn 2 đáp ứng hệ số CAR
theo Basel 2. Trên cơ sở đó lập kế hoạch tăng vốn theo 2 phương án: Phương
án 1: Lập Đề án Để nghị Thủ tướng Chính Phủ cho phép cổ phần hóa
Agribank theo lộ trình thích hợp. Việc cổ phần hóa một mặt giảm áp lực cho
Ngân sách Nhà nước, Agribank có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn đảm
bảo yêu cầu an toàn vốn tối thiểu. Mặt khác, cổ phần hóa cũng là giải pháp để
tăng tính minh bạch, chủ động, linh hoạt trong quản trị điều hành ngân hàng.
Theo NCS, trên cơ sở chiến lược, mục tiêu hoạt động kinh doanh, phương án
cổ phần hóa Agribank cần làm rõ các vấn đề cơ bản: (i) Phương án bán cổ
phần lần đầu (bán phạm vi hẹp hay bán ra công chúng, số lượng cổ phần phát
hành, mục tiêu qui mô và tỷ trọng vốn Nhà nước sau phát hành lần đầu); (ii)
Xác định cổ đông chiến lược (đối tượng và số lượng cổ đông chiến lược, tỷ lệ
cổ phần nắm giữ của cổ đông chiến lược); (iii) Lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu Nhà
nước. Theo kinh nghiệm tại Vietinbank, Agribank nên hướng tới một hoặc hai
cổ đông chiến lược là NHTM lớn trong khu vực để hợp tác, tiếp nhận sự hỗ
trợ, sự truyền đạt kinh nghiệm từ các NHTM trong khu vực để cải thiện năng
lực quản trị RRTD và đẩy nhanh việc hoàn thiện quản trị RRTD theo Basel 2.
Phương án 2: Trong trường hợp Agribank không được Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Cổ phần hóa, Agribank cần chủ động đánh giá lại khả năng tăng
vốn tự có từ nguồn tích lũy nội bộ, từ đó xác định số vốn còn thiếu để đề nghị
tăng vốn tự có từ nguồn ngân sách Nhà nước với NHNN.
161

3.3.2 Giai đoạn 2: từ năm 2019 đến cuối năm 2020


Mục tiêu giai đoạn này là cuối năm 2020 Agribank đạt chuẩn Basel 2
về quản trị RRTD: đo lường vốn tiếp cận theo IRB cơ bản đồng thời tuân thủ
trụ cột 2 và 3. Để đạt mục tiêu, giai đoạn này Agribank phải tiếp tục hoàn
thiện hạ tầng công nghệ, dữ liệu và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp để tuân
thủ đầy đủ trụ cột 2 và 3 của Basel 2.
3.3.2.1 Đầu tư công nghệ phân tích, đo lường rủi ro tín dụng
Để thực hiện đo lường RRTD theo yêu cầu của Hiệp ước Basel 2.
Agribank cần có kế hoạch đầu tư công nghệ phân tích, đo lường, dự báo
RRTD. Về cơ bản công nghệ phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Có khả lưu trữ, quản lý thông tin có hệ thống, lâu dài.
- Các phần mềm có thể tính toán, đo lường được các chỉ tiêu PD, LGD, EAD,
EL, UL, giá trị VAR theo yêu cầu của Basel 2.
- Hỗ trợ đắc lực cho qui trình giám sát rủi ro tại ngân hàng, tạo điều kiện để hệ
thống kiểm tra, giám sát có khả năng hỗ trợ việc phát hiện, đánh giá và cảnh
báo rủi ro.
Hiện nay việc đầu tư công nghệ hiện đại để đo lường đánh giá rủi ro
được thực hiện thông qua mua các phần mềm của các hãng sản xuất phần
mềm. Do đó, để đảm bảo công nghệ phù hợp với nhu cầu sử dụng của ngân
hàng, tiết kiệm chi phí, ngân hàng cần chủ động hợp tác với hãng sản xuất
phần mềm nhằm có kế hoạch trao đổi thông tin giữa ngân hàng với bên sản
xuất công nghệ để có thể hiểu rõ hơn nhu cầu sử dụng công nghệ, năng lực
công nghệ thực tại của ngân hàng. Từ đó công nghệ được đầu tư phải trên cơ
sở tận dụng công nghệ hiện có, có thể khai thác tốt cơ sở dữ liệu của ngân
hàng, phục vụ hiệu qủa cho công tác đo lường RRTD.
3.3.2.2. Hoàn thiện kho dữ liệu đáp ứng yêu cầu đo lường RRTD theo
cách tiếp cận phương pháp IRB.
162

Để có thể tiến hành đo lường và đánh giá rủi ro theo phương pháp IRB
cơ bản vào cuối năm 2020, Agribank cần có kho dữ liệu đủ lớn và đủ độ dài
để đảm bảo độ tin cậy các ước lượng. Theo đánh giá của dự án BRASS [27],
đối với RRTD cần kho dữ liệu với khoảng gần 650 trường dữ liệu liên quan
đến các nhóm thông tin chính: giao dịch, xếp hạng, chấm điểm khách hàng,
tính xác suất vỡ nợ, dự phòng rủi ro, kỹ thuật giảm rủi ro, tính vốn. Về cơ bản
hiện nay tại Agribank các trường số liệu về giao dịch, chấm điểm khách hàng,
kỹ thuật giảm rủi ro và vốn sẵn có trên IPCAS, trên sổ kế toán, hồ sơ tín dụng
nên chỉ cần hoàn thiện. Các trường số liệu liên quan đến tính vốn, tính PD,
EAD là các trường số liệu theo yêu cầu của Basel 2 cần xây dựng từ đầu.
- Đối với các trường số liệu sẵn có, Agribank cần làm giàu thông qua việc
thường xuyên cập nhật vào hệ thống các thông tin mới, chủ động thường
xuyên khai thác thêm nguồn thông tin bên ngoài như từ CIC, từ các cơ quan,
tổ chức khác có nguồn thông tin phù hợp.
- Đối với các trường số liệu còn thiếu, Agribank cần phối hợp với các chuyên
gia kỹ thuật để thiết lập các phần mềm để thu thập và lưu trữ thông tin. Theo
kinh nghiệm từ các ngân hàng ANZ, DBS và KTB: Đối với các trường số liệu
này Agribank cần hoàn thiện dần theo khả năng và thế mạnh của mình. Theo
NCS, Agribank nên ưu tiên hoàn thiện dữ liệu nhóm khách hàng là các
Doanh nghiệp lớn và các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán để
ước lượng PD (tiếp cận IRB cơ bản) vào cuối năm 2020. Nhóm khách hàng
này hiện nay có mức độ công khai và minh bạch thông tin tốt nhất, vì vậy
Agribank có thể thu thập và hoàn thiện dữ liệu thuận lợi hơn các nhóm khách
hàng khác. Agribank cần chủ động phối hợp với các ngân hàng thuộc “top
10” NHTM được chọn thí điểm triển khai Basel 2 để tận dụng nguồn dữ liệu
của các doanh nghiệp đã được hoàn thiện tại Kho dữ liệu của các ngân hàng
163

này. Đối với các nhóm khách hàng còn lại có thể hoàn thiện dần theo điều
kiện thực tế và áp dụng IRB khi dữ liệu đảm bảo độ tin cậy các ước lượng.
3.3.2.3 Xác định mô hình, phương pháp đo lường và thử nghiệm đo
lường PD.
Trên cơ sở nguồn dữ liệu đủ về chất và lượng theo yêu cầu, Agribank
cần lựa chọn mô hình, phương pháp đo lường PD, mục tiêu cuối 2020 có thể
đo lường PD (tiếp cận IRB cơ bản) ở một số phân đoạn khách hàng.
Về mô hình, hiện nay các NHTM trên thế giới có những sự lựa chọn
khác nhau căn cứ vào đặc điểm của từng ngân hàng. Theo NCS, việc lựa chọn
mô hình đo lường RRTD nói chung và PD nói riêng tại Agribank cần cân
nhắc các vấn đề cơ bản: (i) Mô hình đó phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các
khía cạnh và mức độ RRTD tại Agribank; (ii) Mô hình phải phù hợp với qui
mô hoạt động tín dụng, cơ sở dữ liệu, trình độ và khả năng tiếp cận mô hình
tại Agribank; (iii) Mô hình phải ước lượng được các yếu tố cấu thành RRTD
(Basel 2), phù hợp với mục tiêu đo lường RRTD của Agribank từng giai đoạn
cụ thể.
Trước mắt, cùng với việc hoàn thiện dữ liệu đối với nhóm khách hàng
Doanh nghiệp lớn và công ty niêm yết, Agribank có thể sử dụng mô hình
Merton/KMV để ước lượng PD cho nhóm khách hàng này. Đây là mô hình
được tác giả Merton công bố năm 1974 dựa trên nền tảng mô hình định giá
quyền chọn của Black-Scholes. Năm 1989 tập đoàn Moody’s KMV kế thừa
nghiên cứu của Merton cho ra đời mô hình KMV để tính giá trị và mức độ
biến động giá trị của công ty, từ đó kết hợp mô hình Merton/KMV để tính PD
của Doanh nghiệp. Việc sử dụng mô hình này có những ưu điểm cơ bản: (1)
Mô hình này đã được chứng minh về tính khoa học và thực tiễn; (2) Sử dụng
mô hình này không quá áp lực về kỹ thuật tính toán và có thể sử dụng để ước
lượng PD cho từng khoản vay của doanh nghiệp và PD của danh mục, (3)
164

Đây là mô hình được coi là có ưu thế đối với ước lượng PD của Doanh nghiệp
nói chung và các công ty niêm yết nói riêng.
Về phương pháp, Agribank nên kết hợp phương pháp thống kê và
phương pháp phi thống kê nhằm tận dụng ưu thế của hai phương pháp này.
Trên cơ sở xác định mô hình, phương pháp và đầu tư phần mềm công nghệ đo
lường, Agribank cần tiến hành ước lượng thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm
phải được kiểm định trong đó phải có ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực đánh giá, đo lường RRTD. Theo kinh nghiệm các NHTM trên thế giới,
Agribank nên tiến hành song song 2 cách tiếp cận SA và IRB để kiểm định
tính chính xác các ước lượng trên cơ sở so sánh kết quả ước lượng nội bộ và
kết quả ước lượng của các tổ chức xếp hạng uy tín bên ngoài. Khi kết quả
kiểm định cho thấy ước lượng có sai số trong phạm vi cho phép ngân hàng
mới sử dụng kết quả ước lượng. Kết quả đo lường là cơ sở để ngân hàng trích
tính vốn kinh tế cho RRTD, dự phòng RRTD theo nguyên tắc, vốn kinh tế
đảm bảo bù đắp tổn thất ngoài dự tính-UL và mức trích dự phòng đảm bảo bù
đắp tổn thất dự tính (EL).
3.3.2.4 Xây dựng qui trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn nội bộ (ICAAP)
đối với rủi ro tín dụng
Theo Basel 2, cốt lõi của việc quản trị RRTD nói riêng và quản trị rủi
ro nói chung là phải đảm bảo đủ vốn cho rủi ro. Đối với RRTD, vốn cho
RRTD là một trong những nội dung quan trọng khi thực hiện quản trị RRTD
theo Basel 2. Việc đánh giá và lập kế hoạch vốn sẽ căn cứ vào các ước lượng
về mức độ tổn thất (UL) và kết quả kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của ngân
hàng trước các kịch bản căng thẳng cũng như đánh giá yêu cầu vốn tăng thêm
khi xuất hiện các tình huống căng thẳng (suy thoái kinh tế, biến động môi
trường kinh doanh…).
165

Trong điều kiện tại Agribank chưa sử dụng các mô hình đo lường vốn
kinh tế, theo kinh nghiệm tại ngân hàng KTB, Agribank nên thiết lập ICAAP
cho RRTD theo cách tiếp cận giản đơn và hoàn thiện dần theo thời gian.
- Cách tiếp cận giản đơn đối với ICAAP: trên cơ sở kết quả nhận diện, đánh
giá rủi ro, Agribank tiến hành xác định yêu cầu vốn cho các RRTD đã được
xác định (theo trụ cột 1). Đối với yêu cầu vốn trong tương lai, Agribank phải
tiến hành xác định mức “vốn đệm” cần tăng thêm cho các sự kiện làm tăng rủi
ro theo phương pháp định tính: dự báo rủi ro trong tương lai trên cơ sở đánh
giá, dự báo về môi trường kinh doanh, triển vọng thị trường, sự thay đổi môi
trường pháp lý, kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng trước các kịch bản căng
thẳng và xác định mức độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với việc tăng rủi ro
trong tương lai. Để đảm bảo độ chính xác khi xác định độ nhạy của yêu cầu
vốn đối với các tình huống bất lợi trong tương lai, Agribank nên sử dụng
phương pháp chuyên gia-sử dụng ý kiến các chuyên gia giỏi có kinh nghiệm
và chuyên môn trong lĩnh vực thống kê, dự báo về rủi ro để đánh giá độ nhạy
của yêu cầu vốn.
- Sử dụng công cụ Stress- testing để kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của ngân
hàng và xác định vốn cần tăng thêm cho các sự kiện căng thẳng có thể xáy ra
trong tương lai. Khi sử dụng công cụ này, Agribank nên thực hiện stress-
testing trên cơ sở thống kê dữ liệu lịch sử: xem xét, đánh giá các sự kiện căng
thẳng trong quá khứ và rủi ro phát sinh, tổn thất đã xáy ra đối với các sự kiện
đó để làm cơ sở cho việc kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng ở hiện tại.
Theo kinh nghiệm các ngân hàng nước ngoài, nên Stress- testing 6 tháng/lần.
- Tăng cường công tác KT-KSNB toàn bộ ICAAP nhằm đảm bảo tính tuân
thủ qui trình nội bộ và thực hiện báo cáo trực tiếp theo định kỳ lên HĐTV.
Định kỳ, KToNB thực hiện đánh giá ICAAP, báo cáo HĐTV và đề xuất các
phương án sửa đổi, điều chỉnh ICAAP nhằm đảm bảo tính hiệu quả. Trong
166

giai đoạn đầu, KToNB nên đánh giá 6 tháng/lần. Khi hệ thống hoạt động ổn
định có thể thực hiện đánh giá hàng năm.
3.3.2.5 Thực hiện công khai thông tin đáp ứng yêu cầu Hiệp ước Basel
2
Công khai thông tin là một trong 3 trụ cột của Basel 2. Thực hiện công
khai thông tin nói chung và thông tin về RRTD vừa là để minh bạch rủi ro,
vừa tạo thêm một kênh giám sát rủi ro hiệu quả. Để Agribank đạt chuẩn Basel
2 về quản trị RRTD, tuân thủ “kỷ luật thị trường”- công khai, minh bạch
thông tin là yêu cầu tất yếu khách quan. Để thực hiện công khai thông tin theo
trụ cột 3- Basel 2, về phía NHNN cần có qui định, hướng dẫn cụ thể để đảm
bảo việc công khai theo đúng yêu cầu Basel 2 và phù hợp với thực tiễn chế độ
báo cáo, thống kê tại Việt nam. Về phía Agribank, cần tập trung vào các biện
pháp cơ bản:
Thứ nhất: Lãnh đạo ngân hàng phải coi việc công khai thông tin là một
yêu cầu khách quan và là vũ khí để cải thiện hoạt động kinh doanh nói chung
và quản trị RRTD nói riêng trong kinh doanh hiện đại. Công khai thông tin
đồng nghĩa với việc phải minh bạch trong quản trị rủi ro và cũng chính là
động lực để mỗi cán bộ, nhân viên ngân hàng phải có trách nhiệm và tự chịu
trách nhiệm với công việc của mình. Phải coi thị trường là một kênh kiểm
soát, giám sát rủi ro quan trọng. Từ đó góp phần giảm thiểu sai phạm đặc biệt
là gian lận- nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro nghiêm trọng.
Thứ hai: Truyền đạt thông điệp về chủ trương công khai, minh bạch
thông tin trong toàn hệ thống. Các yêu cầu, mục tiêu và ý nghĩa của việc công
khai thông tin phải được truyền đạt không chỉ đến cán bộ làm công tác thống
kê, báo cáo mà phải đến mọi khâu, mọi bộ phận trong hệ thống bộ máy ngân
hàng. Các yêu cầu về thu nhận, sàng lọc và thống kê số liệu, thông tin phải
được am hiểu tường tận đến từng nhân viên để ngay trong mỗi giai đoạn, mỗi
167

khâu của quá trình thực hiện nghiệp vụ thông tin được lưu giữ, báo cáo chính
xác.
Thứ ba: Chấn chỉnh chế độ thống kê báo cáo trong nội bộ ngân hàng từ
khâu tiếp nhận, phân tích, tổng hợp dữ liệu đến khâu thống kê, báo cáo, quản
lý dữ liệu. Đảm bảo các thông tin về hoạt động kinh doanh của ngân hàng
phải luôn được cập nhật, tổng hợp và quản lý chặt chẽ trên hệ thống. Các
thông tin trọng yếu, cần công khai theo yêu cầu phải được thống kê và công
khai đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Thứ tư: Tăng cường KT-KSNB chế độ báo cáo, thống kê nội bộ để kịp
thời phát hiện và xử lý sai phạm, củng cố kỷ luật nội bộ.
3.3.2.6 Từng bước nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động và quản
trị rủi ro thị trường tại Agribank
RRTD rất nhạy cảm với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Vì vậy,
để quản trị RRTD hiệu quả, Agribank cần từng bước nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro thị trường. Thực hiện quản trị rủi ro hoạt
động và rủi ro thị trường vừa là đích để đạt chuẩn Basel 2 một cách toàn diện,
vừa là cơ sở để hạn chế sự tác động kép của rủi ro hoạt động và rủi ro thị
trường lên RRTD.
Đối với rủi ro hoạt động: Trong hoạt động ngân hàng, có nhiều rủi ro
hoạt động khác nhau như: rủi ro hoạt động liên quan đến qui trình, hệ thống,
rủi ro hoạt động liên quan đến con người, rủi ro hoạt động liên quan đến các
sự kiện bên ngoài…Vì vậy, Agribank cần tổ chức rà soát, đánh giá lại các qui
trình, thủ tục tại từng bộ phận chức năng. Trên cơ sở đó hoàn thiện qui trình,
thủ tục, đảm bảo tính logic, chặt chẽ, tránh sự chống chéo về chức năng, xung
đột lợi ích trong quá trình tác nghiệp. Tại các khâu, các giai đoạn có nguy cơ
phát sinh rủi ro hoạt động cao phải tăng cường KT-KSNB. Để nâng cao hiệu
quả nhận diện sớm các sai phạm trong quá trình tác nghiệp, Agribank cần đầu
168

tư phần mềm rà soát, nhận diện và cảnh báo sai phạm trong quá trình tác
nghiệp của tất cả các bộ phận trong toàn hệ thống nhằm phát hiện và cảnh báo
sớm rủi ro hoạt động. Đồng thời thực hiện xử lý nghiêm ngặt các vi phạm qui
trình, qui chế nội bộ trong quá trình tác nghiệp của cán bộ, nhân viên để tăng
cường răn đe, củng cố kỷ luật nội bộ.
Đối với rủi ro thị trường: Đây là loại rủi ro mang tính khách quan,
không thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế. Vì vậy, Agribank cần
chủ động cập nhật thông tin, định kỳ hoặc khi xuất hiện thông tin có thể tác
động đến thị trường phải đánh giá, dự báo xu hướng thị trường. Từ đó chủ
động điều chỉnh kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chiến lược quản trị rủi ro để
ngăn ngừa, hạn chế tác động của rủi ro thị trường đến hoạt động kinh doanh
nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng trong toàn hệ thống. Trong điều
kiện dữ liệu đầu vào còn nhiều hạn chế, để nâng cao chất lượng dự báo thị
trường, Agribank nên thường xuyên cập nhật các đánh giá, nhận định, dự báo
xu hướng thị trường của các tổ chức, cơ quan có nhận định đáng tin cậy như:
các công ty chứng khoán, các tổ chức dịch vụ tài chính kiểm toán chuyên
nghiệp trong nước và nước ngoài, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia…như
một nguồn thông tin đầu vào khi thực hiện các đánh giá dự báo xu hướng thị
trường.
3.4 KIẾN NGHỊ
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan
3.4.1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế phát triển ổn định là điều kiện tiền đề cần thiết cho việc ổn
định kinh doanh, tạo cơ sở để các NHTM nói chung và Agribank nói riêng
đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, ốn định kinh doanh từ đó tạo khả năng tích
lũy, tập trung nguồn lực cho việc tái cơ cấu và triển khai áp dụng Hiệp ước
Basel 2. Vì vậy, Chính Phủ cần tiếp tục kiểm soát và duy trì sự ổn định thị
169

trường tiền tệ, thị trường vàng, thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán,
thị trường bất động sản
3.4.1.2 Phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập
Theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel 2, các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm độc lập có vai trò hết sức quan trọng đối với việc xếp hạng tín dụng
khách hàng. Trong điều kiện sử dụng phương pháp SA, Các tổ chức xếp hạng
độc lập là người cung cấp dịch vụ cho ngân hàng để xác định một số yếu tố
đầu vào khi lượng hóa rủi ro, trường hợp áp dụng xếp hạng IRB, kết quả xếp
hạng của các tổ chức này là cơ sở để các ngân hàng đánh giá, so sánh độ
chính xác, phù hợp các kết quả ước lượng nội bộ của mình.
Hiện nay tại Việt nam đã có một số tổ chức thực hiện xếp hạng độc lập
song hoạt động còn kém hiệu quả. Trong thời gian tới, Chính phủ cần kịp thời
ban hành các văn bản pháp lý cần thiết và có cơ chế khuyến khích hoạt động
của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.
3.4.1.3 Xác định lộ trình chuyển đổi mô hình hoạt động của Agribank
Về dài hạn, để Agribank có thể chủ động về kế hoạch vốn đáp ứng
chuẩn Basel 2 và không lệ thuộc vào vốn bổ sung từ ngân sách, Chính phủ
cần xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động của Agribank sang mô hình công
ty Cổ phần. Khi thực hiện chuyển đổi Chính phủ cần cân nhắc xác định lộ
trình chuyển đổi phù hợp, lộ trình giảm tỷ lệ vốn nhà nước để vừa đảm bảo
hiệu quả hoạt động sau chuyển đổi và vừa đảm bảo vai trò hỗ trợ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính Phủ.
3.4.1.4 Nâng cao vai trò kiểm soát rủi ro của Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia
Một trong những sứ mệnh quan trọng của Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia được xác định khi thành lập (năm 2008) là giám sát thị trường tài
chính nhằm phát hiện và cảnh báo rủi ro. Tuy nhiên do mới được thành lập,
170

cơ sở dữ liệu và các điều kiện về kỹ thuật còn hạn chế nên công tác giám sát
thị trường tài chính trong đó có hệ thống ngân hàng còn kém hiệu quả.
Trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét, hoàn thiện về tổ chức và
hoạt động của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia theo hướng nâng cao vai trò
giám sát rủi ro của NHTM như: hoàn thiện cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm
vụ của Ủy ban; thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ hợp lý về nhân
sự, cơ sở vật chất, hệ thống dữ liệu phục vụ quá trình kiểm tra, giám sát và
cảnh báo rủi ro đối với hệ thống NHTM.
3.4.1.5 Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị
trường.
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ sở pháp lý để VAMC mua nợ theo giá thị trường.
Hiện nay, NHNN đã ban hành Thông tư 14/2015/TT-NHNN (sửa đổi thông tư
19/2013/TT-NHNN). Theo thông tư này, VAMC có thể mua nợ xấu theo cơ
chế thị trường. Tuy nhiên để Thông tư 14/2015/TT-NHNN thực sự đi vào
cuộc sống đòi hỏi Chính phủ cần phối hợp với NHNN tiếp tục xử lý các
vướng mắc khi VAMC mua nợ theo giá thị trường như: cơ sở, quyền của
VAMC trong việc xử lý nợ đã mua và xử lý TSBĐ; đảm bảo đúng nguyên tắc
thị trường khi mua-bán nợ, cơ chế chuyển trái phiếu thành tiền… thông qua
việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan. Thứ hai: hoàn thiện cơ sở pháp
lý và có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân mua mua nợ của NHTM
theo cơ chế thị trường đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện
phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu, giảm áp lực cho ngân
sách Nhà nước. Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về việc thành
lập và hoạt động của các tổ chức Trung gian tài chính thực hiện chức năng
chứng khoán hóa các khoản nợ (SPE- Special Purpose Entity), tạo tiền đề cho
các NHTM có thể xử lý nợ xấu thông qua hình thức chứng khoán hóa các
khoản nợ xấu.
171

3.4.1.6 Hoàn thiện văn bản pháp lý về xác lập quyền tài sản
Hiện nay một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong xử lý nợ xấu là
khâu xử lý TSBĐ. Để phá điểm nghẽn này Chính phủ xem xét, hoàn thiện các
qui định pháp lý liên quan đến quyền tài sản bao gồm việc xác lập quyền sở
hữu và quyền sử dụng tài sản. Từ đó tạo cơ sở cho việc hoàn thiện hành lang
pháp lý từ khâu giao dịch đến khâu xử lý TSBĐ đặc biệt là khâu thi hành án
theo hướng: đơn giản hóa thủ tục pháp lý, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ
tạo điều kiện cho Ngân hàng rút ngắn thời gian xử lý TSBĐ.
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.4.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản trị RRTD đảm bảo phù hợp
với Hiệp ước Basel 2
NHNN ban hành các qui định, hướng dẫn thực hiện Basel 2. Theo
kinh nghiệm các nước, các qui định, hướng dẫn ban hành trên cơ sở tham
khảo ý kiến đóng góp rộng rãi, đặc biệt ý kiến các bên liên quan đến việc triển
khai thực hiện Basel 2 như NHTM, Bộ Tài Chính, Ủy ban GSTCQG…Đảm
bảo qui định vừa tuân thủ Basel 2 vừa phù hợp với điều kiện thực tế tại thị
trường Việt nam. Các qui định, hướng dẫn cần tập trung vào các nội dung chủ
yếu:
- Ban hành Qui định nội dung và phương pháp xác định hệ số an toàn vốn
theo đúng chuẩn mực Basel 2. Hệ số an toàn vốn cần xác định theo đúng tinh
thần của hiệp ước: đưa rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường vào mẫu số. Đối
với rủi ro tín dụng cần có qui định cụ thể về xác định trọng số rủi ro trong
từng cách tiếp cận. Đặc biệt thực hiện cách tiếp cận SA đối với RRTD, nhiều
Doanh nghiệp Việt nam có hoạt động kinh doanh hiệu quả song không được
xếp hạng. Nếu theo chuẩn Basel 2 sẽ phải áp dụng trọng số rủi ro 150%, điều
này sẽ gia tăng áp lực vốn cho các NHTM. Theo NCS, NHNN cần xem xét cơ
172

chế phù hợp để xác định trọng số RRTD sát hơn với RRTD của những Doanh
nghiệp chưa được xếp hạng này.
- Ban hành Qui định và hướng dẫn cụ thể về xây dựng hệ thống XHTDNB
theo yêu cầu Hiệp ước Basel 2. NHNN cần xây dựng danh mục hạng chuẩn
phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, cần ban hành qui định cụ thể đối với
cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu chuẩn sử dụng cho hệ thống XHTDNB của
NHTM. Hệ thống xếp hạng của NHTM trước khi đưa vào sử dụng phải được
sự kiểm tra, chấp thuận của NHNN đồng thời quá trình vận hành phải được sự
quản lý chặt chẽ của NHNN nhằm kiểm soát đầy đủ tính hiệu quả của hệ
thống.
- Ban hành các hướng dẫn cụ thể về xây dựng ICAAP và báo cáo ICAAP theo
chuẩn Basel 2 và phù hợp với việc triển khai áp dụng tại Việt nam. Do đặc thù
các NHTM Việt nam về cơ bản cơ sở dữ liệu còn khoảng cách lớn so với yêu
cầu Basel 2, NHNN nên cho phép các NHTM chủ động lựa chọn cách tiếp
cận khi xây dựng ICAAP căn cứ vào khả năng và đặc điểm của từng ngân
hàng. Các NHTM có thể chọn cách tiếp cận phức tạp- căn cứ vào các mô hình
thống kê hoặc cách tiếp cận đơn giản- sử dụng các phân tích, dự báo định
tính. Đống thời NHNN cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát để việc
xây dựng, vận hành ICAAP tại các NHTM đạt hiệu quả, đảm bảo vốn theo
yêu cầu Basel 2.
- Ban hành Qui định về chế độ thống kê, báo cáo công khai thông tin theo các
chuẩn mực của Trụ cột 3- Hiệp ước Basel. Hiện nay với các NHTM Cổ phần,
các chế độ công khai, báo cáo thông tin đang dần được hoàn thiện. Song đối
với Agribank do đặc thù về mô hình hoạt động nên yêu cầu về công khai
thông tin còn lỏng lẻo. Vì vậy, NHNN cần ban hành các văn bản qui định chặt
chẽ, thống nhất về chế độ thống kê, báo cáo, công khai thông tin áp dụng
chung cho các NHTM theo chuẩn mực trụ cột 3- Hiệp ước Basel 2. Về thực
173

hiện công khai thông tin, theo kinh nghiệm tại Singapore và Thái lan (áp dụng
tại ngân hàng DBS và KTB), NHNN nên qui định tuân thủ trụ cột 3 theo lộ
trình: thời gian đầu có thể công khai các thông tin định lượng cơ bản, các
thông tin định tính theo chuẩn Basel 2 yêu cầu công khai khi chế độ báo cáo
thống kê tại các NHTM đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu. NHNN nên cho phép
công khai trên Website chính thức và các cơ sở kinh doanh của NHTM. Các
thông tin công khai không yêu cầu kiểm toán để giảm chi phí cho ngân hàng
và đảm bảo tính cập nhật thông tin. Thay vào đó, NHNN cần tăng cường giám
sát kỷ luật thị trường và nghiêm minh xử lý sai phạm trong trường hợp phát
hiện thông tin công khai có sự sai lệch, không thống nhất với thông tin trên
các báo cáo đã được kiểm toán, thông tin lưu trữ tại các cơ quan quản lý Nhà
nước (cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước…) hoặc thông tin có nguồn gốc tin
cậy khác.
- Hoàn thiện chế độ kế toán NHTM. Đặc biệt chế độ kế toán liên quan đến
tính vốn, phân loại Tài sản có nói chung, phân loại nợ nói riêng, trích và xử lý
dự phòng RRTD. Đảm bảo việc phân loại tài sản có, phân loại nợ, trích dự
phòng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế đặc biệt là Chuẩn mực kế toán
quốc tế số 39-công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường (IAS 39- Financial
Instruments: Recognition and Measurement)
- Đặc biệt NHNN cần sớm hoàn thiện dự thảo Thông tư Qui định về hệ thống
quản lý rủi ro, Khung quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng để tạo cơ sở
pháp lý cho việc xây dựng và vận hành Hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn
Basel 2.
3.4.2.2 Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo chuẩn
mực quốc tế
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý, cơ sở hạ
tầng và nhân sự để tiến hành phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi
174

ro. Thứ hai, về nội dung thanh tra, cần đảm bảo sự kết hợp thanh tra tuân thủ
với thanh tra trên cơ sở rủi ro; kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.
Trong đó cơ quan giám sát cần tập trung hơn vào các hoạt động của ngân
hàng có tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật lớn. Thứ ba, xây
dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro đối với từng TCTD cũng như toàn hệ
thống.
3.4.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng
của NHNN (CIC)
Đối với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, NHNN cần tăng
cường đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và
cung cấp thông tin. Bên cạch đó NHNN xây dựng và hoàn thiện qui chế cung
cấp, trao đổi thông tin giữa CIC và các tổ chức tín dụng. Đảm bảo các
NHTM tuân thủ nghĩa vụ cung cấp các thông tin tín dụng một cách đầy đủ,
kịp thời nhằm ngày càng hoàn thiện kho dữ liệu cho CIC đồng thời có cơ chế
để đảm bảo CIC cung cấp thông tin hiệu quả cho các NHTM, phục vụ đắc lực
cho công tác quản trị RRTD tại các NHTM.
3.4.2.4 Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tiến độ tái cơ cấu
Agribank
Để Agribank có thể xử lý nợ xấu hiệu quả, giảm nợ xấu về mức an toàn
theo kế hoạch. Thời gian tới, NHNN cần tăng cường các biện pháp kiểm tra
kiểm soát đồng thời hỗ trợ xử lý khó khăn đối với việc phân loại nợ, xử lý nợ
xấu và tiến độ tái cơ cấu của Agribank. Các biện pháp cần tập trung vào các
nội dung:
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro
theo Thông tư 02/2013/NHNN. Đặc biệt cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng
các khoản nợ đã được cơ cấu lại theo Quyết định 780/2013/NHNN và Thông
175

tư 09/2014/NHNN nhằm đánh giá một cách đầy đủ, chính xác nợ xấu tại
Agribank.
- Tiếp tục hỗ trợ Agribank tháo gỡ các khó khăn trở ngại về nhân sự, về cơ
chế, về tài chính trong quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Tạo điều kiện để
Agribank có thể hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ.
3.4.2.5 Hỗ trợ Agribank trong việc đào tạo nhân sự, kỹ thuật và đầu tư
công nghệ đáp ứng yêu cầu về triển khai áp dụng Basel 2
Khó khăn chung của các NHTM Việt nam khi triển khai Basel 2 là
thiếu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nhân lực. Vì vậy để đấy nhanh tiến độ thực
hiện triển khai áp dụng Basel 2 của Agribank và các NHTM việt nam, NHNN
cần có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho Agribank và
các NHTM khác trên các phương diện:
NHNN cần tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
cho cán bộ ngân hàng theo yêu cầu Hiệp ước Basel 2. Đồng thời NHNN có
thể liên kết với các NHTM nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam, các
chuyên gia có kinh nghiệm trong triển khai Basel tổ chức các cuộc hội thảo,
tọa đàm, trao đổi kiến thức kinh nghiệm với các NHTM Việt nam trong quá
trình triển khai.
Tận dụng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để
hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo nhân sự, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hạ
tầng công nghệ đáp ứng điều kiện cơ bản để triển khai áp dụng Basel 2.
Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng Basel 2 tại
Agribank và kịp thời hỗ trợ xử lý các vướng mắc, trở ngại trong quá trình
thực hiện.
176

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở định hướng triển khai quản trị RRTD tại Agribank, xác định
các điều kiện để Agribank triển khai quản trị RRTD theo Basel 2, NCS đề
xuất hệ thống giải pháp theo lộ trình 2 giai đoạn để Agribank thực hiện quản
trị RRTD theo Basel 2 với mục tiêu cuối năm 2020 đạt chuẩn Basel 2 về quản
trị RRTD. Điểm mới của Chương 3 là NCS đề xuất các giải pháp có tính hệ
thống từ việc tổ chức lại bộ máy quản trị RRTD đến việc tuân thủ từng trụ cột
để Agribank đạt chuẩn Basel 2. Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở các lập
luận có cơ sở khoa học, bám sát khả năng thực hiện tại Agribank và chủ
trương của NHNN. Đồng thời NCS đã đề xuất các kiến nghị với Chính Phủ,
NHNN nhằm tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận lợi cũng
như hỗ trợ Agribank trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo tính khả
thi của giải pháp.
177

KẾT LUẬN
Quản trị RRTD theo Basel 2 là cơ sở để Agribank đổi mới và hoàn
thiện quản trị RRTD, lành mạnh hóa năng lực tài chính và tăng sức mạnh
cạnh tranh. Luận án với đề tài “Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại
Agribank” đã hoàn thành với các nội dung cơ bản:
Thứ nhất: Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Hiệp
ước Basel 2 tại NHTM. Trên cơ sở đó phân tích, làm rõ lợi ích của NHTM
khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 và các điều kiện để NHTM triển
khai quản trị RRTD theo Basel 2
Thứ hai: Khảo sát kinh nghiệm quản trị RRTD theo Basel 2 tại một số
NHTM trong nước và nước ngoài, từ đó rút ra các bài học có giá trị tham
khảo tốt nhất về triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 cho Agribank.
Thứ ba: Đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD trên cơ sở dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp tại Agribank giai đoạn 2010-2015, chỉ ra các kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân các hạn chế về quản trị RRTD tại Agribank. Từ đó
đánh giá mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại
Agribank.
Thứ tư: Đề xuất giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp theo lộ trình
2 giai đoạn để Agribank đạt chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD vào cuối năm
2020.
Với những nội dung cơ bản luận án đã thực hiện, NCS mong muốn kết
quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới và hoàn
thiện quản trị RRTD nói chung và thực hiện quản trị RRTD theo chuẩn Basel
2 nói riêng tại Agribank. Tại các NHTM Việt Nam cũng như Agribank, quản
trị RRTD theo Basel 2 vẫn còn là vấn đề mới, phức tạp, quá trình thực hiện
còn nhiều vướng mắc về cơ sở pháp lý, nhiều trở ngại về khả năng về vốn,
nhân lực, công nghệ không dễ vượt qua. NCS rất mong nhận được các ý kiến
178

đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính- Ngân
hàng và những người quan tâm đến đề tài của luận án.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trần Thị Việt Thạch (2013), “Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong
các NHTM hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - kế toán số 1/năm 2013
2. Trần Thị Việt Thạch (2014), ”Nợ xấu các NHTM Việt nam, các vướng mắc
cần tháo gỡ”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- kế toán số 2/năm 2014
3. Trần Thị Việt Thạch (2015), ”Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ của các NHTM Việt nam theo Basel 2”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- kế
toán số 3/năm 2015
4. Trần Thị Việt Thạch (2015), ”Cơ sở dữ liệu- nền tảng quan trọng để áp
dụng phương pháp tiếp cận IRB đối với rủi ro tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu
Tài chính- kế toán số 8/năm 2015
5. Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Hoàn thiện công cụ kế
toán nhằm kiểm soát rủi ro tại các Quỹ tín dụng nhân dân” Chủ nhiệm đề tài
TS. Trần Văn Hợi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Agribank (2010), Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank,
2. Agribank (2010-2014), Báo cáo tài chính
3. Agribank (2010-2014), Báo cáo hoạt động tín dụng
4. Nguyễn Tuấn Anh (2012)“Quản trị RRTD của Agribank” Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.
5. Nguyễn Thị Vân Anh, Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp
dụng Basel 2- Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị trường Tài chính
Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39
6. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), Quản lý nợ xấu tại Agribank, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện Tài chính hà nội
7. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý
RRTD tại hệ thống NHTM Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân
hàng Hà nội
8. Nguyễn Thùy Dương (2012), Quản lý danh mục cho vay tại Agribank, Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Hà nội
9. TS. Tô Ánh Dương (2004), Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt nam
tiếp cận và áp dụng chuẩn mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo Hiệp ước
Basel, đề tài NCKH của Viện Hàn lâm Khoa học Việt nam.
10. Nguyễn Thị Thu Đông ( 2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ
phần ngoại thương Việt nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.
11. PGS.TS Nguyễn Đăng Đờn (2009), Quản trị NHTM hiện đại, Nhà xuất bản
Phương đông.
12. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng theo
chuẩn mực và thông lệ quốc tế và qui định của Việt nam, Nhà xuất bản tư
pháp, Hà nội.
13. Chu Thị Hương Giang (2012), Ứng dụng Hiệp ước Basel 2 vào hệ thống
quản trị rủi ro tại các NHTM Việt nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học
kinh tế TP Hồ chí minh
14. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản Giao thông vận tải
15. PGS,TS Đinh Xuân Hạng, Ths. Nguyễn Văn Lộc (2012), giáo trình quản trị
tín dụng NHTM,Nhà xuất bản tài chính
16. Ths. Lê Văn Hinh, TS Đào Minh Phúc (2012), Hệ thống kiểm soát nội bộ
gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp
chí Ngân hàng số 24 - tháng 12/2012, trang 20-26)
17. TS Trần Công Hòa và Ths. Đỗ Thị Trà Linh, Xử lý rủi ro bằng biện pháp
chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần- đôi điều bàn luận và
khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số 24- tháng 12/2012 trang 31-35
18. Joel Bessis (2011), Quản trị rủi ro trong ngân hàng (bản dịch tiếng việt),
Nhà xuất bản lao động xã hội
19. TS Trương Thị Hoài Linh, Tính tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp
tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ và điều kiện áp dụng đối với Ngân hàng
Việt nam, Tạp chí Ngân hàng số 15- tháng 8/2014 trang 16-22
20. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài
chính.
21. ThS Võ Thị Hoàng Nhi, Xây dựng mô hình 3 lớp phòng vệ trong cấu trúc
quản trị rủi ro của các NHTM Việt nam, Tạp chí Ngân hàng số 16- tháng
8/2014 trang 21-27
22. NHNN (2014), Thông tư 36/NHNN: qui định về giới hạn đảm bảo an toàn
hoạt động các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”
23. NHNN (2013), Thông tư 02/NHNN: qui định về phân loại tài sản có, mức
trích và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài”
24. NHNN (2014), Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH: triển khai thực hiện
qui định an toàn vốn theo Basel 2
25. Nguyễn Thanh Phương (2012), Phát triển bền vững Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học
kinh tế quốc dân, Hà nội
26. Nguyễn Thị Hoài Phương ( 2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội
27. NHNN- dự án Brass (2014), Tài liệu hội thảo“Hướng tới thực hiện Basel 2
tại Việt nam”, NHNN Việt nam
28. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, Nhà xuất bản Thống kê
29. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên
cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Học viện ngân hàng, Hà nội
30. Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Bộ Tài chính Trung Quốc (2013), Kinh
nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống tài chính Trung quốc và Bài học cho Việt
nam, Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính.
31. Nguyễn Anh Tuấn ( 2012), Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt
nam theo Hiệp ước Basel, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương,Hà
nội
32. Nguyễn Đức Tú ( 2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
cổ phần công thương Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh
tế quốc dân Hà nội.
33. Lê Thanh Tùng”Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong
quản trị RRTD theo Basel 2, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 15- năm
2014, trang 18-21
Tiếng Anh
34. Alman (2003), The use of credit scoring model and the importance of a
credit Culture, Newyork University
35. ANZ (2005-2014), Annual report
36. ANZ (2009-2014), Basel 2 Pilar 3 disclosure
37. Basel Committee on Banking Supervision(2006), International Convergence
of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework-
Comprehensive Version
38. Basel Committee on Banking Supervision (1998), International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards
39. Basel Committee on Banking Supervision (2001), Principles for the
Management of Credit Risk
40. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Basel Committee issues
guidance on credit risk Management and Disclosure
41. Basel Committee on Banking Supervision (2006), Sound credit risk
Assessment and Valuation for Loans
42. BCBS(1998), Framework for Internal Control Systems in Banking
Organisations, http://www.bis.org
43. BCBS(2012), Internal Audit Function in Bank, http://www.bis.org
44. BCBS(2014),Corporate Governance principles for Bank, http://www.bis.org
45. Chrinko R.S Guill (2000), A framework for assessing credit risk in
Depository Institution.
46. Constantinos Stephanou v Juan Carlos Mendoza (2005), Credit risk
Measurement Under Basel 2: An overview and Implementation Issues for
Developing Countries
47. DBS (2005-2014), Annual report
48. DBS (2008-2014), Basel 2 Pilar 3 disclosure
49. Hennie van Greuring, Sojia Brajovic Brajannovic (2009), Analyzing Banking
risk, Washington, DC
50. Ken Brown, Peter Moles (2014), Credit risk management, Heriot-Watt
University, Edinburgh, United Kingdom
51. KPMG (2007), Managing Credit Risk: Beyond Basel 2, http://kpmg.com
52. KPMG (2011), ICAAP in Europe, http://kpmg.com
53. KPMG (2011), Credit risk under Basel 2, http://kpmg.com
54. KTB (2005-2014), Annual report
55. KTB (2005-2014), Basel 2 Pilar 3 disclosure
56. MAS (2007), Notice 637
57. MAS (2013), Guidelines on risk management practices- credit risk
58. MohammadShoqul Islam, Nikhil Chandra Shil and Md. Abdul Mannan
(2005), Non performing loans - its causes,consequences and some learning
59. Patrick Van Roy (2005), Credit ratings and The standardised approach to
credit risk in Basel II, Working paper Series, Number 517
60. Stefano Bonini và Giuliana Caivano(2013), The survival analysis approach
in Basel II credit risk management: modeling danger rates in the loss given
default parameter, Volume 9/Number 1, Spring 2013, Journal of Credit Risk
61. Xin Zhang, Bernd Schwaab, Andre Lucas (2014), Measure credit risk in a
Large banking system: Econometric Modeling and Empirics, Duisenberg
school of Finance, Netherlands
Website:
62. http://www.agribank.com.vn/101/1955/gioi-thieu/to-thong-tin-agribank.aspx
63. https://www.anz.com/auxiliary/search/default.asp?qu=annual+report+&btnSit
eSearch=
64. http://www.apra.gov.au/adi/PrudentialFramework/Pages/basel-ii-
implementation-in-australia.aspx
65. http://bidv.com.vn/Nha-dau-tu/Bao-cao-tai.../Bao-cao-thuong-nien.aspx
66. http://www.bis.org/search/?category=--&lang=--
&mp=all&sb=0&q=Credit+r%C3%ADk+m%C3%A2ngement&adv
67. https://www.bot.or.th/English/Statistics/Pages/default.aspx
68. https://www.dbs.com/investor/index.html
69. http://www.ktb.co.th/ktb/en/ktb-annual-report.aspx
70. http://www.mas.gov.sg/search?q=basel%202
71. http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/tk/ccttqt?_afrLoop=290
96589329487835&_afrWindowMode=0&#%40%3F_afrLoop%3D29096589
329487835%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-
state%3D11mku7vm7a_54
72. http://vietcombank.com.vn/Investors/
73. http://investor.vietinbank.vn/InvestorNews.aspx?lang=VN
PHỤ LỤC 1.1
TRỌNG SỐ RỦI RO (K) THEO CÁCH TIẾP CẬN IRB
 Các khoản nợ của Doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan nhà nước được xác
định:
  G ( PD)    1  ( M  2,5)b
K =  LGDxN   G (0,999)  PDxLGD x
  1  1     1  1,5b

Trong đó:
ρ là hệ số tương quan cặp đôi các khoản nợ trong danh mục
1  EXP(50 xPD)  1  EXP(50 xPD) 
ρ = 0,12x  0,241 
1  EXP(50)  1  EXP(50) 
b: kỳ hạn điều chỉnh: b = (0,11852- 0,05478xln(PD))2
N(.) là hàm phân bổ tích lũy phân phối chuẩn; G(.) là hàm ngược của
hàm N(.); G(0,999) là hàm thống kê với độ tin cậy 99,9%
 Các khoản nợ của công ty nhỏ và vừa, nợ bất động sản thương mại có độ biến
động lớn tính K theo công thức trên nhưng có hiệu chỉnh hệ số ρ.
Với khoản nợ các công ty nhỏ và vừa:
1  EXP(50xPD)  1  EXP(50xPD)  s 5
ρ = 0,12x  0,241    0,04x(1  (1  )
1  EXP(50)  1  EXP(50)  45
S là tổng doanh số bán hàng/năm (triệu EUR)
Với các khoản nợ bất động sản thương mại:
1  EXP(50 xPD)  1  EXP(50 xPD) 
ρ = 0,12 x  0,301 
1  EXP(50)  1  EXP(50) 
 Các khoản nợ bán lẻ K được xác định:
 G ( PD )  
K= LGDxN   xG (0,999)   PDxLGD

 1  1  
Trong đó: Nợ bán lẻ thế chấp nhà ở: ρ = 0.15; Nợ bán lẻ tuần hoàn: ρ= 0,04
1  EXP(35xPD)  1  EXP(35xPD) 
Trường hợp bán lẻ khác: ρ = 0,03x  0,161 
1  EXP(35)  1  EXP(35) 
PHỤ LỤC 1.2
MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ RRTD “3 VÒNG KIỂM
SOÁT” TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
1. ANZ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ỦY BAN RỦI CÁC ỦY BAN ỦY BAN


RO KHÁC
KIỂM TOÁN

BAN ĐIỀU HÀNH

ỦY BAN RỦI ỦY BAN TS NỢ ỦY BAN GIÁM


ỦY BAN RRHĐ
RO KD VÀ - TS CÓ SÁT XHTD
RRTD

ỦY BAN CÁC SP
CHO VAY VÀ THỊ ỦY BAN KHÁC
TRƯỜNG

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP KINH DOANH


Vòng kiểm soát thứ nhất

Vòng kiểm soát thứ hai

Vòng kiểm soát thứ ba


2. Krungthai
HĐQT

Ủy ban khác Ban điều hành Ủy ban quản lý Ủy ban kiểm


rủi ro toán

Nhóm ngân Nhóm ngân Nhóm quản lý Nhóm kiểm


hàng bán buôn hàng bán lẻ rủi ro toán nội bộ

Các đơn vị trực tiếp kinh doanh Nhóm chức


năng khác
3. DBS

HĐQT

Ủy ban khác Ủy ban điều Ủy ban quản lý Ủy ban kiểm


hành rủi ro toán

Ủy ban các mô hình RRTD


Các đơn vị kinh doanh

Ủy ban phê duyệt tín dụng

Ủy ban rủi ro tín dụng

Ủy ban rủi ro thị trường và thanh


khoản

Ủy ban chính sách TD dụng


4. Vietinbank

HĐQT Ban kiểm soát

Ủy ban khác Ủy ban rủi ro

Tổng giám đốc

Giám đốc khối


QLRR
Phó TGĐ phụ Phó TGĐ phụ
trách khối kinh trách TĐ và Các Phòng Kiểm toán NB
doanh phể duyệt TD khối QLRR

Các đơn vị trực tiếp kinh doanh (chi nhánh)


PHỤ LỤC 2.1
MẤU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ KIỂM SOÁT RRTD TẠI CÁC CHI
NHÁNH CỦA AGRIBANK

Kính gửi: Quí Ông/Bà


Chúng tôi gửi tới Quí Ông/Bà phiếu khảo sát về kiểm soát rủi ro tín
dụng tại các Chi nhánh trong hệ thống Agribank. Mục đích khảo sát để
đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng (RRTD), phục vụ cho nghiên
cứu và đề xuất việc hoàn thiện các chính sách và giải pháp kiểm soát
RRTD.
Chúng tôi rất mong nhận được thông tin phản hồi của Quí Ông/Bà
bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Chúng tôi đảm bảo
rằng các thông tin trên phiếu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
1. Đánh giá của Ông/Bà về cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại Chi nhánh hiện
nay?
Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý
Rất không hợp lý Không quan tâm
2. Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại Chi nhánh là:
Tìm kiếm khách hàng Giao dịch, hướng dẫn khách hàng
Hoàn thiện hồ sơ tín dụng Thẩm định tín dụng Thu nợ
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn Xử lý nợ quá hạn
Tất cả các nhiệm vụ kể trên
Ý kiến khác…………………………………………………………
3. Ông/Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của quản lý RRTD tại Chi
nhánh?
Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng
Rất quan trọng Đặc biệt quan trọng
4. Đánh giá của Ông/Bà về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh hiện nay?
Không quan tâm Rất tốt Tốt Thấp Rất thấp
5. Đánh giá của Ông/Bà về qui trình cấp tín dụng hiện nay tại Chi nhánh?
Rất không hợp lý Không hợp lý Tương đối hợp lý
Hợp lý Rất hợp lý
6. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ
QHKH tại chi nhánh?
Rất không tuân thủ Không tuân thủ
Tương đối tuân thủ Tuân thủ Rất tuân thủ
7. Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH là:
Giao tiếp, thuyết trình Phân tích, dự báo
Kiểm tra, giám sát Làm việc nhóm
Tất cả các kỹ năng trên
Ý kiến khác…………………………………………………………..
8. Tại Chi nhánh, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay dựa vào các
báo cáo:
Báo cáo tài chính đã kiểm toán
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán
Báo cáo của cơ quan Thuế
Báo cáo các cơ quan thanh tra
Ý kiến khác (ghi rõ các báo cáo khác chi nhánh có sử dụng)……

9. Đánh giá của Ông/Bà về vai trò của bộ phận QHKH trong việc kiểm soát rủi
ro tín dụng?
Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng
Khá quan trọng Rất quan trọng
10. Tại Chi nhánh, Cán bộ QHKH nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ chủ yếu bằng cách nào?
Đào tạo tập trung Đào tạo online Tự đào tạo
Kèm cặp tại Chi nhánh (huấn luyện và học hỏi từ người đồng cấp)
Ý kiến khác…………………………………………………………..
11. Ông/Bà đánh giá như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại
Chi nhánh?
Không quan tâm Rất tốt Tốt Chưa tốt Đáng báo
động
12. Theo Ông/Bà, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH
tại Chi nhánh:
Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt
13. Khi thẩm định tín dụng, yếu tố “tư cách” của khách hàng vay được đánh giá
là:
Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng
Rất quan trọng Đặc biệt quan trọng
14. Ông/Bà đánh giá hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi
nhánh?
Không quan tâm Rất không hiệu quả Không hiệu quả
Hiệu quả Rất hiệu quả
15. KT-KSNB tại Chi nhánh được thực hiện như thế nào?
Kiểm tra trực tiếp hàng ngày
Giám sát từ xa hàng ngày
Giám sát từ xa định kỳ
Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ
Kết hợp các hình thức trên
Ý kiến khác …..
16. Nội dung KT-KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là:
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức tín
dụng được phê duyệt
Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện
sớm rủi ro
Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ
Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao
nhằm phát hiện sớm rủi ro
Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở
rủi ro.
17. Ông/Bà đánh giá điều kiện cần thiết của cán bộ KT-KSNB là:
Có chuyên môn ở vị trí KT-KSNB
Có đạo đức nghề nghiệp
Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-KSNB
Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-
KSNB
Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí KT-
KSNB, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao.
18. Theo Ông/Bà, số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh?
Quá ít Ít Đủ Nhiều Quá nhiều
19. Theo Ông/Bà khó khăn, thách thức của Chi nhánh khi Agribank triển khai
Basel 2
Không có thách thức Thách thức rất nhỏ Bình thường
Có thách thức Thách thức rất lớn
PHỤ LỤC 2.2
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT

NCS đã gửi 200 phiếu khảo sát để khảo sát việc kiểm soát RRTD tại
các chi nhánh của Agribank. Bao gồm: Sở giao dịch, Chi nhánh Hà nội, chi
nhánh Hưng yên, Chi nhánh Hải dương, Chi nhánh Nghệ an, Chi nhánh Hà
Tĩnh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh Phú Thọ. Đối tượng
khảo sát bao gồm CBTD, cán bộ KT-KSNB và cán bộ quản lý tại 8 chi nhánh
được khảo sát. Ngoài ra, NCS thực hiện khảo sát thực tế tại Sở giao dịch, xin
ý kiến một số chuyên gia, cán bộ quản lý và CBTD thông qua phỏng vấn trực
tiếp, xin ý kiến qua thư điện tử và điện thoại. Số phiếu thu về 186 phiếu, kết
hợp với kết quả phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia và CBTD, NCS tổng
hợp kết quả khảo sát như sau:
I. Thông tin chung
Số phiếu phát Số phiếu
Tỷ lệ
Tên Chi nhánh ra thu về
Sở giao dịch 20 20 100%
Chi nhánh Hà nội 20 20 100%
Chi nhánh TP HCM 15 15 100%
Chi nhánh Phú Thọ 40 40 100%
Chi nhánh Hà tĩnh 35 35 100%
Chi nhánh Nghệ An 30 20 66,67%
Chi nhánh Hưng yên 20 16 80%
Chi nhánh Hải Dương 20 20 100%
Tổng cộng 200 186 93%

II. Thông tin về Kiểm soát RRTD


1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại Chi nhánh
Rất hợp lý 32/186 17,20%
Hợp lý 60/186 32,26%
Chưa hợp lý 94/186 50,54%
Rất không hợp lý 0/186 0%
Không quan tâm 0/186 0%

2. Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại Chi nhánh
(1) Tìm kiếm khách hàng 0/186 0%
(2) Giao dịch, hướng dẫn KH 0/186 0%
(3) Hoàn thiện hồ sơ tín dụng 0/186 0%
(4) Thẩm định tín dụng 0/186 0%
(5) Thu nợ 0/186 0%
(6) Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn 0/186 0%
(7) Xử lý nợ quá hạn 0/186 0%
(8) Tất cả các nhiệm vụ trên 98/186 52,69%
(1), (2), (3), (4), (6), (7) 57/186 30,65%
(1), (2), (3), (4), (5), (6) 31/186 16,66%

3. Tầm quan trọng của quản lý RRTD tại Chi nhánh


Rất không quan trọng 0/186 0%
Không quan trọng 0/186 0%
Quan trọng 67/186 36,02%
Rất quan trọng 73/186 39,25%
Đặc biệt quan trọng 46/186 24,73%
4. Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh
Không quan tâm 0/186 0%
Rất tốt 11/186 5,91%
Tốt 80/186 43,01%
Thấp 88/186 47,32%
Rất thấp 7/186 3,76%

5. Qui trình cấp tín dụng tại Chi nhánh


Rất không hợp lý 0/186 0%
Không hợp lý 0/186 0%
Tương đối hợp lý 145/186 77,96%
Hợp lý 30/186 16,13%
Rất hợp lý 11/186 5,91%

6. Mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ QHKH tại chi nhánh
Rất không tuân thủ 0/186 0%
Không tuân thủ 3/186 1,61%
Tương đối tuân thủ 138/186 74,19%
Tuân thủ 32/186 17,20%
Rất tuân thủ 13/186 7,00%

7. Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH


Giao tiếp, thuyết trình 0/186 0%
Phân tích, dự báo 0/186 0%
Kiểm tra, giám sát 0/186 0%
Làm việc nhóm 0/186 0%
Tất cả các kỹ năng trên 154/186 82,80%
Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám
8/186 4,30%
sát
Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám
24/186 12,90%
sát, giao tiếp thuyết trình

8. Cơ sở để thẩm định năng lực tài chính khách hàng


Báo cáo tài chính đã kiểm toán 25/186 13,44%
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 24/186 12,90%
Báo cáo của cơ quan Thuế 0/186 0%
Báo cáo các cơ quan thanh tra 0/186 0%
Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo 89/186 47,85%
cáo tài chính chưa kiểm toán
Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo 48/186 25,81%
cáo tài chính chưa kiểm toán và báo
cáo cơ quan thuế

9. Vai trò của bộ phận QHKH trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng
Rất không quan trọng 0/186 0%
Không quan trọng 0/186 0%
Quan trọng 50/186 26,88%
Khá quan trọng 91/186 48,92%
Rất quan trọng 45/186 24,20%

10. Biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu cho
cán bộ tại Chi nhánh
Đào tạo tập trung 50/186 26,87%
Đào tạo online 0/186 0%
Tự đào tạo 28/186 15,05%
Kèm cặp tại Chi nhánh 15/186 8,07%
Đào tạo tập trung và tự đào tạo 40/186 21,52%
Đào tạo tập trung và kèm cặp 25/186 13,44%
Đào tạo tập trung, tự đào tạo và 28/186 15,05%
kèm cặp

11. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh
Không quan tâm 0/186 0%
Rất tốt 15/186 8,06%
Tốt 71/186 38,17%
Chưa tốt 97/186 52,15%
Đáng báo động 3/186 1,62

12. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh
Rất kém 0/186 0
Kém 9/186 4,84%
Trung bình 95/186 51,07%
Tốt 67/186 36,03%
Rất tốt 15/186 8,06%

13. Đánh giá yếu tố “tư cách” của khách hàng vay khi thẩm định tín dụng
Rất không quan trọng 0/186 0%
Không quan trọng 0/186 0%
Quan trọng 0/186 0%
Rất quan trọng 21/186 11,29%
Đặc biệt quan trọng 165/186 88,71%

14. Hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi nhánh
Không quan tâm 0/186 0%
Rất không hiệu quả 0/186 0%
Không hiệu quả 110/186 59,14%
Hiệu quả 70/186 37,64%
Rất hiệu quả 6/186 3,22%

15. Phương pháp KT-KSNB tại Chi nhánh


Kiểm tra trực tiếp hàng ngày 0/186 0%
Giám sát từ xa hàng ngày 0/186 0%
Giám sát từ xa định kỳ 45/186 24,19%
Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ 98/186 52,69%
Kết hợp các hình thức trên 43/186 23,12%

16. Nội dung KT-KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui
trình nghiệp vụ và hạn mức tín 145/186 77,96%
dụng được phê duyệt
Kiểm tra, giám sát các khu vực có
0/186 0%
nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện
sớm rủi ro
Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc
24/186 12,90%
tuân thủ qui trình nghiệp vụ
Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các
khu vực có nguy cơ rủi ro cao 0/186 0%
nhằm phát hiện sớm rủi ro
Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ
và kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi 17/186 9,14%
ro
.
17. Điều kiện cần thiết của cán bộ KT-KSNB
Có chuyên môn ở vị trí KT-KSNB 0/186 0%
Có đạo đức nghề nghiệp 0/186 0%
Có kinh nghiệm và chuyên môn ở
0/186 0%
vị trí KT-KSNB
Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh
nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT- 16/186 8,60%
KSNB
Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh
nghiệm, chuyên môn ở vị trí KT-
170/186 91,40%
KSNB, có khả năng làm việc độc
lập với cường độ cao.

18. Số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh


Quá ít 0/186 0%
Ít 60/186 32,26%
Đủ 120/186 64,52%
Nhiều 6/186 3,22%
Quá nhiều 0/186 0%

19. Triển khai áp dụng Basel 2 tại Agribank


Không có thách thức 5/186 2,68%
Thách thức rất nhỏ 10/186 5,38%
Bình thường 15/186 8,07%
Có thách thức 80/186 43,01%
Thách thức rất lớn 76/186 40,86%
PHỤ LỤC 2.3
QUI TRÌNH TỔNG THỂ XẾP HẠNG, CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG
TẠI AGRIBANK

TẠI CHI NHÁNH

ĐĂNG KÝ
KHÁCH HÀNG

Qui trình xếp hạng chung trên hệ thống RM của Agribank


Đăng ký KH
KT đối
tượng CĐ không chấm điểm

PHÊ DUYỆT TẠI CHI NHÁNH


Xác
định
loại KH

TỔ CHỨC CÁ NHÂN
HỘ
KINH TẾ

NHẬP NHẬP
THÔNG TIN THÔNG TIN Chấm điểm
TSĐB

Báo cáo Tổng hợp, ra


chấm điểm, quyết định
xếp hạng KH CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG

TẠI TRỤ SỞ CHÍNH

BC PHÂN BC KQ TRÍCH
CHUYỂN DỮ LIỆU ĐỂ
LOẠI NỢ VÀ LẬP ĐỊNH
TRÍCH DPRR
TRÍCH LẬP DPRR LƯỢNG VÀ
ĐỊNH TÍNH

TỔNG HỢP,
PHỤ LỤC 2.4
PHÂN TÍCH VÀ
BC
PHỤ LỤC 2.4

HỆ THỐNG HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI AGRIBANK

1. Đối với khách hàng doanh nghiệp

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại rủi


ro

Từ 94 -100 AAA Rât thấp

Từ 88 - <94 AA+ Rất thấp

Từ 83 - <88 AA Tương đối thấp

Từ 78 - <83 A+ Tương đối thấp

Từ 73- <78 A Tương đối thấp

Từ 70- <73 BBB Thấp

Từ 67- <70 BB+ Thấp

Từ 64- <67 BB Thấp

Từ 62- <64 B+ Thấp

Từ 60- <62 B Trung bình

Từ 58- <60 CCC Trung bình

Từ 54- <58 CC+ Trung bình

Từ 51- <54 CC Trung bình

Từ 48- <51 C+ Trung bình

Từ 45- <48 C Cao

Dưới 45 D Rất cao


2. Đối với khách hàng cá nhân

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại RR

Từ 91 -100 AAA Thấp

Từ 81 - <91 AA Thấp

Từ 75 - <81 A Thấp

Từ 70 - <75 BBB Trung bình

Từ 65- <70 BB Trung bình

Từ 60- <65 B Cao

Từ 55- <60 CCC Cao

Từ 50- <55 CC Cao

Từ 40- <50 C Cao

Dưới 40 D Rất cao


3. Đối với các định chế tài chính

Tổng số điểm Xếp hạng Xếp hạng

Từ 91 -100 AAA Rất thấp

Từ 81 - 90 AA Rất thấp

Từ 73 - 80 A Rất thấp

Từ 70 - 72 BBB Tương đối thấp

Từ 63 - 69 BB Tương đối thấp

Từ 60 - 62 B Tương đối thấp

Từ 56 - 59 CCC Trung bình

Từ 53 - 55 CC Trung bình

Từ 44 - 52 C Cao

Dưới 44 D Rất cao


PHỤ LỤC 2.5

QUI TRÌNH CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG


TẠI AGRIBANK
1. Đối với các tổ chức kinh tế:

THÔNG TIN KHÁCH


HÀNG

XÁC ĐỊNH HÌNH XÁC ĐỊNH LĨNH XÁC ĐỊNH QUI


THỨC SỞ HỮU VỰC KD MÔ DN

XÁC ĐỊNH BỘ
CHỈ TIÊU CHẤM

CHẤM ĐIỂM CHỈ


CHẤM ĐIỂM CHỈ
TIÊU PHI TC
TIÊU TÀI CHÍNH

CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG


KHÁCH HÀNG

Căn cứ xác định bộ chỉ tiêu chấm điểm doanh nghiệp

Ba loại: lớn, vừa và nhỏ (căn cứ vào: Vốn chủ sở


Qui mô Doanh nghiệp
hữu, số lượng lao động, Doanh thu thuần và Tổng
tài sản)

Ba loại: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp


Hình thức sở hữu
100% vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp khác

34 lĩnh vực kinh doanh (lĩnh vực có doanh thu


Lĩnh vực kinh doanh
chiếm trên 50% tổng doanh thu hàng năm của doanh
nghiệp
Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính
(14 chỉ tiêu) (48 chỉ tiêu)
- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ từ LCTT
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi
trường nội bộ
- Nhóm chỉ tiêu cân nợ
- Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng
- Nhóm chỉ tiêu thu nhập
- Nhóm các chỉ tiêu khác

BỘ CHỈ TIÊU
CHẤM ĐIỂM
TCKT

Agribank xây dự
ựng các bộ chỉ tiêu chấm điểm
m cho các tổ
t chức kinh tế
phân biệtt theo qui mô, theo lĩnh
l vựcc kinh doanh và theo hình thức
th sở hữu.
2. Đối vớii khách hàng cá nhân/hộ
nhân/h

Đối vớii nhóm cá nhân/hộ,


nhân/h hệ thống chấm điểm, xếpp hhạng tín dụng của
Agribank xây dựng
ng các bộ
b chỉ tiêu chấm điểm tương ứng
ng với 3 nhóm: cá
nhân, hộ nông dân và hhộ kinh doanh.

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

XÁC ĐỊNH LOẠI KH

XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ


TIÊU CHẤM ĐIỂM KH

CHẤM
M ĐI
ĐIỂM TSĐB CHẤM ĐIỂM,
M, XẾP
X
HẠNG
NG KHÁCH HÀNG

KẾT QUẢ
LOẠI KH
BỘ CHỈ TIÊU CHẤM ĐIỂM

Cá nhân Bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm thông tin nhân thân (12 chỉ
tiêu) và nhóm thông tin khả năng trả nợ (4 chỉ tiêu)

Hộ nông dân Bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm thông tin nhân thân (14 chỉ
tiêu) và nhóm thông tin khả năng trả nợ (5 chỉ tiêu)

Hộ kinh doanh Bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu: nhóm thông tin chủ hộ kinh doanh
(12 chỉ tiêu), nhóm thông tin khác liên quan chủ hộ (22 chỉ
tiêu) và nhóm thông tin phương án kinh doanh (23 chỉ tiêu)
Đối với nhóm cá nhân/hộ, hệ thống xây dựng các bộ chỉ tiêu chấm điểm
tương ứng với 3 nhóm: cá nhân, hộ nông dân và hộ kinh doanh. Hạng khách
hàng được xác định trên cơ sở kết quả chấm điểm theo từng bộ chỉ tiêu riêng
biệt cho từng nhóm khách hàng.

Để đưa ra kết quả xếp hạng cuối cùng, hệ thống yêu cầu tính điểm TSBĐ.
Điểm TSBĐ tính trên 4 chỉ tiêu: loại tài sản, tính chất sở hữu, giá trị tài sản
đảm bảo /tổng nợ vay đề nghị và xu hướng giảm giá trị của TSĐB trong 12
tháng qua theo đánh giá của ngân hàng)

3. Đối với các Định chế tài chính

Hệ thống xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm cho 3 nhóm định chế tài chính:
ngân hàng, công ty cho thuê tài chính và công ty tài chính, công ty chứng
khoán.

Bộ chỉ tiêu chấm điểm mỗi nhóm Định chế tài chính bao gồm 2 nhóm chỉ
tiêu: Chỉ tiêu tài chính : nhóm chỉ tiêu đảm bảo an toàn (3 chỉ tiêu), nhóm chỉ
tiêu chất lượng tài sản (4 chỉ tiêu), nhóm chỉ tiêu thanh khoản (4 chỉ tiêu) và
nhóm chỉ tiêu sinh lời (4 chỉ tiêu); Chỉ tiêu phi tài chính: các yếu tố môi
trường (6 chỉ tiêu), năng lực lãnh đạo (9 chỉ tiêu), hệ thống kiểm soát nội bộ
(4 chỉ tiêu), cơ chế quản lý rủi ro (6 chỉ tiêu), vị thế cạnh tranh và uy tín (6 chỉ
tiêu) , hệ thống thông tin điều hành và quản lý (4 chỉ tiêu), khả năng duy trì
năng lực kinh doanh (5 chỉ tiêu) và các yếu tố khác (5 chỉ tiêu). Điểm tổng
hợp từ chấm điểm tài chính và phi tài chính là căn cứ xếp loại khách hàng

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

XÁC ĐỊNH LOẠI ĐỊNH CHẾ


TC

XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU


CHẤM ĐIỂM

CHẤM ĐIỂM CHỈ TIÊU TÀI CHẤM ĐIỂM CHỈ TIÊU PHI
CHÍNH TÀI CHÍNH

XẾP LOẠI QUAN HỆ NGÂN XẾP LOẠI ĐỊNH CHẾ TC


HÀNG

TỔNG HỢP XẾP HẠNG ĐỊNH CHẾ


TC

Mỗi nhóm khách hàng được phân loại Agribank tiến hành điểm quan hệ
ngân hàng. Trên cơ sở chấm điểm phân loại quan hệ ngân hàng theo 4 loại; tốt
(trên 70 điểm), khá (từ 55 đến dưới 70 điểm), trung bình (từ 40 đến dưới 55
điểm) và kém ( dưới 40 điểm)
Kết quả xếp loại định chế tài chính và quan hệ ngân hàng là cơ sở để
Agribank xác định mức độ quan hệ tín dụng. Bao gồm 5 mức: mức 1-có ưu
đãi tín dụng đặc biệt, mức 2 - có ưu đãi tín dụng, đẩy mạnh quan hệ tín dụng,
mức 3 - duy trì quan hệ tín dụng, áp dụng chính sách giá cạnh tranh, mức 4 -
chú ý đặc biệt, xem xét cụ thể từng món vay và mức 5 -từ chối quan hệ tín
dụng, quan hệ tín dụng khi có 100% TSĐB.
PHỤ LỤC 3.1
CHỨC NĂNG CÁC KHỐI KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK

a. Khối quan hệ khách hàng: bao gồm các Ban tín dụng, ban thẩm định tại
TSC và Khối kinh doanh tại các Chi nhánh
Chức năng: là các đơn vị trực tiếp kinh doanh tín dụng, tiếp nhận RRTD
trong phạm vi giới hạn đã được HĐTV phê duyệt trong từng thời kỳ thông
qua việc giao dịch, lựa chọn và chấp thuận cấp tín dụng cho khách hàng.
TẠI TRỤ SỞ CHÍNH TẠI CHI NHÁNH
CÁC BAN TÍN DỤNG PHÒNG TÍN DỤNG
- Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng - Nghiên cứu, đề xuất về phát triển thị
các phương án phát triển sản phẩm và trường tại địa bàn hoạt động của chi
phát triển thị trường tín dụng nhánh.
- Tiếp nhận các báo cáo, kiến nghị về - Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các
phát triển thị trường, sản phẩm, qui khách hàng về sản phẩm và qui trình,
trình, thủ tục cấp tín dụng từ các chi thủ tục vay vốn tại Chi nhánh
nhánh. - Báo cáo và kiến nghị về phát triển
- Đề xuất việc cải tiến qui trình, thủ khách hàng, phát triển sản phẩm, thị
tục cấp tín dụng với Bộ phận Quản lý trường, qui trình thủ tục giao dịch với
RRTD. Ban giám đốc chi nhánh.
BAN THẤM ĐỊNH PHÒNG THẨM ĐỊNH
- Thẩm định các khoản vay thuộc - Thẩm định các khoản vay được tiếp
quyền phán quyết của Tổng giám đốc nhận tại Chi nhánh
và HĐTV - Báo cáo, kiến nghị công tác thẩm
- Tham mưu cho bộ phận quản lý định với Ban Giám đốc Chi nhánh
RRTD các vấn đề liên quan đến qui BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
trình, thủ tục thẩm định. - Quản lý, điều hành Chi nhánh theo
- Quản lý điều hành công tác thẩm chỉ đạo điều hành của các Ban chuyên
định trong toàn hệ thống môn và BĐH tại TSC
- Phối hợp, hỗ trợ các bộ phận chức
năng quản lý RRTD, KT-KSNB và
KToNB tại Chi nhánh.

b. Khối quản lý rủi ro: Bao gồm Ủy ban quản lý rủi ro, Giám đốc khối quản
lý rủi ro, các phòng/ban chuyên môn thuộc khối quản lý rủi ro tại TSC, bộ
phận quản lý rủi ro tại 3 khu vực và tại các Chi nhánh.
Chức năng: là bộ phận thiết lập chiến lược, khẩu vị, chính sách quản trị
RRTD và quản lý, điều hành hoạt động quản lý RRTD trong toàn hệ thống.
TẠI TRỤ SỞ CHÍNH TẠI KHU VỰC TẠI CHI NHÁNH
Ủy ban QLRR - Thực hiện chức năng - Thực hiện chức năng
- Tham mưu cho HĐTV quản lý RRTD trong quản lý RRTD trong
về chiến lược, chính phạm vi khu vực theo phạm vi Chi nhánh theo
sách quản trị RRTD và ủy quyền của khối quản ủy quyền của bộ phận
cơ chế giám sát Ban lý rủi ro tại TSC. quản lý rủi ro khu vực:
điều hành. - Báo cáo quản lý rủi ro - Báo cáo công tác với
- Đại diện HĐTV tiếp trong khu vực về TSC quản lý rủi ro khu vực.
nhận các báo cáo, kiến và kiến nghị các vấn đề
nghị của Khối quản lý liên quan đến quản lý
rủi ro. rủi ro
KHỐI QLRR
- Thiết lập chiến lược,
khẩu vị, chính sách
RRTD;
-Chỉ đạo điều hành
quản lý RRTD trong
toàn hệ thống, quản lý
thông tin tín dụng và
XHTDNB.

c. KT-KSNB: Chức năng KT-KSNB bao gồm: (i) giám sát tính tuân thủ pháp
luật, qui chế nội của Khối quan hệ khách hàng và Khối QLRR; (ii) giám sát
RRTD; (iii) đảm bảo tính trung thực, chính xác hệ thống báo cáo tài chính và
thông tin quản lý; (iiii) báo cáo kết quả KT-KSNB với KT-KSNB cấp trên;
(iiiii) cung cấp thông tin giám sát phục vụ cho việc quản lý, điều hành của
Ban điều hành chi nhánh. Tùy vào qui mô của Khu vực/chi nhánh, cần bố trí
nhân sự phù hợp với từng địa bàn để đảm bảo KT-KS nội bộ thực hiện giám
sát hằng ngày ở tất cả các bộ phận.
d. KToNB: chức năng của KToNB là giám sát và đảm bảo tính hiệu quả của
Khối quan hệ khách hàng, Khối quản lý rủi ro và KT-KSNB.

You might also like