You are on page 1of 9

Tìm hiểu về lược đồ quy trình tín dụng tạị một (hoặc một vài) ngân hàng thương

mại
cụ thể. So sánh quy trình tín dụng giữa thực tế với lý thuyết đã được giới thiệu
II, Quy trình tín dụng tại ngân hàng Vietinbank
1. Lập hồ sơ tín dụng
2. Phân tích tín dụng
3. Quyết định tín dụng
4. Giải ngân
5. Giám sát, thu nợ
6. Thanh lý hoạt động tín dụng
II, Quy trình tính dụng tại Ngân hàng VietinBank
1. Giới thiệu qua về các sản phẩm của Ngân hàng VietinBank
1.1. Các sản phẩm dành cho Khách hàng cá nhân
Cho vay Tiêu dùng Cho vay sản xuất kinh doanh
 Cho vay mua, xây dựng sửa chữa  Sản xuất, kinh doanh siêu nhỏ
nhà ở và nhận quyền sử dụng đất ở  Sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ
 Cho vay mua nhà dự án (Bao gồm  Cho vay phát triển Nông nghiệp
Gói bảo hiểm kết hợp nhà dự án) Nông thôn
 Cho vay mua ô tô ( Bao gồm cả  Cho vay kinh doanh tại chợ
Gói bảo hiểm kết hợp ô tô)  Cho vay mua ô tô
 Gói sản phẩm cho vay du học  Cho vay nhà hàng, khách sạn
 Cho vay tín chấp CBNV  Cho vay cầm cố Sổ Tiết kiệm, Giấy
 Cho vay phát hành thẻ tài chính cá tờ có giá
nhân  Cho vay ứng trước tiền bán chứng
 Cho vay cầm cố Sổ Tiết kiệm, khoán.
GTCG
 Thẻ thấu chi

Lợi ích chung của các sản phẩm:


 Lãi suất cho vay thấp, ổn định. Có nhiều chương trình ưu đãi theo từng thời kỳ;
 Mức đáp ứng lên đến 100% nhu cầu hoặc 80% giá trị TSĐB;
 Thời hạn vay lên đến 20 năm.

1.2. Các sản phẩm dành cho Khách hàng Doanh nghiệp
Cho vay chuyên Chương trình tín Cho vay trung hạn Cho vay ngắn hạn
biệt dụng quốc tế
 Cho vay đại  Chương trình  Cho vay hợp  Cho vay
lý kinh tín dụng vốn doanh
doanh ô tô quốc tế JICA  Cho vay đầu nghiệp vi mô
 Cho vay mua  Chương trình tư dự án có tài sản
ô tô tín dụng  Cho vay vốn bảo đảm
 Cho vay kết quốc tế kinh doanh chắc chắn
hợp bảo SMEPP- dành cho  Cho vay vốn
hiếm JICA III doanh lưu động
 Chương trình nghiệp vi mô  Cho vay thấu
tín dụng chi
quốc tế  Cho vay
GCPF thanh toán
UPAS LC

Lợi ích chung của các sản phẩm:


 Cho vay với lãi suất ưu đãi, hạn mức vay lớn, thủ tục dễ dàng đơn giản;
 Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về vốn (VLĐ, Vốn trung dài hạn..) để hoạt động
sản xuất kinh doanh;
 Hạn mức cho vay lên đến 100% giá trị phương án kinh doanh.Mức cho vay trên
giá trị tài sản bảo đảm là hàng hóa xe hoặc xe ô tô lên tới 85%.

2. Lập hồ sơ tín dụng


Ngân hàng tìm thông tin về khách hàng bằng cách hướng dẫn khách hàng hoàn thành các
thủ tục, hồ sơ theo đúng qui trình tín dụng của ngân hàng.
 Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách
hàng đăng kí những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc
thiết lập hồ sơ vay
 Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các
điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
 Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng
báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).
 Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp
lệ, chủ động tìm kiếm và tiếp thị khách hàng trên cơ sở đã đăng kí chỉ tiêu với ban
lãnh đạo, bộ phận quan hệ khách hàng nằm trong phòng tín dụng nói chung.

2.1. Đối với khách hàng tín dụng


1. CMTND/CCCD/Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn/Xác nhận độc thân (còn hiệu
lực ).
2. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay, trả nợ (theo mẫu)
3. Tài liệu chứng minh nguồn trả nợ (Hợp đồng lao động, sao kê luong, sao kê thu nhập,
…): bảng sao kê lương 6 tháng gần nhất với điều kiện lương trên 4 triệu
4. Hợp đồng lao động/ Giấy sử dụng lao động hợp lệ : đối với các trường hợp được trả
lương qua VietinBank thì phải công tác trên 1 năm.
5. Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay:
Vd vay mua nhà => hợp đồng mua bán nhà, giấy tờ đặt cọc nhà
Vd mua xe : hợp đồng mua bán xe, các giấy tờ thanh toán
6 Giấy chứng nhận quyền sở hữu TSBĐ
7. Giấy đăng kí kinh doanh đối với cho vay sản xuất kinh doanh
7. Các hồ sơ khác với từng sản phẩm theo quy định của ngân hàng Công thương.
Các hồ sơ phải đáp ứng tối thiểu các điều kiện :

 Khách hàng là công dân Việt Nam. Nam có độ tuổi từ 19-59 tuổi. Nữ có độ tuổi từ
20
 Khách hàng có mức thu nhập ổn định
 Không có nợ xấu trước khi vay vốn ngân hàng Vietinbank
 Mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng và hợp lí

2.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp

 Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của Vietinbank


 Giấy đăng ký kinh doanh ( còn hiệu lực trong 3 năm )
 Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất;
 Phương án sử dụng vốn;
 Hồ sơ về tài sản đảm bảo;
 Một số giấy tờ khác (nếu ngân hàng yêu cầu).

Các hồ sơ phải đáp ứng tối thiểu các điều kiện :


 Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo luật pháp Việt
Nam;
 Doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt trong năm tài chính;
 Doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt;
 Không có nợ xấu nào tại thời điểm vay vốn;
 Có phương án kinh doanh khả thi
3. Phân tích tín dụng
3.1. Đối với khách hàng cá nhân
3.1.1. Tìm hiểu về khách hàng vay vốn.
Cán bộ doanh nghiệp phải đi thực tế tại gia đình của khách hàng để tìm hiểu thêm thông
tin về :
 Gia đình của khách hàng vay vốn
 Uy tín của khách hàng, các mối quan hệ với hàng xóm
 Mục đích vay vốn của khách hàng có đúng với lời khai
 Nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng và những thành viên trong gia
đình.
 Những nguồn thu nhập, tài sản khác của khách hàng có đúng theo lời khai.

3.1.2. Kiểm tra xác minh thông tin


Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các
nguồn thông tin :
 Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng
 Thông qua Trung tâm thông tin tín dụng
 Các khách hàng có hồ sơ tín dụng xấu, thường khó vay vốn ngân hàng theo
loại hình vay tín chấp vì được ngân hàng liệt kê vào danh sách tín dụng
đen.Ngân hàng phân loại khách hàng thuộc các nhóm nợ xấu của ngân hàng
Vietinbank như sau: (Theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày
22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam) 
 Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý ) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại
thời gian trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào
nhóm 2.
 Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày, các khoản nợ cơ
cấu lại thời gian trả nợ nhưng vẫn quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ
khác được cơ cấu vào nhóm 3
 Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, các khoản nợ đã cơ
cấu lại thời gian trả nợ nhưng vẫn quá hạn từ 90 – 180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại, các
khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4
 Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn ) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ
khoanh chờ chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo
thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5.

 Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan nơi khách hàng làm
việc, các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như UBND phường, cơ quan
thuế,v.v…)

3.1.3. Đánh giá tình hình quan hệ với ngân hàng.

 Quan hệ tín dụng : đối với chi nhánh cho vay và các chi nhánh khác trong hệ
thống:
 Dư nợ ngắn, trung và dài hạn
 Mục đích vay vốn của các khoản vay
 Doanh số cho vay, thu nợ
 Số dư bảo lãnh
 Mức độ tín nghiệm
 Quan hệ tiền gửi : tại ngân hàng cho vay
 Số dư tiền gửi bình quân
 Doanh số tiền gửi, tỷ trọng với doanh thu
 Tại các tổ chức tín dụng khác
 Số dư tiền gửi bình quân
 Doanh số tiền gửi, tỷ trọng với doanh thu

3.2. Khách hàng doanh nghiệp

3.2.1. Tìm hiểu về khách hàng vay vốn.


Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu
thêm thông tin về:
 Gia đình, uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp
 Mục đích vay vốn của doanh nghiệp
 Thông tin của doanh nghiệp trên phương diện truyền thông
 Lợi nhuận thường xuyên của doanh nghiệp
 Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của
khách hàng
 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
 Đánh giá tài sản nợ vay.
3.2.2. Về phương án sản xuất kinh doanh
 Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản
phẩm của PASXKD/DAĐT.
 Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị,nguyên liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản
phẩm tương tự của PASXKD/DAĐT để đánh giá tình hình đầu vào đầu ra.
 Tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài, mạng máy tính,…)
 Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu hồi thảo chuyên đề về từng ngành nghề.
3.2.3. Kiểm tra, xác minh thông tin
 Hồ sơ vay vốn trước đây của doanh nghiệp
 Kiểm tra các khoản nợ xấu qua Trung tâm Thông tin Tín dụng.
 Các bạn hàng /đối tác làm ăn bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị
và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm
 Các cơ quan quản lý doanh nghiệp.
3.2.4. Phân tích năng lực tài chính:
Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Bước 2: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
3.1.3. Đánh giá tình hình quan hệ với ngân hàng.

 Quan hệ tín dụng : đối với chi nhánh cho vay và các chi nhánh khác trong hệ
thống:

 Dư nợ ngắn, trung và dài hạn


 Mục đích vay vốn của các khoản vay
 Doanh số cho vay, thu nợ
 Số dư bảo lãnh
 Mức độ tín nghiệm
 Quan hệ tiền gửi : tại ngân hàng cho vay
 Số dư tiền gửi bình quân
 Doanh số tiền gửi, tỷ trọng với doanh thu
 Tại các tổ chức tín dụng khác
 Số dư tiền gửi bình quân
 Doanh số tiền gửi, tỷ trọng với doanh thu
 Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp
 Tổng tài sản, các hệ số nợ, sinh lời và tăng trưởng của doanh nghiệp.

4. Quyết định tín dụng.

4.1. Cơ sở ra quyết định tín dụng.

 Hồ sơ pháp lý và các thủ tục khách hàng đưa ra là đúng và còn có hiệu lực pháp
lý.
 Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng.
 Cán bộ tín dụng tiến hàng tính lãi, phí (lợi ích) có thể thu được nếu như khoản vay
được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng và hoàn toàn
đúng mục đích vay vốn.
 Xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập mối quan hệ với khách hàng liên
quan đến các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.

4.2. Quyền phán quyết:

Ngân hàng VietinBank đưa ra phán quyết theo mô hình nửa phân tán nửa tập trung: cán
bộ quan hệ khách hàng có thể kiêm luôn công việc của cán bộ thẩm định. Với những dự
án lớn có giá trị trên 20 tỷ đồng thì phải do phòng thẩm định. Sau quá trình thẩm định, dù
có đồng ý cấp tín dụng hay không đều phải scan tài liệu và chuyển cho phòng quản lý rủi
ro. Có sự tham gia quản lý rủi rp trong quá trình đánh giá, thẩm định tín dụng.
4.3. Quyết định tín dụng

Sau khi nhận báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan, trưởng phòng tín
dụng xem xét lại và yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu có
thiếu sót.

Cán bộ tín dụng căn cứ ý kiến của Trưởng phòng tín dụng để tiến hành làm một hoặc các
thủ tục sau:

 Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các
điều kiện vay vốn.
 Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
 Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với các trường hợp từ chối cho vay.

Sau đó báo cáo sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng xét duyệt, quyết định cho vay hay
không cho vay.Cụ thể, Giám đốc chi nhánh là người kí kết tín dụng cuối cùng đối với
những khoản vay dưới 60 tỷ. Những khoản vay từ 60-100 tỷ đồng do Giám đốc Hội sở
toàn quyền quyết định. Khoản vay trên 100 tỷ do Hội đồng Tín dụng Trung Ương ra
quyết định:

 Duyệt đồng ý cho vay


 Duyệt cho vay có điều kiện
 Không đồng ý
 Triệu tập họp Hội đồng tư vấn tín dụng để quyết định đối với trường hợp khoản
vay lớn hoặc phức tạp.

Khoản vay vượt quyền phán quyết: sẽ được Ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê
duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, ngân hàng khu vực mới được phép giải
ngân.

Thời gian ra quyết định là 5 ngày với khoản vay cá nhân, 10 ngày với các khoản vay dưới
20 tỷ, 21 ngày với các khoản vay trên 20 tỷ.

Sau đó, khi hồ sơ vay vốn được chấp thuận, cán bộ tín dụng sẽ gặp trực tiếp khách hàng
để kí kết hợp đồng tín dụng:

Hợp đồng tín dụng gồm các nội dung chính:

 Mục đích sử dụng vốn vay


 Quy mô, lãi suất, thời hạn tín dụng
 Phí
 Các loại tài sản đảm bảo
 Điều kiện thanh toán
 Các điều kiện khác tùy theo từng trường hợp

5. Giải ngân

Hợp đồng tín dụng đã được kí kết và được giám đốc ký duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành
giải ngân cho khách hàng tương ứng với số tiền đã được ký kết trong hợp đồng.

You might also like