You are on page 1of 5

Họ và tên: Phạm Công Đức

MSSV: 20172485

Lớp : ĐTVT-01-K62

Môn: Tâm lý học ứng dụng

Bài báo cáo tư duy 1

Trường hợp nghiên cứu 2


Kỹ sư A, một kỹ sư chuyên nghiệp, đã làm việc nhiều năm với tư cách là kỹ sư kiểm
soát chất lượng cho Boilco, một nhà sản xuất nồi hơi. Trong những năm gần đây,
Boilco bắt đầu sử dụng một nhà cung cấp quốc tế (tiết kiệm, kinh tế hơn) về các van
nồi hơi và công tắc điện để giảm chi phí, nhưng thử nghiệm sản phẩm của Kỹ sư A đã
chứng minh rằng các van nồi hơi và công tắc điện mới kém hơn và có thể không an
toàn.

Kỹ sư A đã từ chối lô hàng đầu tiên, nhưng người quản lí (giám sát) của Kỹ sư A,
cũng là một kỹ sư chuyên nghiệp, đã áp đặt lên Kỹ sư A. Khi Kỹ sư A đưa mối quan
tâm về sản phẩm của mình lên quản lý cấp cao, người giám sát của Kĩ sư A đột ngột
sa thải Kỹ sư A vì không vâng lời. Sau khi chấm dứt, Kỹ sư A đã liên lạc với một cơ
quan chính quyền, nêu chi tiết về mối đe dọa đối với an toàn công cộng do công ty cũ
của Kỹ sư A đưa ra.

1. Xác định các vấn đề đạo đức / trách nhiệm nghề nghiệp của KS A
và GS
a. Kĩ sư A

* Vấn đề đạo đức: Việc liên hệ với các cơ quan chính quyền về mối đe dọa đối với an
toàn công cộng do công ty cũ gây ra

* Trách nhiệm nghề nghiệp:

- Tiến hành thử nghiệm các mẫu sản phầm mới để xem có đáp ứng đúng các tiêu
chuẩn an toàn hay không.
- Khi thấy các sản phẩm kém và có thể mất an toàn đã ngay lập tức từ chối lô hàng và
báo cáo với cấp trên. Tuy nhiên cũng cần nói rằng việc từ chối lô hàng khi chưa thông
báo và có sự đồng ý của cấp trên cũng là sự vội vàng, thiếu trách nhiệm vì hoàn toàn
có thê gây thiệt hại cho công ty nếu như suy nghĩ của mình là sai.

* Kết luận tạm thời:

Kỹ sư A, trong giới hạn của mình, đã hoàn thành đầy đủ mọi trách nhiệm đối với công
ty (thử nghiệm sản phẩm mới để kiếm tra tính an toàn, từ chối và báo cáo cấp trên)
cũng như với cộng đồng (báo cáo các cơ quan chức năng về mối đe dọa tiềm ẩn trong
sản phẩm). Có thể kết luận sơ bộ rằng kĩ sư A không vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức
và trách nhiệm trong công việc.

b. Giám sát

* Vấn đề đạo đức: Áp đặt suy nghĩ của bản thân trong quyết định sa thải đột ngột Kĩ
sư A

* Trách nhiệm nghề nghiệp: Giám sát phải có trách nhiệm xem xét các thử nghiệm
của Kỹ sư A, sau đó cùng đưa ra phương án giải quyết.

* Kết luận sơ bộ:

Giám sát trong trường hợp này đã vi phạm các vấn đề đạo đức cũng như trách nhiệm.
Trong giới hạn trách nhiệm, Giám sát đã không xem xét các thử nghiệm. Ngay cả
trong trường hợp thử nghiệm của Kỹ sư A là sai, giám sát phải có trách nhiệm giải
thích, chứng minh ngược lại nhằm tìm ra một giải pháp. Nhưng Giám sát đã không
làm vậy. Còn trong giới hạn đạo đức, rõ ràng Giám sát đã áp đặt suy nghĩ của mình
khi đột ngột sa thải Kĩ sư A mà không có lí do chính đáng. Thậm chí hoàn toàn có cơ
sở để nghi ngờ có những mờ ám đằng sau hành động sa thải này.

2. Xác định thông tin bổ sung (điều tra vấn đề, căn cứ cơ sở để phán
xét)
*KS A

1. Các kỹ sư sẽ giữ an toàn, sức khỏe và phúc lợi của công chúng.

3. Các kỹ sư sẽ tuyên bố công khai vấn đề chỉ trong một cách khách quan và trung
thực.
6.Các kỹ sư sẽ được hướng dẫn trong tất cả các mối quan hệ của họ theo các tiêu
chuẩn cao nhất về sự trung thực và liêm chính.

Nhận xét : Đây là căn cứ để KS A đã từ chối lo hàng cũng như báo cáo câp trên và sau
đó báo cáo với cơ quan chính quyền là hoàn toàn phù hợp

1. Các kỹ sư sẽ giữ an toàn, sức khỏe và phúc lợi của công chúng.

Nhận xét: Đây cũng là căn cứ cho thấy việc KS A đến cơ quan chính quyền trình báo
làm lộ thông tin nội bộ công ty có thể thấy KS A đã vi phạm quy tắc trên.

*Người GS

6.Các kỹ sư sẽ được hướng dẫn trong tất cả các mối quan hệ của họ theo các tiêu
chuẩn cao nhất về sự trung thực và liêm chính.

Nhận xét: đây là cơ sở cho thấy sự không trung thực ,khách quan cũng như không tôn
trọng đồng nghiệp của người giám sát là khá nghiêm trọng và có thể gây hậu quả lớn

3. Hành động thay thế để đáp ứng với trường hợp:


+ Đối với kỹ sư A:

Cần kiểm chứng độ an toàn 1 cách cụ thể hơn , không chỉ dừng lại ở việc thống kê các
thông số giảm mà còn phải phân tích ảnh hưởng về độ an toàn trong thực tế 1 cách cụ
thể, trao đổi quan điểm với kỹ sư giám sát trước khi tự ý quyết định dừng lô hàng.
Nếu vẫn không tìm được tiếng nói chung thì cần báo cáo đến cơ quan chuyên môn sau
đó tùy vào kết luận của cơ quan chuyên môn mới suy xét đến việc liên hệ với chính
quyền.

+ Đối với kỹ sư giám sát:

Khi có mối quan ngại về độ an toàn thì nên tự mình kiểm chứng lại thông tin và có sự
trao đổi chuyên môn với kỹ sư A chứ không được áp đặt quan điểm của mình , trước
khi làm rõ được vấn đề độ an toàn của sản phẩm thì nên hành động chuyên nghiệp là
tạm dừng sản xuất thời gian ngắn và việc sa thải kỹ sư A về mặt nguyên tắc có thể
không sai nhưng về mặt đạo đức nghề nghiệp thì lại ảnh hưởng nên cần suy xét có
tính đạo đức hơn trong quyết định này.

4. Xem xét các hậu quả dài hạn và ngắn hạn của các giải pháp được
đề xuất
* Lợi ích ngắn hạn:

- Tránh ảnh hưởng đến uy tín nhà sản xuất khi chưa rõ thực hư về độ an toàn sản
phẩm mới.

- Kỹ sư A không bị mất việc.

- Tránh việc giải quyết bằng vấn đề pháp lý có thể dẫn đến kiện cáo lâu dài gây ảnh
hưởng đến uy tín và lợi nhuận của công ty.

* Lợi ích dài hạn:

-Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp giữa nhân viên và sếp. Khi có khó khăn tất
cả đều cùng nhau tìm giải pháp và nhân viên cũng sẽ tự tin khi trình bày ý kiến quan
điểm của mình, và sếp cũng đánh giá đúng ý kiến của cấp dưới, từ đó hiệu quả công
việc tăng lên.

Câu 5: Những yếu tố tâm lí nào em cho làm ảnh hưởng đến các
hành động đạo đức?
*Về kỹ sư A:

-Tâm lý lo sợ, cảm giác có lỗi nếu để sản phẩm kém chất lượng đến tay người dùng,
có thể gây hại người sử dụng.

-Sự tự tin quá mức hoặc muốn thể hiện bản thân hoặc cả hai yếu tố khiến tự mình từ
chối lô hàng.

-Cảm giác giận dữ, bức xúc với hành vi xấu nên đã trình báo chính quyền.

*Về kỹ sư giám sát:

-Có thể là lòng tham khiến muốn nhận cái lợi riêng nên quyết định nhận sản phẩm

-Có thể là cảm giác ngại rắc rối, muốn cho xong việc nên không muốn lô hàng bị trì
hoãn, phức tạp

-Cảm giác tự ái, bị kỹ sư cấp dưới không coi trọng khi tự ý quyết định từ chối và
quyết định đưa ý kiến lên cấp trên nên đã sa thải

(6) Em có cảm thấy tò mò hơn về khía cạnh đạo đức kĩ thuật không?
Hãy giải thích ngắn?
- Em cũng tò mò về khía cạnh đạo đức kĩ thuật. Là 1 người làm về kĩ
thuật ko chỉ tạo ra những sản phẩm công nghệ mà còn phải suy nghĩ và
thấu hiểu người dùng như : cảm giác sử dụng, các thao tác, độ ổn định
về sau, những tiêu chí an toàn,… Hãy suy nghĩ đơn giản nếu một ngày
nào đó họ hàng hay chính gia đình bạn sử dụng sản phẩm đó, nếu nó có
vấn đề về độ an toàn thì ai mới là người hứng chịu hậu quả do sự “ ẩu
đỏa” của bạn ?

You might also like