You are on page 1of 13

Trang 3

Chương 1: Scales and intervals


Đoạn 1:
Đơn vị của hòa thanh là quãng (intervals). Từ này được dùng để chỉ khoảng cách
giữa 2 nốt nhạc, được đo bởi sự khác biệt về cao độ. Nếu hai nốt không vang lên
đồng thời, nhưng là hai nốt liên tiếp của một nét giai điệu, quãng này được gọi là
quãng giai điệu (melody interval), để phân biệt với quãng hòa thanh (harmonic
interval) của hai nốt vang lên đồng thời.
Đoạn 2:
Các nốt tạo thành quãng được rút ra từ scale. Có 3 loại scale cơ bản là major scale,
minor scale (cùng với thứ hòa thanh (hamornic minor) và thứ giai điệu (melodic
minor)) và chromatic scale.
Trang 4
Đoạn 1:
Bậc của scale (Scale Degree) được đánh số bằng số La Mã cũng như tên kèm theo:
I. Tonic (Nốt chủ âm).
II. Supertonic (Nốt ngay sau nốt tonic).
III. Mediant (nằm giữa nốt tonic và dominant)
IV. Subdominant
V. Dominant
VI. Submediant
VII. Leading-tone
Các loại scale được phân biệt dựa vào sự sắp xếp các cung và nửa cung (half tone
and whole-tone). Chromatic scale, tên được lấy từ sự thay đổi chromatic của các
nốt được coi là biến thể của các scale khác. Kí hiệu thích hợp của scale này được
xác định bởi các trường hợp giai điệu hoặc hòa thanh được nhắc tới sau.
Scale thứ giai điệu (melodic minor) được xem như biến thể của scale thứ hòa thanh
(harmonic minor). Theo chiều tăng dần, bậc 6 bị thay đổi, khoảng lớn hơn 1 cung
giữa bậc 6 và bậc 7 bị xóa bỏ, trong khi giữ lại khoảng nửa cung từ bậc 7 đến chủ
âm. Ở chiều ngược lại, âm bậc 7 không còn được coi là âm dẫn, vì vậy nó bị làm
thấp xuống để giảm khoảng cách xuống âm bậc 6.
Chú ý rằng scale trưởng và scale thứ (hòa thanh) chỉ khác nhau ở âm bậc 3 và âm
bậc 6.
Các loại quãng (intervals)
Quãng được tính bằng các đường và khe nhạc giữa hai nốt
Trang 5
Đoạn 1:
Tên đặc biệt của quãng có thể được xác định bằng nhiều cách, một cách đơn giản
để xác định quãng trong một major scale của 2 nốt với nốt thấp hơn là âm gốc. Nếu
nốt phía trên trùng với một nốt của scale thì đó là quãng trưởng (major), ngoại trừ
trường hợp quãng 8 (octave), quãng 4, quãng 5, quãng 1 (unison) được gọi là
perferct.
Đoạn 2:
Nếu nốt ở trên không trùng với nốt của scale, các trường hợp được xét đến sau đây:
a. Quãng nhỏ hơn nửa cung so với quãng trưởng là quãng thứ (minor).
b. Quãng lớn hơn nửa cung so với quãng trưởng hoặc quãng perfect là quãng tăng
(augmented).
c. Quãng nhỏ hơn nửa cung so với quãng thứ hoặc quãng perfect là quãng giảm
(diminished).
Đoạn 3:
Trong ví dụ trên, xét quãng 6, Eb đến C#. Nếu C bình thì nó trùng đúng vào nốt
trong scale của scale Eb trưởng và quãng 6 được gọi là quãng 6 trưởng. Dấu thăng
(#) ở nốt C làm cho quãng 6 bị nâng lên nửa cung so với quãng 6 trưởng. Vì vậy, ta
áp dụng trường hợp b ở trên, và quãng đó được gọi là quãng 6 tăng (augmented).
Khi nốt phía dưới thăng hoặc giáng, đầu tiên quãng sẽ được tính với nốt dưới
không có thăng hoặc giáng, và kết quả so sánh với quãng được tính theo quy luật
phía trên.
Trang 6
Đoạn 1:
Ví dụ, giả sử tính quãng từ D# đến C. Scale D# major có chín dấu thăng nên rất bất
tiện để tính. Xét scale D major, ta thấy rằng C thì thấp hơn nửa cung so với nốt bậc
7 trong scale. Vì vậy, quãng từ D đến C sẽ là quãng bảy thứ (minor 7th). Trả lại dấu
thăng cho nốt D làm cho quãng từ D đến C bị giảm đi nửa cung; vì vậy nó sẽ là
quãng bảy giảm (diminished 7th)
Người học được khuyến khích để luyện tai nghe để có thể xác định được quãng khi
chơi hoặc hát, và có thể nghe được trong đầu những nốt nhạc trên giấy.
Compound interval
Một quãng lớn hơn quãng tám có thể được tính toán bằng cách trừ đi quãng tám.
Những quãng như vậy được gọi là compound interval. Một vài trong số đó, ví dụ
như quãng 9, sẽ quy định những loại hòa thanh nhất định và thường được gọi bằng
số lớn hơn.
Consonant and dissonant intervals (quãng thuận và quãng nghịch)
Quãng thuận nghe ổn định và hoàn chỉnh. Mặt khác, quãng nghịch thì nghe thiếu
sự ổn định và cần được giải quyết về quãng thuận. Tính chất đó mang tính chủ
quan, cá nhân nhưng rõ ràng rằng trong thực tế của các nhà soạn nhạc, những phân
loại sau đây vẫn đúng:
Quãng thuận – các quãng perfect, các quãng 3 và quãng 6 trưởng và thứ
Quãng nghịch – các quãng tăng (augmented), quãng giảm (diminished) và các
quãng 2, quãng 7, quãng 9 trưởng và thứ
(Ngoại trừ- quãng 4 đúng (perfect 4th) thì là quãng nghịch khi không có nốt nào
nằm phía dưới nốt bên dưới ( của quãng 4 đúng). Nó là quãng thuận khi có quãng 3
hoặc quãng 5 đúng (perfect 5th) nằm phía dưới nó.
Trang 7
Đoạn dưới Ex.7:
Các quãng 3 trưởng hoặc thứ và quãng 6 thường được tách ra với các quãng đúng
(perfect) và được gọi là “imperfect consonances” (thuận không hoàn toàn). Sự
phân biệt này có một chút ý nghĩa cho phong cách hòa thanh của thế kỉ thứ 18 và
19. Chỉ đối với quãng 6, trong những mối quan hệ nhất định với âm bass, quãng 6
dường như thiếu sự ổn định và cần phải giải quyết về quãng 5.
Đoạn dưới E.x 8:
Âm nhạc không có quãng nghịch thì thường vô hồn và tiêu cực, bởi sự đối nghịch
mang lại nhiều cảm giác của chuyển động và năng lượng nhịp điệu. Lịch sử của
phong cách âm nhạc có rất nhiều chủ đề quan trọng của sự đối nghịch và giải quyết
của các nhà soạn nhạc. Nhưng không thể chắc chắn rằng tính chất của sự đối
nghịch là cảm giác của chuyển động hay cảm giác khó nghe.
Các thể đảo của quãng
(bỏ qua đoạn này vì ko liên quan lắm)
Trang 8
Đoạn dưới Ex.10
Đảo trong hòa âm được hiểu là: các tên nốt được giữ nguyên, nhưng nốt phía dưới
của 2 nốt được đảo lên phía trên, và ngược lại, dẫn đến thay đổi tên của quãng.
Đoạn dưới Ex.11
Enharmonic interval (tên tiếng việt ?)
Trong hệ thống các scale, thường có hai hay nhiều quãng giống nhau khi chơi trên
piano, mặc dù chúng rất khác nhau về ý nghĩa. Một ví dụ đó là quãng 2 tăng
(augmented 2nd) không thể phân biệt được với quãng 3 thứ (minor 3rd) nếu chỉ nghe
âm thanh của 2 nốt. Trong trường hợp đó, quãng này sẽ được gọi là enharmonic
interval của quãng kia.
Đoạn dưới Ex.12
Khi các quãng đó được nghe trong hòa thanh của nó, sự khác nhau có thể được
nghe thấy một cách rõ ràng.
(chưa hiểu ví dụ)
Triads (hợp âm ba)
Đoạn 1:
Sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều quãng tạo thành hợp âm. Quãng thông thường được
xây dựng bằng cách xếp chồng các quãng 3. Hoặc nó có thể được tạo ra bằng cách
thử các cách kêt hợp khác nhau của quãng, và những thử nghiệm đó đã được thấy
vào thế kỉ thứ 20. Trong sách này, hợp âm được hiểu theo nghĩa thông thường.
Hợp âm đơn giản nhất là hợp âm ba, một hợp âm ba nốt được tạo thành bằng cách
xếp chồng hai quãng 3. Hợp âm ba là cơ bản của toàn bộ hệ thống hòa âm, điều đó
được giữ nguyên dù có những sự phát triển lớn trong âm nhạc.
Root, third, fifth (âm gốc, âm bậc 3, âm bậc 5) được dùng để chỉ 3 nốt của hợp âm
ba. Root còn được gọi là fundamental (nền móng, nền tảng). Tên gọi của những
nốt này được giữ nguyên trong hợp âm ba cho dù được sắp xếp theo thứ tự nào.
Các thể đào (inversions)
Hợp âm ba với nốt root là nốt thấp nhất của hợp âm thì được gọi là thể gốc (root
position).
Hợp âm ba với nốt bậc 3 là nốt thấp nhất thì được gọi là thể đảo 1 (first inversion).
Hợp âm ba với nốt bậc 5 là nốt thâp nhất thì được gọi là thể đảo 2 (second
inversion).
Trang 11
Đoạn 1:
Xét hai scale, major và harmonic minor (trưởng và thứ hòa thanh) của tone C và
chỉ sử dụng các nốt của scale đó, chồng các quãng 3 ta được các hợp âm sau:
Đoạn 2:
Các loại hợp âm ba:
Các hợp âm ba trong một scale cho trước không chỉ khác nhau về cao độ mà còn
khác nhau cả về âm sắc phụ thuộc vào quãng tạo nên chúng. Có 4 loại hợp âm ba,
phân loại dựa trên các quãng giữa root và 2 âm còn lại.
Hợp âm ba trưởng (major triad) được tạo bởi một quãng 3 trưởng (major third) và
quãng 5 đúng (perfect fifth).
Hợp âm ba thứ (minor triad) được tạo bởi một quãng 3 thứ (minor third) và quãng
5 đúng (perfect fifth).
Hợp âm ba tăng (augmented triad) được tạo bởi quãng ba trưởng (major third) và
quãng 5 tăng (augmented fifth).
Hợp âm ba giảm (diminished triad) được tạo bưởi quãng ba thứ (minor third) và
quãng 5 giảm (diminished fifth).
Người học nên học cách phân biệt 4 loại hợp âm ba bằng tai.
Đoạn 3:
Hợp âm ba trưởng và thứ là hợp âm thuận bởi chúng chỉ chứa các quãng thuận.
Mặt khác, hợp âm tăng và hợp âm giảm là hợp âm nghịch vì sự xuất hiện của các
quãng nghịch, quãng 5 tăng và quãng 5 giảm.
Trang 12:
Đoạn 1
Các số La Mã không chỉ xác định bậc của scale mà còn bậc của hợp âm trong scale
tính từ root, bất kể hợp âm đó ở thể gốc hoặc thể đảo
Đoạn 2
Xét toàn bộ các nhóm của hợp âm ba, ta có các nhận xét sau:
-Các hợp âm trưởng là: I, IV, V trong major mode (scale trưởng);
V, VI trong minor mode (scale thứ).
-Các hợp âm thứ là: II, III, VI trong major mode;
I, IV trong minor mode.
-Các hợp âm giảm là: VII trong major mode;
VII, II trong minor mode.
Chỉ có một hợp âm tăng là III trong minor mode.
Hoặc từ cách nhìn bậc của scale:
I là hợp âm trưởng trong major mode, hợp âm thứ trong minor mode.
II là hợp âm thứ trong major mode, hợp âm giảm trong minor mode.
III là hợp âm thứ trong major mode, hợp âm tăng trong minor mode.
IV là hợp âm trưởng trong major mode, thứ trong minor mode.
V là hợp âm trưởng trong cả 2 mode.
VI là hợp âm thứ trong major mode, trưởng trong minor mode
VII là hợp âm giảm trong cả 2 mode.
Phần lớn âm nhạc của thế kỉ thứ 18 và thể kỉ thứ 19 được hiểu với hòa thanh cơ
bản 4 bè. Có nghĩa là 4 nốt trong mỗi hòa thanh theo chiều dọc, và thèo chiều
ngang là 4 bè giai điệu. Các bản 3 bè thường được thấy trong nhạc classic thường
được mở rộng thành 4 bè bằng cách nhân đôi một hay nhiều nốt trong các bè.
Sự nghiên cứu hòa thanh được nhắc tới với quy tắc xây dựng trên 4 bè. Các bài tập
này thông thường được thực hiện trên 4 bè. Khái niệm “bè” (voices) không có
nghĩa là nó phải được hát lên. Nó được đề ra rằng các phần khác nhau được tiến
hành với ý tưởng của âm nhạc mang tính giai điệu, bất kể là giọng người hay nhạc
cụ.
Để định nghĩa 4 phần, hay bè (voice), chúng ta nên gọi tên chúng theo 4 loại giọng
hát soprano, alto, tenor, và bass – hơi tùy tiện khi giới hạn phạm vi của các bè đến
phạm vi của giọng người.
Trang 13
Đoạn sau Ex.19
Không có vấn đề gì khi vượt quá giới hạn này, miễn là vẫn giữ được tốt sự cân
bằng của mỗi bè trong phạm vi thông thường của nó, và những nốt vượt giới hạn
đó được sử dụng ít nhất có thể.
Doubling (nhân đôi âm)
Hợp âm ba chỉ bao gồm 3 nốt nên chúng cần thêm nốt cho hòa thanh 4 bè. Với hợp
âm ba ở thế gốc, nốt thứ 4 là sự nhân đôi âm một cách chọn lọc của âm gốc lên 1
hoặc 2 quãng 8, hoặc chính nốt đó. Đó gọi là doubling (nhân đôi âm).
Spacing
Hiếm khi âm nhạc chỉ được nghe thấy đơn thuần là hòa thanh, mà trong đó ảnh
hưởng của chiều dọc thì không liên quan tới sự thay đổi của chiều ngang hay giai
điệu. Nguyên tắc của tiến hành bè ưu tiên xem xét hợp âm như là bản thân hợp âm
đã có chuyển động về giai điệu. Hòa âm vừa đòi hỏi sự sắp xếp của âm thanh theo
chiều dọc mang tới sự rõ ràng và cân bằng lại vừa cần những tính chất chủ quan
như sự đẹp đẽ, tươi sáng hay u buồn.
Cách sắp xếp thông thường nhất của hợp âm là đặt những quãng rộng ở dưới cùng,
và những quãng hẹp nhất ở trên cùng. Điều này mang một sự tương đồng, thường
được chỉ ra, để phân bổ overtones trong chuỗi hòa thanh, nhưng phải thừa nhận sự
đồng thời giữa hợp âm được sử dụng và hợp âm từ tự nhiên. Lấy ví dụ, so sánh
một hợp âm ba ở thể đảo 1 với chuỗi các overtones được tạo ra từ chính nốt thấp
nhất của nó.
Trang 14
Đoạn dưới Ex.20
Quãng rộng hơn một quãng tám (octave) thì thường bị hạn chế giữa bè soprano và
alto, giữa bè anlto và tenor, nhưng có thể được sử dụng giữa bè tenor và bass.
Đoạn dưới Ex.21
Close and open position (cách xếp hẹp và xếp rộng).
Khi ba bè phía trên gần nhau nhất có thể, đó được gọi là cách xếp hẹp. Trong cách
xếp hẹp, ba bè phía trên đều nằm trong khoảng 1 quãng tám, còn trong cách xếp
rộng thì có một khoảng cách lớn hơn 1 quãng tám giữa bè soprano và tenor. Trong
cách sắp xếp 1 hợp âm ba gốc bằng cách xếp hẹp, có các nốt soprano cho trước, bè
alto sẽ lấy ngay nốt gần nhất trong hợp âm phía dưới bè soprano. Nếu là cách xếp
rộng, bè alto sẽ ko lấy nốt gần nhất đó mà sẽ lấy nốt gần thứ 2 phía dưới bè
soprano. Bè tenor sẽ lấy nốt còn lại, khi bè bass lấy nốt root.
Trang 15
Đoạn dưới Ex.22
Cách xếp rộng và hẹp thì đều được sử dụng ngang nhau. Lựa chọn cách này hay
cách kia tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau, trong đó tiến trình giai điệu của
các bè là quan trọng nhất. Một điều khác là câu hỏi về độ rộng. Nếu bè soprano
nằm ở âm vực cao, cách xếp hẹp sẽ mang đến kết quả là các bè khác quá cao. Cách
lí tưởng để cân bằng trong một hợp âm sẽ là tất cả các bè sẽ tương ứng với âm vực
cao, trung bình, hoặc thấp nhưng điều này hiếm khi đạt được do hướng của giai
điệu và những điều khác được xét đến.
Người học nên nghe cẩn thận các hiệu ứng liên quan của các cách sắp xếp khác
nhau của cùng một hợp âm và chú ý về loại của cách sắp xếp đó trong âm nhạc.
Quãng giữa các bè là một nhân tố quan trọng trong kết cấu và âm thanh thực của
âm nhạc. Trong thực tế về cách sử dụng hòa thanh, đó chủ yếu là vấn đề phân phối
các nốt của hợp âm hiệu quả, nhưng ở thế kỉ 20, các nhà soạn nhạc trở nên quan
tâm nhiều hơn tới quãng và sự kết hợp của chúng trong từng âm sắc riêng biệt.

You might also like