You are on page 1of 30

2020

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN


CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH
VIETCREDIT

| VietCredit Finance Company


Headquarter: 17th Floor, Mipec Tower, 229 Tay Son, Dong Da District, Hanoi
HCM Branch: 9th Floor, Dreamplex 195 Building, 195 Dien Bien Phu, Binh Thanh District, HCMC
E: nv@vietcredit.com.vn T: 024.6270.2127 W: www.vietcredit.com.vn
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

MỤC LỤC

I. THÔNG BÁO QUAN TRỌNG .................................................................................................. 3

II. LƯU Ý QUAN TRỌNG .............................................................................................................. 3

III. CÁC TUYÊN BỐ VỀ TƯƠNG LAI........................................................................................... 4

IV. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ............................................................................................................ 4

V. THÔNG TIN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH - VIETCREDIT....................................................... 9

VI. THÔNG TIN CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VIETCREDIT PHÁT HÀNH .............................. 19

VII. CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI ............................... 23

VIII. THÔNG TIN LIÊN HỆ............................................................................................................ 30

Trang 2/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

I. THÔNG BÁO QUAN TRỌNG


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này áp dụng đối với thư điện tử gửi Bản Công Bố Thông
Tin và Bản Công Bố Thông Tin đính kèm theo thư điện tử. Nhà đầu tư nên đọc Tuyên
bố Miễn Trừ Trách nhiệm này thật kỹ trước khi đọc, xem hoặc sử dụng Bản Công Bố
Thông Tin. Khi xem Bản Công Bố Thông Tin, nhà đầu tư coi như đã thừa nhận và đồng
ý chịu sự ràng buộc bởi các hạn chế, điều khoản và điều kiện dưới đây, kể cả bất kỳ
sửa đổi nào đối với các hạn chế, điều khoản và điều kiện đó tại từng thời điểm mỗi lần
nhà đầu tư nhận được bất kỳ thông tin nào từ chúng tôi là kết quả của hoặc liên quan
đến việc xem Bản Công Bố Thông Tin.

CAM ĐOAN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ: Nhà đầu tư xem Bản Công Bố Thông Tin dựa trên
việc nhà đầu tư đưa ra cam đoan của mình cho Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt
(sau đây được gọi là VietCredit hoặc Tổ Chức Phát Hành hoặc Công ty) rằng việc
chuyển giao Bản Công Bố Thông Tin và bất kỳ sửa đổi, bổ sung nào của Bản Công Bố
Thông Tin sẽ được thực hiện qua các phương tiện điện tử. Chúng tôi lưu ý rằng Bản
Công Bố Thông Tin được chuyển cho nhà đầu tư trên cơ sở nhà đầu tư là người được
phép nhận Bản Công Bố Thông Tin theo quy định của pháp luật.

Nếu nhà đầu tư nhận tài liệu này bằng thư điện tử thì nhà đầu tư phải tự gánh chịu rủi
ro khi sử dụng thư điện tử và có trách nhiệm phòng ngừa để bảo đảm không có virus và
các yếu tố khác có bản chất gây hại.

II. LƯU Ý QUAN TRỌNG


VietCredit chịu toàn bộ trách nhiệm về thông tin có trong Bản Công Bố Thông Tin này,
VietCredit khẳng định rằng, trong phạm vi hiểu biết tốt nhất của mình, tất cả thông tin
trong Bản Công Bố Thông Tin này là phù hợp với các sự kiện thực tế và không có sự
kiện nào khác bị bỏ sót mà việc bỏ sót đó có thể khiến cho bất kỳ khẳng định hay tuyên
bố nào trong Bản Công Bố Thông Tin này bị sai lệch nghiêm trọng.

VietCredit chưa ủy quyền và không ủy quyền cho bất kỳ tổ chức/cá nhân nào cung cấp
thông tin hoặc đưa ra cam đoan liên quan đến VietCredit hoặc Chứng chỉ tiền gửi ngoài
thông tin có trong Bản Công Bố Thông Tin này và, nếu đã được cung cấp hoặc đưa ra
theo cách đó, thì thông tin hoặc cam đoan đó sẽ không thể được sử dụng như là thông
tin hoặc cam đoan được VietCredit ủy quyền cung cấp hay đưa ra. Trong bất kỳ trường
hợp nào, việc chuyển giao Bản Công Bố Thông Tin này hay việc chào bán, bán hay
chuyển giao liên quan đến việc phát hành Chứng chỉ tiền gửi đều không được hiểu là
VietCredit đưa ra cam đoan rằng chưa có bất kỳ thay đổi nào hay chưa xảy ra bất kỳ sự
kiện nào được đánh giá một cách hợp lý là có thể dẫn đến một thay đổi trong hoạt động
của VietCredit kể từ ngày công bố Bản Công Bố Thông Tin này hay ngụ ý khẳng định
rằng thông tin trong Bản Công Bố Thông Tin này vẫn chính xác vào bất kỳ thời điểm
nào sau ngày phát hành Bản Công Bố Thông Tin này.

Mỗi nhà đầu tư dự kiến mua Chứng chỉ tiền gửi nên tự mình đánh giá tính liên quan của
thông tin có trong Bản Công Bố Thông Tin này, và nếu thấy cần thiết, nên tham khảo ý
kiến của các nhà tư vấn thuế, pháp lý hoặc kinh doanh của mình để quyết định có mua
Chứng chỉ tiền gửi hay không. Mỗi nhà đầu tư chỉ nên đăng ký mua Chứng chỉ tiền gửi
khi đã tự mình hoặc thông qua đại diện đầu tư của mình yêu cầu và đã nhận được tất
cả thông tin để có thể đánh giá lợi ích và rủi ro của giao dịch mua Chứng chỉ tiền gửi dự
kiến và đã hài lòng về việc đó.

Trang 3/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Khi đưa ra một quyết định đầu tư, mỗi nhà đầu tư dự kiến mua Chứng chỉ tiền gửi phải
dựa vào kết quả kiểm tra và đánh giá của chính mình về VietCredit và các điều khoản
và điều kiện chào bán Chứng chỉ tiền gửi, kể cả các lợi ích và rủi ro liên quan. Nhà đầu
tư có thể tham khảo phần VII (Điều khoản và Điều kiện chứng chỉ tiền gửi Vietcredit).
Các yếu tố tố rủi ro, tuy nhiên, cũng lưu ý rằng phần này không thể liệt kê đầy đủ mọi rủi
ro có thể xảy ra.

Mỗi tổ chức/cá nhân được chuyển giao Bản Công Bố Thông Tin này xác nhận rằng họ
không dựa vào bất kỳ tổ chức tư vấn nào của VietCredit hay bất kỳ tổ chức/cá nhân nào
khác liên quan đến VietCredit để xác minh tính chính xác hoặc tính đầy đủ của thông tin
có trong Bản Công Bố Thông Tin hoặc đưa ra quyết định đầu tư.

III. CÁC TUYÊN BỐ VỀ TƯƠNG LAI


Một số tuyên bố nêu tại Bản Công Bố Thông Tin này là các tuyên bố về tương lai. Trong
nhiều trường hợp, nhưng không phải toàn bộ, các từ như “sẽ”, “tin tưởng”, “dự toán”,
“dự kiến”, “dự định”, “có thể”, “kế hoạch”, “dự đoán”, “khả năng”, “rủi ro”, “nên”, “có thể
sẽ” và các từ tương tự khác, khi các từ này liên quan đến VietCredit, được sử dụng
trong Bản Công Bố Thông Tin này để xác định các tuyên bố về tương lai. Ngoài những
nội dung khác, các tuyên bố nói trên bao gồm các tuyên bố liên quan đến các điều kiện
và triển vọng kinh doanh và tài chính của VietCredit.

Kết quả thực tế có thể khác xa so với những gì được khuyến nghị bởi các tuyên bố về
tương lai do các rủi ro hoặc không chắc chắn.

Về bản chất, một số thông báo về rủi ro thị trường chỉ là các dự đoán và có thể khác xa
so với những gì thực sự xảy ra trong tương lai.

IV. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO


Các nhà đầu tư tiềm năng nên xem xét một cách thận trọng các rủi ro và các nhân tố
không lường trước được mô tả dưới đây và các thông tin có trong Bản Công Bố Thông
Tin này trước khi thực hiện đầu tư vào Chứng chỉ tiền gửi. Khi đưa ra một quyết định
đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải dựa vào kết quả thẩm tra của chính mình về VietCredit và
các điều khoản của Bản Công Bố Thông Tin về Chứng chỉ tiền gửi.

Hoạt động kinh doanh, triển vọng, điều kiện tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh
của VietCredit có thể bị ảnh hưởng bất lợi đáng kể bởi bất kỳ các rủi ro nào trong số
này. Một số rủi ro, bao gồm cả các rủi ro được nêu dưới đây, có thể ảnh hưởng bất lợi
đến khả năng thanh toán Chứng chỉ tiền gửi của VietCredit. Các rủi ro khác mà hiện tại
VietCredit chưa biết hoặc là VietCredit hiện vẫn cho là không quan trọng cũng có thể
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, triển vọng, điều kiện tài chính và kết quả hoạt
động kinh doanh của VietCredit.

1. RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN VIETCREDIT

1.1. Rủi ro về lãi suất

VietCredit có thể phải gánh chịu rủi ro lãi suất phát sinh từ cơ cấu dư nợ cho vay, gửi
và nhận tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, và huy động vốn của Tổ Chức Phát
Hành. Ảnh hưởng trên thực tế đối với thu nhập do việc thay đổi lãi suất sẽ phụ thuộc vào

Trang 4/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

mức độ và thời gian thay đổi lãi suất, hành vi của các bên và ngày định giá lại theo thỏa
thuận đối với tài sản có và tài sản nợ của VietCredit và khả năng thích ứng đối với thay
đổi lãi suất của các khoản vay liên ngân hàng. Công ty sẽ có nguy cơ chịu rủi ro lãi
suất do sự không tương xứng hay chênh lệch giữa ngày đến hạn hoặc ngày xác định lãi
suất của tài sản, nợ phải trả và các công cụ ngoại bảng trong một giai đoạn nhất định,
điều này dẫn đến khả năng giảm thu nhập của Công ty so với dự tính. Hiện nay, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) chỉ đang áp dụng trần lãi suất cho các khoản tiền
huy động ngắn hạn. Phạm vi áp dụng trần lãi suất trong tương lai chưa xác định được.

Để phòng tránh rủi ro lãi suất, VietCredit chủ yếu quản lý mức chênh lệch nhạy cảm với
lãi suất trong suốt thời hạn hợp đồng. Ngoài ra, VietCredit nghiên cứu triển các mô hình
quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế cũng giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất
của VietCredit.

1.2. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro dẫn đến tổn thất tài sản trong trường hợp khách hàng không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết, không có
khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ những cam kết nêu tại hợp đồng tín dụng đã
ký với VietCredit. Trong những trường hợp đó, VietCredit sẽ phải chịu tổn thất bao gồm
mất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi của khoản vay, tác động đến thời điểm và giá trị
dòng tiền, và gia tăng chi phí thu hồi nợ. Danh mục tín dụng của VietCredit chủ yếu tập
trung khai thác cho vay tiêu dùng cá nhân đảm bảo bằng mức tín nhiệm của khách hàng
và các biện pháp phi tài sản khác. Mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào điều kiện
kinh tế vĩ mô. Trường hợp môi trường kinh tế có khó khăn và kéo dài thì sẽ có ảnh
hưởng nhất định đến chất lượng tín dụng.

Để phòng tránh rủi ro tín dụng, VietCredit đã thiết lập một hệ thống quản lý rủi ro chặt
chẽ, và xác định quản lý rủi ro tín dụng là lĩnh vực trọng tâm. Cụ thể, VietCredit đã áp
dụng nền tảng công nghệ tiên tiến nhất trong quản lý tín dụng. Công ty chuẩn hóa quy
chế, quy trình tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện xây dựng và hoàn thiện
hệ thống chấm điểm tín dụng để xếp hạng khách hàng, thực hiện phân cấp thẩm quyền
phê duyệt tín dụng dựa trên nguyên tắc độc lập theo mức thẩm quyền. Công ty ban
hành và thực hiện các quy định chặt chẽ và thực hiện giám sát, kiểm tra và xử lý trong
quá trình xem xét cấp tín dụng và giải ngân, tuân thủ các quy định của NHNN về quản
trị rủi ro tín dụng.

1.3. Rủi ro về ngoại hối

Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự biến động về tỷ giá ngoại hối trên thị trường đối với
các khoản mục tài sản nợ và tài sản có bằng ngoại tệ tại VietCredit.

Công ty được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VND. Đồng
tiền giao dịch chính của Công ty cũng là VND. Tuy nhiên, một số tài sản khác của Công
ty lại bằng các ngoại tệ. Việc quy đổi ngoại tệ có thể sẽ phải chịu rủi ro về ngoại hối khi
có sự thay đổi về tỷ giá theo chiều hướng bất lợi. Biến động của Đồng Việt Nam và Đô
La Mỹ đối với các ngoại tệ khác có thể tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh, triển
vọng, điều kiện tài chính và kết quả hoạt động của VietCredit. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản
bằng ngoại tệ trên tổng tài sản của Công ty là không lớn nên rủi ro về ngoại hối là không
nhiều.

1.4. Rủi ro thanh khoản

Trang 5/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Rủi ro thanh khoản là rủi ro Công ty gặp khó khăn trong việc thực hiện những nghĩa vụ
tài chính. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi Công ty có thể không đủ khả năng thực hiện
nghĩa vụ trả nợ khi những công nợ này đến hạn ở những thời điểm bình thường hoặc
khó khăn. Đồng thời, VietCredit cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản tài sản, đến từ tính
thanh khoản thấp của dư nợ cho vay của Công ty. Trước hiện trạng thị trường mua bán
nợ tại Việt Nam còn chưa phát triển, trong trường hợp có thể bán lại các khoản nợ cho
vay, VietCredit cũng có khả năng phải chấp nhận chênh lệch lớn giữa giá bán và giá trị
nợ gốc.

Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, Công ty vay vốn từ các tổ chức tín dụng, huy động vốn
từ nhiều nguồn đa dạng khác ngoài nguồn vốn cơ bản của Công ty.

1.5. Rủi ro từ việc cho vay tập trung vào một số sản phẩm nhất định

Cũng như nhiều công ty tài chính khác ở Việt Nam, hoạt động cho vay của VietCredit
bao gồm một số sản phẩm nhất định như sản phẩm Thẻ vay VietCredit, sản phẩm cho
vay tiêu dùng cá nhân thông qua hình thức cho vay trả góp. Sự gia tăng nợ xấu trong
bất kỳ trong nhóm sản phẩm nào nêu trên đều có thể dẫn đến việc gia tăng nợ xấu của
VietCredit và điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả hoạt động kinh doanh và tình
hình tài chính của VietCredit.

1.6. Rủi ro từ việc phân loại và dự phòng nợ xấu

VietCredit áp dụng nguyên tắc cẩn trọng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư
09/2014/NHNN của NHNN trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của Công ty. Mặc dù VietCredit tin tưởng rằng
VietCredit đã trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) đầy đủ đối với dư nợ cho vay của mình,
tuy nhiên bản chất trích lập dự phòng là dự báo, không đảm bảo chắc chắn mức trích lập
tại một thời điểm là đủ trong tương lai hay VietCredit sẽ không phải trích lập bổ sung
trong tương lai, khi một trong hai vấn đề này nếu phát sinh đều có thể gây ảnh hưởng
bất lợi đến công việc kinh doanh, điều kiện tài chính và kết quả hoạt động của
VietCredit.

1.7. Rủi ro từ việc mở rộng phạm vi hoạt động

VietCredit đã, đang và sẽ tiếp tục giới thiệu một số sản phẩm và dịch vụ mới và mở
rộng phạm vi của những sản phẩm và dịch vụ sẵn có. Việc này khiến cho VietCredit có
thể phải đối mặt với một số rủi ro và thách thức. Nếu VietCredit không thành công trong
việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình đến các sản phẩm, dịch vụ hoặc các lĩnh
vực kinh doanh đang tăng trưởng vì các rủi ro và thách thức về hoạt động nêu trên,
hoặc vì VietCredit không dự báo được nhu cầu gia tăng của các dịch vụ thì mức tăng
trưởng tổng thể và thị phần của VietCredit có thể bị ảnh hưởng bất lợi.

1.8. Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động là loại rủi ro dẫn đến tổn thất (trực tiếp hoặc gián tiếp) xảy ra do quy
trình nghiệp vụ, do con người hoặc do hệ thống hoạt động nội bộ bị lỗi, không phù hợp
hoặc do tác động của các sự kiện bên ngoài. Hiện tại, VietCredit quản trị rủi ro hoạt
động thông qua Ủy ban Quản Lý Rủi Ro và Hội Đồng Xử Lý Rủi Ro và Ban kiểm toán
nội bộ.

Trang 6/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Tính chất ngành tín dụng tiêu dùng khiến VietCredit phụ thuộc đáng kể vào hệ thống công
nghệ thông tin trong dịch vụ bán hàng và phân phối, cũng như trong việc thực hiện
nghiệp vụ chuyên môn về phân loại tín dụng. Bất kỳ sự cố hệ thống nào cũng có thể
gây gián đoạn hoạt động giao dịch, bán hàng của Công ty, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến doanh thu và uy tín của VietCredit. Hơn nữa, do vai trò trọng yếu của hệ thống công
nghệ thông tin trong quá trình xét duyệt tín dụng, sự cố kỹ thuật hoặc lỗi mô hình tín dụng
có thể dẫn đến chênh lệch đáng kể giữa xếp hạng tín dụng thực tế của khách hàng với
kết quả phân loại, gây gia tăng nợ xấu và chi phí thu hồi nợ của Công ty.

Rủi ro hoạt động mà VietCredit đối mặt còn bao gồm rủi ro đạo đức, bắt nguồn từ việc
cán bộ, nhân viên của Công ty thực hiện nghiệp vụ một cách thiếu khách quan để tư lợi
cá nhân và trái với đạo đức nghề nghiệp. Để giảm thiểu tối đa rủi ro này, VietCredit đã
tổ chức khung quản trị rủi ro gồm bốn tầng kiểm soát thực hiện bởi kiểm soát nội bộ và
kiểm toán độc lập, và phối hợp chặt chẽ với Ban Giám đốc của Công ty.

VietCredit đã áp dụng các chính sách và kỹ thuật quản trị rủi ro trong hoạt động, nhưng
việc kiểm soát đầy đủ và bảo vệ VietCredit khỏi mọi rủi ro tín dụng và các rủi ro khác
vẫn là một vấn đề. Một số rủi ro là không thể xác định hoặc không thể dự đoán được,
và hậu quả của nó có thể lớn hơn mức mà VietCredit từng biết hay dự liệu. Các chiến
lược bảo hiểm rủi ro và các phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) khác của VietCredit có
thể không hoàn toàn hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro ở tất cả các thị trường hoặc
ngăn chặn được tất cả các hình thức rủi ro, bao gồm các rủi ro không xác định hoặc
không lường trước. Do đó, các phương pháp QLRR hiện tại có thể không dự đoán được
các rủi ro xảy ra trong tương lai, và các rủi ro đó có thể lớn hơn nhiều so với dự liệu.

Ngoài ra, do đa phần hoạt động của VietCredit dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến
nên rủi ro hoạt động còn hàm chứa các rủi ro về hệ thống công nghệ. Hiện nay,
VietCredit sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện một số lượng lớn các
giao dịch một cách chính xác, kịp thời, để lưu trữ, xử lý về cơ bản tất cả các dữ liệu liên
quan đến công việc kinh doanh và hoạt động của VietCredit. Việc vận hành tốt hệ thống
CNTT liên quan đến kiểm tra tài chính, QLRR, phân tích tín dụng, báo cáo, kế toán, dịch
vụ khách hàng và các vấn đề khác, cũng như là các mạng liên lạc giữa các đơn vị của
VietCredit và các trung tâm xử lý dữ liệu chính, có tính quyết định đối với công việc kinh
doanh, khả năng cạnh tranh hiệu quả của VietCredit.

1.9. Rủi ro về quản lý nhân sự

Việc thu hút và giữ chân các chuyên gia có trình độ là một yếu tố then chốt trong chiến
lược tăng trưởng của VietCredit. Công ty có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn trong
việc thu hút hoặc giữ chân các chuyên gia có trình độ, đặc biệt là khi có sự cạnh tranh
mạnh mẽ giữa những người sử dụng lao động để thuê các chuyên gia này trong lĩnh
vực tài chính tiêu dùng. Việc không thu hút được hoặc không giữ chân được các
chuyên gia có trình độ hoặc việc nghỉ hưu của các vị trí lãnh đạo, điều hành quan trọng
với số lượng lớn sẽ có ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh và hoạt động tài
chính trong tương lai của VietCredit. Nhận thức được điều này, VietCredit đã có rất
nhiều chính sách đãi ngộ cũng như tạo môi trường làm việc tốt nhất cho các nhân sự
quan trọng. Ngoài ra, để chủ động và tăng cường đội ngũ nhân sự cho tương lai,
VietCredit đã không ngừng đầu tư vào việc xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ cũng
như việc luân chuyển cán bộ để bổ sung thêm kiến thức lẫn bề dày kinh nghiệm.

Trang 7/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

2. RỦI RO ĐỐI VỚI CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI

2.1. Tính thanh khoản của Chứng chỉ tiền gửi trên thị trường thứ cấp

Tính thanh khoản của Chứng chỉ tiền gửi trên thị trường cũng như sự phát triển của thị
trường giao dịch Chứng chỉ tiền gửi là không hoàn toàn xác định được. Chứng chỉ tiền
gửi có thể được giao dịch trên thị trường với giá cao hoặc thấp hơn giá phát hành tuỳ
thuộc vào nhiều yếu tố kể cả lãi suất áp dụng tại thời điểm đó, tình hình hoạt động của
VietCredit và thị trường đối với những giấy tờ có giá tương tự.

2.2. Lãi Chứng chỉ tiền gửi có thể phải chịu thuế

Nhà đầu tư cần biết rằng, các khoản lãi Chứng chỉ tiền gửi mà VietCredit thanh toan
cho người sở hữu Chứng chỉ tiền gửi có thể phải chịu thuế và VietCredit không có nghĩa
vụ phải đóng thuế đánh trên các khoản thanh toán đó.

3. CÁC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

3.1. Tài chính tiêu dùng là một trong số những ngành chịu sự ràng buộc bởi các
quy định pháp luật nghiêm ngặt tại Việt Nam. Việc thay đổi các quy định pháp luật
liên quan đến hoạt động tài chính tiêu dùng có thể tạo ra những rủi ro mới trong
quá trình thích ứng.

Công ty tài chính tại Việt Nam phải tuân theo sự kiểm soát và các quy định chi tiết bởi
NHNN và hoạt động trong khuôn khổ các hướng dẫn của NHNN về các sản phẩm và
dịch vụ mà các đơn vị có thể cung cấp. NHNN có thể thay đổi các quy định hiện hành
và có thể ban hành các quy định mới để kiểm soát bất kỳ hoạt động kinh doanh cụ thể
nào. Các hướng dẫn được NHNN hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành sẽ
có thể tác động đến hoạt động kinh doanh, triển vọng, điều kiện tài chính và kết quả hoạt
động của các công ty tài chính.

3.2. Ngành Tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh và chiến lược
tăng trưởng phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh có hiệu quả của Công ty.

Cạnh tranh trên thị trường tài chính tiêu dùng sẽ ngày càng khốc liệt. Tiềm năng lớn,
song rủi ro đối với hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng nhỏ, lẻ cũng không dễ kiểm
soát. Trong hai năm vừa qua, thị trường tín dụng tiêu dùng chứng kiến nhu cầu của
khách hàng cá nhân ngày một tăng, nhưng đồng thời sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn
so với trước.

Điều này tạo ra nhiều thách thức cho các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, trong đó có
VietCredit. Hiện một số ngân hàng đã tham gia vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng sau khi
lập công ty tài chính trực thuộc. Nhiều ngân hàng khác đang lên kế hoạch thành lập
công ty tài chính trực thuộc, một phần vì muốn tiếp cận thị trường tín dụng tiêu dùng,
một phần là do yêu cầu từ phía NHNN như Vietcombank và BIDV cũng đã thông qua
ĐHCĐ về việc thành lập công ty tài chính. Việc Chính phủ cho phép các ngân hàng
nước ngoài được thành lập các công ty con sở hữu 100% vốn tại Việt Nam đã làm tăng
số lượng và tính chuyên sâu về tài chính của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Sức ép cạnh tranh ngày càng tăng có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của các công
ty tài chính thông qua việc:

Trang 8/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

- Suy giảm thị phần của các sản phẩm và dịch vụ;

- Suy giảm tốc độ tăng trưởng trong hoạt động cho vay và các hoạt động kinh doanh
khác;

- Suy giảm thu nhập tiền lãi ròng hoặc thu nhập từ phí và hoa hồng;

- Tăng chi phí hoạt động, ví dụ chi phí marketing;

- Tăng mức cạnh tranh trong việc thu hút chuyên gia quản lý và nhân viên giỏi.

Do áp lực cạnh tranh, các công ty tài chính có thể sẽ không thể thực hiện thành công
chiến lược tăng trưởng và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với mức lợi nhuận hợp lý
và điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả hoạt động, triển vọng kinh doanh,
điều kiện tài chính, hiệu quả chiến lược kinh doanh và tình hình tài chính của các công
ty tài chính tại Việt Nam.

DANH MỤC CÁC NHÂN TỐ RỦI RO NÊU TRÊN KHÔNG PHẢI LÀ BẢNG LIỆT KÊ
HAY GIẢI THÍCH ĐẦY ĐỦ VỀ CÁC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐẦU TƯ VÀO
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI.

V. THÔNG TIN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH - VIETCREDIT

Thông tin chung :

Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (Theo giấy phép thành
Tên đầy đủ mới lập và hoạt động của NHNN số 59/GP-NHNN ngày 18/06/2018,
giấy phép này thay thế cho giấy phép số 142/GP-NHNN ngày
29/5/2008)

Tên tiếng Anh VietCredit Finance Joint Stock Company

Tên viết tắt VietCredit Finance Company

Tên đầy đủ cũ Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC)

Địa chỉ Tầng 17, tòa nhà MIPEC TOWER, số 229 Tây Sơn, Phường
Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại 024.62702127

Fax 024.62702128/2124

Website www.vietcredit.com.vn

Trang 9/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Giấy chứng nhận ĐKKD 0102766770

Ngày đăng ký KD Đăng ký lần đầu ngày 02/06/2008; Đăng ký thay đổi lần thứ 11
ngày 28/09/2018

Người đại diện pháp luật Ông Hồ Minh Tâm

Vốn điều lệ 687.872.140.000 VNĐ

Đơn vị kiểm toán Công ty TNHH KPMG Việt Nam

Số lượng nhân sự 1.700 CBNV

Trang 10/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Cơ cấu tổ chức bộ máy

Trang 11/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Hội đồng Quản trị và Ban điều hành:

a. Thành viên HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát:

Stt Họ và tên Chức Vụ Bằng cấp Bổ nhiệm

Hội đồng quản trị

Ông Nguyễn Đức Thạc sĩ - Quản trị kinh doanh


1 Chủ tịch HĐQT 26/04/2017
Phương chuyên ngành Tài chính

2 Ông Hồ Minh Tâm Thành viên Thạc sĩ - Quản trị kinh doanh 26/04/2017

3 Ông Nguyễn Chí Hiếu Thành viên Thạc sĩ - Quản trị kinh tế 25/04/2018

4 Ông Phạm Hải Âu Thành viên Thạc sĩ - Quản trị thông tin 09/08/2018

5 Ông Nguyễn Lân Trung Thành viên độc lập Cử nhân kinh tế đối ngoại 23/04/2018
Anh

6 Bà Hà Hải Yến (Phó Thành viên Cử nhân - Tài chính kế toán 23/04/2018
Phòng TCKT VICEM)

Ban điều hành

1 Ông Hồ Minh Tâm Tổng Giám Đốc Thạc sĩ - Quản trị kinh doanh 26/04/2017

2 Ông Huỳnh Lê Khanh Giám Đốc Khối Hỗ Thạc sĩ - Kỹ thuật cơ khí 01/06/2017
Trợ

3 Ông Lê Phương Hải Giám Đốc Khối Quản Thạc sĩ - Kinh tế phát triển 01/06/2017
Trị Rủi Ro

4 Bà Vũ Thục Quyên Giám Đốc Khối Tài Cử nhân - Ngân hàng 17/05/2017
Chính

5 Bà Nguyễn Thị Thanh Giám Đốc Khối Tín Cử nhân - Tài chính kế toán 06/04/2017
Hà Dụng Doanh Nghiệp

Ban kiểm soát

Trang 12/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

1 Ông Trần Việt Phương Trưởng Ban Tiến sĩ - Quản trị kinh doanh 01/06/2018

Ông Trần Hồng Giang


2 Thành Viên Cử nhân - Tài chính kế toán 25/04/2016

3 Bà Phạm Lê Lạc Thư Thành Viên Cử nhân - Tài chính kế toán 09/08/2017

b. Thông tin sơ bộ về Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc:


 Ông Nguyễn Đức Phương hiện là CT HĐQT với trên 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực
tài chính – ngân hàng, Ông tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành tài chính tại Pháp và
đảm nhiệm những vị trí quan trọng như: Giám đốc Tư vấn Doanh nghiệp tại Công ty
chứng khoán Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội; Giám đốc NH TMCP Bản Việt – Chi
nhánh Hà Nội.
 Ông Hồ Minh Tâm hiện là Tổng Giám đốc với trên 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng, Ông tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Nhật
Bản và đảm nhiệm những vị trí quan trọng như: Giám đốc trung tâm thẻ NH TMCP
Sacombank, Giám đốc trung tâm thẻ - NH TMCP Techcombank, Phó TGĐ NH TMCP
Bản Việt.

Cơ cấu cổ đông:

c. Cơ cấu cổ đông cá nhân và pháp nhân:

15%

85%

NĐT cá nhân và tổ chức trong nước TCT Xi Măng Việt Nam

d. Cơ cấu nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nắm giữ từ 5% VĐL tại thời điểm gần
nhất:

Trang 13/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Ngành nghề kinh Tỷ lệ sở


Stt Tên cổ đông Địa chỉ
doanh hữu

Tổng công ty Công nghiệp 228 Lê Duẩn, Hà Sản xuất, xuất nhập
1 15%
Xi măng Việt Nam Nội khẩu Xi măng, Clinker

Chiến lược, môi trường làm việc, chính sách về nhân sự:
Với triết lý coi con người là tài sản quan trọng nhất của công ty, VietCredit luôn quan tâm
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, biết kết hợp hài
hòa giữa kinh nghiệm và trí thức, có bản lĩnh và tinh thần đoàn kết để đưa VietCredit trở
thành một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam.

VietCredit xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh, khuyến khích cán bộ, nhân viên thể
hiện năng lực bằng kết quả công việc, nghiêm túc học tập tiến bộ và thăng tiến trong
nghề nghiệp. Hàng tháng, VietCredit đều tiến hành đánh giá hiệu quả công việc của từng
phòng ban, từng nhóm cho đến từng cá nhân thông qua các công cụ quản trị hiện đại.
Đây là tiền đề cơ bản để Ban lãnh đạo công ty định hướng lộ trình phát triển nghề nghiệp
cho cán bộ, nhân viên trong tương lai.

Các chương trình đào tạo được xây dựng trên nền tảng Elearning giúp cán bộ nhân viên
có thể thường xuyên chia sẻ và trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ và các kỹ
năng phục vụ công việc.

VietCredit thường xuyên phát động các hoạt động hàng tháng tại nơi làm việc như
Kaizen, 5S, Kudo nhằm thúc đẩy tinh thần thi đua và khả năng sáng tạo của cán bộ nhân
viên.

Đặc biệt, ngày 20/03/2019, VietCredit triển khai sử dụng Workplace như một công cụ hỗ
trợ đắc lực để tạo dựng môi trường làm việc hiện đại, kết nối xuyên suốt cán bộ nhân
viên trên toàn hệ thống giúp tăng cường hiệu quả phối hợp trong công việc.

Văn hóa doanh nghiệp và chính sách nhân sự đã đạt nhiều thành tựu với chỉ số về niềm
tin và sự tự hào của VietCredit luôn duy trì ở mức cao liên tục các năm gần đây; 100%
cán bộ nhân viên tin vào định hướng phát triển của Công ty và sự điều hành của Ban lãnh
đạo; tất cả cán bộ nhân viên đều tự hào về những thành quả của VietCredit nhờ sự đoàn
kết nội bộ mạnh mẽ.

Trang 14/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Hệ thống công nghệ thông tin:


VietCredit đã chú trọng đầu tư, hiện đại hóa hệ thống CNTT, đồng thời đào tạo bồi dưỡng
cán bộ theo hướng tự động hóa, chuyên môn hóa trên nền tảng công nghệ cao.
VietCredit đã triển khai về mảng công nghệ:

- Hệ thống CNTT phục vụ mảng tài chính tiêu dùng, xây dựng hệ thống bao gồm từ
phần mềm khởi tạo hồ sơ, thẩm định hồ sơ, giải ngân, quản lý sau giải ngân, thu hồi
nợ. Nâng cấp hệ thống phần mềm kế toán và báo cáo quản trị phục vụ ghi nhận và
đối soát hằng ngày và báo cáo quản trị, báo cáo Ngân hàng nhà nước.

- Các hệ thống phục vụ cho mảng Tài chính tiêu dùng đã được cân nhắc, lựa chọn với
tiêu chí hiện đại về công nghệ, hiệu quả về chi phí và tối ưu hóa vận hành. Các đối tác
cung cấp hệ thống cho VietCredit là những tổ chức lớn, uy tín nhất trên thị trường thế
giới cũng như ở Việt Nam. Tất cả các hệ thống này được vận hành trên điện toán
đám mây (cloud) thay cho máy chủ vật lý truyền thống nhằm tối ưu hóa chi phí vận
hành và tăng tính bảo mật.

- Đã hoàn thành cài đặt, đào tạo và kết nối thành công giữa các phần mềm lõi cho dự
án Tài chính tiêu dùng; đưa vào triển khai đúng tiến độ ngày 09/04/2018 (bao gồm
Card Issuing, CMS, LOS, COLL…).

- Tăng cường đánh giá rủi ro CNTT, các biện pháp kiểm soát (con người, kỹ thuật,
chuẩn hóa tài liệu) nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống
CNTT của VietCredit.

- Xây dựng nâng cấp hạ tầng CNTT đảm bảo hoạt động thường xuyên liên tục cho
VietCredit.

VietCredit đã triển khai xây dựng, áp dụng, nâng cấp hệ thống văn phòng điện tử, các
phần mềm E-office, E-invoice, Internet banking…nhằm nâng cao năng suất lao động,
hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro của VietCredit, nâng cao khả năng tự động hóa các
quy trình nội bộ, giảm thiểu sai sót do các thao tác thủ công.

Với tầm nhìn trở thành Công ty tài chính hàng đầu Việt Nam với nền tảng công
nghệ hàng đầu, VietCredit đầu tư mạnh và lựa chọn những giải pháp công nghệ
tiên tiến nhất từ những đối tác hàng đầu thế giới.

Trang 15/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Nucleus Software là nhà cung cấp các sản phẩm giao


dịch ngân hàng và cho vay hàng đầu thế giới cho ngành
dịch vụ tài chính toàn cầu. Trong 3 thập kỷ qua, Nucleus
Software đã giúp hơn 150 khách hàng ở 50 quốc gia thúc
đẩy sự đổi mới, nâng cao giá trị kinh doanh và mang lại trải
nghiệm khách hàng xuất sắc.
Phần mềm FinnOne Neo của Nucleus Software cung cấp
và triển khai cho VietCredit – đã 10 lần chiến thắng giải
thưởng hệ thống cho vay bán chạy nhất thế giới. Với khả
năng phân tích số liệu và dữ liệu tiên tiến, giải pháp phân
tích cho vay của Nucleus Software là một giải pháp mạnh
mẽ và thân thiện với người tiêu dùng, cho phép VietCredit
đưa ra các quyết định cho vay thông qua việc trực quan
hóa dữ liệu và đem lại sự hiểu biết sâu về kinh doanh.

BPC Banking Technologies (BPC) được sáng lập vào


năm 1995 và trụ sở chính đặt tại Thụy Sỹ, là công ty độc
lập và người tiên phong toàn cầu trong lĩnh vực phát triển
hệ thống thanh toán.
Hướng đến sự phát triển bền vững cùng với chiến lược
kinh doanh lâu dài, VietCredit hợp tác với BPC để xây
dựng và triển khai giải pháp hệ thống quản lý thẻ (Core
Card) cho VietCredit nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất đến
khách hàng.

SAS Solutions là tập đoàn phát triển phần mềm phân tích
dữ liệu lớn nhất thế giới. Tập đoàn đa quốc gia của Mỹ
được thành lập từ năm 1966 và có trụ sở tại Cary, North
Carolina. SAS phát triển và cung cấp hệ thống phần mềm
phân tích (đồng thời được gọi tắt là SAS), giúp các tổ chức
truy cập, quản lý, phân tích và báo cáo dữ liệu để hỗ trợ
việc ra quyết định. Phần mềm của SAS được sử dụng tại
hơn 83,000 tổ chức tại 148 quốc gia trên toàn thế giới –
trong đó có đến 96 trên 100 công ty là thành viên của
Fortune 500 (top những công ty lớn nhất tại Mỹ).
Với tầm nhìn Trở thành công ty tài chính hàng đầu Việt
Nam với nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, VietCredit
sử dụng gói phần mềm của một trong những hệ thống
hàng đầu thế giới hiện nay trong lĩnh vực phân tích- SAS-
cho quy trình Quản lý rủi ro tín dụng khép kín.

Trang 16/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt nam


(NAPAS) được thành lập vào năm 2004, đổi tên từ Công
ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam
(Banknetvn).
VietCredit là Công ty Tài chính đầu tiên tại Việt Nam được
trở thành thành viên chính thức của NAPAS. Với dịch vụ
chuyển mạch thẻ nội địa được cung cấp từ NAPAS, sản
phẩm chiến lược của VietCredit – Thẻ Vay – đã chính thức
thực hiện thành công giao dịch đầu tiên qua hệ thống
NAPAS vào ngày 04/04/2018.

Tập đoàn Entrust DataCard hiện đang nắm trong tay thế
mạnh chủ yếu về chương trình thẻ và nhận diện bảo mật
trên toàn thế giới.
Với sản phẩm chiến lược là Thẻ Vay, VietCredit đã hợp tác
với Entrust Datacard trong việc cung cấp và triển khai hệ
thống phát hành thẻ Card Wizard.

TRG là công ty cung cấp dịch vụ hàng đầu thị trường,


chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ về tài chính
quản trị và hệ thống kế toán.
Hiện nay, TRG là đối tác cung cấp và triển khai hệ thống
kế toán (CoA) cho VietCredit.

FPT IS
Là đối tác của VietCredit, Công ty Hệ thống Thông tin
FPT (FPT IS) cung cấp hạ tầng điện toán đám mây theo
công nghệ bảo mật cao nhất của Nhật Bản – FPT HI GIO
CLOUD.

Facebook
Là đối tác cung cấp kênh truyền thông nội bộ Workplace.
VietCredit là công ty thứ hai tại Việt Nam sử dụng dịch vụ
này nhằm dễ dàng truyền thông về sản phẩm, chiến lược
công ty và kết cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống.

Trang 17/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Hoạt động quản trị rủi ro của công ty:


Ứng dụng công nghệ trong quản trị rủi ro

- VietCredit áp dụng công nghệ để hạn chế tối đa can thiệp của con người trong khâu
thẩm định, xếp hạng khách hàng.

- VietCredit định hướng lượng hóa các rủi ro đảm bảo các rủi ro được nhận diện đều
có thể đo lường, đánh giá. Về cơ sở hạ tầng QLRR:

- Triển khai dự án phần mềm SAS: là công cụ hỗ trợ toàn diện trong việc xây dựng,
triển khai, kiểm soát, vận hành các thang điểm chấm điểm tín dụng trong quy trình
quản lý tín dụng. Hệ thống này đã nghiệm thu vào tháng 03/2018, được vận hành
chính thức từ tháng 04/2018.

- Triển khai dự án kết nối cổng thông tin tín dụng vào quy trình tín dụng của VietCredit.

- Tỷ lệ phê duyệt hồ sơ bình quân là 55% (có 55 khách hàng được phê duyệt vay trên
mỗi 100 khách hàng gửi hồ sơ đăng ký cấp hạn mức).

Hệ thống Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ:

VietCredit bổ nhiệm ông Trần Việt Phương- Tiến sỹ quản trị kinh doanh đại học
Nottingham – Giám đốc kiểm toán tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam vào vị trí trưởng
ban kiểm soát từ 01/06/2018 nhằm xây dựng thống kiểm tra, kiểm soát bài bản và hoạt
động hiệu quả.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của VietCredit được thiết kế theo mô hình ma trận, là sự
đan xen giữa các kiểm soát theo chiều dọc (theo từng phòng/ban/trung tâm/đơn vị/cá
nhân) và kiểm soát theo chiều ngang (theo quy trình). Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát
trong Công ty còn là sự phức hợp giữa kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dò tìm; kiểm
soát thủ công và kiểm soát tự động; kiểm soát mềm và kiểm soát cứng. Trong những
năm qua, Công ty đã phát triển rất nhiều các kiểm soát tự động thông qua hệ thống công
nghệ thông tin, tăng độ chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí trong công tác kiểm tra,
kiểm soát. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát đều được đưa vào văn bản định chế của
Công ty.

Hoạt động Kiểm toán nội bộ đã tiến hành nhiều cuộc kiểm toán nội bộ trên các lĩnh vực
hoạt động của Công ty theo kế hoạch kiểm toán hàng năm. Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán,
Kiểm toán nội bộ lập báo cáo kiểm toán gửi đến Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban
Điều hành và đơn vị được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán nội bộ đã trình bày đầy đủ nội
dung và kết quả kiểm toán theo mục tiêu yêu cầu đã đề ra cho từng cuộc kiểm toán. Báo

Trang 18/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

cáo đã chỉ ra những sai sót của đơn vị được kiểm toán, từ đó có những kiến nghị, đề xuất
chỉnh sửa và khắc phục sai sót, cải tiến quy trình nghiệp vụ, quy trình tác nghiệp của các
phòng ban. Các ý kiến đánh giá của Kiểm toán nội bộ đều mang tính độc lập, khách
quan, các kiến nghị đưa ra đều nhằm mục tiêu hoàn thiện các hoạt động của Công ty
theo hướng an toàn hiệu quả.

VI. THÔNG TIN CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VIETCREDIT PHÁT HÀNH
Sau đây là các thông tin tóm tắt về Chứng chỉ tiền gửi được chào bán. Để biết thêm chi tiết
về các thông tin liên quan đến các điều khoản của Chứng chỉ tiền gửi, đề nghị xem phần
“Các Điều khoản và Điều kiện của Chứng chỉ tiền gửi”.

1. Cơ sở của việc phát hành Chứng chỉ tiền gửi:

- Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/6/2010

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14,
ban hành ngày 20/11/2017

- Thông tư số 34/2013/TT-NHNN Quy định phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu trong nước của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, ban hành ngày 31/12/2013

- Thông tư số 16/2016/TT- NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số
34/2013/TT-NHNN, ban hành ngày 30/6/2016

- Điều lệ Công ty tài chính cổ phần Tín Việt

- Quy chế phát hành và quản lý Chứng chỉ tiền gửi ghi danh do HĐQT Công ty tài
chỉnh cổ phần Tín Việt ban hành.

- Quy trình phát hành và quản lý Chứng chỉ tiền gửi ghi danh do Tổng Giám Đốc Công
ty tài chính cổ phần Tín Việt ban hành.

2. Các định nghĩa và từ viết tắt:

- VietCredit: Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt

- Nhà đầu tư: Tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán Chứng chỉ tiền gửi
ghi danh VietCredit

- CCTG: chứng chỉ tiền gửi

- Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ
có ghi tên nhà đầu tư do VietCredit phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận
nghĩa vụ trả nợ của VietCredit với tổ chức mua CCTG trong một thời hạn nhất định,
điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa VietCredit và nhà đầu tư.

Trang 19/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

- Mệnh giá: Mệnh giá tối thiểu là một trăm triệu (100.000.000) đồng. Các mệnh giá lớn
hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.

- Tổng mệnh giá: là tổng số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra để mua CCTG do VietCredit
phát hành trong trong một đợt phát hành.

- Thời hạn CCTG: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày đến hạn thanh
toán. Thời hạn của CCTG được bắt đầu và kết thúc vào ngày làm việc của
VietCredit. Trường hợp ngày đến hạn trùng vào ngày nghỉ của VietCredit (ngày Chủ
nhật, ngày lễ, Tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật và của
VietCredit) thì ngày đến hạn của CCTG sẽ được tính là ngày làm việc tiếp theo.

- Loại chứng chỉ tiền gửi (CCTG):

 CCTG ngắn hạn: có thời hạn CCTG dưới 1 năm

 CCTG trung dài hạn: có thời hạn CCTG từ 1 năm trở lên.

- Thời hạn phát hành: Là khoảng thời gian từ ngày VietCredit bắt đầu phát hành đến
hết ngày kết thúc của một đợt phát hành.

- Lãi suất cố định: là lãi suất không thay đổi được áp dụng trong suốt thời hạn của
CCTG.

- Trả lãi trước: là việc bán CCTG thấp hơn mệnh giá và nhà đầu tư được thanh toán
số tiền bằng mệnh giá khi đến hạn thanh toán.

- Trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán (trả lãi sau): là việc thanh toán tiền lãi một
lần khi đến hạn thanh toán cùng với tiền gốc

- Trả lãi theo định kỳ: là việc trả lãi căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ do VietCredit
thỏa thuận với nhà đầu tư trong từng lần phát hành.

- Trực tiếp phát hành chứng chỉ tiền gửi: là việc VietCredit tự tổ chức thực hiện
phát hành CCTG cho nhà đầu tư mua chứng chỉ tiền gửi.

- Người giao dịch: là cán bộ Phòng Nguồn vốn của VietCredit tham gia tiếp xúc với
nhà đầu tư để giải quyết các thủ tục liên quan đến CCTG.

- Kiểm soát: là Trưởng Phòng/ Phụ trách Phòng Nguồn vốn của VietCredit hoặc
người được Tổng Giám đốc chỉ định thực hiện chức năng kiểm soát và xác nhận trên
các chứng từ phát hành chứng chỉ tiền gửi theo các biểu mẫu của Quy trình này.

- Người ký phát hành: là Tổng Giám đốc (TGĐ) hoặc người được Tổng Giám đốc ủy
quyền bằng văn bản ký phê duyệt phát hành CCTG.

Trang 20/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

3. Thông tin cơ bản về CCTG ghi danh VietCredit

Chỉ mục Nội dung

Tổ chức phát hành Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt

Tên gọi chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi VietCredit

Loại chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi ghi danh, không có bảo đảm bằng tài
sản

Đồng tiền phát hành Việt Nam Đồng

Mệnh giá Chứng chỉ tiền Mệnh giá tối thiểu 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng),
gửi các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu là bội số của
100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng),

Hạn mức phát hành 4.000.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn nghìn tỷ đồng)

Kỳ hạn Chứng chỉ tiền gửi Từ 1 - 36 tháng

Thời gian phát hành Kể từ ngày triển khai phát hành đến hết ngày 31/12/2020
hoặc đến khi hết hạn mức phát hành tùy điều kiện nào đến
trước

Giá chào bán 100% mệnh giá

Trang 21/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

Mục đích phát hành Tăng quy mô vốn hoạt động cho Công ty Tài chính Cổ phần
Tín Việt

Nguồn trả gốc và lãi Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Tổ chức phát hành

Chuyển nhượng quyền sở Được phép chuyển nhượng


hữu

Hình thức trả gốc và lãi Lãi và gốc chứng chỉ tiền gửi sẽ được thanh toán thông qua
Chứng chỉ tiền gửi hình thức chuyển khoản vào tài khoản chỉ định của Nhà đầu

Đối tượng mua chứng chỉ Nhà đầu tư là tổ chức trong nước hoặc nước ngoài được
tiền gửi phép mua Chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật
Việt Nam

Đối tượng mua Chứng chỉ tiền gửi trên thị trường sơ cấp
không bao gồm các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài và các công ty con của Tổ chức tín dụng

Đối tượng nhận chuyển Đối tượng nhận chuyển nhượng Chứng chỉ tiền gửi là các
nhượng chứng chỉ tiền gửi tổ chức được phép nhận chuyển nhượng Chứng chỉ tiền
gửi theo quy định của pháp luật

Thuế Tất cả các thanh toán liên quan đến Chứng chỉ tiền gửi sẽ
bị khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam

Luật điều chỉnh Luật Việt Nam

Trang 22/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

VII. CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI
Dưới đây là các Điều khoản và Điều kiện của Chứng chỉ tiền gửi. Mỗi Điều khoản và Điều
kiện này sẽ được gọi là “Điều”.

1. Hình thức Chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi Công ty
tài chính cổ phần Tín Việt theo hình thức ghi danh (“Chứng chỉ tiền gửi”)
2. Đặc điểm Chứng chỉ tiền gửi
Tên Chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi VietCredit
Tổ chức phát hành: Công ty tài chính cổ phần Tín Việt
Đồng tiền phát hành: Việt Nam Đồng
Mệnh giá chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi VietCredit được phát hành bằng
Việt Nam Đồng dưới nhiều mệnh giá để Nhà đầu tư lựa chọn. Mệnh giá tối thiểu
100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng), các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu là
bội số của 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng),
Đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi: Đợt 1 năm 2020
Loại chứng chỉ tiền gửi: chứng chỉ tiền gửi ghi danh, không có bảo đảm bằng tài
sản
Giá phát hành: 100% mệnh giá Chứng chỉ tiền gửi
Thời hạn đăng ký mua Chứng chỉ tiền gửi: Kể từ ngày Nhà đầu tư nhận được Bản
Công Bố Thông tin do Tổ chức phát hành cung cấp cho đến hết hày 31/12/2020 hoặc
đến khi hết hạn mức phát hành, tùy thời điểm nào đến trước
Lãi suất CCTG cố định theo bảng sau

Lãi suất theo từng phương thức trả lãi


Cuối kỳ/ Định kỳ Hàng quý 6 tháng
Kỳ hạn Hàng tháng
hàng năm
(tháng) (%/năm) (%/năm) (%/năm)
(%/năm)
1 5.00%
2 5.00% 4.89%
3 5.00% 4.89%
4 5.00% 4.89%
5 5.00% 4.89%
6 8.50% 8.19% 8.24%
7 8.70% 8.37%
8 8.80% 8.46%
9 9.10% 8.74% 8.80%
10 9.30% 8.93%

Trang 23/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

11 9.50% 9.11%
12 10.00% 9.57% 9.65 % 9.76 %
15 10.20 9.75% 9.83%
18 10.50% 10.03% 10.11% 10.24%
24 11.00% 10.48% 10.57% 10.71%
Đ 36 11.50% 10.93% 11.03% 11.19%
ặc điểm khác: (i) Chứng chỉ tiền gửi không tự động tái tục vốn và lãi. (ii) Công ty
không thực hiện thanh toán trước hạn Chứng chỉ tiền gửi. (iii) Công ty không thực
hiện nghiệp vụ mua lại, chiết khấu Chứng chỉ tiền gửi Nhà đầu tư sở hữu (iv) Chứng
chỉ tiền gửi được cầm cố, chiết khấu vay vốn tại các Tổ chức tín dụng nếu được Tổ
chức tín dụng đó chấp thuận.
3. Nội dung chính của Chứng chỉ tiền gửi:
Chứng chỉ tiền gửi do VietCredit phát hành sẽ có tối thiểu những nội dung chính như
sau:

(i) Tên Tổ chức phát hành


(ii) Loại chứng chỉ tiền gửi
(iii) Ký hiệu, số seri
(iv) Thông tin chủ sở hữu: Tên, địa chỉ của Nhà đầu tư, số Đăng ký kinh doanh,
ngày cấp, nơi cấp, thông tin người đại diện của Nhà đầu tư, số chứng minh
nhân dân/căn cước công dân của người đại diện này
(v) Chi tiết chứng chỉ tiền gửi: Tổng mệnh giá, kỳ hạn, lãi suất, phương thức trả
lãi, ngày phát hành, ngày đến hạn
(vi) Hình thức thanh toán gốc và lãi
(vii) Thông tin tài khoản ngân hàng của Nhà đầu tư để nhận thanh toán gốc và lãi
Chứng chỉ tiền gửi
(viii) Chữ ký của Giao Dịch viên, Kiểm Soát Viên và Người Phát hành
(ix) Con dấu của Công ty tài chính cổ phần Tín Việt

4. Cơ sở tính lãi và phương thức trả gốc, lãi:


(i) Lãi suất Chứng chỉ tiền gửi được ấn định theo tỷ lệ %/năm trên cơ sở 1 năm
là 365 ngày.

(ii) Công thức tính lãi: Tiền lãi = (A x Lãi suất x Số ngày thực tế của kỳ hạn
CCTG)/365

Trong đó:

- A là tổng mệnh giá Chứng chỉ tiền gửi;

Trang 24/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

- Số ngày thực tế: được tính từ Ngày phát hành đến nhưng không bao gồm
Ngày đến hạn;

- Lãi suất: là mức lãi suất áp dụng tương ứng với các kỳ hạn theo bảng lãi suất
trên.

(iii) Thanh toán Gốc: thanh toán 01 lần khi đến hạn.

(iv) Thanh toán Lãi: thanh toán 01 lần khi đến hạn.

(v) Tiền lãi của CCTG được tính theo Lãi suất ghi trên CCTG và thời hạn của
CCTG. Lãi CCTG có thể được trả trước ("trả lãi trước") hoặc trả một lần khi
đến hạn thanh toán ("trả lãi sau") hoặc trả lãi theo định kỳ và được quy định
cụ thể trong Phương án phát hành của từng đợt phát hành.

(vi) Tiền lãi và gốc của Chứng chỉ tiền gửi được thanh toán bằng chuyển khoản
vào tài khoản do chủ sở hữu chỉ định

5. Phát hành Chứng chỉ tiền gửi

(i) Trong thời hạn đăng ký mua Chứng chỉ tiền gửi, nhà đầu tư có nhu cầu mua Chứng
chỉ tiền gửi sẽ hoàn tất và cung cấp cho tổ chức phát hành bộ hồ sơ gồm:

- Bản gốc Giấy yêu cầu phát hành Chứng chỉ tiền gửi

- Bản gốc Hợp đồng mua bán Chứng chỉ tiền gửi

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá
trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao y).

- Giấy ủy quyền nếu người thực hiện mua bán/ký kết Hợp đồng mua bán Chứng chỉ
tiền gửi với Công ty không phải là người đại diện pháp luật.

- Chứng mình nhân dân/hộ chiếu/ căn cước công dân còn hiệu lực của người có thẩm
quyền ký. (bản sao y có đối chiếu với bản chính hoặc bản sao y có chứng thực).

(ii) Sau khi Nhà đầu tư hoàn tất việc thanh toán tiền mua Chứng chỉ tiền gửi cho
VietCredit theo đúng nội dung Hợp đồng mua bán Chứng chỉ tiền gửi đã ký kết,
VietCredit sẽ cấp cho Nhà đầu tư Chứng chỉ tiền gửi có nội dung tối thiểu theo quy định
tại Điều 3 bản Điều khoản và Điều kiện này.
(iii)Chứng chỉ tiền gửi đã phát hành được coi là hợp lệ khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

- Được phát hành cho Nhà đầu tư mua Chứng chỉ tiền gửi đáp ứng quy định VietCredit

- Không bôi xóa các thông tin trên Chứng chỉ tiền gửi

- Có đủ chữ ký của Người giao dịch, Kiểm soát, Người phát hành và dấu VietCredit.

Trang 25/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

6.Chuyển nhượng Chứng chỉ tiền gửi:

(i) Điều kiện và thủ tục thực hiện chuyển nhượng CCTG áp dụng theo quy định của
VietCredit trong từng thời kỳ và quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.

(ii) Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng CCTG cho tổ chức khác theo quy định từng lần
phát hành.

(ii) CCTG đang trong thời gian báo mất (3 ngày kể từ ngày Nhà đầu tư báo mất) và
chưa được cấp lại không được chuyển quyền sở hữu dưới bất kỳ hình thức nào.

(iii) VietCredit không đồng ý thực hiện thủ tục chuyển nhượng sau ngày đáo hạn
Chứng chỉ tiền gửi.
(iv) Hồ sơ chuyển nhượng Chứng chỉ tiền gửi:

- Bản gốc Giấy đề nghị chuyển nhượng.

- Bản gốc Chứng chỉ tiền gửi của Bên chuyển nhượng (nếu tại thời điểm Bên chuyển
nhượng thực hiện yêu cầu, Bên chuyển nhượng đã được bàn giao Chứng chỉ tiền
gửi này).

- Hồ sơ pháp lý của Bên nhận chuyển nhượng: Giấy phép đăng ký kinh doanh/ Giấy
phép hoạt động hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp
(bản sao y).

- Bản gốc Giấy ủy quyền hợp lệ của Bên nhận chuyển nhượng và Bên chuyển nhượng
trong trường hợp người đến làm thủ tục đề nghị xác nhận chuyển nhượng không
phải là người đại diện theo pháp luật của các Bên.

- Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân còn hiệu lực của người đại
diện theo pháp luật/ người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật bên
chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (bản sao y có đối chiếu với bản gốc
hoặc bản sao y có chứng thực).

7. Thanh toán Chứng chỉ tiền gửi:


(i) Hồ sơ yêu cầu thanh toán CCTG bao gồm:

- Bản gốc Đề nghị thanh toán theo mẫu của VietCredit

- Bản gốc Chứng chỉ tiền gửi ghi danh

- Giấy tờ khác theo hướng dẫn của VietCredit

(ii) Trong trường hợp Chứng chỉ tiền gửi bị mất và được cấp lại thì hồ sơ thanh toán
Chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

- Bản gốc Đề nghị thanh toán Chứng chỉ tiền gửi theo mẫu của VietCredit.

Trang 26/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

- Bản gốc Giấy báo mất Chứng chỉ tiền gửi đã có xác nhận của VietCredit.

- Bản gốc Chứng chỉ tiền gửi ghi danh đã được cấp lại.

- Giấy tờ khác theo hướng dẫn của VietCredit.

(iii) Trường hợp Chứng chỉ tiền gửi bị tẩy xóa, sửa chữa, chắp vá:

- Trường hợp CCTG bị tẩy xóa, sửa chữa, chắp vá mà không có Hợp đồng mua bán
CCTG hoặc đối với trường hợp CCTG đã chuyển nhượng mà không có Hợp đồng
chuyển nhượng CCTG và Giấy đề nghị chuyển nhượng đã có xác nhận của
VietCredit thì không được thanh toán.

- Trường hợp CCTG bị tẩy xóa, sửa chữa, chắp vá nhưng có Hợp đồng mua bán hoặc
đối với trường hợp CCTG đã chuyển nhượng mà có Hợp đồng chuyển nhượng
CCTG và Giấy đề nghị chuyển nhượng đã có xác nhận của VietCredit thì xử lý như
trường hợp CCTG bị mất.

(iv) Trường hợp Chứng chỉ tiền gửi bị nhàu, nát, rách:

- Trường hợp CCTG bị nhàu, rách, nát còn 2/3 CCTG và còn nguyên thông tin về số
seri, tổng mệnh giá CCTG, thông tin về chủ sở hữu CCTG, phần có chữ ký của các
cấp có thẩm quyền của Công ty thì sẽ vẫn tiến hành các thủ tục thanh toán CCTG đó
như bình thường.

- Trường hợp bị nhàu, rách, nát quá chỉ còn 1/3 CCTG hoặc mất một trong số các
thông tin về số seri, tổng mệnh giá CCTG, thông tin về chủ sở hữu CCTG, phần có
chữ ký của các cấp có thẩm quyền, con dấu của Công ty bị mất, không thể nhìn thấy
thì xử lý như trường hợp CCTG bị mất.

(v) Trường hợp Chứng chỉ tiền gửi đáo hạn nhưng Nhà đầu tư không đến lĩnh: Toàn
bộ số tiền gốc và tiền lãi (nếu có) của Chứng chỉ tiền gửi sẽ được hạch toán vào tài
khoản phải trả của VietCredit cho đến khi Nhà đầu tư thực hiện thủ tục tất toán theo
quy định của VietCredit. Nhà đầu tư sẽ không được hưởng thêm lãi cho những ngày
này.

(vi) Trường hợp ngày đáo hạn CCTG trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của
Công ty thì việc thanh toán gốc, lãi CCTG sẽ được thực hiện vào ngày làm việc tiếp
theo ngày nghỉ, lễ đó. Nhà đầu tư sẽ được hưởng lãi suất bằng với lãi suất của
CCTG cho số tiền gốc CCTG tại thời điểm thanh toán cho số ngày vượt quá thời hạn
của CCTG.

8. Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu:


(i) Được quyền nhận thanh toán đầy đủ gốc, lãi Chứng chỉ tiền gửi theo thỏa thuận với
VietCredit
(ii) Được quyền chuyển nhượng Chứng chỉ tiền gửi phù hợp với các quy định tại các
Điều khoản và Điều kiện này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nếu có

Trang 27/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

(iii) Được quyền yêu cầu VietCredit giữ bí mật các thông tin có liên quan đến số dư
Chứng chỉ tiền gửi
(iv) Tuân thủ các quy định cụ thể đã ký kết với VietCredit
(v) Thông báo cho VietCredit trong vòng 3 ngày trong trường hợp Chứng chỉ tiền gửi bị
mất cắp, thất lạc, bị nhàu, nát, rách, hư hỏng ,..hoặc phát hiện thông tin không chính xác.
Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thiệt hại hoặc mất mát gây ra khi
không thông báo kịp thời cho VietCredit.
(vi) Lập tức thông báo cho VietCredit khi có thay đổi liên quan đến người đại diện/ người
được ủy quyền.
(vii) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các giấy tờ liên quan cung cấp cho
VietCredit.
(viii) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn đầu tư vào Chứng chỉ tiền gửi
(ix) Khi nhận CCTG, Nhà đầu tư mặc nhiên đã đọc, hiểu đầy đủ, chính xác và cam kết sẽ
tuân thủ theo quy định của đợt phát hành CCTG và quy định về phát hành CCTG ghi
danh của Công ty.
9. Quyền và nghĩa vụ của VietCredit:
(i) Phát hành chứng chỉ tiền gửi phù hợp với các quy định của các Điều khoản và Điều
kiện này, không phát hành Chứng chỉ tiền gửi khi Nhà đầu tư không tuân thủ các Điều
khoản và Điều kiện của Chứng chỉ tiền gửi và các thảo thuận đã ký kết.
(ii) Có trách nhiệm thanh toán đầy đủ gốc, lãi Chứng chỉ tiền gửi cho Nhà đầu tư theo quy
định tại các Điều khoản và Điều kiện này và Hợp đồng mua bán Chứng chỉ tiền gửi
(iii) Thông báo cho Nhà đầu tư về lãi suất, phương thức trả lãi và các chi phí liên quan
(iv) Yêu cầu Nhà đầu tư cung cấp các thông tin cần thiết khi thực hiện giao dịch liên quan
đến Chứng chỉ tiền gửi
(v) Cung cấp thông tin Nhà đầu tư khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, hoặc cung
cấp theo quy định của pháp luật
(vi) Chịu trách nhiệm sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành chứng chỉ tiền gửi đúng
mục đích
(vii) Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến việc phát hành chứng chỉ tiền gửi.
10. Các điều khoản chung:
(i) Các khoản tiền liên quan đến Chứng chỉ tiền gửi được thanh toán cho Nhà đầu tư
sau khi đã khấu trừ các khoản thuế, phí hoặc lệ phí theo luật định áp dụng cho Chủ
sở hữu

Trang 28/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

(ii) Luật áp dụng đối với Chứng chỉ tiền gửi là luật Việt Nam. Trong trường hợp có tranh
chấp liên quan đến Chứng chỉ tiền gửi nhưng không thể giải quyết bằng con đường
hòa giải, các bên sẽ đưa sự việc ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết
(iii)Các thông báo đến chủ sở hữu sẽ được gửi dưới hình thức gửi văn bản trực tiếp,
thư bảo đảm hoặc email, fax… theo thông tin do Nhà đầu tư cung cấp. Mọi thông
báo và thông tin sẽ có hiệu lực ngay khi nhận được (i) qua đường bưu điện, (ii) giao
tận tay, hoặc (iii) bằng fax hoặc email.
(iv) Các quy định khác ngoài những quy định ở trên được thực hiện theo các quy định
của Pháp luật Việt Nam.

Trang 29/30
BẢN CÔNG BỐ THỐNG TIN
CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI GHI DANH VietCredit

VIII. THÔNG TIN LIÊN HỆ

STT Họ và Tên Chức vụ Liên Lạc

- Tel: 024 62702127 Ext: 5104


Trưởng phòng
1 Lê Thị Hiền - Mobile: 0988 361 288
HĐV ĐCTC
- Email: lethi.hien@vietcredit.com.vn

- Tel: 024 62702127 Ext: 5114


Phó phòng HĐV
2 Đào Việt Hải - Mobile: 0988 280 782
ĐCTC
- Email: daoviet.hai@vietcredit.com.vn
- Tel: 024 62702127 Ext: 8006
Trưởng bộ phận
3 Phùng Chí Hiển - Mobile: 0965 759 686
HĐV ĐCTC
- Email: phungchi.hien@vietcredit.com.vn

- Tel: 024 62702127 Ext: 5101


Trưởng bộ phận
4 Phạm Trọng Sang HĐV ĐCTC - Mobile: 0983 640 250
- Email: phamtrong.sang@vietcredit.com.vn
- Tel: 024 62702127 Ext: 5115
Trưởng bộ phận
5 Trần Trung Dũng - Mobile: 0942 528 528
HĐV ĐCTC
- Email: trantrung.dung@vietcredit.com.vn

Trang 30/30

You might also like