You are on page 1of 23



TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐA CHỨC NĂNG


Ñòa chæ: 11 Sö Vaïn Haïnh, Phöôøng 12, Quaän 10, TP. Hồ Chí Minh

----***----

Chủ đñầu tư: COÂNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẮC BÌNH
Coâng ty thieát keá cô & ñieän: HiTech Engineering

-2016-
QUY TRÌNH BẢO TRÌ
HỆ THỐNG CƠ & ĐIỆN & CẤP THOÁT NƯỚC

CÔNG TRÌNH
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐA CHỨC NĂNG

ĐỊA ĐIỂM:
11 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

TP. HCM, ngày tháng năm 2016

HiTech Engineering CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾ KẾ DP


Giám đốc Giám đốc

KS. NGUYỄN PHỤNG LONG KTS. TRẦN SONG SƠN

1
QUI TRÌNH BẢO TRÌ

MUÏC LUÏC

MỤC A HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHỤ TRỢ

MỤC B HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ

MỤC C HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

MỤC D HỆ THỐNG CHỮA CHÁY


HT Engineering M.E.P Services

QUI TRÌNH BẢO TRÌ

A. HỆ THỐNG ĐIỆN, ĐIỆN PHỤ TRỢ

I. Giới thiệu chung


1. Tổng quát
Phần Quy trình bảo trì công trình – Hệ thống Điện này mô tả công tác bảo trì của tất cả hệ
thống điện được thiết kế cho toàn bộ dự án. Tuy nhiên, quy trình bảo trì công trình này cần
phải được tham khảo cùng với Sổ tay Hướng dẫn vận hành và bảo trì thiết bị hệ thống Điện
và bản vẽ hoàn công được lập bởi nhà thầu /nhà cung cấp thiết bị.
Nhà thầu phải cung cấp tất cả nhân công, vật tư, dụng cụ, thiết bị, các giấy chứng nhận, bản
vẽ hoàn công, công tác quản lý, công tác giám sát, công tác an toàn vệ sinh lao động theo
luật định và tất cả các loại phụ kiện thiết bị hỗ trợ và phát sinh khi cần thiết để hoàn tất công
tác bảo trì hệ thống điện trong suốt thời gian bảo hành và sửa chữa lỗi.

2. Hồ sơ tài liệu phục vụ công tác bảo trì


a) Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng ).
b) Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình.
Hai tháng trước ngày hoàn thành công tác thi công thực tế, nhà thầu phải chuẩn bị Sổ tay
hướng dẫn vận hành và bảo trì thiết bị của hệ thống Cơ điện và trình cho Quản lý dự án
duyệt. Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo trì này phải được bàn giao trước ngày hoàn
thành công tác thi công thực tế.
c) Hồ sơ tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình
trong thời gian khai thác sử dụng công trình.
d) Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình.

3. Các tiêu chuẩn áp dụng


- Luật Xây dựng Việt Nam.
- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.
- TCXD 9206:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu
chuẩn thiết kế.
- TCXD 9207:2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng -
Tiêu chuẩn thiết kế
- TCXD 9385:2012: Chống sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn thiết kế, thi
công
- TCVN 4756:1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- Thông tư 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 – Hướng dẫn công tác bảo trì công
trình xây dựng.

II. Quy trình bảo trì


1. Trạm biến áp
1.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì các hệ thống máy biến áp được lắp đặt
trong suốt thời gian sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị giới hạn các phần
như sau:
- Kiểm tra định kỳ máy biến áp mỗi tháng 1 lần. Đối với máy biến áp quá tải, nóng hay có
hiện tượng bất thường, thời hạn kiểm tra phải thường xuyên hơn, tùy theo mức độ nghiêm
trọng.
- Kiểm tra kỹ thuật mỗi năm một lần.
TTTM Đa Chức Năng 1/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

- Kiểm tra đặc biệt khi máy biến áp có sự cố hay vận hành bất thường.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.
1.2. Nội dung thực hiện
a. Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra sơ bộ bằng mắt độ an toàn của máy biến áp, thiết bị trong phòng máy
biến áp, lối thoát hiểm, thực hiện các biện pháp an toàn điện…trước khi kiểm tra các hạng
mục dưới đây:
- Kiểm tra vỏ ngoài máy biến áp có sạch không, làm công tác vệ sinh vỏ ngoài nếu cần.
- Kiểm tra thiết bị làm mát là quạt giải nhiệt có làm việc bình thường không.
- Nghe tiếng kêu của máy khi vận hành có bình thường không.
- Kiểm tra nhiệt độ máy biến áp khi vận hành.
- Kiểm tra tình trạng cáp xuất, thanh dẫn, mối nối và dây tiếp địa.
- Kiểm tra trang bị phòng cháy, đèn chiếu sáng cho phòng máy biến áp. Thực hiện công tác
sửa chữa, thay thế nếu có hư hỏng.
- Đo tải, dòng điện và điện áp. Ghi các thông số này vào sổ tay vận hành.
b. Kiểm tra kỹ thuật
Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ.
Thử nghiệm kỹ thuật máy biến áp theo quy định của Công ty Điện lực. Nhà thầu sẽ trả chi
phí để thuê một đơn vị có chức năng thử nghiệm máy biến áp thực hiện và nộp lại báo cáo
thử nghiệm cho Chủ đầu tư.
c. Kiểm tra đặc biệt
Thực hiện nội dung như kiểm tra kỹ thuật.

1.3. Xử lý máy biến áp vận hành không bình thường hoặc bị sự cố


Trong khi vận hành nếu thấy máy biến áp có những hiện tượng khác thường như máy nóng
quá mức, máy kêu khác thường,…phải tìm mọi biện pháp để giải quyết, thông báo với Chủ
đầu tư, đồng thời ghi các hiện tượng, nguyên nhân vào sổ vận hành.
Các hiện tượng sau cần phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành:
- Máy biến áp kêu mạnh không đều và rung chuyển bên trong.
- Sự phát nóng của máy biến áp tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát và
phụ tải định mức.
Khi máy biến áp bị quá tải cao hơn mức quy định, phải tìm biện pháp điều chỉnh và giảm bớt
phụ tải của máy.
Khi nhiệt độ của máy biến áp tăng lên quá mức giới hạn, phải tìm hiểu nguyên nhân và giải
pháp để giảm nhiệt độ của máy bằng cách:
- Kiểm tra phụ tải của máy và nhiệt độ môi trường làm mát.
- Kiểm tra quạt làm mát của máy biến áp và tình trạng thông gió của phòng máy biến áp.
Nếu nhiệt độ của máy biến áp lên cao do quạt làm mát bị hỏng mà có điều kiện ngắt máy
biến áp thì nên ngắt máy để sửa chữa; nếu điều kiện vận hành không cho phép cô lập máy
biến áp, nhân viên vận hành phải giảm bớt phụ tải cho phù hợp với công suất của máy biến
áp trong điều kiện vận hành không có quạt làm mát. Khi máy biến áp bị cháy, trước tiên phải
cô lập máy biến áp đó ra khỏi lưới điện và thực hiện quy trình chữa cháy như quy định của
PCCC.

1.4. Sửa chữa máy biến áp


Thời hạn tiểu tu và đại tu máy biến áp:
- Tiểu tu: 1 năm/1 lần.
- Đại tu: 10 năm/1 lần.
Nội dung thực hiện công việc tiểu tu hay đại tu sẽ tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và
quy định của Công ty Điện lực.

2. Hệ thống bảng điện hạ thế và các thiết bị đóng cắt


TTTM Đa Chức Năng 2/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

2.1. Các yêu cầu về bảo trì


a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì các hệ thống tủ điện hạ thế và thiết bị đóng
cắt được lắp đặt trong suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị
giới hạnh các phần như sau:
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng.
- Kiểm tra định kỳ hàng năm.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

2.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ hàng tháng
Kiểm tra sơ bộ bằng mắt độ an toàn của tủ điện hạ thế, thiết bị trong phòng tủ điện chính, lối
thoát hiểm, thực hiện các biện pháp an toàn điện….trước khi kiểm tra các hạng mục dưới
đây:
- Kiểm tra và làm vệ sinh vỏ tủ điện.
- Kiểm tra xem có tiếng động gì bất thường trong khi tủ điện hạ thế đang vận hành.
- Kiểm tra nhiệt độ của tủ điện.
- Kiểm tra trang bị phòng cháy, đèn chiếu sáng cho phòng tủ điện, phòng kỹ thuật điện tầng.
Thực hiện công tác sửa chữa, thay thế nếu có hư hỏng.
- Đo tải, dòng điện và điện áp. Ghi các thông số này vào sổ tay vận hành.
b. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ hàng tháng.
Kiểm tra và thực hiện công tác siết lại các đầu nối cáp, các đầu nối vào thanh dẫn chính
(busduct).
Kiểm tra điều kiện vận hành và ghi lại các thông số vào sổ tay vận hành. Kiểm tra và vệ sinh
các tiếp điểm rơ le nếu có.
Kiểm tra tình trạng vệ sinh, các đầu nối của thanh dẫn chính, cáp chính. Lưu ý rằng các hệ
thống đồng hồ, hệ thống điều khiển và các thiết bị khác trong tủ điện phải được cách ly
trước khi tiến hành công tác kiểm tra.
c. Kiểm tra định kỳ hàng năm
Thực hiện nội dung như kiểm tra định kỳ 6 tháng.
Ngắt điện và vệ sinh toàn bộ hệ thống tủ điện chính, tủ điện phân phối.
Kiểm tra và cái đặt lại, hiệu chỉnh các thông số, kiểm tra các chức năng, thay thế
những thiết bị hư hỏng.
Kiểm tra tiếp điểm, đo cách ly, kiểm tra chức năng của tất cả các ACB, MCCB,
MCB.
Lưu ý rằng các hệ thống đồng hồ, hệ thống điều khiển và các thiết bị khác trong tủ điện phải
được cách ly trước khi tiến hành công tác kiểm tra.

2.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư hỏng
thông thường
a. Khi xảy ra cháy
Bất cứ ai phát hiện ra cháy sẽ thực hiện các bước như sau:
- Phát tín hiệu báo cháy bằng cách nhấn các nút nhấn báo cháy khẩn và dùng hệ thống liên
lạc nội bộ báo cho nhân viên điều hành.
- Báo động để được giúp đỡ.
- Thực hiện các bước như hướng dẫn về PCCC, sử dụng các bình chữa cháy xách tay hay
các vòi chữa cháy để dập tắt đám cháy.
- Điện thoại báo cho Sở Cảnh sát PCCC địa phương.

TTTM Đa Chức Năng 3/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

- Thoát hiểm theo các lối thoát hiểm và chỉ dẫn của nhân viên vận hành. Trong trường hợp
khẩn cấp, thực hiện việc cách ly tủ điện ra khỏi hệ thống bằng cách ngắt thiết bị đóng cắt
chính đầu vào như ACB, MCCB.
b. Vệ sinh tủ điện
- Ngắt nguồn cung cấp điện chính.
- Ngắt tất cả các MCCB, MCB trong tủ điện.
- Tháo tấm che bên ngoài của tủ điện.
- Sử dụng các dụng cụ như máy hút bụi, cọ… để làm vệ sinh.
- Kiểm tra tất cả các điểm đấu nối.
- Đóng tấm che bên ngoài của tủ điện.
- Đóng nguồn cung cấp điện chính.
- Đóng lần lượt các MCCB, MCB.
- Kiểm tra nguồn cung cấp đến thiết bị.
c. Các thiết bị khác
Tham khảo Hướng dẫn vận hành và bảo trì thiết bị đóng cắt như ACB, MCCB của nhà cung
cấp thiết bị.

3. Hệ thống thanh dẫn điện và cáp điện


3.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống thanh dẫn điện, cáp điện được lắp
đặt trong suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị giới hạn các
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng.
- Kiểm tra định kỳ hàng năm.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

3.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ hàng tháng
Kiểm tra sơ bộ bằng mắt độ an toàn của hệ thống thanh dẫn điện, cáp điện, thực hiện các
biện pháp an toàn điện….trước khi kiểm tra các hạng mục dưới đây:
- Kiểm tra và làm vệ sinh bên ngoài của thanh dẫn điện và cáp điện
- Kiểm tra nhiệt độ bên ngoài của hệ thống thanh dẫn điện, cáp điện trong điều kiện vận
hành bình thường.
b. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ hàng tháng. Kiểm tra và sửa chữa
hệ thống giá đỡ.
c. Kiểm tra định kỳ hàng năm
Thực hiện nội dung như kiểm tra định kỳ 6 tháng.
Cách ly hệ thống thanh dẫn điện, cáp điện ra khỏi hệ thống điện. Kiểm tra và siết
lại các điểm nối của thanh dẫn điện, cáp điện. Kiểm tra tất cả các nhãn của cáp
nguồn.

3.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư
hỏng thông thường
a. Trường hợp không có nguồn đến thiết bị
Nguyên nhân gây ra: Mất kết nối đến tủ điện hoặc thiết bị, MCCB/MCB bị hư hỏng. Phương
pháp sửa chữa: Kiểm tra cáp đến tủ điện, đến thiết bị và thay thế MCCB/MCB nếu cần thiết.
b. Công tác bảo trì và sửa chữa hệ thống thanh dẫn
Tham khảo Hướng dẫn vận hành và bảo trì hệ thống thanh dẫn của nhà cung
cấp thiết bị.

TTTM Đa Chức Năng 4/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

4. Hệ thống máy phát điện dự phòng


4.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống máy phát điện dự phòng được lắp
đặt trong suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị giới hạn các
phần như sau:
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc sau 250 giờ chạy máy.
- Kiểm tra sau 1 năm hoạt động ở chế độ dự phòng hoặc sau 500 giờ chạy máy.
- Kiểm tra sau 4-7 năm hoạt động ở chế độ dự phòng hoặc sau mỗi 2.000 giờ chạy máy.
- Kiểm tra sau 7-10 năm hoạt động ở chế độ dự phòng hoặc sau mỗi 6.000 giờ
chạy máy.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

4.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ hàng tháng
Kiểm tra sơ bộ bằng mắt độ an toàn của hệ thống máy phát điện, thực hiện các biện pháp
an toàn điện….trước khi kiểm tra các hạng mục dưới đây:
- Kiểm tra và làm vệ sinh bên ngoài máy phát điện.
- Kiểm tra mức dầu trong bồn dầu, cung cấp thêm dầu nếu cần.
- Kiểm tra điện áp bình ắc quy.
- Khởi động và chạy máy không tải.
- Kiểm tra trang thiết bị PCCC, chiếu sáng trong phòng máy phát điện.
b. Kiểm tra định kỳ 6 tháng/250 giờ chạy máy
- Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra báo cáo chạy máy.
- Kiểm tra động cơ:
+ Rò rỉ nhiên liệu, nhớt, nước làm mát.
+ Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
+ Kiểm tra áp lực nhớt.
+ Kiểm tra tiếng động lạ.
+ Kiểm tra hệ thống khí nạp.
+ Kiểm tra hệ thống xả.
+ Kiểm tra ống thông hơi.
+ Kiểm tra độ căng đai.
+ Kiểm tra tình trạng cánh quạt
+ Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện áp. (Nếu có)
- Công tác bảo trì lần thứ nhất
+ Thay bộ lọc nhớt.
+ Thay bộ lọc nhiên liệu.
+ Thay nhớt máy.
+ Vệ sinh bộ lọc gió.
c. Kiểm tra sau 1 năm hoạt động ở chế độ dự phòng/sau 500 giờ chạy máy
- Kiểm tra và bảo trì động cơ:
- Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ a.
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm.
- Kiểm tra hệ thống lọc khí:
+ Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.
+ Kiểm tra chỉ thị áp lực trên đường nạp.
+ Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.
- Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn dây đai (thay thế nếu cần).
- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
TTTM Đa Chức Năng 5/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

- Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.


- Kiểm tra và điều chính hiệu điện áp.
- Thay thế phụ tùng:
+ Nhớt máy.
+ Lọc nhớt, lọc nhiên liệu, lọc nước, lọc gió (nếu cần).
+ Nước làm mát.
- Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện.
d. Kiểm tra 4-7 năm hoạt động ở chế độ dự phòng/sau mỗi 2.000 giờ chạy
máy
Lưu ý công tác kiểm tra này phải do nhà sản xuất thiết bị với các dụng cụ chuyên dụng thực
hiện.
- Làm sạch động cơ.
- Điều chỉnh khe hở xú báp và béc phun.
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.
- Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.
- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
- Kiểm tra bình ắc quy (Thay mới nếu không đủ điện).
- Siết lại những bulon bị lỏng.
- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.
- Đo và kiểm tra độ cách điện (Đầu phát điện).
- Sau 2.000-6.000 giờ máy hoạt động, phụ tùng cần thay:
_ Bộ lọc nhớt.
_ Bộ lọc nhiên liệu.
_ Bộ lọc nước.
_ Dây đai phần trục và máy phát sạc bình ắcquy (Nếu cần).
_ Nước làm mát
_ Ống cấp nhiên liệu, các van ống (Ống dầu mềm).
e. Kiểm tra sau 7-10 năm hoạt động ở chế độ dự phòng/sau mỗi 6.000 giờ
chạy máy
Lưu ý công tác kiểm tra này phải do nhà sản xuất thiết bị với các dụng cụ chuyên dụng thực
hiện.
- Lặp lại chế độ bảo trì ở mục 4.2.
- Làm sạch động cơ.
- Kiểm tra hệ thống làm mát.
- Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: Thực hiện trên máy chuyên dùng tại
xưởng.
- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: Dùng máy phun hơi nước nóng.
- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát.
- Tháo rã, làm sạch và kiểm tra:
_ Puli cánh quạt.
_ Bộ tăng áp.
_ Bộ giảm chấn.
_ Puli giảm chấn.
_ Puli bơm nước.
_ Bơm nhớt.
_ Máy phát sạc bình ắcquy.
_ Bơm cao áp.
_ Các đường ống dẫn nước và khí nạp.
- Thay thế phụ tùng:
_ Bơm nước (Nếu cần).
_ Bơm nhớt bôi trơn (Nếu cần).
_ Thay nước làm mát + Lọc nước.
_ Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt.

TTTM Đa Chức Năng 6/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

4.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư
hỏng thông thường
Công tác bảo trì các bộ phận của máy phát điện.
Tham khảo hướng dẫn bảo trì của nhà sản xuất máy phát điện do nhà thầu thi công /nhà
sản xuất máy phát cung cấp.
Hướng dẫn kiểm tra và xử lý hư hỏng hệ thống cung cấp dầu.
_ Bơm dầu hoạt động nhưng dầu không cung cấp đến hệ thống: Nguyên nhân có thể do ống
hút của bơm không có dầu. Kiểm tra mức dầu trong bồn, chắc chắn rằng van cổng của ống
hút dầu được mở.
_ Bơm không khởi động được: Kiểm tra nguồn cấp cho bơm, cho tủ điều
khiển, bộ khởi động, rơ le, cáp cấp nguồn,…

TTTM Đa Chức Năng 7/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

5. Hệ thống chiếu sáng


5.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt trong
suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị giới hạn các phần như
sau:
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng.
- Kiểm tra định kỳ hàng năm.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

5.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ hàng tháng
- Vệ sinh mặt ngoài của đèn, chóa khuếch tán của đèn.
- Kiểm tra sự bất thường của đèn.
b. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
- Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra hệ thống giá đỡ, giá treo đèn.
- Kiểm tra tình trạng pin dự phòng của đèn chiếu sáng khần cấp, thời gian cấp nguồn dự
phòng cho đèn (tối thiểu 2 giờ).
- Thay thế các bóng đèn đã sử dụng trên 4.000 giờ.
c. Kiểm tra định kỳ hàng năm
- Thực hiện nội dung như kiểm tra định kỳ 6 tháng.
- Kiểm tra các mối nối điện, siết lại nếu cần thiết.

5.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư hỏng
thông thường
a. Đèn chiếu sáng thông thường
- Không có điện trên một bộ đèn:
_ Đèn bị hư hỏng _ Thay thế đèn hoặc một bộ phận của đèn.
_ Mất kết nối điện đến đèn _ Kiểm tra cáp nối đến đèn.
- Không có điện cho đèn trên 1 khu vực:
_ Công tắc đèn bị hỏng _ Thay thế công tắc đèn
_ Mất kết nối điện đến công tắc đèn _ Kiểm tra cáp nối đến công tắc đèn.
- Không có điện trên tuyến đèn:
_ Mất kêt nối đến MCB trong tủ điện _ Kiểm tra đã kết nối đến MCB.
_ MCB bị hư hỏng _ Thay thế MCB mới.
b. Đèn chiếu sáng khẩn cấp
- Không có điện đến 1 đèn khi nguồn bình thường tắt
_ Nguồn pin dự phòng hư
_ Thay thế pin dự phòng.
_ Bóng đèn hư
_ Thay thế bóng đèn
_ Mất kết nối điện đến đèn
_ Kiểm tra cáp nối đến đèn.
- Không có điện đến tất cả đèn chiếu sáng khẩn cấp
_ Mất kết nối MCB trong tủ điện
_ Kiểm tra kết nối đến MCB.
_ MCB bị hư hỏng
_ Thay thế MCB mới.

TTTM Đa Chức Năng 8/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

6. Hệ thống chống sét và nối đất


6.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Kiểm tra định kỳ
Trong quá trình sử dụng, hệ thống chống sét và nối đất của công trình phải được kiểm tra
định kỳ. Thời gian kiểm tra từ 3 tới 4 năm một lần.
b. Kiểm tra đột xuất
- Sau khi công trình bị sét đánh.
- Sau các trận bão lớn gây thiệt hại cục bộ cho công trình.
- Sau khi sửa chữa công trình hoặc thay đổi thiết bị có liên quan đến bộ phận bảo vệ chống
sét công trình đó.
6.2. Nội dung công tác kiểm tra
- Kiểm tra toàn bộ thiết bị chống sét có còn nguyên vẹn hay không.
- Kiểm tra các mối hàn, mối nối.
- Kiểm tra tình trạng các lớp mạ hoặc sơn chống mòn, rỉ.
- Các bộ phận trên cao phải kiểm tra bằng ống dòm, các bộ phận ngầm phải kiểm tra bằng
đo đạc.
- Kiểm tra các bộ phận hoặc các chi tiết cố định thiết bị chống sét.
- Kiểm tra tình trạng lớp đất tại nơi chôn bộ phận nối đất.
Sau khi kiểm tra nếu phát hiện chỗ nào hư hỏng thì phải sửa chữa ngay. Các bộ phận bị ăn
mòn, rỉ chỉ còn 70% tiết diện quy định thì phải thay thế.
Nếu trị số điện trở nối đất tăng quá 20% trị số đo được lúc ban đầu thì phải đóng thêm cọc
nối đất bổ sung. Trường hợp tăng gấp đôi thì phải đào lên kiểm tra toàn bộ và sửa chữa.
Việc kiểm tra, tu sửa định kỳ phải làm xong trước mùa mưa bão lớn.

7. Hệ thống điện thoại và mạng máy tính


7.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống điện thoại/mạng máy tính được lắp
đặt trong suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị giới hạn các
phần như sau:
- Kiểm tra định kỳ hàng ngày.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng.
- Kiểm tra định kỳ hàng năm.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.
7.2. Nội dung thực hiện
a. Kiểm tra định kỳ hàng ngày
Kiểm tra sự hoạt động ổn định của các thiết bị mạng tại phòng điện nhẹ (ELV), tủ thiết bị
mạng tại trục thông tầng kỹ thuật.
Kiểm tra nhiệt độ của hệ thống điều hòa cho phòng điện nhẹ.
Kiểm tra chiếu sáng, trang thiết bị PCCC của phòng điện nhẹ, trục thông tầng kỹ thuật.
b. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ hàng ngày.
Kiểm tra hệ thống ổ cắm điện thoai, mạng máy tính.
Kiểm tra tình trạng hệ thống UPS cấp điện dự phòng cho các thiết bị mạng máy tính, điện
thoại.
c. Kiểm tra định kỳ hàng năm
Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ 6 tháng.
Kiểm tra nhãn cáp mạng.
Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống mạng máy tính, tổng đài điện thoại theo như hướng
dẫn của nhà sản xuất thiết bị.

7.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư
TTTM Đa Chức Năng 9/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

hỏng thông thường


a. Điện thoại
- Không có tín hiệu đến ổ cắm điện thoại
+ Ổ cắm điện thoại hư
+ Thay thế ổ cắm điện thoại
+ Mất kết nối IDF
+ Kiểm tra cáp nối đến IDF.
- Không có tín hiệu đến tất cả các ổ cắm điện thoại cho một khu vực/ tầng
+ Mất kết nối từ IDF đến MDF
+ Kiểm tra cáp kết nối từ IDF đến MDF.
+ Tổng đài điện thoại hư
- Gọi hỗ trợ kỹ thuật của tổng đài điện thoại.
b. Mạng máy tính
- Không có tín hiệu đến một ổ cắm mạng.
+ Ổ cắm mạng bị h
+ Thay thế ổ căm mạng.
+ Mất kết nối đến Switch mạn
+ Kiểm tra cáp nối đến Switch mạng.
- Không có tín hiệu đến tất cả các ổ cắm mạng cho một khu vực/tầng
+ Mất kết nối từ tử IT tầng đến tủ IT chính
+ Kiểm tra cáp kết nối từ tủ IT tầng đến tủ IT chính.
+ Switch mạng bị hư
+ Thay Switch mạng.

8. Hệ thống truyền hình cáp (CATV)


8.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống truyền hình cáp (CATV) được lắp
đặt trong suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị giới hạn các
phần như sau:
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng.
- Kiểm tra định kỳ hàng năm.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

8.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
- Kiểm tra tất cả các ổ cắm ti vi.
- Kiểm tra tất cả các bộ chia tín hiệu, bộ trích tín hiệu, bộ chuyển đổi tín hiệu quang
– điện, hệ thống khuếch đại.
- Kiểm tra nhãn cáp đồng trục.

8.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư
hỏng thông thường
- Không có tín hiệu đến ổ cắm ti vi
+ Ổ cắm ti vi hư _ Thay thế ổ cắm ti vi.
+ Mất kết nối đến bộ chia tín hiệu
+ Kiểm tra cáp nối đến bộ chia tín hiệu.
- Không có tín hiệu đến tất cả các ổ cắm tivi cho một khu vực/ tầng.
+ Mất kết nối từ bộ khuếch đại tín hiệu đến bộ chia tín hiệu _ Kiểm tra cáp kết nối từ bộ chia
tín hiệu đến bộ khuếch đại tín hiệu.
+ Bộ chia tín hiệu hư
+ Thay thế bộ chia tín hiệu.
TTTM Đa Chức Năng 10/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

+ Bộ khuếch đại tín hiệu hư


+ Thay thế bộ khuếch đại tín hiệu.
+ Nguồn cung cấp cho bộ khuếch đại hư
+ Thay thế bộ cấp nguồn.
+ Mất kết nối từ bộ khuếch đại tầng đến tủ thiết bị chính
+ Kiểm tra cáp kết nối từ bộ khuếch đại tầng đến tủ thiết bị chính.
+ Mất nguồn cung cấp cho các thiết bị chính
+ Kiểm tra nguồn cung cấp cho thiết bị chính.
- Tham khảo hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà cung cấp thiết bị.

9. Hệ thống camera quan sát và kiểm soát an ninh


9.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống camera quan sát và kiểm soát an
ninh được lắp đặt trong suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị
giới hạn các phần như sau:
- Kiểm tra định kỳ 3 tháng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

9.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ 3 tháng
- Kiểm tra và vệ sinh tất cả các camera quan sát, các đầu đọc thẻ từ.
- Kiểm tra tình trạng các bộ cấp nguồn dự phòng, khóa cửa, tiếp điểm cửa.
b. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
- Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ 3 tháng
- Kiểm tra các thiết bị chính của hệ thống như các bộ DVR, bộ điều khiển trung tâm hệ thống
kiểm soát ra vào, bộ gọi cửa dành cho khách, bộ kiểm soát ra vào, bộ
điều khiển camera,…
- Kiểm tra các tính năng của hệ thống camera quan sát, hệ thống kiểm soát an ninh.

9.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư
hỏng thông thường
a. Hệ thống camera quan sát
- Không có tín hiệu từ camera quan sát đến màn hình quan sát.
+ Camera quan sát bị hư _ Thay thế camera
+ Bộ cấp nguồn cho camera bị hư
+ Thay thế bộ cấp nguồn.
+ Mất kết nối từ camera đến bộ ghi hình kỹ thuật số DVR
+ Kiểm tra cáp từ camera đến bộ DVR.
- Tín hiệu từ camera quan sát đến màn hình bị mờ:
+ Ống kính camera bị hư
+ Thay thế ống kính camera.
+ Cáp tín hiệu từ camera đến bộ DVR bị hư
+ Kiểm tra cáp tín hiệu.
- Tham khảo hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà sản xuất.
b. Hệ thống kiểm soát an ninh
- Đầu đọc thẻ từ có bất cứ tín hiệu đèn khi quẹt thẻ từ: Kiểm tra nguồn cung cấp
cho đầu đọc thẻ từ.
- Đầu đọc thẻ từ sáng đèn đỏ khi quẹt thẻ từ: Kiểm tra hiệu lực của thẻ từ.
- Đầu đọc thẻ từ sáng đèn xanh nhưng cửa không mở: Kiểm tra cáp tín hiệu từ đầu đọc thẻ
từ đến khóa cửa, kiểm tra bộ cấp nguồn cho khóa cửa.
TTTM Đa Chức Năng 11/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

- Tham khảo hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà sản xuất

TTTM Đa Chức Năng 12/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

B. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ


I. Giới thiệu chung
1. Tổng quát
Công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình đảm bảo
công trình được vận hành và khai thác phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình
khai thác sử dụng.

2. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì


a. Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng)
b. Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình
c. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
d. Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình trong thời
gian khai thác sử dụng công trình.
e. Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình.
3. Các tiêu chuẩn áp dụng
- Luật Xây dựng Việt Nam
- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình
- TCVN 4513-1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4475-1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
- Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 – Hướng dẫn công tác bảo trì công trình
xây dựng.

II. Quy trình bảo trì


1. Hệ thống cấp nước sinh hoạt
1.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống cấp nước sinh hoạt được lắp đặt
trong suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị giới hạn các phần
như sau:
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra định kỳ 3 tháng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

1.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ hàng tháng
- Vệ sinh toàn bộ bơm cấp nước.
- Kiểm tra xem có tiếng ồn bất thường khi bơm chạy.
- Vệ sinh bên ngoài hệ thống tủ điều khiển.
- Vệ sinh bộ lọc Y tại đầu hút của bơm.
b. Kiểm tra định kỳ 3 tháng
- Thực hiện các công việc của kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra và siết lại các dây nối nguồn điện.
- Kiểm tra và vệ sinh các bộ biến tần cho bơm tăng áp.
c. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
- Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ 3 tháng.
- Vệ sinh toàn bộ tủ điều khiển, kiểm tra tính năng điều khiển bơm.
- Kiểm tra trục, bạc đạn của bơm.
- Vệ sinh bơm và động cơ bằng khí nén.
TTTM Đa Chức Năng 13/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

- Vệ sinh bể chứa nước sinh hoạt.

1.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư hỏng
thông thường
a. Bồn cầu (WC)
- Nước bị rỉ từ bồn chứa nước
+ Chỗ tiếp xúc có van cao su bị dơ
+ Vệ sinh chỗ tiếp xúc của van cao su và lắp đặt lại.
+ Van cao su sử dụng quá lâu
+ Thay thế mới van cao su.
+ Mực nước cao hơn ống xả tràn
+ Chỉnh lại mực nước cho phù hợp.
- Nước bị rỉ phía dưới bồn chứa nước trong quá trình dội nước:
+ Các đai ốc siết của bồn chứa nước sắp xếp không đúng
+ Sắp xếp lại theo thứ tự hướng dẫn của nhà sản xuất và siết lại.
+ Các miếng cao su đen bên dưới bồn nước sắp xếp không đúng
+ Sắp xếp các miếng cao su đen với mặt dốc hướng xuống và siết đai ốc lại, nếu vẫn còn bị
rỉ nước thì đổi mặt miếng cao su ngược lại.
- Không có nước vào bồn chứa nước
- Van cấp nước bị nghẹt hay áp lực nước quá thấp
- Vệ sinh van cấp nước và tăng áp lực nước cấp.
- Hiệu quả dội nước kém
- Lượng nước trong bồn quá ít
- Chỉnh lại mức nước trong bồn.
b. Bồn rửa, chậu rửa
- Nước bị rỉ tại bẫy thu nước và dây nối mềm đến lỗ thoát
- Bẫy thu nước và dây nối mềm bị hở nối răng
- Siết chặt lại.
- Thoát nước chậm
- Bẫy thu nước hay ống thoát bị nghẹt
- Mở bẫy thu nước và dùng máy thổi khí làm sạch ống thoát.
- Lưu lượng nước cấp yếu
- Áp lực nước cấp quá yếu
- Kiểm tra áp lực từ đường ống chính yếu do bơm tăng áp hay van giảm áp.
c. Vòi nước
- Nước bị rỉ tại lưới lọc
- Khớp nối bị lỏng
- Siết chặt lại, kiểm tra lại đệm cao su, thay thế nếu cần thiết.
- Áp lực nước tại vòi yếu
- Áp lực nước cấp quá yếu
- Kiểm tra áp lực từ đường ống chính yếu do bơm tăng áp hay van giảm áp.

2. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt


2.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân sự và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được lắp
đặt trong suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành, bao gồm nhưng không bị giới hạn các
phần như sau:
- Kiểm tra định kỳ hàng ngày.
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra định kỳ 3 tháng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng
TTTM Đa Chức Năng 14/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

b. Kiểm soát trên công trường


Báo cáo đại diện Chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

2.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ hàng ngày
- Kiểm tra các phễu thu sàn trong các nhà vệ sunh, chác chắn rằng phễu thu sàn có nước
để ngăn mùi.
- Kiểm tra xem có sự rò rỉ nước ở các thiết bị vệ sinh hay không.
b. Kiểm tra định kỳ hàng tháng
- Thực hiện các công việc của kiểm tra hàng ngày.
- Vệ sinh toàn bộ bơm nước thải.
- Vệ sinh bên ngoài hệ thống tủ điều khiển.
c. Kiểm tra định kỳ 3 tháng
- Thực hiện các công việc của kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra và siết lại các dây nối nguồn điện.
d. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
- Thực hiện các hạng mục của kiểm tra định kỳ 3 tháng.
- Vệ sinh toàn bộ tủ điều khiển, kiểm tra tính năng điều khiển bơm.
- Vệ sinh các hố thu nước thải tầng hầm.
2.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư hỏng
thông thường
- Bơm chìm chạy nhưng không hút được nước _ Đầu hút bị kẹt do bụi bẩn _ Kiểm tra vệ
sinh đầu hút.
- Bơm nước thải không hoạt động _ Nguồn cung cấp không đủ, mất nguồn, bơm bị hư, van
phao không hoạt động_ Kiểm tra các yếu tố liên quan đến nguồn, sửa chữa và thay thế
bơm, van phao nếu cần thiết.
- Hiệu quả dội nước phễu thu sàn kém, bẫy thu nước kém _ Bị kẹt do rác, chất thải _Kiểm
tra và vệ sinh phễu thu sàn sàn, bẫy thu nước.
- Nước thải không bơm ra ngoài được _ Đường ống bị kẹt do rác, chất thải _ Kiểm tra và
thông đường ống nước thải.
- Có mùi hôi từ phễu thu sàn, bẫy thu nước _ Không có nước trong phễu thu sàn, bẫy thu
nước, hay bị hư _ Kiểm tra và chắc chắn rằng có nước trong đó để ngăn mùi, thay thế
chúng nếu cần thiết.

C. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

I. Giới thiệu chung


1. Mục đích của công tác bảo trì
Công tác bảo trì nhằm đảm bảo việc quản lý, vận hành hệ thống, các thiết bị thông gió và
điều hòa không khí tốt nhất trong suốt thời gian vận hành khai thác tòa nhà.

2. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì


- Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng).
- Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình.
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng.
- Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình trong thời
gian khai thác sử dụng công trình.

3. Các tiêu chuẩn áp dụng


TTTM Đa Chức Năng 15/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

- Luật xây dựng Việt Nam.


- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCVN 5687-1998 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm-Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 232-1999 Hệ thống thông gió điều hòa không khí và cấp lạnh-Chế tạo lắp đặt và
nghiệm thu.

II. Quy trình bảo trì


1. Hệ thống máy lạnh Chiller/AHU
1.1. Thời hạn kiểm tra
Kiểm tra định kỳ 3 tháng
Kiểm tra hoạt động của máy, để Remote ở chế độ lạnh, sau đó khởi động cho máy chạy:
- Kiểm tra hiệu suất làm việc của máy
- Kiểm tra hoạt động của máy nén và động cơ quạt dàn nóng.
- Kiểm tra hoạt động của quạt dàn lạnh.
- Kiểm tra hoạt động của quạt đảo.
- Kiểm tra dòng điện.
- Kiểm tra áp suất cao và áp suất thấp.
- Kiểm tra bộ điều khiển trung tâm.
Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống điều hòa không khí được thực hiện tùy theo điều kiện môi
trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất 2 năm một lần phải tổ
chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt
động của tất cả các thiết bị của hệ thống.

1.2. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư
hỏng thông thường
Đối với dàn lạnh
- Tháo mặt nạ, lưới lọc bụi, tháo máng nước, tháo động cơ quạt đảo sau đó xịt rửa bằng xà
bông.
- Thao tác cột buộc bao bảo trì sao cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc bao nylon để che
mạch điện tử.
- Tiến hành xịt dàn lạnh, không được xịt để nước bắn vào board mạch điện tử, chỉnh áp lực
máy bơm vừa phải, tránh trường hợp làm xếp những lá nhôm tản nhiệt khi áp lực quá mạnh
và nước bắn ra ngoài.
- Xịt quạt lồng sóc dàn lạnh.
- Thông ống nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật sự thông thoát.
Sau khi hoàn tất những bước trên thì tiến hành lắp lại những phần đã tháo gỡ, chỉnh lại
cánh đảo gió cho đúng hướng, dùng khăn lau cho sạch và khô nước. Kiểm tra lại quạt chạy
có ồn không. Hay gắn lại những phần đã tháo gỡ đúng và đủ chưa. Hoàn thành dàn lạnh.
Đối với dàn nóng
- Tháo gỡ vò máy, dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt, xịt tia nước theo
phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hóa chất chuyên dùng khi cần thiết). Lưu ý:
khi xịt dàn ngưng tụ không được để làm xếp những lá nhôm tản nhiệt.
- Không được xịt hoặc để nước bắn vào động cơ quạt, những mối nối dây điện (domino), tụ
điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy, hoàn tất việc bảo trì.
- Sau khi hoàn tất các công việc trên, cho máy chạy, kiểm tra việc thoát nước và các thông
số kỹ thuật.
Ghi chú:
a) Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí. Thông thường, 2 đến 3 tuần phải rửasạch 1
lần. Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới vòi nước và phun rửa sạch; không
được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, và không được sấy (rửa nước nóng và sấy sẽ bị
biến dạng, hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.

TTTM Đa Chức Năng 16/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

b) Bảo vệ tốt phiến tản nhiệt của bộ ngưng tản lạnh và bộ tản nhiệt. Các phiến tản nhiệt làm
bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng, rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu
các phiến nhôm bị hỏng, bẹp thì hiệu quả tản nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả
làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.
c) Bảo vệ hệ thống làm lạnh, bên trong hệ thống chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm các
linh kiện, hoặc ống dẫn của hệ thống gây rò rỉ ga thì máy điều hòa không thể làm lạnh được.
d) Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút mới được mở máy; nếu chưa đủ 2 phút
đã mở may thì sự cân bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu. Nếu khởi động máy thì
máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ tác động MCB, hại máy hoặc hỏng máy
điều hòa nhiệt độ.
e) Vào mùa hè sau khi máy hoạt động, nhiệt độ phải hạ xuống nhanh (dưới 30 0C). Nếu sau
một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 300C), máy sẽ quá tải dễ phát sinh sự cố và
tuổi thọ máy sẽ giảm. Trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân, sửa chữa loại trừ nguyên
nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.
f) Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện, phải luôn trong tình trạng khô ráo không ẩm ướt,
không bị rò điện, không bị mốc mục.
g) Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện, phải luôn trong tình trạng khô ráo không ẩm ướt,
không bị rò điện, không bị mốc mục.
h) Các phích cắm, ổ cắm điện phải tốt, không lỏng lẻo. Phải chú ý đến những âm thanh lạ
phát ra từ máy điều hòa như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ điện hoặc vỏ
máy rung động… phải lập tức ngừng máy tìm nguyên nhân, không dùng khi có tiếng động
lạ, tránh để máy hỏng nặng thêm.

2. Hệ thống quạt thông gió


2.1. Các yêu cầu về bảo trì
a. Tổng quát
Cung cấp nhân lực và vật tư cần thiết để bảo trì hệ thống quạt thông gió được lắp đặt trong
suốt giai đoạn sửa chữa lỗi và bảo hành , bao gồm nhưng không bị giới hạn các phần sau:
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng.
Hệ thống quạt hút khói, điều áp cầu thang được định kỳ kiểm tra bảo dưỡng ít nhất 6 tháng
một lần theo yêu cầu của TCVN 3890: 2009.
b. Kiểm soát trên công trường
Báo cáo đại diện chủ đầu tư khi đến và trước khi rời khỏi công trường.

2.2. Nội dung thực hiện


a. Kiểm tra định kỳ hàng tháng
- Vệ sinh toàn bộ quạt thông gió.
- Kiểm tra xem có tiếng ồn bất thường khi quạt chạy hay không.
- Kiểm tra lưới bảo vệ bên ngoài.
b. Kiểm tra định kỳ 6 tháng
- Thực hiện các công việc của kiểm tra định kỳ hằng tháng
- Kiểm tra tất cả các động cơ quạt
- Kiểm tra và bôi trơn ổ bi của quạt

2.3. Hướng dẫn phương pháp thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa hư
hỏng thông thường
Tình trạng Nguyên nhân Phương pháp xử lý
Ổ bi bị nóng bất thường 1. Khởi động lần đầu tiên sau 1. Chờ cho máy nguội và
khi khởi động ổ bi. khởi
2. Dây đai quá căng động lại
2. Nới lỏng dây đai
Động cơ bị tắt khi 1. Cầu chì bị nổ, MCB bị hư 1. Kiểm tra và thay thế nếu

TTTM Đa Chức Năng 17/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

khởi động 2. Ngắt do quá tải cần


3. Nguồn cung cấp không 2. Kiểm tra và bật lại MCB.
đủ 3. Kiểm tra nguồn cung
4. Dây cấp nguồn bị lỏng cấp.
5. Hư hỏng phần cơ khí. 4. Kiểm tra dây nguồn, sửa
chữa nếu cần.
5. Kiểm tra toàn bộ phần cơ
khí
Động cơ không 1. Mất pha nguồn cung cấp 1. Kiểm tra nguồn cung cấp
hoạt động 2. Động cơ quá tải 2. Giảm tải cho động cơ
3. Điện áp cung cấp không hay
đủ. thay thế động cơ lớn hơn.
4. Miếng chêm khi vận 3. Kiểm tra nguồn cung cấp
chuyển chưa được tháo 4. Kiểm tra và tháo miếng
5. Dây đai quá căng chêm
5. Điều chỉnh lại độ căng
của dây
đai.
Động cơ quá nóng 1. Động cơ quá tải 1. Giảm tải cho động cơ
2. Quạt động cơ bị cọ với hay thay
phần che giải nhiệt bên thế động cơ lớn hơn.
ngoài 2. Thay thế phần vỏ che
giải
nhiệt bên ngoài của quạt.
Âm thanh bất 1. Các bulong cố định động 1. Kiểm tra và siết lại các
thường khi chạy cơ bị lỏng bulon cố định động cơ.
động cơ 2. Ổ bi động cơ bị mòn 2. Thay thế ổ bi
Dây đai bị rơi ra 1. Động cơ không được lắp 1. Chỉnh sửa lại vị trí động
đặt đúng vị trí cơ.
2. Dây đai bị mòn hoặc hư 2. Thay thế dây đai
hỏng 3. Thay thế bánh truyền
3. Bánh truyền động bị mòn động.
Các hiện tượng khác Tham khảo hướng dẫn vận Tham khảo hướng dẫn vận
hành và hành
bảo trì của nhà sản xuất và bảo trì của nhà sản xuất

D. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY


Trong thời gian bảo trì, thực hiện công tác bảo trì bao gồm hàng tuần, hàng tháng, hàng quý
và hàng năm. Thực hiện lại công tác bảo trì hàng năm ở cuối giai đoạn bảo trì và ghi chép
vào sổ nhật ký bảo trì.

1. Hệ thống bơm chữa cháy


THƯỜNG XUYÊN
THÁNG QUÝ NĂM
A BƠM
1 Kiểm tra và xem xét động cơ có tiếng ồn bất X
thường không.
2 Mở nắp máy bơm để kiểm tra sự ăn mòn. X
3 Kiểm tra tình trạng cánh bơm. X
4 Làm sạch vỏ bơm và sơn lại nếu cần. X
TTTM Đa Chức Năng 18/ 20 Qui trình bảo trì
HT Engineering M.E.P Services

5 Làm sạch và kiểm tra các thành phần lắp ráp. X


6 Sơn chống ăn mòn. X
B TỦ ĐIỀU KHIỂN
1 Kiểm tra chức năng điều khiển, các vấn đề về X
an toàn điện
2 Kiểm tra các thiết bị: CB, MCCB đầu vào và ra X
3 Kiểm tra an toàn dây cáp điện bên trong tủ X
4 Kiểm tra hệ thống nối đất tại tủ điều khiển X
5 Kiểm tra các công tắc mực nước tại bể chữa X
cháy
C THU THẬP DỮ LIỆU
1 Ghi lại thông số dòng điện, hiệu điện thế khi X X
chạy và so sánh với biểu đồ
2 Kiểm tra cách điện cuộn dây động cơ
D TRÌNH BẢNG BÁO CÁO X

2. Cuộn vòi chữa cháy

NỘI DUNG CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN


THÁNG QUÝ NĂM
1 Kiểm tra tình trạng đóng/mở của van X
2 Kiểm tra sự rò rỉ X
3 Kiểm tra cần quay X
4 Kiểm tra van phao bể nước chữa cháy X
5 Kiểm tra công tắc dòng chảy X
6 Kiểm tra cuộn vòi không bị xoắn
7 Trình bảng báo cáo X

3. Hệ thống Sprinkler

NỘI DUNG CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN


THÁNG QUÝ NĂM
1 Kiểm tra tất cả các công tắc X
2 Kiểm tra tình trạng các van X
3 Kiểm tra van điều khiển đóng/mở X
4 Kiểm tra van thoát nước có đóng hoàn toàn X
không
5 Kiểm tra thông số đồng hồ áp suất X
6 Ghi lại các thông số áp suất X
7 Kiểm tra van báo động một chiếu X
8 Kiểm tra công tắc dòng chảy X
9 Kiểm tra tủ điều khiển X
10 Kiểm tra rò rỉ hệ thống X
11 Kiểm tra bể nước chữa cháy X
12 Trình bảng báo cáo X

4. Hệ thống bình chữa cháy

TTTM Đa Chức Năng 19/ 20 Qui trình bảo trì


HT Engineering M.E.P Services

NỘI DUNG CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN


THÁNG 6 tháng NĂM
1 Kiểm tra các loại bình chữa cháy xách tay và tự X
động
2 Kiểm tra van đóng / mở X
3 Kiểm tra thông số đồng hồ áp suất X
4 Trình bảng báo cáo X

TTTM Đa Chức Năng 20/ 20 Qui trình bảo trì

You might also like