You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GỬI CÁC EM LỚP 11

I. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT


1. Tự luận
Câu 1: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch lại có thể trả lời cục bộ (như co
một chi) khi bị kích thích?
Ở hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, mỗi hạch sẽ như một trung tâm điều khiển cục
bộ, đảm nhiệm việc phân tích thông tin và trả lời kích thích ở một vùng nhất
định trên cơ thể. Điều này giúp giải thích vì sao khi kích thích một bộ phận,
chúng sẽ phản ứng lại bằng việc vận động bộ phận đó chứ không phải co rút
toàn thân như ruột khoang hay một số động vật đơn bào.
Câu 2: Phản ứng co toàn thân khi bị kích thích của thuỷ tức có phải là phản xạ
không? Vì sao?
Phản ứng co toàn thân của thuỷ tức là một phản xạ vì đây là phản ứng của cơ
thể trả lời lại kích thích có sự tham gia của tổ chức thần kinh. Ví dụ : khi bị kim
châm, tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan
nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh và truyền đến các tế bào mô bì cơ làm các tế
bào này co lại.
Câu 3: So với hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ưu điểm
gì?
So với hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có một số ưu điểm
sau :
- Xuất hiện trung tâm điều khiển là các hạch thần kinh – bộ phận chuyên hoá
với chức năng phân tích, xử lí thông tin thu nhận được nên khả năng trả lời kích
thích cũng vì thế mà trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối
liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động của chúng sẽ được tăng
cường.
- Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động
vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng
lưới.
Câu 4: Vì sao nói phản xạ co ngón tay khi bị kim châm là phản xạ không điều
kiện?
Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì đây là phản
xạ có tính di truyền, sinh ra đã có
Câu 5: Hãy phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Tính chất phản xạ không điều kiện Tính chất phản xạ có điều kiện
- Trả lời các kích thích tương ứng hay - Trả lời kích thích bất kì hay kích
kích thích không điều kiện thích có điều kiện
- Bẩm sinh - Được hình thành ngay trong đời
- Bền vững sống
- Có tính chất di truyền, mang tính - Dễ bị mất đi khi không củng cố
chủng loại - Có tính cá thể, không di truyền
- Số lượng có hạn - Số lượng không hạn định
- Cung phản xạ đơn giản - Hình thành đường liên hệ tạm
- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống thời
- Trung ương nằm ở vỏ não
- Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác
nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không
điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích
không điều kiện 1 thời gian ngắn)
Câu 6: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
và hệ thần kinh dạng ống.
HTK dạng lưới HTK dạng chuỗi hạch HTK dạng ống
Các tế bào thần kinh nằm Hệ thần kinh dạng chuỗi Hệ thần kinh ống hình
rải rác trong cơ thể và liên hạch được hình thành từ thành nhờ số lượng rất lớn
hệ với nhau qua các sợi các tế bào thần kinh tập các tế bào thần kinh tập
thần kinh tạo thành mạng hợp lại thành các hạch thần hợp lại thành một ống thần
lưới tế bào thần kinh kinh nằm dọc theo chiều kinh nằm dọc theo vùng
dài của cơ thể lưng của cơ thể, được chia
thành hai phần rõ rệt: thần
kinh trung ương và thần
kinh ngoại biên. Các tế
bào thần kinh tập trung
mạnh ở phía đầu dẫn đến
não bộ phát triển.

Câu 7: Hãy trình bày cơ chế hình thành điện thế nghỉ?
– Khi tế bào thần kinh không bị kích thích, các ion phân bố không đều giữa hai
bên màng tế bào. Nồng độ K+ trong tế bào nhiều hơn ngoài tế bào khoảng 30
lần. Nồng độ Na+ ngoài tế bào nhiều hơn trong tế bào khoảng 10 lần. K+ có xu
hướng ra khỏi tế bào. Na+ có xu hướng vào tế bào.
– Tuy nhiên, tính thấm của màng cao đối với K+, cho phép kênh K+ mở để K+
đi ra trong khi kênh Na+ vẫn đóng. Khi K+ đi ra mang theo điện tích dương (+)
và các anion (-) bị giữ lại bên trong màng đã tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các
ion trái dấu, nên K+cũng không thể đi ra một cách dễ dàng và cũng không thể
đi xa khỏi màng mà nằm ngay sát phía mặt ngoài màng, dẫn đến mặt ngoài
màng tích điện dương, mặt trong âm nên duy trì được tính ổn định tương đối
của điện thế nghỉ.
Câu 8: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh có và không có
bao miêlin.
Giống nhau: – Xung thần kinh lan truyển do mất phân cực, đảo cực, tái phân
cực liên tiếp từ nơi này đến nơi khác.
Khác nhau:
Nội dung Không có bao myêlin Có bao myêlin
Cách  lan
XTK lan truyền liên tục XTK lan truyền theo cách
truyền
từ vùng này sang vùng nhảy cóc từ eo Ranvie này
 
khác kề bên. đến eo Ranvie khác
 
Do mất phân cực,đảo cực
Do mất phân cực,đảo cực
và tái phân cực liên tiếp từ
Cơ chế và tái phân cực liên tiếp
eo Ranvie này sang eo
  hết vùng này sang vùng
ranvie khác trên sợi thần
khác trên sợi thần kinh
kinh
Tốc độ Tốc độ chậm: 3-5m/s Tốc độ nhanh: 100m/s
Câu 9: Điện thế hoạt động được hình thành trải qua các giai đoạn nào?
-Khi tế bào thần kinh bị kích thích => điện thế nghỉ biến đổi biến đổi thành điện
thế hoạt động 
-Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn:
+Mất  phân cực (khử cực) 
+Đảo cực 
+Tái phân cực 
-Sự hình thành điện thế hoạt động:
Khi bị kích thích, màng tế bào trở nên tăng tính thấm với iôn Na+ (cổng
Na+ mở) => Na+ từ ngoài màng vào trong tế bào => gây mất phân cực và đảo
cực (bên trong tế bào trở nên tích điện dương) 
Tính thấm của màng tế bào với iôn Na+ chỉ duy trì trong 1 thời gian ngắn
rồi giảm xuống => cổng K mở rộng hơn, còn cổng Na đóng lại => K+ từ trong
tế bào ra ngoài dấn đến tái phân cực 
Câu 10: Vẽ sơ đồ cấu tạo xináp.

Câu 11: trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong việc truyền tin qua
xináp?
Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp làm thay đổi tính thấm ở màng
sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan và côỊin. Hai truyền đi tiếp.
Enzim có ở màng sau xináp thủy phân axêtylcôlin thành axêtat chất này quay
trở lại chùy xinap và được tái tổng hợp lại thành axêtylcôlin chứa trong các túi.
Câu 12: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ
theo một chiều (từ màng trước đến màng sau)?
Trong một cung phản xạ, các nơron liên hệ với nhau qua xináp mà xináp
chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều (vì chỉ có màng trước mới có chất
trung gian hoá học và chỉ có màng sau mới có các thụ thể tiếp nhận chất trung
gian hoá học) nên xung thần kinh được dẫn truyền trong cung phản xạ cũng chỉ
diễn ra theo một chiều.
Câu 13: Trình bày các giai đoạn truyền tin qua xináp?
Bước 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của
màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh Ca2+ = Ca2+  từ dịch ngoại bào đi vào
trong chùy xinap.
Bước 2: Trong chùy xinap, Ca2+  tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất
trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa
học vào khe xinap.
Bước 3: Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây
hiện tượng mất phân cực( khử cực ) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt
động lan truyền đi tiếp.
- Nếu chất trung gian hóa học gây hưng phấn à tác dụng lên màng sau
làm thay đổi tính thấm của màng đối với ion Na+ à màng sau xuất hiện hưng
phấn và tiếp tục truyền đi.
- Nếu chất trung gian hóa học có tác dụng gây ức chế → tác dụng lên
màng sau làm thay đổi trạng thái của màng từ phân cực thành tăng phân cực à
xuất hiện điện thế ức chế sau xinap. Vậy xung đến xinap dừng lại không được
truyền đi nữa.
Tại màng sau xinap , sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng
sau và lan truyền tiếp đi , enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành
axêtat và côlin.
Hai chất này quay trở lại màng trước xinap và được tái tổng hợp lại thành
axêtincôlin chứa trong các bóng xinap.
Câu 14: Sưu tập một số tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật
Câu 15: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống
của chúng?
-Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thế khác cùng
loài đế bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
+Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài rất khác nhau.
+Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau. Ví dụ, phạm vi bảo
vệ lãnh thổ của chim hải âu là vài m2 , của hổ là vài km2 đến hàng chục km2.
-Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo phân bố hợp lí để tồn tại.
Câu 16: Cho vài ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật: kiếm ăn,
lãnh thổ, sinh sản, di cư
- Tập tính kiếm ăn: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.
- Tập tính bảo vệ lảnh thổ: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh linh
đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
- Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng
trận sẽ giao phối với hươu cái.
- Tập tính di cư: sếu đầu đỏ, hạc di cư theo mùa.
- Tập tính xã hội: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn.
Câu 17: Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào?
Câu 18: Cho một vài ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính của động vật trong đời
sống con người.
Câu 19: Vì sao tập tính bẩm sinh lại bền vững, không thay đổi trong khi tập tính
học được thì có thể thay đổi và rất đa dạng
Câu 20: Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của tập tính sống bày đàn ở động
vật.
2. Trắc nghiệm
Câu 1 (Nhận biết): Nhận định nào sau đây đúng khi nói về xinap?
A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.
C. Có 2 loại xinap là xinap hóa học và xinap sinh học.
D. Cấu tạo xinap hóa học gồm: màng trước, màng sau, khe xinap và chùy xinap.
Câu 2 (Nhận biết): Hướng động ở thực vật là:
A. phản ứng của thực vật đối với kích thích.
B. hình thức phản ứng của thân cây đối với các tác nhân từ mọi hướng.
C. sự vận động của cơ quan thực vật do sự thay đổi các yếu tổ vật lí, hóa học
bên trong tế bào.
D. hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một
hướng xác định.
Câu 3: Quan sát hình vẽ, chọn kết luận không đúng:

A. Phản ứng của cây với ánh sáng thuộc kiểu ứng động sinh trưởng.
B. Ngọn cây hướng sáng dương.
C. Rễ cây hướng sáng âm.
D. Hướng sáng giúp cây quang hợp tốt hơn.
Câu 4: Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính gì?
A. học dược. B. hỗn hợp. C. in vết. D. bẩm sinh.
Câu 5: Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì
A. Mặt trong của màng nơron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương
B. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện âm
C. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện dương
D. Mặt trong của màng nơron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm.
Câu 6: Vận động tự vệ của cây trinh nữ thuộc loại
A. Ứng động sinh trưởng B. Hướng động dương
C. Hướng động âm D. Ứng động không sinh trưởng
Câu 7: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?
A. Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác.
B. Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh,
C. Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ.
D. Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ.
Câu 8: Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về:
A. ứng động sinh trưởng B. hướng tiếp xúc.
C. ứng động không sinh trưởng D. hướng sáng.
Câu 9: Cho các nhận định sau:
(1) Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh giao cảm lớn
hơn nhiều lần tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh vận động.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với
sợi thần kinh có bao myêlin.
(3) Lan truyền nhảy cóc làm cho nhiều vùng trên sợi trục chưa kịp nhận thông
tin về kích thích.
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục.
Có bao nhiêu nhận định không đúng
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 10: Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:
A. Đàn gà B. Đàn ngựa C. Đàn hổ D. Đàn kiến
Câu 11: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có
chức năng:
A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng
thái cân bằng và ốn định.
B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh
hoặc hoocmôn
D. Làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
Câu 12: So sánh tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có và không có bao mielin
dưới đây, nhận định nào là chính xác?
A. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin so với sợi thần kinh không
có bao mielin tùy thuộc vào vị trí tế bào thần kinh trong hệ thần kinh
B. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin chậm hơn sợi thần kinh
không có bao mielin
C. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin nhanh hơn sợi thần kinh
không có bao mielin
D. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin bằng sợi thần kinh không có
bao mielin
Câu 13: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng sau:
(1) Đỉnh sinh trưởng của thân cành luôn hướng về phía có ánh sáng.
(2) Hệ rễ của thực vật luôn đâm sâu vào trong lòng đất để lấy nước và muối
khoáng.
(3) Khi có va chạm, lá cây xấu hổ cụp lại.
(4) Hoa nghệ tây và hoa tuy lip nở và cụp theo nhiệt độ môi trường
(5) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại khi ánh sáng yếu
Có bao nhiêu hiện tượng là ứng động sinh trưởng ở thực vật
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14: Chim én (Delichon dasypus) thường bay về phương Nam về mùa đông
và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập
tính
A. xã hội B. sinh sản C. lãnh thổ D. di cư
Câu 15: Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xinap → Màng trước xinap → Chùy xinap → Màng sau xinap.
B. Màng sau xinap → Khe xinap → Chùy xinap → Màng trước xinap.
C. Màng trước xinap → Chùy xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.
D. Chùy xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.
Câu 16: Hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Khí khổng đóng mở. B. Cây bàng rụng lá
vào mùa đông.
C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. D. Lá cây trinh nữ cụp lại khi va chạm.
Câu 17: Câu nào sau đây không phải vai trò hướng trọng lực của cây?
A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là
hướng trọng lực âm
B. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước
cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.
C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương
D. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay
hướng đất
Câu 18: Câu nào sau đây không phải là vai trò của chất trung gian hóa học
trong truyền tin qua xinap?
A. Xung thần kinh làn truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap
B. Enzyme có ở màng sau xinap thủy phân axetylcolin thành axetat và colin
C. Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm của màng
trước xinap và làm xuất hiện lan truyền đi tiếp
D. Axetat và colin quay trở lại chùy xinap và được tái tổng hợp lại thành
axetylcolin chứa trong các túi
Câu 19: Oxi thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. Trong giai đoạn cố định CO2. B. Tham gia truyền electron cho các
chất khác.
C. Trong quá trình quang phân ly nước. D. Trong quá trình thủy phân nước.
Câu 20. Nhận định nào đúng khi nói về xinap ?
A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau
B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin
C. Có hai loại xinap là xinap hóa học và xinap sinh học
D. Cấu tạo của xinap hóa học gồm màng trước , màng sau , khe xinap và
chùy xinap
Câu 21. Hướng động ở thực vật là:
A. Phản ứng của thực vật với tác nhân kích thích
B. Hình thức phản ứng của thân cây đối với các tác nhân từ mọi hướng
C. Sự vận động của cơ quan thực vật do sự thay đổi các yếu tố vật lí hóa học
bên trong tế bào
D. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với các tác nhân kích thích
từ một hướng xác định
Câu 22: Đặc điểm không có trong quá trình truyền tin qua xinap hóa học là
A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung
thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và
qua khe xinap đến màng sau
C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
D. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng trước làm xuất hiện xung
thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
Câu 23: Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là:
A. Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc lẩn tránh kích thích.
B. Phản ứng bằng cơ chế phản xạ.
C. Co rúm toàn thân.
D. Phản ứng định khu.
Câu 24: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ
B. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.
C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.
D. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại.
Câu 25: Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
duy trì điện thế năng?
A. Na+ và K+ B. Mg2+ và Ba2+ C. Na+ và Ca2+ D. Mg2+ và K+
II. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
1. Tự luận
Câu 1. Thế nào là sinh trưởng và phát triển? Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng
và phát triển.
Câu 2. Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh
trưởng thứ cấp.
Câu 3. Mô phân sinh là gì? Các loại mô phân sinh ở cây Một lá mầm và cây Hai
lá mầm? Chức năng của mỗi loại mô phân sinh?
Câu 4. Nêu các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển củacơ thể thực vật. Một số ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát
triển của thực vật trong trồng trọt và trong công nghiệp.
Câu 5. Các lớp ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? Những nét
hoavăn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?
Câu 6. Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.
Câu 7. Có mấy nhóm hoocmôn thực vật, tên các hoocmôn của mỗi nhóm.
Câu 8. Nêu một số ứng dụng của hoocmôn thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 9. Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật là gì? Vì sao?
Câu 10. Quang chu kì là gì? Có mấy loại cây theo quang chu kì?
Câu 11. Florigen là gì? Vai trò của nó đối với sự ra hoa.
12. Tại sao có cây chỉ ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? Ý
nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì?
Câu 13. Nêu các ứng dụng về điều khiển sự ra hoa của cây trồng trong nông
nghiệp?
Câu 14. Auxin, gibêrelin, xitôkinin có tác dụng như thế nào đối với thực vật?
15. Êtilen, axit abxixic có tác dụng như thế nào đối với thực vật?
2. Trắc nghiệm
Câu 1. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 2. Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ
cấp như thế nào?
A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 3. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở
thân cây hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở
thân cây một lá mầm.
D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
Câu 4. Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng
thứ cấp như thế nào?
A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía
trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía
ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
C. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía
ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía
trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
Câu 5. Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài
vào trong thân là:
A. Vỏ  Biểu bì  Mạch rây sơ cấp  Tâng sinh mạch  Gỗ sơ cấp 
Tuỷ.
B. Biểu bì  Vỏ  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ cấp 
Tuỷ.
C. Biểu bì  Vỏ  Gỗ sơ cấp  Tầng sinh mạch  Mạch rây sơ cấp 
Tuỷ.
D. Biểu bì  Vỏ  Tầng sinh mạch  Mạch rây sơ cấp  Gỗ sơ cấp 
Tuỷ.
Câu 6. Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân
sinh đỉnh.
B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh
đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân
sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân
sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
Câu 7. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Câu 8. Sinh trưởng thứ cấp là:
A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo
hoạt động tạo ra.
B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt
động tạo ra.
C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây
hoạt động tạo ra.
D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động
tạo ra.
Câu 9. Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB)
để:
A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả
không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không
hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không
hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt,
nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
Câu 10. Gibêrelin có vai trò:
A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài
thân.
D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
Câu 11. Ở thực vật một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có các giai đoạn
theo trình tự:
A. Ra hoa - tạo quả - nảy mầm - mọc lá - sinh trưởng rễ, thân, lá.
B. Nảy mầm - ra lá - sinh trưởng rễ, thân, lá - ra hoa - tạo quả - quả chín.
C. Ra lá - sinh trưởng thân, rễ, lá - ra hoa - kết hạt - nảy mầm.
D. Quả chín - nảy mầm - ra lá - ra hoa - kết hạt.
Câu 12. Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ:
A. Khi ra hoa đến lúc cây chết B. Khi hạt nảy mầm đến khi tạo
hạt mới.
C. Khi nảy mầm đến khi cây ra hoa. D. Khi cây ra hoa đến khi hạt nảy
mầm.
Câu 13. Cho các đặc điểm về hạt, thân, chu kì dinh dưỡng của cây một lá mầm
và cây hai lá mầm:
1. Hạt có hai lá mầm.
2. Thân nhỏ.
3. Chu kì dinh dưỡng một năm.
4. Thân lớn.
5. Chu kì dinh dưỡng hai hay nhiều năm.
6. Hạt có một lá mầm.
Cây hai lá mầm có các đặc điểm:
A. 2, 3, 4 B. 1, 4, 5 C. 1, 4, 6 D. 2, 4, 5
Câu 14. Sinh trưởng thứ cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia của (A) làm
cho cây lớn lên theo chiều (B). (A) và (B) lần lượt là:
A. Mô phân sinh; ngang. B. Đỉnh
sinh trưởng; cao.
C. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; ngang. D. Tế bào mạch rây; cao.
Câu 15. Cho các chất gồm auxin, etilen, axit abxixic, xitokinin, phenol,
giberelin. Các chất có vai trò kích thích sinh trưởng là:
A. Axit abxixic, phenol. B. Auxin,
giberelin, xitokinin.
C. Axit abxixic, phenol, xitokinin. D. Tất cả các chất trên.
Câu 16. Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:
A. Đỉnh của thân và cành. B. Lá, rễ
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. Thân, cành
Câu 17. Auxin chủ yếu sinh ra ở:
A. Đỉnh của thân và cành. B. Phôi
hạt, chóp rễ.
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. Thân, lá.
Câu 18. Êtylen có vai trò:
A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
Câu 19. Người ta sử dụng Gibêrelin để:
A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao
của cây, tạo quả không hạt.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và
phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.
C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo
quả không hạt.
D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát
triển bộ lá, tạo quả không hạt.
Câu 20. Axit abxixic (ABA) có vai trò chủ yếu là:
A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm
khí khổng mở.
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi,
của hạt, làm khí khổng đóng.
C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của
hạt, làm khí khổng đóng.
D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi,
của hạt, làm khí khổng mở.
Câu 21. Xitôkinin có vai trò:
A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự
hoá già của tế bào.
B. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự
hoá già của tế bào.
C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi
bên và sự hoá già của tế bào.
D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi
bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.
Câu 22. Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A. Trong hạt khô, GA và A.AB đạt trị số ngang nhau.
B. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm
GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh, còn AAB đạt trị số cực đại.
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm
GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.
Câu 23. Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn
là vì:
A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi
với người và gia súc.
C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.
Câu 24. Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
A. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 25. Êtylen được sinh ra ở:
A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa
già, quả còn xanh.
B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa
già, quả đang chín.
C. Hoa, lá, quả đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già,
quả đang chín.
Câu 26. Phitôcrôm Pdx có tác dụng:
A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.
B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.
D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.
Câu 27. Cây dài ngày là:
A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.
C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.
Câu 28. Các cây ngày ngắn là:
A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.
D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 29. Quang chu kì là:
A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
B. Thời gian chiếu sáng xen kế với bóng tối bằng nhau trong ngày.
C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Câu 30. Phitôcrôm là:
A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin
và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi
prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin
và chứa các lá cần ánh sáng để quang hợp.
D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản
chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
Câu 31. Phát triển ở thực vật là:
A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua
hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái
tạo nên các cơ quan của cơ thể.
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba
quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình
thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba
quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái
tạo nên các cơ quan của cơ thể.
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua
hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái
tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Câu 32. Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pd và Pdx như thế nào?
A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau đưới sự tác động của ánh sáng.
C. Chỉ dạng Pd chuyển hoá sang dạng Pdx dưới sự tác động của ánh sáng.
D. Chỉ dạng Pdx chuyển hoá sang dạng Pd dưới sự tác động của ánh sáng.
Câu 33. Phitôcrôm có những dạng nào?
A. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( Pd ) có bước sóng 660nm và dạng hấp thụ ánh
sáng đỏ xa ( Pdx ) có bước sóng 730mm.
B. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( Pd ) có bước sóng 730mm và dạng hấp thụ ánh
sáng đỏ xa ( Pdx ) có bước sóng 660mm.
C. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( Pd ) có bước sóng 630mm và dạng hấp thụ ánh
sáng đỏ xa ( Pdx ) có bước sóng 760mm.
D. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( Pd ) có bước sóng 560mm và dạng hấp thụ ánh
sáng đỏ xa ( Pdx ) có bước sóng 630mm.
Câu 34. Cây trung tính là:
A. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.
B. Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.
C. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.
D. Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày đài vào mùa nóng.
Các em theo dõi lịch phát sóng trên truyền hình kênh 2 – Đài truyền hình Hà
Nội Thứ 7 vào lúc 15h45 phút.

Chúc các em sức khỏe và an toàn trong mùa dịch./.

You might also like