You are on page 1of 16

Đề cương ôn tập môn kinh tế đầu tư

A/ Bài tập : bài tập hiệu quả tổng hợp với 2 phương án về tâm quan trọng của các chỉ
tiêu
B/ Lý tuyết :
1/ Vai trò của đầu tư phát triển và liên hệ thực tế ở Việt Nam?
1. Vai trò của đầu tư phát triển và liên hệ ở VN
- Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong
hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì
những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
- Vai trò của đầu tư phát triển:
+ Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế:
Tác động đến cầu: để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trc hết cần đầu tư. Đối với tổng cầu,
tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô (AD=
C+I+G+X-M) Đầu tư là 1 yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.
Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư I làm cho tổng cầu AD thay đổi (nếu các
yếu tố khác không đổi).
Tác động đến cung: tổng cung của nền kinh tế gồm 2 nguồn chính là cung trong nước
và cung từ nước ngoài. Tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung
của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được
thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công
nghệ. Như vậy, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Xét theo trình tự thời
gian, sau giai đoạn thực hiện và giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Khi thành quả đầu tư phát
huy tác dụng, các hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn gia tăng.

P E1
P1
Po Eo E2
P2
Q0 Q1 Q2 Q
Tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu

- Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng, vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng.
Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó
nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yeus tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt
chẽ với nhau, biểu hiện cả về chất và lượng tuỳ thuộc mục tiêu của nền kinh tế
+Đối với cơ cấu ngành: đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành
nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, khả
năng tăng cường cơ sở vật chất,…từ đó tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu ngành.
+Đối với cơ cấu lãnh thổ: đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát
triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo,
phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, kinh tế, chính trị,… của những vùng có
khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. Vùng
nào nhận đc đầu tư thích đáng sẽ có điều kiện phát huy thế mạnh của mình, vùng nào kém
phát triển có thể nhờ đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và xoá dần khoảng cách với các vùng
khác. Đầu tư là yếu tố đảm bảo cho chất lượng của quá trình đô thị hoá.
- Đầu tư tác động đến phát triển khoa học và công nghệ:
Các quyết định đầu tư cho xây mới hay cải thiện hay nhập khẩu công nghệ cho các
ngành ở các thời điểm khác nhau là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến sự phát triển khoa
học công nghệ của quốc gia
- Đầu tư tác động đến tiến bộ xã hội và môi trường:
+ Đối với xã hội: Đầu tư hợp lý, trọng tâm trọng điểm và đồng bộ góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện
mức sống vật chất, tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội như y tế, giáo dục,… Hoạt động
đầu tư cũng trực tiếp cung cấp công ăn việc làm cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ thất
nghiệp.
+ Đối với môi trường: về mặt tích cực, thông qua các hoạt động sử dụng vốn, đầu tư
khắc phục và giảm bớt sự ô nhiễm, cân bằng lại môi trường sinh thái, đồng thời sử dụng các
nguyên liệu tái chế, tiết kiệm, tận dụng… Về mặt tiêu cực: đầu tư gây ra ô nhiễm môi
trường, lấy đi các nguồn tài nguyên có hạn

*Liên hệ thực tế ở VN
- Hiệu quả đầu tư ở VN trong giai đoạn mở của khá cao nhưng có xu hướng giảm thấp
vào những năm gần đây, tuy nhiên còn thấp so với các nước trên khu vực. Hệ số ICOR ở khu
vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước còn rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là
do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, tình trạng thất thoát, lãng phí còn xảy ra, công tác cải
cách hành chính đc thúc đẩy nhưng còn nhiều bất cập.
- Những năm qua, chính sách phân bổ cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý, hàng loạt các
công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng lên: thuỷ điện Sơn La, khu kinh tế mở Chu
Lai,… đã phát huy được lợi thế vùng và phát triển kinh tế bền vững, đồng thời tạo công ăn
việc làm cho lao động.
- Tuy nhiên, đầu tư cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách của các vùng. Mặc dù đã
chú trọng đến những vùng khó khăn, vùng miền núi kém phát triển, điều chỉnh cơ cấu đầu tư
giữa các vùng, nhưng tỷ lệ đầu tư các vùng miền núi phía bắc, duyên hải miền trung, tây
nguyen ngày càng chênh lệch so với vùng đồng bằng bắc bộ và đồng bằng nam bộ.

2/ Trình bày các nguyên tắc Quản lý hoạt động đầu tư. Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
Nguyên tắc 1: Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa 2 mặt kinh tế
và xã hội
Đây là 1 đòi hỏi khách quan vì kinh tế quyết định chính trị và chính trị là biểu hiện tập
trung của kinh tế, có tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế.
TRên giác độc quản lý vĩ mô trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc này thể hiện ở vai trò
quản lý của nhà nước, thể hienj trong cơ chế hoạt động đầu tư, cơ cấu đầu tư, đặc biệt là cơ
cấu thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ, các chính sách đối với ng lao động hoạt động trong
lĩnh vực đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, thể hiện thông qua
việc giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế
và đảm bảo an ninh quốc phòng và giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác
quốc tế trong đầu tư.
Đối với các cơ sở, nguyên tắc đòi hỏi phải đảm bảo quyền lợi cho ng lao động. doanh
lợi cơ sở, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội
Nguyên tắc 2: Tập trung dân chủ
Nguyên tắc 3: Quản lý theo ngành kết hợp vs quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ
Nguyên tắc 4: Kêt hợp hài hoà các lợi ích trong ngoài đầu tư
Nguyên tắc 5: Tiết kiệm và hiệu quả (sgk 118)
Thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản lý đầu tư ở Việt Nam
-Để thực hiện mục tiêu CNH HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính trị
và kinh tế luôn đi cùng nhau trong các chủ trương chính sách của đảng và chính phủ. Các
chỉ tiêu về kinh tế và xã hội luôn đi cùng nhau trong quá trình lựa chọn 1 dự án đầu tư
phù hợp như tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, các chỉ tiêu môi trường như
nước sạch, tỷ lệ che phủ rừng,.. Đây cũng là biểu hiện cho sự thực hiện tốt nguyên tắc
“Kết hợp hài hoà các lợi ích đầu tư”, với việc xem xét hiệu quả của dự án trong mối quan
hệ với các lợi ích ở nhiều mặt khác nhau như: kinh tế, môi trường, giáo dục, xã hội, y tế,

-Thực hiện nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với theo địa phương và vùng lãnh thổ,
những năm qua, chính quyền địa phương đã phối hợp vs các bộ, ngành thực hiện công tác
kết hợp quản lý và đạt được nhiều thành tựu rõ rệt: tạo ra cơ cấu ngành nghề ổn định ở
địa phương, thế mạnh các địa phương đc khai thác triệt để, thúc đẩy sự phát triển toàn
diện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội văn hoá; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân (tỷ lệ dịch bệnh được phát hiện và xử lý tăng lên là sự kết hợp giữa Bộ Y
tế vs Địa phương, lượng trẻ đến trường ngày càng tăng là sự kết hợp giữa Bộ GD ĐT với
địa phương…). Bên cạnh đó còn 1 số tồn tại, như tình trạng “xé rào” trong ưu đãi doanh
nghiệp với hiện tượng ban hành các văn bản chỉ đạo trái với pháp luật nhằm tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực như ưu đãi thuế, các khoản thu từ đất,..
(32/48 số tỉnh mà Bộ tài chính điều tra có các văn bản trái pháp luật); sự phối hợp không
chặt chẽ trong việc tổ chức, thực hiện và kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của
ngành ở địa phương.
-Về nguyên tắc tập trung dân chủ: sự can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh tính
tự phát của thị trường, đảm bảo tính định hướng XHCN. Nhà nước đang phát huy vai trò
quản lý khi tập trung thống nhất quản lý 1 số lĩnh vực kinh tế then chốt nhằm thực hiện
thắng lợi mục tiêu kinh tế- xã hội, đồng thời quan tâm đến lợi ích của người lao động là
những động lực quan trọng đảm bảo sự thành công của các hoạt động kinh tế xã hội. Tập
trung nhưng vẫn dân chủ
-
3/ Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch đầu tư. Liên hệ thực tế ở Việt
Nam.
Các nguyên tắc:
(1) Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở.  
(2) Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường. 
(3) Coi trọng công tác dự báo, phải có mục tiêu rõ ràng khi lập kế hoạch đầu tư tron
g cơ chế thị trường.  
(4) Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá đầu tư theo các chương trình, dự án.  
(5) Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế
hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp.  
(6) Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế hoạch. (7) Kế 
hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn
củanền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hoà giũa lợi ích hiện tại 
và lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế  xã hội làm tiêu 
chuẩn để xem xét đánh giá.
8) Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên
tắc từ dưới lên.  
Nhằm tăng cường phi tập trung hoá một cách hiệu quả, Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực để cải tổ quá trình lập kế hoạch. Công văn chính phủ số
2215 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký, và chỉ thị 33 do Phó thủ
tướng ký đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn để áp dụng các phương
pháp lập kế hoạch mới. Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xẫ hội (2006 – 2010)
coi lập kế hoạch phi tập trung là một phần của “cơ chế làm việc hiệu
quả”: “Phải thiết lập ngay một khung thể chế và pháp lý tạo điều kiện cho
việc phân công công việc và phân cấp quản lý một cách rõ ràng, chuẩn
hoá quy trình lập kế hoạch và khung thời gian lập kế hoạch cho mọi kế
hoạch cũng như đảm bảo sự nhất quán và tính liên kết giữa các kế hoạch”
(Chính phủ Việt Nam, 2006).
Trái ngược với những nố lực của chính phủ trong việc đẩy mạnh phân cấp
phân quyền (mặc dù hiện tại hơn 50% ngân sách đang được quản lý ở các
cấp cơ sở), vẫn còn thiếu những quy định cụ thể để thực hiện quy trình
lập ngân sách từ dưới lên. Các quyết định liên quan đến kế hoạch và ngân
sách thường do trung ương chỉ đạo, và thường có rất nhiều các bộ ngành
trung ương cùng tham gia vào việc ra quyết định và phân bổ ngân sách
của địa phương. Ví dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được sự
đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, đã quy định rằng tất cả các tỉnh phải
trích một lỷ lệ nhất định ngân sách của tỉnh cho lĩnh vực nông nghiệp mà
bỏ qua thực trạng cụ thể của từng địa phương. Cộng thêm với áp lực tuân
thủ khung hướng dẫn kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền
địa phương thật sự có ít quyền chủ động để lên kế hoạch và ngân sách
dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương mình.
Khó khăn về nhân lực: Thiếu cán bộ lập kế hoạch là một việc làm phổ 
biến ở cấp cơ sở. Hiện nay ở nhiều địa phương không có cán bộ chuyên 
trách phụ trách công tác lập kế hoạch tại cấp xã. Kế hoạch phát triển của 
xã thường là do cán bộ từ một bộ phận nào đó xây dựng chẳng hạn như 
cán bộ địa chính xã, hay cán bộ hành chính của uỷ ban nhân dân xã, có 
khi là kế toán xã. Các cán bộ ở huyện, tỉnh thiếu năng lực trong việc lập 
dự án
Trước nhưng năm đổi mới, nền kinh tế nước ta dựa trên cơ chế kế hoach 
hóa tập trung bao cấp, chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất phân 
phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ sẽ quyết định sản xuất ra cái gì, 
sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai, coi nhẹ việc quản lí bằng kế 
hoạch định hướng, không khuyến khích được các nguồn vốn tư nhân và 
vốn nước ngoài, làm kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát cao, mất cung 
cầu thị trường (năm 1980 phải nhập khẩu 1,576 triệu tấn gạo)

4/ Trình bày tóm tắt các nguồn vốn đầu tư . Các điều kiện để huy động có hiệu quả vốn
đầu tư.
Sgk tr 92
5/ Trình bày các nguồn vốn đầu tư trong nước và các giải pháp huy động nguồn vốn
này.
Sgk tr 92
6/ Trình bày các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các giải pháp nhằm tăng cường huy
động nguồn vốn này.
Sgk tr 96
7/ Phân tích đặc điểm của đầu tư phát triển. Những đặc điểm này đặt ra yêu cầu gì cho
công tác quản lý dự án.
- Vốn lớn
- Thời gian thực hiện đầu tư (thời gian tạo
ra kết quả đầu tư) dài
- Thời gian vận hành kết quả đầu tư dài
- Nhiều rủi ro
http://www.wattpad.com/414761-%C4%91%E1%BA%B7c-%C4%91i
%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-ph
%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-v%C3%A0-s%E1%BB%B1-qu%C3%A1n-tri
%E1%BB%87t

8/ Anh (chị) hãy bình luận quan điểm “ Đầu tư phát triển là nhân tố then chốt đối với
tăng trưởng của nền kinh tế”

Đầu tiên, cần khẳng định quan điểm trên là hoàn toàn chính xác. Nó đã chỉ ra đúng đắn
tầm quan trọng của đầu tư phát triển trong sự phát triển của nền kinh tế.
Như chúng ta đã biết, đầu tư phát triển chính là hoạt động đầu tư tài sản vật chất và sức
lao động chính vì thế nó là nhân tố quan trọng để phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vai trò
của nó trong nền kinh tế được thể hiện ở các mặt sau :
Thứ nhất đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tac động đến tổng cầu:
 Về tổng cầu: Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân, thường từ 24%-28%. Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của
đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cân bằng tăng.
 Về tổng cung: Đầu tư làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng
tăng, giá giảm xuống, cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại tiếp tục kích thích sản
xuất phát triển và nó là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội, tăng
thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.

Thứ hai đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế :

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư tới tổng cung và tổng cầu
của nền kinh tế làm cho mỗi sư thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm đều cùng một lúc là
yếu tố duy trì sư ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc
gia .
Thứ ba đầu tư có tác động làm tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất
nước:
Mọi con đường để có công nghệ dù là sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều
cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư , Do vậy tất cả các con đường đổi mới công nghệ
đều phải gắn với nguồn vốn đầu tư.
Thứ tư đầu tư có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Con đường tát yếu để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng
cường đầu tư. Do đó đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc
gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế và sư cân đối giữa
các vùng, các ngành .
Thứ năm đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Vì: Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR
Do đó nếu hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn
đầu tư cho nên đầu tư có ảnh hưởng rất quan trọng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển
kinh tế .
Như vậy từ các nhận xét trên đây ta có thể thấy được vai trò rất quan trọng của đầu
tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, nó là nhân tố không thể thiếu cho bất kì quốc gia
nào trong quá trình phát triển

9/ Trình bày các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư và ưu nhược điểm của từng
phương pháp.
Các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư (tr 130 sgk ): 5
- Pp hành chính: Ưu điểm của phương pháp này là góp phần giải
quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ thể, nhưng cũng dễ dẫn đến
tình trạng quan liêu máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán.
- Pp kinh tế: hiệu quả vững chắc (do các biện pháp kinh tế sẽ giúp
các đối tượng cảm thấy thoải mái, yên tâm thực hiện công việc do các nhu cầu
cuộc sống được thỏa mãn), đặt mỗi người vào điều kiện tự mình quyết
định làm việc như thế nào là có lợi ích nhất cho mình và
cho tổ chức. Lao động, làm việc càng hiệu quả thì lợi ích vật chất nhận về càng
nhiều. Phương pháp kinh tế có thể giúp cho người ta thoát khỏi cơ chế, giấy tờ, 
thủ tục của chủ nghĩa quan liêu và những rắc rối trong thể chế tình cảm xã hội.
Nhược điểm: nếu phương pháp bị lạm dụng, nó sẽ dẫn người ta đến chỗ
chỉ nghĩ dến lợi ích vật chất, thậm chí lệ thuộc vào vật chất và thiếu tính tự
giác, từ đó quên đi các mục tiêu khác tốt đẹp (vì cộng đồng, vì xã hội,…), chà
đạp lên đạo lý, tình cảm và pháp luật để đạt được mục đích.
- Pp giáo dục: đề cao tinh thần tự giác của con người, xây dựng trên
cơ sở niềm tin và tính nhân văn, có tác dụng sâu sắc và lâu dài với người lao
động, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi người lao động chuyên môn cao, đa nghề
và di chuyển thường xuyên theo địa điểm thực hiện dự án, tính tự giác cao.
Nhược điểm: không phải phương pháp mạnh và cần thời gian dài, không
triệt để vì cần đi đôi với phương pháp kinh tế.
- Pp toán và thống kê: giúp nhận thức sâu sắc hơn các quá trình kinh
tế diễn ra trong lĩnh vực đầu tư, cho phép lượng hóa để chọn ra dự án đầu tư tốt
nhất, nhà thầu có năng lực, phương án thi công hợp lý,...1 cách chính xác, phù
hợp để áp dụng ở cả tầm vĩ mô và vi mô với nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung.
Nhược điểm: đòi hỏi phải có 1 cơ chế quản lý phù hợp, khó áp dụng
trong quản lý hoạt động đầu tư trên phương diện vĩ mô đối với nền kinh tế thị
trường hiện nay ở nước ta.
- Pp tổng hợp: bổ sung các ưu điểm cho nhau, bù đắp các khuyết
điểm, phù hợp với các quy luật kinh tế đang tác động đến hoạt động đầu tư 1
cách tổng hợp và hệ thống, cũng như phù hợp với đối tượng là con người – đối
tượng tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.
Nhược điểm: cần xác định phương pháp chủ yếu, dễ rơi vào tình huống
không cân bằng được các phương pháp, giáo dục chưa đủ mà kinh tế quá
nhiều, không chuyên sâu dẫn đến thiếu thống nhất rõ ràng, làm giảm hiệu quả
quản lý.

10/ Trình bày các công cụ quản lý hoạt động đầu tư và tác dụng của từng công cụ đối
với công tác quản lý đầu tư hiện nay.
Sgk tr 134
11/ Trình bày nội dung quản lý hoạt động đầu tư ở các cấp độ.
Sgk tr 135
12/ Trình bày nguồn vốn ODA và các giải pháp để tăng cường huy động nguồn vốn
này.
Sgk tr 97
1. Đổi mới và đẩy mạnh công tác quy hoạch.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch nhằm định hướng thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh
vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững:
- Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội toàn
tỉnh, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội các huyện, quy hoạch tổng thể các
ngành, các lĩnh vực đến năm 2020, làm cơ sở cho quy hoạch xây dựng.
- Đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước làm cơ
sở cho việc cấp phép xây dựng và định hướng cho công tác đầu tư. Chú trọng quy hoạch chi
tiết các trung tâm cụm xã, các xã phường, các điểm dân cư, các điểm nút giao thông quan
trọng, các khu du lịch, bổ sung điều chỉnh quy hoạch chi tiết các huyện lỵ nhất là bổ sung
điều chỉnh quy hoạch chi tiết hệ thống cơ sở hạ tầng cho phù hợp với xu thế mới. Kêu gọi
các tổ chức tư vấn nước ngoài để quy hoạch tổng thể vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
làm cơ sở cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Cần đổi mới phương pháp, cách làm quy hoạch, quy hoạch phải phù hợp với cơ chế
thị trường. Cần thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và phải có sự lồng ghép giữa
quy hoạch ngành và lãnh thổ. Cần sử dụng có hiệu quả năng lực của các tổ chức tư vấn hiện
có trong tỉnh, ngoài ra cần tranh thủ các tổ chức tư vấn trong nước, các trường Đại học, các
Bộ, ngành TW, tư vấn quốc tế để lập quy hoạch.
- Công bố công khai các quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi phê duyệt được trên các
phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan nhà nước, tại các
vùng dự án để nhân dân và các nhà đầu tư biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện xây
dựng theo đúng quy hoạch.
2. Nâng cao năng lực trong việc thu hút và sử dụng ODA
- Tổ chức hội thảo, hội nghị với các tổ chức tài trợ, giới thiệu nhu cầu sử dụng nguồn
vốn ODA của tỉnh trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin khác như giới thiệu trên
sách, tạp chí, báo, tổ chức hội thảo để kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung
ương, cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương trên thế giới.
- Làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các dự án ODA trên địa
bàn tỉnh. Tích cực thúc đẩy tiến độ xây dựng và bảo đảm hiệu quả các dự án ODA đang thực
hiện. Trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm hiệu quả các dự án đã được đầu
tư để tạo điều kiện tăng mức đầu tư, hoàn thành thủ tục để triển khai các dự án do các tổ
chức song phương, đa phương tài trợ. Tiến hành tổng kết công tác đối ngoại của tỉnh để rút
ra những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút tất cả các nguồn vốn ODA, NGO, FDI.
- Tăng cường huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, đồng thời xây dựng cơ chế vận
động thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức hội thảo vận động xúc tiến
đầu tư trên cơ sở các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương và những lĩnh vực cần ưu
tiên cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo.
- Huy động mọi nguồn lực để tăng cường công tác vận động các nhà tài trợ.
3. Giải quyết tốt vấn đề đất đai.
- Thực hiện tốt các quy định của Luật Đất đai và các văn bản Nghị định, Thông tư
hướng dẫn về đất đai. Đẩy nhanh việc quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh, các huyện và các xã
nhằm phục vụ tốt hơn, kịp thời cho phát triển kinh tế xã hội của các vùng trong tỉnh và thu
hút các dự án đầu tư.
- Tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây
dựng các khu tái định cư và cần coi đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành nhằm bảo đảm
khởi công và hoàn thành chương trình, dự án theo đúng tiến độ đã được thoả thuận với nhà
tài trợ. Cần có sự phối hợp một cách tích cực đồng bộ với các nhà đầu tư để giải quyết dứt
điểm theo từng dự án. Thực hiện tốt các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật,
đặc biệt, tập trung làm tốt công tác quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, khắc phục cơ
bản tình trạng dự án chờ đất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục về giao đất, cho thuê đất,
các dịch vụ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Xây dựng khung giá đất phù
hợp với thị trường và thực trạng nền kinh tế của tỉnh, coi đây là một trong những yếu tố tạo
thế cạnh tranh về thu hút đầu tư. Cần gắn trách nhiệm việc gây ách tắc, chậm tiến độ đầu tư
xây dựng vì lý do giải phóng mặt bằng với chính quyền cấp huyện, thành phố, cấp cơ sở.
Cần phải quyết liệt hơn, nỗ lực mạnh mẽ hơn, dứt điểm hơn trong công tác giải phóng mặt
bằng và coi đó là những nỗ lực, là những tiêu chí để đánh giá năng lực lãnh đạo của các cấp,
các ngành trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
4. Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, xúc tiến
đầu tư và quản lý các dự án ODA.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn về
kinh tế và quản lý giỏi, có trình độ về ngoại ngữ, tin học, có đầy đủ bản lĩnh và năng lực để
sẵn sàng hợp tác và làm việc trong các chương trình, dự án ODA.
- Các ngành, các cấp phải kiện toàn và tăng cường năng lực cán bộ cũng như năng lực
quản lý điều hành của các Ban Quản lý dự án ODA và bảo đảm đủ cán bộ làm việc cho các
đơn vị này. Thực hiện phân cấp, phân quyền một cách minh bạch giữa chủ đầu tư và các
BQL dự án.
- Thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng làm công tác
kinh tế đối ngoại, cần có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ có nghiệp vụ kinh tế đối
ngoại, có năng lực, đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về quản lý, điều hành và bố trí phù hợp
để thực hiện tốt các chương trình, dự án ODA.
- Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng, khuyến khích
du học tự túc để tăng nhanh lực lượng chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh doanh, quản
lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực. Có chính sách ưu đãi đặc biệt và ngân sách dành một
khoản kinh phí hợp lý, thoả đáng để thu hút nguồn chất xám, nhân tài từ bên ngoài vào làm
việc tại tỉnh, bổ sung nguồn cho các dự án ODA.
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Khuyến khích phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ trong hàng
ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý kỹ thuật.
5. Kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, các ngành, đẩy mạnh tiến trình cải cách hành
chính, cải thiện môi trường đầu tư
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các
ngành, đơn vị, các cấp; giữa tỉnh và các huyện, thành phố; giữa huyện và xã để từ đó nâng
cao trách nhiệm của các ngành các cấp trong xử lý công việc, để công việc được giải quyết
nhanh chóng, thuận tiện. Bổ sung các quy định, quy chế hoạt động của các cơ quan nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy ở mỗi ngành, mỗi cấp, từng cơ quan trong bộ máy
hành chính sao cho hợp lý; sáp nhập, lồng ghép các tổ chức cơ quan tránh các bộ phận trùng
lắp chức năng, nhiệm vụ, bỏ những khâu trung gian gây phiền hà, làm chậm công việc. Tiếp
tục xây dựng, hoàn thiện các chức danh theo tiêu chuẩn, biên chế cán bộ công chức. Triển
khai thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh về cán bộ công chức và các quy chế thực hiện dân chủ
ở cơ sở và Pháp lệnh phòng chống tham nhũng.
- Các ngành các cấp cần tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp
làm phiền hà đến người dân và doanh nghiệp theo hướng đảm bảo thủ tục đầy đủ, đơn giản,
giải quyết công việc nhanh chóng.
- Nâng cao hiệu quả cơ chế giao dịch một cửa, tập trung vào các lĩnh vực như: giới
thiệu địa điểm đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất, đăng ký kinh
doanh, quản lý thuế, thẩm định dự án đầu tư, cấp phép đầu tư cho các dự án. Cải tiến phương
thức làm việc, thực hiện công khai, minh bạch, đổi mới lề lối, tác phong làm việc trong các
cơ quan công quyền, tránh tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền trong cán bộ công chức và các
cơ quan nhà nước.
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư thông thoáng, đơn giản hóa các
thủ tục trong đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải cách các thủ tục hành
chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư cũng như các dự án ODA.
6. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện đề
án
- Việc nâng cao năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện của các ngành, các
cấp, các đơn vị là khâu có tính chất quyết định đến việc thực hiện tốt việc thu hút và sử dụng
vốn ODA. Đề cao chế độ trách nhiệm của các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ trong chỉ
đạo điều hành và thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Cần đánh giá đúng
năng lực để bố trí đúng cán bộ vào các khâu công việc, kiên quyết thay thế những cán bộ
không đủ phẩm chất, kém năng lực, không phù hợp yêu cầu đổi mới đồng thời thực hiện tốt
các quy định của TW về tiêu chuẩn hoá cán bộ trong các lĩnh vực.
- Triển khai đề án vận động, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đã được duyệt
nhằm đảm bảo tính hợp lý, thực thi và bền vững trong quá trình phát triển. Trong quá trình
thực hiện phải thường xuyên cập nhật, rà soát, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
- Tăng cường công tác thông tin, báo cáo, công tác kiểm tra thực hiện chương trình, dự
án, đảm bảo cho lãnh đạo các cấp xử lý kịp thời thông tin trong quá trình chỉ đạo, điều hành
nhằm phát huy nhanh những nhân tố tích cực và hạn chế kịp thời những tổn thất gây ra.
- Cần tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của UBND tỉnh trong việc tổ chức
thực hiện đề án. Thực hiện tốt việc công khai hoá các nội dung đề án sau khi đã được phê
duyệt.
7. Trang bị hệ thống công nghệ thông tin, tạo kết nối với các nhà tài trợ và các Bộ,
ngành TW trong việc tìm nguồn ODA cho tỉnh.
- Trong công tác quản lý dự án trên địa bàn tỉnh cần thiết xây dựng hệ thống MIS để
thực hiện việc trao đổi thông tin 2 chiều giữa các BQL dự án và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Xây dựng trang Web và đưa các danh mục dự án kêu gọi vốn ODA lên trang Web của
tỉnh. Tiếp xúc và có quan hệ tốt với các nhà tài trợ song phương, đa phương và các Bộ,
ngành Trung ương để vận động nguồn ODA.
8. Lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết cho các dự án ODA cụ thể để làm việc với các
nhà tài trợ, các Bộ, ngành TW.
- Cập nhật các thông tin, số liệu cơ bản của tỉnh để phục vụ cho công tác xúc tiến ODA.
- Hàng năm Sở KH&ĐT và các Sở, ngành chuyên môn lập đề cương sơ bộ, đề cương
chi tiết cho một số dự án tài trợ từ nguồn ODA thích hợp và chuẩn bị cho Hội nghị tư vấn
các nhà tài trợ tổ chức hàng năm.
- Đồng thời cần tăng cường quan hệ với các tổ chức song phương, đa phương và tiếp
xúc, làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tiếp nhận thông tin, được hỗ trợ, giúp đỡ kêu
gọi vốn ODA.

13/ Trình bày nguồn vốn FDI và các giải pháp để tăng cường huy động nguồn vốn này.
Sgk tr 99

Thứ hai, triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư nước
ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao
gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động;
Đối với các dự án có quy mô lớn (vốn đầu tư từ 1500 tỷ trở lên), sử dụng công nghệ cao,
ngoài các ưu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xem
xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận...

Thứ ba, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của
vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước), tỉnh tiếp tục
khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và triển khai
mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP) theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của
Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy
chứng nhận đầu tư. Việc cấp Giấy CNĐT phải đảm bảo các yêu cầu như: Sự phù hợp của
lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch
phát triển ngành..; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công
nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường....

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp
phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về
đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và
xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai
thực hiện;
Thứ sáu, đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Chú trọng các hoạt
động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác hỗ
trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu
tư đã được cấp Giấy CNĐT.

Thứ bảy, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục
đầu tư, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

14/ Trình bày khái niệm và phương pháp xác định “ Khối lượng vốn đầu tư thực hiện”
Sgk tr 276
15/ Trình bày khái niệm và phương pháp xác định Tài sản cố định huy động và Năng
lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
Sgk tr 283
16/ Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp.
Sgk tr 295
17/ Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của 1 quốc gia, 1 địa phương, 1
ngành.
18/ Trình bày quy trình lập kế hoạch đầu tư.
-Xác định cơ hội đầu tư (xác định các cơ hội đầu
tư và lựa chọn cơ hội phù hợp nhất đối với chủ
đầu tư)
- Nghiên cứu tiền khả thi đối với cơ hội đầu tư đã
lựa chọn
- Nghiên cứu khả thi
19/ Phân biệt đầu tư tài chính, đầu tư thương mại với đầu tư phát triển.
* Đầu tư tài chính
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá
để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc
vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không tạo
ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ
làm tăng giá trị tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư (đánh bạc nhằm mục đích thu lời cũng
là một loại đầu tư tài chính nhưng bị cấm do gây nhiều tệ nạn xã hội. Công ty mở sòng bạc
để phục vụ nhu cầu giải trí của người đến chơi nhằm thu lại lợi nhuận về cho Công ty thì đây
lại là đầu tư phát triển nếu được Nhà nước cho phép và tuân theo đầy đủ các quy chế hoạt
động do Nhà nước quy định để không gây ra các tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động của hình
thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một
cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác). Điều
đó khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư. Để giảm độ rủi ro, họ có thể đầu tư nhiều
nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
* Đầu tư thương mại
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao
hơn nhằm thu lợi nhuận cho chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không
tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản
tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng
hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu
tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển
tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát
triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung (chúng ta cần l-
ưu ý là đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư thương mại xét về bản chất, nhưng bị
pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo, gây khó khăn cho
việc quản lý lưu thông phân phối, gây mất ổn định cho sản xuất, làm tăng chi của người tiêu
dùng).
* Đầu tư phát triển
Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền
bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng
thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản
xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã
hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các
chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng
thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực
của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước

20/ Trình bày nội dung đầu tư trong doanh nghiệp.


Sgk tr 425

You might also like