You are on page 1of 93

-1-

CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC


1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC
Quá trình sản xuất bao giờ cũng là sản xuất xã hội được biểu hiện ở hai mặt: kỹ
thuật sản xuất và xã hội sản xuất.
- Kỹ thuật sản xuất do các môn khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật- công
nghệ nghiên cứu.
- Xã hội sản xuất là do các môn khoa học kinh tế, khoa học quản lý nghiên cứu
dựa trên cơ sỏ lý thuyết chung của duy vật biện chứng và kinh tế chính trị học.
- Kinh tế xây dựng thể hiện trong quá trình sản xuất xây dựng bao gồm toàn bộ
mối quan hệ giữa những người lao động trong sản xuất xây dựng. các mối
quan hệ này được bộc lộ ra ở các nguyên tắc phương thức quản lý kinh tế
định ra cho ngành xây dựng, các hình thức tổ chức sản xuất, phân công và
hợp tác lao động giữa những tập thể, những người lao động trong xây dựng ở
tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu kế hoạch đầu tư, khảo sáy,
thiết kế, tổ chức thực hiện xây dựng và tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy đối tượng của môn kinh tế xây dựng nghiên cứu chủ yếu các mặt quan hệ
sản xuất, tức là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
xây dựng. Nó nghiên cứu những biện pháp cụ thể của các qui luật kinh tế xã hội chủ
nghĩa trong hoạt động của ngành xây dựng, thực hiện đường lối chủ trương chính
sách của Đảng và nhà nước về mọi mặt hoạt động của ngành.
Nhiệm vụ của Kinh tế xây dựng là dựa trên cơ sở nghiên cứu các hình thức tác
động của quy luật vào phương hướng phát triển ngành xây dựng, các con đường
nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất xây dựng cũng như tổng kết, nhgie6n cứu các
vấn đề thực tiễn và lý luận khác của ngành sản xuất xây dựng nhằm hoành thành
thắng lợi nhiệm vụ kinh tế chính trị của Đảng , Nhà nước đề ra cho ngành xây dựng.
Để phù hợp với đối tượng nhiệm vụ đề ra, nội dung của kinh tế xây dựng bao gồm
các vấn đề chủ yếu sau:
- Tổ chức và quản lý ngành xây dựng cơ bản
- Hoạch định xây dựng cơ bản
- Phân bổ vốn đầu tư và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, lập các phương án và so sánh lựa chọn phương án có hiệu quả
nhất.
- Tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xây
dựng và đánh giá hiệu quả của nó.
-2-
- Cơ sở kinh tế kỹ thuật trong thiết kế, phương pháp đánh giá so sánh phương
án thiết kế và các phương hướng nâng cao tính kinh tế của các giải pháp thiết
kế.
- Tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất.
- Tìm mọi biện pháp nâng cao năng suất lao động, tổ chức lao động và tiền
lương trong xây dựng.
- Những vấn đề giá cả, giá thành, lợi nhuận và hạch toán kinh doanh trong
doanh nghiệp xây dựng.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
Để thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên, mông Kinh tế xây dựng cần phải xác
định một phương pháp nghiên cứu đúng đắn. Đó là phương pháp duy vật biện chứng
một phương pháp khoa học duy nhất cho tất cả các môn khoa học xã hội trong đó có
môn Kinh tế xây dựng.
Ngoài ra trong nghiên cứu cần phải:
- Kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức kinhtế chính trị với đường lối của Đảng và
nhà nước với đặc điểm của nước ta
- Kết hợp giũa phương pháp trừu tượng hóa khoa học và thực nghiệm kinh tế.
- Kết hợp giưa phương pháp nghiện cứu định tính và nghiên cứu định lượng…
-3-
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.1 NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
2.1.1 Vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng
a. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
- Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc: khác với sản phẩm của ngành
công nghiệp và các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm xây dựng được sản
xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc. Sự trùng lặp về mọi phương diện kỹ thuật,
công nghệ, chi phí sản xuất, môi trường…rất hiếm khi xảy ra.
- Sản phẩm xây dựng được sản xuất ra tại nơi tiêu thụ: Các công trình xây
dựng đều được sản xuất tại địa điểm mà nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu
thụ và thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm. Vì vậy nếu xác định được nơi
sản xuất thì cũng chính là xác định được nơi tiêu thụ.
- Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế –
xã hội của nơi tiêu thụ sản phẩm: Vì sản phẩm xây dựng luôn gắn liền với 1 địa
điểm, 1 địa phương nhất định và nó tồn tại ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của
các điều kiện địa lý, tự nhiên (như địa hình, khí hậu, thời tiết, môi trường…) và
chịu ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của địa phương nơi tiêu thụ sản phẩm.
- Thời gian sử dụng dài, trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao: Do đặc thù của
sản phẩm xây dựng là khi tạo ra sản phẩm không chỉ nhằm mục đích phục vụ
cho nhu cầu trước mắt mà chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng
trong tương lai, chính vì vậy mà yêu cầu về độ bền vững, thời gian sử dụng của
sản phẩm thường rất lớn. Mặt khác, một sản phẩm xây dựng sau khi được hoàn
thành và đưa vào sử dụng còn có tác dụng tô điểm thêm vẻ đẹp của đất nước và
cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của
1 quốc gia nên yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật của các công trình xây dựng rất
lớn. Nó phải thể hiện sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, phù hợp với quy hoạch
phát triển và xây dựng.
- Chi phí sản xuất lớn và khác biệt theo từng sản phẩm (công trình): nguyên
nhân là do tính đơn chiếc của sản phẩm, phương thức quản lý trong xây dựng
(đấu thầu), do khối lượng công việc, nguyên vật liệu và thời gian thi công lớn.
b. Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng
Do sản phẩm xây dựng có những đặc điểm riêng biệt, nên quá trình sản xuất
xây dựng cũng có những đặc điểm riêng của nó.
- Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (khi có hợp đồng
xây dựng) của người mua sản phẩm:
-4-
+ Chỉ khi có hợp đồng chấp nhận mua sản phẩm thì sản xuất xây dựng mới
được tiến hành.
+ Sau khi sản phẩm hoàn thành thì không cần thiết phải tìm thị trường tiêu
thụ.
+ Quá trình tiêu thụ sản phẩm xảy ra trước, trong và sau khi sản xuất.
- Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn: Do sản phẩm gắn liền
với nơi tiêu thụ, nên địa điểm sản xuất không ổn định; mặt khác trong cùng 1
thời gian DN có thể phải thi công trên nhiều địa bàn khác nhau dẫn đến các yếu
tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, lao động…luôn luôn phải di
chuyển.
- Thời gian xây dựng kéo dài: do giá trị của sản phẩm lớn, khối lượng công
việc nhiều nên thời gian xây dựng công trình kéo dài. Điều này sẽ dẫn đến tình
trạng ứ đọng vốn sản xuất trong các khối lượng thi công dở dang của các
DNXD.
- Sản xuất tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của các điều kiện thiên
nhiên đến quá trình sản xuất. Đặc điểm này làm cho các doanh nghiệp xây
dựng không thể lường hết được các khó khăn sinh ra bởi điều kiện thời tiết khí
hậu, môi trường tự nhiên, làm cho hiệu quả lao động giảm xuống, một số giai
đoạn của quá trình sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giá
thành công tác xây lắp.
- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém: do khối lượng công
việc lớn, nhiều chủng loại, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật,
mỹ thuật cao, nên trong sản xuất xây dựng đòi hỏi cần phải trang bị những máy
móc kỹ thuật phức tạp, hiện đại, đắt tiền.
2.1.3 Đặc điểm quá trình phát triển xây dựng cơ bản ( Tham khỏa giáo trình
Kinh tế xây dựng)
2.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
2.2.1 Khái niệm
- Quản lý, theo nghĩa chung nhất là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người trong
các hoạt động đầu tư và xây dựng để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và
trật tự pháp luật theo đúng mục tiêu đề ra.
2.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
-5-
Theo luật xây dựng năm 2003 thì nội dung quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng
bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây
dựng.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
+ Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây
dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
+ Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế –
kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và
các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận
để dáp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt
buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong hoạt động xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
2.2.3 Yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
- Đảm bảo đúng mục tiêu, chiến lược phát triển kt – xh trong từng thời kỳ theo
định hướng XHCN.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực như: vốn đầu tư, tài
nguyên...
- Xây dựng theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế được duyệt, bảo đảm mỹ quan, bền
vững, thời gian và hiệu quả tối thiểu cho phép.
2.2.4 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
- Khái niệm:
+ Nguyên tắc quản lý được coi là những quy luật chung nhất của quản lý, phát
sinh từ những quan hệ quản lý. Nó quy định các yêu cầu đối với cả hệ thống, cơ cấu
và tổ chức của quá trình quản lý.
+ Nguyên tắc quản lý còn đựoc hiểu là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực mà
người lãnh đạo và mọi thành viên trong bộ máy quản lý phải tuân theo trong quá
trình điều hành các hoạt động quản lý.
-6-
Có những nguyên tắc chung phổ biến nhất, cũng có những nguyên tắc riêng cục
bộ. Quản lý XD vừa phải tuân thủ những quy luật chung, phổ biến, vừa phải xét đến
các nguyên tắc có tính cục bộ.
a) Những nguyên tắc chung phổ biến:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: trong quản lý xây dựng thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ tức là quyền lãnh đạo kinh tế được tập trung cho lãnh đạo DN kết hợp
với sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh của người lao động trên cơ sở phù hợp giữa
3 lợi ích trong sản xuất.
- Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế: tức là lợi ích kinh tế phải tuân
theo đường lối chính trị, không có 1 nền kinh tế nào lại không được quy định bởi 1
chính sách nhất định, ngược lại không có thứ chính trị nào lại không phụ thuộc vào
kinh tế.
- Nguyên tắc thủ trưởng: bản chất của nguyên tắc thủ trưởng thể hiện ở chỗ quyền
lãnh đạo từng đơn vị sản xuất được trao cho 1 người điều hành và người đó phải chịu
trách nhiệm về các quyết định của mình trước tập thể và pháp luật.
- Nguyên tắc khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần: Chủ thể quản lý phải biết
sử dụng đòn bẩy kích thích về mặt vật chất và tinh thần, có như vậy mới kích thích
người lao động quan tâm đến kết quả lao động của mình.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hạch toán kinh tế: Sử dụng hạch toán kinh tế là công cụ
trong quản lý nhằm tiết kiệm chi phí.
b) Những nguyên tắc riêng, cục bộ:
- Quản lý xây dựng phải tuân theo những nguyên tắc đã đề ra trong Luật xây dựng
và các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư và xây dựng đối với tất cả các thành phần
kinh tế.
- Thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng.
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh
doanh (Chủ thể quản lý, mục tiêu quản lý, đối tượng quản lý, phương thức quản lý).
Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của chủ đầu
tư, của các tổ chức tư vấn và trách nhiệm của các tổ chức sản xuất kinh doanh đối
với việc sử dụng vốn đầu tư, thực hiện phân công, phân cấp trong quản lý vốn đầu tư
và quản lý XDCB bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh
doanh
Tiêu chí Quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý SXKD
Chủ thể quản lý Chính phủ, Bộ, UBND các cấp Lãnh đạo doanh nghiệp,
-7-
Giám đốc, Tổng GĐ, HĐQT
Tăng trưởng kinh tế, hiệu quả,
Mục tiêu quản lý ổn định, công bằng và tiến bộ Lợi nhuận
XH
Mọi chủ thể hoạt động kinh tế, Các bộ phận trong doanh
Đối tượng quản lý
các ngành, vùng kinh tế... nghiệp, người lao động.
Quản lý trực tiếp bằng hành
Phương pháp quản Quản lý gián tiếp thông qua
vi cụ thể, bằng nghệ thuật
lý chính sách, luật pháp
kinh doanh.

2.2.3 Các phương pháp quản lý


- Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tiến hành hoạt động quản lý
trên cơ sở sử dụng các phương tiện kỹ thuật, biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế
và các biện pháp khác.
- Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, người ta có thể phân loại phương pháp quản lý
theo nhiều cách khác nhau:
+ Theo cơ chế quản lý, người ta chia ra thành: phương pháp hành chính, phương
pháp kinh tế, phương pháp tổ chức...
+ Theo chức năng quản lý, có các phương pháp sau: phương pháp kế hoạch,
phương pháp tổ chức, phương pháp hạch toán, phương pháp kiểm tra...
+ Theo tính chất và nội dung của quản lý, có các phương pháp: phương pháp hành
chính, phương pháp kiểm tra, phương pháp luật pháp, phương pháp giáo dục...
- Trong thực tế quản lý chúng ta cần đặc biệt chú ý tới phương pháp hành chính và
phương pháp kinh tế.
a) Phương pháp hành chính:
- Phương pháp hành chính là sự tác động của cơ quan quản lý (chủ thể quản lý) lên
đối tượng quản lý thông qua những quyết định trực tiếp, dứt khoát mang tính pháp
lệnh cao.
- Đối tượng quản lý bắt buộc phải thực hiện các quyết định quản lý. Do đó đòi hỏi
mọi quyết định hành chính phải có tính khoa học cao, cần phải giám sát việc thực
hiện quyết định và phải ra quyết định một cách liên tục.
b) Phương pháp kinh tế:
- Bản chất của phương pháp này là chủ thể quản lý chỉ tác động gián tiếp vào đối
tượng quản lý nhằm tạo ra một cơ chế kinh tế hướng dẫn đối tượng quản lý hoạt
động mà không có sự tham gia trực tiếp của phương pháp hành chính và cơ quan
hành chính.
- Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động gián tiếp của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế nhằm tạo ra 1 cơ chế hướng dẫn con
người hành động theo quy luật kinh tế.
- Đối tượng quản lý được quyền lựa chọn biện pháp và phương pháp thực hiện
quyết định quản lý.
- Chủ thể quản lý phải biết sử dụng các đòn bẩy kinh tế phù hợp.
2.3 PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG
2.3.1 Bản chất của phương thức đấu thầu
-8-
- Đấu thầu là 1 phương thức quản lý, 1 phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời của
sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong xây dựng, phương thức đấu thầu là 1 bước phát
triển hơn của phương thức giao thầu trực tiếp. Đồng thời chính đấu thầu là điều kiện
ban đầu của giao thầu xấy lắp. Giao nhận thầu được thực hiện trên cơ sở kết quả của
đấu thầu.
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về đấu thầu trong xây dựng:
+ Trên phương diện của chủ đầu tư: Đấu thầu là 1 phương thức cạnh tranh trong
xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, mua
sắm MMTB...) đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng công trình.
+ Trên phương diện của nhà thầu: đấu thầu là 1 hình thức kinh doanh mà thông
qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhận thầu.
+ Trên phương diện quản lý nhà nước: đấu thầu là 1 phương thức quản lý nhằm
đảm bảo sự công bằng và tiết kiệm chi phí trong hoạt động quản lý.
- Sự khác biệt giữa đấu thầu trong xây dựng và đấu giá trong trao đổi hànghoá:
+ Đấu giá trong trong trao đổi hàng hoá là cách làm thông thường có lợi về giá
cho người bán (Cung < Cầu)
+ Đấu thầu trong xây dựng lại có ý nghĩa ngược lại, chủ đầu tư (người mua) muốn
mua công trình với giá rẻ nhất (Cung > Cầu), có lợi cho chủ đầu tư.
2.3..2 Trình tự tổ chức đấu thầu xây dựng
Trình tự chung cho các loại đấu thầu (tuyển chọn tư vấn, mua sắm MMTB, thi
công xây lắp công trình...) gồm các bước sau đây:
- Chỉ định tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
- Sơ tuyển nhà thầu (nếu có).
- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu.
- Thông báo mời thầu.
- Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.
- Mở thầu.
- Xét thầu.
- Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu.
- Thông báo kết quả đấu thầu.
- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
2.3..3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
a) Đấu thầu rộng rãi
- Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
- Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (tối thiểu là 10 ngày trước khi phát
hành hồ sơ mời thầu) để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung
cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời
thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu
hoặc nhằm tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình
đẳng.
- Đây là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
b) Đấu thầu hạn chế
- Giới hạn số lượng nhà thầu tham dự, nhưng phải mời tối thiểu 5 nhà thầu. Trường
hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thâu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét.
- Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói
thầu.
-9-
+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có
tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có 1 số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu
cầu của gói thầu.
c) Chỉ định thầu
- Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu có đủ năng lực và kinh
nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu để thương thảo ký kết hợp đồng.
- Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay.
+ Do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia do thủ
tướng chính phủ quyết định.
- Báo cáo chỉ định thầu phải nêu rõ các nội dung sau:
+ Lý do chỉ định thầu.
+ Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu được chỉ định.
+ Giá trị và khối lượng chỉ định thầu.
- Trước khi thực hiện chỉ định thầu, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê
duyệt theo quy định.
Ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu đã nêu trên, trong đấu thầu còn có các hình
thức: mua sắm trực tiếp; chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá và hình thức
tự thực hiện.
2.3..4 Phương thức đấu thầu
a) Đấu thầu 1 túi hồ sơ
- Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu
hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp; gói thầu EPC (là gói thầu bao gồm
toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp).
- Theo phương thức này, nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề
xuất về tài chính trong 1 túi hồ sơ.
- Việc mở thầu được tiến hành 1 lần.
b) Đấu thầu 2 túi hồ sơ
- Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung
cấp dịch vụ tư vấn (tuyển chọn tư vấn).
- Theo phương thức này nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính
riêng biệt trong từng túi hồ sơ và nộp vào cùng 1 thời điểm.
- Việc mở thầu được tiến hành 2 lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở
trước để đánh giá, nếu đạt điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ về
giá để đánh giá tổng hợp.
c) Đấu thầu 2 giai đoạn
- Áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua
sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng
và được thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Giai đoạn 1 (sơ tuyển): theo hồ sơ mời thầu giai đoạn 1, các nhà thầu nộp đề
xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi
với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn 2.
+ Giai đoạn 2: Theo hồ sơ mời thầu giai đoạn 2, các nhà thầu đã tham gia giai
đoạn 1 được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 bao gồm: đề xuất về kỹ thuật được
bổ sung hoàn chỉnh; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm
dự thầu.
-10-

CHƯƠNG III: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HIỆU QUẢ


KINH TẾ CỦA ĐẦU TƯ
3.1 BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ
3.1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ
a) Khái niệm
- Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã
hội nhằm thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.
Ví dụ: đầu tư mua sắm thêm MMTB, nguyên vật liệu để mở rộng quy mô
sản xuất; đầu tư vào thị trường chứng khoán; đầu tư vào bất động sản...
- Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố
định gọi là đầu tư XDCB.
Ví dụ: đầu tư để xây dựng nhà cửa, đầu tư để xây dựng các tuyến đường, các
cây cầu...
b) Vai trò của đầu tư
- Tạo tiền đề vật chất cho việc xây dựng.
- Tạo ra TSCĐ mới cho nền KTQD.
- Tạo ra sự thay đổi căn bản làm tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh
tế.
- Góp phần cân đối lại lực lượng lao động, phân bố hợp lý sức sản xuất.
- Quy mô và cấp độ đầu tư cơ bản còn phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của
nền KTQD.
3.1.2 PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
- Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả của hoạt động đầu tư người ta có thể phân loại chúng theo các tiêu chí khác
nhau.
a) Theo chủ đầu tư (ai đầu tư)
- Chủ đầu tư là nhà nước.
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp.
- Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ.
b) Theo đối tượng đầu tư (đầu tư cho cái gì)
- Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh
vực hoạt động khác.
- Đầu tư cho tài chính. Ví dụ như: mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay...
c) Theo nguồn vốn (tiền từ đâu ra)
- Vốn nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển
của DN nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý.
- Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA).
- Vốn tín dụng thương mại.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các DN nhà nước.
- Vốn đóng góp của nhân dân.
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
-11-
- Các nguồn vốn khác hoặc các nguồn vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn.
d) Theo cơ cấu đầu tư (đầu tư như thế nào)
- Đầu tư theo các ngành kinh tế.
- Đầu tư theo vùng lãnh thổ.
- Đầu tư theo các thành phần kinh tế.
e) Theo góc độ tái sản xuất TSCĐ
- Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm TSCĐ loại mới).
- Đầu tư lại (thay thế, cải tạo TSCĐ hiện có).
f) Theo góc độ trình độ kỹ thuật
- Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
+ Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất với kỹ thuật
lập lại như cũ.
+ Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên
tiến với quy mô sản xuất như cũ.
- Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư.
g) Theo thời đoạn kế hoạch
- Đầu tư ngắn hạn (thời gian đầu tư <= 1 năm).
- Đầu tư dài hạn (thời gian đầu tư > 1 năm).
h) Theo tính chất và quy mô của dự án
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
3.1.3 THÀNH PHẦN CỦA VỐN ĐẦU TƯ
1) Khái niệm.
- Vốn đầu tư là toàn bộ số tiền dự kiến để chi phí cho quá trình đầu tư nhằm đạt
được mục tiêu đầu tư.
2) Thành phần và đặc điểm của vốn đầu tư.
Vốn đầu tư gồm có 2 thành phần chính:
a) Vốn cố định:
- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Hay vốn cố định là 1 bộ phận của
vốn đầu tư được DN ứng ra để mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng công trình.
- Đặc điểm của VCĐ:
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, VCĐ được tách thành 2 bộ
phận: 1 bộ phận tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ được tính vào giá thành
sản phẩm; 1 bộ phận tương ứng với giá trị còn lại của TSCĐ. Các chu kỳ sản xuất
cứ kế tiếp nhau, bộ phận thứ nhất của VCĐ ngày càng tăng, bộ phận thứ 2 của VCĐ
ngày càng giảm đi. Khi bộ phận thứ 2 chuyển hết sang bộ phận thứ nhất khi đó
TSCĐ đã khấu hao hết, 1 vòng tuần hoàn của VCĐ kết thúc.
b) Vốn lưu động:
- VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Hay VLĐ là 1 bộ phận của vốn đầu tư
được DN ứng ra để mua sắm các TSLĐ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh của DN trong 1 thời kỳ nhất định. Theo hình thái biểu hiện, VLĐ được chia
thành 2 loại: Vốn hiện vật (Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khối lượng xây lắp dở
dang), vốn bằng tiền (tiền và các khoản phải thu).
- Đặc điểm của VLĐ:
+ Chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị chuyển hết 1 lần vào giá thành sản phẩm.
-12-
3.1.4 CƠ CẤU VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
1) Cơ cấu đầu tư.
- Cơ cấu đầu tư là tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận trong tổng thể
các bộ phận đầu tư hợp thành.
- Cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản có thể xem xét theo các mặt sau:
+ Cơ cấu đầu tư giữa khu vực sản xuất và phi sản xuất.
+ Cơ cấu đầu tư giữa các ngành sản xuất lớn, giữa các chuyên ngành sản xuất
trong các ngành lớn.
+ Cơ cấu đầu tư giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương.
+ Cơ cấu đầu tư giữa các địa phương và vùng lãnh thổ.
+ Cơ cấu đầu tư giữa các thành phần kinh tế.
+ Cơ cấu đầu tư theo các loại chi phí chiếm trong vốn đầu tư...
2) Quản lý vốn đầu tư.
a) Với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, Nhà nước quản lý toàn bộ
quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định
đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng công trình
cho đến nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự
án nhưng không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, 4 năm đối với dự án nhóm B.
b) Đối với các dự án của DN sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của DN thì Nhà nước
chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. DN có dự án tự chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân:
- Đối với các dự án này chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự
án. Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn khác nhau thì các bên
góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với
nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư. Chủ đầu tư tự quyết định đầu
tư và chịu trách nhiệm trong quá trình đầu tư.
d) Đối với các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và dự án nhóm A
gồm nhiều dự án thành phần:
- Nừu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành khai thác hoặc thực hiện theo
phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo đầu tư thì mỗi dự án thành
phần được quản lý, thực hiện như 1 dự án độc lập.
2.1 QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
2.1.1 HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
a) Hoạt động xây dựng:
Theo luật xây dựng (năm 2003) hoạt động xây dựng bao gồm các công việc sau:
- Lập quy hoạch xây dựng (quy hoạch vùng, quy hoạch chung, chi tiết…)
- Lập DAĐT xây dựng công trình (Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế –
kỹ thuật…)
- Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình.
- Thi công xây dựng công trình, giám sát thi công.
- Quản lý DAĐT XDCT.
-13-
- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
- Bảo trì, bảo hành, giải quyết sự cố.
- Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
b) Hoạt động đầu tư:
- Có 3 loại đầu tư đó là: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển.
- Đầu tư XDGT thuộc loại đầu tư phát triển mà bản chất là người có tiền thuộc mọi
thành phần kinh tế bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động xây dựng nhằm tạo ra các
công trình giao thông cho nền kinh tế, làm tăng năng lực thông qua, năng lực vận
chuyển, tăng lãi sản xuất kinh doanh cho các ngành, tăng lợi ích cho người tham gia
giao thông, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của cộng đồng.
- Hoạt động đầu tư và hoạt động xây dựng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có
thể nói đến đầu tư mà không nói đến hoạt động xây dựng, nhưng khi nói đến hoạt
động xây dựng là phải nói đến đầu tư – một hoạt động kinh tế cơ bản đảm bảo vốn
cho xây dựng.
2.1.2 TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
- Trình tự đầu tư và xây dựng được hiểu như là một cơ chế để tiến hành các hoạt
động đầu tư và xây dựng, trong đó định rõ thứ tự, nội dung các công việc cùng trách
nhiệm và mối quan hệ giữa các bên hữu quan trong việc thực hiện các công việc đó.
2.1.3 CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
- Theo luật xây dựng (Ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2003) và các văn bản
pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, thì mọi công việc đầu tư và
xây dựng đều phải được tiến hành đúng trình tự theo 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
+ Giai đoạn thực hiện đầu tư.
+ Giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Các giai đoạn đầu tư và


xây dựng

Kết thúc xd đưa công


Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư trình vào khai thác
sử dụng

a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư


-14-
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
- Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung
ứng vật tư, thiết bị, xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn
hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng.
- Lập báo cáo đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật), lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định
đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định DAĐT.
b) Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn này giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình đầu tư, nó
được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là: chuẩn bị xây dựng và thi công xây lắp công
trình.
* Giai đoạn chuẩn bị xây dựng:
- Ở giai đoạn này chủ đầu tư có trách nhiệm:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.
+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên.
+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Mua sắm thiết bị và công nghệ.
+ Thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng.
+ Thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán công trình.
+ Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp công trình.
+ Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án.
- Các nhà thầu có trách nhiệm:
+ Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp: San lấp mặt bằng xây dựng,
điện nước, công xưởng, kho tàng, lán trại và các công trình tạm phục vụ thi
công…
+ Chuẩn bị vật liệu xây dựng.
+ Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp.
- Ở giai đoạn thi công xây lắp công trình:
+ Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
+ Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công trình
theo đúng chức năng và hợp đồng đã ký kết.
+ Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công
trình như đã ký kết trong hợp đồng.
-15-
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình.
- Bảo hành công trình.
- Quyết toán vốn đầu tư.
- Phê duyệt quyết toán.
Lưu ý: Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo
thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng. Sau khi nghiệm thu nếu phát
hiện ra sai sót thì nhà thầu vẫn phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện nên quá trình
nghiệm thu xảy ra trước quá trình kết thúc xây dựng.
3.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.2.1 KHÁI NIỆM
- Dự án đầu tư (DAĐT) là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở
rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số
lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong 1
khoảng thời gian nhất định.
- Về mặt hình thức, DAĐT là 1 tập hồ sơ tài liệu trình bày 1 cách chi tiết và có hệ
thống các hoạt động và chi phí theo 1 kế hoạch để đạt được những kết quả và thực
hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Về mặt nội dung, DAĐT là 1 tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được
kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định ra bằng việc tạo ra các kết quả cụ
thể trong 1 thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
- Về mặt quản lý, DAĐT được sử dụng như 1 công cụ để quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động nhằm tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong 1 thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch hoá, DAĐT là 1 hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong
công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung.
3.2.2 NỘI DUNG CỦA DAĐT
DAĐT thường bao gồm 4 thành phần chính:
- Mục tiêu của DA: mục tiêu của DA thể hiện ở 2 mức:
+ Mục tiêu trước mắt: là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự
án.
+ Mục tiêu lâu dài (mục tiêu phát triển): là những lợi ích kinh tế xã hội do thực
hiện dự án đem lại.
- Các kết quả: đó là những kết quả cụ thể, có định lượng được tạo ra từ các hoạt
động khác nhau của dự án. Đây là những điều kiện cần thiết để thực hiện được mục
tiêu của dự án.
- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để
tạo ra các kết quả nhất định. Toàn bộ các hoạt động của DA được chia thành 2 loại:
+ Hoạt động vận hành: là hoạt động diễn ra thuộc phạm vi nội bộ của DA.
+ Hoạt động kinh doanh: là hoạt động vượt ra ngoài phạm vi tổ chức của DA.
Các hoạt động này cùng với 2 lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực
hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
-16-
- Các nguồn lực, bao gồm: vật chất, tài chính, con người cần thiết để tiến hành các
hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư
của dự án.
3.2.3 BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ DAĐT
- Quản lý DAĐT là 1 tập hợp những biện pháp của chủ đầu tư để quản lý quá trình
đầu tư kể từ bước xác định dự án đầu tư đến các bước thực hiện đầu tư và khai thác
DA để đạt được mục tiêu đã định.
- Trong điều kiện của nước ta là 1 nước có nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Hiện nay khối lượng vốn
đầu tư ngân sách Nhà nước vẫn chiếm 1 tỷ trọng lớn nhất, vì vậy đối với lĩnh vực
đầu tư cần phải có vai trò quản lý của Nhà nước.
a) Quản lý Nhà nước về các hoạt động của DA:
- Nhà nước quản lý thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, giá cả
thị trường, các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư, các quy định về
hạch toán, bảo hiểm tiền lương và phân phối thu nhập...
- Nhà nước tác động đến tất cả các yếu tố hoạt động kinh doanh của DA thông qua
các chính sách tiền tệ, thuế, hệ thống luật pháp, lãi suất vay, trợ giá...để khuyến
khích hoặc hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể nào đó.
b) Quản lý theo các giai đoạn của DA:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: giai đoạn này chi phí để thực hiện chiếm tỷ trọng nhỏ
so với tổng số vốn đầu tư, nhưng lại gồm những công việc phức tạp. Vì vậy, trọng
tâm quản lý ở giai đoạn này là chất lượng của các kết quả nghiên cứu (quy mô, thị
trường...).
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: chi phí để thực hiện chiếm đại bộ phận chi phí đầu tư
của DA. Mục tiêu quản lý ở giai đoạn này là quản lý thời gian (tiến độ thực hiện các
công việc), chi phí đầu tư cho các công trình, hạng mục công trình và chất lượng của
các hoạt động của DA.
- Giai đoạn vận hành các kết quả của DA: Mục tiêu quản lý chủ yếu là thu hồi đủ
vốn đầu tư và có lãi theo như dự kiến.

3.3 ĐÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ


3.3.1 KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHUẨN
- Hiệu quả của DAĐT là mục tiêu đạt được của DA xét theo mặt định tính và mặt
định lượng.
+ Mặt định tính: đảm bảo đáp ứng giải quyết những nhiệm vụ kinh tế cụ thể ở
từng thời kỳ nhất định. Hiệu quả định tính của DA bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả theo quan điểm lợi ích DN, hiệu quả theo
quan điểm quốc gia, hiệu quả trước mắt, hiệu quả lâu dài, hiệu quả trực tiếp từ DA
và hiệu quả của các lĩnh vực có liên quan.
+ Mặt định lượng: đứng trên góc độ toàn xã hội tiêu chuẩn hiệu quả đầu tư là mức
tăng lên của thu nhập quốc dân, còn trong phạm vi ngành kinh tế và các DN thì đó là
mức tăng lãi của ngành, của DN.
- Tiêu chuẩn khái quát để lựa chọn phương án đầu tư là: Nừu chi phí là cố định
(cho trước) thì phải đạt được kết quả lớn nhất. Còn nếu kết quả đã được xác định thì
phải đảm bảo chi phí là ít nhất.
- Khi lựa chọn phương án:
+ Trường hợp lý tưởng: Phương án tốt nhất là phương án vừa có chỉ tiêu hiệu quả
tương đối lớn nhất, vừa có chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tuyệt đối lớn nhất.
-17-
+ Trường hợp không lý tưởng: Phương án tốt nhất là phương án có chỉ tiêu hiệu
quả tuyệt đối lớn nhất, còn chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tương đối phải  định mức hoặc
ngưỡng của hiệu quả.
- Trong đó:
Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả - Chi phí.
Hiệu quả tương đối = Kết quả/Chi phí.

3.3.2 GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN


- Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông là thời gian thi
công kéo dài và khi thi công các công trình chúng ta có thể thi công theo các giai
đoạn, ứng với mỗi giai đoạn chúng ta sẽ có 1 lượng vốn đầu tư (chi phí tương ứng).
Mà hiệu quả kinh tế các số vốn khác nhau bỏ ra ở các thời điểm khác nhau sẽ có ý
nghĩa khác nhau. Do đó ta không thể cộng dồn các khoản chi phí bỏ ra ở các thời
điểm khác nhau 1 cách trực tiếp (trừ trường hợp khoảng cách thời gian lớn không
đáng kể hay các tính toán mang tính chất gần đúng) mà phải tính toán đến yếu tố thời
gian.
- Gọi: P là giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại (tại thời điểm số 0).
F là giá trị tiền tệ ở tương lai (thời điểm N).
A là 1 chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số bằng nhau và kéo dài trong 1 số thời
đoạn.
N là số lượng các thời đoạn (tháng, quý, năm).
i là lãi suất tính trong 1 thời đoạn (%).

F
P

0 1 2 3 ............. N-1 N
- Tại thời điểm 0: giá trị tiền tệ là P.
Sau 1 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P + P x i = P(1 + i).
Sau 2 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P(1 + i) + P(1 + i) x i = P(1 + i)2.
Sau 3 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P(1 + i)2 + P(1 + i)2 x i = P(1 + i)3
.............................
Sau N thời đoạn, giá trị tiền tệ là : P(1 + i)N
Như vậy:
- Nếu cho giá trị của P tìm giá trị của F, ta có: F = P(1 + i)N (3.1)

1
- Nếu cho giá trị của F tìm giá trị của P, ta có: P = F (3.2)
(1  i ) N
- Nếu cho A tìm F, ta có:
F = A(1 + i)N -1 + A(1 + i)N-2 + A(1 + i)N-3 +....+ A(1 + i)1 + A
= A [(1 + i)N -1 + (1 + i)N-2 + (1 + i)N-3 +....+ (1 + i)1 + 1]
(1  i )N  1
Hay: F = A (3.3)
i
-18-
i
- Nếu cho F tìm A, ta có: A = F (3.4)
(1  i ) N  1

- Cho P tìm A:
(1  i )N  1
Từ công thức (3.1) và (3.3) ta có: P(1 + i)N = A
i
i (1  i ) N
 A=P (3.5)
(1  i ) N  1

(1  i )N  1
- Cho A tìm P, ta có: P = A (3.6)
i (1  i )N
3.3.3 ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO NHÓM CHỈ TIÊU TĨNH
1) Chỉ tiêu chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm (Cđ)

1 VCDxr
Cđ = (  VLD )
Q 2
Trong đó:
Q: Khối lượng sản phẩm trong năm của dự án.
VCĐ: Vốn cố định.bình quân phải chịu lãi
VLĐ: Vốn lưu động.
r: lãi suất.
- Khi lựa chọn phương án đầu tư, ta chọn phương án có Cđ nhỏ nhất.
2) Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 đơn vị sản phẩm (Lđ)

Lđ = Gđ - Cđ
Trong đó:
Gđ: Doanh thu bán hàng tính cho 1 đơn bị sản phẩm.
- Khi lựa chọn phương án đầu tư, ta chọn phương án có Lđ lớn nhất.
3) Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư (M)

L
M 
VDT
Trong đó:
L: Lợi nhuận của 1 năm hoạt động của dự án.
VĐT: Tổng số vốn đầu tư của dự án.
- Khi chọn phương án đầu tư, ta chọn phương án có M lớn nhất.
4) Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (Th)
- Thời gian thu hồi VĐT nhờ lợi nhuận:

VDT
Th 
L
- Thời gian thu hồi VĐT nhờ lợi nhuận và khấu hao:

VDT
Th 
L  KH
-19-
Trong đó:
KH: Khấu hao cơ bản hàng năm.
L: Lợi nhuận.
- Khi lựa chọn phương án đầu tư, ta chọn phương án có Th nhỏ nhất.
Phạm vi áp dụng: Các chỉ tiêu tĩnh có ưu điểm là tính toán đơn giản và nó thường
được sử dụng cho khâu lập dự án tiền khả thi hoặc cho các dự án nhỏ, ngắn hạn (  1
năm) và các dự án không đòi hỏi mức chính xác cao.
3.3.4 ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO NHÓM CHỈ TIÊU ĐỘNG
- Chỉ tiêu động là các chỉ tiêu biến đổi theo thời gian, tính toán cho cả đời của dự
án và có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian.
- Các chỉ tiêu động thường được áp dụng đối với các dự án có yêu cầu tính toán
chính xác cao, các báo cáo nghiên cứu khả thi và các dự án có thời gian lớn.
1) Hiệu số thu chi (B – C)
a) Hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại (NPV)
- Hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại nghĩa là toàn bộ dòng thu và dòng chi
phải quy về thời điểm t = 0 (mốc thời gian quy ước).
N
Bt N
Ct
NPV =   
t  0 (1  i ) t  0 (1  i )
t t

Trong đó:
Bt: thu nhập ở năm thứ t.
Ct: chi phí ở năm thứ t.
N: thời gian tính toán của dự án.
i: suất chiết khấu tính toán.
Chứng minh:

B0
B1 B3 BN
B2 BN-
1

C1 C3 ............. CN-1
C2
C0 CN
Ta có:
1 1 1 1 1
P( B ) = B0  B1  B2  ...  B N 1 N 1
 BN
(1  i ) 0
(1  i ) 1
(1  i ) 2
(1  i ) (1  i ) N

N
1
Hay: P( B ) = B
t 0
t
(1  i ) t

1 1 1 1 1
P(C )  C 0  C1  C2  ...  C N 1 N 1
 CN
(1  i ) 0
(1  i) 1
(1  i ) 2
(1  i ) (1  i ) N
-20-
N
1
Hay: P(C ) = C
t 0
t
(1  i ) t

N N
1 1
 NPV  P( B ) - P(C ) =  Bt
t 0 (1  i ) t
- C
t 0
t
(1  i ) t

- Nếu dự án có VĐT ban đầu là V, giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản ở cuối đời
là SV, thì NPV được tính theo công thức sau:

N
1 N
1 SV
NPV  V  B
t 0
t
(1  i ) t
- C
t 0
t
(1  i ) t

(1  i ) N

- Nếu dự án có dòng thu chi đều đặn hàng năm (Bt = Bđ, Ct = Cđ) thì:

(1  i ) N  1 1
NPV  V  ( Bt  C t )  SV
i (1  i ) N
(1  i ) N

- Phương án đáng giá là phương án có NPV ≥ 0.


- Điều kiện để so sánh và lựa chọn các phương án:
+ Tuổi thọ của các phương án bằng nhau. Nừu các phương án có tuổi thọ khác
nhau thì phải lấy tuổi thọ chung của các phương án được tính bằng BSCNN các tuổi
thọ.
+ Chỉ so sánh giữa các phương án đáng giá.
+ Phương án được chọn là phương án có NPV max.
Ví dụ 1:
- So sánh lựa chọn các phương án theo chỉ tiêu NPV:

Chỉ tiêu Năm thứ Phương án 1 Phương án 2


Vốn đầu tư 0 100 100
Thu nhập hoàn vốn 1 30 20
Thu nhập hoàn vốn 2 30 40
Thu nhập hoàn vốn 3 20 30
Thu nhập hoàn vốn 4 40 30
Giá trị còn lại 4 20 20
Tỷ suất chiết khấu 0.1 0.1

Bước 1: Lập dòng tiền tệ.

Năm Phương án 1 Phương án 2


0 -100 -100
1 +30 +20
2 +30 +40
3 +20 +30
4 +40 (+20) +30 (+20)
-21-

Bước 2: Tính NPV.


N
1 N
1 SV
NPV  V   Bt
t 0 (1  i ) t
- C
t 0
t
(1  i ) t

(1  i ) N
Với phương án 1:
1 1 1 1 1
NPV I  100  30  30  20  40  20  8.073
(1  0.1) 1
(1  0.1) 2
(1  0.1) 3
(1  0.1) 4
(1  0.1) 4

Với phương án 2:
1 1 1 1 1
NPV II  100  20  40  30  30  20  7.93
(1  0.1) 1
(1  0.1) 2
(1  0.1) 3
(1  0.1) 4
(1  0.1) 4
Bước 3: So sánh lựa chọn phương án.
- Vì NPVI và NPVII > 0, nên cả 2 phương án đều đáng giá.
- Chọn phương án 2 vì NPVII > NPVI.
Ví dụ 2:
Dùng chỉ tiêu giá trị hiện tại để chọn phương án đầu tư:

Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2


Vốn đầu tư ban đầu 150 100
Thu nhập hoàn vốn hàng năm 60 80
Giá trị còn lại 20 10
Tuổi thọ dự án 3 4
Tỷ suất chiết khấu 0.12 0.12

Bước 1: Tuổi thọ chung của 2 phương án là BSCNN(3,4) = 12.


Bước 2: Lập dòng tiền tệ.

Năm Phương án 1 Phương án 2


0 -150 -100
1 +60 +80
2 +60 +80
3 +60 (+ 20 – 150) +80
4 +60 +80 (+10 – 100)
5 +60 +80
6 +60 (+ 20 – 150) +80
7 +60 +80
8 +60 +80 (+10 – 100)
9 +60 (+ 20 – 150) +80
10 +60 +80
11 +60 +80
12 +60 (+ 20) +80 (+10)

Bước 3: Tính NPV.


- Vì dòng thu chi đều đặn hàng năm, nên áp dụng công thức:
-22-
(1  i ) N  1 1
NPV  V  ( Bt  C t )  SV
i (1  i ) N
(1  i ) N

- Với phương án 1:

(1  0.12)12  1 1 1 1 1
NPVI  150  60  20  130  130  130
0.12(1  0.12) 12
(1  0.12) 12
(1  0.12) 3
(1  0.12) 6
(1  0.12) 9
 21.52
- Với phương án 2:
(1  0.12)12  1 1 1 1
NPVII  100  80  10  90  90  304.57
0.12(1  0.12) 12
(1  0.12) 12
(1  0.12) 4
(1  0.12) 8

Bước 4: So sánh lựa chọn phương án.


- Vì NPVI và NPVII > 0 nên cả 2 phương án đều đáng giá.
- Chọn phương án 2 vì NPVII > NPVI.

b) Hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại (NPV)


- Phương pháp này quy đổi tất cả các khoản thu, chi của dự án về 1 thời gian nào
đó trong tương lai (thường là cuối kỳ phân tích).
Công thức:
N N
NFV   Bt (1  i ) N t   C t (1  i ) N t
t 0 t 0

- Nếu dự án có VĐT ban đầu là V, giá trị thu hồi khi thanh lý là SV thì:
N N
NFV  V (1  i ) N   Bt (1  i) N t   Ct (1  i) N t  SV
t 0 t 0

- Nếu dự án có dòng thu chi đều đặn hàng năm thì:


(1  i ) N  1
NFV  V (1  i )  ( Bt  C t )
N
 SV
i

- Phương án đáng giá là phương án có NFV ≥ 0.


- Điều kiện để so sánh và lựa chọn các phương án:
+ Tuổi thọ của các phương án bằng nhau. Nừu các phương án có tuổi thọ khác
nhau thì phải lấy tuổi thọ chung của các phương án được tính bằng BSCNN các tuổi
thọ.
+ Chỉ so sánh giữa các phương án đáng giá.
+ Phương án được chọn là phương án có NFV max.

c) Hiệu số thu chi san đều hàng năm (NAV).


- Bản chất là xác định A (giá trị tiền tệ đều hàng năm).
- Nếu các trị số thu chi không đều đặn thì trước hết ta phải tính giá trị hiện tại của
hiệu số thu chi (NPV), sau đó tính NAV theo công thức:

i (1  i ) N
NAV  NPV
(1  i ) N  1
- Nếu dòng thu chi đều đặn hàng năm thì NAV được xác định theo công thức sau:
-23-

i (1  i ) N i
NAV  ( Bt  C t )  V N 1
 SV
(1  i ) (1  i ) N  1

- Phương án đáng giá là phương án có NAV ≥ 0.


- So sánh và lựa chọn phương án:
+ Chỉ so sánh giữa các phương án đáng giá.
+ Phương án được chọn là phương án có NAV max.
Chú ý: Đối với phương pháp này không cần quy đổi về thời gian tính toán chung
nhất (tuổi thọ chung của các phương án) vì NAV là chỉ tiêu đại diện cho 1 năm, nó
đảm bảo tính so sánh được.
2. Suất thu lợi nội tại (IRR)
a) Khái niệm:
- Suất thu lợi nội tại (IRR) là mức lãi suất mà nếu ta dùng nó làm hệ số chiết tính
để quy đổi dòng tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ bằng giá trị
hiện tại của chi phí, nghĩa là NPV = 0.
b) Các công thức:
N
Bt N
Ct
NPV =  (1  IRR)   (1  IRR)
t 0
t
t 0
t 0

N
1 N
1 SV
NPV  V   Bt - C t  0
t 0 (1  IRR) t t 0 (1  IRR) t
(1  IRR) N

(1  IRR ) N  1 1
NPV  V  ( Bt  C t )  SV 0
IRR (1  IRR ) N
(1  IRR ) N
c) Cách xác định IRR:
- Để xác định IRR ta dùng phương pháp nội suy gần đúng (phương pháp dây
cung).
Bước 1: Chọn 1 giá trị IRR1, tính NPV1 sao cho NPV1 > 0 (càng nhỏ càng tốt).
Bước 2: Chọn 1 giá trị IRR2, tính NPV2 sao cho NPV2 < 0 (càng gần 0 càng tốt).
Bước 3: Tính IRR của phương án:

NPV

NPV1

IRR
0 IRR1 IRR2
NPV

NPV2
-24-

Ta có:
IRR  IRR1 NPV1

IRR2  IRR1 NPV1  NPV2

NPV1
 IRR  IRR1  ( IRR 2  IRR1 )
NPV1  NPV 2

d) So sánh lựa chọn phương án.


• Xét sự đáng giá:
+ Phương án được coi là đáng giá nếu IRR ≥ MARR.
MARR là suất thu lợi tối thiểu (là mức lãi suất thấp nhất mà dự án phải đạt được
thì mới không bị lỗ).
• Lựa chọn phương án:
Trường hợp 1: So sánh 2 phương án:
- Nếu vốn đầu tư của 2 phương án bằng nhau thì chọn phương án có IRR max.
- Nếu vốn đầu tư của 2 phương án khác nhau thì so sánh lựa chọn theo nguyên tắc
“gia số đầu tư (  )”:
+ Xác định phương án gia số đầu tư (  ), đó là phương án có vốn đầu tư = Vốn
đầu tư của phương án có VĐT lớn – Vốn đầu tư của phương án có VĐT bé.
+ Xác định IRR của phương án (  ): Nừu IRR (  ) ≥ MARR thì chọn phương án
có VĐT lớn hơn. Ngược lại, nếu IRR(  ) < MARR thì chọn phương án có VĐT nhỏ
hơn.
Trường hợp 2: So sánh nhiều phương án:
- Bước 1: Sắp xếp các phương án theo thứ tự tăng dần của VĐT và đánh số thứ tự
từ 1 đến m.
- Bước 2: Xác định phương án 0 làm cơ sở (Phương án 0 là phương án có VĐT =
0).
- Bước 3:
+ Tính suất thu lợi nội tại của phương án gia số đầu tư của phương án 1 so với
phương án 0 (IRR (0  1) ).
+ Nừu IRR (0  1) ≥ MARR thì chọn phương án 1 làm cơ sở, ngược lại nếu
IRR (0  1) < MARR thì phương án 0 vẫn là phương án cơ sở.
+ Tính IRR  của phương án cơ sở so với phương án 2 và lựa chọn phương án cơ
sở tiếp theo như nguyên tắc trên.
………………………………….
+ Tính IRR  của phương án cơ sở so với phương án m. Đến đây ta sẽ lựa chọn
phương án giống như trường hợp so sánh lựa chọn 2 phương án.
Chú ý: + Chỉ so sánh các phương án đáng giá (Phương án có IRR ≥ MARR).
+ Nếu các phương án không cùng tuổi thọ thì phải quy đổi về tuổi thọ chung
của các phương án.
-25-

Ví dụ: So sánh lựa chọn phương án theo chỉ tiêu suất thu lợi nội tại (IRR).

Chỉ tiêu Phương án I Phương án II


VĐT ban đầu 100 180
Thu nhập hàng năm 55 75
Chi phí hàng năm 25 35
Giá trị thu hồi 2 0
Tuổi thọ dự án 5 10
Lãi suất tiền vay 10% 10%

- Tuổi thọ chung của 2 phương án là n = 10.


- Lập dòng tiền tệ:

Năm PA I PA II PA (  )
0 -100 -180 -80
1 +30 +40 +10
2 +30 +40 +10
3 +30 +40 +10
4 +30 +40 +10
5 +30 (+2-100) +40 +10 (+98)
6 +30 +40 +10
7 +30 +40 +10
8 +30 +40 +10
9 +30 +40 +10
10 +30 (+2) +40 +10 (-2)

- Xét sự đáng giá của phương án I :


+ Chọn IRR1 = 0.12, tính NPV1:
Vì dòng thu chi của phương án đều đặn hàng năm nên áp dụng công thức:
(1  IRR ) N  1 1
NPV  V  ( Bt  C t )  SV =0
IRR (1  IRR ) N
(1  IRR ) N
(1  0.12)10  1 1 1
NPV1  100  30 2  98  14.54
0.12(1  0.12) 10
(1  0.12) 10
(1  0.12) 5
+ Chọn IRR2 = 0.18, tính NPV2:
(1  0.18)10  1 1 1
NPV2  100  30 2  98  7.6
0.18(1  0.18) 10
(1  0.18) 10
(1  0.18) 5
+ Tính IRR của phương án I:
Áp dụng công thức:
NPV1
IRR  IRR1  ( IRR2  IRR1 )
NPV1  NPV2
-26-
14.54
Ta có: IRR I  0.12  (0.18  0.12) 14.54   7.6  0.16  0.1  MARR
Vậy phương án I là phương án đáng giá.
- Xét sự đáng giá của phương án II:
+ Chọn IRR1 = 0.12, tính NPV1:
(1  0.12)10  1 1
NPV1  180  40 0  46
0.12(1  0.12) 10
(1  0.12)10
+ Chọn IRR2 = 0.18, tính NPV2:
(1  0.18)10  1 1
NPV2  180  40 0  0.24
0.18(1  0.18) 10
(1  0.18)10
+ Tính IRR của phương án II:
46
IRRII  0.12  (0.18  0.12)  0.18  0.1  MARR
46   0.24
Vậy phương án II là phương án đáng giá.
- Xét sự đáng giá của phương án (  ):
+ Chọn IRR1= 0.12, tính NPV1:
(1  0.12)10  1 1 1
NPV1  80  10 2  98  31.5
0.12(1  0.12) 10
(1  0.12) 10
(1  0.12) 5
+ Chọn IRR2 = 0.21, tính NPV2:
(1  0.21)10  1 1 1
NPV 2  80  10 2  98  1.97
0.21(1  0.21) 10
(1  0.21) 10
(1  0.21) 5
+ Tính IRR của phương án (  ):
31.5
IRR(  )  0.12  (0.21  0.12)  0.2  0.1  MARR
31.5   1.97
Vậy phương án (  ) là phương án đáng giá. Do IRR (  ) ≥ MARR nên ta chọn
phương án II (phương án có vốn đầu tư lớn hơn).

3. Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C).


- Tỷ số thu chi là tỷ số giữa giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị tương đương
của chi phí. Và thường dùng chỉ số thu chi quy về thời điểm đầu hoặc tỷ số thu chi
san đều hàng năm, còn tỷ số thu chi quy đổi về tương lai rất ít khi sử dụng.
- Phương pháp phân tích dựa trên tỷ số thu chi thường được áp dụng đối với các dự
án phục vụ công cộng, các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước không đặt mục
tiêu lợi nhuận hàng đầu.
- Công thức:
B n
Bt n
Ct
 t 
/
C t 0 (1  i ) t 0 (1  i ) t
- Áp dụng lựa chọn phương án:
+ Chỉ so sánh các phương án đáng giá (tức là những phương án có B/C ≥ 1)
+ Nếu vốn đầu tư của các phương án bằng nhau thì chọn phương án có B/C max.
+ Nếu vốn đầu tư không bằng nhau thì ta đi tính B/C (  ): Nừu B/C (  ) ≥ 1 ta
chọn phương án có VĐT lớn; ngược lại nếu B/C (  ) < 1 ta chọn phương án có VĐT
bé.
Chú ý: Nếu tuổi thọ của các phương án không bằng nhau thì ta phải quy đổi về tuổi
thọ chung của các phương án.
-27-
4. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
- Thời gian hoàn vốn là thời gian tối thiểu vừa đủ để thu lại vốn đầu tư ban đầu.
- Khi phân tích lựa chọn phương án, phương án nào có thời gian hoàn vốn nhỏ hơn
sẽ là phương án được chọn.
Ví dụ: Dùng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn bằng phương pháp hiện giá để so sánh lựa
chọn phương án.

Chỉ tiêu Năm Phương án 1 Phương án 2


Vốn đầu tư 0 200 300
Khấu hao + lãi 1 80 90
Khấu hao + lãi 2 90 110
Khấu hao + lãi 3 70 100
Khấu hao + lãi 4 100 120
Khấu hao + lãi 5 110 120
Tỷ suất chiết khấu 10% 10%

- Để xác định thời gián hoàn vốn của các phương án theo phương pháp hiện giá,
ta lập bảng sau:

Hệ số Phương án 1 Phương án 2
Năm quy đổi Giá trị Hiện giá Cộng Giá trị Hiện giá Cộng
(1/(1+i)t) dồn dồn
0 1 -200 -200 -200 -300 -300 -300
1 0.91 80 72.8 72.8 90 81.9 81.9
2 0.83 90 74.7 147.5 110 91.3 173.2
3 0.75 70 52.5 200 100 75 248.2
4 0.68 100 120 81.6 329.8
5 0.62 110 120

- Từ kết quả ở bảng trên ta có:


+ Thời gian hoàn vốn của phương án 1 là Th1 = 3 năm.
+ Thời gian hoàn vốn của phương án 2 là 3 năm x2 tháng, với:
x2 300  248.2

12 329.8  248.2
 x 2  0.635 x12  8
 Th2 = 3 năm 8 tháng.
Vởy ta chọn phương án 1.
3.4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DAĐT
3.4.1 Sự cần thiết
- Hoạt động đầu tư phải được xem xét trên 2 góc độ: người đầu tư (người bỏ vốn)
và nền kinh tế (cộng đồng).
- Mục tiêu chủ yếu của người đầu tư (các DN) là thu được lợi nhuận, nhưng không
phải dự án nào có khả năng sinh lời cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đến nền kinh
tế và xã hội. Do đó, đứng trên góc độ quản lý vĩ mô ta cần phải xem xét những lợi
ích (hiệu quả) kinh tế – xã hội từ việc thực hiện dự án.
-28-
- Hiệu quả kinh tế – xã hội chính là kết quả so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả
cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn
bộ nền kinh tế.
3.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá
- Tiêu chuẩn khái quát chung để đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội là tối đa hoá lợi
ích công cộng, tối đa hoá phúc lợi tập thể.
- Tiêu chuẩn cụ thể bao gồm: nâng cao mức sống dân cư (thể hiện gián tiếp qua
mức tăng sản phẩm quốc dân, tốc độ phát triển, tốc độ tăng lương...), phân phối lại
thu nhập (thể hiện qua sự đóng góp của dự án vào việc phát triển các vùng kinh tế
kém phát triển, nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư nghèo), gia tăng số lao
động có việc làm, tận dụng khai thác tài nguyên, nâng cao năng suất lao động...
3.4.3 Phương pháp phân tích đánh giá
- Hiện nay có rất nhiều quan điểm và phương pháp phân tích kinh tế – xã hội,
nhưng chưa có sự thống nhất về quy định nội dung và các chỉ tiêu tính toán. Các
phương pháp này vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và mới chỉ tập trung vào
các dự án phục vụ lợi ích công cộng là chính.
a) Phương pháp dùng giá kinh tế để phân tích đánh giá dự án
- Giá kinh tế (hay còn gọi là giá ẩn, giá mờ, giá tham khảo): là những giá trị tiền tệ
ảo, không có giá trị chi trả thực tế mà chỉ dùng để xét đến lợi ích của việc phát triển
kinh tế – xã hội.
- Ở phương pháp này người ta dùng giá kinh tế để tính toán các trị số: NPV, IRR
và B/C nhưng theo giác độ kinh tế – xã hội vĩ mô.
b) Phương pháp phân tích và dẫn xuất đơn giản
- Phương pháp này chỉ dựa trên sự phân tích các kết quả tính toán theo quan điểm
vĩ mô mà dự án đem lại. Nó bao gồm 1 số chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
+ Chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng.
+ Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm của dự án.
+ Góp phần phát triển kinh tế của địa phương nơi thực hiện dự án.
+ Sự phù hợp của dự án với đường lối phát triển kinh tế – xã hội và đường lối
chính trị của đất nước...
c) Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí kinh tế cho các dự án
- Phương pháp này thường được dùng cho các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục
vụ chung nền kinh tế xã hội. Đây là những dự án mà phần lớn là do Nhà nước đầu tư,
nên lợi ích xã hội là các lợi ích mà những người sử dụng, khai thác dự án (trong đó
có cả Nhà nước và dân cư) được hưởng.
- Đối với dự án XD CTGT thì những lợi ích đó là: Giảm thời gian đi lại, giảm chi
phí vận chuyển, tăng khối lượng vận chuyển, giảm tai nạn giao thông, tạo điều kiện
phát triển văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...
-29-

CHƯƠNG IV: TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG


XÂY DỰNG

6.1 TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ XÂY DỰNG


6.1.1 CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG
1) Khái niệm
- Ở nghĩa hẹp người ta hiểu công nghệ là tổng thể nói chung các phương pháp gia
công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán
thành phẩm sử dụng trong quá trình sx để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
- Ở nghĩa rộng lớn hơn, phong phú hơn, người ta hiểu công nghệ không chỉ là
phương pháp gia công, chế tạo mà còn là công cụ, là hệ thống kiến thức về quá trình
và kỹ thuật để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng,
kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sx chế tạo, dịch vụ quản lý thông
tin. Như vậy theo nghĩa rộng có thể hiểu công nghệ là tổng thể các kiến thức, thông
tin, các kỹ năng, các thiết bị, các phương pháp và các tiềm năng khác được sử dụng
để biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ đầu ra phục vụ cho nhu
cầu con người.
- Công nghệ trong xây dựng được hiểu là tổng thể những tri thức (hiểu biết, kiến
thức, kinh nghiệm, thông tin, quy trình, quy phạm, kỹ năng, năng lực hoạt động và
hành nghề xd); những công cụ kỹ thuật (máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật...);
trình độ tổ chức (phương pháp thi công, điều hành, quản lý...) và các điều kiện vật
chất khác được con người sử dụng để biến các yếu tố đầu vào (vốn, vật liệu, lao
động...) thành các công trình hoàn thành ở đầu ra.
2) Thành phần của công nghệ xây dựng
- Công nghệ xây dựng bao gồm 4 thành phần cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau
trong quá trình thống nhất đó là: kỹ thuật, con người, thông tin, tổ chức.
a) Phần công nghệ hàm chứa kỹ thuật – Technoware (T)
- Thành phần này bao gồm: máy móc thiết bị, công cụ, vật liệu...nói chung là các
phương tiện kỹ thuật. Nó được coi là phần cứng của công nghệ, không có máy móc
thiết bị, công cụ...thì không có công nghệ, nhưng không thể coi công nghệ là máy
móc, thiết bị hoặc chỉ là máy móc thiết bị.
- Kỹ thuật là phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào và trong xd cũng vậy. Nhờ có
máy móc thiết bị, nhờ các phương tiện và các công cụ khác mà giảm được sức lao
động nặng nhọc của con người, gia tăng sức mạnh trí tuệ, rút ngắn thời gian lao
động, nâng cao mức độ chính xác...
b) Phần công nghệ hàm chứa con người – Humanware (H)
- Phần này gồm những kinh nghiệm, kiến thức uyên thâm, kỹ năng, kỹ xảo, tay
nghề thành thạo, tính sáng tạo và đạo đức trong lao động hay còn gọi là phần con
người trong công nghệ.
- Phần con người đóng vai trò chủ động trong bất kỳ công nghệ nào và trong công
nghệ xd cũng vậy, con người sáng tạo ra máy móc thiết bị, con người làm cho máy
móc thiết bị hoạt động đồng thời con người còn có thể cải tiến, mở rộng các tính
-30-
năng của nó. Sự phức tạp và vai trò của con người trong hoạt động xd không chỉ phụ
thuộc vào kỹ năng làm việc mà còn ở thái độ của từng cá nhân đối với công việc.
Điều này liên quan đến thông tin và tri thức mà con người được trang bị và hành vi
của họ dưới sự điều hành của tổ chức, thái độ tôn trọng quy trình, quy phạm, tiêu
chuẩn, định mức...
d) Phần công nghệ hàm chứa thông tin – Infoware (I)
- Phần này bao gồm: dữ liệu, thuyết minh, dự án, thiết kế, phương pháp, giải pháp
kỹ thuật...Phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nó
giúp trả lời câu hỏi: làm cái gì? và làm thế nào?. Nhờ các tri thức áp dụng trong công
nghệ mà các sản phẩm xd ngày nay có đặc trưng mà sản phẩm cùng loại với công
nghệ cũ ở những năm trước không thể có được (như cầu dây văng, cọc khoan nhồi,
bê tông dự ứng lực...).
- Phần thông tin là sức mạnh của 1 công nghệ, tất nhiên sức mạnh của công nghệ
hay bất kỳ yếu tố nào của công nghệ lại phụ thuộc con người. Con người sáng tạo ra
chúng và con người trong quá trình sử dụng sẽ bổ sung, cập nhật các thông tin của
công nghệ. Đó cũng là nguyên nhân và là yêu cầu để đáp ứng với sự tiến bộ không
ngừng của khoa học – công nghệ.
e) Phần công nghệ hàm chứa tổ chức –Orgaware (O)
- Phần này được thể hiện trong thiết chế tổ chức, các thẩm quyền, trách nhiệm,
phương pháp, sự liên kết phối hợp quản lý, các kế hoạch, các chính sách hay còn gọi
là phần cơ cấu.
- Phần tổ chức đóng vai trò điều hoà, phối hợp 3 thành phần trên của công nghệ.
Nó là công cụ để quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, kích thích,
động viên thúc đẩy và kiểm soát mọi hoạt động trong công nghệ. Phần tổ chức được
đánh giá là động lực của công nghệ và biến đổi cho phù hợp với sự biến đổi của 3
thành phần trên của công nghệ. Vì vậy, mức độ phức tạp của phần tổ chức trong
công nghệ cũng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của 3 thành phần còn lại của công
nghệ.
- Các thành phần của 1 công nghệ có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, không
thể thiếu bất cứ thành phần nào. Mỗi thành phần đều có 1 giới hạn tối thiểu và tối đa
để có thể hoạt động biến đổi mà không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả của
mình. Hiểu rõ chức năng và mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần của công
nghệ sẽ khắc phục được lãng phí trong đầu tư trang thiết bị, đảm bảo tính tương
đồng giữa các thành phần khác, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
6.1.2 TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG
1) Khái niệm
- Tiến bộ công nghệ là quá trình từng bước hoàn thiện và phát triển các thành phần
công nghệ hiện có. Nó là bước đầu của đổi mới công nghệ, là kết quả của sự phát
triển của khoa học và nâng cao trình độ văn hoá của xã hội.
+ Đổi mới công nghệ là sự thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới ở tất cả các
thành phần của công nghệ. Nó có được nhờ tích luỹ của những cải tiến kỹ thuật, tiến
bộ công nghệ trong từng thành phần, ở từng giai đoạn phát triển.
- Tuỳ từng ngành kinh tế mà tiến bộ công nghệ có nội dung cụ thể của mình. Trong
xây dựng, tiến bộ công nghệ là cơ giới hoá, công nghiệp hoá sản xuất xây lắp, tiêu
chuẩn hoá, định hình hoá các cấu kiện, các bộ phận cấu thành công trình, áp dụng
công nghệ tiên tiến trong quản lý và tổ chức sản xuất, nguồn nhân lực ổn định với
trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động được nâng cao.
- Mục tiêu chính của tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực xây dựng là:
-31-
+ Rút ngắn thời gian xd, tăng khối lượng sản phẩm, đạt được mức tăng trưởng cao
trong xd các công trình giao thông.
+ Đảm bảo chất lượng công trình xd, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, giảm nhẹ lao
động và nâng cao năng suất lao động...
2) Nội dung của tiến bộ công nghệ trong xây dựng
- Nội dung chính của tiến bộ công nghệ trong XDGT được mô tả qua sơ đồ sau:

Nâng cao Nâng cao


trình độ trình độ tổ
nguồn nhân chức quản lý
lực (H) (O)

Nội dung tiến


bộ CNXDGT

Phát triển
Tiến bộ kỹ
thông tin (I)
thuật (T)

Phát triển Hoàn thiện Sử dụng VL Hoàn thiện Tiêu chuẩn


hoàn và a/d kỹ mới, VL thay các PP tổ hoá, định
thiện thuật mới, thế, cấu kiện chức sx, hình hoá
công cụ công nghệ đúc sẵn, lắp công nghệ các chi tiết,
lao động thi công ghép quản lý, kỹ cấu kiện
tiên tiến thuật quản bán thành
lý phẩm,sp xd

- Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới công nghệ thi công, áp dụng các công
nghệ thi công tiên tiến là nội dung cơ bản nhất quyết định nhất của lời giải cho bài
toán về năng suất, chất lượng và hiệu quả XDGT.
- Cơ sở vật chất của tiến bộ công nghệ trong xd cũng như trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân là công nghiệp nặng mà hạt nhân của nó là ngành chế tạo máy. Bên cạnh
đó cũng phải nhấn mạnh rằng sự phát triển của các ngành công nghiệp khác (như
công nghiệp hoá chất, công nghiệp sx VLXD...) cũng thúc đẩy tiến bộ công nghệ
trong xd.
3) Vai trò của tiến bộ công nghệ
- Giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá xd giao thông.
- Tạo điều kiện hoàn thiện và phát triển các hình thức tổ chức sx và quản lý tiên
tiến trong XDGT, đặc biệt tạo điều kiện nâng cao trình độ tổ chức điều hành, phối
hợp thi công xây lắp.
-32-
- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xây dựng cơ bản, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế quốc dân.
- Cải thiện điều kiện làm việc, tạo tiền đề nâng cao mức sống cho người lao động.
- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có
trình độ và thói quen lao động công nghiệp, khoa học.
4. Hiệu quả kinh tế trong Tiến bộ khoa học và Công nghệ
Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật ta có thể đạt được nghững hiệu quả sau:
- Tiết kiệm hao phí lao động
- Giảm nhẹ lao động cho con người
- Mở rộng qui mô sản xuất
- Nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng
- Nâng cao chất lượng công trình
- Hạ giá thành sản phẩm xây dựng.
4.1 Nâng cao năng suất lao động (giảm hao phí lao động)
- Mức giảm hao phí lao động như sau:

H  H 0 H 1
x100 Trong đó: H0, H1 là hao phí lao động trước và sau
H0

khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật.


- Mức tăng năng suấtt lao động

H
N  X 100
100  H
4.2 Tiết kiệm vật liệu
Ta có thể tiết kiệm vật liệu ở hai khâu:
- Khâu thiết kế: giải pháp kết cấu hợp lý, sử dụng vật liệu nhẹ…
- Khâu thi công: biện pháp thi công hợp lý, giảm mức hao hụt vật liệu…
Mức tiết kiệm vật liệu :
V  (V0  V1 ).Q trong đó : V0 ,V1 là mứu hao
phí vật liệu cho một đơ vị sản phẩm
4.3 Giảm giá thành sản phẩm
Nếu xác định được mức hạ giá thành sản phẩm thì mức giảm giá thành là:
Z  ( Z 0  Z 1 ).Q
Trong đó: Z 0 , Z 1 là giá thành cho đơn vị sản phẩm trước và sau khi áp dụng tiến
bộ kỹ thuật, Q là khối lượng sản phẩm sản xuất ra

6.1.3 CÔNG NGHIỆP HOÁ XÂY DỰNG


1) Khái niệm
- Công nghiệp hoá xd là quá trình đưa dần hoạt động xây lắp đến gần những điều
kiện của quá trình sx công nghiệp, quá trình sx công xưởng.
2) Nội dung
- Thực hiện cơ giới hoá cao các công tác xây lắp, tiến tới cơ giới hoá đồng bộ và tự
động hoá.
- Áp dụng rộng rãi cấu kiện lắp ghép.
- Định hình hoá, tiêu chuẩn hoá VL, cấu kiện lắp ghép phù họp với thiết kế và tiến
tới sử dụng thiết kế định hình.
- Thiết lập bộ máy xd mạnh theo hướng tập trung hình thành các tập đoàn sx kết
hợp với việc áp dụng rộng rãi nguyên tắc chuyên môn hoá và hợp tác hoá sx.
-33-
- Đảm bảo hình thành đội ngũ cán bộ công nhân viên xd ổn định, có trình dộ tay
nghề cao.
- Hoàn thiện và tổ chức hợp lý sx xd, sử dụng hợp lý sức lao động và tư liệu lao
động.
- Khắc phục tính chất theo mùa, tiến tới thi công quanh năm.
3) Các hình thức công nghiệp hoá xây dựng
- Hiện nay người ta áp dụng phổ biến 3 hình thức CNH xd phổ biến sau:
+ CNH kiểu khép kín.
+ CNH kiểu hở.
+ CNH theo hình thức kết hợp.
a) CNH khép kín
- Theo hình thức này, phần lớn các kết cấu xd đều được chế tạo tại công xưởng.
Quá trình sx xây dựng tại hiện trường chủ yếu là lắp ghép và hoàn thiện bằng các
thiết bị có trình độ cơ giới hoá cao.
- Ưu điểm của hình thức này là: thời gian thi công xd tại hiện trường ngắn, khắc
phục đến mức cao nhất ảnh hưởng của thời tiết, chất lượng kết cấu xd được đảm bảo,
tiết kiệm NVL, nâng cao NSLĐ, giảm giá thành.
- Nhược điểm là: cần phải đầu tư xd nhà máy chế tạo kết cấu xd tốn kém, cần có
phương tiện vận chuyển chuyên dùng, độ ổn định tổng thể của công trình thấp hơn
phương pháp thi công tại chỗ.
b) CNH kiểu hở
- Theo hình thức này, các kết cấu xd đều được sx tại chân công trình bằng các máy
móc thiết bị thi công.
- Ưu điểm là: giảm được chi phí đầu tư xd nhà máy chế tạo kết cấu xd, tiết kiệm
chi phí vận chuyển, độ ổn định tổng thể của công trình cao hơn.
- Nhược điểm là: chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, thời gian xd dài hơn, dễ
lãng phí do tập trung nhiều lao động vật tư trên công trình, điều kiện làm việc khó
khăn hơn, gây tác hại xấu đến môi trường tại khu vực công trình.
c) CNH theo hình thức kết hợp
- Theo hình thức này thì hoạt động xd chủ yếu là diễn ra tại hiện trường theo kiểu
CNH hở có sử dụng 1 số cấu kiện đúc sẵn lắp ghép ở điều kiện cho phép.
- Hình thức này phát huy được các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm
của 2 hình thức trên.
4) Chỉ tiêu đánh giá trình độ CNH xd
- Để đánh giá trình độ CNH xd,về nguyên tắc chúng ta phải sử dụng nhiều chỉ tiêu
khác nhau như chỉ tiêu do mức độ cơ giới hoá, chỉ tiêu do mức độ áp dụng phương
pháp lắp ghép, chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác
hoá...Mỗi chỉ tiêu đều có những mặt ưu và nhược điểm nhưng vẫn hạn chế ở mức là
chỉ phản ánh từng nội dung riêng biệt của CNH xd. Do vậy ta có thể áp dụng 1 chỉ
tiêu phản ánh tương đối tổng hợp trình độ CNH xd đó là:
T0  Tts
K CNH 
T0

Trong đó:
KCNH là hệ số CNH.
T0 là tổng chi phí lao động:
T0 = Tsx + Ttg + Tts
-34-
Tsx là các chi phs lao động để sx ra các thành phẩm, cấu kiện, chi tiết lắp
sẵn.
Ttg là chi phí lắp ghép các cấu kiện, chi tiết đó tại công trường.
Tts là các chi phí cần thiết trước và sau khi lắp ghép các cấu kiện vào công
trình.
6.1.4 CƠ GIỚI HOÁ XÂY DỰNG
1) Khái niệm
- Cơ giới hoá xây dựng là quá trình thay thế lao động thủ công vốn vẫn dựa vào
sức lao động của con người là chính bằng các công cụ lao động (máy móc, thiết bị)
hoàn thiện hơn.
- Quá trình cơ giới hoá thực chất là quá trình hoàn thiện công cụ lao động. Nếu như
trong sx thủ công con người là động lực chính thì trong cơ giới hoá nhiều chức năng
của người lao động dần dần được máy móc thiết bị thay thế.
2) Nội dung
Tuỳ thuộc vào phạm vi và tính chất cơ giới hoá các quá trình sx, người ta phân
biệt mức độ cơ giới hoá như sau:
- Cơ giới hoá từng phần: tức là chỉ có từng loại công tác riêng biệt thậm chí chỉ có
từng bước công việc riêng biệt được cơ giới hoá, lao động thủ công vẫn còn chiếm
phần chính.
- Cơ giới hoá đầy đủ (đồng bộ): ở đây máy móc thực hiện tất cả các quá trình sx
hay tất cả các bước công việc tạo thành quá trình sx đó, lao động thủ công được giải
phóng trừ 1 phần liên quan đến việc điều khiển máy.
- Tự động hoá: Trong tự động hoá, tất cả các công việc của quá trình sx xd đều do
máy móc thực hiện theo 1 chương trình định sẵn mà không có sự điều khiển của con
người, trừ chức năng kiểm tra. Tự động hoá lại được chia ra thành:
+ Tự động hoá từng phần: tức là 1 phần công việc do các hệ thống máy móc thiết
bị làm, phần còn lại do con người thực hiện.
+ Tự động hoá toàn bộ: trong tự động hoá toàn bộ thì tất cả các chức năng làm
việc và chức năng điều khiển đều được cơ giới hoá, con người chỉ thực hiện chức
năng tra sự hoạt động của máy móc theo chương trình có sẵn và làm công việc bảo
dưỡng máy móc.
- Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ
đáng kể thì việc thực hiện cơ giới hoá có ý nghĩa rất lớn. Việc chuyển sang mức độ
cơ giới hoá cao hơn, nói chung bao giờ cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Do
vậy 1 trong những nhiệm vụ trực tiếp quan trọng nhất của tiến bộ công nghệ trong xd
là không ngừng nâng cao mức độ cơ giới hoá công tác xây lắp. Chúng ta có thể thực
hiện cơ giới hoá công tác xây lắp bằng 2 cách:
+ Một là tiến thẳng lên cơ khí hiện đại trong điều kiện cho phép.
+ Hai là tuần tự từ thủ công lên nửa cơ giới và cơ giới.
3) Chỉ tiêu đánh giá mức độ cơ giới hoá
a) Hệ số cơ giới hoá cho công tác xây lắp (Kcgct):
Qm
K cg ct  100 (%)
Q
Trong đó:
Qm: khối lượng (giá trị khối lượng) công tác xây lắp do máy làm.
 Q : tổng khối lượng (giá trị khối lượng) công tác xây lắp thực hiện bằng
máy và thủ công trong kỳ.
-35-
Kcgct càng cao thì mức độ cơ giới hoá càng cao.

b) Hệ số cơ giới hoá lao động (Kcglđ):


Tm
K cg ld  100 (%)
T
Trong đó:
Tm: số lao động (công nhân) hay thời gian lao động (giờ, ca) làm việc trong
khâu cơ giới (lao động bằng máy).
 T : tổng số lao động hay thời gian làm việc bằng máy và làm việc thủ
công được sử dụng trong kỳ.
Kcglđ càng cao thì mức độ cơ giới hoá càng cao.
c) Mức trang bị cơ giới cho công tác xây lắp (Ktbct):
Gm
K tb ct  (đồng/đồng)
 Gxl
Trong đó:
G xl : giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong năm.
Gm : giá trị máy móc, thiết bị bình quân trong năm.
Gmtan g xttan g Gmgiam xt giam
Gm  Gmdk   
360 360
Với:
Gmđk: giá trị máy móc thiết bị đầu kỳ (thường tính vào ngày 1/1).
Gmtăng: giá trị máy móc thiết bị tăng trong kỳ (do đầu tư, mua sắm, biếu
tặng...).
ttăng: thời gian sử dụng máy móc thiết bị tăng (tính từ ngày tăng đến 31/12).
Gmgiảm: giá trị máy móc thiết bị giảm trong kỳ (do hư hỏng, thanh lý, điều
chuyển...).
ttăng: thời gian không sử dụng máy móc thiết bị giảm (tính từ ngày giảm đến
31/12).
Quy ước: 1 tháng có 30 ngày, 1 quý có 90 ngày, 1 năm có 360 ngày.
Ý nghĩa: Hệ số này cho biết 1 đồng giá trị khối lượng công tác xây lắp được trang bị
bao nhiêu đồng máy móc thiết bị.
d) Mức trang bị cơ giới cho lao động (Ktblđ):
Gm
K tbld  100 (đồng/người)
T

Trong đó:
T : số công nhân bình quân năm trong danh sách của doanh nghiệp.
Ý nghĩa: Hệ số này cho biết 1 công nhân được trang bị bao nhiêu đồng máy móc,
thiết bị.
- Hệ số này càng lớn thì mức trang bị càng cao.
4) Hiệu quả kinh tế của cơ giới hoá
-36-
- Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của cơ giới hoá, nhưng thông thường
người ta hay sử dụng các chỉ tiêu về tiết kiệm lao động, tiết kiệm do hạ giá thành và
rút ngắn thời gian xây dựng.
a) Số lượng lao động tiết kiệm được do nâng cao trình độ cơ giới hoá
- Lượng lao động tiết kiệm được của 1 loại công tác xây lắp nhờ nâng cao trình độ
cơ giới hoá được tính theo công thức sau:
W2  W1
T TK  TTK x Qcg 
W1.W2
x  Qcg

Trong đó:
T TK: tổng số lao động tiết kiệm được.
TTK: lượng lao động tiết kiệm được cho 1 đơn vị công tác.
1 1
TTK  
W1 W2
Với: W1, W2 là năng suất lao động bình quân 1 công nhân trước và sau khi nâng
cao trình độ cơ giới hoá.
 Qcg : tổng khối lượng công tác thực hiện sau khi nâng cao trình độ cơ giới
hoá.
- Chỉ tiêu này tương đối đơn giản để xác định gần đúng hiệu quả kinh tế nhờ nâng
cao trình độ cơ giới hoá.
b) Mức tiết kiệm do hạ giá thành 1 loại công tác xây lắp nhờ nâng cao trình độ cơ
giới hoá
- Mức tiết kiệm hạ giá thành 1 loại công tác xây lắp do nâng cao trình độ cơ giới
hoá được tính theo công thức sau:
C tk  Ctk x  Qcg

Trong đó:
 Ctk : tổng mức tiết kiệm do hạ giá thành.
Ctk: mức tiết kiệm do hạ giá thành 1 đơn vị công tác xây lắp.
Ctk = C1 – C2
Với: C1, C2 là giá thành bình quân 1 đơn vị công tác xây lắp trước và sau khi nâng
cao trình độ cơ giới hoá.
 Qcg : tổng khối lượng công tác thực hiện sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá.
c) Rút ngắn thời gian xây dựng do nâng cao trình độ cơ giới hoá
- Việc nâng cao trình độ cơ giới hoá tất yếu sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, từ đó
thời gian xây dựng được rút ngắn, chỉ tiêu này được tính như sau:
Tbq1  Tbq2
Kt  x100
Tbq1

Trong đó:
Tbq1, Tbq2 là thời gian bình quân để hoàn thành 1 loại công tác xây lắp trước và sau
khi nâng cao trình độ cơ giới hoá
* Việc xác định hiệu quả kinh tế của cơ giới hoá là 1 công việc phức tạp. Hiện nay
vấn đề cơ giới hoá xây dựng đặt ra cho ngành và các doanh nghiệp những vấn đề hết
sức nặng nề đó là: cần phải đánh giá lại năng lực sản xuất của các DNXD, tổ chức lại
-37-
việc quản lý và sử dụng số máy móc thiết bị hiện có, từng bước tăng cường và củng
cố đội máy thi công và đội xe vận tải xd. Xu hướng hiện nay của nhiều nước trong
việc lựa chọn máy móc để cơ giới hoá là đồng thời thực hiện cả 2 xu hướng:
- Một là: dần tăng công suất của từng máy, sử dụng ngày càng nhiều máy lớn có
hiệu quả kinh tế cao cho phép trong 1 thời gian ngắn thực hiện được 1 khối lượng
xây lắp lớn.
- Hai là: sử dụng rộng rãi các loại máy nhẹ, kích thước nhỏ, có tính cơ động cao
thích ứng với từng loại công việc có khối lượng phức tạp. Việc xác định cơ cấu hợp
lý giữa 2 loại máy này tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của việc xây dựng công trình
và cơ chế quản lý nói chung.
-38-

CHƯƠNG V: THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG


5.1 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG
- Công tác thiết kế là giai đoạn kế tiếp theo của hoạt động khảo sát kinh tế kỹ thuật,
là khâu trung tâm trong toàn bộ hoạt động khảo sát thiết kế, quyết định nội dung kinh
tế kỹ thuật và mĩ thuật của công trình.
- Công tác thiết kế cung cấp cho ta những sản phẩm cụ thể đó là các tài liệu thiết kế
bao gồm: các bản vẽ, các biểu tính, bản thuyết minh và những giải pháp kinh tế kỹ
thuật và các tài liệu dự toán tương ứng.
- Thiết kế công trình là căn cứ để xác định tiến độ thi công, xác định vốn đầu tư ghi
trong kế hoạch xây dựng và là căn cứ để xác định giá sản phẩm khi đấu thầu.
5.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ
- Theo Điều 53 của Luật xây dựng số 16/2003/QH11 quy định: Thiết kế xây dựng
công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Phương án công nghệ.
+ Công năng sử dụng.
+ Phương án kiến trúc.
+ Tuổi thọ công trình.
+ Phương án kết cấu, kỹ thuật.
+ Phương án phòng, chống cháy nổ.
+ Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao.
+ Giải pháp bảo vệ môi trường.
+ Dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.
1) Các bước thiết kế xây dựng công trình
- Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình mà việc thiết kế có thể được
thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước.
- Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy
định chỉ phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật như: Công trình xây dựng cho mục đích
tôn giáo; Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có
tổng mức đầu tư < 3 tỷ đồng; Các dự án hạ tầng xã hội sử dụng vốn ngân sách Nhà
nước không nhằm mục đích kinh doanh có tổng mức đầu tư < 7 tỷ đồng.
- Thiết kế 2 bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công
được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thiết kế 2 bước áp dụng cho các công trình cấp III và cấp IV theo phân cấp công
trình quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ - CP.
- Thiết kế 3 bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết
kế bản vẽ công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây
dựng và có quy mô lớn, phức tạp như công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp
II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
- Đối với công trình phải thực hiện thiết kế từ 2 bước trở lên, các bước thiết kế tiếp
theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt.
2) Nội dung của các hồ sơ thiết kế
a) Hồ sơ thiết kế cơ sở
-39-
* Phần thuyết minh:
- Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế: Giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy
hoạch xây dựng tại khu vực, các số liệu về điều kiện tự nhiên, danh mục các quy
chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
- Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ, danh mục thiết
bị công nghệ và các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng.
- Thuyết minh xây dựng:
+ Tổng mặt bằng (diện tích chiếm đất, mật độ xây dựng), vị trí các HMCT, diện
tích xây dựng, đường sá, kho bãi, điện nước...
+ Phương án kiến trúc phù hợp với quy hoạch, cảnh quan môi trường.
+ Phương án xây dựng như gia cố nền móng, kết cấu chịu lực chính, các công
trình chính, phụ...
+ Tuyến công trình đi qua và các công trình phải xây dựng trên tuyến đó.
+ Độ dốc dọc, bán kính đường cong, trắc dọc và các trắc ngang.
+ Xử lý các công trình đặc biệt như: đê, đập, kè đá, tường chắn...
+ Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
+ Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật liệu, máy móc chủ yếu.
+ Tổng quát về tiến độ, điều kiện thi công, phân tích các điều kiện kỹ thuật của
công trình tại địa điểm được lựa chọn.
* Phần bản vẽ:
- Sơ đồ khu vực địa điểm xây dựng công trình.
- Bản vẽ tổng mặt bằng (vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng,
mật độ xây dựng...)
- Bản vẽ các mặt cắt địa chất công trình, thủy văn.
- Bản vẽ sơ đồ công nghệ, dây chuyền vận hành, khai thác, sản xuất.
- Bản vẽ các mặt bằng, trắc dọc, trắc ngang.
- Bản vẽ các giải pháp xử lý nền móng, kết cấu chịu lực chính...
- Bản vẽ các hệ thống kỹ thuật hạ tầng và hệ thống kỹ thuật công trình.
- Bản vẽ thể hiện hệ thống bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.

b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật
* Phần thuyết minh:
- Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật: Nhiệm vụ thiết kế; thiết kế cơ sở được phê duyệt;
danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế mẫu được sử dụng và các yêu
cầu khác của chủ đầu tư...
- Thuyết minh về thiết kế công nghệ: Giải pháp công nghệ, dây chuyền công nghệ,
các thông số kỹ thuật, danh mục máy móc thiết bị công nghệ, quy trình vận hành,
bảo trì công trình.
- Thuyết minh thiết kế xây dựng:
+ Giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, cảnh quan môi trường.
+ Giải pháp xây dựng.
+ Tổng hợp khối lượng các công tác xây lắp chủ yếu, vật tư chính và thiết bị công
nghệ của từng HMCT và của toàn bộ công trình, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
của các phương án thiết kế.
+ Chỉ dẫn chính về biện pháp thi công đối với trường hợp thi công phức tạp.
* Phần bản vẽ:
- Bản vẽ hiện trạng của mặt bằng và vị trí của công trình trên bản đồ.
- Tổng mặt bằng bố trí các HMCT và các hệ thống kỹ thuật.
-40-
- Mặt bằng, các mặt cắt, các mặt đứng của công trình, phối cảnh công trình.
- Chi tiết các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận có cấu tạo phức tạp.
- Các hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng, đường sá, cây xanh...
* Phần dự toán:
- Các căn cứ để lập dự toán.
- Tài liệu diễn giải và tổng hợp khối lượng xây lắp công trình.
- Dự toán được lập theo khối lượng xây lắp công trình nêu trên và theo các văn bản
quy định của Nhà nước.
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
* Phần thuyết minh: Giống như phần thuyết minh của hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
* Phần bản vẽ:
- Chi tiết mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ.
- Chi tiết mặt bằng, mặt đứng và các mặt cắt chính của HMCT và toàn bộ công
trình: vị trí, kích thước của các chi tiết cấu kiện, khối lượng, chất lượng, quy cách...
- Chi tiết các bộ phận công trình: vị trí, kích thước, quy cách, số lượng và các ghi
chú cần thiết.
- Chi tiết liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp.
- Vị trí lắp đặt và các chi tiết, các hệ thống kỹ thuật.
- Chỉ dẫn biện pháp thi công.
- Quy trình vận hành và bảo trì công trình.
- Biểu tổng hợp khối lượng: khối lượng công tác xây lắp, thiết bị, vật liệu.
* Phần dự toán:
- Căn cứ lập dự toán.
- Bảng tiên lượng.
- Dự toán chi tiết, dự toán tổng hợp.

5.3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
5.3.1 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH GIÁ TRONG XÂY
DỰNG
1) Những vấn đề chung về giá cả hàng hoá
- Theo học thuyết Mác – Lênin, bất kỳ 1 loại hàng hoá nào đều có 1 giá trị. Giá trị
hàng hoá là lượng lao động xã hội trung bình cần thiết để tạo ra hàng hoá đó. Giá trị
hàng hoá được cấu thành từ 2 bộ phận: phần chi phí sản xuất để tạo thành sản phẩm
hàng hoá (như chi phí NVL, khấu hao MMTB, tiền lương cho cán bộ công nhân
viên...) và phần giá trị thặng dư do lao động sống tạo ra.
- Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đã được sản xuất và
tiêu thụ trên thị trường đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế như
quan hệ cung cầu, quan hệ thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, quan hệ
tích luỹ – tiêu dùng.
- Giá cả của hàng hoá phải được hiểu dưới 2 giác độ khác nhau:
+ Dưới giác độ của người mua: giá cả là chi phí mà người mua phải bỏ ra (số tiền
dự kiến) để nhận được quyền sở hữu hoặc quyển sử dụng hàng hoá hay dịch vụ mà
mình muốn, nó được xác định từ sự hình dung về giá của người mua và được tính
toán trên cơ sở giá cả hàng hoá trên thị trường.
+ Dưới giác độ người bán: giá cả là mức tiền tối đa mà người bán mong muốn
nhận được tư người mua khi trao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá, dịch
vụ của mình cho khách hàng.
-41-
- Đối với sản phẩm xây dựng, do đặc thù là 1 sản phẩm hàng hoá có giá trị lớn, liên
quan đến nhiều người và được bán trước khi sản xuất, vì vậy trước khi mua sản
phẩm xây dựng, người mua cần có sự hình dung về giá, cần có 1 khoảng ước lượng
về giá để lựa chọn, quyết định và chuẩn bị ngân quỹ. Các nhà sản xuất (nhà thầu)
cũng cần phải tính toán nhằm xác định ra giá mà nhà thầu mong muốn khách hàng
trả tiền trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu được nêu trong hồ sơ mời thầu, khả năng tài
chính, công nghệ, tổ chức quản lý và mục đích kinh doanh.
2) Nguyên tắc cơ bản của việc hình thành giá trong xây dựng
- Giá cả hàng hoá phải được hình thành dựa trên các quy luật khách quan phù hợp
với các quy luật kinh tế trên thị trường (như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, thặng
dư...).
- Giá cả hàng hoá phải biểu hiện đầy đủ các chi phí xã hội cần thiết, đảm bảo bù
đắp chi phí sx, lưu thông và bảo đảm thu được lợi nhuận cho DN.
- Giá cả của 1 loại hàng hoá phải đảm bảo thống nhất với các sản phẩm giống
nhau. Điều này khó áp dụng cho XD bởi sản phẩm XD mang tính đơn chiếc, phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, tự nhiên... do đó trong XD Nhà nước
đã ban hành các đơn giá, định mức và đưa ra các hệ số điều chỉnh để tăng sự đồng
nhất về giá của sản phẩm XD.
- Từng sản phẩm XD có giá riêng biệt được xác định bằng phương pháp riêng gọi
là phương pháp lập dự toán. Và giá trị dự toán xây lắp sau thuế đã được lập và thông
qua theo 1 trình tự nhất định chính là giá cả của sản phẩm XD.
5.3.2 CÁC LOẠI GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Giá xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới, cải tạo, mở
rộng hay trang bị lại kỹ thuật cho công trình. Về bản chất, giá xây dựng là thuật ngữ
phản ánh tổng chi phí xã hội cần thiết đảm bảo bù đắp chi phí sx, lưu thông và thu
lợi nhuận của DN khi tham gia xây dựng công trình. Theo giai đoạn của trình tự đầu
tư xây dựng thì giá xây dựng công trình được biểu thị bằng các tên gọi khác nhau,
được thể hiện qua sơ đồ sau:

GĐ Chuẩn bị đầu GĐ thực hiện đầu GĐ kết thúc ĐT, đưa CT


tư tư vào khai thác, sử dụng

- Dự toán XDCT
- Dự toán chi phí
- Tổng mức đầu XD - Vốn đầu tư được quyết
tư - Giá gói thầu toán
- Giá dự thầu
- Giá trúng thầu

1) Tổng mức đầu tư


a) Khái niệm
-42-
- Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được
ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi
thực hiện đầu tư XDCT.
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tổng mức đầu tư là chi phí tối
đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để xây dựng công trình.
- Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây
dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở. Đối với trường hợp
chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết
kế bản vẽ thi công.
- Tổng mức đầu tư do chủ đầu tư lập.
b) Nội dung
- Tổng mức đầu tư bao gồm:
+ Chi phí xây dựng.
+ Chi phí thiết bị.
+ Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
+ Chi phí quản lý dự án.
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
+ Chi phí khác và chi phí dự phòng.
- Tổng mức đầu tư là những chi phí dự tính nên giá trị của nó lớn hơn so với các
loại giá khác (Tổng mức đầu tư ≥ Dự toán ≥ Giá gói thầu ≥ Giá ký hợp đồng ≥ Giá
quyết toán công trình). Về cơ bản tổng mức đầu tư không được thay đổi, nó chỉ được
điều chỉnh trong các trường hợp:
+ Do người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công
trình khi thấy xuất hiện những yếu tố mới mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao
hơn.
+ Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng như động đất, bão lũ, lốc, sóng thần, lở đất,
chiến tranh...
+ Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng
mức đầu tư xd công trình.

2) Dự toán xây dựng công trình


- Dự toán xây dựng công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán
các công việc của các hạng mục thuộc công trình.
- Dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết
kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường
hợp thiết kế 2 bước hoặc 1 bước hoặc từ yêu cầu nhiệm vụ công việc thực hiện của
công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó.
- Dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí
quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của
công trình.
- Dự toán xây dựng công trình do chủ đầu tư lập.
3) Dự toán chi phí xây dựng
- Dự toán chi phí xây dựng là 1 phần trong dự toán XDCT, nó là toàn bộ các chi
phí cần thiết để xây dựng công trình, hạng mục công trình.
- Dự toán chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường
để ở và điều hành thi công.
-43-
- Dự toán chi phí xây dựng do chủ đầu tư lập.
4) Giá gói thầu
- Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở
tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt và các quy định hiện hành. Giá gói thầu có
thể coi là giới hạn trên của giá dự thầu và được Chủ đầu tư giữ bí mật.
5) Giá dự thầu
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường
hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
6) Giá trúng thầu
- Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở
để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời
thầu và có giá dự thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án.
7) Vốn đầu tư được quyết toán
- Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện cho
quá trình đầu tư xd công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
+ Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã
được phê duyệt, đảm bảo đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp
đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của Nhà nước có liên quan. Đối với dự
án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong
giới hạn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình, HMCT
hoàn thành để trình người quyết định đầu tư phê duyệt, chậm nhất là 12 tháng đối
với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B
và 6 tháng đối với dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác
sử dụng.
5.3.3 PHƯƠNG PHÁP LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư XDCT được tính toán và xác định trong giai
đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Tổng
mức đầu tư được xác định theo 1 trong các phương pháp sau đây:
1) Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án
- Theo phương pháp này thì tổng mức đầu tư XDCT được tính theo công thức sau:
V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP (5.1)
Trong đó:
V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư XDCT
GXD: Chi phí XD của dự án.
GTB: Chi phí thiết bị của dự án.
GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.
GQLDA: Chi phí quản lý dự án.
GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
GK: Chi phí khác của dự án.
GDP: Chi phí dự phòng.

a) Cách xác định chi phí XD (GXD) của dự án


- Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xd các công trình, HMCT; chi phí phá và
tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xd; chi phí xd công trình tạm,
phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
-44-
- Chi phí xây dựng của dự án (G XD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình,
hạng mục công trình thuộc dự án và được xác định theo công thức:
GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + GXDCT3 + ... + GXDCTn (5.2)
Trong đó:
n: là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
GXDCTi: Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình i.
m
GXDCTi  ( QXDj xZ j  GQXDK ) x(1  TXD GTGT ) (5.3)
j 1

Trong đó:
m: Số công tác XD chủ yếu hay bộ phận kết cấu chính của công trình, HMCT
i thuộc dự án.
j: Số thứ tự công tác XD chủ yếu hay bộ phận kết cấu chính của công trình,
HMCT i thuộc dự án (j = 1ữ m).
QXDj: Khối lượng công tác XD chủ yếu thứ j hay bộ phận kết cấu chính thứ j
của công trình, HMCT i thuộc dự án.
Zj: Đơn giá công tác XD chủ yếu thứ j hay đơn giá theo bộ phận kết cấu chính
thứ j của công trình.
GQXDK: Chi phí XD các công tác khác còn lại hay bộ phận kết cấu khác còn lại
của công trình, HMCT i được ước tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí
XD các công tác XD chủ yếu hay bộ phận kết cấu chính của công trình,
HMCT.
TGTGTXD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác XD.

b) Cách xác định chi phí thiết bị của dự án (GTB)


- Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công
nghệ phi tiêu chuẩn cần sx, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi
phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị;
thuế và các loại phí có liên quan.
- Trường hợp 1: Nếu có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công
nghệ; số lượng, chủng loại; giá trị của từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền
công nghệ và giá của 1 tấn, 1 cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng các
công trình thì chi phí thiết bị của dự án bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình
thuộc dự án. Chi phí thiết bị của từng công trình được xác định theo phương pháp lập
dự toán.
- Trường hợp 2: Trường hợp chỉ có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị,
dây chuyền công nghệ của nhà sx hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị
của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng
bộ này.
- Trường hợp 3: Trường hợp chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính
kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định
theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho 1 đơn bị năng lực sản xuất hoặc năng lực
phục vụ của công trình.
c) Cách xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư (GGPMB)
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: Chi phí bồi thường
nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất...; Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan
đến bồi giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt
-45-
bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xd; chi phí trả trước cho phần hạ tầng kỹ
thuật đã đầu tư.
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được xác định theo khối
lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của Nhà
nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp
có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.
d) Cách xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)
và chi phí khác của dự án (GK)
- Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc
quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành
nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: chi phí tổ chức
lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật;
chi phí tổ chức thi tuyển kiến trúc; chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu; chi phí tổ chức
quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ và quản lý chi phí xd công trình...
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí khảo sát xd; Chi phí thiết kế xd;
Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; Chi phí lập hồ sơ
mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu; Chi phí giám sát khảo sát xd, giám sát
thi công; Chi phí lập định mức, đơn giá xd công trình...
- Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc các loại chi phí nêu trên, bao
gồm: Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí rà phá bom mìn; Chi phí bảo hiểm
công trình; Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công
trường; Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình...
- Các chi phí như chi phí quản lý dự án (G QLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
(GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định
mức tỷ lệ phần trăm theo quy định. Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi
vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể ước tính từ 10 -
15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.
e) Cách xác định chi phí dự phòng của dự án (GDP)
- Chi phí dự phòng bao gồm: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh
chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong
thời gian thực hiện dự án.
- Đối với dự án có thời gian thực hiện ≤ 2 năm thì chi phí dự phòng được xác định
theo công thức:
GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 10% (5.4)
- Đối với các dự án có thời gian thực hiện > 2 năm thì chi phí dự phòng được xác
định bằng 2 yếu tố: yếu tố khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá:
GDP = GDP1 + GDP2 (5.5)
Trong đó:
GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh:
GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 5% (5.6)
GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá:
GDP2 = (V’ – Lvay) x (IXDbq ± IXD) (5.7)
Với:
V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng.
IXDbq: Chỉ số giá xd bình quân, được lấy bằng chỉ số giá xd công trình của nhóm
công trình có chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức đầu tư. Chỉ số giá
xd công trình của nhóm công trình này được tính trên cơ sở bình quân các chỉ
-46-
số giá xd công trình của không ít hơn 3 năm gần đây nhất so với thời điểm tính
toán.
± IXD: Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã
tính.
+ Chỉ số giá xd là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xd công trình theo
thời gian và làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và quản lý chi phí đầu tư
xd công trình. Chỉ số giá xd được xác định theo từng loại công trình, theo khu vực và
được Bộ xây dựng công bố theo từng thời điểm.

2) Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử
dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xd công trình
- Khái niệm suất vốn đầu tư xây dụng: Suất vốn đầu tư xây dựng là số lượng vốn
đầu tư cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị năng lực sản xuất của công trình trong đó bao
gồm chi phí cho công tác xd, chi phí cho công tác mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị,
chi phí khác... Chỉ tiêu suất vốn đầu tư được xác định trên cơ sở những tài liệu dự
toán đã chỉnh lý của các tổ chức xd hay những tài liệu quyết toán của những công
trình mới xd.
- Theo phương pháp này thì tông mức đầu tư của dự án được xác định theo công
thức:
V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP (5.8)
Trong đó ý nghĩa của các ký hiệu giống như trên
a) Xác định chi phí xây dựng của dự án (GXD)
- Chi phí xd của dự án (G XD) bằng tổng chi phí xd của các công trình, HMCT thuộc
dự án được xác định theo công thức (5.2). Trong đó chi phí xd của công trình,
HMCT i(GXDCTi) được xác định như sau:
GXDCTi = SXD x N + GSXD (5.9)

Trong đó:
SXD: Suất chi phí xd tính cho 1 đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục
vụ hoặc đơn giá xd tổng hợp tính cho 1 đơn vị diện tích của công trình,
HMCT i thuộc dự án.
GSXD: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xd hoặc chưa tính trong
đơn giá xd tổng hợp tính cho 1 đơn vị diện tích của công trình, HMCT thuộc
dự án.
N: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, HMCT i thuộc dự án.
b) Xác định chi phí thiết bị của dự án (GTB)
- Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc
dự án. Chi phí thiết bị của công trình i(GTBCTi) được xác định theo công thức sau:
GTBCTi = STB x N + GSTB (5.10)
Trong đó:
STB: Suất chi phí thiết bị tính cho 1 đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực
phục vụ hoặc tính cho 1 đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án.
GSTB: Các chi phí chưa tính trong suất chi phí thiết bị của công trình thuộc
dự án.
- Các chi phí: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý
dự án, chi phí tư vấn đầu tư xd, chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định
giống như trên.
-47-
3) Phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo số liệu của các công trình xây
dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện
- Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự là những công
trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất của dây chuyền thiết
bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.
- Tuỳ theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ
thuật tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, số liệu của công trình có thể
sử dụng 1 trong các cách sau đây để xác định tổng mức đầu tư của dự án:
a) Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xd của công trình,
HMCT có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được
xác định theo công thức:
n n
V   GCTTTi xH t xH KV   GCT CTTTi (5.11)
i 1 i 1

Trong đó:
GCTTTi: Chi phí đầu tư xây dựng công trình, HMCT tương tự đã thực hiện
thứ i của dự án (i = 1ữ n).
Ht: Hệ số quy đổi về thời điểm lập dự án.
HKV: Hệ số quy đổi về địa điểm xây dựng dự án.
GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây
dựng công trình, HMCT tương tự đã thực hiện thứ i.
b) Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xd của các công trình, HMCT xây
dựng có các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể xác định
được chi phí xd và chi phí thiết bị của các công trình và quy đổi các chi phí này về
thời điểm lập dự án thì trên cơ sở chi phí xd và thiết bị đã xác định được ta xác định
các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi
phí tư vấn đầu tư xd, chi phí khác và chi phí dự phòng tương tự như phương pháp 1.
4) Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư
- Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án và
nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định
tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xd công trình.
5.3.4 PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
1) Căn cứ lập dự toán công trình
- Dự án đầu tư và tổng mức đầu tư đã được duyệt để so sánh kinh phí.
- Thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế theo 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi
công (đối với công trình thiết kế theo 1 bước hoặc 2 bước) để xác định khối lượng
công tác.
- Đơn giá tổng hợp hoặc đơn giá chi tiết của vùng hoặc khu vực xây dựng công
trình được ban hành theo quy định.
- Giá mua các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản, bảo hiểm...theo hướng
dẫn của Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ và Bộ Tài chính.
- Tiêu chuẩn định mức, đơn giá các công tác khác do Nhà nước quy định như: giá
khảo sát, thiết kế, chi phí thẩm định, chi phí đền bù, chi phí quản lý dự án...
2) Phương pháp lập dự toán công trình
- Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng (G XD); Chi phí thiết bị (GTB); Chi
phí quản lý dự án (GQLDA); Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G TV); Chi phí khác (GK)
và chi phí dự phòng (GDP).
- Công thức xác định dự toán công trình:
GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (5.12)
-48-

a) Xác định chi phí xây dựng (GXD)


* Chi phí xd công trình, HMCT, bộ phận, phần việc, công tác bao gồm: chi phí trực
tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà
tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
- Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến việc thực hiện quá
trình thi công, bao gồm:
+ Chi phí vật liệu gồm: giá trị vl chính, vl phụ, cấu kiện, các vl sử dụng luân
chuyển, bán thành phẩm.
+ Chi phí nhân công gồm: các khoản chi về tiền lương, phụ cấp lương và 1 số chi
phí khác có thể khoán trực tiếp cho người công nhân tham gia sx trực tiếp vào công
tác xây lắp, kể cả công tác vận chuyển trong khu vực xây dựng như vận chuyển máy
móc, vận chuyển vl, đóng, đặt rỡ đà giáo, ván khuôn...chi phí nhân công không bao
gồm tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công, công nhân bộ phận sx phụ,
vận chuyển ngoài phạm vi khu vực xd và các nhân viên thu mua, bảo quản xếp dở vl.
+ Chi phí sử dụng máy thi công là các chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị
chạy bằng động cơ điện, động cơ điêzen, hơi nước trực tiếp tham gia vào thi công
xây lắp gồm: chi phí nhiên liệu, khấu hao, tiền lương của công nhân điều khiển và
phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí khác của máy.
+ Chi phí trực tiếp khác gồm: chi phí vận chuyển vật liệu ngoài cự ly quy định, chi
phí về điện nước dùng cho thi công, chi phí chuẩn bị, thu dọn mặt bằng công trình,
chi phí vét bùn, tát nước,rò mìn, chuyển quân chuyển máy...
- Chi phí chung là chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công công
trình, nhưng cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy
quản lý và chỉ đạo sx xd công trình, bao gồm:
+ Chi phí quản lý hành chính: chi phí này bao gồm các khoản chi cho việc tổ chức
bộ máy quản lý và chỉ đạo sx, duy trì hoạt động hàng ngày của bộ máy đó như tiền
lương, tiền công tác phí...của cán bộ từ ban lãnh đạo DN đến các phòng ban nghiệp
vụ, cán bộ kỹ thuật giám sát ở hiện trường, cán bộ lãnh đạo sx và nhân viên nghiệp
vụ ở các đội sx, nhân viên y tế, thủ kho, tạp vụ... ngoài ra còn các khoản chi về khấu
hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý, chi phí về đồ dùng, dụng cụ làm việc, tiền điện
nước...)
+ Chi phí phục vụ nhân công: là những khoản chi phục vụ cho công nhân trực tiếp
xây lắp mà không tính vào chi phí nhân công trong đơn giá, các khoản BHXH,
BHYT, kinh phí công đoàn, an toàn, bảo hộ lao động...
+ Chi phí phục vụ thi công: là những khoản chi cần thiết để phục vụ sx, cải tiến kỹ
thuật, đẩy nhan tốc độ thi công, tăng cường chất lượng sản phẩm như chi phí kiểm
tra chất lượng, tổ chức thí điểm, chế tạo các công cụ cải tiến, thí nghiệm vật liệu...
+ Chi phí chung khác: là những khoản chi phí phát sinh có tính chất chung cho
toàn DN như bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, bảo vệ công trường, phòng chống bão
lụt, hoả hoạn, sơ kết, tổng kết công tác...
- Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận mà nếu như DN xây dựng theo
đúng dự toán chi phí đưa ra thì vẫn có được 1 khoản lợi nhuận như vậy. Đây là căn
cứ để DN thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập DN cho ngân sách Nhà nước và lập
các quỹ của DN.
- Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát
sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
-49-
* Trường hợp chi phí xd lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xd trong dự
toán công trình, HMCT được tính theo công thức sau:
n
GXD   gi (5.13)
i 1

Trong đó:
gi: chi phí xd sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình,
HMCT (i = 1- n).
* Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công
trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng
suất chi phí xd trong suất vốn đầu tư xd công trình hoặc bằng định mức tỷ lệ.

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG

ST KÝ
KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH
T HIỆU
I CHI PHÍ TRỰC TIẾP
n

1 Chi phí vật liệu  Q xD


j 1
j
vl
j VL
n

2 Chi phí nhân công  Q xD


j 1
j j
nc
x (1  K nc ) NC
n

3 Chi phí máy thi công  Q xD


j 1
j j
m
x(1  K mtc ) M
4 Chi phí trực tiếp khác (VL + NC + M) x tỷ lệ TT
Chi phí trực tiếp VL + NC + M + TT T
II CHI PHÍ CHUNG T x tỷ lệ C
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH
III (T + C) x tỷ lệ TL
TRƯỚC
Chi phí xây dựng trước thuế (T + C + TL) G
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TXDGTGT GTGT
Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
V TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở VÀ GXDCT x tỷ lệ x (1 + TXDGTGT) GXDNT
ĐIỀU HÀNH THI CÔNG
TỔNG CỘNG GXD + GXDNT GXD

b) Xác định chi phí thiết bị (GTB)


- Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công
nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công
nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức
sau:
GTB = GMS + GĐT + GLĐ (5.14)
Trong đó:
GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.
GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.
GLĐ: chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
-50-
+ Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau:
n

GSTB   Qi M i x(1  TTBi GTGT ) (5.15)
i 1

Với:
Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (iữn)
Mi: giá tính cho 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i, được xác định
theo công thức:
M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (5.16)
Trong đó:
Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sx, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại
Việt Nam) hay giá tính đến cảng VN (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm
cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo.
Cvc: chi phí vận chuyển 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua
hay từ cảng VN đến công trình.
Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị (nhóm
thiết bị) tại cảng VN đối với thiết bị nhập khẩu.
Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị (nhóm thiết bị)
tại hiện trường.
T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị).
TTbiGTGT: mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm
thiết bị) thứ i (i=1ữn).
Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của
nhà cung cấp, nhà sx hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm
tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện.
Đối với các loại thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sx, gia công thì chi phí
này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sx, gia công và giá sx, gia công
1 tấn (hoặc 1 đơn vị tính) phù hợp tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sx, gia
công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sx được chủ
đầu tư lựa chọn hoặc giá sx, gia công thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện.
+ Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán tuỳ
theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
+ Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với
chi phí xd.

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ

TÊN THIẾT BỊ HAY NHÓM CHI PHÍ THUẾ CHI PHÍ


STT THIẾT BỊ TRƯỚC GTGT SAU THUẾ
THUẾ
[1] [2] [3] [4] [5]
1 Chi phí mua sắm thiết bị
1.1 ...
1.2 ...
.... ...
Chi phí đào tạo và chuyển
2
giao công nghệ
Chi phí lắp đặt thiết bị và thí
3
nghiệm, hiệu chỉnh
-51-
TỔNG CỘNG

c) Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)


- Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau:
GQLDA = T x (G + GTBtt) (5.17)
Trong đó:
T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án.
G: chi phí xd trước thuế.
GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế.

d) Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)


- Chi phí tư vấn đầu tư xd được tính theo công thức:
n m
GTV   Ci x(1  TTVi GTGT )   D j x(1  TTVj GTGT ) (5.18)
i 1 j 1

Trong đó:
Ci: chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i = 1ữn).
Dj: chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính bằng lập dự toán (j = 1ữn).
TTviGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính theo định mức tỷ lệ.
TTVjGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí tư vấn đầu tư xd thứ j tính bằng cách lập dự toán.
e) Xác định chi phí khác (GK)
- Chi phí khác được tính theo công thức sau:
n m
GK   Cx(1  TKi GTGT )   D j x(1  TKj GTGT ) (5.19)
i 1 j 1

Trong đó:
Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i = 1ữn).
Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j = 1ữm).
TKiGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ.
TKjGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.
g) Xác định chi phí dự phòng (GDP)
- Đối với các công trình có thời gian thực hiện ≤ 2 năm thì chi phí dự phòng được
tính bằng 10% trên tổng chi phí xd, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư
vấn đầu tư xd và chi phí khác được tính theo công thức:
GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (5.20)
- Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được
xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh
và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.
- Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính
theo công thức sau:
GDP = GDP1 + GDP2 (5.21)
Trong đó:
GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính
theo công thức:
GDP1 = 5% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (5.22)
-52-
GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xd của
từng loại công trình xd, khu vực và độ dài thời gian xd.

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

CHI
CHI PHÍ
THUẾ PHÍ
STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRƯỚC
GTGT SAU
THUẾ
THUẾ
[1] [2] [3] [4] [5]
1 Chi phí xây dựng GXD
2 Chi phí thiết bị GTB
3 Chi phí quản lý dự án GQLDA
4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng GTV
4.1 Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc
4.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình
..... .......................................................
5 Chi phí khác GK
5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ
5.2 Chi phí bảo hiểm công trình
..... ........................................................
6 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối
6.1 GDP1
lượng phát sinh
6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2
TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6) GXDCT

5.4 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT KẾ, DỰ TOÁN


5.4.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KHẢO SÁT THIẾT KẾ
- Việc tiến hành công tác khảo sát và lập các tài liệu thiết kế, dự toán là nhiệm vụ
trực tiếp của cả 1 hệ thống các cơ quan, các khâu khác nhau trong ngành xây dựng
như:
+ Các công ty tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng.
+ Viện khoa học kỹ thuật.
+ Các phòng thiết kế của các cơ quan chuyên ngành và các cơ quan chức năng như
các Tổng công ty, Công ty...
+ Các trung tâm tư vấn của các trường Đại học...
- Trong hệ thống các khâu thiết kế nguyên tắc bao trùm hoạt động của cả hệ thống
là nguyên tắc chuyên môn hoá và hợp tác hoá.
+ Chuyên môn hoá: tức là mỗi khâu, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm chuyên khảo
sát thiết kế 1 hay 1 số loại công trình nhất định. Ví dụ như cơ quan chuyên thiết kế
cầu, cơ quan thiết kế đường...
+ Hợp tác hoá: là yêu cầu tất yếu sau khi thực hiện chuyên môn hoá. Hợp tác hoá
là thực hiện việc hợp tác giữa các khâu và giữa các cơ quan thiết kế để thực hiện
thiết kế các công trình tổng hợp. Việc hợp tác hoá có thể thực hiện thông qua chế độ
tổng nhận thầu thiết kế. Cơ quan tổng nhận thầu có thể khảo sát thiết kế toàn bộ đồ
-53-
án công trình hay có thể giao nhận thầu lại 1 phần cho các cơ quan thiết kế chuyên
ngành. Cơ quan tổng nhận thầu chịu trách nhiệm tổ chức phối hợp tiến độ và chất
lượng của toàn bộ đồ án thiết kế.
5.4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
- Quá trình thiết kế là quá trình biến ý tưởng của dự án thành sản phẩm xd được thể
hiện trên giấy. Trong quá trình thiết kế sẽ đưa ra các phương án thiết kế khác nhau
do đó 1 tất yếu khách quan là phải so sánh lựa chọn phương án để chọn ra 1 phương
án có hiệu quả nhất.
- Ngoài các phương pháp tính hiệu quả vốn đầu tư, so sánh lựa chọn phương án
thiết kế nêu ở chương trước, để đánh giá đúng các giải pháp thiết kế và có thể áp
dụng được các phương pháp đã trình bày đó thì cần phải lập 1 hệ thống các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật. Hệ thống các chỉ tiêu so sánh phương án thiết kế được chia ra làm 2
nhóm:
+ Nhóm chỉ tiêu chung: dùng để đánh giá tổng hợp đặc tính kinh tế của công trình.
Trong nhóm này gồm các chỉ tiêu chính sau: Vốn đầu tư để xây dựng công trình;
Diện tích xây dựng, diện tích chiếm dụng đất; Thời gian xây dựng; Giá thành 1 đơn
vị sản phẩm.
+ Nhóm chỉ tiêu cá biệt: dùng để đánh giá từng phần của đồ án thiết kế. Trong
nhóm này gồm các chỉ tiêu sau: Chiều dài công trình và hệ số kéo dài tuyến; Khối
lượng chủ yếu (khối lượng đào đắp trên 1 Km, số mét cầu/1Km...)

5.4.3 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ
- Để nâng cao chất lượng công tác thiết kế cùng với việc thực hiện chuyên môn
hoá, hợp tác hoá trong thiết kế, thực hiện chế độ tổng thầu thiết kế thì còn cần phải
hoàn thiện hệ thống cơ quan thiết kế, tăng cường đội ngũ và nâng cao trình độ cán bộ
làm công tác thiết kế, áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến và tiến bộ kỹ
thuật và công tác thiết kế phù hợp với hoàn cảnh nước ta.
- Một trong những phương hướng quan trọng của tiến bộ kỹ thuật trong thiết kế các
công trình xd cầu đường là thực hiện thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá, định hình hoá
mà biểu hiện tập trung là thiết kế định hình.
+ Thiết kế định hình là những thiết kế có thể sử dụng nhiều lần trong việc xd 1 số
lượng lớn các công trình cùng loại. Khi lập thiết kế định hình người thiết kế không
xuất phát từ những điều kiện cá biệt của địa điểm xd nào đó mà phải xuất phát từ
những điều thường gặp nhất, từ những đòi hỏi phổ biến nhất đối với loại công trình
được thiết kế và từ những giải pháp kinh tế kỹ thuật hiện đại nhất.
+ Thiết kế định hình được phát triển theo 3 dạng chủ yếu đó là: Thiết kế định hình
cho toàn bộ công trình; Thiết kế định hình cho từng bộ phận lặp lại của công trình và
Thiết kế định hình cho từng yếu tố và kết cấu riêng biệt của công trình.
+ Thiết kế định hình có quan hệ mật thiết với công nghiệp hoá xd cầu đường, tạo
điều kiện để thực hiện việc cơ giới hoá thi công, xây dựng theo phương pháp lắp
ghép và phương pháp thi công dây chuyền, giảm thời gian và chi phí so với thiết kế
đơn chiếc.
5.4.3 QUẢN LÝ GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG
1) Quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình
a) Quản lý tổng mức đầu tư
- Khi lập dự án đầu tư xd công trình hay lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với
trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu để tính
toán hiệu quả đầu tư xd. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư thực
-54-
hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của
Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xd công trình.
- Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp tổng mức
đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, kể cả thay đổi cơ
cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư (bao gồm cả sử dụng chi phí dự
phòng) thì chủ đầu tư tự điều chỉnh, sau đó báo cáo người quyết định đầu tư về kết
quả điều chỉnh. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã
được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước
khi thực hiện việc điều chỉnh.
- Đối với công trình sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư khác của nhà nước thì chủ đầu tư tự quyết
định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.
- Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê
duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2007/NĐ-
CP.
b) Quản lý dự toán công trình
- Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra. Chủ đầu tư tổ chức
thẩm tra dự toán công trình bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10
Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
- Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức, cá nhân
có đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình. Chi phí thẩm tra dự toán
công trình do chủ đầu tư quyết định.
- Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt
dự toán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá gói thầu, giá thành xd
và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp
chỉ định thầu.
- Dự toán xd công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
+ Do người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công
trình khi thấy xuất hiện những yếu tố mới mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao
hơn.
+ Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng như động đất, bão lũ, lốc, sóng thần, lở đất,
chiến tranh...
+ Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới dự toán
công trình.
+ Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ
sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình
đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
- Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh.
2) Quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng
a) Quản lý định mức dự toán xây dựng
- Định mức dự toán xd do Bộ Xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng thống
nhất trong cả nước.
- Đối với công trình có các công tác xd và lắp đặt mới chưa có trong hệ thống định
mức hiện hành của Nhà nước, chủ đầu tư căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi
công, điều kiện thi công và phương pháp xd định mức dự toán để tổ chức xd các định
cho những công tác đó hoặc vận dụng các định mức tương tự đã sử dụng ở các công
trình khác để quyết định áp dụng.
-55-
- Trường hợp sử dụng các định mức dự toán xây dựng mới chưa có nêu trên làm cơ
sở lập đơn giá để thanh toán đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp
dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét
quyết định. Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ
quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét quyết định.
- Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức có năng lực, kinh nghiệm để hướng
dẫn lập, điều chỉnh định mức dự toán xây dựng. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về
tính hợp lý, chính xác của các định mức do mình xây dựng.
- Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức dự toán xây dựng được
công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm gửi những định mức dự toán
xây dựng đã công bố trong năm về Bộ xây dựng để theo dõi, quản lý.
b) Quản lý đơn giá xây dựng
- Đơn giá xd được lập theo định mức dự toán do Bộ xây dựng ban hành và định
mức cho các công tác xd chuyên ngành đã được Bộ xây dựng thoả thuận.
- Đơn giá xây dựng khu vực tỉnh có thể xác định theo định mức dự toán xd cơ bản
hoặc định mức tổng hợp từ định mức nêu trên để làm cơ sở xác định chi phí xd trong
dự toán xây dựng công trình.
- Đơn giá xd khu vực tỉnh được lập trên cơ sở:
+ Bảng giá vật liệu xây dựng đến hiện trường được tính toán theo hướng dẫn của
Liên Bộ Tài chính và Bộ xây dựng về việc thông báo và kiểm soát giá vật liệu xd
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
+ Bảng giá nhân công xd được tính toán theo mức lương tối thiểu, cấp bậc công
nhân xd, các loại phụ cấp tính trên tiền lương tối thiểu và tiền lương cấp bậc tại địa
phương, các khoản phụ cấp và một số chi phí khác có thể khoán trực tiếp cho người
lao động.
+ Bảng giá ca máy và thiết bị thi công được tính toán theo hướng dẫn của Bộ xây
dựng.
- Khi sử dụng các tập đơn giá xd để lập dự toán công trình, những loại công tác xd
chưa có trong tập đơn giá nói trên Chủ đầu tư có thể sử dụng những định mức được
lập hoặc điều chỉnh để xd đơn giá.
- Quá trình lập dự toán công trình có những loại vật liệu xd chưa có trong thông
báo giá vật liệu của Liên Sở Tài chính – Xây dựng thì Chủ đầu tư có thể căn cứ vào
giá phổ biến tại thị trường hoặc báo giá của nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc giá mà
công trình khác đã sử dụng để tính toán.
- Đối với công trình xd quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có quy mô xd lớn, yêu
cầu kỹ thuật phức tạp, điều kiện cung ứng vật tư có nhiều khác biệt, thì Chủ đầu tư
báo cáo với Bộ xd về việc thành lập Ban đơn giá xd công trình. Ban đơn giá xd công
trình có trách nhiệm xd định mức, đơn giá và đề xuất các cơ chế quản lý chi phí của
công trình để trình Bộ xây dựng ban hành áp dụng.
- Đối với những công trình sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước
ngoài, vật liệu nhập ngoại, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác
thì đơn giá xd được lập bổ sung các chi phí này theo điều kiện thực tế và đặc thù
công trình.
- Chủ đầu tư xd công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyên môn có
năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc có liên quan tới việc lập đơn giá xd
-56-
công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật
trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xd công trình do mình lập.
3) Quản lý thanh toán chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công
việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xd, giám sát và các loại hoạt động xd khác
phải căn cứ vào giá trị khối lượng thực hiện theo giai đoạn và nội dung phương thức
thanh toán trong hợp đồng đã ký kết.
- Tuỳ theo thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, các bên tham gia thoả
thuận áp dụng 1 phương thức hoặc kết hợp các phương thức thanh toán sau:
+ Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng trọn gói: Giá hợp đồng trọn gói là
giá hợp đồng xd không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các
công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được phép điều
chỉnh có quy định trong hợp đồng (nếu có). Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho
các công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực
hiện hoặc trong 1 số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu
có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận
các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói. Việc thanh toán được thực hiện
theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, HMCT, khối lượng công việc hoàn
thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng sau khi đã có
hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của bên giao thầu. Bên nhận thầu được
thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký với bên giao thầu sau khi hoàn thành hợp
đồng và được nghiệm thu.
+ Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định: Giá hợp đồng
theo đơn giá cố định là giá hợp đồng xd được xác định trên cơ sở khối lượng công
việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi
trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh
quy định trong hợp đồng (nếu có). Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho
các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng
nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và bên nhận thầu có
đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá xd công trình cố
định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá. Đơn giá cố định có thể là đơn
giá đầy đủ đối với các công việc thi công xd, đơn giá nhân công theo thời gian
(tháng, tuần, ngày, giờ) đối với 1 số công việc tư vấn. Việc thanh toán được thực
hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành kể cả khối lượng phát sinh (nếu
có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công
việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung trong hợp đồng.
+ Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: Giá hợp đồng
theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng xd mà khối lượng công việc và đơn giá cho công
việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được quy định tại
hợp đồng xd. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói
thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng xd không đủ điều kiện xác định chính xác về
khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực
hiện các công việc. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết chỉ là giá
tạm tính) sẽ được điều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn
giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng. Việc thanh toán được thực hiện trên cơ
sở khối lượng các công việc hoàn thành kể cả khối lượng phát sinh (nếu có) được
nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của
hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn
-57-
giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký kết hợp đồng để tạm thanh toán và điều chỉnh
giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng.
+ Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng kết hợp: Giá hợp đồng kết hợp là giá
hợp đồng được xác định theo các hình thức nêu trên. Giá hợp đồng kết hợp áp dụng
cho các công trình hoặc gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian thực
hiện kéo dài. Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp
đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc áp dụng theo giá hợp đồng trọn gói,
giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh cho phù
hợp. Việc thanh toán thực hiện tương ứng với các quy định thanh toán đối với các
loại giá hợp đồng nêu trên.
- Tuỳ theo quy mô, tính chất của gói thầu, công trình, HMCT, loại hợp đồng, giá
hợp đồng mà các bên có thể thoả thuận thanh toán làm 1 lần hoặc nhiều lần. Trường
hợp thanh toán làm nhiều lần, thì trong hợp đồng phải có quy định cụ thể về tiến độ
thanh toán (có thể theo thời gian, tỷ lệ (%) hoặc theo khối lượng hoàn thành) và các
mức thanh toán cho các đợt thanh toán. Chủ đầu tư phải trả khoản lãi theo lãi suất
ngân hàng do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng cho nhà thầu đối với khối lượng
công việc hoàn thành mà Chủ đầu tư chậm thanh toán.
-58-

CHƯƠNG VI: LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY


DỰNG
6.1 LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
6.1.1 KHÁI NIỆM
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các
vật chất tự nhiên thành các vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
- Lao động trong DN xây lắp là toàn bộ những người tham gia vào hoạt động sx
xây lắp của DN không kể thời gian dài hay ngắn, lao động trực tiếp hay gián tiếp,
thường xuyên hay tạm tuyển, lãnh đạo hay phục vụ...
6.1.2 KẾT CẤU LAO ĐỘNG TRONG DNXD
1. Lao động trong xây lắp
- Lao động trong xây lắp là những người tham gia vào hoạt động sản xuất chính (sx
xây lắp), bao gồm:
+ Công nhân xây lắp: là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản
phẩm.
+ Nhân viên kỹ thuật: là những người đang trực tiếp làm công tác kỹ thuật, có
bằng trung cấp kỹ thuật hoặc tương đương trở lên.
+ Nhân viên quản lý kinh tế: là những người đang trực tiếp làm công tác quản lý
và tổ chức DN như giám đốc, phó giám đốc và các nhân viên của các phòng ban
chức năng như phòng tài vụ, phòng kế hoạch, phòng vật tư...
+ Nhân viên quản lý hành chính: là những người làm công tác hành chính quản trị,
tổ chức...
2. Lao động ngoài xây lắp
- Lao động ngoài xây lắp là những người không tham gia vào sản xuất chính mà
làm công tác sản xuất phụ, phụ trợ (sx vật liệu xây dựng, sản xuất bê tông, cấu
kiện...), mua bán, vận chuyển NVL...
3. Lao động khác
- Lao động khác là những người lao động của DN mà không thuộc 2 loại trên, bao
gồm: lao động hoạt động dịch vụ nói chung; nhân viên phục vụ nhà ăn, cấp dưỡng,
nhà trẻ; lao động thuộc các đoàn thể, lái xe cho giám đốc, lái xe chở công nhân viên
đi làm...
-59-
8.1.3 TỔ CHỨC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Tổ chức lao động khoa học
- Tổ chức lao động được coi là khoa học là tổ chức lao động dựa trên cơ sở các
thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến, được áp dụng 1 cách có hệ thống vào
sản xuất, nó cho phép kết hợp 1 cách tốt nhất giữa kỹ thuật và con người trong quá
trình sản xuất thống nhất và đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất vật tư, lao động, nâng
cao không ngừng năng suất lao động, tạo điều kiện giữ gìn sức khoẻ của con người,
làm cho lao động trở thành nhu cầu đầu tiên của cuộc sống.
- Tổ chức lao động khoa học là quá trình sáng tạo thường xuyên, trong quá trình
đó, tổ chức lao động được tiến hành phù hợp với trình độ phát triển của kỹ thuật và
sản xuất.
- Khác với tổ chức lao động bình thường, tổ chức lao động khoa học nghiên cứu
việc tổ chức lao động trên tất cả các phương diện kỹ thuật, kinh tế, sinh học, xã hội
và pháp lý.
- Mục đích của tổ chức lao động khoa học là tạo điều kiện lao động thuận lợi nhất,
giữ gìn và duy trì ở mức độ cao khả năng làm việc của người lao động, nâng cao sự
hứng thú của lao động.
2. Tổ chức sử dụng lao động
a) Phân công nhiệm vụ
- Phân công nhiệm vụ cho các lao động là việc làm cần thiết, bởi trong xây dựng
phần lớn các công việc không thể do 1 lao động riêng lẻ làm được mà phải do 1 tổ,
đội, xí nghiệp nhất định mới hoàn thành được. Việc phân công nhiệm vụ cho các lao
động phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phù hợp giữa khả năng của người lao động với nhiệm vụ đựơc giao.
+ Gắn liền giữa trách nhiệm và quyền lợi.
+ Phải căn cứ vào yêu cầu của công việc để định người.
+ Đảm bảo có thể quản lý được về mặt khoảng cách không gian và số lượng
người.
+ Bố trí xen kẽ giữa lao động có trình độ cao với lao động có trình độ thấp.
+ Phân công công việc giữa các tổ phải đảm bảo cho mỗi khâu hoàn thành 1 công
việc đồng nhất trong 1 thời gian dài để tổ chức lao động được ổn định.
b) Tổ chức quá trình và nơi làm việc
*Khái niệm
- Nơi làm việc là khoảng không gian cần thiết để bố trí, xếp đặt các máy móc thiết
bị, đối tượng lao động và sản phẩm xây dựng, cũng như để cho công nhân và máy
móc thiết bị tham gia quá trình xây dựng đi lại, hoạt động.
-60-
- Nơi làm việc trong xây dựng được phân chia thành nơi làm việc cố định (như nhà
máy BTAF, bãi kết cấu BTCT, kho, bộ phận quản lý...), nơi làm việc bán cố định
(trạm BTAF di động, bãi tạm thời...), nơi làm việc di động theo thời kỳ (lắp đặt các
công trình nhân tạo, các công tác tập trung...) và nơi làm việc di động thường xuyên
(công tác đất, xây dựng áo đường...).
* Nội dung của tổ chức quá trình lao động và nơi làm việc
- Xác định cơ cấu về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động tham gia vào sản
xuất.
- Bố trí mặt bằng thi công, bố trí nơi làm việc và sự di chuyển của lao động trên
mặt bằng thi công sao cho người lao động phải di chuyển ít nhất.
- Quá trình làm việc thoải mái đảm bảo tư thế làm việc thuận lợi và phương pháp
thao tác lao động hợp lý.
- Cung cấp NVL đầy đủ, đúng tiến độ; phục vụ sinh hoạt cho người lao động thật
tốt.
- Tổ chức thi công hợp lý, cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trường
mà chọn các hình thức tổ chức tổ, đội chuyên môn hoá hay đa năng.
- Trong xây dựng hiện nay, khối lượng công tác thủ công còn rất lớn do đó số
lượng công nhân làm công tác thủ công vẫn còn nhiều, vì vậy cùng với việc nâng cao
mức độ cơ giới hoá cần đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
chế tạo và áp dụng những công cụ, dụng cụ cải tiến đảm bảo giảm chi phí lao động,
thuận lợi cho công tác.
- Phát huy quyền làm chủ của người lao động.
- Củng cố, tăng cường kỹ thuật lao động, kết hợp với khuyến khích vật chất để
phát huy tính tự giác và trách nhiệm của người lao động đối với công việc của mình.
6.2 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP
6.2.1 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
- Định mức lao động là mức quy định lượng lao động cần thiết để hoàn thành 1
công tác nào đó trong 1 điều kiện nhất định.
- Trong sản xuất người ta thường áp dụng 1 số chỉ tiêu: định mức thời gian, định
mức chi phí lao động, định mức sản lượng, định mức thời gian của máy và định mức
năng suất máy.
- Trong thực tế các định mức lao động được phân thành nhiều loại khác nhau tuỳ
theo cách phân loại:
+ Phân theo thời gian có hiệu quả của định mức thì người ta phân ra thành định
mức thường xuyên và định mức tạm thời.
-61-
+ Phân theo đối tượng định mức có 2 loại là định mức chi tiết và định mức tổng
hợp.
+ Phân theo mức độ phổ biến, thì phân ra thành 3 loại là định mức thống nhất,
định mức chuẩn và định mức riêng biệt.
6.3.2 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1. Khái niệm
- Năng suất lao động (NSLĐ) là khả năng của con người sáng tạo ra 1 số lượng sản
phẩm vật chất có ích trong 1 thời gian nhất định.
- Năng suất lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong 1 đơn vị
thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
2. Ý nghĩa của việc tăng NSLĐ
- Nâng cao NSLĐ sẽ làm tăng của cải vật chất cho xã hội và tạo điều kiện lớn nhất
để thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Không ngừng tăng
NSLĐ là điều kiện chính và quyết định để nền kinh tế phát triển và lớn mạnh.
- Tăng NSLĐ là cơ sở để tăng hiệu quả sx, tăng phúc lợi.
+ Hiệu quả sx là chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động sxkd của DN được xác định
bằng: các yếu tố đầu ra/các yếu tố đầu vào.
- Là điều kiện để cải thiện các chỉ tiêu kinh tế khác như tăng lợi nhuận, giảm giá
thành, giảm chi phí lao động...
- Là điều kiện rút ngắn thời gian lao động, rút ngắn được thời gian xây dựng công
trình, sớm đưa công trình vào sử dụng, giảm thiệt hại do ứ đọng vốn, hạ giá thành và
tăng lợi nhuận của DN.
3. Các chỉ tiêu xác định NSLĐ
a) NSLĐ xác định theo thước đo hiện vật
- Theo thước đo hiện vật, NSLĐ phản ánh khối lượng sản phẩm bằng hiện vật làm
ra theo đầu người công nhân hay theo 1 đơn vị thời gian. Nó được xác định theo
công thức:
Q
¦W 
T
Trong đó:
Q: khối lượng công tác hoặc số lượng sản phẩm, tính bằng T, m3, m2...
T: là số công nhân hoặc thời gian hao phí để làm ra khối lượng sản phẩm tính
bằng người, giờ, ngày...
- Ưu điểm:
+ Tính toán đơn giản, dễ dàng.
+ Phản ánh chính xác, cụ thể khả năng của người lao động.
-62-
- Nhược điểm:
+ Chỉ tính NSLĐ cho từng loại công việc riêng lẻ, do đó không tổng hợp được để
tính NSLĐ cho cả tổ đội hoặc cả DN khi sản xuất nhiều loại sản phẩm.
+ Không tính được NSLĐ cho các loại lao động làm công tác duy tu bảo dưỡng.
+ Không tính đến sản phẩm dở dang.
b) NSLĐ tính theo hao phí thời gian
- Công thức xác định:
T
W 
Q
- Ưu nhược điểm của chỉ tiêu này giống như trên, ngoài ra chỉ tiêu này có tính khái
quát hơn, nó được dùng để xây dựng các định mức về thời gian.
c) NSLĐ xác định theo giá trị
- Theo chỉ tiêu này, NSLĐ phản ánh giá trị sản lượng hoặc giá trị công tác xây lắp
được thực hiện do công nhân xây lắp tạo ra trong 1 đơn vị thời gian.
- Công thức xác định:

¦W 
 P .Q
i i
(đ/người, đ/ngày, đ/giờ...)
T
Trong đó:
Qi: khối lượng sản phẩm loại i.
Pi: giá trị của 1 đơn vị sản phẩm loại i.
T: hao phí lao động (người, ngày, giờ...).
- Ưu điểm:
+ Chỉ tiêu này mang tính tổng hợp, NSLĐ được tính cho cả đội, cả DN khi làm
nhiều loại sản phẩm, nhiều loại công việc khác nhau.
+ Thuận tiện cho công tác thống kê và lập kế hoạch, dễ so sánh với các chỉ tiêu
khác (biểu hiện dưới dạng tiền tệ).
+ Đảm bảo sự ăn khớp với các kế hoạch khác như kế hoạch giá trị sản lượng, kế
hoạch hạ giá thành.
- Nhược điểm:
+ Phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ theo thời gian.
+ Chịu ảnh hưởng do sự biến động của kết cấu công tác (nếu trong kỳ DN sử dụng
nhiều loại vật liệu quý hiếm, đắt tiền thì NSLĐ xác định theo giá trị sẽ tăng, điều này
sẽ không phản ánh thực chất sự nổ lực của DN).
d) NSLĐ đo bằng giá trị có điều chỉnh
- Để khắc phục các nhược điểm của chỉ tiêu NSLĐ xác định theo giá trị, có thể sử
dụng 3 trường hợp sau:
-63-
+ Trong phần giá trị sản lượng hay giá trị công tác xây lắp, tử số bỏ chi phí vật
liệu, chỉ tính chi phí nhân công và lợi nhuận.
+ Trong phần tử số chỉ gồm có chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công,
lợi nhuận và 1 bộ phận tiền lương (gián tiếp) nằm trong chi phí chung.
+ Trong phần tử số chỉ gồm giá trị sản phẩm thuần tuý, tức là bỏ phần chi phí về
NVL, điện, khấu hao TSCĐ.
4. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao NSLĐ
a) Các nhân tố làm tăng NSLĐ
* Nhóm nhân tố chung:
- Các nhân tố về LLSX (bao gồm TLSX và người lao động).
- Các nhân tố về QHSX (là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất,
phân phối, trao đổi và tiêu dùng), bao gồm:
+ Quan hệ giữa người với người với người trong việc chiếm hữu TLSX chủ yếu
của XH.
+ Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức quản lý sx.
+ Quan hệ giữa người với người trong phân phối và lưu thông sản phẩm.
- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên.
* Nhóm nhân tố trong lĩnh vực xây dựng:
- Các nhân tố về tiến bộ khoa học và trình độ trang bị kỹ thuật trong xây dựng (cơ
giới hoá, công nghiệp hoá, sử dụng vật liệu lắp ghép, nâng cao chất lượng MMTB...)
- Các nhân tố về tổ chức sx và cơ chế quản lý kinh tế:
+ Áp dụng các hình thức tổ chức tiên tiến như tập trung hoá, chuyên môn hoá...
+ Tổ chức quá trình sản xuất bằng cách áp dụng các phương pháp thi công tiên
tiến, cải tiến định mức lao động, thực hiện hạch toán kế toán.
+ áp dụng quyền tự chủ kinh doanh của DN, cải tiến các hình thức tiền lương, tiền
thưởng...
- Các yếu tố về lao động: nâng cao trình độ tay nghề, giáo dục kỷ luật lao động, cải
thiện điều kiện làm việc, khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần...
b) Các biện pháp tăng NSLĐ
- Đối với nền kinh tế quốc dân:
+ Tổ chức các ngành nghề kinh doanh hợp lý.
+ Đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Thực hiện kế hoạch hoá vật tư, tiền vốn.
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Đối với các ngành, các DN:
-64-
+ Phải lựa chọn quy mô hợp lý.
+ Xây dựng hệ thống kế hoạch cho công tác sx, thi công xây lắp.
+ Nâng cao mức độ hợp tác hoá, chuyên môn hoá giữa các tổ chức xây dựng.
+ Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên.
- Định hướng cụ thể:
+ Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ KHKT.
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ của CBCNV.
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
+ Tổ chức đúng đắn công tác tiền lương.
+ Củng cố kỹ thuật, kỹ năng lao động.
+ Đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...
6.4 TIỀN LƯƠNG VÀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG
6.4.1 KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm
- Tiền lương là 1 bộ phận của thu nhập quốc dân mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà người lao
động đã bỏ ra trong quá trình sxkd.
2. Ý nghĩa của tiền lương
- Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Là yếu tố kích thích lao động, làm tăng NSLĐ.
- Là thước đo, là chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng lao động.
- Là công cụ phân phối lao động hợp lý và có kế hoạch cho nền kinh tế quốc dân.
3. Nguyên tác tổ chức tiền lương
- Mức lương phải phù hợp với số lượng và chất lượng lao động.
- Phải gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất.
- Phải đảm bảo phân phối công bằng.
- Phải đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các bảng lương, thang lương, giữa các
ngạch bậc, ngành nghề và các khu vực, phù hợp với điều kiện của đất nước.
- Đảm bảo mối tương quan giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng NSLĐ: tốc
độ tăng tiền lương phải < tốc độ tăng NSLĐ để bảo đảm tích luỹ cho sản xuất.
- Đảm bảo phù hợp giữa tiền lương danh nghĩa với tiền lương thực tế và đảm bảo
sự tăng lên không ngừng của cả tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
+ Tiền lương danh nghĩa là số tuyệt đối về tiền lương theo 1 đơn vị thời gian (giờ,
tháng, quý, năm).
-65-
+ Tiền lương thực tế là tiền lương danh nghĩa gắn với giá cả thị trường, nghĩa là
với khoản tiền lương danh nghĩa đó ta sẽ sống được với mức độ như thế nào.
6.4.2 NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG
1. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân
a) Ý nghĩa của tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
- Là cơ sở để phân công lao động và xác định tiền lương cho công nhân.
- Là thước đo mức độ lành nghề của người công nhân.
- Phản ánh đặc điểm kỹ thuật của ngành nghề.
b) Nội dung của tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
- Nêu lên yêu cầu của những công việc mà người công nhân ở trình độ đó phải
hoàn thành.
- Mức độ khéo léo mà người công nhân phải đạt được khi thực hiện công việc đó.
- Yêu cầu người công nhân phải hiểu biết đến mức độ nào đó về máy móc thiết bị
và tính chất của vật liệu mà mình sử dụng, về quá trình công nghệ mình sẽ làm và
phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định.
- Mẫu công việc mà người công nhân ở trình độ đó phải hoàn thành.
Lưu ý:
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật phải được định kỳ xem xét lại, thay đổi bổ sung kịp
thời và hợp lý.
- Khi xét cấp bậc kỹ thuật chỉ dựa vào các nhân tố có tính kỹ thuật, không dựa vào
thái độ và điều kiện lao động (sẽ được tính đến khi quy định mức chênh lệch về tiền
lương giữa các ngành nghề có các điều kiện nặng nhọc khác nhau như trợ cấp độc
hại, trợ cấp ưu đãi...).
2. Hệ thống cấp bậc tiền lương
a) Bảng lương
Bảng lương do Nhà nước ban hành gồm:
- Bảng lương cho các khối cán bộ và công nhân ở khu vực Nhà nước (cơ quan Nhà
nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp) như: cán bộ dân cử, công chức và viên
chức, sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, chuyên gia cao cấp.
- Bảng lương cho các DNNN (Công ty Nhà nước: Tổng công ty nhà nước, Công ty
nhà nước độc lập; Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà
nước thành lập).
b) Ngạch lương
- Ngạch lương là 1 bộ phận của bảng lương vì mỗi bảng lương của 1 ngành nào đó
lại được chia thành các ngạch lương. Ví dụ như:
-66-
+ Với khối hành chính có các ngạch: Cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính,
chuyên viên cao cấp.
+ Với khối kỹ thuật có các ngạch: Kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao
cấp.
+ Với khối cán bộ kinh tế có các ngạch: Nhân viên chuyên môn, kinh tế viên, kinh
tế viên chính, kinh tế viên cao cấp.
c) Thang lương
- Thang lương là bảng so sánh việc trả công cho các loại lao động khác nhau theo
trình độ thành thạo của họ. Mỗi thang lương có 1 số bậc và hệ số cấp bậc tương ứng.
- Thang lương biểu diễn các mức lương khác nhau trong cùng 1 ngạch lương. Và
với mỗi ngạch lương sẽ có 1 thang lương tương ứng.
- Là biểu diễn so sánh quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các bậc.
- Vấn đề quan trọng trong thang lương là xác định số bậc lương trong 1 thang
lương và khoảng cách giữa các bậc. Nếu tính chất sản xuất phức tạp, yêu cầu kỹ
thuật cao, yêu cầu trình độ công nhân lành nghề thì số cấp bậc trong thang lương
càng nhiều và ngược lại.
- Việc xác định mức chênh lệch giữa các bậc phải dựa vào điều kiện quỹ lương của
Nhà nước và của DN, đồng thời phải tính đến nhân tố kích thích lao động. Cụ thể:
Nếu 1 thang lương có quá nhiều bậc thì việc xếp lương sẽ dễ dàng nhưng không kích
thích được người công nhân phấn đấu tăng lương. Ngược lại, nếu 1 thang lương có
quá ít bậc thì sẽ kích thích được người lao động cố gắng để tăng lương nhưng việc
xếp lương sẽ khó khăn và dễ gây ra hiện tượng tiêu cực.
- Trong XDCB hiện nay chúng ta đang áp dụng bảng lương A1.8 ban hành kèm
theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 4 tháng 12 năm 2004:

BẬC
NHÓM/HỆ SỐ
I II III IV V VI VII
Nhóm I
- Hệ số: 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20
Nhóm II
- Hệ số: 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40
Nhóm III
- Hệ số: 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,90

- Trong đó:
-67-
+ Nhóm I gồm: Mộc, nề, sắt; Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường; Sơn, vôi,
cắt kính; Bê tông; Duy tu, bảo dưỡng đường, sân bay; Sửa chữa cơ khí tại hiện
trường và các công việc thủ công khác.
+ Nhóm II gồm: Vận hành các loại máy xây dựng; Khảo sát, đo đạc xây dựng;
Lắp đặt máy mộc, thiết bị, đường ống; Bảo dưỡng máy thi công; Xây dựng đường
giao thông; Tuần đường, tuần cầu; Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa; Kéo phà, kéo cầu phao thủ công.
+ Nhóm III gồm: Xây lắp đường điện cao thế; Xây lắp cầu; Xây lắp công trình
thuỷ; Xây dựng đường sân bay; Xây dựng công trình ngầm; Xây dựng công trình
ngoài biển; Đại tu, làm mới đường sắt.
d) Mức lương
- Mức lương là số tuyệt đối về tiền lương trả cho người lao động trong 1 đơn vị
thời gian (giờ, ngày, tháng).
- Mức lương cùng bậc của các ngành sx khác nhau là khác nhau, nó thể hiện sự ưu
tiên của xã hội là khác nhau đối với tính cần thiết của ngành nghề, tính chất sản xuất
và điều kiện sinh hoạt làm việc…
- Mức lương bậc 1 (mức lương tối thiểu) của mỗi thang lương được quy định làm
căn cứ để trả lương cho các bậc tiếp theo:
Ln = Kn . L1
Trong đó:
L1, Ln: là mức lương của bậc 1 và bậc n.
Kn: hệ số cấp bậc lương (có sẵn của mỗi người).
Note: - Hiện nay theo Nghị định số 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu
chung để trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao
động bình thường được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 là 540 nghìn
đồng/tháng.
6.4.3 CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG
a) Hình thức tiền lương theo thời gian
- Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức mà tiền lương được trả trên cơ sở
thời gian lao động và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị thời gian.
Tiền lương ngày = Số giờ làm việc trong ngày x Đơn giá tiền lương giờ
Tiền lương tháng = Số ngày làm việc trong tháng x Đơn giá tiền lương ngày
- Có 2 loại lương thời gian:
+ Lương thời gian giản đơn: Tiền lương nhận được = Thời gian lao động x Đơn
giá tiền tính cho 1 đơn vị thời gian.
-68-
+ Lương thời gian có thưởng: Tiền lương nhận được = Tiền lương thời gian giản
đơn + Tiền thưởng.
- Ưu điểm của hình thức tiền lương theo thời gian là:
+ Tính toán đơn giản, dễ xác định.
+ Phản ánh 1 phần chất lượng lao động, điều kiện lao động và trình độ lao động
của người công nhân thông qua đơn giá tiền lương ứng với mỗi ngành nghề.
- Nhược điểm:
+ Vi phạm nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm.
+ Không đánh giá chính xác được kết quả làm việc của người lao động.
+ Không kích thích được sự sáng tạo, tự giác và tăng năng suất của người lao
động, có thể nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa.
- Phạm vi áp dụng:
+ Hình thức lương thời gian được áp dụng cho những trường hợp khi khối lượng
công việc không thể đo tính được rõ ràng và áp dụng cho tiền lương của cán bộ quản
lý, công chức, viên chức.
b) Hình thức tiền lương theo sản phẩm
- Theo hình thức này thì tiền lương của công nhân nhận được trong 1 thời gian nào
đó = Số sản phẩm do họ làm ra x Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm.
- Tiền lương theo sản phẩm được chia ra thành các loại:
+ Tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế = Số sản phẩm làm ra x Đơn giá
tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm.
+ Tiền lương sản phẩm gián tiếp: dùng để trả lương cho những công nhân phụ mà
năng suất của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của công nhân chính, nó được
xác định bằng tích giữa số sản phẩm lao động gián tiếp với đơn giá tiền lương cho 1
đơn vị sản phẩm gián tiếp.
+ Tiền lương sản phẩm có thưởng: được xác định bằng tiền lương sản phẩm trực
tiếp cộng với các khoản tiền thưởng.
+ Tiền lương sản phẩm luỹ tiến (luỹ kế): đối với số lượng sản phẩm nằm trong
định mức được trả theo đơn giá tiền lương cố định, còn số sản phẩm vượt định mức
được trả theo đơn giá tăng dần.
+ Lương khoán gọn: được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, đơn giá khoán
và thời gian hoàn thành công việc. Lương khoán gọn không phụ thuộc vào số lượng
lao động của đơn vị nhận khoán. Tiền lương của mỗi cá nhân trong tổ, đội nhận
khoán được phân phối theo số lượng, chất lượng và có xét đến tinh thần, thái độ (do
nội bộ đơn vị nhận khoán phân chia).
6.4.4 TIỀN THƯỞNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP
-69-
1. Tiền thưởng
Tiền thưởng của các thành viên trong DN được trích từ quỹ khen thưởng của DN.
Tuỳ thuộc vào cách phân loại mà tiền thưởng được chia ra thành các loại sau:
- Nếu xét theo thời gian ta có:
+ Tiền thưởng thường xuyên, thưởng định kỳ, thưởng đột xuất.
+ Thưởng cuối thời gian xd 1 công trình hay 1 hợp đồng xây dựng.
- Nếu xét theo chỉ tiêu xét thưởng:
+ Thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
+ Thưởng do hạ giá thành sản phẩm.
+ Thưởng do tăng NSLĐ.
+ Thưởng do rút ngắn thời gian xây dựng.
+ Thưởng do hoàn thành vượt mức kế hoạch.
+ Thưởng do tiết kiệm vật tư.
+ Thưởng do tìm kiếm được việc làm.
- Tóm lại, tất cả các cá nhân và tập thể mà qua hoạt động sản xuất kinh doanh đã
làm lợi cho DN đều được thưởng.
2. Phụ cấp
- Bên cạnh tiền lương, các DN còn áp dụng các khoản phụ cấp cho người lao động
được xác định theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ, bao gồm:
+ Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với những người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo
lánh, khí hậu xấu bao gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương
tối thiểu chung.
+ Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách
Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể trưởng Ban kiểm soát) và 1
số người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công
tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5
so với mức lương tối thiểu chung.
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có
điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so
với mức lương tối thiểu chung.
+ Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường
xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm có 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so
với mức lương tối thiểu chung.
+ Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người mới đến làm việc ở những vùng kinh tế
mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ
-70-
cấp gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương
chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.

CHƯƠNG VII: TÀI SẢN VÀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH


TRONG XÂY DỰNG
7.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DNXDGT
7.1.1 KHÁI NIỆM
- Tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm toàn bộ các tư liệu lao động mà con người dùng
nó để tác động và làm thay đổi đối tượng lao động.
+ Tư liệu lao động (TLLĐ) là 1 vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền
dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao
động theo mục đích của mình, ví dụ như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
Theo nghĩa rộng hơn thì TLLĐ còn bao gồm cả những điều kiện vật chất không trực
tiếp tham gia vào quá trình sx, nhưng không thể thiếu được hay nếu thiếu thì quá
trình sx sẽ bị hạn chế, ví dụ như: đường sá, cầu cống, đất đai...
- Tài sản lưu động (TSLĐ) là toàn bộ các đối tượng lao động mà trong quá trình
sxkd con người sử dụng công cụ lao động tác động vào để sản xuất sản phẩm.
+ Đối tượng lao động (ĐTLĐ) là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con
người, ví dụ như: đất, cát, đá, sỏi...
- Vốn cố định là 1 bộ phận của vốn sxkd, nó biểu hiện TSCĐ dưới hình thức tiền
tệ.
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Vốn lưu động của DN bao gồm
toàn bộ giá trị của các đối tượng lao động như nguyên nhiên liệu, chi tiết, phụ tùng
thay thế...nằm trong khâu dự trữ sx và các sản phẩm dở dang, cũng như nằm ở các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho.
7.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TSCĐ, TSLĐ
1. Đặc điểm của TSCĐ
- Có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài.
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng hình thái vật chất của nó
vẫn giữ nguyên.
-71-
- Giá trị của tài sản được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình
thức khấu hao tài sản và nó chỉ thực hiện luân chuyển dưới hình thức giá trị.
2. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.
- Nguyên giá tài sản (giá trị ban đầu của tài sản) phải được xác định 1 cách đáng tin
cậy.
- Có giá trị lớn (≥ 10 triệu).
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
3. Đặc điểm của TSLĐ
- Chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sxkd và trong quá trình sxkd hình thái vật chất của nó
bị biến đổi hoặc mất đi tạo thành sản phẩm.
- Giá trị của tài sản được chuyển hoàn toàn 1 lần vào giá trị sản phẩm, nó thực hiện
luân chuyển bằng 2 hình thức hiện vật và giá trị.
Chú ý:
- Đối với những tài sản không đủ tiêu chuẩn làm TSCĐ do giá trị nhỏ, để tiện cho
việc quản lý người ta xếp chúng vào nhóm công cụ, dụng cụ và được quản lý như
TSLĐ. Ví dụ như: Các lán trại tạm thời, đà giáo, ván khuôn, CCDC gá lắp chuyên
dùng cho sản xuất...
7.1.3 PHÂN LOẠI
1. Phân loại TSCĐ - VCĐ
a) Phân theo tình hình sử dụng (4 loại)
- TSCĐ dùng trong sxkd cơ bản: là những TSCĐ được sử dụng trực tiếp cho hoạt
động sx xây lắp của DN, ví dụ như: máy móc thiết bị, nhà xưởng, các phương tiện
vận tải, nhà cửa dùng cho bộ máy quản lý...
- TSCĐ dùng ngoài sxkd cơ bản: là những TSCĐ dùng cho những hoạt động sxkd
phụ, phụ trợ và các TSCĐ không có tính chất sx kể cả TSCĐ cho thuê, ví dụ như:
nhà cửa dùng để tiếp khách, nhà ăn, y tế, các TSCĐ dùng cho sinh hoạt, thể thao...
- TSCĐ chưa dùng hoặc không cần dùng: là những TSCĐ dùng để dự trữ hoặc
không phù hợp với cơ cấu sxkd của DN.
- TSCĐ chờ thanh lý: là những TSCĐ đã hư hỏng hoặc quá lạc hậu đang chờ quyết
định thanh lý.
b) Phân theo tính chất sở hữu (2 loại)
- TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN: là những TSCĐ do DN tự đầu tư mua sắm
bằng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn huy động được. Đối với loại tài sản này
DN vừa có quyền sử dụng vừa có quyền sở hữu.
-72-
- TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của các đơn vị hoặc cá
nhân khác ngoài DN mà qua quan hệ thuê mượn DN có quyền sử dụng. TSCĐ thuê
ngoài bao gồm: TSCĐ thuê tài chính (hay còn gọi là thuê dài hạn) và TSCĐ thuê
hoạt động (hay còn gọi là thuê ngắn hạn).
c) Phân theo hình thái vật chất
- TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, nó bao gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc.
+ Máy móc thiết bị.
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý.
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
+ Các TSCĐ hữu hình khác như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...
- TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất thể hiện 1 lượng giá
trị đã được đầu tư, nó bao gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Nhãn hiệu hàng hoá.
+ Quyền phát hành.
+ Phần mềm máy vi tính.
+ Giấy phép, bản quyền, bằng sáng chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu.
d) Phân theo tính chất của TSCĐ trong DN (3loại)
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh.
- TSCĐ dùng cho mục đích văn hoá, phúc lợi, ANQP.
- TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
Chú ý:
- Khi phân loại TSCĐ cần quan tâm tới các công trình tạm thời. Đối với những
công trình tạm thời loại nhỏ như lều lán che mưa, kho tạm ở các tổ đội sản
xuất...không được tính trong khoản mục chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm,
chi phí cho loại công trình tạm này thuộc chi phí phân bổ và được trang trải bằng
vốn lưu động. Còn đối với những công trình tạm thời loại lớn (công trình có hạng
mục), việc xd các công trình được ghi trong các dự toán đi kèm với dự toán công
trình chính. Những chi phí của nó được chuyển vào giá trị xây dựng công trình.
2. Phân loại TSLĐ - VLĐ
a) Theo công dụng kinh tế (3 loại)
- VLĐ trong khâu dự trữ: là biểu hiện bằng tiền của các ĐTLĐ như nguyên nhiên
vật liệu, cấu kiện, chi tiết, phụ tùng thay thế, các công cụ lao động nhỏ.
-73-
- VLĐ trong sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của các sản phẩm dở dang, chi phí
phân bổ.
- VLĐ trong thanh toán: là biểu hiện bằng tiền của các công trình đã hoàn thành
bàn giao nhưng chưa thu được tiền, kể cả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các
khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu.
- Sự vận động của 3 loại VLĐ trên tạo thành 3 giai đoạn của quá trình sản xuất
kinh doanh của DNXD. VLĐ vận động từ giai đoạn dự trữ sx đến giai đoạn lưu
thông tạo nên 1 vòng quay của vốn.
b) Căn cứ theo hình thức quản lý (2 loại)
- VLĐ trong kế hoạch (VLĐ định mức): là VLĐ được tính toán cụ thể cho từng
công trình trong từng thời kỳ nhất định, theo tiến độ thi công, nhằm đảm bảo nhu cầu
hoạt động sx tối thiểu, thường xuyên của DN, nó bao gồm: giá trị các nguyên nhiên
vật liệu, chi tiết, kết cấu đúc sẵn, sản phẩm dở dang, các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn, các khoản phải thu và tiền gửi ngân hàng...
- VLĐ ngoài kế hoạch (VLĐ không định mức): là khoản VLĐ phát sinh trong quá
trình sxkd của DN mà không có căn cứ để đưa vào kế hoạch, nó bao gồm các khoản
như: nợ khó đòi, nợ quá hạn, các khoản tiền phạt, tiền bồi thường, lãi vay quá
hạn....chưa thu được.
c) Căn cứ theo nguồn hình thành (3 loại)
- Nguồn VLĐ pháp định là nguồn vốn lưu động do ngân sách hoặc cấp trên cấp
(đối với DN Nhà nước) hoặc do các cổ đông đóng góp (đối với công ty cổ phần).
- Nguồn VLĐ tự bổ sung: là nguồn vốn được hình thành từ kết quả sxkd thông qua
việc trích lợi nhuận vào quỹ đầu tư phát triển.
- Nguồn VLĐ liên doanh, liên kết: là các khoản đóng góp của các bên liên doanh,
liên kết bằng tiền, hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu...
- Nguồn vốn vay: là số tiền vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để DN mở
rộng sản xuất.
Note:
+ Trong quá trình sxkd, các DN có quyền tự chủ trong việc sử dụng các loại vốn.
Trong 1 chừng mực nhất định Nhà nước hoặc cấp trên có thể cấp bổ sung VLĐ cho
DN nếu thiếu, phần còn lại DN phải tự trang trải.
7.2 HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ
7.2.1 ĐÁNH GIÁ TSCĐ
- Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. Hiện nay trong các DN
XDGT thường đánh giá TSCĐ theo các loại giá sau:
a) Nguyên giá (giá trị ban đầu) – NG
-74-
- Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được TSCĐ
tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ
phải được xác định cụ thể cho từng trường hợp (mua sắm, biếu tặng, XDCB hoàn
thành bàn giao...).
Ví dụ:
+ Nguyên giá TSCĐ do mua sắm theo phương thức thông thường bao gồm: Giá
mua (trừ các khoản triết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao
gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản đó vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng (như chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...).
+ Nguyên giá TSCĐ do DN tự XD hoặc tự sản xuất bao gồm: chi phí vật liệu, tiền
lương và các chi phí cần thiết khác để chế tạo, lắp đặt và chạy thử trước khi sử dụng.
b) Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ (  KH )
- Giá trị hao mòn luỹ kế là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm
báo cáo.
c) Giá trị còn lại của TSCĐ (Gcl)
- Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn luỹ
kế của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo:
Gcl = NG -  KH
7.2.2 HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Khái niệm
- Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia
vào hoạt động sxkd, do tiến bộ kỹ thuật, do điều kiện khí hậu thời tiết...
2. Phân loại
Người ta phân biệt 2 hình thức hao mòn của TSCĐ đó là hao mòn hữu hình và hao
mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất của TSCĐ do ma sát, nhiệt độ gây nên
trong quá trình sử dụng. Hao mòn hữu hình làm giảm giá trị đồng thời giảm giá trị sử
dụng của TSCĐ.
- Hao mòn vô hình là hiện tượng TSCĐ bị giảm giá do lỗi thời về mặt kinh tế hoặc
do tiến bộ về khoa học kỹ thuật mà người ta chế tạo đựơc các máy móc thiết bị mới
hoàn chỉnh hơn, công suất lớn hơn so với loại cũ. Hao mòn vô hình không làm giảm
giá trị nhưng làm giảm giá trị sử dụng của TSCĐ.
Chú ý: Đối với TSCĐ hữu hình thì chịu tác động của cả 2 loại hao mòn trên, còn
đối với TSCĐ vô hình thì chỉ chịu tác động của hao mòn vô hình.
3. Khấu hao TSCĐ
-75-
a) Khái niệm
- Khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn
của TSCĐ.Nó là việc tính toán và phân bổ 1 cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ
vào chi phí sxkd trong thời gian sử dụng TSCĐ.
- Việc trích khấu hao TSCĐ sẽ hình thành nên 1 loại quỹ trong DN đó là quỹ khấu
hao. Quỹ này được chia làm 2 phần: 1 phần dùng để khôi phục hoàn toàn (mua mới)
TSCĐ gọi là khấu hao cơ bản; phần còn lại được dùng để khôi phục bộ phận TSCĐ
cũng như hiện đại hoá TSCĐ gọi là khấu hao sửa chữa lớn.
b) Một số quy định về trích khấu hao
- Tất cả các TSCĐ có liên quan đến hoạt động sxkd của DN đều phải trích khấu
hao.
- Những TSCĐ đã trích khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được thì không phải
trích khấu hao.
- Những TSCĐ chưa trích hết khấu hao nhưng đã bị hư hỏng không còn sử dụng
được thì thôi không trích khấu hao.
- Những tài sản chưa cần dùng hoặc không cần dùng thì không phải trích khấu hao.
- Những tài sản dùng cho hoạt động văn hoá, văn nghệ, phúc lợi (như các câu lạc
bộ, nhà truyền thống...) thì không phải trích khấu hao.
c) Các phương pháp khấu hao TSCĐ
c1) Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (khấu hao đều)
- Theo phương pháp này mức trích khấu hao ở 1 năm là:

NG
Mk 
N
Trong đó:
Mk: mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ.
NG: nguyên giá của TSCĐ.
N: thời gian sử dụng của TSCĐ.
+ Về mặt lý thuyết: N do DN tự xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ
kinh tế của TSCĐ.
+ Theo quy định trong chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (QĐ số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính) thì:

Giá trị hơp lý của TSCĐ


N= x Thời gian sử dụng của TSCĐ
Giá bán của TSCĐ mới cùng loại mới cùng loại theo quy định
(hoặc giá thị trường tương đương) của QĐ số 206
-76-
Ví dụ: 1 TSCĐ nguyên giá 100 triệu, thời gian sử dụng 5 năm thì mức trích khấu hao
hàng năm tính theo phương pháp đường thẳng sẽ là:
Mk = 100/5 = 20 triệu
c2) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
- Để áp dụng phương pháp này, trước hết DN căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật
của TSCĐ để xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm theo công suất thiết kế
của TSCĐ (gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế). Sau đó, căn cứ vào tình hình
sx thực tế DN xác định số lượng, khối lượng sản phẩm sx thực tế hàng tháng, hàng
năm của TSCĐ. Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ được xác định theo công
thức sau:
Mktháng = Stháng x Msp
Trong đó:
Mktháng: mức trích khấu hao tháng của TSCĐ.
Stháng: số lượng sản phẩm do TSCĐ sản xuất trong tháng.
Msp: mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm.
Msp = NG/S (S là sản lượng theo công suất thiết kế)
- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ được xác định theo công thức:
Mknăm = M thang
k của 12 tháng trong năm
Hoặc: Mknăm = Snăm x Msp
Trong đó: Snăm là số lượng sản phẩm do TSCĐ sản xuất trong năm.
c3) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Theo phương pháp này, mức trích khấu hao TSCĐ được xác định theo công thức:
Mki = Gcli x tn
Trong đó:
Mki: mức trích khấu hao của TSCĐ ở năm thứ i.
Gicl: giá trị còn lại của TSCĐ ở năm thứ i.
tn: tỷ lệ khấu hao nhanh (%).
tn được xác định theo công thức:
tn = t x k
Với:
t: tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng:
t = 1/N x 100 (%)
k là hệ số điều chỉnh:
k = 1,5 nếu N ≤ 4 năm.
k = 2 nếu 4 < N ≤ 6 năm.
-77-
k = 2,5 nếu N > 6 năm.
Chú ý:
- Vào những năm cuối, khi mức trích khấu hao tính theo công thức trên ≤ giá trị
còn lại/thời gian sử dụng còn lại, thì kể từ năm đó mức trích khấu hao được tính =
giá trị còn lại/thời gian sử dụng còn lại.
Ví dụ: 1 TSCĐ có nguyên giá 100 triệu, thời gian sử dụng 5 năm. Hãy xác định số
khấu hao cần trích hàng năm theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Ta có: N = 5 nên k = 2
- Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng:
t = 1/5 x 100 = 20 (%)
- Tỷ lệ khấu hao nhanh:
tn = t x k = 2 x 20 (%) = 40 (%)
- Ta có bảng tính khấu hao hàng năm như sau:
Giá trị còn lại của TSCĐ Mức trích khấu hao
TT
(Gcli) (Mik)
1 100 100 x 40% = 40
2 100 – 40 = 60 60 x 40% = 24
3 60 – 24 = 36 36 x 40% = 14,4
4 36 – 14,4 = 21,6 21,6/2 = 10,8
5 21,6 – 10,8 = 10,8 10,8/1 = 10,8

7.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG TSCĐ - VCĐ
7.3.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG TSCĐ
1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
G (đ/đ)
H STSCD 
NG
Trong đó:
HSTSCĐ: là hiệu suất sử dụng TSCĐ.
G: doanh thu (giá trị) khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao trong
kỳ (năm, quý), đơn vị là đồng.
NG : nguyên giá bình quân của TSCĐ trong kỳ.
NG  NG DK  NG tan g  NG giam
NG tan g .t tan g NG giam .t giam
 NG DK   
360 360
Với:
-78-
NGĐK: giá trị của TSCĐ đầu kỳ (có thể phản ánh theo nguyên giá hoặc giá
trị còn lại).
NGtăng: nguyên giá của TSCĐ tăng lên trong kỳ (do đầu tư, mua sắm trang
bị, biếu tặng...).
NGgiảm: nguyên giá của TSCĐ giảm trong kỳ (do điều chuyển, thanh lý,
nhượng bán...).
ttăng: thời gian sử dụng TSCĐ tăng trong kỳ (tính từ ngày tăng tài sản đến
hết ngày 31/12).
tgiảm: thời gian không sử dụng TSCĐ giảm.
Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ làm ra được bao nhiêu
đồng doanh thu, hệ số này càng lớn càng tốt.
2. Suất hao phí TSCĐ
NG
FTSCD  (đ/đ)
G
1
hay: FTSCD  TSCD
H S

Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu này cho ta biết để làm ra 1 đồng doanh thu cần phải có bao nhiêu đồng
nguyên giá TSCĐ.
3. Hiệu quả sử dụng TSCĐ
L
H qTSCD  (đ/đ)
NG
Trong đó:
L: lợi nhuận thực hiện trong kỳ.
Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
4. Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ
NG  KH
H csd 
NG
Trong đó:
KH: tổng số khấu hao đã trích của TSCĐ.
5. Hệ số hao mòn của TSCĐ
KH
H hm   1  H csd
NG
-79-
6. Hệ số kết cấu kỹ thuật của TSCĐ
NGi
H KT 
 NG
Trong đó:
NGi: nguyên giá của TSCĐ loại i.
 NG : tổng số nguyên giá TSCĐ của DN.
7. Hệ số đổi mới TSCĐ
NG dm
H dm 
NGck

Trong đó:
NGđm: nguyên giá của TSCĐ đổi mới trong kỳ.
NGck: tổng nguyên giá của TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ.
8. Hệ số thải loại TSCĐ
NGTL
H TL 
NG DK
Trong đó:
NGTL: nguyên giá của TSCĐ thải loại trong kỳ.
NGĐK: nguyên giá TSCĐ của DN ở đầu kỳ.
9. Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động
NG
K tbld  (đ/người)
T
Trong đó:
 T : tổng số công nhân xây lắp của DN trong kỳ.
Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu này cho ta biết 1 người công nhân xây lắp trong kỳ được trang bị bao
nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
7.3.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ
1. Hiệu suất sử dụng VCĐ
G
H sVCD  (đ/đ)
VCD
Trong đó:
VCD : VCĐ bình quân trong kỳ.
+ Đối với TSCĐ còn mới thì VCĐ = nguyên giá TSCĐ.
+ Đối với TSCĐ cũ thì VCĐ = giá trị còn lại của TSCĐ = NG – KH
-80-
VCDDK  VCDCK
VCD  VCDDK  VCD tan g  VCD giam 
2
Ý nghĩa:
- Xem 1 đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
2. Hiệu quả sử dụng VCĐ
L
H qVCD  (đ/đ)
VCD
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
3. Suất hao phí VCĐ
VCD 1
FVCD   VCD (đ/đ)
G Hq

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho ta biết để làm ra 1 đồng doanh thu thì cần phải có bao
nhiêu đồng VCĐ.
7.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ VÀ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ
7.4.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ
1. Hệ số chu chuyển của VLĐ
DTT
K cc  (vòng, lần, lượt/năm)
VLD
Trong đó:
DTT: doanh thu thuần của khối lượng công tác hoàn thành bàn giao thanh
toán (Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu).
VLD : số dư bình quân VLĐ trong kỳ.
1 1
V1  V2  V3  ...  Vn  1  Vn
VLD  2 2
n  1
Với:
V1, V2....Vn: Số VLĐ ở các thời điểm 1,2....n.
2. Thời gian 1 vòng quay của VLĐ
N
t
K cc
Trong đó: N là số ngày trong kỳ tính toán (ngày).
- Thời gian 1 vòng quay của VLĐ càng ngắn thì số lần luân chuyển càng lớn và
ngược lại.
-81-
- Ngoài 2 chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta còn có thể sử dụng
các chỉ tiêu như đối với VCĐ như: hiệu suất sử dụng VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ,
suất hao phí VLĐ. Đồng thời có thể tính mức tiết kiệm hay lãng phí tương đối VLĐ
theo công thức sau:
DT1
V  (t1  t 0 )
N
Trong đó:
DT1: doanh thu (giá trị) khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao
năm nay.
t1, t0: thời gian của 1 vòng quay VLĐ năm nay và năm trước.
+ Nếu V > 0 thì lãng phí VLĐ.
+ Nếu V < 0 thì tiết kiệm VLĐ.
7.4.2 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ
- Đẩy nhanh vòng quay VLĐ trong khâu dự trữ bằng cách: dự trữ đúng mức vật
liệu; hoàn chỉnh các hình thức cung cấp vật liệu: kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, đúng chất
lượng; tổ chức vận chuyển đến chân công trình, giảm lưu trữ ở các kho trung gian...
- Đẩy nhanh tốc độ xây dựng bằng cách: không ngừng cải tiến và áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật vào xây dựng; sử dụng các loại vật liệu lắp ghép, vật liệu tại chỗ, vật liệu
có chất lượng cao; cơ giới hoá, cải tiến phương pháp sản xuất...
- Đẩy nhanh tốc độ thanh toán: trước hết DN cần phải tập trung thi công dứt điểm
từng hạng mục công tác, HMCT cũng như công trình để giảm bớt khối lượng thi
công dở dang trong từng thời kỳ. Trước khi bàn giao DN phải làm đầy đủ các thủ tục
như: biên bản bàn giao, khối lượng phát sinh, các phiếu giá thanh toán khối
lượng...đồng thời phải chủ động mời các bên hữu quan tiến hành nghiệm thu và hoàn
chỉnh các biên bản quyết toán.
-82-

CHƯƠNG VIII: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ LỢI NHUẬN CỦA


DNXD

8.1 KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH


8.1.1 KHÁI NIỆM
- Chi phí sản xuất của DN ở 1 thời kỳ nào đó là toàn bộ hao phí về vật chất và sức
lao động phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm của DN, bao gồm chi phí sx
xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp. Các chi phí sản xuất được tập hợp theo
thời gian và theo yếu tố chi phí.
- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của của hao phí vật chất, tiền công mà
DN đã bỏ ra để sx và tiêu thụ 1 sản phẩm.
8.1.2 PHÂN BIỆT GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
- Giữa chi phí sx và giá thành sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá
trình sx tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt
kết quả của quá trình sx. Đây là 2 mặt thống nhất của cùng 1 quá trình, vì vậy chúng
giống nhau về chất. Giá thành và chi phí sx đều bao gồm các hao phí về lao động
sống và tiền công mà DN đã bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên do bộ
phận chi phí sx giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sx lại khác nhau
về lượng:
+ Chi phí sx là biểu hiện bằng tiền tổng hợp những hao phí về lao động và tiền
công trong 1 kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm lại là tổng hợp các hao phí đó
gắn liền với 1 khối lượng sản phẩm, khối lượng dịch vụ được hoàn thành bàn giao.
+ Chi phí sx không những liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà
còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng.
+ Chỉ tính vào giá thành sản phẩm những chi phí trực tiếp, gián tiếp gắn liền với
việc sx, chế tạo và tiêu thụ sản phẩm. Còn những chi phí không liên quan đến việc sx
và tiêu thụ sản phẩm thì không tính vào giá thành sản phẩm (ví dụ như: chi phí phục
vụ cá nhân, gia đình, chi chí thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức...).
+ Chi phí sx bao gồm toàn bộ các khoản chi phí đã thực sự phát sinh, còn giá
thành sản phẩm có thể bao gồm cả các khoản chưa thực sự phát sinh hoặc đã phát
sinh rồi nhưng lại chưa được tính trong giá thành sản phẩm của kỳ này.
- Mối quan hệ giữa chi phí sx và giá thành sản phẩm có thể phản ánh qua sơ đồ
sau:

Chi phí sx phát sinh trong kỳ


Chi phí sx dở dang đầu kỳ (A)
(B)
Chi phí sx dở dang cuối kỳ
Zspxl
(C)
Zspxl = A + B - C

8.1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁ THÀNH SẢN PHẨM


-83-
- Giá thành sản phẩm xây lắp thường được xác định cho công trình, HMCT có quy
mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sx dài...vì vậy việc quản lý giá thành thông qua
các yếu tố chi phí trong giá thành kế hoạch hoặc giá thành dự toán.
- Do sản phẩm xây lắp có tính chất đơn chiếc nên giá thành của chúng hoàn toàn
khác nhau. Giá của mỗi sản phẩm xây lắp được xác định riêng theo 1 trình tự nhất
định, giá dự toán (khi chỉ định thầu) hoặc giá trúng thầu (khi đấu thầu) được coi là
giá cả của sản phẩm.
- Do khối lượng công tác lớn, sản phẩm tồn tại lâu dài, yêu cầu về độ bền vững cao
nên giá thành sản phẩm xây lắp có giá trị lớn.
- Do thời gian thi công kéo dài nên việc quản lý giá thành tiến hành theo thời gian,
thời kỳ và với giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Do sản phẩm cố định, gắn chặt với đất đai nơi tiêu thụ nên chi phí sx và giá thành
sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế xã hội.
- Do tính chất đơn chiếc, cố định tại nơi sx nên việc tổ chức sx, quản lý sử dụng tài
sản, vật tư, lao động rất phức tạp. Việc tập hợp chi phí sx và tính giá thành sản phẩm
để so sánh với giá thành dự toán gặp nhiều khó khăn.
8.2 CÁC CHỈ TIÊU GIÁ SẢN PHẨM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG
8.2.1 CÁC CHỈ TIÊU GIÁ SẢN PHẨM
- Trong XDCB giá của sản phẩm có thể được phân ra như sau:
+ Tổng mức đầu tư dự án XDCT.
+ Dự toán xây dựng công trình.
+ Dự toán chi phí xây dựng.
+ Giá thành dự toán chi phí xây dựng.
+ Giá thành kế hoạch chi phí xây dựng.
+ Giá thành thực tế chi phí xây dựng.
- Các chỉ tiêu trên đã được đề cập ở chương 5.
8.2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU GIÁ SẢN PHẨM
- Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu giá sản phẩm được biểu hiện qua sơ đồ sau:
-84-

Vốn đầu tư
- Chi phí xây dựng của dự án.
- Chi phí thiết bị thiết bị của dự án.
Tổng - Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư.
mức đầu - Chi phí quản lý dự án.
tư - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Chi phí khác của dự án.
- Chi phí dự phòng.
Giá trị

- Chi phí xây dựng. a


- Chi phí thiết bị.
Dự toán - Chi phí QLDA.
XDCT - Chi phí tư vấn.
- Chi phí khác được tính trong dự toán XDCT.
- Chi phí dự phòng.
- Chi phí trực tiếp. b
Dự toán - Chi phí chung.
chi phí - Thu nhập chịu thuế tính trước.
xây - Thuế giá trị gia tăng.
dựng - Chi phí xd nhà tạm tại hiện trường để ở
và điều hành thi công.
Giá thành

- Giá thành dự toán chi phí xây dựng c


- Giá thành kế hoạch chi phí xd d
- Giá thành thực tế chi phí xd e

Trong đó:
- Đại lượng a gồm các khoản chi khác không làm tăng giá trị công trình như:
+ Đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư kể cả chi phí thuê đất trong thời gian
xây dựng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có).
+ Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sxkd).
- Đại lượng b gồm:
+ Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị theo thiết kế.
+ Chi phí tư vấn.
+ Chi phí khác tính trong dự toán xây dựng công trình.
+ Chi phí QLDA.
+ Chi phí dự phòng.
- Đại lượng c là thuế và lãi do Nhà nước quy định.
- Đại lượng d là mức hạ giá thành kế hoạch.
-85-
- Đại lượng e là mức hạ giá thành vượt kế hoạch.
8.3 CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG GIÁ THÀNH
8.3.1 CHI PHÍ TRỰC TIẾP
- Khái niệm: Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc
thực hiện quá trình thi công. Loại chi phí này phụ thuộc vào tính chất và khối lượng
của công tác xây lắp và được tính trực tiếp vào giá của công trình.
- Chi phí trực tiếp bao gồm:
+ Chi phí vật liệu.
+ Chi phí nhân công.
+ Chi phí máy thi công.
+ Trực tiếp phí khác.
1. Chi phí vật liệu
- Chi phí vật liệu bao gồm giá trị vật liệu chính; vật liệu phụ; cấu kiện; các vật liệu
sử dụng luân chuyển như đà giáo, ván khuôn và bán thành phẩm được sử dụng để
cấu tạo ra kết cấu của công trình hoặc trực tiếp phục vụ việc hình thành kết cấu công
trình.
Chi phí vật liệu = Khối lượng từng loại vật liệu sử dụng vào công trình x Đơn giá
từng loại vật liệu.
+ Khối lượng vật liệu: Căn cứ vào định mức tiêu hao và khối lượng công tác.
+ Đơn giá vật liệu bao gồm: giá gốc (giá mua) + chi phí lưu thông (chi phí vận
chuyển; bảo quản; hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản; các chi phí kê chèn
néo buộc...) chi phí tại hiện trường.
2. Chi phí nhân công
- Chi phí nhân công là các khoản chi về tiền lương cấp bậc và tất cả các khoản
lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...), phụ cấp lương (phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn
định sx, phụ cấp khu vực, thu hút, độc hại, thâm niên, trách nhiệm...) và 1 số chi phí
có thể khoán trực tiếp cho người công nhân tham gia trực tiếp vào công tác xây lắp,
kể cả công tác vận chuyển trong khu vực xây dựng (vận chuyển máy móc, vật liệu,
đóng, đặt rỡ đà giáo, ván khuôn...). Chi phí nhân công không bao gồm:
+ Tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công (Tính vào chi phí
sử dụng máy).
+ Tiền lương của công nhân sx phụ (Tính vào giá thành sản phẩm phụ).
+ Tiền lương công nhân vận chuyển ngoài phạm vi công trường, nhân viên thu
mua, bảo quản, xếp dỡ vật liệu.
3. Chi phí sử dụng máy thi công
-86-
- Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng
động cơ điện, động cơ điêzen, hơi nước trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp bao
gồm: chi phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu, động lực,
tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên
và chi phí khác của máy.
4. Trực tiếp phí khác
- Trực tiếp phí khác bao gồm các khoản chi phí về vận chuyển vật liệu ngoài cự ly
quy định, chi phí về điện nước dùng cho thi công, chi phí chuẩn bị, thu dọn mặt bằng
công trình (như chuẩn bị mặt bằng, sửa soạn sân bãi để vật liệu, đào hố tôi vôi, dọn
dẹp chỗ để thi công, thu dọn, làm sạch công trình sau khi hoàn thành...), chi phí bơm
nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công
trường và trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người
lao động và môi trường xung quanh. Trực tiếp phí khác được tính bằng tỷ lệ phần
trăm (1,5%) trên tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công.
8.3.2 CHI PHÍ CHUNG
- Chi phí chung là các chi phí không liên quan trực với quá trình thi công công
trình nhưng cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy
quản lý và chỉ đạo sx xây dựng công trình. Chi phí chung bao gồm: Chi phí quản lý
hành chính; Chi phí phục vụ công nhân; Chi phí phục vụ thi công và chi phí chung
khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp tuỳ thuộc vào
công trình.
11.4 LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
8.4.1 KHÁI NIỆM
- Lợi nhuận là phần giá trị do các doanh nghiệp sáng tạo ra cho mình và cho xã
hội, nó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
- Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ chủ yếu để tái sản xuất mở rộng, là điều
kiện vật chất để cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho người lao động.
8.4.2 NGUỒN HÌNH THÀNH LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG
1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh
bán sản phẩm trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm đã bán và thuế giá trị gia tăng.
2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
-87-
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
của các hoạt động tài chính, bao gồm: hoạt động cho thuê tài sản; mua bán trái phiếu,
chứng khoán, ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay
thuộc các nguồn vốn và quỹ; lãi cổ phần và lãi cho vay góp vốn liên doanh; hoàn
nhập số dư khoản dự phòng giảm giá và đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn...
3. Lợi nhuận từ hoạt động khác (hoạt động bất thường)
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là khoản thu nhập của các hoạt động không
thường xuyên xảy ra như: các khoản nợ không xác định được chủ nợ; các khoản nợ
khó đòi đã được duyệt bỏ; chênh lệch khi thanh lý, nhượng bán tài sản; các khoản
vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát các vật tư cùng loại; các khoản
lợi nhuận các năm trước phát hiện ở năm nay; các khoản tiền phạt, tiền bồi thường
thu được...
8.4.3 PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
1. Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (25% thu nhập
chịu thuế) được phân phối như sau:
- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).
- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước
thuế.
- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì
không trích nữa.
- Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy
định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập.
- Số còn lại sau khi lập các quỹ theo quy định trên được phân phối theo tỷ lệ giữa
vốn Nhà nước đầu tư tại công ty và vốn do công ty tự huy động.
+ Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu,
tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự
chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các
khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi
suất.
2. Phần lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước đầu tư tại công ty được dùng để tái
đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty Nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ
sung vốn Nhà nước tại công ty Nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động
về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác (Quỹ này do Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập).
3. Phần lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau:
-88-
- Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty.
- Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích 1 năm
không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu
đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận
thực hiện trước thuế trên vốn Nhà nước tại công ty phải lớn hơn hoặc bằng tỷ suất lợi
nhuận kế hoạch.
- Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty.
Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty (đối với công ty
không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành
Công đoàn công ty.
4. Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ đầu tư phát triển và
quỹ khen thưởng Ban quản lý điều hành công ty trên cơ sở đề nghị của Hội đồng
quản trị (đối với công ty có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc (đối với công ty
không có Hội quản trị).
- Đối với những công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích
tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số lợi
nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư
phát triển của công ty.
- Đối với công ty đầu tư thành lập mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu phân
phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi không đạt 2 tháng lương
thực tế thì công ty được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo đủ 2 tháng
lương cho 2 quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích quỹ đầu tư phát triển
trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó.
- Đối với công ty nhà nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt
hàng hoặc giao kế hoạch khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ
khen thưởng và phúc lợi theo mức 2 tháng lương thì thực hiện như sau:
+ Trường hợp lãi ít công ty được giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần lợi
nhuận được chia theo vốn nhà nước để cho đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này. Nừu
giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ trên thì sẽ được
Nhà nước trợ cấp cho đủ.
+ Trường hợp không có lãi thì Nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập 2 quỹ khen
thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương.
* Mục đích sử dụng các quỹ:
a) Quỹ dự phòng tài chính
-89-
- Quỹ dự phòng tài chính được dùng để: bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản,
công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh; bù đắp khoản lỗ của
công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu.
b) Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ đầu tư phát triển được dùng để:
+ Đầu tư mở rộng và phát triển sxkd.
+ Đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
+ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân viên trong DN.
+ Bổ sung vốn điều lệ cho công ty.
+ Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định hiện hành.
+ Trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển của tổng công ty (nếu là thành
viên của tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị tổng công ty quyết định hàng
năm và được sử dụng cho các mục tiêu quy định trong quy chế tài chính của tổng
công ty.
c) Quỹ khen thưởng
- Quỹ khen thưởng được dùng để:
+ Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích
công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong công ty nhà nước.
+ Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong công ty nhà nước.
+ Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài công ty nhà nước có đóng góp nhiều
cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của công ty.
Mức thưởng do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định, riêng khoản khen
thưởng đầu tiên cần phải có ý kiến của Công đoàn công ty trước khi quyết định.
d) Quỹ phúc lợi
- Quỹ phúc lợi được dùng để:
+ Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty.
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty,
phúc lợi xã hội.
+ Góp 1 phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành
hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
+ Ngoài ra có thể sử dụng 1 phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho
những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, có hoàn cảnh khó
khăn hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
-90-
Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với công ty
không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn
công ty.
e) Quỹ thưởng Ban điều hành công ty
- Quỹ thưởng Ban điều hành công ty được sử dụng để thưởng cho Hội đồng quản
trị, Ban giám đốc công ty. Mức thưởng do đại diện chủ sở hữu quyết định gắn liền
với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội
đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty (đối với công ty không có Hội đồng quản trị).
8.5 CHỈ TIÊU DOANH LỢI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO DOANH
LỢI TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
8.5.1 CHỈ TIÊU DOANH LỢI
- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả sxkd của DN, phản
ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố trong quá trình sxkd để đạt được kết quả cao
nhất với tổng chi phí thấp nhất.
- Để đánh giá hiệu quả sxkd của DN ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ
thuộc đó là người quản lý DN hay nhà đầu tư hay người cho vay vốn. Nhưng trên
góc độ của nhà quản lý thì người ta thường dùng 2 chỉ tiêu sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất của DN:
L
H q1 
V
Trong đó:
L: Lợi nhuận trong kỳ của DN:
L = Doanh thu – Chi phí sx hợp lý – Thuế GTGT
V: Tổng số vốn sx bình quân trong kỳ.
Ý nghĩa: Hq1 cho ta biết 1 đồng vốn mà DN bỏ ra trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Hq1 càng lớn càng tốt.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành:
L
H q2 
Z
Trong đó:
Z: giá thành sản phẩm thực tế tiêu thụ trong kỳ.
Ý nghĩa: Hq2 cho ta biết 1 đồng giá thành sản phẩm tiêu thụ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Hq2 càng lớn càng tốt.
8.5.2 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO DOANH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP
-91-
- Không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm bằng cách giảm các yếu tố chi phí
về vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung, đồng thời nâng
cao chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ phù
hợp với các phương pháp thi công tiên tiến để tăng khả năng cạnh tranh.
- Tiến hành hạch toán kinh tế đội sản xuất.
- Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và linh hoạt.

CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG ĐƠN


VỊ XÂY LẮP
9.1 Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
( Tham khảo giáo trình)
9.2 NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Nhiệm vụ quan trong nhất của phân tích hoạt động kinh tế là kiểm tra, đánh giá
việc hoàn thành kế hoạch ngoài ra còn phải tìm những nguyên nhân ảnh hưởng tới
việc hoàn thành kế hoạch đó.
9.3 TỔ CHỨC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
1. Các loại phân tích:
- Phân tích trước: là một dạng khác của dự đoán quá trình sản xuất và kết quả của
quá trình đó. Phân tích trước phát triển theo ba hướng:
Phân tích các căn cứ của giải pháp thiết kế
Phân tích những phương án khác nhau của kế hoạch và lựa chọn phương án tối ưu
Phân tích định mức tiêu chuẩn.
Hiện nay phân tích trước chưa được sử dụng rộng rãi.
- Phân tích sau: là phân tích được tiến hành sau khi sự kiên nghiên cứu đã được hoàn
thành. Bao gồm:
Phân tích tác nghiệp
Phân tích chuyên đề
Phân tích tổng hợp
Phân tích so sánh
2. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế
-92-
a. Tài liệu sử dụng khi phân tích
- Tài liệu kế hoạch
- Tài liệu báo cáo
- Tài liệu ngoài báo cáo.
b. Tổ chức và tiến trình phân tích hoạt động kinh tế ( Tham khảo Giáo trình)
9.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
1. Những nguyên tắc chung của phương pháp phân tích hoạt động kinh tế.
- Xác định phương pháp phân tích: chủ yếu phải lấy nhiệm vụ kế hoạch đặt ra ban
đầu làm tiêu chuẩn đánh giá và phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
- Phân tích kinh tế phải tiến hành từ việc đánh giá chung đến việc đánh giá chi tiết.
- Nghiên cứu phân tích kinh tế phải tiến hành trong mối quan hệ qua lại của các hiện
tượng và quá trình kinh tế.
- Khi phân tích kinh tế cần phải tìm ra và phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới hiện
tượng quá trình nghiên cứu. có nhiều cách phân loại các nhân tố ảnh hưởng tùy theo
tính chất và mục đích phân tích và nghiên cứu.
-Khi phân tích kinh tế phải tiến hành xác định đặc trưng và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố khác nhau đối với các chỉ tiêu nghiên cứu.
2. Các phương pháp phân tích cụ thể
Nội dung của phân tích kinh tế rất phong phú và phức tạp, nghiên cứu mỗi một nội
dung đòi hỏi phải sử dụng một hoặc một số phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Các phương pháp phân tích cụ thể bao gồm:
- Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích
- So sánh
- Liên hệ
- Các phương pháp loại trừ
- Điều chỉnh kế hoạch
- Đồ thị
- Các phương pháp toán học khác
-93-

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Giáo trình Kinh tế xây dựng - Bộ môn KTXD, Trường Đại học GTVT
[2] Nghị định số12/2009/NĐ-CP/ ngày 10/02/2009 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
[3] Thông tư 04/2010/TT-BXD, Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng
[4] Luật đấu thầu số 61QH11/2005
[5] Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, Hướng dẫn thi thành Luật đấu thầu

You might also like