You are on page 1of 100

Đồ án chuyên ngành GVHD: TS.

Nguyễn Đặng Bình Thành

NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)

……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….

SV : Phạm Thành Công – Máy hóa K60


NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)

……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
MỤC LỤC

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN............................................................................................1


LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT...........................3

1.1 Giới thiệu.........................................................................................................3

1.2 Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp...............................................4

1.2.1 Giới thiệu...................................................................................................4

1.2.2 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống lồng ống....................................................4

1.2.3 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống xoắn ruột gà..............................................5

1.2.4 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống tưới............................................................8

1.2.5 Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm................................................................9

1.2.6 Thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ....................................................................12

1.2.7 Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm................................................................14

1.3 Các phương pháp tính toán thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp.....................15

1.3.1 Tính toán theo hiệu số nhiệt độ trung bình logarit ∆Ttb............................15

1.3.2. Phương pháp Kern......................................................................................16

Các bước tính toán...............................................................................................16


CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI
NHIỆT......................................................................................................................... 19

2.1 Giới thiệu tiêu chuẩn TEMA........................................................................19

2.1.1 Thân vỏ....................................................................................................22

2.1.2 Phần đầu và phần sau...............................................................................23

2.1.3 Ống..........................................................................................................24

2.1.4 Vỉ ống......................................................................................................24

2.1.5 Vách ngăn................................................................................................25

2.1.6 Thanh giữ vách ngăn................................................................................27

SV : Phạm Thành Công – Máy hóa K60


2.1.7 Tấm ngăn giữa thân vỏ.............................................................................27

2.1.8 Tấm ngăn chia lối ở phần đầu và phần sau...............................................28

2.1.9 Đệm bịt kín..............................................................................................28

2.1.10 . Rung động trong thiết bị.........................................................................29


CHƯƠNG 3 – TÍNH TOÁN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT LOẠI ỐNG CHÙM
..................................................................................................................................... 30

3.1 Trình tự tính toán.............................................................................................30

3.2.1 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị....................................................................30

3.2.2 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt................................................................35

3.2.3 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động..........................................................38

3.2.4 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt.............................................................40

3.2.5 Bước 5: Thông số vật lý các lưu thể..........................................................41

3.2.6 Bước 6: Tính hiệu số nhiệt độ trung bình logarit ∆Ttb..............................42

3.2.7 Bước 7: Giả sử hệ số truyền nhiệt K’........................................................45

3.2.8 Bước 8: Tính diện tích trao đổi nhiệt.........................................................48

3.2.9 Bước 9: Chọn loại ống, kích thước và cách sắp xếp ống.........................48

3.2.10 Bước 10: Tính số ống...............................................................................51

3.2.11 Bước 11: Tính đường kính vỏ..................................................................52

3.2.12 Bước 12: Lựa chọn vách ngăn.................................................................55

3.2.13 Bước 13: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống.............................57

3.2.14 Bước 14: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống...................................64

3.2.15 Bước 15: Tính hệ số truyền nhiệt K.........................................................69

3.2.16 Bước 16: Kiểm tra sai số K và K’.............................................................70

3.2.17 Bước 17: Tính tổn thất áp suất................................................................70

3.2.18 Bước 18: Kiếm tra tổn thất.......................................................................75

3.2.19 Bước 19: Tính toán cơ khí.......................................................................75

SV : Phạm Thành Công – Máy hóa K60


3.2 YÊU CẦU BÀI TOÁN:....................................................................................75
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN.........................................................................................84
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 85

Phụ lục 1: Các đồ thị mối quan hệ ε = f(R,S) [2,658]...........................................85

Phụ lục 2: Bề dầy ống theo BWG (tube)...............................................................87

Phụ lục 4: Kích thước ống tiêu chuẩn (pipe)........................................................90


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................91

SV : Phạm Thành Công – Máy hóa K60


Đồ án chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Đặng Bình Thành

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN

Họ tên sinh viên: Phạm Thành Công


MSSV: 20150450
Lớp: Máy Hóa – K60
1. Tên đề tài

Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt loại ống chùm
2. Các số liệu và dữ liệu ban đầu

 Thông số đầu vào


 Nhiệt độ đầu vào của dầu kerosene: 200 oC
 Nhiệt độ đầu vào của nước: 30 oC
 Nhiệt độ đầu ra của dầu kerosene: 90 oC
 Nhiệt độ đầu ra của nước: 50 oC
 Năng xuất thiết bị: 40000 kg/h
 Áp suất của 2 dòng lưu thể: 3 bar
 Tổng thất áp suất cho mỗi dòng: <100kK/m2
3. Yêu cầu của đồ án

Trình bày đầy bản thuyết mình có:


a) Tổng quan về thiết bị truyền nhiệt
b) Các phương pháp tính toán thiết bị truyền nhiệt
c) Giới thiệt tiêu chuẩn TEMA
d) Tính toán cụ thể thiết bị theo đề bài
Trình bày bản vẽ khổ A0 với các kích thước đã tính toán ở phần thuyết minh
4. Ngày giao đồ án:

5. Ngày hoàn thành đồ án: 09/6/2019

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2019


Trưởng Bộ môn: ……………. Giảng viên hướng dẫn

SV : Phạm Thành Công – Máy hóa K60 1


Đồ án chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Đặng Bình Thành

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công nghiệp đặc biệt là trong công nghiệp hóa chất và dầu khí, thiết bị
trao đổi nhiệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng, giảm hoặc duy trì nhiệt
độ các dòng công nghệ ở giá trị thích hợp. Bởi trong công nghiệp hóa học nhiều quá
trình cần được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ xác định thì hiệu quả của quá trình và
chất lượng sản phẩm mới đảm bảo. Và các thiết bị trao đổi nhiệt có nhiệm vụ thực hiện
các quá trình đun nóng, làm nguội hoặc làm lạnh. Ngoài ra, thiết bị trao đổi nhiệt còn
góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp giảm chi phí vận hành của nhà máy nhờ khả năng tận
dụng nhiệt thừa từ các quá trình công nghệ, từ đó giảm tiêu hao năng lượng chung của
toàn nhà máy.
Thiết bị trao đổi nhiệt đóng vai trò lớn như vậy nên để tính toán, thiết kế một
thiết bị trao đổi nhiệt đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu công nghệ của dây chuyền và
đạt hiệu quả cao là rất cần thiết. Vì vậy, trên cơ sở những kiến thức đã học được trong
chương trình đào tạo kỹ sư máy hóa, em thực hiện đề tài tốt nghiệp: nghiên cứu, ứng
dụng tiêu chuẩn TEMA và phần mềm aspen để cải tiến phương pháp tính toán, thiết kế
thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm là thiết bị phổ biến
và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có kinh nghiệm
thực tế nên đồ án của em còn nhiều sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự
đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đặng Thành Bình đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.

SV : Phạm Thành Công – Máy hóa K60 2


Đồ án chuyên ngành GVHD: TS. Nguyễn Đặng Bình Thành

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI


NHIỆT
1.1 Giới thiệu
Thiết bị trao đổi nhiệt là phương tiện dùng để tiến hành các quá trình trình trao
đổi nhiệt giữa các chất tải nhiệt có nhiệt độ khác nhau.Trong kỹ thuật, thiết bị trao đổi
nhiệt được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình công nghệ.
Về cấu tạo thiết bị trao đổi nhiệt rất đa dạng về chủng loại, phụ thuộc vào công nghệ
trong sản xuất. Tuy nhiên căn cứ vào nguyên lý làm việc các thiết bị trao đổi nhiệt có
thể phân thành các dạng chính như sau:
- Thiết bị trao đổi nhiệt trực tiếp: Thiết bị loại này dùng để tiến hành quá trình
trao đổi nhiệt giữa hai lưu thể trộn lẫn vào nhau được, tạo ra một hỗn hợp.
- Thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp: Khác với thiết bị trao đổi nhiệt trực tiếp, thiết
bị trao đổi nhiệt gián tiếp thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa hai lưu thể thông qua
một bề mặt trung gian. Trong thiết bị này, các lưu thể có nhiệt độ khác nhau chuyển
động ở các phần không gian riêng được ngăn cách bằng bề mặt truyền nhiệt.
- Thiết bị trao đổi nhiệt hồi nhiệt: Thiết bị loại này phải có chất đệm (chất tích
nhiệt) là kim loại hay phi kim loại tùy trường hợp cụ thể. Nguyên tắc hoạt động của nó
là: đầu tiên chất tải nhiệt có nhiệt độ cao đi qua thiết bị để đốt nóng chất đệm, sau đó
chất tải nhiệt có nhiệt độ thấp đi qua sẽ được đốt nóng nhờ chất đệm nóng. Nhóm thiết
bị này chủ yếu dùng để tiến hành quá trình trao đổi nhiệt giữa các chất khí.
Trong các nhóm thiết bị trao đổi nhiệt nói trên, mỗi chủng loại đều có những ưu
và nhược điểm khác nhau nên tùy vào công nghệ sản xuất mà lựa chọn loại này hay
loại khác. Trên thực tế, thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp là phổ biến nhất. Thiết bị trao
đổi nhiệt gián tiếp phong phú về chủng loại và bảo đảm được độ kín tuyệt đối

SV : Phạm Thành Công – Máy hóa K60 3


giữa hai chất, làm cho các chất được tinh khiết, an toàn; do đó được sử dụng rộng rãi
trong mọi công nghệ.

1.2 Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp


1.2.1 Giới thiệu
Ở thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp, dòng lưu thể nóng truyền nhiệt cho dòng lưu
thể lạnh qua bề mặt vách ngăn. Tùy theo hình dạng của vách ngăn mà ta có thể chia
thiết bị trao đổi nhiệt ra thành các loại:
- Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm: bề mặt truyền nhiệt là những tấm phẳng.
- Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống: bề mặt truyền nhiệt là các ống trơn. Trên thực
thế ta thường gặp loại này.
- Thiết bị trao đổi nhiệt có bề mặt mở rộng: bề mặt truyền nhiệtlà các tấm hoặc
ống có các gân, cánh để tăng cường bề mặt truyền nhiệt.
Sau đây, ta sẽ đi tìm hiểu một số thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp điển hình nhất.
1.2.2 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống lồng ống
Thiết bị truyền nhiệt loại ống lồng ống gồm nhiều đoạn nối tiếp nhau, mỗi đoạn
gồm hai ống lồng vào nhau, ống trong 1 của đoạn này nối với ống trong của đoạn khác,
ống ngoài 2 của đoạn này nối thông với ống ngoài của đoạn khác. Để dễ thay thế và
rửa ống người ta nối bằng khửu 3 và ống nối 4 có mặt bích. Ống 2 được hàn kín với
ống 1 bằng mối hàn (Hình 1.1).
Hình 1.1.Thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống.
1- ống ngoài; 2- ống trong; 3- cút ống trong; 4- mặt bích

Nguyên lý làm việc: Chất tải nhiệt II đi trong ống ngoài từ dưới lên còn chất tải
nhiệt I đi trong ống trong từ trên xuống, khi năng suất lớn ta đặt nhiều dãy ống song
song.
Ưu điểm: Hệ số truyền nhiệt lớn vì có thể tạo ra vận tốc lớn cho cả hai chất tải
nhiệt, cấu tạo đơn giản.
Nhược Điểm: Cồng kềnh, giá thành cao vì tốn nhiều kim loại, khó làm sạch
giữa 2 ống.
1.2.3 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống xoắn ruột gà
Đây là thiết bị truyền nhiệt được ứng dụng sớm nhất trong công nghiệp. Cấu tạo
của thiết bị gồm hai phần chính là ống xoắn và thân thiết bị (Hình 1.2). Lưu thể G1 đi
trong ống từ trên xuống, còn lưu thể G2 đi ngoài ống.
Hình 1.2. Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn ruột gà

Thành ống xoắn là bề mặt truyền nhiệt, nên vật liệu làm ống xoắn phải có hệ số
dẫn nhiệt lớn (như đồng, nhôm, thép). Thân thiết bị có dạng hình trụ kín hay hở, vật
liệu thường là thép. Nếu thiết bị có kích thước nhỏ thì thân là một đoạn ống thép có
đường kính và chiều dày thích hợp. Trường hợp thiết bị lớn thì thân được chế tạo từ
thép tấm cuộn lại. Ống xoắn ruột gà được gia công từ ống đồng, ống nhôm hay ống
thép có kích thước đã được tiêu chuẩn hóa.
Hình 1.3. Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn thường gặp
1- cửa vào dung dịch; 2- nắp; 3- thân; 4- ống xoắn ruột gà
5,8- cửa vào, ra chất tải nhiệt; 6- cửa ra dung dịch; 7- đáy; 9- giá treo

Trong công nghiệp hóa chất hay thực phẩm thiết bị ống xoắn được đặt trong các
nồi nấu hay trong thiết bị lên men v.v… Các thiết bị này thường là hình trụ thẳng
đứng(Hình 1.3).Ta thấy nếu thiết bị dùng đun nóng dung dịch thì hơi nước nóng sẽ đi
vào cửa 8 và nước ngưng sẽ đi ra theo cửa 5. Quá trình trong thiết bị này có thể gián
đoạn hay liên tục. Trường hợp cần làm nguội dung dịch ta cho nước lạnh đi trong ống
xoắn.
Ống xoắn được uốn lại từ ống thẳng nhờ máy chuyên dụng. Hai đầu vào và ra
sau khi đã lắp vào đáy 7 rồi mới uốn cong và hàn bích nối. Trường hợp số vòng xoắn
nhiều thì cần phải làm giá đỡ chống xuống đáy. Sau khi đã định vị tốt ống xoắn và đáy,
ta lắp đáy vào đúng vị trí rồi hàn lại.
Ưu điểm: Có bề mặt trao đổi nhiệt lớn.
Nhược điểm: Ống chế tạo phức tạp, trở lực lớn hơn và khó làm sạch so với
ống thẳng. Hệ số truyền nhiệt nhỏ do hệ số cấp nhiệt phía ngoài nhỏ.
1.2.4 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống tưới
Đây cũng là loại thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp qua bề mặt truyền nhiệt. Chúng
được dùng để thực hiện việc trao đổi nhiệt giữa hai pha: lỏng-khí, lỏng-lỏng, lỏng-hơi
ngưng tụ, lỏng-lỏng bay hơi. Có thể sử dụng dàn ống trơn hoặc dàn ống có cánh. Thiết
bị trao đổi nhiệt loại ống tưới được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật lạnh và điều hòa
không khí. Dàn ống được chế tạo từ một ống liền nối lại thành hình rắn hoặc từ nhiều
ống mà hai đầu hàn vào hai ống góp (Hình 1.4)

Hình 1.4. Thiết bị trao đổi nhiệt ống tưới với dàn ống trơn
a)Dàn ống đơn; b) Dàn ống kép

Dàn ống hình rắn đơn giản nhất là dàn ống đơn (Hình 1.4a), dàn ống hình rắn
phức tạp hơn là dàn ống kép (Hình 1.4b). Khi thực hiện quá trình trao đổi nhiệt trong
ống có thể ở trạng thái chuyển pha hoặc không. Lưu thể chảy bọc ngoài ống có thể là
không khí (hoặc chất khí nào đó) hay chất lỏng. Chất lỏng tưới bên ngoài thường là
nước, chảy lần lượt từ ống trên xuống ống dưới rồi chảy vào máng. Còn chất tải nhiệt
sẽ đi bên trong các ống. Trong kỹ thuật lạnh thường dùng các dàn ống này để làm lạnh
không khí trong phòng lạnh bằng tác nhân bay hơi trong ống, hay bằng dung dịch muối
đã được làm lạnh chảy trong ống.
Ưu điểm: Lượng nước làm lạnh ít, cấu tạo đơn giản, dễ quan sát và làm sạch ở
phía ngoài ống. Nếu nối ống bằng các mặt bích thì bề mặt trong ống cũng dễ dàng làm
sạch.
Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh, khó tưới đều lượng nước trên bề mặt ống.
1.2.5 Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm
Với đặc tính kết cấu của nó, thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có diện tích trao
đổi nhiệt rất lớn có thể đến hàng nghìn mét vuông, hệ số truyền nhiệt lớn. Bởi vậy loại
thiết bị này được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm.
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm là một trong những dạng thiết bị trao đổi
nhiệt được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các ngành công nghiệp, ước tính có tới
60% số thiết bị trao đổi nhiệt hiện nay trên thế giới là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống
chùm. Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm có khoảng áp dụng rất rộng, gần như ở
mọi công suất, trong mọi điều kiện hoạt động từ chân không đến siêu cao áp, từ nhiệt
độ rất thấp đến nhiệt độ rất cao và cho tất cả các dạng lưu thể ở nhiệt độ, áp suất khác
nhau ở phía trong và ngoài ống. Vật liệu để chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm chỉ
phụ thuộc vào điều kiện hoạt động, vì vậy cho phép thiết kế để đáp ứng được các yêu
cầu khác như độ rung, khả năng sử dụng cho các lưu thể có những tính chất đóng cặn,
chất có độ nhớt cao, có tính xâm thực, tính ăn mòn, tính độc hại và hỗn hợp nhiều
thành phần. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có thể được chế tạo từ vật liệu là các loại
kim loại, hợp kim cho tới các vật liệu phi kim với bề mặt truyền nhiệt từ 0,1m 2 đến
100.000m2. Tuy nhiên, thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm có một nhược điểm là bề
mặt trao đổi nhiệt tính trên một đơn vị thể tích của thiết bị thấp so với các dạng thiết bị
trao đổi nhiệt kiểu mới, vì vậy, cùng một bề mặt trao đổi nhiệt như nhau, thiết bị trao
đổi nhiệt kiểu ống chùm thường có kích thước lớn hơn nhiều.
Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm bao gồm: chùm ống lắp vào vỉ ống được bọc
ngoài bằng vỏ hình trụ, hai đầu có nắp đậy. Trong thiết bị có hai không gian riêng biệt:
một không gian gồm khoảng trống bên trong vỏ không bị chiếm chỗ (gọi là khoảng
không gian giữa các ống), và không gian gồm các phần rỗng ở trong các
ống và hai không gian giới hạn giữa vỉ ống với nắp(gọi là không gian trong ống).Trong
mỗi không gian như vậy có một lưu thể chuyển động,chúng trao đổi nhiệt với nhau qua
thành của các ống truyền nhiệt.

Hình 1.5. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vỉ ống cố định
1- nắp; 2- vỉ ống; 3- ống truyền nhiệt; 4,10- cửa thông với không gian giữa các
ống; 5- giá; 6- vỏ; 7- nắp; 8,11- cửa thông với không gian trong ống;9- vóng đệm bịt kín

Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm được chia thành nhiều dạng khác nhau. Có nhiều
phương pháp để phân chia như căn cứ vào kiểu dáng cấu tạo, dòng chảy trong khoang
đầu hoặc căn cứ vào cấu tạo, kiểu phân bố dòng chảy trong vỏ. Nhưng cách phân loại
phổ biến nhất là phân loại dựa vào cấu tạo của 3 phần: phần đầu,thân , phần sau theo
tiêu chuẩn TEMA. Cách phân loại này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở chương sau. Mặc
dù có rất nhiều dạng khác nhau nhưng các bộ phận chính của thiết bị trao đổi nhiệt lại
có rất ít khác biệt. Các bộ phận chính của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm được
mô tả trong các mục sau:
Hình 1.6. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vỉ ống di động

a) Vỏ
Vỏ thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm đơn giản chỉ là bộ phận chứa lưu chất phía
ngoài ống trao đổi nhiệt. Vot thiết bị có tiết diện tròn được chế tạo từ thép carbon hoặc
thép hợp kim.
b) Phần đầu và phần sau
Phần đầu và phân sau được phân chia thành nhiều loại khác nhau trong tiêu
chuẩn TEMA.Cả 2 phần được nối với thân bằng phương pháp hàn hoặc sử dụng bích.
Phần đầu để lưu thể trong ống đi vào thiết bị và có thể chia ngăn đối với thiết bị chia
lối lưu thể trong ống.
c) Ống trao đổi nhiệt
Ống trao đổi nhiệt là thành phần cơ bản của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống
chùm, bề mặt của ống trao đổi nhiệt chính là bề mặt truyền nhiệt giữa lưu thể chảy bên
trong ống và bên ngoài ống. Các ống trao đổi nhiệt được gắn vào vỉ ống bằng phương
pháp hàn hoặc nong ống. Ống trao đổi nhiệt thường được làm bằng thép carbon, đồng
hoặc thép hợp kim, trong một số trường hợp đặc biệt có thể được làm từ hợp kim
Niken, titanium hoặc hợp kim nhôm.
d) Vỉ ống
Vỉ ống dùng để định vị cố định các ống trao đổi nhiệt. Vỉ ống thường là một
tấm kim loại phẳng hình tròn, được khoan lỗ để cố định ống, lắp thanh đỡ vách
ngăn. Trong quá trình gia công, cần phải đảm bảo mối nối giữa ống và vỉ ống kín,
tránh rò rỉ. Vỉ ông có thể được kẹp vào bích hoặc làm vỉ ống liền bích hàn thẳng vào
thân đối với trường hợp vỉ ống cố định. Còn đối với vỉ ống di động thì sử dụng bích
hai nửa để kẹp vỉ ống. Vỉ ống di động được sử dụng khi chênh lệch nhiệt độ giữa 2 lưu
thể lớn, tránh sự giãn nở không đều của thân vỏ với ống.
e) Vách ngăn
Vách ngăn được sử dụng với hai chức năng chính. Chức năng quan trọng nhất
là tạo thành cơ cấu để định vị ống trao đổi nhiệt khi lắp đặt cũng như vận hành và giữ
cho bó ống không bị rung động do sự chuyển động của lưu thể. Ngoài ra, vách ngăn
còn định hướng chuyển động lưu thể phía ngoài ống chuyển động qua lại theo phương
vuông góc với chùm ống làm tăng vận tốc của lưu thể và hệ số truyền nhiệt của thiết
bị. Các vách ngăn là các tấm hình tròn được đục lỗ giống vỉ ống và cắt đi một phần. Vị
trí vách ngăn và phần cắt cần được tính toán để thiết bị đạt hiệu quả nhất, cân bằng
giữa hệ số trao đổi nhiệt và tổn thất áp suất.
f) Tấm chia ngăn
Tấm chia ngăn được sử dụng đối với các thiết bị bố trí lưu thể trong ống từ 2 lối
trở lên. Tấm chia ngăn cần được bố trí sao cho đảm bảo số lượng ống mỗi ngăn xấp xỉ
nhau để giảm thiểu chênh áp giữa các ngăn.
1.2.6 Thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ
Khi đun nóng hoặc làm lạnh các thiết bị phản ứng, đặc biệt là những thiết bị bên
trong không đặt được ống xoắn, ta thường truyền nhiệt gián tiếp qua vỏ thiết bị. Một
trong những thiết bị loại này là thiết bị vỏ bọc ngoài. Nguyên tắc cấu tạo chung của
thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ là: gồm có vỏ trong và vỏ ngoài lắp ghép với nhau tạo
thành một không gian giữa hai vỏ và không gian ở trong vỏ trong; trong mỗi không
gian như vậy có một chất tải nhiệt. Quá trình trao đổi nhiệt được thực hiện qua bề mặt
của vỏ trong bị bao bởi vỏ ngoài. Phần lớn các thiết bị hai vỏ dùng hơi nước nóng
ngưng tự ở không gian giữa hai vỏ để cấp nhiệt cho dung dịch ở trong vỏ trong. Cũng
có thể cho nước lạnh hoặc dung dịch tải lạnh đi qua không gian giữa hai vỏ để làm
lạnh dung dịch ở trong vỏ trong. Để tăng cường quá trình trao đổi
nhiệt, ta có thểlắp cánh khuấy cho dung dịch ở trong vỏ trong. Quá trình làm việc của
thiết bị hai vỏ có thể là liên tục hoặc gián đoạn.

Hình 1.7. Thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ


1-cửa nạp liệu; 2- cửa lắp chân không kế; 3- nắp; 4- thân vỏ trong;
5- cửa hơi nước vào; 6- tai treo; 7- vỏ bọc ngoài; 8- đáy ngoài; 9- cửa tháo nước
ngưng; 10- cửa tháo sản phẩm; 11- cửa lắp áp kế; 12- cửa nối với bơm chân không

Hình 1.7 thể hiện cấu tạo của thiết bị hai vỏ. Vỏ trong 4 và vỏ ngoài 7 được hàn
liền với nhau. Hơi nước nóng đi vào cửa 5, nước ngưng theo cửa 9 đi đến van tháo
nước ngưng. Cửa 11 để lắp áp kế quan sát áp lực hơi nước đang ngưng tụ ở không gian
giữa hai vỏ. Ngoài ra còn có cửa xả khí không ngưng lắp gần ở cửa 11. Vỏ trong 4 có
nắp 3 tháo rời được để cọ rửa bề mặt truyền nhiệt khi cần thiết. Thiết bị này làm việ
gián đoạn. Nguyên liệu được nạp vào qua cửa 1, sản phầm được tháo ra qua cửa 10.
Hơi thứ bốc lên được bơm chân không hút qua cửa 12. Áp suất chân không được quan
sát bằng chân không kế lắp ở cửa 2. Bơm chân không có thể là loại tuye, pittông, chân
không vòng nước. Muốn quan sát quá trình sôi ở trong vỏ trong ta làm cao phần cổ của
vỏ 4 rồi lắp kính vào. Để tháo sản phẩm được nhanh ta
có thể lắp thêm đường ống dẫn hơi nước có áp lực vào qua vỏ 4.Thiết bị loại này
được dung nhiều trong cô đặc.
Ưu điểm: Chế tạo đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa. Nhược điểm:
Hệ số truyền nhiệt không cao, thiết bị cồng kềnh.
1.2.7 Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm

Hình 1.8.Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm

Đây cũng là thiết bị trao đổi nhiệt qua bề mặt truyền nhiệt. Nguyên lý cấu tạo và
hoạt động của loại này được thể hiện ởHình 1.8. Ta thấy các tấm truyền nhiệt được lắp
song song với nhau. Không gian giữa hai tấm truyền nhiệt liên tiếp bị bao bởi vòng
đệm kín chính là không gian cho các lưu thể chảy và chúng truyền nhiệt cho nhau qua
tấm truyền nhiệt. Lưu thể thứ nhất chảy trong các không gian xen kẽ với lưu thể thứ
hai.Các tấm truyền nhiệt được chế tạo từ các tấm thép không gỉ theo phương pháp dập
tạo hình sóng nhằm tăng cường bề mặt truyền nhiệt, tăng cứng và đặc biệt tăng hệ số
truyền nhiệt. Bốn góc của tấm truyền nhiệt có đột bốn lỗ để khi ghép lại sẽ tạo thành
ống dẫn cho các lưu thể theo cặp, với lối vào và ra là trên - dưới hoặc ngược lại.
Các chỗ khuyết ở hai đầu trên và dưới của tấm truyền nhiệt là nơi gá lắp ống vít ép.
Trên mỗi tấm truyền nhiệt còn được tạo rãnh cho đệm kín. Rãnh có dạng
hình bình hành hoặc tương tự hình thang. Trước khi lắp ráp, các vòng đệm kín được
dán vào rãnh, của mỗi tấm bằng keo phù hợp với nhiệt độ, áp suất và tính chất của lưu
thể. Vòng đệm kín phải ngược nhau ở hai mặt của tấm truyền nhiệt, tương ứng với
không gian chuyển động của từng lưu thể. Vật liệu chế tạo vòng đệm có thể là cao
su.Sau khi lắp ráp các tấm được siết chặt.
Ưu điểm: Có hệ số truyền nhiệt lớn. Cấu tạo nhỏ gọn, chế độ nhiệt ổn định khi
làm việc.Có thể tăng thêm hay giảm bớt bề mặt truyền nhiệt bằng cách lắp thêm hoặc
giảm bớt số tấm truyền nhiệt một cách nhanh chóng và dễ dàng.Dễ tháo, lắp khi làm vệ
sinh bề mặt truyền nhiệt bằng phương pháp cơ học.
Nhược điểm của thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản là không chịu được áp suất cao,
khó ghép kín nên loại này chủ yếu được dung cho trao đổi nhiệt ở áp suất thường.
Thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản được sử dụng nhiều trong các dây chuyền công
nghệ sản xuất bia, nước giải khát, điều hòa không khí, chế biến thủy sản, chế biến thịt.
Qua các thiết bị điển hình được trình bày ở trên, thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm
có nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi nhất. Do đó trong đồ án này tập trung
nghiên cứu về loại thiết bị này.

1.3 Các phương pháp tính toán thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp

1.3.1 Tính toán theo hiệu số nhiệt độ trung bình logarit ∆Ttb
Phương trình tổng quát biểu thị lượng nhiệt truyền qua một bề mặt: [6,387]
Q  KF Ttb (1.1)

Trong đó:
Q: Lượng nhiệt trao đổi trong một đơn vị thời gian, W
K: Hệ số truyền nhiệt tổng thể, W/m2C
F: Bề mặt trao đổi nhiệt, m2
Ttb : Hiệu số trao đổi nhiệt trung bình, C

Do đó, diện tích bề mặt trao đổi nhiệt:


Q
F
K Ttb (1.2)

Hiệu số nhiệt trung bình logarit đối với trường hợp lưu thể xuôi hoặc ngược chiều
được tính như sau: [6,391]
t1  t2
Ttb 
t
ln 1
t2 (1.3)

Hình 1.9. Đồ thị nhiệt độ của 2 dòng xuôi chiều và ngược chiều

Đối với trường hợp lưu thể chảy chéo dòng thì cần phải nhân thêm với hệ số
hiệu chỉnh ε. Vấn đề này sẽ được trình bày kĩ trong chương 3.
1.3.2. Phương pháp Kern
Các bước tính toán
Đây là một phương pháp dựa trên những hoạt động thực nghiệm với những
thiết bị tiêu chuẩn có giá trị thương mại. Phương pháp này gồm các bước như sau:
1) Tính bề mặt truyền nhiệt theo công thức:

As 
 pt  do  Ds lB
pt
Với:
pt - bước ống;
do- đường kính ngoài ống;
Ds – đường kính trong của vỏ;
LB – khoảng cách giữa các vách ngăn.
2) Tính lưu lượng vận tốc bên ngoài ống Gs và vận tốc tuyến tính theo công thức:
Gs
us 

Gs
us 

Trong đó
Gs – Lưu lượng dòng lỏng phía ngoài ống;
ρ- khối lượng riêng của dòng lỏng bên ngoài ống;
3) Tính đường kính tương đương
1.27 2
de  ( pt  0.785d o2 )
do (12.22)
Với cách bố trí ống kiểu tam giác đều:
1.10 2
de  ( pt  0.917d o2 )
do
(12.23)
4) Tính chuẩn số Reynold
Gs d e
Re 

(12.24)
5) Từ chuẩn số Reynold vùa tính được, kết hợp với hình 12.29 tìm được giá trị của jh rồi
tính hệ số cấp nhiệt phía ngoài ống hs theo công thức:
0.14
hd   
Nu  s e  jh Re Pr1/3  
kf  w  (12.25)
Nhiệt độ của tường có thể ước tính theo công thức 12.16
6) Với giá trị chuẩn số Re phía ngoài ống, đọc hình 12.30 và tính toán độ giảm áp suất
phía ngoài ống bằng công thức:
0.14
 D  L     us2
Ps  8 j f  s     
 d e   lB    w  2
(12.26)
CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT

2.1 Giới thiệu tiêu chuẩn TEMA


TEMA (Standards of the tubular exchanger manufactures association) là tiêu
chuẩn của hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị trao đổi nhiệt. Tiêu chuẩn này giúp người
sử dụng thiết kế và lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt hình ống. Tiêu chuẩn được đưa ra dựa
trên các nguyên tắc kỹ thuật, các nghiên cứu và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và
thiết kế, lắp đặt và sử dụng thiết bị trao đôit nhiệt kiểu ống.
Hiện nay, tiêu chuẩn TEMA được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được
các nhà thiết kế yêu thích. Tiêu chuẩn này cũng được các công ty thiết kế phần mềm
chuyên về thiết kế thiết bị lựa chọn làm nền tảng cho các chương trình thiết kế của họ.
Ngoài đảm bảo chặt chẽ về các kiến thức lý thuyết cơ sở, TEMA còn xây dựng dựa
trên kinh nghiệm rất nhiều năm trong ngành thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống của
hiệp hội.
Thành phần của TEMA bao gồm:thiết kế vỏ,ống, tấm chắn, khe hở… Tiêu
chuẩn TEMA mô tả các chi tiết khác nhau của thiết bị và chia thiết bị ra làm ba phần
chính: Phần đầu, phần thân và phần sau. Ứng với mỗi phần TEMA đánh tên theo các
chữ cái A, B, C… Từ đó, ta sẽ có rất nhiều các phương án để lựa chọn cho thiết bị tùy
theo mục đích và yêu cầu khác nhau.
Phần đầu được ký hiệu bởi: A,B,C,N,D
Phần thân vỏ được ký hiệu bởi: E,F,G,H,J,K,X Phần sau được ký hiệu bởi: L,
M, N, P, S, T, U,W
Hình 2.1. Ký hiệu các phần của thiết bị theo chuẩn TEMA
Một số thiết bị được thiết kế trên tiêu chuẩn TEMA:

Hình 2.2. Một số thiết bị theo tiêu chuẩn TEMA

Ngoài ra TEMA cũng xếp các thiết bị thành 3 nhóm chính B,C và R:
- Nhóm R: là nhóm thiết bị thường được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu
khí với kích thước thiết bị lớn, năng suất lớn, môi trường làm việc khắc nhiệt. Do đó
tiêu chuẩn và yêu cầu về độ bền cao nên giá thành cũng đắt.
- Nhóm C: là nhóm thiết bị sử dụng nhiều và phổ biến trong các ngành công
nghiệp nói chung.
- Nhóm B: là nhóm sử dụng trong ngành công nghiệp hóa chất. Do đó có nhiều
tiêu chuẩn khắt khe hơn nhóm C nhưng chưa bằng nhóm R.
Khí tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, chúng ta có thể tham
khảo theo các tiêu chuẩn TEMA đưa ra. Một số tiêu chuẩn được đưa ra trong TEMA:
2.1.1 Thân vỏ
TEMA đưa ra bề dầy tối thiểu cho thân thiết bị:
Bảng 2.1.Bề dầy tối thiểu của thân thiết bị loại R theo TEMA

Bề dầy tối thiểu, in (mm)


Đường kính in
Thép carbon
(mm) Hợp kim
Ống Tấm cuộn
6 (152) SCH40 - 1/8 (3,2)
8-12(203-305) SCH30 - 1/8 (3,2)
13-23(330-584) SCH20 5/16 (7,9) 1/8 (3,2)
24-29(610-737) - 5/16 (7,9) 3/16 (4,8)
30-39(762-991) - 3/8 (9,5) 1/4 (6,4)
40-60(1016-1524) - 7/16 (11,1) 1/4 (6,4)
61-80(1549-2032) - 1/2 (12,7) 5/16 (7,9)
81-100(2057-2540) - 1/2 (12,7) 3/8 (9,5)

Bảng 2.2. Bề dầy tối thiểu của thân thiết bị loại C - B theo TEMA

Bề dầy tối thiểu, in (mm)


Đường kính in
Thép carbon
(mm) Hợp kim
Ống Tấm cuộn
6 (152) SCH40 - 1/8 (3,2)
8-12(203-305) SCH30 - 1/8 (3,2)
13-29(330-737) SCH.STD 3/8 (9,5) 3/16 (4,8)
30-39(762-991) - 7/16 (11,1) 1/4 (6,4)
40-60(1016-1524) - 1/2 (12,7) 5/16 (7,9)
61-80(1549-2032) - 1/2 (12,7) 5/16 (7,9)
81-100(2057-2540) - 1/2 (12,7) 3/8 (9,5)

2.1.2 Phần đầu và phần sau


Bề dầy của phần đầu và phần sau nhỏ nhất phải bằng bề dầy của thân thiết bị.
Chiều dài của phần đầu và phần sau cần phải đảm bảo đủ để lưu thể trong ống đổi
chiều. Tức là diện tích mặt cắt của dòng lưu thể đổi chiều ít nhất phải bằng 1-1,3 lần
diện tích mặt cắt ngang các ống trong 1 lối.
Phần sau tự do S sử dụng bích 2 nửa có thể chọn 1 trong 4 kiểu liên kết bích 2
nửa với phần phao tự do sau:

Hình 2.3.Các kiểu liên kết bích 2 nửa của phần sau S

Phần sau tự do P có thể sử dụng với lưu thể có nhiệt độ cao nhất 316 oC (600oF)
và áp suất 2068kPa (300PSI) với liên kết sau:
Hình 2.4. Liên kết phần sau S

Phần sau W sử dụng cho lưu thể có nhiệt độ nhỏ hơn 191 oC (375oF) và giới hạn
áp suất như sau:
Bảng 2.3. Áp suất tối đa cho phép của phần sau W

Đường kính trong thiết bị, Áp suất tối đa, PSI (kPA)
in(mm)
6 – 24 (152 - 610) 300 (2068)
25 – 42 (635 - 1067) 150 (1034)
43 – 60 (1092 - 1524) 75 (517)
61 – 100 (1549 - 2540) 50 (345)
2.1.3 Ống
Ống trao đổi nhiệt được thường chọn theo kích thước tiêu chuẩn theo bề dầy
BWG (phụ lục 2) và chiều dài 8ft(2438mm), 10ft(3048), 12ft(3658), 16ft(4877),
20ft(6096mm),…
2.1.4 Vỉ ống
Bề dầy tối thiểu của vỉ ống:
Bảng 2.4. Bề dầy tối thiểu của vỉ ống

Đường kính ống, in (mm) Bề dầy vỉ ống tối thiểu, in (mm)


< 1 (25,4) ¾ đường kính ngoài ống
1,25 (31,8) 7/8 (22,2mm)
1,5 (38,1mm) 1 (25,4mm)
2 (50,8mm) 1,25 (31,8mm)

2.1.5 Vách ngăn


Khoảng cách tối thiểu giữa 2 vách ngăn là 1/5 đường kính trong của vỏ hoặc 2in
(51mm).Chiều dài lớn nhất của ống thẳng không cần bố trí vách ngăn được đưa ra
trong bảng sau:
Bảng 2.5. Chiều dài lớn nhất của ống không cần cố định bằng vách ngăn

Vật liệu và nhiệt độ tới hạn oF (oC)


Thép carbon; thép
hợp kim có độ bền
Đường kính ngoài cao, 750(399); thép
ống hợp kim độ Al , Cu , Titanium
bền
thấp,850(454); Ni,
850
(454) ; Ni-
Cu,600
(316)
1/4 (6,4) 26 (660) 22 (559)
3/8 (9,5) 35 (889) 30 (762)
1/2 (12,7) 44 (1118) 38 (965)
5/8 (15,9) 52 (1321) 45 (1143)
3/4 (19,1) 60 (1524) 52 (1321)
7/8 (22,2) 69 (1753) 60 (1524)
1 (25,4) 74 (1880) 64 (1626)
1-1/4 (31,8) 88 (2235) 76 (1930)
1-1/2 (38,1) 100 (2540) 87 (2210)
2 (50,8) 125 (3175) 110 (2794)
Bề dầy tối thiểu của vách ngăn phụ thuộc vào khoảng cách vách ngăn:
Bảng 2.6. Bề dầy tối thiểu vách ngăn của thiết bị loại R

Bề dầy, in (mm)
Đường kính thân, in 24 - 36 - 48-
< 24 36 48 60 > 60
(mm)
(610) (610 (914 (1219 (1524)
- - -
914) 1219 1524
) )
1/8 3/16 1/4 3/8 3/8
6 – 14 (152 - 356)
(3,2) (4,8) (6,4) (9,5) (9,5)
3/16 1/4 3/8 3/8 1/2
15 – 28 (381 - 711)
(4,8) (6,4) (9,5) (9,5) (12,7)
1/4 5/16 3/8 1/2 5/8
29 – 38 (737 - 965)
(6,4) (7,5) (9,5) (12,7) (15,9)
1/4 3/8 1/2 5/8 5/8
39 – 60 (991 - 1524)
(6,4) (9,5) (12,7) (15,9) (15,9)
3/8 1/2 5/8 3/4 3/4
61 – 100 (1549 -
2540) (9,2) (12,7) (15,9) (19,1) (19,1)

Bảng 2.7. Bề dầy tối thiểu vách ngăn của thiết bị loại C - B

Bề dầy, in (mm)
12 - 36 - 48-
Đường kính thân, in (mm) < 12 24 48 60 > 60
(305 (305 (914 (1219 (1524)
) - - -
610) 1219 1524
) )
1/16 1/8 3/16 3/8 3/8
6 – 14 (152 - 356)
(1,6) (3,2) (4,8) (9,5) (9,5)
1/8 3/16 1/4 3/8 1/2
15 – 28 (381 - 711)
(3,2) (4,8) (6,4) (9,5) (12,7)
3/16 1/4 5/16 1/2 5/8
29 – 38 (737 - 965)
(4,8) (6,4) (7,5) (12,7 (15,9)
)
1/4 1/4 3/8 5/8 5/8
39 – 60 (991 - 1524)
(6,4) (6,4) (9,5) (15,9 (15,9)
)
1/4 3/8 1/2 3/4 3/4
61 – 100 (1549 - 2540)
(6,4) (9,5) (12,7 (19,1 (19,1)
) )

2.1.6 Thanh giữ vách ngăn


Để giữ cố định các vách ngăn cần sử dụng ít nhất 4 thanh có đường kính nhỏ
nhất là 3/8in (9,5mm). Cụ thể được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.8. Kích thước tối thiểu thanh giữ vách ngăn của thiết bị loại R

Đường kính thân, in(mm) Đường kính thanh, in(mm) Số lượng


6 – 15 (152 - 381) 3/8 (9,5) 4
16 – 27 (406 - 686) 3/8 (9,5) 6
28 – 33 (711 - 838) 1/2 (12,7) 6
34 – 48 (864 - 1219) 1/2 (12,7) 8
49 – 60 (1245 - 1524) 1/2 (12,7) 10
61 – 100 (1549 - 2540) 5/8 (15,9) 12

Bảng 2.9. Kích thước tối thiểu thanh giữ vách ngăn của thiết bị loại C -B

Đường kính thân, in(mm) Đường kính thanh, in(mm) Số lượng


6 – 15 (152 - 381) 1/4 (6,4) 4
16 – 27 (406 - 686) 3/8 (9,5) 6
28 – 33 (711 - 838) 1/2 (12,7) 6
34 – 48 (864 - 1219) 1/2 (12,7) 8
49 – 60 (1245 - 1524) 1/2 (12,7) 10
61 – 100 (1549 - 2540) 5/8 (15,9) 12

2.1.7 Tấm ngăn giữa thân vỏ


Tấm ngăn giữa thân vỏ đối với các loại thân kiểu F, G, H phải dầy hơn 1/4in
(6,4mm) với thép carbon và 1/8in (3,2mm) đối với thép hợp kim.
2.1.8 Tấm ngăn chia lối ở phần đầu và phần sau
Bề dầy tấm ngăn chia lối được cho trong bảng:
Bảng 2.10. Bề dầy tấm ngăn chia lối

Bề dầy, in(mm)
Đường kính thân,
in(mm) Thép carbon Thép hợp kim
< 24 (610) 3/8 (9,5) 1/4 (6,4)
24 – 60 (610 - 1524) 1/2 (12,7) 3/8 (9,5)
61 – 100 (1549 - 2540) 5/8 (15,9) 1/2 (12,7)

2.1.9 Đệm bịt kín


Đệm bịt kín thường sử dụng là đệm composite, flexible graphite, ceramic, đệm
kim loại rỗng hoặc đặc. Đối với các thiết bị hoạt động với áp suất dưới
2068kPa(300psi) thì thường sử dụng đệm composite, còn đối với các thiết bị trên
2068kPa(300psi) hoặc với đầu phao tự do nằm trong thiết bị thì sử dụng đệm kim loại.
Bề rộng của đệm theo chu vi xung quanh nhỏ nhất là 3/8in(9,5mm) đối với
đường kính nhỏ hơn 23in(584mm) và 1/2in(12,7mm) đối với đường kính lớn hơn.Bề
rộng của phần liên kết với tấm ngăn chia lối không được nhỏ hơn 1/4in(6,4mm) đối
với đường kính nhỏ hơn 23in(584mm) và 3/8in(9,5mm) đối với đường kính lớn hơn.
2.1.10. Rung động trong thiết bị
Khi tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, yếu tố rung động của thiết bị khi
hoạt động cũng cần được xem xét đến. Nhưng yếu tố gây nên sự rung động phổ biến
là:
- Do ống quá dài, không có các vách ngăn hỗ trợ sẽ dẫn đến biên độ dao
động lớn của các ống. Hoặc do ống quá mỏng cũng gây ra sự rung động lớn.
- Do yêu cầu lắp đặt, lỗ vách ngăn phải lớn hơn đường kính ngoài của ống. Do
đó nếu khe hở quá lớn cũng khiến cho các ống dao động tạo ra các rung động
trong thiết bị. Hơn nữa, sự va chạm giữa mặt ngoài của ống với lỗ vách ngăn
lâu ngày cũng khiến cho ống bị mài mòn và thủng.
- Vách ngăn phải được lựa chọn phù hợp và cần được cố định chắc chắn với
nhau, tránh va đập với thân thiết bị.
- Lỗ trên vỉ ống cũng cần phải lưu ý. Cần giảm thiểu tối đa khe hở giữa
đường kính ngoài ống với lỗ trên vỉ ống.
- Bố trí ống vào và ra thiết bị cần hợp lý. Tránh vận tốc quá lớn và lưu ý khoảng
cách từ ống lưu thể vào với bó ống không được nhỏ quá. Trong một số trường
hợp, tại bề mặt lưu thể vào, có thể bớt số ống đihoặc sử dụng các tấm chắn
trước bó ống
CHƯƠNG 3 – TÍNH TOÁN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT
LOẠI ỐNG CHÙM
3.1 Trình tự tính toán
Giới thiệu sơ đồ tính toán

Khi tính toán thiết kế một thiết bị trao đổi nhiệt để đun nóng hoặc làm nguội
một sản phẩm nào đó trong một dây chuyền công nghệ, chúng ta tiến hành các bước
theo trình tự như sơ đồ sau:
3.2.1 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm rất đa đạng về chủng loại. Khi tính toán,
thiết kế ta nên tuân thủ theo tiêu chuẩn TEMA, đó là một tiêu chuẩn được các nhà
thiết kế, sản xuất dùng làm nền tảng cho các thiết kế. Tiêu chuẩn TEMA đưa ra bảng
cấu tạo của thiết bị cho chúng ta lựa chọn, bao gồm 3 phần: phần đầu, phần thân vỏ
và phần sau thiết bị. Tùy thuộc vào yêu cầu của bài toán mà ta lựa chọn kiểu thiết bị
phù hợp.
Xác định yêu cầu bài toán

Phần đầu
B1 Lựa chọn kiểu thiết bị
Tính toán cơ khí thiết
B19 bị

Phần đầu
B2 Lựa chọn chất tải nhiệt Thỏa mãn
thiết bị
được ký
Chọn chế độ thủy động Không thỏa mãn
B3 (trong, ngoài ống ; chiều lưu Kiểm tra tổn thất hiệu
B18 bởi
thể,….) cho phép
các chữ
cái: A, B,
B4 Tính toán cân bằng nhiệt
C, N, D

B5 Thông số vật lý các lưu thể


Hình 3.1.
Tính toán tổn thất áp suất B17
Các phần
đầu thiết
B6 Tính hiệu số nhiệt độ trung bình Thỏa mãn
bị theo
TEMA
B7 Giả sử hệ số truyền nhiệt K' Không thỏa mãn
- Phần đầu
Cho K' = K B16
0< < 30%
A: là phần
Tính diện tích bề mặt truyền
B8
nhiệt F đầu được
sử dụng
B9
Chọn loại ống, kích thước ống
Tính hệ số truyền nhiệt K phổ
B15 biến
và cách sắp xếp
nhất, có

Tính toán hệ số cấp nhiệt đối


nắp bích
B10 Tính toán số ống B14
lưu ngoài ống
mù có thể
tháo rời để
Tính toán hệ số cấp nhiệt đối
Lựa chọn vách ngăn B13
B11 Tính đường kính thiết bị
lưu trong ống vệ sinh dễ
B12
dàng.
- Phần đầu B: là phần đầu được hàn kín. Loại này đơn giản, dễ chế tạo, kín và
rẻ hơn do không có mặt bích. Nhưng khó tháo rời để vệ sinh và sửa chữa hơn phần
đầu A.
- Phần đầu C: có nắp bích mù giống đầu A nhưng vỉ ống hàn liền với phần đầu.
Có ưu điểm là rẻ và kín nhưng khó vệ sinh ngoài ống.
- Phần đầu N: giống phần đầu C nhưng cả thân thiết bị và vỉ ống được hàn liền.
Ưu điểm là kín, rẻ nhưng không thể tháo lắp để vệ sinh, sửa chữa nên ít được sử
dụng.
- Phần đầu D: bề dày lớn và được hàn kín, dùng trong trường hợp áp suất cao.
Nhược điểm là chỉ sử dụng cho các lưu thể sạch vì vệ sinh khó khăn.
Phần thân thiết bị
Phần thân vỏ được ký hiệu bởi: E,F,G,H,J,K,X

Hình 3.2. Các loại vỏ thiết bị theo TEMA


- Thân vỏ E: là loại vỏ đơn giản nhất và phổ biến nhất, lưu thể đi vào một đầu
và đi ra ở đầu còn lại.
- Thân vỏ F: được chia làm 2 khoang do có tấm chắn dọc theo chiều dài vỏ.
Dòng lưu thể đi vào một đầu, chạy dọc theo tấm chắn rồi đổi chiều đi vào khoang thứ
hai và đi ra ở cùng phía đầu lưu thể đi vào. Đường đi của lưu thể được tăng lên gấp
đôi. Nhưng tổn thất áp suất gấp 8 lần thân E. Thân vỏ này dùng trong trường hợp
nhiệt độ ra của lưu thể lạnh cao hơn nhiệt độ ra của lưu thể nóng. Phần thân này
tương đương với 2 thân E nối tiếp nhau.
- Thân vỏ G: cũng được chia làm 2 khoang và dòng lưu thể đi vào và ra ở giữa
vỏ. Sau khi đi vào lưu thể được chia làm hai phần: một phần đi về trái, một phần đi
về phía phải. Sau khi đi qua 2 khoang thì 2 dòng lưu thể được gộp lại và đi ra ngoài.
Thân này được sử dụng để giảm tổn thất áp suất của lưu thể ngoài ống.
- Thân vỏ H: thân vỏ loại này được chia làm hai dòng vào và hai dòng ra, thân
cũng được chi làm 2 khoang. Loại thân này được thiết kế như 2 thiết bị làm việc nối
tiếp.
- Thân vỏ K: Thường dùng cho các lưu thể có sự thay đổi pha. Dòng vật chất
được đi vào và gia nhiệt cho bay hơi một phần. Phần hơi được đi ra phía trên.
- Thân vỏ X: lưu thể đi vào và ra ở giữa thân vỏ. Hai lưu thể chuyển động chéo
dòng.
Phần sau thiết bị
Phần sau thiết bị được ký hiệu bởi: L, M, N, P, S, T, U, W.

Hình 3.3. Các phần sau thiết bị theo TEMA

- Phần sau L: giống phần đầu A


- Phần sau M: giống phần đầu B
- Phần sau N: giống phần đầu N
- Phần sau P: là loại thả tự do hở, tức là cơ cấu tự do nằm ngoài, không nằm
trong phần sau thiết bị. Loại này lắp ghép đơn giản, dễ làm sạch nhưng khoảng cách
bó ống – vỏ lớn, yêu cầu cơ cấu bịt kín phải đảm bảo nên thường không sử dụng với
các chất nguy hiểm.
- Phần sau S: là loại thả tự do kín sử dụng bích hai nửa, tức là cơ cấu tự do nằm
trong phần sau của thiết bị. Khoảng giãn nở cho phép lớn, kín và an toàn vì lưu thể
trong ống không thể rò rỉ ra ngoài như đối với phần sau P. Sử dụng bích hai nửa làm
cho khoảng cách bó ống – vỏ nhỏ nên giảm được đường kính thân vỏ.
- Phần sau T: là loại thả tự do kín sử dụng bích thường. Cũng giống như phần
sau S nhưng đơn giản hơn do sử dụng bích thường. Do đó khoảng cách bó ống – vỏ
lớn hơn nên thân thiết bị lớn hơn.
- Phần sau U: sử dụng cho thiết bị trao đổi nhiệt ống chữ U.
- Phần sau W: Là loại tự do kín, vỉ ống chuyển động trong khoảng kẹp giữa 2
bích.
Phân loại
Bảng 3.1. Phân loại thiết bị theo TEMA

Chủng Ký hiệu
Ưu điểm Nhược điểm
loại TEMA
2 đầu cố Phần - Cho diện tích trao đổi - Không làm sạch bằng
định đầu: nhiệt lớn nhất với cùng phương pháp cơ học được
A,B,N đường kính ống và vỏ. phía ngoài ống.
và phần - Có thể chia 1 lối hoặc - Không sử dụng được khi
sau nhiều lối để điều chỉnh chênh lệch nhiệt độ giữa 2
L,M,N vận tốc lưu thể. lưu thể lớn hoặc vỏ và ống
- Là loại thiết bị đơn giản làm bằng 2 vật liệu khác
và rẻ tiền nhất. nhau. Điều này chỉ thực hiện
được khi sử dụng đai giãn nở
nhiệt cho thân vỏ. Chênh lệch
nhiệt độ giữa 2 lưu thể không
quá 80oC.
1 đầu tự Phần - Chịu được chênh lệch - Đầu tự do làm tăng đường
do sau: nhiệt độ giữa 2 lưu thể kính thân vỏ.
P,S,T,W lớn. - Ống không thể giãn nở nhiệt
- Cả bó ống và thân thiết độc lập từng ống nên cần
bị đều có thể làm sạch tránh quá nhiệt cục bộ.
bằng phương pháp cơ - Vật liệu các bộ phận lắp
học. Nên thường được sử ghép đầu tự do như bulông bị
dụng cho các lưu thể bẩn. hạn chế bới nhiệt độ, áp suất
- Ống và vỏ có thể chọn 2 thiết kế.
loại vật liệu khác nhau. - Thiết bị đắt.
Loại chữ Phần - Chịu được chênh lệch - Do ống uốn cong nên ở
U sau: U nhiệt độ giữa 2 lưu thể phần giữa không có ống.
lớn và sự chênh lệch - Ống khó làm sạch bằng
nhiệt độ của từng ống phương pháp cơ học, chủ yếu
riêng lẻ. làm sạch bằng phương pháp
- Ít tốn kém hơn so với hóa học.
đầu tự do. - Do sắp xếp lồng vào nhau
nên khó khăn thay thế từng
ống riêng lẻ.
- Không bố trí được 1 lối
hoặc 2 dòng lưu thể ngược
chiều.
- Bề dầy ống tại chỗ uốn
mỏng hơn chỗ ống thẳng.

3.2.2 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt


Đun nóng
Trong một số trường hợp đề bài chưa đưa ra chất tải nhiệt thì cùng ta cần lựa
chọn một chất tải nhiệt hợp lý và phù hợp với yêu cầu của đề bài. Mỗi chất tải nhiệt
đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, tuỳ trường hợp cụ thể mà ta lựa chọn chất tải
nhiệt làm việc thích hợp nhất. Điều kiện lựa chọn là:
- Nhiệt độ đun nóng và khả năng điều chỉnh nhiệt độ tốt.
- Độ nhớt nhỏ, nhiệt dung riêng lớn.
- Độ độc và tính hoạt động hoá học ít.
- Độ an toàn khi đun nóng cao (không cháy, nổ,…).
- Không ăn mòn thiết bị và bảo đảm cung cấp nhiệt độ ổn định.
- Rẻ và dễ tìm.
Trong thiết bị trao đổi nhiệt dùng để đun nóng thì chúng ta thường gặp những
chất tải nhiệt phổ biến sau:
Bảng 3.2. Ưu nhược điểm một số chất tải nhiệt thường dùng

Chất tải nhiệt Ưu điểm Nhược điểm


Hơi nước bão hòa - Hệ số cấp nhiệt lớn, - Không thể đun nóng lên đến
 = 10.000 ÷ 15.000 nhiệt độ cao được vì khi nhiệt
W/m2.độ. Do đó bề độ tăng thì áp suất hơi bão hòa
mặt truyền nhiệt nhỏ tăng, do đó dễ hỏng thiết bị và
nghĩa là kích thước bề dày thiết bị phải tăng lên.
thiết bị gọn hơn các Hơn nữa khi nhiệt độ tăng
thiết bị đun nóng bằng cũng làm ẩn nhiệt hóa hơi
các chất tải nhiệt khác giảm nên lượng hơi đốt tăng.
khi cùng một năng - Hơi nước ở 350oC thì áp suất
suất tải nhiệt. hơi bão hoà là 180at, ở 374oC
- Lượng nhiệt cung (nhiệt độ tới
cấp lớn (tính theo 1 hạn), áp suất là 225at và ẩn
đơn vị chất tải nhiệt) nhiệt hoá hơi r =0. Do đó, khi
vì ẩn nhiệt hóa hơi lớn. tăng nhiệt độ thì thiết bị sẽ
- Vận chuyển xa được phức tạp thêm, hiệu suất sử
dễ dàng theo đường dụng nhiệt sẽ bị giảm, vì vậy
ống. phương pháp đun nóng bằng
- Đun nóng được hơi nước
đồng đều vì hơi ngưng bão hòa chỉ sử dụng tốt nhất
tụ trên toàn bộ bề mặt trong trường hợp đun nóng
truyền nhiệt ở nhiệt độ không quá 180oC.
không đổi.
- Dễ điều chỉnh nhiệt
độ đun nóng bằng cách
điều chỉnh áp suất hơi.
Dầu tải nhiệt - Đun nóng được ở - Hiệu số nhiệt độ không lớn
nhiệt độ cao hơn (15-20oC) nên nhiệt truyền
180oC (không vượt không được lớn.
quá 300oC) - Độ nhớt lớn, nhất là khi nhiệt
độ thấp nên vận chuyển khó
khăn.
- Khó điều chỉnh nhiệt độ
Khói lò - Có thể tạo được nhiệt - Hệ số cấp nhiệt rất nhỏ
độ cao tới 1000oC ( không quá 100W/m2.độ) do
đó thiết bị cồng kềnh
- Nhiệt dung riêng thể tích nhỏ
nên cần lượng khói lớn
- Đun nóng không được đồng
đều.
- Khó điều chỉnh nhiệt độ đun
nóng nên dễ có hiện tượng quá
nhiệt cục bộ.
- Khói lò thường có bụi và khí
độc của nhiên liệu do đó khi
đun nóng gián tiếp,
bề mặt truyền nhiệt sẽ bị bám
cặn.
- Nếu đun nóng các chất dễ
cháy, dễ bay hơi thì không an
toàn.
- Trong khói luôn có một
lượng ôxy dư, khi tiếp xúc với
thiết bị sẽ ôxy hoá kim loại
làm hỏng thiết bị.
Tận dụng nhiệt từ - Tiết kiệm nhờ tận - Thường chỉ dùng để làm
nguồn thải có nhiệt độ dụng được nguồn nhiệt nóng sơ bộ vì khó điều chỉnh
của lưu thể có nhiệt độ nhiệt độ của lưu thể.
cao
cao ở các giai đoạn
khác.
- Được áp dụng phổ
biến tại các dây
chuyền sản xuất.

Làm nguội và ngưng tụ


Trong công nghệ hóa học và nhiều ngành công nghiệp khác ta cũng thường
gặp các quá trình phải làm nguội khí, chất lỏng hoặc ngưng tụ hơi sang trạng thái
lỏng. Chất tải nhiệt thường được dùng trong quá trình này là nước và không khí.
Nhưng nước được sử dụng phổ biến hơn vì không khí có khối lượng riêng nhỏ, hệ số
tỏa nhiệt nhỏ, lưu lượng thể thích đòi hỏi lớn nên tiêu tốn năng lượng lớn hơn để vận
chuyển.
3.2.3 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động
Bố trí lưu thể trong, ngoài ống
Trong thiết bị trao đổi nhiệt, bao giờ cũng có hai dòng lưu thể, do đó việc bố trí
các lưu thể một cách hợp lý trong thiết bị là điều rất quan trọng vì nó sẽ đảm bảo cho
sự hoạt động có hiệu quả của thiết bị trong suốt quá trình sử dụng, có độ tin cậy cao,
dễ tu sửa và bảo trì trong quá trình vạn hành. Do đó, có một số nguyên tắc giúp chúng
ta lựa chọn được chế độ thủy động cho lưu thế:
- Chất bẩn và dễ gây bám cặn cho bề mặt ống nên để đi trong ống vì làm sạch
bề mặt trong ống dễ dàng hơn
- Chất nào gây ăn mòn bề mặt nhiều hơn nên bố trí đi trong ống, vì ống dễ chế
tạo, dễ thay thế và giá thành nhỏ hơn so với vỏ thiết bị.
- Chất nào có áp suất lớn nên bố trí đi trong ống, chất có áp suất thấp đi ngoài
ống vì ống chịu áp suất tốt hơn vỏ bọc, đồng thời để tránh phải tăng chiều dày vỏ
thiết bị gây khó khăn trong việc chế tạo và giá thành cao.
- Với thiết bị trao đổi nhiệt nhằm mục đích đốt nóng một lưu thể nào đó, nên
bố trí lưu thể có nhiệt độ cao đi trong ống để giảm tổn thất nhiệt ra môi trường.
Ngược lại, với thiết bị nhằm tỏa nhiệt, nên bố trí lưu thể có nhiệt độ cao đi bên ngoài
ống để tự nó tỏa nhiệt một phần ra môi trường xung quanh qua vỏ thiết bị.
- Với thiết bị ngưng tụ cũng giống như thiết bị làm lạnh thì hơi ngưng tụ đi
ngoài ống, rất ít khi bố trí đi trong ống.
- Thông thường, bố trí lưu thể nhớt phía ngoài ống sẽ làm tăng hệ số truyền
nhiệt K so với bố trí trong ống. Nhưng cần đảm bảo dòng chảy ngoài ống ở chế độ
chảy xoáy, nếu không thì bố trí lưu thể đi trong ống. Hơn nữa bố trí trong ống sẽ
giảm được tổn thất áp suất.
Bố trí chiều của lưu thể
Hệ số truyền nhiệt của hai lưu thể chuyển động song song ngược chiều lớn hơn
so với cùng chiều nên khi bố trí, ta ưu tiên chọn trường hợp hai lưu thể chuyển động
ngược chiều nhiều hơn. Chiều của lưu thể còn phụ thuộc vào cấu tạo và kiểu thiết bị
ta lựa chọn. Thông thường chiều chuyển động của các lưu thể trong các thiết bị theo
tiêu chuẩn TEMA là chéo dòng.
Vận tốc của lưu thể
Thông thường quá trình trao đổi nhiệt giữa chất lỏng và bề mặt truyền nhiệt
của thiết bị trao đổi nhiệt là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức. Để tận dụng khả năng
trao đổi nhiệt của thiết bị nên chọn tốc độ dòng chảy hợp lý. Nếu vận tốc lưu thể lớn
thì sẽ tăng khả năng trao đổi nhiệt, tăng hệ số truyền nhiệt K nhưng khi đó, tổn thất
áp lực cho bơm cũng lớn nên tốn nhiều năng lượng, vận hành không kinh tế. Do đó
phải chọn được tốc độ hợp lý để thỏa mãn được các yêu cầu của bài toán, cả về mặt
thiết kế lẫn vận hành. Theo kinh nghiệm thực tế nên chọn vận tốc nằm trong khoảng
hợp lý trong Bảng 3 .3.
Bảng 3.3. Khoảng giá trị vận tốc hợp lý của một số lưu thể [1,9]

Lưu thể Vận tốc, m/s


Chất lỏng có độ nhớt cao ≤1
Chất lỏng có độ nhớt thấp ≤3
Khí chứa nhiều bụi 6 ≤ v ≤ 10
Khí sạch 12 ≤ v ≤ 16
Hơi bão hòa 30 ≤ v ≤ 50
Hơi quá nhiệt 50 ≤ v ≤ 75

3.2.4 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt


Dựa vào định luật bảo toàn năng lượng, ta có phương trình cân bằng nhiệt tổng
quát có dạng:
  Q
Q   Q
 Q

2 1 tt (3.1)
Trong đó:

Q : Nhiệt lượng trao đổi của thiết bị trao đổi nhiệt, W

Q 1 : Nhiệt lượng do lưu thể nóng tỏa ra, W

Q 2 : Nhiệt lượng do lưu thể lạnh nhận vào, W

Q tt : Nhiệt lượng tổn thất, W
Khi lưu thể không có chuyển pha, ta có: [1,28]
  G C (t  t )
Q1 1 p1 1 1
(3.2)
  G C (t  t )
Q2 2 p2 2 2
(3.3)
 C (t  t )  G
  G
Q  C (t  t ) Q

Suy ra: 1 p1 1 1 2 p2 2 2 tt
(3.4)
Trong đó:

G 
1 , G2 : Lưu lượng của lưu thể nóng và lạnh, kg/s
Cp1, Cp2 : Nhiệt dung riêng của lưu thể nóng và lạnh, J/kg.K
t1 t1
, : Nhiệt độ vào, ra của lưu thể nóng, K
t2 , t2 : Nhiệt độ vào, ra của lưu thể lạnh, K
Khi lưu thể có sự chuyển pha (sôi hoặc ngưng tụ), ta có: [1,28]
 (i  i )
  G
Q1 1 1 1 (3.5)
 (i  i )
  G
Q2 2 2 2 (3.6)

Suy ra: Q  G1(i1  i1)  G2(i 2  i2) Qtt


   
(3.7)
Trong đó:
i1 , i1 : Entanpi của lưu thể nóng vào, ra thiết bị, J/kg

i 2 , i2 : Entanpi của lưu thể lạnh vào, ra thiết bị, J/kg

Nếu bỏ qua tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt lượng do lưu thể
nóng tỏa ra bằng nhiệt lượng do lưu thể lạnh nhận vào:
 C (t  t )  G
  G
Q  C (t  t )
1 p1 1 1 2 p2 2 2
(3.8)

Hoặc Q  G1(i1  i1)  G2(i 2  i2) = G2(i 2  i2 )


   
(3.9)

Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt trên ta có thể tính được nhiệt độ ( t1 , t2 ,
t1 , t2 ) hay lưu lượng ( G
 G
1,
 
2 ) còn thiếu của đề bài và nhiệt lượng trao đổi Q của

thiết bị cần thiết kế.


3.2.5 Bước 5: Thông số vật lý các lưu thể
Trước khi tính toán chúng ta cần xác định đầy đủ các thông số đầu vào,ra và
thông số vật lý của các lưu thể.
Xác định thông số đầu vào, ra:
Lưu thể nóng Lưu thể lạnh
Vào Ra Vào Ra
Nhiệt độ,oC
Áp suất, bar
Lưu lượng, kg/s
Nhiệt trở lớp cặn,m2K/W
Tổn thất áp suất cho phép,
bar
Nhiệt lượng trao đổi ,kW
Xác định thông số vật lý của các lưu thể:
Nhiệt độ t, oC
Khối lượng riêng hơi H , kg/m3
Nhiệt dung riêng hơi CpH,
kJ/kg.K
Độ nhớt hơi H , mNs/m2
Hệ số dẫn nhiệt hơi H , W/m.K
Phần khối lượng hơi
Khối lượng riêng lỏng L , kg/m3
Nhiệt dung riêng lỏng CpL,
kJ/kg.K
Độ nhớt lỏng L , mNs/m2
Hệ số dẫn nhiệt lỏng L , W/m.K
3.2.6 Bước 6: Tính hiệu số nhiệt độ trung bình logarit ∆Ttb
Hai dòng lưu thể đều thay đổi nhiệt độ
Trong thiết bị trao đổi nhiệt, nhiệt độ của lưu thể nóng và lưu thể lạnh thay đổi
dọc theo bề mặt trao đổi nhiệt, do vậy độ chênh lệch nhiệt độ giữa 2 lưu thể cũng
biến đổi theo. Để tính được hiệu số nhiệt độ trung bình ∆T tb chúng ta cần phải biết
quy luật biến thiên ∆T dọc theo bề mặt F, tức là chiều hướng chuyển động của hai lưu
thể. Chúng ta có thể chia ra làm 2 trường hợp: chuyển động song song và chuyển
động phức tạp.
Hai lưu thể chuyển động song song
Với hai lưu thể chuyển động song song xuôi chiều, hiệu số nhiệt độ trung bình
được tính như sau: [2,655]
(t1  t 2 )  (t1'  t 2' )
 Ttb 
(t  t )
ln 1' 2'
(t1  t 2 ) (3.10)
Trong đó:
∆Ttb : Hiệu số nhiệt độ trung bình.
t1,t1’ : Nhiệt độ lưu thể nóng vào và ra.
t2, t2’ : Nhiệt độ lưu thể lạnh vào và ra.
Với hai lưu thể chuyển động song song ngược chiều, hiệu số nhiệt độ trung
bình được tính cũng gần giống như đối với hai lưu thể chuyển động xuôi chiều:
(t 1−t 2 ' )−(t 1 '−t 2)
ΔT tb =
(t −t ' ) (3.11)
ln 1 2
(t 1 ' −t 2)

Hai lưu thể chuyển động phức tạp


Trong các thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm thực tế thì các lưu thể thường
chuyển động theo sơ đồ phức tạp bao gồm cả xuôi chiều, ngược chiều và chéo dòng.
Ở trường hợp này thì hiệu số nhiệt độ trung bình được tính như sau: [2,655]
∆Ttb = ε.∆Ttbnc (3.12)
Trong đó:
∆Ttb : Hiệu số nhiệt độ trung bình.
ε : Hệ số hiệu chỉnh.
∆Ttbnc : Hiệu số nhiệt độ trung bình tính theo trường hợp ngược chiều
công thức (3.11)
Hệ số hiệu chỉnh ε được xác định thông qua hai thông số R và S với:
t 1−t 1 '
R=
t 2 '−t 2
(3.13)

t 2 '−t 2
S=
t 1−t 2
(3.14)

Đối với mỗi trường hợp chuyển động phức tạp khác nhau của hai lưu thể, quan
hệ ε = f(R,S) là khác nhau và được được tính bằng công thức hoặc tra các đồ thị đã
được xây dựng sẵn có kèm theo sơ đồ chuyển động của lưu thể. Tính được R,S và
chọn sơ đồ chuyển động của hai lưu thể tương ứng với thiết bị thiết kế sẽ tra được giá
trị ε. Các đồ thị và sơ đồ chuyển động được trình bày ở phụ lục (1).
Ví dụ đối với thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm 2 lối, hệ số hiệu chỉnh ε có thể
được tính theo công thức Kern(1950): [2,656]
 (1 S) 
(R2  1) ln  
  (1 RS) 
 2  S  R  1 (R2  1)  
(R  1)ln   
  
 2  S  R  1 (R  1)  
2

(3.15)
Hoặc có thể tra theo đồ thị sau:

Hình 3.4. Đồ thị mối quan hệ ε = f(R,S) đối với 1 vỏ từ 2 lối trở lên [2,657]

Một lưu thể đẳng nhiệt


Trong trường hợp trao đổi nhiệt với một dòng lưu thể đẳng nhiệt thì hiệu số
nhiệt độ trung bình không phụ thuộc vào hệ số hiệu chỉnh ε và được tính như sau:
Với thiết bị ngưng tụ: [2,717]
t 2−t 1
ΔT tb =
t nt −t 1 (3.16)
ln
( t nt −t 2 )
Trong đó:
t1 : Nhiệt độ lưu thể lạnh vào thiết bị, oC

t 2 : Nhiệt độ lưu thể lạnh ra thiết bị, oC


t nt : Nhiệt độ ngưng tụ của lưu thể, oC

Với thiết bị bay hơi:


t 1−t 2
ΔT tb =
t b h−t 2 (3.17)
ln
( t b h−t 1 )
Trong đó:
t1 : Nhiệt độ lưu thể nóng vào thiết bị, oC

t 2 : Nhiệt độ lưu thể nóng ra thiết bị, oC

t nt : Nhiệt độ bay hơi của lưu thể, oC

Hai lưu thể đẳng nhiệt


Đối với trường hợp cả hai lưu thể trong và ngoài ống đều là đẳng nhiệt thì hiệu
số nhiệt độ trung bình bằng hiệu số nhiệt độ bay hơi và ngưng tụ của hai lưu thể.
3.2.7 Bước 7: Giả sử hệ số truyền nhiệt K’
Hệ số truyền nhiệt K là lượng nhiệt truyền đi trong 1 giây từ lưu thể nóng đến
lưu thể lạnh qua 1m2 bề mặt tường phân cách khi hiệu số nhiệt độ giữa hai lưu thể là
1 độ.
Hệ số truyền nhiệt K là nghịch đảo của các nhiệt trở, tức là tổng của các nhiệt
trở riêng. Và được cho bởi công thức: [2,635]
d ng
d ng . ln
1 1
= +   r ng +
d tr
+
d ng d
×r tr + ng ×
1 (3.18)
K α ng 2 λt d tr d tr α tr

Trong đó:
K : Hệ số truyền nhiệt của thiết bị, W/m2˚C
ng
: Hệ số cấp nhiệt nhiệt đối lưu ngoài ống, W/m2˚C
tr : Hệ số cấp nhiệt nhiệt đối lưu trong ống, W/m2˚C

rng
: Nhiệt trở của lớp cáu cặn ngoài ống, m2˚C/W
rtr : Nhiệt trở của lớp cáu cặn trong ống, m2˚C/W
t : Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu ống, W/m˚C
dtr : Đường kính trong của ống, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
Do đó độ lớn của K phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tính chất vật lý của các lưu
thể, lưu lượng của lưu thể, cách sắp xếp ống truyền nhiệt …. Để tính được diện tích
bề mặt truyền nhiệt và lên được kết cấu thiết bị, ta giả sử giá trị của hệ số truyền nhiệt
K dựa vào bảng một số hệ số truyền nhiệt điển hình (3.4).

Bảng 3.4. Một số giá trị hệ số truyền nhiệt K tham khảo[6,637]

Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm


Dòng lưu thể nóng Dòng lưu thể lạnh K(W/m2oC)
Nước Nước 800-1500

Dung môi hữu cơ Dung môi hữu cơ 100-300

Dầu nhẹ Dầu nhẹ 100-400

Dầu nặng Dầu nặng 50-300

Khí Khí 10-50

Làm lạnh

Dung môi hữu cơ Nước 250-750

Dầu nhẹ Nước 350-900

Dầu nặng Nước 60-300

Khí Nước 20-300

Dung môi hữu cơ Nước muối 150-500

Nước Nước muối 600-1200

Khí Nước muối 15-250

Đun nóng
Nước 1500-4000

Hơi nước Dung môi hữu cơ 500-1000

Hơi nước Dầu nhẹ 300-900

Hơi nước Dầu nặng 60-450

Hơi nước Khí 30-300

Hơi nước Dầu nặng 50-300

Dowtherm Khí 20-200

Dowtherm Hơi nước 30-100

Khói lò Hơi hydrocacbon 30-100

Khói lò

Ngưng tụ Nước 1000-1500

Hơi nước Nước 700-1000

Hơi hữu cơ Nước 500-700

Hữu cơ (không thể


ngưng tụ)
Nước 200-500
Ngưng tụ chân không

Hơi
Dung dịch nước 1000-1500
Hơi nước
Dung dich hữu cơ nhẹ 900-1200
Hơi nước
Dung dịch hữu cơ 600-900
nặng

Bảng 3.5. Hệ số cấp nhiệt đối lưu của một số lưu thể

Lưu thể W/(m2K)


Khí tự do 5-37
Nước tự do 100-1200
Dầu tự do 50-350
Khí chuyển động giữa các ống 10-350
Nước chảy trong ống 500-1200
Dầu chảy trong ống 300-1700
Kim loại nóng chảy trong ống 2000-45000
Hơi nước bão hòa 4000-17000
Nước sôi 2000-45000
Hơi hữu cơ 500-2300
Ngoài ra, chúng ta có thể tra giá trị hệ số truyền nhiệt K trong các cuốn: Perry
et al. (1997), TEMA (1999) và Ludwig (2001). Hoặc chúng ta có thể xác định giá trị
K thông qua đồ thị (3.2) đưa ra bởi Frank (1974). Tất cả các giá trị K này đã bao gồm
các hệ số nhiệt trở và đều chỉ là tham khảo để làm cơ sở cho quá trình tính toán, thiết
kế thiết bị.
3.2.8 Bước 8: Tính diện tích trao đổi nhiệt
Xác định diện tích bề mặt trao đổi nhiệt là mục tiêu chính trong thiết kế thiết bị
trao đổi nhiệt. Dựa vào phương trình (1.1), ta tính được diện tích bề mặt trao đổi nhiệt
cần thiết của thiết bị:

F= (3.19)
K . Δ T tb

3.2.9 Bước 9: Chọn loại ống, kích thước và cách sắp xếp ống
Kích thước ống
Các ống sản xuất trên thị trường rất phong phú về chủng loại nhưng tất cả đều
tuân theo những quy cách và tiêu chuẩn chung. Đường kính ống thường được chọn
trong dải từ 16mm đến 50mm. Trong đó loại từ 16 đến 25mm được sử dụng phổ biến
nhất trong đa phần các thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vì nhỏ gọn, chắc chắn và giá
thành rẻ. Loại ống lớn hơn dùng với những lưu thể bẩn, có bám cặn vì dễ làm sạch.
Để tính toán sơ bộ, thường chọn ống có đường kính ngoài ¾ in (19,05mm)
Bề dày của ống được chọn phụ thuộc vào áp suất lưu thể trong ống và độ ăn
mòn của lưu thể. Và bề đầy ống được đánh giá thông qua số BWG (Birmingham
Wire Gauge).Chúng ta có thể chọn kích thước ống theo bề dày BWG ở phụ lục (2) và
tham khảo áp suất tối đa đối với ống thép carbon theo tiêu chuẩn ASME ở phụ lục
(3).
Chiều dài ống thường bằng 6 ft. (1.83 m), 8 ft. (2.44 m), 12 ft. (3.66 m), 16 ft.
(4.88 m), 20 ft. (6.10 m), 24 ft. (7.32 m). Đối với một diện tích bề mặt truyền nhiệt
xác định, nếu sử dụng các ống dài sẽ làm giảm đường kính vỏ, do đó chi phí sẽ thấp
hơn và vỏ sẽ chịu được áp suất cao hơn. Trường hợp tối ưu nhất, người ta chọn tỷ lệ
chiều dài ống với đường kính vỏ nằm trong khoảng 5 đến 10.
Đối với trường hợp ống chữ U, ống phía ngoài sẽ dài hơn ống phía trong. Để
thiết kế được cần phải tính được chiều dài trung bình của ống. Các ống chữ U được
uốn cong từ các ống tiêu chuẩn và cắt theo chiều dài thiết kế. Bán kính uốn cong của
ống phụ thuộc vào đường kính và bề dầy của ống, thường bằng 1,5 – 3 lần đường
kính ngoài của ống.
Sắp xếp ống
Trong thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, ống thường được bố trí theo 4 kiểu: tam
giác, tam giác xoay, hình vuông hoặc vuông xoay.

Hình 3.5. Các kiểu sắp xếp ống trong thiết bị

Trong 4 kiểu bố trí ống này, với cùng bước ống và dòng chảy thì thứ tự giảm
dần của hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất là 30 o,45o , 60o và 90o .Bố trí ống theo
hình vuông đem lại hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất thấp nhất. Để lựa chọn được
kiểu bố trí phù hợp cần quan tâm các vấn đề sau:
- Độ chặt
- Hệ số truyền nhiệt
- Tổn thất áp suất
- Vệ sinh ngoài ống
- Sự thay đổi pha của lưu thể ngoài ống.
Bố trí ống theo tam giác với tam giác xoay bó ống chặt hơn, cho hệ số truyền
nhiệt cao hơn và vỉ ống bền hơn. Với cùng loại ống và bước ống như nhau, bố trí theo
tam giác và tam giác xoay sẽ bố trí được hơn 15% số ống so với hình vuông và vuông
xoay. Nhưng nhược điểm của cách bố trí này là khó vệ sinh ngoài ống bằng phương
pháp cơ học, thường chỉ vệ sinh bằng phương pháp hóa học.
Bố trí ống theo hình vuông và vuông xoay thường không được bố trí trong các
thiết bị có vỉ ống cố định vì không thể vệ sinh. Trừ một số trường hợp ngưng tụ hoạc
đun sôi thì bố trí này vẫn được sử dụng để tạo không cản trở dòng hơi. Bố trí theo 2
cách này cho hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất nhỏ hơn so với bố trí tam giác và
tam giác xoay.
Bước ống (khoảng cách giữa 2 tâm ống) được khuyến nghị lấy bằng 1,25 lần
đường kính ngoài, trừ một số trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp cần làm sạch dễ
dàng thì bố trí theo dạng hình vuông với bước ống tối thiểu là 6,4 mm (0.25 in).
[2,646]
Lưu ý: Đối với thiết bị bay hơi kettle, cách sắp xếp ống theo hình vuông hay
tam giác không có ảnh hưởng nhiều tới hệ số truyền nhiệt K. Nhưng bố trí theo hình
vuông sẽ tạo thuận lợi cho sự bay hơi. Khi tính toán, thiết kế thiết bị này nên chọn
bước ống bằng 1,5 – 2 lần đường kính ngoài của ống để tránh cản trở sự bay hơi. Và
nên sử dụng ống dài có đường kính nhỏ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với ống ngắn
có đường kính lớn.
Số lối
Lưu thể đi trong ống thường được bố trí chảy qua lại giữa 1 nhóm các ống, gọi
là lối để tăng quãng đường của dòng lưu thể. Số lối sẽ quyết định đến vận tốc chảy
trong ống. Các thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm thường được thiết kế từ 1 đến 16 lối.
Các lối được chia bằng cách chia ngăn phần đầu và phần sau của thiết bị trao đổi
nhiệt bằng các tấm chia. Hình 3 .6 thể hiện cách chia 2,4,6,8 và 10 lối lưu thể. Cón
đối với số lối lớn hơn, chúng ta có thể tham khảo thêm Sauuders (1988).
Hình 3.6. Cách chia số lối lưu thể

3.2.10 Bước 10: Tính số ống


Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế là:
Ltđn = L -  (3.20)
Trong đó:
Ltđn : Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế, m
L : Chiều dài của ống, m
 : Tổng bề dầy của các vỉ ống, m
Bề dầy của vỉ ống phụ thuộc vào chênh lệch áp suất giữa 2 lưu thể và cần chọn
sao cho thỏa mãn các điều kiện bền về cơ khí. Bề dầy của vỉ ống được chọn tối thiểu
bằng đường kính ngoài của ống. Nếu chưa xác định được bề dầy chính xác của vỉ
ống, chúng ta có thể lấy bề dầy là 25mm cho mỗi vỉ ống để tính toán chiều dài của
ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế.
Tính diện tích trao đổi nhiệt của 1 ống:
Fống = Ltđn × dng × π (3.21)
Trong đó:
Fống : Diện tích 1 ống, m2
Ltđn : Chiều dài ống tham gia trao đổi nhiệt, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
Tính số ống:
F
N= (3.22)
F ố ng

Trong đó:
N : Số ống
F : Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2
Fống : Diện tích 1 ống, m2
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống:
π . d 2tr
F mcn= (3.23)
4
Vận tốc của dòng chảy trong ống:
N l . Ġ tr
v tr =
N . Fmcn . ρtr
(3.24)

Trong đó:
v tr : Vận tốc lưu thể trong ống, m/s2
Nl : Số lối

G tr : Lưu lượng lưu thể trong ống, kg/s
N : Số ống
Fmcn : Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống, m2

tr : Khối lượng riêng của lưu thể trong ống, kg/m3
Ta cần kiểm tra vận tốc trong ống v tr tính được phải nằm trong khoảng hợp lý
hay không. Nếu cao quá thì cần giảm số lối và thấp quá thì tăng số lối lên và tính lại
vận tốc.
3.2.11 Bước 11: Tính đường kính vỏ
Để tính được đường kính vỏ, trước tiên ta cần tính đường kính bó ống. Đường
kính bó ống không chỉ phụ thuộc vào số ống mà còn phụ thuộc vào cách bố trí ống và
số lối. Sau khi biết số ống, chúng ta có thể vẽ sơ đồ bố trí ống rồi đo đường kính bó
ống. Hoặc đường kính bó ống được tính theo công thức: [2,648]
1
N
D b =d ng
( )
K1
n1
(3.25)

Trong đó:
Db : Đường kính bó ống, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
N : Số ống
K1, n1 : Các hệ số phụ thuộc vào bước ống và cách bố trí.
Các hệ số K1, n1 xác định theo Bảng 3 .6.
Bảng 3.6. Hệ số K1 và n1 [2,649]

Bố trí ống hình tam giác với bước ống pt = 1,25dng


Số lối 1 2 4 6 8
K1 0.319 0.249 0.175 0.0743 0.0365
n1 2.142 2.207 2.285 2.499 2.675
Bố trí ống hình vuông với bước ống pt = 1,25dng
Số lối 1 2 4 6 8
K1 0.215 0.156 0.158 0.00402 0.00331
n1 2.207 2.291 2.263 2.617 2.643
Đối với ống chữ U thì đường kính bó ống sẽ lớn hơn so với đường kính bó ống
tính bằng công thức (3.25) do khoảng cách giữa 2 hàng ống ở chính giữa vỉ ống phụ
thuộc vào bán kính uốn cong của ống. Nên để tính đường kính bó ống chính xác với
ống chữ U, ta cần xây dựng sơ đồ bố trí ống rồi xác định đường kính bó ống.
Đường kính vỏ cần phải được chọn dựa vào đường kính bó ống, sao cho đảm
bảo được dòng chảy chạy xung quanh bó ống là nhỏ, nhưng thực tế nó còn phụ thuộc
vào loại thiết bị trao đổi nhiệt, khả năng chế tạo và lắp ráp. Đường kính trong của vỏ
thiết bị có thể được tính như sau:
Dtr = Db + k (3.26)
Trong đó:
Dtr : Đường kính trong của vỏ, m
Db : Đường kính bó ống, m
k : Tổng khoảng cách giữa bó ống và vỏ, m
Và tùy loại thiết bị khác nhau mà ta chọn giá trị k khác nhau, chúng ta có thể tham
khảo giá trị k ở Hình 3 .7
Hình 3.7. Khoảng cách thân vỏ - bó ống [2,646]

Theo tiêu chuẩn BS 3274 ( British standard ) thì đường kính vỏ nằm trong
khoảng từ 150 mm (6 in) đến 1067 mm (42 in), còn trong tiêu chuẩn TEMA thì
đường kính vỏ có thể lên đến 1520 mm (60 in).
Đối với các đường kính vỏ có đường kính dưới 610 mm (24 in) thì được chọn
trong các loại vỏ tiêu chuẩn có sẵn, còn đối với đường kính vỏ trên 610 mm (24 in)
thì được cuộn từ các tấm thép. Các vỏ chịu áp suất cần được tính toán khả năng chịu
áp và lựa chọn bề dầy theo các tiêu chuẩn.
Lưu ý: Đối với thiết bị bay hơi kettle, vỏ cần được thiết kế để cung cấp đủ
không gian cho lưu thể lỏng bay hơi. Đường kính vỏ phụ thuộc vào mật độ dòng
nhiệt. Chúng ta có thể tính toán dựa vào Bảng 3 .7. Và khoảng cách tối tiểu giữa bề
mặt lưu thể lỏng với vỏ thiết bị là 0,25m.
Bảng 3.7. Tỉ lệ đường kính vỏ - bó ống đối với thiết bị kettle

Đường kính vỏ / Đường kính


Mật độ dòng nhiệt W/m2
bó ống
25000 1,2 – 1, 5
25000 - 40000 1,4 – 1,8
40000 1,7 – 2,0

3.2.12 Bước 12: Lựa chọn vách ngăn


Các vách ngăn trong thiết bị có mục đích dẫn dòng lưu thể chảy chéo dòng,
tăng vận tốc lưu thể phía ngoài ống để tăng khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị. Và
còn có tác dụng cố định các ống, tránh rung động ống. Trong thiết bị trao đổi nhiệt
ống chùm, chúng ta thường gặp nhất là loại vách ngăn đơn hình viên phân, Hình 3 .
8a. Còn các loại khác thì ít gặp hơn, được thể hiện trên Hình 3 .8b và c. Loại vách
ngăn Hình 3 .8d chỉ có tác dụng cố định các ống, thường dung trong thiết bị bay hơi.
Hoặc trong 1 số trường hợp không cần dẫn lối lưu thể ngoài ống mà chỉ cần cố định
các ống thì sử dụng các tấm lưới đan với nhau (rod baffle).

Hình 3.8. Các loại vách ngăn


Hình 3.9. Tấm lưới cố định ống Rod baffle

Phần cắt của vách ngăn được xác định bằng tỉ lệ phần trăm cắt tính theo đường
kình của vách ngăn. Phần cắt của tấm ngăn thường được sử dụng nằm trong khoảng
15 – 45%. Nhưng theo thực tể, phần cắt 20-25% là tối ưu nhất, cho hệ số truyền
nhiệt cao, tốn thất áp suất nhỏ.
Khoảng cách giữa các vách ngăn thường nằm trong khoảng 0,2 đến 1 lần
đường kính vỏ. Nếu khoảng cách nhỏ thì sẽ cho hệ số truyền nhiệt cao hơn nhưng tổn
thất áp suất lại lớn hơn. Do đó cần sắp xếp các vách ngăn hợp lý tùy theo yêu cầu của
bài toán. Khoảng cách tối ưu giữa các vách thường bằng 0,3 đến 0,5 lần đường kính
vỏ thiết bị. Đối với các thiết bị ngưng tụ thì khoảng cách vách ngăn rộng hơn, thường
lấy bằng đường kính vỏ thiết bị. Hình 3 .10 thể hiện dòng chảy ngoài ống trong
trường hợp phần cắt và khoảng cách các vách ngăn khác nhau.
Hình 3.10. Dòng chảy ngoài ống qua các vách ngăn kích thước khác nhau

3.2.13 Bước 13: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống
Lưu thể không có sự chuyển pha
Chuẩn số Reynolds: [2,663]
ρ v d tđ
Re = (3.27)
μ
Trong đó:
ρ : Khối lượng riêng của lưu thể, kg/m3

v : Vận tốc của lưu thể, m2/s


dtđ : Đường kính tương đương (đường kính thủy lực), m
4 × diện tích mặt cắt ngang dòng chảy
dtđ = c h u vi ướ t
= dtr đối với ống (3.28)

μ : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2

Chuẩn số Prandtl: [2,663]


Cp
Pr 
 (3.29)
Trong đó:
Cp : Nhiệt dung riêng của lưu thể, J/kgoC
 : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2
 : Hệ số dẫn nhiệt của lưu thể, W/moC
Chuẩn số Nusselt: [2,663]
α d tđ
Nu = (3.30)
λ
Trong đó:
 : Hệ số cấp nhiệt đối lưu, W/m2oC

dtđ : Đường kính tương đương (đường kính thủy lực), m


λ : Hệ số dẫn nhiệt của lưu thể, W/moC

Mục đích của chúng ta là tính hệ số cấp nhiệt đối lưu  nên cần xác định được
chuẩn số Nusselt. Chuẩn số Nusselt được tính theo công thức tổng quát: [2,662]
c

Nu  C Re Pr  
a b

 t  (3.31)
Trong đó:
μ : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2
μt : Độ nhớt động lực học của lưu thể tại nhiệt độ tường ống, Ns/m2
C,a,b,c : Các hệ số
Số mũ của Re thường được lấy là 0,8. Với chuẩn số Pr thì số mũ được lấy từ
0,3 (làm lạnh) đến 0,4 (làm nóng). Còn số mũ của tỉ lệ độ nhớt là 0,14 theo Sieder và
Tate (1936). Công thức sau thường được sử dụng: [2,663]
0,14

Nu  C Re0,8 Pr0,33  
 t  (3.32)
Trong đó:
C = 0,021 với dòng khí
C = 0,023 với dòng lỏng không nhớt
C = 0,027 với dòng lỏng nhớt
Đối với dòng chảy xoáy Re > 10000 chúng ta sử dụng công thức Butterworth
(1977): [2,663]
Nu = St.Re.Pr (3.33)
Trong đó:
St : chuẩn số Stanton, tính theo công thức:
St = E. ℜ−0,205 Pr−0,505 (3.34)
Với E = 0,0225 exp(- 0,0225 (ln Pr)2 )
Đối với dòng chảy tầng Re < 2000, chuẩn số Nusselt được tính theo công thức:
[2,664]
Nu = 1,86( RePr )0,33 ¿ (3.35)
Trong đó:
L : Chiều dài của ống, m
Lưu ý:
 Nếu chuẩn số Nusselt được tính bới công thức (3.31) nhỏ hơn 3,5 thì
chuẩn số Nusselt được lấy lên 3,5. Đối với dòng chảy tầng, chiều dài
ống có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng truyền nhiệt trong trường hợp tỉ lệ
chiều dài ống với đường kính ống nhỏ hơn 500.
 Đối với dòng chảy quá độ (2000 < Re < 10000) rất khó để xác định được
các hệ số nên chuẩn số Nusselt được tính bằng cả 2 công thức (3.28),
(3.31) và lấy giá trị nhỏ hơn.
 Các công thức tính Nu chỉ mang tính tương đối bởi vì các hệ số mũ phụ
thuộc rất nhiều yếu tố của dòng chảy, tùy từng trường hợp sẽ có các giá
trị khác nhau. Các công thức đưa ra ở trên đủ chính xác và đảm bảo để
tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt. Và chúng ta có thể tham khảo
thêm các công thức cụ thể hơn được đưa ra trong Engineering science
Data Unit ESDU 92003 và 93018 (1998).

Để thuận tiện hơn cho việc tính toán, chúng ta tính chuẩn số Nusselt dựa vào
hệ số jh: [2,664]
0,14
 
Nu  jh RePr 0,33
 
 t  (3.36)
0,14
 
jh  StPr 0,67
 
 t  (3.37)
Và hệ số jh được thể hiện qua đồ thị Hình 3 .11. Chúng ta có thể xác định được
hệ số jh qua đồ thị thông qua chuẩn số Re và tỉ số L/D.
Hình 3.11. Hệ số jh phía trong ống [2,665]

Lưu ý:

 
 Thông thường trong tính toán chúng ta thường bỏ qua tỉ số  t  . Nó chỉ
có ý nghĩa đối với các chất lỏng nhớt. Trong trường hợp muốn tính toán

chính xác hơn với các chất lỏng nhớt, chúng ta cần xác định được t , tức
là cần biết được nhiệt độ tại tường ống tt. Giá trị tt có thể được ước lượng
xấp xỉ nhưng để chính xác hơn, chúng ta có thể sử dụng công thức:
[2,666]

 tr (tt  ttr )  K (tng  ttr )


(3.38)
Trong đó:
 tr : Hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống, W/m2oC

ttr : Nhiệt độ của lưu thể trong ống (trung bình), oC


tt : Nhiệt độ tại tường ống, oC
tng : Nhiệt độ của lưu thể ngoài ống (trung bình), oC
K : Hệ số truyền nhiệt tổng của thiết bị, W/m2oC
Công thức này cũng có thể sử dụng với lưu thể ngoài ống.
 Đối với nước, chúng ta có thể tính hệ số cấp nhiệt đối lưu  tr theo công
thức được đưa ra bởi Eagle và Ferguson (1930): [2,666]

4200(1,35 0,02t)vtr0,8
 tr 
dtr0,2 (3.39)
Trong đó:
 tr : Hệ số cấp nhiệt đối lưu phía ống, W/m2oC

t : Nhiệt độ của nước, oC


vtr : Vận tốc lưu thể trong ống, m2
dtr : Đường kính trong của ống, mm
Lưu thể có sự chuyển pha
Đối với lưu thể đi trong ống có sự chuyển pha thì chỉ có trường hợp ngưng tụ,
còn với trường hợp bay hơi thì lưu thể bay hơi được bố trí ngoài ống. Chúng ta có thể
chia ra hai trường hợp: ngưng tụ trong thiết bị nằm ngang và ngưng tụ trong thiết bị
thẳng đứng.
Thiết bị ngưng tụ nằm ngang

Hình 3.12. Dòng lưu thể hơi ngưng tụ trong ống nằm ngang

Đối với các thiết bị nằm ngang ngưng tụ trong ống thì hệ số cấp nhiệt tại một
điểm trên ống phụ thuộc vào mô hình dòng chảy tại điểm đó. Mô hình dòng chảy
ngưng tụ trong ống được thể hiện trên Hình 3 .12 và được trình bày kĩ hơn trong
chương 5 quyển Chemical engineering, volume 1. Dòng vào thiết bị là dòng 1 pha
hơi, dòng ra thiết bị là dòng 1 pha lỏng, còn đoạn giữa là dòng chuyển động của 2
pha lỏng - hơi. Bell (1970) đã đưa ra bản đồ chế độ dòng chảy Baker để theo dõi sự
thay đổi của dòng chảy. Và nhiều người đã xây dựng công thức tính toán cho hệ số
cấp nhiệt đối lưu ngưng tụ trong ống nhưng không có công thức chính xác cho trường
hợp tổng quát. Hai mô hình chuyển động của lưu thể được sử dụng để xác định hệ số
cấp nhiệt đối lưu ngưng tụ trong ống: dòng chảy phân tầng, Hình 3 .13a và dòng
chảy hình khuyên Hình 3 .13b.

Hình 3.13. Mô hình chuyển động của lưu thể trong ống nằm ngang
(a) Dòng chảy phân tầng (b) Dòng chảy hình khuyên

Đồi với trường hợp dòng chảy phân tầng áp dụng công thức của Nusselt:
[2,717]
13
  (   )g 
 tr  0, 76 L  L L H 
 L  (3.40)
Trong đó:
 tr : Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ trong ống, W/m2 oC
L : Hệ số dẫn nhiệt của phần lỏng ngưng tụ, W/moC
L : Khối lượng riêng của phần lỏng ngưng tụ, kg/m3
H : Khối lượng riêng của hơi, kg/m3
g : Gia tốc trọng trường, 9,81 m/s2
L : Độ nhớt của phần lỏng ngưng tụ, Ns/m2
 : Năng suất của ống, lưu lượng hơi ngưng tụ trên mỗi đơn vị chu vi
của ống, được tính bằng công thức: [2,712]
GH GH
 
N d tr hoặc N d ng
(3.41)
Với: G H : Lưu lượng hơi vào thiết bị, kg/s
N : Tổng số ống trao đổi nhiệt của thiết bị
dtr, dng : Đường kính trong và ngoài của ống, m
Còn với dòng chảy hình khuyên, áp dụng công thức Boyko-Kruzhilin (3.45).
Để tính toán thiết kê thiết bị ngưng tụ, khi chưa xác định được mô hình dòng chảy
trong ống, chúng ta tính bằng cả hai công thức (3.40) và (3.45) rồi chọn giá trị lớn
hơn.
Thiết bị ngưng tụ thẳng đứng
Đối với trường hợp ngưng tụ trong ống hoặc ngoài ống, Nusselt đưa ra công
thức: [2,711]
13
  (   H )g 
 0, 926 L L L 
 L   (3.42)
Công thức (3.42) được sử dụng cho trường hợp chuẩn số Reynolds khoảng 30,
còn lớn hơn thì công thức không còn chính xác. Đối với trường hợp đấy, chúng ta
tính hệ số cấp nhiệt dựa vào đồ thị Hình 3 .14 được đưa ra bởi Colburn (1934). Giá
trị chuẩn số Reynolds và Prandtl được tính theo công thức: [2,712]
4
Re 
L (3.43)
C p L
Pr 
L (3.44)
Trong đó: Cp : Nhiệt dung riêng của lỏng ngưng tụ, J/kgoC
Hình 3.14. Mối liên hệ giữa hệ số cấp nhiệt  với các chuẩn số Re, Pr [2,712]

Boyko và Kruzhilin (1967) cũng đưa ra công thức tính hệ số cấp nhiệt trong
trường hợp ngưng tụ trong ống: [2,713]

 1  L H 

 tr   tr  
 2 
  (3.45)
Trong đó:
tr : Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ trong ống, W/m2 oC

tr : Hệ số cấp nhiệt trong ống tính cho 1 pha, xác định như sau:

 
tr  0,021 L  Re 0,8 Pr 0,43
 d tr  (3.46)
L : Khối lượng riêng của phần lỏng ngưng tụ, kg/m3

H : Khối lượng riêng của hơi, kg/m3

Do đó, đối với trường hợp ngưng tụ trong ống với dòng hơi đi từ trên xuống,
chúng ta nên tính theo cả đồ thị (3.5) và công thức (3.45) rồi chọn giá trị lớn hơn.
Lưu ý: Đối với trường hợp ngưng tụ trong ống với dòng hơi đi từ dưới lên
(thường sử dụng trong các thiết bị ngưng tụ hồi lưu) thì cần phải đảm bảo ống không
bị lấp đầy bởi lỏng ngưng tụ.
3.2.14 Bước 14: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống
Lưu thể không có sự chuyển pha
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy ngoài ống: [2,672]
(pt  dng )Dtr l vn
As 
pt
(3.47)
Trong đó:
pt : Khoảng cách bước ống, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
Dtr : Đường kính trong của vỏ thiết bị, m
lvn : Khoảng cách giữa các tấm ngăn, m
Vận tốc của lưu thể ngoài ống: [2,672]
Gng
vng 
A s (3.48)
Trong đó:
vng : Vận tốc của lưu thể ngoài ống, m/s
Gng : Lưu lượng của lưu thể ngoài ống, kg/s
ρ : Khối lượng riêng của lưu thể ngoài ống, kg/m3

As : Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy ngoài ống, m2
Đường kính tương đương (đường kính thủy lực) của lưu thể ngoài ống:
Với cách sắp xếp hình vuông: [2,672]
p 2t −π d2ng
Dtđ =
4 ( 4 )=
1,27 2
( p −0,785 d 2ng )
(3.49)
π d ng d ng t

Với cách sắp xếp tam giác: [2,672]


2
pt 1 d ng
4 ( ×0,87 pt − π )
2 2 4 1,10 2
Dtđ = = ( p −0,917 d 2ng ) (3.50)
π d ng d ng t
2
Chuẩn số Reynold: [2,663]
v ng d tđ ρ
Re = (3.51)
μ
Chuẩn số Prandtl: [2,663]
Cp
Pr 
 (3.52)
Trong đó:
Cp : Nhiệt dung riêng của lưu thể, J/kgoC
μ : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2
 : Hệ số dẫn nhiệt của lưu thể, W/moC
Chuẩn số Nusselt: [2,675]
0,14
 1
Nu  jh Re Pr   3
 t  (3.53)
Trong đó:
Jh : Hệ số được tra theo đồ thị Hình 3 .15
Hình 3.15. Hệ số jh ngoài ống [2,673]

Lưu thể có sự chuyển pha


Ngưng tụ
a) Thiết bị ngưng tụ nằm ngang

Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ ngoài ống được tính bằng công thức: [2,711]
13
  (   H )g  16
ng  0, 95 L L L  Nd
 L   (3.54)
Trong đó:
ng
: Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ ngoài ống, W/m2 oC
L : Hệ số dẫn nhiệt của phần lỏng ngưng tụ, W/moC

L : Khối lượng riêng của phần lỏng ngưng tụ, kg/m3

H : Khối lượng riêng của hơi, kg/m3

g : Gia tốc trọng trường, 9,81 m/s2


L : Độ nhớt của phần lỏng ngưng tụ, Ns/m2
N d : Số ống trung bình xếp theo chiều dọc, có thể lấy bằng 2/3 số ống ở

chính giữa vỉ ống (số ống chính giữa vỉ ống = Db /pt ).


 : Năng suất của ống, lưu lượng hơi ngưng tụ trên mỗi đơn vị chiều
dài của ống, kg/sm, được tính bằng công thức:
GH

LN (3.55)

Với : G H : Lưu lượng hơi vào thiết bị, kg/s


L : Chiều dài của ống, m
N : Tổng số ống trao đổi nhiệt của thiết bị
b) Thiết bị ngưng tụ thẳng đứng

Đối với thiết bị ngưng tụ thẳng đứng, hệ số cấp nhiệt ngoài ống được tính bằng
công thức Nusselt giống như đối với ngưng tụ trong ống CT(3.40).
Bay hơi
Hệ số cấp nhiệt hóa hơi đưa ra bởi Forster và Zuber (1955): [2,732]
λ 0,79 0,45 0,49
L C pL ρ L
α =0,00122
( σ 0,5 μ0,29
L r
0,24 0,24
ρH ) ¿ (3.56)

Trong đó:
 L : Hệ số dẫn nhiệt của lưu thể lỏng, W/moC

CpL
: Nhiệt dung riêng của lưu thể lỏng, J/kgoC
L : Khối lượng riêng của lưu thể lỏng, kg/m3

 : Sức căng bề mặt, N/m

 L : Độ nhớt của lưu thể lỏng,Ns/m2

r : Ẩn nhiệt hóa hơi, J/kg


h : Khối lượng riêng của lưu thể hơi, kg/m3

t t : Nhiệt độ tại bề mặt tường ống, oC


t hh : Nhiệt độ hóa hơi của lưu thể, oC

p t : Áp suất hơi bão hòa tại nhiệt độ bề mặt tường ống t , N/m2
t

p hh : Áp suất hơi bão hòa tại nhiệt độ hóa hơi t , N/m2


hh

Monstinski (1963) đưa ra phương trình đơn giản hơn dựa trên sự giảm áp suất
và cũng có độ chính xác cao như các phương trình phức tạp khác. Phương trình này
có thể sử dụng thuận lợi trong một số trường hợp không xác định được chính xác các
thông số tính chất vật lý của lưu thể: [2,733]
0,17 1,2 10
P P P
α =0,104 P0,69
th q
0,7
[ ( ) ( ) ( )]
1,8
Pt h
+4
Pt h
+ 10
Pth (3.57)

Trong đó:
P : Áp suất làm việc, bar
Pth : Áp suất tới hạn của lưu thể lỏng, bar
q : Mật độ dòng nhiệt, W/m2
Hai phương trình (3.56) và (3.57) sử dụng cho các dòng đơn chất, còn đối với
các dòng hỗn hợp nhiều chất thì tính toán phức tạp hơn và giá trị  sẽ nhỏ hơn so với
cách tính này.
Chú ý:
- Chúng ta cần kiểm tra giá trị mật độ dòng nhiệt phải thấp hơn giá trị mật độ
dòng nhiệt tới hạn. Zuber (1961) đưa ra giá trị mật độ dòng nhiệt tới hạn: [2,733]
1
q t h=0,131.r [ σg (ρL −ρh ) ρ 2 4
h] (3.58)

Monstinski cũng đưa ra phương trình dựa trên sự giảm áp suất: [2,733]
0,35 0,9
P P
q t h=3,67.1 0 4 Pt h
( ) [
Pt h
1−
Pth ] (3.59)

Phương trình (3.58) và (3.59) sử dụng với các ống riêng lẻ, còn đối với trường
hợp ống chùm, chúng ta tính theo công thức được đưa ra bởi Palen (1972): [2,751]
1
pt r
q t h=η ( )( )
d ng √N
[ 2
σg(ρ L− ρH ) ρ H ] 4 (3.60)

Trong đó:
 = 0,44 với cách sắp xếp ống hình vuông
= 0,41 với cách sắp xếp ống hình tam giác đều
p t : Bước ống, m

d ng
: Đường kính ngoài của ống, m
N : Tổng số ống trao đổi nhiệt của thiết bị,
Đối với trường hợp ống chữ U thì giá trị N bằng 2 lần số ống chữ U.
- Palen và Small (1964) khuyến nghị hệ số an toàn là 0,7, tức là mật độ dòng
nhiệt cao nhất chỉ nên bằng 0,7 giá trị mật độ dòng nhiệt tới hạn.

- Để tránh dòng hơi cuốn theo lưu thể lỏng, vận tốc hơi v bh phải thỏa mãn điều
kiện: [2,752]
1
ρ −ρ
v H <0,2 L H
ρH( ) 2
(3.61)

Trong đó:
vH : Vận tốc dòng hơi, m/s
L : Khối lượng riêng của lưu thể lỏng bay hơi, kg/m3

H : Khối lượng riêng của hơi, kg/m3

3.2.15 Bước 15: Tính hệ số truyền nhiệt K


Hệ số truyền nhiệt K của thiết bị được tính theo công thức: [2,635]
d ng
d ng . ln
1 1
= +   r ng +
d tr
+
d ng d
×r tr + ng ×
1 (3.62)
K α ng 2 λt d tr d tr α tr

Trong đó:
K : Hệ số truyền nhiệt của thiết bị, W/m2˚C
 ng
: Hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống, W/m2˚C
 tr : Hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống, W/m2˚C

rng
: Nhiệt trở của lớp cáu cặn ngoài ống, m2˚C/W
rtr : Nhiệt trở của lớp cáu cặn ngoài ống, m2˚C/W
t : Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu ống, W/m˚C
dtr : Đường kính trong của ống, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
Hầu hết các dòng lưu thể đều gây ra bẩn và tạo ra lớp cáu cặn trên bề mặt
truyền nhiệt. Lớp cáu cặn này sẽ làm giảm hệ số truyền nhiệt của thiết bị. Nhưng tùy
thuộc vào tính chất của từng dòng lưu thể, loại ống và thời gian sử dụng mà nhiệt trở
của lớp cáu cặn là khác nhau. Do đó rất khó để tính toán chính xác nhiệt trở của lớp
cáu cặn và nhiệt trở đó được xác định thông qua thực tế.
Bảng 3.8. Giá trị hệ số truyền nhiệt và nhiệt trở lớp cáu cặn của một số lưu thể

Hệ số truyền nhiệt Nhiệt trở


Dòng lưu thể
(W/m2oC) (m2oC/W)
Nước sông 3000-12000 0.0003-0.0001
Nước biển 1000-3000 0.001-0.0003
Nước làm nguội 3000-6000 0.0003-0.00017
Nước mềm 3000-5000 0.0003-0.0002
Nước cứng 1000-2000 0.001-0.0005
Hơi ngưng 1500-5000 0.00067-0.0002
Nước muối lạnh 3000-5000 0.0003-0.0002
Không khí và khí công 5000-10000 0.0002-0.0001
nghiệp 2000-5000 0.0002-0.0001
Khí thải 5000 0.0002
Hơi hữu cơ 5000 0.0002
Chất lỏng hữu cơ 5000 0.0002
Hydrocacbon nhẹ 2000 0.0005
Hydrocacbon nặng 2500 0.0004
Đun sôi chất hữu cơ 5000 0.0002
Ngưng tụ chất hữu cơ 5000 0.0002
Trao đổi nhiệt chất lỏng 3000-5000 0.0003-0.0002
Dung dịch nước muối

3.2.16 Bước 16: Kiểm tra sai số K và K’


Giá trị sai số của hệ số truyền nhiệt giả sử K’ ở bước 7 () và giá trị K tính được
ở bước 15 (3.2.16) cần nằm trong khoảng cho phép: [2,684]
K−K '
0< <30 % (3.63)
K'
Nếu sai số vượt quá khoảng cho phép hoặc muốn tối ưu thiết bị thì chúng ta
quay lại bước 7 (3.2.8) với giá trị K’ thay bằng giá trị K tính được ở bước 15 (3.2.16).
3.2.17 Bước 17: Tính tổn thất áp suất
Tổn thất áp suất trong ống
Trong sự chuyển động của lưu thể phía trong ống, chúng ta cần xét đến 2 tổn
thất áp suất: tổn thất do ma sát giữa lưu thể với thành ống và tổn thất do sự chuyển
động của dòng lưu thể ở 2 đầu thiết bị.
Tổn thất do ma sát được tính toán bởi công thức quen thuộc dùng để tính tổn
thất trong ống. Công thức được sử dụng với dòng đẳng nhiệt: [2,666]
2
L ' ρ v tr
Δ P ms=8 j f
( )
d tr 2
(3.64)

Trong đó:
Pms : Tổn thất áp suất do ma sát, N/m2

jf : Hệ số ma sát, không thứ nguyên


L' : Chiều dài ống tham gia trao đổi nhiệt, m
Trong thiết bị trao đổi nhiệt thì dòng lưu thể không phải là dòng đẳng nhiệt, do
đó khi nhiệt độ thay đổi thì một số tính chất vật lý của lưu thể cũng thay đổi theo. Ở
đây chủ yếu chúng ta quan tâm đến độ nhớt. Do đó, công thức được hiệu chỉnh:
[2,667]
2
L' ρ v tr μ −m
Δ P ms=8 j f
( )
d tr 2 μt
(3.65)

Trong đó: m = 0,25 với dòng chảy tầng, Re < 2000


m = 0,14 với dòng chảy quá độ, Re > 2000
Giá trị jf phía trong ống được xác định qua đồ thị Hình 3 .16
Hình 3.16. Hệ số jf trong ống [2,668]

Ngoài tổn thất áp suất do sự ma sát với thành ống, dòng lưu thể còn chịu tổn
thất áp suất trong quá trình lưu thể vào, ra thiết bị ; lưu thể bị đảo chiều ở 2 đầu thiết
bị và do sự mở rộng, thu hẹp đột ngột của dòng chảy ở 2 đàu thiết bị. Không có một
phương pháp nào tính toán được đầy đủ và chính xác các tổn thất áp suất đó. Kern
(1950) đưa ra tổn thất đó bằng 4 lần áp suất động của dòng lưu thể trên mỗi lối. Frank
(1978) cho rằng tổn thất vậy là quá cao và đưa ra giá trị tổn thất đó bằng 2,5 lần áp
suất động. Butterworth (1978) thì đưa ra giá trị 1,8 lần. Và theo Lord (1970) thì tổn
thất đó tương đương với tổn thất của dòng lưu thể chảy trong ống thẳng có chiều dài
bằng 300 lần đường kính ống đối với ống thẳng và 200 lần đường kính ống với ống
chữ U. Còn Evans (1980) thì cho rằng chỉ bằng 67 lần đường kính ống trên mỗi lối.
Sự tổn thất theo áp suất động có thể được ước lượng bằng cách đếm số lượng
dòng lưu thể đột ngột bị thu hẹp, mở rộng và đảo chiều. Ví dụ đối với trường hợp 2
lối, có 2 lần lưu thể đột ngột bị thu hẹp, 2 lần lưu thể đột ngột bị mở rộng và 1 lần
đảo chiều. Và sự tổn thất áp suất cho mỗi sự thay đổi đó là:(Chemical engineering
volume 1, chương 3)
Thu hẹp: 0,5
Mở rộng: 0,5
Đảo chiều 180o: 1,5
Nên tổn thất áp suất tối đa trên 2 lối là:
2 0,5 2 1,0 1,5  4,5 ấp suất động
= 2,25 trên mỗi lối
Từ đó, giá trị tổn thất bằng 2,5 lần áp suất động trên mỗi lối mà Frank đưa ra là
thực tế nhất. Kết hợp với công thức (3.65), chúng ta có phương trình: [2,667]
L μ −m
ρ v tr 2
[ ( )( ) ]
Δ Ptr =N l 8 j f
d tr μt
+ 2,5
2 (3.66)

Trong đó:
Ptr
: Tổng tổn thất áp suất trong ống, N/m2
Nl : Số lối
L : Chiều dài ống, m
vtr : Vận tốc trong ống, m/s
Thêm một sự tổn thất áp suất cần lưu ý là tổn thất áp suất của lưu thể khi vào
và ra khỏi thiết bị do dòng lưu thể đột ngột bị thu hẹp, mở rộng và đổi chiều. Sự tổn
thất áp suất này có thể lấy bằng áp suất động đối với lưu thể đi vào thiết bị và 0,5 lần
áp suất động đối với lưu thể đi ra thiết bị.
Tổn thất áp suất ngoài ống
Tổn thất áp suất ngoài ống được tính theo công thức: [2,675]
Dtr L ρ v 2ng μ −0,14
∆ Png =8 j f ( )( ) ( ) (3.67)
Dtđ L vn 2 μt

Trong đó:
jf : Hệ số , tra đồ thị (3.8)
Dtr : Đường kính trong của vỏ thiết bị, m
Dtđ : Đường kính tương đương của lưu thể ngoài ống, m
L : Chiều dài của ống, m
lvn : Khoảng cách giữa các vách ngăn, m
ρ : Khối lượng riêng của lưu thể, kg/m3
vng : Vận tốc của lưu thể ngoài ống, m/s
μ : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2
μt : Độ nhớt động lực học của lưu thể tại nhiệt độ tường ống, Ns/m2
L
Tỉ số l là số lần dòng lưu thể chảy qua bó ống = N vn + 1, với Nvn là số vách
vn

ngăn.

Hình 3.17. Hệ số jf ngoài ống [2,674]

Tổn thất áp suất của lưu thể khi vào, ra thiết bị phía ngoài ống chỉ cần xét đến
khi lưu thể là các chất khí. Tổn thất áp suất có thể lấy tương đương bằng 1,5 lần áp
suất động khi lưu thể vào thiết bị và 0,5 lần áp suất động khi ra thiết bị. Sự tổn thất áp
suất đó còn phụ thuộc vào vị trí ống dẫn lưu thể vào, ra thiết bị và khoảng trống giữa
bó ống và ống dẫn lưu thể vào, ra thiết bị.
Chú ý: Tổn thất áp suất trong thiết bị ngưng tụ khó xác định chính xác hơn đối
với trường hợp trao đổi nhiệt giữa hai lưu thể cùng pha và vận tốc của dòng hơi thay
đổi dọc theo thiết bị. Do đó, để tính tổn thất áp suất, ta tính tổn thất áp suất theo
phương pháp tính tổn thất áp suất với dòng 1 pha và nhân thêm hệ số do sự thay đổi
vận tốc của dòng hơi. Frank (1978) đưa ra hệ số là 40%, còn Kern (1950) đưa ra hệ
số là 50%, tính theo điều kiện của dòng hơi vào. Hoặc tính tổn thất áp suất khi coi
dòng chuyển pha là dòng 1 pha lỏng và 1 pha hơi rồi tính trung bình cộng.
3.2.18 Bước 18: Kiếm tra tổn thất
So sánh giá trị tổn thất tính được ở bước 17 (3.2.18) với tổn thất cho phép của
đề bài, nếu không thỏa mãn thì quay lại bước 7 (3.2.8).
3.2.19 Bước 19: Tính toán cơ khí
Các chi tiết của thiết bị được chọn cần đáp ứng các tiêu chuẩn của TEMA về
thiết bị trao đổi nhiệt và các tiêu chuẩn cơ khí như ASME,ANSI,…Tính bền cho thiết
bị theo thuyết vỏ mỏng.

3.2 YÊU CẦU BÀI TOÁN:


Tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm để làm nguội dầu kerosene từ nhiệt độ
200 oC xuống 90 oC. Sử dụng nước với nhiệt độ vào thiết bị là 30 oC và ra là 50 oC. Năng
suất của thiết bị là 40000 kg/h. Tổn thất áp suất cho mỗi dòng không quá 100kN/m 2. Áp suất
của 2 lưu thể vào thiết bị là 3 bar
Giải quyết bài toán

3.2.1 Tính toán công nghệ

Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị


Chúng ta lựa chọn kiểu thiết bị theo tiêu chuẩn TEMA có ký hiệu A-E-U.
Phần đầu A được sử dụng phổ biến , có nắp bích mù , có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh và
sửa chữa. Phần thân chọn loại vỏ E đơn giản, phổ biến và dễ chế tạo, phần sau thiết bị chọn
loại chữ U.

Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt


Theo đề bài chất tải nhiệt ở đây là nước

Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động


Do nước dễ bị bám cặn nên cho đi trong ống để dễ vệ sinh , còn lưu thể dầu kerosene
nóng cho đi bên ngoài ống để nó có thể tự tỏa nhiệt một phần ra môi trường xung quanh.

Bước 4: Tính toàn cân bằng nhiệt


Lượng dầu kerosene:
40000
G1   11.111(kg / s )
3600
Nhiệt lượng do dầu kerosene tỏa ra: CT(3.2)

Q1  G1C p1 (t1  t1 ')  11,11 2, 47  (200  90)  3018,89( kW )


Lưu lượng nước làm lạnh: CT(3.3)
Q 3018,89
G2    36, 04(kg / s )
C p 2 (t2 ' t2 ) 4,188(50  30)

Bước 5: Thông số nước làm lạnh:


Thông số đầu vào
Thông số vật lý của lưu thể nước:
Nhiệt độ t, oC 30 40 50
Khối lượng riêng , kg/m3 997, 994, 990,58
34 53
Nhiệt dung riêng Cp , 4,19 4,18 4,186
kJ/kg.K 8
Độ nhớt , mNs/m2 0,80 0,65 0,549
1 6
Hệ số dẫn nhiệt , W/m.K 0,60 0,61 0,6319
7 98
Thông số vật lý của lưu thể dầu kerosene :
Nhiệt độ t, oC 20 145 90
0
Khối lượng riêng , kg/m3 69 730 770
0
Nhiệt dung riêng Cp , 4, 4,1 4,186
kJ/kg.K 19 88
Độ nhớt , mNs/m2 0, 0,4 0,8
22 3
Hệ số dẫn nhiệt , W/m.K 0, 0,1 0,135
13 32

Bước 6: Tính hiệu số nhiệt độ trung bình


Nếu hai lưu thể chuyển động ngược chiều , hiệu số nhiệt độ trung bình
được tính như sau: CT(3.10)
(t1  t2 ')  (t1 ' t2 ) (200  50)  (90  30)
Ttbnc    98, 22
(t1  t2 ') (200  50)
ln ln
(t1 ' t2 ) (90  30)
Các hệ số: CT(3.13)
t1  t1 ' 200  90
R   5,5
t2  t2 ' 50  30
t2  t2 ' 50  30
S   0,117
t1  t2 200  30
Tra đồ thị hệ số cho vỏ 1 lối ( phụ lục 4) ta có hệ số   0,96
Hiệu số nhiệt độ trung bình: CT(3.12)
Ttb  Ttbnc .  0,96.98, 22  94, 29

Bước 7: Giả sử hệ số truyền nhiệt K’


Tra bảng 3.4, hệ số truyền nhiệt của dầu – nước khoảng 350-900 ta giả sử hệ số
truyền nhiệt K’ =900 W/m2C

Bước 8: Tính diện tích trao đổi nhiệt


Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt: CT(3.19)
Q 3018,89
F   35,57(m 2 )
K .Ttb 900.94, 29

Bước 9: Chọn loại ống, kích thước ống và cách sắp xếp ống:
Do các lưu thể không ăn mòn nên chọn loại ống thép carbon có d ng = 19,05 mm, dtr =
15,75mm, chiều dầy ống theo BWG 16 là 1,65 mm, chiều dài 3,657 m và sắp xếp theo hình
tam giác xoay với bước ống:
pt  1, 25d ng  1, 25.19, 05  23,81(mm)
Chiều dầy vỉ ống chọn:   25mm
Chọn số lối là 2 lối

Bước 10: Tính số ống


Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế là:
Ltdn  L    3, 657  2.25.103  3, 607 m
Diện tích trao đổi nhiệt của 1 ống:
Fô  Ltdn  d ng    3, 632.103.19, 05.103.  0.215(m 2 )
Số ống: CT(3.22)
F 35,57
N   164, 79
Fô 0, 215
Chọn số ống 180 ống
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống:
 .dtr2  .(15, 75.103 ) 2 4
Fmen    1,9.10
4 4
Vận tốc của dòng chảy trong ống:
N1.Gtr 2.36, 04
vtr    2, 06(m / s )
N .Fmen .tr 180.1,9.104.994,53

Bước 11: Tính đường kính vỏ


Ống đường sắp xếp theo hình tan giác với bước ống p t=1,25dng và bố trí 2 lối nên tra
bảng 3.6 ta có các hệ số
K1=0,249
n1=2,207
Đường kính bó ống được tính theo công thức: CT(3.25)
1/ n1 1/2,207
 N   180 
Db  d ng    19, 05    376,14(mm)
 K1   0, 249 
Đường kính bó ống lúc đó:
Tra đồ thị Hình 3.8 với phần sau tự do sử dụng bích hai nửa, tổng khoảng cách giữa
bó ống với vỏ k=58
Đường kính vỏ thiết bị: CT(3.26)
Dtr  Db  58  434,14mm

Bước 12: Lựa chọn vách ngăn:


Lựa chọn vách ngăn đơn hình viên phân với phần cắt là 25%
Khoảng cách tối ưu giữa các vách ngăn thường bằng 0,3 đến 0,5 lần đường kính vỏ
thiết bị tức là từ 112,84 đến 188,07
Chọn lvn=180mm

Bước 13: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống:
Chuẩn số Reynold: CT(3.27)
 vdtd 994,53.2, 06.0.01575
Re    49350
 0, 656
Chuẩn số Prandtl: CT(3.29)
C  4,188.0, 656
Pr  p   4, 43
 0.6198
Tỷ số chiều dài thân với đường kính thiết bị:
L 3657
  9, 72
D 434,14
Tra đồ thị Hình 3.12 với chuẩn số Re=49350 và L/D=9,72 ta có hệ số jh=4.10-3
Bỏ qua sự thay đổi của độ nhớt, chuẩn số Nusselt: CT(3.36)
0,14 0,14
0.33    1
Nu  jh Re Pr    4.103.49350.4, 43.    322, 66
 t  1
Khi đó hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống: CT(3.30)
Nu. 322, 66.0, 6198
 tr    12697, 6(W / m 2 C )
dtd 0, 01575
Ước lượng nhiệt độ tường trong ống:
 tr (tt  ttr )  K (tng  ttr )
Sử dụng công thức:
Với K=900 W/m2C,  tr  12697, 6(W / m C )
2

12697,6.(tt-40)=900.(145-40)
=> tt=47,44 oC
Độ nhớt của nước tại 40 oC: 0,656
Độ nhớt của nước tại 47,44 oC: 0,583
Ảnh hướng của độ nhớt đến hệ số cấp nhiệt:
0,14 0,14
  0, 656 
     1, 016
 t   0,583 
Khi đó hệ số cấp nhiệt tính đến ảnh hưởng của sự thay đổi dộ nhớt
 tr  1, 016.12697, 6  12909, 07(W / m 2 C )
Tính lại nhiệt độ tường ống trong thì: t t=46,8 oC. Độ nhớt tại 2 nhiệt độ 46,8 oC và
47,44 oC là gần như nhau.
Hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống: 12909,07
Bước 14: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy ngoài ống: CT(3.47)
1 ( p  d ng ) Dtr lvn 1 (23,8125  19, 05).434,14.180
As  . t  . 6
 0, 00781( m 2 )
2 pt 2 23,8125.10
Vận tốc lưu thể ngoài ống: CT(3.48)
Gng 11,111
vng    1,94(m / s )
 . As 730.0, 00781
Đường kính tương đương ( đường kính thủy lực) của lưu thể ngoài ống với cách sắp
xếp tam giác: CT(3.50)
1,1 2 1,1
Dtd 
d ng
 pt  0,917.d ng2  
19, 05
(23,81252  0,917.19, 052 )  13,52( mm)

Chuẩn số Reynold: CT(3.51)


 vng Dtd 730.1,94.13,52.103
Re    44726,88
 0, 43.103
Chuẩn số Prandtl: CT(3.52)
C  2, 47.0, 43
Pr  p   8, 046
 0,132
Tra đồ thị Hình 3.12 với chuẩn số Re=44726,88 và phần vách ngăn 25% ta có hệ số
jh=0,0029
Bỏ qua sự thay đổi của đội nhớt, chuẩn số Nusselt: CT(3.53)

0,14 0,14
  1
Nu  jh Re Pr 0.33
   0, 0029.44726,88.8, 046.    259,91
 t   1
Khi đó hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống:
Nu. 259, 91.0,132
 tr    2536, 41(W / m2 C )
dtd 13,52
Ước lượng nhiệt độ tường ngoài ống:
 ng (tng  tt )  K (tng  ttr )
Sử dụng công thức CT(3.38):
Với K=900 W/m2C,  tr  2536, 41(W / m C )
2

2536,41.(200-tt)=900.(200-90)
=> tt=160,96 oC
Độ nhớt của nước tại 200 oC: 0,22
Độ nhớt của nước tại 160,96 oC: 0,37
Ảnh hướng của độ nhớt đến hệ số cấp nhiệt:
0,14 0,14
  0, 22 
     0,93
 t   0,37 
Khi đó hệ số cấp nhiệt tính đến ảnh hưởng của sự thay đổi dộ nhớt
 tr  0, 93.2536, 41  2358,367(W / m 2 C )
Tính lại nhiệt độ tường ống trong thì: tt=168,2 oC. Độ nhớt tại 2 nhiệt độ 168,2 oC và
160,96 oC là gần như nhau.
Hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống: 2358,367(W/m2 oC)

Bước 15: Tính hệ số truyền nhiệt K


Bảng 3.8:
Nhiệt trở của chất hữu cơ lỏng: 0,0002
Nhiệt trở của nước làm lạnh: 0,00025
Hệ số dẫn nhiệt của thép carbon: 58 W/m oC tại 70 oC
Hệ số truyền nhiệt K của thiết bị: CT(3.62)

d ng
d ng .ln
1 1 dtr d ng d ng 1
  rng    rtr  
K  ng 2t d tr d tr  tr
19, 05
19, 05.103.ln
1 15, 75 19, 05 19, 05 1
  0, 0002    0, 00025  
2358,36 2.58 15, 75 15, 75 12909, 07

=> K= 951,16 W/m oC

Bước 16: Kiểm tra sai số K và K’


Giá trị sai số của hệ số truyền nhiệt giả sử K’ và K tính được:
K  K ' 951,16  900
  .100  6%
K' 900 <30% thỏa mãn

Bước 17: Tính toán tổn thấp áp suất:

a. Tổn thấp áp suất của dòng chảy trong ống


Với Re =49350 thì hệ số jf=0,004
Tính cả tổn thất áp suất cảu lưu thể khi vào và ra thiết bị, ta có tổn thất áp suất trong
tổng ống CT(3.66)
  L   
m
 v v 2
P  N1 8 j f     2,5 tr  (1  0,5) tr
  dtr  t   2 2

 3657  944,53.2, 06 944,53.2, 06 2


 2. 8.0, 004. .1, 01  2,5 .  (1  0,5).
 15, 75  2 2
 44868,8( N / m2 )  44( kN / m 2 )
b. Tổn thấp áp suất ngoài ống
Hình 3.18 với chuẩn số Re = 44726,88 và phần cắt vách ngăn 25% ta có hệ số
jf=0,004
Tính cả tổn thấp áp suất của lưu thể khí vào ra thiết bị ,ta có tổn thất áp suất tổng
ngoài ống: CT(3.67)
  L  Dtr   vng 2    
0,14
 vng 2

P  8 j f        (1,5  1)
  lvn  Dtd  2  t   2

 434,14 730.1,94 2 2.3657  730.1,94 2


 . 8.0, 004. . . .  (1,5  1).
 13,52 2 180  2
 21546,31( N / m2 )  21,5( kN / m 2 )

Bước 18: Kiểm tra tổn thất


Tổn thất trong ống Ptr  44kN / m  100kN / m Thỏa mãn
2 2

Tổn thất ngoài ống Ptr  21kN / m  100kN / m thỏa mãn


2 2

3.1.2 Tính toán cơ khí


3.1.2.1 Thân thiết bị
Chọn vật liệu làm thân là thép carbon SA-516 70 Lưu thể trong thiết bị chịu áp suất
3bar nên thân thiết bị chịu áp suất trong là:
ptr = 3 – 1 = 2 bar = 0,2 N/mm2
Áp suát tính toán tính cả lưu thể trong thiết bị là:
p = ptr +ρgh = 0,2 + 750.9,8.10-6.0,434 = 0,2 N/mm2
Bề dầy của thân thiết bị hình trụ chịu áp suất trong: CT(5-1)[8,96]
pDt 0, 2.434
S'   0, 4(mm)
2[ ] 2.137,9.0,8
Trong đó:
S’: Bề dầy thân thiết bị, mm
P: Áp suất cho phép của vật liệu, N/mm2
[ ] : Ứng suất cho phép của vật liệu, N/mm2
Dt: Đường kính trong của thân, mm
 : Hệ số bền mối hàn, Chọn 0,8
Chọn hệ số bổ sung bổ sung bề dầy là C = 1mm
Bề dầy thực của thân thiết bị: S = S’ + C = 0,4 + 1 = 1,4mm
Theo tiêu chuẩn TEMA, tra Bảng 2.1 bề dầy tối thiểu của thân là 7,9mm
Theo tính toán trên, đường kính trong phần thân Dtr = 434mm
Theo tiêu chuẩn phụ lục (4),

Do đó, chọn ống cỡ 18 có:


 Đường kính trong Dtr = 437,76mm
 Đường kính ngoài Dng = 457,2mm
 Bề dầy theo SCH20 là 9,72mm
 Chiều dài thân Lt =3600mm

3.1.2.2 Phần đầu và phần sau


Chọn phần đầu có bề dầy bằng thân 9,72 mm với chiều dài Ld = 600mm.
Chọn phần sau có bề dầy bằng thân 9,72 mm với chiều dài Ls = 250mm.
Chọn nắp phần đầu và nắp thân là nắp elip 2:1 có bề dầy bằng phần thân 9,72mm
3.1.2.3 Ống vào, ra thiết bị
a) Ống vào và ra nước làm nguội:
Chọn vận tốc nước vào và ra thiết bị v = 1,5m/s.
Đường kính ống vào,ra nước làm nguội:
4Q 4.36
D   0,175( m)
 v 994,53. .1,5
Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 8 có:
 Đường kính ngoài: Dng = 219,08mm
 Đường kính trong: Dtr = 202,72mm
 Bề dầy theo SCH.STD là 8,18mm

b) Ống vào và ra dầu kerosene:


Chọn vận tốc vào thiết bị v = 1,2 m/s.
Đường kính ống vào và ra kerosene:
4Q 4.11,11
D   0,127(m)
 v 730. .1,5
Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 5 có:
 Đường kính ngoài: Dng = 141,3 mm
 Đường kính trong: Dtr =127,9 mm
 Bề dầy theo SCH.STD: 6,55 mm
3.1.2.4 Tăng cứng lỗ
Đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng cứng: [9,136]
d max  3, 7 3 Dt ( S  Cn )(1  k ), mm
Trong đó:
Dt: Đường kính trong của thân thiết bị, mm
S: Bề dầy vỏ trụ, mm
Ca: Hệ số dư do ăn mòn,mm
K:hệ số kể đến độ bền của thân, tính như sau:
pDt
k
(2,3[ ]  p)( S  C )
Với p: áp suất trong thiết bị. N/mm2
Ta có
pDt 0, 2.437, 76
k   0, 032
(2,3[ ]  p)( S  C ) (2,3.137,9  0, 2).(9, 72  1)

Đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng cứng:
d max  3, 7 3 Dt ( S  Cn )(1  k )  3,7 3 437, 76(9, 72  1)(1  0,032)  57,1( mm )
3.1.2.5 Vỉ ống
Tra Bảng 2.4, bề dầy tối thiểu của vỉ ống theo TEMA với đường kính ống là
19,05mm
3
  .19, 05  14,3( mm)
4
3.1.2.6 Vách ngăn
Ở đây chúng ta sử dụng vách ngăn đơn hình viên phân với phần cắt 25% và khoảng
cách giữa các vách ngăn lvn = 180mm
Tra Bảng 2.6, bề dầy tối thiểu của vách ngăn là 4,8mm. Chọn bề dầy vách ngăn bằng
5mm

3.1.2.7 Thanh giữ vách ngăn


Tra Bảng 2.8, cần sử dụng ít nhất 6 thanh có đường kính nhỏ nhất là 9,5mm. Nhưng
ở thiết bị này một phần vách ngăn được cố định với tấm ngăn giữa thân. Do đó chỉ sử dụng
4 thanh giữ vách ngăn với đường kính 10mm.

3.1.2.8 Tấm ngăn chia lối ở 2 đầu


 ng
Chọn bề dầy tấm ngăn chia lối ở phần đầu là = 10mm >  min = 6,4mm

3.1.2.9 Đệm bịt kín


Do áp suất làm việc của thiết bị không cao, <2068kPa (300psi) nên chọn vật liệu đệm
composite với bề dầy 3mm.

3.1.2.10 Bích
Chọn kiểu bích slip on với nhóm vật liệu 1.1 được làm từ thép carbon A 515 Gr.70 .
Chọn bích class 150, làm việc được ở áp suất tối đa 15,8bar tại 150oC. [ASME
B16.5 – 2003]. Kích thước các bích: (Trang 69)

Bích thân
Cỡ O C X K Y RF R B  N Kg
bích
18’’ 635 39,6 504,9 577, 68,3 1.5 533,4 461, 31,7 16 50
8 7

Bích ống vào và ra nước làm nguội:


Cỡ O C X K Y RF R B  N Kg
bích
8 342,9 28,4 246,1 298, 44,4 1,5 269,7 221, 22,3 12 12,6
4 4
Bích ống vào và ra dầu kerosene:
Cỡ O C X K Y RF R B  N Kg
bích
5 254 23,8 163,5 215, 36,5 1,5 185,6 143, 22,3 8 6,3
9 7

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, em đã hoàn thành đồ án chuyên
ngành của mình. Trong đó các công việc chính đã thực hiện bao gồm:
- Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp.
- Tổng quan về tiêu chuẩn TEMA thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.
- Đưa ra kết quả tính toàn cụ thể đựa trên nhưng gì đã tìm hiểu

Mặc dù đã cố gắng nhưng bản đồ án chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Rất
mong các thầy cô góp ý để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn.
Và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Đặng Bình Thành đã
chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án này.
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các đồ thị mối quan hệ ε = f(R,S) [2,658]

Thiết bị vỏ nhiều hơn 1 ngăn

Thiết bị vỏ 2 đường lưu thể vào


Thiết bị vỏchia đôi dòng vào
Phụ lục 2: Bề dầy ống theo BWG (tube)
Tube Tube Bề Bề Tube Tube
BWG
OD,in OD,m dầy,in dầy,m ID,in ID,mm
m m
1/4 6,35 22 0,028 0,7112 0,194 4,9276
1/4 6,35 24 0,022 0,5588 0,206 5,2324
1/4 6,35 26 0,018 0,4572 0,214 5,4356
1/4 6,35 27 0,016 0,4064 0,218 5,5372

3/8 9,53 18 0,049 1,2446 0,277 7,0358


3/8 9,53 20 0,035 0,889 0,305 7,747
3/8 9,53 22 0,028 0,7112 0,319 8,1026
3/8 9,53 24 0,022 0,5588 0,331 8,4074

1/2 12,7 16 0,065 1,651 0,37 9,398


1/2 12,7 18 0,049 1,2446 0,402 10,2108
1/2 12,7 20 0,035 0,889 0,43 10,922
1/2 12,7 22 0,028 0,7112 0,444 11,2776

5/8 15,87 12 0,109 2,7686 0,407 10,3378


5/8 15,87 13 0,095 2,413 0,435 11,049
5/8 15,87 14 0,083 2,1082 0,459 11,6586
5/8 15,87 15 0,072 1,8288 0,481 12,2174
5/8 15,87 16 0,065 1,651 0,495 12,573
5/8 15,87 17 0,058 1,4732 0,509 12,9286
5/8 15,87 18 0,049 1,2446 0,527 13,3858
5/8 15,87 19 0,042 1,0668 0,541 13,7414
5/8 15,87 20 0,035 0,889 0,555 14,097

3/4 19,05 10 0,134 3,4036 0,482 12,2428


3/4 19,05 11 0,12 3,048 0,51 12,954
3/4 19,05 12 0,109 2,7686 0,532 13,5128
3/4 19,05 13 0,095 2,413 0,56 14,224
3/4 19,05 14 0,083 2,1082 0,584 14,8336
3/4 19,05 15 0,072 1,8288 0,606 15,3924
3/4 19,05 16 0,065 1,651 0,62 15,748
3/4 19,05 17 0,058 1,4732 0,634 16,1036
3/4 19,05 18 0,049 1,2446 0,652 16,5608
3/4 19,05 20 0,035 0,889 0,68 17,272
7/8 22,22 10 0,134 3,4036 0,607 15,4178
7/8 22,22 12 0,109 2,7686 0,657 16,6878
7/8 22,22 13 0,095 2,413 0,685 17,399
7/8 22,22 14 0,083 2,1082 0,709 18,0086
7/8 22,22 16 0,065 1,651 0,745 18,923
7/8 22,22 18 0,049 1,2446 0,777 19,7358
7/8 22,22 20 0,035 0,889 0,805 20,447

1 25,4 8 0,165 4,191 0,67 17,018


1 25,4 10 0,134 3,4036 0,732 18,5928
1 25,4 11 0,12 3,048 0,76 19,304
1 25,4 12 0,109 2,7686 0,782 19,8628
1 25,4 13 0,095 2,413 0,81 20,574
1 25,4 14 0,083 2,1082 0,834 21,1836
1 25,4 15 0,072 1,8288 0,856 21,7424
1 25,4 16 0,065 1,651 0,87 22,098
1 25,4 18 0,049 1,2446 0,902 22,9108
1 25,4 20 0,035 0,889 0,93 23,622

1,25 31,75 7 0,18 4,572 0,89 22,606


1,25 31,75 8 0,165 4,191 0,92 23,368
1,25 31,75 10 0,134 3,4036 0,982 24,9428
1,25 31,75 11 0,12 3,048 1,01 25,654
1,25 31,75 12 0,109 2,7686 1.032 26212,8
1,25 31,75 13 0,095 2,413 1,06 26,924
1,25 31,75 14 0,083 2,1082 1.084 27533,6
1,25 31,75 16 0,065 1,651 1,12 28,448
1,25 31,75 18 0,049 1,2446 1.152 29260,8
1,25 31,75 20 0,035 0,889 1,18 29,972

1,5 38,1 10 0,134 3,4036 1.232 31292,8


1,5 38,1 12 0,109 2,7686 1.282 32562,8
1,5 38,1 14 0,083 2,1082 1.334 33883,6
1,5 38,1 16 0,065 1,651 1,37 34,798

2 50,8 11 0,12 3,048 1,76 44,704


2 50,8 14 0,038 0,9652 1.834 46583,6

2,5 9 0,148 3,7592 2.204 55981,6


Phụ lục 3: Áp suất tối đa của ống thép carbon[ASME B31.3]

Đối với ống theo tiêu chuẩn ASTM:

Đối với ống theo tiêu chuẩn DIN:


Phụ lục 4: Kích thước ống tiêu chuẩn (pipe)
ASTMA312,A358,A778,A53,A106,API5L [ASME/ANSIB36.19B36.10]
Outside
Diameter Wallthickness:mm
Nomina
l Pipe
Size SC SC SC SC SC SC SC SC SC SC
in mm SCH SCH SCH
Inches H H H H H H H H H H
10 20 30
40 60 XS 80 100 120 14 16 XX
ST 0 0 S
D
1/8 0.40 10.29 1.24 1.7 1.7 2.41 2.41
5 3 3
1/4 0.54 13.72 1.65 1.85 2.2 2.2 3.02 3.02
0 4 4
3/8 0.67 17.15 1.6 1.85 2.3 2.3 3.2 3.2
5 5 1 1
1/2 0.84 21.34 2.1 2.41 2.7 2.7 3.73 3.73 4.78 7.47
0 1 7 7
3/4 1.05 26.67 2.1 2.41 2.8 2.8 3.91 3.91 5.56 7.82
0 1 7 7
1 1.31 33.40 2.7 2.90 3.3 3.3 4.55 4.55 6.35 9.09
5 7 8 8
1 1/4 1.66 42.16 2.7 2.97 3.5 3.5 4.85 4.85 6.35 9.7
0 7 6 6
1 1/2 1.90 48.26 2.7 3.18 3.6 3.6 5.08 5.08 7.14 10.15
0 7 8 8
2 2.37 60.33 2.7 3.18 3.9 3.9 5.54 5.54 8.74 11.07
5 7 1 1
2 1/2 2.87 73.03 3.0 4.78 5.1 5.1 7.01 7.01 9.35 14.02
5 5 6 6
3 3.50 88.90 3.0 4.78 5.4 5.4 7.62 7.62 11.1 15.24
0 5 9 9 3
3 1/2 4.00 101.6 3.0 4.78 5.7 5.7 8.08 8.08 - -
0 0 5 4 4
4 4.50 114.3 3.0 4.78 6.0 6.0 8.56 8.56 11. 13.4 17.12
0 0 5 2 2 13 9
5 5.56 141.3 3.4 6.5 6.5 9.53 9.53 12. 15.8 19.05
3 0 5 5 7 8
6 6.62 168.2 3.4 7.1 7.1 10.9 10.9 14. 18.2 21.95
5 8 1 1 7 7 27 6
8 8.62 219.0 3.7 6.35 7.04 8.1 8.1 10.3 12.7 12.7 15. 18. 20. 23.0 22.23
5 8 6 8 8 1 09 26 62 1
10 10. 273.0 4.1 6.35 7.80 9.2 9.2 12.7 12.7 15.0 18. 21. 25. 28.5 25.4
750 5 9 7 7 9 26 44 4 8
12 12. 323.8 4.5 6.35 8.38 9.5 10. 14.2 12.7 17.4 21. 25. 28. 33.3 25.4
750 5 7 3 31 7 8 44 4 58 2
14 14. 355.6 6.3 7.92 9.53 9.5 11. 15.0 12.7 19.0 23. 27. 31. 35.7 35.71
000 0 5 3 13 9 5 83 79 75 1
16 16. 406.4 6.3 7.92 9.53 9.5 12. 16.6 12.7 21.4 26. 30. 36. 40.4 40.49
000 0 5 3 7 6 4 19 96 53 9
18 18. 457.2 6.3 7.92 11. 9.5 14. 19.0 12.7 23.8 29. 34. 39. 45.2 45.24
000 0 5 13 3 27 5 8 36 93 67 4
20 20. 508.0 6.3 9.53 12.7 9.5 15. 20.6 12.7 26.1 32. 38. 44. 50.0 50.01
000 0 5 3 09 2 9 54 1 45 1
22 22. 558.8 6.3 9.53 12.7 9.5 - 22.2 12.7 28.5 34. 41. 47. 53.9 53.97
000 0 5 3 3 8 93 28 63 8
24 24. 609.6 6.3 9.53 14. 9.5 17. 24.6 12.7 30.9 38. 46. 52. 59.5 59.54
000 0 5 27 3 48 1 6 89 02 37 4
26 26. 660.0 6.3 12.7 - 9.5 - 12.7
000 0 5 3
28 28. 711.2 6.3 12.7 15. 9.5 - 12.7
000 0 5 88 3
30 30. 762.0 6.3 12.7 15. 9.5 - 12.7
000 0 5 88 3
32 32. 812.8 6.3 12.7 15. 9.5 17. 12.7
000 0 5 88 3 48
34 34. 863.6 6.3 12.7 15. 9.5 17. 12.7
000 0 5 88 3 48
36 36. 914.4 6.3 12.7 15. 9.5 19. 12.7
000 0 5 88 3 05
38 38. 965.2 9.5 12.7
000 0 3
40 40. 1016. 9.5 12.7
000 00 3
42 42. 1066. 9.5 12.7
000 80 3
44 44. 1117. 9.5 12.7
000 60 3
46 46. 1168. 9.5 12.7
000 40 3
48 48. 1219. 9.5 12.7
000 20 3
52 52. 1321. 9.5 12.7
000 00 3
56 56. 1422. 9.5 12.7
000 00 3
60 60. 1524. 9.5 12.7
000 00 3
72 72. 1829. 9.5 12.7
000 00 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư, 2001. Thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[2] R.K. Sinnott,2005. Chemical Engineering Design, volume 6 , fourth edition.
Elsevier Butterworth-Heinemann, USA.
[3] Nguyễn Văn May, 2006. Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối. Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Standards of the tubular exchanger manufacturers association, 1999, 8th edition.
Tubular exchanger manufacturers association, INC.
[5] Phạm Xuân Toản, 2003. Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực
phẩm, tập 3: các quá trình và thiết bị truyền nhiệt. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
[6]Hoàng Đình Tín, 2001. Truyền nhiệt & Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[7] Rajiv Mukherjee, Engineers India Ltd.Effectively Design Shell and Tube Heat
Exchangers. Chemical engineering progress,February 1998.
[8] Hồ Lê Viên, 2006. Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí. Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[9] Cơ sở tính toán thiết bị hóa chất
[10]ASME B16.5 – 2003, Pipe Flangers and Flanged Fittings.
[11] Kuppan Thulukkanam, 2013. Heat exchanger design handbook, second
edition.Taylor & Francis Group,UK
[12] http://thepxuyena.com.vn/San-pham/Thep-tam-ASTM-A515-ad529.html

You might also like