You are on page 1of 172

Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS.

Vũ Đình Tiến

(Bìa)

SV : Hoàng Anh Dũng – Máy hóa K56


LỜI MỞ ĐẦU

Trong công nghiệp đặc biệt là trong công nghiệp hóa chất và dầu khí, thiết bị
trao đổi nhiệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng, giảmhoặc duy trì nhiệt
độ các dòng công nghệ ở giá trị thích hợp. Bởi trong công nghiệp hóa học nhiều quá
trình cần được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ xác định thì hiệu quả của quá trình và
chất lượng sản phẩm mới đảm bảo. Và các thiết bị trao đổi nhiệt có nhiệm vụ thực
hiện các quá trình đun nóng, làm nguội hoặc làm lạnh. Ngoài ra, thiết bị trao đổi
nhiệt còn góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp giảm chi phí vận hành của nhà máy nhờ
khả năng tận dụng nhiệt thừa từ các quá trình công nghệ, từ đó giảm tiêu hao năng
lượng chung của toàn nhà máy.
Thiết bị trao đổi nhiệt đóng vai trò lớn như vậy nên để tính toán, thiết kế một
thiết bị trao đổi nhiệt đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu công nghệ của dây chuyền
và đạt hiệu quả cao là rất cần thiết. Vì vậy, trên cơ sở những kiến thức đã học được
trong chương trình đào tạo kỹ sư máy hóa, em thực hiện đề tài tốt nghiệp: nghiên
cứu, ứng dụng tiêu chuẩn TEMA và phần mềm aspen để cải tiến phương pháp tính
toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm là
thiết bị phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có kinh nghiệm
thực tế nên đồ án của em còn nhiều sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự
đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Vũ Đình Tiến đã tận tình hướng dẫn và
chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)

……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)

……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
Mục lục
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊTRAO ĐỔI NHIỆT........................1

1.1 Giới thiệu....................................................................................................1

1.2 Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp..........................................2

1.2.1 Giới thiệu...............................................................................................2

1.2.2 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống lồng ống................................................2

1.2.3 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống xoắn ruột gà..........................................3

1.2.4 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống tưới.......................................................6

1.2.5 Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm............................................................7

1.2.6 Thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ................................................................10

1.2.7 Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm............................................................12

1.3 Các phương pháp tính toán thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp.................13

1.3.1 Tính toán theo hiệu số nhiệt độ trung bình logarit ∆Ttb........................ 13

1.3.2 Tính toán theo NTU.............................................................................14

1.3.3 Ví dụ....................................................................................................18

1.4 Định hướng nghiên cứu của đồ án..........................................................20

CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN VÀ PHẦN MỀM TÍNH TOÁN,


THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT........................................................21

2.1 Giới thiệu tiêu chuẩn TEMA...................................................................21

2.1.1 Thân vỏ................................................................................................24

2.1.2 Phần đầu và phần sau..........................................................................25

2.1.3 Ống......................................................................................................26

2.1.4 Vỉ ống..................................................................................................26

2.1.5 Vách ngăn............................................................................................27


2.1.6 Thanh giữ vách ngăn...........................................................................29

2.1.7 Tấm ngăn giữa thân vỏ........................................................................29

2.1.8 Tấm ngăn chia lối ở phần đầu và phần sau..........................................30

2.1.9 Đệm bịt kín..........................................................................................30

2.1.10 Rung động trong thiết bị...................................................................31

2.2 Giới thiệu phần mềm Aspen Exchanger Design and Rating và Pvelite32

2.2.1 Aspen Exhanger Design and Rating....................................................32

2.2.2 PVelite.................................................................................................33

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO


ĐỔI NHIỆT ỐNG CHÙM....................................................................................34

3.1 Mục đích...................................................................................................34

3.2 Trình tự tính toán.....................................................................................34

3.2.1 Giới thiệu sơ đồ tính toán....................................................................34

3.2.2 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị............................................................34

3.2.3 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt...........................................................40

3.2.4 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động....................................................42

3.2.5 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt........................................................44

3.2.6 Bước 5: Thông số vật lý các lưu thể....................................................45

3.2.7 Bước 6: Tính hiệu số nhiệt độ trung bình logarit ∆Ttb.........................46

3.2.8 Bước 7: Giả sử hệ số truyền nhiệt K’..................................................49

3.2.9 Bước 8: Tính diện tích trao đổi nhiệt...................................................51

3.2.10 Bước 9: Chọn loại ống, kích thước và cách sắp xếp ống.................52

3.2.11 Bước 10: Tính số ống.......................................................................55

3.2.12 Bước 11: Tính đường kính vỏ..........................................................56

3.2.13 Bước 12: Lựa chọn vách ngăn..........................................................59


3.2.14 Bước 13: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống.......................61

3.2.15 Bước 14: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống.............................69

3.2.16 Bước 15: Tính hệ số truyền nhiệt K.................................................73

3.2.17 Bước 16: Kiểm tra sai số K và K’....................................................75

3.2.18 Bước 17: Tính tổn thất áp suất.........................................................75

3.2.19 Bước 18: Kiếm tra tổn thất...............................................................79

3.2.20 Bước 19: Tính toán cơ khí................................................................79

CHƯƠNG 4 - MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH TOÁN,THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO


ĐỔI NHIỆT ỐNG CHÙM....................................................................................80

4.1 Ví dụ 1 – Hai lưu thể không chuyển pha................................................80

4.1.1 Yêu cầu bài toán..................................................................................80

4.1.2 Giải quyết bài toán...............................................................................80

4.2 Ví dụ 2 – Một lưu thể chuyển pha...........................................................98

4.2.1 Yêu cầu bài toán..................................................................................98

4.2.2 Giải quyết bài toán...............................................................................99

4.3 Ví dụ 3 – Hai lưu thể chuyển pha..........................................................117

4.3.1 Yêu cầu bài toán................................................................................117

4.3.2 Giải quyết bài toán.............................................................................118

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN..................................................................................137


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Bề dầy tối thiểu của thân thiết bị loại R theo TEMA..............................24
Bảng 2.2. Bề dầy tối thiểu của thân thiết bị loại C - B theo TEMA........................24
Bảng 2.3. Áp suất tối đa cho phép của phần sau W.................................................26
Bảng 2.4. Bề dầy tối thiểu của vỉ ống......................................................................26
Bảng 2.5. Chiều dài lớn nhất của ống không cần cố định bằng vách ngăn..............27
Bảng 2.6. Bề dầy tối thiểu vách ngăn của thiết bị loại R.........................................28
Bảng 2.7. Bề dầy tối thiểu vách ngăn của thiết bị loại C - B...................................28
Bảng 2.8. Kích thước tối thiểu thanh giữ vách ngăn của thiết bị loại R..................29
Bảng 2.9. Kích thước tối thiểu thanh giữ vách ngăn của thiết bị loại C -B.............29
Bảng 2.10. Bề dầy tấm ngăn chia lối.......................................................................30
Bảng 3.1. Phân loại thiết bị theo TEMA.................................................................38
Bảng 3.2. Ưu nhược điểm một số chất tải nhiệt thường dùng.................................40
Bảng 3.3. Khoảng giá trị vận tốc hợp lý của một số lưu thể [1,9]...........................44
Bảng 3.4. Một số giá trị hệ số truyền nhiệt K tham khảo[6,637].............................50
Bảng 3.5. Hệ số cấp nhiệt đối lưu của một số lưu thể.............................................51
Bảng 3.6. Hệ số K1 và n1 [2,649].............................................................................57
Bảng 3.7. Tỉ lệ đường kính vỏ - bó ống đối với thiết bị kettle.................................59
Bảng 3.8. Giá trị hệ số truyền nhiệt và nhiệt trở lớp cáu cặn của một số lưu thể.....74
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống..........................................................3


Hình 1.2. Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn ruột gà....................................................4
Hình 1.3. Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn thường gặp.............................................5
Hình 1.4. Thiết bị trao đổi nhiệt ống tưới với dàn ống trơn......................................6
Hình 1.5. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vỉ ống cố định........................................8
Hình 1.6. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vỉ ống di động.......................................9
Hình 1.7. Thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ...................................................................11
Hình 1.8. Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm...............................................................12
Hình 1.9. Đồ thị nhiệt độ của 2 dòng xuôi chiều và ngược chiều............................14
Hình 1.10. Đồ thị hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt với 2 lưu thể song song.......17
Hình 1.11. Đồ thị hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm với 2,4,6...lối......17
Hình 1.12. Đồ thị hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt với 2 lưu thể chéo dòng......17
Hình 2.1. Ký hiệu các phần của thiết bị theo chuẩn TEMA....................................22
Hình 2.2. Một số thiết bị theo tiêu chuẩn TEMA....................................................23
Hình 2.3. Các kiểu liên kết bích 2 nửa của phần sau S............................................25
Hình 2.4. Liên kết phần sau S.................................................................................26
Hình 3.1. Trình tự các bước tính toán.....................................................................35
Hình 3.2. Các phần đầu thiết bị theo TEMA...........................................................36
Hình 3.3. Các loại vỏ thiết bị theo TEMA..............................................................37
Hình 3.4. Các phần sau thiết bị theo TEMA...........................................................38
Hình 3.5. Đồ thị mối quan hệ ε = f(R,S) đối với 1 vỏ từ 2 lối trở lên [2,657].........48
Hình 3.6. Các kiểu sắp xếp ống trong thiết bị.........................................................53
Hình 3.7. Cách chia số lối lưu thể...........................................................................55
Hình 3.8. Khoảng cách thân vỏ - bó ống [2,646]....................................................58
Hình 3.9. Các loại vách ngăn..................................................................................60
Hình 3.10. Tấm lưới cố định ống Rod baffle..........................................................60
Hình 3.11. Dòng chảy ngoài ống qua các vách ngăn kích thước khác nhau............61
Hình 3.12. Hệ số jh phía trong ống [2,665].............................................................64
Hình 3.13. Dòng lưu thể hơi ngưng tụ trong ống nằm ngang..................................65
Hình 3.14. Mô hình chuyển động của lưu thể trong ống nằm ngang.......................66
Hình 3.15. Mối liên hệ giữa hệ số cấp nhiệt  với các chuẩn số Re, Pr [2,712]....68
Hình 3.16. Hệ số jh ngoài ống [2,673].....................................................................70
Hình 3.17. Hệ số jf trong ống [2,668].....................................................................76
Hình 3.18. Hệ số jf ngoài ống [2,674].....................................................................78
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI
NHIỆT

1.1 Giới thiệu


Thiết bị trao đổi nhiệt là phương tiện dùng để tiến hành các quá trình trình trao
đổi nhiệt giữa các chất tải nhiệt có nhiệt độ khác nhau.Trong kỹ thuật, thiết bị trao
đổi nhiệt được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình công
nghệ. Về cấu tạo thiết bị trao đổi nhiệt rất đa dạng về chủng loại, phụ thuộc vào
công nghệ trong sản xuất. Tuy nhiên căn cứ vào nguyên lý làm việc các thiết bị trao
đổi nhiệt có thể phân thành các dạng chính như sau:
- Thiết bị trao đổi nhiệt trực tiếp: Thiết bị loại này dùng để tiến hành quá trình
trao đổi nhiệt giữa hai lưu thể trộn lẫn vào nhau được, tạo ra một hỗn hợp.
- Thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp: Khác với thiết bị trao đổi nhiệt trực tiếp,
thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa hai lưu thể
thông qua một bề mặt trung gian. Trong thiết bị này, các lưu thể có nhiệt độ khác
nhau chuyển động ở các phần không gian riêng được ngăn cách bằng bề mặt truyền
nhiệt.
- Thiết bị trao đổi nhiệt hồi nhiệt: Thiết bị loại này phải có chất đệm (chất tích
nhiệt) là kim loại hay phi kim loại tùy trường hợp cụ thể. Nguyên tắc hoạt động của
nó là: đầu tiên chất tải nhiệt có nhiệt độ cao đi qua thiết bị để đốt nóng chất đệm,
sau đó chất tải nhiệt có nhiệt độ thấp đi qua sẽ được đốt nóng nhờ chất đệm nóng.
Nhóm thiết bị này chủ yếu dùng để tiến hành quá trình trao đổi nhiệt giữa các chất
khí.
Trong các nhóm thiết bị trao đổi nhiệt nói trên, mỗi chủng loại đều có những
ưu và nhược điểm khác nhau nên tùy vào công nghệ sản xuất mà lựa chọn loại này
hay loại khác. Trên thực tế, thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp là phổ biến nhất. Thiết bị
trao đổi nhiệt gián tiếp phong phú về chủng loại và bảo đảm được độ kín tuyệt đối

SV : Hoàng Anh Dũng – Máy hóa K56 1


giữa hai chất, làm cho các chất được tinh khiết, an toàn; do đó được sử dụng rộng
rãi trong mọi công nghệ.

1.2 Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp


1.2.1 Giới thiệu
Ở thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp, dòng lưu thể nóng truyền nhiệt cho dòng
lưu thể lạnh qua bề mặt vách ngăn. Tùy theo hình dạng của vách ngăn mà ta có thể
chia thiết bị trao đổi nhiệt ra thành các loại:
- Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm: bề mặt truyền nhiệt là những tấm phẳng.
- Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống: bề mặt truyền nhiệt là các ống trơn. Trên
thực thế ta thường gặp loại này.
- Thiết bị trao đổi nhiệt có bề mặt mở rộng: bề mặt truyền nhiệtlà các tấm
hoặc ống có các gân, cánh để tăng cường bề mặt truyền nhiệt.
Sau đây, ta sẽ đi tìm hiểu một số thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp điển hình
nhất.
1.2.2 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống lồng ống
Thiết bị truyền nhiệt loại ống lồng ống gồm nhiều đoạn nối tiếp nhau, mỗi
đoạn gồm hai ống lồng vào nhau, ống trong 1 của đoạn này nối với ống trong của
đoạn khác, ống ngoài 2 của đoạn này nối thông với ống ngoài của đoạn khác. Để dễ
thay thế và rửa ống người ta nối bằng khửu 3 và ống nối 4 có mặt bích. Ống 2 được
hàn kín với ống 1 bằng mối hàn (Hình 1.1).
Hình 1.1.Thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống.
1- ống ngoài; 2- ống trong; 3- cút ống trong; 4- mặt bích

Nguyên lý làm việc: Chất tải nhiệt II đi trong ống ngoài từ dưới lên còn chất
tải nhiệt I đi trong ống trong từ trên xuống, khi năng suất lớn ta đặt nhiều dãy ống
song song.
Ưu điểm: Hệ số truyền nhiệt lớn vì có thể tạo ra vận tốc lớn cho cả hai chất
tải nhiệt, cấu tạo đơn giản.
Nhược Điểm: Cồng kềnh, giá thành cao vì tốn nhiều kim loại, khó làm sạch
giữa 2 ống.
1.2.3 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống xoắn ruột gà
Đây là thiết bị truyền nhiệt được ứng dụng sớm nhất trong công nghiệp. Cấu
tạo của thiết bị gồm hai phần chính là ống xoắn và thân thiết bị (Hình 1.2). Lưu thể
G1 đi trong ống từ trên xuống, còn lưu thể G2 đi ngoài ống.
Hình 1.2. Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn ruột gà

Thành ống xoắn là bề mặt truyền nhiệt, nên vật liệu làm ống xoắn phải có hệ
số dẫn nhiệt lớn (như đồng, nhôm, thép). Thân thiết bị có dạng hình trụ kín hay hở,
vật liệu thường là thép. Nếu thiết bị có kích thước nhỏ thì thân là một đoạn ống thép
có đường kính và chiều dày thích hợp. Trường hợp thiết bị lớn thì thân được chế tạo
từ thép tấm cuộn lại. Ống xoắn ruột gà được gia công từ ống đồng, ống nhôm hay
ống thép có kích thước đã được tiêu chuẩn hóa.
Hình 1.3. Thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn thường gặp
1- cửa vào dung dịch; 2- nắp; 3- thân; 4- ống xoắn ruột gà
5,8- cửa vào, ra chất tải nhiệt; 6- cửa ra dung dịch; 7- đáy; 9- giá treo

Trong công nghiệp hóa chất hay thực phẩm thiết bị ống xoắn được đặt trong
các nồi nấu hay trong thiết bị lên men v.v… Các thiết bị này thường là hình trụ
thẳng đứng(Hình 1.3).Ta thấy nếu thiết bị dùng đun nóng dung dịch thì hơi nước
nóng sẽ đi vào cửa 8 và nước ngưng sẽ đi ra theo cửa 5. Quá trình trong thiết bị này
có thể gián đoạn hay liên tục. Trường hợp cần làm nguội dung dịch ta cho nước
lạnh đi trong ống xoắn.
Ống xoắn được uốn lại từ ống thẳng nhờ máy chuyên dụng. Hai đầu vào và
ra sau khi đã lắp vào đáy 7 rồi mới uốn cong và hàn bích nối. Trường hợp số vòng
xoắn nhiều thì cần phải làm giá đỡ chống xuống đáy. Sau khi đã định vị tốt ống
xoắn và đáy, ta lắp đáy vào đúng vị trí rồi hàn lại.
Ưu điểm: Có bề mặt trao đổi nhiệt lớn.
Nhược điểm: Ống chế tạo phức tạp, trở lực lớn hơn và khó làm sạch so với
ống thẳng. Hệ số truyền nhiệt nhỏ do hệ số cấp nhiệt phía ngoài nhỏ.
1.2.4 Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống tưới
Đây cũng là loại thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp qua bề mặt truyền nhiệt.
Chúng được dùng để thực hiện việc trao đổi nhiệt giữa hai pha: lỏng-khí, lỏng-lỏng,
lỏng-hơi ngưng tụ, lỏng-lỏng bay hơi. Có thể sử dụng dàn ống trơn hoặc dàn ống có
cánh. Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống tưới được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật
lạnh và điều hòa không khí. Dàn ống được chế tạo từ một ống liền nối lại thành hình
rắn hoặc từ nhiều ống mà hai đầu hàn vào hai ống góp (Hình 1.4)

Hình 1.4. Thiết bị trao đổi nhiệt ống tưới với dàn ống trơn
a)Dàn ống đơn; b) Dàn ống kép

Dàn ống hình rắn đơn giản nhất là dàn ống đơn (Hình 1.4a), dàn ống hình rắn
phức tạp hơn là dàn ống kép (Hình 1.4b). Khi thực hiện quá trình trao đổi nhiệt
trong ống có thể ở trạng thái chuyển pha hoặc không. Lưu thể chảy bọc ngoài ống
có thể là không khí (hoặc chất khí nào đó) hay chất lỏng. Chất lỏng tưới bên ngoài
thường là nước, chảy lần lượt từ ống trên xuống ống dưới rồi chảy vào máng. Còn
chất tải nhiệt sẽ đi bên trong các ống. Trong kỹ thuật lạnh thường dùng các dàn ống
này để làm lạnh không khí trong phòng lạnh bằng tác nhân bay hơi trong ống, hay
bằng dung dịch muối đã được làm lạnh chảy trong ống.
Ưu điểm: Lượng nước làm lạnh ít, cấu tạo đơn giản, dễ quan sát và làm sạch
ở phía ngoài ống. Nếu nối ống bằng các mặt bích thì bề mặt trong ống cũng dễ dàng
làm sạch.
Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh, khó tưới đều lượng nước trên bề mặt ống.
1.2.5 Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm
Với đặc tính kết cấu của nó, thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có diện tích trao
đổi nhiệt rất lớn có thể đến hàng nghìn mét vuông, hệ số truyền nhiệt lớn. Bởi vậy
loại thiết bị này được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp hóa chất và thực
phẩm.
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm là một trong những dạng thiết bị trao
đổi nhiệt được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các ngành công nghiệp, ước tính có
tới 60% số thiết bị trao đổi nhiệt hiện nay trên thế giới là thiết bị trao đổi nhiệt dạng
ống chùm. Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm có khoảng áp dụng rất rộng, gần
như ở mọi công suất, trong mọi điều kiện hoạt động từ chân không đến siêu cao áp,
từ nhiệt độ rất thấp đến nhiệt độ rất cao và cho tất cả các dạng lưu thể ở nhiệt độ, áp
suất khác nhau ở phía trong và ngoài ống. Vật liệu để chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt
ống chùm chỉ phụ thuộc vào điều kiện hoạt động, vì vậy cho phép thiết kế để đáp
ứng được các yêu cầu khác như độ rung, khả năng sử dụng cho các lưu thể có
những tính chất đóng cặn, chất có độ nhớt cao, có tính xâm thực, tính ăn mòn, tính
độc hại và hỗn hợp nhiều thành phần. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có thể được
chế tạo từ vật liệu là các loại kim loại, hợp kim cho tới các vật liệu phi kim với bề
mặt truyền nhiệt từ 0,1m2 đến 100.000m2. Tuy nhiên, thiết bị trao đổi nhiệt dạng
ống chùm có một nhược điểm là bề mặt trao đổi nhiệt tính trên một đơn vị thể tích
của thiết bị thấp so với các dạng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu mới, vì vậy, cùng một bề
mặt trao đổi nhiệt như nhau, thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm thường có kích
thước lớn hơn nhiều.
Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm bao gồm: chùm ống lắp vào vỉ ống được
bọc ngoài bằng vỏ hình trụ, hai đầu có nắp đậy. Trong thiết bị có hai không gian
riêng biệt: một không gian gồm khoảng trống bên trong vỏ không bị chiếm chỗ (gọi
là khoảng không gian giữa các ống), và không gian gồm các phần rỗng ở trong các
ống và hai không gian giới hạn giữa vỉ ống với nắp(gọi là không gian trong
ống).Trong mỗi không gian như vậy có một lưu thể chuyển động,chúng trao đổi
nhiệt với nhau qua thành của các ống truyền nhiệt.

Hình 1.5. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vỉ ống cố định
1- nắp; 2- vỉ ống; 3- ống truyền nhiệt; 4,10- cửa thông với không gian giữa các
ống; 5- giá; 6- vỏ; 7- nắp; 8,11- cửa thông với không gian trong ống;9- vóng đệm bịt kín

Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm được chia thành nhiều dạng khác nhau. Có
nhiều phương pháp để phân chia như căn cứ vào kiểu dáng cấu tạo, dòng chảy trong
khoang đầu hoặc căn cứ vào cấu tạo, kiểu phân bố dòng chảy trong vỏ. Nhưng cách
phân loại phổ biến nhất là phân loại dựa vào cấu tạo của 3 phần: phần đầu,thân ,
phần sau theo tiêu chuẩn TEMA. Cách phân loại này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở
chương sau. Mặc dù có rất nhiều dạng khác nhau nhưng các bộ phận chính của thiết
bị trao đổi nhiệt lại có rất ít khác biệt. Các bộ phận chính của thiết bị trao đổi nhiệt
kiểu ống chùm được mô tả trong các mục sau:
Hình 1.6. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vỉ ống di động

a) Vỏ
Vỏ thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm đơn giản chỉ là bộ phận chứa lưu chất
phía ngoài ống trao đổi nhiệt. Vot thiết bị có tiết diện tròn được chế tạo từ thép
carbon hoặc thép hợp kim.
b) Phần đầu và phần sau
Phần đầu và phân sau được phân chia thành nhiều loại khác nhau trong tiêu
chuẩn TEMA.Cả 2 phần được nối với thân bằng phương pháp hàn hoặc sử dụng
bích. Phần đầu để lưu thể trong ống đi vào thiết bị và có thể chia ngăn đối với thiết
bị chia lối lưu thể trong ống.
c) Ống trao đổi nhiệt
Ống trao đổi nhiệt là thành phần cơ bản của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống
chùm, bề mặt của ống trao đổi nhiệt chính là bề mặt truyền nhiệt giữa lưu thể chảy
bên trong ống và bên ngoài ống. Các ống trao đổi nhiệt được gắn vào vỉ ống bằng
phương pháp hàn hoặc nong ống. Ống trao đổi nhiệt thường được làm bằng thép
carbon, đồng hoặc thép hợp kim, trong một số trường hợp đặc biệt có thể được làm
từ hợp kim Niken, titanium hoặc hợp kim nhôm.
d) Vỉ ống
Vỉ ống dùng để định vị cố định các ống trao đổi nhiệt. Vỉ ống thường là một
tấm kim loại phẳng hình tròn, được khoan lỗ để cố định ống, lắp thanh đỡ vách
ngăn. Trong quá trình gia công, cần phải đảm bảo mối nối giữa ống và vỉ ống kín,
tránh rò rỉ. Vỉ ông có thể được kẹp vào bích hoặc làm vỉ ống liền bích hàn thẳng vào
thân đối với trường hợp vỉ ống cố định. Còn đối với vỉ ống di động thì sử dụng bích
hai nửa để kẹp vỉ ống. Vỉ ống di động được sử dụng khi chênh lệch nhiệt độ giữa 2
lưu thể lớn, tránh sự giãn nở không đều của thân vỏ với ống.
e) Vách ngăn
Vách ngăn được sử dụng với hai chức năng chính. Chức năng quan trọng
nhất là tạo thành cơ cấu để định vị ống trao đổi nhiệt khi lắp đặt cũng như vận hành
và giữ cho bó ống không bị rung động do sự chuyển động của lưu thể. Ngoài ra,
vách ngăn còn định hướng chuyển động lưu thể phía ngoài ống chuyển động qua lại
theo phương vuông góc với chùm ống làm tăng vận tốc của lưu thể và hệ số truyền
nhiệt của thiết bị. Các vách ngăn là các tấm hình tròn được đục lỗ giống vỉ ống và
cắt đi một phần. Vị trí vách ngăn và phần cắt cần được tính toán để thiết bị đạt hiệu
quả nhất, cân bằng giữa hệ số trao đổi nhiệt và tổn thất áp suất.
f) Tấm chia ngăn
Tấm chia ngăn được sử dụng đối với các thiết bị bố trí lưu thể trong ống từ 2
lối trở lên. Tấm chia ngăn cần được bố trí sao cho đảm bảo số lượng ống mỗi ngăn
xấp xỉ nhau để giảm thiểu chênh áp giữa các ngăn.
1.2.6 Thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ
Khi đun nóng hoặc làm lạnh các thiết bị phản ứng, đặc biệt là những thiết bị
bên trong không đặt được ống xoắn, ta thường truyền nhiệt gián tiếp qua vỏ thiết bị.
Một trong những thiết bị loại này là thiết bị vỏ bọc ngoài. Nguyên tắc cấu tạo chung
của thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ là: gồm có vỏ trong và vỏ ngoài lắp ghép với nhau
tạo thành một không gian giữa hai vỏ và không gian ở trong vỏ trong; trong mỗi
không gian như vậy có một chất tải nhiệt. Quá trình trao đổi nhiệt được thực hiện
qua bề mặt của vỏ trong bị bao bởi vỏ ngoài. Phần lớn các thiết bị hai vỏ dùng hơi
nước nóng ngưng tự ở không gian giữa hai vỏ để cấp nhiệt cho dung dịch ở trong vỏ
trong. Cũng có thể cho nước lạnh hoặc dung dịch tải lạnh đi qua không gian giữa
hai vỏ để làm lạnh dung dịch ở trong vỏ trong. Để tăng cường quá trình trao đổi
nhiệt, ta có thểlắp cánh khuấy cho dung dịch ở trong vỏ trong. Quá trình làm việc
của thiết bị hai vỏ có thể là liên tục hoặc gián đoạn.

Hình 1.7. Thiết bị trao đổi nhiệt hai vỏ


1-cửa nạp liệu; 2- cửa lắp chân không kế; 3- nắp; 4- thân vỏ trong;
5- cửa hơi nước vào; 6- tai treo; 7- vỏ bọc ngoài; 8- đáy ngoài; 9- cửa tháo nước
ngưng; 10- cửa tháo sản phẩm; 11- cửa lắp áp kế; 12- cửa nối với bơm chân
không

Hình 1.7 thể hiện cấu tạo của thiết bị hai vỏ. Vỏ trong 4 và vỏ ngoài 7 được
hàn liền với nhau. Hơi nước nóng đi vào cửa 5, nước ngưng theo cửa 9 đi đến van
tháo nước ngưng. Cửa 11 để lắp áp kế quan sát áp lực hơi nước đang ngưng tụ ở
không gian giữa hai vỏ. Ngoài ra còn có cửa xả khí không ngưng lắp gần ở cửa 11.
Vỏ trong 4 có nắp 3 tháo rời được để cọ rửa bề mặt truyền nhiệt khi cần thiết. Thiết
bị này làm việ gián đoạn. Nguyên liệu được nạp vào qua cửa 1, sản phầm được tháo
ra qua cửa 10. Hơi thứ bốc lên được bơm chân không hút qua cửa 12. Áp suất chân
không được quan sát bằng chân không kế lắp ở cửa 2. Bơm chân không có thể là
loại tuye, pittông, chân không vòng nước. Muốn quan sát quá trình sôi ở trong vỏ
trong ta làm cao phần cổ của vỏ 4 rồi lắp kính vào. Để tháo sản phẩm được nhanh ta
có thể lắp thêm đường ống dẫn hơi nước có áp lực vào qua vỏ 4.Thiết bị loại này
được dung nhiều trong cô đặc.
Ưu điểm: Chế tạo đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa.
Nhược điểm: Hệ số truyền nhiệt không cao, thiết bị cồng kềnh.
1.2.7 Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm

Hình 1.8.Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu tấm

Đây cũng là thiết bị trao đổi nhiệt qua bề mặt truyền nhiệt. Nguyên lý cấu tạo
và hoạt động của loại này được thể hiện ởHình 1.8. Ta thấy các tấm truyền nhiệt
được lắp song song với nhau. Không gian giữa hai tấm truyền nhiệt liên tiếp bị bao
bởi vòng đệm kín chính là không gian cho các lưu thể chảy và chúng truyền nhiệt
cho nhau qua tấm truyền nhiệt. Lưu thể thứ nhất chảy trong các không gian xen kẽ
với lưu thể thứ hai.Các tấm truyền nhiệt được chế tạo từ các tấm thép không gỉ theo
phương pháp dập tạo hình sóng nhằm tăng cường bề mặt truyền nhiệt, tăng cứng và
đặc biệt tăng hệ số truyền nhiệt. Bốn góc của tấm truyền nhiệt có đột bốn lỗ để khi
ghép lại sẽ tạo thành ống dẫn cho các lưu thể theo cặp, với lối vào và ra là trên -
dưới hoặc ngược lại.
Các chỗ khuyết ở hai đầu trên và dưới của tấm truyền nhiệt là nơi gá lắp với
ống vít ép. Trên mỗi tấm truyền nhiệt còn được tạo rãnh cho đệm kín. Rãnh có dạng
hình bình hành hoặc tương tự hình thang. Trước khi lắp ráp, các vòng đệm kín được
dán vào rãnh, của mỗi tấm bằng keo phù hợp với nhiệt độ, áp suất và tính chất của
lưu thể. Vòng đệm kín phải ngược nhau ở hai mặt của tấm truyền nhiệt, tương ứng
với không gian chuyển động của từng lưu thể. Vật liệu chế tạo vòng đệm có thể là
cao su.Sau khi lắp ráp các tấm được siết chặt.
Ưu điểm: Có hệ số truyền nhiệt lớn. Cấu tạo nhỏ gọn, chế độ nhiệt ổn định
khi làm việc.Có thể tăng thêm hay giảm bớt bề mặt truyền nhiệt bằng cách lắp thêm
hoặc giảm bớt số tấm truyền nhiệt một cách nhanh chóng và dễ dàng.Dễ tháo, lắp
khi làm vệ sinh bề mặt truyền nhiệt bằng phương pháp cơ học.
Nhược điểm của thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản là không chịu được áp suất
cao, khó ghép kín nên loại này chủ yếu được dung cho trao đổi nhiệt ở áp suất
thường.
Thiết bị trao đổi nhiệt tấm bản được sử dụng nhiều trong các dây chuyền
công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, điều hòa không khí, chế biến thủy sản, chế
biến thịt.
Qua các thiết bị điển hình được trình bày ở trên, thiết bị trao đổi nhiệt ống
chùm có nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi nhất. Do đó trong đồ án này tập
trung nghiên cứu về loại thiết bị này.

1.3 Các phương pháp tính toán thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp
1.3.1 Tính toán theo hiệu số nhiệt độ trung bình logarit ∆Ttb
Phương trình tổng quát biểu thị lượng nhiệt truyền qua một bề mặt: [6,387]
Q = K.F.∆Ttb (1.1)
Trong đó:
Q : Lượng nhiệt trao đổi trong một đơn vị thời gian, W
K : Hệ số truyền nhiệt tổng thể, W/m2˚C
F:Bề mặt rao đổi nhiệt, m2
∆Ttb: Hiệu số nhiệt độ trung bình, ˚C.
Do đó, diện tích bề mặt trao đổi nhiệt:
Q
F= (1.2)
K .DTtb
Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit đối với trường hợp lưu thể xuôi hoặc
ngược chiều
được tính như sau: [6,391]

T  t1  t2 (1.3)


tb t
ln 1
t2

Hình 1.9. Đồ thị nhiệt độ của 2 dòng xuôi chiều và ngược chiều

Đối với trường hợp lưu thể chảy chéo dòng thì cần phải nhân thêm với hệ
số hiệu chỉnh ε. Vấn đề này sẽ được trình bày kĩ trong chương 3.
1.3.2 Tính toán theo NTU
Hiệu suất thiết bị trao đổi nhiệt được xác định như sau: [6,399]
Q
 Qmax (1.4)

Trong đó:
Q : Nhiệtlưu thể nóng truyền cho lưu thể lạnh trong thiết bị ở điều kiện
thực thế.
Qmax : Nhiệt cực đại mà lưu thể nóng có thể truyền cho lưu thể lạnh ở
điều kiện lý tưởng. Điều kiện lý tưởng ở đây là điều kiện các lưu thể
chuyển động ngược chiều và diện tích bề mặt trao đổi nhiệt vô cùng
lớn, F → ∞.
Giá trị Q có thể được tính từ phương trình cân bằng nhiệt: [6,400]
Q = G1.Cp1.(t1 – t1’) = G2.Cp2.(t2’ – t2) (1.5)
Trong đó:
Q : Nhiệt lưu thể nóng truyền cho lưu thể lạnh,W
G1,G2 : Lưu lượng của lưu thể nóng và lạnh, kg/s
Cp1,Cp2 : Nhiệt dung riêng của lưu thể nóng và lạnh, J/kg.K
t1,t1’ : Nhiệt độ vào, ra của lưu thể nóng, K
t2,t2’ : Nhiệt độ vào,ra của lưu thểlạnh, K
Nếu đặt C = G.Cp, W/K, thì phương trình cân bằng nhiệt:
Q  C1.(t1  t1 )  C2 .(t 2  t 2 )
(1.6)
 C1.t1 = C2.t2

Hoặc tính theo hiệu số nhiệt độ trung bình:Q = K.F.∆Ttb


Để xác định nhiệt cực đại Qmax, khi hai lưu thể chảy song song ngược chiều
và F → ∞ thì t xét hai trường hợp:
- Khi C1> C2 ∆t1 < ∆t2
Lưu thể có C nhỏ hơn sẽ có sự biến thiên nhiệt độ lớn hơn và khi đó, nhiệt độ
ra của lưu thể lạnh (2) bằng nhiệt độ vào của lưu thể nóng (1), tức là t 2’ = t1.
- Khi C1< C2 ∆t1 > ∆t2
Lưu thể có C nhỏ hơn sẽ có sự biến thiên nhiệt độ lớn hơn và khi đó, nhiệt độ
ra của lưu thể nóng (1) bằng nhiệt độ vào của lưu thể lạnh (2), tức là t 2 = t1’.

Do đó nhiệt cực đại C1.(t1  t1 ')  C1.(t1  t2 ) khi C1  C2


ma  C .(t ' t )  C .(t  t ) khi C  C
Q x  2 2 2 2 1 2 1 2

Tức là Qmax = Cmin (t1 – t2), với Cmin = min(C1, C2)

Khi đó hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt được tính như sau:
Q
 
K.F. tb  NTU Ttb (1.7)
T
Q C .(t  t ) tt
max min 1 2 1 2

Với NTU  K.F gọi là số đơn vị truyền nhiệt (Number of transfer unit)
Cmin
Người ta đã chứng minh được rằng hiệu suất thiết bị trao đổi nhiệt chỉ phụ

thuộc vào NTU và tỷ số C = Cmin


. Tùy theo sơ đồ chuyển động của lưu thể mà ta
Cmax

có thể xây dựng được mối quan hệ  = f (NTU, C ):[6,404]


- Hai lưu thể song song cùng chiều:

1  expNTU(1  C)
 1C (1.8)
- Hai lưu thể song song ngược chiều:
1  expNTU(1 C)

1 C.expNTU(1 C) (1.9)

- Hai lưu thể trong thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm với 1,2,4,..lối:
1
 1  exp NTU 1  C 
2
 C
  (1.10)
1  C2  
2 1 
 1  exp NTU 1  2  
C 
  
- Hai lưu thể chảy cắt nhau:
+ Hai lưu thể không bị xáo trộn:

  (NTU)0,22 0,78   (1.11)
 
1 exp  C  exp( C.NTU ) 1
 
+ Cmax xáo trộn, Cmin không xáo trộn:
1
 1expC1exp(NTU) (1.12)
C
+ Cmin xáo trộn, Cmax không xáo trộn:


 1exp C 1 exp  C.NTU 
1
 (1.13)

Một số đồ thị thể hiện hiệu suất của các dạng thiết bị trao đổi nhiệt:
Hình 1.10. Đồ thị hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt với 2 lưu thể song song
a) cùng chiều; b) ngược chiều

Hình 1.11. Đồ thị hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm với 2,4,6...lối

Hình 1.12. Đồ thị hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt với 2 lưu thể chéo dòng
a) 2 lưu thể không xáo trộn; b) 1 lưu thể bị xáo trộn
1.3.3 Ví dụ
1.3.3.1 Bài toán
Mộ thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống lồng ống.Nước chảy trong ống với lưu
lượng G2 = 1,2kg/s, nhiệt độ nước vào t2’ = 200C, nhiệt độ nước ra t’’2 = 800C.Nhiệt
dung riêng của nước Cp2 = 4,18 kJ/kgoC. Phần vỏ bọc bên ngoài, nước khoáng chảy
ngược chiều với lưu lượng G1 = 2kg/s, nhiệt độ nước vào thiết bị t’1 = 1600C, nhiệt
dung riêng của nước khoáng Cp1 = 4,31 kJ/kgoC. Ống trong có đướng kính D= 1,5
cm và tương đối mỏng, hệ số truyền nhiệt K = 640 W/ m 2oC.Xác định diện tích
truyền nhiệt của thiết bị. [6,409]
1.3.3.2 Sử dụng phương pháp hiệu số nhiệt độ trung bình
Giả thiết rằng thiết bị trao đổi nhiệt được cách nhiệt rất tốt để toàn bộ nhiệt
lượng chất lỏng nóng nhả ra sẽ được chất lỏng lạnh hấp thụ toàn bộ.
Nhiệt độ ra t’’1 của chất lỏng nóng được xác định từ phương trình cân bằng
nhiệt:
Q  G 2Cp2 (t2  t2 )  1, 2.4,18.(80  20)
 301kW  G1Cp1 (t1  t1)

Do đó:
Q
t  t   160  o
301  125,1 C
2 1

G1Cp1 2.4, 31

t max  t1  t 2
 125,1  20  105,1o C

t  t  t   160  80  80 o C
min 1 2

Hiệu số nhiệt độ trung bình:


tmax  tmin 105,1  80
ttb  o
tmax  ln 105,1  92 C
ln t
min 80

Diện tích truyền nhiệt:


3
F  Q  301.10  5,11m 2
kttb 640.92

1.3.3.3 Sử dụng phương pháp


NTU
Tính đương lượng khống khí của hai chất lỏng để xác định Cmin vàCmax:
o
C  G C  2.4,31  8,62kW/ C
1 1 p1
o
C  G C 1, 2.4,18  5, 02kW/ C
2 2 p2

Như vậy C2  C min  5, 02kW/oC


C 5, 02
C  C min   0, 583
max 8, 62

Qmax  Cmin (t1  t2 )  5, 02.(160  20)  702,8kW

Đây là giá trị cực đại theo lí thuyết mà thiết bị có thể truyền, thực tế thiết bị
truyền là:
Q 2  G 2C p 2 (t2  t2 )  1, 2.4,18.(80  20)  310kW

Hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt:


Q

Qmax 301
 702,8  0, 428

Biết giá trị ɛ, giá trị NTU của thiết bị trao đổi nhiệt song song ngược chiều có thể
xác định từCT(1.9) hoặc tìm từ đồ thị đã biết ɛ và C (đồ thị hình 1.8):
NTU  1 1 
 ln  1   ln 0, 428  0, 651
 1
   
C 1 C 1 0, 583 1 0, 428.0, 583 1
   
Giá trị NTU đã biết sẽ xác định được diện tích truyền nhiệt F:
NTU.Cmin 0, 651.5020 2
F k  640  5,11m

1.3.3.4 Nhận xét


Kết quả của hai phương pháp tính trong trường hợp này bằng nhau. Trong
nhiều trường hợp có thể có sai khác nhưng không nhiều. Phương pháp tính theo
hiệu số nhiệt độ trung bình logarit sử dụng thuận tiện khi biết nhiệt độ vào và ra của
chất lỏng (hoặc biết 3 giá trị nhiệt độ còn giá trị thứ 4 sẽ được xác định từ phương
trình cân bằng nhiệt ), do vậy khi thiết kế mới thiết bị trao đổi nhiệt phương pháp
này có nhiều ưu điểm. Trong một số trường hợp ngược lại là chúng ta đã có sẵn một
thiết bị trao đổi nhiệt, biết nhiệt độ vào của các chất lỏng, diện tích bề mặt trao đổi
nhiệt và hệ số truyền nhiệt k, điều ta cần là nhiệt độ ra của chất lỏng và dòng nhiệt
Q thì phương pháp hiệu số nhiệt độ trung bình logarit vẫn có thể áp dụng cho bài
toán ngược này nhưng phải lặp đi lặp lại nhiều lần để chọn được giá trị phù hợp. Và
để giải quyết được bài toán đó đơn giản và thuận tiện hơn thì phương pháp tính toán
theo hiệu suất ε- NTU được xây dựng.

1.4 Định hướng nghiên cứu của đồ án


Các tài liệu tính toán, thiết kế thiết bị traođổi nhiệt bằng tiếng việt hiện nay
chủ yếu theo tài liệu tiếng Nga và không được cập nhật. Phương pháp tính toán và
các số liệu để tra cứu thiếu và không theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin
hiện nay. Do đó các tài liệu cũ không có công cụ để kiểm chứng. Hiện nay thiết bị
trao đổi nhiệt ống chùm đã được quy chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn: TEMA về thiết
bị trao đổi nhiệt ống chùm hay ASME/ANSI về tiêu chuẩn cơ khí,… Và kèm theo
đó là các công cụ phần mềm hỗ trợ như AspenONE, PVelite,…Vì vậy trong đồ án
tốt nghiệp này tập trung giải quyết việc cải tiến phương pháp tính và áp dụng các
phần mềm tính toán để so sánh, đánh giá kết quả. Đồ án tốt nghiệp này bao gồm
những nội dung chính sau:
- Tìm hiểu một số thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp.
- Tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.
- Xây dựng phương pháp tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.
- Tính toán một số thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.
CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN VÀ PHẦN
MỀM TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO
ĐỔI NHIỆT

2.1 Giới thiệu tiêu chuẩn TEMA


TEMA (Standards of the tubular exchanger manufactures association) là tiêu
chuẩn của hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị trao đổi nhiệt. Tiêu chuẩn này giúp
người sử dụng thiết kế và lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt hình ống. Tiêu chuẩn được
đưa ra dựa trên các nguyên tắc kỹ thuật, các nghiên cứu và kinh nghiệm trong lĩnh
vực sản xuất và thiết kế, lắp đặt và sử dụng thiết bị trao đôit nhiệt kiểu ống.
Hiện nay, tiêu chuẩn TEMA được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và
được các nhà thiết kế yêu thích. Tiêu chuẩn này cũng được các công ty thiết kế phần
mềm chuyên về thiết kế thiết bị lựa chọn làm nền tảng cho các chương trình thiết kế
của họ. Ngoài đảm bảo chặt chẽ về các kiến thức lý thuyết cơ sở, TEMA còn xây
dựng dựa trên kinh nghiệm rất nhiều năm trong ngành thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt
kiểu ống của hiệp hội.
Thành phần của TEMA bao gồm:thiết kế vỏ,ống, tấm chắn, khe hở… Tiêu
chuẩn TEMA mô tả các chi tiết khác nhau của thiết bị và chia thiết bị ra làm ba
phần chính: Phần đầu, phần thân và phần sau. Ứng với mỗi phần TEMA đánh tên
theo các chữ cái A, B, C… Từ đó, ta sẽ có rất nhiều các phương án để lựa chọn cho
thiết bị tùy theo mục đích và yêu cầu khác nhau.
Phần đầu được ký hiệu bởi: A,B,C,N,D
Phần thân vỏ được ký hiệu bởi: E,F,G,H,J,K,X
Phần sau được ký hiệu bởi: L, M, N, P, S, T, U,W
Hình 2.1. Ký hiệu các phần của thiết bị theo chuẩn TEMA
Một số thiết bị được thiết kế trên tiêu chuẩn TEMA:

Hình 2.2. Một số thiết bị theo tiêu chuẩn TEMA

Ngoài ra TEMA cũng xếp các thiết bị thành 3 nhóm chính B,C và R:
- Nhóm R: là nhóm thiết bị thường được sử dụng trong ngành công nghiệp
dầu khí với kích thước thiết bị lớn, năng suất lớn, môi trường làm việc khắc nhiệt.
Do đó tiêu chuẩn và yêu cầu về độ bền cao nên giá thành cũng đắt.
- Nhóm C: là nhóm thiết bị sử dụng nhiều và phổ biến trong các ngành công
nghiệp nói chung.
- Nhóm B: là nhóm sử dụng trong ngành công nghiệp hóa chất. Do đó có
nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn nhóm C nhưng chưa bằng nhóm R.
Khí tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, chúng ta có thể tham
khảo theo các tiêu chuẩn TEMA đưa ra. Một số tiêu chuẩn được đưa ra trong
TEMA:
2.1.1 Thân vỏ
TEMA đưa ra bề dầy tối thiểu cho thân thiết bị:
Bảng 2.1.Bề dầy tối thiểu của thân thiết bị loại R theo TEMA

Bề dầy tối thiểu, in (mm)


Đường kính
Thép carbon
in (mm) Hợp kim
Ống Tấm cuộn
6 (152) SCH40 - 1/8 (3,2)
8-12(203-305) SCH30 - 1/8 (3,2)
13-23(330-584) SCH20 5/16 (7,9) 1/8 (3,2)
24-29(610-737) - 5/16 (7,9) 3/16 (4,8)
30-39(762-991) - 3/8 (9,5) 1/4 (6,4)
40-60(1016-1524) - 7/16 (11,1) 1/4 (6,4)
61-80(1549-2032) - 1/2 (12,7) 5/16 (7,9)
81-100(2057-2540) - 1/2 (12,7) 3/8 (9,5)

Bảng 2.2. Bề dầy tối thiểu của thân thiết bị loại C - B theo TEMA

Bề dầy tối thiểu, in (mm)


Đường kính
Thép carbon
in (mm) Hợp kim
Ống Tấm cuộn
6 (152) SCH40 - 1/8 (3,2)
8-12(203-305) SCH30 - 1/8 (3,2)
13-29(330-737) SCH.STD 3/8 (9,5) 3/16 (4,8)
30-39(762-991) - 7/16 (11,1) 1/4 (6,4)
40-60(1016-1524) - 1/2 (12,7) 5/16 (7,9)
61-80(1549-2032) - 1/2 (12,7) 5/16 (7,9)
81-100(2057-2540) - 1/2 (12,7) 3/8 (9,5)

2.1.2 Phần đầu và phần sau


Bề dầy của phần đầu và phần sau nhỏ nhất phải bằng bề dầy của thân thiết bị.
Chiều dài của phần đầu và phần sau cần phải đảm bảo đủ để lưu thể trong ống đổi
chiều. Tức là diện tích mặt cắt của dòng lưu thể đổi chiều ít nhất phải bằng 1-1,3 lần
diện tích mặt cắt ngang các ống trong 1 lối.
Phần sau tự do S sử dụng bích 2 nửa có thể chọn 1 trong 4 kiểu liên kết bích
2 nửa với phần phao tự do sau:

Hình 2.3.Các kiểu liên kết bích 2 nửa của phần sau S

Phần sau tự do P có thể sử dụng với lưu thể có nhiệt độ cao nhất 316 oC
(600oF) và áp suất 2068kPa (300PSI) với liên kết sau:
Hình 2.4. Liên kết phần sau S

Phần sau W sử dụng cho lưu thể có nhiệt độ nhỏ hơn 191oC (375oF) và giới
hạn áp suất như sau:
Bảng 2.3. Áp suất tối đa cho phép của phần sau W

Đường kính trong thiết bị, in(mm) Áp suất tối đa, PSI (kPA)
6 – 24 (152 - 610) 300 (2068)
25 – 42 (635 - 1067) 150 (1034)
43 – 60 (1092 - 1524) 75 (517)
61 – 100 (1549 - 2540) 50 (345)
2.1.3 Ống
Ống trao đổi nhiệt được thường chọn theo kích thước tiêu chuẩn theo bề dầy
BWG (phụ lục 2) và chiều dài 8ft(2438mm), 10ft(3048), 12ft(3658), 16ft(4877),
20ft(6096mm),…
2.1.4 Vỉ ống
Bề dầy tối thiểu của vỉ ống:
Bảng 2.4. Bề dầy tối thiểu của vỉ ống

Đường kính ống, in (mm) Bề dầy vỉ ống tối thiểu, in (mm)


< 1 (25,4) ¾ đường kính ngoài ống
1,25 (31,8) 7/8 (22,2mm)
1,5 (38,1mm) 1 (25,4mm)
2 (50,8mm) 1,25 (31,8mm)

2.1.5 Vách ngăn


Khoảng cách tối thiểu giữa 2 vách ngăn là 1/5 đường kính trong của vỏ hoặc
2in (51mm).Chiều dài lớn nhất của ống thẳng không cần bố trí vách ngăn được đưa
ra trong bảng sau:
Bảng 2.5. Chiều dài lớn nhất của ống không cần cố định bằng vách ngăn

Vật liệu và nhiệt độ tới hạn oF (oC)


Thép carbon; thép hợp
kim có độ bền cao,
Đường kính ngoài 750(399); thép hợp
ống kim độ bền Al , Cu , Titanium
thấp,850(454); Ni, 850
(454) ; Ni-Cu,600
(316)
1/4 (6,4) 26 (660) 22 (559)
3/8 (9,5) 35 (889) 30 (762)
1/2 (12,7) 44 (1118) 38 (965)
5/8 (15,9) 52 (1321) 45 (1143)
3/4 (19,1) 60 (1524) 52 (1321)
7/8 (22,2) 69 (1753) 60 (1524)
1 (25,4) 74 (1880) 64 (1626)
1-1/4 (31,8) 88 (2235) 76 (1930)
1-1/2 (38,1) 100 (2540) 87 (2210)
2 (50,8) 125 (3175) 110 (2794)
Bề dầy tối thiểu của vách ngăn phụ thuộc vào khoảng cách vách ngăn:
Bảng 2.6. Bề dầy tối thiểu vách ngăn của thiết bị loại R

Bề dầy, in (mm)
Đường kính thân, in 24 - 36 36 - 48 48-60
< 24 > 60
(mm) (610 - (914 - (1219-
(610) (1524)
914) 1219) 1524)
1/8 3/16 1/4 3/8 3/8
6 – 14 (152 - 356)
(3,2) (4,8) (6,4) (9,5) (9,5)
3/16 1/4 3/8 3/8 1/2
15 – 28 (381 - 711)
(4,8) (6,4) (9,5) (9,5) (12,7)
1/4 5/16 3/8 1/2 5/8
29 – 38 (737 - 965)
(6,4) (7,5) (9,5) (12,7) (15,9)
1/4 3/8 1/2 5/8 5/8
39 – 60 (991 - 1524)
(6,4) (9,5) (12,7) (15,9) (15,9)
3/8 1/2 5/8 3/4 3/4
61 – 100 (1549 - 2540)
(9,2) (12,7) (15,9) (19,1) (19,1)

Bảng 2.7. Bề dầy tối thiểu vách ngăn của thiết bị loại C - B

Bề dầy, in (mm)
12 - 24 36 - 48 48-60
Đường kính thân, in (mm) < 12 > 60
(305 - (914 - (1219-
(305) (1524)
610) 1219) 1524)
1/16 1/8 3/16 3/8 3/8
6 – 14 (152 - 356)
(1,6) (3,2) (4,8) (9,5) (9,5)
1/8 3/16 1/4 3/8 1/2
15 – 28 (381 - 711)
(3,2) (4,8) (6,4) (9,5) (12,7)
3/16 1/4 5/16 1/2 5/8
29 – 38 (737 - 965)
(4,8) (6,4) (7,5) (12,7) (15,9)
1/4 1/4 3/8 5/8 5/8
39 – 60 (991 - 1524)
(6,4) (6,4) (9,5) (15,9) (15,9)
1/4 3/8 1/2 3/4 3/4
61 – 100 (1549 - 2540)
(6,4) (9,5) (12,7) (19,1) (19,1)

2.1.6 Thanh giữ vách ngăn


Để giữ cố định các vách ngăn cần sử dụng ít nhất 4 thanh có đường kính nhỏ
nhất là 3/8in (9,5mm). Cụ thể được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.8. Kích thước tối thiểu thanh giữ vách ngăn của thiết bị loại R

Đường kính thân, in(mm) Đường kính thanh, in(mm) Số lượng


6 – 15 (152 - 381) 3/8 (9,5) 4
16 – 27 (406 - 686) 3/8 (9,5) 6
28 – 33 (711 - 838) 1/2 (12,7) 6
34 – 48 (864 - 1219) 1/2 (12,7) 8
49 – 60 (1245 - 1524) 1/2 (12,7) 10
61 – 100 (1549 - 2540) 5/8 (15,9) 12

Bảng 2.9. Kích thước tối thiểu thanh giữ vách ngăn của thiết bị loại C -B

Đường kính thân, in(mm) Đường kính thanh, in(mm) Số lượng


6 – 15 (152 - 381) 1/4 (6,4) 4
16 – 27 (406 - 686) 3/8 (9,5) 6
28 – 33 (711 - 838) 1/2 (12,7) 6
34 – 48 (864 - 1219) 1/2 (12,7) 8
49 – 60 (1245 - 1524) 1/2 (12,7) 10
61 – 100 (1549 - 2540) 5/8 (15,9) 12

2.1.7 Tấm ngăn giữa thân vỏ


Tấm ngăn giữa thân vỏ đối với các loại thân kiểu F, G, H phải dầy hơn 1/4in
(6,4mm) với thép carbon và 1/8in (3,2mm) đối với thép hợp kim.
2.1.8 Tấm ngăn chia lối ở phần đầu và phần sau
Bề dầy tấm ngăn chia lối được cho trong bảng:
Bảng 2.10. Bề dầy tấm ngăn chia lối

Bề dầy, in(mm)
Đường kính thân, in(mm)
Thép carbon Thép hợp kim
< 24 (610) 3/8 (9,5) 1/4 (6,4)
24 – 60 (610 - 1524) 1/2 (12,7) 3/8 (9,5)
61 – 100 (1549 - 2540) 5/8 (15,9) 1/2 (12,7)

2.1.9 Đệm bịt kín


Đệm bịt kín thường sử dụng là đệm composite, flexible graphite, ceramic,
đệm kim loại rỗng hoặc đặc. Đối với các thiết bị hoạt động với áp suất dưới
2068kPa(300psi) thì thường sử dụng đệm composite, còn đối với các thiết bị trên
2068kPa(300psi) hoặc với đầu phao tự do nằm trong thiết bị thì sử dụng đệm kim
loại.
Bề rộng của đệm theo chu vi xung quanh nhỏ nhất là 3/8in(9,5mm) đối với
đường kính nhỏ hơn 23in(584mm) và 1/2in(12,7mm) đối với đường kính lớn
hơn.Bề rộng của phần liên kết với tấm ngăn chia lối không được nhỏ hơn
1/4in(6,4mm) đối với đường kính nhỏ hơn 23in(584mm) và 3/8in(9,5mm) đối với
đường kính lớn hơn.
2.1.10Rung động trong thiết bị
Khi tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, yếu tố rung động của thiết bị khi
hoạt động cũng cần được xem xét đến. Nhưng yếu tố gây nên sự rung động phổ
biến là:
- Do ống quá dài, không có các vách ngăn hỗ trợ sẽ dẫn đến biên độ dao
động lớn của các ống. Hoặc do ống quá mỏng cũng gây ra sự rung động lớn.
- Do yêu cầu lắp đặt, lỗ vách ngăn phải lớn hơn đường kính ngoài của ống.
Do đó nếu khe hở quá lớn cũng khiến cho các ống dao động tạo ra các rung
động trong thiết bị. Hơn nữa, sự va chạm giữa mặt ngoài của ống với lỗ vách
ngăn lâu ngày cũng khiến cho ống bị mài mòn và thủng.
- Vách ngăn phải được lựa chọn phù hợp và cần được cố định chắc chắn với
nhau, tránh va đập với thân thiết bị.
- Lỗ trên vỉ ống cũng cần phải lưu ý. Cần giảm thiểu tối đa khe hở giữa
đường kính ngoài ống với lỗ trên vỉ ống.
- Bố trí ống vào và ra thiết bị cần hợp lý. Tránh vận tốc quá lớn và lưu ý
khoảng cách từ ống lưu thể vào với bó ống không được nhỏ quá. Trong một
số trường hợp, tại bề mặt lưu thể vào, có thể bớt số ống đihoặc sử dụng các
tấm chắn trước bó ống.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Đình Tiến

2.2 Giới thiệu phần mềm Aspen Exchanger Design and


Rating và Pvelite
Ngày nay, nhiều vấn đề phức tạp trong công nghiệp thường không được
giải quyết bằng tay nữa vì hai nguyên do: những sai sót của người làm và vấn đề
về thời gian. Có rất nhiều chương trình mô phỏng được sử dụng trong công
nghiệp tùy theo từng lĩnh vực, ứng dụng và sản phẩm mong muốn. Trong đó,
Aspenvà PVelite là hai công cụ hiệu quả dành cho kỹ sư kỹ thuật hóa học với khả
năng ứng dụng trong nhiều lính vực. Các ngành có thể kể đến như là: Sản suất
xăng dầu và khí, lọc dầu, các quá trình hóa học, các nghiên cứu về môi trường
và năng lượng…
2.2.1 Aspen Exhanger Design and Rating
Phần mềm Aspen Exhanger Design and Rating nằm trong gói phần mềm
aspen one được xây dựng bởi công ty AspenTech. AspenTech là một công ty của
Mỹ được thành lập năm 1981. Công ty được thành lập dưới sự chỉ đạo của bộ
năng lượng Mỹ từ 1 nhóm các kỹ sư của MIT để nghiên cứu về các công nghệ
mới, đối mặt với khung hoảng dầu mỏ những năm 1970. Năm 1982 họ cho ra đời
phần mềm đầu tiên về công nghệ hóa học – Aspen Plus. Công ty đã không ngừng
phát triển trong suốt hơn 30 năm nay với đội ngũ hơn 400 chuyên gia ( nửa trong
số đó là từ Tiến sĩ trở lên ), hơn 370 nhân viên hỗ trợ và phát triển phần mềm.
Module Aspen Exchanger Design and Rating (EDR) là một trong những
phần mềm mạnh nhất trong thiết kế và đánh giá các thiết bị trao đổi nhiệt trên thế
giới:
- Thiết kế được phần lớn các loại thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm trong
ngành công nghiệp hóa chất theo tiêu chuẩn TEMA.
- Phần mềm giúp chúng ta tối ưu giá thành của thiết bị, thông thường chi
phí sẽ được tối ưu khoảng 10-30% cho mỗi thiết bị trao đổi nhiệt.
- Dễ dàng xác định, giám sát và điều chỉnh các thông số của lưu thể như
nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, tổn thất,...Từ đó có thể tối ưu hóa hoạt động của
thiết bị.

SV : Hoàng Anh Dũng – Máy hóa K56 32


- Không chỉ tối ưu về quá trình trao đổi nhiệt, phần mềm còn tích hợp tối
ưu về mặt cơ khí. Phần mềm đưa ra được bản vẽ sơ bộ về cấu tạo và các thông số
chính của thiết bị và tính toán ứng suất, độ bền cơ khí của các bộ phận theo các
tiêu chuẩn quốc tế như ASME/ANSI, từ đó có thể giảm độ dày các chi tiết để
giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định của thiết bị.
2.2.2 PVelite
PVelite là một phần mềm dành cho các nhà kỹ sư, thiết kế, dự toán, chế
tạo với các giải pháp thiết kế bồn áp lực và thiết bị trao đổi nhiệt. Phần mềm đưa
ra được phân tích tính toán về mặt cơ khí của các loại thiết bị trụ tháp, bình chịu
áp, thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm. Bao gồm tính toán khả năng chịu áp, bề dầy,
phân tích ứng suất của các loại thiết bị. Và phần mềm luôn tuân theo các tiêu
chuẩn phổ biến trên thế giới hiện nay như ASME, PD5500,UBC, API-579,
TEMA,…Chúng ta có thể sử dụng phần mềm để kiểm tra bền thiết bị trao đổi
nhiệt về mặt cơ khí như: khả năng chịu áp và nhiệt độ của thiết bị; kiểm tra bền
thân vỏ, vỉ ống, ống ra,vào thiết bị; vỉ ống; chân đế; các bích; …
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIẾT
KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT ỐNG CHÙM

3.1 Mục đích


Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm là một trong những thiết bị trao đổi nhiệt
được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp hóa chất
và thực phẩm. Nó đa dạng về chủng loại cũng như hình thức. Do đó việc tính
toán, thiết kế một thiết bị trao đổi nhiệt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của dây
chuyền sản xuất là một việc vô cùng quan trọng. Chương này sẽ giới thiệu một
phương pháp tính toán, thiết kế một thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm và chúng ta
có thể ứng dụng phương pháp này để tính toán, thiết kế gần như hầu hết các loại
thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.

3.2 Trình tự tính toán


3.2.1 Giới thiệu sơ đồ tính toán
Khi tính toán thiết kế một thiết bị trao đổi nhiệt để đun nóng hoặc làm
nguội một sản phẩm nào đó trong một dây chuyền công nghệ, chúng ta tiến hành
các bước theo trình tự như sơ đồ sau:
3.2.2 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm rất đa đạng về chủng loại. Khi tính
toán, thiết kế ta nên tuân thủ theo tiêu chuẩn TEMA, đó là một tiêu chuẩn được
các nhà thiết kế, sản xuất dùng làm nền tảng cho các thiết kế. Tiêu chuẩn TEMA
đưa ra bảng cấu tạo của thiết bị cho chúng ta lựa chọn, bao gồm 3 phần: phần
đầu, phần thân vỏ và phần sau thiết bị. Tùy thuộc vào yêu cầu của bài toán mà ta
lựa chọn kiểu thiết bị phù hợp.
Xác định yêu cầu bài toán

Lựa
B1 chọn kiểu thiết bị
Tính toán cơ khí B19

Lựa chọn chất tải nhiệt


B2 Thỏa mãn

ọn chế độ thủy động


Ch Không thỏa mãn
B3 ngoài ống ; chiều lưu Kiểm tra tổn thất
(trong, B18
thể,….)
cho phép

B4 toán cân bằng nhiệt


Tính

B5 Thông số vật lý các lưu thể


Tính toán tổn thất áp suất B17

B6 u số nhiệt độ trung bình


Tính hiệ Thỏa mãn

B7 ử hệ số truyền nhiệt K'


Giả Không thỏa
mãn
K  K
0< < 30% B16
Cho K' = K K
ện tích bề mặt truyền
B8 di
Tính
nhiệt F

Chọn lo
ại ống, kích thước ống
B9 vàcách sắp xếp Tính hệ số truyền nhiệt K B15

Tính toán hệ số cấp nhiệt đối B14


B10 Tính toán số ống
lưu ngoài ống

Tính toán hệ số cấp nhiệt đối


Tính đường kính thiết bị
B11 Lựa chọn vách ngăn B13
lưu trong ống

B12

Hình 3.1. Trình tự các bước tính toán


3.2.2.1 Phần đầu thiết bị
Phần đầu thiết bị được ký hiệu bởi các chữ cái: A,B,C,N,D

Hình 3.2. Các phần đầu thiết bị theo TEMA

- Phần đầu A: là phần đầu được sử dụng phổ biến nhất, có nắp bích mù có
thể tháo rời để vệ sinh dễ dàng.
- Phần đầu B: là phần đầu được hàn kín. Loại này đơn giản, dễ chế tạo, kín
và rẻ hơn do không có mặt bích. Nhưng khótháo rời để vệ sinh và sửa chữa hơn
phần đầu A.
- Phần đầu C: có nắp bích mù giống đầu A nhưng vỉ ống hàn liền với phần
đầu. Có ưu điểm là rẻ và kín nhưng khó vệ sinh ngoài ống.
- Phần đầu N: giống phần đầu C nhưng cả thân thiết bị và vỉ ống được hàn
liền. Ưu điểm là kín, rẻ nhưng không thể tháo lắp để vệ sinh, sửa chữa nên ít
được sử dụng.
- Phần đầu D: bề dày lớn và được hàn kín, dùng trong trường hợp áp suất
cao. Nhược điểm là chỉ sử dụng cho các lưu thể sạch vì vệ sinh khó khăn.
3.2.2.2 Phần thân thiết bị
Phần thân vỏ được ký hiệu bởi: E,F,G,H,J,K,X
Hình 3.3. Các loại vỏ thiết bị theo TEMA

- Thân vỏ E: là loại vỏ đơn giản nhất và phổ biến nhất, lưu thể đi vào một
đầu và đi ra ở đầu còn lại.
- Thân vỏ F: được chia làm 2 khoang do có tấm chắn dọc theo chiều dài
vỏ. Dòng lưu thể đi vào một đầu, chạy dọc theo tấm chắn rồi đổi chiều đi vào
khoang thứ hai và đi ra ở cùng phía đầu lưu thể đi vào. Đường đi của lưu thể
được tăng lên gấp đôi.Nhưng tổn thất áp suất gấp 8 lần thân E. Thân vỏ này dùng
trong trường hợp nhiệt độ ra của lưu thể lạnh cao hơn nhiệt độ ra của lưu thể
nóng. Phần thân này tương đương với 2 thân E nối tiếp nhau.
- Thân vỏ G: cũng được chia làm 2 khoang và dòng lưu thể đi vào và ra ở
giữa vỏ. Sau khi đi vào lưu thể được chia làm hai phần: một phần đi về trái, một
phần đi về phía phải. Sau khi đi qua 2 khoang thì 2 dòng lưu thể được gộp lại và
đi ra ngoài. Thân này được sử dụng để giảm tổn thất áp suất của lưu thể ngoài
ống.
- Thân vỏ H: thân vỏ loại này được chia làm hai dòng vào và hai dòng ra,
thân cũng được chi làm 2 khoang. Loại thân này được thiết kế như 2 thiết bị làm
việc nối tiếp.
- Thân vỏ K: Thường dùng cho các lưu thể có sự thay đổi pha. Dòng vật
chất được đi vào và gia nhiệt cho bay hơi một phần.Phần hơi được đi ra phía trên.
- Thân vỏ X: lưu thể đi vào và ra ở giữa thân vỏ. Hai lưu thể chuyển động
chéo dòng.
3.2.2.3 Phần sau thiết bị
Phần sau thiết bị được ký hiệu bởi: L, M, N, P, S, T, U, W.
Hình 3.4. Các phầnsau thiết bị theo TEMA

- Phần sau L:giống phần đầu A


- Phần sau M: giống phần đầu B
- Phần sau N: giống phần đầu N
- Phần sau P: là loại thả tự do hở, tức là cơ cấu tự do nằm ngoài, không
nằm trong phần sau thiết bị.Loại này lắp ghép đơn giản, dễ làm sạch nhưng
khoảng cách bó ống – vỏ lớn, yêu cầu cơ cấu bịt kín phải đảm bảo nên thường
không sử dụng với các chất nguy hiểm.
- Phần sau S: là loại thả tự do kín sử dụng bích hai nửa, tức là cơ cấu tự do
nằm trong phần sau của thiết bị. Khoảng giãn nở cho phép lớn, kín và an toàn vì
lưu thể trong ống không thể rò rỉ ra ngoài như đối với phần sau P. Sử dụng bích
hai nửa làm cho khoảng cách bó ống – vỏ nhỏ nên giảm được đường kính thân
vỏ.
- Phần sau T: là loại thả tự do kín sử dụng bích thường. Cũng giống như
phần sau S nhưng đơn giản hơn do sử dụng bích thường. Do đó khoảng cách bó
ống – vỏ lớn hơn nên thân thiết bị lớn hơn.
- Phần sau U: sử dụng cho thiết bị trao đổi nhiệt ống chữ U.
- Phần sau W: Là loại tự do kín, vỉ ống chuyển động trong khoảng kẹp
giữa 2 bích.
3.2.2.4 Phân loại
Bảng 3.1. Phân loại thiết bị theo TEMA

Ký hiệu
Chủng loại Ưu điểm Nhược điểm
TEMA
2 đầu cố Phần - Cho diện tích trao đổi - Không làm sạch bằng
định đầu: nhiệt lớn nhất với cùng phương pháp cơ học được
A,B,N đường kính ống và vỏ. phía ngoài ống.
và phần - Có thể chia 1 lối hoặc - Không sử dụng được khi
sau nhiều lối để điều chỉnh vận chênh lệch nhiệt độ giữa 2
L,M,N tốc lưu thể. lưu thể lớn hoặc vỏ và ống
- Là loại thiết bị đơn giản làm bằng 2 vật liệu khác
và rẻ tiền nhất. nhau. Điều này chỉ thực hiện
được khi sử dụng đai giãn nở
nhiệt cho thân vỏ. Chênh lệch
nhiệt độ giữa 2 lưu thể không
quá 80oC.
1 đầu tự do Phần -Chịu được chênh lệch -Đầu tự do làm tăng đường
sau: nhiệt độ giữa 2 lưu thể lớn. kính thân vỏ.
P,S,T,W - Cả bó ống và thân thiết bị - Ống không thể giãn nở nhiệt
đều có thể làm sạch bằng độc lập từng ống nên cần
phương pháp cơ học. Nên tránh quá nhiệt cục bộ.
thường được sử dụng cho - Vật liệu các bộ phận lắp
các lưu thể bẩn. ghép đầu tự do như bulông bị
- Ống và vỏ có thể chọn 2 hạn chế bới nhiệt độ, áp suất
loại vật liệu khác nhau. thiết kế.
- Thiết bị đắt.
Loại chữ U Phần -Chịu đượcchênh lệch nhiệt -Do ống uốn cong nên ở phần
sau: U độ giữa 2 lưu thể lớn và sự giữa không có ống.
chênh lệch nhiệt độ của - Ống khó làm sạch bằng
từng ống riêng lẻ. phương pháp cơ học, chủ yếu
- Ít tốn kém hơn so với đầu làm sạch bằng phương pháp
tự do. hóa học.
- Do sắp xếp lồng vào nhau
nên khó khăn thay thế từng
ống riêng lẻ.
- Không bố trí được 1 lối
hoặc 2 dòng lưu thể ngược
chiều.
- Bề dầy ống tại chỗ uốn
mỏng hơn chỗ ống thẳng.
3.2.3 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt
3.2.3.1 Đun nóng
Trong một số trường hợp đề bài chưa đưa ra chất tải nhiệt thì cùng ta cần
lựa chọn một chất tải nhiệt hợp lý và phù hợp với yêu cầu của đề bài.Mỗi chất tải
nhiệt đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, tuỳ trường hợp cụ thể màta lựa chọn
chất tải nhiệt làm việc thích hợp nhất. Điều kiện lựa chọn là:
- Nhiệt độ đun nóng và khả năng điều chỉnh nhiệt độ tốt.
- Độ nhớt nhỏ, nhiệt dung riêng lớn.
- Độ độc và tính hoạt động hoá học ít.
- Độ an toàn khi đun nóng cao (không cháy, nổ,…).
- Không ăn mòn thiết bị và bảo đảm cung cấp nhiệt độ ổn định.
- Rẻ và dễ tìm.
Trong thiết bị trao đổi nhiệt dùng để đun nóng thì chúng ta thường gặp
những chất tải nhiệt phổ biến sau:
Bảng 3.2. Ưu nhược điểm một số chất tải nhiệt thường dùng

Chất tải nhiệt Ưu điểm Nhược điểm


Hơi nước bão hòa - Hệ số cấp nhiệt lớn,  - Không thể đun nóng
=10.000÷15.000 lên đến nhiệt độ cao
W/m2 . độ. Do đó bề được vì khi nhiệt độ
mặttruyền nhiệt nhỏ tăngthì áp suất hơi bão
nghĩa là kích thước thiết hòa tăng, do đó dễ hỏng
bị gọn hơn các thiết bị thiết bị và bề dày thiết bị
đun nóng bằng các phải tăng lên.Hơn nữa
chấttải nhiệt khác khi khi nhiệt độ tăng cũng
cùng một năng suất tải làm ẩn nhiệt hóa hơi
nhiệt. giảm nên lượng hơi đốt
- Lượng nhiệt cung cấp tăng.
lớn (tính theo 1 đơn vị - Hơi nước ở 350oC thì
chất tải nhiệt) vì ẩn nhiệt áp suất hơi bão hoà là
hóa hơi lớn. 180at, ở 374oC (nhiệt độ
- Vận chuyển xa được tới
dễ dàng theo đường ống. hạn), áp suất là 225at và
- Đun nóng được đồng ẩn nhiệt hoá hơi r =0. Do
đều vì hơi ngưng tụ trên đó, khi tăng nhiệt độ thì
toàn bộ bề mặt truyền thiết bị sẽ phứctạp thêm,
nhiệt ởnhiệt độ không hiệu suất sử dụng nhiệt
đổi. sẽ bị giảm, vì vậy
- Dễ điều chỉnh nhiệt độphương pháp đun nóng
đun nóng bằng cách điều bằng hơi nước
chỉnh áp suất hơi. bão hòa chỉ sử dụng tốt
nhất trong trường hợp
đun nóng không quá
180oC.
Dầu tải nhiệt -Đun nóng được ở nhiệt -Hiệu số nhiệt độ không
độ cao hơn 180oC(không lớn (15-20oC) nên nhiệt
vượt quá 300oC) truyền không được lớn.
- Độ nhớt lớn, nhất là khi
nhiệt độ thấp nên vận
chuyển khó khăn.
- Khó điều chỉnh nhiệt
độ
Khói lò - Có thể tạo được nhiệt - Hệ số cấp nhiệt rất nhỏ
o
độ cao tới 1000 C ( không quá
2
100W/m .độ) do đó thiết
bị cồng kềnh
- Nhiệt dung riêng thể
tích nhỏ nên cần lượng
khói lớn
- Đun nóng không được
đồng đều.
- Khó điều chỉnh nhiệt
độ đun nóng nên dễ có
hiện tượng quá nhiệt cục
bộ.
- Khói lò thường có bụi
và khí độc của nhiên liệu
do đó khi đun nóng gián
tiếp,
bề mặt truyền nhiệt sẽ bị
bám cặn.
- Nếu đun nóng các chất
dễ cháy, dễ bay hơi thì
không an toàn.
- Trong khói luôn có một
lượng ôxy dư, khi tiếp
xúc với thiết bị sẽ ôxy
hoá kim loại làm hỏng
thiết bị.
Tận dụng nhiệt từ nguồn - Tiết kiệm nhờ tận dụng - Thường chỉ dùng để
thải có nhiệt độ cao được nguồn nhiệt của làm nóng sơ bộ vì khó
lưu thể có nhiệt độ cao ở điều chỉnh nhiệt độ của
các giai đoạn khác. lưu thể.
- Được áp dụng phổ biến
tại các dây chuyền sản
xuất.

3.2.3.2 Làm nguội và ngưng tụ


Trong công nghệ hóa học và nhiều ngành công nghiệp khác ta cũng
thường gặp các quá trình phải làm nguội khí,chất lỏng hoặc ngưng tụ hơi sang
trạng thái lỏng. Chất tải nhiệt thường được dùng trong quá trình này là nước và
không khí.Nhưng nước được sử dụng phổ biến hơn vì không khí có khối lượng
riêng nhỏ, hệ số tỏa nhiệt nhỏ, lưu lượng thể thích đòi hỏi lớn nên tiêu tốn năng
lượng lớn hơn để vận chuyển.
3.2.4 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động
3.2.4.1 Bố trí lưu thể trong, ngoài ống
Trong thiết bị trao đổi nhiệt, bao giờ cũng có hai dòng lưu thể, do đó việc
bố trí các lưu thể một cách hợp lý trong thiết bị là điều rất quan trọng vì nó sẽ
đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả của thiết bị trong suốt quá trình sử dụng,
có độ tin cậy cao, dễ tu sửa và bảo trì trong quá trình vạn hành. Do đó, có một số
nguyên tắc giúp chúng ta lựa chọn được chế độ thủy động cho lưu thế:
- Chất bẩn và dễ gây bám cặn cho bề mặt ống nên để đi trong ống vì làm
sạch bề mặt trong ống dễ dàng hơn
- Chất nào gây ăn mòn bề mặt nhiều hơn nên bố trí đi trong ống, vì ống dễ
chế tạo, dễ thay thế và giá thành nhỏ hơn so với vỏ thiết bị.
- Chất nào có áp suất lớn nên bố trí đi trong ống, chất có áp suất thấp đi
ngoài ống vì ống chịu áp suất tốt hơn vỏ bọc, đồng thời để tránh phải tăng chiều
dày vỏ thiết bị gây khó khăn trong việc chế tạo và giá thành cao.
- Với thiết bị trao đổi nhiệt nhằm mục đích đốt nóng một lưu thể nào đó,
nên bố trí lưu thể có nhiệt độ cao đi trong ống để giảm tổn thất nhiệt ra môi
trường. Ngược lại, với thiết bị nhằm tỏa nhiệt, nên bố trí lưu thể có nhiệt độ cao
đi bên ngoài ống để tự nó tỏa nhiệt một phần ra môi trường xung quanh qua vỏ
thiết bị.
- Với thiết bị ngưng tụ cũng giống như thiết bị làm lạnh thì hơi ngưng tụ
đi ngoài ống, rất ít khi bố trí đi trong ống.
- Thông thường, bố trí lưu thể nhớt phía ngoài ống sẽ làm tăng hệ số
truyền nhiệt K so với bố trí trong ống.Nhưng cần đảm bảo dòng chảy ngoài ống ở
chế độ chảy xoáy, nếu không thì bố trí lưu thể đi trong ống. Hơn nữa bố trí trong
ống sẽ giảm được tổn thất áp suất.
3.2.4.2 Bố trí chiều của lưu thể
Hệ số truyền nhiệt của hai lưu thể chuyển động song song ngược chiều lớn
hơn so với cùng chiều nên khi bố trí, ta ưu tiên chọn trường hợp hai lưu thể
chuyển động ngược chiều nhiều hơn. Chiều của lưu thể còn phụ thuộc vào cấu
tạo và kiểu thiết bị ta lựa chọn. Thông thường chiều chuyển động của các lưu thể
trong các thiết bị theo tiêu chuẩn TEMA là chéo dòng.
3.2.4.3 Vận tốc của lưu thể
Thông thường quá trình trao đổi nhiệt giữa chất lỏng và bề mặt truyền
nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức. Để tận dụng
khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị nên chọn tốc độ dòng chảy hợp lý. Nếu vận
tốc lưu thể lớn thì sẽ tăng khả năng trao đổi nhiệt, tăng hệ số truyền nhiệt K
nhưng khi đó,tổn thất áp lực cho bơm cũng lớn nên tốn nhiều năng lượng, vận
hành không kinh tế. Do đó phải chọn được tốc độ hợp lý để thỏa mãn được các
yêu cầu của bài toán, cả về mặt thiết kế lẫn vận hành. Theo kinh nghiệm thực tế
nên chọn vận tốc nằm trong khoảng hợp lý trongBảng 3.3.
Bảng 3.3. Khoảng giá trị vận tốc hợp lý của một số lưu thể [1,9]

Lưu thể Vận tốc, m/s


Chất lỏng có độ nhớt cao ≤1
Chất lỏng có độ nhớt thấp ≤3
Khí chứa nhiều bụi 6 ≤ v ≤ 10
Khí sạch 12 ≤ v ≤ 16
Hơi bão hòa 30 ≤ v ≤ 50
Hơi quá nhiệt 50 ≤ v ≤ 75

3.2.5 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt


Dựa vào định luật bảo toàn năng lượng, ta có phương trình cân bằng nhiệt
tổng quát có dạng:
Q  Q  
Q (3.1)
2 1 tt
 Q
Trong đó:
Q : Nhiệt lượng trao đổi của thiết bị trao đổi nhiệt, W

Q
1 : Nhiệt lượng do lưu thể nóng tỏa ra, W

 : Nhiệt lượng do lưu thể lạnh nhận vào, W


Q 2

Q
tt : Nhiệt lượng tổn thất, W

Khi lưu thể không có chuyển pha, ta có:[1,28]


Q  G C (t  t ) (3.2)
1 1 p1 1 1

Q  G C (t  t ) (3.3)
2 2 p2 2 2

Suy ra: Q  G C (t  t )  G C
(t  t ) (3.4)
Q

1 p1 1 1 2 p2 2 2 tt
Trong đó:
G , G
1 2
: Lưu lượng của lưu thể nóng và lạnh, kg/s
Cp1, Cp2 : Nhiệt dung riêng của lưu thể nóng và lạnh,J/kg.K
t1 , t1
: Nhiệt độ vào, ra của lưu thể nóng, K
t , t
: Nhiệt độ vào, ra của lưu thể lạnh, K
2 2
Khi lưu thể có sự chuyển pha (sôi hoặc ngưng tụ), ta có:[1,28]
Q  G (i  i ) (3.5)
1 1 1 1

Q  G (i  i ) (3.6)
2 2 2 2

Suy ra: Q  G (i  i )  G (i
 i ) Q (3.7)
1 1 1 2 2 2 tt

Trong đó:
i , i : Entanpi của lưu thể nóng vào, ra thiết bị, J/kg
11

i , i : Entanpi của lưu thể lạnh vào, ra thiết bị, J/kg


2 2

Nếu bỏ qua tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt lượng do lưu
thể nóng tỏa ra bằng nhiệt lượng do lưu thể lạnh nhận vào:
Q  G C (t  t )  G C (t  t
) (3.8)
1 p1 1 1 2 p2 2 2

Hoặc Q  G
(i  i )  G (i  i ) = G (i  i ) (3.9)
1 1 1 2 2 2 2 2 2

Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt trên ta có thể tính được nhiệt độ ( t1 ,
t , t , t ) hay lưu lượng ( G
, G ) còn thiếu của đề bài và nhiệt lượng trao đổi Q
2 1 2 1 2

của thiết bị cần thiết kế.


3.2.6 Bước 5: Thông sốvật lý các lưu thể
Trước khi tính toán chúng ta cần xác định đầy đủ các thông số đầu vào,ra
và thông sốvật lý của các lưu thể.
Xác định thông số đầu vào, ra:
Lưu thể nóng Lưu thể lạnh
Vào Ra Vào Ra
o
Nhiệt độ, C
Áp suất, bar
Lưu lượng, kg/s
Nhiệt trở lớp cặn,m2K/W
Tổn thất áp suất cho phép, bar
Nhiệt lượng trao đổi ,kW
Xác định thông số vật lý của các lưu thể:
Nhiệt độ t, oC
3
Khối lượng riêng hơi H , kg/m
Nhiệt dung riêng hơi CpH, kJ/kg.K
2
Độ nhớt hơi H , mNs/m
Hệ số dẫn nhiệt hơi H , W/m.K
Phần khối lượng hơi
3
Khối lượng riêng lỏng L , kg/m
Nhiệt dung riêng lỏng CpL, kJ/kg.K
2
Độ nhớt lỏng L , mNs/m
Hệ số dẫn nhiệt lỏng L , W/m.K
3.2.7 Bước 6:Tính hiệu số nhiệt độ trung bình logarit∆Ttb
3.2.7.1 Hai dòng lưu thể đều thay đổi nhiệt độ
Trong thiết bị trao đổi nhiệt, nhiệt độ của lưu thể nóng và lưu thể lạnh
thay đổi dọc theo bề mặt trao đổi nhiệt, do vậy độ chênh lệch nhiệt độ giữa 2 lưu
thể cũng biến đổi theo. Để tính được hiệu số nhiệt độ trung bình ∆T tb chúng ta
cần phải biết quy luật biến thiên ∆T dọc theo bề mặt F, tức là chiều hướng
chuyển động của hai lưu thể.Chúng ta có thể chia ra làm 2 trường hợp: chuyển
động song song và chuyển động phức tạp.
3.2.7.1.1 Hai lưu thể chuyển động song song
Với hai lưu thể chuyển động song song xuôi chiều, hiệu số nhiệt độ trung
bình được tính như sau: [2,655]
(t  t ) (t 1 t )
' '

Ttb  1 2 2
(3.10)
(t  t )
ln (t'1 t 2')
1 2

Trong đó:
∆Ttb : Hiệu số nhiệt độ trung bình. t1,t1’
: Nhiệt độlưu thể nóng vào và ra.
t2, t2’ : Nhiệt độlưu thể lạnh vào và ra.
Với hai lưu thể chuyển động song song ngược chiều, hiệu số nhiệt độ
trung bình được tính cũng gần giống như đối với hai lưu thể chuyển động xuôi
chiều:

Ttb (t1  t 2 ')  (t1 ' t 2


 ) (t1  t 2 ') (3.11)
ln
(t1 ' t 2 )
3.2.7.1.2 Hai lưu thể chuyển động phức tạp
Trong các thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm thực tế thì các lưu thể thường
chuyển động theo sơ đồ phức tạp bao gồm cả xuôi chiều, ngược chiều và chéo
dòng. Ở trường hợp này thì hiệu số nhiệt độ trung bình được tính như sau:[2,655]
∆Ttb =ε.∆Ttbnc (3.12)
Trong đó:
∆Ttb : Hiệu số nhiệt độ trung bình.
ε : Hệ số hiệu chỉnh.
∆Ttbnc : Hiệu số nhiệt độ trung bình tính theo trường hợp ngược
chiều công thức (3.11)
Hệ số hiệu chỉnh ε được xác định thông qua hai thông số R và S với:
t t '
R 1 1 (3.13)
t 2 ' t 2
t ' t
S  t2 2 (3.14)
1  t2

Đối với mỗi trường hợp chuyển động phức tạp khác nhau của hai lưu thể,
quan hệ ε = f(R,S) là khác nhau và được được tính bằng công thức hoặc tracác đồ
thị đã được xây dựngsẵn có kèm theo sơ đồ chuyển động của lưu thể. Tính được
R,S và chọn sơ đồ chuyển động của hai lưu thể tương ứng với thiết bị thiết kế sẽ
tra được giá trị ε.Các đồ thị và sơ đồ chuyển động được trình bày ở phụ lục (1).
Ví dụ đối với thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm 2 lối, hệ số hiệu chỉnh ε có
thể được tính theo công thức Kern(1950): [2,656]
ln  (1  S) 
(R2  1)  (1 

  
RS) (3.15)
 2  S R  1  (R2  1)  
 
(R 1) ln    
2  S R  1 (R  1) 
2

   

Hoặc có thể tra theo đồ thị sau:


Hình 3.5.Đồ thị mối quan hệ ε = f(R,S) đối với 1 vỏ từ 2 lối trở lên[2,657]

3.2.7.2 Một lưu thể đẳng nhiệt


Trong trường hợp trao đổi nhiệt với một dòng lưu thể đẳng nhiệt thì hiệu
số nhiệt độ trung bình không phụ thuộc vào hệ số hiệu chỉnhε và được tính như
sau:
Với thiết bị ngưng tụ: [2,717]
T  t2  t1 (3.16)
tb t 
 t nt 1
ln   
 tnt t2 
Trong đó:
t : Nhiệt độ lưu thể lạnh vào thiết bị,oC
1

t2
: Nhiệt độ lưu thể lạnh ra thiết bị,oC
tnt
: Nhiệt độ ngưng tụ của lưu thể,oC
Với thiết bị bay
hơi:
T  t1  t2 (3.17)

tb
t t
ln tbh  t 2 
bh 1

Trong đó:
t : Nhiệt độ lưu thể nóng vào thiết bị,oC
1
t2
: Nhiệt độ lưu thể nóng ra thiết bị,oC
tnt
: Nhiệt độ bay hơi của lưu thể,oC
3.2.7.3 Hai lưu thể đẳng nhiệt
Đối với trường hợp cả hai lưu thể trong và ngoài ống đều là đẳng nhiệt thì
hiệu số nhiệt độ trung bình bằng hiệu số nhiệt độ bay hơi và ngưng tụ của hai lưu
thể.
3.2.8 Bước 7:Giả sử hệ số truyền nhiệt K’
Hệ số truyền nhiệt K là lượng nhiệt truyền đi trong 1 giây từ lưu thể nóng
đến lưu thể lạnh qua 1m2 bề mặt tường phân cách khi hiệu số nhiệt độ giữa hai
lưu thể là 1 độ.
Hệ số truyền nhiệt K là nghịch đảo của các nhiệt trở, tức là tổng của các
nhiệt trở riêng.Và được cho bởi công thức:[2,635]
dng
d ng .ln
1 1 d d ng d 1
 r  tr
 r ng
(3.18)
 2 d  
ng tr
K d
ng t tr tr tr

Trong đó:
K : Hệ số truyền nhiệt của thiết bị, W/m2˚C
ng
: Hệ số cấp nhiệt nhiệt đối lưu ngoài ống, W/m2˚C
 tr
: Hệ số cấp nhiệt nhiệt đối lưu trong ống, W/m2˚C
r : Nhiệt trở của lớp cáu cặn ngoài ống,m2˚C/W
ng

rtr
: Nhiệt trở của lớp cáu cặn trong ống,m2˚C/W
t : Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu ống, W/m˚C
dtr : Đường kính trong của ống, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
Do đó độ lớn của K phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tính chất vật lý của
các lưu thể, lưu lượng của lưu thể, cách sắp xếp ống truyền nhiệt …. Để tính
được diện tích bề mặt truyền nhiệt và lên được kết cấu thiết bị, ta giả sử giá trị
của hệ số truyền nhiệt K dựa vào bảng một số hệ số truyền nhiệt điển hình (3.4).
Bảng 3.4. Một số giá trị hệ số truyền nhiệt K tham khảo[6,637]

Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm


Dòng lưu thể nóng Dòng lưu thể lạnh K(W/m2oC)
Nước Nước 800-1500
Dung môi hữu cơ Dung môi hữu cơ 100-300
Dầu nhẹ Dầu nhẹ 100-400
Dầu nặng Dầu nặng 50-300
Khí Khí 10-50
Làm lạnh
Dung môi hữu cơ Nước 250-750
Dầu nhẹ Nước 350-900
Dầu nặng Nước 60-300
Khí Nước 20-300
Dung môi hữu cơ Nước muối 150-500
Nước Nước muối 600-1200
Khí Nước muối 15-250
Đun nóng
Hơi nước Nước 1500-4000
Hơi nước Dung môi hữu cơ 500-1000
Hơi nước Dầu nhẹ 300-900
Hơi nước Dầu nặng 60-450
Hơi nước Khí 30-300
Dowtherm Dầu nặng 50-300
Dowtherm Khí 20-200
Khói lò Hơi nước 30-100
Khói lò Hơi hydrocacbon 30-100
Ngưng tụ
Hơi nước Nước 1000-1500
Hơi hữu cơ Nước 700-1000
Hữu cơ (không Nước 500-700
thểngưng tụ)
Ngưng tụ chân không Nước 200-500
Hơi
Hơi nước Dung dịch nước 1000-1500
Hơi nước Dung dich hữu cơ nhẹ 900-1200
Dung dịch hữu cơ nặng 600-900

Bảng 3.5. Hệ số cấp nhiệt đối lưu của một số lưu thể

Lưu thể W/(m2K)


Khí tự do 5-37
Nước tự do 100-1200
Dầu tự do 50-350
Khí chuyển động giữa các ống 10-350
Nước chảy trong ống 500-1200
Dầu chảy trong ống 300-1700
Kim loại nóng chảy trong ống 2000-45000
Hơi nước bão hòa 4000-17000
Nước sôi 2000-45000
Hơi hữu cơ 500-2300
Ngoài ra, chúng ta có thể tra giá trị hệ số truyền nhiệt K trong các cuốn:
Perry et al. (1997), TEMA (1999) và Ludwig (2001). Hoặc chúng ta có thể xác
định giá trị K thông qua đồ thị (3.2) đưa ra bởi Frank (1974). Tất cả các giá trị K
này đã bao gồm các hệ số nhiệt trở và đều chỉ là tham khảo để làm cơ sở cho quá
trình tính toán, thiết kế thiết bị.
3.2.9 Bước 8:Tính diện tích trao đổi nhiệt
Xác định diện tích bề mặt trao đổi nhiệt là mục tiêu chính trong thiết kế
thiết bị trao đổi nhiệt.Dựa vào phương trình (1.1), ta tính được diện tích bề mặt
trao đổi nhiệt cần thiết của thiết bị:
Q
F= (3.19)
K.DTtb
3.2.10Bước 9: Chọn loại ống, kích thước và cách sắp xếp ống
3.2.10.1Kích thước ống
Các ống sản xuất trên thị trường rất phong phú về chủng loại nhưng tất cả
đều tuân theo những quy cách và tiêu chuẩn chung.Đường kính ống thường được
chọn trong dải từ 16mm đến 50mm. Trong đó loại từ 16 đến 25mm được sử dụng
phổ biến nhất trong đa phần các thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vì nhỏ gọn, chắc
chắn và giá thành rẻ. Loại ống lớn hơn dùng với những lưu thể bẩn, có bám cặn
vì dễ làm sạch. Để tính toán sơ bộ, thường chọn ống có đường kính ngoài ¾ in
(19,05mm)
Bề dày của ống được chọn phụ thuộc vào áp suất lưu thể trong ống và độ
ăn mòn của lưu thể.Và bề đầy ống được đánh giá thông qua số BWG
(Birmingham Wire Gauge).Chúng ta có thể chọn kích thước ống theo bề dày
BWG ở phụ lục (2) và tham khảo áp suất tối đa đối với ống thép carbon theo tiêu
chuẩn ASME ở phụ lục (3).
Chiều dài ống thường bằng 6 ft. (1.83 m), 8 ft. (2.44 m), 12 ft. (3.66 m),
16 ft. (4.88 m), 20 ft. (6.10 m), 24 ft. (7.32 m). Đối với một diện tích bề mặt
truyền nhiệt xác định, nếu sử dụng các ống dài sẽ làm giảm đường kính vỏ, do đó
chi phí sẽ thấp hơn và vỏ sẽ chịu được áp suất cao hơn. Trường hợp tối ưu nhất,
người ta chọn tỷ lệ chiều dài ống với đường kính vỏ nằm trong khoảng 5 đến 10.
Đối với trường hợp ống chữ U, ống phía ngoài sẽ dài hơn ống phía trong.
Để thiết kế được cần phải tính được chiều dài trung bình của ống. Các ống chữ U
được uốn cong từ các ống tiêu chuẩn và cắt theo chiều dài thiết kế.Bán kính uốn
cong của ống phụ thuộc vào đường kính và bề dầy của ống, thường bằng 1,5 – 3
lần đường kính ngoài của ống.
3.2.10.2Sắp xếp ống
Trong thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, ống thường được bố trí theo 4
kiểu: tam giác, tam giác xoay, hình vuông hoặc vuông xoay.
Hình 3.6. Các kiểu sắp xếp ống trong thiết bị

Trong 4 kiểu bố trí ống này, với cùng bước ống và dòng chảy thì thứ tự
giảm dần của hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất là 30 o,45o , 60o và 90o .Bố trí
ống theo hình vuông đem lại hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất thấp nhất. Để
lựa chọn được kiểu bố trí phù hợp cần quan tâm các vấn đề sau:
- Độ chặt
- Hệ số truyền nhiệt
- Tổn thất áp suất
- Vệ sinh ngoài ống
- Sự thay đổi pha của lưu thể ngoài ống.
Bố trí ống theo tam giác với tam giác xoay bó ống chặt hơn, cho hệ số
truyền nhiệt cao hơn và vỉ ống bền hơn. Với cùng loại ống và bước ống như
nhau, bố trí theo tam giác và tam giác xoay sẽ bố trí được hơn 15% số ống so với
hình vuông và vuông xoay. Nhưng nhược điểm của cách bố trí này là khó vệ sinh
ngoài ống bằng phương pháp cơ học, thường chỉ vệ sinh bằng phương pháp hóa
học.
Bố trí ống theo hình vuông và vuông xoay thường không được bố trí trong
các thiết bị có vỉ ống cố định vì không thể vệ sinh. Trừ một số trường hợp ngưng
tụ hoạc đun sôi thì bố trí này vẫn được sử dụng để tạo không cản trở dòng hơi.
Bố trí theo 2 cách này cho hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất nhỏ hơn so với
bố trí tam giác và tam giác xoay.
Bước ống (khoảng cách giữa 2 tâm ống) được khuyến nghị lấy bằng 1,25
lần đường kính ngoài, trừ một số trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp cần làm
sạch dễ dàng thì bố trí theo dạng hình vuông với bước ống tối thiểu là 6,4 mm
(0.25 in). [2,646]
Lưu ý:Đối với thiết bị bay hơi kettle, cách sắp xếp ống theo hình vuông
hay tam giác không có ảnh hưởng nhiều tới hệ số truyền nhiệt K. Nhưng bố trí
theo hình vuông sẽ tạo thuận lợi cho sự bay hơi. Khi tính toán, thiết kế thiết bị
này nên chọn bước ống bằng 1,5 – 2 lần đường kính ngoài của ống để tránh cản
trở sự bay hơi. Và nên sử dụng ống dài có đường kính nhỏ sẽ đem lại hiệu quả
cao hơn so với ống ngắn có đường kính lớn.
3.2.10.3Số lối
Lưu thể đi trong ống thường được bố trí chảy qua lại giữa 1 nhóm các
ống, gọi là lối để tăng quãng đường của dòng lưu thể. Số lối sẽ quyết định đến
vận tốc chảy trong ống. Các thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm thường được thiết kế
từ 1 đến 16 lối. Các lối được chia bằng cách chia ngăn phần đầu và phần sau của
thiết bị trao đổi nhiệt bằng các tấm chia.Hình 3.7thể hiện cách chia 2,4,6,8 và 10
lối lưu thể. Cón đối với số lối lớn hơn, chúng ta có thể tham khảo thêm Sauuders
(1988).
Hình 3.7. Cách chia số lối lưu thể

3.2.11Bước 10: Tính số ống


Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế là:
L t®  L  (3.20)
n

Trong đó:
Ltđn : Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế, m
L : Chiều dài của ống, m
 : Tổng bề dầy của các vỉ ống, m
Bề dầy của vỉ ống phụ thuộc vào chênh lệch áp suất giữa 2 lưu thể và cần
chọn sao cho thỏa mãn các điều kiện bền về cơ khí. Bề dầy của vỉ ống được chọn
tối thiểu bằng đường kính ngoài của ống. Nếu chưa xác định được bề dầy chính
xác của vỉ ống, chúng ta có thể lấy bề dầy là 25mm cho mỗi vỉ ống để tính toán
chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế.
Tính diện tích trao đổi nhiệt của 1 ống:
F  L d  (3.21)
èng t®n ng

Trong đó:
Fống : Diện tích 1 ống, m2
Ltđn: Chiều dài ống tham gia trao đổi nhiệt, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
Tính số ống:

F (3.22)
N F
èng

Trong đó:
N : Số ống
F : Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2
Fống : Diện tích 1 ống, m2
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống:
2
.d
Fmcn  tr
(3.23)
4
Vận tốc của dòng chảy trong ống:
Nl .G tr
vtr  (3.24)
N.Fmcn.tr

Trong đó:
vtr : Vận tốc lưu thể trong ống, m/s2

Nl: Số lối
G tr : Lưu lượng lưu thể trong ống, kg/s

N : Số ống
Fmcn : Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống, m2

tr : Khối lượng riêng của lưu thể trong ống, kg/m3

Ta cần kiểm tra vận tốc trong ống v tr tính được phải nằm trong khoảng
hợp lý hay không. Nếu cao quá thì cần giảm số lối và thấp quá thì tăng số lối lên
và tính lại vận tốc.
3.2.12Bước 11: Tính đường kính vỏ
Để tính được đường kính vỏ, trước tiên ta cần tính đường kính bó ống.
Đường kính bó ống không chỉ phụ thuộc vào số ống mà còn phụ thuộc vào cách
bố trí ống và số lối. Sau khi biết số ống, chúng ta có thể vẽ sơ đồ bố trí ống rồi đo
đường kính bó ống. Hoặc đường kính bó ống được tính theo công thức:[2,648]
1
 N  n1
Db  dng  
Trong đó:
 K1  (3.25)

Db: Đường kính bó ống, m


dng : Đường kính ngoài của ống, m
N : Số ống
K1, n1 : Các hệ số phụ thuộc vào bước ống và cách bố trí.
Các hệ số K1, n1 xác định theo Bảng 3.6.
Bảng 3.6.Hệ số K1 và n1 [2,649]

Bố trí ống hình tam giác với bước ống pt = 1,25dng


Số lối 1 2 4 6 8
K1 0.319 0.249 0.175 0.0743 0.0365
n1 2.142 2.207 2.285 2.499 2.675
Bố trí ống hình vuông với bước ống pt = 1,25dng
Số lối 1 2 4 6 8
K1 0.215 0.156 0.158 0.00402 0.00331
n1 2.207 2.291 2.263 2.617 2.643

Đối với ống chữ U thì đường kính bó ống sẽ lớn hơn so với đường kính bó
ống tính bằng công thức (3.25) do khoảng cách giữa 2 hàng ống ở chính giữa vỉ
ống phụ thuộc vào bán kính uốn cong của ống. Nên để tính đường kính bó ống
chính xác với ống chữ U,ta cần xây dựng sơ đồ bố trí ống rồi xác định đường
kính bó ống.
Đường kính vỏ cần phải được chọn dựa vào đường kính bó ống, sao cho
đảm bảo được dòng chảy chạy xung quanh bó ống là nhỏ, nhưng thực tế nó còn
phụ thuộc vào loại thiết bị trao đổi nhiệt, khả năng chế tạo và lắp ráp.Đường kính
trong của vỏ thiết bị có thể được tính như sau:
Dtr = Db + k (3.26)
Trong đó:
Dtr: Đường kính trong của vỏ, m
Db : Đường kính bó ống, m
k : Tổng khoảng cách giữa bó ống và vỏ, m
Và tùy loại thiết bị khác nhau mà ta chọn giá trị k khác nhau, chúng ta có thể
tham khảo giá trị k ở Hình 3.8

Hình 3.8.Khoảng cách thân vỏ - bó ống [2,646]

Theo tiêu chuẩn BS 3274 ( British standard ) thì đường kính vỏ nằm trong
khoảng từ 150 mm (6 in) đến 1067 mm (42 in), còn trong tiêu chuẩn TEMA thì
đường kính vỏ có thể lên đến 1520 mm (60 in).
Đối với các đường kính vỏ có đường kính dưới 610 mm (24 in) thì được
chọn trong các loại vỏ tiêu chuẩn có sẵn, còn đối với đường kính vỏ trên 610 mm
(24 in) thì được cuộn từ các tấm thép.Các vỏ chịu áp suất cần được tính toán khả
năng chịu áp và lựa chọn bề dầy theo các tiêu chuẩn.
Lưu ý:Đối với thiết bị bay hơi kettle, vỏ cần được thiết kế để cung cấp đủ
không gian cho lưu thể lỏng bay hơi.Đường kính vỏ phụ thuộc vào mật độ dòng
nhiệt. Chúng ta có thể tính toán dựa vào Bảng 3.7. Và khoảng cách tối tiểu giữa
bề mặt lưu thể lỏng với vỏ thiết bị là 0,25m.
Bảng 3.7. Tỉ lệ đường kính vỏ - bó ống đối với thiết bị kettle

Đường kính vỏ / Đường kính bó


Mật độ dòng nhiệt W/m2
ống
25000 1,2 – 1, 5
25000 - 40000 1,4 – 1,8
40000 1,7 – 2,0

3.2.13Bước 12:Lựa chọn vách ngăn


Các vách ngăn trong thiết bị có mục đích dẫn dòng lưu thể chảy chéo
dòng, tăng vận tốc lưu thể phía ngoài ống để tăng khả năng trao đổi nhiệt của
thiết bị.Và còn có tác dụng cố định các ống, tránh rung động ống. Trong thiết bị
trao đổi nhiệt ống chùm, chúng ta thường gặp nhất là loại vách ngăn đơn hình
viên phân,Hình 3.9a. Còn các loại khác thì ít gặp hơn, được thể hiện trên Hình
3.9b và c. Loại vách ngăn Hình 3.9d chỉ có tác dụng cố định các ống, thường
dung trong thiết bị bay hơi. Hoặc trong 1 số trường hợp không cần dẫn lối lưu thể
ngoài ống mà chỉ cần cố định các ống thì sử dụng các tấm lưới đan với nhau (rod
baffle).
Hình 3.9. Các loại vách ngăn

Hình 3.10. Tấm lưới cố định ống Rod baffle

Phần cắt của vách ngăn được xác định bằng tỉ lệ phần trăm cắt tính theo
đường kình của vách ngăn. Phần cắt của tấm ngăn thường được sử dụng nằm
trong khoảng 15 – 45%. Nhưng theo thực tể, phần cắt 20-25% là tối ưu nhất, cho
hệ số truyền nhiệt cao, tốn thất áp suất nhỏ.
Khoảng cách giữa các vách ngănthường nằm trong khoảng 0,2 đến 1 lần
đường kính vỏ. Nếu khoảng cách nhỏ thì sẽ cho hệ số truyền nhiệt cao hơn
nhưng tổn thất áp suất lại lớn hơn. Do đó cần sắp xếp các vách ngăn hợp lý tùy
theo yêu cầu của bài toán. Khoảng cách tối ưu giữa các vách thường bằng 0,3 đến
0,5 lần đường kính vỏ thiết bị. Đối với các thiết bị ngưng tụ thì khoảng cách vách
ngăn rộng hơn, thường lấy bằng đường kính vỏ thiết bị.Hình 3.11 thể hiện dòng
chảy ngoài ống trong trường hợp phần cắt và khoảng cách các vách ngăn khác
nhau.

Hình 3.11. Dòng chảy ngoài ống qua các vách ngăn kích thước khác nhau

3.2.14Bước 13: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống
3.2.14.1. Lưu thể không có sự chuyển pha
Chuẩn số Reynolds:[2,663]
vd t®
Re  (3.27)

Trong đó:
: Khối lượng riêng của lưu thể, kg/m3
v : Vận tốc của lưu thể, m2/s
dtđ: Đường kính tương đương (đường kính thủy lực), m
4diÖn tÝch mÆt c¾t ngang dßng ch¶y
d t®   d đối với ống (3.28)
chu
tr
vi −ít

: Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2


Chuẩn số Prandtl: [2,663]
C
Pr  (3.29)
p

Trong đó:
Cp : Nhiệt dung riêng của lưu thể, J/kgoC
 : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2
 : Hệ số dẫn nhiệt của lưu thể, W/moC
Chuẩn số Nusselt: [2,663]
d
Nu t® (3.30)

Trong đó:
 : Hệ số cấp nhiệt đối lưu, W/m2oC

dtđ : Đường kính tương đương (đường kính thủy lực), m


 : Hệ số dẫn nhiệt của lưu thể, W/moC
Mục đích của chúng ta là tính hệ số cấp nhiệt đối lưu  nên cần xác định
được chuẩn số Nusselt. Chuẩn số Nusselt được tính theo công thức tổng quát:
[2,662]

a b
  c
Nu  C Re Pr   (3.31)
 t 

Trong đó:
 : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2
 t: Độ nhớt động lực học của lưu thể tại nhiệt độ tường ống, Ns/m2

C,a,b,c : Các hệ số
Số mũ của Re thường được lấy là 0,8. Với chuẩn số Pr thì số mũ được lấy
từ 0,3 (làm lạnh) đến 0,4 (làm nóng). Còn số mũ của tỉ lệ độ nhớt là 0,14
theoSieder và Tate (1936). Công thức sau thường được sử dụng:[2,663]
0,14

  
0,8 0,33
Nu  C Re Pr (3.32)
 t 
Trong đó:
C = 0,021 với dòng khí
C = 0,023 với dòng lỏng không nhớt
C = 0,027 với dòng lỏng nhớt
Đối với dòng chảy xoáy Re > 10000 chúng ta sử dụng công thức
Butterworth (1977): [2,663]
Nu  St.Re.Pr (3.33)
Trong đó: St : c
số Stanton, tính theo công thức:

St  E Re0,205 Pr0,505
Với E = 0,0225 exp(- 0,0225 (ln Pr)2 ) (3.34)
Đối với dòng chảy tầng Re < 2000, chuẩn số Nusselt được tính theo công
thức: [2,664]
0,33 0,14

 d     
0,33
Nu  1,86(Re Pr) t®
(3.35)
 L   t 

Trong đó:
L : Chiều dài của ống,
m
Lưu ý:
 Nếu chuẩn số Nusselt được tính bới công thức (3.31) nhỏ hơn 3,5
thì chuẩn số Nusselt được lấy lên 3,5. Đối với dòng chảy tầng,
chiều dài ống có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng truyền nhiệt trong
trường hợp tỉ lệ chiều dài ống với đường kính ống nhỏ hơn 500.
 Đối với dòng chảy quá độ (2000 < Re < 10000) rất khó để xác định
được các hệ số nên chuẩn số Nusselt được tính bằng cả 2 công thức
(3.28),(3.31) và lấy giá trị nhỏ hơn.
 Các công thức tính Nu chỉ mang tính tương đối bởi vì các hệ số mũ
phụ thuộc rất nhiều yếu tố của dòng chảy, tùy từng trường hợp sẽ
có các giá trị khác nhau. Các công thức đưa ra ở trên đủ chính xác
và đảm bảo để tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt. Và chúng ta
có thể tham khảo thêm các công thức cụ thể hơn được đưa ra trong
Engineering science Data Unit ESDU 92003 và 93018 (1998).
Để thuận tiện hơn cho việc tính toán, chúng ta tính chuẩn số Nusselt dựa
vào hệ số jh:[2,664]

0,33 0,14
Nu  j Re Pr    (3.36)
 t 
h

0,14

  
0,67
j  St Pr
(3.37)
h t

Và hệ số jh được thể hiện qua đồ thịHình 3.12. Chúng ta có thể xác định
được hệ số jh qua đồ thị thông qua chuẩn số Re và tỉ số L/D.

Hình 3.12.Hệ số jh phía trong ống [2,665]

Lưu ý:
 Thông thường trong tính toán chúng ta thường bỏ qua tỉ số   
.
 
 t 
Nó chỉ có ý nghĩa đối với các chất lỏng nhớt. Trong trường hợp
muốn tính toán chính xác hơn với các chất lỏng nhớt, chúng ta cần
xác định được  t , tức là cần biết được nhiệt độ tại tường ống tt. Giá
trị tt có thể được ước lượng xấp xỉ nhưng để chính xác hơn, chúng
ta có thể sử dụng công thức:[2,666]
 tr (t t  t tr )  K(t ng  t tr)
(3.38)

Trong đó:

 tr : Hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống, W/m2oC

ttr: Nhiệt độ của lưu thể trong ống (trung bình), oC


tt: Nhiệt độ tại tường ống,oC
tng: Nhiệt độ của lưu thể ngoài ống (trung bình),oC
K: Hệ số truyền nhiệt tổng của thiết bị, W/m2oC
Công thức này cũng có thể sử dụng với lưu thể ngoài ống.
 Đối với nước, chúng ta có thể tính hệ số cấp nhiệt đối lưu  trtheo
công thức được đưa ra bởi Eagle và Ferguson (1930):[2,666]
0,8
4200(1,35  0,02t)vtr
 tr (3.39)
d tr 0,2

Trong đó:

 tr : Hệ số cấp nhiệt đối lưu phía ống, W/m2oC


t : Nhiệt độ của nước,oC
vtr : Vận tốc lưu thể trong ống, m2
dtr : Đường kính trong của ống, mm
3.2.14.2. Lưu thể có sự chuyển pha
Đối với lưu thể đi trong ống có sự chuyển pha thì chỉ có trường hợp ngưng
tụ, còn với trường hợp bay hơi thì lưu thể bay hơi được bố trí ngoài ống. Chúng
ta có thể chia ra hai trường hợp: ngưng tụ trong thiết bị nằm ngang và ngưng tụ
trong thiết bị thẳng đứng.
3.2.14.2.1 Thiết bị ngưng tụ nằm ngang

Hình 3.13. Dòng lưu thể hơi ngưng tụ trong ống nằm ngang

Đối với các thiết bị nằm ngang ngưng tụ trong ống thì hệ số cấp nhiệt tại
một điểm trên ống phụ thuộc vào mô hình dòng chảy tại điểm đó. Mô hình dòng
chảy ngưng tụ trong ống được thể hiện trên Hình 3.13 và được trình bày kĩ hơn
trong chương 5 quyển chemical engineering, volume 1. Dòng vào thiết bị là dòng
1 pha hơi, dòng ra thiết bị là dòng 1 pha lỏng, còn đoạn giữa là dòng chuyển
động của 2 pha lỏng - hơi. Bell (1970) đã đưa ra bản đồ chế độ dòng chảy Baker
để theo dõi sự thay đổi của dòng chảy. Vànhiều người đã xây dựng công thức
tính toán cho hệ số cấp nhiệt đối lưu ngưng tụ trong ống nhưng không có công
thức chính xác cho trường hợp tổng quát. Hai mô hình chuyển động của lưu thể
được sử dụng để xác định hệ số cấp nhiệt đối lưu ngưng tụ trong ống: dòng chảy
phân tầng, Hình 3.14a và dòng chảy hình khuyênHình 3.14b.

Hình 3.14. Mô hình chuyển động của lưu thể trong ống nằm ngang
(a) Dòng chảy phân tầng (b) Dòng chảy hình khuyên

Đồi với trường hợp dòng chảy phân tầng áp dụng công thức của Nusselt:
[2,717]
 (   H)g 1 3
tr  0, 76L  L L  (3.40)
 L 
Trong đó:
tr
: Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ trong ống, W/m2 oC
 : Hệ số dẫn nhiệt của phần lỏng ngưng tụ, W/moC
L
L : Khối lượng riêng của phần lỏng ngưng tụ, kg/m3

 H : Khối lượng riêng của hơi, kg/m3

g : Gia tốc trọng trường, 9,81 m/s2


L: Độ nhớt của phần lỏng ngưng tụ, Ns/m2

 : Năng suất của ống, lưu lượng hơi ngưng tụ trên mỗi đơn vị
chu vi của ống, được tính bằng công thức: [2,712]
GH
 GH
Ndtr hoặc  (3.41)
Ndng

Với: GH : Lưu lượng hơi vào thiết bị, kg/s


N : Tổng số ống trao đổi nhiệt của thiết bị
dtr, dng : Đường kính trong và ngoài của ống, m
Còn với dòng chảy hình khuyên, áp dụng công thức Boyko-Kruzhilin
(3.45).Để tính toán thiết kê thiết bị ngưng tụ, khi chưa xác định được mô hình
dòng chảy trong ống, chúng ta tính bằng cả hai công thức (3.40) và (3.45) rồi
chọn giá trị lớn hơn.
3.2.14.2.2 Thiết bị ngưng tụ thẳng đứng
Đối với trường hợp ngưng tụ trong ống hoặc ngoài ống, Nusselt đưa ra
công thức: [2,711]
(
13
 0, 926   L L H
)g  (3.42)
L
 L 

Công thức (3.42) được sử dụng cho trường hợp chuẩn số Reynolds
khoảng 30, còn lớn hơn thì công thức không còn chính xác.Đối với trường hợp
đấy, chúng ta tính hệ số cấp nhiệt dựa vào đồ thịHình 3.15 được đưa ra bởi
Colburn (1934). Giá trị chuẩn số Reynolds và Prandtl được tính theo công thức:
[2,712]
4
Re (3.43)
L
Cp
Pr  L (3.44)
L

Trong đó: Cp : Nhiệt dung riêng của lỏng ngưng tụ, J/kgoC
Hình 3.15.Mối liên hệ giữa hệ số cấp nhiệt  với các chuẩn số Re, Pr [2,712]

Boyko và Kruzhilin (1967) cũng đưa ra công thức tính hệ số cấp nhiệt
trong trường hợp ngưng tụ trong ống:[2,713]
 1 L H 
 tr  tr (3.45)
 2 
 
Trong đó:
tr : Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ trong ống, W/m2 oC

tr : Hệ số cấp nhiệt trong ống tính cho 1 pha,xác định như sau:
   0,8 0,43
  0, 021 L Re Pr
(3.46)
tr  
 d tr 
 : Khối lượng riêng của phần lỏng ngưng tụ, kg/m3
L

 H : Khối lượng riêng của hơi, kg/m3

Do đó, đối với trường hợp ngưng tụ trong ống với dòng hơi đi từ trên
xuống, chúng ta nên tính theo cả đồ thị (3.5)và công thức(3.45) rồi chọn giá trị
lớn hơn.
Lưu ý:Đối với trường hợp ngưng tụ trong ống với dòng hơi đi từ dưới lên
(thường sử dụng trong các thiết bị ngưng tụ hồi lưu) thì cần phải đảm bảo ống
không bị lấp đầy bởi lỏng ngưng tụ.
3.2.15Bước 14: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống
3.2.15.1. Lưu thể không có sự chuyển pha
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy ngoài ống:[2,672]
(p  d )D l
As 
t ng tr vn
(3.47)
pt

Trong đó:
pt : Khoảng cách bước ống, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
Dtr : Đường kính trong của vỏ thiết bị, m
lvn : Khoảng cách giữa các tấm ngăn, m
Vận tốc của lưu thể ngoài ống: [2,672]

vng Gng
 A (3.48)
s

Trong đó:
vng : Vận tốc của lưu thể ngoài ống, m/s Gng
: Lưu lượng của lưu thể ngoài ống, kg/s
 : Khối lượng riêng của lưu thể ngoài ống, kg/m3
As : Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy ngoài ống, m2
Đường kính tương đương (đường kính thủy lực) của lưu thể ngoài ống:
Với cách sắp xếp hình vuông: [2,672]
 p2  d2 
4
t
4 ng
1, 27 2
D     (p  0, 785d
2
(3.49)
) d d
t® t ng
ng ng

Với cách sắp xếp tam giác:[2,672]


p 1 d ng
2

4  0,87pt  
t
2 2  1,10 2 2
4   (p  0, 917d ) (3.50)
D t® 
dng dn t ng

g
2
Chuẩn số Reynold:
[2,663]
Re 
vngDt® 
(3.51)
Chuẩn số Prandtl: [2,663]
C
Pr  p
(3.52)

Trong đó:
Cp : Nhiệt dung riêng của lưu thể, J/kgoC
 : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2
 : Hệ số dẫn nhiệt của lưu thể, W/moC
Chuẩn số Nusselt:[2,675]
1 0,14
Nu  jh Re Pr 3   (3.53)
 t 

Trong đó:
Jh : Hệ số được tra theo đồ thịHình 3.16

Hình 3.16.Hệ số jh ngoài ống [2,673]

3.2.15.2. Lưu thể có sự chuyển pha


3.2.15.2.1 Ngưng tụ
a) Thiết bị ngưng tụ nằm ngang
Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ ngoài ống được tính bằng công thức:[2,711]
(
13
  0, 95   L L H
)g  (3.54)
N d 1 6
ng L  L 

Trong đó:
ng
: Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ ngoài ống, W/m2 oC
L
: Hệ số dẫn nhiệt của phần lỏng ngưng tụ, W/moC
L
: Khối lượng riêng của phần lỏng ngưng tụ, kg/m3
H
: Khối lượng riêng của hơi, kg/m3
g : Gia tốc trọng trường, 9,81 m/s2
 L : Độ nhớt của phần lỏng ngưng tụ, Ns/m2

Nd : Số ống trung bình xếp theo chiều dọc, có thể lấy bằng 2/3 số

ống ở chính giữa vỉ ống (số ống chính giữa vỉ ống = Db/pt ).
 : Năng suất của ống, lưu lượng hơi ngưng tụ trên mỗi đơn vị
chiều dài của ống, kg/sm, được tính bằng công thức:
GH

LN (3.55)
Với : GH
: Lưu lượng hơi vào thiết bị, kg/s
L : Chiều dài của ống, m
N : Tổng số ống trao đổi nhiệt của thiết bị
b) Thiết bị ngưng tụ thẳng đứng
Đối với thiết bị ngưng tụ thẳng đứng, hệ số cấp nhiệt ngoài ống được tính
bằng công thức Nusselt giống như đối với ngưng tụ trong ống CT(3.40).
3.2.15.2.2 Bay hơi
Hệ số cấp nhiệt hóa hơi đưa ra bởi Forster và Zuber (1955): [2,732]
L 0,79 pL0,45 L0,49
  0, 00122   C   (t  t ) (p
0,24
 phh)
0,75 (3.56)
  t hh t
0,5 0,29 0,24 0,24
  r  
L H

Trong đó:
L
: Hệ số dẫn nhiệt của lưu thể lỏng, W/moC
CpL
: Nhiệt dung riêng của lưu thể lỏng, J/kgoC
L
: Khối lượng riêng của lưu thể lỏng, kg/m3
 : Sức căng bề mặt, N/m

 L: Độ nhớt của lưu thể lỏng,Ns/m2

r : Ẩn nhiệt hóa hơi, J/kg


h
: Khối lượng riêng của lưu thể hơi, kg/m3
tt
: Nhiệt độ tại bề mặt tường ống,oC
thh
: Nhiệt độ hóa hơi của lưu thể,oC
pt : Áp suất hơi bão hòa tại nhiệt độ bề mặt tường ống t , N/m2
t

phh : Áp suất hơi bão hòa tại nhiệt độ hóa hơi thh, N/m2
Monstinski (1963) đưa ra phương trình đơn giản hơn dựa trên sự giảm áp
suất và cũng có độ chính xác cao như các phương trình phức tạp khác. Phương
trình này có thể sử dụng thuận lợi trong một số trường hợp không xác định được
chính xác các thông số tính chất vật lý của lưu thể: [2,733]
 P  P 10 
0,17 1,2
  0,104P q 1, 8    4  P  
0,69 0,7
 10    (3.57)
 th P P P 
      
 th th th

Trong đó:
P : Áp suất làm việc, bar
Pth : Áp suất tới hạn của lưu thể lỏng, bar
q : Mật độ dòng nhiệt, W/m2
Hai phương trình (3.56) và (3.57) sử dụng cho các dòng đơn chất, còn đối
với các dòng hỗn hợp nhiều chất thì tính toán phức tạp hơn và giá trị  sẽ nhỏ
hơn so với cách tính này.
Chú ý:
- Chúng ta cần kiểm tra giá trị mật độ dòng nhiệt phải thấp hơn giá trị mật
độ dòng nhiệt tới hạn. Zuber (1961) đưa ra giá trị mật độ dòng nhiệt tới hạn:
[2,733]
q  0,131.r g(   ) 14
2
(3.58)
th L h h

Monstinski cũng đưa ra phương trình dựa trên sự giảm áp suất: [2,733]
0,35 0,9
q th  3, 67.10 Pth  P  1  P 
4
P P
(3.59)

 th   th 
Phương trình (3.58) và (3.59) sử dụng với các ống riêng lẻ, còn đối với
trường hợp ống chùm, chúng ta tính theo công thức được đưa ra bởi Palen
(1972): [2,751]
 pt   r 
g(   4)2 1 (3.60)
q
   
 d  N
th L H H

 ng   

Trong đó:
 = 0,44 với cách sắp xếp ống hình vuông
= 0,41 với cách sắp xếp ống hình tam giác đều
pt
: Bước ống, m
dng
: Đường kính ngoài của ống, m
N : Tổng số ống trao đổi nhiệt của thiết bị,
Đối với trường hợp ống chữ U thì giá trị N bằng 2 lần số ống chữ
U.
- Palen và Small (1964) khuyến nghị hệ số an toàn là 0,7, tức là mật độ
dòng nhiệt cao nhất chỉ nên bằng 0,7 giá trị mật độ dòng nhiệt tới hạn.
- Để tránh dòng hơi cuốn theo lưu thể lỏng, vận tốc hơi
vbh phải thỏa mãn
điều kiện:[2,752]

12
vH  0, 2   (3.61)
L H

 H 

Trong đó:
vH: Vận tốc dòng hơi, m/s
L : Khối lượng riêng của lưu thể lỏng bay hơi, kg/m3

 H: Khối lượng riêng của hơi, kg/m3

3.2.16Bước 15: Tính hệ số truyền nhiệt K


Hệ số truyền nhiệt K của thiết bị được tính theo công thức:[2,635]
dng
d ng .ln
1 1 d d ng d 1
 r  tr
  r  ng
(3.62)
 2 d  
ng tr
K d
ng
Trong đó:
t tr tr
K : Hệ số truyền nhiệt của thiết bị, W/m2˚C
ng
: Hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống, W/m2˚C
 tr
: Hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống, W/m2˚C
r : Nhiệt trở của lớp cáu cặn ngoài ống,m2˚C/W
ng

rtr
: Nhiệt trở của lớp cáu cặn ngoài ống,m2˚C/W
t : Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu ống, W/m˚C
dtr : Đường kính trong của ống, m
dng : Đường kính ngoài của ống, m
Hầu hết các dòng lưu thể đều gây ra bẩn và tạo ra lớp cáu cặn trên bề mặt
truyền nhiệt. Lớp cáu cặn này sẽ làm giảm hệ số truyền nhiệt của thiết bị. Nhưng
tùy thuộc vào tính chất của từng dòng lưu thể, loại ống và thời gian sử dụng
mànhiệt trở của lớp cáu cặn là khác nhau. Do đó rất khó để tính toán chính xác
nhiệt trở của lớp cáu cặn và nhiệt trở đó được xác định thông qua thực tế.
Bảng 3.8. Giá trị hệ số truyền nhiệt và nhiệt trở lớp cáu cặn của một số lưu thể

Hệ số truyền nhiệt Nhiệt trở


Dòng lưu thể
(W/m2oC) (m2oC/W)
Nước sông 3000-12000 0.0003-0.0001
Nước biển 1000-3000 0.001-0.0003
Nước làm nguội 3000-6000 0.0003-0.00017
Nước mềm 3000-5000 0.0003-0.0002
Nước cứng 1000-2000 0.001-0.0005
Hơi ngưng 1500-5000 0.00067-0.0002
Nước muối lạnh 3000-5000 0.0003-0.0002
Không khí và khí công nghiệp 5000-10000 0.0002-0.0001
Khí thải 2000-5000 0.0002-0.0001
Hơi hữu cơ 5000 0.0002
Chất lỏng hữu cơ 5000 0.0002
Hydrocacbon nhẹ 5000 0.0002
Hydrocacbon nặng 2000 0.0005
Đun sôi chất hữu cơ 2500 0.0004
Ngưng tụ chất hữu cơ 5000 0.0002
Trao đổi nhiệt chất lỏng 5000 0.0002
Dung dịch nước muối 3000-5000 0.0003-0.0002
3.2.17Bước 16: Kiểm tra sai số K và K’
Giá trị sai số của hệ số truyền nhiệt giả sử K’ ở bước7 (3.2.8) và giá trị K
tính được ở bước 15 (3.2.16) cần nằm trong khoảng cho phép: [2,684]
K K'
0  30% (3.63)
K'
Nếu sai số vượt quá khoảng cho phép hoặc muốn tối ưu thiết bị thì chúng
ta quay lại bước 7 (3.2.8) với giá trị K’ thay bằng giá trị K tính được ở bước 15
(3.2.16).
3.2.18Bước 17: Tính tổn thất áp suất
3.2.18.1Tổn thất áp suất trong ống
Trong sự chuyển động của lưu thể phía trong ống, chúng ta cần xét đến 2
tổn thất áp suất: tổn thất do ma sát giữa lưu thể với thành ống và tổn thất do sự
chuyển động của dòng lưu thể ở 2 đầu thiết bị.
Tổn thất do ma sát được tính toán bởi công thức quen thuộc dùng để tính
tổn thất trong ống. Công thức được sử dụng với dòng đẳng nhiệt: [2,666]
 L'  v 2
 P  8 j  tr (3.64)
 d tr  2
ms f

Trong đó:
2
Pms : Tổn thất áp suất do ma sát, N/m
jf : Hệ số ma sát, không thứ nguyên
L': Chiều dài ống tham gia trao đổi nhiệt, m
Trong thiết bị trao đổi nhiệt thì dòng lưu thể không phải là dòng đẳng
nhiệt, do đó khi nhiệt độ thay đổi thì một số tính chất vật lý của lưu thể cũng thay
đổi theo. Ở đây chủ yếu chúng ta quan tâm đến độ nhớt. Do đó, công thức được
hiệu chỉnh: [2,667]
L' v 
2
m
P  8 j  (3.65)
ms f
tr
 
d tr 2 t

Trong đó: m = 0,25 với dòng chảy tầng, Re < 2000


m = 0,14 với dòng chảy quá độ, Re > 2000
Giá trị jfphíatrong ống được xác định qua đồ thịHình 3.17
Hình 3.17.Hệ số jftrong ống [2,668]

Ngoài tổn thất áp suất do sự ma sát với thành ống, dòng lưu thể còn chịu
tổn thất áp suất trong quá trình lưu thể vào, ra thiết bị ; lưu thể bị đảo chiều ở 2
đầu thiết bị và do sự mở rộng, thu hẹp đột ngột của dòng chảy ở 2 đàu thiết bị.
Không có một phương pháp nào tính toán được đầy đủ và chính xác các tổn thất
áp suất đó.Kern (1950) đưa ra tổn thất đó bằng 4 lần áp suất động của dòng lưu
thể trên mỗi lối. Frank (1978) cho rằng tổn thất vậy là quá cao và đưa ra giá trị
tổn thất đó bằng 2,5 lần áp suất động.Butterworth (1978) thì đưa ra giá trị 1,8 lần.
Và theo Lord (1970) thì tổn thất đó tương đương với tổn thất của dòng lưu thể
chảy trong ống thẳng có chiều dài bằng 300 lần đường kính ống đối với ống
thẳng và 200 lần đường kính ống với ống chữ U. Còn Evans (1980) thì cho rằng
chỉ bằng 67 lần đường kính ống trên mỗi lối.
Sự tổn thất theo áp suất động có thể được ước lượng bằng cách đếm số
lượng dòng lưu thể đột ngột bị thu hẹp, mở rộng và đảo chiều. Ví dụ đối với
trường hợp 2 lối, có 2 lần lưu thể đột ngột bị thu hẹp, 2 lần lưu thể đột ngột bị mở
rộng và 1 lần đảo chiều. Và sự tổn thất áp suất cho mỗi sự thay đổi đó là:
(Chemical engineering volume 1, chương 3)
Thu hẹp: 0,5
Mở rộng: 0,5
Đảo chiều 180o: 1,5
Nên tổn thất áp suất tối đa trên 2 lối là:
2  0,5  2 1,0  1, 5  4,5 ấp suất động
= 2,25 trên mỗi lối
Từ đó, giá trị tổn thất bằng 2,5 lần áp suất động trên mỗi lối mà Frank đưa
ra là thực tế nhất. Kết hợp với công thức (3.65), chúng ta có phương trình:[2,667]
  L   v 2
m
P  N 8jf     2, 5tr (3.66)
tr 
 tr   t
l

 d  2

Trong đó:
: Tổng tổn thất áp suất trong ống, N/m2
Ptr
Nl : Số lối
L : Chiều dài ống, m
vtr : Vận tốc trong ống, m/s
Thêm một sự tổn thất áp suất cần lưu ý là tổn thất áp suất của lưu thể khi
vào và ra khỏi thiết bị do dòng lưu thể đột ngột bị thu hẹp, mở rộng và đổi chiều.
Sự tổn thất áp suất này có thể lấy bằng áp suất động đối với lưu thể đi vào thiết bị
và 0,5 lần áp suất động đối với lưu thể đi ra thiết bị.
3.2.18.2 Tổn thất áp suất ngoài ống
Tổn thất áp suất ngoài ống được tính theo công thức: [2,675]
 D  L  v
tr  2 0,14
P  8j    ng    (3.67)
l  2
ng f
D 


t®  vn  t
Trong đó:
jf : Hệ số , tra đồ thị (3.8)
Dtr : Đường kính trong của vỏ thiết bị, m
Dtđ: Đường kính tương đương của lưu thể ngoài ống, m
L : Chiều dài của ống, m
lvn : Khoảng cách giữa các vách ngăn, m
 : Khối lượng riêng của lưu thể, kg/m3
vng : Vận tốc của lưu thể ngoài ống, m/s
 : Độ nhớt động lực học của lưu thể, Ns/m2
 t : Độ nhớt động lực học của lưu thể tại nhiệt độ tường ống,

Ns/m2

Tỉ số L
là số lần dòng lưu thể chảy qua bó ống = Nvn + 1, với Nvn là số
lvn
vách ngăn.

Hình 3.18.Hệ số jf ngoài ống [2,674]

Tổn thất áp suất của lưu thể khi vào, ra thiết bị phía ngoài ống chỉ cần xét
đến khi lưu thể là các chất khí. Tổn thất áp suất có thể lấy tương đương bằng 1,5
lần áp suất động khi lưu thể vào thiết bị và 0,5 lần áp suất động khi ra thiết bị. Sự
tổn thất áp suất đó còn phụ thuộc vào vị trí ống dẫn lưu thể vào, ra thiết bị và
khoảng trống giữa bó ống và ống dẫn lưu thể vào, ra thiết bị.
Chú ý:Tổn thất áp suất trong thiết bị ngưng tụ khó xác định chính xác hơn
đối với trường hợp trao đổi nhiệt giữa hai lưu thể cùng pha và vận tốc của dòng
hơi thay đổi dọc theo thiết bị. Do đó, để tính tổn thất áp suất, ta tính tổn thất áp
suất theo phương pháp tính tổn thất áp suất với dòng 1 pha và nhân thêm hệ số
do sự thay đổi vận tốc của dòng hơi. Frank (1978) đưa ra hệ số là 40%, còn Kern
(1950) đưa ra hệ số là 50%, tính theo điều kiện của dòng hơi vào.Hoặc tính tổn
thất áp suất khi coidòng chuyển pha là dòng 1 pha lỏng và 1 pha hơi rồi tính
trung bình cộng.
3.2.19Bước 18:Kiếm tra tổn thất
So sánh giá trị tổn thất tính được ở bước 17 (3.2.18) với tổn thất cho phép
của đề bài, nếu không thỏa mãn thì quay lại bước 7 (3.2.8).
3.2.20Bước 19: Tính toán cơ khí
Các chi tiết của thiết bị được chọn cần đáp ứng các tiêu chuẩn của TEMA
về thiết bị trao đổi nhiệt và các tiêu chuẩn cơ khí như ASME,ANSI,…Tính bền
cho thiết bị theo thuyết vỏ mỏng.
CHƯƠNG 4 - MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH TOÁN,THIẾT
KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT ỐNG CHÙM

4.1 Ví dụ 1 – Hai lưu thể không chuyển pha


4.1.1 Yêu cầu bài toán
Tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm để làm nguội dầu
diesel (gas oil) từ 200oC xuống 40oC. Sử dụng nước với nhiệt độ vào thiết bị là
30oC và ra thiết bị là 50oC. Năng suất thiết bị là 22500kg/h. Tổn thất áp suất cho
mỗi dòng không quá 100kN/m2.Áp suất của 2 lưu thể vào thiết bị là 3bar.
4.1.2 Giải quyết bài toán
4.1.2.1 Tính toán công nghệ
4.1.2.1.1 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị
Chúng ta lựa chọn kiểu thiết bị theo tiêu chuẩn TEMA có ký hiệu A-F-S .
Phần đầu A được sử dụng phổ biến , có nắp bích mù , có thể dễ dàng tháo ra để
vệ sinh và sửa chữa. Do chênh lệch nhiệt độ của 2 lưu thể tương đối lớn nên sử
dụng phần sau kiểu S thả tự do sử dụng bích hai nửa. Nhiệt độ lưu thể nóng ra
thấp hơn nhiệt độ lưu thể lạnh ra nên chọn thân vỏ F.
4.1.2.1.2 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt
Theo đề bài , chất tải nhiệt ở đây là nước.
4.1.2.1.3 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động
Do nước dễ bị bám cặn nên cho đi trong ống để dễ vệ sinh , còn lưu thể
gas oil nóng cho đi bên ngoài ống để nó có thể tự tỏa nhiệt một phần ra môi
trường xung quanh.
4.1.2.1.4 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt
Lưu lượng gas oil:

G 1  22500
 6, 25 kg/s
3600
Nhiệt lượng gas oil tỏa ra: CT(3.2)
Q  G C (t  t )  6, 25.2, 28.(200  40)  2280kW
1 1 p1 1 1

Lưu lượng nước làm lạnh: CT(3.3)


Q
G 
2280  27, kg/s
2 '
 27
C (t  t ) 4,18.(50  30)
p2 2 2

4.1.2.1.5 Bước 5: Thông số đầu vào


Thông số đầu vào :
Lưu thể nóng Lưu thể lạnh
Vào Ra Vào Ra
o
Nhiệt độ, C 200 40 30 50
Áp suất, bar 3 3
Lưu lượng, kg/s 6,25 27,27
2
Nhiệt trở lớp cặn,m K/W 0,0002 0,00025
Tổn thất áp suất cho phép, bar 1 1
Nhiệt lượng trao đổi ,kW 2280

Thông số vật lý của lưu thể nước: [Data aspenONE V8.4]


Nhiệt độ t, oC 30 40 50
Khối lượng riêng , kg/m3 997,34 994,53 990,58
Nhiệt dung riêng Cp, kJ/kg.K 4,19 4,188 4,186
Độ nhớt , mNs/m2 0,7998 0,6534 0,5512
Hệ số dẫn nhiệt , W/m.K 0,607 0,6198 0,6319

Thông số vật lý của lưu thể gas oil: [Data aspenONE V8.4]
Nhiệt độ t, oC 200 120 40
Khối lượng riêng , kg/m3 830 850 870
Nhiệt dung riêng Cp, kJ/kg.K 2,59 2,28 1,97
Độ nhớt , mNs/m2 0,06 0,17 0,28
Hệ số dẫn nhiệt , W/m.K 0,13 0,125 0,12
4.1.2.1.6 Bước 6: Tính hiệu số nhiệt độ trung bình
Nếu hai lưu thể chuyển động ngược chiều , hiệu số nhiệt độ trung bình
được tính như sau:CT(3.10)
(t1  t 2 ')  (t1 ' t 2 ) (200  50)  (40  30)
Ttbnc  (t1  t 2 ')  (200  50)  51, 7
ln ln (40  30)
(t1 ' t 2 )
Các hệ số:
CT(3.13)
t1  t1 ' 200 40
R   8
t2 ' t2 50 30
t ' t
S 2 250  30
t 1  t 2 200  30
 0,12

Tra đồ thịhệ số cho vỏ 2 ngăn (phụ lục 4) , ta có hệ số  = 0,94


Hiệu số nhiệt độ trung bình: CT(3.12)
Ttb  Ttbnc. 51, 7.0, 94  48, 6

4.1.2.1.7 Bước 7: Giả sử hệ số truyền nhiệt K’


Tra Bảng 3.4, hệ số truyền nhiệt của dầu nhẹ - nước khoảng 350 – 900 nên
giả sử hệ số truyền nhiệt K’ = 750 W/m2oC.
4.1.2.1.8 Bước 8: Tính diện tích trao đổi nhiệt
Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt: CT(3.19)
Q 2280.103
F= = = 62, 55m
2

K .DTtb 750.48, 6

4.1.2.1.9 Bước 9: Chọn loại ống , kích thước và cách sắp xếp ống
Do các lưu thể không ăn mòn nên chọn loại ống thép carbon có d ng =
19,05mm(3/4in), dtr = 15,75mm, chiều dầy ống theo BWG 16 là 1,65mm
(0,065in), chiều dài 3,657m (12ft) và sắp xếp theo hình tam giác xoay với bước
ống:
p t 1, 25dng  1, 25.19, 05  23, 81mm

Chiều dầy vỉ ống chọn  25mm


Chọn số lối là 2 lối.
4.1.2.1.10 Bước 10: Tính số ống
Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế là:
L t®n  L   3, 657 2.25.10 3  3, 607m

Diện tích trao đổi nhiệt của 1 ống:


F  L  d  3
3, 607.19, 05.10 .  0, 216m 2
èng t®n ng

Số ống: CT(3.22)
F 62, 55
N   290
Fèn 0, 216
g
Chọn số ống N = 290
ống
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống:
2 3 2
.d .(15, 75.10 ) 
tr 
4 2
Fmcn  1, 95.10 m
4 4
Vận tốc của dòng chảy trong ống: CT(3.24)

vtr 
Nl.G tr 2.27, 27
 290.1, 95.104.994,  0, 98 m/s
N.F mcn .

tr 53

Do nước là lưu thể có độ nhớt thấp nên vận tốc vtr = 0,98m/s hợp lý.
4.1.2.1.11 .Bước 11: Tính đường kính vỏ
Ống được sắp xếp theo hình tam giác với bước ống pt= 1,25dng và bố trí 2
lối nên traBảng 3.6 , ta có các hệ số K1 = 0,249 và n1 = 2,207
Đường kính bó ống được tính theo công thức: CT(3.25)
 N 1 n1
 290 1 2,207
D b  dng    19, 05.   466.87mm

 K1   0, 249

Hoặc xây dựng sơ đồ bố trí ống với 2 lối, 290 ống, ta có:
Đường kính bó ống lúc đó: Db = 450,78mm
Tra đồ thịHình 3.8 , với phần sau tự do sử dụng bích hai nửa, tổng khoảng
cách giữa bó ống với vỏ k = 58mm.
Đường kínhcủa vỏ thiết bị:CT(3.26)
Dtr = Db + k = 450,78 + 58 = 508,78mm
4.1.2.1.12 Bước 12: Lựa chọn vách ngăn
Lựa chọn vách ngăn đơn hình viên phân với phần cắt là 25% .
Khoảng cách tối ưu giữa các vách thường bằng 0,3 đến 0,5 lần đường kính
vỏ thiết bị , tức là từ 165mm đến 275mm nên chọn lvn= 200mm
4.1.2.1.13 Bước 13: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống
Chuẩn số Reynolds: CT(3.27)
3
vd 994, 53.0, 98.15, 75.10
Re  , 6534.10
3
 23493, 37
0
 t® 

Chuẩn số Prandtl: CT(3.29)


C  3
Pr  3
4,188.10 .0, 6534.10
p
  4, 41
 0, 6198
Tỷ số chiều dài thân với đường kính thiết bị:
L
3657
  7,19
D 508, 78

Tra đồ thị Hình 3.12, với chuẩn số Re = 23493,37 và L/D = 7,19, ta có hệ


số jh = 3,9.10-3
Bỏ qua sự thay đổi độ nhớt, chuẩn số Nusselt: CT(3.36)
0,14
3
  
0,33 0,33 0,14
Nu  j Re Pr  3, 9.10 .23493, 37.4, 41 .1  149, 51
h

 t 
Khi đó hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống: CT(3.30)
Nu. 149, 51.0, 6198 2o
 tr  3  5883, 57W/m C
d td 15, 75.10

Ước lượng nhiệt độ tường trong ống:


Sử dụng công thức (3.38): tr (t t  ttr )  K(t ng  t tr)

Với K = 750W/m2oC,  tr 5883, 57W/m2oC :


5883,57.(tt - 40) = 750.(120 - 40)
Suy ra: tt = 50,2oC
Độ nhớt của nước tại 40oC : 0,6534
50,2oC : 0,5512
0,14
0,14
  0, 6534 
Ảnh hưởng của độ nhớt đến hệ số cấp nhiệt:     1, 02
 t  0, 5512

 
Khi đó hệ số cấp nhiệt tính đến ảnh hưởng của sự thay đổi độ nhớt:
tr  1, 02.5883, 57  6001, 24W/m2oC

Tính lại nhiệt độ tường ống trong thì: tt = 50. Độ nhớt tại 2 nhiệt độ
50,2oC và 50oC là gần như nhau.
2o
Hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống: 6001,24 W/m C
4.1.2.1.14 Bước 14: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy ngoài ống: CT(3.47)
1 (p d )D l 3 3
1 (23,8119,05).10 .508,78.10 .200.10
3
t ng tr vn
As   3
 0,01m2
2 pt 2 23,81.10
Vận tốc của lưu thể ngoài ống: CT(3.48)
Gng 6,25
v ng    0,73 m/s
A s 850.0,01

Đường kính tương đương (đường kính thủy lực) của lưu thể ngoài ống với
cách sắp xếp tam giác: CT(3.50)
1,10 2 1,10 2 2
D (p  0, 917d 2
) (23,81  0, 917.19,05 )  13, 52 mm

t® t ng
d ng 19,05

Chuẩn số Reynold: CT(3.51)


3
vng Dt® 0, 73.13, 52.10 .850
Re   3  49348
 0,17.10

Chuẩn số Prandtl: CT(3.52)


C
Pr  3
2, 28.10 .0,17.10
3

 3,1
p

 0,125

Tra đồ thịHình 3.16 , với chuẩn số Re = 49348 và phần cắt vách ngăn 25%
, ta có hệ số jh = 2,9.10-3
Bỏ qua sự thay đổi độ nhớt, chuẩn số Nusselt: CT(3.53)
0,14
1 3
Nu  j Re Pr 3  
13 0,14
 2, 9.10 .49348.3,1 .1  208, 67
h

 t 
Khi đó hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống :
Nu. 208, 67.0,125 2o
 ng   3  1929, 27W/m C
D td 13, 52.10

Ước lượng nhiệt độ tường ống ngoài:


Sử dụng công thức (3.38) : ng(tng  tt )  K(tng  ttr )

Với K = 750W/m2oC, ng  1929, 27W/m2oC :

1929,27.(120 – tt) = 750.(120 - 40)


Suy ra: tt = 88,9oC
Độ nhớt của gas oil tại 120oC : 0,17
88,9oC : 0,21
0,14
  0,17 0,14
Ảnh hưởng của độ nhớt đến hệ số cấp nhiệt :    t

   0, 97
0, 21
 
Khi đó hệ số cấp nhiệt tính đến ảnh hưởng của sự thay đổi độ nhớt:
2o
 ng  0, 97.1929, 27  1871, 39W/m C

Tính lại nhiệt độ tường ống ngoài thì: tt = 87,9. Độ nhớt tại 2 nhiệt độ
88,9oC và 87,9oC là gần như nhau.
2o
Hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống : 1871,39 W/m C
4.1.2.1.15 Bước 15: Tính hệ số truyền nhiệt K

Tra Bảng 3.8 , lấy nhiệt trở của nước làm lạnh 2o
rt  0,00025m C/W, nhiệt
r
trở của chất lỏng hữu cơ rng  0, 0002m 2oC/W

o
Hệ số dẫn nhiệt của thép cacbon  t 58W/m Ctại t = 70oC
Hệ số truyền nhiệt K của thiết bị:CT(3.62)
dng
d ng.ln
1 1 d d ng d 1
  rng  tr
  r  ng
d 
tr
K  2 d
ng t tr tr tr
3
19, 05
19, 05.10 .ln
1 15, 75 19, 05 19, 05 1
  0,0002    0, 00025  
1871,39 2.58 15, 75 15, 75 6001, 24
K  787, 69W/m C 2o

4.1.2.1.16 Bước 16: Kiểm tra sai số K và K’


Giá trị sai số của hệ số truyền nhiệt giả sử K’ và giá trị K tính được:
K  K' 787, 69  750
   5, 02%  30% Thỏa mãn
K' 750
4.1.2.1.17 Bước 17: Tính tổn thất áp suất
a) Tổn thất áp suất trong ống
Chuẩn só Reynolds dòng chảy trong ống: CT(3.27)
3
vd 994, 53.0, 98.15, 75.10
Re t®   23493, 37
6
 653, 4.10

Tra đồ thịHình 3.17 , với Re = 23493,37 ta có hệ số jf = 3,9.10-3


Tính cả tổn thất áp suất của lưu thể khi vào và ra thiết bị, ta có tổn thất áp
suất tổng trong ống: CT(3.66)
 L    v 2 v 2
m
P  N 8j f     2, 5tr  (1  0, 5) tr

 tr  t 

tr l  d  2 2
  
   3657 
 994,
2 53.0, 994,53.0, 98
2

3 0,14
98
 2. 8.3, 9.10 . .1,02  2, 1,5
5
  15, 75   2 2
= 10004,48 N/m2 =10kN/m2
b) Tổn thất áp suất ngoài ống
Tra đồ thịHình 3.18, với chuẩn số Re = 49348 và phần cắt vách ngăn 25%
, ta có hệ số jf = 4.10-2
Tính cả tổn thất áp suất của lưu thể khi vào và ra thiết bị , ta có tổn thất áp
suất tổng ngoài ống: CT(3.67)
 D  L  v 2
v ng
 2 0,14
P  8j  tr   ng    
 (1, 5  1)
ng f
 D t®  l vn  2  2
t

73 2
 508, 78 / 2  2.3657  850.0, 2
2 0,14
850.0, 73
 8.4.10 .  .0, 95  2, 5

 13, 52  200  2 2
= 50794,87 N/m2 = 50,8kN/m2
4.1.2.1.18 Bước 18: Kiếm tra tổn thất
Tổn thất trong ống P tr=10kN/m2< 100kN/m2 Thỏa mãn .
Tổn thất ngoài ống  Png=50,8kN/m2< 100kN/m2 Thỏa mãn .

4.1.2.1.19 Bước 19: Tính toán theo Aspen và so sánh

Tính theo pp Kern Aspen


Kiểu thiết bị A-F-S A-F-S
Đường kính trong 508mm 488,95mm
Đường kính ngoài 19,05 (3/4in) 19,05 (3/4in)
Đường kính trong 15,75mm 15,75mm
Loại 1,65mm (0,065in) 1,65mm (0,065in)
Bề dầy
ống BWG 16 BWG 16
Chiều dài 3657mm(12ft) 3657mm(12ft)
Số ống 290 282
Bước ống 23,81mm 23,81mm
Số lối 2 2
Phần trăm cắt vách ngăn 25% 30,52%
Khoảng cách vách ngăn 200mm 171,45mm
Vận tốc trong ống 0,98m/s 1m/s
Vận tốc ngoài ống 0,73m/s 0,66m/s
Nhiệt trở lớp cặn trong ống 0,00025m2oC/W 0,00025m2oC/W
Nhiệt trở lớp cặn ngoài ống 0,0002m2oC/W 0,0002m2oC/W
Hệ số cấp nhiệt trong ống 6001,24W/m2.oC 4308,2W/m2.oC
Hệ số cấp nhiệt ngoài ống 1871,39W/m2.oC 1643,8W/m2.oC
Hệ số truyền nhiệt 787,69W/m2.oC 725,7W/m2.oC
Tổn thất áp suất trong ống 0,1bar 0,09bar
Tổn thất áp suất ngoài ống 0,5bar 0,16bar
Hiệu số nhiệt độ trung bình 48,6oC 55,02oC
Diện tích truyền nhiệt 62,55m2 58,1,m2
Nhiệt lượng trao đổi 2280kW 2282kW

Nhận xét:
- Kết quả số ống và diện tích trao đổi nhiệt của aspen không chênh lệch
nhiều so với kết quả tính bằng phương pháp Kern (62,55m2 và 58,1m2).
- Hệ số truyền nhiệt theo kết quả aspen thấp hơn (787,69W/m 2.oC và
725,7W/m2.oC) và hiệu số nhiệt độ trung bình lớn hơn (55,02 oC > 48,6oC).
Phần mềm aspen chia nhỏ khoảng nhiệt độ của lưu thể ra nhiều khoảng và
tính toán trên từng đoạn nhỏ đó nên kết quả chênh lệch với phương pháp
ta tính.
- Vận tốc không chênh lệch nhiều.
- Tổn thất trong ống gần như bằng nhau nhưng tổn thất ngoài ống chênh
lệch nhiều. Phần mềm aspen đưa ra phần cắt 30,52% và khoảng cách giữa
các vách ngăn là 171,45mm.
- Đa phần thiết bị thân kiểu F sử dụng 4 lối, nhưng trong trường hợp này
nếu sử dụng 4 lối thì theo kết quả của aspen:

Hệ số trao đổi nhiệt không tăng nhiều, diện tích trao đổi nhiệt giảm không
được nhiều, từ 58,1m2 xuống 53,6m2, do đó đường kính thân không thay đổi.
Nhưng tổn thất áp suất trong ống tăng 7 lần , từ 0,086bar lên 0,61bar. Do đó sẽ
tăng chi phí vận hành bơm nên nếu chọn 2 lối sẽ hợp lý hơn.
4.1.2.2 Tính toán cơ khí
4.1.2.2.1 Thân thiết bị
Chọn vật liệu làm thân là thép carbon SA-516 70
Lưu thể trong thiết bị chịu áp suất 3bar nên thân thiết bị chịu áp suất trong
là:

ptr = 3 – 1 = 2 bar = 0,2 N/mm2


Áp suát tính toán tính cả lưu thể trong thiết bị là:
p = ptr +ρgh = 0,2 + 850.9,8.10-6.0,5 = 0,204 N/mm2
Bề dầy của thân thiết bị hình trụ chịu áp suất trong: CT(5-1)[8,96]
ong
pDt
Tr đó: S  
2  0,
204.50 2.137,9.0,8
8  0, 47mm
S’ : Bề dầy thân thiết bị, mm
P : Áp suất tính toán trong thiết bị, N/mm2

 : Ứng suất cho phép của vật liệu,


N/mm2 Dt: Đường kính trong của thân,mm
 :Hệ số bền mối hàn. Chọn 0,8
Chọn hệ số bổ sung bổ sung bề dầy là C = 1mm
Bề dầy thực của thân thiết bị:
S = S’ + C = 0,47 + 1 = 1,47mm
Theo tiêu chuẩn TEMA, tra Bảng 2.1 bề dầy tối thiểu của thân là 7,9mm.
Theo tính toán trên, đường kính trong phần thân Dtr = 508mm
Theo tiêu chuẩn phụ lục (4), Nếu chọn ống cỡ 22 với D tr = 539,74mm thì
tổng khoảng cách giữa vỏ và bó ống: k = 539,74 – 450 = 89,74, tạo dòng chảy
lớn giữa bó ống với vỏ, làm giảm khả năng trao đổi nhiệt.
Do đó, chọn ống cỡ 20 có:
- Đường kính trong Dtr =488,94mm
- Đường kính ngoài Dng =508mm
- Bề dầy theo SCH20là 9,53mm
- Chiều dài thân Lt =3600mm
4.1.2.2.2 Phần đầu và phần sau
Chọn phần đầu có bề dầy bằng thân 9,53mm với chiều dài Ld = 600mm.
Chọn phần sau có bề dầy bằng thân 9,53mm với chiều dài Ls = 250mm.
Chọn nắp phần đầu và nắp thân là nắp elip 2:1 có bề dầy bằng phần thân
9,53mm.
4.1.2.2.3 Ống vào, ra thiết bị
a) Ống vào và ra nước làm nguội:
Chọn vận tốc nước vào và ra thiết bị v = 1,5m/s.
Đường kính ống vào,ra nước làm nguội:
4Q 4.27, 27
D =  0,15m  150mm
v 994, 53..1, 5

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ6 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 168,27mm
- Đường kính trong: Dtr = 154,05mm
- Bề dầy theo SCH.STD:  = 7,11mm
b) Ống vào và ra gas oil:
Chọn vận tốc vào thiết bị v = 1,5m/s.
Đường kính ống vào và ra gas oil:
4Q 4.6, 25
D =  0, 079m  79mm
v 850..1, 5

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ3 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 88,9mm
- Đường kính trong: Dtr =77,92mm
- Bề dầy theo SCH.STD:  = 5,49mm
c) Tăng cứng lỗ
Đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng cứng: [9,136]
dmax  3, 7 3 Dt (S  Cn )(1  k), mm

Trong đó:
Dt : Đường kính trong của thân thiết bị, mm
S : Bề dầy vỏ trụ, mm
Ca : Hệ số dư do ăn mòn, mm
K : hệ số kể đến độ bền của thân, tính như sau:
p.Dt
k
(2,3  p)(S  C)
Với p : áp suất trong thiết bị, N/mm2
Ta có:

p.Dt
k 0,  0, 037
204.488.94
(2,3  p)(S  C) (2,3.137,9  0, 204)(9,53 1)
Đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng cứng:
dmax  3, 7 3 Dt (S  Cn )(1  k)  3, 7.3 488,94(9,53 1)(1  0, 037)  58,8mm

Do đó các lỗ đều cần tăng cứng.


4.1.2.2.4 Lựa chọn bích
Chọn kiểu bích slip on với nhóm vật liệu 1.1 được làm từ thép carbon A
515 Gr.70 . Chọn bích class 150, làm việc được ở áp suất tối đa 15,8bar tại
150oC. [ASME B16.5 – 2003]. Kích thước các bích:

a) Bích thân
Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
20 508 698,5 513,1 42,9 73,15
F G I J Số bu lông K.lượng
558,8 584,2 31,75 635 20 26,2,kg
b) Bích ống vào và ra nước làm nguội:
Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
6 168,3 279,4 170,7 25,4 39,6
F G I J Số bu lông K.lượng
192 215,9 22,4 241,3 8 7,45
c) Bích ống vào và ra gas oil:
Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
3 88,9 190,5 90,70 23,90 30,20
F G I J Số bu lông K.lượng
108,0 127,0 19,1 152,4 4 3,85

d) Bích phi tiêu chuẩn cuối thân:


Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
8 508 790,5 513,1 45 75,25
F G I J Số bu lông K.lượng
558,8 676,2 20 727 28

4.1.2.2.5 Vỉ ống
Bề dầy vỉ ống: CT (8-48)[8,181]
p0 [u ].
h   D t .K.

Trong đó:
H’ : Bề dầy vỉ ống,mm
Dt: Đường kính trong thân thiết bị,mm
K : Hệ số lấy bằng 0,45 – 0,6
Po : áp suất tính toán ở trong ống, N/mm2
[u] : ứng suất uốn cho phép của vật liệu, N/mm2
: hệ số làm yếu vỉ ống do khoan lỗ:

Dn d
 Dn
Dn : Đường kính vỉ ống, mm

d : Tổng số đường kính các lỗ tính trên đường kính vỉ, mm


Ta có hệ số làm yếu vỉ ống:
Dn d 508 18.19, 05
   0,325
Dn 508
Bề dầy vỉ ống:
p0 0,3
h   D t .K.  488,94.0, 45.  18mm
[u ]. 137,9.0,325
Tra Bảng 2.4, bề dầy tối thiểu của vỉ ống theo TEMA:
3
 .19, 05  14,3mm
4
Do đó, chọn sơ bộ bề dầy vỉ ống v = 20mm.

4.1.2.2.6 Vách ngăn


Ở đây chúng ta sử dụng vách ngăn đơn hình viên phân với phần cắt 25%
và khoảng cách giữa các vách ngăn lvn = 200mm
Tra Bảng 2.6, bề dầy tối thiểu của vách ngăn là 4,8mm.
Chọn bề dầy vách ngăn là vn = 5mm.

4.1.2.2.7 Thanh giữ vách ngăn


TraBảng 2.8, cần sử dụng ít nhất 6 thanh có đường kính nhỏ nhất là
9,5mm. Nhưng ở thiết bị này một phần vách ngăn được cố định với tấm ngăn
giữa thân. Do đó chỉ sử dụng 4 thanh giữ vách ngăn với đường kính 10mm.
4.1.2.2.8 Tấm ngăn chia lối ở 2 đầu
Chọn bề dầy tấm ngăn chia lối ở phần đầu là ng = 10mm > min = 6,4mm.

4.1.2.2.9 Đệm bịt kín


Do áp suất làm việc của thiết bị không cao, <2068kPa (300psi) nên chọn
vật liệu đệm composite với bề dầy 3mm.
4.1.2.2.10 Kết quả kiểm tra cơ khí bằng
PVelite 4.1.2.2.10.1 Thân vỏ
Áp suất tối đa của thiết bị phần mềm đưa ra:
Element Pressures and MAWP: N/mm²

Element Desc | Design Pres. | External | M.A.W.P | Corrosion


| + Stat. head | Pressure | | Allowance
(Áp suất thiết kế)(Áp suất ngoài)(Áp suất max)
---------------------------------------------------------------------
bich mu 0.300 0.103 1.380 3.1750
bich noi bich mu 0.300 0.103 1.380 3.1750
Phan dau 0.300 0.103 3.485 3.1750
Bich noi dau than 0.300 0.103 1.380 3.1750
Bich noi than dau 0.300 0.103 1.380 3.1750
Than 0.300 0.103 3.485 3.1750
Bich noi than cuoi 0.300 0.103 0.471 3.1750
Bich noi cuoi than 0.300 0.103 0.556 3.1750
Phan cuoi 0.300 0.103 2.294 3.1750
elip cuoi 0.300 0.103 2.294 3.1750
Bề dầy phần mềm đưa ra:
Element "To" Elev Length Element Thk R e q d T h k
Joint Eff Type mmmm mm Int. Ext. Long
Circ
-----------------------------------------------------------------------
Body Flg 42.9 42.9 42.9 No Calc No Calc 1.00 1.00
Body Flg 115.8 72.9 42.9 No Calc No Calc 1.00 1.00
Cylinder 492.9 450.0 9.5 4.7 4.7 1.00 1.00
Body Flg 492.9 72.9 42.9 No Calc No Calc 1.00 1.00
Body Flg 585.8 72.9 42.9 No Calc No Calc 1.00 1.00
Cylinder 3988.9 3476.0 9.5 4.7 6.9 1.00 1.00
Body Flg 3988.9 72.9 42.9 37.0 35.2 1.00 1.00
Body Flg 4063.9 75.0 45.0 42.2 40.4 1.00 1.00
Cylinder 4178.9 190.0 8.0 4.7 4.6 1.00 1.00
Ellipse 4229.7 50.8 8.0 4.7 4.7 1.00 1.00

Bề dầy nhỏ nhất của thân thiết bị theo phân mềm là 6,9mm nên chọn 9,53mm
đủ bền.

Khối lượng thiết bị phần mềm đưa ra:

Fabricated - Bare W/O Removable Internals 2028.6 kg


Shop Test - Fabricated + Water ( Full ) 2775.6 kg
Shipping - Fab. + Rem. Intls.+ Shipping App. 2028.6 kg
Erected - Fab. + Rem. Intls.+ Insul. (etc) 2028.6 kg
Empty - Fab. + Intls. + Details + Wghts. 2028.6 kg
Operating - Empty + Operating Liquid (No CA) 2028.6 kg
Field Test - Empty Weight + Water (Full) 2775.6 kg

4.1.2.2.10.2 Vỉ ống
a) Vỉ ống cố định
Summary of Tubesheet Results:
-----------------------------------------------------------------------
Condition Req Thk Actual Thk Actual Allow Result
(+CA) (mm) Stress (N/mm²)
-----------------------------------------------------------------------
Bending 13.873 20.000 99.53 206.85 Ok
Min. Per code 19.050 20.000 ------ ------ Ok
-----------------------------------------------------------------------

Chiều dầy tối thiểu vỉ ống cố định phần mềm đưa ra là 19mm nên chọn bề
dầy vỉ ống cố định là 20mm đủ bền.
b) Vỉ ống di động
Summary of Tubesheet Results:
-----------------------------------------------------------------------
Condition Req Thk Actual Thk Actual Allow Result
(+CA) (mm) Stress (N/mm²)
-----------------------------------------------------------------------
Bending 13.873 20.000 99.53 206.85 Ok
Min. Per code 19.050 20.000 ------ ------ Ok
-----------------------------------------------------------------------

Chiều dầy tối thiểu vỉ ống di động phần mềm đưa ra là 19mm nên chọn bề
dầy vỉ ống di động là 20mm đủ bền.
4.1.2.2.10.3 Bích hai nữa
Summary of Required Thicknesses:
Head Flange Backing Ring
Tubeside (Internal) Pressure 1.5000 28.1155 29.7107 mm
Shellside (External) Pressure 1.8822 16.3703 mm
Tubeside Gasket Seating Load 46.2394 61.1688 mm
Shellside Gasket Seating Load 43.4266 mm
Maximum + Corrosion Allowance 1.8822 46.2394 61.1688 mm
Actual Thickness as Given 8.0000 50.0000 70.0000 mm

Chiều dầy bích nối bích hai nửa tối thiểu phần mềm đưa ra là 46,2mm nên
chọn bề dầy bích nối hai nửa là 50mm.
Chiều dầy bích hai nửa tối thiểu phần mềm đưa ra là 61,2mm nên chọn bề
dầy bích hai nửa là 70mm.
4.1.2.2.10.4 Ống vào, ra thiết bị
a) Ống vào, ra nước làm nguội:
UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 0.5820 mm
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 3.7145 mm
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 4.6750 mm
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 7.1600 mm

Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:


= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 7.160 , max( 4.6750 , 4.6750 ) ]
= 4.6750 mm

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 0.5820 , 4.6750 )
= 4.6750 mm

Available Nozzle Neck Thickness = 7.1100 mm --> OK

Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 4,67nên chọn bề dầy ống là 7,11 là đủ bền.
b) Ống vào, ra gas oil:
UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 0.4270 mm
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 3.7145 mm
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 4.6750 mm
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 5.0200 mm

Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:


= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 5.020 , max( 4.6750 , 4.6750 ) ]
= 4.6750 mm

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 0.4270 , 4.6750 )
= 4.6750 mm

Available Nozzle Neck Thickness = 5.4900 mm --> OK

Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 4,67nên chọn bề dầy ống là 5,49 là đủ bền.
4.1.2.2.10.5 Chân đế
a) Chân đế trái
Horizontal Vessel Analysis Results: Actual Allowable
(Ứng suất chân đế) (Cho phép)
-------------------------------------------------------------------
Long. Stress at Top of Midspan -1.14 -365.97 N/mm²
Long. Stress at Top of Midspan 1.14 137.90 N/mm²
Long. Stress at Bottom of Midspan 12.98 137.90 N/mm²
Long. Stress at Top of Saddles 5.93 137.90 N/mm²
Long. Stress at Bottom of Saddles 5.92 137.90 N/mm²

Tangential Shear in Shell 8.35 110.32 N/mm²


Circ. Stress at Horn of Saddle 15.59 172.38 N/mm²
Circ. Compressive Stress in Shell 0.47 137.90 N/mm²

b) Chân đế phải
Horizontal Vessel Analysis Results: Actual Allowable
-------------------------------------------------------------------
Long. Stress at Top of Midspan 0.67 137.90 N/mm²
Long. Stress at Bottom of Midspan 11.17 137.90 N/mm²
Long. Stress at Top of Saddles 5.93 137.90 N/mm²
Long. Stress at Bottom of Saddles 5.92 137.90 N/mm²

Tangential Shear in Shell 6.21 110.32 N/mm²


Circ. Stress at Horn of Saddle 11.60 172.38 N/mm²
Circ. Compressive Stress in Shell 0.35 137.90 N/mm²

Ứng suất tác dụng lên chân đế nhỏ hơn giá trị cho phép.

4.2 Ví dụ 2 – Một lưu thể chuyển pha


4.2.1 Yêu cầu bài toán
Tính toán, thiết kế thiết trao đổi nhiệt ống chùm để ngưng tụ hoàn toàn
45000kg/h hỗn hợp hydrocacbon nhẹ (propan và butane) có khối lượng mol
trung bình là 52. Hơi vào thiết bị có nhiệt độ 65oC, áp suất 10bar và ngưng tụ
hoàn toàn ở 45oC. Thiết bị sử dụng nước để ngưng tụ với nhiệt độ của nước vào
thiết bị là 30oC và ra thiết bị là 40oC.
4.2.2 Giải quyết bài toán
4.2.2.1 Tính toán công nghệ
4.2.2.1.1 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị
Chọn kiểu thiết bị ngưng tụ đứng theo tiêu chuẩn TEMA có ký hiệu A-E-
M. Phần đầu A có nắp bích mù dễ dàng tháo rời để vệ sinh. Do chênh lệch nhiệt
độ giữa 2 lưu thể nhỏ (35oC) nên sử dụng 2 vỉ ống cố định với phần sau M.
4.2.2.1.2 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt
Theo đề bài , chất tải nhiệt ở đây là nước.
4.2.2.1.3 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động
Đây là thiết bị ngưng tụ nên nước lạnh đi trong ống, còn hơi ngưng tụ đi
ngoài ống từ trên xuống dưới.
4.2.2.1.4 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt
Giả sử thành phần hơi propan là x%
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp là 52 nên ta có:

44x  58(100  x)
100  52

Suy ra: x = 42,9%


Thành phần hơi propan là 42,9% và butan là 57,1%
Lưu lượng hơi hydrocarbon:
45000
G 1   12, 5 kg/s
3600
Nhiệt lượng cần trao đổi để ngưng tụ hoàn toàn lượng hơi hydrocarbon:
Q  G (H  H )  12, 5(0  380,1)  4751, 25kW
1 1 H L

Lưu lượng nước:


Q
G 
4751,  113, 42kg/s
2 '
25

C (t  t ) 4,189.(40  30)
p2 2 2
4.2.2.1.5 Bước 5 : Thông số đầu vào
Thông số đầu vào:
Lưu thể nóng Lưu thể lạnh
Vào Ra Vào Ra
Nhiệt độ,oC 65 45 30 40
Áp suất, bar 10 3
Lưu lượng, kg/s 12,5 113,42
Nhiệt trở lớp cặn,m2K/W 0,0002 0,0003
Tổn thất áp suất cho phép, bar 1 1
Nhiệt lượng trao đổi ,kW 4751,25

Thông số vật lý của hỗn hợp hơi hydrocarbon tại áp suất 10bar: [Data
aspenONE V8.4]
Nhiệt độ t, oC 65 63,77 55 49,12 45
3
Khối lượng riêng hơi H , kg/m 22,03 22,17 21,53 21,26
Nhiệt dung riêng hơi CpH, kJ/kg.K 2,041 2,038 2,004 1,984
2
Độ nhớt hơi H , mNs/m 0,0093 0,0092 0,0091 0,009
Hệ số dẫn nhiệt hơi H , W/m.K 0,0212 0,021 0,0196 0,0187
Phần khối lượng hơi 1 1 0,34 0 0
3
Khối lượng riêng lỏng L , kg/m 507,54 508,01 507,42 514
Nhiệt dung riêng lỏng CpL, kJ/kg.K 2,901 2,898 2,901 2,859
2
Độ nhớt lỏng L , mNs/m 0,121 0,1169 0,1154 0,1207
Hệ số dẫn nhiệt lỏng L , W/m.K 0,0913 0,093 0,0941 0,0957
Specific enthalphy ,kJ/kg 0 -2,5 -241,6 -368,2 -380,1

Thông số vật lý của nước : [Data aspenONE V8.4]


Nhiệt độ t, oC 30 35 40
Khối lượng riêng , kg/m3 997,34 996,09 994,53
Nhiệt dung riêng Cp, kJ/kg.K 4,190 4,189 4,188
Độ nhớt , mNs/m2 0,800 0,719 0,653
Hệ số dẫn nhiệt , W/m.K 0,607 0,613 0,6120
4.2.2.1.6 Bước 6: Tính hiệu số nhiệt độ trung bình
Nếu hai lưu thể chuyển động ngược chiều , hiệu số nhiệt độ trung bình
được tính như sau: CT(3.11)

Ttbnc 
(t1  t2 ') (t1 ' t2 ) (65 40) (45 30)
(t1  t2 ')  (65 40)  19,58oC
ln (t ' t ) ln (45 30)
1 2

Các hệ số:
CT(3.13)
t 
R
t 1 t 1  65 45  2
2
t 2 40 30
t  t 40 30
S 2 2   0, 29
t1  t 2 65 30

Chọn thiết bị 1 vỏ, từ 2 lối trở lên nên tra đồ thịHình 3.5, ta có hệ số
 0,9
Hiệu số nhiệt độ trung bình: CT(3.12)
T  T .  19, 58.0, 9  17, 62o C
tb tbnc

4.2.2.1.7 Bước 7: Giả sử hệ số truyền nhiệt K’


Tra Bảng 3.4, giá trị hệ số truyền nhiệt của hơi hữu cơ – nước nằm trong
khoảng 700-1000 W/m2oCnên giả sử hệ số truyền nhiệt K’ = 700 W/m2oC.
4.2.2.1.8 Bước 8: Tính diện tích trao đổi nhiệt
Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt: CT(3.19)
3
Q 4751, 25.10
F= = = 385, 21m
2

K.DTtb 700.17, 62

4.2.2.1.9 Bước 9: Chọn loại ống, kích thước và cách sắp xếp ống
Do các lưu thể không ăn mòn và ở áp suất thường nên chọn loại ống thép
carbon có
dng  19, 05mm (3/4in), dtr  16,57mm , chiều dầy ống theo BWG 18 là

1,24mm (0,049in), chiều dài 6,096m (20ft) và sắp xếp theo hình vuông với bước
ống:
p t 1, 25dng  1, 25.19, 05  Chọn số lối là 2 lối
Chiều dầy vỉ ống chọn  25mm
23, 81mm
4.2.2.1.10 Bước 10: Tính số ống
Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế là:
L t®n  L   6,096 2.25.10 3  6,046m

Diện tích trao đổi nhiệt của 1 ống:


3
F  L  d    6, 046.19, 05.10 .  2
0, 362m
èng t®n ng

Số ống:

F 385, 21
N  F 0,362 1064
èn

g
Chọn số ống N = 1064
ống
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống:
2 3 2
.d .(16, 57.10 ) 
tr 
4 2
Fmcn  2,16.10 m
4 4
Vận tốc của dòng chảy trong ống: CT(3.24)

vtr  Nl.Gtr 2.113, 42  0, 99 m/s


 1064.2,16.104.996,
N.Fmcn .
tr 09

Do nước là lưu thể có độ nhớt thấp nên vận tốc vtr = 0,99m/s là hợp lý.
4.2.2.1.11 Bước 11: Tính đường kính vỏ
Ống được sắp xếp theo hình vuông với bước ống pt= 1,25dng và bố trí 2 lối
nên tra Bảng 3.6, ta có các hệ số K1 = 0,156 và n1 = 2,291
Đường kính bó ống được tính theo công thức: CT(3.25)
 N 1 n1 1064 
1 2,291
D b  dng    19, 05.
  898mm
 K1   0,156 
Tra đồ thịHình 3.8, với kiểu phần cuối cố định, tổng khoảng cách giữa bó
ống với vỏ k = 17mm
Đường kính trong của vỏ thiết bị: CT(3.26)
Dtr = Db + k = 898 + 17 = 915mm
4.2.2.1.12 Bước 12: Lựa chọn vách ngăn
Do là thiết bị ngưng tụ nên lựa chọn loại vách ngăn dạng các thanh đan
song song (rod baffle) có mục đích giữ các ống khỏi rung động khi hoạt động,
không dùng để định hướng dòng chảy của lưu thể.

4.2.2.1.13 Bước 13: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống
Đối với nước , chúng ta có thể tính hệ số cấp nhiệt đối lưu  trtheo công
thức được đưa ra bởi Eagle và Ferguson (1930): CT(3.39)
0,8 0,8
4200(1,35  0,02t)vtr 4200(1,35  0,02.35).0,99
   2o
4871,32 W/m C

tr 0,2 0,2
dtr 16,57

4.2.2.1.14 Bước 14: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống
Hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống tính theo thiết bị ngưng tụ ngoài ống
thắng đứng.
Năng suất của ống, lưu lượng hơi ngưng tụ trên mỗi đơn vị chu vi của
ống, được tính bằng công thức: CT(3.41)
GH
 
12,  0,196
5
3
Nd ng 1064..19, 05.10

Chuẩn số Reynolds: CT(3.43)


4
Re   4.0,196
L 3
 6793, 76
0,1154.10
Chuẩn số Prandtl: CT(3.44)
Cp L 3 3
2, 9.10 .0,1154.10
Pr    3, 56
L 0,
0941
Tra đồ thịHình 3.15 ta có:
ng 
 1
 2L 13
 2, 4.10

L  L( L  H )g 
  (0,1154.10 )
3 2
13
ng  1
   2, 4.10
0, 0941507, 42(507, 42  21, 
26)9,8

Suy ra:  ng  1278, 76W/m2oC

4.2.2.1.15 Bước 15: Tính hệ số truyền nhiệt K


r
Tra Bảng 3.8 , lấy nhiệt trở của nước làm lạnh
rt  0,0003
m2oC/W ,
nhiệt trở của hơi hydrocarbon nhẹ
rng  0, m2oC/W
0002

Hệ số dẫn nhiệt của thép cacbon t  58 W/moC


Hệ số truyền nhiệt K của thiết bị: CT(3.62)
dng
dng.ln
1 1 d dng d 1
  rng  tr
  rtr ng
K  2 d d 
ng t tr trtr
3
19,05
19, 05.10 .ln
1
  0,0002 16,57 19, 05 19,05 1
   0,0003  
1278,76 2.58 16,57 16,57 4871,32

K  630, 59W/m2oC

4.2.2.1.16 Bước 16: Kiểm tra sai số K và K’


Giá trị K  630, 59W/m2oC < K’ = 700W/moC nên không thỏa mãn. Cần
giả sử lại giá trị K’.Giả sử K’ = 600W/moC. Khi đó:
Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt: CT(3.19)
3
Q 4751, 25.10
F= = = 449, 42m
2

Số ống: K .DTtb 600.17, 62

F 449, 42
N   1241
Fèng 0,362

Vận tốc của dòng chảy trong ống: CT(3.24)

vtr
Nl.Gtr 2.113, 42  0,85 m/s
 N.Fmcn .  1241.2,16.104.996,
tr 09

Do nước là lưu thể có độ nhớt thấp nên vận tốc vtr = 0,85m/s là nhỏ. Tăng
số lối lên 4 lối, khi đó vận tốc nước trong ống là:
2.0,85 = 1,7 m/s
Ống được sắp xếp theo hình vuông với bước ống pt= 1,25dng và bố trí 4 lối
nên tra Bảng 3.6, ta có các hệ số K1 = 0,158 và n1 = 2,263
Đường kính bó ống được tính theo công thức: CT(3.25)
 N 1 n1 1241 
1 2,263
D b  dng    19,05. 
  1003mm
 K1   0,158 
Tra đồ thịHình 3.8, với kiểu phần cuối cố định, tổng khoảng cách giữa bó
ống với vỏ k = 18mm
Đường kính trong của vỏ thiết bị: CT(3.26)
Dtr = Db + k = 1003 + 18 = 1021mm
Hệ số cấp nhiệt đối lưu trong ống  trtheo công thức được đưa ra bởi Eagle
và Ferguson (1930): CT(3.39)
0,8 0,8
4200(1,35  0,02t)vtr 4200(1,35  0,02.35).1,7 2o
 tr   
0,2 0,2 7507,54 W/m C
dtr 16,57

Hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống:


Năng suất của ống, lưu lượng hơi ngưng tụ trên mỗi đơn vị chu vi của
ống, được tính bằng công thức: CT(3.41)
GH
 
12,  0,168
5
3
Nd ng 1241..19, 05.10

Chuẩn số Reynolds:CT(3.43)
4
Re   4.0,168
L 3
 5823, 22
0,1154.10
Chuẩn số Prandtl:CT(3.44)
CpL 3 3
2, 9.10 .0,1154.10
Pr    3, 56
L 0,
0941
Tra đồ thị Hình 3.15 ta có:
ng 
 1
 2L 13
 2, 3.10

L   L (L  H )g 
  (0,1154.10 )
3 2
13
ng  1
   2, 3.10
0, 0941507, 42(507, 42  21, 
26)9,8

Suy ra:  ng  1225, 47 W/m2oC

Hệ số truyền nhiệt K của thiết bị:CT(3.62)


dng
d ng .ln
1 1 d dng d 1
  rng  tr
  r  ng
d 
tr
K  2 d
ng t tr tr tr
3
19,05
19,05.10 .ln
1
  0,0002 16,57 19,05 19,05 1
   0,0003  
1225, 2.58 16,57 16,57 7507,54
47
K  630,14W/m2oC
Giá trị sai số của hệ số truyền nhiệt giả sử K’ và giá trị K tính được:
KK' 630,14  600
   5, 02%  30% Thỏa mãn
K' 600

4.2.2.1.17 Bước 17: Tính tổn thất áp suất


Do thiết bị ngưng tụ kiểu đứng, ngưng tụ ngoài ống và không sử dụng
vách ngăn nên chỉ cần tính đến tổn thất áp suất trong ống.
Chuẩn só Reynolds dòng chảy trong ống:CT(3.27)
3
vd 996, 09.1, 7.16, 57.10
Re  , 719.10
3
 39024,8
0
 t® 

Tra đồ thịHình 3.17 , với Re = 39024,8 ta có hệ số jf = 3,3.10-3


Tính cả tổn thất áp suất của lưu thể khi vào và ra thiết bị , ta có tổn thất áp
suất tổng trong ống:CT(3.)

 L    v 2
v 2
m
P  N 8jf     2, 5tr  (1  0, 5) tr
 d tr  t 

l 
tr
   2 2

   6096 
3 0,14
 996,09.1, 72 996, 09.1, 7
2

 4. 8.3,3.10 .  .1  2, 5  1, 5
  16, 57   2 2

= 72470,68 N/m2 =72,5kN/m2


4.2.2.1.18 Bước 18: Kiếm tra tổn thất
Tổn thất trong ống P tr=72,5kN/m2< 100kN/m2. Thỏa mãn.

4.2.2.1.19 Tính toán theo Aspen và so sánh


Tính theo pp Kern Aspen
Kiểu thiết bị A-E-M A-E-M
Đường kính trong 1021mm 1016,4mm
Đường kính ngoài 19,05 (1in) 19,05 (1in)
Đường kính trong 16,57mm 16,57mm
Loại
1,24mm (0,049in) 1,24mm (0,049in)
ống Bề dầy
BWG 18 BWG 18
Chiều dài 6096mm(20ft) 6096mm(20ft)
Số ống 1241 1176
Bước ống 23,81mm 23,81mm
Số lối 4 4
Vận tốc trong ống 1,7m/s 1,79m/s
Nhiệt trở lớp cặn trong ống 0,0003m2oC/W 0,0003m2oC/W
Nhiệt trở lớp cặn ngoài ống 0,0002m2oC/W 0,0002m2oC/W
Hệ số cấp nhiệt trong ống 7507,54W/m2.oC 7050,1W/m2.oC
Hệ số cấp nhiệt ngoài ống 1225,47W/m2.oC 937,3W/m2.oC
Hệ số truyền nhiệt 630,14W/m2.oC 562W/m2.oC
Tổn thất áp suất trong ống 0,72bar 0,64bar
Hiệu số nhiệt độ trung bình 17,62oC 20,31oC
Diện tích truyền nhiệt 449,12m2 421,4m2
Nhiệt lượng trao đổi 4751,25kW 4745,6kW

Nhận xét:
- Kết quả về phần mềm aspen đưa ra chênh lệch không nhiều so với kết
quả ta tính, diện tích trao đổi nhiệt và số ống chênh lệch khoảng 6-7%.
- Các kết quả về vận tốc, hệ số cấp nhiệt cũng sai khác ít.
- Nếu sử dụng ống trao đổi nhiệt lớn hơn, ống có đường kính Dng = 25,4
với bề dầy 1,65mm thì ta có kết quả aspen đưa ra:
- Mặc dù sử dụng ống lớn hơn nhưng số lượng ống gần như không giảm
được nhiều, chỉ giảm đc 8 ống. Trong khi đó đường kính ống lớn và bước
ống lớn hơn nên đường kính thân thiết bị lớn hơn. Do đó phương án này
sẽ tốn kém hơn và không tối ưu.
4.2.2.2 Tính toán cơ khí
4.2.2.2.1 Thân thiết bị
Chọn vật liệu làm thân là thép carbon SA-516 70
Lưu thể trong thiết bị chịu áp suất 10bar nên thân thiết bị chịu áp suất
trong là:
ptr = 10 – 1 = 9 bar = 0,9 N/mm2
Áp suát tính toán tính cả lưu thể trong thiết bị là:
p = ptr + ρgh = 0,9 + 508,01.9,8.10-6.6 = 0,93 N/mm2
Bề dầy của thân thiết bị hình trụ chịu áp suất trong: CT(5-1)[8,96]

pDt 0,93.1021
S    4,3mm
2  2.137,9.0,8

Trong
đó:
S’ : Bề dầy thân thiết bị, mm
P : Áp suất tính toán trong thiết bị, N/mm2

 : Ứng suất cho phép của vật liệu,


N/mm2 Dt : Đường kính trong của thân,mm
 : Hệ số bền mối hàn. Chọn 0,8
Chọn hệ số bổ sung bổ sung bề dầy là C = 1mm
Bề dầy thực của thân thiết bị:
S = S’ + C = 4,3 + 1 = 5,3mm
Theo tiêu chuẩn TEMA, tra Bảng 2.1 bề dầy tối thiểu của thân là 11,1mm.
Theo tính toán trên, đường kính trong phần thân Dtr = 1021mm
Theo tiêu chuẩn phụ lục (4), phần thân chọn ống cỡ42 có
- Đường kính trong Dtrn = 1041,4mm
- Đường kính ngoài Dngn = 1066,8mm
- Bề dầy theo SCH.XS là 12,7mm
- Chiều dài thân Lt = 6000mm
4.2.2.2.2 Phần đầu và phần sau
Chọn phần đầu có bề dầy bằng thân 12,7mm với chiều dài Ld = 600mm.
Chọn phần sau có bề dầy bằng thân 12,7mm với chiều dài Ls = 500mm.
Chọn nắp phần đầu và nắp thân là nắp elip 2:1 có bề dầy bằng phần thân
12,7mm.
4.2.2.2.3 Ống vào, ra thiết bị
d) Ống vào và ra nước làm nguội:
Chọn vận tốc nước vào và ra thiết bị v = 1,5m/s.
Đường kính ống vào,ra nước làm nguội:
4Q 4.113, 42
D =  0, 31m  310mm
v 996, 09..1, 5

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 12 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 323,85mm
- Đường kính trong: Dtr = 307,09mm
- Bề dầy theo SCH 30:  = 8,38mm
e) Ống vào hơi ngưng tụ:
Chọn vận tốc hơi vào thiết bị v = 25m/s.
Đường kính ống vào hơi ngưng tụ:
4Q 4.12, 5
D =  0,17m  170mm
v 22, 03..25

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 8 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 219,08mm
- Đường kính trong: Dtr = 206,38mm
- Bề dầy theo SCH.30:  =7,04mm
f) Ống ra lỏng ngưng tụ R2:
Chọn vận tốc lỏng ngưng tụ ra thiết bị v = 1,5m/s.
Đường kính ống ra lỏng ngưng tụ:
4Q 4.12, 5
D =  0,145m  145mm
v 507, 42..1,5

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 6 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 168,28mm
- Đường kính trong: Dtr = 154,6mm
- Bề dầy theo SCH.STD:  =7,11mm
g) Tăng cứng lỗ
Đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng cứng: [9,136]
dmax  3, 7 3 Dt (S  Cn )(1  k), mm

Trong đó:
Dt : Đường kính trong của thân thiết bị, mm
S : Bề dầy vỏ trụ, mm
Ca : Hệ số dư do ăn mòn, mm
K : hệ số kể đến độ bền của thân, tính như sau:
p.Dt
k
(2,3  p)(S  C)
Với p : áp suất trong thiết bị, N/mm2
Ta có:
p.Dt
k  0,93.1041,  0, 26
4
(2,3  p)(S  C) (2,3.137,9  0,93)(12, 7 1)
Đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng cứng:
dmax  3, 7 3 Dt (S  Cn )(1  k)  3, 7.3 1041, 4(12, 7 1)(1  0, 26)  77mm

Do đó các lỗ đều cần tăng cứng.


4.2.2.2.4 Lựa chọn bích
Chọn kiểu bích slip on với nhóm vật liệu 1.1 được làm từ thép carbon A
515 Gr.70 . Chọn bích class 150, làm việc được ở áp suất tối đa 15,8bar tại
150oC. [ASME B16.5 – 2003]. Kích thước các bích:

e) Bích ống vàovà ra nước làm nguội:


Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
12 323,8 482,6 327,1 31,75 55,6
F G I J Số bu lông K.lượng
365,3 381,0 25,4 327,1 12 26,2,kg

f) Bích ống ra lỏng ngưng tụ:


Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
6 168,3 279,4 170,7 25,4 39,6
F G I J Số bu lông K.lượng
192 215,9 22,4 241,3 8 7,45

g) Bích ống vào hơingưng tụ:


Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
8 219,1 342,9 221,5 28,4 44,5
F G I J Số bu lông K.lượng
246,1 269,7 22,4 298,5 8 12,1

h) Bích thân
Bích thân cỡ 42 > 26in nên tra theo ASME B16.47:

Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống O T R Y
42 1066,8 1225,5 58,7 1130,3 84,1
X r B J Số bu lông K.lượng
1101,8 11,2 1073,1 171,4 48 121

4.2.2.2.5 Vỉ ống
Bề dầy vỉ ống: CT (8-48)[8,181]
p0 [u ].
h   D t .K.

Trong đó:
H’ : Bề dầy vỉ ống,mm
Dt : Đường kính trong thân thiết bị,mm
K : Hệ số lấy bằng 0,45 – 0,6
Po : áp suất tính toán ở trong ống, N/mm2
[u] : ứng suất uốn cho phép của vật liệu, N/mm2
: hệ số làm yếu vỉ ống do khoan lỗ:

Dn d
 Dn
Dn : Đường kính vỉ ống, mm

d : Tổng số đường kính các lỗ tính trên đường kính vỉ, mm


Ta có hệ số làm yếu vỉ ống:
Dn d 1066,8  37.19, 05
   0,34
Dn 1066,8
Bề dầy vỉ ống:
p0 0,93
h   D t .K.  1041, 4.0, 45.  66mm
[u ]. 137,9.0, 34

TraBảng 2.4, bề dầy tối thiểu của vỉ ống theo TEMA:


3
 .19, 05  14,3mm
4
Chọn sơ bộ bề dầy vỉ ống v = 66mm.

4.2.2.2.6 Vách ngăn


Ở đây chúng ta sử dụng tấm lưới giữ ống(rod baffle). Với ống thép carbon
có Dng = 19,5, khoảng cách lớn nhất không cần bố trí giữ ống là 60in (1524mm).
(Bảng 2.5)
Chọn khoảng cách giữa các lưới l = 1500mm.
Sử dụng các lưới thanh tròn có d = 4mm.
4.2.2.2.7 Thanh giữ tấm lưới
Sử dụng 4 thanh hộp có kích thước 13x26mm hàn vào vỉ ống dưới. Trên
các thanh có cắt rãnh để ghép với các lưới giữ ống.
4.2.2.2.8 Tấm ngăn chia lối ở 2 đầu
Chọn bề dầy tấm ngăn chia lối ở phần đầu là ng = 10mm > min = 6,4mm.
4.2.2.2.9 Đệm bịt kín
Do áp suất làm việc của thiết bị không cao, <2068kPa (300psi) nên chọn
vật liệu đệm composite với bề dầy 3mm.
4.2.2.2.10 Kết quả kiểm tra cơ khí bằng
PVelite 4.2.2.2.10.1 Thân vỏ
Áp suất tối đa của thiết bị phần mềm đưa ra:
Element Pressures and MAWP: N/mm²
Element Desc | Design Pres. | External | M.A.W.P | Corrosion
| + Stat. head | Pressure || Allowance
(Áp suất thiết kế) (áp suất tối đa)
---------------------------------------------------------------------
Bich mu 1000.000 103.419 1789.973 3.1750
Bich phan dau 1000.000 103.419 1789.973 3.1750
Phan dau 1000.000 103.419 2480.072 3.1750
Bich dau - than 1000.000 103.419 1789.973 3.1750
Bich than - dau 1000.000 103.419 1789.973 3.1750
Than 1000.000 103.419 2480.072 3.1750
Bich than - sau 1000.000 103.419 1789.973 3.1750
Bich phan sau 1000.000 103.419 1789.973 3.1750
Phan sau 1000.000 103.419 2480.072 3.1750
Nap elip sau 1000.000 103.419 2480.072 3.1750

Bề dầy:
Element "To" Elev Length Element Thk R e q d T h k Joint Eff
Type mm. mm. mm. Int. Ext. Long Circ
-----------------------------------------------------------------------
Body Flg 58.7 58.7 58.7 No Calc No Calc 1.00 1.00
Body Flg 142.7 84.1 58.7 No Calc No Calc 1.00 1.00
Cylinder 558.7 500.0 12.7 7.0 5.7 1.00 1.00
Body Flg 558.7 84.1 58.7 No Calc No Calc 1.00 1.00
Body Flg 672.7 84.1 58.7 No Calc No Calc 1.00 1.00
Cylinder 6624.7 6036.0 12.7 7.0 10.3 1.00 1.00
Body Flg 6624.7 84.1 58.7 No Calc No Calc 1.00 1.00
Body Flg 6738.7 84.1 58.7 No Calc No Calc 1.00 1.00
Cylinder 7254.7 600.0 12.7 7.0 6.1 1.00 1.00
Ellipse 7330.9 76.2 12.7 7.0 5.9 1.00 1.00

Bề dầy nhỏ nhất của thân thiết bị theo phân mềm là 10,3mm nên chọn
12,7mm đủ bền.

Khối lượng:
Fabricated - Bare W/O Removable Internals 8334.2 kg.
Shop Test - Fabricated + Water ( Full ) 14119.5 kg.
Shipping - Fab. + Rem. Intls.+ Shipping App. 8334.2 kg.
Erected - Fab. + Rem. Intls.+ Insul. (etc) 8334.2 kg.
Empty - Fab. + Intls. + Details + Wghts. 8334.2 kg.
Operating - Empty + Operating Liquid (No CA) 8334.2 kg.
Field Test - Empty Weight + Water (Full) 14119.5 kg.
4.2.2.2.10.2 Vỉ ống
Summary of Tubesheet Results:
-----------------------------------------------------------------------
Condition Req Thk Actual Thk Actual Allow
Result (+CA) (mm.) Stress (N./mm²)
-----------------------------------------------------------------------
Bending 25.406 30.000 161.44 206.85 Ok
-----------------------------------------------------------------------

Longitudinal stresses:
--------------------------------------------------------------------
Compressive Tensile
Condition Actual Allow Actual Allow Result
--------------------------------------------------------------------
Shell 0.000 106.156 24.313 137.900 Ok
Long Tubes -11.428 78.603 18.352 78.603 Ok
Tube Load 129.838 389.264 Ok
--------------------------------------------------------------------
Equivalent Differential Ther. Expansion Pressure 0.0000 KPa.
Shellside Prime Pressure 271.1382 KPa.
Tubeside Prime Pressure 395.0408 KPa.

Chiều dầy tối thiểu vỉ ống phần mềm đưa ra là 25,4mm nên với bề dầy chọn
sơ bộ là 66mm dư bền. Chọn lại bề dầy vỉ ống là 30mm.
4.2.2.2.10.3 Ống vào, ra thiết bị
a) Ống ra, vào nước làm nguội
UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 1.3688 mm.
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm.
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 6.9908 mm.
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 6.9908 mm.
Wall Thickness, shell/head, external pressure trb2 = 3.5681 mm.
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm.
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 8.3312 mm.

Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:


= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 8.331 , max( 6.9908 , 4.6750 ) ]
= 6.9908 mm.

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 1.3688 , 6.9908 )
= 6.9908 mm.

Available Nozzle Neck Thickness = 8.3800 mm. --> OK

Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 6,99nên chọn bề dầy ống là 8,38 là đủ bền.
b) Ống vào hơi hydrocacbon
UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 0.8797 mm.
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm.
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 6.9908 mm.
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 6.9908 mm.
Wall Thickness, shell/head, external pressure trb2 = 3.5681 mm.
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm.
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 8.1026 mm.

Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:


= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 8.103 , max( 6.9908 , 4.6750 ) ]
= 6.9908 mm.

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 0.8797 , 6.9908 )
= 6.9908 mm.

Available Nozzle Neck Thickness = 7.0400 mm. --> OK

Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 6,99nên chọn bề dầy ống là 7,04 là đủ bền.
c) Ống ra lỏng ngưng tụ
UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 0.6590 mm.
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm.
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 6.9908 mm.
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 6.9908 mm.
Wall Thickness, shell/head, external pressure trb2 = 3.5681 mm.
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm.
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 7.1600 mm.

Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:


= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 7.160 , max( 6.9908 , 4.6750 ) ]
= 6.9908 mm.

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 0.6590 , 6.9908 )
= 6.9908 mm.

Available Nozzle Neck Thickness = 7.1100 mm. --> OK

Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 6,99nên chọn bề dầy ống là 7,11 là đủ bền.

4.2.2.2.10.4 Tai treo


Results for Support Lugs: Description: TAI TREO

Overturning Moment at Support Lug 471. Kg-m.


Weight Load at the top of one Lug 2070. Kgf

Force on one Lug, Operating Condition [Flug]:


= ( W/Nlug + Mlug/( Rlug * Nlug/2 ) )
= ( 8280/4 + 471/( 623.40 * 4/2 ))
= 2447.32 Kgf

Bearing Area [Ba]:


= Lpl * Wfb
= 250.000 * 120.000
= 300.00 cm²
Bending Stress in bottom Plate (Unif. Load) Per Bednar p.156 [Spl2]:
= Beta1 * Flug/Ba * Wfb² / Tpl² per Roark & Young 5th Ed.
= 1.070 * 2447.3/300.000 * 120.000²/20.000²
= 30.81 N./mm²

Bottom Plate Required Thickness (Uniform Load) 8.7772 mm.

Bottom Plate Required Thickness based on ADM S 3/4 [trAD]:


= 0.71 * Dgp * (( Flug / ( Lpl * Wfb ))/Spa )½
= 0.71*170.00*((2447/(250.00*120.00))/159.964)½
= 8.536 mm.

Bottom Support Plate Allowable Stress [Spa]:


= 2/3 * Ylug
= 2/3 * 240
= 159.96 N./mm²

Gusset Plate Axial Stress ( Force / Gusset Plate Area ) [Sgp]:


= ( Flug/2 )/( Wgp * Tgp )
= ( 2447/2 )/( 150.000 *15.0000 )
= 5.33 N./mm²

Required Thickness of Gussets per AISC 4.8298 mm.

Gusset Plate Allowable Stress [Sga]:


= ( 1-(Klr)²/(2*Cc²))*Fy /( 5/3+3*(Klr)/(8*Cc)-(Klr³)/(8*Cc³)
= ( 1-( 80.00 )²/(2 * 127.81² )) * 240/
( 5/3+3*(80.00 )/(8* 127.81 )-( 80.00³)/(8*127.81³)
= 103.14 N./mm²

Maximum Compressive Gusset Plate Stress per Bednar [SgpB]:


= Flug*( 3*Dlug-Wpl )/( Tgp* Wpl² * (Sin(Alph_G))² )
= 2447 *( 3*90.000 -150.000 )/( 15.0000 *150.000²*(Sin(90.00 ))² )
= 8.53 N./mm²

Gusset Plate Allowable Compressive Stress [SgaB]:


= 18000/(1+(1/18000)*( Hgp/Sin(Alph_G)/(0.289*Tgp))² )
= 18000/(1+(1/18000)* (300.000/Sin(90.00 )/(0.289*15.0000 ))² )
= 98.03 N./mm²

Ứng suất tác dụng lêntai treo nhỏ hơn giá trị cho phép.

4.3 Ví dụ 3 – Hai lưu thể chuyển pha


4.3.1 Yêu cầu bài toán
Tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm để hóa hơi 5000kg/h n-
butane ở 5,84 bar. Nhiệt độ vào của n-butane vào thiết bị thấp nhất là 0 oC. Sử
dụng hơi nước ở áp suất 1,7bar.
4.3.2 Giải quyết bài toán
4.3.2.1 Tính toán công nghệ
4.3.2.1.1 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị
Chọn kiểu thiết bị theo tiêu chuẩn TEMA có ký hiệu B-K-U. Sử dụng đầu
loại B khó tháo ra để vệ sinh nhưng giá thành rẻ và kín hơn so với sử dụng đầu
có bích mù. Chúng ta sử dụng hơi nước để gia nhiệt nên yếu tố kín là quan trọng,
hạn chế các mối ghép bích. Thân K sử dụng cho các thiết bị bay hơi và sử dụng
ống chữ U có thể tự giãn nở nhiệt, đơn giản và chi phí rẻ hơn so với sử dụng đầu
phao với vỉ ống.
4.3.2.1.2 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt
Theo đề bài, chất tải nhiệt ở đây là hơi nước.
4.3.2.1.3 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động
Đây là thiết bịbay hơi nên hơi nước đi trong ống, còn lưu thể bay hơi đi
ngoài ống.
4.3.2.1.4 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt
Lưu lượng hơi n-butane:

G 1 5000
  1,389kg/s
3600
Nhiệt lượng cần trao đổi để bay hơi hoàn toàn lượng n-butane:
  G .(H  H )  1, 389.329, 6  457,81kW
Qbh 1 H L

Nhiệt lượng cần để làm nóng n-butane từ 0oC đến 56,01oC:


Q n  G 1.Cp1.t  1, 389.2, 718.(56, 01  0)  211, 45kW

Giả sử tổn thất nhiệt là 5%


Tổng nhiệt lượng lớn nhất cần trao đổi:
Q 1  1, 05.(Q bh  Q n )  1, 05.(457,81  211, 45)  702, 72kW

Lưu lượng hơi nước:

G 2 Q 1 702, 72
   0, 318kg/s
r2 2209,8

4.3.2.1.5 Bước 5: Thông số đầu vào


Thông số đầu vào:
Lưu thể nóng Lưu thể lạnh
Vào Ra Vào Ra
o
Nhiệt độ, C 114,91 114,91 0 56.01
Áp suất, bar 1,7 5,84
Lưu lượng, kg/s 0,318 1,389
2
Nhiệt trở lớp cặn,m K/W 0,0002 0,0002
Tổn thất áp suất cho phép, bar 1 1
Nhiệt lượng trao đổi ,kW 702,72

Thông số vật lý của hơi nước tại áp suất 1,7bar: [Data aspenONE V8.4]
Nhiệt độ t, oC 114,91 114,91
3
Khối lượng riêng hơi H , kg/m 0,92 -
Nhiệt dung riêng hơi CpH, kJ/kg.K 2,146 -
2
Độ nhớt hơi H , mNs/m 0,0128 -
Hệ số dẫn nhiệt hơi H , W/m.K 0,0258 -
Phần khối lượng hơi 1 0
3
Khối lượng riêng lỏng L , kg/m - 947,08
Nhiệt dung riêng lỏng CpL, kJ/kg.K - 4,205
2
Độ nhớt lỏng L , mNs/m - 0,2515
Hệ số dẫn nhiệt lỏng L , W/m.K - 0,6848
Specific enthalphy ,kJ/kg 2293,4 83,6

Thông số vật lý của n-butane tại 5,84bar: [Data aspenONE V8.4]


Nhiệt độ t, oC 0 56,01 56,01
3
Khối lượng riêng hơi H , kg/m - - 14,07
Nhiệt dung riêng hơi CpH, kJ/kg.K - - 1,962
2
Độ nhớt hơi H , mNs/m - - 0,0086
Hệ số dẫn nhiệt hơi H , W/m.K - - 0,0201
Phần khối lượng hơi 0 0 1
3
Khối lượng riêng lỏng L , kg/m 596,01 538,96 -
Nhiệt dung riêng lỏng CpL, kJ/kg.K 2,372 2,718 -
2
Độ nhớt lỏng L , mNs/m 0,2049 0,1472 -
Hệ số dẫn nhiệt lỏng L , W/m.K 0,1176 0,0953 -
Specific enthalphy ,kJ/kg 0 142,2 471,8
Sức căng bề mặt, N/m 0,0147 0,0082 -

4.3.2.1.6 Bước 6: Tính hiệu số nhiệt độ trung bình


Do không có sự thay đổi nhiệt độ của 2 lưu thể , nhiệt lượng trao đổi do sự
thay đổi pha của 2 lưu thể , nên hiệu số nhiệt độ trung bình bằng hiệu số nhiệt độ
ngưng tụ và bay hơi của 2 lưu thể:
T  t  t  114, 91  56, 01  58, 9o C
tb nt bh

4.3.2.1.7 Bước 7: Giả sử hệ số truyền nhiệt K’


TraBảng 3.4, giá trị hệ số truyền nhiệt của hơi nước – dung dịch hữu cơ
nhẹ nằm trong khoảng 900-1200 W/m2oC nên giả sử hệ số truyền nhiệt K’ =1000
W/m2oC
4.3.2.1.8 Bước 8: Tính diện tích trao đổi nhiệt
Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt: CT(3.19)
Q
3
702, 72.10 2
F= = = 11, 93m
K.DTtb 1000.58, 9
4.3.2.1.9 Bước 9: Chọn loại ống , kích thước và cách sắp xếp ống
Do các lưu thể không ăn mòn nên chọn vật liệu là thép carbon, loại ống
chữ U được uốn từ ống tiêu chuẩn có
dng  25, 4mm (1in),dtr = 21,74 (0,856in),

chiều dầy ống theo BWG 15 là 1,83mm (0,072in), chiều dài 2438,4mm (8ft) và
sắp xếp theo hình vuông với bước ống:
pt  1, 5dng  1, 5.25, 4  38,1mm

Và bán kính uốn cong nhỏ nhất:


rc  1, 5.dng  1, 5.25, 4  38,1mm

Chiều dầy vỉ ống chọn sơ bộ   25mm


4.3.2.1.10 Bước 10: Tính số ống
Chiều dài của ống chữ U tham gia trao đổi nhiệt thực tế là:
Lt®n  L   2.2438, 4  2.25  4826,8mm
 d ng
Diện tích trao đổi nhiệt của 1 ống chữ U:
Số 
Fèngống
chữ U:
3 3
L t®n   4826, 8.10 .25, 4.10 .  0, 385m
2

N F 11, 93
  30, 98
Fèng 0,385
Chọn số ống N = 32 ống
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống:
2
.d 3
.(21, 74.10 )
2 4 2

Fmcn tr   3, 71.10 m


44

Vận tốc của dòng chảy trong ống: CT(3.24)

vtr
N .Gtr 1.0, 318  28,19 m/s
 N.Fl .  32.3, 71.104.0,
mcn t

r
95

(Tính 1 lối với 32 ống chữ U hoặc 2 lối cho 64 ống thường)
Do lưu thể là hơi nước bão hòa nên vận tốc vtr = 28,19m/s là hợp lý.
4.3.2.1.11 Bước 11: Tính đường kính vỏ
Do ống chữ U có bán kính cong khác nhau nên để tính chính xác được
đường kính bó ống, ta bố trí ống rồi đo đường kính bó ống. Ống được sắp xếp
theo hình vuông với 32 ống chữ U, bước ống p t= 38,1, bán kính cong nhỏ nhất
rc= 38,1 và bố trí 2 lối. Khi đó đường kính bó ống là Db= 390mm.
Tra đồ thịHình 3.8, với kiểu ống chữ U, khoảng cách giữa bó ống với vỏ k
= 12mm
Đường kính trong của phần thân nhỏ: CT(3.26)
Dtr = Db + k = 390 + 12 = 402mm
4.3.2.1.12 Bước 12: Lựa chọn vách ngăn
Do thiết bị là thiết bị hóa hơi nên các vách ngăn không cắt và sử dụng để
cố định ốngHình 3.9d.
4.3.2.1.13 Bước 13: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống
Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng hơi nước để gia nhiệt nên cần
tính theo trường hợp ngưng tụ nằm ngang.
Năng suất của ống, lưu lượng hơi ngưng tụ trên mỗi đơn vị chu vi của
ống, được tính bằng công thức: CT(3.41)
GH
  3
0,  72, 75.10
318
3
Nd tr 64..21, 74.10
Hệ số cấp nhiệt đối lưu bên trong ống theo Nusselt:CT(3.40)
 (   H)g 1 3
tr  0, 76L  L L 
  L
 
13
947, 08.(947, 08  0, 92).9,8
 0, 76.0, 6848.
 0, 2515.103.72, 75.103 
 
2o
 4074, 9W/m C

4.3.2.1.14 Bước 14: Tính hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống
Mật độ dòng nhiệt:
Q 702, 72
q   58,9kW/m2
F 11,93
Mật độ dòng nhiệt tới hạn theo Palen (1972): CT(3.58)
 pt   r 
q 
  g(L  H )2H
14
th
 d ng  N
 
(471, 8  142, 2)
. 0, 0082.9, 81.(538, 96 14, 07).14, 07 1 4
2
= 0,44.1,5.
64
2
= 260kW/m
Mật độ dòng nhiệt tới hạn cao nhất không được vượt quá 0,7 giá trị mật độ
dòng nhiệt tới hạn.
Ta có: q = 58,9kW/m2< 0,7.260 = 182kW/m2 nên thỏa mãn .
Hệ số cấp nhiệt đối lưu ngoài ống theo công thức Monstinski (1963):
CT(3.57)
 P   P 10 
0,17 1,2
  0,104P q 1,8
0,69 0,7
  4P  10   

 th P  P P 

  th    th   
th
  5,84 0,17  5,84  5,84 10 
1,2
 0,104.38
0,69
.(58, 9.10 ) 1,8
3 0,7 4 10   
 
38  38 
  38  
2o
 4838,14W/m C
 

4.3.2.1.15 Bước 15: Tính hệ số truyền nhiệt K


Tra Bảng 3.8 , lấy nhiệt trở của hơi nước ngưng tụ 2o
rtr  0, 0002m C / W ,
nhiệt trở của chất lỏng hữu cơ rng  0,0002m C / W .
2o

Hệ số dẫn nhiệt của thép cacbon tại 0oC là 60,75W/moC, tại 115oC là
57,2W/moC. Chọn  t  59W / moC . [Data aspenONE V8.4]
Hệ số truyền nhiệt K của thiết bị: CT(3.62)
dng
dng.ln
1 1 d dng d 1
  rng  tr
  r  ng
d 
tr
K  2 d
ng t tr tr tr

25, 4
1 25, 25,4
  0,0002 3
4.10 .ln 21,74  0, 0002 25,4 1
  

4838,14 2.59 21, 74 21,74 4079, 4
K  1041, 39W/m C
2o

4.3.2.1.16 Bước 16: Kiểm tra sai số K và K’


Giá trị sai số của hệ số truyền nhiệt giả sử K’ và giá trị K tính được:
K  K ' 1041, 39 1000
   4,14%  Thỏa mãn
30%
K' 1000

4.3.2.1.17 Bước 17: Tính tổn thất áp suất


Đối với thiết bị hóa hơi kettle reboiler chỉ tính tổn thất áp suất trong ống.
Giả sử dòng chảy trong ống chỉ là dòng 1 pha hơi, không có sự chuyển
pha. Như trên đã tính, vận tốc dòng hơi vtr = 28,19m/s.
Chuẩn số Reynold: CT(3.27)
3
v d  28,19.21, 74.10 .0, 92
Re  tr tr H 3
 44048, 64
0, 0128.10
H

Tra đồ thịHình 3.17, với chuẩn số Re = 44048,64 ta có hệ số jf = 3,2.10-3


Tính cả tổn thất áp suất của lưu thể khi vào và ra thiết bị, ta có tổn thất áp
suất tổng trong ống:CT(3.66)
  L   m v2 2
v
P  N 8jf     2,5  (1,5 1)
H tr H tr

 d tr  t 

l 
trh
  2 2

   2438, 4 
 2 0, 92.28,19
2

3 0,14
0,92.28,19
 2 8.3, 2.10 . .1  2,5  2, 5.
  21,74   2 2
= 4840,88 N/m2
Giả sử dòng chảy trong ống chỉ là dòng 1 pha lỏng, không có sự chuyển
pha.Khi đó, vận tốc dòng nước trong ống:CT(3.24)

vtr N .G 1.0, 318


 N.Fl .tr  32.3, 71.104.947,  0, 028m/s
mcn
tr 08
Chuẩn số Reynold: CT(3.27)
3
v d  0, 028.21, 74.10 .947, 08
Re  tr tr L 3
 2292, 27
0, 2515.10
L

Tra đồ thịHình 3.17, với chuẩn số Re = 2292,27 ta có hệ số jf = 7,2.10-3


Tính cả tổn thất áp suất của lưu thể khi vào và ra thiết bị, ta có tổn thất áp
suất tổng trong ống:CT(3.66)
  L   m v2 2
v
P  N 8jf     2,5  (1,5 1)
H tr H tr

 d tr  t

l 
trl
  2 2

   2438, 4 
3 0,14
 947,08.0,0282 947,08.0,028
2

 2 8.7,2.10 . .1  2,5  2,5.


  21, 74   2 2
= 7,58 N/m2
Tổn thất áp suất trung bình trong ống lấy bằng trung bình cộng:
Ptrh  Ptrl 4840,88  7.58 2 2
P    2424, 23N/m  2, 42kN/m
tr
2 2

4.3.2.1.18 Bước 18: Kiếm tra tổn thất


Tổn thất trong ống P tr=2,42kN/m2< 100kN/m2. Thỏa mãn.

4.3.2.1.19 Tính toán theo Aspen và so sánh


Tính theo pp Kern Aspen
Kiểu thiết bị B-K-U B-K-U
Đường kính trong 402mm 336,55mm
Đường kính ngoài 25,4 (1in) 25,4 (1in)
Đường kính trong 21,74mm 21,74mm
Loại
1,83mm (0,072in) 1,83mm (0,072in)
ống Bề dầy
BWG 15 BWG 15
Chiều dài 2438,4mm(8ft) 2438,4mm(8ft)
Số ống U 32 20
Bước ống 38,1mm 38,1mm
Số lối 2 2
Vận tốc trong ống 28,19m/s 41,93m/s
Nhiệt trở lớp cặn trong ống 0,0002m2oC/W 0,0002m2oC/W
Nhiệt trở lớp cặn ngoài ống 0,0002m2oC/W 0,0002m2oC/W
Hệ số cấp nhiệt trong ống 4079,4W/m2.oC 14488,4W/m2.oC
Hệ số cấp nhiệt ngoài ống 4838,14W/m2.oC 11283,7W/m2.oC
Hệ số truyền nhiệt 1034,89W/m2.oC 1406,6W/m2.oC
Tổn thất áp suất trong ống 0,024bar 0,039bar
Hiệu số nhiệt độ trung bình 58,9oC 58,21oC
Diện tích truyền nhiệt 11,93m2 8m2
Nhiệt lượng trao đổi 702,72kW 655,3kW

Nhận xét:
- Kết quả aspen có sai khác tương đối lớn so với kết quả ta tính toán.
- Aspen cho ra kết quả số ống là 20 ống U, ít hơn tương đối nhiều so với
số ống ta tính toán là 32 ống.
- Có sự chênh lệch giữa nhiệt lượng trao đổi do aspen chia các thông số
vật lý của lưu thể thành nhiều đoạn nhỏ và tính toán trên từng khoảng nên
cho kết quả thấp và chính xác hơn.
- Vận tốc hơi trong ống theo kết quả của aspen lớn hơn nên hệ số cấp
nhiệt trong ống và tổn thất áp suất đều lớn hơn so với kết quả ta tính.
- Đối với ngưng tụ và bay hơi, do rất khó xác định được mô hình chuyển
động của lưu thể nên việc xây dựng được công thức tính toán chính xác là
rất khó khan. Do đó cần ứng dụng phần mềm, kết hợp với kinh nghiệm
thực tế để đưa ra được phương án tối ưu nhất.
4.3.2.2 Tính toán cơ khí
4.3.2.2.1 Thân thiết bị
Chọn vật liệu làm thân là thép carbon SA-516 70
Lưu thể trong thiết bị chịu áp suất 10bar nên thân thiết bị chịu áp suất
trong là:
ptr = 10 – 1 = 9 bar = 0,9 N/mm2
Áp suát tính toán tính cả lưu thể trong thiết bị là:
p = ptr + ρgh = 0,9 + 947,08.9,8.10-6.0,88 = 0,91N/mm2
Bề dầy của thân thiết bị hình trụ chịu áp suất trong: CT(5-1)[8,96]
pDt
S  0,91.876, 28
2  2.137,9.0,8  3, 6mm
Trong
đó:
S’ : Bề dầy thân thiết bị, mm
P : Áp suất tính toán trong thiết bị, N/mm2

 : Ứng suất cho phép của vật liệu,


N/mm2 Dt : Đường kính trong của thân,mm
 : Hệ số bền mối hàn. Chọn 0,8
Chọn hệ số bổ sung bổ sung bề dầy là C = 1mm
Bề dầy thực của thân thiết bị:
S = S’ + C = 3,6 + 1 = 4,6mm
Theo tiêu chuẩn TEMA, tra Bảng 2.1 bề dầy tối thiểu của thân là 9,5mm.
Theo tính toán trên, đường kính trong phần thân nhỏ Dtr = 402mm
Theo tiêu chuẩn phụ lục (4), phần thân nhỏ chọn ống cỡ 18 có
- Đường kính trong Dtrn = 438,14mm
- Đường kính ngoài Dngn = 457,2mm
- Bề dầy theo SCH.STD là 9,53mm
- Chiều dài thân nhỏ Ltn = 300mm
Mật độ dòng nhiệt q = 58,9kW/m2> 40kW/m2 nên chọn phần thân lớn có
đường kính bằng 2 lần phần thân nhỏ:
- Đường kính trong Dtrl = 2.Dtrn= 2.438,14 = 876,28mm
- Đường kính ngoài Dngl = 895,34mm
- Bề dầy theo SCH.STD là 9,53mm
- Chiều dài phần nối Ln = 500mm
- Chiều dài phần thân lớn Ltl = 3100mm
Kiểm tra tốc độ bay hơi:
Chọn chiều cao vách ngăn chảy tràn là 550mm. Khi đó bề rộng của mặt
chất lỏng là 850mm. Diện tích mặt phẳng bay hơi:
S = 0,85.2,1 = 1,785m2
Vận tốc hơi trên bề mặt:
G h 1,389
v 
  0, 055m/s
ng
 h .S 14, 07.1, 785

Vận tốc bay hơi tới hạn của lưu thể: CT(3.61)

12  538, 96 14, 07 12
vng  0, 2    0, 2.   1, 22m/s
L H

 H   14, 07 

Ta có 0,055m/s < 1,22m/s nên diện tích đủ để lưu thể bay hơi.
4.3.2.2.2 Phần đầu và phần sau
Chọn phần đầu có bề dầy bằng thân 9,53mm với chiều dài Ld = 400mm.
Chọn nắp phần đầu và nắp thân là nắp elip 2:1 có bề dầy bằng phần thân
9,53mm.
4.3.2.2.3 Ống vào, ra thiết bị
a) Ống vào hơi nước:
Chọn vận tốc hơi nước vào thiết bị v = 25m/s.
Đường kính ống vào hơi nước:
4Q 4.0, 318
D =  0,133m  133mm
v 0, 92..25

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 6 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 168,28mm
- Đường kính trong: Dtr = 154,06mm
- Bề dầy theo SCH.STD:  = 7,11mm
b) Ống ra nước ngưng:
Chọn vận tốc nước ngưng ra thiết bị v = 1,5m/s.
Đường kính ống ra nước ngưng:
4Q 4.0, 318
D =  0, 017m  17mm
v 947, 08..1, 5

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 3/4 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 26,67mm
- Đường kính trong: Dtr = 20,93mm
- Bề dầy theo SCH.STD:  =2,87mm
c) Ống vào n-butane lỏng:
Chọn vận tốc n-butane lỏng vào thiết bị v = 1,5m/s.
Đường kính ống vào n-butane lỏng:
4Q 4.1, 389
D =  0, 044m  44mm
v 596, 01..1, 5

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 2 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 60,33mm
- Đường kính trong: Dtr = 49,25mm
- Bề dầy theo SCH.XS:  =5,54mm
d) Ống ra n-butane hơi R2:
Chọn vận tốc hơi n-butane ra thiết bị v = 15m/s.
Đường kính ống ra hơi n-butane:
4Q 4.1, 389
D =  0, 091m  91mm
v 14, 07..15

Tra bảng phụ lục (4), chọn ống cỡ 4 có:


- Đường kính ngoài: Dng = 114,3mm
- Đường kính trong: Dtr = 102,26mm
- Bề dầy theo SCH.STD:  =6,02mm
e) Tăng cứng lỗ
Đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng cứng: [9,136]
dmax  3, 7 3 Dt (S  Cn )(1  k), mm

Trong đó:
Dt : Đường kính trong của thân thiết bị, mm
S : Bề dầy vỏ trụ, mm
Ca : Hệ số dư do ăn mòn, mm
K : hệ số kể đến độ bền của thân, tính như sau:
p.Dt
k
(2,3  p)(S  C)
Với p : áp suất trong thiết bị, N/mm2
Ta có:

k p.Dt
 0,91.876,  0, 29

28
(2,3  p)(S  C) (2,3.137,9  0,91)(9,53 1)
Đường kính lớn nhất của lỗ cho phép không cần tăng cứng:
dmax  3, 7 3 Dt (S  Cn )(1  k)  3, 7.3 876, 28(9, 53 1)(1  0, 29)  64, 5mm

Do đó cần tăng cứng lỗ vào hơi nước và lỗ ra hơi n-butane.


4.3.2.2.4 Lựa chọn bích
Chọn kiểu bích slip on với nhóm vật liệu 1.1 được làm từ thép carbon A
515 Gr.70 . Chọn bích class 150, làm việc được ở áp suất tối đa 15,8bar tại
150oC. [ASME B16.5 – 2003]. Kích thước các bích:

a) Bích thân
Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
18 457,2 635,0 461,8 39,6 68,3
F G I J Số bu lông K.lượng
505,0 533,4 31,75 577,9 16 48,9kg
b) Bích ống vào hơi nước V1:
Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
5 141,3 254,0 143,8 23,9 36,6
F G I J Số bu lông K.lượng
163,6 185,7 22,4 215,9 8 6,07kg

c) Bích ống ra nước ngưng R1:


Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
3/4 26,7 98,6 27,7 12,7 15,7
F G I J Số bu lông K.lượng
38,1 42,9 15,7 69,85 4 0,56

d) Bích ống vào n-butane lỏng V2:


Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
2 60,3 152,4 62,0 19,1 25,4
F G I J Số bu lông K.lượng
77,7 91,9 19,1 120,7 4 2,06

e) Bích ống ra n-butane hơi R2:


Kích thước, mm
Cỡ bích Dng ống A B C D
4 114,3 228,6 116,1 23,9 33,3
F G I J Số bu lông K.lượng
134,9 157,2 19,1 190,5 8 5,3

4.3.2.2.5 Vỉ ống
Chiều dầy vỉ ống của thiết bị có ống chữ U: CT(8-50)[8,182]
0,1p
h  D t .
[u ].

Trong đó:
Hệ số bền của vỉ ống:

n.t  (n 1)d
 nt  d
n : Số ống bố trí theo đường kính vỉ
d : Đường kính lỗ trên vỉ, mm
t : Bước lỗ, mm
Dt : Đường kính trong thân thiết bị,mm
p : Áp suất tính toán lớn nhất trong ống hoặc ngoài ống, N/mm2
[ u] : Ứng suất uốn cho phép của vật liệu, N/mm2
Ta có hệ số bền của vỉ ống:

n.t  (n 1)d 10.31,75  (10 1).25, 4


 nt  d  10.31,75  25, 4  0, 26

Bề dầy của vỉ ống:


0,1p
h  D t . 0,1.0,91
[u ].  438,14.  22,1mm
137,9.0, 26

Tra Bảng 2.4, bề dầy tối thiểu của vỉ ống:


3
  .25, 4  19, 05mm
4
Chọn sơ bộ bề dầy vỉ ống v = 30mm.

4.3.2.2.6 Vách ngăn


Với ống thép carbon có Dng = 25,4, khoảng cách lớn nhất không cần bố trí
vách ngăn là 74in (1880mm). (Bảng 2.5)
Chọn khoảng cách giữa các vách lvn = 480mm.
Tra Bảng 2.6,bề dầy tối thiểu của vách ngăn là 4,8mm.
Chọn bề dầy vách ngăn là vn = 5mm.

4.3.2.2.7 Thanh giữ vách ngăn


Tra Bảng 2.8, cần sử dụng ít nhất 6 thanh có đường kính nhỏ nhất là
9,5mm.
Chọn 8 thanh có đường kính 10mm.
4.3.2.2.8 Tấm ngăn chia lối ở phần đầu
Chọn bề dầy tấm ngăn chia lối ở phần đầu là ng = 10mm > min = 6,4mm.

4.3.2.2.9 Đệm bịt kín


Do áp suất làm việc của thiết bị không cao, <2068kPa (300psi) nên chọn
vật liệu đệm composite với bề dầy 3mm.
4.3.2.2.10 Kết quả kiểm tra cơ khí bằng
PVelite 4.3.2.2.10.1 Thân vỏ
Áp suất tối đa của thiết bị phần mềm đưa ra:
Element Pressures and MAWP: N/mm²
Element Desc | Design Pres. | External | M.A.W.P | Corrosion
| + Stat. head | Pressure | | Allowance
(Áp suất thiết kế) (Áp suất tối đa)
---------------------------------------------------------------------
Nap elip dau 1.000 0.103 3.877 3.1750
Phan dau 1.000 0.103 3.877 3.1750
Bich dau - than 1.000 0.103 1.713 3.1750
Bich than - dau 1.000 0.103 1.713 3.1750
Than nho 1.000 0.103 3.877 3.1750
Than noi 1.000 0.103 1.480 3.1750
Than to 1.000 0.103 1.969 3.1750
Nap elip cuoi 1.000 0.103 1.969 3.1750

Bề dầy:
Element "To" Elev Length Element Thk R e q d T h k Joint
Eff
Type mm mm mm Int. Ext. Long
Circ
---------------------------------------------------------------------
Ellipse 0.0 30.0 9.5 4.8 4.7 1.00
1.00
Cylinder 400.0 400.0 9.5 4.8 4.7 1.00
1.00
Body Flg 400.0 68.1 39.6 No Calc No Calc 1.00
1.00
Body Flg 498.1 68.1 39.6 No Calc No Calc 1.00
1.00
Cylinder 730.0 300.0 9.5 4.8 4.4 1.00
1.00
Conical 1230.0 500.0 9.5 7.5 5.9 1.00
1.00
Cylinder 3330.0 2100.0 9.5 6.4 7.4 1.00
1.00
Ellipse 3380.0 50.0 9.5 6.3 5.5 1.00
1.00

Bề dầy nhỏ nhất của thân thiết bị theo phân mềm là 8,4mm nên chọn 9,53mm đủ
bền.
Khối lượng:

Fabricated - Bare W/O Removable Internals 1308.3 kg


Shop Test - Fabricated + Water ( Full ) 3044.8 kg
Shipping - Fab. + Rem. Intls.+ Shipping App. 1308.3 kg
Erected - Fab. + Rem. Intls.+ Insul. (etc) 1308.3 kg
Empty - Fab. + Intls. + Details + Wghts. 1308.3 kg
Operating - Empty + Operating Liquid (No CA) 1308.3 kg
Field Test - Empty Weight + Water (Full) 3044.8 kg

4.3.2.2.10.2 Vỉ ống
Summary of Tubesheet Results:
-------------------------------------------------------------------
Condition Req Thk Actual Thk Actual Allow Result
(+CA) (mm) Stress (N/mm²)
-------------------------------------------------------------------
Bending 23.456 30.000 126.45 206.85 Ok
Min. Per code 25.400 30.000 ------ ------ Ok
-------------------------------------------------------------------
Chiều dầy tối thiểu vỉ ống cố định phần mềm đưa ra là 25,4mm nên chọn bề
dầy vỉ ống cố định là 30mm đủ bền.
4.3.2.2.10.3 Ống vào, ra thiết bị
a) Ống vào hơi nước
UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 0.7113 mm
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 4.7938 mm
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 4.7938 mm
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 7.1600 mm

Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:


= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 7.160 , max( 4.7938 , 4.6750 ) ]
= 4.7938 mm

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 0.7113 , 4.7938 )
= 4.7938 mm

Available Nozzle Neck Thickness = 7.1100 mm --> OK

Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 4,79nên chọn bề dầy ống là 7,11 là đủ bền.
b) Ống ra nước ngưng
UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 0.2019 mm
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 4.7938 mm
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 4.7938 mm
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 2.5100 mm
Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:
= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 2.510 , max( 4.7938 , 4.6750 ) ]
= 2.5100 mm

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 0.2019 , 2.5100 )
= 2.5100 mm

Available Nozzle Neck Thickness = 2.8700 mm --> OK

Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 2,51nên chọn bề dầy ống là 2,87 là đủ bền.

c) Ống vào n-butane


UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 0.2826 mm
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 4.7938 mm
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 4.7938 mm
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 4.5200 mm

Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:


= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 4.520 , max( 4.7938 , 4.6750 ) ]
= 4.5200 mm

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 0.2826 , 4.5200 )
= 4.5200 mm

Available Nozzle Neck Thickness = 5.5400 mm --> OK

Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 4,52nên chọn bề dầy ống là 5,54 là đủ bền.

d) Ống ra hơi n-butane


UG-45 Minimum Nozzle Neck Thickness Requirement: [Int. Press.]
Wall Thickness for Internal/External pressures ta = 0.4831 mm
Wall Thickness per UG16(b), tr16b = 4.6750 mm
Wall Thickness, shell/head, internal pressure trb1 = 6.3894 mm
Wall Thickness tb1 = max(trb1, tr16b) = 6.3894 mm
Wall Thickness, shell/head, external pressure trb2 = 3.5061 mm
Wall Thickness tb2 = max(trb2, tr16b) = 4.6750 mm
Wall Thickness per table UG-45 tb3 = 5.2578 mm

Determine Nozzle Thickness candidate [tb]:


= min[ tb3, max( tb1,tb2) ]
= min[ 5.258 , max( 6.3894 , 4.6750 ) ]
= 5.2578 mm

Minimum Wall Thickness of Nozzle Necks [tUG-45]:


= max( ta, tb )
= max( 0.4831 , 5.2578 )
= 5.2578 mm

Available Nozzle Neck Thickness = 6.0200 mm --> OK


Bề dầy tối thiểu phần mềm đưa ra là 5,26nên chọn bề dầy ống là 6,02 là đủ bền.
4.3.2.2.10.4 Chân đế
a) Chân đế trái
Horizontal Vessel Analysis Results: Actual Allowable
-------------------------------------------------------------------
Long. Stress at Top of Midspan 34.24 137.90 N/mm²
Long. Stress at Bottom of Midspan 35.71 137.90 N/mm²
Long. Stress at Top of Saddles 34.87 137.90 N/mm²
Long. Stress at Bottom of Saddles 35.03 137.90 N/mm²

Tangential Shear in Shell 3.07 110.32 N/mm²


Circ. Stress at Horn of Saddle 3.04 172.38 N/mm²
Circ. Compressive Stress in Shell 0.36 137.90 N/mm²

b) Chân đế phải
Horizontal Vessel Analysis Results: Actual Allowable
-------------------------------------------------------------------
Long. Stress at Top of Midspan 34.77 137.90 N/mm²
Long. Stress at Bottom of Midspan 35.17 137.90 N/mm²
Long. Stress at Top of Saddles 35.37 137.90 N/mm²
Long. Stress at Bottom of Saddles 34.75 137.90 N/mm²

Tangential Shear in Shell 1.02 110.32 N/mm²


Circ. Stress at Horn of Saddle 1.15 172.38 N/mm²
Circ. Compressive Stress in Shell 0.14 137.90 N/mm²

Ứng suất tác dụng lên chân đế nhỏ hơn giá trị cho phép.
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, em đã hoàn thành đồ án
tốt nghiệp của mình. Trong đó các công việc chính đã thực hiện bao gồm:
- Tổng quan về thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp.
- Tổng quan về các tiêu chuẩn thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.
- Đưa ra được trình tự tính toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.
- Đã áp dụng trình tự tính toán đưa ra để tính toán cho 3 trường hợp thiết
bị trao đổi nhiệt ống chùm.
- So sánh với kết quả tính toán của phần mềm AspenONE.
- Sử dụng phần mềm PVelite để kiểm tra bền thiết bị.
Kết quả của đồ án có thể áp dụng cho việc thiết kế các thiết bị trao đổi
nhiệt ống chùm nói riêng và thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp nói chung.
Mặc dù đã cố gắng nhưng bản đồ án chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất
mong các thầy cô góp ý để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cám ơn.
Và em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy TS. Vũ Đình Tiến đã chỉ bảo
và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án này.

Sinh viên thực


hiện

Hoàng Anh Dũng


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các đồ thị mối quan hệ ε = f(R,S) [2,658]

Thiết bị vỏ 2 ngăn

Thiết bị vỏ 2 đường lưu thể vào


Thiết bị vỏchia đôi dòng vào
Phụ lục 2: Bề dầy ống theo BWG (tube)
Tube Tube Bề Bề Tube Tube
BWG
OD,in OD,mm dầy,in dầy,mm ID,in ID,mm
1/4 6,35 22 0,028 0,7112 0,194 4,9276
1/4 6,35 24 0,022 0,5588 0,206 5,2324
1/4 6,35 26 0,018 0,4572 0,214 5,4356
1/4 6,35 27 0,016 0,4064 0,218 5,5372

3/8 9,53 18 0,049 1,2446 0,277 7,0358


3/8 9,53 20 0,035 0,889 0,305 7,747
3/8 9,53 22 0,028 0,7112 0,319 8,1026
3/8 9,53 24 0,022 0,5588 0,331 8,4074

1/2 12,7 16 0,065 1,651 0,37 9,398


1/2 12,7 18 0,049 1,2446 0,402 10,2108
1/2 12,7 20 0,035 0,889 0,43 10,922
1/2 12,7 22 0,028 0,7112 0,444 11,2776

5/8 15,87 12 0,109 2,7686 0,407 10,3378


5/8 15,87 13 0,095 2,413 0,435 11,049
5/8 15,87 14 0,083 2,1082 0,459 11,6586
5/8 15,87 15 0,072 1,8288 0,481 12,2174
5/8 15,87 16 0,065 1,651 0,495 12,573
5/8 15,87 17 0,058 1,4732 0,509 12,9286
5/8 15,87 18 0,049 1,2446 0,527 13,3858
5/8 15,87 19 0,042 1,0668 0,541 13,7414
5/8 15,87 20 0,035 0,889 0,555 14,097

3/4 19,05 10 0,134 3,4036 0,482 12,2428


3/4 19,05 11 0,12 3,048 0,51 12,954
3/4 19,05 12 0,109 2,7686 0,532 13,5128
3/4 19,05 13 0,095 2,413 0,56 14,224
3/4 19,05 14 0,083 2,1082 0,584 14,8336
3/4 19,05 15 0,072 1,8288 0,606 15,3924
3/4 19,05 16 0,065 1,651 0,62 15,748
3/4 19,05 17 0,058 1,4732 0,634 16,1036
3/4 19,05 18 0,049 1,2446 0,652 16,5608
3/4 19,05 20 0,035 0,889 0,68 17,272
7/8 22,22 10 0,134 3,4036 0,607 15,4178
7/8 22,22 12 0,109 2,7686 0,657 16,6878
7/8 22,22 13 0,095 2,413 0,685 17,399
7/8 22,22 14 0,083 2,1082 0,709 18,0086
7/8 22,22 16 0,065 1,651 0,745 18,923
7/8 22,22 18 0,049 1,2446 0,777 19,7358
7/8 22,22 20 0,035 0,889 0,805 20,447

1 25,4 8 0,165 4,191 0,67 17,018


1 25,4 10 0,134 3,4036 0,732 18,5928
1 25,4 11 0,12 3,048 0,76 19,304
1 25,4 12 0,109 2,7686 0,782 19,8628
1 25,4 13 0,095 2,413 0,81 20,574
1 25,4 14 0,083 2,1082 0,834 21,1836
1 25,4 15 0,072 1,8288 0,856 21,7424
1 25,4 16 0,065 1,651 0,87 22,098
1 25,4 18 0,049 1,2446 0,902 22,9108
1 25,4 20 0,035 0,889 0,93 23,622

1,25 31,75 7 0,18 4,572 0,89 22,606


1,25 31,75 8 0,165 4,191 0,92 23,368
1,25 31,75 10 0,134 3,4036 0,982 24,9428
1,25 31,75 11 0,12 3,048 1,01 25,654
1,25 31,75 12 0,109 2,7686 1.032 26212,8
1,25 31,75 13 0,095 2,413 1,06 26,924
1,25 31,75 14 0,083 2,1082 1.084 27533,6
1,25 31,75 16 0,065 1,651 1,12 28,448
1,25 31,75 18 0,049 1,2446 1.152 29260,8
1,25 31,75 20 0,035 0,889 1,18 29,972

1,5 38,1 10 0,134 3,4036 1.232 31292,8


1,5 38,1 12 0,109 2,7686 1.282 32562,8
1,5 38,1 14 0,083 2,1082 1.334 33883,6
1,5 38,1 16 0,065 1,651 1,37 34,798

2 50,8 11 0,12 3,048 1,76 44,704


2 50,8 14 0,038 0,9652 1.834 46583,6

2,5 9 0,148 3,7592 2.204 55981,6


Phụ lục 3: Áp suất tối đa của ống thép carbon[ASME B31.3]

Đối với ống theo tiêu chuẩn ASTM:

Đối với ống theo tiêu chuẩn DIN:


Phụ lục 4: Kích thước ống tiêu chuẩn (pipe)
ASTMA312,A358,A778,A53,A106,API5L [ASME/ANSIB36.19B36.10]
Outside
Diameter Wallthickness:mm
Nominal
Pipe Size
Inches SCH SCH SCH SCH SCH SCH SCH SCH SCH SCH
in mm SCH 10 SCH20 SCH 30
STD 40 60 XS 80 100 120 140 160 XXS

1/8 0.405 10.29 1.24 1.73 1.73 2.41 2.41


1/4 0.540 13.72 1.65 1.85 2.24 2.24 3.02 3.02
3/8 0.675 17.15 1.65 1.85 2.31 2.31 3.2 3.2
1/2 0.840 21.34 2.11 2.41 2.77 2.77 3.73 3.73 4.78 7.47
3/4 1.050 26.67 2.11 2.41 2.87 2.87 3.91 3.91 5.56 7.82
1 1.315 33.40 2.77 2.90 3.38 3.38 4.55 4.55 6.35 9.09
1 1/4 1.660 42.16 2.77 2.97 3.56 3.56 4.85 4.85 6.35 9.7
1 1/2 1.900 48.26 2.77 3.18 3.68 3.68 5.08 5.08 7.14 10.15
2 2.375 60.33 2.77 3.18 3.91 3.91 5.54 5.54 8.74 11.07
2 1/2 2.875 73.03 3.05 4.78 5.16 5.16 7.01 7.01 9.35 14.02
3 3.500 88.90 3.05 4.78 5.49 5.49 7.62 7.62 11.13 15.24
3 1/2 4.000 101.60 3.05 4.78 5.74 5.74 8.08 8.08 - -
4 4.500 114.30 3.05 4.78 6.02 6.02 8.56 8.56 11.13 13.49 17.12
5 5.563 141.30 3.4 6.55 6.55 9.53 9.53 12.7 15.88 19.05
6 6.625 168.28 3.4 7.11 7.11 10.97 10.97 14.27 18.26 21.95
8 8.625 219.08 3.76 6.35 7.04 8.18 8.18 10.31 12.7 12.7 15.09 18.26 20.62 23.01 22.23
10 10.750 273.05 4.19 6.35 7.80 9.27 9.27 12.7 12.7 15.09 18.26 21.44 25.4 28.58 25.4
12 12.750 323.85 4.57 6.35 8.38 9.53 10.31 14.27 12.7 17.48 21.44 25.4 28.58 33.32 25.4
14 14.000 355.60 6.35 7.92 9.53 9.53 11.13 15.09 12.7 19.05 23.83 27.79 31.75 35.71 35.71
16 16.000 406.40 6.35 7.92 9.53 9.53 12.7 16.66 12.7 21.44 26.19 30.96 36.53 40.49 40.49
18 18.000 457.20 6.35 7.92 11.13 9.53 14.27 19.05 12.7 23.88 29.36 34.93 39.67 45.24 45.24
20 20.000 508.00 6.35 9.53 12.7 9.53 15.09 20.62 12.7 26.19 32.54 38.1 44.45 50.01 50.01
22 22.000 558.80 6.35 9.53 12.7 9.53 - 22.23 12.7 28.58 34.93 41.28 47.63 53.98 53.97
24 24.000 609.60 6.35 9.53 14.27 9.53 17.48 24.61 12.7 30.96 38.89 46.02 52.37 59.54 59.54
26 26.000 660.00 6.35 12.7 - 9.53 - 12.7
28 28.000 711.20 6.35 12.7 15.88 9.53 - 12.7
30 30.000 762.00 6.35 12.7 15.88 9.53 - 12.7
32 32.000 812.80 6.35 12.7 15.88 9.53 17.48 12.7
34 34.000 863.60 6.35 12.7 15.88 9.53 17.48 12.7
36 36.000 914.40 6.35 12.7 15.88 9.53 19.05 12.7
38 38.000 965.20 9.53 12.7
40 40.000 1016.00 9.53 12.7
42 42.000 1066.80 9.53 12.7
44 44.000 1117.60 9.53 12.7
46 46.000 1168.40 9.53 12.7
48 48.000 1219.20 9.53 12.7
52 52.000 1321.00 9.53 12.7
56 56.000 1422.00 9.53 12.7
60 60.000 1524.00 9.53 12.7
72 72.000 1829.00 9.53 12.7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư, 2001. Thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[2] R.K. Sinnott,2005. Chemical Engineering Design, volume 6 , fourth edition.
Elsevier Butterworth-Heinemann, USA.
[3] Nguyễn Văn May, 2006. Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối. Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Standards of the tubular exchanger manufacturers association, 1999, 8th
edition. Tubular exchanger manufacturers association, INC.
[5] Phạm Xuân Toản, 2003. Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất
và thực phẩm, tập 3: các quá trình và thiết bị truyền nhiệt. Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
[6]Hoàng Đình Tín, 2001. Truyền nhiệt & Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[7] Rajiv Mukherjee, Engineers India Ltd.Effectively Design Shell and Tube
Heat Exchangers. Chemical engineering progress,February 1998.
[8] Hồ Lê Viên, 2006. Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[9] Cơ sở tính toán thiết bị hóa chất
[10]ASME B16.5 – 2003, Pipe Flangers and Flanged Fittings.
[11] Kuppan Thulukkanam, 2013. Heat exchanger design handbook,
second edition.Taylor & Francis Group,UK
[9] AspenONE V8.4 manual.
[10] PVelite 2015 manual.

You might also like