You are on page 1of 12

MỤC LỤC

TÓM TẮT VỀ ĐỀ TÀI................................................................................2


Chương 1: Tổng quan.............................................................................3
1) Giới thiệu........................................................................................3
2) Tình hình thực tế về đề tài.............................................................4
3) Mục tiêu luận văn...........................................................................4
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................5
1) Nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng hàn...........................5
2) Các dạng ứng suất và biến dạng hàn vỏ tàu..................................6
3) Các yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến biến dạng nhiệt khi
hàn tấm tôn bao vỏ tàu.......................................................................8
4) Sự phân bố trường nhiệt độ khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu...............8
5) Sự phát triển của trường ứng suất khi hàn tôn võ.........................8
6) Biện pháp xử lí biến dạng do ứng suất dư của tôn bằng phương
pháp căng nhiệt...................................................................................9
7) Phương pháp thực hiện..................................................................9
Tài liệu tham khảo................................................................................10
TÓM TẮT VỀ ĐỀ TÀI
Nội dung của luận văn đi và nghiên cứu các nguyên nhân dẩn
đến biến dạng tôn vỏ tàu trong quá trình hàn do biến dạng nhiệt gây
ra từ đó đưa ra phương pháp để hạn chế và xử lí biến dạng.
Luận văn tập trung đi và nghiên cứu mốt số yếu tố chính ảnh
hưởng đến biến dạng tấm tôn bao vỏ tàu như do quá trình hàn hồ
quang dưới lớp thuốc trợ dung gây ra. dự đoán trước biến dạng bằng
phương pháp tính toán lý thuyết sau đó thực nghiệm trên mô hình
thực để kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lí từ đó đưa ra biện pháp để
giải quyết vấn đề biến dạng trong điều kiện thực tế.
Chương 1: Tổng quan
1) Giới thiệu
Biến dạng hàn là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và
phức tạp trong công tác hàn kết cấu thân tàu thủy. Biến dạng gây
ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn, chất lượng kết cấu hàn và có thể
gây hư hỏng kết cấu sau khi hàn hoặc trong quá trình khai thác, sử
dụng. Nhưng vấn đề này thực tế vẫn đang tồn tại tại các nhà máy
đóng tàu.
Theo quy định của các cơ quan đăng kiểm, nhà máy đóng tàu
phải tiến hành hàn kết cấu thân tàu theo quy trình hàn được duyệt.
Tuy nhiên, các thông số chế độ hàn và góc vát mép liên kết trong
quy trình hàn lại nằm trong một khoảng giá trị. Như vậy khi tiến
hành hàn, giá trị nào được sử dụng lại còn phải phụ thuộc vào kinh
nghiệm thợ hàn.
Sau khi hàn, nhà máy phải tốn một khoảng chi phí khá lớn để
khắc phục biến dạng. Biện pháp chủ yếu để khắc phục hiện nay là áp
dụng phương pháp nhiệt, nghĩa là gia nhiệt làm cho kết cấu hàn biến
dạng theo chiều ngược lại. Phương pháp này có chi phí lớn, bao gồm
chi phí cho nhân công thực hiện, nguyên vật liệu, và vật tư tiêu hao,
… Đó là chưa kể đến vấn đề gia nhiệt sẽ làm thay đổi cơ lý tính của
vật liệu cơ bản, làm giảm chất lượng kết cấu cũng như làm giảm độ
bền chung của tàu. Bên cạnh đó phương pháp gia nhiệt được tiến
hành thủ công gây độc hại cho con người và tốn nhiều thời gian làm
giảm tiến độ đóng tàu.
Trong quá trình hàn, chúng ta tiến hành nung nóng cục bộ tại vị
trí cần hàn, chỉ trong một thời gian rất ngắn vị trí này đạt đến nhiệt
độ rất cao. Theo phương dọc, do nguồn nhiệt hàn luôn di động lên
phía trước nên những khối kim loại mới được nung nóng còn những
phần kim loại đằng sau dần dần đồng đều về nhiệt độ. Còn sự phân
bố nhiệt độ theo phương vuông góc với hướng hàn rất khác nhau, do
đó sự thay đổi thể tích ở các vùng lân cận mối hàn cũng khác nhau,
dẫn đến sự tạo thành nội lực và ứng suất trong vật hàn.
Mô tả cách khác, khi hàn giáp mối, nhiệt độ kim loại cơ bản đạt
giá trị cao nhất tại vùng hồ quang (mỏ hàn), kim loại cơ bản vùng
này giãn nở nhiều nhất so với những vùng khác ở xa mỏ hàn hơn.
Trong suốt quá trình đốt nóng, vùng nóng chảy có xu hướng giản nở
nhưng bị cản trở bởi kim loại xung quanh có nhiệt độ thấp hơn, vì
vậy ứng suất vùng này là ứng suất nén làm cho tấm biến dạng. Khi
mối hàn kết thúc, vật liệu tấm bắt đầu nguội dần và co lại làm cho
tấm biến dạng theo chiều ngược lại. Nếu tấm hàn biến dạng đàn hồi
hoàn toàn trong suốt thời gian gia nhiệt và thời gian nguội thì tấm sẽ
hoàn toàn trở lại với hình dáng ban đầu và không có biến dạng dư.
Nhưng thực tế thì không phải vậy, đối với kim loại đặc biệt là
thép biến dạng sẽ xảy ra. Vì trong quá trình nguội, hình dạng của
tấm được trả về nhưng không dừng lại ở vị trí hình dạng ban đầu mà
nó tiếp tục co lại, vượt qua hình dạng ban đầu và gây ra biến dạng
dư. Quá trình diễn ra biến dạng hàn này được thể hiện trên hình 1.1
[10].
Khi hàn giáp mối, vùng gần tâm mối hàn bị nung nóng nhiều
nhất nên có xu hướng giãn nở lớn gây ra bị nén, còn các phần khác
nung nóng ít hơn và nguội thì bị kéo. Sau khi hàn, nhiệt độ theo tiết
diện ngang của tấm dần dần cân bằng, khi nguội các phần của tấm
sẽ co lại. Biến dạng dọc co rút ở phần giữa phải lớn hơn vì ở đó nhiệt
độ cao hơn. Vì vậy, phần giữa của tấm khi nung nóng thì bị nén dọc,
sau khi nguội nó hoàn toàn trở nên bị kéo, những phần tiếp đó không
có sự co như phần giữa thì lại bị nén. Trạng thái ứng suất đó gọi là
ứng suất dư trong vật hàn.
Ứng suất dư trong kết cấu hàn kết hợp với ứng suất sinh ra do
ngoại lực tác dụng trong quá trình làm việc, tổng ứng suất này là
nguy cơ làm giảm khả năng làm việc của kết cấu và tạo khả năng
xuất hiện những vết nứt, gãy trong chúng. Biến dạng hàn thường
làm sai lệch hình dáng và kích thước của các kết cấu, do đó sau khi
hàn phải tiến hành khắc phục các biến dạng này.
2) Tình hình thực tế về đề tài.
Biến dạng hàn kết cấu thân tàu là một trong những vấn đề cực
kỳ quan trọng trong công tác hàn tàu. Biến dạng gây ảnh hưởng đến
chất lượng mối hàn, gây hư hỏng kết cấu,… Nhưng thực tế tại các
nhà máy đóng tàu vấn đề biến dạng vẫn tồn tại và sau khi hàn phải
tốn một khoảng chi phí khá lớn để khắc phục.
Hiện nay, tại các nhà máy đóng tàu cũng đã áp dụng các biện
pháp phòng chống biến dạng nhưng thực tế biến dạng hàn kết cấu
thân tàu vẫn xảy ra rất lớn. Nếu kết cấu xảy ra biến dạng vượt quá
mức cho phép thì phải tiến hành sửa chữa.
Giải pháp chủ yếu để khắc phục biến dạng hàn mà các nhà máy
đóng tàu lựa chọn hiện nay là phương pháp nhiệt. Phương pháp này
được áp dụng bằng cách gia nhiệt làm cho kết cấu biến dạng theo
chiều ngược lại.
Nhược điểm của phương pháp gia nhiệt: khi tiến hành gia nhiệt
để khắc phục biến dạng hàn là chúng ta đã trải qua thêm một quá
trình nung nóng và nguội của kết cấu, làm cho kim loại cơ bản và
kim loại mối hàn thay đổi cơ tính và cấu trúc tế vi thêm một lần nữa.
Điều này có thể là nguy cơ làm giảm cơ tính và độ bền của kết cấu
thân tàu.
Mặt khác phương pháp gia nhiệt rất tốn kém, tốn nhiều thời
gian, công sức và vật tư tiêu hao,…. Làm giảm hiệu quả kinh tế và
ảnh hưởng đến tiến độ đóng tàu.
3) Mục tiêu luận văn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nhiệt hàn và góc vát mép đến
biến dạng khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu sau đó có những khuyến cáo
về nguy cơ xảy ra ứng suất, biến dạng. Đề xuất chế độ hàn phù hợp
với tấm tôn bao vỏ tàu khi áp dụng phương pháp hàn hồ quang.
Đồng thời, từ đó đưa ra biện pháp để xử lí và làm giảm quá trình biến
dạng không cần thiết của quá trình hàn gây ra trong điều kiện thực
tế hàn vỏ tàu thủy.
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
1) Nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng hàn
Trong quá trình hàn, chúng ta tiến hành nung nóng cục bộ tại vị
trí cần hàn, chỉ trong một thời gian rất ngắn vị trí này đạt đến nhiệt
độ rất cao. Theo phương dọc, do nguồn nhiệt hàn luôn di động lên
phía trước nên những khối kim loại mới được nung nóng còn những
phần kim loại đằng sau dần dần đồng đều về nhiệt độ. Còn sự phân
bố nhiệt độ theo phương vuông góc với hướng hàn rất khác nhau, do
đó sự thay đổi thể tích ở các vùng lân cận mối hàn cũng khác nhau,
dẫn đến sự tạo thành nội lực và ứng suất trong vật hàn.

Mô tả cách khác, khi hàn giáp mối, nhiệt độ kim loại cơ bản đạt
giá trị cao nhất tại vùng hồ quang (mỏ hàn), kim loại cơ bản vùng
này giãn nở nhiều nhất so với những vùng khác ở xa mỏ hàn hơn.
Trong suốt quá trình đốt nóng, vùng nóng chảy có xu hướng giản nở
nhưng bị cản trở bởi kim loại xung quanh có nhiệt độ thấp hơn, vì
vậy ứng suất vùng này là ứng suất nén làm cho tấm biến dạng. Khi
mối hàn kết thúc, vật liệu tấm bắt đầu nguội dần và co lại làm cho
tấm biến dạng theo chiều ngược lại. Nếu tấm hàn biến dạng đàn hồi
hoàn toàn trong suốt thời gian gia nhiệt và thời gian nguội thì tấm sẽ
hoàn toàn trở lại với hình dáng ban đầu và không có biến dạng dư.

Nhưng thực tế thì không phải vậy, đối với kim loại đặc biệt là
thép biến dạng sẽ xảy ra. Vì trong quá trình nguội, hình dạng của
tấm được trả về nhưng không dừng lại ở vị trí hình dạng ban đầu mà
nó tiếp tục co lại, vượt qua hình dạng ban đầu và gây ra biến dạng
dư.

Khi hàn giáp mối, vùng gần tâm mối hàn bị nung nóng nhiều
nhất nên có xu hướng giãn nở lớn gây ra bị nén, còn các phần khác
nung nóng ít hơn và nguội thì bị kéo. Sau khi hàn, nhiệt độ theo tiết
diện ngang của tấm dần dần cân bằng, khi nguội các phần của tấm
sẽ co lại. Biến dạng dọc co rút ở phần giữa phải lớn hơn vì ở đó nhiệt
độ cao hơn. Vì vậy, phần giữa của tấm khi nung nóng thì bị nén dọc,
sau khi nguội nó

hoàn toàn trở nên bị kéo, những phần tiếp đó không có sự co


như phần giữa thì lại bị nén. Trạng thái ứng suất đó gọi là ứng suất
dư trong vật hàn.

Ứng suất dư trong kết cấu hàn kết hợp với ứng suất sinh ra do
ngoại lực tác dụng trong quá trình làm việc, tổng ứng suất này là
nguy cơ làm giảm khả năng làm việc của kết cấu và tạo khả năng
xuất hiện những vết nứt, gãy trong chúng. Biến dạng hàn thường
làm sai lệch hình dáng và kích thước của các kết cấu, do đó sau khi
hàn phải tiến hành khắc phục các biến dạng này.

Theo như sự nghiên cứu của Gell [14], được trình bày trong luận
án tiến sĩ của ông thì ứng suất đo được trên boong tàu 255.000DWT
trong suốt quá trình chế tạo và trong chuyến hải hành đầu tiên: ứng
suất do hàn gây ra chiếm đến 63%, còn lại là các ứng suất khác.

. Ứng suất trên boong tàu dầu 225.000DWT


trong quá trình đóng mới và chuyến hải hành đầu tiên
Như vậy, rõ ràng là trong quá trình đóng tàu thì vấn đề ứng suất
và biến dạng do hàn gây ra là vô cùng quan trọng, vấn đề này cần
phải được quan tâm và giải quyết đúng mức nhằm đảm bảo chất
lượng tốt nhất cho con tàu

2) Các dạng ứng suất và biến dạng hàn vỏ tàu.


Đối với kết cấu thân tàu, công việc hàn được quy định rất chặc
chẽ và kiểm tra rất khắc khe, điều này được thể hiện qua các tiêu
chuẩn và quy trình hàn. Quy trình hàn được xây dựng trên cơ sở tính
toán thiết kế và thường phải trải qua rất nhiều lần thử nghiệm trước
khi được phê chuẩn.

Quá trình hàn kết cấu thân tàu được Đăng kiểm kiểm tra, giám
sát bao gồm các giai đoạn: Kiểm tra trước khi hàn, kiểm tra trong khi
hàn và kiểm tra sau khi hàn.

Chất lượng mối hàn nói chung phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
tay nghề của người công nhân. Nhưng bắt đầu vào những năm cuối
của Thế kỷ 20, các phương pháp hàn cơ giới hóa và robot hàn được
ứng dụng trong ngành đóng tàu. Nhờ sự phát triển công nghệ hiện
đại này đã nâng cao được đáng kể chất lượng mối hàn, giảm chi phí
sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và đặc biệt là giảm độc hại cho
con người.

Tuy nhiên, khi lắp ghép các thành phần chi tiết kết cấu thân tàu
với nhau, cho dù là ứng dụng phương pháp hàn nào đi chăng nữa thì
cũng không thể tránh khỏi được ứng suất dư và biến dạng dư.

Theo Koichi và Masubuchi, biến dạng hàn có thể phân thành các
dạng sau:
1. Biến dạng xảy ra trong mặt phẳng tấm, có 3 dạng:
(a) Biến dạng do co ngang

(b) Biến dạng do co dọc

(c) Biến dạng do xoay

2. Biến dạng xảy ra ngoài mặt phẳng tấm, có 4 dạng:


(d) Biến dạng góc

(e) Biến dạng dọc

(f) Biến dạng xoắn


(g) Biến dạng cục bộ

3) Các yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến biến dạng


nhiệt khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu.
Từ những kết quả nghiên cứu trong lịch sử, thực tế sản xuất,
khái quát các kiến thức cơ bản về hàn, vật liệu, kết cấu thân tàu
cũng như công nghệ đóng tàu, chúng ta có thể dự đoán được có rất
nhiều yều tố ảnh hưởng đến biến dạng nhiệt khi hàn tấm tôn bao vỏ
tàu, những yếu tố này cũng có thể do khách quan hoặc chủ quan gây
nên.

Các yếu tố này chắc chắn không ảnh hưởng độc lập mà có tác
động phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta có thể tạm xếp các yếu tố cơ bản
này thành bốn nhóm chính: Nhóm các yếu tố kết cấu, nhóm các yếu
tố công nghệ, nhóm các yếu tố do nguồn nhiệt hàn và nhóm các yếu
tố do con người tác động.

4) Sự phân bố trường nhiệt độ khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu.


Hầu hết các quá trình hàn đều dựa trên nguyên lý cơ bản của
quá trình nung nóng cục bộ kim loại cơ bản đến nhiệt độ nóng chảy
và sau đó nguội dần. Nhiệt độ phân bố rất không đồng đều cả trong
không gian và theo thời gian, vì vậy đã gây ra biến dạng kết cấu chế
tạo.

Việc cơ bản và quan trọng nhất khi giải quyết vấn đề ứng suất
và biến dạng hàn là phải đi giải quyết vấn đề phân bố nhiệt độ của
mối hàn. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nguồn nhiệt hàn, trường
nhiệt độ và các vấn đề lý thuyết liên quan đến sự truyền nhiệt và
phân bố nhiệt.

Nguồn nhiệt hàn là yếu tố cơ bản nhất gây nên biến dạng nhiệt
khi hàn nối các tấm tôn bao vỏ tàu. Do đó nghiên cứu sự ảnh hưởng
của nguồn nhiệt hàn đến quá trình biến dạng là mục tiêu chính của
luận văn nhằm xác định được lượng nhiệt đưa vào mối hàn, trường
nhiệt độ trên tấm, trường ứng suất quá độ, trường ứng suất dư và
cuối cùng là tìm ra biến dạng.

5) Sự phát triển của trường ứng suất khi hàn tôn võ.
Đây là một trong những phần quan trọng nhất của luận văn,
nhằm xác định được trường ứng suất của tấm tôn bao vỏ tàu khi hàn
với phương pháp hàn hồ quang dưới lớp thuốc trợ dung.

Để giải quyết được phần này, chúng ta phải sử dụng rất nhiều
kiến thức liên quan đến vấn đề ứng suất và biến dạng. Trong đó có
những kiến thức về sự ứng xử của vật liệu kim loại với ứng suất biến
dạng, đường cong ứng suất biến dạng, các điều kiện tiên quyết của
lý thuyết biến dạng, biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo,…

6) Biện pháp xử lí biến dạng do ứng suất dư của tôn bằng


phương pháp căng nhiệt.
Kiểm soát biến dạng do hàn gây ra là một nhiệm vụ khó
khăn vì tính chất vật lý vô cùng phức tạp của quá trình hàn. Nguyên
nhân cơ bản của biến dạng do hàn gây ra là biến dạng không đồng
đều do ứng suất dư được tạo ra bởi gia nhiệt không đồng nhất và sự
không giãn nở nhiệt tại vị trí các mối hàn và các khu vực xung
quanh.  Căng nhiệt là một cách tiếp cận hiệu quả giải quyết cho sự
giản nở nhiệt không đồng đều trong quá trình hàn bằng phương
pháp gia nhiệt trước hoặc làm mát. Tùy thuộc vào điều kiện khác
nhau àm áp dụng, căng nhiệt có thể được chia thành ba loại steady-
state, transient, dynamic thermal tensioning.

7) Phương pháp thực hiện.


Trên cơ sở đặc điểm của kết cấu tàu thủy và quy trình hàn được
áp dụng, phương pháp nghiên cứu của đề tài được kết hợp giữa
nghiên cứu lý thuyết với thí nghiệm hàn thực tế.

Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, tôi xin giới hạn nội
dung đề tài, cụ thể như sau:

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu.


- Nghiên cứu lý thuyết sự ảnh hưởng của nguồn nhiệt đến biến
dạng nhiệt khi hàn tấm tôn bao vỏ tàu.
- Đánh giá kết quả của phương pháp căng nhiệt
- Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
1. Martin Birk (1999), Simulation of welding distortions in ship
section, PhD thesis ATV Odense Steel Shipyard Ltd
2. Thomas Gell (1987), Stress redistribution in flame, Cut or weld
thin plated subjected to external loading, PhD thesis
3. Chapter 7-10Pan Michaleris - Minimization of Welding
Distortion and Buckling_ Modelling and Implementation
(Woodhead Publishing in Materials) (2011, Woodhead
Publishing)
4. DISTORTION ENGINEERING-2015
5. Front-Matter_1980_Analysis-of-Welded-Structures
6. Preface_1980_Analysis-of-Welded-Structures
7. Koichi and Masubichi (1980), Analysis of welded structures,
Massachusetts Intitude of Technology USA

You might also like