You are on page 1of 5

Giữa đại dịch Covid-19, một ngân hàng quyết định

tăng lương và cắt giảm giờ làm việc cho nhân viên

Bank of America cho biết họ đã tăng lương cho các giao dịch viên
ngân hàng thêm 400 USD/tháng và giảm ca làm việc hàng ngày ít
nhất 2 giờ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng.
Ngân hàng này cũng cho biết trong một bản ghi nhớ vào hôm 20/3
cho nhân viên rằng, ở các chi nhánh của ngân hàng trên toàn quốc,
nhân viên vẫn sẽ được trả lương nếu đi làm đầy đủ, ngay cả khi giờ
làm của họ được điều chỉnh ít hơn; và các nhân viên tích cực làm việc
tại các chi nhánh sẽ nhận được khoản thanh toán bổ sung đặc biệt
thêm 200 USD mỗi tháng.
Một nhân viên có chuyên môn về chiến lược của Ngân hàng cho biết
việc tăng lương đã được chấp thuận bởi CEO Brian Moynihan và sẽ
duy trì trong suốt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng bởi virus.
Bank of America, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ nếu tính về tài sản,
giống như JPMorgan Chase, cũng đã thực hiện tăng lương cho một số
bộ phận do tính chất công việc mà họ không thể làm việc tại nhà.
Ngân hàng có trụ sở tại Charlotte, Bắc Carolina này đã khuyến khích
hầu hết các nhân viên có thể làm việc từ xa, chỉ những giao dịch viên
chi nhánh và nhân viên Trung tâm dịch vụ khách hàng được yêu cầu
làm việc tại ngân hàng.
Bắt đầu từ ngày 23/3 tới, Bank of America có kế hoạch cắt giảm số
giờ hoạt động tại 4.300 chi nhánh của mình, bắt đầu từ 10 giờ sáng
đến 4 giờ chiều. Trong điều kiện bình thường, hầu hết các chi nhánh
của ngân hàng mở cửa từ 9 giờ sáng đến 5 hoặc 6 giờ chiều.
Ngân hàng cũng cho biết với nhân viên ở Trung tâm dịch vụ khách
hàng và các nhân viên hỗ trợ khác - những người cần phải làm việc tại
các văn phòng sẽ được chi trả tiền làm việc ngoài giờ gấp đôi lương
cơ bản nếu làm quá 40 giờ một tuần.
Bank of America cho biết năm ngoái họ đã tăng mức lương tối thiểu
lên 20 USD/giờ và vẫn giữ nguyên chi phí chăm sóc sức khỏe cho
những người lao động được trả lương thấp hơn.
Chính quyền Trump đã khuyến nghị mọi người nên tránh tụ tập hơn
10 người và ngày càng có nhiều chính quyền địa phương trên cả nước
thực hiện đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu để giảm lây
truyền virus Covid-19.
Theo báo CafeF, ngày 21/03/2020
Link : https://cafef.vn/giua-dai-dich-covid-19-mot-ngan-hang-quyet-dinh-tang-luong-
va-cat-giam-gio-lam-viec-cho-nhan-vien-20200321143049.chn

ADB hỗ trợ 6,5 tỷ USD giúp các nước


đang phát triển đối phó với dịch Covid-
19
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố gói hỗ trợ ban đầu
trị giá 6,5 tỉ USD để đáp ứng nhu cầu trước mắt của các quốc gia
thành viên đang phát triển khi ứng phó với đại dịch gây ra bởi vi-
rút Corona chủng mới (COVID-19).

Gói hỗ trợ ban đầu này bao gồm xấp xỉ 3,6 tỉ USD trong các hoạt
động thuộc kênh chính phủ cho một loạt các biện pháp ứng phó trước
những hậu quả về kinh tế và y tế của đại dịch; 1,6 tỉ USD trong các
hoạt động không thuộc kênh chính phủ để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; thương mại trong nước và khu vực; cũng
như các công ty bị tác động trực tiếp.

 ADB cũng sẽ huy động khoảng 1 tỉ USD nguồn vốn ưu đãi thông qua
tái phân bổ từ các dự án đang triển khai và đánh giá khả năng cần
thiết sử dụng các nguồn dự phòng. Ngoài ra, ADB cung cấp 40 triệu
USD viện trợ hỗ trợ kỹ thuật và giải ngân nhanh.

Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa, cho biết: “Đại dịch này đã
trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng. Nó đòi hỏi
hành động mạnh mẽ ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đối với
các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB, chúng tôi đang đề
ra những hành động quyết liệt để đẩy lùi dịch bệnh; để bảo vệ người
nghèo, người dễ tổn thương, và người dân nói chung trong toàn khu
vực; và để bảo đảm rằng các nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chóng hết
mức có thể. Dựa trên đối thoại chặt chẽ với các thành viên và các thể
chế tài trợ tương đồng, chúng tôi triển khai gói cứu trợ 6,5 tỉ USD này
để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các thành viên”.

Ông Asakawa nhấn mạnh rằng “ADB sẵn sàng cung cấp thêm hỗ trợ
tài chính và tư vấn chính sách trong tương lai khi điều kiện cho phép,
bên cạnh gói cứu trợ 6,5 tỉ USD”.

Để cung cấp gói hỗ trợ cho các quốc gia thành viên đang phát triển
một cách nhanh chóng và linh hoạt hết mức có thể, ADB sẽ xem xét
điều chỉnh các công cụ tài trợ và quy trình kinh doanh của mình. Tùy
thuộc vào sự phê chuẩn của Ban Giám đốc Điều hành của ADB,
những điều chỉnh này sẽ bao gồm khả năng tiếp cận hỗ trợ ngân sách
khẩn cấp nhanh hơn cho các nền kinh tế đang đối mặt với hạn chế về
tài khóa nghiêm trọng, tinh giản thủ tục cho các khoản vay chính
sách, và mua sắm phổ cập với các quy trình linh hoạt và nhanh chóng
hơn.

Đại dịch đòi hỏi hành động ứng phó mang tính phối hợp và sự hợp tác
mạnh mẽ giữa các quốc gia và các tổ chức. ADB sẽ tăng cường hơn
nữa sự hợp tác chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới,
các ngân hàng phát triển khu vực, Tổ chức Y tế thế giới và các cơ
quan tài trợ song phương chủ chốt - bao gồm Cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật Bản cũng như Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và các
tổ chức thuộc khu vực tư nhân - để bảo đảm triển khai hiệu quả hoạt
động ứng phó với COVID-19 của mình.

Kể từ phản ứng đầu tiên trước COVID-19 vào ngày 7 tháng 2 năm
2020, ADB đã cung cấp hơn 225 triệu USD để đáp ứng nhu cầu cấp
thiết của cả chính phủ và doanh nghiệp ở các quốc gia thành viên
đang phát triển.

Phân tích kinh tế ban đầu của ADB và các dữ liệu liên quan được
công bố ngày 6 tháng 3 năm 2020 trong báo cáo nhan đề Tác động
Kinh tế của sự bùng phát COVID-19 tại Châu Á đang phát triển. Báo
cáo này cung cấp số liệu ước tính về tác động đối với Châu Á đang
phát triển và cho từng nền kinh tế và lĩnh vực ngành nghề của khu vực
thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm sự sụt giảm mạnh mẽ cầu
nội địa, giảm đi lại cho mục đích kinh doanh và du lịch, ảnh hưởng tới
các mối liên kết giữa thương mại và sản xuất, gián đoạn các chuỗi
cung ứng, và tác động tới sức khỏe.

Theo Ngân hàng 24h, ngày 20/3/2020

Link : https://www.24h.com.vn/ngan-hang/adb-ho-tro-65-ty-usd-giup-
cac-nuoc-dang-phat-trien-doi-pho-voi-dich-covid-19-c850a1133522.html

TP.HCM bổ sung 10.000 tỷ đồng


cho vay đối tượng chính sách, hộ
nghèo
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan và
UBND các quận, huyện về việc tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính
sách xã hội, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình giảm nghèo bền
vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP.

Theo đó, UBND TP giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP, trong
giai đoạn 2021 - 2025 tiến hành chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP tham mưu
UBND TP trình HĐND TP bổ sung nguồn vốn từ ngân sách TP ủy thác
qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách
trên địa bàn, phấn đấu ít nhất là 5.000 tỷ đồng. Hàng năm đảm bảo theo
nguyên tắc vốn bổ sung năm sau cao hơn năm trước trên cơ sở kết quả giải
ngân, sử dụng nguồn vốn được bố trí của năm trước liền kề.

Đồng thời, phối hợp với các sở - ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phúc tra
các dự án vay vốn bị rủi ro và đề xuất xử lý theo quy định; thường xuyên
kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay của các nguồn quỹ và các chương trình
vay vốn của TP.

Sở Tài chính TP được giao phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP
nghiên cứu, tham mưu trình UBND TP bổ sung nguồn vốn cho vay quỹ
xóa đói giảm nghèo và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo đúng
quy định.

UBND TP cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư TP phối hợp với Sở Tài


chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã
hội chi nhánh TP tham mưu trình UBND TP ghi kế hoạch bổ sung nguồn
vốn cho vay Quỹ xóa đói giảm nghèo và nguồn vốn cho vay giải quyết
việc làm TP, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để tiếp tục thực
hiện cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo, hộ có nhu cầu vay vốn tạo việc làm,
duy trì và mở rộng việc làm thuộc Chương trình Giảm nghèo bền vững của
TP và các đối tượng chính sách khác của TP trong giai đoạn 2021 - 2025
với số tiền ít nhất là 5.000 tỷ đồng.

TP đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP nghiên cứu, tham mưu đề
xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế cho Ngân hàng Chính sách
xã hội tự huy động nguồn vốn trong xã hội để có thể mở rộng hơn đối
tượng vay vốn đến các hộ dân có mức sống trung bình.

Theo báo Bizlive, ngày 20/3/2020


Link : https://bizlive.vn/tai-chinh/tphcm-bo-sung-10000-ty-dong-cho-vay-doi-tuong-
chinh-sach-ho-ngheo-3538650.html

You might also like