You are on page 1of 15

I/ Ủy ban Basel nới lỏng các quy định về vốn để

hỗ trợ ngân hàng cho vay trong bối cảnh dịch


Covid-19 hoành hành
Hôm qua (3/4), Ủy ban Basel đã đưa ra những hướng dẫn
chuyên môn tới các ngân hàng, cho biết rằng những khách
hàng đang tìm kiếm sự cứu trợ tạm thời cho việc trả nợ hoặc
khoản vay tín dụng được nhà nước bảo lãnh sẽ không cần phải
xếp vào loại rủi ro cao hơn.
Cơ quan này cho biết những hướng dẫn mới này được đưa ra
để đảm bảo rằng các ngân hàng phản ánh được hiệu quả giảm
thiểu rủi ro của các biện pháp này khi tính toán các yêu cầu về
vốn pháp định của họ.
Theo các quy tắc Basel hiện hành, các yêu cầu về vốn thường
cao hơn khi áp dụng cho các khoản vay được phân loại là quá
hạn hoặc có khả năng mất vốn cao, điều này xảy ra nếu một
ngân hàng không nhận được khoản thanh toán nào từ 90 ngày
trở lên. Nhưng những yêu cầu này sẽ khiến các ngân hàng tốn
nhiều chi phí hơn trong bối cảnh cơ quan quản lý các nước
kêu gọi ngành ngân hàng đưa ra các biện pháp như cho vay bổ
sung, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ… nhằm hỗ trợ
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các cá nhân chịu ảnh
hưởng vì đại dịch Covid-19.
Trong những tuần gần đây, các quốc gia trên thế giới đã công
bố một loạt các gói kích thích kinh tế chưa từng có để chống
lại tác động của dịch bệnh này. Tại Mỹ, các biện pháp cứu trợ
lên tới 2.200 tỷ USD, với 454 tỷ USD sẽ được giải ngân thông
qua các khoản vay của chính phủ và bảo lãnh cho vay. Các
nước EU cũng cho biết sẽ chi tổng cộng 2.700 tỷ euro, bao
gồm các chương trình bơm thanh khoản dưới dạng các khoản
cho vay từ nhà nước hoặc bảo lãnh tín dụng được thực hiện
thông qua các ngân hàng.
Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đang phải đối mặt với
những chỉ trích vì hành động quá chậm trong việc thực hiện
các sáng kiến do chính phủ tài trợ, một phần do lo ngại về
thiệt hại tiềm tàng đối với các vị trí vốn của họ.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, Ủy ban Basel đã thông báo
với các ngân hàng rằng họ có thể loại trừ khoảng thời gian
giãn nợ ra khỏi việc tính toán các yêu cầu về vốn của các
khoản vay quá hạn và các tài sản không tạo ra thu nhập. Ngoài
ra, khi khách hàng được tiếp cận các biện pháp cứu trợ khác
như bảo lãnh tín dụng từ nhà nước, các khoản vay hiện hữu
của họ không nên được xếp vào những trường hợp không
được hưởng các bảo lãnh này, điều này cũng thường làm tăng
đánh giá rủi ro và yêu cầu về vốn.
Chuẩn mực kế toán ngân hàng cũng có thể được áp dụng linh
hoạt, ủy ban cho biết. Tổn thất tín dụng dự kiến hiện đã được
giảm thiểu tối đa nhờ các biện pháp hỗ trợ của chính phủ được
đưa ra trong những tuần gần đây.
Tham khảo: Financial Times
Thái Bích Phương
Theo Trí thức trẻ

II/ Gần 100.000 tỷ đồng đã được giải ngân


cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi
Covid-19
Bản tin thời sự VTV tối 4/4 đưa tin, sau hơn 2 tuần kể từ khi
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01, các ngân hàng
thương mại đã giải ngân khoảng 100.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ
các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bới Coivd-19. 
Cho đến nay, đã có 12.000 doanh nghiệp, tương ứng với
13.500 tỷ đồng được giữ nguyên nhóm nợ. Trong khi đó,
36.000 doanh nghiệp được giảm, miễn lãi vay với 91.000 tỷ
đồng. 
Như vậy, gần một nửa số tiền trong gói tín dụng hỗ trợ của
ngành ngân hàng đã đến tay các doanh nghiệp. 
Trước đó, hồi đầu tháng 2, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đã
có nhiều ngân hàng đăng ký các gói tín dụng hỗ trợ với tổng
dư nợ lên đến 285.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ
trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế còn cho biết, gói hỗ trợ
này còn có thể lớn hơn trong thời gian tới do tác động của
dịch bệnh lên hoạt động kinh doanh của nền kinh tế. 
Mới đây, tại cuộc họp giữa NHNN và các ngân hàng thương
mại chiều 31/3, đã có 20 ngân hàng (chiếm 75% tổng dư nợ
cho vay nền kinh tế) đồng thuận rất cao là giảm tối thiểu 2%
lãi suất cho vay so với thời điểm trước khi có dịch bệnh. Phó
Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, đây có thể nói là
đợt giảm lãi suất "sâu" nhất kể từ khủng hoảng năm 2009.
Điều này cho thấy quyết tâm rất cao của Ngân hàng Nhà nước
và cố gắng lớn của các ngân hàng. 
Đến nay, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV,
VietinBank, Agribank, ACB, VPBank, VIB, SHB, HDBank,
TPBank, Kienlongbank,…đã có công bố chính thức các
chương trình, gói tín dụng hỗ trợ với lãi suất thấp. Trong đó,
nhiều ngân hàng giảm dư nợ cho vay hiện hữu, có ngân hàng
giảm lãi suất tới 4,5%/năm,...
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, gói tín dụng 285.000 tỷ
đồng không phải từ nguồn ngân sách mà từ nguồn vốn huy
động tại các ngân hàng thương mại, cho thấy sự hy sinh
không nhỏ của ngành ngân hàng. Được biết, để tập trung giảm
lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng đã chấp nhận giảm lợi
nhuận, cơ cấu chi phí hoạt động, thậm chí phải giảm lương
thưởng. 
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ

III/ MB đảm bảo hoạt động liên tục đáp


ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng mùa
dịch Covid-19
Tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Ngân
hàng Nhà nước về việc phòng, chống dịch Covid-19, Ngân
hàng TMCP Quân Đội (MB) mới đây thông báo đảm bảo
cung cấp các hoạt động kinh doanh liên tục, không để gián
đoạn trong mọi tình huống.
Theo MB, Ngân hàng sẽ đảm bảo cung cấp các hoạt động
giaodịch thông suốt tại 300 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Tuy nhiên,nhằm tăng cường phòng chống dịch covid-19, MB
cũng khuyến khíchkhách hàng sử dụng nền tảng ngân hàng số
như APP MBbank, BIZ MBđể hạn chế tối đa việc giao dịch
trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo các nhucầu giao dịch tài chính
an toàn của khách hàng.
Thể hiện tinh thần "Chia sẻ trách nhiệm, chung tay cộng
đồng", MB vẫn đang tiếp tục triển khai chuỗi các hoạt động
thiết thực nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của Covid-
19 như: MB triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng
dành cho khách hàng cá nhân vay mua, xây sửa nhà, mua ô tô
và sản xuất kinh doanh, lãi suất giảm từ 2% - 2.5%/năm với
tổng lợi ích khách hàng nhận được lên tới hơn 600 tỷ đồng;
Gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỉ đồng dành cho các doanh nghiệp
SME với mức giảm lãi tối đa cho tất cả các khách hàng trong
năm 2020 lên đến 100 tỷ đồng, chương trình Casa Credit -
giảm lãi suất vay đến 0,9%/năm dành cho khách hàng doanh
nghiệp SME; miễn phí thường niên và phí chuyển tiền cho các
khách hàng giao dịch online lên đến hàng trăm tỷ đồng; xem
xét cơ cấu nợ, giãn nợ cho nhiều khách hàng; miễn phí giao
dịch trên các nền tảng ngân hàng số APP MBbank, BIZ
MB; ...
Song song với các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng, MB liên
tục ra mắt nhiều tính năng mới trên các nền tảng APP
MBbank, BIZ MB để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu gia tăng
của khách hàng, giảm thiểu sử dụng các giao dịch tiền mặt
trong mùa dịch, đồng thời bám sát hiệu quả kinh doanh mà
ngân hàng đặt ra từ đầu năm.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế

IV/ Không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ


đông ngân hàng để giảm lãi suất cho vay:
Có thực sự cần thiết?

Cuối tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 02
về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng
cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của
dịch bệnh Covid-19. 
Đáng chú ý, tại Chỉ thị, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các
ngân hàng thương mại chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí
hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh
kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế
trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức
bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho
vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới. 
Sau chỉ thị này, nhiêu ngân hàng đã bắt đầu có kế hoạch về
vấn đề chi lương thưởng. Trong đó, ngân hàng SHB đã cắt
giảm 20-50% lương của cán bộ cấp cao; HDBank cũng giảm
10-25% lương của người thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng trở
lên; ngân hàng V. cũng giảm 10 - 30% lương của các nhân sự
thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng tuỳ từng vị trí, còn nhiều
ngân hàng cho biết sẽ cắt giảm các chi phí không cần thiết,…
Cổ đông lo lắng bị "tác động kép" vì họ cũng là người lao
động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Tuy nhiên, với yêu cầu không chia cổ tức bằng tiền mặt, có
không ít cổ đông ngân hàng đã tỏ ra lo ngại về quyền lợi của
mình. Bởi lẽ các cổ đông cũng là những người lao động, là
doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nếu không được trả
cổ tức tiền mặt chẳng khác nào "tác động kép" mà họ phải
gánh chịu. Họ đầu tư vào cổ phiếu bao nhiêu vốn liếng, đến
nay dịch bệnh đã bị thiệt hại lại không được nhận tiền cổ tức -
vốn mỗi năm chỉ có một lần cho số tiền mà họ đã gửi gắm vào
ngân hàng. Thậm chí có nhà đầu tư còn băn khoăn liệu việc
không cho chi trả cổ tức tiền mặt có thực sự giúp giảm lãi suất
cho vay hay không. 
Một số cổ đông cá nhân của ngân hàng ACB, VPB, TCB,
MBB, BID còn chia sẻ với chúng tôi, đâu chỉ khách hàng khó
khăn mà các cổ đông cũng vậy. Giá cổ phiếu thì lao dốc và
giờ còn không được nhận cổ tức tiền mặt. Vị cổ đông này cho
rằng, việc chia cổ tức nên để các ngân hàng tự cân đối về tỷ lệ
chia dựa trên khả năng tài chính và tình hình kinh doanh.
Chuyên gia nói gì?
Đem vấn đề trên đi tham vấn ý kiến chuyên gia, chuyên gia tài
chính ngân hàng TS. Bùi Quang Tín cho chúng tôi biết, nếu
không chia cổ tức bằng tiền mặt thì ngân hàng vẫn có thể chia
cổ tức bằng cổ phiếu. Khi đó, ngân hàng sẽ giữ lại được tiền
mặt, nằm trong phần lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó, cổ
tức này sẽ chuyển một phần vào vốn điều lệ. Khi giữ lại được
lợi nhuận, số tiền này có thể xem như nguồn vốn này có lãi
suất bằng 0. Như vậy, thay vì phải đi vay vốn trên thị trường 1
phải mất lãi suất, hay đi vay NHNN cũng vậy thì ngân hàng
thương mại có được nguồn vốn không lãi suất, có cơ hội cho
vay giá rẻ cho doanh nghiệp và người dân. 
Tuy nhiên, nếu việc cắt giảm các chi phí hoạt động dễ dàng
hơn thì việc không chia cổ tức bằng tiền mặt lại khiến các
ngân hàng phải đắn đo khá nhiều. Cổ đông của nhiều ngân
hàng đã phải nhiều năm liền không được chia cổ tức do tái cơ
cấu, và khi ngân hàng làm ăn khấm khá lên vẫn phải nhận "cổ
tức bằng giấy". Lời hứa hẹn sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt giờ
càng xa vời. 
Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu lưu ý, việc không chia cổ
tức bằng tiền mặt có thể giúp các ngân hàng có nguồn lực để
giảm lãi suất trước mắt, nhưng sẽ tạo tâm lý không hài lòng
lên các cổ đông. 
"Đầu tư vào một ngân hàng, vì tình hình dịch bệnh mà không
được chia cổ tức, cổ đông có thể rất bất mãn và tìm cách bán
cổ phiếu này. Nhiều ngân hàng đang dời lại cuộc họp
ĐHĐCĐ, nhưng nếu không chia cổ tức thì có thể không được
cổ đông đồng ý, từ đó những kế hoạch tăng vốn trong tương
lai của các ngân hàng sẽ gặp trở ngại, thậm chí có những cổ
đông rút vốn", vị chuyên gia này nhận định. 
Thay vì không chia cổ tức tiền mặt và tiết giảm chi phí, có
nên tính giảm lãi suất huy động?
Cắt giảm lương thưởng hay tạm thời không chia cổ tức chỉ là
một trong những biện pháp gợi ý. Trên thực tế, ngành ngân
hàng đang dùng mọi biện pháp để có phục vụ mục tiêu quan
trọng nhất là giảm lãi suất cho doanh nghiệp và người dân bị
ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 
Như tại cuộc họp giữa NHNN và các ngân hàng thương mại
chiều 31/3, đã có 20 ngân hàng (chiếm 75% tổng dư nợ cho
vay nên kinh tế) đồng thuận rất cao là giảm tối thiểu 2% lãi
suất cho vay so với thời điểm trước khi có dịch bệnh. Phó
Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, đây có thể nói là
đợt giảm lãi suất "sâu" nhất kể từ khủng hoảng năm 2009.
Điều này cho thấy quyết tâm rất cao của Ngân hàng Nhà nước
và cố gắng lớn của các ngân hàng. Đến nay, theo tổng hợp của
chúng tôi, nhiều ngân hàng lớn Vietcombank, BIDV,
VietinBank, Agribank, ACB, VPBank, VIB, SHB, HDBank,
TPBank, Kienlongbank,…đã có công bố chính thức các
chương trình, gói tín dụng hỗ trợ với lãi suất thấp. Trong đó,
nhiều ngân hàng giảm dư nợ cho vay hiện hữu, có ngân hàng
giảm  lãi suất tới 4,5%/năm,...
Theo ông Bùi Quang Tín, tuy nói là chính sách hỗ trợ cho
doanh nghiệp, nhưng cũng là hỗ trợ cho chính ngân hàng.
Việc giảm lãi suất cho vay là nhu cầu của xã hội chứ không
chỉ xuất phát từ yêu cầu của NHNN. Tuy nhiên, giảm lãi suất
cho vay không hề đơn giản, các ngân hàng sẽ phải cân đối lại
chi phí, bao gồm chi phí huy động cho đến chi phí lương,
thưởng, chi phí mặt bằng, chi phí công nghệ thông tin,…
Ông Tín chia sẻ thêm rằng, giảm chi phí nhân viên hay công
nghệ thông tin là cực kỳ khó giảm, do đó, giảm chi phí huy
động là tốt nhất. 
"Lãi suất huy động dễ giảm nhất, vì kinh doanh khó khăn, làm
cái gì cũng lỗ thì người dân sẽ chọn ngân hàng để gửi tiền hơn
là đổ tiền vào chứng khoán hay bất động sản. Do đó, dù lãi
suất huy động giảm, người dân vẫn sẽ gửi tiền ngân hàng, bởi
lúc này, không phải vàng, hay chứng khoán, hay bất động
sản,..mà tiền mặt là vua", vị chuyên gia nhận định. Chưa kể,
trong những năm qua, lạm phát luôn được duy trì ở mức thấp,
sự an toàn của hệ thống ngân hàng Việt ngày càng được củng
cố và tạo niềm tin cho người dân. 
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ

V/ Lại "nóng" nhân sự cấp cao ngân hàng


Ngân hàng HDBank ngày 02/4 thông báo thay đổi 2 nhân sự
cấp cao quan trọng của nhà băng này. Cụ thể, ông Nguyễn
Hữu Đặng, người đã giữ vị trí Tổng giám đốc HDBank suốt từ
năm 2010, sẽ thôi nhiệm để lên làm Phó chủ tịch Hội đồng
quản trị ngân hàng. Trong khi đó ông Phạm Quốc Thanh, Phó
Tổng giám đốc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc thay cho
ông Đặng.
Sự thay đổi nói trên ở HDBank được nhìn nhận là một thời
khắc quan trọng của quá trình chuyển tiếp nhân sự cấp cao.
Do quyết định điều chuyển đến đúng lúc cả nước đang thực
hiện cách ly toàn xã hội nên HDBank đã phải tổ chức lỗ công
bố trao quyết định bổ nhiệm thông qua hình thức…trực tuyến,
nối 154 điểm cầu là 154 chi nhánh và hội sở của ngân hàng để
toàn bộ cán bộ nhân viên cùng theo dõi.
Trước đó, một ngân hàng khác là MSB cũng có thay đổi nhân
sự tương tự HDBank. Hồi trung tuần tháng 1 năm nay, ông
Huỳnh Bửu Quang đã được thôi nhiệm chức Tổng giám đốc
để lên làm Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị. Ông
Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc Ngân hàng bán lẻ (ở
MSB có chính sách người đứng đầu các khối cũng gọi là Tổng
giám đốc), làm Quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 01/02/2020,
và chờ quyết định chấp thuận làm Tổng giám đốc từ phía
Ngân hàng Nhà nước.
Một ngân hàng nữa cũng vừa có thay đổi nhân sự cách đây ít
hôm, vào ngày 01/4, đó là ABBank. Theo đó, ông Phạm Duy
Hiếu, Quyền Tổng giám đốc ABBank được chấp thuận cho
thôi nhiệm công việc điều hành ngân hàng, để chuyển sang
Ủy Ban Nhân sự, tập trung cho công tác huấn luyện đào tạo
và dự án Ngân hàng số của ABBank.
Thay vị trí của ông Hiếu là ông Lê Hải, người vừa cách đó
đúng 1 ngày tức 31/3, có thông báo thôi làm Phó Tổng giám
đốc MB. Như vậy, ông Lê Hải chuyển từ MB sang ABBank
để làm Tổng giám đốc, hiện tại chức danh là Quyền Tổng
giám đốc trong khi chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Tại MB, ông Lê Hải có nhiều đóng góp quan trọng vào việc
thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ cho nhóm khách hàng
SME, khách hàng cá nhân. Việc ông chủ của ABBank đưa
ông Hải về làm Tổng giám đốc cho thấy dường như ABBank
đang trông chờ sự bứt phá của mảng bán lẻ mà ông Hải đã
thành công ở MB trước đó.
Hồi tháng 3 cũng có tới 5 ngân hàng công bố về việc thay đổi
nhân sự cấp cao bao gồm Eximbank, VietBank, BIDV,
Techcombank và Sacombank. Cụ thể Eximbank ngày 5/3 bổ
nhiệm ông Nguyễn Quang Thông làm Phó chủ tịch Hội đồng
quản trị và ông Lã Quang Trung giữ vị trí Kế toán trưởng.
Ngày 13/3 tại VietBank công bố thay Tổng giám đốc khi ông
Nguyễn Thanh Nhung thôi nhiệm theo nguyện vọng cá nhân
sau 6 năm gắn bó với VietBank và người thay thế ông Nhung
làm Quyền Tổng giám đốc là ông Lê Huy Dũng – Phó Tổng
giám đốc VietBank.
Cùng thời điểm thay đổi nhân sự với VietBank là BIDV khi
ngân hang thông báo bổ nhiệm mới 4 Phó Tổng giám đốc
cùng với việc bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị. Hai
thành viên HĐQT là ông Lê Kim Hòa (Phó Tổng Giám đốc
BIDV) và ông Trần Xuân Hoàng (Phó Tổng Giám đốc BIDV)
được đại hội cổ đông ngày 7/3 bầu ra; còn 4 Phó Tổng giám
đốc là ông Phan Thanh Hải (Trưởng khối Ngân hàng Bán
buôn kiêm Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp lớn
BIDV), ông Hoàng Việt Hùng (Giám đốc Ban Tổ chức nhân
sự BIDV), bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao (Giám đốc BIDV chi
nhánh Hà Nội) và ông Trần Long (Giám đốc BIDV chi nhánh
Hà Thành).
Trong khi đó tại Sacombank thì công bố ông Phạm Quốc
Huỳnh không còn là Phó Tổng giám đốc kể từ trung tuần
tháng 3 và không giữ bất cứ vị trí quản lý nào nữa ở
Sacombank.
Còn tại Techcombank, mới đây ngân hàng cũng công bố bổ
nhiệm ông Phùng Quang Hưng làm Phó Tổng giám đốc
thường trực Kiêm giám đốc Điều Hành và giám đốc Khối tư
vấn tài chính và dịch vụ khách hàng (CSA) kể từ 15/3. Đây
được xem là việc "dọn đường" để Techcombank có Tổng
giám đốc mới vào tháng 9 tới khi ông Nguyễn Lê Quốc Anh
đã có kế hoạch rời ngân hàng sau khi hết 5 năm nhiệm kỳ.
H.Kim
Theo Nhịp Sống Việt

VI/ Các ngân hàng giảm mạnh lương,


thưởng vì Covid-19
Ngày 31/3 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp
bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và
khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Một trong các nội dung được người đứng đầu ngành ngân
hàng yêu cầu các thành viêntrong hệ thống là chủ động rà
soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương,
thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài
chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông.
Ngoài ra thống đốc còn yêu cầu trước mắt không chia cổ tức
bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho
vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Sau chỉ thị của Thống đốc, các ngân hàng đã bắt đầu có kế
hoạch hành động.
HDBank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống gửi thông báo
tới người lao động về việc cắt giảm lương từ ngày 01/4. Việc
điều chỉnh bắt đầu luôn từ kỳ lương tháng 4 cho đến khi có
thông báo thay thế.
Cụ thể với những người lương 80 triệu đồng/tháng trở lên sẽ
thực hiện cắt giảm 25%; từ 40 – 80 triệu đồng cắt giảm 20%;
lương từ 20 – 40 triệu sẽ giảm 15% còn lương từ 10 – 20 triệu
là giảm 10%. Cán bộ nhân viên có thu nhập dưới 10 triệu sẽ
không bị cắt giảm thu nhập.
Tiếp theo đến lượt SHB công bố điều chỉnh lại kế hoạch kinh
doanh năm 2020 với mức giảm lợi nhuận tối thiểu là 1.000 tỷ
đồng, đồng thời thực hiện rà soát toàn bộ các chi phí hoạt
động và tổ chức triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí hoạt
động với mức giảm tối thiểu 10%. Các thành viên Hội đồng
quản trị, Ban Điều hành và cán bộ quản lý cấp cao của ngân
hàng tự nguyện giảm lương 50% cho đến khi công bố hết
dịch. Các cấp quản lý toàn hệ thống từ cấp Phó phòng trở lên
và các chức danh tương đương giảm từ 10%- 30% tùy theo
mức thu nhập.
Một ngân hàng khác đề nghị giấu tên cũng cho biết đã hoàn
tất kế hoạch cắt giảm chi phí. Theo đó các lãnh đạo ngân hàng
cấp cao đều tự nguyện giảm lương với khoảng 40 - 50% trong
đó cấp cao nhất giảm 50%. Chỉ có 3 cấp nhân viên thấp nhất
của nhà băng này là không phải thực hiện cắt giảm. "Nhân sự
cấp càng cao thì tỷ lệ cắt giảm càng cao, còn nhân viên nhóm
lương thấp chúng tôi muốn hỗ trợ để họ không bị ảnh hưởng
cuộc sống giữa lúc dịch bệnh, khó khăn"- một lãnh đạo cấp
cao của ngân hàng này chia sẻ.
Cũng theo vị lãnh đạo trên, việc cắt giảm lương là điều không
ai mong muốn, tuy nhiên khi ngân hàng gặp khó, khách hàng
gặp khó, cả nền kinh tế gặp khó thì họ phải chia sẻ khó khăn
với ngân hàng và chung tay cùng cộng đồng. Ngoài ra, ngân
hàng còn dừng chi các khoản mục không quá cần thiết, đồng
thời dừng cả các dự án, kế hoạch chưa cấp thiết để giảm chi
phí tối đa.
Tại một ngân hàng đề nghị giấu tên khác có quy mô vừa và có
trụ sở chính ở Hà Nội, một quản lý cấp cao của ngân hàng cho
biết ngay từ sau Tết Nguyên đán, nhận định tình hình dịch
bệnh sẽ căng thẳng nên lãnh đạo ngân hàng đã chỉ đạo thực
hiện cắt giảm các chi phí không cần thiết, bao gồm cả một số
hạng mục liên quan đến tiếp thị, marketing để giảm chi phí.
Ngoài ra ngân hàng cũng tạm dừng việc quyết toán chi thưởng
kinh doanh theo quý.
Khảo sát của chúng tôi với một số ngân hàng khác, bao gồm
cả ngân hàng thuộc nhóm Big4, thì hiện tại chưa có kế hoạch
cắt giảm lương hàng tháng. Tuy nhiên theo đại diện một số
ngân hàng, việc lương nhận hàng tháng của cán bộ nhân viên
chỉ là tạm tính (theo phương án dự thu, dự chi), đến cuối quý,
bán niên và cuối năm mới bổ sung, quyết toán để tính toán lại,
và có thể khi ấy sẽ thực hiện việc cắt giảm phù hợp.
"Việc cắt giảm lương hiện tại chưa thấy thông báo nhưng tình
hình này chắc chắn lương, thưởng kinh doanh trong các đợt
quyết toán sẽ giảm mạnh, chưa kể doanh số bị ảnh hưởng
nặng nề bởi doanh nghiệp, khách hàng và nền kinh tế khó
khăn", một cán bộ phụ trách về nhân sự của một ngân hàng
chia sẻ.
- Số liệu tổng hợp từ mùa báo cáo tài chính 2019 ở các
ngân hàng cho thấy, trong năm 2019 vừa qua thu nhập
của cán bộ nhân viên ngân hàng hầu hết tăng so với năm
trước.
- Dẫn đầu hệ thống về việc chi trả lương thưởng hiện nay
là Vietcombank khi thu nhập bình quân của cán bộ nhân
viên tới 34,3 triệu đồng/tháng. Trong năm 2018, thu nhập
bình quân của nhà băng này là 33,5 triệu
đồng/người/tháng.
- Đứng thứ hai là Techcombank khi thu nhập năm vừa qua
cũng tới bình quân 34 triệu đồng/người/tháng, tăng trên
13% so với 2018. Thứ ba và thứ 4 đang thuộc về
MBBank và TPBank. Năm qua bình quân cán bộ nhân
viên MB hưởng thu nhập gần 29,2 triệu
đồng/người/tháng, tăng 12,7% so với 2018 còn ở
TPBank là trên 28 triệu đồng/người/tháng.
- Lương và phụ cấp của nhân viên VietinBank năm qua đạt
trung bình 27,4 triệu đồng/người/tháng, tăng 37% so với
năm trước. BIDV trong khi đó cũng tăng từ 24,65 triệu
đồng/người/tháng ở năm 2018 lên 27,1 triệu
đồng/người/tháng trong năm vừa qua.
- Tại các ngân hàng khác, nhất là những ngân hàng ăn nên
làm ra, thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng đều
trên 20 triệu đồng/người/tháng, chẳng hạn ACB,
VPBank, HDBank, VIB, Nam A Bank...Một số ngân
hàng nhỏ thì thu nhập thấp hơn, bình quân chỉ từ 13 - 17
triệu đồng/người/tháng.

You might also like