You are on page 1of 2

Đáp án thi cuối kỳ môn vi sinh vật.

1.       Câu 1
-          Nhiệt ướt (0.25đ): phân hủy liên kết hydro giữa các mạch protein, dẫn đến đông
tụ protein vi sinh vật (0,25đ).
-          Nhiệt khô (0.25đ): tác động lên tế bào VSV bằng cách oxy hóa (0.25đ).
-          Lọc (0.25đ): sử dụng các loại màng lọc có kích thước lỗ lọc khác nhau cho các
mục đích lọc khác nhau, nhằm vô khuẩn những môi trường không chịu được
nhiệt (0.25đ).
-          Sấy (0.25đ): làm cho tế bào vi sinh vật bị mất nước (0.25đ).
-          Áp suất thẩm thấu (0.25đ): tạo môi trường ưu trường, gây hiện tượng co nguyên
sinh (0.25đ).
-          Tia phóng xạ: Tác động của tia phóng xạ lên tế bào phụ thuộc vào độ dài bước
sóng, cường độ, thời gian chiếu phóng xạ. Tia phóng xạ cung cấp năng lượng làm
thay đổi các cấu trúc của tế bào (nếu chỉ trình bày được đến đây thì được 0,5đ).
        Tia phóng xạ ion hóa (0.25đ): có bước sóng < 1 nm, mang nhiều năng
lượng, có khả năng xuyên sâu (0.25đ).
        Tia phóng xạ không ion hóa (0.25đ): có bước sóng > 1 nm, không thể
xuyên sâu, cần chiếu trực tiếp (0.25đ).
 
2.       Câu 2
Sinh viên phải trình bày các bước tiến hành bắt đầu với mẫu chứa vi sinh vật cần thiết lấy từ
tự nhiên sao cho cuối cùng có được chủng vi sinh vật cần thiết ở dạng thuần khiết. Sinh viên
có thể trình bày các bước phân lập vi sinh vật trực tiếp từ mẫu trên môi trường thạch, hoặc có
thể tăng sinh mẫu trong môi trường lỏng rồi cấy lên môi trường thạch (pha loãng rồi cấy
trang; hoặc cấy ria), hoặc có thể trình bày quá trình phân lập một vi sinh vật cụ thể, … sao
cho cuối cùng có được chủng vi sinh vật cần thiết ở dạng thuần khiết. Tổng điểm (2,5đ) sẽ
được chia chi tiết cho các bước toát lên được các ý cơ bản, chẳng hạn như sau:
-          Bước 1: Xử lý mẫu, pha loãng mẫu (0,5đ).
-          Bước 2: Chuẩn bị môi trường thạch đĩa thích hợp (0,5đ).
-          Bước 3: Cấy mẫu (đã pha loãng: cấy trang, hoặc đặt mẫu, cấy ria mẫu, …) lên
môi trường thạch (0,5 đ).
-          Bước 4: Ủ đĩa thạch đã cấy mẫu ở nhiệt độ thích hợp trong thời gian thích hợp
cho đến khi quan sát thấy xuất hiện khuẩn lạc (0,5 đ).
-          Bước 5: Làm thuần khiết chủng vi sinh vật phân lập được: cấy ria khuẩn lạc qua
môi trường thạch đĩa mới, ủ đĩa ở nhiệt độ thích hợp trong thời gian thích hợp cho
đến khi quan sát thấy khuẩn lạc. Lặp lại nhiều lần cho đến khi nhận được giống
thuần bằng cách quan sát khuẩn lạc trên môi trường thạch đĩa và tế bào dưới kính
hiển vi (0,5đ).
 
3.       Câu 3
Sinh viên có thể trả lời theo một trong nhiều cách khác nhau sao cho cuối cùng có thể xây
dựng được đường cong sinh trưởng của chủng nấm mốc nuôi lắc trong môi trường lỏng chứa
trong một bình tam giác. Tổng điểm (2,5đ) sẽ được chia chi tiết cho các bước toát lên được
các ý cơ bản, như sau:
-          Bước 1: Chuẩn bị môi trường lỏng thích hợp cho chủng nấm mốc trong một bình
tam giác (0,5đ).
-          Bước 2: Cấy giống nấm mốc vào môi trường trong bình tam giác (0,5đ).
-          Bước 3: Nuôi chủng nấm mốc ở nhiệt độ thích hợp với chế độ lắc thích
hợp (0,5đ).
-          Bước 4: Lấy mẫu định kỳ và xác định lượng sinh khối tạo thành trong mẫu bằng
một phương pháp thích hợp cụ thể cho đến khi thấy được lượng sinh khối giảm đi
theo thời gian nuôi lắc (0,5đ).
-          Bước 5: Xây dựng đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của lượng sinh khối tạo
thành theo thời gian lắc (0,5đ).
4.       Câu 4
Sinh viên phải trình bày sao cho có được mối liên hệ giữa lượng sản phẩm trao đổi chất tạo ra
bởi vi sinh vật và thời gian lên men; có thể trình bày cho một sản phẩm trao đổi chất cụ thể.
Tổng điểm (1,5đ) sẽ được chia cho các bước toát lên được các ý cơ bản, như sau:
-          Lấy mẫu định kỳ và xác định lượng sản phẩm trao đổi chất có trong mẫu (0,5đ).
-          Dựng đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của lượng sản phẩm trao đổi chất theo
thời gian lên men (0,5đ).
-          Đối chiếu đường cong dựng được ở ý thứ 2 với đường cong sinh trưởng để xác
định thời điểm thích hợp (tại đó có lượng sinh khối tạo thành tương ứng) để thu
nhận sản phẩm trao đổi chất (0,5đ).

You might also like