You are on page 1of 3

2.

Nội dung nghiên cứu


2.1 Khảo sát vỏ hạt điều
Cây Điều tên khoa học là Anacardium occidentale thuộc nhóm cây công nghiệp. Cây
Điều được trồng nhiều ở các tỉnh như Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước… Các sản
phẩm thu hoạch và chế biến từ cây Điều rất đa dạng và trên hết là nhân hạt Điều – mặt
hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Việt Nam là một trong những nước chế biến và xuất
khẩu hạt điều lớn nhất thế giới. Trong công nghiệp chế biến hạt Điều, dầu vỏ hạt Điều
là sản phẩm phụ thu hồi trong quá trình sản xuất với tỷ lệ khoảng 10 – 15% trọng
lượng hạt. Các thành phần chủ yếu của dầu vỏ hạt Điều được xác định gồm acid
anacardic, cardol, 2 – metylcardol và cardanol.

Đây là các hợp chất phenol tự nhiên có gắng với mạnh hydrocarbon không no. Trong
quá trình chế biến hạt Điều để tách nhân và vỏ hạt Điều thường tiến hành ở nhiệt độ
cao vì thế acid anacardic bị khử mất CO 2 và trở thành cardanol, khi đó dầu vỏ hạt điều
thu được có thành phần chính là cardanol. Do có tính phenol, nên vai trò tự nhiên của
dầu vỏ hạt Điều khi tồn tại trong vỏ quả Điều là bảo vệ nhân Điều chống lại các sinh
vật hại.
2.2 Khảo sát điều kiện trích ly
2.2.1 Phương pháp thẩm tách
Sử dụng mỡ động vật – được gọi là Enfleurage Essential Oils.
Ưu điểm: phương pháp này thu được tinh dầu có chất lượng rất cao.
Nhược điểm: phương pháp này có giá thành cao, khó thực hiện trên quy mô lớn.
2.2.2 Phương pháp trích ly sử dụng dung môi hữu cơ.
Phương pháp này phân tách được tinh dầu dựa vào tính chất tinh dầu tan tốt trong các
dung môi không phân cực.
Ưu điểm: Phương pháp này sử dụng ở điều kiện nhiệt độ phòng, do đó tinh dầu sẽ
không bị biến tính.
Nhược điểm: Do sử dụng dung môi hữu cơ nên cần thêm một bước loại dung môi ở
điều kiện chân không nên tăng chi phí về mặt thiết bị. Nếu không loại hết dung môi ra
khỏi sản phẩm thì sẽ ảnh hướng rất nhiều tới chất lượng sản phẩm và một số loại dung
môi đọc đối với người sử dụng và ảnh hưởng đến môi trường.
2.2.3 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Hơi nước tiếp xúc với nguyên liệu lôi cuốn tinh dầu đi theo và chuyển sang dạng lỏng
bên bộ phận ngưng tụ và làm lạnh.
Ưu điểm: Phương pháp này có thể thực hiện dễ dàng, thiết bị dễ chế tạo và vận hành
đơn giản.
Nhược điểm: Không thích hợp cho một số loại tinh dầu có thành phần dễ biến tính ở
nhiệt độ cao.
2.2.4 Phương pháp trích ly bằng dung môi siêu tới hạn
Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, cho tinh dầu chất lượng cao, loại bỏ được
nhiều tạp chất và thường sử dụng CO2 siêu tới hạn.
Ưu điểm: tinh dầu không bị biến tính, dễ dàng tách khỏi dung môi hoàn toàn.
Nhược điểm: hệ thống phức tạp, gián thành tinh dầu cao hơn rất nhiều lần so với tinh
dầu được chiết xuất bằng các phương pháp khác.
2.3 Tối ưu hóa điều kiện trích ly
2.4 Phương pháp thử hoạt tính sinh học
2.4.1 Phương pháp thử hoạt tính kháng sinh
Phương pháp thử định lượng trên môi trường lỏng
Phương pháp tiến hành: thực hiện dựa trên phương pháp vi định
lượng trên môi trường lỏng. Đây là phương pháp thử hoạt tính kháng vi
sinh vật kiểm định và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn mạnh
yếu của các mẫu thử thông qua các giá trị thể hiện hoạt tính là MIC
(nồng độ ức chế tối thiểu), IC50 (nồng độ ức chế 50%), MBC (nồng độ
diệt khuẩn tối thiểu)
- Mẫu ban đầu được pha loãng trong DMSO và nước cất vô trùng thành
một dãy 05 nồng độ là 128 g/ml, 32 g/ml, 8g/ml, 2g/ml,
0,5g/ml
Chuẩn bị dung dịch vi khuẩn hoặc nấm với nồng độ 5.105CFU/ml
khi tiến hành thử.
- Chuẩn bị mẫu đối chứng: mẫu đối chứng (+) kháng sinh được pha
trong nước cất theo nồng độ 10mg/ml và khử trùng bằng màng lọc
Millipore 0,22µm; tiến hành các bước thì nghiệm tiếp theo tương tự
như các chất thử khác . Mẫu đối chứng (-) chất thử được thay thế
bằng nước cất vô trùng.
- Sau 24h, đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị MIC được xác định
tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất gây ức chế hoàn toàn sự phát
triển của vi sinh vật.
- Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy
quang phổ TECAN bước sóng λ = 492nm và phần mềm raw data
- Thí nghiệm được lặp lại với n = 3
Phương pháp thử hoạt tính ức chế vi khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên
thạch đĩa
Môi trường Mueller Hinton Agar được sử dụng để làm kháng sinh đồ (thử nghiệm độ
nhạy cảm kháng sinh) của các chủng vi khuẩn gây bênh. Môi trường này được hấp tiệt
trùng bằng lò hấp điều chỉnh ở 1210C trong 15 phút và ở áp suất 15psi. Môi trường
này được dùng để xác định hoạt động kháng khuẩn. Môi trường agar lỏng (450C) được
đổ vào đĩa petri (15 mL) ở điều kiện vô trùng và cho phép hóa rắn ở nhiệt độ phòng
trong điều kiện vô trùng. Sau khi đã đặc và khô lại, đĩa thạch sẽ được cấy với một mẫu
nhỏ thích hợp vi sinh vật (dùng làm mẫu thử bị ức chế) bằng phương pháp cấy trang .
Tiếp đến tạo những cái lỗ (đường kính 8mm) trong đĩa thạch (dùng cây que cấy thép
không gỉ có lỗ khoang). Những cái lỗ này sẽ được lắp đầy bằng 0,1mL dung dịch dầu
Điều đã chuẩn bị. Chất kháng sinh Tetracycline được dùng làm mẫu đối chứng. Sau
đó các đĩa petri này được ủ ở 370C trong 24h, đến ngày hôm sau khu vực vi sinh vật bị
kháng sinh ức chế sẽ được quan sát và đánh giá. Thí nghiệm này đã được thực hiện 3
lần để kiểm chứng độ chính xác của nó.

You might also like