You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THI TUYỂN SINH LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC

1. Thông tin chung về môn học


- Tên môn học: Máy điện
- Số tiết: 30
2. Mục tiêu của môn học
- Kiến thức: Cung cấp kiến thức cơ bản về máy biến áp, lý luận chung về máy điện
quay, máy điện không đồng bộ cho sinh viên làm cơ sở để tiếp thu các kiến thức
chuyên ngành. Cung cấp kiến thức cơ bản về máy điện đồng bộ, máy điện một chiều
và các máy điện đặc biệt cho sinh viên làm cơ sở để tiếp thu các kiến thức chuyên
ngành.
 Kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức mà môn học trang bị, SV có điều kiện hơn khi hội
nhập với những vấn đề kỹ thuật liên quan phát sinh trong thực tế cuộc sống, trong
các công ty, xí nghiệp,… Từ đó, hình thành kỹ năng phát triển nghề nghiệp. Do đặc
điểm của môn học có tính hệ thống cao, là sự kết hợp của nhiều vấn đề kỹ thuật khác
nhau nên sinh viên cần có kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống cao, kỹ năng tư duy,
tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới phát sinh, kỹ năng lựa chọn và ra quyết định xây
dựng hệ thống theo hướng tối ưu hóa.
3. Tóm tắt nội dung môn học
Khái niệm chung về máy điện.
Máy biến áp: Khái niệm chung về máy biến áp; tổ nối dây và từ hoá máy biến áp;
quan hệ điện từ trong máy biến áp; các chế độ làm việc của máy biến áp; quá trình quá độ
trong máy biến áp; các loại máy biến áp đặc biệt.
Các vấn đề lý luận chung về máy điện quay; dây quấn máy điện quay; S.t.d. của dây
quấn máy điện quay xoay chiều; sức điện động của dây quấn máy điện quay xoay chiều.
Máy điện không đồng bộ; đại cương về máy điện không đồng bộ; quan hệ điện từ
trong máy điện không đồng bộ; đồ thị vòng tròn của máy điện không đồng bộ; mở máy và
điều chỉnh tốc độ của động cơ không đồng bộ; động cơ không đồng bộ một pha.
Máy điện đồng bộ: khái niệm chung về máy điện đồng bộ; từ trường trong máy điện
đồng bộ; quan hệ điện từ trong máy điện đồng bộ; máy phát điện đồng bộ làm việc với tải
đối xứng và không đối xứng; các máy phát điện đồng bộ làm việc song song; động cơ và
máy bù đồng bộ; quá trình quá độ trong máy điện đồng bộ.
Máy điện một chiều: các vấn đề chung về máy điện một chiều; từ trường trong máy
điện một chiều; quan hệ điện từ trong máy điện một chiều; máy phát điện một chiều; động
cơ điện một chiều; các loại máy điện một chiều đặc biệt.
4. Tài liệu học tập
- Tài liệu liệu bắt buộc, tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh
[1] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, “Máy điện 1”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
2008.
[2] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, “Máy điện 2”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, 2008.
[3] Nguyễn Hữu Phúc, “Kỹ thuật điện 2”, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí
Minh, 2003.
[4] A.E. Fitzgerald, “Electric Machinery”, Mc. Graw Hill 1990.
[5] P.C. Krause, O. Wasynczuk, S.D. Sudhoff, “Analysis of Electric Machinery”,
Inc., New York 1994.
[6] T. Wildi, “Electrical Machines, Drives, and Power Systems”, Prentice-Hall, Inc
2000.
 Những bài đọc chính: [1], [2], [3]
 Những bài đọc thêm: [4], [5], [6]
 Tài liệu trực tuyến: www.abb.com, www.ge.com, http://www.usmotors.com,
http://www.electricmotors.machinedesign.com, http://www.simplemotor.com.

5. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
- Hình thức thi: tự luận
- Thời lượng thi: 180 phút
6. Nội dung chi tiết môn học
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Lên lớp Thực
Nội dung hành, thí Tự Tổng
Lý Bài Thảo
nghiệm, học
thuyết tập luận
thực tập
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Chương 1: Máy biến áp 06 02 00 00 16 24
1.1 Khái niệm chung
1.2 Cấu tạo của máy biến áp
1.3 Nguyên lý làm việc của máy biến áp
1.4 Mô hình toán của máy biến áp
1.5 Sơ đồ thay thế của máy biến áp
1.6 Chế độ không tải của máy biến áp
1.7 Chế độ ngắn mạch của máy biến áp
1.8 Các đặc tính làm việc ở tải đối xứng của
máy biến áp
1.9 Máy biến áp ba pha và tổ nối dây
Bài tập
Chương 2: Máy điêṇ không đồng bô ̣ 06 02 00 00 16 24
2.1 Khái niệm chung
2.2 Cấu tạo của máy điện không đồng bộ
2.3 Từ trường quay của máy điện không đồng
bộ
2.4 Nguyên lý làm việc của máy điện không
đồng bộ
2.5 Mô hình toán của máy điện không đồng bộ
2.6 Sơ đồ thay thế máy điện không đồng bộ
2.7 Các chế độ làm việc, giản đồ năng lượng
và đồ thị véc tơ
2.8 Mô men điện từ của máy điện không đồng
bộ
2.9 Mở máy động cơ điện không đồng bộ ba
pha
2.10 Điều chỉnh tốc độ động cơ điện không
đồng bộ
2.11 Các đường đặc tính làm việc của máy
điện không đồng bộ
Bài tập
Chương 3: Máy điêṇ đồng bô ̣ 06 02 00 00 16 24
3.1 Khái niệm chung
3.2 Cấu tạo máy điện đồng bộ
3.3 Nguyên lý làm việc của máy phát điện
đồng bộ
3.4 Từ trường trong máy điện đồng bộ
3.5 Quá trình điện từ và phương trình cân bằng
điện áp
3.6 Cân bằng năng lượng trong máy điện đồng
bộ
3.7 Các đặc tính công suất của máy điện đồng
bộ
3.8 Đặc tính vận hành trong chế độ xác lập
3.9 Các đặc tính làm việc của máy phát điện
đồng bộ ở tải đối xứng
3.10 Máy phát điện đồng bộ làm việc với tải
không đối xứng
3.11 Máy phát điện đồng bộ làm việc song
song
3.12 Động cơ và máy bù đồng bộ
3.13 Máy điện đồng bộ làm việc ở trạng thái
quá độ
Bài tập
Chương 4: Máy điêṇ mô ̣t chiều 04 02 00 00 12 18
4.1 Cấu tạo của máy điện một chiều
4.2 Nguyên lý làm việc của máy điện một
chiều
4.3 Dây quấn phần ứng của máy điện một
chiều
4.4 Sức điện động cảm ứng trong dây quấn
máy điện một chiều
4.5 Mô men điện từ và công suất
4.6 Quá trình năng lượng và các phương trình
cân bằng
4.7 Phương pháp kích từ
4.8 Máy phát điện một chiều
4.9 Động cơ điện một chiều
Bài tập

You might also like