You are on page 1of 15

Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.

701

HƯỚNG DẪN CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

ĐẢO CHIỀU XU HƯỚNG


GIỚI THIỆU
Bạn có thể đã nghe điều này hàng triệu lần…

“Đừng giao dịch ngược xu hướng.”

Tôi cũng đã tự thường nói điều đó. Nhưng đó không phải là cách duy
nhất để giao dịch.

Vì giao dịch ngược xu hướng có thể rất có lợi nhuận – nếu bạn làm đúng.

Hãy hình dung:

Bạn biết cách xác định các khu vực xu hướng đảo chiều xác suất cao.

Bạn có thể bắt đỉnh và đáy thị trường với độ chính xác cao.

Bạn có thể xác định các thiết lập giao dịch tiềm năng có tỷ lệ rủi ro trên lợi
nhuận lên tới 1:7 (hoặc hơn).

Tôi biết là nó nghe quá hay để có thể tin là thật.

Nhưng không.

Vì sau khi bạn đọc hướng dẫn chiến lược giao dịch đảo chiều xu hướng
này, thì bạn sẽ học bí mật bắt đỉnh và đáy liên tục – với rủi ro thấp.

Đây là những gì bạn sẽ học:

• Các sai lầm đắt giá nhất mà các trader mắc khi giao dịch đảo chiều
• 4 trạng thái của thị trường là gì và tại sao nó lại quan trọng với 1
trader xu hướng đảo chiều
• Cách xác định xu hướng đảo chiều như một chuyên gia
• Cách canh thời điểm vào và thoát lệnh trong giao dịch xu hướng đảo
chiều

1
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Bạn sẵn sàng chưa?

BẠN CÓ MẮC CÁC SAI LẦM NÀY KHI GIAO DỊCH ĐẢO
CHIỀU KHÔNG?
Đây là vấn đề:

Giao dịch xu hướng đảo chiều có thể là một cách có lợi nhuận để giao dịch.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ chiến lược giao dịch khác, thì có cách đúng
và cách sai để thực hiện nó.

Trước khi tôi dạy bạn cách đúng để thực hiện, thì đầu tiên để tôi giải thích
cách bạn KHÔNG nên giao dịch đảo chiều.

1. BẠN ĐANG BẮT DAO RƠI

Với những ai không biết việc bắt dao rơi là gì thì nó có nghĩa là cố gắng
mua khi thị trường giảm mạnh.

Ví dụ:

Nếu bạn hỏi tôi…

Thì tuyệt đối không có lý do gì khi cố gắng bắt dao rơi cả.

Tại sao?

2
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Vì không có điểm hợp lý để đặt cắt lỗ; không có Hỗ trợ hay cấu trúc thị
trường nào để xem xét cả.

Và thường là, cách duy nhất để đặt cắt lỗ là dựa vào số tiền còn lại trong
tài khoản – cách chắc chắn để thua lỗ.

Đây là điều tôi khám phá ra khi tôi đọc câu nói này của Jesse Livermore…

“Thành Rome không được xây trong một ngày, và không một dịch chuyển
quan trọng nào kết thúc trong một ngày hoặc một tuần cả. Nó cần thời
gian hợp lý để chạy.”

Tôi đã nhận ra hầu hết các trader thua lỗ vì họ cố gắng tiên đoán xu hướng
đó sẽ đảo chiều ngay lập tức. Nhưng thực tế là, các xu hướng cần thời gian
để đổi hướng. Nó cần thu hút “những người dự tiệc muộn” cho đến khi
không còn ai mua – và đó là khi nó đảo chiều.

2. BẠN ĐANG VÀO LỆNH Ở LẦN GIÁ HỒI ĐẦU TIÊN


Một lỗi lầm khác các trader mắc là thử giao dịch lần giá hồi đầu tiên.

Điều này nghĩa là bạn mua khi bạn thấy thị trường tăng sau một đợt giảm
giá mạnh. Nhưng thường là, dạng tăng này chỉ là một lần thoái lui của xu
hướng đang có.

Ví dụ:

3
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Bạn có thể nghĩ là:

“Tại sao các trader lại làm vậy?”

Vì nỗi sợ bị bỏ lỡ (fear of missing out – FOMO).

Bạn không muốn bỏ lỡ dịch chuyển lớn tiếp theo, vì vậy bạn vào lệnh sớm
nhất có thể khi thị trường có tín hiệu đảo chiều. Vô tình, tín hiệu này
thường là một sự thoái lui của xu hướng đang có.

Và thậm chí nếu bạn bắt đáy trong thị trường, thì thường bạn sẽ không
giữ lệnh lâu.

Tại sao?

Hãy nghĩ điều này…

Trước lệnh này, bạn có thể đã thử bắt đáy nhiều lần rồi. Và trong khi làm
vậy, bạn đã trải qua nhiều thua lỗ rồi - và điều này làm tổn thương tâm
lý bạn.

Vì vậy khi cuối cùng bạn bắt được đáy trong thị trường, thì bạn sẽ không
thể giữ lệnh lâu khi bạn sẽ trải nghiệm nỗi sợ thua (từ các lệnh trước đó).
Điều này làm bạn thoát lệnh nhanh và kết thúc bằng việc bỏ lỡ dịch
chuyển lớn đó.

4
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

4 GIAI ĐOẠN CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ LÝ DO NÓ QUAN


TRỌNG
Trước khi bạn có thể xác định xu hướng đảo chiều, thì bạn phải hiểu 4 giai
đoạn của thị trường (một kỹ thuật mà tôi học từ Stan Weinstein)

Tại sao?

Vì nó cho bạn các cảnh báo rằng điều kiện thị trường sắp thay đổi – để
bạn lên kế hoạch trước các quyết định giao dịch.

4 giai đoạn của thị trường có thể chia thành:

• Giai đoạn Tích lũy


• Giai đoạn Tăng giá
• Giai đoạn Phân bố
• Giai đoạn Giảm giá

5
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

GIAI ĐOẠN TÍCH LŨY


Pha tích lũy trông như một thị trường đi ngang trong một xu hướng giảm.
Tuy nhiên, từ góc nhìn dòng lệnh giao dịch, phe mua và phe bán cân bằng
(đó là lý do tại sao thị trường đi ngang trong biên độ thay vì có xu hướng).

Thường trong giai đoạn tích lũy:

• Tỷ lệ các cây nến tăng giá và các cây nến giảm giá gần bằng nhau
• Đường MA 50 đi ngang
• Giá lên xuống quanh đường MA 50

Theo thời gian, các lệnh cắt lỗ sẽ dần tích lũy bên ngoài biên độ khi các
trader mua gần đáy và bán gần đỉnh của biên độ.

Ví dụ:

Không có gì đảm bảo rằng thị trường sẽ đảo chiều từ đó. Nhưng nó nên
cảnh báo bạn về khả năng phe bán yếu dần và phe mua có thể kiểm soát
và đẩy giá lên cao hơn bên trên đỉnh của biên độ.

Và khi điều đó xảy ra, nó dẫn chúng ta đến giai đoạn tiếp theo…

6
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

GIAI ĐOẠN TĂNG GIÁ


Pha tăng giá cụ thể là một xu hướng tăng với giá tạo các đỉnh và đáy cao
dần. Từ góc nhìn dòng lệnh giao dịch, thì lực mua áp đảo lực bán (đó là
lý do tại sao thị trường có xu hướng tăng cao hơn)

Thường thì trong giai đoạn tăng giá:

• Có nhiều nến tăng giá hơn nến giảm giá


• Nến tăng giá lớn hơn các nến giảm giá
• Giá nằm trên đường MA 50
• Đường MA 50 hướng lên trên

Ví dụ:

Giai đoạn tăng giá cuối cùng sẽ cần “nghỉ ngơi” vì những người mua sớm
sẽ chốt lời và phe bán sẽ tìm cách bán khi giá ở các mức hấp dẫn.

Khi điều này xảy ra, nó dẫn chúng ta tới pha tiếp theo.

7
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

GIAI ĐOẠN PHÂN BỔ


Pha phân bổ trông như một thị trường đi ngang trong một xu hướng tăng.
Tuy nhiên, từ góc nhìn dòng lệnh giao dịch, thì phe mua và phe bán cân
bằng (đó là lý do tại sao thị trường đi ngang thay vì có xu hướng)

Thường thì trong giai đoạn phân bổ:

• Tỷ lệ các cây nến tăng và các cây nến giảm giá là gần như nhau
• Đường MA 50 đi ngang
• Giá lên và xuống quanh đường MA 50

Theo thời gian, các lệnh cắt lỗ sẽ từ từ tích lũy bên ngoài phạm vi khi các
trader mua ở gần đáy, và bán ở gần đỉnh.

Ví dụ:

Không có gì đảm bảo rằng thị trường sẽ đảo chiều từ đây. Nhưng nó nên
cảnh báo bạn về khả năng phe mua yếu hơn và phe bán có thể kiểm soát
và đẩy giá xuống bên dưới đáy của biên độ.

8
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

GIAI ĐOẠN GIẢM GIÁ


Giai đoạn giảm giá về cơ bản là một xu hướng giảm với giá tạo các đỉnh
và đáy thấp dần. Từ góc nhìn dòng lệnh giao dịch, lực bán áp đảo lực mua
(đó là lý do tại sao thị trường có xu hướng giảm thấp hơn).

Thường thì trong giai đoạn giảm giá:

• Có nhiều nến tăng hơn là nến giảm


• Các nến giảm lớn hơn các nến tăng
• Giá nằm dưới đường MA 50
• Đường MA 50 hướng xuống dưới

Ví dụ:

Giai đoạn giảm giá cuối cùng sẽ cần “nghỉ ngơi” vì phe bán sớm sẽ chốt
lời và phe mua sẽ tìm cách mua khi giá ở các mức giá hấp dẫn.

Khi điều này xảy ra, nó dẫn chúng ta quay lại pha tích lũy.

9
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

CÁCH XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG ĐẢO CHIỀU

NHƯ MỘT CHUYÊN GIA

“Nhưng Ival này, làm sao bạn biết liệu thị trường sẽ đột phá lên cao hơn
ở giai đoạn tích lũy, và không chỉ tiếp tục giao dịch thấp hơn?”

Câu hỏi hay đấy.

Bí mật là đây…

Bạn muốn xác định một giai đoạn tích lũy dựa vào mức Hỗ Trợ ở khung
thời gian cao hơn.

Đây là cách làm:

1. Xác định mức Hỗ Trợ trên khung thời gian cao hơn (ví dụ: D1)
2. Xác định một giai đoạn tích lũy trên khung thời gian thấp hơn (ví
dụ: H1)
1. XÁC ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TRÊN KHUNG THỜI GIAN
CAO HƠN (D1)
Hãy xem thị trường tiếp cận mức Hỗ Trợ trên khung thời gian D1, mức
càng quan trọng càng tốt.

10
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

2. XÁC ĐỊNH MỘT GIAI ĐOẠN TÍCH LŨY TRÊN KHUNG


THỜI GIAN THẤP HƠN (H1)
Sau đó, xuống khung thời gian thấp hơn và xác định một giai đoạn tích
lũy. Điều này nghĩa là thị trường đang đi ngang sau một xu hướng giảm.
Một điều quan trọng là đáy của giai đoạn tích lũy dựa vào mức Hỗ trợ
trên khung thời gian cao hơn.

Hướng dẫn chung là:

Nếu bạn xác định mức Hỗ Trợ trên khung thời gian D1, thì bạn có thể xác
định một giai đoạn tích lũy trên khung thời gian H4-H1.

Hoặc, nếu mức Hỗ Trợ trên khung thời gian W1, thì bạn có thể xác định
một giai đoạn tích lũy trên khung thời gian H4-D1.

11
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

THIẾT LẬP GIAO DỊCH XU HƯỚNG ĐẢO CHIỀU


Bây giờ, có 3 cách để bạn có thể giao dịch:

• Hỗ Trợ & Kháng Cự


• Đột Phá
• Giá Hồi

Giả sử bạn đang dùng kết hợp khung thời gian D1 và H1, thì các thiết lập
này sẽ đâu đó giữa các khung H4 và H1.

HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ
Nếu bây giờ bạn chưa nhận ra đáy của giai đoạn tích lũy là một khu vực
Hỗ Trợ (cộng thêm nó đang dựa vào mức Hỗ Trợ ở khung thời gian cao
hơn). Vậy, nếu bạn đang kỳ vọng giá tăng cao hơn, thì có hợp lý để mua
ở khu vực này không?

Ví dụ:

Ưu:

Thiết lập này cung cấp một tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận rất tốt khi bạn vào ở
giai đoạn sớm nhất của dịch chuyển. Hãy hình dung, lợi nhuận tiềm năng
của bạn nếu thị trường phá vỡ giai đoạn tích lũy?

Nhược:
12
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Giá có thể không test lại mức Hỗ Trợ vì vậy không cho bạn điểm vào.

ĐỘT PHÁ
Mặt khác, bạn có thể đợi giá đột phá cao hơn và sau đó vào lệnh.

Ví dụ:

Ưu:

Bạn sẽ bắt mọi dịch chuyển khi thị trường chuyển từ một giai đoạn tích
lũy sang giai đoạn tăng giá.

Nhược:

Nó có thể dẫn đến tới một đột phá sai.

13
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

GIÁ HỒI
Cuối cùng… bạn có thể đợi giá hồi xảy ra trước khi vào lệnh. Ví dụ, khi
giá hồi về mức Kháng Cự cũ chuyển thành mức Hỗ Trợ, và hình thành
một mô hình nến đảo chiều tăng giá.

Ví dụ:

Ưu:

Thiết lập này cung cấp một tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận tốt khi bạn vào ở
vùng giá trị (mức Kháng Cự cũ biến thành Hỗ Trợ).

Nhược:

Giá hồi có thể không bao giờ xảy ra và bạn rủi ro việc lỡ mất dịch chuyển.

CẮT LỖ THÌ SAO?


Giờ thì có thể bạn đang nghĩ…

“Ival này, cách tôi đặt cắt lỗ với các thiết lập này như thế nào?”

Đó là một câu hỏi hay.

Cắt lỗ của tôi được đặt ở mức mà phủ nhận ý tưởng giao dịch của tôi. Điều
này nghĩa là nếu tôi dính cắt lỗ, thì mô hình giá bị “phá vỡ” và tôi muốn
thoát lệnh.
14
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Để hiểu thêm thì bạn có thể tìm đọc hướng dẫn về cắt lỗ của tôi.

TỔNG KẾT
Trong bài hướng dẫn chiến lược giao dịch xu hướng đảo chiều này, bạn
đã học:

• Các lỗi phổ biến mà các trader mắc khi giao dịch đảo chiều
• 4 giai đoạn của thị trường: tích lũy, tăng giá, phân bổ, và giảm giá
• Bạn có thể canh thời điểm vào lệnh xu hướng đảo chiều bằng cách
giao dịch mức Hỗ Trợ/Kháng Cự, đột phá, hoặc giá hồi
• Bạn nên đặt cắt lỗ ở mức mà nếu giá chạm đó, nó sẽ phủ nhận thiết
lập của bạn.

15

You might also like