You are on page 1of 13

Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.

701

HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN VỀ QUẢN LÝ


RỦI RO VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH
TRONG FOREX
Để tôi hỏi bạn nhé …

Bạn biết cách áp dụng quản lý rủi ro trong forex để các thua lỗ chỉ như
“kiến cắn” với tài khoản của bạn chưa?

Bạn có khả năng giao dịch bất kỳ thị trường hay khung thời gian mà không
cháy tài khoản không?

Bạn biết bí mật để tìm các lệnh rủi ro thấp lợi nhuận cao chưa?

Nếu bạn trả lời CHƯA với bất kỳ câu hỏi nào ở trên …

Thì chúc bạn may mắn.

Tôi đùa thôi.

Bây giờ thì…

Bài viết hôm nay sẽ là 1 trong những bài viết quan trọng nhất bạn từng
đọc. Bởi vì nếu bạn áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro và khối lượng
giao dịch forex, tôi có thể đảm bảo bạn sẽ không bao giờ cháy tài khoản
nữa – và bạn thậm chí có thể trở thành 1 trader có lợi nhuận.

Và để chứng minh quan điểm của mình, đây là những gì bạn sẽ học hôm
nay:

• Quản lý rủi ro trong Forex, ý nghĩa thực sự của nó


• Khối lượng giao dịch là gì và tại sao nó là thứ gần với “chén thánh”
nhất
• Cách tính khối lượng giao dịch trong forex
• Công cụ tính khối lượng giao dịch Forex
• Bí mật để tìm các lệnh rủi ro thấp và lợi nhuận cao

1
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
• Tại sao đòn bẩy không liên quan và điều bạn nên tập trung

Sẵn sàng chưa? Vậy bắt đầu nhé …

Quản lý rủi ro trong Forex, ý nghĩa thực sự của nó là gì?


Quản lý rủi ro là khả năng thu hẹp các thua lỗ để bạn không mất toàn bộ
vốn. Nó là 1 kỹ thuật áp dụng cho bất kỳ món gì liên quan đến xác suất
như Poker, Blackjack, cá ngựa, cá độ thể thao, ...

Đây là vấn đề:

Nếu bạn có 1 tài khoản giao dịch 10.000 $, bạn sẽ rủi ro 5.000 $ 1 lệnh
không?

Tất nhiên là không.

Vì chỉ 2 lệnh thua liên tiếp và bạn sẽ mất mọi thứ. Và ngay cả 1 chiến lược
giao dịch có lợi nhuận cũng không thể cứu bạn.

Không tin tôi ư? Vậy để tôi chứng minh cho bạn thấy …

Hãy hình dung:

Có 2 trader, Ival và Phương.

Phương là 1 trader liều lĩnh và anh ta rủi ro 25% tài khoản mỗi lệnh.

Ival là 1 trader thận trọng và anh ta rủi ro 1% tài khoản mỗi lệnh.

Cả hai đều áp dụng 1 chiến lược giao dịch có tỷ lệ thắng là 50% với tỷ lệ
risk to reward (rủi ro trên lợi nhuận) trung bình là 1:2.

Qua 8 lệnh tiếp theo, kết quả là Thua Thua Thua Thua Thắng Thắng Thắng
Thắng.

Đây là kết quả của Phương:

-25% -25% – 25% – 25% = CHÁY TÀI KHOẢN

Đây là kết quả của Ival:

2
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
-1% -1% -1% -1% +2% +2% +2% +2% = +4%

Bạn có thể thấy nó mạnh mẽ thế nào rồi chứ?

Quản lý rủi ro có thể là yếu tố quyết định xem liệu bạn là 1 trader có lợi
nhuận ổn định hay trader thua lỗ.

Hãy nhớ là, bạn có thể có chiến lược giao dịch tốt nhất trên thế giới. Nhưng
thiếu quản lý rủi ro phù hợp, bạn sẽ vẫn cháy tài khoản. Đó không phải là
vấn đề của nếu, mà là khi nào.

Khối lượng giao dịch forex là gì và tại sao nó là điều gần


với “chén thánh” nhất
Bây giờ bạn có thể đang băn khoăn là:

“Cách tôi áp dụng quản lý rủi ro phù hợp là gì?”

Bí mật là …

Khối lượng giao dịch.

Một kỹ thuật xác định bạn nên giao dịch bao nhiêu đơn vị để đạt được
mức độ rủi ro mong muốn của bạn. Và đây là điều gần nhất mà bạn có thể
tới với “chén thánh”.

Nhưng trước khi bạn tính khối lượng giao dịch của mình, bạn phải biết 3
điều này:

1. Giá trị của pip


2. Giá trị tính bằng tiền bạn đang rủi ro trên mỗi lệnh
3. Khoảng cách cắt lỗ

Hãy để tôi giải thích …

1. Giá trị của pip

3
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
Giá trị của pip là sự thay đổi Lợi nhuận và Thua lỗ của bạn khi giá thay
đổi 1 pip. Để tính nó, bạn cần 3 điều: đồng tiền trong tài khoản giao dịch
của bạn, cặp tiền bạn giao dịch, và số đơn vị giao dịch.

Ví dụ 1:

Tài khoản giao dịch của bạn là bằng USD.

Bạn đang giao dịch cặp EUR/USD.

Bạn mua 100.000 đơn vị.

Bây giờ thì…

Nếu tỷ giá EUR/USD tăng 1 pip, thì tác động lên lợi nhuận và thua lỗ của
bạn là bao nhiêu (tính theo USD)?

Bước 1: Xác định giá trị pip của cặp tiền bạn đang giao dịch

Vì bạn đang giao dịch cặp tiền EUR/USD…

Đồng EUR là đồng tiền cơ sở và đồng USD là đồng tiền yết giá.

Để xác định giá trị của pip, hãy nhìn vào đồng tiền yết giá (đồng tiền đứng
sau).

Nếu bạn mua 100.000 đơn vị EUR/USD, thì giá trị của pip là 10 USD.

Bước 2: Xác định tỷ giá giữa đồng tiền tài khoản của bạn với đồng tiền
yết giá

Đồng tiền trong tài khoản của bạn là USD.

Đồng tiền yết giá là USD.

Vậy, là 1.

Bước 3: Nhân tỷ giá với giá trị pip của cặp tiền bạn đang giao dịch

Vậy…

1 * 10 = 10 USD

4
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
Điều này nghĩa là mỗi thay đổi 1 pip của cặp EUR/USD trị giá 10 USD với
bạn.

Ví dụ 2:

Tài khoản giao dịch của bạn là USD và bạn mua 500.000 đơn vị cặp
EUR/GBP.

Nếu cặp EUR/GBP thay đổi 1 pip, thì Lợi nhuận và Thua lỗ của bạn là bao
nhiêu USD?

Bước 1: Xác định giá trị pip của cặp tiền bạn đang giao dịch

Vì bạn đang giao dịch cặp EUR/GBP…

Đồng EUR là đồng tiền cơ sở và đồng GBP là đồng tiền yết giá.

Để xác định giá trị của pip, hãy nhìn vào đồng tiền yết giá.

Nếu bạn mua 500.000 đơn vị EUR/GBP, thì giá trị pip là 50 GBP.

Bước 2: Xác định tỷ giá giữa đồng tiền của tài khoản giao dịch và đồng
tiền yết giá

Đồng tiền của tài khoản giao dịch của bạn là USD.

Đồng tiền yết giá là GBP.

Vì vậy, hãy xem tỷ giá của GBP/USD.

Bước 3: Nhân tỷ giá với giá trị pip của cặp tiền bạn đang giao dịch

Giả sử tỷ giá của GBP/USD = 1.25

Vậy…

1.25 * 50 = 62.5 USD

Điều này nghĩa là mỗi thay đổi 1 pip của cặp EUR/GBP trị giá 62.5 USD
với bạn.

2. Giá trị tính bằng USD bạn đang rủi ro trên mỗi lệnh

5
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
Điều này nghĩa là bạn đang rủi ro bao nhiêu trên mỗi lệnh (tính theo USD).

Tôi khuyên rủi ro không quá 1% tài khoản trên mỗi lệnh. Tại sao vậy?

Vì bạn không muốn 1 vài thua lỗ đặt bạn vào 1 sự sụt vốn mạnh, hoặc xóa
sạch tài khoản của bạn. Và đừng quên, bạn cần quản lý rủi ro phù hợp để
sống sót đủ lâu để lợi thế của bạn thể hiện.

Đây là cách tính rủi ro bằng tiền trên mỗi lệnh của bạn:

Giả sử bạn có 1 tài khoản 10.000 $.

Bạn đang rủi ro 1% vốn trên mỗi lệnh.

Bài toán là đây: 1% của 10.000 $ = 100 $

Điều này nghĩa là bạn sẽ không thua lỗ hơn 100 $ 1 lệnh.

Hãy nhớ là, rủi ro của việc thua lỗ không phải là đường thẳng. Điều này
có nghĩa là bạn thua lỗ càng nhiều, thì càng khó để thu hồi việc thua lỗ
của bạn lại.

% Thua Lỗ % Kiếm Lại Để Hòa Vốn


10% 11%
20% 25%
30% 42%
40% 67%
50% 100%
60% 150%
70% 233%
80% 400%
90% 900%
100% Phá sản
3. Khoảng cách cắt lỗ

Nguyên liệu cuối cùng là khoảng cách cắt lỗ của bạn là bao nhiêu (tính
theo pip).

Tôi sẽ không đi chi tiết vào cách đặt cắt lỗ. Nhưng cách tôi làm là đặt cắt
lỗ ở mức mà nếu khớp, thì ý tưởng giao dịch của tôi sẽ sai.
6
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
Nếu bạn hỏi tôi, thì quản lý rủi ro và khối lượng giao dịch như 2 mặt của
1 đồng tiền. Bạn không thể áp dụng quản lý rủi ro mà thiếu khối lượng
giao dịch phù hợp.

Tiếp theo…

Bạn sẽ học cách tính khối lượng giao dịch của mình trên mỗi lệnh, vì vậy
bạn sẽ không bao giờ cháy tài khoản nữa.

Cách tính khối lượng giao dịch trong forex


Giả sử:

1. Bạn có 1 tài khoản giao dịch 10.000 $ và bạn đang rủi ro 1% mỗi lệnh
2. Bạn muốn bán GBP/USD ở giá 1.2700 vì nó là vùng Kháng cự
3. Bạn có cắt lỗ là 200 pip

Vậy, câu hỏi là …

“Bạn bán bao nhiêu đơn vị để chỉ rủi ro 1% tài khoản giao dịch?”

Công thức tính khối lượng giao dịch – quản lý rủi ro Forex
Đây là công thức:

Khối lượng giao dịch = Số tiền bạn đang rủi ro / (cắt lỗ * giá trị pip)

Vậy…

7
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
• Số tiền bạn đang rủi ro = 1% của 10.000 $ = 100 $
• Giá trị pip của 1 lot = 10 USD/pip
• Cắt lỗ = 200 pip

Điền số vào công thức và bạn có:

Khối lượng giao dịch = 100 / (200*10)

= 0.05 lot (hay 5 micro lot)

Điều này nghĩa là bạn có thể giao dịch 5 micro lot với GBP/USD với cắt lỗ
là 200 pip; thì thua lỗ tối đa của lệnh này là 100 $ (là 1% tài khoản).

Bây giờ thì bạn có thể đang băn khoăn:

“Ival, khó quá. Có cách nào nhanh hơn để tính nó không?”

Của bạn đây.

Công cụ tính khối lượng giao dịch – quản lý rủi ro Forex

Để đời bạn dễ dàng hơn, thì bạn có thể sử dụng 1 trong các công cụ dưới
đây:

MyFxBook: https://www.myfxbook.com/forex-calculators/position-size

Babypips: https://www.babypips.com/tools/position-size-calculator

Bí mật để tìm các lệnh rủi ro thấp và lợi nhuận cao


Đây là thực tế:

Cắt lỗ càng xa, thì khối lượng giao dịch càng nhỏ (và ngược lại).

Về hình ảnh, thì nó trông như thế này:

8
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701

Bây giờ, tôi sẽ chứng minh cho bạn …

• Giả sử bạn đang rủi ro 1.000 $ trên mỗi lệnh


• Giá trị pip với 1 lot là 10 USD/pip
• Cắt lỗ của bạn là 500 pip với cặp EUR/USD

Vậy, bạn có thể bán bao nhiêu đơn vị?

Khối lượng giao dịch = 1.000 / (500 * 10)

= 0.2 lot (hay 2 mini lot)

Với lệnh này, nếu thị trường chạy 500 pip theo hướng của bạn, thì bạn sẽ
kiếm được 1.000 $.

Nhưng nếu bạn có thể giảm cắt lỗ xuống 200 pip thì sao?

Khối lượng giao dịch = 1.000 / (200 * 10)

= 0.5 lot (hay 5 mini lot)

9
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
Với lệnh này, nếu thị trường chạy được 500 pip theo ý bạn, thì bạn sẽ
kiếm được 2.500 $.

Kết luận là đây… 1 cắt lỗ ngắn hơn cho phép bạn vào khối lượng giao dịch
lớn hơn – với cùng mức độ rủi ro.

Vậy, bạn áp dụng khái niệm này vào việc giao dịch như thế nào?

Đơn giản.

Kiên nhẫn và để thị trường đến với mức giá của bạn.

Đây là ý tôi:

Cả A & B có cùng cắt lỗ.

10
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
Khác biệt duy nhất là điểm bạn vào lệnh bán – và điều này tạo ra 1 sự khác
biệt lớn đến kết quả của bạn.

Vậy, bạn muốn bán ở A hay B?

Tại sao đòn bẩy không liên quan và điều bạn nên tập
trung vào
Đây là 1 trong những câu hỏi thường xuyên nhất mà các trader hay hỏi
tôi…

“Ival, bạn dùng đòn bẩy bao nhiêu?”

Nếu bạn không quen thuộc với khái niệm đòn bẩy, thì nó có nghĩa là bạn
có thể giao dịch lớn hơn bao nhiêu lần so với tài khoản của bạn.

Vậy, nếu bạn có đòn bẩy là 1:100 và tài khoản của bạn là 1.000 $; thì điều
này nghĩa là bạn có thể giao dịch 100.000 $.

Nhưng đây là sự thật:

Tôi không quan tâm đến đòn bẩy. Tại sao?

Vì nó không liên quan tới quản lý rủi ro.

Để tôi giải thích…

• Giả sử bạn có 1 tài khoản 100.000 $


• Bạn rủi ro 1% tài khoản trên mỗi lệnh
• Giá trị pip của 1 lot là 10 USD/pip
• Cắt lỗ của bạn là 50 pip với cặp EUR/USD

Vậy, bạn có thể giao dịch bao nhiêu lot?

Khối lượng giao dịch = 1.000 / (50 * 10)

= 2 lot

Đây đại diện cho 200.000 $ giá trị cặp EUR/USD, hay nói cách khác, đòn
bẩy là 1:2.

11
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
Nhưng…

Nếu cắt lỗ là 500 pip thì sao?

Lại áp dụng công thức tính khối lượng giao dịch và bạn có…

1.000 / (500 * 10)

= 0.2 lot

Đây đại điện cho 20.000 $ trị giá cặp EUR/USD, hay nói cách khác, đòn
bẩy là 1:0.2.

Bạn hiểu ý tôi không?

Trong cả 2 trường hợp, thua lỗ tối đa trên mỗi lệnh là 1.000 $, dù bạn dùng
đòn bẩy khác nhau. Tại sao?

Vì đòn bẩy bạn dùng phụ thuộc vào cắt lỗ của bạn. Cắt lỗ càng nhỏ, thì
bạn càng có thể dùng nhiều đòn bẩy hơn trong khi giữ rủi ro không thay
đổi. Và cắt lỗ càng lớn, thì bạn càng có thể sử dụng đòn bẩy càng ít trong
khi rủi ro không thay đổi.

Vậy…

Đừng lo lắng quá nhiều về đòn bẩy vì nó không liên quan trừ khi bạn
không có 1 phương pháp quản lý rủi ro và cắt lỗ đi cùng nhau.

Thay vì vậy, hãy tập trung vào bạn có thể thua lỗ bao nhiêu trên mỗi lệnh,
và áp dụng khối lượng giao dịch đúng cho nó.

Kết luận
Tôi hi vọng bây giờ bạn nhận ra rằng quản lý rủi ro là VUA. Không có nó,
ngay cả chiến lược giao dịch tốt nhất sẽ không làm bạn trở thành 1 trader
có lợi nhuận ổn định.

Tiếp theo, bạn đã học rằng quản lý rủi ro và khối lượng giao dịch là 2 mặt
của 1 đồng xu. Với khối lượng giao dịch chính xác, bạn có thể giao dịch
bất kỳ thị trường nào và vẫn quản lý rủi ro của mình.
12
Mr. Ival – leminhphuong128@gmail.com – 0949.225.701
Đây là công thức tính khối lượng giao dịch để bạn làm được điều đó:

Số tiền bạn đang rủi ro / (cắt lỗ * giá trị pip)

Sau đó, bạn đã học cách tìm các lệnh rủi ro thấp và lợi nhuận cao. Bí mật
là vào lệnh gần Hỗ trợ và Kháng cự. Vì bạn có thể có cắt lỗ nhỏ hơn, để
bạn vào khối lượng lớn hơn – và vẫn giữ rủi ro không đổi.

Cuối cùng, tôi đã giải thích tại sao đòn bẩy không liên qua vì nó không
giúp bạn quản lý rủi ro. Điều duy nhất có nghĩa là khối lượng giao dịch
phù hợp để bạn rủi ro 1 phần vốn giao dịch của mình.

13

You might also like