You are on page 1of 285

0] □

smm
Phát triển và nuôi dưỡng tiếm nâng bé yêu cùa bạn
(Cuộc Cách mạng Mém lán đáu tiên trong lịch sử)

Glenn Doman, Janet Doman


Tác giả cửa cuón sách bán chạy nhát Dợy trẻ biết đọc sớm
Dành tặng vợ tôi, Katỉe M assỉngham Dom an,ngưòi có sở thích truyền đạt cho hàng
ngàn bà mẹ trên khắp thếgỉ& i kinh nghiêm nuôi dạy trẻ - và cô sẽ vẫn tiếp tục công cuộc
đó thông qua cuốn sách này, miễn sao trên đ ò i còn có những bà mẹ muốn dạy dỗ con cái
và còn có những đứa trẻ muốn học hỏi.
Lời nói đầu

C
on cái chính là món quà lón nhất mà chúng ta đưực cuộc đòi ban
tặng. Đâu đâu trên thế giói này, chúng ta, những người làm cha mẹ,
đều yêu thương con mình. Các bà mẹ luôn có những hành động anh
hùng và thể hiện sức mạnh thể chất thần kỳ chỉ nhằm chở che cho con
mình thoát khỏi những mối đe dọa trong cuộc sống. Khắp noi noi, các bậc
phụ huynh luôn muốn con cái có đưực nhiều điều tốt đẹp hon thếhệ mình.

Từ thuở sơ khai của loài người, các ông bố bà mẹ đã dạy cho con cái họ
các kỹ năng có ích cho bọn trẻ, giúp chúng trở thành những người giỏi hơn
khi kiếm tìm đồ ăn, giỏi hơn khi nuôi dạy và bảo vệ con cái mình.

Trong một thế giói kỹ thuật cao, quá đông dân số và thay đổi vói nhịp
độ chóng mặt ở thế kỷ XXI, việc duy trì yếu tố phù họp nhất đòi hỏi mỗi cá
nhân phải có thể chất tốt, tạng người mạnh khỏe, phát triển khả năng trí
tuệ và cảm xúc để đạt được thành công trong một môi trường đầy cạnh
tranh về kinh tế, địa chính trị, hóa sinh. Nếu hôm nay chúng ta có thể tạo
được cho con cái nền tảng giáo dục chắc chắn thì ngày mai chúng sẽ trở
thành những nhà lãnh đạo của một thế giói tốt đẹp hơn, an toàn hơn.

Phương thức chuẩn bị trang bị cho con cái chúng ta sống sót và phát
triển vượt trội trong thế giói hiện đại đã trở thành đề tài thu hút ngòi bút
của rất nhiều nhà giáo dục, bác sĩ nhi khoa, chính trị gia, bác sĩ tâm lý nhi
và các chuyên gia tâm thần học. Điều đáng chú ý là trong danh sách các
chuyên gia tư vấn và các tác giả có thiện chí lại không xuất hiện “các bà
mẹ” !

Đa số các bài viết về phương pháp đúng đắn để giáo dục con cái là khi
đứa trẻ bước vào độ tuổi mẫu giáo hay đi học tiểu học, thường mặc định ở
mốc năm tuổi. Bất cứ bài viết nào về cách nuôi dạy trẻ dưới độ tuổi này đều
thường có khuynh hướng trả lòi câu hỏi “nên chọn loại tã giấy nào cho con
bạn” hoặc “bạn nên cho bé bú sữa mẹ bao lâu” hoặc “loại thực phẩm bán
sẵn nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng của bé” !
Bước tiến đáng kể khi nghiên cứu các trẻ sơ sinh trong năm đầu đời
đưực Tiến sĩ Arnold Gesell trình bày chi tiết và trích dẫn ở Chương 2 trong
công trình của mình. Công trình đó dẫn tói việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ
“đồng hồ sinh học” của tính sẵn sàng phát triển cho những hoạt động nhất
định. Các tác giảcủa cuốn sách nàyđã chỉra những điểm sai lầm và mập mờ
trong tiến trình phát triển “đồng hồ sinh học”. Nếu khái niệm này đúng đắn
thì tại sao một số trẻ thậm chí đọc đưực thông thạo trước khi đến trường
và tại sao một số trẻ có thể nói câu đầy đủ và diễn đạt ý lưu loát bằng nhiều
thứ tiếng trước khi đồng hồ sinh học mách bảo chúng? Tại sao trẻ con lại
thích nghe nhạc Mozart y như khi chúng mê mẩn bài hát “Đếm sao” và tại
sao chúng tiếp nhận những câu chuyện núi lửa và động đất dễ dàng như khi
lắng nghe những chuyện phiêu lưu của Chim Khổng Lồ trên “Phố Hạt
Vừng”?

Vói nghiên cứu thấu đáo và rành mạch tiến hành trên hàng ngàn đứa
trẻ từ nhiều nền văn hóa, nhiều xã hội, trải qua nửa thế kỷ thực nghiệm ở
Viện, các tác giả đã rút ra được một câu chuyện có sức thuyết phục về lý do
tại sao trẻ em thẩm thấu thông tin nhanh nhạy và cách chúng phát triển
theo ý thích. Các tác giả giải thích đưực cách thức tận dụng những khả năng
tuyệt vòi của trẻ sơ sinh để dạy cho trẻ ngay từ khi chúng mói ra đòi, trong
một bầu không khí thoải mái, mến thương. Việc bạn dạy con cái khi chúng
sẵn sàng tiếp nhận, khi chúng biết cách thâu nhận kiến thức mà không phải
mất nhiều nỗ lực và biết tận hưởng từng khoảnh khắc học hỏi sẽ mang đến
cho con bạn cơ hội tốt nhất để phát triển thể chất, sức khỏe cùng các kỹ
năng trí tuệ để tỏa sáng trong một thế giói ngày càng phức tạp. Sẽ không có
được lần thứ hai trí óc trẻ phát triển khả năng học hỏi như trong ba năm
đầu đời.

Bác sĩ y khoa M ih ai D im an cescu


Lời giới thiệu

N
ão bộ - cơ quan kỳ diệu của cơ thể bắt đầu phát triển từ trong bụng
mẹ. Dù sự học là việc cả đời, nhưng ngay từ năm đầu đòi, não bộ
vẫn có cơ hội phát triển dài lâu và học hỏi được nhiều điều đặc
biệt.

Khi mói lọt lòng hay trong vài tuần đầu tiên là khoảng thòi gian đáng
nhớ vơi nhiều sự kiện lạ thường. Đây không đơn thuần chỉ là sự khởi đầu
thụ động mà là điểm khai mở cho trí não học hỏi và phát triển.

Trong suốt năm đầu tiên, khả năng học hỏi và phát triển đáng kể của trẻ
em tiếp tục tiến triển. Bộ não trẻ lớn lên nhanh chóng, điều này được phản
ánh rõ nét nhờ những biến đổi lớn của chu vi đầu trẻ.

Thòi kỳ này đóng vai trò hết sức quan trọng đối vói sự phát triển của
não bộ. Hiện nay, các bác sĩ, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều hiểu
rằng những năm đầu đòi mang tính chất quyết định đến các kỹ năng sau
này - và sự khuyến khích thích đáng cùng những trải nghiệm tương ứng là
yếu tố chủ chốt nhằm tối ưu hóa quá trình lớn lên và phát triển của trẻ.

Những năm đầu đòi này đặc biệt quan trọng. Ai cũng nhận ra một điều
rằng đứa bé càng sớm được kích thích các giác quan, khả năng chuyển
động lẫn việc sử dụng ngôn ngữ thì dường như các kỹ năng, sự lớn lên và
quá trình phát triển của não càng được tối ưu hóa.

Trước khi chào đời, trong bào thai đã có sự phân chia thành hàng tỉ tế
bào não. Các tế bào não này chỉ còn đựi sự kích thích để tạo ra một mạng
lưới chức năng cho phép đứa trẻ nhìn, nghe, cảm nhận, nếm, ngửi và các
kinh nghiệm giúp phát triển quá trình vận động, ngôn ngữ và các khả năng
thông thường.

Mỗi đứa trẻ bình thường ngay từ lúc mói ra đòi đã có thể tự thực hiện
một số chức năng căn bản, nhưng đứa trẻ đó cần có sự phối họp giữa các
giác quan lẫn những trải nghiệm khỏi đầu để lớn lên, cải thiện các chức
năng vốn có, đồng thòi học hỏi hoặc tạo ra các mối gắn kết. Khi một đứa
trẻ bắt đầu nhận biết về vật thể nhờ năm giác quan và hiểu đưực phần nào
ý nghĩa, một hình thức học hỏi đã bắt đầu diễn ra.

Đứa trẻ m ói ra đòi cũng phải học cách gắn kết các thông tin thâu nhận
từ giác quan để sản sinh ra sự vận động, âm thanh và lòi nói tưong xứng.
Các giác quan phải cung cấp đưực thông tin tói các vùng não liên quan, tói
vùng giải mã giác quan nguyên khỏi, tói trí nhớ và vùng chiến lược của não
bộ để hình thành nên phản ứng đúng đắn (chẳng hạn hoạt động vận động).
Sự vận động (khả năng hoạt động, ngôn ngữ và lòi nói thông thường) phải
do các giác quan điều khiển nhằm tối ưu hóa phản ứng của cơ thể.

Vói những đứa trẻ “bình thường” mạnh khỏe, đây là một chu trình kỳ
diệu làm tăng cường khả năng học hỏi. Vói những đứa trẻ bị tổn thương
não bộ, đây có thể là chu trình khắc nghiệt, vói tín hiệu sai từ giác quan gây
nên phản ứng lệch lạc hoặc không phù họp.

Trẻ sinh non sớm nhận được sự kích thích giác quan hơn trẻ sinh đủ
tháng đủ ngày, vốn đang nằm trong bụng mẹ ở cùng thòi điểm. Ví dụ như,
trẻ sinh non có được lọi thế nhận ra sự đối lập giữa sáng - tối, trong khi
đứa trẻ đang nằm trong tử cung chưa được tiếp cận vói những nguồn kích
thích tương tự.

Khi trẻ m ói chào đòi, bộ não trải qua ba quá trình tự nhiên nhưng hết
sức quan trọng mà chúng ta có thể gọi tên là được kích thích, học hỏi và
củng cố vỏ não. Được kích thích là một hiện tượng căn bản, thú vị liên
quan đến não.

Đối vói trẻ, hàng tỷ tế bào não đã hình thành ngay từ lúc ra đòi. Tuy
nhiên, chỉ có những tế bào não nào sớm được sử dụng, kích thích bằng các
biện pháp thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ thì m ói được củng cố, trở
thành mối liên kết thần kinh lâu dài, thực hiện chức năng của các chu trình
hay mạng lưói quan trọng. Những tế bào não không được sử dụng hiệu quả
đều “trơ ì”. Điều này có nghĩa, nếu không được dùng đến, các tế bào đó đều
chết đi.

Thật không may, có nhiều đứa trẻ khi sinh ra có não bộ “bình thường”
hoặc không bị tổn thương nhưng lại rơi vào những môi trường thiếu hụt sự
kích thích giác quan, mất đi cơ hội phát triển những khả năng đặc biệt. Một
số trẻ sống trong những trại trẻ mồ côi đông đúc thái quá. Một số trẻ được
bố mẹ hay người chăm sóc chúng thiếu kiến thức cần thiết nên môi trường
sống của những đứa trẻ này rất nhạt nhẽo, vô vị, trầm lặng, không sự động
viên, bọn trẻ có rất ít cơ hội phát triển giác quan hay khả năng vận động.
Những đứa trẻ này bị phó thác cho các loại xe đẩy, giường cũi, khung tập đi
hoặc các loại thiết bị hạn chế khác, không được phép hoạt động tự do,
không có sự kích thích hay phối họp giữa các giác quan - cơ quan vận động
tương xứng.

Các nghiên cứu đều cho thấy những đứa trẻ bị nhốt vào khung tập đi sẽ
bị phát triển chậm hơn hẳn những đứa trẻ được trườn, bò, tập đi trong
một môi trường an toàn. Thêm vào đó, các thiết bị như khung tập đi chính
là một nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị tước
đoạt sự kích thích cảm giác, hoạt động vận động và cơ hội bộc lộ thì nó sẽ
mất cơ hội vận hành toàn bộ chức năng cơ thể.

Dù cho việc loại thải tế bào não trơ ì là hiện tượng khắc nghiệt nhưng
nó thể hiện tính thực dụng của não bộ lẫn cơ thể. Não bộ đòi hỏi nguồn
năng lượng lẫn dưỡng chất có chất lượng cao, nhanh nhạy và chiếm đến
20% lượng oxy nạp vào cơ thể. Những khu vực não nào không được dùng
đến thì sẽ được cho ngừng hoạt động, để dành các nguồn kể trên cho vùng
não có nhu cầu.

Đồng thòi vói quá trình được kích thích, một hiện tượng khác đối lập
vói nó là quá trình học hỏi cũng diễn ra. Sự củng cố chu trình hoạt động
của nơ ron não tạo nên hệ thống nơ ron hoạt động lâu dài nếu được kích
thích họp lý.

Quá trình củng cố vỏ não cũng diễn ra song song. Trong đó, các nơ ron
phát triển lóp bảo vệ, giúp thiết lập các mối liên kết và thúc đẩy trao đổi
thông tin. Nói đơn giản, não bộ phát triển nhờ được sử dụng, một người
chỉ có hai lựa chọn là “sử dụng hoặc đánh mất tế bào não”.

Nhưng não chúng ta hoạt động theo cơ chế nào?

Liệu có thể tác động để não hoạt động tốt hơn nữa?

Vì sao các giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại đặc biệt?

Hệ thống thần kinh và bộ não chúng ta hoạt động ra sao?


Hệ thống thần kinh và bộ não chúng ta làm những gì?

Chức năng của nó ra sao?

Các bà mẹ có thể làm gì để giúp cho quá trình phát triển giác quan và
khả năng vận động của con cái?

Khi không được trang bị đủ kiến thức, liệu các bà mẹ có làm điều gì đó
gây hạn chế hay chấm dứt sự phát triển tối ưu cho bộ não của trẻ?

Con của bạn có khỏe mạnh?

Con của bạn có bình thường?

Khái niệm về một đứa trẻ bình thường?

Nếu não con bạn bị tổn thưong, có cách nào để nhận biết?

Bạn có thể làm gì để giúp con nếu con gặp vấn đề về não bộ?

Những câu hỏi này cùng hàng tá vấn đề khác là mối quan tâm của các
bậc phụ huynh. Viện Nghiên cứu các Thành Tựu của Tiềm năng Con ngưòi,
do Glenn Doman sáng lập năm 1955, đã và đang đặt ra các câu hỏi này lẫn
tìm kiếm câu trả lò i cho chúng trong suốt nửa th ế kỷ vừa qua.

Cuốn sách này trình bày tỉ mỉ cách đánh giá mức độ phát triển các giác
quan và khả năng vận động của trẻ, cách thiết lập một chưong trình giúp
tăng cường, thúc đẩy sự phát triển đó. Đây là cẩm nang hướng dẫn hữu ích
giúp cho quá trình lớn lên và phát triển của não bộ trẻ trong 12 tháng đầu
đòi.

Tất cả các thông tin trong cuốn sách đưực diễn đạt đon giản, giúp cho
các ông bố bà mẹ dù không có kiến thức y khoa nền tảng vẫn có thể hiểu
đưực. Đọc cuốn sách, chúng ta hiểu được những đứa trẻ m ói sinh sẽ nhìn
nhận ra sao, cảm thấy như thế nào về thế giói quanh chúng. Chúng ta hiểu
thêm về những khó khăn và những cảm xúc bột phát mà trẻ phải đối diện.
V ói những kiến thức có trong cuốn sách, chúng ta biết đưực đứa trẻ cần gì,
muốn gì và chúng ta có đưực niềm vui khi xây dựng môi trường lý tưởng
cho trẻ.

Mỗi ngày qua đi đều rất đáng giá, con cái chúng ta mong muốn đưực
khám phá thế giói xung quanh ngay từ lúc chào đời. Việc chăm sóc cho bộ
não trẻ cũng quan trọng không kém việc chăm chút cho dạ dày của chúng.

Mục tiêu của cuốn sách này là giúp các bậc phụ huynh hiểu về hệ thống
thần kinh và bộ não. Khi đó, các ông bố bà mẹ có thể làm theo những
hướng dẫn rành mạch để phát triển khả năng của con cái mình. Đây không
chỉ là một quá trình đặc biệt quan trọng mà còn giúp cho cha mẹ và con cái
có những phút giây thoải mái.

Bác sĩ y khoa D en ise M alkow icz


/

Kiêm tìm trạng thái thông minh và


khỏe mạnh

K
hi chúng tôi bắt đầu điều trị cho những trẻ bị tổn thương não bộ, đa
phần các cháu đều không thể vận động hay giao tiếp. Nhiều cháu
mất hẳn cả hai khả năng này. Bởi vậy, điều quan tâm hàng đầu của
chúng tôi là hiểu đưực bản chất quá trình vận động và giao tiếp.

Nghiên cứu của chúng tôi khỏi đầu cũng giống các nghiên cứu khác, tìm
hiểu trong các tài liệu y tế để biết được toàn bộ những kiến thức cần thiết
tính đến thòi điểm nghiên cứu. Chúng tôi đã hết sức ngạc nhiên. Chúng tôi
lặng người khi phát hiện ra rằng hầu như chưa có tài liệu nào viết về sự
phát triển của trẻ nhỏ. Công trình của Anord Gesell, nhà nghiên cứu tiên
phong trong lĩnh vực sự phát triển của trẻ nhỏ, chính là toàn bộ tài liệu có
đưực. Theo như các tài liệu y khoa, có lẽ Gesell là người đầu tiên cống hiến
trọn đòi vì sự nghiệp nghiên cứu các trẻ khỏe mạnh.

Gesell đã nghiên cứu trên quy mô lớn các trẻ khỏe mạnh, không chỉ về
phương diện vận động và nói năng mà còn phát triển về mặt xã hội. Tuy
nhiên, ông đã không tìm cách lý giải về sự lớn lên của trẻ; ông chỉ tận tâm
trở thành người quan sát trẻ nhỏ và quá trình lớn lên của chúng.

Chúng tôi càng lúc càng trở nên hứng thú hon vói đề tài này. Khi mà
Gesell quan tâm đến việc khi nào đứa trẻ học đi học nói thì chúng tôi muốn
biết bằng cách nào chúng làm đưực như vậy và lý do tại sao. Chúng tôi
muốn tìm ra các nhân tố chủ chốt trong quá trình lớn lên của trẻ. Rõ ràng
chúng tôi phải tự tìm câu trả lò i cho những mối băn khoăn kể trên.

Ban đầu, chúng tôi tìm gặp những ngưòi đưực cho là có hiểu biết về
lĩnh vực này. “Quá trình lớn lên của một đứa trẻ diễn ra như thế nào?”.
“Những nhân tố nào là cần thiết đối vói quá trình lớn lên của trẻ?” Chúng
tôi đã hỏi các bác sĩ nhi khoa, các nhà trị liệu, các y tá, các bác sĩ sản khoa,
và hết thảy các chuyên viên làm các công việc liên quan đến quá trình lớn
lên của những đứa trẻ khỏe mạnh. Chúng tôi ngạc nhiên và lấy làm buồn
lòng vì phải đối mặt vói tình trạng thiếu thông tin trầm trọng.

Dần dà, chúng tôi bắt đầu hiểu đưực nguyên do: những người được
chúng tôi tham khảo ý kiến đều hiếm khi đưực tiếp xúc vói các trẻ khỏe
mạnh! Lý do khiến trẻ đưực đưa đến gặp các bác sĩ, y tá, các nhà trị liệu là
bởi đứa trẻ không khỏe như bình thường. Do đó những người đưực hỏi
vừa nêu ở trên ban đầu chỉ toàn gặp những đứa trẻ ốm yếu bệnh tật. Vì thế,
qua các kiến thức sách vở cũng như thực tế phỏng vấn những người trong
nghề, chúng tôi nhận ra rằng trái vói nhiều tài liệu về những đứa trẻ mang
bệnh tật này nọ, mảng tài liệu về những trẻ khỏe mạnh cùng quá trình lớn
lên của chúng lại cực kỳ ít ỏi.

Cuối cùng chúng tôi hiểu ra, những người thấu rõ hon cả quá trình lớn
lên của những đứa trẻ mạnh khỏe chính là mẹ chúng. Tuy nhiên, mặc dù
các bà mẹ có rất nhiều chuyện để kể cho chúng tôi thì có điểm bất lợi là họ
khá mù mờ về thòi điểm trẻ thực hiện đưực loại hành động nào và điểm gì
đặc biệt khi thực hiện hành động đó. Khoa học yêu cầu chúng ta độ chính
xác cao, vì thế chúng tôi quyết định tìm đến vói nguồn nghiên cứu - chính
bản thân các trẻ sơ sinh.

Thế giói này trở thành phòng thí nghiệm của chúng tôi và trẻ con trở
thành đối tượng nghiên cứu chính. Chúng tôi xin phép các bậc phụ huynh
để tìm hiểu các nhóm trẻ. Ban đầu, chúng tôi tập trung hẳn vào mảng vận
động. Chúng tôi cẩn thận theo dõi từ khi đứa trẻ ra đòi đến khi bắt đầu tập
đi.

Chúng tôi thầm tự nhủ, đối vói


những đứa trẻ không có khả năng Thế giói này trở thành phòng
vận động hoặc bị tách khỏi môi thí nghiệm của chúng tôi và
trường, đâu là những nhân tố chủ trẻ con trở thành đối tượng
chốt quy định điều này? Đâu là nghiên cứu chính.
những nhân tố thúc đẩy đứa trẻ
nhanh chóng biết đi nếu đưực để tự
xoay xở? Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên rất nhiều trẻ sơ sinh.

Sau vài năm cần mẫn nghiên cứu, chúng tôi biết mình đã phát hiện ra
được phương thức mà mỗi cá nhân vận động khi còn bé xíu.

Khi loại bỏ tất cả những yếu tố bên ngoài không gắn bó thiết thân vói
quá trình vận động, có thể nhận thấy trên con đường tập đi có bốn giai
đoạn quan trọng nhất.

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu ngay khi đứa


trẻ chào đòi, trẻ có thể cử động tay chân và
toàn thân nhưng không thể sử dụng các cử
động này để di chuyển từ noi này sang noi
khác. Chúng tôi gọi giai đoạn này là “Cử động
mà không di động” (xem Hình 2.1).
Hình 2-1: Cử động mà không di động
Giai đoạn
thứ hai diễn ra khi đứa trẻ hiểu đưực, có khi
kéo dài hàng giờ, rằng bằng cách cử động tay
và chân theo những hướng nhất định cùng
vói cử động của bụng trên sàn, nó có thể di
chuyển từ điểm A đến điểm B. Chúng tôi gọi
Hình 2-2: Trườn
giai đoạn này là “Trườn” (xem Hình 2.2).

Không lâu sau đó diễn ra giai đoạn thứ


ba khi đứa trẻ lần đầu học đưực cách đánh
bại trọng lực, nhổm dậy nhờ tay và đầu gối,
di chuyển trên sàn nhanh chóng hon và khéo
léo hon. Chúng tôi gọi giai đoạn này là “Bò”
(xem Hình 2.3).

Giai đoạn nổi trội


V. V Hình 2-3: Bò
cuối cùng diên ra khi
đứa trẻ học cách đứng
trên hai chân và tập đi, chúng ta đều biết đây là giai
đoạn “Bước đi” (xem Hình 2.4).
Hình 2-4: Bước đi
Việc hiểu đưực tầm quan trọng của bốn giai đoạn
này có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta có thể nhận biết đưực tầm quan trọng
của chúng nếu coi chúng là các cấp học. Hãy coi giai đoạn thứ nhất, cử
động chân tay và thân thê mà không di động, là thòi kỳ mẫu giáo; coi giai
đoạn thứ hai - trườn - là trường tiểu học; coi giai đoạn thứ ba - bò - là
bậc trung học; và hãy coi giai đoạn thứ tư - bước đi - là thòi kỳ học đại
học. Trẻ em không thể bỏ qua một cấp học nào. Không ai có thể học xong
đại học mà không qua các trường lóp phổ thông.
Có một câu ngạn ngữ xưa nói rằng bạn phải trườn, phải bò trước khi
biết cách bước đi. Chúng tôi có thể khẳng định hoàn toàn chắc chắn rằng
bạn phải cử động chân tay trước khi biết trườn, và bạn phải biết trườn nhờ
cơ bụng trước khi bò trên bốn chi.

Chúng tôi bắt đầu tin tưởng


rằng không có đứa trẻ khỏe mạnh Có một câu ngạn ngữ xưa nói
nào lại có thể bỏ qua một trong một rằng bạn phải trườn, phải bò
giai đoạn trên, bất kể thực tế một số trước khi biết cách bước đi.
bà mẹ nói rằng con họ không hề trải
qua giai đoạn trườn. Tuy nhiên, khi
các bà mẹ đó được hỏi: “Có phải ý cô là con cô chỉ có nằm trong nôi cho đến
ngày bò trên bốn chi hay đứng trên hai chân và bước đi?”, họ đều suy nghĩ
lại và thừa nhận con họ có tập trườn trong một thòi gian ngắn ngủi.

Không có cách nào đi hết một con đường nếu bỏ qua một chặng đường
nào đó, tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về mặt thòi gian. Một số trẻ phải
mất đến mười tháng cho giai đoạn trườn và hai tháng cho giai đoạn bò,
trong khi một số khác lại trải qua hai tháng trườn, mưòi tháng bò. Dầu sao
thì bốn giai đoạn quan trọng nêu trên luôn luôn diễn ra theo đúng thứ tự.

Suốt từ thòi xa xưa, con đường này không hề có khúc cua nào đối vói
những trẻ mạnh khỏe. Chúng tôi còn tin tưởng hai yếu tố khác.

Trước hết, chúng tôi tin rằng nếu vì bất kỳ lý do nào, một đứa trẻ bỏ
qua một chặng trên con đường quen thuộc, chắc chắn đứa trẻ đó không
bình thường và nó sẽ không thể biết đi nếu không được tạo cơ hội thực
hiện nốt giai đoạn bị bỏ dở.

Chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng nếu ai đó đón lấy một đứa trẻ
khỏe mạnh rồi dùng loại dụng cụ nào đó giữ nó bất động ngay từ khi mói
sinh, rồi cứ thế cho ăn, chăm sóc đến khi đứa trẻ được mười hai tháng tuổi
thì thả nó trên sàn rồi bảo, “Đi xem nào, giờ con đã mười hai tháng tuổi rồi,
lúc này một đứa trẻ bình thường đã bước đi được,” thì chắc chắn đứa trẻ
đó sẽ không đi được. Thay vào đó, trước tiên đứa trẻ sẽ cử động chân, tay,
cơ thể; thứ hai nó sẽ trườn; thứ ba, bò; cuối cùng mói là bước đi. Đây
không phải là trình tự thòi gian đơn thuần, ngược lại đây là con đường
được vạch sẵn mà mỗi bước phía trước là cần thiết cho bước tiếp theo.

Thứ hai, chúng tôi cũng tin rằng nếu bất cứ giai đoạn nào trong bốn giai
đoạn cơ bản này không bị bỏ qua hoàn toàn mà chỉ được thực hiện sơ sài,
chẳng hạn như trường họp một đứa trẻ bắt đầu tập đi trước khi bò đủ độ
cần thiết thì sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực, chẳng hạn như khả năng
phối họp toàn thân không tốt, khả năng tập trung không cao, không hoàn
toàn thuận tay trái hay tay phải, lại thêm các vấn đề về khả năng học hỏi -
đa phần liên quan đến kỹ năng đọc và viết.

Có thể thấy, trườn và bò là các giai đoạn thiết yếu, không chỉ để chuẩn
bị cho giai đoạn tập đi mà còn cho hoạt động của não bộ về sau - những
giai đoạn mà hai bán cầu não học cách hỗ trự nhau.

Sau nhiều năm quan sát hàng ngàn đứa trẻ từ nhiều nơi trên thế giói,
chúng tôi càng tin tưởng rằng khi thấy một đứa trẻ không trải qua tuần tự
các giai đoạn quan trọng, khi ấy chúng ta đang quan sát một đứa trẻ về sau
có những biểu hiện bất thường về thần kinh.

Giờ thì chúng tôi đã có những công cụ ban đầu. Chúng tôi biết được cái
gì là bình thường, ít ra là đối vói quá trình vận động. Điều này giúp chúng
tôi xác định hai nhiệm vụ tiếp theo: 1) Tìm hiểu xem những thông tin ở trên
có thể giúp gì cho một đứa trẻ bị tổn thương não bộ, và 2) Biết được những
gì là bình thường đối vói những chức năng khác quan trọng đối vói con
người.

Sau hai thập kỷ nghiên cứu, có


thể thấy những gì chúng tôi nghiên Có thể thấy, trườn và bò là các
cứu không đơn thuần chỉ là liệu giai đoạn thiết yếu, không chỉ
pháp vật lý, là quá trình vận động để chuẩn bị cho giai đoạn tập
mà còn là sự phát triển não bộ của đi mà còn cho hoạt động của
trẻ. não bộ về sau.

Cho đến giờ, chúng tôi đã vận


dụng hàng ngàn cách khác nhau để thúc đẩy não bộ của trẻ, tạo điều kiện
môi trường sống. Kết quả là, ngày càng có nhiều trẻ bị tổn thương não bộ
học được cách nhìn, nghe, đi lại và nói năng hơn bất cứ thòi kỳ nào trong
lịch sử. Đối vói một số trường họp đặc biệt, đứa trẻ đã trở lại hoàn toàn
khỏe mạnh.
Một thế hệ trẻ em kiểu mới

M
ột cách tự nhiên, hành trình tìm kiếm những cách thức hiệu quả
hơn trong việc cải thiện khả năng vận động của trẻ bị tổn thương
não đưa chúng tôi đến bước tìm hiểu sự phát triển trí tuệ nói
chung của những đứa trẻ này. Những năm đầu thập niên 1960, chúng tôi
bắt đầu dạy tập đọc cho các cháu nhỏ bị tổn thương não bộ.

Nhiều cháu gặp khó khăn trong quá trình nắm bắt, chúng tôi suy ra
rằng nếu các trẻ này càng bắt đầu học hỏi sớm bao nhiêu thì cơ hội thành
công càng lớn bấy nhiêu.

Chúng tôi cũng chữa trị cho nhiều cháu không vấp phải những trở ngại
trong việc hiểu vấn đề. Chúng bị tổn thương phần não giữa và khu vực
dưới vỏ não. Những cháu này gặp nhiều khó khăn trong việc vận động,
ngôn ngữ, cách diễn đạt thông thường, mặc dù khả năng nắm bắt của
chúng cực nhanh. Trên thực tế, những đứa trẻ vốn bị khiếm khuyết từ
trong bào thai như thế này lại hết sức thông minh.

Trong khi những đứa trẻ khác cùng trang lứa còn mải mê trườn, bò, tập
đi, nhảy nhót quanh nhà, do tổn thương bẩm sinh, những đứa trẻ này chỉ
quan sát và lắng nghe. Năng lực quan sát và nắm bắt vấn đề sắc bén của
chúng nhanh chóng phát triển. Kết quả là chúng dễ dàng hiểu thấu được
mọi vật và mọi người xung quanh.

Do không thể di chuyển hoặc cử động vô cùng khó khăn, chúng rất cần
được người lớn giúp đạt được những gì mình cần hay muốn. Bởi vậy khi
những đứa trẻ này lên hai hay lên ba tuổi, chúng đã có khả năng nhận thức
bằng những trẻ lớn hơn chúng vài tuổi, và chúng sẽ duy trì trạng thái trí tuệ
sắc bén này suốt cuộc đòi.

Thử thách mà chúng tôi phải đối mặt là tìm cách giúp đỡ những đứa trẻ
này để chúng có thể đi lại, nói năng, điều khiển tay như bạn bè đồng trang
lứa vẫn làm. Bởi vì chúng có khả năng nắm bắt nhanh nhạy, chúng tôi suy
ra việc dạy những trẻ này học đọc sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chúng.
Do đó chúng tôi bắt đầu hướng dẫn các bậc cha mẹ cách thức dạy đứa con
hai hay ba tuổi bị tổn thưong não học đọc.

Việc này sớm mang lại kết quả đáng ngạc nhiên.

Những trẻ bị tổn thưong não giữa và phần dưói vỏ não vốn không gặp
phải khó khăn khi nắm bắt sự việc đã dễ dàng học đọc.

Càng đáng ngạc nhiên hon, những trẻ gặp phải vấn đề trong việc nắm
bắt vấn đề cũng học đọc rất nhanh chóng và dễ dàng. Quan trọng hon,
chúng tôi choáng váng khi nhận ra khả năng hiểu vấn đề của chúng đã được
cải thiện đáng kể cùng vói quá trình kích thích mói mẻ này.

Các cháu hết sức thích thú vói chưong trình mói, các bậc phụ huynh
thở phào và tất nhiên chúng tôi cũng nhẹ nhõm hẳn.

Ở thòi điểm đó, những trẻ bị tổn thưong não bộ vẫn thường xuyên
đưực đưa đến Viện để các chuyên gia theo dõi. Các chưong trình mói đưực
soạn thảo cho tùng cháu một, dựa trên nhũng tiến bộ mà mỗi cháu đạt
đưực, và các bậc phụ huynh khi về nhà sẽ tuân thủ chưong trình mói đều
đặn hàng ngày trong khoảng chùng sáu tháng liền.

Chưong trình rèn luyện tại nhà cân bằng giữa mục tiêu vận động và
mục tiêu rèn luyện thể chất để đảm bảo các cháu khỏe mạnh và hoàn thiện
các chức năng. Lúc đó chúng tôi bổ sung thêm chưong trình dạy đọc sóm
cho các cháu.

Xem xét kết quả của chưong


trình rèn luyện, chúng tôi nhận thấy Có thể nhận thấy rõ ràng
mặc dù bị tổn thưong não bộ nhưng nhũng đứa trẻ bình thường
các trẻ này có thể đọc và hiểu đưực thực ra không hoàn toàn khỏe
những gì đã đọc nhanh hon so vói mạnh như chúng ta mong
những trẻ bình thường ở cùng độ muốn.
tuổi. Những đứa trẻ lên bốn tuổi đó
chưa biết đi hay nói nhưng khả
năng đọc của chúng đã ngang bằng trẻ học lóp Ba hay lóp Bốn, đôi khi còn
cao hon.

Điều này có nghĩa là gì?


Có phải chúng chỉ bị tổn thương phần não điều khiển phần thân dưới,
còn phần trí tuệ thì cực kỳ xuất chúng? Có lẽ nào tổn thương não bộ lại là
một lợi thế? Không ai nghĩ thế cả. Vậy điều này có nghĩa là gì?

Chúng tôi thầm tự nhủ có gì đó không ổn - không phải vói những đứa
trẻ bị tổn thương não bộ đang trên đường hồi phục mà vói những đứa trẻ
khỏe mạnh đồng trang lứa, vì sao chúng không làm được những điều như
các trẻ bị tổn thương não bộ.

Có thể nhận thấy rõ ràng những đứa trẻ bình thường thực ra không
hoàn toàn khỏe mạnh như chúng ta mong muốn.

Trong khi bị ý nghĩ này ám ảnh dai dẳng, chúng tôi nhận ra một kiểu trẻ
con mói.

Cậu bé kiểu mói cùng bố mẹ và anh trai bị tổn thương não đến văn
phòng của chúng tôi. Cậu thường ngồi yên trong khi người lớn nói chuyện,
xem xét, đánh giá quá trình thực hiện và những hướng dẫn mói dài dòng.
Cậu thường đặt ra những câu hỏi sắc sảo và xung phong trả lòi những câu
hỏi bất chợt nảy sinh. Cậu nói năng lưu loát, vận động nhịp nhàng, ứng xử
tốt và thực sự quan tâm đến quá trình điều trị cho người anh bị bệnh.

Cậu bé không giống bất cứ đứa trẻ nào chúng tôi từng gặp.

Cậu bé có phần giống một người lớn thu nhỏ, chỉ có điều dễ thương
hơn, ngộ nghĩnh hơn một người lớn thông thường ta vẫn gặp. Cậu bé có
nhiều nét tính cách trẻ thơ khiến người khác vô cùng yêu mến. Trái lại,
những đặc tính đôi khi khiến trẻ con trở thành “cục nợ” đối vói người lớn
lại hoàn toàn không có ở cậu bé.

Đáng lẽ chúng tôi phải sớm nhận ra cậu bé mói đúng.

Khi chương trình điều trị thần kinh bắt đầu áp dụng cho đứa trẻ bị tổn
thương não là anh hay chị của cậu bé, cậu chỉ vừa mói chào đòi. Mẹ cậu rất
thông minh khi lúc nào cũng đưa cậu đi cùng vói anh bị tổn thương não.
Cậu bé luôn được tham gia mọi hoạt động trong chương trình điều trị mà
mẹ và anh mình tham gia.

Nếu anh của cậu học trườn bằng cơ bụng, cậu cũng có cơ hội học trườn
cùng anh mình. Vậy là cậu đã có cơ hội để trườn toài khắp trên sàn nhà.
Nếu anh của cậu cuộn người lăn tròn để cải thiện trạng thái thăng bằng
và hệ tiền đình, cậu bé cũng được cuộn người lăn tròn theo người anh của
mình. Và do đó não bộ của cậu đưực kích thích ở phần vỏ não tiền đình và
thăng bằng, khác hoàn toàn vói trường họp đưực kích thích ngẫu nhiên.

Khi mẹ cậu bắt đầu dạy anh cậu học đọc, cậu bé ngồi cạnh bên anh
mình. Bất cứ từ nào mà anh cậu nhìn thấy, cậu cũng nhìn thấy. Do khả
năng thị giác của anh cậu có vấn đề, các từ dạy đọc đều đưực viết rất to.
Cậu bé có thể dễ dàng nhìn thấy những chữ viết to đó, kết quả là cơ quan
thị giác của cậu có cơ hội phát triển nhanh hơn và tốt hơn. Các từ này đều
được nhặt ra từ giao tiếp trong gia đình, do đó cậu bé cũng có thể hiểu
được nhanh chóng. Khi chưa tròn một tuổi, cậu bé đã có thể phát âm rành
mạch các từ đơn khác nhau.

Nói ngắn gọn, các ông bố bà mẹ


đã tận dụng khiếm khuyết của tạo Điều kiện môi trường thuận
hóa, mang lại cho đứa trẻ bị tổn lợi tạo ra nhiều kích thích tìm
thương não một môi trường cải đến não bộ và vô vàn cơ hội
thiện thần kinh hết sức tốt đẹp, đê chuyển tải những phản hồi từ
các bé có thể khắc phục những não bộ.
thương tổn, khép lại những chu
trình do thương tổn gây ra. Điều
kiện môi trường thuận lọi tạo ra nhiều kích thích tìm đến não bộ và vô vàn
cơ hội chuyển tải những phản hồi từ não bộ.

Chúng tôi đưa ra giả thuyết là nếu một môi trường như thế có thể mang
đến những kích thích cần thiết để giúp trẻ bị tổn thương não bộ phục hồi,
không lý gì nó lại không mang lại lựi ích tương tự đối vói trẻ bình thường?
Xét đến cùng, đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng phải đối mặt vói các thử
thách như vói đứa trẻ bị tổn thương não bộ. Cũng giống như ở trẻ bị tổn
thương não bộ, hệ thần kinh của trẻ sơ sinh hoàn toàn chưa hoàn chỉnh.
Trên thực tế, một trẻ sơ sinh khỏe mạnh và một trẻ bị tổn thương não bộ,
dù có một số nét khác nhau cơ bản, nhưng hoạt động thần kinh vẫn khá
giống nhau.

Nếu chúng ta biết cách giúp đứa trẻ bị tổn thương vùng não thị giác biết
cách nhìn, giúp đứa trẻ bị tổn thương vùng thính giác biết cách nghe, giúp
đứa trẻ bị liệt phục hồi chức năng vận động, chẳng lẽ chúng ta không biết
cách tạo ra môi trường thông suốt cho mọi trẻ sơ sinh?
Một chương trình được thiết kế công phu có chủ đích sẽ mang đến cho
đứa trẻ sơ sinh những điều kiện khuyến khích sự phát triển tối đa. Thêm
vào đó, chương trình còn đóng vai trò như một dạng kế hoạch bảo hiểm,
giúp giải quyết bất cứ vấn đề nào liên quan đến thần kinh mà đứa trẻ có
nguy cơ đối mặt khi để chúng tự lớn lên.

Đây chính là một tương lai đầy


Một chương trình được thiết hứa hẹn cho tập thể các nhà nghiên
kế công phu có chủ đích sẽ cứu. Chính nó đã làm nảy sinh bao
mang đến cho đứa trẻ sơ sinh nhiêu cuộc tranh luận và bàn thảo
những điều kiện khuyến khích vào lúc ba giờ sáng. Những cuộc
sự phát triển tối đa. thảo luận chỉ được kết thúc khi ai
đó nhắc nhở rằng chúng tôi còn
phải lo cho rất nhiều trẻ khuyết tật,
số mệnh chúng phụ thuộc vào khả năng chúng tôi tìm ra cách thức giúp
chúng sớm hồi phục.

Cả nhóm chúng tôi ai cũng tận tụy hết lòng, nhưng lượng người quá ít
ỏi. Chúng tôi biết mình không đủ sức lo nghĩ cho những đứa trẻ bình
thường trong khi các trẻ khuyết tật vẫn kiên trì chống chọi để sống sót
trong một thế giói mà chúng thường bị xếp vào tận đáy và quên lãng.

Chính vì thế, giấc mơ mang lại những điều tốt đẹp cho trẻ sơ sinh dựa
trên nền tảng tri thức như trên vẫn chỉ là một giấc mơ trong một thòi gian
dài. Và rồi bất chợt, các bé nói năng lưu loát, vận động nhịp nhàng và hết
sức dễ thương bắt đầu xuất hiện ở văn phòng của chúng tôi ngày càng
nhiều. Đấy không phải một giấc mơ. Và cũng không còn là những lý thuyết
đơn điệu. Các bé rất thực và vô cùng sống động.

Lúc bấy giờ, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi đã bị mê
hoặc. Chúng tôi biết, cho dù mất bao nhiêu thòi gian và tiền của chăng nữa,
chúng tôi vẫn sẽ làm điều gì đó để các bé khỏe mạnh.
Trẻ sơ sinh

N
gưòi lớn chúng ta lúc nào cũng cho rằng giai đoạn sơ sinh thực sự
rất đơn giản. Hoạt động của một trẻ sơ sinh chỉ là bú no nê rồi ngủ.
Đối vói chúng ta những việc này chẳng có gì khó khăn cả, bởi thế
chúng ta nghĩ thòi kỳ sơ sinh chính là khoảng thòi gian trẻ tận hưởng và
thích nghi dần vói ngôi nhà mói.

Trên thực tế, trẻ không thực sự được thoải mái như thế.

Đến vói thế giói này, trẻ vừa hoàn thành một hành trình gian nan nhất
từng có trong đòi. Cho dù quá trình chào đòi có diễn ra suôn sẻ đi nữa thì
nó vẫn có rất nhiều việc cần làm.

Chúng ta đã đề cập khá nhiều về sự vất vả của những người mẹ trong


quá trình sinh nở, bởi thực sự đây là công việc vô cùng gian nan. Nhưng
sinh nở là hoạt động tương tác, trẻ cũng gặp phải nhiều khó khăn không
kém mẹ nó, để được có mặt trên cõi đời này.

Khi đã lọt lòng, trẻ phải thích nghi tức thòi vói thực tế không còn được
nằm trong bầu nước ối của mẹ nữa. Đứa trẻ không chỉ phải học cách cử
động chân, tay khi không có lực hỗ trự của nước ối, nó còn phải nhanh
chóng kiểm soát nhịp hô hấp để được sống sót.

Thật đáng ngạc nhiên bởi trẻ thực hiện được hai việc này gần như ngay
lúc vừa chào đòi.

Khi đã quen dần vói môi trường mói, qua tay các bác sĩ, y tá, cha mẹ,
đứa trẻ phải đón nhận nhiệm vụ cam go là phân biệt các sự vật xung quanh.

Lúc m ói lọt lòng, trẻ không nhìn thấy gì, giống một dạng mù. Tuy
nhiên, do tiếp xúc vói ánh sáng lần đầu khi chào đòi, trẻ ngay lập tức dùng
thử năng lực thị giác của bản thân. Đứa trẻ có những phản ứng vói ánh
sáng dù ban đầu các phản ứng đó đều rất chóng vánh. Nỗ lực sử dụng thị
giác chỉ diễn ra ngắn ngủi. Đứa trẻ sẽ nhanh chóng thấm mệt và ngủ ngay
sau khi cố gắng nhìn bằng mắt.

Đứa trẻ cũng chẳng nghe đưực


Khoa học đã chứng minh các là bao. Khoa học đã chứng minh các
bào thai có những phản ứng bào thai có những phản ứng đối vói
đối vói âm thanh và giọng nói âm thanh và giọng nói nếu chúng
nếu chúng phát ra đủ to. phát ra đủ to. Tuy nhiên, lúc mói ra
đòi, về cơ bản đứa trẻ gần như bị
điếc. Nó có thể nghe một số tiếng
động lớn, nhưng không nghe được hầu hết các loại âm thanh. Thường thì
đứa trẻ được sinh ra trong một môi trường chứa đựng nhiều tiếng động ồn
ào. Những âm thanh này gây rối loạn thính giác của trẻ. Tiếng động hỗn
loạn khiến trẻ khó lòng nghe được gì.

Tất nhiên cơ quan xúc giác của trẻ đã hoạt động, nhưng chỉ mói ở dạng
thô sơ. Trẻ có thể dùng khứu giác để tìm kiếm mẹ, và nếu hệ thần kinh của
trẻ hoàn toàn không có vấn đề gì thì chẳng bao lâu sau khi chào đòi, trẻ đã
có thể bú và nuốt bình thường.

Trẻ có thể tự do cử động tay chân nhưng các chuyển động hướng về
phía trước hết sức khó khăn, nhất là vì đứa trẻ bị quấn khăn tã kín mít rồi
đặt nằm ngửa trong nôi.

Trẻ có thể khóc nhưng hệ hô hấp của nó chưa phát triển hoàn thiện nên
tiếng khóc hầu như chẳng có mấy cung bậc. Bởi thế, trẻ chỉ dùng đúng một
tiếng khóc để phản ứng trước mọi sự việc xung quanh.

Đứa trẻ có thể nắm một ngón tay đặt lên tay nó ngay từ khi chào đòi.
Các bậc phụ huynh thường hết sức bị ấn tượng bởi đứa trẻ có khả năng
nắm rất chặt. Tuy nhiên, dù biết nắm tay khá chắc, thậm chí còn khá mạnh,
đứa trẻ lại không biết cách thả ngón tay ra cho dù nó có muốn chăng nữa.

Nói chung, những trẻ vừa ra đòi đều trong tình trạng mù, điếc, gần như
vô tri vô giác, bé cũng không thể điều khiển tay và khó phát ra âm thanh.

Đây hoàn toàn là trạng thái chẳng lấy gì làm vui vẻ, thoải mái cả.

Những trẻ sơ sinh không hẳn


sung sướng như chúng ta vẫn hằng Những trẻ sơ sinh đang nỗ
hình dung. Trái lại, chúng là những lực đấu tranh vói tình thế cam
cá thể nhỏ bé đang nỗ lực đấu tranh go để vượt qua tình cảm mù
vói tình thế cam go để vượt qua lòa, điếc lác và bất động
tình cảnh mù lòa, điếc lác và bất
động.

Chúng hết sức nỗ lực.

Là trẻ sơ sinh chẳng hề dễ dàng và an toàn.

Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên, trẻ sơ sinh đã coi việc học nhìn, nghe,
cảm nhận và chuyển động là những nhiệm vụ của mình. Nó sẽ tận dụng
mọi giây phút tỉnh táo để thực hiện những nhiệm vụ này. Câu hỏi duy nhất
cần đặt ra là liệu chúng ta có nên giúp đỡ trẻ hay để nó tự xoay xở.

Không một vị phụ huynh minh mẫn nào muốn can thiệp vào nỗ lực
riêng của trẻ nhưng chúng ta luôn vô tình can thiệp vào con đường riêng
của trẻ.

Những phương pháp sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh hiện đại lý giải rất
ít về những việc chúng ta cần làm và vì sao phải làm như thế. Khi nói đến lý
do khiến chúng ta làm gì đó, thường chỉ đơn giản bởi tính tiện lựi. Đáng
buồn thay, những gì tỏ ra có hiệu quả hay tiện lợi đối vói người lớn lại
thường gây tác động xấu đến trẻ nhỏ.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại điều kiện môi trường điển hình dành cho trẻ
sơ sinh và đặt ra câu hỏi sau: Sự chuẩn bị đó là vì lọi ích đứa trẻ hay lọi ích
của chúng ta?

Sau khi ra đòi, trẻ thường xuyên bị tách khỏi mẹ, bị quấn tã, đặt nằm
ngửa và nếu được gia đình đồng ý cháu sẽ được đưa đến khu chăm sóc đặc
biệt vói các bé cùng độ tuổi.

Những việc này tốt cho trẻ hay


Đáng buồn thay, những gì tỏ chỉ thuận tiện cho đội ngũ chuyên
ra có hiệu quả hay tiện lựi đối viên y tế theo dõi?
vói người lớn lại thường gây
tác động xấu đến trẻ nhỏ. Tạo hóa đã định ra tỷ lệ một mẹ
/ một con để đứa trẻ luôn được mẹ
để mắt chăm sóc mọi lúc mọi nơi.
Chúng ta vô hiệu hóa cách sắp đặt đó, mang trẻ đi, đưa trẻ góp mặt vào
đám trẻ sơ sinh luôn được để ý chăm lo, không phải bởi mẹ chúng mà bởi
các y tá tận tâm.

Để giúp các y tá có thể trông được rất nhiều trẻ trong cùng lúc, các trẻ
sơ sinh được đặt nằm ngửa, nhờ đó các y tá có thể đảm bảo chắc chắn bọn
trẻ thở được.

Đứa trẻ được quấn kỹ trong chăn vì nhiệt độ ở khu chăm sóc đặc biệt
không đủ ấm để bé được ở trần. Nếu chúng ta điều chỉnh nhiệt độ đủ ấm
cho bé khỏi phải vướng víu khăn tã thì các y tá sẽ thấy phát sốt.

Dù lúc mói chào đòi đứa trẻ không thể nhìn hay nghe rõ tiếng nhưng có
thể ngửi thấy mùi của ngươi mẹ. Khi bị đưa sang khu chăm sóc đặc biệt, trẻ
không còn được ngửi mùi của mẹ nữa. Điều này gây nên cảm giác bất an
đối vói trẻ.

Bản năng sinh tồn mách bảo trẻ : “Lúc nào cũng phải ở bên mẹ!” Bởi
thế trẻ khóc váng lên đòi có mẹ ở bên. Mẹ thì vẫn đang ở phòng hậu sinh
cách đó đến vài ba chục mét nên không thể nghe tiếng khóc và đáp ứng yêu
cầu của trẻ. Trẻ biết mẹ nó không có ở đó, nỗ lực gọi mẹ của nó không được
đáp trả.

Đây hoàn toàn không phải trạng thái vui vẻ thoải mái đối vói trẻ.

Tình thế đáng sợ này còn trở nên tồi tệ hơn khi mà trẻ nghe được
những tiếng khóc lớn nhằng nhẵng của những bạn đồng cảnh ngộ ở khu
chăm sóc đặc biệt đang đòi mẹ.

Vậy mà chúng ta vẫn gọi đấy là “khu chăm sóc đặc biệt”?

Ý định của chúng ta có thể là tốt đẹp nhưng chúng ta chỉ chú tâm vào
những điều kiện thuận tiện cho người lớn chúng ta. Kê cả trong trường
họp chúng ta cố tình chọc tức, đe dọa đứa trẻ thì có lẽ cũng không còn một
môi trường nào khác tệ hại hơn nữa.

Khi đứa trẻ được đón về nhà, nó vẫn bị quấn trong hàng bao nhiêu lóp
chăn tã, bất kể mùa nào trong năm. Chúng ta bật điều hòa ở mức nhiệt độ
khiến chúng ta thấy thoải mái. Nhưng các trẻ sơ sinh thường cần môi
trường ấm áp hơn chúng ta, bởi thế chúng thường được bao bọc rất kỹ
càng trong vài tháng đầu đòi.
Đưực bọc trong những lóp chăn dày sụ và mặc những bộ đồ bó khít
khiến trẻ khó có thể cựa quậy đưực. Lúc mói sinh, đa phần các trẻ đều
mũm mĩm bụ bẫm nên khó cử động, đã vậy trẻ lại còn bị quấn trong chiếc
tã cồng kềnh, bị mặc cho bộ quần áo thùng thình, rồi bị bọc trong hàng lóp
chăn, trông trẻ chẳng khác nào một võ sĩ sumo đang vật lộn cố thoát ra khỏi
chiếc kén của mình.

Và trẻ hầu như chẳng cử động đưực mấy.

Trẻ sẽ khuơ tay đạp chân loạn xị vào những thòi điểm hiếm hoi đưực
thoát khỏi vòng vây của áo quần chăn tã. Chính vì thế mà khoảng thòi gian
thay tã cho bé thật gian nan. Đây là thòi điểm ngắn ngủi duy nhất trong
ngày mà bé được tự do. Bé cựa quậy liên tục, khiến cho chúng ta phát cáu
vì không mặc đưực áo cho bé.

Bị áo quần chăn tã quấn chặt khiến cho bé luôn tìm cách cử động. Ngoài
ra, ngay từ khi mói ra đòi, bé hầu như toàn bị đặt nằm ngửa. Vói tư thế
này, bé chẳng khác nào một con rùa bị lật ngửa. Mọi cử động chân tay của
bé đều vô hiệu lực. Bé chẳng thể nào nhích dậy được.

Tuy nhiên, nếu bé được đặt nằm


Kê cả khi chúng ta tạo cơ hội sấp trên một mặt sàn nhẵn và ấm,
cho trẻ được cử động, chúng tất cả những cử động tay chân ngẫu
ta vẫn giói hạn nghiêm ngặt nhiên lại giúp bé di chuyển cực kỳ
vùng di chuyển bằng cách đặt hiệu quả. Bất cứ lúc nào được đặt
trẻ trong nôi, cũi, xe đẩy hoặc nằm sấp, bé sẽ ngay lập tức thử
khung tập đi. hàng trăm lần để học cách cử động
tay chân sao cho trườn được. Tạo
hóa đã ban cho trẻ sơ sinh niềm
dam mê chuyển động, và bé tận dụng mọi kẽ hở có thể cho công việc này.

Nếu bạn nhẩm tính khoảng thòi gian các bé sơ sinh ngày nay được thả
cho tự do trườn trên mặt sàn ấm và nhẵn, chắc hẳn bạn sẽ thấy đó chỉ là
con số không.

Kê cả khi chúng ta tạo cơ hội cho trẻ được cử động, chúng ta vẫn giói
hạn nghiêm ngặt vùng di chuyển bằng cách đặt trẻ trong nôi, cũi, xe đẩy
hoặc khung tập đi. Các dụng cụ và thiết bị này được tạo ra vói mục đích
trông nom trẻ từ xa. Chúng được thiết kế nhằm kiểm soát trẻ để chúng ta
có thể rảnh tay làm việc mà không cần phải kèm sát chúng. Điều này nghe
ra có vẻ mang lại tiện ích cần thiết, thậm chí là công cụ bảo vệ an toàn cho
trẻ nhưng thực chất, chúng không hề tiện lựi về lâu về dài và cũng không hề
an toàn trong ngắn hạn.

Không thể nói các dụng cụ và thiết bị này tiện lọ i khi mà chúng tạo ra
một môi trường trong đó trẻ so* sinh không đưực tự do phát triển các kỹ
năng trườn, bò.

Giờ chúng ta đã biết các giai đoạn này đóng vai trò thiết yếu đối vói sự
phát triển của trẻ. Bất cứ loại dụng cụ, thiết bị nào tạo ra khoảng cách giữa
chúng ta và đứa trẻ đều chỉ ru chúng ta bằng cảm giác an toàn giả tạo.

Chỗ phòng khám của chúng tôi có rất nhiều trẻ bị tổn thưong não bộ
trước đây vốn là các trẻ bình thường do lật khỏi nôi ngã chấn thưong đầu
hoặc do trèo khỏi cũi và ngã vào hồ boi.

Bài học rút ra rất đon giản - các trẻ sơ sinh đưực ở gần mẹ và gần mặt
sàn bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu, dù xét trong ngắn hạn hay dài
hạn.

Vói vai trò là bố mẹ, là thành


viên của xã hội, chúng ta cần phải Bài học rút ra rất đon giản -
xem xét cẩn thận danh mục ưu tiên các trẻ sơ sinh đưực ở gần mẹ
khi quyết định mang đến cho cuộc và gần mặt sàn bao nhiêu thì
đòi này một sinh linh bé nhỏ. càng an toàn bấy nhiêu, dù xét
trong ngắn hạn hay dài hạn.
Nhìn nhận lại kỹ càng hon,
chúng ta có thể thấy mình đã quá
ích kỷ, vô tình và cực kỳ thiển cận khi tạo ra các điều kiện môi trường cho
trẻ sơ sinh lại chỉ hoàn toàn dựa trên tiện ích dành cho chúng ta, tước đi
quyền lọ i căn bản của trẻ là được vận động, khám phá và phát triển tối đa
năng lực bản thân.

Dù không hề cố tình nhưng chúng ta đã ngáng đường phát triển của trẻ.

Các nhu cầu của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng hơn sự tiện lựi tạm
thòi của chúng ta. Các điều kiện môi trường cần được xác lập sao cho đảm
bảo an toàn và mang lại lợi ích lâu dài cho quá trình phát triển của trẻ.

Gia đình và xã hội xét về tổng thể đều được hưởng những mối lợi ích
lớn lao từ niềm vui và khả năng vưựt trội của các bé đưực nuôi dưỡng đúng
cách, đáp ứng các nhu cầu tự nhiên của trẻ.
Tắt đồng hồ báo thức

C
húng ta đã nhắc nhiều về những điều không nên làm nhưng lại chỉ
mói manh nha nói đến những điều chúng ta nên làm để tạo ra môi
trường tốt đẹp hon cho con cái chúng ta.

Đã đến lúc chúng ta cần xem xét kỹ hon.

Bấy lâu nay, mọi người vẫn tin tưởng rằng nhũng mốc chủ chốt trong
quá trình phát triển của trẻ sẽ tự nhiên đến, đó đon thuần là kết quả của
việc đứa trẻ lón dần theo năm tháng.

Lý thuyết này có nghĩa lúc một tuổi, đứa trẻ sẽ biết đi nhờ vào cơ chế tự
thân nào đó - khá giống như chiếc đồng hồ được đặt giờ ở thòi điểm trẻ
mười hai tháng tuổi, đồng hồ reo tức là trẻ có khả năng đi lại.

Cũng giống như thế khi tiếng chuông đồng hồ báo đã đến thòi điểm nói,
đứa trẻ sẽ bắt đầu phát ra từ. Theo lý thuyết này mỗi đứa trẻ đều có một
chiếc đồng hồ báo thức và đưực định sẵn những giai đoạn phát triển quan
trọng. Lý thuyết này cho rằng thòi gian tuyến tính sẽ làm nảy sinh năng lực
của con người, khả năng nhận thức cũng tồn tại vốn dĩ như bình minh hay
hoàng hôn.

Họ gọi đây là “sự sẵn sàng”. Chẳng hạn, chuông đồng hồ báo thức reo
vào thòi điểm trẻ sáu tuổi, lúc này đứa trẻ đã “sẵn sàng tập đọc”.

Khái niệm “sự sẵn sàng” và toàn bộ lý thuyết đồng hồ báo thức chỉ là
những thông tin vô nghĩa được ngụy trang tinh vi.

Nếu theo lý thuyết trên sự sẵn


Khái niệm “sự sẵn sàng” và sàng tập đọc đã được ấn định vào
toàn bộ lý thuyết đồng hồ báo mốc sáu tuổi thì chúng ta biết giải
thức chỉ là những thông tin vô thích ra sao trước thực tế có đến
nghĩa được ngụy trang tinh vi. 30% học sinh trong hệ thống giáo
dục của chúng ta không đọc thông
thạo khi đã bước sang tuổi mưòi tám? Tại sao đồng hồ sinh học báo thức
của chúng không đổ chuông vào lúc chúng sáu hay bảy tuổi? Tại sao mãi
đến năm chúng mười tám tuổi rồi, tiếng chuông đồng hồ vẫn không chịu
reo lên?

Sẽ khó khăn hon nữa nếu muốn giải thích trường họp hàng ngàn đứa
trẻ bị tổn thưong não bộ lại có thể đọc đưực dễ dàng dù mói ba tuổi. Nhờ
mẹ, những đứa trẻ này coi việc đọc là niềm vui lớn lao nhất.

Vì sao đồng hồ báo thức khả năng đọc của những đứa trẻ này lại sớm
đổ chuông?

Đúng là mười hai tháng tuổi là mốc trung bình mà một đứa trẻ bắt đầu
tập đi. Nhưng phải chăng đây là mối liên hệ nào đó hay chỉ đon thuần thòi
gian trôi qua và đứa trẻ có đưực khả năng đi lại?

Hoàn toàn không.

Sau một thòi gian dài ở gần những trẻ khỏe mạnh đưực dành cho môi
trường sống tuyệt hảo để phát triển ngay từ khi mói lọt lòng, chúng tôi
phải tự đặt ra câu hỏi, “Vì sao chúng có thể tập đi, tập nói và học đưực cách
điều khiển tay sớm hon bạn bè đồng trang lứa?”

Tại sao chiếc đồng hồ của chúng lại reo trư&c thòi điểm đưực ấn định?
Tại sao chúng lại có khả năng học hỏi sớm thế?

Và chúng tôi đã khám phá ra một trong những điều thú vị nhất: quá
trình phát triển của trẻ là sản phẩm của tổng các kích thích từ môi trường
sống. Quá trình này không phụ thuộc vào chiếc đồng hồ báo thức đặt lịch
sẵn.

Nhờ đó, chúng tôi bắt đầu tìm


kiếm mọi phưong pháp để “làm cho Quá trình phát triển của trẻ là
đồng hồ báo thức của các trẻ bị tổn sản phẩm của tổng các kích
thưong não đổ chuông”. Kết quả là thích từ môi trường sống.
chúng tôi tìm được hàng trăm cách. Quá trình này không phụ
thuộc vào chiếc đồng hồ báo
Chúng tôi xóa bỏ mô hình đồng thức đặt lịch sẵn.
hồ báo thức ấn định sẵn. Điều
chúng tôi khám phá được là một
chân lý hết sức giản đon và tinh tế:

Bộ não lớn lên nhờ hoạt động, không phải do chiếc đồng hồ báo thức
đưực ấn định sẵn nào cả.

Có thể đẩy nhanh quá trình phát triển của bộ não bằng cách tăng cường
độ kích thích vào bất cứ giai đoạn nào trong đòi, nhưng sẽ hiệu quả hon cả
vào giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất: sáu năm đầu đòi.

Sáu năm đầu đòi rất quý giá bởi trong suốt thòi kỳ này, bộ não phát
triển vói nhịp độ đáng nể. Tuy nhiên, sự phát triển của bộ não nhanh nhất
vào năm đầu đòi của trẻ.

Như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, một đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh, cũng
giống như các sinh vật bé bỏng, về cơ bản bị mù tạm thòi. Bé chỉ có thể
nhìn được bóng tối và ánh sáng. Bé có thể “phản ứng trước ánh sáng”. Điều
này có nghĩa nếu chúng ta chiếu một tia sáng vào mắt bé, đồng tử mắt bé sẽ
co lại để ngăn quá nhiều ánh sáng xâm nhập vào vùng thị giác trên não.
Nếu chúng ta tắt ánh sáng đi, đồng tử sẽ giãn trở lại, cho phép một lượng
ánh sáng vừa phải tiến vào dây thần kinh thị giác.

Giờ chúng ta hãy cùng xem xét ba đứa trẻ:

1. Một trẻ sinh non hai tháng ở Chicago, giờ bé chính xác được hai
tháng tuổi.

2. Một trẻ sinh đủ ngày đủ tháng khỏe mạnh, thụ thai cùng ngày vói
đứa bé sinh non, cũng sinh ra ở Chicago.

3. Một trẻ ba tháng tuổi khỏe mạnh, thành viên của bộ lạc Xingu thuộc
vùng Mato Grosso, Brazil.

Nếu thuyết đồng hồ báo thức thực sự đúng thì đứa trẻ ba tháng tuổi của
bộ lạc Xingu có khả năng nhìn rõ nhất, đứa trẻ sinh đủ ngày đủ tháng ở
Chicago nhìn kém hơn, còn đứa trẻ thiếu tháng thụ thai cùng ngày sẽ nhìn
kém hơn cả.

Trên thực tế, kết quả hoàn toàn ngược lại.

Vì sao lại thế?


Trước tiên hãy xét trường họp đứa trẻ hai tháng tuổi yếu thế hon do
sinh thiếu tháng, bé sórn phải giã từ môi trường tử cung yên bình của mẹ.

Chúng tôi quan sát đứa bé này ngay khi cháu vừa chào đòi và nhận thấy
việc chào đòi sớm không ảnh hưởng đến khả năng thị giác của cháu. Cháu
có phản ứng bình thường trước ánh sáng, phân biệt đưực ánh sáng và bóng
tối.

Đứa trẻ Chicago sinh đủ tháng đủ ngày, thụ thai cùng ngày vói đứa trẻ
thiếu tháng, chào đòi sau đứa trẻ thiếu tháng đúng hai tháng. Chúng tôi
quan sát thấy cháu cũng có khả năng thị giác bình thường. Cháu có phản
ứng trước ánh sáng, do đó phân biệt đưực ánh sáng và bóng tối.

Cả hai đứa trẻ nói trên đều có “đồng hồ báo thức” cùng lịch trình. Nếu
dựa trên thòi điểm thụ thai, cả hai cùng độ tuổi.

Tính theo ngày chào đòi, đứa trẻ sinh đủ tháng đủ ngày chỉ mói phân
biệt được ánh sáng và bóng tối trong khi đứa trẻ sinh thiếu tháng (lúc này
đã đưực hai tháng tuổi) đã có thể nhìn ra các đường nét và hình bóng, điều
hoàn toàn bình thường đối vói một đứa trẻ hai tháng tuổi khỏe mạnh.

Chúng tôi gặp rất nhiều trường họp như vậy. Điều này có ý nghĩa gì?

Vì sao đứa trẻ sinh non yếu thế


hon lại nhìn ra được các đường nét Bộ não lửn lên nhờ hoạt
trong khi đứa trẻ sinh đủ tháng đủ động, không phải do chiếc
ngày, đúng chính xác ngày tính từ đồng hồ báo thức đưực ấn
khi thụ thai, lại chỉ mói nhìn ra định sẵn nào cả.
đưực ánh sáng và bóng tối?

Câu trả lòi đã khá rõ ràng rồi, phải không nào?

Đứa trẻ yếu thế đã có môi trường xung quanh để học nhìn trong suốt
hai tháng, còn đứa trẻ sinh đủ tháng thì chưa.

Không ai có thể đọc sách đưực nếu không có sách để đọc.

Không ai có thể choi dưong cầm nếu không có đàn để tập luyện.

Không ai có thể boi đưực nếu không có môi trường nước để nhảy vào.
Không ai có thể nhìn thấy thế giói nếu không có cái gì để nhìn. Phải mất
từ một đến hai tháng học cách nhìn thì chức năng thị giác trên não m ói
đưực chuyển sang giai đoạn bắt đầu biết phân loại những gì nhìn đưực.

Vậy còn em bé Xingu ba tháng tuổi từ vùng thảo nguyên bao la của
Brazil thì sao? Cách đây 40 năm, họ vẫn sống cô lập, anh em huyền thoại
nhà Villas-Boas là những người duy nhất từ thế giói bên ngoài từng nhìn
thấy họ. Bởi th ế khi đoàn nghiên cứu của Viện đến bộ lạc vào năm 1966,
chúng tôi là người thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu từ bên ngoài nền văn
hóa của họ từng gặp và sống cùng họ.

Đứa trẻ Xingu khá bụ bẫm so vói các bé ba tháng tuổi. Cháu đưực nuôi
lớn ở bộ lạc Xingu, thuộc vùng Mato Grosso ở miền Trung Brazil.

Nếu mô hình đồng hồ báo thức ấn định sẵn là đúng đắn thì chắc chắn
đứa trẻ Xingu ba tháng tuổi sẽ nhìn tốt hon đứa trẻ sinh thiếu tháng hoặc
đứa trẻ sinh đủ tháng đủ ngày đã nhắc đến ở trên.

Thực tế hoàn toàn trái ngưực.

Đứa bé sinh non lại nhìn rõ hon cả. Đứa trẻ sinh đủ tháng đủ ngày m ói
đưực vài ngày tuổi nhìn kém hon. Còn đứa trẻ Xingu của chúng ta lại chẳng
nhìn đưực gì.

Tại sao có điều này?

Nếu thiếu đi điều kiện thích họp để tập nhìn thì thòi gian tuyến tính
chẳng mang lại ích lợi gì. Trên thực tế, nó còn là điều bất lựi.

Có chuyện gì xảy đến vói đứa trẻ Xingu của chúng ta?

Bé rất xinh xắn, cũng giống như mọi trẻ em khác ở Xingu. Ớ bộ lạc của
bé, mọi ngưòi sống trong những lều cỏ lớn không có cửa sổ và chỉ có một
cửa ra vào bé xíu. Cửa ra vào đưực làm bé như vậy để bảo vệ những ngưòi
sống trong lều. Bạn sẽ không thể bước vào trong một ngôi nhà Xingu mà
không khom người và cúi đầu. Kết quả là các ngôi lều Xingu đều tối như hũ
nút, bên trong các lều hầu như chẳng có chút ánh sáng nào.

Khi một đứa trẻ Xingu chào đòi, vì những tín niệm riêng của người
Xingu, đứa trẻ sẽ đưực giữ ở trong lều gần như suốt một năm đầu đòi.
Khi đội nghiên cứu của chúng tôi đến thăm những con người xinh đẹp
của vùng Mato Grosso, chúng tôi đưực họ giúp đỡ rất nhiệt tình.

Chúng tôi gặp một gia đình có con nhỏ ba tháng tuổi, đề nghị được
ngắm và chụp ảnh cháu bé. Bố mẹ bé đưa cháu ra ngoài tròi để các bức ảnh
có chất lượng tốt hom.

Chúng tôi nghiên cứu tình trạng phát triển của các cơ quan thị giác,
thính giác và xúc giác của cháu bé.

Cháu bé có phản ứng trước ánh sáng, nhưng m ói chỉ phân biệt đưực
ánh sáng và bóng tối. Dù đã ba tháng tuổi nhưng cháu không nhìn ra được
đường nét hoặc chi tiết.

Tại sao lại xảy ra điều này?

Trong suốt một năm đầu đòi, các bé của bộ lạc không được tiếp xúc vói
ánh sáng. Kết quả của phong tục này, các bé không có khả năng thị giác cho
đến khi được đưa ra khỏi các ngôi lều. Các bé có phản ứng trước ánh sáng,
nhưng vậy có nghĩa đồng tử của các bé cũng biết hạn chế ánh sáng xâm
nhập giống như đồng tử của các trẻ sơ sinh khác, nhưng khả năng nhìn của
các bé bộ lạc chỉ dừng lại ở đó.

Do đó, đứa trẻ Xingu ba tháng tuổi của chúng ta lớn nhất nếu xét theo
tuổi tác nhưng nếu xét về sự phát triển thị giác thì bé chẳng khác nào tình
trạng của một trẻ vừa chào đòi.

Đứa trẻ sinh thiếu tháng yếu thế có đến hai tháng để tập nhìn trước
ngày dự sinh của cháu. Nếu xét theo độ tuổi tính từ ngày thụ thai, cháu bé
hơn nhưng cháu được tiếp xúc vói môi trường SÓTO hơn đứa trẻ sinh đủ
tháng đủ ngày tận hai tháng tròn, v ề khả năng thị giác, cháu vượt đứa trẻ
Xingu đến năm tháng. Cháu có khả năng thị giác của trẻ hai tháng tuổi.

Có điều này bởi trên thực tế không hề có chiếc đồng hồ báo thức ấn
định sẵn.

Bộ não lớn lên nhờ hoạt động, không phải nhờ một thòi gian biểu định
sẵn.

Chúng ta hãy xét ba gia đình sống cạnh nhau ở vùng ngoại ô: Có gia
đình Xanh, cạnh đó là gia đình Nâu và cuối cùng là gia đình Trắng.
Vào cùng một ngày, các bà mẹ
của ba gia đình cùng sinh con.
Bộ não lửn lên nhờ hoạt
động, không phải nhờ một Năm tuần sau, khi ông Xanh về
thòi gian biểu định sẵn. nhà thì được nghe bà Xanh khoe:
“Anh đoán đưực không? Sáng nay
ánh mắt của con đã di chuyển theo
hướng của em đấy. Con đang nằm sấp trên giường, khi em đi lại ở khoảng
giữa con và cửa sổ, em thấy rõ con nhìn theo em cho dù em đi giật lùi khỏi
phòng.”

Và ông Xanh nói: “Có vậy thôi sao?” Bà Xanh trả lòi, “Từ từ hẵng nào.
Con chúng mình mói năm tuần, bác sĩ của con nói bọn trẻ sẽ không nhìn
đưực gì nhiều cho đến khi được mười tuần tuổi. Con chúng mình thật đặc
biệt biết bao.”

Mưòi tuần sau khi bé chào đòi, ông Nâu về nhà và nghe bà Nâu kể:
“Anh biết sao không? Hôm nay con đã biết nhìn theo em đấy.” Ông Nâu
nói, “Có vậy thôi sao?” Bà Nâu liền đáp, “Hôm nay con mình tròn mười
tuần tuổi, đây là thòi điểm một đứa trẻ bắt đầu biết nhìn các sự vật. Như
thế con của chúng mình hoàn toàn khỏe mạnh.”

Mưòi lăm tuần sau khi các bé ra đòi, ông Trắng về nhà và nghe bà
Trắng rủ rỉ: “Anh yêu, tối nay chúng mình phải nói chuyện nghiêm túc
thôi.” Nghe giọng vự mình hết sức nghiêm trọng, ông Trắng liền hỏi, “Là
chuyện tiền nong hả, vậy thì chúng ta nói bây giờ luôn cũng đưực.” Nhưng
bà Trắng đáp, “Không, không phải chuyện tiền nong; chuyện này còn quan
trọng hon nhiều. Là chuyện về con chúng mình. Anh biết hôm nay con
chúng mình tròn mười lăm tuần tuổi, vậy mà mắt con vẫn chưa biết nhìn.”
Ông Trắng hỏi, “Chỉ có vậy thôi sao?” Bà Trắng kêu lên, “Đáng lẽ con phải
biết nhìn từ năm tuần trước. Chắc chắn con chúng mình bị bệnh gì đó rồi.”

Cả ba bà mẹ nói trên đều tự rút ra những kết luận cho riêng mình. Bà
Xanh cho rằng con mình cực kỳ đặc biệt. Bà Nâu nghĩ mình có một đứa trẻ
khỏe mạnh bình thường. Còn bà Trắng nhận định con mình có vấn đề.

Và cả ba ngưòi bọn họ đều đúng cả.

Nhưng để rồi cuối cùng họ rút ra những kết luận nào?


Bà Xanh tự nhủ, “Mình thông minh, chồng mình cũng vậy, thế nên con
chúng mình cũng rất thông minh.”

Bà Nâu nói vói chính mình, “Mình là ngưòi bình thường, chồng mình
cũng là người bình thường, bọn mình xuất thân từ những gia đình bình
thường, bởi vậy con chúng mình cũng phát triển bình thường.”

Còn bà Trắng không ngừng tự vấn, “Mình hoàn toàn bình thường, cả
chồng mình cũng vậy, nhưng mình không chắc về gia đình nhà chồng. Bà dì
Mabel của chồng mình bị...”

v ề cơ bản, cả ba bà mẹ đều cho rằng tình trạng con cái họ đều được gen
quy định sẵn.

Nhưng ba đứa con của ba gia đình hoàn toàn không phải là sản phẩm
của sự khác biệt về gen.

Chúng là sản phẩm của môi trường sống.

Đứa bé nhà Xanh là sản phẩm của một môi trường hoàn hảo (cho dù
nhà Xanh không chủ tâm tạo ra môi trường này).

Đứa bé nhà Nâu là sản phẩm của môi trường phát triển thị giác bình
thường, đây cũng hoàn toàn là trường họp ngẫu nhiên.

Đứa bé nhà Trắng là sản phẩm của một môi trường thiếu đi các kích
thích dành cho thị giác. Thật không may, đây cũng lại là trường họp ngẫu
nhiên.

Thật đáng buồn khi chúng ta


Thật đáng buồn khi chúng ta nuôi dưỡng con cái nhờ vào những
nuôi dưỡng con cái nhờ vào yếu tố ngẫu nhiên.
những yếu tố ngẫu nhiên.
Chúng ta cho con ăn những thực
phẩm tốt nhất mà chúng ta mua
được.

Vậy mà chúng ta nuôi dưỡng bộ não của trẻ một cách ngẫu nhiên.

Hơn hết cả, chúng ta nên mang đến cho con mình quyền lợi quan trọng
nhất, quyền được phát triển tối đa năng lực bản thân. Rốt cuộc, đây cũng
chính là lý do khiến bạn đọc cuốn sách này. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn
cách nuôi dưỡng bộ não quý báu của con bạn hon là chỉ ngồi chờ chiếc
đồng hồ báo thức vô nghĩa đổ chuông.

Hãy nhó* rằng: Bộ não l&n lên nhừ hoạt động.

Vói trường họp các gia đình Xanh, Nâu và Trắng, sự khác biệt nằm ở
các yếu tố kích thích vùng thị giác trên não bộ, chúng sẽ kết họp vói các yếu
tố khác làm nên bộ não hoàn chỉnh.

Mỗi đứa trẻ là sản phẩm của số lần các ông bố bà mẹ bật và tắt đèn. Mặt
tròi lặn và mặt tròi mọc. Đó cũng là hai tác nhân kích thích đối vói trẻ.
Ngoài ra, yếu tố quan trọng hon là có bao nhiều lần ánh sáng gây phản ứng
ở mắt trẻ.

Việc chúng ta bật đèn trong căn phòng tối sẽ gây ra phản ứng vói ánh
sáng. Đồng tử trẻ sẽ tự động co lại trước ánh sáng và giãn nở ra trong bóng
tối. Ớ nhiều gia đình, mỗi ngày hoạt động này diễn ra ngẫu nhiên vài ba
lần.

Từ trước đến nay, làm gì có ông bố nào về nhà và hỏi vự mình, “Hôm
nay em đã bật và tắt đèn cho con đưực bao lần rồi?”

Nhưng vói các gia đình đến Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con ngưòi của
chúng tôi, đây chính xác là việc diễn ra hàng ngày. Các ông bố, bà mẹ của
những trẻ bị tổn thưong vùng não thị giác biến vài lần ngẫu nhiên thành
hàng trăm lần bật tắt đèn mỗi ngày để con họ có thể phát triển, hoàn thiện
và củng cố các phản ứng vói ánh sáng, đây là một trong những bước quan
trọng hàng đầu giúp trẻ nhìn đưực.

Các bậc phụ huynh của những trẻ sơ sinh khỏe mạnh biến vài lần ngẫu
nhiên thành hàng chục lần bật tắt đèn mỗi ngày để bé có thể củng cố và
hoàn thiện phản ứng trước ánh sáng, nhờ đó nhanh chóng sử dụng đưực
năng lực thị giác.

Việc bé sơ sinh khỏe mạnh sớm đạt được năng lực thị giác không đơn
giản chỉ để cha mẹ chúng ta khoe rằng, “Thật tuyệt biết bao. Con tôi phát
triển nhanh hơn các bé đồng trang lứa.” Như thế thì đâu có lọi gì cho bé?

Lợi ích của việc bé sớm đạt được năng lực thị giác lớn lao hơn thế
nhiều. Một bé bình thường bị giam hãm trong căn phòng thiếu các yếu tố
kích thích thị giác thì dù não bộ của bé có đang phát triển vói nhịp độ
nhanh nhất, bé có thể thâu nhận đưực rất nhiều thông tin nhưng sự hạn
chế về thị giác ngăn cản khả năng này của bé.

Vói trẻ sơ sinh được nhận nhiều kích thích hơn, nhờ đó bé sẽ đạt được
năng lực thị giác sớm hơn hàng tuần, thậm chí hàng tháng, có cơ hội tuyệt
vòi khi được nhìn ngắm vạn vật xung quanh trong suốt thòi kỳ não bộ của
bé phát triển vói nhịp độ nhanh chóng.

Năng lực thị giác góp phần hoàn


Các năng lực của trẻ là sản thiện các chức năng khác của hệ
phẩm của sự kích thích và các thần kinh. Một khi đã nhìn được, bé
cơ hội trẻ có được, không sẽ sớm hiểu được những gì chúng
phải do tiếng chuông đồng hồ ta nói vói bé. Một khi bé đã nhìn
báo thức định sẵn hay biểu đồ được, nhu cầu vận động của bé sẽ
gen có trước. tăng lên đáng kể. Kết quả là bé sẽ
gắng sức cử động nhiều hơn.
Những cử động này vừa kích thích
cơ quan xúc giác của bé, vừa giúp bé phát triển khả năng nhìn. Những cử
động ngày càng tăng của bé giúp lồng ngực bé nở to ra, do đó hệ hô hấp của
bé cũng được cải thiện. Việc thở tốt hơn cho phép bé dễ dàng phát ra âm
thanh và truyền đạt các ý muốn của mình dễ hơn.

Như vậy đã bắt đầu một chu trình những sự kiện tốt đẹp, mỗi sự kiện
thúc đẩy sự kiện khác, mỗi sự kiện khơi mở đường đi cho một khả năng
mói của bé.

Bộ não càng được hoạt động nhiều thì nó sẽ càng nhanh lớn, và bé sẽ có
được nhiều khả năng hơn. Đây chính là cách tối ưu để tận dụng hoạt động
của não bộ.

Các kích thích cần được tạo ra một cách có mục đích chứ không phải
nhờ yếu tố ngẫu nhiên.

Những kích thích ngẫu nhiên sẽ chẳng bao giờ đủ vói các bé bị tổn
thương não bộ, thực tế này cũng đúng vói các trẻ sơ sinh bình thường.

Các năng lực của trẻ là sản phẩm của sự kích thích và các cơ hội trẻ có
được, không phải do tiếng chuông đồng hồ báo thức định sẵn hay biểu đồ
gen có trước.

Thực tế cách thức bộnão phát triển có ý nghĩa honnhiều so vói ý nghĩ
về sự lớn lên của bộ não. Những cái có thực luôn luôn tốt hon những chiếc
“bánh vẽ”.

Ớ trên, chúng ta đã biết được cách vùng não thị giác phát triển nhờ
đưực hoạt động. Bộ não đưực cấu thành từ sáu vùng não, tất cả các vùng
não này đều lớn lên nhờ đưực hoạt động. Đã đến lúc xem xét sáu vùng não
này.
Bản Mô tả Quá trình Phát triển

B
ản Mô tả Quá trình Phát triển là mô hình các giai đoạn phát triển mà
một trẻ bình thường sẽ trải qua kể từ khi chào đòi đến lúc sáu tuổi.
Nó phản ánh tiến trình phát triển của bộ não. Bản mô tả đưực phát
triển sau nhiều năm tìm hiểu và nghiên cứu sự phát triển của trẻ.

Chúng tôi nhận thấy có sáu năng lực tiêu biểu của con ngưòi, làm cho
con người khác biệt vói các sinh vật khác.

Sáu năng lực này chỉ riêng con người mói có, tất cả đều đưực điều
khiển bởi vỏ não trước.

Ba năng lực trong số này về bản chất đều là các dạng vận động, phụ
thuộc hoàn toàn vào ba năng lực còn lại, vốn hình thành bẩm sinh.

Ba năng lực vận động của riêng con người bao gồm:

1. Đi, chạy vói tư thế đứng thẳng và bước di chuyển chéo.

2. Nói các dạng ngôn ngữ ký hiệu phức tạp, tuân theo các quy tắc thống
nhất, chẳng hạn như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng
Nhật, tiếng Ý,...

3. Viết đưực các ký hiệu ngôn ngữ nhờ sự phối họp ngón cái và ngón
trỏ.

Ba năng lực hoạt động này là tài sản duy nhất chỉ có ở loài người, mỗi
năng lực chịu sự điều khiển của một vùng vỏ não trước.

Những năng lực hoạt động này dựa trên ba năng lực giác quan độc đáo:

1. Nhìn theo cách thức riêng để đọc đưực ký hiệu ngôn ngữ.

2. Nghe theo cách thức riêng để hiểu đưực ký hiệu ngôn ngữ đó.
3. Cảm nhận theo cách riêng để nhận diện một vật thể nhờ chạm vào nó
hoặc không, xác nhận bằng cách nhìn, nghe, ngửi hoặc nếm.

Các kỹ năng này cũng hoàn toàn chỉ có riêng ở con người, mỗi kỹ năng
do một vùng vỏ não chỉ đạo.

Sau khi nghiên cứu quá trình phát triển của cả các trẻ bị tổn thưong
não bộ lẫn các trẻ bình thường, chúng tôi nhận thấy sáu năng lực này phát
triển qua bảy giai đoạn, bắt đầu từ khi trẻ chào đòi và kết thúc khi trẻ được
sáu tuổi.

Bảy giai đoạn năng lực tưong ứng vói bảy thòi kỳ phát triển của bộ não.
Chúng diễn ra ở các phần não khác nhau, tất cả đều đã xuất hiện ngay từ
khi trẻ chào đòi, chúng dần phát triển và hoàn thiện theo thòi gian.

• Giai đoạn I: Trước cuống não và tủy sống

• Giai đoạn I I : Cuống não và phần dưới não trước

• Giai đoạn I I I : Não giữa và phần dưói vỏ não

• Giai đoạn IV: Vỏ não ban đầu

• Giai đoạn V: v ỏ não m ói

• Giai đoạn VI: v ỏ não nguyên thủy

• Giai đoạn V II: v ỏ não phức tạp

Chúng tôi nhận thấy & trẻ bình thường, các giai đoạn này diễn ra khá
đồng nhất về mặt thòi gian để thúc đẩy các chức năng. Bảy giai đoạn chính
yếu diễn ra những biến đổi lớn lao bao gồm:

• Lúc m ói sinh

• 2,5 tháng

• 7 tháng

• 12 tháng

• 18 tháng
• 36 tháng

• 72 tháng

Nếu sắp xếp các yếu tố này lại, chúng ta có thể tạo ra một biểu đồ chỉ rõ
sáu năng lực trọng yếu và độc tôn của con người cùng bảy giai đoạn phát
triển của chúng ở các trẻ bình thường (xem Hình 7.1).

Sau khi đã xác định các giai đoạn quan trọng mà một bé sơ sinh phải
trải qua để hoàn thiện quá trình phát triển, chúng ta cần chỉ ra được năng
lực nào giữ vai trò quyết định đối vó i sự phát triển của loài người.

Việc này đòi hỏi sự quan sát kỹ lưỡng hàng trăm đứa trẻ khỏe mạnh
trong tất cả các giai đoạn phát triển. Cuộc nghiên cứu này đã kéo dài đến
năm mươi năm và cho đến nay vẫn đang tiếp tục.

Bản Mô tả này tóm lược quá trình phát triển của bộ não từ lúc đứa trẻ
ra đòi cho đến khi não hoàn thiện vào năm trẻ sáu tuổi.

Đây là tài liệu mạch lạc diễn tả rõ ràng và khúc chiết để bất cứ ông bố
bà mẹ nào cũng có thể hiểu được nội dung, những phần nào quan trọng và
dễ dàng áp dụng.

Thử thách đặt ra cho chúng tôi khi tạo ra Bản Mô tả Quá trình Phát
triển chính là việc quyết định nên loại bỏ những yếu tố nào chứ không phải
gộp thêm yếu tố nào vào đây. Có hàng ngàn sự kiện theo đúng nghĩa đen
diễn ra trong quá trình phát triển của trẻ trong sáu năm đầu đòi. Gesell và
các cộng sự của ông đã mất hàng năm tròi tập họp và phân loại các sự kiện
đó. Đây là một công việc đáng được ghi nhận.

v ề cơ bản, họ đã ghi chép lại mọi hoạt động mà đứa trẻ thực hiện trong
những năm tháng quan trọng từ lúc m ói chào đòi đến năm bé được năm
tuổi.

Nhưng chúng tôi muốn biết một điều mang ý nghĩa quan trọng hom:
Trong s ố hàng ngàn sự kiện mà một đứa trẻ trải qua trong suốt quá trình
lỏm lên từ khi m ói chào đ à i đến năm lên sáu, những sự kiện nào đóng vai
trò chủ chốt?

Nói ngắn gọn hom, trong vô số hoạt động của đứa trẻ, những hoạt
động nào là nguyên nhân và những hoạt động nào là kết quả?
Những hoạt động nào sẽ ngăn cản đứa trẻ phát triển bình thường nếu
chúng bị loại khỏi cuộc sống của trẻ?

Mỗi giai đoạn trong số bảy giai đoạn phát triển này giữ vai trò chính yếu
đối vói các phần khác nhau của bộ não. Mặc dù tất cả các phần của bộ não
hiện diện ngay khi trẻ chào đòi, chúng lần lưựt thực hiện các chức năng
của mình, từ giai đoạn phát triển thấp nhất lúc mói ra đòi đến giai đoạn
phát triển cao nhất khi lên sáu tuổi ở những trẻ phát triển bình thường.

BẢN MÔ TẢ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN


z
Đọc

Viết
cảm giác
©

Hiểu ngôn ngữ

Nhận d iện n h ờ
o*

VII v ỏ NÂO
PHỨCTẠP
72 tháng

i l i i i { i [ i[ i i

VI v ỏ n Ao
NGUYÊNTHỦY
36 tháng

V VỎ NÃO MỚI 18 tháng


1_________ ___ ____________ 1

1________ __ _____________ 1

1_________ __ ____________ 1
1
1________ ______ ________ 1

1
1________ ______ ________ 1

1
1________ _______ ________ 1

Năng lưc điều khiển 1


Nâng lưc thính giác

Năng lực ngôn ngú


Nảng lực vận động
Hiểu ngôn ngử

Nảng lực xúc giác

VỎNẢO 12 tháng
IV b a n đ Au
1

1
1

oi
*<

n Ao g i ữ a v à

III PHÁN DƯỚI


v ỏ n Ao
7 tháng
CUỐNGNÂO
VÀ PHÁN DƯỚI 2,5 tháng
II NÂOTRƯỚC

V u u u V ì r

tiến g độ ng m ạnh

đầu đời
Phản ứng
Phàn ứng đối với

Babinski

Phàn ứng
với án h sáng
Phản ứng

P hản ứng

cẩm nắm
tiến g khóc

Phản ứng
cử động
TRƯỚC Lúc
CUỐNGNẢO
1 mới sinh
VÀTỦY SÓNG

Hình 7-1: Dạng Sơ giản của Bản Mô tả Quá trình Phát triển

Sau đó chúng ta cần bổ sung:

1. Một biểu đồ biểu thị bộ não của con ngưòi vói các giai đoạn phát
triển tuần tự.

2. Chức năng riêng của mỗi phần trong 42 ô.

3. Đánh dấu màu sắc khác nhau cho mỗi thòi kỳ phát triển của bộ não.

Như vậy quá trình phát triển của trẻ có thể đưực theo sát qua các giai
đoạn và các cột trên bản Mô tả.

Nhờ đó, các bậc cha mẹ có thể biết chắc chắn độ tuổi chính xác của bộ
não con mình và xử lý vấn đề nào bất thường.

Trên thực tế, Bản Mô tả cho chúng ta biết sáu giai đoạn tuổi của bộ não:
tuổi thị giác, tuổi thính giác, tuổi xúc giác, tuổi vận động, tuổi ngôn ngữ và
tuổi điều khiển tay.

Ngưòi mẹ sẽ xác định xem con mình đang ở thòi kỳ tưong ứng cột nào
để tìm ra đưực năng lực tưong ứng của con mình và biết được năng lực nào
ở độ tuổi của bé chưa đạt đến. Sau đó, hãy kẻ một đường thẳng ngay trên
giai đoạn cao nhất mà trẻ đã đạt đến ỏ* mỗi cột. Các bậc cha mẹ thường
mong muốn những giai đoạn phát triển cao nhất sẽ ngang bằng ở tất cả các
cột, nhưng đây là trường họp rất hiếm gặp.

Phần năng lực giác quan trong bản Mô tả, theo đúng yêu cầu, đưực đặt
& vị trí đứng trước các năng lực hoạt động. Đứa trẻ phải đạt đưực năng lực
giác quan trước, sau đó các năng lực giác quan sẽ làm nảy sinh năng lực
hoạt động. Nói ngắn gọn, các thông tin phải đưực truyền đến bộ não trước
khi chúng ta muốn chúng đưực phản hồi. Vì lý do này mà các năng lực hoạt
động trong Bản Mô tả thường xuất hiện sau các năng lực giác quan.

Có thể một ô thấp hon trong cột nào đó không thực sự hoàn hảo. Não
bộ vẫn có thể đạt đến giai đoạn cao hon cho dù tất cả các giai đoạn thấp
hon chưa hoàn thiện hết. Tuy nhiên, trẻ sẽ không đạt đến mức hoàn hảo ở
đỉnh của Bản Mô tả (Giai đoạn VII) nếu chưa hoàn thiện tất cả các giai
đoạn thấp hon.

Cuối cùng, chúng ta có đưực bản phác thảo vốn đưực coi là Bản Mô tả
Quá trình Phát triển của Viện (xem Hình 7.2).

Như chúng tôi đã đề cập, trong quá khứ có thuyết cho rằng quá trình
phát triển của não đã đưực định trước và không thể thay đổi do bộ gen quy
định dựa trên lịch trình thòi gian tuyến tính cứng nhắc.

Chúng tôi đã chứng minh đưực điều này không hề đúng.

Trật tự phát triển của các thòi kỳ (thị giác, thính giác, xúc giác thuộc các
năng lực giác quan trên Bản Mô tả và vận động, ngôn ngữ, khả năng điều
khiển tay thuộc các năng lực hoạt động) thể hiện chức năng của bộ não khi
thực thi tuần tự các giai đoạn phát triển.

Trật tự thời gian có khả năng biển đổi linh động dựa trên hai nhân tố:

1. Nhịp độ, cường độ và trường độ của các kích thích đến não do môi
trường sống của trẻ gây ra.

2. Tình trạng bộ não của trẻ.

Bản Mô tả Quá trình Phát triển chỉ ra chi tiết những giai đoạn phát
triển của trẻ từ lúc chào đòi đến năm sáu tuổi, khi sự phát triển của bộ não
đã đạt đến mức hoàn thiện.

Khi tạo ra Bản Mô tả này, chúng tôi không sử dụng các thuật ngữ tâm lý
học, thuật ngữ xã hội phát triển hay thuật ngữ y khoa. Những thuật ngữ
liên quan đến mặt thòi gian đưực dùng ở đây gắn bó vó i sự phát triển của
trẻ, các sự kiện có thể diễn ra, tuy nhiên chúng không ảnh hưởng nhiều đến
quá trình phát triển của trẻ.
H ình 7.2: Bản Mô tả Quá trình Phát triến của Viện

Phấn não Khung thời gian Năng lực thị giác Năng lực thính giác Năng lực cảm xúc
chiếm ưu thẻ'

VII Vỏ não Nhanh 36 tháng Đọc và hiểu toàn bộ Hiểu được các từ và câu Nhận diện vật thế bằng xúc giác
phức tạp đúng cấu trúc
Trung binh 72 tháng
Khả nâng hiểu sâu sác Khá năng hiểu sâu sác Khả năng hiếu sâu sâc của con người
của con người của con người
Tháp 144 tháng

VI Vỏ não Nhanh 18 tháng Nhận diện được các Hiểu được 2000 từ và Khả năng nhận diện các đặc điếm
nguyên thủy kỷ hiệu và kỷ tự đã các cảu đơn giản của vật thể nhờ xúc giác
Trung binh 36 tháng từng được xem qua

Khá năng hiều nh ờ vỏ Khá nàng hiểu nh ờ vỏ Khả nàng hiểu nh ờ vỏ não
Chậm 72 tháng
não nguyên thủy não nguyên thủy nguyên thùy

V Vỏ não mới Nhanh 9 tháng Phân biệt các biểu tượng Hiểu được 10 đến 25 từ Nhờ xúc giác phản biệt được các
thị giác đom giàn trông và cặp câu vật thề có vẻ giống nhau nhưng
Trung bình 18 tháng có vẻ giống nhau nhưng thực chất lại khác biệt
thực chất lại khác biệt
Chậm 36 tháng
Khá nâng hiều nh ờ vỏ Khá nàng hiểu nh ờ vỏ
não sớm nào sớm Khá nâng hiểu n h ờ vỏ nào sớm

IV Vỏ nâo Nhanh 6 tháng Kết hợp một cách giản Hiểu được hai từ Tiếp xúc và nhận biết được
ban đáu đơn được những vật trong câu ba chiếu cùa vật thể đơn giản
Trung bình 12 tháng nhìn được

Khả năng hiểu nh ờ vỏ Khá năng hiều n h ờ vỏ Khả năng hiểu nh ờ vỏ não ban đâu
Chậm 24 tháng não ban đáu não ban đâu

IIV Năo giữa Nhanh 3,5 tháng Nhận biết được chi tiết Nhận biết được ỷ nghĩa Nhận biết được sự khác biệt
và phán dưới từ hình thề các âm thanh vể cảm giác
vỏ não Trung binh 7 tháng

Nhận biết nghĩa Nhận biết nghĩa Nhận biết nghĩa


Chậm 14 tháng

llll Cuống nâo Nhanh 1 tháng Nhận biết tồng thể Phản ứng trước những Nhận biết những tiếp xúc ban đấu
và phán dưới tiếng động to
não trưỏc Trung binh 2,5 tháng

Khái niệm ban đáu Khái niệm ban đáu Khái niệm ban đáu
Chậm 5 tháng

1 Trước cuống Nhanh Từ lúc ra đời Phản ứng với ánh sáng Phản ứng với Phản ứng co chân tay
não và tủy tiếng động mạnh
sóng đến 0,5 tháng tuổi

Trung bình Từ lúc ra đời

đén 1 tháng tuổi

Chậm Từ lúc ra dời

đến 2 tháng tuổi


Phàn ứng ban đáu Phàn ứng ban đáu Phàn ứng ban đáu

Không đưực sao chép Bản Mô tả Quá trình Phát triển khi chưa nhận được sự cho phép của Glenn
J. Doman ® , 8801 Stenton Ave, Wyndmoor, PA 19038 Hoa Kỳ © Chỉnh sửa qua các năm 1964,
1971,1977,1980, 2003.

Thêm vào đó, các thuật ngữ này có ý nghĩa khác nhau đối v ó i các đối
tưựng khác nhau. Vì thế, nó làm giảm tính hữu dụng của công cụ đáng tin
cậy này, có thể giải thích do sự khác biệt trong Bản M ô tả của các chủ thể
quan sát khác nhau ghi lại những khả năng riêng biệt của những đứa trẻ
bình thường.
Năng lực vận động Năng lực ngôn ngữ Năng lực điếu khiển tay

BẢN MÔ TẢ
Sử dụng chân thuấn thục nhờ Hoàn thiện các từ và các câu Sử dụng tay viết nhờ bán cáu
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
bán cấu não vượt trội đúng cấu trúc não vượt trội
TAC G IẢ : GLENN J. DOMAN

Biểu hiện sâu sác Biếu hiện sâu sác Biểu hiện sâu sác

Đi và chạy vóri các bước đan xen 2000 từ và các câu ngắn Thực hiện chức năng bằng
hai tay với kỹ năng đặc biệt

Biểu hiện ban đáu Biểu hiện ban đáu Biểu hiện ban đáu

Bước đi, tay được tự do với khả 10 đến 25 từ và cặp câu Các hoạt động song song
năng cản bằng vừa học được kích thích vồ não

Biểu hiện sớm Biểu hiện sớm Biếu hiện sớm

Điéu khiển tay nhờ vò não


Bước đi, phẩn lớn thời gian tay Hai từ phát âm tự nhiên,
trái ngược
dang ngang giữthăng bằng có nghĩa

Biểu hiện đâu tiên Biểu hiện đâu tiên


Biểu hiện đáu tiên

Bò nhờ chống tay và đáu Tạo ra những tiếng động Động tác cấm nắm
gối, di chuyển bằng cách cử có nghĩa
động chéo

Phản ứng có ý nghĩa Phàn ứng có ý nghĩa Phàn ứng có ý nghía

Trườn sấp, tư thế đẩy vé phía Khóc khi cảm nhặn mối đe Biết cách thả tay
trước nhờ chéo chi dọa từcuộc sống

Phản ứng quan trọng Phàn ứng quan trọng Phàn ứng quan trọng

VIỆN NGHIÊN cứu Cử động chân tay nhưng


Khóc khi chào đời
Cắm nắm ngẫu nhiên
không làm cơ thể di chuyển
CACTIẾM nâng con người '

8801 STENSON AVENUE, VVYNDMOOR,


Phán ứng ngãu nhiên
PENSYLVANIA 19038 Phản ứng ngâu nhiên Phàn ứng ngàu nhiên

Chúng tôi sáng tạo ra Bản Mô tả này xuất phát từ nhu cầu có đưực sự so
sánh chính xác khi nghiên cứu từ các trẻ tổn thương não bộ cho đến các trẻ
đặc biệt thông minh. Các trẻ vốn rất khác so vó i các tiêu chuẩn phát triển,
vậy nên cần có thang đo chống lại các tiêu chuẩn hay mức độ trung bình.

Mục tiêu chúng tôi đặt ra cho từng cháu là giúp trẻ trải qua các giai
đoạn phát triển này theo đúng tuần tự và thực hiện nhanh nhất có thể trong
khi tận dụng tối đa chức năng của từng cơ quan của cơ thể.

Chúng tôi sử dụng Bản Mô tả Quá trình Phát triển như một thang đo
tiêu chuẩn đối vó i sự phát triển thông thường. Dựa vào đó, chúng tôi đo
mức độ tiến bộ của các trẻ, sau đó chúng tôi thiết kế chương trình tập luyện
tại gia để đẩy nhanh quá trình phát triển.

Bốn mươi hai mục trong Bản Mô tả chính là các yếu tố chủ chốt trong
đòi trẻ từ khi sinh ra đến năm lên sáu tuổi. Tốc độ và chất lượng có được sẽ
ảnh hưởng mạnh mẽ đến trí tuệ, thê chất và các mối quan hệ xã hội của trẻ
trong suốt cuộc đòi.

Việc hoàn thiện hết thảy bốn mươi hai chức năng quan trọng bên trên
là sản phẩm thuần khiết từ những lần trẻ có cơ hội thực hiện từng chức
năng riêng biệt.
Đánh giá trẻ khi vừa chào đời

V
iệc đánh giá các chức năng cơ bản của trẻ sơ sinh có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, công việc này không hề quá khó khăn.

Bước đánh giá đầu tiên cần được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi
trẻ chào đòi. Lý tưởng hơn cả, thao tác này nên diễn ra trong vòng hai
mươi tư giờ sau sinh, nếu không được như th ế thì người mẹ cần tiến hành
sớm nhất có thể.

Nếu bạn nhận thấy các cơ quan chức năng hay phản ứng của bé không
tốt thì cũng đừng nên lấy đó làm điều lo sự hay hoảng hồn, căn bản là bạn
cần cân nhắc lựa chọn hành động phù họp. Thực ra, toàn bộ mục đích của
việc đánh giá là nhằm tạo ra một chương trình kích thích hoạt động hiệu
quả cho não của bé, bất chấp mọi kết quả của quá trình đánh giá sơ bộ này.

Đối vó i một trẻ sơ sinh, các ông bố bà mẹ chỉ cần đánh giá Giai đoạn I
của Bản Mô tả Quá trình Phát triển. Tất cả các chức năng đều nằm ở khu
vực đáy bản Mô tả. Đây là giai đoạn diễn ra các phản ứng trong quá trình
phát triển. Đối vói trẻ khỏe mạnh, tất cả các chức năng của giai đoạn này
hiện diện ngay từ khi bé m ói chào đòi.

Lúc m ói sinh, bé đã có các phản ứng đối vói môi trường. Có thể nhận
diện và quan sát các phản ứng này ngay sau khi sinh. Bé chào đòi vó i não
bộ có đầy đủ các phần sẵn sàng hoạt động, nhưng chỉ có tủy sống và khu
vực não trước thực thi chức năng của chúng ngay lúc m ói sinh.

Côn g cụ cần thiết: N Ă N G Lực TH Ị GIÁC: GIAI


- Đ è n pin ĐOẠN I
Phản ứ ng đối vớ i án h sáng

Ớ giai đoạn này, người mẹ chỉ cần đánh giá khả năng trẻ phản ứng
trước ánh sáng. Khả năng phản ứng đối vói ánh sáng chính là phản ứng
của đồng tử trước ánh sáng. Nếu ánh sáng không nhiều, đồng tử giãn nở
cho phép nhiều ánh sáng tiến qua. Nếu có nhiều ánh sáng, đồng tử sẽ co lại.
Sự co lại của đồng tử được gọi là khả năng phản ứng đối vói ánh sáng.

Đây là loại phản ứng vô cùng quan trọng sẽ diễn ra trong suốt cuộc đòi.
Tình trạng của phản ứng này mở ra một cánh cửa nhỏ hẹp nhưng cần thiết,
qua đó chúng ta có thể nhìn thấy các vật thể, ở một mức độ nào đó, nó cho
biết não chúng ta có bình thường hay không.

Muốn đánh giá đưực khả năng phản ứng đối vói ánh sáng ở trẻ sơ sinh,
điều quan trọng là chúng ta cần biết thế nào là một phản ứng bình thường
đê có chuẩn so sánh. Thông thường, việc quan sát phản ứng này ở người
lớn dễ dàng hon, các bà mẹ có thể học cách nhận ra các phản ứng này bằng
cách quan sát phản ứng đối vói ánh sáng ở chồng mình và ngưực lại các
ông bố học hỏi thông qua phản ứng đối vói ánh sáng ở vự mình.

Bạn sẽ cần đến một chiếc đèn pin


tV iA n ơ r l n n ơ \TCt m At n tU t A n(T trvi ___

chóng chiếu thẳng vào mắt. Bạn sẽ


nhận ra đồng tử lập tức co lại khi ánh sáng lấn át mắt bạn (xem Hình 8.2).
Phản ứng co lại diễn ra ngay tức khắc, đồng tử sẽ co lại thành điểm nhỏ.
Đây là một phản ứng bình thường.

Giờ hãy chờ thêm mười giây. Sau


đó nhẹ nhàng che mắt phải rồi lặp lại
quy trình như trên vói mắt trái. Bạn
cũng sẽ thấy đưực phản ứng tưong
tự.

Nếu phản ứng của mắt trái kém


nhanh nhạy hom phản ứng ở mắt
phải, có lẽ nguyên nhân do bạn không
Hình 8-2: Đồng tử co lại trước ánh sáng
điều chỉnh thòi gian cân bằng giữa
hai đợt kích thích mắt trái và mắt
phải. Cho dù bạn đã che mắt trái trong khi chiếu ánh sáng vào mắt phải,
con mắt bị che vẫn có phản ứng đồng thòi. Đây chính là lý do bạn cần chờ
trước khi thử đợt kích thích mói.

Giờ bạn đã tạo ra và quan sát phản ứng bình thường đối vói ánh sáng.
Đê chắc chắn mình hiểu hoàn toàn, bạn có thể thử lại vài lần, có thể nhờ
thêm những người khác thử để biết chắc bạn đang tìm kiếm điều gì. Nếu
công việc này diễn ra nhẹ nhàng, có nghĩa bạn đã đi đúng đường. Việc này
thực sự dễ dàng.

Lúc này, bạn đã sẵn sàng đánh giá loại phản ứng quan trọng này khi
con bạn chào đòi.

Có lẽ, bạn sẽ sớm nhận ra việc


Phàn ứng đói với ánh sáng
đánh giá một trẻ sơ sinh khó khăn
nhiều hon khi đánh giá một ngưòi
Hoàn hóo
lớn. Hãy nhớ rằng, bạn đang tìm
Sự thu nhận phàn ứng
phản ứng co đồng tử lập tức ở cả hai
mắt. Nếu có kết quả, bạn có thể ghi từ Hình 8-3: Phản ứng hoàn hảo đối vói ánh
“Hoàn hảo” vào ô phản ứng đối vói sáng.
ánh sáng trên Bản Mô tả và vẽ một
đường thẳng nằm ngang màu đen trên đỉnh ô này (xem Hình 8.3).

Một phản ứng đưực coi là kém


Phàn ứng dói với ánh sáng
hoàn hảo hon khi một hoặc hai mắt
phản ứng chậm hoặc phản ứng không
đầy đủ trước ánh sáng. Phản ứng
■HoÀn hóo
không đầy đủ trước ánh sáng là phản Sự thu nhận phàn ứng

ứng khi đồng tử không co lại tối đa. Hình 8-4. Phản ứng bình thường đối vói ánh
Nếu mắt của trẻ chậm hoặc phản ứng sáng
không đầy đủ, bạn hãy viết từ “Bình
thường” bằng mực đen lên ô phản ứng đối vói ánh sáng trong Bản Mô tả và
vẽ đường thẳng nằm ngang màu đen trên đỉnh ô này (xem Hình 8.4).

Một đứa trẻ bị mù thường không có chút phản ứng nào trên cả hai mắt.
Vói trường họp này, chúng ta vẽ đường màu đen ở đáy ô phản ứng đối vói
ánh sáng (xem Hình 8.5).
NĂNG Lực THÍNH GIÁC: Phản ứng đói với ánh sáng

GIAI ĐOẠN I
Phản ứng đối vó*i tiếng động
S ự thu nhận phàn ứng
ló*n
TVI / .1 V1 Vv Hình 8-5: Không phản ứng đối vói ánh sáng
Phán ứng tiếp theo mà bạn cân
đánh giá ở trẻ là phản ứng đối vói tiếng
động lớn. Phản ứng đối vói tiếng động lớn xảy ra khi có sự xuất hiện của
tiếng động lơn, đột ngột, chói tai. Khi bất thần có những tiếng động dạng
này, chúng ta sẽ nhảy dựng lên hoặc giật mình. Tất cả chúng ta đều từng
trải qua hành động này.

Ở trẻ sơ sinh, phản ứng này xuất hiện do cảm giác sợ hãi, bởi vì cơ thể
của trẻ co lại hết sức đột ngột. Tuy nhiên, một phản ứng đích thực đối vói
tiếng động lớn không phải là hoạt động có ý thức bởi đúng như tên gọi, đó
chỉ là một phản ứng của cơ thể và ở giai đoạn thấp.

Phản ứng đối vói tiếng động lớn không chỉ rất bình thường, tdiễn ra ở
trẻ sơ sinh và người lớn.

Phản ứng đối vói tiếng động


xuất hiện khi có tiếng động lớn, Công cụ cần thiết:
chói tai. Độ chói của tiếng động có - 2 khối gỗ dày(Kích thước
sức ảnh hưởng mạnh hơn độ lớn, 5cmxiocm, dài !5-20cm)
cho dù cả hai nhân tố này đều gây
ảnh hưởng đến trẻ.

Bởi thế, có lẽ chúng ta thường gặp phản ứng đối vói tiếng động lớn khi
có tiếng sập cửa, tiếng bát đĩa vỡ hoặc khi có người đột ngột hắng giọng
hơn là khi có một âm thanh to dần lên, chẳng hạn như tiếng còi cứu hỏa.

Sự xuất hiện của phản ứng đối vói tiếng động lớn nhằm cảnh báo
chúng ta về sự xuất hiện của một âm thanh lớn đột ngột tự nhiên gây cảm
giác đe dọa chúng ta.

Một lần nữa, trước tiên người mẹ sẽ học cách nhận diện loại phản ứng
này từ chồng mình. Đơn giản nhất, chúng ta sử dụng hai khối gỗ dày. Chọn
hai khúc gỗ kích thước 5 cm X ìocm, dài từ 15 đến 2 0 centimet là họp lý
nhất. Gõ hai khúc gỗ vào nhau sẽ tạo ra tiếng động lớn, đủ để gây ra loại
phản ứng đối vói tiếng động ở trẻ sơ sinh.

Đê quan sát loại phản ứng này ở người lớn, phải bất ngờ tạo tiếng động
mạnh. Hành động này của bạn sẽ không được tán thưởng, nhưng bạn sẽ
được chứng kiến đúng thực chất phản ứng đối vói tiếng động mạnh. Người
bố cần trải qua khoảnh khắc bất chợt nào đó, còn người mẹ không chỉ có cơ
hội đánh giá loại phản ứng này mà còn được trải nghiệm rõ nét.

Đến lúc đó, bạn đã thực sự sẵn


Phàn ứng với tiéng dộng mạnh sàng đưa ra nhận định về sự phản
ứng của trẻ đối vói tiếng động mạnh.
-Hoàn hảo Giữ hai khối gỗ, đảm bảo bạn cách
S ự thu nhận phàn ứng chỗ trẻ ít nhất là hon nửa mét rồi
Hình 8-6: Phản ứng hoàn hảo đối vói tiếng
chập mạnh hai khối gỗ vào nhau.
động mạnh Thông thường, bạn sẽ thấy trẻ lập tức
giật thột, đa phần các trường họp
toàn thân trẻ như đờ ra.

Nếu bạn quan sát thấy một phản


Phản ứng với tiêng dộng mạnh
ứng tức thòi và toàn vẹn, hãy viết từ
“Hoàn hảo” vào ô dành cho phản ứng
B ìn h thường
đối vói tiếng động mạnh trên Bản Mô
S ự thu nhận phàn ứng
tả và kẻ một đường màu đen thuộc
Hình 8-7: Phản ứng bình thường vói tiếng cạnh trên của ô này (xem Hình 8.6).
động mạnh
Nếu trẻ phản ứng có phần chậm
chạp, hãy viết “Bình thường” vào ô dành cho phản ứng đối vói tiếng động
mạnh trên Bản Mô tả và kẻ một đường màu đen lên mép trên của ô này
(xem Hình 8.7).

Một trẻ gặp vấn đề về thính giác


Phả ứng dói với tiêng dộng mạnh
sẽ bộc lộ vài dấu hiệu cho thấy trẻ
nghe được âm thanh nhưng không có
phản ứng giật mình. Một trẻ bị điếc sẽ
S ự thu nhận phàn ứng
không nghe được chút gì cả và không
Hình 8-8: Không phản ứng vói tiếng động đáp lại. Đoi VƠI tat ca cac tre này,
mạnh chúng ta sẽ vẽ một đường thẳng màu
đen ở đáy ô phản ứng đối vói tiếng
động mạnh (xem Hình 8.8).
NĂNG Lực XÚC GIÁC: GIAI ĐOẠN I
Phản ứng Babinski^1)

Bây giờ, chúng ta cần đánh giá phản úng Babinski bằng cách quan sát
đôi chân bé. Phản ứng này xuất hiện ở các trẻ bình thường ngay từ lúc mói
sinh cho đến khoảng chừng mười hai tháng tuổi. Đến lúc đó, phản ứng này
sẽ đưực thay thế bằng phản ứng cả bàn chân, loại phản ứng sẽ theo chúng
ta suốt phần đòi còn lại.

Có thể tạo ra phản ứng Babinski bằng cách vuốt nhẹ phần mặt móng tay
cái dọc rìa ngoài lòng bàn chân trẻ, từ gót cho đến phần ngón chân. Khi ta
thực hiện xong động tác này, ngón chân cái của bé sẽ nhỏng lên, các ngón
chân còn lại xòe thành hình quạt hướng ra ngoài (xem Hình 8.9).

Có thể quan sát phản ứng của chân ở người lớn. Nếu người mẹ gãi nhẹ
lòng bàn chân người bố từ gót đến ngón chân, các ngón chân của bố sẽ cụp
lại thay vì mở rộng ra và hướng lên trên. Tất yếu bố sẽ rút lòng bàn chân
khỏi nguồn kích thích (xem Hình 8.10).

Tuy nhiên trong trường họp này, bố mẹ sẽ không thể tự thử phản ứng
Babinski. Thay vào đó, người mẹ nên đánh giá phản ứng này bằng cách thử
vói nhiều trẻ trong độ tuổi sơ sinh đến mười hai tháng tuổi.

Mục đích thử phản ứng Babinski là nhằm giúp bé sơ sinh gom lực bàn
chân để có thể trườn. Khi ngón chân cái nhỏng lên và các ngón còn lại xòe
ra ngoài, động tác này giúp bé bám chặt hơn, dễ dàng di chuyển lên phía
trước hơn. Khi đã có thể trườn và bò, bé không còn cần đến loại phản ứng
này nữa. Trên thực tế, phản ứng này
Phản ứrụ
không có tác dụng gì đối vói quá trình
tập đi. Khi bắt đầu đi đưực, bé sẽ mất
phản ứng này và cần đến phản ứng của
S ự th u n h
bàn chân.
Hình 8 -11: Phản ứng Babinski hoàn hảo

Hình 8-12: Phản ứng Babinski bình thường

Nếu bạn quan sát thấy các biểu hiện của phản ứng Babinski ở cả hai
chân bé khi kiểm tra, hãy viết từ “Hoàn hảo” vào ô dành cho phản ứng
Babinski trên Bản Mô tả và kẻ một đường màu đen lên mép trên của ô này
(xem Hình 8.11).

Nếu một chân có phản ứng bình thường còn chân kia không thì hãy viết
từ “Bình thường” vào ô dành cho phản ứng Babinski trên Bản Mô tả và kẻ
một đường thẳng màu đen lên mép trên của ô này (xem Hình 8.12).

Thường thì ở các trẻ vô tri vô giác sẽ


Phàn ứng Babinski
không có phản ứng Babinski. Khi chúng
ta phát hiện trẻ thuộc dạng này, chúng
ta sẽ kẻ một đường màu đen lên cạnh
Sự thu nhận phàn ứng
đáy của ô này (xem Hình 8.13).

Hình 8-13: Không có phản ứng Babinski

NĂNG Lực VẬN ĐỘNG:


GIAI ĐOẠN I
Tự do di chuyển

Lúc mói sinh, bé có thể tự do cựa quậy cả bốn chi. Bạn dễ dàng quan sát
đưực hiện tưựng này. Sẽ rất có ích nếu ngưòi mẹ quan sát các trẻ đưực vài
ngày hoặc vài tuần tuổi trước khi sinh bé.

Bạn cũng quan sát đưực những cử động tự do của cả bốn chi khi bé
đưực đặt nằm ngửa. Đây chính là tư thế giúp bạn đánh giá đưực khả năng
hoạt động và chức năng các cơ quan của
Cử dộng tay chân mà không làm
trẻ ở giai đoạn I. di chuyến cơ thể

Nếu bé có thể thoải mái cử động bốn


chi, bạn hãy viết từ “Hoàn hảo” vào ô chỉ S ự thu nhận ph à n ứng
cử động của tay và chân trong Bản Mô tả
Hình 8-14: Cử động hoàn hảo
Quá trình Phát triển và kẻ một đường
thẳng màu đen lên mép trên của ô này
(xem Hình 8.14).

Nếu bé không thể cử động từ một chi


Cử dộng tay chân mà không làm
trở lên, hoặc cử động của một chi có
di chuyển cơ thể
phần kém cỏi hơn các chi còn lại, hãy
viết “Bình thường” vào ô chỉ cử động __________ M ì
của tay và chân trong Bản Mô tả (xem S ự thu nhận ph à n ứng

Hình 8.15). Hình 8-15: Cử động bình thường

Ớ trẻ bị liệt, một hay nhiều hơn một


chi của bé không thể cử động. Trong trường họp này, chúng ta sẽ kẻ đường
thẳng màu đen lên cạnh đáy của ô trên Bản Mô tả (xem Hình 8.16).

Ngoài ra, ngay từ lúc trẻ ra đòi (càng Cử dộng tay chân mà không làm
sớm càng tốt), bạn nên thử đặt trẻ ở di chuyển cơ thể
trần, nằm sấp và quan sát các cử động
của trẻ. Một trẻ khỏe mạnh có các biểu S ự thu nhận ph à n ứng
hiện rõ ràng sẽ nhanh chóng cựa quậy
các chi, thậm chí ngay vài giây sau khi Hình 8-16: Không cử động đưọc
chào đòi.

Theo truyền thống của một số nước, ngay sau khi ra đòi, bé được đặt
nằm trên người mẹ, tạo điều kiện cho bé trườn lên từ hông mẹ, tìm bầu vú
mẹ để bú. Đây là một tục lệ hết sức thông thái. Nó chứng tỏ rằng trên thực
tế, đến cả một trẻ sơ sinh cũng có thể trườn được nếu được kịp thòi trao
cho cơ hội.

NĂNG Lực NGÔN NGỮ: GIAI ĐOẠN I


Tiếng khóc đầu đ(Vi

Chắc chắn tiếng khóc đầu đòi của trẻ sơ sinh chính là hình thức đánh
giá tồn tại lâu đòi nhất để kiểm tra bé có
bình thường hay không. Ngay khi vừa
lọt lòng mẹ, thường thì bé sẽ khóc thét
lên oa oa.
Sự thu nhận phàn ứng
Nếu vừa sinh ra hoặc chẳng bao lâu
Hình 8-17: Tiếng khóc đầu đòi hoàn hảo
sau khi ra đòi mà bé của bạn đã khóc rất
to thì bạn hãy viết từ “Hoàn hảo” vào ô
chỉ tiếng khóc đầu đòi trên Bản Mô tả và kẻ một đường thẳng màu đen lên
mép trên ô này (xem Hình 8.17).

Nếu bé của bạn khóc nhỏ và yếu, hãy


viết “Bình thường” vào ô tiếng khóc đầu
đòi và kẻ một đường màu đen lên mép
Bình thường
trên ô này (xem Hình 8.18).
Sự thu nhận phàn ứng

Hình 8-18: Tiếng khóc đầu đòi bình thường Tiêng khóc dấu dời

Một số trẻ bị tổn thưong không thể


khóc ngay khi chào đòi hoặc một lúc lâu Sự thu nhận phàn ứng
sau đó. Trong trường họp này, chúng ta
sẽ kẻ một đường thẳng màu đen lên Hình 8-19: Không khóc khi ra đời
cạnh đáy của ô (xem Hình 8.19).

NĂNG Lực ĐIẾU KHIỂN TAY: GIAI ĐOẠN I


Phản ứng cầm nắm

Có thể dễ dàng nhận ra phản ứng cầm nắm ở trẻ bình thường ngay khi
bé vừa chào đòi.
Khi ta đặt thứ gì đó vào tay trẻ, trẻ sẽ tự động nắm lấy tại vị trí vật đưực
đặt vào. Đây chính là phản ứng cầm nắm. Phản ứng này cho phép đứa trẻ
giữ đưực vật gì đó, nếu cần thiết, ngay từ lúc m ói ra đòi.

Cách đon giản nhất để đánh giá loại


phản ứng này & bé con của bạn là đặt trẻ
nằm ngửa, sau đó đặt ngón trỏ phải của
bạn vào nắm tay trái của trẻ và ngón trỏ
trái vào nắm tay phải của trẻ. Rồi nhẹ
Hình 8-21: Phản ứng cầm nắm hoàn hảo tthang keo tre ve phía bạn bang hai ngon
tay trỏ. Khi trẻ cảm nhận đưực lực kéo
từ hai ngón tay trỏ của bạn, bạn sẽ nhận thấy nắm tay của trẻ nắm chặt lại
một cách rõ ràng. Đây chính là phản ứng cầm nắm (xem Hình 8.20).

Nếu con bạn có phản ứng này ở cả


Phàn ứng cấm nắm
hai tay, hãy viết từ “Hoàn hảo” vào ô
phản ứng cầm nắm trên Bản Mô tả và
kẻ đường thẳng màu đen lên mép trên ô
Sự thu nhận phàn ứng
này (xem Hình 8.21).
Hình 8-22: Phản ứng cầm nắm bình thường . , . , , ,
Nếu một bên tay trẻ phản ứng
không nhanh nhạy bằng tay còn lại hoặc
không có phản ứng cầm nắm, hãy viết từ “ Bình thường” lên ô phản ứng
cầm nắm trên Bản Mô tả và kẻ đường thẳng màu đen lên mép ô này (xem
Hình 8.22).

Một số trẻ bị thương tổn não không


Phàn ứng cám nắm
có được phản ứng cầm nắm này khi
chào đòi. Trong trường họp này, chúng
S ự thu n h ậ n p h à n ứng
ta sẽ kẻ một đường thẳng màu đen lên
cạnh đáy của ô phản ứng cầm nắm (xem
Hình 8 -23: Không có phản ứng cầm nắm Hình 8.23).

TÓM LƯỢC
Giờ thì bạn đã hoàn thành công đoạn đánh giá đầu tiên đối vó i bé. Bạn
đã kẻ được sáu đường thẳng màu đen ở các ô thuộc sáu cột khác nhau của
Bản Mô tả Quá trình Phát triển và đánh dấu các ô này ứng vó i các biểu hiện
tình trạng của đứa con vừa chào đòi của bạn.

Công đoạn đánh giá đầu tiên này cung cấp cho bạn đưừng thần kinh cơ
bản của bé. Bạn nhớ đánh dấu công đoạn ban đầu này của Bản Mô tả bằng
màu mực đen. Màu đen luôn đại diện cho công đoạn mở đầu.

Một trẻ hoàn toàn khỏe mạnh sẽ có một đường thẳng đen nằm trên
mép sáu ô màu vàng cam trong Bản Mô tả và mang trạng thái “Hoàn hảo” ở
cả sáu ô này.

Nếu có ô nào đó có trạng thái “ Bình thường”, bạn sẽ lập tức biết được
giác quan nào cần được tăng kích thích hoặc khu vực nào cần được tạo
nhiều cơ hội phát triển hoàn toàn. Chỉ đơn giản thế thôi.

Nếu trên Bản Mô tả có ô nào đó mà đường kẻ đen nằm ở cạnh đáy thì
chúng ta hiểu rằng bé gặp vấn đề thực sự nghiêm trọng.

Biết càng sóm bạn sẽ càng kịp thòi thiết k ế một chương trình hỗ trự
não bộ hiệu quả cho bé. Việc này bảo đảm cho trẻ có cơ hội giành lại các
chức năng bị khuyết thiếu và có những tiến triển trên Bản Mô tả trong thòi
gian nhanh nhất.

Khi đã học được cách sử dụng Bản Mô tả Quá trình Phát triển này, bạn
đã hoàn thành bước quan trọng đầu tiên để đánh giá bé.
Giờ bạn đã đưực trang bị đầy đủ cách sử dụng Bản Mô tả này để thiết
kế một chương trình hiệu quả thúc đẩy sự phát triển trí não của bé.
Chương trình phát triên giác quan
cho bé ỵêu của bạn

G
iờ thì chúng ta đã có thể thiết kế một chương trình đặc biệt giúp
phát triển trí não bé yêu của bạn - không phải một cách ngẫu nhiên
mà có chủ đích. Chúng ta sẽ điều chỉnh chương trình cho phù họp
vói trạng thái não bộ của cháu, nhưng trước hết bạn cần phải hiểu thêm về
cấu trúc bộ não.

v ề mặt thực thể, bộ não được chia làm hai phần chính, phần não trước
và phần não sau. Phần não sau của bộ não và dây sống đóng vai trò là
đường dẫn thông tin vào. Các đường dẫn này vận hành một chiều đến não.
Đây chính là năm giác quan của chúng ta: thị giác, thính giác, xúc giác, vị
giác và khứu giác.

Những thiện trí như Leonardo, Shakespeare, Beethoven hay Thomas


Jefferson cũng đều nhận biết về thế giói thông qua năm đường dẫn. Trong
số năm giác quan này, thị giác, thính giác và xúc giác là cần thiết nhất đối
vói cuộc sống con người. Khi trẻ trải qua sáu năm đầu đòi, ba đường dẫn
này sẽ chuyển thành khả năng đọc, hiểu và nhận thức bằng sờ mó. Do các
giác quan này là hoàn toàn không thể thay thế, cho nên chúng ta cần nuôi
dưỡng chúng bằng các hình thức kích thích họp lý.

Phần não trước và dây sống bao gồm các dây thần kinh vận động.
Nhiệm vụ của chúng là xử lý những thông tin mà não bộ nhận được qua các
dây thần kinh cảm giác. Các dây thần kinh vận động bao gồm khả năng di
chuyển, năng lực ngôn ngữ và khả năng điều khiển tay. Những yếu tố này
cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vói trẻ bởi về sau chúng sẽ sinh ra
các hoạt động đi lại, nói năng và viết chữ.

Do các dây thần kinh vận động là con đường độc đáo dẫn ra từ bộ não
nên chúng ta không thê nuôi dưỡng chúng bằng cách kích thích như cách
chúng ta vẫn làm đối vói các dây thần kinh cảm giác dẫn các thông tin đầu
vào. Để phát triển các đường dây đầu ra, chúng ta phải tạo cơ hội tối đa cho
trẻ được cử động, phát ra âm thanh và điều khiển tay.

Tất nhiên trong bộ não có mối liên kết giữa các dây thần kinh đầu vào
và các dây thần kinh đầu ra. Các kỹ sư gọi đây là một “chu trình điều khiển
học”. Do chu trình này mà chúng ta chịu ảnh hưởng từ môi trường sống và
phản ứng bằng các hành động nhất định đối vói môi trường sống.

Biểu đồ sau miêu tả mối kết nối này, tức “chu trình điều khiển học”
(xem Hình 9.1).

Tất nhiên, chúng ta sẽ không thể thiết kế được một chương trình phù
họp nhất để giúp cho trẻ tận dụng toàn bộ tiềm năng nếu không biết chính
xác trẻ đang ở mức độ nào của Bản Mô tả Quá trình Phát triển. Điều này lý
giải vì sao chúng ta cần hết sức cẩn trọng khi bắt đầu quá trình đánh giá trẻ.
Kê cả khi bạn dùng các tri thức trong sách này để giúp những trẻ không còn
ở độ tuổi sơ sinh, bước đầu tiên vẫn là đánh giá tỉ mỉ trẻ bằng Bản Mô tả.

Sau khi hoàn thành quy trình đánh giá, một trong những nhân tố quan
trọng là có được những công cụ phù họp để thiết kế chương trình hỗ trự
các giác quan vói mục đích cải thiện quá trình phát triển của trẻ. Đối vói
những trẻ khỏe mạnh, điều này đồng nghĩa vói việc khơi mở cho trẻ một
khỏi đầu tốt đẹp. Đối vói trẻ gặp những khuyết thiếu nào đó, chương trình
này sẽ giúp trẻ lấp đầy những chỗ thiếu hụt.

Bản Mô tả Quá trình Phát triển không chỉ rất đơn giản, dễ sử dụng để
đánh giá trẻ mà còn tạo ra chương trình phát triển giác quan hiệu quả nhất
cho trẻ.

Phần các giác quan của Bản Mô tả được cấu thành từ ba trong số năm
giác quan đầu vào của não bộ. Ớ đây không nhắc đến vị giác và khứu giác
do hai cơ quan cảm giác này ít ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ như ba
loại giác quan còn lại.
KHÉP KÍN CHU TRINHl

Hình 9-1: Chu trình điều khiển học

Đê phát triển dây thần kinh cảm giác này, trẻ cần đưực kích thích về
mặt thị giác, thính giác và xúc giác. Toàn bộ các kích thích này do các ông
bố, bà mẹ và môi trường sống mà họ tạo ra cho con mình.

Nếu có ô nào đó trong khu vực năng lực các giác quan của trẻ trên Bản
Mô tả không đưực như các trẻ bình thường cùng độ tuổi, ô đó sẽ đưực ưu
tiên hàng đầu khi thiết kế chưong trình phát triển giác quan của trẻ. Tuy
nhiên, chưong trình phát triển giác quan còn đưực thiết kế nhằm củng cố
những khả năng trẻ đã có sẵn.

Có một quan điểm sai lầm mọi người thường mắc phải khi chắc mẩm
rằng một khi đứa trẻ đã trải qua một giai đoạn phát triển thì bé sẽ không
cần những kích thích cho giai đoạn đó nữa. Trên thực tế, việc đạt đến một
giai đoạn m ói chỉ là một khỏi đầu. Ớ mỗi giai đoạn, đứa trẻ cần rất nhiều
nhân tố củng cố để vưon lên giai đoạn kế tiếp, quá trình này sẽ diễn ra
nhanh hon so vói khi phó mặc cho yếu tố ngẫu nhiên.

Chưong trình kích thích các giác quan mà một quy trình tự nhiên và
đon giản giúp cho trẻ lần đầu nhìn, nghe và cảm thấy thế giói xung quanh.
Điều này mang lại lựi ích vô cùng lón lao đối vói bé sơ sinh. Xét cho cùng,
không dễ gì gây ra mù, điếc hay vô tri vô giác bẩm sinh. Có nhiều người cho
rằng đứa trẻ cần thòi gian mói nhìn, nghe hay cảm nhận được bởi vì như
thế sẽ “tự nhiên” hơn. Nhưng chẳng có gì tự nhiên, cũng chẳng hề đáng khi
mà trẻ bị mù, điếc hay mất cảm giác suốt hàng tuần hoặc hàng tháng tròi,
lâu hơn mức cần thiết. Thực ra đứa trẻ nào cũng tiềm tàng nỗi khao khát
khám phá và hiểu thêm về thế giói xung quanh. Nhìn, nghe và cảm nhận
chính là những nhân tố cơ bản cho hành trình khám phá này.

TÓM LƯỢC
1. Các bậc phụ huynh nên tạo các kích thích giác quan dưới dạng kích
thích phát triển thị giác, thính giác và xúc giác.

2. Bất cứ đường biểu hiện nào dưới mức tuổi của trẻ trên Bản Mô tả sẽ
được ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển.

3. Trọng tâm ưu tiên của chương trình là củng cố giai đoạn trẻ vừa đạt
được.

4. Chương trình phát triển cũng nên mang đến các dạng kích thích giác
quan dành cho giai đoạn kế tiếp vói khả năng hiện tại của trẻ.

CHƯƠNG TRÌNH KÍCH THÍCH GIÁC QƯAN


Chúng ta đã biết trẻ sơ sinh về cơ bản vừa xuất phát từ một thế giói
khiến trẻ mù, điếc và vô tri vô giác, bởi thế nhiệm vụ của chúng ta vô cùng
rõ ràng. Chúng ta cần mang đến cho trẻ càng nhiều kích thích càng tốt để
trẻ nhanh chóng thích nghi vói thế giói mói đầy khó khăn và hỗn loạn mà
trẻ vừa gia nhập.

Đối vói một bé vừa chào đòi, công việc nhìn, nghe và cảm nhận thực sự
rất khó nhọc. Bé phải hết sức nỗ lực mói có thể sử dụng các cơ quan thị
giác, thính giác và xúc giác.
Ngưòi lớn chúng ta chẳng mất nhiều công sức vẫn có thể nhìn, nghe và
cảm nhận, bởi thế chúng ta khó lòng hình dung đưực nỗ lực lớn lao và sự
dốc sức của bé để có thể nhìn, nghe và cảm nhận.

Chúng ta cần tạo ra một môi trường giúp trẻ dễ dàng nhìn, dễ dàng
nghe và dễ dàng cảm nhận. Các điều kiện môi trường sẽ khuyến khích trẻ
tận dụng cơ quan thị giác, thính giác và xúc giác thường xuyên hơn.

Chúng ta không buộc trẻ thực hiện các công việc này. Chúng ta chỉ đơn
giản tạo ra các kích thích đối vói các dây thần kinh cảm giác, trao cho bé cơ
hội bộc lộ phản ứng.

Chúng ta không được quên một yếu tố cơ bản: Bộ não l&n lên nhờ hoạt
động.

Các dây thần kinh thị giác, thính giác và xúc giác là một phần của bộ
não.

Dây thần kinh thị giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ mắt đến não phát
triển nhờ được hoạt động.

Dây thần kinh thính giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ tai đến não
phát triển nhờ được hoạt động.

Dây thần kinh xúc giác của trẻ dẫn truyền thông tin từ da đến não phát
triển nhờ được hoạt động.

Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào bé nhìn, dây thần kinh thị giác của
bé cũng thực sự phát triển. Nhờ đó khả năng nhìn của bé trở nên tốt hơn
và dễ dàng hơn. Chu trình cải thiện này chỉ thành công khi dây thần kinh
thị giác của bé đã phát triển hoàn toàn.

Một chương trình kích thích giác quan giúp xác định được quá trình
phát triển thị giác diễn ra như thế nào khi bé vừa lên ba, biểu hiện như thế
nào là hoàn hảo, hoặc khi bé lên sáu tuổi, biểu hiện như thế nào là bình
thường, hoặc khi bé được chín tuổi, biểu hiện như thế nào là nghiêm trọng,
thế nào là một trường họp đáng lo ngại và thế nào được gọi là mù lòa.
Những kết quả khác nhau tùy thuộc việc trẻ có cơ hội phát triển thị giác
sớm sủa, thường xuyên và hoàn toàn hay không; tất nhiên nó còn phụ
thuộc vào cấu trúc não bộ của trẻ nữa.
Các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng vói các dây thần kinh
thính giác và xúc giác, cũng như vói khứu giác và vị giác. Tuy nhiên, ở
người thì khứu giác và vị giác không đóng vai trò trọng yếu sống còn vói sự
phát triển của não bộ như ở động vật.

NĂNG Lực THỊ GIÁC: GIAI ĐOẠN I


Chưưng trình phát triển thị giác

Chương trình kích thích thị giác đầu tiên


Công cụ cần thiết: dành cho trẻ nên tập trung vào các kích thích
• Đèn pin phản ứng đối vói ánh sáng. Chương trình
này sẽ giúp cho các phản ứng đối vói ánh
sáng diễn ra nhanh nhạy hơn và chính xác
hơn, nhờ đó trẻ sẽ sớm đạt đến giai đoạn phát triển thị giác cao hơn.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường phản ứng đối vói ánh
sáng

Mục đích: Kích thích phản ứng đối vói ánh sáng

Tần suất: 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Ánh sáng đèn pin

Trưừng độ: Khoảng một phút

Quy trình: Mỗi mắt được kích thích 5 lần

Môi trưừng: Một căn phòng tối hoàn toàn

Kỹ thuật: Bế trẻ trên tay bạn hoặc đặt trẻ nằm ngửa thật thoải mái.
Dịu dàng hôn và ôm trẻ rồi nhẹ nhàng che mắt trái của trẻ. Giữ đèn pin
cách trẻ từ 15 đến 20 centimet và rọi ánh sáng vào mắt phải của trẻ. Quan
sát đồng tử mắt trẻ co hẹp lại. Phản ứng này thường diễn ra ngay một, hai
giây đầu tiên. Tắt đèn và đợi trong bóng tối khoảng năm giây. Nhẹ nhàng
dùng tay che mắt phải của trẻ và chiếu èn vào mắt trái. Tiếp tục quan sát sự
co lại của đồng tử mắt trẻ. Đựi trong bóng tối khoảng năm giây rồi lặp lại
quy trình như trên. Luân phiên giữa hai mắt. Bạn có thể tạo được năm kích
thích cho mỗi bên mắt trẻ trong vòng một phút.
Lư u ý : Đôi khi phản ứng đối vói ánh sáng của mắt trẻ tỏ ra vượt trội
so vói các lần khác. Điều này có thể khiến bạn lúng túng, nhất là khi lần đầu
bạn đánh giá cơ quan thị giác của trẻ hoàn hảo. Tuy nhiên, bạn đừng làm
nhặng xị cả lên. Các phản ứng ở trẻ sơ sinh thường không đồng nhất. Khi
bé hoàn toàn tỉnh táo, bạn sẽ thấy phản ứng của trẻ tốt hơn hẳn so vói khi
bé buồn ngủ hay bứt rứt vì thòi tiết. Nếu bạn tiếp tục các kích thích thị giác
lẫn các kích thích thính giác và xúc giác, bạn sẽ thấy các phản ứng của bé
càng lúc càng thuần nhất hơn. Mỗi lần chiếu ánh sáng vào mắt bé, bạn nên
nói to và rõ ràng vói bé từ “ánh sáng”. Như vậy, cơ quan thính giác của bé
cũng đồng thòi được kích thích, bạn còn dạy được cho bé từ “ánh sáng”.
Khi đã xong công đoạn kích thích trẻ, bạn hãy vỗ về bé lần nữa và thì thầm
vói bé những lòi yêu thương.

NĂNGLực THÍNHGIÁC: GIAI ĐOẠNI


Chưưng trình phát triển thính giác

Chương trình kích thích thính


giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập Công cụ cần thiết:
trung vào các kích thích phản ứng . Hai khúc gỗ kích thước 5cm
đối vói tiếng động mạnh. Nếu khả X ìocm, dài từ 15 đến 20 cm
năng phản ứng đối vói tiếng động
mạnh ở trẻ không được thuần nhất
thì chương trình này sẽ giúp cho các phản ứng đó trở nên thuần nhất hơn;
đồng thời chương trình này còn giúp biến các phản ứng của trẻ đối vói
tiếng động mạnh từ các phản ứng giật thót toàn thân sang các phản ứng
nhẹ nhàng hơn.

Quy trình củng cố và kích thích các phản ứng đối vói tiếng động mạnh
giúp cho bé yêu của bạn nhanh chóng và dễ dàng đạt đến giai đoạn phát
triển thính giác cao hơn.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường phản ứng đối vói tiếng
động mạnh

Mục đích: Kích thích phản ứng đối vói tiếng động mạnh

Tần suất: 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Gõ mạnh hai khúc gỗ vào nhau


Trường độ: 10 giây

Quy trình: 3 lần kích thích

Môi trưừng: Một căn phòng yên tĩnh

Kỹ thuật: Đặt bé nằm ngửa thật thoải mái sao chobạn có thê dễ dàng
quan sát bé và bé cũng dễ dàng nhìn thấy bạn. Mỉm cười và nói vói bé, “Giờ
con sẽ nghe tiếng gỗ va vào nhau nhé!” Giữ hai khúc gỗ cách bé khoảng hon
nửa mét và gõ mạnh chúng vào nhau. Quan sát phản ứng của bé. Đựi ba
giây rồi tiếp tục gõ mạnh hai khúc gỗ lần nữa. Quan sát phản ứng của bé.
Một lần nữa đựi ba giây rồi gõ mạnh hai khúc gỗ lần cuối. Mỗi lần gõ hai
khúc gỗ vào nhau bạn hãy nói thật to và rõ ràng từ “khúc gỗ”. Khi thực hiện
xong bạn hãy hỏi bé, “Con có thích tiếng động của các khúc gỗ không?”
hoặc “Mẹ lại gõ các khúc gỗ lần nữa nhé?” Hãy cùng bé tận hưởng những
khoảnh khắc thư thái nhất.

Lư u ý : Bạn sẽ nhận thấy phản ứng đầu tiên của trẻ mạnh hon so vói
các phản ứng thứ hai và thứ ba. Đây là trường họp điển hình ở các trẻ sơ
sinh. Bé cần trải nghiệm qua một hay hai kích thích trước khi tín hiệu đến
đưực não bộ. Khi bạn tiếp tục kích thích trẻ qua nhiều lần khác nhau, phản
ứng của trẻ sẽ dần thuần nhất ngay từ lượt đầu. Phản ứng thuần nhất chính
là biểu hiện đáng tin cậy nhất cho thấy dây thần kinh cảm giác của trẻ đã
phát triển đáng kể. Khi bạn quan sát thấy các phản ứng thuần nhất, điều
này có nghĩa các dây thần kinh cảm giác của trẻ đang được nuôi dưỡng tốt
nhờ bạn cung cấp cho trẻ cơ hội sử dụng chúng.

NĂNGLực XÚCGIÁC: GIAI ĐOẠNI


Chưưng trình phát triển xúc giác

Chương trình kích thích xúc giác đầu tiên dành cho trẻ nên tập trung
vào các kích thích phản ứng Babinski. Chương trình này sẽ giúp cho các
phản ứng Babinski của bé diễn ra nhanh nhạy hơn và mạnh mẽ hơn, nhờ
đó trẻ sẽ sớm đạt đến giai đoạn phát triển thị giác cao hơn và giai đoạn vận
động kế tiếp dễ dàng hơn.

Mục tiêu: Kích thích phản ứng


Babinski Công cụ cần thiết:
Mục đích: 10 lần mỗi ngày • Thiết lập, củng cố hoặc tăng
cường phản ứng Babinski
Tần suất: 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Ngón tay cái cọ vào gan bàn chân

Trưừng độ: 30 giây

Quy trình: Mỗi bàn chân đưực kích thích 3 lần

Môi trưừng: Môi trường bình thường

Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm ngửa thật thoải mái,đôi chân trẻ để trần. Nhẹ
nhàng nắm lấy chân trái của trẻ, dùng tay phải của bạn giữ lại. Dùng tay
trái, vuốt nhẹ mặt ngoài ngón tay cái dọc viền ngoài bàn chân trái của trẻ,
từ gót chân cho đến đầu ngón chân. Quan sát phản ứng của trẻ.

Sau đó nhẹ nhàng nắm lấy chân phải của trẻ, dùng tay phải giữ lấy và
lặp lại quy trình. Nếu bạn thuận tay trái, bạn cứ thoải mái dùng tay trái giữ
lấy chân trẻ, còn tay phải cọ nhẹ kích thích phản ứng của trẻ.

Mỗi khi chạm vào trẻ để khoi gợi phản ứng Babinski, bạn hãy nói thật
to và rõ ràng “sờ chân”.

Khi bạn phát âm các từ “ánh sáng”, “khúc gỗ” và “sờ chân”, bạn đồng
thòi kích thích cơ quan thính giác của bé. Ngoài ra, một lý do quan trọng
hơn nữa, đây chính là mối giao kết tự nhiên giữa mẹ và bé. Bằng trực giác,
người mẹ hiểu được việc giải thích cho bé những gì sắp diễn ra là rất quan
trọng. Thiết lập được mối dây giao tiếp giữa mẹ và bé ngay khi bé vừa chào
đòi là vô cùng cần thiết.

CH Ư Ơ N G TR ÌN H PH Á T T R IỂN G IÁ C QUAN CHO G IA I Đ O ẠN I T H E O BÀN M ổ TẢ

Phiếu theo dõi hàng ngày

Nảng lực thị giác:

Kích thích phản ứng đổi với ánh sáng: mỗi ngày 10 lán, mỗi lán 60 giây

□ □ □ □ □
□ □ □ □ □
Tổng cộng: 10 phút

Năng lực thính giác:

Kích thích phản ứng đối với tiếng động mạnh: mỗi ngày 10 lán, mỏi lán 10 giây

□ □ □ □ □
□ □ □ □ □
Tổng cộng: 1phút 40 giây

Năng lực xúc giác:

Kích thích phản ứng Babinski: mồi ngày 10 lán, mỗi lẩn 30 giây

□ □ □ □ □

□ □ □ □ □

Tổng cộng: 5 phút

Những biến chuyển đáng lưu ỷ hôm nay:

Ngày:
Chương trình tập cho trẻ sơ sinh
yận động

P
hần chương trình vận động trên Bản Mô tả thể hiện các đường dẫn
xuất phát từ não bộ.

Đê phát triển ba đầu ra trọng yếu của não bộ, các bé cần được tạo cơ
hội cử động, phát ra âm thanh và sử dụng tay. Các ông bố bà mẹ cần thiết
kế một môi trường sao cho trẻ có nhiều nhất các cơ hội thực hiện các hoạt
động kể trên.

Bạn đừng vội nản lòng nếu như có phần nào đó trên Bản Mô tả Quá
trình Phát triển của bé không được tốt như các trẻ cùng độ tuổi. Mục đích
hàng đầu của Bản Mô tả này là chỉ cho chúng ta thấy được khu vực nào cần
được chú trọng nhiều hơn. Chúng ta biết được cần đặt những phần này lên
hàng ưu tiên trong khi thiết kế một chương trình phù họp vói trẻ.

Cùng vói chương trình phát triển giác quan, chương


trình phát triển vận động này sẽ giúp củng cố những khả năng sẵn có của
bé yêu. Chương trình này còn giúp trẻ đạt đến giai đoạn tiếp theo nhanh
chóng hơn khi không được tiếp sức.

TÓM LƯỢC
1. Các ông bố bà mẹ tạo cơ hội cho trẻ vận động bằng các hoạt động cử
động, ngôn ngữ và điều khiển tay.

2. Bất cứ đường biểu hiện nào dưới mức tuổi của trẻ trên Bản Mô tả sẽ
được ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển vận động.

3. Trọng tâm ưu tiên của chương trình là củng cố giai đoạn vận động trẻ
vừa đạt được.
4- Chương trình phát triển cũng nên mang đến cơ hội giúp trẻ phát triển
giai đoạn kế tiếp vói khả năng hiện tại của trẻ.

CHƯƠNGTRÌNHPHÁTTRIENkhả năng vận


ĐỘNG
Chúng ta di chuyển, phát ra âm thanh và điều khiển tay quá sức dễ dàng
nên chúng ta khó lòng hình dung được nỗ lực lớn lao của các bé sơ sinh để
thực hiện các hoạt động này. Nhiệm vụ của chúng ta hết sức rõ ràng: tạo ra
thật nhiều cơ hội cho trẻ có thể thực hiện các hoạt động này mà không cần
bỏ ra nhiều công sức và giúp trẻ chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Hình 10-1 Beatriz để cho bé Maria, đứa con mói chào đòi của cô, học cách trườn trên rãnh tập
trườn cho bé.

Trẻ càng tận dụng nhiều khả năng của bản thân thì sẽ càng dễ dàng cử
động, phát ra âm thanh và điều khiển tay. Khi việc thực hiện các hoạt động
đã trở nên dễ dàng hơn, trẻ sẽ càng ham thích tận dụng các khả năng này.
Theo cách này, mỗi phút trôi qua trẻ sẽ càng thêm phần cứng cáp.

CHƯƠNGTRÌNHPHÁTTRIÊNKHẢNĂNGcử
ĐỘNG
Bé yêu của bạn sẽ chẳng thể di chuyển đưực nếu bị đặt nằm ngửa như
một chú rùa nằm phoi bụng, hành động đầu tiên và có lợi nhất mà bạn có
thể làm cho bé là tạo ra một mặt sàn an toàn để bé có thể tha hồ nằm sấp.
Tư th ế này sẽ tạo điều kiện tối đa cho trẻ sử dụng tay và chân để học cách di
chuyển về phía trước. Những cử động này sẽ giúp bé hoàn thành công đoạn
vô cùng quan trọng là tập trườn.

Hình 10 -2 : M aria tận dụng mép bên của rãnh tập trườn để đẩy người về phía trước.

Chưong trình này đưực chia làm hai phần: một vài bước ngắn để chúng
ta khuyến khích bé di chuyển, còn lại phần lớn thòi gian sẽ để cho bé thoải
mái di chuyển trên mặt sàn an toàn đưực thiết k ế vó i mục đích đã nói ở
trên.

R ãn h tập trư ờ n cho trẻ sư sinh

Chúng tôi đã sáng chế rãnh tập trườn cho trẻ sơ sinh, đây là môi trường
hoàn hảo dành cho bé cử động tay
Công cụ cân thiết: ^ và chân để học cách di chuyển về
• Rãnh tập trườn cho trẻ sơ phía trước. Rãnh tập trườn này hết
sức an toàn, sạch sẽ, ấm áp, phẳng
và êm. Đây chính là các yếu tố quan
trọng họp lại làm nên một môi trường hoàn hảo giúp bé di chuyển.

Rãnh tập trườn có chiều rộng vừa đủ cho bé cử động tay chân dễ dàng,
nhưng cũng đủ hẹp để bé có thể dùng chân đẩy một bên mép tạo lực. Nhờ
đó việc di chuyển của bé cũng dễ dàng hơn.

Rãnh tập trườn có dạng đường thẳng cho nên bé chỉ có thể di chuyển
theo đường thẳng. Thiết kế này hết sức có ích bởi các bé thường di chuyển
giật lùi hoặc vòng quanh khi lần đầu vận động. Bé sẽ cảm thấy khó chịu vì
bị gò bó, do đó bé cố gắng trườn lên phía trước (xem Hình 10.3).

Rãnh tập trườn được làm từ gỗ dán hoặc gỗ cứng, trên bề mặt và hai
bên thanh chắn được phủ lóp nệm mút cao su dày chừng 2,5 centimet. Ớ
trên cùng là lóp giả da bảo vệ. Kết quả là chúng ta có được dụng cụ chống
chấn thương cực tốt vói bề mặt cực êm, vừa đủ độ ma sát, độ nhún và tạo
cảm giác dễ chịu cho bé di chuyển.

Hai thanh chắn bảo vệ hai bên giữ trẻ khỏi bị rơi khỏi rãnh tập trườn.
Bạn có thể dễ dàng giữ vệ sinh cho bề mặt rãnh. Chỉ cần dùng xà bông có độ
kích ứng thấp và nước, hoặc chà cồn lên để diệt vi khuẩn gây bệnh. Chờ
cho đến khi bề mặt khô.
Hình 10-3: Bé Isolda tập bò trên rãnh phẳng trước sự cổ động của mẹ

Điều quan trọng là cần đóng rãnh tập trườn cho bé trước khi bé chào
đòi. Cách đóng rãnh tập trưònđưựchưcmg dẫn chi tiết trong phần Phụ lục
của cuốn sách này.

Việc bé được học cách trườn lên bằng tay và chân sóm hay muộn sẽ
làm cho bé di chuyển dễ dàng hay khó khăn trong vài ngày hoặc vài tuần
đầu đời. Bạn cần đảm bảo bé có đưực môi trường tập luyện hoàn hảo, dựa
trên các nhu cầu của bé, tạo cho bé càng nhiều thòi gian càng tốt để tận
dụng môi trường đó.

Phần I —R ãn h tập trư ờ n có độ dốc

M ục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng cử động tay và
chân

M ục đích: Tạo cơ hội cho bé cử động tay và chân ở tư thế nằm sấp

T ần suất: 10 lần mỗi ngày

Cư ừng độ: Một đầu rãnh tập trườn được đặt ở độ cao từ 15 centimet
đến 60 centimet

T rư ừ ng độ: 10 đến 30 giây


Q uy trìn h : Cho bé di chuyển từ đỉnh rãnh tập trườn đặt hoi nghiêng
xuống dưói thấp

M ôi trư ờ n g: Một căn phòng đưực chiếu sáng đầy đủ vó i rãnh tập
trườn dành cho bé sơ sinh (được làm theo các chỉ dẫn trong phần Phụ lục
của cuốn sách này). Căn phòng phải đủ ấm để bé hết sức thoải mái dù mặc
rất ít quần áo.

K ỹ thuật: Bạn chỉ nên khoác lên người bé trang phục gọn nhẹ sao cho
tay và chân bé thật thoải mái, chẳng hạn như mặc cho bé chiếc áo phông
hoặc bộ áo liền quần dành cho bé sơ sinh. Đặt bé nằm sấp ở phía đỉnh của
rãnh tập trườn. Sau đó bạn đi về phía đáy của rãnh tập trườn, ngồi xổm
trên sàn sao cho bé có thể nhìn thấy, nghe thấy, thậm chí cảm thấy bạn
đang ở cuối con đường của bé. Mục tiêu của bé là tiến đến chỗ bạn. Mỗi
ngày bé sẽ nhìn, nghe và cảm nhận về bạn tốt hơn so vó i ngày hôm trước.

Độ nghiêng của rãnh tập trườn được hình thành do nâng cao một đầu
lên. Bạn chỉ nên nâng từ 15 centimet đến 60 centimet, tùy độ cao nào thích
họp nhất vó i bé. Bạn sẽ xác định được độ cao này bằng cách quan sát xem
độ nghiêng chừng nào là vừa phải để bé di chuyển xuống theo đường rãnh
trong khoảng thòi gian không vượt quá 60 giây (xem Hình 10.4).

Hình 10-4 : Isolda trườn trên rãnh tập trườn nằm nghiêng trong khi mẹ của bé khích lệ cổ vũ bé.
Isolda bắt đầu trườn ngay từ khi mói chào đời.

Lum ý : Đôi lúc bé khóc trong khi cử động tay chân để trườn xuống
trên rãnh tập trườn. Điều này hoàn toàn bình thường. Đa số các trẻ sơ sinh
phải khóc để tăng nhịp độ hoi thở, nhờ đó mà di chuyển được. Hiện tượng
này khá giống vói một vận động viên cử tạ vẫn thường hổn hển để nâng
được quả tạ nặng trịch, hoặc một vận động viên tennis hét lên khi phát
bóng. Các bà mẹ đều biết rằng, có sự khác biệt giữa tiếng khóc và tiếng kêu
ré lên. Nếu bé yêu của bạn bỗng nhiên ré lên, bạn hãy lập tức kết thúc bài
tập trên rãnh tập trườn để tìm ra nguyên do khiến bé kêu ré lên như thế.

Phần lớn thòi gian bé sẽ gắng sức cử động chân tay để trườn xuống
khỏi rãnh. Bạn nên cổ động bé để bé hiểu rằng bạn thích nhìn thấy bé di
chuyển và bạn hết sức trân trọng nỗ lực di chuyển của bé. Đây chính là một
bước tiến quan trọng và thành tựu con bạn giành được không hề nhỏ chút
nào.

Phần II —R ãnh tập trư ờ n nằm ngang

M ục tiêu: Phát triển dây thần kinh vận động của trẻ bằng cách thiết
lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng cử động tay và chân

M ục đích: Tạo cơ hội tối đa cho bé cử động tay và chân ở tư thế nằm
sấp

T ần suất Tập như một thói quen hàng ngày

Cư ừng độ: Một rãnh tập trườn đặt nằm ngang

T rư ừ ng độ: 3 đến 4 giờ mỗi ngày

Quy trình: Tạo thật nhiều cơ hội cho bé trườn trên rãnh nằm ngang

M ôi trư ừ ng: Một căn phòng được chiếu sáng đầy đủ vói rãnh tập
trườn dành cho bé sơ sinh. Căn phòng phải đủ ấm để bé hết sức thoải mái
dù mặc rất ít quần áo.

K ỹ thuật: Bạn đã tạo được một


Các bé sơ sinh di chuyển khi môi trường hoàn toàn lý tưởng cho
ngủ nhiều hơn so vói các bé, giờ bạn chỉ cần bổ sung thêm
quãng thòi gian khác trong lòng nhiệt tâm và đồng hành cùng
ngày. bé. Đặt rãnh tập trườn ở bất cứ căn
phòng nào bạn đang có mặt, không
chỉ để bạn có thể quan sát và bảo vệ
bé mà còn có thể chuyện trò vói bé, cổ động bé trườn trên rãnh tập trườn
và khám phá thế giói mói mẻ xung quanh. Ớ giai đoạn này, các thành viên
trong gia đình nên nằm cạnh bé càng nhiều càng tốt. Không nên để bé có
cảm giác bị bỏ roi khi một mình nằm trên sàn. Cho dù lúc này khả năng
nhìn, nghe và cảm nhận của bé còn bị hạn chế, bé vẫn nhận biết đưực bạn
có hiện diện ở cạnh hay không.

Lum ý : Các bé so* sinh thường di chuyển nhiều trong khi ngủ. Trên
thực tế, trong vài tuần đầu đòi, đa phần các bé di chuyển trong khi ngủ
nhiều hom so vói khi thức.

Điều này có nghĩa điều kiện mặt sàn đóng vai trò rất quan trọng đối vói
giấc ngủ của bé. Chúng ta sẽ lãng phí quãng thòi gian quý giá này nếu như
bao bọc bé trong một môi trường mà bé không thể cử động đưực.

Có thể đặt rãnh tập trườn dành


Một rãnh tập trưòrn bao vòng cho bé sơ sinh ngay sát cạnh giường
quanh giường của bố mẹ giúp của bạn, nhờ đó bé có được giấc
cho bé thoải mái trưòrn suốt ngủ an toàn cạnh bạn, đồng thòi bé
đêm. vẫn có một môi trường hoàn hảo để
thoải mái trườn vào ban đêm (xem
Hình 10.5). Bạn hãy xem thêm phần
Phụ lục để có thêm thông tin cần thiết về chủ đề tư thế ngủ của bé.
Hình 10-5: Isolda nằm cạnh bố mẹ bé, đồng thòi bé vẫn tự do di chuyển một cách an toàn trong
khi ngủ.

Ngoài ra còn một lựi ích khác nữa. Đó là khi bé thức giấc đòi bú, người
mẹ chỉ cần xoay người qua, cho bé bú sữa rồi đặt con mình về rãnh tập
trườn và yên tâm quay lại vói giấc ngủ đêm. Nhiều bà mẹ nhận thấy công
cụ này không chỉ hữu ích đối vói bé sơ sinh mà còn giúp ích cho giấc ngủ
cũng như sức khỏe của họ.

Phần III —Các hoạt động giữ thăng bằng

Mục tiêu: Phát triển các khu vực giữ


Chuẩn bị: thăng bằng trên não bộ bằng cách thiết lập,
• Một chiếc gối lơn củng cố hoặc tăng cường khả năng di chuyên
• Một tấm đệm nhỏ trong không gian

Mục đích: Tạo cơ hội tối đa cho bé di


chuyển trong không gian bằng nhiều cách khác nhau

Tần suất: 15 lần mỗi ngày

Cường độ: Chậm rãi và thận trọng nâng bé trong không gian

Trưừng độ: 15 giây, nâng dần đến 45 giây


Quy trình: Mỗi hoạt động giữ thăng bằng cho một lần tập

Môi trường: Một khoảng không gian khoáng đãng không có chướng
ngại vật, tránh cho bạn khỏi va vào các đồ vật trong khi cùng bé thực hiện
các hoạt động này. Bạn nên mặc cho bé những trang phục thật thoải mái,
sao cho bạn có thể giữ chặt cánh tay, chân, phần bụng, bàn tay và bàn chân
bé.

K ỹ thuật: Các hoạt động dưới


Thận trọng: đây đưực giói thiệu theo độ khó
• Luôn chú ý bảo vệ phần đầu tăng dần. Vói mỗi hoạt động bạn
và cổ của bé trong khi giúp bé nên bắt đầu trong vài giây, sau đó
di chuyển. mói dần kéo dài bài tập lên 45 giây
cho mỗi hoạt động. Bạn nên bảo cho
bé biết bạn đang làm gì trước và
trong khi cùng bé thực hiện từng hoạt động.

Luôn luôn chấm dứt từng hoạt động trư&c khi bé muốn ngừng lại, đê
cho bé luôn mong muốn đưực tham gia hoạt động đó.

1. Nâng bé vòng quanh trong tư thế sau: giữ cho đôi lòng bàn tay của
bạn hướng lên trên; một tay giữ sau đầu bé; tay kia giữ lấy mông bé. Giờ
bạn chỉ đon giản đưa bé đi vòng quanh, nhẹ nhàng cho bé di chuyển trong
không gian vói các cử động lên và xuống. Bạn thực hiện các cử động nâng
và hạ bé, đưa tói trước và đưa về sau, nâng bé từ bên trái sang bên phải và
ngưực lại. Bạn hãy đưa bé đi quanh nhà, chuyện trò vói bé, bảo cho bé biết
bé đang & đâu và tên các đồ vật. Ngoài ra, bạn đừng quên cho bé nhìn ra
ngoài cửa sổ, miêu tả những sự vật bên ngoài (xem Hình 10.6).
Hình 10-6: Bé Isolda thích thú cảm giác di chuyển theo các hướng dưói sự trự giúp của bố.

2. Bạn hãy nằm ngửa trên sàn, dùng hai tay giữ phần dưói nách và
bụng bé. Sau đó nâng bé lên sao cho hai mẹ con đối diện nhau. Nhẹ nhàng
đưa bé sang trái rồi sang phải, nâng lên và hạ xuống (xem Hình 10.7).
Hình 10-7: Mẹ nâng bé Isolda di chuyển qua về trong không gian.

3. Ngồi trên gh ếbập bênh, đặt bé ngồi trong lòng bạn, sau đó cùng bé
lắc lư người theo ghế bập bênh.

4. Đặt bé nằm sấp trên một chiếc gối hoặc tấm nệm nhỏ. Bạn có thể để
bé trên giường hoặc trên sàn. Nhẹ nhàng nắm lấy một bên mép gối nâng bé
sang phía phải, sau đó nắm lấy mép gối còn lại nâng bé sang phía trái (xem
Hình 10.8).
Hình 10-8 : Mẹ giúp bé Isolda lắc lư trên gối.

5. Di chuyển ngưòi bé và chiếc gối sao cho đầu của bé hướng về một tay
bạn, chân của bé hướng về tay kia. Nhẹ nhàng nâng phần đầu hoặc phần
chân của bé lên cao (xem Hình 10.9).

Hình 10-9: Mẹ nâng phần đầu và phần chân bé Isolda trên gối.

6. Đặt chiếc gối trên sàn, cho bé nằm sấp trên gối sao cho phần đầu bé
hướng về phía một tay bạn, phần chân bé hướng về tay còn lại của bạn. Kéo
chiếc gối cho bé di chuyển về phía trước. Sau đó kéo theo hướng ngưực lại
để bé di chuyển về phía sau (xem Hình 10 .10 ).
Hình 10-10: Mẹ kéo cho bé Isolda di chuyển về trước và ra sau trên gối.

7. Dùng chiếc gối hay tấm nệm đã dùng, xoay cho bé đối diện vó i bạn.
Kéo trưựt tấm nệm sang phải sau đó kéo về phía (xem Hình 10 .11).
Hình 10-11. BỐ kéo bé Isolda qua trái rồi qua phải.

8. Giữ bé nằm sấp trên gối hay nệm, đặt bé nằm sao cho đầu bé sát ngay
mép nệm. Giữ mép nệm ỏ* phần chân bé, nhẹ nhàng xoay theo chiều kim
đồng hồ (xem Hình 10 .12 ).

Hình 10 -12 : Mẹ xoay bé Isolda theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ trong khi bé
nằm trên gối.

9. Lặp lại như trên nhưng xoay nệm ngưực chiều kim đồng hồ (xem
Hình 10 .12 ).

10. Trong khi bạn đứng thẳng, đặt cho phần bụng của bé nằm gọn trên
vai bạn, nhẹ nhàng xoay người sang một bên, sau đó xoay theo hướng
ngưực lại. Bạn cần thận trọng, tránh bị chóng mặt và mất thăng bằng (xem
Hình 10 .13 ).
Hình 10 -13 : Bé Isolda thích thú khi nằm trên vai bố và cùng bố xoay người.

Lặp lại như trên nhưng đặt bé nằm nghiêng người phía trái trên vai
phải của bạn. Nhẹ nhàng xoay người theo hai hướng.

11. Lặp lại như trên nhưng đặt bé nằm nghiêng người phía phải trên vai
trái của bạn. Nhẹ nhàng xoay người theo hai hướng.

12. Quỳ gối, đặt bé nằm sấp trên nệm, sao cho chân bé hướng về phía
ngưòi bạn. Đặt hai tay bạn dưới nách bé và vòng quanh người bé, giữ cổ bé
cố định. Nhẹ nhàng nâng bé lên ngang tầm mắt sau đó lại nhẹ nhàng hạ bé
xuống (xem Hình 10 .14 ).
Hình 10 -14 : BỐ nâng và hạ bé Isloda lên xuống.

13. Đặt bé nằm ngửa trên sàn. Quỳ gối sát cạnh chân bé sao cho bàn
chân bé chạm vào đầu gối của bạn. Đặt ngón cái bàn tay trái của bạn vào tay
phải của bé. Bé sẽ tự động nắm lấy ngón tay cái của bạn. Sau đó, bạn thầm
thì từ “Kéo” vói bé trước khi nhẹ nhàng kéo tay trái của bạn lên sao cho bé
nghiêng ngưòi sang trái sau đó nằm sấp trên sàn. Liên tục thực hiện luân
phiên giữa hai bên trái và phải. Bạn cần thận trọng tránh để tay bé ở tư thế
vướng víu, không thoải mái khi lật nghiêng ngưòi bé sang một bên (xem
Hình 10 .15).
Hình 10 -15 : Bé Isolda tự động giữ chặt ngón tay mẹ trong khi mẹ lật bé từ tư thế nằm ngửa sang tư
thế nằm sấp.

14. Giữ bé sát thân ngưòi bạn để bé nằm yên, đầu cố định. Nhẹ nhàng
bước dạo trong nhà. Bé sẽ cảm nhận đưực nhịp bước lên xuống của cơ thể
bạn. Khi năng lực thị giác của bé được cải thiện, bé sẽ bắt đầu quan sát các
dạng cử động xung quanh mình (xem Hình 10 .16).
Hình 10-16: Mẹ ôm bé Isolda thật sát người trong khi rảo bước quanh nhà.

Giờ bạn đã biết đưực 15 hoạt động khác nhau giúp cho bé trải nghiệm
đưực các cách di chuyển trong không gian. Mỗi hoạt động mang đến cho trẻ
co* hội cảm nhận hình thức di chuyển và trọng lực theo các hướng riêng
biệt.

Sẽ rất có ích khi gọi tên các hoạt động cho trẻ nghe trước lúc thực hiện
chúng. Cũng giống như khi bạn nói các từ “ánh sáng”, “khúc gỗ”, hay “sờ
chân”, “lên”, “xuống”, “xoay”, “lắc lư”, “lăn”,... bé yêu của bạn sẽ dần dần
hiểu đưực những gì sắp diễn ra và tên gọi của chúng.

Mỗi ngày bạn có thể luân phiên thực hiện 15 hoạt động này. Khi bé
cứng cáp hom, những bài tập này sẽ trở thành hoạt động ưa thích của bé
mỗi ngày.

Lư u ý : Bạn cần nhớ chỉ nên bắt đầu thật chậm rãi, sau đó tăng dần
thòi gian cho mỗi hoạt động. Luôn luôn giữ bé thật chắc, cần hết sức
gượng nhẹ vói các bé. Luôn quan sát và để mắt đến trẻ. Nếu bé thấy chán
hay giật mình, bạn cần thực hiện chậm lại hoặc ngừng lại hẳn để tìm hiểu
nguyên nhân gây chán hay làm bé giật mình.

CHƯƠNGTRÌNHPHÁTTRIENngôn ngữ
RÕ ràng các ông bố bà mẹ luôn tạo cơ hội cho bé yêu của họ khóc và
phát ra âm thanh.

Các bậc cha mẹ có thể làm được gì để cải thiện khả năng phát ra âm
thanh của bé?

Cách hiệu quả nhất để tăng cường sự phát triển ngôn ngữ chính là cải
thiện hệ hô hấp chưa hoàn thiện của bé sơ sinh.

Khi vừa chào đòi, bé đã phải lập tức thích nghi vói một môi trường
hoàn toàn mói lạ. Bé vừa trải qua chín tháng êm ấm trong bào thai, nơi
nguồn oxy bé nhận được hoàn toàn được đảm bảo nhờ khả năng hô hấp
của mẹ. Khi chào đòi, bé phải tự đảm nhiệm công việc này và thật lạ
thường là bé làm được. Tuy nhiên, khả năng thở lúc sinh chỉ vừa đủ giúp
bé sống sót. Bé không thê chuyển từ trạng thái không có khả năng thở độc
lập sang trạng thái hô hấp hoàn hảo chỉ trong vài phút sau khi chào đòi.
Thay vào đó, bé chỉ chuyển từ trạng thái không có khả năng thở độc lập
sang trạng thái có khả năng thở độc lập, nếu như tất cả các cơ quan khác
hoạt động bình thường.

Theo trực giác, mẹ của các bé sơ sinh luôn quan tâm đến khả năng hô
hấp của con mình. Họ kiểm tra hơi thở của bé nhiều lần trong ngày. Ban
đêm, mẹ của các bé sơ sinh thường kiểm tra con mình rất nhiều lần để đảm
bảo bé thở bình thường. Nhiều bà mẹ còn thường xuyên sờ nắn em bé
đang ngủ say để đánh thức bé dậy. Khi bé tỉnh giấc và khóc váng lên, người
mẹ thấy vui và quay sang bảo vói chồng rằng con họ vẫn khỏe. Các ông bố
vẫn thường băn khoăn không hiểu vì sao vợ lại đánh thức bé dậy. Người
mẹ đánh thức bé sơ sinh dậy vì một lý do hết sức hoàn hảo: cô ấy không thể
nào nhìn thấy được hơi thở của bé.

Các mẹ mói sinh thường bị ám ảnh về việc nhìn thấy hơi thở của con
họ. Họ nghĩ rằng các bé sơ sinh thường gặp khó khăn khi thở, và một lần
nữa họ hoàn toàn đúng.

Các bé sơ sinh gặp khó khăn khi thở.


Mối bận tâm tự nhiên của các bà mẹ về khả năng hô hấp của bé là hoàn
toàn xác đáng. Hệ hô hấp của các bé sơ sinh còn hết sức non nứt, do đó hoi
thở của các bé thường dốc và không đều. Đôi khi bé ngừng thở trong giây
lát rồi sau đó bắt đầu thở lại bình thường. Đôi khi bé ngừng thở và mẹ lập
tức ở cạnh bên nói vói bé rằng “Tỉnh dậy và thở đi con.” Vậy là bé thức dậy,
hít vào và hô hấp đều đặn.

Các bà mẹ hoàn toàn đúng đắn khi ôm mối bận tâm này. Đối vó i các bé
sơ sinh, đây chính là cơ quan dễ gặp sự cố nhất, cần phải hết sức nỗ lực
giúp cho bé có khả năng thở sâu hơn, đều đặn hơn càng sớm càng tốt.

Sự phát triển ngôn ngữ của bé phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển hệ hô
hấp. Một chân lý giản đơn mà ai ai cũng hiểu là muốn tạo ra âm thanh, bé
cần phải biết hít vào và thở ra đã. Hơn nữa, bé cần phải kiểm soát được
quá trình này, những thòi điểm cần hít vào và thở ra.

Nếu hệ hô hấp của bé còn non yếu, bé sẽ không thể hấp thu đủ không
khí để phát ra âm thanh to và kéo dài được. Điều này có nghĩa khả năng
phát ra âm thanh của bé sẽ bị cản trở và bé cần phải hết sức nỗ lực. Kết quả
là bé không thể giao tiếp được vói mẹ và bố thường xuyên và hiệu quả như
các bé cùng độ tuổi.

Nếu hệ hô hấp của bé phát triển tốt, bé có thể thở sâu và đều đặn thì bé
có khả năng phát ra âm thanh dễ dàng hơn. Điều này có nghĩa mỗi ngày bé
có thể giao tiếp vói bố mẹ thường xuyên hơn, bởi bé không phải mất nhiều
công sức để thực hiện công việc này.

Một bé có khả năng thở sâu và đều đặn có độ an toàn cao hơn so vói bé
không có khả năng này.

Một bé có khả năng phát ra âm thanh dễ dàng có độ an toàn cao hơn so


vói bé không có khả năng này.

Đâu là cách thức hữu hiệu nhất để củng cố và tăng cường hệ hô hấp của
trẻ sơ sinh?

Vận động.

Không có chương trình tập luyện nào tốt hơn các cử động chân tay và
hoạt động trườn để có hơi thở sâu và đều đặn. Trên thực tế, khi bé muốn
phát ra âm thanh, chúng ta có thê quan sát thấy bé nâng ngưòi lên bằng
cách cử động tay chân nhanh hon. Khi đó bé lấp đầy không khí trong phổi,
nhờ đó có thể phát ra âm thanh to và rõ ràng.

Di chuyển chính là yếu tố quan trọng đối vói sự phát triển của hệ hô
hấp. Bé càng có nhiều thòi gian tiếp xúc vói sàn để tập trườn, bé càng có
nhiều cơ hội trườn xuống trên rãnh tập trườn nằm nghiêng thì hệ hô hấp
của bé càng chóng phát triển. Sự thực chỉ đơn giản như thế.

Các bậc cha mẹ thực sự rất thông minh khi lo lắng về khả năng thở
trong vài tuần đầu đòi của bé. Một điều quan trọng cần được ưu tiên hàng
đầu là tạo cơ hội cho bé được nằm sấp. Tư thế này sẽ mang lại sự phát triển
của hệ hô hấp bé trong khoảng thòi gian sớm nhất.

Đây chính là chương trình tập luyện tốt nhất giúp phát triển khả năng
ngôn ngữ ở các bé sơ sinh.

CHƯƠNGTRÌNHPHÁTTRIENkhả năng ĐIÊU


KHIẾNTAY
Chương trình phát triển khả năng điều khiển tay đầu tiên dành cho trẻ
nên tập trung vào các kích thích đối vói phản ứng cầm nắm.

Chương trình này sẽ giúp cho các phản ứng cầm nắm của bé diễn ra
nhanh nhạy hơn và mạnh mẽ hơn trong hiện tại. Quá trình củng cố và phát
huy phản ứng cầm nắm sẽ giúp trẻ dễ dàng đạt đến giai đoạn điều khiển tay
kế tiếp.

Mục tiêu: Phát triển các khu vực điều khiển tay trên vỏ não bằng cách
thiết lập, củng cố hoặc tăng cường phản ứng cầm nắm

Mục đích: Kích thích phản ứng cầm nắm

Tần suất: 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Áp lực nhẹ

Trưừng độ: 10 giây tăng dần lên 60 giây

Quy trình: Tạo cho trẻ một cơ hội nắm lấy ngón tay trỏ của mẹ, sau đó
tăng dần lên thành 6 cơ hội

M ô i trư ờ n g: Sàn nhà hoặc giường, bé được đặt ở tư th ế nằm ngửa

K ỹ th u ật: Đặt trẻ nằm ngửa thật thoải mái đối diện v ó i bạn. Nhẹ
nhàng đặt ngón cái hoặc ngón trỏ phải của bạn vào nắm đấm bàn tay trái
của bé, đặt ngón cái hoặc ngón trỏ trái của bạn vào nắm đấm bàn tay phải
của bé. Nhẹ nhàng và chậm rãi kéo bé về phía bạn. Khi bé cảm nhận được
áp lực từ ngón tay bạn, bạn sẽ cảm thấy bàn tay bé nắm chặt lại. Đây chính
là phản ứng cầm nắm mà bạn muốn kích thích ở trẻ. Khi bé nắm lấy ngón
tay bạn, bạn hãy nói to và rõ ràng từ “nắm ” . Nhờ đó, trẻ hiểu được ý nghĩa
của từ cũng như hành động đang diễn ra. H ãy để bé giữ tư th ế cầm nắm
trong vài giây trước khi nhẹ nhàng hạ người bé xuống theo đúng tư th ế
nằm ngửa. H ãy khen ngợi bé đã làm tốt và nhẹ nhàng rút ngón tay bạn khỏi
tay bé.

L ư u ý : Ban đầu, các bài tập này


chỉ nên kéo dài vài giây, bạn sẽ nhanh
chóng phát hiện ra rằng khả năng
cầm nắm của bé càng lúc càng mạnh
hơn. Khi nhận thấy điều này, bạn nên
cố gắng kéo dài thòi gian tập so v ó i
lần tập trước. Sau khi nghỉ trong giây
lát, hãy tạo cơ hội lần hai, lần ba cho
bé, cho đến khi bài tập kéo dài một
phút. V ói diễn tiến như vậy, bạn sẽ hỗ
trự đáng kể cho quá trình phát triển
của bộ não, đồng thòi bạn còn rèn
luyện sức khỏe cho bé (xem Hình
10.17).

Hình 10 -17 : Caleb nắm lấy các ngón tay của


mẹ bé trước khi mẹ từ từ nâng bé dậy.
Cơ hội di chuyển:

Cơ hội di chuyền bằng cách cử động tay chân ở tư thế nằm sấp
Rãnh tập trườn nằm nghiêng: 10 lán mỏi ngày, mỗi lẩn từ 10 đến 30 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 1phút 40 giây đến 5 phút

Rảnh tập trườn nằm ngang: 3 đến 4 lẩn mỗi ngày

Tổng thời gian trong ngày:________________________________________

Cơ hội di chuyển trong không gian theo các cách khác nhau:
(15 hoạt động khác nhau, mỏi bài tập là một hoạt động)
Mỗi ngày 15 hoạt động, mỏi hoạt động tăng dần thời lượng
từ 15 giây lên đến 45 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng thời gian: 3 phút 45 giây đến 7phút 30 giây

Cơ hội phát triển ngôn ngữ:


Tạo cơ hội tối đa cho trẻ di chuyển ở tư thế nằm sấp để phát triển hệ hô
hấp, nhờ đó trẻ dẻ dàng phát ra âm thanh.

Xem cách tạo cơ hội di chuyển cho trẻ ở trên.

Cơ hội phát triển nảng lực điều khiển tay;


Cơ hội phát triển phản ứng cẩm nắm:
10 lần mỏi ngày, mỏi lắn 10 giây sau đó tăng dán lên 60 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tồng cộng: 1phút 40 giây đến 10 phút

Những biến chuyển đáng lưu ý hôm nay:

Ngày:
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KHẢ NẲNG v â n đ ộ n g c h o g ia i đ o ạ n I CỦA BÀN MÔ TẢ

Phiếu theo dõi hàng ngày

Các hoạt động giữthảng bằng

Cơ hội di chuyển trong không gian dưới các hình thức khác nhau.
Chú ý: 1 hoạt động là 1 bài tập
15 hoạt động mỗi ngày, mỏi hoạt động kéo dài 45 giây
Tồng c ộ n g : 1 7p h ú t 15 g iây

1. Nâng trẻ đi vòng quanh □ □


2. Di chuyển qua lại trong không gian □ □
3. ôm bé trong lòng, lác lư trên ghế bập bênh □ □
4. Đưa bé sang trái phải □ □
5. Đưa bé ra trước và sau □ □
6. Nâng từ trước ra sau □ □
7. Nâng từ trái sang phải và ngược lại □ □
8. Quay theo chiểu kim đổng hổ □ □
9. Quay ngược chiều kim đổng hổ □ □
10. Xoay ngang, đặt bé nằm sấp □ □
11. Xoay ngang, đặt bé nằm nghiêng trái □ □
12. Xoay ngang, đặt bé nằm nghiêng phải □ □
13. Nâng bé lên và hạ bé xuống □ □
14. Lật bé từ nằm ngửa sang nằm sấp □ □
15. Bế bé dạo quanh nhà □ □
Thtríi h t r tn n h n / i t /tn r tr i’
m v r rự v / M y I I\S K * 1 u v n y .

Những biến chuyển đáng lưu ỷ hôm nay: __

Ngày:
Lân thứ hai đánh giá bé ỵêu của
bạn

S
au một tháng duy trì chưong trình phát triển giác quan và tăng cường
vận động cho bé, tốt hon hết bạn nên đánh giá bé yêu của mình thêm
một lần nữa. Bởi vì bạn đã trải qua công đoạn này một lần rồi nên lần
này sẽ dễ dàng hon nhiều. Trước khi bắt đầu đánh giá bé, bạn cần hiểu
đưực các thông tin về Giai đoạn II trên Bản Mô tả và cách thức đánh giá sáu
chức năng ở giai đoạn này.

Tuy nhiên, bước đầu tiên của lần đánh giá thứ hai chính là lặp lại quy
trình đánh giá Giai đoạn I để kiểm tra mức độ tiến bộ mà bé nhà bạn đạt
đưực trong vài tuần vừa qua. Thông thường, khi bắt đầu một quy trình
đánh giá mói, bạn nên lặp lại quy trình đánh giá của giai đoạn liền kề trước
đó. Có như thế, bạn sẽ nhận biết đưực cơ quan nào phát triển nhanh hơn,
mạnh hơn, ổn định hơn. Có lẽ, bạn sẽ rất ngạc nhiên trước mức độ tiến
triển các phản ứng của bé, kể cả ở những phần bạn từng đánh giá là “hoàn
hảo”.

Khi chúng ta chuyển sang giai đoạn cao hơn trong Bản Mô tả, việc chọn
được ngày phù họp để tiến hành đánh giá đúng bé yêu đóng vai trò quan
trọng hơn nhiều. Bạn cần tránh những thòi điểm bé cáu kỉnh, đói bụng hay
mệt lử. Chúng ta muốn đánh giá bé ở mức độ cao nhất, vì thế hãy chọn
những lúc bé thoải mái, thư giãn và khỏe mạnh.

Lần đánh giá này chúng ta sẽ nhìn vào khu vực Giai đoạn II được tô
màu vàng cam trong Bản Mô tả, bao gồm những phản ứng quan trọng
trong quá trình phát triển của bé.

Công cụ cần thiết: NĂNG Lực THỊ GIÁC: GIAI


•Đèn pin nhỏ ĐOẠN II
Nhận biết đường nét khái quát
Ớ giai đoạn này, các bố các mẹ cần đánh giá khả năng nhận biết các
đường nét khái quát của bé. Vói khả năng này, bé có thể nhìn ra hoặc đánh
mắt theo một vật thể tối màu trên phông nền màu sáng.

Chẳng hạn như khi người mẹ đứng bên ô cửa sổ, ánh mặt tròi chiếu
phủ căn phòng, ở giai đoạn này bé có thể xác định vị trí của mẹ hoặc dõi
theo mẹ khi mẹ bé di chuyển trước cửa sổ.

Thông thường năng lực này không tự động xuất hiện mà cần đưực kích
thích. Đê thực hiện, bạn cần một cây đèn nhỏ chứ không cần đến loại đèn
pin lớn. Cũng như ở Giai đoạn I, bạn và bé cần ở trong một căn phòng tối
hoàn toàn, sao cho bạn có thể tạo đưực sự tưong phản tuyệt đối giữa ánh
sáng và bóng tối. Có như vậy bé mói nhìn ra ánh sáng.

Đặt bé nằm sấp trên sàn hoặc nằm thoải mái trong lòng bố. Tắt hết đèn
điện trong phòng. Khi xung quanh tối hẳn, bạn hãy để cây đèn nhỏ cách bé
chừng hon nửa mét và bật đèn lên. Giữ cây đèn ở yên, để bé có thòi gian
định vị ánh sáng. Bé có thể cần đến vài giây mói nhìn ra. Lúc này, bạn đừng
nói hay tạo tiếng động gì cả. Nếu bạn làm thế, có thể bé sẽ chú tâm về phía
âm thanh phát ra và chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy ánh sáng. Đê đánh giá chính
xác tình trạng của bé, mỗi lần bạn chỉ nên đưa ra một kích thích đối vói
giác quan.

Khi bé đã xác định đưực noi phát ra ánh sáng, bạn hãy khen bé và dành
vài giây cho bé nhìn. Sau đó, tắt đèn trong vòng vài giây, lặng lẽ thay đổi vị
trí của bạn rồi bật đèn thêm lần nữa. Bạn lại dành ra vài giây để bé xác định
noi phát ra ánh sáng, cần đảm bảo rằng bạn không để lộ cho bé biết vị trí
của bạn qua các âm thanh do bạn tạo ra.

Khi bé lại tìm ra được nguồn


Nhận biẻt các đường nét khái quát
sáng, bạn hãy ôm bé và dịu dàng hôn
bé, để bé hiểu rằng bạn biết bé đã tìm
ra ánh sáng đó. Dành vài giây cho bé
K h ò nỡ n g n h ậ n b iế t q u a n trọng
nhìn rồi lại tắt đèn đi. Cứ như vậy,
bạn hãy lặp lại quy trình. Chỉ cần cho Hình 11-1: Khả năng nhận biết đường nét
bé xác định noi phát ra ánh sáng. hoàn hảo
Khoảng ba lượt như vậy là đủ. Nếu
bạn thực hiện nhiều hon thế trong một bài tập, bé sẽ cảm thấy mệt và
không muốn nhìn nữa.
Nếu bé xác định được ánh sáng trong cả ba lượt, bạn hãy chờ vài giờ
sau hẵng thử lại lần nữa. Tuy nhiên, lần này thay vì giữ đèn & yên một chỗ,
bạn hãy chậm rãi di chuyển ánh đèn xem bé có dõi theo hay không. Bài tập
này khó hon, thế nên bạn chỉ nên di chuyển ánh sáng khi chắc chắn bé đã
xác định đưực nguồn sáng tĩnh.

Khi bé lúc nào cũng có thể dõi


Nhện biết các dường nét khái quát
theo một người đang bước hay một
nguồn sáng động trong căn phòng tối,
bạn hãy viết chữ “Hoàn hảo” màu
Khá nũng nhận biết quan trọng
vàng cam vào ô nhận biết các đường
nét khái quát trên Bản Mô tả và kẻ
Hình 11-2: Khả năng nhận biết đường nét bình
một đường thẳng màu vàng ở mép thường
trên ô này (xem Hình 11.1).

Nếu bé có thể dõi theo một người đang bước hay một nguồn sáng động
trong căn phòng tối nhưng không thưòng xuyên, hãy viết từ “Bình thường”
màu vàng cam vào ô nhận biết các đường nét khái quát trên Bản mô tả và
kẻ một đường thẳng màu vàng cam ở mép trên ô này (xem Hình 11.2).

Nếu bé không thể xác định vị trí


Nhận biết các dường nét khái quát
hay đánh mắt theo một ngưòi hay
một nguồn sáng trong căn phòng tối,
bạn hãy kẻ một đường thẳng màu
Khà nõng nhận biết quan trọng
vàng cam ở ngay trên đường kẻ màu
đen cua lan đánh giá trươc, cho thay Hình 11-3: Không có khả năng nhận biết
năng lực thị giác của bé vẫn “giẫm đường nét
chân tại chỗ” ở giai đoạn trước (xem
Hình 11.3).

NĂNG Lực THÍNH GIÁC: GIAI ĐOẠN II


Phản ứng sinh tồn

Bước tiếp theo bạn cần xác định khả năng


Công cụ cần thiết: phản ứng nhanh nhạy của bé trước những
• Còi tiếng động mang tính đe dọa. Phản ứng này
dựa trên phản ứng đối vói tiếng động mạnh,
cộng thêm khả năng nhận biết ở giai đoạn
tiếp theo. Phản ứng đối vói tiếng động mạnh diễn ra khi có âm thanh to đột
ngột phát ra. Tuy nhiên, không phải mọi âm thanh đột ngột phát ra đều
mang tính đe dọa. Mục tiêu của bài tập ở giai đoạn tiếp theo đây chính là
giúp bé phân biệt đưực một âm thanh đột ngột đon thuần và một âm thanh
mang tính đe dọa.

Đây chính là cơ chế sinh tồn. Nhờ đó, khi nghe tiếng động mang tính đe
dọa, bé sẽ phản ứng bằng tiếng khóc sự hãi để bố mẹ có thể lập tức có mặt,
trong một số trường họp sẽ cứu sống bé theo đúng nghĩa đen của cụm từ
này.

Phản ứng sinh tồn trước âm thanh mang tính đe dọa xuất hiện ở mọi
người mọi thòi kỳ trong suốt cuộc đòi.

Những trẻ bị tổn thương não bộ không có được phản ứng sinh tồn này
thường phải gánh chịu thêm nhiều vết thương nghiêm trọng khác do chúng
không biết cách phản ứng trước những âm thanh mang tính đe dọa.

Tốt hơn hết, các bố các mẹ cần đánh giá khả năng này ở các trẻ khác
trước khi đánh giá chính con mình. Để đánh giá khả năng phản ứng sinh
tồn, bạn cần đến dạng âm thanh mang tính đe dọa cuộc sống của bé. Tiếng
còi ré lên, giống như tiếng còi báo hiệu bắt đầu cuộc đua, loại còi thường
được bán ở các cửa hàng bán dụng cụ thể thao, rất dễ sử dụng và tiện mang
theo. Bạn cũng có thể dùng tiếng còi ô tô nếu bé ở đủ gần để nghe trọn
tiếng còi.

Khi chơi đùa cùng nhau, trẻ con thường thích gây ra phản ứng sinh tồn
ở bạn bè bằng cách ú òa và hét lên “Hù” thật to và dọa dẫm. Trò này cũng
dọa được người lớn khi họ không để ý. Tuy nhiên, nó lại không đủ hiệu quả
đối vói các trẻ sơ sinh.

Bạn hãy dùng một trong số các cách nêu trên, gây ra phản ứng sinh tồn
ở chồng hay vợ mình khi chồng hay vợ không để ý, đồng thòi khuyến khích
người bạn đòi thực hiện tương tự khi bạn không để tâm.

Khi bạn đã sẵn sàng đánh giá bé, cần đảm bảo rằng bé & cách xe ô tô
hay chiếc còi ít nhất ba mét.

Nếu bạn sử dụng còi, hãy đặt bé nắm sấp trên sàn ở tư thế an toàn và
thoải mái. Đê bé nằm sao cho bạn có thể dễ dàng quan sát mặt bé. Bắt đầu
thổi còi trong một vài giây. Ngừng thổi còi và đựi trong vài giây tiếp theo.
Bạn sẽ thấy trong lần đánh giá đầu tiên của giai đoạn này, phải trải qua vài
lượt tiếng còi ngắt nghỉ quãng vài giây, bé yêu của bạn mói bắt đầu có phản
ứng.

Thông thường sau tiếng còi đầu tiên, bé sẽ hết sức chăm chú, đến tiếng
còi thứ hai khuôn mặt bé lộ vẻ lo lắng, đến tiếng còi thứ ba bé sẽ òa khóc.

Thật thú vị! Đây chính là một chuỗi phản ứng hoàn toàn bình thường.

Thú vị là bởi chính quá trình đánh giá làm hé lộ phản ứng sinh tồn.

Trước tiếng còi đầu tiên, bé không phản ứng ngay cho dù nghe đưực
hết sức rõ ràng. Đến tiếng còi thứ hai, bé bắt đầu để tâm và thấy ngờ vực,
nhưng lúc này bé vẫn chưa bộc lộ phản ứng sinh tồn. Phải đến lần thứ ba,
khi cường độ tiếng còi đủ mạnh và bé nhận thấy âm thanh đó thực sự mang
tính đe dọa, lúc này bé mói có phản ứng sinh tồn đúng nghĩa.

Vói lần đánh giá nhanh gọn này, chúng ta thấy được sự phát triển của
các dây thần kinh thính giác. Lúc bắt đầu đánh giá không có phản ứng sinh
tồn. Phải sau ba lần kích thích phản ứng này mói xuất hiện. Đôi khi phản
ứng này không thuần nhất ở trẻ, nhưng dẫu sao trẻ cũng được lần đầu tiên
trải nghiệm loại phản ứng này.

Khi bé đã bộc lộ phản ứng sinh tồn, bạn hãy bế bé lên, vỗ về để bé hiểu
rằng bé được an toàn, mối nguy cơ đã được dẹp bỏ. Hãy bảo vói bé bằng
giọng thật rõ ràng để bé nghe được, rằng bé được an toàn rồi.

Đôi lúc, bé của bạn phản ứng rất


Phàn ứng sinh tồn trước các tiêng
nhạy trước tiếng động mang tính đe dọa, dộng mang tinh đe dọa
bé òa khóc ngay khi vừa nghe tiếng còi
lần đầu. Trong trường họp này, bạn chỉ
cần một chứ không phải là ba kích thích Khà núng nhận biết quan trọng

nữa. Hình 11-4: Phản ứng sinh tồn hoàn hảo

Khi bé lập tức phản ứng ngay lần đầu


nghe tiếng còi, khả năng phản ứng sinh tồn của bé thật hoàn hảo. Bạn hãy
viết chữ “Hoàn hảo” lên ô phản ứng sinh tồn trên Bản Mô tả và kẻ đường
thẳng màu vàng cam lên mép trên của ô này (xem Hình 11.4).
Nếu bé thường xuyên có phản ứng
Phàn ứng sinh tón trước các tiêng
sinh tồn trước tiếng động mang tính đe
động mang tinh de dọa
dọa, hãy viết từ “Bình thường” vào ô nói
trên và kẻ đường thẳng màu vàng cam
lên mép trên của ô này (xem Hình 11.5). Khà núng nhận biết quan trọng
Hình 11-5: Phản ứng sinh tồn bình thường
Nếu bé không có phản ứng sinh tồn
trước các tiếng động mang tính đe dọa,
hãy kẻ một đường màu vàng cam nằm ngay trên đường kẻ màu đen từ lần
đánh giá trước để cho thấy bé vẫn ở giai đoạn trước đó (xem Hình 11.6).

Lư u ý : Còi thường được dùng làm Phản ứng sinh tổn trước các tiéng
tín hiệu xuất phát trong các cuộc đua dộng mang tính đe dọa
đường trường, đua xe hay đua thuyền.
Ở các tiệm bán dụng cụ thể thao thường
Khà nồng nhận biết quan trọng
bán hoặc có thể đặt mua loại còi này.
^ v v Hình 11-6: Không phản ứng sinh tồn
Những chiếc còi này thường tạo ra
âm thanh rất to và vang, đáp ứng yêu
cầu của bài tập lần này. Tuy nhiên, tránh để các trẻ khác trong gia đình
động vào còi bởi chúng có thể khiến bọn trẻ khiếp đảm khi đột ngột ré lên.

Cần nhớ rằng: Luôn đứng cách bé ít nhất 3 mét khi sử dụng còi.

NĂNG Lực XÚC GIÁC: GIAI ĐOẠN II


Nhận biết đirọ*c những loại cảm giác trọng yếu

Giờ thì chúng ta đã sẵn sàng đánh giá khả năng nhận biết những loại
cảm giác quan trọng của bé. Đây chính là khả năng bé cảm nhận đưực các
dạng tiếp xúc quan trọng như vết thưong do các vật sắc nhọn hay nhiệt độ
nóng, lạnh bất thường. Nói ngắn gọn, đây chính là các dạng tiếp xúc gây đe
dọa đối vói bé nếu để lâu. Khả năng nhận biết này có ở mọi sinh vật và tất
nhiên, phát triển mức độ cao ở con người.

Phản ứng sinh tồn đúng nghĩa là tiếng khóc to, vang và giận dữ. Tuy
nhiên, bản thân chúng tôi không hề muốn dày vò các bé, hay dí đầu nhọn
các vật thật mạnh khiến các bé khóc thét lên, do đó chúng tôi không yêu cầu
các ông bố bà mẹ làm như thế.
Do đó, chúng tôi chỉ khuyên ngưòi lớn tạo
Công cụ cân thiết: áp lực hoặc nguồn nóng, nguồn lạnh vừa
• Nước đá phải, đủ để làm bé phản ứng, nhung không
• Khăn ấm đến nỗi òa khóc.

Đây chắc chắn là phần không đưực chờ


đón nhất trong số các chưong trình đánh giá do nó tạo ra các kích thích gây
đau đón. Thật may mắn, thông thường chúng ta thấy không cần thiết phải
tiến hành thử nghiệm chức năng này vì đa số các bé đều ngẫu nhiên chịu
một vài vết thưong ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như các mũi tiêm
chủng ngay vài tuần đầu đòi.

Không ai muốn gây tổn thưong các bé, cho dù là vết thưong nhỏ nhất.
Thật may mắn khi các bà mẹ có trí nhớ tốt về các phản ứng của bé trước
các mũi tiêm hay vô tình bị kim băng đâm trúng khi đeo tã.

Dù tất cả chúng ta đều biết cảm giác khi bị kim đâm trúng, khi bị véo
hay tiếp xúc vói nhiệt độ nóng hay lạnh, tốt hon hết các ông bố bà mẹ vẫn
nên quan sát ở các bé khác. Có như vậy, các mẹ sẽ biết đưực cần tác động ở
cường độ nào để tạo ra phản ứng cảm giác trọng yếu ở bé. Trên thực tế
cường độ này thấp hon mức chúng ta vẫn thường hình dung. Đồng thòi,
chúng ta sẽ nguôi bứt nỗi sự làm đau bé vì vết thưong tạo ra rất nhẹ trong
thoáng chốc.

Có một cách đon giản để đánh giá bé ở giai đoạn này là véo nhẹ bé. Nếu
móng tay của bạn dài, hãy cắt ngắn móng, như thế bạn có thê nhẹ nhàng
nắm lấy một ít phần da thịt bé thay vì để phần móng làm xước da bé. Khi
cảm nhận cái véo da, bé sẽ giật lùi người như chúng ta vẫn thường làm.

Việc xem xét phản ứng của bụng và chân tay bé cũng quan trọng không
kém. Một số khu vực trên co* thể nhạy cảm hon phần còn lại. Đôi khi nửa
ngưòi bên trái hay bên phải phản ứng nhanh nhạy và thuần nhất hon nửa
còn lại. Biết đưực thông tin này sẽ rất hữu ích. Các bà mẹ cũng nhận thấy
trong một số trường họp, lần đầu véo bé không có phản úng nhung đến lần
hai và lần ba thì phản ứng xuất hiện.

Hiện tưựng này cùng loại vói trường họp chúng ta đã nhắc đến khi
đánh giá năng lực thính giác của bé. Có thể cần đến ba lần kích thích thì các
dây thần kinh chưa hoàn thiện mói chuyển đưực bức thông điệp “véo”.
Sau khi đưực luyện tập, các dây thần kinh xúc giác của bé sẽ nhanh
nhạy hon, sau đó chỉ cần một lần véo, tín hiệu đã đưực truyền đến não bộ.
Nếu điều này xảy ra ngay lần đầu thử, người mẹ cần lưu ý để có biện pháp
cải thiện trong tưomg lai.

Thêm một cách khác để làm xuất hiện phản ứng sinh tồn là tạo cảm
giác nóng lạnh bất thường. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng một mẩu
đá nhỏ cho tiếp xúc các điểm khác nhau trên cơ thể bé. Để tạo phản ứng đối
vói cảm giác nóng, bạn hãy dùng một chiếc khăn tắm nhúng vào nước
nóng. Sau đó nhấc lên, đợi cho chiếc khăn chuyển từ trạng thái rất nóng
thành nóng, gây cảm giác khó chịu đối vói trẻ nhưng tuyệt đối không gây
bỏng da. Dùng khăn chà lên các vùng da khác nhau trên người bé và quan
sát phản ứng của bé.

Bạn cần nhớ kỹ rằng chỉ nên tạo áp lực, độ nóng, độ lạnh vừa phải, đủ
để gây ra phản ứng ở trẻ nhưng không khiến trẻ khóc la.

Khi bạn đánh giá một trẻ bị tổn


Khả năngI nhạn
nhận biết các cảm giác
c
thương não bộ hoàn toàn hoặc một
trọng yêu
trẻ có nguy cơ bị vô tri, bạn cũng cần
hết sức thận trọng và tỉ mỉ hệt như
Khò nõng nhận biết quan trọng khi tiến hành đánh giá một trẻ hoàn
Hình 11-7: Khả năng hoàn hảo khi nhận biết
toàn bình thường. Trong trường họp
các cảm giác trọng yếu đó, chúng ta cần phải hiểu chính xác
hoạt động nào (nếu có) sẽ tạo ra phản
ứng sinh tồn. Đối vói các trẻ bình thường khỏe mạnh, chúng ta không cần
thiết phải lưu ý điều này.

Khi con bạn có phản ứng tức thòi và thuần nhất trước các kích thích
xúc giác trên khắp cơ thể, bạn hãy viết từ “Hoàn hảo” lên ô chỉ khả năng
nhận biết các cảm giác trọng yếu trên Bản Mô tả và kẻ một đường màu
vàng cam lên mép trên của ô này (xem Hình 11.7).

Nếu có một hay nhiều vùng cơ thể


Khả năng nhận biét các cảm giác
trọng yêu
con bạn phản ứng không thuần nhất
hay chậm phản ứng, hoặc cần nhiều
lần kích thích mói có phản ứng, hoặc
Khỏ nùng nhận biết quan trọng không có phản ứng gì, bạn hãy viết từ
Hình 11-8: Khả năng bình thường khi nhận “ Bình thường” lên ô chỉ khả năng
biết các cảm giác trọng yếu nhận biết các cảm giác trọng yếu trên
Bản Mô tả và kẻ một đường màu vàng
cam lên mép trên của ô này (xem Hình 1 1 .8).

Khả năng nhận biết các cảm giác Khi bé không có phản ứng ở bất
trọng yêu cứ khu vực nào của cơ thể đối vói các
kích thích xúc giác, bạn hãy kẻ một
đường thẳng màu vàng cam ngay trên
Khỏ nùng nhận b iết quan trọng
đường thẳng màu đen của lần đánh
Hình 11-9: Không có khả năng khi nhận biết giá trước để cho thấy bé vẫn chưa có
các cảm giác trọng yếu tiến triển gì trong giai đoạn này (xem
Hình 11.9).

NĂNG Lực VẬN ĐỘNG: GIAI ĐOẠN II


T rư ờ n

Ớ giai đoạn phát triển này, các bậc phụ huynh cần quan sát khả năng
trườn của con mình. Vì ở giai đoạn trước, các ông bố bà mẹ đã dành nhiều
thòi gian và công sức tạo ra môi trường mặt sàn hết sức phù họp để bé có
cơ hội tập trườn, do đó bước đánh giá khả năng này của bé sẽ rất đơn giản.

Trườn chính là khả năng di chuyển về phía trước nhờ các cử động của
bụng và tay chân.

Ban đầu, bé sẽ tìm mọi cách để trườn lên. Các cử động của bé diễn ra
ngẫu nhiên, không theo một đường hướng nào. Tuy nhiên, khi đã trườn
được vài lần, bé bắt đầu biết phối họp chân tay tạo thành dạng di chuyển
chéo khi trườn lên. Trườn chéo là khi bé hướng đầu về phía phải, gập tay
phải trong khi mở rộng chân phải, đồng thòi mở rộng tay trái, gập chân
trái. Như vậy, tay phải và chân trái gập lại đồng thòi, đến khi bé di chuyển
lên trước, cánh tay trái và chân phải cũng đồng thòi gập lại (xem Hình
11.10 ).
Hình 11-10 . Bé Isolda trườn chéo

Đây chính là cách trườn thông minh


Trườn chéo ở tư thẻ nằm ỉấp
và hiệu quả nhất.

Việc chọn được thòi điểm đánh giá


Khà n ũ n g n h ận b iết quan trọng khả năng di chuyển của bé cũng rất quan
trọng. Bạn hãy đặt bé lên rãnh tập trườn
Hình 1 1- 11: Khả năng trườn hoàn hảo _V_ . Ạ* y. * 1 ợ V _ V __ 1
hoặc trên mặt sàn nhăn, am và sạch sẽ.
Cần đảm bảo bé mặc càng ít áo quần
càng tiện lựi, để cho bé dễ dàng dùng tay chân tạo lực trên bề mặt tron
nhẵn.

Giờ bạn hãy nằm sấp trên sàn, cách


Trườn chéo ở tư thê nằm sáp
bé chừng hai mét và gọi bé tiến về phía
B ình thường bạn. Nhờ lần tập trước trên mặt sàn, bé
sẽ hiểu đưực bạn muốn bé làm gì. Hãy
Khá n ỡ n g n hận biết quan trọng
dành cho bé từ hai đến ba phút để trườn
Hình 11-12: Khả năng tru-òn binh thưòng về phía bạn. Hãy khích lệ bé và vỗ tay
hoan hô những nỗ lực của bé.

Nếu bé trườn chéo đưực khoảng hai mét mà không cần tói ba phút, bạn
hãy viết từ “Hoàn hảo” màu vàng lên ô tập trườn trên Bản Mô tả và kẻ một
đường thẳng màu vàng lên mép trên của ô này (xem Hình 11.11).

Trườn chéo ở tư thẻ nằm ỉáp


Nếu bé trườn đưực hai mét trong
vòng không quá ba phút nhưng tư thế
trườn ngẫu nhiên, hãy viết từ “Bình
thường” lên ô tập trườn trên Bản Mô tả
Khà nũng nhận biết quan trọng
và kẻ một đường thẳng màu vàng lên
Hình 11-13: Không biết trườn mép trên c ủ a ô này (xem Hình 1 1 1 2 )-

Nếu bé không trườn được hai mét


trong vòng ba phút, hãy kẻ một đường thẳng màu vàng ngay trên đường kẻ
màu xanh của lần đánh giá trước để cho thấy bé chưa đạt đến giai đoạn vận
động này (xem Hình 11.13).

NĂNG Lực NGÔN NGỮ: GIAI ĐOẠN II


Tiếng khóc báo động

Khi các ông bố bà mẹ đã sẵn sàng đánh giá khả năng cất tiếng khóc báo
động ở bé thì môi trường sống đã tác động, tạo nhiều cơ hội cho bé bộc lộ
khả năng này.

Khi bé cảm nhận một tình huống đầy đe dọa, bé cần cất tiếng khóc khác
vói tiếng khóc bình thường.

Khi bé được một vài tuần tuổi, bố và mẹ đã khá gần gũi vói cách bé gọi
mình. Tiếng khóc này của bé hoàn toàn không mang tính báo động. Đó chỉ
là dấu hiệu bé vẫn sống khỏe và muốn thông báo đến bố mẹ. Đây là tiếng
khóc làm an lòng cha mẹ bởi nó mách bảo họ rằng con họ vẫn khỏe mạnh.

Tiếng khóc báo động hoàn toàn khác - nó mang ý nghĩa “có gì đó bất
thường, bố mẹ đến giúp con ngay đi.” Ngay lần đầu tiên nghe tiếng khóc
này, người mẹ sẽ hớt hải chạy đến. Người mẹ không nhầm lẫn chút nào.

Bất cứ khi nào cảm nhận có mối đe dọa, bé sẽ cất tiếng khóc này. Hai
dạng kích thích mà chúng ta đã đề cập ở trước - âm thanh mang tính đe
dọa và những kích thích xúc giác mang tính đe dọa - chính là nguyên do
thường gặp khiến trẻ cất tiếng khóc báo động.

Nếu bạn chưa từng nghe về việc bé phản ứng trước các nguy cơ bằng
tiếng khóc báo động thì giờ bạn đã hiểu cần phải kiểm tra khả năng này ở
trẻ.

Có một cách thông thường là


Phàn ứng bằng tiêng khóc báo
dùng tiếng còi như đã trình bày ở
dộng trước các mói nguy cơ
phần về đánh giá thính giác của bé
trong cùng chương sách này. Nếu
Khá nũng nhận biết quan trọng phản ứng của bé trước sau như một là
tiếng khóc báo động, bạn hãy viết từ
Hình 11-14: Khả năng cất tiếng khóc báo động
hoàn hảo “Hoàn hảo” vào ô tiếng khóc báo động
trên Bản Mô tả và kẻ một đường
thẳng màu vàng cam lên mép trên của ô này (xem Hình 11.14).

Nếu đôi lúc bé khóc ré lên trước các tình huống mang tính đe dọa, bạn
cần phải xác định đưực: Bé mói nhận biết đưực hay đã có được phản ứng
trước một vài tình huống nguy cơ?

Ớ đa số trẻ sơ sinh, dây thần kinh cảm giác vẫn còn chưa phát triển
hẳn. Hiếm khi vấn đề nằm ở phản ứng của dây thần kinh vận động. Điều
quan trọng vẫn là phân biệt rõ hai điểm nêu trên, nếu không, có thể bạn sẽ
lần thứ hai đánh giá phản ứng của con mình là “bình thường” trong khi
trên thực tế, khả năng cất tiếng khóc báo động của trẻ là hoàn hảo, chỉ có
khả năng nhận biết những âm thanh mang tính đe dọa là không ổn định.
Nói cách khác, khả năng thính giác của bé còn chưa tinh nhạy, nhưng mỗi
lần nghe được những âm thanh đó, bé luôn có phản ứng kịp thòi bằng
tiếng khóc báo động.

Dễ dàng nhận ra hiện tượng này ở


Phản ứng bằng tiêng khóc báo
những trẻ luôn biết cất tiếng khóc báo
động trước các mói nguy cơ
động mỗi khi bị đau nhưng chỉ thỉnh
thoảng cất tiếng khóc này trước
Khò nũng nhận biết quan trọng những âm thanh đe dọa. Trong
H ìn h 1 1 - 1 5 : K h ả năng cất tiếng khóc báo độ n g trường h 9P n à y . r õ ràng chỉ có khả
bìn h th ư ờ n g năng thính giác của bé là chưa phát
triển.

Nếu bạn nhận thấy tiếng khóc báo động của con mình yếu hoặc không
thuần nhất, và bạn hoàn toàn chắc chắn vấn đề nằm ở khả năng cất tiếng
khóc chứ không phải khả năng nhận biết của trẻ, hãy viết từ “Bình thường”
vào ô tiếng khóc báo động trên Bản Mô tả và kẻ đường thẳng màu vàng cam
lên mép trên của ô này (xem Hình 11.15).

Phản ứng bằng tiếng khóc báo Nếu bé không thể cất lên tiếng
động trước các mói nguy cơ khóc báo động, cho dù rõ ràng bé có
thể nghe và cảm nhận mối đe dọa đến
Khà nỡng nhận biết quan trọng
tính mạng mình, bạn hãy kẻ một
đường thẳng màu vàng cam ngay trên
Hình 11-16: Không có khả năng cất tiếng khóc
đường thẳng màu xanh của lần đánh
báo động giá trước để cho thấy bé chưa đạt đến
giai đoạn phát triển này (xem Hình
11.16).

NĂNG Lực ĐIẾU KHIỂN TAY: GIAI ĐOẠN II


Khả năng thả tay

Đã đến lúc bạn cần kiểm tra khả năng thả tay ở trẻ. Như chúng tôi từng
đề cập, các trẻ sơ sinh thường nắm rất chặt nhung không biết cách thả ra.
Giai đoạn phát triển thứ hai của năng lực điều khiển tay chính là bé biết
cách thả một vật đang nắm trong tay khi có lý do cần kíp buộc phải làm như
vậy. Một lần nữa, đây là khả năng tối quan trọng đối vói sự an toàn của bé.

Đôi khi bé sơ sinh nắm lấy những đồ


Khả năng thả tay
vật gây nguy hiểm đến tính mạng bé. Bé
không chỉ cần nhận thức được mối nguy f loàn hỏo
cơ mà còn phải có khả năng cử động đáp
Khà núng nhận biết quan trọng
trả bằng cách thả đồ vật đó ngay tức
khắc. Trong các gia đình hiện đại, những Hình 11-17: Phản ứng thả tay hoàn hảo
đồ vật chứa đựng nhiều nguy cơ nhất là
bàn là, bình nước nóng, dây điện hoặc những vật tương tự.

Tạo hóa thật diệu kỳ. Khả năng thả đồ vật phát triển trước khi bé có khả
năng vươn người nhặt lấy món đồ nào đó.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra phản


ứng sinh tồn này ở bé bằng cách đặt vào
nắm tay bé một món đồ để bé nắm thật
chặt, sau đó véo vào mu bàn tay bé đang
nắm đồ vật đó. Cái véo này cần đủ mạnh
để bé xòe tay làm roi đồ vật. Đây chính Hình n-l8: phản ứngthả tay bình thường
là khả năng thả tay. Bạn cần xem xét khả
năng này ở cả hai tay của bé. Đôi lúc phản ứng ở tay này nhạy bén hon tay
kia. Do đó, bạn cần phải hết sức chú ý.

Sau vài lần thử, nếu cả hai tay bé đều lập tức thả đồ vật, bạn hãy viết từ
“Hoàn hảo” lên ô chỉ khả năng thả tay trên Bản Mô tả và kẻ một đường
thẳng màu vàng cam ở mép trên của ô này (xem Hình 11.17).

Nếu con bạn phản ứng chậm hoặc


Khả năng thả tay
không đồng đều ở một hoặc cả hai tay,
bạn hãy viết từ “Bình thường” lên ô chỉ
khả năng thả tay trên Bản Mô tả và kẻ Khà nồng nhận biết quan trọng
một đường thẳng màu vàng cam ở mép
trên của ô này (xem Hình 11.18). Hình 11-19: Không có phản ứng thả tay

Khi cả hai tay bé đều không có khả


năng thả đồ đang nắm, bạn hãy kẻ một đường thẳng màu vàng ngay trên
đường thẳng màu đen của lần đánh giá trước, cho thấy bé vẫn chưa đạt đến
giai đoạn phát triển này (xem Hình 11.19).
M ở rộng chương trình phát triên
giác quan

S
au khi hoàn thành lần đánh giá thứ hai, bạn đã nắm rõ những năng
lực nào của trẻ đã phát triển và đạt đưực tiến bộ, đồng thòi bạn
khoanh vùng đưực những năng lực nào của trẻ cần được kích thích và
tập luyện nhiều hon.

Trước khi mở rộng chưong trình rèn luyện cho trẻ, bạn nên củng cố
những bài tập trước đó bằng cách tăng số lần tập ở những khu vực chưa ổn
định trong Giai đoạn I. Hon nữa, dựa vào kết quả lần đánh giá thứ hai, bạn
có thể giảm tần suất tập ở nhũng khu vực đã đạt đến mức độ hoàn hảo.

Thòi gian làm nên mối gắn kết quý giá nhất giữa bé sơ sinh và người
mẹ. Bởi vậy, ngưòi mẹ cần đảm bảo mọi bài tập trong chương trình phát
triển dành cho bé được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng mọi nhu cầu của bé. Bản
Mô tả Quá trình Phát triển cung cấp cho bạn nhũng thông tin cần thiết để
đưa ra được quyết định đúng đắn về tần suất, cường độ và quãng thòi gian
cần để thực hiện tùng bài tập trong chương trình phát triển giác quan.

Chẳng hạn như sau lần đánh giá thứ hai, bạn nhận ra con mình có phản
ứng hoàn hảo trước các tiếng động mạnh. Nếu ở lần đánh giá đầu, phản
ứng này của bé còn chưa thuần nhất thì đến lần này đã hết sức ổn định. Giờ
bạn có thể giảm số lần tập từ 10 lần mỗi ngày xuống còn 5 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần duy trì kích thích này ở trẻ để làm bệ phóng cho
Giai đoạn II.

Sau lần đánh giá thứ hai, bạn nhận thấy phản ứng đối vói ánh sáng ở
trẻ đã có bước tiến triển nhưng chưa đồng đều ở cả hai mắt. Tốt hơn hết
bạn nên tăng số lần tập phản ứng đối vói ánh sáng từ 10 lần lến 15 lần mỗi
ngày để bé có thể nhanh chóng đạt đến mức phản ứng hoàn hảo đối vói ánh
sáng.
Sau khi xem lại một lượt các ô chỉ Giai đoạn I trên Bản Mô tả theo cách
này, bạn cần điều chỉnh lại chưong trình tập luyện để thích ứng vói các khả
năng của bé. Giờ thì bạn đã sẵn sàng mở rộng chương trình này bằng cách
thêm vào các bài tập kích thích cho Giai đoạn II của Bản Mô tả Quá trình
Phát triển.

CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN TẬP KÍCH THÍCH GIÁC


QUAN
Nhiệm vụ của chúng ta ở thòi điểm này là tạo điều kiện cho bé nhìn,
nghe, cảm nhận ở Giai đoạn II, cũng giống các bước chúng ta đã thực hiện
ở Giai đoạn I. Sự tương phản vẫn là yếu tố hàng đầu cần quan tâm. Nói
đon giản, thế giói của bé sẽ phân thành hai mảng đối lập, không chỉ ỏ*
những thứ bé quan sát được mà cả những thứ bé nghe và sờ mó đưực. Bé
sẽ nhìn, nghe và cảm nhận dễ dàng hon nếu môi trường xung quanh chứa
đụng nhiều yếu tố tưong phản.

Khi sống giữa một thế giói đon sắc, bé sẽ trở lại tình trạng mù, điếc và
ở mức độ nào đó còn vô tri vô giác. Chúng ta cần tạo ra một môi trường để
nhắc nhủ bé rằng, “Dậy đi con! Mở mắt ra nào! Có bao nhiêu là thứ để con
nhìn, nghe và cảm nhận kìa!”

Đúng là các bé sơ sinh cần ngủ nhiều, nhung có một sự thực là các bé
không được kích thích giác quan sẽ trở nên buồn chán và ngủ nhiều hon
hẳn các bé khác.

Cần nhớ rằng: Trẻ nhỏ vốn rất tò mò nhung không thể tự khám phá thế
giói xung quanh. Các bé cần chúng ta giúp. Nếu chẳng có gì nhiều để nhìn,
nghe hay cảm nhận, một bé thông minh cũng trở nên ù lỳ và lăn ra ngủ.
Nếu chúng ta tạo ra một môi trường sao cho bé không cần quá gắng sức
vẫn có thể nhìn, nghe và cảm nhận thì bé sẽ tự bộc lộ bản tính tò mò hiếu
động, nhờ đó cải thiện được các cơ quan thị giác, thính giác và xúc giác.

Chúng ta giúp trẻ bằng cách tạo ra những kích thích mang tính tương
phản vói tần suất, cường độ và trường độ thích họp.

Khi mẹ và bé đều hướng đến cùng một mục tiêu, bé sẽ tiến triển nhanh
hơn.
Hình 12-1: Bé Maria nhìn chăm chú mặt sàn vói các ô màu đối lập mà bố mẹ bé tạo ra, tạo độ
tưong phản cần thiết để luyện tập cho thị giác của bé.

BÀI TẬP CHO THỊ GIÁC


Ở Giai đoạn II, bên cạnh việc củng cố phản ứng đối vói ánh sáng, bố mẹ
cần kích thích khả năng nhận biết các đường nét khái quát. Đây là giai đoạn
bé bắt đầu nhìn được các vật thể tối màu trên phông nền sáng màu.

Ở giai đoạn này độ tương phản tiếp tục giữ vai trò trọng yếu đối vói bé.
Bé cần có nhiều cơ hội nhìn các vật tối màu trên nền màu sáng hay màu
trắng. Việc này có thể diễn ra ngẫu nhiên trong ngày, nhưng chúng tôi
muốn chủ tâm tạo cho bé nhiều cơ hội mỗi ngày để giúp cho dây thần kinh
thị giác của bé phát triển, khả năng nhìn của bé sớm được củng cố.

M ụ c t i ê u : Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng nhìn ra các
đường nét.
Mục đích: Kích thích khả năng nhận biết các đường nét khái quát.

Phần I —Sự tương phản của môi trường

Tần suất: Khi bé thức


Công cụ cần thiết:
. 2 tấm xốp lớn màu trắng Cư<Vn8 đ 9 : M ặtsàn kiểu các ô
kích cỡ 75cmxloocm cờ đen trắns 2 5 cm x 2 5 cm

' ! 2 Ô™ Ông l ấy bìa đen kích Trường độ: Khi bé thức


CỠ25cmx25cm
Môi trường: Một căn phòng
hoặc một góc phòng được chiếu sáng đầy đủ. Bạn hãy lấy hai tấm xốp lớn,
khoảng 75cm X ìoocm làm thành mặt phẳng như bàn cờ vua. Dùng giấy bìa
màu đen cắt thành các ô vuông có kích cỡ 25cm X 25cm. Tấm xốp có màu
trắng sẵn nên bạn không cần cắt giấy bìa trắng để làm thành hình bàn cờ
đen trắng. Ánh sáng ờ noi đặt mặt sàn ô cờ này nên đưực bố trí cường độ
gấp đôi ánh sáng phòng. Không chiếu thẳng ánh sáng vào mắt bé mà tập
trung ở khu vực bàn cờ. Ánh sáng mạnh sẽ tạo được hiệu quả cao hon
(xem Hình 12.2).

Kỹ thuật: Bạn nên đặt hai tấm


xốp bàn cờ gần chỗ bé cho dù bé ở bất
cứ noi đâu, do đó cần chọn loại xốp
nhẹ và dễ vận chuyển. Nếu đặt bé trên
sàn phòng khách, bạn nên ghép hai
tấm ở góc phải tường, thành dạng góc
tường đặc biệt, xốp bàn cờ sẽ giúp bé
nhận ra sự tưong phản của màu đen
và màu trắng khi bé thực sự chú tâm
nhìn. Một mảng tường trắng hay Hình 12-2: Một bàn cờ lớn tạo hiệu quả tưong
phản thị giác đáng kể.
nhọt màu sẽ không có sắc độ tưong
phản, khiến bé khó nhìn (xem Hình
12.3)

Nếu bé nằm ngủ trưa trong phòng, bạn nên mang theo xốp bàn cờ để bé
đưực nhìn khi sắp ngủ và khi tỉnh giấc.

Nếu bạn đưa bé đi thăm nhà ông bà, đừng quên mang theo một tấm
xốp bàn cờ. Bé sẽ càng thích thú vói bài tập khi không ở nhà. Khi bé đến
nhà ông bà (hoặc một noi nào mói lạ), bé sẽ cảm thấy mọi thứ quá khác
biệt và khó nhìn đưực. Thường thì bé sẽ khóc hoặc lăn ra ngủ, nhưng tấm
xốp bàn cờ lại giúp bé nhìn được. Môi trường kích thích thân thuộc này sẽ
khiến cho chuyến đi choi của bé trở nên dễ chịu hon nhiều.

Ánh sáng chiếu vào xốp bàn cờ có


ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cường
độ ánh sáng chiếu càng lớn thì bé
càng dễ nhìn ra các ô vuông màu đen
và trắng. Nếu ánh sáng yếu quá thì bé
khó lòng nhận thấy sự tưong phản
trên bàn cờ này. Một chiếc đèn chiếu
lớn sẽ vô cùng hữu ích trong trường
họp này bởi bạn có thể điều chỉnh
ánh sáng trên tấm xốp để bé nhìn dễ Hình 12-3: Hai tấm xốp bàn cờ dựng thành
góc phù họp tạo nhiều kích thích hon cho thị
dàng hon.
giác của bé.

Lư u ý : Sẽ rất có ích nếu bạn son


những đoạn màu đen trắng dài khoảng 25 centimet đan xen nhau trên rãnh
tập trườn của bé (xem Hình 12.4). Như vậy bé sẽ có thêm nhiều cơ hội tăng
cường thị giác. Khi bé bò dọc rãnh tập trườn, bé nhận thấy mình đang di
chuyển nhờ những sọc màu đen trắng luân phiên hiện ra trước mắt. Bé
thực sự có được điều khám phá lớn lao hơn hết thảy - bé đang chuyển
động!

Trong một môi trường không có các hình ảnh tương phản mà chỉ có
ánh sáng thông thường, bé hầu như chẳng nhìn được gì. Bé không thể nhận
biết được mình đang di chuyển dọc rãnh tập trườn.

Mối liên hệ giữa sự vận động và năng lực thị giác giữ vai trò chủ chốt ở
mọi thòi kỳ phát triển, nhưng chính ở giai đoạn này, mối liên hệ này càng
quan trọng hơn bao giờ hết.
P hần II — Chiếu án h sán g

Công cụ: Đèn đọc sách

T ần suất: 10 lần mỗi ngày

C ư ờ n g độ: Đèn đọc sách hoặc một cây đèn pin nhỏ, ánh sáng mạnh

T rư ừ n g độ: 1 phút

Q uy trìn h : 6 đến 10 kích thích

M ôi trư ừ n g: Một căn phòng tối hoàn toàn

K ỹ thuật: Nếu bố và mẹ cũng giúp bé thực hiện bài tập này, tốt nhất
một ngưòi b ếb é trong tay, ngưòi kia làm công việc chiếu đèn. Nếu chỉ có
bố hoặc mẹ tập cho bé, tốt nhất nên đặt bé nằm ngửa thoải mái trên một
mặt phẳng.

Che hết các loại ánh sáng trong phòng để căn phòng tối hoàn toàn. Sau
đó, bạn bật đèn đọc sách lên, chiếu vào lòng bàn tay bạn đang mở xòe hoặc
một mặt phẳng nào đó có độ phản xạ tưong đưong, đặt cách mắt bé không
quá 70 centimet (xem Hình 12.5). Không chiếu đèn vào mắt bé. Cường độ
của đèn đọc sách này mạnh hon ánh
sáng đèn pin đã dùng ở giai đoạn kích
thích giác quan lần trước. Giữ nguyên
vị trí đốm sáng và tay bạn, đựi bé
nhìn thấy ánh sáng. Có thể bé phải
mất một lúc mói nhìn ra đưực, thế
nên bạn cần kiên nhẫn.

Bạn nên khích lệ bé, “Tìm đốm


sáng đi con.”

Khi bé hướng mắt theo đốm sáng,


bạn hãy khen bé, “Giỏi quá, con tìm
được đom sáng roi. Hình 12-5: Bé Caleb nhìn thấy đốm sáng chiếu
trên tay mẹ bé trong căn phòng tối hoàn toàn.
Bạn hãy để bé nhìn đốm sáng một
lúc rồi tắt đèn đi. Chờ hai hay ba giây trong bóng tối trước khi chuyển vị trí
chiếu đèn sang chỗ khác. Một lần nữa, bạn bật đèn lên, giữ cách mắt bé
chừng 70 centimet rồi nói, “Tìm đốm sáng đi con.”

• ▲ ★

Hình 12-6: Các thẻ Bit CO' bản tăng cường d â y thần kinh thị giác của bé.

Mỗi lần bé tìm được, bạn nhớ nói rằng bé đã làm đưực bằng giọng khen
ngựi. Tập cho bé càng nhiều lưựt càng tốt trong vòng một phút, sau đó
ngừng lại.

Lư u ý : Ban đầu có thể bé chưa nhìn thấy bàn tay đưực chiếu sáng,
nhưng bạn cứ kiên trì. Chúng ta sẽ tập cho đến khi trẻ bộc lộ khả năng này.
Đừng nên cho trẻ tập khi đói hay mệt. Bạn nên chọn thòi điểm phù họp
trong ngày để cùng trẻ thực hiện.

Đôi lần bạn nhận thấy có lúc bé nhanh chóng nhìn ra đốm sáng, có lúc
bé lại không nhìn đưực. Điều này hoàn toàn bình thường ở các bé bắt đầu
tập nhìn các đường nét khái quát. Khả năng này của bé sẽ đưực cải thiện
dần dần nếu bạn kiên trì tập cùng bé. Có lúc bạn muốn lái ánh sáng qua
mắt bé để thu hút sự chú ý của bé. Tuy nhiên, bạn đừng làm thế. Một mục
tiêu di động sẽ khó nắm bắt hon một mục tiêu đứng yên.

Khi bé đã hoàn toàn xác định đưực vị trí của đốm sáng, bạn có thể chậm
rãi di chuyển đốm sáng để bé dõi mắt theo nó.

Phần III —Nhận biết đưừng nét khái quát của những tấm thẻ
thông minh

Trí não bé sẽ không thể phát triển nếu không có thông tin đầu vào hoặc
dây thần kinh dẫn truyền thông tin đầu vào. Dưói đây chúng tôi sẽ giói
thiệu cách dùng những chiếc thẻ đặc biệt đã đưực cấp thưong hiệu thẻ Bit
o f Intelligence® (thẻ“Bit”). Những chiếc thẻ“Bit” này chínhlà nguồn
thông tin đầu vào. Chúng ta có thể giúp củng cố và tăng cường các dây thần
kinh thị giác, thính giác của bé, đồng thòi cung cấp cho bé những thông tin
hữu ích, thú vị.

Ban đầu, chúng ta dùng các thẻ “Bit” đon giản, đến khi các đường dẫn
truyền giác quan đã phát triển lên cấp độ cao hon, các thẻ “Bit” cũng sẽ khó
hon, hình ảnh nhiều đường nét hon.

Tần suất: 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Những tấm thẻ có hình ảnh màu đen trên nền trắng, kích
thước 2 8 cm X 2 8 cm

Trưừng độ: 5 đến 10 giây

Quy trình: 1 đến 3 thẻ Bit thông minh


M ôi trư ờ n g: Một căn phòng đưực chiếu sáng đầy đủ, bổ sung thêm
ánh sáng chiếu lên các thẻ Bit khi cho bé xem các thẻ này.

K ỹ thuật: Mỗi thẻ Bit thông minh có hình


T u ần # 1 đến # 3 ảnh đon giản, lón, màu đen nổi bật trên nền
• hình vuông trắng. Chúng tôi thường dùng các hình ảnh như
• hình tròn hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, ngôi sao,
• hình chữ nhật quả chuối, bàn chân, bàn tay, chiếc cốc, cái thìa,
• ngôi sao con cá, con mèo, cái cây, con voi, cửa sổ, con
• quả chuối mắt, cái miệng, con bướm, con chim, bông hoa,
• bàn chân cái kéo và con nhện (xem Hình 12.6).
• bàn tay
T u ần # 1 đến T u ần # 3

Bạn hãy bắt đầu vó i tấm thẻ “hình vuông” vì đây là một trong số các
hình ảnh đon giản nhất. Suốt một ngày bạn chỉ dùng đúng tấm thẻ này.
Bạn hãy b ế ẵm bé trên tay hoặc đặt bé nằm ngửa thoải mái trên giường
hoặc trên sàn. Đưa tấm thẻ lên cách mặt bé chừng 30 centimet đến 45
centimet và nói, “hình vuông.”

Bạn hãy đựi, cho bé thòi gian tìm tấm thẻ. Có thể sẽ mất vài giây đồng
hồ. Khi bé nhìn ra tấm thẻ, bạn hãy lặp lại bằng giọng to, rõ ràng, “hình
vuông”.

Bạn hãy ôm hôn bé dịu dàng và khen ngựi bé đã làm tốt. Ban đầu mỗi
lần tập bạn chỉ nên dùng một tấm thẻ. Nếu nhiều hon sẽ khiến bé bị mệt.
Chắc chắn lúc nào bạn cũng muốn sau mỗi lần tập, bé luôn có cảm giác dễ
dàng nhìn được chứ không phải quá gắng sức. Bất cứ lúc nào cảm thấy
mình đã chọn không đúng thòi điểm tập cho bé nhìn thẻ, bạn hãy lập tức
cất đi, đựi lúc khác thích họp hon. V ói tâm trạng thoải mái, bé m ói có thể
hoàn thành bài tập này, nhất là vào lần đầu tiên. Do đó điều quan trọng là
nắm bắt đưực cảm giác của bé.

Lặp lại mười lần bài tập cơ bản này, mỗi lần tập, bạn hãy đựi cho bé xác
định đưực vị trí tấm thẻ Bit và nhắc lại cho bé nghe tên tấm thẻ. Nhũng cái
ôm hôn và những lòi ngợi khen bé sau mỗi bài tập cũng quan trọng không
kém, vì thế bạn chớ bỏ qua.

Hết ngày thứ nhất, bạn hãy tạm cất tấm thẻ “hình vuông” và chọn một
tấm thẻ đon giản khác, “hình tròn”, cho ngày tập k ế tiếp. Mỗi ngày cho bé
tập v ó i một tấm thẻ m ới trong suốt tuần đầu. Đến cuối tuần, bạn hãy quay
trởlại vóitấm thẻ “hình vuông” và cứ thế tuần tự vói bảy tấm thẻ Bit này.

Thực hiện liên tiếp trong ba tuần. Điều này có nghĩa bé sẽ đưực nhìn
“hình vuông” vào ba ngày khác nhau, mỗi ngày mười lần, tổng cộng là ba
mưoi lần. Giờ bạn hãy sẵn sàng tiếp tục tập luyện cùng bé, bổ sung thêm
những tấm thẻ mói.

T u ầ n # 4

Chọn một tấm thẻ cũ từ tuần trước (các thẻ từ 1 đến


T u ầ n # 4 7) và một tấm thẻ mói (từ thẻ 8 đến 14). Mỗi ngày, bạn
• chiếc cốc sẽ cho bé xem cả hai tấm thẻ này. Ngày hôm sau sẽ lặp
• cái thìa lại như thế, vói một tấm thẻ cũ khác (từ 1 đến 7) và một
• con cá tấm thẻ mói khác (từ 8 đến 14). Thực hiện liên tục trong
• con mèo vòng một tuần.
• cái cây
• con voi T u ầ n # 5

• cửa sổ
Tạm cat các the từ
T u ầ n #5 1 đến 7 đã dùng trong
• con mắt bốn tuần đầu tiên.
• cái miệng Lặp lại quy trình vói
• con bưóm các thẻ mói của tuần 4
• con chim cùng bảy tấm thẻ mói
• bông hoa (từ 15 đến 21). Giờ
• cái kéo mỗi bài tập sẽ có hai
• con nhện thẻ, một thẻ của Tuần
#4 (từ 8 đến 14) và
một thẻ hoàn toàn
mói (từ 15 đến 21). Mỗi tối bạn hãy chọn hai thẻ cho ngày tiếp theo.

Đến cuối tuần thứ năm, bạn đã cùng bé luyện tập vói 21 hình cơ bản
cần thiết cho giai đoạn này.

Mục đích của quy trình chi tiết này là tạo nhịp đều đặn cho bé nhận ra
các thẻ Bit cũ và làm quen vói thẻ Bit mói có mối liên hệ vói cái cũ bé đã
biết.

L ư u ý : Khi mói bắt đầu, cần đảm bảo rằng có đủ ánh sáng chiếu cho
các tấm thẻ mỗi lúc bạn cho bé xem. Tuy nhiên, sau một vài lần tập và cảm
thấy chắc chắn về khả năng của bé, thỉnh thoảng bạn có thể thử trong
phòng tối, sao cho ánh sáng chỉ tập trung ở các thẻ Bit. Như thế, bé sẽ dễ
dàng xác định đưực vị trí của thẻ mỗi khi bạn đưa ra.

Một cách biến đổi khác nữa cho bài tập là bật và tắt đèn mỗi khi bạn
cho bé xem một thẻ Bit, một dạng giống như hiệu ứng nhấp nháy. Bé sẽ dễ
tập trung và thích thú tìm các thẻ Bit hon.

Bạn cần hết sức chú trọng đến thòi điểm bật, tắt đèn. Nếu quãng thòi
gian giữa lúc bật tắt đèn quá nhanh, bé sẽ không thể tìm được tấm thẻ
trước khi ánh sáng tắt mất. Như thế sẽ khiến bé bực bội. Bạn nên để ánh
sáng ít nhất hai giây, sau đó thêm một giây nữa hẵng tắt đèn. Thông qua
quá trình thử sai, bạn sẽ tìm đưực thòi gian và nhịp độ phù họp nhất vói
con mình.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN t h í n h g iá c


Giờ bạn sẽ tập cho bé khả năng phản ứng sinh tồn trước những tiếng
động mang tính đe dọa. Sự phát triển ở Giai đoạn II mang đến cho bé khả
năng phản ứng ổn định trước những trường họp gây nguy cơ cao. Các
phản ứng này có ý nghĩa thiết yếu đối vói cuộc sống của bé, do đó bé cần
phải tập cho bằng đưực.

Sau lần đánh giá thứ hai, có thể bạn rất


ngạc nhiên khi nhận thấy bé không có phản Công cụ cần thiết:
ứng hoặc phản ứng không ổn định trước các • còi
âm thanh mang tính đe dọa cuộc sống. Chúng
ta cần tạo những kích thích giúp bé hình
thành phản ứng sinh tồn ổn định.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường các phản ứng sinh tồn

Mục đích: Kích thích khả năng phản ứng sinh tồn bằng cách sử dụng
những âm thanh mang tính đe dọa

Tần suất: 5 lần mỗi ngày

Cường độ: Tiếng còi thổi cách bé ít nhất ba mét


Trường độ: 3 đến 10 giây

Quy trình: ìđến 3 lượt

Môi trưừng: Một căn phòng yên tĩnh

Kỹ thuật: Đặt bé nằm ngửa thoải mái sao cho bạn có thể dễ dàng quan
sát mặt bé và bé có thể nhìn thấy khuôn mặt bạn. Chọn chỗ đứng cách trẻ ít
nhất ba mét, thổi vang còi trong vòng một giây. Quan sát phản ứng ở bé.
Đựi hai đến ba giây rồi thổi còi lần nữa trong vòng một giây. Lại quan sát
phản ứng của bé. Tiếp tục đợi trong hai đến ba giây và thổi còi lần nữa
trong vòng một giây.

Lư u ý : Như đã đề cập ở chương liền trước, có thể bạn sẽ thấy bé phản


ứng ngay sau mỗi lượt còi. Cũng có thể ban đầu bé chưa phản ứng cho đến
khi lượt còi cuối cùng vang lên. Bạn cần hết sức kiên nhẫn. Phản ứng này
sinh ra khi bé dồn dập nghe thấy âm thanh đầy dọa dẫm.

Khi bé đã bộc lộ phản ứng sinh tồn, đúng như mục tiêu của bài tập, bạn
hãy bế bé lên để bé biết rằng bé đưực an toàn và mối nguy cơ đã đưực dẹp
bỏ. Cũng giống như khi bạn thực hiện lượt đánh giá cho giai đoạn này, hãy
nói vói bé rằng bé vừa nghe thấy tiếng động lớn, và giờ thì bé đã được an
toàn rồi.

Đôi khi bé nhanh chóng bộc lộ phản ứng sinh tồn trước các tiếng động
đe dọa. Nếu bé khóc to ngay lượt còi đầu tiên, bạn có thể ngừng bài tập
ngay lúc đó. Bạn hãy tiếp tục tập cho bé năm lần mỗi ngày trong ba ngày
liên tiếp để bé có được phản ứng ổn định. Sau đó không cần phải tập thêm
cho bé nữa. Bé đã phản ứng lại và sẵn sàng cho bài tập khác.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN x ú c g iá c


Giờ bạn đã sẵn sàng thiết kế bài tập phát triển xúc giác cho bé để củng
cố hơn nữa khả năng phản ứng sinh tồn của bé.

Bé càng sớm có phản ứng thuần nhất trước các hình thức tạo nguy cơ,
bé càng được an toàn.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường các loại cảm giác trọng
yếu
Mục đích: Tạo ra các kích thích gây cảm giác trọng yếu

Tần suất: Tổng cộng 12 lần mỗi ngày


Công cụ cần thiết:
(4 lần kích thích lạnh) • nước đá
• khăn ấm
(4 lần kích thích nóng)

(4 lần kích thích áp lực)

Cường độ:

1. Lạnh
2. Nóng
3. Áp lực

Trưừng độ: 30 giây

Quy trình: Chà đá, khăn ấm và véo nhẹ lên cánh tay, chân, bàn tay,
bàn chân và bụng bé

Môi trưừng: Một căn phòng đủ ấm vói một bé ở trần

Kỹ thuật: Đặt bé nằm ngửa thoải mái trên giường hoặc trên mặt bàn.
Cho bé ở trần để bạn có thể kiểm tra toàn bộ cơ thể bé

Như đã đề cập ở chương trước khi đánh giá về năng lực xúc giác của bé,
chúng tôi khuyên bạn chỉ nên tạo áp lực, nhiệt độ nóng lạnh vừa đủ để bé
bộc lộ phản ứng nhưng không đủ làm bé khóc.

Bạn sẽ điều chỉnh được cường độ áp lực hay mức nhiệt nóng lạnh thích
họp khi tiến hành đánh giá năng lực xúc giác của bé.

Hãy bắt đầu bằng bài tập vói cảm giác lạnh. Cũng giống như khi tiến
hành đánh giá lần hai, bạn hãy lấy một mẩu đá nhỏ chạm vào các điểm
khác nhau trên người bé.

Đê luyện tập vói nhiệt độ nóng, bạn hãy lấy một chiếc khăn nhúng vào
nước nóng. Sau đó lấy khăn ra chờ cho nó chuyển từ trạng thái nóng sang
mức nhiệt gây khó chịu nhưng không làm tổn thưong da bé. Dùng khăn
chà nhiều vùng khác nhau trên người bé và quan sát phản ứng của bé. Để
tập cho bé phản ứng vói áp lực, hãy véo nhẹ lên người bé như đã làm trong
bước đánh giá.

Sẽ rất hữu ích nếu lúc bắt đầu bạn đề ra quy trình thử thống nhất trên
co* thể bé và thứ tự thực hiện. Hãy bảo cho bé biết những việc bạn đang
làm. Hãy nói, “Con có cảm nhận đưực nước đá trên tay không?” Nếu bé
không rụt tay lại, hãy giữ lâu thêm chút nữa. Có thể cần đến vài giây để tín
hiệu “lạnh” truyền đến não bé. Khi tay bé động đậy, bạn hãy ngừng kích
thích và nói, “Giỏi quá, con cảm nhận đưực đá trên tay, phải không con
yêu?” Giờ bạn hãy chuyển sang tay kia của bé và thực hiện tưong tự. Sau đó
đến bàn chân, cánh tay, cẳng chân, bụng, lưng và cổ, bạn hãy luôn nhớ
thông báo cho bé biết mình sắp kích thích phần nào trên cơ thê bé. Cho bé
tập tiếp trong ba mươi giây tiếp theo. Ớ bài tập kế đó, bạn sẽ dùng khăn ấm
để kích thích bé, và sau cùng sẽ là những cái véo vừa phải trên da bé. Trong
ngày, bạn hãy lần lượt cho bé tập nóng, lạnh và véo da.

Mẹ bé sẽ sớm quan sát được những thay đổi trong cách phản ứng khi
bạn chuyển kích thích từ khu vực này sang khu vực khác. Những phản ứng
này sẽ mách bảo cho bạn khu vực nào nhạy cảm, khu vực nào không. Hãy
chú trọng vào những khu vực chai lỳ hoặc không có phản ứng ổn định và bỏ
qua những khu vực phản ứng nhanh nhạy.

Khi tất cả các khu vực đều đã phản ứng ổn định, con bạn đã có được
khả năng nhận biết các cảm giác trọng yếu. Bạn có thể cho bé ngừng phần
tập luyện này và chuẩn bị chuyển sang Giai đoạn III.

Bạn cần nhớ chúng tôi hết sức khuyến cáo chỉ dùng vừa phải áp lực,
nhiệt độ nóng lạnh để tạo ra phản ứng nhung không khiến bé khóc.

VÀI MẸO VẶT HỮU DỤNG


Cách đơn giản để thực hiện chương trình phát triển cho bé là chuẩn bị
thêm một túi tư trang gọn nhẹ chứa những công cụ cần thiết giúp bé luyện
tập. Do bé cần được thay tã thường xuyên trong ngày nên bạn sẽ dễ dàng
cho bé tập hai đến ba phần trong chương trình phát triển giác quan mỗi
đợt thay tã. Kinh nghiệm này rất hữu ích cho nhiều bà mẹ. Quãng thòi gian
thay tã sẽ vô cùng thú vị đối vói cả mẹ và bé.

Một cách họp lý để tổ chức


chưong trình luyện tập là ngày ngày Túi tư trang luyện tập cho
bạn đều đặn đánh dấu những phần bé:
đã thực hiện, về bản chất, các • đèn pin
chương trình phát triển giác quan • đèn đọc sách
đều nhằm tăng tần suất, rút ngắn • khúc gỗ
thòi gian, số lượng các bài tập • còi
trông thì nhiều nhung nhìn lại quá • thẻ “bit” thông minh
trình thực hiện gọn nhẹ thì rõ ràng • khăn
không có gì khó khăn cả.

Hãy đánh dấu vào ô vuông tương úng khi đã hoàn thành một bài tập.
Cuối mỗi ngày, hãy dành một vài phút ghi ra giấy kết quả quan sát của bạn.
Giữ các phiếu này trong một cuốn sổ, khi bé lón lên, bạn sẽ thay phiếu đê
thể hiện nhũng thay đổi của chương trình tập luyện.

Bạn sẽ sớm thuần thục các thao tác này và bắt đầu chỉ cho bố của bé
cách thực hiện. Như thế, bố cũng sẽ giữ vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển của bé. Khi bố thay mẹ đảm nhận chưong trình, bố chỉ đon giản
lần lại các phiếu này. Trong một số gia đình bố lại là người có thòi gian
chăm sóc bé hon; vói trường họp này, bố sẽ là ngưòi hưóng dẫn mẹ.

Bạn sẽ rất nhanh chóng học đưực cách hoàn thành các phiếu đánh giá
và thực hiện các công việc cần thiết khác trong ngày.
IMV.I I u IIV.I I r\i la I l a i l y III l a i I U IC I U U U I l y IIC I ru la i y u a i

Môi trường dạng bàn cờ - Những khi bé thức n

Chiếu đèn
10 lấn mỏi ngày, mỏi lán khoảng 60 giảy

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 10 phút

Nhìn đường nét các thè"B it"thông minh:


10 lấn mỏi ngày, mỏi lán khoảng 5 đến 10 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tồng cộng: 50 giây đến 1phút 40 giây

Năng lực thính giác:


Kích thích khả năng phản ứng sinh tón
5 lắn mỗi ngày, mỗi lấn từ 3 đến 5 giây
□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tồng cộng: 15 phút đến 50 giây

Năng lực xúc giác:


Kích thích khả năng phản ứng sinh tồn:
12 lẩn mỗi ngày, mỗi lán khoảng 30 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 6 phút

Những biến chuyển đáng lưu ý hôm nay: _____________________________

N gày:___________________________________________

TÓM LƯỢC
Bạn đã có đưực một chưong trình rõ ràng mang đến cho con bạn những
bài tập cần thiết để hình thành ổn định các phản ứng thị giác, thính giác và
xúc giác.
Đây là những phản ứng bảo vệ mạng sống của bé trong suốt cuộc đòi về
sau. Mỗi loại phản ứng là một cách truyền đạt rõ ràng và hiệu quả cho bạn
biết mỗi khi bé gặp nguy hiểm hoặc khi bé nghĩ mình đang gặp nguy hiểm.
Hồi đáp tức thòi của bạn đến bé giúp bé hiểu đưực bạn sẽ luôn có ở bên
mỗi khi bé cần bạn. Đây là bài học hết sức quan trọng dành cho bé. Như
vậy cũng có nghĩa bé có cuộc sống an toàn hon, vui vẻ hon. Khi bé đưực an
toàn, vui vẻ, bạn cũng nhẹ lòng và an tâm.
M ở rộng chương trình phát triên
kỹ nảng vận động cho trẻ

C
ần phải cung cấp thông tin đầu vào trước khi mong đựi tín hiệu đầu

ra-

Mức độ các phản ứng vận động đầu ra ở trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ
thuộc vào sự phát triển của các dây thần kinh giác quan đầu vào.

Điều này khá là hiển nhiên, tuy nhiên thật đáng ngạc nhiên khi các bậc
phụ huynh thường mong muốn con mình vận động hoàn hảo trong khi bé
chưa được trang bị các bài tập phát triển giác quan tương xứng để thúc đẩy
các loại kỹ năng vận động đó.

Bởi thế, nhân tố hàng đầu và quan trọng nhất của chương trình phát
triển kỹ năng vận động chính là một chương trình phát triển giác quan
hoàn thiện. Chương trình này phải được thiết k ế chu toàn sao cho các cơ
quan cảm giác sẽ lập tức thông báo cho bé khi bé bị đe dọa. Bé sẽ chẳng
muốn trườn xa khỏi mối nguy cơ nếu như bé không nhìn, nghe hay cảm
thấy mối đe dọa - đây là điều hoàn toàn chắc chắn.

Bước thứ hai để mở rộng chương trình phát triển kỹ năng vận động là
xem lại một lượt các phản ứng của bé vào Giai đoạn I trên Bản Mô tả. Tất
nhiên, bất cứ khu vực nào chưa phát triển hoàn toàn sẽ cần được kích thích
nhiều hơn để đạt được mức mong muốn càng sớm càng tốt.

Ớ giai đoạn phát triển này, bạn giảm cường độ hay loại bỏ bất cứ bài
tập vận động cơ bản nào đã tập cho bé từ khi bé m ói chào đòi. Bé vẫn cần
củng cố và cải thiện các khả năng vận động tự thân. Tuy nhiên, giờ chúng ta
có thể bổ sung các bài tập m ói để bé sóm đáp ứng các yêu cầu của Giai
đoạn II trên Bản Mô tả.
PHÁT TRIỀN KHẢ NĂNG DI CHUYÊN
LÚC này, quan trọng hơn hết vẫn là thả cho bé tiếp xúc vói sàn càng lâu
càng tốt. Trên thực tế, trong suốt một năm đầu đòi của bé, đây là vấn đề
sống còn.

Trong quỹ thời gian bé được tiếp xúc mặt sàn, bạn hãy chia thành
những khoảng thòi gian ngắn cho bé di chuyên và phần lớn thòi gian còn
lại để bé khám phá môi trường được thiết kế đặc biệt giúp bé dễ dàng di
chuyển.

Các bé càng ngày càng lớn lên. Do đó, bé


Công cụ cần thiết: phải mạnh hơn, khỏe hơn mói có thể di
• Rãnh tập trườn chuyển được vơi khối lượng tăng thêm. Xét
khía cạnh này, thòi gian không còn là bạn
đường của bé nữa. Bé phải nỗ lực chiến đấu
vói vòng quay thòi gian để trườn được - trườn thật giỏi - trước khi cơ thê
trở nên quá nặng nề khiến cho việc di chuyển về phía trước rất khó khăn.

Giai đoạn này xuất hiện sự khác biệt lớn lao giữa các bé thường xuyên
tiếp xúc mặt sàn vói các bé được quấn tã kỹ càng, không được tự khám phá
và phát triển kỹ năng vận động.

Bé thường xuyên tiếp xúc mặt sàn như một chú lính nhỏ ham khám
phá thế giói. Càng ngày, bé càng cứng cáp và tự tin. Bé ăn khỏe ngủ khỏe và
luôn luôn tươi tỉnh.

Những bé còn lại càng lúc càng phát phì và uể oải. Bé không thể chạm
đến những thứ bé muốn vì toàn thân bị bọc kín mít hoặc bị các loại thiết bị
hỗ trợ kìm hãm. Khi bé nhận ra điều này, thường bé sẽ từ bỏ ý muốn trước
khi gắng thử sức. Khi cân nặng của bé tăng lên, bé thấy càng lúc càng khó di
chuyển hơn. Bé ngủ nhiều hơn vì thường xuyên thấy chán. Bé không được
vui vẻ vì bé chẳng thể làm gì nhiều, chẳng thể nhìn được mấy, chẳng thể lấy
những thứ bé muốn lấy. Niềm ham mê tìm tòi và khả năng phát triển của
bé đã bị hạn chế tối đa.

Phần I - Bài tập trên rãnh tập trườn

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng trườn của bé
M ụ c đ í c h : Tạo tối đa các cơ hội cho bé tập trườn

T ầ n s u ấ t : Khi bé thức

C ư ờ n g đ ộ : Rãnh tập trườn phang

T r ư ừ n g đ ộ : Tối thiểu 4 giờ, tối đa 18 giờ mỗi ngày

Q u y t r ì n h : Tạo cơ hội cho bé trườn trên rãnh tập trườn và các mặt
phẳng khác bất cứ lúc nào bé muốn. Mỗi ngày qua tổng chiều dài quãng
đường bé trườn cần tăng lên khoảng một bước chân.

M ô i t r ư ừ n g : Khu vực ván sàn phải an toàn, sạch sẽ, ấm áp, trơn
phẳng và êm. Nên cho bé mặc áo phông và tã, để lộ khuỷu tay, gối và bàn
chân.

K ỹ t h u ậ t : Cho bé nằm sấp trên rãnh tập trườn đặt ở gần không gian
các thành viên trong gia đình thường xuyên lui tói. Mẹ, bố và các anh chị
của bé làm việc hoặc chơi đùa ở gần đó, thỉnh thoảng lại động viên và khen
ngợi những nỗ lực của bé. Cả nhà ôm hôn bé mỗi khi bé trườn được một
quãng trên rãnh (xem Hình 13.1).

L ư u ý : Khi thị giác của bé dần cải thiện, bé sẽ bắt đầu chú ý đến các vật
thể lớn có đường nét dễ phân biệt và được chiếu sáng tốt. Lúc này, đặt các
loại đèn nhấp nháy xung quanh chỗ của bé là ý tưảng không tồi chút nào.

Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng, tránh tạo ra môi trường quá hào
nhoáng khi bé nằm trong rãnh tập trườn, khiến cho bé chẳng còn hứng thú
trườn nữa.

Đặt một vài đồ vật trên sàn, tạo động cơ thúc đẩy bé di chuyển. Bạn nên
bố trí sao cho bé có thể nhìn thấy ánh sáng, hoặc chạm được tay vào quả
banh lớn màu vàng, hay tiến lại chỗ anh trai mình, miễn sao bé không ù lỳ
ở yên một chỗ. Điều này khơi gợi bé mong muốn khám phá, chính nhờ
khám phá thế giói xung quanh mà bé càng phát triển thêm (xem Hình
13.2).

Hình 13 -2 : Bé M aria trườn xuống theo rãnh để nhìn rõ hon ba đốm màu.

Trong xã hội hiện đại, nhiều bé được sinh ra trong một môi trường mà
bé không cần phải làm gì khác ngoài việc ngồi một chỗ và chẳng cần động
đậy chân tay. Môi trường ù lỳ chỉ hấp dẫn đối vói những bé suốt ngày chúi
mũi vào tivi nhưng chán ngắt vói những bé có bản tính tò mò, muốn di
chuyển và khám phá mọi thứ xung quanh.

Phần II —Bài tập trên sàn

Tần suất: 15 lần mỗi ngày

Cường độ: Rãnh tập trườn phang đặt trên mặt sàn nhẵn

Trưừng độ: Rãnh tập trườn phẳng đặt trên mặt sàn nhẵn

Quy trình: Tạo cơ hội cho bé trườn trên rãnh tập trưònvà bất cứ mặt
phẳng nào khác kích thích bé di chuyển.

Môi trưừng: Khu vực ván sàn phải an toàn, sạch sẽ, ấm áp, trơn
phẳng và êm. Nên cho bé mặc áo phông và tã, để lộ khuỷu tay, gối và bàn
chân.

Kỹ thuật: Đặt bé nằm sấp trên rãnh tập trườn hoặc trên mặt sàn ấm,
sạch, phang.

Lư u ý : Lúc này mục tiêu dài hạn là để bé trườn được khoảng 45 mét
mỗi ngày. Do đó, bạn cần theo dõi số lần bé trườn hết rãnh tập trườn mỗi
ngày hoặc khoảng cách bé trườn được khi tiếp xúc vói sàn suốt cả ngày. Chỉ
cần lập một bảng kê đơn giản nhưng chính xác quãng đường bé trườn
được mỗi ngày.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN n ă n g Lực NGÔN


NGỮ
Chương trình phát triển năng lực ngôn ngữ cho các Giai đoạn I - IV
được vạch ra ở Chương 14. Bạn hãy lật tói chương này để tìm hiểu chương
trình phát triển năng lực ngôn ngữ.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN kỹ năng ĐlẾư


KHIẾN TAY
Tính đến lúc này, bạn đã tạo cho bé nhiều cơ hội sử dụng đến phản ứng
cầm nắm. Đây chính là tiền đề giúp bé đạt
Công cụ cân thiêt: ctêh mốc phát triển tiếp theo - khả năng thả
• Những vật nhỏ rơi một yậ^ vẫn thường gọi là khả năng thả
tay.

Lúc này, bé có thể thả những vật đưực đặt vào tay bé, nhưng thông
thường bé chỉ thả ra sau khi đã nắm đồ vật một lúc lâu. Trong trường họp
này, bé không thực sự thả roi đồ vật, thay vào đó bé thả ra chỉ vì phản ứng
cầm nắm đã bị yếu đi. Đây không phải một phản ứng sinh tồn. Việc phát
triển phản ứng sinh tồn có vai trò hết sức quan trọng. Nó chính là khả năng
sống sót bởi nhờ nó mà bé có thể thả roi những thứ gây nguy hiểm hay đe
dọa tính mạng. Nếu bé nắm phải thứ gì đó quá nóng hay quá sắc bén, xúc
giác bé cần nhận biết nguy cư rình rập và khả năng điều khiển tay sao cho
có thể lập tức thả vật đó ra.

Phần I - Khả năng thả tay

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng thả tay của bé

Mục đích: Tạo tối đa các cơhội cho bé nắm một vật và tạo phản ứng
thả tay

Tần suất: 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Xoa nhẹ nhàng, sau đó véo bé một cái thật nhanh

Trưừng độ: 6 giây

Quy trình: 2 lần bé cầm và thả roi vật (mỗi tay một lần)

Môi trưừng: Nên thực hiện ở tư thế khiến cả bạn lẫn bé đều thấy
thoải mái

Kỹ thuật: Đặt vào tay bé một vật sao cho bé có thể dễ dàng nắm lấy.
Khi bạn thấy bé nắm chắc rồi, hãy nói, “Mẹ con mình cùng tập nào,” và véo
nhẹ lên mu bàn tay bé đang nắm đồ vật. Ban đầu, có thể bé cảm nhận được
và nắm đồ chặt hơn. Như vậy giác quan của bé đã phát triển tốt, nhưng khả
năng phản ứng sinh tồn thì chưa. Bạn hãy kiên nhẫn vói thao tác này. Bé
càng được luyện tập nhiều thì khả năng bộc lộ phản ứng sinh tồn càng
nhanh nhạy và ổn định hơn.
Sau khi thực hiện vói một bên tay bé, bạn chuyển sang tay kia và tiếp
tục lặp lại quy trình. Bất cứ lúc nào bé nhanh chóng thả roi đồ sau khi bị
véo, bạn hãy khen ngựi bé, “Ngoan quá, con thả roi đồ đưực rồi!”

Khi bé đã biết thả roi đồ lập tức và ổn định khi bị véo, bạn hãy ngừng
phần bài tập này trong chưong trình luyện tập khả năng điều khiển tay. Giờ
bé đã nắm vững kỹ năng này rồi.

Lư u ý : Trong khi đánh giá bé ở giai đoạn này, bạn đã biết đưực cường
độ véo cần thiết. Cần luôn nhớ rằng, mục đích của chúng ta không phải làm
bé cáu giận mà là tạo điều kiện cho bé học cách phát triển phản ứng sinh
tồn.

Phần II —Truyền sức mạnh cho phản ứng cầm nắm

Giờ bé cần củng cố khả năng


Công cụ cần thiết: điều khiển tay để cầm nắm bằng
• Một cái chốt gỗ bán kính cách tập luyện cho ngực phát triển.
0,5cm, dài 60 cm Bài tập phát triển lồng ngực mang
đến cho bé hai lựi thế sau: tăng
cường hệ hô hấp và tạo ra khoang
chứa oxy lớn hon. Một hệ hô hấp khỏe mạnh hết sức cần thiết đối vói việc
phát triển khả năng ngôn ngữ của bé. Vì oxy là dưỡng chất thiết yếu của
não bộ, việc lấy đưực nhiều oxy sẽ cải thiện đưực hết thảy các chức năng
của cơ thể.

Tần suất: 15 lần mỗi ngày

Cường độ: Dần dần dựa trên mức độ tăng trưởng của khối lượng cơ
thể bé

Trưừng độ: 2 đến 30 giây

Quy trình: Tập giữ ngón tay mẹ hoặc chốt gỗ

Môi trưừng: Thực hiện trên sàn hoặc trên giường, đặt bé nằm ngửa

Kỹ thuật: Để cho bé nắm hai bên ngón trỏ hoặc ngón cái hai bàn tay
bạn ngay từ bài tập điều khiển tay đầu tiên nhằm tạo phản ứng cầm nắm
tốt hơn. Khi bé đã nắm chặt, bạn hãy giơ cao tay lên cho đến khi bé chuyển
sang tư thế ngồi, tiếp tục nâng dần lên để bé chuyển thành tư thế đứng.
Nếu bạn cảm thấy bé lỏng tay nắm thì
hãy nhẹ nhàng hạ bé trở lại tư thế
nằm ngửa trên giường. Các ngón tay a
còn lại cần sẵn sàng giữ bé lại trong
trường họp bé thả tay hoàn toàn. s

H -------*r------- H
Hình 13-3: Ở giai đoạn này, hãy tập cho bé đu
người trên thanh gỗ bán kính 0,5cm.

Hình 13-4: Bé Maria thích đu lên cao bằng


cách nắm ngón tay cái của mẹ.

Khi đã nâng bé vào tư thế đứng, bạn sẽ cảm nhận được trọng lưựng bé
dồn vào hai chân. Giờ bạn có thể nhấc bổng bé lên khỏi mặt giường. Lúc
đó, bé sẽ chuyển trọng tâm ra toàn thân, dù sự việc này có thể chỉ diễn ra
trong giây lát (xem Hình 13.4).

Trước khi bé mệt, bạn hãy nhẹ nhàng hạ bé xuống giường. Bạn sẽ thấy
sau mỗi lần tập bé có thê giữ lâu hon một chút.

Khi bạn thấy bé đã giữ được chừng mười đến mười lăm giây, hãy sử
dụng thanh gỗ có bán kính 0,5cm. Thực hiện đúng quy trình như trên dù
cho bạn dùng tay hay dùng thanh gỗ. Dành nửa ngày tiếp tục tập cho bé giữ
ngón tay bạn.

Nếu bạn nhận thấy bé thích tập vói tay bạn hon thì hãy chỉ dùng tay
bạn cho bài tập này.
L ư u ý : Lúc mói bắt đầu, bé chỉ giữ đưực trong thoáng chốc, nhưng
dần dà bài tập sẽ kéo dài hon. Bạn hãy ngừng bài tập trước khi bé muốn
ngừng để lúc nào bé cũng hứng thú tập. Bạn đừng quên khen bé hết lòi.
Đây chính là một động lực lớn cho bé. (Nếu không tin thì bạn hãy tự đu
ngưòi trên thanh xà - bạn sẽ hiểu đưực những nỗ lực của bé.)

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỀN NẲNG Lực VẬN ĐỘNG GIAI ĐOẠN II

Phiếu theo dõi hàng ngày

Bài tập di chuyển:

Tạo tối đa cơ hội cho bé trườn:


Rãnh tập trườn phẳng - bất cứ lúc nào bé thức (4 đến 18 tiếng mỏi ngày)

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Mỗi ô vuông = 1 miếng

Rãnh tập trườn phẳng và/hoặc mặt sàn nhẵn


15 lẩn mỏi ngày, mỏi lẩn 60 giây
□ □ □ □





□ □ □ □
Tổng cộng: 15 phút

Năng lực điều khiển tay:


Kích thích khả nàng thả tay
10 lán mỏi ngày, mỗi lẩn 6 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 1 p h út

Bài tập nắm chác tay


15 lẩn mỗi ngày, mỏi lẩn từ 2 đến 30 giây
□ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □
□ □ □ □ □
Tồng cộng: 30 giây đến 7 phút 30 giây

Những biến chuyển đáng lưu ỷ hôm nay:

Ngày:
Chương trình phát triên nảng lực
ngôn ngữ từ khi bé chào đời đên 12
tháng tuôi

B
é vừa trải qua các giai đoạn phát triển khả năng di chuyển và năng
lực điều khiển tay đặc biệt. Các giai đoạn này đưực phân định rõ
ràng, dễ nhận thấy; mỗi giai đoạn đòi hỏi chưong trình luyện tập vói
các kỹ thuật cụ thể. Chúng ta chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn của Bản
Mô tả Quá trình Phát triển, mỗi khi bé chuyển sang một giai đoạn mói,
ngưòi mẹ đã có tất cả những thông tin cần thiết về chưong trình mói dành
cho bé.

Cách tiếp cận đối vói năng lực


Sự phát triển năng lực ngôn ngôn ngữ của bé khác hẳn. Năng lực
ngữ phụ thuộc vào khả năng quan trọng này không đòi hỏi các
hít thở đều đặn và khỏe chưong trình tập luyện và kỹ thuật
mạnh. thay đổi liên tục, miễn sao bạn hiểu
thấu đáo quy trình phát triển ngôn
ngữ. Vì lý do này, tốt nhất chúng ta
coi quãng thòi gian phát triến ngôn ngữ cho bé từ khi chào đòi đến lúc 12
tháng tuổi là một giai đoạn chung. Chắc chắn chúng ta muốn tạo cho bé
một môi trường hoàn hảo để phát triển năng lực ngôn ngữ ngay từ lúc bé
vừa chào đòi.

Điều cần ưu tiên hàng đầu là luyện cho bé cách thở sâu, đều đặn và ổn
định. Phần đầu của chưong trình rèn luyện cho bé sơ sinh đã có nhắc cụ
thể. Việc cho bé tập trườn hết sức cần thiết đối vói quá trình phát triển
ngôn ngữ ở Giai đoạn I. Bài tập đó tạo ảnh hưởng sâu sắc đối vói bé, giúp
bé phát ra ra âm thanh và dùng những âm thanh đó để giao tiếp vói mẹ của
mình.

Phần thứ hai trong chưong trình phát triển khả năng ngôn ngữ ở bé
chính là Chương trình Kích thích Giác quan Phát triển. Chương trình này
có các bài tập tạo cơ hội cho bé hoàn thiện và sử dụng tiếng khóc báo động
để báo cho mẹ bé biết, đồng thòi tự bảo vệ bé. Đây là phần rất quan trọng
của Chương trình Phát triển Khả năng Ngôn ngữ ở Giai đoạn II.

Những chương trình đã nêu là nền tảng, bên cạnh đó các mẹ có nhiều
cách khác nữa để tạo môi trường cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé.

Mục đích của chương này là giúp các phụ huynh cách tạo ra môi trường
lý tưởng cho bé ngay từ những ngày đầu đòi cho đến khi bé đạt đến Giai
đoạn IV và bắt đầu học nói.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN k h ả năng


NGÔN NGỮ
Mục tiêu: Giúp bé tự nói được hai hay nhiều từ có nghĩa

Mục đích: Tạo nhiều cơ hội cho bé nói chuyện vói mẹ và hiểu được ý
nghĩa

Phần I - Lắng nghe

Nhiều người lớn thích chuyện


Bé cần kíp được chuyện trò trò vói các bé nhưng chỉ có rất ít
vói mẹ và sẽ sử dụng mọi cách người lắng nghe được bé muốn gì.
có thể để chuyện trò. Thường mọi người nghĩ là các bé
chẳng có gì mà nói cả, phải mất
hàng tháng tròi, có khi đến cả hàng
năm tròi, các bé mói bắt đầu cần nói.

Điều này chẳng đúng một chút nào.

May sao các bà mẹ vẫn nói chuyện vói con mình và các bé cố hết sức để
chuyện trò cùng mẹ.

Ngay từ khi bé vừa chào đòi, nhu cầu lớn hàng đầu của bé là giao tiếp.
Điều này vốn thuộc bản tính của loài người rồi.

Điều đầu tiên bé muốn báo cho


Những âm thanh bé phát ra mọi người là bé vẫn sống. Một nhu
không đon thuần chỉ giống cầu quan trọng không kém mà bé
như ngôn ngữ, chúng chính là cần thông báo rằng bé đang đói. Khi
ngôn ngữ. bé dần nhận thức được, quá trình
này diễn ra khá nhanh chóng, bé sẽ
cần bày tỏ mình đang gặp nguy
hiểm, vui vẻ, cáu giận, khó chịu, hài lòng hay mệt mỏi.

Một trong những nhu cầu chủ chốt của bé, điều mà bé thường xuyên
muốn bộc lộ, chính là đưực gần gũi vói bố mẹ mình và yên trí rằng bố mẹ
sẽ luôn có mặt khi bé cần.

Nhưng bé lại bị mắc kẹt trong thân xác mũm mĩm non nót, không thê
tự thỏa mãn các nhu cầu của mình. Bé cần truyền đạt những nhu cầu đó
hoặc bỏ qua chúng. Như các mẹ vẫn biết, thường thì bé chẳng dễ dàng bỏ
qua các nhu cầu của mình. Bé muốn được thỏa mãn khi có nhu cầu.

Ý nghĩ các bé sơ sinh chẳng có gì cần nói mói thật vô lý làm sao. Bé cần
kíp được chuyện trò vói mẹ và sẽ sử dụng mọi cách có thể để chuyện trò
ngay từ khi chào đòi cho đến khi cả bố lẫn mẹ bé hoàn toàn hiểu mọi điều
bé muốn.

Điều quan trọng nhất mà các mẹ cần hiểu về ngôn ngữ của bé sơ sinh
chính là:

Mọi âm thanh phát ra đều thuộc ngôn ngữ của bé.

Mọi âm thanh mà bé tạo ra đều thuộc ngôn ngữ của bé. Những âm
thanh bé phát ra không đơn thuần chỉ giống như ngôn ngữ, chúng chính là
ngôn ngữ. Những âm thanhđó không giống tiếng Việt, chúng chính là tiếng
Việt. Đó là thứ tiếng Việt chưa rõ âm (hoặc tiếng Anh, tiếng Nhật hay bất kỳ
thứ tiếng nào của gia đình bạn), nhưng đó chính là ngôn ngữ mà bạn vẫn
dùng hàng ngày.

Từ góc nhìn của bé, điều đầu tiên bé quan tâm là: Có ai lắng nghe con
không?

Bé phát ra tín hiệu để tìm lòi đáp cho câu hỏi, “Có ai ở đây cùng con
không?”

Nếu người lớn không lắng nghe bé, việc vẫn xảy ra như cơm bữa (bởi
chúng ta vẫn khăng khăng cho rằng bé chẳng có gì cần nói cả), chúng ta sẽ
không bắt đưực tín hiệu đó. Bé không đưực hồi đáp. Nhưng bởi vì đã rất
quyết tâm nên bé loại bỏ cách giao tiếp không hiệu quả đó, chuyển hướng
sang những cách giao tiếp khác. Khi thu hút được sự chú ý, bé hoàn toàn
đạt đưực mong muốn.

Trước sự thực này hẳn người mẹ hết sức ngạc nhiên. Không ai bảo cho
cô biết đứa con hai tháng tuổi của cô đang cố nói gì đó vói cô.

Ngạc nhiên và phấn khích, cô đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc sang nhà
hàng xóm, tự hào thông báo, “Bé con nhà tôi mói hai tháng mà đã học nói
rồi đấy.”

Ngưòi ta sẽ bảo vói cô, thậm chí còn ra vẻ biết tuốt, rằng thực ra những
âm thanh mà bé phát ra chỉ là do hoi thở của bé mà thôi.

Hoi thở thật sao?

Rồi ngưòi này bảo ngưòi kia cứ ỉm đi thôi. Người mẹ hiểu ra mình
không nên kể chuyện bé đang cố nói gì đó bởi vì đon giản mọi người sẽ
nghĩ cô điên rồi. Thông tin sơ đẳng quý giá về quá trình phát triển của bé
mà mỗi người mẹ phát hiện ra giống như món đồ châu ngọc bị chôn vùi
dưói đáy hộp được phát lộ. Các bà mẹ nên học cách vùi món đồ châu ngọc
trở lại chính xác chỗ họ đã tìm thấy nó.

Thật đáng buồn làm sao, một số bà mẹ không bao giờ tìm được món
châu báu này, thế nên đứa con bé bỏng của họ trải qua 12 tháng đầu đòi cố
sức nói vói mẹ mình nhưng chỉ công cốc. Các bé phải chịu cảnh vô phương
bộc lộ ý muốn, cho đến khi chúng có thể tạo ra những âm thanh mà người
lớn chúng ta coi là “các từ”.

Như thế bé sẽ phải đợi rất lâu.

Mọi âm thanh phát ra đều thuộc ngôn ngữ của bé.

Khi các bà mẹ biết và thấu hiểu


Các bé rất thông thuộc mối điều này, họ đã có được thông tin
quan hệ nguyên nhân - hệ quan trọng nhất, hữu ích nhất. Lúc
quả. đó, họ sẽ bắt đầu tập lắng nghe con
mình và hiểu được điều bé muốn
nói.

Các bé rất thông thuộc mối quan hệ nguyên nhân - hệ quả. Bé sẽ lập tức
phân biệt đưực cách nào hiệu quả và cách nào vô ích. Không gì giúp bé học
đưực cách phân biệt này chính xác và nhanh gọn hon khi bé tạo ra các tín
hiệu.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trường họp của bé Derek. Khi Derek năm
tuần tuổi, mẹ bé hỏi, “Derek này, con có đói không?” Sau một lúc, bé thè
lưỡi phát ra những âm thanh nho nhỏ. Những đường nét trên mặt bé và
âm thanh bé phát ra giống hệt ngưòi đang chết khát trên sa mạc.

Bạn sẽ băn khoăn làm sao một đứa bé năm tuần tuổi lại biết đưực
những cách biểu đạt điển hình của một người đang khát khô họng?

Tất nhiên, câu trả lòi đon giản là bé chẳng hề biết đến những biểu hiện
của người đang chết khát. Nhưng bé đang đói, hệ hô hấp của bé chưa đủ
hoàn thiện để tạo ra âm thanh rõ ràng cho chúng ta biết bé cần gì, muốn gì.
Thế nên bé chọn cách hữu hiệu nhất - ra hiệu.

Các phản ứng của bé hoàn toàn thống nhất. Nếu bạn quan sát mẹ bé
Derek vừa cho bé bú xong và hỏi, “Derek này, con có đói không?”, trông bé
sẽ hết sức vui vẻ và dễ chịu.

Điều này khiến người lớn chúng ta phát điên lên đưực. Người lớn
chúng ta lúc nào cũng cần có câu trả lòi. Nhưng các bé lại rất thực dụng.
Khi cần gì, bé sẽ phát âm thanh hay tín hiệu. Nhưng khi đã đưực đáp ứng
thì bé chỉ đon giản tỏ ra hài lòng.

Vẻ hài lòng thấy rõ này chính là một câu trả lòi. Nó có nghĩa là “Không
đâu ạ. Giờ con đang no.”

Người lón chúng ta thường


Khi bé biết bạn đang lắng muốn câu trả lòi “Có” hoặc “Không”
nghe, bé sẽ nỗ lực tìm cách thật rõ ràng, v ẻ hài lòng của bé, vói
giao tiếp thường xuyên vói ý nghĩa trả lòi “Không”, là không đủ
bạn. vói chúng ta. Đôi khi do không hiểu
truyền đạt này của bé, người lớn có
khuynh hướng nghĩ những biểu
hiện bé đáp “Có” không hề có thực mà chỉ là sản phẩm của trí tưởng tưựng,
thế nên họ ít để ý đến những điều bé muốn thông báo cùng họ.

Khi Derek đưực chín tháng tuổi, bé tỏ ý muốn bú bằng cách nói, “Ti ti,
ti ti,” và tất nhiên, mẹ bé sẽ cho bé bú. Lúc này, bé tạo ra đưực những âm
thanh cụ thể bởi hệ hô hấp của bé đã hoàn thiện hon. Tuy nhiên, bức thông
điệp của bé hoàn toàn giống khi bé năm tuần tuổi.

Cứ như thế, bé Derek vốn rất thích bú mẹ, đến một ngày, khi đã đưực
ba tuổi, bé vào bếp - noi mẹ bé đang nấu com tối - và nũng nịu, “Cho con
bú, cho con bú!”

Mẹ bé đáp ai cũng đang đói cả, sau khi mẹ nấu và ăn tối xong, nếu bé
muốn bú mẹ sẽ cho bú, nhưng từ đây đến lúc đó thì bé phải đựi đã. Lúc ấy
bé bắt đầu tỉ tê, “Ti ti, ti ti.”

Mẹ kiên quyết làm ngơ yêu cầu của bé. Cô chị gái tám tuổi của bé liền
níu lấy tay mẹ, chỉ về phía cậu bé Derek đang ngồi giữa gian bếp, miệng há
to, lưỡi thè ra và phát ra những âm thanh nho nhỏ. Hành động đó giúp
người mẹ nhận ra đấy là cách bộc lộ của bé Derek từ thuở bé mói sinh chưa
lâu. Mẹ bé bật cười và nói, “Đúng thế thật. Thằng bé dùng lại những cách
trước đây luôn tỏ ra hiệu quả.”

Điều này hoàn toàn đúng - các bé sẽ dùng lại những cách trước đây
luôn phát huy hiệu quả.

Nếu người mẹ lắng nghe và quan sát con mình, mẹ sẽ hiểu được tín
hiệu của bé và hồi đáp theo cách nào đó. Bé sẽ thích thú. Cách phát tín hiệu
của bé có hiệu quả. Bé nghĩ: “Rốt cuộc thì cũng có người hiểu điều mình
muốn nói.” v ề sau, bé sẽ dùng đúng cách đó để truyền đạt bởi đó là cách đã
phát huy hiệu quả.

Như vậy, nhân tố chủ chốt đầu tiên của chương trình phát triển ngôn
ngữ cho trẻ chính là: bạn phải luôn lắng nghe. Hãy cốgắng nghe
nhữngđiều bé muốn nói. Hãy bắtđầu quá trình này ngay từ khi bé vừa chào
đài. Mỗi ngày, những âm thanh bé phát ra sẽ trở nên khác hơn. Khi bé biết
bạn đang lắng nghe, bé sẽ nỗ lực tìm cách giao tiếp thường xuyên vói bạn.
Bé càng cố gắng thì sẽ càng thông thạo hơn. Hệ hô hấp của bé càng được
cải thiện thông qua quá trình tập trườn và tập cho lồng ngực bé mở rộng ra
thì bé càng dễ phát ra âm thanh.
Phần II —Chuyện trò vó*i bé

Tần suất: 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Giọng nói to, rõ ràng

Trưừng độ: Khoảng 60 giây

Quy trình: Đặt ra một câu hỏi và dành thòi gian để bé hồi đáp

Môi trưừng: Yên tĩnh, tránh các tiếng động làm bé sao nhãng

Kỹ thuật: Khi các mẹ đã hiểu đưực rằng các âm thanh bé phát ra đều
là ngôn ngữ, có rất nhiều cách mà các mẹ có thể tận dụng để dạy bé dùng
âm thanh làm phưong tiện giao tiếp. Có những câu mà mẹ nên hỏi bé nhiều
lần trong ngày như: “Con khỏe chứ?” / “Con có đói không?” / “Con buồn
ngủ không?” / “Con vừa tè phải không?”

Có những câu khác mà mẹ có thể nói vói bé nhiều lần trong ngày như:
“Mẹ yêu con,” “Đây là ngón chân của con,” “Mũi con đây này.”

Một số mệnh lệnh đon giản mà các mẹ có thể dạy bé: “Con há mồm
nào,” “Con nhìn bố đi,” “Con thử khua chân đi nào.”

Có những câu chào mà bé sẽ nghe đi nghe lại nhiều lần: “Chào con yêu,”
“Chào con buổi sáng,” “Tạm biệt con.”

Đây là những câu bé thường xuyên nghe đưực, thế nên đây cũng chính
là những câu đầu tiên bé cố suy luận để hiểu. Thậm chí trước khi hiểu đưực
ý nghĩa của chúng, bé đã có phản ứng hồi đáp.

Vài năm trước, có một bà mẹ gọi điện cho chúng tôi và trước khi chúng
tôi kịp hỏi han xem cô ấy cần gì, cô ấy đã bật một cuốn băng cassette lên.
Chúng tôi có thể nghe rõ giọng của một cháu bé, ban đầu là một vài âm
thanh, sau đó là những câu như, “Xin chào,” “Khỏe không?” và “Yêu mẹ.”

Đài tắt và bà mẹ lập tức lên tiếng. Cô ấy hỏi chúng tôi, “Ông nghe rõ chứ
ạ?”

Chúng tôi lặp lại ba câu vừa nghe đưực. Cô ấy thử dài nhẹ nhõm và nói,
“Tiếng con tôi đấy, cháu mói có 11 tuần tuổi.” Nói rồi cô gác máy.
Không có gì phải hồ nghi, cô ấy lại là nạn nhân của kiểu im lặng thông
đồng.

Toàn bộ câu chuyện này có nghĩa là gì?

Bạn nghĩ một em bé sẽ nghe các câu như “Xin chào,” “Con khỏe
không?” “Mẹ yêu con” bao nhiêu lần trong vài tuần đầu đòi? Có lẽ phải đến
hàng ngàn lần.

Thế thì có cần phải ngạc nhiên


Bạn cần thống nhất cách nói khi bé muốn hồi đáp? Chúng ta
khi chuyện trò vói bé. chẳng cần phải bàn cãi xem bé có
hiểu đưực đầy đủ ý nghĩa của từ
“yêu” không. Đó không phải là vấn
đề chính yếu. Quan trọng là bé nghe đưực và muốn dùng đúng ngôn ngữ
mà bé nghe đưực.

Có lẽ, ban đầu do nhịp điệu của ngôn ngữ khiến bé chú tâm, nhưng rồi
bé sẽ sóm hiểu đưực các từ phối họp vói nhau sẽ lôi cuốn đưực sự chú ý
của bố mẹ.

Ớ giai đoạn đầu tiên này, bạn cần thống nhất cách nói khi chuyện trò
vói bé. Khi bé nghe đi nghe lại những câu chào, câu hỏi, câu trả lòi và các
mệnh lệnh đon giản, bé sẽ nhận diện đưực chúng. Như vậy, bé sẽ học đưực
nguyên tắc đàm thoại, đầu tiên là lắng nghe những gì ngưòi khác nói. Bạn
hãy loại bỏ hết những tiếng động khác quanh nhà. Nói vói bé thật to, rõ
ràng, ngồi đối diện bé để bé hoàn toàn chú ý lòi bạn nói.

Giờ bạn hãy bổ sung nhân tố kỳ diệu thứ hai nhé. Khi hỏi xong câu
“Con khỏe chứ?”, bạn hãy ngừng lại, nhìn bé vói vẻ vui tưoi và hãy đựi bé
trả lòi. Bạn hãy đựi 10 giây, 20 giây, 30 giây hoặc lâu hon nữa. Bé càng nhỏ
thì bạn càng phải kiên nhẫn.

Ban đầu, có thể bạn không nhận đưực hồi đáp của bé, nhưng rồi bé sẽ
nhận ra đây không phải cuộc hội thoại một chiều mà là cuộc giao tiếp thực
sự và bé có C O ' hội tham gia - vậy nên b é sẽ tham gia.

Chẳng hạn, bạn nói vói bé, “Con khỏe chứ?” rồi mỉm cười chờ đựi, bé
sẽ bắt đầu khua tay. Đây là cách bé lấy hoi cho hệ hô hấp để phát ra âm
thanh. Cơ thể bé hoi động đậy và bé có thể phát ra tiếng “A” hay bất cứ âm
thanh nào khác.

Bé hầu như chưa nói được các âm cụ thể. Đon giản bé chỉ thở ra thoải
mái kèm một âm thanh nào đó.

Khi bé tạo ra âm thanh, cho dù là âm thanh gì chăng nữa, bạn hãy nói
vói bé, “Thật không? Mẹ rất vui vì con nói thế!” Nói cách khác, bạn hãy hồi
đáp những lòi của bé.

Có người sẽ muốn biết liệu đây có phải phản hồi thích họp khi mà
chúng ta không biết đưực chính xác “A” có nghĩa là gì.

Ban đầu đúng là chúng ta không


Hãy lắng nghe và hồi áp bé. biết chính xác bé muốn nói gì. Cũng
Đây chính là điều bé muốn. giống như bé phải lắng nghe những
lòi có nghĩa rõ ràng của chúng ta để
đoán chúng ta đang vui hay buồn,
chúng ta cần lắng nghe những âm thanh mang nghĩa của bé. Bạn sẽ sớm
biết được khi nào là một âm “A” vui vẻ và khi nào là một âm “A” cáu giận và
có đưực cách hồi đáp phù họp. Kê cả khi bạn sai, trong mắt bé bạn vẫn làm
đúng bởi bạn đang lắng nghe và hồi đáp , đó chính là điều bé muốn.

Lần đầu tiên trong đòi bé đưực chuyện trò thực sự. Bạn nói gì đó và bé
lắng nghe chăm chú. Sau đó bạn im lặng, chăm chú lắng nghe và bé nói gì
đó. Sau đó bạn hồi đáp. Và rồi cuộc chuyện trò chấm dứt.

Đây là một cuộc chuyện trò thực sự.

Bé chưa đưực hai tháng tuổi, có lẽ phải mười tháng nữa bé mói nói
đưực một từ mang ý nghĩa thực sự của “từ”.

Thật nhẹ lòng khi bé không phải đựi lâu đến thế để trò chuyện vói mẹ,
bởi bạn cũng thích thú chuyện trò như bé!

Mỗi ngày, bạn hãy cố gắng trò chuyện vói bé thật nhiều. Trình tự các
câu chuyện nên thống nhất một chút. Bế bé theo một tư thế nhất định, cho
bé ngồi trên một chiếc ghế thoải mái, thậm chí chuẩn bị tâm lý cho bé bằng
cách nói, “Giờ mẹ con mình sẽ cùng trò chuyện nhé?”

Khi bé bắt đầu nhận biết đó là dấu hiệu mở đầu những cuộc trò chuyện
đầy trìu mến, bé sẽ hoi động đậy hoặc khua tay chân thể hiện niềm vui
sướng.

Mục tiêu: Tạo cơ hội cho bé chuyện trò cùng mẹ

Tần suất: ít nhất 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Giọng nói to, rõ ràng

Trưừng độ: ìđến 2 phút

Quy trình: Đặt ra một câu hỏi sao cho chỉ cần một từ hồi đáp là đủ

Môi trưừng: Một căn phòng yên tĩnh, tránh mọi loại tiếng động làm
bé sao nhãng. Đặt bé ngồi trên đùi, đối diện vói bạn.

Kỹ thuật: Hãy hỏi bé, chẳng hạn, “Con đói không?” Nhìn bé chăm chú
và chú ý lắng nghe. Đợi bé phản hồi. Bạn cần kiên nhẫn - có thể bé cần từ
30 đến 60 giây để đáp lòi bạn. Khi đã hỏi xong bạn hãy im lặng. Không lặp
lại câu hỏi. Lặp lại câu hỏi chỉ càng khiến cho bé khó phản hồi. Khi bé đáp
lòi bạn bằng một âm thanh nào đó, hãy hồi đáp lòi bé.

Phần III —Tạo ra những âm thanh cụ thể

Khi đã bắt đầu chuyện trò vói bé hàng


Công cụ cần thiết: ngày, mẹ có thể bổ sung thêm một bước
• Những bài vè đơn giản nữa. Hãy tạo ra vần điệu đơn giản cho bé
nghe. Chọn thòi điểm bé thoải mái và vui
vẻ, hãy đọc cho bé nghe vài câu vần vè
một chút. Cũng giống mọi lần, cho bé ngồi trên đùi bạn, đối diện vói bạn.

Vài câu văn vần mà lần đầu bé Marlowe nghe được là:

Mỗi khi về nhà


Mẹ chào, “ Con yêu thmm g”
Khi chuẩn bị lên đường
Mẹ chào, “Tạm hiệt.”
Như chúng ta sẽ thấy, những câu vần vè như thế này hết sức hữu hiệu.
Mẹ bé lặp lại vần điệu này ngày ngày. Sau vài ngày, người mẹ bắt đầu tách
đôi lòi chào, nhưng cô luôn báo trước cho con mình. Cô vẫn đọc đúng
những vần điệu trên, đến từ cuối cùng của dòng cuối cùng thì cô ngừng lại.
Cô không nói “Tạm biệt.” Đây sẽ là từ của bé, bé đưực chọn nói hoặc không
nói.

Mẹ bé đựi và nhìn bé khích lệ, giống như những cuộc chuyện trò khác.
Do đã nghe bài vè này rất nhiều lần, có từ “Tạm biệt” ở cuối nhưng lần này
không có. Bé sẽ muốn thay mẹ điền vào chỗ khuyết. Bé bắt đầu khua tay, cử
động thân thể. Bé lấy hoi và sau khoảng chừng 30 giây bé nói, “A”.

Mẹ bé vui mừng.

Bé cũng vui mừng.

Bé biết âm thanh “A” thay thế cho từ “Tạm biệt.” (Chỉ là bé chưa thể
phát âm từ “Tạm biệt.”)

Mẹ bé biết âm “A” bé vừa phát ra có nghĩa là “Tạm biệt.”

Và như thế mẹ cùng bé xóa bỏ các dạng mã.

Bé biết rằng mẹ biết bé đang cố nói gì cho dù không đúng từ bé muốn


nói.

Đây chính là khoảnh khắc nối kết quan trọng giữa mẹ và bé.

Nhiều bà mẹ nói những phút giây ngắn ngủi này - khi mà họ bỏ lại sau
lung những xô bồ tất bật của cuộc sống hàng ngày, ngồi đọc thơ đọc vè
cùng con họ - chính là những giây phút tuyệt đẹp nhất họ đưực sẻ chia
cùng bé.

Những bài tập này phát huy hiệu quả vói việc phát triển ngôn ngữ trẻ
chẳng khác gì sữa mẹ giúp bé lớn lên.

Khi bé có thê dùng âm thanh nào đó điền vào chỗ khuyết của bài vè, mẹ
nên tiếp tục tạo cơ hội cho bé cùng tham gia.

Giờ mẹ sẽ đọc lại bài vè nhưng đến từ cuối cùng của dòng thứ hai, mẹ
ngừng lại. Và đợi cho bé phát ra âm thanh của từ “thương”. Ban đầu có thể
bé chưa nhận ra, nhưng nếu mẹ lặp lại, bé sẽ nhận thấy từ còn thiếu đang
chờ bé. Một lần nữa, bé sẽ phát ra âm thanh - có thể lại là âm “A”, cũng có
thể là âm thanh khác hẳn.

Mẹ tiếp tục đọc lại bài vè đó. Mỗi ngày, mẹ nhận thấy các âm thanh bé
tạo ra có phần hoi khác. Có lúc nào đó, mẹ nghe được âm giống như âm
“thưong” ở vị trí của âm “thưong”. Lúc này bé đã có thể tạo ra những âm
thanh cụ thể/

Mẹ của bé Yuuki lại chọn bài vè:

“Nào nào con yêu

Chị mèo thổi tiêu

Anh bò dũng sĩ nhảy qua mặt trăng đó

Cậu chó cười khì đứng xem

Đĩa rủ thìa lem nhem chạy trốn.”

Khi bé Yuuki sáu tuần tuổi, mẹ bé đọc:

“Nào nào con yêu

Chị mèo th ổ i.......”

Sau năm giây bé Yuuki nhẹ nhàng nói “iêu”, mẹ bé đọc tiếp:

“Anh bò dũng sĩ nhảy qua mặt trăng.... ”

Và bé Yuuki đáp “Aah.”

Mẹ bé đọc tiếp:

“Cậu chó cười khì đứng xem

Đĩa rủ thìa lem nhem chạy..... ”

Và bé Yuuki sẽ kết thúc bằng vần “ốn.”

Bé có thể tạo ra được hai âm cụ thể trước khi lên hai tháng tuổi. Đây
thực sự là thành quả tuyệt vòi đối
Khi bé đọc tho* đọc vè cùng vói một bé sơ sinh. Nhưng điều
bạn, bé được thoải mái tham tuyệt vòi hơn chính là những
gia chứ không đon thuần chỉ khoảnh khắc vui vẻ mà mẹ và bé
lắng nghe. Yuuki có được khi cùng nhau đọc
vè.

Lúc bảy tuần tuổi bé Zachary đã có thể điền từ khuyết vào những từ
cuối mỗi dòng của bài vè:

Lão cú và mèo béo ú

Dạo chơi mặt biển khod

Trên con thuyền màu xanh lá

Chúng dắt túi ít mật ong

Và cầm thêm nhiều nhiều tiền nong

Bọc trong tờ bạc năm đông.

Các âm chưa sõi nhưng lại là những âm cụ thể gắn vói các từ cụ thể.

Tất nhiên, chẳng ai nghĩ các bé hiểu được lờ mờ khái niệm “tờ bạc năm
đồng” là gì, lần đầu đọc bài vè khi còn nhỏ thì cả bạn lẫn tôi cũng chẳng thể
hiểu được. Nhung nó chẳng thể ngăn chúng ta ngân nga hết lần này đến lần
khác. Dần dà mỗi lần đọc chúng ta vỡ ra một ít. Bé cũng có cách trải
nghiệm tương tự, và quan trọng hơn, bé hết sức thoải mái khi được cùng
tham gia đọc bài vè.

Mẹ và bé cùng tạo ra những vần điệu cho đến khi bé có thể phát ra
những âm cụ thể mà người lớn chúng ta vẫn thường gán là “từ”.

Dưới đây là chương trình đơn giản mà bạn có thê tiến hành theo:

Mục tiêu: Giúp bé điền vài từ


Công cụ cần thiết: khuyết vào những đoạn thơ ngắn vói
• những bài thơ, bài vè ngắn một vài âm nhất định
• máy ghi âm
Tần suất: 5 lần mỗi ngày
Cường độ: Giọng đọc to, rõ ràng

Trưừng độ: ìđến 2 phút

Quy trình: Mỗi lần đọc một bài thơ, bài vè ngắn

Môi trưừng: Một căn phòng yên tĩnh, tránh mọi loại tiếng động làm
bé sao nhãng. Đặt bé ngồi trên đùi, đối diện vói bạn.

Kỹ thuật: Khi bắt đầu, tốt nhất nên sáng tác những vần vè dành riêng
cho bé. Theo đó, bạn có thê chọn những từ thân thuộc vói bé hơn cả, chẳng
hạn như tên các thành viên trong gia đình. Bạn nên chọn những từ một âm
tiết dễ phát âm như “Chào”, “Tạm biệt” đặt ở cuối mỗi dòng.

Học thuộc bài thơ, bài vè và đọc cho bé nghe. Chỉ nên đọc vào những
thòi điểm thích họp nhất trong ngày, khi bé đã được ăn no, thoải mái và
bạn hoàn toàn thư giãn. Bạn hãy đọc vói giọng điệu vui tươi, tràn đầy cảm
hứng. Đọc cho bé nghe năm lần trong năm ngày. Đến ngày thứ sáu, bạn hãy
để bé cùng tham gia. Đọc lại bài thơ, bài vè đó, nhưng ngừng lại ở từ cuối
cùng của dòng cuối cùng. Bạn đừng đọc từ cuối này. Thay vào đó, hãy nhìn
bé chăm chú và đựi.

Từ lần đọc này trở đi, từ cuối cùng của dòng cuối cùng sẽ là từ của bé,
bé đọc hay không cũng mặc. Bạn không được nhắc lại từ này khi đọc bài
thơ hay bài vè này bởi như vậy sẽ phá vỡ thỏa thuận giữa bạn và bé. Khi đã
để khuyết một từ, hãy dành riêng từ đó cho bé.

Điều quan trọng là bạn hãy chờ đựi, có thể bé sẽ mất 30 giây để hồi
đáp. Dần dần bạn sẽ biết được bé cần bao lâu mói phát ra âm thanh.

Khi bé đã tạo ra âm thanh, hẳn


Khi bé đã thực sự di chuyển nhiên bạn sẽ rất vui mừng. Hãy ôm
bằng cách trườn lên, hệ hô và hôn bé để bé biết bạn hiểu điều
hấp của bé sẽ được cải thiện bé muốn nói. Nếu bé không tạo ra
đáng kể. âm thanh nào sau một phút, bạn
hãy hỏi bé, “Con có thích bài thơ
không?” Hãy đợi xem bé có muốn
hồi đáp không, như vậy là xong một lần tập.

Khi bé đã phát ra một âm nhất định để điền vào chỗ khuyết của từ cuối
cùng của bài thơ, chỉ đến lúc này bạn mói chuyển sang từ cuối cùng của
dòng khác. Nếu bé mói năm hay sáu tuần tuổi, chỉ dành cho bé hai từ là đủ.
Bạn sẽ nhận thấy bé nỗ lực vận dụng hệ hô hấp của mình ngay khi biết bạn
sắp đọc bài thơ của bé.

Khi cảm thấy bài thơ, bài vè đã trở nên đơn giản, bạn có thê chuyển
sang một bài mói. Một khi bé đã thực sự di chuyên bằng cách trườn lên, hệ
hô hấp của bé sẽ được cải thiện về nhịp độ và lượng khí hít thở. Như vậy bé
sẽ có khả năng giao tiếp tốt hơn.

Lúc này bé còn muốn ngắt lòi bạn mỗi khi bạn đọc bài thơ. Bé muốn
đọc nhiều từ hơn số từ bạn để dành cho bé. Trường họp này, bạn hãy thực
hiện theo đúng trình tự, nhưng để dành ba đến bốn từ cho bé trong bài thơ
mói. Ở ví dụ bên dưới, các con số chỉ thứ tự để khuyết từ cho bé:

Này này những ngôi sao lấp lảnh (2)

Tớ vẫn tự hỏi các cậu là a i (3)

Mà ở cao cao vút trên tít bầu trời (4)

Như những viên kim cương sáng chói (1)

Khi bé đã dễ dàng điền vào chỗ khuyết, bạn hãy tiếp tục chừa thêm vài
từ cho bé.

Này này ngôi sao (5) lấp lánh (2)

Tớ vẫn tự hỏi (6) cậu là a i (3)

Mà ở cao cao vút trên (7) tít bầu tròd (4)

Như viên kim ciro n g (8) sáng chói (1)

Khi đã đạt đến giai đoạn này, hãy cố gắng chọn những từ thú vị nhất
trên mỗi dòng thơ. Nếu từ có hai hoặc ba âm tiết, bạn có thể chọn một âm
tiết, chẳng hạn, “Như viên kim.....sáng ”

Như vậy, bé vẫn được cùng chơi mà không bị ngắt quãng trước những
từ nhiều âm tiết.

Bất cứ âm thanh nào mà bé phát ra đều được cả. Hãy nhớ rằng vói các
bài tập này bạn không cần bé hồi đáp bằng từ. Bạn đang tạo cơ hội cho bé
vận dụng các âm thanh và phát ra âm thanh cụ thê khi bé biết cách làm.

Theo cách này, bạn và bé sẽ có những bài thơ, bài vè riêng. Thỉnh
thoảng hãy lần lại một bài cũ và đọc cùng bé. Bạn sẽ thấy bé tạo ra nhiều
âm thanh cụ thể hơn trước.

Lư u ý : Tốt hơn bạn nên ghi âm lại vài bài tập cùng bé.Khi nghe lại các
băng ghi âm này, bạn có thể vặn to âm lượng để nghe những âm thanh bé
phát ra rõ ràng hơn. Bạn sẽ không chỉ nghe được những thứ lần đầu chưa
nghe được, bạn còn nhận biết được những âm nào là âm cụ thể. Giọng của
bé rất khẽ và khó nghe, thế nên những băng ghi âm này rất đáng giá. Chúng
sẽ trở thành một trong những bảo vật thòi thơ ấu của bé.

Phần IV - Dùng thẻ chọn

Thòi đại chúng ta sống cũng


Bạn sẽ tăng thêm cơ hội giao thực lạ thường. Nhiều người nghĩ
tiếp cho bé bằng cách tạo ra các bé hầu như chẳng hiểu gì trong
thẻ chọn đơn giản. khi một số khác phát hiện ra rằng
các bé sơ sinh có thể học được ngôn
ngữ ký hiệu. Tất nhiên, các bé học
được ngôn ngữ ký hiệu, như vậy các bé có thêm một cách nữa để giao tiếp.
Nếu bạn biết cách ra ký hiệu, hãy đừng ngại ngần dạy cho bé - bé sẽ học rất
nhanh. Nếu có ai đó trong gia đình bạn bị điếc, như vậy bé sẽ có lợi thế lớn
khi giao tiếp vói người trong nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không biết ngôn ngữ
ký hiệu hoặc gia đình bạn không có ai bị điếc, chúng tôi khuyên bạn nên
dành thòi gian quý báu khi ở bên bé, dạy cho bé cách dùng các thẻ chọn
đơn giản thay vì học ngôn ngữ ký hiệu. Bé sẽ nhanh chóng học được cách
giao tiếp, mối quan hệ giữa bạn và bé trở nên gần gũi hơn. Ban đầu thẻ
chọn chỉ đơn giản là “Có” và “Không”, nhưng khi bạn và bé đã học được
cách dùng, bạn có thể tạo ra các thẻ có nhiều lựa chọn hơn, phức tạp hơn.

Mục tiêu: Hiểu được bé cần gì,


Công cụ cần thiết: muốn gì
• Thẻ chọn (28cm X 28cm)
Mục đích: Tạo cơ hội cho bé giao
tiếp bằng thẻ chọn đơn giản

Tần suất: ít nhất 10 lần mỗi ngày


Cường độ: Giọng đọc to, rõ ràng

Trư ừ ng độ: Từ một vài giây đến 30 giây, hoặc lâu hon để bé có cơ hội
lựa chọn

Quy trình: Đặt câu hỏi và giữ nhẹ bàn tay hay cánh tay bé. Nắm bàn
tay bé chỉ vào câu trả lòi “Có” và “Không” khi bạn đọc những từ này lên.
Sau đó nhẹ nhàng kéo lùi tay bé và thả lỏng tay bạn để bé có thể chỉ vào câu
trả lòi bé muốn. Bé sẽ đẩy nhẹ hoặc đẩy mạnh vào câu trả lòi này.

Nếu bạn cảm nhận được bé muốn chỉ “Có” hay “Không”, hãy đưa tay bé
trở lại trạng thái thả lỏng rồi lặp lại câu hỏi, sau đó chỉ vào từng câu trả lòi,
để bé có cơ hội lựa chọn. Ban đầu có thê bạn phải lặp lại quy trình này vài
lần. Bé cần hiểu được bạn muốn gì. Đừng bao giờ hướng tay bé vào câu trả
lời cụ thể. Bé sẽ hồi đáp hoặc không hồi đáp. Chỉ đơn giản thế thôi.

Hãy cố đừng bỏ lỡ bất cứ dấu hiệu phản hồi nào của bé. Bạn hãy kiên
nhẫn. Quá trình này đòi hỏi các kỹ năng nhanh nhạy. Lúc đầu có thê bạn
chưa chắc chắn lắm. Nếu bạn cảm thấy mình đang làm sai hoặc không chắc,
hãy hỏi một câu hỏi khác đê xác nhận câu trả lòi ban đầu chính là điều bé
muốn nói.

Hãy nói, “Mẹ hiểu là “Có”. Đó là câu trả lòi của con phải không?” Các bé
rất dễ mến. Chúng không trông đợi chúng ta hoàn hảo, chúng chỉ mong
chúng ta cô'gắng, và các bé luôn hết sức kiên nhẫn và bao dung.

Khi bạn thấy bé đã thông thuộc vói các câu hỏi “Có” và “Không”, bạn có
thể dần dần bổ sung thêm các lựa chọn khác, chẳng hạn như “Con không
biết” và “Không có phương án nào.” Có thể bé không trả lòi bởi vì bé không
có câu trả lòi, hoặc câu trả lòi của bé không xuất hiện ở các thẻ chọn.

Hãy hỏi những câu hỏi thực tể. Đây không phải là trò chơi mà là cơ hội
giao tiếp thực sự. Đây cũng không phải bài kiểm tra xem thử bé có hiểu hay
không hiểu. Hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến bé.

Khi cảm thấy bé đã có thể chỉ vào câu trả lòi bé muốn, bạn có thể tăng
thêm cơ hội lựa chọn trên tấm thẻ.

Bạn hãy thử xem nhé. Một vài lựa chọn trên thẻ chọn có thể trở thành
công cụ quý giá giúp bạn hiểu bé hơn
Hình 14.2: Hình 14.3:

Thẻ chọn 'Con chọn gì tiếp theo?" Thẻ chọn bé muốn gì hàng ngày

P hần V —L ồ n g ý n gh ĩa vào n h ữ n g âm th an h cụ thể

Giờ chúng ta hãy xem thử từ


Thật ra vào lần đầu bé nói đầu tiên mà một bé sinh ở Mỹ
"M ama", chúng ta không hề thường nói. Đa phần đó là “M am a”
biết bé muốn gì. (mẹ). Đon giản vì từ này dễ phát
âm. Khi một bé người M ỹ nói
“M am a” lần đầu, mẹ bé lập tức đến
bên bé, vỗ về và hôn hít bé, “ơ i, mẹ đây!” Mẹ sẽ nói v ó i bé thế. Mỗi khi bé
lặp lại âm “M am a”, mẹ bé lặp lại hành động tưong tự. Đêm đó mẹ bé tự
hào khoe vói bố bé: “ Hôm nay con đã biết gọi em là mẹ rồ i!”

Thực ra, khi bé lần đầu phát ra âm Mama, chúng ta không biết được bé
định nói gì. Có thể bé muốn nói “m ẹ”, có thể bé muốn nói “chăn”, cũng có
thể bé muốn nói “đồ ăn” .

Ai mà biết đưực?

Giả sử ban đầu bé muốn nói “chăn”, nhưng mỗi khi bé nói Mama, mẹ
bé đến bên bé chứ không phải chiếc chăn. Đến một lúc nào đó bé tự nhủ,
“ừ m , vói âm này mình không có đưực chăn, nhưng lúc nào cũng gọi đưực
mẹ đến, vậy nên dùng âm này để gọi mẹ và chọn âm khác để nói chăn vậy.”

Nếu chúng ta hỏi một bà mẹ người Pháp, “Từ đầu tiên mà các bé ngưòi
Pháp nói là gì?” Cô ấy sẽ trả lòi, “Cần gì phải hỏi, tất nhiên là M ama rồi.”

Và chúng ta hỏi tiếp, “Nhưng từ đó có nghĩa là gì?” Cô ấy sẽ đáp ngay,


“Từ đó nghĩa là mẹ, như chúng tôi đây!”
Như vậy chúng ta không hề biết các bé ngưòi Pháp muốn nói gì khi lần
đầu nói “M am a” nhưng bà mẹ ngưòi Pháp cho rằng bé đang nhắc đến mình
và bé sẽ nhanh chóng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng “M am a” từ mẹ.

Nếu chúng ta sang Nhật (giờ đã chắc chắn hon rồi) và hỏi một bà mẹ
ngưòi Nhật, “Có phải M ama là từ đầu tiên mà các em bé Nhật Bản nói
không?”

Khi cô ấy xác nhận, chúng ta hỏi


Liên quan đến ngôn ngữ, bé là tiếp, “Từ đó có nghĩa là mẹ phải
người dạy còn mẹ bé chính là không?”
người học.
Cô ấy lắc đầu nói, “ Không,
M ama có nghĩa là thức ăn.”

Giả sử rằng lần đầu một em bé Nhật Bản nói “M am a”, chúng ta không
biết được bé định nói gì. Có thể bé muốn nói “mẹ”, có thể bé nói “chăn”,
cũng có thể bé nói “thức ăn” . Nhưng mỗi khi em bé người Nhật nói
“M am a” , bé đưực uống sữa bình hoặc bú mẹ, hoặc đưực đút cho thìa đầy
thức ăn. Bé nhanh chóng hiểu đưực không nên nói từ “M am a” chỉ trừ khi
đang đói.

Nghĩ rằng con mình muốn ăn, bà mẹ người Nhật cho thấy cô không tự
đề cao mình như chúng ta. Có lẽ chính vì th ế cô hiểu đưực đúng vấn đề
hon.

Như vậy từ “M am a” do mẹ và bé cùng tạo ra. Nhưng bạn đừng vội lạc
hướng khi xét đoán ai là người dạy. Trong trường họp này bé m ói là ngưòi
dạy, còn mẹ bé chính là người học.

Bé đang thử cách nào có hiệu quả khi giao tiếp vó i mẹ và cách nào
không. Khi bé thấy mẹ phản ứng thống nhất, bé sẽ lặp lại cách giao tiếp
hiệu quả. Nếu âm thanh nào đó phát ra không có kết quả hồi đáp, bé sẽ lờ
nó đi.

Nếu bé tạo ra âm thanh nhưng không ai nghe hay hồi đáp cả thì bé sẽ
ngừng công việc này hoặc chỉ thi thoảng m ói làm.

TÓM LƯỢC
Bé sơ sinh bắt đầu cố giao tiếp vói bố mẹ ngay từ khi chào đòi. Bé bộc
lộ quyết tâm lớn lao để làm điều này. Lắng nghe chính là chìa khóa dành
cho bạn. Trong chương này, chúng tôi đã trình bày năm cách hữu hiệu để
giúp bé. Những hoạt động này có thể và nên tiến hành đồng thòi - các
phần của chương trình phát triển khả năng ngôn ngữ của bé không thay thế
nhau được. Có những nguyên tắc đơn giản và cơ bản mà các bậc phụ
huynh nên tuân theo để giúp bé học giao tiếp:

Luôn nhớ rằng: M ọi âm th anh phát ra đều thuộc ngôn ngữ của
bé.

Tuân theo những hướng dẫn đơn giản này sẽ giúp tạo ra môi trường an
toàn, phù họp giúp bé nhanh chóng học được cách sử dụng âm thanh để
giao tiếp vói bố mẹ. Các thành viên trong gia đình cũng cần làm theo các
chỉ dẫn để tạo ra chuẩn thống nhất, cần đảm bảo anh chị của bé, ông bà
của bé hiểu được bé có quyền được lắng nghe và tôn trọng.

Khi bé có thể giao tiếp vói bố mẹ, bé biết bố mẹ muốn chuyện trò vơi
bé, bé sẽ vận dụng năng lượng cơ thể cùng các hoạt động một cách vui vẻ,
tích cực. Bé sẽ không mất thòi gian cáu giận hay giận dữ bởi vì chẳng ai chú
ý đến bé hoặc vì bé không có được thứ bé muốn.

Cảm giác cáu giận, giận dữ đó chỉ dành cho những bé hay gắt gỏng, cáu
kỉnh; có lẽ các bé nghĩ cánh người lớn mói thực ngốc làm sao.

Điều này thật đáng xấu hổ, bởi


Phương thức truyền đạt tôn người lớn chúng ta có rất nhiều
trọng lẫn nhau và hiệu quả điều dạy các bé. Nền tảng cơ bản
giữa bé vói các thành viên cho những điều chúng ta dạy bé
trong gia đình là rất cần thiết. chính là tạo lập cách truyền đạt tôn
trọng lẫn nhau giữa bố mẹ và bé.

Không phải chờ đến khi bé lên bốn, lên năm mói hình thành cách
truyền đạt này. Bạn càng bắt đầu sớm càng tốt. Khi đã tạo lập được rồi,
tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau giữa bé và bố mẹ sẽ được thăng hoa.
CÁC NGUYÊN tAc Củ a c h ư ơ n g trin h p h At triển n g ồ n n g ữ c h o bé

NÊN KHONG NỀN

1 . Luôn luồn láng nghe bé. 1. Khổng dùng kiểu trò chuyện
"O e"với bé.
2. Tỏ ra bạn dang lắng nghe.
2. Không phớt lờ bé.
3. Sần lòng dợi hổi dáp của bé.
3. Không hỏi một câu hỏi rồi không
4. Cháp nhân th ực tế rằng bé dược
dành thời gian cho bé trả lời.
lựa chọn hổi dắp hoăc khổng
hổi dáp; dó lằ quyển của bé. 4. Không bỏ qua hổi dáp cùa bé.

5. Phàn hổi những diểu bé nói. 5. Không bát chước hoăc cười
nhạo cắc âm thanh mầ bé tạo ra.
6. Khuyến khích mọi nồ lực của bé.
6. Không chỉnh cách phát âm cùa bé.
7. Lổng ý nghĩa vầo những âm thanh
cụ thể mà bé thường lạp lại. 7. Không buộc bé trà lời hay phàn
ứng lại.
8. Dùng những câu có nghĩa khi
chuyện trò với bé.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮTỪ GIAI ĐOẠN I GIAI ĐOẠN IV

Phiêu theo dõi hàng ngày

Phần I:

Cơ hội được chuyện trò và được bố mẹ lắng nghe:


Bố mẹ lắng nghe mọi âm thanh bé phát ra - mọi lúc bé thức n

Phẩn II:
Cơ hội chuyện trò:
10 lần mỗi ngày, mỗi lần (tối thiểu) khoảng 60 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổ n g c ộ n g : 10 p h ú t

Phần III:

Tạo ra những âm thanh cụ thể trong bài vè:


5 lần mỗi ngày, mỗi lẩn từ 1 đến 2 phút
□ □ □ □ □
Tổng cộng: 5 đến 10 phút

Phẩn IV:

Dùng một thẻ chọn:


Số lẩn sử dụng thẻ chọn trong ngày:
Câu trả lời thú vị của bé trong ngày:

Phần V:

Lổng ý nghĩa cho âm thanh cụ thể:


Âm thanh cụ thể bé mới học trong ngày:

Những biên chuyển đáng lưu ỷ hôm nay:

Ngày:________________________________
□ □ □ □ □
Tổng cộng: 5 đến 10 phút

Phẩn IV:

Dùng một thẻ chọn:


Số lẩn sử dụng thẻ chọn trong ngày:
Câu trả lời thú vị của bé trong ngày:

Phần V:

Lổng ý nghĩa cho âm thanh cụ thể:


Âm thanh cụ thể bé mới học trong ngày:

Những biên chuyển đáng lưu ỷ hôm nay:

Ngày:________________________________
Lân đánh giá thứ ba: đoán định và
*?
phản ứng nhờ hiêu ý nghĩa

G
iai đoạn thứ ba trên Bản Mô tả Quá trình Phát triển chính là giai
đoạn hiểu ý nghĩa. Đến thòi điểm này, bé đã xử lý đưực các thông
tin đầu vào qua giai đoạn phản úng tự nhiên hoặc phản ứng sinh
tồn.

Ớ giai đoạn phản ứng tự nhiên, bé tự động phản ứng mà không cần
phân tách điều gì đang diễn ra và nguyên nhân vì đâu. Ớ giai đoạn phản
ứng sinh tồn, bé lập tức phản ứng trước các dạng kích thích mạnh, có nguy
cơ đe dọa tính mạng mà không cân nhắc nguyên nhân.

Thòi gian chính là nhân tố cần thiết cho các giai đoạn phát triển của
não bộ, Tạo Hóa đã sắp xếp vô cùng họp lý khi để bé học cách phản ứng tự
nhiên và phản ứng sinh tồn trước tiên. Như vậy, bé sẽ có nhiều cơ hội sống
sót và đạt đến các giai đoạn cao hơn, khi mà bé bắt đầu biết cân nhắc, lựa
chọn những gì nhìn thấy được, nghe được, sờ nắm được.

Lúc này, bé chuyển sang giai đoạn tìm hiểu ý nghĩa của thế giói xung
quanh. Bé không đơn giản chỉ phản ứng lại trước các kích thích tự nhiên
hay kích thích sinh tồn, mà bắt đầu xác định ý nghĩa của môi trường bé
nhìn, nghe, cảm nhận được.

Khi đạt đến giai đoạn này, bé đã tiến đến một địa hạt thú vị hơn nhiều.
Không chỉ buộc bản thân mình để tâm đến những yếu tố đe dọa cuộc sống,
bé bắt đầu thực sự hiểu và cảm nhận cuộc sống. Lúc này, bé thực sự trở
thành một em bé vui tươi.

Khi đã có thể nhìn, nghe và cảm nhận dễ dàng hơn, bé bắt đầu đánh giá
những gì nhìn được, nghe được, cảm nhận được. Lúc này, chúng ta lần đầu
nhìn thấy phần nào tính cách của bé. Các ông bố bà mẹ bắt đầu chú ý đến
những điểm tương đồng và khác biệt giữa bé và các anh chị của bé khi cùng
độ tuổi. Ở các giai đoạn phản ứng tự nhiên và phản ứng sinh tồn, phản ứng
của các bé đều rất giống nhau. Nhung từ giai đoạn này trở đi, những điều
bé thích, bé ghét dần dần hiện hình rõ hon.

Nếu bạn đã tiến hành đánh giá ngay từ khi bé chào đòi và thực hiện
chưong trình giúp bé phát triển tiếp sau đó, khi bé được hai hoặc ba tháng
tuổi, bạn cần tiến hành đánh giá bé lần thứ ba. Cũng như lần trước, bạn
cần đánh giá lại Giai đoạn I và Giai đoạn II của bé, các công đoạn bạn đã
tiến hành từ một hoặc hai tháng trước. Có thể có những ô bạn từng đánh
giá “Bình thường” giờ đã chuyển thành “Hoàn hảo”.

Giai đoạn III của Bản Mô tả Chưong trình Phát triển bao gồm tất cả
những phản ứng có ý nghĩa trong quá trình phát triển của bé so* sinh. Giai
đoạn này được đánh dấu bằng màu vàng trên Bản Mô tả.

Điều quan trọng vẫn là chọn đưực thòi điểm thích họp nhất trong ngày
để đánh giá bé, để bạn có đưực bức tranh tổng thể sáng rõ hon về những
điều bé làm được và chưa làm đưực. Nếu bạn chọn lúc bé mệt hoặc bực bội,
sẽ có đôi chỗ bé phản ứng không tốt do bé không hoàn toàn tập trung và
quan tâm. Có sự khác biệt lớn lao, quan trọng giữa việc cỏ khả năng làm gì
đó và không sẵn lòng làm gì đó. Nếu bạn chọn đúng lúc bé vui vẻ nhất
trong ngày, bạn sẽ tránh đưực tình trạng nan giải này.

NĂNGLực THỊ GIÁC: GIAI ĐOẠNIII


Nhận biết chi tiết trong một tổng thể

Ớ giai đoạn này, các ông bố bà mẹ cần xem xét khả năng bé đánh giá chi
tiết trong một tổng thể lớn hon.

Chẳng hạn, nét mặt của mẹ bé trong tổng thể là khuôn mặt, đầu chính
là các chi tiết bé thường xuyên nhìn thấy. Ban đầu, bé chỉ nhìn ra đường
viền đầu mẹ bé. Nhưng khi khả năng nhìn đưực cải thiện, bé nhìn thấy một
vài chi tiết trong tổng thể đó.

Dấu hiệu chắc chắn đầu tiên đánh dấu bước chuyển 1ÓTL của thị giác là
khi bé bắt đầu phản ứng lại trước sự thay đổi nét mặt của mẹ. Bé không chỉ
nhận ra đây là khuôn mặt mẹ mình, khuôn mặt mẹ khác vói những người
khác mà khi mẹ bé mỉm cười, bé cũng cưòi lại.
Vậy nên cách tự nhiên và đon giản đánh giá khả năng bé nhìn đưực các
chi tiết là phản ứng của bé khi nhìn mẹ. cần nhớ để thực hiện kiểu đánh giá
này, người mẹ tránh để lộ tiếng nói hoặc chạm vào bé khi đứng gần, những
yếu tố này có thê khiến bé phát hiện ra mẹ.

Ngưòi mẹ nên chọn chỗ cho bé nằm, ngồi thật thoải mái, sao cho bé có
thể nhìn dễ dàng, cần đảm bảo khuôn mặt bé được chiếu sáng đủ, để bé có
điều kiện tốt nhất nhìn rõ các chi tiết trên khuôn mặt mẹ.

Khi đến gần bé, mẹ nên tiếp cận sao cho đối diện bé ở khoảng cách gần.
Bé sẽ nhìn được các chi tiết ở gần hon là ở xa. Ban đầu khoảng cách mặt
hai mẹ con nên từ 20 đến 30 centimet.

Sau đó, hãy mỉm cưòi rạng rỡ vói bé và đựi bé phản ứng. Thêm một lần
nữa, điều quan trọng là đựi bé phản ứng. Thường thì bé không lập tức
phản ứng ngay, vì vậy bạn cần đựi một lúc.

Nếu bạn không để lộ tiếng hay


Nhện biét chi tiét trong một
không chạm vào bé, bé vẫn nở nụ
tống thể
cười đáp lại nụ cưòi của bạn, bạn có
■Hoòn háo thể chắc chắn rằng bé đã bắt đầu nhìn
Nhận biết có ý nghĩa thấy các chi tiết.
Hình 15-1: Khả năng nhận biết chi tiết hoàn _ ,v , , , v V 1 1 ^ *
J7
Ban đau khá năng này không ôn
định. Có thể ngày tiếp theo bạn sẽ
phải tiếp tục đánh giá lại mà không nhận đưực hồi đáp của bé hoặc hồi đáp
yếu ớt, nhưng dần dà phản ứng của bé sẽ trở nên ổn định hon.

Khi bé đã luôn cười đáp lại trước


Nhận biét chi tiểt trong một
tổng thể nụ cười của bạn, hoặc ngay lập tức
biết đưực những điểm khác biệt giữa
bạn và người khác trong khoảng cách
Nhận biết có ý nghĩa
chừng một mét, hãy viết từ “Hoàn
Hình 15-2: Khả năng nhận biết chi tiết bình hảo” lên ô nhận biết chi tiết trên Bản
thường Mô tả. Kẻ một đường màu vàng cam
lên mép trên ô này (xem Hình 15.1).

Nếu bé nhận ra bạn hoặc đôi lúc mỉm cưòi đáp lại, bạn hãy viết “Bình
thường” lên ô nhận biết chi tiết trên Bản Mô tả vả kẻ đường thẳng màu
vàng cam lên mép trên ô này (xem Hình 15.2).
Nhện biết chi tiét trong một Nếu bé không biểu lộ phản ứng
tống thế trước nụ cười của bạn, hãy kẻ một
đường thẳng màu vàng cam lên
Nhận biết có ý nghĩa đường thẳng đánh dấu lần đánh giá
trước để cho thấy thị lực bé vẫn ở giai
Hình 15-3: Không có khả năng nhận biết chi đoạn phát tnên trước (xem Hình
tiết 1 5 .3 ) .

NĂNG Lực THÍNH GIÁC: GIAI ĐOẠN III


Nhận biết các âm thanh có ý nghĩa

Giờ bạn đã sẵn sàng đánh giá khả năng phân biệt các âm thanh có ý
nghĩa ở bé. Bé sẽ phản ứng trước những âm thanh có ý nghĩa vốn tồn tại ở
môi trường xung quanh và bé từng đưực nghe trong nhiều tuần để đoán
định đưực chúng có ý nghĩa là gì. Bé sẽ càng lúc càng hiểu ra ý nghĩa của
chúng.

Những âm thanh có ý nghĩa của môi trường xung quanh bé thường là


tiếng bước chân ngoài hành lang, những tiếng động trong bếp khi mẹ bé
nấu ăn. Bé lắng nghe tiếng nước chảy ở bồn rửa hay tiếng máy hút bụi,
tiếng máy xay sinh tố và nhiều âm thanh thân thuộc quanh nhà. Nhưng âm
thanh có ý nghĩa quan trọng nhất chính là giọng nói của mẹ bé. Giờ bé đã
có thể lắng nghe âm điệu và lòi của mẹ.

Bé có thể biết đưực lúc nào mẹ vui


<fthận biết âm thanh có ỷ nghĩa
vẻ hay giận dỗi. Bé nghe âm điệu
giọng nói, “tiếng nhạc” nếu không
f loàn hảo
tính đến lòi, những gì các thành viên
Nhận biết có ý nghĩa trong gia đình nói vói nhau.
Hình 15-4: Khả năng nhận biết âm thanh có ý
Đa phần các bà mẹ không gặp khó
nghĩa hoàn hảo
khăn gì để đánh giá con mình ở giai
đoạn này. Khi bé có thể phản hồi ổn định trước giọng nói của bạn, chẳng
hạn như khi bé buồn, bạn có thể dùng giọng nói của mình để an ủi vỗ về bé,
rõ ràng bé đã nhận biết được các âm thanh có ý nghĩa.

Khi ai đó trong gia đình nói vói âm điệu buồn bã hoặc giận dữ, có thể bé
sẽ khóc. Một lần nữa, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé hiểu đưực ý nghĩa
của âm điệu buồn hay giận đó. Thông
Nhận biết ảm thanh có ý nghĩa
thường tiếng khóc của một bé khác,
của anh chị bé sẽ khiến bé khóc theo,
vì những gì nghe đưực làm bé buồn.
Nhận biết có ý nghĩa

Khi bé phản ứng ổn định, bạn hãy


Hình 15-5: Khả năng nhận biết âm thanh có ý
viết từ “Hoàn hảo” lên ô nhận biết âm
nghĩa bình thường
thanh có ý nghĩa trên Bản Mô tả. Kẻ
một đường thẳng màu vàng cam lên mép trên của ô này (xem Hình 15.4).

Nhận biết ảm thanh có ý nghĩa


Khi bé của bạn thỉnh thoảng bộc
lộ một trong các dấu hiệu trên, hãy
viết từ “Bình thường” ô nhận biết âm
Nhận b iết có ý nghĩa thanh có ý nghĩa trên Bản Mô tả và kẻ
một đường thẳng màu vàng cam lên
Hình 15-6: Không có khả năng nhận biết âm mép trên của ô này (xem Hình 15.5).
thanh có ý nghĩa
Nếu bé chẳng phản ứng gì trước
các âm thanh có ý nghĩa, hãy kẻ một đường thẳng màu vàng cam lên mép
trên đường thẳng của lần đánh giá trước, cho thấy thính giác của bé không
có tiến triển gì (xem Hình 15.6).

NĂNG Lực XÚC GIÁC: GIAI ĐOẠN III


Khả năng nhận biết cảm giác Gnostic

Giờ chúng ta hãy cùng đánh giá


Nhận biết cảm giác Gnostic
khả năng nhận biết các cảm giác
Gnostic có ý nghĩa. Chúng ta cần xem
Moòn hảo
xét xem bé có thể cảm nhận đưực các
cảm giác thiết yếu không. “Gnostic” là Nhận b iết có ý nghĩa

từ gốc Hy Lạp vói ý nghĩa tri thức, Hình 15-7: Khả năng nhận biết cảm giác
vốn hiểu biết. Nói theo nghĩa đen, các Gnostic hoàn hảo
cảm giác Gnostic chính là nhận biết
đưực ý nghĩa các cảm giác. Tác động của các cảm giác này không mạnh như
cảm giác kích thích phản ứng sinh tồn. Lúc này, bé đã có thể học cách phân
biệt cảm giác ấm và mát. Những cảm giác này dễ chịu, trái hẳn vói cảm giác
nóng hay lạnh. Bé sẽ tỏ ý khó chịu nếu tã ưứt, việc này không gây đau đón
nhưng lại khá bất tiện và dễ gây cáu. Bé sẽ cần đến sự nhạy bén để phân
biệt những loại cảm giác khác nhau chứ không chỉ đon thuần nhận biết
cảm giác đau đón như khi bị kim găm tã chọc vào da.

Bé sẽ chọn những cảm giác mang


đến cho bé sự thoải mái, dễ chịu. Bé
mong muốn đưực b ế ẵm, ôm ấp, vỗ về
và hôn hít, bởi nhũng hành động này
khiến bé an tâm. Bé cười không chán
khl co ai đó lạt áo bé len, thoi nhẹ len Hình 15-8: Khả năng nhận biết cảm giác
bụng lung hay cánh tay, khuôn mặt Gnostic bình thường
bé. Bé tỏ ra thích thú khi bị cù.

Nếu bé của bạn thường xuyên bộc lộ một số hoặc tất cả các dạng phản
ứng trước các cảm giác nói trên, bạn hãy viết từ lên ô nhận biết các cảm
giác Gnostic trên Bản Mô tả và kẻ đường thẳng màu vàng cam lên mép trên
ô này (xem Hình 15.7).

Nếu bé chỉ đôi lúc bộc lộ một số


Nhận biết cảm giác Gnostic
hoặc tất cả các dạng phản úng trên,
bạn hãy viết từ “Bình thường” lên ô
nhận biết cảm giác Gnostic và kẻ Nhận b iết có ỷ nghĩa
đường thẳng màu vàng cam lên mép
trên ô này (xem Hình 15.8). Hình 15-9: Không có khả năng nhận biết cảm
giác Gnostic
Nếu bé không có chút phản ứng
nào cho thấy bé hiểu ý nghĩa các cảm giác, hãy kẻ một đường thẳng màu
vàng lên bên trên đường thẳng của lần đánh giá trước, cho thấy năng lực
xúc giác của bé vẫn chưa có gì tiến triển (xem Hình 15.9).

NĂNG Lực VẬN ĐỘNG: GIAI ĐOẠN III


BÒ chéo chi

Ớ giai đoạn này, bố mẹ cần quan sát khả năng bò chéo chi của trẻ. Một
bé đưực tiếp xúc vói mặt sàn phù họp ngay từ những ngày đầu đòi và đưực
học cách trườn mỗi ngày sẽ sớm biết bò hon các bé bị đặt nằm ngửa hay
quấn chăn tã kín mít từ lúc chào đòi.

Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ sẽ nhận thấy rằng việc phát triển khía cạnh
giác quan trên Bản Mô tả dễ thực hiện hon so vói khía cạnh vận động. Khi
bạn đánh giá khả năng hoạt động của các giác quan của bé ở Giai đoạn I, II
và III, có thể bạn rất ấn tưựng trước các thành quả bé đạt được khi đem so
sánh vói các bé cùng độ tuổi.

Chẳng hạn như, một bé được tập luyện các bài tập phát triển thị giác
phù họp từ khi chào đòi sẽ nhận biết đưực các chi tiết trước khi lên đến
bảy tháng tuổi một thòi gian dài. Nhưchúng tôiđãđềcập, các phảnứng
vậnđộngphức tạp hon và có yêu cầu cao hon. Hệ quả là bé cần nhiều bài
tập, nhiều cơ hội hon để trườn, bò và tập đi so vói lượng bài tập ở chương
trình phát triển giác quan của Bản Mô tả.

Bò chính là khả năng chống lại trọng lực, dồn trọng tâm lên bàn tay và
đầu gối để di chuyển về phía trước. Bé cần phải trườn thật nhiều mói có
thể sẵn sàng cho giai đoạn đầy ấn tượng này.

Ban đầu, bé chỉ đơn giản học cách đẩy người lên. Rồi bé nhận thấy sẽ
giữ được tư thế bốn chân đó trong một lúc lâu. Rồi bé lại vận dụng kỹ năng
trườn trước đây để di chuyển.

Khi bé cảm thấy đã giữ vững tư thế nâng cao người nhờ tay và đầu gối,
bé sẽ lắc lư người tói trước và về phía sau để thử độ cân bằng. Khi đã đủ tự
tin, bé sẽ di chuyển một tay lên trước. Có thể bé bị dúi bụng xuống sàn,
cũng có thể bé may mắn vói hình thức vận động mói mẻ đầy thú vị này.

Khi đã can đảm hơn và điều khiển được tay lẫn đầu gối, bé bắt đầu sử
dụng cả hai bên tay và đầu gối. Lúc đầu, bé di chuyển không theo một hình
dạng cụ thể nào, hoặc bé ngồi phịch xuống sàn hoặc chụm chân như một
chú thỏ. Cũng có thể bé di chuyển bằng cách đồng thòi đẩy tay và chân phải
lên phía trước, sau đó lại đồng thòi đẩy tay và chân trái lên. Đây là kiểu di
chuyển lệch. Nhưng khi đã thử nghiệm nhiều kiểu khác nhau, bé sẽ phát
triển khả năng bò chéo chi.
Hình 15 -10 : Bé Olivia bò chéo chi

Di chuyển chéo chi là hình thức phức tạp nhất, cho phép bé tiến lên
phía trước nhanh chóng và an toàn. Khi bò chéo chi, tay phải và chân trái
của bé cùng di chuyển về trước, tưong tự tay trái và chân phải của bé cũng
đồng thòi di chuyển về trước (xem Hình 15.10 ).

Cũng giống như Giai đoạn III của


Dùng tay và đấu gói dể bò,
hình thức bò chép chi chưong trình phát triển cảm giác chứa
đựng nhiều ý nghĩa, sự di chuyển của bé
cũng mang nhiều ý nghĩa hon. Ớ Giai
N hận b iết có ỷ n g h ĩa
đoạn II, bé trườn lên chỉ đon giản vì
Hình 15 -11: Khả năng bò hoàn hảo muốn di chuyển. Bé không cần quan tâm
về mục đích hay điểm đến.

Nhung khi đã nâng ngưòi lên học


Dùng tay và dấu gối dẻ bò,
bò, việc di chuyển của bé trở nên có mục
hình thức bò chép chi
tiêu. Khi bé dùng tay và đầu gối, rõ ràng
bé muốn tiến đến chỗ nào đó. Có thê
N hận b iết c ó ý n g h ĩa trong phòng có vật nào đó bé muốn lấy,
Hình 15 -12 : Khả năng bò bình thường hoặc trong óc bé hiện lên điểm đến nào
đó

Khi bé đã hoàn toàn bò chéo chi khắp quanh phòng, không bị ngã hoặc
nằm ẹp xuống sàn để trườn, bạn hãy viết từ “Hoàn hảo” lên ô tập bò trên
Bản Mô tả và kẻ đường thẳng màu vàng cam lên mép trên ô này (xem Hình
15 .11 ).

Nếu bé dùng tay và đầu gối bò quanh


Dùng tay và dấu gói dế bò,
phòng theo một kiểu nhất định, hãy viết
hình thức bò chép chi
từ “Bình thường” lên ô tập bò trên Bản
Mô tả và kẻ đường thẳng màu vàng cam
Nhận biết có ý nghĩa
lên mép trên ô này (xem Hình 15.12).
Hình 15-13: Không có khả năng bò , V , * , 4 ,
Nêu bé di chuyên chụm hai chan như
thỏ hay không thể dùng tay và đầu gối di
chuyển, bạn hãy kẻ một đường thẳng màu vàng lên trên đường thẳng của
lần đánh giá trước, cho thấy bé chưa đạt đến Giai đoạn III (xem Hình
15 13 ) .

NĂNG Lực NGÔN NGỮ: GIAI ĐOẠN III


Tạo ra các âm thanh có ý nghĩa

ít có lĩnh vực nào cần đến sự phối họp của mẹ bé nhiều như lĩnh vực
rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho bé. Khi người mẹ nắm bắt được nỗ lực
giao tiếp của con mình, đây chính là lĩnh vực đon giản mà mẹ bé có thể
nhanh chóng đánh giá đưực. Theo nghĩa đen, kể từ khi bé chào đòi, mỗi
ngày người mẹ đánh giá những âm thanh bé phát ra lúc còn thức.

Bố mẹ bé cần xác định đưực bé có biết cách tạo ra những âm thanh có ý


nghĩa không. Khi đã đạt đến giai đoạn phát triển này, bé có thể phát ra
những âm thanh rõ ràng hon trước đây. Dù vẫn chưa nói được, bé đã có
thể giao tiếp nhiều vói mẹ dựa trên những sắc thái khác nhau của các âm
thanh mà bé phát ra.

Những điều bé muốn diễn đạt sẽ không còn giói hạn trong các nhu cầu
cơ bản hay ước muốn gọi mẹ khi bé nghĩ bé đang bị đe dọa.

Bé đã trải qua nhiều tuần nghe được các âm thanh có ý nghĩa và đã tự


suy đoán về các âm thanh này. Khi dây thần kinh thính giác của bé phát
triển đến giai đoạn này, bé bắt đầu tạo ra được các âm thanh có ý nghĩa.
Lần đầu tiên trong đòi bé hiểu được rằng bé có thể dùng những âm thanh
này để có được thứ bé cần hay muốn.

Các bà mẹ khá thành thạo trong việc giải mã các âm thanh bé tạo ra
trong giai đoạn này. Giờ bé có thê báo
Tạo ra ảm thanh có ý nghĩa
cho mẹ biết khi bé thấy hoi khó chịu,
hoi mệt mỏi, hoi đói. Mẹ sẽ nhanh
chóng hiểu bé, mẹ sẽ biết đưực khi
nào bé giả vờ thất vọng hay sợ hãi, chỉ
đon giản bởi bé muốn lập tức có thứ Hình 15-14: Khả năng tạo ra âm thanh cố ý
gì đó, và bé biết nếu dùng âm thanh nghĩa hoàn hảo
báo động chắc chắn bé sẽ chóng đưực
mẹ để ý hon.

Nhũng âm thanh này khác xa hai hay ba sắc thái khác nhau của tiếng
khóc khi bé đưực hai hay ba tháng tuổi.

Nếu bé dùng những âm thanh


nhất định để biểu lộ nhu cầu, mong
muốn hay tâm trạng của mình, bạn
hãy viết từ “Hoàn hảo” lên ô tạo ra các
âm thanh có ý nghĩa trên Bản Mô tả
Hình 15-15: Khả năng tạo ra âm thanh có ý và kẻ đường thẳng màu vàng cam lên
nghĩa bình thường mép trên ô này (xem Hình 15.14).

Nếu bé không thường xuyên dùng


Tạo ra ảm thanh có ý nghĩa
vài âm thanh để giao tiếp, hãy viết từ
“Bình thường” lên ô tạo ra các âm
Nhận biết có ý nghĩa
thanh có ý nghĩa trên Bản Mô tả và kẻ
đường thẳng màu vàng cam lên mép
Hình 15-16: Không tạo được các âm thanh có ý trên ô này (xem Hình 15.15).
nghĩa
Nếu bé chưa tạo ra đưực âm
thanh nào có ý nghĩa, bạn hãy kẻ đường thẳng màu vàng cam lên trên
đường thẳng của lần đánh giá trước, cho thấy bé chưa đạt đến Giai đoạn III
trong quá trình phát triển ngôn ngữ (xem Hình 15.16).

NĂNG Lực ĐIẾU KHIỂN TAY: GIAI ĐOẠN III


Khả năng cầm nắm so* đẳng

Khi vưon tay tóm lấy vật gì đó, người lớn chúng ta thường dùng cả bàn
tay - ngón cái lẫn các ngón còn lại ôm lấy vật đó. Tuy nhiên, cầm nắm sơ
đẳng m ói chỉ thuộc giai đoạn đầu của hành động này. Bé dùng bốn ngón
tay ấn vào lòng bàn tay trong khi không dùng đến ngón cái. Đây chính là
kiểu cầm nắm sơ đẳng.

Các ông bố bà mẹ hầu như chẳng khó nhọc gì vẫn biết được bé có khả
năng này hay không, bởi vì một khi đã có khả năng này, bé sẽ thường xuyên
sử dụng. Thông thường, bé sẽ tóm lấy món đồ nào đó cho lên miệng. Việc
này dễ gây nguy hiểm cho bé, bởi th ế các bố các mẹ nên thận trọng khi bé
biết cách cầm nắm sơ đẳng. Ớ giai đoạn này, bé vẫn chưa nắm được các vật
nhỏ do bé thường nắm cả bàn tay lại khá vụng về.

Chức năng cầm nắm sơ đẳng,


Khả năng cấm nắm sơ đảng
cũng giống các chức năng khác của
Giai đoạn III, đều có mục tiêu cụ thể.
Giờ bé cầm nắm vật gì đó nhằm quan
N hận b iế t c ó ý n g h ĩa
sát vật đó rõ hơn - xem có ăn được
không, vật có mùi ra sao, có phát ra Hình 15 -17 : Khả năng cầm nắm sơ đẳng hoàn
tiếng động không. Cho dù là lý do nào hảo
chăng nữa, lúc này bé đã có thể lấy
các thứ đồ đạc.

Nếu bé dùng một trong hai tay


Khả nàng cắm nắm sơ dẳng
thường xuyên nhặt được đồ, hãy viết
từ “Hoàn hảo” lên ô chỉ khả năng cầm
nắm sơ đẳng trên Bản Mô tả và kẻ
một đường thẳng lên mép trên của ô N hận b iế t c ó ý n g h ĩa

này (xem Hình 15.17). Hình 15 -18 : Khả năng cầm nắm sơ đẳng bình
thường
Nếu bé có thể thường xuyên dùng
một tay nhặt lấy đồ đạc nhưng không dùng tay kia, hoặc hai tay bé thỉnh
thoảng m ói tóm được đồ, hãy viết từ “Bình thường” lên ô chỉ khả năng cầm
nắm sơ đẳng trên Bản Mô tả và kẻ đường thẳng lên mép trên của ô này
(xem Hình 15.18 ).

Nếu cả hai tay bé đều không nắm


Khả năng cấm nắm sơ dâng
được đồ vật nào, hãy kẻ một đường
thẳng màu vàng cam lên trên đường
thẳng của lần đánh giá trước, cho
N hận b iế t có ý n g h ĩơ
thấy bé chưa đạt đến Giai đoạn III
trên Bản Mô tả (xem Hình 15.19 ).
Hình 15-19: Không có khả năng cầm nắm sơ
TÓMLƯỢC đẳng
Khi bé đã chuyển sang Giai đoạn
III và đạt đưực khả năng nhận biết các hình ảnh, âm thanh, cảm giác có ý
nghĩa, bố mẹ các bé có thể hiểu bé nhiều hon. Cá tính của bé bắt đầu hé lộ.
Khi đạt đưực khả năng di chuyển về phía đồ vật mà bé muốn, hoặc biểu đạt
nhu cầu hoặc nhặt lấy những đồ vật thú vị, bé đã trở thành một thành viên
thực sự trong gia đình.
Hình 15-19: Không có khả năng cầm nắm sơ
TÓMLƯỢC đẳng
Khi bé đã chuyển sang Giai đoạn
III và đạt đưực khả năng nhận biết các hình ảnh, âm thanh, cảm giác có ý
nghĩa, bố mẹ các bé có thể hiểu bé nhiều hon. Cá tính của bé bắt đầu hé lộ.
Khi đạt đưực khả năng di chuyển về phía đồ vật mà bé muốn, hoặc biểu đạt
nhu cầu hoặc nhặt lấy những đồ vật thú vị, bé đã trở thành một thành viên
thực sự trong gia đình.
Chương trình phát triên giác quan
cho giai đoạn III

S
au khi đã hoàn thành lần đánh giá thứ ba, bạn sẽ biết rõ những phần
nào chưa hoàn thiện & giai đoạn I và II đã chuyển biến thành hoàn hảo
và phần nào chưa có tiến triển gì.

Cần chú ý rằng, trước khi bạn dành công sức mở rộng chưong trình
phát triển hiện tại để tăng thêm các bài tập mói mẻ, phức tạp hon, tốt hon
hết vẫn phải củng cố các bài tập cũ. Dựa trên lần đánh giá vừa rồi, bạn hãy
xác định mình sẽ cắt giảm, thậm chí loại bỏ một số bài tập nhất định.

Nếu chức năng nào đó của bé ở Giai đoạn II đã đạt đến độ hoàn hảo,
bạn có thể ngừng các bài tập cho chức năng đó. Như vậy, bạn sẽ có thêm
thòi gian dành cho các bài tập cần thiết cho bé ở giai đoạn III.

Ớ những chức năng vẫn chưa hoàn thiện, bạn vẫn cần cho bé tập thêm.
Tuy nhiên, nếu đã có tiến triển, bạn hãy giảm tần suất tập xuống. Nếu chức
năng nào đó hầu như chẳng thay đổi gì nhiều, bạn hãy giữ nguyên cường
độ và tần suất tập cho chức năng đó.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN g iá c q u a n


Ớ Giai đoạn II, mục tiêu của chúng ta là tạo ra thế giói vói hai mảng
màu đen và trắng cho bé, trong đó không có các sắc thái trung gian. Như
vậy bé có thể dễ dàng nhìn, nghe và cảm nhận. Ở giai đoạn hiểu ý nghĩa, bé
vẫn cần đến môi trường đen - trắng này, tuy nhiên chúng ta có thể bổ sung
vài màu sắc, tô điểm cho cuộc sống của bé theo đúng nghĩa đen.

Chúng ta sẽ chỉ thực hiện dần dần, như vậy bé sẽ hiểu đưực bức thông
điệp rằng bé vẫn dễ dàng nhìn, nghe và cảm nhận thế giói này. Phần não
giữa của bé vẫn chưa hoàn thiện hẳn, khả năng nhìn, nghe và cảm nhận của
bé còn lên xuống thất thường nếu bé phải nỗ lực nhiều.
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN t h ị g iá c
Nhận biết chi tiết trong tổng thể

Ở Giai đoạn III, bé cần có cơ hội nhìn được các chi tiết trong một tổng
thể. Trong phần đánh giá bé ở giai đoạn này, chúng tôi đã nhắc đến khả
năng bé nhận biết các đường nét trên khuôn mặt hay đầu mẹ một cách tự
nhiên. Mỗi ngày bé được nhìn mặt mẹ rất nhiều lần.

Lúc này các mẹ nên thường xuyên thay đổi nét mặt để bé chú ý đến các
chi tiết và hiểu rằng khi nét mặt mẹ thay đổi, thái độ của mẹ cũng thay đổi
theo.

Những bà mẹ vốn thường biểu lộ cảm xúc sẽ không cần để tâm đến
công đoạn này, tuy nhiên những người ít bộc lộ nên chú ý nhiều hơn.

Đối vói bé, khuôn mặt bạn chính là hình ảnh quan trọng nhất trong
suốt một thòi gian dài. Bạn hãy cố gắng thể hiện niềm vui sướng, phấn
khích, vẻ dịu dàng, thương mến bằng nét mặt. Chẳng mấy chốc, bé sẽ bắt
chước bạn thể hiện niềm vui sướng hay phấn khích đó.

Ba bài tập phát triển thị giác dưới đây được thiết kế có mục đích biến
các bài tập I và II thành nhịp cầu nối Giai đoạn II và khởi đầu của Giai đoạn
III. Những bài tập này hết sức đơn giản, bé có thể tập luôn sau khi hoàn
thành bài tập vói 21 thẻ Bit thông minh của chương trình phát triển thị giác
Giai đoạn II. Thòi gian tập hai bài tập I và II của giai đoạn này không nên
vượt quá sáu tuần.

Nên bắt đầu bài tập III của chương trình lần này khi bạn quan sát thấy
thỉnh thoảng bé đã bắt đầu nhìn ra một vài chi tiết.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng nhận biết các
chi tiết trong một tổng thê

Mục đích: Kích thích phản ứng nhận biết các chi tiết trong một tổng
thể

Phần I —Các chi tiết đơn giản trong môi trường đối lập

Tần suất: Khi bé thức


Công cụ cần thiết:
C ư ờ n g độ: Các hình lớn, sáng • bìa bàn cờ vó i các ô vuông
màu trên ô bàn cờ đen trắng
• 2 1 hình vó i các màu sắc khác
T rư ừ n g độ: Khi bé thức nhau

M ôi trư ừ n g: Bạn sẽ dùng căn


phòng đưực chiếu sáng đầy đủ từng dùng cho bé tập vó i bìa bàn cờ. Bạn
hãy chọn các tờ giấy bìa sáng màu, cắt thành các hình đon giản (hình tròn,
ngôi sao, hình vuông,...) Hãy dùng các hình được gựi ý trong thẻ Bit thông
minh của chưong trình luyện tập lần trước, nhưng giờ vó i mỗi hình bạn
hãy chọn một màu khác nhau. M ỗi hình có chiều dài hoặc chiều rộng ước
tính khoảng 15 centimet hoặc hon. Gắn các hình này lên tấm bìa bàn cờ.
Ánh sáng chiếu lên bìa bàn cờ cần mạnh hon ánh sáng phòng (xem Hình
16.1).

Hình 16 -1: Bìa bàn cờ v ó i các tấm hình được gắn ngẫu nhiên

K ỹ thuật: Trước tiên, chỉ đặt hai đến ba tấm hình, mỗi tấm trên một ô
vuông riêng biệt của bìa bàn cờ. cầ n chọn ô vuông có sự tưong phản về
màu sắc rõ nét vó i màu của tấm hình (chẳng hạn hình đỏ trên nền trắng,
hình vàng trên nền đen). Không gắn cố định các tấm hình trên các ô. Có
như thế bạn m ói di chuyển và thay đổi các hình mỗi ngày. Sau vài ngày, hãy
bổ sung thêm một màu mói, rồi cứ tiếp tục như vậy. Bạn cũng nên thay đổi
hình ảnh trên các tấm hình. Không dùng một hình ảnh duy nhất cho nhiều
ô. Việc thay đổi các hình ảnh có vai trò quan trọng. Bé sẽ bị thu hút trước
các màu sắc và hình ảnh mói. Nhờ đó lúc nào bé cũng nhìn vào bìa bàn cờ.
Các hình ảnh thay đổi mỗi ngày sẽ kích thích bé nhìn. Nếu các hình ảnh đều
giống nhau cả, bé sẽ sớm nhận ra, bìa bàn cờ lúc này chẳng khác gì tấm
giấy dán tường cũ: đẹp nhưng không kích thích được bé.

Các tấm bìa bàn cờ vói các tấm hình đưực làm m ói liên tục sẽ theo bé đi
mọi noi, để lúc nào bé cũng đưực nhìn các hình này (xem Hình 16.2).

Lum ý : Ở thòi điểm này, sẽ rất hữu ích nếu bạn gắn thêm hình có màu
sắc khác nhau lên rãnh tập trườn. Thông thường nên thêm dải màu màu
vàng ở cuối rãnh. Khi thị giác của bé đưực cải thiện, bé sẽ nhìn về phía dải
màu này, biết rằng đó là noi bé thoát khỏi rãnh tập trườn. Bạn thấy đấy,
mối quan hệ giữa năng lực di chuyển và thị giác rất bền chặt và quan trọng.
Một vài dấu hiệu thị giác mách cho bé biết bé đang tiến đến một khoảng
không gian lớn hon, ở đó bé sẽ di chuyển đưực nhiều hon. Khi di chuyển
nhiều hon, tầm nhìn của bé cũng trở nên tốt hon.

Hình 16-2: Bổ sung các tấm hình cho bìa bàn cờ và rãnh tập trườn để tạo môi trường kích thích thị
giác của bé.

Phần II —Thẻ Bit đo*n giản bổ sung thêm chi tiết

T ần suất: 10 lần mỗi ngày


Công cụ cần thiết:
Cirò-ng độ: Các chi tiết sáng .m à u nước
màu trên nền đen của thẻ kích • bút lông
thước 2 8 cm X 2 8 cm • 5 thẻ Bit hình khuôn mặt
• 10 tấm bìa đen vuông kích
Trường độ: 5 đến 10 giây thước 2 8 cm X 2 8 cm
• 54 đốm tròn màu trắng,
Quy trình: 3 thẻ
đường kính từ 4 đến 5cm
Môi trưừng: Một căn phòng
đưực chiếu sáng tốt, có ánh sáng bổ sung chiếu trên các thẻ Bit

K ỹ thuật: Bạn đã có ít nhất 21


thẻ Bit vói màu đen trắng của bài tập
lần trước. Giờ bạn hãy dùng bút nước
vói các màu sắc tưoi sáng, vẽ thêm
vài chi tiết trên các tấm thẻ Bit (xem
Hình 16.3).

Bạn có thể làm thêm các thẻ Bit


hình tròn, để có thêm một bộ các
“khuôn mặt”. Bạn hãy vẽ các khuôn
mặt vui vẻ, khuôn mặt ngạc nhiên,
khuôn mặt buồn bã, khuôn mặt buồn
ngủ và khuôn mặt tức giận trên nền
tròn đen (xem Hình 16.4).

Hình 16-3: Các hình đơn giản của thẻ Bit được
bổ sung chi tiết.
Hình 16-4: Thẻ Bit chi tiết đơn giản: vui vẻ, buồn bã, tức giận, buồn ngủ và ngạc nhiên.

Một bộ thẻ mói nữa chính là Dạng Đốm tròn đơn giản. Để làm bộ thẻ
này, bạn cần 10 tấm bìa đen kích thước 28cm X 28cm. Trên mỗi tấm gắn
lên một số đốm trắng có đường kính từ 4 đến 5cm. Tạo thành một bộ từ
một đến mười đốm trắng. Có thể vẽ hoặc dán các đốm trắng lên tấm bìa
đen. Không nên sắp xếp các đốm trắng lên các tấm bìa theo một hình dạng
cụ thể nào, cũng không dán hay vẽ chồng các đốm lên nhau. Nên chừa ra
chỗ trống xung quanh các đốm để bé nhìn ra đưực màu trắng tổng thể trên
nền đen (xem Hình 16.5).

Chọn hai tấm thẻ vói các chi tiết đơn giản khác hẳn nhau và một tấm
thẻ đốm tròn có ít đốm. Nên bắt đầu vói thẻ một đốm tròn, bởi đây là thẻ
dễ nhìn nhất.

Hình 16-5: Thẻ Đốm tròn trắng trên nền đen - các thẻ có 1,5 , 7 và 10 đốm.

Giờ bạn đã có 2 1 tấm thẻ Bit vẽ thêm các chi tiết, 5 thẻ hình khuôn mặt
và 10 thẻ đốm tròn đơn giản: tổng cộng là 36 tấm thẻ.

Mỗi ngày bạn sẽ cho bé xem hai bộ thẻ, mỗi bộ năm lần. cần nhớ: mỗi
bộ thẻ bao gồm: hai thẻ Bit vẽ thêm chi tiết (hoặc thẻ khuôn mặt) và một
thẻ đốm tròn (xem Hình 16.6).

Hình 16-6: M ỗi bộ có hai thẻ Bit và một thẻ đốm tròn.

M ỗi ngày chọn sáu tấm thẻ khác nhau. Trong vòng sáu ngày bạn đã sử
dụng hết 36 thẻ. Giờ lại tiếp tục sử dụng các thẻ này thêm sáu ngày nữa,
nhưng đổi lại các hình cho mỗi bộ, tạo thành các bộ m ói hoàn toàn.

Hai bộ được chọn dành cho mỗi ngày có thể mang cùng túi tã của bé.
Mỗi khi bé cần thay tã, hãy cho bé xem một bộ thẻ. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng
cho bé tập năm lần mỗi ngày.

Khi cho bé xem thẻ, hãy đặt bé


Khả năng phản ứng của bé là nằm ở tư thế thoải mái như khi bạn
kết quả của những bài tập cho bé tập vó i các thẻ Bit cũ. Mỗi
kích thích thị giác phù họp từ lượt cho bé xem một thẻ, để thẻ
trước. cách mặt bé chừng 30 đến 45
centimet. Cũng giống như trước
đây, khi cho bé xem thẻ, bạn đọc tên
thẻ: thẻ “hình vuông”, thẻ “vui vẻ” hay thẻ “một” .

Khả năng nhìn của bé lúc này đã tiến bộ đáng kể nên bạn sẽ không phải
giữ thẻ quá lâu. Trên thực tế, mỗi ngày bạn sẽ nhận thấy bé nhanh chóng
xác định đưực vị trí thẻ, nhìn thẻ và sẵn sàng chuyển sang thẻ mói. Phản
ứng của bé nhanh nhạy hon là kết quả của những bài tập kích thích thị giác
phù họp từ trước.

Bạn đã giúp dây thần kinh thị giác của bé phát triển, khi năng lực thị
giác của bé đã đưực cải thiện, thòi gian phản ứng của bé sẽ ngắn lại. Do đó,
bạn cũng cần tăng nhịp độ tập cùng bé.

Nếu bạn không bắt kịp nhịp độ phản ứng ngày càng nhanh của bé, bạn
sẽ khiến bé cáu giận. Bé sẽ thấy chán khi bạn giữ tấm thẻ quá lâu. Tuy
nhiên, không có một khuôn thòi gian nhất định.

Hãy quan sát bé thật kỹ để biết đưực khi nào thì cần tăng nhịp thay thẻ.
Khả năng quan sát và phản ứng kịp thòi mỗi ngày chính là một trong
những nhân tố quan trọng nhất khi dạy bé.

Khi bạn đã cho bé xem hết 36 thẻ Bit, lúc này bé đã có thể nhận ra các
chi tiết. Mỗi ngày khả năng này sẽ dần ổn định hon. Sau 12 ngày cho bé
xem các thẻ Bit, nếu bé chưa nhìn đưực các chi tiết, bạn hãy lặp lại quy
trình tưong tự một lần nữa. Ngay khi nhận thấy bé nhìn ra các chi tiết trên
khuôn mặt bạn hay môi trường xung quanh, cho dù khả năng này chưa ổn
định hoàn toàn, bạn hãy ngừng cho bé xem các thẻ Bit và chuyển sang bài
tập III, bạn sẽ phải dạy bé cách vận dụng cả năm giác quan để nhận biết các
chi tiết trong một tổng thể.

Phần III —Phối hợp năm giác quan

Nhờ năm giác quan truyền thông tin đến não, chúng ta m ói nhìn, nghe,
cảm thấy, nếm và ngửi đưực. Trước giờ, chúng ta chỉ tập trung cải thiện
khả năng nhìn, nghe và cảm nhận bởi đây là ba cơ quan cảm giác trọng yếu
của con người. Nhưng trong bước tiếp theo đây, chúng ta sẽ chú trọng
thêm vị giác và khứu giác để tăng cường cả năm giác quan.

Hãy cùng tìm hiểu qua về vị giác và khứu giác. Lúc m ói sinh bé đã có
thể nếm và ngửi. Thực ra đây chính là các công cụ ban đầu giúp bé định vị
và nhận ra mẹ. Khi ba cơ quan cảm giác kia phát triển thêm lên thì vị giác
và khứu giác không còn giữ vai trò chủ chốt mà trở thành thứ yếu trong
mối liên hệ giữa bé và môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, hai giác quan này vô cùng cần thiết vó i các bé trong vài
tháng đầu đòi. Do đó, chúng ta có thể tận dụng vị giác và khứu giác để giúp
phát triển khả năng nhìn, nghe và cảm nhận của bé.
Bic&c M ột: Thẻ B ỉt chi tiết và các tít

T ần suất: 10 lần mỗi ngày

Cư ờng độ: Các hình sáng màu, viền đen trên nền trắng các thẻ kích
thước 2 8 cm X 2 8 cm

T rư ừ ng độ: 30 giây

Quy trình: 1 thẻ Bit, 1 mùi, 1 vị, 1 tác động xúc giác, 5 tác động thính
giác

M ôi trư ừ ng: Một căn phòng đưực chiếu sáng tốt, hạn chế tối đa các
tạp âm, có ánh sáng bổ sung chiếu trên các thẻ Bit.

K ỹ thuật: Ớ bước quan trọng này, chúng ta sẽ vận dụng cả năm giác
quan chứ không chỉ riêng thị giác để đảm bảo bé hiểu đưực bức thông điệp
đon giản và rõ ràng. Đây là một bước đon giản nhung vô cùng quan trọng
vói trẻ.

Các mẹ cần chuẩn bị các vật


Công cụ cần thiết: không chỉ có màu sắc bắt mắt mà
• 10 thẻ Bit hình trái cây kích còn phải có mùi, có vị, có bề mặt
thước 2 8 cm X 2 8 cm nhẵn mịn càng tốt.
• 10 thẻ ghi từ
• 10 vị trái cây Vật mẫu lý tưởng nhất cho bài
• 10 mùi trái cây tập này là trái cây. Bạn hãy chọn 10
• 10 loại quả loại quả. Nên chọn nhũng loại quả
• 10 hũ nhỏ màu sắc đẹp, vị ngon, thom có
• bông cotton nhiều ở vùng bạn sống. Hãy làm các
thẻ Bit chi tiết có hình các loại quả
này. Bạn có thể dùng các tấm ảnh
lón, rõ hình hoặc nếu thích, bạn hãy tự vẽ trên giấy.

Vói mỗi tấm hình, bạn nên thêm viền đen đậm quanh hình quả. Có thể
chỉ đon giản dùng bút lông màu đen. Như vậy bé sẽ dễ nhìn hon. cần đảm
bảo các chi tiết trên quả đưực vẽ đậm, dùng thêm bút lông màu đen nếu cần
để nhấn mạnh chi tiết (xem Hình 16.7).

Giờ hãy làm thêm tấm thẻ ghi tên quả thật to và rõ chữ. Nên chọn giấy
bìa màu trắng kích cỡ I 5 cm X 5 5 cm.
Vẽ viền đen đậm cho thẻ ghi chữ, I __________________2 * « "___________________ I

đường viền đậm này sẽ giúp cho khả


năng tập trung của bé cao hon. Chữ
ghi tên quả nên cao khoảng I2cm,
rộng khoảng ìocm, khoảng cách giữa
các chữ là lem. Chỉ nên ghi chữ in
thường (xem Hình 16.8).

II QUẢ CHUỐI
1 4 --------------------------- 5cm --------------------------- 4 1

Hinh 16-8: Thẻ đọc - quả chuối Hình 16-7: Một thẻ Bit hình quả đơn giản -
quả chuối.
Giờ mẹ bé hãy dùng một chiếc hũ
nhỏ có nắp cho vào đó một ít chuối. Như vậy bé có thể ngửi và nếm chuối.

Cuối cùng cần thêm một quả chuối để bé thấy rõ ngoài đòi một quả
chuối có hình dạng như thế nào.

Chúng ta đã sẵn sàng vận dụng thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và
khứu giác để dạy bé hiểu khái niệm “chuối”.

Bạn có thể mang theo bộ “đồ nghề” này kèm theo túi tã của bé, để có thể
tập cho bé sau khi thay tã xong. Hãy đặt bé nằm ngửa thoải mái hoặc ẵm bé
trên tay, tùy cách nào phù họp vói bạn nhất. Dùng bông gòn chấm một ít
chuối nghiền, đặt lên lưỡi bé.

Bạn hãy phát âm to và rõ ràng từ “chuối”. Đựi một vài giây cho bé cảm
nhận vị của chuối. Có thể bé mỉm cưòi hoặc thể hiện các dạng biểu cảm nét
mặt. Chẳng hạn như chanh, chúng ta cho rằng loại quả này khá chua và gắt,
nhưng lúc đầu nếm bé sẽ cười, sau đó khi cảm nhận vị chua, bé mói nhăn
mặt, nhăn mũi như chúng ta vẫn thường làm. Theo lòi kể của nhiều bà mẹ
thì các bé sẽ tiếp tục tận hưởng hương vị trong 15 đến 20 phút tiếp theo.

Sau khi bé nếm chuối, bạn hãy dùng miếng bông cũ còn mùi chuối nâng
sát mũi bé. Thêm lần nữa nói rõ từ “chuối”. Dành cho bé vài giây ngửi mùi
chuối. Giờ bạn hãy giơ tấm thẻ Bit có hình quả chuối lên. Lặp lại rõ ràng từ
“chuối”. Giữ yên tấm thẻ, lặp lại từ “chuối” và chỉ cho bé xem, lại nói từ
“chuối” thật rõ ràng thêm lần nữa.
Giờ bạn hãy lấy quả chuối thật, giơ lên ngang tầm mắt bé và nói
“chuối”. Cuối cùng để bé dùng ngón tay và bàn tay sờ quả chuối. Lần cuối
nói rõ ràng từ “chuối”. Lặp lại quy trình này 10 lần trong ngày.

Mẹ sẽ tận dụng mọi cách có thể để dạy bé hiểu có một loại quả màu
vàng, vỏ nhẵn, vị ngọt, dáng dài vẫn được gọi tên là chuối. Bé sẽ tận dụng
cả năm giác quan để lĩnh hội tất cả những thông tin này. Nếm, ngửi, sờ và
nhìn quả chuối đều rất cụ thể.

Tuy nhiên, tiếng “chuối” và chữ viết trên thẻ đều rất trừu tượng. Dầu
vậy, nếu bé được dạy theo cách này, thật rõ ràng và kiên trì, bé sẽ hiểu được
những ý niệm trừu tượng đó. Bé sẽ không chỉ nhanh chóng nhận biết rằng
vật có dáng dài, nhẵn, ngọt, thom vẫn được chúng ta gọi là “chuối”, bé cũng
sóm nhận diện được mặt chữ của từ này mà không gặp bất cứ khó khăn
nào. Đấy chính là kỹ năng đọc.

Trên thực tế, đối vói một em bé, việc nhận diện mặt chữ từ “chuối”
không hề khó hơn so vói việc nhận diện âm thanh từ này. Bé sẽ dễ dàng
học được cả hai nếu được dạy thật rõ ràng, miễn sao bạn chọn được âm
lượng và kích thước chữ thích họp trên thẻ.

Cường độ lớn chính là nhân tố chủ chốt giúp nhanh chóng truyền bức
thông điệp đến não bé.

Mỗi ngày hãy chọn một loại trái cây khác nhau. Bạn sẽ mất đến mươi
ngày để dạy bé mười loại quả. Hết mười ngày này bé có đến 100 cơ hội vận
dụng cả năm giác quan để nhìn, nghe, cảm nhận, nếm và ngửi thế giói xung
quanh. Nếu mọi việc diễn tiến tốt đẹp, bé sẽ có được bước nhảy lớn lao,
không chỉ nhận biết được các chi tiết trong một tổng thể mà còn hiểu được
các âm thanh, các từ có nghĩa, các cảm giác, mùi và vị.

Đây là thành quả lớn đạt được nhờ 30 giây mỗi lần, 10 lần mỗi ngày, 10
ngày tất cả. Như vậy trọn tổng là 3000 giây, tức chưa đầy một tiếng đồng
hồ. Khoảng thòi gian đáng đầu tư cho các bé con vốn đang phát triển từng
phút một mỗi ngày.

Khi hoàn thành bước này, bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo vói các
thẻ Bit chi tiết phức tạp hơn.

Bit&c Hai: Thẻ Bit chỉ tiết phức tạp và các từ


Tần suất: Mỗi bộ thực hiện 3
Công cụ cần thiết: lần một ngày
• 20 hình ảnh để tạo thẻ Bit
Cường độ: Các bức ảnh, tranh
(các bức ảnh hoặc hình vẽ)
minh họa hay tranh vẽ lớn, nhiều
• 20 tấm bìa trắng hình
màu sắc tưoi sáng, có các chi tiết rõ
vuông, kích thước 2 8 cm X
nét đính trên nền bìa trắng kích
28cm
thước 2 8 cm X 2 8 cm
• bút viết bảng ngòi to
• keo
Trưừng độ: 5 giây mỗi lần
(thòi gian bé xem một bộ thẻ)

Quy trình: 1 bộ 10 thẻ Bit cho mỗi lần tập (mỗi ngày dùng 2 bộ)

Môi trường: Một căn phòng đưực chiếu sáng tốt, có ánh sáng bổ sung
chiếu trên các thẻ Bit khi cho bé xem

Kỹ thuật: Bạn sẽ có thêm niềm vui bởi những nguyên vật liệu cần
dùng đều là những thứ mà người lớn chúng ta vẫn thích chọn để dạy cho
bé. Ớ mức độ nào đó, đồng hành cùng bé, bạn sẽ có cơ hội học hỏi một vài
điều mói mẻ.

Giờ bạn cần một vài tấm ảnh, bức hình hay tranh vẽ kích cỡ lớn, có
đường nét rõ ràng và chính xác, chứa đựng những thông tin thú vị. Nên bắt
đầu vói một số nhóm như các loài hoa, các loài chim, côn trùng và động vật
có vú. Những nhóm này đều có hình thể đa dạng và nhiều màu sắc.

Bạn nên chọn những tấm ảnh có


Một thẻ Bit phức tạp yêu độ phân giải cao hoặc những bức
cầu: tranh đường nét rõ ràng. Thông
• Độ chính xác: Có các chi tiết thường trong nhà bạn thường có
chính xác vói thực tế những tờ lịch tường đã qua sử dụng
• Riêng rẽ: Chỉ một hình duy hoặc các tấm áp phích quảng cáo
nhất sặc sỡ sắc màu hoặc những quyển
• Rõ ràng: Được mô tả rành sách giảm giá đã cũ hỏng. Những tờ
mạch lịch, áp phích hay những quyển sách
là nguồn ảnh minh họa hữu ích cho
bạn.

Nên chọn những tấm hình kích cỡ lớn, ít nhất là có đường kính I5cm.
Trên tấm ảnh hay bức tranh chỉ nên có một hình ảnh duy nhất, không nên
chọn nhiều hình cùng một lúc (chẳng hạn, một quả chuối, một bông phong
lan, một con sư tử). Ớ giai đoạn này, điều quan trọng là bạn chọn đưực
những hình ảnh đon giản. Bé có nhiệm vụ phân biệt các chi tiết trong tổng
thể một tấm hình.

Sau lưng mỗi tấm thẻ Bit, bạn nên đặt tên riêng biệt cho hình ảnh đó
(chẳng hạn như “Cô Bọ Cánh Cứng Có Hai Đốm Tròn”, chứ không chỉ là
“côn trùng”) (xem Hình 16.9).

Trước khi bắt đầu, bạn cần tìm ít


nhất 15 mẫu cho mỗi nhóm hình.

Hãy chọn hai nhóm hình, mỗi


nhóm gồm 10 tấm thẻ Bit. Mỗi ngày
bạn hãy dạy bé xem hai nhóm hình
này, mỗi nhóm ba lần, thực hiện liên
tục trong 10 ngày. Ví dụ như bạn dạy
Hình 16-9: Một thẻ Bit phức tạp có đường nét cho bé 10 côn trùng và 10 loài chim
rõ ràng - cô Bọ cánh cứng có Hai Đốm Tròn t r o n g 1 0 n g à y ) s a u đ ó t ạ m c ấ t h a i

nhóm này rồi tiếp tục dạy 10 loài


động vật có vú và 10 loài hoa.

Cần đảm bảo chọn những thòi điểm bé tỉnh táo thì mói cho bé xem các
tấm thể. Bé sẽ thích thú trước thế giói sắc màu và những chi tiết lạ mắt
trong hình.

Giữ mỗi tấm thẻ đủ lâu để bé


nhìn trọn hình và nghe đưực mô tả, Nhóm thẻ Bit đầu tiên
nhưng không nên quá lâu khiến bé dành cho bé:
phân tâm, việc vẫn thưòng xảy ra Côn trùng
khi bé đã nhìn xong. Nếu bạn • Cô Bọ Cánh Cứng Có Hai
chuyển sang tấm hình khác ngay Đốm Tròn
trước lúc bé sao nhãng, chắc chắn • Bọ Que Khổng Lồ
bạn sẽ tránh đưực nguy cơ này. • Chuồn Chuồn Kim Xanh Lá
• Ruồi Rộn Ràng
Lúc này, bé yêu của bạn đã có • Châu Chấu Độc Đáo
thể dễ dàng nhận ra các chi tiết, mỗi • Kiến Đen Con Con
ngày khả năng này càng tốt hơn. • Mối Chui Lòng Đất
Các bà mẹ luôn biết khi nào bé có
thể nhìn ra các chi tiết mà không • Ve Theo Mùa
nhọc sức. (Xem Phụ lục c để biết • Bướm Chúa
các công cụ cần thiết.) • Ong Nghệ Vàng Phương Bắc

Lư u ý : Khi đã đạt đến giai


đoạn phát triển này, bé đã thừa sức nhìn ra các đường nét và chi tiết đon
giản, thế nên hãy gỡ bỏ các tấm bàn cờ. Bé đã hoàn thành sứ mệnh của
mình rồi. Bạn chỉ việc cất gọn những tấm bàn cờ này cho em trai, em gái
của bé khi chúng ra đòi .

CHươNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THÍNH GIÁC

Để giúp bé phát triển khả năng nhận biết các âm thanh chứa đựng ý
nghĩa, các bố các mẹ nên thường xuyên tạo ra các âm thanh có ý nghĩa khi
giao tiếp vói bé hoặc ở môi trường xung quanh bé.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng nhận biết các
âm thanh có ý nghĩa.

Mục đích: Tạo ra thật nhiều âm thanh có ý nghĩa trong môi trường
xung quanh bé.

Phần I —Chuyện trò với bé

Tần suất: Lúc bé thức

Cường độ: Giọng nói to, rõ ràng

Trưừng độ: Lúc bé thức

Quy trình: Chuyện trò vói bé hàng ngày

Môi trưừng: Một căn phòng khá tĩnh lặng, loại bỏ các tạp âm không
cần thiết.

Kỹ thuật: Các bà mẹ dễ dàng bộc lộ sự biểu cảm bằng giọng nói mỗi
khi chuyện trò cùng bé. Bé sẽ chăm chú lắng nghe “tiếng nhạc” hay âm điệu
giọng nói của mẹ. Nếu mẹ thường nói bằng giọng đều đều, ít biểu cảm hoặc
ít chuyện trò vói bé, bé sẽ không có đưực cơ hội phát triển khả năng nhận
biết các âm thanh có ý nghĩa.
Lư u ý : Trên thực tế, những người sống quanh béđềuluôn muốn nói
vói bé bằng giọng to, rõ ràng, âm điệu bổng trầm đầy biểu cảm. Như vậy sẽ
tạo ra một môi trường luôn chứa đựng những yếu tố mói mẻ thu hút bé
chú ý lắng nghe. Nếu không có những kích thích này, bé hầu như chẳng để
ý đến những gì diễn ra xung quanh.

Việc loại bỏ các tạp âm trong nhà cũng quan trọng không kém trong khi
bạn chuyện trò cùng bé. Nhiều nhà thường mở đài, bật tivi cho dù chẳng có
ai nghe hay xem các chưong trình. Những âm thanh nền này khiến thính
giác của bé bị nhiễu loạn. Chúng khiến bé cảm thấy khó khăn hon vì phải
phân loại các âm thanh có nghĩa và giải mã các từ trên nền nhạc, tiếng
súng, tiếng chào hàng, còi xe, tiếng chuông, tiếng hát, tiếng cười, tiếng
khóc, tiếng thét và hàng loạt tạp âm khác phát ra từ đài và tivi.

Chúng ta sẽ giúp bé nhẹ gánh hon bằng cách giảm thiểu những âm
thanh nền mỗi khi bé thức. Hành động này sẽ giúp giảm tối đa các âm
thanh gây nhiễu loạn cho bé.

Phần II —Các âm thanh tự nhiên

Tần suất: 10 lần mỗi ngày

Cường độ: Âm thanh to, rõ ràng

Trưừng độ: 5 giây

Quy trình: Nhũng âm thanh quen thuộc


và thú vị trong gia đình như: tiếng chuông, Công cụ cần thiết:
tiếng chũm chọe, tiếng còi, một đoạn băng. • ấm
• chảo
Môi trưừng: Một noi yên tĩnh • chuông
• chũm chọe
Kỹ thuật: Bạn đã chọn đưực một số mùi,
• mộc cầm
vị và chi tiết các thẻ Bit, giờ đã đến lúc tìm
• hình tam giác
kiếm các âm thanh có ý nghĩa.
• hiệu ứng âm thanh
Các tiếng động quanh nhà bạn đều rất tự
nhiên. Tiếng rót nước vào bồn tắm là âm thanh bé nghe hàng ngày. Bạn
nhớ luôn bảo cho bé biết: “Đấy là tiếng nước chảy.” Khi ai đó khép cửa hay
đóng sầm cửa, bạn cũng nói tưong tự. Khi xe hoi chạy ra đường hay chiếc
xe tải làm ngôi nhà hay căn hộ của bạn rung lên, bạn hãy bảo bé: “Đó là xe
tải.” Tiếng máy hút bụi, máy xay sinh tố, máy cắt cỏ, đồ choi nhiều âm
thanh của các anh chị bé, tất cả những tiếng động này đều hiện hữu rất tự
nhiên trong đòi sống hàng ngày của bé.

Mẹ cần nhận diện đưực các âm thanh này, gọi tên chúng bằng từ nào
đó, sao cho bé dần dần hiểu đưực ý nghĩa của từng âm thanh.

Ban đầu, bé sẽ nghe các âm thanh nếu âm lượng của chúng đủ lớn,
nhưng bé khó xác định đưực nguồn phát. Điều này khiến bé sao nhãng. Mẹ
nên hỗ trợ bé tìm ra nguồn phát âm thanh bằng cách kiên trì chỉ cho bé
(chẳng hạn như: “Chú chó đang sủa ở ngoài kia/7)

Ngoài những âm thanh tự nhiên hàng ngày, bạn nên tìm thêm một số
dạng âm thanh lôi cuốn khác. Sẽ rất hữu ích nếu bạn tận dụng chúng mỗi
lần thay tã cho bé. Mỗi khi đeo bỉm mói cho bé, bạn nên để bé nghe một
trong số các âm thanh của ngày.

Đặt bé nằm ngửa thoải mái sao cho bé có thể nhìn thấy bạn dễ dàng.
Nhặt lấy cái chũm chọe và nói to, rõ ràng từ “chũm chọe”. Giờ bạn hãy gõ
hai mảnh chũm chọe vào nhau. Thực hiện thêm một lần nữa và nói “chũm
chọe”.

Vói mỗi âm thanh có nghĩa, bạn lặp lại 10 lần mỗi ngày. Ngày tiếp theo
sẽ thay một âm thanh khác.

Bạn sẽ sóm nhận thấy có hàng tá âm thanh thú vị mà bạn có thể tạo ra,
chỉ vói các đồ vật đon giản ngay trong nhà mình.

Khi đã khai thác cạn kiệt đồ đạc trong nhà, bạn hãy đến cửa hàng bán
nhạc cụ tìm lấy những món đồ đon giản, chẳng hạn như một chiếc mộc
cầm. Vói chiếc mộc cầm, bạn có thể dạy cho bé các nốt nhạc cơ bản. Hãy
đánh nốt “La” và bảo bé “La”. Mỗi ngày, bạn có thể dạy cho bé một nốt
nhạc.

Bạn cũng có thể dùng băng ghi âm các âm thanh có ý nghĩa. Những
chiếc băng ghi âm này chứa rất nhiều âm thanh, từ tiếng đầu máy xe lửa
cho đến những tiếng kêu hoang dại của các loài động vật hoang dã và rất
nhiều âm thanh khác nữa.

Hãy tiếp tục bổ sung các âm thanh mói, miễn sao bạn và bé yêu của bạn
đều cảm thấy thích thú.

Phần III —Các từ

Khi thực hiện các kích thích tương ứng cho chương trình phát triển thị
giác Giai đoạn III, bạn nên lồng các bài tập thính giác như một phần của
chương trình. Cả ba phần của chương trình phát triển thị giác được trình
bày khái quát trong phần đầu chương này đều vận dụng kênh thính giác khi
bảo cho bé biết nội dung bức hình. Quá trình này nên diễn ra rành mạch, rõ
ràng, lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây cũng chính là một trong những phần
quan trọng nhất của chương trình phát triển thính giác. Nó giúp cho bé yêu
của bạn nhận biết các âm thanh có ý nghĩa nhạy bén hơn.

Từ chính là âm thanh có ý nghĩa đóng vai trò quan trọng hàng đầu mà
bé từng được nghe. Bé nghe được các từ ngay lúc mói lọt lòng. Qua chương
trình phát triển thị giác đã được mô tả ở trước, có thể thấy bé luôn nghe
được từ kèm vói các thông tin thị giác. Như vậy giúp bé giải mã được từ:
hiểu được ý nghĩa của từ.

Bởi vậy, Phần III của chương trình phát triển thính giác cho bé đã nằm
gọn trong Phần II và Phần III của chương trình phát triển thị giác.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN x ú c g iá c


Một trong những điều thú vị nhất khi trở thành người bố, người mẹ
chính là có được niềm vui đơn giản: được chơi cùng bé. Nhiều hoạt động
nhẹ nhàng vui nhộn lại mang đến cơ hội cho bé nhận biết được những cảm
giác Gnostic thiết yếu.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng nhận biết các
cảm giác Gnostic

Mục đích: Tạo ra thật nhiều kích thích khơi gựi cảm giác Gnostic

Phần I - Cù và mát xa

Tần suất: Mỗi ngày 5 lần

Cường độ: Thay đổi mức độ chạm nhẹ


Trư ờ ng độ: 60 giây

Quy trình: Dùng đầu ngón tay chạm và sờ nhẹ, sau đó dùng móng tay
để chạm lên da bé

M ôi trưừng: Một căn phòng đủ ấm để bé có thể ở trần hoặc chỉ đóng


bỉm

K ỹ thuật: Ngay sau khi thoa phấn rôm chống hăm và trước lúc đóng
bỉm cho bé, bạn hãy dành ra chút thòi gian cù và xoa bóp nhẹ nhàng khắp
co* thể bé.

Lần đầu bạn có thể cù nhẹ khắp người bé. Trong khi tiến hành, bạn
đừng quên thủ thỉ cùng bé, “Mẹ đang cù chân con này.”

Lần thay bỉm tiếp theo, bạn hãy thay đổi hình thức kích thích cảm giác
Gnostic của bé. Dùng mu bàn tay chà nhẹ nhàng trên cơ thể bé. Đến lần
cuối hãy mát xa khắp thân người bé.

Một cách tạo kích thích khác là dùng đầu móng tay mơn trớn làn da bé,
hoặc dùng chiếc khăn xù chà khắp người bé.

Khi làm như vậy, bạn sẽ phát hiện thấy một vài khu vực trên người bé
nhạy cảm hơn các khu vực khác. Nếu có vùng da nào trên cơ thể “quá nhạy
cảm” hoặc “quá trơ ỳ ”, hãy tập trung đến nó. Bạn sẽ thấy khả năng phản
ứng của bé ngày càng được cải thiện, bé sẽ thường xuyên nhận biết được
loại cảm giác Gnostic hơn.

Khi cảm thấy bé đã có phản ứng thích họp và ổn định đối vói các dạng
kích thích này, bạn hãy chuyển sang Phần II.

L ư u ý : Khi tập các bài tập này cho bé cũng là thòi điểm thích họp đê
dạy cho bé các bộ phận trên cơ thể. Khi bắt đầu bạn nói, “Đây là cánh tay
con này,” hoặc “Đây là chân con này” rồi hãy chạm hoặc mát xa bộ phận đó.
Sau nhiều tuần bạn có thể dùng các câu cụ thể hơn như “Đây là cánh tay
phải của con,” “Đây là chân trái của con,” “Đây là vai của con,”...

Phần II —Những cảm giác đối lập

Tần suất: Mỗi ngày 10 lần


Cường độ: Mềm mại và thô ráp

Trưừng độ: 60 giây

Quy trình: Nhiều cặp cảm giác đối lập nhau

Môi trưừng: Một căn phòng đủ ấm để bé chỉ cần đóng bỉm

Kỹ thuật: Mẹ cần tìm ra nhiều cặp đồ vật


có tính chất đối lập. Bạn có thể chọn những Công cụ cần thiết:
cặp đồ vật như: một chiếc khăn xơ cứng và • chiếc khăn xơ cứng
một chiếc khăn mềm mại, một chiếc lược • chiếc khăn mềm
thường và một chiếc lược mềm dành cho bé, • chiếc lược mềm
bàn chải nhựa cứng và mảnh vải nhung, một • bàn chải
chiếc hộp đựng xà phòng bằng nhựa và một • vải nhung
mẩu bọt cao su, mảnh vai gai và một miếng • hộp đựng xà phòng
satanh. • mảnh vải gai
• mảnh vải satanh
Những chất liệu đối lập này giúp bé phân
biệt được hai loại cảm giác trái ngược hoàn
toàn. Bé sẽ dễ dàng nhận ra những loại chất liệu đối lập này hơn so vói khi
ta dùng các chất liệu tương đương nhau.

Các cặp chất liệu đối lập cũng nên được mang cùng túi bỉm của bé cho
tiện. Mỗi khi thay bỉm cũ và chuẩn bị mặc bỉm mói cho bé, bạn hãy dùng
chiếc lược, nhẹ nhàng cọ trên cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân, bụng
và lưng, vai và đầu bé. Khi làm như vậy, bạn đừng quên bảo cho bé biết
mình đang làm gì. Hãy nói, “Con có cảm nhận được răng lược trên bàn tay
con không?”

Khi kích thích từng phần trên cơ thể bé, bạn hãy cho bé biết mình đang
làm gì. Việc này chỉ mất chừng 30 giây thôi. Sau đó bạn hãy chọn loại chất
liệu đối lập, trong trường họp này là lược chải mềm dành cho các bé, thực
hiện tương tự như chiếc bàn chải thường.

Ngày đầu, bạn nên lặp lại quy trình vói cặp chất liệu này trong 10 lần.
Sau đó, tạm loại bỏ hai chất liệu này và chuyển sang một cặp mói cho ngày
kế tiếp. Nếu bạn có 10 cặp chất liệu, bạn có thê thực hiện tuần hoàn và bắt
đầu một chuỗi mói sau 10 ngày.
Khi thực hiện các bài tập này, dần dà bạn sẽ nhận ra khả năng cảm
nhận của bé thay đổi và trưởng thành từng ngày ngay trước mắt bạn.

Ban đầu, có thê bé thấy quen vói chiếc lưực thường. Thế nên bé phản
ứng chẳng khác nhau mấy trước chiếc lược thường và lược dành cho bé.
Nhưng nếu lặp lại nhiều lần, bé sẽ trở nên nhạy cảm hon. Nhờ đó, bé dần
nhận ra những nét khác biệt giữa hai chiếc lược đã nói.

Có thể bé sẽ chun mũi khi cảm nhận chiếc lưực thường. Khi đó, hãy nhẹ
tay hon. Đây không phải là bài tập cho phản ứng sinh tồn mà là bài tập cho
cảm giác Gnostic, bạn chỉ cần chạm nhẹ mà thôi. Bé sẽ lắc lư thích thú khi
chiếc lược dành cho em bé lưứt nhẹ trên da. Có thể trên thực tế, bé còn bắt
đầu phàn nàn phản đối chất liệu của lưực cứng. Mỗi lúc như thế, bạn có thể
ngùng cho bé tập vói các chất liệu cúng. Bé đã nhận đưực bức thông điệp
và có thể lập tức phân biệt hai loại chất liệu đối lập. Như vậy là bạn đã hoàn
thành nhiệm vụ của mình.

Lư u ý : Bạn cần thận trọng lựa loại chất liệu vàđồvậtkhông đe dọa làm
hại da bé. Có nhiều loại chất liệu có bề mặt khô cứng, xù xì không gây xước
xát. Đây chính là những loại bạn cần hon cả.

TÓM LƯỢC
Một lần nữa bạn sẽ thấy việc lập ra phiếu theo dõi là rất cần thiết. Trong
khi thực hiện chưong trình phát triển giác quan, phiếu này sẽ có nhũng
điều chỉnh tùy theo khả năng và nhũng thành tựu bé đạt được.

Phiếu theo dõi nên lập theo mẫu sau:


□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 50 giày đến 1phút 40 giây

Năng lực thính giác:

Tạo ra có c ôm thanh có ý nghĩa:


Chuyện trò thật biểu cảm - thực hiện cả ngày □

Những âm thanh của m ôi trường sống


10 lần mỏl ngày, mỗi lẩn 5 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Loại bỏ tạp â m :_______________________________________________________________

Tổng cộng: 50 giây

Năng lực cảm giác:

Tạo ra có c kích thích gợ i cám g iác Gnosstic:


Cù và m át xa
5 lẩn mỏi ngày, mỗi lần 60 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộ ng: 5 ph ú t

Những biên chuyển đáng lưu ý hôm nay: ______________________________

N g à y :____________________________________________
Nếm: □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Ngửi: □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Sờ: □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Nhìn: n □ □ □ □ □ □ □ □ □

Thẻ Bít: □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Thẻ từ: □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng cộng: 5 p hút

Nảng lực thính giác:

Trò chuyện to, rõ rà n g _______________________________________________


Loại bỏ tạp âm ______________________________________________________

Các loại âm thanh môi trường


10 lần mỏi ngày, mỗi lẩn 5 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 50 giây

Năng lực xúc giác:

Cù và mát xa
5 lần mỗi ngày, mỗi lẩn 60 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộ n g : 5 p h ú t

Những biến chuyển đáng lưu ý hôm nay: ______________________________

Ngày:_______________________________________

CHƯƠNG TRÌNH PHẤT TRIỀN GIÀC QUAN GIAI ĐOAN m


Phiếu theo dõi bậc cao

Năng lực thị giác

Nhận ro các chi tiết phức tạp

Các thẻ Bit chi tiết

Mỗi ngày 3 lẩn; mỗi lần 10 giây (2 nhóm)

Nhóm 1: D □ □ Nhóm 2: □ □ □

Tổng cộng: 1phút

Năng lực thính giác:

Tạo ra các ôm thanh ý nghĩa


Trò chuyện (giọng to, rõ ràng)

Loại bỏ tạp âm ________________

Các loại âm thanh môi trường:


10 lẩn mỏi ngày, mỗi lần 5 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 50 giây

Năng lực xúc giác:

Nhận ra các kích thích cỏm giác Gnosstic


Cù và m át xa:
5 lẩn mỗi ngày, mỗi lán 60 giây

□ □ □ □ □ _____________________
Cảm giác Gnostic đối lập nhau:
10 lẩn mỗi ngày, mỗi lẩn 60 giây
□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 10 phút

Những biên chuyên đáng lưu ý hôm nay:


Ngày:

Lư u ý : Bạn cũng nên thêm vào các phiếu theo dõinhững phần chưa có
nhiều tiến triển của các phản ứng tự nhiên và phản ứng sinh tồn trên Bản
Mô tả.

Thêm vào đó, có thể phiếu theo dõi của bạn có phần khác biệt so vói các
mẫu ở trên do một giác quan nào đó của bé phát triển nhanh hon các giác
quan còn lại.

Chẳng hạn, bạn có thể bắt đầu cho bé tập bài tập thứ hai để kích thích
xúc giác (cảm giác Gnostic đối lập) khi đang ở kỳ phiếu theo dõi trung kỳ,
miễn sao bé yêu của bạn đã sẵn sàng.

Giờ đây bạn đã có các công cụ cần thiết để giúp bé đạt đưực năng lực
nhận biết các chi tiết trong một tổng thể, các âm thanh có ý nghĩa và cảm
giác Gnostic.

Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ cần vận dụng cả khứu giác lẫn vị giác
để đẩy nhanh tốc độ. Đây là chưong trình cực hữu ích dạy cho bé tiếng mẹ
đẻ bằng cách phối họp cả thị giác, thính giác và xúc giác.

Một thế giói mờ mịt, hỗn loạn và gian nan trong hai hay ba tháng trước
đây đã trở thành một thế giói vói nhiều chi tiết sặc sỡ cùng những âm
thanh tưoi mói, thú vị, nhiều cách khoi gựi cảm giác cùng những mùi vị
tuyệt vòi đối vói bé.

Lúc này, bé đã sẵn sàng áp dụng những khái niệm mói này để kiểm
nghiệm và dùng chúng nhằm tạo dấu ấn riêng vói thế giói này.

Bé đã có thể sử dụng những thông tin thu nhận từ các giác quan và phối
họp chúng thành các hành động, ngôn ngữ cũng như năng lực điều khiển
tay tưong ứng.

Bạn sẽ giúp bé hiểu đưực rằng thế giói này rộng lớn, đẹp đẽ, đáng để
khám phá; bé sẽ không muốn để phí một giây phút nào. Bé sẽ tận dụng lấy
từng khắc đồng hồ để tận hưởng từng chi tiết nhỏ của toàn thế giói này.
Chương trình phát triên yận động
giai đoạn III

B
é đã nhận biết khá rõ về thế giói xung quanh. Khả năng nhìn ra các
chi tiết trong tổng thể, nhận biết âm thanh và cảm giác có ý nghĩa đã
hoàn thiện và ổn định hon. Giờ bé đã có động lực mạnh mẽ hon để
di chuyển, tạo ra âm thanh, vưon tầm vói và sử dụng tay. Bé đã sẵn sàng
mở rộng phạm vi mục tiêu và thành tựu.

Khi nhìn thấy một hay vài người, bé sẽ bò khắp phòng để tiến về phía
họ. Bé hiểu đưực các âm thanh xung quanh, đồng thòi có thê tự tạo ra âm
thanh hồi đáp. Thị lực và khả năng nắm hừ đã cải thiện đáng kể nên bé
thường muốn rướn người nhặt lấy các đồ vật.

Khả năng vận động của bé sẽ phát triển nhanh hon nữa khi bé được trải
qua các bài tập kích thích giác quan phù họp, giúp thiết lập, củng cố chúng,
đồng thòi đưực cung cấp thật nhiều cơ hội di chuyển, tạo ra âm thanh, sử
dụng tay để giành được mục tiêu.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN kh ả năn g di


CHUYỀN
Khả năng nâng người lên dựa vào đôi tay và đầu gối, nhờ đó lần đầu
trong đòi thắng được trọng lực chính là một trong những thành tích thể
chất đáng tự hào mà bé đạt được. Khả năng này dần phát triển lên thành
dạng bò chéo hoàn thiện.

Kỹ năng di chuyển phức tạp này về cơ bản phụ thuộc vào quãng đường
bé từng trườn được và các bài tập phát triển khả năng giữ thăng bằng của
bé. Mục tiêu dài hạn đặt ra cho bé trong giai đoạn này là trườn được
khoảng 45 mét mỗi ngày, nhưng thông thường bé cố nâng tay chân hẫng
lên khỏi mặt đất khi trườn được khoảng 30 mét trong ngày. Nếu bé đã
trườn được quá 30 mét nhưng vẫn không nâng người lên được, mẹ vẫn
nên tiếp tục dành thòi gian cho bé tiếp xúc vói sàn, càng nhiều càng tốt.
Nếu mẹ tiếp tục động viên bé, mẹ sẽ sóm đưực chứng kiến lần đầu bé chiến
thắng trọng lực và đẩy người lên thành tư thế bò bốn chân.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng bò chéo bằng
tay và đầu gối.

Mục đích: Tạo cơ hội tối đa cho bé nâng người lên tư thế bò và cử
động được tay lẫn đầu gối.

Phần I - Bò

Tần suất: Càng nhiều lần tập càng tốt


Công cụ cần thiết: (khoảng 20 đến 30 lần)
• một tấm thảm nhỏ
. không gian trống Cường độ: Một vài centimet, sau đó
• rào cau thang nâng lên vài mét, sau đó là vài chục hay vài
trăm mét

Trường độ: Các bài tập ngắn, dần dần tăng khoảng cách bò. Tối thiểu
cho bé tiếp xúc vói sàn tầm 4 tiếng đồng hồ.

Quy trình: Bé được đặt trong môi trường lý tưởng cho việc trườn bò
và được động viên nâng người lên. Khi bé làm được, bạn nên khích lệ bé
tiến lên.

Môi trưừng: Đê thúc đẩy quá trình tập bò của bé, bạn cần nhớ thay
lóp ván sàn mà bé bò trên đó

Trong quá trình tập, hãy đặt bé trên mặt phẳng dần gồ ghề hơn. Khi bé
mói tập bò, bạn hãy cất hết những đồ vật dễ làm bé ngã khi vô tình nắm lấy
chúng. Đây cũng chính là thòi điểm bạn cần rào cầu thang, tránh để bé bị
ngã.

Những căn phòng có thật ít đồ đạc và thật nhiều không gian trống là lý
tưởng nhất.

K ỹ thuật: Ban đầu, hãy đặt bé trên tấm thảm có kích thước nhỏ. Bé có
thể trườn trên đó. Tuy nhiên, ma sát của thảm lớn hơn nhiều so vói một bề
mặt trơn phẳng. Kết quả là bé sẽ dồn trọng tâm lên cánh tay và đầu gối,
giảm trọng tâm phần bụng, như thế bé mói có thể di chuyển trên bề mặt
khá gồ ghề. Khi bé đã có thể dễ dàng trườn trên bề mặt dạng này, bạn hãy
chuyển bé sang tấm thảm dày hon một chút.

Một lần nữa, bé sẽ dồn thêm trọng tâm lên đôi tay và đầu gối để trườn
lên dễ dàng hon trên tấm thảm dày. Đôi lúc, trong khi tập, nếu việc di
chuyển nặng nhọc quá, bé sớm nản lòng và ngùng tập, hoặc tập kém đi, có
lẽ do chúng ta đã quá vội vàng. Bạn hãy lập tức trở lại vói loại bề mặt trước
đó, mốc mà bé đã đạt được. Chỉ nên thử tấm thảm m ói sau một tuần hoặc
lâu hon nữa.

Cuối cùng, đặt bé trên một tấm thảm cực dày và xơ. Lúc này, bé sẽ bắt
đầu đẩy hẳn thân người lên cao rồi đu đưa ngưòi sang trái sang phải.

Đôi lúc bé bị ngã, nhung tấm thảm dày sẽ đón lấy bé. Bé sẽ tiếp tục
khám phá, mỗi ngày bé sẽ giữ đưực tư thế nâng người lâu hon. Một bé
đưực tạo cơ hội tối đa để tiếp xúc mặt sàn và trải qua chương trình tập giữ
thăng bằng tốt sẽ thực sự đạt được tư thế bò ngay tuần tuổi thứ 11 hoặc 12.

Khi bé bắt đầu tập bò, bé sẽ nhanh chóng coi bò là hình thức di chuyển
ưu trội. Bạn có thể cất rãnh tập trườn đi. Giờ bé không cần đến nó nữa.
Trườn chỉ là giai đoạn quá khứ, bởi vì bé nhận thấy hình thức di chuyển
m ói hiệu quả và thú vị hơn nhiều.

Mục tiêu dài hạn của bé là bò được khoảng 120 mét mỗi ngày. Đây thực
ra chỉ là một khoảng cách khá khiêm tốn. Một vài bé sớm được tập luyện có
thể bò gấp bốn lần quãng đường trên trong ngày.

L ư u ý : Việc ghi lại ngắn gọn khoảng cách bé bòđưựctrong ngày cũng
rất quan trọng. Điều này không hề khó. Khi đã đo được các chiều kích của
căn phòng và hành lang dành cho bé chơi, bạn có thể nhẩm được số lần bé
bò khắp phòng, ra hành lang. Đến cuối ngày, bạn đã có thể ước tính quãng
đường mà bé bò được.

M ụ c tiêu d à i h ạ n : 120 mét mỗi ngày

Phần II —C ác hoạt động giữ thăng bằng

Tần suất: Mỗi ngày thực hiện


Công cụ cần thiết: mỗi hoạtđộng 2 lần •

• Tấm đệm cổ dành cho bé Cư ờng độ: Ban đầu làm chậm,
sau đó tăng dần tốc độ khi bé đã
quen

Trường độ: Mỗi hoạt động thực hiện 15 giây; sau 1 đến 2 tháng tăng
thòi gian thực hiện lên 60 giây

Quy trình: Mỗi lần tập gồm có 10 hoạt động

Môi trưừng: Môi trường an toàn, không chứa nhiều đồ đạc. Dọn sạch
đồ choi và các đồ vật khác khỏi sàn. Bạn có thể gập chiếc khăn tắm mềm và
buộc trên cổ bé. Buộc vừa khít như một chiếc cổ dày của áo len chui đầu và
giữ đầu bé ở tư thế ổn định. Bạn cũng có thể làm chiếc đệm cổ phù họp vói
bé (xem Hình 17.1). Chiếc đệm cổ này rất dễ làm, lại dễ dàng hon khăn tắm.
Có các hình vẽ mô tả cách làm đệm cổ cho bé trong phần phụ lục của cuốn
sách này.

Khi bạn bế hay giữ bé cho các bài tập này, hãy giữ bé bằng cổ tay, cổ
chân để trần, đừng bao giờ đi tất hay các món trang phục tưong tự khác,
nhỡ bạn lỏng tay làm bé ngã.

Kỹ thuật: Thực hiện các hoạt


động sau mỗi ngày hai lần. Khi mói
bắt đầu chỉ nên thực hiện chậm rãi và
nhẹ nhàng. Như vậy sẽ giúp phát triển
vùng não giữ cân bằng. Lúc này, bé
chỉ cần di chuyển chậm rãi nhưng về
sau sẽ nhanh dần thêm. Vói tất cả các
bài tập cùng bé, bạn cần chú ý ngừng
lại trước khi bé muốn ngừng.

1. Xoay ngang ở tư thế úp sấp


ngưòi: Đặt bé nằm sấp trên vai bạn
rồi xoay người vòng quanh. Sau đó
ngừng lại và xoay theo chiều ngưực
lại. Cẩn thận kẻo chính bạn chóng
mặt và mất thăng bằng (xem Hình
17 2 ).

2 . Xoay
mạn trái người bé: Cũng 7
Hinh 1 " 1 : B é M a ria đeo ch iếc đ ệm cổ tro n g
! ,/? _____ .
* . , 1 / V k h i th ự c h iệ n các h o ạt đ ộ n g g iữ th ăn g b ằn g
kiêu xoay tưong tự, nhưng lúc này
bạn hãy đặt phần người bên trái của bé lên vai phải của mình. Xoay người
bạn theo một hướng, sau đó chuyển hưóng ngưực lại.

Hình 17-2: Bé M aria xoay tròn, mặt hướng vào người mẹ

3. Xoay mạn phải người bé: Đặt phần người bên phải của bé lên vai trái
bạn, bạn xoay ngưòi theo một hướng rồi chuyển hướng ngưực lại.

4. Nâng người bé ở tư thế ngửa: Đặt bé ở tư thế nằm ngửa, bạn nắm cổ
tay bé trong khi bố bé giữ mắt cá chân. Hai vự chồng bạn hãy nâng ngưòi
bé lên, đu đưa qua trái rồi qua phải.

5. Xoay vòng: Tay trái của bạn giữ lấy cổ tay trái của bé, tay phải giữ lấy
cổ chân bé. Lúc này mặt bé xoay vào người bạn. Nhẹ nhàng nâng người bé
lên và xoay vòng theo chiều kim đồng hồ. Sau khi đặt bé xuống sàn một lúc,
lặp lại theo hướng ngưực chiều kim đồng hồ (xem Hình 17.3).

6. Xoay vòng ở tư thế ngửa: Dùng tay phải nắm lấy cổ tay trái của bé,
tay trái nắm lấy cổ chân trái của bé, sao cho bụng bé hướng ra ngoài. Nhẹ
nhàng quay theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngừng lại một chút rồi đổi
chiều ngược lại.

7. Xoay vòng, đầu hướng lên: Nắm lấy tay và cổ tay bé, sao cho mặt bé
xoay vào ngưòi bạn. Hai tay bạn duỗi hết cỡ, nhẹ nhàng xoay vòng. Ngừng
lại, đổi hướng và thực hiện tưong tự (xem Hình 17.4).
Hình 17-3: Bé M aria xoay vòng, mặt hướng
vào người mẹ.

Hình 17-4: Bé M aria sắp xoay vòng, đầu hướng lên, mặt hướng vào người mẹ.
L ư u Ý QUAN TRỌNG: Không nên đổi tư thế cho bé xoay mặt ra ngoài!
Sẽ hết sức nguy hiểm cho bé.

8. Du người bé: Đặt bé nằm ngửa trên sàn hoặc trên đệm. Bạn nắm lấy
cổ tay, cổ chân phải của bé trong khi chồng bạn giữ phần cổ tay, cổ chân
trái của bé. Hai bạn cùng nhau làm động tác tung bé lên rồi hạ xuống, giống
như thể bé đang ngồi trên xích đu (xem Hình 17.5).

Hình 17-5: Bé M aria thích thú khi được du người lên.

9. Tung bé lên cao: Giữ bé mặt đối mặt vó i bạn, nắm chặt dưói nách bé.
Nhẹ nhàng tung bé lên cao rồi đón lấy bé (xem Hình 17.6).
Hình 17-6: Bé M aria thích chí được b ố tung lên cao.

L ư u ý : Các bốcác mẹ chỉ nên dần dần tăng độ cao khitung bé. Bé chỉ
thích bài tập này nếu bố mẹ thao tác đúng, cầ n hết sức thận trọng khi tập
bài tập này. Khi cân nặng của bé tăng lên, người bố sẽ đảm nhiệm hoạt
động tập cho bé, bởi vì thể chất của người bố khỏe mạnh hon, bố cũng tự
tin hon khi thực hiện.

10. Đu đưa người bé theo hưóng dọc, đầu hướng xuống: Cho bé nằm
ngửa trên đệm tập hoặc một tấm thảm dày dễ chịu. Đứng ở phía đầu bé, cúi
xuống, nắm chắc cổ chân bé rồi nhấc người bé lên. Mặt bé hướng vào chân
bạn. Nhẹ nhàng đu đưa người bé sang bên, giống như một quả lắc (xem
Hình 17.7).
Hình 17-7: Mẹ đu đưa người bé Maria theo hướng dọc, đầu hướng xuống.

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Khi chuẩn bị đặt bé xuống sàn, cần thận trọng
đặt bé nằm ngửa, không đặt nằm sấp. Như vậy mói tránh đưực chấn
thương cho cổ bé.

TÓM LƯỢC
Khi mói bắt đầu, các bài tập luyện khả năng thăng bằng cho bé nên kéo
dài khoảng 3 phút, bố mẹ tập cho bé hai lần mỗi ngày. Khi bé đã cứng cáp
hơn, có thể kéo dài hai lần tập mỗi ngày, mỗi lần 10 phút.

Bạn sẽ ngạc nhiên trước hiệu quả mà 20 phút luyện cho bé khả năng
thăng bằng và chịu tác động của trọng lực, cơ thể bé sẽ mạnh khỏe, rắn
chắc rõ rệt.

Cho dù trước đây bé yếu ớt, thường xuyên cảm thấy bị đe dọa, bây giờ
càng ngày bé sẽ càng thấy thoải mái và tự tin hơn.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIÊN NĂNG L ự c ĐIÊƯ


KHIẾN TAY
Ớ giai đoạn này bé đã có thể nắm một đồ vật và thả đồ vật đó theo ý
muốn. Bước tiếp theo bé có thể vưon ra nhặt lấy những thứ lọt vào tầm
ngắm. Chương trình này giúp bé củng cố khả năng vưon người, nắm lấy đồ
vật bằng cách dùng bốn ngón tay đồng thòi, ngoài ra còn có thêm ngón tay
cái.

Chúng ta có thể giúp tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu cảm giác khó
chịu của bé.

M ụ c tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng vưon người và
nhặt các đồ vật trong tầm vói.

M ụ c đích: Tạo cơ hội tối đa cho bé nhặt các đồ vật trong tầm vó i bằng
cách sử dụng động tác cầm nắm.

P hần I - Đ ộng tác cầm n ắm

T ần suất: 10 lần tập mỗi ngày

C ư ờ n g độ: Các đồ vật nhỏ sao cho bé dễ cầm nắm

T rư ừ n g độ: 60 giây

Q uy trìn h : Mỗi bài tập gồm có 1 đến 3 đồ vật

M ôi trư ừ n g: Đặt bé nằm sấp trên sàn hoặc ngồi trên ghế dành cho trẻ
em.

K ỹ thuật: Bắt đầu bằng cách


Côn g cụ cần thiết: chọn ra nhiều đồ vật khác nhau. Tìm
• những đồ vật nhỏ những vật có màu sắc tươi tắn, vừa
• hoặc những miếng bánh nhỏ tầm tay bé, không độc hại, không
làm xước da và thu hút mắt bé. Nên
chọn đồ vật có hình dáng cuốn hút
bé, hoặc có thể phát ra âm thanh vui tai.

M ỗi lần đặt một đồ vật trước mặt bé để bé vói ra nhặt lấy. Bé sẽ bộc lộ
hết quyết tâm và tính kiên nhẫn, cho dù ban đầu có thể hết sức khó khăn.
Hãy cố gắng tìm lấy những đồ vật nào vừa tay bé.

Khi bé lần đầu nhặt được đồ vật, bạn hãy khen ngợi bé để bé biết rằng
những nỗ lực của bé rất đưực trân trọng, cầ n dùng đúng đồ vật đó một vài
lần để bé luyện dần tốt hon. Khi bé đã thành thạo cầm nắm vật đó, trước
khi bé bắt đầu chán, hãy chọn đồ vật thứ hai, sau đó chọn đồ vật thứ ba.

Khi bé đã nắm được kỹ năng cầm nắm đồ vật khá vừa tầm tay, hãy đê
bé nắm lấy các đồ vật nhỏ hon. Tuy nhiên, cần chọn nhũng đồ vật bé có thể
nhìn đưực và ăn đưực bởi từ thòi điểm này trở đi bé hầu như đưa mọi thứ
lên miệng. V ói những đồ vật nhỏ khó nhìn, bạn chỉ nên đặt gần bé khi có
bạn ở bên, hãy cẩn thận theo dõi chưong trình luyện tập của bé, đảm bảo
bé không nuốt phải các đồ vật này.

Đến một thòi điểm nào đó, bé sẽ không cần tập luyện khả năng cầm
nắm nữa. Bạn có thể ngừng các bài tập này lại khi nhận thấy bé có khả năng
cầm nắm hết thảy các đồ vật trong tầm mắt.

Q u y ir& c: Khi bé đã nỗ lực nhặt lấy đồ vật, việc bé cần thòi gian quan
sát cũng rất tự nhiên. Đừng đặt đồ nằm ngoài tầm tay bé. Người lớn
thường làm như vậy khiến cho bé phản đối ra mặt. c ố sức khích lệ bé thả
đồ vật đã nắm đưực. Hãy đổi cho bé lấy đồ vật thứ hai hoặc chỉ hỏi đon
giản, “Con thả quả banh vào tay mẹ nhé?”

Lum ý : Bạn cần cẩn thận xem


xét môi trường xungquanh bé, xem Chú ý:
những đồ vật nào có thể gây nguy không sử dụng đồ ăn dễ bị
hiểm đến bé và để ra khỏi tầm tay nghẹn cần giám sát trẻ những
bé. đồ vật quá nhỏ trẻ có thể nuốt

Tuy nhiên, bạn nên đặt những


đồ vật vui mắt, an toàn trong tầm v ói của bé. Tạo ra một môi trường an
toàn cho bé không có nghĩa là dọn sạch căn nhà đến độ bé chẳng có gì để
học hỏi.

P hần II —S ử dụng th anh xà

Mục đích của việc dạy bé đu trên xà và rướn được ngưòi là nhằm tăng
cường khả năng vận động tay bé.

Khả năng vận động tay giúp bé tiến lên trên các bậc ngang của chiếc
thang trên cao. Việc này cực dễ vói các bé nhỏ tuổi và cực khó vó i người
lớn. Đây là một dạng năng lực quý giá bởi nhờ nó mà lồng ngực bé nở rộng
hơn, khỏe hơn, kết quả là bé thở sâu, thở đều hơn. Hơi thở đều đặn tạo
sức đề kháng mạnh hơn, chống lại bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, vì thế
bé sẽ khỏe mạnh hơn, thân thể dẻo dai hơn.

Khả năng vận động tay còn mang đến cho bé cơ hội cải thiện tầm nhìn.
Vấn đề này sẽ được đề cập ở chương sau.

Tần suất: 15 lần mỗi ngày

Cường độ: Từ không gánh trọng lượng đến gánh trọng lượng toàn
thân

Trưừng độ: 20 đến 30 giây

Quy trình: Bài tập nắm và đu người trên thanh xà

Môi trưừng: Gắn một thanh


Công cụ cần thiết: xà vào cửa ra vào,ởvịtrícao quá tầm
• Thanh xà có đường kính lem vói tay của bé khoảng I5cm. cần
đến I,5cm gắn ở cửa (vị trí đảm bảo thanh xà đủ chắc, chịu
gắn cao quá tầm vói tay của được sức nặng người bé. Đảm bảo
bé khoảng I5cm) an toàn cho khu vực ngay dưới
thanh xà bằng cách đặt một tấm
đệm hay thảm dày ở đó. Quanh chỗ
này không nên đặt những vật có cạnh, góc sắc nhọn vì bé có thể va phải khi
buông xà.

Kỹ thuật: Giữ chắc hông bé,


Một cách khác: nâng bé lên ngang thanh xà sao cho
Bạn có thể cho bé nắm một tay bé dễ dàng nắm được. Khi bé
chiếc thìa gỗ lớn. Đặt bé nằm bắt đầu nắm chặt thân xà, hãy hạ
ngửa, chìa chiếc thìa ra sao người bé xuống thấp dần cho đến
cho bé có thể nắm lấy. Sau đó khi tay bé duỗi thẳng hoàn toàn.
nhẹ nhàng kéo bé lên, để cho Tiếp tục giữ chắc thân người bé. Khi
bé chịu dần trọng lượng cơ bé tự tin hơn, hãy du người bé ra
thể mình. trước, ra sau một chút. Theo cách
đơn giản này, bé sẽ quen vói các cử
động đu đưa nhẹ nhàng trong khi
tay được vận động tối đa.
Mỗi ngày, bạn sẽ giảm dần khối lưựng ngưòi bé đưực bế, chuyển sức
nặng sang cho bé chống chịu. Dần dà, từng chút một, bé sẽ dần đảm nhận
toàn bộ trọng lưựng cơ thể. Bé sẽ hết sức tự hào về bản thân khi làm được
điều này. Trên thực tế, trong mỗi lần tập, bé sẽ muốn đu người lâu thêm
một chút so vói lần tập trước.

Có thể đôi lúc bạn phải buộc bé thả tay khỏi thanh xà vì bé giữ lâu quá.
Tốt hơn cả chỉ cho bé tập vừa phải chứ không nên quá sức.

Lư u ý : Bé đã có thể đu một mình trên thanh xà trong khoảng 30 giây,


điều này có nghĩa bé đã sẵn sàng chuyển từ thanh xà cao quá đầu sang chiếc
thang luyện tay, bạn sẽ tiếp cận nó trong chương trình phát triển năng lực
điều khiển tay của Giai đoạn IV.

TÓM LƯỢC
Để kiểm soát và theo dõi diễn tiến của chương trình phát triển năng lực
vận động, bạn hãy làm thêm các phiếu theo dõi, như thế bạn sẽ thấy dễ thở
hơn. Phiếu theo dõi dưới đây tổng kết các bài tập cần thiết cho bé ở thời
điểm này.

Lúc này bé chẳng những đã có khả năng nhìn nhận và tận hưởng thế
giói xung quanh mà còn chuẩn bị đón nhận những bài tập vận động quan
trọng và cần thiết.

Trước mắt vẫn còn rất nhiều thử thách cho bé. Bé chỉ mói đặt chân vào
thế giói chứa đầy ẩn ý, và bé sẽ sớm hiểu được trong mỗi sự vật hàm chứa
hàng ngàn lóp nghĩa. Đây sẽ là bài học suốt đòi bé chứ không đơn giản chỉ
là một giai đoạn để vượt qua trong vài tháng đầu đòi.

Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là bé được trang bị những hành trang
cần thiết cho hành trình khám phá hết thảy những điều mói lạ của cuộc
sống. Tất nhiên, bé sẽ phải tích lũy kinh nghiệm dần dần, rồi nhờ những
trải nghiệm mà hiểu biết thêm, nhưng giờ bé đã sẵn sàng vận dụng khả
năng của bản thân để trở thành một con người đúng nghĩa vói đầy đủ
phẩm chất và năng lực.
Khả nảng di chuyển

Cơ hội di chuyển bằng cách bò

Mỗi ngày 20 lẩn, mỏi lán 3 phút

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng thời gian bé bò trên sàn mỏi n g à y :________________

Tổng quãng đường bé bò trên sàn mỏi n g à y :____________________________

Mục tiêu dài hạn: 365 mét mỗl ngày

Năng lực đỉều khiển tay:

Cơ hội cẩm nám


Nhặt các đồ vật - mỗi ngày 10 lẩn, mòi lần 60 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 10 phút

Sử dụng thanh xà - mỗi ngày 15 lẩn, mỗi lần từ 20 đến 30 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
□ □ □ □ □
Tổng cộng: 5 phút đến 7 phút 30 giây

Những biên chuyển đáng lưu ỷ hôm nay:

Ngày:
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KHẢ NẢNG DI CHUYỂN GIAI ĐOẠN III

Phiếu theo dõi hàng ngày

Khả năng di chuyển

Cơ hội cho bé di chuyển thoải mái


Chú ý: Cho bé thực hiện cả 10 hoạt động trong mỗi lẩn luyện tập
Mỗi ngày 2 lần tập, mỗi hoạt động tăng dẩn từ 15 giây lên 60 giây
Tổ n g c ộ n g : 2 p h ú t 3 0 giây, tà n g d â n lên 10 p h ú t

1. Xoay ngang ở tư thế úp sấp người □ □


2. Xoay mạn trái người bé □ □
3. Xoay mạn phải người bé □ □
4. Nâng người bé ởtư thế ngửa □ □
5. Xoay vòng □ □
6. Xoay vòng ở tư thế ngửa □ □
7. Xoay vòng, đầu hướng lên □ □
8. Du người bé □ □
9. Tung bé lên cao □ □
10. Đu đưa người bé theo hướng dọc, đầu hướng xuống □ □

Những biến chuyển đáng lưu ý hôm nay:


Ngày:
Lân đánh giá thứ tư

N
hững lần đánh giá quan trọng nhất do mẹ tiến hành mỗi ngày khi
chăm bẵm, dạy dỗ bé. Mẹ trở nên thành thạo việc đoán biết đưực
bé có thể dễ dàng thực hiện những bài tập nào, những bài tập nào
vẫn còn là thử thách lớn lao đối vói bé.

Mỗi ngày, bé lớn dần lên từng phút một. Bất cứ khi nào bé có bước
chuyển đáng kể, mẹ nên ghi chú vào phiếu theo dõi hoặc sổ tay quá trình
tăng trưởng và phát triển của bé. Mỗi Giai đoạn trên Bản Mô tả chính là
một bước chuyển lớn lao, khi bé học được một kỹ năng mói, bé sẽ cần
nhiều tháng củng cố và hoàn thiện dần.

Đôi khi, các ông bố bà mẹ nuôi hy vọng con mình sẽ bước qua giai đoạn
mói của quá trình phát triển vói sáu giác quan phát triển đồng đều.

Tuy nhiên đây hầu như là điều không tưởng.

Trước hết, đa phần não bộ của trẻ khi mói sinh đều chưa hoàn thiện.
Trên thực tế, rất hiếm trẻ có bộ não hoàn thiện hoàn toàn khi mói sinh
hoặc trong vòng 12 tháng đầu đòi.

Mỗi bé có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Mục đích chính của
Bản Mô tả Quá trình Phát triển của bé là nhằm xác định chính xác đâu là
những điểm mạnh để bố mẹ giúp bé củng cố và đâu là khu vực cần thêm
nhiều kích thích, nhiều bài tập để phát triển hoàn thiện hon.

Những đạt đánh giá mà chúng tôi đã hướng dẫn kỹ đều rất quan trọng,
tuy nhiên những quan sát hàng ngày của bố mẹ bé cũng quan trọng không
kém, để biết đưực bé thích ứng ra sao vói chưong trình luyện tập và vói các
yêu cầu của cuộc sống.

Khi đã hiểu thấu suốt Bản Mô tả Quá trình Phát triển mà chúng tôi đưa
ra, cha mẹ sẽ biết chính xác mình cần chú trọng những gì, như vậy họ có
thể nắm bắt được những điểm chính yếu vốn dễ dàng bị bỏ qua.
Điều này giải thích vì sao việc hiểu rõ Bản Mô tả lại quan trọng đến thế.
Hiểu đưực như vậy, bố mẹ sẽ trở thành những người quan sát toàn tâm
toàn ý và tinh nhạy hon bất kỳ ai trên thế giói này, nếu không nói họ là
những người thầy, những huấn luyện viên, những chiến lưực gia hoàn hảo
nhất cho sự phát triển của bé.

v ề khía cạnh phát triển giác quan, Giai đoạn IV của Bản Mô tả chính là
giai đoạn bản lề giúp hoàn thiện khả năng nhận biết của bé: hiểu biết chiều
sâu, khả năng nghe và giải mã ngôn ngữ trừu tưựng và khả năng nhận biết
kích thước thứ ba của đồ vật nhờ xúc giác.

v ề khía cạnh phát triển khả năng vận động, Bản Mô tả chú trọng đến
việc bộc lộ các khả năng sau: đứng thẳng trên hai chân và bước đi, dùng từ
để giao tiếp, phối họp ngón cái và ngón trỏ để nhặt các đồ vật nhỏ.

Nếu bạn tiến hành đánh giá bé ngay từ khi bé vừa chào đòi và kế đó áp
dụng chuông trình luyện tập cho bé thì lần đánh giá thứ tư này nên diễn ra
khi bé đưực năm đến sáu tháng tuổi. Cũng như những lần đánh giá trước,
có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy các phản ứng của bé ở các giai đoạn
trước đều đã trở nên mạnh mẽ hon, ổn định hon. Một số khu vực tùng
đưực đánh dấu là “Bình thường” từ hai tháng trước đã trở thành hoàn hảo.

Giai đoạn IV của Bản Mô tả sẽ diễn ra một số bước ngoặt lón trong quá
trình phát triển của bé. Giai đoạn này đưực tô màu đen trên Bản Mô tả.

Đây là giai đoạn đầu tiên mà tất cả các chức năng mói đều phụ thuộc
vào sự phát triển của vỏ não.

So vói các loài động vật khác, chỉ duy nhất loài ngưòi m ói có vỏ não.
Mỗi ngày lửn dần lên, bé sẽ tận dụng lựi thế này của giống loài để đạt đưực
những thành tựu mà không loài động vật nào trên đòi có thể làm đưực.

Các bà mẹ cần nhớ rằng, mỗi ngày bé lớn lên, bé sẽ càng biết chắc mình
muốn và không muốn điều gì. Bởi thế, mẹ cần tiếp tục chọn thòi điểm thích
họp nhất trong ngày để tiến hành đánh giá bé, có như vậy mẹ m ói hiểu rõ
bé có thể và không thể làm những gì.

NĂNG Lực THỊ GIÁC: GIAI ĐOẠNIV


H ội tụ tầm nhìn
Hội tụ tầm nhìn là khả năng sử dụng đồng thòi hai mắt để nhìn được
chiều sâu của không gian. Nếu chú ý, bố mẹ sẽ có thể quan sát quá trình
phát triển của khả năng hội tụ tầm nhìn ở trẻ.

Khi mói sinh, bé không có khả năng sử dụng đồng thòi cả hai mắt. Các
bậc làm cha làm mẹ thường sẽ rất bối rối khi bế và nhìn vào mắt bé, bởi
thông thường hai mắt bé không cùng nhìn về một hướng.

Bé sẽ không thể phát triển khả năng hội tụ tầm nhìn nếu chưa nhìn
đưực các chi tiết trong một tổng thể. Khi đã dễ dàng nhìn đưực các chi tiết,
bé sẽ có khả năng nhắm một vật nào đó và cứ thế nhìn chăm chú. Khỏi đầu
bé sẽ nhìn ở tầm gần, khoảng 0,6 mét đến gần 1 mét. Khi khả năng nhìn ra
các chi tiết của bé phát triển dần, tầm nhìn của bé cũng đưực mở rộng hon.
Bé sẽ sớm nhìn đưực vật trong khoảng 1,2 mét, sau đó là 1,5 mét, cứ thế
tăng dần lên cho đến một ngày bé dễ dàng nhận ra mẹ của mình giữa một
đám đông ở cách đó đến 10 mét.

Trên thực tế, kể từ khi bé nhìn đưực các chi tiết, nhu cầu hội tụ tầm
nhìn cũng nảy sinh. Ngoài ra, tạo hóa đòi hỏi nhiều yêu cầu khác, buộc bé
phải phát triển khả năng hội tụ tầm nhìn.

Yêu cầu tiên quyết của việc cải thiện thị giác, nhất là khả năng hội tụ
tầm nhìn, xuất phát từ nhu cầu di chuyển của bé. Sự phát triển thị giác và
khả năng vận động có mối gắn kết không thê tách ròi. Khi bé đã nhìn tốt
hon, nỗi thôi thúc đưực di chuyển sẽ không ngừng lớn lên. Một khi đã di
chuyển nhanh hon, bé sẽ càng muốn tăng tốc và nhìn mọi vật rõ ràng hon.
Chỉ đon giản thế thôi.

Ngay từ khi học trườn, ở mức độ nào đó, bé phải bắt đầu đánh thức khả
năng hội tụ tầm nhìn. Bé không cần nhiều, bé cũng ít vận dụng đến khả
năng này trừ trường họp cấp thiết, nhung ít ra bé phải có nó. Lý do hết sức
đon giản. Khi lần đầu tiên đưực di chuyên độc lập bằng cách vận động cơ
bụng, bé ngạc nhiên khi va vào nhiều đồ vật.

Lúc đầu, bé thường xuyên đâm vào các món đồ. Chỉ vì bé hoàn toàn
không chú ý mình sẽ di chuyển đến đâu. Hãy nhớ rằng, ở giai đoạn khỏi
đầu này, bé trườn chỉ vì để đưực di chuyển. Việc di chuyển của bé không hề
được định hướng. Khi va vào món đồ nào đó, bé nhận được bức thông
điệp, “Phải xem xem mình đang đi đâu chứ.”
Bé bắt đầu chú trọng đến khả năng nhìn - nói rõ hon - là kéo ánh mắt
hai bên lại gần nhau, nhằm ít ra cũng lờ mờ đoán đưực vật thể trước mặt
cách mình bao xa. Đó là một ý niệm mơ hồ bởi bé chỉ vừa mói chớm bước
vào giai đoạn nhận biết chiều sâu. Dau sao đó cũng là một sự khỏi đầu.

Mỗi khi trườn lên, bé có cơ hội bao quát tầm nhìn và xích ánh mắt hai
bên lại gần nhau hơn. Nếu mẹ quan sát con mình khi bé trườn trong phòng
vói tốc độ tối đa, đôi lúc bạn sẽ nhận thấy vẻ khác biệt trên khuôn mặt bé.
Vẻ chăm chú trên mặt bé sẽ hé lộ cho bạn biết khi nào bé tập trung tầm
nhìn.

v ề sau, khi bé đã đánh bại được trọng lực, tự nâng người lên bằng tay
và đầu gối, bé lại gặp phải vấn đề rắc rối khác. Bé không chỉ phải ước tính
được mình ở cách chân ghế phòng khách bao xa mà còn phải áng chừng
được khoảng cách giữa đầu bé vói sàn, bởi bé dễ gặp nguy cơ đập mặt
xuống sàn.

Hãy quan sát một em bé mói học bò. Bé thường bị chúi xuống sàn.
Nguyên nhân là do khả năng nhận thức của bé chưa ước lượng được
khoảng cách giữa đầu và sàn. Khi bị va vào sàn, chắc chắn bé sẽ tự hỏi tại
sao sàn lại bật lên rồi va vào đầu mình.

Trong trường họp này, tự nhiên chính là một người thầy nghiêm khắc.
Khi bé không điều khiển được ánh nhìn hay áng chừng sai, bé phải trả giá
nhẹ nhàng là va vào đâu đó làm đau điếng đầu.

Khi đã thực sự dùng hành động bò để di chuyên, bé sẽ thường xuyên sử


dụng khả năng hội tụ tầm nhìn. Lúc này, bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi
nào hai mắt bé cùng nhìn về một hướng và khi nào không.

Có thể, bạn sẽ thấy ở thòi điểm này một mắt của bé thường liếc qua liếc
về. Điều này xảy ra ở hầu hết các bé sơ sinh, nhất là khi bé mệt, ốm, đặc
biệt là lúc bị sốt.

Lý do là vói tình trạng não trẻ sơ sinh, khả năng hội tụ tầm nhìn rất dễ
biến đổi. Khu vực thị giác trên não rất rộng, do đó nó đòi hỏi rất nhiều oxy.

Nếu nhu cầu này được đáp ứng, thị giác của bé sẽ ổn định. Tuy nhiên,
bất cứ áp lực nào gây ra đối vói vùng não trung tâm, chẳng hạn như do mệt
mỏi, bệnh tật, sẽ khiến cho tầm nhìn của bé bị ảnh hưởng hơn bất cứ chức
năng nào khác.

Khi đó bố mẹ có thể nhận thấy mắt bé hoi lác. Một bên mắt di chuyển
ra xa mũi được gọi là “mắt lác phân kỳ”, một bên mắt di chuyển lại gần mũi
đưực gọi là “mắt lác hội tụ”. Hội chứng này phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Đây không phải là dấu hiệu của bệnh về mắt mà chỉ đơn thuần là một
sản phẩm của não bộ.

Thỉnh thoảng, một hoặc cả hai mắt của bé lập tức chuyển sang tình
trạng lác hội tụ hoặc phân kỳ. Đây là dấu hiệu tổn thương não bộ. Chúng ta
không thể và không nên coi đó là dấu hiệu tổn thương mắt. Trong trường
họp này, việc phẫu thuật mắt hoặc các cơ mắt sẽ không có tác dụng. Thông
thường sau phẫu thuật, trong vòng sáu tháng, mắt sẽ trở lại trạng thái lác
như cũ, và cứ như thế việc phẫu thuật lặp đi lặp lại.

Thật đáng buồn là vấn đề không nằm ở mắt bé. Mắt chỉ bộc lộ triệu
chứng mà thôi. Do đó không thê giải quyết vấn đề bằng cách tiến hành
phẫu thuật triệu chứng, vấn đề chỉ có thể được giải quyết từ gốc rễ, tức là
não bộ.

Khi bố mẹ hiểu được đúng quá trình phát triển của khả năng hội tụ tầm
nhìn, họ có thể đưa ra những đánh giá xác đáng để từ đó thiết lập các bài
tập phù họp, tạo cơ hội giải quyết những vấn đề này và ngăn ngừa các triệu
chứng tương tự.

Cách đầu tiên và hữu hiệu nhất để đánh giá bé trong Giai đoạn IV là
quan sát bé hàng ngày. Bé có sử dụng cả hai mắt để nhìn không? Bé có
thường xuyên va vào các đồ vật? Khi gặp những trường họp có bậc lên
xuống, chẳng hạn như ở chân cầu thang, bé có dừng lại thận trọng xem xét
hay cứ thế tằng tằng tiến? Nếu bạn đặt bé trên bàn, bé có lập tức níu lấy
bạn vì cảm nhận thấy đang ở quá cao, nguy hiểm hay bé sẽ vui sướng nhảy
nhót vì không nhận biết được mình sẽ bị ngã đau?

Bé có thường xuyên để ý đến những ký hiệu nhỏ trên trang sách hay các
ký tự in trên đồ chơi không? Các ông bố bà mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi bé
nhận biết được những vật thể bé xíu. Điều này có nghĩa bé có khả năng hội
tụ tầm nhìn đối vói các vật ở gần.

Khi bạn nhìn vào mắt bé, bé lúc nào cũng nhìn thẳng vào mắt bạn hay
một mắt bé đôi lúc di chuyển qua lại? Vị trí mắt di chuyển có thể thay đổi,
có lúc sang phải, có lúc sang trái. Đây là điều hoàn toàn bình thường.

Bà mẹ có thói quen nhìn ngắm con mình, sẽ rất có ích nếu bạn bắt đầu
quan sát mắt trẻ con và người lón xung quanh để phân biệt đưực khả năng
hội tụ tầm nhìn tốt hay không. Nếu đánh giá ngưòi lớn theo Bản Mô tả,
thông thường điểm yếu của họ chính là khả năng hội tụ hoàn hảo. Có rất
nhiều người bộc lộ sự yếu kém hay không ổn định.

Điều này không gây ảnh hưởng đến khả năng nhận biết chiều sâu
nhưng lại có thể tác động mạnh đến khả năng đọc viết.

Khả năng hội tụ tầm nhìn đon


Hội tụ tấm nhìn giúp nhận biét
giản là nền tảng cho năng lực hội tụ
chiếu sàu dơn giàn
tầm nhìn phức họp sau này. Khả năng
Hoàn hóo hội tụ tầm nhìn phức họp là yêu cầu
N hận b iế t có ý n gh ĩa cơ bản để một đứa trẻ nhìn được các
Hình 18-1: Khả năng hội tụ tầm nhìn hoàn hảo
chữ in kích cỡ nhỏ trong bất cứ cuốn
sách nào hoặc viết ra các chữ cái theo
ý muốn.

Đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng, chúng tôi sẽ bàn lại vấn đề
này khi thảo luận về khả năng di chuyển.

Khi bạn quan sát thấy bé đã sử


Hội tụ tắm nhìn giúp n
dụng cả hai mắt ổn định, và biểu lộ
chiểu sảu đơn giàn
khả năng nhận biết chiều sâu đơn
giản, hãy viết từ “Hoàn hảo” lên ô hội
Nhận b iế t có ý n gh ĩa tụ tầm nhìn trên Bản Mô tả và kẻ
Hình 18-2: Khả năng hội tụ tầm nhìn bình đường thẳng màu vàng cam lên mép
thường trên của ô này (xem Hình 18.1).

Nếu bé bộc lộ khả năng nhận biết chiều sâu nhưng không ổn định, một
mắt hoặc cả hai mắt bé đôi khi di chuyển qua lại, bạn hãy viết từ “Bình
thường” lên ô hội tụ tầm nhìn trên Bản Mô tả và kẻ một đường thẳng màu
vàng cam lên mép trên của ô này (xem Hình 18.2).

Nếu bé bị lác hội tụ hoặc lác phân kỳ hoặc không nhìn được chiều sâu
một cách ổn định, bạn hãy kẻ một đường thẳng màu vàng cam lên ngay
trên đường thẳng trên cùng của lần đánh giá trước để thể hiện thị giác của
Hội tụ tắm nhìn giúp nhận biết bé vẫn chưa có tiến triển gì (xem Hình
chiếu sâu đom giản 18.3).

Nhận b iế t cỏ ý n gh ĩa
NĂNGLực THÍNH
Hình 18-3: Không có khả năng hội tụ tầm nhìn GIÁC: GIAI ĐOẠNIV
Hiểu đưọ*c hai từ có nghĩa
ghép lại vó*i nhau

Vói cột thính giác của Giai đoạn IV, bố mẹ bé có cơ hội giúp cho cuộc
sống của bé dễ chịu hơn khi hiểu được hai từ có nghĩa ghép lại vói nhau.

Hãy nhó* rằng khung thòi gian trên Bản Mô tả Quá trình Phát triển áp
dụng đối vói một bé bình thường. Mục tiêu của cuốn sách này là khuyến
khích các bậc cha mẹ tạo ra một thế giói tốt đẹp hơn cho bé, sao cho trong
12 tháng đầu đòi, bé có cơ hội thay đổi khung thòi gian đó, tiến đến những
dấu mốc quan trọng.

Nếu bạn thực hiện đúng và đều đặn chương trình phát triển thị giác,
thính giác, xúc giác thì đến thòi điểm này bé sẽ bắt đầu hiểu được hai từ có
nghĩa ghép lại vói nhau.

Hãy cùng kiểm lại những bài tập chúng ta đã dạy cho bé: các hình cơ
bản, hình dáng các khuôn mặt, số đếm đơn giản, các loại quả, động vật và
các loài hoa. Thêm vào đó là các kích thích khác nhau khi mẹ chuyện trò
cùng bé. “Con có đói không?” mẹ hỏi bé. “Con có tè không đấy?”/“Con có
mệt không?”/“Mẹ yêu con.”/“Con ngoan quá.”/“Bố đâu rồi con?”/“Đây là
áo đỏ của con nhé”

Có vẻ bé còn hiểu nhiều hơn hai từ có nghĩa ghép lại vói nhau. Thứ bé
thiếu chính là phương tiện biểu đạt những gì bé hiểu. Bé sẽ cố hết sức cho
bạn biết bé hiểu những gì. Khi mẹ hỏi, “Con có đói không?” đôi lúc bé sẽ trả
lòi bằng cách chóp chép miệng. Đó là dấu hiệu rõ nét cho thấy bé hiểu được
từ “đói”.

Cũng vói câu hỏi trên, đôi khi bé đáp lại bằng tiếng khóc rỉ rả. Đây
không chỉ là lòi đáp “Con đói” mà còn có nghĩa “Mẹ nhanh nhanh đi. Con
đói ngấu rồi!”. Đôi khi không đói, bé chỉ đơn giản tỏ vẻ khó chịu. Tất nhiên
đây vẫn là phản ứng thích họp trước câu hỏi của mẹ bé. Bé thực sự hiểu mẹ
nói gì.

Đối vói các em bé sơ sinh, việc biểu đạt rõ ràng ý nghĩ và cảm giác hết
sức khó khăn. Bé hiểu nhiều hơn những gì bé bày tỏ ra. Kết quả là đa phần
người lớn đánh giá thấp các bé.

Nếu kết quả duy nhất mà cuốn


sách này mang lại là làm cho bố mẹ
hiểu được các bé nhận biết khá đầy
đủ về thế giói thì thực sự cũng đáng
công sức chúng tôi bỏ ra. về căn bản
chúng ta đã giúp làm giảm bứt những
Hình 18-4: Khả năng hiểu nghĩa hai từ hoàn thử thách mà bé phải đối mặt. Cuộc
hảo
sống của các bé cũng như của bố mẹ
trở nên dễ thở hơn, vui vẻ hơn.

Khi đã biết chắc chắn con mình thực sự hiểu hai từ có nghĩa ghép lại
vói nhau, mẹ bé nên viết từ “Hoàn hảo” lên ô hiểu được ý nghĩa của hai từ
trên Bản Mô tả và kẻ một đường màu vàng cam lên mép trên của ô này
(xem Hình 18.4).

Trên Bản Mô tả, đây là khu vực


Hiểu nghla hai từ
đánh giá không có mức “Bình
thường”. Một bé có thể có hoặc không
có khả năng này. Nếu bé vẫn không
K hờ n ú n g n h ậ n b iế t c ơ bàn hiểu được ít nhất hai từ, bạn hãy kẻ
một đường thẳng màu vàng cam lên
Hình 18-5: Không hiểu được hai từ liền nhau ngay trên đường kẻ của lần đánh giá
trước để cho thấy thính giác của bé
vẫn đang ở giai đoạn cũ (xem Hình 18.5).

NĂNGLực XÚCGIÁC: GIAI ĐOẠNIV


Nhận biết được chiều kích thứ ba của những vật trước đây
vốn phang trong mắt bé

Các ông bố bà mẹ thường cho rằng rất khó đánh giá được năng lực xúc
giác của bé trong Giai đoạn IV. Lúc này, các bà mẹ muốn xem xét xem bé có
nhận biết được chiều kích thứ ba của những đồ vật trước đây vốn phẳng
trong mắt bé.

Việc này không hề khó như mọi người vẫn nghĩ. Ớ giai đoạn III, bé bắt
đầu vưon người cầm nắm vật. Khi thực hiện động tác này, bé đã dần hé lộ
khả năng hiểu đưực chiều thứ ba của đồ vật.

Lúc đầu, bé sẽ để ý và nhặt lấy những vật nhô ra, hiện rõ ở quanh chỗ
bé, nhưng khi đã nhặt hết những đồ vật dễ thấy rồi thì những món đồ khó
quan sát hon bắt đầu thu hút sự chú ý của bé.

Đôi khi, do ngẫu nhiên, bé nhặt đưực những món đồ dù không hề nghĩ
nó tồn tại do chỉ nhìn được dạng phang của món đồ.

Đây chính là một dạng đột phá.

Thường thì sựi dây chuyền dạng phẳng trên cổ mẹ sẽ thu hút bé khi dây
đu đưa qua về. Sau đó chẳng bao lâu, bé sẽ để ý dây chuyền dù nó nằm yên
trên nền áo của mẹ. Ban đầu chỉ có thị giác của bé đưực huy động, nhưng
dần dà xúc giác của bé cũng “vào cuộc” để nhận diện vật thể bí ẩn nhìn thì
phẳng nhưng thực ra có chiều kích thứ ba.

Bé sẽ sờ những đồng tiền đưực


thả trên sàn khi đang bò. Bé sẽ nắm Nhận biểt chiếu thứ ba của nhừnợ
vật vốn bằng phảng bằng xúc giác
lấy tờ giấy phẳng trên bàn. Đây chính
là những dấu hiệu rõ nét cho thấy bé ■Hoòn háo
đã nhận biết đưực chiều sâu của
những sự vật vốn trước đây bằng Khà nỡ n g nh ận b iết c ơ bàn
phẳng trong mắt bé.
Hình 18-6: Nhận biết hoàn hảo nhờ xúc giác

Khi quan sát thấy bé đã nhận biết


ổn định chiều kích thứ ba của những vật vốn bằng phẳng, bạn hãy viết từ
“Hoàn hảo” vào ô này trên Bản Mô tả và kẻ một đường thẳng màu vàng
cam lên mép trên của ô (xem Hình 18.6).

Đây cũng là một khả năng mà bé có hoặc không, không có mức độ


“Bình thường” ở giai đoạn này. Nếu bé không bộc lộ khả năng nhận biết
chiều kích thứ ba của những vật nhìn có dạng phẳng, bạn hãy kẻ một
đường thẳng màu vàng cam lên trên đường thẳng của lần đánh giác trước,
cho thấy xúc giác của bé vẫn ở giai đoạn trước (xem Hình 18.7).
Nhện biết chiếu thứ ba cùa những
KHẢ NĂNG DI CHUYỂN: vật vón bằng phảng bằng xúc giác
GIAI ĐOẠN IV
Bước đi, sử dụng tay để giữ
thăng bằng Khỏ nởng nhận biết cơ bởn

Có lẽ trên Bản Mô tả Quá trình


Phát triển, không có giai đoạn nào m à Hình l8"7: Không nhận hiết được chiều kích
A , ^ V 1 / , * . . thứ ba của sự vật nhừ xúc giác
Ông bõ mẹ can chú trọng hon giai
đoạn bé đứng thẳng và bước đi, sử
dụng hai tay làm công cụ giữ thăng bằng.

Các bé vốn rất thích đứng thẳng dậy. Đây chính là mục tiêu hàng đầu
ngay khi bé nhận biết đưực về tư th ế này. Bé sẽ trải nghiệm, đùa vui v ó i tư
th ế m ói lạ này, thậm chí cả khi đang tập trườn. Bé sẽ ra dấu cho b ố mẹ
nâng bé đứng lên. Bé thích thú nhún nhảy, tất nhiên đây chính là động lực
để b ố mẹ bé thực hiện việc này thêm nhiều lần nữa.

Khi chuyển sang giai đoạn bò, bé đã có khả năng nâng thân người mình
lên. Đây chính là nguyên nhân chúng tôi khuyên bạn cất hết những vật gây
chướng ngại khỏi khu vực bé tập bò, nếu không bé sẽ có xu hướng kéo mọi
thứ về phía mình.

Thử thách đầu tiên và “khó nhằn” nhất m à bé phải vưựt qua không phải
việc bước đi mà là việc đứng thẳng. Nói đon giản hon, đây là công việc khó
khăn hon việc bước đi nhiều.

Không ai biết rõ điều này h on trẻ. N gưòi ló n chúng ta vẫn thích “lá i” bé
đi nhung bé biết đây không phải là bước đi thực sự. Đây chỉ là hành động
ngưòi lớn dẫn bé di chuyển mô phỏng các động tác của bước đi. Nguyên
nhân là do ngưòi ló n chúng ta thường coi nhẹ tầm quan trọng của việc
đúng thẳng. Chúng ta vẫn nghĩ rằng bước đi chính là khả năng phối họp
các cử động của chân và bàn chân. Tuy nhiên, thực ra bước đi là kết quả
của khả năng giữ thăng bằng để đúng thẳng.

Nếu b ố mẹ giữ bé khi bé đứng, bé sẽ không vận dụng đến khả năng giữ
thăng bằng của mình nữa. B ố mẹ đã giữ thăng bằng hộ bé rồi. Lúc này, chỉ
có trạng thái thăng bằng của b ố mẹ được thiết lập và duy trì, còn trạng thái
thăng bằng của bé thì không.
Điều này hoàn toàn chính đáng
vói một bé hai tháng tuổi vẫn đang Bước di, sử dụng hai bàn tay làm
công cụ giữ thăng bằng
học trườn, nhưng khi bé đã di chuyển
bằng cách bò thì bạn nên đê bé tự ■HoÀn hảo
mình trải nghiệm càng nhiều càng tốt.
Khà nỡng n h ận b iết c ơ bàn
Quá trình đánh giá khả năng di
Hình 18-8: Bước đi hoàn hảo
chuyển của bé ở giai đoạn này cần
đưực tiến hành dựa trên việc bé làm
đưực gì khi không được bố mẹ giữ, thậm chí không ai chạm vào bé.

Khi bé có thê đứng thẳng và bước Bước di, sử dụng hai bàn tay làm
đi quanh phòng vói đôi tay làm công công cụ giữ thảng bằng
cụ giữ thăng bằng (tay giơ ngang hoặc
cao hơn vai), bạn hãy viết từ “Hoàn
hảo” lên ô tương ứng trên Bản Mô tả Khả nũn g nh ận b iết cơ bàn
và kẻ một đường thẳng màu vàng cam
lên mép trên của ô này (xem Hình
Hình 18-9: Chưa đi được
18.8).

Không có mức độ “Bình thường” ở giai đoạn này, vì thế khả năng di
chuyển của bé sẽ vẫn chỉ dừng ở Giai đoạn II trên Bản Mô tả, cho đến khi
bé có thể đứng thẳng và bước trong phòng, dùng hai tay để giữ thăng bằng
(xem Hình 18.9).

NĂNGLực NGÔNNGỮ: GIAI ĐOẠNIV


Tự nói được hai từ có nghĩa

Trong khi các ông bố khấp khởi trước bước đi đầu tiên của bé thì các bà
mẹ lại thường xuýt xoa khi bé nói được từ đầu tiên. Thật khó lòng biết
được khả năng nào quan trọng hơn.

Ở giai đoạn này, các ông bố bà mẹ chỉ cần xác định thòi điểm bé tự nói
được hai từ có nghĩa.

Hai từ này có thể không hoàn toàn tròn âm rõ chữ để ai ai cũng hiểu.
Trên thực tế, chắc chắn bé chưa thể nói được như thế. Thay vào đó, những
từ đầu tiên mà bé nói là những từ đặc biệt mà mẹ bé hiểu được, đó là
những từ đặc biệt mà bé lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm truyền đạt cùng một
ý tưởng.

Nếu bé thường xuyên nói “baba” vói ý nghĩa cụ thể là “Con muốn đưực
bú” thì từ “baba” sẽ mang ý nghĩa là “bú” trong kho từ của bé.

Thông thường, mẹ và bé cùng


nhau tạo lập cách giao tiếp riêng cho
đến khi bé có thể phát ra được nhiều
âm thanh mà ngưòi lớn chúng ta vẫn
gọi là từ rõ nghĩa. Bé sẽ phải mất
nhiều tháng liền mói có đưực khả
năng này.
Hình 18-10: Khả năng tự nói được hai từ có ý
Khi bé nói đưạc hai từ riêng biệt
nghĩa hoàn hảo
và thường xuyên dùng vói ý nghĩa
nhất định, bạn hãy viết từ “Hoàn hảo” vào ô tưong ứng trên Bản Mô tả và
kẻ một đường thẳng màu vàng cam lên mép trên của ô này (xem Hình
18.10).

Ớ giai đoạn này không có mức độ


Tự nói hai từ có ý nghĩa “Bình thường”. Nếu bé vẫn chưa nói
đưực hai từ riêng biệt hoặc các từ của
bé không ổn định thì bạn hãy kẻ một
đường thẳng màu vàng cam lên trên
B iểu lộ kh ờ n à n g c ơ bâ n
đường kẻ của năng lực ngôn ngữ Giai
đoan III để cho thấy bé vẫn chưa có
Hình 18-11: Chưa nói đươc hai từ có ý nghĩa w v ^ -
tiến triền gì (xem Hình 18.11).

NĂNG Lực ĐIẾU KHIỂN TAY: GIAI ĐOẠN IV


Phối họ*p vùng vỏ não đối diện ỏ* cả hai tay

Khi bố mẹ bé chuẩn bị đánh giá khả năng phối họp vùng vỏ não đối
diện của bé, đôi lúc bé đã thực hiện được hành động này. Phối họp vùng vỏ
não đối diện chính là khả năng dùng đồng thòi ngón cái và ngón trỏ để nắm
lấy các đồ vật. Khả năng này đưực đặt tên liên quan đến “vùng vỏ não” do
đây chính là chức năng đặc biệt của vỏ não con người.

Khi bé đã nhặt các đồ vật thành thạo, thường thì bé sẽ thử nhặt những
vật nhỏ hon.
Cùng lúc này, thị giác của bé cũng đưực cải thiện đáng kể. Bé thích các
đồ vật nho nhỏ. Bắt đầu là những mẩu thức ăn thừa sau khi bé ăn xong. Bé
có thể phát hiện mẩu lông xù trên tấm thảm đặt cách đó ba mét rồi lẫm
chẫm tiến đến tóm lấy trước khi mẹ bé kịp ngăn lại.

Đôi lúc, bé cố nhặt lấy những món đồ vốn không thể nhấc lên được
bằng kiểu nắm bốn ngón. Thực tế đánh bại bé nhưng bé không chịu bỏ
cuộc. Bé sẽ tận dụng mọi cách có thể nghĩ ra để cầm nắm đưực đồ vật đó.

Thông qua quá trình thử sai, bé học đưực rằng nếu ngừng việc dùng cả
bàn tay để cầm nắm đồ, thay vào đó chỉ cần sử dụng ngón cái và ngón trỏ là
đã có thể cầm món đồ rồi.

Ban đầu thường thì bé thành thạo một bên tay trước. Chỉ khi đã điều
khiển thuần thục một tay rồi, bé m ói tiếp tục kiểm nghiệm vó i tay kia.

Đê đánh giá khả năng này của bé, tốt nhất bạn nên đặt những đồ vật
nhỏ, phẳng ở trước mặt bé, sao cho bé khó lòng dùng cả bàn tay để tóm lấy
đồ. Có thể sử dụng các chuỗi vòng hoặc các lá bài.

Bạn hãy sẵn sàng cổ động bé


Phối hợp vùng vò náo dối diện ở cả
nhung hãy đảm bảo để chuỗi vòng
hai tay
hay các lá bài không “hạ cánh” &
t-loòn hỏo miệng bé.

B iể u lộ k h à n ò n g c ơ b à n Khi tay nào của bé cũng có thể


vưon ra nhặt lấy một món đồ bằng
Hình 18 -12 : Khả năng phối hop vùng vỏ não / T_____ I / V ' . 1 _____ _ _ / /. V ____ / . 7»
/v. ,.1 , * ; “ cách phoi họp ngón cái và ngón tro,
đối diện hoàn hảo 0 0
bạn hãy viết từ “Hoàn hảo” lên ô
tưong ứng trên Bản Mô tả và kẻ một
đường thẳng màu vàng cam lên mép trên của ô này (xem Hình 18 .12).

Nếu bé chỉ thỉnh thoảng dùng


Phói hợp vùng vò não đói diện ở cả ngón cái và ngón trỏ để nhặt các món
hai tay
đồ, bạn hãy viết từ “Bình thường” lên
B in h thường ô phối họp hai ngón đối diện trên Bản
Mô tả và kẻ một đường thẳng màu
B iể u lộ k h à n ỡ n g c ơ b à n vàng cam lên mép trên của ô này
(xem Hình 18 .13 ).
Hình 18 -13 : Khả năng phối họp vùng vỏ não
đối diện bình thường
Nếu bé vẫn chưa phối họp đưực
vùng vỏ não đối diện để nhặt lấy các món đồ, bạn hãy kẻ một đường thẳng
màu vàng cam ngay trên đường kẻ của Giai đoạn II để biểu thị tình trạng
hiện tại của năng lực điều khiển tay của bé (xem Hình 18.14).

Giờ thì bố và mẹ bé đã biết rõ


Phổi hợp vùng vò não đổi diện ở cả
mình cần chú trọng những gì ở giai
hai tay
đoạn phát triển tiếp theo của bé. Vói
kiến thức nền đưực trang bị vùng vỏ
não đối diện khi đánh giá bé ở Giai
B iểu lộ k h ả n ũ n g c ơ bàn
đoạn IV của Bản Mô tả, đã đến lúc lựa
chọn chưong trình phát triển giác
Hình 18-14: Không có khả năng phối họp vùng
vỏ não đối diện quan thích họp nhất, giúp cho bé đạt
đưực các năng lực của Giai đoạn IV,
tạo được môi trường thuận lọi để bé có thể đi, nói và điều khiển tay.

Giờ chúng ta hãy sẵn sàng cho chưong trình cuối cùng để bé đạt đưực
Giai đoạn IV.
Chương trình phát triên giác quan
cho giai đoạn IV

K
hi bé đã trở nên cứng cáp hon, mỗi bộ phận trên cơ thể lại có tác
động mạnh mẽ hơn đến những bộ phận còn lại. Rõ ràng các bậc cha
mẹ sẽ thấy, khi họ cải thiện một khu vực nào đó trên Bản Mô tả thì
các khu vực còn lại cũng được tăng cường ở mức độ nào đó nhờ vào các
kích thích và các bài tập.

Từ giờ sẽ khó lòng đề cập biệt lập một cột nào đó của Bản Mô tả, bởi vì
các cơ quan cảm giác không phát triển riêng rẽ. Trên thực tế, lúc nào chúng
cũng có mối gắn kết.

Đây chính là điều tuyệt vòi mà Tạo Hóa đã xếp đặt, những người làm
cha làm mẹ được hưởng đặc quyền quan sát những thiên thần tí hon của
mình. Bản Mô tả Quá trình Phát triển giúp cho các ông bố bà mẹ hiểu được
quy trình đầy sáng tạo này, và qua một chương trình được thiết kế kỹ càng,
họ trở thành những người cùng tham gia chứ không đơn thuần chỉ đóng
vai quan sát viên trong quá trình phát triển của bé.

CHƯƠNG TRÌNH KÍCH THÍCH GIÁC QUAN


LÚC này, bố mẹ bé đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho giai
đoạn tiếp theo nhờ các chương trình phát triển giác quan và khả năng vận
động của các giai đoạn I, II và III. Mỗi chương trình mói càng lúc càng thú
vị hơn, mỗi ngày chúng lại càng sống động hơn bởi bé đã khỏe mạnh và
nhận thức được nhiều hơn.

Từ giờ, chương trình phát triển thị giác và thính giác sẽ chứa đựng
nhiều thông tin phức tạp. Bé sẽ càng thêm hăm hở. Mẹ bé chỉ cần cố bộc lộ
niềm say mê và nhiệt hứng khi dạy bé. Đây không phải là dạng bài tập ở
nhà nhàm chán - là niềm vui. Đối vói bé, học hỏi chính là được vui chơi.
Bé sẽ tiếp cận những kiến thức mẹ dạy giống như đang chơi trò chơi vậy.
Niềm vui thích tự nhiên vốn dễ dàng lây lan ở trẻ nhỏ. Khi dạy bé, mẹ cần
bộc lộ vẻ vui tưoi, thích thú. Nếu ngay lúc đó bạn thấy không thoải mái thì
tốt nhất đừng làm gì. Thường thì buổi sáng là thòi điểm thích họp nhất cho
chương trình luyện tập này. Hãy tận dụng những khoảng thòi gian bạn và
bé đều thích tập và đừng cố sức quá.

KÍCH THÍCH THỊ GIÁC


Chương trình phát triển thị giác Giai đoạn IV bao gồm những phần vốn
thiết kế riêng cho thị giác, nhưng ngoài ra nó cũng chứa đựng cả các bài tập
di chuyển bởi khả năng di chuyển tác động sâu sắc đến quá trình phát triển
tầm nhìn hội tụ và khả năng nhận biết chiều sâu giản đơn.

Phần I và phần II của chương trình phát triển Giai đoạn IV chú trọng
nhấn mạnh khả năng hội tụ tầm nhìn của bé ở khoảng cách gần. Chương
trình tăng cường khả năng di chuyển ở Giai đoạn IV có các bài tập giúp hội
tụ tầm nhìn cả ở khoảng cách gần và xa.

Các mẹ cần hiểu rằng đây là chương trình phát triển trí tuệ đầu tiên
dành cho bé. Lúc này thị giác và khả năng di chuyển của bé sẽ làm nên
những niềm vui lớn lao, bộc lộ tiềm năng độc đáo của loài người.

Chương trình phát triển thị giác mang lại cơ hội thường xuyên cho bé
hội tụ tầm nhìn ở cự ly gần. Khi dùng mắt điều chỉnh, khả năng hội tụ tầm
nhìn của bé sẽ càng được củng cố mỗi ngày. Hệ quả tất yếu là, mục tiêu
hàng đầu của chương trình sẽ chuyển hóa giúp phát triển và nâng cao năng
lực trí tuệ của bé.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng hội tụ tầm
nhìn nhờ đó nhận biết được chiều sâu giản đơn

Mục đích: Tạo cơ hội giúp phát triển khả năng hội tụ tầm nhìn, nhờ
đó nhận biết được chiều sâu giản đơn

Phần I - Các thẻ Bit vó*i chi tiết phức tạp

Tần suất: Mỗi ngày tập 3 lần cho mỗi nhóm thẻ

Cường độ: Các bửc ảnh, tranh minh họa hay tranh vẽ lớn, màu sắc
tươi sáng vói các chi tiết rõ ràng, giống thực trên nền bìa carton trắng kích
c ỡ 2 8 cm X 2 8 cm

Trường độ: 5 giây cho mỗi nhóm thẻ

Quy trình: Mỗi nhóm thẻ gồm 5 thẻ, mỗi ngày tập 5 nhóm thẻ (tổng
cộng là 25 thẻ)

Môi trưừng: Môi trường bình thường đưực chiếu sáng tốt, hạn chế
tối đa các âm thanh gây ồn và nhiễu loạn thính giác

Kỹ thuật: Từ lúc thực hiện


Công cụ cần thiết: chưong trình này ở giai đoạn III và
• 5 nhóm thẻ Bit thông minh tiến hành khá đều đặn, bạn phát hiện
thấy mối quan tâm hàng đầu vẫn là
chọn những nguyên liệu mói cho bé.
Bé rất háo hức trước những điều mói lạ.

Khi thị giác của bé trở nên tốt hon, khả năng nhận thức cao hon, bạn có
thể mở rộng các danh mục khác.

Giờ bạn nên thay đổi cách thức truyền thông tin. Mỗi ngày bạn sẽ dạy
bé năm nhóm thẻ (hoặc danh mục) bao gồm năm thẻ khác nhau (tổng cộng
là 25 thẻ mỗi ngày). Sau năm ngày, bạn hãy bổ sung một thẻ vào mỗi nhóm
và bỏ đi một tấm thẻ cũ cùng nhóm. Tiếp tục như vậy mỗi ngày. Bé sẽ đưực
xem năm thẻ mói. Mỗi ngày bạn cho bé nhìn mỗi nhóm thẻ ba lần, sau đó
thì nghỉ ngoi thôi.

Khi bổ sung một tấm thẻ mói, bạn hãy dùng bút chì viết ngày bổ sung
lên mặt sau thẻ. Như vậy bạn sẽ biết được ngày nào cần loại ra tấm thẻ nào.
Hãy sắp xếp gọn những tấm thẻ đã loại bỏ bởi trong tưong lai bạn sẽ lại
dùng đến chúng. Khi đã dùng hết một danh mục, bạn hãy cất gọn cả năm
nhóm thẻ cuối và thay bằng một danh mục mói.
Hình 19 -1: Bé M aria thích thú nhìn thẻ Bit thông minh

Hãy tiếp tục chọn những tấm ảnh, những bức tranh hay bức vẽ có hình
lớn, rõ, giống thực chứa đựng những thông tin thú vị. Một số danh mục gựi
ý cho bạn là các bản mô phỏng các tác phẩm hội họa bậc thầy (các em bé
thường rất thích tranh của Picasso và Van Gogh) hoặc nhóm thẻ có hình
những người nổi tiếng, chẳng hạn như các nhà soạn nhạc, các nhà phát
minh hay các nhà thám hiểm. Cũng rất hay nếu bạn tiếp tục bổ sung thẻ
cho danh mục chim, côn trùng, động vật có vú và hoa mà bạn đã từng dùng.
Các danh mục này còn hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn.

Bạn nên chọn những hình cỡ lớn, ít nhất cũng có đường kính 15
centimet. Tấm ảnh hay tranh minh họa chỉ nên bao gồm một hình, không
phải là một nhóm các hình.

Hãy cố gắng tìm được tối thiểu 20 thẻ cho mỗi danh mục.

Do các bài tập này rất ngắn nên bạn có thể dễ dàng tìm đưực thòi điểm
phù họp trong ngày để cho bé xem thẻ. Điều quan trọng nhất là bạn chỉ nên
cho bé xem thẻ khi cả bạn và bé đều thấy thoải mái. Không phải ngày nào
cũng phù họp cho mẹ và bé. Những ngày vui vẻ nhẹ nhàng, bạn sẽ dễ dàng
chọn đưực những phút giây vui vẻ chỉ cho bé xem. Nhưng có những ngày
bé quấy, bạn đừng nên chìa tấm thẻ nào ra.

Cần ngừng mọi bài tập trư&c khi bé muốn ngừng, cho dù bạn đã cho bé
xem hết cả năm tấm thẻ hay chưa.

Đây là chương trình mớ đầu hết sức phù họp. Bé rất ưa thích các tấm
thẻ Bit. Nếu cả bạn và bé đều sẵn lòng thì có thể tăng số lượng danh mục
lên con số 10, thậm chí là 20 mỗi ngày, tất nhiên chỉ trong trưòng họp cả
hai mẹ con đều vui thích và thoải mái.

Giờ bé đã có thể lập tức nhận ra các chi tiết, vì thế bạn cần chìa thẻ thật
nhanh. Đa phần người lón đều đánh giá thấp tốc độ học hỏi của các bé. Kết
quả sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc chúng ta cho bé xem thông tin mói
nhanh như thế nào mà còn phụ thuộc vào tốc độ thực mà chúng ta dạy bé
cái mói. Bé sẽ học nhanh đến không ngờ. Lúc này, bé đã sẵn sàng tiếp nhận
một chương trình mở rộng vói các tri thức bách khoa. Nếu bạn muốn tìm
hiểu nhiều hon về chưong trình này, chúng tôi giói thiệu vói bạn cuốn
sách: How to multiply your baby’s ỉntelỉigence (Tăng cường trí thông minh
cho trẻ), How to give your baby encyclopedỉc knowledge (Dạy trẻ tri thức
bách khoa) và How to teach your baby math (Dạy trẻ học toán).

Lư u ý : Việc thu thập các nguyên liệu sẽ tốn khá nhiều thòi gian. Nhiều
bà mẹ thích mỗi ngày làm ra các tấm thẻ mói cho con mình hon. Theo cách
này, dần dà họ “xây dụng” được một thư viện mini các thẻ Bit dùng trong
tưong lai. Một số bà mẹ khác mỗi tuần dành ra một khoảng thòi gian nhất
định để sắp xếp và chuẩn bị mọi nguyên liệu cần thiết. Trong một vài gia
đình, các ông bố đảm nhận vai trò chuẩn bị nguyên liệu. Đôi khi nhiệm vụ
này lại đưực giao cho anh chị của bé. Dù theo cách nào chăng nữa, các
thành viên trong gia đình cũng là một phần của chưong trình phát triển trí
tuệ cho bé.

Phần II —Đọc từ

Tần suất: Mỗi ngày tập 3 lần


Công cụ cần thiết: cho mỗi nhóm bìa
• 25 bìa carton trắng cắt hình
chữ nhật kích c ỡ 5ốcm X I5cm Cường độ: Chữ viết màu vàng
• Bút đánh dấu màu đỏ cao I2cm trên các tấm bìa trắng kích
cỡ 5 ócm X I5cm

Trưừng độ: 5 giây cho mỗi nhóm bìa

Quy trình: Mỗi nhóm gồm 5 bìa, mỗi ngày tập 5 nhóm
Môi trường: Môi trường bình thường đưực chiếu sáng tốt, hạn chế
tối đa các âm thanh gây ồn và nhiễu loạn thính giác.

Kỹ thuật: Thông qua chưong


->1
trình phối hựp thị giác, thính giác, vị
t
giác và khứu giác đối vói trái cây, bé
đã đưực học cách đọc các từ. Giờ bạn
7,4cm
ị MẸ
hãy lên một danh sách những từ quen Hình 19-2: Bìa chữ mẫu màu đỏ
thuộc mà bạn thường xuyên dùng
trong giao tiếp vói bé: các món ăn, tên các thành viên trong gia đình và các
đồ vật thông dụng trong nhà. Đây sẽ là bộ từ đầu tiên dành cho bé. Tên của
bé cùng “Mẹ” và “Bố” là những từ đưực xếp ưu tiên trong danh sách này.
Vói mỗi từ đã chọn bạn hãy viết ra thật to, rõ ràng. Viết chữ đỏ đậm vói các
chữ cái dạng in thường, chỉ dùng chữ hoa cho tên riêng (xem Hình 19.2).
Màu vàng rất cuốn hút và các bé rất thích màu sắc này.

Do bạn đã chọn những từ thân


thuộc vói bé cho nên chẳng có gì đáng Mẹ Ngày
ngại nếu bạn chỉ các sự vật ngoài đòi
mỗi khi chỉ cho bé xem từ, hoặc kéo
bố vào phòng mỗi khi bạn chìa bìa Hình 19-3: Bìa chữ mẫu vói tên và ngày ở mặt
chữ “Bố” ra. Bé sẽ nhanh chóng kết sau
nối các sự kiện này vói nhau.

Đê có thể giữ tấm bìa chữ và dễ dàng cho bé xem, bạn hãy viết từ đó lên
góc trái mặt sau tấm bìa bằng bút chì. Ngoài ra, nên viết thêm ngày bạn cho
bé xem lên góc phải tấm bìa (xem Hình 19.3).

Khi sắp cho bé xem một nhóm bìa chữ, bạn hãy xem mặt sau của bìa
(vói từ “Mẹ” viết ở mặt sau chẳng hạn), đặt nó lên vị trí đầu của nhóm bìa
chữ và nói “Mẹ”. Sau đó thực hiện tưong tự vói các bìa chữ xếp sau của
nhóm.
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4 Cột 5
1 Mẹ 1 1 ghế 1 bàn chải hoa quả 1 v»i 1
BỐ bàn xe đạp ngũ cốc cá heo
Olivia nhà tắm chăn táo 1 hà mã
Maria tú lạnh 1 giày 1 cà rốt hươu
Caleb ghếsota quần áo bánh mì nhộn

Hình 19-4: Các nhóm bìa gồm: các thành viên trong gia đình, đồ gia dụng, đồ ăn và động vật

Như vậy bạn không cần phải nhìn mặt trước mỗi tấm bìa trước khi cho
bé xem, nhờ đó bạn bứt bị phân tâm hay ngắt mạch bài dạy (xem Hình
19-5)-

Bạn hãy dạy bé năm nhóm bìa, mỗi nhóm gồm năm từ trong năm ngày
liên tiếp. Đến ngày thứ sáu, bạn hãy loại bứt một tấm bìa trong nhóm cũ và
thay bằng tấm mói. Thực hiện tương tự như vậy. Tất nhiên, bạn cần lưu lại
ngày cho bé xem ở mặt sau tấm bìa khi chỉ cho bé, như vậy bạn sẽ biết đưực
lúc nào cần loại bỏ tấm bìa đó. cần lưu ý rằng: Giờ bé đã sẵn sàng đón
nhận chưong trình tập đọc hoàn chỉnh. Đê hiểu đưực thấu đáo về cách dạy
bé đọc, chúng tôi trân trọng giói thiệu đến bạn cuốn sách Dạy trẻ biết đọc
sóm )

Hình 19-5: Lúc này đọc từ là thú vui của bé Maria.

Các tấm thẻ Bit cùng nhập môn chưong trình đọc cung cấp cơ hội cho
khả năng hội tụ tầm nhìn của bé ờ cự ly gần. Chắc chắn bạn cũng muốn
thực hiện những bài tập di chuyển để bé có thể phát triển cao hon khả năng
hội tụ tầm nhìn và nhận biết chiều sâu của sự vật.

Khả năng hội tụ tầm nhìn ở cự ly gần và xa sẽ phát triển thành khả
năng nhận biết chiều sâu của sự vật - một khả năng cực kỳ quan trọng
xuyên suốt cuộc đòi bé.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN t h í n h g iá c


Bạn đã khỏi động quy trình giúp
bé hiểu đưực hai từ trong câu. Thực Sử dụng khung thò*i gian
ra, đa phần các bà mẹ đều chuyện định hưcmg cho bé:
trò vói con mình ngay từ khi bé còn • “bây giờ”
chưa chào đòi. • “không phải bây giờ”
• “trước”
Khi bé được vài tháng tuổi, âu • “sau”
cũng là lẽ tự nhiên khi bố mẹ bế bé • “một lúc nữa”
rảo quanh nhà, chỉ vào đủ mọi thứ
và bảo cho bé biết đó là gì: “tường”,
“đèn”, “điều hòa”, “tủ lạnh”, “ghế”,... Hành động này cũng rất có ích đối vói
môi trường ngoài tròi.

Việc giói thiệu môi trường sống cho bé đóng vai trò rất quan trọng. Ớ
giai đoạn này trong quá trình phát triển, bé cần biết tên mọi vật. Bé bắt đầu
chỉ trỏ các vật, bạn biết rằng bé muốn nghe tên gọi của chúng. Có thể bé sẽ
chỉ cùng một vật vài ba lần - cho dù bạn đã bảo bé đó là “chiếc radio”. Bé
làm thế không phải để chọc tức chúng ta hay vì chậm hiểu, chỉ đon giản bé
muốn nghe từ “chiếc radio” lặp lại đủ để ghi vào bộ nhớ. Khi đã nghe một
từ vài ba lần, khả năng lưu giữ thông tin đó sẽ được củng cố.

Bạn cũng sẽ cung cấp cho bé một kho từ vựng thông qua chưcmg trình
phát triển thị giác vói các thẻ Bit thông minh và các tấm bìa chữ. Khi các
chưcrng trình này được mở rộng, khả năng hiểu qua kênh thị giác của bé
cũng phát triển theo.

Bé cũng cần nhận thức về thòi gian. Người lửn chúng ta vẫn thường
cho rằng thòi gian là khái niệm trừu tưựng, do đó bé rất khó nắm bắt. Trên
thực tế, nếu chúng ta kiên nhẫn nói về thòi gian, bé sẽ học đưực rất nhanh.
Cách thông minh hon cả là dạy cho bé khung thòi gian để báo cho bé
biết điều gì sắp diễn ra. Sẽ rất hữu ích nếu mẹ bé dùng các từ hay cụm từ
“bây giờ”, “không phải bây giờ”, “trước”, “sau” và “một lúc nữa” trong các
câu nói hàng ngày.

Ban đầu, bé sẽ không hiểu đưực ý nghĩa các từ, cụm từ này, nhưng khi
bé nghe đưực từ và một hành động đưực ấn định “bây giờ” diễn ra ngay lập
tức, và hành động “không phải bây giờ” không diễn ra ngay sau khi nói, bé
sẽ gộp cả hai lại và giải mã hai bức thông điệp.

Kê cả những con số cụ thể đo thòi gian cũng không quá khó đối vó i bé.
Chẳng hạn, “Mẹ sắp thay tã cho con đây. Chỉ mất một phút thôi.”

Sau đó quá trình thay tã diễn ra trong vòng một phút. Bé vừa nghe
đưực một khái niệm “khó x o i” là một phút. Khi tình trạng này lặp lại nhiều
lần, cuối cùng bé sẽ hiểu ra.

Sau một thòi gian bạn sẽ nhận thấy khi bạn bắt đầu thay tã cho bé, bé
sẽ rất kiên nhẫn trong vòng một phút. Tuy nhiên nếu bạn dềnh dàng hay
ngừng lại thì bé sẽ tỏ ra sốt ruột sau một phút. Bé học đưực cách chấp nhận
ngừng các hoạt động hiện thòi trong một phút. Một phút đó chính là thỏa
thuận của chúng ta vói bé, và khi chúng ta phá vỡ giao kèo, bé sẽ lập tức
phản đối.

Lúc này bé đã có khả năng nhận thức về thòi gian và ấn định những
khoảng thòi gian cụ thể.

Ngoài việc bảo cho bé biết những việc bạn đang làm và cách thức tiến
hành, bạn cũng nên nói cho bé lúc nào bạn ròi nhà và lúc nào bạn trở về.
Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng lúc nào bé cũng muốn biết bạn đang
ở đâu. Bé hiểu rằng sự sống của bé gắn kết vói bạn - mẹ bé.

Khi buộc phải để bé lại vói ai đó, việc bạn thông báo cho bé biết bạn sắp
đi và bạn sẽ trở lại, lúc nào bạn trở lại có ý nghĩa rất quan trọng.

Bạn chỉ nên báo cho bé biết khi


bé hoàn toàn tập trung. Lặp lại cùng L u ô n luôn:
một nội dung theo cùng một cách . Nói cho bé biết khi nào bạn
thức để bé biết đó là “sự kiện mẹ đi sắp đi và khi nào bạn trở về.
vắng” . Bạn hãy b ế bé lên, giữ cho bé
đối diện bạn và nói, “Mẹ sắp đi đây. Hai tiếng nữa mẹ sẽ về. Bố sẽ ở nhà vói
con. Con ở vói bố ngoan nhé.”

Sau đó bạn hãy ra ngoài và đảm bảo về nhà sau đúng hai tiếng.

Tất nhiên ban đầu bé không thê biết đưực hai tiếng đồng hồ dài cỡ nào.
Nhưng nếu bạn lặp đi lặp lại nhiều lần vói giọng điệu chân thành và giống
nhau, bé sẽ hiểu.

Sau nhiều năm, có nhiều bậc phụ huynh tâm sự vói chúng tôi rằng con
họ dễ dàng lắng nghe và hiểu điều họ nói, quan trọng hon hết, các bé tin
tưởng bố mẹ mình, bởi vì họ luôn báo cho bé biết điều gì đang diễn ra.

Hoặc nếu mẹ quên báo cho bé biết rằng mẹ sắp đi thì bé thường buồn
bã và dỗi hòn suốt thòi gian mẹ đi vắng. Đôi khi lúc mẹ trở về bé khóc òa
lên, để bày tỏ con cáu giận trước chuyến đi bất thường của mẹ.

Đôi khi, mẹ cố tình ra khỏi nhà mà không bảo cho bé biết. Thường các
bà mẹ tránh cho bé khỏi la hét vòi quấy bằng cách đon giản là tránh nói
“tạm biệt con”.

Khi bé nhận ra mẹ không ở bên, bé sẽ tận lực khóc la để gọi mẹ về. Thật
khó lòng, nếu không muốn nói là không thể, dỗ dành bé.

Điều này hoàn toàn không công bằng đối vói bé. Như đa phần các
trường họp đối vói các bé, những khi người lớn chúng ta nghĩ đang làm
cách nhanh gọn nhất thì hóa ra đấy lại là hành trình dài lê thê. Không thể đi
tắt đón đầu trong lĩnh vực giao tiếp và nuôi dạy bé. Quá trình này bắt đầu
ngay khi bé vừa chào đòi chứ không phải chờ đến khi bé bước sang tuổi 13.
Thông qua trải nghiệm, bé sẽ sóm hiểu đưực mình có thể tin tưởng bố mẹ
hay không.

Bé cần đưực biết điều gì sắp diễn ra, khi nào sự việc diễn ra và lúc đó ai
sẽ ở cùng bé.

Bố mẹ nên chọn những từ ngữ


Sử dụng các từ có ý nghĩa đon giản, tốt đẹp khi chuyện trò
thực - không dùng kiểu nói cùng bé. Mỗi ngày khả năng nhận
chuyện ò e vói bé biết của bé có biến chuyển rõ rệt.
Kiểu chuyện trò “ò e” sẽ gây bất lựi
đến khả năng phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Bé có quyền đưực nghe những
từ tròn vành rõ chữ của tiếng mẹ đẻ chứ không phải những âm thanh vô
thưởng vô phạt khiến bé không thể học hỏi đưực gì. Bố mẹ nên phát âm
chính xác các từ khi chuyện trò vói bé.

Nếu bé nhìn thấy một con chó và tỏ ra thích thú, bạn hãy nói, “Kia là
con chó.” Rõ hom nữa thì “Kia là một chú chó Saint Bernard.” Đừng bao giờ
mua vui cho bé kiểu “Kia là con gâu gâu nhé.” Bé không chỉ cần đưực mô tả
rõ ràng mà còn biết đưực mối liên hệ.

Khi bạn đã cho bé biết tên của mọi đồ vật xung quanh, có thể làm giàu
thế giói mói mẻ của bé bằng các từ miêu tả. Chẳng hạn, khi bé biết đưực
món bé đang ăn là đậu Hà Lan, bạn có thể bảo đó là “đậu Hà Lan xanh”.
Sau đó lại tiếp tục nói thêm, “Món đậu Hà Lan xanh ngon tuyệt.” Dần dà
bạn sẽ tăng dần độ khó của các câu nói vói bé.

Đây là chưomg trình phát triển thính giác quan trọng nhất mà bố mẹ
dành cho bé. Ngôn ngữ bố mẹ sử dụng sẽ là ngôn ngữ của bé trong tưomg
lai.

Đấy chính là tấm thẻ bài cho bé bước vào cuộc sống.

Dù muốn dù không, cách sử dụng ngôn ngữ là một trong những


phưong diện khiến người khác dễ dàng phán xét bạn.

NĂNG Lực xúc GIÁC


Đối vói chưomg trình phát triển xúc giác, bản thân bé chính là người
thiết kế chưomg trình thích họp nhất, vấn đề ở đây không phải là cần cung
cấp cho bé bao nhiêu bài tập mà chủ yếu là đảm bảo bé được an toàn,
không nuốt phải các đồ vật nhỏ trong nhà.

Ở giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị thật nhiều món đồ khác nhau cho bé
sờ và nhặt lấy, nhất là những món đồ nhìn có vẻ phang để giúp bé phát
triển khả năng nhận biết chiều kích thứ ba.

NGUYÊN TẮC DẠY BÉ HIỆU QUẢ


1. Bạn dạy bé bởi bạn nghĩ đó là ý tưởng hay và là mối ưu tiên hàng đầu
của bạn và bé.

2. Nói to, rõ ràng vói giọng phấn khỏi.

3. Chính bạn cũng cần thả lỏng, thư giãn bản thân.

4. Thái độ, cách ứng xử và hành động của bạn cần thể hiện niềm tin
tưởng đối v ó i bé.

5. Nhất quán trong cách đưa thông tin m ói.

6. Đừng làm bé phát chán vói những món đồ cũ rích.

7. Khi dạy cần có mục tiêu, thứ tự sắp xếp.

8. Đảm bảo các vật cho bé xem đều dễ nhìn.

9. Khi dạy cần loại bỏ các nhân tố gây sao nhãng thị giác, thính giác và xúc
giác bé.

10. Chỉ dạy bé khi bé vui vẻ, thoải mái và đã no bụng.

11. Luôn ngừng lại trước khi bé muốn ngừng.

12. Tin tưởng rằng bé biết những thứ bạn đã dạy cho bé.

13. Nhìn từ góc nhìn của bé - bé có quyền lựa chọn.

14. sẵn lòng thay đổi cách tiếp cận, để mỗi ngày thêm phần m ói mẻ và thú
vị.

15. Đừng thử kiểm tra bé.


CHƯƠNG TRÌNH PHÁTTRIẾN GIÁC QUAN GIAI ĐOẠN IV

Phiếu theo dõi hàng ngày

Năng lực thị giác:

Cho bé xem các chi tiết phức tạp:

Các thẻ Bit chi tiết phức tạp


5 nhómthẻ: Với mỗi nhómthẻ, mỗi ngày cho bé xem 3 lẩn, mỗi lẩn 5 giây

□ □ □ □ □ □
□ □ □ □ □ □
□ □ □
Đọc từ:

5 nhóm bìa: Với mỏi nhóm bìa, mồi ngày cho bé xem 3 lần, mỗi lần
5 giây

□ □ □ □ □ □
□ □ □ □ □ □
□ □ □
Tổng thời gian cần thiết: 2 phút 30 giây

Những biến chuyển đáng lưu ý hôm nay:

Ngày:
TÓMLƯỢC
Chương trình Phát triển Giác quan lúc này đơn giản hơn do không có
quá nhiều bài tập. Bạn có thể thấy các chức năng còn chưa hoàn thiện ở
Giai đoạn I, II, III đã dần hoàn hảo hơn.

Ớ thòi điểm này bạn có thể tập trung tạo môi trường kích thích trí tuệ
bé phát triển thông qua các thẻ Bit thông minh và chương trình tập đọc.
Phiếu theo dõi ở trên đã tóm gọn những bài tập cần thiết ở giai đoạn này.

Khi nhu cầu đối vói các bài tập phát triển cảm giác cơ bản giảm xuống,
bé sẽ cần nhiều thòi gian phát triển khả năng di chuyển, năng lực ngôn ngữ
và năng lực điều khiển tay. Do đó bạn sẽ bứt lượng thòi gian dành cho các
bài tập phát triển cảm giác lại, tăng lượng thòi gian cho các bài tập phát
triển khả năng vận động.

Một vấn đề quan trọng nảy sinh lúc này: Chúng ta nên khuyến khích
hay cố sức ngăn bé lại? vấn đề sẽ dễ dàng hơn khi bạn giúp bé thay vì cố
gắng kìm nén khao khát học hỏi của bé. Bởi thế, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ
hơn cách giúp bố, mẹ và bé trở thành nhóm học hỏi tốt nhất trên đòi.
Chương trình phát triên nảng lực
yận động giai đoạn IV

K
hi bé đã bước sang giai đoạn sẵn sàng tập đi và tập nói, bàn tay trần
của bé gây nguy cơ đối vói sự an toàn của chính bé, vì thế các bố các
mẹ thường tự hỏi vì sao mình phải khuyến khích bé tiếp tục chương
trình này. Rõ ràng bé rất hăm hở, sẵn sàng làm bất cứ việc gì mỗi khi chúng
ta lơ là.

Một em bé khỏe mạnh phát triển nhanh đến độ các ông bố bà mẹ đã tạo
lập nền tảng hiệu quả giúp phát triển não bộ của bé vào các giai đoạn I, II,
III có thể ngồi xuống mà nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, Tạo Hóa đã sắp sẵn một kế hoạch khác.

Khi đã vững vàng vượt qua Giai đoạn III và sẵn sàng bước sang Giai
đoạn IV, bé chỉ mói tiến đến điểm kết của chặng đầu tiên trong quá trình
phát triển khả năng di chuyển, năng lực ngôn ngữ và năng lực điều khiển
tay.

Lúc này bé cần bố mẹ hơn bao giờ hết, nhưng theo cách khác hẳn. Bé
cần có nhiều cơ hội hơn, nhưng những cơ hội này cần được kiểm soát, giữ
cho bé được an toàn.

Ngày nay có rất ít bé được nhận lấy cơ hội này. Thông thường các bé bị
hạn chế, không chỉ về khả năng di chuyển mà cả năng lực ngôn ngữ và năng
lực điều khiển tay.

Mỗi ngày bé phải trải qua hàng giờ bị giói hạn ở những không gian nhỏ
hẹp mà chúng ta vẫn gọi là “khu vui chơi”, hoặc bức bối trong “xe tập đi”
khiến cho bé không bước đi được, hoặc “xe đẩy” làm bé không di chuyển
được, hoặc trong túi đeo trẻ, hay ngồi cố định trên ghế ô tô.

Lư u ý : Ghế ô tô đảm bảo an toàn cho bé. Tuy nhiên ở đây chúng tôi
chú ý đến tổng thòi gian bé ngồi trên ghế ô tô hon là bản chất bảo vệ của
ghế. Môi trường này hạn chế tối đa khả năng di chuyển của bé; chúng đưực
tạo ra nhằm mục đích này. Đồng thòi chúng sẽ làm trì trệ năng lực ngôn
ngữ cũng như khả năng khám phá thế giói của bé.

Tất cả các công cụ này đều ra đòi dựa trên một tín niệm chung của thế
giói hiện đại, đó là bé cần thích ứng vói thế giói của người lớn. Nói cách
khác, bé cần đến các công cụ đó chỉ vì chúng mang lại sự tiện lựi cho người
lớn.

Tuy nhiên, bé không thể và cũng không nên thích ứng vói thế giói của
chúng ta.

Thế giói của người lớn chúng ta là thế giói “Lên xe đi, đi bộ làm gì.”
Trong khi bé khát thèm đưực bước đi.

Thế giói của người lớn chúng ta là thế giói “Yên lặng nào - con đang
phá quấy đấy.” Trong khi bé hăm hở được nói.

Thế giói của người lớn chúng ta là thế giói “Đừng sờ vào, con làm vỡ
bây giờ.” Trong khi bé muốn sờ để cảm nhận.

Nói ngắn gọn, bé là nhân vật vô cùng bận rộn. Mỗi ngày, trước buổi
hoàng hôn bé nhận đưực mệnh lệnh di chuyển, “Hôm nay mình phải đi
đưực 2 cây số và leo lên leo xuống sofa 400 lần.”, bé cũng nhận đưực mệnh
lệnh ngôn ngữ, “Mình phải học được từ nào đó trong số các đồ vật mình
đưực xem trong ngày.” Đồng thòi mệnh lệnh cảm giác cũng đến, “Mình
phải sờ, nếm, ngửi và nhặt đưực món đồ nào đó.”

Những mệnh lệnh này hết sức lạc lõng trong một thế giói vốn chẳng
còn thòi gian dành riêng cho bé.

Bố mẹ càng dành nhiều thòi gian cho bé ở giai đoạn trọng yếu này thì
bé sẽ càng vui vẻ, nhờ đó bé có khả năng học hỏi nhanh hon, tốt hon.

Sau hon nửa thế kỷ quan sát các bé lón lên, chúng tôi hoàn toàn bị
thuyết phục rằng khi lón lên, thể chất và trí tuệ của bé phụ thuộc sâu sắc
vào năm đầu đòi này hon bất kỳ giai đoạn nào khác. Đon giản có vậy thôi.

Vói các nhu cầu thực tế, bé cần đưực bố mẹ giám sát và hỗ trự. Bé cần
đưực bố mẹ khuyến khích “học hỏi và khám phá” hon là “giam bé lại, đừng
để bé chạm vào bất cứ thứ gì.”

Đây chính xác là thòi điểm mà bố mẹ các bé bắt đầu chia làm hai phe
riêng rẽ. Nhóm các ông bố bà mẹ sẵn lòng giúp bé học hỏi vào bất cứ thòi
điểm nào trong ngày bởi họ nhận biết đưực tầm quan trọng của các hoạt
động này đối vói cuộc sống của bé.

Nhóm thứ hai bắt đầu tạo ra khoảng cách vói bé bởi bé có nguy cơ làm
đổ vỡ hết các đồ đạc trong nhà.

Họ kinh hoàng khi trẻ bộc lộ “hành động giống một đứa trẻ.” Càng lúc
họ càng dành ít thòi gian cho bé. Bé chủ yếu ở bên người giúp việc hay ở
các nhà trẻ. Khi ở cùng bé, các ông bố bà mẹ này thường cố ngăn mọi hành
động mà bé muốn hoặc cần làm.

Kết quả là các ông bố bà mẹ này không ngớt than phiền về mọi hành
động của bé. Chính trong giai đoạn đó, mối quan hệ được thiết lập giữa bố
mẹ và bé sẽ tồn tại trong suốt 10 đến 20 năm sau, có khi còn lâu hơn.

Đây thực sự là kết cục thảm thê cho tình yêu giữa cha mẹ và con cái,
điều đáng ra kéo dài suốt đòi thì lại chẳng bao giờ được hé mở.

Bản Mô tả Quá trình Phát triển có nhiều tác dụng, nhưng không thê
thực hiện được một việc vô cùng quan trọng: nó không thể buộc bố mẹ yêu
thương và trân trọng con họ.

Tuy nhiên, nếu hiểu được quá trình phát triển của các bé và lý do bé
hành động theo cách riêng, bố mẹ sẽ tôn trọng bé hơn, khi sự tôn trọng
được nâng cao, tình yêu càng lớn dần thêm. Chính sự thấu hiểu này sẽ loại
bỏ quan điểm cho rằng bé như một “quái nhân” đến để hủy hoại căn nhà
của bạn.

Luôn luôn có lý do cho mọi hành động của bé. Bé không hề lãng phí
thòi gian riêng. Bé không muốn nghỉ ngoi, cũng không muốn giải trí.

Bé muốn khám phá, muốn phát triển các tiềm năng bản thân, bé tin
rằng học hỏi chính là kỹ năng giúp sinh tồn.

Bé đã đúng. Học hỏi đúng là kỹ năng giúp sinh tồn.

Bé đã đơn giản hóa quá trình học hỏi, do đó chúng ta nhầm tưởng và
đánh giá thấp nỗ lực của bé.

Bé tin rằng học hỏi chính là niềm vui.

Bé lại đúng. Học hỏi đúng là niềm vui. Nhưng người lón chúng ta đã xa
cách niềm vui khám phá và sáng tạo quá lâu nên quên mất cảm giác nó
mang lại. Ngược lại, các bé nhấm nháp niềm vui này từng phút từng giây
trong ngày.

Hãy đưa cho bé một cái lục lạc, bé sẽ lập tức nhận lấy. Đây là lý do vì
sao các loại đồ choi đều có màu sắc sặc sỡ. Bé sẽ đu đưa món đồ, cố tìm
hiểu vì sao nó phát ra âm thanh. Nhờ đó cái lục lạc đưực phát huy tác dụng.
Bé sẽ cảm nhận đưực. Vì thế đồ choi không nên có cạnh sắc. Bé cũng sẽ thử
nếm nó. Do đó món đồ cần đưực làm bằng nguyên liệu không độc hại.
Thậm chí bé còn ngửi nó. Chúng ta không biết đồ choi tỏa mùi ra sao, bởi
thế đa phần các loại đồ choi không có mùi đặc trưng.

Toàn bộ quy trình này diễn ra trong khoảng 30 giây. Giờ khi đã biết mọi
điều về cái lục lạc, bé sẽ bỏ xó nó và chuyển sự chú ý sang hướng khác.

Trên thực tế bé sẽ thường xuyên chú ý đến chiếc hộp đựng món đồ choi
bởi vì sau khi đưực phép xé hộp, bé có thê biết đưực chiếc hộp cấu tạo ra
sao. Đối vói món đồ choi thì khác, bé không có cơ hội thực hiện tương tự
bởi đồ chơi làm bằng nguyên liệu không vỡ hay rách.

Vói tất cả các món đồ chơi trong tầm ngắm, bé tận dụng cả năm giác
quan để tiếp cận. Bé nhìn, nghe, sờ, nếm và ngửi món đồ. Sau khi đã hiểu
được mọi khía cạnh của nó, bé sẽ ném món đồ đi.

Những mô tả sáng rõ của phương pháp khoa học lúc này lại chống lại
bé, kết luận bé chỉ chú ý được trong thòi gian ngắn.

Câu hỏi đặt ra: Bé sẽ chơi vói chiếc lục lạc trong bao lâu?

Trả lòi: Miễn sao còn có điều gì đó ở chiếc lục lạc cho bé học hỏi - và sẽ
không lâu hơn.

Điều duy nhất chúng ta cần quyết định ở thòi điểm này là: Chúng ta
cùng tham gia vói bé hay để mặc bé một mình?

Nếu cùng tham gia vói bé, chúng ta sẽ đặt chân vào một thế giói vui
tưoi và năng động. Thế giói của các bé chẳng có thứ gì tĩnh lặng được cả.
Bé biến đổi mỗi ngày, điều này có nghĩa chúng ta cũng phải thay đổi theo.
Đôi khi chúng ta cảm thấy thay đổi mình thật khó khăn, đây lại là mỗi ngày!

Tuy nhiên, phần thưởng cho chúng ta là một đứa trẻ vui vẻ, sáng tạo
yêu quý, trân trọng bố mẹ cũng như toàn bộ thành quả dạy dỗ, trí tuệ cùng
kinh nghiệm của những người lớn xung quanh.

Trên thực tế, quá trình này bắt đầu ngay ở thòi điểm hiện tại: không
phải chờ đến khi bé lên 6 ,10 hay 15 tuổi, mà là ngay bây giờ.

Đã đến lúc bắt đầu rồi.

Nếu chúng ta muốn bé làm quen vói thế giói, chúng ta cần tự hỏi mình
rằng: Liệu chúng ta đã sẵn sàng cho bé mọi thứ bé cần và tự điều chỉnh bản
thân trong suốt năm đầu đòi hết sức quan trọng này không?

Hơn hết thảy, chúng ta đều là người lớn. Chúng ta được quyền lựa
chọn, trong khi bé thì không.

Chúng ta không được kìm kẹp bé chỉ đơn giản vì sự tiện lọi của bản
thân khi mà vói bé, mỗi phút giây được thoải mái thân thể đều rất đáng
quý.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN kh ả năn g di


CHUYỀN
LÚC này bạn cần tạo cho bé thật nhiều cơ hội để đứng thẳng và chuyện
trò. Điều quan trọng nhất là hãy để bé tự đứng được và tự bước đi.

Mỗi khi bạn để bé tự giữ thăng bằng, bé sẽ nhận biết về trọng lực và khả
năng của bản thân khi di chuyển, thắng được lực hút của Trái Đất.

Nếu bạn muốn giúp bé bằng cách bế hoặc nắm tay khi bé đứng hoặc
bước đi, bé sẽ khó học hỏi hơn. Ớ đây, không phải não bé mà chính là não
bạn đang đối phó vói trọng lực và trạng thái cân bằng.

Mục tiêu: Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng đứng thẳng và
bước đi
Mục đích: Tạo cơ hội tối đa cho bé đứng thẳng và bước đi, hai tay giơ
ngang vai để giữ thăng bằng

Phần I - Tập đi

Đích cần đạt: Bé đi được I5m


không nghỉ chân - mỗi ngày đi Công cụ cần thiết:
được khoảng 200m • Sàn gỗ không trơn trượt
hoặc thảm không quá dày; các
Tần suất: 20 đến 30 lần tập món đồ gỗ thấp, chắc chắn,
mỗi ngày không có cạnh sắc.

Cường độ: 1 bước, sau đó tăng


dần lên

Trưừng độ: Ban đầu bài tập chỉkéo dài một vài giây. Mỗi ngày cho bé
tập ít nhất 2 tiếng.

Quy trình: Tạo môi trường thoải mái cho bé tập đi,động viên bé bước
từng bước một, khuyến khích bé bằng cách ôm hôn.

Môi trường: Mặt sàn lý tưởng cho bé tập đi là loại sàn gỗ không trơn
trượt, hoặc một tấm thảm có độ dày vừa phải. Trong phòng có các loại đồ
gỗ dạng thấp, chắc chắn, giúp bé tự đứng lên và di chuyển từ chỗ này sang
chỗ khác. Kiểm tra kỹ các loại đồ đạc để đảm bảo chúng không có cạnh sắc,
tránh gây tổn thương cho bé khi ngã.

Ban đầu bạn nên đê bé tập bằng chân trần, cho đến khi bước đi của bé
vững vàng hẳn. Mặc cho bé những trang phục không gây hạn chế vận động.
Quần dài sẽ giúp giảm bót cơn đau cho bé khi ngã.

Kỹ thuật: xếp các đồ gỗ ở gần nhau vói khoảng cách đều đặn là một
bước chân của bé. Cách sắp xếp này khuyến khích bé bước đi. Dần dần
(từng bước một) tăng khoảng cách giữa các đồ gỗ này. Mỗi ngày khoảng
cách sẽ một lớn hơn, đó là khoảng cách giữa những chiếc ghế, giữa chiếc
sofa vói bàn. Nếu lúc trước bé chỉ cần bước ngắn thì giờ phải bước dài
hơn. Từng bước một, khả năng giữ thăng bằng của bé trở nên tốt hơn.

Bạn và bố bé có thể đóng vai trò như các món đồ gỗ này. Bé sẽ bám vào
chân bạn để đứng dậy, giữ thăng bằng, tiến một bước rồi ngã dúi về phía
bố. Cứ lặp lại quy trình này. Mỗi ngày, bạn đứng cách bố bé xa hơn một
chút.

Khi bé đã có thê tự đứng dậy mà không cần bám vào các món đồ gỗ hay
bám vào chân bạn, đó cũng là lúc bé đã chập chững bước đưực và bước liên
tục, bạn hãy cất bứt hoặc dọn hẳn các món đồ gỗ đi. Hãy tạo cho bé một
không gian thoáng, ít va chạm.

Đến khi bé đã có thể bước quanh phòng, bạn hãy khuyến khích bé mỗi
ngày đi một nhiều hon, qua những lần tập đi liên tiếp, thể lực và hệ hô hấp
của bé có cơ hội phát triển toàn diện.

Lư u ý : Trong giaiđoạn này, bé hay té ngã.Đây cũngchính là một phần


nội dung bé cần học hỏi. Bạn đã cẩn thận tạo dựng môi trường an toàn cho
bé và luôn chú ý bảo vệ bé, nên đa phần những lần bé ngã đều không gây
hại gì.

Khi bé ngã, bạn đừng vội kêu lên, đỡ bé dậy hoặc an ủi bé. Có thể bé
không cần, không muốn bạn phản ứng theo cách này. Khi bé ngã, bạn hãy
im lặng và chỉ giúp bé khi bé thực sự cần. Nếu bé bị đau, hãy tìm nguyên
nhân gây đau và chăm sóc bé. Nếu bé vẫn ổn, bạn hãy để bé tự đứng lên và
tiếp tục bước đi.

Thông thường khi người lớn không phát hoảng mà la lên, bé sẽ tự đứng
lên, vui vẻ tiếp tục tập đi. Nếu bạn mặc định mọi cú ngã đều đau, nếu bạn la
hét cuống quýt thì bé sẽ ngầm hiểu các lần ngã đều tồi tệ như nhau cả. Khi
đó bé sẽ khóc cho dù không đau tẹo nào.

Lòi khuyên nho nhỏ này của chúng tôi sẽ làm nên khác biệt lớn lao!

Phần II —C ác hoạt động giữ thăng bằng

Tiếp tục vói các hoạt động giữ thăng bằng cho bé từ Giai đoạn III
(Chương 17).

Tần suất: Mỗi hoạt động thực hiện 2 lần mỗi ngày

Cường độ: Dần dần tăng tốc độ khi bé đã dần quen hơn

Trư ừ ng độ: Mỗi hoạt động kéo dài 60 giây

Quy trình: Mỗi lần tập bao gồm 10 hoạt động


M ô i trư ờ n g : Một không gian an toàn, không có các đồ đạc gây cản
trở. Khu vực sàn không có đồ choi hoặc các loại vật thể khác. Nên mặc cho
bé những trang phục không gây vướng víu, khó chịu và tiếp tục đeo đệm cổ
cho bé khỉ thực hiện các hoạt động này.

K ỹ th u ật:

1. Xoay ngang ở tư thế úp sấp người

2. Xoay mạn trái người bé

3. Xoay mạn phải ngưòi bé

4. Nâng người bé ở tư thế ngửa

5. Xoay vòng

6. Xoay vòng ở tư thế ngửa

7. Xoay vòng, đầu hướng lên

8. Du người bé

9. Tung bé lên cao

10. Đu đưa người bé theo hướng dọc, đầu hướng xuống

CHƯƠNG TRÌN H PHÁT TRIEN n ăn g Lự c ĐlẾư


KHIẾN TAY
Những bài tập mẹ tập cho bé trong chưong trình phát triển năng lực
xúc giác Giai đoạn IV đồng thòi cũng giúp bé phối họp vùng vỏ não đối
diện ở cả hai tay.

M ụ c tiêu : Thiết lập, củng cố hoặc tăng cường khả năng vận dụng sự
phối họp vùng vỏ não đối diện ở cả hai tay.

M ụ c đ ích : Tạo cơ hội tối đa cho bé sử dụng khả năng vận dụng sự
phối họp vùng vỏ não đối diện để nhặt, cầm nắm vật thể

P h ầ n I — P h ố i h ự p v ù n g v ỏ n ã o đ ố i d iệ n
T ần suất: 10 lần tập mỗi ngày
Công cụ cần thiết:
Cư ờ ng độ: Kích cỡ các món đồ
• Những đồ vật nhỏ gọn hoặc
giảm dần
những mẩu thức ăn
Trư ừ n g độ: 30 đến 60 giây
thực hành vói mỗi món đồ

Q uy trình : Một món đồ cho một lần tập

M ôi trư ừ ng: Cho bé ngồi thoải mái trên sàn hoặc ghế,hoặc đặt bé
nằm ngửa. Trong khi tập cần quan sát thật kỹ đê đảm bảo bé không đưa
các đồ vật lên miệng hoặc nuốt chúng.

K ỹ thuật: Chọn những vật nhỏ sao cho bé khó có thể dùng cả bàn tay
để nhặt lấy. Những vật này có thể bao gồm: các mẩu thức ăn, chẳng hạn
như cà rốt luộc, chuối hoặc ngũ cốc. Lúc đầu bé không nhặt đưực chúng,
nhưng khi có thòi gian thử vài lần, bé sẽ thành công vói món đầu tiên. Bé
muốn củng cố kỹ thuật của mình trước khi nhắm đến mục tiêu khác. Đừng
lấy món đồ đi trước khi bạn nghĩ bé đã tìm hiểu hoàn toàn mọi khía cạnh
của nó. Đến khi bé đã tìm hiểu xong xuôi, bạn hãy chuyển qua một món đồ
khác.

Lum ý : Từ thòi điểm này trở đi, bạn sẽ thấy bé di chuyển khắp quanh
nhà. Mỗi ngày bé sẽ bộc lộ những khả năng mói. Đôi khi bé chui vào một
chiếc tủ thấp hoặc trèo lên cái giá nào đó trước khi bạn nhận ra.

Nếu có các vật độc hại, nguy hiểm ờ những noi bé có thể tiến đến thì
bạn hãy đặt lên cao hoặc cho vào tủ khóa lại.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng của bé. Khi bé quyết tâm làm gì
đó mà bạn không ở bên giám sát, kết quả có thể hết sức bất ngờ. Đôi khi
những kết quả này làm bạn cười phớ lớ, những cũng có lúc chúng là thảm
kịch.

Phần II - V ậ n động cánh tay

Bé sắp bước lên hành trình di chuyển mói, lúc này tay bé sẽ lần lượt
phối họp nhịp nhàng trên chiếc thang ngang trên đầu.

Trẻ con rất thích hoạt động này, miễn sao có thang ngang truyền cảm
hứng. Đáng buồn là đa phần trẻ em không thuần thục khả năng này trước
khi chúng lên chín, lên 10 tuổi. Điều này thật xấu hổ vì kỹ năng phối họp
hoạt động tay khá dễ, các bé con cũng học đưực, kỹ năng này đặc biệt có lựi
cho các bé. Không những nó giúp phát triển hệ hô hấp của bé, thiết lập và
củng cố khả năng hội tụ tầm nhìn - bé có nhiều thòi gian đê chiếm lĩnh mà!

A. Sử dụng thanh ngang

Tần suất: 5 lần tập mỗi ngày

Cường độ: Nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể bé

Trư ừ ng độ: 30 giây

Quy trình: Bé giữ tay vào thanh ngang

M ôi trưừng: Thanh ngang chắc đường kính lem gắn theo chiều
ngang cửa chính (từng dùng cho Giai đoạn III)

K ỹ thuật: Nâng người bé lên,


Công cụ cần thiết: khuyến khích bé nắm lấy thanh
• thanh ngang đường kính ngang. Sau đó để bé tự giữ tay trong
lem ở cửa chính vòng 30 giây, kính lem ở cửa chính
trong khi bạn sẵn sàng đỡ, đảm bảo
an toàn cho bé. Đến khi kết thúc bài
tập, bạn hãy ôm hôn bé, khen bé ngoan và giỏi - bởi bé vừa thực sự thể
hiện như thế! Khi đã có thể một mình đu trên xà 30 giây, bé đã sẵn sàng
bước sang giai đoạn tập luyện vói thang ngang phối họp tay (xem hướng
dẫn làm thang ngang này ở Phụ lục).

B. V ậ n động cánh tay

Đích cần đạt: Bé thích hoạt động phối họp hai tay, có mẹ đỡ phần nào
trọng lưựng cơ thể bé

Tần suất: 10 lần tập mỗi ngày

Cưừng độ: Ban đầu mẹ đỡ bé hoàn toàn, sau đó giảm dần cho bé tự
nâng đỡ cơ thể

Trư ừ ng độ: 20 đến 30 giây


Quy trình: Bắt đầu vói 2 hoặc 3
Công cụ cân thiêt: thang ngang, tùy thuộc vào chiều dài
• thang ngang phối h 9P tay của thang ngang

M ôi trườ ng: Một chiếc thang


ngang phối họp tay đưực đóng theo đúng những chỉ dẫn trong phần phụ
lục. Chiều cao của thang nên tưong đưong vói chiều cao của bạn, sao cho
bạn thấy thoải mái khi đứng bên dưói đỡ bé. Nên đặt cố định thang ở một
vị trí thường xuyên sử dụng.

Mặc cho bé những trang phục thoáng rộng, không gây vướng víu cho
những cử động của bé khi vận động tay. Để tay trần để bé có thể bám chặt
vào các thanh ngang.

K ỹ thuật: Bạn dần quen vói kỹ thuật nâng đỡ bé khi bé bám vào thanh
ngang trên đầu. Giờ bạn cần hoàn thiện kỹ thuật của mình. Điều này đảm
bảo bé luôn đưực an toàn, không ngã xuống, đồng thòi giúp bé hiểu đưực
cách cử động nhẹ nhàng khi phối họp tay.

Muốn thực hiện vận động này, bé phải du người tói lui. Cử động du
ngưòi về phía sau tạo lực đẩy ngưòi bé về phía trước.

Nếu không du người thì rất khó thực hiện hoạt động phối họp tay này
và bé sẽ thấy nhàm chán. Chính cảm giác du người thoải mái từ thanh
ngang này sang thanh ngang khác khiến bé thích thú.

Bạn cần hướng dẫn bé thực hiện du ngưòi khi di chuyển từ thanh
ngang này đến thanh ngang tiếp theo. Bắt đầu bằng cách nâng hông bé lên,
du người bé tói lui trong khi khuyến khích bé tiến lên bằng tay (xem Hình
20.1).

Ban đầu, cả bố và mẹ bé hãy cùng tập vói bé. Mẹ đứng ở sau giữ và du
ngưòi bé trong khi bố đứng trước mặt bé, giúp bé di chuyển tay trên các
thanh ngang. Bố sẽ phối họp các cử động của tay bé vói nhịp du ngưòi do
mẹ đảm nhiệm.

Cứ như thế bé sẽ hiểu đưực cách phối họp tay ngay từ khi mói bắt đầu
tập.

Lúc này, bạn phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thê bé. Chỉ vài ngày
sau, bé sẽ nhanh chóng học cách tự di
chuyển bằng tay, không cần đến sự
trự giúp của người khác.

Dần dần, bạn sẽ để bé tự nâng đỡ


một phần trọng lưựng cơ thể mình,
cũng giống như khi trong các bài tập
bé nắm ngón tay bạn hoặc nắm thanh
ngang.

L ư u ý : Moi khi bé cùng b ố hoặc


mẹ tập phối họp tay, bố mẹ bé nên cổ
vũ và khen ngợi bé thật nhiệt tình. Bé
cần biết rằng mình đang thực hiện
một công việc tuyệt diệu. Bài tập này
sẽ mang đến niềm vui cho mọi thành
viên trong gia đình; trước khi cho bé
tâp, sẽ là ý hay nếu đê bé quan sát anh
chị hay b ố mẹ làm mẫu. Càng thấy các h “ tay VM sỉf trự ĩú p của mẹ!
thành viên trong gia đình choi đùa
vói chiếc thang ngang, bé càng muốn được thử.

Trong nhà chiếc thang ngang sẽ nhanh chóng được “sủng ái” so vó i các
đồ vật khác. Vấn đề bạn sẽ sớm phải đối mặt không phải là làm sao để bé
biết cách sử dụng thang mà là làm sao để bé chịu xuống khỏi thang.

Thực ra đây không phải là vấn đề quá đau đầu.

Giờ bạn sẽ cần đến các phiếu theo dõi để giám sát quá trình luyện tập
m ói của bé. Các phiếu theo dõi nên có nội dung như sau:

C H Ư Ơ N G T R ÌN H PH Á T T R IỂ N K H Ả N ÂN G VẬN Đ Ộ N G G IA I Đ O Ạ N IV

Phiếu theo dõi bậc cao

Khả năng di chuyển

Bài tập đứng thẳng và bước đi


Tao m ôi trư ờ n o lv tư ở n a r h o h é tâ n đi
3 • / ------ 3 —
Đích cán đạt: Bé đi được 15mkhông nghỉ chân - mỗi ngày đi được khoảng
200m
20 lán mỗi ngày, mỏi lán từ vài giây tăng dán lên sao cho tổng cộng thời
gian luyện tập là 2 tiếng

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
□ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng quảng đường bé đi được mỗi lán tập:

Tổng quãng đường bé đi được trong ngày:.

Những biến chuyển đáng lưu ỷ hôm nay:

Ngày:
Nảng lực điều khiển tay

Nhặt các đổ vật

Tạo cơ hội tối đa cho bé nhặt các món đổ bằng ngón cái và ngón trỏ

10 lán mỏi ngày, mỗi lấn từ 30 đến 60 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 5 đến 10 phút

Nồm thanh ngang gân ở cửa


Mục tiêu: Hai tay tự giữ cơ thể trên thanh ngang trong vòng 30 giây.
5 lẩn mỗi ngày, mỗi lán 30 giây

Loại bỏ tạp âm

Cóc loại âm thanh môi trường:


10 lẩn mỗi ngày, mỏl lấn 5 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 2,5 phút

Phối hợp hai tay trên thang ngang


Mục tiêu: Bé biết cách phối hợp vặn động tay, mẹ giúp bé nâng đỡ
phẩn nào cơ thể
10 lẩn mỗi ngày, mỏi lán 20 đến 60 giây

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □
Tổng cộng: 3 đến 5 phút

Tổng % trọng lượng cơ thể bé tự nâng: ________________


Sò lượng thanh ngang bé di chuyển được trên thang:

Những biến chuyển đáng lưu ý hôm nay: ______________

Ngày:
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KHẢ NÀNG VẬN ĐỘNG GIAI ĐOẠN IV

Phiếu theo dõi hàng ngày

Khả năng di chuyển

Cơ hội cho bé di chuyển thoải mái

Chú ý: Cho bé thực hiện cả 10 hoạt động trong mỗi lán luyện tập

Mỗi ngày 2 lẩn tập, mỗi hoạt động kéo dài 60 giây

Tồng cộng: 20 phút

1. Xoay ngang ở tư thế úp sấp người □ □


2. Xoay mạn trái người bé □ □
3. Xoay mạn phải người bé □ □
4. Nâng người bé ở tư thế ngửa □ □
5. Xoay vòng □ □

6. Xoay vòng ở tư thê' ngửa □ □

7. Xoay vòng, đẩu hướng lên □ □

8. Du người bé □ □

9. Tung bé lên cao □ □

10. Đu đưa người bé theo hướng dọc, đắu hướng xuống □ □

Thời lượng hoạt động:

Những biến chuyển đáng lưu ỷ hôm nay:


Ngày:

TÓM LƯỢC
Giờ bé đã có thể tự tin bước đi mà không cần lúc nào cũng phải đưa tay
lên giữ thăng bằng nữa. về khả năng cầm nắm vật bằng hai ngón đối diện,
ban đầu bé làm quen vói tay thuận, sau đó mói tập vói tay còn lại. Bé cũng
dần hiểu đưực cách phối họp các cử động của tay, mỗi ngày qua bé sẽ tự du
mình xa hon và đảm nhận nhiệm vụ tự nâng đỡ cơ thể.

Chúng ta sẽ gọi bé là bé sơ sinh thêm một thòi gian nữa nhưng thực ra
khi đã hoàn thành Giai đoạn IV, bé không còn là sơ sinh nữa. Bé đã là trẻ
con.

Bé vừa trải qua một hành trình


quả cảm, dù chúng ta nghĩ chúng ta
giúp bé phần nhiều, trên thực tế
chính bé đã nỗ lực rất lớn.

Bé tự trườn quãng đường hàng


dặm dài, không ai khác có thể làm
thay bé được.

Bé cũng đã chiến thắng trọng lực


khi lần đầu tự nâng mình lên bằng tay
và đầu gối. Cho dù bé có được nâng
niu bao nhiêu thì cũng không ai có thể
thay bé thực hiện.

Giờ bé cũng đã biết đi, mệnh lệnh


di chuyển thôi thúc bé tiến bước. Bé
sẽ không chịu ngơi nghỉ chừng nào
Bé Maria và mẹ thích thú vói những giây phút còn chưa thử hết mọi cách để tăng
bên nhau
tốc, cho đến một ngày bé có thể đồng
thời nhấc cả hai chân khỏi mặt đất và
chạy biến đi.
Nhưng đó sẽ là một chương khác của một cuốn sách khác. Ngay lúc này
chúng ta đã tiến đến chặng cuối hành trình khỏi đầu của một bé sơ sinh.

Bé đã thực hiện được một kỳ công. Bé đã bộc lộ quyết tâm và niềm say
mê. Bé luôn kiên trì và dũng cảm. Bé hầu như không lúc nào muốn từ bỏ
cho dù nhiệm vụ có khó khăn đến đâu chăng nữa. Nói tóm lại, bé là một
anh hùng tí hon đáng ngưỡng mộ.

Nếu thông minh, chúng ta sẽ nhắc cho bé nghe điều này thật nhiều, thật
nhiều lần.
Những điêu nên và không nên

M
ục đích của chúng tôi khi viết cuốn sách này là giúp cho các ông
bố bà mẹ hiểu thấu đáo quá trình phát triển của các bé trong 12
tháng đầu đòi. Nguyện vọng của chúng tôi là giảng giải cho phụ
huynh về các giai đoạn phát triển, để họ hiểu đưực vì sao 12 tháng đầu đòi
lại quan trọng đến vậy - nhờ đó họ biết cách tận dụng khoảng thòi gian
này sao cho giành đưực lựi ích lớn lao cho các bé.

Tính đến chặng kết này chúng tôi đã có những chỉ dẫn chi tiết về cách
đánh giá một bé sơ sinh vào đầu bốn giai đoạn trải suốt 12 tháng đầu đòi
được phân chia trong Bản Mô tả Quá trình Phát triển. Thêm vào đó, chúng
tôi đã vạch ra sơ bộ các chương trình phát triển cảm giác cho từng giai
đoạn, dựa vào đó bố mẹ có thể tiến hành đoán định vào thòi điểm sớm
nhất có thể. Chúng tôi cũng đã trình bày các bài tập và cách tạo dựng môi
trường phát triển toàn diện cho khả năng di chuyển, năng lực ngôn ngữ và
khả năng điều khiển tay.

Giờ chúng tôi chỉ còn thêm một vài luận điểm hữu dụng, giúp mẹ bé
sắp xếp thòi gian thông minh, sao cho cả mẹ và bé đều tận hưởng từng
phút giây bên nhau.

TRỞ THÀNH BÀ MẸ CHUYÊN NGHIỆP


Nghề nghiệp lâu đòi và Các bà mẹ “chuyên nghiệp” là những
được trọng vọng nhất người dành toàn bộ thòi gian ở nhà chăm
trên thế giói chính là nghề sóc con, họ có niềm dam mê, đức hy sinh
làm mẹ. chẳng khác gì những nhân viên mẫn cán tận
tụy vói sự nghiệp kiến trúc sư, bác sĩ, luật
sư... Nếu là người mẹ nội trự thì bạn chính là thành viên của hiệp hội nghề
nghiệp lâu đòi nhất, được trọng vọng nhất trên thế giói.

Nếu bạn không thể dành nhiều thòi gian ở nhà chăm sóc con cái, việc
thích ứng vói các nguyên tắc của một bà mẹ chuyên nghiệp đóng vai trò hết
sức quan trọng. Khi bạn ở cùng bé, hãy trưng ra tấm biển “Đang làm mẹ -
xin đừng làm phiền.” Nói cách khác, kế hoạch của bạn là ở cùng bé, không
để các cú điện thoại xen ngang. Bạn đang làm công việc quan trọng nhất
trên đòi - vậy nên hãy chăm chút cho nó.

CẦN HẾT SỨC KIÊN TRÌ


Chúng tôi thường đưực các bà mẹ từng thực hiện chương trình chăm
sóc bé hoàn hảo khuyên rằng cần phải hết sức kiên trì. Đây thực sựlà lòi
khuyên hữu ích.

Khi bạn đã quyết định thực hiện điều gì, hãy làm mỗi ngày.

Con bạn cần và muốn đưực tập luyện mỗi ngày. Nhu cầu luyện tập của
bé không mất đi vào thứ Bảy hay Chủ nhật hoặc vào kỳ nghỉ. Bé sẽ phát huy
hết khả năng nếu tuân theo lịch trình đều đặn. Sẽ rất hữu ích nếu bé biết
điều gì sắp xảy ra và bé sẽ dễ dàng học hỏi nếu đi theo quỹ đạo. Bạn cũng
đưực lựi khi thực hiện chưong trình đưực xếp đặt từ trước. Quy trình này
giúp tránh lãng phí những khoảng thòi gian dành cho hoạt động mở màn
và kết thúc. Khi bạn và bé có lịch trình định sẵn, cả hai mẹ con sẽ cùng phối
họp nhịp nhàng như trong cùng một đội.

CẦN LINH HOẠT


Khi chưong trình của bạn đã được ấn định, cuộc sống hàng ngày sẽ
thường xuyên can thiệp gây nguy cơ phá vỡ chương trình đó. Bạn hãy dự
liệu trước bằng cách lập ra các phương án thay thế, phòng khi lịch trình lý
tưởng của bạn buộc phải thay đổi do những vấn đề ngoài mong đợi. Đừng
để bất kỳ sự biến đổi nhỏ nhặt nào động chạm đến mối ưu tiên hàng đầu
của bạn là giúp bé tập luyện.

SẮP XẾP GỌN GÀNG


Sẽ rất hữu ích nếu bạn cất mọi công cụ cần thiết cho chương trình luyện
tập của bé vào cùng một noi. Có thể bạn và bé cần di chuyển từ phòng này
sang phòng khác trong ngày, thế nên bạn nên xếp sẵn các món đồ trong
một thùng carton hoặc một chiếc túi sao cho dễ dàng mang đi được.
Khi kết thúc một bài tập, hãy nhanh chóng thu gọn các món đồ lại, để
gọn gàng cho lần tập tiếp theo. Khi nhận thấy bé cần chuyển qua bài tập
m ói, bạn lại chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ và không hề lãng phí chút thòi gian
nào cho việc xếp đặt.

M ỗi tuần một lần, bạn hãy dành một ít thòi gian sắp xếp lại những thứ
cần dùng cho tuần k ế tiếp và lập kế hoạch cho tháng tiếp theo. Như vậy,
bạn sẽ biết đưực mình cần chuẩn bị thêm những món đồ nào. Lúc này, bạn
nên giao bé hoàn toàn cho bố hoặc anh chị bé, để bạn dành toàn tâm toàn ý
cho việc sắp xếp và chuẩn bị đồ.

GIẢI QUYẾT GỌN CÔNG VIỆC N H À


Chúng ta ai ai cũng biết câu ngạn ngữ, “Việc nhà, mẹ chẳng bao giờ
n goi.” Câu nói xưa cũ này luôn luôn đúng. Ngôi nhà chiếm phần lớn thòi
gian của mẹ, lúc nào nó cũng cần đưực dọn dẹp. Các bà mẹ đều rất kiên trì
ở phưong diện này. Họ chẳng màng quan tâm dù công việc nhà dồn đống.
Họ nhận ra rằng khi bé chào đòi, ngôi nhà của họ không thể sạch như lau
như trước đây nữa. Chỉ đon giản vì bé yêu của họ quan trọng hon ngôi nhà.
Các bà mẹ thường chú ý đến vấn đề bát ăn, giường ngủ, ghế của bé có sạch
sẽ hay không.

Bạn nên tranh thủ thòi gian bé ngủ để bù lại phần nào giấc ngủ bị lấy
mất của bạn. Nếu không thì hãy tận dụng để sửa soạn bữa ăn cho bé. Công
việc nhà sẽ gác lại cuối cùng và phân chia san sẻ giữa bố, mẹ và các cháu
lớn trong giai đình. Các ông bố trong chưong trình của chúng tôi tuyệt vò i
vô cùng - họ thuộc số các ông bố thường xuyên giúp đỡ vự con làm công
việc nhà, nhóm này vẫn không ngừng gia tăng. Đây chính là nguồn trự giúp
lơn lao cho bạn và bé.

Ở NHÀ
Trong tám tuần đầu sau khi bé chào đòi, bạn hãy cố gắng ở nhà nhiều
đến mức tối đa có thể. Trước hết, sẽ rất khó duy trì lịch trình mỗi ngày nếu
bạn cứ đi đi về về suốt.

M ỗi khi bé ròi nhà, bé phải hết sức cố gắng điều chỉnh mình thích ứng
vói môi trường mói. Kết quả là bé dễ bị mệt và ngủ rất nhiều. Tất nhiên các
bé nên ngủ khi mệt, nhưng những em bé thường xuyên không ở nhà sẽ dễ
ngủ li bì hơn các bé ở nhà.

Việc đi lại cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi. Ớ giai đoạn này, tốt hơn cả nên ở
nhà và chắc chắn bạn đã có sẵn sàng những đồ dùng cần thiết trong nhà
mình. Trong vài tuần đầu tiên này, tốt hơn cả là bố bé, ông bà hay bạn bè
bố mẹ thay nhau làm các công việc nhà cần thiết.

SỚM MAI TRONG LÀNH


Buổi sáng là khoảng thòi gian vô
cùng quý báu - đây là giờ vàng Sáng sớm là giờ vàng cho các
trong ngày đối vói các bé. Khi bé bé.
cứng cáp dần, điều này càng lúc
càng đúng hơn.

Trong vài tuần đầu đòi, bé chỉ có ăn và ngủ, có rất ít thòi gian cho bé
tập luyện. Nhưng thực tế này sẽ chóng thay đổi khi bé lớn dần lên.

Bạn hãy luôn dành riêng buổi sáng cho bạn và bé. Một số bà mẹ đi làm
từ sáng, đến chiều mói về nhà. Trong trường họp này, bạn hãy cố tìm mọi
cách đảo ngược lại. Hãy ở nhà vói bé vào buổi sáng và làm việc vào buổi
chiều. Bạn sẽ thấy hai mẹ con cùng đạt được những bước tiến lớn vào
quãng giữa 7 giờ sáng đến giữa trưa. Còn buổi chiều dành lại cho những
việc khác bạn cần hoàn thành.

N G À YC Ủ A Bố
Ớ Viện Nghiên cứu Tiềm năng
Con người, chúng tôi có một truyền Hãy để bố đóng vai “làm mẹ”
thống là sau khi bé chào đòi, có - bố sẽ khiến bạn ngạc nhiên
những thòi điểm các ông bố và các lắm lắm.
bà mẹ đổi vai trò cho nhau. Trong
đa số các trường họp, các bà mẹ
quyết định dành trọn thòi gian chăm sóc con mình. Tuy nhiên, chỉ có một
số ông bố chọn một ngày trong tuần để trở thành các ông bố chuyên
nghiệp.

Vào những ngày này, người mẹ sẽ giao toàn danh sách công việc,
hướng dẫn người bố và người bố sẽ đối diện vói thử thách là mỗi tuần một
ngày thực hiện toàn bộ những phần việc mà người mẹ phải làm ngày ngày.
Đa phần các ông bố không thể hoàn thành hết các việc trong danh sách
nhưng các anh đã cố gắng hết sức, và các bé cũng vậy. Ban đầu, người mẹ
sẽ nhận đưực hàng loạt cú phone cầu cứu, nhưng dần dà khi đã tự tin hon
ngưòi bố sẽ trở thành một “người mẹ” đảm đang.

Các ông bố thường làm theo cách khác hẳn. Đôi lúc họ làm những điều
mà các bà mẹ không bao giờ làm, như thế thật tuyệt. Các ông bố cũng chính
là những người thầy vĩ đại. Một trong những bí mật đưực lưu giữ cẩn trọng
nhất trong xã hội chúng ta chính là khi có cơ hội ở bên nhau, các ông bố và
các bé đều có những khoảng thòi gian vui vẻ.

ANH CHỊ EM
Nếu chúng tôi có cơ hội khuyên các cặp vợ chồng dự định sinh con thứ
hai, chúng tôi sẽ khuyên họ không nên sinh quá gần cháu đầu tiên. Nhiều
bà mẹ lại nghĩ nên sinh con kiểu “trứng gà, trứng vịt”. “Những năm đầu đòi
của con càng trôi nhanh càng tốt,” họ được khuyên như vậy.

Có thể coi đây thuộc số những lòi khuyên tệ hại nhất từng có cho mẹ và
bé. Một bé từ 18 đến 30 tháng cần được mẹ dành trọn thòi gian chăm sóc.
Bé không chỉ muốn mẹ luôn chú ý đến mình mà còn thực sự cần điều này.
Bé không thể tự làm được gì ngoài việc lao đầu vào rắc rối.

Chúng tôi thực tình cho rằng đứa con đầu cần được bố mẹ dành thòi
gian chăm sóc để tự lập dần. Thường thì khi được ba đến bốn tuổi, bé đã có
thể tự chăm sóc bản thân - và quan trọng không kém, bé có thể giúp đỡ
mẹ.

Việc đứa con đầu góp phần chăm sóc em bé ngay từ lúc bắt đầu đóng
vai trò rất quan trọng. Nếu anh hay chị của bé còn chưa thể giúp được bạn
thì điều này có nghĩa cháu sẽ ganh đua vói em để được bố mẹ chú ý nhiều
hơn.

Ngay khi mang bầu đứa trẻ thứ hai, bạn nên giúp đứa con đầu lòng của
mình học hỏi mọi thứ có thể để giúp đỡ bạn và em bé khi em bé chào đòi.
Bạn hãy lập ra một danh sách những việc bé có thể làm, và trong chín tháng
tói, hãy dạy cho bé cách thực hiện.

Đứa trẻ biết được bé đang học để trở thành “anh” hoặc “chị”. Đây là
công việc đầu tiên bé được đảm nhiệm. Đây là công việc quan trọng, con
bạn biết điều này. Khi em bé chào đòi, đứa trẻ anh hay chị bé đã sẵn sàng
giúp đỡ bạn. Mỗi ngày bé sẽ ý thức rõ hon về trách nhiệm của mình. Bé sẽ
không coi em bé như là đối tượng cạnh tranh. Ngược lại, bé sẽ coi em bé
như những gì bạn đã dạy - đó là em trai hay em gái bé, cần đưực bé giúp,
em rất yêu bé. Sẽ là điều khác biệt lớn lao khi bạn trao cho đứa con đầu
lòng cơ hội tự lập và có khả năng giúp đỡ trước khi bé thứ hai chào đòi.

Các bà mẹ trong chương trình của chúng tôi nói rằng anh chị của bé là
một phần quan trọng của các chương trình luyện tập ngay khi bé vừa chào
đòi. Đây chính là điểm khởi đầu cho mối quan hệ anh em tuyệt diệu kéo dài
suốt cả đòi người.

CHUẨN BỊ CÔNG c ụ - LUÔN SAN s à n g


Chuẩn bị công cụ chính là một nhân tố tạo nên ông bố, bà mẹ chuyên
nghiệp. Công việc này gây hao tốn thòi gian công sức nhưng cũng đem lại
nhiều niềm vui. Bạn có cơ hội chế tạo những món đồ được thiết kế riêng,
phù họp vói nhu cầu và sở thích của bé. Nguyên liệu bạn chọn cần có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng hàng ngày, có thể cất giữ và để dành
đến khi em bé tiếp theo chào đòi.

Thông thường, các ông bố chính là người chuẩn bị công cụ hoặc bố mẹ


cùng nhau chuẩn bị sẵn vào buổi tối. Điều quan trọng là chuẩn bị số lượng
lớn các công cụ. Mỗi ngày qua bé sẽ tiếp cận các công cụ vói nhịp độ nhanh
chóng hơn. Nếu bạn không làm nhiều công cụ, chính bạn sẽ phải sử dụng
lui tói một vài loại cũ mòn. Điều này sẽ gây hại cho bé. Khi đã sẵn sàng cho
thứ gì đó mói lạ, chắc chắn bé không muốn nhìn lại những công cụ đã cũ.
Khi cần bổ sung, tốt nhất bạn nên bổ sung nhiều hơn mức cần thiết. Chúng
tôi chưa từng gặp một bà mẹ nào cho rằng cô chuẩn bị quá nhiều công cụ
mói để dạy bé.

GHI LẠI
Chúng tôi đã đề xuất những khoảng thòi gian ngắn bạn cần đánh giá
khả năng của bé. Mỗi khi đánh giá bé xong, bạn hãy làm một Bản Mô tả
mói và đánh dấu ngày tháng.

Chúng tôi nghĩ bạn cũng nên chuẩn bị một cuốn nhật ký ghi lại những
thành quả bé đạt đưực trong ngày. Cùng vói Bản Mô tả, cuốn nhật ký đon
giản này sẽ là bản lưu quý giá ghi lại quá trình phát triển của bé.

Điều quan trọng là bạn kiên trì ghi chép, nhất là về khả năng di chuyển
của bé, để thấy đưực bé đã làm những gì trong ngày, ứng vói mục tiêu dài
hạn của bé.

Bạn có thể đánh dấu phiếu theo dõi theo bất cứ cách nào phù họp nhất.
Chúng tôi nhận thấy các phiếu này giúp đon giản hóa những kiến thức có
vẻ rườm rà. Khi đã đưực liệt kê và đánh dấu, các bài tập này không còn quá
khó nữa.

Các phiếu theo dõi này cũng rất hữu dụng cho các ông bố, bởi vì họ
không thường xuyên luyện tập cho bé như các bà mẹ vẫn làm. Phiếu theo
dõi giúp các ông bố hình dung được cấu trúc tổng thể và tự tin nhập cuộc.

BIẾT LÚC NÀO KHÔNG NÊN TẬP CHO BÉ


Một trong những ích lựi có đưực khi thực hiện một chương trình hoàn
thiện, đầy đủ là bé có sức đề kháng chống bệnh tốt hon, ít ốm vặt hon. Tuy
nhiên, nếu bé ốm, bạn nên ngùng chưong trình tập luyện lại và cố làm mọi
cách giúp bé mạnh khỏe trở lại.

Một vấn đề khác mà bé gặp phải là mọc răng. Đây có thể là thử thách
lón đối vói một số bé. Mỗi bà mẹ học đưực cách tốt nhất để xoa dịu và giúp
bé vượt qua nỗi đau đón. Đôi khi chưong trình luyện tập sẽ làm bé quên đi
chiếc răng mói mọc. Nhung nhiều khi đó không phải là sự lựa chọn tốt, tốt
hon bạn nên ngùng lại một thòi gian.

CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ
Các bà mẹ thường rất thận trọng chọn món ăn khi mang thai nhung họ
hầu như bỏ lơ chế độ ăn của mình lúc bé đã chào đòi. Lúc này các bà mẹ
cần nạp ít calo hon nhung nhu cầu dinh dưỡng của một bà mẹ cho con bú
thì vẫn cao.

Bất kể bạn đang cho con bú hay không, việc bạn ăn các bữa ăn nhỏ, nấu
từ thực phẩm tươi, thô là rất quan trọng. Như vậy bạn sẽ duy trì được sức
khỏe, có năng lượng để chăm sóc bé mỗi ngày.
NGỦ Đ ủ GIẤC
Các bà mẹ không bao giờ đưực
Thiếu ngủ là tai nạn nghề ngủ đủ giấc cả. Trên thực tế, mẹ các
nghiệp trầm trọng của mọi bà bé sơ sinh luôn trong tình trạng kiệt
mẹ. sức. Sau một thòi gian họ mắc bệnh
mệt mỏi mãn tính nên hầu như
không hề nhận ra.

Các ông bố thường là người nhận ra căn bệnh trầm kha này trước khi
các bà mẹ tự nhận thấy. Họ cần vào cuộc để mẹ bé được ngủ đủ giấc.

Dù là mẹ của một bé sơ sinh, bạn vẫn có cách tránh vắt kiệt sức mình.
Hãy tranh thủ ch ọp mắt bất cứ khi nào bé ngủ. Ban đêm, khi bé tỉnh giấc
đòi bú, bạn hãy cho bé bú rồi lập tức ru bé ngủ trở lại.

Đừng bao giờ cho bé xem các thẻ hình động vật ngộ nghĩnh lúc 2 giờ
sáng. Nếu bạn thả lơi, chiều theo sở thích trái tính trái nết và thích mê mẩn
gương mặt hăm hở của bé khi nhìn thẻ hình hay chuyện trò vói bé lúc nửa
đêm, chắc chắn 2 giờ sáng hôm sau bạn sẽ lại bị dựng dậy. Thòi điểm này
được bé mặc định không chỉ là giờ được cho ăn - đó còn là giờ chơi vói các
thẻ hình động vật nữa.

Ban đêm bạn hãy cố tạo môi trường dạng “đóng băng”. Đừng bật đèn,
cũng đừng chuyện trò vói bé. Chỉ đơn giản cho bé bú và đặt ru bé ngủ trở
lại. Như vậy bé sẽ hiểu chẳng còn việc gì để theo đuổi và yên tâm ngủ lại.

Bạn cần ngủ, bạn cần dẹp bỏ lòng thương cảm để giành lại giấc ngủ.
Khi bạn và bé được thoải mái, cả hai mẹ con sẽ làm được những điều kỳ
diệu.

NẾU GẶP VẤN ĐẾ RẮC RỐI, HÃY HÀNH ĐỘNG


Những biến đổi về mặt thể chất và tinh thần sau khi sinh diễn ra rất
mạnh mẽ. Các kích thích tố đều tăng vọt. Hiếm có bà mẹ nào không trải qua
những thay đổi lớn về ngoại hình hay tâm sinh lý, hoặc cả hai sau khi sinh
con. Có lúc bạn cảm thấy vô cùng hứng khởi và tràn trề sinh lực, nhưng có
khi thì hoàn toàn ngược lại.

Lạ thường là sự biến đổi hoàn toàn dễ hiểu và đoán biết trước được này
lại ít được đề cập. Những ngưòi mói làm mẹ không biết mình nên và không
nên trông đợi những gì. Khi các bà mẹ cảm nhận khác lạ và thấy mình phải
nỗ lực hết sức, họ thường thấy áp lực gấp bội phần. Nhưng dầu sao, họ vẫn
hết sức mong chờ em bé sắp đến. Giờ ngưòi mẹ gánh trên mình trách
nhiệm lớn lao, có rất nhiều việc cần hoàn thành. Bất chựt cô thấy sự hãi và
bất lực, cho dù mói vài ngày trước đó tinh thần cô đang ở đỉnh cao. Nếu
ngưòi mẹ không chuẩn bị tâm thế đón nhận sự đổi thay, có thê cô sẽ hết
sức thất vọng và không dám chia sẻ cùng ai khác.

Nếu bạn cảm thấy không khỏe sau khi sinh con, đừng chần chừ nữa.
Hãy tâm sự vói mẹ, dì hay cô bạn thân đã có kinh nghiệm sinh con. Hãy kể
vói một ai đó bạn tôn trọng và tin tưởng hon cả, nói hết những gì đang xảy
đến vói bạn. Sau đó tìm mọi nguồn giúp đỡ từ những người bạn tin tưởng
và tôn trọng. Lúc này bạn lập tức cần phải kiểm soát bản thân và phấn chấn
tinh thần trở lại lập tức.

NẾU CÓ CHUYỆN GÌ XẢY ĐEN v ớ i bé, h ã y h à n h


ĐỘNG NGAY
Bản Mô tả đã chỉ rõ cho bạn quá
Đa phần các bà mẹ trải qua trình phát triển của bé. Đây chính là
giai đoạn biến chuyển lớn lao bản đồ trí não bé. Nếu bé có những
về ngoại hình hoặc tâm sinh lý tiến triển tích cực, Bản Mô tả sẽ cho
sau khi sinh con. bạn biết ngay. Nếu bé không có tiến
bộ gì, bạn cũng sẽ nhận thấy. Nếu
bạn chú tâm đến quá trình phát
triển của bé, hãy hành động theo chỉ dẫn.

Nghiên cứu y khoa của Viện là thành tựu hết sức to lớn, ghi chép cẩn
thận quá trình phát triển của hon 15.000 trẻ bị tổn thưong não. Những trẻ
này đưực phân loại từ tổn thưong não dạng nặng (mù, điếc hoặc tâm thần
phân liệt) và tổn thưong não dạng nhẹ (chậm phát triển) và rất nhiều cấp
độ tổn thưong não giữa hai cực này.

Những bản ghi chép cẩn thận về 15.000 bé này cho thấy trong mọi
trường họp chính người mẹ nhận ra bé gặp vấn đề về não bộ. Các câu
chuyện cho biết các bà mẹ nhận ra vấn đề của bé hàng tháng, thậm chí hàng
năm tròi trước khi các chuyên gia y tế công nhận não bé bị tổn thưong.
Các bà mẹ luôn là những người quan sát hoàn hảo nhất. Nếu bạn quan
tâm đến bé, chúng tôi tha thiết khuyên bạn nên tìm hiểu thêm để có câu trả
lòi cho những thắc mắc bạn đặt ra.

NHỮNG ĐIỀU CẦN TÌM HIẺU THÊM


Trí thông minh tiềm năng của bé còn lớn hon mức Leonardo da Vinci
từng sở hữu khi ông còn sống.

• Bạn có thể dễ dàng dạy bé kỹ năng đọc, và việc dạy bé đọc có ý nghĩa rất
quan trọng.

• Bạn có thể dễ dàng dạy bé học toán, và việc dạy bé học toán cũng có ý
nghĩa quan trọng không kém.

• Bé có thể học mọi thứ chúng ta dạy vói tinh thần hào hứng, cầu thị và
tận tụy.

• Nên chăm sóc cho thể chất bé


thật khỏe mạnh, bởi thể chất có Có rất nhiều điều cần tìm hiểu
tác động sâu sắc đến trí thông thêm về con bạn!
minh và khả năng phát triển
quan hệ xã hội.

• Các bé so* sinh có thể giao tiếp rất giỏi. Khả năng giao tiếp là sản phẩm
của sự phát triển tinh thần và thể chất.

• Bé bị tổn thương não không có nghĩa đã vô phương cứu chữa. Tất cả


những bé bị tổn thưong não đều xứng đáng được tạo cơ hội để chiến
đấu vói cuộc sống.

• Có nhiều dạng tổn thương não ở trẻ (chẳng hạn như não thương tổn
nặng, thần kinh chậm phát triển, não mất khả năng hoạt động, chứng
bại não, chứng động kinh, chứng tự kỷ, chứng múa vờn (cử động chậm
ngoài ý muốn), chứng tăng động, hội chứng mất tập trung, hội chứng
Down).

Tất cả những chỉ dẫn trên đều chính xác cả. Chúng là sản phẩm của quá
trình nghiên cứu, khám phá trong nửa thế kỷ của Viện Nghiên cứu Tiềm
năng Con người. Nhưng đây không phải là một chủ đề của cuốn sách này.
Các chủ đề đó sẽ dành viết riêng cho các bé đã trải qua giai đoạn một năm
đầu đòi.
\

Cuộc cách mạng M êm

M
ột người mang bầu chẳng
khác nào người sống trên B ố mẹ là ngưòi quyết định

một hoang đảo, cách xa điều gì tốt nhất cho con cái
đất liền hàng ngàn dặm và phải trải mình,
qua chín tháng nặng nề khó nhọc
mà chẳng hề nhận đưực lò i khuyên
nên hay không nên làm gì vói đứa bé sắp chào đòi.

Nếu dũng cảm, cô ấy sẽ đến thư viện hay tiệm sách, tìm hàng tá sách
của những chuyên gia kỳ cựu. Các tác giả của nhiều cuốn sách khuyên cô
đừng nên bày trò gì vói bé ngoài việc cho bé bú. Một số người còn cảnh báo
nếu cô ấy không làm th ế thì kết quả sẽ hết sức tệ hại.

Cuốn sách này không thuộc số đó.

Sau gần một nửa thế kỷ kề vai sát cánh trải nghiệm cùng các bà mẹ,
chúng tôi hiểu đưực rằng các phụ huynh không nên áp dụng bất kỳ chế độ
nào vó i trẻ khi chưa hiểu hoặc còn chưa tán thành hoàn toàn.

Nếu thực hiện điều gì đó mà họ không hiểu, có thể bé sẽ thực sự đối


diện vó i nguy hiểm.

Nếu thực hiện điều gì đó mà họ chưa phục hoàn toàn, có thể họ sẽ làm
không tốt.

Nếu có ai đó đưực quyết định chọn điều gì tốt đẹp nhất cho bé thì
không ai khác hon cha mẹ bé có quyền đó.

Các ông bố bà mẹ, chỉ có họ m ói biết đưực những gì là tốt nhất dành
cho bé.

Họ luôn có lựa chọn sáng suốt nhất.

Nếu sau khi đọc cuốn sách này, một bà mẹ không làm gì khác hon ngoài
việc nhìn con mình vói mức độ trân trọng khác hẳn thì cũng đã là một
thành công tuyệt vòi. Chắc chắn sự trân trọng này sẽ gây tác động sâu sắc
đến cách nuôi nấng bé.

Nếu người mẹ quyết định không


Cha mẹ cần quyết định điều gì chọn chưong trình này, thì cô ấy
có lợi cho bé nhất. đừng nên làm theo bất cứ chỉ dẫn
nào trong đây. Trong trường họp
này, hon bất kỳ ai, chúng tôi hết sức
ủng hộ quyết định của cô.

Chưa có thòi nào mà các bà mẹ phải đón nhận những lòi khuyên nhàm
chán, vô bổ về chủ đề nuôi dạy trẻ như thòi nay.

Những lòi khuyên này làm nao núng đa phần các bà mẹ.

Các bà mẹ không nên phân tán trí tuệ, trực giác và bản năng làm mẹ khi
quyết định điều gì tốt nhất cho con mình.

Trong năm thập kỷ liền, chúng tôi có một vũ khí bí mật - chính là các
bà mẹ. Chúng tôi không chỉ đặt ra câu hỏi đối vói họ, chúng tôi còn lắng
nghe câu trả lòi từ họ.

Trước đây chưa có ai từng làm thế.

Thật đáng tiếc khi các chuyên gia (thường là các cử nhân chưa từng
thay tã hay ở riêng vói bé lấy 10 phút) lại không biết lắng nghe các bà mẹ.
Nếu có thì họ đã hiểu thêm về một thế giói hoàn toàn mói trong quá trình
bé phát triển, một thế giói họ thậm chí không nghĩ nó tồn tại.

Chúng tôi tin rằng các bà mẹ luôn là những ngưòi mẹ tốt nhất và các
ông bố chính là những ngưòi cha tuyệt vòi nhất.

Nếu một bà mẹ quyết định dạy cho bé yêu 10 phút mỗi ngày, cô ấy cứ
việc dạy thôi, không cần thiết phải giải thích vói bất cứ ai khác.

Nếu quyết định dành ra 30 phút mỗi ngày để dạy bé thì cô ấy cứ việc
thực hiện thôi, chắc chắn cô ấy không cần thanh minh gì cả.

Nếu cô ấy quyết định dạy bé và trong thòi gian đó nhận thấy thích thú
vói công việc này, do đó tha thiết kéo dài hon, cô ấy có thể làm bất cứ điều
gì theo ý muốn.

Các ông bố bà mẹ nên thực hiện chính xác những gì họ nghĩ sẽ mang lại
lọi ích cao nhất cho bé, không hon không kém.

Từ kinh nghiệm của mình, chúng tôi khẳng định đa phần các phụ
huynh biết điều gì tốt nhất cho con họ. Các ông bố bà mẹ biết rõ con mình
hon bất kỳ ai khác. Cũng chính họ yêu các bé hon bất kỳ ai khác.

Họ chính là những ông bố bà mẹ tuyệt diệu.

Nhiều phụ huynh tin rằng chính môi trường gia đình và tấm gưong của
họ sẽ ảnh hưởng lón đến cuộc sống của bé, mạnh hon bất kỳ môi trường và
mối quan hệ nào khác.

Nhũng bằng chúng chúng tôi thu thập đưực trong suốt 50 năm tìm tòi
và nghiên cứu não bộ củng cố thêm quan điểm nêu trên.

Khi các phụ huynh thích đồng hành cùng con, họ trở thành nhũng
ngưòi thầy phù họp nhất vói bé.

Các bà mẹ luôn là nhũng người mẹ tốt nhất và các ông bố chính là


những người cha tuyệt vòi nhất.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp các phụ huynh đọc
nó nhìn con trẻ bằng con mắt mói.

Chúng tôi hy vọng từ góc nhìn mói họ sẽ nhìn ra khả năng và tiềm ẩn
ấn tưựng của bé.

Đây chính là câu chuyện về thòi kỳ mở màn của một cuộc cách mạng,
cách mạng mềm. Một cuộc cách mạng mang đến những đổi thay đáng ấn
tưựng nhưng không gây đổ máu, không thù ghét, không chết chóc và hủy
hoại.

Trong cuộc cách mạng gọn nhẹ nhất này, chỉ có hai kẻ thù. Kẻ thù đầu
tiên chính là những mẹo vặt truyền tai nhau, kẻ thù thứ hai là tình trạng
trơ ì. Không hẳn phải gạt bỏ hết mọi lòi khuyên của mọi người, chỉ cần loại
những lòi khuyên không sát thực tế. Cũng không cần thiết phải tỏ ra hừng
hực khí thế, miễn sao đừng lờ đờ quá lâu như thể thế giói này vô dụng hết
cả.
Cuộc Cách mạng Mềm giúp chúng ta nhận ra bé có khả năng tiềm ẩn
học hỏi đưực hầu hết mọi thứ ngay từ khi còn bé xíu. Chúng tôi cho rằng
các bé đưực học tập nhẹ nhàng từ khi m ói chào đòi đến năm lên sáu tuổi về
sau sẽ dành nhiều nỗ lực cho việc học hỏi hoặc chẳng cần chú tâm vào việc
học. Chúng tôi cho rằng người lớn coi việc học là cực hình trong khi các bé
coi đó là nguồn vui. Chúng tôi cho rằng người lớn học vó i tốc độ sên bò,
trong khi các bé học cấp tốc. Chúng tôi cho rằng đôi khi người lớn ngại học,
trong khi các bé thích học hỏi hon thích ăn.

B ố mẹ và con cái gắn chặt vó i nhau - đây có phải một ý tưởng tân thòi?

Các bé không nghĩ như thế. Trên bước đường phát triển và trưởng
thành, bé nào cũng đều muốn có bố hay mẹ luôn sát cánh ở bên.

Bé đã đúng.

Phưong tiện giúp bé thực hiện cuộc Cách mạng Mềm thành công rất dễ
dàng nhận biết.

Chính là các bậc phụ huynh.

B ố mẹ không gây phiền phức cho thế giói của bé, họ là giải pháp.

Bạn thấy có khó hình dung về


một th ế giói an toàn hon, phong Các bố các mẹ không gây
phú hon, noi mà bé nhận được phiền phức cho thế giói của
nhũng kích thích, nhũng bài học, bé, họ là giải pháp,
những cơ hội cần thiết trong năm
đầu đòi?

Bạn thấy có khó hình dung về thế giói này khi nhũng con giận dỗi của
các bé chuyển biến thành niềm say mê khám phá?

Thực sự, các bé luôn có niềm khao khát học hỏi hết thảy mọi điều m ói
mẻ xung quanh.

Chúng ta đã tiến đến điểm kết của cuốn sách này, nhung v ó i mọi ông
bố bà mẹ, vói mọi em bé, đây m ói chỉ là màn khỏi đầu - khỏi đầu của cuộc
Cách mạng Mềm.
Lời bạt

N
han đề ban đầu theo ý định của tác giả hiếm khi trỏ* thành nhan đề
cuốn sách bạn được đọc. Có thể độc giả sẽ rất ngạc nhiên khi biết
rằng thường thì tác giả không phải là ngưòi quyết định nhan đề
cuối cùng của bản thảo của mình, thường ngưòi quyết định là phía nhà
xuất bản. Cũng giống như trường họp cuốn sách này, bản thảo đưực viết ra
nhiều năm liền trước khi đưực ra mắt.

Các tác giả muốn nhan đề cuốn sách phản ánh nội dung thực tế mình
trình bày. Tuy nhiên, các nhà xuất bản lại muốn có tít sách thật hút khách.
Hai quan điểm này không dung họp vói nhau. Chúng tôi đã chỉ rõ cho nhà
xuất bản là cuốn sách này chưa bao giờ đặt ra câu hỏi: “Bé sơ sinh thông
minh đến đâu?” hoặc cách trả lòi câu hỏi này. Chúng tôi không có hứng thú
so sánh trí thông minh của con mình vói các bé nhà hàng xóm (chúng tôi hy
vọng các bạn cũng đồng quan điểm vói chúng tôi). Viết cuốn sách này,
chúng tôi không hề có ý định phân loại mức độ thông minh của trẻ. Ý tưởng
chính của cuốn sách là khẳng định các bé thông minh hơn mức người lớn
vẫn thường nghĩ về chúng.

Nếu câu hỏi là “Bé sơ sinh thông minh đến đâu?” thì câu trả lòi của
chúng tôi là “Bé rất thông minh.”

Bạn cứ thử suy đoán thay bé mà xem. Nếu bạn không làm được, hãy
cùng tham gia vói chúng tôi. Chính chúng tôi cũng không thể suy đoán nổi.
về học viện
V
iện Nghiên cứu Tiềm năng Con người Hoa Kỳ là tổ chức giáo dục
phi lợi nhuận giúp đỡ các cháu phát triển bình thường lẫn các cháu
bị tổn thưong não bộ. Viện giúp cho các phụ huynh tìm hiểu thêm
về quá trình phát triển não bộ của các cháu. Nhờ đó, các ông bố bà mẹ nhờ
đó biết được quá trình não lớn lên, cách đẩy nhanh tốc độ phát triển của
não bộ những trẻ bị tổn thương não và cách tăng cường tốc độ phát triển ở
những trẻ bình thường.

Mục tiêu mà Viện chúng tôi đặt ra là giúp phát triển trí tuệ, thể chất và
khả năng quan hệ xã hội của mọi trẻ em.

Viện chúng tôi tin rằng mọi trẻ bị tổn thương não đều xứng đáng đón
nhận cơ hội chống chọi bệnh tật để được là người bình thường. Sứ mệnh
của Viện là mang đến cho các phụ huynh những kiến thức cần thiết, sao cho
các cháu bị tổn thương não bộ được trao cơ hội “chiến đấu”.

Ngoài ra, Viện chúng tôi cho rằng mọi trẻ em sinh ra đều có quyền
chính đáng là được hoàn hảo về mặt trí tuệ, thể chất và mức độ quan hệ xã
hội. Mục tiêu dành cho các trẻ bình thường là sơm đạt mức độ hoàn hảo ở
cả ba phương diện nêu trên.

Viện chúng tôi nhận thấy khi các phụ huynh biết cách thức não phát
triển và nguyên nhân hình thành nên cách thức đó, họ trở thành những
người thầy phù họp nhất dành cho các bé.
Phụ Lục
N h ữ n g vậ t dụng b ạn có thể tự ta y làm cho bé

RÃNH TẬP TR ư Ờ N

Rãnh tập trườn làm bằng gỗ ép, trên có phủ 2,5cm, cuối cùng bọc vải
giả da tron mịn. Rãnh dễ dàng.

Cách chê tạo rãnh tập trườn cho bé


Rãnh tập trườn gồm ba phần như bên dưới, có thể tháo lắp dễ dàng.
Lớp vải giả da trên

Hình vẽ cuối cùng cho thấy có thể ghép 3 phần của rãnh tập trườn lại thành
rãnh dài, như thế có thế giúp tăng thị giác của bé.

May đệm cố cho bé


Vói tất cả các hoạt động tập cho bé làm quen vói trạng thái thăng bằng,
chúng tôi lưu ý cần đặt sự an toàn của bé lên hàng đầu. Đặc biệt cần chú ý
đến phần cổ của bé, do đó phải chuẩn bị đệm cổ đảm bảo chất lưựng, nhất
là cho các hoạt động giữ thăng bằng ở Giai đoạn III.

với lát cảt


vuông, cạnh 2,5em

Ị Phan khóa dãn gai Phân khóa dãn xủ


rr

Yêu cầu
v ả i bọc kích thirức 7 9 C I Ĩ 1 X I5cm
Khóa dán rộng 2,5cm , dài 4 0 cm .
Bốn dây buộc dài 20 cm (gập đôi),
rộng o ,6cm . Tổng dây buộc dài
8 ocm .

.......k=Z3ư
Dây buộc: Dài 20cm trước klu buộc nút.

Khâu đường chỉ cách mép vải chừng I,25cm. May chần hai lần đường
chỉ dài. Khâu kín ử chỗ khuy dán hoặc đường xéc-rê vải

Khung giữ thanh ngang ở cửa ra vào


Quyết định độ cao của khe đầu tiên bằng cách đó từ chân lên đầu ngón
tay bé (tư thế hai tay giơ lên tròi), cộng thêm chừng 5 phân. Từ khe đầu
này trở lên, các khe hẹp còn lại đều có độ dốc và rộng hơn đường kính
thanh ngang chừng 0,3cm.
Thanh ngang khóp vào khe,
kliía của khung.

Thanh ngang nối hai khe phải hết sức chắc chắn. Bạn sẽ dùng nó cho
đến khi bé tự đu ngưòi được trên thang. Cho dù sau này biết cách vận động
phối họp tay rồi, bé vẫn thích thú vó i trò này.
Thiết kế thang ngang cho bé
Làm thang ngang cho bé bằng cách thực hiện các bộ phận quan trọng
trước, sau đó khóp nối các phần lại vói nhau thành chiếc thang vững chắc,
sao cho cả ngưòi lớn và trẻ nhỏ đều sử dụng đưực.

Bạn nên chọn gỗ sồi để làm các thanh nấc thang. Phần còn lại của
thang, chúng tôi khuyên bạn nên dùng gỗ linh sam do loại gỗ này không bị
xốp.

Hai phần đầu cần làm là hai trụ đứng

Phần thứ ba là bản thân chiếc thang.

Và bước cuối cùng là ghép tất cả lại vói nhau.


Thang ngang: Làm trụ đứng (yêu cầu có 2 trụ)
Công cụ:

• 4 tấm ván có kích thước 5 cm X I5cm X 2 ,3 m (a)

• 2 tấm ván lót đáy trụ kích thước 5cm X I5cm X I,5m (b)

• 2 tấm ván trần trụ kích thước 5cm X I5cm X 55cm (c)

• 4 thanh chặn kích thước 5cm X ìocm X 73cm (d)

• 8 thanh chốt 0 ,7 cm X 7 , 5 cm

• 8 thanh thép gập rộng 2,5cm, dài ìocm vói các lỗ bắt vít (e)

• 32 ốc vít đường kính I,25cm


Hướng dẫn ỉắp ráp:

1. Khoan các lỗ có đường kính 2cm ở mặt trong (a), lỗ đầu tiên cách sàn
70cm, các lỗ ở trên cách nhau đều đặn 5cm (29 lỗ tất cả).

2. Cố định 2 tấm ván (a) vào tấm lót đáy (B), cách mép mỗi bên 45cm.

3. Đóng tấm ván trần (c) lên 2 tấm ván hai bên

4. Cố định các thanh chặn (d) (sau khi đã cắt góc vừa khít) vào hai tấm
ván bên và tấm ván đáy.

1. Khoan lỗ thông đường kính 0,7cm ở các tấm ván


hai bên và tấm ván trần để lắp ốc vít.

2. Vặn ốc khóp vít. Góc của thanh thép cố định như


bên hình, mỗi thanh thép vặn hai vít

Thang ngang: Lắp ráp tấm ngang cố định thang (yêu cầu có
2 tấm)
Công cụ:

• 2 thanh gỗ có kích thích 5cm X 15CH1 X 3 m (f)

• 4 tấm giằng kích thước 5cm X I 5 cm X I 0 5 cm (g)

• 4 vít đầu tròn dài ìocm , đưòng kính 0,7cm

• 8 đai ốc dài ìocm

• 8 vòng đệm

Hưóng dẫn ỉắp ráp:

1. Khoan lỗ có đường kính 0,7cm ở đầu các thanh gỗ để lắp vít, giống như
trong hình vẽ.

2. Chỗ khoan lỗ khóp vói các lỗ bắt ốc vít trên các thanh thép góc bắt tấm
ván trần (c) và 2 tấm ván 2 bên (a).

3. Đặt vòng đệm rồi lắp vít, xiết nhẹ đai ốc. Đầu vít ở mặt trong, còn vòng
đệm, đai ốc ở ngoài. Đến công đoạn lắp ráp cuối cùng m ói cần vặn chặt
ốc vít.

Thang ngang: Lắp giàn thang (yêu câu có I giàn thang)


Công cụ:
• 2 tấm ván có kích thước 5cm X ìocm X 3m (h)

• 19 đoạn gỗ cứng^) đường kính 2,5cm, dài 45cm (i)

• 38 chiếc đinh nhỏ

Hướng dẫn lắp ráp:

1. Khoan các lỗ có đường kính 2cm, cách các đầu của tấm ván 7,5cm.

2. Khoan lỗ đường kính 2,5cm, bằng đường kính của các đoạn gỗ làm nấc
thang, cách đầu ván I5cm, sau đó cách nhau đều đặn từ 7,5cm đến
30cm, từ theo kích thước co* thể bé.

3. Khóp các đoạn gỗ vào lỗ, cố định bằng đinh và keo dán gỗ nếu cần

Thang ngang: Cổng đoạn khớp ráp cuối cùng


Công cụ:

• 2 trụ đứng

• 2 tấm ngang cố định thang

• 1 giàn thang
• 8 vít đường kính 0,7cm, dài ìocm

• 8 vít đường kính 0,7cm, dài I5cm

• 16 đai ốc đường kính 0,7cm

• 16 vòng đệm

• 2 cái chêm kích thước 5 cm X I5cm X I 5 cm (j)

• 2 thanh ngang đường kính 2cm, dài 75cm (k)

Hướng dẫn ỉắp ráp:

1. Đặt hai trụ đứng cách nhau 3m.

2. Đặt tấm ngang cố định lên trên, đánh dấu các vị trí khoan lỗ trên trụ
đứng.

3. Khoan lỗ có đường kính 0,7cm ở trong

4. Cố định tấm ngang vào trụ đứng bằng các vít, đai ốc và vòng đệm
đường kính 2cm.

5. Đặt các tấm chêm kích thước 5cm X I5cm X i5 c m vào vị trí.

6. Khoan các lỗ đường kính 0,7cm trên thanh trụ, tấm ngang cố định và
tấm chêm.

7. Cố định tấm ngang bằng vít dài I5cm, đai ốc và vòng đệm, đầu vít ở
mặt trong thang.

8. Vặn chặt các vít và đai ốc.

9. Khi gắn tấm ngang và tấm chêm vào trụ đứng, nếu có lỗ khoan nào của
trụ đứng bị che mất thì bạn hãy khoan xuyên qua đê có thể đặt chốt
ngang đúng chỗ.

10. Đặt giàn thang ở độ cao mong muốn, chốt hai đầu giàn thang bằng
thanh chốt cứng.

You might also like