You are on page 1of 17

CÔNG TY CỔ PHẦN MÀNG CHÂU ÂU

EUROFILM CORPORATION

QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

NĂM 2019
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

MỤC LỤC
1. MỤC ĐÍCH............................................................................................................................................1
2. PHẠM VI...............................................................................................................................................1
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................1
4. CÁC ĐỊNH NGHĨA,THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT.....................................................................1
4.1 Định nghĩa:........................................................................................................................................1
4.2. Thuật ngữ và từ viết tắt.....................................................................................................................2
5. TRÁCH NHIỆM....................................................................................................................................2
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN..................................................................................................................2
6.1. Thu mua............................................................................................................................................2
6.1.1. Đề xuất công ty mua và chuyển về sử dụng tại nhà máy............................................................2
6.1.2. Đề xuất mua và sử dụng trực tiếp tại Nhà máy..........................................................................4
6.2. Quản lý kiểm soát.............................................................................................................................4
6.3. Lưu trữ bảo quản & vận chuyển.......................................................................................................5
6.3.1 Lưu trữ bảo quản.........................................................................................................................5
6.3.2. Vận chuyển................................................................................................................................7
4. CẤP PHÁT.............................................................................................................................................7
5. SỬ DỤNG...............................................................................................................................................8
6. THẢI BỎ................................................................................................................................................9
6.1. Phân loại...........................................................................................................................................9
6.2 .Chuyển giao......................................................................................................................................9
7. KIỂM SOÁT, BÁO CÁO & LƯU HỒ SƠ.........................................................................................10
7.1. Kiểm soát........................................................................................................................................10
7.2. Báo cáo...........................................................................................................................................10
7.3. Lưu hồ sơ........................................................................................................................................10
8. LƯU ĐỒ DIỄN GIẢI..........................................................................................................................11
9. QUY ĐỊNH VỀ NĂNG LỰC VÀ HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO.........................................................12
9.1. Năng lực:........................................................................................................................................12
9.2. Huấn luyện-đào tạo.........................................................................................................................12
9.2.1 Đối tượng liên quan..................................................................................................................12
9.2.2 Nội dung...................................................................................................................................12
9.2.3 Thời gian...................................................................................................................................12
10. ỨNG BIÊN KHẨN CẤP NHỮNG SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT...............................12
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

11. TÀI LIỆU LIÊN QUAN....................................................................................................................13


EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

CÔNG TY CỔ PHẦN MÀNG CHÂU ÂU


EUROFILM CORPORATION Mã số tài liệu:…………..
QUY TRÌNH Lần ban hành:…………..
QUẢN LÝ HÓA CHẤT Ngày ban hành:…………

1. MỤC ĐÍCH

- Đảm bảo việc sử dụng hóa chất tại nhà máy đúng quy định, hướng dẫn của Luật, tiêu chuẩn
khách hàng.
- Đảm bảo hóa chất sử dụng được kiểm soát chặt chẽ để tranh gây ô nhiễm môi trường, ngăn
ngừa khả năng cháy nổ, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho NLĐ và đáp ứng yêu cầu của Luật,
khách hàng.
2. PHẠM VI

- Áp dụng cho toàn bộ Công ty Cổ Phần Màng Châu Âu từ khi có nhu cầu sử dụng thu
mua, quản lý, lưu trữ, sử dụng và thải bỏ.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tất cả văn bản LUẬT được cập nhật gần nhất trong Danh mục văn bản Luật, tài liệu BM,
CNL-01
- Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội/Bộ Quy tắc ứng sử của khách hàng ( ISEDEX, ISO…)
4. CÁC ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

4.1 Định nghĩa:


- Hóa chất là đơn chất, hợp chất ,hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ
nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo là những hợp chất hóa chất hoặc sản
phẩm hóa học bao gồm nhưng không giới hạn trong những sản phẩm sau đây: dầu nhờn, mỡ
bôi trơn, dầu diesel, keo, chất che phủ bề mặt (sơn, dung môi, bột màu, lacquer,……), thuốc
nhuộm, chất làm cứng, các loại axit, các loại muối, phụ gia, gas,.v.v…
- Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại
cho con người, tài sản và môi trường.
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

- Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn trên diện
rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của cơ sở.
- Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên
tắt phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu ( GHS-Globally Harmonized System) về phân loại
và ghi nhãn hóa chất như : dễ nổ, ôxy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, dễ cháy, độc cấp tính, độc mãn
tính, gây kích ứng với con người, gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, gây biến đổi gen,
độc đối với sinh sản, tích lũy sinh học, ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, độc hại đến môi trường.
- Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau: độc
cấp tính, độc mãn tính, gây kích ứng với con người, gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư,
gây biến đổi gen, độc đối với sinh sản, tích lũy sinh học, ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, độc đối
với môi trường.
- Hóa chất thông thường: những chất tẩy rửa thông thường, hóa chất dùng trong văn phòng hoặc
những sản phẩm hóa chất thông thường khác có rủi ro thấp và được biết rõ chẳng hạn như chất
tẩy rửa thông thường, hóa chất dung trong văn phòng .v.v…hoặc “Sử dụng Hóa Chất trong Nhà
máy” dựa theo bảng đánh giá rủi ro.
- Nhãn hóa chất là các thông tin liên quan nhằm nhận biết tên và cảnh báo hóa chất.
4.2. Thuật ngữ và từ viết tắt
- Tham khảo danh mục Thuật ngữ và từ viết tắt, phụ lục PLKD-01.
5. TRÁCH NHIỆM
- Phòng Kế hoạch (nhóm thu mua).
- Ban ATLĐ (nhân viên quản lí Hóa chất).
- Kho.
- CNV nhà máy.
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
6.1. Thu mua
6.1.1. Đề xuất công ty mua và chuyển về sử dụng tại nhà máy
- Khi có nhu cầu sử dụng là hóa chất với số lượng lớn và thường xuyên, thì nhân viên
quản lý Hóa chất căn cứ vào Danh mục Hóa chất đã được phê duyệt (nếu là loại hóa chất không
có trong danh mục thì tìm hiểu, tham khảo trước loại hóa chất muốn sử dụng trên mạng/ thị
trường) và cung cấp thông tin cụ thể bằng “Phiếu Đề Xuất” đến Nhóm thu mua thuộc Phòng kế
hoạch để đăng kí mua hàng. Thông tin phiếu đề xuất phải có tối thiểu nội dung sau:
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

 Loại hóa chất


 Tên gọi thông thường/ chuyên dụng (nếu có thể).
 Mục đích sử dụng
 Số lượng

- Nhóm Thu Mua đối chiếu với “Danh mục Hóa chất” tài liệu BM.HC-01 và xem xét:
 Nếu phù hợp (tên loại hóa chất có trong danh mục/ đúng với thông tin trên mạng)
thì Nhóm Thu mua tiến hành mua bình thường; kiểm tra với Nhà cung cấp và yêu
cầu nhà cung cấp đính kèm hoặc gửi trước MSDS của hóa chất cần mua:
 Nếu NCC có MSDS thì tiến hành mua bình thường.
 Nếu NCC không thể cung cấp MSDS thì tìm những nhà cung cấp khác có thể
cung cấp được MSDS liên quan đến hóa chất cần sử dụng.
 Nếu không có NCC nào có thể cung cấp MSDS thì nhân viên thu mua kiểm tra
trên internet và đề nghị ban TNXH hỗ trợ tìm kiếm thêm MSDS của hóa chất liên
quan dựa theo thông tin CAS No. hoặc tên loại hóa chất.
 Nếu có thì tải xuống và chuyển sang tiếng địa phương để sử dụng và tiến hành
mua hóa chất.
 Nếu vẫn không có thì đề xuất chuyển sang loại hóa chất khác.
 Nếu không phù hợp (tên loại hóa chất không có trong danh mục) thì nhóm thu
mua yêu cầu đổi hoặc cung cấp thông tin loại hóa chất tương tự mà không thuộc
vào Danh mục Hóa chất cấm sử dụng.
- Phải đảm bảo hóa chất mua về được dán nhãn bao gói nguyên vẹn và có MSDS.
- Đối với các loại hóa chất cùng dòng sản phẩm (có cùng tính chất, tính năng nhưng khác mã
số, khác tên,…) thì phải được thể hiện chung trên MSDS.
- MSDS phải được phổ biến tại kho hóa chất, các khu vực lưu trữ hóa chất, nơi có người sử
dụng hóa chất và đảm bảo dễ nhìn thấy và tiếp cận được. MSDS phải có nội dung theo quy
định của Pháp Luật hiện hành. Nếu có tiếng nước ngoài thì phải chuyển sang tiếng địa
phương trước khi phổ biến rộng rãi.
* Lưu ý: Nhân viên thu mua tham khảo “Danh mục Hóa Chất” để biết loại hóa chất và
lượng sử dụng/ lần để yêu cầu cung cấp MSDS một cách hợp lý và phù hợp.
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

6.1.2. Đề xuất mua và sử dụng trực tiếp tại Nhà máy


- Khi có nhu cầu sử dụng vật tư liên quan đến hóa chất với số lượng vừa, nhỏ và không
thường xuyên, thì người đề xuất căn cứ vào các loại hóa chất được sử dụng trong nhà máy
dựa theo “Danh mục Hóa chất” tài liệu BM.HC-01 đề xuất mua và sử dụng. Phiếu đề xuất
mua hóa chất để sử dụng phải có tối thiểu nội dung sau:
 Loại hóa chất.
 Tên gọi thông thường/ chuyên dụng (nếu có thể).
 Mục đích sử dụng.
 Tần suất.
 Số lượng.
- Nếu loại hóa chất muốn sử dụng không có trong danh mục hóa chất thì tiến hành theo mục
1.a.
6.2. Quản lý kiểm soát
- Khi tiếp nhận, NV Kho Hóa chất kiểm tra số lượng và thông tin về hóa chất:
 Tên hóa chất.
 Ký hiệu (nếu có).
 Nhãn thông tin trên bao bì (hướng dẫn sử dụng nếu có).
 Dấu hiệu cảnh báo.
 Tình trạng bao bì.
 Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu (MSDS) đính kèm theo lô hàng.
- Nếu thông tin hóa chất đầy đủ, rõ rang đúng theo Phiếu đề xuất thì cho nhập kho.
- Nếu có vấn đề không phù hợp đối với hóa chất như thiếu một trong các thông tin nêu trên
phải báo lại với bộ phận mua hàng để xác nhận và tìm hướng xử lý. Nếu không có quy định
nào khác từ Luật/ tiêu chuẩn khách hàng thì trong thời gian chờ quyết định hướng xử lý thì
Quản lý kho thực hiện các bước như sau:
 Tạm thời cho nhập kho
 Cách ly với các hóa chất đang sử dụng/ có thông tin đầy đủ rõ rang.
 Niêm phong: dán nhãn cảnh báo “HÓA CHẤT KHÔNG AN TOÀN –
KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG”
 Không cấp phát sử dụng.
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

* Lưu ý: Nếu hóa chất thiếu hơn 02 thông tin và không có dấu hiệu cảnh báo: ăn mòn, cháy nổ,
phóng xạ, độc hại,…thì từ chối không nhận hàng và không chấp nhận nhập kho => trả lại nhà
cung cấp ngay lập tức.
- Tất cả các hóa chất đều phải được tập trung vào Kho Hóa chất, không để ngoài trời, khu vực
đông người qua lại…(ngoại trừ các hóa chất thông thường như chất tẩy rửa, hóa chất dùng
cho văn phòng phẩm).
- Trong quá trình làm việc với hóa chất phải tuân thủ:
 Sử dụng đầy đủ PPE phù hợp đã được quy định và cấp phát.
 Kiểm tra tình trạng của thùng, bình, can, bao chứa hóa chất. Nếu phát hiện
thủng, rách phải sử dụng bao gói phù hợp (theo hướng dẫn từ MSDS và
Hướng dẫn xử lý tràn đổ Hóa chất) để khắc phục trước khi nhập kho.
- Đối với hóa chất gần/ hết hạn sử dụng trong quá trình lưu trữ, bảo quản thì nhân viên quản
lý Kho Hóa chất phải báo cáo với Trưởng Ban ATLĐ, BGĐ Nhà máy để nhận được hướng
xử lý.
- Chỉ nhận hóa chất với số lượng theo định mức trong danh mục hóa chất, theo phiếu đề xuất,
không tiếp nhận, lưu trữ hóa chất vượt mức nếu không có sự chấp thuận của BGĐ.
- Khi hủy bỏ hoặc tiếp nhận mới một loại hóa chất thì người quản lý hóa chất phải cập nhật
thông tin ngay lập tức vào “Danh mục Hóa chất” tài liệu BM.HC-01 sau đó chuyển đến
Trưởng Ban ATLĐ xác nhận và trình BGĐ Nhà máy xét duyệt ban hành.
- Người quản lý Hóa chất chịu trách nhiệm quản lý chìa khóa kho hóa chất, những người
không có nhiệm vụ không được phép ra – vào kho hóa chất khi chưa được sự đồng ý của
Trưởng Ban ATLĐ/BGĐ Nhà máy.
- Người quản lý kho hóa chất trực tiếp kiểm tra tình trạng an toàn của hóa chất, số lượng hóa
chất tồn, xuất – nhập hàng ngày ghi vào “Sổ theo dõi tình hình sử dụng hóa chất”
- Và gửi về Trưởng Ban ATLĐ từ ngày 02 đến ngày 05 hàng tháng.
6.3. Lưu trữ bảo quản & vận chuyển
6.3.1 Lưu trữ bảo quản
- Hóa chất phải được lưu trữ trong kho và tách biệt với khu vực sản xuất.
- Kho Hóa chất:
 Kho khô ráo và nằm trong phạm vi của hệ thống thu lôi chống sét của Nhà máy.
 Chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng.
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

 Tường không thấm nước, bề mặt bên trong tường trơn nhẵn, lau chùi dễ.
 Có gờ bao và khay/ hố chống tràn ; thể tích của khay chống tràn ít nhất bằng 10%
thể tích tổng các thùng chứa trong đó hoặc bằng 110% thể tích của thùng chứa lớn
nhất, trường hợp nào có thể tích lớn hơn thì chọn, khay chứa phụ phải được làm
bằng vật liệu chống thấm.
 Kho chứa hóa chất dễ cháy, nổ phải cách ly với lửa và nguồn nhiệt, cấm đem các
vật gây ra tia lửa vào kho, cấm hàn hoặc làm những công việc phát sinh ra tia lửa
trong khu vực kho.
 Trang bị sẵn sàng các dụng cụ ứng phó với các tình huống chảy tràn/ rò rỉ/ cháy
nổ như ủng, găng tay, vải lau, mắt kiếng, mặt nạ phòng độc, bình chữa cháy, vòi
nước tắm/ rửa mặt.
 Tham khảo thêm các thông tin văn bản luật liên quan hóa chất, TCVN có liên
quan.
*Bên ngoài kho:
- Phải có bảng nhận dạng “Kho Hóa Chất”, bảng cảnh báo “chất dễ cháy” và nghiêm cấm
“Cấm lửa”,”Cấm hút thuốc”. Các bảng này phải rõ rang và để ở chỗ dễ nhìn thấy nhận
dạng từ xa.
- Giữ gìn khu vực xung quanh Kho sạch sẽ, tránh sự ô nhiễm đất do tràn đổ hóa chất (dầu
loang, đổ, tràn…)
- Hộp đựng dụng cụ bảo hộ lao động: khẩu trang, mắt kính, gang tay… đậy kín (không khóa)
- Có danh mục, MSDS tương ứng với hóa chất đang lưu trữ, sử dụng.
- Phương tiện chữa cháy phù hợp (theo bảng đánh giá rủi ro).
*Bên trong kho:
- Thông thoáng, tránh sự gia tăng nhiệt độ trong kho.
- Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hóa chất.
- Các thiết bị điện, thiết bị kiểm soát phải chống cháy thích hợp (nếu có).
- Phương tiện chữa cháy phù hợp (theo bảng đánh giá rủi ro).
- Các loại hóa chất lưu trong kho được sắp xếp, bố trí cách ly theo từng loại riêng biệt. Nếu
có thể thì chia thành nhiều khu vực, các hóa chất có khả năng tương tác nhau phải được sắp
xếp cách xa nhau 1 mét (tham khảo MSDS của từng loại hóa chất để biết khả năng tương
tác).
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

- Hóa chất khi lưu trữ thì tem/nhãn hướng ra ngoài để nhận diện. Trên các giá, kệ đỡ chỉ lưu
trữ hóa chất ở thể rắn hoặc phải có khay chống tràn.
- Lối đi trong kho phải thông thoáng để dễ dàng cho các thao tác, vận chuyển và phân phối
hóa chất.
- Không được để các bao bì đã dùng, vật liệu dễ cháy ở trong kho hóa chất (giấy, nilon,
gỗ…).
- Khó chứa hóa chất phải được lau dọn sạch sẽ. Việc thu dọn các hóa chất tràn đổ và rò rỉ
phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn.
6.3.2. Vận chuyển
- Các thiết bị nâng chuyển phải đảm bảo an toàn trước khi tiến hành xếp dỡ các pallet,
thùng hóa chất.
- Tất cả các hóa chất sau khi cấp phát phải được đậy nấp kín trong quá trình vận chuyển.
- Sử dụng xe đẩy có khay chống tràn trong quá trình vận chuyển.
- Khi vận chuyển phải di chuyển chậm, tránh va đập gây đổ vỡ.
- Không được tác động mạnh đến dụng cụ/ bao bì chứa hóa chất làm đỗ ngã/ vỡ.
- Không tiếp xúc trực tiếp hóa chất nguy hiểm vào người.
- Cấm lửa/ cấm hút thuốc trong quá trình vận chuyển.
4. CẤP PHÁT
- Các Trưởng bộ phận phân công/ chỉ định một người chịu trách nhiệm quản lý sử dụng hóa
chất tại bộ phận của mình và cập nhật danh sách cho Ban ATLĐ.
- Người quản lý sử dụng hóa chất phải được đào tạo về an toàn sử dụng hóa chất.
- Khi bộ phận trong nhà máy có nhu cầu sử dụng hóa chất thì chỉ có nhân viên quản lý sử
dụng chịu trách nhiệm liên hệ với quản lý kho hóa chất để được cấp phát sử dụng.
- Người liên hệ phải tuân thủ các quy định dưới đây:
- Chuẩn bị dụng cụ chứa hóa chất đảm bảo tình trạng an toàn (có nắp đậy, không bị thủng, có
đính kèm nhãn hóa chất trên dụng cụ chứa hóa chất).
 Mang dụng cụ chứa đến yêu cầu kho xuất hóa chất.
- Khi cấp phát hóa chất cho bộ phận sử dụng, người quản lý kho hóa chất phải tuân thủ quy tắc
sang chiết như sau:
 Sử dụng đồ bảo hộ lao động trước khi vào kho thao tác sang chiết, cấp phát.
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

 Kiểm tra các thiết bị dùng để đựng hóa chất trước khi cấp phát nhằm tránh rò rỉ
hoặc đổ tràn trong quá trình vận chuyển.
 Không cấp phát sử dụng hóa chất khi dụng cụ chứa không đảm bảo an toàn
(thủng, nứt, rò rỉ, không thể đậy kín…).
 Khi sang chiết phải thực hiên trong khay chứa phụ và dùng đúng dụng cụ mở theo
quy định (nếu có).
- Sau khi sang chiết, dụng cụ chứa phải đậy kín trước khi vận chuyển.
5. SỬ DỤNG
- Các Trưởng bộ phận phân công/ chỉ định một người chịu trách nhiệm quản lý sử dụng hóa
chất tại bộ phận của mình và cập nhật danh sách cho Ban ATLĐ.
- Khi bộ phận trong nhà máy có nhu cầu sử dụng hóa chất thì chỉ có nhân viên quản lý sử
dụng chịu trách nhiệm liên hệ với quản lý kho hóa chất để được cấp phát sử dụng.
- Nhân viên quản lý sử dụng có nhiệm vụ dán nhãn thông tin an toàn cho loại hóa chất cần sử
dụng (dựa theo hướng dẫn của người Quản lý hóa chất), và đảm bảo nhãn được dán ở vị trí
dễ nhận thấy.
- Nội dung nhãn thông tin tối thiểu phải có:
 Tên hóa chất
 Dấu hiệu cảnh báo
- Trong quá trình sử dụng, người tiếp xúc với hóa chất phải tuân thủ các quy định cho từng
loại hóa chất. Tùy theo tính chất công việc và dựa theo MSDS mà mang Bảo hộ lao động
chuyên biệt (nếu có yêu cầu), ví dụ:
 Mặt nạ phòng độc: ngăn chặn sự thâm nhập của hóa chất vào cơ thể qua đường hô
hấp.
 Kính bảo vệ mắt: tổn thương về mắt có thể do bị bụi, các loại nước tẩy rửa bắn
vào mắt.
 Quần áo, găng tay, giày ủng: bảo vệ cơ thể không cho hóa chất thâm nhập qua da.
- Nếu phát hiện ra sự cố hóa chất cần nhanh chóng báo cho người quản lý kho biết để xử lý
kịp thời.
- Trường hợp hóa chất không sử dụng hết trong ngày thì phải tiến hành đưa về kho hóa chất
để bảo đảm an toàn.
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

- Sau khi sử dụng hết, các thùng, dụng cụ đựng hóa chất tập trung về kho Hóa chất để kiểm
tra xem còn có thể tái sử dụng hay không để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường.
 Nếu còn sử dụng được thì giữ lại (đựng đúng theo loại hóa chất đã sử dụng).
 Nếu không còn sử dụng được thì chuyển sang kho Chất thải Nguy hại.
6. THẢI BỎ
6.1. Phân loại
- Tất cả hóa chất sau khi sử dụng còn dư phải trả về người quản lý kho hóa chất để phân loại,
thống kê vào “Sổ theo dõi tình hình sử dụng hóa chất”, và tiến hành như sau:
 Giữ lại để tiếp tục sử dụng đối với hóa chất còn dư thừa sau khi sử dụng mà vẫn
còn có thể nhận dạng như: còn hạn dùng, dụng cụ chứa (thùng, lọ, bao gói…) còn
tem/nhãn, thông tin cảnh báo…
 Nếu hóa chất còn dư thừa sau khi sử dụng mà không còn hạn dùng, không thể
nhận dạng như dụng cụ chứa (thùng, lọ, bao gói…) mà không còn tem/nhãn,
thông tin cảnh báo…thì được xem là Chất thải Nguy hại và tập trung lại để tất cả
sang Khu vực Chất thải Nguy hại.
6.2. Chuyển giao
- Việc bàn giao các hóa chất/ dụng cụ chứa được xem là Chất thải Nguy hại giữa Quản lý kho
Hóa Chất và Quản lý khu vực Chất Thải Nguy Hại được ghi nhận bằng văn bản, nội dung
tối thiểu phải có:
 Ngày chuyển giao
 Tên/loại Chất thải nguy hại
 Số lượng
 Trọng lượng (nếu có)
 Xác nhận của người giao/người nhận
- Trong trường hợp người quản lý Kho hóa chất cũng là người Quản lý Khu vực Chất thải
nguy hại thì không lập biên bản bàn giao nhưng phải ghi nhận việc chuyển giao bằng “Sổ
Quản lý theo dõi chất thải Nguy hại tại Nhà máy”. Nội dung tối thiểu phải có:
 Ngày nhập
 Tên/loại Chất thải nguy hại
 Số lượng
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

 Trọng lượng (nếu có)


 Xác nhận của người giao/người nhận
- Trong trường hợp người quản lý Kho hóa chất cũng là người Quản lý Khu vực Chất thải
nguy hại thì không lập biên bản bàn giao nhưng phải ghi nhận việc chuyển giao bằng “Sổ
Quản lý theo dõi chất thải Nguy hại tại Nhà máy”. Nội dung tối thiểu phải có:
 Ngày nhập
 Tên/loại Chất thải nguy hại
 Số lượng
 Trọng lượng (nếu có)
 Bộ phận giao
7. KIỂM SOÁT, BÁO CÁO & LƯU HỒ SƠ
7.1. Kiểm soát
- Việc tuân thủ thực hiện liên quan đến An toàn Hóa chất tại Nhà máy được kiểm tra hàng
ngày bởi Trưởng các bộ phận, người quản lý sử dụng và người quản lý Hóa chất.
- Ban ATLĐ và đánh giá viên nội bộ kết hợp kiểm tra và đánh giá việc thực hiện hàng
tháng/định kỳ theo kế hoạch/không báo trước. Sử dụng “Biên bản đánh giá nội bộ”, tài liệu
BM.CT-01 trong quá trình đánh giá.
7.2. Báo cáo
- Ban ATLĐ lập báo cáo sử dụng hóa chất định kỳ cho các cơ quan Nhà nước theo quy định
(nếu có).
- Hàng năm, nhân viên quản lý Hóa chất, nhân viên quản lý sử dụng tại các bộ phận phải
kiểm kê và báo cáo loại hóa chất, số lượng hiện đang sử dụng, áp dụng” Biên bản kiểm kê
Hóa chất đang sử dụng tại nhà máy”, tài liệu BM.HC-03
7.3. Lưu hồ sơ
- Toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến Hóa chất được lưu trữ tại Phòng ATLĐ và người Quản
lý Hóa chất.
- Hồ sơ lưu trữ bao gồm (nhưng không giới hạn) các tài liệu sau:
 Danh mục hóa chất đang sử dụng.
 MSDS của các loại Hóa chất đang sử dụng.
 Bảng kiểm kê hóa chất.
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

 Sổ theo dõi tình hình sử dụng chóa chất


 Hồ sơ đào tạo an toàn hóa chất cho NLĐ
 Hồ sơ diễn tập tràn đổ hóa chất hàng năm

8. LƯU ĐỒ DIỄN GIẢI


EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

9. QUY ĐỊNH VỀ NĂNG LỰC VÀ HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO

9.1. Năng lực


- Người làm việc với hóa chất phải có năng lực phù hợp và phải được huấn luyện kiến thức
về an toàn chất trước khi làm việc. Riêng đối với nhân viên thu mua phải được phân công
bởi BGĐ.
- Khi có thay đổi nhân sự làm việc liên quan đến hóa chất thì các Trưởng xưởng, trưởng bộ
phận có trách nhiệm thông tin đến người quản lý kho hóa chất, Ban ATLĐ, để đảm bảo
những người làm việc liên quan đến Hóa chất được đào tạo đầy đủ trước khi nhận việc.

9.2. Huấn luyện-đào tạo


Việc huấn luyện-đào tạo, hướng dẫn an toàn Hóa chất được quy định như sau:
9.2.1 Đối tượng liên quan
- Nhân viên thu mua.
- Quản lý hóa chất.
- Người vận chuyển hóa chất.
- Quản lý sử dụng/ người sử dụng hóa chất.
- Nhân viên tạp vụ (vệ sinh kho hóa chất và thu gom rác dính hóa chất).
- Người lao động mới vào làm việc.
9.2.2 Nội dung
- Cập nhật thông tin thay đổi, bổ sung của các văn bản Luật liên quan đến Hóa chất.
- Quy trình, thủ tục, hướng dẫn công việc liên quan đến Hóa chất.
9.2.3 Thời gian
- Tùy vào điều kiện nhân sự, nhân lực của nhà máy mà thời gian huấn luyện được Ban ATLĐ
tổ chức như sau:
- Huấn luyện định kỳ tối thiểu một lần trong năm cho những người quản lý hóa chất, người
quản lý sử dụng (theo Kế hoạch/ Chương trình Đào tạo hàng năm).
- Tập huấn ứng phó với các sự cố chảy tràn hóa chất (theo Kế hoạch/ Chương trình Đào tạo
hàng năm).
EUROFILM CORPORATION
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HÓA CHẤT

10. ỨNG BIÊN KHẨN CẤP NHỮNG SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT
Tham khảo “Quy trình ứng biến khẩn cấp”, tài liệu QT.KC-01

11. TÀI LIỆU LIÊN QUAN


STT TÊN TÀI LIỆU MÃ SỐ
1 Danh mục hóa chất BM.HC-01
2 Sổ theo dõi tình hình sử dụng hóa chất BM.HC-02
3 Biên bản kiểm kê Hóa chất đang sử dụng tại nhà máy BM.HC-03
4 Danh sách CNV được đăng ký tiếp cận hóa chất BM.HC-04
5 Phiếu đề nghị cung ứng vật tư BM.TM-01
6 Sổ theo dõi chất thải Nguy hại BM.RT-02
7 Biên bản Đánh Giá nội bộ BM.CT-01
8 Quy trình ứng biên khẩn cấp QT.KC-01
9 Danh mục Thuật ngữ và từ viết tắt PL.KD-01

You might also like