You are on page 1of 3

Tuần 17: 20/04/2020

Câu 1: Phân tích nội dung luận cương chính trị tháng 10/1930 và lập luận để làm rõ những
hạn chế của văn kiện này? (Nhóm 1-12)
Nhóm 8:

Phân tích nội dung:


- XÁC ĐỊNH MÂU THUẪN CƠ BẢN trong xã hội: mâu thuẫn gay gắt giữa một bên
là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế
quốc.
- PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÁCH MẠNG: lúc đầu cách mạng Đông
Dương là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi cách
mạng thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản thẳng lên con đường xã hội chủ
nghĩa.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng
ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc
lập.
+ Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan
đƣợc chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa.
+“Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền (vì nó là cơ sở để Đảng giành
quyền lãnh đạo dân cày, thõa mãn nguyện vọng có được ruộng đất của chính mình)
- LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính vừa là giai cấp
lãnh đạo cách cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách
mạng.
(+ Giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất, có lợi ích đối lập với tư sản, tính tổ chức kĩ luật, tính tiên
phong.....còn các giai cấp khác có quan hệ lợi ích hoặc tư tưởng cải lương nên không thể là
lực lượng chính của cách mạng)
- PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG: sử dụng bạo lực cách mạng. Coi võ trang bạo động
để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”. ( Chỉ khi nào
đánh bại lực lượng và đè bẹp ý chí xâm lực của kẻ thù thì mới thắng lợi hoàn toàn, muốn làm
được như thế chỉ có sử dụng bạo lực cách mạng. Nếu theo đường lối ôn hòa thì chẳng khác
nào “xin giặc rủ lòng thương”)
- VỀ MỐI QUAN HỆ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Cách mạng
Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông
Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới. Từ đó, giúp mở rộng và tăng cường
lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương. ( kêu gọi các cuộc biểu tình của
nhân dân chính quốc, tạo sự gắn kết của các dân tộc thuộc địa cùng giúp đỡ nhau)
- VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG: Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều
kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đƣờng lối chính trị đúng đắn, có kỷ
luật tập trung, mật thiết liên hệ với quần chúng.
Hạn chế
1. Mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng (nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp)
Xác định mâu thuẫn giai cấp chưa phù hợp với thực tiễn xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
+ Xung đột về mặt quyền lực riêng của các giai cấp đã được giảm thiểu, không quyết liệt như
ở phương Tây.
+ Đặt địa chỉ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa đứng chung 1 phe. Vì nếu làm tay sai
cho đế quốc thì chỉ có một bộ phận đại địa chủ hoặc tư sản mại bản.
+ Trong xã hội Việt Nam, phần lớn các giai cấp dù có mức độ khác nhau đều mẫu thuận với
thực dân Pháp.
→ Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là toàn thể dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
2. Mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến (nhấn mạnh nhiệm vụ chống
phong kiến)
Đều đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng trong luận cương chính trị, thổ địa cách mạng lại là nhiệm
vụ của cách mạng tư sản dân quyền.
Cho rằng “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.” là cốt lõi.
Quá nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp, cho rằng mâu thuẫn giai cấp xảy ra gay gắt ở đông
dương → quá nhấn mạnh cuộc cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp → không phù hợp
thực tế xã hội thuộc địa.
3. Lực lượng cách mạng là GCCN, GCND (chưa thấy được khả năng cách mạng của các
giai cấp PK, TS, TTS)
Nhận giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong xã hội
thuộc địa → quá nhấn mạnh mặt tiêu cực của các giai cấp.
Chỉ nhấn mạnh giai cấp công nhân và nông dân, ngoài ra không thấy được khả năng tham gia
cách mạng của các giai cấp khác như phong kiến, tư sản và tiểu tư sản.
→ Chưa đề ra chiến lược để tập hợp các lực lượng này. Thậm chí còn xem đánh đổ phong
kiến là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.
→ Chưa thấy được khả năng cách mạng của các giai cấp khác ngoài giai cấp công nhân và
nông dân.
4. Trong giải quyết vấn đề dân tộc (Phạm vi toàn Đông Dương)
Về quyết định đổi tên Đảng từ Đảng CS Việt Nam sang Đảng CS Đông Dương (VN, Lào,
Campuchia)
Đảng phải là đảng riêng của từng dân tộc, đánh giá được đặc điểm của dân tộc mình, đề ra
nhiệm vụ giải quyết của dân tộc mình cho phù hợp.
Đặt ra nhiệm vụ chống đế quốc cũng là để Đông Dương hoàn toàn độc lập thì chưa phát huy
được quyền tự quyết của dân tộc. Trong khi các dân tộc phải có quyền tự quyết và để giải
phóng cho mình thì các dân tộc phải tự làm.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
Một là luận cương chính trị chưa tìm ra những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến
Việt Nam.
Hai là nhận thức giao điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc
địa. Mặt khác lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một
số đảng cộng sản lúc bấy giờ.
Câu 2: Làm rõ sự bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của đảng
tại hội nghị ban chấp hành trung ương tháng 5/1941?
→ Nghiên cứu Luận cương chính trị và Khái quát cương lĩnh chính trị đầu tiên, nghị quyết
hội nghị tháng 5/1941 (nhóm 13-23)

You might also like