You are on page 1of 36

Phụ lục 1

NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG KẾT


KINH NGHIỆM QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN CỦA EVN
DỰ ÁN: ĐƯỜNG DÂY 220KV NAM SÀI GÒN – QUẬN 8

I. Khái quát chung về dự án ĐTXD.


1. Tóm tắt nội dung dự án đầu tư dự án:
1.1 Tên công trình: Đường dây 220kV Nam Sài Gòn – Quận 8.
1.2 Địa điểm xây dựng: Huyện Bình Chánh và Quận 8, TP.HCM.
1.3 Quy mô công trình:
 Cải tạo 2,74 km đường dây 02 mạch 110kV hiện hữu thành đường
dây hỗn hợp 04 mạch (gồm 02 mạch 220kV và 02 mạch 110kV).
 Xây dựng mới 3,5 km tuyến cáp ngầm 02 mạch 220kV từ trụ T15
đến TBA 220kV Quận 8 và từ trụ T4 đến TBA 220kV Bình Chánh.
1.4 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư 
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã ban hành Quyết định
số 9124/EVNHCMC ngày 16/12/2013 về việc phê duyệt dự án đầu tư dự
án Đường dây 220kV Nam Sài Gòn – Quận 8, cụ thể như sau:
 Mục tiêu: Đường dây 220kV Nam Sài Gòn – Quận 8 được xây dựng
nhằm truyền tải công suất từ TBA 220kV Bình Chánh về TBA 220kV Quận 8
để cấp nguồn cho các TBA 110kV Phú Định, Chánh Hưng, Hùng Vương, Tân
Hưng,.., nâng cao độ tin cậy và tăng cường khả năng cung cấp điện cho phụ
tải khu vực quận 8 và khu vực lân cận thuộc TP.HCM, góp phần chống quá tải
cho các TBA 220kV Nhà Bè, Tao Đàn và đường dây 110kV Bình Chánh –
Phú Định.
 Loại và cấp công trình: công trình công nghiệp, thuộc nhóm công
trình năng lượng cấp I (Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013)
 Tổng mức đầu tư: 780 tỷ đồng.
1.5 Tổng tiến độ
 Thời gian thực hiện dự án (theo BCNCKT duyệt): 2014 – 2015.
 Thời gian đóng điện toàn bộ dự án đưa vào vận hành: 23/6/2019.
1.6 Nguồn vốn

1
Sử dụng vốn KHCB của EVNHCMC và vốn vay Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB)
2. Cơ chế đặc thù và giải pháp chính thực hiện dự án.
2.1 Cơ chế về mặt bằng, giấy phép liên quan dự án chung và quản lý
môi trường.
 Mặt bằng thi công xây dựng phần đường dây trên không (Gói thầu
D2) nằm ngay trên tuyến Đường dây 110kV Bình Chánh – Phú Định hiện hữu,
ưu tiên giải pháp cải tạo và nâng cấp các vị trí móng hiện hữu để hạn chế việc
BTGPMB. Công tác BTGPMB được thực hiện đối với các trường hợp bắt
buộc như một số vị trí móng hiện hữu phải mở rộng, một số móng xây dựng
mới và diện tích mở rộng hành lang an toàn lưới điện của đường dây 110kV
hiện hữu để đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cho đường dây 220kV mới.
 Mặt bằng thi công phần cáp ngầm 220kV nằm trên các trục đường
chính của quận 8 và huyện Bình Chánh (đường 1107, đường Tạ Quang Bửu,
Quốc lộ 50). Việc triển khai thi công chỉ thực hiện được sau khi UBND Quận
8 hoặc Sở GTVT đồng ý thỏa thuận và cấp phép thi công. Do đây là các tuyến
đường trọng điểm của quận, huyện nên mật độ giao thông lớn, chỉ cấp phép thi
công vào ban đêm nên việc xin cấp phép thi công từ Sở GTVT, UBND quận 8
rất chậm, gây khó khăn cho việc triển khai thi công đào đường, xây dựng hầm
cáp, lắp đặt thiết bị kéo cáp ngầm, làm nhà đấu nối cáp ngầm … trên các tuyến
đường này, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án.
 Công tác BTGPMB được thực hiện theo Quyết định số 28/2018/QĐ-
UBND ngày 09/8/2018 của UBND TP.HCM đối với các vị trí móng trụ mới,
các vị trí móng trụ hiện hữu mở rộng và phải hoàn tất công tác hỗ trợ phần
hành lang lưới điện 220kV mở rộng. Việc BTGPMB gặp nhiều khó khăn do
người dân không thống nhất các phương án BTGPMB của dự án dẫn đến bức
xúc và không hợp tác, thậm chí gây cản trở, đe dọa lực lượng thi công…
 Quản lý môi trường: quá trình triển khai dự án đảm bảo tuân thủ thực
hiện theo Chính sách quản lý môi trường của ADB và quy định hiện hành của
Nhà nước về quản lý môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) của dự án đã được Sở TNMT phê duyệt tại Quyết định số 614/QĐ-
TNMT-CCBVMT ngày 27/5/2015.
2.2 Cơ chế về vốn.
 Dự án được bố trí vốn từ nguồn vốn Khấu hao cơ bản của
EVNHCMC và vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, thực hiện
2
theo Quyết định số 9124/QĐ-EVNHCMC ngày 16/12/2013 của EVNHCMC
và các quyết định giao kế hoạch vốn các năm tiếp theo;
 Các gói thầu xây lắp được bố trí nguồn vốn vay ADB như gói thầu
đào tái lập mương cáp ngầm (Gói G), gói thầu xây dựng đường dây trên không
(Gói D2), gói thầu cung cấp và lắp đặt cáp ngầm 220kV (Gói D1).
 Nguồn vốn KHCB được bố trí cho công tác BTGPMB, các gói thầu
tư vấn và các chi phí khác để triển khai thực hiện dự án.
2.3 Cơ chế lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo các tiêu chí nhằm lựa chọn các nhà
thầu có nhiều kinh nghiệm thi công các gói thầu tương tự về quy mô, tính
chất, khối lượng và chất lượng hoàn tất các gói thầu tương tự. Việc lựa chọn
nhà thầu được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi để thu hút được
nhiều nhà thầu có năng lực tham gia đấu thầu.
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và những điểm nổi bật
3.1 Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án và phân tích thị trường chung
ảnh hưởng đến KHLCNT.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm 16 gói thầu.
 Tổng quan về các gói thầu như sau:
 Về nguồn vốn: có 3/16 gói thầu sử dụng vốn vay nước ngoài
(vốn vay ADB), 13/16 gói thầu sử dụng vốn khấu cao cơ bản.
 Về hình thức lựa chọn nhà thầu: có 08/16 gói thầu đấu thầu rộng
rãi (trong đó 02/8 gói thầu đấu thầu quốc tế, 06/8 gói thầu đấu thầu
trong nước), 05/16 gói thầu chỉ định thầu, 03/16 gói thầu tự thực
hiện.
 Thị trường chung ảnh hưởng đến KHLCNT:
 Do đặc thù của dự án là vừa có đường dây trên không, vừa có
cáp ngầm nên gói thầu cung cấp và thi công lắp đặt VTTB tách làm
2 gói thầu (Gói D1: Cung cấp cáp ngầm 220kV dịch vụ lắp đặt đấu
nối và TNHC và Gói thầu D2: Cung cấp VTTB, thi công xây dựng
đường dây trên không) để tăng tính cạnh tranh và thu hút các nhà
thầu tham gia.
 Do tiến độ cấp bách của dự án nên gói thầu tư vấn thiết kế đều
trình chủ trương chỉ định thầu và đã được Thủ tướng chính phủ,
EVN chấp thuận.
3
 Căn cứ quy định của EVN, EVNHCMC về quản lý đầu tư xây
dựng và tối ưu hóa chi phí, các gói thầu về đào tạo bồi huấn, tư vấn
giám sát phần chuyên điện và thí nghiệm hiệu chỉnh do các đơn vị
thành viên của EVNHCMC tự thực hiện.

4
3.2 Kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án bao gồm các gói thầu sau:
Hình thức và Thời Loại Thời QĐ phê
Giá gói thầu Nguồn
TT Tên gói thầu Phương thức gian hợp gian thực duyệt
(đồng) vốn
LCNT LCNT đồng hiện HĐ KHLCNT
Gói thầu số 1: Khảo sát lập DA ĐTXD, lập
4396/QĐ-
Dự án ĐTXD; lập kế hoạch đền bù tái định Đến
Khấu hao Hỗn EVNHCMC
1. cư (RP); kế hoạch quản lý môi trường 2.870.938.680 Chỉ định thầu tháng 165 ngày
cơ bản hợp ngày
(EMP); báo cáo đánh giá tác động môi 08/2012
18/06/2012
trường; phương án tổng thể về bồi thường
Phù hợp
Gói thầu số 2: Tư vấn khảo sát bổ sung phục với tiến 482/QĐ-
Khấu hao Quý Hỗn
2. vụ lập TKKT, lập TKBVTC, HSMT và lập 7.742.239.450 Chỉ định thầu độ của EVN ngày
cơ bản III/2014 hợp
qui trình bảo trì công trình công 11/07/2014
trình
Đấu thầu rộng 1949/QĐ-
Gói D1: Cung cấp cáp ngầm 220kV dịch vụ Vốn vay rãi quốc tế Tháng Đơn giá EVNHCMC
3. 243.093.585.738 08 tháng
lắp đặt đấu nối và TNHC ADB 01 giai đoạn, 08/2015 cố định ngày
01 túi hồ sơ 16/7/2015
Đấu thầu rộng 1949/QĐ-
Gói thầu D2: Cung cấp VTTB, thi công xây Vốn vay rãi quốc tế Tháng Đơn giá EVNHCMC
4. 146.842.122.283 08 tháng
dựng đường dây trên không ADB 01 giai đoạn, 08/2015 cố định ngày
01 túi hồ sơ 16/7/2015
Đấu thầu rộng 1949/QĐ-
Vốn vay rãi trong nước Tháng Đơn giá EVNHCMC
5. Gói G - Đào và tái lập mương cáp ngầm 65.319.872.050 03 tháng
ADB 01 giai đoạn, 08/2015 cố định ngày
01 túi hồ sơ 16/7/2015

5
Hình thức và Thời Loại Thời QĐ phê
Giá gói thầu Nguồn
TT Tên gói thầu Phương thức gian hợp gian thực duyệt
(đồng) vốn
LCNT LCNT đồng hiện HĐ KHLCNT
Đấu thầu rộng 1949/QĐ-
Gói thầu số 6: Tư vấn giám sát đào và tái Khấu hao rãi trong nước Tháng Trọn Theo tiến EVNHCMC
6. 748.827.013
lập mặt đường cơ bản 01 giai đoạn, 08/2015 gói độ dự án ngày
02 túi hồ sơ 16/7/2015
Đấu thầu rộng
rãi trong nước 3345/QĐ-
Khấu hao (đấu thầu qua Tháng Trọn EVNHCMC
7. Gói thầu: Bảo hiểm công trình 1.457.655.698 (*)
cơ bản mạng) 12/2015 gói ngày
01 giai đoạn, 26/11/2015
01 túi hồ sơ
3266/QĐ-
Khấu hao Tháng Trọn EVNHCMC
8. Gói thầu "Dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ” 59.806.708 Chỉ định thầu 15 ngày
cơ bản 11/2015 gói ngày
19/11/2015
Đấu thầu rộng
rãi trong nước 1949/QĐ-
Khấu hao (đấu thầu qua Tháng Trọn EVNHCMC
9. Gói thầu số 9: Chuẩn bị sản xuất 1.240.580.000 1 tháng
cơ bản mạng) 09/2015 gói ngày
01 giai đoạn, 16/7/2015
01 túi hồ sơ
Đấu thầu rộng 3345/QĐ-
Khấu hao rãi trong nước Tháng Trọn EVNHCMC
10. Gói thầu: Kiểm toán công trình 904.067.969 10 tháng
cơ bản 01 giai đoạn, 12/2015 gói ngày
02 túi hồ sơ 26/11/2015

6
Hình thức và Thời Loại Thời QĐ phê
Giá gói thầu Nguồn
TT Tên gói thầu Phương thức gian hợp gian thực duyệt
(đồng) vốn
LCNT LCNT đồng hiện HĐ KHLCNT
1949/QĐ-
EVNHCMC
11. Gói 11: Đào tạo bồi huấn quản lý vận hành 39.545.000 Giao Công ty Lưới điện Cao thế TP.HCM thực hiện
ngày
16/7/2015
1949/QĐ-
Gói thầu số 12: Tư vấn giám sát thi công
EVNHCMC
12. công trình (ngoại trừ phần đào, tái lập 3.970.889.197 Ban QLDA Lưới điện tự thực hiện
ngày
mương cáp ngầm)
16/7/2015
1860/QĐ-
Gói thầu 13: Đo đạc, lập bản đồ hiện trạng Khấu hao Tháng Trọn EVNHCMC
13. 211.813.900 Chỉ định thầu 60 ngày
vị trí bổ túc hồ sơ xin sử dụng đất cơ bản 07/2015 gói ngày
08/7/2015
123/QĐ-
Gói thầu 11: Tư vấn thẩm tra thiết kế và dự Khấu hao Tháng Trọn EVNHCMC
14. 472.580.004 Chỉ định thầu 20 ngày
toán xây dựng công trình cơ bản 01/2015 gói ngày
15/01/2015
Đấu thầu rộng 5696/QĐ-
Gói BS1: cung cấp lắp đặt đấu nối cáp ngầm
Khấu hao rãi trong nước Tháng Đơn giá EVNHCMC
15. từ trụ T04 vào TBA 220kV Nam Sài Gòn 28.741.890.496 85 ngày
cơ bản 01 giai đoạn, 12/2017 cố định ngày
(Bình Chánh)
02 túi hồ sơ 30/11/2017
5696/QĐ-
Gói thầu BS2: thử nghiệm hiệu chỉnh đấu
Khấu hao Tự thực hiện (Giao công ty Thí nghiệm điện lực EVNHCMC
16. nối cáp ngầm từ trụ T04 vào TBA 220kV 57.165.313
cơ bản TP.HCM thực hiện) ngày
Nam Sài Gòn (Bình Chánh)
30/11/2017
Ghi chú: (*): Từ ngày khởi công cho đến khi hoàn thành công trình, cộng thêm 24 tháng bào hành tiếp theo sau khi công trình
hoàn tất nghiệm thu đưa vào sử dụng.
7
II. Một số nội dung chính trong quản lý hợp đồng xây dựng và các khó
khăn vướng mắc cần tổng kết cụ thể
Gói thầu D2 – Cung cấp VTTB và xây lắp đường dây trên không
220kV thuộc dự án Đường dây 220kV Nam Sài Gòn – Quận 8.
1. Xây dựng HSMT
1.1 Cơ chế liên quan và cách thức lựa chọn nhà thầu
Gói thầu sử dụng vốn vay ADB, được tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế
với phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ. HSMT lập theo mẫu HSMT Xây
lắp do ADB ban hành tháng 12/2015.
1.2 Định hướng lựa chọn nhà thầu theo trình độ công nghệ, kinh
nghiệm, khả năng tài chính
Căn cứ vào hướng dẫn của ADB và quy định của ngành để lập các tiêu
chuẩn lựa chọn nhà thầu, cụ thể các tiêu chí quan trọng như sau:
 Tiêu chí đánh giá về kỹ thuật:
 Yêu cầu về bảng thông số kỹ thuật của VTTB chào thầu;
 Cung cấp các tài liệu kỹ thuật (bảng kê nguồn gốc xuất xứ,
catalogue, BB thử nghiệm điển hình) của các VTTB chính như cột thép hình,
cột thép đơn thân, dây dẫn, sứ cách điện, dây cáp quang và phụ kiện.
 Yêu cầu về biện pháp thi công;
 Yêu cầu về tiến độ thi công;
 Tiêu chí đánh giá về năng lực kinh nghiệm:
 Yêu cầu về kiện tụng đang giải quyết
 Yêu cầu về tài chính như tài sản ròng, doanh thu bình quân, nguồn
lực tài chính
 Yêu cầu về hợp đồng tương tự cho các hạng mục công việc chính
bao gồm: thi công móng đường dây 220kV, lắp dựng cột thép đơn thân cho
đường dây 220kV, lắp đặt đấu nối đường đây 220kV
 Yêu cầu về năng lực kinh nghiệm nhà sản xuất (số năm kinh
nghiệm sản xuất, chứng chỉ ISO hoặc tương đương, số năm vận hành thành
công) của các VTTB chính như cột thép hình, cột thép đơn thân, dây dẫn, dây
cáp quang, sứ cách điện và phụ kiện.
 Yêu cầu về nhân sự (chỉ huy trưởng và cán bộ giám sát) như: số
năm kinh nghiệm; chuyên môn phù hợp; kinh nghiệm thực hiện hợp đồng
8
tương tự (xây dựng và lắp đặt đường dây 220kV); trong trường hợp chỉ huy
trưởng là người Việt Nam thì cần có chứng chỉ hành nghề.
1.3 Các điều kiện cụ thể của dự án ảnh hưởng đến tiến độ và giá hợp
đồng
Thực hiện theo quy định trong hợp đồng. Tiến độ dự án phụ thuộc một
phần vào điều kiện cắt điện để triển khai thi công đối với đường dây đang vận
hành không được cắt điện toàn phần; điều kiện xin cấp phép đào đường, kéo
cáp, phân luồng giao thông trên các tuyến đường có mật độ giao thông cao;
điều kiện thi công trong vùng đất có mức triều cường cao và liên tục; cung cấp
VTTB có tiêu chuẩn kỹ thuật cao theo quy định của hợp đồng ….
1.4 Nguyên tắc điều chỉnh giá và tính phát sinh khối lượng
Thực hiện theo quy định trong hợp đồng; việc phát sinh khối lượng phải
được xác nhận giữa các bên, so sánh với thiết kế được duyệt ban đầu, đánh giá
tính cần thiết, hợp lý để trình duyệt phát sinh, làm cơ sở thương thảo với nhà
thầu trước khi ký phụ lục hợp đồng và thanh toán cho nhà thầu.
1.5 Nguyên tắc chung về giám sát chất lượng, an toàn, môi trường
Thực hiện theo quy định của EVN và EVNHCMC; đảm bảo công tác
giám sát luôn thực hiện đúng theo thiết kế được duyệt, theo quy định an toàn
thi công, theo đúng chính sách quản lý môi trường của ADB và của Sở
TNMT.
2. Nhà thầu thực hiện hợp đồng: Liên danh Công ty Cổ phần Thái Bình
Dương và Công ty Cổ phần Licogi 16
2.1 Lựa chọn nhà thầu thông qua cơ chế, quy trình nào và điểm nổi bật
Thực hiện lực chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi đối với
các gói thầu xây lắp chính nhằm lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, đủ kinh
nghiệm và đủ tài chính để đảm bảo chất lượng công trình, tạo sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các nhà thầu, góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư dự án.
2.2 Đánh giá về năng lực và các điểm lưu ý với nhà thầu được chọn
Năng lực nhà thầu cần được kiểm tra thông qua các kênh báo chí đấu
thầu, các hợp đồng thi công dự án tương tự, các đánh giá kết quả thực hiện của
các chủ đầu tư trong nước và quốc tế, đáp ứng theo điều khoản ký kết trong
hợp đồng.
2.3 Quản lý việc huy động nhân, vật lực, thiết bị phương tiện hỗ trợ
trong thi công và so sánh với cam kết trong hợp đồng

9
Kiểm soát nhà thầu theo các biểu đồ huy động nhân công, máy móc,
thiết bị đã phê duyệt, kiểm tra thực tế thiết bị phương tiện nhà thầu sở hữu
hoặc cam kết huy động theo từng giai đoạn thi công trên công trường.
2.4 Phương án huy động nhà thầu phụ và các bất cập cần lưu ý
Việc huy động nhà thầu phụ phải được nhà thầu chính trình trong hồ sơ
dự thầu và phải được phê duyệt chấp thuận khi ký hợp đồng và trước khi triển
khai thi công trên công trường.
3. Đối tượng hợp đồng.
3.1 Phân chia công việc trong gói thầu
Đối tượng của hợp đồng D2 là cung cấp VTTB bao gồm dây, sứ, phụ
kiện của đường dây 110kV, 220kV; cung cấp cột thép hình và cột thép đơn
thân của đường dây hỗn hợp 04 mạch 220-110kV; thi công xây dựng móng trụ
và lắp đặt toàn bộ phần đường dây trên không.
3.2 Ưu, nhược điểm của hình thức hợp đồng cung cấp và lắp đặt của
Gói thầu D2
Ưu điểm: do vừa cung cấp VTTB vừa thi công lắp đặt nên Nhà thầu sẽ
chủ động về tiến độ thi công; chủ động về kho bãi chứa vật tư, trụ; chủ động
bố trí và điều động nhân lực, máy thi công phù hợp với thực tế công trường.
Nhược điểm: Khi tiến độ cung cấp vật tư, trụ bị chậm sẽ ảnh hưởng đến
tiến độ thi công trên công trường.
4. Nội dung pháp lý của hợp đồng
Nội dung pháp lý của hợp đồng đều đảm bảo thực hiện theo các quy
định hiện hành và tuân theo các quy định của ADB. Hợp đồng và các phụ lục
hợp đồng đều được kiểm tra theo quy định và thông qua ADB trước khi chủ
đầu tư ký kết với nhà thầu.
5. Thiết lập hệ thống quản lý hợp đồng chung sau khi ký kết.
5.1 Đưa hợp đồng vào hiệu lực và những điểm lưu ý, bài học.
 Điều kiện xác định ngày bắt đầu
 Hợp đồng Gói D2 có hiệu lực kể từ ngày ký hợp đồng (ngày
16/11/2016). Thời gian thực hiện hợp đồng là 244 ngày kể từ ngày hợp đồng
có hiệu lực.
 Tuy nhiên, do vướng mắc công tác BTGPMB, nên Chủ đầu tư và Nhà
thầu phải tăng cường công tác vận động người dân để sớm bàn giao mặt bằng
thi công (trong thời gian chờ hoàn tất công tác BTGPMB). Đến tháng
10
01/8/2017, Nhà thầu thi công mới có mặt bằng để triển khai thi công. Như
vậy, công tác BTGPMB nên được chủ động thực hiện trước hoặc hoàn thành
một phần, đảm bảo mặt bằng thi công để tránh tình trạng đã ký kết hợp đồng
xây lắp thì gặp trở ngại không thể triển khai thi công; việc này cũng sẽ ảnh
hưởng lớn đến công tác chế tạo vật tư thiết bị và bàn giao, nghiệm thu vật tư
thiết bị giữa nhà thầu và Chủ đầu tư; công tác lưu kho, bảo quản VTTB…
trong thời gian chờ mặt bằng thi công…
 Quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng theo các nghị định
hiện hành (tại thời điểm đang áp dụng Nghị định số 37/15/NĐ-CP ngày
22/4/2015 về việc quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và Nghị định số
63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu), cụ thể như sau:
 Hình thức: thư bảo lãnh do Ngân hàng phát hành và phải là bảo đảm
không có điều kiện.
 Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: 10% Giá hợp đồng.
 Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng là: kể từ ngày phát hành
cho đến 28 ngày sau khi công trình được nghiệm thu hoàn thành.
 Phân giao trách nhiệm giữa CĐT và Nhà thầu hoàn tất các thủ tục
liên quan như giấy phép xây dựng hoạt động, giấy chứng nhận khác về PCCC,
Môi trường, sử dụng hạ tầng, tài nguyên, thủ tục nhập khẩu vật tư, thiết bị…
và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật: được quy định rõ trong các
điều khoản hợp đồng để các bên căn cứ theo và thực hiện theo trách nhiệm
liên quan. Trong đó, Ban QLDA chịu trách nhiệm phối hợp với Ban BTGPMB
của huyện Bình Chánh thực hiện BTGPMB và bàn giao mặt bằng thi công
móng trụ cho Nhà thầu thi công. Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm đặt hàng,
nhập khẩu và cung cấp VTTB đến công trường, đặt hàng cung cấp trụ thép
đến công trường để sẵn sàng cho công tác thi công lắp đặt (trong thời gian chờ
hoàn tất công tác BTGPMB).
5.2 Hội nghị kick off và nội dung chuẩn bị, thống nhất tại hội nghị
này, bài học
Tổ chức họp sau khi đã ký hợp đồng nhằm thống nhất chi tiết triển khai
các công tác liên quan, xử lý vướng mắc, xác định các mốc thời gian thi công,
các mốc hoàn thành cơ bản, chi tiết để hoàn thành hợp đồng. Trong đó, Ban
QLDA và Nhà thầu đã họp để thống nhất các phương án thi công chi tiết cho
các vị trí móng trụ có khả năng triển khai thi công sớm, kiểm tra hiệu chỉnh

11
các vị trí móng cho phù hợp với thực tế trên công trường để đẩy nhanh tiến độ
thi công. Ban QLDA và Nhà thầu đề ra các phương án phối hợp để vận động
người dân sớm bàn giao mặt bằng thi công; chuẩn xác các mốc cung cấp
VTTB, cung cấp trụ thép theo tiến độ dự kiến thi công trên công trường, kiểm
soát các công tác nhân lực thi công, máy thi công theo các giai đoạn để có thể
triển khai thi công đảm bảo tiến độ công trình.
5.3 Phổ biến nội dung hợp đồng đến cá nhân và bộ phận liên quan và
bài học
Hợp đồng xây lắp gửi đến các phòng ban liên quan trong nội bộ Ban
QLDA, các cán bộ chuyên quản, cán bộ giám sát, lãnh đạo phòng, Phó giám
đốc phụ trách, nhà thầu TVGS (điện, xây dựng). Việc phổ biến và trao đổi chi
tiết về các điều khoản hợp đồng giúp các thành viên liên quan nắm rõ hơn
từng hợp đồng và có biện pháp quản lý và xử lý từng hợp đồng thích hợp. Ban
QLDA phối hợp cùng các nhà thầu TVGS thực hiện giám sát chặt chẽ các yêu
cầu của hợp đồng thi công về chất lượng, tiến độ, ATVS LĐ để đảm bảo tiến
độ hoàn thành công trình.
5.4 Mô hình quản lý thi công và phân tích về sơ đồ tổ chức, quan hệ
giữa các bên gồm Chủ đầu tư, Ban QLDA, tư vấn giám sát thi công, tư vấn
khác của CĐT, nhà thầu (và giữa các thành viên liên danh, nếu có), nhà thầu
phụ đặc biệt được chỉ định (nếu có), nhà chế tạo thiết bị chính
Chủ đầu tư phải thường xuyên tổ chức họp với các bên liên quan để trao
đổi, phối hợp trong các công tác cung cấp VTTB, công tác thi công, công tác
xin cấp phép liên quan đến dự án để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các bên
cùng đạt được mục tiêu cuối cùng là hoàn tất các gói thầu, hoàn tất công trình.
6. Quản lý phạm vi công việc, khối lượng
6.1 Quy định về quản lý phạm vi công việc, khối lượng trong hợp
đồng và những điều được, chưa được khi thực hiện:
Ban QLDA trực tiếp quản lý dự án và là đơn vị tư vấn giám sát gói thầu
này nên việc quản lý phạm vi công việc, khối lượng luôn tuân thủ theo các
quy định hợp đồng trong suốt quá trình triển khai dự án. Các phạm vi, khối
lượng nằm ngoài hợp đồng, phát sinh so với hợp đồng sẽ được Ban QLDA tổ
chức xem xét với sự thống nhất của đơn vị TVTK và ĐVTC, sau đó trình
duyệt chủ trương phát sinh để có cơ sở triển khai thi công.
6.2 Xử lý phát sinh công việc và các kinh nghiệm liên quan điều
chỉnh phạm vi, khối lượng công việc

12
Hợp đồng của Gói thầu D2 là hợp đồng theo đơn giá cố định nên việc
phát sinh khối lượng đối với các hạng mục đã có trong hợp đồng được thực
hiện theo các điều khoản hợp đồng và đơn giá trong hợp đồng.
Đối với các công việc phát sinh ngoài hợp đồng, không có trong phạm
vi, khối lượng trong hợp đồng thì căn cứ trên ý kiến thống nhất của giám sát
và tư vấn thiết kế, Ban QLDA và ĐVTC thống nhất về đơn giá, khối lượng,
phạm vi thực hiện, trình cấp thẩm quyền phê duyệt khối lượng phát sinh để
làm cơ sở ký PLHĐ và thanh toán cho nhà thầu.
Kinh nghiệm cho thấy việc phát sinh cần kiểm tra và xác định sớm để
thống nhất giữa các bên liên quan, thống nhất cả về khối lượng và đơn giá,
tránh việc khiếu nại hoặc không thống nhất dẫn đến kéo dài việc ký phụ lục
hợp đồng, ảnh hưởng đến việc thanh toán cho nhà thầu và ảnh hưởng đến công
tác giải ngân của gói thầu.
7. Quản lý thiết kế và hồ sơ tài liệu hợp đồng
7.1 Tài liệu thiết kế để đưa vào nội dung HSMT, những lưu ý và quy
trình kiến nghị để có phần chỉ dẫn kỹ thuật chất lượng khi lập và duyệt HSMT
Các quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật và chỉ dẫn kỹ thuật được
duyệt phải được đưa đầy đủ, rõ ràng vào HSMT để nhà thầu có đủ cơ sở để
chào giá đáp ứng hợp đồng.
7.2 Các bước thiết kế ảnh hưởng đến hợp đồng được phân tích và
kiến nghị về quy trình chung cho việc lập, duyệt thiết kế từng bước
Theo BCNCKT được duyệt, dự án Đường dây 220kV Nam Sài Gòn –
Quận 8 được thực hiện theo thiết kế 03 bước. Đơn vị TVTK lập hồ sơ
BCNCKT và hồ sơ TKKT để trình EVNHCMC phê duyệt; lập TKBVTC để
Ban QLDA phê duyệt trước khi triển khai thi công trên công trường, phù hợp
với tiến độ thi công công trình.
8. Quản lý giá hợp đồng
8.1 Giá hợp đồng và những thuận lợi, bất cập, khó khăn trong giai
đoạn quản lý.
Giá hợp đồng là theo đơn giá cố định và không có bất cập trong quá
trình quản lý thực hiện hợp đồng.
8.2 Phương thức lập bảng giá hợp đồng, và những bài học trong quản

 Bảng giá theo mẫu nào và mối quan hệ với Dự toán gói
thầu.
13
Bảng giá theo mẫu quy định trong HSMT (mẫu do ADB ban hành). Tên
hạng mục và khối lượng trong bảng giá căn cứ vào dự toán được duyệt.
 Mức độ chi tiết cho phần khoản trọn gói và cơ chế quản lý
phát sinh khối lượng, phạm vi công việc
Tên các hạng mục phần trọn gói trong hợp đồng căn cứ theo dự toán
được duyệt và không quy định khối lượng. Đối với khối lượng ngoài thiết kế
được duyệt thì được xem xét phát sinh.
 Chi tiết hóa (breakdown, cập nhật, hiệu chỉnh) bảng giá sau
khi ký hợp đồng và bài học kinh nghiệm
Sau khi ký hợp đồng không chi tiết hóa bảng giá vì bảng giá khi ký hợp
đồng đã đủ chi tiết.
9. Quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng
9.1 Xác lập hệ thống chỉ tiêu đo chất lượng sản phẩm và quy trình thực
hiện cần lưu ý (giai đoạn lập HSMT, thiết kế BVTC)
Ban A ban hành các check list: Sổ tay kiểm tra hồ sơ thiết kế phần
đường dây 110kV/220kV tại Chi nhánh Tổng công ty Điện lực TP.HCM
TNHH – Ban Quản lý dự án Lưới điện TP.HCM; quy trình lập HSMT.
9.2 Định nghĩa CO/CQ và quy trình kiểm soát nêu trong hợp đồng và
thực tế thực hiện
Tuân thủ theo quy định hợp đồng.
9.3 Kiểm tra giám sát để đảm bảo và kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng
 Tuân thủ nghiêm theo các quy định hợp đồng.
 Cán bộ chuyên quản, Lãnh đạo Phòng thực hiện kiểm tra
chất lượng, tiến độ thi công của nhà thầu tại công trường hàng ngày, tổ
chức họp điều hành dự án định kỳ hàng tuần. EVNHCMC tổ chức kiểm
tra công trường định kỳ 2-3 lần/tháng để nắm bắt tiến độ, giải quyết các
phát sinh vượt thẩm quyền của Ban ALĐ (nếu có).
 TVGS báo cáo trực tuyến online trên chương trình của
EVN, kịp thời báo cáo các trở ngại vướng mắc và đề xuất các giải pháp
để đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công của dự án.
9.4 Nghiệm thu chất lượng, quy trình thực hiện và bài học
Đơn vị giám sát (Ban ALĐ tự thực hiện), TVTK, Công ty LĐCT theo
dõi chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu, kịp thời xử lý, điều chỉnh những

14
thiếu sót, phát sinh trong thiết kế để đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công, đẩy
nhanh công tác nghiệm thu.
9.5 Mối quan hệ giữa PAC (chứng chỉ nghiệm thu tạm thời), Biên bản
nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa vào sử dụng và
việc thanh toán khi nhà thầu nhận được PAC
Không áp dụng.
10. Thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu
10.1 Quy định trong hợp đồng về thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu
hoàn thành CTXD đưa vào sử dụng, những điểm được và chưa được cần cải
tiến
Theo quy định hợp đồng.
10.2 Tổ chức bộ máy, chuyên gia và trang thiết bị thực hiện quá trình
thí nghiệm hiệu chỉnh giai đoạn chạy thử trước khi nghiệm thu đưa vào sử
dụng
Nhà thầu thực hiện thí nghiệm hiệu chỉnh đường dây theo quy định.
10.3 Đánh giá về chất lượng Quy trình thử nghiệm, các vấn đề nổi bật
đã xảy ra trong giai đoạn thí nghiệm, hiệu chỉnh
Không quy định chi tiết về chất lượng Quy trình thử nghiệm trong hợp
đồng.
11. Thủ tục điều chỉnh bổ sung hợp đồng
11.1 Quy trình và cách tiếp cận, quan điểm và các quy định pháp luật
liên quan có những điểm bất cập, tranh luận,...
Ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng đối với trường hợp điều chỉnh thời gian
thực hiện hợp đồng, trường hợp phát sinh khối lượng so với thiết kế được
duyệt.
12. Xử lý tranh chấp và các biện pháp phòng ngừa rủi ro và khiếu nại,
tranh chấp
12.1 Mô hình kiểm soát và phòng ngừa tranh chấp khiếu nại áp dụng
trong hợp đồng
Tuân thủ theo các điều khoản hợp đồng.
12.2 Vai trò tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, giám sát thi công và
phương án sử dụng ban hòa giải theo mẫu hợp đồng FIDIC
Không áp dụng mô hình quản lý hợp đồng theo FIDIC. Tư vấn giám sát
là đại diện của CĐT giám sát an toàn, chất lượng, tiến độ và vệ sinh môi
15
trường theo các điều khoản hợp đồng thi công đã ký kết. TVGS tham gia có ý
kiến đề xuất các phương án giải quyết những trở ngại, khó khăn trong quá
trình thực hiện dự án.
12.3 Sử dụng trọng tài hay tòa án và quy định cụ thể liên quan có gì bất
cập và bài học
Theo quy định hợp đồng.
13. Thưởng phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại và khái niệm phạt theo
giá trị định trước (Liquited damages)
13.1 Hợp đồng quy định những nội dung phạt gì và thực tế áp dụng
Hợp đồng quy định phạt chậm tiến độ và chất lượng dự án. Đã thực hiện
phạt chậm tiến độ đối với gói thầu TVTK và đang xem xét phạt chất lượng
thiết kế.
13.2 Hiểu về quy định mức tối đa phạt hợp đồng trong các luật và vận
dụng trong thực tế cần lưu ý gì
Mức tối đa phạt hợp đồng là tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm, do
các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 12% giá trị phần hợp
đồng vi phạm.
13.3 Thưởng trong hợp đồng có quy định cụ thể hay chưa và đề xuất
Không áp dụng.
13.4 Quan hệ thưởng phạt và điều khoản về trách nhiệm pháp lý mỗi
bên, thực tế cần lưu ý gì
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc xác định rõ ràng các điều
khoản thưởng phạt, trách nhiệm pháp lý mỗi bên nhằm đảm bảo tính hiệu quả,
thực thi của hợp đồng, tránh việc tranh chấp khi một bên có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực
hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc
theo các quy định của pháp luật.
14.Quản lý tiến độ
14.1 Quy định về tiến độ trong hợp đồng, yêu cầu kiểm soát một mốc
cuối cùng hay kiểm soát nhiều mốc
Kiểm soát tiến độ nhiều mốc theo bảng tiến độ dự án được duyệt.
14.2 Quy trình quản lý tiến độ 3 cấp như QC156 và những bất cập cần
hoàn thiện
Hiện tại chưa phát hiện điểm cần lưu ý.
16
14.3 Sử dụng phần mềm quản lý tiến độ, phương pháp cảnh báo và điều
chỉnh để kiểm soát tiến độ dự án (vấn đề kiểm soát tiến độ từng hợp đồng và
liên kết đồng bộ các hợp đồng của dự án)
Sử dụng chương trình Microsoft Project.
15. Quản lý An toàn, an ninh, môi trường và vấn đề xã hội (HSES)
Theo quy định quản lý an toàn VSLĐ công trình trong ĐTM và chính
sách môi trường, xã hội của ADB.
15.1 Quy định kiểm soát HSES trong hợp đồng và lưu ý
Có điều khoản hợp đồng, theo ĐTM.
15.2 Quy trình kiểm soát, bố trí nhân sự HSES tại dự án và thực tế triển
khai thực hiện
Cán bộ phụ trách an toàn vệ sinh lao động của nhà thầu thi công, TVGS
đại diện CĐT kiểm soát về an toàn vệ sinh lao động.
15.3 Các sự việc phổ biến vi phạm và quy trình, giải quyết, cải tiến. Bài
học rút ra
Sử dụng chương trình giám sát online để thường xuyên cập nhật quá
trình thi công theo quy định của EVN (có đính kèm hình ảnh thi công, BB làm
việc, nhật ký thi công, BB nghiệm thu,…)
16. Bảo hiểm trong hợp đồng xây dựng
16.1 Một hợp đồng bảo hiểm hay nhiều hợp đồng bảo hiểm trong dự án,
ưu khuyết điểm của từng loại
Một hợp đồng bảo hiểm cho dự án. Ưu điểm: dễ quản lý hợp đồng, để
đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng và tuân thủ đúng quy định hiện
hành.
16.2 Điều kiện mẫu trong hợp đồng bảo hiểm và tu chỉnh về phạm vi,
giá trị bảo hiểm, mức miễn thường, trách nhiệm các bên trong mức miễn
thưởng, miễn trừ
Theo thông lệ về bảo hiểm.
16.3 Biện pháp phòng ngừa tổn thất của công ty bảo hiểm và hoạt động
giám định bảo hiểm thực tế
Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro; Hỗ
trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro
cho các đối tượng bảo hiểm; hợp đồng tái bảo hiểm theo quy định pháp luật
hiện hành và thông lệ quốc tế.
17
16.4 Phương án tính phí bảo hiểm và quy trình thanh toán phí bảo hiểm
và bài học kinh nghiệm
Theo quy định của Bảo hiểm.
Thực hiện theo Thông tư số 329/2016/TT-BTC và Nghị định
119/2015/NĐ-CP. Bảo hiểm công trình xây dựng được tính phí như sau: Phí
bảo hiểm = Giá trị công trình x Tỷ lệ phí bảo hiểm. Trong đó Tỷ lệ phí bảo
hiểm công trình xây dựng là mức phần trăm do bộ tài chính quy định và được
ghi rõ trong phụ lục 7 của Thông tư số 329/2016/TT-BTC.
17. Nguồn vốn và quy trình thanh toán
17.1 Nguồn vốn và đặc thù gì liên quan thông qua hợp đồng vay vốn
Sử dụng nguồn vốn Khấu hao cơ bản của EVNHCMC và vốn vay ADB.
17.2 Soạn thảo điều khoản thanh toán và mối liên quan nguồn vốn với
các quy định về thủ tục, hồ sơ thanh toán, thời gian thanh toán và quy trình
kiểm tra thanh toán,…
 Thời gian thanh toán: nguồn vốn KHCB 14 ngày làm việc,
nguồn vốn ADB 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán quy định
trong hợp đồng.
 Quy trình thanh toán chung như sau:
 Phòng ĐHDA kiểm tra hồ sơ nghiệm thu, kiểm tra hồ sơ thanh
toán, điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng sau đó đề xuất phòng
TCKT để thực hiện thủ tục thanh toán cho nhà thầu.
 Phòng TCKT kiểm tra chứng từ thanh toán quy định trong hợp
đồng, hiệu lực của các bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh hợp đồng, nếu hồ sơ đầy
đủ phòng TCKT làm văn bản trình EVNHCMC cấp vốn thanh toán cho Nhà
thầu, nếu hồ sơ không đầy đủ phòng TCKT phối hợp với Phòng ĐHDA yêu
cầu Nhà thầu bổ sung những chứng từ còn thiếu.
 EVNHCMC chuyển hồ sơ ra Ngân hàng kiểm soát chi (đối với
nguồn vốn vat ADB: Bộ Tài chính chỉ định là ngân hàng Viettinbank, đối với
nguồn vốn khấu hao cơ bản: Ban QLDA có ký hợp đồng kiểm soát hồ sơ
thanh toán với Ngân hàng Agribank)
 Khi nhận được kiểm soát chi của Viettinbank EVNHCMC sẽ lập
UNC đề nghị Vietcombank (Ngân hàng của chủ đầu tư) chuyển tiền thanh
toán trực tiếp cho nhà thầu.
17.3 Các tình huống tranh chấp cần lưu ý trong thanh toán và lưu ý
18
Không có vấn đề cần lưu ý trong hợp đồng này.
18. Thuế, phí và thanh toán hợp đồng (Phân tích quy trình thực tiễn thực
hiện và quản lý từng loại thuế)
18.1 Thuế VAT cho từng nhóm chi phí, đặc biệt liên quan vật tư thiết bị
nhập khẩu.
 Thuế VAT nhập khẩu và thuế nhập khẩu: Ban QLDA lập
tờ khai hàng nhập khẩu và nộp thuế theo thông báo của Hải quan.
 Tiền thuế nhập khẩu: được phân bổ vào đơn giá nhập kho
VTTB.
 Tiền thuế VAT nhập khẩu: Ban QLDA kê khai thuế đầu
vào và được khấu trừ.
18.2 Thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệm đối với NT nước
ngoài
EVNHCMC thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh
nghiệp đối với nhà thầu nước ngoài theo thông tư 103/2014/TT-BTC ngày
6/8/2014 dựa trên số thực thanh toán từng đợt đồng thời thông báo cho cá
nhân, doanh nghiệp nước ngoài (có kèm hồ sơ nộp thuế) và trừ số thuế này
vào từng đợt thanh toán.
18.3 Thuế tài nguyên và thuế nhập khẩu
Không có trong hợp đồng này.
18.4 Các phí và lệ phí liên quan
Đã tính trong giá hợp đồng
19. Các khó khăn vướng mắc khi thực hiện các nội dung trên và giải pháp
tháo gỡ khó khăn vướng mắc (từ mục 1 đến mục 18)
Không có.
II Một số chuyên đề chung.
1. Quy trình quản lý chung của Ban A, Ban điều hành và quản lý thực hiện
hợp đồng
1.1 Giới thiệu chung về Ban QLDA
Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực TP.HCM – Ban Quản lý dự án Lưới
điện TP.HCM có chức năng chủ yếu là tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây
dựng, cải tạo, nâng cấp lưới điện đến cấp điện áp 110kV – 220kV, bàn giao

19
công trình hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi hoàn
thành xây dựng.
Ban QLDA tổ chức thành các phòng nghiệp vụ trực thuộc với chức
năng nhiệm vụ chính về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
 Phòng Điều hành dự án (P. ĐHDA)
 Công tác chuẩn bị đầu tư: lập dự toán chi phí khảo sát; tổ chức lập
và trình duyệt nhiệm vụ thiết kế; đề xuất và thỏa thuận vị trí trạm biến áp,
hướng tuyến đường dây; kiểm tra và trình duyệt phương án kỹ thuật khảo sát;
tổ chức triển khai thực hiện và giám sát công tác khảo sát; lập, kiểm tra, góp ý,
trình duyệt, kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ báo cáo chuyên ngành, BCNCKT-
ĐTXD/BCKTKT, TKKT-TDT, TKBVTC.
 Công tác BTGPMT: tổ chức đăng ký kế hoạch sử dụng đất, thuê
đất, giao đất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;
tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc công tác BTGPMB, phối hợp các cơ quan
chức năng giải quyết khiếu nại; tổ chức xin giấy phép xây dựng.
 Công tác quản lý hợp đồng ĐTXD: tổ chức triển khai thực hiện,
gia hạn, ký phụ lục và thanh lý hợp đồng của dự án; đề xuất xử lý khi có vi
phạm hợp đồng; báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng, kiểm tra hồ sơ đề xuất
thanh toán và áp giá hợp đồng.
 Công tác quản lý thi công, kỹ thuật, VTTB: tổ chức kiểm tra và ký
thông qua bản vẽ chế tạo VTTB, tổ chức bàn giao mặt bằng thi công cho nhà
thầu, quản lý thi công công trình (quản lý chất lượng, tiến độ thi công, khối
lượng thi công, an toàn lao động và vệ sinh môi trường) từ giai đoạn khởi
công đến khi nghiệm thu bàn giao công trình, bảo hành công trình; thực hiện
giám sát, chuyên quản công trình; kiểm tra xác nhận khối lượng xây lắp, hồ sơ
hoàn công; chủ trì giải quyết phát sinh, báo cáo tiến độ thực hiện dự án; tổ
chức nghiệm thu hoàn thành công trình/ hạng mục công trình, kiểm tra và
nghiệm thu VTTB B cấp; tiếp nhận, kiểm tra, hoàn nhập VTTB, đề xuất
phương án sử dụng và xử lý VTTB dôi dư, theo dõi và báo cáo tình hình nhập
xuất kho, bảo quản VTTB tại công trường, kho nhà thầu.
 Phòng Kế hoạch Tổng hợp (P. KHTH)
 Công tác kế hoạch: lập kế hoạch ĐTXD, lập và tổng hợp các báo
cáo liên quan đến ĐTXD (báo cáo tiến độ thực hiện dự án, báo cáo theo yêu
cầu của đơn vị cho vay vốn ODA), đăng ký kế hoạch vốn.

20
 Công tác quản lý VTTB: tổ chức tiếp nhận, cấp phát, hoàn nhập,
khai thác, điều động VTTB.
 Công tác lựa chọn nhà thầu: lập, kiểm tra và trình duyệt KHLCNT
và HSMT, phát hành HSMT, mở thầu, đánh giá HSDT, trình KQLCNT, tổ
chức thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
 Phòng Tài chính Kế toán (P. TCKT)
 Công tác tài chính – kế toán liên quan đến hợp đồng ĐTXD: tạm
ứng, thanh toán, báo cáo giải ngân.
 Công tác liên quan đến VTTB: hạch toán xuất nhập VTTB; quyết
toán VTTB A cấp.
 Chủ trì công tác quyết toán.
 Lưu trữ hồ sơ dự án hoàn thành.
 Phòng Kỹ thuật thẩm định (P. KTTĐ)
 Tổ chức, phổ biến, kiểm tra sự tuân thủ áp dụng các quy định về
tiêu chuẩn, quy phạm, quy định kỹ thuật hiện hành…
 Tổ chức, phổ biến, kiểm tra sự tuân thủ áp dụng các quy định về
định mức, đơn giá, dự toán,…
 Thẩm định KHLCNT, HSMT, KQLCNT, dự toán được
EVNHCMC phân cấp hoặc ủy quyền.
1.2 Quy trình quản lý của Ban QLDA
Áp dụng theo Quyết định 156/QĐ-EVN ngày 24/05/2018, quy trình
quản lý của Ban QLDA cơ bản như sau:
 Giai đoạn chuẩn bị hợp đồng
Khi có kế hoạch chủ đầu tư giao Ban QLDA thực hiện đầu tư xây dựng
dự án thì triển khai thực hiện như sau:
 P. ĐHDA lập, trình duyệt nhiệm vụ thiết kế.
 P. KHTH tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, ký HĐ và bàn
giao cho các phòng liên quan.
 P. ĐHDA quản lý HĐ tư vấn thiết kế, kiểm tra, góp ý và trình chủ
đầu tư phê duyệt thiết kế, tổng mức đầu tư, tổng dự toán

21
 P. KHTH tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án như nhà thầu
xây lắp, cung cấp VTTB, bảo hiểm, kiểm toán, giám sát,… ký HĐ bàn giao
cho các phòng liên quan.
 Giai đoạn thực hiện hợp đồng
Khi có thông báo khởi công thì triển khai thực hiện như sau:
 P. ĐHDA quản lý các nhà thầu xây lắp, cung cấp VTTB, tư vấn,…
trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng.
 Trong trường hợp phát sinh, P. ĐHDA phối hợp với nhà thầu
trình dự toán phát sinh lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Trong trường hợp hiệu chỉnh thiết kế, P. ĐHDA phối hợp với
nhà thầu trình hiệu chỉnh thiết kế.
 P. ĐHDA thực hiện ký kết các phụ lục hợp đồng.
 P. KHTH thực hiện quản lý VTTB.
 P. ĐHDA tổ chức nghiệm thu giai đoạn => P. TCKT thực hiện
thanh toán giai đoạn.
 P. ĐHDA tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử
dụng.
 Giai đoạn quyết toán thanh lý hợp đồng
Khi công trình nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng thì triển khai
thực hiện như sau
 P. ĐHDA chủ trì xử lý các tồn tại của công trình.
 P. ĐHDA kiểm tra hồ sơ quyết toán do nhà thầu lập.
 P. TCKT chủ trì thực hiện quyết toán cho nhà thầu sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 P. ĐHDA thanh lý hợp đồng.
2. Kỹ năng cơ bản và lưu ý trong soạn thảo và thương thảo hoàn thiện hợp
đồng
2.1 Soạn thảo hợp đồng
 Dự thảo cụ thể các điều khoản quan trọng và quy định các
điều khoản này trong HSMT như đối tượng hợp đồng, phương thức
thanh toán, trách nhiệm mỗi bên, quy định thưởng phạt hợp đồng, điều
chỉnh hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp.

22
 Lưu ý cập nhật các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng
và quản lý thực hiện hợp đồng; tham khảo các điều khoản hợp đồng của
các hợp đồng tương tự đã ký gần nhất; Tuân thủ theo quy trình, hướng
dẫn, lưu đồ quản lý hợp đồng của EVN, EVNHCMC, nội bộ Ban
QLDA ban hành.
 Kiểm tra các thông tin hợp đồng đã được điền đầy đủ, các
trang đã được ký tắt trước khi trình ký hợp đồng và phụ lục liên quan
(trừ số và ngày hợp đồng để trống và hoàn thiện sau khi các bên ký hợp
đồng).
 Đảm bảo pháp lý của chữ ký đại diện pháp luật, trong
trường hợp ủy quyền phải đính kèm giấy ủy quyền có hiệu lực vào hợp
đồng.
2.2 Thương thảo hoàn thiện hợp đồng
 Chuẩn bị nội dung thương thảo, soạn thảo dự thảo biên bản
thương thảo, dự thảo hợp đồng.
 Gửi dự thảo biên bản thương thảo, hợp đồng cho nhà thầu
xem và góp ý, bổ sung trước khi thương thảo.
 Chuẩn bị các tài liệu cần thiết như HSMT, HSDT, Quyết
định liên quan của dự án khi tham gia thương thảo.
 Khi sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng nếu
nội dung quá chi tiết có thể lập phụ lục đính kèm biên bản thương thảo,
cần nêu rõ các thay đổi; so sánh nội dung trước và sau hiệu chỉnh; phải
ghi rõ là các điều khoản còn lại vẫn giữ nguyên.
 Đại diện các bên tham gia thương thảo là đại diện theo
pháp luật hoặc đại diện ủy quyền hợp pháp (có đính kèm giấy ủy
quyền).
3. Phân loại hợp đồng và sử dụng mẫu điều kiện hợp đồng.
3.1 Phân loại hợp đồng
Hiện tại, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây
dựng đã chia ra các loại hợp đồng xây dựng như sau:
 Theo tính chất, nội dung công việc

Loại hợp đồng Nội dung


Hợp đồng tư vấn xây dựng Thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc

23
Loại hợp đồng Nội dung
(*) tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Thực hiện việc thi công xây dựng công trình,
hạng mục công trình hoặc phần việc xây
Hợp đồng thi công xây dựng
dựng theo thiết kế xây dựng công trình;
công trình (*)/
Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công
Hợp đồng tổng thầu thi công
trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực
xây dựng công trình
hiện tất cả các công trình của một dự án đầu
tư.
Thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt
vào công trình xây dựng theo thiết kế công
Hợp đồng cung cấp thiết bị
nghệ;
công nghệ (*)/Hợp đồng
Hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công
tổng thầu cung cấp thiết bị
nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả
công nghệ
các công trình của một dự án đầu tư xây
dựng.
Thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng
Hợp đồng thiết kế và thi
công trình, hạng mục công trình;
công xây dựng công trình/
Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây
Hợp đồng tổng thầu thiết kế
dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi
và thi công xây dựng công
công xây dựng tất cả các công trình của một
trình
dự án đầu tư xây dựng.
Thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị
để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết
Hợp đồng thiết kế và cung
kế công nghệ;
cấp thiết bị công nghệ/ Hợp
Hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết
đồng tổng thầu thiết kế và
bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung
cung cấp thiết bị công nghệ
cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công
trình của một dự án đầu tư xây dựng.
Thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ
Hợp đồng cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình, hạng mục
công nghệ và thi công xây công trình;
dựng công trình (*)/ Hợp Hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công
đồng tổng thầu cung cấp nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp
thiết bị công nghệ và thi đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
công xây dựng công trình xây dựng tất cả các công trình của một dự án
đầu tư xây dựng.
Hợp đồng thiết kế – cung Thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp
cấp thiết bị công nghệ và thi thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng
công xây dựng công trình/ công trình, hạng mục công trình;
Hợp đồng tổng thầu thiết kế Hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết
– cung cấp thiết bị công kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
nghệ và thi công xây dựng xây dựng tất cả các công trình của một dự án
24
Loại hợp đồng Nội dung
công trình đầu tư xây dựng.
Thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án,
thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
Hợp đồng chìa khóa trao tay
công xây dựng công trình của một dự án đầu
tư xây dựng.
Cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là
nhân lực), máy, thiết bị thi công và các
Hợp đồng cung cấp nhân phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho
lực, máy và thiết bị thi công việc thi công công trình, hạng mục công
trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo
thiết kế xây dựng.
Các loại hợp đồng xây dựng
Tùy theo nội dung các bên thỏa thuận.
khác
 Theo hình thức giá hợp đồng

Loại hợp đồng Nội dung


Là hợp đồng mà giá hợp đồng không thay đổi trong
suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối
Hợp đồng trọn gói
lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký
(*)
kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm
vi công việc phải thực hiện.
Là hợp đồng mà giá được xác định trên cơ sở đơn
giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng
Hợp đồng theo đơn
công việc tương ứng và không thay đổi trong suốt
giá cố định (*)
quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất
khả kháng.
Là hợp đồng mà giá được xác định trên cơ sở đơn
Hợp đồng theo đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận
giá điều chỉnh trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc
tương ứng được điều chỉnh giá.
Là hợp đồng mà giá được xác định xác định trên cơ
Hợp đồng theo thời sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí
gian ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm
việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.
Hợp đồng theo giá Là hợp đồng mà giá được xác định dựa trên sự kết
kết hợp (*) hợp các cách xác định giá nêu trên.
 Theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng

Loại hợp đồng Nội dung


Hợp đồng thầu chính Hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư
25
Loại hợp đồng Nội dung
(*) với nhà thầu chính hoặc tổng thầu
Hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu
Hợp đồng thầu phụ
chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ
Hợp đồng giao khoán Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu
nội bộ (*) thuộc một cơ quan, tổ chức
Hợp đồng xây dựng Hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là
có yếu tố nước ngoài nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc
(*) chủ đầu tư trong nước
3.2 Mẫu điều kiện hợp đồng
Đối với các hợp đồng thông qua quá trình lựa chọn nhà thầu, mẫu hợp
đồng thường áp dụng mẫu quy định trong HSMT, điều kiện chung giữ nguyên
theo mẫu trong HSMT, điều kiện cụ thể hoàn thiện trong quá trình thương
thảo, đàm phán hợp đồng.
4. Giải pháp để giảm tối đa việc bổ sung, phát sinh sau khi hợp đồng có
hiệu lực.
Thực hiện kiểm tra kỹ khối lượng trong hồ sơ thiết kế, tổng dự toán,
HSMT để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm giảm tối đa việc phát sinh sau khi
hợp đồng có hiệu lực.
5. Nhật ký thi công và thiết lập hệ thống thông tin quản lý hợp đồng
Nhật ký thi công theo mẫu quy định của EVNHCMC tại Quyết định
180/QĐ-EVNHCMC, cập nhật nhật ký thi công trên phần mềm giám sát
online, thông tin hợp đồng cập nhật trên chương trình ĐTXD, xây dựng
chương trình dashboard để quản lý thời hạn hợp đồng và nhắc hợp đồng sắp
hết hạn để gia hạn.
6. Quy trình phê duyệt, góp ý, thoả thuận, phê duyệt và hình thức văn bản,
sử dụng CNTT tiên tiến
Sử dụng các chương trình sau hỗ trợ quản lý dự án: Giám sát online,
Chương trình ĐTXD (IMIS), hệ thống thông tin địa lý GIS của EVNHCMC.
7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hợp đồng.
7.1 Các quy định của EVN (QC156, Bộ quy trình 1842 và chương
trình 5H) và những thuận lợi, bất cập trong thực tiễn.

26
Trong quá trình triển khai dự án, chưa phát hiện những vấn đề bất cập
cần lưu ý.
7.2 Đánh giá chất lượng nhà thầu thực hiện hợp đồng
Tham chiếu Quy trình và Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nhà thầu thực
hiện hợp đồng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam tại Quyết định số
462/QĐ-EVN ngày 10/4/2019 và các điều khoản quy định trong hợp đồng để
thực hiện đánh giá chất lượng nhà thầu trên phần mềm IMIS theo quy định.
Theo đó, kết quả đánh giá của các nhà thầu như sau (đã cập nhật trên
phần mềm IMIS):
Loại hợp Điểm
Stt Tên hợp đồng Tên nhà thầu Đánh giá
đồng trung bình
Gói thầu: Đo đạc, lâ ̣p bản đồ hiê ̣n trạng vị trí
TRUNG TÂM ĐO ĐẠC BẢN
1 bổ túc hồ sơ xin sử dụng đất Dự án: Đường Tư vấn 98,00 Tốt
ĐỒ
dây 220kV Nam Sài Gòn – Quâ ̣n 8
Công ty TNHH MTV Công trình
2 Gói G - Đào và tái lập mương cáp ngầm Xây lắp 82,14 Tốt
Giao thông Công Chánh
Hợp đồng “Dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ”
cho các dự án “Trạm biến áp 220kV Quận 8” Lữ đoàn Công binh 25 - Quân
3 Xây lắp 98,57 Tốt
và “Đường dây 220kV Nam Sài Gòn – Quận Khu 7
8”
Gói thầu ADB-EVNHCMC-NSGQ8-D2:
4 Cung cấp VTTB, thi công xây dựng đường Xây lắp Công ty cổ phần Thái Bình Dương 79,29 Đạt
dây trên không
CÔNG TY TNHH MTV THOÁT
5 Gói G - Đào và tái lập mương cáp ngầm Xây lắp 82,14 Tốt
NƯỚC ĐÔ THỊ TPHCM
Gói thầu ADB-EVNHCMC-NSGQ8-D2:
Công ty Cổ phần Điện lực
6 Cung cấp VTTB, thi công xây dựng đường Xây lắp 79,29 Đạt
LICOGI 16
dây trên không
Gói D1: Cung cấp cáp ngầm 220kV dịch vụ Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây
7 Xây lắp 94,29 Tốt
lắp đặt đấu nối và TNHC lắp Điện số Năm
Lô 1.2: Bảo hiểm công trình cho dự án CÔNG TY BẢO HIỂM PVI BẾN
8 Phi Tư vấn 100,00 Tốt
Đường dây 220kV Nam Sài Gòn – Quận 8 THÀNH
Lô 2.2: Kiểm toán công trình cho dự án Công ty TNHH Kiểm toán và Kế
9 Phi Tư vấn 100,00 Tốt
“Đường dây 220kV Nam Sài Gòn – Quận 8” toán AAC

7.3 Đào tạo và vấn đề nhân sự, phân công trong quản lý hợp đồng
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên quản đối với từng
khâu trong quản lý hợp đồng để có thể hiểu rõ, nắm vững cách vận dụng hợp
đồng và xử lý hợp đồng theo đúng quy định hiện hành và quy định quốc tế.
Phổ biến rút kinh nghiệm những sai sót để tránh lặp lại và nâng cao năng lực
8. Bài học kinh nghiệm trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng
 Để đơn giản hóa công tác BT-GPMB, Chủ đầu tư sử dụng giải pháp
điều chỉnh một số vị trí móng trụ điện về vị trí của móng trụ điện hiện hữu.
 Phối hợp thường xuyên, nhịp nhàng với địa phương để vận động các
hộ dân bàn giao mặt bằng thi công các vị trí móng trụ, thực hiện song song các
bước bồi thường – GPMB với quán trình thi công.
 Cử cán bộ có kinh nghiệm bồi thường – GPMB, tiếp xúc dân thường
xuyên có mặt ở công trường để kịp thời xử lý những vướng mắc liên quan đến

27
các hộ dân (ý kiến, bức xúc của hộ dân về bồi thường) giúp công tác thi công
được liên tục và tránh tác động lan truyền đến các hộ dân khác.
 Tạo mối quan hệ tốt với địa phương để thuận lợi trong việc vận động
bàn giao mặt bằng thi công và thực hiện công tác bồi thường – GPMB của dự
án. Tích cực phối hợp với UBND huyện Bình Chánh và các Sở ngành Thành
phố, kịp thời báo cáo EVNHCMC và Lãnh đạo Thành phố nhằm tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi
thường – GPMB.
9. Các khó khăn vướng mắc và giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc
trong các giai đoạn thực hiện dự án
9.1 Giai đoạn khảo sát
 Việc khảo sát gặp nhiều khó khăn do người dân không đồng thuận
với các dự án lưới điện triển khai có ảnh hưởng đến quyền lợi của ngưới dân.
Do đó, người dân không cho thực hiện việc khảo sát thậm chí còn đe dọa cán
bộ khảo sát.
 Một số vị trí móng trụ hiện hữu bị công trình xây dựng của người dân
bao quanh thân trụ… khiến công tác khảo sát gặp nhiều khó khăn.
 Đường dây 110kV hiện hữu xây dựng từ nhiều năm trước, hồ sơ thiết
kế, hoàn công móng trụ, thiết kế trụ do lưu trữ chưa tốt nên không đầy đủ. Do
đó, việc khảo sát các móng trụ hiện hữu phức tạp, khó khăn, mất nhiều thời
gian hơn.
Giải pháp: Phải tổ chức họp và phối hợp chính quyền địa phương trong
công tác khảo sát, phổ biến nội dung dự án để người dân hiểu mục đích cải
tạo, xây dựng mới đường dây để người dân hiểu và chấp thuận cho triển khai
công tác khảo sát thuận lợi. Đối với dự án lưới điện, phải hoàn tất hồ sơ và bản
vẽ hoàn công, lưu trữ đầy đủ để thuận tiện cho công tác tra cứu, hiệu chỉnh sau
này.
9.2 Giai đoạn thiết kế (TKCS và TKKT)
Trong giai đoạn thiết kế chưa xác định được mức độ khó khăn cũng như
phạm vi thực hiện bồi thường nên có nhiều vấn đề về thiết kế không thuận lợi
khi triển khai thực tế như:
 Đoạn mương cáp băng rạch Hiệp Ân cập theo cầu Tạ Quang Bửu:
theo thiết kế, đoạn tuyến đi bên trái cầu theo hướng từ TBA 220kV Quận 8 về
TBA 220kV Bình Chánh do mặt bằng trống trải thuận lợi thi công.

28
 Trụ T15 là trụ tháp đấu nối cáp ngầm nằm gần trụ điện hiện hữu.
 Đoạn đấu nối từ trụ số 04 vào TBA 220kV Bình Chánh là đường dây
trên không.
Trong giai đoạn thi công, căn cứ vào tình hình thực tế phải hiệu chỉnh
thiết kế để tránh thi công trở ngại như:
 Do đoạn mương cáp băng rạch Hiệp Ân cập theo cầu Tạ Quang Bửu
theo hướng từ TBA 220kV Quận 8 về TBA 220kV Bình Chánh theo thiết kế
đi qua phần đất chưa thực hiện công tác bồi thường – GPMB nên không thể
triển khai thi công ngay được. Phải thực hiện điều chỉnh thiết kế sang đi bên
phải cầu, mặt bằng có khó khăn hơn nhưng công tác bồi thường – GPMB
thuận lợi hơn.
 Trụ T15 do hộ dân không chấp thuận vận động bàn giao mặt bằng
nên phải dịch chuyển vị trí trụ (khoảng 30m) để sớm có mặt bằng thi công. Tại
vị trí mới, do điều kiện mặt bằng nhỏ không phù hợp với thiết kế trụ tháp nên
phải điều chỉnh thiết kết trụ T15 thành trụ đơn thân hình PI.
 Đoạn đấu nối từ trụ số 04 vào TBA 220kV Bình Chánh do đi qua đất
của 02 hộ dân rất khó khăn (địa phương phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
của 02 hộ dân này để thi công TBA 220kV Bình Chánh vào 10 năm trước) do
đó phải hiệu chỉnh lại thiết kế thành cáp ngầm và đã vận động được hộ dân
bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ của dự án.
Bài học kinh nghiệm: trong quá trình khảo sát, chuẩn bị dự án phải tìm
hiểu, nắm bắt đầy đủ thông tin dự án để đề xuất giải pháp thiết kế phù hợp.
9.3 Giai đoạn quyết toán hoàn thành dự án
Quyết toán dự án chậm tiến độ do một số khó khăn vướng mắc như sau:
 Việc thu hồi hoàn nhập VTTB chậm.
 Việc xác nhận khối lượng phát sinh chưa chuẩn xác và còn chậm.
 Còn nhiều tồn tại cần xử lý và duyệt phát sinh sau khi đóng điện.
III Một số tình huống xử lý trong quản lý thực hiện hợp đồng.
1. Về khối lượng, phạm vi công việc (lưu ý quan tâm tình huống xử lý
quản lý hợp đồng tư vấn, công tháng chuyên gia)
Thực hiện theo đúng điều khoản hợp đồng đã ký và quy định hiện hành.
2. Xử lý phát sinh, thay đổi
Thực hiện theo quy trình phát sinh.

29
3. Xử lý sự cố
Không có sự cố trong quá trình thi công và vận hành.
4. Xử lý khiếm khuyết giai đoạn bảo hành
Từ khi nghiệm thu đóng điện đến nay chưa phát hiện khiếm khuyết
trong giai đoạn bảo hành.
5. Xử lý khiếu nại, tranh chấp của nhà thầu hoặc của bên thứ ba có liên
quan
Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương (UBND quận, huyện ,
xã, Ban BTGPMB, Công an …) tổ chức họp với nhà thầu và các hộ dân để
giải quyết các vấn đề khiếu nại, tranh chấp trong suốt quá trình triển khai thi
công trên công trường.
6. Quyết toán
Dự án đang trong quá trình quyết toán, chưa gặp khó khăn vướng mắc.
IV Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm:
1. Đánh giá chung
Dự án đáp ứng chất lượng và yêu cầu được giao, tuy nhiên tiến độ hoàn
tất dự án kéo dài so với hợp đồng do vướng công tác BTGPMB.
2. Bài học kinh nghiệm
 Tập trung toàn lực để triển khai công tác BTGPMB và công tác vận
động người dân nhằm sớm có mặt bằng thi công.
 Bám sát, đôn đốc tiến độ thi công; xử lý kịp thời các trở ngại vướng
mắc trong khâu thiết kế và thi công để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án.
 Phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị liên quan khi triển khai dự án: Ban
BTGPMB, UBND Thành phố, quận, huyện, UBND các xã, cơ quan đoàn thể;
EVNHCMC, các cấp điều độ, Công ty Lưới điện cao thế, TVGS, TVTK và
nhà thầu thi công để hoàn tất công trình.
V Các hồ sơ hỗ trợ báo cáo.
1. Các hình ảnh và tài liệu kỹ thuật,văn bản hay và sai sót điển hình: không
có.
2. Video và hình ảnh lưu trữ thực tế minh họa nội dung trong báo cáo và
được xây dựng chuyên cho báo cáo tổng kết này.
Các giai đoạn thi công đường dây như hình ảnh dưới đây:

30
31
32
33
34
35
36

You might also like