You are on page 1of 24

Bài thảo luận thứ bảy:

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Bộ môn: Những quy định về luật dân sự, tài sản và thừa kế
Nhóm: 2
Lớp: CLC40D

HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2015 - 2016


1
DANH SÁCH NHÓM 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Nguyễn Hoàng Hồng Ánh 1553801013006
2 Lâm Thế Vinh 1553801013170
3 Lã Uyên Phương 1553801013116
4 Trịnh Hoàng Lượng 1553801014065
5 Nguyễn Thanh Phương Vy 1553801014144
6 Nguyễn Thị Thu Thảo 1553801014099
7 Võ Thụy Thùy Trang 1553801015272
8 Trương Bích Ngọc 1553801014075
9 Hoàng Minh Phương Nhung 1553801015182
10 Lê Thị Minh Ngọc 1553801015157

2
* Xác định vợ/chồng của người để lại di sản
Câu 1: Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?
Trả lời:
Theo khoản 1 điều 675 BLDS 2005 Những trường hợp thừa kế theo pháp luâ ̣t
“ 1. Thừa kế theo pháp luâ ̣t được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoă ̣c chết cùng thời điểm với
người lâ ̣p di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời
điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền
hưởng di sản hoă ̣c từ chối quyền nhâ ̣n di sản.”
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần tài sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có
quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc,
nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Câu 2: Suy nghĩ của anh /chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong
vụ việc nghiên cứu
Trả lời:
Việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu là hợp lý vì
theo Điều 15 Bộ Luật hôn nhân và gia đình 1959: “ Vợ và chồng đều có quyền sở hữu,
hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Nên tài sản
có tranh chấp là tài sản chung của ba cụ. Trước khi chết cụ Thát, cụ Thứ không để lại di
chúc. Cụ Tần có để lại mấy lời dặn dò, bà Bằng chắp bút ghi lại ngày 08/06/1994 về việc

3
cho bà Tiến một phần nhà đất của bố mẹ các bà để lại nhưng ông Thăng không công nhận
nên các bà coi như các cụ không để lại di chúc. Các nguyên đơn khẳng định chỉ có lời
dặn dò của bà Tần nói với các con về việc chia đất cho bà Tiến do bà Bằng ghi lại nhưng
bị ông Thăng xé đi. Theo Khoản 1 Điều 675 BLDS 2005 quy định: Thừa kế theo pháp
luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Bởi lẽ trên, di sản được xác định
chia theo pháp luật.
Câu 3: Vợ /chồng của người để lại thuộc di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Vợ/chồng của người để lại di sản thuô ̣c hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoảng 1 điều
676 BLDS2005 “ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.”
Câu 4: Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao?
Trả lời:
Cụ Thát và cụ Thứ chưa đăng ký kết hôn. Vì tại thời điểm này cụ Thát và cụ Tần vẫn
tồn tài quan hệ hôn nhân, mà Luật hôn nhân và gia đình trong thời điểm này quy định hôn
nhân một vợ, một chồng.
Câu 5: Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng kí kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Trả lời:
Theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định trong trường hợp nam, nữ không
đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công
nhận là vợ chồng.
Tuy nhiên cũng tồn tại trường hợp những người chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau:
- Trường hợp hôn nhân không đăng ky kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân
thực tế

4
Theo Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ10 về thi hành Luật hôn nhân và gia đình quy
định như sau:
"a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm
1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn
thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được
Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến
ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này
thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu
lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết
hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không
công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và
điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có
yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu
có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết".
- Trường hợp chồng có nhiều vợ hoặc ngược lại.
Nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 đã quy định: nếu một người có
nhiều vợ mà tất cả những cuộc hôn nhân đó đã được tiến hành trước ngày 13/1/1960 ở
miền Bắc (ngày công bố luật HNGĐ 1959) hoặc trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam
(ngày công bố văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước) thì khi
người chồng chết trước, tất cả những người vợ nếu còn sống vào thời điểm người chết
đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, người chồng cũng
là người thừa kế ở hàng thứ nhất của những người vợ đã chết trước người chồng.

5
- Trường hợp cán bộ, bộ đội ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lại lấy vợ hoặc
chồng khác.
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 60/DS ngày 22/02/1978 của TANDTC thì đây là
trường hợp đặc biệt, “là hậu quả của chiến tranh, một vấn đề xã hội phức tạp, vấn đề
tình cảm, hạnh phúc gia đình, nhất là của người vợ và con cái”. Do đó việc kết hôn
của họ tuy đã vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhưng không bị coi là
kết hôn trái pháp luật.
Câu 6: Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn
nào của bản án cho câu trả lời?
Trả lời :
Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với cụ Tần (cụ Tần là vợ cả, cụ Thứ là vợ
hai).
Bản án có đoạn: “ Các nguyên đơn trình bày:
Bố mẹ các bà là cụ Nguyễn Tất Thát (chết năm 1961) có 2 vợ, vợ cả là cụ Nguyễn Thị
Tần (chết năm 1995), vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ (Chết năm 1994).
Cụ Thất và cụ Tần có 4 người con chung là: Nguyễn Tất Thăng, Nguyễn Thị Bằng,
Nguyến Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển
Cụ Thát và cụ Thứ có một người con là Nguyễn Thị Tiến.”

Câu 7: Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm
1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ
Thứ không là người thừa kế của cụ Thát.
Vì: nếu hai người đó chỉ sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì mối quan hệ
của họ không được công nhận là hôn nhân hợp pháp. Bởi lẽ: ở Việt Nam chỉ thừa nhận
hôn nhân một vợ một chồng và phải hợp pháp (đủ điều kiện của Luật Hôn nhân - Gia
đình và có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) trừ các ngoại lệ sau:

6
+ Ở miền Bắc trước 13/01/1960 (Ngày luật Hôn nhân – Gia đình năm 1959 của Việt Nam
có hiệu lực) như vậy, nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ sống chung với nhau vào cuối
năm 1960 thì lúc ấy Luật Hôn nhân – Gia đình năm 1959 đã có hiệu lực nên cuộc
hôn nhân này là không hợp pháp.
+ Ở miền Nam từ 25/03/1977 trở về trước (ngày mà Nghị quyết số 76/CP có hiệu lực cho
cả hai miền)
+ Cán bộ, chiến sĩ miền Nam đã có gia đình mà tập kết ra Bắc, do hoàn cảnh lịch sử mà
phải kết hôn với vợ hay chồng khác mà hôn nhân này không bị hủy bỏ bởi Tòa án có
thẩm quyền.
+ Đối với quan hệ vợ chồng hợp pháp có ngoại lệ không cần đăng ký do lịch sử, vợ
chồng có quan hệ ổn định, lâu dài từ trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân – Gia
đình năm 1986 có hiệu lực)
Câu 8: Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền
Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Trả lời:
Câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ khác nếu cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam. Nghĩa là:
nếu cụ Thát và cụ Thứ bắt đầu sống với nhau từ cuối năm 1960 và cả hai lúc đó sống ở
miền Nam thì cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát.
Vì: căn cứ theo các trường hợp ngoại lệ đã nêu ở câu trên thì nếu cụ Thát và cụ Thứ bắt
đầu sống với nhau từ cuối năm 1960 thì tức là trước thời điểm ngày 25/03/1977 (ngày mà
Nghị quyết số 76/CP có hiệu lực cho cả hai miền) do đó mối quan hệ của hai cụ sẽ được
công nhận là hôn nhân hợp pháp và cụ Thứ với tư cách là vợ hợp pháp của cụ Thát sẽ tất
nhiên trở thành người thừa kế của cụ Thát khi cụ Thát qua đời theo quy định của pháp
luật.
Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của
cụ Thát.
Trả lời:
Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát là phù hợp với quy định của pháp
luật. Trong bản án đã chứng minh cho việc cụ Thứ là vợ hợp pháp của cụ Thát thông qua

7
việc xem xét các giấy tờ của các đương sự là: bản sơ yếu lý lịch, bản sơ yếu lý lịch Đảng
viên của bà Khiết; bản sơ yếu lý lịch và giấy khai sinh của bà Tiến, cùng với xác nhận
của các nhân chứng Nguyễn Xuân Chi, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Hoàng Đăm.
Trường hợp của cụ Thát và cụ thứ thuộc trường hợp đặc biệt không được công nhận là vợ
chồng hợp pháp khi chung sống với nhau từ trước năm 1960. Do đó bà Thứ hoàn toàn có
quyền trở thành người thừa kế hợp pháp của cụ Thát.
Tuy nhiên để chứng minh rõ hơn cho mối quan hệ của cụ Thát và cụ Thứ, trong quyết
định của mình, Tòa án nên nêu rõ căn cứ pháp luật nào cho phép công nhận mối quan hệ
vợ chồng của hai cụ (nên nêu rõ là mối quan hệ vợ chồng của hai cụ thuộc trường hợp
đặc biệt theo quy định của pháp luật).

8
*Xác định con của người để lại di sản
Câu 1: Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Trả lời:
Theo điểm a khoản 1, điều 676 BLDS 2005 thì con nuôi của người để lại di sản thuộc
hàng thừa kế thứ nhất: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,
mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

Câu 2: Trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Một người được coi là con nuôi của người để lại di sản khi quan hệ con nuôi của người
đó được coi là hợp pháp. Hay nói cách khác, quan hệ đó phải thỏa mãn điều kiện sau:
Điều kiện đối với người nhận nuôi theo điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010:
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi theo điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

9
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là
vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Sự tự nguyện của các chủ thể liên quan theo điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận
làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ
đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì
phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên
làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền,
nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau
khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa
hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất
khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít
nhất 15 ngày.
Việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại UBND cấp có thẩm quyền theo điều 9 Luật
Nuôi con nuôi 2010.
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người
nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi

10
quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Câu 3: Trong bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trả lời:
Trong bản án số 20, bà Tý được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi. Điều này được thể
hiện tại phần nhận thấy của Bản án số 20/2009/DS-PT: “Các bà có nghe nói trước đây bố
mẹ các bà có nhận bà Nguyễn Thị Tý là con nuôi, sau đó bà Tý về với bố mẹ đẻ và đi lấy
chồng”.
Câu 4: Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của
bản án cho câu trả lời?
Trả lời:
Căn cứ vào đoạn “Tại bản án dân sự sơ thẩm số 28/2008/DS-ST ngày 29/4/2008
của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã: áp dụng điều 677, 678, 686, 688 Bộ luật dân
sự 1995, điều 305 Bộ luật dân sự 2005.
Áp dụng điều 56, 243, 244, 245 Bộ luật tố tụng dân sự,
Áp dụng khoản 2 Điều 7, khoản 3 Điều 13 Nghị định 70/CP ngày 12/7/1997 về án
phí, xử:
Chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế của bà Nguyễn Thị Tiến, bà Nguyễn Thị
Bằng, bà Nguyễn Thị Triển đối với ông Nguyễn Tất Thăng về việc yêu cầu chai di sản
thừa kế của cụ Thát, cụ Tần và cụ Thứ
1.Xác định cụ Nguyễn Tất Thát có 2 vợ: vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần, vợ hai là cụ
Nguyễn Thị Thứ.
-Xác định cụ Thát và cụ Tần có 4 người con chung là: Nguyễn Tất Thăng, Nguyễn
Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển.
-Xác định cụ Thát và cụ Thứ có 1 người con là: Nguyễn Thị Tiến.
-Xác định cụ Thát không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ.”
Qua đó cho thấy Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần.
Câu 5: Suy nghĩ của anh/ chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý.

11
Trả lời: Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án là phù hợp bởi vì 2 lí do:
+ Chỉ qua lời kể của các con cụ Thát, cụ Tần và cụ Thứ mà khẳng định bà Tý là con nuôi
là chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý. Ngoài ra, không phải tất cả các người con đều khẳng
định bà Tý là con nuôi của các cụ mà còn có ông Nguyễn Tất Thăng không đồng ý.
+ Trong phần xét thấy cũng có nói bà Tý đã về với bố mẹ đẻ và đi lấy chồng nên bà Tý
không còn bất kì quan hệ gì với di sản của ngưởi chết để lại.
Câu 6: Trong quyết định số 182, tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư
cách nào/ vì sao?
Trả lời:
Trong quyết định số 182, tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư cách
là:
1. Là con nuôi: vì ông Tùng mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được 2 cụ nhân về nuôi từ năm
2 tuổi. khi cụ Cầu và Cụ Dung già yếu ông là nười có công chăm sóc, khi 2 cụ chết ông
Tùng là người lo mai táng.( sự việc này là do những người hàng xóm làm chứng). tuy
nhiên viêc xem xét có phải là con nuôi hay không thì phải được ông Tùng yêu cầu.
2. Mặt khác ông tùng là người trực tiếp quản lý, sử dụng đất từ năn 1976 cho đến
nay đã đăng ký và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước đầy đủ
Câu 7: Suy nghĩ của anh / chị về hướng xác định trên của tòa án liên quan đến anh
Tùng.
Trả lời:
Theo chúng tôi, hướng xác định trên của tòa án là hợp tình, hợp lý, thấu tình đạt lý.
Bởi lẽ:
Hợp lý là do: Ông Tùng có công chăm sóc 2 cụ khi già yếu bệnh tật và còn đứng ra
mai táng 2 cụ khi 2 cụ mất. và còn ở với 2 cụ từ rất nhỏ nên tình cảm của họ như cha con
ruột thịt.
Hợp pháp là do: Ông Tùng đã đứng ra quản lý đất đâi và thực hiện nghĩ vụ nộp thuế
cho nhà nước khi bà Nga vắng mặt trong thời gian rất dài.

12
Câu 8: Nếu hoàn cảnh tương tự như trong quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật
hôn nhân gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ
Dung không? Vì sao?
Trả lời:
Nếu hoàn cảnh tương tự như trong quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật hôn nhân
và gia đình 1986 thì có lẽ anh Tùng đã được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung ở
hàng thừa kế thứ nhất bởi cụ Tùng được công nhận làm con nuôi. Trong Nghị quyết 01-
NQ/HĐTP-TANDTC ngày 20/1/1988 hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ 1986 có quy định
sau: “… Những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành luật mới (3/1/1987) vẫn có giá trị
pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với đạo đức xã hội của việc nuôi con
nuôi (như con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc dùng con nuôi vào những hoạt động xấu
xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng
việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ
với con nuôi thì việc nuôi con vẫn có những hậu quả pháp lý do luật đinh.” Và hơn nữa
theo Điều 38 Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận các trẻ em mồ côi làm con
nuôi.( ông Tùng là con mồ côi được cụ Cầu và Dung nhận về nuôi từ lúc 2 tuổi) nên được
thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất.
Câu 9: Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Trả lời:
Con đẻ thuộc hành thừa kế thứ nhất của người để lại di sản.
Cơ sở pháp lý, điểm a khoản 1 Điều 676:
những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết.
Câu 10: Đoạn nào trong bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát?
Trả lời:
Trong Bản án số 20/2009/DS-PT, tại phần xét thấy có đoạn: “Tại phiên tòa phúc thẩm bà
Khiết, bà Tiến xuất trình bản sơ yếu lý lịch của bà Nguyễn Thị Khiết, có nhận xét của bí
thư Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân La ký ngày 05-7-1966 (bản chính) trong phần hoàn

13
cảnh gia đình bà Khiết có ghi: dì ghẻ Phạm Thị Thứ 45 tuổi; anh Nguyễn Tất Thăng 26
tuổi đi bộ đội; em Nguyễn Thị Tiến 17 tuổi học sinh." Ngoài ra còn có đoạn: “Bà Tiến
còn xuất trình lý lịch và giấy khai sinh chính do Ủy ban nhân phường Xuân La cấp ghi
bà Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát, mẹ là Phạm Thị Thứ.”
Câu 11: Suy nghĩ của anh /chị về giải pháp trên của toàn án liên quan đến bà Tiến .
Trả lời:
Theo chúng tôi hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý. Bởi vì có rất nhiều chứng cứ
chứng minh bà Tiến là con của cụ Thát và cụ Thứ: theo bản sơ yếu lí lịch Đảng của bà
Nguyễn Thị Khiết có ghi bà Tiến là em gái và đã được bí thư Ban chấp hành Đảng bộ xã
Xuân La ký ngày 05-7-1966. Ngoài ra, còn có các nhân chứng khác thừa nhận bà Tiến là
con của cụ Thát và cụ Thứ. Hơn thế nữa, bà Tiến có xuất trình được giấy khai sinh chính
do Ủy ban nhân dân phường Xuân La cấp ghi bà Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát và mẹ là
Phạm Thị Thứ. Từ những dẫn chứng có thể đưa ra một kết luận rằng bà Tiến là con của
cụ Thát và cụ Thứ.

14
*Con riêng của vợ/chồng
Câu 1: Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao?
Trả lời:
Theo án sơ thẩm căn cứ vào lý lịch của bà Tiến có xác nhận của chính quyền địa phương
thì bà Tiến là con cụ Thát và là em ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển cũng như xác
nhận của họ hàng, hàng xóm khẳng định cụ Thứ là vợ cụ Thát và bà Tiến là con của cụ
Thứ, cụ Thát. Ngoài ra, bà Tiến có xuất trình lí lịch và giấy khai sinh có bố là Nguyễn Tất
Thát và mẹ là Phạm Thị Thứ.
Trong khi đó, cụ Thát còn có một người vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần suy ra bà Tiến là
con riêng của chồng cụ Tần.
Câu 3: Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?
Trả lời:
Căn cứ vào Đ679 BLDS 2005 Quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng,
mẹ kế “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như
cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.” Tuy nhiên do ông Thăng không công
nhận bà Tiến là em cùng bố khác mẹ, không coi cụ Thứ là mẹ kế chưa có đủ cơ sở xác
định cụ Tần coi bà Tiến như con nên bà Tiến không đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản
của cụ Tần.
Câu 4: Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến
được hưởng thừa kế ở hàng thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
Trả lời:
Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được hưởng
thừa kế ở hàng thứ nhất của cụ Tần. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Đ676 BLDS 2005 Quy
định về người thừa kế theo pháp luật: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ
đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà
Tiến đối với di sản của cụ Tần.
Trả lời:

15
Theo nhóm em, cách xử lý của Toà án đối với việc bà Tiến không được hưởng di sản
thừa kế của cụ Tần nhìn từ góc độ pháp lý là đúng. Căn cứ theo Đ679 BLDS 2005 Quy
định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế “Con riêng và bố dượng, mẹ
kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di
sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ
luật này.” nhưng trong Toà án chưa xác định cụ thể cụ Tần và bà Tiến có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con nên Toà án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà
Tiến đối với di sản của cụ Tần là hợp lý. Tuy nhiên, trong bản án các nguyên đơn có trình
bày: “Sau khi bố các bà mất, hai mẹ vẫn cùng nhau nuôi dạy các con” điều này có nghĩa
là trong số những người con được nuôi dạy đó bao gồm cả bà Tiến nên có thể bà Tiến
cũng được hưởng di sản của cụ Tần. Theo ý kiến của em, trong trường hợp này Toà án
cần phải tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn để đưa ra cách xử lý thấu tình, đạt lý nhất.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/ chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh
của con riêng của chồng/ vợ trong BLDS hiện nay.
Trả lời:
Theo như BLDS 2005 thì cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng theo quy định có
nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc như cha mẹ con theo Điều 679 BLDS năm 2005 họ được
hưởng thừa kế của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định Điều 677 và
Điều 678 BLDS. Bên trong mỗi mối quan hệ không có quan hệ huyết thống nhưng có sự
chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như ruột thịt và được hưởng hàng thừa kế thứ nhất của nhau.
Để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế thì pháp luật
quy định họ phải chăm sóc nhau như cha mẹ con. Nhưng quy định trên không đánh giá
được thời gian nuôi dưỡng, mức độ nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào, quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng một chiều có được hưởng hay không? Việc xác định rất khó. Tuy nhiên
quy định trên có tính nhân đạo nhằm giáo dục tình nhân ái trong quan hệ giữa thành viên
trong gia đình, mặc dù giữa họ không có quan hệ huyết thống.

16
*Thừa kế thế vị
Câu 1: Khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Trả lời:
Căn cứ Điều 677 BLDS 2005 về Thừa kế thế vị quy định: “Trong trường hợp con
của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu
cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”
Như vậy, việc thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của
bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) để được hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp
bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).
Các trường hợp thừa kế thế vị bao gồm:
-Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà
-Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ.
Câu 2: Vợ của con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa kế thế vị
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Trả lời:
Vợ của con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ không được hưởng thừa kế thế vị. Bởi
căn cứ vào Điều 677 BLDS 2005 về Thừa kế thế vị quy định: “Trong trường hợp con của
người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu
cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Theo đó, nếu căn cứ
Điều 677 của Bộ luật trên thì các các trường hợp thừa kế thế vị bao gồm: Cháu thế vị cha
hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà; chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản
của cụ. Như vậy, thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trực hệ bề dưới của người để lại di sản.
Vậy vợ của con chết trước (hoặc cùng)cha/mẹ không thuộc trong diện thừa kế thế vị ta
nêu trên nên đương nhiên không được hưởng thừa kế thế vị.

17
Câu 3: Trong Quyết định số 509, theo Tòa án (các cấp), anh Lan có được hưởng thừa
kế thế vị của ông Thiệp không?
Trả lời:
Trong quyết định số 509:
Về việc anh Lan có được hưởng thừa kế thế vị của ông Thiếp hay không thì không được
đề cập đến ở bản xét xử của Tòa án sơ thẩm.
Bản xét xử của Tòa án phúc thẩm thì có đưa anh Lan vào tham gia tố tụng với tư cách là
người thế vị của ông Thiếp (cùng hai con là cháu Phi và cháu Oanh)
Ở phần quyết định của Tòa án nhân dân tối cao thì anh Lan không được công nhận là
người hưởng thừa kế thế vị của ông Thiếp.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Trả lời:
Theo nhóm em, sau khi cụ Thiếp mất, giả sử phần di sản của cụ Thiếp được chia theo
pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất thừa kế tài sản của cụ gồm có :bà Xung, bà Hồng, bà
Thư, bà Loan, bà Nhung, bà Phượng (đều là con của cụ Thiếp và cụ Sách) và cụ Sách
( vợ cụ Thiếp) nhưng bà Phượng đã chết trước ông Thiếp, do vậy theo Điều 677 BLDS
2005 về thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống.
Như vậy trong trường hợp này chỉ có cháu Phi và cháu Oanh (con bà Phượng) được tham
gia vào phân chia di sản với tư cách là người thừa kế thế vị của bà Phương. Tuy nhiên ở
Tòa án cấp phúc thẩm lại đưa cả anh Lan (chồng bà Phượng) vào tham gia tố tụng dân sự
với tư cách người thừa kế là không hợp lí, điều này đã được điều chỉnh hợp lí bởi Tòa án
nhân dân tối cao.
Câu 5: Trong Quyết định số 509, theo Tòa án (các cấp), cháu Oanh và cháu Phi có
được hưởng thừa kế thế vị của ông Thiệp không?
Trả lời:

18
Trong quyết định số 509:
Theo Tòa án cấp sơ thẩm công nhận cháu Oanh được hưởng tài sản thế vị của ông Thiếp
trong khi cháu Phi lại không được đưa vào tham gia vào tố tụng với tư cách người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo Tòa án cấp phúc thẩm công nhận cháu Phi và cháu Oanh được hưởng tài sản thế vị
của ông Thiếp (cả thêm cả anh Lan chồng bà Phượng), tuy nhiên cả anh Lan và cháu Phi
đều từ chối hưởng thừa kế, điều này đã được Tòa án ghi nhận.
Theo Tòa án nhân dân tối cao công nhận cháu Oanh và cháu Phi được hưởng tài sản thế
vị của ông Thiếp.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Trả lời:
Di sản của ông Thiếp giả sử được chia theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất thừa kế tài
sản của cụ gồm có :bà Xung, bà Hồng, bà Thư, bà Loan, bà Nhung, bà Phượng (đều là
con của cụ Thiếp và cụ Sách) và cụ Sách ( vợ cụ Thiếp) nhưng bà Phượng đã chết trước
ông Thiếp, do vậy theo Điều 677 BLDS 2005 về thừa kế thế vị: Trong trường hợp con
của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu
cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy theo điều luật trên thì bà Phượng chết trước cụ Thiếp, do đó con bà Phượng cụ
thể là cháu Oanh và cháu Phi là người được hưởng phần di sản mà bà Phượng sẽ được
hưởng nếu còn sống. Việc Tòa án cấp sơ thẩm chỉ đưa cháu Oanh mà không đưa cháu Phi
vào diện thừa kế thế vị của cụ Thiếp là sai, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hợp
pháp của cháu Phi. Sau đến Tòa án cấp phúc thẩm công nhận cả hai đều là người thừa kế
thế vị của ông Thiếp là hợp lí, đúng với điều luật trên nhưng việc công nhận luôn anh Lan
(chồng bà Phượng) là sai (câu trên). Quyết định cuối cùng của Tòa án nhân dân tối cao đã
điều chỉnh đúng với điều luật trên, cụ thể là công nhận cháu Phi và cháu Oanh là người
thừa kế thế vị của ông Thiếp, còn anh Lan thì không phải.

19
Câu 7: Trong bản án số 20, nếu bà Tý đích thực là con nuôi của cụ Tần, cụ Thát và
chết sau cụ Thát nhưng chết trước cụ Tần thì các con của bà Tý có được hưởng thừa
kế kế vị của cụ Thát và cụ Tần hay không? Nêu cơ sở pháp lý trả lời.
Trả lời:
Trong trường hợp nêu trên thì các con bà Lý được hưởng thừa kế kế vị của cụ Thát và cụ
Tần.
Căn cứ cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 676, 677 BLDS 2005.
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế thế vị trong BLDS hiện
nay?
Trả lời:
Theo nhóm em, chế định về Thừa kế thế vị quy định tại Điều 677 BLDS 2005 có phần
mâu thuẫn so với Điều 679 của BLDS 2005. Theo đó,  Điều 677 BLDS quy định trong
trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để
lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Điều đáng
lưu ý ở đây là người thừa kế thế vị phải là người có cùng huyết thống với người để lại di
sản. Nhưng ở Điều 679 BLDS lại quy định cho con riêng được hưởng thừa kế thế vị của
cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Giữa
hai bên không có quan hệ huyết thống với nhau. Mặt khác, khi cha dượng, mẹ kế chết thì
về nguyên tắc coi như quan hệ giữa họ và người con riêng đã chấm dứt nhưng luật vẫn
cho hưởng thừa kế thế vị là chưa thuyết phục
Câu 9: Trong quyết định số 509 có thể hiểu rằng Tòa án đã áp dụng chế định thừa kế
kế vị trong trường hợp thừa kế theo di chúc không? Vì sao?
Trả lời:
Không. Bởi vì trong trường hợp này di chúc của ông Thiếp được coi là vô hiệu hóa một
phần do ông tự ý di chúc lại di sản chung của vợ chồng khi chưa có sự đồng ý của vợ. Do
một phần nội dung của di chúc không phù hợp với pháp luật nên chỉ áp dụng chia di sản

20
theo pháp luật với phần di chúc không có hiệu lực. Tóm lại có thể hiểu, đây là trường hợp
có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Câu 10: Theo Bộ luật hiện hành, chế định thừa kế kế vị có đưoợc áp dụng đối với
thừa kế theo di chúc không? Vì sao?
Trả lời:
Trong Bộ luật hiện hành chế định thừa kế kế vị KHÔNG được áp dung đối với thừa kế
theo di chúc. Bởi vì:
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết. Vì thế nếu áp dụng thừa kế kế vị trong trường hợp này có thể dẫn đến sai
lệch hoặc làm trái ý chí người chết.
- Di chúc sẽ mất hiệu lực một phần hoặc toàn bộ khi người thừa kế theo di chúc chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
Căn cứ pháp luật: Điều 635,667,646 BLDS 2005.
Câu 11: Theo anh chị có nên áp dụng trường hợp thừa kế kế vị cho cả trường hợp
thừa kế theo di chúc không? Tại sao?
Trả lời:
Nên áp dụng thừa kế kế vị trong trường hợp có di chúc. Bởi nhằm đảm bảo quyền lợi cho
những người thân thuộc nhất của người đã mất, làm như thế có thể đảm bảo tối thiểu
nhất di nguyện của người lập di chúc. Đây là cách giải quyết hợp lý nhất trong trường
hợp di chúc để lại không thể tuân theo ý nguyện người đã chết.

21
*Hàng thừa kế thứ hai và thứ ba
Câu 1: Những thay đổi giữa BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 về hàng thừa kế thứ
hai và hàng thừa kế thứ ba.
Trả lời:
Theo quy định BLDS năm 1995 về hàng thừa kế thứ hai, ta thấy ông bà là người thừa kế
hàng thứ hai của cháu nhưng cháu lại không là người thừa kế hàng thứ hai của ông bà vì
nghĩ rằng đã có quy định về thừa kế thế vị nhưng như thế sẽ không đảm bảo tính công
bằng bởi lẽ ông bà được hưởng thừa kế một suất của cháu bằng những người thừa kế
khác cùng hàng. Nhưng nếu bố hoặc mẹ của cháu chết trước ông bà thì các cháu chỉ được
hưởng một suất bằng một phần của bố hoặc mẹ khi còn sống lẽ ra được hưởng. Tại điểm
b Khoản 1 Điều 679 BLDS năm 1995 quy định hàng thừa kế thứ hai không có cháu nội,
cháu ngoại của người chết thì điểm b Khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 bổ sung thêm
là "hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại". Tương tự điểm c Khoản 1 Điều 679 BLDS 2005 " chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại". Như vậy theo quy định mới thì ông bà và cháu là hàng
thừa kế thứ hai của nhau"; các cụ và chắt "hàng thừa kế thứ ba của nhau".
Câu 2: Trong Quyết định số 257, ông Vàng và ông Tính có là người thừa kế theo pháp
luật của cố Bảy và cố Xi không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Trong Quyết định số 257, ông Vàng và ông Tính không là người thừa kế theo pháp luật
của cố Bảy và cố Xi. Vì ông Vàng và ông Tính là cháu nuôi của cố Bảy và cố Xi, không
thuộc hàng thừa kế nào được quy định tại Khoản 1 Điều 676 BLDS 2005.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 676 BLDS 2005.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;

22
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Gòn, bà Cấm, ông Tư, bà Bông và bà
Hoa được Tòa án xác định là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của cố Bảy và
cố Xi?
Trả lời:
Đoạn của Quyết định cho thấy ông Gòn, bà Cấm, ông Tư, bà Bông và bà Hoa được Tòa
án xác định là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của cố Bảy và cố Xi là: "...các
đương sự bao gồm ông Nguyễn Văn Gòn, bà Nguyễn Thị Cấm, ông Nguyễn Văn Tư, bà
Nguyễn Thị Bông và bà Huỳnh Thị Hoa là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của
cố Bảy, cố Xi..."
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
Trả lời:
Hướng xác định trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hoàn toàn hợp lí. Vì ông
Gòn và bà Cấm là cháu ngoại; còn ông Tư, bà Bông và bà Hoa là cháu nội của cố Bảy và
cố Xi nên thuộc hàng thuộc hàng thứa kế thứ hai của cố Bảy và cố Xi theo quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 676 BLDS 2005: “Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định bà Cục thuộc hàng thừa kế thứ
hai của cố Chính và cố Lõi trong Quyết định số 213.
Trả lời:

23
Theo nhóm em Quyết định của Tòa án là đúng. Theo như bản án thì bà Cục do bà Phạm
Thị Kiều sinh ra mà bà Kiều là con của cố Chính và cố Lõi nên con của bà Kiều sẽ gọi cố
Chính và cố Lõi là ông bà ngoại vì thế theo Khoản 2 Điều 676 thì bà Cục thuộc hàng thừa
kế thứ hai theo pháp luật của cố Chính và cố Lõi.
Câu 6: Ông Thắng và bà Bé có thuộc dạng thừa kế theo pháp luật của cố Chính và cố
Lõi không? Vì sao?
Trả lời:
Ông Thắng và bà Bé không thuộc dạng thừa kế theo pháp luật. Vì ông Thắng và bà Bé
chỉ là cháu của ông Phan Văn Sắn và theo như bản án thì hai người đã thuộc đời thứ năm
của hai cố. Theo như Điều 676 BLDS năm 2005 thừa kế chỉ có ba hàng mà thôi thì ông
Thắng và bà Bé không được quy định tại điều này.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án liên quan đến mối quan hệ
giữa ông Trắng, bà Bé và bà Cục liên quan đến di sản của cố Chính và cố Lõi.
Trả lời:
Hướng xử lý của Tòa án liên quan đến mối quan hệ giữa ông Trắng, bà Bé và bà Cục liên
quan đến di sản của cố Chính và cố Lõi là không hợp lí. Vì ông Trắng và bà Bé là chắt
ruột của hai cụ nên thuộc hàng thừa kế thứ ba theo quy định tại Điểm c Khoản 1 BLDS
2005: “Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ
ngoại” chứ không phải không thuộc hàng thừa kế nào như kết luận trong Quyết định, còn
bà Cục được xác định là hàng thừa kế thứ hai như trong Quyết định là chính xác nên việc
chia di sản phải ưu tiên cho bà.

24

You might also like