You are on page 1of 2

Bất động sản từ người thứ ba

Câu 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 165 BLDS 2015:“ Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với
quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật” và Điều 180
BLDS 2015:“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để
tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu’.
Vậy chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là khi người chiếm hữu
không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật .
Câu 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không ?
Vì sao ?
Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.
Vì căn cứ vào Điều 180 BLDS 2015:"Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người
chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu". Trường
hợp của ông Dòn thì ông mua lại trâu do ông Thi bán, ông hoàn toàn không biết về việc
con trâu là của ông Tài, ông có căn cứ tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm
hữu.
Câu 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài
sản trong BLDS ?
- Hợp đồng có đền bù: là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện
cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Đặc điểm cơ bản
của quan hệ tài sản trong giao dịch dân sự là sự trao đổi ngang giá. Bởi thế, đa phần các
hợp đồng dân sự là hợp đồng có đền bù. Tính chất đền bù trong hợp đồng áp dụng để
thực hiện việc trao đổi với nhau các lợi ích vật chất. Do nhu cầu đa dạng, các bên có thể
thỏa thuận để giao kết những hợp đồng mà trong đó một bên hưởng lợi ích vật chất
nhưng bên kia lại hưởng một lợi ích về nhu cầu tinh thần. Ví dụ như: hợp đồng mua bán
tài sản tại Điều 482 BLDS năm 2005,..
- Hợp đồng không có đền bù: là những hợp đồng mà trong đó một bên nhận từ kia một
lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào. Bên cạnh việc sử dụng hợp đồng làm
phương tiện để trao đổi những lợi ích, các chủ thể còn dùng nó làm phương tiện giúp đỡ
nhau. Vì vậy, hợp đồng không có đền bù thường giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần
tương thân, tương ái đối giữa các chủ thể.Ví dụ như: hợp đồng tặng tài sản tại điều 465
Có thể nói rằng nếu tiền đề của hợp đồng có đền bù là những lợi ích (mà đa phần là lợi
ích vật chất) thì tiền đề của hợp đồng không có đền bù là mối quan hệ tình cảm sẵn có
giữa các chủ thể. Đây là một loại hợp đồng dân sự mà tính chất của nó đã vượt ngoài tính
chất của qui luật giá trị bởi sự chi phối của yếu tố tình cảm. Trên cơ sở tình cảm, các bên
thiết lập cá hợp đồng không có đền bù để giúp đỡ nhau.
Câu 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có dển
bù ? Vì sao?
Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù.
Vì sau khi ông Thơ bán trâu mẹ cho ông Thi thì ông Thi đổi cho ông Dòn lấy con trâu
cái, như vậy giữa ông Thi và ông Dòn tồn tại một giao dịch mà trong đó mỗi bên chủ thể
sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương
ứng. Do vậy, ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù .
Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí
của ông Tài không ?
Việc này là ngoài ý chí của ông Tài.
Vì : Không có căn cứ cho rằng ông Tài từ bỏ quyền sở hữu đối với con trâu mẹ và con
nghé.
Dẫn chứng là:
 Ông chưa từ bỏ quyền sở hữu con trâu ( hàng tháng vẫn lên xem trâu).
 Ông không định đoạt con trâu ( bán, tặng, cho).
 Chiều 18-3-2004, ông Thơ dắt 1 con trâu mẹ và 1 con trâu khoảng 3 tháng tuổi đi
qua nhà ông Tài, ông Tài có nhận ra là trâu và nghé của ông và có nói với ông Thơ
nhưng ông Thơ lại nói là: con trâu đó ông mùa hồi tháng 2-2002 vì thả rông nên bị
mất từ tháng 9-2003 nay mới tìm thấy, ông Tài đã bộc lộ sự bất ngờ khi thấy trâu
bị dắt đi bởi ông Thơ, đồng thời cũng đã can ngăn hành vi của ông Thơ nhưng
không thành.

You might also like