You are on page 1of 12

Trần Quỳnh Diệp – Mssv: 1852202010008

PHÁP NHÂN
Câu 1: Pháp nhân được chia thành mấy loại? Nêu các tiêu chí phân loại pháp nhân
và ý nghĩa của sự phân loại pháp nhân.

- Theo điều 75, 76 của Bộ Luật 2015 quy định thì có hai loại pháp nhân là pháp
nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
- Các tiêu chí phân loại: lợi nhuận, các cơ quan tổ chức được bao gồm và việc thành
lập, hoạt động, chấm dứt pháp nhân.

Cụ thể, tại Điều 75. Pháp nhân thương mại:

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện
theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp
luật có liên quan.

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại:

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm
lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân
dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện,
doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực
hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy
định khác của pháp luật có liên quan.

 Ý nghĩa: Thực tế, các loại pháp nhân dù hoạt động dưới hình thức nào thì cũng
chỉ có mục tiêu là lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Nên khác với Bộ luật năm 2005, thì
ở Bộ luật dân sự năm 2015 đã thay đổi còn 2 loại pháp nhân này. Điều này đã tạo
nên sự dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích cho Bộ luật.

Câu 2: Phân tích các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân. Ý nghĩa
của từng điều kiện và ý nghĩa chung của quy định về điều kiện để tổ chức được công
nhận là pháp nhân?

Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân
khi đủ 4 điều kiện sau:

“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

 Phân tích và ý nghĩa của từng điều kiện:

1. Tổ chức phải được thành lập theo quy định của pháp luật

Theo định nghĩa, pháp nhân là một tổ chức. Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu
có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ
tục do luật định, theo Điều 82 của Bộ luật dân. Việc công nhận sự tồn tại một tổ
chức phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức đó có phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị hay không. Nếu sự tồn tại của một tổ chức có nguy cơ ảnh hưởng đến tồn
tại của nền tảng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp thống trị thì Nhà nước
không cho phép nó tồn tại.

Bởi vậy, chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự tồn tại mới có
thể trở thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.

2. Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Theo điều 83 Bộ luật dân sự 2015, thì pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản
lý chặt chẽ.

Bởi vậy, một tổ chức muốn trở thành pháp nhân thì phải có điều lệ hoặc quyết định
thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể
về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.

3. Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình

Giống như các chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền và gánh vác
nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài
sản nhất định để chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của mình. Tài sản của pháp
nhân được quy định tại điều 81 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Theo khoản 2 và 3 Điều 87 Bộ luật dân sự năm 2015, thì pháp nhân không chịu
trách nhiệm thay cho thành viên đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực
hiện không nhân danh pháp nhân, còn thành viên sẽ không chịu trách nhiệm dân sự
thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.

Pháp nhân phải có tài sản độc lập thì mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập. Tài sản độc lập,
tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt để không chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách
chủ thể của pháp nhân (trừ trường hợp công ty hợp danh).
4. Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc
lập

Điều kiện này xuất phát từ việc tách bách tài sản (tài sản độc lập) với các cá nhân,
tổ chức khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để
hưởng, tự mình thực hiện các quyền và chịu nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân
sự. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015.

Mặt khác, các chủ thể thành lập pháp nhân khi thành lập đã chuyển quyền sở hữu
những tài sản mà mình muốn vào khối tài sản chung, do đó cần có một sự thống
nhất trong việc sử dụng khối tài sản đó. Bởi vậy, pháp luật đã trao cho pháp nhân
một tư cách để pháp nhân “nhân danh” chính mình tham gia các quan hệ dân sự.
Tóm lại đây là một hệ quả tất yếu khi được thành lập hợp pháp và đã có tài sản độc
lập với cá nhân, tổ chức khác.

 Ý nghĩa chung: thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia vào
các quan hệ dân sự.

Câu 3: Năng lực trách nhiệm tài sản của pháp nhân là hữu hạn hay vô hạn. Vì sao?

Năng lực trách nhiệm tài sản của pháp nhân là hữu hạn.Vì theo điều 74 của Bộ luật Dân
sự 2015 pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Mà trách nhiệm hữu
hạn là trách nhiệm phải chịu của người góp vốn với công việc của họ nằm trong số vốn
mà họ bỏ ra, khi trách nhiệm vượt số vốn bỏ ra thì họ không phải chịu trách nhiệm. Còn
trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm của người đứng đầu bỏ vốn ra và phải chịu trách
nhiệm vô hạn dù số vốn là bao nhiêu. Vì vậy, năng lực trách nhiệm tài sản của pháp nhân
là hữu hạn

Cơ sở pháp lý:

Điều 74. Pháp nhân


1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có
quy định khác.

Câu 4: So sánh năng lực chủ thể của pháp nhân với năng lực chủ thể của cá nhân.

 Giống nhau:
 Đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể
và tự thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham
gia.
 Đều có năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật dân sự và
năng lực hành vi dân sự.
 Năng lực pháp luật dân sự là tiền đề pháp lý để thực hiện năng lực hành vi.
Vì vậy, cá nhân và pháp nhân chỉ được thực hiện những hành vi nhất định
trong trường hợp pháp luật cho phép và không cấm.
 Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân và năng lực hành vi dân sự của cá
nhân đều là ”phương tiện” để hiện thực hóa năng lực pháp luật.
 Khác nhau:

Vấn đề cần
phân biệt Pháp nhân Cá nhân

- Có từ khi thành lập. - Có từ khi sinh ra.


- Chấm dứt khi pháp nhân - Chấm dứt khi chết (chỉ hạn chế
không còn tồn tại. nếu pháp luật có quy định).
- Xác định trong quyết định - Xác định trong các văn bản pháp
Năng lực pháp thành lập, điều lệ của pháp luật.
luật nhân đó.
- Phụ thuộc vào từng pháp - Như nhau giữa các cá nhân.
nhân.

- Khả năng hoạt động. - Khả năng thực hiện hành vi.
- Phụ thuộc vào năng lực pháp - Phụ thuộc vào mức độ nhận. thức,
luật của từng pháp nhân. trưởng thành của cá nhân.
- Có đồng thời với năng lực - Chỉ có khi đạt độ tuổi nhất định.
Năng lực hành pháp luật.
vi - Chỉ không còn khi pháp nhân - Có thể không còn khi cá nhân còn
chấm dứt tồn tại. sống.

Câu 5: Phân tích các yếu tố lý lịch của pháp nhân. Ý nghĩa.

- Các yếu tố lý lịch của pháp nhân được xác định trong điều lệ của pháp nhân tại
Điều 77 của Bộ luật dân sự năm 2015 là:
a) Tên gọi của pháp nhân;
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
e) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
f) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và
các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp
nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết
tranh chấp nội bộ;
j) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
k) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể
pháp nhân.

Đặc biệt:

 Về tên gọi của pháp nhân:

Mỗi pháp nhân hoạt động với một tên gọi nhất định để phân biệt với các pháp nhân
khác. Tên của pháp nhân có thể kèm theo tên cơ quan quản lí cấp trên của pháp
nhân, ví dụ như: Bộ Tư pháp – Trường Đại học Luật Hà Nội. Tên gọi và những dấu
hiệu của pháp nhân phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và được Nhà nước bảo hộ. Không một chủ
thể nào khác được sử dụng những dấu hiệu riêng của một pháp nhân để hoạt động.

Căn cứ pháp lý: Điều 78 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1) Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.


2) Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và
phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
3) Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự. Tên gọi của
pháp nhân là tên chính thức khi tham gia giao dịch.
4) Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.
 Theo Điều 79 của Bộ luật dân sự 2015 thì Trụ sở của pháp nhân:
1) Là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, nơi tập trung các hoạt động
chính của pháp nhân, nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, nơi
tống đạt các giấy tờ giao dịch với pháp nhân, là nơi toà án có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp
nhân phải công bố công khai.
2) Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có
thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

 Quốc tịch của pháp nhân: Là mối liên hệ pháp lí giữa pháp nhân với Nhà nước,
mỗi pháp nhân có quốc tịch riêng.

Điều 80 Bộ luật dân sự 2015 quy định :“Pháp nhân được thành lập theo quy
định của pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam”. Việc xác định quốc tịch
của pháp nhân có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật chi phối các hoạt động
của pháp nhân đó.

 Tài sản của pháp nhân là số tài sản của của chủ sở hữu và các cổ đông góp vào
được quy định tại Điều 81 của BLDS năm 2015.
 Thành lập đăng kí pháp nhân, tại Điều 82 của BLDS năm 2015, thì việc đăng kí
này phải công khai và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
 Cơ cấu tổ chức của pháp nhân thì cơ quan điều hành là điều rất cần thiết. Nó là tổ
chức đầu não của pháp nhân điều hành mọi hoạt động bên trong cũng như tham
gia vào hoạt động bên ngoài của pháp nhân. Tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan
điều hành tuỳ thuộc vào loại hình pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp
nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Căn cứ vào Điều 83 của BLDS năm 2015:
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của
cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân
hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy
định của pháp luật.
 Theo điều 84 của BLDS năm 2015, thì chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp
nhân:

Ngoài trụ sở chính, pháp nhân có thể có các văn phòng đại diện của pháp
nhân, các chi nhánh của pháp nhân. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn
phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật
và công bố công khai.

Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp
nhân. Ngoài ra chi nhánh có thể thực hiện các hành vi đại diện theo uỷ quyền
của pháp nhân. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do
pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Văn phòng đại diện không thực
hiện các hành vi sản xuất kinh doanh..

Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy
quyền của pháp nhân. Hành vi của họ được coi là hành vi của pháp nhân.

 Đại diện của pháp nhân, theo điều 85 của BLDS năm 2015 thì:

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy
quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định của pháp luật.

 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp
nhân, theo điều 86 của BLDS năm 2015 thì:
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có
các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không
bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp
nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm
dứt pháp nhân.

 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là tự chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của
mình, được quy định tại điều 87 của BLDS năm 2015.
 Hợp nhất pháp nhân là hai pháp nhân hợp nhất lại tạo thành một pháp nhân mới ,
được quy định tại điều 88 của BLDS năm 2015.
 Sáp nhập pháp nhân là khi một pháp nhân A sáp nhập với một pháp nhân B thì
pháp nhân A chấm dứt sự tồn tại và phải chuyển giao tất cả quyền và nghĩa vụ
cho pháp nhân B, theo quy định của Điều 89 BLDS năm 2015.
 Chia pháp nhân là: pháp nhân A chia thành nhiều pháp nhân nhỏ. Sau đó, pháp
nhân A sẽ bị chấm dứt quyền tồn tại; các quyền và nghĩa vụ được chuyển giao
cho các pháp nhân mới, theo điều 90 của BLDS năm 2015.

 Tách pháp nhân là: một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân. Sau khi
tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình phù hợp với mục đích hoạt động, theo điều 91 của BLDS năm 2015.

 Giải thể pháp nhân: sau khi pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài
sản, thì pháp nhân được quyền giải thể theo các quy luật của pháp luật, theo Điều
93 của BLDS năm 2015.

 Ý nghĩa: để cá biệt hóa pháp nhân với các pháp nhân khác khi tham gia vào
các quan hệ pháp luật. Đặc biệt, đưa ra các các yếu tố lí lịch này để bảo vệ
quyền lợi và hạn chế các vấn đề phát sinh trong thời gian thành lập pháp nhân.
QUYỀN SỞ HỮU
CÂU 9: Xác định những trường hợp người chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật
phải trả lại tài sản, và những trường hợp không trả tài sản ? Phân tích hệ quả pháp lý
trong từng trường hợp.

Theo Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau
đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp
với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp
với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;
e) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp
với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;
f) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định nêu trên là chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật.
 Trường hợp người chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài
sản là: những người ngược lại với quy định tại khoản 1 Điều 165 BLDS năm 2015
và không ngay tình.

Hệ quả pháp lí: Chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình là việc chiếm đoạt tài
sản của người khác một cách trái pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội. Người có hành vi trái pháp luật phải khắc phục hậu quả cho người chủ sở hữu
tài sản. Ngài việc phải trả lại tài sản như trong tình trạng mình chiếm hữu bất hợp
pháp còn phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó trong suốt cả thời
gian chiếm hữu, sử dụng.Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây thiệt hại
cho chủ sở hữu tài sản ( như thu nhập bị mất từ tài sản) thì phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.

Căn cứ theo Điều 579, 580, 581 của BLDS năm 2015

 Những trường hợp người chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
không phải trả phải trả lại tài sản là: những người ngược lại với quy định tại
khoản 1 Điều 165 BLDS năm 2015 nhưng ngay tình và liên tục công khai( điều
236 của BLDS năm 2015) hoặc những người đã giao tài sản cho người thứ ba.

Hệ quả pháp lí: Khi tài sản đã được chuyển giao cho người thứ ba thì người thứ ba
sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả lại tài sản vì thời điểm quyêng sở hữu với tài sản bị
chấm dứt khi người sở hữu chuyển giao cho một người khác (quy định tại điều
582 của BLDS năm 2015).

You might also like