You are on page 1of 89

Các yêu cầu cơ bản của thiết bị nối đất:

 Những thiết bị điện trên 1000V có dòng điện nối đất lớn: Điện trở của bộ
  

phận nối đất của các thiết bị này không được lớn hơn 0,5 . Ngoài ra còn phải
thực hiện cắt nhanh khi ngắn mạch chạm đất, san bằng điện thế trong khu vực thiết
bị điện và trên biên của nó.

 Những thiết bị điện trên 1000V có dòng điện ngắn mạch nhỏ: Điện trở của
  

bộ phận nối đất của thiết bị này không được lớn hơn 10.

 Những thiết bị điện trên 1000V có trung điểm nối đất trực tiếp: Điện trở
  

của bộ phận nối đất của thiết bị này không được lớn hơn 4 trừ các thiết bị điện
trong đó tổng công suất đặt của máy phát và máy biến áp không lớn hơn 100kVA.
Trong trường hợp này điện trởcủa bộ phận nối đất của ácc thiết bị này không được
lớn hơn 10.

 Những thiết bị điện trên 1000V có trung điểm cách điện: Điện trở của bộ
  

phận nối đất của thiết bị này không được lớn hơn 4.

 Tác dụng của nối đất cột điện:


  Là nhằm để tản dòng điện và giữ mức điện thế thấp hơn 42V trên tất cả các

bộ phận bằng kim loại của cột điện được nối đất.

  Yêu cầu của tiếp địa trên đường dây truyền tải:

Dây tiếp địa phải chôn đúng thiết kế và được bắt chặt vào cột bằng bulông,
  

chỗ bắt bulông phải được cạo sạch rỉ và không được sơn tại chỗ tiếp xúc. Phần
ngầm của dây tiếp địa ( bao gồm cả cọc tiếp địa ) nằm trong đất phải nối bằng
phương pháp hàn và không được sơn.

Điện trở tiếp địa của cột không được lớn hơn trị số qui định của thiết kế và
  

quy phạm. Trước khi nghiệm thu phải có trị số điện trở tiếp địa của từng vị trí cột.

Để đảm bảo chống sét đoạn đầu đường dây trong khoảng 2km tới trạm biến
  

thế, điện trở tiếp địa của cột phải là 10 xuống.

Điện trở tiếp địa của cột được đokhi tách dây tiếp địa ra khỏi cột. Cứ 2 năm
   

đo điện trở tiếp địa lại 1 lần,trường hợp trị số đo điện trở tiếp địa cột lớn hơn trị số
tiếp địa cột qui định trong thiết kế thì phải bổ sung để trị số đo điện trở tiếp địa cột
bằng hoặc nhỏ hơn trị số qui định trong thiết kế. Trường hợp sự cố do sét đánh làm
vỡ sứ tại 1 vài cột thì khi xử lý sự cố đồng thời phải đo lại trị trị số tiếp địa của số cột này.

 Trong trường hợp khảo sát đo được () điện trở suất  của vùng đất ĐDK
thì điện trở nối đất của cột điện là:
Căn cứ mục II.5.73 (trang 160 cuốn II)  Quy phạm trang bị điện do Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành kèm theo Quyết định số
19/2006 QĐ-BCN ngày 11/7/2006;

      Điện trở suất  =200m => điện trở nối đất của cột điện Rnđ=15 ;

   Điện trở suất  =700m => điện trở nối đất của cột điện Rnđ=20 ;

     Điện trở suất  =3000m => điện trở nối đất của cột điện Rnđ=30 ;

   Điện trở suất  =8000m => điện trở nối đất của cột điện:

Căn cứ mục II.5.72.5 (trang 160 cuốn II)  Quy phạm trang bị điện do Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006
QĐ-BCN ngày 11/7/2006;

 Cột cao 42-60m thì điện trở nối đất của cột điện phải nhỏ hơn 2 lần trị số
  

trên mới đảm bảo cho vận hành:

    Điện trở suất  =200m => điện trở nối đất của cột điện Rnđ< 7,5 ;

   Điện trở suất  =700m => điện trở nối đất của cột điện Rnđ<10 ;

     Điện trở suất  =3000m => điện trở nối đất của cột điện Rnđ<15 ;

   Điện trở suất  =8000m => điện trở nối đất của cột điện:

 Xác định cấp độ nhiễm bẩn của ĐDK 220kV:

    Theo đề bài cho:

+ Loại cột: N222-44A;

+ Loại chuỗi cách điện dây dẫn 12CN220-1+14.

Căn cứ mục II.5.51.2 (trang 149 cuốn II)  Quy phạm trang bị điện do Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành kèm theo Quyết định
số 19/2006 QĐ-BCN ngày 11/7/2006;

 Chuỗi cách điện để tính toán phải là: 14-1=13 bát


Theo công thức tính và chọn bát cách điện cho đường dây truyền tải
điện (cho ĐDK 110 - 500kV có độ cao đến 1000m)

Trong đó:

   n là số bát cách điện trong một chuỗi=13.

   d cấp độ nhiễm bẩn?

   Umax là điện áp dây làm việc lớn nhất của đường dây=220x1,15=253kV.

D là chiều dài đường rò của một bát cách điện, lấy theo số liệu của nhà
   

chế tạo = 380mm.

 Trường hợp sử dụng loại cách điện Composite thì chiều dài đường rò:

* Đặc tính kỹ thuật khác của cách điện Composite nhằm đảm bảo vận hành:

      - Cách điện Composite phải là chất dẻo tổng hợp hữu cơ có nhiều đặc tính ưu
việt như không bị đọng nước, ít bám bụi, khi có mưa nước mưa sẽ ngưng tụ lại
từng giọt lớn trên bề mặt cách điện và trôi đi, kéo theo cả bụi ô nhiễm trên bề mặt
cách điện sẽ được nước mưa rửa sạch hầu như triệt để.

       - Không bị axít ăn mòn, nên không bị ảnh hưởng do nhiễm bẩn hóa chất của
môi trường.

       - Có thanh chịu lực bằng thủy tinh.

       - Tuổi thọ cao, đáp ứng tiêu chuẩn IEC 1109.

- Tải trọng phá hủy                                       = 210 (kN)

- Chiều dài chuỗi                                          = 170*14=2380 (mm)

- Chiều dài đường rò                                     ≥ 5320 (mm)


- Điện áp chịu đựng tần số CN trong 1 phút (ở trạng thái khô) = 75 (kV)

- Điện áp chịu đựng tần số CN trong 1 phút (ở trạng thái ướt) = 45 (kV)

- Điện áp xung sét (ở trạng thái khô) = 110 (kV)

- Điện áp đánh thủng = 130 (kV)

êu cầu cơ bản của cách điện đường dây.

Để đảm bảo cho đường dây làm việc an toàn thì cách điện đường dây phải có yêu cầu cơ
bản sau:

+ Yêu cầu về điện:

- Không gây phóng điện bề mặt trong chế độ vận hành bình thường khi khô ráo và ẩm ướt.

- Chịu được quá điện áp khí quyển (trong giới hạn kinh tế kỹ thuật cho phép).

- Chịu được quá điện áp nội bộ (trừ một số loại có biên độ quá lớn và xác xuất xuất hiện
bé).

+ Yêu cầu về độ bền cơ học:

- Chịu được lực tác động cơ học của dây dẫn, áp lực gió, độ rung và lực căng dây dẫn,
trọng lượng dây ...

- Chịu được các tác động của môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, bụi, muối, các hoá chất công
nghiệp ... ăn mòn kim loại và làm già cỗi cách điện).

Vì vậy sứ cách điện đường dây ngoài việc có độ cách điện tốt cần phải có độ bền cơ học
cao, đáp ứng được tải trọng cho phép.

Các thông số kỹ thuật chủ yếu của cách điện

- Tải trọng phá huỷ nhỏ nhất – Minimum menchanical faling load (kN).

- Đường kính bát sứ - Diameter of shell (mm).

- Chiều cao bát sứ - Spacing (mm).

- Đường kính ty sứ - Dimension Metal fitting (mm).

- Chiều dài đường rò – Creepage distance (mm).

- Điện áp chịu được tần số công nghiệp trong 01 phút (khi khô và khi ướt) – Power
frequuency withstand voltage one minute ( dry and wet) (kV).
- Điện áp chịu xung sét khi khô – Dry lightning impluse withstand voltage (kV).

- Điện áp đánh thủng nhỏ nhất – Mininum puncture voltage (kV).

ĐỀ CƯƠNG VÀ ĐÁP ÁN BDN - TNB CHO CÔNG NHÂN (Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7):

BẬC THỢ 1/7:

1.     Kỹ thuật điện - Cung cấp điện:

Câu 1: Dòng điện là gì ? Tác dụng của dòng điện ?

Trả lời: (theo tài liệu: Cơ sở Kỹ thuật điện của Trường Kỹ thuật điện Hội An và Hướng dẫn trả lời
đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 -
tháng 10/2003).

a. Dòng điện: là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện, chiều dòng điện theo quy ước
là chiều chuyển động của các điện tích dương. Điều kiện để có dòng điện: có nguồn sức điện động
hoặc có hiệu điện thế ở 2 đầu vật dẫn (kín mạch).

b. Tác dụng của dòng điện:

- Dòng điện chạy trong vật dẫn làm vật dẫn nóng lên, đó là tác dụng nhiệt của dòng điện.

- Dòng điện chạy qua dung dịch điện phân làm thoát ra trên 2 điện cực những nguyên tố ion tạo
thành dung dịch điện phân đó, đó là tác dụng hoá học của dòng điện.

- Dòng điện tạo ra xung quanh nó 1 từ trường, đó là tác dụng từ của dòng điện. Thí nghiệm chứng
tỏ rằng tác dụng từ là dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện.

Câu 4: Anh/Chị hiểu gì về hệ thống chống sét bảo vệ đường dây và trạm biến áp?

Trả lời: (theo tài liệu: Hướng dẫn trả lời đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng
trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 - tháng 10/2003).

- Đường dây là phần tử dài nhất trong hệ thống điện, đi qua nhiều vùng có cấu tạo địa chất khác
nhau nên khả năng sét đánh trên đường dây là rất lớn. Việc bảo vệ chống sét an toàn cho đường
dây được tính toán phối hợp với hệ thống chống sét của trạm biến áp (TBA). Ở đoạn đường dây gần
trạm biến áp, vấn đề bảo vệ chống sét được đặc biệt quan tâm vì sét đánh ở khu vực này sẽ gây
nguy hiểm cho TBA do sự lan truyền sóng điện áp theo đường dây vào trạm có khả năng phá huỷ
cách điện của TBA gây sự cố nghiêm trọng.

- Đối với đường dây tải điện trên không điện áp từ 110kV trở lên (kể cả cột bê tông và cột sắt),
phương pháp bảo vệ chống sét được thực hiện bằng cách treo dây chống sét (DCS) dọc theo chiều
dài đường dây. Vị trí treo DCS trên cột được tính toán phù hợp với chiều cao cột và chiều cao điểm
treo dây dẫn. Điểm treo DCS phải tạo với dây dẫn và phương thẳng đứng 1 góc thích hợp gọi là góc
bảo vệ của DCS sao cho DCS có thể thu hút được tất cả các tia phóng sét. Ngoài ra để đảm bảo cho
hệ thống DCS hoạt động có hiệu quả, phải giảm trị số điện trở nối đất của cột điện trên đường dây.

- Bảo vệ chống sét đối với TBA có yêu cầu cao hơn nhiều so với đường dây vì thiết bị trong TBA
có những thiết bị rất đắt tiền. Quá trình phóng điện trên cách điện trạm tương đương với ngắn mạch
trên thanh góp nên ngay cả khi được bảo vệ bằng thiết bị hiện đại cũng gây nên những sự cố trầm
trọng. Cách điện già cỗi của TBA khi bị sét đánh thủng cũng là nguyên nhân gây nên sự cố trạm. Để
bảo vệ chống sét TBA ngoài việc đặt kim thu lôi hoặc DCS ở những vị trí có độ cao được tính toán
thích hợp để bảo vệ chống sét đánh thẳng còn phải đặt thêm chống sét van tại những đầu vào của
thiết bị. Những chống sét van này có nhiệm vụ xả những xung điện áp sét từ đường dây lan truyền
vào trạm.

3. Kỹ thuật an toàn điện:

Câu 1:Trình bày biện pháp an toàn khi đào móng chôn cột ?

Trả lời: (từ Điều 299 đến Điều 303 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

- Khi đào móng đất phải dùng cuốc, mai, xẻng đã được chêm cán chắc chắn. Phải kiểm tra các
dụng cụ kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

- Tuỳ theo chất đất ở từng vùng mà quyết định đào vát nhiều hay ít. Nếu là đất sét hay đất pha cát
thì độ dốc 200, nếu là đất xốp hay đất lẫn cát, sỏi thì độ dốc là 300. Cấm đào theo kiểu hàm ếch.

- Đất đào ở dưới hố đưa lên phải đổ cách miệng hố ít nhất là: 0.3m và không trở ngại đến việc đi
lại ở trên. Đáy móng phải bằng phẳng, chỗ cao, chỗ thấp không được quá: ± 10cm, nếu chỗ nào sâu
quá 10cm thì phải cho đá hoặc cát xuống đầm chặt để bảo đảm cho đáy móng được bằng phẳng.

- Móng đào sâu hơn 1m gặp phải mạch nước ngầm thì phải có biện pháp xử lý, cụ thể là dùng ván
để đóng cọc hoặc dùng gỗ vuông hay tre để nẹp. Sau đó mới tiến hành đào để tránh thành móng bị
sụt.

 - Chiều dày của ván làm cọc không được nhỏ hơn 30mm, gỗ vuông nẹp không được nhỏ hơn
(100x100) mm. Nếu là tre thì phải dùng tre thẳng và già. Đóng cọc phải đạt những yêu cầu sau đây:

+ Cọc đóng xuống phải thật thẳng đứng.

+ Chiều sâu phải đóng sâu hơn đáy móng từ (30-60) cm.

Trường hợp nước mạch nhiều, lượng nước chảy vào móng cao thì phải dùng gầu tát, máy bơm để
bơm nước ra ngoài.
- Khi đào đất nếu gặp ống dẫn nước, cống ngầm, cáp bưu điện hoặc cáp điện lựuc, không được
cuốc vỡ mà phải dừng lại để báo cáo với cơ quan có trách nhiệm giải quyết và nghiêm chỉnh chấp
hành những điều kiện công tác mà cơ quan quản lý đã chỉ dẫn.

Hố cột đã đào, nơi có người và xe cộ qua lại phải có người giám sát hoặc rào chắn và ban đêm
phải trao đèn đỏ lên rào chắn.

Câu 2: Trình bày những biện pháp an toàn khi sử dụng dây đeo an toàn ?

Trả lời: (từ Điều 108 đến Điều 112 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

- Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử an
toàn chuyên dùng. Với dây cũ 225kg, dây mới 300kg, thời gian thử 5 phút, trước khi đưa ra dùng
phải kiểm tra khoá móc, đường chỉ … xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ phải thử trọng
lượng ngay.

- Sau khi thử dây đeo an toàn, tổ trưởng phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu
vào sổ theo dõi thử dây an toàn của tổ. Đồng thời đánh dấu vào dây đã thử, chỉ dây nào đánh dấu
mới được sử dụng.

- Hàng ngày, công nhân trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình
bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất, ngả người ra phía sau xem dây
có hiện tượng gì không.

- Phải bảo quản tốt dây đeo an toàn. Không được để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên hoặc để chỗ
cao, khô ráo, sạch sẽ. Làm xong việc phải cuộn lại gọn gàng.

- Các tổ sản xuất có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn. Nếu xảy ra tai nạn do dây bị
đứt, gãy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng và cán bộ
kỹ thuật phụ trách an toàn của đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Câu 3: Trong trường hợp nào ở ngoài trời không được phép làm việc trên cao ?

Trả lời: (Điều 93 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng
đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

- Có gió tới cấp 6 (60-70km/h).

- Trời mưa to nặng hạt.

- Có giông sét.

 
 

BẬC THỢ 2/7:

1. Kỹ thuật điện - Cung cấp điện:

Câu 3: Nêu định nghĩa điện áp dây, điện áp pha ? Cho biết điện áp dây và điện áp pha định
mức của đường dây 110kV, 220kV, và 500kV ? Ở trạng thái vận hành bình thường, chuỗi sứ
trên đường dây chịu tác dụng của điện áp nào ?

Trả lời: (theo tài liệu: Cơ sở Kỹ thuật điện của Trường Kỹ thuật điện Hội An và Hướng dẫn trả lời
đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 -
tháng 10/2003).

a. Điện áp dây: là điện áp giữa 2 dây pha (Ud).

b. Điện áp pha: là điện áp giữa dây pha và dây trung tính (UP).

c. Điện áp dây và điện áp pha của đường dây 110, 220, 500kV:

* ĐZ 110kV:    - điện áp dây: 110kV.

          - điện áp pha: 110/Ö3.

* ĐZ 220kV:   - điện áp dây: 220kV.

          - điện áp pha: 220/Ö3.

* ĐZ 500kV:    - điện áp dây: 500kV.

          - điện áp pha: 500/Ö3.

Câu 6: Cảm kháng, dung kháng và tổng trở là gì ? Viết công thức tính cảm kháng, dung
kháng và tổng trở, đơn vị tính cho các đại lượng trong công thức ?
Trả lời: (theo tài liệu: Cơ sở Kỹ thuật điện của Trường Kỹ thuật điện Hội An và Hướng dẫn trả lời
đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 -
tháng 10/2003).

a. Cảm kháng: khi dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây thì sẽ xuất hiện 1 đại lượng có xu
hướng làm cản trở dòng điện. Đại lượng này gọi là cảm kháng, đơn vị tính là W.

* Công thức tính cảm kháng (RL hay  XL) :  XL = wL = 2pf*L .

Trong đó: - L là điện kháng của cuộn dây có độ tự cảm là L, đơn vị tính là Henry (H).

 - w là tần số góc, đơn vị tính là rad/s.

b. Dung kháng: khi dòng điện xoay chiều đi qua được tụ điện và tụ điện có tác dụng cản trở dòng
điện, tức nó có 1 kháng trở gọi là dung kháng, đơn vị tính là W.

* Công thức tính cảm kháng (RC hay  XC) : XC = 1/wC.

Trong đó: - C là điện dung tụ điện, đơn vị tính là Fara (F).

 - w là tần số góc, đơn vị tính là rad/s.

c. Tổng trở: là 1 đại lượng vật lý đặc trưng cho mạch điện xoay chiều thể hiện mối quan hệ giữa
điện áp đặt lên mạch và dòng điện chạy qua mạch (sự cản trở đối với dòng điện xoay chiều). Ký hiệu
là Z, đơn vị tính là W.

* Công thức tính tổng trở: Z  = U/I, Z = Ö R2 + (XL - XC)2.

 Câu 12: Cách tạo một thư mục, mở 1 tập tin mới, soạn một đoạn văn bản trong Word sau
đó đóng lại, ghi tên tập tin vừa soạn ?

Trả lời: hướng dẫn lý thuyết và thực hành trên máy tính.

 2. Quản lý vận hành đường dây:

 Câu 3: Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định
như thế nào về hành lang bảo vệ đường dây 110, 220 và 500kV; Cây trong và ngoài hành
lang ? Trong trường hợp nào thì nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây điện
áp đến 220kV không phải di chuyển ra khỏi hành lang? Những kinh nghiệm của anh/chị trong
công tác làm sạch hành lang tuyến đường dây ?

Trả lời: (theo Điều 4, 5, 6 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp).

 *  Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không điện áp 110, 220, 500kV:
1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không là khoảng không gian dọc theo
đường dây và được giới hạn như sau:

a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị
trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;

b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây,
song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trang thái tĩnh
theo quy định trong bảng sau:

 Điện áp 66-110kV 220kV 500kV


Khoảng cách 4.0m 6.0m 7.0m

 c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm
khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:

 Điện áp 66-110kV 220kV 500kV


Khoảng cách 3.0m 4.0m 6.0m

 2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không là khoảng
không gian dọc theo đường cáp điện và được giới hạn về các phía là 0.5m tính từ mặt ngoài của sợi
cáp ngoài cùng.

 *  Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không điện áp
110, 220, 500kV:

1. Trường hợp cây trong hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không, khoảng
cách được quy định như sau:

- Đối với đường dây có điện áp từ 66kV đến 500kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì cây không
được cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an
toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép. Khoảng cách từ
điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách quy
định trong bảng sau:

 Điện áp 66-110kV 220kV 500kV


Khoảng cách 2.0m 3.0m 4.5m

 - Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây
theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi dây ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn
khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp 66-110kV 220kV 500kV


Khoảng cách 3.0m 4.0m 6.0m
 2. Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không và
ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đỗ đến bộ phận
bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

 Điện áp đến 35kV 66-220kV 500kV


Khoảng cách 0.7m 1.0m 2.0m

 3. Đối với cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn có nguy cơ gây mất an toàn và
những cây nếu phải chặt ngọn, tỉa cành sẽ không còn hiệu quả kinh tế phải chặt bỏ và cấm tròng
mới.

4. Lúa, hoa màu và cây trồng chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5m.

 * Trong trường hợp sau thì nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây điện áp
đến 220kV không phải di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn:

- Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy;

- Mái lợp, khung nhà và tường bao bằng kim loại phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất;

- Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới
điện cao áp;

- Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng
thái tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

 Điện áp đến 35kV 66-110kV 220kV


Khoảng cách 3.0m 4.0m 6.0m

 - Cường độ điện trường £ 5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà, cách mặt đất 1 mét và £1kV/m tại
điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1 mét.

 * Những kinh nghiệm của anh/chị trong công tác làm sạch hành lang tuyến đường
dây: công nhân tự trả lời theo thực tế QLVH tại đơn vị.

 Câu 9: Giải thích hiện tượng sét đánh ? Tác dụng của dây chống sét ? Tại sao dây chống
sét lại ở phía trên dây dẫn ?

Trả lời: (theo tài liệu: Giáo trình bồi dưỡng công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm, Cơ sở
Kỹ thuật điện của Trường Kỹ thuật điện Hội An và Hướng dẫn trả lời đề cương BDN-TNB cho công
nhân đường dây áp dụng trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 - tháng 10/2003).

a. Giải thích hiện tượng sét đánh:

- Sét là một trường hợp phóng điện tia lửa giữa các đám mây tích điện trái dấu trong không khí
hoặc giữa đám mây tích điện với đất. Sự hình thành và phát triển của phóng điện sét là kết quả của
quá trình tích tụ điện tích trong mây giông. Quá trình hình thành và phát triển của phóng điện sét
được chia làm 3 giai đoạn: tiên đạo, phóng điện chính và kết thúc.
b. Tác dụng của dây chống sét:

- Nhằm bảo vệ chống sét đánh thẳng vào dây dẫn điện.

c. Tại sao dây chống sét lại ở phía trên dây dẫn:

- Sét đánh từ trên những đám mây xuống đất, vì vậy để chống sét đánh vào dây dẫn, dây chống
sét phải ở trên dây dẫn.

  3. Kỹ thuật an toàn điện:

 Câu 1: Nêu phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi mạng điện ?

Trả lời: (từ Điều 299 đến Điều 303 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

Khi có người bị tai nạn điện phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Khi cứu, cần
chú ý những điều sau đây để vừa cứu nạn nhân vừa tránh không bị điện giật:

 Câu 2: Trình bày phương pháp cứu chữa nạn nhân sau khi đã được tách khỏi mạng điện ?

Trả lời: (từ Điều 299 đến Điều 303 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

 Câu 3: Trình bày các phương pháp làm hô hấp nhân tạo ?

Trả lời: (từ Điều 299 đến Điều 303 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

 Câu 4: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ?

Trả lời: (từ Điều 299 đến Điều 303 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

 Câu 5: Tại sao phải nối đất khi công tác trên đường dây ? Nguyên tắc đặt và tháo tiếp địa di
động ?

Trả lời:

a. Tại sao phải nối đất khi công tác trên đường dây ?

- Đặt nối đất khi công tác trên đường dây là nhằm tránh dòng điện cảm ứng do sét, do đi gần, giao
chéo hoặc song song với các đường dây đang mang điện khác, ngoài ra còn để tránh trường hợp
đóng điện nhầm đường dây tại hai đầu trạm biến áp. Việc đặt nối đất khi công tác trên đường dây
nhằm đảm bảo an toàn cho người công nhân.
b. Nguyên tắc đặt và tháo tiếp địa di động ? (từ Điều 49 đến Điều 51 Qui trình KTAT Điện trong
công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực
Việt Nam ban hành năm 1999).

- Dây nối đất phải là dây chuyên dùng bằng dây đồng trần mềm (hoặc bọc vỏ nhựa bên trong)
nhiều sợi, tiết diện tối thiểu là 25mm2.

- Đặt và tháo tiếp đất phải có 2 người thực hiện, trong đó một người phải có trình độ an toàn ít nhất
bậc IV, người còn lại phải có trình độ an toàn ít nhất bậc III.

- Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn, khi thực hiện
phải mang găng tay cách điện và phải dùng sào cách điện để lắp vào đường dây. Khi tháo tiếp đất
phải làm ngược lại.

- Đầu đấu xuống đất không được bắt kiểu vặn xoắn, phải bắt bằng bu-lông. Nếu đấu vào tiếp đất
của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì trước khi đấu phải cạo sạch rỉ ở chỗ đấu tiếp đất. Trường
hợp tiếp đất cột bị hỏng hoặc khó bắt bu-lông thì phải đóng cọc sắt sâu 1m để làm tiếp đất.

 Câu 6: Khoảng cách an toàn làm việc tối thiểu đối với tất cả các cấp điện áp ?

Trả lời: (từ Điều 299 đến Điều 303 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

 Câu 7: Khoảng cách an toàn (đối với tất cả các cấp điện áp) khi công tác không có rào chắn
? Khi thấy dây dẫn bị đứt rơi xuống đất hay còn lơ lửng thì anh/chị phải làm gì ?

Trả lời: ( Điều 116, Điều 170 - Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa,
xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

 Câu 8: Cây ngoài hành lang phải được chặt tỉa để đảm bảo nếu cây bị đổ thì khoảng cách
từ bộ phận bất kỳ của cây đến bộ phận bất kỳ của đường dây bằng hoặc lớn hơn khoảng
cách tối thiểu là bao nhiêu ?

Trả lời: (theo Điều 10 - Qui trình vận hành đường dây 500kV)

Những cây ở ngoài hành lang bảo vệ phải đảm bảo sao cho khi cây đổ thì khoảng cách nhỏ nhất
từ các phần của cây đến dây dẫn là 2m.

 Câu 9: Trình bày những biện pháp an toàn khi sử dụng thang leo di động ?

Trả lời: (từ Điều 108 đến Điều 112 Qui trình KTAT Điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành năm 1999).

 Câu 10: Trình bày nguyên tắc và cách sử dụng palăng, tăng đơ và bình chữa cháy?

Trả lời:

I. Nguyên tắc và cách sử dụng Palăng:


A. LƯU Ý CHUNG:

1.     Trước khi lắp ráp và sử dụng dụng cụ này bạn phải đọc và hiểu bản hướng dẫn sử dụng
PALĂNG “TRALIFT” này trước và phải giữ tài liệu này để những người sử dụng khác tham khảo.

2.     Tuyệt đối không sử dụng PALĂNG để nâng ở trạng thái lắp ráp không đúng, để an toàn phải
thường xuyên kiểm tra tình trạng các bộ phận của PALĂNG đặc biệt là xích. Phải thay xích khi phát
hiện có dấu hiệu bị mòn.

3.     PALĂNG chỉ được sử dụng cho mục đích nâng vật nặng theo hướng thẳng đứng, không nên
sử dụng để kéo theo hướng khác phương thẳng đứng, kéo lê tải trọng, không bao giờ được dùng
PALĂNG để nâng hoặc vận chuyển người.

4.     Tải trọng danh định của PALĂNG như ghi trên mác là để sử dụng riêng lẻ. Khi dùng nhiều
PALĂNG cùng lúc để nhấc tải trọng thì phải phân bổ đều trọng tải của vật cho các PALĂNG, không
được để PALĂNG nào chịu lực quá tải trọng cho phép ghi trên mác của PALĂNG đó.

5.     Chỉ được dùng tay điều khiển xích điều khiển “ xích nhỏ” để PALĂNG hoạt động, không được
lắp và điều khiển PALĂNG bằng động cơ.

6.     Không được làm việc hoặc đứng phía dưới vật đang được nhấc lên cao.

7.     Không dùng xích tải của PALĂNG vào vật cần nhấc.

8.     Không bao giờ được sử dụng PALĂNG nâng tải vượt quá tải trọng danh định ghi trên mác.

9.     Đặc biệt lưu ý: trước khi sử dụng dụng cụ này phải kiểm tra xem nó có đáp ứng được các
yêu cầu về kỹ thuật và an toàn đối với công việc không.

 B. ĐẶC ĐIỂM CỦA PALĂNG:

-         PALĂNG để nâng các vật nặng với điểm tựa cố định hoặc với goòng treo trên cao.

-         PALĂNG dùng bánh răng trụ tròn nên đạt hiệu quả rất cao, nhẹ và không cần nhiều không
gian.

-         PALĂNG dùng xích tải đạt tiêu chuẩn ISO GRADE 80 để nâng vật nặng lên độ cao chuẩn 3
mét.

 C. LẮP VÀ SỬ DỤNG PALĂNG ĐỂ NÂNG, HẠ TẢI:

 * Trước khi lắp PALĂNG để chuẩn bị nâng tải phải kiểm tra:

1.     PALĂNG ở trong thời hạn thử nghiệm và đang ở trạng thái tốt không

2.     Vật định nâng có trọng tải phù hợp với tải trọng làm việc định mức của PALĂNG.

3.     Các dây xích không bị xoắn.


4.     Nơi treo PALĂNG phải chắc đảm bảo chịu được tải trọng toàn bộ.

5.     Treo PALĂNG chắc chắn vào nơi treo, thử kéo lên và kéo xuống ở điều kiện không tải xem có
hoạt động tốt không.

6.     Móc PALĂNG với tải trọng cần nâng ( chú ý khi móc vào vật cần nâng phải móc vào vị trí chỉ
định để móc nâng hạ, nếu những vật không có phải dùng dây thì phải móc vào trọng tâm của tải
trọng).

   * Nâng, hạ tải:

   Sau khi hoàn thành các bước trên đảm bảo tuyệt đối an toàn cho quá trình nâng, hạ tải như sau:

-         Kéo dây xích điều khiển từ từ (xích nhỏ) xuống phải hoặc xuống trái đều tay để nâng tải
trọng lên hoặc xuống đến khi đạt yêu cầu thì dừng lại. Không nên kéo dây với tốc độ quá nhanh vì
như vậy sẽ làm cho tải trọng bị lắc.

 D. BẢO QUẢN SAU KHI SỬ DỤNG:

-        Khi không dùng PALĂNG nữa thì phải kiểm tra xem đã đặt vật nặng hoàn toàn an toàn
xuống đất chưa và xích tải đủ độ chùng để tháo móc ra khỏi vật tời chưa.

-        Nên bảo quản ở trạng thái treo để cho xích khỏi bị xoắn rối, để PALĂNG ở nơi khô ráo, có
mái che, trước khi bảo quản nên phủi sạch bụi bám trên xích tải và bôi trơn bằng dầu máy.

1. Xích tải:

-        Để đảm bảo an toàn khi sử dụng PALĂNG, chỉ nên sử dụng xích tải đúng kích cỡ theo tiêu
chuẩn ISO GRADE 80, DIN 5684  GRADE 8 hoặc tương đương.

-        Tình trạng xích tải tốt là nhân tố đảm bảo độ an toàn và hiệu quả của PALĂNG, do vậy phải
thường xuyên kiểm tra tình trạng của xích tải và lau chùi, bôi trơn xích tải bằng dầu máy.

-        Khi sử dụng PALĂNG phải kiểm tra xích tải hàng ngày để phát hiện dấu hiệu bị mòn hoặc
hỏng. Nếu phát hiện dấu hiệu bị hỏng thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm để kiểm tra.

-        Không nên để xích tải ở chỗ có nhiệt độ quá cao, các chất hoặc nguyên tố hoá học có tính
ăn mòn.

2. Bảo dưỡng:

       Thường xuyên lau chùi và bôi dầu các xích tải và xích điều khiển bằng dầu. Nếu PALĂNG bị
hư hỏng thì phải đưa đến một trung tâm có uy tín để sữa chữa, sau khi sữa chữa phải thử nghiệm
lại, nếu đảm bảo mới được sử dụng.

 II. Nguyên tắc và cách sử dụng Tăngđơ:

  A. LƯU Ý CHUNG:
1. Trước khi lắp ráp và vận hành tăngđơ “BRAVO” bạn phải đọc và hiểu bản hướng dẫn sử dụng
tăngđơ này trước và phải giữ tài liệu này để những người sử dụng khác tham khảo.

2. Tuyệt đối không sử dụng TĂNGĐƠ trong trạng thái lắp ráp không đúng, để an toàn phải thường
xuyên kiểm tra tình trạng của TĂNGĐƠ. Phải thay xích khi phát hiện có dấu hiệu bị mòn.

3. Không bao giờ được dùng để nâng hoặc vận chuyển người.

4. Tải trọng danh định của TĂNGĐƠ ghi trên mác, là để sử dụng riêng lẻ. Khi dùng nhiều
TĂNGĐƠ cùng lúc để nâng vật nặng thì phải phân đều tải trọng của vật cho các TĂNGĐƠ, không
được để TĂNGĐƠ nào phải chịu quá lực danh định của nó.

5. Chỉ được điều khiển TĂNGĐƠ bằng tay, không được dùng động cơ để điều khiển TĂNGĐƠ.

6. Không được làm việc hoặc đứng phía dưới vật đang được TĂNGĐƠ nhấc lên cao.

7. Không được dùng bất cứ dụng cụ nào, ví dụ như ống, để tăng lực cho tay đòn trừ khi dụng cụ
đó cũng được điều khiển bằng tay.

8. Không được dùng xích TĂNGĐƠ để quàng vào vật cần nhấc.

9. Không bao giờ được sử dụng TĂNGĐƠ kéo vật nặng vượt quá tải trọng danh định ghi trên mác
của TĂNGĐƠ.

Đặc biệt lưu ý: trước khi sử dụng TĂNGĐƠ phải kiểm tra xem nó có đáp ứng được các yêu cầu về
kỹ thuật và an toàn đối với công việc không.

 B. ĐẶC ĐIỂM CỦA TĂNGĐƠ:

1. TĂNGĐƠ “BRAVO” dùng để nhấc, kéo căng với điểm tựa cố định hoặc với goòng treo trên cao,
nó được chế tạo từ các vật liệu chất lượng cao, chắc chắn, nhẹ, dễ mang theo và dễ lắp ráp.

2. TĂNGĐƠ “BRAVO” được trang bị 1,5m xích tời đạt tiêu chuẩn ISO GRADE 80. Hệ thống wind -
through cho phép lắp ráp và chỉnh xích tời một cách nhanh chóng, dễ dàng.

 C. KIỂM TRA, LẮP TĂNGĐƠ TRƯỚC KHI SỬ DỤNG:

 * Kiểm tra trước khi sử dụng:

1. TĂNGĐƠ còn trong thời hạn thử nghiệm và phải đang ở trạng thái tốt.

2. Tải trọng tải sẽ nâng phải phù hợp với tải trọng cho phép của TĂNGĐƠ.

3. Không đễ cho xích bị xoắn.

4. Vị trí móc TĂNGĐƠ phải chắc chắn, đủ chịu lực toàn bộ tải trọng.
5. Thao tác thử các chức năng UP (lên) và DOWN (xuống) xem có hoạt động tốt không ở trạng
thái không tải.

  * Sử dụng:

- TĂNGĐƠ “ BRAVO “ hoạt động nhờ tay đòn do người sử dụng kéo từ sau ra trước để nâng, hạ
vật nặng hoặc dùng để kéo, căng.

- Sau khi hoàn thành các bước trên đảm bảo tuyệt đối an toàn cho quá trình nâng, hạ tải. Thực
hiện như sau:

1. Chỉnh tay đòn về vị trí cân bằng 0.

2. Khi chưa có tải, xoay bánh quay ngược theo chiều kim đồng hồ để mở thắng hãm, xích tời được
nới lỏng.

3. Móc chắc chắn TĂNGĐƠ vào vị trí đã kiểm tra.

4. Móc Móc TĂNGĐƠ phía trên vào điểm cố định và móc Móc của xích vào vật cần nâng hoặc kéo
và cầm lấy bên xích tời lỏng. Hoặc ngược lại, móc Móc TĂNGĐƠ phía trên vào vật cần nhấc và móc
Móc tải vào điểm cố định và cầm lấy bên xích tời lỏng.

5. Chuyển chốt hãm theo chiều kim đồng hồ, TĂNGĐƠ sẽ ở trạng thái làm việc.

6. Để nâng hoặc kéo một tải trọng lên: chuyển nút chỉnh (Selector lever) phía trên tay đòn về vị trí
bên trái (có mũi tên chỉ lên) sau đó lắc từ từ tay đòn từ trên xuống dưới, TĂNGĐƠ sẽ kéo tải trọng
lên.

7. Để hạ hoặc thả một tải trọng lên xuống: chuyển nút chỉnh (Selector lever) phía trên tay đòn về vị
trí bên phải (có mũi tên chỉ xuống) sau đó lắc từ từ tay đòn từ trên xuống dưới, TĂNGĐƠ sẽ hạ tải
trọng xuống.

Lưu ý:

1. Việc chuyển chốt hãm nên thực hiện khi không có tải.

2. Không được để nút chỉnh tay đòn (Selector lever) ở vị trí “0” khi đang treo vật nặng trên
TĂNGĐƠ hoặc khi đang dùng TĂNGĐƠ để kéo căng vật gì.

3. Không nên cố khởi động bánh tải (load wheel) khi đang làm việc hoặc đang treo vật nặng trên
TĂNGĐƠ.

4. Không nên kéo tay lắc với tốc độ quá nhanh vì như vậy sẽ làm cho vật nặng bị lắc. Nên kéo tay
đòn thật đều tay để tránh làm văng rớt vật nặng

 D. BẢO QUẢN SAU KHI SỬ DỤNG:


- Khi không dùng TĂNGĐƠ nữa thì phải kiểm tra xem đã đặt vật nặng hoàn toàn an toàn xuống
đất chưa và xích tời đủ độ chùng để tháo móc ra khỏi vật tời chưa.

- Nên bảo quản TĂNGĐƠ ở trạng thái treo để cho xích khỏi bị xoắn rối, để TĂNGĐƠ ở nơi khô
ráo, có mái che. Trước khi bảo quản nên lau chùi sạch sẽ sau đó bôi trơn bằng dầu máy.

1. Xích tời:

- Để đảm bảo an toàn khi sử dụng TĂNGĐƠ, chỉ nên sử dụng xích tời đúng kích cỡ theo tiêu
chuẩn ISO GRADE 80, DIN 5684  GRADE 8 hoặc tương đương.

- Tình trạng xích tời tốt là nhân tố đảm bảo độ an toàn và hiệu quả của TĂNGĐƠ, do vậy phải
thường xuyên kiểm tra tình trạng của xích tời và lau chùi, bôi trơn xích tời bằng dầu máy.

- Khi sử dụng TĂNGĐƠ phải kiểm tra xích tải hàng ngày để phát hiện dấu hiệu bị mòn hoặc hỏng.
Nếu phát hiện dấu hiệu bị hỏng thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm để kiểm tra.

- Không nên để xích tời ở chỗ có nhiệt độ quá cao, các chất hoặc nguyên tố hoá học có tính ăn
mòn.

2. Bảo dưỡng:

       Thường xuyên lau chùi và bôi dầu các xích tời bằng dầu. Nếu TĂNGĐƠ bị hư hỏng thì phải
đưa đến một trung tâm có uy tín để sữa chữa, sau khi sữa chữa phải thử nghiệm lại, nếu đảm bảo
mới được sử dụng.

 III. Nguyên tắc và cách sử dụng các loại bình chữa cháy: (theo tài liệu Tập huấn nghiệp vụ
PCCC năm 2005 của Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh ĐăkNông)

  1. Bình bột chữa cháy của Trung Quốc:

- MFZ2, MFZ4, MFZ8, MT35,.... bình chữa cháy loại này dùng bột khô 95%, có kích thước rất nhỏ,
nạp trong bình vỏ thép, chịu được áp lực nén cao, bên trong bình có 2, 4, 8, 35kg bột dùng khí Nitơ
(N) hoặc CO2 nén với áp lực cao để làm động lực đẩy bột ra ngoài phun vào đám cháy qua hệ thống
ống dẫn và loa phun.

Bột chữa cháy không độc, dùng để làm ngạt tức là ngăn cách chất cháy với ô-xy.

- Công dụng: Bình bột dùng để chữa cháy các đám cháy chất cháy ở dạng rắn (A), chất lỏng (B)
và đám cháy dạng khí (C). Ngoài ra cũng có thể dùng để chữa cháy các thiết bị điện, tủ tài liệu, tử hồ
sơ, kho lưu trữ.... nhưng hiệu quả không cao.

- Cách sử dụng:

+ Khi cần sử dụng hoặc có nhu cầu kiểm tra bình bột chữa cháy, ta lần lượt kiểm tra xem loa bình
có bị tắc hoặc bị vỡ hay không, ống dẫn bột khí có bị vỡ, gãy hay không ?
+ Xem đồng hồ báo áp suất làm việc, nếu kim chỉ vạch xanh là bình còn sử dụng tốt,   nếu kim chỉ
vạch đỏ là bình không còn sử dụng được, ngoài ra phải tiến hành kiểm tra toàn diện về chất lượng
bình, mỗi quý một lần.

+ Khi sử dụng: xách bình đến cách đám cháy từ 3-5m phía trước hướng gió, rút chốt một tay cầm
vòi phun, một tay cầm van hãm (đã rút chốt) bóp mạnh bột và khí phun ra chúng ta điều chỉnh tay
cầm vòi sao cho dùng bột phun vào gốc lửa theo đường chéo tạo một góc 45 0, không phun thẳng
đứng đề phòng cháy lan đặc biệt là đám cháy chất lỏng.

Bình bột chữa cháy chỉ dùng 01 lần, sau khi bóp van phải thay hoặc nạp bột lại.

 2. Bình chữa cháy khí CO2:

- Bình chữa cháy bằng khí CO2 cũng có nhiều loại do nhiều nước sản xuất đều có tác dụng chữa
cháy làm ngạt (cách lý chất cháy với ô xy) đồng thời khí CO2 nén ở áp suất cao, nhiệt độ dưới 00C
còn có tác dụng làm lạnh, hạ nhiệt độ đám cháy, làm cho phản ứng cháy chậm và tắt dần.

- Cấu tạo: Bình CO2 là loại bình bằng thép không hàn, chịu áp lực cao (180-250kg/cm3).

+ Trong bình có chứa từ 2, 4, 6, 8, 50....kg khí CO2 hoá lỏng, do khí CO2 hoá lỏng có đặc tính giản
nỡ cao khi mở van 01kg CO2 hoá lỏng tạo ra 509 lít khí CO2 dẽ làm ngạt gây chết người làm giảm
nồng độ ô xy trong đám cháy, làm giảm dần phản ứng cháy....

+ Bình chữa cháy khí CO2 dùng để chữa cháy thiết bị điện, dộng cơ điện hoặc hồ sơ, tài liệu để
trong phòng kín, tủ kín, chữa cháy ngoài trời không hiệu quả.

- Cách sử dụng: Khi sử dụng rút chốt, bóp mạnh van (đối với van bóp) hoặc dùng tay mở van
(loại kiểu van vô lăng) từ phải qua trái. Sau đó một tay xách bình, tay cầm loa phun đứng cách đám
cháy từ 1-3m phía trước hướng gió phun vào gốc lửa (chú ý phải mở hết van để tạo dòng khí có áp
suất lớn).

 3. Một số bình chữa cháy khác:

Ngoài 2 loại bình chữa cháy xách tay thường dùng trên đây, một số đơn vị còn có loại bình chữa
cháy bột hoặc CO2 có trọng lượng 15kg trở lên được bố trí 01 bình hoặc 02 bình gắn trên xe đẩy 02
bánh, khi sử dụng chỉ việc kéo xe đẩy đến gần đám cháy cách 5-7m (vì loại này dây và loa phun dài
6-12m) thao tác sử dụng như loại bình nhỏ đã trình bày ở trên.

 4. Những chú ý trong bảo quản, sử dụng các loại bình chữa cháy:

Các loại bình chữa cháy là loại thiết bị chịu áp suất cao không được để ngoài trời nắng nóng, gần
bếp, lò sưởi, nơi hàn cắt kim loại, lò rèn vì khi có nhiệt độ cao bình sẽ nổ vật lý gây đổ vỡ nhà cửa,
công trình, gây chết người .....

Khi chữa cháy không được phép ném, vứt bình vào đám cháy, không đứng phía sau hướng gió để
chữa cháy.

 Câu 11: Trình bày các nguyên tắc chung về xử lý sự cố ?


Trả lời: (theo Qui định xử lý sự cố lưới điện Công ty Truyền tải điện 3 quản lý ban hành ngày
10/04/2000)

Nguyên tắc chung khi xử lý sự cố:

1. Khi xảy ra sự cố, nhân viên vận hành trạm phải luôn giữ vững liên lạc với Điều độ viên hệ thống
(ĐĐVHT A0 hoặc A3), trực ca Điều độ Công ty (B03) và lập tức nắm bắt ngay các thông tin:

- Các cảnh báo xuất hiện trên hệ thống báo tín hiệu trong phòng điều khiển.

- Các tín hiệu làm việc của rơle bảo vệ.

- Nhanh chóng kiểm tra tình trạng của các thiết bị: nhiệt độ, tiếng kêu ....

- Thời tiết địa phương.

- Báo cáo ngay cho ĐĐVHT, sau đó báo cáo trực ca B03 và Lãnh đạo Công ty (theo qui định báo
cáo sự cố số 734 EVN/TTĐ3-4 ngày 08/05/1999 của Công ty ban hành).

- Phán đoán tình trạng sự cố để thực hiện theo qui trình xử lý sự cố cụ thể.

- Khi có liên lạc với ĐĐVHT, trực ca B03 thì các bước xử lý cụ thể do ĐĐVHT ra lệnh. Khi mất liên
lạc thì dựa trên qui trình xử lý sự cố của Điều độ để xử lý sau đó tìm mọi biện pháp báo ĐĐVHT tình
hình diễn biến sự cố và các thao tác của trạm.

- Trong quá trình vận hành nếu phát hiện sự cố khẩn cấp có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến
người hoặc thiết bị, nhân viên vận hành trạm được phép thao tác xử lý ngay để cứu người, cứu thiết
bị và ngăn ngừa sự cố lan tràn, sau đó báo cáo ngay cho ĐĐVHT, trực ca B03 và Lãnh đạo Công ty
biết.

- Trực ca vận hành khi thực hiện thao tác theo lệnh của ĐĐVHT có trách nhiệm kiểm tra lại các
lệnh do ĐĐVHT ra đúng hay chưa đúng, nếu phát hiện có điều không hợp lý phải góp ý kiến ngay để
ĐĐVHT xem xét sửa đổi kịp thời. 

2. Công việc ghi chép:

Trực ca vận hành phải ghi lại đầy đủ các tín hiệu cảnh báo, tín hiệu làm việc của rơle, các thông số
lưu giữ của rơle khi sự cố, các thông số của thiết bị ghi sự cố, tình trạng các thiết bị có liên quan, tình
trạng thời tiết, môi trường....Lưu lại trong hồ sơ sự cố của trạm.

 Câu 12: Trình bày các phương tiện thông tin liên lạc hiện có (tần số hoạt động cho mỗi loại)
?

Trả lời:

Các phương tiện thông tin liên lạc được trang bị hiện có tại đơn vị:

- Máy bộ đàm cố định 50W, tần số: 146200 Hz.


- Máy bộ đàm cầm tay 5W, tần số: 146200 Hz.

- Điện thoại nội bộ ngành.

- Điện thoại E-com/E-mobile.

- Điện thoại bưu điện.

 BẬC THỢ 3/7:

 1. Kỹ thuật điện - Cung cấp điện:

 Câu 4: Thế nào là hệ thống điện 3 pha trung tính cách điện với đất ? Các đặc điểm chính
của mạng này khi có sự cố 1 pha chạm đất ?

Trả lời: (theo tài liệu: Cơ sở Kỹ thuật điện của Trường Kỹ thuật điện Hội An và Hướng dẫn trả lời
đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 -
tháng 10/2003).

a. Hệ thống điện 3 pha trung tính cách điện với đất là hệ thống điện mà có điểm trung tính cách
điện đối với đất.

b.  Các đặc điểm chính của mạng này khi có sự cố 1 pha chạm đất:

- Khi có chạm đất 1 pha thì xảy ra ngắn mạch, dòng điện sẽ rất lớn, rơle tác động cắt nhanh sự cố
gây mất điện đường dây. Trong trường hợp này để giảm số lần mất điện đường dây, người ta
thường dùng thiết bị tự động đóng lặp lại.

- Dòng điện chạm đất 1 pha lớn, do đó yêu cầu điện trở nối đất phải nhỏ dẫn đến thiết bị nối đất
phức tạp và đắt tiền.

- Dòng điện ngắn mạch 1 pha có thể lớn hơn dòng ngắn mạch 3 pha. Để hạn chế nó phải tăng
điện kháng thứ tự không bằng cách không nối đất trung tính của một vài máy biến áp trong hệ thống
hay nối đất qua điện kháng nhỏ.

 Câu 17: Đường dây dẫn điện xoay chiều 3 pha, điện áp 110kV cung cấp cho 1 phụ tải như
hình vẽ. Đường dây dùng dây dẫn loại AC-185 bố trí trên mặt phẳng ngang, khoảng cách giữa
các pha là D = 4m.

    A den  B, dai 90 km, day dan AC-185;  30,42 - j22,82 MVA

 Thời gian sử dụng công suất T = 2700 giờ/năm. Xác định tổn thất điện năng trong năm của đường
dây ?

 Trả lời: (theo tài liệu: Hướng dẫn trả lời đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng
trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 - tháng 10/2003).

Ta có:
U = 110 (kV).

l = 90 km.

- Với dây AC-185, D = 4m tra bảng ta có: (theo tài liệu: Mạng và Hệ thống điện của Trường ĐHBK
Hà Nội xuất bản năm 1992 của tác giả: Nguyễn Văn Đạm, Phan Đăng Khái)

R0 = 0,17 (W/km),  X0 = 0,394 (W/km), b0 = 2,9.10-6 (1/W.km).

- Điện trở và điện kháng của đường dây là:

R1 = R0.l = 0,17.90 = 15,3 W; X1 = X0.l = 0,394.90 = 35,5 W.

- Dung kháng của mỗi nửa đường dây là:

B/2 = b0 .l /2 = (2,9.10- 6 .90)/2 = 1,3.10- 4 (1/W).

Trong đó: Z = R1 + X1

- Công suất phản kháng do dung dẫn ở cuối đường dây sinh ra là:

DQC = U22. B/2 = 1102.1,3.10- 4  = 1,6 MVAr.

- Công suất cuối đường dây là:

S’’ = S’ + jD QC = 30,42 - j22,82 + j1,6 = 30,42 - j21,22MVA.

- Tổn thất công suất tác dụng dọc đường dây là:

DP’ = (P’’2 + Q’’2 )*R1 /U2 = (302 + 21,222)*15,3/1102 = 1,71MW

- Tổn thất điện năng: DA = DP’*T = 1,71*2700 = 4609,95MWh.

 Câu 18: Cho một lưới điện như hình vẽ:

   A     15km      B          10km          C

          10MW, cos j = 0,8      8MW, cos j = 0,8

 Dây nhôm, có các thông số sau: r0 AB =  0,33 W/km, r0 BC =  0,46 W/km, x0 AB =  x0 BC 0,4 W/km, điện
áp định mức của đường dây là 20kV. Tìm tổn thất điện áp giữa 2 điểm A và C ?

 2. Quản lý vận hành đường dây:

 Câu 6: Ưu và nhược điểm của việc phân pha dây dẫn trên đường dây siêu cao áp?

Trả lời: (theo tài liệu: Hướng dẫn trả lời đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng
trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 - tháng 10/2003).
* Ưu điểm:

 - Làm giảm vầng quang điện trên đường dây:

- Làm tăng khả năng tải của đường dây.

- Thuận lợi cho việc vận chuyển thi công, lắp đặt dây dẫn.

 * Nhược điểm:

- Làm cho điện dung C của đường dây tăng lên rất lớn và như vây điện áp cuối đường dây sẽ tăng
cao, để đảm bảo cho vận hành phải lắp đặt thêm nhiều thiết bị tốn kém.

- Tải trọng cơ học lớn đòi hỏi móng, cột phải có độ bền cơ học cao, chi phí tốn kém.

 3. Kỹ thuật an toàn điện:

 Câu 1: Có bao nhiêu phương pháp hô hấp nhân tạo ? Trình bày ưu, nhược điểm của từng
phương pháp ?

Trả lời: (theo tài liệu: Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng
đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

 Câu 2: Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người ? Nêu cách tách người bị điện giật
ra khỏi mạng điện ?

Trả lời: (theo tài liệu: Giáo trình An toàn điện của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành và Qui trình
KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng
Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

* Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người:

- Làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con người.

- Làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu.

 Câu 3: Vì sao khi sửa chữa đường dây ta phải thực hiện nối đất 2 đầu đường dây nơi làm
việc với khoảng cách không quá 2km ?

Trả lời:

- Khi sửa chữa đường dây đề phòng có điện bất ngờ như: đóng điện nhầm máy phát của khách
hàng, dòng điện cảm ứng sét. Theo tính toán, khi tiếp đất 2 đầu đường dây nơi làm việc với khoảng
chiều dài không quá 2km: khi có dòng điện bất ngờ nói trên trong một thời gian ngắn, điện áp dư trên
lan truyền trên dây dẫn (khoảng 250V) không gây nguy hiểm cho tính mạng người đang làm việc trên
đó.
 Câu 4: Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng gần hoặc giao chéo với đường dây
đang có điện phải tuân theo những qui định gì ?

Trả lời:

 Câu 5: Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang có
điện phải tuân theo những qui định gì ?

Trả lời: ( Điều 185 - Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng
đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

 Câu 6: Tiêu chuẩn và thời hạn thử nghiệm các dụng cụ cẩu kéo ?

Trả lời: ( theo Phụ lục 6 - Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng
đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

  Câu 7: Các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao ?

Trả lời: ( từ Điều 91 đến Điều 100 - Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa,
xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

 Câu 8: Giải thích hiện tượng về điện áp bước ? Trị số của dòng điện cho phép đối với cơ
thể người ?

Trả lời: (theo tài liệu: Giáo trình An toàn điện của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, trang 11, 27,
28)

  Câu 9: Các hành vi nghiêm cấm xâm phạm vào phạm vi bảo vệ an toàn công trình lưới điện
cao áp gây mất an toàn lưới điện hoặc nguy hiểm cho người ?

Trả lời: (theo Điều 9 - Qui trình vận hành đường dây 500kV)

  Câu 10: Nêu thời hạn thử nghiệm và cách kiểm tra khi sử dụng các dụng cụ an toàn như:
dây an toàn, găng cách điện, ủng cách điện, sào cách điện, ghế cách điện, bút thử điện cao
thế, thảm cách điện ?

Trả lời: (theo Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây
và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

 BẬC THỢ 4/7:

 1. Kỹ thuật điện - Cung cấp điện:

 Câu 1: Ý nghĩa của hệ số công suất cosj ? Các biện pháp để nâng cao hệ số cosj của lưới
điện ?

Trả lời: (theo tài liệu: Hướng dẫn trả lời đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng
trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 - tháng 10/2003).
* Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosj:

- Đối với thiết bị điện: tận dụng khả năng làm việc của thiết bị.

- Đối với truyền tải điện: giảm tổn thất điện năng, tăng khả năng tải của đường dây.

* Các biện pháp để nâng cao hệ số công suất cosj:

- Dùng tụ bù tĩnh hoặc máy bù đồng bộ.

+ Ưu và nhược điểm của tụ bù tĩnh là giá thành rẻ, vận hành đơn giản. Nhược điểm là không điều
chỉnh được.

+ Ưu điểm của máy bù đồng bộ là có thể điều chỉnh được công suất phát. Nhược điểm là giá
thành đắt, vận hành phức tạp và tiêu thụ công suất tác dụng.

 Câu 4: Nêu ưu, nhược điểm của việc phân pha dây dẫn ? Phân tích vì sao việc phân pha
dây dẫn hạn chế được tổn thất vầng quan trên đường dây cao áp ?

Trả lời: (theo tài liệu: Hướng dẫn trả lời đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng
trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 - tháng 10/2003).

* Ưu, nhược điểm của việc phân pha dây dẫn:

+ Ưu điểm:

- Hạn chế phóng điện vầng quang trên dây dẫn.

- Nâng cao khả năng tải của đường dây.

+ Nhược điểm:

- Tăng điện dung của đường dây tức là tăng công suất phản kháng QC do đó làm nặng nề cho chế
độ vận hành không tải.

 Tăng tải cơ học trên đường dây.


- Tăng khoảng cách cách điện.

- Khó khăn trong việc thi công.

- Tăng chi phí lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng.

* Phân tích vì sao việc phân pha dây dẫn hạn chế được tổn thất vầng quang trên đường dây
cao áp: được chứng minh theo công thức sau:

Evq = 30,3 * md (1+0,3/Ödf)

Trong đó:
m là hệ số bóng tròn của bề mặt dây dẫn.

df là bán kính đẳng trị của dây dẫn.

d là mật độ tương đối của không khí.

Khi phân pha dây dẫn, bán kính đẳng trị df sẽ tăng lên và như vậy Evq sẽ giảm đi.

 Câu 12: Cho một lưới điện như hình vẽ:

   A     10km      B          15km          C

               12MW, cos j = 0,8      14MW, cos j = 0,8

 Dây nhôm, có các thông số sau: r0 AB =  0,25 W/km, r0 BC =  0,31 W/km, x0 AB =  x0 BC 0,4 W/km, điện
áp định mức của đường dây là 35kV. Tìm tổn thất điện áp giữa 2 điểm A và C ?

 2. Quản lý vận hành đường dây:

 Câu 8: Trên đường dây 500kV có các loại hệ thống thông tin gì ? Vai trò của hệ thống thông tin
đối với việc vận hành đường dây 500kV ?

Trả lời: (theo tài liệu: Giáo trình công nhân vận hành đường dây 500kV)

* Trên đường dây 500kV có các loại hệ thống thông tin sau:

- Thông tin vô tuyến UF, VHF.

- Thông tin tải ba.

- Thông tin vi ba.

- Thông tin cáp quang.

* Vai trò của hệ thống thông tin đối với việc vận hành đường dây 500kV:

- Truyền dẫn các tín hiệu phục vụ vận hành, điều độ, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện phục
vụ công tác quản lý vận hành sản xuất phân phối điện năng.

- Truyền dẫn các tín hiệu điều khiển hoặc tín hiệu khoá cho các hệ thống bảo vệ rơle và các hệ
thống điều khiển chế độ của hệ thống điện

- Thông tin liên lạc giữa trung tâm điều độ hệ thống với các trạm, trạm với trạm dưới hình thức
điện thoại, truyền hình, fax....

 3. Kỹ thuật an toàn điện:

 Câu 1: Biện pháp an toàn để chuẩn bị nơi làm việc khi có cắt điện 1 phần hay hoàn toàn ?
Trả lời: (theo Điều 26 - Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng
đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

 Câu 2: Biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao ?

Trả lời: (từ Điều 91 đến Điều 100   - Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa,
xây dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

 Câu 3: Qui định về phiếu công tác trên đường dây cao thế ? Khi giao chéo với các đường dây
trung hạ thế liên quan đơn vị anh/chị phải thực hiện các thủ tục nào để công tác trên đường dây ?
Những công việc làm cần phải có phiếu công tác ? Nêu các thành phần thực hiện phiếu công tác và
yêu cầu bậc an toàn ?

Trả lời: (theo Điều 56 - Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng
đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành và   tài liệu: Hướng dẫn trả lời
đề cương BDN-TNB cho công nhân đường dây áp dụng trong nội bộ Công ty Truyền tải điện 3 -
tháng 10/2003).

 Câu 4: Trình bày biện pháp an toàn khi dựng cột bằng tó 3 chân và palăng ?

Trả lời: (theo Điều 337, 338 - Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây
dựng đường dây và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành) 

 Câu 5: Có mấy bậc an toàn ? Hãy nêu nội dung tiêu chuẩn của bậc 4 an toàn ?

Trả lời: (theo Qui trình KTATĐ trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây
và trạm điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành)

TÀI LIỆU

BỒI DƯỠNG NGHỀ CÔNG NHÂN QLVH TRẠM BIẾN ÁP

CẤP 1 VÀ 2A

 I. ÔN TẬP CHUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG QLVH:

1.   Các dạng ngắn mạch thường gặp là:

  Ngắn mạch 3 pha.

  Ngắn mạch 2 pha.

  Ngắn mạch 1 pha chạm đất.

  Chạm đất 2 pha tại 2 điểm khác nhau.

 
2.   Các qui định về việc đánh số thiết bị trong hệ thống điện.

9.1. Chữ số đặc trưng cho cấp điện áp được quy định như sau:

Cấp điện áp Ký hiệu chữ số


(KV)
500 5
220 2
110 1
66 7
35 3
22 4
15 8
10 9
6 6

9.2.  Tên thanh cái được qui định gồm các kí tự:

  Ký tự thứ nhất là chữ C.

  Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp.

  Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, số 9 kí hiệu thanh cái đường vòng.

  Ví dụ: C11 có thể giải thích là thanh cái 110kV số 1.

9.3. Tên của máy cắt điện được quy định gồm các ký tự:

  Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp. Đối với máy cắt tụ kí hiệu thứ nhất là chữ T, kháng
điện kí tự thứ nhất là chữ K còn kí tự thứ hai là chỉ cấp điện áp.

  Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho thiết bị được bảo vệ của máy cắt,
được quy định như sau:

-       Máy cắt MBA:                      lấy số 3

-       Máy cắt của đường dây:       lấy số 7

-       Máy cắt MBA tự dùng:         lấy số 4

-       Máy cắt đầu cực MFĐ:         lấy số 0

-       Máy cắt của máy bù quay:    lấy số 0

-       Máy cắt của tụ:                      lấy số 0

-       Máy cắt kháng điện:              lấy số 0


  Ký tự thứ ba (đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3…

  Đối với máy cắt của thanh cái vòng hai kí tự tiếp theo kí tự thứ nhất là: 00

  Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái, hai kí tự tiếp theo kí tự thứ nhất là số thứ tự của các
thanh cái.

  Ví dụ: 271 là máy cắt của ĐZ 220kV số 1.

9.4. Tên của máy biến áp được quy định gồm các ký tự :

  Một hoặc hai ký tự đầu được ký hiệu như sau: Đối với MBA lực kí hiệu là chữ T (Transformer),
đối với MBA tự ngẫu kí hiệu là chữ AT (Auto Transformer), đối với MBA tự dùng kí hiệu là TD.

  Ký tự tiếp theo là số thứ tự của MBA.

9.5.  Tên của kháng điện được quy định gồm các ký tự :

  Hai ký tự đầu là chữ KH, kháng trung tính kí hiệu là KT

  Ký tự thứ ba đặc trưng cho cấp điện áp

  Ký tự thứ tư là số 0

  Ký tự thứ năm là số thứ tự của mạch mắc kháng điện

9.6. Tên của Tụ điện được quy định gồm các ký tự :

  Ba ký tự đầu đối với tụ bù dọc là chữ TBD, tụ bù ngang kí hiệu là TBN

  Ký tự thứ tư đặc trưng cho cấp điện áp

  Ký tự thứ năm là số 0

  Ký tự thứ sáu là số thứ tự của mạch mắc tụ điện

9.7. Tên của máy biến điện áp được quy định gồm các ký tự :

  Hai ký tự đầu là TU

  Các kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào, Đối với các thiết bị mà tên của
thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai kí tự đầu sẽ là kí tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp
theo là tên thiết bị.

9.8. Tên của máy biến dòng điện được quy định gồm các ký tự :

  Hai ký tự đầu là TI
  Các kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào, Đối với các thiết bị mà tên
của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai kí tự đầu sẽ là kí tự đặc trưng cho cấp điện áp,
tiếp theo là tên thiết bị.

9.9. Tên của chống sét được quy định gồm các ký tự :

  Hai ký tự đầu là CS

  Ký tự thứ ba là dấu phân cách (-)

  Tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ, Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ
cấp điện áp thì sau ba kí tự đầu sẽ là kí tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với
chống sét van nối vào trung tính MBA thêm hai kí tự để phân biệt là dấu phân cách (-) và số 0

9.10.       Dao cách ly liên quan của máy cắt, kháng, tụ và TU được quy định gồm các ký tự :

  Các ký tự đầu là là tên của máy cắt nối trực tiếp với DCL (đối với DCL của TU, các kí tự đầu
tiên là tên của  TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với DCL), tiếp theo là dấu phân cách (-)

  Ký tự tiếp theo được kí hiệu như sau:

ü   DCL về thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với DCL

ü   DCL về đường dây lấy số 7

ü   DCL về MBA và kháng điện lấy số 3

ü   DCL về thanh cái vòng lấy số 9

ü   DCL về nối tắt một thiết bị(máy cắt,kháng, tụ…) lấy số 0

ü   DCL nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số phân đoạn thanh cái (hoặc thanh
cái) đó.

9.11.       Tên của DCL nối đất trung tính  MBA được quy định gồm các ký tự :

  Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp

  Ký tự thứ hai là số 3

  Ký tự thứ ba lấy theo thứ tự của MBA(ví dụ MBA T1 lấy số 1)

  Ký tự thứ tư là dấu phân cách (-)

  Ký tự thứ năm là số 0

9.12.  Tên của DCL trung tính MBA nối với cuộn dâp hồ quang hoặc điện trở nối đất trung tính
MBA, cầu dao kháng điện trung tính được quy định gồm các ký tự :
  Các ký tự đầu lấy tên của máy cắt kháng trung tính hoặc cuộn dập hồ quang (trong thực tế có
thể không có máy cắt nhưng khi đánh số vẫn coi là có máy cắt) hoặc tên của điện trở nối đất trung
tính MBA, tiếp theo là dấu phân cách (-)

  Ký tự tiếp theo là số 3

9.13.  Dao tiếp địa được quy định gồm các ký tự :

  Ký tự đầu tiên là tên cầu dao (hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp)có liên quan trực tiếp

  Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, dược quy định như sau:

ü      Tiếp địa đường dây và tụ điện lấy số 6

ü      Tiếp địa MBA, kháng điện và TU lấy số 8

ü      Tiếp địa máy cắt lấy số 5

ü      Tiếp địa thanh cái lấy số 4

9.14.  Tên các điện trở trung tính MBA được quy định gồm các ký tự:

  Ký tự thứ nhất là chữ R biểu thị cho điện trở (Resistance).

  Ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.

  Tiếp theo là tên của MBA mà R được đấu vào.

9.15.  Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa đường dây ký hiệu như sau:

  Đối với máy cắt: Các ký tự đầu đánh số máy cắt theo quy định đánh số như trên.

  Đối với cầu dao đoạn đường dây hoặc cầu dao nhánh rẽ: các ký tự đầu lấy số cột tại điểm đặt
cầu dao, tiếp theo là dấu ( - ) sau đó là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp. Đối với cầu dao phân đoạn
đường dây đặt tại trạm điện không có máy cắt, việc đánh số dao thực hiện coi như có máy cắt.

  Các ký tự cuối cùng là tên địa danh chỗ phân đoạn hoặc nhánh rẽ.

9.16.  Trong qúa trình thực hiện đánh số thiết bị, có một số trạm có nhiều cấp điện áp hoặc
có những kết dây đặc biệt, thì những phần kết dây chính của trạm phải dựa trên quy định trên để
đánh số, phần còn lại phải lấy những số thích hợp để dễ nhớ và tránh trùng với những số trên

3.   Ý nghĩa các từ viết tắt: REF, SCADA, EMS, DMS, PLC, SOFT, LCD, BIL, IEC, GIS, OC, OV,
BF, UF, UV, FR?

  REF : (Restrict Eathing Fault) hoặc (Residual Eathing Fault): (Chạm đất có giới hạn) Là bảo vệ
so lệch chạm đất có giới hạn, vùng bảo vệ là vùng nằm trong khoảng đấu nối so lệch của hai TI.
  SCADA: (Supervisory Control And Data Acquisition): Là hệ thống giám sát, điều khiển  và thu
thập dữ liệu từ xa.

  EMS: (Energy Management System): Là hệ thống quản lý năng lượng

  DMS: (Distribution Management System): Là hệ thống quản lý lưới điện phân phối

  PLC :            * (Power Line Carrier): Là truyền dẫn sóng thông tin trên đường dây tải điện.

               * (Program Logic Control): Lập trình điều khiển Logic.

  SOFT : (Swich Onto Fault Trip): (Chống đóng vào điểm sự cố) Là khi đóng vào điểm sự cố thì
nó cắt ra không có thời gian trễ.

  LCD: (Liquid Crystal Display): Màn hình tinh thể lỏng

  IEC:  (Internation Electrotechnical Community): Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

  OC:  (Over Current):  Quá dòng

  OV:  (Over Voltage):  Quá áp

  UV:  (Under Voltage):  Kém áp

  BF:  (Breaker Fault): (Lỗi máy cắt) là khi rơle xuất lệnh cắt mà máy cắt không cắt được thì
chức năng này (Trong Rơle) sẽ khởi động, gửi tín hiệu đi cắt các máy cắt khác để cô lập máy cắt bị
sự cố.

  UF: (Under Frequency): (Kém tần số) Khi quá tải, tần số sẽ giảm thấp, chức năng này sẽ thực
hiện sa thải bớt một số phụ tải không quan trọng.

  GIS: (Gas Insulation System): Mức cách điện của hệ thống kín.

  BIL: (Breaker Insulation Level): Mức cách điện của MC.

  FR: (Fault Recorder): Ghi lại các dữ kiện sự cố, lỗi, bất thường.

4.   Quy định về kiểm tra và xử lý nhiệt độ mối nối?

  Đối với các mối nối: Mặt ngoài của ống nối không được có vết nứt, ống nối phải thẳng, phải
được ép nối đúng qui trình, các hàm ép phần nhôm và thép phải đúng kích thước qui định của nhà
chế tạo. Trước khi nghiệm thu đưa vào vận hành phải có trị số  điện trở tiếp xúc của tất cả các mối
nối. Điện trở của đoạn dây có mối nối không được lớn hơn 1,2 lần đoạn dây có cùng chiều dài và tiết
diện.

  Đo nhiệt độ mối nối và tiếp xúc lèo.


Đo 1 năm / lần khi đường dây mang tải cao.

Đo 3 tháng/lần khi đường dây đang quá tải.

Và một số qui định khác của Công ty, Đơn vị.

  Khi độ chênh lệch mối nối hay điểm tiếp xúc với dây dẫn lớn hơn 15 oC thì phải đo 3 tháng/lần
và có kế hoạch bảo dưỡng nhưng nếu điều này xảy ra đối với ĐZ quá tải thì phải sửa chữa ngay.

  Khi độ chênh nhiệt độ giữa mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn lớn hơn 75oC thì phải sửa
chữa ngay.

5.   Nêu các hạng mục kiểm tra MBA:

  Nhân viên vận hành phải căn cứ vào các đồng hồ đặt ở bảng điều khiển để kiểm tra MBA và
ghi thông số vào sổ vận hành mỗi giờ một lần.

  Mỗi ca ít nhất một lần, nhân viên vận hành phải tiến hành kiểm tra các hành mục sau:

ü   Kiểm tra tiếng kêu của MBA phải bình thường.

ü   Kiểm tra mức dầu ở các bình dầu phụ phải đủ.

ü   Kiểm tra nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây MBA.

ü   Kiểm tra tình trạng sứ đầu vào không bị rạn nứt hay chảy dầu trên các đầu sứ phải nhìn thấy
được.

ü   Kiểm tra màu sắc các hạt Silicagel ở các bộ thở.

ü   Kiểm tra hệ thống làm mát:

+ Tình trạng động cơ quạt mát làm việc tốt.

+ Vị trí các van phụ hợp với tình trạng vận hành.

+ Các mặt bích không bị rò rỉ dầu.

ü   Kiểm tra vị trí các van của đường ống tới bình dầu phụ phải mở.

ü   Kiểm tra tình trạng thanh cái và các điểmtiếp xúc ở các đầu cốt.

ü   Kiểm tra trang bị phong chữa cháy đầy đủ.

6.   Vận hành MBA quá tải bình thường, quá tải sự cố:

  Quá tải bình thường là chế độ làm việc xét trong một thời gian nào đó (ngày, tháng, năm) ,
trong đó có 1 khoảng thời gian MBA làm việc quá tải và khoảng thời gian còn lại của chu kỳ khảo sát,
MBA mang tải nhỏ hơn định mức. Mức độ quá tải phải được tính toán sao cho hao mòn cách điện
trong khoảng thời gian xét không vượt quá định mức ứng với nhiệt độ dây quấn MBA tương ứng.

  Quá tải sự cố là chế độ quá tải cho phép trong một số trường hợp ngoại lệ (sự cố) với một thời
gian hạn chế để không gián đoạn việc cung cấp điện năng.

  Thời gian và mức độ quá tải cho phép tùy thuộc vào chế độ vận hành, tình trạng máy, nơi đặt
máy.

  Thời gian quá tải bình thường được xác định phụ thuộc vào nhiệt độ lớp dầu trên cùng trước
khi quá tải, bội số quá tải theo định mức và kiểu làm mát của MBA

  Quá tải càng lớn thì thời gian cho phép quá tải càng ngắn, trị số quá tải bình thường dựa theo
quy trình vận hành MBA. Nếu trị số quá tải vượt quá trị số quá tải cho phép thì phải tiến hành đưa
thêm MBA vào làm việc song song (nếu có) hoặc cắt giảm phụ tải theo phương thức: cắt những hộ
không quan trọng trước, rồi mới cắt đến hộ quan trong sau.

7.   Vận hành đường dây và TBA theo thông tư 12:

9.1.          Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ cảnh báo là :

  Mức độ mang tải của các đường dây và trạm biến áp chính trong lưới điện truyền tải trên
90%  nhưng không vượt quá giá trị định mức;

  Khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng tới an
ninh hệ thống điện;

  Khả năng xảy ra các vấn đề về an ninh, quốc phòng có thể đe dọa an ninh hệ thống điện.

9.2.          Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ khẩn cấp là:

  Tần số hệ thống vượt ra ngoài phạm vi cho phép cho chế độ vận hành bình thường, nhưng
nằm trong dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử trong hệ thống khoảng
từ 47Hz cho đến 52Hz.

  Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài phạm vi cho phép trong chế độ
vận hành bình thường, nhưng nằm trong dải điện áp cho  phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một
phần tử trong hệ thống điện dao động điện áp trên lưới điện tạm thời lớn hơn ±10% so với điện áp
danh định nhưng không được vượt quá ±20% so với điện áp danh định.

  Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối
vào lưới điện truyền tải vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110% giá trị định mức mà thiết bị này
khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp.

9.3.          Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ cực kì khẩn cấp khi tồn tại một trong các
điều kiện sau đây:
  Tần số hệ thống nằm ngoài dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử
trong hệ thống điện;

  Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với
trường hợp xảy ra sự cố một phần tử;

  Mức mang tải của bất kỳ thiết bị nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị đấu nối với lưới
điện truyền tải trên 110% giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã
từng phần hệ thống điện;

  Khi lưới điện truyền tải đang ở chế độ vận hành khẩn cấp, các biện pháp được thực hiện để
đưa hệ thống về trạng thái vận hành ổn định không thực hiện được dẫn tới hiện tượng tan rã từng
phần hệ thống, tách đảo hoặc sụp đổ điện áp hệ thống.

8.   Các trường hợp cho phép đóng lại hoặc phải kiểm tra khi bảo vệ MBA tác động ?

  Các trường hợp MBA bị cắt do các bảo vệ không có liên quan đến hư hỏng bên trong máy, chỉ
cần kiểm tra sơ bộ bên ngoài máy và nếu không phát hiện thấy hiện tượng bất thường gì thì xin ý
kiến của KSĐH A3, giám đốc công ty cho phép đóng lại MBA, cụ thể các sự cố cho phép đóng lại
MBA.

  Bảo vệ quá dòng phía 3 phía của MBA tác động.

  Các trường hợp sau phải kiểm tra, thí nghiệm máy trước khi đưa MBA vào vận hành: MBA tự
cắt do bảo vệ hơi hay bảo vệ so lệch làm việc thì cần phải kiểm tra, thí nghiệm máy và phân tích khí
để tìm nguyên nhân. Chỉ cho phép đóng lại MBA vào làm việc trở lại sau khi tìm rõ các nguyên nhân
và khắc phục các hư hỏng. Trong trường hợp đó phải được sự đồng ý của Giám đốc Công ty.

  9.   Qui định về vận hành bất thường và sự cố MBA?

9.1. Trong khi vận hành nếu thấy MBA có hiện tượng bất thường như: chảy dầu, mức dầu trong
bình dầu phụ thấp, máy bị phát nóng …phải tìm mọi biện pháp để giải quyết, đồng thời phải báo cáo
ngay với lãnh đạo và ghi chú đầy đủ vào sổ vận hành.

9.2. Đối với các trường hợp sau đây phải tách MBA ra khỏi vận hành:

+ Máy có tiếng kêu mạnh, không đều và rung mạnh bên trong.

+ Sự phát nóng tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện định mức.

+ Dầu tràn ra ngoài bình dầu phụ hoặc van an toàn làm việc.

+ Mức dầu hạ thấp hơn mức quy định ở bình dầu phụ và tiếp tục hạ thấp.

+ Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.


+ Các sứ đầu vào bị vỡ, rạn nứt và phóng điện bề mặt hoặc cạn dầu.

9.3. Khi MBA bị quá tải hoặc nhiệt độ tăng cao, nhân viên vận hành phải xin ý kiến cấp trên tìm mọi
biện pháp điều chỉnh và giảm bớt tải của máy.

9.4. Khi nhiệt độ dầu không MBA tăng lên đến mức báo tín hiệu, nhân viên trực ca phải tìm nguyên
nhân và biện pháp giảm bớt nhiệt độ bằng cách:

+ Kiểm tra phụ tải MBA và nhiệt độ môi trường làm mát.

+ Kiểm tra thiết bị làm mát: Tình trạng các quạt làm mát.

9.5.           Nếu nhiệt độ MBA tăng cao do thiết bị làm mát bị hỏng mà có điều kiện cắt máy để sửa
chữa thì xin cắt để sửa chữa. Khi điều kiện vận hành không cho phép cắt máy thì chỉ ngừng riêng
biệt thiết bị làm mát đồng thời nhân viên trực ca có thể điều chỉnh giảm bớt tải MBA trong khi vận
hành không có thiết bị làm mát.

9.6.           Nếu mức dầu hạ hơn mức qui định nhiều thì bổ sung dầu vào MBA. Trứơc khi bổ sung
dầu phải sửa chữa chổ rò rỉ, bị chảy dầu. Dầu bổ sung vào phải là dầu mới đã được thí nghiệm đạt
tiêu chuẩn.

9.7.           MBA tự cắt do bảo vệ hơi hay bảo vệ so lệch làm việc thì cần phải kiểm tra , thí nghiệm
máy và phân tích khí để tìm nguyên nhân. Chỉ cho phép đóng MBA vào làm việc trở lại sau khi đã tìm
rõ nguyên nhân và khắc phục các hư hỏng. Trong trường hợp đó phải được sự đồng ý của Giám đốc
công ty.

9.8.           Trong trường hợp MBA bị cắt do các bảo vệ khác không có liên quan hư hỏng bên trong
MBA thì cho phép chỉ cần kiểm tra tình trạng bên ngoài máy và nếu không phát hiện thấy hiện tượng
bất thường gì thì xin ý kiến Điều độ miền cho đóng điện lại MBA.

9.9.           Khi rơle hơi báo tín hiệu, trực chính phải kiểm tra bên ngoài MBA và lấy khí để phân
tích.

+ Khi kiểm tra bên ngoài thấy có dấu vết hư hỏng sứ, thùng dầu, kiểm tra thấy khí cháy được hay
khí có sản phẩm phân huỷ của cách điện phải báo cáo với Điều độ miền và Giám đốc Công ty để xin
dừng máy.

+ Nếu kiểm tra không thấy hiện tượng trên thì có thể tiếp tục làm việc nhưng phải theo dõi thường
xuyên. Nếu có xuất hiện khí trong rơle thì bảo vệ tiếp tục báo tín hiệu thì phải báo ngay với Giám đốc
Công ty và xin ý kiến dừng máy để kiểm tra.

9.10.        Tất cả mọi xử lý các hiện tượng bất thường và sự cố MBA đều phải ghi đầy đủ vào hồ
sơ MBA.

 10.   Giải thích khi đấu ngược cực tính dòng điện 1 pha đối với mạch công tơ 3 pha:

  Công suất tác dụng được tính như sau:  P=UAIAcosφA+UBIBcosφB+UCICcosφC (*)


Trong đó:

UA,, UB, UC là điện áp các pha A, B, C

IA, IB, IC là dòng điện các pha A, B, C

CosφA, cosφB, cosφC là hệ số công suất các pha A, B, C

  Nếu cả 3 pha đấu đúng cực tính thì hệ số công suất cosφ của 3 pha sẽ cùng dấu. Nếu 1 trong
3 pha dòng điện đấu ngược cực tính thì hệ số công suất cosφ của pha đó sẽ trái dấu với 2 pha còn
lại. Giả sử điện áp các pha là UP, dòng điện các pha đều nhau là IP, hệ số công suất đều nhau là
cosφ

Ta có công thức tính công suất tác dụng khi đấu đúng cực tính là: P=3 UPIPcosφ

  Nếu đấu ngược cực tính 1pha giả sử pha C thì theo công thức (*)

             P= UPIPcosφA + UPIPcosφB + UPIPcos(180+φC)

             P= UPIPcosφ + UPIPcosφ - UPIPcosφ = UPIPcosφ

  Do đó trong mạch công tơ ranh giới 3 pha nếu đấu ngược cực tính dòng điện 1 pha thì chỉ số
công tơ ghi nhận với sản lượng thực tế giảm đi 2/3 lần (chỉ bằng chỉ số của 1 pha).

 11.   Tác hại khi áp lực khí SF6 giảm thấp :

  Khí SF6 dùng để cách điện và dập hồ quang. Vì thế trong quá trình VH, nếu áp lực khí SF6
giảm thấp sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến MC và thiết bị.

  Trường hợp khí SF6 giảm thấp Cấp 1 (Alarm): Lúc này khả năng dập tắt hồ quang của máy cắt
bị hạn chế. Nếu trường hợp này mà máy cắt căt (do điều khiển hoặc bảo vệ) làm áp lực khí suy giãm
hiều hơn gây ảnh hưởng đến máy cắt như: Không dập tắt được hồ quang, làm cháy hỏng tiếp điểm,
phát nhiệt gây nổ máy cắt...

  Trường hợp khí SF6 giảm thấp Cấp 2 (Lock Out): Lúc này khả năng cách điện & dập hồ quang
rất kém nên MC sẽ bị khoá cả mạch đóng & mạch cắt. Nguy hiểm nhất là trường hợp lúc này xuất
hiện sự cố dẫn đến không cô lập được điểm sự cố, dòng sự cố vẫn duy trì gây hư hỏng thiết bị, vật
liệu...; Các bảo vệ lúc này khởi tạo cắt các máy cắt khác để cô lập điểm sự cố dẫn đến mất điện diện
rộng. Hoặc khi khí SF6 giảm thấp cấp 2 (Lock Out) cần tiến hành cô lập máy cắt để xử lý dẫn đến
phải cắt điện các máy cắt liên quan gây ảnh hưởng việc cung cấp điện và tính ổn định của hệ thống.

 12.   Cách xử lý khi MC SF6 có các bất thường sau:

  Áp lực khí SF6 giảm thấp:

+ Khi  máy cắt báo tín hiệu áp lực khí SF6 giảm thấp cấp 1: Trực ca báo cáo lãnh đạo, trưởng trạm
và A3 cho kiểm tra áp lực khí SF6. Xác định nguyên nhân giảm áp lực và tiến hành nạp đủ khí theo
đúng mức quy định theo quy trình nạp khí hoặc xác định tín hiệu chỉ thị nhầm.
+ Khi phát hiện áp lực khí SF6 giảm thấp cấp 2, khiến cho mạch thao tác bị khoá, trực ca báo cáo
cho Lãnh đạo, trưởng trạm và A3 để có biện pháp xử lý phù hợp với các thiết bị khác trong hệ thống
và có biện pháp xử lý máy cắt cần thiết.

  Lò xo MC không căng được sau khi đóng hoặc cắt. Trường hợp này cần tiến hành căng lò xo
MC bằng tay để tiếp tục thao tác, sau đó phải kiểm tra mạch cấp nguồn và động cơ căng lò xo của
MC để xử lý hư hỏng.

  Mạch không đồng pha của MC tác động (chỉ với các máy cắt có bộ truyền động riêng từng
pha): Phải kiểm tra và xác định nguyên nhân dẫn tới mạch này tác động để có hướng xử lý thích
hợp.

  Đối với MC chân không yêu cầu chủ yếu là hệ thống sấy chống ngưng tụ buồng MC phải làm
việc tốt. Khi có điều kiện phải làm vệ sinh sạch sẽ tất cả các bộ phận mang điện và cách điện của
MC.

  Lỗi mạch thao tác: Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới không thao tác đóng, cắt được
máy cắt như: mạch cắt bị hư hỏng, lỗi liên động, hỏng Rơle trung gian đóng cắt…Để xử lý cần phải
xác định được nguyên nhân lỗi mạch thao tác.

 13.   Các hạng mục kiểm tra MC SF6 đang vận hành?

  Trong vận hành bình thường, mỗi ca 1 lần NVVH phải kiểm tra MC về:

Ø   Tình trạng bên ngoài gồm: sứ, tiếp địa, phát nóng đầu cốt (ca đêm), tiếng kêu của MC.

Ø   Áp lực khí SF6 : sự thay đổi áp lực khí không được nhìn thấy bằng mắt (tại cùng T0mt).

Ø   Áp lực khí nén (đối với BTĐ khí nén) hoặc trạng thái lò xo phải ở vị trí tích năng đầy đủ (đối với
bộ truyền động lò xo), chỉ thị trạng thái O/C của MC phải tương ứng với tình trạng vận hành.

Ø   Điện áp, dòng điện đi qua MC.

  Sau mỗi lần đóng, cắt bình thường và sự cố phải kiểm tra tại chỗ các mục sau:

            + MC đã đóng hoặc cắt tốt cả 3 pha.

            + Các hiện tượng khác thường: về tiếng kêu, áp lực khí SF6, áp lực khí nén.

            + Ghi số lần thao tác từng pha ở bộ đếm của MC.

            + Đối với bộ truyền động khí nén: Kiểm tra máy nén khí phải tự dừng ở áp lực định mức và
tự động xả nước đọng ở van đáy của xi-phông máy nén.

            + Đối với bộ truyền động lò xo: Kiểm tra động cơ tích năng đã dừng sau thời gian lên dây
cót (khi MCđóng) và lò xo đã ở vị trí tích năng đầy đủ.
Nếu quá trình kiểm tra phát hiện điều gì bất thường phải báo ngay cho người có trách nhiệm để xử
lý và ghi vào sổ theo dõi MC.

 14.   Mạch điện không toàn pha máy cắt TBA:

G
CCA
CCB
CCC
TCA
TCB
TCC
TCA
TCB
TCC
BV
G
52a
52b
C
Đ
B
C
A
B
C
A
 
+
52a
52a
52b
Mạch bảo vệ không toàn pha

 Chú thích:

- 52a; 52b           : Tiếp điểm phụ máy cắt.

-       G                 : Rơle trung gian

-                           : Tiếp điểm của Rơle trung gian

- CC-A                : Cuộn đóng Pha A

- CC-B                 : Cuộn đóng Pha B

- CC-C                 : Cuộn đóng Pha C


- TC-A                 : Cuộn cắt Pha A

- TC-B                 : Cuộn cắt Pha B

- TC-C                 : Cuộn cắt Pha C

15.   Các hạng mục kiểm tra TI, TU, CSV trong vận hành TBA:

  Các hạng mục kiểm tra TI trong vận hành:

- Có chảy dầu ở đầu ra sơ cấp hoặc thứ cấp, ở các mặt bích nối, ở ống chỉ thị mức dầu.

- Các đầu đấu sơ cấp có hiện tượng đánh lửa hay đổi màu do phát nhiệt.

- Ống sứ có bị phóng điện, bụi bẩn hay nứt vỡ.

- Mức dầu ở trong ống chỉ mức dầu.

  Các hạng mục kiểm tra TU trong vận hành:

- Có chảy dầu ở đầu ra sơ cấp hoặc thứ cấp, ở các mặt bích nối, ở ống chỉ thị mức dầu.

- Các đầu đấu sơ cấp có hiện tượng đánh lửa hay đổi màu do phát nhiệt.

- Ống sứ có bị phóng điện, bụi bẩn hay nứt vỡ.

- Mức dầu ở trong ống chỉ mức dầu.

  Các hạng mục kiểm tra CSV trong vận hành:

- Các đầu đấu sơ cấp có hiện tượng đánh lửa hay đổi màu do phát nhiệt.

- Ống sứ có bị phóng điện, bụi bẩn hay nứt vỡ.

- Kiểm tra chỉ số của bộ đếm CSV.

Lưu ý vận hành:

          - Trường hợp dây đẳng thế TU, TI bị hỏng:

- Khi dây đẳng thế của TU, TI bị đứt ngay tại vị trí N (hình vẽ).

- Ở chế độ vận hành bình thường, mạch dòng cung cấp cho các thiết bị như rơ le bảo vệ, các
đồng hồ đo lường vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên khi bị đứt dây trung tính thì sẽ có hiện
tượng bị di điểm trung tính (chỉ xuất hiện khi phụ tải của TU, TI không đối xứng) và điều này sẽ làm
cho các thiết bị đo lường hoặc bảo vệ làm việc sai.
- Khi phóng điện từ phía sơ cấp sang phía thứ cấp của TU, TI thì gây nguy hiểm cho người và thiết
bị, có thể phá hỏng các thiết bị như rơ le bảo vệ hoặc các thiết bị đo lường…

  Cách xử lý: Tiến hành kiểm tra thông mạch từng đoạn mạch thứ cấp của TU, TI để phát hiện
chỗ hỏng.

 16.   Các liên động cơ bản giữa DCL và MC:

  Điều kiện cơ bản liên động giữa dao cách ly và máy cắt (các điều kiện khác như: áp lực khí
máy cắt đủ, rơle Trip & Lock out, rơle giám sát mạch cắt .... điều không tác động):

+ Để đóng được máy cắt từ xa thì các dao cách ly hai đầu phải đóng.

+ Để đóng được máy cắt tại chổ thì hai dao cách ly hai đầu khải cắt.

+ Để đóng được máy cắt hợp bộ “bằng điện” thì máy cắt phải ở vị trí vận hành hoặc thí nghiệm.

+ Để cắt được máy cắt hợp bộ “bằng cơ tại nút nhấn khẩn cấp” thì máy cắt phải ở vị trí vận hành.

+ Để đóng- cắt được DCL từ xa hoặc tại chổ thì các máy cắt phải cắt.

17.   Tác dụng của mạch chống giã giò MC:

  Khi thao tác đóng MC, mà tại thời điểm đó đường dây đang bị sự cố (ví dụ cắt điện đường dây
để công tác, sau khi làm xong nhóm công tác không tháo tiếp địa lưu động đường dây) thì xem như
ta đóng MC vào điểm sự cố. Bảo vệ sẽ tác động cắt MC, lúc này nếu thiếu mạch chống giã giò mà
tay người thao tác vẫn duy trì khóa đóng ở vị trí đóng hoặc tiếp điểm khóa MC bị hư thì MC sẽ đóng
cắt nhiều lần, hồ quang sinh ra trong buồng tiếp điểm của MC duy trì và kéo dài làm ảnh hưởng đến
tuổi thọ tiếp điểm của MC. Vì vậy người ta thiết kế mạch chống giã giò để bảo vệ MC.

18.   Bảo vệ so lệch thanh cái 87B tác động trong những trường hợp:

  Bảo vệ so lệch thanh cái (F87B) là loại bảo vệ so sánh pha. Mạch dòng F87B lấy véc tơ tất
cả các dòng điện của các ngăn lộ nối với thanh cái, Khi ở chế độ đấu dây bình thường, dòng điện
thứ cấp đi vào rơ le 87B Id xấp xỉ bằng không, rơ le không tác động. Trường hợp bị sự cố trong vùng
bảo vệ (được giới hạn bỡi các TI ở các ngăn đưa vào F87B) giá trị Id lớn và rơ le tác động đi cắt các
MC liên quan.

19.   Các nguyên nhân có thể dẫn đến bảo vệ thanh cái tác động nhầm:

  Không đưa mạch dòng của một tuyến đường dây vào bảo vệ thanh cái.

  Khi không đưa mạch dòng của một xuất tuyến đường dây vào bảo vệ thanh cái thì dòng so
lệch Id xấp xỉ bằng dòng điện của tuyến đường dây đó điều này có thể làm cho rơ le tác động nhầm
nếu giá trị dòng tải vượt quá giá trị dòng đặt của bảo vệ.

  Với rơ le số loại RED 521 có chức năng giám sát trạng thái mạch dòng. trường hợp này rơ le
sẽ xuất tín hiệu Open CT (Open CT có nghĩa là hở mạch dòng đưa vào bảo vệ) nếu giá trị dòng tải
của xuất tuyến đó lớn hơn giá trị cài đặt của chức năng giám sát trạng thái OCT. Trường hợp này thì
chức năng so lệch sẽ bị khoá trong suốt quá trình duy trì tín hiệu Open CT. Cũng có thể không xuất
tín hiệu Open CT nếu dòng tải không đạt trị số cài đặt của bảo vệ relay.

  Đấu ngược cực tính hoặc đấu sai thứ tự pha mạch dòng của một tuyến đường dây đưa vào
bảo vệ thanh cái:

+ Nếu đấu ngược cực tính, mạch dòng của tuyến đường đây đó đưa vào bảo vệ thanh cái thì góc
pha của dòng điện xuất tuyến này cùng pha so với các xuất tuyến còn lại và khi vận hành bình
thường bảo vệ sẽ tác động nhầm.

+ Nếu đấu sai thứ tự pha bảo vệ cũng tác động nhầm do sai lệch góc pha được so sánh. Ví dụ
đưa dòng pha B và C đảo vị trí cho nhau, lúc này góc lệch pha tương ứng của pha C (pha B) là
600 và dòng so lệch tăng lên và bảo vệ sẽ tác động.

20.   Nguyên lý làm việc của bảo vệ 50BF, Phạm vi tác động của bảo vệ này:

  Chức năng 50BF có thể làm việc ở hai chế độ: Chế độ làm việc phụ thuộc (External CBF) hoặc
chế độ làm việc độc lập (Internal CBF) hoặc kết hợp cả 2 chế độ nêu trên (On, Int. or Ext.).

  Chế độ làm việc phụ thuộc: Là được khởi tạo từ các tác nhân bên  ngoài đưa tới. Lúc đó chức
năng này sẽ tác động đi cắt MC vô điều kiện sau thời gian BF.

  Chế độ làm việc độc lập cần thoả mãn các điều kiện sau:

      + Giám sát dòng chạy qua MC được bảo vệ.

      + Bảo vệ có cài đặt 50BF đã xuất lệnh cắt do nguyên nhân nào đó.

          + Sau khoảng thời gian BF nếu dòng chạy qua MC nhỏ hơn ngưỡng đặt của chức năng
50BF thì bảo vệ sẽ xác nhận MC đã dược cắt ra và tự trở về. Nếu dòng chạy qua MC vượt quá
ngưỡng đặt kết hợp với thời gian BF của nó thì chức năng 50BF sẽ tác động đi cắt các MC liền kề
trước và sau MC bị lỗi.

  Phạm vi tác động.

          + Tuỳ theo chức năng 50BF được khởi tạo từ bảo vệ ĐZ hay MBA các đối tượng cắt sẽ
khác nhau. Khi chức năng 50BF tác động sẽ đi cắt các MC liền kề trước và sau MC bị lỗi trong vùng
bảo vệ sơ cấp. Có thể hiểu khái niệm vùng bảo vệ sơ cấp là vùng bảo vệ mà rơ le tác động cắt MC
khi xảy ra sự cố bằng một trong các chức năng được cài đặt khác chức năng 50BF.

          + Phạm vi tác động của chức năng 50BF thường là rất rộng, gây gián đoạn cung cấp điện.

 21.   Giải thích chức năng SOFT (Switch onto fault trip) trong các bảo vệ rơle kỹ thuật số:  

  Khi có sự cố ÐZ, rơle bảo vệ tác động cắt MC, sau đó đóng lại MC bằng tay hoặc tự đóng mà
sự cố vẫn còn duy trì thì chức năng SOTF (switch on to fault ) trong các bảo vệ rơle kỹ thuật số của
các rơle bảo vệ sẽ làm việc cắt tức thời MC.
    Nguyên tắc làm việc của chức năng SOTF là tác động cắt MC tức thời, không kiểm tra hướng
sau khi đóng lại MC (bằng tay hoặc bằng  F79) mà sự cố vẫn còn duy trì nhằm đảm bảo loại trừ
nhanh và chọn lọc phần tử bị sự cố khỏi hệ thống điện.

  Ðể đưa chức năng SOTF của các bảo vệ kỹ thuật số vào làm việc thì cần đưa tín hiệu khởi
động từ rơle bảo vệ và trạng thái đóng mở MC tới bộ phận nhận tín hiệu vào của bảo vệ.

22.     Các loại rơle nào khi chưa giải trừ cờ hiệu rơle thì không thể đóng lại MC:

  Rơ le cắt và khóa (F86): Khi xảy ra sự cố các rơ le bảo vệ sẽ tác động để cô lập điểm sự cố.
Đối với những sự cố mà phạm vi được xác định cụ thể ví dụ như các sự cố của MBA, sự cố vùng II,
III khoảng cách, thì bảo vệ rơ le sẽ tác động cắt MC thông qua rơ le F86. Khi rơ le F86 tác động sẽ
gửi tín hiệu đi cắt MC đồng thời làm nhiệm vụ khóa (Lockout) mạch đóng. Điều này là cần thiết, bỡi
vì với những sự cố thực sự thì cần phải được kiểm tra và xử lý dứt điểm mới được cho phép đóng
MC để vận hành trở lại.

  Rơ le giám sát cuộn cắt của MC (F74): Trong một số trường hợp có thể sử dụng rơ le giám sát
cuộn cắt MC để khóa mạch đóng. Bỡi vì khi cuộn cắt bị hỏng, nếu xảy ra sự cố hoặc thao tác cắt MC
sẽ không thực hiện được, điều này rất nguy hiểm nên sử dụng rơ le F74 để khóa mạch đóng của
MC.

23.   Các loại rơle nào vẫn có thể đóng lại được máy cắt ngay cả khi chưa giải trừ cờ hiệu:

   Đối với các bảo vệ rơ le kỹ thuật số khi tác động cắt MC thì sẽ kích hoạt các đèn chức năng
sáng (cờ hiệu). Tuy nhiên khi điểm sự cố đã được cô lập, rơ le đã trở về nhưng các đèn led chức
năng vẫn sáng nhằm giúp cho NVVH nắm bắt nhanh chóng tình trạng sự cố. Khi rơ le trở về thì cho
phép NVVH thao tác đóng lại MC.

24.     Các rơle khi mất tín hiệu điện áp rơle sẽ làm việc sai là:

  Những rơle sau đây có sử dụng tín hiệu điện áp: F21, F67/67N, F90, F25/F79. Khi mất tín hiệu
điện áp thì bảo vệ sẽ làm việc sai .

  Các bảo vệ khoảng cách F21P, F21B : Khi mất tín hiệu điện áp thì bảo vệ sẽ làm việc sai do
tổng trở tính toán của rơ le có nhiều khả năng rơi vào vùng tác động (Z1, Z2, hoặc Z3). Các rơ le số
được cài đặt để khoá chức năng khoảng cách và chuyển sang chức năng quá dòng khẩn cấp bằng
một nhị phân vào (Binary Input) để kiểm tra trạng thái của MCB cung cấp áp kiểm tra.

  F25: Khi mất tín hiệu điện áp thì không kiểm tra được điều kiện đồng bộ của hệ thống để thực
hiện hoà hai hệ thống điện với nhau.

  F79: Khi mất tín hiệu điện áp thì không có điện áp so sánh để thực hiện chức năng AR nếu có
yêu cầu kiểm tra đồng bộ.

  Đối với các rơ le có chức năng quá dòng có hướng thì chức năng này sẽ không làm việc nếu
mất áp kiểm tra đưa vào.
* Lưu ý cách khắc phục:

  Cần có mạch giám sát trạng thái các MCB (mini current breaker) cung cấp tín hiệu điện áp
kiểm tra đưa vào bảo vệ Rơle.

25.     Mục đích, ý nghĩa của việc dùng rơle bảo vệ tần số thấp:

  Độ lệch tần số khỏi trị số danh định chứng tỏ trong hệ thống điện bị mất cân bằng công suất
tác dụng giữa nguồn phát và phụ tải. Nếu tần số quá thấp chứng tỏ trong hệ thống thiếu công suất
tác dụng, ngược lại nếu tần số quá cao chứng tỏ trong hệ thống thừa công suất tác dụng.

  Độ sai lệch tần số là một đặc trưng cho sự ổn định của hệ thống chống lại những biến đổi công
suất tác dụng trong hệ thống điện. Đại lượng này càng bé chứng tỏ hệ thống càng ổn định. Vì vậy hệ
thống càng lớn bao nhiêu thì thiết bị đo tần càng phải chính xác bấy nhiêu.

  Khi tần số bị giảm thấp chứng tỏ công suất của nguồn điện không đáp ứng được nhu cầu của
phụ tải. Để đưa tần số trở lại bình thường phải sa thải từng bước phụ tải cho đến khi lập lại sự sự ổn
định của hệ thống.

26.   Sơ đồ nguyên lý 87T:

Nguyên lý : Bảo vệ so lệch MBA dựa trên a.Trường hợp b.Trường hợp
nguyên tắc so sánh biên độ dòng điện giữa ngắn mạch ngoài ngắn mạch
hai đầu phần tử được bảo vệ. và làm việc bình
thường trong vùng bảo
Theo sơ đồ nguyên lý ta thấy: vệ

- Dòng so lệch MBA:       Idiff = | It1  -  It2 | .

- Dòng hãm:       Istab. = | It1|   +  | It2 | .

26.1.Trường hợp MBA làm việc bình


thường và ngắn mạch ngoài thì dòng It2
ngược huớng với It1.

Tức là        :              It2 = -It1

Về độ lớn   :            |It2| = |-It1|
Dòng so lệch MBA: Idiff = | It1  +  It2 | = | It1  -  It2 | = 0 (vì It2 ngược hướng It1).

Dòng hãm:       Istab = | It1|   +  | -It2 |  =  2It1  =  2It2.

* Như vậy trường hợp MBA làm việc bình thường và ngắn mạch ngoài thì dòng so lệch MBA bằng
0 và dòng hãm bằng hai lần dòng chạy qua MBA nên relay làm việc ổn định.
26.2.Trường hợp ngắn mạch trong vùng bảo vệ.

Theo sơ đồ ta thấy khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ thì dòng It2 = 0 .

+ Tức là        :               It2 = 0

+ Dòng so lệch MBA:  Idiff = | It1  +  It2 | = | It1  -  It2 | = It1 (vì It2 = 0) .

+ Dòng hãm:       Istab. = | It1|   +  | -It2 |  =  |It1|  =  It1.

+ Trường hợp ngắn mạch trong vùng bảo vệ thì dòng so lệch MBA bằng dòng hãm nên relay tác
động.

27.   Bảo vệ so lệch thứ tự không (so lệch trung tính) MBA REF - F87N :

Nguyên lý: Bảo vệ so lệch trung tính MBA


dùng để bảo vệ chống sự cố chạm đất trong
MBA có điểm trung tính nối đất trực tiếp. Vùng
bảo vệ được xác định trong phạm vi các máy
biến dòng pha và máy biến dòng trung tính .

27.1. Khi làm việc bình thường và ngắn mạch


ngoài:

    + Dòng chạy qua điểm trung tính bằng


tổng các dòng pha IL1+IL2+IL3=0. Khi xảy ra
chạm đất ngoài vùng bảo vệ sẽ xuất hiện dòng
thứ tự không I01 và I02 nhưng bằng nhau về độ
lớn và ngược chiều nhau.

+ Dòng điện: I02 dòng thứ cấp của các biến dòng pha; I01: dòng thứ cấp của điểm trung tính.

ISL0 = |I01| + |I02| = |I01| + |-I02| = 0 (vì I01 ngược chiều I02).

ISL0 = 0 Nên bảo vệ không tác động.

27.2. Khi có sự cố trong vùng bảo vệ.

            Dòng Id sẽ chạy qua điểm trung tính và dòng thứ tự không sẽ chạy qua các biến dòng pha
I01và I02 .

+ Nên: I01 = IL1 + IL2 + IL3  = 0

+ Dòng so lệch : ISL0 = I01 + I02 = I02 ¹ 0 (vì I01 = 0)

+ Dòng của điểm trung tính: Id = |I01 – I02| - |I01 + -I02| = 0

      Bảo vệ sẽ tác động vì     :           ISL0 > Id


28.   Ý nghĩa việc phát hiện nguồn DC bị chạm đất:

  Nguồn DC trong trạm cấp cho các mạch rất quan trọng: mạch bảo vệ, điều khiển, liên động, tín
hiệu, chiếu sáng sự cố, thông tin liên lạc.... Nếu nguồn DC chạm đất chứng tỏ cách điện hệ thống DC
có chỗ suy giảm hoặc một lỗi nào đó. Nếu không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến sự cố trầm trọng hơn
gây mất những nguồn cực kỳ quan trọng như trên hoặc có trường hợp chạm đất dương nguồn tại 2
điểm sẽ làm cho MC tác động nhầm do dương nguồn sẽ trực tiếp vào cuộn cắt.

29.      Cách kiểm tra phát hiện hiện tượng chạm đất nguồn DC?

  Cho cắt dần từng mạch trong thời gian ngắn để xác định nơi bị chạm chập (trong 1 đến 2 giây).

  Trường hợp không xác định được chạm đất trong các mạch cung cấp cho phụ tải điện một
chiều phải phán đoán sự cố xảy ra trên thanh cái hoặc Accu. Khi cắt điện các vật này phải chú ý việc
cung cấp cho các phụ tải quan trọng.

  Khi xác định được mạch bị sự cố cũng phải tái lập ngay để tiếp tục cung cấp điện (ngoại trừ
đường dây cung cấp cho các thiết bị không quan trọng) và tìm biện pháp xử  lý bằng cách tách dần
các nhánh phụ tải nối vào đường dây để tìm điểm chạm đất.

  Ðể dễ dàng xác định điểm chạm đất có thể dùng đèn báo chạm đất hoặc thiết bị đo lường để
biết chạm đất ở cực dương (P) hay âm (N) của hệ thống một chiều.

 30.   Các trị số cách điện của hệ thống DC theo các cấp điện áp.

  Rcđ của từng cấp điện áp:

300KW           Đối với toàn bộ hệ thống điện một chiều .

          ³ 1MW         Đối với hệ thống làm việc riêng lẻ

Theo QPTBĐ của nhà xuất bản xây dựng năm 2001 thì Rcđ  của từng cấp điện áp như sau thì báo
tín hiệu:

20KW             Đối với cấp điện áp 220v

10KW             Đối với cấp điện áp 110v

5K W   Đối với cấp điện áp 48v

3KW    Đối với cấp điện áp 24v

31.   Thiết bị kiểm tra cách điện thường xuyên trên thanh cái DC phát tín hiệu khi cách điện
bị suy giảm:

  Rơle kiểm tra chạm đất nguồn DC là thiết bị hợp bộ với tủ chỉnh lưu.

  Khi cách điện DC bị suy giảm thì đèn tín hiệu tại tủ DC sẽ sáng đỏ.
32.     Cách thao tác khi vận hành hệ thống làm mát MBA ở chế độ bằng tay (Manual)? Các
điều cần lưu ý:

  Điều khiển tại phòng điều khiển:

+ Kiểm tra các khóa thao tác đóng/cắt các quạt ở vị trí cắt.

+ Chuyển khoá chọn chế độ tự động/bằng tay sang vị trí bằng tay.

+ Bật các khóa thao tác đóng/cắt của từng quạt mát sang vị trí đóng, kiểm tra động cơ quạt quay
theo chiều kim đồng hồ. Nếu đã chuyển khóa mà động cơ quạt không khởi động phải kiểm tra
áptômát cấp nguồn mạch điều khiển, nguồn cung cấp cho từng động cơ.

  Điều khiển tại tủ trung gian MBA:

+ Kiểm tra các khoá thao tác đóng/cắt các quạt ở vị trí cắt.

+ Chuyển khóa chọn chế độ tự động/bằng tay sang vị trí bằng tay.

+ Chuyển khóa chọn chế độ từ xa/tại chổ sang vị trí tại chổ

+ Bật các khóa thao tác đóng/cắt của từng quạt mát sang vị trí đóng, kiểm tra động cơ quạt quay
theo chiều kim đồng hồ. Nếu đã chuyển khoá mà động cơ quạt không khởi động phải kiểm tra
áptômát cấp nguồn mạch điều khiển, nguồn cung cấp cho từng động cơ.

*Các điều cần lưu ý:

Khi không cho động cơ quạt vận hành ở chế độ bằng tay nữa thì phải chuyển khóa chọn chế độ tự
động/bằng tay sang vị trí tự động, khóa chọn chế độ từ xa/tại chổ sang vị trí từ xa, các khóa thao tác
đóng/cắt của từng quạt mát phải ở vị trí đóng để chuẩn bị cho quạt vận hành ở chế độ tự động.

 II. LÝ THUYẾT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

A. Bậc 1/5:

Câu 1: Phân tích tình trạng làm việc bình thường trong mạng điện 3 pha trung tính cách
đất:

Xét một sơ đồ mạng điện đơn giản gồm máy phát, đường dây và phụ tải (như hình vẽ). Mỗi pha
của mạng điện đối với đất có một điện dung phân bố rải dọc theo chiều dài đường dây. Nhưng để
đơn giản coi rằng điện dung này tập trung ở giữa đường dây và đối xứng giữa các pha. Giữa các
pha với nhau cũng có điện dung, nhưng ở đây không xét vì chúng không ảnh hưởng đến phân tích
tình trạng làm việc của điểm trung tính. Ở đây cũng chỉ xét đến dòng điện dung vì dòng điện phụ tải 3
pha đối xứng không ảnh hưởng đến chế độ làm việc của điểm trung tính.

C
B
A
A

C
0
CA
0
CB
0
CC
0
CC
0
CB
0
CA

PT

   b)

   a)

 Trên hình vẽ là đồ thị véc tơ của điện áp và dòng điện dung ở trạng thái làm việc bình thường.
Bình thường có:

 0CA | = | 0CB | =| 0CC |


|

0
CS  = 0CA + 0CB + 0CC = 0

 | A | = | B | = | C | = | Pha |

0  =  A + B + C = 0

 Qua các biểu thức trên thấy rằng, tổng dòng điện dung chạy trong đất và điện áp của điểm trung
tính đều bằng không.

 Câu 2: Phân tích tình trạng khi chạm đất 1 pha hoàn toàn trong mạng điện 3 pha trung tính
cách đất?

Xét sơ đồ mạng điện 3 pha trung tính cách điện đối với đất có pha C chạm đất trực tiếp và đồ thị
véc tơ biểu diễn điện áp, dòng điện dung của nó. Khi pha C chạm đất trực tiếp, điện áp của nó đối
với đất bằng không Uc = 0, điện áp hai pha còn lại dịch chuyển đi một véc tơ - Uc; tức là coi tại chỗ
chạm đất có đặt thêm một điện áp - U c. Trên cơ sở đó có thể xây dựng được đồ thị véc tơ như hình
b. Dễ dàng viết được các biểu thức:

U ’A = UA – UC = UAB

U ’B  = UB – UC = UBC

U ’C  = UC – UC = 0

UAB = UA – UB = UAB

 Dấu phẩy phía trên để biểu thị cho chế độ chạm đất.      

C
B
A

CB

CA

   b)

   a)

   0

  - C

   0

A

B

CB

CA

  -  Cå

 Về dòng điện dung thì như sau: Vì điện áp hai pha không sự cố tăng lên  lần, nên giá trị dòng điện
dung của chúng cũng tăng  so với khi chưa chạm đất, tức là    I ’CB = √ 3I0CB, I ’CA = √ 3I0CA; còn dòng
điện dung pha chạm đất bằng không . Dòng điện dung tại chỗ chạm đất sẽ là:√

Về véctơ:          - I ’C =   I ’CA + I ’CB  

Giá trị dòng điện dung tại chỗ chạm đất khi chạm đất một pha được xác định theo công thức sau
đây.

Đường dây trên không:           ;

Đường dây cáp:                       ;

Trong đó:           là điện áp dây (kV);

                           L là chiều dài tổng các đường dây có nối điện với nhau (km).

Từ các phân tích trên, có thể rút ra các kết luận sau:

1/ Điện áp của pha chạm đất bằng không, điện áp hai pha còn lại tăng lên  lần (bằng điện áp dây).

2/ Điện áp dây của mạng điện không thay đổi.

3/ Điện áp của điểm trung tính tăng từ không đến điện áp pha.

4/ Dòng điện dung của các pha chạm đất tăng  lần, còn dòng điện dung tại chỗ chạm đất tăng lên
3 lần so với dòng điện dung một pha trước khi chạm đất.

 Câu 3:  Phân tích tình trạng khi chạm đất 1 pha hoàn toàn trong mạng điện 3 pha trung tính
nối đất qua cuộn dập hồ quang:
Cuộn dập hồ quang là cuộn cảm có lõi thép đặt trong một thùng chứa dầu máy biến áp (trông
giống như máy biến áp điện lực 1 pha). Điện kháng của cuộn dập hồ quang được điều chỉnh bằng
cách thay đổi số vòng dây hay khe hở của lõi thép.

   b)

   a)

CB

CA

   0

   Cå

A
C
B
L

  Cå

Khi chạm đất một pha, chẳng hạn pha C (như hình vẽ), điện áp điểm trung tính cũng là điện áp
trên cuộn dập hồ quang tăng lên bằng điện áp pha, trong cuộn dập hồ quang xuất hiện dòng điện
cảm L(chậm sau điện áp trung tính 900). Kết quả làn tại chỗ chạm đất có dòng điện dung và dòng
điện cảm ngược pha nhau (hình b). Nếu điều chỉnh điện kháng của cuộn dập hồ quang thích hợp,
dòng điện tại chỗ chạm đất bằng không.

Trong thực tế vận hành phải đóng cắt đường dây, dòng điện dung CS thay đổi, nên khó thực hiện
được L= CS . Mặt khác, phải điều chỉnh để còn lại một trị số D = L= CS nào đó để cung cấp cho rơle tác
động báo tín hiệu cho nhân viên trực nhật biết và kịp thời sửa chữa.

Giả sử mạng điện làm việc với toàn bộ đường dây mà hiệu chỉnh cuộn dập hồ quang sao
cho CS> L , tức là bù thiếu (D 1 = L= CS ). Rõ ràng khi có mọt số đường dây cắt đi thì D L giảm đi, không
đảm bảo cho rơ le tác động nên có thể không nhận biết được tình trạng chạm đất mọt pha trong
mạng. Ngược lại nếu chọn xl của cuộn dập hồ quang sao cho khi tất cả đường dây làm việc
IL > CS  ( tức là bù thừa) và khi đó D 2= L- CS . Khi có một số đường dây bị cắt sẽ kàm tăng giá trị D 2,
càng làm cho rơle dễ tác động, dễ dàng phát hiện có chạm đất một pha.

Tóm lại, trong lưới điện ba pha có trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang, cần phải bù thừa
IL> CS.

  Câu 4:Trình bày các sơ đồ phân phối ngoài trời dùng trong trạm biến áp ?

1. Sơ đồ 1 hệ thống thanh góp:

331
D1
D2
Sơ đồ hệ thống 1 thanh góp không phân đoạn
332
371
373
N1
N2
331
D1
D2
Sơ đồ hệ thống 1 thanh góp có phân đoạn bằng DCL
332
371
373
N1
N2

                 - Ưu điểm: cơ bản của một hệ thống thanh góp là đơn giản, giá thành hạ, dao cách ly
chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn khi tiến hành sửa chữa và đóng cắt khi không có dòng điện .

            - Sơ đồ một hệ thống TG không phân đoạn có các nhược điểm:

            + Khi sửa chữa thanh góp hoặc dao cách ly thanh góp của một mạch bất kỳ, cần phải cắt
các nguồn cung cấp, do đó phải ngừng làm việc các thiết bị trong thời gian sửa chữa.

            + Để sửa chữa một máy cắt của đường dây bất kỳ phải cắt đường dây đó và hộ tiêu mất
điện trong thời gian sửa chữa.

            + Ngắn mạch trên thanh góp sẽ dẫn tới bv tự đông cắt tất cả MC nối đến thanh góp, và các
thiết bị phải ngừng làm việc trong thời gian  loại trừ sự cố .

+ Do những nhược điểm trên, sơ đồ một hệ thống thanh góp không phân đoạn chỉ dùng cho thiết
bị có một nguồn cung cấp. Việc phân đoạn thanh góp sẽ tăng cường độ tin cậy làm việc của thiết bị
một hệ thống thanh góp. Số phân đoạn được xác định bằng số lượng và công xuất nguồn cung cấp.
đa số trường hợp số phân đoạn bằng số nguồn cung cấp. số đường dây được phân phối giữa các
phân đoạn sao cho khi cắt một phân đoạn sẽ không dẫn tới ngừng làm việc của các hộ tiêu thụ quan
trọng. Do đó các hộ tiêu thu quan trọng cần được cung cấp từ hai nguồn lấy từ hai phân đoạn khác
nhau

Sơ đồ 1 HTTG có MC phân đoạn.

             + Sơ đồ một hệ thống thanh góp phân đoạn bằng máy cắt (hình vẽ) có ưu điểm hơn. Bình
thường máy cắt phân đoạn MC có thể đóng hay cắt. Nhưng nếu máy cắt bình thường ở vị trí cắt thì
phải đặt thêm thiết bị tự động đóng nguồn dự trữ (TDD). Nhờ thiết bị TDD, máy cắt MC sẽ tự động
đóng lại khi nguồn cung cấp của phân đoạn bị cắt ra. Nếu máy cắt MC bình thương đóng và xảy ra
ngắn mạch trên bất kỳ phân đoạn nào thì máy cắt phân đoạn và máy cắt nguồn nối với phân đoạn ấy
bị cắt ra. Phân đoạn còn lại vẫn làm việc bình thường. Sơ đồ một hệ thống thanh góp phân đoạn
bằng máy cắt được dùng rộng rãi cho các nhà máy điện và trạm biến áp có số mạch ít và điện áp bất
kỳ .

            + Đối với nhà máy điện, trong điều kiện làm việc bình thường, máy cắt phân đoạn luôn luôn
đóng, còn đối vối trạm biến áp có thể đóng hay cắt máy cắt phân đoạn này.
            - Nhược điểm: của sơ đồ một hệ thống thanh góp phân đoạn bằng máy cắt là khi sự cố
hay sửa chữa một phân đoạn, các nguồn cung cấp và đường dây nối vào phân đoạn đó phải ngừng
làm việc. Khi sửa chữa máy cắt của một mạch nào đó, mạch ấy tạm thời mất điện .

1.      Sơ đồ một hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng.

   - Như đã phân tích ở trên, sơ đồ một hệ thống thanh góp có nhược điểm là sửa chữa máy cắt
của mạch nào thì mạch ấy mất điện. Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách đặt thêm một hệ
thống thanh góp đường vòng MCv. hệ thống thanh góp vòng được nối với mỗi mạch qua một giao
cách ly vòng

            - Lúc này máy cắt vòng đã thay thế cho máy cắt của đường dây đưa máy cắt đường dây ra
sửa chữa .

            - Khi hệ thống thanh góp làm việc được phân đoạn bắng may cắt hay dao cách ly , mỗi
phân đoạn đặt một máy cắ vòng , hoặc để tiết kiệm đặt một máy cắt vòng cho cả hai phân đoạn

            - Hai đường dây D3 vàD4 làm việc song song, cung cấp điện cho trạm t-1 Hai đường dây
D2 và D5 cung cấp điện cho trạm T-2, T-3, T-4. Đường dây D1 và D6 làm việc riêng rẻ được nối đến
hai phân đoạn khac nhau. Bình thường tất cả may cắt đường dây nguồn cung cấp và phân đoạn đều
đóng , máy cắt đường vòng MCv ở vị trí cắt .

            - Để giảm số lượng máy cắt có thể dùng sơ đồ hình 5-19c trong đó máy cắt vòng và máy
cắt phân đoạn chỉ là một. Nhưng nên nhớ rằng trong cùng một lúc máy cắt không thể làm hai nhiệm
vụ đồng thời. So với sơ đồ hình 5-19a.b thì sơ đồ này kinh tế hơn nhưng vận hành phức tạp.

TG
D1
D2
Sơ đồ hệ thống 1 thanh góp có thanh góp đường vòng
DCLV
N1
N2
MCV
DCLV
TGV

Sơ đồ 2 hệ thống thanh góp .

            - Sơ đồ hệ thống thanh góp có một máy cắt trên một mạch chỉ rõ trên hình vẽ.

            - Trong sơ đồ này mỗi một mạch được nối với hai hệ thống thanh góp qua một máy cắt và
hai dao cách ly thanh góp. Các mạch đường dây còn thêm dao cách ly đường dây. Một hệ thống
thanh góp làm việc, một hệ thống thanh gop dự trữ, ví dụ TG-1 còn TG-2 dự trữ hoặc ngược lại. Các
dao cách ly nối với thanh góp làm việc được đóng lại, các dao cách ly nối vơi thanh góp dự trữ được
mở ra. Sự liên lạc giữa hai thanh góp nhờ máy cắt nối MCn.
            - Ưu điểm của sơ đồ hai hệ thống thanh góp là lần lượt sửa chữa từng thanh góp mà
không hộ tiêu thụ nào mất điện, sửa chữa dao cách ly thanh góp của mạch nào thì mạch ấy mất
điện, nhanh chóng phục hồi sự làm việt của thiết bị khi ngắn mạch trên hệ thống thanh góp làm việc,
sửa chữa máy cắt của mạch bất kỳ mạch ấy không phải ngừng làm việc lâu dài.

            - Sửa chữa bất kỳ các dao cách ly thanh góp nào cũng phải thao tác như sửa chữa thanh
góp và dao cách ly thanh góp ngừng làm việc .

            - Nhược điểm của sơ đồ hai hệ thống thanh góp là dùng dao cách ly thao tác đóng cắt các
mạch dòng điện song song. nếu thao tác nhầm lẫn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác nếu
không phân đoạn thanh góp làm việc thì khi ngắn mạch sẽ gây mất điện toàn bộ. Để khắc phục
nhược điểm này người ta cho vận hành hai thanh góp, mỗi thanh góp được nối với nửa nguồn và
một số tiêu thụ còn may cắt nối đóng lại để liên lạc giữa hai thanh góp. Như vậy trong tình trạng vận
hành này, hệ thống hai thanh góp phân đoạn giống như một hệ thống thanh góp có phân đoạn, trong
đó máy cắt nối đóng vai trò như máy cắt phân đoạn. Chế độ vận hành này được áp dụng rộng rãi
cho các thiết bị có điện áp tư 35 kV trở lên.

         - Nhược điểm thứ ba sơ đò hai hệ thống thanh góp là khi sửa chữa máy cắt của mạch bất
kỳ, mạch ấy tạm thời mất điện. Dùng sơ đồ hai hệ thống thanh góp sẽ tốn nhiều dao cách ly, bố trí
thiết bị phân phối phức tạp và giá thành cao nhất là đối với thiết bị ở trong nhà do đó ở cấp điện áp
6/10 kV người ta rất ít dùng sơ đồ này .

2.      Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng . (hình vẽ)

D1
Sơ đồ hệ thống 2 thanh góp có thanh góp vòng
N1
TG1
D2
N2
MCN
TG2
MCN2
MCN1
DCL2
DCL1
MCV
MCĐD1
MCĐD2
DCLV
DCLV
DCLV

          - Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng khắc phục được  nhược điểm hai
hệ thống thanh góp trên :

            - Sửa chữa mảy cắt của một mạch bất kỳ vẫn không gây mất điện dù chỉ là tạm thời. Các
mạch đều được nối vối thanh góp vòng qua dao cách ly vòng. Ngoài ra máy cắt nối liên lạc giữa hai
hệ thống thanh góp chính còn có máy cắt vòng nối thanh góp đường vòng với hai hệ thống thanh
góp chính. Trong một số trường hợp để tiết kiệm. Người ta không đặt máy nối thanh góp riêng mà
chỉ sử dụng máy cắt đường vòng và thêm một dao cách ly phụ nữa (hình). Nhưng sử dụng máy cắt
đường vòng làm việc như cắt nối thanh góp chỉ thích hợp khi bình thường vận hành trên một hệ
thống thanh góp. Những thiết bị bình thường vận hành cả hai hệ thống thanh góp thì khi sửa chữa
một máy cắt nào đó thì phải chuyển tất cả các mạch sang một hệ thống thanh góp và máy cắt nối lúc
này làm nhiệm vụ của máy cắt đường vòng.

            - Sơ đồ hai hệ thống thanh góp của thanh góp đường vòng đảm bảo liên tục cung cấp điện
hơn nhưng tốn nhiều dao cách ly, cấu tạo thiết bị phân phối phức tạp. Sơ đồ này ứng dụng cho các
thiết bị quan trọng có điện áp từ 110 kV trở lên .

3.      Sơ đồ đa giác.

            - Trong sơ đồ đa giác thanh góp được ghép thành vòng kín (hình) giữa hai máy cắt phân
đoạn chỉ có một mach và trên các mạch không có máy cắt bảo vệ riêng. Khi sửa chữa máy cắt bất kỳ
không có mạch nào mất điện. Sơ đồ này có máy cắt bằng số mạch nhưng tính bảo đảm cung cấp
điện cao hơn sơ đồ một hệ thống thanh góp .

            - Tuy nhiên sơ đồ này có nhược điểm là khi sửa chữa hay dao cách ly thanh góp thì đa
giác bị hở. Khi đó nếu xảy ra ngắn mạch ở mạch khác khong kề với nó thì đa giác có thể bị tách ra
hai phần , vì vậy dẫn đến một số đường dây hay máy biến áp bị mất điện. Các khí cụ điện phải chọn
theo dòng cực đại khi đa giác bị hở. Dòng điện này lớn hơn dòng điện làm việc qua khí cụ điện khi
đa giác kín rất nhiều, vì vậy phải chọn khí cụ điện có dòng định mức lớn .

            - Cấu tạo thiết bị phân phối của sơ đồ đa giác phức tạp và bảo vệ role cho các đường dây,
máy biến áp khó khăn hơn. Vì vậy người ta chỉ sử dụng các sơ đồ đa giác với số cạnh lớn nhất là 6.

4.      Sơ đồ cầu .

            - Đặt điểm của sơ đồ này là số máy cắt ít hơn số mạch mà tính đảm bảo cung cấp điện vẫn
khong kém. Sơ đồ cầu được áp dung khi có bốn mạch .

            a. Sơ đồ cầu có máy cắt ở phía máy biến áp (hình vẽ).

            - Trong sơ đồ này về phía đường dây không có máy cắt mà chỉ có dao cách ly. Khi sửa
chữa hay sự cố một máy biến áp hai đường dây vẫn làm việc bình thường. Ngược lại khi sửa chữa
hay sự cố một đường dây thì một máy biến áp tạm thời mất điện. Sau đấy có thể dungfdao cách ly
đường dây tách rời đường dây bị sự cố hay cần sửa chữa để khôi phục lại sự làm việc bình thường
của máy biến áp. sơ đồ này chỉ thích hợp cho các trạm biến áp cần phải thường xuyên đóng, cắt
máy biến áp (trong một số trạm biến áp, phụ tải thay dổi nhiều, tại những giờ phụ tải thấp người ta
muốn cắt bớt một số máy biến áp để giảm tổn thất công xuất trong nó) và đường dây ngắn .

            b. Sơ đồ cầu có máy cắt ở phía đường dây ( hình)

                     - Trong sơ đồ này về phía đường day cao áp của máy biến áp không đặt máy cắt.
Những ưu, nhược điểm của sơ đồ cầu có máy cắt ở phía đường dây hoàn toàn ngược với nhũng
ưu , nhược điểm của sơ đồ cầu có máy cắt dặt phía cao áp của máy biến áp.
            - Ưu điểm: sơ đồ này là nhược điểm của sơ đồ kia, thật vậy trong sơ đồ này, khi ngắn
mạch trên một đường dây nào thì chỉ có đường dây đó mất điện, các máy biến áp vẫn làm việc bình
thường. Nhưng khi sự cố trong máy biến áp thì một đường dây tạm thời bị mất điện. Vì vậy sơ đồ
này thích hợp cho các trạm biến áp và chiều dài đường dây lớn.

            c. Sơ đồ cầu mở rộng .

            - Do ưu điểm của sơ đồ cầu là kinh tế và tính đảm bảo cung cấp điện tương đối cao, nên
người ta dùng sơ đồ cầu cho cả trường hợp, thiết bị có năm mạch như hai máy biến áp và ba đường
dây hoặc ba máy biến áp và hai đường dây.

            - Cần chú ý rằng trong các sơ đồ cầu không đặt máy cắt phía cao áp của máy biến áp thì
cần cắt máy biến áp người ta phải cắt phía hạ áp, sau đáy tiến hành cắt máy biến áp ở trạng thái
không tải bằng dao cách ly.

- Khi xây dựng thiết bị phân phối theo sơ đồ cầu cần phải chú ý đến sự phát triển sau này, sao cho
sơ đồ cầu có thể trở thành sơ đồ hệ thống thanh góp.

 Câu 5: Trình bày các biện pháp giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong lưới
điện?

Các biện pháp chủ yếu để giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong lưới điện:

Để giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong lưới điện:

Từ biểu thức: Tổn thất công suất:

Có thể đưa ra các biện pháp:

-         Giảm điện trở R trên đường dây: phải tăng tiết diện dây dẫn, dẫn đến phải tăng khả năng
chịu đựng của móng, cột: Phương pháp này không kinh tế.

-          Tăng điện áp định mức của hệ thống. Do máy phát điện không có khả năng phát ra điện áp
cao phù hợp với điện áp yêu cầu, cho nên để nâng cao điện áp người ta xây dựng các trạm tăng áp,
và để phù hợp với cấp điện áp phụ tải người ta dùng các trạm giảm áp.

-         Nâng cao hệ số công suất cosj ở các hộ xí nghiệp bằng cách hạn chế cho các động cơ làm
việc non tải hoặc không tải.

-         Phân bố công suất tác dụng, công suất phản kháng trong mạng theo một phương thức kinh
tế nhất

-         Máy biến áp vận hành với phương thức tổn thất điện năng ít nhất.

Lựa chọn sơ đồ đấu dây hợp lý nhất cho mạng điện.

-  Dùng mạng kín mà không dùng mạng hở.


-         Kiểm tra thường xuyên tổn thất điện năng trong mạng.

  Câu 6:  Trình bày các phương pháp điều chỉnh điện áp trong lưới điện.

a.      Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp của MFĐ:

Để đảm bảo điện áp đầu ra phù hợp với yêu cầu của hộ tiêu dùng. Khi phụ tải tăng lên thì phải
điều chỉnh nâng cao điện áp của MF. Khi phụ tải giảm xuống thì ta phải hạ thấp điện áp của MF để
đảm bảo độ lệch điện áp không vượt quá giá trị cho phép.

b.      Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi  đầu phân áp của MBA :

Điện áp thấp nhất xuất hiện trên thiết bị  khi phụ tải là cực đại  và điện áp cao nhất xuất hiện khi
phụ tải là cực tiểu . Một trong  những biện pháp cơ bản  để đảm bảo điện áp cần thiết  trên thiết bị
tiêu thụ là chọn đầu phân áp của MBA là thay đổi  tỉ số biến K  của MBA để đạt được trị số điện
áp  yêu cầu của phụ tải.

c.      Điều chỉnh điện áp bằng MBA điều áp dưới tải:

Việc thay đổi điện áp bằng cách thay đổi đầu phân áp, phải tiến hành cắt điện tuy nhiên trong một
số trường hợp không cho phép cắt điện phụ tải. Vì vậy người ta dùng MBA đặc biệt để điều chỉnh
điện áp gọi là MBA điều áp dưới tải.

MBA điều áp dưới tải cho phép thay đổi đầu phân áp mà không cần phải cắt điện. Nhờ vậy ta có
thể thay đổi  đầu phân áp ứng với trạng thái vận hành của  phụ tải  để luôn luôn giữ cho điện áp gần
bằng hoặc lớn hơn điện áp định mức.

  Câu 7:  Nêu các sơ đồ nối dây của TI, TU trong bảo vệ rơle ?

a.      Sơ đồ nối dây của TI trong bảo vệ Rơle:

1.   Sơ đồ nối các biến dòng điện và rơle theo hình sao hoàn toàn.

- Trong sơ đồ này các biến dòng điện đặt trên cả ba pha, cuộn dây  của rơle được nối vào dòng
điện ba pha toàn phần (hình 1a). Dây trung tính (dây về) bảo đảm sự làm việc đúng của sơ đồ khi
ngắn mạch chạm đất hoặc khi ngắn mạch 2 pha . Khi hệ thống làm việc bình thường và khi ngắn
mạch 3 pha dòng điện I0 = 0 và trong dây trung tính (về nguyên tắc) không có dòng điện.

- Khi ngắn mạch chạm đất dòng điện chạy trên dây trung tính là:

                             3    =    +    +

- Sơ đồ sao hoàn toàn có thể làm việc cả khi ngắn mạch một pha. Tuy nhiên, hiện nay để bảo vệ
chống ngắn mạch một pha, người ta thường dùng sơ đồ hoàn hảo hơn có bộ lọc thành phần thứ tự
không.

 *
*
*
IA
IB
IC
Ia
Ib
Ic
Sơ đồ hình sao hoàn toàn

2.   Sơ đồ nối các biến dòng điện và rơle theo hình sao khuyết.

- Các biến dòng điện chỉ đặt trên hai pha, cuộn dây của rơle cũng nối vào dòng điện pha toàn phần
(hình 2).

                               = - (    +    )

        hay                            =         

- Như vậy trong sơ đồ này dòng điện Iv tồn tại cả trong tình trạng làm việc bình thường và dây về
bảo đảm sự làm việc bình thường của các biến dòng điện trong tình trạng này. Dây về còn bảo đảm
sự tác động đúng của bảo vệ khi ngắn mạch hai pha trong đó một pha không đặt biến dòng điện (pha
B) và khi ngắn mạch nhiều pha .

- Khi ngắn mạch một pha không đặt biến dòng điện (pha B của hình 2) sơ đồ của hình sao khuyết
sẽ không làm việc, vì vậy sơ đồ này chỉ dùng để chống ngắn mạch nhiều pha.

*
*
IA
IB
IC
Ia
Ic
Sơ đồ hình sao khuyết

3.                        Sơ đồ nối một rơle vào hiệu số dòng điện hai pha:

- Sơ đồ này còn được gọi là sơ đồ hình số 8. Dòng điện đi vào rơle là:

                                       =      -     
ở tình trạng đối sứng:      IR    =  Ia  =    Ic

Như vậy hệ số sơ đồ: ksd =

- Sơ đồ dùng một rơle nối vào hiệu số dòng điện hai pha có độ nhạy:

                     

Kn =     phụ thuộc vào dạng ngắn mạch.

+ Khi ngắn mạch 3 pha dòng điện trong rơle I(3)R = . I(3)NT (hình 3b) trong đó I(3)NT là dòng điện ngắn
mạch 3 pha đã quy đổi về phía thứ cấp của biến dòng điện.

+ Khi ngắn mạch hai pha có đặt biến dòng điện (pha A, C):

I(3)R.AC = 2I(2)NT.

+ Khi ngắn mạch hai pha, trong đó một pha không đặt biến dòng điện (AB hoặc BC):

I(2)RAB =  I(2)NT   (hình 3c)

Như vậy ở hai trong ba trường hợp ngắn mạch hai pha, sơ đồ có độ nhạy    lần bé hơn khi ngắn
mạch hai pha. Đây là khuyết điểm của sơ đồ nối một rơle vào hiệu số dòng điện hai pha.

*
IA
IB
IC
Ia
Ic
Sơ đồ hình số 8
*

b. Sơ đồ nối của TU trong bảo vệ rơle:

1.  Sơ đồ nối các cuộn dây theo hình sao hoàn toàn: 

- Có thể dùng ba biến điện áp một pha hoặc một biến điện áo ba pha.

Sơ đồ nối các biến điện áp theo hình sao với các rơle nối vào điện áp dây(a),điện áp pha (b), và
điện áp giữa ba pha và điểm trung tính của hệ thống điện áp dây.

- Sơ đồ có thể cung cấp cho rơle các điện áp dây, các điện áp pha và các điện áp giữa các pha và
điểm trung tính của hệ thống điện áp dây (hình 1: a,b,c).

- Điện áp đặt vào các rơle:


  Ua0 = ; Ub0 = ;  Uc0 = ;

A
B
C
A
B
C
0

 Sơ đồ hình sao hoàn toàn.

 2.      Sơ đồ nối các cuộn dây theo hình chữ V:

Sơ đồ được tạo thành bởi hai biến điện áp một pha nối vào hai điện áp dây bất kỳ của mạng sơ
cấp và được dùng rộng rãi trong các hệ thống điện áp 35kV khi không cần lấy (dùng) điện áp pha đối
với đất.

A
B
C

Sơ đồ hình chữ V

 3. Sơ đồ bộ lọc điện áp thứ tự không .

- Sơ đồ được tạo thành bởi ba biến điện áp một pha hoặc một biến điện áp ba pha năm trụ có hai
cuộn dây thứ cấp, một cuộn dây nối hình sao có trung tính nối đất, một cuộn nối hình tam giác hở.
Điện áp đặt vào rơle nối vào hai đầu tam giác hở.(hình 3a):

 =  +  +  =  ( +  + ) =  .   
 

 - Cũng có thể lấy được điện áp U0 bằng cách nối đất điểm trung tính của hệ thống, (ví dụ của máy
phát điện hình 3b) qua một biến điện áp một pha. Rơle được nối vào cuộn thứ cấp của biến điện áp.
Khi chạm đất sẽ dịch chuyển điện áp U0 của điểm trung tính và trên các cực của rơle có điện áp UR= .
U0

A
B
C

Sơ đồ bộ lọc thứ tự không.

  Câu 8: Trình bày nguyên lý làm việc của các rơle bảo vệ dùng trong trạm biến áp?
a. Bảo vệ quá dòng: là loại bảo vệ tác động khi dòng diện qua chỗ đặt thiết bị bảo vệ vượt quá giá
trị định trước. Có thể chọn bảo vệ quá dòng điện thành bảo vệ dòng điện cực đại hay bảo vệ dòng
điện cắt nhanh. Chúng khác nhau ở chổ cách đảm bảo yêu cầu tác động chọn lọc và vùng bảo vệ tác
động. Để đảm bảo dòng điện cực đại tác động chọn lọc, người ta tạo cho nó thời gian trì hoãn thích
hợp. Để đảm bảo chính xác chọn lọc cho bảo vệ cắt nhanh cần chọn dòng khởi động thích hợp.
Vùng bảo vệ của bảo vệ dòng điện cực đại gồm cả phần tử được bảo vệ. Vùng bảo vệ của bảo vệ
cắt nhanh chỉ một phần của phần tử được bảo vệ.

Nhược điểm của bảo vệ quá dòng là không đảm bảo được tính chọn lọc của bảo vệ trong các lưới
điện phức tạp có nhiều nguồn cung cấp.

b. Bảo vệ dòng điện có hướng: là loại bảo vệ làm việc theo giá trị dòng điện tại chỗ nối rơle và
góc pha của dòng điện ấy với điện áp thanh cái của trạm có đặt bảo vệ. Bảo vệ tác động nếu I R >
IKĐvà pha của nó phù hợp với trường hợp ngắn mạch ở đường dây được bảo vệ. Như vậy bảo vệ
dòng điện có hướng là bảo vệ quá dòng điện cộng với bộ phận làm việc theo góc pha của dòng điện
và điện áp tại chổ đặt bảo vệ.

Trong bảo vệ quá dòng điện có hướng người ta dùng rơle công suất để định hướng tác động cho
bảo vệ và chỉ cho phép tác động khi công suất ngắn mạch đi từ thanh góp hướng ra đường dây.

c. Bảo vệ khoảng cách: là loại bảo vệ có bộ phận cơ bản là bộ phận đo khoảng cách, làm nhiệm
vụ xác định tổng trở từ chỗ đặt bảo vệ tới điểm ngắn mạch. Thời gian làm việc của bảo vệ phụ thuộc
vào quan hệ giữa dòng điện và điện áp đưa vào phần đo lường của bảo vệ và góc lệch pha giữa
chúng. Thời gian này tăng lên khi tăng khoảng cách từ chổ hư hỏng tới chổ đặt bảo vệ. Bảo vệ đặt
gần chỗ hư hỏng nhất có thời gian làm việc bé nhất.

d. Bảo vệ so lệch: là loại bảo vệ làm việc dựa trên nguyên tắc so sánh trực tiếp dòng điện trên
các nhánh của đối tượng bảo vệ.

e. Bảo vệ hơi thùng dầu MBA: trong MBA mọi sự cố xảy ra đều làm cho dầu bốc hơi và lượng
hơi này được chuyển từ bình dầu chính sang bình dầu phụ MBA. Lợi dụng hiện tượng này người ta
dùng rơle hơi để bảo vệ cho MBA.

Rơle hơi gồm 2 phao thủy tinh 1 và 2, bên trong chứa tiếp điểm thủy ngân được cố định trên giá
đỡ. Ở trạng thái làm việc bình thường trong bình chứa rơle hơi chứ đầu dầu MBA nên các tiếp điểm
của phao 1 và 2 mở. Khi có sự cố nhẹ trong MBA thì dầu trong MBA bốc hơi hoặc mức dầu hạ thấp
làm cho phao 1 chìm xuống đóng tiếp điểm đi báo tín hiệu. trường hợp khi có sự cố nặng dầu trong
MBA bốc hơi nhiều làm cho phao 1 và 2 chìm xuống, khi phao 2 chìm tiếp điểm của nó đóng lại gởi
tín hiệu đi cắt.

 Câu 9:   Cho biết công dụng và phạm vi bảo vệ của cột thu lôi ?

Công dung của cột thu lôi: để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào đối tượng cần bảo vệ (trạm
biến áp) người ta dùng cột thu lôi.

1/ Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét.


Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét là miền được giới hạn bỡi mặt ngoài của hình chóp tròn xoay
có đường sinh xác định bởi phương trình:

                  1.6

rx =                       (h – hx)

            1 + hx/h

Với:    h - độ cao cột thu sét.

            rx - bán kính của phạm vi bảo vệ ở mức cao hx.

            hx - độ cao của vật cần được bảo vệ.

            (h – hx) - độ cao hiệu dụng của cột thu sét.

để thuận tiện trong tính toán thiết kế thường dùng phạm vi bảo vệ dạng đơn giản hóa (hình vẽ).

 Đường sinh của hình chóp có dạng gãy khúc, một trong các đoạn của nó (ab) là phần đường
thẳng nối đỉnh cột thu sét tới điểm trên mặt đất cách chân cột 0.75h, còn cột kia (bc) là phần đường
thẳng nối giữa điểm cao 0.8h trên thân cột tới điểm cách xa chân cột 1.5h. Từ hình vẽ ta thấy, điểm b
có độ cao 2h/3. bán kính bảo vệ ở các mức cao khác nhau được tính toán theo các công thức sau
đây:

-         Khi hx ≤ 2h/3 thì : rx = 1,5 h (1 – hx/0,8h).P

-         Khi hx > 2h/3 thì : rx = 0,75 h (1 – hx/0,8h).P

Các công thức trên chỉ dùng trong trường hợp cột thu sét cao tới 30m. Hiệu quả của cột thu lôi cao
hơn 30m sẽ bị giảm do độ cao định hướng của sét giữ hằng số. Có thể dùng các công thức trên tính
toán phạm vi bảo vệ nhưng phải nhân thêm hệ số hiệu chỉnh P=5.5/  và trên hình vẽ dùng các hoành
độ 0,75 hp và 1,5 hp.

2/ Phạm vi bảo vệ của 2 và nhiều cột thu lôi. Hình vẽ.

            - Giả sử đối tượng cần được bảo vệ nằm trong vùng bảo vệc của 2 cột thu lôi như
hình vẽ.

Lúc này chiều ngang hẹp nhất bx của phạm vi bảo vệ ứng với độ cao hx của đối tượng cần được
bảo vệ, được xác định như sau:                                    

 bx =2Rx(7ha-a)/(14ha-a).

 Trong đó:

+ a: là khoảng cách giữa 2 cột thu lôi.


Hai cột thu lôi chỉ có tác dụng lẫn nhau nếu a/ ha ≤ 7. Muốn xác định bề ngang hẹp nhất bxngười ta
ta xác định tỷ lệ a/ha.Giả sử ta có: a/ha=3, sau đó ta  hãy tìm tỷ lệ hx/h, ví dụ trường hợp này tỷ
lệ  hx/h=0,3, tức là hx=0,3h, từ đó ta có bx=0,9ha.

Trường hợp đặt nhiều cột thu lôi thì các phần ngoài của khu vực bảo vệ cũng được xác định theo
các công thức trên. Cần phải kiểm tra điều kiện bảo vệ an toàn cho toàn diện tích cần được bảo vệ.
Vật có độ cao hx nằm trong trạm sẽ được bảo vệ nếu thoả mãn điều kiệt:

D ≤ 8(h-hx) với h ≤ 30m

            D ≤ 8(h-hx).P với P>30m

 Câu 10: Cho biết công dụng và phạm vi bảo vệ của dây chống sét?

a. Công dụng của dây chống sét:

- Hệ thống thu sét bao gồm: bô phận thu sét (kim, dây), bộ phận nối đất và các dây dẫn liên quan
đến hai bộ phận này. Tác dụng bảo vệ hệ thống thu sét tập trung điện tích ở đỉnh nhọn bộ phận thu
sét, tạo nên điện trường lớn nhất giữa nó với đầu tia tiên đạo để thu hút sét và hình thành khu vực
an toàn bên dưới, xung quanh hệ thống thu sét.

- Dây chống sét được dùng để bảo vệ chống sét đánh thẳng trực tiếp vào đường dây tải điện trên
không.

b. Phạm vi bảo vệ của dây chống sét:

Phạm vi của dây chống sét được tạo bởi mặt cắt thẳng đứng theo phương vuông góc với dây
chống sét có hoành độ: 0,6hp và 1,2hp.

- p = 1                           khi h £ 30m.

-         khi 30m < h £ 60m.

  b-1: Phạm vi bảo vệ của 1 dây chống sét:

h: là độ treo cao dây chống sét.

hx: là độ cao của vật cần bảo vệ.

bx: là bán kính của phạm vi bảo vệ của dây chống sét ở độ cao hx.

Phạm vi bảo vệ bx theo hx như sau:

* Với dây chống sét có độ treo cao h £ 30m.

hoặc thep phương pháp đơn giản:

Khi             
Khi             

* Với dây chống sét có độ treo cao 30m < h < 250m.

Phạm vi bảo vệ theo chiều cao (mặt cắt đứng) giảm một khoảng cách Dh tính từ đỉnh. Với Dh tính
theo:

b-2: Phạm vi bảo vệ của 2 dây chống sét:

Khi 2 dây chống sét đặt cách nhau S = 2R = 4h thì mọi điểm trên mặt đất nằm giữa 2 dây dẫn sẽ
được bảo vệ an toàn. Nếu S < 4h giữa hai dây có thể bảo vệ được một độ cao:

Khi dây dẫn 3 pha của đường dây tải điện cùng nằn trên một mặt phẳng ngang thì điều kiện của
dây giữa vời độ cao hDD được bảo vệ là khoảng cách S giữa 2 dây chống sét phải thỏa mãn điều
kiện:

b-3: cách xác định phạm vi bảo vệ của dây chống sét của đường dây tải điện cao áp:

Độ treo cao trung bình của dây dẫn thường lớn hơn 2h/3, do đó trong trường hợp này việc vẽ toàn
bộ phạm vi bảo vệ của dây chống sét là không cần thiết mà thông thường chỉ cần xác định góc bảo
vệ a là đủ.

a là góc tạo thành giữa đường thẳng nối liền các điểm treo dây chống sét và dây dẫn và đường
thẳng vuông góc với mặt đất qua dây chống sét.

a càng bé thì xác xuất sét đánh vào dây dẫn va cáng bé:

Với hc là chiều cao cột điện tính bằng mét, a là góc bảo vệ tính bằng độ.

Ở trường hợp giới hạn  thì dây chống sét có thể bảo vệ được một góc agh bằng

trong thực tế để tăng mức mức an toàn, tức là giảm xác suất sét đánh vòng qua dây chống sét vào
dây dẫn, người ta thường chọn a = 20 ¸ 25o cho các đường dây tải quan trọng.

  Câu 11:  Cho biết công dụng của các loại nối đất trong hệ thống?

- Nối đất làm việc: là để đảm bảo sự làm việc bình thường của thiết bị hoặc một số bộ phận của
thiết bị theo chế độ làm việc đã định sẵn nhứ nối đất trung tính MBA, cuộn kháng điện, dao nối đất.

- Nối đất an toàn: là để bảo vệ cho người khi tiếp xúc với các phần vỏ máy bình thường không
mang điện nhưng khi cách điện bị chọc thủng điện áp cao xâm nhập sang phía điện áp thấp mà
không gây ra tai nạn điện giật. Vì vậy nối đất an tpoàn còn được gọi là nối đất bảo vệ. Ví dụ như nối
đất một đầu cuộn thứ cấp ở TU, TI, nối dất DCL, MC khi sữa chữa.

- Nối đất chống sét: Để đảm bảo tản dòng điện sét xuống đất khi có sét đánh vào cột thu lôi, dây
chống sét, đường dây tải điện nhằm giảm nhỏ điện áp do sét gây ra không làm hư hỏng cách điện
của thiết bị. Nối đất chống sét có 2 loại: nối đất cho cột thu lôi, dây chống sét và nối đất cho các thiết
bị chống sét như PT (chống sét ống), PB (chống sét van).
 

Câu 12: Hồ quang điện là gì? Nguyên nhân, tác hại và các phương pháp dập tắt hồ quang?

- Hồ quang điện là hiện tượng phóng điện tự duy trì trong chất khí với mật độ dòng rất lớn (hàng
nghìn A/cm2), nhiệt độ rất cao có thể đạt đến 100000C ở phần trung tâm hồ quang và 3000 đến
40000C ở phần bề mặt hồ quang.

- Nguyên nhân sinh ra hồ quang điện:

+ Do đóng cắt đầu tiếp xúc của các khí cụ điện.

+ Do phóng điện trong quá trình ngắn mạch.

+ Do quá trình ion hoá chất khí giữa hai đầu tiếp xúc của khí cụ điện.

- Tác hại của hồ quang điện:

+ Vì hồ quang phát sinh ra nhiệt độ cao, do đó sau mỗi lần đóng cắt bề mặt tiết xúc của tiếp điểm
thường bị cháy rỗ.

+ Hồ quang có thể phát sinh đan chéo giữa các pha gây nên hiện tượng ngắn mạch nhiều pha.
Trường hợp này thường xẩy ra khi thiết bị đóng cắt bị hỏng bộ dập hồ quang.

+ Nếu để xảy ra hồ quang điện chập chờn có thể gây ra hiện tượng quá điện áp nội bộ làm hỏng
cách điện của máy điện hoặc hỏng cách điện của đường dây tải điện.

+ Hồ quang có thể gây bỏng hoặc tử vong cho con người.

+ Hồ quang có thể gây ra hoả hoạn nếu nó phát sinh ở những nơi có vật liệu dễ cháy nổ.

- Các phương pháp dập tắt hồ quang:

+ Kéo dài hồ quang điện: khi hồ quang bị kéo dài thì điện áp duy trì nó cần phải cao. Nếu điện áp
hai đầu tiếp xúc nhỏ hơn điện áp duy trì thì hồ quang sẽ bị dập tắt nhanh chóng.

+ Chia hồ quang thành nhiều hồ quang ngắn: dùng các tấm kim loại đặt song song trong buồng
chứa các đầu tiếp xúc để chia nhỏ hồ quang để dễ dàng dập tắt.

+ Dập tắt hồ quang trong khe nhỏ của buồng dập hồ quang: cháy trong khe nhỏ, hồ quang bị hạ
nhiệt độ nhanh hơn và các phần tích điện của nó khuếch tán vào môi trường xung quang, dẫn đến
khử ion và hồ quang bị dập tắt nhanh chóng.

+ Chuyển động hồ quang trong từ trường: hồ quang được coi như một dây dẫn có dòng chạy qua.
Khi hồ quang đặt trong từ trường H thì sẽ có lực F tác dụng lên nó. Nếu hướng từ trường vuông góc
với trục hồ quang thì hồ quang bị chuyển động tịnh tiến và bị đẩy vào khe hở của buồng dập tắt hồ
quang. Khi từ trường tròn, hồ quang chuyển động quay, dễ dàng được làm mát và khử ion. Đối với
khí cụ trên 1000V, có thể dùng biện pháp dập tắt hồ quang khe hở và trong từ trường nêu ở trên.
+ Dập tắt hồ quang trong dầu cách điện: nếu các đầu tiếp xúc được đặt trong dầu cách điện, khi hồ
quang xuất hiện, dưới tác dụng nhiệt của hồ quang dầu bị phân tích tạo thành bọt khí áp suất cao
làm cho hồ quang bị kéo dài và bị dập tắt.

+ Dập tắt hồ quang bằng thổi không khí: hồ quang được làm nguội nhanh hơn khi có luồng khí
chuyển động có hướng thổi vào. Thổi dọc hay thổi ngang vào hồ quang tạo điều kiện tiếp xúc các
phần tử khí với hồ quang, dẫn tới khuếch tán và làm nguội hồ quang dễ dàng. Tốt nhất là thổi hồ
quang bằng khí lạnh từ các bình nén khí. Biện pháp thổi không khí để dập tắt hồ quang được dùng
trong máy cắt không khí

+ Dập tắt hồ quang bằng cách dùng nhiều chỗ cắt: cắt mạch điện với dòng điện càng lớn và điện
áp càng cao càng khó khăn vì rằng khi năng lượng lớn, điện áp phục hồi cao, khử ion trong khe khó
khăn hơn. Vì vậy trong các máy cắt điện cao áp dùng nhiều chỗ cắt trong một pha, điện áp càng cao
càng nhiều chỗ cắt.

+ Dập tắt hồ quang bằng môi trường chân không: hồ quang bị dập tắt trong môi trường chân
không có độ bền điện cao gấp hàng chục lần so với không khí ở áp suất thường.

+ Dập tắt hồ quang bằng khí áp suất cao: khí áp suất cao có độ bền cách điện cao. Đặc biệt khí
SF6 có thể dập tắt hồ quang ngay cả ở áp suất thường.

                 Câu 13: Cho biết công dụng và phân loại các tủ bảng điều khiển trong trạm biến áp
?

                  + Công dụng:

Các tủ bảng trong trạm biến áp dùng để lắp đặt các thiết bị như rơ le bảo vệ, các đồng hồ đo
lường, các sa cô tín hiệu, các khóa điều khiển đóng cắt từ xa MC, DCL.... là nơi trung gian để nối dây
các mạch nhị thứ một cách chắc chắn, thuận lợi cho việc thí nghiệm, kiểm tra trong vận hành. Cách
ly các thiết bị nhị thứ với môi trường bất lợi.

            + Phân loại:

Tùy theo nhiệm vụ cụ thể mà ta phân loại như sau:

-                     Tủ điều khiển: dùng để lắp đặt các khóa điều khiển đóng cắt, hiển thị sơ đồ phương
thức vận hành của trạm. lắp đặt các bộ báo tín hiệu, các đồng hồ đo lường …

-                     Các tủ rơ le: phần lớn được lắp đặt các thiết bị như rơ le bảo vệ, các hàng kẹp đấu
dây trung gian.

Các tủ đấu đây ngoài trời của thiết bị: là nơi trung gian để đấu cáp nhị thứ của thiết bị ngoài trời
với các thiết bị điều khiển, bảo vệ ở nhà vận hành.

  Câu 14: Cách lắp đặt tủ bảng điều khiển?

- Công tác xây dựng móng đặt tủ phải chắc chắn.


- Các tủ điện và bảng điện phải được cân chỉnh trên cùng một đường tâm và phải được cố định
chắc chắn.

- Quá trình cẩu hoặc di chuyển phải cẩn thận, chắc chắn. Dùng dây luộc hoặc dây xích phải đảm
bảo, tránh rơi rớt, va chạm để làm hư hỏng tủ.

- Bố trí, lắp đặt tại những vị trí hợp lý, dễ dàng, thuận tiện cho việc vận hành, theo dõi, điều khiển,
cũng như truy cập các thông số.

- Lắp đặt, đấu nối đúng thiết kế và đảm bảo tính năng kỹ thuật.

- Trong quá trình lắp đặt, tránh các va chạm làm ảnh hưởng đến các thiết bị, khí cụ bên trong.

- Việc lắp đặt, đấu nối các thiết bị trong tủ bảng phải cẩn thận và đúng thiết kế.

- Việc nối các thiết bị với thanh cái của tủ phải dùng bulong hay chốt định vị.

- Các bulong đai ốc và vòng đệm bằng thép dùng để nối các thanh cái với các thiết bị đều phải mạ
kẽm.

- Lắp ghép đúng theo thứ tự kết nối nếu là tủ hợp bộ.

- Tất cả các thiết bị phần kim loại của vỏ tủ đều phải được nối đất.

  Câu 15:  Các bộ phận sau đây của MBA dùng để làm gì: các sứ ra, các cánh làm mát, thùng
giãn nở dầu, quạt làm mát, bơm dầu, ống phòng nổ, bình silicagen ?

- Các sứ ra: Cách điện giữa dây dẫn và vỏ MBA,cố định khoảng cách giữa các pha với nhau và
dây trung tính, đưa dây dẫn từ trong MBA ra ngoài.

- Cánh làm mát: Làm tăng diện tích bề mặt tiếp súc với không khí để khả năng trao đổi nhiệt độ
giữa dầu nóng trong MBA và môi trường bên ngoài diễn ra nhanh hơn.

-Thùng dãn nở dầu: Đảm bảo cho thùng dầu chính luôn đầy dầu, chứa dầu khi mức dầu trong
MBA tăng cao do sự dãn nở của dầu theo nhiệt độ.

- Quạt làm mát: làm tăng hiệu suất tản nhiệt của cánh tản nhiệt

- Bơm dầu: dùng để bơm dầu nóng phía trên ra ngoài cánh tản nhiệt làm tăng nhanh chu kỳ của
dòng dầu tuần hoàn, giữ cho nhiệt độ trong  MBA luôn ổn định.

- Ống phòng nổ: Giải phóng áp lực tăng cao quá mức cho phép do MBA bị quá tải hoặc sự cố nội
bộ MBA.

- Bình silicagel: Chứa hạt silicagel hút ẩm, ngăn không cho hơi ẩm lọt vào trong MBA và duy trì áp
lực khí quyển lên bề mặt dầu.

 
Câu 16:   Nguyên lý làm việc và cách lắp ráp rơle hơi (rơle Buchholz) kiểu hai phao của
MBA? Cách xả khí trong rơle hơi trước khi đưa MBA vào vận hành:

  Thùng dầu MBA


Rơle hơi
Thùng dầu phụ
Thùng dầu chính
Thùng dầu phụ
1
2
3
4
6
7

a. Cấu tạo

1. Vỏ RL hơi

2. Nắp RL hơi

3. Cọc

4.6 Phao

5.7 Tiếp điểm đi báo tín hiệu, tác động đi cắt MC

b. Cách lắp ráp:

RL hơi được lắp trên ống nối giữa thùng dầu chính MBA và bình dầu phụ Với chiều mũi tên trên
rơle hướng về phía bình dầu phụ. Hai đầu rơle hơi có van, Lúc MBA vận hành 2 van đều ở vị trí mở.
Chỉ đóng lại khi cần tháo sửa chữa rơle  hơi. Đây là loại rơle có 2 phao đặt trong một buồng dầu kín,
trong đó phao nằm trên tác động khép tiếp điểm  đi báo tín hiệu, phao nằm dưới tác động khép tiếp
điểm đi cắt MC các phía MBA.

      Để cho khí bốc ra dễ dàng thoát từ thùng dầu chính lên thùng dầu phụ người ta thường đặt
nắp MBA hơi nghiêng 20  về phía bình dầu phụ.

c. Nguyên lý làm việc :

     Bình thường trong rơle hơi luôn chứa đầy dầu, khi có hư hỏng nhẹ hay bắt đầu có sự cố: Lúc này
có nhiều bọt khí được tạo ra , chảy qua ống nối đến bình dầu phụ và đọng lại trong buồng rơle hơi do
đó làm cho mức dầu trong rơle hơi giảm xuống . Phao 4 có gắn nam châm vĩnh cửu chìm xuống  và
hút tiếp điểm lưỡi gà  đóng tiếp điểm 5 báo tín hiệu.

             Khi có sự cố nặng  tạo ra luồng khí mạnh  di chuyển đến bình dầu phụ làm cho phao 6
chìm xuống  và khép tiếp điểm 7  đi cắt MC các phía MBA.
Khi mức dầu giảm thấp do có rò rỉ dầu trong MBA quá mức cho phép, đầu tiên phao trên (4) tác
động  đi báo tín hiệu , nếu mức dầu tiếp tục giảm  thì phao dưới tác động đi cắt MC các  phía MBA.

             Sau mỗi lần rơle tác động cắt MC các phía MBA cần phải Reset bằng tay tại nút  reset trên
rơle.

d. Cách xả khí trong rơle hơi trước khi đưa MBA vào vận hành:

Trước khi đưa MBA vào vận hành cần phải xử khí trong rơle hơi để trách tác động nhầm vì quá
trình vận chuyển hoặc nạp dầu hoặc lắp đặt trong rơle có thể có hơi dầu. Khi MBA mang tải hoặc
nhiệt độ thay đổi thì có thể làm rơle tác động nhầm.

- Xả van trên rơle hơi cho dầu và khí chảy ra sau đó đóng kín lại (van này có thể được lắp tại 01
ống nối nhỏ từ rơle xuống).

  Câu 17:   Dầu trong MBA dùng để làm gì? Các yêu cầu cơ bản đối với dầu dùng trong
MBA ? Tại sao MBA có bộ đổi nấc có tải thì ở hai đầu thùng giãn nở dầu, có hai đồng hồ chỉ
thị mức dầu? Mức dầu trong MBA cao hay thấp tương ứng theo nhiệt độ dầu được xác định
như thế nào ? Nhiệt độ dầu của MBA được đo bằng cách nào và đo tại vị trí lớp dầu nào của
MBA ?

            a. Dầu máy biến áp có những tác dụng sau:

            1. Cách điện:

            - Cách điện giữa các vòng dây, lớp dây.

            - Cách điện giữa các pha với pha.

            - Cách điện giữa các cuộn dây với vỏ và lõi thép.

            2. Ngâm tẩm làm tăng khả năng cách điện cho các vật liệu ngâm trong dầu:

            - Vải, giấy quấn quanh các vòng dây.

            - Gỗ chèn giữ các cuộn dây.

            3. Làm mát các cuộn dây và lõi thép máy biến áp:

            - Khi vận hành, dưới tác dụng của dòng điện phụ tải và dòng điện Phu-cô, các cuộn đây và
lõi thép đều phát nhiệt, nếu không có biện pháp làm mát, nhiệt độ cuộn dây, lõi thép sẽ rất cao, phá
hỏng cách điện, hỏng máy biến áp.

            - Khi có dầu biến áp thì nhiệt lượng này sẽ truyền vào dầu và dầu truyền ra ngoài bằng
cách đối lưu ở bộ phận tản nhiệt xung quanh máy biến áp.

            4. Dập hồ quang:


            Khi trong máy biến áp có những tia phóng điện nhỏ dầu biến áp có thể dập tắt, hạn chế khả
năng gây ra sự cố cho máy biến áp.

b. Các yêu cầu cơ bản đối với dầu dùng trong MBA:

  Hạng mục thí nghiệm Dầu mới trong máy Dầu trong vận
No hành
1 Điện áp chọc thủng,kV/ 2,5cm    

Dưới 15kV 30 25

15 đến 35 kV 35 30

Dưới 110 kV 45 40

110 đến 220 kV 60 55

500 kV 70 60
2 Tang góc tổn thất điện môi    
không quá, %
   
o
Ở 20 C
0,2 1
o
Ở 90 C
2,2 7
3 Trị số axít mg KOH trong 1g 0,02 0,25
dầu không quá.
4 Hàm lượng axít và kiềm hoà Không có 0,1 mg KOH
tan trong nước.
5 Hàm lượng tạp chất cơ học không có không có
theo khối lượng không quá,%
6 Nhiệt độ chớp cháy kín oC 135 Giảm không quá
o
không thấp hơn 5 C so với lần phân
tích trước.
7 - Khối lượng cặn không quá, % 0,01 Không thử

- Trị số axít dầu sau ôxy hóa 0,10 Không thử


mg KOH trên 1g dầu không quá
8 Chỉ số Natri không quá 0,4 không thử
3
9 Độ nhớt động m /s không lớn    
hơn
   
Ở 20oC
28 không thử
o
Ở 50 C
9,0 không thử
1 Hàm lượng nước theo khối 0,001 0,0025
0 lượng không quá , %
1 Hàm lượng khí hoà tan không    
1 quá, %
   
220 đến 330kV
1,0 2,0
500kV
0,5 2,0

 c. MBA có bộ đổi nấc có tải thì ở hai đầu thùng giãn nở dầu, có hai đồng hồ chỉ thị mức dầu là tại
vì:

            Như ta đã biết thùng dầu chính và thùng dầu bộ OLTC là hai thùng dầu đươc ngăn cách
với nhau và mổi thùng đều có bình dầu phụ riêng . Sở dĩ hai thùng dầu được ngăn cách với nhau vì:
kkhi điều chỉnh điện áp tức là thay đổi số vòng dây của cuộn trung tính cao áp tại các đầu tiếp xúc có
gây ra hồ quang điện nên dễ làm dầu bị bẩn và lại dễ có sự cố tại các điểm tiếp xúc đó. Vì vậy phải
đặt bộ đổi nấc có tải trong thùng dầu riêng để thuận tiện, an toàn hơn trong công tác vận hành cũng
như trong quá trình đại tu sửa chữa máy biến áp được tốt hơn.

Như trên ta đã xét công dụng của dầu biến áp nên ta biết ở cả hai thùng dầu (thùng dầu chính của
máy biến áp và thùng dầu cho bộ OLTC) đều cần đủ mức dầu theo quy định do đó cần có đồng hồ
chỉ thị mức dầu ở 2 đầu thùng giản nở dầu để đảm bảo mức dầu ở cả hai thùng luôn đủ trong vận
hành .

d. Mức dầu trong MBA cao hay thấp tương ứng theo nhiệt độ dầu được xác định:

Trên mỗi bình dầu phụ có lắp đặt đồng hồ chỉ thị mức dẩu của máy biến áp và mức dầu bộ OLTC
hiển thị theo nhiệt độ và có tiếp điểm báo tín hiệu mức dầu cao và thấp. khi môi trường lạnh nhất
mức dầu của máy biến áp hạ xuống đến khi kim ở vị trí 0,2 sẽ báo tín hiệu mức dầu thấp và khi môi
trường nóng nhất mức dầu tăng cao đến khi kim ở vị trí 9,8 sẽ báo mức dầu ở vị trí cao. Tương tự
trên bình dầu phụ OLTC có các vạch Min, +250C, Max tương ứng theo nhiệt độ môi trường làm cho
mức dầu trong máy tăng lên hay hạ xuống. Khi kim ở vị trí Min sẽ báo tín hiệu.

Việc xác định mức dầu của MBA được căn cứ vào đường cong chỉ thị mức dầu với nhiệt độ của
nó có ghi trên nhãn cuae MBA.

e. Nhiệt độ dầu của MBA được đo bằng cách nào và đo tại vị trí lớp dầu nào của MBA:

Để đo nhiệt độ dầu, dùng một bầu nhiệt biểu đặt trong thùng MBA tại lớp dầu trên cùng ở vị trí
nhiệt độ dầu là nóng nhất. Khi nhiệt độ dầu thay đổi bầu nhiệt biẻu sẽ cảm nhận và tạo nên áp lực
trong bầu nhiệt biểu tương ứng đồng thời làm quay kim chỉ thị tương ứng.

  Câu 18:  Công dụng, phân loại các máy biến điện áp (cao áp) ? Trong sơ đồ một sợi của
trạm biến áp, các máy biến điện áp thường được đấu nối tại vị trí nào ?

Công dụng máy biến điện áp: Biến điện áp dùng để biến đổi điện áp từ trị số lớn xuống trị số thích
hợp ( thường 110V hay 100Ö 3 để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, rơle và tự động hoá. Như
vậy các dụng cụ thứ cấp được tách khỏi mạch điện cao áp nên rất an toàn cho người.
Phân loại các máy biến điện thế: Biến điện áp được phân làm 02 loại, khô và dầu. Mỗi loại có thể
phân theo số lượng pha: biến áp một pha và ba pha.

+ Biến áp khô chỉ dùng cho thiết bị phân phối trong nhà. Biến áp khô một pha dùng ở điện áp 6kV
trở lại, còn biến điện áp khô ba pha dùng cho điện áp đến 500V.

+ Biến điện áp dầu được chế tạo với điện áp 3kV trở lên và dùng cho thiết bị phân phối cả trong
nhà lẫn ngoài trời.

+ Biến điện áp dầu ba pha năm trụ được chế tạo với điện áp 3 đến 20kV. Nó gồm một mạch từ
năm trụ( trong đó ba trụ có dây quấn, còn hai trụ bên không có dây quấn để cho từ thông thứ tự
không chạy qua) và hai cuộn dây thứ cấp nối hình sao và hình tam giác hở.

+ Đối với điện áp 110kV trở lên, để giảm bớt kích thước và làm nhẹ cách điện của biến điện áp
người ta dùng biến điện áp kiểu phân cấp. Biến điện áp kiểu phân cấp bao gồm nhiều tầng lõi, còn
cuộn dây thứ cấp chỉ ở trên lõi từ cuối cùng. Số tầng lõi từ phụ thuộc vào điện áp định mức 110kV có
hai tầng, còn 220kV trở lên thì số tầng nhiều hơn.

+ Đối với điện áp 500kV và cao hơn, người ta dùng bộ phân chia điện áp bằng tụ để lấy một phần
điện áp cao rồi mới đưa vào biến điện áp, điện áp lấy khoảng 10-15kV, sau đó nhờ biến điện áp một
pha hạ xuống điện áp thích hợp cho đo lường, rơle và tự động hoá. Để điện áp thứ cấp không thay
đổi theo phụ tải cần đặt thêm điện kháng  và bộ chống nhiễu .

Trong sơ đồ một sợi của trạm biến áp, các máy biến áp thường được đấu nối tại đầu các xuất
tuyến đường dây và tại thanh cái các xuất tuyến.

  Câu 19:  Công dụng, phân loại các máy biến dòng điện (cao áp) ? Trong sơ đồ một sợi của
trạm biến áp, các máy biến dòng ngoài thường được đấu nối tại vị trí nào ?

- Công dụng:

Biến dòng dùng để biến đổi dòng từ trị số lớn xuống trị số thích hợp (thường là 5A, trường hợp
đặc biệt là 1A hay 10A) với các dụng cụ đo và rơle, tự động hoá

- Phân loại: Biến dòng có 2 loại chính biến dòng kiểu xuyên và biến dòng kiểu đế.

- Trong sơ đồ một sợi của trạm biến áp, các máy biến dòng ngoài thường được đấu nối tại các MC
xuất tuyến.

  Câu 20: Công dụng của máy ngắt điện ? Trong máy ngắt điện SF6 thì khí SF6 dùng để làm
gì ? Khí SF6 trong cực máy ngắt cần đạt các yêu cầu kỹ thuật gì? Cho biết trị số tính quy đổi
tương đương các đơn vị thường dùng đo áp suất khí SF6 sau đây: Bar, MPa (Mégapascal),
kg/  cm2    ? .

       a. Công dụng của MC điện: Máy cắt điện dùng để đóng cắt mạch điện trong tình trạng làm
việc bình thường (khi có dòng phụ tải) cũng như sự cố (có dòng ngắn mạch).

            b.  Trong MC khí SF6 dùng để cách điện và dập hồ quang.


                  c.  Khí SF6 trong cực MC cần đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:

            - Độ ẩm của khí SF6 phải nhỏ.

            - Độ bền về hoá học: Ở nhiệt độ môi trường bên ngoài SF6 được xem như 1 khí trơ.

            - Độ bền về vật lý: Ở  nhiệt độ lớn hơn 500oC có thể bị phân huỷ sản phẩm phân huỷ lớn ở
thể khí.

            - Tính chất về điện:

       + SF6 là 1 điện môi có độ bền điện cao gấp 2 lần không khí

            + Năng lượng cần thiết để phân huỷ SF6 rất cao nên dễ làm nguội hồ quang.

           + Ion Flo sinh ra do phân huỷ bắt giữ nhanh chóng các điện tử tự do và trở thành Ion âm ít
chuyển động làm chậm trể thác điện khơi nguồn hồ quang.

             + Vì mất điện tử, hồ quang mất ổn định, dễ tắt.

          d. Cho biết tính trị số quy đổi tương đương các đơn vị thường dùng đo áp suất khí SF6
như: BPa, Mpa, kg/cm2

- 1 Mpa = 10Bar

- 1 Bar = 1,02 kg/cm2

- 1 Mpa = 10,2 kg/cm2

 Câu 21:  Kể tên và công dụng của các thiết bị đo đếm   điện được lắp trên bản điện từ xa,
dùng để đo đếm các thông số vận hành điện cho một MBA chính trong trạm biến áp?

Các thiết bị đo đếm trên dùng để đo đếm thông số điện cho 3 pha   hay từng pha ? Các
mạch điện nào được nối đến để cung Cấp   tín hiệu   cho mỗi loại thiết bị   đo đếm kể trên.

-  Hợp bộ đo lường, dùng để đo các thông số U(dây và pha), I(pha), cosj, f, P(3pha), Q(3pha),
S(3pha), Kwh(3pha), Kvarh(3pha). Mỗi phía của MBA đều cần có riêng một hợp bộ đo lường. Các
hợp bộ đo lường này thường có nguồn nuôi độc lập.

-  Công tơ ranh giới (Chỉ dùng cho phía 35kV và 22kV), để đo điện năng Kwh, Kvarh và các giá trị
max, min. Hiện nay các công tơ ranh giới đều là công tơ ba biểu giá.

- Các đồng hồ và công tơ ngoài mục đích là đo đếm điện năng ra, còn có tác dụng giúp cho nhân
viên  VH nhận biết được các thông số VH hiện tại, tránh không được VH quá trị số định mức  của
thiết bị.
Tất cả các thiết bị đo đếm kể trên đều được cung cấp tín hiệu dòng điện từ mạch thứ cấp của TI
tương ứng với xuất tuyến cần đo đếm, tín hiệu này có thể lấy từ TI chân sứ  MBA hoặc TI ngoài MC
và tín hiệu áp lấy từ mạch áp TU thanh cái .

-         Đồng hồ kiểm tra áp đầu vào, ra kiểu điện từ, hoặc điện động. Loại đồng hồ này không cần
nguồn nuôi riêng.

-         Cũng có thể kể thêm tới các công tơ đo đếm sản lượng điện tự dùng, các loại đồng hồ kiểm
tra dòng và áp của tự dùng.

  Câu 22: Vẽ sơ đồ nguyên lý chỉ cách nối mạch điện thứ cấp 3 máy biến dòng điện 110kV-
1000/5A nối với 3 ampe kế, thang đo 0-5A để đo cường độ dòng điện dây trên 3 pha đường
dây 110kV ? Nếu ampe kế pha B chỉ số đo là 2A thì cường độ dòng điện pha B đường dây
110kV là bao nhiêu ?

1. Sơ đồ nguyên lý:                                                

A
B
C
A
A
A
0 - 5A

1000/5A

2. Nếu ampe kế pha B chỉ số đo là 2A thì cường độ dòng điện pha B trên đường dây 110kV là
400A (tỉ số biến của biến dòng là: 1000/5 = 200).

  Câu 23: Trong trạm biến áp, các cuộn dây thứ cấp của các máy biến dòng điện (cao áp)
được nối mạch để cung cấp tín hiệu dòng điện cho các thiết bị nào tại tủ bảng điều khiển?
Các cuộn dây dòng điện của các thiết bị kể trên được mắc song song hay mắc nối tiếp trong
mạch thứ cấp của máy biến dòng ?

- Các cuộn dây thứ cấp của các máy biến dòng điện được nối mạch để cung cấp tín hiệu dòng
điện cho: các hợp bộ đo lường, ampemet, công tơ đo đếm điện năng, cung cấp tín hiệu cho rơle F90.

- Các cuộn dây dòng điện của các thiết bị này được mắc nối tiếp trong mạch thứ cấp của máy biến
dòng. Mục đích là không chia dòng điện.

- Lưu ý là mạch thứ cấp của TI phải được đấu ngắn mạch trong suốt quá trình làm việc.

  Câu 24: Trong trạm biến áp, các cuộn dây thứ cấp của các máy biến điện áp được nối
mạch điện để cung cấp tín hiệu điện áp cho các thiết bị nào tại tủ bảng điều khiển? Các cuộn
dây dòng điện của các thiết bị kể trên được mắc song song hay mắc nối tiếp trong mạch thứ
cấp của máy biến điện áp?

- Trong trạm biến áp các cuộn dây thứ cấp của các máy biến điện áp (cao áp) được nối với:

+ Dụng cụ đo lường : vôn mét, woát mét, công tơ đo đếm.

+ Rơle bảo vệ: F21, F27/59, F67, F81, F90….

- Các cuộn dòng điện của các thiết bị kể trên được mắc song song trong mạch thứ cấp của các
máy biến điện áp.

 Câu 25:  Tại sao mạch điện thứ cấp của máy biến điện áp có mắc nối tiếp các chì bảo vệ,
còn mạch thứ cấp máy biến dòng thì không có chì, không có thiết bị đóng ngắt (aptomat, cầu
dao) ? Tại sao hai loại mạch điện thứ cấp này phải có nối đất ?

+ MBĐA: Là thiết bị làm việc  ở chế độ thường hở mạch, nếu ngắn mạch hoặc dòng điện tải lớn sẽ
làm hư hỏng TU. Vì thế phía thứ cấp của TU phải được lắp aptômat hoặc cầu chì bảo vệ, để khi có
dòng điện tải lớn hoặc xảy ra ngắn mạch thứ cấp TU thì Aptômat hoặc cầu chì sẽ tác động cắt ra,
bảo vệ cho TU.

+ MBDĐ: Là thiết bị làm việc  ở chế độ thường ngắn mạch, nếu hở mạch thứ cấp thì sẽ làm cho TI
bị hỏng hoặc mạch từ sẽ bị nóng lên do dòng điện từ hóa tăng dẫn đến hỏng cách điện của cuộn
dây. Vì thế phía thứ cấp của TI không được lắp cầu chì hoặc Aptômat để tránh trường hợp hở mạch
thứ cấp TI.

             Nối đất để an toàn cho người và thiết bị. Tránh trường hợp  khi có hiện tượng phóng điện
từ sơ cấp sang thứ cấp, nếu không nối đất thứ cấp thì sẽ không gây ra chạm đất 1 pha, bảo vệ sẽ
không tác động cắt MC.  Dẫn đến nguy hiểm cho người và thiết bị.

B. Bậc 2/5:

Câu 1:  Trình bày yêu cầu và nguyên tắc thực hiện tự động đóng nguồn dự phòng (TĐD):

- Phải đặt thiết bị TĐD khi cắt nguồn cung cấp điện làm mất điện các trang bị điện của hộ tiêu thụ
hoặc sa thải phụ tải và khi có các thiết bị đóng cắt phù hợp. Cho phép dùng bất kỳ biện pháp nào
thực hiện TĐD để phục hồi cung cấp điện.

- Thông thường TĐD phải đảm bảo làm việc khi mất điện áp do ngắn mạch hoặc do bất kỳ sự cố
nào ở phần tử có nguồn dự phòng.

- TĐD chỉ được tác động một lần và nếu không đòi hỏi những thiết bị phức tạp thì TĐD phải kiểm
tra cả trạng thái cắt của máy cắt ở phần tử đang làm việc.

- Khi bảo vệ rơle của máy biến áp và đường dây ngắn tác động đi cắt máy cắt của nó ở phía
nguồn cung cấp cũng như ở phía tiêu thụ (ví dụ đối với các phần tử tự dùng của nhà máy điện). TĐD
phải khởi động theo bộ bảo vệ kém điện áp riêng hoặc theo các bộ tiếp điểm phụ của máy cắt ở phía
tiêu thụ (để tăng tốc độ tác động của TĐD). Khi cắt máy cắt ở phía nguồn cung cấp phải đảm bảo cắt
ngay máy cắt ở phía tiêu thụ bằng mạch liên động và bằng tác động tiếp theo của TĐD. Khi cả phần
tử dự phòng và phần tử được dự phòng đều nhận cung cấp từ một nguồn điện thì không yêu cầu
TĐD phải khởi động theo bảo vệ kém điện áp.

- Sau khi đóng nguồn cung cấp dự phòng để thay cho một nguồn cung cấp được cắt ra, sơ đồ
TĐD của các nguồn cung cấp điện tự dùng trong nhà máy điện phải có khả năng tác động khi cắt
những nguồn cung cấp khác đang làm việc.

- Bộ phận khởi động của bảo vệ kém điện áp kiểm tra điện áp trên thanh cái các trang bị điện của
hộ tiêu thụ phải đảm bảo bảo vệ không làm việc sai khi cháy một trong những cầu chảy của cuộn dây
cao hoặc hạ áp của máy biến áp. Khi áptômát bảo vệ cuộn dây hạ áp cắt ra thì phải có mạch liên
động khóa sự tác động của bộ phận khởi động.

- Khi thực hiện TĐD phải kiểm tra khả năng quá tải ở nguồn cung cấp dự phòng và kiểm tra sự tự
khởi động của các động cơ, nếu có hiện tượng quá tải không cho phép và động cơ không thể tự khởi
động được thì phải sa thải phụ tải khi TĐD tác động. Tùy theo điềi kiện thực tế có thể dùng TĐD của
các nguồn cung cấp đang làm việc để thay thế hoặc phụ thêm cho TĐD.

- Ở mọi máy cắt chịu tác động của TĐD phải có bộ phận thường xuyên kiểm tra mạch thao tác
đóng.

- Khi bố trí TĐD tác động đến máy cắt phân đoạn hoặc máy cắt nối (dự phòng bằng nguồn cung
cấp khác đang làm việc) phải có bộ phận tăng tốc độ bảo vệ cho máy cắt đó để tránh những trường
hợp đóng máy cắt lúc vẫn còn ngắn mạch.

  Câu 2: Trình bày yêu cầu và nguyên tắc thực hiện tự động đóng lặp lại ĐZ?

a. Yêu cầu thực hiện tự động đóng lặp lại ĐZ:

- Tác động nhanh: thời gian tác động của TĐL cần phải càng nhỏ càng tốt để đảm bảo thời gian
ngừng cung cấp điện là nhỏ nhất. Ở các ĐZ có nguồn cung cấp từ 2 phía thì tác độnh nhanh của
TĐL là cần thiết để rút ngắn thời gian khôi phục tình trạng làm việc bình thường của mạng điện. Tuy
nhiên thời gian TĐL bị hạn chế bởi điều kiện khử ion hoàn toàn môi trường tại chổ ngắn mạch nhằm
đảm bảo tự đóng lập thành công.

- TĐL phải tự động trở về vị trí ban đầu sau khi tác động để chuẩn bị cho lần làm việc sau.

- Sơ đồ TĐL cần phải đảm bảo số lần tác động đã định trước cho nó và không được tác động lập
đi lặp lại. Phổ biến nhất là TD(L một lần.

- Khi đóng hay cắt MC bằng tay thì TĐL không được tác động. Khi đóng MC bằng tay nếu nó bị cắt
ra ngay lập tức bởi bảo vệ rơle, chứng tỏ đã đóng MC vào ngắn mạch tồn tại, lúc này chắc chắn việc
đóng lặp sẽ không thành công.

b. Nguyên tắc thực hiện tự động đóng lặp lại ĐZ:


Các điều kiện cần thiết để có thể đưa chức năng tự đóng lại vào làm việc là:

- Phải có rơ le F79 hoặc chức năng F79 trong rơle F21.

- Kiểm tra MC đóng cắt từng pha hay 3 pha.

- Thời gian đóng lại phải phù hợp với chu trình đóng mở của  MC

- Ðối với trường hợp đóng lại 3 pha cần có TU đường dây để kiểm tra đồng bộ.

Câu 3:  Tính tổn thất công suất trên đường dây truyền tải 3 pha ?

1. Tính toán cho đường dây có 1 phụ tải.

Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây dẫn điện xoay chiều ba pha được xác định theo công
thức:  DP = 3.I2.R = 3(Ia2 + Ir2)R

Trong đó:

- I: Là dòng điện toàn phần trên đường dây.

- Ia, Ir: Là dòng điện tác dụng và dòng điện phản kháng trên đường dây

            - R: Là điện trở của dây dẫn

Sơ đồ thay thế của đường dây:

 R
X
S'
S"
S = P - jQ
j
j

Biết rằng công suất của 3 pha ®  (2)

Và: S2 = P2 + Q2

Vậy:

   (3-1)

Tổn thất công suất phản kháng trên đường dây được xác định theo:

DQ = 3I2.X  Tương tự ta cũng có:


  (3-2)

Tổng quát:

Chú ý: DP,  DQ là của 3 pha, U: điện áp dây.

- Về đơn vị: nếu P [MVA]; Q [MVAR]; S [MVA]; U [KV]; R [W]; X [W]

thì DS [MVA]; DP [MV];  DQ [MVAR] .

Khi tính toán theo công thức (3-1), (3-2), công suất và điện áp phải lấy tại cùng một điểm trên
đường dây.

Khi tính toán ở mạng điện địa phương và thiết kế sơ bộ mạng điện khu vực với mức chính sác đủ
dùng trong tính toán kỹ thuật, tổn thất công suất được xác định theo điện áo định mức của mạng
điện. Khi tính toán chính xác sẽ dùng điện áp thực tại các điểm tương ứng của mạng điện.

Đối với mạng điện địa phương ta sẽ bỏ qua thành phần Qc do dung dẫn của đường dây sinh ra.

2. Tính toán cho đường dây có từ 2 phụ tải trở lên.

1
2
A
DS1
DS2
UA
Sb=pb -  jqb
Sc=pc –  jqc
UC
Ub
b
c

                              

r
1
+
jx
1
r
2
+
jx
2
S"
2
S'
2
S"
1
S"
2
S
C
S
b

              * Xét đường dây có 2 phụ tải tại b và c (hình trên) ta cần tính toán toàn bộ tổn thất công
suất trên đường dây đó.

             - Tổn thất công suất trên đoạn đường dây 2:

                  và    

                     Vậy:

             - Công suất đầu đoạn đường dây 2 là:

                    

                     - Công suất đầu đoạn đường dây 1 là:

                    

             - Tổn thất công suất trên đường dây đoạn 1:

                          và     

                     Vậy

             * Nếu không đòi hỏi mức chính xác cao thì lấy Ub= Uc= Uđm

             * Trong mạng địa phương khi tính toán có thể coi:

               ;    

             Lúc đó:

Câu 4: Cách tính tổn thất công suất trong MBA ?.

                  1/ Tổn thất công suất trong MBA 2 dây quấn.

            Tổn thất trong MBA gồm 2 phần:


            a/ Phần không đổi: Đó là tổn thất trong lõi thép ∆SFe. ∆SFe gồm 2 thành phần:

 ∆PFe = ∆Pktải (trị số này tra được ở bảng).

∆QFe : là tổn thất gây từ trong lõi thép và được tính theo dòng iktải%:

∆QFe = iktải%.Sđm / 100.

b/ Phần biến đổi: đó là tổn thất ∆Scu trong cuộn dây của MBA. ∆Scu cũng gồm 2 thành
phần: ∆Pcu và ∆Qcu thay đổi theo phụ tải.

Khi tải định mức, tổn thất công suất tác dụng trong các cuộn dây của MBA lấy bằng tổn thất công
suất tác dụng lúc thí nghiệm ngắn mạch.

∆PCuđm = ∆PN.

Tổn thất công suất phản kháng trong các cuộn dây của MBA khi tải định mức thì lấy bằng công
suất tản từ.

∆QCuđm = ur%.Sđm / 100

trong đó ur% là số phần trăm điện áp rơi trên cảm kháng của các cuộn dây của MBA.

Đối với MBA lớn có điện trở rất bé so với cảm kháng thì tổn thất công suất phản kháng trong các
cuộn dây của MBA khi tải định mức được xác định theo điện áp ngắn mạch uN%.

vậy                               ∆QCuđm = uN%.Sđm / 100

Nếu MBA không làm việc với phụ tải định mức Sđm, mà chỉ làm việc với phụ tải là S thì:

∆PCu = ∆PCuđm .(S/Sđm)2        vì ∆P tỉ lệ thuận với i2 hay là:

∆PCu = (S/U)2. RB

trong đó: Sđm là công suất định mức của MBA, RB là điện trở của MBA.

và                    ∆QCu =  ∆QCuđm (S/Sđm)2

hay là             ∆QCu =  (S/U)2. XB

c/ Tổng tổn thất công suất tác dụng trong MBA là:

                        ∆P = ∆PCu + ∆PFe

2/ Tổn thất công suất trong MBA 3 dây quấn.

Giống như MBA 2 dây quấn, tổn thất công suất trong MBA 3 dây quấn cũng gồm có  tổn thất
không thay đổi ∆SFe và  tổn thất thay đổi theo phụ tải ∆Scu.
Vậy tổn thất sắt trong MBA là:      ∆PFe = ∆Pktải

                                                            ∆QFe = iktải%.Sđm / 100.

Và tổn thất đồng lúc MBA mang tải định mức:

∆PCuđm = ∆PN.

                                                            ∆QCuđm = uN%.Sđm / 100.

Nếu phụ tải cuộn dây 2 và 3 không phải là định mức, mà là S2 và S3 thì tổn thất đồng trong 3 pha
của 3 cuộn dây của MBA được tính như sau:

∆PCu∑ = ∆PCu1 + ∆PCu2 + ∆PCu3.

Trong đó ∆PCu1, ∆PCu2, ∆PCu3 là tổn thất đồng trong từng cuộn 1, 2 và 3.

     ∆PCu3 = S32.rB3/U2

     ∆PCu2 = S22.rB2/U2

∆PCu1 =  ( S2 + S3 )2.rB1

       U2

Nếu tính toán không cần chính xác thì trong công thức tính ∆PCu cho từng cuộn dây của MBA 3
dây quấn ta có thể dùng chung điện áp định mức bên cuộn cao áp, vì rằng điện trở của các cuộn 1,
2, 3 của MBA đều đã được tính đổi về bên cao áp.

Còn công suất phản kháng trong 3 cuộn dây của MBA 3 dây quấn cũng được tính tương tự như
trên:

∆QCu∑ = ∆QCu1 + ∆QCu2 + ∆QCu3.

Trong đó:

∆QCu3 = S32.xB3/U2

 ∆QCu2 = S22.xB2/U2

 ∆QCu1 =  ( S2 + S3 )2.xB1

  U2

vậy tổng tổn thất công suất trong MBA 3 dây quấn là:

∆P  = ∆PCu∑ + ∆PFe

∆Q = ∆QCu∑ + ∆QFe
3/ Tổn thất công suất trong MBA tự ngẫu.

            Cách tính cũng tương tự như MBA 2 dây quấn và 3 dây quấn, nghĩa là tính tổn thất trong
máy cũng gồm có tổn thất sắt và tổn thất đồng. Riêng phần tổn thất đồng thì cách tính có hơi khác
một chút. Với MBA tự ngẫu nhà sản xuất cho ta tổn thất ngắn mạch giữa các cuộn dây cao – trung,
cao - hạ, trung - hạ: ∆P’C-T, ∆P’C-H, ∆P’T-H. Cần phải tính tổn thất đồng định mức của từng cuộn dây
cao, trung và hạ áp.

       ∆PCu(C) = 0.5(∆P(C-T) + ∆P(C-H)  - ∆P(T-H))  

       ∆PCu(T) =    ∆P(C-T)  - ∆PCu(Cm (
1)
       ∆PCu(H) =    ∆P(C-H) - ∆PCu(C)

            Chú ý rằng nhà máy cho tổn thất ∆P (C-T) được tính theo dung lượng định mức, còn tổn thất
∆P’C-H và ∆P’T-H thì theo dung lượng tiêu chuẩn của MBA tự ngẫu, vì vậy trong biểu thức (1) ∆P C-Hvà
∆PT-H là tổn thất đã được tính đổi theo công suất định mức của MBA tự ngẫu:

∆PC-H = ∆P’C-H/u2 và ∆PT-H = ∆P’T-H/u2 trong đó u = (UC – UT)/UC

với UC, UT là điện áp bên cao áp và trung áp. Vậy tổn thất trong MBA tự ngẫu là:

∆P = ∆PFe + ∆PCu(C)(SC/Sđm)2 + ∆PCu(T) (ST/Sđm)2 + ∆PCu(H) (SH/Sđm)2

trong đó: SC, ST, SH là phụ tải của cuộn cao áp, trung và hạ áp.

Sđm là dung lượng định mức của MBA tự ngẫu.

Cách tính tổn thất công suất phản kháng trong MBA tự ngẫu cũng tiến hành tương tự như trên.

  Câu 5:  Phương pháp tính tổn thất điện năng trên ĐZ truyền tải và MBA ?

Tài liệu tham khảo: Lưới điện & hệ thống điện của Trần Bách.

 1. Phương pháp tính tổn thất điện năng trên ĐZ truyền tải:

Giả sử ta xét đường dây có một phụ tải B (như hình vẽ).

                

       A                   R                        B 

                  o                                                   

                                                                     SB = pB – jqB

                                                                               Tmax;
cosj                                                                                 
Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây là:

DP = . R 10-3 = ( )2 . 10-3 R {kW, kVA, W, kV}  

 DQ = . X 10-3  = ( )2 . 10-3 X {kVAr, kVA, W, kV}  

Trong đó:       UB : Điện áp tại nút phụ tải B, có thể lấy UB = Uđm.

                                    SB : Phụ tải điện tại B.

                                    R : Điện trở tác dụng của đường dây.

X : Điện kháng của đường dây.

- Nếu P, Q, S: Lấy là MW, MVAR, MVA thì không nhân với 10-3. và P, Q, U phải lấy giá trị tại cùng
một điểm trên đường dây.

- Tổn thất năm thường tính theo ĐTPT kéo dài năm Dti = 1h

DA = ( ) =  (P2max . tp + Q2max . tq)

Trong đó:

+ Uđm2 (tức là U2đm): Điện áp định mức.

+ tp: Thời gian tổn thất công suất lớn nhất do công suất tác dụng gây ra.

+ tq: Thời gian tổn thất công suất lớn nhất do công suất phản kháng gây ra.

- Thực tế tính toán thường giả thiết đồ thị công suất phản kháng và công suất tác dụng gần giống
nhau, có nghĩa cosj của phụ tải không đổi trong năm.

Như vậy:  tp = tp = t và ta có CT sau:

DA =DP.t = ( )2 . R.t = .R.t

- Trong đó, thời gian tổn thất công suất cực đại (t) đánh giá thống kê như một hàm số của thời gian
sử dụng công suất lớn nhất Tmax của phụ tải do đó.
t có thể xác định theo kinh nghiệm hoặc đồ thị lập từ số liệu thống kê, cụ thể:

t = (0.124 + Tmax . 10-4 )2 .8760 (giờ)

t = 0.3 + Tmax +

Đồng thời t có thể tra theo đồ thị t = f(Tmax) hoặc tra theo bảng.

2. Phương pháp tính tổn thất điện năng trên MBA:

- Tổn thất điện năng trong MBA gồm hai phần:

+ Phần không phụ thuộc vào phụ tải xác định theo thời gian làm việc của MBA

+ Phần phụ thuộc vào phụ tải xác định theo đồ thị phụ tải, nếu công suất MBA có đồ thị phụ tải thì
dùng Tmax để tính  t.

- Tổn thất điện năng 1 năm tính theo t là:

DAB = DP0.Tb +DPmax . t = DP0.Tb + DPN   . t  

Trong đó:

+ Tb là thời gian vận hành năm của MBA và » (8500->8760)h.

+ Smax phụ tải cực đại năm của MBA.

+ Sđm : Công suất định mức của MBA.

- DP0: Tổn thất công suất tác dụng không tải, tra trong bảng lý lịch của MBA.

- DPN: Tổ thất công suất ngắn mạch.

- Nếu có n MBA như nhau làm việc song song thì tổn thất điện năng trong n máy là:

DAB = nDP0.Tb + DPN . t

  

            - Khi các máy trong trạm có dung lượng khác nhau: Khi vận hành song song các máy biến
áp có dung lượng khác nhau thì phụ tải phân bố tỉ lệ với công suất định mức:

S1=S.

S2=S.
 S1 và S2 Là phụ tải mà máy biến áp B1, B2 đảm nhận.

Sdm1, Sdm2  Là dung lượng định mức của máy biến áp B1, B2.

Tổn thất điện năng trong trạm biến áp được tính bằng tổng tổn thất điện năng của từng máy:

DA = DAB1 + DAB2 + …..+ = DA

Câu 6: Nhiệm vụ và yêu cầu đối với hệ thống   RLBV?

                  a. Nhiệm vụ của BVRL:

Nhiệm vụ chính của BVRL là tự đopngj cắt các phần tử hư hỏng ra khỏi hệ thống điện nhằm ngăn
ngừa sự phát triển sự cố lan tràn và để đảm bảo sự làm việc liên tục của các phần tử không hư hỏng
trong hệ thống điện và loại trừ những tình trạng làm việc không bình thường có khả năng gây nguy
hiểm cho thiết bị và hộ tiêu thụ.

Ngoài ra thiết bị BVRL còn ghi nhận và phát hiện những tình trạng làm việc không bình thường của
các phần tử trong hệ thống điện, tuỳ mức độ mà BVRL có thể tác động đi báo tín hiệu hoặc đi cắt
máy cắt.

                  b.Yêu cầu cơ bản của hệ thống BVRL :

            Các thiết bị BVRL tác động đi cắt MC cần phải có 4 yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:

+ Tính chọn lọc

+ Tác động nhanh

+ Độ nhạy

+ Tính tin cậy

I.            Tính chọn lọc: là tác động của bảo vệ đảm bảo chỉ cắt phần tử bị hư hỏng ra khỏi hệ
thống điện.

II.         Tác động nhanh: Càng cắt nhanh phần tử ngắn mạch sẽ càng hạn chế được mức độ phá
hoại phần tử đó, càng giảm được thời gian tụt điện áp ở các hộ tiêu thụ và có khả năng giữ được ổn
định của hệ thống điện.

III.      Độ nhạy: BVRL cần phải có đủ độ nhạy đối với những hư hỏng và tình trạng làm việc không
bình thường có thể xuất hiện ở  những phần tử được bảo vệ trong hệ thống điện.

IV.      Tính đảm bảo: BV phải luôn sẵn sàng khởi động và tác động một cách chắc chẳntong tất
cả các trường hợp ngắn mạch trong vùng bảo vệ và các tình trạng làm việc không bình thường đã
định trước.

  Câu 7:  Hoà điện là gì ? Các điều kiện hòa điện, tác hại của hòa điện không đồng bộ?
- Hoà điện là ghép song song các máy phát điện vào làm việc chung trong cùng một hệ thống.

- Các điều kiện hòa điện (hoà đồng bộ chính xác):

+ Điện áp của máy phát phải bằng điện áp của lưới điện (UF = UL).

+ Tần số của máy phát phải bằng điện áp của lưới điện (fF = fL).

+ Thứ tự pha của máy phát phải giống thứ tự pha của lưới điện.

+ Điện áp của máy phát và của lưới phải trùng pha.

Thứ tự pha của máy phát điện thường chỉ cần một lần sau khi lắp máy và hòa đồng bộ vào lưới
điện lần đầu tiên.

- Tác hại của hòa điện không đồng bộ hòa đồng bộ không chính xác: việc thao tác đóng cầu dao
nối MFĐ chưa được kích thích vào lưới điện có điện áp UL tương đương với trường hợp ngắn mạch
đột nhiên của lưới điện. Ngoài tổng trở bản thân của MFĐ còn có các tổng trở của các phần tử khác
của lưới điện (MBA, ĐZ) nên dòng  điện xung chạy trong MFĐ không vượt quá 3 hoặc 4 lần dòng
điện định mức. Hơn nữa dây quấn kích thích được nối qua điện trở triệt từ nên dòng điện xung quá
độ giảm rất nhanh. Phương pháp tự động bộ được phép sử dụng trong trường hợp Ixg < 3,5Iđm.

  Câu 8:  Hệ thống làm mát MBA có công dụng gì? Phân loại các hệ thống làm mát MBA. Cho
ví dụ về công suất của một MBA phụ thuộc vào các chế độ làm mát của máy ?

            1. Công dụng của hệ thống làm mát:

Hệ thống làm mát MBA có công dụng là tạo điều kiện cho MBA có thể mang đầy đủ dung lượng
trong mọi trường hợp mà nhiệt độ của máy không vượt quá trị số cho phép nhằm đảm bảo tuổi thọ
sử dụng cần thiết của máy .

            Tham gia làm mát máy biến áp, trước tiên phải kể đến dầu biến áp. Dầu hấp thụ nhiệt
lượng phát ra từ cuộn dây và lõi thép, nhờ vào hiện tượng tuần hoàn đối lưu nhiệt, chuyển nhiệt
lượng ra vỏ máy và bộ làm mát, từ đó tản ra không khí, có nhiệt độ thấp hơn.

            2. Phân loại: Tuỳ theo dung lượng lớn, nhỏ của MBA mà MBA có thể được làm mát bằng
các cách sau:

            a. Làm mát tự nhiên bằng không khí, đối với máy biến áp khô.

            b. Làm mát bằng dầu, đối với MBA ngâm dầu, loại làm mát bằng dầu lại có thể làm mát
bằng mấy dạng sau:

            - Làm mát tự nhiên bằng dầu:

            Loại này dầu truyền nhiệt ra không khí qua vỏ máy và bộ tản nhiệt. Để tăng hiệu quả tản
nhiệt, cần tăng bề mặt tiếp xúc với không khí bằng cách vỏ thùng có hình lượn sóng hoặc gắn với
các ống tản nhiệt, hoặc các bộ ống tản nhiệt, hoặc bộ cánh tản nhiệt.
            Nếu máy làm việc bình thường thì khi máy biến áp vận hành, phần trên của chúng nóng
hơn phần dưới.

            - Làm mát tự nhiên bằng dầu kết hợp với quạt gió thổi không khí ngoài vỏ máy và bộ làm
mát để tăng hiệu quả làm mát.

            Các quạt gió phải được tự động đưa vào vận hành hoặc tự động cắt ra tuỳ theo mức phụ
tải và nhiệt độ lớp dầu ở trên theo yêu cầu của nhà chế tạo hay theo Quy trình vận hành của đơn vị
vận hành.

            - Làm mát kiểu cưỡng bức tuần hoàn dầu qua hệ thống ống nước làm mát:

            Đối với loại này tuy không cho phép đóng điện máy biến áp kể cả đóng điện không tải, nếu
hệ thống làm mát không hoạt động. Vì ngay khi máy biến áp không tải, nếu hệ thống làm mát không
hoạt động, nhiệt độ của máy biến áp đã vượt quá trị số cho phép.

            3. Ví dụ về công suất của MBA phụ thuộc vào chế độ làm mát:      

                        + Đối với MBA 16MVA- 115/38,5/24kV- VINA TAKAOKA:

(hiện đang vận hành tại trạm E54)

 Cuộn dây Cao Trung Hạ


áp áp áp
Công suất (MVA) khi không có 13 13 13
quạt gió (ONAN)
Công suất (MVA) khi có quạt gió 16 16 16
(ONAF)

 + Đối với MBA 25MVA- 115/38,5/24kV- THỦ ĐỨC:

(hiện đang vận hành tại trạm E49)

Cuộn dây Cao Trung Hạ


áp áp áp
Công suất (MVA) khi không có 20 20 20
quạt gió (ONAN)
Công suất (MVA) khi có quạt gió 25 25 25
(ONAF)

  Câu 9:  Công dụng phân loại và ưu nhược điểm của các loại điều chỉnh điện áp của MBA?

Công dụng : Duy trì điện áp ổn định theo yêu cầu phụ tải.

Có hai loại điều chỉnh điện áp của MBA: Điều chỉnh điện áp lúc không tải và điều chỉnh điện áp lúc
có tải (điều áp dưới tải).
Điều chỉnh điện áp lúc không tải:

Ưu điểm:

-          Thiết bị đơn giản, rẻ tiền.

-         Không làm bẩn dầu khi điều điều chỉnh nấc phân áp.

            Nhược điểm:

-          Khi điều chỉnh phải cắt điện máy biến áp, gây mất điện trong thời gian điều chỉnh nấc phân
áp.

-          phạm vi điều chỉnh điện áp không rộng.

          Bộ điều chỉnh điện áp có tải (điều áp dưới tải):

Ưu điểm:

- Lúc chuyển đổi đầu phân áp không cần cắt điện MBA.

- Có thể giữ ổn định điện áp, đáp ứng nhu cầu về thay đổi điện áp của phụ tải.

- Phạm vi điều chỉnh điện áp rộng.

            Nhược điểm: 

- Chi phí chế tạo tốn kém, phải thường xuyên theo dõi và bảo dưỡng.

- Dễ làm bẩn dầu của MBA.

Câu 10: Nhiệt độ dầu của MBA được đo bằng cách nào và đo tại vị trí lớp dầu nào của
MBA? Nhiệt độ cuộn dây của MBA được đo bằng cách nào?

- Cách đo nhiệt độ dầu MBA

+ Để đo nhiệt độ dầu, dùng một bầu nhiệt biểu đặt trong thùng MBA và được đặt tại vị trí mà nhiệt
độ dầu là nóng nhất. Khi nhiệt độ dầu thay đổi sẽ làm thay đổi áp lực trong bầu nhiệt biểu làm quay
kim chỉ thị tương ứng.

+ Nhiệt độ dầu MBA  được đo tại lớp dầu trên cùng của MBA.

- Cách đo Nhiệt độ cuộn dây của MBA:

Dùng một cảm biến nhiệt nối với một biến dòng qua điện trở phối hợp, dòng điện qua biến dòng
tương ứng với dòng điện tải MBA. Do đó nó phản ánh được trạng thái nhiệt độ của cuộn dây.
 Câu 11:  Giải thích nguyên lý làm việc của bộ lọc dầu tuần hoàn của bộ đổi nấc có tải của
MBA ?

Trong quá trình điều áp dưới tải tại vị trí các tiếp điểm chuyển đổi có phát sinh hồ quang, hồ quang
này làm cho dầu phần nào đó bị đốt cháy và dẫn tới giảm thời gian vận hành. Bộ lọc dầu tuần hoàn
cho thùng dầu bộ điều áp có mục đích là lọc tạp chất cơ học trong dầu bộ điều áp dưới tải.

Cấu tạo bộ lọc dầu gồm máy bơm dầu, hộp lọc, hệ thống van và ống dẫn dầu. Dầu trong bình dầu
bộ OLTC được hút theo đường ống qua hộp lọc và trở về bộ OLTC theo một đường ống khác. Hộp
lọc, tuỳ mục đích, yêu cầu mà sử dụng giấy lọc (làm sạch dầu) hay sử dụng màn lọc phối hợp (làm
sạch, khử nước). Ngoài ra bộ lọc còn có đồng hồ áp lực và tiếp điểm áp lực để ngăn ngừa trường
hợp áp lực trong bộ lọc vượt quá mức quy định gây hư hại cho động cơ bơm dầu hoặc chính bản
thân bộ lọc.

 Câu 12:  Trong trạm biến áp, các loại mạch điện kiểu kín sau đây có nhiệm vụ gì?

-      Mạch điều khiển MC điện  dùng để điều khiển đóng cắt  MC bằng điện từ xa hay bằng điện tại
chỗ khi đã thoả mãn các liên động của MC.

-      Mạch điều khiển DCL dùng để thao tác tác  đóng cắt DCL   bằng điện từ xa  hay bằng điện tại
chỗ khi đã thoả mãn các điều kiện liên động của nó.

-    Nhiệm vụ của mạch điều khiển quạt mát là nhằm để đảm bảo 3 nhóm quạt mát làm việc 1 cách
chắc chắn và an toàn. Khi nhiệt độ của dầu và cuộn dây  110-35-22 tăng cao nó sẽ khép tiếp điểm đi
khởi động quạt  để làm mát MBA ( khi dầu tuần hoàn lưu thông qua ).

-    Nhiệm vụ của mạch điều khiển bộ truyền động  đổi nấc có tải của MBA  là để đảm bảo an
toàn  trong quá trình chuyển đổi nấc phân áp  bằng điện từ xa hay bằng điện tại chỗ .

-    Nhiệm vụ của mạch điện thứ Cấp của máy biến dòng điện là dùng để lấy tín hiệu dòng điện tiêu
chuẩn(1 hoặc 5A) để cung Cấp cho thiết bị bảo vệ rơle và cho đo lường.

-    Nhiệm vụ của mạch điện thứ Cấp của máy biến điện áp là dùng để lấy tín hiệu điện áp tiêu
chuẩn  cung cấp cho bảo vệ rơ le  và đo lường và cách ly thiết bị với điện áp cao.

-    Nhiệm vụ của mạch báo tín hiệu sự cố dùng để báo tín hiệu sự cố  một cách chính
xác  khi  bảo vệ rơle tác động  hoặc tín hiệu khác khi có sự cố  nhằm giúp cho nhân viên vận hành
phát hiện kịp thời  và xử lý sự cố trong thời gian ngắn nhất.

- Mạch điện tác động của rơ le bảo vệ có nhiệm vụ tác động khi có ngắn mạch hoặc tình trạng làm
việc không bình thường xảy ra trong hệ thống điện.

Trong những mạch trên  có những mạch  dùng nguồn một chiều là:

            + Mạch điều khiển MC cắt điện.

            + Mạch điều khiển DCL


            + Mạch báo tín hiệu sự cố

            + Mạch điện tác động của rơle bảo vệ .

Những mạch dùng nguồn xoay chiều:

            + Mạch điều khiển quạt mát.

            + Mạch điều khiển OLTC

            + Mạch thứ Cấp của MBDĐ

  + Mạch thứ Cấp của MBĐA.

You might also like